“Virus corona: Cách ly du khách Trung Quốc sốt cao đến Đà Nẵng mùng 2 Tết” plus 14 more |
- Virus corona: Cách ly du khách Trung Quốc sốt cao đến Đà Nẵng mùng 2 Tết
- Số người chết do virus Vũ Hán tăng lên 56, ca tử vong đầu tiên tại Thượng Hải
- Virus viêm phổi: Lý do Vietjet Air vẫn chở khách đi Vũ Hán sau lệnh cấm bay
- Cơ hội tạo ra “kỳ Lân 1 tỷ USD”
- Trung Quốc dùng thuốc điều trị HIV chữa virus corona gây dịch viêm phổi Vũ Hán
- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: ‘Chúng ta có khát vọng vươn lên’
- 2020 sẽ là năm chuyển đổi số quốc gia
- Đưa công an chính quy về xã, mệnh lệnh từ trái tim
- Nữ du khách Hàn Quốc rơi xuống biển tử vong do lật đò mùng 1 Tết
- Món đặc sản nghi có thể truyền virus corona gây dịch viêm phổi chết người
- Giấc mơ ô tô điện Việt Nam liệu có thành hiện thực?
- Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan và ký ức về giúp đỡ vô giá của Liên Xô
- Đội hình tuổi Tý 2020: Toàn sao tài năng, được kỳ vọng lớn
- Bác sĩ chỉ 5 cách đơn giản không mắc ung thư trong 20 năm tới
- Ngất ngây khu vườn trên đỉnh đèo Sa Mù, nữ hoàng hoa cho tiền tỷ
Virus corona: Cách ly du khách Trung Quốc sốt cao đến Đà Nẵng mùng 2 Tết Posted: 25 Jan 2020 07:05 PM PST Một du khách đến từ Hồ Nam (Trung Quốc) phát hiện sốt cao khi nhập cảnh tại sân bay Đà Nẵng. Sáng nay (mùng 2 Tết), Phó giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng Nguyễn Tiên Hồng cho biết 1 du khách đến từ Hồ Nam (Trung Quốc) bị sốt đang được cách ly để theo dõi. Du khách này nhập cảnh đến sân bay Đà Nẵng vào 15h hôm qua trên chuyến bay đến từ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Trong quá trình làm thủ tục nhập cảnh, máy đo thân nhiện tại sân bay phát hiện du khách này bị sốt 38,5 độ.
Lực lượng chức năng khẩn trương triển khai cách ly để kiểm tra, giám sát chặt chẽ, theo quy trình giám sát xử lý dịch bệnh nhóm A và các bệnh nguy hiểm truyền nhiễm. Theo ông Hồng, du khách này đã được chuyển đến cách ly y tế tại BV Đà Nẵng để lấy các mẫu máu thực hiện xét nghiệm. Trước đó, ngày 14/1, 2 trường hợp nghi ngờ đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng đã được ngành y tế TP xử lý kịp thời, đúng quy trình theo quy định của Bộ Y tế. Từ kết quả về lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân âm tính với tất cả chủng virus corona đã biết, virus corona mới (cCoV) và các loại virus gây viêm phổi phổ biến khác. Trao đổi với VietNamNet sáng nay, bác sĩ Nguyễn Thành Trung, PGĐ BV Đà Nẵng cho biết đơn vị đã tiếp nhận và đưa vào khu vực cách ly 10 trường hợp bi sốt. Cụ thể, có 6 du khách Trung Quốc, 3 người Việt Nam và 1 du khách Cộng hoà Séc đang được theo dõi, điều trị tại khu vực cách ly tại Khoa Y học nhiệt đới của BV Đà Nẵng. Bình Định lập đội đáp ứng nhanh Giám đốc Sở Y tế Bình Định Lê Quang Hùng hôm nay thông tin, đã yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương triển khai tổ chức phân loại người bệnh ngay từ khi người bệnh đến đăng ký khám bệnh. "Người bệnh có triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt…) phải được phân luồng và khám, tư vấn tại buồng khám riêng biệt, khai thác các yếu tố dịch tễ của người bệnh sống hoặc đến từ Trung Quốc trong vòng 14 ngày. Nếu thấy nghi ngờ trường hợp viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân cần cách ly tạm thời, thông báo khẩn cấp cho y tế dự phòng lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán kịp thời", ông Hùng cho hay.
Bên cạnh đó, chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly, buồng bệnh cách ly, cơ số thuốc hồi sức cấp cứu, dịch truyền. Rà soát lại các phương tiện máy thở, monitor theo dõi người bệnh, vật tư y tế và phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn để cấp cứu, điều trị khi có ca bệnh. Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định cũng yêu cầu tất cả đơn vị trực thuộc thành lập đội phản ứng nhanh nội viện, ngoại viện để sẵn sàng hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới; thiết lập "đường dây điện thoại nóng phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do virus corona" tiếp nhận thông tin và sẵn sàng tiếp nhận ứng cứu. Theo BS Bùi Ngọc Lân, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định, Trung tâm đã thành lập 2 đội đáp ứng nhanh phòng chống dịch bệnh và các sự kiện y tế công cộng trên địa bàn tỉnh. "Chúng tôi kích hoạt hệ thống giám sát bệnh nhân viêm phổi nặng tại cộng đồng, các bệnh viện, sân bay (các chuyến bay quốc tế đến Bình Định). Chuẩn bị đầy đủ hóa chất, vật tư, trang thiết bị và nhân lực sẵn sàng hỗ trợ, triển khai chống dịch kịp thời", ông Lân chia sẻ. Đà Nẵng họp khẩn lên phương án phòng chống virus coronaGiám đốc Sở Du lịch TP cho biết, từ ngày 30 đến mùng 5 Tết, có 93 chuyến bay từ các tỉnh, thành khác của Trung Quốc đến Đà Nẵng. Hồ Giáp - Phúc Nhơn | ||||||||||||||||||||||
Số người chết do virus Vũ Hán tăng lên 56, ca tử vong đầu tiên tại Thượng Hải Posted: 25 Jan 2020 06:51 PM PST Số người tử vong từ virus corona đã lên đến 56 người, và hơn 300 ca mắc mới được ghi nhận tại Trung Quốc – CCTV đưa tin hôm 26/1. Tổng số các ca nhiễm virus được xác nhận tại Trung Quốc đến nay hiện đang ở con số 1.975. Một ca tử vong đã được ghi nhận tại Thượng Hải – truyền thông trung ương cho biết. Đây là ca tử vong đầu tiên được ghi nhận tại thành phố này. Bệnh nhân là một người đàn ông 88 tuổi với các vấn đề sức khoẻ khác – CGTN đưa tin. Tỉnh Hồ Bắc, trung tâm của đợt bùng phát dịch virus corona mới, đã xác nhận 323 ca nhiễm mới và 13 trường hợp mới tử vong, tờ Global Times đưa tin. Một bệnh nhân nữa đã tử vong ở tỉnh Hà Nam. Thành phố trực thuộc trung ương Thiên Tân đã đình chỉ hoạt động đối với tất cả các chuyến xe bus trung chuyển trong thành phố từ ngày 27/1 để khống chế đợt bùng phát dịch – CCTV cho biết.
Trước đó, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã xác nhận 1.372 ca nhiễm bệnh và 41 người tử vong từ virus corona. Chủng virus thuộc họ corona mới, được Tổ chức Y tế Thế giới đặt tên ký hiệu là 2019-nCoV, đã được ghi nhận tại Hong Kong, Macau và Đài Loan thuộc Trung Quốc, và ngoài Trung Quốc tại Thái Lan, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Nepal, Pháp, Mỹ, và Australia. Ở Vũ Hán, nơi bắt nguồn của loại virus mới, người dân đang phải thực thi một lệnh cấm di chuyển bên trong và ra ngoài thành phố. Các thành phố khác của tỉnh Hồ Bắc cũng đã chính thức thông báo đình chỉ các tuyến giao thông trước đợt bùng phát virus gây chết người này. Ngoài ra, hai bệnh viện mới đang được xây dựng tại tỉnh Hồ Bắc để chống chọi với dịch bệnh. Khu vực cách ly đang bao phủ phạm vi khoảng 55 triệu người. Ở thủ đô Bắc Kinh, mọi hoạt động ăn mừng năm mới âm lịch đều đã bị huỷ. Các sân bay trên toàn thế giới đã triển khai các phương pháp phòng ngừa, kiểm tra sức khoẻ đối với tất cả các hành khách đến từ Trung Quốc để loại trừ các trường hợp mắc cúm từ loại virus mới này. Lo ngại đang gia tăng về khả năng virus corona Vũ Hán sẽ biến thành một cơn đại dịch tương tự như SARS, căn bệnh đã lấy đi mạng sống của gần 800 người trên toàn thế giới trong đợt bùng phát năm 2002-2003. Anh Thư | ||||||||||||||||||||||
Virus viêm phổi: Lý do Vietjet Air vẫn chở khách đi Vũ Hán sau lệnh cấm bay Posted: 25 Jan 2020 07:53 PM PST Dù phía Trung Quốc đã đóng cửa TP Vũ Hán nhưng phía VN đã đàm phán thành công để cho phép Vietjet Air được phép bay để trả khách Trung Quốc từ VN quay về Vũ Hán. Hôm 24/1 vừa qua, Cục Hàng không VN quyết định hủy toàn bộ các phép bay đã cấp và không cấp phép bay mới tới TP Vũ Hán (TQ) để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra. Thế nhưng sáng nay, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin Vietjet Air vẫn tiếp tục đưa người từ Vũ Hán đáp xuống sân bay Cam Ranh. Trao đổi với VietNamNet, đại diện Vietjet khẳng định đó là chuyến bay rỗng, không có khách, Vietjet vẫn chấp hành nghiêm các quy định bay của Cục Hàng không VN. Nguồn tin từ Cục Hàng không VN cho VietNamNet biết, được sự đồng ý của phía TQ, Vietjet chở các khách TQ đã vào Việt Nam từ Vũ Hán trước đây trở lại Vũ Hán. "Trên chuyến bay của Vietjet trở về sáng nay không chở bất cứ khách nào từ Vũ Hán vào VN", đại diện Cục khẳng định. Ông Uông Việt Dũng, Phó chánh văn phòng Bộ GTVT thông tin thêm, mặc dù phía TQ đã đóng cửa TP Vũ Hán nhưng phía VN đã đàm phán thành công để cho phép Vietjet Air được phép bay để trả khách TQ từ VN quay về Vũ Hán và tuyệt đối không chở bất cứ hành khách nào từ Vũ Hán về VN (chiều bay quay lại VN là bay rỗng). Phi hành đoàn được khuyến cáo các biện pháp phòng tránh và giám sát đặc biệt về sức khoẻ. Được biết, Cục Hàng không chỉ cho phép 4 chuyến bay của Vietjet trả khách TQ đã sang VN về Vũ Hán. Phòng lây nhiễm virus Corona, Việt Nam dừng toàn bộ các chuyến bay đến Vũ HánCục Hàng không VN hủy toàn bộ các phép bay đã cấp và không cấp phép bay mới tới TP Vũ Hán (Trung Quốc) để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona. Vũ Điệp | ||||||||||||||||||||||
Cơ hội tạo ra “kỳ Lân 1 tỷ USD” Posted: 25 Jan 2020 02:00 PM PST Trí tuệ Việt hoàn toàn có thể sánh vai với các "đại gia" công nghệ trên thế giới, để vươn lên tầm cao mới. Cơ hội với "make in Vietnam" Những ngày đầu năm 2020, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ Chu Ngọc Anh đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB. Cuộc gọi diễn ra tại buổi làm việc và kiểm tra công tác nghiên cứu, sản xuất thiết bị mạng 5G tại Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel. Đáng nói, gNodeB là thiết bị do Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel nghiên cứu và sản xuất. Mạng di động 5G chính thức lần đầu tiên được kết nối thử nghiệm tại Việt Nam vào sáng 10/5/2019. Tuy vậy, đây là lần đầu tiên một cuộc gọi 5G được thực hiện bằng thiết bị mạng do Việt Nam tự sản xuất, bao gồm cả phần cứng và phần mềm.
Cột mốc này đánh dấu Việt Nam đã chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G. Đáng chú ý, hiện trên thế giới chỉ có 5 công ty là Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE đã sản xuất thành công các thiết bị mạng cho 5G. Viettel sẽ là nhà cung cấp thứ 6 trên thế giới sản xuất thành công thiết bị 5G. Điều này cho thấy, trí tuệ Việt hoàn toàn có thể sánh vai với các "đại gia" công nghệ trên thế giới, để vươn lên tầm cao mới. Với những người làm trong ngành công nghệ, những thành tựu đạt được trong thời gian qua hoàn toàn có thể dự báo được. Khi trò chuyện với một doanh nhân trong ngành, vị này rất tự tin khẳng định: Nói Việt Nam có lợi thế về mặt công nghệ là hoàn toàn đúng. "Một là tố chất con người. Con người Việt Nam có tố chất rất tốt. Người Việt có tư duy làm toán rất tốt. Công nghệ liên quan đến toán học, tức tư duy logic, giải quyết vấn đề... Đó chính là điều kiện về con người. Người Thái sáng tạo hơn người Việt Nam rất nhiều, nhưng tư duy về công nghệ Việt Nam hơn hẳn Thái Lan", vị này chia sẻ. Cho nên, hiện nay tài nguyên công nghệ về mặt con người của Việt Nam thuộc loại đông đảo trong Đông Nam Á. Cái nôi của ngành gia công phần mềm Đông Nam Á nằm ở Việt Nam chứ không phải nước nào khác. Một vài năm trở lại đây, giới công nghệ Việt Nam liên tục trình làng những sản phẩm "make in Vietnam". Có dự án thành công, có dự án thất bại, nhưng điều đó đánh dấu một cột mốc quan trọng: Ngành công nghệ Việt không chấp nhận phận gia công. Đường dài và phần thưởng cho người nỗ lực Nhìn chuỗi thời gian từ khi Internet vào Việt Nam, những doanh nghiệp công nghệ Việt vẫn chưa tìm được vị thế xứng đáng. Họ vẫn phải đứng sau lưng các ông lớn thế giới, chấp nhận làm gia công phần mềm để có công ăn việc làm, để rồi nhận lại phần lợi nhuận ít ỏi. Đó là con đường mà dường như quốc gia nào cũng phải trải qua, nhưng nếu cứ đi mãi trên con đường ấy, doanh nghiệp công nghệ Việt không giàu được, đất nước không mạnh lên trên bản đồ công nghệ thế giới. Nhìn Trung Quốc gia công chiếc iPhone là thấy, giá trị mang lại cho đất nước này chỉ vô cùng ít ỏi, còn người chủ công nghệ là Apple nhận phần lớn lợi nhuận. Nhưng Trung Quốc đã thay đổi. Họ không chấp nhận phận gia công mà dần chuyển đổi để tham gia sâu hơn vào ngành công nghệ thế giới. Họ đã thành công, có những "đại gia" công nghệ nức tiếng thế giới như Huawei, ZTE, Xiaomi, Baidu,... Ấn Độ cũng đang vươn mình mạnh mẽ trong bản đồ công nghệ toàn cầu với những start up thành công vang dội, dù xuất phát điểm cũng từ "kiếp gia công". "Vậy nên, Việt Nam phải đặt vấn đề nghiêm túc: Nếu không thay đổi chúng ta sẽ đi đến đâu và thay đổi chúng ta sẽ đi đến đâu? Chúng ta không giàu bằng gia công được đâu", ông Nguyễn Minh Quý, CEO của Tập đoàn Internet Novaon, đã nói với tôi điều đó. Đây là thời điểm rất phù hợp để đưa ra ngọn cờ Make in Vietnam. Việt Nam bắt đầu xuất hiện những công ty công nghệ làm ra sản phẩm và bán được sản phẩm. Việt Nam đã có công ty với 2.000 người, tập trung làm sản phẩm công nghệ thực sự và mang lại doanh thu mỗi năm là 2 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp có tên tuổi chuyển hướng đầu tư vào công nghệ, làm ra các sản phẩm Make in Vietnam với ước mong cạnh tranh được với những tập đoàn đa quốc gia. Giới "thợ săn" công nghệ thế giới cũng đã nhìn thấy điều đó. Người trong ngành nhận thấy, tổng số vốn đầu tư mạo hiểm các quỹ dồn cho start up Việt Nam thời gian qua tăng lên khủng khiếp. Hiện tại, rất nhiều quỹ ở Đông Nam Á, quỹ ở Nhật Bản, Hàn Quốc đổ về Việt Nam. Họ bắt đầu "càn quét" các start up tiềm năng vì họ thấy sau Indonesia, Việt Nam sẽ là trung tâm thứ hai tạo ra một loạt "unicorn", tức là "start up Kỳ Lân tỷ USD". Nhưng, phải nhìn nhận vào thực tế, xác suất để có được một start up "tỷ đô" có khi khó hơn cả đánh xổ số. Cho nên, chặng đường các doanh nghiệp công nghệ Việt phải đi còn rất dài và rất xa, đó là con đường không có điểm dừng. Ngay các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới cũng phải không ngừng thay đổi, cải tiến để thích ứng với sự thay đổi chóng mặt của công nghệ cũng như mong mỏi của người dùng. Việt Nam đang vượt lên phạm vi gia công. Nhưng chúng ta còn chặng đường dài để khẳng định con đường "Make in Vietnam" có thành công hay không, có đưa Việt Nam vươn lên thành quốc gia hùng cường hay không? Nhưng chúng ta phải đi, doanh nghiệp phải chạy, bởi có con đường nào được tạo ra nếu thiếu đi dấu chân của những người khám phá. Hà Duy Việt Nam tuyên bố chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ Make In VietnamDiễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là sự kiện công nghệ lớn nhất trong năm qua. Đây là sự kiện được Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) tổ chức nhằm xây dựng cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. | ||||||||||||||||||||||
Trung Quốc dùng thuốc điều trị HIV chữa virus corona gây dịch viêm phổi Vũ Hán Posted: 25 Jan 2020 08:25 PM PST - Được biết, các bệnh viện tại Bắc Kinh, Trung Quốc đang dùng thuốc điều trị HIV để ngăn chặn bệnh viêm phổi Vũ Hán Theo South China Morning Post đưa tin ngày 26/1, cơ quan chức năng tại Trung Quốc xác nhận một số bệnh viện tại Bắc Kinh đang dùng thuốc điều trị HIV để ngăn chặn virus corona và hiệu quả rất khả quan. Uỷ ban Y tế Bắc Kinh tiết lộ hiện tại họ đang có thuốc Lopinavir/Ritonavir và được chỉ định cho 3 bệnh viện trong thành phố Bắc Kinh áp dụng phương pháp điều trị này.
Loại thuốc này có khả năng kháng virus, ngăn chặn virus HIV bám vào các tế bào để sinh sôi phát triển, thường được kê đơn để kết hợp điều trị. Trước đó vào ngày 24/1, có thông tin Trung Quốc sử dụng thuốc trong điều trị SARS để ngăn chặn virus corona, tuy nhiên thông tin này chưa được xác thực. Theo nhiều chuyên gia, chưa có bằng chứng nào về việc thuốc điều trị SARS có tác dụng khi điều trị virus corona hay nhiều bệnh khác. An An (dịch theo SCMP) Cảnh báo của bác sĩ Trung Quốc phục hồi sau nhiễm virus coronaBác sĩ Vương Quảng Phát (Bệnh viện Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc) cho rằng ông bị lây nhiễm virus corona vì không bảo vệ mắt khi tiếp xúc với mầm bệnh. | ||||||||||||||||||||||
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: ‘Chúng ta có khát vọng vươn lên’ Posted: 25 Jan 2020 10:12 AM PST - Việt Nam có khát vọng trở thành nền kinh tế thịnh vượng và cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ nuôi dưỡng khát vọng đó. LTS: Tuần Việt Nam mở Diễn đàn "Vì Việt Nam hùng cường" với mong muốn thu nhận từ quý độc giả những ý kiến, bài viết về các giải pháp phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng phát triển, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai Việt Nam. Mời quý độc giả gửi bài viết về tuanvietnam@vietnamnet.vn Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, người chủ trì Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động về CMCN 4.0 trao đổi với VietNamNet. - Thưa Bộ trưởng, gần đây ông hay nhắc đến khát vọng hùng cường cho đất nước. Đâu là những luận điểm chính cho khát vọng đó? Trong suốt chặng đường lịch sử, mọi người dân Việt Nam đều mong muốn cống hiến hết sức mình, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam thịnh vượng, phồn vinh và hạnh phúc. Kể từ khi gia nhập nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình, Việt Nam luôn thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới. Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người mới đạt xấp xỉ gần 3.000 USD. Nhìn sang các nước xung quanh, thu nhập bình quân đầu người của họ đều đã vượt lên 6.000-7.000 USD, Trung Quốc cũng đạt 10.000 USD. Muốn đuổi kịp họ, chúng ta phải duy trì tăng trưởng tốc độ cao liên tục trong thời gian dài, và phải khơi thông, tận dụng hết mọi tiềm năng, điều kiện của người dân, doanh nghiệp và đất nước cho phát triển. Việt Nam hiện là quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, năng suất lao động của nền kinh tế chưa cao; năng lực cạnh tranh quốc tế của cả nền kinh tế nói chung và nhiều ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu chưa mạnh. Nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường vẫn còn những khiếm khuyết cần phải hoàn thiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn lực và tính bền vững của phát triển. Nếu chúng ta không có khát vọng tăng trưởng cao, bền vững thì khoảng cách với các quốc gia ngày càng doãng ra, chúng ta sẽ tụt hậu.
- Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi sâu sắc với cách mạng 4.0, ông nhìn thấy cơ hội của Việt Nam để thực hiện khát vọng đó? Thế giới mà chúng ta đang sống đang thay đổi rất mau lẹ với nhiều diễn biến phức tạp, mức độ cạnh tranh kinh tế, thương mại toàn cầu ngày càng cao. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự xuất hiện của nhiều công nghệ chưa từng có đang làm thay đổi mạnh cách thức kinh doanh, vận hành nền kinh tế và doanh nghiệp. Các hình thái kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn ngày càng phổ biến. Bối cảnh này mang lại cả cơ hội và cả thách thức cho những nước đang phát triển như Việt Nam, đòi hỏi các nước phải rất nhanh nhạy nắm bắt cơ hội để vượt qua thách thức, nếu không sẽ không bắt kịp xu thế phát triển của thời đại. Trong bối cảnh đó, chưa nói đến việc hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng, chỉ riêng việc vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" đã là thách thức không nhỏ đối với nhiều nền kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam. Sẽ không thể thành công nếu không liên tục tìm tòi, sáng tạo, đổi mới tư duy, chủ động xây dựng cách thức phát triển nền kinh tế, đổi mới thể chế, cơ chế, chính sách. - Thưa Bộ trưởng, tầm nhìn đó sẽ được thể hiện vào trong các chủ trương, đường lối phát triển đất nước như thế nào? Hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng là một quá trình vận động không ngừng trước nhiều cơ hội và thách thức. Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam xác định một định hướng quan trọng về thể chế là: Hoàn tất quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập theo thông lệ quốc tế. Xây dựng, hoàn thiện, thử nghiệm khung khổ pháp lý cho các loại hình kinh doanh mới, kinh tế số, cung cấp dịch vụ công, quản lý và bảo vệ môi trường theo nguyên tắc thị trường. Về định hướng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chúng ta nhấn mạnh việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm; cho phép thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới, chấp nhận rủi ro cho việc triển khai và ứng dụng công nghệ mới, đổi mới sáng tạo, mô hình kinh doanh mới; thực hiện chuyển đổi số trong quản trị quốc gia, sản xuất, kinh doanh, tổ chức xã hội. Ứng dụng và phát triển công nghệ mới, trong đó ưu tiên công nghệ số, kết nối 5G và sau 5G, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối (blockchain), in 3-D, Internet vạn vật (IOT), an ninh mạng, năng lượng sạch, công nghệ môi trường để chuyển đổi, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế, tức là thực hiện toàn diện quá trình cơ cấu lại nền kinh tế để chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Dự thảo Chiến lược cũng đưa ra định hướng quan tâm đầu tư đúng mức cho nghiên cứu khoa học cơ bản; tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ lõi, công nghệ số; tập trung xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, cạnh tranh, tạo nền tảng để tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển; hình thành và phát triển hệ thống trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, lấy doanh nghiệp là trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. - Ông nhìn nhận như thế nào về mô hình kinh tế chia sẻ đang áp dụng tại Việt Nam trong bối cảnh còn nhiều ý kiến thảo luận trái chiều? Mô hình kinh tế chia sẻ (sharing economy) với bản chất là sự hợp tác trong tiêu dùng, giữa các bên cung cấp, sử dụng dịch vụ/sản phẩm. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin đã cho phép người sở hữu chia sẻ những tài sản; kỹ năng; tài chính với những cá nhân khác một cách nhanh chóng thuận tiện; tối ưu hóa công suất sử dụng với chi phí thấp nhất. Ở Việt Nam, các mô hình chia sẻ tuy xuất hiện muộn hơn nhưng với văn hoá chia sẻ vốn có của mình thì các sản phẩm kinh tế chia sẻ đã nhanh chóng được chấp nhận, trở lên quen thuộc với người dân. Từ các ứng dụng nhập khẩu như Uber, Grap, AirBnb, Agoda, Ebay…. các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã phát triển các sản phẩm thuần Việt về đặt xe (Be, FastGo), đặt chỗ du lịch (Trippy.vn), tài chính (Ví Momo), bán hàng qua mạng (Tiki); chia sẽ văn phòng làm việc .... kết nối giữa người có tài sản, dịch vụ với người có nhu cầu sử dụng thông qua nền tảng internet/mạng xã hội... Những dịch vụ này đã góp phẩn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cũng như chất lượng cuộc sống của người dân. Mô hình kinh doanh mới sẽ giúp thị trường cạnh tranh hơn và loại hình dịch vụ đa dạng hơn, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng,mở ra cơ hội đầu tư, tạo việc làm, tăng thêm thu nhậpcho người lao động; đồng thời cũng sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên, tận dụng tối đa công suất tài sản dư thừa, cũng như thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ở Việt Nam. - Vấn đề luật pháp, thể chế vẫn còn thiếu và yếu để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp,… thưa ông? Chúng ta đã đạt được nhiều kết quả trong hoàn thiện khung khổ thể chế chính sách về đầu tư, doanh nghiệp cũng nhưng nâng cao môi trường đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng một cách đầy đủ nhất, nhanh chóng những yêu cầu về nội dung, trình tự của các dự án khoa học công nghệ, các mô hình kinh doanh mới (như doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, kinh tế chia sẻ, v..v..). Đối với các mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ như kinh tế chia sẻ chúng ta còn thiếu các chính sách để đảm bảo cạnh tranh công bằng; quản lý chất lượng sản phẩm; phân định trách nhiệm các bên và doanh nghiệp cung cấp nền tảng; vấn đề lao động, việc làm, bảo hiểm đối với người lao động và chủ sử dụng lao động;…. Còn thiếu hoặc chưa hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý thuế, quản lý các giao dịch thanh toán điện tử xuyên biên giới để có thể giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các đối tác nước ngoài tham gia vào các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Các quy định về an toàn, an ninh thông tin cũng còn chưa thực sự đầy đủ. Các lĩnh vực, ngành, nghề ưu đãi đầu tư còn dàn trải, thiếu tính chọn lọc, chưa thực sự khuyến khích sự phát triển của các dự án khoa học công nghê cao, mô hình kinh doanh mới. Tiêu chí, điều kiện và hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư thiếu tính linh hoạt, chậm được đổi mới để đáp ứng yêu cầu thu hút các nguồn vốn đầu tư có chất lượng cao, khuyến khích hoạt động đổi mới, sáng tạo, chuyển giao công nghệ, hoạt động nghiên cứu-phát triển (R&D), thúc đẩy liên kết ngành, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Trên cương vị Bộ trưởng, ông sẽ đặt trọng tâm vào những chính sách gì để thúc đẩy lĩnh vực này? Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động về CMCN 4.0. Chúng tôi đang hoàn thiện và sắp trình để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tôi cho rằng, Việt Nam cần hình thành hệ thống các trung tâm đổi mới sáng tạo để từ đó hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ ở Việt Nam, góp phần nâng cấp hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia một cách căn bản. Chúng tôi đã có kế hoạch thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia. Bên cạnh đó, tôi cho rằng, chúng ta cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa mô hình kinh doanh mới và kinh tế truyền thống theo hướng rà soát, bãi bỏ các quy định về điều kiện kinh doanh không phù hợp với lĩnh vực kinh doanh truyền thống để thích nghi với sự đa dạng và phát triển nhanh của nền kinh tế số, trong đó có kinh tế chia sẻ. Ở các lĩnh vực có tiềm năng rủi ro cao (tài chính, ngân hàng, v.v.), cần xây dựng khung thể chế thí điểm để các doanh nghiệp hoạt động thử nghiệm, dần dần hoàn thiện công nghệ và đáp ứng các yêu cầu quản lý. Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0. Dự kiến sẽ có nhiều thay đổi trong hai dự luật này nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp thuận lợi nhất trong việc tham gia, thúc đẩy công nghiệp 4.0. Tư Giang – Lan Anh thực hiện | ||||||||||||||||||||||
2020 sẽ là năm chuyển đổi số quốc gia Posted: 25 Jan 2020 09:01 AM PST Năm 2020 sẽ là năm chuyển đổi số quốc gia, là năm khởi động mạnh mẽ chuyển đổi số để tiến tới một Việt Nam số. Những thông điệp mạnh mẽ của ngành TT&TT Những sự kiện năm 2019 của ngành CNTT-TT đã truyền đi những thông điệp mạnh mẽ, vừa là định hướng cho một giai đoạn mới, vừa là sự khích lệ, vừa là ngọn cờ tập hợp lực lượng. Bộ mã bưu chính đến địa chỉ và khả năng giao hàng đến 24 triệu hộ gia đình Việt Nam là thông điệp về một hệ thống bán lẻ với 24 triệu siêu thị. Siêu thị điện tử sẽ hiện diện trong từng hộ gia đình. Và mạng lưới bưu chính chuyển phát sâu rộng sẽ đảm bảo dòng chảy vật chất của các giao dịch thương mại điện tử. Thử nghiệm 5G năm 2019 và thương mại hoá vào năm 2020 là tuyên bố từ nay, Việt Nam sẽ đi cùng nhịp với thế giới về công nghệ, không còn độ trễ 7 năm, 8 năm như đối với 3G, 4G nữa. Chúng ta chỉ có thể thay đổi thứ hạng Việt Nam nếu đi cùng nhịp với nhóm dẫn đầu thế giới.
Tắt sóng 2G là thông điệp mạnh mẽ về việc muốn đi nhanh thì phải bỏ đi gánh nặng của quá khứ. Steve Job nói: "Cái chết là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống". Sau 30 năm, 2G đã hoàn thành sứ mạng của nó, mỗi người dân đã có một chiếc điện thoại để alo. Việc tắt sóng 2G và hỗ trợ máy 4G cho người dân sẽ giúp đưa Việt Nam thành một trong số ít các nước có 100% điện thoại thông minh, và sẵn sàng cho công dân điện tử. Cho phép nhà mạng viễn thông thí điểm Mobile Money là một chủ trương lớn của Chính phủ về việc giao cho nhà mạng đảm nhận thêm vai trò của các nền tảng mới, như nền tảng số, nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt. Với lợi thế phổ cập, cả về mạng lưới và kênh phân phối, và cả lợi thế về công nghệ và tài chính, mạng viễn thông có thể đảm nhiệm tốt vai trò các nền tảng khác, giúp đất nước chuyển đổi số nhanh hơn. Nhà mạng cũng phải đảm nhận sứ mệnh của doanh nghiệp nền tảng, đảm bảo nền tảng phải sạch, phải an toàn, và đảm bảo các nền tảng khác chạy trên mạng viễn thông cũng phải sạch, phải an toàn. Quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử và có cơ quan điều phối thống nhất, trong khi vẫn duy trì sự chủ động của các bộ, ngành và tỉnh, thành, là thông điệp về sự kết hợp hài hoà giữa tập trung và phân tán. Sau hơn 20 năm làm Chính phủ điện tử, hoặc quá tập trung, hoặc quá phân tán, trải nghiệm đắt giá đó đã dẫn chúng ta đến một quyết định đúng đắn nhất về sự kết hợp tập trung và phân tán. Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ ban hành vào tháng 6/2019 về tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh mạng; sự ra đời của Liên minh Phát triển hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam; đưa vào vận hành Hệ thống Giám sát an toàn, an ninh mạng cho Chính phủ điện tử là những thông điệp mạnh mẽ của chúng ta về phát triển Việt Nam thành cường quốc an ninh mạng, về việc Việt Nam sẽ làm chủ các sản phẩm an ninh mạng, để bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng. Tại Diễn đàn "Make in Vietnam", vào tháng 5/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức truyền đi thông điệp về phát triển các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, về chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang làm sản phẩm Việt Nam: Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Tại lễ kỷ niệm 25 năm của một số công ty phần mềm, như Misa, như FIS..., "Make in Vietnam" đã được các doanh nghiệp cam kết thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, coi sản phẩm Việt Nam như một sứ mệnh của doanh nghiệp công nghệ. Thương mại hóa thiết bị 5G Việt Nam vào năm 2020 của Viettel và Vingroup là tự hào Việt Nam, khích lệ các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu sản xuất thiết bị công nghệ cao. Tháng 4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quy hoạch báo chí, truyền đi một thông điệp mạnh mẽ về muốn phát triển tốt hơn thì cũng cần quản lý tốt hơn, về xử lý tốt hơn mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương. Các cơ quan chủ quản báo chí phải quản lý cơ quan báo chí của mình hoạt động theo tôn chỉ, mục đích. Buông lỏng quản lý là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề của báo chí trong thời gian qua. Diễn đàn "Báo chí và công nghệ" tháng 11/2019 là một thông điệp gửi đi về việc, cơ quan quản lý nhà nước không chỉ quản lý mà còn tạo điều kiện cho báo chí phát triển, tìm cách chuyển đổi số, đưa công nghệ vào làm báo, hỗ trợ các báo kết nối với nhà mạng với chi phí thấp nhất, đề xuất Chính phủ có thêm ngân sách để các bộ, ban, ngành, các tỉnh, thành đặt hàng các nhiệm vụ chính trị cho báo chí. Chính thức tuyên bố sự vi phạm pháp luật của một số mạng xã hội nước ngoài, của một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới là thông điệp mạnh mẽ của chúng ta về việc bất kỳ doanh nghiệp nào, dù trong nước hay nước ngoài, nếu làm ăn tại Việt Nam đều phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền, trên mọi không gian, trong đó có không gian mạng. Năm 2020, sự kiện viễn thông lớn nhất thế giới sẽ diễn ra ở Việt Nam với sự tham gia của trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhưng sự thay đổi lớn nhất là sau gần 50 năm, sự kiện này thay đổi về nội hàm, chuyển từ triển lãm viễn thông thế giới thành triển làm số thế giới, và đây là theo đề xuất của Việt Nam. Vị thế mới của Việt Nam cho phép ngành của chúng ta tham gia nhiều hơn, sâu hơn, chủ động hơn, tự tin hơn trong các sự kiện quốc tế. Việt Nam phải có những đóng góp quốc tế trong lĩnh vực ICT. Nâng cao thứ hạng Việt Nam về chuyển đổi số Đất nước đã đi qua năm 2019 với rất nhiều dấu ấn đáng tự hào. Bộ TT&TT đã đi qua năm 2019 với rất nhiều cách tiếp cận mới, làm cho một việc khó trở thành khả thi hơn, có thể làm nhanh hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được xem như một cuộc cách mạng về thể chế nhiều hơn là cuộc cách mạng về công nghệ, và do vậy, cơ hội của Việt Nam về thay đổi thể chế dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ là rất lớn. Chuyển đổi số có thể nhanh hơn nếu như phát triển các nền tảng, một platform cho cả triệu người. Tắt sóng 2G không chỉ tiết kiệm chi phí khai thác, chi phí tần số cho nhà mạng mà còn đưa 100% dân số lên điện thoại thông minh, sẵn sàng trở thành công dân số. Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam có thể được các doanh nghiệp Việt Nam hoàn thành trong năm 2020, vì Chính phủ đã tạo ra thị trường cho sản phẩm Việt Nam, vì Bộ TT&TT đã đứng ra làm vai nhạc trưởng, điều phối các doanh nghiệp trong nước hợp tác nghiên cứu phát triển, tránh chồng chéo, tránh cạnh tranh không cần thiết, sử dụng lẫn sản phẩm của nhau. Năm 2020 sẽ là năm chuyển đổi số quốc gia, là năm khởi động mạnh mẽ chuyển đổi số để tiến tới một Việt Nam số. Đây sẽ là một sự chuyển đổi sâu sắc và toàn diện, mà đầu tiên là sự chuyển đổi về phương thức, quy trình vận hành, về cách làm việc trong mọi lĩnh vực. Công nghệ số sẽ là công cụ tốt nhất để giúp thực hiện công cuộc chuyển đổi rất to lớn này. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về Đề án Chuyển đổi số Quốc gia, các bộ, ngành, tỉnh, thành sẽ ban hành chương trình chuyển đổi số của bộ mình, ngành mình, địa phương mình. Chúng ta sẽ phải cần đến sự chung tay, đồng lòng của tất cả người Việt Nam để nâng cao thứ hạng Việt Nam về chuyển đổi số. (Phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị Tổng kết năm 2019, triển khai nhiệm vụ 2020 của Bộ TT&TT được tổ chức ngày 28/12/2019 tại Hà Nội). | ||||||||||||||||||||||
Đưa công an chính quy về xã, mệnh lệnh từ trái tim Posted: 25 Jan 2020 04:00 PM PST Nhân dịp năm mới, VietNamNet trò chuyện với Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương, Đại tá Lê Ngọc Châu về việc đưa công an chính quy về các xã, thị trấn. XEM CLIP: 442 chiến sỹ được điều chuyển tới 188 xã Việc đưa công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã được xem là chủ trương để phòng ngừa tội phạm từ "trứng nước". Đến nay, Công an Hải Dương đã đạt được những kết quả thế nào, thưa ông? Từ tháng 5/2019 đến nay, 442 cán bộ chiến sỹ của chúng tôi đã được điều chuyển tới 188 xã trên tổng số 235 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Công an xã chính quy ngay sau khi nhận nhiệm vụ tại xã, thị trấn đã giải quyết 143 vụ việc an ninh trật tự, trong đó có 29 vụ trộm cắp tài sản, xâm hại sức khỏe, ném chất bẩn vào nhà dân… Lực lượng cũng tham gia bắt 26 vụ với 46 đối tượng mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy, 22 vụ việc vi phạm về môi trường và 11 vụ gian lận thương mại, hàng lậu.
Điều tôi hài lòng nhất là công an xã chính quy đã hòa giải được nhiều vụ mâu thuẫn trong quần chúng và ngăn chặn nguy cơ phát sinh tội phạm. Thực tế cho thấy, tình hình an ninh trật tự ở Hải Dương có sự chuyển biến rõ nét, đem lại sự tin tưởng cho chính quyền và nhân dân. Luồng gió mới trong công tác đảm bảo an ninh trật tự Sau khi triển khai, ông đã trực tiếp xuống các xã để xem điều kiện làm việc, sinh hoạt của cán bộ chiến sỹ ở các xã? Ngay những ngày đầu, chúng tôi đã tới 12 xã thuộc diện khó khăn của tỉnh. Mới đây Ban giám đốc tiếp tục đến thăm 3 xã khác của huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ, Thanh Miện để động viên, nhắc nhở anh em mới nhận nhiệm vụ.
Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn như cơ sở vật chất nơi làm việc, chỗ ăn, nghỉ, sinh hoạt chưa ổn định, địa bàn mới, nhiệm vụ chưa quen… nhưng các cán bộ chiến sỹ đã thể hiện tinh thần, ý chí quyết tâm, sự nhạy bén, chuyên nghiệp. Bước đầu đã có hiệu quả tốt trong giải quyết, xử lý các vụ việc trên địa bàn. Lực lượng được chính quyền và người dân ủng hộ và tin tưởng. Tôi nhận thấy đây thực sự đây là luồng gió mới trong công tác đảm bảo an ninh trật tự. Có điều gì khiến ông còn băn khoăn về công việc họ mới đảm nhiệm? Tôi đề nghị anh em nhanh chóng ổn định, tiếp nhận công việc từ lực lượng bán chuyên trách sớm nhất có thể; nắm chắc đặc điểm địa bàn, kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp hiệu quả, phù hợp cho chính quyền sở tại. Từng ban công an xã, thị trấn phải cắt cử cán bộ trực 24/24h.
Khi mới nhận công tác, các cán bộ, chiến sỹ sẽ phải đối diện với khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt, cuộc sống xa nhà… Vì thế phải nêu cao ý chí để sớm thích nghi với hoàn cảnh mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao. Tôi nhắc nhở anh em phải luôn bám sát cơ sở, nắm vững tình hình nhân dân, hiểu rõ văn hóa cộng đồng, tâm tư nguyện của nhân dân để kịp thời phục vụ. Những cán bộ, chiến sỹ được điều động phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là bộ mặt đại diện cho lực lượng CAND tại cơ sở. Do đó, mỗi người phải nêu cao tính gương mẫu, giữ đúng lễ tiết, tác phong của người công an.
Tôi rất tin và chờ đợi ở cán bộ của mình sẽ đổi mới, đột phá trong cách làm, cách nghĩ, bằng mọi giải pháp kiềm chế đến mức thấp nhất những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm ngay tại cơ sở. Chủ trương là mệnh lệnh Có khó khăn nào đang chờ đợi lực lượng về xã mà ông phải can thiệp? Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của công an xã còn thiếu thốn. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của công an xã chưa thực sự đầy đủ, đồng bộ, nhất là quy định về mối quan hệ, cơ chế phối hợp giữ lực lượng công an xã chính quy và lực lượng bán chuyên trách cũ còn giữ lại. Do vậy cần ban hành quy định chi tiết để đồng bộ cách làm cũng như các chính sách liên quan.
Trên cương vị là Giám đốc công an tỉnh, tôi cùng Ban lãnh đạo có trách nhiệm tham mưu cho các cấp từng bước tháo gỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho công an xã ổn định công tác. Cần khẳng định đây là chủ trương lớn của nhà nước nhằm xây dựng lượng công an tinh gọn, hoạt động hiệu quả trong tình hình mới. Trước những khó khăn mà cán bộ chiến sỹ đang phải đối mặt, chúng tôi rất chia sẻ, cảm thông. Tôi tin họ sẽ phát huy tốt truyền thống vẻ vang của lực lượng công an, đoàn kết một lòng để hoàn thành nhiệm vụ.
Tôi muốn nói với các đồng chí của tôi rằng: Chủ trương là mệnh lệnh nhưng mệnh lệnh này được truyền đi từ trái tim. Gửi con 20 tháng cho láng giềng, nữ đại úy về làm trưởng công an xãĐang làm quản lý theo giờ hành chính ở gần nhà, nữ Đại úy Lục Thị Như Trang nhận về xã, gửi lại con mới 20 tháng cho hàng xóm trông giúp. Hoài Anh - Clip Đức Yên | ||||||||||||||||||||||
Nữ du khách Hàn Quốc rơi xuống biển tử vong do lật đò mùng 1 Tết Posted: 25 Jan 2020 08:32 PM PST Đò chèo tay chở 9 người Hàn Quốc tham quan hang Luồn trên vịnh Hạ Long bị lật, nữ du khách 69 tuổi tử vong. Công an Quảng Ninh hôm nay cho biết, sự việc xảy ra vào 10h hôm qua (mùng 1 Tết) tại khu vực hang Luồn trên vịnh Hạ Long. 25 khách du lịch Hàn Quốc đi trên tàu du lịch Đông Đô 68 để tham quan các danh thắng trên vịnh Hạ Long.
Khi tới khu vực hang Luồn, các du khách này xuống 3 đò chèo tay của công ty du lịch Việt Á Victory để di chuyển vào hang. Do gặp thời tiết xấu, đò chở 9 người trong nhóm này bị lật khiến bà Chae Jong Ye (69 tuổi) rơi xuống biển và tử vong. Vụ việc đang được điều tra làm rõ. Phạm Công 22 người chết vì tai nạn giao thông ngày mùng 1 TếtSo với cùng kỳ năm ngoái, năm nay số người chết vì tai nạn giao thông trong ngày mùng 1 Tết đã tăng thêm gần 50% số người. | ||||||||||||||||||||||
Món đặc sản nghi có thể truyền virus corona gây dịch viêm phổi chết người Posted: 25 Jan 2020 03:16 PM PST Cộng đồng mạng dậy sóng trước đoạn video về một phụ nữ trẻ ăn cháo dơi giữa lúc các chuyên gia y tế cảnh báo dơi có thể là nguồn mang virus corona gây dịch viêm phổi chết người đang lây lan khắp thế giới. Đoạn video đang được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc và được trang Apple Daily ở Hong Kong (Trung Quốc) đăng tải lại, quay cảnh các thực khách nói tiếng Quảng Đông đang dùng bữa tại một nhà hàng. Trong video, người phụ nữ trẻ đang dùng đũa gắp một con dơi khỏi bát cháo trước khi gặm cánh của nó. Giọng một người đàn ông vang lên hướng dẫn cô gái: "Ăn thịt ấy. Đừng ăn da. Hãy ăn thịt ở lưng của nó". Một đoạn video thứ hai do Chen Qiushi, một blogger có ảnh hưởng ở Trung Quốc đăng tải trên Twitter quay cận cảnh một con dơi được chế biến nguyên con với hàm răng nhe ra đầy hăm dọa, đặt trong tô cháo lớn. "Sau khi trải nghiệm điều này, liệu người Trung Quốc có thể từ bỏ việc ăn thịt các động vật hoang dã?", Chen đặt câu hỏi trong thông điệp của mình. Theo báo Daily Mail, cháo dơi là một món đặc sản ở Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc quân y Trung Quốc, Viện Pasteur Thượng Hải và Viện Khoa học Trung Quốc cảnh báo, chủng virus corona mới gây bệnh viêm phổi chết người đang hoành hành tại đại lục và lây lan tới nhiều nơi trên thế giới có thể bắt nguồn từ dơi.
"Vật chủ mang virus corona Vũ Hán (nơi khởi phát dịch hồi tháng trước) có thể là dơi ... Nhưng giữa dơi và con người có thể còn trung gian truyền bệnh khác chưa được biết đến", trích tuyên bố của nhóm nghiên cứu. Báo South China Morning Post đưa tin, các kết quả xét nghiệm hé lộ, chủng virus mới tấn công một protein có tên gọi ACE2, tương tự như ở Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS). Lần theo sự tiến hóa của virus, nhóm chuyên gia phát hiện, nó thuộc virus betacorona có cấu trúc tương tự virus SARS. Nhà chức trách Trung Quốc hiện coi chợ bán hải sản ở thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc là tâm chấn của đợt dịch viêm phổi lạ do chủng virus corona mới gây ra. Dơi và các con vật gặm nhấm nằm trong số các động vật hoang dã thường xuyên được giết mổ và buôn bán tại chợ này. Chợ đã bị đóng cửa từ ngày 1/1 sau khi các chuyên gia y tế xác định đây là nơi bùng phát dịch virus corona. Tuấn Anh | ||||||||||||||||||||||
Giấc mơ ô tô điện Việt Nam liệu có thành hiện thực? Posted: 25 Jan 2020 02:00 PM PST Năm 2020 ô tô điện thương hiệu Việt sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, thị trường ô tô điện Việt Nam vẫn chưa có. Thiếu hạ tầng, thiếu ưu đãi và giá bán cao, liệu ô tô điện Việt Nam có thể phát triển? Người Việt có hứng thú với xe điện? Tập đoàn Vingroup mới đây gây xôn xao khi công bố bắt đầu sản xuất ô tô điện từ năm nay và sắp tới sẽ cho ra mắt mẫu xe chạy điện đầu tiên mang thương hiệu Việt. Từ giữa năm 2018, Vingroup đã chọn công ty EDAG (CHLB Đức) làm đối tác kỹ thuật cho dự án xe điện và thiết kế một số mẫu ô tô điện dành cho thị trường Việt Nam. Giữa năm 2019, khi nhà máy ô tô Vinfast vừa đi vào hoạt động, Vingroup tiếp tục ký kết hợp tác với công ty Kreisel Electric (Áo) để sản xuất pin ô tô điện. Các hãng xe nước ngoài cũng rập rình phát triển ô tô điện tại Việt Nam. Tập đoàn Mitsubishi Motor (Nhật Bản) dự định đầu tư từ năm 2017. Mới đây, Mitsubishi Motor Việt Nam đã công bố kế hoạch đầu tư một nhà máy ô tô mới tại Long An, công suất 50.000 xe/năm, trong đó có sản xuất, lắp ráp ô tô điện.
Về hạ tầng,Vingroup và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai hệ thống trạm sạc và thuê pin cho xe máy điện thông minh, ô tô điện. Theo kế hoạch, hai bên sẽ thiết lập 30.000-50.000 trạm sạc và thuê pin trên toàn quốc. Còn Mitsubishi Motors Việt Nam đã đặt thử nghiệm 3 trạm sạc dành cho ô tô điện tại Hà Nội, Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam). Bên cạnh đó, DN này còn hợp tác với trường Đại học Đà Nẵng và Tổng công ty Điện lực Miền Trung đào tạo nhân viên kỹ thuật, sản xuất các trạm sạc cho ô tô điện, với mục tiêu phát triển hàng loạt trên cả nước. Ngoài ra, chủ đầu tư một số khu đô thị, chung cư mới cũng đang xây dựng hạ tầng các trạm sạc pin, giống như một tiện ích để thu hút khách hàng. Đánh giá về thị trường ô tô điện Việt Nam, các DN đều nhận định là rất tiềm năng. Khảo sát của công ty tư vấn chiến lược quốc tế Frost & Sullivan (Mỹ) vào năm 2017 cho thấy, có 33% người tiêu dùng nghĩ đến mua xe điện ngay từ lần đầu. Việt Nam có dân số trẻ và rất nhiều người sử dụng Internet. Sự hứng thú với công nghệ xe điện của người Việt đã vượt qua những hạn chế của nó như giá thành cao, sạc pin tốn thời gian. Đây là thị trường thực sự tiềm năng, Frost & Sullivan nhận xét. Thực tế, nhu cầu về ô tô tại Việt Nam đang tăng nhanh, đến 2025 sẽ đạt khoảng 800.000 xe/năm và 2030 đạt trên 1 triệu xe/năm. Số lượng ô tô tăng nhanh dẫn tới hệ lụy lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường lớn. Vì vậy, việc phát triển ô tô điện sẽ rất phù hợp, nhất là tại các thành phố lớn, dân cư đông đúc.
Các dự báo mới đây cho thấy, từ năm 2025, thị trường ô tô sẽ có bước chuyển lớn sang dòng xe điện. Nhờ sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, ô tô điện sẽ có giá bán tương đương ô tô động cơ đốt trong. Thời gian nạp pin cho xe điện giảm xuống dưới 1 giờ, đa số ô tô điện có thể chạy tới 400 km cho mỗi lần sạc. Đây là những yếu tố quan trọng thuyết phục khách hàng chuyển sang lựa chọn ô tô điện. Chính vì vậy, các DN đang muốn đón đầu để nắm bắt cơ hội này. Để xe điện không "làm cảnh" Để sản xuất lắp rắp một chiếc ô tô điện có lẽ không còn quá khó khăn với các nhà đầu tư. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để ngành sản xuất này phát triển, hướng tới sự thành công. Sự thành công đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà trong đó hệ thống chính sách để khuyến khích phát triển ô tô điện tại Việt Nam lại gần như chưa có gì. Thử hình dung, một chiếc ô tô điện có thể di chuyển quãng đường 300 km thì hết điện và cần khoảng 6 tiếng để sạc đầy pin. Ước tính quãng đường, nếu lái xe từ Hà Nội đến Vinh thì vừa hết điện. Để xe điện hoạt động bình thường, đòi hỏi phải có hệ thống các trạm sạc và đổi pin trên đường. Nếu chưa có hạ tầng tốt, lái xe từ Hà Nội đến Vinh sẽ phải rất tiết kiệm. Có thể không sử dụng điều hòa, giữ dải tốc độ ổn định, không vọt ga, phanh gấp,... Nếu chẳng may gặp tắc đường, lại không thể tắt máy, thì có nguy cơ xe dừng giữa đường. Xét tình huống như vậy, chẳng ai muốn lái ô tô điện, cứ xe xăng mà chạy cho thoải mái. Những chiếc ô tô điện nếu có chạy cũng chỉ loanh quanh trong khoảng cách ngắn. Hạ tầng chưa có thì dùng xe điện chỉ để "làm cảnh". Vì thế, năm 2016, Tập đoàn Mai Linh có kế hoạch thay thế xe taxi chạy xăng bằng chạy điện, tuy nhiên đã phải hủy bỏ vì tính toán hiệu quả kinh doanh thấp. Xe chỉ chạy trong quãng đường ngắn, thời gian sạc đầy pin lâu và thiếu các trạm sạc trên đường. Nếu xe đang chở khách, hết điện sẽ thế nào? Thời gian sạc pin lâu cũng ảnh hưởng đến việc đi lại của khách, giảm thời gian hoạt động của xe.
Theo tính toán, để đầu tư một trạm sạc pin, chi phí còn lớn hơn một trạm bán xăng dầu hiện nay bởi phải sử dụng công nghệ hiện đại. Vì vậy, việc phát triển mạng lưới sạc pin hay cho thuê pin rộng khắp không hề dễ dàng, đỏi hỏi rất nhiều vốn liếng và thời gian. Cần phải có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các DN phát triện mạng lưới trạm sạc pin. Hơn nữa, giá ô tô điện hiện nay vẫn cao hơn ô tô chạy xăng, vì vậy cũng khó khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn. Hiện sản xuất lắp ráp ô tô điện tại Việt Nam được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện 0% và thuế tiêu thụ đặc biệt bằng 70% so với xe chạy xăng dầu thông thường. Những chính sách này được cho là chưa đủ hấp dẫn với các DN và người tiêu dùng. Trong khi làn sóng phát triển ô tô điện nổi lên mạnh mẽ trên thế giới thì tại Việt Nam vẫn thiếu sự quan tâm. Ô tô điện phát triển đồng nghĩa với nhu cầu dùng điện tăng. Cân bằng cung - cầu năng lượng sẽ là vấn đề quan trọng. Một lưới điện thông minh là không thể thiếu nếu muốn quản lý tối ưu việc phân phối năng lượng đại trà. Điều này chưa thấy cơ quan nào đề cập tới. Sản xuất ô tô điện sẽ cần bốn công nghệ cơ bản là tích lũy điện, máy điện, máy đổi điện và kỹ thuật điều khiển. Nếu mở rộng cho cả ngành công nghiệp, khi ô tô điện phát triển, khi điện trở thành nguồn năng lượng chính, lúc đó thị trường pin, động cơ điện và các máy đổi điện sẽ vô cùng quan trọng. Nếu không có hệ thống chính sách đồng bộ, có tầm nhìn, liệu Việt Nam có bắt kịp "dòng chảy" này? Trần Thủy | ||||||||||||||||||||||
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan và ký ức về giúp đỡ vô giá của Liên Xô Posted: 25 Jan 2020 03:00 PM PST Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam tới 2.000 xe tăng, 1.700 xe bọc thép, 5.000 súng phòng không, 158 hệ thống tên lửa, hơn 700 máy bay chiến đấu, 120 trực thăng, hơn 100 tàu chiến... Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan dành riêng cho VietNamNet về tình nghĩa Việt - Xô. Đầu Xuân Canh Tý, nhân 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Nga (30/1/1950 - 30/1/2020), tôi xin chia sẻ đôi ba câu chuyện về mối quan hệ giữa nước ta với Liên Xô, vốn là lĩnh vực tôi có nhiều duyên nợ trong 60 năm công tác trên các cương vị khác nhau.
Một buổi tối mùa thu năm 1954, 100 anh chị em chúng tôi đang học trong trường phổ thông thuộc khu học xá Việt Nam trú tại Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) bất ngờ được triệu tập họp và nghe quyết định sang Liên Xô học tiếng Nga để làm phiên dịch cho chuyên gia Liên Xô sang giúp khôi phục lại miền Bắc nước ta sau Hiệp định Geneva. Cảm tưởng đầu tiên về nước Nga là sự choáng ngợp với những cánh rừng Taiga phủ lá vàng thu bát ngát; hồ Baikal trong vắt; các thành phố công nghiệp đồ sộ, Thủ đô Moscow nguy nga tráng lệ… Tuy nhiên, ấn tượng sâu sắc nhất còn đọng lại trong tôi chính là thái độ chân tình, tấm lòng vị tha của các thầy cô giáo chăm sóc, dạy dỗ chúng tôi như con em ruột thịt và Nhà nước bạn đã dành cho chúng tôi ưu đãi đặc biệt. Được coi như học sinh mẫu giáo Tuy chúng tôi là những chàng trai, cô gái vị thành niên song vẫn được các thầy cô coi như học sinh mẫu giáo! Đi đâu cũng xếp hàng, ngày Tết được dẫn vào điện Kremlin để vui chơi quanh cây thông, thỉnh thoảng được đi xem ba lê, nghe opera ở Nhà hát lớn, mùa đông đi nghỉ ở ngoại ô đầy tuyết trắng, mùa hè nghỉ ở Hắc hải đầy nắng gió … Trong khi đó đời sống của nhân dân Liên Xô, kể cả các thầy cô của chúng tôi, còn cơ cực lắm. Phần lớn người dân Moscow đều sống trong các "căn hộ chung cư" chứ không phải chỉ là "nhà chung cư", nghĩa là trong mỗi hộ có mấy gia đình chung sống với một gian bếp và một nhà vệ sinh chung! Cực như vậy nhưng nhân dân Liên Xô lại phải gánh vác biết bao "nghĩa vụ quốc tế". Ấy vậy mà chẳng thấy bất cứ người nào ca thán, trái lại họ luôn tự hào về nghĩa vụ "vác tù và hàng tổng" đó. Một trong những sự giúp đỡ vô giá của Liên Xô với nước ta là đào tạo nguồn nhân lực thuộc đủ mọi ngành nghề, cấp bậc. Đối với công cuộc xây dựng kinh tế, xã hội ở miền Bắc và sau 1975 là trên cả nước, Liên Xô dành cho ta sự giúp đỡ vô cùng to lớn.
Sẵn lòng vì đại nghĩa Đó là các công trình nổi tiếng tạo nên xương sống của nền công nghiệp Việt Nam như các nhà máy thủy điện Thác Bà, Hòa Bình, Thụy An, các nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Phả Lại, cơ khí Hà nội, Cẩm Phả, sông Công, cụm dầu khí Vietsopetro; các công trình văn hoá, xã hội: ĐH Bách khoa, BV hữu nghị và Cung văn hóa hữu nghị Việt - Xô… Đối với công cuộc bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam trước đại thắng mùa Xuân năm 1975 cũng như công cuộc bảo vệ đất nước sau này, Liên Xô đã dành cho chúng ta sự viện trợ khổng lồ về khí tài quân sự. Theo thông tin của bạn, từ năm 1953 tới năm 1990 Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam tới 2.000 xe tăng, 1.700 xe bọc thép, 5.000 súng phòng không, 158 hệ thống tên lửa, hơn 700 máy bay chiến đấu, 120 trực thăng, hơn 100 tàu chiến. Đằng sau những con số ấy là công sức, mồ hôi của những con người Xô Viết sẵn lòng vì đại nghĩa. Đầu năm 1965, lần đầu tiên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A. Kosygin sang thăm Việt Nam và tôi được tham gia phục vụ chuyến thăm. Đúng lúc đoàn tới Hà Nội thì Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng, ném bom bắn phá miền Bắc, mở đầu cuộc chiến tranh cục bộ ở Việt Nam. Chủ tịch Kosygin đã lên án mạnh mẽ những hành vi của Mỹ, tích cực hưởng ứng yêu cầu của ta về việc cung cấp tên lửa phòng không và máy bay chiến đầu hiện đại để chống trả, đồng thời đề nghị triệu tập hội nghị quốc tế ủng hộ Việt Nam. Cuối 1972, Mỹ đã mở cuộc không kích Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác ở miền Bắc. Lúc ấy tôi được cử đi phục vụ đồng chí Trường Chinh sang Moscow dự lễ kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Liên bang Xô-viết. Đồng chí Trường Chinh đề nghị Liên Xô cung cấp bổ sung tên lửa cho ta để ứng phó và bạn đã đưa gấp khí tài sang Việt Nam, giúp nhân dân ta giành chiến thắng vang dội trong trận "Điện Biên Phủ trên không". Về phía người dân thì nhiều cụ già đã tới đại sứ quán ta bày tỏ lòng mong muốn chia sẻ với nhân dân ta khoản tiền hưu trí ít ỏi của mình; thanh niên trai tráng và cả các cựu chiến binh tình nguyện xin sang Việt Nam chiến đấu; thiếu niên, nhi đồng quyên góp sách vở, giấy bút gửi tặng các bạn Việt Nam… Trong tôi còn lưu giữ mãi niềm tự hào khi được thấy hàng vạn người dân Moscow tay cầm cờ hoa đứng kín hai bên đường và ban công dọc theo đại lộ Leningrad và Gorky dài hàng chục cây số từ sân bay về điện Kremlin để chào đón Bác Hồ lần đầu tiên sang thăm chính thức Liên Xô vào năm 1955. Năm 1973, đi theo các đồng chí Lê Đức Thọ và Nguyễn Duy Trinh về qua Moscow sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tôi đã chứng kiến sự đón tiếp tưng bừng, nồng hậu của bạn như thế nào. Phá vỡ lệ thường, một cuộc đại tiệc đã được tổ chức trong gian lớn của điện Kremlin với sự tham dự của toàn bộ ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các thành viên Chính phủ, tướng lĩnh, quan chức, nhân sỹ cùng hàng trăm nhà ngoại giao nước ngoài để chào mừng Đoàn, mừng thắng lợi của Việt Nam.
Năm 1975 là lần duy nhất trong đời tôi có ý định xin không đi công tác nước ngoài. Số là khi được tin Sài Gòn được giải phóng, tôi chỉ muốn nhào vào miền Nam song lại được lệnh theo đoàn sang Liên Xô dự lễ kỷ niệm lần thứ 30 ngày chiến thắng phát xít. Nhưng tôi phải lên đường. Có thể nói, buổi lễ ấy đã biến thành lễ mừng cả đại thắng mùa Xuân của nhân dân ta. Khi nhắc đến tên "Việt Nam", nhất là khi Trưởng đoàn ta là đồng chí Nguyễn Duy Trinh bước lên diễn đàn thì cả hội trường lớn trong Cung đại hội Kremlin đã nhất tề đứng dậy vỗ tay rất lâu. Các chuyến thăm Liên Xô của Tổng bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng sau Hiệp định Paris năm 1973 cũng như sau đại thắng mùa Xuân năm 1975 mà tôi có may mắn được phục vụ, cũng tràn ngập không khí hào hứng như vậy. Nhân chuyến thăm năm 1973, bạn đã tuyên bố xóa các khoản nợ của nước ta đối với Liên Xô trị giá nhiều tỷ USD. Về phần mình, nhân dân ta luôn chia bùi, xẻ ngọt với nhân dân Liên Xô. Thế hệ chúng tôi mãi mãi lưu giữ niềm phấn khích tột độ khi Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới phóng vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ; Iu. Gagarin là sứ giả đầu tiên của loài người bay xung quanh trái đất và những ngày tưng bừng chào đón nhà du hành vũ trụ thứ hai G.Titov sang thăm Việt Nam, được Bác Hồ đích thân đưa đi thăm Vịnh Hạ Long…
Cảm tình của ông Putin Ngờ đâu cuối những năm 80, đầu 90 chúng tôi đã nín thở theo dõi những diễn biến đầy kịch tính ở Đông Âu rồi cả ở Liên Xô đưa tới sự tan rã của Liên bang Xô-viết. Lần cuối cùng tôi sang Liên Xô rơi vào dịp Đoàn đại biểu cấp cao của ta do Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười dẫn đầu sang thăm Moscow khi sự tồn tại của nhà nước Xô-viết chỉ còn mấy tháng. Rồi ngày 19/8/1991 xảy ra vụ đảo chính bất thành. 5 ngày sau M. Gorbachyov từ chức Tổng bí thư và 8/12 năm đó Liên bang Xô-viết bị giải thể. Nguyên nhân dẫn đến bi kịch lịch sử ấy có nhiều. Riêng tôi nhận thấy một trong những nguyên do là Đảng cầm quyền ngày một xa dân, nhiều cán bộ, đảng viên "thoái hóa biến chất" như nay ta thường nói, xảy ra sự cố gì người dân không còn cưu mang nữa thì không gì cứu vãn nổi. Liên Xô tan rã, quan hệ giữa nước ta với các nước cộng hòa thành viên trong Liên bang Xô-viết, kể cả nước lớn nhất là Nga có phần nguội lạnh. May thay cục diện ấy đã lui về dĩ vãng từ khi ông V.Putin lên làm lãnh đạo. Tôi được gặp ông lần đầu tại hội nghị cấp cao APEC năm 2001 ở Thượng Hải (Trung Quốc) khi làm phiên dịch bất đắc dĩ cho cuộc gặp giữa ông và anh Sáu Khải. Qua lần đó và những cuộc gặp sau tôi cảm nhận rất rõ mối cảm tình nồng thắm của ông với nhân dân ta. Chính ông cũng là người quyết định xóa nốt các khoản nợ của Việt Nam đối với nước Nga kể từ sau năm 1973. Hai nước đã thiết lập "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện", về kinh tế đã hình thành "Khu vực mậu dịch tự do Việt Nam - Liên minh Á - Âu". Và nhân kỷ niệm lần thứ 70 ngày thiết lập quan hệ quan hệ ngoại giao, hai nước tiến hành "năm chéo"… Tôi cứ tự hỏi vì sao nhân dân hai nước cách xa nhau hàng vạn dặm lại gắn bó mật thiết với nhau như vậy. Có lẽ là sự tương đồng về lịch sử. Nhân dân Liên Xô đã vùng lên đập tan "nhà tù các dân tộc" của chế độ Sa hoàng vào năm 1917, còn nhân dân Việt Nam đã tận dụng thời cơ Liên Xô đánh thắng phát xít năm 1945 lật đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến. Bên cạnh đó, người Việt và người Nga có không ít nét tương đồng về văn hóa. Một nhân tố rất đặc biệt nữa là tình cảm và hoạt động của Bác Hồ liên quan tới mối quan hệ giữa hai dân tộc. Bác là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu tư tưởng của V.I Lenin về con đường giải phóng dân tộc. Người từng hoạt động nhiều năm trong Quốc tế Cộng sản trụ sở tại Liên Xô và đưa nhiều thanh niên ưu tú của Việt Nam sang học tập, trong đó có các Tổng bí thư Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập… Sau này, năm 1950, Người đã đích thân sang Liên Xô để thỏa thuận về việc thiết lập quan hệ ngoại giao và sau đó nhiều lần sang Liên Xô trực tiếp tranh thủ bạn ủng hộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam. Người đã phải dày công, khéo léo tháo gỡ những khúc mắc trong quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc cũng như trong phong trào cộng sản quốc tế ảnh hưởng tiêu cực tới sự nghiệp của nhân dân ta… Thái độ chân thành, đạo đức trong sáng, tác phong giản dị của Người luôn tạo nên sức hấp dẫn rất mạnh đối với lãnh đạo và nhân dân nước bạn. Hy vọng rằng, mối tình hữu nghị thắm thiết giữa hai dân tộc sẽ mãi mãi trường tồn, đem lại lợi ích cho cả hai nước. Vũ Khoan (Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ) Bức điện mật khi Bác Hồ qua đời trong ký ức nguyên Phó Thủ tướngTôi không bao giờ quên tâm trạng bàng hoàng vào buổi tối 2/9/1969 khi cầm trên tay bức điện mật từ trong nước báo tin dữ. | ||||||||||||||||||||||
Đội hình tuổi Tý 2020: Toàn sao tài năng, được kỳ vọng lớn Posted: 25 Jan 2020 03:03 PM PST - Trong năm Canh Tý, lứa cầu thủ sinh năm 1996 như Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Văn Thanh, Phan Văn Đức, Văn Toàn... hứa hẹn toả sáng ở cả cấp CLB và đội tuyển.
S.N | ||||||||||||||||||||||
Bác sĩ chỉ 5 cách đơn giản không mắc ung thư trong 20 năm tới Posted: 25 Jan 2020 02:03 PM PST - Bệnh nhân ung thư không ngừng tăng, dự báo có thể tăng gấp gần 3 lần trong 10 năm tới. Vậy có cách nào để bạn miễn nhiễm với căn bệnh này? Ung thư hiện là một trong những căn bệnh không lây nhiễm giết nhiều người nhất thế giới. Trung bình mỗi năm có khoảng 8,2 triệu người tử vong vì căn bệnh này. Tổ chức Ung thư toàn cầu dự báo, số lượng bệnh nhân ung thư sẽ không ngừng tăng và có thể lên tới hơn 26 triệu người vào năm 2030. Theo thống kê, 70% các ca tử vong do ung thư xảy ra ở châu Á, châu Phi, Trung và Nam Mỹ. Tại các nước đang phát triển, các ung thư phổ biến là ung thư dạ dày, gan, phổi, thực quản; ung thư vú, đại trực tràng, tuyến tiền liệt chủ yếu ở các nước phát triển. Hầu hết ung thư đều có thể phòng tránh được Vậy làm sao để tránh mắc ung thư trong 20 năm tới? TS.BS William G. Nelson, Giám đốc Trung tâm ung bướu tại ĐH nổi tiếng Johns Hopkins đã đưa ra 5 lời khuyên cần ghi nhớ: Thứ nhất, tránh thuốc lá mọi lúc, mọi nơi Đây là điều quan trọng nhất. Hiện ung thư phổi là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở Mỹ cả nam và nữ. Tại Việt Nam, ung thư phổi đang xếp vị trí thứ 2 sau nhiều năm xếp thứ nhất. Nghiên cứu đã chỉ ra, những người hút thuốc lá chủ động hay b ị động có nguy cơ mắc thư phổi cao gấp 25 lần so với những người khác. Sử dụng thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc 18 loại ung thư khác bao gồm: Ung thư thanh quản, bàng quang, cổ tử cung, dạ dày, đại tràng... Thứ hai, duy trì lối sống lành mạnh Lối sống lành mạnh sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư, bao gồm: Kiểm soát cân nặng quanh mức 18.5, tránh béo phì, duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, giảm tiêu thụ rượu bia và hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo, các thực phẩm chế biến sẵn hoặc nhiều đường, thay vào đó ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Trong đó rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư đường tiêu hoá và ung thư gan, ăn nhiều chất béo, ít rau xanh là nguyên nhân ung thư ruột, đại trực tràng... Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc duy trì lối sống lành mạnh giúp giảm tỉ lệ mắc ung thư từ 10-15% và giúp giảm tỉ lệ tử vong do ung thư từ 20-25%. Thứ ba, có biện pháp chống nắng Ánh nắng mặt trời chính là thủ phạm gây ung thư da. Theo học viện da liễu Hoa Kỳ, những người thường xuyên tắm nắng có nguy cơ phát triển khối u ác tính cao hơn gần 60% so với những người khác. Thứ tư, khám sức khoẻ định kỳ Tùy theo lứa tuổi, mỗi năm bạn cần đi kiểm tra sức khoẻ tổng quát ít nhất 1 lần. Với những trường hợp có tiền sử gia đình mắc ung thư, cần theo dõi chặt hơn nữa, tầm soát ung thư sớm hơn và đều đặn, đặc biệt với các loại ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến giáp... Đơn cử như ung thư vú, nếu bạn có mẹ, chị em gái mắc ung thư thì bạn có nguy cơ cao mắc loại ung thư này. Thứ năm, tiêm phòng vắc xin đầy đủ Vói phụ nữ, cần được tiêm vắc xin ngừa u nhú HPV, đây là loại virus hàng đầu gây ung thư cổ tử cung ở nữ và các bệnh ung thư khác. Với cả 2 giới, cần tiêm phòng vắc xin ngừa virus viêm gan B – nguyên nhân chính gây ung thư gan. TS Nelson cho rằng không phải 100% ung thư có thể phòng tránh được nhưng với những biện pháp phòng ngừa đơn giản nói trên có thể giúp bạn phòng tránh được hầu hết các loại ung thư. Minh Anh Giám đốc bệnh viện K: 35% ung thư do chế độ ăn uốngGiám đốc bệnh viện K nhấn mạnh hút thuốc và chế độ dinh dưỡng không hợp lý là 2 nhóm nguyên nhân hàng đầu gây ung thư. | ||||||||||||||||||||||
Ngất ngây khu vườn trên đỉnh đèo Sa Mù, nữ hoàng hoa cho tiền tỷ Posted: 25 Jan 2020 04:00 PM PST Ít ai nghĩ rằng ở nơi thời tiết khắc nghiệt như "chảo lửa" Quảng Trị lại có một khu vườn 4.0 trồng hàng chục vạn gốc hoa lan, hoa lily, thậm chí cả loài tulip nổi tiếng ở xứ sở Hà Lan. XEM VIDEO: Từ TP Đông Hà (Quảng Trị), chạy xe qua những cung đường khúc khuỷu, một bên là núi, cây rừng rậm rạp, một bên là vực thẳm, sau 3 tiếng, những người mê hoa sẽ tới khu nuôi trồng, chăm sóc hoa trên đỉnh đèo Sa Mù (huyện Hướng Hóa). Đèo Sa Mù có chiều dài hơn 20km, độ cao 1.024m so với mực nước biển. Nhiệt độ trung bình quanh năm luôn ở mức ổn định khoảng 20 độ C. Thời tiết thay đổi theo giờ, với lớp sương mù giăng kín, trời mưa to nặng hạt rồi chuyển nắng vàng chỉ sau ít phút. Khu nhà kính của Trạm nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ Bắc Hướng Hóa (thuộc Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị) dần hiện ra rõ hơn khiến ai nấy đều ngạc nhiên. Dẫn cả đoàn vào thăm khu nhà kính đầu tiên trong số hàng chục khu nhà kính của trạm, Giám đốc Trung tâm Đào Ngọc Hoàng tự hào kể về hàng chục ngàn cây hoa lan hồ điệp đang bung nở với đủ các sắc màu trắng, vàng, tím, cam… Trước đây, khu vực này là bãi đất hoang, mãi đến năm 2016, trạm bắt đầu lập dự án và xin phép tỉnh san ủi mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, làm hệ thống nhà lưới, nhà kính. Với tổng vốn đầu tư trên 10 tỉ đồng, đến đầu tháng 8/2018 khu nghiên cứu rộng 7ha hoàn thành. Đến nay, trạm nghiên cứu đi vào hoạt động được 2 năm với việc nghiên cứu, ứng dụng và khai thác các đặc thù của khu vực Bắc Hướng Hóa. Ông Hoàng cho biết, Quảng Trị là một địa phương nắng gió, khí hậu rất khắc nghiệt, thậm chí nhiều người còn ví là "chảo lửa" của miền Trung. Thế nhưng, riêng vùng đặc biệt này lại có khí hậu bán nhiệt đới, số giờ chiếu sáng, ẩm độ rất thuận lợi trồng cây xứ lạnh. Hiện Trung tâm tập trung nghiên cứu trồng hoa lily, tulip, lan hồ điệp, cẩm tú cầu, đồng tiền lùn, cát tường, hồng môn, cà chua siêu ngọt… Kết quả bước đầu rất thành công. "2018 là năm đầu tiên chúng tôi trồng 1 vạn cây hoa lily và 7.000 cây hoa tulip. Dịp Tết đó, chất lượng hoa rất đẹp. Giá bán một chậu lily 5 cành ra thị trường chỉ 150.000 đồng, một chậu hoa tulip cũng chỉ 70.000 đồng. Mức giá mềm so với hoa nhập từ vùng khác về nên các siêu thị, cửa hàng ở các tỉnh lân cận đặc biệt ưa chuộng". Dịp Tết Canh Tý này, Trung tâm có 5.600 chậu hoa lily (khoảng 28.000 cây hoa), lan hồ điệp 13.000 gốc, dâu tây trồng khoảng 2.600 chậu cung cấp ra thị trường. "Hoa lily giá bán vẫn như năm ngoái, lan hồ điệp bán sỉ tại vườn là 100.000 đồng/gốc. Tính ra doanh thu lên đến khoảng vài tỷ đồng với giá bán như hiện tại thì chắc chắn có lãi, còn lãi nhiều hay ít Trung tâm phải thống kê cụ thể mới biết được", ông Hoàng tiết lộ. Khu trồng ứng dụng công nghệ cao (nông nghiệp 4.0), các công đoạn đa phần đều được tự động hóa như tưới, hệ thống kéo rèm, điều khiển nhiệt độ, ẩm độ... Đặc biệt, trạm còn lắp đặt hệ thống pin mặt trời, sử dụng năng lượng để phục vụ cho sản xuất nên giá thành sản phẩm làm ra tương đối thấp. Các công đoạn đã được tự động nên các kỹ sư nông nghiệp chỉ làm công việc nghiên cứu, kiểm tra vườn cây… Khu vườn này được xây dựng để nghiên cứu và cũng là nơi sản xuất thử nghiệm nhưng cán bộ kỹ thuật cũng phải tính toán kỹ bài toán kinh tế. "Tháng 11/2019, chúng tôi mời một số hộ dân từ thị trấn Khe Sanh lên đây thăm và tổ chức lớp tập huấn theo kiểu bắt tay chỉ việc. Với lan hồ điệp nông dân có thể chưa làm được ngay vì đòi hỏi kỹ thuật cao, vốn đầu tư lớn. Song, hoa lily thì quy trình làm không phức tạp, người dân có thể trồng đại trà trên diện rộng", ông Hoàng tâm huyết nói. Vị Giám đốc trung tâm cũng tự hào khi mỗi ngày đón hàng chục lượt khách tới tìm hiểu, thưởng thức dâu tây, cà chua socola có vị ngọt sắc. Mục tiêu lớn nhất là khi trồng khảo nghiệm thành công, nơi đây sẽ là khu vườn mẫu để người dân trong vùng đến học hỏi kinh nghiệm trồng các loại hoa, cây rau quả có giá trị kinh tế cao. Từ đó, Sa Mù sẽ giúp người nông dân chuyển đổi cây trồng, ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập, thậm chí có thể làm giàu. "Với mục đích đó, các cán bộ đi xe lên Sa Mù làm từ sáng và lúc về nhà khi đã 12h đêm, thậm chí 1h sáng. Dù vất vả nhưng ai nấy đều hiểu rằng, làm công việc nghiên cứu mà chỉ cần bỏ qua một giai đoạn, một thời điểm thì ảnh hưởng rất lớn", ông Hoàng nói. Cũng theo ông Hoàng, sau 2 năm trồng khảo nghiệm cho kết quả thành công, Trung tâm dự kiến chọn ra 3 giống thích hợp để nhân rộng, nhằm tạo ra vùng nguyên liệu hoa lily và tulip cung cấp cho thị trường miền Trung không chỉ dịp Tết mà còn vào các ngày lễ và nhu cầu chơi hoa suốt năm. Việc trồng thử nghiệm hoa thành công giúp địa phương phá thế độc canh cây cà phê, phát triển nông nghiệp bền vững. Trò chuyện với phóng viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng khẳng định: "Với những kết quả bước đầu, Trạm nghiên cứu, ứng dụng KH&CN Bắc Hướng Hóa đã trở thành mô hình trọng điểm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Quảng Trị. Đây cũng là cơ sở, tiền đề để các DN mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là các sản phẩm mũi nhọn như cây dược liệu và nông nghiệp hữu cơ". Hạt ngọc trên cánh đồng chết, kỳ tích người Nhật cũng ngả mũ khâm phụcTrên thế giới hiện nay chưa có loại gạo nào đạt cả 545 chỉ tiêu về chất lượng như gạo hữu cơ Quảng Trị, hai hợp chất tìm thấy còn quý và đắt hơn vàng 30.000 lần. Bảo Phương - Thành Nam Thiết kế: Phạm Luyện |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất trong ngày - Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét