“Nữ thiếu tá gửi con, tình nguyện khăn gói vào làm việc ở khu cách ly” plus 14 more |
- Nữ thiếu tá gửi con, tình nguyện khăn gói vào làm việc ở khu cách ly
- ‘Cách ly' và ‘phong tỏa’ – tiếng trống trận toàn cầu chống đại dịch
- Đã đến lúc áp dụng các biện pháp chống dịch Covid-19 mạnh hơn
- Ngấm đòn Covid-19, doanh nghiệp ô tô xin giảm thuế phí
- 'Đồ ăn trong ký túc xá cách ly có đủ, xin đừng tiếp tế nữa'
- Lý do 2 người Việt được cách ly Covid-19 tại khách sạn Hòa Bình
- Trung Quốc đã làm gì để tránh "vỡ trận" vì Covid-19?
- Donald Trump dồn dập giải cứu, nước Mỹ kẹt trong thế khó chưa từng có
- Kiểm tra việc xây dựng chính phủ điện tử tại 26 bộ, ngành, địa phương
- Chủ tịch Hà Nội: Khu cách ly không nhận đồ ăn, đồ dùng người nhà gửi
- Ký hợp đồng bán căn hộ không theo mẫu, Công ty Hà An bị đề nghị xử lý
- Chiến lược của Putin chặn đứng Covid-19, số ca nhiễm, tử vong ở Nga thấp
- Nữ hộ sinh cắt mái tóc dài để cấp cứu cho sản phụ nghi nhiễm Covid-19
- Đề thi THPT quốc gia 2020 được xây dựng theo chương trình tinh giản
- Thủ tướng đồng ý cho đóng góp tự nguyện khi cách ly tập trung chống corona
Nữ thiếu tá gửi con, tình nguyện khăn gói vào làm việc ở khu cách ly Posted: 23 Mar 2020 08:13 PM PDT Đã hơn một tháng trôi qua, kể từ khi thành lập khu cách ly tại Trường Quân sự tỉnh, chị Đỗ Thị Thanh Thủy chưa được về với gia đình vì phục vụ và chăm lo cho những người cách ly. Biết rằng công việc rất vất vả và nguy hiểm rình rập đến sức khỏe, tính mạng do "giặc Covid-19" gây nên nhưng chị vẫn tình nguyện vào làm việc tại khu cách ly. Chị là Thiếu tá Đỗ Thị Thanh Thủy, Phòng Chính trị - Bộ chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Vĩnh Phúc. Clip Thiếu tá Đỗ Thị Thanh Thủy làm việc trong khu cách ly: Từ đầu tháng 2, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Tỉnh ủy giao cho Bộ CHQS tỉnh Vĩnh Phúc thành lập khu cách ly tại Trường Quân sự và Trung đoàn 834. Để triển khai thực hiện nhiệm vụ, Bộ CHQS đã điều động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ từ nhân viên nấu ăn, y, bác sĩ, tạp vụ… vào làm việc trong khu cách ly. Là Chủ tịch Hội phụ nữ thuộc Phòng Chính trị, con còn nhỏ, chồng cũng là quân nhân, lẽ ra chị Thủy không phải tăng cường vào làm việc trong khu cách ly. Nhưng chị nghĩ đợt dịch bệnh nguy hiểm này chính là thời cơ để thể hiện bản lĩnh, nghị lực và tinh thần tự nguyện tự giác của người cán bộ hội. Do vậy ngay từ khi chuẩn bị thành lập khu cách ly, chị Thủy đã nhiều lần gặp gỡ lãnh đạo xin được tăng cường vào làm việc tại Trường Quân sự tỉnh. Mọi việc trong gia đình chị đành gác lại, các con chị phải nhờ bố mẹ trông nom giúp để khăn gói vào làm việc trong khu cách ly.
Nhiệm vụ hàng ngày của chị Thủy là theo dõi, quản lý số công dân cách ly, tham gia bảo đảm nơi ăn, ở, kiểm tra thân nhiệt cho họ. Công việc mới mẻ, thường xuyên phải mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang, găng tay kín mít, rất ngột ngạt nhưng chị vẫn vui vì được đóng góp một phần công sức của mình vào công cuộc phòng chống dịch bệnh. Chị Thủy còn thường xuyên làm công tác tuyên truyền, vận động. Một số người ngày đầu mới đến doanh trại không hợp tác với cán bộ trong khu cách ly và buồn chán. Những lúc như vậy, chị Thủy cùng đồng đội gặp gỡ, tuyên truyền vận động, phổ biến chủ trương, quy định của Nhà nước, của tỉnh về việc cách ly để đảm bảo an toàn cho chính bản thân, gia đình họ và cộng đồng. Nhiều đêm chị thức trắng để làm thủ tục tiếp nhận công dân từ các nước bay về được đưa vào khu cách ly. Là nữ quân nhân duy nhất làm việc trong khu cách ly trường quân sự tỉnh, nhiều trường hợp nữ vào cách ly coi chị Đỗ Thị Thanh Thủy như người thân. Một số người sau khi hoàn thành việc cách ly đã cảm kích trước tấm lòng, trách nhiệm của chịn đã viết thư tay, nhắn tin, gọi điện trò chuyện, cảm ơn chị Thủy và các đồng đội. Chị Dương Thị Hằng (thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc) là lao động xuất khẩu từ Hàn Quốc trở về, chia sẻ, ngày đầu vào khu cách ly đã rất băn khoăn, lo lắng vì không biết cuộc sống sẽ ra sao. Chỉ sau một ngày được sự giúp đỡ nhiệt tình của chị Thủy, chị cảm thấy an lòng, thoải mái và ấm áp như ở nhà. "Dù chị Thủy và mọi người trong khu cách ly phải làm việc từ 5h sáng đến khuya nhưng thái độ rất ân cần, niềm nở, coi chúng tôi như những người thân. Chúng tôi rất cảm ơn sự quan tâm đặc biệt của tỉnh, Trường quân sự tỉnh và chị Thủy trong lúc này", chị Hằng nói.
Đại tá Nguyễn Việt Cường, Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, làm việc trong khu cách ly vất vả, gian khổ và nguy hiểm nhưng Thiếu tá Đỗ Thị Thanh Thủy đã sẵn sàng gác việc gia đình và nhiệm vụ chuyên môn để xung phong vào khu cách ly. Chị được giao phụ trách điểm cách ly, hàng ngày báo cáo kết quả công tác tiếp nhận, chăm sóc, chuyển ra những người đủ thời gian cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh và Bộ CHQS tỉnh. Hơn một tháng qua, chị không rời khỏi vị trí, toàn tâm toàn ý lo cho nhiệm vụ. Giám đốc Công an tỉnh kể những ngày căng mình phong tỏa Sơn LôiSơn Lôi có 6/16 trường hợp dương tính với Covid-19 thì cách ly sớm ngày nào sẽ tốt ngày đó. Thời gian cách ly, người dân không đơn độc bởi có bác sỹ, công an, bộ đội đồng hành - Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ. Đào Duy Tuấn | ||||||||||||||||
‘Cách ly' và ‘phong tỏa’ – tiếng trống trận toàn cầu chống đại dịch Posted: 23 Mar 2020 06:33 PM PDT - Nhiều biện pháp mang tính cấp cứu tạm thời nhưng sẽ để lại hậu quả trọn đời... Những quyết định mà bình thường có thể mất nhiều năm để cân nhắc sẽ được thông qua chớp nhoáng. "Cách ly, cách ly và cách ly", "Phong tỏa, phong tỏa và phong tỏa" – những âm thanh đồng điệu, chung nhịp đang dền vang như tiếng trống trận thôi thúc toàn thế giới, từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, trong nỗ lực dồn dập đẩy lui đại dịch Covid-19. Ai nơi nào, ở yên chỗ đó Hôm qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi đi một thông điệp quan trọng: "Trong 10-15 ngày tới sẽ quyết định thất bại hay thành công trong chống dịch COVID-19 ở Việt Nam". Ông yêu cầu đóng cửa các dịch vụ không cần thiết để hạn chế tối đa việc tụ tập đông người. Có thể, các quán bar, karaoke, các nơi vui chơi giải trí, các cơ sở tôn giáo hay bất kỳ nơi nào tụ tập đông người đều phải đóng cửa. Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để tìm người đi nước ngoài về từ 8/3 để xét nghiệm, cách ly. Trước đó, ông gửi tin nhắn đến hàng triệu người dân cảnh báo những người trên 60 tuổi "hãy ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác".
Và mốc thời gian quan trọng nhất là 0h ngày 22/3/2020, thời điểm Việt Nam tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài, một quyết định đầy khó khăn, hệ trọng, cách ly Việt Nam với phần còn lại của thế giới. Các cuộc họp triền miên, các công văn tới tấp, các hệ thống quân đội, y tế,… được huy động tối đa mọi lúc mọi nơi để cách ly. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly là 52.790 người trên toàn quốc. Hôm qua, tại Ủy ban thường vụ Quốc hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, từ khi dịch bùng phát ở châu Âu, Mỹ tới nay đã có hàng trăm chuyến bay, hàng chục nghìn người nhập cảnh từ các quốc gia, khu vực có dịch. Từ đầu tháng 3 đến nay đã có trên 350.000 người nhập cảnh vào Việt Nam, trong đó gần 100.000 từ Hoa Kỳ và châu Âu, nơi đang là tâm dịch. "Những người nhập cảnh này đã đi qua nhiều địa phương, tiếp xúc với hàng trăm nghìn người Việt Nam nên mỗi khi phát hiện được 1 ca nhiễm bệnh, việc truy vết để tìm ra những người có nguy cơ lây nhiễm hết sức khó khăn vất vả", ông chia sẻ. Là một nền kinh tế mở bậc nhất thế giới, Việt Nam không thể muốn là cắt ngay các chuyến bay. Nhưng bây giờ thì lệnh tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài đã được quyết định. Hàng ngàn người tiếp xúc với các ca dương tính đang được tìm kiếm. Chúng ta phải "khẩn trương, khẩn trương hơn nữa" để quyết liệt ngăn chặn lây nhiễm trong cộng đồng. Trong khi đó, người dân đã đưa ra những câu khẩu hiệu dễ nhớ để hưởng ứng với nỗ lực của Chính phủ: "Hãy đứng im khi Tổ quốc cần", "Ai nơi nào, ở yên chỗ đó". Phong tỏa đang diễn ra trên toàn cầu Cách ly và phong tỏa cũng đang được hối hả thực hiện trên nhiều quốc gia trên thế giới khi virus nCoV, mà loài người chưa biết gì về nó, đang bùng phát với tốc độ tên lửa. Ngày 19/3 Châu Âu đã đóng cửa biên giới toàn khối và đặt 250 triệu dân dưới các biện pháp phong tỏa.
Ngày 23/3, Thủ tướng Anh Boris Johnson ra lệnh phong tỏa toàn bộ nước Anh trong ba tuần để ngăn chặn dịch virus corona đang lây lan mạnh. Trong thông điệp gửi tới toàn dân Anh, ông nói: "Tôi buộc phải có chỉ thị rất đơn giản với người dân Anh: bạn phải ở nhà!". Thủ tướng Anh nói: "Mọi người chỉ được rời nhà cho một số việc rất hạn chế", và khẳng định, cảnh sát có quyền cưỡng chế thực hiện bằng cách phạt và giải tán các nhóm tụ tập. Quyết định này, kéo dài trong ba tuần trước khi được xem lại, được cho là khắt khe nhất trong lịch sử nước Anh. Chính phủ yêu cầu dân chúng chỉ được ra khỏi nhà theo các mục đích rất hạn chế như mua nhu yếu phẩm, tập thể dục một lần trong ngày, vì nhu cầu y tế, đi làm (chỉ khi thật cần thiết). Chính phủ cấm gặp bạn, người thân, cấm tổ chức lễ cưới. Lễ tang vẫn diễn ra, nhưng chỉ có người thân nhất mới được dự. Cấm tụ tập quá hai người. Thư viện, nơi thờ phụng, sân chơi ngoài trời đóng cửa. Công viên chỉ mở để cho tập thể dục. Đây là những biện pháp giới hạn nghiêm khắc nhất được áp dụng tại Anh kể từ sau Thế chiến II, khiến nước này gần như bị phong tỏa dù chưa quyết liệt bằng một số nước châu Âu như Italy và Tây Ban Nha. Bỉ và Đức bắt đầu sử dụng một loạt chính sách cứng rắn nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Tại Đức, hôm 22/3 Chính phủ cấm tụ tập nhiều hơn 2 người tại nơi công cộng. Ngày18/3, Bỉ đã đóng cửa tất cả cửa hiệu, nhà hàng và cơ sở kinh doanh trừ siêu thị, hiệu thuốc và ngân hàng. Người lao động được yêu cầu làm việc tại nhà trừ khi các doanh nghiệp bảo đảm khoảng cách cần thiết giữa các nhân viên nếu làm việc tại trụ sở. Ngày 23, chính phủ Hy Lạp công bố quyết định áp dụng lệnh giới nghiêm trên toàn quốc… Đáng chú ý là Trung Quốc. Bằng cách giám sát chặt chẽ điện thoại thông minh, sử dụng hàng trăm triệu camera nhận diện gương mặt, và bắt buộc người dân phải kiểm tra vào báo cáo thân nhiệt và tình trạng sức khoẻ, nhà chức trách Trung Quốc không chỉ nhanh chóng tìm ra những đối tượng nghi nhiễm, mà còn theo dõi cả lịch trình và nhận diện bất cứ ai đã từng tiếp xúc. Một loạt các ứng dụng ra đời để cảnh báo người dân về khả năng tiếp xúc của họ với các ca nhiễm. ***** Sau nhiều thập kỷ toàn cầu hóa sâu rộng, chưa bao giờ thế giới lâm vào cảnh cách ly và phong tỏa nhanh và mạnh như thế này. Các quyết định cô lập cả quốc gia, cả xã hội chứ đừng nói đế từng cá nhân, từng gia đình, được đưa ra khẩn trương từng này, từng giờ để chống đại dịch. Đáng tiếc là mỗi quốc gia đang hành động theo kiểu 'thân ai nấy lo', thiếu đi sự hợp tác, tương hỗ toàn cầu. Yuval Harari, tác giả cuốn "Sapians – lược sử loài người", một trong những trí tuệ siêu việt viết: "Loài người đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Có lẽ, đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của thế hệ. Những bước đi của chính phủ và người dân trong vài tuần tới sẽ định hình thế giới trong nhiều năm nữa. Không chỉ định hình hệ thống chăm sóc y tế mà cả kinh tế, chính trị và văn hoá. Chúng ta phải hành động nhanh và quyết đoán, đồng thời dự trù cho những hậu quả sau này. Khi chọn lựa giữa các phương án, nên tự vấn bản thân không những phải làm sao để vượt qua mối đe dọa tức thời, mà còn về thế giới mà chúng ta sẽ tồn tại sau khi cơn bão này qua đi." Ông nhận định: "Đúng vậy, bão nào rồi cũng qua, loài người sẽ tồn tại, phần lớn chúng ta sẽ vẫn sống sót, nhưng sẽ sống trên một hành tinh rất khác. Nhiều biện pháp mang tính cấp cứu tạm thời nhưng sẽ để lại hậu quả trọn đời. Đó là bản chất của những giải pháp khẩn cấp. Chúng tua nhanh những quy trình trong quá khứ. Những quyết định mà bình thường có thể mất nhiều năm để cân nhắc sẽ được thông qua chớp nhoáng. Người ta cố ép buộc và đưa những công nghệ còn sơ khai, thậm chí nguy hiểm vào sử dụng bởi cho rằng, nếu không dám mạo hiểm, thì đó mới là điều mạo hiểm nhất". Tư Giang | ||||||||||||||||
Đã đến lúc áp dụng các biện pháp chống dịch Covid-19 mạnh hơn Posted: 23 Mar 2020 08:57 PM PDT Cho đến hiện tại, kết quả phòng, chống dịch Covid-19 ở nước ta quả là đáng khâm phục và tạo niềm tin rất lớn cho người dân vào hệ thống y tế nước nhà. Con số hơn 120 ca nhiễm và chưa có ca tử vong nào so với số liệu tương ứng của nhiều nước là minh chứng tốt cho kết quả chống dịch này. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, tình hình diễn biến dịch ở nước ta trong thời gian tới sẽ trở lên phức tạp và nguy hiểm, khả năng dịch lây nhiễm rộng ra cộng đồng là rất cao. Chúng ta đang bước vào giai đoạn có tính quyết định cho toàn bộ công cuộc chống dịch. Điều đó đòi hỏi phải xem xét các biện pháp chống dịch đang áp dụng đã đủ chưa, có cần sửa đổi, bổ sung gì nhằm chống dịch có hiệu quả nhất. Vấn đề quan tâm ở đây chính là xem xét để đưa ngay các biện pháp mạnh hơn vào cuộc chiến chống dịch.
Kinh nghiệm của các nước trong chống dịch lần này cũng là đi dần từ biện pháp bình thường, tăng dần lên các biện pháp mạnh hơn và cuối cùng gần như là áp dụng các biện pháp mạnh nhất mà luật pháp cho phép. Đó là các biện pháp như xét nghiệm, xét nghiệm rộng, hạn chế tụ tập đông người, đóng cửa trường học, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ công cộng, cách ly, phong tỏa, ban bố tình trạng khẩn cấp, thiết quân luật… Kinh ngiệm cho thấy có nước thực hiện các biện pháp mạnh hơn kịp thời, nhưng cũng có nước các biện pháp mạnh hơn này được đưa vào áp dụng quá muộn và do đó kéo theo những tổn thất to lớn. Việt Nam ta về cơ bản cũng giống các nước trong lựa chọn các biện pháp. Trong các biện pháp đã và đang được thực hiện có biện pháp chỉ mang tính khuyến cáo, thỉnh cầu. Ví dụ như khuyến cáo người dân không nên tụ tập đông người, chẳng hạn như tại các đám tang, đám cưới; khuyến cáo người dân không có việc cần thiết thì không nên ra đường; nên đeo khẩu trang… Trên thực tế, những khuyến cáo này đã được người dân, tổ chức đa phần tự giác tuân theo. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều trường hợp không như vậy. Trong phiên họp Thường trực Chính phủ chiều 23/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ rõ hiện vẫn còn tình trạng tập trung ăn nhậu nhiều tại các quán ăn, sàn nhảy, điểm vui chơi, một số nhà thờ lớn vẫn làm lễ đông người. Sở dĩ có tình trạng này vì các biện pháp liên quan áp dụng không có tính bắt buộc. Có những người nhiễm bệnh chưa được phát hiện đến dự những sự kiện, hoạt động đông người như vừa nêu thì quả là rất nguy hiểm. Biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn lây lan kiểu này chính là không cho phép tập trung đông người, đóng cửa các cơ sở kinh doanh, dịch vụ công cộng và dừng các hoạt động lễ hội đông nguòi... Nếu có cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến người dân về các biện pháp kiểu này rất có thể sẽ cho ra kết quả là đa số đồng tình và ủng hộ. Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm của ta năm 2007 cũng đã dự liệu cho việc triển khai các biện pháp cấm kiểu này. Đó là các biện pháp được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp về dịch. Thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nếu Thường vụ không thể họp ngay thì thuộc về Chủ tịch nước theo đề nghị của Thủ tướng. Vấn đề chỉ còn là cân nhắc đã đến thời điểm phải ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch hay chưa mà thôi. Chủ tịch Hà Nội: Khu cách ly không nhận đồ ăn, đồ dùng người nhà gửiChủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung yêu cầu các đơn vị quản lý không nhận đồ ăn, đồ dùng mà người nhà gửi cho người đang cách ly. | ||||||||||||||||
Ngấm đòn Covid-19, doanh nghiệp ô tô xin giảm thuế phí Posted: 23 Mar 2020 01:00 PM PDT Dịch Covid 19 khiến hàng loạt nhà máy ô tô tại Việt Nam đứng trước nguy cơ điều chỉnh giảm sản xuất, thậm chí đóng cửa, tạm ngừng hoạt động trong một thời gian. Hệ lụy kéo theo là hàng trăm ngàn lao động phải tạm nghỉ việc. Lo đóng cửa nhà máy Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) vừa có báo cáo gửi Chính phủ và các cơ quan chức năng, tổng kết những tác động của dịch Covid-19 đến các DN ô tô. VAMA cho biết, đối với hoạt động đầu tư mở rộng nhà máy của các DN thành viên, hiện kỹ sư, chuyên gia nước ngoài và cán bộ tay nghề cao được cử sang nhưng chưa thể nhập cảnh vào Việt Nam. Một số máy móc thiết bị để mở rộng nhà máy cũng chưa thể vận chuyển được. Vì vậy, gây ảnh hưởng tới tiến độ triển khai các dự án. Đối với hoạt động cung ứng linh kiện, vật tư và sản xuất nói chung đến nay về cơ bản việc vẫn tạm thời được duy trì. Tuy nhiên, thời gian tới, dự báo sẽ có nhiều nhà sản xuất linh kiện và nhà sản xuất xe bị ảnh hưởng trực tiếp do nhiều nước đã phong tỏa một hay nhiều khu vực, thậm chí cả quốc gia để đối phó với dịch Covid-19. Bởi vậy, nhiều DN có thể buộc phải điều chỉnh giảm kế hoạch sản xuất, thậm chí tính tới việc đóng cửa nhà máy trong một giai đoạn nhất định cho tới khi tìm được nguồn cung thay thế.
Hiện nhiều chuyên gia, kỹ sư, thậm chí cả tổng giám đốc của một số DN thành viên không thể nhập cảnh vào Việt Nam theo quy định mới nhất. Một số cán bộ nhân viên của các nhà sản xuất ô tô hoặc nhà cung ứng đã và đang phải cách ly theo đúng quy định, hoặc được bố trí làm việc ở nhà để giảm bớt sự lây lan của dịch bệnh. Cho tới nay, các hoạt động này chưa gây tác động đáng kể tới việc sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trước khả năng dịch có thể tiếp tục xảy ra ở một số địa bàn dẫn đến việc có thể bị cách ly cả công ty, nhiều nguy cơ DN phải đột ngột dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, VAMA cảnh báo.
Trên thực tế, nhiều DN trong các lĩnh vực như du lịch, dịch vụ, giải trí, giao thông vận tải,... phải giảm thiểu hoặc tạm dừng hoạt động dẫn tới sụt giảm đáng kể nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa. Do đó, số lượng khách hàng tới tìm hiểu xe tại các đại lý cũng đã giảm sút đáng kể, kéo theo số lượng hợp đồng ký mới giảm tương ứng. Các yếu tố trên đã trực tiếp ảnh hưởng tới doanh số bán hàng trong tháng 3 cũng như trong thời gian tới khi mà dịch Covid-19 có thể kéo dài. Thị trường cả năm 2020 có thể sụt giảm hơn 15% so với dự báo ban đầu. Theo thống kê, hiện số lượng xe đến các gara để sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng giảm khoảng 30-40%. Dự báo về lâu dài có thể giảm mạnh tới 60-70% nếu tình hình dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Xin giảm, giãn thời gian nộp thuế Đại diện Ford Việt Nam cho hay dự án mở rộng nhà máy nâng công suất từ 14.000 xe/năm lên 40.000 xe/năm khởi công cuối năm 2019 đang gặp khó khăn do nhiều chuyên gia từ nước ngoài không thể nhập cảnh vào Việt Nam, cùng với đó là các trang thiết bị máy móc cũng cũng đang bị dừng nhập khẩu, khiến tiến độ chậm trễ. Việc nhập khẩu linh kiện phục vụ cho hoạt động sản xuất với những mẫu xe hiện tại cũng đứng trước nguy cơ thiếu hụt. Tình hình kéo dài khiến Ford Việt Nam phải tính đến việc tạm dừng hoạt động từ 21/3 tại Ấn Độ và Việt Nam từ 26/3 đồng thời cho lao động nghỉ việc hay làm từ xa. Còn đại diện Mercedes - Benz Việt Nam (MBV) cho rằng, để phục vụ lắp ráp xe trong nước, MBV phải nhập khẩu bộ linh kiện từ Đức. Tuy vẫn sản xuất hết công suất bởi chưa bị thiếu linh kiện, phụ tùng nhưng hãng xe này tỏ ra lo lắng tình hình dịch bệnh sẽ khiến khách hàng e ngại ra ngoài mua sắm, dẫn đến cầu giảm, kéo theo giá xe cũng như doanh số bán hàng có thể giảm. Một số DN ô tô lo ngại hiện chỉ còn nguồn phụ tùng tồn kho đủ để sản xuất cầm chừng trong nửa tháng tới. Nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và nguồn cung tiếp tục bị ảnh hưởng, DN cũng buộc phải tạm dừng sản xuất một phần và nhiều kế hoạch kinh doanh khác cũng sẽ bị lùi vô thời hạn.
Theo báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) vào cuối tháng 2/2020, Việt Nam nhập khẩu gần 4 tỷ USD phụ tùng linh kiện ô tô, trong đó nhiều nhất là từ Hàn Quốc với 1,14 tỷ USD (chiếm 28,5%), Nhật Bản 0,72 tỷ USD (18,04%) và từ Trung Quốc là 0,7 tỷ USD (18%). Riêng với ô tô tải, hơn 70% linh kiện, phụ tùng nhập từ Trung Quốc. Các tính toán cho thấy, đến khoảng cuối tháng 3, các DN sản xuất, lắp ráp ô tô sẽ thiếu linh kiện phục vụ sản xuất. Trao đổi với PV. VietNamNet, một DN lắp ráp ô tô tải tại TP.HCM đang tạm dừng hoạt động chia sẻ, các DN sản xuất linh kiện tại Trung Quốc đã đi vào hoạt động, nguồn cung bắt đầu về nước. Tuy nhiên, vấn đề đau đầu nhất hiện nay là đầu ra. Do hoạt động vận tải giảm sút mạnh do dịch Covid-19 nên khách hàng mua xe rất ít. Vì vậy, giờ lo lắng nhất vẫn là đầu ra. Không bán được hàng thì DN sẽ gặp khó khăn, nhà máy dù có đủ nguồn cung linh kiện vẫn phải dừng hoạt động, thậm chí kéo dài sẽ phá sản. Nếu các nhà máy ô tô đồng loạt đóng cửa, sẽ có hàng trăm nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp phải nghỉ việc, thất nghiệp, giảm thu nhập. Do đó, VAMA đề xuất Chính phủ giảm 50% thuế suất thuế Giá trị gia tăng, 50% lệ phí trước bạ cho khách hàng mua ô tô; giãn nộp thuế Giá trị gia tăng và Thuế tiêu thụ đặc biệt từ tháng 3 tới 9/2020; giãn nộp thuế Thu nhập DN đến kỳ quyết toán năm 31/3/2021; giãn thời gian nộp thuế tại khâu nhập khẩu trong năm 2020. Người lao động có thể giảm công việc, giảm thu nhập, vì vậy cần giảm thuế thu nhập cá nhân. Cùng với đó, cần ban hành gói kích cầu chung phát triển kinh tế, gia hạn các gói vay thương mại để các DN có thời gian phục hồi sản xuất kinh doanh và trả nợ. Nếu các loại thuế phí theo đề xuất của VAMA được Chính phủ chấp thuận, thời gian tới giá ô tô các loại dự báo sẽ giảm mạnh. Trần Thủy | ||||||||||||||||
'Đồ ăn trong ký túc xá cách ly có đủ, xin đừng tiếp tế nữa' Posted: 23 Mar 2020 08:07 PM PDT Đó là tâm sự của các anh công an, dân quân tự vệ, lực lượng bảo vệ ở khu cách ly ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM vào tối ngày 23/3. 9 giờ tối ngày 23/3, ở khu cách ly ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM vẫn đều đặn có bố mẹ, anh chị, người quen của những người đang cách ly đến xin tiếp tế. Họ mang bánh mì, bánh tráng, trái cây, nước rửa tay, khẩu trang, quần áo, đồ dùng cá nhân... đến cho người thân. Các đồ dùng, đồ ăn được bọc trong thùng xốp, thùng giấy, bọc ni lông, bên ngoài có ghi họ tên, số điện thoại, số phòng, tầng người nhận.
Các chiến sĩ công an, dân quân tự vệ, lực lượng bảo vệ từ ngoài cổng lần lượt kiểm tra từng gói đồ và liên tục nhắc: 'Mọi người ơi! đừng đưa đồ ăn vào. Trong khu cách ly có đủ đồ ăn rồi nhé. Các cô chú, anh chị cứ đưa đồ ăn vào chúng cháu không nhận đâu'. Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ vẫn năn nỉ được đưa đồ ăn cho con. Ông Hoàng, 66 tuổi, nhà ở gần chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh. 4 giờ chiều, ông dẫn chiếc xe máy ra để mang đồ dùng cá nhân cho cô con gái học thạc sĩ ở Thượng Hải, Trung Quốc về nước hôm 22/3. Không biết đường đi xuống ký túc xá, ông phải mất hơn 3 giờ di chuyển mới đến nơi.
Đáng lẽ, tết Nguyên Đán vừa qua cô con gái 32 tuổi của ông Hoàng sẽ về nhà đón giao thừa cùng gia đình, nhưng vì dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, cô phải ở lại. 'Chỗ con bé ở không phải tâm dịch, nhưng vợ chồng tôi rất lo, dù con ngày nào cũng gọi về bảo khỏe mạnh', ông Hoàng bày tỏ. Ông Hoàng cho biết, khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất, con gái ông không mua được sim điện thoại Việt Nam nên không gọi được cho gia đình. Thành ra, con về được hơn một ngày, vợ chồng ông mới đến thăm con. 'Tôi mang chút đồ dùng cho con và muốn được gặp con bé', ông Hoàng chia sẻ.
Kế bên, anh Trọng, Quận 7 cũng đưa mì tôm, quạt điện, táo, ít đồ khô và đồ dùng cá nhân cho em gái mới từ Úc về. Theo anh Trọng, đây là các món đồ gia đình chuẩn bị vì có yêu cầu của em gái. Chạy xe từ Quận 7 đến Thủ Đức nhưng đến nơi, không gửi được cho em, anh phải mang về. Chiều tối, nấu nước gừng, cháo, ít yến chưng xong, chị Phương, 28 tuổi, giáo viên ở Dĩ An, Bình Dương chạy xe mang đến cho bạn trai cũ là bác sĩ đang làm việc ở khu cách ly. 'Chúng tôi quen nhau hơn một năm thì dừng lại. Hai đứa mới chia tay đây thôi. Giờ, chúng tôi vẫn là bạn', chị Phương tâm sự.
Biết anh đến khu cách ly của ký túc xá làm việc từ hôm 21/3, chị vừa thương vừa lo. Khi đọc được thông tin, một bác sĩ 29 tuổi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 ở Đông Anh, Hà Nội dương tính với Covid-19, chị gọi cho anh hỏi thăm thì đầu máy báo bận. Chị quyết định nấu đồ ăn mang đến cho anh tẩm bổ. Cầm hộp đồ ăn đến cổng khu cách ly, Phương gọi cho bạn trai lần nữa nhưng bên kia máy lại báo bận. 'Chắc anh ấy đang bận lắm. Không biết anh có ăn uống đầy đủ không?', nữ giáo viên nói rồi quay về.
Trao đổi với VietNamNet, một chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ canh gác ở khu cách ly này cho biết, suốt ba ngày qua họ phải kiểm đồ, vận chuyển đồ từ sáng đến tối vì lượng người đến tiếp tế cho người cách ly nhiều. 'Giờ cao điểm, rất nhiều người mang đồ đến. Họ đứng kín cả một đoạn đường dài. Có người từ Bến Tre, Tiền Giang, Tây Ninh, Đắk Lắk cũng mang đồ xuống. Lượng đồ nhiều nên người mang đến phải chờ lâu giữa trời nắng, nhìn rất vất vả và thương. Ở khu cách ly đã có đầy đủ đồ ăn, nước uống, nước rửa tay, sát khuẩn rồi, tôi mong mọi người hãy hạn chế tiếp tế', chiến sĩ công an bày tỏ.
Lo ngại dịch Covid-19, bà nội trợ Hà Nội 'bật chế độ' gia đình onlineTừ ngày xuất hiện các ca dương tính với Covid-19 tại Hà Nội, gia đình chị Hoài đã 'bật chế độ' online cho cuộc sống của mình. Tú Anh | ||||||||||||||||
Lý do 2 người Việt được cách ly Covid-19 tại khách sạn Hòa Bình Posted: 23 Mar 2020 05:22 PM PDT Những khách ngồi cùng khoang máy bay ngày 18/3 từ London về Hà Nội là công dân Việt Nam đều được đưa về khách sạn Hòa Bình để đảm bảo tập trung - Chủ tịch UBND Hà Nội nói. Báo cáo tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội chiều tối qua, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Chí Lực cho biết trong số người nhập cảnh từ 7/3 đến nay, quận rà soát được 136 người và lấy mẫu xét nghiệm 101 người, hiện còn cách ly 194 trường hợp. Thành lập ban điều hành tại khách sạn Hoà Bình do Phó chủ tịch thường trực UBND quận làm trưởng ban. Bố trí trạm gác cổng và lối ra vào khách sạn đặt biển cảnh báo; cán bộ công an, dân quân, y tế trực và nhân viên phục vụ ở tại khách sạn luôn trong thời gian phục vụ cách ly. "Khách sạn Hoà Bình đang cách ly 24 trường hợp được theo dõi hàng ngày, sức khoẻ bình thường", Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết. Với 2 trường hợp dương tính, bệnh nhân số 108 và 113, sau khi có thông tin, quận đã chỉ đạo khẩn trương di chuyển khách của 2 phòng liền kề với phòng 2 bệnh nhân từng ở sang phòng khác và phun khử khuẩn tất cả các phòng và khu vực khách sạn. Ông Lực cho biết: "2 trường hợp này thực hiện cách ly rất nghiêm túc, ở trong phòng, không ra tiếp xúc với người ngoài. Với cán bộ nhân viên y tế, khách sạn, công an phục vụ thì chúng tôi đã bố trí ở luôn khách sạn trong thời gian cách ly". Ngày 22/3, Bộ Y tế đã công bố hai bệnh nhân 108 và 113. Hai trường hợp này đều là du học sinh về nước và được cách ly tập trung tại khách sạn Hòa Bình. Thông tin thêm về trường hợp các ca nhiễm bệnh, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho hay một số người quan tâm các trường hợp dương tính tại khách sạn Hoà Bình. Từ 0h ngày 14/3, Việt Nam tạm ngừng nhập cảnh với các công dân đến từ các nước châu Âu. Sáng 18/3, vẫn có chuyến bay từ London về và có khách nước ngoài nằm trong diện hướng dẫn cách ly của Bộ Y tế. Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TƯ đã giao cho Hà Nội phản ứng và xử lý các trường hợp này. Chủ tịch Hà Nội nói: "Hà Nội làm việc với tất cả các khách sạn và chọn khách sạn Hoà Bình của Tổng công ty Du lịch Hà Nội để đưa số khách người nước ngoài về đây cách ly. Những khách ngồi cùng khoang là công dân Việt Nam cũng đều được đưa về đây để đảm bảo tập trung. Những trường hợp này trước khi về được lấy mẫu xét nghiệm ở sân bay đều âm tính". Ông Chung cho biết: "Khi máy bay cất cánh ở nước sở tại về Việt Nam, TP mới biết danh sách hành khách thông qua VietNam Airlines và Cảng hàng không miền Bắc, mà lúc đó vào đêm rồi, Hà Nội phải phản ứng nhanh để đảm bảo các yêu cầu cách ly".
Ngay sau tình huống phản ứng nhanh để đảm bảo yêu cầu đó, Hà Nội cùng các bộ, ban ngành đã kịp thời ban hành theo đúng quy định về cách ly tập trung chi phí tự nguyện tại các khách sạn. Khách sạn Hòa Bình trở thành khu cách ly chi phí tự nguyện Hà Nội cũng đã quyết định thành lập cơ sở cách ly tập trung tại khách sạn Hòa Bình cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với chi phí người cách ly tự chi trả. Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP ủy quyền UBND quận Hoàn Kiếm phụ trách việc tổ chức cách ly tại khách sạn Hòa Bình. Sau khi hết thời hạn cách ly, quận ban hành quyết định kết thúc nhiệm vụ cho khách sạn. Sở Y tế, Sở Du lịch chịu trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn quận Hoàn Kiếm thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, quy định của TP. Chủ tịch Hà Nội: Khu cách ly không nhận đồ ăn, đồ dùng người nhà gửiChủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung yêu cầu các đơn vị quản lý không nhận đồ ăn, đồ dùng mà người nhà gửi cho người đang cách ly. Trần Thường - Hương Quỳnh | ||||||||||||||||
Trung Quốc đã làm gì để tránh "vỡ trận" vì Covid-19? Posted: 23 Mar 2020 07:25 PM PDT Trong khi nhiều nơi trên thế giới đang điêu đứng vì virus corona chủng mới bùng phát dữ dội, Trung Quốc tuyên bố đã khống chế được dịch với số ca nhiễm mới và tử vong liên tục giảm mạnh. Đài CGTN trích dẫn báo cáo ngày 23/3 của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho hay, nước này chỉ có thêm 39 ca nhiễm mới Covid-19 và 9 trường hợp tử vong vì dịch trong vòng 24 giờ qua. Đáng nói, tất cả những ca nhiễm mới đều là các công dân hồi hương hoặc du khách từ nước ngoài nhập cảnh vào đại lục gần đây.
Thống kê đánh dấu xu hướng gia tăng số ca "nhập khẩu" virus corona chủng mới vào Trung Quốc hơn một tuần qua, trong khi số ca lây nhiễm nội địa giảm xuống còn rất ít, thậm chí có lúc bằng 0 như ba ngày liên tiếp 18 - 20/3 và trong ngày 22/3. Giới quan sát đánh giá đây là một điều rất ấn tượng khi nhiều quốc gia châu Âu và các "điểm nóng" khác về dịch trên thế giới như Mỹ hay Iran đang rơi vào hỗn loạn trước sự gia tăng chóng mặt số trường hợp nhiễm mới Covid-19, lên tới mức hơn 1.000 người/ngày. Chỉ cách đây một tháng, tỉ lệ nhiễm virus ở đại lục vẫn còn ở mức trên dưới 2.000 ca mỗi ngày. Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức cấp cao khác của Trung Quốc khẳng định, thành công bước đầu như trên chứng minh các biện pháp dập dịch của họ đã phát huy hiệu quả. Bắc Kinh cũng bắt đầu tuyên truyền về những nỗ lực "xoay chuyển tình thế" thành công cả trong và ngoài nước. Mặc dù dư luận quốc tế vẫn còn nhiều tranh cãi về các tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc, nhưng không ai có thể phủ nhận cuộc chiến chống Covid-19 ở đại lục đang tiến triển tích cực. Sau một thời gian tìm hiểu, giới quan sát đã bắt đầu chỉ ra những yếu tố giúp Trung Quốc có thể tránh "vỡ trận" vì dịch. Phong tỏa diện rộng, kiểm soát chặt Kể từ ngày 23/1, Chính phủ Trung Quốc đã cho phong tỏa toàn bộ thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, nơi khởi phát và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, nhằm ngăn ngừa mầm bệnh chết người lây lan. Theo đó, thành phố với 11 triệu dân phải cho tạm ngưng hoạt động toàn bộ hệ thống giao thông công cộng, khuyến cáo người dân không nên đi đâu trong tuần lễ đón Tết Nguyên đán.
Song, khi tình hình dịch tiếp tục trở nên trầm trọng, với 96% tổng số ca tử vong và đa số trường hợp dương tính với virus corona chủng mới trên toàn quốc là ở Hồ Bắc, nhà chức trách đã tăng cường các biện pháp phong tỏa trên cả tỉnh từ ngày 10/2, bao gồm quyết định cấm mọi hoạt động di chuyển của người dân trong địa bàn. Tất cả các trường học, rạp hát, rạp chiếu phim và các dịch vụ "không cần thiết" đều bị đóng cửa. Các nhà máy và công ty cần phải nhận được giấy phép đặc biệt mới được tiếp tục hoạt động. Tất cả các hiệu thuốc đều phải ghi lại từng đơn hàng mua thuốc cảm cúm, sốt hoặc ho, bao gồm tên thật của khách, số điện thoại, căn cước và địa chỉ. 58 triệu dân của tỉnh miền trung Trung Quốc bị cấm rời khỏi nơi cư trú. Mỗi hộ gia đình chỉ được phép có một người được ra ngoài hai ngày một lần để mua nhu yếu phẩm. Không phương tiện giao thông nào lẫn khách khứa được phép ra vào các khu dân cư, trừ trường hợp "vô cùng cấp thiết". Chỉ có xe cảnh sát, xe cứu thương, xe công vụ và những phương tiện vận chuyển hàng hóa được coi là thiết yếu mới được phép lưu thông trên các tuyến đường của tỉnh. Đến giữa tháng Hai, khi dịch Covid-19 vẫn không ngừng lan rộng, hơn 50 thành phố khắp đại lục đã tuyên bố "nội bất xuất, ngoại bất nhập" như Vũ Hán. Chính quyền Trung Quốc quyết liệt đến mức phong tỏa cả thành phố Ôn Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, nơi cách tâm dịch ở tỉnh Hồ Bắc tới 800km. Các biện pháp giám sát, phong tỏa phòng chống dịch ngày càng siết chặt hơn. Ngày 12/3, chính quyền Bắc Kinh thông báo sẽ thực thi việc cách ly 14 ngày đối với tất cả du khách từ nước ngoài đến thành phố. Đối với những người đến thủ đô Trung Quốc vì lý do công việc, họ sẽ được yêu cầu ở tại một số khách sạn chỉ định và tiến hành xét nghiệm Covid-19, không được rời đi cho đến khi có kết quả. Phóng viên Gerry Shih của tờ Washington Post ghi nhận, tại trung tâm Bắc Kinh, trạm kiểm soát được dựng lên ở mỗi ngã tư, đo thân nhiệt của từng người ra vào thành phố. Các khu dân cư đều "cửa đóng, then cài" sau 22h tối. Là người nước ngoài ở thủ đô Trung Quốc, ông Shih được yêu cầu cung cấp số điện thoại cho các nhân viên chính phủ ở mỗi ga tàu, báo cáo sự hiện diện bằng ứng dụng điện thoại khi đi vào các tòa nhà văn phòng hay đọc số hộ chiếu khi ăn tại vài nhà hàng hiếm hoi còn mở cửa. Theo báo South China Morning Post, đó là động thái chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc. Ngay cả ở giai đoạn đỉnh điểm của dịch hô hấp cấp tính nặng (SARS) 17 năm trước, các biện pháp phong tỏa diện rộng, gắt gao như trên cũng không được áp dụng cho nhiều người cùng lúc đến như vậy.
Xét nghiệm, cách ly nhanh chóng Từ ngày 16 - 20/2, một phái đoàn gồm 25 chuyên gia đến từ nhiều nước, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dẫn đầu đã tới Trung Quốc để tìm hiểu thực tế tình hình dịch Covid-19. Phát biểu trước báo giới sau chuyến đi, Tiến sĩ Bruce Aylward, cố vấn cấp cao cho Tổng giám đốc WHO và cũng là trưởng đoàn chuyên gia quốc tế đánh giá cao một số biện pháp Bắc Kinh cho triển hai để ngăn chặn sự lây lan của virus. Ông Aylward nhận thấy, bất kỳ người nào ở Trung Quốc bị nghi mắc Covid-19 với biểu hiện sốt thường sẽ được đưa đến các phòng khám cộng đồng. Bắc Kinh đã cho xây dựng các cơ sở y tế dạng này ở nhiều nơi từ năm 2002 để đối phó với dịch SARS. Bệnh nhân sẽ được đo thân nhiệt, trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng, tiền sử bệnh tật, lịch trình đi lại cũng như việc liệu họ có tiếp xúc với bất kỳ ca nhiễm Covid-19 nào hay không. Nếu cần thiết, bệnh nhân có thể được cho chụp cắt lớp vi tính (CT), một cách để tiến hành soi kiểm Covid-19 bước đầu tiên. Nếu vẫn có dấu hiệu nghi nhiễm, bệnh nhân sẽ được lấy mẫu xét nghiệm virus corona chủng mới. Trong trường hợp nhận kết quả dương tính, họ sẽ nhanh chóng được chuyển tới một bệnh viện chỉ định hoặc trung tâm cách ly. Tất cả các trường hợp tiếp xúc gần với họ cũng được yêu cầu cách ly theo dõi lập tức với phương châm "thà cách ly nhầm còn hơn bỏ sót".
Tiến sĩ Aylward lưu ý, điểm mấu chốt các nước có thể học hỏi từ Trung Quốc là tốc độ, từ nhận diện ca nhiễm, cách ly bệnh nhân và phát hiện các tiếp xúc gần để có cách ứng phó thích hợp. Ông lấy ví dụ, ở tâm dịch Vũ Hán, thời gian trung bình từ lúc một người nhiễm Covid-19 xuất hiện triệu chứng đến khi họ được nhập viện điều trị đã giảm từ 15 ngày lúc ban đầu xuống còn 2 ngày, vào thời điểm ông có mặt tại đây. Bắc Kinh cũng nêu rõ rằng, việc xét nghiệm Covid-19 là miễn phí và mọi chi phí liên quan đến điều trị bệnh cho người dân theo bảo hiểm sẽ do chính phủ chi trả. Trong khi đó, ở Mỹ, việc xét nghiệm kiểm dịch Covid-19 với số đông còn rất hạn chế và chậm trễ, một phần vì chưa có nhiều cơ sở đủ năng lực được huy động tham gia; nhà chức trách y tế chưa có biện pháp khuyến khích và người dân cũng phải tự chi trả cho việc đó với phí khá cao. Nước Anh từng không xét nghiệm kiểm dịch với những người có triệu chứng bệnh nhẹ mà chỉ tập trung vào các bệnh nhân bị viêm đường hô hấp nặng. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều ca mắc Covid-19 không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tăng cao nguy cơ họ trở thành những "nguồn siêu lây nhiễm" bệnh trong cộng đồng. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra ở Italia, nước đã vượt Trung Quốc và hiện đứng đầu thế giới về số ca tử vong vì Covid-19 (hơn 6.000 ca tính tới hết ngày 23/3). Cả đất nước dồn mọi nguồn lực ứng phó với dịch bệnh Từ cuối tháng Một, khi dịch Covid-19 bùng phát dữ dội ở Vũ Hán, để đáp ứng nhu cầu về cơ sở khám chữa bệnh cho người dân nhiễm virus tại tâm dịch, Chính phủ Trung Quốc đã gấp rút cho xây dựng 2 bệnh viện dã chiến Lôi Thần Sơn với 1.600 giường bệnh và Hỏa Thần Sơn với 1.000 giường bệnh theo kiểu lắp ghép, dựa trên kinh nghiệm từ đợt chống dịch SARS năm 2003. Cả hai bệnh viện được hoàn thiện thần tốc và bắt đầu đi vào hoạt động chỉ sau 12 ngày xây dựng.
Nhà chức trách cũng cho chuyển đổi hơn một chục công trình công ích tại Vũ Hán, như trung tâm triển lãm, nhà văn hóa, phòng thể dục... thành bệnh viện tạm để điều trị cho các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và cách ly các nguồn lây nhiễm, trong bối cảnh các bệnh viện chính quy đã bị quá tải và phải tập trung điều trị cho các ca bệnh nặng. Chính quyền địa phương thống kê, cho đến lúc đóng cửa toàn bộ vào ngày 10/3 khi tình hình dịch ở Vũ Hán đã ổn định với số ca nhiễm mới Covid-10 cực thấp, 16 bệnh viện dã chiến như trên đã tiếp nhận điều trị cho hơn 12.000 bệnh nhân. Hơn 8.000 nhân viên y tế thuộc 94 nhóm chi viện cho thành phố đến từ khắp đại lục đã làm việc tại những cơ sở này. Trong một cuộc họp báo ngày 11/3, đại diện Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết đã điều động 346 đội y tế từ nhiều tỉnh thành khác, với tổng cộng 42.600 y, bác sĩ, điều dưỡng, bao gồm cả hàng ngàn nhân viên thuộc Quân y đến hỗ trợ Hồ Bắc phòng chống Covid-19. Đến nay, toàn bộ lực lượng chi viện này đã rời Hồ Bắc như những vị anh hùng sau khi chính quyền tuyên bố đã không chế được dịch.
Tiến sĩ Aylward cũng đánh giá cao tinh thần đoàn kết của người dân trên khắp đất nước Trung Quốc lúc dịch hoành hành. Khi Vũ Hán bắt đầu bị phong tỏa để chống dịch, không chỉ thể hiện sự ủng hộ tinh thần qua những thông điệp động viên, chia sẻ, người dân ở các địa phương khác đã quyên góp tiền, khẩu trang, đồ bảo hộ y tế và nhu yếu phẩm cho thành phố. Khi dịch lây lan rộng khắp, nhiều người lao động ở Trung Quốc đã tình nguyện đảm nhiệm thêm các vai trò mới phục vụ cuộc chiến chống virus. Chẳng hạn như, một nhân viên soát vé đường cao tốc sẽ làm thêm nhiệm vụ đo thân nhiệt cho bất kỳ ai đi qua trạm kiểm soát; bảo vệ kiêm luôn cả công việc vận chuyển, phân phát thực phẩm cho dân khu cách ly; nhân viên lễ tân của một khách sạn trở thành tình nguyện viên hướng dẫn mọi người đeo khẩu trang và kê khai thông tin y tế. Thực hiện nghiêm chỉ đạo phòng chống dịch từ trên xuống dưới Để giúp các biện pháp phòng chống dịch phát huy hiệu quả, nhà chức trách Trung Quốc đã sử dụng phương thức "cây gậy và củ cà rốt". Tại thị trấn Hiếu Cảm ở tỉnh Hồ Bắc, các hoạt động giải trí đông người, phổ biến như đánh mạt chược đều bị cấm với mức phạt nặng có thể lên đến 10 ngày tù giam. Còn tại Hoàng Cương, một thị trấn giáp Vũ Hán, cư dân được yêu cầu khai báo việc họ có triệu chứng bệnh do virus corona hay không. Nếu khai báo trung thực, họ sẽ được thưởng 500 Nhân dân tệ (gần 1,7 triệu đồng) và sẽ được điều trị ngay lập tức.
Ngày 6/2, Tòa án Tối cao, Viện Kiểm sát tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng luật để xử phạt hành vi vi phạm công tác phòng chống dịch Covid-19. Theo hướng dẫn, người nào đã nhiễm hoặc bị nghi nhiễm Covid-19 mà từ chối cách ly hay ra khỏi nơi cách ly và đi đến nơi công cộng sẽ bị xử phạt về tội Gây nguy hiểm tới an toàn công cộng theo Luật Hình sự. Án phạt tối đa cho tội danh này là 10 năm tù. Bên cạnh đó, người nào không tuân thủ các biện pháp phòng chống Covid-19 tại Trung Quốc, ví dụ nói dối về lịch sử đi lại, không chấp hành quy định phong tỏa của chính quyền địa phương, ... khiến bệnh phát tán hoặc có nguy cơ phát tán cao sẽ bị xử lý về tội Ngăn cản công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm theo Luật Hình sự. Mức phạt cao nhất của tội này là 7 năm tù. Nếu chủ thể là tổ chức, hình phạt là phạt tiền. Tuy nhiên, người trực tiếp quản lý cũng phải chịu trách nhiệm cá nhân tương ứng. Các trường hợp vi phạm sẽ bị chính quyền ghi vào danh sách đen, trừ điểm công dân, khiến họ gặp khó khăn hơn khi vay vốn, xin cho con học trường điểm, ... Trong khi đó, ở thành phố Đường Sơn thuộc tỉnh Hà Bắc, người đầu tiên cung cấp đúng thông tin các trường hợp vi phạm sẽ được thưởng 3.000 Nhân dân tệ (gần 10 triệu đồng). Tại tỉnh biên giới Quảng Tây, tiền thưởng cho những người tố cáo vi phạm thậm chí còn cao hơn, từ 3.000 - 10.000 Nhân dân tệ (khoảng 10 - 33 triệu đồng). Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng xử nghiêm những nhà quản lý để lọt người vi phạm hoặc tỏ ra yếu kém trong công tác phòng chống Covid-19 tại địa bàn của họ. Theo Tân Hoa xã, hơn 400 quan chức địa phương đã bị cách chức hoặc xử phạt như vậy. Hồi giữa tháng Hai, khi các dữ liệu phản ánh tình hình dịch được công bố và nhiều người dân bày tỏ sự giận dữ đối với công tác phòng chống dịch kém hiệu quả của giới chức địa phương, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định cách chức cả Bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc Tưởng Siêu Lương và Bí thư thành ủy Vũ Hán Mã Quốc Cường. Động thái cho thấy chính quyền Trung ương quyết tâm chấn chỉnh tình hình. Hai quan chức mới được điều về thay thế đã ngay lập tức cho triển khai các biện pháp phòng chống dịch gắt gao và tỏ ra hiệu quả hơn.
Dù cuộc chiến chống Covid-19 đang có xu hướng ngày càng tốt lên, ở nhiều nơi khắp đại lục, chính quyền vẫn tiếp tục siết chặt các quy định về kiểm soát dịch bệnh. Các chốt kiểm dịch tại khu dân cư do các tình nguyện viên đảm nhận vẫn hoạt động quy củ. Người dân chấp hành nghiêm các quy định về khai báo kiểm dịch cũng như tuân thủ các hướng dẫn chính thức của cơ quan y tế về vệ sinh, bảo vệ sức khỏe để phòng ngừa lây nhiễm mầm bệnh nguy hiểm. Một số cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ lẻ vẫn tiếp tục đóng cửa. Một số tỉnh, thành vẫn chưa cho học sinh, sinh viên trở lại lớp mà vẫn duy trì hình thức học trực tuyến vì còn e ngại nguy cơ lây lan virus. Hôm 10/3, Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên đã tới Vũ Hán sau gần 2 tháng phong tỏa thành phố để ngăn chặn dịch. Chuyến đi "thị sát công tác phòng chống Covid-19" này của ông Tập được tin là nhằm truyền tải thông điệp mạnh mẽ tới người dân, rằng thời kỳ tồi tệ nhất đã qua và họ có thể bắt đầu quay trở lại làm việc để vực dậy nền kinh tế đất nước đã bị tổn hại vì sự tấn công của virus. Tuấn Anh | ||||||||||||||||
Donald Trump dồn dập giải cứu, nước Mỹ kẹt trong thế khó chưa từng có Posted: 23 Mar 2020 06:53 PM PDT Nước Mỹ kẹt trong thế khó khi mà đại dịch Covid-19 đã trở thành thảm họa nhưng sự tranh cãi giữa 2 đảng tại quốc hội về kế hoạch của chính quyền Donald Trump chưa dừng. Nỗ lực của Fed cũng chìm nghỉm. Fed hành động chứng khoán vẫn xuống đáy 4 năm Thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ chứng kiến thêm một phiên lao dốc mới cho dù Tổng thống Donald Trump đã tung ra một loạt các kế hoạch giải cứu nền kinh tế, trong khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng vừa đồng thuận đưa ra những biện pháp chưa từng có, gồm một chương trình nới lỏng định lượng không giới hạn. Chốt phiên giao dịch đêm qua (giờ Việt Nam), chỉ số công nghiệp Dow Jones của Mỹ giảm hơn 582 điểm (tương đương giảm 3,1%) xuống dưới 18,6 ngàn điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2016.. Chỉ số này đã giảm gần 37% chỉ trong vòng hơn 1 tháng, kể tử đỉnh cao trên 29.400 điểm ghi nhận hôm 14/2/2020. Chỉ số tầm rộng S&P 500 của Mỹ cũng giảm 2,9% xuống 2.237 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm nhẹ 0,3% xuống còn 6.861 điểm. Như vậy, tất cả các chỉ số chứng khoán của Mỹ đều giảm trên 30% so với đỉnh cao khoảng một tháng trước đây và đều rơi vào một thị trường giá xuống (bear market). Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm và xuống mức thấp nhất trong 4 năm bất chấp Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa tung ra một kế hoạch giải cứu chưa từng có: một chương trình nới lỏng định lượng không giới hạn.
Cụ thể, Fed sẽ mua trái phiếu và chứng khoán có tài sản đảm bảo với khối lượng không giới hạn để bơm tiền vào nền kinh tế và thiết lập các chương trình cho vay khối lượng lớn để đảm bảo dòng chảy tín dụng thông suốt tới các doanh nghiệp và các chính quyền địa phương trong bối cảnh dịch Covid-19 lan mạnh với số người lây nhiễm tại Mỹ đã vượt 43 ngàn người, trong đó có 545 người tử vong. Trên toàn thế giới, đã có gần 380 ngàn người nhiễm SAR-CoV-2, với gần 16,5 ngàn người chết. Trong tuyên bố của mình, ngân hàng trung ương Mỹ đã dùng tới cụm từ "không giới hạn" (unlimited) để nói về các khoản tiền mà cơ quan này sẽ sử dụng cho hoạt động mua tài sản sắp tới. Đây cũng là lần đầu tiên Fed can thiệp vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Nó cho thấy mức độ trầm trọng của nền kinh tế do những gián đoạn do dịch bệnh Covid-19 gây ra.
Trước đó, Fed cũng đã có một cú đảo chiều chính sách gây sốc: trong vòng hơn 1 tuần đã hạ lãi suất 150 điểm phần trăm từ mức 1,5-1,75% xuống còn 0-0,25% nhằm bơm thêm tiền vào vực dậy nền kinh tế. Sở dĩ chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm dù Fed mạnh tay là bởi vì dự luật của chính quyền ông Donald Trump về gói gói kích thích tài khoá lớn nhằm bù đắp tác động của Covid-19 đối với nền kinh tế đã bị quốc hội Mỹ bác lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 24 giờ. Giới đầu tư lo ngại, nếu quốc hội Mỹ tiếp tục chần chừ thì thiệt hại đối với nền kinh tế lại càng lớn. Chờ một cú huých lớn Theo CNBC, dự luật về gói kích thích tài khoá lớn của chính quyền ông Donald Trump chưa được thông qua là bởi đã không thể "vượt qua" rào cản về thủ tục quan trọng (key procedural hurdle).
Những vướng mắc ở Thượng viện xảy ra bất chấp trước đó Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã rất lạc quan và cho biết quốc hội Mỹ đã tiến đến "rất gần" với việc thống nhất về một gói hỗ trợ tài chính, lưu ý rằng sẽ được thúc đẩy để thực hiện vào "ngày hôm nay", tức đêm qua (giờ Việt Nam). Trước đó, Bộ Tài chính và ngân hàng trung ương Mỹ Fed đã lên kế hoạch về gói hỗ trợ vốn 4 ngàn tỷ USD để giúp doanh nghiệp đối phó dịch Covid-19. Với khoản tiền khổng lồ này, chính quyền ông Trump tin sẽ sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua 90-120 ngày sau đó. Chương trình cho vay này sẽ được thực hiện cùng gói kích thích tài khóa trị giá 2 ngàn tỷ đồng đang được thảo luận tại quốc hội Mỹ và đã thất bại trong phiên bỏ phiếu đêm qua. Không chỉ dừng lại ở các chương trình này, chính quyền ông Trump có thể đưa thêm các biện pháp hỗ trợ nếu cuộc khủng hoảng không giảm trong 10 đến 12 tuần tới. Nước Mỹ đang ở trong tình cảnh bi đát hiếm có với khoảng 1/4 dân số, với khoảng 80 triệu người đang trong tình trạng cô lập do nhiều bang phong tỏa ở các mức độ khác nhau. Cũng trong ngày đầu tuần, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê chuẩn tuyên bố thảm hoạ do dịch bệnh Covid-19 tại 3 bang New York, Washington và California của nước này. Việc phê chuẩn tình trạng thảm họa sẽ cho phép chính phủ sử dụng ngân sách liên bang hỗ trợ các bang đang gặp khó khăn.
Trong 2 đạo luật Covid-19 đã được thông qua trước đó (1 đạo luật trị giá 8,3 tỷ US và 1 đạo luật hơn 100 tỷ USD), ông Trump đặt trọng tâm trợ giúp những người thu nhập thấp và trung bình, ngược với nhiều quốc gia (vốn tập trung vào việc cứu giúp các doanh nghiệp và khôi phục sản xuất trong các gói trợ giúp kinh tế). Đạo luật khẩn cấp đầu tiên trị giá 8,3 tỷ USD tăng cường công tác phòng và ngăn ngừa dịch bệnh và giúp những người nghèo thu nhập thấp, những người không có bảo hiểm hoặc bảo hiểm không chi trả việc xét nghiệm Coronavirus thì sẽ được chính phủ chi trả toàn bộ. Hôm 18/3 Tổng thống Trump lại ký đạo luật thứ hai có tên Family First Coronavirus Response Act, trị giá trên 100 tỷ USD, cũng đặt các gia đình có thu nhập thấp và trung bình là ưu tiên cao nhất, giúp chính quyền ngay lập tức chi trả các khoản tiền cho những người lao động bị mất việc tạm thời, hoặc những người phải nghỉ 14 ngày do bị cách ly hoặc phải chăm sóc người thân trong gia đình bị nhiễm bệnh. Như vậy, sau khi giải cứu người nghèo Mỹ, các gói giải cứu tiếp theo đang tập trung nhắm tới doanh nghiệp và có quy mô cực lớn, có thể là 2 ngàn tỷ, 4 ngàn tỷ hoặc lớn hơn nữa. Đây là những gói sẽ có tác động rất lớn. Một khi được giải cứu và dịch Covid-19 có dấu hiệu đạt đỉnh thì TTCK Mỹ sẽ tăng trở lại, thị trường tài chính và hàng hóa sẽ ổn định. Nhưng giá vàng được dự báo sẽ gia tăng trong bối cảnh thế giới ngập tiền giá rẻ. M. Hà | ||||||||||||||||
Kiểm tra việc xây dựng chính phủ điện tử tại 26 bộ, ngành, địa phương Posted: 23 Mar 2020 06:58 PM PDT Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử sẽ lập 11 đoàn công tác để triển khai kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ đã giao trong Nghị quyết 17 về phát triển Chính phủ điện tử tại 8 bộ, ngành và 18 tỉnh, thành phố. Kế hoạch hoạt động của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2020 vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban ký ban hành ngày 23/3/2020. Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và chịu trách nhiệm điều phối trong việc bảo đảm thực hiện Kế hoạch. Theo Kế hoạch, trong quý I năm nay, các thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử sẽ cho ý kiến về Đề án giải pháp kết nối, chia sẻ dữ liệu và tài cấu trúc hạ tầng CNTT tại các bộ, ngành, địa phương và Danh sách các nền tảng dùng chung của Chính phủ điện tử do Bộ TT&TT xây dựng. Tiếp đó, lần lượt vào quý II và quý III/2020, Ủy ban cũng sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến 2030 hiện đang được Bộ Công an và Bộ TT&TT soạn thảo.
Kế hoạch mới ban hành cũng đã vạch rõ các 9 nội dung công việc sẽ được Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử tập trung triển khai trong năm nay nhằm xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử và các hệ thống thông tin đổi mới phương thức làm việc. Cụ thể, năm nay các thành viên Ủy ban sẽ cho ý kiến về các việc: triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia Dân cư; nâng cấp Cơ sở dữ liệu về phương tiện giao thông phục vụ hoạch định chính sách, quy hoạch đô thị; xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc; xây dựng Hệ thống tham vấn chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng Cơ sử dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội; triển khai Cơ sở dữ liệu Đất đai quốc gia… Đáng chú ý, theo kế hoạch, trong năm 2020 này, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử sẽ lập 11 đoàn công tác để trực tiếp làm việc, kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết 17 ngày 7/3/2019 của Chính phủ về "Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025" tại 26 bộ, ngành, địa phương. Trong 26 bộ, ngành, địa phương sẽ làm việc với các đoàn công tác của Ủy ban, có 8 bộ, ngành: Công an, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Xây dựng, Nội vụ, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; và 18 địa phương gồm Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang; Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La, An Giang, Quảng Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Việc tích cực làm việc với các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ triển khai một số hệ thống thông tin quan trọng là cách làm mới trong thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, với Bộ TT&TT đảm trách vai trò cơ quan điều phối thống nhất các hoạt động. Thời gian gần đây, cách làm mới của Bộ TT&TT để thúc đẩy triển khai Chính phủ điện tử còn thể hiện ở việc tập trung phát triển các nền tảng Chính phủ điện tử dùng chung để phá vỡ điểm nghẽn trong việc triển khai Chính phủ điện tử của giai đoạn trước; đẩy mạnh phát triển các phần mềm dùng chung (phần mềm là dịch vụ); triển khai Bộ điểm, tỉnh điểm về Chính phủ điện tử; hay việc thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam làm chủ các sản phẩm, công nghệ trong triển khai Chính phủ điện tử… Vân Anh Chính phủ điện tử là phép nhân giữa cải cách quản trị công với chuyển đổi sốChuyên gia Nguyễn Thế Trung, thành viên Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử cho rằng, công thức để xây dựng thành công Chính phủ điện tử là phép nhân giữa cải cách quản trị công với chuyển đổi số. | ||||||||||||||||
Chủ tịch Hà Nội: Khu cách ly không nhận đồ ăn, đồ dùng người nhà gửi Posted: 23 Mar 2020 03:01 PM PDT Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung yêu cầu các đơn vị quản lý không nhận đồ ăn, đồ dùng mà người nhà gửi cho người đang cách ly. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 TP Hà Nội chiều qua họp trực tuyến với các quận, huyện, xã, phường. Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, đến giờ phút này tại Hà Nội có 39 ca dương tính và có những ca rất nặng. Từ nay đến 5/4 người dân nên ở trong nhà Chủ tịch Hà Nội cho hay: "Chúng ta đang bước vào giai đoạn mới, giai đoạn tiệm cận và gắn liền với các quyết định chiến thắng hay là thua. Nếu khoanh vùng tốt, phát hiện ca bệnh sớm, đưa đi cách ly đối với trường hợp nghi nhiễm, đưa vào viện chữa bệnh đối với các ca dương tính và chữa bệnh thành công là sẽ thắng lợi". Quan trọng nhất hiện nay là khâu chữa bệnh cho bệnh nhân tại bệnh viện. Từ đó, xác định công tác chuẩn bị mọi nguồn lực, trang thiết bị để thực hiện việc điều trị cho bệnh nhân.
Lãnh đạo TP yêu cầu bằng mọi biện pháp phải phát hiện sớm tất cả trường hợp nghi ngờ, được xét nghiệm nhanh, nhanh chóng phát hiện các ca dương tính. Khẩn trương cách ly các nguồn bệnh, tiếp đến là lấy mẫu xét nghiệm để phân loại và tổ chức phối hợp khám chữa bệnh thành công. Chủ tịch Hà Nội yêu cầu phải tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, cập nhật các thông tin mới về Covid-19. Làm sao mọi người phải nhận thức bước vào giai đoạn mới, tiềm tàng nguy hiểm hơn, phức tạp hơn, nguy cơ lây nhiễm cao hơn. "Hà Nội là trung tâm, có sân bay quốc tế và lượng người qua lại rất lớn. Bệnh dịch tiếp tục có tiến triển, cần cập nhật thông tin liên tục, công khai, minh bạch toàn bộ việc phòng, chống, để người dân hiểu, chấp hành, không hoang mang dao động", ông Chung lưu ý. Đến nay TP vẫn kiểm soát tốt tình hình, phản ứng nhanh với mọi tình huống. Nguồn lây nhiễm tại chỗ chỉ phát hiện 9 trường hợp nhiễm virus, còn 30 người là từ nước ngoài về. Lãnh đạo TP tiếp tục khuyến cáo mọi người dân từ nay đến ngày 5/4, cố gắng ở trong nhà càng nhiều càng tốt, không có việc cần thiết không ra ngoài. Nếu phải ra ngoài cần đeo khẩu trang nghiêm túc. "Nếu đi bộ phải giữ khoảng cách giữa mọi người với nhau. Ở các nước hiện nay còn xếp hàng, giữ khoảng cách khi mua đồ ở siêu thị, đi một chiều. Trong quá trình giao tiếp cũng phải giữ khoảng cách để phòng ngừa lây nhiễm", ông Chung đề nghị. Các khu cách ly không nhận các đồ ăn, đồ dùng người nhà gửi Chủ tịch Hà Nội cũng khuyến khích các công ty làm việc trực tuyến, thực hiện mua bán online, giảm tối đa các cuộc họp nếu không cần thiết. Ngồi họp cũng phải giữ khoảng cách trong hội trường. Các đơn vị, trụ sở làm việc phải nghiêm túc thực hiện rửa tay bằng xà phòng, đo thân nhiệt, khuyến khích lắp đặt các máy khử khuẩn trước cửa cơ quan. Các trung tâm thương mại, cửa hàng cần phòng ngừa cho cả khách hàng và nhân viên bán hàng, giữ khoảng cách an toàn và đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn. "Các gia đình có thân nhân đi cách ly tập trung thì yên tâm vì đang được phục vụ rất tốt. Không cần phải gửi đồ đạc, đồ ăn. Không nên quá lo lắng, nếu mua đồ ăn mà không được khử khuẩn, được đưa vào khu cách ly tập trung thì rất nguy hiểm. Các đơn vị quản lý không tiếp nhận gửi quà", ông Chung nói.
Ông Chung cũng yêu cầu các trường hợp F2 vẫn cần duy trì sức khỏe, giám sát vì rút kinh nghiệm một trường hợp F1 ở Thanh Xuân trở thành F0, rất nguy hiểm. Vì thế, những người thuộc diện F2 cần phải tự nguyện chấp hành. Một lần nữa, ông khẳng định yêu cầu tất cả các trường hợp đưa vào các khu cách ly tập trung cần xét nghiệm 2 lần, một lần lúc mới vào và một lần trước khi hết hạn 14 ngày. "Khi về rồi vẫn phải tiếp tục cách ly thêm 14 ngày để đủ 28 ngày", ông Chung yêu cầu. Lãnh đạo TP đặc biệt lưu ý, đội ngũ y bác sĩ tham gia điều trị bệnh nhân tại các bệnh viện, những người làm việc tại các khu cách ly tập trung có nguy cơ cao nhiễm bệnh nên cần được bố trí riêng, không được về nhà, tránh lây nhiễm cho người thân, gia đình, cộng đồng. "Với các bác sĩ, sau khi các bệnh nhân dương tính khỏi bệnh xuất viện rồi thì vẫn cần tiếp tục cách ly 14 ngày để đảm bảo an toàn. Trong toàn bộ quá trình chữa bệnh không được về nhà, phải sinh hoạt tập trung", ông Chung nói. Ông Chung cũng yêu cầu giảm, không tổ chức thăm các phạm nhân trong trại tạm giam, tạm giữ. Các trường hợp gửi quà thì nên gửi qua tài khoản, cán bộ trại giam chịu trách nhiệm mua hộ. Ông cho rằng nếu lây nhiễm trong trại giam thì rất nguy hiểm. "TP đã yêu cầu cấm hết các hoạt động tập trung đông người, từ bi-a, karaoke, nhà hàng, quán bar, bể bơi. Mọi người khi ra chợ dân sinh mua hàng phải giữ khoảng cách. Nếu làm tốt thì vượt qua được. Từ nay đến 5/4, trong 11 ngày nữa thì vượt qua được giai đoạn đầu của giai đoạn 2", ông Chung đánh giá. Giai đoạn này cần quyết liệt hơn, cảnh giác cao độ hơn, phản ứng phải nhanh hơn, chia sẻ thông tin tốt hơn. Tuyên truyền vận động để người dân cùng tham gia, đồng hành để ngăn chặn nguồn lây lan. Trần Thường - Hương Quỳnh Chủ tịch Hà Nội khuyên con trai ở Mỹ dự trữ thức ăn, ở trong nhà 3 thángÔng Nguyễn Đức Chung cho biết có con trai đang du học tại vùng có dịch Covid-19 nặng nhất ở Mỹ, ông khuyên con nên ở trong nhà đến hết tháng 6. | ||||||||||||||||
Ký hợp đồng bán căn hộ không theo mẫu, Công ty Hà An bị đề nghị xử lý Posted: 23 Mar 2020 08:17 PM PDT - Ký hợp đồng mua bán căn hộ không đúng theo nội dung hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung đã được cơ quan chức năng chấp thuận, Sở Công thương Bình Dương đề nghị kiểm tra, xử lý chủ đầu tư. Sở Công thương tỉnh Bình Dương vừa chuyển hồ sơ của người yêu cầu bảo vệ quyền lợi đến Cục Quản lý thị trường tỉnh đề nghị đơn vị này kiểm tra, xử lý Công ty CP Đầu tư Kinh doanh BĐS Hà An (Công ty Hà An) theo quy định. Theo Sở Công thương Bình Dương, tháng 12/2019 đơn vị nhận được đơn yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có nội dung phản ánh Công ty Hà An thực hiện hợp đồng mua bán căn hộ không đúng theo nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đã được Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ quyền người tiêu dùng chấp thuận. Ngày 6/2/2020, Sở Công thương Bình Dương đã có công văn, đề nghị Công ty Hà An thực hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định. Cuối tháng 2/2020, Sở Công thương Bình Dương tiếp tục nhận thêm 2 đơn yêu cầu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. "Công ty Hà An đã ký hợp đồng mua bán căn hộ với nhiều người tiêu dùng có nội dung không đúng theo nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đã được cơ quan chức năng chấp thuận, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng", văn bản của Sở Công thương Bình Dương nêu rõ. Do đó, Sở Công thương Bình Dương đã chuyển toàn bộ hồ sơ yêu cầu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đồng thời đề nghị Cục Quản lý thị trường tỉnh tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định đối với Công ty Hà An.
Tìm hiểu của PV VietNamNet, Công ty Hà An chính là chủ đầu tư dự án Khu căn hộ - thương mại dịch vụ cao tầng (tên thương mại là Opal Boulevard) tại đường Kha Vạn Cân, phường An Bình, TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Hiện Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) là công ty mẹ của Công ty Hà An, sở hữu 99,99% cổ phần tại doanh nghiệp này. Đầu tháng 11/2018, nhằm mục đích triển khai dự án Opal Boulevard, DXG đã góp thêm 50 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ tại Công ty Hà An. Khi đó, vốn điều lệ của Công ty Hà An là 242 tỷ đồng, trong đó DXG chiếm 241,99 tỷ đồng (tương ứng 99,99% vốn điều lệ). Mới đây, ngày 10/3 HĐQT DXG thống nhất và đồng ý thông qua việc góp vốn mua cổ phần để tăng vốn điều lệ của Công ty Hà An. Cụ thể, DXG tiếp tục dự mua 10 triệu cổ phần với tổng giá trị 100 tỷ đồng để tiếp tục duy trì tỷ lệ sở hữu 99,99% vốn điều lệ tại Công ty Hà An. Liên quan đến dự án Opal Boulevard, chiều 16/3 một số người dân đã căng băng rôn trước công trường dự án và trụ sở DXG với nội dung "tố" công ty lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng tại dự án Opal Boulevard. Đại diện DXG cho rằng: "Nội dung trên băng rôn là bịa đặt, loan truyền thông tin sai sự thật để bôi nhọ và vu khống lãnh đạo cấp cao, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công ty. Các bằng chứng liên quan đến vụ việc này đã được công ty chuyển đến cơ quan chức năng làm rõ theo quy định pháp luật". Sẽ hoàn tất tháo dỡ 12 chung cư "chờ sập" tại TP.HCM trong năm 2020- Trong năm nay, Sở Xây dựng TP.HCM có kế hoạch khởi công xây mới 10 chung cư xuống cấp; di dời hơn 500 hộ dân ở 9 chung cư cấp nguy hiểm. Ngoài ra, 12 chung cư cấp nguy hiểm cũng sẽ hoàn tất công tác tháo dỡ. Phương Anh Linh | ||||||||||||||||
Chiến lược của Putin chặn đứng Covid-19, số ca nhiễm, tử vong ở Nga thấp Posted: 23 Mar 2020 08:25 PM PDT Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này đã ngăn chặn dịch Covid-19 phát tán, và tình hình hiện 'đã được kiểm soát'. Nhiều quan chức Nga cho biết, chiến lược của ông Putin đã phát huy hiệu quả khi số ca nhiễm Covid-19 ở nước này lại rất thấp, cho dù nước này có đường biên giới dài với Trung Quốc, cũng như có ca nhiễm đầu tiên hồi tháng Một vừa qua. Một số chuyên gia nhận định, những biện pháp phòng dịch khẩn trương của Nga như đóng cửa biên giới dài hơn 4.100km vào ngày 30/1, cũng như thiết lập các khu cách ly đã là yếu tố ngăn chặn dịch bệnh bùng phát ở quốc gia này. Bác sĩ Melita Vujnovic, đại diện của Nga tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng, ngay khi Tổng thư ký WHO đưa ra khuyến cáo về xét nghiệm Covid-19, thì chính quyền Moscow đã thực hiện việc này từ cuối tháng Một vừa qua.
"Việc xét nghiệm và xác định các ca nhiễm, truy tìm các tiếp xúc của người nhiễm bệnh cũng như cách ly, là những biện pháp mà WHO đưa ra, và các biện pháp này đều được thực hiện suốt thời gian qua. Biện pháp duy trì khoảng cách xã hội cũng được tiến hành rất sớm", CNN trích lời bác sĩ Vujnovic nói. Cơ quan Giám sát và Bảo vệ người tiêu dùng Nga Rospotrebnadzor hôm 21/3 cho biết, tổng cộng nước Nga đã cho tiến hành xét nghiệm virus Covid-19 cho hơn 156.000 trường hợp. Để so sánh, số liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết nước này tới đầu tháng Ba mới tiến hành việc xét nghiệm Covid-19, trong khi chính quyền Moscow đã cho tiến hành xét nghiệm với số lượng lớn từ đầu tháng Hai, và số ca xét nghiệm được tập trung vào khách du lịch tới từ Iran, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tất nhiên, các biện pháp phòng dịch Covid-19 ở Nga không phải là không có 'lỗ hổng'. Bởi nước Nga đã không lập tức tiến hành xét nghiệm những du khách tới từ Italia hay một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang có dịch bệnh hoành hành. Hay như việc đo nhiệt độ và cách ly trong vòng hai tuần các du khách tới từ châu Âu của nước này cũng rất hạn chế. CNN trích lời các quan chức y tế thuộc Rospotrebnadzor cho biết, phần lớn ca nhiễm Covid-19 tại Nga đều tới từ Italia.
Và ở Nga cũng có một số ý kiến cho rằng các cơ quan chức năng nước này giấu số liệu thực tế các ca nhiễm Covid-19. Bác sĩ Anastasia Vasilyeva, người đứng đầu Liên đoàn Bác sĩ Nga đã đăng tải một loạt video nói về việc chính quyền giấu số ca nhiễm Covid-19 thực tế bằng cách sử dụng các cụm từ như "viêm phổi" và "nhiễm trùng đường hô hấp" để nói về các ca bệnh này. Ngành y tế và đại diện Nga tại WHO đã bác bỏ cáo buộc trên. "Nếu như có sự giấu giếm, thì chúng ta có thể thấy ngay ở các bản báo cáo (viêm phổi). Nên tôi không tin rằng chuyện này đã xảy ra", bác sĩ Vujnovic nói. Tổng thống Vladimir Putin hôm 18/3 cũng đã nhắc tới những lo ngại về số liệu người nhiễm bệnh, và ông nói rằng dù Chính phủ Nga không hiểu rõ hoàn toàn tình hình dịch bệnh, nhưng việc che giấu dịch bệnh là không thể. "Vấn đề như sau: Chính quyền có thể đã không được tiếp cận với toàn bộ thông tin, bởi thứ nhất là người dân đôi khi không báo cáo tình hình dịch. Thứ hai là bản thân họ cũng không biết rằng mình đã nhiễm bệnh do thời gian ủ bệnh là rất lâu… Nhưng tất cả những thông tin được ban hành bởi Bộ Y tế Nga là rất khách quan", ông Putin nói. Tuấn Trần | ||||||||||||||||
Nữ hộ sinh cắt mái tóc dài để cấp cứu cho sản phụ nghi nhiễm Covid-19 Posted: 23 Mar 2020 07:38 PM PDT - Tháo chiếc dây chun để mái tóc ngắn xõa xuống khuôn mặt, hộ sinh Nga cười ngượng ngùng. Gần 1 tháng kể từ khi cắt tóc, Nga dường như vẫn chưa quen với diện mạo mới. Tuổi đời 33, nhưng Nga cũng đã "chung thủy" với tóc dài 30 năm nay. Ấy thế mà quyết định cắt phăng đi mái tóc trân quý được cô quả quyết đưa ra chỉ sau vài giây suy nghĩ, bởi một tình huống "không còn lựa chọn".
Hộ sinh Cấn Thị Bích Nga sinh năm 1987, làm việc tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất, Hà Nội. 15h ngày 29/2, Nga và các đồng nghiệp nhận được thông báo khẩn: chuẩn bị cấp cứu cho sản phụ đang chuyển về từ một khu cách ly Covid-19. Bệnh nhân chưa có kết quả xét nghiệm virus SARS-CoV-2. "Bệnh nhân sắp tới nơi. Không khí lúc ấy như một cuộc chạy đua vậy", Nga nhớ lại. Giường sản khoa và máy móc, dụng cụ hỗ trợ ngay lập tức được vận chuyển từ Khoa Sản xuống Khoa Truyền nhiễm để đón bệnh nhân. Các nhân viên y tế được huy động nhanh chóng tập hợp. Tất tả chạy xuống khu cách ly bệnh viện, Nga vội vơ lấy bộ quần áo chống dịch. Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất tiếp nhận bệnh nhân có yếu tố dịch tễ Covid-19, nên cũng là lần đầu tiên nữ hộ sinh 33 tuổi mặc bộ đồ này. Mái tóc vừa dài vừa dày của Nga khi ấy không thể vừa chiếc mũ bảo hộ. "Cứ đội mũ lên là tóc lại bị trễ sang một bên và rơi xuống", Nga kể. Thời gian bệnh nhân tới nơi chỉ còn tính bằng phút. Không do dự, Nga nhặt lên chiếc kéo cắt thuốc nằm sẵn ở trên bàn, gọi với bác sĩ Thành đang đứng gần đó: "Cắt hộ chị cái tóc. Ngắn nhất có thể nhé".
Chiếc kéo khá cùn khiến Thành phải mất khoảng 1 phút mới có thể giúp Nga hoàn thành việc cắt tóc. Xong xuôi, không kịp để tâm tới kết quả, hộ sinh Nga vội trùm kín mũ bảo hộ, đi vào phòng cấp cứu. Nga bảo, việc cắt tóc gấp rút là tình huống "không thể lựa chọn". Bởi, một phần để kịp giờ tiếp nhận bệnh nhân, một phần nếu sản phụ là ca dương tính nCoV thì mái tóc ngắn cũng sẽ giúp Nga dễ dàng hơn trong việc chăm sóc người bệnh. 15h30', sản phụ 29 tuổi nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, ra huyết âm đạo rất nhiều. Bệnh nhân được chẩn đoán sảy thai ngoại viện. Tại phòng cấp cứu, bác sĩ tiến hành kiểm tra buồng tử cung, làm thủ thuật, xử lý chống nhiễm khuẩn và bù dịch. Hộ sinh Nga trực tiếp hỗ trợ bác sĩ trong phòng cấp cứu. Khi sản phụ đã qua cơn nguy kịch, Nga tiếp tục làm nhiệm vụ theo dõi sức khỏe, chăm sóc bệnh nhân. "Sản phụ là người từ Hàn Quốc về, chồng vẫn ở bên nước bạn, người thân cũng không được vào chăm nên tâm trạng có thể bất ổn. Sợ cô ấy nghĩ quẩn, tôi vừa cố gắng an ủi, vừa phải liên tục để mắt đến", Nga tâm sự. Đêm hôm ấy, Nga thức trắng cùng bệnh nhân.
Trong phút nghỉ ngơi lúc tạm cởi đồ bảo hộ, Nga giật mình khi nhìn vào gương. Mái tóc dài không còn nữa, thay vào đó là tóc ngắn cụt lủn, cắt vội nên rất nham nhở. Đám cưới của em gái sắp diễn ra, Nga đã dự định sẽ làm kiểu tóc uốn thật đẹp. Nhưng bây giờ thì không thể nữa. Một vài hôm sau, khi sản phụ có kết quả âm tính nCoV và sức khỏe đã tốt trở lại, Nga mới đi sửa tóc. Cô chủ tiệm lắc đầu: "Tóc ngắn quá. Không thể sửa được nữa". Trở về gặp gia đình, cậu con trai út 4 tuổi thậm chí không thể nhận ra nữ hộ sinh. Một lúc sau, cháu mới quen và theo mẹ. "Đúng là tôi rất buồn và tiếc vì cắt đi mái tóc của mình. Nhưng biết làm sao được, đó là trách nhiệm nghề nghiệp của mình", hộ sinh Nga nói. Phần tóc được cắt bỏ, các đồng nghiệp đã giữ và gửi lại cho Nga. Cô trân quý đem cất vào một góc riêng trong tủ. Nhiều người khuyên, phần tóc vừa dài vừa đẹp, hay là đem bán đi khỏi phí, nhưng Nga vẫn quyết định giữ lại làm kỷ niệm. Cô bảo, mấy khi cắt tóc, và cũng mấy khi được cắt tóc trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy. "Nếu quay ngược lại thời điểm ấy, tôi vẫn quyết định như vậy thôi. Việc cấp cứu bệnh nhân và bảo hộ cho bản thân vẫn phải là ưu tiên số một", Nga chia sẻ. Nguyễn Liên Nhật kí của bác sĩ trong khu cách ly Covid-19- Trong những mẩu chuyện bác sĩ Bảo viết, có hình bóng của nữ điều dưỡng cả ngày thấp thỏm chờ tin con bình an, có những giấc mơ vội trước khi tiếng còi hú quen của xe cấp cứu đánh thức,… | ||||||||||||||||
Đề thi THPT quốc gia 2020 được xây dựng theo chương trình tinh giản Posted: 23 Mar 2020 12:00 PM PDT - Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết đề minh họa và đề chính thức kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ được xây dựng dựa trên nội dung chương trình đã tinh giản do nghỉ học kéo dài mùa dịch Covid-19. Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, trong tháng 3 này, Bộ sẽ ban hành công văn hướng dẫn cụ thể việc tinh giản chương trình để các nhà trường, giáo viên được biết và triển khai tổ chức dạy học. Theo đó, việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học cũng sẽ phải được điều chỉnh phù hợp theo chương trình đã được tinh giản. "Căn cứ chương trình tinh giản, đề thi THPT quốc gia 2020 cũng sẽ được xây dựng phù hợp. Không thể kiểm tra, thi những nội dung đã tinh giản rồi", ông Thành nói. Tuy nhiên, ông Thành cũng lưu ý các nhà trường, giáo viên và học sinh, việc tinh giản nội dung dạy học sẽ chỉ tập trung vào học kỳ II của năm học 2019-2020.
Bộ GD-ĐT tính toán công bố chương trình tinh giản vào tháng 3 này, song điều khiến nhiều người đặt ra là thực tế chưa biết đến khi nào học sinh có thể quay trở lại trường. Như vậy liệu việc giảm tải, tinh giản nội dung chương trình có đảm bảo "đến độ", tối ưu so với thực tế dạy học. Về điều này, ông Thành cho hay, không phải chỉ một mà Bộ thực hiện song song 2 giải pháp. Giải pháp thứ nhất là thực hiện tinh giản nội dung, cũng thuận lợi cho việc thiết kế các bài dạy học qua internet hoặc trên truyền hình. Giải pháp thứ hai cho phần còn lại là khi học sinh quay trở lại trường thì có thời gian hoàn thành chương trình. "Có thể hình dung việc thực hiện những phần chương trình học kỳ II năm học này sẽ có 2 phần. Một là khi chưa đến trường thì thực hiện bài học ở trên mạng hoặc qua truyền hình. Phần còn lại học sinh sẽ đến trường để hoàn thành nốt. Nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến quá phức tạp và còn phải tiếp tục nghỉ dài hơn thì có nghĩa phần dạy học qua internet và truyền hình sẽ bị dài ra, và phần trên lớp sẽ ngắn lại. Khi đã có quy định hướng dẫn và đảm bảo kiểm soát được quá trình dạy học của học sinh rồi thì đoạn học sinh học trực tuyến cũng được công nhận. Tuy nhiên, chúng ta cũng hy vọng có thể kiểm soát được dịch bệnh để học sinh đến trường được sớm hơn và phần dạy học qua trực tuyến sẽ ít đi", ông Thành nói.
Theo ông Thành, cũng có một số trường chủ động trong xây dựng kế hoạch năm học và thiết kế một số nội dung kiến thức của học kỳ 2 đã được đẩy lên tổ chức dạy học cho học sinh ở học kỳ 1. Song có thể số kiến thức này lại rơi vào phần được tinh giản trong công bố tới đây. "Tuy nhiên số kiến thức, bài học này không nhiều. Mà kể cả như vậy, các nhà trường và học sinh cũng nên nhìn nhận việc học cũng không phải chỉ để thi mà có thể trang bị cho các em thêm các kỹ năng, phẩm chất". Thanh Hùng Thi THPT quốc gia 2020: Không giảm môn, có đề minh hoạ- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn sớm hoàn thành xây dựng đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 cho tất cả các môn theo hướng tính toán cân đối lượng kiến thức sao cho phù hợp. | ||||||||||||||||
Thủ tướng đồng ý cho đóng góp tự nguyện khi cách ly tập trung chống corona Posted: 23 Mar 2020 06:16 AM PDT Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý mở rộng xã hội hóa, đóng góp tự nguyện trong điều kiện cách ly tập trung. Về cách ly tập trung tại khách sạn, ưu tiên cách ly đối với người nước ngoài. Thủ tướng chiều nay chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình phòng chống dịch bệnh Covid-19. 10-15 ngày tới sẽ quyết định thất bại hay thành công Thủ tướng cho rằng, trong giai đoạn tới, khả năng lây nhiễm ra cộng đồng rất cao. Hiện vẫn còn tình trạng tập trung ăn nhậu tại các quán ăn, sàn nhảy, điểm vui chơi, một số nhà thờ lớn vẫn làm lễ đông người.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu làm tốt 3 vòng: Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ xuất nhập cảnh một cách quyết liệt, cả đường bộ, đường thủy, hàng không, đường sắt; tiếp tục cách ly tập trung đúng quy định dù tốn kém; có phương thức cách ly đặc biệt tại gia đình hoặc khu vực giám sát của ngành y tế với quy trình chặt chẽ, không để lây ra cộng đồng. Nhấn mạnh rằng xã hội rất quan tâm đến các bác sĩ, nhân viên y tế, nhân viên phục vụ cách ly và các đối tượng liên quan dễ lây nhiễm, Thủ tướng đề nghị các đại biểu đề xuất biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn hiệu quả đỉnh dịch. Thủ tướng thông báo tin vui: Cuộc vận động hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 đến nay đã nhận được 305 tỷ đồng do các tổ chức, cá nhân ủng hộ cả về tiền và hiện vật, riêng nhắn tin ủng hộ qua số 1407 là 60 tỷ đồng. "Đây là sự nghiệp của toàn dân, nhân dân ủng hộ chúng ta rất nhiều, kể cả doanh nghiệp hiện nay gặp khó khăn cũng chung tay, chung sức để bảo vệ sức khỏe nhân dân", Thủ tướng nói. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, trong 10-15 ngày tới sẽ quyết định thất bại hay thành công trong chống dịch. Vì vậy, các cấp, các ngành, hệ thống chính trị "đã quyết liệt rồi, chặt chẽ rồi thì càng quyết liệt, chặt chẽ hơn", phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, phải thành công chứ không thất bại, không để lây lan lũy thừa, nhiều người mắc, người chết. Đóng cửa các dịch vụ không cần thiết Trong lúc dịch sang giai đoạn mới, Thủ tướng lưu ý, sự đồng lòng, chung tay vào cuộc, sự nghiêm túc, quyết liệt trong phòng chống, đặc biệt là sự phối hợp trong nhân dân, trong từng đường phố, từng chung cư, từng ngôi nhà và người dân rất quan trọng. Thủ tướng yêu cầu đóng cửa các dịch vụ không cần thiết, đề nghị các cơ sở thờ tự không tụ tập đông người và yêu cầu các địa phương nghiêm khắc nhắc nhở vấn đề này.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Bộ trưởng Công an chỉ đạo "đi từng ngõ, gõ từng nhà", yêu cầu cung cấp thông tin các trường hợp từ nước ngoài về từ ngày 8/3 đến nay để xác định đối tượng tiếp xúc gần nhằm phân loại, xét nghiệm, cách ly. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế nêu tổng quát kinh phí để báo cáo với cơ quan chức năng và đồng ý mở rộng xã hội hóa, đóng góp tự nguyện trong điều kiện cách ly tập trung. Về cách ly tập trung tại khách sạn, ưu tiên cách ly đối với người nước ngoài và do đơn vị, cá nhân người nước ngoài thanh toán. Căn cứ vào tình hình nhập cảnh, cách ly tập trung hiện nay, Bộ Y tế có ý kiến cụ thể với Bộ Quốc phòng và phân bổ cho các địa phương về số cơ sở và số lượng người cách ly tập trung để chủ động triển khai. Về mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch, Thủ tướng giao Ban chỉ đạo xem xét, xử lý việc mua sắm với tinh thần công khai, minh bạch, kịp thời, làm nhanh nhưng chống tham ô, tham nhũng. Bộ Y tế nhanh chóng có các phương án mua, sử dụng các loại test xét nghiệm kịp thời hơn, báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo. Bộ cần khẩn trương triển khai xét nghiệm nhanh tại các khu cách ly, tại cộng đồng để sàng lọc người nhiễm virus, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm. Nếu máy xét nghiệm và kit xét nghiệm trong nước bảo đảm chất lượng thì tập trung mua sản phẩm trong nước. Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo, ngành y tế có trách nhiệm giới thiệu các phác đồ điều trị phổ biến để tập huấn cho các địa phương. Nhấn mạnh "Việt Nam kiên trì nguyên tắc chống dịch: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng dập dịch", Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp không cách ly, không khai báo, gây hậu quả thì xử lý hình sự. Thu Hằng Việt Nam đã có kịch bản với hàng ngàn người nhiễm Covid-19Các chuyên gia dự báo dù Việt Nam đã có kinh nghiệm ở giai đoạn trước, nhưng vẫn có khoảng 600 - 4.000 người nhiễm virus corona là bình thường - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét