“Chuyện trong trường quân sự nội bất xuất, ngoại bất nhập vì Covid-19” plus 14 more |
- Chuyện trong trường quân sự nội bất xuất, ngoại bất nhập vì Covid-19
- Bộ TT&TT vận động nhắn tin ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19
- Thêm 9 ca người Việt mắc Covid-19, đều từ nước ngoài về
- Tổng bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Bộ Chính trị về phòng, chống Covid-19
- Nông dân bội thu, xuất khẩu gạo tăng mạnh
- Ông Nguyễn Đức Chung: Chưa hề có phương án phong tỏa Hà Nội
- Tuyển Việt Nam: HLV Park Hang Seo phải chọn giá đúng
- Tin tức dịch Virus Corona ngày 20/3: Italia vượt TQ về số ca tử vong
- Vị khách Hàn Quốc bị đuổi xuống xe khách: Tôi không làm gì sai cả!
- Bắt trưởng phòng Cục Thuế Thanh Hóa khi đang nhận tiền trên ô tô
- Chè heo tắm tiên lên cơn sốt, bay ngàn cây số ra Hà Nội
- Tình cảnh đau lòng tại bệnh viện Covid-19 ở Italia
- Lãi suất tiết kiệm giảm, nên gửi tiền vào đâu?
- Chồng Việt bay từ Sài Gòn sang Ý với vợ giữa dịch Covid-19
- Cao ốc bóp nghẹt hạ tầng xử nghiêm chủ đầu tư quên công trình công cộng
Chuyện trong trường quân sự nội bất xuất, ngoại bất nhập vì Covid-19 Posted: 19 Mar 2020 03:00 PM PDT 14 ngày khó quên sống trong khu cách ly đặc biệt của quân đội với những kỷ niệm từng bữa cơm, giấc ngủ, những tâm sự bùi ngùi trong ngày chia tay dành cho các y bác sĩ và chiến sĩ. XEM VIDEO: "Công dân các dãy nhà TT2 chú ý, tất cả xuống sân chuẩn bị nhận hành trang trở về nhà", tiếng phát thanh của ban giám hiệu vang vọng khắp khuôn viên 2 khu nhà của Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (Xuân Sơn, Sơn Tây). Ánh mắt rạng ngời niềm vui, nụ cười khuất trong chiếc khẩu trang, Đào Thị Liên (22 tuổi, du dọc sinh) chia sẻ: "Hôm nay là ngày đặc biệt, cuối cùng ngày này đã đến, 14 ngày biết bao kỷ niệm và trải nghiệm". Cô cùng hàng trăm người từ các phòng ùa ra sân, nơi đã được chuẩn bị sẵn bàn ghế để làm lễ chia tay các công dân hết thời hạn cách ly 14 ngày. "Xin chúc mừng 248 công dân cách ly tại trường quân sự Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội, hôm nay được trung tâm Y tế thị xã Sơn Tây cấp giấy xác nhận hoàn thành 14 ngày cách ly, đủ điều kiện trở về học tập, công tác tại địa phương", tiếng loa lại vang lên, tiếp theo là tiếng vỗ tay rào rào phía dưới. Trường quân sự Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội nằm trên địa bàn huyện Sơn Tây, cách xa nhà dân, trong khuôn viên có 2 toà nhà được coi là "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Toàn bộ những người được cách ly và các y, bác sỹ, cán bộ, chiến sĩ ăn ngủ và làm việc tại đây trong suốt thời gian 14 ngày. Đào Thị Liên thay mặt cho gần 250 người đứng lên phát biểu. Liên là sinh viên năm 2 khoa Thông tin văn hóa Hàn Quốc, trường ĐH Keimyng. Ngôi trường cô học nằm ở Daegu, thành phố lớn thứ 4 Hàn Quốc và là tâm điểm dịch Covid-19. Quay trở lại Hàn Quốc từ mồng 6 Tết, khi ấy, Việt Nam bắt đầu xuất hiện 3 bệnh nhân nhiễm Covid-19, Liên vẫn nghĩ đó là thời điểm thích hợp để mình… tránh dịch. Nhưng cô gái trẻ không thể ngờ, lần quay trở lại này và tiếp theo là những ngày mất ăn, mất ngủ. "Ngày 23/2, 602 trường hợp nhiễm bệnh và 6 ca tử vong. Em lo quá" - Liên nhắn tin cho chị gái. Sau thời gian tự "giam cầm" bản thân mình ở trong phòng để tránh dịch, Liên quyết định quay về Việt Nam. "Hôm nay vừa tròn 21 ngày kể từ chuyến bay đặc biệt ấy. Nhớ như in tối 26/2, đón tôi ở sân bay Nội Bài hôm ấy không phải là bố, là mẹ, người thân mà là những chiến sĩ, cán bộ trong trang phục bảo hộ. Tuy không nhìn rõ được khuôn mặt, ánh mắt nhưng qua lời nói cử chỉ của các chú, các anh tôi đều có cảm giác được che chở, bảo vệ. Suốt quãng đường từ sân bay về trường quân sự, cả đoàn luôn nhận được sự động viên, trấn an của các các anh. Khi đến trường chúng tôi được hướng dẫn chi tiết, ân cần, không hề có dấu hiệu của sự kỳ thị, xa lánh nào", Liên phát biểu dõng dạc. Hầu hết mọi người khi nhập cảnh vào Việt Nam đều chung suy nghĩ 14 ngày đi cách ly là khoảng thời gian dài, mong sao cho hết nhưng giờ nghĩ lại đây có lẽ là khoảng thời gian ý nghĩa và mang lại nhiều cảm xúc nhất với Liên. Lần đầu tiên trong cuộc đời được sống trong môi trường tập thể được chăm sóc kỹ, ăn ngon, ngủ đúng giờ. Liên giãi bày, hết cách ly cô mới được biết trường có hơn 200 cán bộ, chiến sĩ đã tình nguyện rời chỗ ở, nằm chung để nhường chỗ cho người cách ly. Nhiều cán bộ, nhân viên ở tổ phục vụ đã phải thay đổi chế độ sinh hoạt trong ngày, thức khuya, dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn, bảo đảm các điều kiện sinh hoạt cho người được cách ly... Liên xúc động chia sẻ: "Đứng ngoài ban công, em có thể nhìn được đội ngũ hậu cần đã vất vả như thế nào, đặc biệt trong những ngày mưa gió khi phục vụ 3 bữa/ngày cho gần 800 công dân. Nơi đây bộ đội nhường nhà, nhường chiếu để cho nhân dân được chăn ấm nệm êm". Không giống như nhiều bạn khác, coi 14 ngày cách ly như "kỳ nghỉ dưỡng", Liên tranh thủ học tập, vạch ra kế hoạch cho tương lai. Hành lý của cô không thể thiếu những cuốn sách nên chiều chiều, thay vì tụ tập tán gẫu trong phòng Liên thường ra phía sau dãy nhà cách ly chọn 1 ghế đá yên tĩnh ngồi học. Các anh bộ đội đi qua thấy Liên hay ngồi một mình đọc sách nên cũng trò chuyện, tâm sự. Rồi một ngày nhận được thông báo sắp hết thời hạn cách ly, BGH trường đề nghị Liên viết đôi dòng cảm tưởng. Cảm ơn tình cảm, sự tiếp đón của các chiến sĩ, du học sinh bàn nhau góp tiền muốn mua tặng trường quân sự một bộ bàn ghế đá hoặc một vật phẩm để kỷ niệm nhưng BGH trường nhất quyết từ chối. "Vì các anh và các bác sĩ không nhận quà nên em dành tâm huyết vào bài phát biểu như một lời tri ân, cảm ơn tới các anh", Liên bộc bạch. Cầm tờ xác nhận, ôm bó hoa vừa được các chiến sĩ tặng Liên nói đó là những "ngày vui" của mình, cô có thêm những người bạn mới, hiểu hơn về đất nước, con người nơi cô yêu. "Cảm ơn" là lời nói mà Liên muốn gửi tới các nhà trường, đặc biệt là các anh bộ đội, y bác sĩ ngày đêm chăm sóc cô. Đứng giữa sân, dáng người cao, ẩn sau lớp khẩu trang là gương mặt sáng cùng mái tóc rẽ ngôi, Hà Ngọc Quang (21 tuổi, du học sinh ở Dague) khiến nhiều người lầm tưởng là người Hàn Quốc. Cầm trong tay cuốn hộ chiếu và giấy chứng nhận đủ thời gian cách ly, Quang không giấu nổi sự vui mừng, ánh mắt cậu sáng lên khi nói về cuộc sống nửa tháng trong trường quân sự. Nhớ lại khoảng thời gian khó khăn trên hành trình trở về nước, Quang cảm thấy mình vẫn thật may mắn. Cuối tháng 2, khi Hàn Quốc xuất hiện "ca siêu lây nhiễm" với số mắc tăng đến cả nghìn người, thông tin truyền thông rầm rộ khắp nơi khiến bố mẹ Quang ở Tứ Kỳ (Hải Dương) vô cùng lo lắng. Sự lo lắng tăng lên gấp đôi khi người em trai của Quang cũng đang du học bên Hàn. "Một ngày bố mẹ em gọi đến 5 cuộc điện thoại, liên tục động viên, giục em về nhà. Em đã phải đắn đo suy nghĩ suốt 1 tuần liền nên về hay ở", Quang tâm sự. Tình hình ngày càng phức tạp hơn, Quang và 4 người bạn khác cùng nhau bắt chuyến bay từ Busan trở về Việt Nam ngày 26/2, suốt hành trình 5 tiếng trên máy bay lòng cậu nặng trĩu nỗi lo về đến nơi rồi sẽ như thế nào? Cách ly ở đâu. Về đến Nội Bài lúc 11h30, hàng chục cán bộ, nhân viên trong trang phục bảo hộ ra đón, câu đầu tiên chàng trai 21 tuổi thốt lên là "Quê mình đây rồi, mình đã an toàn rồi". Sau khi kiểm tra chắc chắn mình không sốt và không có biểu hiện bệnh, Quang cùng các bạn được chuyển về trường quân sự. Bàn chải, khăn mặt, kem đánh răng, xà phòng,.. cùng nhiều vật dụng được cấp phát. Phòng cách ly rộng khoảng 40m2, mỗi phòng gồm các giường tầng ở được 16 người, có chỗ phơi quần áo, khu vệ sinh theo từng phòng. Ai cũng chuẩn bị sẵn tâm lý cho đợt cách ly dài 14 ngày phía trước. Vừa cười Quang vừa kể lại khoảng thời gian đáng nhớ: "Ở đây nửa tháng em tăng cân là cái chắc, ăn uống điều độ, được chăm sóc tận tình như ở nhà. Khẩu trang y tế, nước rửa tay được phát tận giường, ngày đo thân nhiệt 2 lần. Bố mẹ gọi điện nên em nói cả nhà đừng lo, các chú bộ đội rất tốt". Quang kể sáng 7h sáng các anh bộ đội lên phát cơm, mọi người cũng đều tự giác dậy sớm hết, sau đó được đo thân nhiệt. Khi ăn cơm, cậu bất ngờ về độ ngon, mấy tháng bên Hàn về được ăn bát cơm, món ăn Việt khiến cậu không khỏi hồi hồi nhớ nhà. Trước kia đi học không có thời gian, ở trong đây nửa tháng, cùng với đôi chút "khắt khe" của quân đội đã giúp Quang rèn luyện thói quen thể dục, thể thao, đặc biệt là tinh thần đoàn kết đồng đội. Chiều đến tất cả sẽ xuống sân vận động, nhóm thì chạy bộ, nhóm đá cầu, nhảy dây, vận động tay chân hít thở không khí trong lành giữa khuôn viên mát mẻ rất giống thời học sinh. Hay những buổi tối không hẹn mà gặp tất cả cùng ra đứng ngoài ban công hát vang những bài hát về đất nước. Vì đa số là những người trẻ nên mọi người rất thoải mái, tiếng cười giòn tan, tiếng nói chuyện rôm rả vang lên. 9h30, 10 xe 29 chỗ bắt đầu lăn bánh đưa 248 người trở lại với gia đình, tại dãy nhà cách ly, hàng trăm người ở lại vẫy tay chào, động viên nhau, nhiều tiếng chào "Về an toàn nhé" "Giữ gìn sức khỏe" cùng những tiếng vỗ tay vang lên. Trần Thường - Video: Bạt Tuấn Thiết kế: Tú Uyên Đối diện sống chết, trong đại nạn hãy 'người' hơnCovid-19 đang làm cho con người thay đổi đến chóng mặt. Trong đại dịch, cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu cứ đan xen, nhưng tình người, cái thiện vẫn trội lên trên hết. | ||||||||||||||||||
Bộ TT&TT vận động nhắn tin ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 Posted: 19 Mar 2020 04:06 AM PDT Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, hành động tốt nhất của mỗi chúng ta lúc này là chung sức và đồng lòng bằng cách nhắn tin ủng hộ qua số 1407 để chung tay góp sức cho Việt Nam mạnh lên chống dịch. Chiều 19/3, tại Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức lễ phát động việc nhắn tin ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Chương trình vận động "Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19" sẽ được thực hiện thông qua Cổng thông tin Nhân đạo Quốc gia (1400). Đây là hoạt động nhằm hỗ trợ đồng bào cả nước, góp phần hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh Covid-19 đến tính mạng, sức khoẻ, đời sống của người dân, thiệt hại kinh tế cũng như trật tự, an toàn xã hội.
Để tham gia ủng hộ chương trình, người dân cần nhắn tin theo cú pháp: CV n gửi 1407. Trong đó, n là số lượng tin nhắn ủng hộ trong lần nhắn tin. Số lượng tin nhắn trong một lần nhắn tin giới hạn từ 1-100. Với mỗi tin nhắn, chủ thuê bao di động sẽ đóng góp tối thiểu 20.000 đồng. Toàn bộ số tiền thu được sẽ được sử dụng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, bao gồm việc hỗ trợ trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm để bảo vệ thầy thuốc và các chiến sĩ công an, bộ đội, cơ quan báo chí trực tiếp tiếp xúc với người mắc bệnh, hỗ trợ người nhiễm và nghi nhiễm phải cách ly. Thời gian tiếp nhận tin nhắn ủng hộ từ 0h00 ngày 19/3/2020 đến 24h 18/6/2020. Chia sẻ tại Lễ phát động, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, khó khăn, thách thức là lúc thể hiện rõ nhất, cũng là lúc hun đúc tinh thần và giá trị Việt Nam.
Theo người đứng đầu ngành TT&TT, Covid-19 là thử thách lớn với tất cả chúng ta, và với cả nhân loại. Không một ai đứng ngoài thử thách này. Do toàn dân một lòng chống dịch, Việt Nam vẫn là một trong số những quốc gia làm tốt nhất và được cả thế giới ghi nhận. Chúng ta không chủ quan nhưng cũng không vì thế mà hoang mang. Hành động tốt nhất của mỗi chúng ta lúc này là hãy chung tay, chung sức và đồng lòng. Bằng cách nhắn tin ủng hộ qua số 1407, là chúng ta đã chung tay góp sức cho Việt Nam mạnh lên chống dịch. "Mỗi người 20.000 đồng, thì 1 triệu người đã là 20 tỷ đồng, 10 triệu người là 200 tỷ đồng và 100 triệu người Việt Nam sẽ là 2.000 tỷ đồng. Biển lớn luôn luôn và mãi mãi là từ những giọt nước nhỏ", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, dịch Covid-19 rồi cũng sẽ qua đi, nhưng những thay đổi mà nó mang lại cho thế giới sẽ là rất lớn, và có những thay đổi mang tính thế kỷ. Chúng ta phải vượt qua Covid-19 và đón nhận những thay đổi đó. Không chỉ đón nhận mà còn phải tạo ra thay đổi. Một trạng thái bình thường mới sẽ xuất hiện. Một số quốc gia sẽ hồi phục nhanh và bứt phá vươn lên. Tất cả chúng ta sẽ phải chuẩn bị cho cả hai: Chống dịch thành công và bứt phá vươn lên. Chính vì thế, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kỳ vọng người dân cả nước phải vượt qua Covid-19 và đón nhận những thay đổi đó. Không chỉ đón nhận mà còn phải tạo ra sự thay đổi. "Một trạng thái bình thường mới sẽ xuất hiện. Một số quốc gia sẽ hồi phục nhanh và bứt phá vươn lên. Tất cả chúng ta sẽ phải chuẩn bị cho cả hai: Chống dịch thành công và bứt phá vươn lên". "Trước hết, mỗi chúng ta tuỳ theo sức của mình, hãy bắt đầu góp một giọt nước nhỏ để tạo ra biển lớn với một niềm tin mãnh liệt rằng chúng ta, rằng nhân loại sẽ vượt qua đại dịch, rằng thế giới sẽ tốt đẹp hơn, rằng Việt Nam chúng ta sẽ hùng cường thịnh vượng", người đứng đầu ngành TT&TT nói. Trọng Đạt (Xem toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại đây) | ||||||||||||||||||
Thêm 9 ca người Việt mắc Covid-19, đều từ nước ngoài về Posted: 19 Mar 2020 09:42 AM PDT - 9 ca nhiễm Covid-19 được ghi nhận trong ngày 19/3, nâng tổng số người mắc của Việt Nam lên 85 trường hợp. Bệnh nhân 77 là nữ, 25 tuổi, địa chỉ ở Nhân Chính, Hà Nội. Bệnh nhân là du học sinh tại Anh, nhập cảnh về Nội Bài ngày 17/3 trên chuyến bay QR976. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội sàng lọc và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Kết quả sàng lọc của bệnh nhân là dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định. Bệnh nhân 78 là nam, 22 tuổi, địa chỉ ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Bệnh nhân là du học sinh tại Anh, nhập cảnh về Nội Bài ngày 17/3 trên chuyến bay EK394. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội sàng lọc và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Kết quả sàng lọc của bệnh nhân là dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định. Bệnh nhân 79 là nữ, 48 tuổi, địa chỉ ở Đông Hải, Bạc Liêu. Bệnh nhân sống tại Anh gần 2 năm nay. Ngày 14/3, bệnh nhân từ London - Anh đi Dubai trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates và sau đó về Việt Nam ngày 15/3 trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates, số hiệu EK392. Khi nhập cảnh, bệnh nhân chưa có triệu chứng bệnh, chuyển cách ly tập trung tại Quận 12. Ngày 16/3, bệnh nhân có sốt, ho và được chuyển đến Bệnh viện Dã chiến Củ Chi. X-Quang phổi lúc nhập viện có tổn thương như mô tạng kẽ và được lấy mẫu xét nghiệm. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh xét nghiệm dương tính vào khuya ngày 17/3. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào 13h00 ngày 18/3 . Hiện nay bệnh nhân được tiếp tục điều trị, cách ly tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi. Bệnh nhân 80 là nam, 18 tuổi, địa chỉ ở Đông Hải, Bạc Liêu, con của bệnh nhân 79. Bệnh nhân sống cùng mẹ tại Anh gần 2 năm nay. Ngày 14/3, bệnh nhân cùng mẹ từ London - Anh đi Dubai trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates, số hiệu EK4 và sau đó về Việt Nam ngày 15/3 trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates, số hiệu EK392. Khi nhập cảnh, bệnh nhân chưa có triệu chứng bệnh, chuyển cách ly tập trung tại Quận 12 và được lấy mẫu bệnh phẩm. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Bệnh nhân 81 là nam, 20 tuổi, địa chỉ ở Konplông, Kom Tum. Ngày 14/3, bệnh nhân từ Paris - Pháp lên chuyến bay của hãng hàng không AirFrance, số hiệu AF258, về tới Việt Nam ngày 15/3. Khi nhập cảnh, bệnh nhân chưa có triệu chứng bệnh, chuyển cách ly tập trung tại Quận 12 và được lấy mẫu bệnh phẩm. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Bệnh nhân 82 là nữ, 16 tuổi, địa chỉ ở Quận 5, Hồ Chí Minh. Ngày 14/3, bệnh nhân cùng mẹ từ London - Anh đi Dubai trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates, số hiệu EK30 và sau đó về Việt Nam ngày 15/3 trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates, số hiệu EK364. Khi nhập cảnh, bệnh nhân chưa có triệu chứng bệnh, chuyển cách ly tập trung tại Quận 12 và được lấy mẫu bệnh phẩm. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào 01h00 ngày 19/3. Bệnh nhân 83 là nữ, 50 tuổi, quốc tịch Hoa Kỳ, trú tại Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh. Trong 14 ngày trước nhập cảnh, bệnh nhân đi Phuket - Thái Lan và từ Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ lên chuyến bay của hãng hàng không Turkish Airline, số hiệu TK162, về tới Việt Nam ngày 15/3. Khi nhập cảnh, bệnh nhân không ho, không sốt, không khó thở, chuyển cách ly tập trung tại Quận 12 và được lấy mẫu bệnh phẩm. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào 01h00 ngày 19/3. Bệnh nhân 84 là nam, 21 tuổi, địa chỉ ở Đống Đa, Hà Nội. Bệnh nhân là du học sinh tại Anh, nhập cảnh về Nội Bài ngày 18/03 trên chuyến bay VN0054. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội sàng lọc và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Kết quả sàng lọc của bệnh nhân là dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định. Bệnh nhân 85 là nam, 20 tuổi, địa chỉ ở Ba Đình, Hà Nội. Bệnh nhân là du học sinh tại Anh, nhập cảnh về Nội Bài ngày 18/03 trên chuyến bay VN0054. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội sàng lọc và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Kết quả sàng lọc của bệnh nhân là dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định. Như vậy, đến hết ngày 19/3, Việt Nam đã ghi nhận 85 trường hợp mắc Covid-19. Trong đó, có 60 người Việt Nam và 25 người nước ngoài. 16 người (được ghi nhận từ ngày 23/1 đến 13/2) đã được chữa khỏi và xuất viện. Nguyễn Liên Công bố 8 ca Covid-19 mới, thêm Hải Dương, Phú Thọ có người mắc- Tối ngày 18/3, Bộ Y tế công bố thêm 8 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca mắc của cả nước lên 76 trường hợp. | ||||||||||||||||||
Tổng bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Bộ Chính trị về phòng, chống Covid-19 Posted: 19 Mar 2020 09:58 PM PDT Sáng nay, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Cũng trong sáng nay, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 (Covid-19) gây ra, chủ trì cuộc họp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt trước diễn biến dịch bệnh trên thế giới ngày càng phức tạp.
Theo TTXVN Tây và ta chống dịch Covid-19Đại dịch Covid-19 đang đặt ra những thách thức cực kỳ nghiêm trọng cho các quốc gia. Đại dịch thì có tính toàn cầu, nhưng đối phó lại có tính "tiểu cầu" từng nước. | ||||||||||||||||||
Nông dân bội thu, xuất khẩu gạo tăng mạnh Posted: 19 Mar 2020 01:00 PM PDT Nông dân vừa có một vụ mùa bội thu, kim ngạch xuất khẩu gạo bất ngờ tăng mạnh. Bộ NN-PTNT đang tính chuyện tăng diện dích trồng lúa bởi trên thị trường thế giới, nguồn cung gạo thiếu hụt trong khi nhu cầu tích trữ tăng. Giá tăng kỷ lục ngoài dự báo Thống kê từ Bộ NN-PTNT cho thấy, xuất khẩu gạo hai tháng đầu năm 2020 đạt 890.000 tấn (tăng 27% so với cùng kỳ năm 2019), giá trị xuất khẩu đạt 410 triệu USD (tăng 32,6%). Đáng chú ý, giá gạo 5% tấm tại Việt Nam tăng vọt lên 380 USD/tấn, mức cao kỷ lục kể từ tháng 12/2018. Đặc biệt, gạo IR 50404 loại 5% tấm tăng thêm 30-40 USD/tấn, nhưng không có gạo để bán. Trong nước, giá lúa gạo đang có chiều hướng tăng. Hiện các doanh nghiệp vùng ĐBSCL mua lúa ướt tại ruộng với giá 4.400-5.400 đồng/kg, cao hơn đầu vụ 300-500 đồng/kg; chỉ có giống lúa IR50404 tiêu thụ thị trường nội địa là giá thấp, khoảng 4.400 đồng/kg. Giá lúa hạt dài cao hơn lúa thường 300-800 đồng/kg.
Giá lúa thu mua tại kho của doanh nghiệp là 5.400-6.400 đồng/kg, cao hơn mức bán lúa tươi tại ruộng của nông dân bình quân 1.000 đồng/kg. Nhiều thương lái, doanh nghiệp đã đến tận ruộng của nông dân đặt cọc và ký hợp đồng bao tiêu lúa dài với giá 5.000-5.200 đồng/kg. Tại Hội nghị trực tuyến Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 mới đây, ông Phạm Xuân Quế - Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Bắc, chia sẻ, vựa lúa mới thu hoạch nông dân bội thu, xuất khẩu gạo cũng tăng trưởng rất tốt. Ngoài ra, sau Tết thị trường gạo sôi động, giá tăng mạnh và tăng đều ở các phân khúc, thời gian tăng giá nhanh ngoài dự báo. Giá gạo điều chỉnh tăng thay vì theo quý, giờ tăng theo tuần. Lý do là bởi thị trường thế giới có sự điều chỉnh, các nước nhập khẩu nhập sớm. Trung Quốc trước đó chi phối thị trường châu Phi nhưng do dịch Covid-19 nên không kham nổi, tạo cơ hội cho gạo Việt Nam. "Có nhiều tín hiệu khả quan với ngành gạo, do đó xuất khẩu gạo năm 2020 có thể đạt trên 3 tỷ USD với sản lượng xuất khẩu 6,7 triệu tấn", ông Quế chia sẻ. Thế giới hụt cung, Việt Nam đẩy mạnh sản xuất Báo cáo gửi Chính phủ về kế hoạch sản xuất lúa gạo năm 2020, Bộ NN-PTNT cho biết sản lượng lúa thu hoạch 6 tháng đầu năm (gồm toàn bộ lúa vụ Đông Xuân cả nước) dự kiến đạt 20,1 triệu tấn, trong đó các tỉnh phía Bắc 6,9 triệu tấn, các tỉnh phía Nam 13,2 triệu tấn. Riêng 6 tháng cuối năm, toàn bộ lúa vụ Hè Thu, Mùa, Thu Đông cả nước được thu hoạch với sản lượng dự kiến là 23,4 triệu tấn thóc, trong đó các tỉnh phía Bắc là 6,2 triệu tấn, các tỉnh phía Nam là 17,2 triệu tấn. Báo cáo cũng nêu rõ, kế hoạch vụ Thu Đông năm 2020, toàn vùng ĐBSCL sẽ duy trì diện tích 750 nghìn ha. Tuy nhiên, theo dự báo của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), sản lượng lúa Thế giới năm 2020 có thể giảm khoảng 2,7 triệu tấn, nhu cầu lại tăng 3,7 triệu tấn. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 có thể tác động đến sản xuất, xuất khẩu của một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ. Chưa kể, nhu cầu lương thực trong nước cũng như thế giới có dự kiến tăng do một số quốc gia và người dân có thể mua để tích trữ.
Do vậy, Bộ sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường để điều chỉnh tăng diện tích lúa Thu Đông lên khoảng 800 nghìn ha nếu có thể. Trước mắt, Bộ NN-PTNT sẽ tập trung chỉ đạo xác định khung thời vụ, vùng xả lũ, cơ cấu giống cây trồng và các giải pháp kỹ thuật phù hợp cho vụ Thu Đông đảm bảo duy trì diện tích, năng suất và khung thời vụ thu hoạch tốt nhất để có thể sản xuất sớm vụ Đông Xuân 2020-2021. Đề cập đến triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm nay, GS.TS Võ Tòng Xuân - chuyên gia ngành lúa gạo, nhận định, bức tranh xuất khẩu gạo của nước ta năm nay dự báo sẽ tốt, tăng cả lượng và giá. GS. Võ Tòng Xuân phân tích, Thái Lan - nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới - chịu thiệt hại lớn do hạn mặn, sản lượng giảm gần 2 triệu tấn. Philippines, Indonesia đang thiếu gạo và phải nhập khẩu khối lượng rất lớn từ Việt Nam. Việt Nam cũng bị hạn mặn, song chỉ ảnh tới tới 28.000 ha lúa. Nhờ đó, nguồn cung gạo vẫn rất dồi dào, chưa kể hai vụ lúa liên tiếp vừa qua đều được mùa, sản lượng tăng mạnh. Riêng về các giống lúa, Việt Nam có lợi thế sở hữu những giống lúa ngắn ngày, trồng cho thu hoạch nhanh, chất lượng gạo tốt. Thế nên, chúng ta có thể sản xuất 2-3 vụ/năm. "Dù có 10 triệu ha diện tích trồng lúa nhưng Thái Lan lại rất sợ thế mạnh này của Việt Nam (khoảng hơn 3 triệu ha). Bởi họ trồng giống lúa dài ngày, chỉ canh tác được 1 vụ", ông Xuân chia sẻ. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, theo GS. Võ Tòng Xuân, nhu cầu dự trữ gạo tại các nước, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ tăng. Do vậy, gạo Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Chưa kể, so với hai đối thủ Thái Lan và Trung Quốc, giá gạo Việt xuất khẩu cạnh tranh hơn nên có thể giành lại thị phần ở những thị trường lớn. Tâm An | ||||||||||||||||||
Ông Nguyễn Đức Chung: Chưa hề có phương án phong tỏa Hà Nội Posted: 19 Mar 2020 08:29 AM PDT Tôi khẳng định hoàn toàn chưa có phương án gì liên quan đến việc phong tỏa TP của chúng ta - Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao đổi với VietNamNet lúc 22h45 tối 19/3. XEM CLIP: Ông Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện nay có tin đồn lan truyền rằng TP phong toả và người dân có dấu hiệu đi đến các trung tâm thương mại để mua hàng hoá dự trữ. "Tôi có thể khẳng định là hiện nay Ban chỉ đạo TƯ cũng như Ban chỉ đạo của TP về phòng chống dịch Covid-19 hoàn toàn chưa có một ý kiến, một phương án gì liên quan đến việc phong toả TP của chúng ta", ông Chung nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Hà Nội, TP đang kiểm soát rất tốt tình hình. Toàn bộ diễn biến phòng chống dịch hàng ngày đều được Ban chỉ đạo của TP cập nhật và thông tin công khai, minh bạch đến cho người dân biết để cùng đồng hành với các cấp chính quyền của TP, chung tay phòng chống dịch Covid-19. Lãnh đạo TP cho hay, hiện nay các DN về bán lẻ trên địa bàn đều có đủ lượng hàng để cung cấp cho người dân trong dài hạn. "Chúng tôi đề nghị tất cả mọi người dân không hoang mang, không dao động và không nghe theo tin đồn rồi đi mua tích trữ hàng hoá trong lúc này. TP sẽ tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp, giải pháp để đảm bảo an toàn tốt nhất đến sức khoẻ cũng như tính mạng của người dân trên địa bàn TP, sẽ làm giảm sự lan truyền của dịch bệnh trên địa bàn TP", Chủ tịch Hà Nội nói. Hồng Nhì - Trần Thường Thông tin Hà Nội phong tỏa vì dịch Covid-19 từ đêm nay là bịa đặtMạng xã hội chiều tối nay lan truyền thông tin Hà Nội sẽ phong tỏa thành phố từ 12h đêm nay vì dịch Covid-19 khiến nhiều người hoang mang. | ||||||||||||||||||
Tuyển Việt Nam: HLV Park Hang Seo phải chọn giá đúng Posted: 19 Mar 2020 04:03 PM PDT - Tuyển Việt Nam có thể hoàn thành những mục tiêu lớn năm 2020 nếu không vướng đại dịch Covid-19. Bây giờ, HLV Park Hang Seo phải lựa chọn một mục tiêu khả thi nhất. 1. Ít tháng trước, sau một thời gian dài đắn đo để tìm tiếng nói chung trong điều khoản hợp đồng mới, HLV Park Hang Seo và VFF chính thức đặt bút ký cho chặng đường thứ 2 của chiến lược gia người Hàn Quốc với bóng đá Việt Nam. Vì sao vất vả và rất lâu mới tìm được tiếng nói chung giữa ông Park với VFF khi trước đó thuyền trưởng tuyển Việt Nam có một khoảng thời gian vô cùng "mặn nồng" với nhiều chiến tích rực rỡ? Rất đơn giản là vì thành tích. VFF thời điểm đó rất muốn HLV Park Hang Seo phải đặt mục tiêu cao tại vòng loại World Cup, vô địch AFF Cup rồi chơi thành công tại SEA Games 31 được tổ chức trên sân nhà..., trong khi với chiến lược gia người Hàn Quốc thì tất cả đều tương đối nặng. Tuy nhiên mọi chuyện dễ dàng hơn với chiến lược gia người Hàn Quốc khi VFF đưa ra những điều kiện làm việc tốt nhất (thay vì tiền lương), cùng vài lý do khác để ông Park gật đầu ký vào bản hợp đồng có thời hạn 3 năm, kể từ tháng 1/2020.
2. Như đã nói, việc HLV Park Hang Seo đồng ý tái ký khi VFF nhún nhường vài điều, cùng lúc chiến lược gia người Hàn Quốc cũng nhìn thấy các mục tiêu với bóng đá Việt Nam là tương đối khả thi. Vì trước khi đặt bút vào bản hợp đồng mới, tuyển Việt Nam có 3 trận đấu bất bại ở vòng loại World Cup 2022 và tràn trề cơ hội đi tiếp đến vòng sơ loại thứ 3. Bên cạnh đó, mục tiêu bảo vệ thành công chức vô địch AFF Cup 2020 cũng tương đối sáng sủa, khi đội nhà có lực lượng đủ dày để tiếp tục chinh phục giải đấu lớn nhất khu vực vào cuối năm. Mọi thứ diễn ra kể từ lúc ông Park tái ký cho tới khi kết thúc SEA Games 30 quả thực cũng cho thấy lựa chọn mà ông thầy người Hàn Quốc đưa ra là đúng đắn: Tuyển Việt Nam tiếp tục giữ ngôi đầu bảng đấu ở vòng loại World Cup 2022, U22 vô địch SEA Games... 3. Những diễn biến phức tạp của dịch cúm Covid-19 khiến mọi thứ đảo lộn, và tuyển Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Điều này cũng làm HLV Park Hang Seo đau đầu giữa những lựa chọn trong thời gian tới.
Không thể không đau đầu, bởi lúc này ông Park nếu muốn bảo vệ thành công chức vô địch AFF Cup 2020 thì nhiều khả năng khó làm tốt ở vòng loại World Cup 2022, và ngược lại. Lý do thì tất cả đều hiểu, tuyển Việt Nam có thể quá tải, quân số không ổn nhất. Chính vì thế, không ngạc nhiên khi sáng 19/3 thông tin HLV Park Hang Seo có cuộc họp với VFF để tháo gỡ khó khăn. Và dù không có thật đi chăng nữa, nhưng có lẽ cuộc họp này sớm muộn gì cũng phải tiến hành. Vì sao? Rất đơn giản, chiến lược gia người Hàn Quốc cần thống nhất lại với VFF thời điểm hội quân cho tuyển Việt Nam, đồng thời phải tìm được tiếng nói chung trong việc chọn mục tiêu AFF Cup 2020 hay vòng loại World Cup 2022. HLV Park Hang Seo sẽ không dại gì để giẫm vào vết xe đổ mới đây, khi từng muốn cả HCV SEA Games lẫn tấm vé dự Olympic Tokyo ở VCK U23 châu Á để rốt cuộc kết quả cũng chỉ đạt được có một. Đồng thời từ đặt vào thế đối mặt với rất nhiều chỉ trích từ người hâm mộ sau giải đấu ở Thái Lan. Phải chọn cho mình mục tiêu cụ thể, kèm theo đó là điều kiện mở với giải đấu còn lại, nếu không năm 2020 này sẽ rất sóng gió với ông Park. Video U22 Việt Nam đả bại U22 Indonesia giành HCV SEA Games 30: Xem highlights U22 Việt Nam 3-0 U22 Indonesia (nguồn: VTV): M.A | ||||||||||||||||||
Tin tức dịch Virus Corona ngày 20/3: Italia vượt TQ về số ca tử vong Posted: 19 Mar 2020 06:35 PM PDT Virus corona chủng mới tiếp tục lây lan chóng mặt khắp toàn cầu và đặc biệt bùng phát dữ dội tại Italia, khiến nước này vượt cả Trung Quốc xét về số ca tử vong vì bệnh. Tính đến sáng sớm ngày 20/3, đại dịch Covid-19 đã tấn công 178 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, lây nhiễm cho ít nhất 244.364 trường hợp và cướp đi sinh mạng của 10.007 người khắp toàn cầu. Song, thế giới cũng chứng kiến hơn 87.000 bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục sau điều trị.
Italia vượt Trung Quốc về số ca tử vong vì Covid-19 Italia vừa trải qua một thời khắc vô cùng đen tối khi có thêm 427 ca tử vong vì Covid-19 trong vòng 24 giờ, nâng tổng số trường hợp thiệt mạng ở nước này tính đến hết ngày 19/3 lên 3.405 người, vượt cả Trung Quốc, nơi khởi phát dịch và hiện ghi nhận 3.245 trường hợp đã tử vong. Trong khi đó, tổng số ca dương tính với virus nguy hiểm ở quốc gia Nam Âu hiện là 41.035 người, chỉ hơn một nửa của đại lục (80.928 ca). Theo BBC, gần 2/3 số trường hợp tử vong vì virus corona chủng mới tại Italia tập trung ở vùng Lombardy, phía bắc nước này. Thêm 5 bác sĩ ở Lombardy qua đời sau khi nhiễm virus, bao gồm cả một bác sĩ ở Bergamo, một chuyên gia về phổi ở Como và cựu giám đốc bệnh viện Crema, nâng tổng số nhân viên y tế thiệt mạng vì dịch lên 13 người. Stephano Fagiuoli, một bác sĩ ở bệnh viện Bergamo viết trên trang cá nhân bằng tiếng Anh: "Chúng tôi đang rất cần cả bác sĩ và y tá cùng với các máy trợ thở và đồ bảo hộ". Thủ tướng Giuseppe Conte kêu gọi người dân Italia "cần phải đoàn kết hơn bao giờ hết" trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Chính phủ của ông Conte đã thông qua gói hỗ trợ 25 tỷ Euro nhằm giảm bớt các thiệt hại cho nền kinh tế và các cộng đồng nước này trước sự hoành hành của virus quái ác. Châu Âu oằn mình chống đỡ sự tấn công của Covid-19 Tại Tây Ban Nha, một "điểm nóng" về dịch Covid-19 ở châu Âu chỉ sau Italia, tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới tăng vọt lên mức 18.077 người với 831 trường hợp đã tử vong chỉ trong vòng 24 giờ tính đến sáng sớm ngày 20/3. Trong bài phát biểu thứ hai trước toàn thể người dân hôm 19/3 (lần phát biểu đầu tiên như vậy là sau cuộc trưng cầu ý dân về độc lập của vùng Catalonia), Vua Tây Ban Nha Felipe VI tuyên bố nước này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng mới, chưa có tiền lệ. Nhà vua bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với những bệnh nhân nhiễm Covid-19 cũng như những gia đình đã mất đi người thân vì mầm bệnh nguy hiểm. Ông cảm ơn các y, bác sĩ ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch và kêu gọi người dân cùng đồng lòng, chung tay ngăn chặn virus lây lan. Trong cùng thời gian, Anh ghi nhận thêm 643 ca nhiễm mới và 40 trường hợp tử vong vì Covid-19, nâng tổng số trường hợp dương tính với virus corona chủng mới tính đến sáng sớm ngày 20/3 lên ít nhất 3.269 người và tổng số người thiệt mạng là 144 người. Trước diễn biến dịch phức tạp, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố đóng cửa mọi trường phổ thông và cao đẳng, đại học trên toàn quốc kể từ ngày 20/3. Tại buổi họp báo ngày 19/3, ông Johnson bày tỏ lạc quan rằng, nước Anh có thể "xoay chuyển tình thế" trong vòng 12 tuần tới nếu người dân tuân thủ các hướng dẫn của chính phủ về phòng chống Covid-19. Theo ông Johnson, chính phủ Anh có thể cân nhắc xúc tiến thêm các biện pháp mạnh mẽ hơn nữa nhằm ngăn ngừa dịch lây lan ở thủ đô London, nhưng sẽ không tạm ngưng hoạt động của hệ thống giao thông công cộng. Lãnh đạo đảo quốc sương mù cũng tiết lộ việc bệnh nhân Covid-19 đầu tiên bắt đầu tham gia thử nghiệm các loại thuốc có thể giúp điều trị được bệnh. Ngoài ra, London đang đàm phán để mua các bộ xét nghiệm kháng thể nhằm xem liệu ai đó đã nhiễm virus corona chủng mới hay chưa. Tại Đức, nhà chức trách cũng ghi nhận gần 3.000 ca nhiễm mới Covid-19 và 16 trường hợp tử vong vì nhiễm virus trong ngày 19/3. Đến thời điểm hiện tại, ít nhất 15.320 người đã dương tính với virus corona chủng mới với 44 trường hợp tử vong ở quốc gia này. Hôm 19/3, lần đầu tiên trong khoảng 15 năm lãnh đạo nước Đức, Thủ tướng Angela Merkel đã xuất hiện trên truyền hình để truyền đi một thông điệp mạnh mẽ tới người dân, gọi dịch Covid-19 là thách thức lớn nhất của nước Đức kể từ Thế chiến hai. Bà Merkel kêu gọi người dân đoàn kết, hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của sự bùng phát bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona và cùng chính phủ nỗ lực ngăn chặn đại dịch. Cùng ngày, Michel Barnier, trưởng đoàn đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) về vấn đề Anh rời EU (Brexit) thông báo, ông có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới. Tuy nhiên, ông Barnier khẳng định trên Twitter rằng bản thân "hiện vẫn ổn và tinh thần tốt". Ông cũng cho biết đang tuân thủ tất cả các hướng dẫn cần thiết của đội ngũ chuyên gia y tế. Châu Á đối mặt làn sóng "nhập khẩu" Covid-19 Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á đang phải đối mặt với làn sóng bùng phát virus corona chủng mới lần thứ hai, bắt nguồn từ những ca bệnh "nhập khẩu" từ bên ngoài vào các nước này. Kể từ khi dịch bùng phát, Trung Quốc hôm 19/3 lần đầu tiên xác nhận không có bất kỳ ca lây nhiễm Covid-19 nội địa mới nào trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, nhà chức trách y tế địa phương thông báo có thêm 34 ca dương tính với virus corona chủng mới ở những người từ nước ngoài trở về đại lục gần đây. Tính đến sáng sớm 20/3, đại lục có tổng cộng 80.928 trường hợp nhiễm Covid-19 với 3.245 ca tử vong. Để đề phòng dịch tái bùng phát mạnh trở lại, nhà chức trách ở nhiều nơi tại Trung Quốc vẫn tiếp tục cho đóng cửa các trường học, duy trì kiểm tra thân nhiệt nghiêm ngặt tại các công sở. Các nhà hàng vẫn chưa phục vụ thực khách tại chỗ mà chỉ cung cấp dịch vụ bán đồ mang đi. Tại Hong Kong (Trung Quốc), đặc khu này ngày 19/3 cũng ghi nhận thêm 14 ca nhiễm mới Covid-19, mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát. Đáng nói, 13/14 ca trong số ca bệnh mới là người đi từ nước ngoài. Nhằm đối phó với diễn biến phức tạp này, chính quyền Hong Kong đã áp lệnh cách ly bắt buộc 14 ngày đối với bất kỳ ai đến đặc khu kể từ ngày 19/3. Quy định mới có hiệu lực trong 3 tháng và bất kỳ ai vi phạm có thể phải ngồi tù 6 tháng cũng như nộp phạt tới 25.000 HKD (gần 75 triệu đồng). Theo BBC, Singapore cũng ghi nhận thêm 47 ca nhiễm mới Covid-19, bao gồm cả 33 trường hợp "nhập khẩu" là các công dân hồi hương. Để giải quyết vấn đề, kể từ ngày 16/3, tất cả khách được phép nhập cảnh vào Singapore đều phải cách ly kiểm dịch tại nơi cư trú ở nước này. Họ cũng phải cung cấp chứng nhận nơi cư trú trong thời gian cách ly ở Singapore và có thể bị yêu cầu xét nghiệm Covid-19 nếu cần thiết. LHQ cảnh báo khẩn Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 19/3 khẩn thiết kêu gọi các lãnh đạo thế giới cùng nhau hành động để ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới. "Nếu chúng ta để mặc virus lây lan như cháy rừng, đặc biệt tại những khu vực dễ bị tổn thương của thế giới, nó sẽ giết chết hàng triệu người. Sự đoàn kết toàn cầu không chỉ là một mệnh lệnh đạo đức mà còn vì lợi ích của tất cả mọi người", ông Guterres nhấn mạnh. Người đứng đầu tổ chức lớn nhất hành tinh cũng kêu gọi các chính phủ, các cơ quan, tổ chức quốc tế hãy hỗ trợ tốt hơn cho những đối tượng dễ bị tổn hại nhất về kinh tế như các lao động thu nhập thấp hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Guterres cho biết thêm, một cuộc suy thoái toàn cầu hiện "gần như chắc chắn" xảy ra. Tuấn Anh | ||||||||||||||||||
Vị khách Hàn Quốc bị đuổi xuống xe khách: Tôi không làm gì sai cả! Posted: 19 Mar 2020 02:32 PM PDT Khi vị khách nói mình là người Hàn Quốc, phụ xe kiên quyết đuổi ông xuống bất chấp sự phản đối của những hành khách khác.
Chuyện buồn của vị khách Hàn Quốc Sáng ngày 9/3, Thu Huyền (26 tuổi) lên Facebook kêu gọi: 'Các bạn ơi, nếu có thể xin hãy đừng bài xích hay tẩy chay người ngoại quốc, bất kể là người nước nào trong thời điểm nhạy cảm này'. Thời điểm viết những dòng chia sẻ đầy bức xúc này, Huyền đang ngồi trên chuyến xe khách Hà Nội - Quảng Ninh để về quê thăm con gái. Xe to nhưng chỉ có vài vị khách ngồi cách xa nhau, mỗi người một ghế. Khi đi đến gần khu vực Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), lơ xe bắt đầu thu tiền của mọi người. Chuyện sẽ chẳng có gì cho đến khi anh ta hỏi vị khách về đâu, vị khách trả lời 'về Quế Võ'. Nghe thấy giọng lơ lớ của vị khách, anh lơ xe hỏi lại: 'Người nước nào? Trung quốc à?' Bác dõng dạc trả lời: 'Không, tôi là người Hàn Quốc. 'Ngay lập tức lơ xe yêu cầu lái xe dừng lại và đuổi bác xuống. Lúc này, mọi người trên xe đều thấy bất bình và xin nhà xe giúp bác ấy được ở lại. Lái xe đồng ý nhưng anh lơ xe nhất quyết đuổi bác. Trước khi xuống xe, bác nói lại: Tôi đã sống ở Việt Nam 30 năm rồi và tôi không làm gì sai'. Huyền cho biết, vị khách bị đuổi xuống ngay chân cầu Thăng Long - nơi khó mà bắt được xe khách hoặc taxi. Sự việc khiến tất cả hành khách trên xe bất bình, Huyền kể lại. 'Mình thấy bác ấy đã có ý thức đeo khẩu trang cẩn thận, và chọn chỗ ngồi gần cuối xe, không tiếp xúc với ai. Mình đoán là bác làm việc ở khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh). Trong khi anh lơ xe thậm chí còn không đeo khẩu trang'. 'Bản thân mình và chắc là cả những vị khách khác đều cảm thấy thật bất lực vì chẳng thể giúp được gì cho bác ấy. Rồi lại chợt nghĩ, nếu như chính chúng ta, đang sống ở một đất nước khác, bị người khác bài xích và tẩy chay như thế thì chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào?'.
Làm việc cho một công ty của Hàn Quốc có trụ sở ở Hà Nội, Huyền thấm thía hơn ai hết thái độ bài xích người nước ngoài của một bộ phận người Việt trong thời điểm này. Huyền kể, suốt thời gian qua khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, rồi đến Hàn Quốc, nhiều phen cô cũng điêu đứng khi tìm dịch vụ ở Hà Nội giúp các đồng nghiệp. 'Nhiều lần mình gọi xe cho đồng nghiệp, khi khách lên xe, biết là người nước ngoài, họ đã từ chối thẳng thừng, mời xuống xe luôn'. Cách đây chỉ 3-4 ngày, Huyền và 2 'sếp' khác của cô là người Hàn Quốc có ghé vào một quán trà chanh trên phố. Nhưng khi 2 đồng nghiệp của cô vừa lên tiếng, nghe thấy giọng Hàn Quốc thì ngay lập tức một nhóm bạn trẻ ở bàn bên cạnh đã khiêng bàn ra chỗ khác ngồi rồi chỉ trỏ lại phía bàn cô. Lúc ấy, tôi thực sự cảm thấy xấu hổ vì thái độ kém văn minh ấy của người dân nước mình. Ở nhà chống dịch, vợ chồng tôi gắn bó hơn Là người Mỹ, anh Tom Utzinger kết hôn với vợ người Việt và sinh sống ở Quy Nhơn (Bình Định) đã nhiều năm nay. Chị Diệu Tâm - vợ anh cho biết, vì 2 vợ chồng đều là giáo viên nên từ sau tết Nguyên Đán, anh chị đã có một kỳ nghỉ dài. Cuộc sống của anh chị không có nhiều thay đổi mặc dù anh có cảm nhận được một chút ít 'xa lánh' của người lạ khi vào quán cà phê. 'Anh kể, có 2 lần vào quán cà phê lạ, người ta nhìn anh bằng ánh mặt dè chừng và có ý tránh xa. Còn hầu hết anh ra ngoài đều tiếp xúc với những người quen. Mọi người biết là anh đã sống ở đây lâu rồi, nên không gặp khó khăn gì' - chị Tâm chia sẻ. Chị Tâm cũng cho biết, mặc dù hai vợ chồng nghỉ làm, cuộc sống có thay đổi đôi chút nhưng nhìn chung mọi thứ đều ổn. Điều khiến anh chị lo lắng nhất trong thời gian qua lại là cậu con trai đang du học bên Mỹ. 'Cả nhà cũng suy nghĩ rất nhiều về chuyện nên khuyên con ở lại hay về nước. Sau khi tính toán rất nhiều yếu tố thì hiện tại, cháu quyết định ở lại. Nhà trường vừa cho nghỉ học, chuyển sang học online đến tháng 6'. 'Tôi cũng dặn cháu ở lại nên hạn chế ra ngoài và thực hiện đúng các hướng dẫn y tế cần thiết để bảo vệ mình trong tình hình đang phức tạp như thế này'.
Cũng giống như gia đình chị Tâm, chị Vy có chồng là người Nhật, hiện sống ở TP.HCM 6 năm nay. Chị Vy chia sẻ, việc hạn chế ra ngoài mùa dịch lại khiến cuộc sống gia đình chị thay đổi theo hướng tích cực hơn. 'Trước kia, vì công việc bận rộn, 2 vợ chồng mình rất hay ra ngoài ăn - một tuần phải tới 2-3 bữa tối ăn ngoài. Nhưng từ khi có dịch, chúng tôi chăm chỉ nấu nướng ở nhà hơn. Cả hai lại có cơ hội nấu cho nhau ăn những món truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản mà trước đây ít có thời gian để làm'. 'Bữa trưa chúng tôi cũng không ăn ngoài nữa, mà mang cơm hộp từ nhà đi, vừa tiết kiệm lại an toàn'. Bình thường, chị Vy hay thuê người giúp việc theo giờ nhưng cả tháng nay người giúp việc về quê lo việc gia đình, không làm cho nhà chị được. Thế là hai vợ chồng chị phải phải xắn tay làm mọi việc nhà. 'Hơi mệt tí nhưng hai vợ chồng lại gắn bó, chia sẻ với nhau hơn'. Chị Vy bảo, thời dịch bệnh, cuộc sống của ai cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều nhưng nếu mỗi người chịu khó một tí, nhìn theo hướng tích cực thì mọi thứ vẫn sẽ nhẹ nhàng và bình thường như nó vốn có. Bi hài chuyện kỳ thị người cách ly: Tránh từ chỗ để xe tới nhét giẻ bịt Covid-19Bất đắc dĩ trở thành F2 trong những ngày Hà Nội đang căng mình phòng chống dịch, chị Thuý Hằng được chứng kiến và nghe kể lại những chuyện cười ra nước mắt. Nguyễn Thảo | ||||||||||||||||||
Bắt trưởng phòng Cục Thuế Thanh Hóa khi đang nhận tiền trên ô tô Posted: 19 Mar 2020 07:07 PM PDT Lãnh đạo Cục Thuế Thanh Hóa sáng nay xác nhận, công an vừa bắt và khám xét phòng làm việc của một trưởng phòng thuộc đơn vị. Theo đó, khoảng 15h chiều qua, Phòng Hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt ông Nguyễn Ngọc Đính, Trưởng phòng Nghiệp vụ dự toán pháp chế thuộc Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa khi đang nhận tiền trên ô tô.
Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã khám xét phòng làm việc của ông Đính tại trụ sở Cục Thuế Thanh Hóa. Theo thông tin ban đầu, ông Đính bị bắt theo nguồn tin tố giác của người bị hại khi ông này "vòi vĩnh" tiền để giải quyết công việc. Hiện vụ việc đang được cơ quan công an điều tra, làm rõ. Lê Anh Cựu trưởng đoàn Thanh tra tỉnh Thanh Hóa lĩnh hơn 3 năm tù vì nhận hối lộTAND tỉnh Thanh Hóa chiều nay tuyên phạt án tù đối với 5 cựu thanh tra nhận hối lộ gần 600 triệu đồng. | ||||||||||||||||||
Chè heo tắm tiên lên cơn sốt, bay ngàn cây số ra Hà Nội Posted: 19 Mar 2020 03:00 PM PDT Món đồ ăn vặt có tên "chè heo tắm tiên" đang gây sốt khắp "chợ mạng" những ngày gần đây. Nhiều người vì muốn thưởng thức loại chè này đã chi ra cả trăm ngàn đồng để mua một ly chè ship từ trong Sài Gòn ra Hà Nội. Vừa nhận cốc chè từ tay shipper, chị Đào Thị Quỳnh Chi (Ba Đình, Hà Nội) xuýt xoa: "Chè mà xinh thế này, thảo nào giá đắt là phải". Không vội ăn ngay, chị ngắm nghía, lấy điện thoại chụp một loạt rồi chọn ra 3 tấm ưng ý nhất đăng lên facebook, không quên chú thích "Chè heo tắm tiên bay cả ngàn cây số" lên một diễn đàn ăn uống. Chỉ ít phút sau mọi người thi nhau hỏi địa chỉ mua loại chè này vì hiếu kỳ. Chị Chi kể, tháng trước vào Sài Gòn công tác, biết chị thích đồ ngọt, một đồng nghiệp trong đó đã đặt mua cho chị 2 ly chè bé heo. Lúc nhận chè, chị ngạc nhiên vì một phần chè chỉ gồm ít khoai lang dẻo, trân châu màu, thạch sương sáo mà có giá đến 80.000 đồng/cốc. Hoá ra, điều khiến món chè này trở nên hấp dẫn và đắt đỏ chính là những bé heo panna cotta đi kèm.
"Bạn tôi gọi món này là chè heo tắm tiên, bởi khi ăn bỏ sữa vào trộn đều giống như đang tắm cho em nó vậy. Nhìn dễ thương không nỡ ăn, nhưng khi ăn rồi lại thấy rất ngon, mềm mịn thơm mát mùi sữa, chỉ muốn ăn tiếp", chị Chi nói. Theo lời bạn chị giới thiệu thì món này vốn có nguồn gốc từ một cửa tiệm làm bánh ở Bạc Liêu. Sau khi gây sốt, chủ tiệm quyết định nhận order tại Sài Gòn. Chị ở Hà Nội muốn mua phải đặt qua người trung gian, mất thêm chút tiền công vận chuyển. Tính ra, giá mỗi ly chè sau khi về tay có thể lên đến 120.000 đồng cả tiền ship. "Bù lại, chè vừa đẹp lại vừa ngon, khoai dẻo dẻo, trân châu ngậy ngậy. Bé heo thì vừa mát lại beo béo vị sữa rất đặc biệt. Chè ship từ Sài Gòn ra mà đến tay vẫn dẻo ngon không bị cứng chút nào", chị Chi hào hứng.
Cũng như chị Chi, chị Nguyễn Thị Thương ở chung cư FLC Đại Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cả tuần nay cũng sốt ruột đợi món "chè heo tắm tiên" này vì lỡ hứa với con trai. "Lỡ để con nhìn thấy trên facebook, nó cứ mè nheo hỏi mẹ đây là món gì, sao lại xinh thế, chắc là ngon lắm. Nhìn con thòm thèm mà tôi cũng sốt ruột, đặt luôn mấy phần chè cho cả nhà ăn thử. Tính ra 5 bát chè mà gần nửa triệu bạc". Anh Châu Thành Đạt (Bạc Liêu), người đầu tiền nghĩ ra món chè bé heo này tiết lộ, mỗi ngày, anh nhận được 300-400 đơn hàng từ không chỉ ở Sài Gòn mà còn ở các tỉnh Bạc Liêu, Bình Dương, Cà Mau, Hà Nội. "Để vận chuyển, tôi cấp đông các thành phần trong chè rồi gửi xe, máy bay... Riêng bé heo panna cotta muốn rã đông chỉ việc để ra ngoài một lúc là mềm". Thừa nhận món chè heo tắm tiên gây sốt thời gian gần đây, chị Hoàng Bích Hạnh ở Dương Đình Nghệ (Hà Nội), chủ một shop đồ ăn online, giải thích món đồ ăn vặt này có tên gọi là chè heo tắm tiên vì khi ăn sẽ bỏ sữa vào trộn đều giống như bé heo đang tắm. Một phần chè bao gồm khoai lang dẻo, trân châu, sương sáo và điểm nhấn của món ăn là bé heo siêu to khổng lồ có giá 80.000 đồng. Còn loại chỉ có đầu heo thì rẻ hơn, giá 60.000 đồng. Nhưng đó là giá bán tại Sài Gòn, nếu ship ra Hà Nội thì phải cộng thêm chi phí.
Dù có giá khá đắt, ngang bằng một cốc trà sữa của hãng có tên tuổi nhưng món chè này vẫn thu hút nhiều người tò mò đặt mua. Chị Hạnh cho biết, chỉ trong 1 ngày đã có hơn 100 người đặt mua chè với số lượng đến gần 200 cốc. Sau khi gom đủ số lượng nhận sỉ, chị báo với chủ tiệm chè trong Bạc Liêu. Khoảng 2-3 ngày sau hàng ra, các phần trong bát chè được để riêng, chị chỉ luộc lại trân châu và khoai dẻo cho nóng dẻo, xếp vào bát rồi ship cho khách là được. Ngoài ra, chè nên ăn trong ngày nên chị chỉ nhận ship cho khách ở Hà Nội. "Hiện tại, ở Hà Nội cũng có một số cửa hàng cũng học theo làm món chè heo tắm tiên này. Tùy khẩu vị mỗi người nhưng số lượng đơn hàng muốn được thưởng thức loại chính gốc trong Sài Gòn vẫn rất nhiều", chị nói. Minh Hiên Cánh đồng dâu tằm chín mọng nổi nhất Hà Nội năm nayỞ cánh đồng dâu tại xã Hiệp Thuận, người nông dân đang tất bật hái quả chín mọng để kịp xuất bán cho thương lái. Vào những ngày dâu chín rộ, có những gia đình thu cả vài triệu đồng từ loại quả này. | ||||||||||||||||||
Tình cảnh đau lòng tại bệnh viện Covid-19 ở Italia Posted: 19 Mar 2020 08:52 PM PDT Bác sĩ Romano Paolucci nói rằng, việc khiến ông đau lòng nhất hiện nay là thấy nhiều bệnh nhân Covid-19 qua đời mà không có người thân bên cạnh. Bác sĩ Paolucci là một trong 70 bác sĩ làm việc tại bệnh viện điều trị Covid-19 Oglio Po thuộc tỉnh Cremona, một trong những nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi dịch bệnh tại Italia. "Tôi có thể nói rằng chúng tôi đã kiệt quệ. Nơi đây là một bệnh viện nhỏ, và chúng tôi đang phải tiếp nhận nhiều bệnh nhân", Reuters trích lời ông nói. Ngoài những ca làm việc kéo dài 12 tiếng đồng hồ hoặc lâu hơn để cứu sống các bệnh nhân, thì các cán bộ y tế tại đây cũng phải đối mặt với tình cảnh nhiều bệnh nhân qua đời mà không có người thân bên cạnh.
"Chúng tôi đã bắt đầu một dịch vụ, cụ thể chúng tôi sẽ gọi điện cho người nhà bệnh nhân để giải thích chuyện gì đang xảy ra. Một số bệnh nhân có thể tự gọi cho người thân bằng điện thoại của họ, nhưng có nhiều bệnh nhân lớn tuổi không làm điều này bởi họ không quen gọi điện. Dù vậy, chúng tôi vẫn cố gắng giữ liên lạc với thân nhân những bệnh nhân này", bác sĩ Paolucci nói thêm. Bác sĩ Daniela Ferrari cho biết, toàn bộ bệnh viện Oglio Po đã được chuyển đổi thành bệnh viện điều trị Covid-19. Không còn khoa bệnh nhi hay khoa tim mạch, và nay chỉ còn ba giường bệnh được dùng để thực hiện các ca mổ khẩn cấp. Ngoài ra, tỷ lệ nhân viên y tế tại đây dương tính với Covid-19 là 20%.
Y tá Daniela Confalonieri làm việc tại bệnh viên San Raffaele thuộc vùng Lombardy thì lại bày tỏ lo ngại về vấn đề nhân viên y tế bị nhiễm Covid-19. "Chúng tôi cũng đang làm việc trong một tình huống khẩn cấp toàn diện. Vấn đề là có rất nhiều nhân viên của bệnh viện phải ở nhà, do họ dương tính với virus corona. Bởi vậy, những nhân viên y tế còn lại đang phải làm tất cả mọi việc", cô nói "Sự căng thẳng về tâm lý rất lớn. Rất tiếc là chúng tôi (lực lượng y tế) không thể kiểm soát được tình hình dịch bệnh ở vùng Lombardy. Nơi đây có sự lây nhiễm rất cao, và chúng tôi không thể tiếp tục thống kê được số ca tử vong", cô nói thêm. Số liệu thống kê từ Reuters tính tới ngày 20/3 cho biết, tổng số người dương tính với Covid-19 tại Italia hiện là 41.035 người. Ngoài ra, đã có 3.405 trường hợp tử vong do virus corona ở quốc gia nam Âu này, riêng tại vùng Lombardy là 2.168 ca. Tuấn Trần | ||||||||||||||||||
Lãi suất tiết kiệm giảm, nên gửi tiền vào đâu? Posted: 19 Mar 2020 06:36 PM PDT Hàng loạt ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và dưới 6 thàng, thậm chí cả tiền gửi kỳ hạn 9 tháng, 12 tháng hiện cũng đã giảm đáng kể so với đầu năm. Sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố giảm lãi suất điều hành, trong đó điều chỉnh giảm một loạt lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 6 tháng, đến nay, hầu hết ngân hàng đã công bố bảng lãi suất tiền gửi mới áp dụng từ giữa tháng 3/2020. Vietcombank, Vietinbank, Agribank và BIDV là những ngân hàng lớn đầu tiên điều chỉnh lãi suất tiền gửi giảm theo quy định của NHNN. Trong đó, toàn bộ kỳ hạn dưới 6 tháng của nhóm ngân hàng này đã giảm so với đầu năm, lãi tiền gửi 1 tháng hiện ở mức 4,3%/năm và tiền gửi 3 tháng giảm từ 4,8% xuống 4,75%/năm. Lãi suất tiền gửi giảm Cụ thể, bảng lãi suất mới nhất được Techcombank công bố đã giảm 0,3%/năm lãi suất tiền gửi với các kỳ hạn 6-12 tháng. Hiện tại, lãi suất tiền gửi 6 tháng tại nhà băng này chỉ còn 6,3%/năm, tiền gửi 9 tháng là 5,8% và 12 tháng là 6,4%. Trước đó, vào đầu tháng 2, Techcombank cũng đã giảm 0,2%/năm lãi suất tiền gửi nhóm kỳ hạn này. Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, nhà băng này đã phải điều chỉnh giảm 0,5 điểm % lãi suất với các khoản tiền gửi từ 6 đến 12 tháng.
Tương tự, bảng lãi suất mới công bố tại ACB cũng ghi nhận việc sụt giảm ở cả các kỳ hạn 6-9 tháng. Nhà băng này giảm 0,2 điểm % lãi tiền gửi 6 và 9 tháng về mức 6,3-6,4%/năm, trong khi đó, kỳ hạn 12 tháng cũng được điều chỉnh giảm từ 7% xuống 6,7%/năm. Các kỳ hạn dài trên 15 tháng đã bị giảm 0,35 điểm %, hiện dao động quanh ngưỡng 7,05-7,25%/năm. Biểu lãi suất tiết kiệm tại quầy của SHB mới đây cũng đã giảm xuống 4,6-4,8%/năm với các kỳ hạn 1-3 tháng, thay vì mức 5% trước đó. Sacombank cũng niêm yết lãi suất kỳ hạn một và hai tháng lần lượt giảm từ mức 4,9%-4,95%/năm xuống còn 4,6%-4,8%/năm. VPBank đưa ra bảng lãi suất mới giảm tại hầu hết kỳ hạn từ 0,05 đến 0,35 điểm %. Hiện lãi suất tiền gửi 1-2 tháng của ngân hàng này đã giảm về mức 4,25%/năm từ 4,6%/năm trước đó, kỳ hạn 3-5 tháng giảm 0,25 điểm %, 6-13 tháng giảm 0,2 điểm %, dao động trong khoảng 6,75-6,9%/năm. Theo khảo sát, toàn bộ ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước, ngân hàng tư nhân, và ngân hàng 100% vốn nước ngoài đều đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Gửi tiền vào đâu? Với mức tiền gửi không kỳ hạn, có thể rút tiền bất kỳ lúc nào, các ngân hàng đã giảm lãi suất từ tối đa 0,8%/năm về 0,5%/năm. Trong đó, các ngân hàng niêm yết lãi suất này ở mức tối đa bao gồm MBBank, OCB, BaoVietBank, HDBank, GPBank, Oceanbank… Trong khi nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước gồm BIDV và Vietcombank niêm yết ở mức 0,1%; còn Agribank và Vietinbank niêm yết 0,2%/năm. Lãi suất tiền gửi tại một số ngân hàng hiện nay: Tương tự, các mức lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng thuộc diện điều chỉnh của NHNN cũng đã giảm về mức tối đa 4,75%/năm. 4 ngân hàng có vốn Nhà nước là nhóm có lãi suất tiền gửi thấp nhất ở các kỳ hạn này, dao động trong khoảng 4,3-4,75%/năm. Trong khi hầu hết ngân hàng thương mại tư nhân còn lại đều niêm yết lãi suất tối đa 4,75%/năm ở các kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng. Tiền gửi 6 tháng trở lên khi không còn chịu khống chế trần lãi suất huy động có sự cạnh tranh lớn giữa các ngân hàng. Dải lãi suất kỳ hạn này hiện dao động từ 5,3%/năm tại các ngân hàng lớn như Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank đến cao nhất 7,85%/năm tại CBBank. Như vậy, nếu người dân gửi 1 tỷ đồng vào Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank, sau 6 tháng, số tiền lãi nhận về sẽ là 26,5 triệu, trong khi con số lãi sẽ đạt 39,25 triệu nếu gửi vào CBBank, cũng là ngân hàng 100% vốn Nhà nước nhưng quy mô nhỏ hơn.
Nhiều ngân hàng khác niêm yết lãi tiền gửi kỳ hạn 6 tháng trên 7% hiện nay như NCB 7,6%; BacABank 7,5%; BaoVietBank 7,4%; PGBank 7,3%; PVCombank, Ocb 7,2%; hay DongABank, Kienlongbank cùng 7%... Các ngân hàng tư nhân cỡ lớn như MBBank, SHB, Sacombank, Techcombank, VPBank… hiện có lãi suất kỳ hạn này dao động trong khoảng 6-6,9%/năm. Hiện tại, mức lãi suất kỳ hạn 1 năm cao nhất đang thuộc về NCB với 8,1%/năm, đây là mức lãi áp dụng với mọi giá trị tiền gửi lĩnh lãi cuối kỳ tại nhà băng này. Con số này hiện cao hơn 1,7% so với lãi suất cùng kỳ hạn tại Techcombank (6,4%/năm), thấp nhất thị trường. Ở kỳ hạn này, nhóm 4 ngân hàng có vốn Nhà nước cùng niêm yết lãi tiền suất ở mức 6,8%. Nhiều ngân hàng cỡ vừa và nhỏ niêm yết lãi tiền gửi kỳ hạn 12 tháng ở mức cao như BaoVietbank 7,99%; CBBank, PVCombank cùng 7,9%; BacAbank, NamABank, Oceanbank, PGBank, Vietcapital bank là 7,8%/năm... Ở kỳ hạn này, ACB niêm yết lãi suất dao động từ 6,7-7%/năm tùy giá trị tiền gửi; Eximbank niêm yết 7,4%; MSB đưa ra 6,9-7,05%; MBBank giảm mạnh xuống còn 6,6%; trong khi nhóm Sacombank, SHB, VIB, HDBank dao động trên dưới 7%/năm. (Theo Zing) | ||||||||||||||||||
Chồng Việt bay từ Sài Gòn sang Ý với vợ giữa dịch Covid-19 Posted: 19 Mar 2020 07:52 PM PDT Đọc xong lá thư vợ viết, nhà văn Trương Văn Dân ngay lập tức đặt vé máy bay để sang Ý cùng vợ chống chọi với dịch bệnh Covid-19. Nhà văn Trương Văn Dân và nhà văn Itala Pucillo Elena Pucillo là đôi vợ chồng Việt - Italia. Sau đám cưới, bà Elena đã chuyển đến Sài Gòn sống cùng chồng. Tháng 12/2019, vợ chồng họ về quê bà Elena ở Milan để ra mắt một cuốn sách. Sau đó, ông Dân một mình về Sài Gòn tiếp tục công việc. Còn bà Alena ở lại chơi thêm với gia đình và các cháu. Giữa tháng 2, bà Alena đặt vé máy bay để sang Việt Nam đoàn tụ với chồng thì không được, vì dịch bệnh Covid-19 đã bắt đầu bùng phát ở Ý. Sau đó, bà viết một lá thư gửi cho chồng để nói về tình hình dịch bệnh ở quê hương. Đọc lá thư của vợ, nhà văn Trương Văn Dân lập tức đặt vé máy bay sang Milan với vợ. 'Trước đây, cô ấy đã rời quê sang Việt Nam sống cùng tôi. Bây giờ, tôi muốn cùng cô ấy chống chọi với dịch bệnh', ông Dân nói.
Ngày 15/3, chuyến bay của ông bắt đầu khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Milan (Ý). Sau 33 giờ bay, ông cũng được đoàn tụ cùng vợ sau gần một tháng xa cách. VietNamNet xin trích lại lá thư bà Alena viết cho chồng bằng tiếng Ý, nhà văn Trương Văn Dân chuyển ngữ. Cuộc chạy đua với thời gian (Nguyên tác tiếng Ý: Correre contro il tempo) Điều duy nhất mà tôi có thể nghĩ là mình đang ở trong một tình huống rất vô lý. Mới đầu là cảm giác tuyệt vọng, nhưng càng về sau thì cảm giác ấy đã biến thành sự cam chịu và bất lực. Đã nhiều giờ tôi ngồi ngắm hai chiếc va-li đã được chuẩn bị sẵn sàng, vì cho đến phút chót tôi đã cố thu xếp mọi việc để có thể khởi hành. Đây không phải là lần đầu tiên có những sự việc chia cách chúng tôi, và bằng cách này hay cách khác chúng tôi đều tìm được cách giải quyết. Nhưng lần này thì giống như cuộc chiến chống lại cối xay gió, chống lại một cái gì không có hình thù cố định. Không có gì rõ ràng về virus Corona đang gây ra rất nhiều vấn đề: Nó hét lên cho chúng ta biết rằng con người chỉ là những vi sinh vật trong thế giới và hiện có một cái gì đó mạnh hơn, đang quyết liệt phản công. Một con virus bé tí nhưng đang chế ngự nỗi sợ của chúng ta. Nó làm ta kinh hoàng. Nó hạn chế tự do và sự đi lại của chúng ta. Nó làm chúng ta bị xa lánh. Nó bắt chúng ta tự nhốt mình trong nhà, tự cô lập giữa bốn bức tường, ngao ngán nhìn qua màn hình một nhóm người đang điên cuồng vơ vét thức ăn trong siêu thị như thể đang chuẩn bị cho ngày tận thế! Chỉ cần khởi hành vài giờ trước là tất cả mọi việc sẽ như bình thường. Thế nhưng nỗi sợ lây nhiễm, những tin tức và lời lẽ đe dọa càng lúc càng tăng, lặp đi lặp lại nhiều lần, đã làm tình hình thêm căng thẳng, gần như đến giới hạn của thực tế. Thế là trong cái năm mới mà ai cũng tưởng là sẽ có nhiều mục tiêu cho an lành và phát triển bỗng được lịch sử nhắc đến như một năm của bệnh dịch thời hiện đại, và trong một mức độ nào đó còn lươn lẹo hơn trong quá khứ, không thể nhìn thấy, không thể kiểm soát, mang lại nhiều hệ quả thảm khốc trong quan hệ giữa người, trên niềm hy vọng về một cuộc sống bình thường. Và tất cả những điều này tôi đã tiếp tục nghe trong từng ngày, về những cuộc phỏng vấn, nhận định của các giáo sư về bệnh truyền nhiễm và các nhà kinh tế. Nhưng dường như những diễn ngôn của họ chỉ làm cho mọi người càng thêm hoảng loạn và lo âu. Khi giới truyền thông nhận ra mình đã gây ra sự sợ hãi cho dân chúng thì mới bắt đầu hạ giọng.
Thế là chính quyền mới tìm mọi cách, qua báo chí và nhất là trên ti-vi giải thích hiện trạng với mức độ vừa phải để trấn an mọi người. Nhưng cũng giống như người ta đóng cửa chuồng khi tất cả đàn bò đã thoát ra ngoài. Dân chúng hoảng loạn và kinh hoàng nên ai nấy đều chạy nhanh đến siêu thị và nhà thuốc tây để vơ vét thức ăn, đồ hộp, nước uống hay thuốc men. Ai cũng bảo nhau là cần phải mang khẩu trang nhưng không ai tìm thấy hay mua được. Ở trung tâm thành phố Milan, trước những cửa tiệm thời trang cao cấp vào mùa này luôn có nhiều người đến từ mọi nơi trên thế giới xếp hàng dài chờ mua hàng giảm giá giờ chỉ còn là kỷ niệm. Tất cả những viện bảo tàng, trung tâm văn hóa, quán cà phê, nhà thờ, các tượng đài hay di tích tuyệt đẹp của các thành phố Ý... đều phải đóng cửa để tránh lây nhiễm. Ở những quảng trường tại Venezia, một thời đông nghịt du khách, nhan nhản những chiếc mặt nạ hay trang phục độc đáo trong mùa lễ hóa trang 'Carnevale' giờ vắng như sa mạc, hàng quán đều đóng cửa mà không biết bao giờ mới được mở lại. Sự sợ hãi làm thay đổi thói quen, hạn chế những cuộc gặp và người quen không còn ôm để chào nhau nữa. Mọi người tìm sự an ủi qua những liên kết trên internet và web-cam, dù biết đó chỉ là ảnh ảo. Trong cái không khí bất an này các tin tức bi quan liên tục được chuyển tải. Tất cả tin xấu được biến thành những con số: số người bị lây nhiễm, số người bệnh, số người chết… sau đó là tên các nước bị nhiễm và lệnh cấm bay của các hãng hàng không. Một tuần lễ trước người Ý lo sợ bị lây nhiễm từ phương Đông thế nhưng chỉ vài hôm sau là tình hình đã đảo ngược: phương Tây đã trở thành ổ dịch. Và nước nào bị lây nhiễm thì bỗng trở thành một nước bị cáo buộc, như thể đó chính là kẻ phạm tội! Dưới góc nhìn vô lý đó nên bây giờ chúng tôi bị phân biệt, bị xa lánh, bị chế giễu hay bị cầm tù trong một đất nước đang run rẩy. Thế giới như bỏ mặc chúng tôi trong hoảng loạn. Một cô bạn (*) ấm ức gọi tôi qua điện thoại: 'Khi tất cả trôi qua chúng mình cần phải nhớ những ngày đau thương này, về sự ngông cuồng của những kẻ vui đùa vô ý thức và không tôn trọng bất kỳ ai. Hãy nhớ tất cả những điều này, chờ đến khi nào họ gặp phải cảnh ngộ tương tự, sợ hãi kinh hoàng trước cái chết cận kề, đến và gõ cửa nhà ta để kêu cứu!'. Tôi thì không bao giờ mong sự bất hạnh đến cho ai, nhưng vẫn thấy lòng mình cay đắng! Tôi chăm chăm nhìn vào chiếc va-li mà không dám mở ra, trong đó có nhiều quà tặng cho bạn bè và người thân, cảm giác như thể mình là kẻ phạm tội, bị khước từ và bị cô lập, rồi buồn bã nghĩ là nếu chẳng có gì xảy ra thì giờ này tôi đã ở một nơi khác của địa cầu để tiếp tục cuộc sống với chồng mình và bên cạnh những người bạn thân yêu. Giữa thành phố Sài Gòn xa xôi nhưng thân thiện đó, tôi như được ngụp lặn giữa vòng tay yêu thương của mọi người chứ không hề bị phân biệt, vì các bạn tôi ai nấy đều yêu văn học và đều có những ước mơ đơn giản về một đời sống bình thường. Thật buồn vì những nỗ lực khó nhọc mà tôi đã làm đều như vô ích! Tôi vẫn không thể khởi hành dù đã làm mọi thứ, kể cả đổi ngày để về trước 10 ngày theo dự tính, đã chiến đấu không mệt mỏi chống lại những chiếc cối xay gió, to lớn và ma mị hơn những cái mà Don Chisciotte đã gặp trước đây, nhằm chống lại những quyết định liên quan đến nhiều nước trên thế giới. Trong đời tôi đã từng xảy ra nhiều lần phải chiến đấu để có thể được sống bên cạnh chồng nên sớm hay muộn gì chúng tôi cũng sẽ vượt qua được hoàn cảnh khó khăn này. Chắc chắn chúng tôi sẽ làm được vì sẽ không ai có thể tước mất ước muốn và niềm vui của tôi để được sống bên cạnh người đàn ông duy nhất của đời mình và được sum họp với những người bạn thân yêu ở bên kia trái đất, và chắc chắn là giờ này họ cũng đang đợi tôi về Việt Nam với nhiều tình thương cùng với một vòng tay ôm mạnh. Rồi phút giây tuyệt vọng này cũng sẽ trôi qua, tôi quyết định mở va-li, nhưng chỉ mở một phần. Ngay khi vừa có thể, tôi sẽ lấy chuyến bay đầu tiên hay chờ chồng tôi trở về, vì có một điều duy nhất mà tôi không bao giờ đánh mất, đó là niềm hy vọng rằng tương lai sẽ tốt đẹp hơn. Milan, 1.3.2020 (*) Cô bạn muốn nhắc về chuyện đài truyền hình Canal + của Pháp làm một video Pizza corona để chế diễu nước Ý, gây nên một làn sóng phẫn nộ. Sau đài này phải công khai xin lỗi và gỡ bỏ video. Hơn một tuần lễ sau thì nước Pháp cũng điêu đứng vì dịch bệnh! (Chú thích của người dịch). 'Ông chú' Nhật yêu tha thiết cô gái Việt bị ung thưGọi là chú nhưng Minh Anh lại bị hớp hồn khi nghe người đàn ông Nhật đeo khẩu trang, trao đổi công việc với nhân viên. Phan Thân (trích) | ||||||||||||||||||
Cao ốc bóp nghẹt hạ tầng xử nghiêm chủ đầu tư quên công trình công cộng Posted: 19 Mar 2020 09:41 PM PDT - Bộ Xây dựng cho biết, Bộ đã kiến nghị Chính phủ tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các chủ đầu tư không triển khai xây dựng các công trình công cộng phục vụ cộng đồng theo quy hoạch được duyệt… Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri TP.HCM liên quan tới tình trạng quá tải hạ tầng, vỡ quy hoạch vì ồ ạt phát triển khu đô thị, chung cư mới. Theo đó, cử tri phản ánh nước ta đang trong phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, các khu đô thị, chung cư mới đã và đang được đầu tư xây dựng ngày càng nhiều, gây quá tải trong công tác quản lý quy hoạch, hạ tầng đô thị. Do đó cử tri kiến nghị cần có quy hoạch, chiến lược phát triển bền vững, đảm bảo quyền lợi người dân trong việc đảm bảo diện tích đất phục vụ cho các công trình công cộng.
Liên quan đến về vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết, pháp luật hiện hành đã có quy định điều chỉnh việc đầu tư xây dựng khu đô thị, chung cư mới để đảm bảo phát triển bền vững, quyền lợi của người dân, diện tích đất cho các công trình công cộng. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05 ngày 01/3/2019 về tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt. Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Nghị Quyết số 82 ngày 14/6/2019 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị. Xây dựng các cơ chế chính sách thu hút đầu tư và đa dạng hóa hình thức đầu tư cho việc đầu tư các công trình công cộng như công viên cây xanh, thể dục thể thao, vui chơi giải trí; tăng cường hướng dẫn, đốn đốc, kiểm tra các địa phương trong công tác quản lý thực hiện quy hoạch để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm. Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2019, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý quy hoạch, khai thác quỹ đất đô thị dành cho công trình phúc lợi phục vụ cộng đồng tại các địa phương. Bộ Xây dựng cũng cho biết đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm đảm bảo diện tích đất dành cho các công trình công cộng phục vụ cộng đồng. Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa; sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích để thu hút nguồn lực xã hội hóa đầu tư xây dựng các công trình công cộng phục vụ cộng đồng; khuyến khích, hỗ trợ việc thiết kế, xây dựng nội dung hoạt động cho các thiết chế văn hóa tại các địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên để vận hành hoạt động hiệu quả hệ thống công trình công cộng phục vụ cộng đồng. Đối với UBND các cấp, Bộ Xây dựng cho rằng các cơ quan này cần rà soát, ưu tiên quỹ đất phục vụ đầu tư xây dựng công trình công cộng phục vụ cộng đồng, đặc biệt từ các dự án bị thu hồi do chậm triển khai, các khu đất sử dụng sai mục đích, hết thời hạn thuê đất, vi phạm Luật Đất đai, các quỹ đất dự kiến đưa ra đấu giá đất...
Quản lý chặt chẽ quỹ đất đã được quy hoạch để xây dựng công trình công cộng phục vụ cộng đồng. Khi phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở, yêu cầu chủ đầu tư dự án xây dựng các công trình công cộng phục vụ cộng đồng theo quy hoạch và cam kết thực hiện triển khai xây dựng theo đúng tiến độ đã được phê duyệt. Đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; xử lý nghiêm đối với các chủ đầu tư không triển khai xây dựng các công trình công cộng phục vụ cộng đồng theo quy hoạch được duyệt hoặc chậm đầu tư xây dựng các công trình này. Thanh tra quy hoạch đường ngột thở ở Hà Nội hơn 2km 'nhồi' 40 cao ốc Theo kế hoạch thanh tra năm 2020 được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà ký ban hành, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ thanh tra công tác quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng tại nhiều khu vực. Tại TP.HCM, Thanh tra Bộ sẽ thanh tra khu vực hai bên tuyến đường Nguyễn Đức Cảnh. Còn tại Hà Nội, là tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu; Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính. Tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu là một trong những tuyến đường huyết mạch hướng Tây Nam vào nội đô Hà Nội. Tuy nhiên, tuyến đường này đang phải oằn mình chịu cảnh tắc đường thường xuyên. Theo quan sát, chỉ tính trong vòng bán kính 100m hai bên mặt đường Lê Văn Lương dài hơn 2km thì có tới gần 40 tòa nhà cao tầng. Thực tế hiện nay tại Hà Nội có rất nhiều khu đô thị, tổ hợp nhà ở có mật độ xây dựng những tòa nhà cao tầng san sát nhau với mật độ dày đặc, được điều chỉnh quy hoạch nhiều lần. Như trên tuyến đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) dù chỉ dài khoảng 1km và rộng khoảng 6m nhưng hàng ngày đang phải gánh tải cho hơn 20 tòa nhà chung cư cao tầng "đua nhau" mọc lên gây nên cảnh quá tải và ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Ngay đó, đường Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng… cũng dày đặc cao ốc. Những con đường này trở thành "điểm đen" tắc đường và ngập nặng khi mưa lớn tại khu vực Thanh Xuân. Vào đầu năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021. Theo đó, Chính phủ yêu cầu UBND các thành phố: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ chỉ phê duyệt đầu tư các khu chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi phù hợp với quy hoạch, đáp ứng yêu cầu và quy định về bãi đỗ xe, hạ tầng giao thông và kết nối giao thông với các trục đường chính trong đô thị.
Hồng Khanh Loạt khu đô thị ở Hà Nội mải xây nhà để bán 'quên' xây trường học- Theo HĐND TP Hà Nội, nhiều khu đô thị mới, khu nhà ở chậm xây dựng trường học, nhà trẻ so với tiến độ xây nhà ở trong dự án. |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét