“Bữa cơm trên lá chuối nơi biên giới của bộ đội biên phòng chặn dịch” plus 14 more |
- Bữa cơm trên lá chuối nơi biên giới của bộ đội biên phòng chặn dịch
- Tin tức dịch Covid-19 ngày 27/3: Mỹ thành vùng dịch lớn nhất thế giới
- Thủ tướng: Tạm dừng hội họp, tập trung trên 20 người từ 0h ngày 28/3
- Việt Nam công bố phác đồ mới chẩn đoán và điều trị Covid-19
- Covid-19 sẽ lây theo cấp số nhân nếu người dân không ở nhà
- Giỗ Tổ Hùng Vương không có đoàn rước, hạn chế đại biểu do virus corona
- V-League “mịt mù” ngày trở lại, thầy Park dễ... phá sản
- Xuất khẩu nông sản đạt 42 tỷ USD: Nhắm vào thị trường Trung Quốc, ASEAN
- Chủ tịch TP.HCM: 'Một người nhiễm Covid-19 lây 406 người nếu không cách ly'
- Báo VietNamNet tuyển trưởng ban, thư ký tòa soạn
- Ông Trần Bắc Hà từng khai những gì?
- Giảng viên công bố nghiên cứu về dịch covid-19 từ khu cách ly
- Bộ đội dùng Google dịch giao tiếp 15 thứ tiếng với người cách ly Covid-19
- Bác sĩ chuyên khoa mô tả sự tàn phá của nCoV lên phổi người khỏe mạnh
- Luật sự cho rằng phạt không đeo khẩu trang nơi công cộng là cấp thiết
Bữa cơm trên lá chuối nơi biên giới của bộ đội biên phòng chặn dịch Posted: 26 Mar 2020 03:36 PM PDT Lực lượng Biên phòng tỉnh Nghệ An phối hợp với chính quyền địa phương lập 28 chốt chặn, kiểm soát đường biên, đo thân nhiệt cho người dân đi qua các điểm. XEM CLIP: Ngoài việc kiểm soát chặt tại các cửa khẩu, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An thành lập 28 chốt kiểm soát tại các đường mòn, lối mở để kịp thời phát hiện, ngăn chặn người xuất nhập cảnh trái phép. Mỗi chốt đều có lực lượng ứng trực 24/24 giờ.
Theo thống kê, từ ngày 19 - 23/3, lực lượng chức năng tại cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn) đã tiếp nhận, đưa đến các điểm cách ly tập trung gần 400 công dân và 39 phương tiện từ Lào nhập cảnh vào Việt Nam. Ngoài kiểm soát tại cửa khẩu, đồn Biên phòng cửa khẩu Nậm Cắn còn thành lập 6 chốt kiểm soát, từ cột mốc 403 đến cột mốc 406, kiểm soát chặt biên giới, không để người dân vượt biên trái phép.
Ngày 25/3, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Mỹ Lý, Trung tá Nguyễn Sỹ Đức cho biết, đơn vị đã phối hợp với chính quyền 2 xã Mỹ Lý và Bắc Lý (huyện Kỳ Sơn) thành lập 5 tổ, chốt kiểm soát. Mỗi tổ, chốt gồm 3 cán bộ Biên phòng, 1 cán bộ y tế xã, 1 dân quân và 1 công an xã có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện qua lại. Nếu phát hiện công dân xâm nhập biên giới qua đường mòn lối mở, lực lượng chốt chặn sẽ yêu cầu các cá nhân kê khai y tế, đo thân nhiệt, phun thuốc khử trùng và đưa về khu cách ly theo quy định.
Đơn vị cũng thống nhất với lực lượng chức năng của Lào tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ biên giới. Đồng thời, cử cán bộ xuống tận nhà có các công dân đi lao động, học tập ngoại tỉnh về để tuyên truyền, hướng dẫn tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà. Hiện Đồn Biên phòng Mỹ Lý đang phối hợp với 2 xã Mỹ Lý và Bắc Lý lập khu cách ly tập trung tại các điểm trường để đưa những người từ ngoại tỉnh về địa bàn cách ly theo quy định. Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Vi Thị Quyên cho biết, thời gian qua, huyện và chính quyền xã đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Bộ đội Biên phòng kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Tại cửa khẩu Nậm Cắn và các chốt kiểm soát đường mòn, chính quyền địa phương đã bố trí cán bộ y tế, công an, dân quân phối hợp với lực lượng Biên phòng tổ chức tuần tra, kiểm tra y tế và tuyên truyền phổ biến cho người dân các biện pháp phòng tránh dịch Covid-19.
Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc nhận biết cách phòng tránh, không gây hoang mang dư luận, tránh tụ tập đông người. Vũ điệu 'Ghen Cô Vy' của Công an tỉnh Hải DươngCác chiến sỹ Công an tỉnh Hải Dương gây bất ngờ với vũ điệu rửa tay Ghen Cô Vy khoẻ khoắn, với tinh thần lạc quan trong việc phòng chống dịch Covid-19. Quốc Huy - Phạm Tâm | ||||||||||||||||||||||||||||
Tin tức dịch Covid-19 ngày 27/3: Mỹ thành vùng dịch lớn nhất thế giới Posted: 26 Mar 2020 06:58 PM PDT Dịch Covid-19 tính đến nay đã xuất hiện ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng số ca nhiễm trên toàn thế giới hiện đã quá nửa triệu người. Mỹ thành vùng dịch lớn nhất thế giới Thống kê của trường Đại học Johns Hopkins cho thấy, Mỹ đã ghi nhận thêm 14.933 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới gây dịch Covid-19 lên 83.144. Số ca tử vong tăng thêm 174, đưa tổng số người thiệt mạng do Covid-19 ở nước này lên 1.201. Với số liệu trên, Mỹ đã trở thành vùng dịch lớn nhất thế giới, vượt xa cả Trung Quốc lẫn Italia. Trung Quốc hiện ghi nhận hơn 81.000 ca nhiễm và hơn 3.200 ca tử vong. Tiếp đó là Italia với hơn 80.000 ca nhiễm và hơn 8.000 ca tử vong. Châu Âu liên tục chao đảo trong đại dịch Theo công bố hôm 26/3 của cơ quan y tế Pháp, nước này đã có thêm 365 ca tử vong mới trong 24 giờ qua, tương đương với mức tăng 27% so với một ngày trước đó, đưa tổng số ca tử vong do dịch Covid-19 lên 1.696. Tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới ở nước này hiện là 29.155, tăng 16% trong 24 giờ.
Lãnh đạo cơ quan y tế Pháp Jerome Salomon cho biết thêm, 3.375 người đang ở tình trạng nguy kịch, tăng 19% so với một ngày trước. Chính phủ Anh hôm 26/3 cho hay, nước này đã có thêm 115 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 578. Tổng số ca nhiễm tại Anh hiện ở mức 11.658, tăng 9.529 ca. Đức ghi nhận thêm 6.615 ca nhiễm và 61 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết lên lần lượt là 43.938 và 267. Tây Ban Nha hiện là vùng dịch lớn thứ tư trên thế giới, với 57.786 ca nhiễm và 4.365 người chết, tăng lần lượt 8.271 và 718 ca so với một ngày trước đó. Mặc dù nước này đã áp lệnh phong tỏa từ ngày 14/3, nhưng số ca nhiễm mới và số ca tử vong do Covid-19 vẫn không ngừng tăng lên Những tín hiệu tích cực từ Italia Văn phòng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Âu hôm 26/3 cho biết, cơ quan này đã ghi nhận những tín hiệu tích cực về tình hình dịch bệnh tại Italia, trước việc số ca nhiễm mới ở nước này đang giảm tốc. WHO cũng khẳng định vẫn còn quá sớm để nhận định rằng giai đoạn tồi tệ nhất đã qua. Trên thực tế, không lâu sau khi WHO đưa ra những đánh giá tích cực trên, chính quyền vùng Lombardy thông báo đã ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng cao trở lại với 2.500 trường hợp, nâng tổng số ca nhiễm của vùng lên 34.846. Hiện Italia có 80.589 ca nhiễm virus corona chủng mới, với 8.215 ca tử vong. Tokyo ghi nhận mức tăng mạnh Chính quyền thủ đô Tokyo của Nhật Bản hôm 26/3 đã xác nhận thêm 47 trường hợp tử vong sau khi nhiễm virus corona chủng mới. Đây là mức tăng số ca tử vong do dịch Covid-19 trong vòng một ngày cao kỷ lục ở Tokyo, xô đổ mức kỷ lục ghi nhận chỉ một ngày trước đó - 41 ca tử vong. Con số gia tăng chóng mặt này khiến chính quyền thủ đô phải yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà trong dịp cuối tuần sắp tới, đồng thời làm dấy lên những đồn đoán rằng Tokyo cũng sắp ban bố lệnh phong tỏa giống như các thành phố lớn khác trên thế giới. Tính đến tối cùng ngày, Nhật Bản ghi nhận 56 ca tử vong và 1.373 trường hợp nhiễm virus, trong đó Tokyo là nơi có nhiều bệnh nhân nhất, với 259 ca. G20 quyết tâm cùng nhau vượt đại dịch Tại cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến hôm 26/3, các nhà lãnh đạo G20 đã ra tuyên bố khẳng định quyết tâm cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19, cam kết thành lập một mặt trận thống nhất chống dịch bệnh. Việc đối phó với đại dịch cũng như các tác động về y tế, xã hội và kinh tế là ưu tiên tuyệt đối của nhóm. Các nhà lãnh đạo G20 cam kết khôi phục lòng tin, giữ vững sự ổn định tài chính, khôi phục tăng trưởng và trở lại mạnh mẽ hơn; đồng thời cam kết trợ giúp tất cả các nước đang gặp khó khăn cũng như phối hợp mọi biện pháp y tế công cộng và tài chính cần thiết để chống lại đại dịch, bảo vệ người dân. Tuyên bố cũng nêu rõ, G20 cam kết chia sẻ mọi dữ liệu y tế và nghiên cứu dịch bệnh, tăng cường hệ thống y tế toàn cầu và mở rộng năng lực sản xuất các mặt hàng y tế; tăng cường vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc phối hợp cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19. Tuyên bố gây bất ngờ từ phía Iran Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran Hossein Salami hôm 26/3 bất ngờ tuyên bố rằng, nước này sẵn sàng giúp đỡ Mỹ trong cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra. Tuy nhiên, Tehran không cần bất cứ sự hỗ trợ ngược lại nào. "Tôi nói với họ rằng, nếu như nước Mỹ cần tới bất cứ sự hỗ trợ nào, chúng tôi sẵn sàng. Nhưng chúng tôi không cần sự giúp đỡ của họ", hãng tin Fars dẫn lời tướng Salami cho hay. Ông nói thêm rằng, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ không thể đối phó với virus corona chủng mới và bảo vệ công dân Mỹ. Đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đưa ra đề nghị giúp đỡ Tehran đối phó với dịch Covid-19. Iran hiện đứng thứ tư thế giới về số ca tử vong. Tại cuộc họp báo diễn ra hôm 26/3, phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Kianoush Jahanpour cho hay, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 157 ca tử vong và 2.389 ca nhiễm mới, nâng số ca tử vong lên 2.234 và số ca nhiễm lên 29.406. Dương Lâm | ||||||||||||||||||||||||||||
Thủ tướng: Tạm dừng hội họp, tập trung trên 20 người từ 0h ngày 28/3 Posted: 25 Mar 2020 11:43 PM PDT Phát biểu tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch bệnh Covid-19 sáng nay, Thủ tướng yêu cầu, từ 0h ngày 28/3 tạm dừng hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người. XEM CLIP: Nhận định việc lây nhiễm Covid-19 đang gia tăng, xuất hiện tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, có trường hợp nhiễm tại cộng đồng nhưng chưa được phát hiện, Thủ tướng lưu ý, cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp cần tăng tốc triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần: Phát hiện sớm, cách ly kịp thời, khoanh vùng dịch và điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân là mục tiêu tối thượng hiện nay.
Thủ tướng dẫn lại một ý kiến khuyến nghị nên xem tình hình dịch của Mỹ để rút kinh nghiệm cho Việt Nam, đó là đầu tháng 3, cả Việt Nam và Mỹ có 100 trường hợp bị nhiễm nhưng sau 3 tuần, Mỹ có tới 55.000 người bị nhiễm (cụ thể, 11/3 có 994 người, 18/3 có 6.411 người và ngày hôm qua là 54.808 tại 50 bang). Mỹ sau đó tuyên bố tình trạng thảm họa, đóng cửa bang California (ngày 22/3) khi đã quá muộn. Người dân ở nhà, trường hợp thực sự cần thiết mới ra ngoài Thủ tướng yêu cầu Việt Nam nghiên cứu vấn đề này như thế nào và đặt vấn đề về việc có nên tạm thời đóng cửa tất cả các hoạt động và đi lại của người dân khi số ca nhiễm còn thấp, không phải con số 1.000. Người đứng đầu Chính phủ nêu dự báo, chúng ta có 2 tuần để hành động và virus sẽ lây lan nhanh hơn hành động nếu chúng ta không triển khai phòng, chống kịp thời, quyết liệt. Thủ tướng yêu cầu ít nhất trong 2 tuần tới, người đứng đầu chính quyền các cấp tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người. Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, sẽ xử lý nghiêm chính quyền địa phương nếu để xảy ra việc tập trung trên 20 người. Đóng cửa các dịch vụ không cần thiết như massage, vũ trường, các cơ sở du lịch, tham quan, các tụ điểm vui chơi, giải trí, các rạp chiếu phim, quán bia hơi, nhà hàng ăn uống… Nhân dịp này, Thủ tướng cũng nhắc nhở UBND quận Tây Hồ trong ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch vừa qua (24/3) đã để quá đông người dân đến chùa chiền ở khu vực này. Đối với Hà Nội và TP.HCM, kể cả Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thủ tướng lưu ý cần thực hiện đóng cửa toàn bộ các cơ sở dịch vụ trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh, "như thế chúng ta bảo đảm nhu cầu cần thiết cho nhân dân, những dịch vụ không cần thiết trong lúc này thì tạm thời đóng cửa". Tạm dừng hoặc tổ chức lại rất ít chuyến giao thông công cộng. Bộ GTVT chỉ đạo hạn chế bay từ 2 thành phố lớn đến các thành phố khác. Người dân được yêu cầu ở lại nhà trừ trường hợp thực sự cần thiết mới ra ngoài. Đối với người dân từ các thành phố, khu vực đang có dịch, các địa phương có trách nhiệm quản lý như đi từ vùng dịch. Thời gian thực hiện các biện pháp này là từ 0h ngày 28/3/2020 trong một tuần hoặc vài tuần và sẽ xem xét cụ thể sau. Với các cơ sở khám chữa bệnh, thực hiện việc xét nghiệm các nhân viên y tế ở khu vực có nguy cơ lây nhiễm, Thủ tướng giao Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể để làm sao không để bệnh viện thành nơi tập trung đông người dễ lây nhiễm. Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện.
Tạm thời đóng cửa các cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu trên toàn quốc. Ngành y tế có biện pháp cách ly các bác sĩ, nhân viên y tế làm tại các cơ sở chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu chính quyền địa phương, các ngành, đặc biệt là ngành y tế có trách nhiệm hỗ trợ việc cách ly này để các thầy thuốc yên tâm làm việc. "Tinh thần là có phương án chăm sóc tốt hơn cho các bác sĩ, nhân viên y tế, nhất là tại các bệnh viện trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19", Thủ tướng nhấn mạnh bảo toàn đội ngũ y tế để có sức chiến đấu lâu dài trong mùa dịch. Xử lý nghiêm, kể cả hình sự người không khai báo y tế, không thực hiện cách ly Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu thực hiện nghiêm khắc quản lý biên giới đường bộ, đường hàng không, đường thủy. Thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung, không được đến thăm, mang đồ ăn uống tới nơi cách ly và giám sát việc cách ly chuyên biệt. Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Tư lệnh các quân khu chỉ đạo mở rộng các cơ sở cách ly ở miền Trung và khu vực biên giới Tây Nam. Các ngành chức năng xử lý nghiêm, kể cả hình sự, đối với những người vi phạm, không khai báo y tế và không thực hiện cách ly theo đúng quy định. Thủ tướng lưu ý, các cấp, các ngành tiếp tục thay đổi thói quen làm việc để phù hợp với tình hình dịch bệnh. Tất cả các tỉnh, thành phố cần tập trung đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ xét nghiệm, tiến hành xét nghiệm trên diện rộng. Đối với TP. Hà Nội và TP.HCM, cần tăng thêm các cơ sở xét nghiệm, nâng công suất, bảo đảm sàng lọc được toàn bộ trường hợp nghi nhiễm. Thủ tướng yêu cầu ngành y tế mua ngay trang thiết bị y tế. Ngành y tế và ngành công thương hợp tác, có hợp đồng cụ thể để sản xuất khẩu trang y tế cũng như các khẩu trang đạt tiêu chuẩn khác để phục vụ trong nước một cách đầy đủ và đẩy mạnh hợp tác quốc tế đối với vật tư y tế mà các nước đang có nhu cầu. Nghiêm cấm đầu cơ tích trữ những nhu yếu phẩm cũng như vật tư y tế, xử lý nghiêm nạn đầu cơ nếu có và buôn lậu các vật tư y tế. Xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai sự thật. Các cấp, các ngành và các địa phương liên quan bảo đảm an sinh xã hội, an toàn xã hội ở mọi nơi, mọi lúc, trong đó có việc Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế bàn xây dựng một số bệnh viện dã chiến khi thấy cần thiết. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm tuyên truyền vận động và yêu cầu nhân dân nêu cao ý thức công dân, trách nhiệm với cộng đồng, tiếp tục đoàn kết, quyết tâm ngăn chặn dịch Covid-19 thành công trong những tuần đến. "Để bảo đảm an toàn, nhất là thời điểm hiện nay và thời gian tới, người dân nên ít di chuyển và thay đổi phương thức làm việc, từ trực tiếp sang trực tuyến và các hình thức phù hợp khác để tránh lây nhiễm", Thủ tướng nói. Chủ tịch Hà Nội: Cảnh báo 20 ca Covid-19 chưa phát hiện không phải vu vơĐây là con số dự báo trên xác suất khoa học, không phải con số vu vơ, để cảnh báo cho mọi người thấy nguy cơ tiềm tàng - Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói khi kiểm tra phòng chống dịch ở quận Cầu Giấy, Tây Hồ sáng nay. Thu Hằng - Clip: VTV | ||||||||||||||||||||||||||||
Việt Nam công bố phác đồ mới chẩn đoán và điều trị Covid-19 Posted: 26 Mar 2020 10:06 AM PDT - Bộ Y tế đã cập nhật phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh Covid-19 lần 3, trong đó bổ sung thêm nhiều điểm mới. Ngày 26/3, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp do SARS-CoV-2 (Covid-19) thay thế phiên bản lần 2 được ban hành ngày 6/2. Phác đồ lần 3 cập nhật mới nhất phác đồ điều trị của WHO, kết hợp cùng kinh nghiệm của nhiều nước với nhiều điểm mới. Thay đổi định nghĩa ca bệnh nghi nhiễm Ở phác đồ lần 3, Bộ Y tế định nghĩ ca bệnh nghi ngờ do tình hình dịch tễ đã thay đổi. Trường hợp nghi ngờ là người có bệnh sốt và/hoặc viêm đường hô hấp cáp tính và không lý giải được bằng các căn nguyên khác và/hoặc có tiền sử đến/qua/ở từ vùng dịch tễ có bệnh Covid-19 khoảng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh. Hoặc là người có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào và tiếp xúc gần với trường hợp nghi ngờ hoặc xác định Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát triệu chứng. Bệnh nhân mắc Covid-19 điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Hải Phong Vùng dịch tễ cũng được mở rộng, không chỉ từ những quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc mà bao gồm cả những nơi có ổ dịch tại Việt Nam. Bộ Y tế cũng quy định rộng hơn các đối tượng tiếp xúc gần, bao gồm tất cả những người tiếp xúc trực tiếp dưới 2m với bệnh nhân nghi ngờ hoặc mắc Covid-19 (quy định trước đây là dưới 1m). Bệnh nhân diễn biến nặng trong 7-10 ngày Phác đồ lần 3 Bộ Y tế lưu ý, các cơ sở y tế theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh (sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm, theo dõi tiến triển hàng ngày của X-quang phổi) để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng, tiến triển nặng của bệnh. Theo các báo cáo trên y văn cũng như thực tế các ca bệnh nặng ở nước ta trong thời gian qua, đa số đều diễn biến nặng nhanh trong khoảng thời gian này. Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia đầu ngành của Bộ Y tế Theo thống kê, khoảng 80% các trường hợp bệnh chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi. Khoảng 14% các ca bệnh có diễn biến nặng như viêm phổi, viêm phổi nặng. Khoảng 5% cần điều trị tại các cơ sở hồi sức tích cực với các biểu hiện suy hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái…), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, sốc nhiễm trùng… có thể dẫn đến tử vong. Với bệnh nhân suy hô hấp nặng, nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập, chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể, không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân. Về các thuốc kháng virus đặc hiệu (như Lopinavir/ritonavir, Chloroquine, Hydroxychloroquine, Remdesivir..), do chưa có đủ các bằng chứng về hiệu quả và an toàn của những thuốc này trong điều trị Covid-19, nên Bộ Y tế chưa khuyến cáo áp dụng thường quy trong điều trị. Bộ Y tế sẽ ra các khuyến cáo bổ sung dựa trên những kết quả của các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Điều trị khỏi vẫn tự cách ly tại nhà 14 ngày Cũng theo hướng dẫn mới, bệnh nhân Covid-9 đủ điều kiện xuất viện khi có 2 lần liên tiếp xét nghiệm âm tính, mỗi lần lấy mẫu cách nhau ít nhất 24 giờ. Sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày tiếp theo. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình và không được ra ngoài. Bệnh nhân phải theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác. Thúy Hạnh Việt Nam đã có 153 ca nhiễm Covid-19, 3 người lây trong cộng đồngViệt Nam xác nhận thêm 5 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó có 3 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng do tiếp xúc với các dương tính. | ||||||||||||||||||||||||||||
Covid-19 sẽ lây theo cấp số nhân nếu người dân không ở nhà Posted: 26 Mar 2020 03:00 PM PDT - Khi lây ra cộng đồng, nếu không tìm được bệnh nhân F0, Covid-19 sẽ tiếp tục lây cho nhiều người khác theo cấp số nhân. Giai đoạn lây ra cộng đồng rất cao Việt Nam đã bước vào giai đoạn 3 của cuộc chiến chống dịch Covid-19. Đặc biệt 10-15 ngày là giai đoạn sống còn, quyết định tới sự thành bại của trận chiến vì nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng rất cao. Lần đầu tiên Việt Nam khuyến cáo tất cả người dân hạn chế ra ngoài, riêng người từ 60 tuổi tuyệt đối nên ở trong nhà. Song song đó, các địa phương tạm dừng tất cả hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người, riêng khu vực bên ngoài công sở, trường học, bệnh viện, cấm tụ tập nhiều hơn 10 người. Một quán nhậu trên đường Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội vẫn đông kín người bất chấp các cảnh báo của chính quyền và Bộ Y tế Đóng của các dịch vụ không cần thiết như vũ trường, cafe, ăn uống, quán bia, vui chơi, rạp chiếu phim… hạn chế hoạt động của các phương tiện công cộng, hạn chế bay từ các thành phố lớn trong nước đến các tỉnh khác. Quy định này bắt đầu thực hiện nghiêm ngặt từ 0h ngày 28/3. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp TT đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng, Việt Nam phải áp dụng nhiều biện pháp mạnh như vậy vì tại nhiều địa phương vẫn còn tình trạng tụ tập đông người ở đám ma, đám cưới, quán ăn uống, nghi lễ tôn giáo…Trong khi dịch Covid-19 nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng. PGS Phu dẫn chứng, vừa qua đã ghi nhận một số bệnh nhân siêu lây nhiễm trong cộng đồng như bệnh nhân 17 lây cho 3 người, bệnh nhân 34 ở Bình Thuận lây 9 người, mới nhất tại BV Bạch Mai, bệnh nhân số 86 và bệnh nhân 133 chưa tìm được nguồn lây… Hay tại Hà Nội cũng đang cách ly bệnh nhân 148, quốc tịch Pháp, đã di chuyển hàng chục điểm trong thành phố suốt 1 tuần trước khi xét nghiệm dương tính. Tại TP.HCM có bệnh nhân số 100, đã đi lễ nhà thờ đến 60 lần sau khi tham dự lễ hộ tôn giáo ở Malaysia trở về. Tại quán Bar Buddha ở TP.HCM hiện đã cũng xác định 7 người nhiễm Covid-19 từng có mặt tại quán bar này trong khi chưa biết ai là người nhiễm bệnh đầu tiên. "Đây là thời điểm người dân cần có ý thức tự bảo vệ bản thân và gia đình. Tại những nơi đông người như quán bar, 1 người nhiễm bệnh hắt hơi, ho có nguy cơ lây bệnh cho nhiều người khác. Môi trường càng kín, tần suất vệ sinh thấp, càng tiếp xúc gần thì khả năng lây nhiễm càng mạnh", PGS Phu cho hay. Ngay tại các quán cafe, quán trà đá, nếu người nhiễm Covid-19 từng uống nước tại đó nhưng cốc không được rửa bằng nước có thành phần sát khuẩn, chỗ ngồi, bề mặt bàn không được vệ sinh thường xuyên thì người đến sau cũng có nguy cơ lây bệnh. Quan trọng nhất là giãn cách xã hội PGS Phu cho biết, Việt Nam chưa có tổng kết 1 người lây cho bao nhiêu người khác nhưng thực tế đã có trường hợp lây nhiễm đến thế hệ thứ 3. "Khi lây ra cộng đồng, nếu mất dấu không quản được người mắc bệnh ban đầu – F0 thì dịch Covid-19 sẽ tiếp tục lây cho nhiều người khác theo cấp số nhân. Nếu tiếp tục không khoanh được F1, F2 thì nhiều người sẽ trở thành F0 bất cứ lúc nào. Nguy hiểm là ở chỗ đó". PGS.TS Trần Đắc Phu Tại Mỹ, đầu tháng 3 chỉ có 100 trường hợp nhiễm Covid-19 nhưng hiện đã tăng lên đến hơn 68.000 ca mắc. Quốc gia này cũng chỉ mất 3 ngày để số ca mắc tăng lên gấp đôi. Đây là bài học đắt giá cho Việt Nam. Do đó, việc quan trọng nhất lúc này là cần giãn cách xã hội để hạn chế dịch lây lan. Khi phát hiện được ca nhiễm, địa phương sẽ cách ly, quây gọn để dập dịch triệt để. "Khi dịch ở cộng đồng, chúng ta sẽ rất khó xác định ai là F0, ai là F1 nên việc cách ly chủ động, hạn chế giao tiếp xã hội sẽ giúp những người mắc bệnh hạn chế lây nhiễm cho những người khác. Việc tự cách ly 14 ngày cũng giúp những người có triệu chứng thoáng qua hoặc không có triệu chứng khỏi bệnh", PGS Phu nói. Cũng theo PGS Phu, khi người dân thực hiện hạn chế đi lại tốt, số ca lây nhiễm trong cộng đồng sẽ giảm, giảm áp lực lên hệ thống y tế, để các bác sĩ có thời gian tập trung điều trị cho những bệnh nhân nặng. Có thể nói, đến nay chưa có một dịch bệnh nào người đứng đầu Chính phủ và lãnh đạo các địa phương quyết liệt như vậy. Với phương châm "chống dịch như chống giặc", Việt Nam đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, giờ là là lúc toàn dân cùng tham gia chống "giặc" Covid-19. Tính đến ngày 26/3, Việt Nam đã ghi nhận 148 ca mắc Covid-19, trong đó chỉ tính riêng từ ngày 6/3 đến nay có 132 trường hợp. Thúy Hạnh 2 tuần tới có ý nghĩa quyết định để Việt Nam khống chế dịch Covid-19- Việt Nam đã bước vào giai đoạn 3 của trận chiến chống Covid-19, 10-15 ngày tới sẽ là giai đoạn sống còn, quyết định thất bại hay thành công. | ||||||||||||||||||||||||||||
Giỗ Tổ Hùng Vương không có đoàn rước, hạn chế đại biểu do virus corona Posted: 26 Mar 2020 03:59 PM PDT Do dịch Covid-19, lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay sẽ không tổ chức đoàn rước, không truyền hình trực tiếp, hạn chế đại biểu tham dự. UBND tỉnh Phú Thọ, Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm Canh Tý 2020 đã họp thống nhất một số nội dung điều chỉnh kế hoạch tổ chức Giỗ Tổ. Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ cho biết Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội với tinh thần đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn phải đảm bảo trang nghiêm, thành kính, an toàn. Hai hoạt động chính lễ giỗ Đức quốc Tổ Lạc Long Quân, lễ dâng hương Tổ mẫu Âu Cơ vào mùng 6/3 (ngày 29/3), lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/3 (ngày 2/4). Trình tự thực hiện như các năm khác do UBND tỉnh chủ trì với thành phần tham dự gồm đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện lãnh đạo Bộ VH-TT&DL, đại diện lãnh đạo tỉnh Phú Thọ… Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, năm nay lễ dâng hương sẽ không tổ chức đoàn rước kiệu từ sân hành lễ và không truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình, hạn chế đại biểu tham dự để tránh việc tập trung đông người. Sở Y tế phối hợp với khu di tích lịch sử Đền Hùng phun thuốc khử trùng tiêu độc, bố trí khu vực kiểm soát thân nhiệt, phát khẩu trang và rửa tay sát khuẩn cho đại biểu và nhân dân đến hành lễ tại Khu di tích. Đồng thời có phương án thu gom, xử lý khẩu trang sau sử dụng theo quy định. Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng phương án, chủ động đảm bảo an ninh trật tự tại khu di tích và các xã vùng ven.
T.Nam 'Còn tụ tập uống cà phê thì còn nguy cơ lây dịch Covid-19'Chủ tịch Hà Nội yêu cầu trừ các cửa hàng xăng dầu bán lẻ, thuốc chữa bệnh, rau củ quả, lương thực thực phẩm, còn lại tất cả các cửa hàng đều phải đóng cửa đến hết ngày 5/4. | ||||||||||||||||||||||||||||
V-League “mịt mù” ngày trở lại, thầy Park dễ... phá sản Posted: 26 Mar 2020 04:03 PM PDT - Tuyển Việt Nam đương nhiên ảnh hưởng lớn khi V-League 2020 liên tục phải hoãn, nhưng cả mục tiêu xa là SEA Games 31 mà thầy Park đảm trách cũng đang rơi cảnh ngồi đống lửa. 1. Theo dự kiến của VPF, LS V-League 2020 quay trở lại vào ngày 31/3 khi đưa ra quyết định tạm dừng giải đấu khi lượt trận thứ 2 kết thúc. Tuy nhiên, do diễn biến của dịch Covid-19 phức tạp buộc VPF phải dời lại lịch một lần nữa vào ngày 15/4, đồng thời đưa ra 2 phương án thi đấu mới. Cụ thể hơn, VPF muốn các đội bóng về thi đấu tập trung ở 7 sân bóng phía Bắc nhằm giải quyết lượt đi V-League theo đúng tiến độ. Nhưng phương án này đang đối mặt với rắc rối lớn khi nhiều đội phản ứng và không đồng thuận. Chẳng những thế, những diễn biến khó lường của dịch cúm Covid-19 cũng dễ làm giải đấu chẳng dễ đi theo lộ trình. Và điều này đương nhiên ảnh hưởng lớn đến kế hoạch chuẩn bị của bóng đá Việt Nam cho năm 2020.
2. Như từng đề cập, năm 2020 bóng đá Việt Nam và HLV Park Hang Seo bắt tay vào thực hiện rất nhiều mục tiêu quan trọng như vòng loại World Cup hay bảo vệ thành công chức vô địch AFF Cup 2020. Thế nhưng, rốt cuộc dịch cúm Covid-19 khiến kế hoạch đảo lộn hoàn toàn cũng như khó có thể đi theo đúng lộ trình mà chiến lược gia người Hàn Quốc tính toán cho bóng đá Việt Nam. Chẳng những ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch của năm 2020 khi AFF Cup 2020 với vòng loại World Cup 2022 diễn ra khá sát khiến kế hoạch chuẩn bị của tuyển Việt Nam ảnh hưởng mà còn có thể đẩy HLV Park Hang Seo vào nguy cơ... phá sản những mục tiêu đã đặt ra. Nói rõ hơn, theo kế hoạch ban đầu cùng với việc chuẩn bị cho tuyển Việt Nam các mục tiêu lớn trong năm 2020 thì chiến lược gia người Hàn Quốc cũng phải bắt tay vào xây dựng đội U23 mới để bảo vệ tấm HCV SEA Games trên sân nhà vào năm 2021. 3. Cơ sở để HLV Park Hang Seo xây dựng đội bóng sẽ bảo vệ tấm HCV SEA Games vào năm tới là các cầu thủ nằm ở độ tuổi 1999 trở về sau. Nhưng xem ra với tình hiện tại, thật khó để ông Park chọn được những "viên gạch" tốt cho U23 Việt Nam đá SEA Games.
Nói việc xây dựng U23 Việt Nam vào lúc này có vẻ là sớm, nhưng với diễn biến của dịch cúm Covid-19 thì lại không phải. Bởi nhiều khả năng hàng loạt giải trẻ - nền tảng cho các tuyển U của ông Park khó diễn ra theo kế hoạch, nên buộc phải chờ vào nhóm các cầu thủ đá ở V-League. HLV Park Hang Seo thực sự ngóng chờ vào 49 cái tên sinh năm 1999 trở về sau mà 14 đội bóng V-League đăng ký sẽ toả sáng ở mùa giải năm nay, hoặc chí ít có cơ hội cọ xát trước khi được sử dụng nhiều hơn năm tới. Nhưng hi vọng này đang nguy cơ khó thành. Bước đệm là V-League 2020 cho các mục tiêu trong năm, cũng như SEA Games 31 đang gặp vấn đề, nên mới lo việc ông Park dễ phá sản cả những mục tiêu xa. Video tuyển Việt Nam 1-0 UAE: Xuân Mơ | ||||||||||||||||||||||||||||
Xuất khẩu nông sản đạt 42 tỷ USD: Nhắm vào thị trường Trung Quốc, ASEAN Posted: 26 Mar 2020 01:00 PM PDT Để đạt mục tiêu xuất khẩu 42 tỷ USD như kế hoạch, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc phải đạt 10%, thị trường ASEAN 9%,... mới có thể bù đắp sự sụt giảm của thị trường Mỹ, EU. Tín hiệu mới từ Trung Quốc Theo thông tin từ Bộ NN-PTNT, dịch Covid-19 trên thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Cụ thể, với dự đoán mức độ tác động dịch bệnh hiện tại, EU và Mỹ có thể mất trên 3 tháng để khống chế. Do đó, đến tháng 6-7/2020, thị trường nhập khẩu nông sản mới có thể kích hoạt phục hồi bình thường. Hay như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc bị ảnh hưởng trong nửa cuối tháng 3 đến 5/2020 và hoạt động nhập khẩu nông sản sẽ quay trở lại vào tháng 6, tuy nhiên mức tăng có thể sẽ không nhiều. Song, tín hiệu đáng mừng là Trung Quốc đang kiểm soát tốt dịch bệnh, thị trường nông sản sẽ phục hồi lại vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2020. Kéo theo nhu cầu nhập khẩu nông sản cao, nhất là các mặt hàng thực phẩm.
Bộ NN-PTNT cũng thông tin, để thúc đẩy nhập khẩu, Trung Quốc đặc biệt chú trọng khôi phục hoạt động logistics, chuyển phát nhanh hàng hóa nhằm giải phóng sức tiêu thụ trong nước, giao thông đường bộ đi lại trên toàn quốc về cơ bản đã thông suốt. Ngoài cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, Trung Quốc cũng giảm thuế 80 mặt hàng thực phẩm (trong tổng số trên 800 mặt hàng) để thúc đẩy nhập khẩu đáp ứng nhu cầu trong nước. Đây sẽ là cơ hội dành tiêu thụ hàng hóa, trong đó có nông sản. Thực tế, khi dịch Covid-19 ở Trung Quốc dần được kiểm soát, các cửa khẩu của Việt Nam giáp với nước này đã thông thương trở lại. Từ tháng 2 tới nay, gần 28.000 xe nông sản được thông quan xuất sang thị trường 1,4 tỷ dân này. "Trung Quốc sẽ là thị trường quyết định, chi phối đầu ra sản phẩm nông sản Việt Nam trong năm 2020. Do vậy, cần huy động mọi nguồn lực (quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người dân) tập trung chỉ đạo sâu sát, toàn diện để khai thác lợi thế này", Bộ NN-PTNT nhấn mạnh. Đón sóng mới sau dịch bệnh Nhìn vào bức tranh sản xuất của ngành nông nghiệp với sản lượng ước khoảng 43,5 triệu tấn thóc, 5,8 triệu tấn thịt các loại, 8,5 triệu tấn thủy hải sản, rau quả đạt gần 18 triệu tấn và trái cây đạt 13,5 triệu tấn,... ông Nguyễn Văn Việt - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN-PTNT), khẳng định sẽ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, xuất khuẩu, bởi sức sản xuất đang ở tốc độ cao. Do đó, không lo thiếu lương thực thực phẩm trong bất kỳ hoàn cảnh nào và mục tiêu xuất khẩu 42 tỷ USD có thể đạt được. Song, theo Bộ NN-PTNT, đạt được mục tiêu 42 tỷ USD là thách thức rất lớn. Trong đó, tăng trưởng xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc phải đạt 10%, thị trường ASEAN 9%, thị trường khác cũng phải tăng 9%,... mới có thể bù đắp sự sụt giảm của thị trường Mỹ, EU. Do vậy, Bộ này kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp điều chỉnh sản xuất nông nghiệp, tăng cường chế biến, bảo quản; hỗ trợ chính sách thuế, tín dụng cho khu vực sản xuất, chế biến bảo quản và xuất khẩu nông sản.
Cụ thể, triển khai mạnh mẽ, hiệu quả gói tín dụng 285.000 tỷ đồng đối phó Covid-19; trong đó có thiết kế chính sách hỗ trợ riêng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân, thực hiện cơ cấu lại nợ (khoanh nợ, dãn nợ, miễn giảm lãi vay), tiếp tục cho vay mới với lãi suất ưu đãi cho người dân, doanh nghiệp để phục hồi sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, kiến nghị các Bộ Tài Chính, Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ NN-PTNT cùng UBND các tỉnh biên giới chỉ đạo các trạm hải quan, kiểm dịch và các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp hỗ trợ hoạt động thương mại biên giới, tạo thuận lợi thủ tục thông quan, không để ứ đọng hàng hóa tại các tỉnh biên giới với Trung Quốc. Ngoài ra, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản, phát triển thị trường nội địa, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ, kinh doanh thực phẩm, hàng nông sản. Riêng về hạ tầng logistics, kiến nghị Bộ Công Thương phối hợp Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam rà soát tổng thể năng lực lưu kho, bảo quản của hệ thống kho lạnh, container phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản; có chính sách giá điện ưu đãi áp dụng cho vận hành kho lạnh. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính có chính sách hỗ trợ phí, cước vận chuyển đường hàng không và đường biển đối với các thị trường trọng điểm (Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Đông... ) nhằm tăng năng lực cạnh tranh và giảm chi phí giá thành cho doanh nghiệp ngay trong quý II/2020. Tại Hội nghị trực tuyến Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 mới đây, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, thời gian còn lại của năm 2020, toàn ngành nông nghiệp xác định rà soát xây dựng, phát triển các vùng sản xuất với sản phẩm xuất khẩu chủ lực; chú trọng yếu tố thị trường... Riêng về thị trường xuất khẩu, sắp tới sẽ thúc đẩy mở rộng thị trường Nga, Brazil,... Còn ở thị trường Trung Quốc, khi dịch Covid-19 đi xuống thì nhanh chóng khôi phục, thông thương hàng hoá ngay, đồng thời xúc tiến mở cửa thêm các loại nông sản mới như sầu riêng, chanh leo, khoai lang,... "Sau dịch bệnh, bao giờ nhu cầu lương thực, thực phẩm của các nước cũng rất lớn, có thể nói là nhu cầu bùng nổ. Thế nên chúng ta cần tận dụng thời cơ, cần chuẩn bị tốt khâu sản xuất để có nguồn hàng cung ứng cho thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu", Bộ trưởng nhấn mạnh. Tâm An | ||||||||||||||||||||||||||||
Chủ tịch TP.HCM: 'Một người nhiễm Covid-19 lây 406 người nếu không cách ly' Posted: 26 Mar 2020 06:14 AM PDT Chủ tịch UBND.TPHCM Nguyễn Thành Phong thông tin, theo tính toán của các chuyên gia, một người nhiễm Covid -19 nếu đi ra đường sau 30 ngày lây nhiễm cho 406 người. Hạn chế ra đường sẽ kiểm soát được dịch Covid-19 Tại cuộc họp phòng, chống dịch Covid-19 chiều nay, Chủ tịch UBND. TP Nguyễn Thành Phong thông tin, các chuyên gia tính toán rằng, nếu không hạn chế đi lại, từ 1 người nhiễm bệnh, sau 5 ngày sẽ lây cho 2,5 người và sau 30 ngày lây cho 406 người.
Trong khi đó, nếu hạn chế được 50% người dân đi lại thì từ 1 người nhiễm sau 30 ngày chỉ 15 người nhiễm. Hạn chế đi lại 75% thì từ 1 người nhiễm chỉ lây cho 3 người sau 30 ngày. Từ cơ sở đó, người đứng đầu chính quyền TP cho rằng, việc hạn chế đi lại là cơ hội để kiểm soát và kiềm chế dịch lây lan trong cộng đồng. Đồng thời, cũng là cơ hội để phát triển kinh doanh trực tuyến, các phương thức đặt hàng tới nhà; tận dụng tối đa ứng dụng công nghệ thông tin, tìm mọi phương thức để hạn chế tiếp xúc. Từ đó, ông Phong yêu cầu người dân TP nghiêm chỉnh chấp hành lệnh cấm tụ tập trên 20 người, ngoài cổng công sở và công viên cấm tụ tập trên 10 người; người dân ra đường phải đeo khẩu trang. "Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP vừa bổ sung Phó chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu làm thành viên. Đồng chí Châu sẽ phụ trách, triển khai cac biện pháp cưỡng chế người bất hợp tác cách ly, người không đeo khẩu trang theo quy định; xử phạt việc đầu cơ trích trữ hàng hóa, khẩu trang, bán hàng không chất lượng; phối hợp xử lý người tung tin giả, gây hoang mang trong dân trước tình hình phức tạp của dịch bệnh…", Chủ tịch Phong cho biết. Ông Phong cũng tỏ ra ngạc nhiên và bức xúc trước việc các trang mạng tung tin "TP.HCM sẽ phong tỏa 14 ngày để chống dịch". "Tôi là chủ tịch TP, ngày nào cũng họp Ban chỉ đạo chống dịch và chưa hề ra lệnh phong tỏa. Vậy mà các trang mạng lại tung tin thất thiệt, gây hoang mang dư luận đến thế. Tôi yêu cầu Công an TP điều tra làm rõ, xử phạt nghiêm minh. Vì không loại trừ đây là thông tin từ các thế lực thù địch phá rối, gây hoang mang dư luận", ông Phong bức xúc. Hỗ trợ người mất việc làm vì dịch 1 triệu đồng/tháng Phát biểu tại buổi họp, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Ban chỉ đạo TP quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch để không lỡ thời cơ vàng trong hai tuần tới. "Theo tôi biết, Sở Tư pháp đã có văn bản tham mưu việc cưỡng chế và xử phạt người bất hợp tác khi bị cách ly, không đeo khẩu trang, gom hàng, bán giá cao…UBND TP.HCM cần sớm ban hành nó như một chỉ thị để thực hiện nghiêm minh, giúp hạn chế và kiểm soát việc lây lan dịch bệnh", Bí thư Nhân chỉ đạo. Theo Bí thư Nhân, việc hạn chế tập trung đông người, chỉ đi lại khi có yêu cầu bất khả kháng được thực hiện trong hai tuần tới. TP lúc này phải tính đến doanh nghiệp nào được phép làm việc, không được phép làm việc trong hai tuần tới. Phải làm rõ và trả lời cho DN biết việc này và tất nhiên sẽ có DN đóng cửa, người lao động mất việc làm.
Theo Bí thư Nhân, dự kiến ảnh hưởng dịch Covid-19, TP.HCM sẽ có khoảng 600.000 người mất việc làm, mất thu nhập. Vì thế, thường trực Thành ủy đã họp và quyết định: "Cán bộ, công chức TP sẽ chấp nhận giảm một nửa thu nhập tăng thêm để hỗ trợ người lao động mất việc làm. Khi đó, bình quân mỗi người mất việc làm sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng". Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM cũng kêu gọi mọi người sống đơn giản, tiết kiệm hơn để chia sẻ với người khó khăn, cùng đóng góp với TP trong việc ngăn chặn dịch Covid-19. TP.HCM xác minh 155 người dự tiệc ở bar Buddha có bệnh nhân 'siêu lây nhiễm'TP.HCM xác minh có 155 người tham dự buổi tiệc Patrick day tại "ổ dịch" Buddha bar cùng bệnh nhân 91, 98. Hồ Văn | ||||||||||||||||||||||||||||
Báo VietNamNet tuyển trưởng ban, thư ký tòa soạn Posted: 16 Mar 2020 11:33 PM PDT - Báo VietNamNet có nhu cầu tuyển dụng những vị trí chủ chốt với mức lương cạnh tranh và môi trường làm việc hấp dẫn. VietNamNet | ||||||||||||||||||||||||||||
Ông Trần Bắc Hà từng khai những gì? Posted: 26 Mar 2020 04:02 PM PDT Do bệnh lý, tháng 7/2019, ông Trần Bắc Hà tử vong tại trại tạm giam. Trước đó, cựu Chủ tịch HĐQT BIDV đã có một số lời khai liên quan đến các sai phạm. Theo kết luận điều tra, tháng 11/2011, công ty TNHH thương mại và dịch vụ Trung Dũng (công ty Trung Dũng) có 2 đơn đề nghị phát hành thư tín dụng (L/C) kèm theo phương án kinh doanh, đề nghị BIDV mở 2 L/C trị giá hơn 22 ngàn USD, đảm bảo bằng hàng hóa tồn kho của lô hàng phôi thép, thép phế nhập khẩu. Khi đề nghị BIDV mở L/C để đảm bảo thanh toán, công ty Trung Dũng cam kết chuyển toàn bộ số tiền thu được từ việc bán hàng nhập khẩu về tài khoản của BIDV, sử dụng tiền này để thanh toán cho đối tác nước ngoài khi đến hạn.
Tại hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản, công ty Trung Dũng đều cam kết điều này. Trên cơ sở những cam kết của khách hàng, BIDV chi nhánh Hà Thành giao doanh nghiệp tự quản lý tài sản đảm bảo (hàng hóa hình thành từ vốn vay) kèm điều kiện: Lô hàng nhập khẩu chỉ được xuất kho sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của BIDV. Mọi trường hợp xuất kho chưa được sự chấp thuận của BIDV đều bị coi là vi phạm hợp đồng bảo đảm. Tuy nhiên, sau khi BIDV ký phát hành L/C bảo lãnh thanh toán, sau khi nhập hàng về, lợi dụng việc BIDV giao cho tự quản lý hàng hóa, công ty Trung Dũng không thực hiện như cam kết mà bán hàng lòng vòng qua các công ty "sân sau" để tránh sự quản lý của BIDV. Tiền thu được từ việc bán hàng, công ty Trung Dũng không chuyển về tài khoản của BIDV để trả nợ cho đối tác khi đến hạn như đã cam kết, mà sử dụng cho các mục đích khác. Như vậy, công ty Trung Dũng đã tự ý bán tài sản đảm bảo thuộc quyền quyết định của BIDV mà không được phép của NH này và sử dụng tiền sai mục đích đã cam kết với NH, vi phạm hợp đồng bảo đảm, dẫn đến hậu quả không còn tài sản đảm bảo để BIDV thu nợ, gây thiệt hại cho NH hơn 263 tỷ đồng. Kết luận điều tra cho rằng, tại thời điểm tháng 11/2011, công ty Trung Dũng gặp nhiều khó khăn về tài chính, dự nợ tín dụng tăng. Tuy nhiên, BIDV, chi nhanh Hà Thành vẫn đánh giá công ty này có khả năng tài chính để trả nợ. Trong vụ án này, cán bộ BIDV thừa nhận đã đánh giá không đúng khả năng tài chính của khách hàng, đề xuất cấp hạn mức tín dụng khi khách hàng không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo... Nhưng những sai phạm là do chịu sức ép từ lãnh đạo NH, cán bộ NH biết khách hàng này có quan hệ với ông Trần Bắc Hà nên phải đề xuất cho vay. Lời khai của cựu Chủ tịch HĐQT BIDV Về phần mình, ông Trần Bắc Hà khai, chỉ biết công ty Trung Dũng là khách hàng của BIDV thông qua đầu mối là chi nhánh Hà Thành. Cá nhân ông không có mối quan hệ gì về tài chính với công ty Trung Dũng, hay ông Đoàn Hồng Dũng, giám đốc công ty. Đối với các khoản dư nợ, ông Trần Bắc Hà khai ông đều là người ký phê duyệt với vai trò là Chủ tịch HĐQT. Ông Hà thừa nhận, khi cấp L/C cho khách hàng, do không đọc kỹ tờ trình tín dụng nên không để ý các điều kiện tín dụng của công ty Trung Dũng nêu trong tờ trình, do đó đã đồng ý cấp tín dụng khi khách hàng không đủ điều kiện tín dụng theo quy định. Theo lời khai của ông Trần Bắc Hà, việc ông quyết định cấp tín dụng là làm theo chế độ tập thể, trên cơ sở ý kiến của Hội đồng, nhưng khẳng định chịu trách nhiệm cá nhân đối với quyết định của mình với vai trò là người có quyết định cao nhất, cuối cùng. Số phận khối tài sản khổng lồ của gia đình ông Trần Bắc HàCơ quan điều tra, Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển VKS đề nghị truy tố 12 bị can trong vụ án có liên quan đến bố con ông Trần Bắc Hà. T.Nhung | ||||||||||||||||||||||||||||
Giảng viên công bố nghiên cứu về dịch covid-19 từ khu cách ly Posted: 26 Mar 2020 05:50 PM PDT - Trở về từ Đức giữa đại dịch, Huỳnh Lưu Đức Toàn được đưa vào cách ly ở Trường Quân sự Khánh Hòa. Từ đây, Toàn đã công bố nghiên cứu về dịch covid-19 trên tạp chí khoa học. Công bố nghiên cứu từ khu cách ly Huỳnh Lưu Đức Toàn, 30 tuổi, giảng viên khoa Ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) hiện đang là nghiên cứu sinh ngành kinh tế học hành vi của Trường Quản lý Otto Beisheim (Đức). Khi đại dịch Covid-19 diễn ra, anh quyết định về nước. Xuống sân bay, Toàn được đưa vào cách ly tại Bệnh viện Nhiệt đới Diên Khánh (Khánh Hòa). Sau khi xét nghiệm ban đầu kết quả âm tính, Toàn được chuyển sang Trường quân sự tỉnh Khánh Hòa.
Từ khu cách ly, Toàn đã có nghiên cứu Nhận thức rủi ro của người dân về Covid-19 công bố trên tạp chí Economics Bulletin (là một tạp chí khoa học truy cập mở, thành lập vào năm 2001 bởi Myrna Wooders - nhà kinh tế học người Canada, có tổng biên tập là giáo sư John P. Conley từ ĐH Vanderbilt). Toàn quan tâm điều này vì nhận thức rủi ro sẽ định hình hành vi con người, và khi định hình hành vi một cá nhân sẽ định hình hành vi của xã hội. Toàn thực hiện nghiên cứu này trong khu cách ly, chọn mẫu ngẫu nhiên qua mạng. Phương pháp ngẫu nhiên khảo sát dành cho người từ 15 đến 47 tuổi. Với Toàn chỉ cần có internet và máy tính thì nơi nào cũng làm việc được. "Tôi tìm ra 2 điều. Thứ nhất, về khu vực địa lý có ảnh hưởng nhận thức rủi ro thì miền Nam có nhận thức rủi ro cao hơn các miền khác. Thứ hai là hành vi sử dụng mạng xã hội và tin giả ảnh hưởng đến nhận thức rủi ro". Khu cách ly khá yên tĩnh, ngày đầu vào mới chỉ có 4 người. Không gian thoáng đạt nên Toàn khá tập trung, dù bị giới hạn bởi không gian nghiên cứu. Hoàn thành nghiên cứu, Toàn gửi cho tạp chí Economics Bulletin. Đón nhận nghiên cứu được công bố trong khu cách ly, Toàn nghĩ ít nhất mình đã làm được một điều nhỏ bé trong công cuộc chống Covid-19. "Một cánh bướm nhỏ ở bờ Tây có thể tạo nên cơn bão ở bờ Đông", tôi chỉ mong mọi người ở vai trò của mình làm được một cánh bướm nhỏ để cùng lan tỏa sức mạnh thổi bay Covid-19", giảng viên trẻ ngành kinh tế chia sẻ. Trong đại dịch mỗi người đều có thể làm việc ý nghĩa Điều Toàn vui là nghiên cứu của mình có ý nghĩa trong đại dịch Covid-19. Việt Nam đang làm rất tốt công tác chống dịch, nhưng điều thứ hai Toàn muốn là truyền thông thế giới phải để ý đến Việt Nam, nơi đầu tiên khống chế SARS-2003. Những dữ liệu của Toàn sau khi công bố sẽ tặng cho các nhà khoa học trên thế giới để họ so sánh, đối chiếu phạm vi toàn cầu, vì không phải nhà khoa học nào cũng nghiên cứu về Việt Nam.
Theo nghiên cứu của Toàn, nhận thức về thông tin chính thống của người dân chỉ được chấm điểm 5/10. Do đó, vai trò của báo chí và thông tin chính thống trong giai đoạn này cực kì quan trọng; không cần nhiều nhưng phải cô đọng và đầy đủ, trong một khung thời gian nhất định sẽ hiệu quả hơn tần suất dồn dập và liên tục cập nhật. Điều Toàn muốn nhắn nhủ là: Dù cách ly, nhưng vai trò gì cũng có thể làm tốt việc của mình để chống dịch. Cách ly không có gì ghê gớm hay đáng sợ Toàn bảo điều cậu thích nhất là thông điệp: "Ở Việt Nam không ai bị bỏ lại phía sau". Ngày may bay đáp xuống phi trường, sự xúc động đến với Toàn vì cuối cùng đã được đặt chân lên đất mẹ, được nói thứ ngôn ngữ mình nói, được gặp mọi người, được ăn món ăn Việt. "Tôi nhớ cảm giác đi trên tàu, từ chỗ ở ra sân bay Frankfurt bị người Đức ném hột quẹt vào mình khi đeo khẩu trang, bị người ta phun nước bọt và chửi "đồ châu Á dịch bệnh". Dù tôi nghĩ rằng ở đâu cũng có người này người kia nhưng ở Việt Nam không một đồng bào nào bị bỏ rơi trong cuộc chiến chống Covid-19"- nghiên cứu sinh kể.
Toàn thừa nhận, ở Đức điều kiện sống và nghiên cứu rất tốt và điều ấy khiến anh đau đáu trong lòng là làm sao để tạo ra được những điều kiện ấy cho sinh viên học sinh ở Việt Nam. Từ vài phút bỡ ngỡ ban đầu, Toàn thích nghi rất nhanh ở khu cách ly. Ở đó Toàn nhìn thấy các anh bộ đội sáng nào cũng đem thức ăn đến phòng, rồi lại phun thuốc khử trùng. Người đo nhiệt độ thì nhắc nhở nhớ uống nước nhiều. Người cả đêm đi kê giường, đi kéo hành lý..rồi người thì hỏi han... Hay là chuyện một sư thầy từ Úc về cứ sáng sớm là ra khu cách ly quét dọn lá, quét rác, dọn nhà vệ sinh. Còn một chú sinh năm 1947 sẽ luôn nhắc nhở cả phòng nhớ vệ sinh sách sẽ. Đó là những con người xa lạ nhưng lại rất gần gũi và thương mến với nhau. "Chúng tôi giao tiếp theo khoảng cách vật lý là cách nhau 2m, nhưng khoảng cách tinh thần thì thấy gần gũi vô cùng". Với anh, đây là thời gian để mỗi người sống chậm lại lắng nghe bản thân hơn. Toàn nhớ tới câu chuyện của 1 giáo sư người Anh, ông nói rằng "Nếu tôi bị cảm cúm thì có thể lây cho 1 hay 2, người và sau đó họ sẽ tiếp tục các thế hệ lây nhiễm và cùng lắm chỉ là 14 người. Tôi chỉ chịu trách nhiệm cho 14 người bị nhiễm bệnh từ tôi nhưng Covid-19 thì lây nhiễm khủng khiếp. Tôi có thể lây nhiễm cho 3 người, 3 tầng và các thế hệ vậy và có thể tôi sẽ chịu trách nhiệm cho hơn 59.000 người". "Tôi chỉ muốn gửi thông điệp rằng, hãy sống cuộc đời chịu trách nhiệm bởi bạn có thể sẽ gây hậu quả cho 59.000 người và điều đó khủng khiếp hơn việc chịu thiệt thòi khi lưu trú tại nhà hay cách ly không thoải mái" – Toàn nói. Lê Huyền Cô gái biến 14 ngày cách ly thành thời gian dạy Tiếng Anh trực tuyến miễn phí- Để 14 ngày cách ly trở nên có ích và trôi qua nhanh hơn, Lê Vũ Anh Thư (sinh năm 2000, du học sinh trở về từ Úc) quyết định dạy Tiếng Anh trực tuyến miễn phí cho mọi người. | ||||||||||||||||||||||||||||
Bộ đội dùng Google dịch giao tiếp 15 thứ tiếng với người cách ly Covid-19 Posted: 26 Mar 2020 03:00 PM PDT Mặc dù chỉ có 50 công dân nước ngoài nhưng có tới 15 quốc tịch khác nhau ở khu cách ly Trường Quân sự Quân khu 7. Để giao tiếp và phục vụ nhu yếu phẩm, thày trò ở đây phải mượn "google dịch". Từ hơn một tháng nay, thầy trò Trường Quân sự Quân khu 7 (thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 7, nằm trên đường Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM) căng mình trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Theo Thượng tá Nguyễn Tiến Sơn, Chủ nhiệm Chính trị, từ khi trường được điều động làm nơi cách ly cho người dân từ nước ngoài về, hàng trăm cán bộ, học viên tham gia công tác hậu cần.
Hiện có 843 người đang được cách ly tại trường, trong đó có 26 trẻ em và 2 cụ già. Đặc biệt, có 50 người nước ngoài, mang 15 quốc tịch khác nhau. Thượng tá Sơn cho biết, tất cả những công dân này khi đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất đều không hề biết mình sẽ bị đưa đi cách ly. Vì vậy, khi bị đưa về đây một số người tỏ ra bất hợp tác, liên tục đòi về. Trước những phản ứng đó, Ban chỉ đạo phòng chống dịch của nhà trường, cán bộ y tế và Trung tâm y tế quận 12 đã phải động viên, khuyên bảo để người dân hiểu và chấp hành tốt việc cách ly.
Cũng theo Thượng tá Sơn, mỗi người cách ly được hưởng khẩu phần ăn là 90 ngàn/ngày, cơm và đồ ăn sáng được phục vụ đến tận tay. Đối với những cháu bé mới sinh vẫn đang bú sữa mẹ cũng được hỗ trợ sữa, tã. Việc phục vụ những công dân Việt Nam khá đơn giản, nhưng đối với những công dân nước ngoài, do không hợp khẩu vị nên những bữa đầu tiên lực lượng hỗ trợ khá lúng túng. Nhớ về kỷ niệm lần đầu tiếp nhận 50 công dân nước ngoài, trong đó có tới 15 quốc tịch, Thượng tá Sơn cho hay, việc giao tiếp với họ hết sức khó khăn. Những bữa cơm đầu tiên, khi bộ đội chuyển phần cơm cho họ, những người nước ngoài dãy nảy xua tay, miệng liên tục "no no" và dứt khoát không ăn. Sau một hồi "hoa chân múa tay", mà cả đôi bên không hiểu nhau các chiến sĩ phải lên google dịch để giao tiếp với họ, từ đó hiểu rằng những người nước ngoài này không thích ăn cơm, họ yêu cầu được ăn bún, phở, thậm chí cả đồ chay. "Trước yêu cầu này, nhằm tạo điều kiện và giữ sức khỏe cho công dân nước ngoài, Ban chỉ đạo phòng chống dịch của trường phải thay đổi món theo yêu cầu của họ", Thượng tá Sơn cho hay.
Sau 10 ngày tiếp nhận cách ly, hiện hơn 800 công dân đều khỏe mạnh, âm tính với Covid-19, tinh thần ai cũng phấn trấn, vui vẻ và tỏ ra biết ơn lực lượng làm nhiệm vụ tại đây. Thượng tá Sơn kể, cá biệt, có trường hợp một công dân người Anh, sau thời gian cách ly tỏ ra khá hài lòng. Anh này bày tỏ bản thân rất yên tâm khi được chăm sóc ở Việt Nam, nhưng lo lắng cho người thân đang ở Anh trước đại dịch này, không biết có được chăm sóc như mình không. Tạm gác việc học, tập trung hậu cần cách ly Không phải ai cũng hiểu, để đảm bảo cuộc sống an toàn, đầy đủ cho những người khi tới cách ly, cán bộ chiến sĩ, học viên đã phải hy sinh rất nhiều. Hiện Trường Quân sự Quân khu 7 có 2.000 học viên học tập. Để tiếp nhận công dân tới cách ly, nhà trường phải dồn ghép nơi ở của học viên. Dù tới ngày 15/3 mới có công dân về cách ly, nhưng từ ngày 18/2, các học viên đã phải tạm gác việc học tập, rèn luyện để tập huấn cách phòng chống dịch từ việc rửa tay, mặc đồ bảo hộ như thế nào… Và cũng hơn một tháng qua, những người tham phục vụ công dân cách ly chưa được về thăm gia đình, vợ con dù có người nhà cách trường chưa đến 1km.
"Chống dịch như chống giặc" là câu cửa miệng của toàn bộ cán bộ, chiến sĩ và các học viên của Trường Quân sự Quân khu 7. Đợt cách ly này chỉ còn 4 ngày nữa là kết thúc nhưng trường sẽ tiếp nhận đợt công dân mới về cách ly, nghĩa là ngày trở về với gia đình của cán bộ, chiến sỹ của trường vẫn còn rất xa. Vũ điệu 'Ghen Cô Vy' của Công an tỉnh Hải DươngCác chiến sỹ Công an tỉnh Hải Dương gây bất ngờ với vũ điệu rửa tay Ghen Cô Vy khoẻ khoắn, với tinh thần lạc quan trong việc phòng chống dịch Covid-19. Phương Tùng Anh | ||||||||||||||||||||||||||||
Bác sĩ chuyên khoa mô tả sự tàn phá của nCoV lên phổi người khỏe mạnh Posted: 26 Mar 2020 08:37 PM PDT "Trước đó vài tháng, nhiều đồng nghiệp của tôi còn đùa với nhau rằng họ muốn bị nhiễm Covid-19 để được nghỉ làm mà vẫn có lương. Tuy nhiên, sau một loạt ca lâm sàng khủng khiếp, không ai trong chúng tôi còn có suy nghĩ đó nữa". Tôi là bác sĩ chuyên khoa hô hấp, làm việc ở khoa Hồi sức cấp cứu tại một bệnh viện trong thành phố New Orleans ở bang Louisiana (Mỹ). Ngày càng có nhiều bệnh nhân trẻ phải vào đây để điều trị. Trong số họ, có người còn chưa tới 40 tuổi. Chúng tôi ai cũng choáng ngợp vì tốc độ diễn biến quá nhanh của Covid-19. Khoảng 1/3 trong số các bệnh nhân phải duy trì sự sống bằng máy thở. Bệnh viện nơi tôi công tác đã quá chủ quan trước dịch bệnh. Từng có một bác sĩ cảnh báo về khả năng bùng phát đại dịch, đồng thời yêu cầu thêm máy thở và phòng áp suất âm. Tuy nhiên, mọi yêu cầu của anh đã bị phớt lờ và sự lo sợ này bị coi là thái quá. Giờ đây nhìn lại, tôi thấy mọi chuyện có lẽ sẽ tích cực hơn nếu lời cảnh báo này được quan tâm đúng mức. Chúng tôi ai cũng choáng ngợp vì tốc độ diễn biến quá nhanh của Covid-19. Khoảng 1/3 trong số các bệnh nhân phải duy trì sự sống bằng máy thở. Suy nghĩ đầu tiên của tôi khi lần đầu nghe về Covid-19 đó là: "Hàng năm mình vẫn phải đối mặt với dịch cúm. Đợt dịch này chắc không tệ hơn quá nhiều đâu". Tuy nhiên tôi đã sốc khi chứng kiến một người hoàn toàn khỏe mạnh sụp đổ nhanh chóng. Bệnh nhân trước đó không có bệnh lý nền nào khác và vào viện vì khó thở. Anh ta được cho thở oxy nhưng tình trạng suy hô hấp bắt đầu tăng lên và rồi ngừng thở hoàn toàn. Điều đáng sợ ở đây là diễn biến của ca bệnh không thể lường trước được. Chúng tôi đi thăm buồng bệnh 4 giờ một lần. Nhịp tim và nhịp thở của bệnh nhân đều được máy móc theo dõi liên tục. Nhưng như vậy là chưa đủ, nhiều người đột ngột khó thở và đi vào suy hô hấp rất nhanh. Tình trạng của họ được gọi là "Hội chứng suy hô hấp cấp tính – ARDS". Lúc này, trong các phế nang của bệnh nhân chứa đầy dịch tiết của quá trình viêm. X-quang ngực của bệnh nhân trở nên trắng xóa, hình ảnh tiêu biểu của việc có nước trong phổi. Bệnh nhân một khi mắc ARDS sẽ cực kỳ khó thở, tỷ lệ tử vong lên đến 40%. Cách duy nhất để cứu sống họ là lắp đặt máy thở, bổ sung áp lực giúp khuếch tán oxy vào trong máu. Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, để tiến tới "Hội chứng suy hô hấp cấp – ARDS" phải mất một quá trình dài, nhưng ở bệnh nhân Covid-19 thì nó có thể xảy ra chỉ trong một đêm. Phổi của họ lúc này giống như nạn nhân bị đuối nước hay những trường hợp hít phải khí độc. Các phế nang quan trọng hầu hết đều bị tổn thương. Ca bệnh đầu tiên cũng là ca bệnh khiến tôi ám ảnh nhất. Sau khi được lắp máy thở, đáng nhẽ bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Thế nhưng, bệnh nhân chỉ vùng vẫy tứ chi, di chuyển miệng và cơ thể để cố gắng thở. Những giọt máu hồng trào ra từ ống nội khí quản, thậm chí bệnh nhân còn định dùng tay rút hết các đường ống được cố định nơi miệng, khiến chúng tôi phải kiềm chế anh ta lại. Ở các ca viêm phổi khác, tôi quan sát được dịch màu vàng hoặc xanh trào ra từ miệng bệnh nhân. Nhưng với các ca nhiễm Covid-19 thì chỉ toàn một màu đỏ hồng. Điều đó cho thấy phổi bệnh nhân tràn ngập toàn máu. Chúng tôi phải liên tục hút loại dịch tiết này ra để họ dễ thở hơn. Trước đó vài tháng, nhiều đồng nghiệp của tôi còn đùa với nhau rằng họ muốn bị nhiễm Covid-19 để được nghỉ làm mà vẫn có lương. Tuy nhiên sau một loạt ca lâm sàng khủng khiếp đã trải qua, không ai trong chúng tôi còn suy nghĩ đó nữa. Hiện tại, tôi phải làm việc theo ca 12 tiếng, số lượng máy thở được tăng lên 4 lần so với bình thường. Khẩu trang y tế chỉ đủ cho mỗi người một cái, chúng tôi phải vệ sinh lại nó nếu muốn sử dụng trong các lần trực tiếp theo. Số lượng bệnh nhân đang ngày một tăng. Chắc chắn đến một lúc nào đó, số máy thở ít ỏi sẽ không đủ. Đó là thời điểm tôi phải quyết định khó khăn xem bệnh nhân nào có cơ hội sống cao hơn được tiếp tục điều trị, còn bệnh nhân nào thì không. Trường Giang (Theo Propublica) Covid-19 sẽ lây theo cấp số nhân nếu người dân không ở nhà- Khi lây ra cộng đồng, nếu không tìm được bệnh nhân F0, Covid-19 sẽ tiếp tục lây cho nhiều người khác theo cấp số nhân. | ||||||||||||||||||||||||||||
Luật sự cho rằng phạt không đeo khẩu trang nơi công cộng là cấp thiết Posted: 26 Mar 2020 04:00 PM PDT Các luật sư cho rằng, cần thực hiện nghiêm việc cưỡng chế cách ly và xử phạt nặng người không đeo khẩu trang nơi công cộng. Tính tới tối 26/3, nước ta đã có 153 ca mắc Covid-19 và hàng ngàn người từ nước ngoài về hoặc có tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với người bị nhiễm bệnh phải đi cách ly tập trung. Sở dĩ lượng người phải đi cách đi lớn như vậy là do ý thức của chính những người mắc bệnh và sự chủ quan của người dân. Điển hình là việc người đàn ông ở quận 8, TP.HCM, sau khi đi Malaysia về bị yêu cầu cách ly tại nhà nhưng người này vẫn cố tình đi lễ ở nhà thờ hồi giáo tại quận 8 vài chục lần. Hành vi vô ý thức này khiến 140 hộ với 725 nhân khẩu ở phường 1 và 17 hộ, 71 nhân khẩu ở phường 2, quận 8 bị cách ly.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, một phần xuất phát từ ý thức của người dân, mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã giao Sở Tư pháp nghiên cứu, đề xuất tham mưu cho TP quy trình cưỡng chế cách ly tại nhà hay tập trung. Đồng thời, nghiên cứu biện pháp xử lý và xử phạt hành chính người dân không đeo khẩu trang nơi công cộng, nơi đông người để có tính răn đe. Trước diễn biến này, VietNamNet đã trao đổi với các luật sư về tính khả thi của việc cưỡng chế cách ly những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm tại cộng đồng. Theo luật sư Bùi Quang Thu (Đoàn luật sư TP Hà Nội), dịch Covid-19 hiện nay là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bậc nhất thế giới. Ngày 29/01/2020, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 219/QĐ-BYT về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (Luật PCBTN). Ngày 01/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra. Theo đó, tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch được xác định là bệnh truyền nhiễm nhóm A. Do vậy, việc Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu Sở Tư pháp tham mưu việc cưỡng chế người thuộc đối tượng cách ly bất hợp tác và xử phạt người không đeo khẩu trang nơi công cộng là biện pháp cần thiết theo quy định của Luật PCBTN để phòng, chống dịch bệnh. Việc bắt buộc mang khẩu trang trong bối cảnh dịch bệnh nguy hiểm như hiện nay khi ra nơi công cộng và đến các cơ sở đông người là cấp thiết để bảo vệ chính bản thân, gia đình, không gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng xã hội. Căn cứ điểm b, khoản 2, Điều 10, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, quy định trong trường hợp từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của Chính phủ.
Với hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người khác, người vi phạm còn có thể bị xử lý về hình sự. Cụ thể, Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), tại Điều 240 về tội "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người". Đối với việc xử phạt khi có quy định phải mang khẩu trang nơi công cộng, nhưng người tham gia sinh hoạt, đi lại nơi công cộng không đeo khẩu trang, có nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng giữa thời điểm dịch bệnh thì cần áp dụng xử phạt cá nhân đó từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng. Số tiền phạt này nếu có nên đưa vào ngân sách phòng chống dịch bệnh của ngành Y tế. "Trước bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang gây nguy hiểm cho sức khỏe, sinh mệnh người dân cả ở trong nước và thế giới thì việc cưỡng chế cách ly người cần cách ly và bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng sẽ được nhân dân ủng hộ, do vậy tôi cho rằng quy chế này có tính khả thi cao", luật sư Thu nêu ý kiến. Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Kiều Hưng (hãng Luật Giải phóng) cũng khẳng định, nếu không tự nguyện chấp hành hoặc bỏ trốn khỏi nơi cách ly thì người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5 triệu tới 10 triệu đồng và tiếp tục bị buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 10 của Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Nghị định số 101/2010/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch cũng đã quy định rõ: "Với các đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế nhưng không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế thì sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly". 'Một người nhiễm Covid-19 lây 406 người nếu không cách ly'Chủ tịch UBND.TPHCM Nguyễn Thành Phong thông tin, theo tính toán của các chuyên gia, một người nhiễm Covid -19 nếu đi ra đường sau 30 ngày lây nhiễm cho 406 người. Thanh Phương |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét