“Đề nghị dừng tổ chức lễ Phật đản để tránh nguy cơ lây nhiễm virus corona” plus 11 more |
- Đề nghị dừng tổ chức lễ Phật đản để tránh nguy cơ lây nhiễm virus corona
- Sân bay Nội Bài hôm nay vẫn đón hơn 1.700 hành khách dù dịch Covid-19
- Đi xe khách liên tỉnh bắt buộc phải khai báo y tế điện tử
- Trinh sát kể truy lùng kẻ tiêm lợn, gà gây ra 15 vụ cướp, hiếp
- Hướng dẫn cách ly do virus corona tại khách sạn, tự nguyện chi trả
- Nghệ An tạm dừng nhận công dân từ tỉnh khác chuyển đến cách ly Covid-19
- Tạm dừng nhập cảnh tất cả người nước ngoài từ 0h ngày 22/3
- Chống dịch Covid-19, 2 tuần tới là thời gian quyết định với Việt Nam
- Khách đến quán bar 'khu nhà giàu' Sài Gòn được yêu cầu khai báo y tế
- Cách ly vì Covid-19: Một số hộ dân yêu cầu cung cấp táo New Zealand, nho Mỹ
- Tình huống khó xử, quyết định của nữ bác sĩ ở sân bay Nội Bài thời corona
- Hà Nội phong tỏa ngôi nhà bệnh nhân thứ 88 trở về từ nước Anh
Đề nghị dừng tổ chức lễ Phật đản để tránh nguy cơ lây nhiễm virus corona Posted: 21 Mar 2020 07:57 AM PDT Ban Tôn giáo Chính phủ vừa ban hành công văn số 218 gửi lãnh đạo các tổ chức tôn giáo về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị lãnh đạo giáo hội các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam tập trung thực hiện tốt một số nội dung. Theo đó, lãnh đạo giáo hội hướng dẫn các tổ chức tôn giáo và các cơ sở thờ tự không tổ chức các hoạt động tập trung đông người; dừng tổ chức các đại hội, hội nghị, lễ hội tôn giáo thường niên theo hiến chương, điều lệ.
Cụ thể, dừng tổ chức lễ Phục sinh trong Công giáo và Tin lành, Lễ Phật đản trong Phật giáo, Tết Chôl Chnăm Thmây trong đồng bào Khmer, Đại hội nhiệm kỳ của các Hội thánh Cao Đài, hội nghị thường niên của hội đồng tinh thần tôn giáo Baha'i và Đạo hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa… Đồng thời, không cử người tham gia các hoạt động tôn giáo ở nước ngoài; không đón tiếp các chức sắc đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch cho đến khi dịch bệnh được ngăn chặn, đẩy lùi. Cùng với đó, có cách thức sinh hoạt tôn giáo phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh ở địa phương và các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế; tăng cường các hình thức sinh hoạt tôn giáo, giảng lễ, thuyết pháp trực tuyến qua internet, tránh tập trung đông người. Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đề nghị tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức trách nhiệm của chức sắc, chức việc và tín đồ, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Đối với các cơ sở thờ tự có nguy cơ lây nhiễm Covid-19, kịp thời báo cáo chính quyền, tạm dừng hoạt động và tiến hành khử khuẩn, không để dịch bệnh lây lan trong tín đồ và cộng đồng dân cư. Thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người, nơi thờ tự và vận động chức sắc, chức việc, tín đồ người Việt Nam ở nước ngoài không về Việt Nam trong thời gian có dịch; trường hợp thật cần thiết phải nhập cảnh Việt Nam, phải nghiêm túc chấp hành việc khai báo y tế, cách ly theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng. Ngoài ra, Ban Tôn giáo Chính phủ lưu ý việc chủ động thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo của Bộ Y tế bằng mọi hình thức và vận động chức sắc, tín đồ tôn giáo là kiều bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trở về Việt Nam trong thời điểm này phải khai báo y tế chi tiết, đầy đủ về địa điểm, lộ trình di chuyển… Nêu cao ý thức, trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước nhằm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 được hiệu quả; kịp thời phát hiện và thông báo cho chính quyền, cơ quan y tế về các trường hợp có nguy cơ lây bệnh, không giấu giếm để thực hiện các biện pháp khoanh vùng nhanh và cách ly các địa bàn có dịch. Lãnh đạo giáo hội các tổ chức tôn giáo vận động và chỉ đạo các tổ chức tôn giáo trực thuộc phát huy vai trò các cơ sở khám chữa bệnh của các tổ chức tôn giáo, như: các phòng y tế, phòng thuốc nam, Tuệ Tĩnh đường… phối hợp với chính quyền và cơ sở y tế ở địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời, vận động và huy động các nguồn lực của tổ chức tôn giáo ủng hộ kinh phí và các nhu yếu phẩm, thiết bị y tế, khẩu trang; tham gia hỗ trợ cộng đồng và nhân dân trong các vùng dịch và khu vực cách ly tập trung. Thu Hằng Bệnh nhân 61 cùng 89 người Việt dự sự kiện tôn giáo tại MalaysiaViệt Nam có 90 người theo đạo Hồi tại 5 tỉnh thành tham dự sự kiện tôn giáo (Istimah) tại Malaysia, trong đó có bệnh nhân thứ 61 nhiễm virus corona. | ||||||||||||
Sân bay Nội Bài hôm nay vẫn đón hơn 1.700 hành khách dù dịch Covid-19 Posted: 21 Mar 2020 12:41 AM PDT Dù các hãng hàng không trong nước đã cắt giảm nhiều đường bay nhưng dự kiến hôm nay, tổng số hành khách quốc tế nhập cảnh Nội Bài (Hà Nội) vào khoảng 1.700 người. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, dự kiến hôm nay cửa ngõ này sẽ đón tổng số 1.782 khách quốc tế nhập cảnh. Từ 9h đến 22h55 có 11 chuyến bay đến Nội Bài và vận chuyyển 1.400 hành khách. Đa số các chuyến bay về từ Nhật Bản và châu Âu. Vietnam Airlines có 3 chuyến, Vietjet Air có 1 chuyến, số còn lại do các hãng nước ngoài khai thác. Như vậy, trong hôm nay, số khách quốc tế nhập cảnh qua sân bay Nội Bài đã giảm hơn so với hôm qua (đón 25 chuyến bay với hơn 2.500 hành khách).
Việc hành khách giảm được lý giải 1 phần do các hãng hàng không Việt Nam từ hôm nay đã cắt giảm toàn bộ các đường bay với các nước ASEAN do dịch Covid-19 bùng phát. Ngoài ra, nhà chức trách điều tiết các chuyến bay quốc tế tới các sân bay khác để giảm áp lực cho các khu cách ly tập trung của Hà Nội. Cũng kể từ hôm nay, toàn bộ hành khách quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam (cả vùng có dịch và không có dịch, cả người Việt lẫn người nước ngoài) bắt buộc phải cách ly tập trung trong 14 ngày, thay vì chỉ cách ly với người về từ vùng dịch như trước. Dự kiến trong những ngày tới, khách quốc tế nhập cảnh Việt Nam sẽ tiếp tục giảm, khi Vietnam Airlines dừng khai thác đường bay Nhật và 2 đường bay còn lại với châu Âu (đây hiện là hãng Việt Nam duy nhất khai thác đường bay châu Âu). Cụ thể, từ ngày 23/3, Vietnam Airlines dừng khai thác đường bay giữa Việt Nam - Nhật Bản, Anh. Từ ngày 24/3, dừng đường bay Việt Nam - Đức; 25/3 dừng đường bay Việt Nam - Úc. Tình huống khó xử và quyết định của nữ bác sĩ ở sân bay Nội BàiTại nhà ga T2 sân bay Nội Bài, lực lượng bác sĩ, an ninh sân bay, chiến sĩ Bộ tư lệnh Thủ đô căng mình đưa hàng ngàn lượt người mỗi ngày đi cách ly phòng dịch Covid-19. Vũ Điệp | ||||||||||||
Đi xe khách liên tỉnh bắt buộc phải khai báo y tế điện tử Posted: 21 Mar 2020 05:14 AM PDT Đề phòng dịch Covid-19 lan rộng, Bộ GTVT đề nghị hành khách trước khi sử dụng phương tiện giao thông liên tỉnh công cộng và các chuyến bay nội địa phải thực hiện khai báo y tế điện tử. Bộ GTVT vừa có chỉ đạo gấp, yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN, Cục Hàng không, Đường sắt, Đường thuỷ nội địa VN, Sở GTVT các tỉnh thành thông báo cho các hãng hàng không VN, doanh nghiệp vận tải đường sắt, đường bộ, người điều khiển phương tiện vận tải thực hiện ngay việc khai báo y tế bắt buộc với hành khách khi thực hiện hành trình trên các chuyến bay nội địa, tàu hoả, tàu chở khách du lịch và xe khách liên tỉnh.
Theo đó, các đơn vị theo chức năng quản lý, yêu cầu nhân viên trên các phương tiện (tiếp viên hàng không, tiếp viên phục vụ toa xe trên tàu hoả, tàu khách, phụ xe khách liên tỉnh, thuyền viên trên các tàu chở khách du lịch) thực hiện các bước: Bước 1: Sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để tải ứng dụng khai báo sức khoẻ (tìm kiến theo từ khoá chính xác: "Vietnam Health Declaration từ CH Play (đối với hệ điều hành Android) hoặc App Store (đối với hệ điều hành iOS). Bước 2: hướng dẫn, hỗ trợ hành khách khai báo trên website: tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng tại bước 1 đối với hành khách chưa khai báo. Thông báo ngay cho Sở Y tế, Trung tâm y tế / Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh / Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 nơi gần nhất khi phát hiện hành khách có biểu hiện nghi ngờ nhiễm virus như sốt, ho, khó thở. Hành khách trước khi thực hiện hành trình của mình phải khai báo y tế điện tử bắt buộc và cung cấp cho nhân viên sử dụng ứng dụng, thực hiện quét mã "QR code" mà khách được cấp khi khai trên dứng dụng này. Phối hợp quản lý dữ liệu hành khách, trích xuất thông tin hành khách phục vụ công tác phân tích, đánh giá liên quan đến dịch Covid-19 theo quy định của pháp luật. Cách ly vì Covid-19: Một số hộ dân yêu cầu cung cấp táo New Zealand, nho MỹChủ tịch UBND quận 8, TP.HCM cho biết, một số hộ dân cách ly yêu cầu cung cấp táo New Zealand và nho Mỹ nhưng quận chỉ cung cấp được nhu yếu phẩm. Vũ Điệp | ||||||||||||
Trinh sát kể truy lùng kẻ tiêm lợn, gà gây ra 15 vụ cướp, hiếp Posted: 20 Mar 2020 10:07 PM PDT Từ sau Tết Nguyên đán, trên địa bàn huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), tại các đoạn đường, khu vực rừng cao su vắng vẻ thuộc xã Long Tân và Long Hoà xảy ra hàng loạt vụ cướp tài sản, hiếp dâm. Trinh sát T.V, Công an huyện Dầu Tiếng, kể lại: "Qua thông tin các nạn nhân cung cấp, thủ phạm cao khoảng 1,65m, dáng người to đậm, nói giọng địa phương. Khi chặn đường nạn nhân thì đối tượng manh động dùng dao nhọn, bình xịt hơi cay khống chế cướp và hiếp dâm. Do trong đêm tối, nên họ không thể nhìn rõ được khuôn mặt của đối tượng. Tuy nhiên, tôi cùng đồng đội vẫn kiên trì đeo bám địa bàn để kịp thời phát hiện, bắt giữ đối tượng theo dấu vết nóng".
Thượng tá Võ Minh Châu, Trưởng Công an huyện Dầu Tiếng, cho biết: "Để bắt giữ được thủ phạm, chúng tôi đã phân công rất nhiều trinh sát và điều tra viên dày kinh nghiệm ngày đêm đeo bám địa bàn lân cận tìm tung tích của đối tượng. Đồng thời, Công an huyện lên kế hoạch phối hợp cùng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh và Công an các huyện, thị lân cận và Bình Phước để truy bắt, triệt phá, sớm trả lại sự thanh bình nơi vùng quê". Từ mô tả của các nạn nhân, các trinh sát đã sàng lọc những đối tượng khả nghi và tiến hành truy xét. Trong đó, đáng chú ý nhất là Nguyễn Trọng Tấn (SN 1993, ngụ khu phố Cây Sắn, thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, Bình Dương). Khi trinh sát tìm đến nhà Tấn, thì đối tượng đã bỏ trốn.
Theo Thượng tá Võ Minh Châu, nhận định Tấn đang lẩn trốn ở các địa bàn lân cận như huyện Phú Giáo, thị xã Bến Cát, huyện Dầu Tiếng… mà chưa di chuyển sang Bình Phước, nên trinh sát tiếp tục truy tìm. Đồng thời, Công an đã động viên, thuyết phục gia đình Tấn sớm đưa đối tượng ra đầu thú để nhận sự khoan hồng của pháp luật. Đến ngày 11/3, bằng các biện pháp nghiệp vụ, các trinh sát phát hiện Tấn đang lẩn trốn tại địa bàn xã Phước Hoà, huyện Phú Giáo, nên ập vào khống chế, bắt giữ. Qua khám xét khẩn cấp, xác minh tài sản từ đối tượng, Công an thu giữ tang vật gồm: 1 xe máy hiệu Honda wave Alpha màu xanh, BKS 61K1-097.30, điện thoại hiệu Oppo F9 màu xanh (vật chứng trong vụ án cướp và hiếp dâm ngày 26/2 tại ấp Cống Quẹo, xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng); ĐTDĐ hiệu A3S do đối tượng sử dụng; một đôi bông tai vàng 18K và ĐTDĐ hiệu A7 màu vàng. Bông tai và điện thoại Oppo A7 là vật chứng trong vụ cướp tài sản ngày 7/3 tại ấp Đồng Bà Ba, xã Long Hoà. Ngoài ra, Công an còn thu giữ thêm một sợi dây chuyền vàng là vật chứng vụ cướp tài sản xảy ra trên địa bàn xã Minh Long, huyện Chơn Thành, Bình Phước… Tại cơ quan Công an, Tấn khai nhận, trong khoảng 2 tháng gần đây đã thực hiện trót lọt 15 vụ cướp và hiếp dâm, trong đó có 5 vụ trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, 9 vụ ở huyện Bàu Bàng và 1 vụ tại huyện Chơn Thành, Bình Phước. Do hành nghề tiêm vacxin cho heo, gà ở các trang trại chăn nuôi nên đối tượng rất thông thuộc địa bàn, đường ngang lối tắt. Tấn đã trang bị bình xịt hơi cay, côn ba khúc và dao nhọn để chặn đường tấn công các phụ nữ đi một mình trong đêm tối. Sau khi cướp tài sản, thú tính nổi lên, Tấn đã hãm hại nạn nhân. Băng hung thần cướp giật ở Sài Gòn sa lướiKhi người dân và chính quyền cả nước nỗ lực phòng chống dịch bệnh Covid - 19 thì nhiều băng nhóm tội phạm tranh thủ thời cơ hoạt động. Theo CAND | ||||||||||||
Hướng dẫn cách ly do virus corona tại khách sạn, tự nguyện chi trả Posted: 20 Mar 2020 10:30 PM PDT Đơn vị kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu, sân bay cần thông báo để người được cách ly đăng ký cách ly y tế tập trung tại khách sạn nếu có nhu cầu. Ngày 20/3, Bộ Y tế đã ra Quyết định 1246/QĐ-BYT ban hành "Hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tập trung tại khách sạn trong phòng, chống dịch Covid-19 do người được cách ly tự nguyện chi trả" nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh ra cộng đồng. Hướng dẫn này dành cho đối tượng cách ly là người đang thực hiện cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung có nguyện vọng chuyển sang các ly tập trung tại khách sạn trên cùng địa bàn và tự nguyện chi trả chi phí lưu trú, các dịch vụ liên quan của khách sạn. Người được phân luồng phải cách ly y tế tập trung tại các cửa khẩu, sân bay có nguyện vọng cách ly tập trung tại khách sạn và tự nguyện chi trả chi phí lưu trú, các dịch vụ liên quan khác của khách sạn. Bộ Y tế yêu cầu khách sạn chỉ phục vụ mục đích cách ly phòng, chống dịch Covid-19, không phục vụ các mục đích khác. Khách sạn đảm bảo điều kiện sinh hoạt thiết yếu như: điện, nước, khu vệ sinh, nhà tắm; đảm bảo thông thoáng, an ninh, thuận tiện cho việc đi lại. Thời gian cách ly 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh hoặc từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Ban hành kèm theo quyết định là "Hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tập trung tại khách sạn trong phòng, chống dịch Covid-19 do người được cách ly tự nguyện chi trả." Hướng dẫn quy định chi tiết về việc thiết lập cơ sở cách ly cách ly tập trung tại khách sạn với các yêu cầu cụ thể về trạm gác có bảo vệ trực 24/24 (do lực lượng công an, dân phòng địa phương đảm nhiệm); tuyệt đối không cho phép những người không có nhiệm vụ vào khách sạn; đặt biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: "Không nhiệm vụ miễn vào"; bố trí điểm rửa tay với xà phòng và nước sạch. Trường hợp không bố trí được điểm rửa tay thì phải có dung dịch sát khuẩn tay; có thùng đựng rác có nắp đậy, có đạp chân. Điểm khử khuẩn phương tiện vận chuyển cần được bố trí gần cổng ra vào khách sạn. Tất cả các phương tiện vận chuyển được phép ra, vào khách sạn phải được phun khử trùng bằng dung dịch chứa 0,1% Clo hoạt tính. Bố trí phân khu/tầng dành cho người được cách ly cần chọn khu vực biệt lập, dễ quan sát, dễ tiếp cận; xa các khu vực chức năng của khách sạn như: lễ tân, khu sinh hoạt của nhân viên khách sạn, nhân viên y tế, khu giặt là, nhà bếp, nhà ăn... Khu dành cho người được cách ly cần thuận tiện cho việc khử khuẩn, vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý chất thải. Khu cách ly cần được khoanh vùng bằng hàng rào mềm hoặc hàng rào cứng tùy theo điều kiện; đặt biển "Được cách ly-Không phận sự miễn vào." Trong khách sạn cần thiết lập một lối ra, vào phân khu cách ly bằng hàng rào mềm. Cơ sở cách ly y tế tập trung chịu trách nhiệm thông báo để người được cách ly đăng ký cách ly y tế tập trung tại khách sạn nếu có nhu cầu. Cơ sở căn cứ vào đơn đăng ký của người được cách ly phối hợp với khách sạn để lập và thống nhất danh sách người đăng ký cách ly tại khách sạn, hồ sơ theo dõi sức khỏe của người được cách ly. Cơ sở cách ly tập trung chịu trách nhiệm bố trí, vận chuyển và tiến hành các thủ tục cần thiết với khách sạn; thực hiện khử trùng vật dụng cá nhân của người được cách ly trước khi ra khỏi cơ sở cách ly tập trung; đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, không để lây nhiễm chéo; hạn chế dừng, đỗ trong quá trình di chuyển. Người được cách ly phải đeo khẩu trang, hạn chế nói chuyện, ăn uống trong suốt quá trình vận chuyển. Với người được phân luồng phải cách ly y tế tập trung tại cửa khẩu và sân bay, đơn vị kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu, sân bay cần thông báo để người được cách ly đăng ký cách ly y tế tập trung tại khách sạn nếu có nhu cầu. Việc vận chuyển người được cách ly từ sân bay, cửa khẩu đến khách sạn do Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 chỉ đạo thực hiện. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện cách ly tập trung tại khách sạn, khu nghỉ dưỡng và đảm bảo các nguồn lực để thực hiện việc cách ly phòng chống dịch Covid-19; tạo điều kiện, hỗ trợ để người được cách ly tập trung yên tâm thực hiện việc cách ly trong suốt thời gian theo dõi; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện cách ly và chỉ đạo tiến hành cưỡng chế cách ly y tế nếu người được cách ly tập trung không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 cấp tỉnh, thành phố ban hành hoặc ủy quyền ban hành quyết định cho phép khách sạn được thực hiện cách ly y tế tập trung trong phòng, chống dịch Covid-19 do người được cách ly tự nguyện chi trả. Sau khi kết thúc nhiệm vụ, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh, thành phố ban hành hoặc ủy quyền ban hành quyết định kết thúc nhiệm vụ cho khách sạn và cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly y tế tập trung cho người được cách ly. Khách sạn thực hiện cách ly cần đáp ứng các yêu cầu về bố trí, sắp xếp các khu vực phục vụ cách ly tại khách sạn; đảm bảo cơ sở vật chất, dịch vụ vệ sinh buồng phòng, ăn uống, giặt là, vệ sinh khử khuẩn, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người được cách ly. Khách sạn cần tổ chức và tập huấn cho nhân lực phục vụ các dịch vụ trực tiếp cho việc cách ly, bao gồm: nhân viên lễ tân khi tiếp đón và bố trí phòng cho người được cách ly, nhân viên buồng phòng, vệ sinh khử khuẩn, thu gom chất thải, nhân viên phục vụ suất ăn, nhân viên giặt là, nhân viên kỹ thuật đảm bảo điện, nước... Trong hướng dẫn cũng có hướng dẫn các nhiệm vụ cụ thể của Sở Y tế, các Trung tâm kiểm soát bệnh tật/Trung tâm y tế dự phòng cấp tỉnh và Trung tâm y tế cấp huyện… cũng như cách thức phòng chống lây nhiễm cho những người thực hiện nhiệm vụ cách ly y tế tập trung tại khách sạn; xử trí khi phát hiện trường hợp mắc bệnh hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 trong khách sạn. Theo TTXVN Gỡ phong tỏa phố Trúc Bạch, trừ nhà nữ bệnh nhân thứ 17Đúng 21h15 tối 20/3, Hà Nội gỡ bỏ lệnh cách ly phố Trúc Bạch (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) sau 14 ngày bị phong toả. | ||||||||||||
Nghệ An tạm dừng nhận công dân từ tỉnh khác chuyển đến cách ly Covid-19 Posted: 21 Mar 2020 09:12 AM PDT Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long ký văn bản hoả tốc tạm dừng tiếp nhận người nhập cảnh từ tỉnh khác về khu trung tâm cách ly, đồng thời nhờ tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình hỗ trợ. Thời gian qua, Nghệ An đã thực hiện tốt việc tiếp nhận công dân trở về từ cửa khẩu Cầu Treo do Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Tĩnh chuyến đến. Tuy nhiên, do công dân trở về số lượng nhiều, tần suất nhanh, các cơ sở cách ly tập trung tại Nghệ An hiện đã hết chỗ, vượt quá khả năng đáp ứng của tỉnh.
Vì vậy, Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Nghệ An tạm thời dừng tiếp nhận công dân trở về từ cửa khẩu Cầu Treo và các địa bàn khác ngoài tỉnh từ 15h chiều nay để có thời gian tập trung đón nhận các công dân tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh và chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, các phương án đảm bảo khác.
Nghệ An sẽ tiếp tục tiếp nhận công dân trở về từ cửa khẩu Cầu Treo và các địa bàn khác ngay sau khi bố trí chu đáo địa điểm tiếp nhận công dân về cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu. Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long cho biết, tại buổi làm việc hôm qua, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã đồng ý không tiếp tục chuyển người sang Nghệ An cách ly trong vài ngày. Hà Tĩnh sẽ giúp Nghệ An chuẩn bị cơ sở vật chất, đảm bảo cho việc tiếp nhận công dân trở về một cách chu đáo hơn.
"Nguyên tắc là công dân qua cửa khẩu nào thì cách ly ở cửa khẩu đó, nhưng mấy ngày qua Nghệ An đã chia sẻ với Hà Tĩnh và Quảng Bình rất nhiều. Nghệ An không từ chối tiếp nhận công dân của tỉnh mà do các điểm cách ly chuẩn bị từ trước hiện đã kín. Tỉnh đang mở thêm các điểm mới ở Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông… phải có thời gian chuẩn bị. Vì thế mới đề nghị các tỉnh chia sẻ, tạm dừng vài ngày", ông Long nói.
Những ngày qua, tại cửa khẩu Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn) trung bình mỗi ngày Nghệ An tiếp nhận và cách ly khoảng 150 công dân từ Lào về, có cả người ngoại tỉnh như Thanh Hóa, Ninh Bình... Ngoài ra, để chia sẻ khó khăn với các tỉnh bạn, Nghệ An cũng tiếp nhận cách ly nhiều công dân nhập cảnh qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh). Đến tối nay, Nghệ An đang cách ly theo dõi 1.738 người, trong đó 871 công dân đang được cách ly tập trung tại tuyến tỉnh, 83 cách ly tập trung tại tuyến huyện, 784 người cách ly tại nhà. Chủ tịch Hà Nội: 2 tuần tới là thời gian quyết định trong chống dịchChủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung hôm nay tới quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Quốc Huy - Phạm Tâm | ||||||||||||
Tạm dừng nhập cảnh tất cả người nước ngoài từ 0h ngày 22/3 Posted: 21 Mar 2020 07:48 AM PDT Tạm dừng nhập cảnh tất cả người nước ngoài vào Việt Nam, sớm mua 10 xe xét nghiệm lưu động… là nội dung kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp về phòng, chống dịch Covid-19. Tại cuộc họp, Thủ tướng trân trọng thông báo Tổng bí thư, Chủ tịch nước đánh giá cao và biểu dương toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực, cố gắng, đoàn kết và quyết tâm cao thực hiện công tác phòng, chống dịch đạt kết quả bước đầu. Thủ tướng nhấn mạnh, tuyệt đối không được chủ quan, luôn chủ động, sẵn sàng mọi điều kiện ứng phó với mọi tình huống, kể cả tình huống xấu nhất.
Thủ tướng yêu cầu, các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục quán triệt mục tiêu ngăn chặn, hạn chế tối đa việc lây lan ra cộng đồng, tập trung thực hiện nghiêm các giải pháp sau: Tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài vào Việt Nam, áp dụng từ 0h ngày 22/3. Riêng với trường hợp nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ và các trường hợp đặc biệt (khách nước ngoài tham dự, phục vụ các hoạt động đối ngoại quan trọng; chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao...), Bộ Công an, Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Y tế và các cơ quan liên quan thực hiện cấp thị thực (nếu cần) và các thủ tục kiểm tra, khai báo y tế bắt buộc tại khu vực riêng và được cách ly phù hợp tại cơ sở lưu trú theo đúng quy định. Cơ quan đại diện các nước tại Việt Nam có hình thức cam kết thực hiện giám sát y tế đối với công dân nước mình trong thời gian công tác ở Việt Nam. Tạm dừng nhập cảnh vì lý do dịch bệnh đối với tất cả các trường hợp mang giấy miễn thị thực được cấp cho người gốc Việt Nam và thân nhân, áp dụng từ 0h ngày 22/3. Các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm việc kiểm soát người nhập cảnh cả đường biển, đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không. Tiếp tục hạn chế kịp thời, tối đa và giãn cách các chuyến bay vận chuyển hành khách từ nước ngoài vào Việt Nam, kể cả đối với các hãng hàng không nước ngoài (vì dễ dẫn đến quá tải các khu cách ly). Bộ GTVT chỉ đạo ngành hàng không thực hiện ngay, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến bay chở hành khách là người nước ngoài rời khỏi Việt Nam. Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục vận động, khuyến cáo người Việt Nam ở nước ngoài (học sinh, sinh viên, người lao động, Việt kiều) hạn chế tối đa về nước trong thời điểm hiện nay và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch ở nước sở tại. Trường hợp thực sự có nhu cầu về nước phải đăng ký với cơ quan đại diện để kịp thời phối hợp với Bộ GTVT chỉ đạo ngành hàng không tổ chức theo từng chuyến bay thương mại và phải đăng ký, tuân thủ sự sắp xếp theo từng chuyến, đợt, thực hiện nghiêm việc khai báo y tế, cách ly theo đúng quy định. Người Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ đi công tác nước ngoài khi về nước phải tuân thủ thực hiện kiểm dịch, khai báo y tế tại cửa khẩu theo quy trình phòng chống dịch. Cách ly tập trung mọi trường hợp nhập cảnh Thủ tướng yêu cầu thực hiện cách ly tập trung đối với mọi trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam, trừ trường hợp người nước ngoài nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ, người Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ đi công tác nước ngoài quay về nước và các trường hợp đặc biệt nêu trên. Xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp không chấp hành cách ly, không khai báo và hành vi tiếp tay cho các trường hợp trốn cách ly. Giao Bộ Quốc phòng tiếp tục quản lý, điều phối các cơ sở cách ly tập trung. Bộ VH-TT-DL, UBND tỉnh, thành phố tiếp tục chuẩn bị các cơ sở cách ly tập trung và giao Bộ Quốc phòng tiếp nhận để tổ chức, điều phối việc cách ly tập trung trước ngày 25/3. UBND TP Hà Nội chuẩn bị thêm các cơ sở đủ để cách ly 20.000 người, lưu ý lựa chọn các địa điểm gần sân bay, không ở trong các khu đông dân cư. Các tỉnh, thành phố khác được phân công cần tích cực có phương án chủ động các cơ sở cách ly. Người nước ngoài là chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao… có giấy xác nhận không dương tính với virus Covid-19 do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp và được Việt Nam chấp thuận được phép nhập cảnh và phải được cách ly chặt chẽ tại cơ sở lưu trú, bảo đảm các biện pháp an toàn, phòng chống dịch. Bộ Công an chỉ đạo đơn vị liên quan cấp hoặc gia hạn thị thực phù hợp cho các trường hợp này (bao gồm những trường hợp bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 không thể về nước, phải tiếp tục ở lại làm việc). Bộ LĐ-TB&XH khẩn trương cấp phép lao động phù hợp cho các trường hợp trên. Ban chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế tiếp tục rà soát, cập nhật kịch bản, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư cần thiết cho phòng, chống dịch, điều trị người mắc bệnh, báo cáo Thủ tướng trước ngày 25/3. Có phương án sẵn sàng huy động nhân lực bác sĩ, y tá, nhân viên y tế, kể cả người đã nghỉ hưu, sinh viên trường y cho phòng, chống dịch; nâng cao hơn nữa năng lực xét nghiệm, chuẩn hóa các phòng xét nghiệm và quy trình xét nghiệm. Sớm mua xe xét nghiệm lưu động Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế đề xuất cụ thể việc thu phí (ăn, ở…) của các trường hợp cách ly. Bộ Công thương chỉ đạo việc sản xuất khẩu trang, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước và dành một phần xuất khẩu; cùng các ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước trong công tác phòng, chống dịch. Giao Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế xem xét, đề xuất cụ thể, trước mắt, xem xét việc nhà nước mua khẩu trang để viện trợ, hỗ trợ cho các quốc gia có đề nghị và được Thủ tướng đồng ý. Thủ tướng đồng ý Bộ Quốc phòng sớm mua 10 xe xét nghiệm lưu động như đề nghị của Ban chỉ đạo quốc gia, sớm giải quyết chế độ cho nhân viên y tế, cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ cách ly. Bộ Chính trị kêu gọi cả nước đoàn kết hành động chiến thắng đại dịchBộ Chính trị kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động... Việt Nam nhất định chiến thắng đại dịch Covid-19. Thái An | ||||||||||||
Chống dịch Covid-19, 2 tuần tới là thời gian quyết định với Việt Nam Posted: 21 Mar 2020 06:04 AM PDT Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung hôm nay tới quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Quận Bắc Từ Liêm có dân cư đông, số lượng sinh viên, người lao động từ các tỉnh thành trong cả nước tập trung lớn. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, quận đã chủ động, sáng tạo trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Chủ tịch UBND quận Trần Thế Cương cho biết đã điều tra, khoanh vùng xử lý triệt để tại nhà bệnh nhân và khu vực liên quan của các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Hôm qua, quận đã có thêm 1 trường hợp dương tính với Covid-19, đưa tổng số ca bệnh lên 2 người. Quận Nam Từ Liêm: Chủ tịch quận Trần Đức Hoạt cho biết quận có hơn 10.000 người nước ngoài (trong đó có hơn 9.200 người Hàn Quốc) tập trung tại các phường: Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Cầu Diễn, Mỹ Đình 2... Quận có 4 điểm nhóm tôn giáo sinh hoạt tập trung của người Hàn Quốc với gần 900 tín đồ tại Mỹ Đình 1 và Mỹ Đình 2. Đến hôm nay, tổng số người đến từ vùng dịch đã được cách ly y tế là 1.560 người. Số người đến từ châu Âu, Mỹ từ 1/3 được lấy mẫu xét nghiệm là 75 người, trong đó, có 49 mẫu đã âm tính. Các trường hợp F1, F2, F3 có 625 người đang được theo dõi chặt chẽ. Bố trí 3 địa điểm tại: Trạm Y tế Phú Đô, Trưởng Tiểu học Đại Mỗ, Trung tâm dạy nghề quận để sẵn sàng cho người cách ly tập trung khi cần thiết. Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung ghi nhận quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm đã xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức triển khai nghiêm túc theo chỉ đạo của TƯ. Quá trình triển khai đã thực hiện đồng bộ, quyết liệt, xây dựng kế hoạch cụ thể; Làm tốt công tác tuyên truyền; thực hiện tốt việc cách ly tại cộng đồng... Trong quá trình thực hiện có nhiều sáng tạo. Đặc biệt, công tác chuẩn bị đúng theo tinh thần chỉ đạo là phương châm "4 tại chỗ". Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Chủ tịch UBND TP đề nghị các đơn vị cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nhận thức rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh. Khẩn trương làm tốt công tác chuẩn bị về nguồn lực, nguồn vật tư y tế cho công tác phòng chống dịch bệnh như hóa chất tiêu trùng, khử khuẩn, đặc biệt là quần áo bảo hộ và cơ sở vật chất. Trong 2 tuần tới, bệnh dịch có biểu hiện rất phức tạp vì số công dân nhập cảnh (từ ngày 6/3 đến ngày 20/3) ở TP vẫn còn nhiều", Chủ tịch Hà Nội phát biểu. Ông cũng yêu cầu 2 quận thực hiện nghiêm túc việc lấy mẫu xét nghiệm và cách ly y tế tại nhà đối với các trường hợp nhập cảnh từ ngày 6/3 đến 21/3. 2 quận cần xây dựng các kịch bản phòng, chống dịch trên địa bàn; chuẩn bị đầy đủ quần áo bảo hộ cho các cán bộ phòng, chống dịch tại tuyến đầu, dứt khoát không để y tá, bác sĩ bị lây nhiễm chéo. Rà soát các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên lĩnh vực y tế, an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng… Trần Thường Vào khu cách ly, nhiều hộ dân đòi được tráng miệng bằng táo New Zealand và nho MỹVào khu cách ly, nhiều hộ dân đòi được tráng miệng bằng táo New Zealand và nho Mỹ | ||||||||||||
Khách đến quán bar 'khu nhà giàu' Sài Gòn được yêu cầu khai báo y tế Posted: 21 Mar 2020 01:53 AM PDT Những khách đến quán bar Budha ở khu Thảo Điền, quận 2, TP.HCM trong 14 ngày trước cần đến cơ sở y tế để khai báo. Ngày 21/3, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) phát thông báo khẩn kêu gọi những khách hàng từng đến quán bar Budha (07 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM) trong vòng 14 ngày trước, liên hệ với cơ quan y tế địa phương gần nhất để được kiểm tra sức khỏe và hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm. HCDC còn đề nghị những người có thể đã tiếp xúc với những khách hàng từng đến quán bar Budha trong vòng 14 ngày trước cũng cần thực hiện các thủ tục tương tự để phòng ngừa lây nhiễm. Trước đó, ca Covid-19 số 91 được Bộ Y tế công bố vào ngày 20/3 là nam (43 tuổi, quốc tịch Anh) tạm trú tại quận 2, TP.HCM. Ca bệnh số 91 từng đến quán bar này.
Mọi thông tin cần thông báo liên quan những trường hợp nêu trên, liên hệ đường dây nóng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM: 08 6957 7133. Theo thống kê đến hiện tại, TP.HCM có 20 ca dương tính với Covid-19. Trong đó, 3 trường hợp đã khỏi bệnh và xuất viện, còn lại 17 trường hợp đang tiếp tục điều trị, theo dõi với sức khỏe ổn định. Hiện, TP cũng đang tiến hành cách ly hàng ngàn người đi về từ vùng dịch (Châu Âu, Mỹ…) cũng như những người tiếp xúc với các ca bệnh thuộc diện F1, F2. Gỡ phong tỏa phố Trúc Bạch, trừ nhà nữ bệnh nhân thứ 17Đúng 21h15 tối 20/3, Hà Nội gỡ bỏ lệnh cách ly phố Trúc Bạch (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) sau 14 ngày bị phong toả. Phan Nhơn | ||||||||||||
Cách ly vì Covid-19: Một số hộ dân yêu cầu cung cấp táo New Zealand, nho Mỹ Posted: 21 Mar 2020 02:37 AM PDT "Thành phố có đủ khẩu trang, nhất là khẩu trang cho đội ngũ y tế làm nhiệm vụ. Tại sao các anh nói thiếu, các anh phải xem lại mình, nắm không vững, phối hợp thiếu đồng bộ rồi kêu thiếu". Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã nổi nóng về vấn đề khẩu trang khi cùng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP đi thị sát tình hình tại quận 8 và quận 11 sáng nay. "Khẩu trang không thiếu, chỉ thiếu sự đồng bộ" Tại quận 8, khi nghe Chủ tịch quận báo cáo việc thiếu khẩu trang, nhất là khẩu trang cho đội ngũ y tế làm nhiệm vụ, Phó chủ tịch UBND TP Lê Thanh Liêm tỏ ra bức xúc: "Sao phải để đội ngũ y tế thiếu khẩu trang, phương án 5 tại chỗ của các anh đâu? Tại sao thiếu mà không báo lên TP ngay, hay báo mà không ai biết".
Ông Liêm cũng cho biết, khẩu trang dự trữ của TP luôn đủ và sẵn sàng, nhất là cung cấp cho đội ngũ y tế làm nhiệm vụ tuyến đầu. Các quận, huyện khác đều không kêu chuyện thiếu khẩu trang, vậy mà quận 8 bảo thiếu. Việc này cần xem lại để rút kinh nghiệm, nếu thiếu thật thì báo ngay cho TP. "Chúng ta nói chống dịch như chống giặc, vậy mà giặc đến nhà các đồng chí bảo 'thiếu đạn' là sao? Tôi khá ngạc nhiên về chuyện này", ông Liêm bức xúc nói. Báo cáo lại thắc mắc của ông Liêm, đại diện Trung tâm y tế quận 8 cho rằng, đã nhận đủ khẩu trang, nhưng quên báo lên cho đồng chí chủ tịch quận biết. Nghe tới đây, Chủ tịch TP Nguyễn Thành Phong nổi nóng: "Tôi thấy Trung tâm y tế báo đủ khẩu trang, trong khi chủ tịch quận báo thiếu là sao? Hôm nay đi thị sát tôi thấy lộ ra chuyện này, Ban chỉ đạo của quận quá yếu, nắm không vững tình hình phòng, chống dịch. Một đằng nói đủ, một đằng nói thiếu, các anh làm ăn kiểu này coi có được không?".
Theo ông Phong, Sở Y tế đã cam kết không để đội ngũ y tế lây nhiễm chéo. Mà để làm được việc này, đầu tiên phải cung cấp đủ vật tư y tế cho tuyến đầu. Theo báo cáo của Sở Công thương, khẩu trang không thiếu, chỉ có khẩu trang y tế là hạn chế, vì dành ưu tiên cho đội ngũ y tế làm nhiệm vụ trực tiếp phòng, chống dịch Covid-19. Riêng khẩu trang vải, trong tháng 3, Sài Gòn Co.opmart đã nhập về 17 triệu cái, đã bán ra thị trường 8 triệu; phần còn lại dành cho HSSV khi trở lại trường và phân phối cho cán bộ, người dân theo nhiều kênh khác nhau. Đơn vị này còn cho biết, trong thời gian tới sẽ nhập tiếp 25 triệu cái, các hệ thống bán lẻ, siêu thị khác cũng đã có khoảng 10 triệu cái để phân phối ra thị trường. Theo ông Phong, vậy là rõ việc thiếu khẩu trang là không có, có chăng là do hệ thống phân phối chưa đồng bộ, khiến một bộ phận người dân phản ánh không mua được khẩu trang. Việc này, Sở Công thương cùng với các sở, ngành khác cần xem xét lại. 'Cấp táo New Zealand, nho Mỹ... là 'khó khăn' cho quận' Cũng theo UBND quận 8, sau khi quận có 2 ca nhiệm Covid-19, quận đã tiến hành cách ly 2 khu phố tại phường 1, 2 với khoảng 140 hộ, 725 nhân khẩu, đa phần là dân tộc Chăm. Theo quận 8, người dân tộc Chăm yêu cầu cung ứng thực phẩm phải có dấu Halal (thức ăn cho người theo đạo Hồi), vì vậy rất khó cung ứng.
Thậm chí, có 4 hộ yêu cầu Ban chỉ đạo cung cấp trái cây là táo Newzeland và nho Mỹ, điều này cho thấy sự khác biệt văn hóa thực phẩm cũng là điều khó khi cách ly cộng đồng người Chăm. Ngoài ra, UBND quận 8 cũng nêu khó khăn về ngân sách hỗ trợ. Những hộ dân không phải cách ly tập trung mà bị phong tỏa trong khu phố, chung cư thì chưa nằm trong đối tượng hỗ trợ theo quy định. "Nhưng họ yêu cầu phải được hỗ trợ nhu yếu phẩm, điều nay rất khó khăn cho quận khi phong tỏa khu phố, hay chung cư", Chủ tịch quận 8 bày tỏ. Về vấn đề này, Chủ tịch TP Nguyễn Thành Phong cho biết, theo báo cáo của Sở Du lịch, TP có 10 nhà hàng lớn bán thức ăn Halal. "Đó là chưa kể các nhà hàng, quán nhỏ mà TP chưa thống kê, điều này cho thấy Ban chỉ đạo quận chưa đụng chuyện thì chưa thấy hết nguồn lực của TP. Các anh phải tự tìm hiểu, hoặc hỏi lên TP thì được tư vấn", ông Phong chỉ đạo. Cũng theo ông Phong, với các cộng đồng tôn giáo, việc vận động khó khăn là do các quận, huyện chưa biết phát huy hay phối hợp với UBMTTQ hay Ban Tôn giáo TP. Cần xem lại sự phối hợp để rút kinh nghiệm. Về hỗ trợ cách ly, theo ông Phong hiện nay chỉ các đối tượng vào cách ly tập trung thì được hỗ trợ nhu yếu phẩm 100%, theo khẩu phần ăn 80.000 đồng/ngày/3 bữa. TP.HCM đang xem xét và sẽ trình HĐND nâng mức hỗ trợ lên cao hơn mức quy định của cả nước. Riêng việc hỗ trợ khi phong tỏa khu phố, chung cư thì chưa có văn bản hướng dẫn từ Trung ương. "Cần thiết thì TP sẽ nghiên cứu, xem xét vấn đề này và sẽ trình HĐND TP xem xét. Trước mắt, với các đối tượng này thì chúng ta chỉ có thể hỗ trợ được phần nào hay phần đó, còn lại chủ yếu là chuẩn bị các kênh phân phối nhu yếu phẩm đến tận nhà cho họ khi khu phố hay chung cư bị phong tỏa", ông Phong nêu quan điểm. Nỗi buồn bực của Thủ tướngGiờ đây, khi "cơn bão" Corona càn quét toàn cầu, nhìn cách mà nước giàu "vung tay" chống dịch, mới càng thấm thía nỗi buồn bực của Thủ tướng. Hồ Văn | ||||||||||||
Tình huống khó xử, quyết định của nữ bác sĩ ở sân bay Nội Bài thời corona Posted: 20 Mar 2020 03:00 PM PDT Tại nhà ga T2 sân bay Nội Bài, lực lượng bác sĩ, an ninh sân bay, chiến sĩ Bộ tư lệnh Thủ đô căng mình đưa hàng ngàn lượt người mỗi ngày đi cách ly phòng dịch Covid-19. XEM CLIP: Bác sĩ Đoàn Thị Hằng là 1 trong 20 cán bộ trong đội y tế khẩn nguy sân bay quốc tế Nội Bài. Đội có 20 người túc trực 24/24h với nhiệm vụ chính là cấp cứu hành khách, nhân viên an ninh và trực an toàn các chuyến bay. Chị Hằng và cán bộ trong đội phải làm việc với cường độ gấp 2-3 lần ngày thường.
Hàng ngày, chị Hằng cấp phát khẩu trang, dụng cụ y tế cho nhân viên sân bay, phát cơm cho hành khách trong thời gian làm thủ tục nhập cảnh. "Nếu trước đây, trường hợp có biểu hiện sốt, ho chỉ cần 1 người có thể xử lý nhanh gọn thì hiện nay chúng tôi phải cân nhắc cẩn trọng, hoãn chuyến bay hoặc nhanh chóng chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới Trung ương". Nhiều quyết định khiến bản thân chị áp lực vì ảnh hưởng đến hành khách. "Thời điểm mới triển khai cách ly, câu nói chúng tôi thường xuyên nghe mỗi ngày là: "Tôi chẳng làm sao cả, tôi rất bình thường, sao phải đi cách ly?". Có người khi trên đường đưa đi cách ly họ gọi điện cho người thân, nói "bị tóm rồi". Thậm chí có người còn thoả hiệp: "Tôi có một căn biệt thự ở trên núi. Tôi có thể tự cách ly tại nhà, không cần phải cách ly tập trung", chị Hằng kể. Chị nhớ như in câu chuyện bản thân trải qua khi trực tiếp xử lý 1 trường hợp có biểu hiện sốt cao tại sân bay. "Tôi nhận tin có 1 nhân viên bán hàng ở tầng 3 có biểu hiện sốt cao, chưa rõ nguyên nhân. Trường hợp này rất khó chẩn đoán vì biểu hiện bên ngoài chưa ho hay viêm họng. Tôi đã gọi đội kiểm dịch tại sân bay để hỗ trợ thì đúng lúc các ca trực đều bận. Không có nhiều thời gian, tôi quyết định gọi xe đưa người này đến ngay BV Bệnh nhiệt đới để làm các bước xét nghiệm. Dù sau đó kết quả xét nghiệm của trường hợp trên là âm tính nhưng tôi vẫn thấy việc làm này là cần thiết trong thời điểm hiện tại", chị Hằng nói.
Con gái đầy năm, mẹ không có nhà Thường xuyên làm việc tại khu vực tiếp xúc với nhiều người trở về từ nước ngoài, áp lực công việc lớn khiến quỹ thời gian của chị Hằng dành cho gia đình eo hẹp. Chị Hằng xúc động khi nhắc đến cô con gái vừa tròn 1 tuổi của mình. "Cách đây vài hôm là sinh nhật con gái tôi. Con gái quen hơi mẹ nên tối đến không thấy mẹ thì khóc rất nhiều. Những lúc như vậy dù rất thương con, nhưng vì nhiệm vụ mình không còn lựa chọn nào", chị Hằng nghẹn ngào. Chị Hằng chia sẻ thêm, nhiều hôm hết ca trực về nhà, chỉ muốn chạy thật nhanh đến ôm con nhưng phải hoãn lại để tắm giặt, thay quần áo rồi mới vào với con được.
Đại tá Nguyễn Hoàng Quân, Trưởng phòng Vận tải xăng dầu, Cục Hậu cần (Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội) cho biết, từ khi có dịch Covid-19 đến nay có những hôm các chiến sĩ bộ đội phải vận chuyển 1.200-1.300 người/ngày. Những ngày bình thường cũng phải đến 700 người… Với quân số duy trì khoảng 60 chiến sĩ (cao điểm phải tăng cường gần 100 chiến sĩ) làm nhiệm vụ, đại tá Quân chia biết có những hôm anh em phải làm cả ngày cả đêm, những hôm khách về đông phải gần 5h sáng mới được nghỉ. Đại tá Quân cũng chia sẻ về những khó khăn khi thời gian đầu thường xuyên phải đấu tranh tư tưởng với những hành khách có biểu hiện chống đối, không chịu đi cách ly. Đó là những người chưa nhận thức đầy đủ nên có thái độ chưa chuẩn mực.
Ông Long chia sẻ, ngoài nhiệm vụ làm an ninh hàng không an ninh sân bay còn làm thêm các công việc hỗ trợ hành khách. Tất cả các hành khách thuộc diện phải cách ly tập trung thì lực lượng hỗ trợ đồ ăn, nước uống, nơi nghỉ, lưu trú trước khi chuyển về nơi cách ly theo quy định. Chủ tịch Hà Nội: Người mắc Covid-19 ở Việt Nam ngược với Trung Quốc và ÝChủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, độ tuổi mắc bệnh ở Việt Nam đang ngược với tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán, Trung Quốc và ở Ý. Đoàn Bổng - Vũ Điệp - Phạm Hải - Đình Hiếu | ||||||||||||
Hà Nội phong tỏa ngôi nhà bệnh nhân thứ 88 trở về từ nước Anh Posted: 20 Mar 2020 11:05 PM PDT Sau khi Bộ Y tế xác nhận nữ du học sinh trở về từ Anh nhiễm Covid-19 trú tại Văn Quán, phường Phúc La (Hà Đông, Hà Nội), chính quyền địa phương ngay trong đêm phong tỏa nhà của bệnh nhân này. Lãnh đạo UBND phường Phúc La trưa nay xác nhận với VietNamNet, khoảng 21h tối qua đã cử lực lượng phong tỏa ngôi nhà có nữ du học sinh nhiễm Covid-19, việc phong tỏa này được thực hiện ngay sau công bố chính thức của Bộ Y tế về ca bệnh thứ 88. Bệnh nhân thứ 88 nhập cảnh về Nội Bài ngày 12/3 rồi đi thẳng từ sân bay về nhà, lúc này, trong nhà không có ai. Những ngày sau đó, nữ bệnh nhân không ra ngoài, ở nhà một mình.
"Qua tường trình và trích xuất camera an ninh, chúng tôi xác định nữ bệnh nhân này sinh hoạt trong căn nhà một mình, không ra ngoài và tiếp xúc với bất cứ ai xung quanh. Tối qua khi nhận được thông tin chính thức người này dương tính với Covid-19 chúng tôi đã ngay lập tức cho phong tỏa theo quy định", lãnh đạo UBND phường Phúc La nói. Trước khi phong tỏa, UBND quận phối hợp với phường tổ chức phun khử khuẩn căn nhà và hơn 6 nghìn m2 quanh dãy nhà nơi nữ sinh này sinh sống. Phường cũng đã lắp biển cảnh báo đồng thời cắt cử lực lượng bám sát tình hình xung quanh ngôi nhà của nữ sinh này. Cách ly khu ngõ có bệnh nhân thứ 87 Ngõ 159 Hồng Mai, phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cũng được cách ly sau khi có bệnh nhân 87 là nữ điều dưỡng làm việc tiếp đón tại khu cách ly trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc bệnh viện Bạch Mai.
Đoàn Bổng - Nhị Tiến Tình huống khó xử và quyết định của nữ bác sĩ ở sân bay Nội BàiTại nhà ga T2 sân bay Nội Bài, lực lượng bác sĩ, an ninh sân bay, chiến sĩ Bộ tư lệnh Thủ đô căng mình đưa hàng ngàn lượt người mỗi ngày đi cách ly phòng dịch Covid-19. |
You are subscribed to email updates from Thời sự - Tin tức trong ngày, tin xã hội mới nhất hôm nay. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét