“Li Zhichao bệnh nhân nhiễm corona đầu tiên: Con virus nó yếu lắm bạn có thấy tôi khỏe mạnh” plus 14 more |
- Li Zhichao bệnh nhân nhiễm corona đầu tiên: Con virus nó yếu lắm bạn có thấy tôi khỏe mạnh
- Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: "Mong người dân hợp tác để ngăn chặn dịch sớm nhất"
- Bộ Y tế nói về việc dừng thổi nồng độ cồn phòng lây nhiễm virus corona
- Ngô Thanh Vân không đến làm việc với Sở TT&TT vụ thông tin sai dịch corona
- Trung Quốc "tê liệt" vì Corona: Nhiều ngành của Việt Nam lo ngay ngáy
- WHO cập nhật 21 câu hỏi đáp mới nhất về virus corona
- Ông Donald Trump khoe hiệu quả của chiến lược đối phó Trung Quốc
- HLV Park Hang Seo: Sóng gió tuyển Việt Nam, không chỉ dịch corona
- Ô tô bốc cháy sau tiếng nổ lớn ở Quảng Nam, 2 người tử vong trong xe
- Doanh trại cách ly 355 người về từ Trung Quốc để theo dõi virus corona
- Kiến nghị cho học sinh TP.HCM nghỉ tới ngày 16/2 tránh dịch corona
- Điểm du lịch thành sa mạc, cấp tập ứng phó với corona
- Xe khách tông trực diện xe tải, lao sầm vào nhà dân, 1 người chết
- Thái độ với khẩu trang
- Trời Hà Nội đặc quánh sương mù, bật đèn pha mới thấy đường
Li Zhichao bệnh nhân nhiễm corona đầu tiên: Con virus nó yếu lắm bạn có thấy tôi khỏe mạnh Posted: 05 Feb 2020 08:29 PM PST - Li Zhichao ngồi trên chiếc giường 78, phòng 13, Khoa Bệnh Nhiệt đới, anh tháo khẩu trang và có thể trò chuyện như một người bình thường sau hơn 10 ngày cách ly. Li ZhiChao (28 tuổi, quê Vũ Xương, Vũ Hán, Trung Quốc) làm cho một công ty sản xuất thiết bị y tế và khẩu trang, được cử sang Việt Nam 4 tháng. Trước khi kết thúc chuyến công tác, anh đón cha mẹ từ Trung Quốc đến du lịch Việt Nam rồi cùng trở về nước đón Tết. Mọi biến cố ập đến bắt đầu từ chuyến bay sang thăm con của bố mẹ anh. Cha mẹ Li từ Trung Quốc quá cảnh Hà Nội rồi tiếp tục đến Nha Trang. Li đón bố mẹ tại Nha Trang, cả nhà cùng nhau đi trên chuyến tàu SE5 vào Sài Gòn. Họ về Bình Chánh, người cha bắt đầu phát sốt. Li Zhichao nhớ lại: Tôi đưa cha mình khám tại cơ sở y tế Bình Chánh. Lúc này tôi cũng bắt đầu cảm thấy không khỏe, có dấu hiệu sốt. Khi tôi nói rằng mình đến từ Trung Quốc, cả 2 đang bị sốt, bác sĩ đã hành động rất nhanh. Họ cách li chúng tôi vào một phòng riêng biệt. Sau đó chúng tôi trải qua một số thủ tục kiểm tra y tế. Từ kiểm tra toàn thân, X-Ray, máu, cổ, kiểm tra virus... Tại thời điểm đó, tôi và cha không nghĩ mình sẽ nhiễm virus corona vì ngày cha tôi bay sang Việt Nam, tình hình ở Vũ Hán vẫn còn ổn định. Khi các bác sĩ ở Bình Chánh quyết định chuyển 2 cha con lên bệnh viện Chợ Rẫy, tôi mới nghĩ sự việc có vẻ nghiêm trọng. Khoảnh khắc mà tôi và cha cảm thấy khó khăn nhất là đoạn đường chuyển từ Bình Chánh tới bệnh viện Chợ Rẫy. Toàn bộ các con đường đều bị phong toả. Họ yêu cầu người dân không được tới gần, còn nhân viên y tế thì bảo hiểm toàn bộ, từ mũ nón, áo, mặt nạ... trên đường đi, chúng tôi rất lo lắng vì không hiểu "Chuyện gì đang xảy ra với mình vậy?" Khu điều trị cách ly tại bệnh viện Chợ Rẫy Hai ngày sau, mẫu xét nghiệm của cả 2 đều cho kết quả dương tính với virus corona. Hai cha con Li là bệnh nhân đầu tiên ở Việt Nam nhiễm virus corona. Từ 23/1-3/2 (tức từ ngày 29 đến mùng 10 Tết âm lịch), Li cùng cha ở trong phòng cách ly điều trị tại BV Chợ Rẫy. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang, Bv Chợ Rẫy nhớ lại buổi tối tiếp nhận 2 cha con nhà Li vào chiều tối 28 Tết. Bằng sự chuẩn bị tập huấn hằng năm cũng như kinh nghiệm phòng chống dịch qua các đợt dịch H5N1, H1N1, H7N9, Zika, Ebola… ê-kíp y tế nhanh chóng chủ động thao tác cách ly người bệnh. Ban đầu các bác sĩ rất khó khăn khi người cha không chịu hợp tác, Li chỉ là người đưa cha đi khám bệnh, anh không nghĩ mình mắc bệnh. Nhờ sự cảnh giác cao độ của bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy biết rằng 2 người này đi từ vùng dịch tễ rất nhiều khả năng mắc bệnh. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang người trực tiếp điều trị cho Li và cha "Họ là người nước ngoài, thời điểm phát bệnh lại gần Tết âm nên tâm lý khá hoảng loạn. Bác sĩ phải thuyết phục, làm liệu pháp tâm lý, để họ tin tưởng và hoàn toàn an tâm các bác sĩ Việt Nam sẽ làm một điều tốt nhất cho bệnh nhân", bác sĩ Sang cho biết. Cha của Li là người có tiền sử hàng loạt bệnh: u phổi vừa phẩu thuật, tiểu đường tuýp 2, bội nhiễm đường hô hấp, tim đặt stent. Nhiều bác sĩ các chuyên khoa hợp sức điều trị để giữ đường huyết, tim mạch ổn định, xử lý phần nhiễm trùng hô hấp. Bác sĩ Nguyễn Tri Thức, giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay, nếu không làm chủ các bệnh nền tính mạng ông Li Ding có thể nguy kịch trước khi bị virus corona tấn công. Để chăm sóc cho 2 bệnh nhân đặc biệt, 30 bác sĩ, điều dưỡng lực lượng kiểm soát nhiễm khuẩn, thu dọn chất thải xử lý đúng quy trình. Mỗi ngày sẽ có 3 kíp trực gồm 1 bác sĩ, 1 điều dưỡng vào chăm sóc, cho thuốc và thăm khám cho bệnh nhân, mỗi đợt như vậy mất từ 2 -3 giờ. Các bác sĩ và điều dưỡng được phân công phải có kinh nghiệm qua các trận dịch, có tâm lý vững vàng cũng như tiếp xúc được với bệnh nhân. Ban đầu bất đồng ngôn ngữ, rất khó khăn giao tiếp, hai bên phải dùng Google dịch. Đến khi người con cho biết anh có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, mọi vướng mắc đã được tháo gỡ. Li đã hoàn toàn khỏe mạnh sau hơn 10 ngày điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy Bệnh nhân Li Zichao được điều trị bằng một loại thuốc hạ sốt. Phòng cách ly được mở rộng cửa tạo luồng không khí tự nhiên, nhiệt độ phòng cao, có ánh nắng mặt trời. Bệnh nhân được súc họng bằng dung dịch sát khuẩn và có chế độ dinh dưỡng rất đầy đủ. Hơn 10 ngày, tình trạng 2 người bệnh có diễn tiến tốt. Các bác sĩ thở phào nhẹ nhõm và rất hạnh phúc với kết quả khả quan ban đầu. Ngày 4/2, Li Zhichao sau khi xét nghiệm âm tính với virus corona 4 lần đã được bác sĩ cho xuất viện. Người cha do có quá nhiều bệnh cảnh nặng nên sức khỏe hồi phục chậm hơn, vẫn đang được cách ly điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. BV Chợ Rẫy đã bố trí cho Li ở một phòng bình thường trong bệnh viện để tiện chăm sóc, động viên nâng đỡ tinh thần cho cha đang nằm điều trị cách ly. Mỗi ngày Li đều gọi điện nói chuyện với cha qua mạng xã hội để biết tình hình. Mỗi ngày Li gọi hỏi thăm cha mình qua điện thoại và mạng xã hội. Ảnh: Phan Nhơn Li Zhichao cho biết anh đang chờ đợi cha mình khỏi bệnh và gia đình anh trở về Trung Quốc sau đợt điều trị này. Ảnh: Phan Nhơn "Cha tôi cơ bản đã khoẻ, không còn ho, sốt nữa. Giờ chúng tôi không lo lắng gì về bản thân nữa, chỉ thấy lo lắng cho người dân ở quê hương Vũ Hán, Trung Quốc. Người dân quê tôi đang nhọc nhằn chiến đấu với dịch bệnh corona, song tôi nghĩ chính quyền đã hành động kịp thời kiểm soát con virus này. Cá nhân tôi, cám thấy may mắn khi được điều trị bởi các bác sĩ Việt Nam, họ tử tế và tận tình cứu chữa, được điều trị tốt, đầy đủ.Khi nhận thông tin khỏi bệnh tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc và cảm ơn các bác sĩ nơi đây", Li chia sẻ. Phan Nhơn Bác sĩ 28 tuổi đột tử sau 10 ngày kiệt sức đối phó dịch corona- Sau 10 ngày kiên cường chống virus corona cùng đồng nghiệp, chàng trai 28 tuổi đã kết thúc cuộc đời vì một cơn đau tim. | ||||||||||||||||||||||||||||||
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: "Mong người dân hợp tác để ngăn chặn dịch sớm nhất" Posted: 05 Feb 2020 02:52 PM PST - Nếu có sự đồng lòng, tham gia tích cực của người dân, chắc chắn dịch virus corona sẽ được ngăn chặn sớm"- GS TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định. Dịch nhiễm virus corona đã xảy ra hơn 10 ngày ở nước ta. Đến thời điểm này, dịch vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, số người nhiễm, nghi nhiễm, tử vong trên thế giới vẫn tăng lên hàng ngày. Với nhiều biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt đã và đang triển khai, hiện tại nước ta chưa có ca tử vong nào và đã có những bệnh nhân bị nhiễm đầu tiên được xuất viện. Để làm rõ hơn các giải pháp phát hiện, điều trị, dập dịch và phòng ngừa, Góc nhìn thẳng có cuộc trao đổi với GS TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế về những vấn đề quan trọng này. Mời quý vị và các bạn theo dõi video cuộc trao đổi với GS TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế: BTV Như Quỳnh: Xin được hỏi ngay, cho đến thời điểm này, những thách thức lớn nhất đang đặt ra với chúng ta trong việc phát hiện, điều trị, dập dịch và phòng ngừa là gì thưa Thứ trưởng? Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long: Tôi cho rằng thách thức lớn nhất hiện nay là sự vào cuộc, đồng cảm và sự tham gia của cộng đồng, chính quyền tất cả các cấp. Bởi biện pháp hiện nay chúng ta áp dụng là biện pháp cách ly những người đi từ vùng có dịch về và cách ly những người có tiếp xúc với người đi từ vùng có dịch về. Điều này sẽ gây ra những khó khăn, phiền toái đối với người dân. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ có đề nghị động viên, khuyến khích người dân hợp tác với cơ quan chức năng thực hiện tốt việc cách ly, vì chính sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng, để chúng ta có thể ngăn chặn một cách sớm nhất đối với dịch này. BTV Như Quỳnh: Nếu như so với dịch SARS trước đây, ông đánh giá thế nào về mức độ, sự lây lan cũng như mức độ nguy hiểm của dịch nhiễm virus corona lần này? Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long: Dịch lần này dễ lây nhiễm hơn dịch SARS, bởi vì phương thức lây truyền qua 3 phương thức chính. Nhưng điều quan trọng là bệnh nhân trong thời gian ủ bệnh cũng có thể lây truyền, cũng có thể xuất hiện những người có biểu hiện nhẹ cũng có thể lây nhiễm. Dịch SARS chỉ lây ở giai đoạn toàn phát, khi xuất hiện triệu chứng viêm đường hô hấp, ho, hắt hơi, sốt. BTV Như Quỳnh: Vấn đề thuốc thử đối với những trường hợp nghi nhiễm ở nước ta hiện nay sẽ được xử lý thế nào thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long: Chúng tôi đã thiết lập hai labo tương đương với labo của cơ quan Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, và đã được cơ quan này phối hợp hỗ trợ ở Việt Nam. Chúng ta có đủ năng lực để làm xét nghiệm. Tới đây, khi sản xuất bộ test thử trong nước, chúng ta có đủ sinh phẩm để làm xét nghiệm với quy mô lớn hơn. Chúng tôi đang tiến hành tập huấn, đào tạo cho tất cả các labo của một số địa phương có điều kiện, có khả năng để thiết lập mạng lưới các labo để kiểm soát tốt việc này. BTV Như Quỳnh: Việc điều trị với những người nhiễm bệnh tuy đã có phác đồ ban đầu nhưng theo Thứ trưởng cần phải làm gì để hoàn thiện thêm phác đồ này? Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long: Hiện nay chúng tôi đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và có phác đồ liên tục được cập nhật và sửa đổi. Phác đồ được cập nhật của Y tế Việt Nam cũng tương xứng với tiến bộ về y học của những nước tiến hành điều trị bệnh này. Chúng tôi luôn có những trao đổi với các cơ quan chuyên môn của các nước. Có thể nói rằng chúng ta điều trị thành công 3 ca xuất viện và 7 ca đang tiến triển rất tốt, hy vọng có thể sớm xuất viện. BTV Như Quỳnh: Khả năng tái nhiễm của những người khỏi bệnh này là như thế nào, thưa Thứ trưởng? Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long: Các nghiên cứu gần đây cho thấy sau khi nhiễm corona có sự miễn dịch và những người chữa khỏi sẽ không bị tái nhiễm, đấy là điều rất phấn khởi với những người đã nhiễm bệnh này. BTV Như Quỳnh: Hiện nay người dân đang truyền nhau những bài thuốc dân gian như uống các loại nước nấu từ chanh, sả, mật ong có thể phòng ngừa virus corona. Tác dụng của những bài thuốc như thế này là đến đâu? Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long: Bởi chúng ta chưa có nghiên cứu về vấn đề này, nhưng chúng tôi có đọc báo cáo của Trung Quốc, trong đó có nói những bài thuốc dân gian là ít tác dụng và không có tác dụng. Chúng tôi không thể bình luận vì chúng ta chưa nghiên cứu. Trung Quốc đã rút ra bài học là không nên quá tin vào những điều này. BTV Như Quỳnh: Tình trạng khẩu trang dường như khan hiếm, giá khẩu trang y tế bị đẩy lên cao. Thứ trưởng có nhận định gì về hiện trạng này? Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long : Chúng tôi đã phân tích về đường lây, hình thái dịch tễ học và phương thức lây truyền của nó. Lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới rất xác đáng, là không nhất thiết cần phải đeo khẩu trang y tế vì chưa chứng minh được hiệu quả phòng bệnh của khẩu trang y tế đối với người khỏe mạnh. Chúng ta có thể dùng các loại khẩu trang khác. Bộ Y tế đã có khuyến cáo khi nào đeo khẩu trang y tế, khi nào đeo khẩu trang thông thường. Chúng tôi khuyến khích đeo khẩu trang thông thường để phòng bệnh, không những bệnh này mà còn một số bệnh khác. Thủ tướng Chính phủ cũng có chỉ đạo với tất cả các đơn vị, tăng công suất sản xuất, áp dụng các hình thức giảm thuế, nhập các nguyên liệu sản xuất, tìm kiếm các thị trường sản xuất. Chúng ta không nên quá trông đợi vào khẩu trang y tế, coi đấy là phép màu. Mong người dân hiểu được ý nghĩa của nó , và chúng ta sẽ đảm bảo được cung cấp khẩu trang cho lĩnh vực y tế. BTV Như Quỳnh: Cuối cùng, xin Thứ trưởng đánh giá về hiện trạng cũng như diến tiến của dịch corona? Khi nào các hoạt động xã hội có thể trở lại bình thường? Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long: Chúng tôi nghĩ rằng ngay bây giờ, chúng ta đã trở lại cuộc sống bình thường và tập trung vào làm việc, phát triển kinh tế xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo không để dịch ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội, mặc dù có những khó khăn có thể hy sinh về mặt kinh tế, nhưng không để bị ảnh hưởng. Chúng tôi mong mọi người bình tĩnh, người dân hiểu rõ mức độ của bệnh dịch, cùng phối hợp với cơ quan chức năng để làm tốt việc phòng chống dịch bệnh. Góc nhìn thẳng (thực hiện) | ||||||||||||||||||||||||||||||
Bộ Y tế nói về việc dừng thổi nồng độ cồn phòng lây nhiễm virus corona Posted: 05 Feb 2020 06:11 PM PST Bộ Y tế cho hay, việc thổi nồng cồn có nguy cơ lây nhiễm nCoV tương tự như các hoạt động, công việc giao tiếp thông thường khác của người dân. Bộ Y tế vừa có văn bản báo cáo Văn phòng Chính phủ về việc sử dụng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở đối với người tham gia giao thông khi dịch do virus corona đang có diễn biến phức tạp.
Bộ Y tế nhấn mạnh, tại những thời điểm có dịch bệnh như hiện nay, hoạt động kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở phải được thực hiện nghiêm ngặt đúng quy trình, yêu cầu. Việc kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tương tự đối với các hoạt động, công việc giao tiếp thông thường khác của người dân. Đến nay, trên thế giới và tại Việt Nam chưa có bằng chứng cho thấy sự khác biệt về nguy cơ lây nhiễm của các loại hình giao tiếp nêu trên. Việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như dùng riêng ống thổi cho từng người, sát khuẩn thiết bị đo, lực lượng làm nhiệm vụ tuân thủ đúng quy trình thao tác và người dân tuân thủ hướng dẫn của cánh sát giao thông thì sẽ giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Lực lượng CSGT khi thực hiện nhiệm vụ cần áp dụng các biện pháp bảo hộ cá nhân và tuân thủ theo các hướng dẫn, khuyến cáo của ngành y tế về phòng chống dịch bệnh để bảo đảm an toàn, giảm đến mức thấp nhất nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm nói chung và virus corona nói riêng cho bản thân và người dân. Bộ Y tế cho rằng, theo diễn biến và các mức độ nguy cơ của dịch bệnh (ví dụ như khi công bố dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp), Bộ Công an báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phương án thích hợp cho việc kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở đối với người tham gia giao thông để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật. Bộ Y tế kiến nghị Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Y tế để rà soát, cập nhật hoàn thiện hướng dẫn quy trình, thao tác khi thực hiện kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở, bảo đảm yêu cầu kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng chống dịch bệnh. Mới đây, trong thư gửi Ủy ban ATGT quốc gia, TS Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, cần thực hiện các biện pháp bảo hộ phù hợp để bảo đảm an toàn, giảm nguy cơ lây truyền dịch bệnh cho người thực thi công vụ, người tham gia giao thông và cho cộng đồng bất cứ khi nào tiến hành hoạt động kiểm tra nồng độ cồn. Theo ông, CSGT nên đeo khẩu trang y tế và được trang bị dung dịch rửa tay khô có cồn. "CSGT nên bố trí để đảm bảo thiết bị kiểm tra nồng độ cồn được cầm và sử dụng bởi riêng 1 CSGT trong mỗi ca làm việc để tránh lây chéo. Tiến hành sát khuẩn thiết bị trước, trong và sau ca làm việc bằng dung dịch có cồn. Chỉ sử dụng riêng 1 ống thổi mới, chưa qua sử dụng cho mỗi người được kiểm tra. Các ống thổi đã được sử dụng cần được thu gom và xử lý phù hợp", TS Kidong Park cho biết. Quyết tâm xử lý việc Đàm Vĩnh Hưng, Cát Phượng, Thanh Vân tung tin về coronaSở TT&TT TP.HCM sẽ quyết tâm xử lý trường hợp các nghệ sĩ như Đàm Vĩnh Hưng, Cát Phượng, Ngô Thanh Vân để làm rõ trách nhiệm về việc tung và phát tán tin giả. Vũ Điệp | ||||||||||||||||||||||||||||||
Ngô Thanh Vân không đến làm việc với Sở TT&TT vụ thông tin sai dịch corona Posted: 05 Feb 2020 08:29 PM PST Sáng nay, diễn viên Ngô Thanh Vân xin vắng mặt và cử đại diện đến làm việc theo lịch mời của Sở TT&TT TP.HCM liên quan đến việc đưa thông tin không đúng về dịch corona. Phó Giám đốc Sở TT&TT Từ Lương cho biết, theo lịch hẹn sáng nay diễn viên Ngô Thanh Vân sẽ đến làm việc, nhưng xin vắng mặt với lý do chính đáng và cử đại diện hợp pháp tới. Tuy nhiên, Sở không đồng ý, chỉ ghi nhận sự có mặt của đại diện và đề nghị đúng người được mời tới làm việc.
Thanh tra Sở TT&TT cho biết thêm, sẽ trao đổi với Ngô Thanh Vân để hẹn lịch làm việc chính xác và chỉ làm việc trực tiếp với diễn viên này. "Sở muốn làm việc trực tiếp với các nghệ sĩ để có những trao đổi tích cực hơn, không chỉ cho vụ việc này mà có thể phòng ngừa các sự kiện khác", đại diện Thanh tra Sở nói rõ. Trước đó, sáng 31/1, Ngô Thanh Vân đăng thông tin việc hãng bay vẫn có chuyến bay từ Vũ Hán về Việt Nam giữa đại dịch virus corona thay vì dừng cấp phép. Chiều cùng ngày, cô đăng xin lỗi khán giả, nhưng với thông tin đăng tải trên, Ngô Thanh Vân đã bị Sở TT&TT mời lên làm việc vào sáng 6/2. Tương tự, theo lịch hẹn thì 2 nghệ sĩ Đàm Vĩnh Hưng và Cát Phượng phải lên làm việc tại Sở vào ngày 4/2 vì liên quan đến việc đưa thông tin không đúng về dịch corona. Tuy nhiên, 2 người này cũng xin dời lịch. Theo Phó giám đốc Sở Từ Lương, dù xin dời lịch nhưng 2 nghệ sĩ Đàm Vĩnh Hưng và Cát Phượng có thái độ cầu thị, hợp tác. "Vì có lý do khách quan, đặc biệt của Đàm Vĩnh Hưng và Cát Phượng nên buổi làm việc sẽ dời sang ngày 11/2. Hiện tại, chúng tôi chưa thể nói trước hướng xử lý vụ việc thế nào, sau buổi làm việc sẽ có thông tin. Quan điểm là, xử phạt không phải mục đích cuối cùng. Chúng tôi muốn các nghệ sĩ phát huy được trách nhiệm của mình với cộng đồng, xã hội". Theo ông Từ Lương, các nghệ sĩ là những người có tầm ảnh hưởng xã hội, được khán giả yêu mến. Họ nhận thấy dịch bệnh nguy hiểm, có sự quan tâm theo dõi nhưng có lẽ vì quá lo lắng đã dẫn tới việc thông tin sai, gây hoang mang dư luận.
Như tin đã đưa, ngày 26/1, fanpage 3,3 triệu theo dõi có dấu tick xanh của Đàm Vĩnh Hưng đăng thông tin "Hai người Trung Quốc bị nhiễm virus đã chết tại Chợ Rẫy". Trong khi đó, 1 trong 2 bệnh nhân đã được điều trị khỏi, xuất viện, người còn lại vẫn đang tiếp tục điều trị tại bệnh viện. Tối cùng ngày, fanpage này mới xóa dòng tin sai nói trên, chỉ giữ lại thông tin kêu gọi khán giả cẩn thận phòng dịch. Tương tự, Cát Phượng đăng liên tục các bài viết cập nhật tình hình đại dịch virus corona nhưng có thông tin chưa kiểm chứng. Sau ca đầu tiên phát hiện ở Việt Nam, Cát Phượng đã đưa thông tin kiểu "dự báo thời tiết" về tình hình dịch bệnh. Bài viết đăng ngày 27/1, Cát Phượng kêu gọi khán giả mua và dùng khẩu trang lọc khí thông minh "cho an toàn"... Đàm Vĩnh Hưng, Cát Phượng, Thanh Vân bị mời làm việc vì thông tin sai dịch coronaPhó GĐ Sở TT&TT TP.HCM Từ Lương cho biết Sở đã liên lạc với các nghệ sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Cát Phượng, Ngô Thanh Vân và mời lên làm việc liên quan đến thông tin sai sự thật về dịch virus corona. Hồ Văn | ||||||||||||||||||||||||||||||
Trung Quốc "tê liệt" vì Corona: Nhiều ngành của Việt Nam lo ngay ngáy Posted: 05 Feb 2020 12:00 PM PST Dịch viêm phổi cấp do virut corona làm lộ ra những khó khăn khi doanh nghiệp Việt quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc ở cả hai chiều "xuất - nhập". Khó khăn cả hai chiều "xuất - nhập" Những ngày qua, các mặt hàng nông sản của Việt Nam rớt giá vì không đưa được hàng vào Trung Quốc do dịch viêm phổi cấp. Hàng vạn tấn thanh long, dưa hấu, thủy sản,... ế ẩm. Đơn cử như sầu riêng, trước Tết giá đạt 70.000 đồng/kg, nay chỉ còn 40.000 đồng/kg; thanh long chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg, cá biệt có nơi giá dưa hấu chỉ còn 1.000 đồng/kg. Báo cáo của Bộ Công Thương cũng như Bộ NN-PTNT chỉ ra thực tế đáng quan ngại. Theo dự báo của Bộ Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn và trung hạn với khoảng thời gian có thể từ 6 đến 8 tháng. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ giảm do các chuỗi cửa hàng ở Trung Quốc đóng cửa. Cụ thể, chuỗi Starbucks Trung Quốc đóng cửa hàng ngàn cửa hàng, ảnh hưởng tiêu thụ cà phê; chuỗi McDonald đóng cửa hàng trăm cửa hàng, ảnh hưởng tiêu thụ cá philê; các nhà hàng, chuỗi ẩm thực vắng khách dẫn đến giảm nhu cầu đối với thủy sản..v.v...
Bên cạnh đó, chợ biên giới mở chậm hơn thường lệ, trước mắt là đóng đến ngày 8/2 khiến trao đổi cư dân bị gián đoạn trong khi đây vẫn là hình thức trao đổi quan trọng đối với một số nông sản của ta, nhất là trái cây. Còn khách mua Trung Quốc cũng không sang được Việt Nam như thường lệ nên không có đơn hàng mới mặc dù một số chủng loại trái cây đã vào vụ. Đối với ngành thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam (Phó tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam), cho biết: Hiện nay, chưa có việc hủy đơn với mặt hàng thủy sản do dịch cúm do virus corona nhưng đã xảy ra chậm đơn hàng, điều chỉnh đơn hàng. Các đối tác hứa ngày 16/2 mới bắt đầu nhận hàng. Khó khăn trước mắt là một số hãng tàu biển lớn ngưng nhận các container hàng chở đi Trung Quốc. Các khách hàng lớn Nhật Bản đề nghị không đưa hàng qua Trung Quốc. Đó là việc xuất khẩu. Còn việc nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ các ngành sản xuất trong nước cũng có thể gặp rắc rối không kém. Do Trung Quốc kéo dài kỳ nghỉ Tết bởi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều nhà máy chưa làm việc, nên hoạt động cung ứng nguyên vật liệu cho các khách hàng ở Việt Nam cũng có nguy cơ bị gián đoạn. Dệt may, da giày, điện tử,... là một trong những ngành nhập nhiều nguyên vật liệu từ Trung Quốc. Do đó, nếu nguồn hàng dự trữ mà cạn kiệt, các doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó trong việc sản xuất kinh doanh. Đơn cử mặt hàng đang rất "hot" là khẩu trang y tế. Nguyên liệu quan trọng nhất như vải lọc kháng khuẩn và than hoạt tính hiện trong nước chưa sản xuất thường phải nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu trang thiết bị, nguyên vật liệu đã khiến việc sản xuất khẩu trang đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu. Nhiều doanh nghiệp đang phải chật vật tìm nguồn hàng từ các nước khác, nhưng không dễ. Rủi ro lớn Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy xuất, nhập khẩu vào Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thương mại Việt Nam. Năm 2019, xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 264 tỷ USD thì có tới trên 41 tỷ USD là sang Trung Quốc, chỉ đứng sau xuất khẩu vào thị trường Mỹ (hơn 61 tỷ USD). Riêng nông sản, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2019 với 5,92 tỷ USD, dù có giảm 7,4% so với năm 2018 (do ảnh hưởng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung). Còn soi kỹ các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ thấy mức độ quan hệ qua lại rất lớn. Theo Tổng cục Hải quan, năm 2019 Việt Nam nhập khẩu hơn 253 tỷ USD, thì có tới hơn 75 tỷ USD là nhập từ Trung Quốc. Đặc biệt là với nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp của Việt Nam, ví dụ, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu trong năm 2019 có xuất xứ Trung Quốc đứng vị trí số 1 với kim ngạch nhập khẩu đạt 14,9 tỷ USD, tăng 28%. Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy) nhập khẩu về Việt Nam năm 2019 chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với trị giá 11,52 tỷ USD. Việt Nam cũng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm trong năm 2019 chủ yếu từ Trung Quốc, với kim ngạch đạt 3,99 tỷ USD, tăng tới 25,1% so với năm 2018. Trong năm 2019, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là hai thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 13,5 tỷ USD, chiếm 92,4% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này. Trong đó từ Trung Quốc là 7,58 tỷ USD. Năm 2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại; hóa chất và sản phẩm lớn nhất vào Việt Nam... Hiện nay, Việt Nam đã ký kết 13 hiệp định thương mại tự do nhằm mở rộng thị trường giao thương. Tuy nhiên, việc tận dụng cơ hội từ các hiệp định này vẫn chưa được như ý. Các bạn hàng của Việt Nam đến nay vẫn là những "gương mặt thân quen" như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, một số nước EU,... Việc tiếp cận các thị trường mới dù được nỗ lực thúc đẩy song vẫn còn đang ở dạng "tiềm năng". Việc phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc cho thấy các ngành hàng sẽ rất dễ bị "tổn thương" khi nền kinh tế này "hắt hơi, sổ mũi". Dịch viêm phổi cấp do virut corona gây ra như đã phân tích ở trên là ví dụ. Điều này cũng cho thấy việc phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Tính tự chủ của nhiều ngành hàng còn thấp, phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc. Không thay đổi được điều này, nhiều ngành sẽ phải "đứng ngồi không yên" trước những biến động khó lường của "người hàng xóm" này. Lương Bằng Bên kia biên giới tê liệt, hàng triệu người Việt chịu tổn thất lớnTrung Quốc - thị trường khổng lồ của nông sản Việt đang đóng cửa vì dịch bệnh khiến ngành nông nghiệp Việt với hàng triệu nông dân chịu tổn thất lớn. Nhóm DN xuất khẩu nông sản bị tê liệt, nông dân thiệt hại lớn. | ||||||||||||||||||||||||||||||
WHO cập nhật 21 câu hỏi đáp mới nhất về virus corona Posted: 05 Feb 2020 07:58 PM PST - Dưới đây là bộ câu hỏi - đáp được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố gần đây, giúp người dân hiểu đúng nhất về virus corona mới cũng như cách bảo vệ bản thân khỏi loại virus này. 1. Virus corona là gì? Virus corona là một họ virus lớn, được tìm thấy ở cả động vật và người. Một số virus có thể gây bệnh cho người từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm trọng hơn như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). 2. Virus corona "mới" là gì? Virus corona mới là một chủng mới của Virus corona chưa từng xác định được ở người trước đây. Virus mới này này hiện gọi là 2019-nCoV, chưa từng được phát hiện trước khi dịch bệnh được báo cáo tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019. 3. Virus mới này có giống như vi rút gây ra SARS không? Không, virus nCoV cùng họ với vi rút gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) nhưng không phải là cùng một vi rút.
4. Virus mới này nguy hiểm như thế nào? Giống như các bệnh về đường hô hấp khác, nhiễm 2019-nCoV có thể gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Bệnh có thể nặng ở một số người và có thể dẫn đến viêm phổi hoặc khó thở. Hiếm gặp hơn, bệnh có thể gây tử vong. Người già và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh đái tháo đường và bệnh tim) dễ bị bệnh nặng hơn. 5. Người có thể bị lây nhiễm 2019-nCoV từ động vật không? Các điều tra cho thấy SARS-CoV lây truyền từ cầy hương sang người tại Trung Quốc năm 2002 và MERS-CoV từ lạc đà sang người tại Ả Rập Xê Út năm 2012. Một số virus corona đang lưu hành ở động vật nhưng chưa lây truyền sang người. Khi hoạt động giám sát trên toàn thế giới được cải thiện, có khả năng nhiều loại virus corona được phát hiện. Có khả năng một nguồn động vật tại một chợ tươi sống ở Trung Quốc là nguồn truyền bệnh cho một số trường hợp nhiễm ở người đầu tiên được báo cáo. Để bảo vệ bản thân, khi đi chợ buôn bán động vật tươi sống cần tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật sống và bề mặt tiếp xúc của động vật. Nên tránh tiêu thụ các sản phẩm động vật sống hoặc chưa nấu chín. Thịt, sữa hoặc nội tạng động vật nên xử lý cẩn thận, tránh lây nhiễm chéo với thực phẩm chưa nấu chín khác. Cần tuân thủ các thực hành an toàn thực phẩm tốt. 6. Có thể nhiễm virus corona từ thú cưng của mình không? Không, hiện tại không có bằng chứng cho thấy động vật nuôi như mèo và chó đã bị nhiễm hoặc gây lây lan vi rút 2019-nCoV.
7. Virus corona mới có thể lây truyền từ người sang người không? Có, virus 2019-nCoV gây ra bệnh đường hô hấp và có thể lây truyền từ người sang người, thường là sau khi tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh, ví dụ: tại nơi làm việc, trong gia đình hoặc cơ sở y tế. 8. Làm gì để bảo vệ bản thân? - Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn Tại sao? Vì rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn sẽ diệt vi rút nếu tay bạn có vi rút. - Duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bạn và người khác, đặc biệt là những người có triệu chứng ho, hắt hơi và sốt. Tại sao? Người nhiễm bệnh hô hấp như 2019-nCoV, khi ho hoặc hắt hơi sẽ bắn ra những giọt nhỏ chứa vi rút. Nếu ở quá gần, bạn có thể hít phải các giọt này và lây nhiễm virus . - Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng Tại sao? Tay chạm vào nhiều bề mặt có thể bị nhiễm vi rút. Nếu chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng bàn tay bị nhiễm bẩn, bạn có thể truyền vi rút từ các bề mặt bị nhiễm sang chính mình. - Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở hãy đến cơ sở y tế sớm.Thông báo với cán bộ y tế nếu bạn đã đi đến một khu vực tại Trung Quốc - nơi đã báo cáo có các trường hợp bệnh nhiễm virus 2019- nCoV hoặc nếu bạn đã tiếp xúc gần với người đã đi du lịch từ Trung Quốc và có các triệu chứng về hô hấp. Tại sao? Bất cứ khi nào bạn bị sốt, ho và khó thở, điều quan trọng là phải đi khám ngay vì điều này có thể là do nhiễm trùng đường hô hấp hoặc tình trạng nghiêm trọng khác. Các triệu chứng hô hấp khi bị sốt có thể có một loạt các nguyên nhân và tùy thuộc vào lịch sử và hoàn cảnh du lịch cá nhân của bạn, virus 2019-nCoV có thể là một trong số đó. - Nếu bạn có các triệu chứng hô hấp nhẹ và không có tiền sử du lịch đến hoặc ở Trung Quốc cẩn thực hành vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp và ở nhà cho đến khi bạn phục hồi, nếu có thể.
9. Có nên đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân? Đeo khẩu trang y tế có thể làm hạn chế sự lây lan của một số bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, chỉ sử dụng khẩu trang không đảm bảo ngăn chặn việc lây nhiễm. Nên kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp và tránh tiếp xúc gần, giữ khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bạn và người khác. WHO khuyên về việc sử dụng khẩu trang y tế hợp lý, để tránh lãng phí không cần thiết, tạo cảm giác an toàn giả tạo và sử dụng sai khẩu trang. Điều này có nghĩa là chỉ sử dụng khẩu trang nếu bạn có các triệu chứng về hô hấp (ho hoặc hắt hơi), nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV với các triệu chứng nhẹ hoặc đang chăm sóc cho người nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV. Hoặc, người nghi ngờ nhiễm virus 2019-nCoV liên quan đến du lịch ở một khu vực tại Trung Quốc - nơi 2019-nCoV đã được báo cáo hoặc tiếp xúc gần với một người đi du lịch từ Trung Quốc và có các triệu chứng về hô hấp. 10. Đeo, sử dụng, tháo và bỏ khẩu trang như thế nào? - Trước khi đeo khẩu trang cần rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn. - Che miệng và mũi bằng khẩu trang, đảm bảo không có khoảng trống giữa mặt và khẩu trang. - Tránh chạm vào khẩu trang trong khi sử dụng; nếu đã chạm vào khẩu trang, cần rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn. - Thay khẩu trang mới ngay khi khẩu trang bị ẩm. Không sử dụng lại khẩu trang sử dụng một lần. - Để tháo khẩu trang: gỡ từ phía sau (không chạm vào mặt trước của khẩu trang); vứt ngay vào thùng kín; rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn sau khi tháo khẩu trang.
11. Ai có thể nhiễm virus nCoV? Những người sinh sống hoặc đi đến khu vực có vi rút 2019-nCoV đang lưu hành là có nguy cơ nhiễm bệnh. Hiện tại, virus 2019-nCoV đang lưu hành tại Trung Quốc - nơi đại đa số người nhiễm bệnh đã được báo cáo. Những người nhiễm bệnh tại các quốc gia khác là những người gần đây đã đi đến Trung Quốc hoặc đang sinh sống/ tiếp xúc gần với những người đó như người nhà, đồng nghiệp hoặc nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân trước khi họ biết bệnh nhân bị nhiễm 2019-nCoV. Nhân viên y tế chăm sóc cho người nhiễm 2019-nCoV có nguy cơ cao hơn và phải tự bảo vệ mình bằng các biện pháp dự phòng và kiểm soát lây nhiễm. Những người sống bên ngoài Trung Quốc, - không có nguy cơ nhiễm 2019-nCoV. WHO tiếp tục theo dõi dịch tễ học của dịch để hiểu rõ hơn về vi rút đang lưu hành ở đâu và làm thế nào mọi người có thể tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm bệnh. 12. Ai có nguy cơ bị bệnh nặng? Vẫn cần tìm hiểu thêm về virus 2019-nCoV ảnh hưởng đến con người như thế nào. Tuy nhiên, cho đến nay, người già và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh đái tháo đường và bệnh tim) dường như có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn. 13. Virus corona mới lây lan như thế nào? Chủng mới của virus corona là một loại virus đường hô hấp, lây lan chủ yếu là tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt bắn tạo ra khi ho hoặc hắt hơi. Điều quan trọng là tất cả mọi người cần thực hành vệ sinh hô hấp tốt. Ví dụ, hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay áo, hoặc sử dụng khăn giấy che miệng và bỏ khăn giấy vào thùng kín ngay lập tức. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn cũng rất quan trọng.
14. Virus có thể tồn tại trên các bề mặt trong thời gian bao lâu? Hiện vẫn chưa biết virus 2019-nCoV tồn tại được bao lâu trên các bề mặt, mặc dù thông tin sơ bộ cho thấy virus có thể tồn tại trong vài giờ. Các chất khử trùng đơn giản có thể tiêu diệt virus khiến nó không còn khả năng lây nhiễm cho người. 15. Sự khác biệt giữa nhiễm nCoV, cúm hoặc cảm lạnh là gì? Người nhiễm 2019-nCoV, cúm hoặc cảm lạnh thường có các triệu chứng hô hấp như sốt, ho và sổ mũi. Mặc dù nhiều triệu chứng là giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh lại là các virus khác nhau. Do vậy, rất khó xác định bệnh nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Đó là lý do tại sao cần xét nghiệm để xác định người nhiễm 2019-nCoV. WHO khuyến cáo những người bị ho, sốt và khó thở nên đi khám sớm. Bệnh nhân nên thông báo cho nhân viên y tế nếu họ đã đi du lịch trong 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng hoặc nếu họ đã tiếp xúc gần với người bệnh có các triệu chứng đường hô hấp. 16. Thời gian ủ bệnh là bao lâu? Thời gian ủ bệnh là thời gian từ khi bị nhiễm virus đến khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng. Hiện tại ước tính thời gian ủ bệnh là từ 2-11 ngày và các ước tính này sẽ được điều chỉnh khi có thêm dữ liệu. Dựa trên thông tin của các virus corona như MERS và SARS, thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV có thể lên tới 14 ngày. 17. Có thể gây lây truyền 2019-nCoV từ người không có triệu chứng không? Biết được thời gian từ khi bệnh nhân bị nhiễm đến khi có thể lây truyền virus sang người khác là rất quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh. Thông tin y tế chi tiết từ những người bị nhiễm là cần thiết để xác định thời kỳ lây truyền của 2019-nCoV. Theo các báo cáo gần đây, có thể những người nhiễm 2019-nCoV gây lây nhiễm trước khi xuất hiện các triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu hiện có, phần lớn virus lây lan từ những người đang có triệu chứng. 18. WHO thay đổi khuyến cáo về bảo vệ sức khỏe như thế nào? Không, lời khuyên của chúng tôi là thống nhất. WHO đã đưa ra khuyến cáo cho mọi người về cách bảo vệ bản thân khỏi nhiễm nCoVnhư đối với bất kỳ vi rút nào lây lan qua đường hô hấp. Ngoài ra, điều vô cùng quan trọng tại các cơ sở y tế là nhân viên y tế có thể tự bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm. 19. Có an toàn khi nhận bưu phẩm từ Trung Quốc hoặc bất kỳ nơi nào khác đã xác định được virus không? Có an toàn. Những người nhận được bưu phẩm không có nguy cơ bị nhiễm 2019-nCoV. Từ kinh nghiệm của các virus corona khác, các loại virus này không tồn tại lâu trên các vật thể như thư hoặc bưu phẩm. 20. Kháng sinh có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nCoV không? Không, kháng sinh không có tác dụng diệt virus và chỉ có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Chủng mới của virus corona là virus , do đó không sử dụng kháng sinh như một biện pháp dự phòng hoặc điều trị. 21. Có thuốc cụ thể nào để dự phòng hoặc điều trị nCoV không? Cho đến nay, không có thuốc cụ thể được khuyến cáo để dự phòng hoặc điều trị chủng mới của virus corona. Tuy nhiên, những người bị nhiễm 2019-nCoV nên được chăm sóc thích hợp để làm giảm và điều trị triệu chứng. Người bị bệnh nặng nên được chăm sóc hỗ trợ tích cực. Một số phương pháp điều trị cụ thể đang được điều tra, thử nghiệm thông qua các thử nghiệm lâm sàng. WHO đang phối hợp các đối tác để phát triển thuốc điều trị nCoV. Để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm chủng mới của virus corona, người dân nên duy trì vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp, thực hành an toàn thực phẩm và tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh hô hấp như ho và hắt hơi. Đối với nhiễm 2019-nCoV, các biện pháp sau đây không được khuyến nghị vì không hiệu quả để bảo vệ bạn và thậm chí có thể gây hại: - Hút thuốc - Sử dụng trà thảo dược truyền thống - Đeo nhiều khẩu trang để bảo vệ tối đa - Tự dùng thuốc như kháng sinh Trong mọi trường hợp, nếu bạn bị sốt, ho và khó thở hãy đến các cơ sở y tế sớm để giảm nguy cơ bị bệnh nặng hơn, đồng thời chia sẻ tiền sử đi lại gần đây của bạn với nhân viên y tế. Nguyễn Liên Bộ Y tế phản hồi kiến nghị dừng thổi nồng độ cồn vì virus corona- Bộ Y tế cho rằng không nên bỏ quy định thổi nồng độ cồn khi đang có dịch do virus corona, khi kiểm tra cần tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. | ||||||||||||||||||||||||||||||
Ông Donald Trump khoe hiệu quả của chiến lược đối phó Trung Quốc Posted: 05 Feb 2020 02:46 PM PST Trong Thông điệp liên bang năm 2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố chiến lược đối phó với Trung Quốc của ông đã phát huy hiệu quả. Tổng thống Trump đã dành phần lớn thời gian trong bài diễn văn thường niên kéo dài tới 1 giờ 18 phút trước toàn thể Quốc hội Mỹ tối 4/2 theo giờ địa phương (sáng 5/2 theo giờ Việt Nam) để ca ngợi những thành tựu về kinh tế, quân sự, an sinh và phúc lợi xã hội đã đạt được kể từ khi ông nhậm chức cách đây hơn 3 năm.
Trong thông điệp liên bang thứ 3 của mình với chủ đề "Sự trở lại của nước Mỹ vĩ đại", ông Trump cũng tái nhắc cam kết của bản thân với các cử tri về việc áp thuế trừng phạt Trung Quốc vì "đánh cắp hàng loạt việc làm của Mỹ". Lãnh đạo Nhà Trắng khoe chiến lược của ông đã tỏ ra hiệu quả. "Cách đây nhiều ngày, chúng ta đã ký một thỏa thuận mới, đột phá với Trung Quốc sẽ giúp bảo vệ các công nhân, tài sản trí tuệ của chúng ta, thu về hàng tỷ đô la vào kho bạc của chúng ta và mở ra các thị trường mới rộng lớn cho các sản phẩm được sản xuất và phát triển ngay tại Mỹ. Suốt nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã lợi dụng Mỹ, nhưng hiện chúng ta đã thay đổi điều đó. Đồng thời, chúng ta có lẽ đang đạt được mối quan hệ tốt nhất từng có với Trung Quốc, bao gồm cả với Chủ tịch Tập Cận Bình... Hiện, chúng ta muốn tái thiết đất nước và đó là những gì chúng ta đang làm", ông Trump nhấn mạnh. Theo BBC, với việc nêu bật các thành tựu của Mỹ thời gian qua, Tổng thống Trump muốn khẳng định sự thành công của bản thân trong việc thực hiện mục tiêu khiến "nước Mỹ vĩ đại trở lại", một yếu tố quan trọng thu hút lá phiếu cử tri cho chiến dịch vận động tái tranh cử của ông năm nay. Sau 3 năm đàm phán căng thẳng, Mỹ và Trung Quốc cuối cùng đã đạt một thỏa thuận thương mại mà ông Trump mô tả là nhằm "cùng sửa chữa sai lầm trong quá khứ". Ngày 15/1, Tổng thống Mỹ và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã cùng nhau ký thoả thuận thương mại giai đoạn 1 giữa hai nước tại Nhà Trắng. Theo đó, Trung Quốc cam kết sẽ mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong hai năm tới, bao gồm đậu tương, máy móc và các sản phẩm năng lượng, cũng như sẽ hành động nhanh chóng để mở cửa thị trường cho các công ty tài chính và nông nghiệp Mỹ. Các cam kết này dự kiến có hiệu lực từ giữa tháng 2. Tuy nhiên, hãng thông tấn Bloomberg ngày 3/1 trích dẫn một nguồn thạo tin tiết lộ, Bắc Kinh đang hi vọng chính quyền ông Trump sẽ đồng ý cho tạm hoãn thực thi một số cam kết của thỏa thuận trên trong bối cảnh dịch do virus corona mới (2019-nCoV) đang hoành hành ở Trung Quốc và lan nhanh khắp thế giới. Thực tế, thỏa thuận giai đoạn 1 có một điều khoản cho phép hai bên tham vấn "trong trường hợp có thảm họa thiên nhiên hay biến cố không lường trước" giúp hoãn triển khai các cam kết. Giới chức Mỹ và Trung Quốc chưa đưa ra bất kỳ bình luận chính thức nào về thông tin trên. Tuấn Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||
HLV Park Hang Seo: Sóng gió tuyển Việt Nam, không chỉ dịch corona Posted: 05 Feb 2020 03:03 PM PST - 'Mở hàng' thất bại trong năm 2020 Trong mắt người hâm mộ Việt Nam, HLV Park Hang Seo là một vị anh hùng, được yêu quý, tin tưởng và đặt một niềm tin lớn. Ấy là bởi ông đã đến và mở ra những trang sử đẹp đẽ cho bóng đá Việt Nam, với những hình ảnh đẹp, đầy tự hào từ U22 Việt Nam, U23 Việt Nam đến tuyển Việt Nam.
Hai năm qua, các đội tuyển do thầy Park chỉ đạo, không chỉ thắng thế ở khu vực Đông Nam Á mà còn là cú hích mạnh ở châu Âu, từ U23 châu Á 2018, Asiad 18 đến AFF Cup 2018 và Asian Cup 2019 và 'chốt' vàng SEA Games 30 vào cuối 2019. Với những dấu ấn liên tiếp như thế, không ai có thể phủ nhận sự cao tay của HLV Park Hang Seo, về cách dùng người và cả truyền lửa đến các học trò – những chiến binh Việt Nam dũng cảm. Ai ai cũng khẳng định, ông đích thị có 'phép thuật'… Theo lẽ thuận tự nhiên, thầy Park cùng các ĐT Việt Nam vì thế càng được chờ đợi và kỳ vọng cao hơn. Nhưng chúng ta đã bắt đầu không được thuận lợi ngay những ngày đầu năm 2020, và tình hình hiện tại những khó khăn khác không chờ lại đang ập đến. U23 Việt Nam 'mở hàng' ra quân không thành công tại U23 châu Á, bị loại ngay từ vòng bảng trên đất Thái Lan. Một kết quả nhìn nhận thấu đáo thì cũng chẳng 'oan' bởi đội hình chúng ta còn đó những vấn đề. Cũng bởi quân không tinh đồng bộ, dấu ấn thầy Park ở giải này cũng mờ. Nhưng dù có buồn thì mọi người vẫn hiểu, ông là lựa chọn đúng đắn của bóng đá Việt Nam, với những kế hoạch phía trước đáng kỳ vọng. Dịch Corona làm đảo lộn kế hoạch, lại mất thêm quân Nhưng đang yên lành, dịch Corona không mời mà đến, làm đảo lộn mọi kế hoạch của bóng đá Việt Nam, với các trận đấu (Siêu Cúp QG) và giải đấu quốc nội V-League, Cúp QG bị tạm hoãn, và cũng chưa chắc chắn được thời gian khởi tranh.
Chắc chắn điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự chuẩn bị của tuyển Việt Nam cho chiến dịch vòng loại World Cup 2022 mà vốn trước đó chúng ta đang nắm ưu thế. Tuy nhiên, với việc các trận đấu chính thức bị tạm hoãn, dự định đi xem giò cẳng, tìm kiếm gương mặt mới của HLV Park Hang Seo rõ ràng bị 'cản' đường. Đừng quên, qua U23 châu Á vừa rồi, điều bóng đá Việt Nam cần làm là tìm 'chiêu' mới về con người và chiến thuật khi chúng ta đã bị đối thủ bắt bài. Nhưng nếu ông Park không thể có được nhân tố mới, chưa kể các gương mặt quen thuộc mà không đạt được phong độ thì thử hỏi chiến lược gia người Hàn dùng 'phép thuật' nào để cùng tuyển Việt Nam tạo lịch sử vòng loại World Cup? Trường hợp dịch corona sớm được khống chế và các giải đấu có thể diễn ra theo phương án 2 (vào đầu tháng 3) thì HLV Park Hang Seo cũng chỉ có vài ba lượt trận để đi 'trinh sát'. Từng ấy thời gian có lẽ chỉ đủ để ông kiểm tra lại trò cũ, chứ khó dám mạo hiểm với những gương mặt mới. Cũng cần nhắc thêm, ở trận tuyển Việt Nam làm khách Malaysia vào 31/3 tới đây, thầy Park sẽ không có sự phục vụ của Đình Trọng và đặc biệt là Trọng Hoàng vì dính thẻ. Ai cũng biết tầm quan trọng của Trọng Hoàng với tuyển Việt Nam tại hành trình lên ngôi AFF Cup cũng như vô địch SEA Games 30. Và những mối nguy từ đối thủ Âu lo còn ở chỗ, tuyển Việt Nam không chỉ gặp khó bởi chính hoàn cảnh của mình, mà còn những thách thức từ đối thủ trong cuộc đua vé vào vòng cuối cùng vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á.
Trái với những thách thức đến với thầy Park và tuyển Việt Nam, chủ nhà Malaysia hiện vẫn giữ nguyên lịch thi đấu các giải trong nước. HLV Tan Cheng Hoe dự kiến có đội hình mạnh nhất, khi những cầu thủ dính thẻ như Matthew Davies, Brendan Gan và Syafiq Ahmad đều có thể 'chiến' tuyển Việt Nam khi trước đó họ đấu UAE vào ngày 26/3. Không những thế, sức mạnh tuyển Malaysia còn có thể gia tăng khi LĐBĐ nước này đã nhập tịch thành công tiền vệ sinh ra ở Kosovo – Liridon Krasniqi. Giờ Malaysia chỉ còn chờ cái gật đầu của FIFA cho cầu thủ này chơi cho ĐTQG của họ, mà phía trước là các trận đấu vòng loại World Cup 2022, trong đó có đấu tuyển Việt Nam (31/3). Với tình thế bảng G hiện tại, Malaysia (9 điểm, xếp nhì) quyết lấy 3 điểm từ Việt Nam (11 điểm, dẫn đầu bảng), sau khi đấu UAE trước đó vào ngày 26/3. Ngược lại, thầy trò HLV Park Hang Seo cũng chỉ có một mục tiêu tích thêm điểm để giữ thế thuận lợi trong cuộc đua.
Một trận chiến quan trọng trong tình thế nhiều khó khăn (không chờ mà đến) bủa vây, HLV Park Hang Seo xem ra phải đối mặt với năm 2020 khó khăn nhất từ khi đến Việt Nam. Cái dễ thấy đầu tiên chính là những áp lực mà ông phải trải qua, sau khi cùng bóng đá Việt Nam 'bay' trong 2 năm 2018 và 2019. Đừng quên, ngoài tuyển Việt Nam đấu Malaysia, còn là 2 trận chiến tiếp theo thầy Park cùng học trò tiếp Indonesia và làm khách UAE đều trong tháng 6. Xa hơn, là tuyển Việt Nam tranh tài AFF Cup 2020 với tư cách nhà ĐKVĐ, và dĩ nhiên mục tiêu thì không thể ít hơn chiến tích đã giành được. Duy có một điều chúng ta có thể yên tâm, HLV Park Hang Seo chắc chắn lúc này đều đã nghĩ tới những gian nan ông phải đối mặt. Chỉ mong vận thầy tiếp tục hanh thông cùng bóng đá Việt Nam, như một suy nghĩ tích cực giữa đại dịch corona gây lo ngại… Mai Nguyễn | ||||||||||||||||||||||||||||||
Ô tô bốc cháy sau tiếng nổ lớn ở Quảng Nam, 2 người tử vong trong xe Posted: 05 Feb 2020 07:20 PM PST Đang lưu thông qua địa bàn tỉnh Quảng Nam, xe ô tô 7 chỗ bất ngờ phát nổ, rồi bốc cháy ngùn ngụt khiến 2 người trên xe tử vong. Sáng nay, đại tá Nguyễn Đức Dũng, GĐ Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, lực lượng chức năng đang điều tra nguyên nhân khiến xe ô tô con bốc cháy, làm 2 người chết. Thông tin ban đầu, khoảng 6h30 sáng nay, người dân nghe tiếng nổ lớn sau đó phát hiện chiếc ô tô 7 chỗ bốc cháy ngùn ngụt trên tuyến đường Hồ Chí Minh, thuộc địa phận thôn Rô (xã Cà Dy, huyện Nam Giang, Quảng Nam).
Xe ô tô bị cháy mang BSK 81A-192.15, đang lưu thông theo hướng TP Đà Nẵng đi Phước Sơn (Quảng Nam). Do khu vực xảy ra vụ cháy thuộc địa bàn vùng cao, không có các phương tiện chữa cháy nên việc chữa cháy gặp khó khăn. Khi lực lượng chức năng đến hiện trường thì chiếc xe bị cháy gần như trơ khung.
Vụ cháy khiến 2 người đi trên xe đã không thể thoát được ra ngoài nên đã tử vong. "Lực lượng chức năng đang tổ chức khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ cháy và xác minh nhân thân người gặp nạn", đại tá Dũng nói. Điện Biên thông tin về tình hình 34 trẻ nhỏ ho, sốt34 trẻ ở tỉnh Điện Biên bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, hiện được điều trị, cách ly tại các cơ sở y tế. Lê Bằng | ||||||||||||||||||||||||||||||
Doanh trại cách ly 355 người về từ Trung Quốc để theo dõi virus corona Posted: 05 Feb 2020 08:43 PM PST Trung đoàn 123 trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn đang tiếp nhận gần 355 công dân Việt Nam từ Trung Quốc trở về để cách ly 14 ngày theo quy định. XEM CLIP: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra, tỉnh Lạng Sơn đã chuẩn bị 3 khu vực cách ly đón công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc. Thượng tá Nguyễn Văn Quyền, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 123 cho biết, hiện tại đơn vị đang tiếp nhận, cách ly 355 công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc. Trước khi cách ly tại Trung đoàn, những công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc đã được kiểm tra y tế tại khu vực cửa khẩu.
Theo ông Quyền, những công dân đang được cách ly tại trung đoàn 123 được đo thân nhiệt 2 lần/ngày vào sáng và chiều. Khi phát hiện công dân có thân nhiệt bất thường sẽ được chuyển đến phòng cách ly bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn. "Đến nay, đơn vị phát hiện 6 trường hợp người dân bị sốt và đã chuyển đến bệnh viện đa khoa tỉnh", lời ông Quyền. Những người dân được cách ly tại đây được sử dụng cơ sở vật chất của quân đội từ giường nằm, chăn, màn, các suất ăn tương tự với suất ăn của chiến sỹ.
Đoàn Bổng - Kiên Trung - Clip: Anh Phú 34 trẻ nhỏ ho, sốt sau khi cha mẹ từ Trung Quốc về, Điện Biên họpMột lãnh đạo huyện Nậm Pồ (Điện Biên) chiều nay thông tin, đang cách ly 34 trẻ nhỏ có biểu hiện ho, sốt khi tiếp xúc với bố mẹ lao động từ Trung Quốc về dịp Tết. | ||||||||||||||||||||||||||||||
Kiến nghị cho học sinh TP.HCM nghỉ tới ngày 16/2 tránh dịch corona Posted: 05 Feb 2020 08:06 PM PST - Sở GD-ĐT TP.HCM kiến nghị cho 1,7 triệu học sinh sẽ nghỉ học tới ngày 16/2 để phòng dịch virus corona Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có tờ trình gửi Thường trực UBND TP về việc tiếp tục cho học sinh nghỉ học nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch virus corona.
Theo đó, trước tình hình diễn biến dịch bệnh virus corona phức tạp, nhằm đảm bảo phòng chống dịch corona lây lan trong môi trường học đường, Sở GD-ĐT trình Thường trực UBND thành phố xem xét, kéo dài thời gian tạm nghỉ cho học sinh, sinh viên, học viên các sở sở giáo dục trên địa bàn TP kéo dài tới hết ngày 16/2. Trao đổi với Vietnamnet, một lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay hiện Sở đã trình ý kiến lên UBND thành phố. Tuy nhiên quyết định cho nghỉ hay không phụ thuộc vào UBND thành phố. Lê Huyền | ||||||||||||||||||||||||||||||
Điểm du lịch thành sa mạc, cấp tập ứng phó với corona Posted: 05 Feb 2020 04:39 PM PST Tình trạng khách hủy tour đã đặt, hủy đặt chỗ, hủy dịch vụ, không lên kế hoạch đi du lịch,... trở nên phổ biến. Rất nhiều doanh nghiệp du lịch Việt đang "như ngồi trên đống lửa" vì dịch bệnh. Thiệt hại lớn với ngành du lịch Thông tin này được đưa ra tại Hội nghị Giải pháp hạn chế tác động của dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona đối với du lịch Việt Nam do Hiệp hội du lịch Việt Nam tổ chức chiều 5/2. Theo đại diện các đơn vị quản lý cũng như doanh nghiệp, số lượng khách du lịch giảm mạnh. Nhiều địa phương, lượng khách sụt giảm 20-30%, thậm chí có địa phương đã giảm tới 60-70%. Tác động đầu tiên và dễ nhận thấy nhất là sự sụt giảm đáng kể lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam. Đây là thị trường nguồn khách lớn nhất đến nước ta, chiếm hơn 30% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2019. Các địa điểm nghỉ dưỡng ven biển cũng sẽ chịu tình trạng tương tự, trong đó Nha Trang - Khánh Hòa dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do khách Trung Quốc hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tống số khách quốc tế đến khu vực, với hơn 70% tổng lượt khách quốc tế trong năm 2019, theo thông tin từ Sở Du lịch Khánh Hòa.
Nhiều cuộc họp, hội nghị cũng bị trì hoãn để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh, dẫn tới sự sụt giảm đáng kể lượng khách MICE và khách doanh nghiệp tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, lo lắng: "Nhiều khu, điểm du lịch đã trở thành 'sa mạc'. Có thể xem đây là một cuộc khủng hoảng tác động tiêu cực tới nhiều doanh nghiệp du lịch và người lao động trong lĩnh vực du lịch". Đại diện Công ty lữ hành Kim Liên, đơn vị chuyên đón khách và tổ chức đưa khách tham quan Trung Quốc, cũng cho biết, tổng số khách hủy chương trình là hơn 10.000 người. Từ ngày 27/1, phía Trung Quốc đã yêu cầu dừng hẳn hoạt động tổ chức đưa khách đi du lịch nước ngoài, thậm chí kể cả chào bán tour online. Công ty đã hoàn trả lại tiền 100% cho khách đặt tour và xác định doanh thu quý I bằng không. Tạm thời, đơn vị cho nhân viên nghỉ việc 2 tuần vì không có khách. Đại diện Hiệp hội du lịch Đà Nẵng cho hay: Khách du lịch quốc tế đến địa phương giảm 67% trong tháng qua và dự báo tiếp tục giảm. Do vậy, đây là thời điểm rất khó khăn của các đơn vị kinh doanh du lịch. Nếu dịch kéo dài rất cần hỗ trợ của Chính phủ trong việc giãn nợ vay ngân hàng và miễn giảm thuế. Theo Sở Du lịch Hà Nội, hoạt động của các đơn vị vận chuyển giảm 30-50%; số lượng khách tới các điểm đến cũng giảm 30-50%. Những tổn thất của ngành du lịch nói chung và du lịch Thủ đô nói riêng có thể còn tăng khi tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp hơn. Hà Nội hiện có hơn 1.300 doanh nghiệp lữ hành, hơn 3.000 cơ sở lưu trú. Hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở này đều xác nhận khó khăn, thách thức lớn khi dịch bệnh nCoV tiếp diễn. Bảo vệ du khách là chính bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Qua các điểm cầu trực tuyến, lãnh đạo các sở du lịch cùng báo cáo công tác phòng chống dịch bệnh do virus corona. Theo đó, công tác phòng chống dịch bệnh do virus corona đã được các tỉnh, thành thực hiện nghiêm theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cũng như các công điện của Bộ VH-TT&DL. Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nhận định: Kinh nghiệm từ hồi xử lý dịch bệnh SARS cho thấy du lịch là ngành đầu tiên bị tác động ảnh hưởng nặng nhất. Điều này cũng cảnh báo đối với cơ quan quản lý du lịch không nên phụ thuộc quá vào một thị trường.
"Bảo vệ du khách là chính bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp sau dịch. Đồng thời, thông qua liên kết giữa các nhóm dịch vụ du lịch để xây dựng chương trình kích cầu, đặc biệt là kích cầu nội địa. Đồng thời, trong thời gian có dịch, các doanh nghiệp cũng tranh thủ đào tạo nguồn nhân lực để có thể có đà cho phát triển sau này", ông Bình nói. Ông Phùng Quang Thắng cho rằng trước mắt, các doanh nghiệp cần xây dựng và dự kiến thời điểm tổ chức các hoạt động xúc tiến lại các thị trường du lịch quốc tế và nội địa. Du lịch nội địa sẽ là hướng ưu tiên hàng đầu sau khi hết dịch bệnh. Hiệp hội sẽ xây dựng và triển khai một chương trình kích cầu du lịch nội địa mạnh mẽ ngay trước và sau khi dịch kết thúc. Còn ông Nguyễn Công Hoan kiến nghị: Phía doanh nghiệp rất cần thông tin chính xác về dịch bệnh để có kế hoạch khai thác thị trường và phục hồi từng thị trường. Đồng thời, cũng cần nắm rõ nguồn lực mà nhà nước hỗ trợ để kết hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, hiệp hội để tổ chức chương trình kích cầu sau dịch. Với số phòng, dịch vụ để "trống" trong thời gian dịch, các doanh nghiệp du lịch hoàn toàn có thể liên kết với nhau để kích cầu du lịch, trước mắt là du lịch nội địa để phục hồi. Cùng với kiến nghị sớm mở lại cửa các điểm di tích, danh thắng, các doanh nghiệp du lịch cũng kiến nghị đối tác hàng không có những chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ hủy, hoàn vé hoặc lùi thời hạn khởi hành. Với cơ quan chức năng thì hỗ trợ miễn giảm thuế VAT, giãn nợ ngân hàng. D.Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||
Xe khách tông trực diện xe tải, lao sầm vào nhà dân, 1 người chết Posted: 05 Feb 2020 06:13 PM PST Sau va chạm với xe tải, xe khách giường nằm chở hàng chục người lao vào nhà dân khiến 3 người chết, 2 người bị thương Vụ tai nạn xảy ra khoảng 4h30 rạng sáng nay trên đường ĐT 74, đoạn qua phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Thời điểm này, xe khách giường nằm chở hàng chục hành khách chạy tuyến Đắk Lắk đi TP.HCM trên đường ĐT741. Khi đến đoạn thuộc phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát thì tông nhau trực diện với xe tải biển số tỉnh Bình Dương. Sau va chạm mạnh, xe khách lao vào hướng nhà dân, tông sập một ki-ốt và mái hiên một nhà dân. Phát hiện sự việc, người dân gần đó đập cửa kính cứu hành khách ra ngoài.
Vụ tai nạn khiến cả 3 người trên xe tải tử vong, gồm ông Nguyễn Bắc Nam, Nguyễn Hình Ngọc Trân và một người đàn ông tên Tâm, là tài xế, phụ xe, chủ xe; tài xế xe khách và 1 hành khách bị thương Riêng xe tải bị lật bẹp dúm, biến dạng phần đầu, nhiều hàng hóa trên xe rơi xuống đường. Hiện lực lượng chức năng đang giải quyết hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Ô tô tông nữ tiếp viên hàng không trọng thương đã chạy 95km/hGhi nhận từ camera hành trình, ô tô Mercedes tông tài xế Grabbike tử vong, tiếp viên hàng không bị thương, đã chạy 95km/h, tốc độ lúc va chạm là 85km/h. Xuân An | ||||||||||||||||||||||||||||||
Posted: 05 Feb 2020 06:51 PM PST - Tất cả chúng ta cần hành xử "không chủ quan nhưng không bi quan, hoang mang", như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói. Hôm qua tôi được "mừng tuổi" một hộp khẩu trang y tế. Buổi sáng hôm kia, khi bước vào thang máy không đeo khẩu trang, tôi bị những ánh mắt trên những khuân mặt bịt kín khẩu trang nhìn đầy nghi kỵ như là một kẻ mắc dịch. Còn tối hôm trước nữa, khi dân cư họp về các biện pháp phòng dịch, tôi bị quát vào mặt khi không đeo khẩu trang. Hầu hết các tòa nhà chung cư, các công sở, văn phòng ở Thủ đô, những nơi tôi đến hay tìm hiểu, đều có quy định phải đeo khẩu trang và các loại dung dịch rửa tay. Rõ ràng, tinh thần "chống dịch như chống giặc", từ chính sách của Chính phủ đến hành động của người dân, đã thực sự lan tỏa đến rất nhiều nơi ở đất nước này. Tôi là người đã đeo khẩu trang liên tục trong suốt 20 năm nay cứ khi nào ngồi lên xe máy ra đường. Song phải nói thật, việc đeo khẩu trang ở gần như mọi người, mọi lúc, mọi nơi trong những ngày này, dù rất đáng mừng ở góc độ tự bảo vệ mình, bảo vệ những người xung quanh trước bệnh dịch, có gì đó quá đi chăng?
Tôi luôn tin vào những khuyến cáo dựa trên cơ sở khoa học của các nhà chuyên môn. Hôm qua, chủ trì buổi họp báo thông tin về diễn biến dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trích dẫn khuyến cáo chính thức của WHO: "Không cần đeo khẩu trang y tế vì chưa có bằng chứng khoa học cho thấy có lợi ích bảo vệ với người không bị bệnh". TS. BS. Phạm Hùng Vân, giảng viên môn vi sinh, Khoa Y, Trường Đại học Y Dược TP.HCM khuyến cáo: "Đừng lầm tưởng đeo khẩu trang là phòng được virus corona". Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khuyên người dân nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ về cách bảo vệ bản thân, trong đó không cần mang khẩu trang nếu họ thấy khỏe. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến nghị đeo khẩu trang không phải là biện pháp để ngăn ngừa lây nhiễm với những du khách khỏe mạnh… Còn rất nhiều những nhà chuyên môn khác, các tổ chức uy tín khác đã khuyến cáo tương tự. Tất nhiên, tôi hoàn toàn không phản đối đeo khẩu trang, nhưng cách chúng ta dùng nó với tâm thế hiện nay có gì đó quá đi. Tôi biết một số người mua đến 20-30 hộp khẩu trang một lúc để tích trữ ở nhà. Vì sao họ lại phải mua nhiều như thế? Tâm lý này làm xuất hiện tình trạng khan hiếm khẩu trang ở Việt Nam chúng ta. Theo thông báo của Bộ Công Thương, hiện có 38 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang 3 lớp tại Việt Nam với năng lực trên 1,24 triệu chiếc/ngày, "có thể" đáp ứng nhu cầu trong nước. Bộ Công thương dùng từ "có thể" với hàm ý là nguồn cung là khá khiêm tốn. Nếu người dân ở quốc gia gần 100 triệu dân như chúng ta mà đổ xô đi mua khẩu trang thì rõ ràng là "vỡ trận" mà chưa hẳn đã bảo vệ được mình. Gần đây, báo chí và dư luận bắt đầu gọi những người chủ cửa hàng thuốc là "con buôn", "gian thương" khi quy cho họ đã tăng giá bán khẩu trang. Đã có những biện pháp hành chính 'xử lý nghiêm' các chủ tiệm thuốc tăng giá bán khẩu trang; cũng có nhiều phân tích liên quan đến đạo đức của họ và công lý cho người tiêu dùng khẩu trang. Tôi không phủ nhận những phân tích đó, nhưng cho rằng cần nhìn ở góc độ thị trường. Cầu vượt quá cung thì giá đương nhiên tăng; cung vượt quá cầu thì giá đương nhiên giảm. Đó là quy luật tất yếu khách quan mà không một giá trị luân lý, đạo đức nào có thể biện giải được. Ví dụ, trước đây, chủ nhà thuốc mua 20 ngàn đồng/hộp về bán với giá 30 ngàn/hộp; nay họ nhập với giá 40 ngàn đồng/hộp thì làm sao "bắt" họ bán với giá cũ bằng mệnh lệnh hành chính được. Không phải bất kỳ chủ nhà thuốc nào cũng là "con buôn găm hàng", "ăn trên nỗi đau đồng loại". Xin chia sẻ góc nhìn của Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh của trường Đại học Fulbright. Ông khẳng định: "Từ phương diện quản lý kinh tế, tôi không ủng hộ việc xử phạt hành vi găm khẩu trang ở thời điểm này. Chính xác hơn, việc xử phạt này chỉ nên là hành động bất đắc dĩ cuối cùng, khi các lựa chọn khác của chính quyền đã cạn kiệt mà vẫn không đủ để khắc phục thất bại của thị trường và/hoặc khi tình trạng dịch bệnh trở nên cấp bách đến mức khẩu trang trở thành "hàng hóa thiết yếu", và do vậy buộc phải dùng đến biện pháp bất thường". Từ phía nhà thuốc, hành vi găm khẩu trang xuất phát từ động cơ lợi nhuận nhờ sự khan hiếm tạm thời về khẩu trang y tế. Nhìn từ góc độ kinh tế, điều này không có gì sai". Tất nhiên, ông cũng nhìn từ góc độ con người, rằng, việc găm hàng để trục lợi từ sự lo lắng và sợ hãi của đồng loại là "thiếu nhân bản", "thiếu lương tâm". Tôi đồng tình với nhiều ý của Tiến sỹ Tự Anh. Nhân tiện, xin trích dẫn định nghĩa về dịch trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm: "Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định". Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam đã phát hiện 10 ca nhiễm, trong đó có 3 ca khỏi bệnh ra viện. "Khi sơ kết 10 ca nhiễm nCoV tại Việt Nam, đa phần bệnh nhân chỉ điều trị triệu chứng, duy chỉ có 1 ca người Trung Quốc có tiền sử bệnh phổi nhưng cũng chỉ thở oxy, không cần thở máy. Các ca bệnh được điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế, tiệm cận với các phác đồ của thế giới và không có gì cao siêu", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết. Theo định nghĩa về dịch và thông tin về số ca nhiễm như trên, liệu có địa phương nào đã đối mặt với một đợt dịch hay chưa? Liệu gần như tất cả các địa phương đều cho các trường nghỉ học thêm môt tuần nữa có quá đi? Đó là chưa kể còn nhiều chính sách kinh tế khác nữa. Khả năng lây lan của virut corona trong vụ dịch này là nhanh. Tất cả chúng ta cần hành xử "không chủ quan nhưng không bi quan, hoang mang", như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói. Hi vọng mọi người, nhất là người tiêu dùng, bình tĩnh và có trách nhiệm ở góc độ cá nhân mình trong việc dùng khẩu hay không. Có thể bệnh dịch sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi thuyên giảm. Hi vọng mỗi người chúng ta cùng nhau bình tĩnh vượt qua đợt này. Tư Giang | ||||||||||||||||||||||||||||||
Trời Hà Nội đặc quánh sương mù, bật đèn pha mới thấy đường Posted: 05 Feb 2020 07:44 PM PST Cả sáng nay, Hà Nội chìm trong sương mù dày đặc, tầm nhìn hạn chế, các tòa nhà cao tầng chỉ thấy được 4 - 5 tầng phía dưới, những tầng trên gần như "biến mất". Sương mù xuất hiện từ đêm qua, đến 9h sáng vẫn dày đặc. Lúc 8h, tại vùng ven đô, nơi nhiều cánh đồng, sông hồ, sương giăng kín, đứng cách xa khoảng 100m không nhìn thấy nhau. Các phương tiện phải bật đèn vàng và di chuyển chậm. Theo điểm đo tại Chi cục Bảo vệ môi trường, chất lượng không khí đã chuyển sang ngưỡng kém (màu cam). Ở mức này, không khí tác động không tốt đến sức khỏe những người trong nhóm nhạy cảm như người già, trẻ em và người mắc các bệnh liên quan đến hô hấp.
Lý giải về hiện tượng này, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái cho biết đây là dạng sương mù bình lưu, hình thành khi không khí lạnh đã tồn tại những ngày trước ở khu vực Đông Bắc Bộ suy yếu và dịch chuyển về phía Đông mang nhiều hơi ẩm hơn vào đất liền. Các lớp nghịch nhiệt xuất hiện ở độ cao từ 500 - 1.500m kết hợp với trời lặng gió ở bề mặt chính nên đã xuất hiện tình trạng sương mù. Khi lớp sương mù này tan, chất lượng không khí ở Hà Nội sẽ được cải thiện theo hướng tốt hơn.
Bộ Y tế nói về việc dừng thổi nồng độ cồn phòng lây nhiễm virus coronaBộ Y tế cho hay, việc thổi nồng cồn có nguy cơ lây nhiễm nCoV tương tự như các hoạt động, công việc giao tiếp thông thường khác của người dân. T.Thường - P.Hải |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất trong ngày - Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét