“Biến “nguy” thành “cơ” cho chuyển đổi số trong dịch Covid-19” plus 14 more |
- Biến “nguy” thành “cơ” cho chuyển đổi số trong dịch Covid-19
- Chủ trọ Hà Nội tặng gạo, mắm, chia sẻ khó khăn với người thuê phòng
- Chị bán rau kể việc bị nữ Phó chủ tịch phường nói con điên này
- Yêu cầu Trung Quốc hủy quyết định sai trái liên quan Hoàng Sa, Trường Sa
- Thế giới hậu Covid-19 - Phần 1
- Việt Nam làm điều chưa từng có, vượt bão toàn cầu
- Tin tức Covid-19 sáng 20/4: Mỹ vượt đỉnh dịch Covid-19
- Tôi đã khóc khi xem những tấm hình này, bạn thì sao?
- Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp chia sẻ về 2 cán bộ bị bắt vụ Đường Nhuệ
- Covid-19 gây thiệt hại nặng ở Mỹ, Ông Trump muốn điều tra TQ
- Tin chứng khoán ngày 20/4: Khắp nơi tê liệt, nhà Johnathan Hạnh Nguyễn mất đứt ngàn tỷ
- Hôm nay, học sinh một số tỉnh thành đi học trở lại
- Con trai nuôi Hoài Linh bị tai nạn chấn thương sọ não, gãy xương hàm
- Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN đăng đàn tại Hội sách trực tuyến 2020
- Giữa dịch Covid-19, hơn 700 công nhân vẫn ngày đêm thi công dự án 5.300 tỷ
Biến “nguy” thành “cơ” cho chuyển đổi số trong dịch Covid-19 Posted: 19 Apr 2020 05:52 PM PDT Các doanh nghiệp ICT cho rằng, Covid-19 gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều lĩnh vực kinh tế, nhưng lại mở ra cơ hội trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của Việt Nam. Phát biểu tại Đại hội đồng Cổ đông mới đây, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho rằng, cú hích của Covid-19 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh chưa từng có. Tâm trạng lo lắng, sợ hãi đang lan truyền và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản, người lao động thất nghiệp. Tuy nhiên, FPT sẵn sàng đối diện với thách thức để trở nên mạnh hơn sau đại dịch. FPT tiếp tục tìm kiếm cơ hội trong dịch Covid-19. Với quốc tế, các đối tác sẽ xem xét lại quốc gia, công ty quản trị tốt trong chống dịch, và Việt Nam hay FPT là những cái tên sáng giá. "Dịch bệnh Covid-19 là một cuộc chiến mới. FPT đã sẵn sàng đương đầu để vượt qua thách thức này. Mỗi người là một chiến sĩ. Mỗi đơn vị là một pháo đài hoạt động mạnh mẽ trên 3 mặt trận: vừa chống dịch, vừa đảm bảo các hoạt động kinh doanh để bảo vệ công ăn việc làm, vừa tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới ở cả trong và ngoài nước. FPT sẽ tập trung củng cố nội lực, liên kết sức mạnh của các công ty thành viên, chuẩn bị thế và lực để vươn lên mạnh mẽ hơn sau dịch", Chủ tịch FPT nhấn mạnh. Để minh chứng cho nhận định của mình, ông Bình đưa ra ví dụ, FPT đã ký hợp đồng tư vấn chuyển đổi số với "vua tôm" Minh Phú cùng tham vọng giúp đối tác chinh phục 25% thị phần thế giới từ mức hiện tại là 4%. FPT cũng đang hoàn thiện hợp đồng với "vua gỗ" AA để nhanh chóng trở thành một trong hai nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Khi hoàn thành, dự án sẽ là sự kết hợp của gỗ và phần mềm để cùng nâng đẳng cấp toàn cầu. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong đại dịch Covid-19, CEO FPT Nguyễn Văn Khoa cho rằng, tình hình dịch bệnh hiện nay phức tạp và khó dự báo. Mảng viễn thông và quảng cáo trực tuyến có thể gặp khó trong bán hàng, các khách hàng cắt giảm chi tiêu. Tương tự với công tác tuyển sinh và giảng dạy. Tuy nhiên, FPT xác định đây là thời chiến và đưa ra các giải pháp kịp thời, cập nhật các kịch bản kinh doanh để ứng phó, theo dõi chặt chẽ từng quý và kiểm soát hàng tuần. "Toàn thể nhân viên FPT phải làm việc 200% sức lực để vượt qua giai đoạn này. Công ty chuyển đổi sang mô hình làm việc online, đưa ra các giải pháp tài chính, tăng cường chuyển đổi số nội bộ để nâng cao cạnh tranh. Lãnh đạo FPT xác định trong nguy có cơ và sẽ tìm kiếm mọi cơ hội trong nước và nước ngoài, tận dụng bối cảnh nhiều doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình online để vươn lên sau đại dịch" CEO FPT nói. Trả lời về cơ hội sau đại dịch, CEO FPT cho rằng: "Covid đang mở ra rất nhiều cơ hội cho FPT từ hành vi của khách hàng, đến xu hướng chuyển đổi số của các doanh nghiệp. "Các sản phẩm 'Made by FPT' cũng đang được khách hàng đón nhận nhiệt tình theo dạng thuê dịch vụ, từ đấu thầu, xây dựng hệ thống theo yêu cầu sang hệ thống làm sẵn, cho thuê. Sau đại dịch, chúng tôi tin tưởng và chắc chắn rằng FPT sẽ nắm bắt được các cơ hội một cách tối đa". Theo ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch NextTech, nhấn mạnh dịch Covid-19 đã và đang tác động rất nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Ông Bình cho rằng, tình huống đặt ra là doanh nghiệp sẽ chịu chết, đứng im cho khủng hoảng nhấn chìm hay lựa chọn xông pha, tự tạo nên cơ hội "cá bé nuốt cá lớn" để thích nghi và tăng trưởng. Ông Bình cho rằng khẩu hiệu "chuyển đổi số" chưa bao giờ dâng cao khí thế như lúc này bởi đó sẽ là công cụ hỗ trợ tăng thu giảm chi – giải pháp cần kíp cho các doanh nghiệp. Đồng tình với quan điểm này, ông Hùng Đinh, CEO Design Bold cho biết, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, người làm doanh nghiệp trong nước phải đối diện với rất nhiều thử thách mới, buộc họ phải kịp thời thích ứng hay nguy cơ phá sản chỉ trong thời gian ngắn. Trong đó, hai thử thách lớn nhất chính là chuyển dịch từ mô hình làm việc truyền thống sang làm việc từ xa, cũng như làm sao để tận dụng tối đa nguồn lực công nghệ để vận hành doanh nghiệp. Theo ông Hùng, làm việc từ xa từ lâu đã trở thành văn hoá, phương pháp làm việc hiệu quả của các doanh nghiệp "đa quốc gia". Tuy nhiên, tại Việt Nam, chỉ đến khi dịch Covid-19 bùng phát, mọi người mới thật sự có cái nhìn đúng mức về hình thức làm việc này. "Trên thị trường có rất nhiều các công cụ hỗ trợ tốt cho làm việc từ xa, chẳng cần đến công cụ nước ngoài. Cụ thể, để tổ chức các cuộc họp video có thể sử dụng Zalo, quản trị doanh nghiệp có các giải pháp đến từ Base, 1Office hay thiết kế có thể sử dụng các giải pháp của DesignBold, Haravan, Ladipage", ông Hùng dẫn chứng. Tuy nhiên, CEO DesignBold cho rằng, để làm việc trực tuyến thực sự hiệu quả, ngoài việc lựa chọn các bộ công cụ phù hợp, điều quan trọng nhất chính là phải chuyển đổi tư duy của lãnh đạo, người quản lý để từ đó chuyển đổi phương pháp cho các bộ phận. Bởi làm việc từ xa là tổng thể quy trình vận hành của doanh nghiệp, chứ không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ là làm từ xa thì chỉ cần máy tính nối mạng là xong. "Khi chuyển sang môi trường "cộng tác" online với đồng nghiệp, doanh nghiệp sẽ cần cả một quá trình chuyển đổi, nếu không sẽ không thể hiệu quả", ông Hùng nhấn mạnh. Nguyễn Thái Doanh nghiệp nào sẽ hưởng lợi từ chương trình "Làm việc từ xa, đẩy lùi Corona"?Nhấn mạnh chương trình "Làm việc từ xa, đẩy lùi Corona" là hoạt động thiết thực hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt khó, đại diện Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng lợi lớn nhất từ chương trình này. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chủ trọ Hà Nội tặng gạo, mắm, chia sẻ khó khăn với người thuê phòng Posted: 19 Apr 2020 03:00 PM PDT Hình ảnh người đàn ông đi chiếc xe cub 81 chở gạo, đến gõ cửa từng phòng trọ để tặng đã khiến nhiều người xúc động. Đó là ông Nguyễn Văn Huy (SN 1958) ở Hoàng Mai, Hà Nội. Gia đình ông và vợ - bà Mai Hằng Nga (SN 1961), có dãy trọ gồm 13 phòng cho thuê từ 5 năm nay. Vào đợt Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội lần thứ 2, nhiều hộ gia đình thuê phòng trọ của ông bà tiếp tục phải nghỉ làm, không có thu nhập. Vì vậy, hai vợ chồng đã quyết định tặng quà để hỗ trợ.
Mỗi phần quà gồm 10 kg gạo và 1 chai nước mắm cốt. Chị Nguyễn Mỹ Hạnh, con gái ông Huy cho biết: 'Mẹ tôi quê gốc ở Đà Nẵng, gia đình thường đặt nước mắm truyền thống từ Đà Nẵng ra ăn. Đợt này, ngoài việc hỗ trợ gạo cho các phòng trọ, mẹ tôi cũng muốn gửi tặng mọi người nước mắm ngon để ăn cùng. Gạo dành tặng các hộ gia đình cũng được chọn từ loại gạo ngon, đảm bảo'. 'Gia đình tôi có một cửa hàng kinh doanh gạo. Ngày 6/3, khi Hà Nội xuất hiện ca dương tính với Covid-19, người dân rất lo lắng. Sáng 7/3, nhiều người đổ xô đi tích trữ thực phẩm và cửa hàng nhà tôi cũng bán hết sạch gạo ngay trong sáng hôm đó. Một số trường hợp đến cửa hàng mua quá muộn, họ năn nỉ thậm chí chấp nhận mua gạo chăn nuôi để ăn. Mẹ tôi lo cho những người ở dãy trọ nhà mình, phải cách ly thời gian dài có thể họ không thể về quê lấy gạo lên ăn hoặc không có thu nhập để mua. Vì vậy bố mẹ tôi quyết định hỗ trợ họ gạo ăn - thực phẩm thiết yếu nhất của tất cả các gia đình', chị Mỹ Hạnh chia sẻ thêm.
Khi nhận được quà, các gia đình rất vui vẻ, nhiều người xúc động nói lời cảm ơn với chủ trọ năm nay đã qua tuổi 60. 'Có hộ 3 ngày nữa chuyển đi nhưng bố mẹ tôi vẫn tặng để hỗ trợ họ khi chuyển sang chỗ mới. Ngoài ra, có 2 gia đình không nhận quà. Họ nói, hãy dành phần quà của họ cho những người khó khăn hơn', chị Hạnh cho biết. Cô gái sinh năm 1994 chia sẻ thêm, những người thuê nhà đều là các hộ dân với ngành nghề khác nhau (kinh doanh online, dân lao động, thợ điện…). Nếu gia đình nào khó khăn, chậm tiền phòng bố mẹ cô đều thông cảm và cho lui thời hạn nộp tiền.
'Tiền điện, nước… bố mẹ tôi cũng lấy theo giá nhà nước và 5 năm nay chưa tăng tiền phòng. Vì vậy có những gia đình quý mến đã ở từ ngày phòng trọ được mở cho đến nay'. Sau khi câu chuyện được chia sẻ lên một diễn đàn mạng, nhiều người đọc đã bày tỏ sự trân trọng trước tấm lòng của vợ chồng chủ nhà trọ. Không ít bạn trẻ còn vui vẻ bình luận: 'Nhà bác có tuyển nhân viên bê gạo không?'; 'Bác ở đâu cho cháu xin thuê một phòng?'... Hôm 19/4, ông Huy và vợ cũng sẽ tiến hành phát 15 suất (mỗi suất 10kg gạo và quà) cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn tại tổ 18 phường Lĩnh Nam. Cân gạo, quả trứng nghĩa tình giúp mẹ nghèo nuôi con có thêm bữa noTừ sau tết Nguyên đán, chị Trần Thị Ngọc, 42 tuổi (phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) không có bất cứ nguồn thu nhập nào vì phải ở nhà trông cậu con trai 3 tuổi bị bệnh Down. Ngọc Trang | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chị bán rau kể việc bị nữ Phó chủ tịch phường nói con điên này Posted: 19 Apr 2020 04:04 PM PDT Chị Chinh thừa nhận việc đã bị nhắc nhở nhiều lần, nhưng cách ứng xử của nữ Phó chủ tịch phường Bãi Cháy khiến chị bị tổn thương. XEM CLIP: Chị Vũ Thị Chinh (SN 1989, trú phường Minh Thành, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) kể, 2 năm nay, gia đình thuê gần 1 mẫu ruộng để trồng hoa màu. 3h chiều hàng ngày, sau khi xếp rau, củ, quả đầy xe máy, chị chở ra vỉa hè gần trường Tiểu học Bãi Cháy (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long) đứng bán, đến khoảng gần 19h hết hàng thì về. Ngày 11/4, một người của lực lượng trật tự đến nhắc nhở và yêu cầu chị vào chợ bán hàng. Ngày 14/4, cũng tại địa điểm này, lực lượng chức năng tới nhắc nhở và nói nếu tái phạm sẽ lập biên bản. Ngày 16/4, do thấy việc đứng một chỗ bán không chạy hàng, chị Chinh đi bán rong, tới từng nhà khách quen. Khi chị đang bán cho một người dân thì lực lượng chức năng tới thu giữ phương tiện và toàn bộ hàng hoá đưa về trụ sở UBND phường Bãi Cháy. "Đi đến trụ sở phường để xin nộp phạt, tôi tưởng ký nộp xong sẽ được lấy xe và hàng mang về luôn, nhưng phía phường nói 1 tuần sau mới lấy được. Thấy vậy, tôi không ký biên bản vi phạm mà về luôn", chị Chinh nói. "Sau đó, tôi về nhà tìm mua lại một chiếc xe máy cũ, không có giấy tờ để đi bán rau tiếp", lời chị Chinh.
Chị Chinh cho hay, ngày 18/4, khi mới bán được vài mớ rau, nhiều người khuyên chị nên đi về vì lực lượng chức năng sẽ đến tịch thu. Chị chuẩn bị về thì xe máy trục trặc không đi được, sau đó xe thùng của lực lượng chức năng ập tới rồi thu giữ phương tiện và hàng hoá, đồng thời đưa chị Chinh lên thùng xe ô tô để về trụ sở. Lý giải việc cầm dao khi giằng co với lực lượng chức năng, chị Chinh cho rằng không có ý hành hung ai, chỉ vì quá bực nên xảy ra hành động trên. "Đấy là con dao cùn tôi dùng để cắt gốc rau, tôi không chống đối hay định chém ai", chị Chinh trần tình. Về trụ sở, chị viết bản tường trình sự việc, rồi đi về mà không ký vào biên bản vi phạm. Nhớ lại lúc bị nữ Phó chủ tịch phường Bãi Cháy gọi là "mày", chị khóc cả đêm. Cũng theo chị Chinh, chiều qua, lãnh đạo của UBND phường Bãi Cháy tới nhà chị để xin lỗi, động viên. "Mấy ngày nay nhiều người muốn ủng hộ tôi tiền nhưng tôi không nhận. Tôi chỉ muốn tiếp tục đi bán rau, vì không còn nghề nào khác. Mong phường tạo điều kiện để tôi có một chỗ ngồi bán rau kiến tiền nuôi 2 con ăn học", chị Chinh bộc bạch.
Trước đó, mạng xã hội xuất hiện clip dài hơn 3 phút ghi lại hình ảnh lực lượng chức năng phường Bãi Cháy thu giữ xe chở rau, người bán rau gào khóc xin bỏ qua thì nữ Phó chủ tịch UBND phường Bãi Cháy L.T.H nói: "Con này, mày có bị điên không, thu giữ đưa hết về phường... không nói nhiều". Thành ủy Hạ Long đã có công văn gửi Đảng ủy phường Bãi Cháy, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra - Thanh tra TP yêu cầu xác minh làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Ủy ban Kiểm tra - Thanh tra TP kiểm tra xử lý vi phạm theo đúng quy định của Đảng đối với đảng viên và đề xuất hình thức xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, báo cáo Thường trực Thành uỷ trước ngày 25/4. Phạm Công Nữ Phó chủ tịch phường nói 'con điên này' với chị bán rau và quay clipPhó chủ tịch UBND phường Bãi Cháy là người trực tiếp tham gia tổ công tác chỉ đạo việc thực thi nhiệm vụ an ninh trật tự và có phát ngôn 'con điên này' với người bán rau. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Yêu cầu Trung Quốc hủy quyết định sai trái liên quan Hoàng Sa, Trường Sa Posted: 19 Apr 2020 05:35 AM PDT Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Trước việc Trung Quốc hôm qua thông báo thành lập cái gọi là "quận Tây Sa" (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và "quận Nam Sa" (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại cái gọi là "thành phố Tam Sa", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm nay phát biểu: Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai. Thời báo Hoàn cầu, Mạng lưới truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) hôm qua đăng tải thông tin, Bộ Dân chính Trung Quốc ra thông cáo Quốc vụ viện nước này đã phê chuẩn việc thành lập cái gọi là "quận Tây Sa" và "quận Nam Sa" trực thuộc "thành phố Tam Sa" (tỉnh Hải Nam). Theo quyết định ngang ngược này, cái gọi là "quận Tây Sa" sẽ đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cái gọi là "quận Nam Sa" đặt tại Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Thái An Trung Quốc ngang ngược lập quận quản lý Trường Sa, Hoàng SaBất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc vừa ngang nhiên phê chuẩn thành lập 2 quận quản lý quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thế giới hậu Covid-19 - Phần 1 Posted: 19 Apr 2020 03:17 PM PDT - Coronavirus chưa qua, nhưng bệnh dịch đã, đang và sẽ để lại những di chứng nặng nề trên tất cả các mặt của đời sống con người, cũng như quan hệ quốc tế. Tuần Việt Nam xin trân trọng giới thiệu mạch bài viết dự báo về những biến đổi địa chính trị trên thế giới sau đại dịch Covid-19 của Tiến sỹ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Ngoại giao. Thế giới chúng ta đang ở bước ngoặt quan trọng và một thế giới mới đang dần xuất hiện sẽ vĩnh viễn khác hẳn thế giới hiện thực chúng ta đang sống. Có các tác động tốt và cả tác động xấu nữa. Dù thích hay không thích thì chúng ta cũng buộc phải thích nghi với thực tế mới, không còn cách nào khác. Thế giới mới tạm gọi là "Thế giới hậu Coronavirus". Đã có "Thế giới Hậu chiến tranh thế giới thứ 2", "Thế giới Hậu chiến tranh lạnh", tại sao lại không có "Thế giới hậu Coronavirus"? Sở dĩ có "Thế giới hậu Coronavirus" là vì những hệ quả nặng nề mà Coronavirus gây ra cho con người.
Thứ nhất, dịch bệnh COVID-19 là thảm họa y tế cộng đồng ở quy mô và phạm vi lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến trong suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử của mình. Bệnh dịch không phải là điều gì mới với thế giới. Thế giới đã từng chứng kiến những bệnh dịch kinh hoàng như bệnh tả, thương hàn, dịch hạch, sởi, cúm Tây Ban Nha, đậu mùa, gần đây là HIV, Ebola, SARS... Tuy nhiên Covid-19 mới là bệnh dịch có tính toàn cầu đầu tiên mà gần như tất cả các nước trên thế giới đều ít, nhiều bị ảnh hưởng. Tác nhân chính để phát tán Coronavirus trên phạm vi toàn cầu không ai khác chính là toàn cầu hóa. Thứ hai, thế giới đương đại chưa từng chứng kiến một khủng hoảng, thảm họa, hay bất kỳ một cuộc chiến nào lại có sức tàn phá hủy diệt nhanh như đại dịch Covid-19, khiến cả thế giới phải "đóng cửa" như minh họa trên một trang bìa của tạp chí Economist. Chỉ trong khoảng thời gian vẻn vẹn chưa đầy 3 tháng, Covid-19 đã khiến hầu hết các hoạt động sản xuất, giao thương, đi lại, làm ăn, buôn bán, giải trí... của người dân trên khắp thế giới dừng hẳn lại. Con số thiệt hại vật chất lên đến hàng chục ngàn tỷ USD, và vẫn tiếp tục tăng. Thứ ba, giống như một bộ phim giả tưởng, cuộc chiến chống Covid-19 chính là cuộc "Chiến tranh thế giới phi quy ước đầu tiên", không tiếng súng, không phải giữa con người với nhau mà giữa toàn nhân loại với một con virus vô hình. Lần đầu tiên thế giới có một "cuộc chiến" trong đó tất cả các vũ khí hiện đại nhất lại trở nên vô dụng. Điều làm cả thế giới điên đầu và bất lực là mặc dù thiệt hại rất nhiều và tiền của đổ vào cuộc chiến không ít, nhưng con người cho đến nay hầu như vẫn hiểu biết rất hạn chế về cơ chế lây bệnh của loại virus này. Họ cũng chưa rõ đến khi nào và bằng cách nào mới chế được một loại thuốc thực sự hiệu nghiệm để điều trị người bệnh, khống chế và kiểm soát dịch bệnh một cách hữu hiệu. Thứ tư, điều bi đát là ở chỗ trong khi cuộc chiến chống lại Covid-19 vừa mới chỉ bắt đầu và chưa có hồi kết, thì nhân loại cũng bắt đầu lờ mờ hiểu ra rằng ngay cả khi họ giành được thắng lợi trước Coronavirus thì đó cũng chỉ là thắng lợi tạm thời. Thực tế, những gì thế giới đang làm hiện nay mới chỉ là những màn "tập dượt" không hơn, không kém. Khả năng cao là sau khi Coronavirus bị khống chế, thì các "họ hàng", hay "con, cháu" của loại virus này, hay những biến thể hoặc chủng mới của nó có thể xuất hiện và "thăm viếng" con người ngày một thường xuyên hơn. Vấn đề chỉ là khi nào và bằng cách nào mà thôi. Chúng có thể chui ra từ những lớp băng tan sau khi bị chôn vùi hàng triệu năm do biến đổi khí hậu và trái đất nóng lên. Chúng cũng có thể xuất hiện từ những cánh rừng già hoặc những con thú hoang ở trong rừng lây sang vật nhà khi môi trường tự nhiên ngày một thu hẹp và môi trường sống của con người với môi trường tự nhiên xích lại ngày một gần nhau. Hoặc chúng cũng có thể "ẩn nấp" ở một nơi nào đó, rồi biến đổi gen để sau đó xuất hiện trở lại một cách "lợi hại" hơn. Đối phó với một "kẻ thù" như vậy, các quốc gia hay người dân không thể áp dụng các biện pháp hay cách làm thông thường, mà phải sử dụng các biện pháp mạnh tay, đặc biệt và khác thường. Hãy nhìn quanh trong xã hội ta và khắp thế giới - chưa ai, chưa khi nào và chưa có ở đâu người ta phải tự hành hạ, tự đầy đọa như thế này. Ba kịch bản của đại dịch Coronavirus Sự thay đổi của từng cá nhân, quốc gia và thế giới chắc chắn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách thức đại dịch Covid-19 sẽ diễn biến ra sao trong thời gian tới. Do đó, điều quan trọng là phải xây dựng các kịch bản khác nhau và cách ứng phó với từng kịch bản để làm sao chúng ta không bị động, không bị bất ngờ trước bất kỳ tình huống nào. Nhìn tổng quát, dựa vào đánh giá và cách ứng xử của các quốc gia trên thế giới hiện nay, ta dễ nhận thấy hầu hết chỉ xây dựng trên một kịch bản duy nhất. Cách nhìn của họ theo kịch bản này tương đối lạc quan, cho rằng bệnh dịch sẽ sớm qua đi cũng giống như một loại cúm mùa và đến khoảng hết tháng 6, tức hết quý 2/2020, các quốc gia cơ bản sẽ khống chế được đại dịch Covid-19 và số người bị nhiễm cũng như xuống người bị chết sẽ giảm đáng kể; các hoạt động kinh tế và các hoạt động khác sẽ khôi phục trở lại bình thường như trước khi có dịch. Tuy nhiên, ngay từ đầu khâu dự báo đã có vấn đề. Đặc biệt, ở những nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19 hiện nay như Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha... họ nghĩ rằng đây chỉ là vấn đề của Vũ Hán và của Trung Quốc, chứ không liên quan đến họ! Do đó, họ đã mất 3 tháng thời gian vàng quý báu để có những bước chuẩn bị và ứng phó cần thiết. Do đó, hoàn toàn có khả năng là các dự báo "lạc quan" hiện nay sẽ không diễn ra theo như ý muốn chủ quan của chúng ta. Vấn đề đặt ra là nếu kịch bản xấu nhất xảy ra thì phương án dự phòng sẽ là gì? Câu trả lời là nhiều quốc gia chả có phương án gì cả!
Trong chiến lược đối phó với đại dịch Covid-19, điều nhất thiết là phải dự báo được các kịch bản và từ đó xây dựng các phương án ứng phó cho phù hợp để tránh không bị động. Và cũng cần lưu ý rằng, đại dịch Covid-19 không phải là vấn đề quốc gia riêng lẻ mà là vấn đề mang tính toàn cầu. Một quốc gia ra có thể sớm "thoát nạn", nhưng việc phục hồi thế nào thì còn phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh ở các nước xung quanh, rồi xa hơn nữa là các trung tâm kinh tế, chính trị lớn trên thế giới. Nếu những nơi này vẫn tiếp tục "ngã bệnh" thì khả năng phục hồi hoàn toàn của quốc gia đó cũng sẽ bị chậm lại đáng kể do tính phụ thuộc lẫn nhau. Tạm dự báo 3 kịch bản như sau: Kịch bản 1: Đại dịch Covid-19 sẽ chỉ kéo dài thêm khoảng ba tháng nữa, tức hết quý 2 năm 2020, bệnh dịch sẽ được khống chế và kiểm soát cả trên phạm vi khu vực lẫn phạm vi toàn cầu. Đây là kịch bản tốt nhất đối với các quốc gia cũng như cả thế giới. Dù ít nhiều bị ảnh hưởng, nhưng khoảng thời gian dừng chân tại chỗ 3-4 tháng, có thể xem là bước tạm nghỉ, sau đó các hoạt động kinh tế và cuộc sống của người dân sẽ trở lại bình thường: Các trường học và công sở mở cửa trở lại, hoạt động kinh doanh, buôn bán, giao thông, du lịch, hàng không, khách sạn, nhà hàng... dần được khôi phục. Theo kịch bản này, đa phần các nước bị ảnh hưởng và thiệt hại, nhưng các thiệt hại sẽ sớm được khắc phục theo thời gian. Kịch bản 2: Bệnh dịch Covid-19 cơ bản được khống chế, nhưng vẫn tiếp tục lây lan ở mức độ thấp ở nhiều quốc gia và trên phạm vi toàn cầu. Thời gian kéo dài tình trạng này có thể từ 1 đến 3 năm cho đến khi con người chế tạo được một loại thuốc đặc trị để điều trị hiệu quả các bệnh nhân bị nhiễm Covid-19. Nếu có thuốc đặc trị, Covid-19 lúc này chỉ được xem như một loại cúm mùa, giống như các loại cúm hay các căn bệnh khác mà loài người đã từng gặp phải như sởi, ho gà, bạch hầu, sốt rét, HIV... Chúng ta không loại trừ được hẳn Covid-19, nhưng hoàn toàn có thể sống chung với nó như các căn bệnh trên. Theo kịch bản này, chúng ta vừa lo phòng chống không để dịch bệnh lây lan vừa phải lo khôi phục sản xuất. Còn các hoạt động trong xã hội, giao lưu giữa các quốc gia chưa thể khôi phục ở mức bình thường, mà chỉ duy trì ở mức tối thiểu. Cũng theo kịch bản này, do bị ảnh hưởng kéo dài, kinh tế hầu hết các quốc gia và kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy trầm. Tuy chưa đến mức kiệt quệ, nhưng con người sẽ phải sống trong điều kiện mới khắc khổ và thiếu thốn hơn nhiều so với trước, trong khi vẫn phải dành nguồn lực đáng kể để phòng chống dịch bệnh. Kịch bản 3: Covid-19 vẫn tiếp tục lây lan với tốc độ khủng khiếp như hiện nay trong một thời gian dài bất chấp các biện pháp "cách ly" mà nhiều nước đang áp dụng. Số ca nhiễm cũng như số người chết vẫn duy trì đều đặn ở mức rất cao. Thế giới rơi vào tình trạng bất động kéo dài. Điều đáng lo ngại là Covid-19 bắt đầu dịch chuyển từ những quốc gia giàu có, với tiềm lực kinh tế và khả năng y học tiên tiến như Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia... sang bùng phát dữ dội ở những quốc gia nghèo, kém phát triển, nơi điều kiện vệ sinh và điều kiện y tế vô cùng lạc hậu như Châu Phi, Nam Á, Trung và Nam Mỹ, Trung Đông. Theo kịch bản này, số người chết có thể lên tới hàng triệu cộng với hàng chục triệu người có khả năng bị nhiễm bệnh, khiến hệ thống y tế công và hệ thống phòng dịch cộng đồng ở hàng loạt quốc gia "thất thủ". Các hậu quả đối với thế giới là vô cùng bi đát, phát triển của thế giới khi có thể bị kéo lùi hàng thập kỷ đi kèm theo đó là nghèo đói, bệnh tật và bạo lực hoành hành dữ dội, không chừa bất cứ nước nào và bất cứ khu vực nào. Như cổ nhân đã nói, trong khi chúng ta hi vọng vào điều tốt đẹp nhất thì chúng ta cũng cần phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất (We hope for the best, but prepare for the worst). Trong 3 kịch bản nêu trên, kịch bản 1 là lạc quan, tốt đẹp nhất và ai cũng mong muốn điều đó xảy ra. Kịch bản 3 tồi tệ nhất không ai muốn, nhưng cũng không loại trừ hoàn toàn. Còn kịch bản 2 xem chừng là khả dĩ hơn cả. Còn nữa Tiến sỹ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Ngoại giao. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Việt Nam làm điều chưa từng có, vượt bão toàn cầu Posted: 19 Apr 2020 01:00 PM PDT Việt Nam đã làm nên điều khác biệt khi nỗ lực "làm phẳng đường cong" biểu đồ dịch Covid-19. Điều này được thế giới đánh giá cao và sẽ mang lại thành tựu cho Việt Nam trong phục hồi kinh tế. Bị ảnh hưởng thấp nhất Theo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc VinaCapital về tác động của đại dịch Covid-19 tới Việt Nam vừa được công bố, tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế Việt Nam là nặng nề, nhưng ít hơn các nước khác. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua "cơn bão" suy thoái kinh tế toàn cầu, mà theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) là tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng. Tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế Việt Nam ít hơn nhiều so với Thái Lan và những quốc gia khác có chiến lược ngăn chặn dịch chậm hơn. Việt Nam đã làm nên điều khác biệt và được thế giới đánh giá cao vì là một trong những quốc gia đầu tiên đã "làm phẳng đường cong" biểu đồ dịch Covid-19, với tổng số ca nhiễm tăng rất chậm, gần như "bằng phẳng" theo thời gian. Trong báo cáo mới nhất, IMF dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm 2020, trái ngược với kỳ vọng tăng trưởng 3,3% mà tổ chức này đưa ra hồi tháng 1. Tăng trưởng GDP Mỹ có thể giảm (-5%) trong năm nay, thay vì tăng trưởng 2% như dự báo trước đó. GDP Thái Lan cũng giảm khoảng -5%, thay vì tăng 3%. Trong khi đó, hầu hết các nhà kinh tế dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng 3,5-4% trong năm 2020 và thậm chí có thể cao hơn nữa, tùy thuộc vào hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ.
Trong một báo cáo vừa công bố, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,81-5,01% trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong khi đó, GDP thế giới sẽ giảm 2,3%. Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cũng đưa ra dự báo với kịch bản lạc quan nhất là tăng trưởng 4,2%. Trước đó, Fitch dự báo GDP Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 3,3%. Còn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ giảm tốc, tăng trưởng GDP chỉ còn 4,8%. Trong khi, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 là 4,9% nhờ Việt Nam hành động kiên quyết, phản ứng chính sách tốt với khủng hoảng. Còn McKinsey dự báo, theo một kịch bản có xác suất xảy ra cao nhất 60-70%, khi đại dịch được kiểm soát trong khoảng quý III/2020, tăng trưởng kinh tế toàn cầu phục hồi chậm theo hình chữ U nhưng kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh Sự phục hồi ít nhất từ đầu quý III/2020, với tốc độ giữa hình chữ U và chữ V. Trong kịch bản này, cơ quan chức năng vẫn cần nhanh chóng tung ra các gói cứu trợ và Chính phủ vẫn cần tăng cường chi tiêu công để kích cầu và hỗ trợ sản xuất. Theo Vinacapital, lý do khiến kinh tế của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng ít hơn - chỉ giảm 3,5% tăng trưởng GDP, so với mức giảm 6-7% của nhiều quốc gia khác - là do các biện pháp y tế cộng đồng của Việt Nam rất hiệu quả mà không cần thiết phải đóng cửa hoàn toàn nền kinh tế.
Việc mở cửa lại kinh tế sẽ diễn ra suôn sẻ Trái ngược với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đang bị tấn công bởi đại dịch Covid-19, nhiều nhà máy và trang trại của Việt Nam vẫn hoạt động và một số cửa hàng bán lẻ vẫn mở. Do đó, tỷ lệ dân số Việt Nam có việc làm cao hơn. Cũng theo Vinacapital, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến ở Việt Nam được công bố bởi các hiệp hội ngành công nghiệp có thể tăng lên khoảng 5% vào cuối tháng này so với khoảng 2% vào đầu năm 2020. Sự gia tăng số lượng lao động thất nghiệp của Việt Nam sẽ là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, áp lực này thấp hơn nhiều so với các nước khác. Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ đạt khoảng 20% vào cuối tháng 4. Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh sẽ tăng hơn gấp đôi lên 10%. Những con số trên cho thấy, kịch bản xấu hơn có thể đã xảy ra cho thị trường việc làm tại Việt Nam nếu không có các biện pháp y tế hiệu quả mà Chính phủ thực hiện ngay từ Tết. Một yếu tố cũng được cho sẽ giúp kinh tế Việt Nam vượt qua cơn bão kinh tế toàn cầu là các sản phẩm sản xuất ở Việt Nam thuộc phân khúc giá thấp. Những sản phẩm cao cấp như điện thoại thông minh hay máy ảnh kỹ thuật số... được xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu, bán trong các chuỗi siêu thị giá rẻ như Walmart ở Mỹ và Carrefour ở châu Âu.
Nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng thứ cấp được bán trong các cửa hàng giảm giá (chẳng hạn như thiết bị thể thao/thảm yoga, đồ chơi thú cưng, đồ làm vườn, dụng cụ nhà bếp thứ cấp,..v.v.) thường vẫn ổn định khi kinh tế suy thoái. Đó là bởi nếu trước đó, người tiêu dùng đã quen mua các sản phẩm xa xỉ đắt tiền, thì khi suy thoái kinh tế xảy ra, họ bắt đầu mua sắm tiết kiệm hơn để giảm mức chi tiêu hàng tháng. Trên thế giới, tình hình dịch bệnh đã có diễn biến tích cực. Tại Mỹ, dự báo về số ca tử vong được điều chỉnh giảm mạnh từ mức 2,2 triệu người vào tháng 3 xuống còn 250.000 người vào đầu tháng 4, và xuống dưới 60.000 vào tuần trước. Một số quốc gia ở châu Âu cũng bắt đầu lên kế hoạch mở lại nền kinh tế dựa trên thực tế là đường cong biểu đồ dịch Covid-19 (số ca nhiễm còn lại) và số lượng tử vong dường như đã đạt đỉnh. Đây là yếu tố giúp Việt Nam yên tâm hơn và do Việt Nam đã "làm phẳng đường cong" biểu đồ dịch Covid-19 và chưa có trường hợp tử vong nào, do vậy việc mở cửa lại kinh tế của Việt Nam nhiều khả năng sẽ diễn ra khá suôn sẻ. Một khi các nước lớn mở cửa lại nền kinh tế, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ hồi phục nhanh chóng. M. Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tin tức Covid-19 sáng 20/4: Mỹ vượt đỉnh dịch Covid-19 Posted: 19 Apr 2020 06:52 PM PDT Đến sáng 20/4 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 2.394.291 ca nhiễm và 164.930 người tử vong do Covid-19, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins. Mỹ và châu Âu đều có dấu hiệu đã qua đỉnh dịch. Số người chết tại Mỹ vượt 40.000 Mỹ hiện ghi nhận ít nhất 40.461 trường hợp tử vong do Covid-19, trong tổng số 755.533 ca nhiễm. Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới, với khoảng cách ngày càng lớn hơn so với Italia và Tây Ban Nha đứng sau.
New York, bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, đã có thêm 507 người chết do virus trong 24 giờ qua. Thống đốc Andrew Cuomo hôm 19/4 thông báo, các con số cho thấy thời điểm tồi tệ nhất đã qua đi, song cho biết "đây mới chỉ là hiệp một" trong cuộc chiến chống đại dịch, và số lượng ca nhiễm và nhập viện tăng hay giảm sẽ "hoàn toàn phụ thuộc vào những gì chúng ta làm". Ông cảnh báo rằng tái mở cửa nền kinh tế quá sớm mà không có kế hoạch cụ thể sẽ khiến các con số tăng trở lại. Anh chưa mở cửa trường học Học sinh tại nước Anh sẽ không được trở lại trường cho đến khi chính phủ nước này đã hoàn thành kế hoạch 5 điểm nhằm đảm bảo tình hình đủ an toàn để điều chỉnh bất cứ biện pháp chống virus nào – Bộ trưởng Giáo dục Gavin Williamson cho biết.
Hôm 19/4, Bộ Y tế Anh thông báo số người tử vong do virus đã tăng lên thành 16.060, trong số 120.067 người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus. Tây Ban Nha tiếp tục chiều hướng tích cực Bộ Y tế Tây Ban Nha cho hay, có 410 trường hợp tử vong mới trong vòng 24 giờ qua, đưa tổng số lên 20.453. Thống kê cũng cho thấy hiện có 98.134 ca nhiễm đang được điều trị, tăng 1,1% so với ngày 18/4. Phát biểu trong cuộc họp báo hàng ngày của chính phủ, Giám đốc y tế khẩn cấp Tây Ban Nha Fernando Simon cho biết các con số mới phản ánh "một mức giảm đáng kể trong số ca nhiễm". Pháp cho phép người thăm viện dưỡng lão Pháp sẽ cho phép người vào thăm các viện dưỡng lão và chăm sóc người cao tuổi, một phần trong các động thái nới lỏng giới hạn ở nước này. Từ 20/4, quyền thăm viếng sẽ được khôi phục dù vẫn còn một số hạn chế nhất định. Tương tự như nhiều quốc gia châu Âu khác, Pháp có vẻ như đã vượt qua đỉnh dịch và hiện đang cân nhắc các biện pháp nới lỏng giới hạn. Hiện nước này ghi nhận 154.097 ca nhiễm và 19.744 trường hợp tử vong. Italia có số ca tử vong mới thấp nhất một tuần Hôm 19/4, chính quyền Italia thông báo số người chết do Covid-19 đã tăng 433 người, thấp nhất trong vòng một tuần, và số ca nhiễm mới cũng chậm lại xuống còn 3.047 từ con số 3.491 trước đó. Các con số đã bình ổn đáng kể kể từ khi đỉnh dịch được chạm tới vào khoảng cuối tháng 3, song các mức giảm không nhanh như kỳ vọng. Số ca nhiễm tăng kỷ lục tại Singapore Hôm 18/4, Singapore đã ghi nhận 942 ca nhiễm Covid-19 mới, mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu – Bộ Y tế nước này cho biết. Hầu hết các ca nhiễm mới là người lao động nhập cư. Sau những thành công ban đầu trong công tác đẩy lùi sự lây lan của virus, Singapore gần đây đã chứng kiến các mức tăng vọt trong số ca nhiễm, chủ yếu là trong bộ phận người lao động nhập cư sống trong các khu ký túc xá chật hẹp.
Singapore hiện ghi nhận tổng cộng 6.588 ca nhiễm, với 11 trường hợp tử vong. Cuba ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm Theo các quan chức y tế hôm 19/4, Cuba đã ghi nhận 1.035 ca nhiễm virus Covid-19, lần đầu tiên vượt qua mốc 1.000 ca. Đến hôm 19/4, số người chết do virus ở nước này là 24 người. Cuba đã áp dụng các biện pháp giới hạn nghiêm ngặt chống Covid-19, đình chỉ gần như tất cả các chuyến bay nội địa và quốc tế. Công dân trở về từ nước ngoài được yêu cầu cách ly tại cơ sở của chính phủ trong 14 ngày và bất kỳ ai nghi ngờ nhiễm virus phải ngay lập tức đến bệnh viện để được điều trị. Một số tin tức khác: - Qatar ghi nhận thêm 440 ca nhiễm trong 24 giờ qua, nâng tổng số bệnh nhân lên 4.922. Đến nay, có 8 người đã tử vong do Covid-19 tại quốc gia này. - Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đồng ý hợp tác mật thiết nhằm đẩy lùi mối đe doạ do đại dịch Covid-19. - Số ca nhiễm tại Peru đã vượt quá 15.000, cao thứ hai tại khu vực Mỹ Latin sau Brazil. Nước này hiện ghi nhận 15.628 ca nhiễm và 400 trường hợp tử vong. - Croatia dỡ bỏ lệnh cấm di chuyển trong đất nước. Từ 20/4, người dân sẽ được đi lại tự do giữa 20 quận của nước này. Song, biên giới của Croatia vẫn đóng cửa. - Ba Lan lại ghi nhận 545 ca nhiễm mới. Từ 20/4, các công viên và rừng quốc gia được mở cửa trở lại. Số khách được vào các cửa hàng cũng sẽ được nới lỏng. - Số ca tử vong do Covid-19 tại Canada đã tăng gần 12% lên 1.506 chỉ trong một ngày. Số ca nhiễm cũng tăng lên thành 33.922. - Hơn 100.000 người Bangladesh đã chống lệnh phong toả, đến dự lễ tang của một lãnh đạo cấp cao thuộc đảng Hồi giáo ở quận Brahmanbaria.
Anh Thư | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tôi đã khóc khi xem những tấm hình này, bạn thì sao? Posted: 19 Apr 2020 06:35 PM PDT Nơi bệnh nhân 268 mắc Covid-19 ở chỉ có núi đá tai mèo sắc nhọn xen kẽ những nếp nhà người Mông. Các cán bộ y tế đã phải rất khó khăn vất vả mới đến được nơi đây để giúp bà con phòng dịch. Bệnh nhân 268 mắc Covid -19 là một bé gái 16 tuổi ở Pín Tủng, Xã Phố Là, huyện Đồng Văn. Nơi cô bé ở là vùng biên giáp với Trung Quốc, cuộc sống vẫn còn khó khăn. Ngay sau khi có ca bệnh, ngành y tế Hà Giang đã triển khai quyết liệt các biện pháp, rà soát, khoanh vùng và thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm của người dân ở đây nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang, Trung tâm Y tế Đồng Văn và các đơn vị liên quan để thành lập các tổ công tác thường trực tại thôn Pín Tủng theo dõi sức khỏe cho người dân, phun khử trùng,... Đường vào thôn Pín Tủng không hề đơn giản, từ trung tâm thị trấn Phố Bảng, mất gần 30 phút đi xe máy men theo con đường mòn lởm chởm đá ngang lưng núi, vượt qua nhiều đoạn cua tay áo, dốc dựng đứng, mới đến được Pín Tủng. Cảnh tượng nơi đây sẽ là đẹp và nên thơ với những người lần đầu được nhìn thấy, nhưng sẽ là những vất vả, những nhọc nhằn với những người đang sinh sống, bởi nơi ấy chỉ có đá và đá... Thế nhưng, những cán bộ, nhân viên y tế của ngành Y tế Hà Giang vượt qua mọi khó khăn để đến với đồng bào. Những hình ảnh được anh Lương Triều Văn ghi lại đã khiến chúng ta thổn thức và cảm phục họ biết nhường nào!
Với đồng bào dân tộc nơi đây, một năm chỉ có một mùa ngô duy nhất, vì thế chậm trễ là mất mùa. Cho nên, dù có dịch bệnh thì bà con vẫn đi nương. Và những người chiến sĩ áo trắng của chúng ta hoạt động trên mọi mặt trận,họ đã đến nương rẫy, nơi bà con làm việc để tuyên truyền dịch bệnh và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Sau những chặng gian nan nhọc nhằn ấy, những y bác sĩ trở về chỗ nghỉ ngơi với mì tôm thay cơm để lấy sức tiếp tục những hành trình...
Và những giấc ngủ cũng của họ cũng rất vội vàng... Phút nghỉ ngơi sau những vất vả Phóng sự ảnh của Lương Triều Văn (theo suckhoedoisong.vn) Sáng 20/4 không có ca Covid-19 mới, 202 người khỏi bệnh- Sáng 20/4, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca Covid-19 mới. Tổng số ca mắc hiện tại là 268 trường hợp, trong đó 202 người đã khỏi bệnh. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp chia sẻ về 2 cán bộ bị bắt vụ Đường Nhuệ Posted: 19 Apr 2020 04:05 PM PDT Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình thông tin với VietNamNet về 2 thuộc cấp cũ bị bắt tạm giam liên quan tới vụ án Nguyễn Xuân Đường. Trong số 4 bị can bị CQĐT Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam với tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ" tuần qua có 2 cán bộ thuộc Sở Tư pháp: Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá Phạm Văn Hiệp (SN 1984) và đấu giá viên Vũ Gia Thành (SN 1977). Ông Đinh Trọng Xá, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp Thái Bình, hiện đang giữ chức Bí thư Huyện ủy Quỳnh Phụ cho biết: "Một số cán bộ vừa bị bắt tạm giam, tôi chưa nắm được nội dung 'Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ' là cụ thể ở vụ việc nào. Những vụ việc đấu giá trước kia, chúng tôi cũng không nhận được nội dung đơn thư, khiếu nại nào liên quan tới cán bộ chấm đấu giá".
"Năm 2018, thời điểm anh Hiệp làm Phó giám đốc Trung tâm đấu giá có bị Nguyễn Xuân Đường có nhiều hành vi đe dọa, dọa dẫm…, những thông tin trên đều giao cho Thanh tra Sở Tư pháp xử lý" - ông thông tin. Câu kết tinh vi Trao đổi với VietNamNet 1 ngày trước khi bị bắt, ông Phạm Văn Hiệp cho biết, năm 2018 ông đã từng bị Nguyễn Xuân Đường nhắn tin, đe dọa, khủng bố tinh thần. Sự việc được ông báo lên cơ quan công an.
Lý do bị đe dọa, ông Hiệp cho biết: "Tôi làm công khai quá, minh bạch ai cũng biết thì họ ăn gì. Trung tâm tôi đã đấu giá bán được gấp 2 - 3 lần khởi điểm như bán ở Vũ Hội, tôi đấu từ 5 triệu/m2 lên 17 triệu/m2 nên họ phải bỏ cọc. Những thông tin họ mua được nhiều cũng là khoe khoang thôi, như chúng tôi đấu giá 46 lô đất ở Vũ Ninh, Đường khoe trên Facebook là vợ nó trúng hơn 30 lô nhưng thực tế, Dương chỉ trúng 5 lô". Chia sẻ về cách thức đấu giá của vợ chồng Đường Nhuệ, ông Phạm Văn Hiệp nói: "Họ thông đồng, bảo là bán hồ sơ đấu giá nhưng ỉm đi, chỉ bán cho độ 10 người nhà rồi nghe ngóng, nếu không lộ sẽ cho đặt cọc, tổ chức đấu giá luôn. Như vậy làm gì có ai biết mà đấu với họ và như thế, họ sẽ mua được đất với giá gần như bằng khởi điểm. Nếu lộ ra họ phải 'đàm phán' với người khác, cũng phải bỏ ít tiền để người khác rút... Thực sự họ câu kết với nhau rất tinh vi, tôi làm trong ngành mới hiểu được". Ông Hiệp nói, hiện tượng tiêu cực trong đấu giá đất rất phổ biến tại các địa phương trong tỉnh Thái Bình.
"Thực ra, tôi không quan tâm đến việc đấu giá. Tôi không phải người địa phương, đây không phải chỗ làm ăn. Tôi dính vào tôi chết. Phải cực kỳ sạch sẽ mới khống chế được chúng. Chúng rất cay tôi. Nhưng tôi không nghĩ chúng (vợ chồng Đường "Nhuệ") lại làm mạnh thế. Chúng đe dọa, bắt cóc vợ con, gây sức ép để tôi đi", ông Hiệp nói. Ông Hiệp nói: "Đường 'Nhuệ' tổ chức đấu giá 'chui', nhờ người khác đứng tên, không thông báo đấu giá, mua hóa đơn đài phát sóng...". "Làm 'chui' thì sẽ không mất tiền đàm phán với những người tham gia đấu giá, nguồn lợi thu được là rất lớn. Dân đến mua hồ sơ nó không bán rồi kêu đàn em đàn áp. Các huyện làm nhiều lắm, bán chui hết", ông Hiệp nói. Tuy nhiên, một ngày sau khi trao đổi thông tin với VietNamNet, ông Hiệp bị bắt giữ. Những bất minh này trùng khớp với các cuộc đấu giá trúng của cặp vợ chồng Dương - Đường, như trúng nhiều lô đất đấu giá; giá đấu trúng rất sát với giá khởi điểm. Ví dụ, ở xã Lô Giang (huyện Đông Hưng), năm 2019, Nguyễn Thị Dương đứng tên đấu trúng 6 lô giá chỉ cao hơn giá khởi điểm từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng/m2; tại xã Đông Phương (Đông Hưng), năm 2018, Nguyễn Thị Dương đứng tên đấu giá trúng trọn gói 20 lô đất (tổng diện tích hơn 4.344 m2) với giá cao hơn giá khởi điểm cho 20 lô có 9,9 triệu đồng... Trong một cuộc đấu khác cũng tại xã Đông Phương, năm 2018, Dương trúng đấu giá nhiều lô đất (mỗi lô 215 m2) với giá chỉ cao hơn giá khởi điểm 10.000 đồng/m2. Cụ thể, giá khởi điểm là 1,5 triệu đồng/m2, nhưng Dương trúng với giá 1,51 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó, mỗi khi tham gia đấu giá xong mà không "vừa ý", băng nhóm Đường "Nhuệ" thường có hành vi côn đồ với người đấu giá trúng. Lãnh đạo xã Song An (huyện Vũ Thư) cho biết, tháng 7/2018, xã có 44 lô đất đưa ra đấu giá. Nguyễn Thị Dương tham gia cả 44 lô, trúng 8 lô, thời điểm hiện tại mới nộp tiền 4 lô. "Một người trúng đấu giá bị người của Đường 'Nhuệ' uy hiếp phải vào ủy ban xã trú chân. Một cô giáo tiểu học đấu trúng 2 lô cũng bị người của Đường đe dọa, sợ không dám về. Chúng tôi phải nhờ Công an huyện về tăng cường an ninh", lãnh đạo xã Song An cho hay. Nạn nhân của Đường 'Nhuệ' tố người ký tạm đình chỉ điều traAnh Nguyễn Văn Hà (TP Thái Bình) tố cáo Nguyễn Xuân Đường cùng đàn em hủy hoại, đập phá tài sản gia đình mình 3 năm về trước. Nhóm PV | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Covid-19 gây thiệt hại nặng ở Mỹ, Ông Trump muốn điều tra TQ Posted: 19 Apr 2020 07:15 PM PDT Theo CNN, Tổng thống Donald Trump hôm 19/4 nói rằng Mỹ vẫn muốn phái các nhà điều tra tới Trung Quốc để tìm hiểu về sự bùng phát của virus corona. Kênh truyền hình Mỹ cho hay, nước này trước đây từng đưa ra yêu cầu tương tự nhưng đã bị Trung Quốc khước từ. Tổng thống Trump hôm 19/4 nói: "Chúng tôi đang trao đổi với Trung Quốc. Chúng tôi đã nói với họ từ rất lâu về việc (Mỹ) vào (điều tra). Chúng tôi muốn vào".
Hôm 17/4, Ngoại trưởng Mike Pompeo tiết lộ chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn đang cố gắng thuyết phục Trung Quốc cho phép các chuyên gia vào Viện Virus học Vũ Hán, bị nghi là nơi bắt nguồn của virus corona gây đại dịch Covid-19 đang càn quét khắp thế giới. "Chúng ta vẫn đang yêu cầu Trung Quốc cho phép các chuyên gia vào phòng thí nghiệm đó để chúng ta có thể xác định một cách chính xác rằng virus này (corona) bắt đầu từ đâu", ông Pompeo phát biểu trên kênh Fox Business Network. Ông nhấn mạnh: "Đây không phải là vấn đề chính trị. Đây là vấn đề thuộc khoa học và dịch tễ học. Chúng ta cần hiểu rõ điều gì đã xảy ra, để có thể giảm nguy cơ với người Mỹ trong nhiều ngày, tuần và tháng phía trước, đồng thời đưa kinh tế thế giới giới trở lại bình thường". Một ngày sau, hôm 18/4, Tổng thống Trump tuyên bố rằng, Trung Quốc sẽ phải gánh hậu quả nếu nước này bị phát hiện "chịu trách nhiệm' cho sự bùng phát đại dịch Covid-19. "Nếu đó là một sai lầm, thì sai lầm vẫn là sai lầm. Tuy nhiên, nếu như họ (Trung Quốc) bị phát hiện là có trách nhiệm trong việc này, thì ý tôi là họ sẽ phải gánh chịu hậu quả", hãng thông tấn Reuters dẫn lời ông Trump tuyên bố trong một cuộc họp báo diễn ra vào hôm 18/4. Ông Trump cho biết, câu hỏi được đặt ra hiện nay là đã có chuyện gì xảy ra với virus corona chủng mới, và rằng liệu đó có phải là sai lầm nằm ngoài tầm kiểm soát, hay do cố ý. "Có một sự khác biệt rất lớn giữa hai vấn đề này", ông nói thêm. Thời gian gần đây, Tổng thống Donald Trump và nhiều quan chức cấp cao ở Washington đã nhiều lần đưa ra chỉ trích nhằm vào Trung Quốc, cho rằng chính quyền Bắc Kinh đã cố ý che giấu thông tin về dịch Covid-19 bùng phát tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhiều lần nói rằng không có bằng chứng về việc virus được tạo ra trong phòng thí nghiệm và nhiều chuyên gia cũng cho rằng tuyên bố này thiếu cơ sở khoa học. Tính đến sáng nay (20/4), Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới bởi đại dịch Covid-19. Thống kê trên trang Worldometers cho thấy, nước này hiện có tới 763.836 ca nhiễm, bao gồm 40.555 ca tử vong. Cả hai con số này đều cao hơn bất cứ quốc gia nào. Dương Lâm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tin chứng khoán ngày 20/4: Khắp nơi tê liệt, nhà Johnathan Hạnh Nguyễn mất đứt ngàn tỷ Posted: 19 Apr 2020 08:30 PM PDT Doanh nghiệp của bà Lê Hồng Thủy Tiên và ông Johnathan Hạnh Nguyễn - nhà chồng nữ diễn viên Tăng Thanh Hà, lợi nhuận sụt giảm do hàng không bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19. CTCP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất - Sasco (SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với lợi nhuận tụt giảm hơn 80%, doanh thu cũng giảm 29% so với cùng kỳ năm trước. Sasco là một trong những DN lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại sân bay: hàng miễn thuế; bán lẻ và dịch vụ phòng VIP, ẩm thực, nhà hàng khách sạn... tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay lớn nhất Việt Nam. Công ty này chuyển sang mô hình CTCP từ năm 2015 và đón nhận nhóm cổ đông tư nhân lớn là các DN của ông vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn. Ông Johnathan Hạnh Nguyễn (1951), chủ tịch Sasco, được biết đến là một doanh nhân thành đạt, sở hữu hàng loạt doanh nghiệp thời trang nổi tiếng như Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP), Công ty TNHH Thời trang và mỹ phẩm Âu Châu, Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh. Bà Lê Hồng Thủy Tiên (vợ ông Hạnh Nguyễn) cũng là thành viên HĐQT Sasco. IPP, Âu Châu và Duy Anh là các cổ đông lớn đang nắm giữ 24,98%, 15,39% và 4,93% cổ phần tại Sasco. Trong khoảng 6 tháng qua, cổ phiếu Sasco đã giảm khoảng 31%, từ mức khoảng 38.000 đồng/cp xuống mức 26.300 đồng/cp như hiện tại. Vốn hóa của doanh nghiệp đã bốc hơi khoảng 1,6 ngàn tỷ đồng. Ông lớn trong ngành dịch vụ phi hàng không giảm mạnh do tác động của đại dịch Covid-19 khiến ngành hàng không lao đao, hầu hết các đường bay trong và ngoài nước bị đóng cửa khiến lượng khách tụt giảm 95-97%.
Không chỉ Sasco, các doanh nghiệp khác trong ngành cũng đã có kết quả kinh doanh với những ảnh hưởng rõ ràng nhất. Suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS) vừa báo cáo lợi nhuận sau thuế quý 1/2020 chỉ đạt 1 tỷ đồng, giảm tới 94% so với cùng kỳ năm ngoái do các hãng hàng không cắt, hủy chuyến bay đi và đến sân bay Nội Bài. Hãng hàng không lớn nhất Việt Nam Vietnam Airlines vừa có dự định rút vốn đầu tư 49% tại hãng hàng không Angkor Air của Campuchia trong bối cảnh ngành kinh doanh này chứng kiến gian đoạn khó khăn lịch sử với cả vạn người thất nghiệp, tỷ USD bốc hơi. Hãng đã phải cho một nửa lượng lượng lao động, tương đương 10.000 nhân viên nghỉ việc. HVN ước lỗ 2,4 ngàn tỷ đồng trong quý 1 và có thể lỗ gần 20.000 tỷ trong 2020 nếu dịch kéo dài đến quý 4. Dòng tiền của Vietnam Airlines dự kiến sẽ thiếu hụt lũy kế xấp xỉ 15.000 tỷ đồng trong năm 2020 và cần được hỗ trợ ngay từ tháng 4/2020. Vietjet Air (VJC) của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi mà phần lớn các máy bay phải đắp chiếu không hoạt động. Mặc dù rất khó khăn nhưng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không được dự báo sẽ hồi phục nhanh và mạnh sau khi dịch được khống chế. Ngay giữa đại dịch Covid-19, Vietnam Airlines (HVN) vẫn đang đẩy nhanh kế hoạch mua thêm 50 máy bay. Đại diện HVN cho rằng, việc mua thêm máy bay sẽ là cơ hội khi hầu hết các hãng hàng không trên thế giới đang huỷ đơn hàng. Còn với Bamboo Airways, ông Trịnh Văn Quyết gần đây chia sẻ nhắm tới việc giữ vững mục tiêu thị phần 30% với đội bay 40 chiếc năm 2020 Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 20/4, chỉ số VN-Index tiếp tục tăng điểm nhẹ. Chỉ số này hiện đang hướng tới ngưỡng 800 điểm. Phần lớn các cổ phiếu blue-chips quay tăng điểm. Nhóm cổ phiếu Vingroup diễn biến trái chiều. Nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí chùng xuống. Cổ phiếu Vinamilk tăng điểm sau thông tin xuất khẩu sản phẩm sữa sang Trung Quốc giữa đại dịch. Một số cổ phiếu bán lẻ tăng điểm mạnh. Nhiều công ty chứng khoán có các dự báo thận trọng. Theo BVSC, VN-Index hướng đến thử thách vùng kháng cự 800-820 điểm. Dòng cổ phiếu dẫn dắt và vốn hóa lớn đang có dấu hiệu chững lại ở các vùng giá cao sau một nhịp tăng trưởng mạnh về giá. Dòng tiền đang có sự dịch chuyển đến các nhóm cổ phiếu chưa tăng nhiều thuộc nhóm midcap và penny. Điểm tiêu cực hiện tại vẫn đến từ hoạt động bán ròng mạnh và kéo dài của khối ngoại. Ngoài ra, rủi ro đối với diễn biến thị trường trong thời gian tới còn đến từ các thông tin về kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp và các số liệu vĩ mô sẽ được công bố trong tháng 4. Ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19 có thể khiến cho lợi nhuận quý I và đặc biệt là quý II của các doanh nghiệp niêm yết không đạt như kỳ vọng. Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 15-20% cổ phiếu. Nhà đầu tư tiếp tục duy trì nắm giữ vị thế hiện có và thực hiện bán chốt lời tại vùng 800- 820 điểm. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index tăng 8,9 điểm lên 789,6 điểm; HNX-Index tăng 1,72 điểm lên 110,46 điểm. Upcom-Index tăng 0,62 điểm lên 52,16 điểm. Thanh khoản đạt 6,2 ngàn tỷ đồng. V. Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hôm nay, học sinh một số tỉnh thành đi học trở lại Posted: 19 Apr 2020 06:35 PM PDT - Sau khoảng thời gian thực hiện cách ly xã hội, hôm nay (20/4), một số địa phương có nguy cơ lây nhiễm thấp đã bắt đầu cho học sinh đi học trở lại. Cà Mau là địa phương đầu tiên trên cả nước quyết định cho học sinh lớp 9 và lớp 12 đi học lại bình thường bắt đầu từ hôm nay (20/4). Ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau, cho hay tính đến 9h sáng nay 96,52% học sinh lớp 9 và 98,99% học sinh lớp 12 đã trở lại trường. Sở GD-ĐT đã có chỉ đạo đối lớp 9 các trường chỉ dạy các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh, Ngoại ngữ, Văn, Lịch sử, Địa lý. Chưa dạy các môn GDCD, Công nghệ, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học. Đối với lớp 12 chỉ tổ chức dạy các môn: Toán, Lý, Hoá, Sinh, Ngoại ngữ, Văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD. Chưa tổ chức dạy các môn Công nghệ, Tin học, Thể dục, Quốc phòng.
Là địa phương được xếp ở nhóm có nguy cơ lây nhiễm thấp, UBND tỉnh vẫn đề nghị Sở GD-ĐT tùy tình hình thực tế của các trường, lớp học và giáo viên để có biện pháp chia nhỏ sĩ số lớp, tăng cường giáo viên giảng dạy, có biện pháp giãn cách xã hội đối với phụ huynh khi đưa rước học sinh... nhằm đảm bảo cho học sinh đến lớp an toàn. Bên cạnh đó, hàng loạt biện pháp khác cũng được các nhà trường áp dụng khi học sinh quay trở lại trường như học sinh phải đeo khẩu trang từ nhà đến trường; khi vào cổng trường phải rửa tay diệt khuẩn; không gian ngồi học phải đảm bảo giãn cách 2m; trong giờ nghỉ giải lao không được phép tụ tập đông;... "Các em đến trường nhưng vẫn đảm bảo phương án để phòng chống dịch Covid-19", Sở GD-ĐT Cà Mau cho hay. Trước đó, các trường trên địa bàn tỉnh cũng đã thực hiện các biện pháp khử trùng để đón học sinh trở lại trường.
Cũng trong ngày hôm nay, học sinh lớp 9 cùng học sinh khối THPT của tỉnh Thái Bình bắt đầu đi học trở lại. Để đảm việc thực hiện giãn cách, các khối lớp chỉ học một buổi/ ngày, trong đó khối 11 và 12 học buổi sáng, khối 10 học buổi chiều. Đối với học sinh khối 9 THCS cũng chỉ học một buổi/ ngày vào buổi chiều; không tổ chức dạy học buổi 2, dạy thêm, học thêm. Trong ngày đầu đi học trở lại, học sinh đã được tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống dịch bệnh và tự bảo vệ sức khỏe bản thân; được khuyến cáo phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng nước diệt khuẩn trước khi vào lớp. Trước mắt, tỉnh Thái Bình sẽ kết hợp dạy trực tiếp ở trường và trực tuyến ở nhà. Trong ngày mai (21/4), học sinh THCS, THPT của Thanh Hóa cũng sẽ đi học trở lại. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục phải thực hiện triệt để các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế như khử khuẩn phòng học, kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn. Riêng với học sinh mầm non và tiểu học của Thanh Hóa sẽ tiếp tục nghỉ. Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều địa phương ở nhóm nguy cơ lây nhiễm thấp cũng dự kiến những kịch bản cho học sinh trở lại trường vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Theo đó, học sinh lớp 9 và lớp 12 của tỉnh Vĩnh Long sẽ đi học lại từ 27/4. Một số tỉnh, thành dự kiến học sinh đi học trở lại vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 như: Phú Yên, Cao Bằng, Đắk Lắk, Nghệ An, Quảng Nam, Lào Cai, Quảng Ngãi, Long An, Thừa Thiên Huế... Trước đó, trong cuộc họp trực tuyến của Bộ GD-ĐT với 19 Sở GD-ĐT thuộc các vùng khó khăn, nhiều địa phương cũng cho hay dự kiến sẽ đề xuất cho học sinh đi học trở lại vào đầu tháng 5. Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng, đây là việc cần được tính toán, xem xét rất kỹ dựa trên nguyên tắc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên. Đối với các địa phương nằm trong nhóm có nguy cơ cao theo khuyến nghị của Thủ tướng Chính phủ, cần xem xét, cân nhắc; các địa phương nguy cơ thấp có thể xem xét đề xuất UBND tỉnh cho học sinh đi học trở lại. "Học sinh đi học phải an toàn, trường học có an toàn mới cho học sinh đi học. Các địa phương có thể tính toán để học sinh lớp 9, lớp 12 đi học trước, các lớp khác học sau. Cũng không nhất thiết phải xếp lịch học cả tuần mà có thể xếp học 3 buổi/tuần, đan xen thực hiện dạy học trực tiếp và trực tuyến. Ở mỗi lớp học cũng có thể tách đôi số lượng học sinh để bố trí giảng dạy; kết hợp giữa học trực tiếp và trực tuyến…", Thứ trưởng Độ nhấn mạnh. Thúy Nga - Lê Huyền Học sinh TP.HCM nghỉ hết ngày 3/5- UBND TP.HCM quyết định cho học sinh thành phố nghỉ hết ngày 3/5 để tránh dịch Covid-19. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Con trai nuôi Hoài Linh bị tai nạn chấn thương sọ não, gãy xương hàm Posted: 19 Apr 2020 08:25 PM PDT - Cao Hữu Thiên đang nằm điều trị tại một bệnh viện ở TP.HCM và đã qua cơn nguy kịch. Lúc 23h đêm ngày 19/4, một người bạn của ca sĩ Cao Hữu Thiên (con trai nuôi của nghệ sĩ Hoài Linh-PV) gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng. Ngay sau đó, anh được đưa đi cấp cứu, Cao Hữu Thiên được bác sĩ chẩn đoán chấn thương sọ não, gãy xương hàm, bể xương gò má. Sáng 20/4, Cao Hữu Thiên đã qua cơn nguy kịch. Anh đã biết ý nhận và ra dấu hiệu muốn uống nước. Gương mặt của Cao Hữu Thiên hiện vẫn bị bầm tím ở mắt, má và cằm.
Theo thông tin mới nhất, người bạn của Cao Hữu Thiên cho biết anh sẽ phải trải qua 2 ca phẫu thuật. Phẫu thuật hộp sọ lấy máu bầm do Cao Hữu Thiên bị chấn thương sọ não, gây nứt sọ và tụ máu bầm (nhỏ) nên trong 1 đến 2 ngày tới cục máu bầm to nên phải can thiệp mổ gấp. Ngoài ra, Cao Hữu Thiên cần phải phẫu thật tái tạo xương hàm và hốc má. Do bị va đập mạnh, xương hàm của Cao Hữu Thiên đã gãy đôi, lệch hẳn về một bên, và vỡ xương gò má. Sau khi điều trị xong phần đầu sẽ phẫu thuật phần xương hàm. Hiện tại, những người bạn của Cao Hữu Thiên đang cố gắng để liên hệ đóng góp, giúp đỡ anh qua cơn khốn khó. Cao Hữu Thiên được biết đến rộng rãi là con trai nuôi của nghệ sĩ Hoài Linh năm 2014 khi anh tham gia chương trình Gương mặt thân quen đêm chung kết. Tuy nhiên, giọng hát của Cao Hữu Thiên gây nhiều tranh cãi. Nghệ sĩ Hoài Linh đã nhận trách nghiệm và động viên Cao Hữu Thiên cố gắng hơn để theo đuổi đam mê. Suốt 6 năm kể từ khi nổi tiếng bất ngờ, Cao Hữu Thiên vẫn đi hát nhưng không có nhiều sản phẩm hay dấu ấn nổi bật trong giới giải trí nên chưa trở thành tên tuổi lớn. Ngoài ca hát, anh cũng kinh doanh thêm để kiếm thêm thu nhập. Giang Vy 'Nữ ca sĩ đòi cưới Hoài Linh' từng bị con gái phản đối chuyện có bạn traiPhi Nhung nghẹn ngào kể lý do cô không có bạn trai trên sóng Tình Bolero tập 5. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN đăng đàn tại Hội sách trực tuyến 2020 Posted: 19 Apr 2020 08:28 PM PDT 15h chiều nay (20/4), tại Hội sách trực tuyến 2020 PGS.TS Trần Đức Cường sẽ chia sẻ để bạn đọc yêu sách lịch sử hơn. Trong dòng chảy của lịch sử văn minh nhân loại, từ bao thế kỷ nay, ở nhiều nước đã xuất hiện thư viện và việc tổ chức đọc sách, báo cho các tầng lớp nhân dân. Ngày nay, với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, văn hóa đọc đã bị tác động không nhỏ, tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Bản thân hình ảnh thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền. Tuy vậy, đọc sách lại là sở thích của mỗi người. Trong xã hội, mỗi người sẽ có một mối quan tâm riêng, không phải ai cũng thích sách. Điều này không thể khẳng định rằng họ không nhận thức được vai trò của sách vở, của tri thức mà vì nhu cầu trong cuộc sống của họ được coi là đã đủ, không cần tìm hiểu từ trong sách. Vì vậy, tri thức trong sách đối với những người này không được coi trọng, thậm chí bị xem thường. Mặt khác, có nhiều người lại đọc sách không đúng cách. Đọc vội vã, đọc nhiều, đọc không lựa chọn,… nhưng đọc trăm nghìn cuốn sách cũng chẳng đọng lại được bao nhiêu.
Thị trường những năm gần đây có thể thấy một hiện tượng: sách về lịch sử được xuất bản nhiều hơn trước, nhiều thể loại (chuyên khảo, biên niên, tiểu thuyết, truyện tranh, dã sử...) do nhiều đơn vị xuất bản. "Tôi nhận thấy người đọc đang rất chuộng những tác phẩm lịch sử được trình bày như một công trình tri thức tổng hợp, có điểm nhìn thú vị và gắn với thực tế đời sống", nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên chia sẻ. Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá đọc sách. Tuy nhiên, dù hiểu theo cách nào thì cũng cần thấy các yếu tố: Thói quen đọc sách, cách lựa chọn sách và kỹ năng đọc có vai trò quan trọng để tạo thành văn hoá đọc. Để bạn đọc tìm được cuốn sách phù hợp với mình, nhất là bạn đọc trẻ yêu sách về lịch sử, 15h chiều 20/4, tại Hội sách trực tuyến quốc gia 2020, PGS.TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ giao lưu với độc giả để chia sẻ về câu chuyện "Để bạn đọc yêu sách lịch sử". Bạn đọc sẽ truy cập vào sàn giao dịch điện tử Books365.vn để theo dõi cuộc giao lưu này. Tình Lê Khai mạc Hội sách trực tuyến quốc gia 2020Sáng 19/4, Hội sách trực tuyến quốc gia 2020 chính thức khai mạc tại sàn thương mại điện tử Book365.vn của Bộ Thông tin và Truyền thông do NXB Thông tin và Truyền thông trực tiếp quản lý. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Giữa dịch Covid-19, hơn 700 công nhân vẫn ngày đêm thi công dự án 5.300 tỷ Posted: 19 Apr 2020 04:00 PM PDT Dự án cầu cạn vành đai 3 Mai Dịch - Nam Thăng Long (Hà Nội) dự kiến hoàn thành cuối năm nay. Ngay giữa tâm dịch Covid-19, dự án vẫn được thi công ngày đêm. Cầu cạn vành đai 3 dài 5,36km, tổng mức đầu tư khoảng 5.343 tỷ đồng, sử dụng từ nguồn vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Được khởi công tháng 5/2018, theo kế hoạch dự án sẽ hoàn thành vào tháng 9 năm nay. Gói thầu 1, xây dựng đoạn Mai Dịch - Cổ Nhuế (Km 0 + 130 - km2 + 812,5) do liên danh nhà thầu công ty TNHH Xây dựng Sumitomo Mitsui và công ty CP Tập đoàn CIENCO4 thực hiện. Gói 2: Xây dựng đoạn Cổ Nhuế - Nam Thăng Long (Km2+812,5 - Km5+497,72), nhà thầu là liên danh công ty TNHH Xây dựng TOKYU và tập đoàn TAISEI. Trưởng phòng dự án 1, Ban quản lý dự án Thăng Long (Bộ GTVT) Phạm Anh Tú cho biết, để đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án, trong suốt thời gian dịch Covid-19, dự án vẫn thi công và áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt. Đến nay, khối lượng thi công toàn dự án đã đạt khoảng 82%, vượt tiến độ 1,5% so với kế hoạch đề ra. Mặc dù vậy, đại diện Ban quản lý dự án Thăng Long không khỏi lo lắng: "Chỉ cần 1 kỹ sư hay công nhân có triệu chứng bệnh thì toàn dự án có thể phải dừng và chưa biết lúc nào thi công trở lại. Do vậy, ngoài việc thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án, chúng tôi phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch".
Vũ Điệp Chỉ định thầu cao tốc Bắc - Nam, không loại trừ phát sinh cơ chế xin choNhiều chuyên gia lo ngại việc chỉ định thầu dự án cao tốc Bắc - Nam nếu không thận trọng dễ nảy sinh cơ chế xin - cho. |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét