“Việt Nam đã có kịch bản với hàng ngàn người nhiễm Covid-19” plus 13 more |
- Việt Nam đã có kịch bản với hàng ngàn người nhiễm Covid-19
- 1 bác sĩ BV Bệnh nhiệt đới nhiễm Covid-19, cả nước có 116 ca mắc
- Bộ trưởng KH-ĐT: Tôi và đoàn công tác của Bộ không ai dương tính với Covid-19
- Sinh viên y xuyên đêm chống dịch Covid-19: 'Mọi người đều vất vả, chúng em có sá gì'
- Thư từ Úc: Ranh giới mong manh trước nCoV
- Chia sẻ từ sân bay Nội Bài của những người về nước để an toàn hơn
- Nhật kí của bác sĩ trong khu cách ly Covid-19
- Giá xăng đã có thể xuống 14.000 đồng/lít
- Đồng Tháp họp khẩn trong đêm khi có 4 ca mắc Covid-19 về từ Anh
- Thầy trò học thể dục qua màn hình máy tính
- Có 2 tỷ mua đất Hà Nội, đắn đo không biết chọn nơi nào?
- Tuyển Việt Nam: V-League không hủy vì Covid-19, thầy Park vẫn bất an
- Việt Nam có số ca nghi nhiễm Covid-19 nhiều kỷ lục
- Ba đời chồng, U50 Hồ Lệ Thu vẫn gợi cảm ngút ngàn
Việt Nam đã có kịch bản với hàng ngàn người nhiễm Covid-19 Posted: 22 Mar 2020 07:50 PM PDT Các chuyên gia dự báo dù Việt Nam đã có kinh nghiệm ở giai đoạn trước, nhưng vẫn có khoảng 600 - 4.000 người nhiễm virus corona là bình thường - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. Báo cáo với UB Thường vụ QH tại phiên họp sáng nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khái quát lại công tác phòng chống dịch trong thời gian qua. Các chuyên gia đánh giá nguyên nhân lây lan nhanh và tử vong nhiều ở một số nơi là do không khống chế được ngay từ đầu, tới khi có nhiều người mẳc bệnh thì quá tải.
Việc xét nghiệm cho tất cả các đối tượng nghi lây nhiễm là thách thức với mọi quốc gia vì trong thời gian đầu không có kít thử, sau này có thì các nước đang phát triển không có đủ phòng xét nghiệm. Mỹ sáng nay đã dừng xét nghiệm trên diện rộng vì không đủ vật tư, thiết bị. "Việc điều trị đến nay chưa có thuốc đặc hiệu và phác đồ điều trị chuẩn. Tất cả thông tin đều trong quá tình thử nghiệm, mò mẫm. Đặc biệt do phát triển của mạng xã hội nên tình trạng khủng hoảng tâm lý xã hội, khủng hoảng trang thiết bị vật tư y tế đã diễn ra ở rất nhiều nước", Phó Thủ tướng nói. Lên phương án ứng phó với hàng nghìn ca nhiễm Về tình hình trong nước, ông Đam cho hay, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn đáng chú ý. Đó là việc ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài rất khó khăn do xung đột với yêu cầu giao thương, giao lưu; mạng xã hội phát triển mạnh, người dân dễ bị tác động bởi thông tin xấu độc gây hoang mang, thậm chí kích động phân biệt, chia rẽ. Thêm vào đó là việc dịch lây lan rộng trên thế giới sẽ dẫn tới khan hiếm máy móc, trang thiết bị vật tư y tế trong khi Việt Nam chưa sản xuất được nhiều thiết bị; năng lực đội ngũ y bác sĩ (cả về số lượng và chất lượng), cơ sở vật chất trang thiết bị còn khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển, khó đáp ứng được yêu cầu điều trị khi có nhiều ca bệnh diễn ra cấp tập trong một thời gian ngắn… Phó Thủ tướng cho biết, Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với các ngành dự báo các tình huống và xây dựng 5 kịch bản phòng chống dịch theo các cấp độ, với tinh thần là phải lường đến tình huống xấu hơn để tình huống đó không xấu đi; phải tính đến tình huống xấu nhất để không xảy ra. "Tình huống xấu nhất, chúng tôi dự tính tới 30.000 trường hợp bị nhiễm. Chúng ta vào cuộc sớm, chủ động và đưa ra giải pháp sớm hơn, cao hơn so với khuyến nghị của WHO và các nước", ông Đam nói. Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam bước sang giai đoạn 2 (khi dịch bắt đầu lan sang châu Âu với tâm điểm là vùng Lombardy của Ý), các chuyên gia cũng đưa ra dự báo dù Việt Nam đã có kinh nghiệm ở giai đoạn trước, nhưng vẫn sẽ có hàng nghìn người mắc bệnh. Có dự báo đưa ra mức 600 - 4.000 người nhiễm là bình thường, 40 - 160 ca tử vong. Tìm ra những người có nguy cơ lây nhiễm hết sức vất vả Phó Thủ tướng cho hay, từ khi dịch bùng phát ở châu Âu, Mỹ tới nay đã có hàng trăm chuyến bay, hàng chục nghìn người nhập cảnh từ các quốc gia, khu vực có dịch. "Những người nhập cảnh này đã đi qua nhiều địa phương, tiếp xúc với hàng trăm nghìn người Việt Nam nên mỗi khi phát hiện được 1 ca nhiễm bệnh, việc truy vết để tìm ra những người có nguy cơ lây nhiễm hết sức khó khăn vất vả", ông chia sẻ. Ông Đam lưu ý, phía trước vẫn còn rất nhiều khó khăn và không ít rủi ro đòi hỏi công tác chống dịch phải tiếp tục được thực hiện đồng bộ, quyết liệt và phải có các giải pháp phù hợp với thực tiễn dịch bệnh đe dọa lây lan trong cộng đồng. Phó Thủ tướng cho biết, từ đầu tháng 3 đến nay đã có trên 350.000 người nhập cảnh vào Việt Nam (gần 100.000 từ Hoa Kỳ và châu Âu). Mặt khác, tới đây vẫn sẽ còn một lượng đáng kể người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ và phục vụ các yêu cầu từ phía Việt Nam (như các chuyên gia, cán bộ quản lý dự án, DN) cần có hình thức, quy định cách ly phù hợp đảm bảo không lây nhiễm. Bộ trưởng KH-ĐT: Tôi và đoàn công tác của Bộ không ai dương tính với Covid-19Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: Tình hình sức khoẻ của tôi tốt, đi làm trở lại bình thường từ tuần qua. Thu Hằng | ||||||||||||||||||
1 bác sĩ BV Bệnh nhiệt đới nhiễm Covid-19, cả nước có 116 ca mắc Posted: 22 Mar 2020 08:46 PM PDT - Việt Nam công bố thêm 3 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 1 bác sĩ làm việc tại khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương. Cả 3 bệnh nhân đang điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, sức khoẻ ổn định. Bệnh nhân 114 là nam, 19 tuổi, sống ở Hoàng Mai, Hà Nội. Bệnh nhân là du học sinh Việt Nam tại Hà Lan về nước ngày 15/3 trên chuyến bay SQ176 (quá cảnh tại Singapore). Kết quả sàng lọc lúc nhập cảnh ngày 15/3 cho kết quả âm tính, sau đó được cách ly tập trung tại Sơn Tây. Ngày 19/3, bệnh nhân có biểu hiện sốt 38 độ C, đau họng, được chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh để tiếp tục cách ly. Kết quả xét nghiệm lần 1 tại BV Bệnh nhiệt đới cho kết quả dương tính SARS-CoV-2. Kết quả xét nghiệm lần 2 tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho kết quả tương đồng. Bệnh nhân 115 là nữ, 44 tuổi, quốc tịch Việt Nam nhưng sinh sống tại Cộng Hòa Séc. Bệnh nhân là con gái của bệnh nhân 94, 1 trong 5 người trong cùng một gia đình từ Cộng Hòa Séc về Việt Nam trên chuyến bay SU290. Bệnh nhân về nước nhập cảnh qua sân bay Nội Bài ngày 18/3, trên cùng chuyến bay (SU290, ghế 28C) với mẹ là bệnh nhân 94 (ghế 28A) và bệnh nhân 93 (ghế 27B). Ngày 18/3, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính theo kết quả xét nghiệm sàng lọc của TT Kiểm soát bệnh tật Hà Nội. Bệnh nhân sau đó được chuyển về khu cách ly tập trung tỉnh Bắc Giang cùng BN94. Ngày 20/3, bệnh nhân được chuyển lên BV Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh, lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho kết quả dương tính, Mẫu bệnh phẩm được gửi sang viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính SARS-CoV-2. Bệnh nhân 116 là nam, 29 tuổi là bác sĩ khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Bệnh nhân tham gia chống dịch Covid-19 từ 31/1 với các công việc: Khám sàng lọc các bệnh nhân nghi nhiễm đến bệnh viện, điều trị những bệnh nhân được chẩn đoán dương tính và tham gia cấp cứu một số bệnh nhân nặng. Trong quá trình làm việc, bệnh nhân được cấp đầy đủ trang thiết bị phòng hộ cá nhân. Sau giờ làm việc, bệnh nhân nghỉ và sinh hoạt ở khu vực cách ly dành cho nhân viên y tế trong bệnh viện. Ngày 19/3, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau rát họng, ngày 20/3, bệnh nhân xuất hiện thêm triệu chứng ho, đau mỏi cơ, sốt. Ngày 21/3, bệnh nhân tự cách ly tại khu vực đệm của khoa Cấp cứu, được xét nghiệm lần 1, cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Mẫu bệnh phẩm sau đó gửi sang viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng cho cùng kết quả. Hiện các nhân viên y tế cùng làm với bệnh nhân 116 đã được đưa vào diện giám sát. Xét nghiệm lần đầu ngày 21/3, tất cả các nhân viên đều âm tính với SARS-CoV-2. Như vậy, đến sáng 23/3, Việt Nam đã ghi nhận 116 ca mắc Covid-19, trong số 100 ca mới từ 6/3 đến nay, hiện đã có 1 trường hợp khỏi bệnh hoàn toàn. Thúy Hạnh | ||||||||||||||||||
Bộ trưởng KH-ĐT: Tôi và đoàn công tác của Bộ không ai dương tính với Covid-19 Posted: 22 Mar 2020 08:37 PM PDT Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: Tình hình sức khoẻ của tôi tốt, đi làm trở lại bình thường từ tuần qua. Có mặt tại phiên họp UB Thường vụ QH sáng nay, trước khi giải trình về dự thảo luật Đầu tư, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết: "Thời gian tôi cách ly có nhiều người gọi điện thăm hỏi, động viên. Tình hình sức khoẻ của tôi tốt, đã đi làm trở lại bình thường từ tuần qua". Ông khẳng định: "Tôi và các đồng chí trong đoàn công tác của Bộ không có ai dương tính".
Theo Bộ trưởng KH-ĐT, công việc trong thời gian đoàn được cách ly vẫn được xử lý bình thường. "Hiện chúng tôi đang tập trung nghiên cứu trình Chính phủ giải pháp ứng phó dịch bệnh, duy trì sản xuất, tăng trưởng QH đề ra. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng là một trong những người đi cùng chuyến bay (số hiệu VN0054 của VietNam Airlines, hạ cánh xuống sân bay Nội Bài lúc 4h30 sáng 2/3) có nữ bệnh nhân 17 nhiễm virus corona. Bệnh nhân thứ 17 ngồi ghế 5K, còn Bộ trưởng KH-ĐT ngồi ở số ghế 1A, cùng khoang thương gia. Sai khi phát hiện bệnh nhân thứ 17 dương tính với Covid-19, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã tự cách ly tại nhà 14 ngày theo quy định. Việt Nam đã có kịch bản với hàng ngàn người nhiễm Covid-19Các chuyên gia dự báo dù Việt Nam đã có kinh nghiệm ở giai đoạn trước, nhưng vẫn có khoảng 600 - 4.000 người nhiễm virus corona là bình thường - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. Thu Hằng | ||||||||||||||||||
Sinh viên y xuyên đêm chống dịch Covid-19: 'Mọi người đều vất vả, chúng em có sá gì' Posted: 22 Mar 2020 09:05 PM PDT - Khi được điều động tham gia vào công tác phòng chống dịch Covid-19, Hằng đã chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng "lên đường". Với Hằng, đây vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội để học tập và cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc. 4 ngày kể từ khi tham gia vào công tác phòng chống dịch, Hà Thị Hằng (Sinh viên Y4, ngành Y tế công cộng, Trường ĐH Y Hà Nội) đã dần quen với nhịp công việc chung tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội. Hằng là một trong số 27 sinh viên của Lớp Y tế công cộng viết đơn tình nguyện đến các "điểm nóng" để hỗ trợ công tác phòng chống dịch. Vui sướng và tự hào, đó là cảm xúc đầu tiên cô sinh viên năm cuối cảm nhận được khi nhận quyết định điều động. Với Hằng, đây vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội để học tập và cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc. Ngày chuẩn bị lên đường, Hằng nói với mẹ: "Bây giờ con đã học ngành y rồi, lại là ngành Y tế công cộng. Đây là lúc con hiểu được những việc sau này ra trường mình sẽ phải làm. Thế nên bố mẹ cứ yên tâm. Nhà trường và đơn vị thực tập đã trang bị những biện pháp tốt nhất để chúng con tự bảo vệ bản thân". Dù lo lắng nhưng khi nghe con nói vậy, người mẹ cũng chỉ có thể dặn dò con phải cẩn thận hết sức. "Cố gắng lên vì đất nước đang cần" Ngày 19/3, sau khi được tập huấn kiến thức về Covid-19 và phản ứng nhanh với những trường hợp liên quan tới dịch, gần 130 sinh viên của Trường ĐH Y Hà Nội đã lên đường tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch trực tiếp theo đề nghị của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, Bộ Y tế và Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19. Trong số đó có 97 sinh viên đang theo học năm cuối, hệ Bác sĩ Y học dự phòng và 27 sinh viên năm cuối hệ Cử nhân Y tế công cộng. Lớp của Hằng gồm 27 sinh viên được phân thành các nhóm nhỏ. Có những sinh viên đã được cử tới sân bay, tham gia vào việc khai thác thông tin các chuyến bay và nơi hành khách đã đi qua; nhóm khác tham gia trực tổng đài y tế, thống kê và nhập thông tin dịch tễ học. Hằng cùng 9 bạn trong lớp tham gia nhiệm vụ hỗ trợ CDC thu thập thông tin dịch tễ học tại các khu cách ly tập trung những người từ vùng dịch trở về. Trước khi bắt đầu công việc, những sinh viên năm cuối đã được tập huấn kỹ càng từ việc mặc và cởi đồ bảo hộ ra sao, cần chú ý những điều gì trong quá trình thu thập thông tin dịch tễ. Sau mỗi ca đi thu thập về, tất cả sẽ phải khử trùng và cởi bỏ toàn bộ trang phục y tế vừa sử dụng. Hà Thị Hằng cùng các bạn tình nguyện tham gia phòng chống dịch (Ảnh: NVCC) Một ngày, nhóm của Hằng sẽ chia thành 2 ca, mỗi ca kéo dài từ 4-6 tiếng để đảm bảo sức khỏe. "Chống dịch như chống giặc", vì thế Hằng động viên các bạn chia nhỏ ca như vậy để có thể "đi đường dài". Dù đã quen với việc đi viện nhưng những sinh viên trường y vẫn có cảm giác căng thẳng với "trách nhiệm lớn". "Cũng có một chút tự hào. Chúng em thường đùa nhau rằng: "Cố gắng lên vì mấy khi đất nước cần". Nói vậy nhưng chúng em ai cũng hiểu, đây là cuộc chiến thực sự và chúng em phải cố gắng hết sức có thể", Hằng nói. Cô sinh viên năm 4 cũng cảm thấy may mắn khi ở trường chỉ học lý thuyết, nhưng giờ đây có thể vận dụng ngay những gì đã học vào thực tế. "Em cảm thấy vui sướng và tự hào vì hoá ra mình cũng có thể làm được". Trong lần tham gia chống dịch này, Hằng còn cảm thấy biết ơn những cán bộ y tế đã liên tục động viên, hỏi han tình hình và nhắc nhở nhóm: "Ăn uống đủ để lấy sức chiến đấu tiếp". Nữ sinh cũng không ít lần xúc động trước sự chu đáo của các chiến sĩ, dù phải vất vả túc trực 24/24 nhưng vẫn nhiệt tình sắp xếp nơi ăn, chốn ở cho những người Việt Nam trở về trong thời gian cách ly. "Em biết người Việt vốn rất quan tâm, đùm bọc lẫn nhau. Nhưng qua lần này em mới cảm nhận được rõ hơn thứ tình cảm ấy. Rất nhiều người Việt, du học sinh từ các nước trở về, thế nhưng đất nước vẫn luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay đón lấy. Khoảnh khắc đó thật ấm lòng". "Mọi người đều vất vả, chúng em có sá gì" Cùng lớp với Hằng có Nguyễn Cao Duy, hiện đang tham gia làm nhiệm vụ tại sân bay Nội Bài. Công việc của Duy tại sân bay thay đổi theo từng ngày. Bắt đầu tham gia điều động kể từ ngày 19/3, nhóm của Duy gồm 6 bạn, chia thành 3 ca trực. Mỗi ca trực thường kéo dài 24 tiếng, từ 6 giờ sáng hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. "Do yêu cầu công việc tại sân bay gấp gáp, chúng em không thể chia nhỏ ca vì như thế sẽ khó bàn giao và cũng không tiện đi lại". Bắt đầu từ 0 giờ ngày 21/3, hành khách khi nhập cảnh bắt buộc phải cách ly 100% và khai báo y tế tại nơi cách ly. Do vậy, công việc của Duy hiện tại đỡ vất vả hơn một bước. Kể từ ngày 22/3, cậu chuyển sang việc nhập liệu phiếu khai báo y tế. Nhưng việc trực 24/24 giờ khiến Duy phải "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương". "Cao điểm nhất là vào khung giờ có nhiều chuyến bay một lúc, mọi người sẽ phải vất vả hơn. Thỉnh thoảng vào những khung giờ ít chuyến bay hoặc không có chuyến bay về, chúng em chia cả để đi ăn". Có những khi bữa trưa của Duy thường bắt đầu từ 2-3 giờ chiều và bữa tối sẽ ăn vào lúc 1-2 giờ sáng. Việc ngủ cũng phải gấp gáp, đôi khi chỉ là phút chợp mắt ngay trên ghế. "Chúng em cứ thay phiên nhau, trực 1 ngày nghỉ 2 ngày. Nhưng em không thấy mệt bởi ngoài tụi em còn có rất nhiều cô chú, anh chị công an, hải quan, bộ đội cũng phải làm việc liên tục suốt 24 giờ. Khó khăn chung nên chúng em động viên nhau mỗi người cố gắng một chút. Ngoài sinh viên trường Y còn có các bạn sinh viên ĐH Ngoại ngữ cũng tham gia vào mảng phiên dịch tại sân bay 24 tiếng mỗi ngày". Dù làm việc liên tục nhưng Duy cảm thấy vui bởi "mỗi người nỗ lực một chút sẽ đẩy lùi được dịch bệnh". "Ngay từ khi xác định thi vào đại học, bọn em đã nhận ra phần nào vai trò và trách nhiệm của mình. Em cảm thấy tự hào, sau đó hiểu được trách nhiệm mà mình cần phải đóng góp cho đất nước trước tình hình khó khăn này". Cả Duy và Hằng đều là sinh viên năm cuối trường y. Cả hai cùng hào hứng tham gia chống dịch với hành trang mang theo là sức khoẻ, kiến thức và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ. Đối với Hằng, dù chưa biết thời hạn kết thúc đợt chống dịch nhưng nữ sinh mong sẽ giống như dự đoán của thầy cô mình, "đợt dịch này sẽ giảm dần và kết thúc vào tháng 4". Còn Duy chỉ mong rằng, đợt dịch sớm kết thúc, bởi dịch kéo dài đã khiến kế hoạch học và thi của cậu phải đẩy lùi xuống ít nhất 1 tháng. Tháng 6 này, những sinh viên năm cuối sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp. Những sinh viên như Duy và Hằng vẫn đang tranh thủ từng ngày vừa tham gia chống dịch, vừa sắp xếp việc học và củng cố lại kiến thức ôn thi tốt nghiệp. "Với những nỗ lực mà chúng ta đã làm, chắc chắn cuộc chiến này sẽ thành công", Duy nói. Thúy Nga Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội: "Nếu sợ, chúng tôi không cử sinh viên đến điểm nóng"- Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội, ông Tạ Thành Văn cho biết, nếu có một nhân viên y tế hay sinh viên trường y dương tính với Covid-19, điều đó hoàn toàn không bất ngờ. "Chúng tôi đã lường trước được điều đó" - ông nói. | ||||||||||||||||||
Thư từ Úc: Ranh giới mong manh trước nCoV Posted: 22 Mar 2020 08:53 PM PDT - Ranh giới giữa nước này với nước kia, giữa sự tự tin và sự ỷ lại thật là mong manh. Lúc dịch cúm vừa bùng phát ở Vũ Hán, trong một buổi chiều cà phê tán dóc nhiều người vẫn còn cho rằng virus corona cũng không có gì quá nguy hiểm như người ta nói, tất cả chỉ là do báo chí truyền thông góp phần tạo nên. Họ đem so sánh con số mắc bệnh và tử vong do con virus này so với các con virus khác của các mùa dịch cúm thông thường vẫn giết chết bao nhiêu ngàn người hàng năm để cho thấy nó cũng không có gì là quá trầm trọng. Tôi không nghĩ như vậy nhưng cũng không có được những thông tin hay dẫn chứng khoa học sao cho thật thuyết phục, ngoại trừ sự quan sát cách mà nhà cầm quyền và người dân Trung Quốc phản ứng. Không phải chỉ có mấy người bạn uống cà phê kia đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của virus corona này mà còn nhiều người khác nữa, trong đó có cả các vị Bộ trưởng, Thủ tướng, Tổng thống của các quốc gia. Bởi vậy điều gì đang xảy ra tại các nước thì mọi người đã thấy rồi. Đâu đó có một phần của sự ỷ lại, đánh giá chưa đúng mức tầm nguy hiểm của con virus và sự hoảng loạn của người dân.
So sánh tỷ lệ thương vong của các virus bệnh cúm thông thường với virus corona lúc này thì thật là khập khiễng, vì một loại thì mọi người đã thấy hết sự lợi hại của nó cả trăm năm nay, còn chủng loại corona thì mới chỉ thấy khúc dạo đầu của nó. Cũng giống như so sánh những con sóng thật cao, thật lớn được tạo nên bởi gió so với những con sóng rất ban đầu của một cơn sóng thần Tsunami đang được âm thầm tạo nên bởi núi lửa hay động đất dưới lòng đại dương. Nếu không lầm thì trước lúc sóng thần Tsunami hiện nguyên hình thì mọi người ở bãi biển còn chụp hình quay phim cảnh biển lùi ra xa một cách kỳ hoặc. Người Trung Quốc, sau đó là người Ý, Iran, Tây Ban Nha bây giờ đã thấy rõ và thấy hết bộ mặt xấu xí của một trận "tsunami - virus" là như thế nào. Chưa kể bao bì và một số nguyên vật liệu khác cũng nhập từ nước ngoài để cho ra thành phẩm tại Úc thì 20% nội địa đó có cũng như không. Chuỗi cung ứng toàn cầu chỉ cần một hai mắc xích bị gãy là gãy toàn bộ hệ thống. Thế giới dành cho con người phẳng hơn thì thế giới dành cho virus cũng phẳng hơn, nó di chuyển, lan truyền xuyên biên giới dễ dàng và nhanh chóng hơn. Lượng du học sinh, lao động ở nước ngoài ùn ùn trở về nước trong những ngày qua làm cho chiến dịch chống dịch ở Việt Nam bước qua một giai đoạn khó khăn mới. Khả năng chữa trị dù có tài giỏi đến đâu đi nữa mà thiếu bệnh viện, thiếu giường bệnh thì cũng dễ dàng lâm vào hoàn cảnh bế tắc. Ngành y tế tiên tiến nhất nhì thế giới của nước Ý đang đứng ngay trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó. Cũng may là Chính phủ Việt Nam đã chủ động cảnh giác và có những bước đi thật sớm trong đợt đại dịch lần này. Nhà nhà người người cùng ý thức để "chống giặc" virus là một thế mạnh vô cùng hiếm hoi. Thủ tướng Angela Merkel của Đức vẫn còn đi siêu thị với không một miếng vải che miệng và che mũi là điều không hiểu nổi. Có lẽ bà muốn phát đi thông điệp là tình hình vẫn rất bình thường, mọi người hãy bình tĩnh, đừng hoảng sợ. Chính những hình ảnh đó và những lời phát biểu đâu đó của các lãnh đạo quốc gia các nước phương Tây trước lúc dịch bệnh vượt biên giới ồ ạt khỏi Trung Quốc, đã phần nào tạo điều kiện cho con virus chứng minh khả năng tàn phá của mình. Vậy mới thấy ranh giới giữa nước này với nước kia, giữa sự tự tin và sự ỷ lại thật là mong manh. | ||||||||||||||||||
Chia sẻ từ sân bay Nội Bài của những người về nước để an toàn hơn Posted: 22 Mar 2020 04:01 PM PDT Dịch Covid-19 đang lan rộng tại nhiều nước, trước bối cảnh đó nhiều công dân Việt Nam sinh sống, học tập ở nước ngoài đã chọn trở về để được an toàn hơn. XEM CLIP: Sảnh chờ làm thủ tục nhập cảnh nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài ngày cuối tuần, hơn 100 hành khách ngồi chờ làm thủ tục để về khu cách ly huyện Thanh Trì (Hà Nội). Ngay từ khi xuống sân bay mẹ con chị được đo thân nhiệt, khai báo y tế, sau đó mới đến sảnh chờ nhập cảnh làm thủ tục đưa đi cách ly.
Gia đình chị Nga sang Hungary định cư đã được 2 năm, theo kế hoạch 5-10 năm mới về thăm quê một lần, nhưng do tình hình dịch Covid-19 tại Hungary bùng phát nên chồng chị quyết định để mẹ con chị về trước tránh dịch. "Chúng tôi thực sự lo lắng trước tình hình dịch bệnh tại Hungary nên suy đi tính lại thấy công tác phòng dịch ở Việt Nam tốt hơn, an toàn hơn nên 4 mẹ con chúng tôi về nước trước, chồng tôi tuỳ tình hình sẽ về sau", chị Nga nói.
Trở về từ Hà Lan, ông Lưu Văn Liên (71 tuổi) ngồi thảnh thơi gọi điện cho người thân ở Thái Bình thông báo đã về đến Nội Bài, đang chờ làm thủ tịch nhập cảnh rồi về khu cách ly tập trung. "Rõ ràng Việt Nam phòng chống dịch tốt hơn, ý thức của người dân và hệ thống y tế dự phòng tốt nên số ca mắc bệnh thấp và chưa có ai thiệt mạng vì dịch", ông Liên nói. "Khi mua vé về nước em xác định phải về khu cách ly. Bố mẹ cũng gọi sang động viên phải cách ly tốt để tránh lây lan dịch bênh nên em thấy yên tâm hơn. Thực sự ngay lúc này em thấy được đưa cách ly mới thấy an toàn", Duy nói.
Duy cũng chia sẻ tình hình dịch Covid-19 tại Pháp đang rất căng thẳng. Tính đến chủ nhật vừa qua Pháp đã có khoảng 6.600 ca nhiễm bệnh. Nước này đã phải đóng tất cả các cửa hàng, trừ siêu thị và các hiệu thuốc. "Thời gian đầu người Pháp cho rằng dịch Covid-19 chỉ là cúm mùa, số người chết vì Covid-19 chưa bằng cúm mùa nên họ không quan tâm nhiều. Chỉ đến khi dịch bùng phát họ mới có chính sách mạnh tay", Duy cho biết.
Cùng là du học sinh tại Pháp, nhưng con đường về Việt Nam của Nguyễn Thanh Tùng (21 tuổi) chật vật hơn nhiều. Tùng học chuyên ngành kiến trúc tại Grenoble, cách Paris 500km. Để lên máy bay về nước, Tùng phải mất 2 ngày trời đi tàu mới lên được Paris do chuyến tàu bị huỷ từ ảnh hưởng của dịch bệnh.
Được về Việt Nam và đưa về khu cách ly, lúc đầu Tùng không khỏi lo lắng nhưng khi xuống sân bay và gọi điện cho bạn đang cách ly ở Sơn Tây, Tùng thấy an tâm hơn nhiều. Ký túc xá đẹp nhất nhì Việt Nam trở thành khu cách ly 2.000 chỗKý túc xá ĐH FPT với quy mô 4 tòa nhà 5 tầng được sử dụng làm khu cách ly tập trung cho khoảng 2.000 người trở về từ vùng dịch Covid-19. Vũ Điệp - Đoàn Bổng -Phạm Hải | ||||||||||||||||||
Nhật kí của bác sĩ trong khu cách ly Covid-19 Posted: 22 Mar 2020 03:00 PM PDT - Trong những mẩu chuyện bác sĩ Bảo viết, có hình bóng của nữ điều dưỡng cả ngày thấp thỏm chờ tin con bình an, có những giấc mơ vội trước khi tiếng còi hú quen của xe cấp cứu đánh thức,… Bác sĩ Dương Quốc Bảo công tác tại khu khám, điều trị và cách ly bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19, BV Đống Đa, Hà Nội. Trong suốt những ngày qua, anh Bảo đã cùng với các đồng nghiệp của mình "trực chiến" 24/24 ở bệnh viện để làm nhiệm vụ chăm sóc, điều trị người bệnh. Ở đó, bác sĩ Bảo chứng kiến và ghi lại rất nhiều câu chuyện đặc biệt về chính những người đồng nghiệp thân thiết với mình.
"Tiếng chuông điện thoại reo lên đúng 11h15'. Tên của người chồng hiện lên trên điện thoại. Linh cảm của một người mẹ, người vợ vốn lâu nay vẫn lo lắng cho chồng con khiến cô cảm thấy có điều gì đó không ổn. Cô lập tức vồ lấy điện thoại trong khi tay vẫn đang cầm chiếc bút và tờ giấy chăm sóc người bệnh còn đang viết dở trên bàn. "Em ơi, con nó bị làm sao ấy, tự nhiên đau bụng từ sáng đến giờ ...", giọng chồng cô hớt hải ở đầu dây bên kia. "Anh xem con nó đau bụng ở đâu, có nôn không, có đi ngoài không. 30 phút nữa nếu con còn đau bụng, anh đưa đến bệnh viện, em nhờ các bác sĩ khám cho con..." Sau đúng 2 giây giật mình, cô vẫn bình tĩnh trả lời chồng như vậy. Chuyện con ốm đau. cô đã khá quen. Đứa con chưa đầy 2 tuổi thi thoảng vẫn hắt hơi sổ mũi. Mỗi lần như vậy cô vẫn ôm con cả đêm và đưa em bé đến viện để nhờ đồng nghiệp khám giúp. Nhưng sao sự việc lại xảy ra vào ngày hôm nay, ngày mà cô không thể rời vị trí để lao về nhà kiểm tra đứa con của mình? Thời gian trôi qua thật nặng nề, trong khi đồng nghiệp mở những suất cơm đã được chuẩn bị sẵn, cô không tài nào nuốt nổi một miếng, lòng như lửa đốt chỉ mong con mình không tiến triển nặng thêm. Nếu con mình bị viêm ruột thừa, bị lồng ruột,… thì sao? Bao nhiêu chữ "nếu" hiện ra trong đầu làm cô không yên tâm. Cứ ngơi việc, cô không cầm lòng được lại bấm số để gọi về nhà. May mắn sau khi được đưa lên viện kiểm tra, con cô đã đỡ, có lẽ chỉ là rối loạn tiêu hóa thông thường. Cô cảm thấy như trút được hàng tấn gánh nặng trong lòng. Nụ cười lại hiện lên môi, cô thầm cảm ơn trời đất đã không đối xử tệ với mình, vậy là cô có thể yên tâm tiếp tục công việc ngày hôm nay. "Anh cứ theo dõi con cho kĩ, có gì gọi điện cho em nhé!". Buông điện thoại xuống, cô lại tiếp tục công việc của mình, mặc bộ đồ bảo hộ và đi vào vùng tâm dịch, nơi rất nhiều người đang chờ cô giúp đỡ".
Thạc sĩ, bác sĩ Dương Quốc Bảo là Phó khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, đơn vị đầu ngành truyền nhiễm ở Hà Nội. Ngay sau khi thủ đô công bố trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 (hôm 7/3), bác sĩ Bảo được huy động vào đội trực chiến của bệnh viện. Kíp trực gồm có 9 nhân viên y tế, làm việc trong khu cách ly với nhiệm vụ chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho những người nghi nhiễm Covid-19 - là những người tiếp xúc gần với ca dương tính được phát hiện tại Hà Nội ( F1, F2 ). Nhân vật chính trong câu chuyện mà bác sĩ Bảo vừa chia sẻ là điều dưỡng trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện, cũng là thành viên đội trực chiến. "Ngày hôm đó, bạn ấy sốt ruột tới nỗi cả buổi cứ đi ra đi vào, tới bữa cũng không ăn được cơm mà chỉ ngó nghiêng ra cửa sổ. Cũng là một phụ huynh có con nhỏ, tôi hiểu và thấy rất thương đồng nghiệp của mình", bác sĩ Bảo cho biết. Để tránh lây nhiễm chéo, những người làm việc ở khu cách ly như bác sĩ Bảo không được ra ngoài và tiếp xúc với bất cứ ai, kể cả nhân viên khoa phòng khác trong bệnh viện. Bởi vậy, công việc nhà, con cái, họ chỉ có thể trông cậy vào những người thân trong gia đình. "Ai cũng có những nỗi niềm riêng. Nhưng chúng tôi phải chấp nhận và nhanh chóng gạt bỏ để tập trung vào công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình", bác sĩ Bảo nói. Trong những ngày làm việc ở khu cách ly, bác sĩ Bảo có thói quen ghi chép lại những mẩu chuyện nhỏ xảy ra quanh mình. Anh Bảo nói, một phần vì muốn lưu giữ chúng như những kỷ niệm, phần vì tâm tư luôn thôi thúc phải viết gì đó để cảm ơn sự hy sinh của những người đồng nghiệp. Bạn bè anh Bảo trêu, sau đợt này, có khi bác sĩ thêm nghề tay trái là làm "nhà văn". Có những câu chuyện, nhỏ nhưng rất "đời". Như câu chuyện về giấc ngủ vội của một nữ điều dưỡng:
"Đêm đã về khuya, đồng hồ gần điểm đến 0h. Sau một ngày hăng say với công việc, cô điều dưỡng trẻ tạm ngả chiếc lưng đã mỏi nhừ, đôi chân gần như tê dại. Cô khép hờ đôi mắt trong khi chờ để đón tiếng còi hú quen của xe cấp cứu chở những người nghi nhiễm bệnh đến với mình, để tiếp tục góp phần xoa dịu đi nhưng nỗi lo, nỗi sợ hãi cùng bệnh tật của họ. Trong cơn mơ vội, có lẽ cô đang hình dung đến ngày mình được trở về với gia đình nhỏ thân thương, nơi có người chồng cô yêu và những đứa con đang nhớ mẹ, cùng bữa cơm gia đình giản dị mà ấm cúng…" Thời gian đầu khi dịch mới bùng phát tại Hà Nội, bác sĩ Bảo và các đồng nghiệp phải tăng cường độ làm việc lên gấp nhiều lần ngày thường. Số lượng bệnh nhân tăng dần, kèm theo đó là rất nhiều những băn khoăn, lo lắng cần được các y bác sĩ giải đáp. Kíp nhân viên y tế 9 người của anh Bảo vừa phải làm tốt công tác điều trị, cùng các khoa phòng khác trong bệnh viện lo lắng điều kiện sinh hoạt cho hơn 50 bệnh nhân, vừa phải giải thích, tâm sự để họ bình tâm, hợp tác trong quá trình cách ly.
Bác sĩ Bảo nhớ nhất là trường hợp của cặp vợ chồng người Anh, ông bà Butler. Họ là những người đi cùng chuyến bay với bệnh nhân số 17 nên được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đống Đa để cách ly y tế. Khi mới vào viện, ông bà Butler rất lo lắng. Việc bất đồng về ngôn ngữ khiến họ chỉ có thể trao đổi với các điều dưỡng, hộ lý bằng những câu giao tiếp đơn giản hoặc qua ngôn ngữ cơ thể. Là một người có vốn ngoại ngữ khá tốt, bác sĩ Bảo sau đó đã trở thành "tư vấn viên" cho 2 khách nước ngoài, giúp họ tháo bỏ được những áp lực khi phải cách ly. "Có một số khó khăn do sự khác biệt về văn hóa, thói quen ăn uống, sinh hoạt nên tôi phải tìm hiểu kĩ để giải thích cho họ. Nhưng họ rất thiện chí hợp tác nên mọi thứ đều suôn sẻ", bác sĩ Bảo cho biết. Kết thúc thời hạn cách ly, để bày tỏ sự cảm kích với các bác sĩ, ông bà Butler đã để lại một lá thư. Trong thư, họ chia sẻ: "Trang thiết bị của bệnh viện ở đây rất khác với ở Anh, tuy nhiên chúng tôi đã có tất cả những gì chúng tôi cần. Chúng tôi đã phải khá vất vả vì vấn đề ngôn ngữ cho đến khi tìm được 1 bác sĩ nói được tiếng Anh, người đã giúp chúng tôi rất nhiều và cung cấp đầy đủ thông tin…. Chúng tôi rất hiểu thực tế này, đây là điều cần làm trong hoàn cảnh hiện nay và chúng tôi rất biết ơn bệnh viện cũng như tất cả cán bộ ở đây đã chăm sóc chúng tôi rất tốt".
Cùng với lá thư của cặp vợ chồng người Anh, có rất nhiều bức thư, lời động viên khác của bệnh nhân cách ly gửi đến các y bác sĩ đã tận tình chăm sóc họ. Bác sĩ Bảo và các đồng nghiệp vẫn giữ gìn cẩn thận, coi chúng như những món quà quý giá nhất. "Tôi rất mừng và biết ơn vì bệnh nhân đã hiểu, thông cảm cho chúng tôi. Đó cũng chính là động lực để chúng tôi vững vàng hơn trong trận chiến còn gian nan phía trước và tin vào chiến thắng của chúng ta trước đại dịch này", bác sĩ Bảo nói. Nguyễn Liên Chia sẻ của hành khách Việt trên chuyến bay cuối rời khỏi châu Âu- "Điều quan trọng nhất không phải là có bị nhiễm Covid -19 hay không, mà là có về được Việt Nam hay không!" | ||||||||||||||||||
Giá xăng đã có thể xuống 14.000 đồng/lít Posted: 22 Mar 2020 01:00 PM PDT Giá dầu 70 USD/thùng, xăng bán 20.000 đồng/lít; giá dầu giảm hơn một nửa còn 30 USD/thùng, giá xăng vẫn 16.000 đồng/lít. Đó là do liên Bộ Công Thương-Tài chính liên tục trích lập Quỹ bình ổn, đề phòng giá xăng dầu bật tăng. Những này qua, nhiều độc giả báo VietNamNet thắc mắc vì sao giá dầu 70 USD/thùng vào đầu năm 2020, xăng bán với giá 20.000 đồng/lít. Nhưng khi giá dầu giảm hơn một nửa, xuống còn 30 USD/thùng, thậm chí gần đây giảm còn hơn 20 USD/thùng, giá xăng vẫn hơn 16 nghìn đồng/lít. Từ đó, nhiều người cho rằng giá xăng dầu Việt Nam đã không giảm tương xứng như mức giảm của giá dầu trên thế giới. Vậy, đâu là lý do khiến giá xăng dầu Việt Nam "lạc nhịp" như vậy? Để có so sánh tương quan, cần lấy giá thành phẩm xăng dầu làm căn cứ so sánh, thay vì giá dầu thô.
15 ngày đầu tháng 1/2020 là khoảng thời gian ghi nhận mức giá xăng dầu cao nhất trong 3 tháng đầu năm 2020. Tại kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 15/1, giá xăng RON 92 trên thị trường Singapore - xăng nền để pha chế xăng E5 - có mức giá xấp xỉ 72 USD/thùng, còn RON 95 có mức giá hơn 74,3 USD/thùng. Do đó, trong kỳ điều hành ngày 15/1, xăng E5 có giá không cao hơn 19.845 đồng một lít, xăng RON 95 không cao hơn 20.913 đồng. Từ đó đến nay, giá xăng dầu liên tục giảm theo đà lao dốc của giá dầu thô trên thị trường thế giới. Đỉnh điểm là tại kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 15/3 vừa qua, giá xăng RON 92 chỉ còn trrung bình 48,69 USD/thùng (giảm 23,31 USD/thùng, tương đương giảm 32,4% so với ngày 15/1), RON 95 giảm còn 50,3 USD/thùng (giảm 24 USD/thùng, tương đương giảm 32,3% so với ngày 15/1). Nhờ đó, giá xăng E5 giảm chỉ còn 16.056 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 16.812 đồng/lít. Như vậy, so với mức giá ngày 15/1, giá xăng E5 đã giảm gần 3.800 đồng/lít, tương ứng giảm 19,1% Còn xăng RON 95 giảm hơn 4.000 đồng/lít, tương đương 19,6%. Cho nên, thắc mắc của nhiều người là có lý do. Bởi giá xăng RON 92 trên thị trường thế giới giảm 32,4% nhưng giá xăng E5 trong nước lại chỉ giảm 19,1%. Còn xăng RON 95 trên thị trường thế giới giảm 32,3% nhưng trong nước lại chỉ giảm 19,6%. Lý do là bởi từ đầu năm đến nay, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã phải liên tục trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu, để có dư địa đề phòng khả năng giá xăng dầu thế giới bật tăng trở lại. Từ đầu năm đến nay, tổng cộng mức trích Quỹ bình ổn với xăng E5 qua 5 kỳ điều hành là 600 đồng/lít. Với xăng RON 95 là 2.800 đồng/lít. Dầu diesel là 2.800 đồng/lít, dầu hỏa là 2.700 đồng/lít, dầu mazut là 600 đồng/kg. (Nếu không trích Quỹ, giá xăng E5 lúc này có thể chỉ còn hơn 15.400 đồng/lít, xăng RON 95 chỉ còn hơn 14.000 đồng/lít). Đây là một phần lý do khiến cho giá xăng dầu trong nước không giảm nhiều như mức lao dốc của mặt hàng này trên thị trường thế giới. Đó cũng là "đặc thù" của giá xăng dầu ở Việt Nam khi vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong đó, xăng dầu là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, được điều hành trên cơ sở Luật giá và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu. Quỹ bình ổn giá đóng vai trò như một chiếc van để đóng mở giá xăng dầu trước những biến động trên thị trường thế giới. Nếu giá thế giới tăng "sốc", Quỹ này sẽ được xả để kiềm chế mức tăng của giá xăng dầu trong nước. Mặt khác, chu kỳ điều hành giá xăng dầu trong nước là 15 ngày một lần, cho nên mức giảm (hay tăng) giá xăng dầu luôn có sự lệch pha so với thị trường thế giới. Cơ sở để điều chỉnh giá xăng dầu cũng lấy giá trung bình của 15 ngày. Do đó, có thời điểm giá xăng dầu thế giới giảm mạnh, nhưng trong nước chưa đến kỳ điều chỉnh, khiến cho nhiều người có cảm giác "bị mua đắt". Trường hợp những ngày gần đây là ví dụ. Giá xăng RON 92 và RON 95 trên thị trường quốc tế tiếp tục giảm mạnh, chỉ còn dưới 30 USD/thùng nhưng người dân sẽ phải đợi đến chu kỳ điều hành giá xăng dầu vào cuối tháng 3 này thì mới được hưởng mức giá thấp hơn. Những lý do trên khiến cho giá xăng dầu luôn có sự "lạc nhịp" nhất định với thị trường thế giới. Đó là lý do từ nhiều năm nay, đã có nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi cơ chế giá xăng dầu nói trên, để giá cả mặt hàng này tiệm cận hơn với mức dao động của thị trường quốc tế. Lương Bằng Hai tháng 5 lần giảm liên tục, giá xăng chạm đáyTừ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trải qua 5 kỳ điều chỉnh và cả năm lần đều giảm. Mức giảm giá ngày 15/3 là rất sâu nên giá xăng hiện chỉ còn hơn 16.000 đồng/lít. | ||||||||||||||||||
Đồng Tháp họp khẩn trong đêm khi có 4 ca mắc Covid-19 về từ Anh Posted: 22 Mar 2020 06:44 PM PDT Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp tối qua họp khẩn về trường hợp 4 người về từ Anh dương tính với Covid-19, đang được cách ly tại tỉnh này. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh và Phó chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Tấn Bửu chủ trì cuộc họp, xử trí tình huống 4 người về từ Anh dương tính với Covid-19 đang được cách ly tập trung tại Trường quân sự tỉnh (TP Sa Đéc).
Ông Bửu cho biết, đây là 4 trong số 164 Việt kiều và du học sinh đang học tập, làm việc tại Anh đi trên chuyến bay VN0050 về Việt Nam mà Đồng Tháp tiếp nhận hôm 19/3, theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19. Trong số này không có ai quê ở Đồng Tháp. 4 ca nhiễm virus gồm 2 người ở TP HCM, 1 bé gái 9 tuổi ở Hà Nội và 1 người ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Các trường hợp này đều không có biểu hiện lâm sàng như sốt, ho, tức ngực, khó thở.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Đồng Tháp đã chỉ đạo cách ly 4 trường hợp này tại BV đa khoa Sa Đéc để phòng ngừa lây lan trong cộng đồng. Các trường hợp còn lại tiếp tục được theo dõi, xét nghiệm và có hình thức cách ly phù hợp. "Đây là những trường hợp xét nghiệm dương tính đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Đến thời điểm này, tỉnh Đồng Tháp chưa ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 trong cộng đồng", ông Bửu cho biết. Vẫn theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, quy trình tiếp nhận 164 Việt kiều, du học sinh từ Anh trở về được thực hiện nghiêm ngặt từ sân bay Cần Thơ về Trường quân sự tỉnh. Sau khi tiếp nhận và bàn giao, các phương tiện vận chuyển được khử trùng theo đúng quy định.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương chỉ đạo Sở Y tế khẩn cấp thành lập nhóm kỹ thuật hỗ trợ BV đa khoa Sa Đéc tổ chức cách ly y tế các trường hợp theo đúng quy trình, tổ chức phun xịt, khử trùng khu vực ăn nghỉ, sinh hoạt của các trường hợp dương tính Covid-19, đồng thời tiếp tục sàng lọc các trường hợp tiếp xúc gần và truyền thông tránh hoang mang, lo sợ thái quá. Ông quyết định chuyển Trường quân sự tỉnh từ khu vực cách ly tập trung thành bệnh viện dã chiến quy mô 150 giường, trong đó huy động các lực lượng chuyên môn khu vực lân cận phục vụ công tác chống dịch. Ngoài ra, khu cách ly tập trung ký túc xá tập trung ở phường 6, TP Cao Lãnh cũng sẵn sàng phục vụ khi có nhu cầu.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp khẳng định, tất cả đều nằm trong kế hoạch chuẩn bị ngay từ đầu của tỉnh. Lãnh đạo tỉnh khuyến cáo người dân không quá hoang mang, mà cần thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế như: tránh tập trung đông người, sử dụng khẩu trang nơi công cộng, dùng khăn che chắn khi hắt hơi, giữ khoảng cách an toàn trên 2m, rửa tay thật sạch, tránh đưa tay lên mắt và mũi... Trà Vinh họp khẩn Tối qua, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Đồng Văn Lâm họp khẩn với các ngành có liên quan, xử lý nhanh về tình huống khi Bộ Y tế công bố có 2 người từ Malaysia về, được cách ly tại tỉnh dương tính với Covid-19. Theo đó, 2 ca nhiễm bệnh quê ở An Giang là hành khách đi trên chuyến bay AK575 từ Malaysia về sân bay Cần Thơ sáng 18/3, khi nhập cảnh chưa có triệu chứng bệnh và được đưa về khu cách ly tập trung tại Trường quân sự địa phương tỉnh Trà Vinh. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Trà Vinh đã chỉ đạo cách ly 2 trường hợp này tại BV Lao và bệnh phổi của tỉnh để điều trị. Các ngành chức năng rà soát trường hợp có tiếp xúc trực tiếp được theo dõi, xét nghiệm và có hình thức cách ly phù hợp, tránh lây lan trong cộng đồng. Đây là 2 trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên được phát hiện trong khu cách ly ở Trà Vinh. Tỉnh chưa ghi nhận trường hợp người của tỉnh mắc Covid-19 trong cộng đồng. Ông Đồng Văn Lâm chỉ đạo Sở Y tế và các cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức cách ly y tế các trường hợp theo đúng quy định, tổ chức phun xịt, khử trùng khu vực ăn nghỉ, sinh hoạt của các trường hợp nhiễm virus, tiếp tục sàng lọc những người tiếp xúc gần. Chia sẻ từ sân bay Nội Bài của những người 'về nước để an toàn hơn'Dịch Covid-19 đang lan rộng tại nhiều nước, trước bối cảnh đó nhiều công dân Việt Nam sinh sống, học tập ở nước ngoài đã chọn trở về để được an toàn hơn. Hoài Thanh | ||||||||||||||||||
Thầy trò học thể dục qua màn hình máy tính Posted: 22 Mar 2020 12:00 PM PDT - Dạy thể dục thông qua hình thức học trực tuyến. Điều nghe có vẻ "không tưởng" này lại được các giáo viên thực hiện rất sáng tạo, thậm chí hoàn toàn phù hợp với việc học sinh học tập tại nhà và ở những nơi có không gian hạn chế. Kể từ đầu mùa dịch, giáo viên và học sinh Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) vẫn học tập, giảng dạy bình thường theo thời khoá biểu thông qua hình thức học trực tuyến. Đối với Nguyễn Bình Nguyên (học sinh lớp 11D2), việc học tại nhà trong những tháng qua không có gì quá khác biệt. Cậu vẫn phải "tới lớp" đúng giờ, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong từng môn học cụ thể. Ngay cả với môn Thể dục, Nguyên vẫn phải bắt nhịp theo đúng tiến độ chương trình. "Ban đầu em cũng không thể hình dung được một tiết học online môn Thể dục sẽ diễn ra như thế nào. Trên lớp, thầy cô vẫn thường tới tận nơi chỉnh sửa từng động tác tay chân của học sinh. Vì thế, lúc đầu em cũng có một chút lạ lẫm. Tuy nhiên khi đã quen, em lại cảm thấy thích thú với tiết học Thể dục hơn bởi ở nhà quá nhiều, được vận động khiến mình cảm thấy thoải mái". Hôm nay, tiết Thể dục của Nguyên sẽ bắt đầu lúc 2 giờ 45 phút với bài học "Cầu lông và chạy bền". Bắt đầu bài giảng, thầy giáo Vũ Tiến Lợi kiểm tra sĩ số lớp thông qua từng gương mặt trên webcam. Sau khi hỏi thăm tình hình sức khoẻ của học sinh, cả thầy và trò cùng thực hiện phần khởi động. Toàn bộ hoạt động dạy và học này đều được thầy giáo trẻ thực hiện dễ dàng khi sử dụng thành thạo công cụ Teams của Office 365. Để học các kĩ thuật chơi cầu lông, học sinh được xem video hướng dẫn do giáo viên chuẩn bị. Còn với nội dung chạy bền, thầy giáo hướng dẫn học trò chạy tại chỗ. "Do giới hạn về mặt không gian trong nhà và tập luyện cá nhân nên trong giờ học giáo viên sẽ tập trung dạy những bài tập bổ trợ cho từng bộ môn cụ thể. Chúng tôi sẽ gửi những video hướng dẫn các em tự học cầu lông tại nhà. Học sinh sẽ ghi lại các video tự tập luyện để giáo viên đánh giá. Chúng tôi rất vui khi thấy trong các video các em gửi có cả sự tham gia của cha mẹ học sinh". Thầy Lợi cho biết thêm, có nhiều công cụ trên Office 365 giúp kiểm soát học sinh nên giáo viên không quá lo lắng về việc quản lý học sinh cũng như tương tác với học trò. "Thông qua màn hình, giáo viên vẫn có thể dễ dàng quan sát học sinh tập luyện để hướng dẫn học sinh những động tác chưa đúng kỹ thuật hay dễ dàng biết học sinh nào đó mất tập trung trong giờ học". Sau hơn 1 tháng áp dụng hình thức học tập trực tuyến, TS Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng nhà trường vui mừng khi chứng kiến những tiến bộ của cả giáo viên và học sinh. Cô cho biết, Thể dục là môn học cuối cùng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành áp dụng hình thức học trực tuyến theo thời khóa biểu. Ban đầu, thầy cô lo lắng môn học thực hành khó tổ chức học online hơn các môn khác. Nhà trường đã tổ chức họp tất cả các thành viên tổ Giáo dục thể chất để trao đổi tìm ra các giải pháp mang tính khả thi. "Nhà trường không đưa ra yêu cầu quá lớn đối với môn Thể dục. Mục tiêu cao nhất của môn học là làm thế nào để học sinh được vận động để cân bằng với việc phải ngồi cả ngày trước màn hình máy tính. Giáo viên dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học để thiết kế nội dung dạy học sao cho phù hợp với việc học cá nhân tại nhà và thiếu không gian. Điều quan trọng hơn cả là làm sao khích lệ được tất cả các học sinh trong lớp tích cực tập luyện". Chỉ sau một tuần triển khai dạy học môn Giáo dục thể chất, các đồng nghiệp trong trường và cha mẹ học sinh rất cảm kích về khả năng thích nghi nhanh chóng và những sáng tạo bất ngờ của cả giáo viên thể dục và các em học sinh. Các giáo viên đã phối hợp cùng nhau chuẩn bị rất nhiều video hướng dẫn giúp học sinh có thể tự học ở nhà. Học sinh luôn được truyền cảm hứng thông qua hình ảnh của chính thầy cô và những nhân vật thể thao nổi tiếng. "Điều lớn nhất mà giáo viên tổ Giáo dục thể chất trường Nguyễn Tất Thành đã làm được không chỉ là những tiết học hiệu quả và sáng tạo, giúp học sinh được tăng cường vận động mà chính là sự nỗ lực cố gắng vượt qua các thách thức của công nghệ, vượt qua nhiều khó khăn của môn học đặc thù để truyền cảm hứng giúp học sinh tích cực tập luyện thể thao nâng cao sức khoẻ", cô Thu Anh cho biết. Giảng viên tại Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao - ĐH Quốc gia Hà Nội đang hướng dẫn cho sinh viên Trong khi nhiều trường vẫn e ngại việc giảng dạy môn Giáo dục thể chất thông qua hình thức học trực tuyến, tại Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao - ĐH Quốc gia Hà Nội, 100% các bộ môn đều được trung tâm áp dụng hình thức này. Giám đốc Trung tâm Nguyễn Việt Hoà cho rằng, dù khi bắt đầu triển khai, cả giảng viên và sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng trung tâm vẫn đang nỗ lực từng bước "vừa làm vừa điều chỉnh". "Đối với những môn học khác vốn thường xuyên áp dụng công nghệ vào trong giảng dạy, khi chuyển sang hình thức học trực tuyến cũng đã có nhiều vướng mắc. Còn đối với giảng viên môn Giáo dục thể chất chủ yếu thị phạm bằng ngôn ngữ cơ thể, khi chuyển sang giảng dạy online, đó là một điều vô cùng khó". Giảng viên hướng dẫn tỉ mỉ kỹ thuật từng động tác Để tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất, thầy giáo Nguyễn Thanh Huyền, giảng viên môn Giáo dục thể chất, đã tự quay video bài học, phân tích cụ thể từng động tác rồi gửi tới cho sinh viên xem trước. Ví dụ, ở bài tập môn cầu lông, sinh viên sẽ được xem trước các kỹ thuật phát cầu (phát không có cầu hoặc phát cầu vào tường). Đến khi bắt đầu tiết học, thầy giáo sẽ chỉnh sửa cụ thể động tác cho từng sinh viên. Nhờ vậy, thời gian tiếp nhận sẽ được rút ngắn mà hiệu quả vẫn cao. Vào khung giờ 9-10 giờ sáng mỗi ngày, các giảng viên sẽ đánh giá video do học sinh tự quay. Thầy giáo sẽ nhận xét và thị phạm trực tiếp thông qua phần mềm hỗ trợ Zoom và Teams. "Tất nhiên, việc học online các môn thể dục có dụng cụ như cầu lông, bóng chuyền cũng có những khó khăn nhất định. Nhưng mục tiêu chúng tôi đặt ra hàng đầu vẫn là giúp sinh viên tập luyện nâng cao thể lực. Do đó, điều quan trọng nhất là có thể giúp các em luyện tập mọi lúc, mọi nơi chứ không chỉ dừng lại ở một tiết dạy", thầy Huyền nói. Với hình thức này, những điều tưởng chừng bông đùa như tập thể dục tại cầu thang, tập thể dục trên sàn nhà... hay thậm chí là tập thể dục trên giường, giờ đây cũng đã trở thành sự thực vì quy mô phòng trọ của sinh viên quá nhỏ. "Nhưng dù vậy, sinh viên vẫn rất tích cực và chủ động tham gia vào giờ học. Nhiều em đã tự quay và chia sẻ video cho bạn bè. Điều này đã tạo hứng thú cho rất nhiều người khác nữa". Giải đáp cụ thể các thắc mắc của sinh viên Là đơn vị tiên phong trong dạy học trực tuyến ở môn Giáo dục thể chất, theo Giám đốc Nguyễn Việt Hoà, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao - ĐH Quốc gia Hà Nội vẫn đang từng bước thử nghiệm và tìm ra hướng đi riêng. Hiện đơn vị này đã ra mắt kênh Youtube mang tên "Thethao VNU" nhằm số hóa và dạy học trực tuyến các chương trình học giáo dục thể chất cho sinh viên. Các giảng viên sẽ thiết kế clip bài giảng, sau đó đăng tải lên Youtube để sinh viên có thể theo dõi, tham gia học tập. "Đối với môn Giáo dục thể chất, nếu chỉ dạy 1 tiết/ tuần sẽ có rất nhiều hạn chế vì đó phải là quá trình rèn luyện lâu dài. Do vậy, dạy online sẽ là định hướng của trung tâm trong thời gian tới. Nhờ hình thức này, dần dần sinh viên sẽ thay đổi suy nghĩ về môn Giáo dục thể chất. Điều quan trọng nhất của môn học vẫn là rèn thể lực, nâng cao sức khoẻ của chính bản thân sinh viên". Thúy Nga - Thanh Hùng Phụ huynh và giáo viên "nâng cấp level" để dạy trực tuyến cho học sinhTình cờ vào phòng xem con đang trong giờ học trực tuyến, chị Hồng Vân (một phụ huynh có con học lớp 9 ở Hà Nội) bất ngờ khi thấy con đang đứng tập thể dục, trước mặt là màn hình máy tính. | ||||||||||||||||||
Có 2 tỷ mua đất Hà Nội, đắn đo không biết chọn nơi nào? Posted: 22 Mar 2020 03:26 PM PDT - Cầm 2 tỷ đồng trong tay, tôi băn khoăn chưa biết nên mua đất ở khu vực nào Hà Nội. Tôi quê Thanh Hóa, là kỹ sư máy tính ở Hà Nội, năm nay đã ngoài 40 tuổi. Cách đây ít năm, tôi có tích góp được khoản tiền khá lớn, cộng với việc trúng mánh đầu tư chứng khoán nên tôi đang có trong tay 2 tỷ đồng. Hiện tại, tôi đã có nhà Hà Nội nên với số tiền có được, tôi muốn tìm mua một mảnh đất quanh Hà Nội để đầu tư sinh lời. Trong quá trình đi tìm mua đất, tôi gặp rất nhiều khó khăn. Có người khuyên tôi, hiện nay, các huyện ngoại thành như Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng sắp tới sẽ lên quận, vì vậy chẳng dại gì mà cầm tiền mua đất ở trong nội thành. Nếu muốn đầu tư sinh lời, người này cho rằng tốt nhất nên mua một mảnh đất ở Đông Anh. Lý do là bởi ở Đông Anh giá đất ở trong làng hiện nay chưa tăng cao, chỉ mới dao động trong khoảng 10 – 25 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó, ở đây còn có rất nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào các dự án lớn. Khi các dự án lớn hoàn thành, giá đất ở Đông Anh sẽ tăng vùn vụt. Khi đó, miếng đất mà tôi mua có thể tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3. Tuy nhiên, vì tôi chỉ là một kỹ sư máy tính, không am hiểu về thị trường nhà đất, trong khi tôi được biết hiện nay giá đất tại các trục đường lớn của huyện Đông Anh cũng đã dao động trong mức rất cao từ 30 – 50 triệu đồng/m2. Bởi thế, mua một miếng đất trong làng, lại khá xa trung tâm, giao thông không thuận tiện trong giai đoạn này khiến tôi rất băn khoăn. Một người bạn khác thì giới thiệu cho tôi một lô đất ở Duyên Hà, Thanh Trì, với giá bán là 9 triệu đồng/m2 do chủ nhà đang nợ nần nên muốn bán gấp. Dự kiến trong năm 2020, huyện này sẽ được nâng cấp hành chính thành quận nên giá đất sẽ tăng cao. Tuy nhiên, khi đến xem thì tôi cảm thấy oải vì khu đó vẫn là đồng quê, không có sự phát triển gì. Xung quanh vẫn là đất trống, không nhà không cửa. Nếu sau này tôi muốn bán lại, khả năng sẽ gặp rất nhiều rủi ro.
Tuần trước, một cò đất tiết lộ, hiện nay giá đất ở các huyện vùng ven đang tăng rất cao, bởi thế mua đất ở thời điểm này là rất mạo hiểm. Người này cho hay, nếu tôi muốn đầu tư đất sinh lời cao thì nên về Thái Nguyên để đầu tư đất. Theo người này, hiện nay, Thái Nguyên đang được xem là điểm nóng của thị trường đất nền phía Bắc. Nhất là từ năm 2017, các tập đoàn lớn đầu tư mạnh vào khu vực này. Do đó, công nhân, người lao động đổ về các khu công nghiệp này tăng cao. Điều này sẽ kéo theo nhu cầu về nhà ở tăng nhanh chóng. Hiện đất thổ cư ở khu vực này là 12 – 18 triệu đồng/m2. Với 2 tỷ đồng, tôi có thể mua một mảnh đất khoảng 100 – 160m2. Ít năm sau, khi bán, tôi có thể lãi gấp đôi. Trong khi tôi đang băn khoăn, đắn đo về việc có nên mua miếng đất ở Thái Nguyên hay không thì hôm qua, một người anh họ khuyên tôi chả dại gì mà ôm tiền về Thái Nguyên đầu tư. Anh khuyên tôi nên mua đất ở khu vực Hòa Lạc, bởi nơi đây sẽ thành "siêu đô thị" vệ tinh. Theo đó, giá đất ở đây hiện nay đang rao bán tại thời điểm này là 10-14 triệu đồng/m2. Sau này, giá đất có thể lên tới 30 triệu đồng/m2. Nếu bây giờ tôi không mua sẽ hối tiếc. Hiện, tôi đang rất băn khoăn không biết nên dốc tiền về đâu để mua đất. Ai đã từng có kinh nghiệm trong việc này thì xin hãy cho tôi lời khuyên. Có 600 triệu muốn ôm mộng làm giàu, chàng cử nhân Hóa không biết nên đầu tư vào đâu- Hiện tôi gặp nhiều khó khăn trong việc mang 600 triệu đồng đi đầu tư như thế nào để sinh lời... | ||||||||||||||||||
Tuyển Việt Nam: V-League không hủy vì Covid-19, thầy Park vẫn bất an Posted: 22 Mar 2020 04:03 PM PDT - V-League 2020 sẽ không bị hủy vì Covid-19, nhưng chưa có ngày trở lại. Đây là điều khiến HLV Park Hang Seo thực sự bất an cùng tuyển Việt Nam. V-League "thấp thỏm" Theo thông tin mới nhất từ VPF, LS V-League 2020 vẫn tiếp tục diễn ra và hoàn toàn không có kế hoạch huỷ bỏ. Thậm chí chủ tịch VPF, ông Trần Anh Tú không loại trừ, V-League có thể tính đến phương án tiếp tục đá trên sân không khán giả. Sở dĩ lãnh đạo của VPF muốn V-League tiếp tục diễn ra là bởi kế hoạch tổ chức giải đấu gần như không còn lựa chọn, bởi ngoài việc quyền lợi cho nhà tài trợ, các đội bóng... thì có cả trách nhiệm với tuyển Việt Nam.
Tuy nhiên, kế hoạch V-League trở lại vào thời điểm nào thì lại đang là vấn đề rất lớn mà BTC giải đấu phải đối mặt. Bởi nếu như bất chấp tổ chức thì rất mạo hiểm khi tình hình dịch cúm Covid-19 chưa thực sự khống chế. Ngược lại như đã nói, nếu như ngừng thêm chờ dịch bệnh đi qua rõ ràng sẽ vỡ kế hoạch tổ chức cho tới chuyên môn, và đương nhiên cả sự chuẩn bị cho tuyển Việt Nam với rất nhiều giải đấu quan trọng vào cuối năm. ... tuyển Việt Nam và ông Park bất an Sau 2 vòng đấu đầu tiên, HLV Park Hang Seo và các cộng sự đã đi khá nhiều sân bóng để theo dõi V-League 2020. Bên cạnh niềm vui với những sự trở lại của Văn Đức, Châu Ngọc Quang, Công Phượng thì còn đó nhiều băn khoăn khác. Thuyền trưởng tuyển Việt Nam thực sự phải băn khoăn khi những lượt trận đầu tiên khá nhiều trụ cột của đội nhà vẫn đang "trên đường" tìm lại phong độ đỉnh cao của mình, kể từ khi trở lại CLB sau các trận đấu ở vòng loại World Cup 2022.
Ông Park đương nhiên không lo lắng về năng lực thực tế của các học trò, mà lấn cấn ở chỗ họ cần được ra sân nhiều, đều hơn trong một khoảng thời gian dài để lấy lại hoàn toàn cảm giác thi đấu trước khi trở lại với tuyển Việt Nam cho vòng loại World Cup 2022, hoặc các trận giao hữu dự kiến rơi vào đầu tháng 6. Tuy nhiên, như đã nói V-League lúc này vẫn đang tạm ngưng và chưa biết có thể trở lại vào cuối tháng 3 như dự kiến hay không vì lý do dịch cúm Covid-19 vẫn khá phức tạp, buộc chiến lược gia người Hàn Quốc phải phấp phỏng. Tuyển Việt Nam khó có thể đảm bảo sức mạnh cao nhất, nếu như V-League chưa thể khởi tranh, hoặc liên tục gián đoạn vì những lý do bất khả kháng như đang thấy. Các cầu thủ không thể duy trì trạng thái chơi bóng tốt, nếu vừa đá vừa ngóng như lúc này. Tất nhiên, nói như thế không có nghĩa chỉ mình tuyển Việt Nam khó khăn mà đây là tình hình chung với các đối thủ phía trước của thầy trò HLV Park Hang Seo, cũng vì lý do hoãn giải. Nhưng ngặt nỗi, chưa khi nào tuyển Việt Nam được kỳ vọng, nắm cơ hội lớn như lúc này ở vòng loại World Cup 2022 hay AFF Cup 2020, vì thế xem ra ông Park lo âu nhiều hơn so với các đồng nghiệp khác. Thôi thì, khó khăn là khó khăn chung nên đành chờ vào tài ứng biến của ông Park vậy! Mai Anh | ||||||||||||||||||
Việt Nam có số ca nghi nhiễm Covid-19 nhiều kỷ lục Posted: 22 Mar 2020 05:05 PM PDT - So với cách đây 2 ngày, số ca nghi nhiễm Covid-19 tại Việt Nam tăng thêm 448 trường hợp, cao nhất từ trước đến nay. Dịch Covid-19 trên toàn thế giới đang diễn biến vô cùng phức tạp khi lan tới 188 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 320.000 ca mắc, số tử vong đã vượt qua 13.600 người. Trong đó châu Âu đang là điểm nóng của dịch, khi số ca mắc tăng chóng mặt từng ngày. Tại Italy, số ca mắc đã vượt qua 53.000 người, nhiều thứ 2 thế giới, vị trí thứ 3 là Tây Ban Nha với hơn 28.000 ca mắc, thứ 4 là Mỹ, hơn 27.000 trường hợp… Tại Việt Nam, 1 tuần trở lại đây, số ca mắc mới cũng liên tục tăng, riêng ngày 22/3 có thêm 19 ca mắc mới nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam lên 113 trường hợp, chưa có trường hợp nào tử vong. Những công dân được trở về nhà sau 14 ngày cách ly tập trung tại trường huấn luyện quân sự Bộ Tư lệnh thủ đô. Ảnh: Trần Thường Cũng trong ngày 22/3, số ca nghi ngờ nhiễm Covid-19 đang được cách ly tại các bệnh viện lên tới 645 trường hợp (số mới trong ngày: 586, số cũ đang theo dõi: 59), trong khi cách đây 2 ngày, con số này chỉ là 196 trường hợp. Như vậy, kể từ đầu mùa dịch Covid-19 tại Việt Nam đến nay, đây là lần đầu tiên Việt Nam số ca nghi ngờ mắc cao kỷ lục như vậy. Trước đó, ngày cao điểm nhất Việt Nam chỉ ghi nhận 268 ca nghi nhiễm. Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện cả nước đang cách ly, theo dõi sức khoẻ 52.790 (số liệu cách đây 2 ngày hơn 36.000 người). Trong đó cách ly tại bệnh viện là 1.376 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 21.119 trường hợp. Hơn 30.000 người còn lại đang cách ly tại nhà và nơi lưu trú. Tại Hà Nội, đã ghi nhận 35 ca mắc Covid-19. tất cả đều được điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Hơn 900 người tiếp xúc gần đang được cách ly, giám sát sức khoẻ, hơn 7.300 người đang được giám sát tại cộng đồng. Hiện Hà Nội có tổng cộng 15 khu cách ly, đảm bảo đủ chỗ cách ly cho gần 15.000 người. Tại TP.HCM, có 27 ca dương tính, 842 người tiếp xúc gần với các bệnh nhân này đang được cách ly. Ngoài ra,thành phố cũng đang cách ly tập trung hơn 6.800 trường hợp; 957 trường hợp được theo dõi, cách ly tại nhà. Tại Đà Nẵng, đã có 4 ca dương tính, còn 126 trường hợp nghi ngờ đang được cách ly tại các bệnh viện (109 người Việt, 17 người nước ngoài). Thành phố cũng đang thực hiện cách ly tập trung gần 2.000 người và cách ly tại nhà gần 1.200 người. Tại Quảng Ninh đã ghi nhận 6 ca dương tính. Tỉnh đang cách ly 80 người tại các cơ sở y tế; 769 người khác đang được cách ly tại các khu cách ly tập trung. Thúy Hạnh Đã có 113 ca Covid-19, thêm 6 người Hà Nội, 1 người Nam Định mắc- Đêm 22/3, Bộ Y tế tiếp tục công bố thêm 7 trường hợp mắc Covid-19, nâng tổng số ca mắc ở nước ta lên tới 113 ca. | ||||||||||||||||||
Ba đời chồng, U50 Hồ Lệ Thu vẫn gợi cảm ngút ngàn Posted: 22 Mar 2020 10:01 AM PDT Tuổi 47, Hồ Lệ Thu vẫn giữ vóc dáng gợi cảm nhưng hơn thế là vẻ mặn mà, thần thái tự tin, giàu năng lượng của cô. Với khán giả trẻ hiện nay, cái tên Hồ Lệ Thu khá xa lạ. Song với nhiều khán giả thế hệ cuối 8x, đầu 9x vẫn còn nhớ đến Hồ Lệ Thu cùng giai đoạn vàng của nhạc Việt thời kỳ Làn sóng xanh. Hồ Lệ Thu sinh năm 1973 ở Hà Nội. Cô bắt đầu niềm đam mê ca hát với giải Nhì cuộc thi Tiếng hát truyền hình do Đài Truyền hình TP.HCM tổ chức năm 1991. Hát solo 7 năm, ca sĩ cùng với Kỳ Phương và Thúy Uyên lập ra nhóm nhạc Techno. Tên tuổi Hồ Lệ Thu gắn liền với giải thưởng âm nhạc Làn sóng xanh thời kỳ đầu. Gợi cảm và tài năng nhưng Hồ Lệ Thu cũng được biết đến với 3 cuộc hôn nhân với nhiều cay đắng. Năm 2000, Hồ Lệ Thu sang Pháp định cư rồi mới chuyển qua California (Mỹ). Ba lần hôn nhân không thành, Hồ Lệ Thu vẫn yêu nhưng thận trọng, không quan trọng vấn đề hôn thú nữa. Hiện tại, Hồ Lệ Thu vừa đi hát vừa kinh doanh. Hồ Lệ Thu chụp ảnh rất nhiều nhưng hiếm khi chụp chuyên nghiệp, chỉnh sửa kỹ càng. Phần lớn ảnh trên trang cá nhân của cô đều là chụp nghiệp dư bằng điện thoại. Điều này càng cho thấy Hồ Lệ Thu đã giữ dáng rất tốt. Sau tất cả đổ vỡ, thăng trầm, ca sĩ đang tận hưởng cuộc sống bình yên ở Mỹ. Hồ Lệ Thu được khán giả khen trẻ, đẹp ở tuổi 47. Cô cũng rất chăm tập gym, yoga để gìn giữ vóc dáng. Đáng lưu ý, chính sắc vóc đẹp là lợi thế không nhỏ để Hồ Lệ Thu làm kinh doanh. Trích MV "Còn trách nhau làm gì": Cẩm Lan Hồ Lệ Thu đóng phim em trai Quyền Linh đạo diễn sau 20 năm vắng bóng- Hồ Lệ Thu trở lại với 'người tình nghệ thuật' thứ 7 sau 20 năm tập trung cho âm nhạc và công việc kinh doanh. |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét