“Bến Tre tìm người cùng xe thiếu nữ mắc Covid-19, cách ly 1.500 người trong ấp” plus 14 more |
- Bến Tre tìm người cùng xe thiếu nữ mắc Covid-19, cách ly 1.500 người trong ấp
- Lấy mẫu xét nghiệm 70 người tiếp xúc bệnh nhân 91 nhiễm Covid-19
- TP.HCM thảo gấp quy trình cưỡng chế người bất hợp tác cách ly dịch Covid-19
- Cần Thơ tạm đóng cửa quán bar, massage, karaoke để tránh Covid-19
- Lại chuyện Tây, Ta chống dịch bệnh Covid-19
- Quận 8 cách ly tiếp 129 người liên quan bệnh nhân 100 nhiễm Covid-19
- Chia sẻ từ sân bay Nội Bài của những người về nước để an toàn hơn
- Ô tô húc chết người phụ nữ ở Quảng Ninh rồi bỏ chạy khỏi hiện trường
- Hơn 2.000 khách bay từ các nước về Việt Nam hôm nay do virus corona
- Bộ trưởng KH-ĐT: Tôi và đoàn công tác của Bộ không ai dương tính với Covid-19
- Chủ tịch Hà Nội khuyên con trai ở Mỹ dự trữ thức ăn, ở trong nhà 3 tháng
- Cách ly 39 người trong 2 thôn ở Đông Anh liên quan ca nghi nghiễm Corona
- Thủ tướng đồng ý cho đóng góp tự nguyện khi cách ly tập trung chống corona
- Nếu dịch Covid-19 kéo dài, sẽ tính toán lại kỳ họp tháng 5 của Quốc hội
- Hà Nội xét nghiệm được 23 mẫu dương tính với Covid-19
Bến Tre tìm người cùng xe thiếu nữ mắc Covid-19, cách ly 1.500 người trong ấp Posted: 22 Mar 2020 11:40 PM PDT Ngành chức năng tỉnh Bến Tre tìm hành khách đi trên chuyến xe khách từ Sài Gòn về Bình Đại hôm 17/3, do thiếu nữ 17 tuổi đi trên xe này dương tính với Covid-19. Xem clip: Giám đốc Sở Y tế Bến Tre Ngô Văn Tán thông báo trường hợp dương tính Covid-19 đầu tiên tại tỉnh. Trao đổi với VietNamNet sáng nay, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre Ngô Văn Tán cho biết, ngành chức năng vừa họp khẩn xử lý tình huống thiếu nữ 17 tuổi (ngụ ấp Thừa Lợi, xã Thừa Đức, huyện Bình Đại) dương tính với Covid-19.
Theo điều tra dịch tễ, thiếu nữ này từ Malaysia về đến sân bay Tân Sơn Nhất hôm 17/3, trên chuyến bay BI381 của hãng Brunei. Sau khi được kiểm dịch y tế tại sân bay, thiếu nữ đi xe khách Công Tạo, BKS 51B -142.48, từ Sài Gòn về huyện Bình Đại, lúc 15h30 cùng ngày. Khi đến bến xe Bình Thới, thiếu nữ đi cùng một người bạn về nhà và được cách ly tại nhà. "Ca này về hôm 17/3, lúc đó chưa quy định người từ Malaysia về phải cách ly tập trung, nên sau khi làm thủ tục, khai báo tại sân bay thì cho về cách ly tại nhà. Sau đó, khi có chỉ đạo tất cả những người từ Malaysia về đang cách ly tại nhà phải xét nghiệm. Ngày 21/3, ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm cho em này, đến chiều 22/3 thì có kết quả dương tính SARS-CoV-2. Sau khi có kết quả, tối qua, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 đã họp khẩn để nhận định tình hình và triển khai các biện pháp theo kịch bản đã chuẩn bị từ trước", ông Tán nói. Trong cuộc họp, Ban chỉ đạo thống nhất đưa cô gái 17 tuổi này vào cách ly, điều trị tại Trung tâm y tế huyện. Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre cho biết thêm, sáng nay, Ban chỉ đạo cũng xuống làm việc với nhà xe nói trên. "Bước đầu, cách ly chiếc xe và phun khử trùng, cũng như điều tra những người đi chung chuyến xe với cháu gái. Ngành y tế cũng kêu gọi tất cả các hành khách đi cùng chuyến bay và xe khách với cô gái nói trên tự nguyện khai báo để được hướng dẫn, hỗ trợ, cách ly khi cần thiết", ông Tán nói. Vẫn theo ông Tán, bước đầu bệnh nhân khai chỉ tiếp xúc hai người là mẹ và 1 người bạn. "Em này khai về chỉ ở nhà. Hiện nay, ngành y tế đã cách ly tập trung mẹ và người bạn tiếp xúc gần. Nhà của cháu gái này cũng được cách ly và phun thuốc khử trùng", người đứng đầu ngành y tế Bến Tre cho biết và khuyến cáo người dân cần bình tĩnh, tránh hoang mang, cần tuân thủ đúng với khuyến cáo của các cơ quan chức năng về phòng dịch. "Chúng tôi kêu gọi người dân ở khu vực và tỉnh nhà, vì sức khoẻ của mình, gia đình và cộng đồng nên hạn chế ra đường. Sử dụng khẩu trang và rửa tay thường xuyên…", ông Tán khuyến cáo.
Việt Nam đã có kịch bản với hàng ngàn người nhiễm Covid-19Các chuyên gia dự báo dù Việt Nam đã có kinh nghiệm ở giai đoạn trước, nhưng vẫn có khoảng 600 - 4.000 người nhiễm virus corona là bình thường - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. Hoài Thanh - Clip: Truyền hình Bến Tre | ||||||||||
Lấy mẫu xét nghiệm 70 người tiếp xúc bệnh nhân 91 nhiễm Covid-19 Posted: 23 Mar 2020 04:39 AM PDT Sau khi xác định được 70 người tiếp xúc gần với ca bệnh 91 là phi công người Anh nhiễm Covid-19, cơ quan chức năng TP.HCM đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM vừa có thông báo về tình hình thực hiện các biện pháp phòng dịch theo quy định trên địa bàn TP. Liên quan đến phi công người Anh nhiễm Covid-19 (bệnh nhân 91), TP đã xác định được 70 người tiếp xúc và hiện đã lấy mẫu 70 người này xét nghiệm và đang chờ kết quả.
Trước đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP liên tục phát thông báo khẩn truy những người đã từng đến bar Buddha (số 7 Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2) vì có liên quan đến bệnh nhân 91. Ngoài ra, trung tâm cũng xác định có 90 người tiếp xúc với bệnh nhân 64 (trú tại phường 2, quận 8). Trong đó, 20 người tiếp xúc trên chuyến bay EK392 đang được xác minh và 70 người tiếp xúc tại TP.HCM. Trung tâm lấy 53 mẫu xét nghiệm và tất cả đều âm tính. Đối với những người cùng tham dự thánh lễ với bệnh nhân 61 ở Malaysia, TP.HCM xác minh được 44 trường hợp sống tại TP, lấy mẫu xét nghiệm 39 người, 31/39 có kết quả âm tính. Trường hợp bệnh nhân tại chung cư Park View, Quận 7 (bệnh nhân 66), TP xác định có 120 người tiếp xúc, trong đó lấy mẫu 112 trường hợp 106/112 người có kết quả âm tính. Trường hợp bệnh nhân 79 và 80 là hai mẹ con ở Bạc Liêu từ Pháp về Việt Nam trên chuyến bay EK392 ngày 15/3, TP xác định có 39 người tiếp xúc, trong đó lấy mẫu 21 trường hợp, 19/21 trường hợp có kết quả âm tính.
Về trường hợp bệnh nhân ở chung cư M-one, quận 7 đi từ Nhật Bản về Tân Sơn Nhất ngày 17/3 trên chuyến bay số hiệu NH831 (bệnh nhân 89), TP xác định tổng số người tiếp xúc là 52, trong đó lấy mẫu 34 trường hợp, 31/34 trường hợp có kết quả âm tính. Bệnh nhân nữ về Việt Nam trên chuyến bay EK392 ngày 16/3 (bệnh nhân 90), TP xác định có 36 tiếp xúc, trong đó lấy mẫu 11 trường hợp, 6/11 trường hợp có kết quả âm tính. Hiện trường hợp bệnh nhân 75, 81, 82, 83, 92, TP đang tiếp tục cập nhật danh sách tiếp xúc. Những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân 45, 48, 53, 54, 65 đã lấy mẫu xét nghiệm và đều có kết quả âm tính. Các trường hợp tiếp xúc vẫn thực hiện tiếp việc cách ly, theo dõi. Vietnam Airlines khoanh vùng tiếp xúc với phi công - bệnh nhân 91Trước khi có kết quả dương tính virus SARS-CoV-2, phi công người Anh đã phục vụ 2 chuyến bay giữa TP.HCM - Hà Nội. Tuấn Kiệt | ||||||||||
TP.HCM thảo gấp quy trình cưỡng chế người bất hợp tác cách ly dịch Covid-19 Posted: 23 Mar 2020 08:03 AM PDT Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong giao Sở Tư pháp nghiên cứu, gấp quy trình cưỡng chế người cách ly bất hợp tác và phạt người không đeo khẩu trang nơi công cộng. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều nay họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch. Phải có biện pháp mạnh với người bất hợp tác Chủ tịch TP Nguyễn Thành Phong cho biết, TP đang gồng mình trước tình hình phức tạp và sự lây lan dịch Covid-19 trong cộng đồng.
"Mỗi ngày sân bay Tân Sơn Nhất đón 1.300-1.800 người nhập cảnh là áp lực rất lớn, ngành y tế căng sức với các biện pháp điều phối, cách ly. Áp lực này cho thấy 2 tuần tới là thời điểm quyết định thắng hay bại của cuộc chiến này. Sự thành, bại của công tác phòng chống dịch Covid-19 rất cần sự hợp tác của người dân", lời ông Phong. Ông Phong cũng khuyên người dân trên 60 tuổi hãy theo khuyên cáo của ngành y tế hạn chế ra ngoài, hạn chế tiếp xúc và đến nơi đông dân cư. Người dân khi ra đường, đến các nơi công cộng, tập trung đông người hãy đeo khẩu trang theo quy định. Những người khi được yêu cầu cách ly tại nhà hay tại các khu cách ly tập trung thì phải hợp tác theo quy định. "Vừa qua, có hai trường hợp phi công nước ngoài ở quận 2 được vận động đi cách ly tập trung, nhưng họ không hợp tác. UBND quận 2 vừa thuyết phục, vừa phối hợp với Sở Ngoại vụ và Tổng lãnh sự của họ mới đưa được đi cách ly. Điều này cho thấy, nếu người bị yêu cầu đi cách ly mà không hợp tác sẽ gây khó khăn cho công tác chống dịch, bệnh; gây nguy hiểm cho cả bản thân họ và công đồng", ông Phong cho hay. Từ đó, người đứng đầu chính quyền TP cho biết, TP sẽ có biện pháp mạnh hơn trong vấn đề gây khó khăn cho công tác chống dịch cũng như bất hợp tác khi được yêu cầu cách ly. Từ cơ sở đó, ông Phong chỉ đạo Sở Tư pháp nghiên cứu, đề xuất tham mưu cho TP quy trình cưỡng chế cách ly tại nhà hay tập trung. Đồng thời, nghiên cứu biện pháp xử lý và xử phạt hành chính người dân không đeo khẩu trang nơi công cộng, nơi đông người để có tính răn đe. Trước thông tin dịch Covid-19 bùng phát trên Internet, trang mạng xã hội…, ông Phong cũng giao Sở TT&TT lập danh sách các cơ quan báo, đài đưa tin để người dân biết thông tin nào là chính thống. Những tờ hay trang mạng không nằm trong danh sách mà đưa tin thì không phải là quan điểm của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch TP. Có sự đầu cơ khẩu trang và bán giá cao Tại cuộc họp, Chủ tịch TP khuyến cáo các sở, ngành, quận, huyện luôn nâng cao ý thức chống dịch, không chủ quan, lơ là. Hết sức tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch.
Công tác tuyên truyền và truyền thông phải đặt lên hàng đầu, Ban chỉ đạo, các cấp ủy quận, huyện tăng cường sự lãnh đạo trong công tác tuyên truyền, vận động. Phải đến từng nhà, từng khu phố tuyên truyền để mỗi người dân phải ý thức bảo vệ bản thân, nghiêm túc đeo khẩu trang khi ra ngoài, nơi công cộng, thường xuyên rửa tay. Triển khai đo thân nhiệt tại chung cư, Ban chỉ đạo cần nắm rõ lộ trình di chuyển tới vùng có dịch của dân ở chung cư, cả người tạm trú. Đối với các trường hợp liên quan cộng đồng thiểu số, tôn giáo thì Ban tôn giáo hướng dẫn xử lý như về sinh hoạt, ăn uống… Ông Phong cũng cho biết tình trạng gom hàng, đầu cơ khẩu trang vẫn còn, khiến người dân phản ánh mua không có, tình trạng bán giá cao qua mạng. Vì thế, ông Phong yêu cầu Sở Công thương rà soát lại kênh phân phối khẩu trang, kiểm soát giá bán, tình trạng thiếu khẩu trang cục bộ. Phát hiện gom hàng, đầu cơ và bán giá cao phải xử nghiêm. Những trường hợp phức tạp hơn có thể chuyển cơ quan Công an điều tra, xử lý. Ông Phong cũng nhắc lại, vừa qua Bộ Y tế trình và Thủ tướng đồng ý mức hỗ trợ 80.000/người cách ly. Riêng TP.HCM sẽ kiến nghị mức cao hơn, và cuối tuần này sẽ trình HĐND TP thông qua. Đến chiều tối nay, cả nước đã ghi nhận 123 ca nhiễm Covid-19, trong đó Hà Nội nhiều nhất với 38 ca, TP.HCM đứng thứ 2 với 30 ca. Chủ tịch TP.HCM nổi nóng khi chủ tịch quận nói thiếu khẩu trang"Thành phố có đủ khẩu trang, nhất là khẩu trang cho đội ngũ y tế làm nhiệm vụ. Tại sao các anh nói thiếu, các anh phải xem lại mình, nắm không vững, phối hợp thiếu đồng bộ rồi kêu thiếu". Hồ Văn | ||||||||||
Cần Thơ tạm đóng cửa quán bar, massage, karaoke để tránh Covid-19 Posted: 23 Mar 2020 06:26 AM PDT UBND Cần Thơ quyết định tạm ngưng hoạt động các vũ trường, quán bar, karaoke, massage... trên địa bàn đến khi có thông báo mới. Đối với đám cưới, tang, liên hoan hạn chế tập trung trên 50 người. Theo báo cáo của Sở Y tế Cần Thơ, tính đến 17h chiều nay, có 298 người đang được cách ly tập trung và 379 người đang được cho cách ly tại nhà, cơ sở lưu trú trên địa bàn. Cùng ngày, Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ Dương Tấn Hiển ký công văn gửi các sở, ngành, quận huyện và UB MTTQ VN TP về việc không tổ chức các lễ hội, sự kiện tập trung đông trên 50 người, tạm dừng các hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng từ 0h ngày 25/3.
Theo đó, về cưới, tang, liên hoan, UBND TP Cần Thơ đề nghị UB MTTQVN TP và các tổ chức thành viên; các sở, ban, ngành chỉ đạo đơn vị trực thuộc chủ động phối hợp với chính quyền tổ chức tuyên truyền, vận động các gia đình dự định tổ chức cưới, liên hoan trong thời gian này cần xem xét điều chỉnh thời gian tổ chức phù hợp. Trường hợp đã ấn định thời gian tổ chức, không thể điều chỉnh thì hướng dẫn gia đình có biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo khuyến cáo của ngành y tế. Chỉ tổ chức việc cưới trong phạm vi gia đình, hạn chế tối đa việc tập trung đông trên 50 người hoặc thực hiện hình thức báo hỷ thay cho thiệp mời dự lễ cưới nhằm bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người thân và cộng đồng xã hội. Riêng đối với việc tang, tổ chức trong phạm vi gia đình, hạn chế tối đa việc tập trung đông trên 50 người. Đối với các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch, không tổ chức các lễ hội, sự kiện tập trung đông trên 50 người. UBND TP Cần Thơ cũng yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng như: ca nhạc, sân khấu, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, triển lãm văn hoá, nghệ thuật, rạp chiếu phim, vũ trường, quán bar, karaoke, trò chơi điện tử có kết và không kết nối mạng. Các hoạt động vui chơi, giải trí tập trung đông người khác: các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo tàng, thư viện, nhà hát, khu du lịch, điểm du lịch; cơ sở dịch vụ spa, xông hơi, mát-xa trên địa bàn TP tạm dừng hoạt động từ 0h ngày 25/3 cho đến khi có thông báo mới. Tối hôm qua, UBND TP Cần Thơ đã thống nhất cho học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên toàn TP nghỉ học từ ngày 23/3, đến khi có thông báo mới. Bến Tre tìm người cùng xe thiếu nữ mắc Covid-19, cách ly 1.500 người trong ấpNgành chức năng tỉnh Bến Tre tìm hành khách đi trên chuyến xe khách từ Sài Gòn về Bình Đại hôm 17/3, do thiếu nữ 17 tuổi đi trên xe này dương tính với Covid-19. Hoài Thanh | ||||||||||
Lại chuyện Tây, Ta chống dịch bệnh Covid-19 Posted: 22 Mar 2020 05:30 PM PDT Những ngày này, dịch Covid-19 được dự báo diễn biến phức tạp. Từ việc tích trữ đồ, đeo khẩu trang, đến đóng cửa các dịch vụ công cộng... giữa ta và Tây đều có những chuyện đáng suy ngẫm. Ta cũng như Tây đều có hiện tượng đổ xô đi mua đồ dự trữ theo phương châm thừa còn hơn thiếu. Dân ta mấy ngày này thường dự trữ gạo, mỳ, bánh, đồ hộp, giấy vệ sinh. Người Đức thì mua dự trữ nhiều đồ tẩy rửa và giấy vệ sinh. Người Hà Lan cũng tích giấy vệ sinh. Để trấn an dân chúng, Thủ tướng Hà Lan phải thốt lên: Thưa bà con, nước ta có đủ giấy vệ sinh cho các vị dùng 10 năm nữa!
Người Pháp trữ gì thì trữ, nhưng nhất định phải có vang đỏ và bao cao su. Còn người Mỹ thì sao? Rất nhiều người ào ào đi mua thêm, mua mới lần đầu súng đạn trong thời buổi đại dịch. Cứ phòng xa, tự bảo vệ mình đi là vừa. Đeo khẩu trang Dễ nhận ra là người châu Á cơ bản là nghiêm túc trong đeo khẩu trang. Hồi chưa có dịch Covid-19 đã có nhiều người đeo khẩu trang khi ra đường vì lo ngại không khí quá bẩn. Con người ta quen với chuyện này. Giờ có dịch đeo khẩu trang là quá cần thiết. Ai cũng thấy bình thường. Người Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore cũng thường xuyên mang khẩu trang khi ra đường.
Ra đường mới thấy dân ta nghiêm túc trong đeo khẩu trang. Không mang khẩu trang thì không thể vào các siêu thị mua sắm. Họp hành, hội nghị cũng đeo khẩu trang. Rất may chưa thấy nhà nào nêu gương đeo khẩu trang tại gia! Nhưng người bên Tây lại không thấy như vậy. Cho nên cũng lác đác đã có những phiền toái giữa người đeo và người không đeo. Hy vọng với thời gian, với sự hoành hành của đại dịch, con người ở mọi nơi quen dần với việc đeo khẩu trang. Hạn chế tụ tập đông người và giữ khoảng cách Đây cũng là một biện pháp tốt chống dịch. Thụy Sỹ mới ban hành quy định không tụ tập quá 5 người và khoảng cách giữa 2 người với nhau tối thiểu là 2m. Người trên 65 tuổi thì được khuyến cáo ở trong nhà, không nên đi ra ngoài. Chính quyền Berlin, Đức khuyến cáo người dân giữ khoảng cách tối thiểu 1,5m. Thành phố Cologne và Essen quy định dự tang lễ chỉ là người thân hàng thứ nhất, tức vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ và con cái, có nghĩa là anh chị em ruột, cháu không được phép có mặt vì sợ quá đông người. Có địa phương ở Đức còn quy định luôn không quá 10 người trong một đám tang.
Thậm chí thị trấn Dormagen còn ra quy định hà khắc hơn: Cấm lễ hạ huyệt tro cốt đã hỏa táng trừ trường hợp gia đình chấp nhận làm lễ mà không có ai được dự. Chính quyền thành phố Juechen đã phải can thiệp một tang lễ 40 người vì vượt quá quy định tối đa 10 người. Tại Việt Nam, Chính phủ và Thủ tướng đề nghị người dân tuân thủ hướng dẫn của cơ quan y tế. Người trên 60 tuổi hãy ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và thường xuyên rửa bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Hà Nội yêu cầu chính quyền huyện, quận tuyên truyền đến dân việc hạn chế tụ tập đông người tại các đám tang, đám cưới. Lãnh đạo ngành y tế TP.HCM khuyến cáo người dân không có việc cần thiết thì không nên ra đường. Quy định của ta về hạn chế tụ tập đông người chủ yếu có tính khuyến cáo, không định rõ thế nào là đông người. Việc giữ khoảng cách tối thiểu hầu như chưa được quan tâm đúng mức cả ở khía cạnh tuyên truyền lẫn thực tế. Đóng cửa trường học và các cơ sở kinh doanh, dịch vụ công cộng Đây là biện pháp hầu hết các nước đang áp dụng nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Các cơ sở bị đóng cửa, dừng hoạt động ví dụ nhà trẻ, trường học, nhà hàng, quán ăn, nhà hát, rạp chiếu phim…
Các hoạt động tôn giáo như đi lễ nhà thờ cũng đã dừng, thay vào đó có câu chuyện làm lễ nhà thờ qua tivi, qua mạng giống như dạy học qua mạng ở khá nhiều nước khi trường học tạm bị đóng cửa. Cách ly và phong tỏa Đây là các biện pháp gần như nghiêm khắc nhất trong chống dịch. Trung Quốc, Italy, Tây Ban Nha, Việt Nam và nhiều nước khác quá quen với biện pháp cách ly. Mấy ngày nay, người Việt và người nước ngoài nhập cảnh vào ta khá đông. Theo quy định, số người này buộc phải cách ly 14 ngày để theo dõi. Đây là sự cần thiết và được phần lớn mọi người chấp nhận. Riêng câu chuyện phong tỏa thì có sự khác biệt đôi chút. Mấy tuần vừa qua, dân ta có dịp theo dõi sự phong tỏa xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, rồi phong tỏa phố Trúc Bạch, Hà Nội… Nói ngắn gọn thì phong tỏa là người dân tại đó không được phép ra ngoài, mà người dân bên ngoài cũng không được vào khu vực phong tỏa. Trên thực tế có phong tỏa một nhà, nhiều nhà, cả một phố, cả một xã… Trung Quốc thực hiện phong tỏa cả một tỉnh, một thành phố.
Đấy là ta. Tây thì phong tỏa hơi khác đôi chút. Về nguyên tắc vẫn là nội bất xuất, ngoại bất nhập, nhưng lại có ngoại lệ. Quy định về phong tỏa của Pháp do Thủ tướng ký ban hành nêu các trường hợp vẫn được rời nhà như: đi chữa bệnh, đi làm, đi mua thuốc, mua đồ ăn. Trong khi quy định của Đức về ngoại lệ thì rộng hơn, như đi khám bệnh, đi mua đồ ăn, đi mua xăng, đến ngân hàng, đi làm, tập thể dục, thể thao, giúp người cần hỗ trợ như mang đồ cho ông bà… Xem ra, các quy định về phong tỏa của ta nghiêm khắc hơn nhiều so với các nước. Cuối cùng là khía cạnh pháp lý của các biện pháp vừa nêu. Các biện pháp chống dịch ở các nước về cơ bản đều dựa trên các quy định pháp lý. Các nhà làm luật ở đa phần các nước đều đã tính đến những sự cố kiểu đại dịch Covid-10. Ta có luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007. Đức có luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở người năm 2000. Tuy nhiên, thực tiễn cũng đang đặt ra một vài vấn đề cần có những điều chỉnh pháp lý cho phù hợp. Ví dụ như vấn đề phong tỏa. Cả luật ta lẫn luật nhiều nước đều không sử dụng trực tiếp khái niệm phong tỏa, mặc dù báo chí, người dân khá quen thuộc khái niệm này. Thành ra phải hiểu vòng vèo các quy định rồi mới suy ra đó là phong tỏa theo đời thường. Hoặc có vấn đề thẩm quyền các cơ quan nhà nước trong chống dịch. Liệu chính quyền có quyền huy động y tá, bác sỹ tư, cơ sở bệnh viện tư vào chống dịch khi cần thiết? Liệu chính quyền có quyền buộc nhà máy, xí nghiệp tư sản xuất ngay trang thiết bị, vật phẩm y tế phục vụ chống dịch khi cần thiết? Luật của Đức có những hạn chế, nước này đang dự kiến sửa luật theo quy trình nhanh, đáp ứng những đòi hỏi thực tiễn từ đại dịch. Đối diện sống chết, trong đại nạn hãy 'người' hơnCovid-19 đang làm cho con người thay đổi đến chóng mặt. Trong đại dịch, cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu cứ đan xen, nhưng tình người, cái thiện vẫn trội lên trên hết. | ||||||||||
Quận 8 cách ly tiếp 129 người liên quan bệnh nhân 100 nhiễm Covid-19 Posted: 23 Mar 2020 03:09 AM PDT Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quận 8, TP.HCM cho biết, đã đưa đi cách ly tập trung thêm 129 trường hợp liên quan đến bệnh nhân thứ 100. Trao đổi với VietNamNet trưa nay, đại diện UBND quận 8 cho biết, liên quan đến bệnh nhân 100, quận đã đưa đi cách ly tập trung tại kí túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM 129 trường hợp.
Theo đó, trong quá trình điều tra dịch tễ, khoanh vùng, quận 8 đã ghi nhận thông tin các đối tượng nam từ 14 tuổi trở lên đã đến Thánh đường Hồi giáo phường 1 cầu nguyện. Ban chỉ đạo quận và phường đã vận động và đưa 129 người (phường 1: 128, phường 2: 1) đến khu cách ly tập trung tại kí túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM; đồng thời, tiếp tục vận động cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi thực hiện khai báo y tế nếu có tiếp xúc với các trường hợp trên. Trước đó, ngày 17/3, quận 8 cũng đưa đi cách ly tập trung 11 trường hợp tiếp xúc gần và thường xuyên với bệnh nhân 100. Theo báo cáo của UBND quận 8, bệnh nhân 100 tên Moha Math trú tại 157B/58/31, đường Dương Bá Trạc, khu phố 2, phường 1. Bệnh nhân này đang được cách ly, điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Trước đó, ngày 27/2, người này đến Kualalumpur, Malaysia đi lễ hành hương của Hồi giáo. Ngày 3/3, ông Moha Math về nước trên chuyến bay AK 524 từ Malaysia về sân bay Tân Sơn Nhất và được con trai đón về nhà. Chánh văn phòng quận 8 Nguyễn Nha Kha cho biết, khi nắm thông tin về bệnh nhân số 61 (ngụ ở tỉnh Ninh Thuận), ngày 16/3, Ban chỉ đạo phòng chống dịch của quận chủ động rà soát những người đi dự lễ hội tôn giáo tại Malaysia. Qua đó, ghi nhận 5 trường hợp người dân ở quận 8 dự sự kiện trên, trong đó có 3 người đi cùng chuyến bay với bệnh nhân 61, hai người đi chuyến bay khác. Đến 11h45 ngày 17/3, Ban Tôn giáo TP.HCM có gửi thông tin danh sách tín đồ dự lễ hội (từ ngày 27/2 đến 1/3), trong đó có tên bệnh nhân 100. Tuy nhiên, tại thời điểm nhận thông báo, người này đã hết thời hạn cách ly, cơ quan chức năng quận 8 vẫn đề xuất lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Kết quả, có 15 trường hợp âm tính, 1 trường hợp dương tính là ông Moha Math. Lập tức, UBND quận 8 khoanh vùng, lập các chốt chặn và kiểm tra y tế tại hẻm mà bệnh nhân cư ngụ, với 140 hộ, 725 nhân khẩu. Ngoài ra, sáng 17/3, cơ quan chức năng quận 8 phong tỏa hẻm 47 Nguyễn Thị Tần (phường 2) và áp dụng các biện pháp cách ly với những người tiếp xúc gần với nữ bệnh nhân 64. Chủ tịch TP.HCM nổi nóng khi chủ tịch quận nói thiếu khẩu trang"Thành phố có đủ khẩu trang, nhất là khẩu trang cho đội ngũ y tế làm nhiệm vụ. Tại sao các anh nói thiếu, các anh phải xem lại mình, nắm không vững, phối hợp thiếu đồng bộ rồi kêu thiếu". Hồ Văn | ||||||||||
Chia sẻ từ sân bay Nội Bài của những người về nước để an toàn hơn Posted: 22 Mar 2020 04:01 PM PDT Dịch Covid-19 đang lan rộng tại nhiều nước, trước bối cảnh đó nhiều công dân Việt Nam sinh sống, học tập ở nước ngoài đã chọn trở về để được an toàn hơn. XEM CLIP: Sảnh chờ làm thủ tục nhập cảnh nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài ngày cuối tuần, hơn 100 hành khách ngồi chờ làm thủ tục để về khu cách ly huyện Thanh Trì (Hà Nội). Ngay từ khi xuống sân bay mẹ con chị được đo thân nhiệt, khai báo y tế, sau đó mới đến sảnh chờ nhập cảnh làm thủ tục đưa đi cách ly.
Gia đình chị Nga sang Hungary định cư đã được 2 năm, theo kế hoạch 5-10 năm mới về thăm quê một lần, nhưng do tình hình dịch Covid-19 tại Hungary bùng phát nên chồng chị quyết định để mẹ con chị về trước tránh dịch. "Chúng tôi thực sự lo lắng trước tình hình dịch bệnh tại Hungary nên suy đi tính lại thấy công tác phòng dịch ở Việt Nam tốt hơn, an toàn hơn nên 4 mẹ con chúng tôi về nước trước, chồng tôi tuỳ tình hình sẽ về sau", chị Nga nói.
Trở về từ Hà Lan, ông Lưu Văn Liên (71 tuổi) ngồi thảnh thơi gọi điện cho người thân ở Thái Bình thông báo đã về đến Nội Bài, đang chờ làm thủ tịch nhập cảnh rồi về khu cách ly tập trung. "Rõ ràng Việt Nam phòng chống dịch tốt hơn, ý thức của người dân và hệ thống y tế dự phòng tốt nên số ca mắc bệnh thấp và chưa có ai thiệt mạng vì dịch", ông Liên nói. "Khi mua vé về nước em xác định phải về khu cách ly. Bố mẹ cũng gọi sang động viên phải cách ly tốt để tránh lây lan dịch bênh nên em thấy yên tâm hơn. Thực sự ngay lúc này em thấy được đưa cách ly mới thấy an toàn", Duy nói.
Duy cũng chia sẻ tình hình dịch Covid-19 tại Pháp đang rất căng thẳng. Tính đến chủ nhật vừa qua Pháp đã có khoảng 6.600 ca nhiễm bệnh. Nước này đã phải đóng tất cả các cửa hàng, trừ siêu thị và các hiệu thuốc. "Thời gian đầu người Pháp cho rằng dịch Covid-19 chỉ là cúm mùa, số người chết vì Covid-19 chưa bằng cúm mùa nên họ không quan tâm nhiều. Chỉ đến khi dịch bùng phát họ mới có chính sách mạnh tay", Duy cho biết.
Cùng là du học sinh tại Pháp, nhưng con đường về Việt Nam của Nguyễn Thanh Tùng (21 tuổi) chật vật hơn nhiều. Tùng học chuyên ngành kiến trúc tại Grenoble, cách Paris 500km. Để lên máy bay về nước, Tùng phải mất 2 ngày trời đi tàu mới lên được Paris do chuyến tàu bị huỷ từ ảnh hưởng của dịch bệnh.
Được về Việt Nam và đưa về khu cách ly, lúc đầu Tùng không khỏi lo lắng nhưng khi xuống sân bay và gọi điện cho bạn đang cách ly ở Sơn Tây, Tùng thấy an tâm hơn nhiều. Ký túc xá đẹp nhất nhì Việt Nam trở thành khu cách ly 2.000 chỗKý túc xá ĐH FPT với quy mô 4 tòa nhà 5 tầng được sử dụng làm khu cách ly tập trung cho khoảng 2.000 người trở về từ vùng dịch Covid-19. Vũ Điệp - Đoàn Bổng -Phạm Hải | ||||||||||
Ô tô húc chết người phụ nữ ở Quảng Ninh rồi bỏ chạy khỏi hiện trường Posted: 23 Mar 2020 03:28 AM PDT Vụ tai nạn xảy ra vào 5h30 sáng nay, tại km 210+100 quốc lộ 18A, đoạn qua thôn Đồng Mộc, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Chị H.T.P (SN 1984, trú xã Đông Hải, huyện Tiên Yên) đi xe máy BKS 14N1-015.02 hướng Móng Cái - Hạ Long va chạm với ô tô (chưa rõ biển số) đi chiều ngược lại.
Cú va khiến chị P. tử vong tại chỗ, xe máy hư hỏng nặng. Sau đó chiếc ô tô đã tăng ga bỏ chạy khỏi hiện trường. Đội CSGT số 3, Công an tỉnh Quảng Ninh đang trích xuất hình ảnh trên các camera dọc quốc lộ 18 để truy tìm ô tô đâm chết người rồi bỏ trốn. Xế hộp cháy trơ khung trên cao tốc Hạ Long - Hải PhòngXe Toyota Camry BKS 29A-407.55 bốc cháy dữ dội khi đang chạy trên cao tốc Hạ Long - Hải Phòng lúc 15h45 hôm nay. Phạm Công | ||||||||||
Hơn 2.000 khách bay từ các nước về Việt Nam hôm nay do virus corona Posted: 22 Mar 2020 11:42 PM PDT Hơn 2.000 khách chủ yếu là người Việt Nam trở về từ các nước Đức, Anh, Nhật, Úc... Một số chuyến bay dự kiến hạ cánh ở Nội Bài đã chuyến sang sân bay Vân Đồn. Cụ thể, sân bay Tân Sơn Nhất đón 826 khách, Nội Bài 400 khách, Vân Đồn 509 khách và sân bay Cần Thơ 270 khách. Sáng nay, 2 chuyến bay từ Đức và Anh dự kiến về Nội Bài đã hạ cánh tại sân bay Vân Đồn. Chuyến bay từ Đức về hạ cánh lúc 6h20, vận chuyển 208 hành khách. Chuyến bay từ Anh về hạ cánh lúc 7h20 với 301 khách. Tất cả hành khách là người Việt Nam, sau khi nhập cảnh đều được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh đưa đến địa điểm cách ly.
Hôm qua, cả nước đón 4.148 khách từ các chuyến bay quốc tế. Nhiều nhất là sân bay Tân Sơn Nhất với 1.015 khách, tiếp đến là Cần Thơ 726 khách, Cam Ranh 412 khách và Vân Đồn 317 khách. Số khách thực tế về sân bay Nội Bài hôm qua chỉ có 1.642 khách, trong khi khách đặt vé trước là 2.300 khách. Đại diện cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, nguyên nhân số khách thực tế giảm sâu so với lượng vé đặt là do có một số chuyến bay bị huỷ hoặc điều hành đi sân bay Vân Đồn. Gần 40 du học sinh Việt Nam mắc kẹt ở sân bay Mỹ Gần 40 du học sinh Việt Nam tại Mỹ đang chờ ở sân bay Dallas để đi Narita (Nhật Bản) rồi nối chuyến về nước thì nhận được thông báo chuyến bay Narita - Việt Nam bị huỷ. Theo thông tin từ gia đình các du học sinh, các em đang ở sân bay tìm chuyến bay khác đồng thời email, gọi điện tới cơ quan đại diện của Việt Nam tại Mỹ, Nhật Bản xin trợ giúp. Gia đình các du học sinh sau khi liên hệ với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco thì được biết, tại sân bay Dallas, hành khách bay về Việt Nam quá cảnh tại Nhật sẽ chưa được làm các thủ tục để lên máy bay. Lý do: Một số hãng hàng không Nhật chưa thể khẳng định việc tiếp tục thực hiện các chuyến bay tới Việt Nam đã bị huỷ trước đó. Các du học sinh ở Dallas có thể đổi hành trình bay qua các sân bay vẫn còn khai thác bay tới Việt Nam như qua Hong Kong (mặc dù lượng hành khách khá đông do mọi ngả về Việt Nam hiện nay đều tập trung đi qua đây). Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco đã cử cán bộ có mặt tại sân bay để hỗ trợ đoàn. Hiện phần lớn thành viên trong đoàn đã đổi được vé bay từ Dallas về Hong Kong rồi nối chuyến về Việt Nam. Số còn lại sẽ đổi vé để về nước trong ngày mai. Để nhận được sự hỗ trợ trong trường hợp cần thiết, công dân Việt Nam liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng của các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ hoặc số điện thoại tổng đài Bảo hộ công dân +84 981 84 84 84. Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco: +1 – 415 910 5787 hoặc +1 415 481 9030; email: landingvisa@vietnamconsulate-sf.org. Đại sứ quán Việt Nam tại Washington DC: +1 (202)7168666. Việt Nam đã có kịch bản với hàng ngàn người nhiễm Covid-19Các chuyên gia dự báo dù Việt Nam đã có kinh nghiệm ở giai đoạn trước, nhưng vẫn có khoảng 600 - 4.000 người nhiễm virus corona là bình thường - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. Vũ Điệp - Thái An | ||||||||||
Bộ trưởng KH-ĐT: Tôi và đoàn công tác của Bộ không ai dương tính với Covid-19 Posted: 22 Mar 2020 08:37 PM PDT Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: Tình hình sức khoẻ của tôi tốt, đi làm trở lại bình thường từ tuần qua. Có mặt tại phiên họp UB Thường vụ QH sáng nay, trước khi giải trình về dự thảo luật Đầu tư, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết: "Thời gian tôi cách ly có nhiều người gọi điện thăm hỏi, động viên. Tình hình sức khoẻ của tôi tốt, đã đi làm trở lại bình thường từ tuần qua". Ông khẳng định: "Tôi và các đồng chí trong đoàn công tác của Bộ không có ai dương tính".
Theo Bộ trưởng KH-ĐT, công việc trong thời gian đoàn được cách ly vẫn được xử lý bình thường. "Hiện chúng tôi đang tập trung nghiên cứu trình Chính phủ giải pháp ứng phó dịch bệnh, duy trì sản xuất, tăng trưởng QH đề ra. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng là một trong những người đi cùng chuyến bay (số hiệu VN0054 của VietNam Airlines, hạ cánh xuống sân bay Nội Bài lúc 4h30 sáng 2/3) có nữ bệnh nhân 17 nhiễm virus corona. Bệnh nhân thứ 17 ngồi ghế 5K, còn Bộ trưởng KH-ĐT ngồi ở số ghế 1A, cùng khoang thương gia. Sai khi phát hiện bệnh nhân thứ 17 dương tính với Covid-19, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã tự cách ly tại nhà 14 ngày theo quy định. Việt Nam đã có kịch bản với hàng ngàn người nhiễm Covid-19Các chuyên gia dự báo dù Việt Nam đã có kinh nghiệm ở giai đoạn trước, nhưng vẫn có khoảng 600 - 4.000 người nhiễm virus corona là bình thường - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. Thu Hằng | ||||||||||
Chủ tịch Hà Nội khuyên con trai ở Mỹ dự trữ thức ăn, ở trong nhà 3 tháng Posted: 23 Mar 2020 05:42 AM PDT Ông Nguyễn Đức Chung cho biết có con trai đang du học tại vùng có dịch Covid-19 nặng nhất ở Mỹ, ông khuyên con nên ở trong nhà đến hết tháng 6. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch Covid-19 TP Hà Nội chiều nay, đại diện Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao thông tin về một số chính sách liên quan đến người nhập cảnh, người Việt ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam. Việt Nam đã quyết định dừng nhập cảnh với tất cả người nước ngoài, trừ một số trường hợp ngoại giao công vụ và một số trường hợp đặc biệt khác. Bộ Ngoại giao đã thông báo, làm công tác ngoại giao với tất cả các nước và các cơ quan đại diện nước ngoài liên quan, về cơ bản các nước hiểu quyết định này của Việt Nam. Đối với người Việt Nam ở nước ngoài, hiện nay có rất nhiều người có nguyện vọng về nước, tuy nhiên thời gian qua, các nước có nhiều chính sách như hạn chế xuất nhập cảnh, các đường bay của các hãng hàng không thắt chặt giảm, giảm bớt. Đại diện Cục Lãnh sự thông tin: "Rất nhiều công dân của ta ở nước ngoài gặp khó khăn, Cục đã chỉ đạo các đại sứ quán và cơ quan đại diện ở nước ngoài làm công tác bảo hộ công dân cần thiết. Tuy nhiên, các anh chị có người nhà, người quen ở nước ngoài trong thời điểm này mong muốn được về nước thì trước mắt làm công tác tư tưởng, nếu không có nguyện vọng nào bức thiết thì hãy ở lại nước sở tại. Nếu gặp khó khăn và có nguyện vọng thực sự cần thiết về nước, mà gặp khó khăn trong xuất cảnh thì liên hệ với đại sứ quán, cơ quan đại diện của Việt Nam để được trợ giúp".
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chia sẻ: "Tôi có con trai đang học ở Mỹ, vùng nặng nhất của Mỹ, cách đây 3 tuần tôi bảo thôi chịu khó mua dự trữ thức ăn đủ đến hết tháng 6, chấp nhận thuê 1 nhà vì trong trường cho ra hết rồi. Thuê nhà ở yên trong đó 3 tháng". Liên quan số lượng người nước ngoài ở Việt Nam, đại diện Cục Lãnh sự cho biết: "Chúng ta đã dừng nhập cảnh thì số lượng người nước ngoài vào Việt Nam không còn nhiều. Tuy nhiên cũng còn nhiều người nước ngoài đang ở Việt Nam cũng đang cách ly, vẫn đang học tập". Cục Lãnh sự đề nghị tiếp tục có hình thức quan tâm đến khó khăn, đặc thù riêng của những trường hợp này như rào cản ngôn ngữ, các khó khăn khác, đặc biệt không kỳ thị người nước ngoài. Đối tượng chống phá trên mạng gây ảnh hưởng đến chống dịch Covid-19 Thiếu tướng Đoàn Ngọc Hùng, Phó giám đốc Công an TP cho biết trong 3 ngày qua, công an quận, huyện, thị xã đã rà soát được 3.869 người nhập cảnh vào Hà Nội từ ngày 7/3. Số người có biểu hiện ho, sốt được đưa vào cac bệnh viện là 64. Cách ly tại nhà: 2.779 người. Số người xác định dương tính với Covid-19 là 4 người. Công an đang tiếp tục phối hợp với Sở Y tế, Du lịch rà soát. Về người nước ngoài có 20.172 người Hàn Quốc, 6.664 người Nhật Bản, 2.476 người Trung Quốc, 1.767 người Mỹ, 1.183 người Pháp, 513 người Đức, 23 người Iran. Đang theo dõi tại các cơ sở cách ly là 98 người, tại cộng đồng 773 người. Trong 3 ngày qua, Công an TP đã chỉ đạo các đơn vị thành lập chốt bảo vệ khu vực cách ly tập trung mới là ký túc xá đại học FPT và khách sạn Hòa Bình. Công an TP đã xử lý 60 trường hợp đăng tin bài sai sự thật về dịch, gây hoang mang dư luận. Xử lý các hành vi không khai báo hoặc khai báo không trung thực, không chấp hành cách ly trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đấu tranh, phòng ngừa ngăn chặn các tổ chức phản động, số đối tượng trong nước và hoạt động chống phá trên không gian mạng gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch. Hà Nội đấu tranh xử lý tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao, xâm nhập tấn công vào các website hệ thống dữ liệu của các cơ quan, tổ chức để đánh cắp và phát tán tài liệu có mục đích xấu. Việc tăng cường làm việc tại nhà, trực tuyến là điều kiện để nảy sinh tội phạm mạng và đánh cắp thông tin tài liệu. Trong công tác giam giữ, Công an TP đã chỉ đạo các đơn vị thông báo cho người nhà về việc dừng thăm phạm nhân để hạn chế tiếp xúc, hạn chế lây lan dịch. Đề xuất với Bộ Công an tạm dừng việc điều chuyển phạm nhân giữa các trại tạm giam, phạm nhân từ trại tạm giam vào trại thi hành án trừ trường hợp bắt buộc theo yêu cầu. Không được xin xỏ cách ly gần nhà, không cần phải tiếp tế đồ ănThông báo cho người cách ly cần tuân thủ quy định, không để người thân thăm nom, động viên họ không cần tiếp tế lương thực - Thượng tướng Trần Đơn yêu cầu các đơn vị quân đội. Thành Nam - Hương Quỳnh | ||||||||||
Cách ly 39 người trong 2 thôn ở Đông Anh liên quan ca nghi nghiễm Corona Posted: 23 Mar 2020 05:24 AM PDT 2 thôn thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội) được khoanh vùng, 39 người được cách ly do tiếp xúc với 1 người có biểu hiện ho, sốt. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội chiều nay, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Lê Trung Kiên báo cáo, huyện có trường hợp nghi ngờ là 2 công nhân ở KCN Thăng Long đi công tác từ Malaysia đến Nội Bài chiều 17/3. Sáng hôm sau, 2 người này đến làm việc tại công ty Panasonic ở KCN Thăng Long, đến 14h chiều thì ho, sốt nên được đưa vào BV Bệnh nhiệt đới TƯ. Qua điều tra dịch tễ, 2 ca nghi ngờ này đã trực tiếp tiếp xúc với 19 công nhân của KCN Thăng Long và 5 người ở nơi cư trú. Ngay trong đêm, huyện đã sàng lọc, phân tích, đưa toàn bộ những người tiếp xúc gần đến các BV, đồng thời khử khuẩn công ty Panasonic và khu cư trú. Hiện đang chờ kết quả của 2 người này. Trường hợp nghi ngờ tiếp theo là người của xã Liên Hà, đi từ Hàn Quốc về và đã có 14 ngày cách ly tại Vân Đồn (Quảng Ninh). "Sau đó, người này được trở về địa phương được 6 ngày, đến 21/3 thì sốt, ho, khó thở. Chúng tôi đã tập trung phân loại và đưa bệnh nhân đến BV Bắc Thăng Long", Chủ tịch huyện Đông Anh cho biết.
Người này đã tiếp xúc với 39 người, huyện Đông Anh đã tập trung 2 thôn Giao Tác và Đại Vĩ để khoanh vùng và cách ly toàn bộ những người tiếp xúc gần và những người tiếp xúc với người tiếp xúc. Tạm dừng dịch vụ tang lễ trong BV Bạch Mai Chủ tịch quận Đống Đa Võ Nguyên Phong cho biết trên địa bàn cách ly, theo dõi 32 trường hợp F1, 178 trường hợp F2. Có 239 người đến từ vùng dịch. Có 3 ca nghi ngờ đang cách ly tại BV Đống Đa, 1 ở phường Kim Liên, 1 ở Ô Chợ Dừa và 1 ở Trung Phụng. Quận đã lấy được 203 mẫu, trong đó 86 mẫu có kết quả âm tính lần 1, 117 mẫu chờ kết quả. Quận có 2 bệnh nhân: ca thứ 84 và thứ 110 nhưng chưa về địa phương. Đối với các trường hợp cách ly tại cơ sở y tế, hiện có 19 người F1 và 1 người F2. Trường hợp F2 này liên quan đến bệnh nhân 107 và trú tại ngõ chợ Khâm Thiên. Đêm qua, người này có biểu hiện ho, sốt nên đã đưa đi cách ly, toàn bộ khu vực cư trú được phun khử khuẩn. Theo ông Phong, Giám đốc BV Bạch Mai đã ban hành quyết định thành lập khu vực cách ly ở nhà 9 tầng và C4. Hiện có 243 trường hợp đang cách ly tại đây, trong đó khu 9 tầng 158 trường hợp, khu C4 có 32 nhân viên y tế, 24 người bệnh, 28 người nhà bệnh nhân. Quận đã phối hợp với BV để hỗ trợ giám sát ở cổng BV. Trong BV không tổ chức khám bệnh ở các khoa, bệnh nhân được tiếp nhận ở khoa khám bệnh, đường Giải Phóng. Dịch vụ xe ôm, ăn uống, tang lễ trong BV, các cửa hàng ăn uống xung quanh BV đều tạm dừng. Hà Nội chờ xét nghiệm khẳng định về 23 mẫu dương tính Covid-19Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã xét nghiệm cho kết quả 23 mẫu dương tính với Covid-19, đang gửi các mẫu này về Viện Vệ sinh dịch tễ xét nghiệm khẳng định. Trần Thường - Hương Quỳnh | ||||||||||
Thủ tướng đồng ý cho đóng góp tự nguyện khi cách ly tập trung chống corona Posted: 23 Mar 2020 06:16 AM PDT Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý mở rộng xã hội hóa, đóng góp tự nguyện trong điều kiện cách ly tập trung. Về cách ly tập trung tại khách sạn, ưu tiên cách ly đối với người nước ngoài. Thủ tướng chiều nay chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình phòng chống dịch bệnh Covid-19. 10-15 ngày tới sẽ quyết định thất bại hay thành công Thủ tướng cho rằng, trong giai đoạn tới, khả năng lây nhiễm ra cộng đồng rất cao. Hiện vẫn còn tình trạng tập trung ăn nhậu tại các quán ăn, sàn nhảy, điểm vui chơi, một số nhà thờ lớn vẫn làm lễ đông người.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu làm tốt 3 vòng: Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ xuất nhập cảnh một cách quyết liệt, cả đường bộ, đường thủy, hàng không, đường sắt; tiếp tục cách ly tập trung đúng quy định dù tốn kém; có phương thức cách ly đặc biệt tại gia đình hoặc khu vực giám sát của ngành y tế với quy trình chặt chẽ, không để lây ra cộng đồng. Nhấn mạnh rằng xã hội rất quan tâm đến các bác sĩ, nhân viên y tế, nhân viên phục vụ cách ly và các đối tượng liên quan dễ lây nhiễm, Thủ tướng đề nghị các đại biểu đề xuất biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn hiệu quả đỉnh dịch. Thủ tướng thông báo tin vui: Cuộc vận động hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 đến nay đã nhận được 305 tỷ đồng do các tổ chức, cá nhân ủng hộ cả về tiền và hiện vật, riêng nhắn tin ủng hộ qua số 1407 là 60 tỷ đồng. "Đây là sự nghiệp của toàn dân, nhân dân ủng hộ chúng ta rất nhiều, kể cả doanh nghiệp hiện nay gặp khó khăn cũng chung tay, chung sức để bảo vệ sức khỏe nhân dân", Thủ tướng nói. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, trong 10-15 ngày tới sẽ quyết định thất bại hay thành công trong chống dịch. Vì vậy, các cấp, các ngành, hệ thống chính trị "đã quyết liệt rồi, chặt chẽ rồi thì càng quyết liệt, chặt chẽ hơn", phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, phải thành công chứ không thất bại, không để lây lan lũy thừa, nhiều người mắc, người chết. Đóng cửa các dịch vụ không cần thiết Trong lúc dịch sang giai đoạn mới, Thủ tướng lưu ý, sự đồng lòng, chung tay vào cuộc, sự nghiêm túc, quyết liệt trong phòng chống, đặc biệt là sự phối hợp trong nhân dân, trong từng đường phố, từng chung cư, từng ngôi nhà và người dân rất quan trọng. Thủ tướng yêu cầu đóng cửa các dịch vụ không cần thiết, đề nghị các cơ sở thờ tự không tụ tập đông người và yêu cầu các địa phương nghiêm khắc nhắc nhở vấn đề này.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Bộ trưởng Công an chỉ đạo "đi từng ngõ, gõ từng nhà", yêu cầu cung cấp thông tin các trường hợp từ nước ngoài về từ ngày 8/3 đến nay để xác định đối tượng tiếp xúc gần nhằm phân loại, xét nghiệm, cách ly. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế nêu tổng quát kinh phí để báo cáo với cơ quan chức năng và đồng ý mở rộng xã hội hóa, đóng góp tự nguyện trong điều kiện cách ly tập trung. Về cách ly tập trung tại khách sạn, ưu tiên cách ly đối với người nước ngoài và do đơn vị, cá nhân người nước ngoài thanh toán. Căn cứ vào tình hình nhập cảnh, cách ly tập trung hiện nay, Bộ Y tế có ý kiến cụ thể với Bộ Quốc phòng và phân bổ cho các địa phương về số cơ sở và số lượng người cách ly tập trung để chủ động triển khai. Về mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch, Thủ tướng giao Ban chỉ đạo xem xét, xử lý việc mua sắm với tinh thần công khai, minh bạch, kịp thời, làm nhanh nhưng chống tham ô, tham nhũng. Bộ Y tế nhanh chóng có các phương án mua, sử dụng các loại test xét nghiệm kịp thời hơn, báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo. Bộ cần khẩn trương triển khai xét nghiệm nhanh tại các khu cách ly, tại cộng đồng để sàng lọc người nhiễm virus, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm. Nếu máy xét nghiệm và kit xét nghiệm trong nước bảo đảm chất lượng thì tập trung mua sản phẩm trong nước. Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo, ngành y tế có trách nhiệm giới thiệu các phác đồ điều trị phổ biến để tập huấn cho các địa phương. Nhấn mạnh "Việt Nam kiên trì nguyên tắc chống dịch: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng dập dịch", Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp không cách ly, không khai báo, gây hậu quả thì xử lý hình sự. Thu Hằng Việt Nam đã có kịch bản với hàng ngàn người nhiễm Covid-19Các chuyên gia dự báo dù Việt Nam đã có kinh nghiệm ở giai đoạn trước, nhưng vẫn có khoảng 600 - 4.000 người nhiễm virus corona là bình thường - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. | ||||||||||
Nếu dịch Covid-19 kéo dài, sẽ tính toán lại kỳ họp tháng 5 của Quốc hội Posted: 22 Mar 2020 09:50 PM PDT Chủ tịch QH cho biết, bà thường xuyên điện thoại trao đổi với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về phòng chống dịch và mong "Phó Thủ tướng tiếp tục về chỉ đạo, phải tranh thủ ngủ một chút". Sau khi nghe Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam báo cáo về tình hình phòng chống dịch Covid-19 tại phiên họp UB Thường vụ QH sáng nay, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân hoan nghênh công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh thời gian qua của Chính phủ đúng như thông điệp "chống dịch như chống giặc". Chân thành cảm ơn đội ngũ ở tuyến đầu chống dịch Ngoài công tác phòng chống dịch, Chủ tịch QH ghi nhận việc thông tin, tuyên truyền của Việt Nam rất công khai, minh bạch kịp thời đến người dân.
"Tối qua 22h, tôi còn nhận được thông tin về các ca nhiễm mới rất là nhanh và minh bạch thông qua ứng dụng NCOVI, chúng ta có thể kiểm soát được. Điều này thể hiện vai trò trách nhiệm của Ban chỉ đạo, cả hệ thống chính trị và cộng đồng nhân dân. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận, làm cho người dân tin tưởng thêm vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước", Chủ tịch QH nói. Chủ tịch QH gửi tình cảm thân thiết, sự trân trọng và lời cảm ơn chân thành với các cấp chính quyền, nhất là đội ngũ những người đang làm công tác ở tuyến đầu chống dịch. Đó là những thành viên trong Ban Chỉ đạo, y bác sỹ, nhân viên y tế, các nhà khoa học, chiến sĩ quân đội, công an… Theo Chủ tịch QH, có những số liệu rất ấn tượng như gần 7.000 người Việt Nam ở các tâm dịch được đón trở về nước; 700 tiếp viên hàng không đang làm công việc nguy cơ lây nhiễm trong top 3 đăng ký xin không nhận lương, nghỉ không lương 2-3 tháng. Hay như gần 300 bác sĩ, y tá về hưu tại Hà Nội xin đăng ký trở lại bệnh viện để góp phần phòng chống dịch, dù biết dịch bệnh dễ lây với những người trong độ tuổi như họ nhưng họ vẫn tình nguyện quay trở lại chống dịch. Hàng ngàn cán bộ chiến sĩ hơn cả tháng nay phải ngủ bạt, ngủ lều giữa rừng để nhường chăn gối cho người cách ly. Khu cách ly được cung cấp suất ăn miễn phí với tiêu chuẩn cao gấp đôi của chiến sĩ. Hay có những DN tư nhân khách sạn 4 sao cung cấp miễn phí tiền phòng, tiền ăn miễn phí cho người bị cách ly nước ngoài. Nhân viên khách sạn xin ở lại để phục vụ. "Đây là những con số, hình ảnh rất ấn tượng với Việt Nam chúng ta", Chủ tịch QH nhấn mạnh. "Thường vụ QH khẳng định sẽ đồng hành sát cánh, sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện cho Chính phủ triển khai tốt nhất biện pháp chống dịch", Chủ tịch QH nói và cho rằng, qua đây mới thầy sự đoàn kết quân dân, trách nhiệm của cả hệ thống Chính trị. Sẵn sàng họp Thường vụ trực tuyến Bên cạnh đó, Chủ tịch QH bày tỏ băn khoăn khi số ca nhiễm mỗi ngày mỗi tăng; một số khách vãng lai đã vào Việt Nam và đi khắp nơi trong nước, trong đó có bao nhiêu người ủ bệnh, tiếp xúc với bao nhiêu người. "Đây là vấn đề rất lớn, tôi đề nghị ban chỉ đạo và các địa phương quan tâm cái này", bà nói.
Chủ tịch QH ủng hộ giải pháp xét nghiệm cách ly, ứng phó sẵn sàng mọi tình huống là đúng cũng như việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính, không tập trung đông người và phải đeo khẩu trang. "Tôi đề nghị khi họp phải đeo khẩu trang. Người trên 60 tuổi phải ở nhà, nếu không có việc gì cần thiết ra đường. Các công việc phục vụ cho dân qua cổng thông tin điện tử, hạn chế gặp gỡ nhau, tăng cường làm việc trực tuyến", Chủ tịch QH lưu ý. Bà Ngân cho hay, Văn phòng QH đã triển khai các ứng dụng để sắp tới làm việc với ĐBQH chuyên trách, không đi họp trực tiếp nữa. "Thậm chí Thường vụ làm việc trực tuyến, ngồi tại phòng để họp, không cần tập trung ở phòng này nữa, chúng tôi sẵn sàng cho tình huống này, thậm chí ở nhà làm việc nhưng đảm bảo công việc vẫn trôi chảy", Chủ tịch QH đề nghị phải thực hiện nghiêm các giải pháp phòng chống dịch Chính phủ đưa ra, không để xảy ra tình trạng ỷ lại, lấy lý do dịch bệnh làm ảnh hưởng công tác. Chủ tịch QH đề nghị Bộ KH-ĐT, phần tăng thu ngân sách 2019 đừng có chia cho đầu tư, trừ những vấn đề cấp thiết nhất, mà dùng phần này dự phòng cho phòng chống dịch bệnh và giải quyết những vấn đề thâm hụt ngân sách do sản xuất bị ảnh hưởng dịch bệnh. Chủ tịch QH yêu cầu, các cơ quan QH tiếp tục theo dõi, nắm sát tình hình để có đề xuất kịp thời, hỗ trợ Chính phủ thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội. Các uỷ ban, Hội đồng Dân tộc điều chỉnh chương trình công tác, nhất là hoạt động giám sát, để tập trung phòng chống dịch, không tổ chức các đoàn giám sát chuyên, chỉ giám sát tối cao. "Chúng tôi kêu gọi nhân dân chung tay thực hiện các biện pháp phòng dịch có hiệu quả, người người chống dịch, nhà nhà chống dịch, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi nhà la một pháo đài để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh", Chủ tịch QH kêu gọi. "Trong lúc khó khăn nhất thì tôi và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vẫn điện thoại trao đổi ý kiến lẫn nhau trong công tác phòng chống dịch. Mong Phó Thủ tướng tiếp tục về chỉ đạo, phải tranh thủ 'ngủ một chút đi anh'. Có một bài hát ngủ một chút đi anh rất hay", Chủ tịch QH chia sẻ. Việt Nam đã có kịch bản với hàng ngàn người nhiễm Covid-19Các chuyên gia dự báo dù Việt Nam đã có kinh nghiệm ở giai đoạn trước, nhưng vẫn có khoảng 600 - 4.000 người nhiễm virus corona là bình thường - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. Thu Hằng | ||||||||||
Hà Nội xét nghiệm được 23 mẫu dương tính với Covid-19 Posted: 23 Mar 2020 04:07 AM PDT Đến hôm nay, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã xét nghiệm hơn 7.000 mẫu, trong đó có 23 mẫu dương tính với Covid-19 gửi Viện Vệ sinh dịch tễ xét nghiệm, còn lại âm tính. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) của Hà Nội chiều nay họp phiên thường kỳ với 30 quận huyện, dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung. Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho biết, đến 14h chiều, Hà Nội ghi nhận 37 người nhiễm Covid-19. Trong đó quận Ba Đình 8; Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng mỗi quận 2; Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông mỗi quận 1 và 18 trường hợp là người dân Hà Nội về từ các nước được phát hiện qua sàng lọc tại sân bay Nội Bài và khi cách ly tập trung.
Giám đốc Sở Y tế nhận định cố ca mắc bệnh tại Hà Nội trong những ngày qua tăng trong xu hướng chung của cả nước, các ca mắc chủ yếu là từ các nước khác về (29 người đi từ vùng quốc gia có dịch). Tổng số người được giám sát, theo dõi sức khỏe tại cộng đồng là 19.245, có 11.944 người hết theo dõi, hiện còn theo dõi 7.301 người. Tính đến 9h hôm nay, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã xét nghiệm 7.268 mẫu. Kết quả: 23 mẫu dương tính gửi Viện Vệ sinh dịch tễ xét nghiệm khẳng định, còn lại âm tính. Các bệnh viện của Hà Nội đang tổ chức cách ly, điều trị cho 370 người. Trong đó, tiếp xúc gần với ca dương tính từ các quận, huyện chuyển đến (F1) 333 người, các trường hợp của bệnh nghi ngờ (có triệu chứng và có các yếu tố dịch tễ): 37. Khách sạn Hòa Bình là nơi cách ly cho người nước ngoài TP đã bố trí 15 khu cách ly (9 khu của quân đội, 1 khu của BV Công an TP và 5 khu dân sự) với 14.629 chỗ. Trong đó BV Công an TP có 88 chỗ ở dành cho cách ly, khách sạn Hòa Bình (quận Hoàn Kiếm) có 80 chỗ ở dành cho người nước ngoài. Hà Nội đã lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp nhập cảnh, CDC Hà Nội đang chạy 4 máy xét nghiệm Covid-19, dự kiến trong các ngày tới sẽ thêm 8 máy. TP đang đề xuất mua thêm sinh phẩm xét nghiệm để đáp ứng cho nhu cầu xét nghiệm trong thời gian tới. Ông Hiền cho biết đã xuất hiện ca bệnh là nhân viên y tế và nguy cơ lây nhiễm đối với nhân viên y tế có thể sẽ tăng khi số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tăng lên trong thời gian tới. Sở Y tế đã tổ chức tập huấn trực tuyến phổ biến phòng chống lây nhiễm chéo và tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế và cơ sở cách ly cho các cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch. Yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện việc bảo hộ đối với nhân viên y tế. Hầu hết các ca ghi nhận đến thời điểm này đều là người từ nước ngoài về. Tuy nhiên cũng xuất hiện các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng và trong cơ sở y tế nên trong thời gian tới nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn, dự báo sẽ tiếp tục xét xuất hiện nhiều ca mới và diễn biến dịch phức tạp hơn. Không được xin xỏ cách ly gần nhà, không cần phải tiếp tế đồ ănThông báo cho người cách ly cần tuân thủ quy định, không để người thân thăm nom, động viên họ không cần tiếp tế lương thực - Thượng tướng Trần Đơn yêu cầu các đơn vị quân đội. Trần Thường - Hồng Nhì |
You are subscribed to email updates from Thời sự - Tin tức trong ngày, tin xã hội mới nhất hôm nay. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét