“Phó Thủ tướng báo tin vui về tiền lương cho hàng triệu công chức” plus 14 more |
- Phó Thủ tướng báo tin vui về tiền lương cho hàng triệu công chức
- Khát vọng Việt Nam 2020
- Thông điệp của Tổng bí thư nhân dịp Việt Nam nhận trọng trách kép
- Hàng chất Việt Nam: Hạt gạo ngon nhất thế giới, con cá ngang cơ hàng Mỹ
- Tuyển Việt Nam được FIFA chọn là hiện tượng 2019
- Thành tựu đối ngoại 2019: Bản lĩnh và tinh thần Việt Nam
- Hình ảnh khó thương phố đi bộ Sài Gòn, Hà Nội ngày đầu năm mới 2020
- Huỳnh Như và giây phút quyết tâm mang vinh quang về cho Tổ quốc
- Đầu năm, Kim Jong Un ra thông điệp quyết 'chơi rắn' với Mỹ
- Cầm gậy xua đuổi, vườn hoa hồ Gươm vẫn tan tác sau giao thừa
- Phản ứng của Midu khi bị nghi làm MV đá xéo thiếu gia Phan Thành và người thứ 3
- Chân dung cao thủ 'Siêu trí tuệ Trung' Quốc đến Việt Nam làm giám khảo
- Sự thật về 2.495 tỷ đồng SABECO phải nộp vào ngân sách
- Bộ trưởng Nội vụ: 38.000 tỷ đồng chờ các quy định để cải cách tiền lương
- Xuất khẩu ô tô DN Việt ôm khát vọng lớn
Phó Thủ tướng báo tin vui về tiền lương cho hàng triệu công chức Posted: 31 Dec 2019 03:00 PM PST Chia sẻ với VietNamNet nhân dịp năm mới 2020, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ mang đến cho hàng triệu cán bộ, công, viên chức cả nước tin vui về cải cách tiền lương. Theo nghị quyết 27 TƯ 7 về cải cách tiền lương, từ năm 2021 sẽ áp dụng chế độ tiền lương mới., xin Phó Thủ tướng khái quát các bước chuẩn bị cho cải cách tiền lương đến nay thực hiện như thế nào? Căn cứ nghị quyết số 27 của TƯ, ngày 16/8/2018, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 107 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết này. Sau đó, các bộ, cơ quan ở TƯ đã thành lập ban soạn thảo và tổ biên tập cải cách chính sách tiền lương và xây dựng kế hoạch triển khai việc thiết kế bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo và phụ cấp theo nghề (nếu có) đối với công chức, viên chức chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý. Trong năm 2019, Ban chỉ đạo TƯ về cải cách chính sách tiền lương, BHXH và ưu đãi người có công đã họp 2 phiên nghe báo cáo về tiến độ, các phương án thiết kế bảng lương, chế độ phụ cấp, phương án bố trí nguồn cải cách tiền lương và những khó khăn trong việc thực hiện. Đến nay, các bộ, ngành đang tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công và sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chế độ tiền lương mới thay thế chế độ tiền lương hiện hành. Ngoài ra, các bộ ban hành thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện và tổ chức các hội nghị phổ biến quán triệt chế độ tiền lương mới. Mới đây, các ĐBQH đã đồng thuận cao biểu quyết thông qua bộ luật Lao động (sửa đổi), thể chế hóa được yêu cầu của nghị quyết TƯ về độ tuổi nghỉ hưu và nhiều nội dung liên quan tới khu vực DN như tiền lương tối thiểu, hội đồng tiền lương, phương pháp trả lương... Thủ tướng cũng ban hành các quyết định về cơ chế tiền lương đặc thù đối với một số cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị như một số đơn vị cấp cục của Bộ Tài chính, NN&PTNT, GTVT... Theo đó, Thủ tướng chỉ cho phép các đơn vị này thực hiện cơ chế tiền lương đặc thù tới hết năm 2020 để sắp xếp lại, chuyển dần sang trả lương theo chính sách mới từ năm 2021, bảo đảm minh bạch sự nghiệp công với dịch vụ hành chính công và tạo thuận lợi cho các vấn đề khác như kiểm tra chuyên ngành... Chính phủ cũng chuẩn bị ban hành nghị định về thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng tại DNNN; nghiên cứu sửa đổi nghị định 16/2015 về cơ chế tự chủ tài chính theo hướng áp dụng chung cho tất cả các loại hình đơn vị sự nghiệp công lập trên tinh thần quán triệt cụ thể các nghị quyết của TƯ. Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nghị định liên quan đến cải cách tiền lương. Như vậy, sau 1 năm, Chính phủ, QH và Ban chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương đã triển khai nhiều công việc để có thể thực hiện cải cách lương vào năm 2021. Hiện nay cán bộ, công chức, viên chức cả nước đang rất mong chờ vào kết quả cải cách tiền lương để nâng cao thu nhập, đảm bảo sống bằng lương. Tuy nhiên, như Phó chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội của QH Bùi Sỹ Lợi phân tích: Việc cải cách sẽ đưa một số phụ cấp vào lương để minh bạch tiền lương nên sẽ có một số người có thể sau cải cách tiền lương, tổng thu nhập vẫn không tăng. Phó Thủ tướng có thể phân tích rõ thêm việc này? Thực hiện cải cách tiền lương theo hướng thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản chiếm khoảng 70% và các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương. Bổ sung quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp. Theo đó, mức lương cơ bản của tất cả cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ tăng so với hiện hành. Đồng thời, khi cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, hội thảo; bãi bỏ cơ chế tài chính đặc thù hiện đang áp dụng đối với một số ngành để thiết lập một mặt bằng tương quan tiền lương mới hợp lý hơn giữa các ngành nghề. Theo tính toán của một số chuyên gia, khi cải cách tiền lương, mức lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức là 4,14 triệu đồng, cao nhất có thể lên đến hơn 33 triệu đồng/tháng. Vậy bức tranh tiền lương từ năm 2021 sẽ như thế nào, thưa Phó Thủ tướng? Nghị quyết số 27 đã xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương như sau: Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này. Đồng thời, mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực DN phù hợp với nguồn lực của Nhà nước. Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực DN. Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức thấp nhất bình quân các vùng của khu vực DN. Tức là lương khởi điểm của cán bộ, công, viên chức có trình độ trung cấp tương gần 4,2 triệu đồng. Theo đó, mức tiền lương cơ bản trong bảng lương mới sẽ được thiết kế theo tinh thần của nghị quyết số 27 trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước có so sánh với khu vực DN, phấn đấu tạo nguồn để có thể vừa tăng lương vừa mở rộng quan hệ tiền lương để thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức có mức tăng tương xứng. Chỉ còn 1 năm để chuyển sang thực hiện theo bảng lương mới nhưng hiện nay khối lượng công việc để cải cách tiền lương vẫn còn bộn bề. Trong khi đó ngân sách nhà nước cũng đang "gánh" nhiều nhiệm vụ chi quan trọng khác. Là Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về cải cách chính sách tiền lương Phó Thủ tướng có lo lắng về tình khả thi của mục tiêu cải cách sắp tới? Để triển khai được nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó việc sắp xếp tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế là một trong những giải pháp quan trọng. Các bộ, ngành và địa phương đang tích cực triển khai, tuy nhiên, có thể kết quả chưa thật đồng đều. Việc này gắn với công tác sắp xếp cán bộ nên cần có thời gian, cẩn trọng và bảo đảm đúng quy trình, quy định. Khối lượng công việc triển khai còn rất nhiều, phức tạp nên các bộ, cơ quan ở TƯ và địa phương phải tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã giao. Thu Hằng - Thiết kế: Quốc Dũng Lương của tướng quân đội, tướng công an năm 2020Với mức lương cơ sở 1,6 triệu đồng từ 1/7/2020, lương của đại tướng quân đội và đại tướng công an sẽ tăng thêm 1,144 triệu đồng, từ 15,495 triệu đồng lên 16,64 triệu. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Posted: 31 Dec 2019 09:20 AM PST - Lịch sử nhân loại xác tín, không có một thành công nào của bất cứ ai, bất cứ quốc gia, dân tộc nào mà không được bắt đầu và lớn lên từ hoài bão, khát vọng. LTS: Năm 2020 mở đầu thập kỷ thứ ba của thế kỷ XXI, năm rất quan trọng trước thềm Đại hội lần thứ XIII của Đảng vào năm 2021. Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2020), đón năm 2020 và xuân Canh Tý, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết nêu những dự cảm và tầm nhìn phát triển đất nước của nhà báo, TS. Nhị Lê. Chào năm 2020 - năm Việt Nam mở đầu chiến lược thập kỷ thứ ba thế kỷ XXI. Năm 2020, với Việt Nam, là một năm sẽ tràn đầy và cháy lên khát vọng. Từ đây, mở tầm nhìn mùa xuân năm 2045, rực rỡ khát vọng 100 năm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mùa xuân Canh Tý 2020 là năm Đảng trọn vẹn 90 mùa xuân cùng đất nước, để bừng lên khát vọng trông tới 100 mùa xuân Đảng Cộng sản Việt Nam. Đối với một con người, cái gì khiến người ta trẻ? Không phải tuổi tác, cũng không phải sức vóc… mà là khát vọng. Đối với một quốc gia, dân tộc, bí quyết nào khiến nó trở nên hùng cường và bất diệt? Không phải to hay nhỏ, càng không phải sinh ra trước hay sau... mà là khát vọng. Từ một cá nhân cho đến một quốc gia, dân tộc, không có khát vọng nhất định sẽ không đạt được điều gì như mong muốn cả. Một khát vọng bỏng cháy dù trước hay sau, luôn là điểm xuất phát cho mọi thành công. Lịch sử nhân loại xác tín, không có một thành công nào của bất cứ ai, bất cứ quốc gia, dân tộc nào mà không được bắt đầu và lớn lên từ hoài bão, khát vọng. Dân tộc Việt Nam, từ trong trường kỳ lịch sử mấy ngàn năm thăng trầm của mình, không nằm ngoài quy luật ấy của muôn đời, của mọi thời. Khát vọng Việt Nam độc lập tự do Khát vọng và hành động vì khát vọng là ngọn nguồn của mọi thành công, mọi kỳ vĩ trên đời. Vì sao mảnh đất Việt Nam hình chữ S lưng sừng sững tựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, trông ra biển Đông đầy sóng gió ôm lấy hai huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa dù qua muôn trùng binh lửa, thăng trầm, sinh tử suốt mấy ngàn năm qua, nhưng dân tộc độc lập, giang san thống nhất một dọc dài Bắc - Trung - Nam một dải? Vì sao, sau những trận "động đất lịch sử", Việt Nam vẫn đứng vững, kiêu hãnh và "tuyệt nhiên định phận" của muôn dân nước Việt, vẫn định vị một nước Việt Nam độc lập trong cộng đồng thế giới? Bởi khát vọng hòa bình của muôn dân luôn khi âm thầm, lúc sục sôi nhưng chưa bao giờ nguội tắt. Cả dân tộc quyết tử vì một nước Việt Nam độc lập, tự do, toàn vẹn và thống nhất.
Không gì tàn bạo hơn những kẻ bóp chết khát vọng của quốc gia, dân tộc khác. Những kẻ đó nhất định bị trừng phạt. Vì thế, trải mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam từng bước đi qua hơn mười cuộc chiến tranh xâm lược sinh tử lớn nhất, hung bạo nhất đến từ mọi phía ở các thời đại. Dẫu đồng bào đổ máu, hy sinh trong hơn 500 cuộc khởi nghĩa lớn, nhỏ khắp Bắc - Trung - Nam, tất cả vì khát vọng độc lập dân tộc, vẫn vằng vặc bất khuất quốc gia Việt Nam ngày nay, với người chủ là quốc dân Việt Nam, gồm 54 dân tộc anh em sinh ra từ một bọc trứng mẹ Âu cơ vĩ đại. Nhớ lại cả dằng dặc nghìn năm Bắc thuộc, kẻ thù tưởng đã nhấn chìm dân tộc đắm trong vòng nô lệ thì khát vọng độc lập đã rừng rực cháy trong tâm can, huyết quản của những đứa con sinh từ bọc trứng mẹ Âu Cơ, làm nên một trận Bạch Đằng giang đỏ ngầu máu giặc năm 938, mở ra thời kỳ độc lập nước Nam ta. Năm 1076, cũng thế, một trận huyết chiến bên sông Như Nguyệt, bằng thế trận lòng dân của đồng bào, cha con nước Việt, đã bất khuất bố cáo khắp thiên hạ như tiếng sét giữa trời xanh: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư". Một hội nghị Diên Hồng và một tiếng hô muôn dân: "Đánh", "Cha con một bụng, cả nước đánh giặc" đã ba lần quét sạch gần một triệu giặc Nguyên - Mông xâm lược. Dù mười năm "nếm mật nằm gai" chống Minh, "tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt nào" quyết rửa vết nhục ngoại bang đô hộ "sạch sẽ làu làu". Chỉ một trận quyết chiến chiến lược Ngọc Hồi - Đống Đa vào mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789 làm vang vọng bốn phương bản lĩnh tạc lên trời: "Nam quốc anh hùng chi hữu chủ". Mưu người tính, sức muôn dân chống giặc, bình định giang san xã tắc, lấy lại nền thái bình muôn thuở cũng vì khát vọng độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Mỗi con người, cả cộng đồng thức dậy, toàn dân tộc vùng lên, vì khát vọng cháy bỏng độc lập tự do. Chỉ với 20 triệu đồng bào, nhưng quyết "Đem sức ta mà giải phóng cho ta", "Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập", chỉ 16 ngày tháng Tám năm 1945, dân tộc đã làm một cuộc bẻ gãy xích xiềng nghìn năm phong kiến, cắt phăng vòng nô lệ thực dân quàng cổ dân ta ngót 80 năm làm chấn động lịch sử. Khi nền độc lập bị xâm phạm, thì "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ… Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước", dân tộc ta cũng quyết sinh tử, "đem máu nóng rửa vết nhơ nô lệ", quyết giữ lấy nền độc lập tự do mà sinh mệnh coi nhẹ tựa lông hồng. Xuân Ất Mão 1975, chỉ với 55 ngày đêm, bằng đại thắng mùa xuân, với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, hơn 31 triệu đồng bào nước Việt viết nên một trong những trang anh hùng nhất và lẫm liệt nhất trong lịch chống ngoại xâm của dân Việt Nam, giữ vững nền độc lập vô giá, thống nhất giang sơn. Quốc gia Việt Nam độc lập, dân tộc Việt Nam tự do. Khát vọng "Không có gì quý hơn độc lập tự do" trở thành chân lý bất biến, là sự nối tiếp truyền đời của khát vọng quốc gia "Hùng cứ một phương", "Non sông nghìn thuở vững âu vàng", "Mở nền thái bình muôn thủa" của ông cha ta chảy suốt mấy ngàn năm; là ngọn nguồn của sức mạnh vô địch làm nên vị thế và danh dự nước Việt Nam, sự bất diệt, trường tồn và phát triển thống nhất cùng trời đất của dân tộc Việt Nam ta. Khát vọng ấy hun đúc thành khí phách Việt Nam trong cuộc tranh lại và bảo vệ kỳ vĩ nền độc lập tự do vô giá và thiêng liêng của tổ quốc. Việt Nam đã chiến thắng trong tất cả các cuộc chiến tranh xâm lược của các siêu cường trên thế giới, ở khắp mọi thời, trong lịch sử hoàn cầu. "Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa" "Còn non còn nước còn người… Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới". Khát vọng phát triển Việt Nam hùng cường, trong tầm nhìn năm 2030 - 2045. Năm mươi năm trước, ngày 10 tháng 5 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên liệu như thế. Đó là hoài bão của nước Việt Nam độc lập - Dân tộc Việt Nam tự do - Nhân dân Việt Nam hạnh phúc từ nghìn đời sục sôi và kết tinh thành đỉnh cao cuộc Cách mạng tháng tám năm 1945.
Khát vọng Việt Nam độc lập và hùng cường Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển như vũ bão nhưng cũng tiềm tàng sự bất trắc, thậm chí sinh tử khó lường của thời đại ngày nay. Lúc này, chúng ta không bảo vệ bằng mọi giá nền độc lập chân chính, sự thống nhất toàn vẹn tổ quốc thì không thế nói tới sự hùng cường bền vững và đích thực. Không có sự độc lập và hùng cường, chúng ta càng không thể nói tới hạnh phúc vô giá của nhân dân. Đó là hoài bão trọng đại, một sự nghiệp vẻ vang, một động lực to lớn nhưng vô cùng khó khăn, đong đầy gian khổ và cả sự hy sinh, nhưng sẽ làm nên vị thế, sức mạnh và uy tín của nước Việt Nam, nguồn sinh lực vô biên, tiềm tàng bên trong bảo đảm sự trường tồn của dân tộc ta trong thế giới ngày nay. Đó là thách thức tồn vong phải được hóa giải bằng danh dự, phẩm giá, sức mạnh, uy tín và khí phách của dân tộc Việt Nam. Đó còn là hoài bão lớn lao phải được xây nên từ trí tuệ, lương tâm, liêm sỉ, trách nhiệm và bản lĩnh của mỗi người Việt Nam, của hơn 96 triệu đồng bào ta. Khát vọng ấy nguội tắt thì thất vọng ê chề và cầm chắc sự ươn hèn, bạc nhược và nhất định thất bại. Khát vọng ấy không chấp nhận những ai tự huyễn hoặc, nói suông, những người do dự, hoang mang, thất vọng, lại càng không thể dung thứ những ai yếm thế, lùi bước, bỏ cuộc và đầu hàng. Nhưng chỉ biết thổi phồng khát vọng là ảo vọng, buông bỏ khát vọng là thất vọng, thậm chí là đại họa và sớm muộn tự mình rơi vào thúc thủ, bạc nhược, hèn yếu, tụt hậu, lẽo đẽo theo sau người khác, vô hình trở thành tôi tớ, phụ thuộc, nô lệ kẻ khác. (Còn nữa) Nhị Lê | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thông điệp của Tổng bí thư nhân dịp Việt Nam nhận trọng trách kép Posted: 31 Dec 2019 06:33 PM PST VietNamNet trân trọng giới thiệu thông điệp của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhân dịp Việt Nam đảm nhận trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021. Năm 2020, trong bối cảnh đất nước ta vui mừng kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn và sự kiện chính trị trọng đại, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng; tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội 13 của Đảng, cũng là lần đầu tiên Việt Nam vinh dự đảm nhận đồng thời cả hai trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2020-2021.
Với vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình, ASEAN được các nước trong và ngoài khu vực coi trọng và mong muốn tăng cường hợp tác. Sau hơn 4 năm hình thành, Cộng đồng ASEAN-mái nhà chung của 650 triệu dân, đã không ngừng phát triển về mọi mặt, tăng cường và mở rộng liên kết nội khối cũng như với các đối tác của ASEAN. Ở tầm toàn cầu, trong suốt ba phần tư thế kỷ, với vai trò then chốt, là cơ quan có trách nhiệm hàng đầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế của Liên hợp quốc (tổ chức quốc tế lớn nhất với 193 quốc gia thành viên), Hội đồng Bảo an đã khẳng định vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. Quyết tâm đảm nhiệm thành công cả hai trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020 – 2021 thể hiện sự nhất quán triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế mà Đại hội 12 của Đảng đã đề ra; Thể hiện khát vọng của Việt Nam đóng góp cho hòa bình, phát triển ở khu vực và trên thế giới với tư cách là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; đồng thời góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ hơn nữa các điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nhanh, bền vững và nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của đất nước ta. Nhận thức rõ điều đó, chúng ta đã xác định chủ đề "Gắn kết và chủ động thích ứng" cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 và "Việt Nam: Đối tác tin cậy vì hòa bình bền vững" khi đảm nhiệm trọng trách Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021. Với chủ đề đó, tại cả hai diễn đàn quan trọng hàng đầu ở tầm khu vực và toàn cầu này, chúng ta sẽ cùng các nước thành viên và bạn bè, đối tác tập trung vào các định hướng lớn sau: Một là, đề cao lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế là hòa bình, hợp tác và phát triển. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng", những sáng kiến, ưu tiên mà chúng ta đề ra tại ASEAN và Hội đồng Bảo an phản ánh mẫu số chung lợi ích của tất cả các nước thành viên, trong đó có Việt Nam, đồng thời bảo đảm hài hòa với lợi ích của các đối tác khu vực và quốc tế. Hai là, thúc đẩy vai trò của chủ nghĩa đa phương, Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế vì một thế giới hòa bình, công bằng và tốt đẹp hơn. Đặc biệt, nhân dịp này, tăng cường hiệu quả hợp tác và quan hệ Đối tác toàn diện giữa ASEAN và Liên hợp quốc, vì lợi ích chung của các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế. Ba là, chủ động và tích cực đóng góp vào việc giải quyết các thách thức chung của toàn cầu và khu vực, nhất là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các nước và của khu vực như hoà bình, an ninh, ổn định, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, khắc phục hậu quả chiến tranh, tái thiết hậu xung đột... Đây là một vinh dự lớn lao, nhưng cũng đồng thời là trách nhiệm và khó khăn, thách thức lớn, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành, chung tay góp sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; cùng với sự ủng hộ, hỗ trợ của bạn bè và cộng đồng quốc tế. Các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương cả nước cần xác định rõ đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong năm 2020; cần bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong hệ thống chính trị, nhất là giữa các lực lượng trực tiếp làm công tác đối ngoại để bảo đảm thực hiện thắng lợi tất cả nhiệm vụ và mục tiêu đề ra. Với thế và lực mới của đất nước sau gần 35 năm Đổi mới; với sức mạnh đoàn kết, ý chí thống nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; với sự ủng hộ quý báu và hợp tác hiệu quả của các nước ASEAN, bạn bè và cộng đồng quốc tế, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng Việt Nam sẽ đảm nhiệm thành công trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Uỷ viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020 - 2021, góp phần quan trọng vào hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng Thành tựu đối ngoại 2019: Bản lĩnh và tinh thần Việt NamTrong bối cảnh môi trường chiến lược bất ổn hơn trước, đối ngoại đã góp phần hiệu quả vào công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc cả trên bộ và trên biển. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hàng chất Việt Nam: Hạt gạo ngon nhất thế giới, con cá ngang cơ hàng Mỹ Posted: 31 Dec 2019 12:00 PM PST Năm 2019, nông nghiệp Việt ghi nhận nhiều kỳ tích mới, góp phần nâng cao uy tín, vị thế nông sản Việt trên thị trường quốc tế. Vượt qua một năm có diễn biến thời tiết dị biệt, đại dịch chưa từng có với chăn nuôi, biến động giá cả làm suy giảm kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản chỉ ước đạt 41,3 tỷ USD, thay vì mục tiêu 43 tỷ USD đề ra. Tuy nhiên, 2019 lại là năm mang lại những tín hiệu chuyển đổi về chất của nông nghiệp Việt. Hạt lúa ngon nhất thế giới, cá tra đạt tiêu chuẩn Mỹ, nông thôn mới đang thay đổi hẳn bộ mặt đời sống nông dân... tạo nền cho bước chuyển đổi chất lượng mạnh mẽ hơn trong 2020. Không giữ được đà tăng trưởng như 2018, bức tranh ngành lúa gạo năm 2019 có phần u ám khi khối lượng xuất khẩu tăng 4,8% nhưng giá trị thu về lại giảm 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá gạo Việt Nam xuất khẩu cũng thấp hơn các đối thủ, có thời điểm còn tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 12 năm trở lại đây. Lượng gạo xuất sang Trung Quốc (thị trường trọng điểm của Việt Nam) lại sụt giảm tới 67%. Thừa nhận xuất khẩu gạo gặp nay gặp khó, song, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận xét doanh nghiệp, nông dân chuyển dịch thị trường rất tốt. Đặc biệt, xuất khẩu gạo đã mở rộng thị trường, tìm được đường sang châu Mỹ. Giữa tháng 11/2019, ngành lúa gạo Việt đón tin vui: Gạo ST25 của Việt Nam đã được trao giải Gạo ngon nhất thế giới sau khi vượt qua các đối thủ như Thái Lan, Campuchia tại cuộc thi World's Best Rice. Đây cũng là lần đầu tiên hạt gạo Việt giành giải cao nhất tại cuộc thi này sau 10 năm tổ chức. "Cha đẻ" giống lúa gạo ST25 Hồ Quang Cua cho rằng, việc gạo ST25 đại diện Việt Nam đạt giải Gạo ngon nhất thế giới mở ra cơ hội vàng để xây dựng thương hiệu gạo cho Việt Nam. Ngày 31/10 vừa qua, Hoa Kỳ chính thức công nhận hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam tương đương với Mỹ. Đây là điều chưa từng có, bởi từ trước đến nay vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm luôn là rào cản khiến nông sản Việt khó đặt chân vào được những thị trường khó tính. Đáng chú ý, hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam được Mỹ đánh giá đạt mức cao nhất (80%) so với tỷ lệ ủng hộ dành cho Trung Quốc (57%) và Thái Lan (40%). Theo ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT), hệ thống kiểm soát ATTP của Mỹ là hệ thống khắt khe nhất thế giới, thậm chí còn đánh giá khắt khe hơn cả khối châu Âu. Nhưng, cuối cùng Mỹ cũng đã chính thức công nhận hệ thống kiểm soát ATTP cá da trơn của Việt Nam tương đương với họ. Đây lợi thế lớn đối với ngành hàng tỷ USD của nước ta khi tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ ở Mỹ mà còn ở các thị trường khó tính khác. Hiện cá tra Việt Nam đang giữ ngôi vương thế giới cả về sản xuất lẫn xuất khẩu, với sản lượng 1,3 triệu tấn, kim ngạch đạt 1,8 tỷ USD. Không có lợi thế về giống, đồng cỏ, công nghệ,... như các nước tiên tiến, nhưng những năm gần đây, chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam phát triển như một kỳ tích, từng bước hình thành ngành công nghiệp chăn nuôi và chế biến sữa hiện đại so với khu vực và thế giới. Chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam từ một quốc gia thiếu sữa, "khát sữa" đang tiến dần lên top đầu châu Á về sản lượng và năng suất chăn nuôi bò sữa. Không chỉ đáp ứng nhu cầu sữa tiêu dùng trong nước, sản lượng sữa xuất khẩu cũng tăng mạnh. Đặc biệt, giữa tháng 10/2019, sữa Việt Nam chính thức xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay, Trung Quốc là thị trường lớn với dân số hơn 1,42 tỷ người, thu nhập trung bình hơn 10 ngàn USD/người/năm, nhu cầu nhập khẩu nông thủy sản lên tới 160 tỷ USD/năm tập trung vào nhóm các sản phẩm rau quả tươi 9-10 tỷ USD, thủy sản và sản phẩm thủy sản 8-10 tỷ USD, thịt và sữa 9-10 tỷ USD, gạo 2-2,5 tỷ USD. Trong đó, sữa vốn là ngành hàng yêu cầu rất cao và khắt khe về chất lượng, Việt Nam lại không phải là nước có lợi thế về chăn nuôi bò sữa. Nhưng 20 năm qua, các doanh nghiệp cùng bà con nông dân đã chứng tỏ chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Không ngành nào mà tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 20% như ngành sữa. Những công nghệ tốt nhất cũng đã hiện hữu ở Việt Nam, kể cả công nghệ 4.0. Những lô sữa chính ngạch đầu tiên xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của ngành nông nghiệp Việt Nam. Qua đó, chứng tỏ chất lượng nông sản Việt có thể đáp ứng được những yêu cầu cao nhất. Thời điểm cuối năm 2019, ngành nông nghiệp lại đón thêm một tin vui khi xuất khẩu lâm sản thiết lập kỷ lục mới, thu về 11 tỷ USD, tăng gần 105% so với kế hoạch. Đáng chú ý, trong đó xuất siêu tới gần 8 tỷ USD. Với kết quả trên, ngành lâm nghiệp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng như kỳ vọng của vị Tư lệnh ngành Nguyễn Xuân Cường là trở thành một trong hai ngành hàng "cứu cánh" cho tăng trưởng nông nghiệp năm 2019. Sau 14 năm phát triển, công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 châu Á và đứng đầu ASEAN về xuất khẩu gỗ và lâm sản. Sản phẩm gỗ nước ta cũng có mặt tại 120 thị trường. Năm 2019, sau hành trình gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cả nước có 4.665 xã (chiếm 52,4% - vượt mục tiêu đề ra) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới tăng 827 xã (9,3%) so với cuối năm 2018. Bình quân cả nước đạt 15,32 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí. Thu nhập của người dân tăng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Cả nước có 109 đơn vị cấp huyện của 41 tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 8 địa phương có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết 10 năm Chương trình xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: "Chương trình đã tạo ra bước đột phá lịch sử, làm thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam; vị thế người nông dân được nâng cao, đời sống cải thiện rõ nét; sản xuất nông nghiệp tiếp tục được tái cơ cấu theo hướng hiện đại, bền vững hơn". Với kết quả đáng khích lệ, vượt nhiều mục tiêu đề ra, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kỳ vọng Việt Nam sẽ có một nền nông nghiệp phát triển hiện đại, nông thôn là những miền quê đáng sống với những nét đẹp riêng, các giá trị văn hoá được lưu giữ còn nông dân có cuộc sống khá giả, tiến tới giàu có. Tâm An Thiết kế: Luyện Phạm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tuyển Việt Nam được FIFA chọn là hiện tượng 2019 Posted: 31 Dec 2019 07:11 PM PST - FIFA vừa tổng kết lại năm 2019, chọn Việt Nam là một trong những bất ngờ lớn nhất của bóng đá thế giới. LĐBĐ thế giới (FIFA) bình chọn những sự kiện bóng đá đáng chú ý nhất trong 12 tháng qua. Theo đánh giá của FIFA, Việt Nam nằm trong 10 đội tuyển khiến bóng đá thế giới ngạc nhiên nhất.
Sự kiện ngạc nhiên mà đội tuyển Việt Nam mang đến là thành tích vào đến tứ kết Asian Cup 2019, diễn ra ở UAE. Đây là lần đầu tiên trong 30 năm qua, một đại diện Đông Nam Á lọt vào bán kết giải đấu châu Á. Đồng thời, trong năm 2019, đội quân của HLV Park Hang Seo thi đấu thành công ở vòng loại World Cup 2022. Tuyển Việt Nam thắng 3, hòa 2 và đang dẫn đầu bảng G vòng loại World Cup 2022. FIFA nhấn mạnh đến thành tích Việt Nam là đội tuyển duy nhất thuộc Đông Nam Á có 3 trận thắng ở vòng loại trong năm vừa qua. Cũng trong giai đoạn 2 vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á, Việt Nam nằm trong số các đội phòng ngự tốt nhất. Các học trò HLV Park Hang Seo mới chỉ nhận 1 bàn thua. Tuyển Việt Nam hiện đứng thứ 1 Đông Nam Á, thứ 14 châu Á và 94 trên bảng xếp hạng FIFA. TT | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thành tựu đối ngoại 2019: Bản lĩnh và tinh thần Việt Nam Posted: 31 Dec 2019 03:00 PM PST Trong bối cảnh môi trường chiến lược bất ổn hơn trước, đối ngoại đã góp phần hiệu quả vào công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc cả trên bộ và trên biển. VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về thành tựu đối ngoại năm qua. Năm 2019, năm cuối cùng trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21 vừa khép lại. Có thể thấy bức tranh toàn cảnh thế giới năm 2019 có nhiều gam màu xám hơn so với năm 2018. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại. Sự đấu tranh giữa xu thế toàn cầu hóa và liên kết kinh tế với trào lưu bảo hộ thương mại, chống hội nhập diễn ra gay gắt.
Cọ xát chiến lược giữa các nước lớn rất quyết liệt, dẫn tới nhiều hệ lụy phức tạp cả về kinh tế, thương mại và chính trị, an ninh. Đặc biệt, tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp mới do những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế gây xói mòn lòng tin. Bất ổn bùng phát và kéo dài ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới do bất cập kinh tế - xã hội nội tại cũng như sự can thiệp, kích động từ bên ngoài. Giữa những bất ổn đó, điểm tích cực là hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn và khát vọng chung của nhân loại tiến bộ. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động và đi đầu về liên kết kinh tế. Dẫu còn không ít khó khăn, thách thức, song cộng đồng ASEAN với tư cách là mái nhà chung của 10 nước thành viên đã thể hiện sự tự cường, trưởng thành hơn, và tiếp tục phát huy được vai trò trung tâm và vị trí quan trọng trong chính sách của các nước lớn đối với khu vực. Tình hình chính trị - xã hội các nước Đông Nam Á cơ bản ổn định, kinh tế tăng trưởng cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong năm 2019, mặc dù môi trường chiến lược phức tạp hơn trước, song với tinh thần chủ động nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức, công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần duy trì môi trường hòa bình, thu hút các nguồn lực cho phát triển, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, và nâng cao hơn nữa vị thế đất nước trên trường quốc tế. Năm 2019 có nhiều điểm sáng trong triển khai chủ trương lớn của Đảng về hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng và ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển với phương châm lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Chúng ta đã thực hiện hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Chỉ sau 1 năm đi vào cuộc sống, FTA thế hệ mới đầu tiên trên thế giới này đã giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới các thành viên như Nhật Bản, Canada, Mexico tăng đáng kể so với năm 2018. Việt Nam đã chính thức ký với Liên minh châu Âu hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA), kết thúc đàm phán hiệp định đối tác kinh tế toàn diện thu vực (RCEP). Cùng với những nỗ lực quyết liệt của Chính phủ kiến tạo, việc triển khai và tham gia các FTA quan trọng này đã tạo ra những động lực mới cho phát triển, đổi mới thể chế kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh toàn cầu của kinh tế Việt Nam đã tăng 10 bậc so với năm 2018 lên vị trí 67/141 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, kinh tế đối ngoại đạt nhiều kết quả quan trọng: thu hút FDI đạt 38,02 tỷ USD, xuất siêu vượt 9,9 tỷ USD, ta cũng đón 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế - những con số kỷ lục. Những đóng góp quan trọng đó đã góp phần giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 7% năm 2019, đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao thuộc loại hàng đầu của khu vực. IMF đánh giá Việt Nam nằm trong top 20 nền kinh tế đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu năm 2019. Chúng ra rất phấn khởi với việc năm 2019 là năm thứ hai liên tiếp đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội đề ra, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Bên cạnh trụ cột hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh, văn hóa - xã hội đều được thúc đẩy mạnh mẽ. Việt Nam đã lần đầu tiên tham gia diễn tập hàng hải chung trong khuôn khổ ASEAN với Mỹ; ký hiệp định khung về tham gia các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU (FPA); gia nhập Công ước số 98 của tổ chức Lao động quốc tế. Chúng ta đã cử bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 tham gia Phái bộ GGHB LHQ tại Nam sau khi bệnh viện dã chiến 2.1 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Việc đạt vị trí thứ hai toàn đoàn tại SEA Games 30 tại Philippines vừa qua và những thành tích xuất sắc khác của thể thao nước nhà trong năm 2019 cũng khẳng định vị thế mới của Việt Nam trong bản đồ thể thao khu vực và quốc tế. Đất nước càng hội nhập quốc tế sâu rộng thì đối ngoại đa phương càng khẳng định rõ bản lĩnh và bản sắc của Việt Nam với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều vào hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Ngay trong năm đầu tiên triển khai chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, chúng ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 tại Hà Nội, góp phần thúc đẩy đối thoại, hòa giải, hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, được các đối tác và cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao. Ta đã được bầu làm ủy viên không thường trực của HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu cao kỷ lục (192/193 phiếu). Những đóng góp quan trọng của Việt Nam tại các diễn đàn ASEAN, ASEM, LHQ với tư cách thành viên cũng như tại G20 với tư cách khách mời đã được bạn bè, đối tác hưởng ứng tích cực. Trong kênh song phương, điều rất quan trọng là chúng ta đã giữ được đà phát triển quan hệ ổn định, tích cực với các đối tác, từng bước xử lý ổn thỏa các vấn đề phát sinh, tồn tại. Đồng thời, chúng ta đã tiếp tục nỗ lực đưa quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội đã thực hiện 17 chuyến thăm nước ngoài, đón 22 đoàn cấp cao thăm Việt Nam, đạt nhiều kết quả quan trọng, thực chất trong tăng cường tin cậy chính trị và đan xen lợi ích kinh tế với các nước láng giềng Lào, Campuchia, Trung Quốc, các nước lớn như Nga, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và nhiều đối tác ưu tiên, chủ chốt. Với việc nâng cấp quan hệ với Brunei và Hà Lan lên đối tác toàn diện, ta đã tiếp tục hoàn thiện mạng lưới đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, nâng tổng số lên 30 đối tác. Trong bối cảnh môi trường chiến lược của ta bất ổn hơn trước, đối ngoại đã góp phần hiệu quả vào công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc cả trên bộ và trên biển. Việt Nam và Campuchia đã ký và phê chuẩn 2 văn kiện pháp lý công nhận 84% thành quả phân giới cắm mốc, tạo cơ sở và động lực quan trọng để xây dựng đường biên giới hòa bình và phát triển. Trong bối cảnh tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, nghiêm trọng nhất trong 5 năm qua, chúng ta đã đánh giá đúng tình hình, đấu tranh kịp thời, xử lý tỉnh táo, sáng suốt, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trên biển. Đồng thời, Việt Nam cũng chủ động, tích cực cùng các thành viên ASEAN và các đối tác liên quan thúc đẩy, quyết tâm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên Biển Đông cũng như ở khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, các trụ cột và lĩnh vực quan trọng khác của công tác đối ngoại đều được triển khai hiệu quả, đạt kết quả quan trọng. Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, đối ngoại Quốc hội, đối ngoại quốc phòng - an ninh đều có những bước đi chủ động, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, đóng góp vào thành tựu đối ngoại chung của đất nước. Tính đến giữa tháng 12/2019, ta đã tiến hành công tác bảo hộ đối với khoảng 7.000 công dân, 1.643 ngư dân/194 tàu cá; xử lý kịp thời nhiều vụ việc phức tạp và nhạy cảm liên quan đến công dân ta ở nước ngoài. Công tác ngoại giao văn hóa, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, thông tin tuyên truyền đối ngoại cũng được triển khai chủ động, tích cực, góp phần quan trọng vào thành tựu đối ngoại chung của đất nước.
Trọng trách mới, tâm thế mới Năm 2020 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm cuối thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016-2020 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Đây cũng là năm chuẩn bị và tạo đà cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030, kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng, 75 năm thành lập nước, 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội 13 của Đảng. Đất nước ta bước vào năm 2020 với khí thế mới và khát vọng mới. Môi trường đối ngoại của ta sẽ tiếp tục đan xen cả thời cơ và thách thức. Công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước năm 2020 cần tiếp tục được triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả, sáng tạo nhằm tiếp tục củng cố môi trường hòa bình, ổn định, góp phần thúc đẩy các lợi ích an ninh, phát triển và nâng cao hơn nữa vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Đặc biệt, năm 2020 là thời điểm lịch sử rất quan trọng với đối ngoại Việt Nam, nhất là đối ngoại đa phương. Việt Nam sẽ lần đầu tiên cùng lúc đảm đương đồng thời 2 trọng trách là Chủ tịch ASEAN 2020 và ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021. Đó là những trọng trách khu vực và quốc tế có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự tin cậy và kỳ vọng lớn của bạn bè quốc tế vào Việt Nam. Đó là cơ hội quan trọng để chúng ta đóng góp chủ động, tích cực, trách nhiệm vào hòa bình, an ninh và thịnh vượng chung của khu vực và thế giới; là dịp để ta khẳng định tâm thế của một Việt Nam yêu chuộng hòa bình, đổi mới, đang hội nhập quốc tế sâu rộng. Những trọng trách đa phương này cũng là thời cơ để Việt Nam tranh thủ thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương giữa ta và các nước, tạo ra những động lực mới cho phát triển và nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam. Vinh dự rất lớn lao, lợi ích rất thiết thực, song trách nhiệm cũng hết sức nặng nề. Với chủ đề "Gắn kết và chủ động thích ứng" cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 và "Việt Nam: Đối tác tin cậy vì hòa bình bền vững" cho vai trò ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, Việt Nam sẽ cùng các bạn bè, đối tác nỗ lực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, thượng tôn pháp luật, tăng cường hơn nữa vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa ASEAN, tổ chức khu vực là mái nhà chung của các nước Đông Nam Á và tổ chức quốc tế đóng vai trò trung tâm là LHQ. Chúng ta xác định rõ, hai trọng trách đa phương nói trên gắn kết với nhau, và phải góp phần thúc đẩy lợi ích chung giữa Việt Nam với cộng đồng khu vực và quốc tế. Với tinh thần đó, Việt Nam sẽ nỗ lực phấn đấu khẳng định vai trò cầu nối quan trọng giữa ASEAN và Liên hợp quốc, đóng góp chủ động, tích cực vào sự nghiệp thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Thế và lực mới của đất nước sau gần 35 năm đổi mới và những thành tựu đối ngoại quan trọng đạt được những năm qua đã tạo tiền đề vững chắc để Việt Nam vững tâm bước vào năm 2020. Chúng ta tin tưởng rằng, với đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và sự vào cuộc đầy quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các lực lượng làm công tác đối ngoại và sự chung sức, đồng lòng của các bộ, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp và toàn dân, chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đối ngoại trong năm 2020, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phạm Bình Minh (Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao) Đối ngoại phối hợp quốc phòng - an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyềnCông tác đối ngoại trong năm qua đã phối hợp chặt chẽ với quốc phòng - an ninh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hình ảnh khó thương phố đi bộ Sài Gòn, Hà Nội ngày đầu năm mới 2020 Posted: 31 Dec 2019 06:17 PM PST Sau màn đếm ngược, pháo hoa chào đón năm mới 2020, nhiều tuyến đường quanh hồ Gươm, Hà Nội và phố đi bộ ở Sài Gòn lại ngập ngụa nilon, hộp xốp, vỏ chai... XEM VIDEO: Tại Hà Nội, từ nửa đêm đến rạng sáng, rất đông người dân tập trung về phố đi bộ quanh hồ Gươm (Hoàn Kiếm) để chào đón năm mới. Khi chương trình đếm ngược chào đón năm mới kết thúc, hàng nghìn người dân "vô tư" kéo nhau ra về, để lại vô vàn các loại rác thải, khiến những con phố đẹp nhất Thủ đô trở nên nhếch nhác... Còn tại TP.HCM, kết thúc màn bắn pháo hoa lung linh sắc màu cũng là lúc người dân ra về và để lại rác trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Các tuyến đường Tôn Đức Thắng, khu vực công viên bến Bạch Đằng cũng xảy ra tình trạng tương tự Giấy bìa, nilon, thức ăn thừa, chai nhựa... tràn khắp các tuyến phố đi bộ. Lượng rác gấp nhiều lần so với ngày thường, khiến các công nhân môi trường phải thức suốt đêm để dọn dẹp.
Chen nhau đón năm mới, thiếu nữ ngất xỉu bên vườn hoa Hà NộiGần đến thời khắc chuyển sang năm mới, tình trạng chen lấn xô đẩy ngày càng gia tăng khiến một số cô gái ngất xỉu được đưa ra sơ cứu bên vườn hoa đối diện tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội. Tuấn Kiệt - Thành Nam | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Huỳnh Như và giây phút quyết tâm mang vinh quang về cho Tổ quốc Posted: 31 Dec 2019 02:00 PM PST 'Khi vào sân thi đấu, chị em chúng tôi nắm tay nhau bảo, gắng lên, phải thắng để mang vinh quang về nước'. Cù Thị Huỳnh Như - Đội trưởng đội bóng đá nữ Việt Nam, hiện 28 tuổi, quê huyện Châu Thành, Trà Vinh. Hôm 1/1/2020, cô được vinh danh trong lễ tuyên dương công dân tiêu biểu TP.HCM năm 2019 vì có những đóng góp cho các thắng lợi của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam và những việc làm thiện nguyện. Trên trang cá nhân, nữ cầu thủ sinh năm 1991 viết: 'Huỳnh Như xin cảm ơn thầy cô, anh, chị, bạn bè và những người bạn trên khắp mọi miền đất nước đã dành tình cảm cho Như. Nhất định Như sẽ cố gắng để xứng đáng với những tình cảm yêu thương mà mọi người dành cho mình'.
Huỳnh Như sinh ra trong gia đình có mẹ bán hàng ở chợ. Từ khi chập chững biết đi, cô đã có niềm đam mê đặc biệt với quả bóng. 4 tuổi, Như được mẹ cho ra chợ chơi mỗi ngày. Bà Lài - mẹ Huỳnh Như cho biết, mỗi khi bà hỏi con thích mua gì, cô bé Như đưa tay chỉ về những quả bóng nhựa. Biết bóng là đồ chơi của con trai, nhưng vì bản thân cũng mê bóng đá, bà chiều theo ý con. Năm lên 6 tuổi, Như được bố tặng cho những quả bóng nhựa đủ màu sắc. Hàng ngày, đi học về, Như lại mang bóng ra sân đá. Trước nhà Như là một con sông lớn. Sợ con gái mải chạy theo bóng sẽ gặp nguy hiểm, bố Như dùng dây cột cố định quả bóng trước cửa nhà cho con chơi.
Sự nghiệp 'quần đùi áo số' của Như bất đầu từ năm cô 9 tuổi. Khi đó, xã Lương Hòa A và những xã lân cận tổ chức giải bóng đá nam. Như là con gái nhưng vẫn được điền tên vào danh sách thi đấu. 'Bố mẹ giới thiệu tôi cho ban tổ chức. Sau khi kiểm tra năng lực, tôi được chọn', Như nhớ lại. Giải đấu đó, xã Như giành cúp vô địch. Còn Như đoạt danh hiệu vua phá lưới vì ghi được 4 bàn thắng. Tiền thưởng cô nhận được là 20.000 đồng. Năm 2006, tỉnh Trà Vinh thành lập một đội bóng đá nữ. Các huấn luyện viên đi về các trường tuyển chọn vận động viên. Như được chọn vào đội tuyển. Tuy nhiên, do kinh phí của tỉnh hạn hẹp, đội bóng nhanh chóng tan rã. Hai năm sau, Như được thầy giới thiệu cho vào đội bóng nữ Sài Gòn. Đang học lớp 12, lẽ ra phải tập trung cho việc học để hoàn thành tốt kỳ thi tốt nghiệp, nhưng vì mê bóng đá và được ba mẹ ủng hộ, Như một mình lên thành phố theo nghiệp cầu thủ. 'Khi mới gia nhập đội bóng, tôi chỉ là vận động viên thử việc', Như nhớ lại. Sợ con gái xa nhà, không tập trung tập luyện, bố mẹ Như liên tục gọi lên hỏi thăm. Rồi dăm bữa nửa tháng, bà Lài lại đóng cửa hàng, mang con gà, con vịt, ít trái cây bắt xe đò lên Sài Gòn thăm con. 'Tôi được như hôm nay, ngoài công lao dẫn dắt của các thầy, còn có công rất lớn của bố mẹ', Như nói bằng lòng biết ơn. Những năm sau đó, Như chơi bóng bùng nổ trong vai của một tiền đạo ở đội tuyển quốc gia và câu lạc bộ. Cô cùng đồng đội đã mang nhiều huy chương vàng về cho nước nhà, nhưng phải đến mùa SEA Games 30 vừa qua họ mới nhận được sự quan tâm đặc biệt của người hâm mộ.
'Từ sau mùa giải, tôi được nhiều người biết đến. Nhiều hôm tôi đi ăn, các chủ quán họ không lấy tiền. Mấy cô bán rau củ ngoài chợ, nhìn thấy tôi thì gọi đến nói chuyện, xong họ cho khoai, bắp, rau củ để mang về nhà', Như nói và cho biết, trang cá nhân của cô bây giờ rất nhiều người vào kết bạn, nhắn tin chúc mừng, xin làm quen, nhưng vì bận cô chưa trả lời hết được. Nhớ lại khoảng thời gian đội tuyển nữ liên tục giành chiến thắng, mang nhiều vinh quang về cho nước nhà, nhưng không được quan tâm, nước mắt cô rưng rưng. 'Chị em chúng tôi được như hôm nay là phải trải qua không biết bao nhiêu khó khăn, nước mắt và tủi phận. Nhưng khi vào sân thi đấu, chúng tôi nắm tay nhau bảo, gắng lên, phải thắng để mang vinh quang về nước.
Nhiều lần, vào sân thi đấu mà khán đài vắng lắm. Lên máy bay về nước chị em tôi cũng lặng lẽ. Thắng mà buồn lắm. Lúc đó, thật sự tôi rất nản. Tôi từng nghĩ, hay giải nghệ về quê nuôi vịt, ra chợ bán hàng phụ mẹ, không bóng banh gì nữa', Như kể. Khi trấn tĩnh lại, Như lại tự nhủ, phải cố gắng hơn nữa. Nếu mình đã cố gắng hết sức mà thất bại thì không việc gì phải buồn. Và thế là niếm vui đã đến. Tới đây, đội tuyển nữ sẽ có nhiều giải đấu, Như và các đồng đội tự hứa sẽ thi đấu hết mình để mang niềm vui cho người hâm mộ. Người phụ nữ Việt được vinh danh 'Công dân danh dự của Seoul 2019'Lê Nguyễn Minh Phương (sinh năm 1987) là người Việt Nam đầu tiên được vinh danh là 'Công dân danh dự của Seoul năm 2019'. Tú Anh - Thanh Tùng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đầu năm, Kim Jong Un ra thông điệp quyết 'chơi rắn' với Mỹ Posted: 31 Dec 2019 06:59 PM PST Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã ra dấu hiệu rằng Triều Tiên sẽ hủy lệnh đình chỉ các vụ thử tên lửa hạt nhân và xuyên lục địa - một động thái nhiều khả năng sẽ chọc giận Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhà lãnh đạo Triều Tiên phát biểu trong cuộc họp kéo dài 4 ngày giữa quan chức đảng tại Bình Nhưỡng rằng việc cấm phóng thử, đã được ông Kim đồng ý trong các cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ, đã không còn cần thiết nữa – truyền thông Trung ương cho biết hôm 1/1. Được biết, ông Kim cũng đã nói rằng nước ông dự định sẽ cho ra mắt một "vũ khí chiến lược mới" trong tương lai gần. Một lệnh tự cấm đã là tâm điểm của ngoại giao hạt nhân giữa Bình Nhưỡng và Washington trong vòng hai năm qua, với 3 cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo, song không có nhiều tiến triển thực sự.
Mỹ đã đưa ra những "yêu cầu kiểu đầu gấu" trong quá trình đàm phán, ông Kim cho biết, bao gồm việc tiếp tục tập trận chung với Hàn Quốc, sở hữu các vũ khí tối tân và áp đặt trừng phạt. "Chúng ta sẽ đặt hệ thống chống trả hạt nhân uy lực của chúng ta vào tình trạng luôn luôn cảnh giác, hệ thống này có khả năng khống chế các đe doạ hạt nhân đến từ Mỹ và đảm bảo an ninh lâu dài cho chúng ta", nhà lãnh đạo phát biểu. "Không có căn cứ gì để chúng ta tiếp tục thực hiện cam kết này một cách đơn phương nữa", hãng tin trung ương KCNA trích lời ông Kim cho biết. "Mỹ đang gia tăng các yêu cầu đi ngược với các lợi ích cơ bản của đất nước chúng ta, và đang có một thái độ chợ búa", nhà lãnh đạo nói thêm. Trong khi đó, Washington đã "thực hiện hàng chục cuộc tập trận chung lớn nhỏ mà đích thân Tổng thống đã hứa sẽ dừng lại", gửi các thiết bị quân sự công nghệ cao cho Hàn Quốc, và tăng cường trừng phạt đối với Triều Tiên, ông Kim cho hay. "Chúng ta không bao giờ có thể bán đi lòng tự trọng", ông nói thêm, cho biết Bình Nhưỡng sẽ "chuyển sang thực hiện các hành động gây sốc thực sự để bắt Mỹ phải trả giá cho những nỗi đau của người dân chúng ta". Anh Thư | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cầm gậy xua đuổi, vườn hoa hồ Gươm vẫn tan tác sau giao thừa Posted: 31 Dec 2019 08:14 PM PST Đến xem màn đếm ngược năm mới 2020, hàng nghìn người chen lấn, xô đẩy tìm đường đi, san phẳng hàng trăm cây hoa trên phố đi bộ hồ Gươm. XEM CLIP: Buổi sáng đầu tiên của năm mới 2020, người dân đi qua khu vực vườn hoa đối diện tượng đài Lý Thái Tổ sửng sốt trước cảnh hàng trăm cây hoa cúc vạn thọ, hoa diễn, thanh táo... bị tàn phá, san phẳng chỉ sau 1 đêm. Khu trồng hoa này mới được trồng, chăm sóc tỉ mỉ nhưng chỉ sau 1 đêm đã biến thành những khu đất trống không. Có ít nhất 3 ô trồng hoa (mỗi ô từ 7 - 10 mét vuông) chịu chung số phận. Từ tối, mỗi vườn hoa đều được công ty công viên cây xanh cử hành chục người đứng bảo vệ nhưng không thể cản được cả nghìn người chen lấn, xô đẩy để xem chương trình nghệ thuật. Cả đêm qua công nhân đứng canh suốt nhiều giờ đồng hồ, bất đắc dĩ có công nhân phải dùng gậy, thổi còi, nhắc liên tục... vẫn không cản được dòng người ào ạt, chen lấn đi vào vườn hoa. Thậm chí nhiều cô gái do không chịu được sự chen lấn đã ngất xỉu, nằm vật vã trên các bồn hoa chờ người trợ giúp. Đêm qua, khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ diễn ra chương trình nghệ thuật, đếm ngược mừng năm mới, hàng nghìn người đã tập trung từ 19h.
Thành Nam Chen nhau đón năm mới, thiếu nữ ngất xỉu bên vườn hoa Hà NộiGần đến thời khắc chuyển sang năm mới, tình trạng chen lấn xô đẩy ngày càng gia tăng khiến một số cô gái ngất xỉu được đưa ra sơ cứu bên vườn hoa đối diện tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phản ứng của Midu khi bị nghi làm MV đá xéo thiếu gia Phan Thành và người thứ 3 Posted: 31 Dec 2019 04:23 PM PST – Ra mắt MV lấy cảm hứng từ chính chuyện tình buồn mà mình trải qua, Midu khiến nhiều người liên tưởng tới mối tình ồn ào giữa cô và thiếu gia Phan Thành cách đây 4 năm. Midu chia sẻ về sản phẩm âm nhạc lấy từ câu chuyện đời thực Đầu tư MV bạc tỷ không có nghĩa phải lấn sân ca sĩ! - Thực hiện MV chỉn chu, hoành tráng không kém ca sĩ chuyên nghiệp, chị nói gì khi nhiều người nhận định Midu đang chuyển hướng ca hát? Khi ra sản phẩm này, bản thân tôi và ê-kíp cũng lường trước mọi người sẽ cảm thấy sốc. Bởi trước giờ tôi đóng phim khá nhiều, nhưng đây là lần đầu ra mắt sản phẩm âm nhạc. Tôi đã làm kinh doanh thời trang, diễn xuất, đến giảng dạy, riêng ca hát thì vẫn chưa. Vì thế nhân lúc chưa vướng bận yêu đương, tôi nghĩ mình nên thực hiện điều gì đó bứt phá hơn. Mặt khác, đây cũng là một thử thách tôi tự đặt ra với chính mình ở tuổi 30. Tôi muốn làm điều gì đó khiến bản thân cảm thấy vui và trải nghiệm mới mẻ
- Một người đang có nhiều thiện cảm từ công chúng như Midu, chị không lo lắng bản thân sẽ "ăn gạch đá", hay thậm chí như một bạn hot girl khác cũng đang trầy trật vì tuyên bố chuyển hướng làm ca sĩ? Trước hết tôi cũng khẳng định Midu ra MV không phải để đi hát kiếm tiền hay theo đuổi con đường ca hát chuyên nghiệp. Việc ra mắt sản phẩm này chỉ đơn giản là thỏa niềm mong muốn của tôi từ bấy lâu nay. Khán giả có thể sẽ cảm thấy khó chịu nếu như tôi đi hát hoặc thu tiền họ, còn đây là sản phẩm tôi làm cho bản thân và dành tặng các fan của mình. Họ có thể xem, có thể thích, hoặc không thích thì vẫn có quyền không xem. Tất nhiên khi đã xác định rõ hướng đi như thế thì không có lý do gì khiến tôi phải lăn tăn. - Chị chia sẻ như thế, nhưng khi nhìn vào sản phẩm chỉn chu và kể cả các sản phẩm kế tiếp sắp ra, ít nhiều cũng không tránh khỏi việc đặt lên bàn cân để dư luận bàn tán? Từ trước tới nay tôi luôn quan niệm đã không làm thì thôi, đã làm thì phải nỗ lực làm hết mình bất kể lớn nhỏ hay tính chất như thế nào. Chỉ tính riêng phần chi phí cho MV đã đội lên hơn 1,5 tỷ đồng. Nếu đơn thuần chỉ ra một sản phẩm dành cho bản thân thì thật lòng tôi cũng không đầu tư nhiều như vậy đâu. Ngay từ đầu, tôi đã xác định sẽ không thu lại lợi nhuận gì từ MV này. Đây chính là món quà mà tôi muốn dành tặng cho những người đã yêu quý mình. Thời gian qua, tôi cũng đã phải từ chối nhiều lời mời ca hát từ các đơn vị tổ chức. Con đường ca hát chuyên nghiệp không hề đơn giản, phải luyện thanh và tập vũ đạo rất nhiều. Và với Midu, tôi khẳng định mình chưa bao giờ nghĩ sẽ theo đuổi danh xưng "ca sĩ".
- MV được ê-kíp chia sẻ lấy cảm hứng từ chính câu chuyện cá nhân của Midu - việc có người khác xen vào mối quan hệ tình cảm. Điều này khiến nhiều người liên tưởng về câu chuyện tình cũ giữa chị và đại gia Phan Thành, Thúy Vi? Một người làm MV để chỉ đích danh tình cũ tức là mình chưa buông được họ rồi. (cười) Năm 27 tuổi, tôi có gặp sóng gió trong chuyện tình cảm. Nhưng sau cùng, tôi lựa chọn bước tiếp, trở nên độc lập, mạnh mẽ hơn. Tôi chỉ đơn giản muốn mang đến góc nhìn khác hơn về tình tay ba. Thay vì chọn cách hơn thua, trả đũa đẫm máu trong các câu chuyện thường thấy, nhân vật chọn cách dứt bỏ những thứ không đáng và ngẩng đầu bước đi về phía trước. Chỉ cần bản thân vui vẻ, thoải mái, tận hưởng cuộc đời mình. Đó chính là sự trả đũa ngọt ngào nhất đối với người thứ ba. Thông qua sản phẩm này, tôi muốn truyền một nguồn cảm hứng đến cho khán giả. Mọi người hãy mạnh mẽ bước qua đau khổ của tình yêu để ngày càng trở nên xinh đẹp, bản lĩnh và thành công trong cả công việc lẫn cuộc sống. Tôi mạnh mẽ hơn sau cú sốc tình cảm
- Chị mất bao lâu để có thể vượt qua nỗi buồn tình cảm? Khoảng thời gian khá dài và đủ để khiến tôi học được nhiều điều. Tôi nhận ra mình mạnh mẽ hơn sau những chuyện không vui. Từng có rất nhiều người hỏi tôi tại sao rất nhiều bạn gái sau chia tay lại đẹp hơn và thậm chí là trở nên thành công trong cuộc sống. Tôi chỉ quan niệm rằng khi người con gái bị "quăng" ra khỏi vùng an toàn, điều đó cũng đồng nghĩa việc họ buộc phải tự "bơi" để cứu lấy mình. Việc tôi đứng đây ngày hôm nay để muốn nói mọi người rằng cuộc sống của tôi, mọi thứ xung quanh tôi đều ổn. Tôi làm được, không có lý do gì bạn lại không. - Hiện tại chị đã sẵn sàng bước vào một mối quan hệ mới? Tình cảm vẫn là duyên số. Có nhiều người sẵn sàng từ rất lâu nhưng người kia chưa xuất hiện thì cũng bằng không. Vậy nên tôi không suy nghĩ nhiều, nếu một ngày nào đó, mọi thứ đến và mìm cười với mình thì mình đón nhận thôi. Tôi nghĩ, mình nên tận hưởng khoảng thời gian này, làm nhiều việc, gặp gỡ nhiều người để sau này khi có gia đình thì chỉ dành toàn tâm cho chồng con.
- Nhiều người mặc định chân dài phải đi với đại gia nhưng bản thân chị vừa xinh đẹp, lại vừa là đại gia của chính mình. Phải chăng vì thế mà vô tình tạo rào cản cho những anh chàng muốn tiếp cận? Tôi nghĩ vì chưa có duyên thôi. Thực ra vẫn có nhiều anh chàng xung quanh, nhưng có lẽ không đúng người hoặc đúng thời điểm. Còn chuyện Midu thành đạt hay giàu có tôi nghĩ không phải là vấn đề chính. Vả lại, bản thân tôi không khắt khe hay đặt ra quy chuẩn nào trong việc tình cảm. Có lẽ vì thế mà mọi thứ trở nên khó khăn hơn chẳng? Nếu bạn có tiêu chuẩn, bạn sẽ nhìn ra và sàng lọc đối tượng của mình dễ hơn. Còn bản thân tôi đã cảm thấy mọi thứ đều đầy đủ nên không biết tiêu chuẩn của mình thế nào. - Vừa kinh doanh, vừa hoạt động nghệ thuật, chị còn đang công tác tại một trường đại học với vai trò giảng viên. Chị thích nghi và cân bằng ra sao? Tôi luôn cố gắng giữ cho mình sự trung lập, thoải mái nhất đối với mỗi công việc. Tôi không thể nào mang bản chất một nghệ sĩ để đi vào dạy học được. Trái lại, tôi không thể mang tính sự phạm, khuôn mẫu để đi làm kinh doanh hay họat động showbiz. Tất nhiên đôi lúc cũng có những khoảng chông chênh, khiến tôi đôi lần nản và muốn từ bỏ. Dẫu vậy, bản tính của tôi từ trước giờ luôn chăm chăm tiến về phía trước. Việc biết được nhiều thứ sẽ giúp bản thân tôi có cơ hội nhiều hơn. Chính những điều ấy mang lại cảm giác an toàn cho chính tôi rằng: mình năng động, nhiệt huyết hơn và đặc biệt không cảm thấy dựa dẫm hoặc nhờ vả vào người khác.
- Trong năm mới, chị có những kế hoạch gì cho mình? Trước mắt tôi vẫn sẽ ưu tiên cho công việc kinh doanh và giảng dạy tại trường. Các dự án MV của tôi cũng đã gần như hoàn thành và sẽ bật mí trong thời gian tới. Song song đó, tôi sẽ cho ra mắt một thương hiệu của cá nhân. Hy vọng sự chuẩn bị trong thời gian khá lâu của mình sẽ được mọi người đón nhận. Về chuyện tình cảm, tôi vẫn mong chờ mình có thể tìm được một nửa đích thực trong thời gian tới. Nhiều người vẫn lo lắng cho tôi đến giờ vẫn chưa rục rịch chuyện kết hôn. Đúng là ngày xưa tầm 27 - 28 tuổi tôi cũng có suy nghĩ sợ rằng năm 30 tuổi mình sẽ ế. Nhưng hiện tại đã chạm mốc 30 rồi, tôi thấy mọi thứ khá bình thường. Tuấn Chiêu Clip: Minh Tuyền Midu, Ốc Thanh Vân khóc nghẹn tưởng nhớ Minh Thuận- Dàn nghệ sĩ không kìm được nước mắt khi nhớ về cố nghệ sĩ Minh Thuận với những kỷ niệm đẹp. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chân dung cao thủ 'Siêu trí tuệ Trung' Quốc đến Việt Nam làm giám khảo Posted: 31 Dec 2019 08:25 PM PST - Những hình ảnh đầu tiên của cao thủ trí tuệ Vương Phong (Trung Quốc) trong Siêu trí tuệ Việt Nam đã được nhận rất nhiều sự quan tâm. Vương Phong ở Siêu trí tuệ:
Ngọc Hồng Nghẹt thở xem 2 thí sinh Siêu trí tuệ thi Toán, thắng thua chưa đầy 1 giây- Từng là hai thí sinh đạt giải cao trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, Huy Hoàng và Việt Hoàng một lần nữa khiến khán giả phải căng não dõi theo màn tái đấu của mình. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Sự thật về 2.495 tỷ đồng SABECO phải nộp vào ngân sách Posted: 31 Dec 2019 07:35 PM PST Sau khi Bộ Công Thương, Bộ Tài chính có ý kiến, Kiểm toán Nhà nước cho hay đã điều chỉnh không tiếp tục đề nghị SABECO nộp ngân sách nhà nước số tiền hơn 2.495 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 31/12/2016. Ngày 25/12/2019, Kiểm toán Nhà nước đã có công văn gửi SABECO thông báo về việc kiến nghị không phải nộp ngân sách số lợi nhuận hơn 2.495 tỷ đồng chưa phân phối đến ngày 31/12/2016 của SABECO. Công văn nêu rõ: "Tại báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2016 của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO), Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị SABECO nộp ngân sách số lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 31/12/2016 là hơn 2.495 tỷ đồng. Tại thời điểm kiểm toán, việc kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với SABECO, khi đó là doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước chiếm 89,59% vốn điều lệ, là phù hợp với các quy định về trách nhiệm của người đại diện phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước".
Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước cho biết, ngày 18/12/2017 (sau thời điểm kết thúc kiểm toán), Bộ Công Thương đã bán đấu giá 343 triệu cổ phiếu do Nhà nước sở hữu, tương đương 53,59% vốn điều lệ của SABECO cho Công ty TNHH Vietnam Beverage. Căn cứ ý kiến của các Bộ: Tài chính, Công Thương, Tư pháp và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 196 ngày 4/12/2019, cơ quan này điều chỉnh, bỏ kiến nghị: "SABECO phải nộp ngân sách số lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 31/12/2016 là 2.495 tỷ đồng". Kiểm toán Nhà nước lý giải, cơ sở để đưa ra kiến nghị SABECO phải nộp 2.495 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối do người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp không tổ chức đại hội cổ đông để phân phối và nộp ngân sách theo quy định. "Việc kiến nghị SABECO tại thời điểm là doanh nghiệp Nhà nước (trước khi tổ chức đấu giá để Công ty TNHH Vietnam Beverage mua 53,59% cổ phần của SABECO do Nhà nước sở hữu) phải nộp lợi nhuận chưa phân phối đến 31/12/2016 là chính xác và đúng quy định pháp luật", Kiểm toán Nhà nước khẳng định. Tuy nhiên, sau đó Nhà nước đã bán đấu giá 53,59% cổ phần của SABECO do Nhà nước sở hữu cho Công ty TNHH Vietnam Beverage (Công ty con của ThaiBev). Vì vậy, sau khi Nhà nước bán 53,59% cổ phần của SABECO, để giải quyết dứt điểm kiến nghị của ThaiBev và SABECO liên quan đến việc nộp lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 31/12/2016 của SABECO, Kiểm toán Nhà nước đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cho ý kiến về 2 vấn đề: Một là, Bản công bố thông tin về việc thoái vốn cổ phần của Bộ Công Thương tại SABECO có trình bày đầy đủ, rõ ràng về việc SABECO sử dụng lợi nhuận sau thuế năm 2016 trở về trước để dự phòng nguồn cho nộp phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp phát sinh từ khoản thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bổ sung giai đoạn 2007-2015 hoặc SABECO có nghĩa vụ tiếp tục phải nộp phạt hành chính và tiền chậm nộp thuế phát sinh từ khoản thuế này phải nộp bổ sung giai đoạn 2007-2015 để nhà đầu tư biết hay không? Hai là, giá trị doanh nghiệp làm cơ sở xác định giá khởi điểm chào bán cổ phần của Nhà nước tại SABECO có bao gồm khoản lợi nhuận sau thuế năm 2016 trở về trước của SABECO hay không? Trường hợp Bộ Công Thương, Bộ Tài chính kiểm tra lại hồ sơ thoái vốn Nhà nước tại SABECO cho thấy giá trị doanh nghiệp làm cơ sở xác định giá khởi điểm chào bán cổ phần của Nhà nước tại SABECO đã bao gồm khoản lợi nhuận sau thuế năm 2016 trở về trước thì Kiểm toán Nhà nước sẽ điều chỉnh giảm kiến nghị, không tiếp tục đề nghị SABECO nộp ngân sách số lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 31/12/2016. Sau khi nhận được ý kiến các Bộ: Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Ngoại giao và Văn phòng Chính phủ, Thường trực Chính phủ đã có kết luận chỉ đạo, Kiểm toán Nhà nước chính thức thông báo điều chỉnh, bỏ kiến nghị "SABECO phải nộp NSNN số lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 31/12/2016 là 2.495 tỷ đồng". Tương tự, kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2016 tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO), Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị nộp ngân sách Nhà nước lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 31/12/2016 là gần 1.392 tỷ đồng, đến nay HABECO cơ bản đã nộp đầy đủ. Ngọc Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bộ trưởng Nội vụ: 38.000 tỷ đồng chờ các quy định để cải cách tiền lương Posted: 31 Dec 2019 03:00 PM PST Bộ Tài chính đã sắp xếp dành một khoảng ngân sách 38.000 tỷ đồng để thực hiện cải cách tiền lương vào năm 2021. Phát biểu tại hội nghị Chính phủ với các địa phương hôm qua, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân bày tỏ phấn khởi về bức tranh kinh tế xã hội năm 2019 rất đẹp và gam màu rất sáng. Trong đó, nhiều lĩnh vực lập được kỷ lục mới. Tranh thủ làm sớm Bộ trưởng chia sẻ "rất mừng là Bộ trưởng Tài chính đã có thông tin sẽ dành một phần ngân sách 38.000 tỷ đồng để thực hiện cải cách tiền lương năm 2021". "Đã có tiền rồi mà thực hiện không xong thể chế thì cũng không cải cách tiền lương được. Cho nên chúng ta phải cố gắng xây dựng, hoàn thiện các quy định cho xong", Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh.
Ông cho biết, Ban chỉ đạo quốc gia về cải cách tiền lương, BHXH do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm trưởng ban đã có kết luận. "Tôi đề nghị các bộ ngành, địa phương tranh thủ làm sớm để trình Ban Bí thư cho ý kiến vào quý 1/2020 này. Sau khi Ban Bí thư, Bộ Chính trị cho ý kiến, UB Thường vụ QH ra nghị quyết, Chính phủ ra nghị định, các bộ mới có thông tư hướng dẫn. Cố gắng đến năm 2021 phải xong thể chế để thực hiện cải cách tiền lương", Bộ trưởng Tân lưu ý. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nhắc, năm nay chuẩn bị toàn diện cho cải cách tiền lương nên một núi công việc cần phải làm. Còn một số đề án lớn đang xin ý kiến Bộ Chính trị, đó là đề án chức danh và chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị. Ban Tổ chức TƯ chủ trì, Chính phủ phối hợp để xây dựng cùng với đề án vị trí việc làm. "Từ việc chuyển thang bảng lương cũ sang bảng lương mới còn rất nhiều việc, nếu không quyết liệt, khó mà cải cách tiền lương được vào 2021", Phó Thủ tướng đốc thúc. Trả nợ 2 nghị định mà các địa phương mong ngóng Bộ trưởng Nội vụ cho biết, năm 2019, Bộ tham mưu cho Chính phủ toàn diện và đồng bộ hàng loạt các văn bản. Trong đó, có nghị định 34 về công chức xã, bình quân mỗi xã giảm 2 người; còn những người hoạt động không chuyên trách xã giảm từ 8-10 người. Tính cả nước số lượng này giảm hàng ngàn người trong năm 2020. Bộ trưởng đề nghị các xã tổ chức triển khai ngay nghị định này. Về sắp xếp xã, huyện, Bộ trưởng Nội vụ cho biết đã cơ bản hoàn thành trong năm 2019. "Đến giờ Bộ nhận được 41/45 đề án của các tỉnh tỉnh sắp xếp lại huyện, xã; UB Thường vụ QH thông qua 21 tỉnh. Kỳ họp UB Thường vụ QH tới đây trình 20 tỉnh còn lại", ông Tân nói. Sau khi nghị quyết của UB Thường vụ QH có hiệu lực, Bộ trưởng Nội vụ đề nghị trong 60 ngày các địa phương chỉ đạo quyết liệt sắp xếp bộ máy. Ông cũng đề nghị Văn phòng Chính phủ sớm tham mưu Thủ tướng thông qua nghị định sửa đổi nghị định 24 và 37 về tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện (sở ngành, phòng ban). Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đề nghị các bộ ngành, địa phương tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện thể chế. Trong đó riêng Bộ Nội vụ được giao 13 nghị định tiếp tục sửa đổi bổ sung và triển khai một số đề án QH thông qua. Đây là những việc quan trọng phải làm kịp thời để tháng 7/2020 triển khai các luật, nghị định của Chính phủ. "Đề nghị các bộ ngành, địa phương góp ý, tạo điều kiện thuận lợi để sớm trình Chính phủ ban hành các văn bản này", Bộ trưởng Nội vụ nói. Phó Thủ tướng báo tin vui về lương cho hàng triệu công chứcChia sẻ với VietNamNet nhân dịp năm mới 2020, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ mang đến cho hàng triệu cán bộ, công, viên chức cả nước tin vui về cải cách tiền lương. Thu Hằng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Xuất khẩu ô tô DN Việt ôm khát vọng lớn Posted: 31 Dec 2019 02:34 PM PST Sau 1 thời gian đầu tư lớn, với số vốn hàng tỷ USD, tập trung vào công nghệ hiện đại, giấc mơ xuất khẩu ô tô của DN Việt đã trở thành hiện thực. Số lượng tuy chưa lớn, nhưng có nhiều triển vọng. Cuối năm 2019, ô tô nguyên chiếc sản xuất tại Việt Nam với tỷ lệ nội địa hóa trên 40% đã lên đường xuất ngoại. Sau 1 thời gian đầu tư lớn, với số vốn hàng tỷ USD, tập trung vào công nghệ hiện đại, cơ hội xuất khẩu ô tô đã mở ra với DN Việt. Chinh phục Đông Nam Á Ngày 24/12, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải, đã xuất khẩu sang Myanmar 120 xe du lịch Kia Cerato phiên bản Deluxe, được sản xuất tại Nhà máy ở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. Xe du lịch Kia Cerato có các linh kiện nội địa hóa gồm: thân xe, ghế ngồi, dây điện, cửa, capô, cốp xe, ống xả, máy lạnh, thiết bị nghe nhìn, định vịvà các chi tiết nhựa… với tỷ lệ nội địa hóa đạt trên 40%, được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi 0% tại Myanmar. Tiếp đến, ngày 28/12, một lô 15 chiếc xe bus mang thương hiệu Thaco Bus đã được Trường Hải xuất khẩu sang Philippines. Mẫu xe bus này được thiết kế mới hoàn toàn, đã chạy thử nghiệm tại Philippines hơn 7 tháng, đạt tỷ lệ nội địa hoá trên 45%, gồm thân vỏ, khung xe, linh kiện cơ khí, hệ thống chiếu sáng, ghế, dây điện, kính... Xe sử dụng động cơ đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 5. Từ năm 2017 đến nay, Trường Hải đã đầu tư 30.470 tỷ đồng xây dựng 8 nhà máy lắp ráp, 19 nhà máy sản xuất linh kiện ô tô, 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển. Từ đó, sẽ sản xuất các sản phẩm ô tô con, ô tô tải, ô tô khách, có tỷ lệ nội địa hóa đạt 40% trở lên, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu. Theo kế hoạch, năm 2020 Trường Hải sẽ xuất khẩu 1.026 ô tô các loại, gồm xe du lịch Kia Cerato sang Myanmar và xe du lịch Kia Sedona sang Thái Lan và Myanmar. Dự kiến lượng xe bus xuất khẩu sang thị trường Philippines sẽ tăng lên 200 xe. Công ty TC Motor đã quyết định đầu tư 1 nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô mới tại Gia Viễn (Ninh Bình) công suất 120.000 xe/năm, với sự hợp tác của Hyundai Motor ( Hàn Quốc). Dự án dự kiến sẽ hoàn thành năm 2020, đảm bảo 90% ô tô Hyundai tiêu thụ tại Việt Nam được sản xuất, lắp ráp tại đây. Hầu hết các công đoạn đều sử dụng robot tự động, giúp chất lượng xe xuất xưởng đồng đều, chính xác, đảm bảo theo tiêu chuẩn của Hyundai Motor. Bên cạnh đó, TC Motor cũng đang xây dựng khu sản xuất và lắp ráp xe khách, xe bus, trung tâm nghiên cứu và phát triển, khu công nghiệp hỗ trợ, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa hướng tới xuất khẩu sang khu vực ASEAN. Thị trường chính mà Hyundai Thành công dự kiến xuất khẩu sẽ là Philippines. Các mẫu xe Hyundai cỡ nhỏ sẽ được xuất khẩu trước tiên. Vingroup giữa năm 2019 đã hoàn thành giai đoạn 1 tổ hợp sản xuất ô tô VinFast tại Cát Hải, Hải Phòng, với công suất 250.000 xe/năm, tổng mức đầu tư 1,5 tỷ USD, ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước cũng hướng tới xuất khẩu ô tô sang khu vực ASEAN và thế giới. Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch Vingroup, cho biết, mục tiêu tập đoàn hướng đến là từng bước đạt được tỷ lệ nội địa hóa 60%, làm chủ công nghệ, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu sang các quốc gia trong khu vực. Khát vọng lớn Các DN cho biết, thị trường ô tô Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, vì vậy sẽ có điều kiện để phát triển công nghiệp hỗ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Với quốc gia 100 triệu dân, kinh tế phát triển, đời sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu về ô tô ngày càng nhiều, đủ để các DN đầu tư sản xuất với quy mô lớn. Bên cạnh đó, ưu đãi thuế quan 0% với ô tô trong khu vực ASEAN là cơ hội lớn. Vì vậy, bắt buộc phải đầu tư, để đạt được tỷ lệ nội địa hóa từ 40% trở lên và hướng tới xuất khẩu. "Không DN nào đầu tư vào sản xuất ô tô lại chỉ tập trung vào mỗi thị trường nội địa. Phải hướng tới xuất khẩu để mở rộng ra thị trường bên ngoài, tăng sản lượng, tối đa hóa chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh, từ đó tạo điều kiện đẩy mạnh nội địa hóa", ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc TC Motor nói. Theo ông Đức, mục tiêu của Hyundai Motor khi hợp tác với tập đoàn Thành Công là biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất ô tô Hyundai lớn tại Đông Nam Á. Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Trường Hải cho hay, cùng với các đối tác, Trường Hải phấn đấu để khu công nghiệp Chu Lai sẽ là trung tâm sản xuất ô tô lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Còn Vingroup đặt kỳ vọng sẽ đưa tổ hợp sản xuất ô tô VinFast dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Quy luật phát triển ngành công nghiệp ô tô trên thế giới, từ trước đến nay, là bảo vệ thị trường một cách hợp lý, để được chuyển giao công nghệ: từ lắp ráp, qua đó phát triển công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện phụ tùng, gia tăng tỷ lệ nội địa hoá cho sản phẩm ô tô. Nếu được đảm bảo tính công bằng về thuế, cùng các chính sách ưu đãi hợp lý, chắc chắn ngành công nghiệp ô tô sẽ phát triển, ô tô sản xuất lắp ráp trong nước sẽ xuất khẩu ngày càng nhiều, ông Dương khẳng định. Đây là tin vui đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Không chỉ sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước, ô tô đã bắt đầu được xuất khẩu. Mở thị trường xuất , sẽ giúp sản lượng của các DN tăng lên. Qua đó sẽ phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Sự phát triển ngành công nghiệp ô tô với tỷ lệ nội địa hoá cao, sẽ mang lại những giá trị lớn cho nền kinh tế, như tạo việc làm, đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, chuyên môn kỹ thuật, kéo theo phát triển các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là cơ khí, điện tử, hóa chất… và giảm nhập siêu. Trần Thủy Những chiếc siêu xe Rolls-Royce Phantom độc đáo nhất thế giớiRolls-Royce Phantom là một trong những dòng xe siêu sang danh giá bậc nhất hiện nay. Tuy nhiên, chưa bằng lòng với vẻ đẹp nguyên thủy của nhà sản xuất, nhiều đại gia trên thế giới đã cho độ lại chiếc xe của mình theo phong cách độc, lạ. |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất trong ngày - Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét