“Sơn Lôi ngày mở cửa” plus 14 more |
- Sơn Lôi ngày mở cửa
- Thiếu úy công an hoãn đám cưới để nhận nhiệm vụ ở bệnh viện tâm dịch Covid-19
- Chuyến xe đầu tiên chở đồ dã chiến rời khu cách ly Covid-19 xã Sơn Lôi
- BOT thất thoát, BT 'biến tướng', gánh nặng đè lên người dân
- Thổi bùng xung đột ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ tự đẩy mình vào thảm họa?
- Cựu Trưởng công an TP Thanh Hóa chuẩn bị hầu tòa về tội nhận hối lộ
- Tuyển Việt Nam: HLV Park Hang Seo hết... son, căng rồi
- Tin tức virus corona ngày 4/3: Giá khẩu trang tăng 6 lần ở Mỹ
- Thời tiết miền Bắc mưa to gió rét đến bao giờ?
- Áp lực tứ bề, Mỹ làm điều chưa từng có, thế giới bước vào cuộc chiến mới
- Giám đốc Sở TNMT Lạng Sơn 22 kỳ không thực hiện tiếp dân
- Lo ngại Virus Corona dân các nước giàu hối hả đi 'vét' siêu thị
- Trốn chốt kiểm tra nồng độ cồn, tài xế gây tai nạn ở Đà Nẵng
- Châu Âu "bối rối" trong cách ứng phó với Trung Quốc
- TPHCM: Bắt 1 triệu khẩu trang 'tuồn' ra nước ngoài trên xe biển Campuchia
Posted: 03 Mar 2020 07:02 PM PST Sáng nay, Đạt sẽ trở lại công ty sau 20 ngày bị cách ly, còn bà Nhưng thì tự tin trả những bộ quần áo đã may xong cho khách từ lâu. Sáng nay, Đạt trở lại công ty sau 20 ngày bị cách ly. Anh Phúc đi gặp mặt đối tác để thông báo Sơn Lôi đã an toàn, còn bà Nhưng sẽ tự tin trả những bộ quần áo đã may xong cho khách từ lâu. Cuộc điện thoại của chủ tiệm ảnh cưới Ngày 3/3, anh Nguyễn Tiến Dũng (SN 1982), chủ một tiệm ảnh cưới ở Sơn Lôi, nhận được một cuộc điện thoại của khách hàng. Đây là cuộc điện thoại đặc biệt đối với anh bởi nó là của một cặp đôi xã Sơn Lôi thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào ngày 8/3 âm lịch tới đây. Trước đó, họ là một trong 6 cô dâu, chú rể từng gọi điện đặt hàng anh chụp ảnh cưới nhưng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngày vui của cặp đôi bị hoãn lại.
Những ngày Sơn Lôi bị cách ly, anh Dũng giết thời gian bằng cách chỉnh, sửa lại các ảnh cưới đã chụp từ trước, để đợi đến khi các cặp đôi tiếp tục tổ chức đám cưới, lại trả ảnh cho khách hàng. Ảnh cưới được chỉnh sửa xong, anh Dũng sẽ gửi xuống một xưởng in ở Hà Nội để in ảnh cho khách. Ảnh sau khi in sẽ được chuyển về khách hàng ở Sơn Lôi. Tuy nhiên từ ngày xã của tỉnh Vĩnh Phúc này bị cách ly, việc in ảnh của anh bị đình trệ. 'Muốn ra khỏi xã phải xin giấy chứng nhận từ chính quyền và đó phải là những lý do quan trọng, cấp bách', anh nói. Anh tỏ ra khá tiếc nuối bởi Sơn Lôi bị cách ly vào mùa cưới - thời điểm anh làm ăn tốt nhất trong năm.
Một số cặp đôi có thể đợi qua dịch để tổ chức nhưng cũng có cặp đôi chỉ chọn được ngày, tháng đó phù hợp nếu bị hoãn năm nay họ phải chờ sang năm sau. Ngày 4/3, Sơn Lôi được mở cửa trở lại, công việc của anh Dũng cũng bắt đầu khởi động lại. 'Đợt này chỉ có lo là tăng tiền điện', anh Dũng nói vui về cuộc sống gia đình trong ngày ở tâm dịch. Trẻ con ở nhà, buồn chán lại xem điện thoại, tivi dù bố mẹ có hạn chế để tránh hại mắt. Anh thừa nhận, cuộc sống của họ diễn ra khá bình thường trong 20 ngày qua tuy nhiên không tránh khỏi tâm lý lo lắng, đề phòng. Anh kể: 'Bố vợ của tôi cẩn thận lắm. Nhà ông có vườn rau, sang cho cháu củ su hào, mớ rau cải… ông đều để trước cửa nhà các con, sau đó mới gọi điện cho con ra lấy. Ông không vào nhà, không tiếp xúc để đảm bảo an toàn cho các cháu'.
Các thực phẩm, vật dụng sinh hoạt đối với gia đình anh không quá thiếu thốn vì họ có thể đi chợ, cửa hàng tạp hóa ngay trong xã. Mặc dù vậy, trước thời điểm cách ly, vợ anh quá lo lắng đã đi mua hết 3 triệu đồng tiền thức ăn tươi và các thực phẩm khô đến nỗi 'tủ lạnh còn không có chỗ mà chứa'. 'Phụ nữ thường hay lo xa như vậy', anh cười nói. Những bộ quần áo 'tự cách ly' Sáng hôm nay, cửa hàng may và sửa chữa quần áo nằm ở mặt đường thôn Ngọc Bảo của bà Nguyễn Thị Nhưng sẽ mở cửa để trả hàng cho khách. Chỗ quần áo này bà Nhưng đã may xong từ lâu nhưng chưa dám trả vì bà 'kiêng' tiêu tiền từ tay người khác trong thời điểm này. Từ khi Sơn Lôi bị cách ly, bà Nhưng cũng không nhận thêm quần áo của khách nữa.
Cuộc sống gia đình ông Đồng, bà Nhưng những ngày này khá xáo trộn. Việc khiến họ lo lắng nhất là một lần đi lễ ở nhà thờ, bà Nhưng nhìn thấy con gái của mình khoác tay một nữ sinh là bạn thân của một người bị nhiễm virus Covid-19. Thời gian người bạn này đi cách ly tập trung cũng là thời gian con gái bà Nhưng bị bố mẹ yêu cầu tự cách ly tại nhà. Nữ sinh được mẹ yêu cầu ở yên trên tầng 3, không được xuống dưới nhà trong suốt hơn 10 ngày. Đến bữa, bà Nhưng đưa cơm lên tận phòng cho con gái ăn, sau bà lại dọn bát đũa xuống để rửa. 'Đến nỗi, hàng xóm hỏi tôi mấy ngày nay không thấy cái D., con gái tôi đâu. Tôi tự cách ly như thế để tránh cho con cũng là để tránh cho cộng đồng. Đặc biệt, trước đó, gia đình tôi còn có quán nước nhỏ, đội thợ xây ngày nào cũng sang ngồi. Nếu con gái tôi dương tính với virus thì cũng sẽ có rất nhiều người nhiễm bệnh. Sau khi người bạn mà con tôi có tiếp xúc nhận kết quả âm tính, tôi mới cho con gái tôi ra khỏi nhà'. Bà bảo, nhà bà chỉ có mỗi một đứa con gái.
Sơn Lôi bị cách ly từ ngày 13/2 thì ngày 15/2, ông Đồng bị ngã gãy chân khi làm thợ hồ cho căn nhà đối diện cửa hàng may của vợ. 'Gần như ngay lập tức, tôi được xe cứu thương của Trạm y tế xã đưa lên bệnh viện huyện. Tại viện, tôi được đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe, bác sĩ hỏi có sốt, ho hay không rồi bó bột chân cho tôi', ông Đồng nhớ lại. Suốt 20 ngày cách ly, gia đình bà Nhưng gần như đóng kín cửa trong nhà. Chỉ có bà là sáng sáng xách làn đi chợ. Mỗi khi ra khỏi nhà, bà đeo 2 chiếc khẩu trang, quàng thêm chiếc khăn trùm kín mặt. Bà cũng nghỉ đi lễ nhà thờ và các đám ăn cỗ. Bà nhắc đi nhắc lại là phải cực kỳ cẩn thận cho cả mình và mọi người xung quanh. Kết thúc câu chuyện với chúng tôi, bà bảo 'tiền nhiều để làm gì đâu'. Những cầu thủ trên sân bóng Sơn Lôi 18 giờ ngày 3/3 - chỉ cách thời điểm tuyên bố gỡ cách ly xã Sơn Lôi, ông Nguyễn Duy Khải, 65 tuổi - một cán bộ công an đã về hưu - ngồi thư thả xem trận bóng của mấy thanh niên trong xã. Đây là trận bóng đầu tiên sau 20 ngày cách ly của thanh niên xã Sơn Lôi. Như tất cả mọi người, đám thanh niên tuân thủ tuyệt đối yêu cầu không tụ tập chỗ đông người của chính quyền. Trước ngày cách ly, mỗi buổi chiều, tại sân bóng cỏ nhân tạo do tư nhân đầu tư này, mỗi ngày diễn ra 1-2 trận bóng. Việc của ông Khải là trông nom và thu tiền. Gia đình ông có tất cả 5 khẩu - vợ chồng ông, vợ chồng anh con trai và đứa cháu. Trước ngày Sơn Lôi bị cách ly, con trai ông - đang là bộ đội đóng quân gần đó - cũng đã bị cách ly ở doanh trại cùng đồng đội. Ông nghe nói một người ở đơn vị anh có vợ từ Hàn Quốc trở về. Con dâu ông Khải là giáo viên mầm non trong xã. Dĩ nhiên, Sơn Lôi không bị cách ly thì chị cũng ở nhà suốt từ khi học sinh được nghỉ học. Tuy vậy, ông Khải bảo 'cuộc sống cũng chẳng có gì thay đổi nhiều'. Về cơ bản, lương thực trong xã tự cung tự cấp cũng đủ. Thỉnh thoảng, một số người bán có lấy thêm hàng từ bên ngoài vào thì gọi điện rồi người ta mang đến, đưa qua chốt chặn.
'Giá cả vẫn như cũ, không tăng. Thịt vịt còn rẻ hơn bình thường, có 35 nghìn/ cân vì không bán cho bên ngoài được' - ông kể. 'Người dân hạn chế đi lại lắm. Mỗi ngày lại có nhân viên y tế đến đo thân nhiệt, thăm khám một lần. Nhiều nhà hảo tâm trong và ngoài xã tặng chúng tôi mỳ tôm, nước rửa tay…' Nghỉ giải lao giữa trận, anh Phúc, 37 tuổi, ngồi cùng đám thanh niên ở một góc sân. Anh chia sẻ, việc đầu tiên anh làm sáng hôm nay là đi gặp gỡ đối tác. 'Chủ yếu để người ta biết là khu vực của mình đã an toàn, đã hết dịch rồi, chứ làm việc trở lại thì chắc phải 1-2 tháng nữa'. Anh giải thích, 'vì bây giờ có đi làm, người ta cũng e ngại. Mình cũng không được thoải mái'. Từ khi Sơn Lôi bị cách ly, anh cũng nghỉ làm luôn vì hầu hết công trình sơn bả của anh đều ở trên TP. Phúc Yên. Vợ anh là công nhân ở Khu Công nghiệp Bình Xuyên cũng được công ty cho nghỉ ở nhà. 'Mình làm tự do, nghỉ thì không có tiền. Còn vợ mình thì được công ty hỗ trợ 70% lương'. Với gia đình anh, 20 ngày bị cách ly không ảnh hưởng gì nhiều đến cuộc sống. 'Các hoạt động giao thương trong xã vẫn bình thường, chỉ có kinh tế gia đình thì bị ảnh hưởng chút ít nhưng không đáng kể. Công ty và Nhà nước hỗ trợ được cho chút nào thì tốt chút ấy. Nếu không có đồng hỗ trợ nào thì mình cũng chấp nhận thôi, vì mình không đi làm mà'. Ở một góc sân khác, Tiến Đạt, 20 tuổi cũng đang chuẩn bị về ăn tối sau trận bóng sảng khoái với đám bạn cùng thôn. Đúng kiểu tếu táo của người trẻ, Đạt nói đùa: 'Ôi, em còn đang muốn nghỉ tiếp đây này. Ở nhà chơi mà em được nhận 190 nghìn/ ngày - 150 nghìn công ty hỗ trợ, 40 nghìn Nhà nước hỗ trợ'. Đạt và đám bạn cười vang. Cả bọn đều ý thức được là Sơn Lôi đang 'hot' như thế nào mấy ngày qua. Cậu và chục thanh niên khác đều ở cùng thôn Lương Câu. Người vẫn đi học, người đã đi làm. Đạt bảo, hầu hết thanh niên trong xã đều đi làm công nhân như cậu.
Từ khi Sơn Lôi bị cách ly, một ngày của Đạt bắt đầu từ sát giờ trưa. 'Nghỉ làm, chẳng có việc gì, em ngủ nướng đến trưa. Dậy ăn cơm xong, đến chiều đi chơi bóng ở sân đất của thôn hoặc chơi cầu lông với bố em, rồi lại đến giờ ăn tối…' Hôm nay, Sơn Lôi gỡ cách ly. Đạt sẽ quay trở lại với công việc ở nhà máy lắp ráp camera điện thoại mà mỗi tháng cậu nhận được đều đặn 6,5 triệu tiền lương. Nhưng cũng giống như ông Khải và anh Phúc, Đạt cũng bùi ngùi khi nghĩ đến việc sẽ đón nhận phản ứng từ người lạ khi nói mình tới từ Sơn Lôi trong những ngày tới. 'Chắc phải mất vài tháng người ta mới quên được cái tên Sơn Lôi' - Đạt bảo. Cuộc sống du học sinh Việt ở tâm dịch Hàn QuốcSống ở ngay tâm dịch Daegu, Lợi cho biết cuộc sống của bản thân và người dân có những ảnh hưởng rõ rệt. Ngọc Trang - Nguyễn Thảo | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Thiếu úy công an hoãn đám cưới để nhận nhiệm vụ ở bệnh viện tâm dịch Covid-19 Posted: 03 Mar 2020 06:08 PM PST - Cặp nhẫn cưới nằm gọn trong ngăn tủ. Những bức ảnh cưới còn chưa kịp làm khung. Đám cưới của Thiếu úy Tuấn phải hoãn lại, nhưng anh cũng chưa biết bao giờ mới có thể định lại ngày cưới của mình. Thiếu úy Nguyễn Anh Tuấn sinh năm 1992, là cán bộ Đội Quản lý hành chính, Công an huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Ngày 6/2/2020, anh được tăng cường về Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà – đơn vị chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19 và các ca tiếp xúc gần trên địa bàn Vĩnh Phúc. Tuấn nhận nhiệm vụ công tác khi chỉ còn cách ngày cưới hơn 3 tuần. "Hôm trước, tôi và bạn gái vừa đi chụp ảnh cưới, mua nhẫn thì hôm sau, tôi nhận quyết định", Thiếu úy Tuấn kể.
Ngay khi nhận nhiệm vụ, Tuấn hiểu hoãn cưới là việc bắt buộc phải thực hiện. Bởi lẽ, dịch bệnh còn nhiều phức tạp, công việc chưa biết đến bao giờ mới kết thúc. Hơn nữa, người làm nhiệm vụ trong vùng tâm dịch phải thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc cách ly. Những ngày đầu ở Quang Hà, Thiếu úy Tuấn nói dối gia đình và bạn gái rằng mình đi trực. Một thời gian sau, anh mới nói thật cho mọi người biết và chia sẻ về chuyện hoãn cưới. "Biết tin, bạn gái tôi chỉ im lặng. Suốt nhiều ngày, cô ấy không nghe điện thoại hay trả lời tin nhắn. Tôi hiểu, cô ấy buồn và hụt hẫng rất nhiều", anh Tuấn chia sẻ. Sau khoảng thời gian dài im lặng, bạn gái Tuấn chủ động nói chuyện lại. Cô bảo, cô đã bình tĩnh và hiểu cho anh, cũng động viên anh yên tâm công tác. Dù vậy, Tuấn vẫn thấy rất thương bạn gái. "Dẫu sao, ngày cưới cũng là ngày trọng đại nhất cuộc đời. Hôm trước, hai đứa còn đang háo hức chuẩn bị thì hôm sau đột ngột hoãn lại mọi thứ. Tôi thấy có lỗi với cô ấy rất nhiều", anh Tuấn bảo. Hàng ngày, Thiếu úy Tuấn và vợ chưa cưới vẫn gọi điện động viên lẫn nhau. Thế nhưng, không ai bảo ai, họ hầu như không nhắc về kế hoạch tổ chức đám cưới. Anh và cô đều hiểu, chưa biết đến khi nào hôn lễ mới có thể định lại ngày. "Mẹ tôi bảo, năm nay chỉ còn tháng tư có ngày đẹp, hợp tuổi để hai đứa tổ chức lễ thành hôn. Nhưng tôi cũng không biết có thể kịp về trong ngày ấy hay không", anh Tuấn tâm sự.
Ở Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà, công việc của Thiếu úy Nguyễn Anh Tuấn là nắm tình hình an ninh trật tự xung quanh và trong khuôn viên của bệnh viện. Ngoài ra, anh cũng làm nhiệm vụ bảo vệ, theo dõi lượt người ra vào đơn vị và tuyên truyền cho các hộ dân quanh khu vực những vấn đề liên quan đến phòng chống dịch bệnh. Anh Tuấn chia sẻ, các bệnh nhân thuộc diện cách ly hầu hết đều có ý thức chấp hành rất tốt, không ai có ý định bỏ trốn ra ngoài. Cũng không có trường hợp nào người từ bên ngoài ngang nhiên xâm nhập bởi "nhìn thấy chữ cách ly đặc biệt thôi, họ cũng sợ rồi". Khó khăn lớn nhất của anh chủ yếu đến từ việc làm sao để vượt qua nỗi nhớ nhà, nhớ người thân. Đều đặn từ 10h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau, Thiếu úy Tuấn cùng 3 cán bộ khác thay phiên nhau làm công tác trực canh gác quanh khu vực bệnh viện. Đứng một mình giữa không gian tĩnh lặng, ảm đạm của khu cách ly về đêm càng làm cho nỗi nhớ nhà của chàng trai trẻ da diết hơn bao giờ hết. Chưa bao giờ, anh Tuấn xa người thân lâu đến như vậy. "Có những lúc yếu lòng đến rơi nước mắt. Nhưng tôi lại nhanh chóng tự động viên rằng phải cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cũng nhờ gia đình, lãnh đạo đơn vị, các đồng nghiệp luôn khích lệ, động viên tinh thần mà tôi có thể vững tâm để vượt qua khó khăn", anh Tuấn chia sẻ.
Ngày 26/2, trường hợp Covid-19 cuối cùng đang điều trị tại Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà đã được chữa khỏi và ra viện. Đây là niềm vui và sự động viên rất lớn đối với các cán bộ y bác sĩ đơn vị cũng như người làm công tác giữ gìn an ninh trật tự như Thiếu úy Tuấn. Rất ít khi thấy anh Tuấn xuất hiện trong các khung hình vào những ngày vui như vậy. Một phần, vì anh còn bận làm công tác kiểm soát số lượng người ra vào bệnh viện. Phần nhiều, Tuấn bảo do thấy những đóng góp của mình còn khá nhỏ bé so với sự vất vả của đội ngũ y bác sĩ. Bệnh nhân cuối cùng đã xuất viện, nhưng Tuấn vẫn chưa biết đến đến bao giờ mới có thể trở về nhà. Bởi lẽ, Phòng khám cần tiếp tục theo dõi các bệnh nhân thuộc diện cách ly và tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Tuấn bảo, anh không coi những quyết định của mình là sự hy sinh. Chỉ đơn giản, anh đang hoàn thành nhiệm vụ của một chiến sĩ công an, góp sức nhỏ bé vào trận chiến chống dịch của cả cộng đồng. "Khi dịch tan, tôi sẽ sớm trở về với gia đình để thực hiện những kế hoạch còn dang dở", anh Tuấn nói. Nguyễn Liên - Anh Phú Lời xin lỗi của cha gửi con trai đang chống dịch Covid-19- Sau mỗi ngày làm việc mệt nhoài ở vùng tâm dịch Covid-19, các y bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quang Hà luôn có một nguồn "sạc năng lượng" đặc biệt… | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Chuyến xe đầu tiên chở đồ dã chiến rời khu cách ly Covid-19 xã Sơn Lôi Posted: 03 Mar 2020 06:22 PM PST Đúng 0h hôm nay, Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc, Đại tá Đinh Ngọc Khoa phát lệnh cho các đơn vị trực mở chốt ra vào, kết thúc thời gian cách ly 20 ngày với xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên. XEM CLIP: Sau khi Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì công bố quyết định kết thúc việc khoanh vùng, cách ly y tế toàn bộ xã Sơn Lôi do dịch Covid-19, nhiều người dân có mặt tại hội trường đồng loạt vỗ tay vui mừng. Ngay sau đó, ở ngoài cổng số 1 (thôn Ngọc Bảo), Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc Đinh Ngọc Khoa yêu cầu: "Tháo chốt, các lực lượng thi hành nhiệm vụ ngay lập tức". Barie được mở ra, kết thúc việc cách ly. Người dân từ nay ra vào xã bình thường.
Song song với việc dỡ bỏ rào chắn ra vào xã, lực lượng hậu cần đã chuẩn bị sẵn phương tiện để chuyển các vật dụng, nhu yếu phẩm như bàn, ghế, chăn, gối, lều bạt về đơn vị. Nhiều người dân Sơn Lôi có mặt tại các lối ra vào để chia tay và nói lời cảm ơn các lực lượng làm nhiệm vụ. Xã Sơn Lôi được khoanh vùng, cách ly dịch từ ngày 12/2 sau khi có 6 trường hợp dương tính với chủng virus có nguồn gốc từ Vũ Hán (Trung Quốc). Công an tỉnh đã lập 12 chốt canh gác tại các điểm vào xã, có thời điểm huy động tới 500 cán bộ, chiến sỹ. Đồng thời với việc công bố kết thúc thời gian cách ly Sơn Lôi, Vĩnh Phúc cũng sẽ chấm dứt hoạt động của các điểm chốt giữ này.
Xóa cách ly lúc 0h, Sơn Lôi vui hơn hộiNgười già, phụ nữ, trẻ em... đổ về hội trường UBND xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đón nhận quyết định xóa cách ly sau 20 ngày nội bất xuất, ngoại bất nhập. Đoàn Bổng - Kiên Trung | ||||||||||||||||||||||||||||||||
BOT thất thoát, BT 'biến tướng', gánh nặng đè lên người dân Posted: 03 Mar 2020 12:00 PM PST Hàng chục ngàn tỷ đồng được Kiểm toán Nhà nước phát hiện khi kiểm toán các dự án BOT, BT đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP). Cơ chế thanh toán bằng tiền đã làm biến tướng BT thành dự án đầu tư công đích thực. Giảm... 300 năm thu phí Báo cáo tại hội thảo Dự án PPP và vai trò của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) diễn ra ngày 3/3, Bộ KH-ĐT cho biết, đến 31/12/2019, có tổng cộng 336 dự án đầu tư theo hình thức PPP được ký kết, với tổng số vốn khoảng 1.609.335 tỷ đồng. Hình thức đầu tư chủ yếu là BOT và BT, trong đó BOT chiếm 41,6% (140/336) và BT chiếm 55,9% (188/336), chủ yếu tập trung trong lĩnh vực giao thông vận tải với 220 dự án, chiếm 65,5% trong tổng số các dự án được đầu tư theo hình thức PPP, còn lại là thuộc về các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, năng lượng, cấp thoát nước, môi trường... Tuy nhiên, Ths. Lê Tùng Lâm - Phó Chánh Văn phòng KTNN, nhận xét, các dự án đầu tư PPP thời gian qua cũng bộc lộ một số sơ hở, thiếu sót, là lỗ hổng gây thất thoát Ngân sách Nhà nước.
Cụ thể, từ năm 2016 đến năm 2019, KTNN đã thực hiện kiểm toán 84 dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT giao thông và 50 dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, kết quả kiểm toán cho thấy: Đối với 84 dự án đầu tư theo hình thức BOT giao thông, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 4.684 tỷ đồng, trong đó nhiều dự án có tỷ lệ xử lý tài chính lớn từ 11% đến 13% giá trị được kiểm toán. Đồng thời, cơ quan này cũng kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn so với phương án ban đầu của 81 dự án là 300 năm, trong đó có dự án giảm thời gian nhiều nhất là 13 năm 1 tháng 12 ngày. Đối với 50 dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 9.102 tỷ đồng, có những dự án tỷ lệ kiến nghị xử lý tài chính lớn từ 27% đến 29% giá trị được kiểm toán. Vì vậy, ông Lê Tùng Lâm cho rằng, vấn đề đặt ra là nếu các dự án BOT, BT thời gian qua không được kiểm toán thì số tiền thất thoát sẽ rất lớn, mức độ chịu phí sẽ đè nặng lên người dân, doanh nghiệp và Ngân sách Nhà nước sẽ thất thoát lớn. Qua các cuộc kiểm toán, KTNN chỉ ra những hạn chế, tồn tại của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT, như việc lựa chọn nhà thầu không minh bạch, không có tính cạnh tranh, chủ yếu là chỉ định thầu; vị trí đặt các trạm thu phí không được quy hoạch, không đúng cự ly quy định; phương án tài chính không đúng; chất lượng công trình kém; định giá đất thấp hơn rất nhiều giá đất thị trường... Dự án BT bị biến tướng Nhận xét về đầu tư theo hình thức PPP, tại hội thảo, TS. Nguyễn Minh Phong đã liệt kê những điểm mấu chốt tạo nên sức hấp dẫn với nhà đầu tư và cũng là kẽ hở đáng quan ngại của quản lý nhà nước đối với dự án BT. Đó là việc chủ đầu tư được giành quyền chủ động dẫn dắt cuộc chơi do các dự án BT hầu hết đều được chỉ định thầu và dễ "bắt tay" thương lượng với cơ quan quản lý, từ lựa chọn dự án, xác định tổng mức đầu tư, thực hiện và quyết toán dự án. Hơn nữa, việc giám sát chất lượng công trình BT, dù áp dụng như với dự án đầu tư công, nhưng khá lỏng lẻo do DN tự giám sát, quản lý hoặc thuê tư vấn,...
Hơn nữa, cơ chế thanh toán bằng trái phiếu Chính phủ đã làm biến tướng BT thành dự án đầu tư công đích thực, nhất là đối với dự án được cơ quan quản lý "thông cảm", ưu ái cho thanh toán một phần vốn trước khi công trình hoàn thành, giống như cơ chế giải ngân dự án đầu tư công thông thường khác. Chẳng hạn, giai đoạn 2011-2015, Bộ GTVT đã triển khai 3 dự án BT với cơ chế thanh toán bằng tiền kiểu này, hay tỉnh Vĩnh Phúc thanh toán cho 2 dự án BT... Về nguyên tắc, nhà đầu tư phải bỏ tiền ra làm trước, sau khi dự án được nghiệm thu và bàn giao mới được thanh toán bằng đất hoặc bằng tiền như hợp đồng. Thế nhưng, ông Nguyễn Minh Phong thẳng thắn, với những dự án BT được dùng tiền này chi trả cho nhà đầu tư ngay trong quá trình thi công thì BT đã thực sự "mất chất",... và cánh cửa lợi nhuận cao cho nhà đầu tư càng mở rộng, giống như mọi dự án đầu tư công không qua đấu thầu và được độc quyền thực hiện khác. Đến khi KTNN vào cuộc mới phát hiện ra nhiều sai phạm. Đại diện KTNN Khu vực I dẫn chứng, tại TP.HCM, dự án BT đường dẫn kết nối với cầu Phú Mỹ thanh toán bằng tiền, khi kiểm toán năm 2018 đã phải kiến nghị thu hồi, nộp trả ngân sách 355,4 tỷ đồng. "Việc thanh toán bằng tiền đối với dự án BT làm mất đi bản chất và lợi thế của dự án BT, biến tướng dự án BT thành dự án sử dụng vốn ngân sách, làm lãng phí nguồn vốn đầu tư", đại diện KTNN Khu vực I đánh giá. Không những thế, cơ chế thanh toán bằng quỹ đất cũng hấp dẫn nhà đầu tư vì họ được quyền sử dụng quỹ đất không qua đấu thầu. Khi đó, nhà đầu tư có nhiều kỳ vọng vào khai thác "lợi nhuận kép" trong chênh lệch giá đất, từ việc định giá trị quỹ đất thấp trước khi triển khai dự án đến cơ hội tăng giá quỹ đất sau khi hoàn thành công trình. "Đây là động lực hấp dẫn nhà đầu tư và cũng là kênh thất thoát tài sản công tiềm tàng và lớn nhất của dự án BT", ông Phong nhận xét. Trong khi đó, ông Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng KTNN, nhìn nhận, công tác kiểm toán các dự án PPP còn một số hạn chế, bất cập. Ví dụ như, dự thảo Luật PPP chưa coi PPP là dự án đầu tư công, các tài sản hình thành từ dự án PPP không phải là tài sản công và KTNN chỉ được kiểm toán phần tài sản mà Nhà nước đóng góp; KTNN mới tập trung kiểm toán về mặt khối lượng, giá trị và thời gian thu hồi phí của dự án mà chưa đánh giá đầy đủ giá trị nhà nước phải trả cũng như sự cần thiết phải đầu tư bằng hình thức PPP... Do vậy, ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh Quảng Bình, cho rằng, KTNN cần tham gia kiểm toán dự án ngay từ đầu. Muốn vậy cần có khung pháp lý ổn định cho các hợp đồng dài hạn, nhiều rủi ro. "Không thể để đối tượng gây thiệt hại tài sản của nhà nước và nhân dân thì bình an vô sự. Quyền lợi được hưởng, có sự cố lại không có trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu hội đồng thẩm định. Thực tế đã có không ít những dự án đã gây thiệt hại cho Nhà nước mà người thẩm định lại vô can". Ngoài ra, để tránh việc "sân sau", lợi ích nhóm trong thẩm định, phê duyệt, triển khai các dự án PPP, cần có thêm vai trò KTNN trong việc đánh giá, xác nhận, kết luận,... tách bạch rõ ràng, cụ thể vốn của Nhà nước và vốn của nhà đầu tư, cũng như kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Ngọc Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Thổi bùng xung đột ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ tự đẩy mình vào thảm họa? Posted: 03 Mar 2020 03:37 PM PST Thổ Nhĩ Kỳ dường như đang tự đẩy nước này tới bờ vực thảm họa ở Syria sau nhiều năm liên tục đe dọa, theo đuổi chiến tranh ủy nhiệm và hiện là can thiệp quân sự trực tiếp vào quốc gia láng giềng. Sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan điều thêm 7.000 lính cùng nhiều khí tài quân sự đến tỉnh Idlib, tây bắc Syria hồi tháng trước để củng cố các tiền đồn đã xây dựng được ở bên kia biên giới, Ankara đã lún sâu vào một cuộc chiến tranh mở với Damacus.
Những cuộc đụng độ trực tiếp giữa các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và Syria trong bối cảnh Damacus xúc tiến chiến dịch tấn công vào thành trì cuối cùng của quân nổi dậy tại Idlib đang có xu hướng nhanh chóng leo thang thành xung đột toàn diện giữa hai nước láng giềng cũng như hủy hoại quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa Ankara và Moscow. Theo thống kê của Reuters, 55 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã tử trận ở Idlib trong tháng Hai. Với ý định ngăn chặn bước tiến của các lực lượng Damacus, ông Erdogan từng tuyên bố sẽ có hành động quân sự ở bất kỳ đâu tại Syria nếu có thêm binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ nào bị thương hoặc thiệt mạng. Phát biểu trước báo giới hôm 29/2, ông Erdogan tiết lộ đã điện đàm và yêu cầu Tổng thống Nga Vladimir Putin "tránh đường" để Thổ Nhĩ Kỳ tự đối phó với chính quyền của người đồng cấp Syria Bashar al-Assad. Bằng các động thái như trên, giới quan sát cho rằng, ông Erdogan đang khiến Thổ Nhĩ Kỳ bị cô lập ở mọi mặt và mâu thuẫn gay gắt với các thế lực lớn khác trong cuộc khủng hoảng ở Syria, đặc biệt là Nga. Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vừa là đối thủ vừa là đồng minh của nhau ở nhiều khu vực thuộc Trung Đông, kể cả Libya và Syria. Cả hai có lợi ích tương đồng xét về các nguồn cung khí đốt và buôn bán vũ khí, ngay cả khi ở hai phía đối địch nhau trong các cuộc chiến ủy nhiệm. Ankara và Moscow cũng chia sẻ lợi ích trong việc chống lại ảnh hưởng của Mỹ tại Syria. Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã cùng hợp tác nhằm giữ yên tình hình ở Idlib, đàm phán các thỏa thuận ngừng bắn giữa chính phủ Syria được Moscow bảo trợ với phe nổi dậy tại nước này, vốn được Ankara hậu thuẫn. Song, cho đến nay, các cuộc đàm phán như vậy đã không giúp giải tỏa được thế bế tắc tại tỉnh tây bắc Syria. Đáng nói, chính quyền của ông Erdogan cũng không thể loại bỏ các nhóm khủng bố ra khỏi lực lượng vũ trang đối lập ôn hòa Syria như thỏa thuận đã ký với Nga năm 2018 để đổi lấy việc Moscow đảm bảo Damacus không dùng vũ lực thu hồi Idlib, nhằm tiến tới một giải pháp chính trị nhằm thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Syria. Quân đội Nga tố cáo, binh lính Thổ Nhĩ Kỳ đã cắm chốt cạnh các phần tử khủng bố tại Idlib, dẫn đến việc nhiều người trong số họ bị thương vong trong chiến dịch truy kích khủng bố của Damacus thời gian qua. Hỏa lực tấn công của quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng đe dọa căn cứ quân sự Khmeimim lớn nhất của Nga ở tỉnh láng giềng Idlib. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn coi Idlib quan trọng về mặt chiến lược, góp phần tạo thành "khu vực an toàn" bên trong lãnh thổ Syria để ngăn chặn dòng người tị nạn ùn ùn kéo sang đất nước họ. Sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở bên kia biên giới cũng có thể mang lại cho chính quyền Erdogan thêm lợi thế trong các cuộc đàm phán với chính phủ Syria nhằm giảm thiểu các đe dọa an ninh từ nước láng giềng phía nam. Ngoài ra, trong giới chức Thổ Nhĩ Kỳ từng xuất hiện các lo ngại rằng, việc Ankara để mất Idlib có thể khiến quân đội nước này bị đánh giá thấp về sức mạnh hoặc phe đối lập Syria và các đồng minh sẽ coi ông Erdogan là "kẻ bội ước". Cuộc khủng hoảng ở Idlib xảy ra đúng vào lúc Thổ Nhĩ Kỳ đang rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế và ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế. Ở khu vực phía đông Địa Trung Hải, CH Cyprus, Ai Cập, Hy Lạp và Israel đã đạt các thỏa thuận loại trừ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi các hoạt động thăm dò, khai thác hyđrô các-bon. Điều đó buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải ký các thỏa thuận an ninh và hàng hải bị đông đảo chỉ trích với chính phủ Libya. Khi sa lầy ở Idlib, Thổ Nhĩ Kỳ đã cầu viện Mỹ và tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hỗ trợ nhưng cho đến tận hiện tại, những gì họ nhận được chỉ là đề xuất chia sẻ thông tin tình báo và giám sát. Nhiều người coi sự lạnh nhạt này là do lỗi của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, khi ông thường xuyên mỉa mai, chỉ trích NATO, Mỹ và các lãnh đạo châu Âu. Ông Erdogan cũng nhất quyết mua một hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga bất chấp sự cực lực phản đối của Washington. Ông còn bị chỉ trích gây trở ngại cho những nỗ lực chống khủng bố của phương Tây khi phát động cuộc chiến chống người Kurd tại Syria, lực lượng vẫn được xem là đồng minh của Mỹ tại Trung Đông. Hơn thế nữa, người đứng đầu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị cáo buộc đã cố gắng dùng vấn đề khủng hoảng người tị nạn Syria để ép Liên minh châu Âu (EU) làm theo ý nguyện của mình. Năm 2016, EU đã nhất trí trả cho Thổ Nhĩ Kỳ 6 tỷ Euro và thúc đẩy các cuộc đàm phán về việc nước này xin gia nhập tổ chức để đổi lấy việc Ankara ngăn chặn dòng người tị nạn tràn vào châu Âu như một năm trước đó. Song, hôm 28/2, các quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ thông báo họ sẽ mở các cánh cổng chặn người nhập cư lâu nay. Ankara giải thích, xung đột ở Idlib leo thang khiến họ đang đối mặt với một làn sóng người tị nạn mới và do đó họ không còn nghĩa vụ phải ngăn chặn những đối tượng này tiến vào châu Âu nữa như thỏa thuận đã ký với EU cách đây 4 năm nữa. Các nhà phân tích nhấn mạnh, ông Erdogan có vẻ đang "gieo nhân nào, gặt quả ấy". Những lời lẽ ngạo mạn cùng các động thái gây hấn trước của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã chọc giận người đồng cấp Nga. Theo nhiều nguồn tin, ông Putin rất muốn chấm dứt chiến tranh ở Syria, nơi các lực lượng Nga đã có mặt để hỗ trợ chính phủ Damacus gần 5 năm qua với nhiều tổn thất về người và của. Ông cũng muốn có chiến thắng quyết định dành cho đồng minh al-Assad ở Idlib, một địa bàn chiến lược trong toan tính mở rộng ảnh hưởng của Nga trong khu vực. Moscow đã công khai ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố của Damacus, giúp chính quyền al-Assad giành lại hầu hết các vùng đất từng nằm dưới sự kiểm soát của phe đối lập và không có dấu hiệu bỏ rơi đồng minh trong hoạn nạn. Do đó, dù sở hữu quân đội lớn thứ hai ở NATO, Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng không muốn đối đầu với cả Nga và Syria khi Mỹ và NATO chưa có cam kết mạnh mẽ về việc sẽ ứng cứu nước này. Ankara đang thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao với Moscow, cố gắng dàn xếp một cuộc gặp giữa ông Erdogan với ông Putin trong tuần này. Dư luận vẫn đang chờ xem chính quyền Erdogan thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng ở Idlib ra sao sau khi tự đẩy mình vào thế kẹt tại đây. Tuấn Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Cựu Trưởng công an TP Thanh Hóa chuẩn bị hầu tòa về tội nhận hối lộ Posted: 03 Mar 2020 08:46 PM PST TAND tỉnh Thanh Hóa sẽ mở phiên tòa hình sự xét xử bị cáo Nguyễn Chí Phương về tội "nhận hối lộ" vào ngày 18/3. Cựu Trưởng Công an TP Thanh Hóa bị truy tố về tội nhận hối lộ theo khoản 2 điều 354 bộ luật Hình sự 2015, khung hình phạt từ 7 - 15 năm tù. Bị cáo Nguyễn Chí Phương đang được cho tại ngoại, chờ ngày xét xử. Theo cáo trạng, ngày 18/7/2018, anh Đỗ Đức Hiếu (cán bộ Đội Cảnh sát trật tự, Công an TP Thanh Hóa) lấy trộm chiếc xe máy hiệu Honda Airblade của đồng nghiệp để tại cơ quan. Trong quá trình giải quyết vụ trộm cắp tài sản, anh Hiếu đã 3 lần gặp gỡ và đưa cho ông Phương tổng số 260 triệu đồng để bỏ qua sai phạm, không bị xử lý hình sự. Sau khi nhận tiền, anh Hiếu vẫn bị xử lý hình sự. Sau đó ông Phương phải làm thủ tục đề nghị xử lý kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân, khởi tố và đề nghị truy tố đối với anh Hiếu.
Thấy mình sắp bị đưa ra xét xử, anh Hiếu đến nhà ông Phương đòi tiền nhưng ông này chỉ trả lại 150 triệu đồng. Không đồng ý, anh Hiếu không nhận tiền và bỏ về rồi làm đơn tố cáo ông Phương. Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo và phát hiện có dấu hiệu tội phạm, ngày 30/11/2018, Ban Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa ra quyết định tạm đình chỉ công tác và đến ngày 3/1/2019 chính thức đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Chí Phương để Thanh tra Bộ Công an vào cuộc xác minh, làm rõ vụ việc. Cũng trong tháng 1/2019, Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Phương, nhưng ông này đột nhiên bị đột qụy và phải nhập viện, nên cơ quan điều tra không thể thực lệnh bắt giam. Đến cuối tháng 12/2019, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Chí Phương về tội nhận hối lộ. Lê Anh Truy tố cựu Trưởng Công an TP Thanh Hóa nhận hối lộVKSND Tối cao hôm nay ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn Chí Phương (SN 1961, cựu Trưởng Công an TP Thanh Hóa) về tội nhận hối lộ. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Tuyển Việt Nam: HLV Park Hang Seo hết... son, căng rồi Posted: 03 Mar 2020 03:03 PM PST - Tuyển Việt Nam đang đối mặt với những thách thức rất lớn khi hàng loạt trụ cột dính chấn thương, cùng lúc thuyền trưởng Park Hang Seo dường như cũng đã hết... son. Thầy Park hết son... Khi chấn thương của Duy Mạnh khiến HLV Park Hang Seo chưa kịp "tiêu hoá" với những lo âu, thì ngay lập tức thuyền trưởng người Hàn Quốc đón thêm một tin kém vui khác: Văn Hậu bị đau và không thể tự rời sân trong một trận đấu ở đội dự bị Heerenveen. Mức độ chấn thương của Văn Hậu sau này được thông báo là không nặng và có thể trở lại trong khoảng 2 tuần tới. Nhưng chiến lược gia người Hàn Quốc khó có thể ngồi yên khi trận đấu quan trọng với Malaysia cũng không còn xa.
Nhìn mọi chuyển xảy ra trong những ngày làm việc đầu tiên của HLV Park Hang Seo kể từ khi trở lại Việt Nam nhiều người đang có cảm giác thuyền trưởng người Hàn Quốc bắt đầu bước qua... vận xui, sau những ngày tháng trước đó tương đối... son. Dịch cúm Covid-19 buộc V-League dời lịch, và điều này khiến ông Park mất đi nhiều trận đấu, cũng như cơ hội để kiểm tra năng lực của các học trò. Đồng thời, bản thân chiến lược gia người Hàn Quốc cũng phải cách ly 14 ngày sau khi trở về từ vùng dịch. Chưa dừng ở đây, ông Park còn phải đối mặt với những ca chấn thương mới, cùng lúc đối thủ thích hợp để thử lửa như Iraq từ chối đá giao hữu... khiến vận đen của chiến lược gia người Hàn Quốc thêm dài. Tuyển Việt Nam đối mặt thách thức gì? Ở tình huống hay thời điểm khác, việc hàng thủ vắng 1-2 nhân tố quan trọng dường như không có... nghĩa lý gì đối với HLV Park Hang Seo khi đủ sức, đủ thời gian để khoả lấp những khoảng trống đó. Nhưng lúc này xem ra là rất khó khi như đã nói ông Park đang đối mặt với vận xui từ trên rời rơi xuống (dịch cúm Covid-19) lẫn cả cách làm của chính mình từ trước đến nay.
Nói rõ hơn, việc Duy Mạnh chấn thương, Trọng Hoàng, Đình Trọng không thể ra sân vì thẻ phạt đang đẩy thuyền trưởng tuyển Việt Nam vào thế rất khó khi không dễ tìm ra người thay thế, bởi từ trước đến nay hiếm khi nào chiến lược gia người Hàn Quốc thay đổi quá lớn ở hàng phòng ngự. Những cái tên được ông Park tin tưởng nhất suốt 2 năm qua loanh quanh cũng chỉ là Trọng Hoàng, Đình Trọng, Bùi Tiến Dũng, Quế Ngọc Hải, Duy Mạnh, Văn Hậu... hiếm lắm mới có tân binh chen chân được vào hàng thủ mà thuyền trưởng người Hàn Quốc xây dựng một cách kỹ lưỡng ở tuyển Việt Nam. Nhưng bây giờ, như đã thấy tuyển Việt Nam chỉ còn Bùi Tiến Dũng, Quế Ngọc Hải, Văn Hậu mà thôi được coi tin tưởng nhất mà thôi. Bởi những người vừa lành chấn thương như Văn Thanh, Xuân Mạnh... chưa tìm được chính mình. Một số cái tên như Thành Chung, Hữu Tuấn lại hiếm khi được HLV Park Hang Seo sử dụng ở cấp độ tuyển Việt Nam, để dấu hỏi về sự hoà nhập hiểu ý trong các trận đấu thực sự là rất lớn. Đồng thời V-League cũng chỉ đá 3 vòng trước khi tạm nghỉ nhường chỗ cho thầy trò ông Park chuẩn bị cho trận gặp Malaysia thì việc tìm ra nhân tố mới thay thế cho những sự vắng mặt nói trên là không đơn giản. Đây mới chỉ là thách thức về nhân sự buộc HLV Park Hang Seo phải vượt qua, phần còn lại những vấn đề như phong độ, đối thủ... cũng đủ khiến thuyền trưởng lẫn tuyển Việt Nam chới với chứ không đùa. Và để xem, khi hết son thầy Park sẽ làm cách nào để thành công! Video chấn thương của Duy Mạnh: Mai Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Tin tức virus corona ngày 4/3: Giá khẩu trang tăng 6 lần ở Mỹ Posted: 03 Mar 2020 07:49 PM PST Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo tình trạng thiếu hụt và nâng giá trên toàn cầu các thiết bị bảo vệ để chống virus corona. WHO kêu gọi các chính phủ, công ty tăng sản lượng thêm 40% khi số người tử vong vì Covid-19 tăng mạnh. Căng thẳng leo thang ở Mỹ Tại Mỹ, trong một động thái khẩn cấp, Cơ quan Dự trữ liên bang Mỹ hôm 3/3 tuyên bố cắt giảm lãi suất lớn nhất trong hơn một thập niên nhằm bảo vệ kinh tế đất nước trước những tác động của tình trạng giới hạn đi lại, nhà máy đóng cửa cũng như những ảnh hưởng khác trên toàn cầu. Căng thẳng cũng bắt đầu leo thang ở Mỹ xoay quanh việc làm thế nào để ngăn chặn Covid-19 lan mạnh khi số người chết tại Mỹ tăng lên con số 9. Nhiều nghị sĩ bày tỏ nghi ngờ về khả năng tiến hành xét nghiệm của chính phủ, liệu rằng có đủ nhanh để đương đầu với khủng hoảng do Covid-19 gây ra. Hầu hết các ca tử vong ở Mỹ xảy ra ở bang Washington và nạn nhân đều sống trong một nhà dưỡng lão ở ngoại ô Seattle. Số ca nhiễm virus corona chủng mới ở Mỹ cũng tăng hơn 100, nhiều nhất là ở bang Washington với 27 trường hợp và phần còn lại rải rác ở 15 bang. Covid-19 tăng tốc lây lan trên toàn cầu Covid-19 vẫn lan rộng ở nhiều nước. Ở Iran, ít nhất 77 người đã thiệt mạng vì Covid-19, khiến nước này trở thành nơi có con số tử vong vì virus cao nhất ngoài Trung Quốc. Một loạt quan chức nước này đã nhiễm virus. Tại Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, chính quyền tuyên bố đóng cửa toàn bộ trường học trong 4 tuần. Số người tử vong vì Covid-19 ở Italia – quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất ở châu Âu, đã lên tới 79 người, tính đến ngày 3/3. Chính phủ ở Rome đang cân nhắc việc mở rộng các khu vực cách ly. Pháp đã thông báo ca tử vong thứ tư vì Covid-19 trong khi Indonesia, Ukraina, Argentina và Chile đã xác nhận các ca nhiễm virus corona chủng mới tại các nước này. Khoảng 3,4% số ca được xác nhận nhiễm Covid-19 đã thiệt mạng. Con số tử vong do Covid-19 gây ra cao hơn nhiều số người thiệt mạng vì cúm mùa – chỉ chưa đầy 1%. Dù vậy, vẫn có thể khống chế được virus, tổng giám đốc WHO nhận định. Giá khẩu trang tăng gấp 6 lần Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, giá khẩu trang y tế tăng gấp 6 lần, khẩu trang N95 tăng gía gấp 3 lần và giá các bộ quần áo bảo vệ tăng gấp đôi, WHO cho hay. Ước tính, mỗi tháng, các nhân viên y tế sẽ cần 89 triệu chiếc khẩu trang, 76 triệu đôi găng tay và 1,6 triệu cặp kính. Virus corona chủng mới, xuất hiện đầu tiên ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm ngoái, hiện đã lan khắp thế giới và các ca nhiễm bệnh mới đã xuất hiện ở bên ngoài nhiều hơn ở Trung Quốc. Trên thế giới, có ít nhất 91.000 ca nhiễm bệnh, trong đó, hơn 80.000 trường hợp là ở Trung Quốc. Hoài Linh | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Thời tiết miền Bắc mưa to gió rét đến bao giờ? Posted: 03 Mar 2020 06:10 PM PST Không khí lạnh tiếp tục gây mưa to và giông ở Bắc Bộ, nhiệt độ thấp nhất trong đợt này giảm xuống 14-17 độ. Ông Trần Quang Năng - Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cho biết, nguyên nhân đợt mưa lạnh lần này không quá đặc biệt bởi khối không khí lạnh (KKL) từ phía bắc tràn xuống cường độ không mạnh, chỉ gây ra rét trong khoảng 1-2 ngày, sau đó nhiệt độ sẽ có xu hướng tăng dần.
KKL sẽ tiếp tục gây mưa trong hôm nay, nền nhiệt thấp nhất trong khoảng 14-17 độ. Từ ngày 5/3 mưa giảm và nhiệt độ bắt đầu có xu hướng tăng nhanh. Từ ngày 6/3, nhiệt độ cao nhất trong ngày có khả năng ở mức từ 25-28 độ, những ngày tiếp theo nhiệt độ tiếp tục tăng nhanh, mỗi ngày từ 2-3 độ. Ngày 8 và 9/3, nhiệt độ sẽ tăng ở mức từ 29-32 độ ở Hà Nội, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ có thể lên tới 33-35 độ, xuất hiện nắng nóng cục bộ. Trưởng Phòng Dự báo thời tiết chia sẻ, khả năng tháng 3 năm nay KKL hoạt động yếu và ít gây ra các đợt rét kéo dài. Tuy nhiên với xu hướng nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm, các đợt KKL tràn về sau những ngày nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, có thể tạo sự xáo trộn không khí mạnh mẽ dẫn đến những trận mưa rào và giông, khả năng kèm theo mưa đá. Về tình hình hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cho biết, trong tháng này, dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekog về ĐBSCL vẫn ở mức thấp, do đó tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra gay gắt, đặc biệt là thời kỳ từ 6-15/3. Chiều sâu ranh mặn 4g/l ở các sông Vàm Cỏ từ 90-110km, cửa sông Cửu Long và sông Cái Lớn từ 60-80km, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt. Đến cuối tháng 3, xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần. Xâm nhập mặn các sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn duy trì ở mức cao tới cuối tháng 4. Sau đó xâm nhập mặn mới có khả năng giảm dần trên toàn miền. Trong thời kỳ xâm nhập mặn cao điểm, các địa phương cần hạn chế tưới nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất. Đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới cần kiểm tra nồng độ mặn. * Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), nước mặn nồng độ dưới 0,5g/lít (0,5‰) mới được tưới cho cây trồng. Với sản xuất cây giống, nước mặn nồng độ 1g/lít nếu tưới sẽ gây chết toàn bộ. Thái An Đón gió mùa đông bắc, Hà Nội mưa to, trời chuyển rétThời điểm đêm nay và ngày mai là lúc không khí lạnh dồn xuống mạnh nhất, kết hợp với một vùng hội tụ gió trên mực 5000m gây mưa rào và giông diện rộng ở Bắc Bộ. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Áp lực tứ bề, Mỹ làm điều chưa từng có, thế giới bước vào cuộc chiến mới Posted: 03 Mar 2020 04:53 PM PST Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa đưa ra quyết định chưa từng có: giảm mạnh lãi suất và giảm trước một cuộc họp chính sách. Đây là một động thái bất ngờ, cho thấy triển vọng của kinh tế Mỹ không mấy sáng sủa. Quyết định đảo chiều Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa quyết định giảm lãi suất cơ bản 50 điểm phần trăm từ mức 1,5-1,75% xuống 1%-1,25% nhằm khẩn cấp hỗ trợ nền kinh tế Mỹ trước nguy cơ suy giảm tăng trưởng do dịch Covid-19 đang bùng phát trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có Mỹ. Theo Fed, các yếu tố nền tảng của kinh tế Mỹ vẫn vững mạnh. Tuy nhiên, dịch bệnh đang ngày càng đe dọa đến hoạt động kinh tế và rủi ro có thể gây bất ổn tới việc làm của người dân. Như vậy, quyết định lần này là trái ngược với tuyên bố của Fed trong biên bản cuộc họp gần nhất. Mức giảm 50 điểm phần trăm cũng là mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Điều đáng nói là Fed đã không thể chờ tới cuộc họp chính sách vào ngày 17-18/3 tới mà đã buộc phải hạ lãi suất ngay lập tức giải cứu nền kinh tế.
Trong biên bản cuộc họp gần nhất, Fed vẫn cho rằng, các chính sách vẫn "phù hợp" với diễn biến của nền kinh tế. Khi đó, thị trường việc làm mạnh mẽ và tỷ lệ lạm phát quay trở lại mục tiêu 2% và thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ liên tục lập đỉnh cao lịch sử với hãng loạt các doanh nghiệp lớn như Apple, Dow và McDonalds... đều công bố kết quả kinh doanh tích cực. Trong năm 2019, Fed đã có 3 lần giảm lãi suất (sau 1 thập kỷ lãi suất theo một chiều tăng lên sau khủng hoảng 2008), mỗi lần hạ 25 điểm cơ bản xuống mức 1,5-1,75%/năm. Tuy nhiên, cuối 2019 và đầu 2020 Fed đã phát đi tín hiệu cho biết có thể sẽ ngừng cắt giảm lãi suất thêm nữa. Nền kinh tế Mỹ được cho là chịu ảnh hưởng không lớn từ dịch cúm đang bùng phát ở châu Á. Đây có thể là lý do khiến Fed có thêm thời gian để cân nhắc. Chỉ trong vòng khoảng 1 tháng qua, tình hình đã đảo ngược toàn bộ. Nước Mỹ đã không còn miễn nhiễm với dịch Covid-19 và chứng khoán Mỹ vừa trải qua một tuần tồi tệ nhất trong lịch sử với những phiên giảm trên 1.000 điểm và vốn hóa bốc hơi hàng ngàn tỷ USD. Động thái giảm mạnh lãi suất lần này còn diễn ra trong bối cảnh Fed không ngớt bị Tổng thống Donald Trump chỉ trích vì không giảm lãi suất để có thể cạnh tranh chính sách với các NHTW khác trên toàn cầu. Mức giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008 vẫn chưa làm hài lòng tổng thống Trump. Ông chủ Nhà Trắng cho biết, Fed "phải nới lỏng nhiều hơn nữa, và quan trọng nhất là về ngang bằng các quốc gia/đối thủ khác". Rất nhiều nước trên thế giới đang áp dụng lãi suất gần 0% hoặc thậm chí là âm. Động thái mới của Fed được đưa ra vào cùng thời điểm G7 có được sự đồng thuận để giải cứu kinh tế nhưng chưa có biện pháp cụ thể.
Cuộc đua xuống đáy, rủi ro đe dọa Một diễn biến bất thường đã xảy ra trên thị trường tài chính Mỹ. TTCK nước này tụt giảm mạnh ngay sau khi đón nhận thông tin Fed giảm mạnh lãi suất. Trong phiên trước đó, trong phiên 2/3 chứng khoán Mỹ đã có một phiên tăng điểm mạnh nhất trong 10 năm ngay sau khi chính quyền ông Donald Trump cân nhắc giảm thêm thuế và Fed có khả năng giảm lãi suất để hỗ trợ kinh tế trước dịch Covid-19. Chỉ số Dow Jones tăng kỷ lục gần 1.300 điểm, tương đương mức tang 5,1%, lên trên 26,7 ngàn điểm. Các chỉ số khác đều tăng mạnh. Tuy nhiên, trong phiên đêm qua (giờ Việt Nam), Dow Jones đã quay đầu sụt hơn 700 điểm bất chấp việc Fed hạ lãi suất. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ lập đáy mới: lần đầu tiên trong lịch sử rớt xuống dưới môc 1% do các NĐT đổ xô tìm đến nơi an toàn. Vàng tăng vọt gần 3% trong một phiên lên trên 1.645 USD/ounce.
Trên CNBC, một số đánh giá cho rằng, quyết định giảm mạnh và giảm khẩn cấp trước phiên họp cho thấy Fed thực sự lo ngại về triển vọng của kinh tế Mỹ. Hơn thế, nhiều NĐT cũng thất vọng với tuyên bố của Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết Fed không sẵn sàng sử dụng bất kỳ công cụ bổ sung nào để kích thích nền kinh tế ngoài việc cắt giảm lãi suất. Lãi suất giảm cũng khiến nhiều cổ phiếu ngân hàng Mỹ giảm mạnh. Cổ phiếu Bank of America sụt hơn 5,5%, JPMorgan Chase và Citigroup đều giảm 3,8%. Các NĐT hiện vẫn lo ngại khả năng suy thoái kinh tế khi các nước đang đối mặt với khả năng suy giảm tăng trưởng nghiêm trọng trong bối cảnh 2 trụ cột thế giới bị đe dọa: chuỗi cung ứng tại Trung Quốc ngừng trệ nhiều tuần nay, trong khi hệ thống tài chính của thế giới nằm tại Mỹ cũng đang bị đe dọa. Làn sóng cắt giảm lãi suất đã rõ hơn bao giờ hết.
Hôm 3/3, Ngân hàng Dự trữ Australia - Ngân hàng Trung ương của Úc (RBA) đã quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản bớt 25 điểm phần trăm xuống mức thấp kỷ lục mới: 0,5%, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang ngày càng đe dọa trực tiếp đến nền kinh tế thế giới và nước này. Trước đó, TTCK Úc đã chứng kiến những phiên tụt giảm mạnh và vốn hóa của thị trường này đã bốc hơi khoảng 130 tỷ USD. Đồng đô-la Úc xuống mức thấp nhất trong hơn một thập niên gần đây. Hầu hết các ông lớn như Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh, Nhật... đều đã giảm hoặc đưa ra những gợi ý về sự thay đổi chính sách tiền tệ trong các cuộc họp sắp tới. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhiều khả năng cũng sẽ giảm lãi suất trong tuần tới. Chính phủ Đức cũng cho biết đã sẵn sàng khởi động gói kích thích tài khóa của nước này nếu tình hình tiếp tục xấu đi. Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Nhật cũng sẽ có "những biện pháp cần thiết" để bình ổn thị trường tài chính. Trước đó, Trung Quốc đã giảm lãi suất và bơm một lượng tiền lớn vào thị trường. Điều đáng lo ngại là ở chỗ hầu hết các nước, trong đó có G7 không có biện pháp gì ngoài hạ lãi suất và bơm tiền vào nền kinh tế. Một cuộc đua xuống đáy tiếp tục cho dù lãi suất đang ở mức rất thấp, nhiều nước sát 0 và một số nơi âm. Sau 2 cuộc khủng hoảng, tài chính 2008 và giờ là Covid-19, cái đệm chính sách của thế giới ngày càng co hẹp lại. M. Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Giám đốc Sở TNMT Lạng Sơn 22 kỳ không thực hiện tiếp dân Posted: 03 Mar 2020 09:04 PM PST - Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm về việc Chủ tịch UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các Sở, ngành không thực hiện tiếp công dân đầy đủ theo quy định giai đoạn 2010-2017. Kiến nghị kiểm điểm Chủ tịch tỉnh, giám đốc các Sở ngành lười tiếp dân Thanh tra Chính phủ vừa có Thông báo Kết luận Thanh tra về việc thanh tra trách nhiệm của UBND tỉnh Lạng Sơn trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và quản lý đất đai giai đoạn 1/1/2010-31/12/2017. Kết luận thanh tra chỉ rõ nhiều lãnh đạo sở, ngành của tỉnh Lạng Sơn không thực hiện đầy đủ việc tiếp công dân. Đáng chú ý, có trường hợp, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) không thực hiện tiếp công dân định kỳ tại 22 kỳ. Công tác tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo tỉnh và nhiều lãnh đạo sở, ngành đạt dưới mức 30%.
Cụ thể: Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì thực hiện tiếp 12/96 kỳ (12%); Chủ tịch UBND huyện Bình Gia 16/59 kỳ (27%); Chủ tịch UBND huyện Tràng Định 41/146 kỳ (28%); Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường 1/56 kỳ (0,17%)… Ngoài ra một số Chủ tịch UBND huyện, giám đốc sở không thực hiện việc tiếp công dân định kỳ mà giao cho cán bộ tiếp công dân cũng không đúng theo quy định của pháp luật. Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng giao cán bộ tiếp 38/138 kỳ (27,5%); Chủ tịch UBND huyện Bình Gia giao cán bộ tiếp 8/59 kỳ (13,5%); Chủ tịch UBND huyện Tràng Định giao cán bộ tiếp 4/146 kỳ (0,27%); Giám đốc Sở TN-MT giao cho thanh tra viên tiếp 22/56 kỳ (39,2%). Theo Thanh tra Chính phủ, trách nhiệm thuộc Chủ tịch UBND tỉnh, chủ tịch UBND các huyện và giám đốc sở. Từ những khuyết điểm trên, Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Lạng Sơn nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm về việc Chủ tịch UBND tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, thành phố; giám đốc các sở, ngành không thực hiện tiếp công dân đầy đủ theo quy định giai đoạn 2010-2017, đặc biệt Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường không thực hiện tiếp công dân định kỳ tại 22 kỳ. Cơ quan thanh tra cũng yêu cầu, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra để nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở, không để khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện đông người phức tạp trên địa bàn. Dự án "khu nhà giàu xứ Lạng" điều chỉnh 17 lần theo ý nhà đầu tư Thông báo của TTCP cũng chỉ ra nhiều sai phạm trong quản lý đất đai tại một số dự án. Qua thanh tra 6 dự án trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Dự án khu đô thị mới Phú Lộc; Dự án Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I; Dự án N20 thị trấn Cao Lộc; Dự án tổ hợp TTTM, khách sạn và nhà phố Shop- House; Dự án tiểu khu tái định cư khối 2 Vĩnh Trại; Dự án khu đô thị Nam Nguyễn Đình Chiểu và việc quản lý và sử dụng đất tại xã Mai Pha, TP Lạng Sơn) đã phát hiện nhiều sai phạm gắn với trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn; Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực; Chủ tịch UBND TP Lạng Sơn, Phó chủ tịch UBND TP Lạng Sơn phụ trách lĩnh vực; giám đốc các sở, ngành có liên quan và nhà đầu tư.
Trong đó, tại Dự án khu đô thị mới Phú Lộc – được gọi là dự án "khu nhà giàu xứ Lạng", UBND tỉnh Lạng Sơn đã không thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; không chấp hành các quy định của pháp luật để triển khai nên việc tổ chức thực hiện có sai phạm. UBND tỉnh Lạng Sơn không lập báo cáo xin phép đầu tư để lấy ý kiến bằng văn bản của bộ quản lý ngành để báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư là trái với quy định tại khoản 4, Điều 1 Nghị định số 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Dù chưa được Thủ tướng cho phép đầu tư nhưng UBND tỉnh Lạng Sơn vẫn chỉ đạo các cơ quan chức năng căn cứ vào đồ án quy hoạch Khu đô thị mới Phú Lộc để chia tách thành các dự án thành phần, lập báo cáo nghiên cứu khả thi như một dự án đầu tư độc lập. Sau khi chia tách các dự án thành phần, UBND tỉnh Lạng Sơn không tổ chức đấu thầu công trình, đấu giá đất để lựa chọn nhà thầu, vi phạm các quy định của Bộ Tài chính và Chính phủ về đấu thầu. UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, giao nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị Phú Lộc I,II,III,IV khi chưa được Thủ tướng chấp thuận, cho phép thực hiện là trái thẩm quyền. Trách nhiệm của các sai phạm thuộc Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn; Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực; Giám đốc các sở Xây dựng, TNMT; Tài chính thời kỳ 2001 – 2005. Đáng lưu ý, mặc dù đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi (kèm hồ sơ bản vẽ quy hoạch chi tiết (QHCT) các Khu đô thị Phú Lộc I, II, III, IV) vào năm 2004 và giao 4 nhà đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, sau đó UBND tỉnh đã tiến hành thẩm định, phê duyệt điều chỉnh QHCT tỷ lệ 1/500 Khu đô thị Phú Lộc I + II là 11 lần, Khu đô thị Phú Lộc III là 5 lần, Khu đô thị Phú Lộc IV là 17 lần. Sau điều chỉnh, diện tích đất ở tại các Khu đô thị Phú Lộc I, II, III, IV tăng 77.065 m2; diện tích đất cây xanh (bao gồm đất thể dục thể thao, vui chơi giải trí) giảm 74.956 m2 so với QHCT đã được UBND tỉnh phê duyệt trước đó. TTCP xác định việc điều chỉnh quy hoạch nêu trên của UBND tỉnh dựa vào đề nghị của các nhà đầu tư. Đặc biệt, TTCP cho rằng, UBND tỉnh Lạng Sơn áp dụng cơ chế tài chính theo hình thức thực hiện dự án thu 12% quỹ đất ở sau khi thực hiện xong dự án là trái quy định về thanh toán, hạch toán và quản lý tiền thu được từ quỹ đất tạo vốn đầu tư xây dựng hạ tầng. Bình Minh Trái lệnh Thủ tướng, Hà Nội chuyển dự án nhà xã hội thành nhà thương mại- Theo Kiểm toán nhà nước, dự án nhà ở xã hội tại ô đất quy hoạch C.6/NO12 (Long Biên, Hà Nội) đã có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện nhưng thành phố không thực hiện và cho phép chuyển sang nhà ở thương mại… | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Lo ngại Virus Corona dân các nước giàu hối hả đi 'vét' siêu thị Posted: 03 Mar 2020 07:57 PM PST Nỗi lo về sự lây lan nhanh chóng của Covid-19 dẫn tới việc người dân ở những nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật…hốt hoảng mua đồ ăn, nước uống đóng chai và giấy vệ sinh để tích trữ. Mỹ Ở Mỹ, các kệ hàng siêu thị tại nhiều nơi đã trống trơn khi người dân trên cả nước bắt đầu tích trữ thực phẩm đóng hộp, thuốc men. Làn sóng hốt hoảng mua sắm bắt đầu từ lúc giới chức y tế cảnh báo người Mỹ nên bắt đầu chuẩn bị cho sự tăng tốc của Covid-19 ở trong nước sau khi virus đã gây bệnh cho hơn 80.000 người trên toàn cầu và cướp đi sinh mạng của gần 3.000 người. Tại Nam California, một số cửa hàng Walgreens đã hết sạch thuốc ho, thuốc cảm, khẩu trang và cặp nhiệt độ. Trong khi đó, ở Hawaii, người dân chất đống trên xe chở hàng đủ loại thực phẩm đóng hộp, nước uống đóng chai, khăn giấy, giấy vệ sinh từ siêu thị Costo.
Tại Virginia, các món đồ khô, để được lâu như mỳ pasta cũng được người dân mua sạch. Nhiều người còn chia sẻ lên mạng những hình ảnh cho thấy số hàng họ tích trữ ở nhà. Trong số này có Jesse Colombo, hiện làm phân tích tài chính ở Dallas cho hay, anh ta đã mua đủ đồ khô như gạo, thực phẩm sấy, đậu….để ăn trong cả năm chỉ trong một buổi tối. Một phụ nữ ở Michigan cũng chia sẻ bức ảnh kho chứa đồ của cô đã biến thành "siêu thị", để phòng dịch Covid-19 sẽ khiến họ không có thứ gì để ăn và sử dụng. Cũng giống như nhiều nước khác, người dân Mỹ đua nhau mua khẩu trang để bảo vệ bản thân dù nhà chức trách khuyến cao những người không ốm thì không cần sử dụng. Chính phủ Mỹ cho biết kế hoạch tích trữ 300 triệu chiếc khẩu trang để đề phòng, theo AP. Anh Tại Anh, tình trạng khan hiếm hàng trước đây chỉ giới hạn ở nước rửa tay sát khuẩn khô, và xà phòng rửa tay thì hiện đã lan sang các loại hàng như gạo, mỳ, nước đóng chai, toilet và thực phẩm cho vật nuôi cũng như sữa trẻ em, bơ và sữa chua.
Ở các nhà thuốc, các kệ đựng nhưng loại thuốc giảm đau, hạ sốt và tăng hệ thống đề kháng cũng trống trơn do quá nhiều người tìm mua để chống lại căn bệnh giống như cúm do virus corona gây ra. Báo DailyMail dẫn lời một độc giả cho hay: "Tôi đã cố mua mỳ pasta trong 3 ngày liền như hầu như mọi cửa hàng đều hết sạch, kể cả nước sốt". Nhật Cách đây hơn một tháng, không ai nghĩ rằng virus corona chủng mới có thể gây ra cảnh hoang mang rộng khắp tại một quốc gia văn minh và phát triển như Nhật: các siêu thị cạn giấy vệ sinh và giấy ăn, mọi người sợ hãi do thiếu khẩu trang. Cảnh mua sắm như sắp tới ngày tận thế đã khiến Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phải lên tiếng. Ông kêu gọi người dân không nghe theo tin đồn rằng Nhật không có đủ giấy vệ sinh. Tuy nhiên, thực tế là việc tìm mua giấy vệ sinh ở thủ đô Tokyo là khá khó khăn trong khi sự lo lắng của người dân ngày càng tăng. Ngoài giấy, các sản phẩm vệ sinh cá nhân như chất khử trùng, xà phòng, dung dịch sát khuẩn cũng bắt đầu biến mất khỏi các kệ hàng. Nỗ lực tìm kiếm thủ phạm phát tán tin đồn của chính quyền nhằm trấn an dân chúng cũng không thay đổi được tình hình. Mọi người vẫn lo sợ và chuẩn bị cho những bất ngờ có thể xảy ra. Các món hàng được ưu tiên tích trữ Không chỉ ở Mỹ, Anh và Nhật, tình trạng khan hiếm hàng cũng diễn ra ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Italia, Australia. Theo dữ liệu của Nielsen, khẩu trang y tế là món hàng được lùng mua nhiều nhất, với số lượng hàng bán ra tăng 428%. Tiếp đó là khẩu trang chống bụi với số lượng hàng bán ra tăng 218%, số lượng cặp nhiệt độ được bán cũng tăng 43%. Số lượng nước rửa tay sát khuẩn được bán ra tăng 20%. Hoài Linh | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Trốn chốt kiểm tra nồng độ cồn, tài xế gây tai nạn ở Đà Nẵng Posted: 03 Mar 2020 06:17 PM PST Sau buổi tiệc, tài xế ở Đà Nẵng lái xe vào đường Lê Thanh Nghị về nhà để né chốt kiểm tra nồng độ cồn nhưng đã gây tai nạn. Thông tin ban đầu, khoảng 22h ngày 3/3, tài xế Thái Phương (SN 1979, trú phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) điều khiển xe ô tô BKS: 43A-276.15 chạy trên đường Lê Thanh Nghị hướng về Cầu Hòa Xuân. Khi đến đoạn giao với đường Hàn Thuyên (quận Hải Châu), ô tô của anh Phương xảy ra va chạm với xe máy BKS: 77 F1-338.69 do Nguyễn Duy Bảo (SN 1996) điều khiển.
Tài xế này sau đó không làm chủ được tốc độ tiếp tục chạy thêm một đoạn và tông thẳng lên lề đường mới dừng lại. Sau khi xảy ra vụ việc lực lượng chức năng có mặt điều tra nguyên nhân, tiến hành kiểm tra nồng độ cồn với tài xế Phương. Kết quả đo nồng độ cồn của tài xế này là 1,201 mg/1 lít khí thở. Tài xế này cho biết, vừa tiệc tùng với bạn bè nên điều khiển xe đi hướng Lê Thanh Nghị rẽ vào Hàn Thuyên về nhà để tránh chốt kiểm nồng độ cồn của lực lượng CSGT. Đổi ghế lái cho nữ tài xế, người đàn ông bị phạt 17 triệu, tước GPLX 17 thángCSGT ra hiệu dừng xe kiểm tra nồng độ cồn, tài xế B. cố chạy một đoạn mới dừng lại rồi đổi ghế lái với người phụ nữ ngồi cạnh. Hành động này đã bị CSGT phát hiện. Hồ Giáp | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Châu Âu "bối rối" trong cách ứng phó với Trung Quốc Posted: 03 Mar 2020 03:00 PM PST Cách đây 3 năm, Chủ tịch Trung Quốc khéo léo lấy lòng châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh thế giới ở Davos, Thụy Sỹ khi ca ngợi chủ nghĩa đa phương, thương mại tự do và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Đối với nhiều người châu Âu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một thời gian ngắn có vẻ là đối tác thú vị hơn Tổng thống Donald Trump, người đã rút Mỹ khỏi hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, chê bai Liên minh châu Âu (EU) và hoài nghi về giá trị của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Chương trình Vành đai và Con đường đầy tham vọng của ông Tập cũng khiến các chính trị gia châu Âu phải thèm khát hàng tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc. Tuy nhiên, sự thích thú đó đang suy giảm dần khi châu Âu phải đương đầu với một Trung Quốc trỗi dậy như siêu cường và tìm mọi cách định hướng một trật tự thế giới hoàn toàn mới. Sức thu hút của Trung Quốc càng bị xói mòn thêm khi dịch Covid-19 hiện đã lan ra nhiều nơi trên thế giới, gây ra tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng ở Italia và trở thành mối đe dọa đối với các nền kinh tế châu Âu khác. "Trung Quốc đang cố gắng xuất khẩu mô hình quản trị của họ vào châu Âu. Châu Âu đang thức tỉnh nhiều hơn trong quan hệ với Trung Quốc. Chúng tôi giờ đã nhìn nhận Trung Quốc không chỉ là khách hàng, thị trường và công xưởng sản xuất khổng lồ mà còn là một tay chơi địa chính trị - địa kinh tế và là một đối thủ thách thức các giá trị của chúng tôi", Volker Perthes, Giám đốc Viện các vấn đề an ninh và thế giới của Đức, một cơ quan tư vấn cho chính phủ và Quốc hội Đức, nói. Theo tạp chí Wall Street Journal, các quan điểm mang tính xây dựng về Trung Quốc đã giảm sút nhiều ở châu Âu tương ứng với kết quả các cuộc thăm dò dư luận. Một nước châu Âu là Thụy Điển dường như bắt đầu lạnh nhạt với Bắc Kinh. Một số đảng phái chính trị ở nước này đã yêu cầu ông Gui Congyou, Đại sứ Trung Quốc tại Stockholm không được xuất hiện trong 3 sự kiện lớn gần đây. Cựu Đại sứ Thụy Điển tại Bắc Kinh Lars Frede cũng khuyến cáo các công ty trong nước muốn đến Trung Quốc làm ăn hãy để ý đến sự bất bình của công chúng Thụy Điển. Trong khi đó, theo Bộ trưởng Ngoại giao Edgars Rinkevics, khoảng thời gian "lạc quan lãng mạn" của châu Âu về chương trình Vành đai và Con đuờng cũng chấm dứt khi hệ thống tài chính của Trung Quốc giảm tốc. Một bộ trưởng của một nước EU khác thậm chí tuyên bố Trung Quốc "không mang lại lợi lộc gì" cho họ. Tuy nhiên, Trung Quốc rốt cuộc vẫn rất quan trọng với hệ thống tài chính châu Âu và duy trì một cộng đồng ảnh hưởng ở lục địa này. Thương mại song phương đạt mức 604 tỷ Euro vào năm 2018 (dữ liệu thống kê gần đây nhất được công bố) với mức thâm hụt của châu Âu so với Trung Quốc là 185 tỷ Euro. Các tập đoàn Trung Quốc đã đầu tư vào những hạng mục cơ sở hạ tầng quan trọng ở Châu Âu, chẳng hạn như cảng Pireaus của Hy Lạp hay hệ thống năng lượng thiết yếu của Bồ Đào Nha và thâu tóm quyền kiểm soát các nhà sản xuất mang tính biểu tượng của châu Âu như hãng xe hơi Volvo của Thụy Điển hay thương hiệu lốp xe Pirelli của Italia. Bị phân tâm khi đối phó với Nga và cả việc Anh rời khỏi liên minh, EU hiện gần như không có một sách lược đối phó thống nhất với Trung Quốc. Song, vừa qua, các nhà hoạch định chính sách châu Âu cuối cùng nhất trí xếp Trung Quốc là "một đối thủ đang tuyên truyền các kiểu quản trị khác biệt". Đây là sự thay đổi so với cách tiếp cận trước đây, vốn nhìn nhận Trung Quốc như một đối tác thương mại có lợi. Với quan điểm mới này, theo nhà ngoại giao hàng đầu EU Josep Borrell, ưu tiên hàng đầu của châu Âu là tránh xa việc bị Mỹ và Trung Quốc nhào nặn, ép phải chạy theo thế giới phân cực mới như thời Mỹ - Liên Xô trước kia. Việc châu Âu đột ngột thức tỉnh trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc diễn ra đúng vào thời điểm châu Âu đang bất hòa với Mỹ. Tổng thống Mỹ Trump không được lòng dân ở các nước châu Âu, một phần do các đe dọa chiến tranh thương mại của ông. Tuy nhiên, trong nội bộ nước Mỹ, khi lãnh đạo Nhà Trắng cần sự hỗ trợ của lưỡng đảng để kiềm chế Trung Quốc thì chắc chắn họ sẽ gây áp lực buộc châu Âu phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Mặc dù các lãnh đạo châu Âu đồng thuận rằng, cách ứng phó tốt nhất của châu Âu đối với vấn đề này là tự đi con đường của chính mình. Một luồng quan điểm cho rằng, bất kể EU có nhiều bất đồng với ông Trump đến thế nào, quan hệ xuyên Đại Tây Dương là quan trọng hơn bao giờ hết và châu Âu phải vững vàng sát cánh bên Mỹ. Như cách nói của Bộ trưởng Ngoại giao Latvia Rinkevics, cả Mỹ và châu Âu đều không thể một mình đối phó với Trung Quốc. Trong khi đó, các lãnh đạo châu Âu khác lập luận rằng, Mỹ đã bắt đầu từ bỏ châu Âu dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama và EU đang có xu hướng ngày càng mâu thuẫn với Washington. Điều này đồng nghĩa châu Âu phải tránh xa tranh chấp và theo đuổi con đường của riêng họ. Tổng thống Pháp Macron đã nhấn mạnh đến cách tiếp cận thứ hai, chú trọng vào "quyền tự chủ chiến lược" tốt hơn đối với châu Âu và đề xuất làm mới quan hệ với Nga để khắc chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Quan điểm như vậy cho thấy một sự thay đổi lớn. Trước đây châu Âu coi Nga là mối đe dọa an ninh lớn nhất với Châu Âu sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine năm 2014, còn giờ họ cho rằng Trung Quốc đang tạo ra vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều về kinh tế, chính trị và cả quân sự. Sự phát triển nhanh chóng của căn cứ quân sự Trung Quốc tại Djibouti, một cựu thuộc địa cũ của Pháp ở vùng Sừng châu Phi đã cho phép Trung Quốc mạo hiểm tác động vào khu vực sân sau của châu Âu. Đối với Paris, điều này đã rõ ràng vào tháng 7/2017, khi các tàu chiến Trung Quốc hoạt động ở Địa Trung Hải vượt xa số chiến hạm của Hải quân Pháp. Song, trong các hội nghị với người châu Âu, các quan chức Trung Quốc vẫn khẳng định những mục tiêu của họ không có gì độc hại. "Thế giới hiện muốn sự đoàn kết và hợp tác giữa Trung Quốc và châu Âu... đặc biệt ở giai đoạn hiện nay khi một cường quốc chính từ bỏ hợp tác toàn cầu và theo đuổi chủ nghĩa đơn phương. Trung Quốc luôn tin rằng, đối với Trung Quốc và EU, các lĩnh vực đồng thuận của chúng ta còn nhiều hơn những bất đồng", Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hồi tháng 2. Dẫu vậy, lời trấn an trên đã vấp phải sự hoài nghi. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã vấp phải sự chống đối ngay trong chính đảng cầm quyền của bà khi bà có cách xử lý tương đối mềm dẻo với tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei. Mỹ đang vận động để các chính phủ EU không cho phép những thiết bị và công nghệ giá rẻ của Huawei tham gia vào việc xây dựng các hệ thống 5G của châu Âu, viện dẫn lí do Trung Quốc đang sử dụng tập đoàn này để do thám nước ngoài. Huawei đã thẳng thừng bác bỏ các cáo buộc và khởi kiện các nhà nghiên cứu Pháp vì tuyên bố bất lợi cho họ. Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Berlin đã đưa ra các đe dọa tấn công vào thương mại xe hơi của Đức nếu Huawei bị loại khỏi thị trường nước này. Điều này khiến các nhà lập pháp trong đảng của bà Merkel đòi phải hạn chế sự tham gia của các nhà cung cấp "không đáng tin cậy" vào thị trường 5G của Đức, còn các nghị sĩ đối lập kiên quyết yêu cầu "cấm cửa" Huawei. Song, Quốc hội Đức vẫn đang soạn thảo luật về công nghệ 5G. Các kết quả thăm dò dư luận mới đây của hãng Pew cho thấy, tỉ lệ người dân có quan điểm tích cực về Trung Quốc ở Pháp đã giảm 8% xuống còn 33%, ở Hà Lan giảm 11% xuống còn 36% và ở Đức giảm 5% xuống còn 34%. Trong khi đó, tại Thụy Điển, tỷ lệ ý kiến ủng hộ Trung Quốc đã sụt xuống 25% trong năm 2019, từ mức 42% một năm trước đó. Cựu Thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin, người đang giữ vai trò cố vấn không chính thức cho Tổng thống Emmanuel Macron thú nhận, châu Âu hiện đang kẹt về cách ứng phó thích hợp với Trung Quốc. Chính khách này cho rằng, điều tốt nhất với EU hiện giờ là trở nên đủ mạnh để không bị biến thành quả bóng bàn cho Trung Quốc đánh qua, đánh lại với Mỹ. Tuấn Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||
TPHCM: Bắt 1 triệu khẩu trang 'tuồn' ra nước ngoài trên xe biển Campuchia Posted: 03 Mar 2020 09:02 PM PST Kho hàng tại số 4 đường Lương Thế Vinh, quận Tân Phú, TP. HCM chứa gần 400 thùng khẩu trang chờ xuất đi nước ngoài, đã bị cơ quan chức năng phát hiện, kiểm tra và bắt giữ. Nguyễn Đức |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét