“Thủ tướng biểu dương cả hệ thống vào cuộc quyết liệt, chống dịch hiệu quả” plus 14 more |
- Thủ tướng biểu dương cả hệ thống vào cuộc quyết liệt, chống dịch hiệu quả
- Nữ bác sĩ giấu bố sang Vũ Hán đón 30 công dân Việt Nam
- Chuyện về bác sĩ tuyến đầu chống dịch virus corona ở Việt Nam
- Cô gái nghỉ việc ngân hàng, tòng quân thực hiện ước mơ thành chiến sĩ
- HLV Park Hang Seo bị phạt, AFC diễn hài với tuyển Việt Nam
- Tin tức Virus corona ngày 12/2: Người chết tăng, hơn bốn vạn người nhiễm
- Sắp trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 350km/h
- Thời tự do di chuyển: Những chuyến đi đầy cảm xúc
- Siêu thị nói hết sạch thanh long, dưa hấu cần “giải cứu”
- 3 cô gái 9X gác bằng đại học, tình nguyện nhập ngũ
- Thành phố cạnh tâm dịch Vũ Hán phát hiện 13.000 người có triệu chứng sốt
- Đề xuất hỗ trợ chi phí trông con do nghỉ học để phòng dịch corona
- Ô tô kéo lê xe máy, cô giáo ở Hà Tĩnh tử vong
- Dạy học trực tuyến mùa không đến trường vì virus corona
- Bác sĩ chỉ cách phòng chống lây nhiễm virus corona
Thủ tướng biểu dương cả hệ thống vào cuộc quyết liệt, chống dịch hiệu quả Posted: 11 Feb 2020 09:07 PM PST Là nước có nguy cơ bùng phát dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV hay còn gọi là COVID-19) rất cao, song số ca nhiễm bệnh của Việt Nam ít, việc điều trị cũng rất khả quan… Tại cuộc họp sáng nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona gây ra cho biết: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương sự nỗ lực của Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo; biểu dương sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các bộ ngành, địa phương, các y bác sĩ, ý thức tham gia phòng chống dịch với trách nhiệm rất cao của mỗi người dân.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh yêu cầu là phải quyết tâm ngặn chặn bằng được dịch bệnh; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, khoanh vùng dập dịch tại chỗ, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế, cố gắng không để có trường hợp tử vong vì dịch bệnh. Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các đại biểu thống nhất cho rằng, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Việt Nam là nước có nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao, song đến thời điểm hiện tại, số ca nhiễm bệnh của nước ta ít, việc điều trị cũng rất khả quan… Các đại biểu cho rằng, với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự tham gia ngăn ngừa dịch bệnh với ý thức rất cao của mỗi người dân, chúng ta đã làm tốt công tác sàng lọc, ngăn ngừa, cách ly người nghi nhiễm; tiến hành vệ sinh, tiêu độc, khử trùng những khu vực nguy cơ lây nhiễm cao; hạn chế tập trung ở những nơi đông người… Đến thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát tốt.
Các đại biểu cũng tập trung thảo luận các giải pháp và thống nhất một số nội dung liên quan đến công tác tổ chức cách ly; các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ trong các cơ sở giáo dục đào tạo để chuẩn bị đón học sinh đi học trở lại; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để người dân hiểu và sử dụng khẩu trang hợp lý; công tác phân tuyến khám bệnh và điều trị bệnh… Đối với Vĩnh Phúc (địa phương có nhiều người nhiễm bệnh nhất), các ý kiến đề nghị cần lập sở chỉ huy tiền phương, tăng cường bác sĩ từ trung ương, hỗ trợ trang thiết bị, vật tư y tế về giúp địa phương khoanh vùng, dập dịch tại chỗ. Đặc biệt, các thành viên Ban Chỉ đạo cũng đề nghị cấp uỷ, chính quyền các địa phương tiếp tục quyết liệt, làm tốt công tác sàng lọc, cách ly y tế, bởi đây là "thời kỳ vàng" để tổ chức thực hiện cách ly ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân, nhất là những người thuộc diện nghi ngờ phối hợp với cơ quan chức năng, thực hiện thật tốt công tác cách ly, bởi đối với mỗi người, thực hiện tốt công tác cách ly không chỉ là lợi ích, trách nhiệm với chính bản thân mình, với gia đình, người thân của mình, mà còn là nghĩa cử cao đẹp với cả cộng đồng, xã hội. Sự chung tay của mỗi người dân thực hiện cách ly trong "thời kỳ vàng" sẽ góp phần quan trọng trong việc phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này.
Theo VGP | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nữ bác sĩ giấu bố sang Vũ Hán đón 30 công dân Việt Nam Posted: 11 Feb 2020 02:33 PM PST - Sợ bố quá lo lắng, nữ bác sĩ BV Phụ sản Trung ương đã giấu bố, cùng đoàn công tác sang Vũ Hán để đón 30 công dân về nước. Nữ bác sĩ N.T.H.P., 31 tuổi, công tác tại khoa Phụ ngoại và Kế hoạch tổng hợp, BV Phụ sản Trung ương cùng với 1 bác sĩ phó khoa Cấp cứu, 1 điều dưỡng BV Bệnh nhiệt đới Trung ương là 3 nhân viên y tế có mặt trên chuyến bay đưa 30 công dân Việt Nam từ Vũ Hán, Trung Quốc về nước ngày 10/2. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, toàn bộ 30 công dân và đoàn công tác đang được cách ly tại BV Bệnh nhiệt đới cơ sở 2 trong vòng 14 ngày. Giấu bố làm nhiệm vụ quốc gia Chị P. chia sẻ, khi được giao nhiệm vụ cùng đoàn đón công dân tại Vũ Hán, chị khá bất ngờ và lo lắng vì Vũ Hán đang là tâm dịch viêm phổi cấp do virus corona mới của thế giới. Chị được giao nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho một thai phụ đang mang thai 36 tuần, có thể sinh bất cứ lúc nào. BS Phương kiểm tra sức khoẻ thai phụ trên chuyến bay "Khi biết tôi nhận nhiệm vụ, mọi người trong gia đình rất lo lắng nhưng cả nhà đều bảo nhiệm vụ được giao rồi thì phải cố gắng hoàn thành. Cả gia đình cùng chuẩn bị đồ cho tôi mang theo trong quá trình cách ly, đặc biệt em gái tôi là bác sĩ nhi khoa ngày nào cũng gửi các thông tin về cách phòng lây nhiễm vì sợ chị quên hoặc không đủ thông tin", bác sĩ P. chia sẻ. Tuy nhiên, đến nay bố là người duy nhất không biết chị P. tham gia chuyến công tác này. Chị giải thích: "Vì sợ bố quá lo lắng, không cho con đi". Chị P. chia sẻ, ban đầu chị lo lắng thật sự vì đây là nhiệm vụ quốc gia. Dù được lãnh đạo bệnh viện động viên nhưng chị chưa hình dung khi về sẽ phải cách ly như thế nào và có xoay trở kịp với các tình huống trên máy bay hay không. Tất cả thông tin ban đầu chị biết là có một thai phụ khoảng 8 tháng trong số 30 công dân về nước, ngoài ra không có thông tin gì thêm. "Tôi đã nghĩ trong đầu tất cả các kịch bản như thai phụ chuyển dạ sinh trên máy bay; hay bị tiền sản giật, sản giật; hay bị rau tiền đạo ra máu; bị dọa đẻ non", chị P. nhớ lại. Sau khi được tham gia các cuộc họp với đoàn công tác, biết rõ lịch trình, công tác sàng lọc, quá trình vận chuyển, phương tiện bảo hộ… chị P. đã yên tâm hơn rất nhiều vì mọi thứ được chuẩn bị rất chu đáo. Sau đó nhờ sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, chị đã tự lên danh sách các đồ dùng, vật tư y tế, thuốc cần thiết để xử lý khi xảy ra các kịch bản. Trước ngày lên đường, bác sĩ P. liên lạc với thai phụ qua điện thoại và nhận được tất cả kết quả siêu âm, khám thai, xét nghiệm qua mail. "Thai phụ chia sẻ, do dịch viêm phổi cấp nên 1 tháng nay cô ấy không đi khám thai nên không biết tình trạng của cả mẹ và con hiện tại như nào", bác sĩ Phương kể lại. Chuyến công tác đặc biệt trong 8 giờ Tối 9/2, bác sĩ Phương và 2 bác sĩ BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cùng 15 người trong phi hành đoàn từ sân bay Nội Bài chở theo hàng hỗ trợ, trang thiết bị y tế đến thành phố Vũ Hán. Mỗi người mặc quần áo bảo hộ 2 lớp, khẩu trang, găng tay để ngăn ngừa nhiễm virus corona. Phía bên BV Bệnh nhiệt đới cũng đã chuẩn bị rất chu đáo cả máy thở, dịch truyền… nếu có tình huống phát sinh, bác sĩ P. có thể dùng các thiết bị này. Đoàn công tác tiếp nhận các công dân Việt Nam Cũng theo bác sĩ Phương, đây có lẽ là chuyến đi nước ngoài ngắn nhất và đặc biệt của chị. 18h ngày 9/2, có mặt tại BV Phụ sản Trung ương, mang theo vali cấp cứu. 18h45 đến BV Bệnh nhiệt đới 2: tập trung với đoàn y tế, nghe dặn dò, học cách mặc, cởi đồ bảo hộ. 20h có mặt tại sân bay, check in, tập kết đồ. 21h, cả đoàn lên máy bay, mặc đồ bảo hộ. 22h10, máy bay cất cánh, bay mất 1h45 phút. Gần 1h sáng giờ Việt Nam, máy bay hạ cánh xuống sân bay Vũ Hán, bốc đồ viện trợ, thay đồ bảo hộ lần 2. Khi đó, 30 công dân Việt Nam đã làm thủ tục xuất cảnh xong xuôi, mặc quần áo bảo hộ. Tất cả hành khách và phi hành đoàn được kiểm tra sức khỏe trước khi lên máy bay. Bác sĩ P. kiểm tra cho thai phụ, nghe tim thai, đo huyết áp. Mọi thứ đều ổn, lúc này cả đoàn mới lên máy bay trở về. Trên máy bay, tất cả công dân được đo thân nhiệt lần nữa (do dưới sân bay lạnh quá, đo không chính xác), riêng thai phụ được ưu tiên chỗ ngồi phù hợp nhất để kịp thời xử lý tình huống nếu trở dạ. 5h10 ngày 10/2, máy bay hạ cánh tại Vân Đồn. 7h, cả đoàn lên xe về BV Bệnh nhiệt đới 2 để cách ly. "Mình được cách ly rất an toàn, được các y bác sĩ chăm sóc, đưa cơm ăn tận giường. Cơm cách ly ở bệnh viện rất ngon", bác sĩ P. vui vẻ chia sẻ từ phòng cách ly. "Dịch bệnh là điều không ai mong muốn, nếu có yếu tố nguy cơ, cần phải cách ly dù biết sẽ ảnh hưởng đến công việc, gia đình, nhưng đó là nhiệm vụ, để phòng nguy cơ lây lan ra cộng đồng. Sau thời gian cách ly, nếu âm tính đó là một điều may mắn. Tôi là bác sĩ, tôi cũng muốn nói lời cảm ơn các bác sĩ BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, họ đã rất vất vả chăm lo cho cả người theo dõi, bệnh nhân dương tính, phục vụ bệnh nhân cơm ăn, nước uống tận giường và mọi nhu cầu sinh hoạt khác", chị P. cảm kích chia sẻ. Tối 11/2, để ghi nhận, động viên kịp thời các bác sĩ trong đoàn công tác, Bộ Y tế đã trao bằng khen cho 4 tập thể và 3 cá nhân thuộc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương và BV Phụ sản Trung ương đã tham gia đoàn công tác đón 30 công dân Việt Nam về nước. Với người dân, đây là những "chiến sĩ áo trắng" thầm lặng, chăm lo sức khoẻ cho tất cả thành viên đoàn và 30 công dân có mặt trên chuyến bay. Thúy Hạnh Virus corona mới tại Việt Nam đã lây sang thế hệ thứ 3Ca bệnh thứ 15 tại Việt Nam lây từ bà ngoại sang cháu, bà ngoại lây từ cháu gái. Dấu hiệu này cho thấy bệnh đã lây lan đến thế hệ thứ ba ( F3). | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chuyện về bác sĩ tuyến đầu chống dịch virus corona ở Việt Nam Posted: 11 Feb 2020 02:35 PM PST - Lượng công việc tăng đột biến, giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn, thậm chí bị những người xung quanh xa lánh, các y bác sĩ vẫn cố gắng vượt qua tất thảy để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 14h10'. Điều dưỡng Trần Thị Phương Thủy và một số đồng nghiệp của mình trong Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 bắt đầu bữa ăn trưa. Ca làm việc của họ kết thúc lúc 13h30', tuy nhiên, họ phải bàn giao lại công việc, sau đó tắm rửa, sát trùng cơ thể sạch sẽ mới có thể nghỉ ngơi, ăn uống. Từ ngày bệnh nhân dương tính nCoV đầu tiên nhập viện (31/1), lịch sinh hoạt của các y bác sĩ Khoa Cấp cứu xáo trộn khá nhiều. "Trước đây, chúng tôi có thể thay phiên nhau đi ăn trưa trong ca trực. Tuy nhiên, đó là điều không thể bây giờ", chị Thủy chia sẻ. Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 là đơn vị tuyến đầu tiếp nhận các bệnh nhân dương tính virus corona chủng mới và bệnh nhân nghi nhiễm nhưng có diễn biến nặng.
Một ngày làm việc của các bác sĩ chia làm 3 kíp trực, 2 kíp trực 6 tiếng và 1 kíp trực đêm 12 tiếng. Mỗi kíp trực có 1 bác sĩ và 3 điều dưỡng làm nhiệm vụ điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân. Để có thể thực hiện nhiệm vụ, nhân viên y tế phải mặc quần áo chống dịch, tuân thủ các nguyên tắc phòng bệnh, đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như cho cộng đồng. "Quần áo chống dịch có rất nhiều loại. Loại tối ưu nhất chúng tôi vẫn hay dùng là bộ có khóa kéo từ trên xuống, hoặc từ dưới lên. Bộ đồ rất kín nên sẽ có lúc cảm thấy ngột ngạt, khó chịu", chị Thủy tâm sự. Thông thường, trong ca trực ban ngày, chị Thủy và các đồng nghiệp sẽ mặc đồ bảo hộ đủ 6 tiếng. Vào buổi sáng, sau khi bác sĩ khám và đưa ra y lệnh, điều dưỡng sẽ thực hiện đo nhiệt độ, đo huyết áp, thay ga giường và cho bệnh nhân uống thuốc theo y lệnh của bác sĩ. Bên cạnh đó, điều dưỡng có nhiệm vụ lấy các mẫu bệnh phẩm gửi ra ngoài xét nghiệm khi có chỉ định; theo dõi, báo cáo cho bác sĩ nếu bệnh nhân có chuyển biến xấu và mang đồ ăn, nhu yếu phẩm, giải đáp thắc mắc cho bệnh nhân. "Làm việc liên tục trong bộ đồ chống dịch như vậy cũng khá mệt. Tuy nhiên, nếu đi ăn hay ra ngoài nghỉ ngơi tạm thời, nhân viên y tế sẽ phải cởi bộ đồ ra, sau đó thay bằng bộ mới, như vậy rất tốn kém. Chúng tôi luôn bảo nhau phải sử dụng quần áo chống dịch một cách khoa học, phòng trường hợp dịch bùng phát", điều dưỡng Trần Thị Phương Thủy chia sẻ. Nếu không thuộc kíp trực, các bác sĩ sẽ tham gia công tác khám, sàng lọc bệnh nhân phía bên ngoài. Bác sĩ Nguyễn Viết Nam cho biết: Những ngày đầu có thông tin về dịch, bệnh nhân đến Khoa Cấp cứu khám rất đông khiến khối lượng công việc của các bác sĩ tăng đột biến.
Không chỉ bệnh nhân đến từ vùng dịch tễ hoặc có tiếp xúc với người đến từ vùng dịch tễ, rất nhiều người bình thường cũng đến khám bởi hoang mang, lo lắng. "Có những khi, bệnh nhân đi khám theo đoàn khoảng 5, 7 người, thậm chí đông hơn. Các bác sĩ sẽ phải khai thác thông tin, khám lần lượt, từ đó sàng lọc và hướng dẫn cách ly bệnh nhân có yếu tố nguy cơ. Nhiều lúc đoàn đến đúng vào giờ cơm trưa, chúng tôi thường phải gác lại bữa ăn của mình để tiếp đón người bệnh", bác sĩ Nam chia sẻ. Việc khám sàng lọc của các bác sĩ sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong trường hợp bệnh nhân, người nhà bệnh nhân không hợp tác. "Nhiều bệnh nhân có yếu tố dịch tễ, có biểu hiện lâm sàng nhưng không muốn nhập viện cách ly. Cũng có trường hợp nhất định yêu cầu được xét nghiệm nCoV mặc dù không có tiền sử dịch tễ hoặc đã tiếp xúc với nguy cơ quá 1 tháng. Họ có thể bức xúc, to tiếng với nhân viên y tế nếu không được như ý", bác sĩ Nguyễn Viết Nam tâm sự. Với những trường hợp như vậy, các bác sĩ thường cố gắng giải thích, thuyết phục để bệnh nhân hiểu. Đôi khi, nhân viên y tế phải nhờ đến sự trợ giúp của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và lực lượng công an với những trường hợp nằm trong diện cần cách ly nhưng không chấp hành. Từ ngày có dịch, khối lượng công việc tăng lên, các bác sĩ thường đi làm về rất muộn. "Trước đây, tôi tan làm khoảng 4, 5h chiều nhưng bây giờ khoảng 8, 9h tối mới bắt đầu về. Hôm nào muộn quá, tôi sẽ ở lại viện luôn", điều dưỡng Trần Thị Phương Thủy chia sẻ. Có những người chủ động ở lại viện cho tiện công việc, cũng có những người dù muốn nhưng không thể về nhà. Điều dưỡng Ngô Đình Tú đã chứng kiến một số đồng nghiệp của mình phải mang tư trang qua viện ở do không chịu được áp lực từ những người xung quanh. "Nhiều người không hiểu, cứ nghĩ rằng làm việc ở Khoa Cấp cứu, có tiếp xúc với bệnh nhân dương tính nCoV tức là cũng mắc bệnh. Một nữ đồng nghiệp của tôi bị chủ nhà trọ thông báo với toàn xóm rằng hãy tránh xa bạn ấy để không bị lây bệnh. Từ đầu dịch đến giờ, bạn ấy không dám về nhà", anh Tú kể. Một nữ điều dưỡng khác thì khá sốc vì thấy người dân xung quanh đồng loạt lấy khẩu trang ra đeo khi thấy chị đi tới. Thậm chí, họ còn xì xào "Con bé này chắc chắn sẽ dương tính với virus nCoV". "Ngay từ khi bước chân vào nghề, tôi và các đồng nghiệp đã xác định sẽ có những điều khó khăn, thậm chí là nguy hiểm. Tuy nhiên, dù có khó thế nào, chúng tôi vẫn cố gắng vượt qua để hoàn thành trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm với người bệnh, cộng đồng", điều dưỡng dưỡng Ngô Đình Tú chia sẻ.
Nguyễn Liên 3 bệnh nhân nhiễm corona ở bệnh viện Nhiệt đới đã xuất viện- Ngày 10/2, 3 bệnh nhân viêm phổi do virus corona (nCoV) điều trị tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã xuất viện. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cô gái nghỉ việc ngân hàng, tòng quân thực hiện ước mơ thành chiến sĩ Posted: 11 Feb 2020 08:41 PM PST Hơn 4.000 thanh niên TP.HCM sáng nay lên đường nhập ngũ. Nhiều cô gái cũng có mặt trong đợt tòng quân tự hào chia sẻ, rất vui vì thực hiện được ước mơ trở thành chiến sĩ.
3 cô gái 9X gác bằng đại học, tình nguyện nhập ngũTốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và đang có việc làm ổn định với mức thu nhập khá cao, nhưng 3 cô gái ở Hậu Giang đã tình nguyện lên đường nhập ngũ. T.Tùng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HLV Park Hang Seo bị phạt, AFC diễn hài với tuyển Việt Nam Posted: 11 Feb 2020 03:03 PM PST - AFC ra án phạt với HLV Park Hang Seo, như một trò đùa khi tuyển Việt Nam chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2022. Phản ứng của AFC LĐBĐ châu Á (AFC) vừa bất ngờ đưa ra án phạt dành cho HLV Park Hang Seo, liên quan đến chiếc thẻ đỏ ở chung kết SEA Games 30.
Trong lúc LĐBĐ Đông Nam Á (AFF) không phản ứng, thì AFC đưa ra án kỷ luật với thầy Park sau khi sự việc trôi qua được 2 tháng. Án phạt mà AFC đưa ra với HLV Park Hang Seo khiến rất nhiều người bất ngờ. Ngay cả giới truyền thông trong khu vực Đông Nam Á cũng không nghĩ đến kịch bản này, khi những dư âm SEA Games đã qua từ lâu. Hội đồng kỷ luật của AFC xem xét tình huống và đưa ra phán quyết giống như một câu chuyện đùa. Một hình thức xử phạt theo ngẫu hứng. Câu hỏi đặt ra, AFC dựa vào điều gì để phạt nặng HLV Park Hang Seo? Băng ghi hình, phân tích khẩu hình, hay báo cáo từ trọng tài chính - người khiến cho chiến lược gia Hàn Quốc chịu án phạt? Trước khi đưa ra mức phạt dành cho thầy Park - gồm tiền phạt 5.000 USD, và cấm chỉ đạo 4 trận giao hữu - AFC không có thông báo mang tính công khai về cuộc điều tra của mình. Trò đùa của AFC Hình thức kỷ luật của AFC không áp dụng trong hệ thống thi đấu chính thức, mà tính vào giao hữu. Bởi vì, SEA Games nằm ngoài hệ thống tính điểm FIFA (ngày FIFA). Thế nhưng, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đội tuyển Việt Nam. Các trận giao hữu sắp tới vốn là thời gian để thầy Park tiến hành các thử nghiệm chiến thuật lẫn nhân sự.
Tuyển Việt Nam giành AFF Cup 2018. Đội U23 thi đấu ổn định, và giành HCV SEA Games. Để duy trì thành công, cũng như tạo sự cạnh tranh nội bộ lành mạnh, việc làm mới là điều mang tính bắt buộc. Nhưng thầy Park không được phép can thiệp vào các cuộc thử nghiệm ấy. Có nghĩa là ông không thể có được cái nhìn chính xác nhất về thử nghiệm của mình - liên quan đến yếu tố con người, bên cạnh phản ứng chiến thuật của cầu thủ. Trong năm nay, ngoài các trận đấu mang tính quyết định ở vòng loại World Cup 2022, Việt Nam còn hướng đến chiến dịch bảo vệ ngôi quán quân Đông Nam Á. Với những mục tiêu quan trọng này, các trận giao hữu càng thêm phần quan trọng. Dường như AFC muốn nắn gân HLV Park Hang Seo sau phản ứng dẫn đến thẻ đỏ trong trận chung kết SEA Games 30 ở Philippines. Đây có thể xem như động thái thể hiện quyền lực, và bảo vệ trọng tài. Nhưng AFC làm một chuyện lố bịch, đùa không đúng chỗ. AFC chống lại tuyển Việt Nam? Trước SEA Games 30, AFC có một quyết định khiến cả Đông Nam Á chỉ trích, khi xóa án phạt của Supachai Jaided. Tiền đạo của Thái Lan nhận thẻ đỏ trực tiếp vì lỗi đánh nguội ở trận thua Việt Nam 0-4, thuộc vòng loại U23 châu Á 2020.
AFC đồng ý U23 Thái Lan có vé dự VCK với tư cách chủ nhà, nên các trận của đội không mang ý nghĩa. Vì thế, đã xóa án treo giò 2 trận với Supachai. U23 Indonesia phản ứng mạnh nhất. Bởi vì, đội này chịu thiệt thòi trực tiếp từ các trận đấu với U23 Thái Lan ở vòng loại U23 châu Á. Sau đó là SEA Games 30, khi Supachai thoát án phạt ngay trước khi bước vào giải đấu trên đất Philippines. Xóa án phạt cho hành động phi thể thao ở giải đấu chính thức mà mình tổ chức, đưa ra mức kỷ luật nặng tại sân chơi không được thừa nhận trong hệ thống FIFA, AFC liên tiếp có những trò hề khó hiểu. Có vẻ như AFC muốn hạn chế mức độ nổi tiếng của HLV Park Hang Seo trên sân cỏ, cũng như kiểm soát thành công của Việt Nam - 1 trong 10 đội tuyển tiến bộ nhất năm 2019, theo bình chọn của FIFA. Thiên Thanh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tin tức Virus corona ngày 12/2: Người chết tăng, hơn bốn vạn người nhiễm Posted: 11 Feb 2020 04:03 PM PST Số người thiệt mạng mỗi ngày vì chủng virus corona mới ở Trung Quốc tiếp tục tăng, lên tới 1.112 và số người nhiễm bệnh trên toàn cầu là hơn 43.000.
Tính đến ngày 11/2, có thêm 1.638 ca nhiễm bệnh mới được phát hiện ở Hồ Bắc – tâm dịch. Như vậy, tổng số người nhiễm bệnh được xác nhận ở tỉnh của Trung Quốc này là 33.366. Hầu hết, các trường hợp tử vong vì virus corona mới xảy ra ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ của Hồ Bắc, nơi đầu tiên phát hiện được virus. Trong ngày 11/2, có thêm 72 người ở Vũ Hán tử vong sau khi nhiễm virus. Tại Geneva, Thuỵ Sĩ, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus công bố tên chính thức của chủng virus corona mới là COVID-19. Theo đó, Co nghĩa là corona virus, Vi là virus và D là bệnh dịch, 19 là năm 2019 ông Tedros lý giải. Nhà lãnh đạo của WHO cho hay, cái tên COVID-19 được đưa ra vì giới chức WHO không muốn gắn nó với với bất cứ địa điểm, nhóm người hay con vật gì dính líu tới bệnh này và muốn nêu rõ rằng chủng virus corona mới được phát hiện vào năm 2019. "Thành thực mà nói, một con virus đã gây ra những biến động về kinh tế, xã hội và chính trị mạnh hơn nhiều bất kỳ một vụ tấn công khủng bố nào. Nó là kẻ thù tồi tệ hơn những gì bạn có thể tưởng tượng", ông Tedros nói. Hiện, dù kỳ nghỉ Tết kéo dài ở Trung Quốc đã chính thức kết thúc song các hoạt động kinh doanh vẫn đóng băng vì nhiều người còn ở nhà, với khoảng 60 triệu người bị cách ly. Ông Zhong Nanshan, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của Trung Quốc nhận định, dù đỉnh điểm của dịch bệnh có thể diễn ra trong tháng này song tình hình vẫn còn nhiều thách thức. "Chúng ta cần ngăn không cho nhiều người mới nhiễm bệnh, vấn đề lây bệnh từ người sang người vẫn chưa được giải quyết". Hoài Linh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Sắp trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 350km/h Posted: 11 Feb 2020 03:00 PM PST Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng với Bộ KH&ĐT, Bộ GTVT về chủ trương xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam. Phó Thủ tướng giao Hội đồng thẩm định nhà nước khẩn trương thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo đúng quy định pháp luật. Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng, Bộ GTVT hoàn chỉnh dự thảo tờ trình của Ban Cán sự Đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị về chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và tổng kết 10 năm thực hiện kết luận số 27 của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển GTVT đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn 2050, báo cáo Thủ tướng trước ngày 1/5 tới.
Cách đây tròn 1 năm, Bộ GTVT hoàn thành, trình Thủ tướng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Sau đó, Thủ tướng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước, đứng đầu là Bộ trưởng KH&ĐT. Hội đồng được thuê liên danh tư vấn trong và ngoài nước để bảo đảm độc lập, khách quan với tư vấn lập dự án. Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Bộ GTVT, dự án được đề xuất thực hiện theo phương án xây dựng mới tuyến đường sắt dài khoảng 1.559km chạy dọc hành lang Bắc - Nam, đi qua 20 địa phương, nối Hà Nội và TP.HCM. Giai đoạn 1 (2020 - 2032) nghiên cứu, đầu tư xây dựng đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP.HCM; giai đoạn 2 (2032 - 2050) đầu tư xây dựng đoạn Vinh - Nha Trang. Trong đó đoạn Vinh - Đà Nẵng hoàn thành năm 2040, đoạn Đà Nẵng - Nha Trang hoàn thành năm 2050. Tốc độ thiết kế đoàn tàu 350km/h, tốc độ khai thác 320km/h, được xây dựng để khai thác riêng tàu chở khách. Dự án dùng công nghệ đoàn tàu sử dụng động lực phân tán; công nghệ hệ thống thông tin tín hiệu, sử dụng công nghệ truyền tín hiệu điều khiển qua sóng vô tuyến, đóng đường sử dụng phân khu di động. Dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án này vào tháng 5 tới. Thứ trưởng KH-ĐT lý giải đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam chênh 32 tỷ USD"Không có chuyện Bộ KH-ĐT cắt giảm tổng mức đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam so với Bộ GTVT mà do các phương án đầu tư khác nhau". Vũ Điệp | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thời tự do di chuyển: Những chuyến đi đầy cảm xúc Posted: 11 Feb 2020 02:00 PM PST Trong tương lai, các phương tiện giao thông không còn là những cỗ máy thuần cơ khí nữa mà được trang bị những công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo, vượt lên những giá trị truyền thống và giúp con người đạt tới sự tự do di chuyển. Các nhà thiết kế tin rằng, trong tương lai, con người sẽ đạt đến sự tự do về di chuyển. Một số tập đoàn ô tô hàng đầu thế giới đã hoạch định kế hoạch lớn lao, với thông điệp: sự tự do di chuyển cho tất cả mọi người (Mobility for all). Tự do di chuyển ở đây, không chỉ đơn thuần là sự di chuyển vật lý từ vị trí này sang vị trí khác, mà còn giúp con người cơ hội trải nghiệm những điều mới mẻ, gặp gỡ và tương tác với những người khác, hoặc được "chuyển động" một cách đầy cảm xúc. Các nhà sản xuất đang nghiên cứu phát triển những dòng phương tiện di chuyển thông minh, áp dụng công nghệ tân tiến, hướng tới sự tự do và đầy cảm hứng mỗi khi di chuyển. Nhiều mẫu xe sẽ bắt đầu được thương mại hóa từ năm 2020. Không chỉ có ô tô mà còn xuất hiện những phương tiện mới lạ, tiện ích để tất cả mọi người, từ trẻ em, đến người lớn, người già, người khuyết tật,... đều có thể tự do di chuyển, với ý nghĩ muốn là tới. Di chuyển theo cách mới Hãng Volvo đã vẽ ra một bức tranh về tương lai, nơi chiếc xe không chỉ là phương tiện đi lại mà còn trở thành không gian sống và làm việc cho con người. Mẫu xe ý tưởng này có tên là 360c, chạy bằng điện, dự kiến ra mắt vào năm 2021. Volvo kì vọng, mẫu xe này sẽ mở ra một cuộc cách mạng hoàn toàn mới cho lĩnh vực di chuyển.
Không chỉ tự lái trong thành phố, 360c vẫn đáp ứng tốt cho khách hàng có nhu cầu di chuyển với khoảng cách xa hơn 300 km. Nội thất bên trong 360c được thiết kế linh hoạt, có thể chuyển đổi công năng sử dụng, là một phòng khách, phòng ngủ hay không gian làm việc. Tất cả đều được trang bị các thiết bị đầy đủ cho một cuộc sống kết nối. Cửa sổ ô tô không chỉ là những tấm kinh nhạt nhẽo, mà nó trở thành những màn hình điện tử hiển thị những thông tin cần thiết. Chiếc xe cũng được trang bị một trợ lý ảo giúp cho con người có những chuyến đi thú vị. Cũng có ý tưởng tương tự, Công ty Suzuki vừa cho ra mắt mẫu xe ý tưởng có tên gọi Hanare. Tên của nó có nghĩa là "ngôi nhà biệt lập" trong tiếng Nhật. Chiếc xe giống như một căn phòng di động tự lái, với nội thất rộng rãi. Nhìn bên ngoài không khác gì một chiếc hộp vuông đặt trên 4 bánh. Phần đầu xe đã được giảm thiểu và 4 bánh xe được đẩy ra 4 cực góc, để tối đa hóa không gian cabin.
Hanare có thể cho phép hành khách tận hưởng phương tiện di chuyển theo những cách mới, không liên quan đến việc lái xe. Ngồi trong xe, mọi người có thể làm việc, trò chuyện và cập nhật mọi thông tin mình muốn. Xe có cả màn hình lớn phục vụ cho công việc lẫn vui chơi giải trí. Đặc biệt, trợ lý ảo sẽ giúp con người luon thấy thoải mái vui vẻ khi ở trong xe. Toyota lại hướng đến những mẫu xe cỡ nhỏ, nhưng đầy tiện ích và biết yêu thương con người. LQ là mẫu xe ý tưởng, được trang bị khả năng lái xe tự động và trợ lý ảo có tên Yui. Đây là một chiếc xe ý tưởng, tận dụng công nghệ tiên tiến để xây dựng mối quan hệ tình cảm giữa xe hơi và con người. Yui có thể nhận biết được cảm xúc của con người, để chia sẻ làm giảm bớt căng thẳng mệt mỏi và tạo ra niềm vui sự hứng khởi,... mang lại những cảm xúc, trải nghiệm mỗi khi lên xe.
Không những thế, LQ có nhiều trang bị rất hiện đại và tiện nghi. Chẳng hạn, hệ thống ghế ngồi được thiết kế có nhiều cánh gió bên trong được bơm hơi và có cả điều hòa nhiệt độ dành riêng cho ghế, giúp con người luôn được tỉnh táo hoặc thư giãn. Ánh sáng âm thanh cũng được điều khiển tùy thuộc vào trạng thái và cảm xúc của hành khách. Cùng với đó, những thông tin mà hành khách quan tâm như thể thao hay các vấn đề thời sự sẽ được Yui cung cấp liên tục thông qua cập nhật từ Internet.
Ngoài ra, Toyota dự kiến cũng ra mắt 2 mẫu xe điện siêu nhỏ gọn vào cuối năm 2020, cung cấp cho khách hàng một phương tiện tự chủ và linh hoạt. Những mẫu xe này có hai chỗ ngồi được thiết kế đáp ứng nhu cầu di chuyển trong phạm vi 100 km sau mỗi lần sạc, đạt tốc độ tối đa 60 km/h. Đây vừa là phương tiện di chuyển vừa là văn phòng di động, với trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại, mọi người có thể làm việc thoải mái ngay trong xe. Cuộc sống dễ dàng hơn Chủ tịch tập đoàn Toyota - Akio Toyoda cho rằng, sự chuyển đổi của các phương tiện trên được thiết lập dựa trên nhận thức về 4 xu hướng công nghệ và xã hội chính bao gồm: mạng lưới kết nối, tự động hóa, dịch vụ chia sẻ và điện hóa. Có thể hình dung ra những phương tiện giao thông thời gian tới như sau: sử dụng năng lượng điện, được kết nối với Internet và con người có thể điều khiển thông qua thiết bị cầm tay, tự động đưa đón khách, nhiều người có thể dùng chung dựa trên nhu cầu của mình. Không chỉ có ô tô 4 bánh, những mẫu xe mới 3 bánh độc đáo cũng phát triển mạnh trong thời gian tới. Toyota i-ROAD là một giải pháp di chuyển khoảng cách ngắn, kết hợp kích thước của một chiếc xe máy, với sự ổn định được cải thiện, để hỗ trợ đi lại hoặc đi lại trong không gian hẹp. Bề rộng xe chỉ bằng một nửa chiếc Toyota Vios. Xe có 2 bánh đặt trước và 1 bánh sau. Cơ chế đánh lái không giống ô tô thông thường mà xe sẽ đổ nghiêng khi chuyển hướng. Nội thất có thiết kế như một nửa chiếc ô tô. Khoang cabin hẹp nhưng vẫn được bố trí đầy đủ vô-lăng, đồng hồ lớn phía sau và ghế ngồi kích thước như xe thông thường. Đằng sau ghế chính là một ghế nhỏ cho trẻ em, có đầy đủ đai an toàn. Sau mỗi lần sạc đầy, xe có thể di chuyển khoảng 50 km.
Peugeot vừa ra mắt mẫu xe Plugin hybrid 3 bánh, có hệ thống nghiêng thủy lực. Động cơ xe cho phép người lái sử dụng cả trong đô thị lẫn cao tốc. Chiếc xe có mang 2 motor điện đặt ở bánh xe cùng với động cơ đốt trong. Khoảng cách đi được là 300 km. Bên trong xe có trang bị dây an toàn, túi khí. Cửa xoay dọc theo thân, nên việc đỗ xe trong không gian hẹp cũng thoải mái. Xe thu hút sự chú ý khi có thiết kế mang phong cách tương lai.
Những mẫu xe thay cho đi bộ trên hè phố, trong các tòa nhà, khu đô thị, trung tâm thương mại, bệnh viện,... cũng bắt đầu ra mắt. Walking Area của Toyota có kích cỡ nhỏ, có thể đứng hoặc ngồi, hoặc kéo xe lăn di chuyển trong cự li ngắn thay cho đi bộ. Mẫu xe này đặc biệt phù hợp với người già và người khuyết tật. Ngoài đi bộ thuận tiện, xe cũng dễ dàng lên xuống các phương tiện giao thông công cộng khác như xe buýt, tàu điện ngầm. Xe có các cảm biến để đi lại an toàn và giúp cho con người đạt tới sự tự do di chuyển.
Trong tương lai, sự phát triển của công nghệ sẽ cho phép con người duy trì tự do và kết nối đầy đủ với xã hội. Mang lại nhiều niềm vui hơn khi di chuyển cá nhân và lợi ích to lớn về mặt cảm xúc. Mối quan hệ giữa con người với các sản phẩm công nghệ được tạo ra, sẽ giúp cho cuộc sống trọn vẹn hơn. Trần Thủy | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Siêu thị nói hết sạch thanh long, dưa hấu cần “giải cứu” Posted: 11 Feb 2020 02:00 PM PST Nhiều nông sản "tắc" đường sang biên giới đã được doanh nghiệp, cá nhân chung tay "giải cứu". Sau đó, các loại quả như thanh long, dưa hấu,... đã thuộc diện không còn hàng để "cứu" nữa. Dồn dập nông sản đến mùa thu hoạch Phát biểu tại buổi họp của Bộ Công Thương về giải quyết khó khăn cho tiêu thụ nông sản do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (nCoV) diễn ra chiều 11/2, ông Nguyễn Hữu Dũng, Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp, cho hay: Dịch nCoV gây ảnh hưởng khá lớn tới tiêu thụ nông sản trên toàn tỉnh bởi phần lớn sản phẩm nông sản đều tập trung xuất khẩu sang Trung Quốc. Lượng sản phẩm tồn đọng khá lớn và trong tương lai dự tính ngày một xấu đi. Hiện nay, Đồng Tháp tồn đọng lớn nhất là mặt hàng khoai lang với khoảng 11.000 tấn, ớt khoảng 6.700 tấn, nhãn khoảng 1.200 tấn... Riêng thanh long, sản lượng của Đồng Tháp không lớn lắm so với các tỉnh khác cho nên không cần giải cứu thanh long. "Còn 3 sản phẩm trên chúng tôi đang bị vướng, nhất là khoai lang. Riêng một huyện thôi dân chúng hoang mang mà địa phương chưa có cách nào hữu hiệu hơn", ông Dũng chia sẻ.
Ngoài ra, xoài là mặt hàng chủ lực của Đồng Tháp, khoảng 30 ngày nữa thu hoạch. Với diện tích gần 11.000 ha xoài Cát Chu và xoài cát Hòa Lộc, sản lượng thu hoạch dự kiến khoảng 90.000 tấn. "Đồng Tháp đề xuất Bộ Công Thương kiến nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ các hợp tác xã và người sản xuất về chi phí sản xuất, tiêu thụ, lãi suất ngân hàng, thu mua tạm trữ, sơ chế hoặc sử dụng kho đông lạnh để bảo quản nông sản kéo dài trong thời gian thu hoạch", ông Dũng nói. Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại (Sở Công Thương Đồng Nai), cho hay các sản phẩm như mít, xoài, chôm chôm, sầu riêng là các sản phẩm bị tác động nếu dịch bệnh corona kéo dài. Bình Thuận là một trong những địa phương bị ảnh hưởng khá nặng nề trong khâu tiêu thụ nông sản do dịch nCoV, đặc biệt là mặt hàng thanh long. Theo ông Hà Lê Thanh Chung, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận, tổng sản lượng thanh long thu hoạch tháng 2 và 3 trên toàn tỉnh dự kiến đạt 96.111 tấn. Ông Chung đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Cục Xuất nhập khẩu nghiên cứu thị trường Campuchia và Myanmar để thanh long vào được hai thị trường này. Bên cạnh đó, ông Chung kiến nghị Tổng cục Thuế xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chính ngạch. "Hiện nay, doanh nghiệp chưa có đầu ra nhưng vẫn tiến hành thu mua sản phẩm, bảo quản kho lạnh, thậm chí thuê kho của doanh nghiệp logistics để chứa. Bởi vậy, một số doanh nghiệp kiến nghị được hỗ trợ tiền điện", ông Chung nói. Có ý kiến tương đồng với ông Chung, ông Đặng Văn Tuấn, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tiền Giang, cho biết: Tỉnh có nhiều mặt hàng trái cây xuất khẩu như sầu riêng, mít, thanh long, bưởi da xanh, xoài,... Đáng chú ý, gần 70% được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ông Tuấn cũng thừa nhận lâu dài, tỉnh coi đây là cơ hội tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất theo nhu cầu thị trường bởi việc giải cứu này "không mang tính căn cơ". Bà Phạm Thị Doan, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sơn La, tỏ ra lo ngại việc tiêu thụ tinh bột sắn khi chủ yếu là xuất sang Trung Quốc trong khi cửa khẩu phụ vẫn chưa được mở. Ngoài ra, còn có chuối, xoài, nhãn, chanh leo, mận hậu,... sắp đến mùa thu hoạch. Các sản phẩm này cũng chủ yếu xuất sang Trung Quốc nên "chắc chắn ảnh hưởng nhiều". "Đặc biệt, xoài Sơn La sản lượng năm 2020 là hơn 190 ngàn tấn, xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc nên chúng tôi mong nhận được sự kết nối để tiêu thụ trong nước", bà Doan nói. "Nhận đơn hàng xong không có hàng giao" Đại diện Tập đoàn Central Retail, bà Đinh Hải Vân - Giám đốc thu mua miền Bắc - cho hay đã hỗ trợ tiêu thụ nông sản từ 5/2, với sản lượng 100 tấn dưa hấu/ngày, gấp 10 lần trung bình bán ngày thường; 70 tấn thanh long đỏ, thanh long trắng/ngày. Tuy nhiên, bà Vân nêu thực tế gặp khó khăn với thanh long đỏ Tiền Giang khi số lượng tiêu thụ nhiều hơn số lượng nhà cung cấp có thể giao. "Chúng tôi vừa nhận được thông tin từ Tiền Giang là không cần giải cứu thanh long nữa, như thế nào thì tỉnh cho thông tin cụ thể", bà Vân hỏi lãnh đạo Sở Công Thương Tiền Giang. Đại diện Central Retail cũng đề nghị các Sở có nông sản cần giải cứu nêu rõ sản phẩm gì, sản lượng bao nhiêu, thời điểm cần tiêu thụ,... để có giải pháp hỗ trợ tiêu thụ tối đa. "Nếu Sở Công Thương hoặc hợp tác xã có khó khăn về vận chuyển từ tỉnh ra Hà Nội và miền Bắc, có thể chia sẻ với chúng tôi. Chúng tôi có đội ngũ vận chuyển về từng tỉnh lấy hàng", đại diện Central Retail sốt sắng. Cùng chung chia sẻ trên, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối cung ứng của Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Vincommerce, cho hay, tỉnh kêu gọi giải cứu nông sản nhưng khi liên hệ với nông dân thì không có hàng. "Dưa hấu ở Gia Lai họ giao rất nhỏ giọt", bà Thủy nói và cho biết cần 60 tấn thì phía cung ứng chỉ giao 10 tấn một. Bà Thủy cho rằng, các chuỗi phân phối đã chung tay quảng bá tiêu thụ sản phẩm, thì ngược lại cũng cần nhận được cam kết về mặt cung. Bởi có tình trạng nhận đơn hàng của khách hàng xong thì doanh nghiệp "không có hàng giao", "rất mất uy tín". "Khi Sở Công Thương đưa sản phẩm cần kết nối tiêu thụ, giá một kiểu, doanh nghiệp liên lạc với nông dân thì giá kiểu khác. Nông dân rất vất vả, nên chúng tôi hiểu họ cũng muốn lỗ ít chừng nào tốt chừng ấy. Vincommerce cam kết bán hàng không lợi nhuận, mua giá nào bán giá đó nên chúng tôi cũng chịu lỗ về chi phí logistics. Cho nên, cần có thông tin rõ ràng về sản lượng, giá để hệ thống chủ động việc bán hàng", đại diện Vincommerce mong muốn.
Lương Bằng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3 cô gái 9X gác bằng đại học, tình nguyện nhập ngũ Posted: 11 Feb 2020 04:37 PM PST Tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và đang có việc làm ổn định với mức thu nhập khá cao, nhưng 3 cô gái ở Hậu Giang đã tình nguyện lên đường nhập ngũ.
Nữ tân binh Nguyễn Thị Minh Thư (24 tuổi, ngụ xã Phú An, huyện Châu Thành A, Hậu Giang) chia sẻ cô có hai bằng đại học ngành Ngoại ngữ và Luật của trường Đại học Cần Thơ. Hồi tháng 4/2019, Thư thi đậu và được tuyển vào làm việc tại trung tâm chăm sóc và hỗ trợ khách hàng của 1 công ty viễn thông lớn ở Cần Thơ, với mức lương khởi điểm 10 triệu đồng/tháng. "Từ nhỏ tôi đã khát khao được vào quân đội, khoác trên mình chiếc áo lính, tiếp nối sự nghiệp truyền thống của gia đình", Thư chia sẻ và cho biết, sau khi tốt nghiệp cấp 3, cô không tự tin thi vào trường quân đội nên thi vào đại học Cần Thơ.
"Dù đã tốt nghiệp đại học 2 ngành nhưng tôi vẫn khát khao được rèn luyện và phục vụ trong quân đội nên quyết định viết đơn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự", Thư nói và cho biết, rất vui mừng khi nhận được kết quả trúng tuyển. Còn Lê Thị Anh Thư (23 tuổi, ngụ huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) sinh ra trong gia đình có truyền thống quân đội. Cha của Anh Thư là ông Lê Xuân Điền, hiện là một sĩ quan. Sau khi tốt nghiệp ngành điều dưỡng của Trường CĐ Y tế Cần Thơ, Anh Thư thi đậu và được bố trí công tác tại Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy (nay là TP Ngã Bảy), vào đầu năm 2019.
"Từ lúc học cấp 2, tôi đã ao ước khoác lên mình chiếc áo quân nhân, vì muốn nối tiếp truyền thống gia đình. Chính vì vậy, nghe tin địa phương đợt tuyển quân năm 2020 có chỉ tiêu nữ, tôi tình nguyện viết đơn đăng ký tham gia và trúng tuyển", Thư chia sẻ. Khi nhận lệnh gọi nhập ngũ, Thư vừa mừng vừa lo. "Mừng vì ước mơ phục vụ trong quân đội của tôi sắp thành hiện thực; lo vì gia đình đơn chiếc, cha, mẹ lớn tuổi không ai kề cận chăm sóc", nữ tân binh nói. Được cha mẹ động viên, khích lệ, Anh Thư rất mạnh mẽ và quyết tâm. "Làm ở Trung tâm Y tế Ngã Bảy, tôi vô biên chế và đã học lớp cảm tình Đảng. Tôi suy nghĩ phục vụ ở đâu cũng được miễn là cho quê hương, đất nước, nhưng khi đất nước cần thì tôi sẵn sàng", Thư cho biết. Trước ngày nhập ngũ, Thư được cha truyền dạy nội quy, quy chế, sinh hoạt trong môi trường quân đội, trong đó có giờ giấc, huấn luyện, học tập theo khuôn phép... Còn cô gái 23 tuổi Trần Hồng Lê, ở xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy hiện đang làm việc cho 1 nhà thuốc ở Hậu Giang. Cách đây 2 năm, Hồng Lê tốt nghiệp cao đẳng ngành Dược của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang. Đang có việc làm và thu nhập ổn định, song Hồng Lê vẫn viết đơn tự nguyện đăng kí nghĩa vụ quân sự.
Lê nói lý do tình nguyện đi nghĩa vụ: "Tôi nghĩ là thanh niên dù nam hay nữ phải có trách nhiệm cống hiến sức trẻ cho quê hương, đất nước, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Quân đội là một trường học lớn của thanh niên nên tôi đã tình nguyện đăng ký nghĩa vụ. Môi trường quân đội sẽ giúp tôi rèn luyện tinh thần thép, sức khỏe tốt và một lối sống, cách làm việc kỷ luật. Sau khi huấn luyện tân binh, nếu được phân công về một đơn vị cần đến chuyên ngành, tôi sẽ phát huy sở trường của mình". Cả ba cô gái trên cho biết, vô cùng tự hào và đã sẵn sàng lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng cho Tổ quốc. Sáng 12/2, các cô gái này sẽ chính thức lên đường nhập ngũ và tham gia khóa huấn luyện tân binh 3 tháng tại Quân khu 7. Phút bịn rịn chia tay người thân lên đường nhập ngũ của tân binh Hà NộiHơn 200 tân binh ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) sáng nay đeo khẩu trang, rửa tay bằng cồn sát khuẩn trước khi lên đường nhập ngũ. Thiện Chí | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thành phố cạnh tâm dịch Vũ Hán phát hiện 13.000 người có triệu chứng sốt Posted: 11 Feb 2020 07:01 PM PST Thông tin trên đã được ông Liu Xuerong, Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ tỉnh Hồ Bắc kiêm Bí thư Thành ủy Hoàng Cương đưa ra trong cuộc họp báo tối ngày 11/2. Theo đó, chính quyền thành phố Hoàng Cương vừa qua đã tiến hành gần 17,5 triệu lượt kiểm tra sức khỏe với nhiều cộng đồng cư dân trong và xung quanh thành phố này, cùng khoảng 45.000 lượt kiểm tra sức khỏe người dân tại các nơi công cộng, và đã phát hiện thêm 13.000 người có biểu hiện sốt.
Tân Hoa xã trích lời ông Liu nói rằng, chính quyền thành phố Hoàng Cương hiện đã tăng số lượng phòng khám dã chiến từ 29 lên 127, các bệnh viện tạm thời được dựng lên để điều trị virus viêm phổi COVID-19 từ 13 lên 30. Đồng thời đã có thêm 10 viện nghiên cứu được đưa vào hoạt động, như một phần nỗ lực của chính quyền địa phương chống lại dịch viêm phổi corona. Số liệu thống kê tờ Chinadaily trích từ Uỷ ban Sức khỏe thành phố Hoàng Cương tính tới rạng sáng ngày 12/2 cho biết, tại thành phố này đã có gần 2.400 ca nhiễm bệnh và 54 trường hợp tử vong vì virus corona. Hoàng Cương và Hiếu Cảm là hai thành phố chịu thiệt hại nặng nhất trong số các thành phố đang bị phong tỏa vì dịch bệnh viêm phổi corona tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Tuấn Trần | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đề xuất hỗ trợ chi phí trông con do nghỉ học để phòng dịch corona Posted: 11 Feb 2020 03:00 PM PST Tổng liên đoàn Lao động VN đề nghị bố trí hỗ trợ công nhân lao động chi phí trông con do phải nghỉ học… để ứng phó với tình hình dịch viêm phổi cấp do virus corona. Tổng Liên đoàn Lao động VN cho biết, các cấp công đoàn đã vào cuộc tích cực, chủ động, kịp thời phối hợp với cơ quan liên quan, người sử dụng lao động triển khai nhiều giải pháp để tuyên truyền, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động phòng, chống, hạn chế dịch virus corona hiệu quả. Tuy nhiên, theo thông tin từ Bộ Y tế, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường và có thể kéo dài. Để chủ động phòng, chống và hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe, an toàn vệ sinh cho người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động VN đề nghị các cấp công đoàn chủ động phối hợp với người sử dụng lao động tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch như: Trang bị khẩu trang, nước rửa tay, thực hiện tiêu độc khử trùng nhà xưởng, vệ sinh môi trường nơi làm việc, nâng cao chất lượng bữa ăn ca.
Bố trí các ca làm việc hợp lý, hỗ trợ công nhân lao động chi phí trông con do phải nghỉ học… để ứng phó với tình hình dịch có thể kéo dài và hạn chế tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Ngoài ra cần tăng cường thông tin truyền thông, hướng dẫn đoàn viên và người lao động hiểu rõ và chủ động phòng, chống dịch. Đề nghị người sử dụng lao động và người lao động thực hiện nghiêm khuyến cáo của Bộ Y tế. Ở những địa bàn và DN có sử dụng chuyên gia và người lao động nước ngoài đi từ vùng có dịch về cần giám sát việc kiểm tra sức khỏe, thực hiện cách ly theo quy định của Bộ Y tế và tuyên truyền để người lao động không hoang mang, lo lắng dẫn đến ngừng việc tập thể vì lý do không chính đáng. Không chia sẻ thông tin chưa chính thức hoặc những nhận định mang tính chủ quan lên các trang mạng xã hội để tránh hiểu lầm, hiểu không đúng về tình hình dịch bệnh. Tổng Liên đoàn Lao động VN đề nghị công đoàn cấp trên chỉ đạo công đoàn cơ sở đề xuất, thương lượng với người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí mua khẩu trang, nước rửa tay cho người lao động. Trường hợp người sử dụng lao động không có kinh phí hỗ trợ, hoặc chỉ hỗ trợ một phần để thực hiện nhiệm vụ trên thì công đoàn cơ sở cân đối nguồn tài chính hiện có để mua khẩu trang, nước rửa tay hỗ trợ người lao động. Trường hợp công đoàn cơ sở và DN cùng khó khăn, không có khả năng thực hiện, công đoàn cấp trên được xem xét hỗ trợ kinh phí thực hiện việc cấp khẩu trang, nước rửa tay cho người lao động, đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn. Nam hướng dẫn viên tàu Diamond Princess trốn khỏi khu cách ly âm tính với virus coronaAnh H. là hướng dẫn viên trên du thuyền Diamond Princess. Sau hơn 1 ngày trốn khỏi khu cách ly, anh này đã quay trở lại xét nghiệm, kết quả âm tính. Vũ Điệp | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ô tô kéo lê xe máy, cô giáo ở Hà Tĩnh tử vong Posted: 11 Feb 2020 09:57 PM PST Xe ô tô con tông trúng xe máy đang chạy cùng chiều rồi kéo lê khoảng 300m. Vụ tai nạn khiến cô giáo ở Hà Tĩnh tử vong tại chỗ. Khoảng 16h chiều qua, cô Nguyễn T.H. (SN 1984) giáo viên trường Mầm non xã Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đi xe máy BKS 38K1-232.93 chở theo cô Lê Thị Hải T. lưu thông trên QL 1A theo hướng từ Nam ra Bắc.
Khi đi đến đoạn qua xã Kỳ Đồng thì bị ô tô con (chưa rõ danh tính tài xế) chạy cùng chiều tông trúng. Sau khi gây tai nạn, ô tô kéo lê xe máy khoảng 300m rồi mới dừng lại. Phần đầu ô tô bị biến dạng, nạn nhân bị văng sang bên phải đường. Vụ tai nạn khiến cô H. tử vong tại chỗ, cô T. bị thương nặng. Được biết, 2 cô là giáo viên trường Mầm non xã Kỳ Khang, trên đường đi trực về thì bị tai nạn. Thiện Lương Không ai trông coi, bé gái 3 tuổi lao ra đường bị xe ben tông tử vongVụ tai nạn đau lòng xảy ra trưa nay trên trục đường DH27 đoạn qua thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, Phú Yên. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Dạy học trực tuyến mùa không đến trường vì virus corona Posted: 11 Feb 2020 06:24 PM PST - Một số trường triển khai học trực tuyến bằng ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên, hiệu quả thực chất đến đâu là vấn đề còn băn khoăn. Clip: Giáo viên Trường THCS Thái Thịnh trong một buổi ghi hình bài giảng trực tuyến. Tập dượt dạy học từ xa Trong thời gian học sinh nghỉ phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virrus corona, Trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn tiến hành giao và chữa bài trực tuyến đối với các môn Toán, Văn, Tiếng Anh theo từng khối. Thầy Nguyễn Cao Cường, hiệu trưởng nhà trường cho hay, việc này nhằm giúp học sinh không quên kiến thức, sẵn sàng trở lại với nhiệm vụ học tập khi có thông báo trở lại trường. "Việc ghi hình giải đáp bài tập trước đây một số giáo viên đã tự làm rải rác với nhóm kín của lớp. Nhưng từ đầu tuần này, phụ huynh và học sinh tải phiếu bài tập các môn Toán, Văn, Anh các khối lớp 6,7,8,9 tại website của trường để làm. Sau đó nhà trường tổ chức ghi hình phần chữa và thông báo chi tiết thời gian chữa bài để học sinh theo dõi". Học sinh được giao 3 ngày hoàn thành 1 phiếu. Nhà trường thống nhất phiếu bài tập các môn Toán, Văn, Anh được phát theo khối lớp. Cứ 3 ngày trường lại tổ chức ghi hình 12 video hướng dẫn, chữa bài cho các khối 6,7,8,9. "Như vậy, học sinh có thời gian làm bài mà giáo viên cũng đủ thời gian để chuẩn bị ghi hình. Các thầy cô sẽ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công. Về kỹ thuật và máy móc, chúng tôi kêu gọi sự chung tay hỗ trợ, giúp đỡ của cha mẹ học sinh", thầy Cường nói.
Bà Nguyễn Hồng Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội), cho hay khi học sinh nghỉ học, nhà trường cũng đã chỉ đạo giáo viên giao bài tập về nhà các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh cho học sinh qua phần mềm VioEdu. Qua đây, giáo viên cũng có thể kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh. "Trong thời gian này, nhà trường cũng triển khai hình thức học tập trực tuyến VNPT E-learning tới toàn bộ cán bộ giáo viên. Hình thức này cũng rất thuận lợi khi giáo viên có thể tổ chức được các lớp học online. Học sinh có thể sử dụng nhiều loại thiết bị học tập như Ipad hay máy vi tính để có thể truy cập vào bài giảng của giáo viên. Giáo viên cũng có thể đưa những bài giảng giải đáp những thắc mắc", bà Hạnh nói. Còn giáo viên của Trường Phổ thông liên cấp Wellspring (Hà Nội) đã thu được những kinh nghiệm dạy học trực tuyến nhất định sau những tuần học sinh không tới trường. Để duy trì thói quen và nề nếp của học sinh cũng như hỗ trợ phụ huynh giúp con học tập, sinh hoạt có kế hoạch tại nhà, trường đã đưa ra thời khóa biểu online cho các môn học trên các hệ thống như Email, Google Classroom, Facebook Social Learning, Microsoft Office 365 Teams, Edmodo… Các nền tảng, công cụ này được sử dụng tùy theo tình hình thực tế cấp học và bộ môn. Qua đó, giáo viên giảng dạy, gửi tài liệu, giải đáp, hướng dẫn, tương tác các bài học online với học sinh cũng như chấm chữa bài, đánh giá qua hệ thống theo khung thời khóa biểu hàng ngày. Riêng với cấp tiểu học, do học sinh còn nhỏ nên cần tới sự hỗ trợ của phụ huynh. Các giáo viên đã hướng dẫn phụ huynh và học sinh cách tương tác, thời gian giao và trả bài. Ngoài ra, thầy cô cũng trực tiếp trao đổi với học sinh qua các công cụ giao tiếp trực tuyến như Messenger, Skype…
Thời gian này, các trường học ở Đà Nẵng cũng tính tới chuyện kết nối với học sinh qua trực tuyến. Ở một số trường tiểu học, THCS - giáo viên giao bài cho các em thông qua các phần mềm dạy học hay Facebook, Zalo, email... Tại Trường TH Võ Thị Sáu (quận Hải Châu) các giáo viên chuẩn bị phông vải xanh như một studio thu nhỏ để ghi hình giảng bài. Kiến thức của từng bài học được các giáo viên dùng điện thoại ghi lại. Mỗi khối lớp sẽ có 6 giáo viên cùng thực hiện bài học, theo sự phân công, gồm các công đoạn: soạn bài, thu tiếng, quay phim, dựng video, cắt âm thanh. Bên cạnh đó, nhà trường còn kết hợp mềm powerpoin để soạn bài giảng, đưa lên mạng cho học sinh tự ôn bài ở nhà.
Cô Huỳnh Thị Thanh Hòe, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết bài học online hướng đến việc giúp các học sinh ôn tập kiến thức hiệu quả, đặc biệt là kiểm soát việc tự học của các em. Tương tự, ở Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (quận Thanh Khê) các giáo viên tập trung soạn bài giảng, sau đó đưa lên cổng thông tin điện tử của nhà trường. Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thanh Hải cho biết các đường dẫn bài giảng trường sẽ gửi trực tiếp về phụ huynh rồi tới học sinh. Bên cạnh đó, các lớp còn lập nhóm ở Facebook và Zalo để thuận tiện trao đổi. Anh Nguyễn Tuấn, một phụ huynh của trường bày tỏ ủng hộ cách làm bày bởi theo anh "nếu các cháu nghỉ quá lâu thì sẽ rất dễ bị quên kiến thức. Bên cạnh đó phụ huynh cũng có thể theo dõi quá trình học của con thông qua bài giảng nhà trường gửi về". Theo ông Trần Nguyễn Minh Thành, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng, để giảm ảnh hưởng khi học sinh nghỉ dài ngày, Sở đã gửi công văn đến tất cả các trường, giới thiệu hệ thống học tập trực tuyến, hệ thống giao bài tập về nhà và kho dữ liệu bài giảng điện tử của các nhà cung cấp dịch vụ có uy tín. Các ứng dụng này được cung cấp miễn phí hoàn toàn trong thời gian diễn ra dịch bệnh.
Còn tại Hải Phòng, mới ngày hôm qua - 11/2- Sở GD-ĐT tổ chức "Hội nghị triển khai các ứng dụng về chỉ đạo, điều hành và phương pháp giúp học sinh tự học trên cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo". Kênh học tập trực tuyến được tải về máy tính, điện thoại thông minh sẽ giúp các thầy cô giáo và học sinh các trường học trên địa bàn thành phố duy trì hoạt động dạy - học, tìm kiếm thông tin ngành học trong điều kiện hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung đông người trong thời gian dịch bệnh. Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) cho biết trong thời gian ngắn, mọi thứ đã sẵn sàng, một số trường đã cài đặt và dùng thử hệ thống điều hành cũng như hệ thống đào tạo, dạy học, giao bài qua mạng. "Tuy nhiên, khi triển khai toàn thành phố, sẽ có một lượng lớn phụ huynh học sinh quan tâm, cũng như nội dung học tập rất lớn được truyền tải qua mạng nên ngành giáo dục thành phố cần đảm bảo việc học tập được xuyên suốt", ông Hải nhấn mạnh. Bộ GD-ĐT hiện có kho dữ liệu gồm 5.000 bài giảng điện tử E-Learning, đóng góp trên Hệ tri thức Việt số hóa, được tuyển chọn trong các cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng E-Learning do Bộ tổ chức. Kho dữ liệu này có bài giảng của các cấp học: mầm non, tiểu học, THCS, THPT. "Đây là nguồn học liệu phong phú, đề nghị các nhà trường, giáo viên nghiên cứu, lựa chọn những bài giảng phù hợp và hướng dẫn học sinh học tham khảo", ông Hải nói.
Học trực tuyến khó đạt được hiệu quả bằng trực tiếp Mặc dù nhiều địa phương đã nhanh chóng vào cuộc, nhưng sau một thời gian, không ít phụ huynh, thậm chí cả các giáo viên đã nhận thấy những hạn chế trong việc tổ chức dạy học trực tuyến, từ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ năng sử dụng của cả thầy lẫn trò cho đến hiệu quả thực chất. Theo cô Nguyễn Thu Ngân, giáo viên chủ nhiệm lớp 2Q2 Trường Tiểu học Lý Thái Tổ, khó khăn gặp phải là không phải phụ huynh, gia đình nào cũng có máy tính cho con. Ngoài ra, việc học trực tuyến đòi hỏi phụ huynh phải kiểm soát việc và thời gian con làm bài trên máy tính. Nhiều trường hợp, giáo viên phải gửi bài tập qua email, zalo để phụ huynh hỗ trợ con bằng việc in ra giấy. "Việc học trên lớp có hiệu quả tốt hơn nhiều so với hình thức này vì cô và trò được trao đổi trực tiếp với nhau. Còn với việc học trực tuyến ở nhà, trẻ sẽ phải nỗ lực tự học rất nhiều bởi các em chỉ xem bài giảng và qua đó nắm bắt kiến thức".
Cô Nguyễn Thị Lê Hà tổ trưởng chuyên môn khối 1 của Trường TH Võ Thị Sáu (quận Hải Châu, Đà Nẵng) cho biết, soạn bài giảng trực tuyến khiến các thầy cô mất nhiều công sức khi phải kết hợp nhiều thứ, không như đứng dạy ở lớp. "Các thầy cô phải chuẩn bị chân máy để quay video không bị rung, rồi dựng hình ảnh, chỉnh âm thanh... công việc này tự mò mẫn nên tốn thời gian", cô Hà chia sẻ. Tuy nhiên, theo cô Ngân, hình thức này sẽ phát huy ưu thế và thuận lợi hơn cho việc giao bài cho học sinh hằng ngày. "Nếu như trước đây, cô giáo giao bài và phải hướng dẫn rất tỉ mỉ cho học sinh, thì giờ qua các ứng dụng học trực tuyến, cô chỉ cần giao bài và học sinh chỉ cần đăng nhập vào tài khoản. Như vậy, vừa tiện lợi vừa tiết kiệm thời gian hơn". Các giáo viên của Trường Phổ thông liên cấp WellSpring (Hà Nội) lại chia sẻ khó khăn lớn nhất khi triển khai học trực tuyến với cấp tiểu học là học sinh còn nhỏ và chưa tự chủ về thiết bị nên nhiều khi không online đúng giờ để theo dõi đầy đủ tiết học. Vì vậy, giáo viên phải giảng lại cho những em tham gia muộn. Chưa kể, đường truyền mạng của mỗi gia đình là khác nhau nên đôi lúc có thể bị gián đoạn, khó nghe khiến học sinh khó tập trung… Ở cấp THPT, sự tự giác và khả năng làm chủ công nghệ của học sinh tốt hơn. Do đó, các giáo viên chỉ gặp vấn đề trong việc bị giới hạn giáo cụ trực quan và phối hợp cùng lúc với nhiều học sinh qua mạng do sự hạn chế của các công cụ online. Để khắc phục điều này, nhiều giáo viên đã chủ động quay clip hướng dẫn học sinh tại phòng thí nghiệm và biên tập tài liệu môn học một cách chi tiết hơn để học sinh có thể chủ động nghiên cứu tại nhà. Bà Nguyễn Hồng Hạnh cũng cho hay trường nhận được sự phản hồi của phụ huynh về việc học sinh còn nhỏ nên khi giao máy tính, các con không tập trung vào học nhiều. Quản lý con học trực tuyến cũng khiến nhiều phụ huynh băn khoăn...
Còn đối với phụ huynh, "Thực ra là học cho vui, cho con "có việc khỏi ngồi không" trong những ngày nghỉ. Bởi tôi nghĩ ôn tập kiến thức thì được chứ với kiến thức mới e rằng với học sinh nhỏ không mấy hiệu quả", phụ huynh một trường tiểu học tư ở Hà Nội chia sẻ. Anh Hoàng, một phụ huynh Trường Tiểu học Newton (Hà Nội), thì bày tỏ sự bất cập với việc học trực tuyến đối với học sinh quá nhỏ: "Con không thể tự thực hiện các thao tác nên trường yêu cầu phụ huynh hỗ trợ chụp ảnh, quay clip trả bài. Con nghỉ học nhưng bố mẹ vẫn đi làm cả ngày nên phải thực hiện những việc này, tôi thật sự mệt mỏi". Một phụ huynh có con học lớp 1 của Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cho biết, để rèn cho HS không lơ là việc học - cô giáo sẽ kết nối với phụ huynh qua email cá nhân. Mỗi hôm cô sẽ gửi phiếu bài tập Tiếng Việt và Toán để phụ huynh kèm con ở nhà, trong thời gian nghỉ. Tuy nhiên, cũng theo vị phụ huynh này, đây chỉ là giải pháp để con rèn kỹ năng viết chứ không được bài bản như chương trình học trên lớp... Nhiều phụ huynh được hỏi bày tỏ mong muốn dịch bệnh sớm được khống chế để việc học tập của các trường được trở lại bình thường, bởi họ không thể ở nhà hỗ trợ con học trực tuyến mãi được. Có thể thấy, dù còn bộc lộ nhiều hạn chế khi dạy học từ xa cho học sinh trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng các cơ sở giáo dục đã chủ động tìm các giải pháp để tăng cường chuyên môn cho giáo viên. Đây cũng là dịp xem xét giải pháp học tập hiện đại trong môi trường giáo dục phổ thông sao cho hiệu quả.
Thanh Hùng - Hồ Giáp - Thái Khang - Hoài Anh Singapore dạy học sinh xử lý tin giả và đối mặt với định kiến giữa dịch virus coronaThay vì tập trung ở sân trường vào buổi sáng, học sinh vào lớp và quốc ca được phát qua hệ thống loa. Các em cũng được kiểm tra thân nhiệt hàng ngày. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bác sĩ chỉ cách phòng chống lây nhiễm virus corona Posted: 11 Feb 2020 07:56 PM PST Bác sĩ, PGS Ngô Đức Ngọc - Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đưa ra những lời khuyên để hạn chế tối đa sự lây lan của virus corona. Mỹ Bình - Xuân Quý - Khánh Linh |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất trong ngày. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét