“Cả nước còn 4 huyện nguy cơ lây nhiễm cao, tiếp tục cách ly xã hội” plus 14 more |
- Cả nước còn 4 huyện nguy cơ lây nhiễm cao, tiếp tục cách ly xã hội
- Nơi lưu giữ tư liệu quý khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc
- Bà chủ tiệm tóc khiến mọi người trong xóm giang hồ Sài Gòn cúi đầu chào
- Xe buýt Hà Nội từ chối chở khách không chấp hành giãn cách
- Vì sao ông Trump khuấy đảo căng thẳng với Iran khi dịch Covid-19 đang hoành hành?
- Thí sinh sững sờ, Bộ GD-ĐT hứa sớm công bố đề thi minh hoạ mới thi THPT 2020
- Chờ giảm thuế phí mua ô tô giá rẻ
- Thế giới hậu Covid-19 - Phần 5
- Tin Covid-19 ngày 24/4: Hơn 190 nghìn người đã chết vì Covid-19
- Công Phượng sánh ngang Kiatisuk: Được yêu thế cũng... ngại!
- Diễn biến bất ngờ, Donald Trump bớt gánh áp lực
- Vừa nới cách ly: Cafe san sát người, trà đá vỉa hè vô tư mở bán
- Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nghỉ 4 ngày tuần tới
- Cảnh sống chỉ thấy trong những ngày Hà Nội giãn cách xã hội
- Xăng dầu lao dốc bao nhiêu cũng không thể đâm thủng ngưỡng này
Cả nước còn 4 huyện nguy cơ lây nhiễm cao, tiếp tục cách ly xã hội Posted: 23 Apr 2020 07:28 PM PDT Các huyện Mê Linh, Thường Tín của TP Hà Nội, huyện Đồng Văn của tỉnh Hà Giang, huyện Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh thuộc nhóm nguy cơ cao tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16, cách ly xã hội. VPCP vừa có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra ngày 20 và 22/4. Thủ tướng nhấn mạnh, cả nước đã chuyển sang một giai đoạn mới phòng, chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn cùng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm người dân sẵn sàng thích nghi trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt.
Hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết, nhất là Hà Nội, TP.HCM Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ lưu ý vẫn phải đề cao cảnh giác, tuyệt đối không thoả mãn, lơ là, chủ quan; cần quyết liệt ngăn chặn dịch bệnh, xâm nhập, phát hiện sớm, cách ly, dập dịch kịp thời; bảo đảm sức khỏe và tính mạng của người dân, không được để đại dịch gây hậu quả nghiêm trọng như đã và đang xảy ra tại một số nước trên thế giới. "Trong khi chưa có vắc xin và thuốc đặc trị Covid-19, phải thích nghi "chung sống" với dịch bệnh, tạo dần trạng thái bình thường mới trong điều kiện có dịch bệnh", Thủ tướng lưu ý. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các địa phương phải tiếp tục thực hiện cách ly xã hội đối với khu vực có nguy cơ cao; vận động người dân thường xuyên rửa tay sát khuẩn, tạo thói quen đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tại nơi công cộng, kể cả trên phương tiện giao thông công cộng. Hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết, hạn chế tập trung đông người tại nơi công cộng, nhất là Hà Nội và TP.HCM. Người có dấu hiệu ốm sốt nên ở nhà, không đến công sở, cơ quan, trường học, nơi công cộng, phải liên hệ với bệnh viện, bác sĩ để được tư vấn và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Từ ngày 23/4, Chủ tịch UBND tỉnh, thành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Tỉnh, thành có nguy cơ cao, địa bàn có nguy cơ cao gồm: huyện Mê Linh, Thường Tín của TP Hà Nội, huyện Đồng Văn của tỉnh Hà Giang, huyện Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng.
Chủ tịch UBND tỉnh, thành liên quan xác định phạm vi khu vực nguy cơ cao và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng. Tỉnh, thành có nguy cơ là các quận huyện còn lại của Hà Nội. Các tỉnh, thành còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế, từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội. Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành chỉ đạo thực hiện tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Xác định cấp độ nguy cơ cụ thể của từng huyện, xã, thôn, bản, khu vực dân cư của địa phương mình để áp dụng biện pháp phòng, chống dịch phù hợp. Đồng thời hướng dẫn thực hiện chi tiết biện pháp phòng, chống dịch trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng, của Ban chỉ đạo quốc gia và các quy định của Bộ Y tế và thực tiễn tại địa phương. Cùng với đó kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trường học trên địa bàn. Cho phép các chuyến bay đơn lẻ đón công dân Việt Nam về nước Bộ Y tế đẩy mạnh Chương trình hướng dẫn cộng đồng chủ động điều chỉnh lối sống và sinh hoạt cho phù hợp với những chuẩn mới của cuộc sống trong bối cảnh còn rủi ro dịch bệnh... Ban chỉ đạo quốc gia, Bộ TT&TT, Bộ Y tế khẩn trương đánh giá và chỉ đạo việc áp dụng ứng dụng Bluezone phục vụ phòng, chống dịch. Thủ tướng đồng ý với các kiến nghị của Ban chỉ đạo quốc gia về việc Bộ Y tế phân bổ khoản tiền 250 tỷ đồng ủng hộ, tài trợ hoạt động phòng, chống dịch qua MTTQ Việt Nam và qua tin nhắn cho các địa phương thực sự khó khăn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, chống tham nhũng tiêu cực. Bộ Y tế nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi Nghị quyết số 20 về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19 theo nguyên tắc cho xuất khẩu số khẩu trang sản xuất được trên cơ sở bảo đảm đủ nhu cầu sử dụng trong nước (kể cả dự trữ). Tổ 4 người (gồm Thứ trưởng các Bộ: Y tế, Ngoại giao, GTVT, Quốc phòng) quyết định cho phép các chuyến bay đơn lẻ đón công dân Việt Nam là học sinh dưới 18 tuổi, người đi chữa bệnh, du lịch, thăm thân, công tác hết hạn phải về nước, bảo đảm phù hợp diễn biến dịch bệnh trong nước và quốc tế, nhu cầu về nước của công dân Việt Nam, khả năng tổ chức tiếp nhận, cách ly và tổ chức các chuyến bay. Giao Hãng hàng không quốc gia Việt Nam làm đầu mối tổ chức các chuyến bay đưa người Việt Nam về nước, với cơ chế tự trang trải (bằng chế độ bán vé). Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) phối hợp với các địa phương có biên giới đường bộ tổ chức tốt việc kiểm soát chặt chẽ và thực hiện cách ly người nhập cảnh. Có cả người đi ô tô, đeo vàng đến nhận, 'ATM gạo' ở Hà Tĩnh phải tạm dừngGần 20% không đúng đối tượng nhưng vẫn đến nhận gạo, lượng gạo xuất ra nhiều hơn dự kiến khiến ban tổ chức bối rối và cho tạm dừng "ATM gạo" để rà soát lại. Thu Hằng | ||||||||||||||||||||||||||||||
Nơi lưu giữ tư liệu quý khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Posted: 23 Apr 2020 05:12 PM PDT Nhà trưng bày Hoàng Sa nằm trên đường Hoàng Sa (quận Sơn Trà, Đà Nẵng). Đây là một kho tàng chứng tích hùng hồn về việc khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. XEM CLIP: Nhà trưng bày mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt, giới thiệu, tuyên truyền những thông tin, tư liệu, hình ảnh giá trị minh chứng lịch sử quá trình khai phá, việc xác lập và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nơi đây có hơn 300 tư liệu và hiện vật. Tại các điểm trưng bày có nhiều màn hình trình chiếu hình ảnh tư liệu về quá trình xác lập chủ quyền, quản lý hành chính liên tục của Việt Nam. Các tư liệu được chia thành 5 chủ đề, xuyên suốt lịch sử về quá trình hình thành, vị trí địa lý, chủ quyền Hoàng Sa trên các văn bản, bản đồ hợp pháp được lưu hành trong và ngoài nước. Trong đó có bản đồ do chính nhà nước Trung Quốc xuất bản, thể hiện Hoàng Sa không có trong lãnh thổ nước này.
Bên cạnh đó là hình ảnh các nhân chứng Hoàng Sa được dành góc trang trọng để trưng bày. Đây là những người đã trực tiếp ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ bảo vệ, đo đạc khí tượng... hay những tư liệu nghiên cứu quý giá, khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Phía bên ngoài được trưng bày tàu cá ĐNa 90152TS, hướng mũi ra biển Đông. Ngày 26/5/2014, tàu cá này bị tàu vỏ sắt Trung Quốc tông chìm khi đang đánh bắt hợp pháp ở ngư trường Hoàng Sa, cách giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam 17 hải lý.
Hồ Giáp Yêu cầu Trung Quốc hủy quyết định sai trái liên quan Hoàng Sa, Trường SaViệt Nam phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. | ||||||||||||||||||||||||||||||
Bà chủ tiệm tóc khiến mọi người trong xóm giang hồ Sài Gòn cúi đầu chào Posted: 23 Apr 2020 03:00 PM PDT Khi thấy khẩu trang y tế khan hiếm, giá bị đẩy lên cao, bà Mì đi mua vải, học may rồi tự may khẩu trang mang tặng cho người nghèo. Bà Lê Thị Thu Mì, 60 tuổi, hiện là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu phố 8, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM. Khu phố 8 trước đây có tên gọi khác là xóm Mả Lạng - xóm giang hồ Sài Gòn. Khoảng hơn 10 năm nay, khu phố đã 'thay da đổi thịt'. Nhiều người dân ở đây cho biết, khu phố được như hiện nay là có một phần công sức đóng góp của bà Thu Mì. Bà đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ các hộ gia đình, khuyên bảo họ tu chí làm ăn. 'Ai nghèo là chị ấy giúp. Ai không có việc làm, chị ấy liên hệ để tạo công ăn việc làm cho họ. Những đứa trẻ hư, chị ấy khuyên, rèn rồi tạo điều kiện cho đi học. Bây giờ, đứa trẻ nào trong khu phố, thấy chị ấy từ xa là vòng tay, gật đầu chào', bà Đặng Thị Kim Huệ - người cùng khu phố với bà Thu Mì nói. Bà Kim Huệ cũng cho biết, những năm qua, bà liên tục được bà Thu Mì giúp, ngoài vật chất còn có cả động viên về tinh thần.
Từ đầu tháng 2, dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp. Bà Mì cho biết, khu phố bà ở chủ yếu là người lao động nghèo. Công việc họ đang làm phải tiếp xúc với nhiều người, nhưng lại chưa ý thức được việc đeo khẩu trang để phòng bệnh. Lúc đó, bà Thu Mì mua được 26 hộp khẩu trang y tế. Sợ mọi người trong khu phố đi làm phải tiếp xúc với nguồn bệnh thì nguy hiểm, bà mang đi phát cho mỗi người hai chiếc khẩu trang dùng tạm. Phát hết, bà đặt mua tiếp để làm thiện nguyện nhưng không được, vì khẩu trang y tế đã khan hiếm, giá bị đội lên cao. Đọc được lời khuyên của các bác sĩ, dùng khẩu trang vải cũng có thể ngăn ngừa được virus corona, bà Thu Mì nghĩ, sao không làm khẩu trang vải phát cho mọi người. Nói là làm, bà bắt tay vào cắt may những chiếc khẩu trang tặng mọi người trong khu phố, người nghèo. Căn nhà hai tầng, diện tích sàn rộng 16 m2 của vợ chồng bà ở trong con hẻm tối om, rộng không đến hai làn xe máy. Căn nhà này, trước kia ngoài là chỗ ở, bà Thu Mì còn dùng làm tiệm tóc. Nhận thấy, công việc đang làm có nhiều người ra vào, từ đó, có thể sẽ làm virus corona dễ lây lan, bà Thu Mì quyết định tạm đóng cửa tiệm từ đầu tháng 2. Bà cùng chồng, con gái dọn đồ nghề, đóng thùng, mang lên tầng trên cất, dành không gian ở tầng dưới để làm việc thiện nguyện. Bà Thu Mì cho biết, trước đây, Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM có trao một số máy may cho phường Nguyễn Cư Trinh để tặng cho những phụ nữ trong phường, giúp họ có công ăn việc làm. Toàn bộ dàn máy may này được phát hết cho các phụ nữ khó khăn, không có việc làm ổn định. Trong số đó, có một chị nhận máy về nhưng làm không hiệu quả, vì đang bị bệnh. Chị gửi máy lại cho phường. 'Được phường đồng ý, tôi mang dàn máy này về may khẩu trang', bà Thu Mì nói.
Từ bà chủ tiệm tóc chuyển sang làm thợ may, bà Thu Mì không quen việc. 'Nhà bố mẹ tôi trước đây làm nghề may. Các chị em gái nhà tôi ai cũng quen tay. Tôi cũng biết chút ít. Khi chuyển sang nghề làm tóc, tôi dần quên việc. Một phần, dàn máy này là loại hiện đại nên tôi không biết dùng', bà Thu Mì kể lúc mới bắt tay làm việc thiện nguyện. Bà phải dành ra một tuần nhờ thợ may chuyên nghiệp đến chỉ việc. 'Tôi học hai ngày thì làm được'. Tuy nhiên, những ngày mới cắt may khẩu trang, bà Thu Mì phải mò mẫm từng khâu. 'Tôi cắt vải theo từng chiếc nên rất lâu. Quai đeo thì tôi may xong khẩu trang mới luồn dây vào. Lúc may, tôi kéo vải chậm nên chỉ cứ cuộn lại', bà Thu Mì rầu rĩ, bực bội vì làm sản phẩm bị hỏng. Chồng bà Thu Mì là thương binh, nghe không rõ. Thấy vợ cả ngày cặm cụi với mấy chiếc khẩu trang cũng ngồi vào phụ. 'Đang ăn cơm, nhìn chiếc khẩu trang bị hư, bà ấy bỏ chén, ngồi sửa. Ngủ cũng giấc được giấc mất vì chiếc khẩu trang. May không được, bà ấy khó chịu, bực bội', chồng bà Thu Mì kể.
Được khoảng gần hai tuần, bà Thu Mì cũng cắt may thành thục. Tối một ngày đầu tháng 4, ăn cơm xong, bà nhờ chồng dọn chén bát rồi ngồi ráp số khẩu trang đã cắt sẵn để ngày mai mang đi phát miễn phí. Đưa từng chiếc khẩu trang vào máy may, giọng bà Thu Mì tự hào: 'Bây giờ, tôi may say mê, may không biết mệt. Vải, tôi gấp lại rồi cắt một lần. May quai, tôi cho dây vào may luôn. Mỗi ngày vừa cắt, vừa ráp tôi hoàn thành được hơn 100 chiếc'. Biết bà đang làm công việc thiện nguyện, một số người đến xin góp chỉ, vải nhưng bà không đồng ý. 'Tôi muốn, mình có bao nhiêu làm bấy nhiều. Mỗi chiếc khẩu trang may xong là tấm chân tình, niềm tin dịch bệnh Covid-19 nhanh chóng được dập tắt vào trong đó', bà Thu Mì nói. Nói về lý do làm thiện nguyện, bà Thu Mì cho hay: 'Tôi chỉ muốn giúp những người khó khăn một chút thôi. Giúp được họ, tôi thấy thật thoải mái'.
Những người trong khu phố 8 cho biết, ngoài nhận được khẩu trang của bà Thu Mì, những ngày dịch vừa qua, họ còn nhận được gạo, nước mắm, mì tôm, dầu ăn, cả tiền mặt do bà Thu Mì đóng góp, hoặc thay mặt các mạnh thường quân khác đến trao. Bà Mì đang cặm cụi ngồi ráp số khẩu trang thì có người qua xin một vài cái, bà vui vẻ lấy tặng cho họ. Ai nhận xong cũng gật đầu cảm ơn. Những đứa trẻ trong xóm đi ngang qua nhà, thấy bà Thu Mì thì khoanh tay lại chào. Ngước lên chào lại, hỏi các cháu vài ba câu, bà Thu Mì lại cặm cụi làm việc thiện. 'Từ hôm biết may, tối nào bà ấy cũng may đến 12 giờ khuya mới nghỉ. Còn ngày thì cứ rảnh là ngồi vào làm', chồng bà Thu Mì nói về vợ.
Người bán vé số mù viết thư động viên đồng nghiệp giữa mùa dịchAnh Thương cho biết, những ngày qua, dù không có thu nhập, nhưng vợ chồng anh nhận được nhiều sự giúp đỡ, đặc biệt là khoản hỗ trợ 50 ngàn đồng/ngày. Tú Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||
Xe buýt Hà Nội từ chối chở khách không chấp hành giãn cách Posted: 23 Apr 2020 04:01 PM PDT Mỗi hành khách đi trên xe buýt đảm bảo cách nhau 1 mét hoặc cách nhau 1 ghế, nếu hành khách không chấp hành sẽ bị từ chối phục vụ. Đình Hiếu | ||||||||||||||||||||||||||||||
Vì sao ông Trump khuấy đảo căng thẳng với Iran khi dịch Covid-19 đang hoành hành? Posted: 23 Apr 2020 04:06 PM PDT Khi không kích giết chết vị tướng nổi tiếng Iran Qassem Suleimani hồi tháng 1, chính quyền Tổng thống Donald Trump tuyên bố "tái thiết lập sự răn đe" đối với "hành xử hiểm ác" của Tehran. Tuy nhiên, khi Iran phóng vệ tinh ngày 22/4 và chạm trán với tàu hải quân Mỹ ở Vịnh Ba Tư, thì cả sự răn đe đó lẫn ngoại giao dường như còn lâu mới phát huy hiệu quả trong nỗ lực của Washington muốn kiềm chế nước Cộng hòa Hồi giáo.
Thời điểm này, cả Mỹ và Iran đều đang chật vật đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra (Covid-19). Trong bối cảnh đó, căng thẳng bùng phát rất dễ đẩy hai nước vào một cuộc xung đột mới. Ngay sau khi xuất hiện tin Iran phóng một vệ tinh quân sự, Tổng thống Trump lên Twitter tuyên bố ông đã ra lệnh cho Hải quân Mỹ "hủy diệt" các con tàu Iran đối đầu với Mỹ. "Tôi đã chỉ thị cho Hải quân Mỹ bắn hạ và hủy diệt bất kỳ và mọi tàu của Iran nếu họ quấy rối tàu của chúng tôi trên biển", ông viết. Hình ảnh được đài truyền hình Iran phát sóng cho thấy, một hình trụ màu trắng gắn quốc kỳ nước này lao vào quỹ đạo và khuất khỏi tầm nhìn. Đây là vụ phóng của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC). Tehran khẳng định vụ phóng thành công và sẽ tăng gấp đôi tầm bắn lên tới 5.000km, mà nếu đúng sẽ là một bước tiến lớn trong tiềm năng tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Nó cũng hé lộ một chương trình phát triển vũ khí bí mật dưới sự chỉ đạo của IRGC. "Hôm nay, chúng ta quan sát Trái đất từ trên không, và điều này bắt đầu sự hình thành một cường quốc thế giới", hãng tin Fars của Iran dẫn lời chỉ huy IRGC Hossein Salami. Tuần trước, Lầu Năm Góc cáo buộc Iran điều 11 tàu vào hải phận quốc tế ở phía bắc Vịnh Ba Tư và liên tục tiếp cận các tàu Hải quân Mỹ với tốc độ cao. Hải quân Mỹ mô tả hành động của phía Iran rất nguy hiểm và nhằm quấy rối. Tuyên bố của ông Trump trên Twitter dường như là phản ứng sau vụ việc này, dù ông không nêu rõ. "Đây là một ví dụ nữa cho thấy hành xử thâm hiểm của Iran", Tướng Không quân John Hyten, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, phát biểu tại cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc cùng ngày. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Liên Hợp Quốc cần đánh giá liệu vụ phóng có phù hợp với các nghị quyết của Hội đồng Bảo an hay không, và Iran cần phải chịu trách nhiệm cho những gì nước này đã làm. Sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2018, chính quyền Tổng thống Trump đã nhanh chóng gây sức ép lên Tehran bằng các đòn cấm vận, cấm đi lại cùng nhiều biện pháp trừng phạt khác nhằm khiến nước Cộng hòa Hồi giáo bị cô lập về chính trị và ngoại giao trong khi đối mặt với khó khăn về kinh tế. Ông Trump lý giải việc từ bỏ thỏa thuận hạt nhân là vì nó không đủ mạnh để ngăn Iran ủng hộ cho các nhóm phiến quân ở Trung Đông, chẳng hạn như Hezbollah ở Lebanon mà Washington coi là khủng bố. Theo Los Angeles Times, giữa những khó khăn mà cấm vận gây ra, tình trạng sụt giảm giá dầu và sự hoành hành của đại dịch Covid-19 khiến cho Iran càng thêm khốn đốn. Vì thế, Iran rất có thể đang muốn hướng dư luận khỏi những gì đang xảy ra trong nước. Tương tự, Tổng thống Trump đang bị tụt giảm tín nhiệm vì cách xử lý đại dịch. Hồi tháng 1, chủ nhân Nhà Trắng tuyên bố ông đã ra lệnh giết tướng Suleimani sau khi phiến quân Shiite mà Iran hậu thuẫn ở Iraq nã rocket vào một căn cứ quân sự có lính Mỹ, giết chết một nhà thầu Mỹ. "Tổng thống Trump và những người chúng tôi trong nhóm an ninh quốc gia đang thiết lập lại sự răn đe - răn đe thực sự - nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo", Ngoại trưởng Pompeo nói khi đó. Tuy nhiên, các vụ tấn công ở Iraq vẫn không dừng lại. Thêm hai binh sĩ Mỹ và một quân nhân Anh thiệt mạng tháng trước trong một loạt vụ nã rocket. "Mỹ không có nhiều lựa chọn", Los Angeles Times dẫn lời Daniel Byman, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Chính sách Trung Đông thuộc Viện Brookings ở Washington. "Iran đã nhiều lần quấy rối như vậy trước kia, và Hải quân Mỹ có một bộ quy chuẩn để xử lý - nên biến việc này thành vấn đề lớn có thể khiến Iran ngạc nhiên... Mỹ có thể đánh chìm một số tàu của Iran hoặc hành động tương tự, nhưng hiệu quả sẽ rất thấp". Sau vụ giết tướng Suleimani mà nhiều người từng dự đoán Iran sẽ đáp trả khốc liệt, hai nước vẫn lặng lẽ trao đổi tin nhắn qua các bên thứ ba. Sự liên lạc kiểu này dường như đã ngăn hai nước leo thang đối đầu nhưng lại không giúp tiến vào đối thoại thực chất hơn. Và những liên lạc gián tiếp đó dường như cũng đã đổ vỡ. Ariane Tabatabai, một chuyên gia về Iran và an ninh tại Đại học Georgetown, cho rằng căng thẳng giữa Washington và Tehran còn lâu mới lắng dịu, thậm chí vẫn đang âm ỉ. Theo bà, đại dịch thế giới Covid-19 sẽ càng khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. "Covid-19 không những không xoa dịu được mà còn làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước", bà Tabatabai bình luận trên Twitter hôm 22/4. "Chẳng bên nào thể hiện sẵn sàng lùi bước. Chính quyền Trump đã áp cấm vận mới ngay cả khi Iran đang chật vật đối phó với dịch bệnh. Phía Iran quay trở lại với các hành động khiêu khích". Jamal Abdi, Chủ tịch Hội đồng Mỹ - Iran, một nhóm phản đối chiến tranh với Iran, cho rằng ông Trump đang hăm hở muốn một cuộc chiến để đẩy mạnh chiến dịch tái tranh cử của mình. "Không có thời điểm nào tồi tệ cho một cuộc chiến thảm khốc hơn là giữa một đại dịch", ông Abdi phản hồi tuyên bố của Tổng thống Mỹ trên Twitter. "Rõ ràng chiến lược 'sức ép tối đa" nhằm vào Iran đã phản tác dụng". Thanh Hảo | ||||||||||||||||||||||||||||||
Thí sinh sững sờ, Bộ GD-ĐT hứa sớm công bố đề thi minh hoạ mới thi THPT 2020 Posted: 23 Apr 2020 04:51 PM PDT Ngoài việc sớm công bố đề thi minh hoạ, sẽ tổ chức thêm đội thanh tra của UBND các tỉnh cho kỳ thi THPT tới đây. Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết như vậy trong buổi giao lưu trực tuyến với thí sinh tối 23/4 trên kênh thông tin của Đài Truyền hình Việt Nam. Trước những tâm trạng sững sờ và lo lắng của thí sinh, ông Trinh trấn an: "Với kỳ thi này, thí sinh vẫn được dự thi tại địa phương và ngay tại ngôi trường mà mình đang theo học. Điều này không có sự khác biệt so với kỳ thi THPT quốc gia của những năm trước". Về phía bài thi, thí sinh vẫn thi các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và một bài thi tự chọn là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội. Đối với bài thi tổ hợp tự chọn, điểm mới so với những năm trước đây là đưa về một đầu điểm duy nhất thay vì tách ra các điểm thành phần. "Tuy nhiên, thí sinh hoàn toàn có thể yên tâm vì chắc chắn những kiến thức, nội dung đã tinh giản sẽ không được đưa vào đề. Mức độ của đề thi cũng sẽ được điều chỉnh theo hướng nhẹ hơn để phù hợp với mục tiêu đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, đáp ứng chuẩn đầu ra như đã công bố". Ông Trinh cũng cho biết, trong thời gian sớm nhất, Bộ GD-ĐT sẽ công bố đề thi minh họa cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thông qua đó, học sinh sẽ có cơ sở để học tập và ôn luyện. Đầu tháng 4/2020, để chuẩn bị cho 2 phương án tốt nghiệp THTP quốc gia 2020, Bộ GD-ĐT vừa công bố bộ đề thi minh hoạ. Tại buổi giao lưu, nhiều băn khoăn khác liên quan đến kỳ thi cũng được thí sinh đặt ra như "ĐH thi riêng, thí sinh có phải thi nhiều lần?"; "Thí sinh tự do sẽ phải thi ra sao?"; "Thi bài thi tổ hợp, các trường xét tuyển khối A1, B thế nào?",... Phần đông học sinh còn bày tỏ sư bất ngờ, bị động khi kỳ thi có sự thay đổi, và nỗi bất an về tính công bằng của kỳ thi khi được giao về cho địa phương. Đối thoại với đại diện Bộ GD-ĐT, nhiều em thẳng thắn đưa ra dẫn chứng về sự tiêu cực của một số địa phương trong những kỳ thi quy mô cấp quốc gia trước đây. Tuy nhiên, đại diện Bộ GD-ĐT cam kết kỳ thi này sẽ được tổ chức nghiêm túc. Chẳng hạn, sẽ xây dựng những giải pháp kỹ thuật nhằm giám sát chất lượng, tính trung thực của kỳ thi như thực hiện mỗi thí sinh một mã đề riêng; áp dụng thiết bị giám sát và công nghệ thông tin để quản lý chặt chẽ; tiếp tục tổ chức thi trắc nghiệm để hạn chế tối đa sự can thiệp của con người vào các khâu coi thi và chấm thi. "Giáo viên của tỉnh sẽ là người coi thi, nhưng theo nguyên tắc đổi chéo. Giáo viên của trường nào sẽ không coi thi tại trường đó, thầy cô giảng dạy môn nào sẽ không coi thi môn đó". Trong năm nay, ngoài lực lượng thanh tra thi của Bộ và của Sở còn lập thêm lực lượng thanh tra thi của UBND tỉnh. "Sự đổi mới này là một trong những nỗ lực để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc". Ông Trinh khẳng định, việc giao kỳ thi cho địa phương cũng sẽ gắn liền với tính trách nhiệm. Như vậy, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố sẽ phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện về sự an toàn, nghiêm túc của kỳ thi tại địa phương mình. Với câu hỏi: "Thí sinh tự do xét tuyển vào các trường đại học năm nay ra sao?", bà Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, điều này còn tùy vào phương án tuyển sinh công khai của mỗi trường. "Nếu nhà trường cho phép sử dụng kết quả bảo lưu của kỳ thi THPT quốc gia năm trước thì các thí sinh tự do vẫn có thể đăng ký tuyển sinh vào trường. Còn trong trường hợp các bạn muốn dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay thì vẫn có thể tham gia và nhiều khả năng các trường sẽ sử dụng kết quả này để nhập học. Ngay sau khi quy chế tuyển sinh được hoàn thiện theo quyết định của Thủ tướng thì điều này sẽ được làm rõ trong đề án tuyển sinh riêng của mỗi trường". Nhiều thắc mắc và phản hồi xoay quanh kỳ thi đã được đưa ra liên tiếp nhưng vẫn chưa làm tâm lý của thí sinh "hạ nhiệt". "Mong Bộ hãy lắng nghe và suy xét lại kỳ thi", nhiều thí sinh nhắn nhủ Bộ GD-ĐT khi kết thúc chương trình. Thúy Nga - Thanh Hùng Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được tổ chức ra sao?Thay vào đó, sẽ là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Kỳ thi này diễn ra trong 1,5 ngày; kết quả được lấy để xét tốt nghiệp và có thể dùng cho tuyển sinh ĐH, CĐ. | ||||||||||||||||||||||||||||||
Chờ giảm thuế phí mua ô tô giá rẻ Posted: 23 Apr 2020 01:00 PM PDT Với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước, ngoài đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ sắp tới có thể còn được hưởng ưu đãi về thuế giá trị gia tăng và cả thuế tiêu thụ đặc biệt, giá xe sẽ giảm mạnh. Nhiều ưu đã cho xe lắp ráp Tại Dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ cho ý kiến, để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội trong tháng 4 về việc điều chỉnh giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 nhằm kích thích tiêu dùng và các chính sách ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành ô tô nội; cùng với đó là miễn, giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho các hàng hóa dịch vụ gặp khó khăn. Như vậy, với ngành ô tô, ngoài đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ sắp tới còn có thể được hưởng ưu đãi về thuế giá trị gia tăng và cả thuế tiêu thụ đặc biệt. Trước đó, Bộ Công Thương đã đề xuất miễn giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước, còn Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đề nghị giảm 50% lệ phí trước bạ và thuế giá trị gia tăng cho ô tô.
Về thuế tiêu thụ đặc biệt, trong vòng hai năm qua, Bộ Công Thương đã nhiều lần đề nghị không áp dụng thuế này đối với phần giá trị gia tăng tạo ra của ô tô sản xuất lắp ráp trong nước. Bộ Tài chính cũng đã đưa ra đề xuất tương tự, khi đề cập tới việc sửa Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống, sản xuất trong nước, để khuyến khích các DN nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm. Nếu nhận được ưu đãi về thuế, phí, ô tô sản xuất lắp ráp trong nước sẽ có điều kiện giảm giá hơn nữa. Theo tính toán, nếu lệ phí trước bạ ô tô được giảm 50%, đến hết năm 2020 khách hàng mua xe sản xuất, lắp ráp trong nước phân khúc bình dân sẽ tiết kiệm được từ 15-80 triệu đồng và xe sang từ 70-250 triệu đồng, tùy từng sản phẩm khi đi đăng ký. Nếu ô tô là mặt hàng gặp khó khăn trong tiêu thụ, sẽ được giảm 50% thuế giá trị gia tăng. Với xe sản xuất lắp ráp trong nước phân khúc bình dân sẽ được giảm khoảng từ 15-70 triệu đồng, xe sang được giảm 60-210 triệu đồng. Nếu được hưởng ưu đãi cả hai loại thuế, phí này khi mua xe sản xuất lắp ráp trong nước đến hết năm 2020, khách hàng có thể tiết kiệm được khoản tiền từ 30-450 triệu đồng, tùy từng sản phẩm. Giá xe sẽ giảm Với ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho ô tô, tuy đã được đưa vào Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ và dù được Quốc hội thông qua thì cũng khó có thể áp dụng ngay. Hiện thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô có dung tích xi lanh từ 1.500cm3 trở xuống là 35%, từ 1.500-2.000cm3 là 40%, từ 2.000-2.500cm3 là 50%, từ 2.500-3.000cm3 là 60% và từ 3.000cm3 trở lên là 90-150%.
Nếu mức thuế suất này được giữ nguyên, theo tính toán một chiếc xe sản xuất lắp ráp trong nước đạt tỷ lệ nội địa hóa 10% sẽ giảm giá khoảng 5%. Chẳng hạn, một chiếc xe có giá bán 600 triệu đồng sẽ giảm khoảng 30 triệu đồng. Tuy nhiên, khi nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 20%, chiếc xe đó sẽ có mức giảm giá 10-12%, tương đương 60-70 triệu đồng. Đạt tỷ lệ nội đại hóa trên 40%, giá ô tô sẽ giảm khoảng 20% và chiếc xe giá 600 triệu đồng sẽ giảm khoảng 120 triệu đồng. Để áp dụng, trước hết các cơ quan chức năng và DN ô tô phải thống nhất được các tiêu chí đánh giá về tỷ lệ nội địa hóa. Tỷ lệ này phải được công bố với từng mẫu xe sản xuất lắp ráp trong nước và được các cơ quan chức năng chấp nhận. Như vậy sẽ mất thời gian khá dài. Không chỉ các DN ô tô, người tiêu dùng cũng rất mong chờ chính sách ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt sớm được áp dụng. Bởi điều đó giúp xe sản xuất lắp ráp trong nước có điều kiện giảm giá, nhiều người có thể được mua ô tô với giá rẻ hơn hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, năm 2020 ô tô sản xuất lắp ráp trong nước sẽ được hưởng ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ và thêm 50% thuế giá trị gia tăng. Còn ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt chắc vẫn phải chờ đợi. Việc giảm 50% lệ phí trước bạ và có thể là 50% thuế giá trị gia tăng cũng giúp cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước hưởng lợi, cạnh tranh với xe nhập khẩu, giữ cho doanh số bán không bị suy giảm. Trên thực tế, năm 2009, khi khủng hoảng kinh tế diễn ra, Chính phủ đã hỗ trợ ngành ô tô bằng cách giảm 50% thuế giá trị gia tăng và lệ phí trước bạ. Cùng với đó, các ngân hàng cũng giảm lãi suất cho vay mua ô tô xuống, đã giúp doanh số bán ô tô đạt con số 120.000 xe, tăng 6,7% so với 2008, sản xuất không bị rơi vào ngừng trệ. Hết năm 2020, ưu đãi về lệ phí trước bạ và thuế giá trị gia tăng không còn nữa, thì xe sản xuất lắp ráp trong nước vẫn hy vọng sẽ nhận được ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt kéo dài trong thời gian 5 năm. Khi đó, những mẫu xe có tỷ lệ nội địa hóa cao, sẽ có điều kiện giảm giá mạnh. Trần Thủy | ||||||||||||||||||||||||||||||
Thế giới hậu Covid-19 - Phần 5 Posted: 23 Apr 2020 03:28 PM PDT - Khoa học công nghệ giúp con người đối phó với các đại dịch tương tự như Covid-19, giúp xã hội thích nghi và sống cùng với đại dịch, sẽ có những bước phát triển vượt bậc. LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu mạch bài viết dự báo về những biến đổi địa chính trị trên thế giới sau đại dịch Covid-19 của Tiến sỹ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Ngoại giao. Cùng với tiến trình này là sự ra đời của hàng loạt những quy định, luật lệ ở cấp quốc gia, khu vực, cũng như toàn cầu để điều chỉnh các hành vi ứng xử của người dân. Người dân không còn nhiều sự lựa chọn, buộc phải "hy sinh", chấp nhận một số hạn chế tự do cá nhân và điều chỉnh hành vi của mình trong bối cảnh mới vì sự sinh tồn. Sau khi xuất hiện đại dịch Covid-19, trong nước và thế giới có khá nhiều bài báo nói về sự thích ứng mới, sự xuất hiện và "nở rộ" hàng loạt dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sinh tồn của người dân và xã hội. Những cách làm mới, dịch vụ mới, ngành nghề mới chắc chắn sẽ có những phát triển vượt bậc sau khi đại dịch kết thúc. Sự phát triển của Chính phủ điện tử: Không chỉ ở Việt Nam, mà ngay cả ở nhiều nơi trong khu vực và trên thế giới, trước khi có đại dịch Covid-19, tiền của đổ vào lĩnh vực này khá nhiều, nhưng tiến bộ chẳng đáng là bao vì thực tế "cầu" rất thấp.
Tuy nhiên, khi xảy ra đại dịch nhu cầu đã tăng cao đột biến. Đơn giản là vì các quan chức chẳng thể đi lại để gặp nhau dễ dàng như trước. Do đó, chẳng cần phải "hô hào", có cầu ắt có cung, họp trực tuyến, giải quyết công việc qua mạng trở thành cách thức hữu dụng nhất vào lúc này. Do đó, sau khi hết dịch hoạt động của "Chính phủ điện tử" sẽ tiếp tục tăng mạnh vi nhiều lợi ích như: (i) tiết kiệm tiền bạc chi phí cho các cuộc họp trực tiếp; (ii) hiệu quả giải quyết công việc thông qua "Chính phủ điện tử" tăng rõ rệt; (iii) hệ thống "Chính phủ điện tử" cần được sử dụng thường xuyên để hoàn thiện và sử dụng trong các trường hợp tương tự trong tương lai... Làm việc tại nhà (Work From Home - WFH): Sau đại dịch, WFH tăng mạnh cả về phía cung và cầu. Về phía người tuyển dụng là các công ty, tổ chức, cơ quan công quyền họ buộc phải rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, hệ thống xử lý công việc nhằm đảm bảo được hai yếu tố: Thứ nhất, cơ quan tổ chức của họ vẫn có thể hoạt động "bình thường", không bị gián đoạn ngay lúc cao điểm của dịch bệnh. Thứ hai, ngay kể cả lúc không có dịch thì cũng vẫn có những bộ phận hoàn toàn có thể xử lý công việc từ xa qua mạng. WFH đáp ứng được nhiều tiêu chí của cả hai phía lao động và sử dụng lao động: Tiết kiệm chi phí thuê phòng ốc và các chi phí liên quan; Người lao động có thể làm việc cho nhiều cơ quan tổ chức khác nhau cùng một lúc và có cơ hội tăng thu nhập; Quan trọng là sản phẩm cuối cùng, còn thời gian làm việc linh hoạt. Tiếp đó là sự phát triển của hàng loạt các loại hình điện tử, trực tuyến dựa trên nền tảng internet có sẵn (tất nhiên với tốc độ cao hơn nhiều sau này) như: (i) Học trực tuyến từ xa: Ở tất cả các cấp từ tiểu học, trung học đến đại học và sau đại học. (ii) Thương mại điện tử: Sẽ phát triển mạnh do tiện lợi và giá cả hấp dẫn và thương mại điện tử sẽ lấn át dần các loại hình thương mại truyền thống. Ngay trước khi dịch bùng phát, hàng loạt trung tâm tâm thương mại truyền thống lớn ở khắp nơi trên Trung Quốc ngày càng trở nên vắng bóng người mua do sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Các trung tâm thương mại truyền thống giờ chỉ còn là nơi để người dân đến tham quan, xem sản phẩm và tham khảo giá! Xu hướng chung trên thế giới tiến theo chiều hướng đó là khó cưỡng. (iii) Khám chữa bệnh và tư vấn tâm lý từ xa: Thực tế cho thấy trừ những trường hợp phải cấp cứu khẩn cấp, đa phần các bệnh lý thông thường đều có thể được chẩn đoán, trao đổi qua mạng giữa bệnh nhân với bác sĩ và các chuyên gia tâm lý. Điều này sẽ giúp người bệnh và các bác sĩ có thể liên lạc với nhau một cách linh hoạt, tiết kiệm chi phí. (iv) Công nghệ sinh học: Hàng loạt các sản phẩm mới từ kết quả nghiên cứu và kết hợp giữa công nghệ sinh học với công nghệ thông tin ra đời sẽ giúp người dân cũng như các nhà quản lý phát hiện nhanh chóng người bị bệnh truyền nhiễm do dịch, virus để từ đó có các biện pháp chữa trị hoặc cách ly thích hợp. Những thiết bị này như vòng đeo tay, mũ, kính sinh học cá nhân, các máy camera sinh học được đặt khắp nơi giúp phát hiện nhanh chóng và truyền thẳng thông tin về bệnh trạng của cá nhân, hoặc những người có triệu chứng sốt, lây nhiễm ở khoảng cách gần đến thẳng bệnh viện, hoặc các trung tâm y tế để có hành động xử lý kịp thời. Bên cạnh đó là các quy trình mới nghiên cứu và sản xuất các thuốc điều trị sẽ được rút ngắn đáng kể và thời gian sẽ được tính bằng tuần hoặc tháng chứ không phải tính bằng năm như hiện nay. (v) Công nghệ người máy và tự động hóa: Việc sử dụng người máy và quá trình tự động hóa sản xuất, điều khiển hoạt động từ xa, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sẽ có bước nhảy vọt. Lý do quan trọng nhất là người máy có thể hoạt động trong bất kỳ điều kiện nào mà không sợ bị nhiễm dịch, còn tự động hóa sẽ giúp lập trình và điều khiển quá trình sản xuất từ xa, xã hội không bị gián đoạn trong bất kỳ hoàn cảnh hoặc điều kiện nào. Đại dịch Covid-19 cũng sẽ chứng kiến sự phát triển vượt trội về công nghệ xe tự động không người lái trong lĩnh vực giao thông vận tải, không chỉ xe chở khách cá nhân mà cả xe tải chở hàng hóa. Hiện nay hãng Tesla của tỷ phú Elon Musk đang đi đầu trong lĩnh vực này. Nhìn chung, trong cái khó ló cái khôn. Bệnh dịch Covid-19 đang là tác nhân chính, giúp thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và tự động hóa.
Ngoài những thông tin chung về các thay đổi nêu trên mà mọi người ít nhiều đã biết, lĩnh vực y tế và phòng chống đại dịch sẽ có những thay đổi lớn quan trọng sau ở cả phạm vi quốc gia lẫn quốc tế: Thứ nhất, công nghệ theo dõi (Tracking technology) chứ không chỉ là công nghệ nhận dạng, sẽ có bước phát triển vượt bậc. Do dịch bệnh và việc người dân buộc phải đeo khẩu trang bắt buộc khi ra ngoài, đã tạo ra các hạn chế nhất định đối với các camera nhận dạng. Tuy nhiên công nghệ theo dõi, tra cứu dấu vết di chuyển theo mã số điện thoại di động (dù bật hay tắt) sẽ giúp nhà chức trách và giới chức y tế dễ dàng theo dõi những cá nhân, hoặc địa điểm mà một người dân bất kỳ đã từng tiếp xúc hoặc đến gần. Để làm được điều này thì các cá nhân buộc phải đăng ký mã số điện thoại mà mình sử dụng với nhà chức trách. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các cá nhân phải "tự nguyện" từ bỏ một phần quyền tự do cá nhân để đổi lại sự an toàn của mình và của cộng đồng. Thứ hai, các quốc gia sẽ phải xây dựng một hệ thống "phòng vệ quốc gia về y tế và dịch tễ" mới bên cạnh hệ thống phòng vệ quốc phòng và an ninh truyền thống mà mọi người đều biết. Một hệ thống "phòng vệ quốc gia về y tế và dịch tễ" sẽ được xây dựng trên một nền tảng mới, cụ thể là: - Có ngân sách đủ lớn để tập trung vào việc tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cả về lượng lẫn về chất, cũng như tổ chức lại bộ máy y tế cộng đồng sao cho hệ thống này phản ứng nhanh nhất, hiệu quả nhất, và với chi phí hợp lý nhất. - Tăng ngân sách y tế để xây dựng bằng được các kho dự trữ y tế chiến lược với cơ số thuốc men, đồ dùng bảo hộ, trang thiết bị y tế cơ bản... đủ để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc có đại dịch. - Các nhà hoạch định chính sách phải luôn có sẵn ý tưởng về các loại công nghệ "tam dụng", tức sử dụng cho cả ba mục đích (i) dân sự, (ii) y tế cộng đồng, (iii) quân sự, chứ không chỉ là công nghệ lưỡng dụng như trước đây. Chẳng hạn, một cung văn hóa thể thao mới được xây dựng có công năng chính là phục vụ các hoạt động thể thao, giải trí trong điều kiện bình thường. Nhưng cung thể thao đó có thể dễ dàng chuyển đổi công năng, được sử dụng thành đại bản doanh quân sự trong thời chiến hoặc biến thành bệnh viện dã chiến khi đối phó với bệnh dịch. Các khách sạn trong tương lai, và còn rất nhiều các ví dụ khác nữa, cũng chỉ được duyệt thiết kế khi đáp ứng được cả ba loại công năng trên. - Xuất hiện một khái niệm mới là đi "nghĩa vụ y tế cộng đồng", thay vì chỉ đi "nghĩa vụ quân sự" như trước đây. Đại dịch Covid-19 cho thấy một lỗ hổng quan trọng trong nhận thức về an ninh quốc gia hiện nay. Covid-19 cho thấy "an ninh y tế" cũng quan trọng không kém an ninh thể chế, hoặc an ninh quốc phòng. Thực tế ở nhiều nước cho thấy loại hình đi "nghĩa vụ quân sự" khá phổ biến. Khi dịch bệnh xảy ra dẫn đến nhu cầu về y, bác sĩ, nhân viên y tế phục vụ công tác y tế cộng đồng tăng vọt. Trong khi đó những người lính "nghĩa vụ quân sự" thuần túy lại lúng túng, hỗ trợ rất thấp cho việc phục vụ công tác y tế cộng đồng. Các loại máy thở có thể được sản xuất đại trà nhanh chóng, nhưng người biết cách sử dụng thì không thể đào tạo hàng loạt được mà phải mất một khoảng thời gian nhất định. Việc có trang thiết bị y tế thôi cũng chưa đủ mà phải có đủ nhân sự đi kèm. Do đó, rất cần thiết phải có một hình thức tổ chức mới trong xã hội, đó là những người lính đi "nghĩa vụ vụ y tế cộng đồng". Họ không cần được đào tạo chuyên môn sâu như các bác sĩ, nhưng phải biết được các kỹ năng phục vụ y tế căn bản. Khi có dịch bệnh xảy ra, người "lính nghĩa vụ" thay vì biết cách bắn súng, họ có thể biết được các kỹ năng, các cách sử dụng những thiết bị y tế thông thường như sơ cứu bệnh nhân, đo huyết áp, đo tim mạch, thay băng, khiêng cáng bệnh nhân cho đúng cách, sử dụng máy trợ thở, chăm sóc người bệnh trong giai đoạn phục hồi... Trong "thời bình" những người lính y tế này là những người lính y tế dự bị và quay trở lại với công việc thường ngày của họ. Tuy nhiên, họ cần được huấn luyện hoặc tập huấn hàng năm khoảng từ 2-3 tuần để cập nhật các kiến thức mới. - Xây dựng kho dữ liệu quốc gia về hồ sơ y tế cá nhân thay vì chỉ có "hồ sơ an ninh" như hiện nay. Thực tế, đại dịch Covid-19 vừa qua cho thấy, một cá nhân có thể trở thành "mối nguy" đối với an ninh quốc gia nếu như tiền sử bệnh lý của họ yếu và họ nằm trong nhóm có nguy cơ cao phát tán bệnh truyền nhiễm ra cộng đồng. Do đó, bên cạnh "căn cước cá nhân", mỗi cá nhân có thể được cấp hoặc được quản lý bằng một "căn cước y tế", có xếp hạng mức độ "an toàn" và khả năng phát tán bệnh ra cộng đồng. Thứ ba, về mặt quốc tế, để kiểm soát sự lây lan của bệnh tật, bên cạnh visa thông thường, có khả năng xuất hiện một loại "visa y tế', dành cho người đi du lịch, làm việc ở nước ngoài, hoặc nhập cảnh sang các nước khác. Các cá nhân đó có thể phải trải qua những trắc nghiệm hay kiểm tra sinh học xem có "đủ" các điều kiện nhập cảnh như: có tiền sử mắc bệnh truyền nhiễm, có khả năng phát tán hoặc làm lây lan virus ra cộng đồng hay không, trước khi nhập cảnh vào một nước nào đó, có đến các khu vực và các quốc gia có khả năng gây bệnh dịch cao hay không. Thậm chí, các quốc gia hay các khu vực trên thế giới cũng được "vẽ" hay "định vị" lại theo thứ hạng "nguy hiểm" hoặc "an toàn" xét về mặt y tế, dịch tễ tương tự như việc "đánh dấu" một số quốc gia hay khu vực có mức độ nguy hiểm về mặt ma túy hay khủng bố. Thứ tư, các phái Bộ ngoại giao ở nước ngoài cũng có thể có sự điều chỉnh về bộ máy tổ chức cho phù hợp với bối cảnh mới. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của đa phần các sứ quán hoặc phái bộ ngoại giao các nước ở nước ngoài thường có các bộ phận phụ trách các lĩnh vực như chính trị, lãnh sự, quốc phòng, thương mại, văn hóa. Tuy nhiên, trong cơ cấu tổ chức mới có thể có chức danh mới là cán bộ chuyên trách về y tế, chuyên theo dõi và thúc đẩy hợp tác y tế song phương, bao gồm từ nghiên cứu kinh nghiệm trong phòng chống dịch bệnh đánh giá nguy cơ rủi ro, khả năng xuất hiện và lây lan các bệnh truyền nhiễm và bệnh dịch ở sở tại, kiến nghị các biện pháp ứng phó. Tiến sỹ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Ngoại giao. | ||||||||||||||||||||||||||||||
Tin Covid-19 ngày 24/4: Hơn 190 nghìn người đã chết vì Covid-19 Posted: 23 Apr 2020 07:11 PM PDT Tính đến 6h sáng nay (24/4), toàn thế giới đã có hơn 2,7 triệu người nhiễm Covid-19, trong đó hơn 190 nghìn người đã tử vong, theo thống kê trên Worldometers. Đứng đầu danh sách tiếp tục là Mỹ với 878.408 ca mắc bệnh và 49.742 người trong số này đã tử vong. Thống kê cho thấy, trong vòng 24 giờ qua, Mỹ đã ghi nhận thêm 29.691 ca nhiễm mới và 2.083 trường hợp tử vong. Diễn biến dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra (Covid-19) tại Mỹ vẫn nghiêm trọng nhất so với các khu vực khác trên thế giới.
Xếp sau Mỹ về số ca tử vong là Italia với 25.549 người, tăng 464 trường hợp trong 24 giờ qua. Tuy nhiên, xét về tổng số ca nhiễm, Italia đứng thứ ba sau Tây Ban Nha. Hiện Tây Ban Nha có 213.024 người mắc bệnh, tăng 4.635 ca, trong khi Italia hiện có 189.973 trường hợp mắc Covid-19, tăng 2.646 ca so với số liệu công bố một ngày trước. Dịch bệnh cũng tiếp tục lan rộng tại nhiều quốc gia châu Âu khác như Anh, Pháp... Trong đó, đáng chú ý là nước Anh. Theo Worldometers, nước này hiện đã có thêm 4.583 ca nhiễm mới và 638 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh lên đến 138.078 ca và 18.738 trường hợp trong đó đã tử vong. So với phần lớn các nước châu Âu khác, Đức đã đối phó dịch Covid-19 tốt hơn khi thực hiện chiến lược xét nghiệm diện rộng và có hệ thống y tế được chuẩn bị tốt. Đức hiện ghi nhận 5.575 ca tử vong trong số 153.129 ca nhiễm bệnh. Tuy nhiên, hôm 23/4, Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo Đức vẫn đang đi trên "băng mỏng". Bà Merkel còn cho rằng, cuộc chiến chống Covid-19 mới ở giai đoạn đầu và đại dịch có vẻ sẽ thành một phần cuộc sống trong thời gian dài. "Không ai thích nghe điều này nhưng chúng ta đang ở giai đoạn đầu của đại dịch", bà nói. "Chúng ta không thể trở lại cuộc sống trước kia. Cuộc sống hàng ngày của chúng ta sẽ rất khác". Nước Nga ghi nhận thêm hơn 4.700 ca nhiễm trong 24 giờ qua, nâng tổng người nhiễm lên gần 63.000, trong đó 555 ca tử vong. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov dự đoán Nga có thể đạt đỉnh dịch vào giữa tháng 5. Ông nói số ca nhiễm tại Nga tăng đáng kể, nhưng "chưa đủ cao để đe dọa hệ thống chăm sóc y tế" của nước này. Trong khi đó, tại Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng bỏ xa Iran, nước từng được xem là ổ dịch lớn nhất khu vực này, về tổng số người mắc Covid-19. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ có 101.790 người nhiễm bệnh, với 2.491 người đã thiệt mạng. Trong khi đó, tổng số người nhiễm bệnh tại Iran là 87.026 trường hợp, bao gồm 5.481 ca tử vong. Khu vực Đông Nam Á ghi nhận thêm 35.000 ca nhiễm, với 1.271 người tử vong. Trong đó, Singapore tiếp tục là vùng dịch lớn nhất khu vực. Nước này báo cáo thêm 1.037 ca nhiễm, gồm 21 công dân và thường trú nhân, còn lại là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá. Hiện Singapore ghi nhận tổng cộng 11.178 ca nhiễm Covid-19, trong đó 12 người đã tử vong. Indonesia có thêm 357 ca nhiễm và 11 ca tử vong, nâng số ca nhiễm và tử vong lên 7.775 và 647. Philippines, vùng dịch lớn thứ ba Đông Nam Á, báo cáo thêm 271 ca nhiễm và 16 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên 6.981 và 462. Malaysia ghi nhận 5.603 ca nhiễm và 95 ca tử vong, sau khi báo cáo thêm 71 ca nhiễm và 2 ca tử vong trong 24 giờ qua. Theo các số liệu thống kê, tại khu vực Đông Nam Á, Đông Timor và Lào vẫn là hai nước chịu ít ảnh hưởng nhất, với lần lượt 23 và 19 ca nhiễm Covid. Việt Nam, Campuchia, Đông Timor và Lào chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào. Dương Lâm | ||||||||||||||||||||||||||||||
Công Phượng sánh ngang Kiatisuk: Được yêu thế cũng... ngại! Posted: 23 Apr 2020 04:03 PM PDT - Công Phượng sánh ngang vai cùng Kiatisuk, Dusit... trong đội hình được yêu thích nhất HAGL do fan bình chọn. Nhưng được yêu kiểu "bất chấp" thế, có thật đã? 1. Sau 3 tuần tổ chức trên fanpage CLB HAGL, cuộc bình chọn những cầu thủ được yêu thích nhất trong lịch sử đội bóng phố Núi đưa ra kết quả gây nhiều tranh cãi. Một bộ phận fan HAGL lâu năm tỏ ra bất bình với tiêu chí ban đầu mà BQT fanpage đưa ra, đồng thời hoài nghi về kết quả. Đương nhiên, với những fan thuộc thế hệ trẻ thì khẳng định đây là cuộc bình chọn yêu thích, thay vì xuất sắc nhất như ban đầu. Cuộc chiến "nội bộ" giữa các fan HAGL càng lên đến đỉnh điểm khi hàng loạt cái tên nổi đình nổi đám được hâm mộ chẳng kém lứa học viện của bầu Đức như Lee Nguyễn, Evaldo vắng mặt trong danh sách.
2. Sẽ không có chuyện gì quá lớn, nếu một tài khoản được xác định chính danh của chân sút Evaldo Goncalves – một siêu "dội bom" ở sân Pleiku sau thời Kiatisak vào thẳng fanpage phàn nàn về kết quả bình chọn càng khiến mọi chuyện thêm căng thẳng Cựu tiền đạo dội bom bậc nhất không chỉ ở HAGL mà còn tại V-League nói thẳng: "Chỉ tính V-League, tôi ghi được 67 bàn cho HAGL. Tính cả các giải đấu Cúp Quốc gia, tôi ghi hơn 80 bàn, đủ để là chân sút số 1 lịch sử đội - hay tôi nhầm nhỉ? Tôi nghĩ mình đóng góp cũng nhiều cho đội nhưng có vẻ không phải thế..." làm nhiều fan chân chính phải muối mặt Vẫn biết cuộc bình chọn này đơn thuần... cho vui, nhưng cái cách mà fan HAGL thể hiện dành cho cựu tiền đạo ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử đội bóng phố núi khiến những người ngoài cuộc hơi thất vọng và ngán ngẩm.
Bởi nên nhớ, thành tích tốt nhất của HAGL trong giai đoạn trước khi lứa học viện được đôn lên có công rất lớn từ Evaldo, một sát thủ thực sự với 68 bàn thắng trong 4 mùa giải đầu quân cho đội chủ sân Pleiku. 3. Cảm giác của Công Phượng khi biết tin fan hâm mộ mình bình chọn vào danh sách những cầu thủ được yêu thích nhất bên cạnh huyền thoại Kiatisak thế nào? Chắc có lẽ khó mà tự hào nổi, bởi với một người khá thông minh, tương đối hiểu chuyện như chân sút người xứ Nghệ đủ biết mình ở đâu so với nhiều đàn anh, đàn chú đi trước. Tương tự như thế với Hồng Duy, Văn Thanh, Văn Toàn...
Chẳng những khó tự hào, thậm chí còn ngượng ngùng, bởi ngoài việc tạo ra làn sóng hâm mộ mới cho HAGL ra thì phần còn lại Công Phượng hay các đồng đội khác chưa thể làm nổi: giúp bầu Đức hoàn thành những kỳ vọng như vô địch V-League, hay ra nước ngoài chơi bóng thành công. Một cuộc bình chọn vui, cũng như không phải chính danh đương nhiên cũng chẳng đáng để quá bận lòng. Nhưng cái cách yêu của fan HAGL bây giờ dành cho Công Phượng, Xuân Trường, Văn Thanh... chẳng khác gì những liều thuốc độc "bọc đường" đầy mê hoặc. Có nghĩa, nếu không tỉnh táo rất dễ ảo tưởng để rồi sớm nở tối tàn như rất nhiều ngôi sao trẻ, tài năng trước đây của bóng đá Việt Nam, dù đó mới chỉ được tung hô ở một mức độ vừa phải, và thời điểm chưa có mạng xã hội như lúc này. Hy vọng, Công Phượng hay các đồng đội khác biết mình ở đâu hay nhìn vào đội hình được xếp chung cùng những huyền thoại thực thụ ở HAGL như Kiatisak, Dusit... mà phấn đấu sao cho xứng với sự kỳ vọng của bầu Đức. Video Công Phượng biểu diễn tâng giấy vệ sinh: Xuân Mơ | ||||||||||||||||||||||||||||||
Diễn biến bất ngờ, Donald Trump bớt gánh áp lực Posted: 23 Apr 2020 06:02 PM PDT Giá dầu thế giới bất ngờ tăng vọt trở lại sau những phiên rơi tự do chưa từng có trong lịch sử. Ông Donald Trump bớt áp lực về một nền công nghiệp vốn được xem là niềm tự hào của nước Mỹ. Mở cửa phiên giao dịch sáng 24/4 trên thị trường châu Á, giá dầu WTI giao tháng 6 tiếp tục tăng thêm hơn 5% lên 17,36 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng ở mức gần tương tự lên 21,33 USD/thùng. Trong phiên đêm qua (giờ Việt Nam) trên sàn Nymex (Mỹ), giá dầu WTI giao tháng 6 tháng đã tăng thêm gần 20%. Như vậy, dầu đang hướng tới phiên tăng thứ 3 liên tiếp và tạo ra tâm lý ổn định hơn cho giới đầu tư trên thị trường sau một chuỗi ngày lao dốc chưa từng có, với đỉnh điểm là giá dầu WTI giao tháng 5 xuống dưới ngưỡng 0 USD/thùng trong 2 phiên liên tiếp. Trong phiên 20/4, giá dầu thậm chí xuống gần ngưỡng âm 40 USD/thùng, tức người bán phải trả thêm cho người mua và mang dầu đi thêm 40 USD mỗi thùng dầu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến sức cầu trên thị trường tụt giảm khoảng 30 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 4, trong khi cung vẫn lớn và thế giới rơi vào tình trạng không còn không gian để trích trữ dầu. Giới đầu tư lướt sóng dầu không thể nhận dầu vật chất khi hợp đồng giao tháng 5 đáo hạn (hôm 21/4) trong khi các nhà sản xuất dầu phải đối mặt với chi phí lớn nếu dừng khai thác.
Dầu tăng trở lại trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran tăng lên sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 22/04 tweet cho biết ông đã "chỉ thị Hải quân Mỹ bắn hạ và tiêu diệt bất kỳ và tất cả pháo hạm Iran" nếu họ công kích tàu của Mỹ trên biển. Sự căng thẳng gia tăng tại Trung Đông khiến một số nhà đầu tư bắt đáy, đánh cược vào khả năng nguôn cung dầu ra thế giới từ khu vực này sẽ bị hạn chế phần nào. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát thị trường không chắc chắn về đà tăng của dầu sẽ kéo dài bao lâu nếu các nước xuất khẩu dầu lớn trên thế giới không có một giải pháp lâu dài hơn cho vấn đề dư cung và dự trữ hàng hóa. Trước đó, ông Donald Trump đã tính tới giải pháp chọn thời điểm giá dầu thấp như hiện nay để tăng dự trữ thêm khoảng 75 triệu thùng. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng vướng mắc ở ngân quỹ để thực hiện kế hoạch này. Hơn nữa, 75 triệu thùng dầu cũng chỉ chưa bằng lượng dầu thế giới cung ra trong một ngày ở vào thời điểm hiện tại, và thấp hơn so với mức trung bình 100 triệu thùng dầu/ngày như trong 2019. Hôm 22/4, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô tại Mỹ vọt 15 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 17/4 lên 518,6 triệu thùng. Đây là tuần thứ 13 liên tiếp dự trữ dầu của Mỹ tăng.
Cũng theo EIA, dự trữ dầu tại Cushing, Oklahoma, -trung tâm phân phối của các hợp đồng dầu tương lai trên sàn Nymex - đã tăng lên 59,7 triệu thùng trong tuần trước từ mức 55 triệu thùng trong tuần trước đó. Ông Donald Trump đang đối mặt với tình trạng khó khăn hơn bao giờ hết khi mà ngành dầu mỏ vốn chỉ vài tháng trước đây được xem đang "ở kỷ nguyên vàng thống trị thế giới" thì giờ đứng trước nguy cơ sụp đổ. Các doanh nghiệp dầu khí Mỹ có thể phá sản hàng loạt trong thời gian tới do vay nợ lớn. Theo Công ty Rystad Energy, nếu giá dầu ở mức 20 USD/thùng, thì tính đến cuối năm 2021, sẽ có 533 công ty sản xuất và khai thác dầu mỏ của Mỹ sẽ phải đệ đơn xin phá sản. Còn nếu dầu ở mức 10 USD/thùng, thì hơn 1.100 công ty sẽ phải phá sản. Gần đây, nhiều công ty năng lượng đã thông báo cắt giảm sản lượng, trong đó có các ông lớn như Continental Resources và Parsley Energy. Các giàn khoan dầu ngoài khơi đã bắt đầu ngừng hoạt động ở khu vực Vịnh Mexico. Theo Baker Hughes, số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ giảm 66 giàn xuống 438 giàn trong tuần kết thúc ngày 17/4/2020. M. Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||
Vừa nới cách ly: Cafe san sát người, trà đá vỉa hè vô tư mở bán Posted: 23 Apr 2020 03:31 PM PDT Một số quán trà đá vỉa hè vẫn mở mặc dù Hà Nội đã có yêu cầu dừng hoạt động tất cả các quán trà đá, trà chanh vỉa hè nhằm đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch. Xuân Minh | ||||||||||||||||||||||||||||||
Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nghỉ 4 ngày tuần tới Posted: 23 Apr 2020 04:02 PM PDT Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay người lao động được nghỉ 4 ngày, diễn ra trong bối cảnh cả nước vẫn đang tập trung phòng chống dịch Covid-19. Cụ thể, người lao động được nghỉ từ thứ năm ngày 30/4, ngày thứ 6, 1/5. Hai ngày tiếp theo rơi vào thứ 7, chủ nhật, là lịch nghỉ cuối tuần. Lịch nghỉ lễ kéo dài 4 ngày áp dụng cho các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội. Thời gian nghỉ có thể thay đổi theo yêu cầu đặc thù của công việc của các cơ quan, tổ chức. Đối với các cơ quan, đơn vị không nghỉ cố định thứ bảy và chủ nhật hàng tuần thì sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể để bố trí lịch nghỉ phù hợp, đảm bảo đúng quy định.
UBND các tỉnh, TP cũng đã có thông báo về việc treo cờ Tổ quốc và lịch nghỉ lễ kỷ niệm ngày thống nhất đất nước (30/4) và ngày quốc tế lao động (1/5). Theo bộ luật Lao động 2012, người lao động sẽ được nghỉ lễ, Tết gồm một ngày Tết dương lịch, 5 ngày Tết âm lịch, một ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), một ngày thống nhất đất nước (30/4), một ngày quốc tế lao động (1/5), và một ngày Quốc khánh (2/9). Đảm bảo ATGT và phòng chống dịch Covid-19 dịp nghỉ lễ Thủ tướng cũng mới có công điện về việc phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Đợt nghỉ lễ năm nay diễn ra trong thời điểm cả nước tiếp tục thực hiện lời kêu gọi của đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng về phòng chống dịch Covid-19. Với những kết quả tích cực của công tác phòng chống dịch bệnh, các biện pháp cách ly từng bước được điều chỉnh phù hợp để dần đưa các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội trở lại trạng thái bình thường, tâm lý người dân ngày càng vui mừng, phấn khởi. Vì vậy, nhu cầu giao thông trong thời gian trước, trong và sau dịp nghỉ lễ sẽ gia tăng cao hơn nhiều so với thời gian cách ly xã hội, mật độ phương tiện giao thông, tần suất của hoạt động vận tải cũng được nâng dần. Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan: Công an, GTVT, GD&ĐT, TT&TT, VH-TT&DL, UB ATGTQG, các tổ chức chính trị xã hội, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm thực hiện nghiêm các giải pháp phòng chống đại dịch.
Có phương án vận tải phù hợp, tuân thủ quy định phòng chống dịch, bảo đảm năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ, nhất là trên các tuyến kết nối Hà Nội, TP HCM với các địa phương và đầu mối giao thông lớn. Các đơn vị vận tải tuân thủ quy tắc giao thông và các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông, đặc biệt là cần thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa lái xe vi phạm về nồng độ cồn, ma tuý, chở quá số người, tăng giá vé trái quy định; tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự tại các đầu mối giao thông trọng điểm. Tiếp tục duy trì nghiêm, hiệu quả việc kết hợp phòng chống dịch bệnh gắn với tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự ATGT, tập trung kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông như vi phạm về nồng độ cồn, ma tuý... Có phương án ngăn chặn, xử lý, trấn áp hiệu quả hành vi tụ tập đua xe trái phép, nhất là tại các đô thị, đẩy mạnh kiểm tra an toàn giao thông tại bến khách ngang sông, bến tàu chở khách du lịch và sử dụng phương tiện nhỏ, thô sơ chở người hoạt động trên đường thuỷ; tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn hàng không. Tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn, thông suốt; có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn đặc biệt là trên các tuyến giao thông trọng điểm, các khu vực có nguy cơ ùn tắc cao, các khu du lịch. Tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt và các nút giao giữa đường phụ ra đường chính, bố trí lực lượng kịp thời giải tỏa khi xảy ra tai nạn, ùn tắc giao thông, không để phát sinh ùn tắc kéo dài, nhất là trong ngày đầu và ngày cuối đợt nghỉ lễ. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông và các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19. Ông chủ 'ATM gạo' nhận sai, xin lỗi cô gái áo đen vào nhận gạo bị từ chốiClip cô gái áo đen bị "ATM gạo" của anh Hoàng Tuấn Anh từ chối phục vụ, nhân viên phát loa mời ra ngoài lan truyền trên mạng xã hội đã gây phản ứng dư luận. T.Nam | ||||||||||||||||||||||||||||||
Cảnh sống chỉ thấy trong những ngày Hà Nội giãn cách xã hội Posted: 23 Apr 2020 02:56 PM PDT Để duy trì việc tập thể dục mỗi ngày mà vẫn tuân thủ giãn cách xã hội, nhiều người dân Thủ đô chọn cách đeo khẩu trang tập trước cửa nhà mình. Xem video:
Nón, dép xếp thẳng hàng cách nhau 2m của người dân nhận thực phẩm miễn phíĐã 2 tuần nay, tại số 6 phố Phan Kế Bính, cứ vào đầu giờ sáng, chiều lại xuất hiện những chiếc nón, dép, chai nhựa... của người nghèo xếp thành hàng chờ đến giờ nhận thực phẩm miễn phí. Lê Anh Dũng | ||||||||||||||||||||||||||||||
Xăng dầu lao dốc bao nhiêu cũng không thể đâm thủng ngưỡng này Posted: 23 Apr 2020 03:00 PM PDT Giá xăng nhập về đến Việt Nam chỉ khoảng hơn 3.300 đồng/lít, nhưng các chi phí cố định khác khiến giá xăng có giá bán trên 11.000 đồng/lít. Sau kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 13/4, giá xăng dầu đã giảm lần thứ 7 liên tiếp. Xăng RON 95 hiện có giá 11.930 đồng/lít, xăng E5 có giá 11.340 đồng/lít. Từ đó đến nay, giá xăng dầu trên thị trường thế giới cũng tiếp tục giảm. Đơn cử, tại thị trường Singapore - nơi giá xăng dầu Việt Nam chọn làm mốc tham chiếu, giá cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, dù mức giảm giá dầu thô hay giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới có bao nhiêu đi chăng nữa, mức giảm giá xăng dầu ở Việt Nam không thể vượt qua ngưỡng cố định. Lý do là hàng loạt chi phí cố định khác. Giá xăng RON 92 - xăng nền để pha chế xăng E5 - về đến Việt Nam chỉ khoảng hơn 3.300 đồng/lít. Nhưng các chi phí cố định khác khiến giá xăng gấp nhiều lần. Xăng E5 đang được bán với giá 11.340 đồng/lít.
Nếu chỉ tính 4 loại thuế như Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thì tổng thuế trên mỗi lít xăng E5 là 5.700 đồng/lít, chiếm 50,2% giá bán. Xăng RON 95 cũng chịu các khoản thuế và chi phí kể trên. Giá xăng RON 95 về đến Việt Nam cũng chỉ khoảng dưới 4.000 đồng/lít. Khi bán ra thị trường, hiện có mức giá là 11.930 đồng/lít. Các loại thuế như Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng trên mỗi lít xăng RON 95 là khoảng 6.200 đồng/lít, chiếm trên 50% giá bán.
Tổng các loại thuế trên một lít xăng dầu hiện được đánh giá là khá cao. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện nay, tỷ trọng thuế, phí trong giá xăng dầu hiện ở mức cao (khoảng 55-60% đối với mặt hàng xăng, 35-40% đối với mặt hàng dầu). Trong đó, thuế bảo vệ môi trường chiếm khoảng 32% đối với mặt hàng xăng và từ 11-20% đối với mặt hàng dầu. Đặc biệt Bộ Công Thương đề nghị xem xét điều chỉnh giảm thêm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng sinh học E5RON92 cho phù hợp với thực tế để tạo mức chênh lệch giá và khuyến khích sử dụng xăng sinh học. Bộ Công Thương cho rằng cần cân nhắc đưa ra mức thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng E5RON92 dựa theo mức độ phát thải (75-80%) mức thuế đối với xăng khoáng. Dự thảo nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến cũng đưa ra biện pháp giảm thuế bảo vệ môi trường. Theo đó, dự thảo Nghị quyết giao Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ cho ý kiến để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội trong tháng 4/2020 việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân; miễn, giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu đầu vào của các ngành vận tải, đặc biệt nghiên cứu giảm thêm đối với mặt hàng xăng sinh học E5RON92 để khuyến khích sử dụng xăng sinh học. L.Bằng Dầu thế giới dưới 0 USD/thùng, không làm giá xăng trong nước giảm mạnhGiá dầu WTI lao dốc, thậm chí có mức giá dưới 0 đồng vào đêm 20/4. Tuy nhiên, giá xăng dầu trong nước không chịu nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố bất thường này. |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét