“Nhiều thiệt thòi khi bị dán nhãn 'nước phát triển' ” plus 6 more |
- Nhiều thiệt thòi khi bị dán nhãn 'nước phát triển'
- Lại thêm một Cát Linh - Hà Đông
- Nhà lý luận vô danh tiểu tốt
- Virus Vũ Hán là khắc tinh của cổ phần hóa?
- Việt Nam học được gì từ khủng hoảng Covid-19 ở Ý?
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ CỦA SAFEGUARD DEFENDERS
- Quyền, Tiền và Bệnh thành tích
Nhiều thiệt thòi khi bị dán nhãn 'nước phát triển' Posted: 11 Mar 2020 03:53 PM PDT (TBKTSG) - Mới đây, Cơ quan đại diện thương mại Mỹ (USTR) đã cắt ngắn danh sách các nước đang phát triển và kém phát triển. Theo đó, Việt Nam cùng một số nước và vùng lãnh thổ bị loại khỏi danh sách, đồng nghĩa với việc bị Mỹ xóa bỏ những ưu đãi áp dụng cho danh sách này.
Nhìn vào danh sách các nước cùng bị loại, một số chuyên gia kinh tế cho rằng thật không công bằng đối với Việt Nam. Hiện Việt Nam không thể so sánh với Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia... "Đưa Việt Nam đứng vào "hàng ngũ" những nước này là hết sức khập khiễng và vô cùng bất lợi cho Việt Nam", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nêu quan điểm. Theo bà, Việt Nam còn phải mất vài thập niên nữa mới đuổi kịp tổng sản phẩm trong nước (GDP) trên đầu người của Hàn Quốc, Singapore hay thậm chí là Malaysia. Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), đã chia sẻ trên VnExpress.vn rằng theo cách tiếp cận mới của Mỹ, để được xem là nước đang phát triển, thị phần thương mại của nước đó phải thấp hơn mức 0,5% tổng thương mại thế giới. Và theo dữ liệu từ WTO, tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 lần lượt đạt 242,6 tỉ đô la Mỹ (chiếm 1,3% thị phần toàn thế giới) và 235,5 tỉ đô la (1,19%). Cả hai đều cao hơn mức 0,5%. Nhưng theo bà Phạm Chi Lan, con số kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không phản ánh đúng thực lực sản xuất nội tại của đất nước, mà thực tế là khối đầu tư nước ngoài (FDI) đóng góp tới 70% vào thành tích này. Phần lớn doanh nghiệp FDI đều nhập nguyên phụ liệu, linh kiện vào Việt Nam gia công, lắp ráp thành phẩm để xuất khẩu. Họ chỉ tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, giá thuê đất thấp, công nghệ sản xuất lạc hậu..., nghĩa là họ không đóng góp nhiều cho ngành sản xuất trong nước, không mang lại giá trị kinh tế lớn cho Việt Nam. Bà Lan cho rằng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI, phần giá trị được sinh ra từ nội tại đất nước là rất thấp. Đồng tình quan điểm này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng hiện số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của các dự án sản xuất FDI là quá ít và cũng chỉ cung cấp được những sản phẩm giản đơn, giá trị kinh tế thấp. Do vậy, cần phải quyết liệt điều chỉnh thu hút đầu tư nước ngoài: không chạy theo số lượng mà chắt lọc những dự án chất lượng. Bà Phạm Chi Lan thì kêu gọi giới truyền thông cũng như các bộ ngành đừng quá hồ hởi "tô hồng" thành tích xuất khẩu, "tránh ngộ nhận những thứ không phải do Việt Nam làm ra", thay vào đó là tìm cách thúc đẩy phát triển nội lực. Cũng có ý kiến cho rằng động thái trên của Mỹ nhắm tới mục tiêu chính là Trung Quốc, vì kinh tế Trung Quốc đang hưởng những ưu đãi to lớn theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), dẫn đến những bất lợi cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Mỹ. Như vậy, có khả năng Việt Nam là nạn nhân bị cuốn vào cuộc thương chiến Mỹ-Trung nói riêng và những nỗ lực của Mỹ nhằm xóa bỏ bất công trong giao thương với nhiều nước nói chung. Dù vậy, ở chừng mực nào đó, động thái này của Mỹ tạo sức ép buộc Việt Nam phải đẩy nhanh nỗ lực gia nhập thị trường một cách công bằng, không cần các ưu tiên, ưu đãi. Nhưng nếu việc loại Việt Nam lần này của Mỹ là dựa vào "thành tích" xuất khẩu của Việt Nam thì đây chính là một bài học lớn cho Việt Nam, theo bà Phạm Chi Lan. Tác động bất lợi Không nằm trong danh sách các nước đang phát triển dưới đánh giá của Mỹ, Việt Nam vẫn được hưởng quy chế quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ WTO, theo bà Lan. Vấn đề ở đây, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong nhiều năm qua. Những ưu đãi mà Việt Nam bị mất đi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế, tăng trưởng và duy trì sự ổn định của các hoạt động giao thương. Chưa hết, động thái trên của Mỹ còn có thể dẫn tới các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn nữa đối với một số nhà xuất khẩu, không loại trừ Việt Nam. Chỉ riêng ở khía cạnh điều tra chống trợ cấp, theo quy định của WTO, nếu số tiền trợ cấp nước ngoài ở mức tối thiểu (thường được xác định dưới 1% giá trị hàng hóa), các chính phủ được yêu cầu chấm dứt điều tra thuế đối kháng. Tuy nhiên, với các nước đang phát triển, WTO có một tiêu chuẩn khác, theo đó yêu cầu các chính phủ chấm dứt điều tra thuế quan nếu số tiền trợ cấp dưới 2% giá trị. Như vậy, với quyết định vừa qua của USTR, Việt Nam có thể bị Mỹ điều tra thuế quan trong những trường hợp số tiền trợ cấp ít nhất 1% giá trị hàng hóa. Cần sự hợp lực Theo bà Phạm Chi Lan, trong tình hình này, Việt Nam không thể đứng yên mà cần phải chứng minh thực tế nội tại nền sản xuất của mình và đề nghị phía Mỹ xem xét lại. Cũng cần kết hợp với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ ở Việt Nam, tập trung vào những tập đoàn sản xuất lớn, để cùng "đấu tranh", bởi hàng hóa xuất khẩu của những doanh nghiệp này cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Đơn cử ở nhóm hàng giày dép, khoảng 50% tổng sản lượng của Nike là đặt sản xuất - gia công ở Việt Nam. Ông Lê Đăng Doanh lưu ý việc Tổng thống Mỹ Donald Trump thời gian qua nhiều lần lên tiếng về thặng dư xuất khẩu của Việt Nam với Mỹ. Trước động thái mới này của Mỹ, Việt Nam cần tập hợp lực lượng doanh nghiệp, giới học giả, các tổ chức kinh tế... cùng thảo luận, chứng minh thặng dư xuất khẩu của Việt Nam với Mỹ không phải từ nội tại nền sản xuất của Việt Nam. Quả thật, như các nhà máy ở Việt Nam của Nike chẳng hạn, họ chỉ làm nhiệm vụ gia công, khi mà linh phụ kiện cho sản xuất đều do Nike chỉ định nhập khẩu của nước ngoài. Tình trạng cũng tương tự ở các nhà sản xuất khác. Ngoài ra, cần có những biện pháp mạnh chống gian lận xuất xứ hàng hóa, nhất là từ các doanh nghiệp Trung Quốc đang dùng Việt Nam làm nơi trung chuyển, "sơ chế" hàng hóa trước khi xuất sang Mỹ nhằm lẩn tránh thuế. Điều này không những gây nguy hại cho nền kinh tế mà còn tiềm ẩn nguy cơ hàng Việt Nam cũng sẽ liên đới bị áp thuế trừng phạt với mức cao từ quốc gia nhập khẩu. Về lâu dài, ông Lê Đăng Doanh cho rằng Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thu hẹp sự mất cân bằng thương mại với Mỹ và tuyệt đối không vi phạm những điều đã vi phạm mà bị Mỹ phạt. Có ý kiến cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã dựa vào FDI một thời gian quá dài trong khi sự hưởng lợi từ đó thì ít mà bị lợi dụng thì nhiều. Đã đến lúc cần có những giải pháp quyết liệt phát triển nội lực làm động lực tăng trưởng, nghĩa là phải xây dựng được những doanh nghiệp Việt Nam quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt, từ đó xây dựng nên những chuỗi cung ứng, những cụm liên kết, có sự chuyển giao.
Thứ Bảy, 7/3/2020, 08:49 | ||||
Lại thêm một Cát Linh - Hà Đông Posted: 11 Mar 2020 03:51 PM PDT Kiểm toán Nhà nước đã công bố những con số gây choáng về nhà máy Đạm Ninh Bình.
Cho đến nay, tổng thầu Trung Quốc vẫn chưa cung cấp đủ hồ sơ thi công thiết kế cùng các hồ sơ kèm theo, nên dù Bộ GTVT đã thuê tư vấn độc lập là liên danh Apave-certifier-Tricc (một đơn vị của Pháp chuyên đánh giá hệ thống an toàn đường sắt trên thế giới), để đánh giá mức độ an toàn của đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Nhưng liên danh này cũng đành bó tay, vì không ai có thể kết luận đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông có đủ độ an toàn để đưa vào khai thác thương mại hay không khi trong tay không có đủ hồ sơ thi công thiết kế. Đây có thể nói là một trường hợp vô cùng kỳ lạ: người làm thuê giữ chặt hồ sơ không chịu cung cấp cho ông chủ, dù công trình đã được cơ quan đăng kiểm của Việt Nam cấp đăng kiểm tạm thời để chạy không tải, nên không thể đưa vào khai thác thương mại, mà ông chủ chẳng dám làm gì. Những tưởng chỉ có công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông phải chịu cảnh ấy. Nhưng mấy ngày gần đây, dư luận ngã ngửa khi biết lại có thêm một Cát Linh - Hà Đông nữa. Theo yêu cầu của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương, Kiểm toán Nhà nước đã công bố những con số gây choáng về Đạm Ninh Bình: tổng thầu Hoàn Cầu, cũng của Trung Quốc, đã bỏ về nước, không cung cấp hồ sơ hoàn công, nên chủ đầu tư không thể quyết toán. Nhiều hạng mục thi công không đúng thiết kế nên không thể nghiệm thu. Cũng như đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, Đạm Ninh Bình cũng liên tiếp đội vốn, từ tổng mức đầu tư ban đầu 397 triệu USD, đội vốn lên 497 triệu USD rồi tiếp tục lên 667 triệu USD (tương đương hơn 15 ngàn tỷ, tăng 1,6 lần so với tổng mức đầu tư ban đầu). Một con số gây choáng váng. Choáng váng, vì bất chấp cảnh báo của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư và rất nhiều bộ, ngành khác về tính khả thi không cao, hiệu quả thấp, thu hồi vốn khó, nhưng chủ đầu tư vẫn quyết làm. Kinh khủng hơn nữa là dù Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo dừng đàm phán hợp đồng EPC để đấu thầu, nhưng chủ đầu tư vẫn thành lập đoàn sang Trung Quốc 2 lần để đàm phán hợp đồng EPC (?). Nếu như đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, dù chưa khai thác thương mại, nhưng từ năm 2015 đến nay, mỗi ngày đã phải lấy từ tiền thuế của dân để trả lãi cho Trung Quốc 1 tỷ đồng, thì đạm Ninh Bình, dù chưa quyết toán xong, nhưng từ ngày vận hành đến cuối năm 2018 đã lỗ đến 5.000 tỷ, tương đương với số tiền trong 6 năm rưỡi nông dân trên cả nước được miễn thuế nông nghiệp. Hiện tại, vốn chủ sở hữu nhà nước đã âm hơn 2.600 tỷ. Trong 3 năm tới, doanh nghiệp này không có khả năng tự trả khoản nợ đến hạn. Lẽ nào ngân sách nhà nước lại phải gánh? Thế nhưng vì sao cho đến nay, chưa có bất cứ một cá nhân nào của 2 dự án trên phải chịu trách nhiệm? Bạn đang đọc bài viết Lại thêm một Cát Linh - Hà Đông tại chuyên mục Lăng kính của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư baonongnghiepdientu@gmail.com hoặc số điện thoại, Zalo, Viber: 0369024447. Vũ Hữu Sự | ||||
Posted: 11 Mar 2020 03:51 PM PDT Trần Mạnh Hảo
Dưới đây là bài viết của nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Theo "Bách khoa toàn thư mở Wikipedia" : Nguyễn Quang Thuấn (sinh năm 1959) là giáo sư, tiến sĩ kinh tế người Việt Nam. Ông hiện là Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch hội đồng chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, một trong 16 thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nhiệm kì 2016-2020. Do đi cùng chuyến bay và cùng khoang, cùng hàng ghế với Nhung 17, hai người lại ở cùng phường Trúc Bạch, Nguyễn Quang Thuấn đang bị nghi là ca nhiễm Covid-19 thứ 21 của Việt Nam (được viết tắt là N.Q.T trên báo chí). Hiện tại nhà riêng của ông Thuấn cũng trong diện bị phong tỏa. ( hết trích) Ông Thuấn làm luận án tiến sĩ tại Liên Xô năm 1990, trước một năm ngày Liên Xô sụp đổ ( 1991) Liên Xô sụp đổ, đảng cộng sản Liên Xô sụp đổ, mớ lý thuyết kinh tế Mác Lê Nin ông Thuấn vừa có học vị tiến sĩ cũng sụp đổ luôn. Coi như học vị tiến sĩ của ông Thuấn cũng thành zê rô. Từ năm 1986, Việt Nam bỏ chủ nghĩa Mác Lê đi theo kinh tế thị trường, tức là phát triển tư bản chủ nghĩa, nhưng vẫn độc quyền chính trị. Theo Marx : "kinh tế nào chính trị ấy"- nghĩa là Marx lấy kinh tế làm gốc ( thống soái); khi kinh tế đã đa nguyên thì chính trị phải đa nguyên. Mớ lý luận về kinh tế học Mác xít đã bị sụp đổ ở Trung Quốc từ năm 1976 và sụp đổ ở Việt Nam năm 1986. Vậy thì vô lý thay, Việt Nam vẫn nuôi một bộ máy cồng kềnh là Hội đồng lý luận trung ương đảng CSVN để làm gì, để bảo vệ kinh tế độc quyền của Marx hay bảo vệ kinh tế tư bản tư nhân ? Ông Thuấn không hề viết được một bài báo nào ra hồn để bảo vệ cho định nghĩa : "KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA" Kinh tế thị trường là kinh tế tư bản- kinh tế tự do, còn kinh tế xã hội chủ nghĩa là kinh tế độc quyền không cho phép kinh tế tư nhân. Hai nền kinh tế trái ngược nhau như nước với lửa. Ví dụ NƯỚC là kinh tế tư bản, tức kinh tế thị trường, còn LỬA là kinh tế tập trung = kinh tế xã hội chủ nghĩa một thành phần, theo công thức trên ta có thể viết : " NƯỚC định hướng LỬA hay sao ? Làm sao một nhà lý luận không hề có bài viết nào lại lấy tiền công quỹ mua thẻ đánh gôn ( nghe nói giá những 3 tỉ đồng )? Riêng một chuyến du hí đi Anh, Ấn Độ vừa qua từ tiền máy bay ghế víp, ở khách sạn 5 sao, ăn uống như vua tư bản, có nhẽ tốn cả tỉ đồng, đều ăn vào tiền xương máu của dân đen ? Thử hỏi, còn bao nhiêu ông bà trong hội đồng lý luận không hề có tí lý luận nào như ông GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, một năm tiêu của dân hàng nghìn tỉ đồng, chỉ để mua về con virus corona đang ẩn trong người ông Thuấn có nguy cơ lây lan khắp nước làm hại đồng bào hay sao ? Nhà nước có nên bỏ cái hội đồng lý luận không có lý luận này để dân bớt khổ được không ? Sài Gòn 9-3-2020 T.M.H. | ||||
Virus Vũ Hán là khắc tinh của cổ phần hóa? Posted: 11 Mar 2020 03:46 PM PDT 11-3-2020 1. Bà Hồ Kim Thoa, chỉ vì nắm giữ 5,3% cổ phần ở công ty "tép riu" Bóng đèn Điện quang mà mất chức Thứ trưởng Bộ Công Thương. So với những người lao động ở xí nghiệp Bóng đèn Điện quang, phải bán giá trị "ép xilon cổ phần" của mình cho những người thu gom như bà Hồ Thị Thoa, thì sự mất chức của bà Hồ Thị Thoa hoàn toàn không oan. Nhưng nếu so với hàng trăm con cá mập đang nuốt gọn cả ngàn tỷ USD tài sản của Nhà nước trong quá trình CỔ PHẦN HOÁ, thì tài sản và tội của bà Hồ Thị Thoa chỉ là "con muỗi". Chỉ ngay trong Bộ Công Thương thì Bóng Đèn Điện quang chả đáng bao nhiêu so với tài sản của Intimex. Nhưng Intimex đã bị thâu tóm bởi những nhà Tư Bản Cộng Sản với giá mà chỉ vài miếng đất vàng trên bờ Hồ Gươm gần trung tâm của Intimex đã toàn phần hoàn vốn. Có cả hàng trăm ví dụ lớn hơn Intimex. 2. CỔ PHẦN HÓA là bắt buộc. Nhưng CỔ PHẦN HÓA phải đúng thời điểm để tài sản bán ra được đúng giá trị. Để làm được điều này, người đứng đầu CỔ PHẦN HÓA của Chính Phủ phải sở hữu đủ 3 tư chất: Thông minh, Vô tư và Bản lĩnh. Thông minh để xác định đúng thời điểm CỔ PHẦN HÓA, bán đúng giá cổ phần. Vô tư để không bị mua chuộc và thiên vị. Bản lĩnh để không bị các nhóm lợi ích đe dọa lôi kéo. Tiếc thay, không có một người như thế trong Chính Phủ hiện nay. Vì thực tế không ai lên được nơi quyền cao chức trọng mà không nhờ nhóm lợi ích. Chính bởi thế, quá trình CỔ PHẦN HÓA hiện nay đang bị các nhóm lợi ích điều khiển chứ không chỉ thao túng. TÀI SẢN SỞ HỮU TOÀN DÂN đang hàng ngày hàng giờ biến thành SỞ HỮU TƯ NHÂN của những nhà Tư bản Cộng sản. 3. Trong số những con cá mập nhai sống nuốt tươi TÀI SẢN SỞ HỮU TOÀN DÂN có Jonathan Hạnh Nguyễn, người sở hữu 47,04% cổ phần SASCO – Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất. Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV) đã bán 23% cổ phần của SASCO chỉ với giá 310 tỷ đồng. Bộ GTVT gần đây đã đề nghị Chính phủ mua lại cổ phần của ACV đã bán ra vì lý do an ninh quốc gia. Được biết khi Nhà nước CỔ PHẦN HÓA ACV, nhóm cổ đông có Jonathan Hạnh Nguyễn sở hữu 4,6% cổ phần vào năm 2015 chỉ trả cho Nhà nước 1400 tỷ đồng. Nhưng bây giờ muốn mua lại 4,6% cổ phần đó, dự kiến Nhà nước phải trả đến 8000 tỷ đồng. Để thấy sự lợi hại của chiến dịch CỔ PHẦN HÓA thần tốc. Việt Nam, sẽ không có một Putin để thu lại tài sản của Khodorkovsky và tống vào tù vì mục tiêu chính trị. Khodorkovsky đã mua cổ phần của công ty đầu khí Siberi trị giá nhiều tỷ USD chỉ với 160 triệu USD. Tương tự như thế, hàng ngàn tỷ USD TÀI SẢN TOÀN DÂN tiếp tục bị CỔ PHẦN HÓA mà Nhà nước CHXHCN Việt Nam sẽ không thu về được 20%. Con Virus Vũ Hán đã bóc trần bản chất chiếm đoạt SỞ HỮU TOÀN DÂN ở ACV qua chiến dịch CỔ PHẦN HÓA thần tốc. Chính Jonathan Hạnh Nguyễn đã chi hàng trăm ngàn USD để thuê mấy bay riêng chở con gái bị nhiễm Virus Vũ Hán (bệnh nhân N32) từ Anh quốc về Việt Nam. Ngạo nghễ hơn, máy bay riêng do Jonathan Hạnh Nguyễn thuê chở người nhiễm Virus Vũ Hán đáp xuống Tân Sơn Nhất TP HCM, dù rằng lệnh của Chính Phủ chỉ được đậu xuống 3 phi trường Vân Đồn, Phù Cát, Cần Thơ. Giá thuê chuyên cơ chở bệnh nhân N32 chưa được tiết lộ. Nhưng nguồn tin của báo Tuổi Trẻ dự đoán khoảng 8,3 tỷ đồng, tương đương với 360.000 USD. Trong khi hàng ngàn bệnh nhân nghèo khó cận kề thần chết, khản cổ kêu gọi từ thiện cũng chỉ được vài mươi triệu đồng để sống sót, thì CỔ PHẦN HÓA ACV đã giúp cho gia đình Jonathan Hạnh Nguyễn thản nhiên chi đến hơn 8 tỷ đồng để thuê chuyên cơ riêng, chỉ vì không muốn để người Anh chữa trị con Virus Vũ Hán cho con gái. 4. Con Virus Vũ Hán không ngờ lại là khắc tinh của CỔ PHẦN HÓA. Virus Vũ Hán đã bắt hiện hình một phần quá trình CỔ PHẦN HÓA ở ACV. Từ đó, thêm một lần minh chứng, rằng QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA hiện nay đồng thời cũng là QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIAI CẤP TƯ BẢN CỘNG SẢN, SONG SONG VỚI QUÁ TRÌNH MẤT TÀI SẢN, BAO GỒM CẢ ĐẤT ĐAI, CỦA ĐẠI ĐA SỐ NHÂN DÂN LAO ĐỘNG. Viết những điều trên không phải chống lại CỔ PHẦN HÓA, mà phải biết CỔ PHẦN HÓA cho đúng. Muốn CỔ PHẦN HÓA đúng thì phải có một Chính Phủ khác – hòan toàn không bị khống chế bởi các nhóm lợi ích. P/S: Để biết rõ thêm về CỔ PHẦN HÓA ở ACV xin mời tham khảo bài viết của HOÀI LINH NGỌC DƯƠNG *** CŨNG TỪ DÂN VIỆT MÀ RA. Ở Việt Nam, có một doanh nghiệp nhà nước độc quyền tới 21 cảng hàng không, 1 năm doanh thu 16.000 tỷ đồng nhưng lãi tới 7.500 – 8.000 tỷ đồng, tức là làm ra 2 đồng lãi 1 đồng. Một mức siêu lãi mà kể cả buôn ma tuý cũng không bằng. Độc quyền cảng hàng không từ dịch vụ cất hạ cánh, chỗ đậu máy bay, thang máy bay đến bát mì, chai nước… với giá cắt cổ nhưng chất lượng phục vụ cực kì tồi tàn. Đó là Tổng công ty Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV), một tập đoàn kinh tế "nửa nạc, nửa mỡ". Mang tiếng là tập đoàn nhà nước, sở hữu một lượng tiền khủng khiếp, lại được độc quyền "một mình, một ngựa" chiếm đoạt toàn bộ các sân bay lớn, nhỏ trên khắp cả nước, nhưng lại cấu kết với tập đoàn tư nhân để trục lợi, biến tài sản nhà nước, tài sản nhân dân, kể cả an nguy an ninh quốc gia thành của riêng. Tiền thì cứ thu vào, nhưng đường băng sân bay và cơ sở hạ tầng sân bay trên khắp cả nước cứ liên tục xuống cấp đáng báo động. Câu hỏi đặt ra là, tiền đã đi đâu và thế lực nào đứng sau cùng lãnh đạo ACV làm những việc này?. Đó là bố già mafia kinh tế Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương IPPG, thường được biết đến với cái tên ông vua hàng hiệu Việt Nam, bố chồng Tăng Thanh Hà. Trong khi ACV độc quyền các cảng hàng không, thì Jonathan Hạnh Nguyễn cũng độc chiếm toàn bộ hệ thống bán hàng và dịch vụ hàng không ở các sân bay lớn nhỏ, đặc biệt là Tân Sơn Nhất. Ngay sau khi Công ty cổ phần dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) vừa cổ phần hóa, thì Jonathan Hạnh Nguyễn cấu kết với lãnh đạo tập đoàn mẹ của SASCO là ACV đã bưng bít thông tin, để Jonathan chiếm đoạt cổ phần và biến thành cổ đông chiến lược. Đổi lại lãnh đạo ACV cũng nhét vô vàn con cháu, người thân chiếm giữ các chức danh quản lý tại SASCO. Đây là 1 cú bắt tay ngầm đầy bẩn thỉu, cho thấy sự lũng đoạn của Johnathan Hạnh Nguyễn trong lĩnh vực kinh doanh hàng không là ghê gớm như thế nào. Vậy Jonathan Hạnh Nguyễn đã dùng thủ đoạn nào để thâu tóm SASCO, "mỏ vàng lộ thiên" của Tập đoàn ACV? Năm 2014 khi SASCO tiến hành cổ phẩn hóa, nếu cạnh tranh công bằng, công khai, thì có hàng chục doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra cả nghìn tỷ đồng để sở hữu cổ phần, thế nhưng Jonathan Hạnh Nguyễn đã ma mãnh lợi dụng sự tiếp tay của quan chức Bộ GTVT thời kì đó cùng sức ép của một vị quan lớn khiến cho chỉ 1 mình Johnathan Hạnh Nguyễn và Tập đoàn IPPG được mua toàn bộ cổ phần bán ra, với mức giá rẻ mạt 310 tỷ đồng cho hơn 23% cổ phần. Ngay sau đó 1 năm, các ông lớn của Bộ GTVT lại tiếp tục cho phép Johnathan Hạnh Nguyễn mua thêm toàn bộ cổ phần SASCO sau khi ACV tiếp tục thực hiện chủ trương thoái vốn. Đến tháng 4/2017, Jonathan Hạnh Nguyễn đã chiếm đoạt tổng cộng 45.44% cổ phần và leo lên làm Chủ tịch HĐQT SASCO, đáng nói là vợ y, Lê Hồng Thủy Tiên, cũng có 1 chân trong HĐQT, mặc sức mà chi phối con gà đẻ trứng vàng này. Đầu năm 2019, Đỗ Hữu Nghĩa, một người nhà của Johnathan Hạnh Nguyễn đã được Johnathan hậu thuẫn để tiếp tục mua thêm cổ phần tại SASCO từ các cổ đông khác. Như vậy với 3 công ty gia đình (IPPG, DAFC, ACFC), cùng 3 cá nhân trong gia đình (Johnathan Hạnh Nguyễn, Lê Hồng Thủy Tiên, Đỗ Hữu Nghĩa), Johnathan Hạnh Nguyễn đã chiếm 47,04% giá trị SASCO. Chỉ cần đợi ACV tiếp tục thoái vốn, thì con gà đẻ trứng vàng SASCO chính thức lọt vào tay trùm mafia Johnathan Hạnh Nguyễn, biến y trở thành ông vua của sân bay Tân Sơn Nhất. SASCO ngoài độc quyền kinh doanh hàng miễn thuế, dịch vụ phòng chờ, bán lẻ và ăn uống, dịch vụ quảng cáo, và cả những dịch vụ quái đản ở sân bay Tân Sơn Nhất, có giá trị kinh tế vô cùng lớn không thể đong đếm được. Ai từng đi máy bay sẽ biết 1 tô mì tôm ở Tân Sơn Nhất bán gấp 10, 20 lần giá thị trường thế nào và chỉ cần nhân với con số hàng triệu lượt khách ghé qua đây mỗi ngày thì sẽ biết số tiền khủng khiếp ra sao. Chưa kể còn có cả cái cổng sân bay đặt cái BOT to tổ chảng thu tiền ngày đêm của hàng triệu lượt xe ra vào mà giới lái xe vô cùng bức xúc, chỉ vào đón khách, không gửi xe cộ gì cũng bị cái BOT đó thu phí. Đó là chưa kể, SASCO còn sở hữu 20 dự án đất vàng màu mỡ, nằm ở những vị trí chiến lược, có giá trị thị trường rất lớn rộng 7 triệu m2 trải khắp cả nước. Mà mới năm ngoái, trong kết luận thanh tra tại ACV, Thanh tra Chính phủ chỉ đích danh hàng loạt sai phạm khủng khiếp trong hoạt động đầu tư bất động sản của SASCO khi cố tình "quên" định giá đất vàng, quên không nộp thuế đất, quên luôn định giá 1 khu đất rộng lớn tới 10 ngàn m2 tại Hóc Môn. Tuy nhiên mọi việc nhanh chóng đâu lại vào đấy, sau khi dùng một đống tiền và thế lực chính trị để bịt miệng, Jonathan Hạnh Nguyễn đã lên truyền thông chối đây đẩy như 1 kẻ vô can không hề có tội lỗi gì. Đã thế sau Sân bay Tân Sơn Nhất, thì Jonathan lại âm mưu thâu tóm tiếp dự án nhà ga ở Cảng hàng không Cam Ranh và hàng loạt các cảng hàng không khác. Mới đây nhất, Bộ Giao thông Vận tải vừa đề xuất Thủ tướng xem xét mua lại cổ phần nhà nước đã bán ra tại ACV vì lý do an ninh quốc phòng, một lí do rất trời ơi đất hỡi, thế hóa ra lâu nay ACV cùng Johnathan Hạnh Nguyễn đã to gan chiếm luôn cả an ninh quốc phòng của đất nước hay sao?. Đã thế bây giờ muốn mua lại cũng không dễ, khi nhà nước phải bỏ ra 8.000 tỷ đồng cho 4,6% cổ phần mà các cổ đông trong đó có Johnathan Hạnh Nguyễn đang nắm giữ, thế nhưng thời điểm cổ phần hóa năm 2015, số cổ phần này nhà nước bán ra chỉ thu về hơn 1.400 tỷ đồng. Nghĩa là nhà nước đã bị "lỗ nặng", ngân sách quốc gia, tiền của nhân dân cứ thể mà chảy vào túi bè lũ Johnathan Hạnh Nguyễn cùng nhóm lợi ích ACV. Lợi dụng kẽ hở trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, để thao túng giá cổ phiếu, cố ý định giá sai, móc nối ăn chia với nhóm lợi ích hòng chiếm đoạt tài sản nhà nước, tài sản nhân dân bao gồm cả các quỹ đất đai khổng lồ, cũng là cái cách mà Vũ Nhôm, Út Trọc Đinh Ngọc Hệ, Phạm Công Danh, Trần Phương Bình, hay nhiều kẻ khác đã từng sử dụng để đút vào túi riêng, làm thất thoát của nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng. Thế nhưng ở đẳng cấp cao hơn của 1 ông trùm mafia kinh tế lão luyện, sự móc ngoặc giữa ACV và Jonhathan Hạnh Nguyễn, cùng với sự tiếp tay của quan chức đã biến nhóm lợi ích trở nên khổng lồ, mạnh lên thành những bè lũ mafia tư bản đỏ, lũng đoạn nền kinh tế đất nước, tước đoạt tài sản, tư liệu sản xuất và đời sống của nhân dân, để lại trên mảnh đất nghèo này biết bao tiếng oán than. Nguồn: Báo Tiếng Dân | ||||
Việt Nam học được gì từ khủng hoảng Covid-19 ở Ý? Posted: 11 Mar 2020 03:46 PM PDT Ngô Trường Anh Vũ Doanh nhân, blogger ở TPHCM Tính đến ngày 10/3, Ý đã phải đặt toàn bộ đất nước vào tình trạng phong toả cách ly. Số người nhiễm tại đây đã là 9172 trong đó có 463 người chết, tỷ lệ tử vong là 5%. Tại sao một quốc gia Châu Âu với trình độ và cơ sở hạ tầng y tế tương đối tốt hơn nhiều nước khác lại có tỉ lệ tử vong cao như thế? Nên nhớ rằng tỉ lệ tử vong trong lúc dịch bệnh đang diễn ra tại nhiều quốc gia khác trên thế giới là rất thấp, điển hình là Hàn Quốc đang có tỉ lệ tử vong 0,4%, Tây Ban Nha và Pháp là 2% [1] Theo tôi, có 5 lí do chính dẫn đến việc này, cả khách quan và chủ quan: Bị động #1. Lí do đầu tiên chính là Ý chỉ phát hiện người bệnh một cách bị động. Con số 9172 ca nhiễm chỉ đại diện cho số người được phát hiện dương tính với COVID-19, số người đang thực sự nhiễm bệnh hay có một số triệu chứng nhẹ và đã tự khỏi chắc chắn là cao hơn. Sáng ngày 19 tháng 2 Ý vẫn chưa có ca nhiễm được ghi nhận nào thì chỉ trong 24h, sáu bệnh nhân đã nhập viện và tất cả đều trong trường hợp nguy kịch [2]. Những con số người bệnh và tử vong tại đất nước hình chiếc ủng từ đó tăng lên nhanh chóng. Những trường hợp sau đó ghi nhận là dương tính với Corona Virus chủng mới hầu hết chỉ được phát hiện khi đã phát triệu chứng và đến bệnh viện kiểm tra, có nghĩa là họ đều ở trong giai đoạn phát bệnh. Điều này là khác biệt rõ ràng khi được so sánh với Hàn Quốc. Hàn Quốc tìm và xét nghiệm chủ động nên rất nhiều ca dương tính của họ được phát hiện ngay trong thời gian ủ bệnh. Nói cách khác, Ý chỉ phát hiện được người bệnh ở giai đoạn sau còn Hàn Quốc đã phát hiện từ giai đoạn đầu khi nồng độ virus còn thấp và ít nguy cơ tử vong. Nếu tính cả những ca bệnh chưa được phát hiện thì tổng số ca nhiễm tại Ý phải cao hơn rất nhiều, điều đó dẫn đến chuyện tỷ lệ tử vong hiện tại được tính toán lại cao như vậy. Quá tải hệ thống y tế #2. Lí do thứ hai là Ý đã xảy ra tình trạng quá tải hệ thống y tế. Ở Ý có sự phân hoá phát triển rất lớn ở miền Bắc và miền Nam và kéo theo đó là hệ thống y tế không đồng đều. Tuy nhiên ở Lombardy, vùng giàu nhất quốc gia với thành phố Milan thì các bệnh viện cũng đã quá tải. Bác sĩ Christian Salaroli là một trong những người đang chiến đấu trên tuyến đầu với COVID-19 tại tâm dịch cho biết "Sau một vài ngày bệnh nhân nhập viện, chúng tôi phải lựa chọn. Thật không may là có một sự bất cân xứng giữa các nguồn lực của bệnh viện, số giường hồi sức với số lượng bệnh nhân nguy kịch. Không phải ai cũng có thể được đặt nội khí quản. Chúng tôi quyết định dựa trên tuổi và tình trạng sức khỏe, nếu một người từ 80 đến 95 tuổi bị suy hô hấp nặng, có khả năng chúng tôi sẽ không chữa trị tiếp cho họ." Nếu tính cả những ca bệnh chưa được phát hiện thì tổng số ca nhiễm tại Ý phải cao hơn rất nhiều, điều đó dẫn đến chuyện tỷ lệ tử vong hiện tại khi được tính toán lại cao như vậy. Như vậy, Ý đang chấp nhận bỏ các ca có tiên lượng xấu như người cao tuổi có tiền sử bệnh án để tập trung nguồn lực cứu những người trẻ hơn. Thảm kịch này còn trở nên trầm trọng hơn khi từ ngày 4 tháng 3, tờ Washington Post đã cho biết nhiều bác sĩ Ý đã trở thành bệnh nhân và các phòng hồi sức của bệnh viện đã chật kín. Khi các bệnh viện quá tải thì tỉ lệ tử vong sẽ tăng một cách chóng mặt vì 20% số người bị nhiễm sẽ cần trợ giúp y tế tối thiểu là trợ thở, điều này đã được ghi rõ trong nhiều báo cáo. Tỉ lệ tử vong lên đến 5% của Ý là trùng khớp với tỉ lệ tử vong tại Vũ Hán, khi thành phố này cũng gặp tình trạng quá tải y tế tương tự và tỷ lệ tử vong tại đây chắc chắn cao hơn nhiều con số được Trung Quốc công bố [6]. Văn hoá #3. Lí do thứ ba thuộc về văn hoá mà cụ thể là ngôn ngữ và phong cách giao tiếp của người Ý. Tiếng Ý là một trong những ngôn ngữ đòi hỏi nhiều sự biểu cảm và đặc biệt là sử dụng tay để diễn tả rất nhiều. Thực tế, người Ý có riêng một quy ước để sử dụng các cử chỉ bằng tay [7], bao gồm múa tay liên tục trong khoảng cách giữa bản thân và người đối diện trong giao tiếp. Từ đó dẫn đến nguy cơ cao các giọt bắn li ti từ miệng người này bắn sang tay người kia rồi lây nhiễm, hoặc từ tay chuyển sang đồ vật trung gian và ngược lại. Trong khi đó, lây nhiễm qua giọt bắn li ti (droplets) và qua đồ vật bám virus (formites) được cho là 2 cách truyền nhiễm chính của dịch bệnh lần này [8]. Người Ý theo văn hoá lại là một trong những dân tộc chuộng đứng gần nhau hoặc thân thiết thì đứng sát vào nhau khi giao tiếp [9][10]. Như vậy, yếu tố văn hoá giao tiếp đã vô tình khiến người Ý nhạy cảm hơn với dịch bệnh lần này.
Yếu tố chính trị và chính sách #4. Lí do thứ tư lại thuộc về yếu tố chính trị và chính sách của chính phủ Ý, bao gồm trước và sau khi bùng dịch tại Lombardy. Ý là quốc gia đi đầu ở Châu Âu trong việc tham gia vào sáng kiến "vành đai - con đường" của Trung Quốc. Từ đó, họ đã nới lỏng chính sách nhập cư và xin VISA du lịch của người Trung Quốc từ năm 2014 [11]. Quê hương của rất nhiều công trình cổ điển và là một trong những cái nôi văn hoá Tây Âu cũng là điểm đến yêu thích của khách du lịch Trung Quốc. Ý luôn nằm trong top các quốc gia khách du lịch Trung Quốc đến tham quan và chi nhiều tiền để mua sắm [12][13]. Bằng việc tích cực tham gia vào sáng kiến "vành đai - con đường", Ý đã mở rộng cửa cho nạn buôn người và nhập cư trái phép lao động Trung Quốc vào nước này, trở thành cửa ngõ đến Châu Âu cho nhiều người Trung Quốc. Từ 1995 đến 2011, cộng đồng người Hoa ở Ý tăng gấp 5 lần từ 60.000 lên 330.000 người. Lao động giá rẻ gốc Hoa là xương sống của ngành công nghiệp may mặc tại Ý và có mặt ở các tỉnh thành lớn như Florence, Turin, Naples và nhiều nhất là tại tâm dịch lần này, Milan của vùng Lombardy [14]. Đường dây "buôn" lao động Trung Quốc là ngành béo bở của các tổ chức Mafia tại Ý, vốn đóng góp đến 14,6% GDP cho đất nước [15]. Khi đã bùng dịch, chính phủ Ý cũng lúng túng và không dứt khoát trong cách xử lý. Tại tâm dịch Lombardy, Ý cấm tụ tập nơi công cộng bao gồm các buổi đám cưới, đám ma, hoà nhạc, các hoạt động thể thao, vv…nhưng vẫn cho phép sân bay và ga tàu lửa hoạt động, các chuyến bay và chuyến tàu lửa vẫn đến và đi đúng giờ. Các quán cà phê được phép mở cửa từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều nhưng giữa những chỗ ngồi phải có khoảng cách nhất định (?). Các biện pháp không rõ ràng của chính phủ Ý đã tiếp thêm dầu vào lửa và càng làm người dân hoang mang hơn [16]. Như vậy để dẫn đến sự bùng dịch lần này, yếu tố chính trị và quan hệ ngoại giao của Ý với Trung Quốc đóng vai trò không nhỏ. Tuy Ý đã ngưng các chuyến bay đến từ Trung Quốc, nhưng người Trung Quốc đã đến Ý từ trước và ngay cả sau khi lệnh này được ban hành qua một nước thứ ba.
Khí hậu #5. Lí do cuối cùng để dịch bệnh bùng phát rất nhanh tại Ý là do khí hậu. Ý đang nằm trong dải nhiệt độ lí tưởng cho COVID-19. Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trung Quốc, Corona Virus chủng mới rất nhạy cảm với nhiệt độ và lây lan tốt nhất ở môi trường 9 độ C. Ý vừa bước qua mùa Đông từ tháng 12 đến tháng 2 và đang có nhiệt độ trung bình từ 7 đến 14 độ C. Cho dù giới khoa học vẫn còn nhiều tranh cãi về sự ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đối với SARS-CoV-2, thì khi quan sát và đối chiếu tính hình dịch bệnh tại các nước ôn đới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Đức, vv… với các nước nằm trong vùng nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Philippines ta có thể nhận thấy rằng Corona virus chủng mới không chuộng nhiệt độ môi trường cao. Điều này là may mắn rất lớn cho hàng tỉ người vì nói chung các nước ở vùng nhiệt đới có trình độ và hạ tầng y tế không cao. Nếu dịch bệnh lần này không bị kềm chế bởi khí hậu nhiệt đới, có lẽ nhiều thảm hoạ y tế và khủng hoảng nhân đạo đã xảy ra tại các nước này. Như vậy, 5 nguyên nhân chính dẫn đến bùng dịch tại Ý với tỷ lệ tử vong cao lần lượt là: Chính sách phòng dịch thụ động, Quá tải và thiếu chiều sâu hệ thống y tế, Văn hoá giao tiếp của người Ý, quan hệ chính trị của Ý đối với Trung Quốc và Khí hậu. Trong đó lí do thứ 2, 3, và 4 là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt nổi bật giữa tình hình dịch bệnh tại Ý và Đức. Theo phân tích di truyền học, bên cạnh Trung Quốc thì biến thể của Corona virus tại Ý cũng xuất phát từ Đức, có nghĩa là có nguồn lây nhiễm từ Đức sang [18]. Thế nhưng trong khi Đức vẫn đang phần nào kiểm soát được dịch bệnh với 1307 ca nhiễm và 2 ca tử vong tính đến ngày 10/3, thì Ý đã rơi vào hỗn loạn. Nhìn Ý, Việt Nam học được điều gì? ------------------------------------------ 1. Số ca tử vong/ Tổng số ca nhiễm tại Hàn Quốc (54/7513), Tân Ban Nha (35/7512), Pháp (30/1412). Số liệu tính đến ngày 10/3 theo Worldometers.info 2. Theo BNO News và Hãng thông tấn Ý ANSA. | ||||
THÔNG CÁO BÁO CHÍ CỦA SAFEGUARD DEFENDERS Posted: 11 Mar 2020 03:45 PM PDT FOR IMMEDIATE RELEASE Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam
Ngày 11/03/2020: Việc vi phạm quyền của người bị giam giữ trước khi xét xử ở Việt Nam trở thành tâm điểm ngày nay với công bố nghiên cứu của Safeguard Defenders mang tên "Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam." Báo cáo này là nghiên cứu đầu tiên về việc chế độ cộng sản Việt Nam thực hành ép buộc người đang bị giam giữ để điều tra về cáo buộc hình sự phải thú tội và sau đó phát lời thú tội này trên truyền hình. Hành động ép buộc thú tội rồi phát trên truyền hình vi phạm các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật quốc tế mà chế độ đã ký kết. Cưỡng bức trước camera cung cấp thông tin về tình trạng nhà cầm quyền Việt Nam thường xuyên phát các lời thú tội thu được từ việc ép buộc người đang bị giam giữ trước khi xét xử trên hệ thống truyền hình địa phương hoặc Đài truyền hình trung ương VTV. Báo cáo đã thu thập và phân tích hơn một chục chương trình phát sóng truyền hình lời lời thú tội của nhiều người bảo vệ quyền bao gồm một số luật sư có tiếng tăm, nhà báo công dân và người nông dân, và hai cá nhân nghi can trong một vụ án tham nhũng và một vụ án giết người. Phỏng vấn với một số nạn nhân cho thấy cách cảnh sát thao túng hoặc đạo diễn lời thú tội trước máy quay, lừa hoặc ép buộc họ hợp tác và cách những người bị giam giữ bị từ chối tiếp cận với luật sư. Việt Nam từ lâu đã bị lu mờ bởi Trung Quốc, một quốc gia độc tài khác sử dụng những lời thú tội bị ép buộc để phát trên truyền hình nhằm bóp nghẹt bất đồng chính kiến, cô lập những người bảo vệ quyền và phản bác sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Chúng tôi đã sử dụng báo cáo đầu tiên của mình công bố năm 2018 mang tên Scripted and Staged: Behind the Scenes of China's Forced Televised Confession về tình trạng ép buộc thú tội và phát trên truyền hinh ở Trung Quốc để so sánh thực tiễn ở hai quốc gia cộng sản. Giống như ở Trung Quốc, các nạn nhân Việt Nam (bị buộc) thú nhận hành động chống Nhà nước và cảm ơn chính quyền đã cho họ thấy lỗi của họ nhưng nói chung các chương trình phát sóng được sản xuất đơn giản hơn, không tinh vi như các chương trình của Trung Cộng. Một sự phát triển đáng lo ngại gần đây cho thấy Việt Nam đang sao chép một số mánh khóe của Trung Quốc- bao gồm cả lời thú tội của một cựu quan chức nhà nước đã bị bắt cóc từ Đức vào năm 2017 và buộc phải nói rằng anh ta đã tự nguyện trở về để đầu thú, phát sóng lời thú tội của người nước ngoài đầu tiên vào năm 2018, và trường hợp gần đây nhất vào tháng 1 năm 2020 khi 4 người nông dân đấu tranh để ngăn chặn nhà cầm quyền cưỡng chế đất nông nghiệp của họ bị buộc nhận tội trước máy quay. Kỹ thuật sản xuất của các chương trình thú tội cũng được cải thiện rõ rệt. Phát sóng trên truyền hình những lời thú tội thu được bằng cách ép buộc không chỉ vi phạm luật pháp của Việt Nam về quyền tiếp cận luật sư, xét xử công bằng và quyền được bảo vệ chống tra tấn-tự buộc tội, nhà cầm quyền Việt Nam còn vi phạm các nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên của các hiệp ước nhân quyền quốc tế bao gồm Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và các biện pháp bảo vệ tư pháp khác. Safeguard Defenders kêu gọi chính phủ Việt Nam tuân thủ trách nhiệm của mình với tư cách là quốc gia đã ký kết Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước của Liên Hợp quốc về Chống tra tấn, và tuân thủ luật pháp của chính Việt Nam bằng cách ngay lập tức cấm việc cưỡng bức người đang bị giam giữ nhận tội rồi phát trên truyền hình. Thay vào đó, người đang bị giam giữ cần được bảo vệ theo đúng quy trình và quy định của luật pháp. -- End of press release -- Download report or read more: | ||||
Quyền, Tiền và Bệnh thành tích Posted: 11 Mar 2020 03:44 PM PDT Lập Quyền Dân Cả ba căn bệnh không chỉ bóc trần những lỗ hổng chết người trong chống dịch Covid-19 ở Việt Nam. Những căn bệnh ấy còn bộc lộ các tử huyệt của chế độ, chiếu rọi vào những vụ tham nhũng quyền lực và lãng phí tiền thuế của dân đen. Đêm và rạng sáng ngày 7/3/2020 có nét gì đó hao hao với đêm và rạng sáng ngày 9/1/2020. Cả hai sẽ đi vào lịch sử như "cái đêm hôm ấy đêm gì". Sự cố 7/3 không chỉ soi rọi những khuyết tật đáng sợ trong đợt chống dịch, mà cả hai đại hoạ này sẽ còn được nhắc đến như những cột mốc đáng nhớ trong cuộc chiến chưa biết đâu là "trận cuối cùng", chống lại những lỗ hổng chết người của chế độ. Quyền, tiền và chạy theo thành tích đã gây ra cuộc hành quyết man rợ ở thôn Hoành, Đồng Tâm giáp Tết Canh Tý. Nay, cả ba căn bệnh ấy tiếp tục đoạ đầy dân Việt. Cậu ấm cô chiêu (rich kids) kiểu Hồng Nhung, nấp dưới tiền và quyền, lọt được mọi thủ tục và luật lệ sau khi rời máy bay, đã gây ra tai hoạ. Một nửa số hành khách cùng khoang thương gia với Nhung có dấu hiệu lây nhiễm. Kẻ thứ 21 lại là một phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Tay này khi về thành phố đã "kịp" họp với 42 trưởng lão ở độ tuổi dễ xẩy ra rủi ro nhất. Từ chuyện bệnh nhân số 21 trùm về "ní nuận" (tay Tuấn này không phát âm nổi chữ "lờ"), thần dân nước Việt biết thêm một số điều nghịch lý. TS. Nguyễn Ngọc Chu nêu câu hỏi: Tại sao đoàn nước ta đi học tư bản để trình đại hội đảng kế hoạch xây dựng CNXH, mà không thấy đoàn các nước tư bản sang ta học hỏi để về xây dựng CNTB ở nước họ, trong khi ta vẫn khẳng định, CNXH ưu việt hơn? Những người chuẩn bị văn kiện không đi chuyến công tác này thì có ảnh hưởng gì đến đại hội 13 không? Trước đây, chưa biết tư bản là gì, thì đi cho biết. Nay mở cửa đã 30 năm, CNTB đã tràn ngập vào nước ta, lại vào thời đại Internet, ngồi ở nhà cũng thấy được từng m2 trên thế giới, cớ gì phải đến tận nơi? Từ đó, TS. Chu kết luận: "Công tác nước ngoài là một hình thức tham nhũng để hưởng thụ… rất nhiều người đã núp trong vỏ bọc công tác nước ngoài, dùng tiền ngân sách tiêu xài cho sự xa hoa thịnh vượng cá nhân". Trở lại với các nạn nhân của Hồng Nhung và Quang Thuấn, 42 vị bô lão nói trên, nhờ cả "quan hệ" lẫn "tiền tệ" ban đầu chưa phải cách ly. Tin xấu là gia đình các vị ấy và cộng đồng có thể gặp rủi ro, nhưng tin tốt là (lạy Chúa), chúng ta "sẽ không bị" lý luận dẫn dắt một thời gian. Có blogger còn viết rằng, ổ virus lý luận ấy còn nguy hại hơn cả Covid-19. Nhưng nhờ phước ông bà để lại, CNCS Việt Nam chỉ là phiên bản rởm của Tàu khựa. Nhờ thế, các loại "bò đỏ" (hay dòi bọ đỏ) ở đây chưa có dịp soán ngôi để bắt toàn dân tụng niệm đủ các loại "trước tác" Xít – Mao – Lê kiểu như bài viết từ hai giáo sư nọ trên một tạp chí của Trung cộng. Trong nước hiện nay, "đại diện" xã hội đen kiểu Năm Cam và "đại sứ" cộng sản đỏ kiểu Nguyễn Thanh Sơn (từ Nga về) được trích dẫn nhiều hơn cả Marx, bởi "ranh ngôn" khét tiếng: "Ở xứ này không phải cái gì cũng mua được bằng tiền, nhưng có thể mua được bằng rất nhiều tiền". Nhân 8/3, nên nhắc lại để mọi người đừng quên quyền lực của phái yếu. Chỉ một "tiểu thư" Nguyễn Hồng Nhung cũng đủ để "hất" mọi nỗ lực của các cấp chính quyền, từ trung ương đến địa phương xuống sông xuống biển. Ở đây, vấn đề không phải là thiếu pháp luật mà là thiếu tinh thần thượng tôn pháp luật. Và hậu quả nhãn tiền là lãnh đạo họp khẩn giữa nửa đêm như thời chiến. Một số nhà trong phố, một building khu cao tầng và hàng trăm người tiếp xúc gần/xa với cô gái đã bị cách ly. Cả thành phố sững sờ, hoang mang, rồi bật dậy rất nhanh từ bài học Vũ Hán. "Quân tử phòng thân…" nên nhà nhà, người người "thi đua" tích trữ lương thực từ đêm đến sáng. Các dãy thanh toán trong siêu thị xếp hàng rồng rắn. Giấy vệ sinh cùng mỳ sợi, các loại dầu ăn và xà bông… biến mất khỏi các kệ hàng. Các mệ sồn sồn bỏ khiêu vũ, ngồi nhà giã ruốc cho con cháu. Cả thành phố như chuẩn bị đi sơ tán giống thời chiến tranh phá hoại. Thị trưởng Nguyễn Đức Chung như "gà mắc tóc", hai ngày rồi mà vẫn chưa xác định đủ danh tính 21 người cùng ngồi hạng thương gia. Chỉ cần cú nhấp chuột là có đủ tất cả thông số của 21vị ấy. Điều cắc cớ là ông thị trưởng chuyên thạo điều tra hình sự đã không dám công bố, vì bọn họ hầu hết đều là VIP. Có tiền, có quyền, hoặc có cả hai, khi tên tuổi họ xuất hiện, sẽ kéo theo danh tính của những người bị nghi là lây nhiễm tăng cấp số nhân. Như thế, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích chống dịch. Sắp công bố "hết dịch", nay lại "mắc dịch" thì thật đau đầu cho những kẻ nhiễm virus "bệnh thành tích". Trước đây, ai cầm đèn chạy trước ô tô, thông tin sớm chuyện dịch bệnh, nhà cai trị cho lên bờ xuống ruộng. Giờ thì sắp nói "đại dịch" rồi, thách ai định phạt, cứ cởi khẩu trang ra mà cãi. Dịch đã vươn tới tận trung ương, tới ông to bà nhớn, đâu phải chỉ "đặc sản" cho dân nghèo. Ít nhiều, đó chính là sự bình đẳng trước dịch. Thật ra chính quyền dường như cũng đã thấy bất an trước nguy cơ Covid-19 trở lại. Một mặt do dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn trên thế giới, mặt khác chính những người trong bộ máy hiểu rõ, dịch bệnh trong nước không hẳn đã ổn, như các số liệu "trưng ra" để lấy thành tích. Hơn nữa, nhiều khác biệt và những đối chọi ngược nhau trong các phát ngôn của những người có trách nhiệm cho thấy, chính quyền nắm giữ nhiều thông tin đáng lo ngại hơn những gì người dân được biết. Dưới bề nổi của "tảng băng" thành tích, vẫn để lọt lưới hàng rào kiểm soát cửa khẩu sân bay, không yêu cầu dân minh từ nước ngoài về khai báo y tế, nhân viên cơ quan này không thực hiện đúng quy trình khi tiếp xúc với bệnh nhân. Ngay cả "tiểu thư" Nhung dù bị một bộ phận dân mạng đòi "cắt trọc bôi vôi", nhưng bộ phận khác tỏ thương hại, vì biết đâu, cô cũng chỉ là "con dê tế thần". Nhà nước đang "ngấp nghé" muốn tuyên "dịch bệnh trở lại". Theo một thuyết âm mưu, cơn hoảng loạn "Covid-19 trở lại" có thể xuất phát từ một nguyên nhân còn "ẩn dấu". Chuẩn bị "nổ" về "hết dịch" thì nghe tin, sau WB (12 tỷ USD), đến lượt IMF vừa tung gói hỗ trợ 50 tỷ USD cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch. Việt Nam bị loại khỏi danh sách, vì chính phủ sắp tuyên bố hết dịch. "Máu tham hễ thấy hơi đồng là mê!" Quyền, tiền và bệnh thành tích móc ngoặc với nhau như thế thì liệu gỡ có phải chuyện dễ? Nếu cần tranh biếm hoạ, có thể vẽ con virus đang bám đuổi một người chạy hụt hơi về phía trước để mô tả tâm trạng hoảng loạn hiện nay của cả người dân lẫn giới cầm quyền. "Cuộc săn đuổi của quyền, tiền và bệnh thành tích" sẽ được chú thích bên dưới bức tranh đắt giá, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Giấc mơ "biến nguy thành cơ", khôi phục du lịch nói riêng và kinh tế nói chung của Thủ tướng Phúc trước thời điểm quý một năm 2020 tan thành mây khói! Trở lại bài viết của hai giáo sư Tàu nói về chủ nghĩa Mác sẽ đánh bại corona! Số tượng Mác – Lê trên thế giới quả là không nhiều. Và mấy ai thấy tượng đài nào vướng Covid-19 chưa, kể cả khu tượng đài Lê Nin xây ước tính 12 tỷ ở Nghệ An? Đọc tiêu đề bài viết của hai giáo sư Tàu cũng khiến thiên hạ cười rớt hàm. Ở ta, có thể đưa bài "Ngạo nghễ Việt Nam" làm đối ứng để xưng tụng. Cho dù vẫn biết rằng, "bài ca" chặn dịch của chính quyền nặng về phần "diễn" lập trường chính trị hơn là phản ánh kết quả thực chất. Thành tích là đỉnh cao có thể đo đếm. Quyền lực thì luôn có tính nhiệm kỳ. Tiền tài lại càng là trạng thái động. Ba thứ thoảng qua ấy thực ra không bền vững chút nào. Con virus corona có thể phá hủy chúng khá nhanh, đặc biệt tại những nơi mà ba thứ ấy quyện lại đậm đặc như ở ta. Nhìn sang Tàu, không thể không đặt câu hỏi: "Nhiệm vụ của những Virus Vũ Hán là gì trong tình thế chính trị toàn cầu hiện nay?" |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét