“Trung Quốc kéo dài kỳ nghỉ Tết vì virus corona lây lan mạnh” plus 14 more |
- Trung Quốc kéo dài kỳ nghỉ Tết vì virus corona lây lan mạnh
- Ngồi nhà bấm nút làm thủ tục, doanh nghiệp khỏi cần gặp ai đó
- Virus corona: Khánh Hòa thông tin bệnh nhi tử vong do nhiễm chủng cũ của corona
- Dân hiến ngàn m2 đất mặt tiền, đường làng láng bóng như ở phố
- Âm 3 độ Fansipan hóa châu Âu, băng tuyết phủ khắp nơi
- Việt Nam chúng ta có niềm tự hào và cảm hứng bất tận
- Thông tin bất ngờ về nguồn lây virus corona từ ca bệnh đầu tiên ở Vũ Hán
- Giá vàng 2020, khởi đầu bùng nổ, chờ một năm kỷ lục mới
- Bốc quẻ cho Công Phượng năm Canh Tý: Gieo mầm, gặt quả…
- Hơn 50 thầy đồ hội tụ, Tết xưa được tái hiện ở Văn Miếu
- Mùng 3 Tết Canh Tý chen chân đi ăn bún riêu, nhiều hàng tăng giá
- Niêu cá kho làng Vũ Đại giá tiền triệu 'đón Tết' ở Singapore, Nhật Bản
- Hướng đi của dòng tiền đổ vào bất động sản năm 2020
- Đột phá trong tư duy để Việt Nam bứt phá
- Một buổi sáng dạo phố thời 4.0
Trung Quốc kéo dài kỳ nghỉ Tết vì virus corona lây lan mạnh Posted: 26 Jan 2020 06:41 PM PST Trung Quốc vừa quyết định kéo dài thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, như một biện pháp góp phần kiểm soát dịch viêm phổi do virus corona gây ra. Theo Tân Hoa xã, ngày 26/1, Quốc vụ viện Trung Quốc đã họp khẩn và thông qua các kế hoạch tăng thời gian nghỉ Tết đón Xuân Canh Tý 2020 thêm 2 ngày, đến ngày 2/2. Kỳ nghỉ Tết chính thức bắt đầu ngày 24/1 và lẽ ra kế thúc vào ngày 30/1.
Cuộc họp do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì. Các thành viên tham dự xác định Trung Quốc đang ở thời điểm then chốt trong nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh. Do vậy, đảng bộ và chính quyền các cấp phải tích cực triển khai các biện pháp "được lên kế hoạch tốt, quyết đoán, mạnh mẽ, theo đúng chỉ đạo và khoa học" để ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của virus. Cuộc họp nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung và tăng cường công tác ngăn chặn dịch bệnh tại tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán. Một danh sách các điểm được đưa ra, bao gồm: Cử các nhóm tới Hồ Bắc để làm việc trực tiếp tại thực địa; Phối hợp các nguồn lực khắp cả nước để ưu tiên cung cấp nhân sự và hàng hóa y tế như quần áo bảo hộ, khẩu trang... cho công tác ngăn dịch ở Hồ Bắc và Vũ Hán, cùng với các đồ dùng thiết yếu cho dân chúng; Mở "các hành lang xanh" để đảm bảo vận chuyện suôn sẻ đồ tiếp tế; Tăng cường xây dựng các bệnh viện chuyên chữa trị cho những người nhiễm bệnh và cách ly một số khách sạn; Đảm bảo chẩn đoán và chữa trị kịp thời cho các trường hợp bị sốt. Tăng cường luân chuyển và bảo vệ đội ngũ y bác sĩ, áp dụng các biện pháp làm dịu căng thẳng; Hạn chế dòng người đi lại qua các vùng nông thôn và thành thị... Ngoài ra, cuộc họp cũng yêu cầu các địa phương phải thành lập các nhóm đi đầu và các quan chức phải đứng ở tuyến đầu; Tăng cường giám sát, cách ly nghiêm ngặt những trường hợp được xác định đã nhiễm bệnh, và áp dụng các biện pháp kiểm tra, cách ly những trường hợp nghi nhiễm; Đẩy nhanh thiết lập các bệnh viện, giường nằm và khu vực cách ly để ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh ở những thành phố có nhiều ca nhiễm; Hoãn hủy và giảm các cuộc họp mặt, tụ tập đông người; Tăng cường hoạt động ngăn chặn virus ở các khu vực nông thôn; Sắp xếp ngăn chặn dịch bệnh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán; Triển khai các biện pháp giảm dòng người đi lại như kéo dài thời gian nghỉ Tết, điều chỉnh ngày học sinh trở lại trường, khuyến khích mọi người làm việc ở nhà qua mạng... Cuộc họp cũng nhấn mạnh việc tăng cường chữa trị cho các bệnh nhân để giảm thiểu tử vong, đào tạo các nhân sự y khoa chuyên nghiệp và tập trung các nguồn lực nhằm sớm đạt được đột phá trong nghiên cứu và phát triển vaccine. Loạt biện pháp kể trên là nỗ lực mới của các nhà chức trách Trung Quốc giữa lúc dịch viêm phổi do virus corona đang lan rộng, với số ca tử vong tăng cao. Cùng ngày 26/1, Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) Trung Quốc đưa ra cảnh báo về nguy cơ virus corona lây lan ngày càng mạnh và tình trạng lây nhiễm có thể tiếp tục gia tăng. Giám đốc NHC Ma Xiaowei cho biết, giới chuyên gia hiện vẫn chưa thể hiểu rõ về virus corona chủng mới. Thời kỳ ủ bệnh của loại virus này thường từ 1 đến 14 ngày nhưng trong khoảng thời gian này virus vẫn có thể lây lan, không giống như chủng corona gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) bùng phát ở Trung Quốc giai đoạn 2002-2003 (vốn khiến gần 800 người trên toàn cầu tử vong). Virus corona bùng phát ở thành phố Vũ Hán từ cuối năm ngoái và lan sang nhiều tỉnh thành, trong đó có Bắc Kinh và Thượng Hải. Virus corona cũng đã xuất hiện ở một số nước như Mỹ, Pháp, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia. Theo CCTV, tính đến hết ngày 25/1, số người tử vong từ virus corona là 56 trong khi gần 2.000 ca mắc bệnh, trong đó có hơn 300 ca mắc mới tại Trung Quốc. Thanh Hảo | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ngồi nhà bấm nút làm thủ tục, doanh nghiệp khỏi cần gặp ai đó Posted: 26 Jan 2020 05:25 PM PST Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng chia sẻ với VietNamNet nhiều tin vui trong năm mới về cải cách thủ tục hành chính qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Không làm thay bộ ngành, địa phương Với sự ra đời của Cổng dịch vụ công quốc gia, chỉ cần một lần truy cập, bằng tài khoản duy nhất, người sử dụng có thể làm hàng loạt các dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh. Bộ trưởng có thể khái quát lợi ích mà Cổng dịch vụ công quốc gia mang lại cho người dân và DN? Với quyết tâm của Chính phủ và Thủ tướng xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động hướng tới phục vụ người dân, DN, Cổng dịch vụ công quốc gia có vai trò rất quan trọng trong việc làm thay đổi toàn diện những suy nghĩ và cách tiếp cận, cách phục vụ của các cơ quan công quyền, cơ quan hành chính nhà nước. Từ đó đòi hỏi cán bộ, công chức của các cơ quan nhà nước phải thay đổi thái độ, cải cách thủ tục hành chính và cả ý thức trách nhiệm. Người dân và DN sẽ được hưởng dịch vụ công một cách thuận tiện, nhanh chóng, minh bạch, công khai, tôi cho đây là một bước tiến rất quan trọng. XEM CLIP: Triển khai từ ngày 9/12/2019 tính đến 16h ngày 15/1/2020, chỉ hơn 1 tháng hoạt động đã có 27.681 tài khoản đăng ký; 476.319 hồ sơ đồng bộ trên cổng. Trong đó đã giải quyết 4.565 hồ sơ trực tuyến thực hiện từ cổng; hỗ trợ 2.704 cuộc gọi tới tổng đài và có 9,75 triệu lượt truy cập. Đây là điều rất mừng. Chúng ta mới chỉ đưa vào áp dụng đối với 8 nhóm dịch vụ công như cấp mới, cấp đổi giấy phép lái xe quốc tế và trong nước; cấp điện trung áp, hạ áp, thanh toán tiền điện, cấp CO, thông báo khuyến mại… thì sự tham gia của người dân rất tốt. Vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn mạng cho người dùng, tránh để lộ, lọt thông tin được thực hiện ra sao? Chúng ta tin tưởng rằng khi xây dựng dịch vụ công thì đã có thiết kế rất rõ. Đó là xử lý trên cơ sở dữ liệu phân tán để hạn chế rủi ro. Sau khi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm tại Estonia, chúng ta đã có thiết kế theo mô hình này. Như vậy, chúng ta kết hợp cả phân tán dữ liệu ở các bộ, ngành, địa phương thì tất cả các bộ, ngành, địa phương đều có trách nhiệm tham gia bảo mật dữ liệu. Các cơ quan chính được Thủ tướng giao như: Bộ Quốc phòng, Công an, TT&TT, Ban Cơ yếu Chính phủ đều phải có trách nhiệm trong việc bảo mật an toàn thông tin. Trước khi Cổng dịch vụ công quốc gia đi vào vận hành đều có sự đánh giá của cơ quan chức năng nhà nước.
Thứ ba nữa là phải có trách nhiệm của cơ quan cung cấp dịch vụ. Khi chúng ta đặt đề bài cho VNPT thiết kế phần mềm thì liên quan đến vấn đề thiết kế, vận hành, thủ tục hành chính, thiết kế hệ thống thì bao giờ cũng yêu cầu phải đảm bảo an toàn thông tin. Khi đi vào vận hành, các chuyên gia Pháp, chuyên gia nước ngoài ở Ngân hàng Thế giới đều đánh giá hệ thống hiện nay của chúng ta là yên tâm, đảm bảo an toàn. Nhiều ý kiến lo ngại việc có Cổng dịch vụ công quốc gia có thể dẫn tới tình trạng các bộ ngành, địa phương ỷ lại trong việc giải quyết thủ tục hành chính của mình. Ông nghĩ sao về việc này? Nếu hiểu Cổng dịch vụ công quốc gia làm thay chức năng của các bộ, cơ quan quản lý nhà nước là không phải. Cổng chỉ đặt nền tảng, là một đường truyền dữ liệu cơ sở trên cơ sở trục liên thông văn bản quốc gia thì có thể tích hợp được tất cả các dịch vụ công của bộ, ngành, địa phương. Khi chúng ta kết nối theo nguyên tắc là chúng ta không phụ thuộc thời gian, biên giới hành chính. Như vậy người dân bất kỳ ở đâu đều có thể truy cập để làm thủ tục, trước hết là 8 nhóm dịch vụ công. Các trung tâm hành chính công của địa phương, hệ thống điện tử thuộc bộ vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình. Không phải bất cứ dịch vụ nào cũng đưa lên Cổng mà chúng ta chỉ chọn những dịch vụ có hồ sơ xử lý trên nền điện tử. Thứ hai nữa là đảm bảo quy trình, thủ tục, đảm bảo tất cả những hồ sơ giấy tờ không cần thiết, ngay cả quy trình xử lý không được tái cấu trúc, bộ thủ tục hành chính không được tái cấu trúc, rồi ngay cả vấn đề liên quan đến không đảm bảo được cấp độ 3, cấp độ 4 thì dứt khoát kiên quyết không đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Mở rộng thêm 15 nhóm dịch vụ công Vậy theo Bộ trưởng, Cổng dịch vụ công quốc gia có được xem là lệnh bài để diệt trừ nạn tham nhũng vặt ở nhiều khu vực công đã và đang làm xói mòn niềm tin của người dân và DN trong thời gian qua? Đúng là như vậy. Chúng ta biết, dư luận nhân dân và DN cho rằng hiện nay có một số việc không tốt lắm trong quá trình thực thi công vụ, cán bộ, công chức ở chỗ này, chỗ khác còn nhũng nhiễu. Một là trách nhiệm chưa được phát huy đầy đủ; hai là thái độ phục vụ; thứ ba nữa là đưa ra những lý do, câu chuyện mà người ta vẫn gọi là tham nhũng vặt để tạo ra những tiêu cực, lợi ích. Tất cả các thứ này đều không được minh bạch, không có cơ quan giám sát, kiểm tra.
Cổng dịch vụ công quốc gia giúp cho những việc này được công khai, minh bạch nhất. Các hồ sơ, thủ tục đã thực hiện trên Cổng đều thể hiện rõ toàn bộ thông tin. Người dân, DN không cần phải gặp ai đó, cán bộ thi hành công vụ mà có thể ở bất kỳ vị trí nào, địa giới hành chính nào đều có thể dùng các thiết bị di động để truy cập xử lý thủ tục, hồ sơ của mình. Đây cũng là những giải pháp rất căn cơ, rất quan trọng để các cơ quan hành chính nhà nước phải cải cách, đặc biệt là về trách nhiệm, thái độ của cán bộ thi hành công vụ, chống được cái gọi là phát sinh tiêu cực không cần thiết. Hiện mới chỉ có 8 dịch vụ công được đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia thực hiện chủ yếu là cấp độ 3. Vậy khi nào người dân có thể tham gia ở cấp độ 4 và mở rộng sang các dịch vụ khác? Trong 8 vụ công thì chúng ta chỉ có cấp bằng lái xe là cấp độ 3. Ngoài 8 dịch vụ công, trong quý 1/2020, chúng ta có thể đưa một số dịch vụ công vào. Hiện chúng tôi đã bàn với Bộ Công an phải đưa dịch vụ liên quan đến thu phí trước bạ ô tô, xe máy, đấu giá biển số xe, vấn đề liên quan đến thu nộp tiền phạt vi phạm giao thông đường bộ…để báo cáo với Thường trực Chính phủ, Thủ tướng sớm quyết định đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Với cơ quan thuế có thể thực hiện đăng ký nộp thuế của hộ gia đình. Với cơ quan hải quan là bổ sung tờ khai hải quan hay các vấn đề liên quan đến dịch vụ, đặc biệt là đối với ngành Công thương, rất nhiều dịch vụ chúng ta có thể cải cách. Tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia khoảng 15 nhóm dịch vụ nữa. Những dịch vụ khó chúng ta sẽ làm chắc nhưng làm dần lên cấp độ 4. Thu Hằng - Clip: Đức Yên Từ hôm nay, ngồi nhà bấm nút đổi bằng lái xe, thẻ BHYT nhàn tênhTừ chiều nay, cổng dịch vụ công quốc gia chính thức hoạt động, người dân ngồi nhà hay bất cứ đâu đều có thể làm một số thủ tục như đổi bằng lái xe, thẻ BHYT... | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Virus corona: Khánh Hòa thông tin bệnh nhi tử vong do nhiễm chủng cũ của corona Posted: 26 Jan 2020 09:43 PM PST Theo lãnh đạo Sở Y tế, virus mà bệnh nhân H. nhiễm là chủng cũ của corona, thỉnh thoảng vẫn xuất hiện. Loại virus này khác hoàn toàn với chủng virus corona nCoV đang lây lan ở Trung Quốc. Mấy ngày qua, mạng xã hội và người dân tỉnh Khánh Hòa lan truyền thông tin bệnh nhân L. N. Th. T. H. (10 tuổi, ngụ huyện Cam Lâm) bị nhiễm virus corona, dẫn đến tử vong khiến cộng đồng hoang mang. Tuy nhiên, sáng nay lãnh đạo Sở Y tế Khánh Hòa cho hay, bệnh nhi H. nhập viện ngày 8/1, hôm sau thì tử vong. Chẩn đoán ban đầu xác định bệnh nhi này tử vong do viêm phổi nặng, nghi mắc cúm. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân được trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa gửi đến Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm. Kết quả mẫu bệnh phảm dương tính với virus chủng NL63.
Theo lãnh đạo Sở Y tế, virus mà bệnh nhân H. nhiễm là chủng cũ của corona, thỉnh thoảng vẫn xuất hiện. Loại virus này khác hoàn toàn với chủng virus corona nCoV đang lây lan ở Trung Quốc. Cách ly 4 người Việt, 4 người Trung Quốc Ngành Y tế Khánh Hòa khuyến cáo người dân không nên hoang mang trước tin đồn vì các cơ quan chuyên môn đang giám sát chặt để phòng tránh chủng virus mới. Bất kỳ ai nếu có các biểu hiệu sốt, ho, khó thở phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm. Hiện BV Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa đang cách ly 8 bệnh nhân để kiểm tra virus corona, trong đó có 4 người Việt Nam, 4 du khách Trung Quốc. Những ca bệnh này đang chờ kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur Nha Trang. Tại sân bay Cam Ranh, tất cả du khách nhập cảnh đều được kiểm tra thân nhiệt, riêng du khách Trung Quốc được kiểm tra 2 lần. 6.700 du khách Trung Quốc đã đến Quảng Ninh du xuân 3 ngày TếtThông tin do Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh Phạm Ngọc Thuỷ cho biết hôm nay khi trao đổi với VietNamNet. Lê Trường | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Dân hiến ngàn m2 đất mặt tiền, đường làng láng bóng như ở phố Posted: 26 Jan 2020 03:01 PM PST Hàng chục hộ dân ở miền quê Hà Tĩnh hiến cả ngàn m2 đất có giá trị cao để mở rộng đường, biến con đường đất năm nào thành con đường thảm nhựa đẹp như trên phố. Xã Thạch Châu (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) từ lâu nổi tiếng với những dòng họ giàu truyền thống hiếu học hoặc làm gà cúng đẹp nức tiếng cả nước. Đây cũng là địa phương đi đầu trong phong trào xây dựng nếp sống văn hóa khu dân cư kiểu mẫu và cũng là địa phương đầu tiên trong huyện về đích nông thôn mới.
Năm qua, địa phương nổi lên với phong trào toàn dân hiến đất làm đường, toàn xã huy động được hàng ngàn m2 đất để làm những con đường to, rộng, trải nhựa láng bóng góp phần làm đẹp bộ mặt khu dân cư. Về thăm thôn Hồng Lạc những ngày giáp tết chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước bức tranh miền quê với con đường rải thảm rộng thênh thang. Ông Lê Xuân Quyền – Bí thư thôn Hồng Lạc phấn khởi cho biết, thực hiện các chương trình xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, năm qua người dân trong thôn hiến hơn ngàn m2 đất để làm 4 con đường với chiều dài hơn 1km, trong đó phải kể đến tuyến đường trục chính chạy dọc giữa thôn được rải thảm rất đẹp, góp phần thay đổi bộ mặt quê hương. Con đường giữa thôn có chiều dài hơn 350m, trước đây chỉ rộng khoảng 2m, khoảng năm 2013 thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới người dân 2 bên đường hiến mỗi bên 1,5m đất để làm một con đường bê tông rộng 4m.
"Tuyến đường mặc dù đã được mở rộng, người dân đi lại dễ dàng hơn. Tuy nhiên so với nhịp độ phát triển khu dân cư, lưu lượng xe cộ ngày càng lớn nên cần thiết phải mở đường rộng hơn, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân cũng như chương trình xây dựng khu dân cư kiểu mẫu", ông Quyền nói. Năm 2018, thôn tổ chức cuộc phát động hiến đất làm đường và nhận được sự đồng thuận của người dân. Có 70 hộ dân hiến đất làm 4 đường với diện tích đất hiến đến hơn 1.300m2. Trong đó 3 trục đường được mở rộng thành 6m, mặt đường đổ bê tông. Trục đường chính trước đây 4m nay được mở rộng lên thành 7m, nền được đổ bê tông, mặt đường rải thảm như các tuyến đường quốc lộ. Theo ông Quyền, mặc dù là tuyến đường trong thôn nhưng hai bên có cống thoát nước và bồn hoa cây cảnh. Trước đây ô tô tải vào tuyến đường này di chuyển khó khăn, sau khi tuyến đường hoàn thành thì 2 ô tô tránh nhau thoải mái. Toàn bộ vật liệu và nhân công đều được UBND xã chi trả, người dân ngoài việc hiến đất còn tự nguyện đóng góp hàng chục ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công. "Trong thời gian làm đường do các hộ dân đều đã xây tường rào từ trước nên phải phá bỏ, sau khi đo đạc diện tích đất người dân hiến thì thôn có trách nhiệm xây lại cho người dân miễn phí bức tường rào như cũ", ông Quyền nói.
Bà Lê Thị Liên - người hai lần hiến cả trăm m2 đất cho thôn làm đường cho biết, trước đây đường rất nhỏ, xe cộ đi lại khó khăn, bây người dân tự nguyện hiến đất làm đường rộng rãi, tối đến điện thắp sáng như phố nên người dân rất phấn khởi. 3 lần hiến đất vẫn vui vẻ Tại xã Thạch Châu, ngoài thôn Hồng Lạc thì thôn Đức Châu cũng đã hoàn thiện một tuyến đường bê tông chạy dọc giữa thôn. Tuyến đường có chiều dài gần 700m, để có được tuyến đường này, hàng chục hộ dân hai bên đường đã hiến hàng ngàn m2 đất có giá trị chuyển nhượng khá cao. Ông Lê Quang Hùng – Phó chủ tịch UBND xã Thạch Châu cho hay, các thôn đang tích cực xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, trong đó việc hoàn thiện hạ tầng, đường sá là tiêu chí rất quan trọng. Đến nay một số thôn như Hồng Lạc, Đức Châu làm rất tốt tiêu chí này, nhiều con đường rải thảm đã hoàn thiện, rất đẹp. Theo ông Hùng, để làm được những con đường rải nhựa lớn tại các thôn kể trên, xã phối hợp với các thôn tổ chức nhiều cuộc họp để vận động người dân hiến đất làm đường, mặc dù nhiều địa điểm đất có giá trị thị trường cao nhưng vẫn được người dân đồng thuận.
Đơn cử như tuyến đường thảm nhựa tại thôn Hồng Lạc, trước đây rộng 2m, nhiều lần mở đường đến nay đã rộng 7m, qua nhiều cuộc vận động, nhiều hộ dân hiến đất đến 3 lần với hàng trăm m2 đất. "Việc mở đường trong thôn với mặt đường thảm nhựa đầu tiên tại địa phương giúp người dân thuận tiện đi lại, giảm bớt tai nạn giao thông và góp phần làm bộ mặt thôn xóm văn minh", ông Hùng chia sẻ. Lê Minh Ông Mừng 'một chân' phá cổng, hiến đất mở đườngBị mất một chân từ năm lên 8 nhưng với nỗ lực không ngừng nghỉ, ông Mừng là người làm kinh tế giỏi, tham gia thi đấu thể thao và giành nhiều huy chương. Mới đây ông phá cổng và hàng rào, hiến 180m² đất để mở đường. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Âm 3 độ Fansipan hóa châu Âu, băng tuyết phủ khắp nơi Posted: 26 Jan 2020 07:05 PM PST Đầu xuân năm mới, du khách lên đỉnh Fansipan (Lào Cai) và ngỡ ngàng khi chiêm ngưỡng nhiều nơi xuất hiện băng tuyết phủ trắng. Tại khu vực đỉnh núi Fansipan (Sapa, Lào Cai) nơi có độ cao 3.413m so với mực nước biển, trong sáng sớm nay băng tuyết xuất hiện dày đặc, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên vô cùng kỳ thú. Đây là lần đầu tiên trong năm mới Canh tý xuất hiện hiện tượng băng trên đỉnh Fansipan. Giám đốc khu du lịch Fansipan Nguyễn Xuân Chiến cho biết, hiện tượng băng tuyết xuất hiện từ rạng sáng, với mật độ khá dày, nhiệt độ thấp nhất đo được đã xuống mức -3 độ C, trời khá mù. Rất nhiều du khách đã phấn khích chụp ảnh check-in và ghi lại những khoảnh khắc kỳ thú hiếm gặp trong ngày đầu năm tại Việt Nam. Nhiều năm gần đây, đỉnh Fansipan xuất hiện băng tuyết do nhiệt độ xuống thấp và trở thành điểm đến của người dân, du khách đam mê khám phá. Theo Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết các tỉnh miền Bắc sẽ còn rét đến hết ngày mùng 5 Tết. Vùng núi phía Bắc tiếp tục có rét đậm, rét hại và khả năng xuất hiện băng giá trong những ngày tới.
6.700 du khách Trung Quốc đã đến Quảng Ninh du xuân 3 ngày TếtThông tin do Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh Phạm Ngọc Thuỷ cho biết hôm nay khi trao đổi với VietNamNet. Tiến Đạt | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Việt Nam chúng ta có niềm tự hào và cảm hứng bất tận Posted: 26 Jan 2020 10:00 AM PST - Việt Nam là một nước nông nghiệp. Đó là một định nghĩa hay một định mệnh? Tất cả đều đúng hoặc không sai từ trăm năm trước, nhưng đã bắt đầu kém chính xác từ năm 2000, và không còn đúng khi đất nước vào xuân năm 2020. LTS: Tuần Việt Nam mở Diễn đàn "Vì Việt Nam hùng cường" với mong muốn thu nhận từ quý độc giả những ý kiến, bài viết về các giải pháp phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng phát triển, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai Việt Nam. Mời quý độc giả gửi bài viết về tuanvietnam@vietnamnet.vn Với những nhịp thời gian đó, 2020 không chỉ là một năm mới mà còn là một dấu mốc của một bước ngoặt lịch sử, bỏ lại phía sau những định nghĩa, định mệnh trăm năm về một Việt Nam lạc hậu. Tạo được mốc son đó chỉ với 20 năm đầu thế kỷ XXI, Việt Nam gửi đi thông điệp từ mùa xuân này về một đất nước hùng cường sau 20 năm tới. Bất cứ người con dân Việt nào phải xa gia đình để đi học tập, làm việc ở trong nước hay ở nước ngoài từ năm 2000, nay trở lại nơi chôn nhau cắt rốn đều không khỏi ngỡ ngàng về sự thay da đổi thịt của quê hương. Những Nông Thôn Mới đã xuất hiện không phải chỉ ở qui mô một xã, mà đã lan tỏa tới qui mô toàn huyện, thậm chí toàn tỉnh. Ở đó, tất cả đều đã được điện khí hóa, đường làng ngõ xóm đã được bê tông hóa, nhà tranh vách liếp đã được kiên cố hóa, xã nào cũng có trạm y tế và trường phổ thông cơ sở, huyện nào cũng có bệnh viện và trường phổ thông cấp ba, nhiều tỉnh có bệnh viện cấp trung ương và trường đại học. Tại những nông thôn mới, hộ nghèo đã giảm đến mức tối thiểu, người trung lưu đã lan tỏa thành một tầng lớp trong khối dân cư, người giầu triệu USD không còn hiếm, người tỷ phú VNĐ thì danh sách ngày càng dài thêm. Mặc dù qui luật phát triển không đồng đều vẫn vận hành trong khu vực nông thôn Việt Nam, nhưng qui mô và cường lực của nó đã giảm đi khá nhiều.
Trên địa bàn nông thôn đã có thêm những nhân tố công nghiệp, dịch vụ, công nghệ 4.0 khiến thuần nông đã bị loại bỏ, hàng triệu hộ gia đình từ tự cung tự cấp đã chuyển thành những đơn vị kinh doanh nhỏ, đang từng ngày từng giờ phát triển thành những doanh nghiệp vừa, không loại trừ có đột phá lên doanh nghiệp lớn. Nông thôn vốn đã là nơi lùi về để tránh bão của khủng hoảng thị trường, phá sản doanh nghiệp, nay lại có thêm một chức năng mới, đó là khai sinh doanh nghiệp để hợp lực với những doanh nghiệp đô thị, làm giầu cho gia đình, cho xã hội. Với những người là dân đô thị trở về chốn cũ thì ngỡ ngàng còn lên tới mức khó hình dung ra. Những khu phố cũ, phố cổ đã được hiện đại hóa bởi những khách sạn, nhà hàng sầm uất. Vùng ngoại thành đã biến mất, trở thành những khu đô thị mới, nhà cao tầng mọc lên san sát. Đường xá, cầu cạn đã mở thênh thang mà vẫn kẹt từng dòng ôtô, xe máy. Trong cả nước, cứ ba tỉnh có một sân bay, trong đó các sân bay lớn đều bị quá tải mặc dù đã được mở rộng gấp đôi, gấp ba lần so với trước. Người dân Việt đã chọn đi máy bay thay vì đi xe lửa chậm được hiện đại hóa. GDP bình quân/người tại các thành phố lớn đã đạt mức từ 2.500-3.000 USD theo tỷ giá, còn theo sức mua thì lên tới 7.500-9.000 USD. Nếu năm 2000, người dân đô thị dùng điện thoại di động, internet với tỷ lệ phần trăm đếm chưa hết trên các đầu ngón tay, thì ngày nay tỷ lệ đó đã tăng lên đến 10 lần với 4G và đang lên 5G, bỏ lại phía sau thế hệ 3G không tiếc nuối. Sài Gòn hòn ngọc Viễn đông xưa đang được tái lập với thành phố Hồ Chí Minh nay. Tại các vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo nơi sinh sống của hơn 1/6 dân số cả nước, đông nhất là các dân tộc thiểu số thì hộ đói đã không còn, hộ nghèo đã giảm tới mức gây ngạc nhiên trên thế giới. Tất cả các vùng này đễu đã được kết nối với những vùng kinh tế trọng điểm, những đầu tầu kinh tế để không bị bỏ lại phía sau. Dễ thấy nhất, đó là nhũng kết nối giao thông vận tải với hệ thống đường cao tốc, đường quốc gia, đường liên tỉnh, đường liên huyện, đường liên xã. Đặc biệt là kết nối của hệ thống thông tin-truyền thông, của hệ thống đường và trạm phân phối điện quốc gia 500KV-220KV-110KV về tới 98% số xã, phường, thôn, bản. Không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế đã hoạt động có hiệu quả tại các vùng này, đặc biệt là thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản, trồng và chế biến cao su, hồ tiêu, cà phê, nuôi bò và chế biến sản phẩm sữa bò, trồng rừng và chế biến gỗ, trồng và chế biến cây dược liệu, trong đó nổi lên Sâm Ngọc Linh. Dư địa phát triển tại các vùng này còn rất lớn mà vài năm gần đây đã nổi lên các điển hình trên thực tế như đảo Phú Quốc, đảo Vân Đồn, địa danh Sa Pa, di sản thế giới Vịnh Hạ Long, cao nguyên đá Đồng Văn... Từ một quốc gia bị cấm vận và giảm cấm vận tới cuối những năm 90 của thế kỷ trước, ngày nay nhiều chục quốc gia đã đến Việt Nam để đầu tư sản xuất, kinh doanh dài hạn. Khu vực kinh tế nước ngoài đã chiếm 20% GDP, 25% tổng đầu tư xã hội, 70% tổng kim ngạch xuất khẩu và có xuất siêu. Khu vực này là sự bổ sung đúng nơi, đúng lúc, đúng nguồn lực, đúng hiệu quả đối với nền kinh tế khi khu vực tư nhân của Việt Nam còn đang trong thời kỳ vực dậy. Không chỉ khẩn trương mở cửa đầu vào, Việt Nam đã nhanh chóng mở cửa đầu ra cho nền kinh tế. Hiện tại, đất nước đã có hoạt động thương mại, dịch vụ và đầu tư lớn với trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ tại khắp các châu lục, trong đó hơn mười quốc gia là đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện. Mở cửa như Việt Nam là một độc đáo, một trường hợp hiếm thấy trên thế giới từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Hơn 20 năm qua, thế giới đã biết đến Việt Nam với không chỉ là một đất nước từng chịu đựng tới gấp ba, bốn lần tổng lượng bom đã nổ trên thế giới trong đại chiến thứ II, mà còn là một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trong cộng hưởng tự nhiên với các nền văn hóa đặc sắc trên thế giới. Nhiều làn điệu dân gian Bắc Trung Nam đã được vinh danh là di sản phi vật thể thế giới; nhạc điệu nổi tiếng Bolero của Tây Ban Nha, Tango của Brazin, Valse của Châu Âu đã được Việt Nam hóa trong hàng ngàn ca khúc tự sự đầy chất dân ca các vùng miền, ngày càng được quảng bá chưa từng có tại Việt Nam; múa rối nước, một đặc sản trình diễn các tích trò cổ điển của Việt Nam, nay đang được phát triển đa dạng với những vở diễn về đời sống đương đại. Kiến trúc, hội họa, y học với Đông-Tây kết hợp đã liên tiếp tạo nên những sản phẩm, tác phẩm phục vụ thiết thực đời sống kinh tế-xã hội, trong đó nhiều loại đã nhận được những giải thưởng đỉnh cao quốc tế. Phải là một nền văn hóa độc đáo đến vô nhị, Việt Nam mới hấp thụ được những tinh hóa của nhiều nền văn hóa thế giới đến mức nhuần nhụy như vậy. Cũng không thể không kể tới văn hóa thể thao với chiếc huy chương vàng của bóng đa nam vừa lần đầu tiên đoạt được sau 60 năm SEAGAMES; Còn phái nữ, họ đã làm được nhiều hơn thế với 6 lần liên tiếp nhận được vinh danh này về bóng đã nữ, ghi một dấu ấn về bình đẳng giới trước sân chơi khu vực. Chưa bao giờ vẻ đẹp bất tận của Việt Nam lại được bạn bè khắp năm châu đến chiêm ngưỡng nhiều đến con số hàng triệu, rồi hàng chục triệu người mỗi năm như 20 năm qua. Hơn chục di sản tầm thế giới của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh. Trong những địa danh nổi tiếng lọt top đầu thế giới, Việt Nam được xướng tên không chỉ là những vịnh Nha Trang, bãi biển Đà Nẵng, mà còn là hang Sơn Đoòng, động Phong Nha Kẻ Bàng, ghềnh đá đĩa Phú Yên, thác Bản Giốc, thậm chí ruộng bậc thang Yên Bái, Sa Pa… Không hiếm khu du lịch sinh thái, công trình văn hóa tâm linh tầm cỡ châu lục và khu vực đã được xây dựng tại các vùng thiên nhiên đầy kỳ tích, kỳ thú. Giang sơn gấm vóc Việt Nam một thời nhuốm bụi chiến trinh, nay đã hiện lên rạng rỡ, mang lại niềm tự hào và cảm hứng bất tận cho mỗi người dân Việt và bạn bè thế giới viếng thăm. 20 năm, một bước đi ngắn ngủi trong lịch sử nhiều nghìn năm của Việt Nam. Nhưng bước đi đó đã tạo được một bước ngoặt lịch sử, bỏ lại phía sau một Việt Nam nông nghiệp lạc hậu, đồng thời đã bộc lộ tất cả những gì là hạn chế, yếu kém, khiếm khuyết… Lịch sử không chỉ ghi lại những thành tựu mà còn chỉ ra những tồn tại. Đất nước vào xuân trước thềm năm 20 đầu thế kỷ XXI với gam màu xanh đượm chút pha sương. Người dân hướng tới 20 năm tiếp theo với niềm tin được đặt cả vào trong tâm và trong trí về một Việt Nam cất cánh lên hùng cường. Đại hội Đảng lần thứ XIII đang chuẩn bị những gì cần thiết nhất cho sự cất cánh này, trong đó có lực cất cánh của những thành tựu đã có trong tay, có lực thăng hoa của những tồn tại sẽ được giải tỏa. "Đến bây giờ mới thấy đây, mà lòng đã chắc những ngày một hai". Câu thơ của cụ Nguyễn Du xưa vẫn thấm đậm trong thông điệp nay, được gửi đi từ đầu xuân này. TS. Đinh Đức Sinh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thông tin bất ngờ về nguồn lây virus corona từ ca bệnh đầu tiên ở Vũ Hán Posted: 26 Jan 2020 09:00 AM PST - Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, bệnh nhân đầu tiên phát hiện nhiễm virus corona chưa từng đến chợ hải sản Huanan ở trung tâm thành phố Vũ Hán - nơi được coi là tâm chấn của ổ dịch. Bệnh nhân nhiễm virus corona đầu tiên chưa từng đến chợ hải sản Vũ Hán 7 nhà nghiên cứu làm việc tại Bệnh viện Jinyintan ở thành phố Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) tiết lộ trên tạp chí y khoa The Lancet, các triệu chứng của bệnh nhân bị nhiễm virus corona đầu tiên được báo cáo vào ngày 1/12, sớm hơn so với thông báo ban đầu của thành phố Vũ Hán ngày 31/12/2019 về 27 trường hợp đầu tiên bị nhiễm bệnh viêm phổi lạ. Cũng theo báo cáo, trong gia đình bệnh nhân bị nhiễm bệnh đầu tiên này không hề có ai bị sốt hoặc xuất hiện những triệu chứng bệnh hô hấp. Ngoài ra, các nhà khoa học không thể tìm ra mối liên hệ dịch tễ giữa trường hợp mắc bệnh đầu tiên và các trường hợp sau đó. Để lý giải điều đó, các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân không thể đáng sợ hơn, đó là virus corona có thể lây truyền từ người sang người, đó là lý do vì sao những người chưa từng tiếp xúc với khu chợ đầu mối hải sản Vũ Hán vẫn có thể mắc bệnh.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng xác định 13 bệnh nhân khác không tiếp xúc với chợ hải sản ở Vũ Hán. Như vậy, mối liên hệ của virus corona đổ dồn về chợ hải sản đến thời điểm hiện tại không còn đủ căn cứ. Nhiều bệnh nhân nhiễm virus corona nhưng không hề sốt, ho Theo nghiên cứu, trong các ca nhiễm virus corona chỉ có một vài bệnh nhân bị sốt. Các bệnh nhân khác thường có triệu chứng là ho, đau cơ và mệt mỏi. Một số bệnh nhân khác lại có biểu hiện ho ra máu, đau đầu, tiêu chảy, có đờm. Hơn một nửa trong tổng số bệnh nhân bị khó thở, thời gian trung bình giữa khởi phát bệnh và khó thở là 8 ngày. Trong một nghiên cứu riêng biệt, cũng được công bố trên The Lancet, một nhóm bác sĩ bao gồm chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu Hồng Kông Yuen Kwok-yung đã báo cáo rằng, virus corona có thể xuất hiện ở những bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng.
Kết luận này dựa trên một gia đình có 7 người phải điều trị tại Đại học Hồng Kông, Thâm Quyến từ ngày 10/1- 15/1. Theo đó, 6 thành viên trong gia đình này đã được chẩn đoán mắc virus corona nhưng thành viên thứ 7, một cậu bé 10 tuổi, lại không hề thể hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào ra bên ngoài. Phải đến lúc các bác sĩ tiến hành chụp cắt lớp vi tính CAT cho phổi của cậu bé thì mới phát hiện ra virus corona tồn tại trong cơ thể. Số ca nhiễm bệnh được xác nhận trên đại lục hiện tại đã tăng lên 1.975, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết số người tử vong đã lên đến 56 người. Cũng theo báo cáo, một bác sĩ 62 tuổi - Liang Wudong tại Bệnh viện Tân Hoa Xã ở Vũ Hán đã tử vong, được biết vị bác sĩ này đã bị nhiễm bệnh vào tuần trước, trước khi ông được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Jinyintan của Vũ Hán. Hà Vũ (dịch theo scmp.com) Nhất định không để dịch viêm phổi cấp lây lan rộng trong cộng đồng Việt Nam- Đó là lời khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trong cuộc họp khẩn chiều hôm nay tại Bộ Y tế nhằm tiếp tục triển khai các biện pháp ứng phó với dịch viêm phổi cấp do nCoV. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Giá vàng 2020, khởi đầu bùng nổ, chờ một năm kỷ lục mới Posted: 26 Jan 2020 02:00 PM PST Thị trường vàng trải qua một năm 2019 bùng nổ, giá lên đỉnh cao 7 năm nhưng sự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm mới bất chấp những căng thẳng tại Trung Đông hay quan hệ Mỹ - Trung gần đây hạ nhiệt. Dự báo 2020 lập kỷ lục mới Sau một thời gian dài trầm lắng, thị trường vàng trong năm 2019 bất ngờ bùng nổ, trở thành kênh mang lại lợi nhuận cao nhất cho giới đầu tư trong vòng 1 thập kỷ qua. Tính cả năm, giá vàng thế giới tăng gần 19% do nhiều yếu tố hỗ trợ từ lợi suất trái phiếu thấp, những rủi ro từ bất ổn trên thế giới, trong đó có các cuộc chiến thương mại. Trong nước, giá vàng kết thúc năm 2019 ở vùng giá cao, xấp xỉ 43 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 6,2 triệu đồng/lượng so với hồi đầu năm, tương đương gần 17%, một mức sinh lời hơn gấp đôi so với kênh gửi tiết kiệm. Trong năm 2019, thị trường vàng toàn cầu được hưởng lợi từ các căng thẳng địa chính trị, như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Mỹ-Mexico, việc luận tội Tổng thống Donald Trump, 6 tháng căng thẳng thương mại Nhật-Hàn, trục trặc trong quá trình Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) và những cuộc biểu tình tại Hong Kong,...
Những ngày cuối cùng của năm Kỷ Hợi, vàng tăng với tốc độ chóng mặt còn đồng USD giảm giá khá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Trung Đông, khi quân đội Mỹ tiến hành các cuộc không kích tại Iraq và Syria. Năm qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã có cú đảo ngược mạnh mẽ chính sách tiền tệ, giảm lãi suất 3 lần trước những rủi ro tiềm ẩn đối với nền kinh tế trong năm. Trong khi năm 2018, Fed đã có 4 lần nâng lãi suất. Cú đảo chiều mạnh mẽ của Fed cùng với xu hướng nới lỏng tiền tệ trên phạm vi toàn cầu đã góp phần đẩy giá vàng lên nhanh. Bước sang 2020, ngay những ngày đầu năm, thị trường vàng thế giới đã chứng kiến một đợt tăng mới dữ dội sau khi Mỹ không kích tại sân bay quốc tế thủ đô Baghdad giết chết nhân vật quyền lực thứ 2 của Iran, Thiếu tướng Qasem Soleimani, người đứng đầu đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Tiếp nối đà tăng trong năm trước, nhiều dự báo cho rằng, thị trường vàng sẽ tiếp tục chứng kiến một năm khởi sắc và giá vàng sẽ lập kỷ lục mới. Theo Main Street, có 80% nhà đầu tư tin rằng vàng sẽ tăng giá trong năm nay, ít nhất kết thúc năm trên 1.600 USD/ounce, thậm chí nhiều người còn nghĩ vàng sẽ vượt đỉnh lịch sử năm 2011 và chạm ngưỡng 2.000 USD/ounce. Đây là mức kỷ lục vượt trên 55 triệu/lượng nếu quy đổi ra VND Kết quả khảo sát cho thấy chỉ một số ít các nhà đầu tư dự đoán về bất kỳ xu hướng giảm nào của vàng trong năm 2020. Chỉ có 9% nhà đầu tư dự báo giá vàng thấp hơn hiện tại và 1% nói sẽ hạ xuống mức 1.000 USD một ounce. Trong khi đó, các chuyên gia phân tích trên Kitco News cũng bày tỏ lạc quan về giá vàng trong năm 2020, cho rằng mặt hàng kim loại quý sẽ tăng thêm 25%, vọt lên mức 2.000 USD/ounce trong một năm "rối loạn và bất ổn". Thậm chí về dài hạn, vàng có thể lên tới 5.000 USD/ounce (tương đương khoảng 140 triệu đồng/lượng) trong một thập kỷ tới.
Các chuyên gia phân tích thị trường nhận định giá vàng năm 2020 có thể lập kỷ lục mới trong bối cảnh địa chính trị vẫn bất ổn, vì thế giới đầu tư sẽ đổ xô đi tìm tài sản trú ẩn an toàn, trong đó có kim loại quý. Nhiều ngân hàng quốc tế như Goldman Sachs, ABN AMRO, TD Securities,... cũng đưa ra dự báo giá vàng sẽ đạt mức 1.600 USD/ounce. Trước đó, Citigroup từng cho rằng giá vàng có thể lập kỷ lục 2.000 USD/ounce trong 2020 và 2021 khi mà tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ phai nhạt và Fed duy trì lãi suất thấp và các nước vẫn đẩy mạnh mua vàng. Giới phân tích cũng chỉ ra rằng, trong điều kiện lãi suất đang ở mức thấp, trái phiếu ít khả năng sinh lời thì vàng là kênh đầu tư khá hấp dẫn và an toàn. Vì thế, nhiều nhà đầu tư đang cân nhắc kim loại quý trong danh mục đầu tư quan trọng của mình. Ngân hàng Thụy Sỹ UBS thì có cái nhìn khác biệt khi nhận định Fed có thể hạ lãi suất 3 lần trong năm 2020, thay vì giữ nguyên hoặc giảm chỉ 1 lần. Trên Bloomberg, Giám đốc nghiên cứu đầu tư của Hội đồng Vàng Thế giới (World Gold Council - WGC) Juan Carlos Artigas tin tưởng giới đầu tư sẽ tiếp tục săn vàng trong năm nay để tránh rủi ro trong khi giá USD đang suy yếu và căng thẳng địa chính trị trên thế giới có chiều hướng gia tăng. Trên trang Barrons, dù giá vàng đã tăng mạnh trong 2019, nhưng nhiều chuyên gia nhận xét không quá muộn để tham gia vào đợt sóng tăng giá của mặt hàng này. Nhà phân tích John Roque thuộc Wolfe Research (Mỹ) tin rằng đầu tư vào vàng sẽ an toàn, có khả năng sinh lợi và sẽ lên mức cao lịch sử trong năm 2020, vượt qua mức 1.900 USD/ounce ghi nhận trong năm 2011 nhờ lực cầu từ NHTW các nước, một đồng USD suy yếu và căng thẳng chính trị gia tăng. Gần đây, theo Goldman Sachs, giới siêu giàu thế giới đang có chiến lược tích trữ vàng để đối phó với các rủi ro về chính trị, kinh tế toàn cầu. Lượng vàng được mua không minh bạch tăng với tốc độ chóng mặt trong ba năm qua. Vàng được giới siêu giàu giấu trong các hầm bí mật kiên cố, hoành tráng.
Chuyên gia trong nước lạc quan Trong khi ngân hàng UBS của Thụy Sỹ đưa ra kịch bản giá vàng đạt 1.600 USD/ounce thì công ty tư vấn và quản lý tài sản CPM Group có trụ sở tại New York lại đưa ra con số cao hơn, từ 1.600-1.650 USD/ounce. Nếu dự báo của các NĐT trên Main Street là đúng, giá vàng 2020 thấp nhất 1.600 USD/ounce thì giá vàng trong nước sẽ lên mức 45 triệu đồng/lượng; cao nhất là 2.000 USD/ounce thì giá trong nước sẽ không dưới 55 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia trong nước cũng có những dự báo lạc quan đối với thị trường vàng. Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu phân tích giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2020. Ông Hiếu lý giải, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ tiếp tục căng thẳng, thỏa thuận giai đoạn 1 chỉ là bước khởi đầu. Căng thẳng chỉ mới hạ nhiệt chứ chưa thể chấm dứt trong năm 2020. Các nước khác sẽ không nới lỏng chính sách tiền tệ nhưng lãi suất có thể hạ. Giá vàng tăng nhưng đồng USD dự báo cũng sẽ tăng. Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc kinh doanh chi nhánh TP.HCM CTCK Vndirect, cũng cho rằng giá vàng sẽ tăng trong năm mới. Đồng quan điểm, Giám đốc khối kinh doanh của CTCP Chứng khoán Trí Việt (TVB) Lê Quang Trí nhận định năm 2020 giá vàng sẽ còn tăng do những bất ổn từ chiến tranh thương mại và xung đột khu vực. Theo ông Trí, giá vàng đã đi ngang rất lâu trước khi tăng giá như hiện nay. Việc giá vàng gần đây tăng mạnh liên quan đến chính sách nới lỏng tiền tệ của các nước Mỹ, Trung Quốc, EU... Còn chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chỉ tạm lắng khi các bên có những nhượng bộ đầu tiên, song về lâu dài vẫn chưa thể ổn định bởi những bất đồng sâu sắc vẫn còn đó. Ở chiều ngược lại, cũng có một số yếu tố có thể kéo chậm đà tăng của vàng, gây áp lực lên mặt hàng này. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, 2020 được cho là sẽ tươi sáng hơn so với năm 2019. Các thị trường chứng khoán cũng dự kiến đà tăng trưởng hồi phục vào năm 2020. Tại nhiều nước trên thế giới, lạm phát có dấu hiệu tăng cao hơn, dẫn tới hiện tượng lãi suất được nâng cao, qua đó làm giảm nhu cầu đối với vàng như một kênh trú ẩn an toàn. M. Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bốc quẻ cho Công Phượng năm Canh Tý: Gieo mầm, gặt quả… Posted: 26 Jan 2020 04:02 PM PST - Công Phượng sẽ trở lại ấn tượng trong năm 2020 khi có quý nhân phù trợ về tiền tài, công danh, tình yêu cũng nhiều chuyển biến... Lá số hanh thông… Theo năm sinh của Công Phượng, tiền đạo người xứ Nghệ mệnh Sơn Đầu Hoả (tức Lửa trên núi). Và sao chiếu mệnh của Công Phượng năm nay là sao Thái Âm. Sao Thái Âm được coi rực rỡ như cung hằng, năm Canh Tý này Công Phượng chắc chắn sẽ có quý nhân phù trợ, được giúp đỡ rất nhiều về tiền bạc, cuộc sống cũng vì thế mà thuận lợi suôn sẻ hơn.
Về vận niên tuổi Ất Hợi 1995 năm nay là Hầu thực quả là hình ảnh khỉ đang ăn trái cây có nghĩa cũng thuận lợi, may mắn, mọi sự tính toán đều thành sớm thu được danh lợi. Không chỉ đẹp vận niên, có sao tốt chiếu mạng năm nay cung mệnh tử vi tuổi Hợi năm Canh tý còn có các sao: Đào Hoa, Phúc Đức, Thiên Hỷ, Mộc Dục. Chiếu theo quy tắc, thì đây là bộ sao chủ dành cho gia đình. Nếu như có đã thành thân sẽ nhận tin vui, hỷ sự như ý, còn chưa có vợ sẽ được dự báo tin vui, gia đình có thêm người, thêm của. ... sự nghiệp thăng hoa trở lại Theo như lá số dành cho Công Phượng, năm qua tiền đạo này có nhiều tiềm năng để phát triển, cũng như khá nhiều cơ hội… nhưng rốt cuộc lại không phát huy được. Tuy nhiên năm nay như đã nói thì khác, để Công Phượng không thể không cố gắng giống như năm tuổi của mình. Nói một cách khác, dưới sự giúp đỡ của nhiều người chân sút này sẽ thay đổi để chuyển biến sự nghiệp của mình, vốn khá tệ trong năm qua.
Thực tế, ngay khi vừa kết thúc năm tuổi Kỷ Hợi, Công Phượng đã tìm cho mình được bến đỗ mới để chơi bóng sau một thời gian dài ngồi dự bị tại Bỉ. Và "quý nhân" của chân sút này không ai khác là bầu Đức khi gật đầu để Công Phượng trở về Việt Nam khoác áo CLB TPHCM. Quẻ và lá số tử vi của Công Phượng cũng cho thấy, những gì từng gieo trong quá khứ (gồm tài năng, tên tuổi) ở năm Canh Tý này thực sự nở rộ và gặt hái thành quả nhiều chưa từng thấy. Và như đã nói, không chỉ có thành công về sự nghiệp, tiền tài khi quý nhân phù trợ, qua năm tuổi Kỷ Hợi chuyện tình duyên cũng hanh thông, xuôi chèo mát mái để nhiều khả năng Công Phượng báo tin vui với người hâm mộ bằng một lễ cưới chẳng hạn. Trên đây chỉ là quẻ bói vui mà Thể thao VietNamNet "bốc" cho Công Phượng mà thôi, hy vọng một năm đầy may mắn sẽ đến với chân sút người xứ Nghệ và gia đình, cũng như cho bóng đá Việt Nam ở năm Canh Tý này. Dự Ca | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hơn 50 thầy đồ hội tụ, Tết xưa được tái hiện ở Văn Miếu Posted: 26 Jan 2020 02:00 PM PST Từ cuối tháng Chạp, thầy đồ khắp nơi đã tụ hội về Hồ Văn (Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội) mở Hội chữ xuân Canh Tý 2020. Không khí Tết cổ truyền đậm nét xưa được tái hiện nơi đây.
Hương xuân phủ khắp làng hoa ngoại thành Sài GònLàng hoa quận 12, TP. HCM đang vào vụ. Nông dân ráo riết chăm sóc đêm ngày để hoa tươi tốt phục vụ tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Lê Anh Dũng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mùng 3 Tết Canh Tý chen chân đi ăn bún riêu, nhiều hàng tăng giá Posted: 26 Jan 2020 09:52 PM PST Mùng 3 Tết Canh Tý, hàng bún riêu giải ngấy vẫn còn mở cửa khá lẻ tẻ. Nhiều cửa hàng tăng giá nhưng khách vẫn nườm nượp vào ăn, thậm chí còn phải xếp hàng chờ vì các bàn đều đã chật kín. Hơn 10 giờ sáng ngày mùng 3 Tết Canh Tý, sau khi đứng chờ 15 phút đồng hồ, gia đình chị Đặng Thị Thuỷ Vân mới được chủ hàng bún trên phố Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội) xếp cho ngồi ké vào một bàn khác và phải chờ thêm 10 phút nữa mới được phục vụ 4 bán bún riêu bò cho 4 người. Chị chia sẻ, Tết năm nay gia đình ở lại Hà Nội ăn Tết. Từ ngày 30 đến mùng 2 Tết chị làm cơm ăn ở nhà, đi chúc Tết họ hàng, bạn bè . Đến sáng nay – mùng 3 Tết, cả gia đình quyết định đi ăn bún riêu giải ngấy sau mấy ngày liền chỉ ăn thịt thà bánh chưng. Nhưng đi mấy cửa hàng bún quen ở khu vực gần nhà đều vẫn cửa đóng then cài, dán thông báo mùng 6 Tết mới mở cửa bán hàng trở lại nên đành đi ra khu này ăn tạm.
Ra đến hàng này cũng đông nghịt khách, đứng chờ mãi mới có bàn ngồi. May giá bún riêu chỉ tăng 5.000 đồng/bát so với ngày thường. Không đến mức bị chặt chém mà bát bún cũng đầy đặn, chị Vân cho hay. Chị Lê Thanh Phượng – chủ một cửa hàng bún riêu giò bò ở Đại Từ cho biết, nhà chị mở bán từ mùng 2 Tết, khách vào ăn suốt từ khi mở bán đến 10 giờ đêm, đông không đếm xuể. "Hôm nay mùng 3 Tết cũng vậy. Từ sáng đến giờ tôi và 3 nhân viên nữa luôn chân luôn tay không có phút nào được nghỉ ngơi. Người đến ăn tại cửa hàng, người đến mua đem về nhà". Chị tiết lộ, ngày thường quán nhỏ chỉ túc tắc bán khoảng 200-250 bát mỗi ngày. Nhưng hôm qua nếu ngồi nhẩm tính số bún nhập vào thì ước bán khoảng 500 bát. Hôm nay dự từ sáng đến tối bán khoảng 600 bát vì nay nhiều gia đình có nhu cầu đi ăn bún giải ngấy hơn.
Còn về giá cả bún riêu những ngày Tết này, theo chị Phương, giá nguyên liệu đều được chị mua từ trước Tết, bởi sau ngày 30 Tết là chợ nghỉ bán, không thể mua được nguyên liệu để làm hàng mùng 2 Tết bán. Theo đó, giá cả dịp Tết từ củ hành cho tới con cá, con cua… đều tăng. Chưa kể, tiền công trả cho nhân viên ngày Tết cũng gấp đôi ngày thường nên chị phải tăng thêm 5.000 đồng/bát bún cá, bún riêu giò tăng 10.000 đồng/bát. Đến ngày mùng 6 này mọi người đi làm trở lại thì giá bún cũng sẽ về lại mức cũ. Tương tự, chị Nguyễn Thị Minh - chủ hàng bún cá, bún ốc trên phố này cũng cho biết, từ sáng ngày mùng 3 Tết đến giờ khách ra vào nườm nượp, chị đã bán hết khoảng 60kg bún và đang phải cho người đi lấy thêm về đủ bán cho khách đến tối.
Ghi nhận trên phố Đại Từ, sáng mùng 3 Tết mới chỉ có khoảng vài hàng bún riêu, bún ốc mở cửa bán hàng. Theo đó, hàng nào khách ra vào ăn tấp nập, có thời điểm khách còn phải đứng xếp hàng chờ 10-15 phút do bàn ghế của khách đã quán kín. Trong khi đó, tại khu vực Hà Đông, một số người than thở, giá bún riêu, bún ốc ngày mùng 2 Tết còn tăng giá gần gấp đôi ngày thường. Thay vì chỉ 30.000-35.000 đồng/bát thì giờ giá tăng lên 50.000-55.000 đồng/bát. Trong khi đó, hàng phở bò, phở gà dịp này cũng tăng giá lên 55.000-60.000 đồng/bát, tức gấp đôi ngày thường. Các chủ hàng giải thích, lý do tăng giá là vì Tết nguyên liệu tăng, giá nhân công tăng. Như Băng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Niêu cá kho làng Vũ Đại giá tiền triệu 'đón Tết' ở Singapore, Nhật Bản Posted: 26 Jan 2020 04:08 PM PST Mỗi năm gia đình bà Thìn ở Lý Nhân, Hà Nam bán ra thị trường hàng nghìn niêu cá kho truyền thống. Riêng dịp Tết, cơ sở này bán 2.000 đến 3.000 niêu cá kho. Mỗi niêu giá từ 500.000 đến 1.500.000 đồng tùy trọng lượng cá. Nguyễn Đức | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hướng đi của dòng tiền đổ vào bất động sản năm 2020 Posted: 26 Jan 2020 06:50 PM PST - Năm 2020, trước những dự báo khác nhau về triển vọng của thị trường thông tin về nguồn vốn, dòng tiền cho bất động sản theo hướng nào được quan tâm nhất là khi có chủ trương kiểm soát chặt chẽ hơn về tín dụng cho lĩnh vực này. 5 dòng vốn đổ vào bất động sản Đánh giá về thị trường bất động sản 2019, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, đây cũng là năm thứ hai, thị trường bất động sản và các doanh nghiệp bất động sản lại phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức rất lớn. Theo hiệp hội, quy mô thị trường và nguồn cung dự án, nguồn cung sản phẩm nhà ở bị sụt giảm mạnh, nhất là phân khúc nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội. Giá nhà tăng cao, trong đó, căn hộ chung cư tăng giá khoảng 15-20% (cá biệt, có dự án nhà ở tại quận 9 có mức giá bán căn hộ tăng đến 39%) so với năm 2018. Do vậy, số đông người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ, mới lập nghiệp khó tạo lập nhà ở hơn, giấc mơ có nhà ở ngày càng xa vời. "Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đều bị sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận, thậm chí một số doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc đứng trước nguy cơ bị phá sản" – ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA đánh giá.
Từ thực tế thị trường, ông Châu cho rằng, trong 6 tháng đầu năm 2020, các doanh nghiệp bất động sản có thể vẫn còn phải tiếp tục đương đầu với các khó khăn, thách thức. Trong đó nhiều ý kiến cho rằng, việc tiếp cận nguồn vốn sẽ có thể gặp khó khăn. Nhận định về xu hướng dòng vốn vào bất động sản, trao đổi tại diễn đàn "Xu thế dòng tiền vào bất động sản 2020" mới đây, ông Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, chuyên gia kinh tế cho rằng, dòng vốn vào bất động sản thời gian qua có thận trọng nhưng rất tích cực. Theo ông Lực, có 5 dòng vốn trong năm 2019 và năm 2020. Về tín dụng, vị này cho rằng, không phải tín dụng ngân hàng giảm đối với bất động sản mà thực tế mà theo số liệu 10 tháng 2019 cho vay xây lắp tổng dư nợ 800 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5%; cho vay kinh doanh bất động sản vẫn tăng 5,5%, cho vay mua nhà, sửa nhà tăng 19,6%. "Năm nay, Chính phủ chỉ đạo gộp cho vay bất động sản và vay mua nhà, sửa nhà vào thành cho vay bất động sản như vậy thực tế là tăng 14,5%, cao hơn bình quân cho vay của hệ thống ngân hàng hết 10 tháng 2019 là khoảng 10%", ông Lực chia sẻ. Cũng theo vị chuyên gia này, về vốn từ tư nhân, 11 tháng đầu năm 2019 có 16 nghìn doanh nghiệp xây lắp thành lập mới, tăng 2%; 7,3 nghìn doanh nghiệp bất động sản thành lập mới, vốn tăng 27,5%. Về vốn FDI, tổng cả hai dòng vốn đăng ký mới và góp vốn 4,8 tỷ USD (chiếm 15% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam). Về trái phiếu doanh nghiệp, tổng trái phiếu doanh nghiệp phát hành 11 tháng 237.000 tỷ đồng, tăng 6% cùng kỳ 2018; trong đó doanh nghiệp bất động sản là 71.000 tỷ đồng. Đây là mức ấn tượng trong năm qua và là một dòng vốn quan trọng. Các quỹ trong tương lai sẽ phát triển rất tốt. Ta đã được phép thành lập quỹ tín thác đầu tư bất động sản, đây là một kênh tiềm năng trong tương lai. Về Fintech, đây cũng có thể là một kênh thu hút vốn cho bất động sản vì fintech hiện chủ yếu là thanh toán, nhưng trong tương lai, sẽ có những fintech huy động vốn cộng đồng để đầu tư vào bất động sản hoặc góp phần tạo hệ sinh thái bất động sản. Đầu tư đất nền, phân khúc cao cấp sụt giảm Mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành Thông tư 22, với nội dung sẽ siết lại các hoạt động của ngân hàng theo hướng "an toàn hơn". Theo đó, thông tư 22 quy định rõ lộ trình tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Theo đó, từ 1/1/2020 đến 30/9/2020 tỷ lệ này là 40%; từ 1/10/2020 đến 30/9/2021 là 37%; từ 1/10/2021 đến 30/9/2022 là 34% và kể từ 1/10/2022 sẽ giảm xuống còn 30%. Như vậy, với thông tư này, việc cho vay trong lĩnh vực bất động sản tiếp tục bị hạn chế, hệ số rủi ro cho vay kinh doanh bất động sản tăng từ 150% lên 200%. Đánh giá về thông tư này, nêu tại báo cáo chiến lược mới phát hành, chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán VNDirect cho rằng, hệ số các khoản vay chỉ tác động đến khoản vay cho các căn hộ cao cấp hoặc hạng sang. Theo tính toán của VNDirect, khoản vay cho các phân khúc tầm trung hay bình dân thông thường có giá trị thấp hơn 1,5 tỷ đồng, dựa trên giả định hệ số giá trị khoản vay trên giá trị tài sản đảm bảo là 70% đối với căn hộ có giá trị từ 1,9-2,1 tỷ đồng. Như vậy, các khoản phải thu lớn hơn 1,5 tỷ đồng là những khoản vay dành cho căn hộ từ phân khúc cao cấp trở lên có giá trị từ 3,5 đến 5 tỷ đồng và phân khúc hạng sang có giá trị trên 5 tỷ đồng và phân khúc đầu cơ đất nền. "Chúng tôi tin rằng các ngân hàng sẽ giảm tỷ lệ hệ số giá trị khoản vay trên giá trị tài sản đảm bảo đối với phân khúc cao cấp trở lên trong khi đó phân khúc tầm trung và bình dân vẫn tiếp tục được hưởng mức cao nhất là 70%. Các ngân hàng cũng sẽ tiếp tục giảm tỷ lệ hệ số giá trị khoản vay trên giá trị tài sản đảm bảo đối với khoản vay đầu cơ đất nền" - báo cáo của VNDirect nhận định. Theo báo cáo của Savills, tỷ lệ đầu cơ đối với phân khúc chung cư vào khoảng 3,1%, dưới 10% đối với nhà phố và dưới 20% đối với đất nền. VNDirect cho rằng, sẽ có sự sụt giảm đáng kể đối với hoạt động đầu cơ đất nền và phân khúc cao cấp. Nhìn chung, VNDirect nhận định, việc áp dụng các hệ số rủi ro theo Thông tư 22 sẽ mang lại hiệu quả tích cực do sẽ thúc đẩy các ngân hàng hướng tới khoản vay dành cho người mua ở thực, từ đó thị trường sẽ hoạt động bền vững. Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng, dù chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước có thắt chặt nhưng vẫn ở mức độ hợp lý. Việc kiểm soát thị trường tài chính với thị trường bất động sản phải thận trọng, không làm đóng băng mà phải hướng tới sự phát triển ổn định, dài hạn. Trên thực tế đã thực hiện nhiều phép thử và chưa thấy có tình trạng đóng băng nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhất định. Nên xét về tổng thể, cầu và giá có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới nhưng đến cuối năm 2020, thị trường có thể trở lại "bình thường" – ông Nghĩa nhận định. Đánh giá về thị trường bất động sản 2020, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng tỏ ra lạc quan, với sự tháo gỡ khó khăn vướng mắc của các cơ quan có thẩm quyền có thể từ quý III/2020 trở đi, thị trường bất động sản sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại theo hướng minh bạch, công bằng, lành mạnh hơn trước đây. Phân khúc thị trường căn hộ chung cư nhà ở thương mại 1-2 phòng ngủ, có giá vừa túi tiền (trên dưới 2 tỷ đồng/căn) tiếp tục giữ vị trí chủ đạo trong thị trường bất động sản, đi đôi với nguồn cung dự án nhà ở xã hội tăng thêm trong năm 2020. Hồng Khanh Đất nền lao dốc, phân lô bán nền bát nháo lĩnh phạt nặng- Từ ngày 5/1/2020, việc tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất ở; Phân lô, bán nền sai; Lấn, chiếm đất… là những vi phạm sẽ bị phạt nặng lên đến 1 tỷ đồng. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đột phá trong tư duy để Việt Nam bứt phá Posted: 26 Jan 2020 09:01 AM PST Nếu có chính sách phù hợp, Việt Nam sẽ tận dụng được CMCN 4.0 để vượt lên thành nước phát triển. Vì vậy, CMCN 4.0 sẽ là một cuộc cách mạng về chính sách và thể chế nhiều hơn là 1 cuộc cách mạng về công nghệ. "Khi cuộc cách mạng số, cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 xảy ra thì tương lai không nằm trên đường kéo dài của quá khứ, nó tạo cơ hội cho các đổi mới sáng tạo. Các nước như Việt Nam sẽ có cơ hội bứt phá, nhưng phải là một tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự. Cả cơ quan quản lý nhà nước, cả doanh nghiệp đều cần một sự đột phá trong tư duy, trong chính sách, trong cách tiếp cận"- đó là thông điệp được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhiều lần đưa ra trong suốt thời gian qua. CMCN 4.0 sẽ hình thành các mối quan hệ mới, và là thách thức lớn nhất của quá trình chuyển đổi số. Nhưng cũng chính những mối quan hệ mới, những mô hình kinh tế mới sẽ phát huy hiệu quả, chẳng hạn như Uber/Grab, Airbnb... Nếu có chính sách phù hợp, Việt Nam sẽ tận dụng được CMCN 4.0 để vượt lên thành nước phát triển. Vì vậy, CMCN 4.0 sẽ là một cuộc cách mạng về chính sách và thể chế nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ.
Vậy ngành TT&TT và các lĩnh vực đang trực tiếp được Bộ TT&TT quản lý sẽ cần thay đổi tư duy và chính sách như thế nào để có thể phát triển đột phá nhờ CMCN 4.0, góp phần vào sự phát triển của đất nước? Nền tảng của thương mại điện tử Từ một thị trường chuyển phát đã bão hòa, bị thua lỗ, trở thành gánh nặng, các doanh nghiệp bưu chính đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành nền tảng phát triển của thương mại điện tử (TMĐT). TMĐT giúp thị trường phát triển mạnh mẽ các kết nối cung cầu trong thế giới ảo. Nhưng cần có một dòng chảy vật lý tương tự thế giới thực, một kết nối vật lý trong thế giới thực. Đó chính là mạng lưới bưu chính. Bưu chính phải đảm bảo dòng chảy hàng hoá trong thế giới thực, đó chính là tương lai, là không gian vô hạn của bưu chính. Nhưng để trở thành nền tảng phát triển TMĐT, bản thân các doanh nghiệp bưu chính cũng cần thay đổi tư duy. Thay vì chỉ làm dịch vụ chuyển phát hàng hóa, bưu chính phải đặt mục tiêu xa hơn, sở hữu và khai thác cơ sở dữ liệu khách hàng hiệu quả hơn để từ một dịch vụ cơ bản, doanh nghiệp có thể tiếp cận để cung cấp thêm các dịch vụ khác tới khách hàng. Nếu doanh nghiệp bưu chính cung cấp được nhiều dịch vụ khác nữa trên tập khách hàng của mình thì doanh thu sẽ tăng lên nhiều lần. Lĩnh vực bưu chính lúc đó không chỉ là doanh nghiệp tỷ USD, mà sẽ là doanh nghiệp hàng chục tỷ USD. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp bưu chính phải thành lập một bộ phận chuyên biệt để đẩy mạnh ứng dụng ICT vào mọi hoạt động của mình. ICT không chỉ giúp đổi mới các hoạt động truyền thống, mà còn có thể tạo ra các lĩnh vực mới. Bưu chính phải thực hiện chuyển đổi số triệt để thì mới có thể sáng tạo, phát triển nhiều dịch vụ mới. Một số doanh nghiệp bưu chính lớn đã chuyển hướng sang doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ. Bộ TT&TT cũng đang phối hợp với Bộ Công Thương tập trung phát triển TMĐT, chú trọng xây dựng các platform (nền tảng) công nghệ cho hoạt động bưu chính. Vì một Việt Nam số Năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Viễn thông thế giới (Telecom World). Với nhận thức và xu hướng tiến tới chuyển đổi số, Bộ TT&TT đã chính thức đề nghị đổi tên hội nghị thành Digital World và được Liên minh Viễn thông thế giới ITU chấp thuận. Trong quá trình chuyển đổi số, quan trọng nhất là chuyển đổi từ hạ tầng viễn thông thành hạ tầng ICT và làm chủ các công nghệ nền tảng của chuyển đổi số như IoT, Big Data, AI... Để chuyển đổi như vậy, các doanh nghiệp viễn thông cần nhận thức được sứ mệnh của mình với quốc gia, đó là xây dựng hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ cho chuyển đổi số, cho một Việt Nam số, (Digital Vietnam). Không chỉ là hạ tầng viễn thông theo khái niệm truyền thống, mà còn là hạ tầng dữ liệu, lưu trữ và xử lý dữ liệu, hạ tầng IoT, hạ tầng về cung cấp ứng dụng như dịch vụ. Tại Hội thảo Đổi mới Sáng tạo Việt Nam được tổ chức ở Hà Nội sáng 14/11, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định: "5G không chỉ là cơ hội về dịch vụ kết nối, cơ hội để thay đổi thứ hạng viễn thông Việt Nam, mà còn là cơ hội để phát triển ngành công nghiệp ICT nước nhà"; "Kết nối vạn vật sẽ yêu cầu một cách đầu tư hoàn toàn khác so với mạng điện thoại di động dành cho kết nối chỉ con người với nhau. Các nhà mạng di động phải nhận thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước, đối với dân tộc. Mạng 5G là hạ tầng cho kết nối vạn vật - hạ tầng quan trọng nhất của CMCN 4.0. Việt Nam muốn đi đầu trong CMCN 4.0 thì mạng 5G phải đi trước và cả đi đầu. Mạng lưới, hạ tầng kết nối phải có trước. Đầu tư trước kinh doanh sau, đây phải là triết lý kinh doanh của tất cả các nhà mạng. Mạng 5G cho kết nối vạn vật của Việt Nam phải vào loại tốt nhất trên thế giới. Số lượng trạm BTS cho 5G sẽ phải lớn hơn rất nhiều so với các công nghệ trước đó. Do vậy, dùng chung hạ tầng, chia sẻ hạ tầng viễn thông với các hạ tầng điện, nước, giao thông là rất quan trọng để giảm chi phí xã hội." Hiện tại, chất lượng di động băng rộng của Việt Nam vẫn chưa tốt. Với sự kết hợp công nghệ 4G/5G, các doanh nghiệp viễn thông trong nước sẽ cần phải nâng cao chất lượng di động băng rộng để Việt Nam lọt vào Top 30-50 trên thế giới. Tỉ lệ phổ cập smartphone đến 100% người dân Việt Nam cũng sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia.
Để ngành viễn thông chuyển đổi sang hạ tầng ICT nhanh hơn, Bộ TT&TT đang đẩy mạnh quá trình đấu thầu và quy hoạch lại tần số để sẵn sàng cho việc triển khai 5G, chuẩn bị thương mại hóa trong năm 2020, đồng thời kiến nghị Chính phủ cho phép thử nghiệm Mobile money. "Chúng ta đã nói nhiều tới TMĐT, đến khởi nghiệp, đến đổi mới sáng tạo, nhưng lại quên nói đến một trong những nền tảng quan trọng nhất để thúc đẩy chúng là nền tảng thanh toán. Muốn một dịch vụ nào đó phổ biến đến 100% người dân thì đầu tiên là nền tảng thanh toán phải đến được 100% người dân. Không có phương tiện nào có thể thực hiện việc này tốt hơn là di động, là Mobile Money. Ở Việt Nam, tỷ lệ người dùng thẻ tín dụng còn thấp, nhưng mật độ thuê bao di động thì đã trên 100% từ nhiều năm nay", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận. Tại Việt Nam, 99% các giao dịch dưới 100.000 đồng là bằng tiền mặt. Mobile Money sẽ là giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Câu chuyện ở đây là công nghệ có thể giúp giải quyết rất nhiều vấn đề của đất nước, nhưng phải dám thay đổi, dám chấp nhận các mô hình mới. Mobile Money là một ví dụ thuyết phục về việc nhà mạng viễn thông có thể trở thành nền tảng của nhiều thứ, chứ không chỉ là hạ tầng viễn thông như hàng trăm năm nay. Vì vậy trong thời gian tới, các doanh nghiệp viễn thông sẽ được kỳ vọng rất nhiều trong việc tự chuyển mình để trở thành nền tảng của dữ liệu, của điện máy đám mây, của nội dung số, của xác thực của IoT... Bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng Nếu coi mục tiêu của chuyển đổi số là phát triển quốc gia hùng cường, động lực của chuyển đổi số là thể chế, là công nghệ và đổi mới sáng tạo thì tiền đề của chuyển đổi số chính là an toàn, an ninh không gian mạng. Muốn dựa vào chuyển đổi số để phát triển thành quốc gia hùng cường thì Việt Nam phải là cường quốc về an ninh mạng để đảm bảo an toàn cho quá trình này, tạo niềm tin số cho mọi người. Tại Hội thảo Ngày An toàn thông tin (ATTT) Việt Nam 2019, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận xét: "Nếu thực hiện đảm bảo ATTT chưa tốt, có nghĩa là nhận thức của chúng ta đang có vấn đề. Thực tế cho thấy, các nước trên thế giới thường đầu tư trung bình 15-20% giá trị dự án CNTT cho việc đảm bảo công tác ATTT. Tại Việt Nam, tỷ lệ này thường xuyên ở mức dưới 5%. Với thực tế này, chưa thể nói Việt Nam đã có nhận thức đầy đủ về ATTT được." Để giải quyết thực trạng trên, trước tiên, cần phải thay đổi cách nghĩ về ATTT. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp, tổ chức đẩy mạnh triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trước, thì giờ đây, ứng dụng và phát triển CNTT phải song hành cùng an toàn, an ninh mạng. Nếu như trước đây khi xảy ra sự cố ATTT, các cơ quan, doanh nghiệp cố gắng giữ kín, càng ít người biết càng tốt, thì giờ đây, họ phải hiểu rằng không ai an toàn một mình trong không gian mạng. Càng chia sẻ, chúng ta càng an toàn hơn. Không chia sẻ thì sau chúng ta lại sẽ là một doanh nghiệp nào đó nữa bị tấn công tương tự. Mức độ bảo đảm an toàn, an ninh mạng của một cơ quan, tổ chức không phải nằm ở việc cơ quan, tổ chức đó có bị tấn công hay không, mà nằm ở cách thức cơ quan, tổ chức đó phản ứng như thế nào sau khi bị tấn công. Nếu họ rút ra được những kinh nghiệm, bài học để khắc phục sự cố của hệ thống và chia sẻ thì sẽ giúp cả cộng đồng cùng nâng cao độ an toàn trước các sự cố ATTT. Cũng đã đến lúc cần phải thay đổi cách làm. Nếu trước đây, khi đầu tư, các cơ quan, đơn vị thường chú trọng đầu tư cho giải pháp, thiết bị mà ít chú trọng đến con người, quy trình. Giờ đây, con người là quan trọng nhất, sau đó đến quy trình, rồi mới đến giải pháp, thiết bị. Mỗi cơ quan, tổ chức cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý, cân đối cả ba yếu tố này. Nếu như trước đây, chúng ta thường tự đầu tư, tự bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức của mình, thì giờ đây, chúng ta phải hiểu rằng, những dịch vụ tốt nhất được cung cấp bởi những doanh nghiệp chuyên nghiệp nhất. Việt Nam rất cần nâng cao tiềm lực an toàn, an ninh mạng quốc gia, làm chủ công nghệ để bảo đảm an toàn. Cơ quan, tổ chức nhà nước phòng, chống tấn công mạng cần ưu tiên sử dụng các sản phẩm "Make in Vietnam". Các doanh nghiệp tiên phong về ATTT cần phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia. Việt Nam có lợi thế lớn khi có khoảng 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực ICT. Nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng vào loại tốt trên thế giới, với những chuyên gia đạt đẳng cấp quốc tế. Việt Nam hoàn toàn có thể sinh ra những doanh nghiệp lớn mạnh để trở thành cường quốc an toàn, an ninh mạng, nhằm bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng. Năm 2019 cũng đánh dấu chuyển biến quan trọng trong lĩnh vực ATTT với việc Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực. Luật An ninh mạng cùng với Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các quyết định, chỉ thị, nghị định được Thủ tướng ký ban hành trong năm 2018 như Nghị định số 130/2018/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số), Nghị định số 53/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự), Chỉ thị số 14/CT-TTg (về việc nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại), Quyết định 28/2018/QĐ-TTg (về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước), Quyết định số 1017/QĐ-TTg (về việc Phê duyệt Đề án Giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ CNTT phục vụ chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025) đã hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới thể chế từ cấp Trung ương tới các bộ, ngành và địa phương về đảm bảo an toàn an ninh mạng. Luật An ninh mạng tập trung quy định về triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng một cách đồng bộ, thống nhất từ Trung ương tới địa phương, trọng tâm là các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, quy định rõ các nội dung triển khai, hoạt động kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức này. Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, cổng kết nối mạng quốc tế cũng là một trong những đối tượng được bảo vệ trọng điểm. Nền tảng của Chính phủ điện tử là ứng dụng CNTT Tháng 9/2019 đánh dấu một chuyển biến mới về Chính phủ điện tử (CPĐT) tại Việt Nam, khi Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử. Hiện từng tỉnh, từng bộ của Việt Nam đều đã có cách làm riêng về xây dựng CPĐT. Tuy vậy, hệ thống của các bộ ngành, địa phương vẫn chưa kết nối, chia sẻ được với nhau. Để làm được điều đó, cần đẩy nhanh sự ra đời của một nền tảng dùng chung. Đây sẽ là trọng trách của Bộ TT&TT trong thời gian tới. Để đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT trong Chính phủ, từ Trung ương tới các địa phương, các tỉnh thành và các bộ cũng cần thay đổi tư duy, trong phân bổ ngân sách, hàng năm phải có hạng mục chi cho CNTT. Hạt nhân triển khai CNTT tại các địa phương phải là Sở TT&TT. Các quy định về dự án CNTT, thuê dịch vụ CNTT theo hướng đặc thù cũng cần sửa đổi. Các đơn vị CNTT của các bộ, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cần xây dựng kế hoạch xây dựng CPĐT và đô thị thông minh theo Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam 2.0 đang được Bộ TT&TT trình Chính phủ duyệt. Để triển khai CPĐT hiệu quả, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: "Các địa phương cần triển khai nền tảng trước, triển khai ứng dụng sau, bởi nếu không sẽ chồng chéo dẫn đến đầu tư không hiệu quả. Dữ liệu phải được dùng chung và điều hành tập trung, có như vậy việc chỉ đạo điều hành mới đem lại hiệu quả." Đồng thời, Bộ TT&TT sẽ làm việc với từng bộ, từng tỉnh/thành phố để đẩy nhanh xây dựng CPĐT, tháo gỡ khó khăn cho các bộ và tỉnh, tập trung chỉ đạo một số bộ, địa phương làm mẫu, nhất là về đô thị thông minh để đánh giá, hướng dẫn triển khai rộng rãi. Chuyển đổi số với "Make in Vietnam" CMCM 4.0 và chuyển đổi số đang mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Nhưng đây là một sự thay đổi mang tính toàn diện, đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, đến từng người dân, đến mọi lĩnh vực. Vậy ai sẽ là hạt nhân của quá trình chuyển đổi này? Đó chính là các doanh nghiệp ICT Việt Nam. Cần phải phát triển thêm 50.000 doanh nghiệp ICT để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số Việt Nam. Việt Nam cần tập trung phát triển 4 loại doanh nghiệp công nghệ số. Một là, các doanh nghiệp công nghệ lớn, làm chủ quá trình nghiên cứu phát triển các công nghệ cốt lõi và đầu tư hạ tầng ICT. Cần khoảng 10-20 doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, thị trường và nhân lực. Hai là, các doanh nghiệp công nghệ đã có 10-20 năm kinh nghiệm. Hiện Việt Nam đang có hàng ngàn doanh nghiệp dạng này, nhưng đang chủ yếu làm gia công thì nay cần chuyển sang làm sản phẩm, tập trung làm các platforms chuyển đổi số. Ba là, các doanh nghiệp công nghệ mới khởi nghiệp, làm tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ, mang công nghệ số áp dụng vào mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Sẽ cần hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn doanh nghiệp loại này. Cuối cùng là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới đột phá. Việt Nam có được hàng trăm doanh nghiệp loại này cũng đã rất thành công. Để đẩy mạnh công nghiệp CNTT trong thời đại CMCN 4.0, cần 5 yếu tố nền tảng quan trọng. Thứ nhất, chính sách của Chính phủ cần thay đổi để chấp nhận các công nghệ mới, mô hình kinh tế mới. Thứ hai, phải tự sản xuất được các thiết bị IoT, xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn để xử lý hàng tỷ thiết bị, hàng nghìn tỷ kết nối với lượng dữ liệu khổng lồ. Thứ ba, phải có cơ sở hạ tầng CNTT tiên tiến với mạng băng rộng tốc độ cao 5G, cùng tỷ lệ sử dụng smartphone đạt 100% dân số. Thứ tư, Chính phủ ban đầu sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp bằng cách phân bổ nhiều hơn chi tiêu cho các sản phẩm 4.0. Cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo lại kỹ năng và đào tạo kỹ năng nâng cao. Cách tiếp cận chính sách theo cách truyền thống thường là: Quản được thì mở, quản đến đâu thì mở đến đó, không quản được thì đóng. Cách tiếp cận mới mà nhiều nước áp dụng, gọi là cách tiếp cận Sandbox: Cái gì không biết quản thế nào thì không quản, cho tự phát triển, nhưng trong một không gian nhất định, trong một thời gian nhất định, để các vấn đề được bộc lộ một cách rõ ràng, mà thường là không nhiều như lúc đầu các nhà quản lý dự đoán. Sau đó mới hình thành chính sách, hình thành quy định để quản lý. Đây là một trong những cách tiếp cận chính sách phù hợp với cuộc CMCN 4.0, phù hợp để đón nhận các mô hình kinh doanh mới, để đón nhận các sáng tạo đổi mới, các sáng tạo mang tính phá huỷ cái cũ. Chiến lược CMCN 4.0 của Việt Nam dự kiến sẽ gồm ba giai đoạn. Giai đoạn một, đẩy nhanh việc áp dụng CMCN 4.0 trong tất cả các ngành nhằm tăng hiệu quả hoạt động và năng suất lao động và tạo cơ hội mới cho tăng trưởng. Giai đoạn hai, tập trung vào nghiên cứu và làm chủ công nghệ để phát triển các sản phẩm 4.0, thông qua chương trình "Make in Vietnam". Giai đoạn ba, sử dụng CMCN 4.0 như một lợi thế cạnh tranh trong nước và toàn cầu để hiện thực hóa các mục tiêu của Việt Nam cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa quốc gia. Tạo đồng thuận, niềm tin và khát vọng Việt Nam hùng cường Sứ mạng của báo chí là phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, niềm tin xã hội và khát vọng Việt Nam hùng cường. Một đất nước muốn vươn lên thì sức mạnh chính phải là sức mạnh tinh thần. Báo chí phải tạo ra sức mạnh tinh thần đó, tạo ra năng lượng tích cực cho xã hội, cho người dân. Dù là đưa tin tiêu cực hay tích cực thì vẫn phải với mục tiêu khích lệ sự phát triển đi lên, làm cho Việt Nam mạnh lên, ổn định, chứ không phải làm xói mòn lòng tin và sức mạnh của đất nước. Muốn quản lý được báo chí thì đầu tiên phải nhìn thấy toàn bộ bức tranh hàng trăm triệu thông tin mỗi ngày trên không gian mạng, phải giám sát được, đo lường được, phân tích và dự báo được các xu thế, phát hiện sai phạm để nhắc nhở. Các đơn vị, cá nhân sai phạm có hệ thống cần phải xử lý rất nghiêm minh. Năm 2019, Bộ TT&TT đã triển khai Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến 2025, giúp giải quyết một số vấn đề nổi cộm trong lĩnh vực báo chí hiện nay như tình trạng báo hoá tạp chí, báo hoá trang tin điện tử tổng hợp, giải quyết nạn phóng viên làm tiền doanh nghiệp. Nhiều báo hiện nay không nhận được hỗ trợ tài chính của Nhà nước, tự tìm nguồn thu trên thị trường. Trong khi đó, thị trường quảng cáo bị chia sẻ gần 40% với mạng xã hội, và con số này có xu thế ngày càng tăng lên. Bộ TT&TT sẽ sớm hoàn thiện cơ chế đặt hàng báo chí, đề xuất cơ chế thuế, cơ chế tự chủ tài chính thuận lợi cho báo chí phát triển. Công nghệ số đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới lĩnh vực báo chí truyền thông, làm thay đổi các hình thức truyền tải tin tức truyền thống. Nhưng các cơ quan báo chí lại đang là người đi sau về công nghệ nhất. Đứng trước những thách thức khác nhau của nhu cầu đổi mới công nghệ, nhiều cơ quan báo chí đã lỗi hẹn, đã bỏ cuộc hoặc thậm chí chưa từng bắt đầu. Công nghệ sẽ tạo cuộc chơi mới, tạo mô hình kinh doanh mới. Vì thế, quá trình tìm lời giải về công nghệ phải song song với việc tìm ra các mô hình kinh tế mới cho báo chí, trong bối cảnh hệ sinh thái truyền thông số trên toàn thế giới đang có những biến động mạnh, đặt tất cả các cơ quan báo chí trước bài toán khốc liệt để tồn tại và phát triển. Người làm báo có thể cho rằng công nghệ mới sẽ phức tạp, nhưng sự phức tạp đó lại giúp cho việc làm báo đơn giản hơn. Sự phức tạp của công nghệ không liên quan đến người làm báo, hãy đẩy sự phức tạp của công nghệ cho công ty công nghệ. Chuyển đổi số báo chí cần có những công ty công nghệ đi bên cạnh hỗ trợ. Rất may là Việt Nam có những công ty công nghệ số rất mạnh, không chỉ cung cấp hạ tầng viễn thông, hạ tầng CNTT, hạ tầng Cloud, họ còn có thể phát triển các Platforms, các ứng dụng cho báo chí, nhất là các Platforms dùng chung cho báo chí. Một mô hình kinh doanh mới, một hệ sinh thái mới cần được phát triển để báo chí có thể làm tốt hơn sứ mạng của mình. Các doanh nghiệp VT-CNTT nói riêng và các doanh nghiệp công nghệ số nói chung cần chung tay vì sự phát triển của báo chí nước nhà, cũng là vì sự phát triển của chính mình. Huy Phong (ghi) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Một buổi sáng dạo phố thời 4.0 Posted: 26 Jan 2020 02:00 PM PST Buổi sáng cuối tuần của tôi bắt đầu bằng một chuyến xe Grab từ nhà lên phố. Ở cái thời 4.0, mọi thứ đều đơn giản hơn chỉ cần chiếc điện thoại thông minh. Khi mà thời đại công nghệ đang phát triển mạnh mẽ thì ăn phở cũng 4.0. Tôi dừng tại một quán phở trên phố Khâm Thiên. Tôi rất thích cách phục vụ ở cửa hàng này bởi sự nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, không như những quán phở "truyền thống" khác phải chờ đợi rất lâu, thậm chí xếp hàng dài để có được một bát phở. Nhiều cửa hàng khi nhầm lẫn còn "ép" khách hàng ăn tạm,... khiến nhiều người không hài lòng Đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thực khách, cửa hàng còn có một trang web riêng để phục vụ những thực khách ở xa. Khách hàng vào ăn sẽ lựa chọn món ăn trên ứng dụng phần mềm của Ipad và các món ăn được chuyển đến tay khách hàng qua những băng chuyền. Điều đáng bàn ở đây chính là, những cửa hàng ứng dụng công nghệ tự động vào kinh doanh sẽ giúp giảm được rất nhiều chi phí từ thuê nhân công cho đến việc phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình,...
Rời quán phở, tôi tiếp tục chuyến Grab lên phố cổ. Tôi chọn một quán ở đầu phố Hai Bà Trưng, một trong những tụ điểm mà đám bạn tôi hay ngồi. Bước ra khỏi xe, tôi không quên tặng tài xế 5 sao nhờ phục vụ chuyên nghiệp. Từ khi Grab, Uber vào Việt Nam, tôi đã cự tuyệt với taxi truyền thống. Cái lợi mà tôi thích đi xe công nghệ không phải là giá rẻ bởi lắm lúc còn cao hơn cả taxi truyền thống, đó chính là sự phục vụ chuyên nghiệp và khách có thể đánh giá lái xe. Tôi cũng thích ở khoản không phải trả tiền mặt. Nói về chuyện tiền mặt, các dịch vụ, cửa hàng đều ưu ái khách thanh toán qua điện thoại hay thẻ. Cái quán cà phê chúng tôi hay ngồi, quầy thanh toán có tới gần 10 đơn vị chấp nhận ví điện tử. Khách sau khi chọn đồ, quét mã QR thế là xong. Ngoài tiện lợi, nếu quan tâm tận dụng khuyến mãi, người tiêu dùng có thể thu lại lợi ích không nhỏ. Trong lúc chờ đám bạn chuyên "cao su", tôi tò mò với mấy quảng cáo bên kia đường. Không nhân viên, không sản phẩm nhưng đây đều là những gian hàng ảo. Nếu thích sản phẩm trên các gian hàng ảo này, ngay lập tức khách hàng có thể dùng điện thoại có cài ứng dụng Mobile Banking để QR tương ứng với sản phẩm để thực hiện việc đặt hàng và thanh toán. Đám bạn 5 đứa mà hẹn hò nhau từ 9 giờ tận 11 giờ mới đông đủ. Đứa thì bận con nhỏ, đứa thì kêu nhà xa, ai cũng có lý do... Ngồi chưa được bao lâu đã tới trưa. Trong câu chuyện của đám bạn, tự nhiên nhắc tới món bánh mỳ Hội An, cũng tới giờ ăn trưa cả đám ai cũng kêu thèm. Đang ngồi mà bảo đứng dậy đi ăn là cả đám giải tán luôn, vậy là Grab Food hân hạnh phục vụ. Thế là xong bữa trưa.
Ăn xong lại có đứa hứng lên đòi đi mua sách ở Đinh Lễ, ở cái thời 4.0 này chuyện gì cũng có thể được điện thoại làm hộ. Cả nhóm lướt ứng dụng, mua được hơn 10 cuốn sách và chọn chế độ giao ngay trong 2 giờ. Thế là cả nhóm toàn lũ lười nay lại lười thêm, lại có cơ hội ngồi thêm 2 tiếng chờ sách tới. Câu chuyện đám bạn cũ tiếp tục xôm, nhất là đứa làm bên ngân hàng kể về loạt thay đổi. Nó đang lo sắp tới không khéo thì nghỉ việc. Ngân hàng của nó mới khai trương một loạt điểm giao dịch tự động. Sau khi khách hàng chọn giao dịch muốn thực hiện trên màn hình, giao dịch viên sẽ kết nối trực tiếp với khách hàng qua video call, hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng các bước thao tác để hoàn thành giao dịch. Điều này giúp khách hàng có cảm giác an tâm như đang thực hiện giao dịch tại quầy. Nếu khách hàng đã quen thuộc với LiveBank thì hoàn toàn có thể tự thực hiện các giao dịch dễ dàng mà không cần hỗ trợ của giao dịch viên từ xa. Tại LiveBank, khách hàng mở tài khoản chỉ cần lấy dấu vân tay với công nghệ sinh trắc học Biometrics giúp tăng cường tính bảo mật; các quy trình vận hành hoàn toàn tự động cùng công nghệ OCR tự động chuyển hình ảnh từ các bản scan thành chữ trên các đơn đăng ký giúp khách hàng tiết kiệm thời gian hơn hẳn giao dịch tại quầy.
Robot cũng đã có mặt tại một ngân hàng ở Việt Nam. Robot này sẽ tư vấn mọi thắc mắc theo nhu cầu của khách hàng thay vì phải đợi chờ xếp hàng tại quầy. Với những cử động đã được lập trình, robot có khả năng nhận diện khuôn mặt khách hàng bằng tính năng Face ID, chủ động chào hỏi hỗ trợ người đến giao dịch. Đặc biệt, khi cần trao đổi trực tiếp với nhân viên ngân hàng, robot sẽ đưa ra lựa chọn và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch theo đúng nhu cầu của khách. Câu chuyện của đám bạn thân chỉ dứt khi có một đứa thốt lên tới giờ phải về. Nó đã lấy chồng nên luôn bận rộn việc nhà. Cả năm nó chỉ có 1-2 lần tụ tập với đám chúng tôi. "Giờ phải về đón con, nhà bao việc" sau câu nói đó nó không quên mở điện thoại để khởi động con robot hút bụi ở nhà hoạt động. Cà phê tới nửa ngày, nhóm chúng tôi giải tán hẹn dịp Tết, mỗi đứa đều có cuốn sách, đặt một xe Grab rời khỏi quán. Thực tế, hiếm khi chúng tôi có những dịp như vậy. Thay vì cùng nhau đi ăn, "buôn" đủ thứ chuyện trên trời dưới biển với những tràng cười rộn rã và thấy thời gian trôi qua thật nhanh thì nay, họ như kẻ "tự kỷ" ôm khư khư điện thoại và tiếng cười đôi khi cất lên không phải vì lời nói đùa bên bàn ăn mà vì một bức ảnh hài hước hiện lên trên màn hình smartphone. Một người từng than rằng, dù đi giữa nhóm bạn, họ vẫn cảm thấy cô đơn trong chính tâm hồn của mình. Nhìn chung, công nghệ đã tác động và thay đổi nhiều khía cạnh của đời sống con người, đó chính là những thay đổi mang tính đột phá của loài người, đưa thế giới bước từng nấc thang trong hành trình chinh phục giới hạn của nhân loại. Nhưng sự phát triển ấy theo hướng tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào việc ứng dụng công nghệ, ý thức và lựa chọn của mỗi chúng ta. Duy Anh |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất trong ngày - Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét