“Ở Việt Nam không có lực lượng chính trị nào khác ngoài Đảng Cộng sản” plus 14 more |
- Ở Việt Nam không có lực lượng chính trị nào khác ngoài Đảng Cộng sản
- Động lực Việt Nam “cất cánh” với khát vọng hùng cường
- Việt Nam ghi nhận ca thứ 8 nhiễm virus corona
- Khoảng 100 ủy viên Trung ương còn tuổi vào khóa mới
- Phòng virus corona: Thêm nhiều địa phương cho học sinh nghỉ học
- Người Việt vung tiền tậu xe sang đắt đỏ
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Hoạt động xuất bản đã trực tiếp góp phần vào sự nghiệp cách mạng của Đảng
- 5 chức danh được xem xét trường hợp đặc biệt theo Quy định 214
- 5 người bị bắn chết ở Củ Chi: Cuộc truy lùng kéo dài và khó khăn
- Thế giới vật lộn chống virus corona, 362 người đã chết
- Sau thanh long, đến dưa hấu chỉ 1.000 đồng/kg vì dịch corona
- Phụ huynh Hà Nội 'trăm phương nghìn kế' nghĩ cách trông con nghỉ học
- Tài xế tông chết Grabbike, tiếp viên hàng không trọng thương khai gì?
- Kinh tế Trung Quốc ‘bầm dập’ do dịch viêm phổi Vũ Hán
Ở Việt Nam không có lực lượng chính trị nào khác ngoài Đảng Cộng sản Posted: 02 Feb 2020 08:58 PM PST Tổng bí thư khẳng định: Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn... Phát biểu tại lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020) sáng nay, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khái quát lại lịch sử thành lập Đảng với những dấu mốc quan trọng gắn với tên tuổi vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bước ngoặt lịch sử trọng đại Ngày 3/2/1930, hội nghị dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. "Đây là một bước ngoặt lịch sử trọng đại, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về tổ chức và đường lối của cách mạng Việt Nam", Tổng bí thư nhấn mạnh. Theo Tổng bí thư, cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thông qua tại hội nghị thành lập Đảng đã xác định con đường cơ bản của cách mạng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của dân tộc và nguyện vọng tha thiết của nhân dân. Tổng bí thư điểm lại những dấu mốc lịch sử quan trọng gắn với sự lãnh đạo của Đảng. Đó là thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 "long trời, lở đất", thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào ngày 2/9/1945.
Trên cơ sở đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng, với sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của kẻ thù, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc vào ngày 30/4/1975. Tiếp đó, Đại hội 6 của Đảng (tháng 12/1986), trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình đất nước và qua quá trình tìm tòi, khảo nghiệm thực tiễn, với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. "Đường lối đổi mới ra đời đã đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn lịch sử, thể hiện bản lĩnh vững vàng, tư duy sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của đất nước", Tổng bí thư nhấn mạnh. Tổng bí thư khái quát lại việc Đảng ta đã từng bước hoàn thiện, cụ thể hoá đường lối đổi mới mà nội dung cơ bản, cốt lõi được thể hiện trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (cương lĩnh năm 1991 và cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011… Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng lập nên nhiều kỳ tích "Thực tế, sau gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, trình độ thấp, đến nay, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình; vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế…", Tổng bí thư nói. Đến nay, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có quy mô dân số gần 100 triệu người với mức thu nhập bình quân 2.800 USD/người.
Với những thành tựu to lớn đã đạt được, Tổng bí thư cho rằng, chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. "Thực tiễn phong phú, sinh động của cách mạng Việt Nam trong 90 năm qua đã chứng tỏ, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, lập nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam", Tổng bí thư khẳng định. Tổng bí thư cũng nhấn mạnh thực tiễn đó khẳng định một chân lý: "Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác". Trong quá trình đó, Đảng ta đã tích luỹ và đúc rút được nhiều bài học quý báu, hun đúc nên những truyền thống vẻ vang mà hôm nay chúng ta có trách nhiệm phải ra sức giữ gìn và phát huy. Nhìn lại chặng đường 90 năm, Tổng bí thư bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh; mãi mãi ghi nhớ công ơn to lớn của các vị lãnh đạo tiền bối, của hàng triệu anh hùng, liệt sĩ, các bậc lão thành cách mạng, các gia đình liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, bệnh binh, các gia đình có công với nước… "Với tất cả sự khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có thể nói rằng: 'Đảng ta thật là vĩ đại! Nhân dân ta thật là anh hùng!'". Cả hội trường vỗ tay hưởng ứng lời Tổng bí thư. Được nhân dân ủng hộ thì Đảng có sức mạnh vô địch Nhắc đến tình hình hiện nay, Tổng bí thư lưu ý, chúng ta đứng trước nhiều vấn đề mới phải xử lý, nhiều việc hết sức phức tạp phải giải quyết. "Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, hơn bao giờ hết, phải phát huy cao độ truyền thống yêu nước và cách mạng, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây dựng Tổ quốc ta ngày càng đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn", Tổng bí thư lưu ý. Đảng ta phải ra sức đẩy mạnh việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, làm tròn trách nhiệm là đội tiên phong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới. Từ sau Đại hội 12 của Đảng đến nay, Đảng ta đã dành không ít thời gian và công sức cho công tác xây dựng Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt và đạt được những kết quả và kinh nghiệm bước đầu rất quan trọng. Từ đó góp phần ngăn chặn, đẩy lùi một bước những tiêu cực, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Tuy nhiên, Tổng bí thư lưu ý, công tác xây dựng Đảng vẫn còn nhiều việc phải làm, nhất là việc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân... "Các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta; chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng ta, Nhà nước ta, đánh thẳng vào hệ tư tưởng, cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức thâm độc và nguy hiểm", Tổng bí thư cảnh báo. Theo Tổng bí thư, trong điều kiện hiện nay, chúng ta càng phải chăm lo giữ vững bản chất cách mạng và tính tiên phong của Đảng. Nếu không nhận thức sâu sắc điều này, nếu cán bộ, đảng viên không tích cực và kiên trì rèn luyện và học tập thì rất dễ bị thoái hoá, biến chất. Vấn đề giữ vững bản chất của Đảng - một Đảng Cộng sản, đảng cách mạng chân chính, hoạt động vì sự nghiệp của giai cấp công nhân, của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân là vấn đề hết sức cơ bản và quan trọng. "Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng cảnh báo: 'Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân'", Tổng bí thư cảnh báo. Theo Tổng bí thư, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, coi đây là vấn đề sống còn của Đảng ta, chế độ ta. Một đảng cách mạng chân chính có đường lối đúng, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, gương mẫu, tận tuỵ, gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân ủng hộ, thì đảng đó có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn cản nổi trên con đường dẫn dắt dân tộc đi lên. Tiêu chuẩn để trở thành Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QHTổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định 214 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Thu Hằng - Trần Thường | ||||||||||||||||||||||||||
Động lực Việt Nam “cất cánh” với khát vọng hùng cường Posted: 02 Feb 2020 10:07 AM PST - Nhu cầu phát triển hiện nay đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta sống và cống hiến trong lòng nhân dân, là riềng mối làm nên đồng thuận toàn dân, xây dựng một xã hội công dân, làm động lực chủ yếu đổi mới chính trị hiện nay. Nhà báo, TS. Nhị Lê Mùa Xuân Canh Tý năm 2020, Đảng Cộng sản Việt Nam - đứa con nòi của nhân dân Việt Nam, người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân lao động Việt Nam - tròn 90 Mùa Xuân giữa trời đất, trong lịch sử nước nhà! Tròn 90 năm qua, chỉ một khoảnh khắc Xuân, Đảng đứng mũi chịu sào phấn đấu và hy sinh trước lịch sử, Đảng luôn nghiêm khắc tự chỉnh đốn mình, tự phát triển mình sao cho xứng đáng với đạo lý thiêng liêng ấy, quyết không có lợi ích nào khác, ngoài lợi ích của đất nước, của Tổ quốc và nhân dân Việt Nam, đã cùng dân tộc làm nên những trang anh hùng nhất từ mấy ngàn năm Tổ quốc! Đó là bản chất của Đảng, là cương lĩnh hành động, là trọng trách lịch sử và đạo lý của Đảng chúng ta, qua 90 năm xây dựng, trưởng thành trong lòng dân tộc và dẫn dắt đất nước, vì một Việt Nam xã hội chủ nghĩa, độc lập tự do và phồn thịnh, hùng cường! Không ai và không gì có thể bôi nhọ và phủ nhận được! Nếu 15 năm, từ 1930 tới 1945, Đảng sinh tử chuẩn bị, làm nên cuộc Cách mạng Thánh Tám năm 1945, kiến lập thành công nền dân chủ cộng hòa. Qua 40 năm, từ năm 1945 tới năm 1985, Đảng cùng toàn dân tộc kết thúc ba cuộc chiến tranh thần kỳ giữ nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khởi xướng và lãnh đạo công cuộc Đổi mới 34 năm, từ năm 1986 đến năm 2020, Việt Nam thoát khỏi cảnh nghèo nàn và từ đây nhìn tới năm 2030 – tròn 100 mùa Xuân Đảng và năm 2045 - tròn 100 năm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng tiếp tục sứ mệnh đưa dân tộc đi đến phồn vinh, thịnh vượng với một vị thế xứng đáng trong cộng đồng quốc tế. Đó là trọng trách mới mà lịch sử dân tộc trao cho Đảng cầm quyền một cách xứng đáng và tin tưởng trước yêu cầu phát triển mới của Việt Nam, với khát vọng trở thành quốc gia hùng cường, nhịp bước cùng thời đại! Công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ 34 năm của chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nhưng, trước yêu cầu phát triển mới, có nguy cơ không tiến thêm được một bước nào như mong đợi, thậm chí khó khăn, nếu không tiếp tục kiến tạo và phát triển hệ động lực căn bản và chủ yếu tương xứng.
1- Lợi ích quốc gia tối thượng - bảo vệ nền độc lập, tự chủ, tự cường và thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ - nền móng chính trị và động lực căn bản tiếp tục đổi mới ở Việt Nam Không thể nói về một nền chính trị độc lập nếu quốc gia dân tộc không có quyền tự quyết dân tộc hay không có chủ quyền, dân tộc bị lệ thuộc, nhân dân bị nô lệ dưới hình thức này hay mức độ kia. Nói trực tiếp, càng không thể kỳ vọng Đổi mới đất nước, khi đất nước bị chi phối hay bị lệ thuộc từ bất cứ phía nào về chính trị hay kinh tế… Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Độc lập có nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào" và, lịch sử cũng cho chúng ta một bài học lớn về giá trị của độc lập không có nghĩa là tự cô lập mình, tự mình khép kín; và kiên quyết bảo vệ nền độc lập đó. Nhưng, "Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì". Trong "Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng", đăng trên tờ Cứu quốc, số ra ngày 17-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết như thế. Do vậy, phải luôn cảnh giới giữ nước từ khi nước chưa nguy, phải tự mình trở nên hùng mạnh là phương sách giữ nước tối ưu, phải bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc, chủ quyền, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ vô điều kiện quyền lực và lợi ích tối cao của nhân dân là điều kiện tiên quyết, là nhân tố quyết định, là động lực căn bản, trên nền móng đại đoàn kết toàn dân tộc để đổi mới toàn diện, đồng bộ thành công, hội nhập quốc tế một cách chủ động và tích cực. Không giữ vững độc lập tự chủ nhất định không có bất cứ một sự phát triển bền vững nào! Điều đó chính là chủ động ngăn chặn giặc ngoại xâm từ bên ngoài. Đồng thời, đặc biệt coi trọng đẩy lùi quốc nạn tham nhũng và tệ lợi ích nhóm… Nghĩa là cảnh giác và kiên quyết chống giặc nội xâm từ bên trong. Đó chính là nhu cầu xây dựng môi trường chính trị - xã hội trền nền móng một xã hội công dân lành mạnh, bảo đảm thành công đổi mới chính trị. Đó là điều tất yếu. Nói khái quát, ở đây, có sáu phương diện chủ yếu cần được chú ý ngang nhau: An ninh chính trị - an ninh kinh tế - an ninh văn hóa - an ninh xã hội - an ninh quốc phòng và an ninh sinh thái, trong công cuộc đổi mới. Độc lập tự chủ, tự lực tự cường, sẵn sàng làm bạn với các nước yêu chuộng hòa bình và công lý, nỗ lực hết sức mình với thiện chí cao nhất để bảo vệ hòa bình và tiến bộ trên thế giới, tiếp tục thật sự phải là lựa chọn chiến lược cho hiện tại và tương lai. Đó là động lực căn bản, chính là văn hóa! 2- Quốc bảo Lòng Dân làm gốc rễ với hạt nhân là niềm tin chính trị nhân dân, không ngừng hoàn thiện xã hội công dân và phát triển toàn vẹn quyền con người trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc Đất nước ta đã đi qua và làm thất bại hàng trăm cuộc chiến tranh chống xâm lăng lớn nhỏ. Là lẽ tự nhiên và thuận với đạo lý quốc tế, càng đi qua máu lửa, dân tộc ta càng ngẩng đầu, bất khuất; càng trải những thăng trầm có tính chất mất còn, nền độc lập tự do của Tổ quốc càng trở thành nhu cầu bất diệt; và toàn dân tộc dù hy sinh tất cả, càng quyết tâm giành lại bằng mọi giá có thể và giữ gìn bằng xương máu của mình nền độc lập vô giá ấy. Nền độc lập tự do của Tổ quốc là bất khả xâm phạm! Một trong những bảo bối giữ nước ấy chính là kinh nghiệm lịch sử vô giá được hun đúc của ông cha: "Chúng chí thành thành" (đại ý là: Ý chí của dân chúng thành bức thành vững chắc nhất). Và, hiện nay, trong thời đại Hồ Chí Minh, từ giữa thế kỷ XX, kể từ ngày Quốc khánh 2-9-1945, là một nước Việt Nam độc lập tự do xã hội chủ nghĩa của hơn 96 triệu đồng bào Việt Nam ta. Hơn 33 năm đổi mới vừa qua, một trong những bài học lớn của mọi thành công là: "Lấy dân làm gốc". Đó là đỉnh cao của sự hội tụ, kết tinh và phát huy khí phách, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, vấn đề cốt tử của nền chính trị Việt Nam hiện đại được nâng tầm từ nền tảng lịch sử dựng nước và giữ nước trải mấy ngàn năm! Niềm tin chính trị của nhân dân đối với chế độ xã hội chủ nghĩa, với Đảng, với Nhà nước được xây nên và bảo đảm bằng mồ hôi, bằng máu, không gì thay đổi được. Và, không ai được làm tổn thương niềm tin ấy của nhân dân. Không có niềm tin thì không thể nắm tay nhau và đại đoàn kết. Mất niềm tin của nhân dân chế độ chúng ta không có gì cả. Ông cha ta dạy: Ai lấy được lòng dân người đó lấy được thiên hạ, cũng bởi chưng là vậy. Công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ nói chúng, và cuộc đổi mới chính trị hiện nay, thành hay bại nói riêng, phụ thuộc vào chính sự hành xử đối với điều đó. Đó là đạo đức mỗi người, là đạo lý dân tộc cũng chính là pháp lý tối thượng đối với chúng ta. Vì thế, không "khoan thư sức dân" thì không thể nói tới việc "bền rễ sâu gốc" của nền độc lập tự do, không thể tính "thượng sách giữ nước", càng không thể nói tới nền móng xã hội chính trị vững chãi để đổi mới chính trị hiện nay! Vì, "dân là gốc nước", vì "dân là dân nước, nước là nước dân", "sức dân mạnh như nước", như ông cha ta từng răn dạy! Không "lấy dân làm gốc", không "trên dưới một lòng, cả nước giúp sức" thì không thể nói tới việc nền độc lập dân tộc và "chế độ được đứng vững", càng không thể nói dân tộc Việt Nam giữ vị trí chính trị vững chắc và đóng góp xứng đáng trong nền chính trị quốc tế! "Đảng ta là đứa con nòi của giai cấp lao động", nên "Dân không đủ muối, Đảng phải lo. Dân không có gạo ăn no, dân không có vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo. Các cháu bé không có trường học, Đảng phải lo". Rằng, "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức nhân dân là người chủ, mà Chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân", "Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi", "nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ đi". Và rằng: "Chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ", "…Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" …, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhủ, suy cho cùng, là những vấn đề trọng yếu và cụ thể của việc đổi mới toàn diện, đồng bộ, chứ không viển vông, không thể đặt trách nhiệm đó ngoài mục tiêu chăm lo, bảo vệ lợi ích tối cao và toàn diện của nhân dân. Vì, điều giản dị: Nước ta là do nhân dân là chủ và làm chủ! Quyền lực của nhân dân là tối cao! Đó chính là đạo đức, là văn hóa! Từ trong trầm tích lịch sử nước nhà và nhu cầu phát triển hiện nay, càng đòi hỏi Đảng ta, Nhà nước ta: Sống và cống hiến trong lòng nhân dân; buồn vui, sướng khổ cùng nhân dân; nguyện sống chết vì nhân dân… là riềng mối làm nên đồng thuận toàn dân, đồng thuận toàn xã hội xây dựng một xã hội công dân, làm động lực chủ yếu đổi mới chính trị hiện nay! Đến lượt mình, coi pháp luật thượng tôn, nhân dân ta nỗ lực toàn diện tự nâng mình lên một cách toàn diện, xứng đáng là người chủ đất nước, xây dựng một xã hội công dân bảo vệ chính mình. Nhân dân tự ý thức rằng, đâu là quyền và trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, nhất là việc thực thi các quyền và trách nhiệm đó đối với những đại sự của đất nước theo Hiến pháp và pháp luật. Đó là thước đo sự trưởng thành về chính trị và đạo lý của chính mình. Đó cũng chính là một chỉ báo tối thiểu, thước đo về tầm viễn kiến chính trị, về hành động chính trị của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là những người giữ trọng trách đối với số phận nhân dân, vị thế quốc gia dân tộc; là bản chất của thể chế chính trị, triển vọng phát triển tất yếu của nền chính trị hiện đại nước ta. Đó chính là động lực chủ yếu, cũng chính văn hóa!
3- Đổi mới thể chế, phát triển chiến lược nhân tài để nắm lấy và dẫn dắt xung lực phát triển đất nước từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Lịch sử xác tín rằng, không một quốc gia nào có thể làm nên kỳ tích phát triển nếu không có bộ máy công quyền ưu tú; và, bộ máy công quyền ấy sẽ không chỉ là nơi tụ hội nhân tài mà còn là môi trường để họ làm việc, thể hiện nhân cách và tài năng một cách tin tưởng. Do đó, đổi mới mô hình tổ chức, cơ chế vận hành của toàn bộ hệ thống chính trị, trước mắt thanh lọc bộ máy công quyền sao cho tinh hoa, tinh thông và liêm chính bảo đảm tương dung với công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ, hơn lúc nào hết, phải là việc cấp bách, thậm chí nóng bỏng hiện nay. Kinh nghiệm lịch sử cũng chỉ rõ rằng, nếu toàn xã hội và đến lượt mỗi người không đồng tâm vun đắp xây dựng một nền văn hóa của sự phát triển về tầm nhìn, cao quý về nhân văn, uyên bác về trí tuệ, cao thượng về nhân cách, và luôn khắc sâu trong tâm khảm mình tình yêu thương đồng bào và trách nhiệm với Tổ quốc, thì không hy vọng có được đội ngũ nhân lực chất lượng cao như kỳ vọng, càng không có đội ngũ nhân tài tương xứng đối với đại cuộc kiến thiết và phát triển đất nước. Hiện nay, sự bùng nổ của cách mạng thông tin - truyền thông và cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang thay đổi diện mạo và tốc độ phát triển toàn cầu. Kinh nghiệm cho thấy, việc tri thức hóa nguồn nhân lực sẽ là chìa khóa để đi đầu trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Đây là cơ hội mới cho Việt Nam. Có thể nói, cơ hội này hoặc là hôm nay hoặc là không bao giờ trở lại, đối với chúng ta. Nếu xem thời cơ là lực lượng thì với cuộc cách mạng công nghiệp mới này, với những đột phá về công nghệ, chúng ta phải chủ động nắm lấy và tận dụng nó. Với sự nỗ lực phi thường, những nền tảng ban đầu rất quan trọng được kiến tạo, để chúng ta chủ động nắm lấy nó. Chỉ tính riêng Internet, hiện nay, nước ta có đến trên 64 triệu người truy cập và sử dụng, và con số này vẫn đang tăng lên hết sức nhanh chóng từng ngày. Điều đặc biệt đáng lưu ý ở đây là tuyệt đại đa số những người sử dụng Internet đều thuộc về thế hệ trẻ, thế hệ đang và sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển cũng như vận mệnh của đất nước trong tương lai. Điều rõ ràng là, cơ hội trăm năm của hàng chục triệu người dân Việt Nam kết nối với toàn cầu và với nhau chia sẻ, mở rộng tầm nhìn, khám phá kiến thức… đang thật sự là động lực đột phá to lớn để phát triển. Cố nhiên, cũng là thách thức không kém phần to lớn, nếu chúng ta không tiên lượng và có được những cải cách tương ứng và kịp thời. Chuyển đổi số đang là cơ hội cho Việt Nam phát triển. Vì thế, dù thế nào, chúng ta quyết chủ động nắm lấy và thực thi một cách quyết liệt, với những đột phá, tạo những "cú nhảy" bứt phá trên con đường phát triển, đi thẳng vào những lĩnh vực tiến tiến, những phương diện hiện đại: trí tuệ nhân tạo, kinh tế số, Internet kết nối vạn vật…, nếu không muốn đứng ngoài thế giới hoặc tụt hậu vô phương cứu vãn. Hơn hết bao giờ, khát vọng, niềm tin, lựa chọn ưu tiên và quyết liệt phải thực thi chiến lược phát triển nhân tài. Cuộc cạnh tranh trong thời đại 4.0 chính là cuộc cạnh tranh về nhân lực để thu hút người tài. Do vậy, phải đổi mới tầm nhìn mang tầm dài hạn nhằm kiến tạo cho kỳ được nền móng bảo đảm cho sự phát triển mới: huy động nguồn nhân lực và đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao; không chỉ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước mà Việt Nam phải là nơi hội tụ những tài năng và nguồn nhân lực chất lượng cao từ khắp nơi trên thế giới. Vì thế, cần tìm kiếm tài năng từ mọi ngõ ngách, không kể nguồn gốc và điều kiện xuất thân; trân trọng sử dụng tinh hoa trong nước và quốc tế. Cổ nhân nói: Không thể giam cầm những bậc hiền tài vào một giỏ với những người tiểu nhân. Đó chính là một phương diện cần đột phá về phương diện thể chế. Và, điều cần khắc sâu là, cả xã hội dành cho những người gánh vác sứ mệnh dẫn dắt dân tộc ngẩng đầu, với sự trân trọng thành tâm, sự bảo vệ, sự ủng hộ nhiệt thành và tình yêu thương vô bờ bến. Đó chính là động lực mang tầm đột phá chiến lược, cũng chính là văn hóa! Đó chính là chiều sâu nhân văn của văn hóa Việt Nam! 4- Khẳng định vị thế, sức mạnh, uy tín quốc gia hội nhập quốc tế, phát triển và nâng niu tình hòa hiếu lân bang, lấy hòa mục năm châu bốn bể làm phương lược hành xử, vì nền hòa bình thế giới Trong lịch sử mấy ngàn năm, dân tộc ta đã đối mặt và chiến thắng trong hàng trăm cuộc chiến tranh vệ quốc. Có lẽ hiếm có quốc gia, dân tộc nào trên hoàn cầu thương đau chất chồng và nặng nề như thế! Vì thế, suốt lịch sử của mình, toàn thể dân tộc chúng ta nâng niu vô điều kiện giá trị của hòa bình, của độc lập tự do, và nối đời xây đắp mối hữu nghị lân bang và bảo vệ bằng mọi giá tình hoà hiếu với các dân tộc khắp bốn bể năm châu. Nhưng, chúng ta quyết không mơ hồ hay càng không ảo tưởng mà lơi lỏng quyền bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng, càng không run sợ trước bất cứ sức ép hay sự đe dọa nào của bất cứ ai, khi dù chỉ nửa tấc đất ông cha truyền lại bị xâm phạm! Dân tộc ta vốn yêu chuộng hòa bình, chỉ muốn "tắt muốn đời chiến tranh". Tất cả các bậc tiên hiền, suốt mấy nghìn năm nay, đều lấy hòa hiếu lân bang, bốn bể làm trọng, đều vì nền độc tự do của đất nước làm lý tưởng, lấy "Non sông ngàn thuở vững âu vàng" làm trọng sự; vì hạnh phúc của nhân dân, vì nền hòa bình khu vực và trên toàn thế giới làm mục tiêu hành động không thay đổi! Chúng ta sẵn sàng làm bạn với các nước, nhất là hợp tác chặt chẽ song phương, đa phương với các đối tác chiến lược… cũng vì lẽ đó. Chúng ta cũng chủ động cùng với các quốc gia dân tộc yêu chuộng hòa bình tháo gỡ những mối bất hòa, tranh chấp quốc tế, ngăn chặn những ai gây hấn đe dọa dùng vũ lực hoặc bằng vũ lực chi phối các nước khác, thông qua ngoại giao trên nền tảng thông lệ và pháp lý quốc tế… cũng vì lẽ tự nhiên đó. Tất cả góp phần xây dựng và phát triển đời sống chính trị quốc tế thật sự nồng ấm và tin cậy lẫn nhau. Đó là niềm tin chính trị chiến lược với bè bạn quốc tế và các quốc gia dân tộc trên toàn thế giới. Chúng ta yêu hòa bình và vì thế, dân tộc Việt Nam quyết bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc, nền hòa bình, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, vì sự trường tồn của dân tộc, góp phần bảo vệ nền hòa bình của thế giới. Vì đó là quyền tự vệ chính đáng Việt Nam, suy rộng ra là quyền của bất cứ quốc gia, dân tộc nào khát khao độc lập tự do và yêu mến hòa bình! Vì dân tộc chúng ta, một phần hữu cơ của nhân loại tiến bộ! Quốc gia Việt Nam trong thế giới là một chỉnh thể song hành! Vì, "Không có gì quý hơn độc lập tự do"!, vì sự tôn vinh và bảo vệ những quyền cơ bản thiêng liêng của đất nước, của con người, mà các quốc gia, dân tộc dù ở châu lục nào trên địa cầu cũng vươn tới: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc! Đó là khát vọng, là lẽ sống của hơn 96 triệu đồng bào nước Việt, cũng là khát vọng của nhân loại về một thế giới hòa bình, thống nhất, văn minh và tiến bộ! Đó chính là động lực quan trọng, cũng chính là văn hóa! Đó là bản lĩnh văn hóa Việt Nam! Việt Nam bước vào thập kỷ thứ ba cùng nhân loại, với cuộc tranh đua hoặc là tụt hậu hoặc là tiến lên! Không có con đường thứ ba! Chăm lo thế nước - Vun đắp Lòng Dân – Nhân lên Đại đoàn kết toàn dân tộc - Chủ động hội nhập toàn cầu - Xây dựng Đảng xứng đáng là "đứa con nòi" của dân tộc, là "đạo đức, là văn minh"! Đó là bài học lịch sử vô giá để Việt Nam Độc lập, để nhân dân tự do, hạnh phúc! Đó cũng chính là con đường để Việt Nam "cất cánh", với khát vọng hùng cường! | ||||||||||||||||||||||||||
Việt Nam ghi nhận ca thứ 8 nhiễm virus corona Posted: 02 Feb 2020 05:45 PM PST Bệnh nhân nữ 29 tuổi, là công nhân, ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, từ Vũ Hán trở về Việt Nam trên cùng chuyến bay với 3 trường hợp đã xác định nhiễm virus corona trước đó. Theo đó, bệnh nhân tên V. H. L. (29 tuổi, làm công nhân , quê huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Ngày 31/01/2020, đoàn công tác chống dịch của Bộ Y tế đã xuống ổ dịch tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc để chỉ đạo, kiểm tra công tác chống dịch. Qua việc kiểm tra, rà soát, đoàn công tác và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc xác định: chị L. là một trong 8 người trở về từ Vũ Hán trên cùng chuyến bay với 3 trường hợp xác định dương tính với virus corona trước đó (3 người này đang cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Khoa nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá).
Nhận thấy đây là trường hợp tiếp xúc gần với các ca bệnh xác định có nguy cơ cao, với sự cảnh giác cần thiết, đoàn công tác Bộ Y tế đã chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm xác định tác nhân. Đoàn cũng chỉ đạo đưa ngay trường hợp này vào cách ly tại cơ sở y tế cùng ngày 31/01/2020. Hiện bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh và đang trong tình trạng ổn định. Về tiền sử dịch tễ, bệnh nhân cùng 7 người Việt Nam khác được Công ty TNHH Nihon Plast của Nhật Bản cử sang tập huấn tại Thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. 7 người đã cùng trở về Việt Nam ngày 17/01/2020 trên chuyến bay CZ8315 của Southern China. (3 trong số 7 trường hợp này đã được xét nghiệm xác định dương tính với virus corona). Ngày 17/01/2020, bệnh nhân về Việt Nam bằng đường hàng không qua sân bay Nội Bài, sau đó được công ty đón bằng xe để di chuyển về trụ sở. Khi về công ty, nhóm có tổ chức họp (bao gồm bệnh nhân với 7 người Việt Nam cùng đoàn). Sau đó, chị L. di chuyển về nhà riêng cùng một đồng nghiệp trên cùng chuyến xe. Nguyễn Liên Không chỉ đeo khẩu trang, đây mới là cách ngừa corona hiệu quả nhấtNhiều người đeo khẩu trang để phòng bệnh dịch do virus corona, nhưng mọi người đã bỏ qua một biện pháp bảo vệ quan trọng khác đó là rửa tay thường xuyên. | ||||||||||||||||||||||||||
Khoảng 100 ủy viên Trung ương còn tuổi vào khóa mới Posted: 02 Feb 2020 07:26 PM PST Theo PGS.TS Nguyễn Viết Thông, với hơn 100 ủy viên TƯ còn tuổi và gần 200 nhân sự mới được quy hoạch sẽ có hơn 300 nhân sự để bầu 170 - 180 ủy viên BCH TƯ khóa 13. Nhân dịp 90 năm ngày thành lập Đảng, VietNamNet trao đổi với PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký kiêm ủy viên thường trực Hội đồng Lý luận TƯ về công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội khóa 13. XEM CLIP: Theo ông, Đảng ta và Bác Hồ rất coi trọng công tác cán bộ. Bác đã nói "cán bộ là cái gốc của mọi công việc" và Chủ tịch Hồ Chí Minh là một mẫu mực về công tác cán bộ cả về tư tưởng và thực hiện, từ đào tạo, bồi dưỡng đến sử dụng cán bộ. Ngay từ khi chưa thành lập Đảng, những năm từ 1925-1927 tại Quảng Châu (Trung Quốc), Bác đã mở những lớp huấn luyện đào tạo cán bộ. Rồi khi về nước Bác đã đào tạo cán bộ và bằng mọi cách, sử dụng cán bộ.
Nhưng trong quá trình đổi mới hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường tác động, len lỏi vào mọi ngóc ngách xã hội, không chỉ kinh tế mà còn vào lĩnh vực nhạy cảm hơn, ví dụ trong công tác cán bộ. "Ma lực của đồng tiền có sức cám dỗ ghê gớm. Đội ngũ cán bộ bị tác động, công tác cán bộ cũng có biểu hiện lộ mặt trái của cơ chế thị trường. Từ Đại hội 11 đã nêu tình trạng chạy chức, chạy quyền, có nơi bán thì có nơi mua, để thấy rằng nó đã ảnh hưởng đến công tác cán bộ", ông Thông nhấn mạnh. Tổng thư ký Hội đồng Lý luận TƯ cho biết, các đại hội gần đây đã chỉ ra khuyết điểm, mới nhất là nghị quyết TƯ 7 khóa 12 về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ, chỉ rõ những ưu điểm của công tác cán bộ. Đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ khuyết điểm của đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ, trong đó nhấn mạnh tình trạng bổ nhiệm người nhà, họ hàng, cánh hẩu ở một số nơi gây bức xúc xã hội. Nhiệm kỳ này mới được 4 năm sau ĐH mà chúng ta đã kỷ luật rất nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 90 cán bộ cao cấp thuộc diện TƯ quản lý, đủ để thấy rằng công tác cán bộ của chúng ta có vấn đề. Chẳng hạn như vụ án Phan Văn Anh Vũ liên quan đến 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng, một DN mà thao túng biết bao cán bộ. Nguồn nhân sự để bầu vào Trung ương khóa mới phong phú lắm Để hạn chế những khuyết điểm trong công tác cán bộ như ông nói, công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội 13 sắp tới cần được chuẩn bị ra sao? Chúng ta đã lựa chọn ra 184 đồng chí để quy hoạch vào BCH TƯ khóa tới; đã tổ chức 4 lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch BCH TƯ, đấy là bước chuẩn bị cho nhân sự Đại hội 13. Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 35, trong đó đề cập rất rõ đến công tác cán bộ, lựa chọn đội ngũ cán bộ tiêu chuẩn cả về đạo đức, năng lực trình độ. Gần đây nhất, Bộ Chính trị ban hành Quy định 205 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Những văn bản đã có sẽ góp phần lựa chọn ra đội ngũ cán bộ cả 4 cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ nếu thực hiện đúng, thực hiện nghiêm túc và chúng ta hi vọng là thực hiện nghiêm túc. Hiện nay TƯ đang chỉ đạo các cấp chuẩn bị cả văn kiện lẫn nhân sự, cố gắng theo tinh thần Chỉ thị 35 và văn bản hướng dẫn mới đây nhất của TƯ. Còn ở cấp chiến lược, vừa rồi TƯ mới cho ý kiến quy hoạch BCH TƯ. Trong năm nay sẽ còn phải quy hoạch nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ tới. Đương nhiên, còn xem xét bổ sung quy hoạch BCH TƯ, xem xuất hiện nhân tố mới có thể bổ sung vào đội ngũ này. Với việc kỷ luật một loạt cán bộ lãnh đạo cấp cao như vừa rồi, liệu có ảnh hưởng đến nguồn nhân sự chuẩn bị cho khóa tới và Đảng có tính đến phương án dự phòng để tránh tình trạng "khủng hoảng" nhân sự? Điều đó không lo. Trong quy định của mình, 1 chức danh bao giờ cũng quy hoạch 3 người và 1 người quy hoạch cho 3 vị trí. Ở các cấp cũng thế. Như tôi nói, đến giờ phút này, BCH TƯ cả dự khuyết là gần 200 người. Hôm nay chưa bàn về độ tuổi cụ thể của BCH TƯ nhưng chắc cũng như các khóa trước, số quá tuổi phải nghỉ hưu, Bộ Chính trị quá tuổi phải nghỉ hưu, nhưng số còn lại cũng không phải ít. TƯ số còn lại trên 50%, Bộ Chính trị gần 50%, Ban Bí thư 100% còn tuổi. Để thấy rằng ở cấp cao nhất, theo độ tuổi, số còn tuổi cũng còn tỷ lệ rất cao. Theo như nhân sự quy hoạch mới đã duyệt được 184 người và còn mở rộng tiếp là phải trên 200. Chưa kể số TƯ khóa cũ còn lại khoảng 100 thì còn trên 300 cơ mà. Tôi dự kiến khóa 13 theo Chỉ thị 35 đều giảm 5% ủy viên TƯ so với khóa 12 thì hơn 300 người có thể bầu chỉ 170 - 180 người, như thế là phong phú lắm. Mà như Bộ Chính trị đã thông báo, năm nay chuẩn bị quy hoạch vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì cũng sẽ quy hoạch không chỉ 15 - 20 mà quy hoạch 30 người. Tức là có số dư, mà cũng đã xuất hiện người đủ đức tài. Vấn đề ở chỗ cơ chế tuyển chọn, làm sao chọn được người tài chứ người Việt Nam không thiếu gì người tài. Không giới thiệu người "đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên" Như ông nói, vấn đề là cơ chế tuyển chọn, nhiều ý kiến cho rằng cần thực hiện 2 cơ chế: Công khai quy hoạch cán bộ đưa vào BCH TƯ khóa tới và cơ chế tranh cử trong Đảng? Phải phân biệt thế nào là công khai. Một số người vừa rồi mong muốn trước hết công khai 184 người này cho toàn dân biết. Cái đó chưa có quy định. Nhưng cũng không phải là chúng ta giấu biệt. Danh sách 184 người đều có thông báo cho địa phương nơi có nhân sự đó, có thông báo đàng hoàng. Nhưng không nên thông báo rộng rãi. Kể cả danh sách học viên đi học quy hoạch cán bộ nguồn, tên tuổi là mọi người biết hết. Theo tôi hiểu thì dân chủ chúng ta cũng hiểu là công khai đến thế thôi chứ không phải là cái gì công khai cũng bày ra trước bàn dân thiên hạ chưa chắc đã tốt. Trên thế giới cũng không có nước nào công khai bày ra trước bàn dân thiên hạ cả. Họ công khai trong tổ chức đảng. Còn có tranh cử không, thì trong Đảng ta cũng có những lần chúng ta có tranh cử chứ, kể cả chức cao nhất, có số dư. Trong chỉ thị đại hội Đảng, các đại hội gần đây chúng ta cũng có bước tiến rất mới là bầu cử bao giờ cũng có số dư, có quy định về số dư ít nhất bao nhiêu % cơ mà. Như vậy là có số dư, như vậy là có tranh cử. Chúng ta cũng đã có quy định khi tranh cử thì phải trình bày chương trình hành động. Các tỉnh, cục, vụ, viện, giám đốc sở ta đã có quy định phải thi cơ mà. Điển hình Ban Tổ chức TƯ, Bộ Nội vụ, tỉnh Quảng Ninh. Thi là tranh cử chứ gì nữa. Tinh thần tới đây là tiếp tục làm, mở rộng thi tuyển đầu vào. Có số dư tôi cho rằng tất là tốt, kể cả đại hội Đảng, có số dư, kể cả bầu bí thư có số dư càng tốt. Trong các văn bản chuẩn bị nhân sự đại hội khóa 13 cũng như trong các phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh đến việc phải chọn được những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu. Nhưng thực tế cho thấy người hay va chạm lại khó được lòng và thường ít phiếu? Xã hội bây giờ khác rồi, trình độ dân trí cao, trình độ cán bộ cao nên người ta giới thiệu ai thì cũng không phải chỉ "ngậm miệng ăn tiền" đâu. Bây giờ người ta không giới thiệu những người "đi nhẹ, nói khẽ cười duyên" đâu. Không còn thời của những người như thế mà cần những người hành động, những người dám làm, dám chịu chứ không phải bầu những người hiền lành, dễ bảo, dễ sai khiến để lên lãnh đạo. Thu Hằng Tiêu chuẩn để trở thành Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QHTổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định 214 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. | ||||||||||||||||||||||||||
Phòng virus corona: Thêm nhiều địa phương cho học sinh nghỉ học Posted: 02 Feb 2020 07:40 PM PST Tính đến 10h30 ngày 3/2, đã có 36 tỉnh/thành phố báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Mới nhất là các tỉnh Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Gia Lai, Thái Bình với thời gian nghỉ là 1 tuần (từ 3-9/2).
Trong số 36 tỉnh/thành phố cho học sinh nghỉ học đến thời điểm này có: 30 tỉnh cho học sinh nghỉ một tuần (từ 3-9/2) gồm: Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hà Nội, Long An, Kiên Giang, Bình Thuận, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Hà Giang, Hưng Yên, Lai Châu, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Hà Nam, Đồng Tháp, Hòa Bình, Ninh Bình, Tuyên Quang, An Giang, Đồng Nai (riêng thành phố Biên Hòa nghỉ 2 ngày 3, 4/2), Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Gia Lai, Thái Bình; 2 tỉnh cho học sinh nghỉ 2 ngày (3, 4/2) gồm: Hậu Giang, Cao Bằng; 4 tỉnh cho học sinh nghỉ 3 ngày (3, 4, 5/2) là Tiền Giang, Lào Cai, Ninh Thuận, Hải Phòng. Trước đó, ngày 1/2, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, Bộ GDĐT đã đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh đã công bố dịch (Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa) cho trẻ mầm non, nhà trẻ, học sinh tiểu học, học sinh phổ thông nghỉ học. Cho đến chiều 2/2, Văn phòng Thủ tướng có hồi đáp, trong đó nêu rõ: Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Bộ GD-ĐT hướng dẫn cụ thể việc cho học sinh nghỉ học, đặc biệt đối với học sinh dưới 12 tuổi tại các tỉnh đã công bố dịch; chỉ đạo áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch như: đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, sử dụng chất sát khuẩn, khử trùng trường, lớp học. Song Nguyên Vì sao Bộ Giáo dục không quyết việc cho học sinh cả nước nghỉ học phòng nCoV?- Nhiều phụ huynh băn khoăn và đặt câu hỏi tại sao đến thời điểm này Bộ GD-ĐT không quyết định việc cho học sinh nghỉ học để phòng virus corona. | ||||||||||||||||||||||||||
Người Việt vung tiền tậu xe sang đắt đỏ Posted: 02 Feb 2020 12:00 PM PST Tiêu thụ xe sang tăng đều hàng năm. Trong tổng số kim ngạch 3 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc năm 2019, riêng xe sang đã chiếm gần 1 tỷ USD. Có thể nói, người Việt ngày càng chi nhiều tiền cho xe sang. Vung tiền sắm xe sang Theo số liệu của các DN, năm 2019 có tới 10.300 xe sang được bán ra, chiếm 3,7% thị phần phân khúc xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống. Như vậy, tiêu thụ xe sang vẫn tăng đều hàng năm. So với năm 2018 khi doanh số đạt 9.200 xe, thị trường xe sang có sự tăng trưởng hơn 10%. Trong số này, Mercedez Benz Việt Nam chiếm số lượng lớn, với doanh số bán đạt hơn 8.000 xe các loại. Năm 2019, số lượng xe siêu sang nhập về nước cũng nhiều hơn so với năm 2018. Cụ thể, Rollsroyce có 10 xe được nhập về Việt Nam, trong đó 8 xe mới và 2 xe cũ; Benley có 19 xe mới và 1 xe cũ; Maybach có 152 xe mới Maserati có 38 xe mới; Jaguar 69 xe mới,... Đáng quan tâm nhất trong dòng xe siêu sang là xe Maybach có doanh số bán khá cao. Cụ thể, Maybach S650 bán được 10 xe, S560 bán được 12 xe và S450 là 130 xe. Phiên bản Maybach S450 có giá 7,2 tỷ đồng được khách hàng Việt Nam lựa chọn nhiều nhất.
Các dòng xe sang có giá bán từ 1,8-4 tỷ đồng chiếm tỷ lệ lớn trong doanh số bán năm 2019. Những mẫu xe như GLC, E-Class, C-Class của Mercedes; Seri 3, Seri 5, X1, X2 của BMW; A4, Q5 của Audi hay ES, RX, NX, của Lexus,... thu hút rất nhiều khách hàng. Riêng mẫu GLC có giá từ 1,8-3 tỷ đồng của Mercedez Benz Việt Nam đạt doanh số bán hơn 3.000 chiếc. Một số thương hiệu xe sang khác như Lexus, BMW,... cũng có sự tăng trưởng tốt. Lexus bán được 1.511 xe, còn BMW hơn 1.000 xe. Trong tổng số kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc 3 tỷ USD năm 2019, riêng xe sang đã chiếm gần 1 tỷ USD. Có thể nói, người Việt ngày càng chi nhiều tiền cho xe sang. Theo nghiên cứu của hãng Wealth-X, số người có tài sản từ 30 triệu USD trở lên tại Việt Nam tăng gần 13% mỗi năm. Giàu nhanh khiến cho tiêu thụ phô trương bùng nổ. Người giàu Việt Nam rất chịu chơi, sẵn sàng chi tiền tỷ để tậu xe sang. Chẳng hạn như Maybach, kể từ khi ra mắt tại Việt Nam đầu năm 2015 đến nay, dòng xe này luôn dẫn đầu Đông Nam Á về doanh số bán, cho dù thu nhập bình quân đầu người chỉ ở mức trung bình khu vực. Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, nơi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Các thành phố tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và trở nên giàu có hơn trong những năm tới. Không những thế, việc phát triển ở các địa phương đã sản sinh một tầng lớp trung lưu, phân tán rất nhanh chóng tới những đô thị nhỏ hơn và thậm chỉ là cả nông thôn. Đây chính là cơ sở giúp doanh số bán xe sang đảm bảo sự tăng trưởng về lâu dài. Nhận định của các DN cho thấy, thị trường xe sang 2020 sẽ còn sôi động và tăng trưởng cao hơn 2019 do thu nhập của người dân được nâng lên, số lượng người giàu tăng và nhập khẩu ô tô thông thoáng hơn. Giá xe sang có giảm? Nhiều ý kiến dự báo năm 2020 giá xe sang khó giảm, ngược lại có thể còn tăng với một số sản phẩm, nếu chính sách về thuế tiêu thụ đặc biệt thay đổi. Một số nguồn tin cho hay, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với một số dòng xe ô tô được đề xuất nâng lên "ở mức hợp lý".
Hiện thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô có dung tích xi lanh từ 1.500cm3 trở xuống là 35%, từ 1.500-2.000cm3 là 40%, từ 2.000-2.500cm3 là 50%, từ 2.500-3.000cm3 là 60% và từ 3.000cm3 trở lên là 90-150%. Nếu thuế tăng thì xe thành xe nhập khẩu nguyên chiếc nói chung, trong đó có cả xe sang, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Năm 2020, Hiệp định thương mại EU - Việt Nam (EVFTA) dự kiến sẽ được Nghị viện châu Âu phê chuẩn. Theo cam kết, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho ô tô nhập khẩu từ châu Âu với thuế suất ưu đãi 0% sau 10 năm. Thuế suất cơ sở với xe con, trong đàm phán EVFTA là 78% (xe có dung tích xi lanh dưới 3.0L) và 74% (xe có dung tích xi lanh trên 3.0L). Như vậy, bình quân một năm sẽ phải giảm thuế nhập khẩu 7%. Nhưng Việt Nam đang áp dụng thuế ưu đãi tối huệ quốc MFN mức 70% với dòng xe con có dung tích xi lanh dưới 2.5L và 52% với dòng xe con có dung tích xi lanh trên 2.5L. Các DN nhập khẩu sẽ chọn thuế MFN trong thời gian đầu do thấp hơn thuế suất cơ sở EVFTA. Vì vậy, phải sau 3 năm thực hiện EVFTA trở đi, thuế nhập khẩu giảm thấp dần thì xe sang nhập từ châu Âu về mới được hưởng lợi. Với xe sang sản xuất lắp ráp trong nước, có thể sẽ được hưởng lợi ngay nếu chính sách ưu đãi miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho linh kiện mua trong nước được áp dụng. Cùng với đó, theo cam kết EVFTA, thuế nhập khẩu linh kiện cũng giảm dần về 0% sau 7 năm. Thuế giảm, giá xe cũng có điều kiện giảm ngay từ năm đầu tiên. Xe sang chủ yếu nhập khẩu từ châu Âu, trong khi đời sống ngày càng được nâng cao và thuế nhập khẩu theo cam kết EVFTA lại giảm dần về 0% chắc chắn sẽ có nhiều người bỏ xe bình dân để lên đời xe sang. Theo ước tính, một chiếc xe sang nhập nguyên chiếc từ châu Âu, có giá 30.000 USD, về Việt Nam bán khoảng 1,65 tỷ đồng; sau 4 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, có thể giảm khoảng 200 triệu đồng, sau 10 năm khi thuế nhập khẩu giảm về 0% thì giảm được 400 triệu đồng so với hiện nay. Còn một chiếc xe siêu sang có giá khai báo 300.000 USD hiện giá bán khoảng 1,25 triệu USD tươn đương 25 tỷ. Nhưng sau 4 năm, tính từ khi EVFTA có hiệu lực, sẽ giảm khoảng 50.000 USD. Khi thuế giảm về 0%, chiếc xe này giảm tới trên 400.000 USD tương đương 10 tỷ đồng. Trần Thủy | ||||||||||||||||||||||||||
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Posted: 02 Feb 2020 06:51 PM PST Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020), các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sáng nay, đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, UB TƯ MTTQ Việt Nam, các lão thành cách mạng, đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và TP Hà Nội đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
90 năm - hành trình không mỏiHôm nay, Đảng ta tròn 90 mùa xuân. 90 năm chưa phải là dài với lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nhưng 90 năm cũng là quãng thời gian đủ để khẳng định sức sống mãnh liệt của một Đảng cầm quyền. Theo Báo Tin tức | ||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động xuất bản đã trực tiếp góp phần vào sự nghiệp cách mạng của Đảng Posted: 02 Feb 2020 02:26 AM PST Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo khẳng định, với vai trò là một bộ phận của công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng, trong gần 70 năm qua hoạt động xuất bản đã trực tiếp góp phần vào sự nghiệp cách mạng của Đảng. Ngày 2/2, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổ chức Triển lãm sách Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Thư viện quốc gia Việt Nam. Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cùng nhiều lãnh đạo các Bộ, Ngành đã tới dự.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo khẳng định: Ngay từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành vận động cách mạng, những cuốn sách, tài liệu đầu tiên đã trở thành vũ khí sắc bén trong việc tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc. "Có thể nói cuốn sách "Đường Kách mệnh" của đồng chí Nguyễn Ái Quốc được in vào năm 1927 là cuốn sách cách mạng đầu tiên do chính những người thợ in Việt Nam làm ra bằng những phương tiện hết sức thô sơ, đã trở thành cẩm nang cách mạng cho lớp cán bộ đầu tiên của Đảng. Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, sách báo Cách mạng đã góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, khơi dậy lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc, kêu gọi toàn dân đứng lên giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Cách mạng tháng Tám thành công đã đưa nước ta vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình", ông Hoàng Vĩnh Bảo khẳng định.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định, với vai trò là một bộ phận của công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng, trong gần 70 năm qua hoạt động xuất bản đã trực tiếp góp phần vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.
Triển lãm trưng bày khoảng 10.000 cuốn sách được xuất bản qua các thời kỳ, nhằm thông qua nội dung sách trưng bày, giới thiệu một cách tổng quan về quá trình thành lập Đảng; vai trò lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giới thiệu thành quả cách mạng của đất nước trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế và công tác xây dựng Đảng hiện nay. Triển lãm sách góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, khẳng định niềm tin của đảng viên và nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Trong thời gian diễn ra triển lãm từ ngày 2- 9/2/2020, ngoài khu vực trưng bày chính của Triển lãm, các nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật; Lý luận Chính trị; Công an nhân dân; Quân đội nhân dân; Thông tin và Truyền thông; Trẻ tổ chức các khu trưng bày sách; các sự kiện giới thiệu sách mới chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng; giao lưu, tọa đàm giữa tác giả với bạn đọc. Những hình ảnh tại triển lãm sách:
Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa nghệ thuậtNội dung chính của buổi Tọa đàm sẽ giới thiệu 3 thời điểm cơ bản của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam với sự nghiệp văn hóa - văn học nghệ thuật Việt Nam thế kỷ XX. | ||||||||||||||||||||||||||
5 chức danh được xem xét trường hợp đặc biệt theo Quy định 214 Posted: 02 Feb 2020 03:00 PM PST 5 chức danh được xem xét trường hợp đặc biệt gồm: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH và Thường trực Ban Bí thư. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định 214 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Ngoài quy định tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh của cán bộ thuộc diện TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, Quy định 214 cũng quy định những chức danh được xem xét trường hợp đặc biệt. Theo đó có 5 chức danh được xem xét trường hợp đặc biệt gồm: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH và Thường trực Ban Bí thư. Trong đó trường hợp đặc biệt với chức danh Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH sẽ do BCH TƯ quyết định. Còn trường hợp đặc biệt đối với chức danh Thường trực Ban Bí thư sẽ do Bộ Chính trị quyết định. Quy định 214 còn nêu rõ một số trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Một là, những cán bộ được điều động, luân chuyển từ nơi khác đến không nhất thiết phải bảo đảm tiêu chuẩn "đã kinh qua chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp". Hai là, những cán bộ được bổ nhiệm giữ chức vụ tương đương hoặc kiêm nhiệm thêm chức vụ khác thì không nhất thiết phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chức danh tương đương hoặc tiêu chuẩn chức vụ kiêm nhiệm. Ba là, những cán bộ đang công tác trong lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử không nhất thiết phải bảo đảm tiêu chuẩn "quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp". Bốn là, khi xem xét, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử chức danh mới chưa có trong quy định này thì áp dụng tiêu chuẩn chung và vận dụng tiêu chuẩn chức danh tương đương có vị trí, tính chất tương đồng. Không dao động trước khó khăn, thách thức Về khung tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, Quy định 214 nêu rõ nhóm tiêu chí về chính trị, tư tưởng; đạo đức, lối sống; tác phong, lề lối làm việc; ý thức tổ chức kỷ luật Theo đó, cán bộ thuộc diện TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý về hính trị, tư tưởng phải chấp hành nghiêm túc, có hiệu quả chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Có quan điểm, tư tưởng chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước khó khăn, thách thức; đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Đồng thời, tích cực nghiên cứu, tham gia đầy đủ việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các đợt sinh hoạt chính trị và cập nhật kiến thức mới. Về đạo đức, lối sống, cán bộ thuộc diện TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Họ phải là những người có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị; có tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp; không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Về tác phong, lề lối làm việc, những cán bộ này phải nhiệt tình, tâm huyết, có trách nhiệm, năng động, sáng tạo, quyết liệt, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ được giao; có phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, quyết đoán, đúng nguyên tắc; có tinh thần hợp tác, hướng dẫn, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp. Về ý thức tổ chức kỷ luật, họ phải thực hiện nghiêm các quy định, quy chế, nội quy địa phương, cơ quan, đơn vị nơi công tác; chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác; thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo đúng quy định; báo cáo đầy đủ, trung thực với cấp trên; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, khách quan. Tiêu chuẩn để trở thành Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QHTổng bí thư, Chủ tịch nước vừa ký ban hành Quy định 214 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Thu Hằng | ||||||||||||||||||||||||||
5 người bị bắn chết ở Củ Chi: Cuộc truy lùng kéo dài và khó khăn Posted: 02 Feb 2020 06:04 PM PST Nghi can Lê Quốc Tuấn được đánh giá là đặc biệt nguy hiểm, am hiểu nghiệp vụ công an và đã bước vào đường cùng nên việc truy bắt không hề dễ dàng. 3 vụ cướp trong 10 tiếng, xã Trung An là điểm nóng? Đến nay, công an đã làm rõ nhiều tình tiết liên quan đến hành vi gây trọng án của nghi can Lê Quốc Tuấn (tự Tuấn "khỉ", SN 1987, ngụ huyện Củ Chi, là Thượng úy, công tác tại đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp - Công an Q.11). Đã bước sang ngày thứ 6, lực lượng công an huy động toàn quân tinh nhuệ, phối hợp cùng Bộ Công an, công an nhiều tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ, lực lượng của quân đội, bộ đội biên phòng… để khẩn trương truy bắt Lê Quốc Tuấn nhưng vẫn chưa xác định được vị trí ẩn náu cũng như bất kỳ dấu vết nào.
Cùng bị truy nã đặc biệt với Tuấn, còn có Phạm Thanh Tâm (tự Tý Ba Dòm, SN 1987, quê Tây Ninh, tạm trú huyện Củ Chi). Nghi phạm Tuấn trốn chạy mang theo súng AK báng xếp; còn Tâm khả năng có súng ngắn. Công an lo ngại 2 đối tượng này trốn qua địa bàn khác, tiếp tục gây án. Em họ của nghi phạm Tuấn, là Lê Quốc Minh (SN 1993, ngụ huyện Củ Chi) đã nhanh chóng ra đầu thú và hợp tác với cơ quan công an. Lời khai hé lộ nhiều tình tiết quan trọng có liên quan đến vụ án. Công an làm rõ, trưa 29/1 (mùng 5 Tết), Tuấn đến trường gà tại vườn nhãn ở đường 121, ấp 5, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi để chơi tài - xỉu. Tại đây Tuấn phát sinh mẫu thuẫn với các con bạc dẫn đến lớn tiếng, phải bỏ đi. 14h30 chiều, Tuấn và Minh quay lại. Tuấn cầm súng AK xả vào nhóm người đang chơi bài khiến 4 người chết, 1 người bị thương nặng. Khi tẩu thoát, Tuấn cướp 1 xe SH của 1 trong số các nạn nhân, trong cốp xe có chứa 1 tỷ đồng. Số tiền này, Tuấn giao cho người bạn là dân xã hội có số má tại Củ Chi, là đối tượng Tâm, cất giữ.
Hơn 30 phút sau tại địa bàn ấp Thạnh, xã Trung An, nghi phạm Tuấn dí súng AK để cướp xe Nouvo của 1 phụ nữ dừng trước nhà dân ven đường, để lại xe SH và 1 cọc tiền 11 triệu đồng. 0h30 rạng sáng hôm sau, tại đường Tỉnh lộ 15, xã Phú Hoà Đông, 1 người hành nghề xe ôm công nghệ bị bắn chết bởi hàng loạt phát súng, cướp xe Wave. Công an xác định nghi phạm là Tuấn "khỉ".
Hiện trường từ chiều tối mùng 5 Tết cho đến nay, lực lượng Công an đã phong toả, rà soát nhiều tuyến đường ở Củ Chi. Nghi phạm lọc lõi, am hiểu nghiệp vụ công an Được biết địa bàn xã Trung An nói riêng và huyện Củ Chi nói chung vốn phức tạp, với những rừng cây cao su, keo…. trải dài, đan xen là hệ thống kênh rạch dưới những lùm cây um tùm. Nếu nghi can Tuấn vẫn còn ẩn náu ở đây thì chuyện lùng sục dấu vết cũng không dễ dàng. Nghi can Tuấn vốn là dân Củ Chi gốc nên khá thông thạo địa hình khu vực này.
Chưa kể, thời điểm gây án, Tuấn vốn là Thượng uý Công an, trước đây có thời gian đi lính nên ít nhiều có am hiểu nghiệp vụ ngành, có sức chịu đựng dẻo dai, kham khổ. Những biện pháp nghiệp vụ mà công an sử dụng đến, dường như có sự tính toán trong đầu của kẻ trốn chạy. Nguồn thông tin tiết lộ, trong suốt 5 ngày qua, Tuấn chưa hề liên lạc với người thân. Vợ của Tuấn đã bị công an "câu lưu" từ chiều mùng 5 Tết đến nay, Tuấn cũng không hề liên lạc với vợ. Chuyên gia tâm lý tội phạm Đoàn Văn Báu phân tích: "Rất ít khả năng nghi phạm Tuấn liên hệ với người thân vì sợ lộ tung tích. Nếu tình trạng này càng kéo dài, nghi phạm càng căng thẳng, lúc này nhu cầu giao tiếp với người thân càng cao".
Theo chuyên gia Báu, nếu chưa xác định đúng phạm vi ẩn náu của nghi phạm thì rất nguy hiểm. Tuấn thoát khỏi vòng vây, sẽ củng cố niềm tin vào bản lĩnh cá nhân, làm cho quá trình đấu tranh động cơ ra đầu thú, tự sát sẽ chậm hơn. Lúc này Tuấn sẽ tiếp tục trốn chạy, manh động hơn. Khi xác định không còn lối thoát, khả năng nghi phạm Tuấn tự sát là rất cao, khả năng nghi phạm đầu thú là cực thấp".
Đã 5 ngày, dư luận đang quan tâm từng giờ đến cuộc vây bắt nghi can đặc biệt nguy hiểm này. Sự nhiễu loạn thông tin đến từ mạng xã hội cũng khiến lực lượng công an thêm phần khó khăn. Cụ thể, chiều 1/2 có cuộc điện thoại lạ gọi đến cho hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải (Bình Dương) xưng danh là Tuấn "khỉ" với yêu cầu nhờ dẫn ra gặp vợ con lần cuối, rồi dẫn đi đầu thú. Qua điện thoại, người xưng danh Tuấn "khỉ" còn chỉ vị trí ẩn náu, nói súng còn 3 viên đạn… Sự việc gây xôn xao. Hiệp sĩ Hải đã liên hệ với công an để cung cấp số điện thoại, file ghi âm… Nhưng phải mất 1 ngày sau, công an mới xác định, người gọi đến là mạo danh và dù thế vẫn phải xác minh động cơ, mục đích người này để xử lý theo quy định pháp luật. Điều ít biết về nghi can Tuấn 'khỉ' bắn chết 5 người ở Củ ChiNghi can Lê Quốc Tuấn từng là niềm tự hào của gia đình khi từng là bộ đội xuất ngũ, không nghề nghiệp nhưng phần đấu từng bước vào ngành Công an, học hành nâng cao. Phước An | ||||||||||||||||||||||||||
Thế giới vật lộn chống virus corona, 362 người đã chết Posted: 02 Feb 2020 08:20 PM PST Thống kê mới nhất cho thấy, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới (2019-nCoV hay virus Vũ Hán) đã lây lan tới 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, giết chết ít nhất 362 người. Tân Hoa xã trích dẫn báo cáo của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho hay, chỉ trong ngày 2/2, nước này đã ghi nhận 2.829 ca nhiễm mới virus Vũ Hán và 57 trường hợp tử vong vì dịch. Như vậy, tính đến hết ngày 2/2, tổng số ca nhiễm 2019-nCoV tại Trung Quốc đại lục đã vượt mốc 17.200 người và tổng cộng đã có 361 người thiệt mạng vì virus.
Nhà chức trách Trung Quốc cho biết thêm, nước này hiện đang phải cách ly theo dõi hơn 21.500 trường hợp nghi nhiễm virus Vũ Hán, gần 2.300 bệnh nhân mang virus đang trong tình trạng nghiêm trọng. Song, cho đến nay đã có 475 ca nhiễm virus corona mới được chữa khỏi và xuất viện. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố đã triển khai mọi nguồn lực và biện pháp cần thiết để chống dịch. Cơ chế đối phó tình huống khẩn cấp mức độ 1 đã được kích hoạt tại 31 tỉnh thành và vùng tự trị khắp đại lục. Theo đài CGTN, trong cuộc chiến chống dịch 2019-nCoV, Trung Quốc đã tạo nên điều kỳ diệu khi hoàn tất việc xây dựng bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn ở tâm dịch Vũ Hán, chỉ sau 10 ngày khởi công để bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân từ 3/2. Tại thủ đô Bắc Kinh, một nhà máy mới chuyên sản xuất khẩu trang, với công suất hàng chục triệu chiếc mỗi tháng cũng được xây xong và đi vào hoạt động từ hôm 1/2, tức là chỉ 7 ngày sau khi có đề xuất nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt khẩu trang phòng dịch đang lan rộng. Tính trên phạm vi toàn thế giới, cho đến nay, dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Vũ Hán đã lây nhiễm cho gần 17.400 người ở 25 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến tổng cộng 362 người thiệt mạng. Phần lớn các ca nhiễm virus và tử vong vì dịch xảy ra ở Trung Quốc, ngoài một trường hợp tử vong bên ngoài đại lục là một nam giới đến từ Vũ Hán nhập cảnh vào Philippines.
Hôm 30/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu do sự bùng phát và lây lan của virus Vũ Hán. Để ngăn chặn sự lây lan của dịch, Mỹ, Liên minh châu Âu, Nga, Australia và Singapore đã ra lệnh tạm thời cấm hoặc hạn chế nhập cảnh đối với công dân Trung Quốc hoặc bất kỳ người nước ngoài nào đã ghé thăm Trung Quốc đại lục trong thời gian gần đây. Tuấn Anh | ||||||||||||||||||||||||||
Sau thanh long, đến dưa hấu chỉ 1.000 đồng/kg vì dịch corona Posted: 02 Feb 2020 02:00 PM PST Chưa giải quyết được tình trạng trái thanh long rớt giá thảm vì "tắc đường" sang Trung Quốc do dịch corona thì nay bà con trồng dưa hấu ở Tây Nguyên cũng khóc ròng khi giá dưa giảm còn 1.000 đồng/kg vẫn không có người mua. Dưa hấu rớt giá thảm Chiều 2/2, chia sẻ với PV. VietNamNet, anh Nguyễn Đức Giang - một thương lái chuyên thu mua dưa hấu ở Gia Lai để xuất khẩu sang Trung Quốc - cho biết, giá dưa hấu đang giảm rất mạnh do không xuất được sang Trung Quốc. Năm trước, giá dưa vụ này bà con bán được khoảng 7.000-9.000 đồng/kg, nhưng hiện tại giá dưa thu mua tại nhà vườn ở Gia Lai chỉ ở mức 800-1.000 đồng/kg, nếu tính cả phí công bốc dỡ lên xe thì giá dao động từ 1.300-1.800 đồng/kg, tùy loại. Thương lái thu mua dưa bán ra các tỉnh phía Bắc cũng chỉ được 3.000-4.500 đồng/kg. "Dưa hấu ở các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là ở Gia Lai đang vào chính vụ thu hoạch. Như vụ này năm ngoái tôi xuất sang Trung Quốc khoảng trên 5.000 tấn dưa hấu, song thời điểm này do dịch corona, Trung Quốc tạm đóng biên nên thương lái bọn tôi không xuất được hàng khiến giá dưa giảm mạnh", anh Giang nói.
Với mức giá trên, bà con nông dân trồng dưa đang khóc ròng vì thua lỗ nặng. Anh Tuấn cho biết, 1ha dưa hấu chi phí trồng hết khoảng 160 triệu đồng, sản lượng thu 40 tấn. Với giá bán chỉ 8.000-1.000 đồng/kg, bà con nông dân lỗ trên 100 triệu đồng/ha. "Dưa ở những tỉnh này trồng chủ yếu để xuất khẩu đi Trung Quốc. Giờ chỉ tiêu thụ được ở thị trường nội địa dẫn đến thừa cung, giá giảm. Lượng tiêu thụ cũng rất chậm", anh nói thêm. Ông Hoàng, một người trồng 3ha dưa ở Kon Tum, than thở, so với năm ngoái, dưa đầu năm ông bán ra "rẻ như cho", chỉ 1.000-1.200 đồng/kg. Với mức giá này, vụ dưa đầu xuân ông phải chịu thua lỗ cả trăm triệu đồng. Một thương lái lớn thu mua dưa hấu xuất khẩu ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), cho hay, mùng 2 Tết Nguyên đán ông đánh mấy container dưa hấu lên cửa khẩu Tân Thanh để xuất sang Trung Quốc. Song, đi được hơn nửa đường, ông nhận được thông tin từ bạn hàng bên kia thông báo Trung Quốc tạm đóng biên phòng dịch corona. Do đó, ông phải đưa toàn bộ số dưa này về nội địa tiêu thụ, bán đổ bán tháo ở các tỉnh phía Bắc với giá chỉ 3.000 đồng/kg nên lỗ nặng. Thực tế, tại Hà Nội những ngày gần đây, hàng chục tấn dưa hấu chất đống trên vỉa hè và được bán với giá chỉ 8.000 đồng/kg. Dưa không xuất được đi Trung Quốc nên phải đổ đống bán vỉa hè để thu hồi vốn.
Bộ Nông nghiệp sẽ họp khẩn Trước sức ép tiêu thụ hàng vạn tấn thanh long tại các tỉnh Long An, Bình Thuận, Tiền Giang cũng như tình trạng dưa hấu ở Tây Nguyên và nhiều loại nông sản khác đang giảm giá do "tắc đường" sang Trung Quốc, chiều 3/2, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng Bộ Công Thương họp sẽ họp khẩn với lãnh đạo 6 tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp bàn giải pháp thúc đẩy thương mại nông sản Việt - Trung ứng phó với dịch viêm phổi do virus corona. Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng cảnh báo về xuất khẩu nông sản qua Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nếu dịch bệnh viêm phổi do virus corona gây ra kéo dài. Trao đổi nhanh với Sở Công Thương các tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai, Cục Xuất nhập khẩu được biết các cặp cửa khẩu thuộc địa bàn Bằng Tường của Trung Quốc sẽ kéo dài thời gian đóng cửa đến hết 8/2 (trừ cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị mở cửa vào ngày 3/2) với lý do đảm bảo công tác phòng chống dịch. Một lãnh đạo kiểm dịch thực vật tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn cho biết, Tết Nguyên đán những năm trước, cửa khẩu vẫn mở để hàng hoá nông sản làm thủ tục thông quan xuất khẩu sang Trung Quốc. Song, năm nay do phòng chống dịch do virus corona gây ra nên phía Trung Quốc tạm thời dừng thông quan. Vì thế, hơn 100 xe thanh long xuất sang Trung Quốc tắc tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn. Tương tự, khoảng 150 xe thanh long đang ùn ứ tại cửa khẩu Lào Cai chưa được thông quan, một số xe dưa hấu đã quay đầu để tiêu thụ nội địa. Bảo Phương
| ||||||||||||||||||||||||||
Phụ huynh Hà Nội 'trăm phương nghìn kế' nghĩ cách trông con nghỉ học Posted: 02 Feb 2020 05:28 PM PST Gửi con về quê, gom chung các bé để các gia đình luân phiên trông hay quản lý con qua camera… là phương án của các phụ huynh khi trẻ được nghỉ học từ 3/2. Thông tin TP Hà Nội quyết định cho học sinh nghỉ học phòng dịch bệnh do virus corona từ ngày 3/2 đến hết 9/2 khiến nhiều phụ huynh đồng tình nhưng cũng có gia đình căng thẳng vì phải tìm người trông con. 11 giờ đêm 2/2, nhóm chat 'Hội những bà mẹ tầng 4' của chị Vinh Hồng (ở một chung cư thuộc Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn đang rất 'nóng' sau khi nhận được thông tin trên. 'Em đang tính ngày mai gửi con về cho ông bà ở quê trông', một phụ huynh viết. 'Nhà em đã phải 'điều động' ông bà lên từ hôm nay. Nếu em cho con về quê, phải đi tàu xe và tiếp xúc với nhiều người lạ cũng không đảm bảo an toàn', một phụ huynh khác chia sẻ.
'Thông báo quá gấp', là ý kiến của chị Vinh Hồng. 'Công ty chồng tôi không thể xin nghỉ được nên ngày mai tôi phải nghỉ để trông 2 con (5 và 2 tuổi). Sắp tới, gia đình sẽ nhờ ông bà ở quê ra trông để vợ chồng đi làm', người phụ nữ sinh năm 1988 nói. Tương tự chị Hồng Nhung (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đã gọi điện cấp tốc điều động ông bà từ quê (Nam Định) lên để trông cháu. 'Tính chất công việc của vợ chồng tôi thường xuyên phải lên công ty, cơ quan nên không thể nghỉ ở nhà trông. Trước đó, lo sợ dịch bệnh chúng tôi cũng đã chủ động cho con nghỉ học ở nhà từ sau Tết Nguyên đán'. Bởi vậy, trước khi đi làm, chị Nhung ra chợ gần nhà mua thực phẩm dự trữ cho bà và cháu ăn trong ngày, để bà không phải ra khỏi nhà. Khi về nhà, việc đầu tiên của anh chị cũng là bỏ khẩu trang, rửa tay... rồi mới trò chuyện với con. Chị Thùy Hân (ở Hà Nội) cho biết, chị có 1 bé đang học năm cuối tiểu học vì vậy khi con được nghỉ học chị không quá lo lắng như những gia đình có con học mầm non. 'Tôi cắm cơm và nấu thức ăn sẵn cho con. Sau đó, khi đi làm, mẹ có thể quan sát con qua camera. Đồng thời mẹ sẽ điều chỉnh các hoạt động của con qua điện thoại'. Vào buổi trưa, phụ huynh này có thể về nhà để kiểm tra tình hình của con. Ngoài ra, chị Hân cũng chia sẻ thêm một giải pháp khác mà các phụ huynh cũng từng áp dụng hiệu quả.
'Đó là các bố mẹ là gom nhau lại thành từng nhóm 3-4 nhà để luân phiên xin nghỉ hoặc làm việc ở nhà. Như vậy, mỗi người cũng chỉ phải xin nghỉ 1 buổi/tuần. Phương án này áp dụng trong thời gian 1-2 tuần tương đối khả thi', chị Hân nói. Đây là giải pháp mà nhóm gia đình anh Hải (ở chung cư Hà Đông, Hà Nội) cũng đang áp dụng. 'Nhóm chúng tôi gồm 5 gia đình ở cùng tầng, tất cả có 9 cháu ở độ tuổi 8 - 12. Ngày mai, các cháu nghỉ học, chúng tôi đã cử 1 gia đình (vợ hoặc chồng) ở nhà trông các cháu. Ngày kia sẽ đến lượt gia đình khác. Các gia đình đều chuẩn bị thức ăn cho con mình. Các cháu sẽ chơi hoặc làm bài tập, đọc sách… dưới sự giám sát của hàng xóm. Vì vậy sau khi có thông tin các con nghỉ học, chúng tôi không quá lo lắng', anh Hải cho biết. Không thể xin nghỉ, không nhờ được người trông hộ… một số phụ huynh đã xin công ty, cơ quan làm việc tại nhà. Chị Hà (SN 1988, Cầu Giấy, Hà Nội), nhân sự của một công ty nước ngoài, chia sẻ: 'Từ tuần trước, khi có thông tin dịch virus corona, công ty chúng tôi đã chủ động cho nhân viên làm việc online. Vì vậy, những phụ huynh có con nhỏ không quá căng thẳng mặc dù vừa trông con vừa làm việc sẽ vất vả hơn', chị nói. Tương tự, tối 2/2, sau khi có thông tin học sinh nghỉ học, một số công ty ở Hà Nội cũng chủ động có phương án hỗ trợ các nhân viên có con nhỏ. Theo đó, từ 3/2 đến hết 9/2, các nhân sự có con nhỏ sẽ được làm việc theo hình thức online. Những người có nhu cầu sẽ đăng ký để thuận lợi cho công tác chấm công và phải đảm bảo tiến độ công việc được giao. Lo sợ corona, siêu thị, quán xá vắng khách dịp cuối tuầnNhững trung tâm thương mại, quán cà phê ở Hà Nội vốn đông khách vào cuối tuần, nay đã vắng vẻ hẳn do người dân tránh xa những chỗ đông người, sợ lây lan virus corona. Ngọc Trang | ||||||||||||||||||||||||||
Tài xế tông chết Grabbike, tiếp viên hàng không trọng thương khai gì? Posted: 02 Feb 2020 09:00 PM PST Phong khai do bị kẹt chân ga nên không điều khiển được ô tô Mercedes khiến phương tiện tông chết tài xế Grabbike, nữ tiếp viên hàng không trọng thương. Hôm nay, Công an quận Phú Nhuận (TP.HCM) vẫn đang tạm giữ đối tượng Nguyễn Trần Hoàng Phong (SN 1988, P.4, Q.Gò Vấp) để tiếp tục lấy lời khai. Làm việc với cơ quan điều tra, bước đầu Phong thừa nhận là người điều khiển ô tô Mercedes BKS 51G-902.57 gây tại nạn nghiêm trọng rạng sáng 30/1 khiến tài xế Grabbike tử vong và nữ tiếp viên hàng không ngồi sau bị thương nặng. Cụ thể, tối 29/1, Phong thuê ô tô này và sáng 30/1 chở 4 người bạn đi Phan Thiết chơi. Phương tiện xuất phát từ chung cư Botanica Premier (P.2, Q. Tân Bình) vào lúc 5h17, khi đến trước số nhà 123 Hồng Hà, P9, Q. Phú Nhuận thì gây tai nạn. Về nguyên nhân tai nạn, Phong khai do bị kẹt chân ga nên không điều khiển được chiếc xe. Theo Công an quận Phú Nhuận, đây mới là lời khai ban đầu và đơn vị đang tiếp tục làm rõ chi tiết này.
Trong diễn biến khác, lúc 5h30 sáng 30/1 (tức mùng 6 Tết), chị Nguyễn Thị Bích H. là tiếp viên hàng không thuộc Đoàn tiếp viên Vietnam Airlines đi xe ôm công nghệ Grab đến cơ quan chuẩn bị cho chuyến bay sáng sớm. Khi phương tiện đến địa điểm trên thì bị xe Mercedes tông trực diện, khiến 2 người văng xuống đường bất tỉnh. Chiếc ô tô sau đó đâm vào gốc cây, biến dạng phần đầu. Vụ tai nạn khiến ông Lê Mạnh Thường (tài xế Grabbike) tử vong tại chỗ, tiếp viên H. bị chấn thương nặng đang điều trị tại Bệnh viện 175. Điều khiến nhiều người bức xúc là sau tai nạn nghiêm trọng, nam tài xế cùng 4 người vội vã xuống xe rời khỏi hiện trường.
Sau khi tiếp nhận thông tin, cơ quan chức năng quận Phú Nhuận vào cuộc điều tra. Qua thu thập các thông tin, nhân chứng, công an xác định Phong chính là nghi can nên làm việc với gia đình, vận động tài xế này ra đầu thú vào khuya 1/2. Kết quả kiểm tra nhanh cho thấy đối tượng Phong dương tính với ma túy. Dù không có giấy phép lái xe nhưng Phong vẫn lái phương tiện và gây ra tai nạn. Để thuê xe của Công ty dịch vụ vận tải Khang Gia, Phong sử dụng giấy phép lái xe của một người quen là Hà Tấn Sang (SN 1984, P.8, Q.3) rồi dùng hình thẻ của mình dán vào. Ngồi trên xe ngoài Phong ra còn có 4 người, gồm 1 nam và 3 nữ. Trong đó Phong thừa nhận 2 người gồm Nguyễn Thúy Phượng (SN 1991, trú ở ấp 4A xã Bình Hưng, H.Bình Chánh) và anh Hà Hoàng Thái (SN 1993, trú tại Linh Trung, Q.Thủ Đức) là bạn của mình. Hai nữ còn lại Phong nói rằng không biết nơi ở, chỉ quen biết bên ngoài. Hiện Công an Phú Nhuận đang tìm tung tích 2 người này. Thông tin mới vụ ô tô tông chết tài xế GrabBike, nữ tiếp viên hàng không trọng thươngĐối tượng Nguyễn Trần Hoàng Phong dương tính với ma túy, không giấy phép lái xe, chạy xe Mercedes tông chết tài xế GrabBike và nữ tiếp viên hàng không bị trọng thương. Như Sỹ | ||||||||||||||||||||||||||
Kinh tế Trung Quốc ‘bầm dập’ do dịch viêm phổi Vũ Hán Posted: 02 Feb 2020 03:00 PM PST Dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát khiến nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, chỉ số tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý 1/2020 sẽ chỉ ở mức 4%. Thậm chí, họ còn cho rằng dịch viêm phổi Vũ Hán đang dần trở thành mối đe dọa khủng khiếp đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, hơn cả những thiệt hại từ dịch Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) 17 năm về trước. Dịch bệnh viêm phổi đã khiến nhiều người tỏ ra nghi ngờ về đường lối phát triển kinh tế của Trung Quốc. Từ khả năng thực hiện đầy đủ những cam kết thỏa thuận thương mại 'bước một' ký hồi giữa tháng 1/2020 của nước này với Mỹ, cho đến mục tiêu tăng gấp đôi tổng sản phẩm nội địa (GDP) của chính quyền Bắc Kinh trong năm 2020 so với mức GDP hồi 2010.
Dịch viêm phổi bùng phát cùng thời điểm chỉ số tăng trưởng của 'quốc gia tỷ dân' chỉ đạt mức 6,1% trong năm 2019, mức thấp nhất trong gần 30 năm qua. Và khi dịch bệnh đang tiếp tục lây lan, những biện pháp của chính quyền Bắc Kinh nhằm khống chế dịch bệnh đã buộc các hoạt động giải trí và giao thông, vốn tụ tập rất đông người buộc phải hủy bỏ. Điều này khiến dịp nghỉ Tết Nguyên đán tại Trung Quốc, vốn là mùa mua sắm, trở thành một thời kỳ yên ắng. Trong khi nhiều người hy vọng đợt dịch bệnh lần này sẽ chỉ là một tác động ngắn hạn đối với sự tăng trưởng kinh tế giống với dịch SARS, thì các nhà phân tích lại nhận định rằng tình hình hiện nay đã thay đổi đáng kể so với lúc dịch SARS hoành hành hồi đầu thế kỷ 21. Và điều này đồng nghĩa với việc dịch viêm phổi Vũ Hán sẽ để lại nhiều 'vết sẹo sâu hơn nữa' cho nền kinh tế Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Zhang Ming thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, giả sử trong trường hợp 'lạc quan nhất' khi dịch bệnh được khống chế vào cuối tháng 3/2020, thì mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý 1/2020 sẽ ở dưới mức 5%. Và kể cả khi thiệt hại dịch bệnh lần này ngang với dịch SARS gây ra trước đây, thì tác động tiêu cực tới nền kinh tế Trung Quốc vẫn sẽ "rất đáng kể". "Hồi năm 2003, kinh tế của Trung Quốc đang đi lên, tuy nhiên hiện nền kinh tế lại đang đi xuống", SCMP trích nhận định của ông Zhang. Nhà kinh tế học Li Xunlei thuộc Tập đoàn chứng khoán Trung Thái nhận định, dù dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán không "thay đổi sự phát triển kinh tế Trung Quốc trên toàn cầu", nhưng tác động của bệnh dịch đối với nền kinh tế nội địa là "không thể xem thường". Theo ông, mức tăng trưởng của ngành dịch vụ tại Trung Quốc sẽ chỉ đạt 1% trong năm 2020, và điều này sẽ khiến toàn bộ GDP của Trung Quốc trong 2020 mất khoảng 0,5%. Ngoài ra ông Li cũng cho rằng, dịch viêm phổi sẽ khiến một số công xưởng kinh tế của 'quốc gia tỷ dân', cụ thể các tỉnh Hồ Bắc, Triết Giang và Quảng Đông gặp phải tình trạng thiếu lao động. Và các hoạt động kinh tế "khó có thể trở lại bình thường", khi người lao động từ các tỉnh khác sẽ cố tránh xa những khu vực này. Đồng thời, nhiều đơn đặt hàng Trung Quốc sản xuất từ nhiều nước trên thế giới có thể bị hoãn hoặc hủy bỏ do dịch bệnh bùng phát, và sẽ tạo ra nhiều áp lực hơn nữa đối với sự tăng trưởng kinh tế của 'quốc gia tỷ dân', ông Li nói thêm.
Cho tới nay, vẫn chưa có thống kê chính thức về thiệt hại kinh tế do dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra, tuy nhiên tình hình hiện rất ảm đạm. Hệ thống cà phê Starbucks đã phải đóng hơn 2.000 quán, trong khi nhà bán lẻ đồ nội thất Ikea cũng buộc đóng cửa toàn bộ các cửa hàng tại Trung Quốc vì dịch bệnh. Nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc đã trở thành các 'thành phố ma', từ khu di tích Tử Cấm thành tại thủ đô Bắc Kinh cho tới các tiệm làm móng, rạp chiếu phim cũng đều phải đóng cửa. Các chuyến du lịch nội địa giảm mạnh, trong khi nhiều hãng hàng không nước ngoài như British Airways và Air Canada đã ngừng các chuyến bay tới Trung Quốc do lo ngại bệnh dịch. SCMP ước tính, với việc các chuỗi cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và các công ty du lịch ngừng hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán đã khiến nền kinh tế Trung Quốc thiệt hại hàng trăm tỷ Nhân dân tệ. Còn các nhà kinh tế học thuộc Tập đoàn chứng khoán Nomura hôm 29/1 nhận định, mức tăng trưởng kinh tế thực tế của Trung Quốc trong quý 1/2020 sẽ chỉ khoảng 4% so với mức 6% được dự đoán trước đó. Tuấn Trần |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất trong ngày - Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét