“Ông lớn chuyển mình, dòng tiền tỷ USD dồn dập chảy túi Nhà nước” plus 14 more |
- Ông lớn chuyển mình, dòng tiền tỷ USD dồn dập chảy túi Nhà nước
- Iran bất ngờ tuyên bố bỏ giới hạn làm giàu uranium
- Khởi công đường 402 tỷ nối vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
- Nhiều người hối lỗi vì vi phạm nồng độ cồn
- Tạo áp lực cải cách
- U23 Việt Nam chốt quân chiến U23 châu Á, thầy Park còn lắm chiêu!
- “Hội đồng trường không phải nơi thông qua cho hiệu trưởng”
- Rocket lao tới tấp về đại sứ quán Mỹ tại Iraq
- Tài xế Hà Tĩnh đấm vào mặt CSGT khi bị đo nồng độ cồn
- Tài xế quốc tịch Pháp uống 1 ly bia cũng bị dính phạt nồng độ cồn
- CSGT chặn đầu xe khách xử phạt như trong phim
- Vụ Nguyễn Tiến Dũng dâm ô: Giáng chức nữ Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xã hội
- Một triệu đồng cho dịch vụ đưa khách say và xe hơi về nhà
- Đau bả vai, cô giáo Hà Nội bị ung thư xương mà không biết
- Tạm giữ chủ thầu 9X trả lương cho công nhân bằng ma túy ở Hà Nội
Ông lớn chuyển mình, dòng tiền tỷ USD dồn dập chảy túi Nhà nước Posted: 05 Jan 2020 12:00 PM PST Sự chuyển mình của các doanh nghiệp Nhà nước lớn trong vài năm gần đây cũng như những chính sách thoái vốn đã tạo ra một dòng tiền lớn chảy vào ngân sách nhà nước Dồn dập cổ tức ngàn tỷ Sau một năm 2018 ăn lên làm ra, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) năm 2019 quyết định chi trả cổ tức 9% (900 đồng/cp) cho năm 2018. Với quy mô khủng, gần 2,18 tỷ cổ phiếu nên số tiền trả cổ tức lên tới 1,96 ngàn tỷ đồng. Nhà nước nắm giữ tới 95,4% cổ phần ACV do vậy nhận về số cổ tức 1.869 tỷ đồng. ACV là doanh nghiệp đang quản lý, đầu tư và khai thác tổng cộng 22 sân bay trên cả nước với tổng cộng khoảng 116 triệu khách trong năm 2019 (tăng 12%). Đây là một kết quả tốt và nhiều khả năng doanh nghiệp này sẽ tiếp tục chia cổ tức và mang đến cho ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ đồng nữa. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (BID) cũng vừa hoàn thành chi cổ tức năm 2017 và 2018 trong tháng 12/2019 với tỷ lệ 14% (1.400 đồng/cp cho 2 năm) với số tiền 4,79 ngàn tỷ đồng. Trong đó, cổ đông Nhà nước nhận về 4,56 ngàn tỷ đồng (nộp vào Kho bạc Nhà nước).
Hai năm trước đó, tỷ lệ cổ tức là 8,5%. Trước khi cổ đông chiến lược KEB Hana xuất hiện, Nhà nước nắm giữ 95,28% cổ phần tại BIDV, nay tỷ lệ này là 80,99%. Vài năm trước đây, BIDV liên tục thuyết phục Chính phủ cho giữ lại cổ tức để tăng vốn tự có, cải thiện hệ số an toàn vốn,... qua đó bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn theo hướng đòi cổ tức từ ngân hàng này. Việc BIDV có cổ đông chiến lược ngoại đã giúp ngân hàng này tăng vốn. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank (VCB) cũng thông báo 30/12/2019 sẽ là ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức 2018 với tỷ lệ 8% (tương đương 800 đồng/cp). Thời gian thanh toán là 15/1/2020. Với hơn 3,7 tỷ cổ phiếu đang được lưu hành, dự kiến Vietcombank sẽ chi gần 3 ngàn tỷ đồng để trả cổ tức cho các cổ đông. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đang nắm giữ 74,8% tại VCB do vậy sẽ nhận về hơn 2,2 ngàn tỷ đồng tiền mặt. Hiện Vietcombank là quán quân lợi nhuận của toàn hệ thống ngân hàng với lợi nhuận trước thuế kỷ lục 17,6 ngàn tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ và nhiều khả năng sẽ đạt mốc lợi nhuận 1 tỷ USD ngay trong năm 2019 này. Tỷ USD mỗi năm, nguồn lực lớn cho Nhà nước Có thể thấy, bên cạnh những ông lớn tư nhân như Vinhomes, Vincom Retail của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hay VietJet của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương,... thì hàng loạt doanh nghiệp chi cổ tức ngàn tỷ có nguồn gốc quốc doanh và Nhà nước vẫn giữ một tỷ lệ lớn ở các doanh nghiệp này. Cổ đông Nhà nước tiếp tục có một năm bội thu cổ tức trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ấn tượng trên 7% trong năm 2019, vượt qua những áp lực suy thoái trên phạm vi toàn cầu. Tại Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), cổ đông lớn Bộ Công Thương sẽ nhận phần lớn trong khoản cổ tức 5,16 ngàn tỷ đồng mà VEAM thông qua cho năm 2018.
Theo đó, VEAM sẽ chi trả cổ tức 2018 là 38,84% (tương đương 3.884 đồng/cp). Với gần 1,33 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, VEAM sẽ có tổng cộng gần 5,2 ngàn tỷ đồng. Trong đó, Bộ Công Thương nắm giữ 88,47% VEAM sẽ nhận khoảng 4,6 ngàn tỷ đồng. Thời gian thanh toán là 21/1/2020. Hồi tháng 8/2018, cổ đông Nhà nước đã nhận khoản cổ tức hơn 490 tỷ đồng. Tổng công ty khí Việt Nam - CTCP (PVGas, GAS) cũng chi trả cổ tức đợt 3/2019 và tạm ứng 2019 với tỷ lệ 23% (tương ứng 2.300 đồng/cp), tổng cộng trị giá 4,4 ngàn tỷ đồng, trong đó hơn 4,2 ngàn tỷ đồng trả về cổ đông Nhà nước - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam). PVGas đã thực hiện hai đợt tạm ứng cổ tức trong năm 2018 với cùng tỷ lệ 20% bằng tiền mặt. Như vậy, tổng mức chi trả trong năm 2018 là 53%, tương đương cổ đông Nhà nước nhận về khoảng 9,7 ngàn tỷ đồng. Trong các năm trước đó, tỷ lệ trả cổ tức của GAS đều khoảng 40-55%. Mỗi năm Nhà nước cũng nhận về khoảng 8-10 ngàn tỷ đồng. Còn tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội - Habeco (BHN), sau một loạt lùm xùm, hồi tháng 9/2019, doanh nghiệp này chi trả cổ tức năm 2017 ở mức 75,57%, tương đương số tiền chi ra khoảng 1,75 ngàn tỷ đồng. Trong đó, Bộ Công Thương thu về hơn 1,4 ngàn tỷ đồng. Habeco hiện là doanh nghiệp bia duy nhất mà nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối của Việt Nam. Doanh nghiệp này đặt mục tiêu tiêu thụ 434 triệu lít bia trong năm 2019, với lợi nhuận sau thếu 310 tỷ đồng. Tập đoàn Bảo Việt (BVH) cũng chi trả cổ tức năm tài chính 2018 với tỷ lệ 10%, tương đương hơn 700 tỷ đồng cho cổ đông. Bộ Tài chính nắm gần 68%, thu về gần 480 tỷ đồng. Từ khi cổ phần hóa năm 2007 tới nay, số cổ tức BVH chi trả là hơn 8 ngàn tỷ đồng. Tổng số tiền thuế và cổ tức Bảo Việt đã nộp vào ngân sách Nhà nước gần 20 ngàn tỷ đồng. Cổ phiếu BVH từ đầu năm 2019 có xu hướng giảm sau khi tăng mạnh trong năm trước đó. Tuy nhiên, BVH vừa bán được 41 triệu cổ phần cho Sumitomo Life của Nhật với giá cao hơn 30% thị giá, ở mức 96.000 đồng/cp. Còn tại CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk (VNM), cổ đông Nhà nước SCIC đang nắm giữ hơn 36%, thu về hơn 1,25 ngàn tỷ đồng, trong tổng cộng gần 3,5 ngàn tỷ đồng doanh nghiệp này tạm ứng cổ tức đợt 1/2019 với tỷ lệ 20% (2.000 đồng/cp) cho cổ đông. Trong vài năm gần đây, mỗi năm Vinamilk chi cổ tức tỷ lệ từ 40-60% bằng tiền mặt, tương đương mức tiền khoảng 7-10 ngàn tỷ đồng. Nhà nước thu về 3-4 ngàn tỷ đồng mỗi năm sau khi đã thoái vốn thu một lượng tiền lớn trong các năm trước đó. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HVN) trong năm 2019 cũng đã chi trả cổ tức năm 2018 bằng tiền với tỷ lệ 10% (1.000 đồng/cp). Với hơn 1,4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp chi 1.418 tỷ đồng, trong đó Nhà nước thu về 1,22 ngàn tỷ đồng. Có thể thấy, sau cú thoái vốn gần 5 tỷ USD tại Sabeco hay cả chục ngàn tỷ tại Vinaconex,... cổ đông Nhà nước vẫn còn có những nguồn tiền cổ tức ngàn tỷ từ các doanh nghiệp lớn. Triển vọng kinh tế khá sáng sủa là động lực để các doanh nghiệp lớn tiếp tục chi trả cổ tức khủng và chờ đợi những điều tốt đẹp hơn ở phía trước khi Việt Nam bước vào một thập kỷ mới với các hiệp định thương mại được trông chờ như châu Âu - Việt Nam (EVFTA), CPTPP. M. Hà | ||||||||
Iran bất ngờ tuyên bố bỏ giới hạn làm giàu uranium Posted: 05 Jan 2020 04:28 PM PST Iran ngày 5/1 tuyên bố sẽ bỏ các giới hạn về làm giàu uranium, lùi một bước xa hơn nữa khỏi các cam kết hạt nhân năm 2015 với 6 cường quốc. Tuy nhiên, Iran vẫn tiếp tục hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân Liên Hợp Quốc. Theo Reuters, Iran được cho là sẽ tuyên bố lập trường mới nhất về thoả thuận này vào cuối tuần qua. Tuy nhiên, thông báo của nước này lại trùng với thời điểm căng thẳng với Washington leo thang sau khi Mỹ giết chỉ huy hàng đầu của Tehran là tướng Soleimani trong một vụ không kích ở Baghdad. Truyền hình quốc gia Iran đưa tin, Iran sẽ không tôn trọng bất cứ giới hạn nào được vạch ra trong thoả thuận về các hoạt động hạt nhân của nước này: dù là hạn chế về số lượng máy ly tâm làm giàu uranium tới năng lực làm giàu uranium, lượng uranium đã làm giàu được dự trữ cũng như các hoạt động phát triển và nghiên cứu… "Iran sẽ tiếp tục các hoạt động làm giàu uranium mà không có hạn chế nào… và dựa trên nhu cầu kỹ thuật", truyền hình dẫn tuyên bố của chính phủ Iran. Tuyên bố cũng có đoạn, Tehran sẽ đảo ngược các quyết định nếu các trừng phạt của Mỹ được dỡ bỏ. Hiện, Chính phủ Mỹ chưa có bình luận gì về tuyên bố mới nhất của Iran. Trong khi đó, tại Iraq, các nghị sĩ nước này đã bỏ phiếu ủng hộ một nghị quyết kêu gọi chấm dứt sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại Iraq. Mỹ hiện duy trì 5.200 quân tại Iraq để giúp nước này chống các phần tử IS. Hoài Linh | ||||||||
Khởi công đường 402 tỷ nối vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng Posted: 05 Jan 2020 08:10 PM PST TP Hà Nội sáng nay làm lễ khởi công xây dựng dự án đường nối vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Phát biểu tại đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, việc xây dựng đường nối vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ tạo điều kiện cho các phương tiện tham gia giao thông kết nối thuận lợi, an toàn, rút ngắn hành trình và đồng bộ mạng lưới đường giao thông trong khu vực. Dự án góp phần phát huy tối đa hiệu quả đầu tư của tuyến đường vành đai 3, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường Cổ Linh (Long Biên - Thạch Bàn), giảm thiểu ùn tắc giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 402 tỷ đồng, thời gian thực hiện đến năm 2021.
Để việc đầu tư xây dựng dự án đúng tiến độ, đạt yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành TP, các nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn thực hiện quản lý dự án đúng các quy định của Nhà nước. Tuân thủ chặt chẽ các quy định về trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật để thi công công trình theo đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng. Đặc biệt phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; lưu ý tổ chức giao thông bảo đảm thông suốt, an toàn trong quá trình thực hiện dự án...
Ông Phạm Hoàng Tuấn, Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội cho biết, ban đầu, dự án do Bộ GTVT đảm nhận, đến tháng 4/2018 Bộ GTVT đã bàn giao cho Hà Nội triển khai đầu tư. Đường nối vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có điểm đầu kết nối với đường Cổ Linh, điểm cuối tại Km1+ 065,74 (kết nối với đoạn tuyến cao tốc đã thi công giai đoạn 1) với chiều dài gần 1,5km. Dự án sẽ xây dựng đường nối đường Long Biên - Thạch Bàn với đường cao tốc có chiều rộng nền 33m, nút giao theo hướng đường vành đai 3 (từ Km10+040 đến Km10+660) có chiều dài 620m, chiều rộng nền 26,5m... Vũ Điệp Con đường cao tốc 34.000 tỷ đưa loạt lãnh đạo dính lao lýChỉ sau 1 tháng sử dụng, cao tốc 34.500 tỷ đồng đã bong tróc, chi chít ổ gà... Sau hơn 1 năm hỏng rồi lại vá, vá xong lại hỏng. Đã có 4 lãnh đạo liên quan bị bắt tạm giam. | ||||||||
Nhiều người hối lỗi vì vi phạm nồng độ cồn Posted: 05 Jan 2020 04:31 PM PST - Người vi phạm nồng độ cồn hết sức choáng, bất ngờ vì số tiền phạt quá lớn. Cảnh sát giao thông cũng đưa ra nhiều hình thức giám sát các lượng lượng tuần tra để xử lý nghiêm minh. Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền và điều tra, giải quyết Tai nạn giao thông - Cục CSGT (Bộ Công an) vừa chia sẻ những nội dung trên trong chương trình Góc nhìn thẳng với VietNamNet. Mời quý vị và các bạn xem video cuộc trò chuyện với Thượng tá Nguyễn Quang Nhật: Vài ngày qua, việc lực lượng chức năng xử lý những trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông theo nghị định 100/2019 đã gây sự chú ý đặc biệt của dư luận bởi mức phạt tiền cao, thời gian treo bằng lái lâu. Gần như không ai không đồng tình với việc xử phạt thật nặng những trường hợp tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn bởi tính chất cực kỳ nguy hiểm của nó. Và người dân đều mong muốn những vi phạm này phải được xử lý nghiêm túc, đúng theo quy định. Vậy lực lượng cảnh sát giao thông sẽ cần phải làm gì để xử lý những vi phạm về nồng độ cồn một cách khách quan, công bằng, không có tiêu cực và có cách thức giám sát thế nào đối với lực lượng tham gia tuần tra để không xảy ra tiêu cực? Góc nhìn thẳng mời đến trường quay Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền và điều tra, giải quyết Tai nạn giao thông - Cục CSGT (Bộ Công an) để tìm câu trả lời cho vấn đề này. Xin được cảm ơn Thượng tá Nguyễn Quang Nhật đã tham gia chương trình với chúng tôi. MC Như Quỳnh: Đầu tiên xin được hỏi Thượng tá, những điểm nổi lên đáng quan tâm nhất trong vài ngày qua khi lực lượng cảnh sát giao thông xử lý vi phạm về nồng độ cồn đối với những người tham gia giao thông đã ghi nhận được là gì? Thượng tá Nguyễn Quang Nhật: Từ ngày 1/1/2020, khi luật phòng chống tác hại của rượu bia cũng như Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực. Trong đó, đặc biệt có sự tăng về số mức tiền xử phạt, cũng như một số chế tài về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, đặc biệt là vấn đề vi phạm nồng độ cồn có những mức tăng rất cao. Ví dụ mức cao nhất của ôtô lên tới 3 - 40 triệu đồng. Mô tô tăng từ 6 - 8 triệu đồng, đều tước giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng. Đối với người đi xe thô sơ, xe đạp, mức phạt từ 600 – 800 nghìn đồng. Chính vì vậy, gây nên sự chú ý, quan tâm của dư luận xã hội. Nhiều người bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ, nhưng cũng không ít người tỏ ra băn khoăn. Đặc biệt, trong quá trình xử lý vi phạm của lực lượng CSGT, chúng tôi hoàn toàn có sự chủ động về lực lượng, phương tiện, để vào ngày 1/1/2020 việc xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, nhất là vi phạm nồng độ cồn được thực hiện. Từ ngày 1/1 đến nay, theo thống kê sơ bộ thì lực lượng CSGT đã xử phạt gần 700 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, với số tiền hơn 900 triệu đồng. Có thể nói, người vi phạm nồng độ cồn cũng hết sức choáng, bất ngờ với số tiền phạt quá lớn. Ví dụ, có những người lái ô tô, nồng độ cồn trên 0,4 miligam/lít khí thở thì bị phạt tới 35 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng, đối với mức môtô thì phạt đến 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng. Những người vi phạm cơ bản chấp hành, tuy nhiên với mức tiền phạt cao, thì cũng khiến nhiều người ngỡ ngàng, cảm thấy hối lỗi và cho hay, nếu được quay trở lại thời gian, họ sẽ không uống rượu bia nữa khi tham gia giao thông. MC Như Quỳnh: Theo thông tin trên báo chí, việc người vi phạm nồng độ cồn khi bị xử lý theo quy định của Nghị định 100 đã phản ứng dữ dội. Lực lượng cảnh sát giao thông có thấy người vi phạm phản ứng mạnh hơn so với việc xử lý theo quy định trước đây?
Thượng tá Nguyễn Quang Nhật: Nói chung, xử lý nồng độ cồn đã gặp rất nhiều khó khăn. Khi họ không tỉnh táo thì mọi việc kiểm soát hành vi, lời nói, cử chỉ rất khó. Họ sẽ phản ứng, chống đối khi đối mặt với lực lượng chức năng. Tuy nhiên, lực lượng CSGT đã chủ động bố trí đầy đủ lực lượng, phương tiện. Hiện chúng tôi kiểm soát cồn theo kinh nghiệm quốc tế, tức chúng tôi tiến hành định tính trước có cồn hay không thì mới định lượng. Đồng thời, chúng tôi có những phương pháp, biện pháp hợp lý. Điều đặc biệt, chúng tôi nhận thấy có một số trường hợp đã phản ứng. Ví dụ: giả danh một lãnh đạo cấp vụ của Bộ Giáo dục và đào tạo. Một số người khác phản ứng tiêu cực, bỏ lại xe để đi hoặc là có những hành vi khác. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, chúng tôi vẫn chưa ghi nhận được thêm một ca nào, trường hợp nào về việc chống người thi hành công vụ. MC Như Quỳnh: Muốn xử lý khách quan, thì điều đầu tiên là thiết bị đo độ cồn phải chính xác, thượng tá có thể nói kỹ về các thiết bị đo mà cảnh sát giao thông đang sử dụng? Thượng tá Nguyễn Quang Nhật: Việc kiểm soát nồng độ cồn hiện nay của lực lượng CSGT toàn quốc đã tiệm cận với cả việc kiểm soát của quốc tế. Đa phần các thiết bị kiểm soát nồng độ cồn của chúng tôi đều là thiết bị sản xuất tại Úc nhập khẩu từ Úc. Thiết bị này đều được đo thụ động và đo chủ động, tức là định tính rồi mới định lượng. Những thiết bị này có giải đo từ 0-3 miligam/lít khí thở, tức vượt rất xa so với ngưỡng mà luật đặt ra ngưỡng cao nhất là 0,4 miligam/lít khí thở. Và những máy này đã được kiểm định của Tổng cục đo lường chất lượng, của Bộ Khoa học và Công nghệ và thỏa mãn giữa hai kỳ kiểm định. Việc mua sắm trang thiết bị này do Bộ Công an tiến hành và thực hiện theo đúng Nghị định 165 của Chính phủ. Có thể nói, các thiết bị đo lường về đo nồng độ cồn về khí thở của lực lượng CSGT sử dụng là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật , đảm bảo được việc đo cho kết quả chính xác. MC Như Quỳnh: Thưa Thượng tá, mức xử phạt cao, đủ sức răn đe, cảnh tỉnh là rất cần thiết. Những hệ lụy dễ thấy nhất là nếu "cưa" số tiền xử phạt giữa người vi phạm và lực lượng tuần tra, xử lý vi phạm giao thông cũng lớn theo, rất dễ xảy ra tiêu cực. Thượng tá có thể cho biết cảnh sát giao thông đã tính toán về việc này ra sao? Thượng tá Nguyễn Quang Nhật: Có thể nói, trước bất cứ Nghị định nào quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được ban hành, đều nhận được dư luận. Lực lượng CSGT, đặc biệt là Cục CSGT đã tham mưu cho Bộ Công an có những giải pháp. Đó là những giải pháp về thể chế. Tức đã quy định rất chặt chẽ trong quy trình công tác, quy trình tuần tra kiểm soát của lực lượng CSGT, cũng như trong chương trình Góc nhìn thẳng gần đây, chúng tôi đã cho hay, đang xây dựng thông tư mà có lẽ trong quý 1 năm 2020 sẽ ban hành. Đó là thông tư về quy trình tuần tra kiểm soát của lực lượng CSGT đường bộ, hướng tới việc công khai, minh bạch. Hơn nữa, cuối tháng 12 vừa qua, Bộ Công an cũng đã ban hành Thông tư về quy chế dân chủ trong công tác bảo đảm an toàn giao thông. Trong đó, quy định công khai những quy trình tuần tra, kiểm soát của lực lượng CSGT, để người dân nắm bắt, giám sát. Chúng tôi cũng cụ thể hóa các hình thức giám sát của người dân, thông qua giám sát trực tiếp , thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả dùng máy ảnh, thiết bị ghi âm, nhưng phải theo khuôn khổ pháp luật. Chúng tôi cũng tham mưu để Bộ trưởng Bộ Công an ban hành chỉ thị 01 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong lực lượng công an nhân dân. Trong chỉ thị này, chúng tôi cũng tập trung yêu cầu thủ trưởng, người đứng đầu các đơn vị của CSGT phải gương mẫu, làm tốt công tác chính trị, lễ tiết, tác phong. Họ phải thực hiện công tác phòng ngừa, phòng tránh tiêu cực trong lực lượng CSGT và chịu trách nhiệm như nếu xảy ra sai phạm, người thủ trưởng cũng bị liên đới và bị kỷ luật liên quan. Có thể nói, lực lượng công an nhân dân nói chung cũng như lực lượng CSGT, rất kiên quyết với các hoạt động phòng ngừa sai phạm tiêu cực và ứng xử có văn hóa, đúng quy định với điều lệnh nghiệp vụ trong quá trình làm việc, tiếp xúc nhân dân. Đối với những vi phạm về nồng độ cồn, lực lượng CSGT cũng thực hiện như ngoài việc thực hiện các chốt chặn, công khai minh bạch , chúng tôi bố trí các chốt có nhiều cán bộ chiến sĩ. Những chốt lớn, có từ 5 cán bộ chiến sĩ trở lên để phòng ngừa việc người vi phạm, người say rượu bia chống đối lại lực lượng CSGT. Tại các tuyến đường, chúng tôi cũng có những nắm bắt để đạt hiệu quả, đảm bảo hoạt động của lực lượng CSGT công khai, minh bạch và đặt dưới sự giám sát của nhân dân.
MC Như Quỳnh: Thưa Thượng tá, dịp gần Tết Nguyên đán là lúc diễn ra nhiều việc khiến người dân sử dụng bia rượu nhiều hơn những thời điểm khác trong năm. Vậy kế hoạch tuần tra, xử lý vi phạm, nhất là vi phạm về nồng độ cồn của lực lượng CSGT dịp Tết Nguyên đán 2020 này có gì mới so với những năm trước? Thượng tá Nguyễn Quang Nhật: Có thể nói, năm 2019, có thể gọi là năm mà lực lượng CSGT tuyên chiến với nồng độ cồn và rất quyết liệt với những vi phạm về nồng độ cồn. có hơn 182 nghìn trường hợp vi phạm về nồng độ cồn bị lực lượng CSGT cả nước xử lý. Tính ra, trung bình 1 ngày, có gần 500 trường hợp vi phạm bị xử lý. Ngoài xử lý nồng độ cồn, chúng tôi còn tập trung xử lý cả vào ma túy. Chính vì vậy, khi phòng chống tác hại rượu bia có hiệu hiệu lực, ngay từ đầu tháng 12 đến trung tuần tháng 12, chúng tôi đã mở 1 đợt cao điểm trong toàn quốc về xử lý nồng độ cồn. Hiện nay, CSGT cả nước đang bước vào đợt cao điểm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết nguyên đán và mùa lễ hội năm 2020. Lực lượng CSGT bên cạnh tập trung xử lý những lỗi vi phạm có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông thì nồng độ cồn và ma túy cũng là một trong những nội dung, chuyên đề quan trọng mà lực lượng CSGT tập trung kiểm tra, xử lý. Đặc biệt khi nghị định 100 có hiệu lực, chúng tôi cũng tập trung xử lý và nắm bắt các tuyến đường, các tụ điểm vui chơi giải trí để bố trí lực lượng phù hợp, đảm bảo kiểm soát tốt về nồng độ cồn và chúng tôi tiến hành kiểm tra, kiểm soát vào những khung giờ sau giờ ăn trưa và sau giờ ăn tối. Thời gian vào những ngày nghỉ lễ thứ 7, chủ nhật, ngày lễ Tết, để đảm bảo cho người dân được đi lại đón Tết an toàn. Xuyên suốt trong năm 2020, lực lượng CSGT lấy trọng tâm việc kiểm soát nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Xin được cảm ơn Thượng tá Nguyễn Quang Nhật về cuộc trao đổi thẳng thắn. Chúc mọi người thực hiện tốt việc đã uống bia rượu thì không lái xe, để chúng ta thực sự an toàn khi tham gia giao thông nhất là vào dịp cận Tết Nguyên đán. Xin kính chào và hẹn gặp lại. Góc Nhìn Thẳng (thực hiện) | ||||||||
Posted: 05 Jan 2020 08:47 PM PST - Ông Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng, trao đổi với Tuần Việt Nam xung quanh các quyết định cải cách rất mạnh mẽ của Chính phủ. Thưa ông, Nghị quyết 02 vừa được Chính phủ ban hành với cam kết tiếp tục đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh. Đâu là những điểm đáng quan tâm trong Nghị quyết đó? Theo tôi biết, ban đầu có quan điểm không định ra Nghị quyết 02 năm nay nhưng cuối cùng Thủ tướng quyết tâm ra. Điều đó thể hiện tính quyết liệt của Thủ tướng. Ở Việt Nam, cần tạo ra áp lực, các mục tiêu, chỉ tiêu cải cách cụ thể thì các bộ, ngành mới chuyển động. Những năm vừa qua có Nghị quyết 19, rồi Nghị quyết 02, tạo áp lực rất mạnh lên bộ máy nhưng Việt Nam vẫn tụt hạng trong báo cáo Doing Business của Ngân hàng Thế giới. Nghị quyết 02 năm nay có ba điểm đáng chú ý. Thứ nhất, các chỉ tiêu trong Nghị quyết đưa ra rất cao cho năm nay. Ví dụ, nâng xếp hạng Môi trường kinh doanh trong Doing Business của Ngân hàng Thế giới lên lên 15 - 20 bậc; Nâng xếp hạng Năng lực cạnh tranh - GCI 4.0 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 5 - 10 bậc. Các bộ, ngành không chịu chỉ tiêu cao đâu, nhưng Nghị quyết lại đưa ra các chỉ tiêu cụ thể rất cao. Thủ tướng muốn tạo áp lực lên bộ, ngành. Thứ hai, việc xóa bỏ điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành có xu thế chững lại, thậm chí xuất hiện trở lại. Nghị quyết năm nay đưa giải pháp cụ thể và rất mạnh, tiếp tục cắt giảm 50% danh mục kiểm tra chuyên ngành theo mã HS chi tiết, chứ không phải theo mã HS nhóm ngành; chuyển từ kiểm tra tại thông quan sang giám sát, nhấn mạnh đến thông quan một cửa quốc gia, chuyển hải quan làm đầu mối. Chỉ số này của Việt Nam hiện còn thấp và có dư địa cải thiện. Thứ ba, 10 chỉ số của Ngân hàng Thế giới, nhất là các chỉ số còn dư địa cải cách lớn như khởi sự kinh doanh, phá sản,… đều được nhấn mạnh trong Nghị quyết. Tôi kỳ vọng chỉ số khởi sự kinh doanh tăng được 9-10 bậc nếu bỏ đi 2-3 thủ tục. Chỉ số này của Việt Nam đang bị xếp hạng rất thấp, nhiều năm qua toàn đứng dưới thứ hạng 100 là rất đáng xấu hổ. Tôi từng nói điều này nhiều lần trong các phiên họp của Hội đồng cạnh tranh quốc gia.
Nghị quyết 02 nhấn mạnh vai trò các Bộ trưởng như thế nào trong thúc đẩy cải cách, thưa ông? Nghị quyết nhấn mạnh về trách nhiệm của những người đứng đầu trong tổ chức thực hiện, đề cao vai trò của của các Bộ trưởng. Họ được yêu cầu lấy Nghị quyết này làm tinh thần cải cách, đảm bảo tự do, an toàn kinh doanh, ít tạo rủi ro, chi phí cho doanh nghiệp. Các Bộ trưởng cần bám chặt vào các chỉ số xếp hạng để làm thước đo cho cải cách. Tôi cho rằng, còn hơn một năm trong nhiệm kỳ, họ cần hiểu Nghị quyết 02 là chương trình cải cách cho ngành mình để chỉ đạo, điều hành. Bất cứ ai cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực gì phải bị xử lý. Các Bộ trưởng cần lấy tinh thần đó tạo áp lực lên cấp dưới thì cấp dưới dưới mới làm; còn nếu không, cấp trên không có tinh thần này thì ở dưới không thể chuyển động được. Ông có cho rằng, chỉ Nghị quyết 02 có giúp giải quyết những nút thắt trong môi trường kinh doanh, trong thúc đẩy kinh tế hiện nay? Chỉ riêng Nghị quyết 02 làm sao mà đủ được vì nó mới chỉ tạo sức ép gỡ bỏ rào cản gia nhập thị trường, giảm chi phí, tạo thuận lợi cho kinh doanh thôi. Còn rất nhiều rào cản khác, nhất là việc phân bổ nguồn lực theo thị trường để đảm bảo hiệu quả chưa có. Thể chế thị trường nhân tố sản xuất lâu nay có được đề cập đến đâu. Trước mắt ngay trong năm 2020, tôi cho là cần tập trung làm ngay một số việc cấp bách. Thứ nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải tháo bỏ được các thủ tục để đẩy nhanh dòng đầu tư công bị ách tắc trong mấy năm gần đây. Tình trạng đình trệ đầu tư công không thể kéo dài như thế này được. Thứ hai, tháo gỡ những rào cản đang trói chân trói tay các doanh nghiệp nhà nước. Họ cần phải được tự chủ hơn trong kinh doanh. Các doanh nghiệp nhà nước cần công khai, minh bạch; thoái vốn nhà nước cần đẩy nhanh hơn nữa. Thứ ba, CIEM và VCCI có lập một danh sách mấy chục vấn đề vướng mắc trong đầu tư, xây dựng. Tôi cho là cần tháo gỡ các ách tắc này để khởi công được một vài các dự án quy mô lớn và hi vọng rằng, cần có chỉ đạo trực tiếp từ cấp cao để giải quyết. Các vấn đề này hiện tại chưa được để ý đến. Còn trong trung hạn, theo ông cần tháo gỡ những gì tiếp theo? Ngay từ năm nay nên xác định chương trình cải cách thể chế của những năm tiếp theo; xác định được nội hàm cải cách thì mới đưa ra được giải pháp; chứ nếu nói chung chung thì không thể tạo đột phá được. Muốn cải cách thể chế, thể chế và thể chế thì cần đưa ra nội hàm, mục tiêu, giải pháp chứ không thể nói chung chung được. Tôi cho gốc rễ của vấn đề vẫn là thúc đẩy các thị trường nhân tố sản xuất; nguồn lực được phân bổ theo thị trường để đảm bảo hiệu quả; đảm bảo cạnh tranh mới phát triển lành mạnh được, đảm bảo đổi mới, sáng tạo được. Ví dụ thị trường đất đai, cần thiết kế sao cho quyền sử dụng đất nông nghiệp là tài sản của nông dân, nông dân sẽ vốn hóa được tài sản của họ. Khi nông dân chuyển đổi nghề nghiệp, họ có thể bán được quyền này đi, chứ hiện tại họ không bán được. Luật hiện nay vẫn quy định, nếu không còn là nông dân thì không còn đất. Quy định như vậy thì đất đai không thị trường hóa được. Ngoài chương trình nông thôn mới ra, phải có chương trình đô thị hóa theo hướng tạo tài sản cho nông dân. Quy hoạch theo hướng đừng lấy đất của nông dân, nông đân phải có phần đất ở đó nhưng ai có năng lực tài chính thì xây nhà theo quy hoạch, không đủ sức thì bán đi. Làm như vậy thì người nông dân mới có tài sản, địa tô mới ở lại với họ, giúp giảm bất ổn xã hội. Còn có các thị trường công nghệ, thị trường vốn… Quyền tài sản cần phải được đảm bảo, gắn với cạnh tranh thì mới giúp phát triển kinh tế lên được. Về số hóa, cần khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ đi trước, mở mang hạ tầng. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng là dễ nhất, có nhu cầu, có nền tảng, có thể làm được ngay. Về thanh toán không dùng tiền mặt, hiện tại hoạt động này vẫn đang gắn với ngân hàng. Tôi muốn Việt Nam có một dịch vụ cạnh tranh với ngân hàng, có thể chấp nhận rủi ro nhưng có thể kiểm soát được. Dịch vụ này không bắt buộc phải có ngân hàng đứng đằng sau, phải tách biệt, cạnh tranh với ngân hàng chứ không phải là bổ sung cho ngân hàng. Liên quan các luật về kinh doanh, cần phải thiết kế theo hướng theo chọn bỏ - chứ không thể chọn cho. Phần lớn các luật về kinh doanh vẫn dang tiếp cận theo hướng chọn cho. Chọn cho sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, tạo nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Tư Giang thực hiện | ||||||||
U23 Việt Nam chốt quân chiến U23 châu Á, thầy Park còn lắm chiêu! Posted: 05 Jan 2020 03:03 PM PST - HLV Park Hang Seo giữ Đình Trọng, Nhâm Mạnh Dũng lại danh sách U23 Việt Nam "chiến" giải U23 châu Á, một lựa chọn thể hiện sự biến hoá khó lường từ ông thầy người Hàn. Không bất ngờ... Đúng như những gì đã dự đoán, việc HLV Park Hang Seo tạm chốt danh sách cho U23 Việt Nam đăng ký với BTC VCK U23 châu Á 2020 ít ngày trước quả thực chỉ là "đòn gió" mà chiến lược gia người Hàn Quốc làm. Hai cầu thủ được coi không có tên trong danh sách tham dự VCK U23 châu Á trước đó là Đình Trọng, Nhâm Mạnh Dũng rốt cuộc đều ở lại, và 2 cái tên rời đội cuối cùng rơi vào Trọng Đại và Danh Trung.
Việc lựa chọn Đình Trọng hay Nhâm Mạnh Dũng ở lại rõ ràng không ngạc nhiên. Bởi nếu như việc trung vệ của CLB Hà Nội được chọn vì hàng thủ chưa ổn thì tiền đạo đang khoác áo Viettel rõ ràng nhỉnh hơn về kinh nghiệm so với Danh Trung vốn chỉ chơi ở giải hạng Nhất. Ngoài ra, loại Trọng Đại có lẽ cũng là tiếc nuối khi tiền vệ này có thể hình, kinh nghiệm... nhưng nếu cân đo đong đếm một cách kỹ lưỡng thì lại không so bì được với những người khác nơi tuyến giữa về sự đa năng. và tính toán của ông Park Phải thẳng thắn rằng, trước khi đưa ra quyết định giữ Đình Trọng ở lại hay loại là một quyết định vô cùng khó khăn dành cho HLV Park Hang Seo, bởi ông thừa hiểu học trò cưng vẫn còn gặp vấn đề với chấn thương. Nhưng sau trận đấu gặp U23 Bahrain, HLV Park Hang Seo buộc phải nghĩ khác một phần Đình Trọng chơi ổn trong 45 phút được ra sân. Nhưng điều quyết định nhất lại nằm ở việc hàng thủ U23 Việt Nam chơi không quá tốt, và thiếu hẳn 1 người chỉ huy đẳng cấp.
HLV Park Hang Seo buộc phải "tặc lưỡi" mạo hiểm với đôi chân của Đình Trọng, bởi rõ ràng khả năng chỉ huy hàng phòng ngự, bao quát trên sân mà trung vệ sinh năm 1997 thực sự cần thiết cho U23 Việt Nam trong bối cảnh không có một thủ lĩnh đích thực. Chẳng những thế, hàng thủ của U23 Việt Nam đến lúc này chưa ổn khi Thanh Thịnh mới chấn thương trở lại, Trọng Hùng tỏ ra bỡ ngỡ với vị trí thi đấu mới bên cánh phải, cùng lúc Tấn Tài vắng mặt trận ra quân vì thẻ phạt, cho nên cuối cùng Đình Trọng là lựa chọn không thể tốt hơn nhằm hạn chế điểm yếu trước khung thành đội nhà. Việc lựa chọn Mạnh Dũng lại khác, về cơ bản tiền đạo đang khoác áo Viettel khó lòng cạnh tranh một vị trí đá chính, nhưng lại là phương án dự phòng tốt nhất cho sơ đồ 3-5-2 mà HLV Park Hang Seo sẽ cho U23 Việt Nam chơi tại VCK U23 châu Á tới đây. Ý đồ này rất rõ ràng, bởi người còn lại trên hàng công trong danh sách tập trung ban đầu là Trần Danh Trung thiên về đá cánh, cũng như thể hình nhỏ bé hơn so với Nhâm Mạnh Dũng. Cho nên quyết định chọn chân sút đang khoác áo Viettel không nằm ngoài ý đồ đá 2 tiền đạo của ông Park. HLV Park Hang Seo đã giải quyết xong mối lo về nhân sự, lối chơi, giờ chỉ đợi U23 Việt Nam đá thế nào ở VCK U23 châu Á để biết thêm "chiêu trò" của thầy Park. Xuân Mơ | ||||||||
“Hội đồng trường không phải nơi thông qua cho hiệu trưởng” Posted: 05 Jan 2020 07:54 PM PST Có thể nói, đây là một cuộc cách mạng trong nhận thức, cần phải quyết tâm để thực hiện thiết chế này. Trao đổi với báo chí bên lề hội nghị triển khai Nghị định* hướng dẫn thực hiện luật Giáo dục đại học sửa đổi** sửa đổi sang 6/1, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: "Chủ tịch Hội đồng trường, Hội đồng trường có vai trò quyết định các quyết sách lớn. Đây là cuộc cách mạng trong nhận thức, cần phải quyết tâm để thực hiện thiết chế này".
Phóng viên: Với những hành lang pháp lý mới thiết lập này, trong trường đại học ai sẽ là người có quyền cao nhất? Ông Phùng Xuân Nhạ: Luật và Nghị định này chú trọng đến vai trò của Hội đồng trường (HĐT). Khác với trước, HĐT bây giờ là phải thực quyền. Do vậy, không chỉ có Bộ GD-ĐT, mà chính cơ quan chủ quản các đơn vị này phải thay đổi nhận thức. Các nhà trường, hiệu trưởng bây giờ phải nhìn nhận khác đi. Chủ tịch HĐT và HĐT có vai trò quyết định các quyết sách lớn chứ không phải là nơi thông qua cho hiệu trưởng. Có thể nói, đây là một cuộc cách mạng trong nhận thức, cần phải quyết tâm để thực hiện thiết chế này. Khi lựa chọn thành viên và cơ cấu của HĐT, ngoài thành phần đương nhiên thì thành phần mở rộng hết sức quan trọng. Chủ tịch HĐT phải thực sự có đủ năng lực, đủ trách nhiệm. Trước kia vị trí này có thể kiêm nhiệm, nhưng bây giờ là chuyên trách. Theo tinh thần của Nghị quyết 19 TƯ, Chủ tịch, Bí thư đảng ủy sẽ kiêm Chủ tịch HĐT. Như vậy, người cao nhất trong các trường công lập là Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐT. Thiết chế này đã có sự chỉ đạo của Đảng. Đây là một điểm nhấn. Trước kia thì thường là hiệu trưởng kiêm chủ tịch. Để có thực quyền, phải xây dựng được quy chế tổ chức hoạt động của HĐT cho chất lượng; tiếp theo là nâng cao năng lực quản trị cho HĐT. Đây là thách thức rất lớn. Các nhà trường, các hiệu trưởng có dám bước qua, khi quyền quyết định những vấn đề lớn của nhà trường không phải là hiệu trưởng hay ban giám hiệu nữa hay không. Với những hành lang pháp lý mới này, tinh thần tự chủ đại học được "mở" đến mức độ nào thưa ông? Tôi đã từng phát biểu "Tự chủ không phải chỉ với cơ sở giáo dục đại học mà phải ngấm đến từng bộ phận, từng giảng viên viên". Phải tự chủ sâu đến từng đơn vị trong khoa, đến từng viên chức, nhất là các giáo sư. Các nhà khoa học phải được tự chủ cao. Tự chủ không thể dừng lại ở một vài lãnh đạo bên trên, còn ở dưới không được tự chủ. Theo quan sát cũng như thực tế chúng tôi đang rà soát và chỉ đạo, ở đâu có dân chủ, công khai, minh bạch thì ở đấy sẽ rất tốt. Mọi thứ đều được tập thể bàn luận và công khai, kể cả những bất cập hạn chế, đặc biệt là sai phạm. Chỉ khi nhìn thẳng vào hạn chế, những bất cập, sai phạm, đau cũng phải cắt thì mới có thể có một cơ sở đại học lành mạnh. Sắp tới đây khi thực hiện quyền tự chủ, các trường đại học cần chú trọng những điều gì? Thúc đẩy tự chủ đại học có thể nói là một nội dung quan trọng của lần sửa đổi các hành lang pháp lý lần này. Song song với thực thi quyền tự chủ, cơ sở giáo dục đại học phải có trách nhiệm giải trình nhiều hơn nữa. Bộ GD-ĐT sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn. Trường phải có trách nhiệm thực hiện các quy định về chuẩn như: chuẩn giáo viên, chuẩn chương trình....Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường phải xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng, công khai văn bằng chứng chỉ. Cùng với đó, Bộ GD-ĐT sẽ tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định phạt hành chính cho những đơn vị vi phạm các quy định trong quản lý chất lượng đào tạo. Hiện nay, Bộ GD-ĐT cũng đang ra soát, xây dựng tất cả các văn bản, đặc biệt 4 quy chế đào tạo theo tinh thần của Luật 34 như: Quy chế tuyển sinh, tinh thần tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình; Quy chế quản lý đại học; Quy chế thạc sĩ; Quy chế tiến sĩ. 4 quy chế đào tạo này sẽ được rà soát, tích hợp những điều hợp lý, mạnh dạn bãi bỏ những quy định có tính hành chính để tạo ra hệ thống hành lang pháp lý mạch lạc, bớt những quy định hành chính.
Nhóm phóng viên giáo dục (Ghi) ********** Chú thích: * Nghị định 99: Là Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 1 số điều của Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Giáo dục ĐH (Nghị định 99) * * Luật 34: Là Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Giáo dục Đại học Thay đổi giáo dục đại học: Nửa mừng nửa băn khoăn-"Ra đời" vào sát ngày cuối cùng năm 2019, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục Đại học sửa đổi được đón nhận với cả niềm vui lẫn điều chưa như ý. | ||||||||
Rocket lao tới tấp về đại sứ quán Mỹ tại Iraq Posted: 05 Jan 2020 05:42 PM PST Một loạt rocket đã được phóng về phía đại sứ quán Mỹ tại Baghdad, Iraq song đều trượt mục tiêu và rơi vào một khu nhà gần đó, khiến dân thường thiệt mạng.
Các nguồn tin cảnh sát cho hay, có 6 người bị thương, với một quả rocket rơi trúng nhà của một gia đình. Người dân Baghdad cho hay, có các tiếng nổ lớn vang lên bên trong Vùng Xanh – nơi đặt sứ quán Mỹ và có văn phòng làm việc của chính phủ Iraq. Tiếng còi báo động cũng vang khắp bờ tây của sông Tigris hôm 5/1. Các vụ tấn công trên đánh dấu lần thứ 14 các quả rocket được bắn về phía văn phòng của Mỹ tại Iraq trong hai tháng qua. Trước đó, những người biểu tình ủng hộ Iran đã tấn công đại sứ quán Mỹ tại Baghdad trong hơn một ngày. Cũng trong ngày 5/1, Quốc hội Iraq bỏ phiếu ủng hộ trục xuất mọi quân đội nước ngoài khỏi lãnh thổ Iraq và cắt quan hệ với liên minh quốc tế chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo. Động thái này xuất phát từ việc Mỹ không kích, giết chỉ huy lực lượng tinh nhụệ Quds của Iran là tướng Soleimani tại Baghdad, theo Sputniks. Trước thông tin trên, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố: "Mỹ có một căn cứ không quân vô cùng tiêu tốn tiền của ở Iraq. Washington mất hàng tỷ đô để xây dựng nó. Còn lâu Mỹ mới rời Iraq nếu nước này không trả số tiền đó cho chúng ta…Mỹ sẽ trừng phạt Iraq ở mức mà họ chưa bao giờ biết". Căn cứ không quân mà ông Trump nói tới là Balad, nằm cách Baghdad 80km về phía bắc. Hoài Linh | ||||||||
Tài xế Hà Tĩnh đấm vào mặt CSGT khi bị đo nồng độ cồn Posted: 05 Jan 2020 06:22 PM PST Thượng tá Trần Hải Trung, Trưởng công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, đang tạm giữ tài xế Nguyễn Duy Thành (50 tuổi, trú ở Đức Thọ) để điều tra hành vi chống người thi hành công vụ. Khoảng 20h30 tối qua, tài xế Thành điều khiển xe ô tô BKS 30M-4229 chạy từ hướng quốc lộ 8 về thị trấn Đức Thọ.
Khi thấy CSGT huyện Đức Thọ đang đo nồng độ cồn tại thị trấn Đức Thọ, người này liền lái xe lên vỉa hè rồi bỏ vào một quán cà phê bên đường. Một số CSGT tới yêu cầu tài xế ra đo nồng độ cồn nhưng ông này không chấp hành mà lăng mạ rồi dùng tay đánh vào mặt trung úy Trần Mạnh Thành khiến anh ngã xuống đường.
CSGT sau đó đã thực hiện kiểm tra nồng độ cồn đối với Nguyễn Duy Thành. Kết quả cho thấy tài xế này có nồng độ cồn 0,298 mg/lít khí thở. Thượng tá Trần Hải Trung cho biết: "Tài xế thừa nhận mình có uống rượu. Hiện chúng tôi đang củng cố tài liệu, tạm giữ tài xế Thành để điều tra về hành vi chống đối người thi hành công vụ". Sau nhậu tất niên, nam sinh viên ôm mặt khóc vì bị phạt 7 triệuVi phạm nồng độ cồn mức 3 trong khí thở, nam sinh viên bị phạt 7 triệu, tạm giữ xe máy 7 ngày, nhiều tài xế khác quanh co không ngậm ống thổi. Thiện Lương | ||||||||
Tài xế quốc tịch Pháp uống 1 ly bia cũng bị dính phạt nồng độ cồn Posted: 05 Jan 2020 07:42 PM PST Bị CSGT kiểm tra, lập biên bản vi phạm nồng độ cồn 0,12 miligam/lít khí thở, tài xế có quốc tịch Pháp thừa nhận uống 1 ly bia, nhưng bất ngờ với mức phạt nặng... 22h đêm 5/1, đội CSGT tuần tra dẫn đoàn Công an TP.HCM lập chốt kiểm tra vi phạm nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế trên đường Phạm Văn Đồng, đoạn qua địa bàn quận Thủ Đức. Suốt 2 giờ lập chốt, kiểm tra hàng chục phương tiện, lực lượng chức năng chỉ phát hiện 1 trường hợp vi phạm.
Đó là trường hợp người đàn ông mang quốc tịch Pháp, lái ô tô chở 1 phụ nữ, hướng từ cầu Bình Lợi đến cầu Gò Dưa. CSGT phát hiện tài xế có vi phạm nồng độ cồn với mức 0,12miligam/lít khí thở. Bị CSGT lập biên bản vi phạm, nam tài xế quốc tịch Pháp thừa nhận có uống 1 ly bia và gợi ý muốn được bỏ qua. Tuy nhiên, CSGT vẫn lập biên bản, yêu cầu người này xuất trình các giấy tờ liên quan nhưng tài xế cho biết nhà gần đó và không mang đi. "Chúng tôi đi mua đồ, khi đến mua hàng thì họ mời uống 1 ly bia. Cái chuyện nhỏ xíu thế này mà các anh bắt về nhà lấy giấy tờ thì khó khăn quá" - người phụ nữ đi cùng tài xế nói.
Cán bộ CSGT thuyết phục và cho biết, quy định đã uống rượu bia thì không lái xe nên khi phát hiện có nồng đồ cồn, cảnh sát xử lý theo nghị định 100/2019/NĐ-CP mới ban hành. Người phụ nữ cắt lời, yêu cầu CSGT để chị lái phương tiện về nhà lấy giấy tờ, tuy nhiên bị CSGT khước từ. Cán bộ CSGT cho biết, tạo điều kiện cho người vi phạm đi taxi về nhà lấy giấy tờ liên quan đến làm việc. Tuy nhiên, người phụ nữ vẫn cứng rắn không chấp nhận: "Đời tôi chưa bao giờ đi taxi…". Với lỗi vi phạm này, mức phạt là 7 triệu, tước bằng lái 11 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày. Khi CSGT công bố, lập tức bị người phụ nữ phản ứng gay gắt. "Xe chúng tôi đi làm ăn, tự nhiên nói 0,12miligam/lít khí thở để giữ xe, tước bằng. Tôi chấp nhận giữ xe, các anh đưa quy định, nghị định đó ra đây để người dân chúng tôi biết… "- người phụ nữ yêu cầu. Sau khoảng 1 giờ, khi CSGT đưa nghị định và đối chiếu các vi phạm trong các điều khoản, mức phạt. Đồng thời, lái xe cũng bổ sung thêm bằng lái xe và các giấy tờ liên quan rồi ký vào biên bản mới chấp nhận ra về. CSGT nháo nhào tìm thanh niên làm 'chuyện lạ' trước chốt đo cồnNam thanh niên bỏ lại ô tô trước chốt đo nồng độ cồn rồi lao nhanh qua đường khiến CSGT phải nháo nhào chạy theo tìm kiếm… Tuấn Kiệt | ||||||||
CSGT chặn đầu xe khách xử phạt như trong phim Posted: 05 Jan 2020 07:53 AM PST CSGT dùng xe mô tô chuyên dụng tuần tra, kiểm soát, áp sát, chặn đầu xe ô tô khách dừng, đỗ sai quy định để xử phạt. Tuyến đường Phạm Hùng là nơi có bến xe Mỹ Đình với lưu lượng ra vào bến hàng trăm xe mỗi ngày. Tình trạng xe dừng, đỗ đón trả khách trên tuyến đường này gây mất an toàn giao thông, ùn tắc diễn ra hàng ngày. CLIP: CSGT Đội 6 xử lý xe khách vi phạm Đội Cảnh sát giao thông số 6, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội cuối tuần qua đã ra quân xử lý xe khách vi phạm với mức xử phạt mới theo Nghị định 100 của Chính phủ.
Cán bộ Đội CSGT số 6, thượng úy Lê Thanh Hà chia sẻ: "Dịp Tết Nguyên đán 2020, Đội CSGT số 6 triển khai chuyên đề xử lý các lỗi vi phạm giao thông liên quan đến xe khách. Theo đó, các tổ công tác sẽ tuần tra lưu động, thường xuyên phát hiện các trường hợp vi phạm và xử lý theo đúng quy định".
Khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng tuần tra, "chim mồi" của các nhà xe đã báo cho các lái xe nên việc xử lý dừng, đỗ sai quy định gặp nhiều khó khăn. Cán bộ chiến sỹ CSGT đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ như ghi hình để phạt nguội, dùng xe mô tô tuần tra trên tuyến, áp sát chặn đầu xe khách đang dừng đỗ để xử lý. Sau nhậu tất niên, nam sinh viên ôm mặt khóc vì bị phạt 7 triệuVi phạm nồng độ cồn mức 3 trong khí thở, nam sinh viên bị phạt 7 triệu, tạm giữ xe máy 7 ngày, nhiều tài xế khác quanh co không ngậm ống thổi. P.Trần | ||||||||
Vụ Nguyễn Tiến Dũng dâm ô: Giáng chức nữ Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xã hội Posted: 05 Jan 2020 07:55 PM PST Liên quan đến vụ Nguyễn Tiến Dũng dâm ô, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đã giáng chức nữ Giám đốc Võ Thị Thanh Kim xuống làm Phó giám đốc. Trao đổi với VietNamNet bên lề Hội nghị Triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của TP.HCM, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết, Sở vừa tiến hành kỷ luật giáng chức nữ Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xã hội (TTHTXH) Võ Thị Kim Thanh và cảnh cáo Phó giám đốc Phạm Đình Lương.
Theo ông Tấn, sai phạm của Giám đốc TTHTXH và Phó giám đốc phụ trách liên quan đến vụ Nguyễn Tiến Dũng dâm ô là nghiêm trọng, không thể không kỷ luật. Vì thế, ngày 26/12/2019, Sở đã thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét hình thức kỷ luật phù hợp đối với Giám đốc Võ Thị Thanh Kim và Phó giám đốc Phạm Đình Lương. "Giám đốc Võ Thị Thanh Kim đã bị giáng chức xuống làm Phó giám đốc trung tâm, riêng Phó giám đốc Phạm Đình Lương thì bị kỷ luật cảnh cáo", ông Tấn cho hay. Cùng thời gian này, ông Tấn cho biết tại TTHTXH, Sở LĐ-TB&XH đã tiến hành công bố các hình thức kỷ luật đối với Giám đốc, Phó giám đốc liên quan đến vụ Nguyễn Tiến Dũng dâm ô. Như VietNamNet đã thông tin, ông Nguyễn Tiến Dũng (48 tuổi, ngụ Q.3, là cán bộ phòng quản lý hồ sơ - giáo dục, tư vấn của Trung tâm) đã có hành vi dâm ô 3 bé gái đang được quản lý tại đây, gây xôn xao dư luận.
Sau khi nhận được đơn tố giác và phản ánh của báo chí ngày 17/11, các ngành chức năng của TP.HCM vào cuộc xử lý. Ngay trong chiều cùng ngày, Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Thạnh đã ra quyết định bắt người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Tiến Dũng để điều tra về hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Hồ Văn Vụ Nguyễn Tiến Dũng dâm ô, sai phạm của nữ giám đốc trung tâm là nghiêm trọngGiám đốc Sở LĐ-TB&XH đánh giá sai phạm của Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xã hội trong vụ Nguyễn Tiến Dũng dâm ô là nghiêm trọng, Sở sẽ lập Hội đồng để đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp. | ||||||||
Một triệu đồng cho dịch vụ đưa khách say và xe hơi về nhà Posted: 05 Jan 2020 07:39 PM PST Với 1 khoản tiền theo thỏa thuận, khách say và phương tiện (ô tô) sẽ được đưa về nhà một cách an toàn. Từ 1/1/2020, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực. Luật nghiêm cấm việc 'Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn'. Trước thực tế này, dịch vụ đưa người say về nhà bắt đầu phát triển ở nhiều khu vực với mức chi phí khác nhau. Anh Giang Minh Đức (Hà Nội), admin của trang Say tìm xế - Xế đỡ say cho biết về quy trình hoạt động của dịch vụ: 'Khách hàng cần thuê lái xe đưa đón lúc đi liên hoan, mang xe về nhà sau khi đi nhậu… phải có thông tin, thời gian và địa điểm cụ thể. Sau đó, khách sẽ chọn tài xế theo danh sách, địa bàn và liên hệ với chúng tôi để xác nhận thông tin chuyến đi. Từ đó, chúng tôi sẽ sắp xếp lịch trình cho tài xế'.
Anh Đức đang có khoảng 10 tài xế thực hiện dịch vụ này. Các tài xế đều là người quen nên anh hoàn toàn tin tưởng. 'Phải có đội xế quy củ, minh bạch thì mới phát triển được', anh nói. 'Yêu cầu đối với tài xế là phải có ảnh, sơ yếu lý lịch, giấy tờ tùy thân và bằng lái. Tài xế nam sẽ phục vụ khách nam, tài xế nữ sẽ phục vụ khách nữ. Chúng tôi ưu tiên các tài xế có kinh nghiệm lâu năm và thành thạo dịch vụ', anh cho biết thêm. Về mức giá, anh Đức tiết lộ: 'Chi phí ban đầu đang là tự thỏa thuận giữa khách và tài xế được thuê tùy theo vị trí địa lý. Sau này, chúng tôi sẽ xây dựng mức giá cụ thể'. Anh cũng cho biết thêm, chi phí này sẽ cao hơn nhiều so với giá xe ôm, taxi thông thường bởi khung giờ thường rơi vào ban đêm và chở người say sẽ vất vả hơn. Mới thành lập dịch vụ nhưng nhóm tài xế của anh Đức đã thực hiện được một số chuyến. 'Chủ yếu các chuyến này là khách ở tỉnh xa. Họ xuống Hà Nội liên hoan sau đó quá say nên yêu cầu chúng tôi hỗ trợ để về tỉnh. Hiện, dịch vụ mới triển khai nên khách và tài xế đều là người tôi quen và các chuyến đi đều an toàn, thuận lợi'. Anh cũng tiết lộ, nhóm của anh vừa thực hiện chở khách chuyến Hà Nội - Lạng Sơn với mức giá 1 triệu đồng. Admin của trang cũng thừa nhận, hiện, khách hàng chưa quen với loại hình dịch vụ này nên việc triển khai gặp khá nhiều khó khăn.
'Dịch vụ đưa người say về nhà ở Hàn Quốc đã triển khai rất chuyên nghiệp. Nếu triển khai ở Việt Nam, chúng ta cần thêm thời gian bởi người Việt có thói quen sau khi say thường nhờ người thân, bạn bè đưa về. Sắp tới, tôi đang có dự định phát triển thành app để dịch vụ chuyên nghiệp hơn', anh nói thêm. Tương tự, anh Phạm Văn Hải (SN 1985, Bắc Ninh) cũng triển khai dịch vụ đưa người say về nhà tại TP Bắc Ninh. Anh Hải đã từng có thời gian sống và làm việc tại Trung Quốc và thấy dịch vụ này khá phát triển. Khi về nước, anh mong muốn triển khai từ cách đây khá lâu nhưng chưa có cơ hội. Sau khi Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực, anh quyết tâm triển khai dịch vụ. 'Bảng giá đối với việc đưa khách và xe máy về nhà sẽ là 200 nghìn trong nội thành TP Bắc Ninh. Nếu ở ngoại thành, chúng tôi phụ thu 20 nghìn đồng/km.
Với khách và xe ô tô, trong khu vực nội thành TP Bắc Ninh, chúng tôi áp dụng mức giá 350 nghìn đồng. Nếu khách ở ngoài thành phố, chúng tôi phụ thu thêm 20 nghìn', anh Hải cho biết. Tài xế này cũng khẳng định, việc tuyển tài xế cho dịch vụ này rất khắt khe. Để đảm bảo an toàn cho khách, tài xế muốn làm dịch vụ phải cung cấp bằng lái xe, hồ sơ và đặc biệt ưu tiên các tài xế có sức khỏe, kinh nghiệm để làm việc khung giờ đêm và hỗ trợ người say về nhà. Theo anh, khó khăn nhất khi triển khai dịch vụ này ở Việt Nam là hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, chưa phát triển các phương tiện công cộng như tàu điện ngầm. 'Sau khi đưa khách về nhà, tài xế buộc phải có phương tiện để quay về nhà mình. Hiện, chúng tôi đang triển khai đưa khách về nhà theo nhóm. Tức là sẽ có 2 người đi cùng 1 chuyến, để sau khi hoàn thành dịch vụ, tài xế có người đưa quay trở về nhà. Sắp tới, tôi dự định sẽ mua xe đạp điện (loại gấp nhỏ gọn) có thể cho vào cốp xe ô tô. Như vậy khi đến đón khách, tài xế cho xe của mình vào xe ô tô của khách. Sau khi trả khách, có thể dùng phương tiện của mình để về nhà', anh nói thêm. Các tài xế cũng nhận định, đang dịp cận Tết Nguyên đán, nhu cầu khách hàng cao nên họ sẽ tuyển thêm tài xế để phát triển dịch vụ của mình hơn. Báo Tây chỉ cách uống bia của người Việt NamCách uống bia của người Việt đôi khi khiến các vị khách nước ngoài bối rối vì khác biệt văn hóa. Ngọc Trang | ||||||||
Đau bả vai, cô giáo Hà Nội bị ung thư xương mà không biết Posted: 05 Jan 2020 08:19 PM PST - Chị Thúy chịu đựng cơn đau âm ỉ như kiến cắn ở bả vai suốt 5 năm. Chỉ đến khi không nâng tay được mới đi khám, bác sĩ kết luận đã bị ung thư. Tuyệt vọng vì ung thư xương bả vai Chị Lương Thị Thúy, 43 tuổi, ở Thái Nguyên là giáo viên tiểu học. Chị chia sẻ, 5 năm trở lại đây, chị thường xuyên thấy tay phải của mình ngày càng đau, lúc đầu đau âm ỉ, như kiến cắn trong khớp vai phải, sau cơn đau lan dần lên phía ngực và ra phía sau. Tuy nhiên, cơn đau không gây hạn chế vận động, không sốt cũng như không gầy sút cân nên chủ quan. Sau đó, chị có đi khám ở một số cơ sở y tế nhưng cũng không phát hiện ra bệnh. Đến năm 2018, chị Thúy đến khám tại BV Việt Đức, được chẩn đoán u xương phải bả vai, khối u to bằng hòn bi ve đã xâm lấn phần mềm xung quanh. Bác sĩ cho biết, đây là vùng rất nguy hiểm, là nơi mạch máu và thần kinh từ thân mình đi xuống tay, phẫu thuật rất dễ chạm vào thần kinh gây liệt, chạm vào mạch gây tổn thương mạch máu. Nếu lấy bỏ khối u, đồng nghĩa với việc lấy toàn bộ xương bả vai, trong khi ở Việt Nam chưa có trường hợp hợp nào được thay khớp bả vai. Bài toán quá khó nên bác sĩ tạm thời kê cho bệnh nhân thuốc giảm đau. Chị Thúy ra về trong tâm trạng vô cùng tuyệt vọng. Trở về nhà, tình trạng của chị Thúy ngày một nặng thêm, không thể đi xe, không thể nâng tay. Không bỏ cuộc, chị đã đi khám thêm nhiều cơ sở y tế khác, gặp cả chuyên gia Singapore nhưng tất cả đều lắc đầu nói với cô là bệnh này chưa chữa được ở Việt Nam. Đến đầu tháng 9/2019, nhờ người bạn thân giới thiệu, chị Thúy đến gặp PGS.TS Trần Trung Dũng, Phó Giám đốc BV đa khoa Xanh Pôn. Sau khi đọc kết quả và thăm khám kỹ lại khớp vai phải, PGS Dũng trấn an chị rằng có thể có cách chữa. 1 tuần sau đó, PGS Dũng liên tục đọc tài liệu, liên hệ với các giáo sư ở nước ngoài, đặc biệt là với Giáo sư ở Nakazawa, Nhật Bản – chuyên gia về thay xương bả vai và liên hệ công ty thiết bị thay khớp xem có nhập được xương bả vai nhân tạo không. Sau khi tất cả đã chuẩn bị xong, PGS Dũng liên hệ với chị Thúy, đưa ra phác đồ: Cách thứ nhất, cắt bỏ toàn bộ xương bả vai và khối u, sau đó khâu lại phần mềm. Cách thứ hai là cắt bỏ toàn bộ xương bả vai và khối u, đồng thời phẫu thuật thay toàn bộ xương bả vai phải – chính khối xương bị ung thư. Cách này kết hợp điều trị thuốc nội khoa đơn thuần, kết hợp xạ trị và hóa chất. PGS Dũng cho biết, trên thế giới cũng không có nhiều nơi thực hiện kỹ thuật thay khớp bả vai. Tại châu Á, số ca thực hiện kĩ thuật này chỉ vài chục ca. Vì không muốn trở thành người tàn tật, chị Thúy ngay lập tức đồng ý với phương án 2. Lần đầu tiên Việt Nam thay khớp bả vai Trước khi phẫu thuật, chị Thúy nhập viện BV K để xạ trị kết hợp hoá chất trước. 2 tháng sau, ngày 28/12 vừa qua, PGS Dũng cùng ekip mổ BV K đã cắt toàn bộ khối u xương và xương bả vai phải, đồng thời thay thế xương bả vai nhân tạo. Ca phẫu thuật được thực hiện trong vòng 3 tiếng liên tục và thành công hơn cả mong đợi của kíp mổ. PGS Dũng chia sẻ, khối u xương của bệnh nhân đã làm cho xương bả vai to và nặng gần gấp đôi xương thật, khối u đã lan rộng ra xung quanh, chèn ép vào một số nhánh dây thần kinh trên vai của bệnh nhân. Với thành công này, chị Thúy là bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam được thay khớp bả vai. Đây là kĩ thuật khó do khác với các xương khác, xương bả vai là khối xương nằm phía sau ngực, không cố định chắc chắn vào bất cứ xương nào, mà "treo lơ lửng" giữa các khối cơ lưng và chi trên. Vì vậy điều khó nhất trong phẫu thuật thay xương bả vai chính là làm sao cho xương bả vai nhân tạo sau khi thay thế vào vẫn treo giữa các khối cơ mà vẫn đạt giải phẫu ban đầu, không bị lệch hay biến dạng vai khi tay hoạt động. Đồng thời phải đảm bảo thẩm mỹ và không để lại biến chứng mạch máu và thần kinh nào. Với thành công của ca phẫu thuật cho bệnh nhân Thúy sẽ mở ra cơ hội cho các bệnh nhân bị ung thư xương bả vai nói riêng, ung thư nói chung. Thúy Hạnh Nữ giáo viên 36 tuổi bị khối u ăn mục xương mà không biết- Bệnh diễn tiến rất âm thầm, đến khi bệnh nhân thấy đau và đi khám thì khối u đã ăn mục ruỗng xương và xụn. | ||||||||
Tạm giữ chủ thầu 9X trả lương cho công nhân bằng ma túy ở Hà Nội Posted: 05 Jan 2020 09:20 PM PST Cơ quan chức năng quận Thanh Xuân tạm giữ Lê Văn Anh (SN 1990, ở Thanh Hoá), người nghi là chủ thầu trả lương cho nhóm công nhân bằng ma túy. Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) hôm nay cho biết, vừa triệt phá liên tiếp 2 tụ điểm kinh doanh, tàng trữ, sử dụng các chất ma tuý. Cả 2 tụ điểm này đều nằm trong khu công trường đang xây dựng và đối tượng sử dụng, mua bán đều là công nhân lao động tự do đến từ các tỉnh phía Bắc.
Theo tài liệu điều tra, đêm 3/1, từ nguồn tin tố giác tội phạm của quần chúng, thông qua công tác rà soát, trinh sát địa bàn, Công an phường Hạ Đình phối hợp với Đội Cảnh sát phòng chống tệ nạn ma tuý Công an quận Thanh Xuân ập vào khu vực lán trại phía trong 1 công trình đang thi công. Tại căn gác xép của khu vực lán trại, lực lượng chức năng bắt quả tang hàng chục người đang sử dụng ma tuý. Gần 20 người có mặt trong khu vực này đã bị tạm giữ, đưa về công an phường đấu tranh làm rõ.
Bước đầu, nhóm đối tượng khai nhận là người dân tộc thiểu số, về Hà Nội lao động cho chủ thầu xây dựng được hơn 2 tháng. Thay vì được trả công bằng tiền, chủ thầu đưa ma tuý hàng ngày để các công nhân cùng nhau sử dụng, thông qua một người làm bảo vệ tại công trình. Vì nhận lương bằng ma tuý, nên nhiều công nhân vào công trường lao động này bị nghiện nặng; có em chưa đến 15 tuổi bỏ nhà trốn vào đây lao động cũng bị nghiện.
Vụ việc đang được lực lượng chức năng điều tra, làm rõ. Trước đó, cuối tháng 12/2019, công an quận Thanh Xuân kiểm tra hành chính 1 công trình đang xây dựng, tạm giữ, đưa về trụ sở công an gần 40 người không đăng ký tạm trú theo quy định. Test nhanh tại chỗ cho thấy, có 8 người dương tính với ma tuý. Công nhân khai chủ thầu xây dựng ở Hà Nội trả lương bằng ma tuýLời khai ban đầu người làm trong 1 công trường đang xây dựng ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho thấy được chủ thầu xây dựng trả công bằng ma tuý để sử dụng thay vì bằng tiền. Nhị Tiến |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất trong ngày - Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét