“Cách ly xã hội: 30 chốt kiểm tra người ra vào Hà Nội vì dịch Covid-19” plus 14 more |
- Cách ly xã hội: 30 chốt kiểm tra người ra vào Hà Nội vì dịch Covid-19
- Chính phủ Việt Nam đạt tín nhiệm cao nhất thế giới trong ứng phó corona
- Thông tin mới về 2 ổ dịch Covid-19 ở Sài Gòn
- Việt Nam sang giai đoạn mất dấu F0, cả nước hãy ở yên tại chỗ
- Hết tắc nguyên liệu từ Trung Quốc, thêm nỗi lo khác
- Nhiều trường đại học giảm học phí cho sinh viên
- Cập nhật dịch Covid-19 ngày 2/4: Số ca Covid-19 ở Mỹ sắp gấp ba Trung Quốc, Italia tiến gần đỉnh dịch
- Toàn ngành TT&TT sẽ đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp phòng, chống dịch COVID-19
- Nữ nhân viên công ty xăng dầu nhiễm Covid-19 đã tới 5 địa điểm
- Tổng thống Philippines tuyên bố bắn hạ người vi phạm lệnh phong tỏa vì Covid-19
- 222 ca Covid-19, 1 ca mới là người nhà bệnh nhân ở Bạch Mai
- Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất, DN và người dân hưởng lợi chục ngàn tỷ
- Thanh niên trốn cách ly, cướp ô tô tông CSGT ở Kon Tum bị bắt
- Chuyên gia lo ngại Covid-19 thành bệnh mạn tính sau khi xuất hiện ca nhiễm 49 ngày
- Đề nghị xử lý nghiêm người đàn ông từ Tây Ninh trốn cách ly về Hà Nội
Cách ly xã hội: 30 chốt kiểm tra người ra vào Hà Nội vì dịch Covid-19 Posted: 01 Apr 2020 09:25 PM PDT Lực lượng chức năng ở 30 chốt tại cửa ngõ Thủ đô sáng nay đồng loạt kiểm tra y tế tất cả phương tiện ra vào nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Để kiểm soát việc cách ly xã hội, Công an TP Hà Nội phối hợp Sở GTVT triển khai lực lượng tại 30 điểm chốt đường bộ cửa ngõ ra vào Thủ đô và các tuyến đường sắt, đường sông. Các lực lượng chức năng ở chốt chặn kiểm tra y tế xe bus, taxi, xe ôm, xe công nghệ, xe khách liên tỉnh. Bên cạnh đó, lực lượng tại các chốt đảo đảm an ninh trật tự, hướng dẫn phân luồng giao thông tại các cửa ngõ ra vào Thủ đô; xử lý nghiêm các hành vi cố tình vi phạm. Sáng nay, ô tô, xe máy qua ngã ba Hoà Lạc - Hoà Bình (thuộc huyện Chương Mỹ) hướng đi Hà Nội đều được lực lượng chức năng ở chốt số 13 kiểm tra, đo thân nhiệt và ghi lại thông tin cá nhân.
Từ chiều và đêm qua, lực lượng chức năng đã dựng lều, chốt chặn ở các cửa ngõ Thủ đô.
Nữ nhân viên công ty xăng dầu ở Long Biên nhiễm Covid-19 đã tới 5 địa điểmNữ nhân viên 55 tuổi làm tại bếp ăn của công ty Xăng dầu - bệnh nhân số 209 nhiễm Covid-19, đã đi tới 5 địa điểm, điều tra dịch tễ xác định được hơn 30 người liên quan. Phạm Hải | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Chính phủ Việt Nam đạt tín nhiệm cao nhất thế giới trong ứng phó corona Posted: 01 Apr 2020 05:20 AM PDT So với các nước và vùng lãnh thổ thế giới, Việt Nam có tỉ lệ người dân tin tưởng vào các biện pháp ứng phó dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 của Chính phủ cao nhất thế giới. Cuộc khảo sát do tổ chức Dalia Research, có trụ sở tại Berlin (CHLB Đức), tiến hành tại 45 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp châu lục, công bố ngày 30/3 cho biết "so với các nơi trên thế giới, Việt Nam có tỉ lệ người dân tin tưởng vào các biện pháp ứng phó dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 của chính phủ cao nhất thế giới".
Khảo sát đề nghị người dân các nước đánh giá về cách phản ứng của chính phủ với dịch Covid-19 với sự tham gia của khoảng 32.600 người ở 45 quốc gia và vùng lãnh thổ trải khắp các lục địa trên thế giới được lấy ý kiến. Theo cuộc khảo sát quy mô lớn nhất toàn cầu kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát này, có khoảng 70% số ý kiến đại diện cho 40% dân số toàn cầu tin rằng nhà nước đã có những phản ứng "đúng mức" để chống đại dịch. Với đánh giá "đúng mức" này, người dân Việt Nam dành mức tin tưởng cao nhất (62%) cho những biện pháp ứng phó dịch của chính phủ, xếp trên Argentina (61%), Áo (58%), Singapore (57%), Trung Quốc (56%)... Cũng theo khảo sát, gần một nửa số ý kiến được hỏi (43%) nói rằng chính phủ của họ đã phản ứng "quá ít" trong ứng phó với dịch bệnh, trong khi người dân ở 8/45 quốc gia và vùng lãnh thổ cho rằng chính phủ những nơi này đã hành động có phần "thái quá" trong ứng phó dịch bệnh. Bên cạnh đó, khi Mỹ vượt Trung Quốc về số ca nhiễm, có 19% số dân Mỹ được hỏi tin rằng chính phủ đang làm "quá nhiều" để chống dịch. Người dân ở Pháp và Tây Ban Nha đều cho rằng chính phủ hai nước này "chưa làm gì nhiều" để chống dịch, tương ứng ở mức 64% và 66%. Ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ khảo sát, Dalia Research tiến hành lấy ý kiến ít nhất 500 người dân. Theo TTXVN, VGP Thủ tướng công bố dịch Covid-19 trên toàn quốcThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm nay ký Quyết định 447 Công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc thay thế Quyết định số 173 công bố dịch ngày 1/2 . | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Thông tin mới về 2 ổ dịch Covid-19 ở Sài Gòn Posted: 01 Apr 2020 08:57 PM PDT Lấy mẫu xét nghiệm lần 2 đối với những người từng đi bar Buddha- ổ dịch Covid-19 lớn nhất Sài Gòn, Sở Y tế phát hiện thêm 2 trường hợp có nguy cơ nhiễm cao. Theo Sở Y tế TP.HCM, đến 8h sáng nay, hệ thống giám sát bệnh Covid-19 ghi nhận TP.HCM có 49 trường hợp nhiễm Covid-19. Trong đó, 15 trường hợp đã khỏi bệnh (3 trường hợp giai đoạn đầu), 12 trường hợp đã mắc từ ngày 9/3 đến ngày 1/4 và đã được xuất viện. Tổng số trường hợp tiếp xúc với các ca bệnh mới đến ngày 1/4 đang được theo dõi là 5.613 trường hợp. Số trường hợp nghi ngờ trong ngày 1/4 có 7 trường hợp (đã được lấy mẫu và đang chờ kết quả xét nghiệm).
Về tình hình xử trí chuỗi lây nhiễm liên quan ổ dịch bar Buddha, Sở cho biết có 15 trường hợp nhiễm có liên quan bar này. Hiện nay, TP tiến hành lấy mẫu xét nghiệm lần 2 đối với những người từng đi bar Buddha phát hiện thêm 2 trường hợp có nguy cơ nhiễm cao. Hiện các đơn vị liên quan vẫn đang tiếp tục thực hiện xác minh, điều tra, khoanh vùng tiếp xúc với các trường hợp xác định nhiễm. Liên quan tới ổ dịch này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cũng vừa phát thông tin khẩn kêu gọi những người liên quan "ổ dịch" Covid-19 tại quán bar Buddha, quận 2 liên hệ ngay cơ quan y tế. Trung tâm đề nghị những người từng đến quán bar Buddha từ ngày 13 đến 17-3 phải khai báo ngay với cơ sở y tế phòng chống Covid-19 cho dù đã qua 14 ngày, kể từ ngày cuối cùng vào quán bar. Việc này nhằm kiểm soát tình hình, cắt đứt chuỗi lây nhiễm này cũng như phòng lây nhiễm trong cộng đồng. Những trường hợp không tự giác khai báo khi được phát hiện vào bất cứ thời gian nào cũng phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật. Về xử trí ổ dịch liên quan đến bệnh nhân 153 dự đám tang ông nội ở xã An Phú Tây, H.Bình Chánh, ngành y tế TP xác minh có 18 trường hợp (F1) tiếp xúc gần với bệnh nhân 153, 180 người tiếp xúc gần với F1. Các trường hợp tiếp xúc đều có kết quả xét nghiệm âm tính. Hiện tại những người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 đang được cách ly. Từ 23/3 đến nay TP ghi nhận không có ca bệnh mới. Sở y tế TP cho biết hiện đang xác minh, điều tra các trường hợp từng đến bệnh viện Bạch Mai từ ngày 13/3 đang sinh sống tại TP.HCM. Các trường hợp này đã được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. Đến nay, tổng số trường hợp đang được cách ly tại khu cách ly tập trung của TP là 8.503 trường hợp. Tổng số người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 6.314 trường hợp. Trong đó, 4.472 trường hợp đã hết thời gian theo dõi 14 ngày, 1.842 trường hợp vẫn đang còn theo dõi. Thủ tướng: Khóa chặt bên ngoài, kiên quyết khoanh các ổ dịch bên trongThủ tướng nhấn mạnh, tinh thần chống dịch tiếp tục "khóa chặt bên ngoài", trừ trường hợp đặc biệt, và kiên quyết khoanh các ổ dịch bên trong Tuấn Kiệt | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Việt Nam sang giai đoạn mất dấu F0, cả nước hãy ở yên tại chỗ Posted: 01 Apr 2020 02:43 PM PDT - Hiện tại đã có những ổ dịch không tìm được bệnh nhân số 0, nguy cơ lây ra cộng đồng rất cao nên mọi người dân hãy ở yên tại chỗ. PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam chủ yếu ngăn chặn nhiễm Covid-19 từ nước ngoài về, ban đầu áp dụng với Trung Quốc, sau là Hàn Quốc, Iran, Ý rồi toàn châu Âu và cuối cùng với mọi quốc gia. Và thực tế đã làm rất tốt để những người nhiễm không lây lan ra cộng đồng. "Chính vì làm tốt giai đoạn đầu nên chúng ta đã kéo dài được thời gian dịch lây ra cộng đồng. Nhiều nước không kiểm soát tốt giai đoạn đầu nên bùng phát rất nhanh như Ý, Iran hay Châu Âu là một bài học", PGS nói. PGS.TS Trần Đắc Phu Dù vậy, không có quốc gia nào có thể ngăn triệt để dịch lây ra cộng đồng do không thể quản được hết người từ nước ngoài về. Khi chúng ta bắt đầu kiểm soát với châu Âu thì trước đó đã có những người về nước rồi, khi ta kiểm soát được khu vực A thì khu vực B lại đã có người mắc. Nhưng phải khẳng định, Việt Nam đã làm tốt nên kéo dài được dịch đến bây giờ với số lượng người mắc ít như vậy, trong khi nhiều quốc gia khi có 100 ca lên 1.000 ca chỉ mất 7 ngày. Tuy nhiên, Việt Nam giờ đã chuyển sang giai đoạn 3 với nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất cao. Bằng chứng thời gian vừa qua, đã có rất nhiều trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. PGS Phu dẫn chứng, trước đây những ca lây ra cộng đồng còn xác định được ca F0 như khu vực Trúc Bạch, Hà Nội liên quan bệnh nhân 17, khu vực Bình Thuận liên quan bệnh nhân 34 nhưng đến ổ dịch tại Buddha hay BV Bạch Mai, giờ không thể xác định được đâu là ca nhiễm đầu tiên. Và có thể có nhiều chỗ khác cũng như vậy. "Nguyên tắc dập dịch của Việt Nam trong giai đoạn này vẫn là phát hiện sớm, thực hiện cách ly, khoanh vùng dập dịch mạnh mẽ như bài học của Trung Quốc đã áp dụng và giờ Hàn Quốc cũng đang triển khai. Như tại Ý, một quận khoanh vùng triệt để hơn những nơi khác thì dịch cũng không bùng phát mạnh", PGS Phu chia sẻ. Người dân Quận Đống Đa, Hà Nội xếp hàng đảm bảo khoảng cách 2m chờ làm test nhanh Covid-19. Ảnh: Phạm Hải Do đó, giờ là giai đoạn cả nước phải đồng lòng, phải thực hiện giãn cách xã hội để ngăn người chưa bị bệnh tiếp xúc với người bị bệnh. "Do Covid-19 lây qua tiếp xúc gần nên Bộ Y tế đã khuyến cáo phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu là 2m khi tiếp xúc, hạn chế gặp nhau thì sẽ hạn chế lây truyền", PGS Phu nhấn mạnh. Việc tự cách ly tại nhà ít nhất 2 tuần sẽ giúp những người có triệu chứng nhẹ không biết mình mắc bệnh hoặc những người không triệu chứng có nguy cơ mắc bệnh không cơ cơ hội lây bệnh ra cộng đồng. Theo PGS Phu, khi giãn cách xã hội tốt, dịch sẽ không bùng lên thành ổ dịch lớn, đồng nghĩa chỉ là các đám cháy nhỏ thì hoàn toàn có thể dập được. "Nếu dịch lan quá mạnh, không khoanh vùng được sẽ tạo sức ép rất lớn lên hệ thống y tế, khi đó tỉ lệ tử vong sẽ tăng cao do bác sĩ không thể dồn sức, tập trung cứu các bệnh nhân nặng", PGS Phu chỉ rõ nguy cơ. Vì vậy, hơn lúc nào hết, giờ mọi người dân cần quán triệt tinh thần "ai ở đâu hãy ở yên đó, nhà nào ở nhà đó", tuyệt đối không đi ra ngoài khi không có việc cần thiết. Tính đến tối 1/4, Việt Nam đã ghi nhận 218 ca mắc Covid-19, trong đó đã có 63 ca khỏi bệnh. Thúy Hạnh Những bệnh viện có công ty Trường Sinh cung cấp dịch vụ ăn uống- Ngoài BV Bạch Mai, công ty Trường Sinh cung cấp dịch vụ ăn uống cho ít nhất 2 bệnh viện lớn nữa ở Hà Nội. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Hết tắc nguyên liệu từ Trung Quốc, thêm nỗi lo khác Posted: 01 Apr 2020 01:00 PM PDT Nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc không còn là nỗi lo với nhiều ngành hàng, nhưng đối tác Mỹ, EU hủy đơn hàng khiến sản xuất gặp thách thức lớn. Ưu tiên lúc này là không để doanh nghiệp rơi rụng. Hết lo thiếu nguyên liệu Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện nhiệm vụ rà soát, đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến các ngành sản xuất trong nước. Đầu năm 2020, nhiều doanh nghiệp đối mặt nỗi lo thiếu nguyên vật liệu khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19. Đến nay, theo báo cáo của Bộ Công Thương, phần lớn các doanh nghiệp trong các ngành chế biến, chế tạo tại Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động trở lại sau khi các quốc gia này đã qua đỉnh dịch (theo thông tin từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, đến nay đã có khoảng 72% doanh nghiệp nhỏ và vừa Trung Quốc hoạt động trở lại; trong khi đó các doanh nghiệp lớn gần như đã hoạt động bình thường).
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cũng công bố đã có hơn 90% lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tại quốc gia này đã trở lại làm việc), do đó, nguồn cung nguyên vật liệu, linh phụ kiện nhập khẩu cho các ngành sản xuất tại Việt Nam đã được phục hồi một phần (đặc biệt, theo thông tin từ các Hiệp hội và doanh nghiệp, trong các ngành dệt may và da giày, tỷ lệ phục hồi nguồn cung nguyên phụ liệu nhập khẩu là khá cao, từ 60-80%). Các doanh nghiệp cũng đã chủ động đa dạng hóa các phương thức vận tải nhập khẩu (đường biển hoặc đường hàng không) nhằm thay thế một phần cho vận tải đường bộ trong việc nhập khẩu các nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất. Mặc dù vậy, trong thời gian tới Bộ Công Thương lo rằng việc nhập khẩu nguyên phụ liệu, linh phụ kiện đầu vào từ Trung Quốc dự kiến vẫn chưa thể thuận lợi như trước đây do cả hai quốc gia đều vẫn đang tiến hành các biện pháp kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu biên giới - trong khi việc vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không sẽ làm tăng chi phí và khó bảo đảm số lượng hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sản xuất như việc vận chuyển qua đường bộ. Trong quý I/2020, mặc dù đã gây ảnh hưởng nhất định đến các ngành công nghiệp trong nước, nhưng Bộ Công Thương đánh giá các khó khăn, vướng mắc về nguyên phụ liệu, linh phụ kiện nhập khẩu cơ bản chưa tác động quá nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn có thể cân đối từ nguồn nguyên phụ liệu dự trữ cũng như các đơn hàng sẵn có từ cuối 2019 và đầu 2020. Đa số các ngành công nghiệp vẫn có sự tăng trưởng tuy không giữ được mức tăng trưởng như cùng kỳ các năm trước; sự sụt giảm tăng trưởng của một số ngành như sản xuất ô tô, sản xuất kim loại, sản xuất đồ uống... chủ yếu do nguyên nhân từ thị trường tiêu thụ trong nước suy giảm). "Đến nay, với việc khôi phục sản xuất từ phía Trung Quốc và một số quốc gia khác, nguồn cung nguyên phụ liệu nhập khẩu có thể không còn là vấn đề quá nghiêm trọng cho các doanh nghiệp sản xuất trong quý II và các quý còn lại của năm 2020 như dự báo trước đây", Bộ Công Thương nhìn nhận.
Xuất hiện nỗi lo khác nghiêm trọng hơn Cuối tháng 3/2020, sau khi nguồn cung nguyên vật liệu từ Trung Quốc cơ bản được phục hồi, dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở châu Âu và Hoa Kỳ, khiến các nước này phải áp dụng những biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế đi lại, tụ tập đông người. Theo Bộ Công Thương, việc hạn chế này cùng với tâm lý lo ngại về dịch bệnh, cắt giảm chi tiêu để lo phòng chống dịch dẫn đến nhu cầu mua sắm giảm mạnh. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ. Năng lực sản xuất của các ngành này được đầu tư vượt xa nhu cầu tiêu dùng nội địa, chủ yếu hướng đến thị trường ngoài nước, trong đó đặc biệt là thị trường Mỹ và châu Âu. "Khó khăn về thị trường xuất khẩu sẽ nghiêm trọng hơn so với việc thiếu hụt nguyên phụ liệu từ Trung Quốc", Bộ Công Thương đánh giá. Vừa qua, dù nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc gặp khó khăn nhưng các doanh nghiệp vẫn có thể duy trì hoạt động sản xuất do cân đối lượng nguyên phụ liệu dự trữ từ trước Tết. Tuy nhiên, nếu đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ không có dòng tiền để quay vòng vốn, trang trải chi phí, trả lãi ngân hàng, khấu hao nhà xưởng, trả lương công nhân... "Do đó sẽ không thể duy trì hoạt động", Bộ này cảnh báo. Nhiều khách hàng lớn của Mỹ và EU đã đề nghị các doanh nghiệp dệt may, da giày Việt Nam giãn, hoãn tiến độ giao hàng, chưa ký hợp đồng mới, có trường hợp khách hàng đề nghị hủy hợp đồng đã có. Dự kiến số lượng đơn hàng trong tháng 4, tháng 5 của 2 ngành sẽ bị giảm khoảng 70%, các đơn hàng mới từ tháng 6 trở đi sẽ chưa được đàm phán và khả năng phục hồi đơn hàng đến cuối năm 2020 sẽ rất chậm. Trong khi đó, việc chuyển hướng xuất khẩu sang các quốc gia khác gặp nhiều khó khăn vì các thị trường này (Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản...) nhìn chung rất khó có thể bù đắp thiếu hụt từ thị trường Mỹ và châu Âu, trong khi đó, hàng dệt may và giày dép của Việt Nam có thể gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ hàng hóa của Trung Quốc do năng lực sản xuất của họ rất lớn và cơ bản đã được phục hồi. Ưu tiên quan trọng nhất trong thời điểm này, theo Bộ Công Thương, là phải duy trì hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước qua giai đoạn khó khăn bởi tác động của dịch bệnh. Bởi việc để một doanh nghiệp đóng cửa vĩnh viễn sẽ phá huỷ việc làm và tạo ra hiệu ứng lan toả tiêu cực đối với các doanh nghiệp khác dọc theo chuỗi cung ứng. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương cho rằng cần phải quyết liệt triển khai 03 giải pháp cơ bản sau để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn do tác động của dịch bệnh. Một là đẩy mạnh công tác thông quan nguyên phụ liệu nhập khẩu để kịp thời cung ứng cho sản xuất trong nước. Hai là có chính sách hỗ trợ đủ mạnh, thực chất về tín dụng, tài chính và thuế để giúp các doanh nghiệp bảo đảm hoạt động sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội. Ba là đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước cho các ngành công nghiệp trọng điểm, trong đó, chủ yếu là thị trường xuất khẩu cho các ngành xuất khẩu chủ lực để giải quyết một phần năng lực sản xuất dư thừa trong nước nhằm duy trì sự tồn tại của các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này. Lương Bằng Gom 42 tỷ USD: Tắc Mỹ và EU, mở thêm đường qua Trung Quốc, ASEANĐể đạt mục tiêu xuất khẩu 42 tỷ USD như kế hoạch, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc phải đạt 10%, thị trường ASEAN 9%,... mới có thể bù đắp sự sụt giảm của thị trường Mỹ, EU. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiều trường đại học giảm học phí cho sinh viên Posted: 01 Apr 2020 07:49 PM PDT - Hàng trăm nghìn sinh viên được giảm một phần học phí do chính sách từ các trường ĐH trong thời gian nghỉ và chuyển sang học trực tuyến do dịch Covid-19. ĐH Quốc gia TP.HCM đề nghị các trường thành viên: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Trường ĐH Kinh tế luật, Trường ĐH An Giang, Trường ĐH Quốc tế, Viện Môi trường và Tài nguyên, Khoa Y và phân hiệu ĐH Quốc gia tại Bến Tre chủ động tính toán chi phí đối với các học phần đang được đào tạo trực tuyến để có mức giảm học phí phù hợp. Mức giảm không quá 10%.
Hiện tại Trường ĐH Công nghệ thông tin quyết định giảm 7% học phí học kỳ II năm học 2019 - 2020 cho tất cả sinh viên hệ chính quy. Học phí được giảm tính trên tổng số tiền học phí học kỳ II năm học 2019 - 2020 (kể cả học phí học lại, học cải thiện). Đối với sinh viên đã đóng học phí học kỳ II năm học 2019 - 2020, sẽ được giảm sẽ khấu trừ vào học phí học kỳ I năm học 2020 - 2021. Trường hợp sinh viên tốt nghiệp, bảo lưu, xin thôi học, bị buộc thôi học trong học kỳ I năm học 2020 - 2021, sinh viên sẽ nhận lại phần học phí được giảm, chi tiết sẽ được thông báo sau. Sinh viên thuộc diện được miễn giảm học phí, có nguyện vọng gia hạn thời gian đóng học phí thực hiện theo các thông báo đã ban hành. Ngoài ra, nhà trường cũng lập quỹ học bổng hỗ trợ sinh viên ảnh hưởng bởi COVID-19. Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần sự hỗ trợ trường sẽ có phương án.Các học bổng ngoài ngân sách do doanh nghiệp, công ty tài trợ, Nhà trường sẽ ưu tiên xét cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Ngày 14, Trường ĐH FPT quyết định trích từ Quỹ đầu tư phát triển hơn 80 tỷ đồng để hỗ trợ 20% học phí các tháng kỳ Summer (từ tháng 5/2020 đến hết tháng 8/2020) cho sinh viên ĐH và CĐ. Tỷ lệ hỗ trợ học phí cho các chương trình liên kết là 10%, phần hỗ trợ bổ sung nếu có sẽ được thông báo sau khi thống nhất được với các đối tác liên kết nước ngoài. Với những gia đình sinh viên có điều kiện không cần đến phần hỗ trợ này, kinh phi hỗ trợ của nhà trường sẽ được chuyển cho Quỹ quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19. Trường ĐH Văn Hiến hỗ trợ 20% học phí các môn học online và 10% đối với các môn học offline tất cả sinh viên. Ngoài ra 100 % sinh viên của trường được hỗ trợ gói cước phí tốc độ cao để thuận lợi học tập trực tuyến. Với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc gặp khó khăn về phương tiện học tập như không có smartphone hay laptop sẽ được nhà trường hỗ trợ mua trả góp hoặc cho mượn. Nhà trường cung cấp khoảng 100 máy tính bảng, điện thoại thông minh và laptop cho sinh viên khi có nhu cầu. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng giảm học phí học kỳ II năm học 2019-2020 với mức giảm tối đa là 20% tổng học phí phải đóng. Mức giảm áp dụng cho các sinh viên đã đóng học phí trước ngày 25/3. Những sinh viên năm cuối đã đóng thì được nhận lại số học phí này. Sinh viên các khóa khác được khấu trừ vào học kì sau. Trường ĐH Văn Lang cũng giảm 20% học phí đối với học phần học online sinh viên đã đăng ký và tham gia lớp học. Hỗ trợ 10% học phí đối với học phần không dạy online và học phần không đăng ký học online, sinh viên năm cuối. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành giảm 15% học phí cho các học phần đào tạo online. Mức giảm được khấu trừ trực tiếp vào học phí học kỳ III năm học 2019-2020. Những sinh viên chưa hoàn tất đóng học phí và được đánh dấu nợ sẽ bị xóa dấu nợ. Hiện tại sinh viên cả nước đang nghỉ do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Thời gian nghỉ của sinh viên nhiều trường kéo dài tới tháng 5. Một số trường chuyển sang hình thức học trực tuyến để kịp tiến độ chương trình. Lê Huyền Sinh viên Anh muốn được điều chỉnh học phíGần 250.000 sinh viên Anh cùng ký đơn kêu gọi các trường đại học, cao đẳng hoàn trả học phí trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 vì học trực tuyến không hiệu quả. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Posted: 01 Apr 2020 05:29 PM PDT Tổng số ca nhiễm Covid-19 của Mỹ tăng mạnh, sắp gấp ba lần so với Trung Quốc. Số trường hợp tử vong cũng tăng vọt trong 24 giờ qua. Số liệu thống kê trên trang Worldometers cho thấy, tính đến 6h sáng nay (2/4), trên thế giới đã có 932.760 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19), bao gồm 46.840 ca tử vong. Dịch bệnh đã xuất hiện ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ đã ghi nhận 25.952 ca nhiễm mới, 1.041 ca tử vong, đưa tổng số ca nhiễm lên 214.482 và tử vong lên 5.094 người. Với số liệu mới nhất được ghi nhận, hiện số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ sắp cao gấp ba lần so với Trung Quốc. Hiện tổng số ca nhiễm tại Trung Quốc là 81.554 người. Con số tử vong tại quốc gia châu Á cũng thấp hơn nhiều so với Mỹ, hiện đứng ở mức 3.312 người. Hôm 31/3, Tổng thống Donald Trump cảnh báo Mỹ đang đối mặt với "hai tuần cam go" khi số ca tử vong vì Covid-19 được dự đoán có thể lên tới 100.000-240.000 bất chấp các nỗ lực dập dịch.
Tuy nhiên, phát biểu hôm 1/4, Tổng thống Trump nói rằng ông sẽ không ra lệnh cho người dân cả nước phải ở nhà, do mức độ lây nhiễm ở từng bang khác nhau. Hiện New York là bang chịu tác động mạnh nhất của dịch Covid-19, với 83.712 ca nhiễm và 1.941 ca tử vong. Trong khi bang Wyoming có 137 ca nhiễm và chưa ghi nhận ca tử vong nào. Trong một diễn biến khác, theo tin từ phái đoàn ngoại giao Nga tại Liên Hợp Quốc, chiếc vận tải cơ mang các trang thiết bị y tế của Moscow tới Mỹ hỗ trợ chống dịch Covid-19 đã hạ cánh xuống New York. Số thiết bị này sẽ được dùng để giúp các cộng đồng địa phương và các bệnh viện chống Covid-19. Tại Italia, cơ quan phòng vệ dân sự cho hay nước này ghi nhận thêm 727 người chết vì Covid-19, mức tăng thấp nhất kể từ 26/3, nâng tổng số ca tử vong toàn quốc lên 13.155. Mặc dù số ca tử vong giảm đáng kể so với một ngày trước đó, song lượng người nhiễm mới đã tăng mạnh, thêm 4.782 trường hợp, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc lên 110.574. Ở tâm dịch Lombardy, số ca tử vong và số ca nhiễm mới đều tăng so với một ngày trước đó. Italy hiện là vùng dịch lớn thứ hai trên thế giới, nhưng số người chết lại nhiều nhất, chiếm 30% tổng số ca tử vong toàn cầu. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán nước này đang tiến đến đỉnh dịch. Giới chức Italia tin bước tiến của dịch Covid-19 đang chậm lại đáng kể. "Chúng tôi dường như đã đạt đỉnh dịch, chứng tỏ các biện pháp của chúng tôi đã phát huy hiệu quả", Silvio Brusaferro, Chủ tịch Viện Y tế Quốc gia Italia, cho biết. Italy là nước phương Tây đầu tiên tiến hành phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn Covid-19. Lệnh phong tỏa toàn quốc được áp dụng từ ba tuần trước sẽ có hiệu lực ít nhất là tới giữa tháng 4. Trong 24 giờ qua, Tây Ban Nha chứng kiến số ca nhiễm mới và số ca tử vong tăng mạnh. Nước này ghi nhận 8.195 ca nhiễm mới, 923 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 và tử vong lên lần lượt là 108.118 người và 9.387 người. Hiện Tây Ban Nha là vùng dịch lớn thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Italia. Tuy nhiên, xét về số ca tử vong thì nước này chỉ đứng sau Italia. Tại thủ đô Madrid, các bệnh viện và nhà xác đều quá tải do số người nhiễm và chết liên tục tăng. Đứng thứ tư thế giới về số ca tử vong, sau Italia, Mỹ và Tây Ban Nha, là Pháp. Quốc gia châu Âu này đã chứng kiến số ca tử vong tăng thêm 509 trường hợp trong ngày qua, đưa tổng số người chết do Covid-19 lên 4.032. Tổng số ca nhiễm tại Pháp tính đến giờ là 59.989 trường hợp. Các quốc gia châu Âu khác như Anh, Đức, Hà Lan và Bỉ cũng đều gia tăng mạnh số người thiệt mạng do dịch Covid-19, trong đó Anh là 563 ca, Đức là 156 ca, Hà Lan 134 ca, Bỉ 123 ca. Hôm 1/4, Thái tử Anh Charles đã thông báo bình phục sau một thời gian bị nhiễm Covid-19. Tại khu vực Trung Đông, Iran tiếp tục là vùng dịch đáng chú ý nhất. Phát ngôn viên Bộ Y tế Kianush Jahanpur hôm 1/4 cho hay, tổng số ca nhiễm đã tăng lên 47.593, với 2.997 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, trong đó 138 ca tử vong. Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố các biện pháp trừng phạt của Mỹ không cản trở được cuộc chiến chống Covid-19 của Tehran, đồng thời cho rằng Mỹ đã bỏ lỡ "cơ hội lịch sử" để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Iran. Nhật Bản từ mai (3/4) sẽ thực hiện lệnh cấm nhập cảnh đối với người đi từ 73 quốc gia và vùng lãnh thổ do dịch Covid-19. Trước đó, nước này đã áp lệnh cấm nhập cảnh với người đi từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo số liệu thống kê của trang Worldometers, hiện Nhật Bản có 2.384 ca nhiễm Covid-19, bao gồm 57 ca tử vong. Số liệu của Nhật Bản thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc. Hàn Quốc hiện có tổng cộng 9.887 trường hợp nhiễm dịch và 165 người tử vong. Ở Đông Nam Á, Malaysia là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 2.908 ca nhiễm Covid-19, bao gồm 45 người đã tử vong. Tuy nhiên, xét về số ca tử vong, Indonesia đứng đầu với 157 trường hợp trong tổng số 1.677 ca nhiễm. Dương Lâm | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Toàn ngành TT&TT sẽ đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp phòng, chống dịch COVID-19 Posted: 01 Apr 2020 05:29 AM PDT Chiều ngày 1/4/2020, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đã chủ trì buổi họp trực tuyến với đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực ICT bàn về biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phòng, chống dịch COVID-19. Toàn Ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) quyết tâm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-CTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Nhằm ủng hộ người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội thực hiện tốt cách ly xã hội mà vẫn duy trì được nhiều hoạt động như học tập, làm việc, khám chưa bệnh,…từ xa qua các dịch vụ viễn thông-internet, ngành TT&TT phát động và các doanh nghiệp viễn thông cam kết thực hiện một số chương trình hỗ trợ như cụ thể sau: Các doanh nghiệp viễn thông di động miễn phí toàn bộ cước truy cập dữ liệu cho học sinh, sinh viên và thầy cô giáo khi thực hiện các chương trình học từ xa của ngành giáo dục và đào tạo; Hỗ trợ sử dụng miễn phí các giải pháp phục vụ đào tạo và quản lý giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho tất cả 43.000 trường học, 25 triệu giáo viên, học sinh; miễn phí dịch vụ thuê máy chủ, băng thông phục vụ đào tạo từ xa cho các trường đại học…Giá trị của gói hỗ trợ này lên đến hàng ngàn tỷ đồng mỗi tháng. Các doanh nghiệp viễn thông hỗ trợ Bộ Y tế triển khai hệ thống khám bệnh từ xa đến gần 14.000 cơ sở y tế để giảm tải việc khám chữa bệnh trực tiếp tại bệnh viện. Doanh nghiệp viễn thông miễn phí các cuộc gọi đến 02 đầu số đường dây nóng 19009095 và 19003228 của Bộ Y tế, miễn phí truy cập vào trang web của Bộ Y tế và các ứng dụng phục vụ Phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Các doanh nghiệp ngành viễn thông sẽ có các chương trình giảm cước viễn thông cho các đối tượng này với mức giảm lên tới 20% cho các đối tượng thuộc Chương trình hỗ trợ an sinh xã hội đến người dân của Chính phủ. Tại các khu vực cách ly tập trung, các cơ sở y tế đang thực hiện cách ly, điều trị, các doanh nghiệp viễn thông sẽ lắp đặt wifi miễn phí; Miễn cước cho các đối tượng là các cán bộ y tế, các đội ngũ phục vụ công tác hậu cần, công an, quân đội, các tình nguyện viên và các khách hàng tại khu vực cách ly tập trung. Để hỗ trợ người dân làm việc, học tập, giải trí tại gia đình trong giai đoạn cách ly toàn xã hội, các doanh nghiệp viễn thông đảm bảo chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân, nâng tốc độ tối thiểu của nhiều gói cước dịch vụ truy nhập Internet cố định lên 50% nhưng không tăng giá, tăng dung lượng sử dụng dữ liệu data của nhiều gói cước lên 50% nhưng không tăng cước. Ngoài ra, các doanh nghiệp viễn thông sẽ có nhiều chương trình ưu đãi như giảm giá, giãn nợ cước, tặng dữ liệu, miễn cước sử dụng các nội dung học tập, giải trí, nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau theo từng đối tượng. Bộ TT&TT cùng các doanh nghiệp viễn thông cam kết đồng hành phục vụ người dân và doanh nghiệp một cách tốt nhất trong thời điểm dịch bệnh, chung tay góp sức cùng nhân dân cả nước đầy lùi dịch bệnh. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Nữ nhân viên công ty xăng dầu nhiễm Covid-19 đã tới 5 địa điểm Posted: 01 Apr 2020 08:59 PM PDT Nữ nhân viên 55 tuổi làm tại bếp ăn của công ty Xăng dầu - bệnh nhân số 209 nhiễm Covid-19, đã đi tới 5 địa điểm, điều tra dịch tễ xác định được hơn 30 người liên quan. Bệnh nhân 209 là ca lây nhiễm bên ngoài cộng đồng tiếp theo được phát hiện và công bố. Bà có tiếp xúc gần với ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 là bệnh nhân 163 tại bếp ăn công ty xăng dầu. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP Hà Nội chiều qua, Chủ tịch UBND quận Long Biên Nguyễn Mạnh Hà đã báo cáo lịch trình di chuyển của bệnh nhân này - nhân viên tại bếp ăn công ty Xăng dầu khu vực 1 Đức Giang. Về điều tra dịch tễ, người này đã đến 5 địa điểm.
Thứ nhất là công ty Xăng dầu khu vực 1 Đức Giang, quận xác định được F1 có 9 người, đang tiếp tục điều tra F2. Thứ hai là tại nhà mẹ đẻ ở tổ 20 Thượng Thanh, xác định F1 có 5 người và F2 là 2 người. Tại gia đình bệnh nhân, xác định F1 có 3 người và F2 có 5 người. Ở bộ phận một cửa UBND phường Đức Giang, xác định không có F1 và F2 có 2-3 người. Địa điểm thứ 5, người này có đi tặng quà từ thiện tại Cổ Loa, huyện Đông Anh, xác định F1 có 2 và F2 có 5 người. Chủ tịch Long Biên cho biết: "Tổng số liên quan đến bệnh nhân có F1 là 17 người, trong đó Long Biên là 15, Cầu Giấy là 2. F2 là có 35 trường hợp trong đó 27 tại Long Biên, 8 tại các địa bàn khác, quận đã thông báo cho các nơi". Quận Long Biên đã khoanh vùng, khử khuẩn 3 khu vực liên quan đến bệnh nhân 209, cách ly 26 người. Hiện nay đã cách ly 10 người, hai gia đình tại khu nhà bệnh nhân 209. Quận đã lấy mẫu xét nghiệm 12 trường hợp F1 và 1 trường hợp F2, đã chuyển viện 3 trường hợp. Có một trường hợp nghi ngờ là con của bệnh nhân, hiện đã đưa lên BV Bệnh Nhiệt đới TƯ. Về trường hợp bệnh nhân số 183 ở tòa nhà 34T (phường Trung Hòa) sau khi có kết quả xác định dương tính, theo Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy quận đã phun khử khuẩn các tầng 26, 27, 28 và tầng hầm, cách ly tầng 26. Qua điều tra dịch tễ, xác định được có 40 trường hợp F1, trong đó Cầu Giấy có 5 người, 2/5 trường hợp đã âm tính, còn 3 trường hợp chưa có kết quả. Các quận huyện khác là 35 trường hợp F1, quận đã thông báo để kiểm tra. F2 là 40 trường hợp trong đó Cầu Giấy có 12, các quận huyện khác là 28. Còn theo lãnh đạo UBND quận Ba Đình trong các ngày 22, 23, 24/3, bệnh nhân 183 có đến khám ở phòng khám Đông Y Mộc Linh Đường. Quận đã điều tra dịch tễ, xác định 8 trường hợp F1 là các y bác sĩ tại cơ sở Đông Y này. Quận đã tiến hành cách ly cơ sở này tương tự như ở BV Hồng Ngọc. Điều tra xác định thêm được 38 trường hợp F2 là các bệnh nhân đã đến đây khám, là người nhà, hàng xóm của các nhân viên phòng khám ở đây. Trần Thường 2 điểm dã chiến Hà Nội ghi nhận 7 người dương tính với Covid-19Lãnh đạo các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa vừa báo cáo nhanh về kết quả xét nghiệm tại các điểm dã chiến, phát hiện thêm 7 trường hợp dương tính với Covid-19. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổng thống Philippines tuyên bố bắn hạ người vi phạm lệnh phong tỏa vì Covid-19 Posted: 01 Apr 2020 08:31 PM PDT Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã cảnh báo những người vi phạm lệnh cách ly giữa đại dịch Covid-19 sẽ phải đối mặt với cái chết. Ông ra lệnh cho lực lượng an ninh bắn hạ "những kẻ gây rối" khi nước này chiến đấu chống lại đại dịch. Lời cảnh báo đanh thép được đưa ra trong một bài phát biểu trên sóng truyền hình tối hôm 1/4, khi Tổng thống Duterte ra lệnh cho cảnh sát và quân đội áp dụng cách xử lý thẳng tay đối với những người vi phạm lệnh phong tỏa tại Luzon – hòn đảo lớn và đông dân nhất nước này. Các biện pháp cách ly và phong tỏa đã được áp dụng từ tháng trước, trong nỗ lực hạn chế sự lây lan của virus. "Tôi sẽ không chần chừ. Lệnh của tôi đến cảnh sát và quân đội, cũng như các quận, là nếu như có rắc rối hoặc tình huống xảy đến khi người dân chống cự và tính mạng của các bạn gặp rủi ro, hãy bắn chết họ", Tổng thống cho biết. "Các người có hiểu không? Chết. Thay vì gây rắc rối, tôi sẽ đưa các người xuống mồ", ông Duterte tuyên bố sắc lẹm.
Bài phát biểu trên của ông Duterte diễn ra chỉ vài giờ sau khi 21 người dân ở thành phố Quezon, hầu hết là công nhân công xưởng và xây dựng không được phép làm việc dưới lệnh phong tỏa, đã bị bắt giữ vì biểu tình trái phép. Quyết định bắt giữ này đã bị lên án bởi tổ chức Lao động Công nhân Đoàn kết Philippines (BMP). BMP đã chỉ trích chính phủ nhằm vào những người lao động nghèo, đối tượng cần được hỗ trợ giữa cuộc khủng hoảng. Tổng thống đã đề nghị những người cần trợ giúp giữ kiên nhẫn, kêu gọi họ "hãy đợi đến khi cứu trợ được chuyển đến ngay cả khi chúng bị chậm trễ, chúng sẽ đến và các bạn sẽ không chết đói đâu". Song, ông Duterte cảnh báo người dân "đừng đe dọa chính phủ. Đừng thách thức chính phủ. Các bạn chắc chắn sẽ thua". Lệnh phong tỏa đã đưa toàn bộ 57 triệu người dân trên đảo Luzon vào diện "cách ly cộng đồng tăng cường", hạn chế việc đi lại trên hòn đảo, chỉ cho phép người dân ra ngoài mua thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác, đóng cửa toàn bộ các ngành nghề không thiết yếu. Đến nay Philippines đã ghi nhận 2.311 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 96 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quan sát và nhận định rằng do số lượng xét nghiệm được thực hiện ở nước này là rất thấp, nên nhiều khả năng số ca nhiễm thực tế còn cao hơn rất nhiều. Tổ chức này cũng cho biết số lượng xét nghiệm được thực hiện dự kiến sẽ "tăng lên đáng kể trong những ngày tới đây". Anh Thư | ||||||||||||||||||||||||||||||||
222 ca Covid-19, 1 ca mới là người nhà bệnh nhân ở Bạch Mai Posted: 01 Apr 2020 04:04 PM PDT - Bộ Y tế công bố thêm 4 ca Covid-19. Trong đó, 1 ca là người nhà đi chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, 3 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Bệnh nhân 219 là nữ, 59 tuổi, quốc tịch Việt Nam, quê Hưng Yên. Bệnh nhân từng đi chăm sóc người bệnh tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, cùng phòng bệnh với bệnh nhân 133. Ngày 25/3, nghe tin có người mắc Covid-19 tại Khoa Thần kinh, bệnh nhân tới Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 khám và nhập viện cách ly ngay. Hiện tại bệnh nhân không ho, không sốt, không khó thở. Bệnh nhân 220 là nam, 20 tuổi, quốc tịch Việt Nam, từ Pháp trở về nước ngày 17/3. Sau khi nhập cảnh, được đưa đi cách ly tại cơ sở cách ly tập trung ở Thạch Thất, Hà Nội. Sáng 22/3, bệnh nhân xuất hiện sốt 37,8 độ C kèm theo ho khan. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội xét nghiệm dương tính với SARS-COV-2, chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để cách ly và điều trị. Bệnh nhân 221 là nữ, 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam, là du học sinh tại Canada. Ngày 24/3, bệnh nhân từ Canada về Việt Nam, có quá cảnh ở Đài Bắc, Đài Loan. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển về khu cách ly tập trung thuộc Trung đoàn 834. Sau khi có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính với virus SARS-CoV-2, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân được gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 30/3, cũng cho kết quả dương tính nCoV Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, tình trạng sức khoẻ ổn định. Bệnh nhân 222 là nữ, 28 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội, sống và làm việc tại Mỹ. Ngày 20/3, bệnh nhân về Việt Nam trên chuyến bay mang số hiệu JL751. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển về khu cách ly tập trung. Ngày 22/3, sau khi có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính với SARS-CoV-2, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân được gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 30/3 cho kết quả khẳng định dương tính Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, tình trạng sức khoẻ ổn định. Như vậy, tính đến sáng 2/4, Việt Nam đã ghi nhận 222 người mắc Covid-19. Trong đó, 63 người đã được công bố khỏi bệnh. Bệnh viện Bạch Mai hiện vẫn đang là "tâm điểm" nóng nhất của đại dịch này trong cả nước với 40 người có liên quan đã được ghi nhận. 26 trường hợp trong số này được xác định là nhân viên của công ty Trường Sinh, đơn vị cung cấp dịch vụ cho Bạch Mai. Những trường hợp còn lại là nhân viên y tế, người nhà của nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Nguyễn Liên Việt Nam có 218 ca Covid-19, thêm 3 ca từ Bạch Mai- Việt Nam công bố thêm 6 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 3 ca bệnh liên quan tới BV Bạch Mai. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất, DN và người dân hưởng lợi chục ngàn tỷ Posted: 01 Apr 2020 03:00 PM PDT Các NH tiếp tục giảm lãi suất, chấp nhận giảm lợi nhuận chục ngàn tỷ đồng để hỗ trợ DN và người dân tiếp cận đồng vốn giá rẻ hơn. Thêm 1 đợt giảm lãi suất mới để chia sẻ cùng cả nước chống dịch. Dồn dập giảm lãi suất Sau chỉ đạo của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ngay trong ngày 1/4, hàng loạt NH đã thực hiện giảm mạnh lãi suất cho vay với người dân, DN, nhất là các lĩnh vực phục vụ nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Chiều 1/4, Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố quyết định giảm lãi suất cho tất cả khách hàng DN có khoản vay hiện hữuáp dụng từ ngày 1/4/2020 - thời điểm quyết định cách ly toàn xã hội bắt đầu được thực hiện. Theo đó, VIB tiếp tục mở rộng gói hỗ trợ lãi suất với mức giảm từ 0,5% đến 2% trong 6 tháng cho tất cả khách hàng hiện hữu ở tất cả các lĩnh vực. Gói hỗ trợ áp dụng cho tất cả các khoản vay trung dài hạn bằng tiền VND có lãi suất hiện hữu từ 9,5%. Theo ước tính ban đầu, sẽ có khoảng 9.500 khách hàng với khoảng 10.000 tỷ đồng dư nợ được được hưởng hỗ trợ. Trước đó, VIB cũng đã triển khai gói hỗ trợ với quy mô hơn 2.600 tỷ đồng dư nợ áp dụng từ ngày 23/1/2020 cho các khoản vay vốn ngắn hạn và vay vốn lưu động mới, mức giảm lãi suất từ 0,5%-1%/năm.
LienVietPostBank áp dụng lãi suất ưu đãi với mức giảm đến 0,5% so với lãi suất thông thường khi vay ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh và DN, áp dụng tới 30/6/2020. Theo đó, các khách hàng cá nhân và DN của LienVietPostBank sẽ được áp dụng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7%/năm, thời gian vay vốn tối đa 12 tháng. Ngân hàng HDBank (HDB) cũng giảm sâu lãi suất cho vay đến 4,5% nhằm hỗ trợ khách hàng vượt khó khăn do dịch Covid-19. Theo đó, HDB triển khai gói giảm lãi suất vay ưu đãi từ 2 - 4,5% cho các khách hàng cá nhân và DN siêu nhỏ bị ảnh hưởng dịch Covid-19 trong cả nước, áp dùng từ 31/3. HDBank sẽ tự động giảm lãi mà không cần khách hàng phải đề nghị hỗ trợ hay chứng minh bất kỳ khó khăn nào gặp phải; miễn phí cam kết rút vốn, phí hạn mức tín dụng dự phòng. Bên cạnh đó, HDBank cũng thiết kế nhiều gói tín dụng cho nhiều đối tượng khách hàng trong mùa dịch Covid-19 như 10.000 tỷ đồng cho hỗ trợ bình ổn giá hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm, lãi suất linh hoạt chỉ từ 6,5%/năm; dành 5.000 tỷ đồng tài trợ ưu đãi; dành 3.000 tỷ đồng tài trợ các DN hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dược, thiết bị vật tư y tế; gói 1.000 tỷ đồng cho chuỗi nông nghiệp nông thôn đảm bảo sản xuất cung ứng lúa gạo... Cùng với đó là các gói giảm lãi suất vay ưu đãi từ 2-4,5% cho các khách hàng nhất là DN vừa và nhỏ vay tiền trả lương cho người lao động đi qua giai đoạn cao điểm dịch bùng phát bị ảnh hưởng dịch Covid trong cả nước. Các ông lớn vào cuộc Trong cuộc họp trực tuyến chiều 31/3 triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú yêu cầu các TCTD phấn đấu giảm lãi suất cho vay đối với các DN, hộ gia đình bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra với mức giảm khoảng 2% lãi suất cho vay so với thời điểm trước dịch. Ngay tại cuộc họp, các NHTM lớn đều đồng thuận tiếp tục hạ lãi suất cho vay hỗ trợ hơn nữa cho DN khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT NH Vietinbank (CTG), khẳng định NH sẽ tiếp tục xem xét giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng DN và người dân vay vốn ở mức khoảng 2%/năm và có thể cao hơn 2%/năm đối với các lĩnh vực, hoạt động phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của người dân, hoạt động sản xuất- kinh doanh cần thiết của DN. Theo thống kê của Vietinbank đến thời điểm này, số lượng khách bị ảnh hưởng là 4000 khách hàng dư nợ tín dụng trên 200 ngàn tỷ; chiếm tỷ trọng khoảng 21% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó có hơn 400 khách với dư nợ tín dụng gần 20 ngàn tỷ khó khăn. Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, cho biết NH này đã thực hiện giảm lãi suất với tất cả DN và cá nhân bị ảnh hưởng dịch bệnh. Khối lượng áp dụng giảm lãi suất là 112 ngàn tỷ. Trong đó, giảm cho DN trực tiếp ảnh hưởng gần 20 ngàn tỷ, từ 1% cho vay ngắn hạn, 1,5% đối với dư nợ cho vay trung và dài hạn, giảm 0,5%/ năm đối với dư nợ cho vay bằng USD. Thời gian giảm lãi suất giai đoạn đầu là đến 30/4. Với chỉ đạo mới của NHNN, Vietcombank dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài chính sách giảm lãi suất từ 1%-1,5%/năm đối với dư nợ hiện hữu tới ngày 30/9. Đối với khoản cho vay mới, Vietcombank cũng giảm sâu khi triển khai gói tín dụng 30 ngàn tỷ đồng giảm từ 2%-2,5%/năm, trong đó những khách hàng sản xuất các mặt hàng thiết yếu sẽ được giảm tới 2,5%/năm lãi suất vay so với mặt bằng hiện hữu. Như vậy, lãi suất cho vay sẽ chỉ từ 4,5%-5%/năm, thấp hơn rất nhiều so với lãi suất huy động hiện nay. Ông Hàn Ngọc Vũ, CEO VIB, cho biết NH sẽ tự động giảm lãi mà không cần DN phải viết đơn xin hỗ trợ hay có bất kỳ một chứng minh về sự khó khăn nào khác. VIB sẽ nghiên cứu thêm các gói hỗ trợ khác tùy theo diễn biến của dịch bệnh và trước mọi khó khăn kinh tế có thể xảy ra. Theo lãnh đạo NHNN, với Chỉ thị 02, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng phát đi thông điệp hệ thống cần vào cuộc với các biện pháp như cơ cấu lại khoản nợ, hoãn, giãn nợ, không chuyển nhóm nợ; hạ lãi suất khoản vay cũ và cả khoản vay mới, khuyến khích giảm mạnh, giảm sâu hơn nữa. Các NH hành động mạnh mẽ hơn với tinh thần trách nhiệm cao với xã hội và cộng đồng cùng nhau chống dịch. M. Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Thanh niên trốn cách ly, cướp ô tô tông CSGT ở Kon Tum bị bắt Posted: 01 Apr 2020 08:13 PM PDT Thanh niên trốn cách ly, cướp ô tô tông CSGT ở Kon Tum đã bị bắt khi đang lẩn trốn trên núi. Thông tin từ Công an TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) sáng nay cho biết, đang tạm giữ đối tượng Chu Văn Tùng (SN 2000, trú huyện Đức Cơ, Gia Lai) để điều tra về hành vi cướp ô tô và đánh bị thương công an trên đường bỏ trốn cách ly. Trước đó, vào trưa ngày 1/4, Tùng điều khiển xe máy BKS 81U1-258.09 từ tỉnh Gia Lai lên Kon Tum.
Khi đến khu vực Sao Mai (giáp ranh giữa tỉnh Gia Lai và Kon Tum), Tùng được lực lượng chức năng của TP. Kon Tum hướng dẫn vào làm thủ tục khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt và sẽ bị cách ly (theo quy định của tỉnh). Dù lực lượng chức năng đề nghị làm việc nhiều lần nhưng Tùng không hợp tác. Trong lúc mọi người làm việc, Tùng lén dắt xe máy ra ngoài nhưng bị Thanh tra giao thông phát hiện và thu giữ chìa khóa xe. Đến gần 14g cùng ngày, khi đang đợi phương tiện chở mọi người về cách ly, Tùng bất ngờ nhảy lên cửa phụ một ô tô bán tải đang nổ máy (chủ phương tiện đang khai báo y tế) và lái xe bỏ chạy.
Lực lượng CSGT TP. Kon Tum và Công an xã Hoà Bình đang làm nhiệm vụ đã dùng xe chuyên dụng đuổi bắt, vượt lên phía trước chốt chặn thì Tùng tông vào xe chuyên dụng. Không chịu dừng lại, đối tượng còn lấy thanh sắt trong xe tấn công làm làm một cán bộ đội CSGT Công an TP. Kon Tum bị thương. Trên đường bỏ chạy, Tùng tiếp tục đánh một người dân, cướp điện thoại rồi bỏ trốn. Đến khoảng 20g cùng ngày, Chu Văn Tùng bị bắt khi đang lẩn trốn tại khu vực đồi Sao Mai (xã Hoà Bình TP. Kon Tum). Công an TP. Kon Tum đang điều tra, làm rõ vụ việc. Nam thanh niên đánh CSGT, 'cướp' ô tô bỏ trốn khi bị kiểm tra y tếNam thanh niên di chuyển lên TP Kon Tum thì bị yêu cầu kiểm tra y tế nhưng không chấp hành mà đánh lại CSGT rồi "cướp" xe ô tô của người dân bỏ chạy. Trùng Dương | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Chuyên gia lo ngại Covid-19 thành bệnh mạn tính sau khi xuất hiện ca nhiễm 49 ngày Posted: 01 Apr 2020 08:43 PM PDT Trung Quốc vừa ghi nhận một ca bệnh Covid-19 kéo dài 49 ngày nhưng không hề có một triệu chứng nặng. Điều này làm dấy lên mối lo ngại loại virus này có thể tiến triển thành bệnh lý mạn tính. Các chuyên gia đến từ Đại học Quân Y Trùng Khánh và Bệnh viện Đa khoa Quân đội 976 ở Đại Liên, Vũ Hán đã ghi nhận trường hợp người đàn ông được chẩn đoán dương tính với Covid-19 trong suốt 49 ngày. Tuy nhiên, các triệu chứng của người bệnh đều rất nhẹ, thậm chí không cần tới sự chăm sóc y tế đặc biệt nào. "Tải lượng virus trong cơ thể bệnh nhân này rất cao, nhưng các chỉ số miễn dịch lại ổn định. Biểu hiện lâm sàng không giống như anh ta đang mắc một căn bệnh nguy hiểm", các nhà nghiên cứu cho biết. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cảnh báo có thể xuất hiện những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính lây nhiễm trong môi trường xung quanh. Thông thường, một bệnh nhân mắc Covid-19 nếu sống sót sẽ chuyển sang âm tính sau 20 ngày, lâu nhất là 37 ngày. Khoảng thời gian này kéo dài càng lâu thì bệnh nhân càng dễ gặp nguy hiểm. Ở ca bệnh "cực kỳ hiếm" nói trên, bệnh nhân chỉ sốt nhẹ từng cơn không liên tục, không ho, không khó thở hay đau đầu. Hình ảnh chụp X-quang cho thấy các tổn thương trên phổi của bệnh nhân biến mất vài ngày sau khi nhập viện, nhiệt độ cơ thể cũng trở lại bình thường. Thế nhưng kết quả xét nghiệm lại trái ngược hoàn toàn. Tải lượng virus trong cơ thể bệnh nhân vẫn ở mức cao, tương đương với các trường hợp nặng. "Virus và cơ thể vật chủ đôi khi trở thành một mối quan hệ cộng sinh. Vì một lý do nào đó, virus không ngay lập tức giết chết người mang bệnh", các nhà nghiên cứu chia sẻ. Các liệu pháp thông thường đã không thể giúp bệnh nhân loại bỏ được Covid-19. Cơ thể người bệnh vẫn dương tính và trở thành một nguồn lây tiềm tàng cho mọi người xung quanh. Các bác sĩ đã phải đưa ra quyết định điều trị cho bệnh nhân bằng cách truyền huyết tương từ một bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã hồi phục. Hai ngày sau, xét nhiệm bệnh phẩm từ gạc mũi họng của bệnh nhân đã cho kết quả âm tính. Giới khoa học lo ngại trong thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều trường hợp ủ bệnh "theo kiểu mạn tính" như bệnh nhân nói trên. Đây sẽ là những nguồn bệnh nguy hiểm tồn tại trong cộng đồng. "Rất có thể ca bệnh trên sẽ trở thành mạn tính nếu không được truyền huyết tương. Điều này rất đáng lo ngại", các chuyên gia khẳng định. Một phụ nữ cao tuổi là người nhà của bệnh nhân nhiễm virus 49 ngày cũng đã dương tính với Covid-19. Tuy nhiên, dù có bệnh lý nền, bà vẫn hồi phục khá nhanh so với tốc độ trung bình ở người cùng độ tuổi. Giới khoa học cho rằng qua ca bệnh trên có thể dự đoán virus corona sẽ tiếp tục biến chủng, gây tác hại nhẹ hơn, thậm chí khó lây hơn nhưng thời gian mắc bệnh kéo dài và khó chữa khỏi hoàn toàn. Các trường hợp mắc bệnh "mạn tính" kiểu này sẽ âm thầm tồn tại trong cộng đồng, lây cho những người xung quanh và làm bùng phát đợt dịch mới. Trường Giang (Theo SCMP) Thêm 4 ca Covid-19, 1 ca mới là người nhà bệnh nhân ở Bạch Mai- Bộ Y tế công bố thêm 4 ca Covid-19. Trong đó, 1 ca là người nhà đi chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, 3 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Đề nghị xử lý nghiêm người đàn ông từ Tây Ninh trốn cách ly về Hà Nội Posted: 01 Apr 2020 04:01 PM PDT Người đàn ông trốn cách ly từ ngày 19/3, bắt xe khách từ Tây Ninh ra Hà Nội, đến ngày 29/3 thì về đến huyện Mê Linh. Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Đoàn Văn Trọng đã có báo cáo tại cuộc họp BCĐ phòng, chống Covid-19 TP Hà Nội chiều qua về một trường hợp bỏ trốn khu cách ly từ tỉnh Tây Ninh về. Người này tên là Nguyễn Thành Nam, sinh năm 1992, bỏ đi từ ngày 19/3, sau đó sang Campuchia, được 1 ngày thì quay về Tây Ninh, đến cửa khẩu Mộc Bài thì bị cách ly. Sau một ngày đêm, công dân này bỏ trốn khỏi khu cách ly rồi về quê. Tối 29/3, Sở Y tế Tây Ninh có văn bản truy tìm người này trên mạng xã hội. Sau khi nhận được văn bản này, huyện đã đến gia đình tìm hiểu.
Người này cũng đã ra khai báo thông tin ở Trạm y tế xã. Sau đó, Sở Y tế Hà Nội đã phối hợp với huyện đưa công dân này vào khu cách ly tập trung ở Đại học FPT. Huyện Mê Linh đã gửi văn bản cho Sở Y tế Tây Ninh đề nghị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. "Công dân này không nghề nghiệp. Chúng tôi cũng rất lo lắng, nên đề nghị quản lý chặt trong khu cách ly", Chủ tịch huyện Mê Linh thông tin thêm.
Hương Quỳnh Cách ly xã hội, 10% không hợp tác sẽ khiến 30-60% dân số lây nhiễmChủ tịch UBND TP Hà Nội dẫn chứng ý kiến của chuyên gia Bỉ cảnh báo nếu khoảng 10% dân số không hợp tác với giải pháp cách ly xã hội, có thể nâng tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 từ 30% - 60% dân số. |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét