Dịch cúm và những chỉ đạo, phát ngôn trái ngược nhau. |
Dịch cúm và những chỉ đạo, phát ngôn trái ngược nhau. Posted: 25 Mar 2020 12:16 AM PDT Theo số liệu công bố, thì Việt Nam có số lượng người nhiễm cúm Vũ Hán thuộc loại thấp so với các nước, phải nói là rất thấp đằng khác. Số người nhiễm cúm Vũ Hán ở Việt Nam đến nay chỉ hơn 100 người. Thế nhưng những chính sách phòng dịch ở Việt Nam được chú ý từ rất sớm, khi chỉ có vài người bị. Có thể con số người nhiễm ở Việt Nam không chính xác như thống kê, nhưng việc nhà nước Việt Nam chú trọng tới phòng dịch cúm Vũ Han là điều có thật, cho dù cách mà họ phòng chống có những hạn chế , ví dụ như việc đối xử với công dân Trung Quốc và biên giới với nước này. Đến nay trong hàng ngũ quan chức Việt Nam, có anh Chung Con chủ tịch Hà Nội là người thể hiện tinh thần cảnh giác cao với việc phòng dịch. Phát ngôn và hành động của anh luôn trước sau như một, là phải cảnh giác, phải tập trung, không coi thường. Sau vụ anh Thuấn, một cán bộ cao cấp của đảng đi nước ngoài về dính cúm, thông tin về anh Thuấn đi đến đâu, gặp ai được Hà Nội làm rõ ràng, không né tránh vùng nhạy cảm nào hết.Thông tin về anh Thuấn lý luận làm người dân thấy những mặt trái trong lối sống xa hoa của cán bộ đảng cao cấp. Rồi đến việc anh Chung trả lời báo chí về việc con mình đang du học ở Mỹ, anh khuyên con ở lại đó đừng về. Mặc dù báo chí đang ca ngợi nhà nước Việt Nam dang rộng vòng tay đón người Việt từ nước ngoài về, chữa chạy miễn phí nọ kia. Anh Chung con bất chấp những công sức ca ngợi ấy, anh thẳng toẹt bảo con anh đừng về. Việc của làm của anh Chung con ảnh hưởng đến uy tín cán bộ đảng, như cán bộ ăn chơi xa hoa, cán bộ có con du học tại tư bản thù địch. Ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ khác và của chính anh luôn. Thế nhưng nó nhất quán với những gì anh nói về phòng dịch. Nói đến đây thì nhiều bạn bất đồng chính kiến sẽ nghĩ tôi bênh vực quan chức cộng sản. Không, tôi chỉ nói trong khuôn khổ việc phòng dịch này, không phải khen việc kiên quyết phòng dịch của cán bộ Việt Nam để biện minh cho cái xấu xa khác của chế độ CSVN. Bản thân tôi ngay từ đầu khi dịch cúm Vũ Hán xuất hiện, tôi không theo phong cách mọi khi là nhăm nhăm chỉ trích những chỉ đạo của cán bộ CSVN trong việc này. Có chăng là việc phàn nàn vụ không vận động bà con nước ngoài mua khẩu trang gửi về nước, nhưng chỉ hai hôm sau, thì thủ tướng chính phủ đã kêu gọi kiều bào gửi khẩu trang, nước sát khuẩn về nước để góp sức phòng dịch. Tất nhiên chẳng phải vì tôi phàn nàn việc kêu gọi kiều bào gửi khẩu trang, sát trùng mà thủ tướng kêu gọi theo. Cũng chẳng phải do tôi chỉ trích sự vắng mặt của tổng bí thư, chủ tịch nước trong thời gian chống dịch mà ông Trọng xuất hiện chỉ đạo. Đó chỉ là những điều tự nhiên phải đến, như người ta dù bận mấy thì đến bữa vẫn phải ăn cơm. Đến 7 giờ tối chưa thấy cơm nước gì, kêu đói thì chậm hơn chút 8 giờ có cơm ăn mà thôi. Chính phủ kêu gọi kiều bào gửi khẩu trang về nước, tôi gửi 20 ngàn cái về phát từ thiện. Quản lý thị trường, công an kéo đến nhà tôi. Tôi có chửi không? Không, tôi cũng chẳng chửi. Tôi biết mục đích của họ là kiểm tra xem, tôi có nhân việc phát khẩu trang chống dịch mà làm gì đó khác. Khi họ xác định rõ tôi chỉ đơn thuần phát khẩu trang từ thiên, chẳng mục đích gì hơn, họ bỏ đi. Thực chất là tôi làm từ thiện theo bản năng của một con buôn đánh hơi thị trường tốt. Tôi biết chắc chắn giá khẩu trang sẽ lên cao trong thời gian ngắn, tôi mua vào lúc giá bình thường, lại được người bán và người vận chuyển giảm cho nửa giá để tôi làm từ thiện. Tôi bán những thứ người ta dùng cả đời đã kiếm lời, chẳng việc gì nhân lúc dịch bệnh bán khẩu trang kiếm lời, nói thật nếu khẩu trang là mặt hàng dùng cả đời như xoong nồi, bếp từ thì tôi điên mà đi bán hoà vốn hay làm từ thiện. Mua 1 và lúc tặng đi, giá trị của nó tăng gấp 5, gấp 7 lần. Thế là lời còn gì, kể cả là tặng không thu về đồng nào, vẫn lời. Người ta buôn bán phải làm quảng cáo cho khách hàng biết đến mình, chắc gì tiền quảng cáo bỏ ra thu được lợi ích như thế. Nói thế để mọi người thấy, việc chỉ đạo chống dịch của bọn quan chức CSVN không phải cái gì cũng là đáng phê phán cả. Ngay cả khi chúng làm hại đến mình, tôi cũng không hận chúng. Tôi chỉ chỉ trích những chính sách để mang lại lợi ích nhóm, phe phái, ý đồ chính trị. Chứ việc thiên tai, phòng dịch thì nước nào bọn quan chức cũng muốn làm tốt, kể cả bọn độc tài chúng cũng mong dân khoẻ ( khoẻ thôi, chứ chứ đừng khôn ) để chúng còn vặt. Nếu mà vì trái ngược với chúng, mà mình cũng mong dân yếu đi, bệnh tật, nghèo đói để chúng không vặt được thì cũng chẳng là cách hay ho gì. Việc chống dịch rất phức tạp, đối với thể chế dân chủ người ta cũng có những cái khó, chẳng hạn như việc hạn chế đi lại, cấm hoạt động tại nơi công cộng, nhà hàng, tụ điểm vui chơi, trường học...ảnh hưởng đến quyền tự do đi lại, kinh doanh , học tập của con người trong hiến pháp quy định. Chế độ độc tài có những cái thuận lợi hơn, ví dụ cần là ra lệnh cấm. Nhưng nó cũng có những cái khó của nó, như những chỉ đạo đến tầm nào đó cần phải có những sự đồng ý của đảng. Hoạt động của quan chức phải phù hợp với quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên chú ý thấy, thì trong cơn dịch vừa qua, đảng CSVN đã để cho các quan chức được quyền khá rộng trong việc xử lý chống dịch. Chẳng hạn vụ anh Chung Con lôi tuốt hành tung bí ẩn của anh Thuấn lý luận ra để mục đích ngăn dịch là một ví dụ. Hay việc anh công bố con anh học ở nước tư bản, anh bảo đừng về, chẳng có lợi gì cho bản thân và việc chống dịch ở Việt Nam. Từ đó chúng ta có thể thấy, việc chống dịch có thể ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người, gây nên sự mâu thuẫn, xung đột, trái ngược nhau. Ví dụ việc rầm rộ xử lý người nước ngoài về nước trong mùa dịch. Ông Nguyễn Quốc Duyệt tư lệnh bộ tư lệnh thủ đô hôm trước nói - có một số du học sinh nhà có điều kiện đòi hỏi phải ở khách sạn. -"Một số du học sinh ở khu vực châu Âu là con cháu gia đình có điều kiện, nên khi về đến sân bay Nội Bài có biểu hiện thiếu hợp tác với cơ quan chức năng. Công an, an ninh hàng không gần như phải cưỡng chế lên xe mới đưa được những thanh niên này về khu cách ly", tướng Duyệt nói và cho biết, nhiều trường hợp đã đề nghị cho cách ly tại khách sạn. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Tư lệnh thủ đô cho rằng cấp có thầm quyền cần thống nhất không cách ly người Việt Nam về nước tại các khách sạn. "Chúng ta không đủ nhân lực y bác sĩ để hàng ngày đến các khách sạn kiểm tra sức khoẻ, kiểm soát người bị cách ly và đề phòng lây nhiễm", ông Duyệt nói và cho rằng, chỉ trường hợp bất khả kháng, khi các đơn vị quân đội, bệnh viện dã chiến, khu lưu trú, ký túc xá... không còn thì mới sử dụng đến khách sạn xa khu dân cư để cách ly. 🛑Với thành phố Hà Nội, ông Duyệt cho hay "kiên quyết không để công dân vào cách ly tại khách sạn, vì sẽ sinh ra so sánh giữa người có tiền và không có tiền, gây bất ổn trong xã hội". Đọc những gì ông tướng cộng sản này nói có đúng không? Rất đúng, đúng cả tình lẫn lý. Lúc đau thương này mà để người ở khách sạn, người ở khu cách ly sinh ra so sánh tâm lý, mà những người có tiền thường là con cháu quan chức như con anh Chung, hoặc các gia đình khá giả. Làm thế đúng là gây bất ổn trong xã hội. Nhưng chỉ vài tiếng sau, ông thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bảo ai có nhu cầu ở khách sạn thì bỏ tiền ra, xã hội hoá việc phòng dịch. Phúc Nghẹo nói đúng không? Gọi là Phúc Nghẹo thì tất các bạn hiểu tôi không thiện cảm gì với ông ta. Nhưng hỏi việc này ông ta phát biểu trái ngược với quan điểm có tình lý của ông tướng kia có đúng không? Tôi cũng phải trả lời là ông ta, Phúc Nghẹo cũng chẳng sai. Bây giờ người bị cách ly là Việt Kiều, tiền họ kiếm được do làm ăn ở nước ngoài. Họ có tiền , họ về nước bị cách ly, họ chấp nhận việc cách ly. Nhưng họ muốn bỏ tiền ra để được chỗ tốt hơn thì có gì sai. Trong khi khách sạn thì chả có khách, nhân viên không có việc làm. Thu tiền của họ, kể cả tiền công người trông coi vào đó cộng cả tiền chi phí quản lý, trông coi. Như thế còn hơn khách sạn bỏ không, nhân viên khách sạn không có việc làm. Chỉ có những người không muốn bỏ tiền mà đòi ở khách sạn mới đáng trách, còn người có đồng tiền chính đáng như VK họ muốn bỏ ra để ở khách sạn thì chả có gì sai , sao phải cấm họ. Vừa thoả mãn nhu cầu của họ, vừa có nguồn thu chính đáng, làm chứ sao không? Rồi hôm qua lại đến vụ gạo, vụ an ninh lương thực. Anh Phúc Nghẹo ngay lập tức chỉ đạo dừng xuất khẩu gạo để bảo đảm an ninh lương thực cho người dân. Anh được quần chúng hoan hô, kể cả phản động cũng đồng tình với anh. Anh Nghẹo làm đúng không? Tinh thần và trách nhiệm anh làm đều đúng. Về tinh thần là giữ gạo cho dân anh, về trách nhiệm anh mà không giữ đủ gạo cho dân ăn, dân nó đào mả tổ nhà anh lên. Thế mà anh Tuấn Anh bộ trưởng bộ công thương đâm luôn cái công văn xin xem xét lại việc dừng này ở một số điểm. Ngay lập tức dư luận tổng xỉ vả anh Tuấn Anh tới tấp. Có người hỏi tôi, anh Gió cho bài về vụ thằng Tuấn Anh đòi bán gạo đi. Ý họ là tôi phang cho thằng này một bài đi cho dư luận hả dạ. Thật liều lĩnh, chả lẽ làm đến bộ trưởng rồi mà Trần Tuấn Anh ngu đến mức chống lại lệnh thủ tướng công khai trước bàn dân thiên hạ, nhất là cái lệnh dừng bán gạo đang được toàn dân ủng hộ bất kể phe phái nào. Anh đòi bán gạo như thế, mai kia hết gạo trong nước cho dân ăn, bây giờ còn gạo mà người ta chửi anh thế, lúc hết gạo thật thì thôi chỉ còn nước dẫn vợ con té sang nước ngoài. Chứ tội chống lệnh thủ tướng, đi ngược lòng dân thì đừng mơ ngồi yên đấy. Các bạn đang chửi Trần Tuấn Anh, nếu bỏ công một chút nghiên cứu nghị định 12/2006 của thủ tướng chính phủ về điều hành lúa gạo và bài nghiên cứu của tiến sĩ Trần Tiến Khai thì sẽ hiểu thêm nhiều vấn đề. Những đặc điểm về lúa gạo ở Việt Nam 1- Ví dụ Việt Nam là nước đứng thư ba trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo. Có hơn hai triệu hộ nông nghiệp nuôi trồng lúa gạo. 2- Chu kỳ thu hoạch ngắn, nghĩa là chỉ vài tháng lại thu hoạch tiếp. 3- Các nước nhập khẩu gạo nỗ lực đẩy mạnh chính sách giảm giá xăng dầu, phân bón cho người trồng lúa của họ, đồng thời tăng thuế nhập gạo để khuyến khích dân họ trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực cho nước mình. 4- Bộ nông nghiệp và phát triền nông thôn Việt Nam có trách nhiệm quản lý con số gạo xuất khẩu sau khi trừ đi nhu cầu tiêu dùng trong nước và dự trữ an ninh lương thực. 5- Hầu hết hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu gạo, bao gồm cả tư nhân ở Việt Nam đều không có năng lực về kho bãi, bảo quản. Họ mua đứt và bán đoạn càng nhanh thì càng có lợi cho họ và nông dân. 6- Nhà nước bảo đảm can thiệp sao cho nông dân phải được lợi nhuận 30% trên giá bán ra. 7- 50% lượng gạo xuất khẩu nằm trong hợp đồng ký kết trước. Điểm qua các thống kê trên, dễ hiểu ngay rằng việc xuất khẩu gạo khó có thể dừng hoàn toàn được. Vì nếu dừng thì ai sẽ là người tiêu thụ gạo cho nông dân? Nhu cầu tiêu thụ trong nước thấp hơn nhiều so với sản lượng mà hơn hai triệu hộ nông dân sản xuất ra hàng năm. Nếu mà trữ lại thì trữ ở đâu? Những doanh nghiệp xuất khẩu gạo trữ lại, thì như điểm 5 họ làm gì có năng lực bảo quản, kho bãi. Còn nói về nhà nước trữ thì dự định làm kho chứa hiện đại của chính phủ với mức trữ 4 triệu tấn, đến 10 năm nay chưa làm được vì không xác định ai là chủ đầu tư, ai vận hành, ai khai thác và hơn nữa là tiền đâu ra. Dừng xuất khẩu gạo, nông dân ôm gạo để trong nhà chăng? Còn những hợp đồng đã ký thì sao.? Ai sẽ chịu bồi thường vì không thực hiện được hợp đồng. Ngoại trừ miền Tây Nam Bộ đang hạn hán, nhưng nơi này từ trước đến nay sản lượng lúa gạo chỉ chu cấp trong vùng. Miền Đông Nam Bộ mới là vựa lúa lớn nhất nước. Tình hình giá xăng dầu thế giới giảm, nếu chính phủ giảm giá xăng dầu theo đúng tương ứng hẳn những người nông dân Đông Nam Bộ sẽ thuận lợi rất nhiều về sản xuất lúa gạo. Nếu điều hành kiểu bắt dừng cấm xuất khẩu gạo thì hẳn không phải là một cách hay, nó chỉ thực tế trong thoả mãn tâm lý chứ không thực tế trong kinh doanh , sản xuất. Có lẽ lệnh dừng xuất khẩu gạo của thủ tướng là trong tình hình dịch bệnh khó lường, cần có biện pháp quyết liệt và dứt khoát, nhưng dừng là để đánh giá sản lượng, nhu cầu. Chứ không phải dừng là dừng tất để ôm mà ngắm nhìn từng vụ thu hoạch này đến vụ thu hoạch khác lúa cứ chất đầy trong những nơi chẳng đủ yêu cầu bảo quản. Có lẽ lệnh xin gỡ một hai điểm nào đó của bộ trưởng công thương là những hợp đồng đã ký, giải phóng một phần tồn kho, tránh áp lực vụ mùa tới gạo ứ đầy không biết giải quyết thế nào. Trung Cộng không phải đối tác nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam. Tình hình dịch bệnh khiến Trung Quốc tăng mua thêm gạo. Năm ngoái hầu như Trung Cộng mua không đáng kể, khoảng gần 10 nghìn tấn gạo của Việt Nam. Năm nay họ mua nhiều hơn khiến con số gạo xuất sang Trung Cộng tăng. Nhưng dù tăng thế nào nó cũng chỉ nằm trong số gạo dự định đã xuấ khẩu. Như dự định xuất khẩu có 50 % trong hợp đồng, thì họ chỉ mua tăng được trong 50% số ngoài hợp đồng. Tính đơn giản là VN xuất khẩu 10 tấn gạo, trong đó có 5 tấn trong hợp đồng, 5 tấn còn lại thì tự đi tìm thị trường mà bán. Trung Cộng chỉ mua tăng trong số 5 tấn ấy. Các bạn hân hoan khi nghe lệnh ngừng xuất khẩu gạo, các bạn buồn khi nghe Trung Cộng không nhập nông sản như dưa hấu, thanh long. Tất nhiên thì dưa hấu không phải lương thực, nhưng nó cũng là nông sản người nông dân phải bỏ công sức như trồng lúa mà thôi. Giờ nếu không xuất khẩu gạo thì chỉ vụ mùa sau, các bạn sẵn lòng '' giải cứu '' gạo không ? Các bạn có thể ăn thêm dưa hấu, thanh long. Nhưng cơm thì chắc khó mà ăn thêm được, vì hàng ngày bạn ăn thế nào nó sẽ như thế. Dưa hấu có thể một tuần ăn thêm hai quả, chứ gạo không thể đang ăn ba bát một bữa rồi giải cứu ăn thành 6 bát một bữa được. Thế nên tình hình dịch bệnh này, chỉ đạo bất nhất cũng không hẳn là ai sai, ai đúng. Nói thủ tướng cấm thế là hại nông dân cũng không phải, mà nói bộ trưởng công thương xuất khẩu gạo thế hại dân cũng không phải. Có điều là xem việc cấm mức độ nào, xuất đi mức độ nào cho hợp với hoàn cảnh, cái này chắc vài hôm nữa phải xem xét sao cho hợp lý. |
You are subscribed to email updates from Yêu quê hương Việt Nam, thích uống trà mạn. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét