“Covid-19: Chuyển đổi số giúp cuộc sống tiếp diễn bình thường nhưng theo một cách khác, một trạng thái bình thường mới” plus 14 more |
- Covid-19: Chuyển đổi số giúp cuộc sống tiếp diễn bình thường nhưng theo một cách khác, một trạng thái bình thường mới
- Tin tức dịch virus corona ngày 18/3: 50 bang của Mỹ mắc đại dịch
- Thủ tướng yêu cầu xử lý kỳ thị, không phục vụ khách nước ngoài do corona
- Việt Nam có ca 67 mắc Covid-19, là người từng sang Malaysia dự lễ hội tôn giáo
- Mưa đá rải trắng đường, nguy cơ lũ quét, sạt lở ở 5 tỉnh phía Bắc
- Thống đốc quyết mạnh tay, vồn rẻ sẽ dồn về
- Chung tay thắp sáng niềm tin, cùng đáp lại lời hiệu triệu của Thủ tướng
- Báo VietNamNet tuyển trưởng ban, thư ký tòa soạn
- Cách ly hơn 5.000 người dân tại nơi cư trú của bệnh nhân 61
- Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ GD-ĐT
- Kẻ phóng hỏa khiến 3 người chết ở Hưng Yên là anh ruột nữ nạn nhân
- Tin chứng khoán ngày 18/3: Đối mặt khó khăn và nguy hiểm, đại gia đồng loạt báo hoãn
- Iran cảnh báo hàng triệu công dân có thể chết vì Covid-19
- Đối diện sống chết, trong đại nạn hãy người hơn
- Mùa dịch Covid-19, mỗi ngày bán hết cả tạ thịt lợn trong khu chung cư
Posted: 17 Mar 2020 08:42 PM PDT Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, dịch Covid-19 đặt ra thách thức lớn, khi nhiều hoạt động sẽ bị đình trệ, nhưng thách thức đi liền với cơ hội, có những cơ hội mà chỉ khi thách thức xảy ra thì mới xuất hiện.
Cơ hội lớn nhất lúc này là chuyển đổi số quốc gia Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, dịch Covid-19 lây lan là do tiếp xúc. Công nghệ số là không tiếp xúc. Covid-19 giúp chúng ta tư duy lại nhiều thứ. Nó là một điểm gẫy trong sự phát triển và nhiều giá trị, nhiều thói quen sẽ thay đổi. Vì vậy, cơ hội lớn nhất lúc này là đẩy nhanh chuyển đổi số, là tạo ra các ứng dụng công nghệ số, là đưa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh lên môi trường số. Thế giới bây giờ khó dự đoán, nhiễu loạn gần như trở thành trạng thái bình thường mới. Chúng ta rồi sẽ phải nhiều lần đối mặt với những khủng hoảng như thế này, rồi phải học cách tăng sức đề kháng, dẻo dai, sáng tạo, thích ứng nhanh, hồi phục nhanh. Công nghệ số giải được bài toán nhanh, phản ứng nhanh, thích ứng nhanh và sáng tạo nhanh. Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội nên đầu tư nhiều hơn, đầu tư mạnh hơn cho công nghệ số. Chính lúc này. Chuyển đổi số là để thay đổi cách làm việc, tự động hoá, mọi thứ lên môi trường số. Đây là cơ hội, vì nếu cứ bình thường, Việt Nam sẽ chuyển đổi số rất chậm. Bộ đã trình Chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành thì sẽ ban bố, khởi động triển khai trên toàn quốc. Kiến tạo thể chế, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, để thúc đẩy chuyển đổi số, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước sẽ xem xét, quyết định nhanh một số chính sách còn đang cân nhắc như thanh toán không tiền mặt, tiền di động (mobile money), công nhận và cấp chứng chỉ học trực tuyến, cấm nhập khẩu công nghệ cũ 2G, thúc đẩy sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ, đầu tư cho Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, bảo đảm an toàn, an ninh mạng... Người đứng đầu Bộ TT&TT đưa ví dụ về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Thời gian vừa qua, chỉ trong một tháng, chỉ số dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ tăng gấp đôi, tức là 1 tháng bằng 20 năm. Bộ TT&TT đã ban hành văn bản yêu cầu các bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tiếp nhận hồ sơ trực tuyến và bảo đảm chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vào cuối năm 2020, trong đó tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến đều giữ tốc độ tăng trưởng gấp đôi. Một số nhà dự đoán, nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm "nền kinh tế tại nhà". Có thể đây không phải là một khái niệm thực sự mới. Nhưng dịch Covid-19 lại tạo cho "nền kinh tế tại nhà" một bệ phóng mới để thực sự đi vào đời sống, ngay cả khi dịch bệnh qua đi. Nhiều hoạt động kinh tế trước đây vẫn bị giới hạn bởi thói quen của người dùng nhưng hoàn cảnh của dịch Covid-19 đã và sẽ phá bỏ những thói quen đó. Tuy nền kinh tế tại nhà không thay thế hoàn toàn nền kinh tế truyền thống, nhưng nếu phát huy được hết tiềm năng của nền kinh tế tại gia sẽ giúp xã hội vận hành tối ưu hơn, giảm bớt những căng thẳng về giao thông, sự tốn kém năng lượng cũng như tiết kiệm thời gian di chuyển. Ví dụ, nếu như giáo dục truyền thống vốn đề cao yếu tố cộng đồng thì giai đoạn hiện nay là cơ hội cho giáo dục số thể hiện những ưu việt. Đó không đơn thuần chỉ là những bài giảng được thực hiện thông qua các bài giảng truyền hình qua mạng mà bằng những công nghệ mới nhất như thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường, giúp bài học trở nên sinh động hơn. Lĩnh vực y tế cũng vậy, dịch Covid-19 đã và đang cho thấy rất nhiều những ưu điểm từ hình thức khám bệnh từ xa, giúp sáng lọc, giảm thiểu sức ép cho các bệnh viện và cũng làm giảm khả năng lây nhiễm chéo cho bệnh nhân. Nhìn từ một góc độ khác, dịch Covid-19 gây ra cơn khủng hoảng không chỉ về mặt sức khoẻ mà còn khủng hoảng kinh tế cho một số doanh nghiệp. Rồi như một hậu quả, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng, sẽ có nhiều người nhàn rỗi, vì vậy, chúng ta cũng cần ngay lập tức nghĩ đến một nền tảng số giúp những người này nhanh chóng chuyển đổi kỹ năng, tái tham gia vào thị trường lao động. Chính vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hãy cùng nhau sáng tạo, cung cấp nhiều các dịch vụ trên nền tảng trực tuyến, từ giáo dục, y tế, mua sắm, giải trí... "Thành công trước nay thường đến từ chính giữa những cuộc khủng hoảng. Và đây chính là thời cơ hiếm có cho doanh nghiệp công nghệ số. Và đây cũng là cách mà các doanh nghiệp công nghệ số làm để bao mạng sống mà Covid-19 đã lấy đi, để sự cố gắng mà tất cả chúng ta đang chung tay chống dịch sẽ không bị phí hoài", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói. T.K. (ghi) | ||||||||
Tin tức dịch virus corona ngày 18/3: 50 bang của Mỹ mắc đại dịch Posted: 17 Mar 2020 06:43 PM PDT Tính đến sáng nay (18/3), tổng số ca tử vong vì virus corona trên thế giới đã lên tới 7.790 trong khi có 187.665 người nhiễm bệnh, 79.835 người đã bình phục.
Theo AP, virus corona đã tấn công bang cuối cùng của nước Mỹ. Thống đốc bang West Virginia vừa xác nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở đây, điều này có nghĩa rằng toàn bộ 50 bang của Mỹ đều có các ca dương tính với virus corona. Số các ca bệnh nặng cần máy thở ở Mỹ hiện đã vọt quá con số 5.800 và số người chết vì Covid-19 đã lên tới ít nhất 100. Hàng triệu người Mỹ hiện chỉ ở trong nhà thay vì đi làm hoặc tới trường. New York, bang Washington và California hiện là những nơi tập trung đông các ca nhiễm Covid-19 nặng. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/3 tuyên bố, chính quyền đang cân nhắc kế hoạch gửi 1.000 USD cho mỗi công dân nước này để giúp họ chống đỡ với cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết, tiền có thể được gửi đi trong hai tuần tới. EU cách ly với thế giới Các lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí đóng cửa các biên giới bên ngoài của khối với các công dân không thuộc EU trong vòng 30 ngày nhằm ngăn chặn virus corona lây lan. Bên cạnh quyết định trên, các lãnh đạo EU cũng đồng ý thiết lập các lối đi nhanh tại biên giới bên trong của các nước trong liên minh để hàng hoá được lưu thông trên toàn lục địa. Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết, việc đóng cửa biên giới bên ngoài sẽ phụ thuộc vào sự thực hiện của các nước thành viên. Tổ chức Y tế thế giới hiện gọi châu Âu là tâm điểm mới của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Tây Ban Nha trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới có nhiều ca nhiễm Covid, sau Trung Quốc, Italia và Iran. Italia bổ sung thêm 10.000 bác sĩ chống Covid-19 Italia sẽ huỷ bỏ kỳ thi cuối cùng, đưa 10.000 sinh viên y vào làm việc sớm gần một năm trong nỗ lực giúp ngành y đang gặp nhiều khó khăn có thể đương đầu với virus corona. Trong 24h qua, số người thiệt mạng vì Covid-19 ở Italia đã tăng tới 2.503, trong khi tổng số ca nhiễm tăng từ 27.980 lên 31.506 – cao nhất ở ngoài Trung Quốc, Reuters dẫn tin từ Cơ quan bảo vệ dân sự cho biết. Cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra đã đẩy các bệnh viện ở khu vực Lombardy, phía bắc Italia tới bờ sụp đổ trong khi các tỉnh khác phải vật lộn với hệ thống y tế do số ca nhiễm virus tăng mạnh trên toàn đất nước. Thủ tướng Italia ngày 17/3 tuyên bố, virus corona đã gây ra một trận sóng thần về kinh tế - xã hội và không nước nào mà "trận sóng thần Covid-19" không đụng tới. Covid-19 tấn công và giáng đòn chí mạng mới Montenegro thông báo, đã phát hiện ca nhiễm virus corona đầu tiên ở nước này. Cho tới trước ngày 17/3, quốc gia nhỏ bé này vẫn là lãnh địa chưa bị Covid-19 xâm lấn. Phát biểu tại một cuộc họp báo, Thủ tướng Dusko Markovic cho hay, hai phụ nữ từng tới Mỹ và Tây Ban Nha đã dương tính với virus corona. Thổ Nhĩ Kỳ hôm 17/3 xác nhận ca tử vong đầu tiên vì virus corona ở nước này. Bộ trưởng Y tế Fahrettin Koca cho hay, nạn nhân là một bệnh nhân nam 80 tuổi, bị nhiễm bệnh từ một người làm từng có tiếp xúc với Trung Quốc. Ông Koca cũng cho hay, nước này có thêm 51 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm virus ở nước này lên 98. Brazil ngày 17/3 cũng ghi nhận ca tử vong đầu tiên liên quan tới Covid-19, chính quyền bang Sao Paulo cho biết. Hiện, nhà chức trách chưa biết bệnh nhân bị nhiễm từ đâu. Tính tới giờ, Brazil có 234 ca nhiễm, trong số này một nửa số ca nhiễm là ở Sao Paulo. Tại Algeria, Tổng thống Abdelmadjid Tebboune ngày 17/3 tuyên bố, dừng mọi giao thông đường bộ, đường không và đường biển với các nước bắc phi để ngăn virus lây lan. Hoài Linh div class="p-t-20"> | ||||||||
Thủ tướng yêu cầu xử lý kỳ thị, không phục vụ khách nước ngoài do corona Posted: 17 Mar 2020 09:43 PM PDT Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh và xử lý nghiêm mọi hành vi kỳ thị, từ chối phục vụ khách du lịch là người nước ngoài do lo ngại nguy cơ nhiễm và lây lan dịch Covid-19. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ VH-TT-DL và UBND các tỉnh thành trực thuộc TƯ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu xử lý thông tin báo nêu về việc ứng xử với khách du lịch nước ngoài.
Để kịp thời chấn chỉnh, giữ gìn hình ảnh đất nước, con người, điểm đến du lịch Việt Nam an toàn, thân thiện, hiếu khách, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ khẩn trương chỉ đạo rà soát về tình hình khách du lịch nước ngoài trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú, nhất là tại các khu, điểm du lịch thực hiện nghiêm quy định của luật Du lịch về việc không phân biệt, đối xử đối với khách du lịch; chấn chỉnh và xử lý nghiêm mọi hành vi kỳ thị, từ chối phục vụ khách du lịch là người nước ngoài. Trường hợp phát sinh những vấn đề phức tạp, vượt quá khả năng xử lý tại chỗ, báo cáo ngay cấp có thẩm quyền để chỉ đạo, xử lý. Thủ tướng giao Bộ VH-TT-DL chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch, cơ sở lưu trú du lịch chủ động triển khai các giải pháp về phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng và hướng dẫn của cơ quan y tế và có biện pháp phù hợp để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch nước ngoài, bảo đảm an toàn, có tổ chức. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ, cơ quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ kịp thời có hướng dẫn tránh để xảy ra các vụ việc và phối hợp với đại sứ quán các nước liên quan trong quá trình xử lý, gìn giữ hình ảnh quốc gia hiếu khách, thân thiện. Đối diện sống chết, trong đại nạn hãy 'người' hơnCovid-19 đang làm cho con người thay đổi đến chóng mặt. Trong đại dịch, cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu cứ đan xen, nhưng tình người, cái thiện vẫn trội lên trên hết. Thu Hằng | ||||||||
Việt Nam có ca 67 mắc Covid-19, là người từng sang Malaysia dự lễ hội tôn giáo Posted: 17 Mar 2020 07:57 PM PDT - Bệnh nhân số 67 nhiễm Covid-19 là nam giới, ở Ninh Thuận, từng sang Malaysia dự lễ hội tôn giáo. Bệnh nhân thứ 67 là nam, 36 tuổi, trú tại thôn Văn Lâm 3, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Bệnh nhân là người đi cùng bệnh nhân số 61 (cùng quê thôn Văn Lâm 3) đến Malaysia ngày 27/2 để dự lễ hội tôn giáo và về Việt Nam ngày 4/3 trên chuyến bay VJ826 từ Malaysia về Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM. Ngay sau khi ghi nhận ca bệnh số 61, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận đã họp ngay trong đêm do bệnh nhân 61 di chuyển nhiều, tiếp xúc nhiều người, trong đó có dự 1 đám cưới. Bước đầu, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận đã gửi 17 mẫu là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân 61 tới Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm. Đến 9h30 ngày 18/3, đã có 1 xét nghiệm khẳng định bệnh nhân nam, 36 tuổi nói trên dương tính với SARS-CoV-2. Hiện nay bệnh nhân đang được điều trị tại Khoa bệnh nhiệt đới, BV đa khoa tỉnh Ninh Thuận. Được biết, ngoài bệnh nhân số 61 và 67, còn 87 người Việt khác cũng tham gia lễ hội tôn giáo ở Malaysia vào đầu tháng 3 vừa qua. Để ngăn chặn dịch bệnh lan rộng, chiều 17/3, Ninh Thuạn đã ra quyết định phong tỏa khu dân cư thôn Văn Lâm 3, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam trong ít nhất 28 ngày. Như vậy, đến sáng 18/3, Việt Nam đã ghi nhận 67 ca dương tính với Covid-19, trong đó 16 ca đã được chữa khỏi hoàn toàn trước đó. Trong 41 ca mới, Hà Nội đang có nhiều ca mắc nhất với 15 ca, Bình Thuận có 9 ca. Thúy Hạnh | ||||||||
Mưa đá rải trắng đường, nguy cơ lũ quét, sạt lở ở 5 tỉnh phía Bắc Posted: 17 Mar 2020 08:25 PM PDT Các tỉnh miền núi phía Bắc đêm qua có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa đá rải trắng đường. Đêm qua, 4 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ đã xảy ra mưa đá, nguyên nhân do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió trên cao, kết hợp với không khí lạnh tăng cường. Thời gian mưa đá kéo dài khoảng 10 phút, kích thước viên đá khoảng 0,5cm, riêng ở Si Ma Cai (Lào Cai) kích thước trung bình viên đá khoảng 3 - 5cm. Theo báo cáo của Tổng cục Thiên tai, thiệt hại nặng nhất ở tỉnh Lào Cai. Huyện Bắc Hà có 82 nhà bị tốc mái, vỡ ngói; trong đó có khoảng 49 nhà bị hư hỏng trên 50% mái ngói. Nhiều diện tích cây trồng tại các huyện như Si Ma Cai, Bắc Hà bị ảnh hưởng. Các địa phương khác thiệt hại không lớn. Ngay sau khi xảy ra dông lốc, mưa đá, các địa phương đã chỉ đạo cán bộ, dân quân và công an xã xuống các thôn, bản hỗ trợ người dân sửa tạm nhà cửa, ổn định cuộc sống. Tỉnh Yên Bái đang có mưa rào và dông trên diện rộng. Trong khoảng từ 1 - 3 giờ tới, các khu vực trong tỉnh tiếp tục có mưa dông, lượng mưa dự báo đạt 20 - 40mm (có nơi trên 50mm). Cảnh báo trong 6 giờ tới, lũ quét, sạt lở đất có nguy cơ xảy ra tại tỉnh này.
Trần Thường Thời tiết hôm nay 18/3, khí lạnh tràn về, Hà Nội gió giật mưa giôngDo ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hội tụ gió trên cao nên các tỉnh ở Bắc Bộ mưa rào và giông, có nơi mưa rất to. | ||||||||
Thống đốc quyết mạnh tay, vồn rẻ sẽ dồn về Posted: 17 Mar 2020 01:00 PM PDT Lần đầu tiên sau nhiều năm Ngân hàng Nhà nước ra quyết định giảm cùng lúc 5 loại lãi suất cùng với biên độ lớn từ 0,25-1 điểm phần trăm. Đây là tín hiệu mạnh mẽ của nhà điều hành về giảm lãi suất cho vay với nền kinh tế. Đồng loạt giảm lãi suất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông báo giảm một loạt lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, có hiệu lực từ ngày 17/3. Theo đó, sẽ giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6%/năm xuống 5%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4%/năm xuống 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 7%/năm xuống 6%/năm. Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở giảm từ 4%/năm xuống 3,5%/năm. Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng được điều chỉnh lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới một tháng giảm từ 0,8%/năm xuống 0,5%/năm.
Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ một tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5%/năm xuống 4,75%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ một tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 5,5%/năm xuống 5,25%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường. Ngoài ra, mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng cũng được điều chỉnh giảm từ 6%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 7%/năm xuống 6,5%/năm. Động thái này, theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, là để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ khách hàng trước ảnh hưởng của dịch Covid-19. Giới chuyên môn cho rằng, lần đầu tiên sau nhiều năm NHNN có quyết định giảm cùng lúc 5 loại lãi suất cùng với biên độ lớn từ 0,25-1 điểm phần trăm. Đây là tín hiệu mạnh mẽ của nhà điều hành về giảm lãi suất cho vay với nền kinh tế. Với quyết định này, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng đã giảm mạnh. Đây là một loạt lãi suất điều hành, giúp các tổ chức tín dụng cần vốn, có thể vay trực tiếp từ Ngân hàng Nhà nước với lãi suất thấp, không phải đi vay từ các ngân hàng khác hay huy động trên thị trường dân cư với lãi suất cao hơn. Cùng với đó, lãi suất dành cho các khoản tiền gửi ngắn hạn dưới 6 tháng cũng giảm, sẽ tác động đến mặt bằng lãi suất huy động vốn. Khảo sát biểu lãi suất của các ngân hàng thương mại ngày 17/3 cho thấy, lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn đã giảm về mức từ 0,1- 0,5%/năm và kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng giảm còn 4,3-4,75%/năm. Tuy nhiên, lãi suất huy động trên 6 tháng vẫn chưa thay đổi, các ngân hàng vẫn duy trì từ đầu tháng 3/2020. Chẳng hạn, đối với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất dao động từ 5,3-7,6%/năm; kỳ hạn 12 tháng, lãi suất khoảng 6,8-8,1%/năm; lãi suất từ 6 tháng trở lên hiện vẫn do các tổ chức tín dụng tự quyết định. Mặc dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng lãi suất kỳ hạn trên 6 tháng sẽ được các tổ chức tín dụng điều chỉnh giảm trong thời gian tới.
Kích thích nhu cầu vốn Lãi suất huy động giảm sẽ tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng giảm lãi vay cho khách hàng, qua đó giúp các DN có thể tiếp cận với nguồn vốn rẻ, giảm bớt khó khăn trong sản xuất kinh doanh trong tình hình hiện nay. Ngoài ra, lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên giảm buộc các tổ chức tín dụng phải chấp hành, nhất là với ngành nông nghiệp, vẫn đang có nhu cầu lớn tại thị trường trong nước và xuất khẩu, nhờ đó sẽ giúp giảm chi phí, duy trì sự tăng trưởng. Điều này sẽ củng cố niềm tin cho các DN, giúp thị trường tránh được những cú sốc lớn, đảm bảo nền kinh tế không bị tác động quá tiêu cực. Tình hình kinh tế khó khăn, chứng khoán sụt giảm, đầu tư vào sản xuất kinh doanh gặp nhiều rủi ro, người dân không đi du lịch cùng hạn chế nhiều hoạt động khác là lý do khiến tiền nhàn rỗi chắc chắn sẽ chảy vào ngân hàng. Vì vậy, thanh khoản của các ngân hàng rất dồi dào. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng trong 2 tháng đầu năm rất thấp, dự báo cả quý 1/2020 chỉ vào khoảng 0,1%, việc giảm lãi suất cho vay sẽ giúp kích thích tăng trưởng tín dụng. Trên thực tế thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã giảm lãi suất các khoản vay khoản vay mới từ 0,5-1,5 điểm phần trăm/năm để hỗ trợ DN trong lúc khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề phải đối mặt là nhiều DN không có nhu cầu vay vốn. Thống kê của các ngân hàng cho thấy, một loạt ngành hàng đang chịu ảnh hưởng lớn như nông, lâm nghiệp, thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục,... Một số ngân hàng TMCP cho biết tháng 2/2020 tăng trưởng tín dụng gần như đứng im. Dù các ngân hàng đã giảm lãi vay từ 1-1,5 điểm %/năm, đưa ra nhiều gói hỗ trợ, nhưng DN không vay bởi sản xuất kinh doanh ngưng trệ. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim, việc giảm lãi suất cho vay sẽ tác động tới nền kinh tế, tăng nhu cầu tiêu thụ. Dưới góc độ nào đó sẽ có tác động tích cực để thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hiện tại nền kinh tế không phải là thiếu tiền mà là hoạt động sản xuất kinh doanh đang bị ảnh hưởng. Lãi suất giảm nhưng DN vẫn gặp khó khăn, sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ thì nhu cầu về vốn trước mắt sẽ không lớn. Tuy nhiên, với cách làm của lần này là giao quyền chủ động cho các TCTD nên khi các ngân hàng sát sao, đồng hành với nguồn vốn rẻ sẽ kích thích nhu cầu vốn DN, nền kinh tế... có tác dụng dài han, bền vững cho nền kinh tế. Trần Thủy | ||||||||
Chung tay thắp sáng niềm tin, cùng đáp lại lời hiệu triệu của Thủ tướng Posted: 17 Mar 2020 08:02 AM PDT - Nhìn nhận về những tấm gương sẵn sáng chia sẻ trách nhiệm trong thời gian qua, Thủ tướng khẳng định " tất cả đều xuất phát từ trái tim". Chính vì điều này, báo VietNamNet phát động đợt quyên góp "Chung tay đẩy lùi dịch Covid - 19". Đến thời điểm này, dịch Covid - 19 thực sự là thảm hoạ toàn cầu. Hai tháng qua, tất cả những gì mà nước ta đã, đang và sẽ làm có thể tổng kết bằng ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam "thắng giai đoạn một". Đây là tiền đề quan trọng để Việt Nam bước vào giai đoạn chống dịch tiếp theo với nhiều bài học kinh nghiệm, đặc biệt là lòng tin. Trong suốt thời gian qua, Nhà nước chưa huy động bất cứ nguồn lực nào. Tất cả chi phí ngăn chặn, bao vây, dập dịch và điều trị, kể cả cho người nước ngoài đều được ngân sách chi trả. Tuy vậy, theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đã xuất hiện khômg ít những tấm gương sãn sàng chia sẻ trách nhiệm xã hội. " Những việc làm có ý nghĩa không phải do tuổi tác , thu nhập, trình độ hay địa vị quyết định mà tất cả đều xuất phát từ trái tim" - Thủ tướng khẳng định rõ. Điều này tạo cho Thủ tướng cũng như mọi người dân một niềm tin như ông nói: "Một lần nữa, tôi có niềm tin rằng chúng ta sẽ làm tốt, đẩy lùi và chặn đứng đại dịch" "Chúng ta kêu gọi mỗi người dân, giới doanh nhân, các đơn vị tùy theo khả năng của mình, người có tiền góp tiền, người có hiện vật góp hiện vật, người có sức góp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng...Không phân biệt tuổi tác, địa vị, giai tầng, kể cả bà con ở nước ngoài xa xôi.Hãy nêu cao tinh thần đoàn kết, "tương thân tương ái", "thương người như thể thương thân", "lá lành đùm lá rách" của dân tộc, điều bao đời nay luôn là giá trị nền tảng của dân tộc Việt Nam và đem lại sức mạnh để chúng ta vượt mọi khó khăn thử thách, đi đến thắng lợi cuối cùng".
Đây là chính là lúc người dân cả nước, kiều bào, doanh nhân và các tổ chức xắn tay góp công, góp của, góp sức để cùng Chính phủ chống lại đại dịch đang tàn phá nhiều quốc gia, đang đe dọa đất nước Việt Nam của chúng ta. Khi đại dịch covid- 19 tràn đến thì trách nhiệm công dân, sự sẻ chia của người Việt Nam lại được phát huy tối đa, để vai kề vai, bảo vệ sức khỏe và sự sống của cả cộng đồng, như bao nhiêu lần phòng chống thiên tai địch họa trong lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước. Kể từ khi dịch Covid-19 quay lại Việt Nam hơn hai tuần trước, tất cả chúng ta đã bước vào một thời kỳ hoàn toàn mới với sự cảnh giác cao độ của thời chiến tranh. Cả hệ thống chính trị, mọi tổ chức và mỗi công dân đã phải điều chỉnh nhịp điệu làm việc, sinh hoạt hàng ngày để chống dịch.
Biết bao nhiêu nguồn lực con người, tài chính, công sức, thời gian,… đã bỏ ra để ngăn chặn, nbao vây, dập dịch và điều trị tận gốc; hàng ngàn người đã được cách ly để hạn chế tối đa sự lây lan, đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Muốn chống dịch thành công để bảo vệ tính mạng của từng người dân, của cả cộng đồng; để đảm bảo sự an toàn của cả xã hội, chúng ta còn cần thêm rất nhiều nguồn lực mới. Hưởng ứng lời hiệu triệu của Thủ tướng, báo VietNamNet phát động chương trình quyên góp gây Quỹ phòng chống Covid-19 từ các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm, bạn đọc trong và ngoài nước để thắp sáng niềm tin Việt Nam sẽ chặn đứng đại dịch, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh. Thời gian tổ chức vận động quyên góp 17/3-/2020 cho đến khi chấm dứt đại dịch.
VietNamNet | ||||||||
Báo VietNamNet tuyển trưởng ban, thư ký tòa soạn Posted: 16 Mar 2020 11:33 PM PDT - Báo VietNamNet có nhu cầu tuyển dụng những vị trí chủ chốt với mức lương cạnh tranh và môi trường làm việc hấp dẫn. VietNamNet | ||||||||
Cách ly hơn 5.000 người dân tại nơi cư trú của bệnh nhân 61 Posted: 17 Mar 2020 04:02 PM PDT Tỉnh Ninh Thuận đã thiết lập xong 8 điểm chốt chặn để cách ly thôn Văn Lâm 3 (xã Phước Nam, huyện Thuận Nam), nơi cư trú của bệnh nhân B.T.TH - ca nhiễm Covid-19 thứ 61. Toàn thôn có 981 hộ, với trên 5.000 nhân khẩu. Theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, thời gian cách ly ít nhất là 28 ngày.
Ông Lê Huyền - Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam cho biết tại mỗi điểm chốt chặn bố trí các lực lượng công an, y tế, cán bộ xã trực 24/24h, kiểm soát chặt chẽ, không để người không có trách nhiệm từ ngoài vào trong thôn. Đối với người dân trong thôn, muốn ra ngoài phải được sự chấp thuận của cơ quan chức năng. Cũng theo ông Huyền, do thôn Văn Lâm 3 có khu chợ nhỏ nên mọi hoạt động mua bán của bà con địa phương vẫn diễn ra bình thường. Tất cả nguồn hàng cung cấp cho tiểu thương trong chợ chỉ được chuyển đến bên ngoài khu vực cách ly, để người có trách nhiệm chuyển vào trong. Theo ông Nguyễn Nhị Linh - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Ninh Thuận, việc cách ly thôn Văn Lâm 3 nhằm ngăn ngừa sự lây lan trên diện rộng của dịch bệnh, do ca nhiễm thứ 61 đã tiếp xúc với quá nhiều người ở địa phương này. Trong một diễn biến khác, đến tối qua, ngành Y tế Ninh Thuận đã cách ly tập trung 41 trường hợp tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân B.T.Th - người đã cùng 89 người Việt dự sự kiện tôn giáo tại Malaysia, sau đó về TP.HCM và Ninh Thuận dự 2 buổi lễ cầu nguyện. Các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát, vận động người dân khai báo tình trạng tiếp xúc với ca bệnh thứ 61 để có hướng xử lý. Bệnh nhân 61 cùng 89 người Việt dự sự kiện tôn giáo tại MalaysiaViệt Nam có 90 người theo đạo Hồi tại 5 tỉnh thành tham dự sự kiện tôn giáo (Istimah) tại Malaysia, trong đó có bệnh nhân thứ 61 nhiễm virus corona. Lê Trường | ||||||||
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ GD-ĐT Posted: 17 Mar 2020 08:50 PM PDT Chiều qua, Đảng uỷ Bộ GD-ĐT tổ chức trao quyết định chuẩn y bổ sung Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng giữ chức ủy viên Ban thường vụ, Bí thư Đảng uỷ Bộ nhiệm kỳ 2015-2020. Trao quyết định và chúc mừng tân Bí thư Đảng ủy Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, ông Sơn Minh Thắng, ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan TƯ bày tỏ tin tưởng các nhân sự được trao quyết định chuẩn y các chức vụ trong Đảng ủy Bộ GD-ĐT sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển.
Tân Bí thư Đảng ủy Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng khẳng định, trên cương vị và trọng trách công tác mới sẽ thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung, dân chủ, xây dựng Đảng bộ Bộ GD-ĐT trở thành Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra.
Cũng tại buổi lễ, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và ông Sơn Minh Thắng đã trao quyết định chuẩn y Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Lê Thị Thanh Nhàn và bà Vũ Thị Hạnh, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra Đảng ủy là ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ GD-ĐT.
Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đã trao quyết định điều động bà Cù Thị Thủy, Phó Trưởng phòng Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, đến công tác tại Vụ Giáo dục Mầm non và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non với thời hạn 5 năm từ ngày 10/3/2020. Theo VGP Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn làm Thứ trưởng Bộ GD&ĐTBộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Thủ tướng về công tác cán bộ. | ||||||||
Kẻ phóng hỏa khiến 3 người chết ở Hưng Yên là anh ruột nữ nạn nhân Posted: 17 Mar 2020 10:47 AM PDT Đào Danh Việt, anh ruột của bà Đào Thị Chiến (53 tuổi) đi mua can nhựa ở Hà Nội, mua xăng ở Hưng Yên để phóng hoả nhà em gái. Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Hưng Yên; Phòng Trọng án, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) phối hợp với Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đã bắt giữ Đào Danh Việt (SN 1961, trú tại Khoái Châu, Hưng Yên) và Lò Văn Hà (SN 1990, trú tại Phổng Lăng, Thuận Châu, Sơn La) để điều tra về hành vi giết người. Đây là 2 nghi can liên quan đến vụ cháy khiến 3 người tử vong, 1 người bị thương, tại thôn Lê Lợi, xã Nhuế Dương, huyện Khoái Châu lúc 0h ngày 16/3.
Theo thông tin ban đầu, Đào Danh Việt là anh ruột của 1 trong 3 nạn nhân - bà Đào Thị Chiến (53 tuổi). Do mâu thuẫn cá nhân, Việt rủ Hà mua xăng, phóng hoả nhà em gái. Xác minh ban đầu cho thấy, Việt đã đi mua can nhựa ở phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, sau đó đi đón Hà ở xã Kim Chung. Trên đường về thôn Lê Lợi, Việt đã mua xăng ở tỉnh Hưng Yên. Được biết, Lò Văn Hà đang làm thuê tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Trước đó, khoảng 0h ngày 16/3, người dân tại thôn Lê Lợi phát hiện nhà ông Vương Gia Mười (53 tuổi) bị cháy nên đã hô hoán mọi người cùng dập lửa và báo cho cơ quan chức năng. Công an xã Nhuế Dương, Công an huyện Khoái Châu, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Hưng Yên đã có mặt chữa cháy, đưa nạn nhân đi cấp cứu. Vụ cháy lớn, lan nhanh giữa đêm khuya nên những người trong gia đình ông Mười không thể thoát ra ngoài.
Vụ hỏa hoạn khiến 2 vợ chồng ông Vương Gia Mười, bà Đào Thị Chiến (cùng SN 1967) và người con trai út Vương Gia Cao Thắng (SN 2008) tử vong. Cháu Nguyễn Vương Ngọc Anh (SN 2012), cháu ngoại của ông Mười và bà Chiến bị thương, được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện Kim Động, sau đó được chuyển lên BV Đa khoa tỉnh Hưng Yên. Camera ghi hình 2 kẻ khả nghi trong vụ cháy nhà 3 người chết ở Hưng YênSau vụ hỏa họa khiến 3 người trong ngôi nhà ở Hưng Yên tử vong, hàng xóm trích xuất camera đã nhận ra có 2 người đi xe máy nghi liên quan đến vụ việc. Nhị Tiến | ||||||||
Tin chứng khoán ngày 18/3: Đối mặt khó khăn và nguy hiểm, đại gia đồng loạt báo hoãn Posted: 17 Mar 2020 08:40 PM PDT Một loạt doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán đã quyết định hoãn tổ chức đại hội đồng cổ đông do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Nhiều NĐT lo ngại các doanh nghiệp có thể sẽ phải điều chỉnh mạnh kế hoạch 2020. Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố thông tin về việc Hội đồng quản trị (HĐQT) Sabeco ban hành Nghị quyết phê duyệt hoãn ngày tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 vào ngày 23/3 do lo ngại diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Theo nghị quyết, ĐHCĐ sẽ hoãn không quá ngày 30/6 hoặc ngày muộn nhất được cho phép theo quy định pháp luật, tức không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính liền trước. Hàng loạt doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán cũng thông báo tạm hoãn tổ chức ĐHCĐ lo ngại dịch Covid-19 có thể lan rộng. Công ty Cổ phần Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố thông tin về việc gia hạn họp ĐHCĐ thương hiện 2020. Thời gian tổ chức lại ĐHCĐ muộn nhất là ngày 30/6.
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài cũng hoãn ĐHCĐ dự kiến tổ chức vào 27/3, Chứng khoán Sài Gòn SSI của ông Nguyễn Duy Hưng và Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) của ông Trương Gia Bình cũng hoãn ĐHCĐ và chuyển sang thời gian thích hợp. Một loạt doanh nghiệp khác cũng công bố gia hạn thời gian tổ chức ĐHCĐ thường niên 2020 như HPX, LDG, AMV, VCS, VTO và cho hay ĐHCĐ sẽ diễn ra chậm nhất vào cuối tháng 6/2020. Riêng VCS lùi lại và dự kiến diễn ra vào ngày 27/4. Quyết định lùi ngày họp ĐHCĐ của các doanh nghiệp diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới. Tại Việt Nam, dịch vẫn được kiểm soát nhưng chính phủ đang nỗ lực kiềm chế các nguồn bệnh có thể lây lan. Chính quyền khuyến cáo hạn chế tụ tập đông người để đảm bảo sức khỏe an toàn. Đại dịch Covid-19 được cho là đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không, du lịch, nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp rượu bia, giao thông vận tải,... Cổ phiếu Sabeco (SAB) đã giảm khoảng 50% trong vòng 8 tháng qua, từ mức 280.000 đồng/cp xuống còn 141.100 đồng (tính tới cuối 17/3). Con so với mức giá đỉnh cao 320.000 đồng/cp thì mức giảm còn lớn hơn. Với tác động kép từ quy định hạn chế tác động rượu bia và dịch Covid-19, Sabeco đã mất gần 40% giá trị. Trước đó, hồi cuối 2017 tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi đã chi gàn 5 tỷ USD mua 53% cổ phần, nhưng giá trị của toàn bộ doanh nghiệp Sabeco hiện chỉ còn chưa tới 3,9 tỷ USD. Sabeco cũng là doanh nghiệp chứng kiến mức giảm mạnh nhất trong số các cổ phiếu lớn trên TTCK tính từ Tết tới nay. Ngoài ra nhiều cổ phiếu khác cũng giảm mạnh như Vietnam Airlines (HVN), PV GAS, VietJet, Bảo Việt, VEAM, BIDV, Hòa Phát,... Các cổ phiếu này đều giảm từ 20-35% trong một thời gian ngắn qua. Các nhà đầu tư lo ngại nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19 lần này sẽ phải điều chỉnh giảm mạnh kế hoạch kinh doanh. Việc lùi ĐHCĐ không chỉ là để tránh tụ tập đông người mà còn giúp các DN có thời gian để phân tích, đánh giá để đưa ra kế hoạch năm.
Bia Sài Gòn Miền Trung (SMB) gần đây lên kế hoạch lãi trước thuế năm 2020 sụt giảm 40% so với năm 2019. Doanh thu giảm 5%. Giá cổ phiếu SMB giảm khoảng 30% so với đỉnh cuối năm 2019. Nhiệt điện Phả Lại (PPC) cũng đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2020 chưa bằng một nửa so với 2019. Theo một báo cáo của VDSC gần đây cho thấy, khoảng 15% các doanh nghiệp logistics Việt Nam tính doanh thu giảm 50% so với năm 2019; hơn 50% doanh nghiệp ước tính số lượng dịch vụ logistics (trong nước và quốc tế) giảm từ 10-30% so với năm 2019. Nhiều DN bất động sản muốn giảm 30%-50% lãi suất vay do đứng trước nguy cơ phá sản khi tình trạng mất thanh khoản tại nhiều dự án kéo dài và việc triển khai dự án mới gặp khó. Trên thị trường chứng khoán (TTCK), chỉ số VN-Index quay đầu tăng nhẹ hơn 4 điểm lên gần 750 điểm. Chứng khoán Việt Nam hồi phục nhẹ sau khi chứng khoán Mỹ đêm qua tăng 1.000 điểm nhờ thông tin về chính sách tài khóa hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân nước Mỹ. Trước đó, chứng khoán Mỹ đã có nhiều phiên giảm điểm rất sâu do lo ngại tác động của dịch Covid-19 và triển vọng u ám của nền kinh tế số 1 thế giới. Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo. Theo BSVS, VN-Index lần thứ hai kiểm định thành công vùng hỗ trợ 710-740 điểm trong phiên hôm qua. Chỉ số dự báo sẽ tiếp tục có các nhịp rung lắc để kiểm định vùng điểm này trong phiên kế tiếp. Dù vậy, với việc nhiều nhóm cổ phiếu đang rơi vào trạng thái quá bán mạnh giúp BVSC tiếp tục kỳ vọng vào khả năng thị trường sẽ sớm xuất hiện nhịp hồi phục tăng điểm từ vùng hỗ trợ trên. Điểm tiêu cực hiện tại vẫn là những diễn biến bất ngờ của dịch Covid-19 và áp lực bán ròng liên tục của khối ngoại. Ngoài ra, hai phiên cuối tuần này sẽ là thời điểm đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 3/2020 và hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs diễn ra. Do đó, thị trường có thể sẽ chịu biến động mạnh trong những phiên cuối tuần. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/3, VN-Index giảm 2,08 điểm xuống 745,78 điểm; HNX-Index tăng 1,1 điểm lên 100,72 điểm. Upcom-Index tăng 0,16 điểm lên 50,31 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 5,0 ngàn tỷ đồng. V. Hà | ||||||||
Iran cảnh báo hàng triệu công dân có thể chết vì Covid-19 Posted: 17 Mar 2020 09:16 PM PDT Theo cảnh báo được phát trên truyền hình Iran, hàng triệu người nước này có thể chết vì bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) nếu cứ tiếp tục đi lại tự do và phớt lờ các hướng dẫn y tế. Afruz Eslami - một nhà báo truyền hình và cũng là bác sĩ y khoa - đã đưa ra cảnh báo trên ít giờ sau khi các tín đồ Shiite ùn ùn kéo đến sân hai ngôi đền chính nhưng cuối cùng bị đóng cửa. Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei đã ban hành sắc lệnh tôn giáo cấm đi lại "không cần thiết".
Bác sĩ Afruz Eslami trích dẫn một nghiên cứu của Đại học Công nghệ Sharif danh tiếng ở Tehran, trong đó nêu ra 3 viễn cảnh: Nếu mọi người hợp tác hết sức ngay từ bây giờ, Iran sẽ có 120.000 ca nhiễm và 12.000 người tử vong trước khi đại dịch qua đi; nếu họ hợp tác vừa phải, sẽ có 300.000 ca nhiễm và 110.000 người chết; nếu mọi người không tuân thủ các hướng dẫn, hệ thống y tế vốn đã căng cứng của Iran sẽ sụp đổ và sẽ có 4 triệu người nhiễm bệnh, 3,5 triệu người sẽ chết. Bà Eslami không giải thích chi tiết các số liệu mà nghiên cứu sử dụng, nhưng những cảnh báo như trên được đưa lên truyền hình chứng tỏ đã có sự thay đổi lớn ở Iran sau những ngày chủ quan khiến nước Cộng hòa Hồi giáo bỏ lỡ cơ hội vàng dập dịch Covid-19 ngay từ đầu. Iran hiện đang bị Covid-19 tấn công dữ dội, với số bệnh nhân tử vong trong ngày 17/3 tăng 13%. Phát ngôn viên Bộ Y tế Kianoush Jahanpour thông báo virus corona chủng mới đã cướp mạng sống của thêm 135 người, nâng tổng số người tử vong lên 988 trong hơn 16.000 bệnh nhân. Theo thống kê, trong số 18.000 ca nhiễm bệnh trên toàn Trung Đông thì có tới 9/10 là từ Iran. Thanh Hảo | ||||||||
Đối diện sống chết, trong đại nạn hãy người hơn Posted: 17 Mar 2020 03:00 PM PDT Covid-19 đang làm cho con người thay đổi đến chóng mặt. Trong đại dịch, cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu cứ đan xen, nhưng tình người, cái thiện vẫn trội lên trên hết. Đại dịch rồi cũng phải dừng bước. Con người ta lại trở về với cuộc sống quen thuộc đời thường trước đây, nhưng trở về với thêm những trải nghiêm mới, tốt có, xấu có, để rồi nếu lại gặp tai ương kiểu gì đó trong tương lai thì từng cá thể người sẽ hành xử tốt hơn, sẽ "người hơn" trong đại nạn. Hoàn cảnh thay đổi buộc con người ta phải thay đổi sao? Con người là một vật thể sống kỳ lạ. Ào ào đi mua đồ tích trữ. Làm sao mà không lo lấy gì mà ăn, lấy gì mà dùng nếu cả khu vực mình đang sống bị cách li theo kiểu nội bất xuất, ngoại bất nhập. Cứ xem cảnh Vũ Hán mà lo dần đi là vừa. Hãy tự vấn xem trong chúng ta có bao người không mua tý nào đồ dự trữ?
Mặc những lời tư vấn, cam kết không thiếu thực phẩm, không thiếu đồ dùng thiết yếu từ phía chính quyền, từ các siêu thị, rất nhiều người vẫn đổ xô đi mua đồ dự trữ, mua tích trữ đến mức không bình thường. Nhìn cảnh xếp hàng đi siêu thị ở Úc, nhìn các kệ hàng trống rỗng trong siêu thị các nước như Ý, Tây Ban nha, Đức...và xem dân ta đi mua đồ tích trữ mấy ngày đầu hoảng sợ mới thấy bản chất tự nhiên con người ta lúc này lộ ra mồn một. Động đất, sóng thần, bão lũ, hạn hán…và nhiều tai ương khác con người đều đã trải qua. Nhưng xét về quy mô và sự nguy hiểm thì những cái đó không thể so với Covid-19 lần này. Tai ương này xuyên biên giới, bao phủ gần như toàn cầu. Mỗi sáng thức dậy là vào mạng xem ngày qua thêm bao ca dương tính, bao ca tử vong trên toàn thế giới. Và trong lúc các nhà lãnh đạo từng nước đang cân nhắc các biện pháp đối phó thì từng gia đình, từng cá nhân phải tự lo bảo vệ. Mà cũng lạ cho thế giới của chúng ta. Khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu thì G7, rồi G20 họp khẩn bàn biện pháp đối phó. Giá dầu có vấn đề thì OPEC họp… Covid-19 là đại dịch toàn cầu thì chưa thấy cuộc họp nào có ý nghĩa. Mỗi nước hành xử theo một kiểu. Sự kỳ thị - đừng quá ngạc nhiên? Trong bối cảnh như vậy, từng cá nhân cũng hành xử theo kiểu của riêng mình. Mua đồ dự trữ, nhanh chóng thoát ra khỏi vùng dịch. Cần thì nói dối, thậm chí lừa đảo cũng thực hiện. Không cung cấp thông tin đúng về lộ trình mình đi qua, những ai mình đã tiếp xúc. Không thực hiện cách ly theo quy định. Đối với một bộ phận người thì khẩu hiệu lúc này chính là "Mình là trên hết ". Nước nào cũng có những người như vậy. Cũng đừng quá ngạc nhiên khi sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc lúc này lại có đất phát triển hơn, khi có những người tranh thủ cơ hội kiếm tiền từ buôn bán khẩu trang, nước sát khuẩn rửa tay, găng tay… Ác độc hơn, có người còn tung tin giả gây hoang mang dư luận. Cũng chưa có ai thống kê đầy đủ có bao nhiêu loại hành vi xấu kiểu này đã được thực hiện ở các nước trong đại dịch này.
Nhưng cũng may mắn thay trong hoạn nạn đại dịch cũng có những con người không như vậy. Đó là những con người bình dị ở ta đứng ra phát khẩu trang miễn phí cho người qua đường. Đó là những xuất cơm được nấu để cung cấp miễn phí cho tòa nhà chung cư bị phong tỏa cách ly. Đó là những chị em phụ nữ ở đâu đó hết giờ làm việc ngồi rốn lại may khẩu trang với tâm niệm thêm cái nào là tốt cái đó cho xã hội. Tình người trong hoạn nạn Nhìn hình ảnh đội ngũ nhân viên y tế nước ta chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh, đội ngũ giám sát khu vực cách ly mới thấy những nghĩa cử cao đẹp đầy tình người trong hoạn nạn.
Chuỗi siêu thị Woolworth bên Úc lo cho nhóm người cao tuổi khó đi chợ, khó mua đồ nên đã cử nhân viên mang đồ đến bán cho những đối tượng này, thậm chí mới đây còn quyết định mở cửa bán hàng từ 7-9 giờ chỉ dành riêng cho người cao tuổi. Bên Anh đã có những nhóm tự nguyện được lập ra để hỗ trợ người cao tuổi trong mua bán, chăm sóc y tế. Lúc hoạn nạn thấy chân tình.
Cảm động biết bao khi xem người dân Italy, Tây Ban Nha dùng đủ các loại "nhạc cụ" tự nghĩ ra như nồi, xoong chảo, thìa, dĩa…đứng trên ban công nhà mình tạo ra thứ âm nhạc độc đáo để cổ vũ nhau, động viên nhau vượt qua khó khăn, để cám ơn đội ngũ nhân viên y tế về sự chăm sóc của họ cho xã hội. Đây quả là những hình ảnh đẹp sẽ đọng lại mãi... Và còn có gì ý nghĩa hơn, cổ vũ nhau hơn, mang con người ta lại gần nhau hơn là khúc nhạc và điệu nhảy Ghen Covi trong cơn hoạn nạn toàn cầu này. Sau này, khi đại dịch qua đi, lúc đó mới có cơ hội nghiền ngẫm vì sao lúc đó mình lại thế, mọi người lại thế nhỉ? XEM CLIP Người Italy đàn hát trên ban công giữa đại dịch: Phút thư giãn hiếm hoi trong lúc chống dịch của các chiến sĩ ở Đà NẵngCác chiến sĩ công an, cán bộ y tế, phiên dịch và nhân viên khách sạn cất cao tiếng hát. Họ có phút vui hiếm hoi trong lúc chăm sóc khoảng 50 người nước ngoài đang được cách ly. | ||||||||
Mùa dịch Covid-19, mỗi ngày bán hết cả tạ thịt lợn trong khu chung cư Posted: 17 Mar 2020 03:00 PM PDT Thay vì gom đơn rồi trả hàng mỗi tuần một lần như trước, dịp này mọi người hạn chế ra ngoài mua bán vì dịch Covid-19 nên chị Giang có thể bán hết cả tạ thịt lợn mỗi ngày trên chợ online trong khu chung cư nhà mình. Gần 5 giờ chiều, chị Đào Thị Giang ở Linh Đàm (Hà Nội) lại chất đầy thịt lợn vào chiếc thùng xốp rồi đặt lên xe đẩy kéo đi khắp các tầng của tòa nhà trong khu chung cư mà gia đình chị đang sinh sống để giao thịt cho khách đã đặt trước đó. Chỉ vào thùng xốp chứa đầy thịt lợn, chị khoe: "Chỗ này đủ giao cho khách đặt ở một tòa, còn những tòa khác thì phải đi chuyến nữa mới hết". Chị Giang tâm sự, chị là giáo viên mầm non một trường tư thục gần nhà. Ngày trước, để có thêm thu nhập chị thường rao bán thịt lợn trên chợ online của khu chung cư mà nhà mình. Theo đó, mỗi tuần chị trả hàng một lần vì đằng nào cũng tiện công bố mẹ chị gửi thịt từ quê xuống cho gia đình chị ăn dần. Việc buôn bán này với chị không quá phức tạp bởi bố mẹ chị ở quê vẫn giết mổ lợn bán ở chợ làng. Thế nên, chị chỉ cần báo số lượng là ông bà chủ động đi bắt lợn về giết mổ, pha lóc thành các loại, đóng thùng xốp chuyển xuống dưới Hà Nội để chị tiện cắt chia ra theo từng đơn hàng.
Dịp này, học sinh được nghỉ học tránh dịch Covid-19, giáo viên mầm non như chị cũng nghỉ theo nên chỉ được trả 1/2 lương. Trong lúc có quyết định cho học sinh đi học trở lại, chị tập trung vào việc bán thịt lợn online trên chợ chung cư vì nghỉ ở nhà thời gian rảnh khá nhiều. Do vậy, giờ chị gom đơn theo ngày thay vì theo tuần. Cuối ngày chị chốt đơn, điện báo về quê để bố mẹ tới trang trại bắt rồi tự giết mổ, sáng hôm sau là chị nhận được thịt. "Tôi chỉ bán cho dân ở trong khu chung cư vì thuận tiện giao hàng, chứ bán ra ngoài phải thuê ship vất vả, mất thời gian", chị chia sẻ. Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân hạn chế ra ngoài và tới những nơi đông người nên chợ online khu chung cư nhà chị cũng nhộn nhịp hơn. Thịt lợn chị bán luôn được mọi người ủng hộ nhờ giá bán rẻ hơn ngoài chợ, chỉ khoảng 130.000-150.000 đồng/kg, do không phải qua nhiều khâu trung gian. Thế nên, mỗi ngày chị bán hết một con lợn móc hàm nặng khoảng 1 tạ. Theo chị Giang, bán hết một con lợn không phải chuyện đơn giản, chị phải ngồi cắt, cân thịt, đóng túi theo đúng số lượng khách đặt... hết vài tiếng đồng hồ do không phải dân chuyên nghiệp. Chưa kể, việc kéo xe đẩy đi mấy chục tầng tòa nhà cũng mất công mất sức. Song đổi lại, chị lãi khoảng 1 triệu đồng/ngày sau khi trừ đi chi phí. Số tiền kiếm được chị chia đôi, ông bà ngoại hưởng một nửa, một nửa của chị. Tính ra, từ sau Tết đến nay, trung bình mỗi tháng chị đút túi khoảng 12-15 triệu đồng, cao gấp đôi lương đi dạy mầm non.
Tương tự, dịp này chị Bùi Thị Lương ở một khu đô thị trên đường Nguyễn Xiển (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng chuyên tâm hơn cho việc bán gà ta thả vườn trên chợ online khu chung cư nhà mình. Từng làm nhân viên thu ngân một nhà hàng nên khi có dịch, nhà hàng tạm đóng cửa, chị Lương tự dưng thất nghiệp. Trong khi đó, tiền nợ ngân hàng vay mua nhà vẫn phải trả đều đặn mỗi tháng. Để cuộc sống không bị ảnh hưởng, chị đành xoay sang bán hàng online bù đắp vào khoản lương hàng tháng bị cắt. Thực ra, ban đầu cũng tính xin làm thêm công việc gì đó, nhưng mùa dịch này, người thất nghiệp nhiều, kiếm việc làm thêm không dễ. Theo dõi thấy chợ online tấp nập khách mua bán, quê lại ở Lạc Thủy (Hòa Bình), nơi người dân nuôi gà thả vườn rất nhiều, giá mua gà tại chuồng cũng rẻ hơn nơi khác nên chị Lương quyết định đầu tư thời gian vào việc bán gà online. Trước kia, chị chỉ gom đơn khách đặt mỗi tháng 2 lần vì tiện công bố mẹ chị gửi gà, trứng, rau nhà trồng được xuống cho nhà chị. Đợt này, nhu cầu mua gà của dân trong khu chung cư tăng mạnh, chị gom đơn 2 ngày trả một lần. "Trong lúc thất nghiệp thì ở nhà cứ túc tắc bán online mỗi lần 30-50 con gà mổ sẵn. Tuần gom 3 lần như thế này tiền lời thu được cũng đủ trang trải cuộc sống". Chị nói và cho biết, dịch chưa biết khi nào mới hết, tạm thời cứ buôn bán online như hiện nay, khi nào nhà hàng mở cửa trở lại thì chị sẽ quay về công việc thu ngân của mình. Lưu Minh |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét