“Ngày đầu cách ly xã hội do Covid-19, chợ vẫn đông, đường phố vắng người” plus 14 more |
- Ngày đầu cách ly xã hội do Covid-19, chợ vẫn đông, đường phố vắng người
- Hà Nội lập các chốt kiểm soát giám sát cách ly xã hội do virus corona
- Ngày đầu cách ly, thực phẩm la liệt ngoài chợ, chất đống trong siêu thị
- Việt Nam có 212 ca Covid-19, có 1 ca lây nhiễm trong cộng đồng
- Những người được ra đường, những nơi được mở cửa ở Hà Nội
- Suất ăn trong khu cách ly, nơi bệnh viện Bạch Mai bị phong tỏa do corona
- World Bank: Việt Nam phản ứng chính sách tốt đối với khủng hoảng do đại dịch Covid-19
- Chen chúc đi siêu thị, chưa đói vì thiếu lương thực đã có nguy cơ nhiễm Covid
- Tin tức dịch CoVid-19 ngày 1/4: Mỹ vượt TQ về số ca tử vong
- Bên trong phòng cách ly đặc biệt điều trị bệnh nhân Covid-19
- Trấn Thành hát 'Cánh hồng phai' tiếc thương diễn viên Mai Phương
- Thu nhập 30 triệu, vợ vẫn đòi bỏ phố về quê
- Tình người từ tấm biển 'mời nhận quà' của vợ chồng trẻ ở Bình Dương
- Chỉ huy tàu sân bay Mỹ kêu cứu vì Covid-19 tấn công dữ dội
- Bầu Đức 'kênh' VPF: Người hào sảng, ai làm thế
Ngày đầu cách ly xã hội do Covid-19, chợ vẫn đông, đường phố vắng người Posted: 31 Mar 2020 08:31 PM PDT Ngày đầu tiên thực hiện cách ly xã hội, trên đường phố, ở các khu chợ của Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM... vẫn nhiều người qua lại. Các khu buôn bán sầm uất thì vắng lặng... XEM CLIP Các tổ công an nhắc nhở người dân không ra đường nếu không cần thiết: 7h30 sáng nay, tại Hà Nội các khu phố buôn bán sầm uất vắng người qua lại, nhưng trên đường phố vẫn khá nhiều xe cộ lưu thông.
7h sáng nay, các chợ Đống Đa, chợ Cồn (quận Hải Châu, Đà Nẵng) dù vắng hơn ngày thường - nhưng người dân vẫn ra vào. Lượng người đi chuyển trên một số tuyến phố giảm nhiều.... XEM CLIP:
Tại Quảng Nam: Nhiều tuyến đường trong nội thành TP Tam Kỳ vắng người qua lại. Nhiều hàng quán bán đồ ăn sáng chỉ bán mang về hoặc ship tận nhà. Nhiều cửa hàng tại đường Phan Chu Trinh vẫn mở bán như: quần áo, giày dép, đồ dụng điện, xe máy…
Ở Nghệ An, Hà Tĩnh, đường phố lớn vắng tanh, các khu chợ thực phẩm vẫn tấp nập người qua lại, người dân khoá cửa, dán thông báo "miễn tiếp khách". XEM CLIP chợ nhộn nhịp tại Nghệ An Tại Thanh Hóa, các trục đường chính như Bà Triệu, Đại Lộ Lê Lợi, Nguyễn Trãi... vắng tanh, rất ít phương tiện qua lại, người dân cũng hạn chế ra đường.
Chợ Vườn Hoa là chợ đầu mối cung cấp các mặt hàng như vải, quần áo, đồ nhựa... ngày thường đông đúc, hôm nay các ki ốt đều vắng, dường như không có người qua lại.
Chợ đầu mối chuyên cung cấp thực phẩm, hải sản lớn nhất TP Thanh Hóa cũng ít người tới mua. Theo các tiểu thương, lượng hàng có giảm nhưng vẫn phải duy trì quầy hàng vì đây là nơi cung cấp thực phẩm đi các chợ huyện và các chợ lân cận. Trái ngược với Thanh Hóa, chợ ở TP Vinh, Nghệ An vẫn đông người mua.
Tại các chợ Hưng Dũng, chợ Ga Vinh, chợ Quán Lau, Quán Bánh, Nghi Ân vẫn có nhiều hộ kinh doanh mở ki ốt buôn bán. Số người đi chợ chủ yếu mua thực phẩm vẫn còn rất đông. Có mặt tại chợ Quán Bánh, chị Ngọc (trú xã Nghi Ân) cho biết, chợ là nơi kinh doanh thực phẩm nên không nằm trong danh sách bị cấm mở cửa. Sáng nay chị vẫn đến đây mua thức ăn cho gia đình.
"Khi ra chợ nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc, tụ tập nói chuyện với người khác. Trong hôm nay, tôi sẽ mua đồ ăn cho 2 ngày để mai không phải đi chợ", chị Ngọc nói. Ông Bùi Đình Long - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng là khuyến cáo chứ không phải là phong tỏa. Chính vì thế, nếu người dân có việc quan trọng vẫn có thể ra đường, người dân phải hạn chế tối đa đi lại nếu không cần thiết.
Thượng tá Hồ Quyết Thắng - Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Nghệ An, từ 0h sáng nay tạm dừng việc qua lại ở các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở nơi biên giới. Đối với cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn) vẫn sẽ tiếp tục mở cửa làm thủ tục đón công dân Việt Nam trở về, chỉ không làm thủ tục nhập cảnh cho người nước ngoài. Hà Tĩnh: Dân đóng cổng, thông báo ngừng tiếp khách Sáng nay, tại một số tuyến đường lớn ở TP Hà Tĩnh, lượng người và phương tiện ra đường rất hạn chế. Một số khu đông đúc như chợ TP Hà Tĩnh, trụ sở một số xã phường không 1 bóng người. Một số mặt hàng không thật sự cần thiết đã được đóng cửa, người dân chủ yếu đi chợ nhỏ mua thức ăn. Nhiều người dân ở xã Thạch Đài (huyện Thạch Hà) dán thông báo ngoài cổng, không tiếp khách, thực hiện tốt chỉ thị của Thủ tướng.
Khu chợ cóc ở địa phận xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) vẫn tập nập người mua thực phẩm, tập trung đồng người các quầy thực phẩm như tôm, cá, rau xanh. Chợ chủ yếu buôn bán buổi sáng, 9h30 vẫn đông người dân đi mua thức ăn.
Phóng viên Thời sự Hà Nội lập các chốt kiểm soát giám sát cách ly xã hộiChủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu lập các chốt kiểm soát để giám sát việc chấp hành của mọi người, tổ chức một số chốt xét nghiệm nhanh Covid-19 tại cửa ngõ thủ đô. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hà Nội lập các chốt kiểm soát giám sát cách ly xã hội do virus corona Posted: 31 Mar 2020 05:08 PM PDT Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu lập các chốt kiểm soát để giám sát việc chấp hành của mọi người, tổ chức một số chốt xét nghiệm nhanh Covid-19 tại cửa ngõ thủ đô. Trong chỉ thị ban hành đêm qua, ông Nguyễn Đức Chung chỉ đạo Giám đốc các sở, ban, ngành nghiêm túc thực hiện các nội dung của TP thống nhất, nhất quán, không tự tiện ra các văn bản kế hoạch riêng. Trạm xét nghiệm nhanh Covid-19 ở cửa ngõ thủ đô Chủ tịch UBND TP giao Sở Y tế phối hợp với Công an TP, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực bằng mọi giải pháp xử lý triệt để "ổ dịch" tại BV Bạch Mai. Tranh thủ từng giờ, từng phút để áp dụng các biện pháp cách ly tại nhà đối với tất cả trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc với người bệnh, học sinh từng đến học tập, thực tập và có giao dịch như thăm thân, người bệnh nội trú, chăm sóc người nhà điều trị tại BV Bạch Mai, lập tức cách ly y tế tại nhà. Trong quá trình cách ly không tiếp xúc với người nhà, đeo khẩu trang, mở cửa phòng cho thoáng đồng thời khẩn trương tựkhai báo y tế và liên hệ ngay với các cơ sở y tế tại phường, quận nơi cư trú để được lấy mẫu xét nghiệm.
Phối hợp với Công an TP lập danh sách các trường hợp liên quan hoạt động của công ty Trường Sinh và các công ty có cung cấp tất cả các dịch vụ khác cho Bệnh viện Bạch Mai. Chú ý đến các nhân viên đã đi đến làm việc, giao dịch với BV Bạch Mai từ ngày 10-28/3 có nguy cơ lây nhiễm để theo dõi y tế, giám sát, cách ly, xử lý nhanh triệt để các nguồn lây dịch bệnh. Ông Nguyễn Đức Chung lưu ý tổ chức các trạm di động để xét nghiệm nhanh cho người dân có liên quan đến BV Bạch Mai hoặc có yếu tố đi từ các nước vùng dịch về TP từ ngày 10-28/3 phải tự cách ly. Tổ chức các trạm xét nghiệm nhanh tại một số cửa ngõ chính ra vào TP. Các BV thực hiện các quy trình và quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện, kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu kê khai y tế bắt buộc đối với bệnh nhân, người nhà, người chăm sóc bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân chỉ được một người chăm sóc, dừng việc thăm bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Có quy định chặt chẽ về tiếp nhận bệnh nhân, không để lọt bất cứ một cá nhân nào gây lây nhiễm làm ảnh hưởng đến các hoạt động của toàn bộ BV. Rà soát toàn bộ khoa/tổ Dinh dưỡng tại các BV phải đảm bảo nhân lực, nguồn gốc thực phẩm, hàng hóa theo đúng quy định về An toàn vệ sinh thực phẩm và chế độ dinh dưỡng cũng như tiêu chuẩn về sức khỏe và trình độ của các điều dưỡng viên của các khoa dinh dưỡng đúng theo quy định của Bộ Y tế.
Đối với Công an TP, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu phối hợp với Sở GTVT thành lập các chốt kiểm soát để giám sát việc chấp hành của mọi người theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng và phối hợp với Sở Y tế tổ chức một số chốt xét nghiệm nhanh tại một số cửa ngõ chính ra vào trên địa bàn TP. Khẩn trương rà soát người liên quan 'ổ dịch' Bạch Mai Tăng cường chỉ đạo việc đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm trên địa bàn TP, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các trạm giam. Ông Chung đề nghị Bộ Tư lệnh Thủ đô phối hợp với lực lượng y tế tiếp tục quản lý các khu cách ly tập trung trên địa bàn, tách bạch các trường hợp mới cách ly và đang cách ly, thực hiện giãn mật độ cách ly phù hợp, không để lây chéo dịch bệnh trong khu cách ly tập trung. Tham mưu với TP đề xuất với Bộ Quốc phòng cử Binh chủng hóa học phun khử khuẩn khi cần thiết. Sở Công thương đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết yếu cho nhân dân; có phương án dự trữ trong tình huống phải kéo dài thời gian áp dụng cách ly. Sở GTVT phối hợp với Công an TP thiết lập các chốt để giám sát việc chấp hành của mọi người phải tuân thủ đúng chỉ thị cách ly xã hội. Tạo mọi điều kiện cho các hoạt động của xe ngoại giao, công vụ của nhà nước, vận chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, PCCC, xe sửa chữa điện, nước, xe thu gom vận chuyển, xử lý rác thải, các xe của các đơn vị nhằm khắc phục các sự cố như TNGT, cắt cây đổ, xe chở vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch, phục vụ an ninh quốc phòng và xe chở vật tư, trang thiết bị cho các công trình xây dựng, xưởng sản xuất, xe đưa đón công nhân, chuyên gia tại các cơ sở sản xuất làm việc thuộc diện được phép. Hà Nội cho phép một số công nhân tiếp tục thực hiện việc thay thế sửa chữa khắc phục khe co dãn của đường vành đai 3 trên cao, đảm bảo công trường không quá 10 người, quá trình làm việc đủ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn. Chủ tịch Hà Nội đề nghị các đơn vị cung cấp các dịch vụ điện, nước, các loại phí, dịch vụ viễn thông... của các hộ dân tăng cường các giải pháp trả tiền qua thẻ, qua mạng, nên giữ việc thu tiền các dịch vụ này sau ngày 15/4. Các xã, phường, thị trấn và các đội phản ứng nhanh trực 24/7 để tiếp nhận các thông tin của mọi người dân về các dấu hiệu nghi ngờ của người bệnh và tổ chức nhanh việc lấy mẫu xét nghiệm. Khẩn trương rà soát, xác minh triệt để những người đi về từ vùng dịch, người tiếp xúc gần với người bệnh (F1, F2, F3) và những trường hợp liên quan khác để thực hiện cách ly y tế, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm theo quy định (đặc biệt chú ý đến những người có liên quan đến yếu tố "ổ dịch" BV Bạch Mai). Những người được ra đường, những nơi được mở cửa ở Hà NộiChủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung vừa ban hành chỉ thị về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Trần Thường | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ngày đầu cách ly, thực phẩm la liệt ngoài chợ, chất đống trong siêu thị Posted: 31 Mar 2020 08:44 PM PDT Ngày đầu tiên cách ly toàn xã hội, siêu thị và chợ vẫn mở cửa mua bán bình thường. Nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm dồi dào, được bày bán la liệt ngoài chợ, chất đầy trong siêu thị.
C.Giang - N.Thanh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Việt Nam có 212 ca Covid-19, có 1 ca lây nhiễm trong cộng đồng Posted: 31 Mar 2020 04:14 PM PDT - Trong 5 ca mới công bố, có 1 ca là nhân viên Công ty Trường Sinh, 1 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 3 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Bệnh nhân 208 là nữ, 38 tuổi, nhân viên công ty Trường Sinh, làm việc tại nhà ăn BV Bạch Mai. Bệnh nhân 209 là nữ, 55 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Đức Giang, Long Biên, Hà Nội, hiện đang nấu ăn tại Công ty Xăng dầu Khu vực I. Từ ngày 18/3 đến ngày 24/3, bệnh nhân có tiếp xúc gần với ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 là bệnh nhân 163 tại bếp ăn công ty Xăng Dầu Khu vực I. Những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân 209 gồm: chồng, 2 con trai, mẹ đẻ và người giúp việc. Sau khi xác định đây là trường hợp tiếp xúc gần có yếu tố nguy cơ cao, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã chuyển bệnh nhân tới cách ly và theo dõi tại BV đa khoa Đức Giang. Ngày 29/3, mẫu bệnh phẩm được gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, kết quả khẳng định nhiễm Covid-19. Hiện tại bệnh nhân đang thực hiện các thủ tục cần thiết để chuyển sang điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định. Bệnh nhân 210 là nữ, 26 tuổi, có địa chỉ ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Bệnh nhân từ Thái Lan về ngày 20/3, trước đó có tiếp xúc gần với ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 là bệnh nhân 146. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh đưa về khu cách ly của tỉnh và lấy mẫu làm xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV 2. Ngày 29/3, mẫu bệnh phẩm đã được gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh, tình trạng sức khoẻ ổn định. Các y, bác sĩ tại BV Bạch Mai vẫn tiếp tục làm việc sau khi bệnh viện thực hiện nội bất xuất, ngoại bất nhập Bệnh nhân 211 là nữ, 23 tuổi, quốc tịch Việt Nam, du học sinh tại Mỹ, có địa chỉ tại phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Ngày 19/3, bệnh nhân từ Mỹ về Việt Nam quá cảnh Abu Dhabi và Bangkok, đến Hà Nội ngày 20/3. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tập trung tại Lữ đoàn 24, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ngày 24/3, xét nghiệm sàng lọc của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Ninh Bình cho kết quả dương tính SARS- COV-2. Ngày 25/3, mẫu bệnh phẩm được gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại BV đa khoa tỉnh Ninh Bình, tình trạng sức khoẻ ổn định. Bệnh nhân 212 là nữ, 35 tuổi, quốc tịch Việt Nam, nghề nghiệp kinh doanh tự do, có địa chỉ tại Hòa Tiến, Hưng Hà, Thái Bình. Bệnh nhân cùng chồng từ Nga về Việt Nam ngày 27/3 trên chuyến bay mang số hiệu SU290 (ghế 42C). Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân cùng chồng được chuyển đến khu cách ly trường Văn hóa Nghệ thuật Vĩnh Phúc. Ngày 29/3, bệnh nhân xuất hiện biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, được chuyển lên cách ly theo dõi tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, mẫu bệnh phẩm gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và có kết quả dương tính với SARS-COV-2. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định. Như vậy đến sáng 1/4, Việt Nam đã ghi nhận 212 ca mắc Covid-19, trong đó 58 bệnh nhân đã khỏi bệnh, được ra viện. Riêng liên quan đến BV Bạch Mai, đến nay đã ghi nhận 36 ca mắc, trong đó công ty Trường Sính có 24 trường hợp. Thúy Hạnh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Những người được ra đường, những nơi được mở cửa ở Hà Nội Posted: 31 Mar 2020 05:08 PM PDT Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung vừa ban hành chỉ thị về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. TP yêu cầu toàn thể nhân dân tự giác chấp hành nội dung chỉ đạo của Thủ tướng. Biện pháp "cách ly" lúc này sẽ có tác dụng rất lớn, có tính chất quyết định đến việc ngăn chặn, không cho dịch lây lan ra cộng đồng, lan rộng ra các nơi. Chống dịch Covid-19 có trách nhiệm, quyết định thành bại Mỗi gia đình, mỗi cá nhân chú ý tự rà soát mọi hoạt động của mỗi cá nhân, người thân trong gia đình, hàng xóm, bạn bè có bất cứ mối liên hệ nào tới "ổ dịch" tại BV Bạch Mai hoặc người đi từ các vùng dịch ở các nước về thì ngay lập tức phải cách ly tại nhà và khẩn trương khai báo y tế tự nguyện, thông tin ngay để được lấy mẫu xét nghiệm. Tất cả những ai đã có mặt, tiếp xúc đi đến BV Bạch Mai từ ngày 10-28/3 hoặc tiếp xúc với những người đã từng đến BV trong thời gian qua sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Chủ tịch Hà Nội kêu gọi người dân hãy tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng. Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.
Người đứng đầu UBND TP đề nghị mỗi người dân thủ đô bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch. Toàn bộ công tác phòng, chống dịch hiện đang được kiểm soát chặt chẽ, việc quyết định "thành" hay "bại" trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời điểm này cần phải có sự tham gia chung sức, đồng lòng, có trách nhiệm của tất cả mọi người dân. TP đã chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm cần thiết, nhân dân không tập trung đông người mua và tích trữ hàng hóa. Việc tập trung đông người lúc này sẽ rất dễ có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng. Đồng thời các hộ gia đình, các BQL các tòa nhà chung cư tăng cường công tác kiểm tra các thiết bị điện, các thiết bị PCCC đảm bảo không để xảy ra các sự cố chập điện, cháy nổ. Ông Nguyễn Đức Chung lưu ý các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà. Chỉ những trường hợp cần thiết mới đến làm việc tại cơ quan, đơn vị như: trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật, tham gia chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch, các trường hợp khác phải có văn bản của BCĐ phòng chống dịch bệnh TƯ và TP mới đến làm việc tại cơ quan. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị lập danh sách cán bộ công chức, người lao động đến cơ quan đơn vị làm việc; chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại cơ sở. 14 loại hình kinh doanh, dịch vụ được phép mở cửa Các cơ sở kinh doanh dịch vụ đóng cửa, tạm dừng kinh doanh toàn bộ các dịch vụ kinh doanh, trừ các trường hợp sau: Siêu thị tổng hợp (trừ dịch vụ vui chơi, ăn uống tại chỗ), trung tâm thương mại (gồm siêu thị tổng hợp như trên, bệnh viện), chợ dân sinh (gồm các gian hàng: lương thực, thực phẩm, rau hoa quả, đồ khô), các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini (trừ dịch vụ ăn uống tại chỗ), các cửa hàng tạp hóa, kinh doanh hoa, quả, trái cây, cơ sở lưu trú du lịch, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ bưu điện, dịch vụ ngân hàng, thanh toán điện tử, dịch vụ viễn thông truyền hình, dịch vụ bảo vệ, cửa hàng kinh doanh xăng dầu gas khí đốt, dịch vụ tang lễ, nghĩa trang, hỏa táng, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội. Khi giao dịch trong các loại hình kinh doanh dịch vụ nêu trên cần đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2m, vệ sinh khử khuẩn theo hướng dẫn của ngành y tế. Các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất, công trường xây dựng tổ chức cho cán bộ công nhân viên, người lao động nghỉ tại nhà, nơi cư trú,tại nhà máy, tại công trường xây dựng (nếu có). Trừ trường hợp sản xuất kinh doanh hàng hóa thiết yếu như: sản xuất, sơ chế, chế biến lương thực, thực phẩm, hoa quả, dược phẩm, thuốc chữa bệnh, trang thiết bị vật tư y tế phục vụ phòng chống dịch bệnh, an ninh quốc phòng, dịch vụ cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường, các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, các nhà máy cung cấp nước sạch, các xưởng may sản xuất khẩu trang y tế, nhà máy sản xuất nước đóng chai, nước trái cây. Các nhà máy xí nghiệp đang phải sản xuất các đơn hàng phải trả theo hợp đồng đã ký trước ngày 15/4. Các trường hợp được tổ chức sản xuất, kinh doanh tại các nhà máy xí nghiệp, công trường nêu trên phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt về bảo hộ lao động, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, đồng thời áp dụng các giải pháp phòng chống dịch tại cơ sở, và đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Đặc biệt tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh này cần phải chủ động yêu cầu bắt buộc các nhân viên, công nhân có liên quan đến yếu tố tiếp xúc đến thăm, khám chữa bệnh hoặc có tiếp xúc với người thân, bạn bè đã đến hoặc làm việc tại BV Bạch Mai trong thời gian từ ngày 10-28/3 thì đều phải cách ly, cho lấy mẫu xét nghiệm. Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng. Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, đeo khẩu trang, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng. Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự, dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng. Khi tập trung dưới 20 người phải khử khuẩn vệ sinh y tế, kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang và thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người. Cách ly xã hội không phải phong tỏa hay giới nghiêm cả nước, không ngăn sông cấm chợNgười dân không bị ngăn sông, cấm chợ. Cách ly toàn xã hội không có nghĩa là phong tỏa hay giới nghiêm cả nước - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng khẳng định. Trần Thường | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Suất ăn trong khu cách ly, nơi bệnh viện Bạch Mai bị phong tỏa do corona Posted: 31 Mar 2020 03:01 PM PDT Bữa ăn trong BV rất ngon, trước chúng tôi làm nhiệm vụ chăm sóc người bệnh, nay được quan tâm từ bữa ăn nên ai cũng động viên nhau làm tốt nhiệm vụ để chiến thắng đại dịch - điều dưỡng trưởng Trịnh Tú Hoa chia sẻ. XEM CLIP: Sau khi có nhiều ca dương tính với Covid-19 xuất phát từ BV Bạch Mai, TP Hà Nội tổ chức phong tỏa, cách ly BV với 3,5 nghìn người đang sinh hoạt, làm việc. Để phục vụ việc ăn uống cho các cán bộ y tế, bệnh nhân trong khu cách ly, mỗi ngày hơn 10 nghìn suất ăn được cung cấp, chia làm 3 ca với các khẩu phần thay đổi, đảm bảo dinh dưỡng.
Chống dịch lây chéo Theo lịch cố định mỗi ngày, ca phát cơm buổi sáng bắt đầu vào lúc 6h, buổi trưa 11h và 17h buổi tối. Đại diện các phòng, đơn vị trong BV đến các điểm phát cơm để nhận cho tập thể. Bạch Mai hiện có 3 điểm phát suất ăn gồm cổng số 1 nhà P, cổng số 4 nhà P và cổng số 1 nhà Q. Mỗi khoa điều trị sẽ tự điểm danh số lượng bệnh nhân, nhân viên y tế để chốt danh sách rồi cử 1 đến 2 người ra lấy cơm để tránh việc tụ tập đông người. Tiếp đó, xếp hàng cách nhau 2 mét đợi tới lượt mới lấy cơm. Các suất ăn được để vào thùng xốp, mỗi thùng tương ứng với 12 suất.
Riêng tại khu cách ly dành cho những người tiếp xúc với bệnh nhân dương tính với Covid-19 sẽ được xe điện đưa cơm vào tận nơi. Việc đưa suất ăn vào khu vực cách ly trải qua nhiều bước hơn để đảm bảo chống dịch lây chéo. Khi xe điện vào cổng phát suất ăn tại khu cách ly, đại diện các phòng cách ly lần lượt ra nhận cho cả phòng bằng xe đẩy, nhân viên phát cơm mặc quần áo bảo hộ theo quy định. Nhân viên nhận cơm đứng cách nhau 2m Tuân thủ quy định của Bộ Y tế, các nhân viên tại BV khi xếp hàng nhận cơm đứng cách nhau 2 mét.
Điều dưỡng trưởng của khoa Tai mũi họng Trịnh Tú Hoa cho biết, lực lượng phát cơm tại đây là các nhân viên y tế hỗ trợ nhau trong khi có thời gian rảnh. "Bữa ăn trong BV rất ngon, trước chúng tôi làm nhiệm vụ chăm sóc người bệnh, nay được quan tâm từ bữa ăn nên cảm thấy mình được chăm sóc, mọi người ai cũng động viên nhau làm tốt nhiệm vụ để chiến thắng đại dịch", chị Hoa nói. Đến nay, có 34 ca mắc Covid-19 liên quan đến Bạch Mai, trong đó 23 trường hợp là nhân viên của công ty Trường Sinh, đơn vị cung cấp dịch vụ cho BV.
Để đảm bảo dinh dưỡng cho các y, bác sỹ và bệnh nhân, lãnh đạo BV liên hệ một công ty chuyên cung cấp suất ăn cho hàng không.
Cách ly xã hội không phải phong tỏa hay giới nghiêm cả nước, không ngăn sông cấm chợNgười dân không bị ngăn sông, cấm chợ. Cách ly toàn xã hội không có nghĩa là phong tỏa hay giới nghiêm cả nước - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng khẳng định. Đoàn Bổng - Phạm Công | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
World Bank: Việt Nam phản ứng chính sách tốt đối với khủng hoảng do đại dịch Covid-19 Posted: 31 Mar 2020 01:00 PM PDT Việt Nam đã có những phản ứng chính sách phù hợp và phương án xử lý tốt đối với khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng y tế do đại dịch Covid-19 gây ra. Đây là khẳng định của đại diện của WB Việt Nam cũng như thế giới. Đứng vững trước đại dịch Mặc dù Việt Nam vẫn có nguy cơ đáng kể với dịch cúm Covid-19 và những xáo trộn hiện nay trên thị trường tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững trước các cú sốc bên ngoài trong mấy tháng đầu năm 2020. Đây là khẳng định của Ngân hàng Thế giới (WB) trong Báo cáo Đông Á và Thái Bình Dương thời Covid-19 vừa được công bố chiều 31/3. Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, thế giới đang ở trong một thời kỳ rất ấn tượng, tất cả các nước phải hy sinh tăng trưởng kinh tế để đối phó với dịch bệnh Covid-19, mọi người được yêu cầu cách ly ở nhà để cứu mạng sống và chống lại đại dịch. Nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện đối mặt với cuộc chiến thương mại toàn cầu và sắp tới là hậu quả nặng nề của đại dịch Covid-19. Ở thời điểm hiện tại, còn quá sớm để dự báo hậu quả. Việt Nam có thể mất tới 3-5 điểm tăng trưởng nếu không có biện pháp mạnh mẽ. Dù vậy, theo ông Ousmane Dione, riêng với Việt Nam, dự báo trong trung hạn vẫn rất thuận lợi nhờ hưởng những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA… cho dù rủi ro là rất lớn nếu dịch bệnh kéo dài. Khi đó, sức cầu sẽ rất thấp, thương mại đình trệ. Theo ông Jacques Morisset, kinh tế trưởng WB Việt Nam, phản ứng chính sách của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua là rất phù hợp. Và đây là ý kiến không chỉ của ông mà còn là đánh giá trên thế giới.
Theo đó, Việt Nam đã có những phương án tốt đối với khủng hoảng. Jacques Morisset trích dẫn đánh giá trên tờ Financial Times cho biết, Việt Nam đã kiên quyết và sớm hành động ứng phó khi mà khủng hoảng y tế diễn ra. Việt Nam đã có những hành động bảo vệ các người dân và doanh nghiệp như cho hoãn nộp thuế, hoãn trả nợ, hoãn nộp bảo hiểm xã hội… Cũng theo đại diện WB, Chính phủ Việt Nam đã đi đúng hướng và quản lý ngân sách rất tốt. Việt Nam có ngân sách dự phòng 5% và giờ đây đã phát huy tác dụng, mang lại rất nhiều lợi ích khi xử lý khủng hoảng. Nhiều chính phủ nước khác không có khoản ngân sách dự phòng này. Theo WB, Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất từ kinh tế đối ngoại, xuất khẩu và dòng vốn FDI đều giảm trong tháng 3 và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các tháng tới. Tăng trưởng GDP trong quý 1 cũng chỉ còn 3,82%, nhưng đây là con số tốt hơn nhiều các nước khác trên thế giới. Ở Việt Nam, nhiều ngành có khả năng chống chịu tốt như chế tạo, xây dựng… Ngành tài chính cũng chống chịu tốt và có chính sách phù hợp. Đầu tư đang được đẩy mạnh, nhất là đầu tư công. Kinh tế dự báo sẽ hồi phục từ quý 3 trở đi và tăng trưởng GDP cả năm ước tính đạt khoảng 5%. Trong trường hợp xấu, dịch Covid-19 kéo dài tới cuối năm, tăng trưởng sẽ đạt khoảng 1,5%.
Tăng trưởng GDP bị ảnh hưởng trong ngắn hạn Theo dự báo của WB, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 4,9% trong năm 2020 và tăng mạnh trở lại ở mức 7,5% trong năm 2021 và 6,5% trong năm 2022. Tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu đạt tương ứng 2,6% và 2,8% trong 2020 nhưng sẽ tăng vọt lên 8,8% và 8,5% trong năm tới. Lạm phát trong khi đó vẫn ổn định, ở mức 3,5% trong 2020, 3,7% trong năm 2021 và 3,6% trong năm 2022. Cân đối tải khoản vãng lai âm 1,5% (so với GDP) trong 2020, trở lại mức dương 1% và 1,2% trong 2021 và 2022. Các số liệu nhìn chung khá tích cực, nếu so với các dự báo suy giảm tăng trưởng nghiêm trong của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, theo ông Ousmane Dione, Việt Nam nên có thêm các biện pháp mạnh mẽ hơn, như đẩy mạnh giải ngân đầu tư (nhất là đầu tư công) để tạo việc làm và tăng thu nhập, giúp Việt Nam chuẩn bị dự án đầu tư tốt cho trung hạn. Ông Jacques Morisset thì cho rằng, Việt Nam đã làm tốt việc bảo vệ người dân trước khủng hoảng kinh tế, hỗ trợ tốt doanh nghiệp và công tác làm ngân sách tốt, đồng thời cũng đã làm tốt công việc xóa đói giảm nghèo, dự trữ ngoại hối tốt trong thời gian qua. Nhưng cũng cần đẩy mạnh thêm việc bảo vệ người lao động ở khu vực phi chính thức (ít được hưởng lợi hơn từ các chính sách vừa qua) thông qua các chính sách có thể như giảm hóa đơn tiền điện, nước, viễn thông…
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần quan tâm tới việc tìm giải pháp để có thêm ngoại tệ nhiều hơn nữa. Trong vài năm qua, thặng dư ngoại tệ của Việt Nam khá ổn, nhưng chỉ là tạm thời. Giờ xuất khẩu đi xuống, FDI và FII cũng suy giảm do vậy ngoại tệ sẽ ít hơn. Trong lĩnh vực tài chính, đại diện WB cũng khuyến nghị Việt Nam thận trọng hơn trong việc hỗ trợ bằng cách hỗ trợ thêm tín dụng cho những đối tượng bị tổn thương vì dịch bệnh. Trong nhiều trường hợp, họ có thể không trả được nợ, tạo ra nợ xấu và gây bất ổn cho khu vực ngân hàng. Theo đánh giá của WB, triển vọng trung hạn của Việt Nam nhìn chung thuận lợi, nhưng đang xuất hiện nhiều rủi ro theo hướng suy giảm, gắn với tác động bất lợi lớn kéo dài của dịch cúm Covid-19, sức cầu bên ngoài yếu đi và những cải cách cơ cấu chưa hoàn tất. Nhưng nhìn theo hướng tích cực, Việt Nam đang có vị thế vững chắc để hưởng lợi từ nhiều hiệp định thương mại tự do sắp có hiệu lực trong giai đoạn dự báo. Theo WB, trong điều kiện hội nhập sâu với nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch cúm Covid-19. Các ngành chế tạo chế biến, du lịch và vận tải suy giảm đột ngột trong hai tháng đầu năm 2020. Việt Nam đã bắt đầu "nếm đòn" từ sự biến động khôn lường của nền tài chính toàn cầu hiện nay, giá cổ phiếu tụt dốc, độ rủi ro tín nhiệm quốc gia tăng lên, và dòng vốn đầu tư suy giảm. Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững: trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu tăng trưởng 8%, dòng vốn FDI đổ vào lên đến 2,5 tỷ USD, ngành bán lẻ tăng trưởng 5,4%. Với dư địa chính sách trong tay, Việt Nam đang ở vị thế vững vàng để vượt qua khủng hoảng về y tế và kinh tế đang diễn ra. M. Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chen chúc đi siêu thị, chưa đói vì thiếu lương thực đã có nguy cơ nhiễm Covid Posted: 31 Mar 2020 01:39 PM PDT - Chuyên gia cảnh báo, đây là giai đoạn dịch có nguy cơ cao lây lan ra cộng đồng, vì vậy tất cả người dân cần thực hiện giãn cách xã hội triệt để. Chuyên gia cảnh báo, người dân chen chúc đi siêu thị thời điểm này vô cùng nguy hiểm, nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19. Thủ tướng vừa công bố Chỉ thị 16 yêu cầu cách ly toàn xã hội trên phạm vi toàn quốc kể từ 0h đêm 1/4. Đây là lần đầu tiên Việt Nam áp dụng biện pháp giãn cách xã hội phạm vi rộng như vậy để phòng chống dịch bệnh. Hình ảnh người dân chen chúc mua đồ tại các siêu thị ở Hà Nội Tuy nhiên, ngay khi có thông tin này, rất đông người dân đã đổ dồn đến các siêu thị để tích trữ lương thực, thực phẩm, gây ra tình trạng ùn ứ, chen chúc tại các điểm mua sắm. PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cảnh báo, việc người dân vẫn chen chúc tại các siêu thị thời điểm này vô cùng nguy hiểm. Theo PGS Phu, giờ dịch Covid-19 tại Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn 3, nguy cơ lây ra cộng đồng cực kỳ cao, nhiều ổ dịch hiện đã không thể xác định được ca mắc bệnh ban đầu như tại BV Bạch Mai. Dịch Covid-19 lây qua các giọt bắn do tiếp xúc gần, vì vậy, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân hạn chế tiếp xúc gần, giữ khoảng cách tối thiểu 2m, thường xuyên khử khuẩn các bề mặt kết hợp rửa tay, đeo khẩu trang. Tại Anh, siêu thị hạn chế số lượng vào mua, tất cả những người khác phải xếp hàng phía ngoài, đảm bảo khoảng cách 2m Việc tuân thủ tốt các nguyên tắc này sẽ hạn chế dịch lây lan trong cộng đồng, không bùng phát các ổ dịch lớn, giúp giảm áp lực lên hệ thống y tế. "Do đó, trong thời điểm hiện nay, người dân không nên đổ dồn đến siêu thị để mua đồ. Nhu cầu mua nhu yếu phẩm là chính đáng như không nên hoang mang, ùn ùn mua để tích trữ". PGS Phu khuyến cáo. Theo PGS Phu, có 3 lý do người dân không cần và không nên chen chúc tích trữ: Thứ nhất, việc tụ tập quá đông chính là nguy cơ rất cao lây nhiễm Covid-19 khi dịch đã lây lan trong cộng đồng. Nếu cứ chen chúc mua hàng, có thể chưa chết đói vì thiếu lương thực đã bị nhiễm Covid. Thứ hai, mua sắm ồ ạt sẽ tạo nên cơn sốt hàng ảo, thiếu ảo khiến nhiều người khác cần mua nhưng không có hàng. Bài học sau vụ xuất hiện ca bệnh thứ 17 vẫn còn nguyên. Thứ ba, nhà nước luôn đảm bảo nhu yếu phẩm một cách thường xuyên, hoạt động sản xuất lương thực thực phẩm vẫn diễn ra bình thường. Chỉ các nước phụ thuộc nhập khẩu lương thực thực phẩm nhiều mới lo, Việt Nam sản xuất được rau củ quả, gạo, thịt rất nhiều nên không sợ thiếu. Vì vậy, PGS Phu khuyên tất cả người dân nếu thực sự phải đi siêu thị mua đồ những ngày này, có thể mua nhiều hơn một chút để hạn chế số lần di chuyển nhưng không nên mua quá nhiều. Khi đi siêu thị, đảm bảo phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi vào siêu thị. Việc nhiều người cùng nắm, sờ vào cùng một đồ vật có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi vào siêu thị, mỗi người mua phải đảm báo giữ khoảng cách tiếp xúc tối thiểu 2m. Chủ các siêu thị cần có quy định cụ thể để hướng dẫn người mua, kiểm soát người ra vào, "Ở nước ngoài, tại các siêu thị có lực lượng kiểm soát người vào mua, đảm bảo lượng người trong siêu thị không quá đông. Ngay tại Ấn Độ, họ còn khoanh vòng tròn cho từng người đứng để đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m", PGS Phu dẫn chứng. Thúy Hạnh 2 tuần tới có ý nghĩa quyết định để Việt Nam khống chế dịch Covid-19- Việt Nam đã bước vào giai đoạn 3 của trận chiến chống Covid-19, 10-15 ngày tới sẽ là giai đoạn sống còn, quyết định thất bại hay thành công. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tin tức dịch CoVid-19 ngày 1/4: Mỹ vượt TQ về số ca tử vong Posted: 31 Mar 2020 06:56 PM PDT Đại dịch Covid-19 hiện đã lây lan đến 202 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, lây nhiễm cho hơn 850.000 người và cướp đi sinh mạng của ít nhất 42.016 người khắp toàn cầu. Trước sự bùng phát dữ dội của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, chính phủ của nhiều nước trên thế giới đã mở rộng và bổ sung thêm nhiều biện pháp mạnh tay để ứng phó, kể cả cách ly bắt buộc và áp lệnh phong tỏa toàn quốc. Mỹ vượt TQ về số ca tử vong, áp phong tỏa 3/4 dân số chống dịch Theo dữ liệu thống kê mới nhất của trang Worldometers, chỉ trong vòng 24 giờ qua, Mỹ đã có thêm 21.482 ca nhiễm mới Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên tới 185.270 người, cao nhất thế giới và gần gấp đôi Italia. Đáng nói, tính đến hết ngày 31/3, tổng số trường hợp thiệt mạng vì dịch tại Mỹ đã lên tới 3.780 người, tăng 639 trường hợp so với một ngày trước đó và vượt quá Trung Quốc, nơi khởi phát dịch Covid-19 và có tổng số ca tử vong công bố là 3.305 người. New York hiện vẫn là bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì sự bùng phát bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, với 914 ca tử vong. Ngay cả em trai thống đốc bang Andrew Cuomo - Chris Cuomo, người dẫn chương trình của kênh CNN cũng bị nhiễm Covid-19 và hiện đang tự cách ly tại tầng hầm nhà riêng. Theo BBC, khoảng 245 triệu người Mỹ, tương đương gần 3/4 dân số nước này đang và sắp phải chịu một dạng phong tỏa nào đó khi có thêm nhiều bang siết chặt các biện pháp chống dịch. Maryland, Virginia, Arizona và Tennessee là các bang mới nhất ra lệnh cho người dân ở nhà để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan, đồng nghĩa 32 trong tổng số 50 bang của Mỹ đã thực thi biện pháp mạnh tay này. Hàng trăm bệnh viện dã chiến đang được xây dựng khắp nước Mỹ nhằm giảm tải cho hệ thống y tế quốc gia và tiếp nhận điều trị các bệnh nhân Covid-19. Số ca nhiễm tăng vọt, châu Âu cuống cuồng dập dịch Châu Âu tiếp tục là tâm chấn của đại dịch Covid-19 toàn cầu, với tổng số ca tử vong tại Italia và Tây Ban Nha đã chiếm tới hơn một nửa tổng số ca tử vong của toàn thế giới. Italia vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới vì sự bùng phát của virus corona chủng mới. Tính đến sáng sớm 1/4, nước này đã có 12.428 người tử vong, tăng 837 người so với một ngày trước đó, trong tổng 105.792 trường hợp nhiễm Covid-19. Cả nước này ngày 31/3 đều để cờ rủ nhằm tưởng niệm những người đã thiệt mạng vì dịch. Tây Ban Nha là "ổ dịch" lớn thứ hai ở châu Âu với tổng số ca mắc và tử vong vì mầm bệnh nguy hiểm chỉ sau Italia. Quốc gia này hiện ghi nhận gần 96.000 ca dương tính với virus corona chủng mới và 8.464 trường hợp trong số đó đã tử vong. Madrid và Catalonia vẫn là những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, dù số ca nhiễm bệnh đang tăng lên ở Castilla La Mancha. Chính phủ Tây Ban Nha vừa công bố một loạt biện pháp mới nhằm giúp đỡ người lao động, các công ty nhỏ và những người dễ bị tổn thương nhất khi dịch bùng phát, bao gồm cả gia hạn các hợp đồng cho thuê nhà, đình chỉ trục xuất trong 6 tháng kể từ khi nhà chức trách bắt đầu áp sắc lệnh khẩn cấp quốc gia, hỗ trợ 900 Euro/tháng cho những người gặp vấn đề về thanh toán, ... Trong khi đó, tại Nga, Hạ viện (Duma quốc gia Nga) ngày 31/3 đã thông qua dự luật xử phạt tối đa tới 7 năm tù giam và 2 triệu rúp (hơn 600 triệu đồng) tiền phạt đối với những ai không tuân theo quy định phòng chống dịch Covid-19. Cơ quan lập pháp này cũng bỏ phiếu phê chuẩn việc trao quyền cho chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong trường hợp cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới. Nga hiện ghi nhận 2.337 người nhiễm Covid-19 với 17 trường hợp đã tử vong. Cùng ngày, Chính phủ Ba Lan thông báo sẽ siết chặt hơn nữa các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 như hạn chế sự đi lại với người dưới 18 tuổi; đóng cửa các công viên, bãi biển, khách sạn và giới hạn số người đi mua sắm. Đa số các biện pháp mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/4 và kéo dài trong 2 tuần. Bất kỳ người nào vi phạm nếu bị phát hiện sẽ phải đối mặt với mức phạt tiền từ 5.000 - 30.000 zloty (khoảng 28,4 - 170 triệu đồng). Tính đến hết ngày 31/3, quốc gia Đông Âu này đã có 2.311 ca dương tính với virus corona chủng mới với 33 người đã tử vong. Đức cũng vừa trải qua một ngày một ngày đen tối, khi thêm 4.923 ca nhiễm mới Covid-19 và 130 trường hợp tử vong vì dịch. Đến hết ngày 31/3, gần 72.000 người ở Đức đã dương tính với virus corona chủng mới, với 775 trường hợp tử vong. Bộ Y tế Đức kêu gọi mọi người không nên sáng tạo ra những câu chuyện đùa liên quan đến Covid-19 vào dịp ngày Quốc tế nói dối (hay Cá tháng tư 1/4) năm nay trong tình cảnh khủng hoảng hiện tại. Các tin nóng khác về đại dịch Covid-19: - Bộ trưởng Nhân lực Singapore Josephine Teo ngày 31/3 cho biết, chính phủ nước này đang cân nhắc ban hành quy định buộc các công ty ngưng hoạt động nếu không nỗ lực đảm bảo nhân viên của họ có thể làm việc tại nhà nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Động thái diễn ra khi Singapore ghi nhận 926 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 3 ca tử vong. - Chính phủ Malaysia tuyên bố, biện pháp phong tỏa đã giúp nước này giảm đáng kể số ca nhiễm mới Covid-19, xuống mức 140 - 200 ca/ngày. Trong 24 giờ qua, quốc gia Đông Nam Á có thêm 140 ca nhiễm mới và 6 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn quốc lên 2.766 người và tổng số trường hợp tử vong là 43 người. Để đối phó, nhà chức trách địa phương đã cho triển khai một loạt biện pháp hạn chế đi lại cũng như những dịch vụ, hoạt động kinh doanh không thiết yếu tới ngày 14/4. Chính phủ Malaysia cũng kêu gọi người dân tiếp tục ở nhà, tuân thủ nghiêm các chỉ dẫn của Bộ Y tế để phòng chống dịch hiệu quả. - Nhà chức trách Ấn Độ đang truy tìm những người tham gia một nghi lễ tôn giáo ở Tây Nizamaddin, gần khu vực thủ đô New Delhi để kịp thời cách ly các ca nghi nhiễm sau khi hàng chục người từng dự sự kiện có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới và ít nhất 10 người trong số đó đã tử vong. Theo trang Press Trust, ước tính khoảng 8.000 người đã có mặt tại buổi lễ. Tuấn Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bên trong phòng cách ly đặc biệt điều trị bệnh nhân Covid-19 Posted: 31 Mar 2020 10:09 AM PDT - Khu cách ly đặc biệt của Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 là nơi điều trị những bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng lâm sàng như sốt, ho, khó thở, đau mỏi cơ. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh) đang điều trị số ca Covid-19 đông nhất cả nước với 69 bệnh nhân tính đến hết ngày 31/3. Ngoài ra, bệnh viện cũng đang cách ly hàng trăm ca nghi ngờ nhiễm Covid-19 với các triệu chứng lâm sàng như ho, sốt.
Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cho biết, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, bệnh viện đã phân luồng bệnh nhân vào các khu cách ly, điều trị theo đúng quy định. Có 3 bệnh nhân diễn biến rất nặng đang được theo dõi, điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, 6 trường hợp có triệu chứng lâm sàng, diễn biến nhẹ hơn đang nằm ở Khoa Cấp Cứu. Khoảng 60 bệnh nhân còn lại chỉ ho sốt nhẹ hoặc không có triệu chứng đang nằm ở khoa Virus ký sinh trùng.
Dưới đây là những hình ảnh tại Khu cách ly đặc biệt của Khoa cấp cứu, đơn vị chịu trách nhiệm khám sàng lọc và điều trị những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng như sốt, ho, khó thở, đau mỏi cơ.
PGS. TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh cho biết: Bộ Y tế đang dành ưu tiên cao nhất cho Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh bởi đây là đơn vị hàng đầu tập trung các bệnh nhân Covid-19 nặng. Các thiết bị máy móc hiện đại hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân, nâng cao tay nghề của bác sĩ sẽ được cố gắng hết sức để điều động về bệnh viện. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đang hỗ trợ bệnh viện trong vấn đề chuyên môn bằng cách liên tục tổ chức hội chẩn chuyên môn gồm các chuyên gia hàng đầu về hồi sức, hô hấp, tim mạch... để đưa ra hướng điều trị tiếp theo. Tổ Hội chẩn chuyên môn gồm 30 chuyên gia đầu ngành của Bộ đã được thành lập để sẵn sàng hội chẩn, hỗ trợ chuyên môn đối với các trường hợp ca bệnh nặng. Nguyễn Liên - Lê Minh Bộ Y tế: Dành ưu tiên cao nhất cho bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng- Bộ Y tế cho biết sẽ dành tất cả những gì tốt nhất về trang thiết bị, vật lực, nhân lực cho bệnh viện tuyến đầu điều trị Covid-19 tại Việt Nam. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trấn Thành hát 'Cánh hồng phai' tiếc thương diễn viên Mai Phương Posted: 31 Mar 2020 08:18 PM PDT - Ông xã Hari Won hát ca khúc 'Cánh hồng phai' xót thương cho số phận của diễn viên Mai Phương. Trấn Thành hát "Cánh hồng phai" tiếc thương Mai Phương:
"Cánh hồng phai" là ca khúc do nhạc sĩ Dương Khắc Linh sáng tác, có nội dung nói về cô gái xinh đẹp nhưng có số phận bất hạnh. Trong video với tiêu đề "Trấn Thành thương tiếc Mai Phương - hãy an nghỉ (1985-2020)", ngoài phần thể hiện ca khúc, Trấn Thành lồng ghép hình ảnh của Mai Phương trong các MV, đoạn phim tư liệu và chương trình truyền hình mà cố diễn viên từng tham gia. Đặc biệt, hình ảnh Mai Phương xuất hiện trong "Ký ức vui vẻ" - chương trình truyền hình cuối cùng mà cô tham gia - khiến nhiều người không giấu được xúc động. Cùng bạn thân là MC Ốc Thanh Vân hội ngộ nghệ sĩ Hồng Vân, Quyền Linh, Minh Nhí,..., nữ diễn viên gây ấn tượng với câu nói: "Em vẫn đang chiến đấu và sẽ cố gắng hết mình". Thời điểm này, dù bệnh tình đã trở nặng nhưng Mai Phương vẫn quyết định nhận lời tham gia và xuất hiện với gương mặt đầy rạng rỡ, vui tươi. Video tưởng nhớ người bạn quá cố của nam MC nhanh chóng nhận được gần 2 triệu lượt xem và hàng ngàn lượt bình luận. Người hâm mộ cũng đồng cảm với Trấn Thành, xót thương cho số phận lận đận của Mai Phương. Giọng hát ngọt ngào, buồn của Trấn Thành và những hình ảnh cũ của Mai Phương càng khiến khán giả không khỏi xót xa.
Trước đó, ngày 28/3, sau khi nhận được thông tin Mai Phương qua đời, Trấn Thành cũng đăng tải bài thương tiếc đồng nghiệp trên trang cá nhân. "Số phận, đôi khi thấy nó xử hẹp bạn quá! Bắt người ta xinh đẹp làm chi mà tình duyên thì lận đận, sự nghiệp cũng không mấy suôn sẻ, cố gắng vượt qua hết mọi khó khăn, vừa có được chút niềm vui và hy vọng lại đối diện với bệnh nan y. Cho đến khi ra đi cũng ngay một thời điểm không thuận lợi cho mọi người đến bên bạn để nói một lời tạm biệt. Nghĩ mà tức! Quá sức chịu đựng!", anh viết. "Tôi đang cố rà lại ký ức để nhớ xem Phương bạn tôi hạnh phúc nhất là khi nào? Mơ hồ lắm! Vì lần nào gặp, mắt cũng sâu thẳm nỗi buồn, tay chân thì tất bật vì phải chạy nhiều show, làm nhiều. Lâu lâu thấy được cười và lần sau gặp lại, thế nào nụ cười ấy cũng được thay bằng một vẻ mặt trầm tư. Một đôi mắt mà nhìn vào trong đó, chưa bao giờ thấy bình an. Thôi cũng một phận người! Một cuộc chơi không mấy gì là sòng phẳng với một cô gái mỏng manh và đáng yêu như bạn. Luôn cố gắng mỉm cười là để che đi những dồn nén đã chịu đựng ngày này qua tháng nọ. Luôn tỏ ra lạc quan là để trấn an bản thân trước những ngả nghiêng sắp sửa đổ xô vào đời mình. Chưa bao giờ thấy bạn ngưng chiến đấu với cuộc sống để dành lại 2 chữ "hạnh phúc". Nhưng cuộc đời chơi không đẹp với bạn. Bạn không đấu với nó nữa. Nghỉ ngơi Phương nhé! Hết đau rồi! Về một nơi mà bạn được thanh thản, nhẹ lòng và sẽ luôn mỉm cười mỗi khi quay đầu lại thấy được những ánh mắt yêu thương của nhiều người dõi theo, trong đó có tôi! Kiếp sau phải thật hạnh phúc nhé! Và phải cao thật cao cơ, cô gái kiên cường ạ", Trấn Thành xúc động viết.
Trấn Thành và Mai Phương là những nghệ sĩ cùng trang lứa, có nhiều gắn bó. Vì vậy, sự ra đi của nữ diễn viên bạc mệnh khiến nam MC xót xa. Ngày 30/3, anh cùng bà xã Hari Won tới tang lễ để tiễn đưa đồng nghiệp về nơi an nghỉ cuối cùng. Công Nguyễn Ốc Thanh Vân khóc nghẹn khi Mai Phương được đưa vào hỏa táng- Gia đình và những người bạn thân thiết đã không kìm nổi nước mắt tiền biệt Mai Phương trước giờ hỏa táng sáng ngày 31/3. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thu nhập 30 triệu, vợ vẫn đòi bỏ phố về quê Posted: 31 Mar 2020 05:51 PM PDT - Tôi đang băn khoăn trước việc nên về quê sống, hưởng không khí trong lành nhưng ít tiền hay bám trụ ở lại thành phố này. Tôi đang rơi vào một tình huống trớ trêu, không biết phải giải quyết thế nào. Năm nay tôi đã 35 tuổi, lập gia đình được 8 năm. Vợ tôi làm kế toán tại một công ty về mỹ phẩm, tôi làm nhân viên kinh doanh cho một công ty nội thất. Tổng thu nhập của gia đình tôi hiện lên tới 30 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập trên, nhiều gia đình khác đã mua được căn hộ chung cư tiền tỷ ở Hà Nội, sống cuộc sống thoải mái. Còn vợ chồng tôi và hai cô con gái vẫn phải ở nhà thuê. Thực ra, chúng tôi không phải là dạng người ăn tàn phá hại mà tiêu xài sạch số tiền kiếm được để đến mức phải đi ở trọ suốt từng ấy năm. Chúng tôi cũng chắt bóp chi tiêu, tiết kiệm từng đồng một. Tuy nhiên, tiền phí sinh hoạt hàng tháng, tiền học chính rồi học thêm cho con, tiền sữa, tiền ma chay hiếu hỷ, xăng xe, tiền tiêu vặt... quần quật một năm, một mùa lễ Tết về quê, tiền tàu xe, tiền mừng tuổi, tiền quà cáp lại khiến vợ chồng tôi quay trở về vạch ban đầu, năm này qua năm khác. Nhiều lúc, tôi rất chán nản, buồn bã vì biết bao người có thu nhập thấp hơn, vậy mà họ vẫn có tiền để mua nhà Hà Nội. Trong khi vợ chồng tôi có thu nhập khá cao vẫn phải đi ở thuê. Vậy là, kể từ khi đó, tôi bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu, chịu khó tằn tiện, tiết kiệm thì mỗi tháng cũng cất được khoảng 5 -7 triệu đồng. Tôi dự tính mấy năm nữa sẽ cố gắng dồn tiền, vay thêm người thân và ngân hàng để mua nhà Hà Nội. Tuy nhiên, tính toán của tôi có nguy cơ đổ vỡ vì dạo này vợ tôi không hiểu sao lại liên tục đòi về quê sống.
Lần đầu tiên cô ấy đề cập tới vấn đề này là vào mấy tháng trước, khi mà chất lượng không khí ở Hà Nội chuyển biến xấu, cô ấy sợ cứ sống mãi ở Thủ đô mà như thế này không sớm thì muộn cũng rước bệnh. Thú thực, ngày trước tôi chẳng cảm nhận thấy gì khác biệt cả, nhưng khi nghe báo đài nói nhiều, rồi vợ tôi cũng liên tục bị hắt hơi, sổ mũi tôi mới để ý hơn đến vấn đề này. Ban đầu, tôi động viên vợ cố gắng chịu đựng, chờ chất lượng không khí cải thiện. Bao nhiêu người cùng hít thở chung bầu không khí này chứ có phải riêng mỗi nhà tôi đâu. Rồi bao nhiêu năm qua có người nào gặp vấn đề gì về hô hấp đâu. Tôi còn phân tích cho vợ hiểu rằng, so với người khác, vợ chồng tôi còn may mắn vì có thu nhập, còn có công việc nên phải cố gắng bám trụ vì tương lai của con cái sau này. Vơ tôi nghe vậy thì từ đợt đó cũng không thấy nhắc nhở tôi chuyện về quê sống nhưng gần đây, công việc khó khăn hơn, áp lực nhiều, các con được gửi về quê cho ông bà trông giữ do nghỉ học kéo dài. Chúng lại quen với cuộc sống tự do tự tại ở quê nên không muốn trở lại Hà Nội. Vợ tôi lại đề nghị tôi suy nghĩ chuyện chuyển về quê sống. Cô ấy liên tục nói về việc ở đây chúng tôi không có tương lai, nếu cứ bám trụ Hà Nội để có được cái mác dân Thủ đô nhưng cuộc sống vợ chồng con cái lại không được thoải mái, thiếu an toàn. Cô ấy còn bảo sống phải biết theo thời thế, bây giờ về quê là an toàn nhất. Ngoài ra, hai vợ chồng tôi có thu nhập cao, sống ở thành phố bao nhiêu năm mà chẳng bằng người ở quê. Ở thành phố vừa phải ở nhà trọ, vừa ô nhiễm, khói bụi, bệnh tật,.. mà thực phẩm thì lại đắt đỏ, không rõ nguồn gốc. Trong khi ở quê thì chả sợ bệnh tật gì. Chúng tôi vừa có nhà mà mọi thứ cái gì cũng đơn giản, ăn uống yên tâm không độc hại gì. Hoa quả ngoài vườn mùa nào trái đó, gà chạy như đi siêu thị ngoài sân, cá thì dưới ao, rau chỗ nào cũng mọc. Tôi thì rất lăn tăn về việc này bởi xét cho cùng, ở đây tôi đang có một công việc tốt, thu nhập cao nên không muốn về quê. Ở quê cuộc sống bấp bênh, không có việc làm, rồi điều kiện giao thông, bệnh viện, chất lượng giáo dục cũng không thể bằng ở Hà Nội . Tôi cũng biết bao nhiêu người ở quê muốn lên thành phố ở, lập nghiệp mà không được, đằng này chúng tôi có công việc ổn định, thu nhập cao lại kéo nhau về quê thì không ổn. Thú thực mà nói, tôi là người từng học giỏi, là niềm tự hào của gia đình, dòng họ. Bây giờ tôi tự dưng lại bỏ phố về quê liệu có ổn không. Rồi gia đình tôi liệu có mất mặt với họ hàng, làng xóm không? Hiện tôi chưa biết nên làm thế nào. Theo mọi người tôi có nên nghe theo lời vợ chuyển hẳn về quê sống hay cứ cố gắng bám trụ Thủ đô? Cuộc sống thảnh thơi của Phó Giám đốc từ khi cho thuê nhà rồi đi ở trọ- Bạn bè, người thân biết chúng tôi từ bỏ nhà mặt phố để về quê ở trọ thì ai cũng can ngăn vì cho rằng đó là quyết định bốc đồng. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tình người từ tấm biển 'mời nhận quà' của vợ chồng trẻ ở Bình Dương Posted: 31 Mar 2020 04:00 PM PDT Đôi vợ chồng trẻ ở Bình Dương bỏ tiền túi chuẩn bị hơn 100 phần quà là gạo, mì gói, cháo đặt trước tiệm tạp hóa với dòng chữ "nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác". XEM CLIP: Tấm bảng với dòng chữ nắn nót này được đôi vợ chồng trẻ bán tạp hóa tại phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đặt trước cửa tiệm, bên cạnh là hơn 100 phần quà gói trong túi nilon, bao gồm gạo, mì gói và cháo.
Việc làm trên khiến cộng đồng mạng nức lời khen ngợi khi lan truyền trên mạng xã hội từ chiều 30/3 vừa qua. PV VietNamNet đã tìm đến tiệm tạp hóa của vợ chồng trẻ nói trên tại KCN Mỹ Phước 3, phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát. Tại đây, một người đàn ông tật nguyền ngồi xe lăn đang chờ bên ngoài để nhận phần quà từ chủ tiệm. Trước đó, hàng chục phần quà đã được người nghèo, bán vé số trên địa bàn phường Thới Hòa đến nhận. Đôi vợ chồng trẻ (khoảng 25 tuổi) tỏ ra ngại ngần khi được hỏi về việc tặng đồ ăn cho người nghèo. Họ xin phép được giữ kín danh tính với lý do làm từ thiện từ tấm lòng, xuất phát từ sự đồng cảm với người nghèo trong mùa dịch. Họ cho rằng việc làm của mình 'rất nhỏ nhoi, không bằng nhiều người khác trong xã hội'. Qua tìm hiểu, đôi vợ chồng trẻ thuê đất tại KCN Mỹ Phước 3 để bán tạp hóa phục vụ cho công nhân ở trọ, người chồng hàng ngày chạy xe bán bảo hiểm ở Sài Gòn, còn vợ ở nhà bán tạp hóa kiếm thêm thu nhập. Dù nguồn thu hàng tháng khá ít ỏi, đôi vợ chồng trẻ vẫn quyết định bỏ tiền túi ra mua hàng, gói quà phát cho người nghèo. Mỗi phần quà là 2kg gạo, mì gói, cháo gói với trị giá khoảng 60 ngàn đồng/phần.
Từ chiều qua tới hôm nay, tự tay hai vợ chồng đã gói được hơn 100 phần quà để tặng người nghèo. Sợ mọi người không biết điểm nhận, người vợ lấy tấm bìa caton viết lên dòng chữ "Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác". Khi được hỏi phát quà đến lúc nào, hai vợ chồng trẻ tươi cười nói: "bao giờ hết khả năng thì tụi em thôi ạ, cái khó nhất bây giờ là mua được mì gói". Tiếp nhận thông tin từ PV, ông Phan Thanh Thảo – Chủ tịch UBND phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát cho hay, đây là hành động đáng tuyên dương của công dân, phường sẽ ghi nhận việc làm nhân văn này của đôi vợ chồng trẻ. Ông Thảo cho biết thêm, trên địa bàn phường cũng có nhiều chủ cơ sở cho thuê trọ đồng loạt miễn, giảm tiền phòng cho công nhân, góp phần giúp đỡ bà con trong lúc khó khăn do dịch bệnh. Sau miễn tiền trọ, chủ đại lý vé số tặng trăm triệu cho người nghèoSau khi miễn tiền trọ 2 tháng cho người lao động, chủ đại lý vé số ở Bình Dương tiếp tục tặng hơn 100 triệu cho người nghèo khiến nhiều người cảm động. Xuân An | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chỉ huy tàu sân bay Mỹ kêu cứu vì Covid-19 tấn công dữ dội Posted: 31 Mar 2020 07:40 PM PDT Chỉ huy một tàu sân bay Mỹ với thủy thủ đoàn hơn 4.000 người đã viết thư yêu cầu Lầu Năm góc trợ giúp khẩn cấp nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 bùng phát dữ dội trên tàu. Trong một bức thư gửi Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân Mỹ đề ngày 30/3, ông Brett Crozier, Chỉ huy hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt viết: "Chúng ta đang không ở thời kỳ chiến tranh. Các thủy thủ không cần phải chết. Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, chúng ta sẽ không bảo vệ được tài sản đáng tin cậy nhất của mình - các thủy thủ của chúng ta. Bệnh (viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona) đang lây lan và tăng tốc".
Thư kêu cứu của ông Crozier được gửi đi sau khi có nhiều thủy thủ trên tàu USS Theodore Roosevelt có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới. Hàng không mẫu hạm này hiện đang neo đậu ở ngoài khơi đảo Guam, phía tây Thái Bình Dương. Ông Crozier nhấn mạnh, với số lượng lớn lính thủy cùng sống trong một không gian giới hạn trên tàu sân bay, việc cách ly các cá nhân nhiễm bệnh là "bất khả thi". Vị sĩ quan này đề xuất, Lầu Năm góc phải có "hành động quyết đoán", cho hầu hết thủy thủ đoàn rời tàu và cách ly toàn bộ họ trong 2 tuần để kiểm dịch. Hiện vẫn chưa rõ chính xác có bao nhiêu người trên tàu USS Theodore Roosevel đã mắc Covid-19. Tuy nhiên, theo tờ San Francisco Chronicle, báo đầu tiên đưa tin về bức thư của ông Crozier, ít nhất 100 thủy thủ trên hàng không mẫu hạm này đã nhiễm mầm bệnh nguy hiểm. Trao đổi với hãng thông tấn Reuters, một phát ngôn viên Hải quân Mỹ khẳng định, lực lượng này "đang nhanh chóng xúc tiến mọi biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của thủy thủ đoàn tàu USS Theodore Roosevelt". Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tiết lộ với kênh CBS hôm 31/3 rằng bản thân "chưa có cơ hội" đọc chi tiết bức thư của ông Crozier. Ông lưu ý, Bộ sẽ phải trông cậy vào các lãnh đạo Hải quân đánh giá tình hình và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho tàu USS Theodore Roosevelt. Tuấn Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bầu Đức 'kênh' VPF: Người hào sảng, ai làm thế Posted: 31 Mar 2020 04:03 PM PDT - Bầu Đức từ chối cho đại diện HAGL dự cuộc họp của VPF tìm giải pháp cho LS V-League 2020 khiến khoảng cách giữa ông bầu phố núi và VPF ngày càng thêm xa. 1. Sáng 31/3- thời điểm VPF tiến hành họp online với 13 CLB nhằm tìm ra giải pháp, phương án tổ chức LS V-League 2020, bầu Đức tái khẳng định không cho đại diện HAGL dự họp. Lý do ông chủ đội bóng phố Núi đưa ra để từ chối cuộc họp trực tuyến trên: "Thật phi lý khi Chính phủ, nhân dân, các ban ngành đang tập trung chống dịch thì Covid-19 các anh ấy lại họp bàn chuyện bóng đá. Chúng ta chưa biết dịch sẽ biến động thế nào, kéo dài trong bao lâu. Trong khi đó, các anh cứ họp rồi hoãn, rồi lại họp, kế đó lại hoãn. Theo tôi, chúng ta phải căn cứ vào thực tế, khi nào hết dịch sẽ bàn tính".
Bầu Đức cũng cho hay nếu VPF đưa ra những giải pháp tốt, hiệu quả chắc chắn sẽ ủng hộ cả hai tay, nhưng thời điểm hiện tại thì không bởi quan điểm "không nói chuyện bóng đá ở mùa dịch". 2. Thông báo của VPF hay Chủ tịch HĐQT VPF Trần Anh Tú, thực chất cuộc họp trực tuyến với các CLB không phải để chốt phương án thi đấu, hoặc triển khai ngay thời điểm dịch cúm Covid-19 còn phức tạp mà chủ yếu lấy ý kiến. Việc VPF tổ chức họp bàn với 14 CLB tại V-League sớm đưa ra được giải pháp tổ chức chặng đường còn lại của mùa giải, giữ thế chủ động hơn khi tình hình dịch cúm Covid-19 được khống chế.
Tuy nhiên, cuộc họp của VPF với 13 đội bóng (vắng HAGL) chưa đạt hiệu quả mong muốn, vì vẫn chưa tìm ra tiếng nói chung về các phương án tổ chức phần còn lại của mùa giải 2020. 3. Về lý, những phát biểu của bầu Đức không sai khi ai cũng hiểu vào thời điểm VPF tổ chức cuộc họp bàn tương lai V-League 2020, dịch Covid-19 tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp khiến mọi sinh hoạt trong đời sống bị đảo lộn.
Nhưng về tình, rõ ràng bầu Đức chưa chuẩn, bởi dù nói đúng đi chăng nữa thì HAGL vẫn là một phần của bóng đá Việt Nam như chính ông bầu này thừa nhận. Vì vậy việc HAGL từ chối một cuộc họp cần ý kiến xây dựng từ các thành viên thì cách "tẩy chay" như vậy rõ ràng hơi thái quá. Bầu Đức hay đại diện của HAGL hoàn toàn có thể phát biểu phản đối trực tiếp trong cuộc họp với VPF, thay vì "lẫy" và từ chối thẳng toẹt bằng những tuyên bố giãy nảy trên báo chí. Điều này dễ khiến nhiều người ngờ ngợ rằng ông chủ đội bóng phố Núi và lãnh đạo VPF vẫn còn nhiều cấn cá, sau những va chạm cách đây ít năm. Cũng như thế, VPF không sai khi đề nghị các đội bóng tham dự V-League 2020 ngồi lại để bàn thảo, đưa ra các phương án thi đấu mới, nhưng cái cách nói và thể hiện lại khiến nhiều người hiểu lầm. Bởi ít ngày trước VPF chủ động đưa ra một phương án thi đấu mới (đưa 7 đội bóng phía Nam ra miền Bắc đá tập trung) rồi mới đề xuất lấy ý kiến đại diện các CLB, làm cá nhân bầu Đức… không thông và xảy ra những bùng nhùng không đáng. Nhưng bây giờ, bầu Đức lẫn VPF hay VPF có lẽ cần gạt đi cái tôi của mình để cùng các CLB ngồi lại vì cái chung cho giải đấu, cho bóng đá Việt Nam. Bởi cần pbiết rằng nếu V-League không có sự chuẩn bị kỹ với nhiều phương án thì thiệt hại nhất chắc chắn là bóng đá hay tuyển Việt Nam. Vậy nên, nhường và nhịn một chút chứ "kênh" nhau để đôi bên cùng thiệt! Xuân Mơ |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét