“Chưa dám nói trước có dừng hay kéo dài cách ly xã hội qua ngày 15/4” plus 14 more |
- Chưa dám nói trước có dừng hay kéo dài cách ly xã hội qua ngày 15/4
- Cụ già, em nhỏ phấn khởi nhận thực phẩm, yên tâm cách ly chống dịch
- 251 ca Covid-19, 1 người nhiễm ở Hà Nam đang điều tra nguồn lây
- Người vận chuyển thầm lặng trong khu cách ly bệnh viện Bạch Mai
- Tình người trong xóm ngụ cư Sài Gòn mùa dịch Covid-19
- Bệnh nhân 130: 'Lời bác sĩ cho tôi thêm động lực vào lúc mệt mỏi nhất'
- Vượt qua “virus sợ hãi”, doanh nghiệp phất lên mùa dịch Covid-19
- Nữ phượt thủ Việt Nam và hành trình 'vật vã' về nhà từ Nam Mỹ giữa 'cơn lũ' Covid-19
- Người đi xe tay ga đến nhận quà, chúng tôi cương quyết từ chối
- Mở 2 chuyến bay đưa 600 công dân châu Âu hồi hương
- Tin chứng khoán ngày 8/4: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lấy lại 3,7 tỷ USD
- Tin sao Việt 8/4: Phùng Ngọc Huy yêu Mai Phương và mãi mãi không cưới ai
- Tin tức Covid-19 ngày 8/4/2020: Pháp vượt 10.000 ca tử vong
- Vi phạm giờ giới nghiêm Covid-19, hai người bị trưởng làng Thái Lan bắn chết
- CEO du lịch bán bia, nấu ăn và... thi chống đẩy
Chưa dám nói trước có dừng hay kéo dài cách ly xã hội qua ngày 15/4 Posted: 07 Apr 2020 07:05 PM PDT Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng khẳng định với VietNamNet: "Tùy tình hình, Chính phủ sẽ quyết định việc dừng cách ly xã hội hay không vào ngày 15/4, ta chưa dám nói trước điều gì". Đêm 1 và 2/4 máy tôi liên tục nóng Bộ trưởng đánh giá như thế nào về việc các địa phương thực hiện cách ly xã hội sau 1 tuần Thủ tướng ra Chỉ thị 16? Hiệu quả của giải pháp cách ly xã hội đến nay thể hiện ra sao? Cách ly xã hội là giải pháp mạnh mẽ chưa từng có tiền lệ, được nhân dân và chính quyền các cấp ủng hộ, thực hiện tốt. Có sự tham gia tích cực của Bộ Quốc phòng, Y tế, Công an và các bộ ngành khác. Nhiều địa phương vào cuộc mạnh, đưa ra các giải pháp mạnh mẽ, căn cơ. Ngay cả thiết lập chốt kiểm tra thân nhiệt, test nhanh, rà soát các đối tượng nhập cảnh vào chưa khai báo...
Nhưng một số nơi trong thời điểm nào đó còn chủ quan, người dân còn lơ là, coi thường việc cách ly xã hội. Ví dụ như sự việc tập trung tổ chức hành lễ với bà con giáo dân ở Hà Tĩnh vừa qua hay việc đền chùa đông, chen nhau, rồi xếp hàng vào nhà máy như đi hội. Điều này rất nguy hiểm, nếu không cẩn thận lại giống bài học từ các nước thì xảy ra thiệt hại không thể bảo toàn tính mạng người dân được. Kỷ cương phép nước cần lên án những việc làm như vậy. Phải thống nhất giữ khoảng cách để tránh lây nhiễm, nếu ta làm tốt, giữ mức không cần thiết công bố tình trạng khẩn cấp về y tế sẽ thành công. Quan điểm của Thủ tướng là tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ thị 16 để kiểm soát chặt, yêu cầu địa phương thực thi nghiêm, phê bình, nhắc nhở các địa phương còn để xảy ra tụ tập đông người và xử lý nghiêm hành vi vi phạm. Như lời nhận xét của Thứ trưởng Y tế, thực tế vừa qua có một số tỉnh hành động hơi quá việc cách ly xã hội. Có tỉnh ra văn bản cách ly người đến từ Hà Nội, TP.HCM, trước đó có nơi cấm dân từ Hà Nội, TP.HCM đến hay như Hạ Long chỉ đạo bêu tên người đi chợ quá 2 lần/ngày. Chính phủ nhìn nhận như thế nào về những ứng xử này? Chỉ thị 16 của Thủ tướng có những việc ta chưa có tiền lệ. Có địa phương đau đáu quyết tâm ngăn ngừa dịch, hiểu khái niệm thôn cách ly thôn, xã cách ly xã… thì người ta cát cứ cho rằng quản lý chia nhỏ theo địa phận cát cứ ở địa phương. Nhưng có những cái tích cực, nhiều địa phương đưa ra nhiều giải pháp mạnh, sáng tạo, như Hà Nội thành lập các trạm kiểm soát đo thân nhiệt, test nhanh, phân vùng tìm người liên quan đến ổ dịch Bạch Mai. Tuy nhiên cũng có địa phương nóng lòng, đưa ra các quy định mạnh tay, cho rằng Hà Nội và TP.HCM hiện nay có số ca nhiễm lớn nên quy định đó là vùng dịch, về địa phương yêu cầu cách ly 14 ngày và tự trả chi phí cách ly. Rồi ngay cả vấn đề không cho xe các tỉnh khác vào...
Sau khi có những chuyện như vậy thì Thủ tướng giao VPCP thông báo ý kiến của Thủ tướng để giải thích, hướng dẫn rõ hơn Chỉ thị 16. Sau khi có văn bản đó và thông qua các cơ quan báo chí thì các địa phương rõ hơn. Riêng đêm 1 và 2/4 máy tôi liên tục nóng, các cơ quan báo chí quan tâm gọi điện liên tục. Tôi cho rằng đó là việc chưa có thông lệ nên còn cách hiểu khác nhau, nhưng sau khi có văn bản hướng dẫn và báo chí thông tin thì đến nay cơ bản địa phương đều đồng tình. Như Hải Phòng cách ly nhưng ngân sách tự chi trả. Tại phiên họp Thường trực Chính phủ vừa rồi, Thủ tướng nói các địa phương phải nghiên cứu, thực hiện đúng quy định của pháp luật, vấn đề thu hay không thu phải có căn cứ, tạo thuận lợi cho dân. Nguyên tắc và tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là hạn chế người dân ra ngoài nhưng không được "ngăn sông cấm chợ", không được làm các rào cản giao thông trên đường. Như vậy sẽ làm đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu chủ quan thì công sức chống dịch sẽ đổ biển Như Bộ trưởng nói, hiện nay nhiều địa phương cho rằng Hà Nội và TP.HCM là vùng dịch nên ứng xử với người dân từ nơi này đến như người đến từ vùng dịch. Vậy hiểu như thế nào là vùng dịch trong những trường hợp này? Đúng là khái niệm vùng dịch thì mỗi báo hiểu khác nhau. Hà Nội và TP.HCM có số ca nhiễm lớn, có 2 ổ dịch lớn là BV Bạch Mai và quán bar Buddha. Như Bạch Mai số người liên quan vô cùng nhiều, nếu không làm tốt thì không thể lường được. Họ quan niệm vùng dịch vì Hà Nội và TP.HCM có số ca nhiễm nhiều nhất. Nhưng chúng ta có thể tin tưởng 1 điều, dù số ca nhiễm nhiều như thế nhưng ta đã khoanh vùng, quản lý được. Số ca nhiễm ở khu cách ly tâp trung quản lý ngay, không để lây trong cộng đồng; còn ca nhiễm ngoài thì đã truy vết được nguồn gốc F1, F2. Tại phiên họp Thường trực Chính phủ ngày 6/4, Thủ tướng có đề cập đến việc chuẩn bị kịch bản, giải pháp cho làn sóng bùng phát thứ 2 của dịch Covid-19. Bộ trưởng có thể nói rõ hơn ý này của Thủ tướng. Liệu có kéo dài thời gian cách ly toàn xã hội qua mốc ngày 15/4? Thủ tướng kết luận ta phải duy trì và thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, thời điểm cách ly xã hội vẫn duy trì từ ngày 1-15/4 để đánh giá, coi đây là giải pháp rất căn cơ, quan trọng nhất, vì ta đã ngăn ngừa khả năng lây nhiễm từ bên ngoài. Ta phải xử lý tìm trường hợp F0. Nếu làm nghiêm quy định trong Chỉ thị 16 sẽ ngăn ngừa lây cộng đồng và lây chéo. Đến 15/4 nếu không có trường hợp ngoài mong muốn thì sẽ dừng cách ly xã hội, còn nếu phát sinh ổ dịch nào đó thì không thể dừng thực hiện chỉ thị 16. Lúc đó phải tùy tình hình, đưa ra phương án ứng phó kịp thời, ta chưa dám nói trước gì cả. Thủ tướng nói không được chủ quan, nếu chủ quan thì công sức chống dịch sẽ đổ sông, đổ biển. Từ ca bệnh 243, rà soát người liên quan BV Bạch Mai đang có nhầm lẫnChủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng qua ca bệnh 243 ở Mê Linh, việc rà soát những người liên quan đến BV Bạch Mai đang có sự nhầm lẫn, hiểu chưa đúng. Thu Hằng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cụ già, em nhỏ phấn khởi nhận thực phẩm, yên tâm cách ly chống dịch Posted: 07 Apr 2020 04:00 PM PDT Mỗi ngày UBND Trúc Bạch tặng 150 phần nhu yếu phẩm cho người dân có hoàn cảnh thực sự khó khăn để người dân yên tâm cách ly, chung tay chống dịch Covid-19. Đình Hiếu | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
251 ca Covid-19, 1 người nhiễm ở Hà Nam đang điều tra nguồn lây Posted: 07 Apr 2020 04:18 PM PDT - Sáng 8/4, Bộ Y tế xác nhận có thêm 2 ca Covid-19 mới, nâng tổng số ca mắc cả nước lên 251 người, trong đó 122 ca đã khỏi bệnh. Trong 251 ca Covid-19 tính đến sáng 8/4, có 156 ca nhiễm từ nước ngoài; 95 trường hợp lây nhiễm thứ phát. Đến sáng 8/4, Việt Nam đã có 122 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh. 129 ca còn lại đang điều trị ở 21 cơ sở y tế, trong đó 8 ca đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần đầu và 17 ca đã âm tính lần 2. Cả 2 bệnh nhân mới công bố đều là người Việt. Trong đó, 1 ca là hàng xóm, có tiếp xúc gần với bệnh nhân 243. Ca còn lại là một bệnh nhân chưa xác định được nguồn lây ở Hà Nam, đang điều trị ở Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Bệnh nhân 250 là nữ, quốc tịch Việt Nam, 50 tuổi, trú tại Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội. Bệnh nhân là hàng xóm và có tiếp xúc gần bệnh nhân 243. Ngày 2/4, bệnh nhân khởi phát bệnh. Ngày 5/4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm. Đến ngày 7/4, kết quả xét nghiệm cho thấy người này dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được điều trị, cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Bệnh nhân 251 là nhân nam, quốc tịch Việt Nam, 64 tuổi, trú tại Bình Nghĩa, Bình Lục, Hà Nam. Từ ngày 20/3 đến nay, bệnh nhân điều trị tại Khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, con trai và con dâu từ Hà Nội về chăm. Ngày 6/4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm. Ngày 7/4, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được điều trị, cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nam. Trường hợp này đang được tiếp tục điều tra nguồn lây. Tổng số trường hợp đang được cách ly là 74.626 người, trong đó 509 người cách ly tại bệnh viện, 30.559 trường hợp cách ly tại các cơ sở tập trung khác, sô còn lại đang cách ly tại nhà. Nguyễn Liên Bệnh nhân 39: "Chỉ khi biết tất cả F1 của mình âm tính, tôi mới trút được gánh nặng"- Khi biết tin mắc Covid-19, chàng thanh niên 25 tuổi rơi vào khủng hoảng. Nhưng, không phải vì cậu lo lắng cho bản thân, mà là vì lo lắng cho những người xung quanh mình. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Người vận chuyển thầm lặng trong khu cách ly bệnh viện Bạch Mai Posted: 07 Apr 2020 04:01 PM PDT Cùng đồng nghiệp vận chuyển hơn 10 nghìn suất ăn mỗi ngày trong BV Bạch Mai, ông Nguyễn Đắc Hoằng không cho phép mình để xảy ra sơ suất nào. XEM CLIP: 5h sáng, trong tiết trời se lạnh và ẩm ướt bởi mưa phùn, ông Nguyễn Đắc Hoằng (57 tuổi, quận Tây Hồ, Hà Nội) cùng các thành viên trong đội vận chuyển dịch vụ thức dậy sửa soạn, kiểm tra kỹ thuật 12 xe điện, rồi giao 3,5 nghìn suất ăn sáng cho những người cách ly trong BV Bạch Mai. Trong những ngày cách ly, công việc này được ông Hoằng và các đồng nghiệp thực hiện đều đặn vào 3 khung giờ hàng ngày, sáng 6h, trưa 10h30 và chiều là 16h30.
Khi xe chở suất ăn từ từ lăn bánh vào cổng, đoàn xe điện của ông Hoằng nối đuôi nhau theo thứ tự chờ xếp đồ ăn lên xe. Với vai trò đội trưởng, ông Hoằng phân công nhiệm vụ cho 2 người lên thùng xe chuyển suất ăn xuống, lần lượt ở phía dưới, các thành viên khác đỡ và đặt gọn gàng các thùng thức ăn lên xe rồi tỏa đi các vị trí. Gạt những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán sau ca làm buổi sáng, ông Hoằng kể, đặc thù của việc vận chuyển đồ ăn là cần đưa tới mọi người trong khi còn nóng hổi, thơm ngon. Một xe điện có hai người cùng đi để tránh đổ vỡ. "Nếu mình làm rơi suất ăn nào thì sẽ có một người phải nhịn, lương tâm một người làm nghề không cho phép tôi làm như vậy, đội chúng tôi luôn cẩn trọng trong khi vận chuyển, lái xe sẽ đi chậm, tránh đường gồ ghề, người ngồi phía sau đảm nhiệm việc giữ cho đồ ăn không bị rơi ra ngoài", ông Hoằng nói.
Theo ông, việc chuyển đồ ăn vào khu cách ly cho những người từng tiếp xúc với các ca dương tính Covid-19 được thực hiện cẩn thận, chặt chẽ hơn. Cụ thể, sẽ có một xe riêng chở các suất ăn vào khu vực này, sau đó đưa các thùng thức ăn vào thang máy, bấm số tầng để vận chuyển lên trên, phía trên sẽ có người nhận chờ sẵn. Việc làm này nhằm đảm bảo không có sự tiếp xúc giữa người vận chuyển và người cách ly, xe điện và thang máy cũng được khử trùng ngay sau đó. Với tần suất công việc liên tục, mỗi ngày cùng đồng nghiệp vận chuyển hơn 10 nghìn suất ăn đến các khoa, phòng trong bệnh viện, ông Hoằng không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi trong những ngày đầu. "Không chỉ tiếp thức ăn, chúng tôi còn vận chuyển hàng tiếp tế từ nhiều địa phương chuyển tới Bạch Mai, đoàn xe điện chạy không nghỉ, có hôm từ sáng sớm đến khuya", ông nói.
Hôn trán tạm biệt vợ Gắn bó với BV đã gần 40 năm, ông Hoằng cho biết đang làm việc với quyết tâm cao nhất. "Khi Bạch Mai phát hiện những ca dương dính Covid-19 đầu tiên, tôi và mọi người đã chuẩn bị tâm lý cho việc phong toả và lập luôn đội xung kích viết đơn tình nguyện vào Bạch Mai chống dịch, toàn đội ai cũng đồng lòng" - ông Hoằng nói. Ông nhớ, thời điểm chuẩn bị vào viện, ông ra hôn nhẹ lên trán vợ rồi nói sẽ vào 'tâm dịch'. Cùng làm trong BV nên vợ ông hiểu, nhiều người trong khu cách ly đang cần ông hỗ trợ.
Sắp ở tuổi lục tuần, ông Hoằng phải thay đổi nhiều thói quen khi sống tại khu cách ly. "Trước khi có dịch, chiều nào tôi cũng chở cháu nội sang nhà chơi, bây giờ tôi chỉ gọi điện thoại về nhà để hỏi thăm cháu. Vì là tổ trưởng quán xuyến các công việc nên dù nhớ gia đình, tôi phải cố gắng để toàn đội đồng lòng, hoàn thành nhiệm vụ vì bệnh viện", ông nói.
Gần 10 năm gắn bó với chiếc xe điện, anh Tạ Quốc Huy (37 tuổi, quê Vĩnh Phúc) cho biết, thời điểm anh gấp quần áo vào vali để cùng mọi người vào Bạch Mai, vợ anh nước mắt ngắn dài, chạy tới ôm nhẹ rồi hỗ trợ chồng mang đồ dùng thiết yếu. Anh kể: "Cũng là vào BV Bạch Mai làm việc như mọi khi, lần này cảm giác khó tả vì sẽ xa vợ con dài ngày, nhưng tôi cũng không đành nhìn mọi người trong đội vất vả chống dịch mà mình lại nhàn hạ ở ngoài, có thêm mình thì mọi người bớt đi phần mệt nhọc công việc". Từ ca bệnh 243, rà soát người liên quan BV Bạch Mai đang có nhầm lẫnChủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng qua ca bệnh 243 ở Mê Linh, việc rà soát những người liên quan đến BV Bạch Mai đang có sự nhầm lẫn, hiểu chưa đúng. Phạm Công - Đoàn Bổng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tình người trong xóm ngụ cư Sài Gòn mùa dịch Covid-19 Posted: 07 Apr 2020 02:28 PM PDT Công ty cho nghỉ dịch từ tháng 2, Thanh phải nấu đồ ăn bán tại nhà để kiếm hơn 3 triệu/tháng mua tã, sữa cho con.
Vợ chồng Sài Gòn nghỉ kinh doanh, nấu cơm, phát ngàn bao gạo cho người nghèoMỗi ngày thu nhập 6-7 triệu đồng từ kinh doanh quán ăn, nhưng vợ chồng chị Trang treo biển nghỉ để nấu cơm, mang gạo đi phát cho người nghèo trong thời gian thực hiện cách ly xã hội. Tú Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bệnh nhân 130: 'Lời bác sĩ cho tôi thêm động lực vào lúc mệt mỏi nhất' Posted: 07 Apr 2020 03:00 PM PDT - Ngày 21/3 là một trong những dấu mốc khó quên nhất trong cuộc đời P. - chàng trai Sài Gòn xa xứ mắc Covid-19. Chuyến bay cuối cùng rời Tây Ban Nha đưa anh trở về Việt Nam mang theo niềm hy vọng sau bao ngày sống trong sợ hãi. P. 30 tuổi, là bệnh nhân 130 mắc Covid-19 ở Việt Nam. Chàng trai người Sài Gòn cùng người thân định cư ở Tây Ban Nha đã 5 năm nay. Giữa tháng 3, dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở Tây Ban Nha, một ngày có thể ghi nhận tới 6.000 người mắc mới. Những tin tức về các ca tử vong liên tiếp khiến P. và gia đình vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, ở nước sở tại, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường. P. phải giữ đúng lịch trình công việc, đi lại như bao người khác. Để bảo vệ bản thân, anh ít ra ngoài hơn mỗi khi được nghỉ. Ngoài ra, anh luôn đeo khẩu trang và găng tay lúc đi làm. Nhưng đó cũng là nguồn cơn của rắc rối mà anh gặp phải. "Do có bất đồng về văn hóa, tôi bị những người xung quanh xa lánh. Họ nói rằng đeo khẩu trang tức là bị bệnh nên họ không muốn tôi lại gần", P. nhớ lại.
Sau đó, P. quyết định bỏ việc đeo khẩu trang để tránh bị kỳ thị. Anh đã nghĩ, cố gắng thu xếp xong công việc, anh sẽ trở về Việt Nam để không còn cảm thấy lo lắng. Ngày 16-17/3, P. bắt đầu có dấu hiệu sốt và đau ngực. Anh lập tức liên hệ với nhân viên y tế và bị chẩn đoán nghi nhiễm virus corona chủng mới nCoV. Bác sĩ kê đơn thuốc và khuyên anh nên đứng cách xa mọi người khi tiếp xúc. Một vài hôm sau, P. thấy cảm giác đau đớn ở lồng ngực tăng dần. Anh có thêm triệu chứng khó thở, giống như luôn có một vật kẹt chặt ở ngực. "Bác sĩ nói khi nào tôi cảm thấy không thể thở nữa, họ sẽ tới khám lần 2 và quyết định tôi có thể được chuyển tới cấp cứu ở bệnh viện, làm xét nghiệm nCoV hay không. Tôi lo lắng vô cùng và gần như tuyệt vọng. Các triệu chứng cứ mỗi lúc một nặng dần, tôi không biết phải làm sao", P. kể. Lúc này, châu Âu đã đóng cửa biên giới, các chuyến bay ngừng hoạt động. Một tia hy vọng xuất hiện khi P. nhận được sự giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam tại Tây Ban Nha. Ngày 21/3, chuyến bay cuối cùng rời thủ đô Madrid, trung chuyển qua Moscow (Nga) để đưa người dân các nước về quê hương. Chuyến bay ấy đem theo cả niềm vui và hy vọng của chàng Việt kiều 30 tuổi sau nhiều ngày sống trong sợ hãi. Chưa được xét nghiệm Covid-19, P. lúc này vẫn hy vọng mình không mắc bệnh. Anh trang bị bảo hộ cẩn thận, giữ nguyên vị trí trong suốt chuyến bay và không giao tiếp với mọi người. Ngày 22/3, chuyến bay từ điểm trung chuyển hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội). P. và các hành khách đi cùng được chuyển thẳng lên khu cách ly tập trung ở Bắc Giang. Sau khi nhận tin về tình hình sức khỏe của P., các bác sĩ nhanh chóng đưa anh vào Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang trước khi chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (Hà Nội) trong đêm hôm đó.
Đến hôm 23/3, P. có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2. "Vì đã chuẩn bị trước tinh thần, tôi không sốc khi biết tin. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm, vì lúc này, tôi không còn phải chiến đấu với bệnh tật trong đơn độc", P. xúc động nói. Khi P. về Việt Nam, các triệu chứng bệnh vẫn chưa dứt. Cảm giác đau tức ngực vẫn hành hạ anh từng giờ. Có những lúc, anh tưởng như cả trăm mũi kim chích sâu vào lồng ngực. Những cơn sốt, đau nhức người làm cả cơ thể anh không còn chút sức lực. Kết quả chụp CT cho thấy anh có tổn thương ở phổi. Trong những ngày mệt mỏi nhất vì bệnh tật, một bác sĩ đã đến bên P. động viên: "Em sẽ không sao cả vì tất cả bác sĩ đang ở đây cố gắng điều trị cho em. Cứ tin tưởng vào chúng tôi nhé". Câu nói ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho chàng thanh niên 30 tuổi. Hàng ngày, anh cố gắng tuân thủ phác đồ điều trị, ăn thật nhiều để có thêm sức. Anh cũng giữ cho mình tinh thần lạc quan và vận động nhẹ mỗi khi có thể. Chỉ một vài ngày sau, các triệu chứng bệnh của P. dần thuyên giảm. Anh không còn sốt hay đau ngực, khó thở. Ngày 29/3, P. nhận kết quả âm tính nCoV lần 1. Ngày 30/3, anh tiếp tục nhận kết quả âm tính lần 2 và được công bố khỏi bệnh cùng với 26 bệnh nhân khác của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.
Nhìn lại hành trình đã trải qua, nam Việt kiều không tránh khỏi xúc động. P. tâm sự, dù ở xa quê, trái tim anh vẫn luôn hướng về Tổ quốc. Mỗi khi có thể, anh đều tranh thủ thời gian về với quê hương. Việt Nam có người thân, bạn bè của anh, có nền văn hóa giàu bản sắc và có những món ăn ngon mà anh yêu thích. Với chàng trai Sài Gòn, Việt Nam còn có tình người ấm áp, sẵn sàng dang tay che chở khi đồng bào gặp gian nan. "Tôi biết ơn Đại sứ quán Việt Nam tại Tây Ban Nha, các chiến sĩ, nhân viên y tế ở Bắc Giang và y bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã giúp đỡ tôi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Trong trái tim tôi, không đâu bằng quê hương mình", P. chia sẻ. Bài: Nguyễn Liên - Ngọc Trang; Ảnh: Lê Anh Dũng Nữ điều dưỡng Bạch Mai nhiễm Covid-19: 'Nghề y nhiều nguy cơ lây nhiễm, tôi chấp nhận điều đó'31 năm làm trong ngành truyền nhiễm, từng tham gia chống dịch SARS vào năm 2003, bà H. không ngờ một ngày, bà có kết quả dương tính nCoV. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vượt qua “virus sợ hãi”, doanh nghiệp phất lên mùa dịch Covid-19 Posted: 07 Apr 2020 01:00 PM PDT Tái cơ cấu doanh nghiệp, thổi sự tự tin, tinh thần vượt qua "virus sợ hãi", động viên sự sáng tạo của người lao động, gửi thư cho khách hàng chia sẻ,... nhờ những cách làm này mà một số doanh nghiệp vẫn tăng trưởng cao trong mùa dịch Covid-19. Nông sản tồn kho rất lớn Theo số liệu Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) công bố tại Hội nghị trực tuyến "Chương trình hành động và giải pháp trong đại dịch Covid-19", tổng lượng hàng nông sản tồn kho lên tới 48.200 tấn, giá trị thiệt hại ước tính trên 410 tỷ đồng. VIDA cho biết, kết quả rà soát này được thực hiện với 50 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất, chế biến và thương mại xuất khẩu nông sản vào cuối tháng 3 vừa qua. Đáng chú ý, có 80% doanh nghiệp tham gia khảo sát khẳng định có thiệt hại kinh tế đáng kể do dịch bệnh Covid-19 khiến. Tỷ lệ sụt giảm doanh thu quý I/2020 trung bình giảm 30-50%, cá biệt một số doanh nghiệp giảm tới 70% doanh thu so với giai đoạn trước dịch. Ngoài ra, các doanh nghiệp đang phải đối diện với áp lực về tài chính, lãi vay trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn phải duy trì các chi phí cố định nhưng doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Trong khi đó, lượng hàng tồn lớn dẫn tới tăng chi phí lưu kho bãi, chi phí bảo quản.
Cũng theo VIDA, các doanh nghiệp đang khó khăn trong vấn đề tiêu thụ nông sản. Cụ thể, tại thị trường Trung Quốc (một trong những thị trường lớn của nông sản Việt) đã bị đình trệ suốt quý I/2020 do dịch bệnh. Từ nửa cuối tháng 3 đến nay, thị trường này mới có dấu hiệu phục hồi với hàng xuất khẩu đường bộ qua một số cửa khẩu khu vực phía Bắc. Thêm nữa, đối tác yêu cầu hủy hoặc hoãn đơn hàng xuất khẩu vì nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm mạnh, một số nước hạn chế hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong khi nguyên liệu thực phẩm là các mặt hàng nhanh hết hạn, cận date, có nguy cơ phải hủy bỏ nếu hết date và chậm tiêu thụ. Dịch Covid-19 gây ra sự sụt giảm lượng khách hàng tiêu dùng chủ chốt của doanh nghiệp là khách du lịch nước ngoài, bếp ăn, nhà hàng, khách sạn... Một số doanh nghiệp nhỏ chỉ tiêu thụ được 30% nông sản thu hoạch hàng ngày nhưng chưa được trang bị tủ bảo ôn và tủ đông để cấp đông sản phẩm, do đó số lượng hàng thối hỏng chiếm đến 50-60% sản lượng. Chủ tịch Hiệp hội VIDA Trương Gia Bình cho rằng, dịch Covid-19 không đơn giản và không thể kết thúc nhanh chóng. Đây là khủng hoảng nhân loại chưa từng gặp phải. Theo ông, doanh nghiệp phải đối diện với dịch bệnh này, nhưng vấn đề nguy hiểm và lớn hơn nhiều đó là "virus sợ hãi" được lan truyền mạnh mẽ trên mạng. Con "virus sợ hãi" này sẽ khiến con người sinh tâm trạng u buồn, cố thủ, rút nhu cầu tiêu dùng của cả nhân loại. Nhiều doanh nghiệp vẫn tăng trưởng cao Song, ông Trương Gia Bình cũng đánh giá đây là cơ hội của ngành nông nghiệp Việt Nam nếu có giải pháp thông minh, sáng tạo, có ý chí, bản lĩnh thì không chỉ duy trì được sản xuất mà còn có vị trí mới. Ông Bình cho rằng, mỗi thành viên VIDA phải làm tốt những gì đã có, mỗi người phải trở thành một chiến sỹ, mỗi công ty, đơn vị phải trở thành pháo đài chống virus, đưa đến người tiêu dùng các sản phẩm một cách thuận lợi và mở rộng xuất khẩu, chiếm vị thế quan trọng hơn trong thời gian dịch bệnh. Nếu thực hiện tốt còn thể giải quyết công ăn việc làm cho các ngành khác đang gặp rất nhiều khó khăn như du lịch, may mặc, giày dép, ông chia sẻ. Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Thành Thực - Chủ tịch Công ty Bagico Bắc Giang, phân tích, mọi người có thể không mua ô tô trong 10 năm, không mua quần áo trong 3 năm nhưng không thể không ăn uống trong 3 ngày. Dù khó khăn nhưng đại dịch Covid-19 cũng là cơ hội rất lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Chia sẻ tại Hội nghị, ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sinh, tiết lộ, để biến được nguy thành cơ, một trong những giải pháp quan trọng là tái cơ cấu doanh nghiệp từ hệ thống phần mềm, đến hệ thống quản trị phải thật đơn giản, ít người nhưng quản lý hiệu quả, áp dụng triệt để công nghệ thông tin, chuyển sang làm việc online. Đặc biệt, công ty đẩy mạnh đa dạng hóa nhiều thị trường như châu Âu, Bắc Mỹ, Mỹ, Trung Đông; tập trung vào các khách hàng vừa và nhỏ... Chính vì vậy, đợt dịch này công ty không lo lắng về chuyện bị hủy đơn hàng như nhiều đơn vị khác, vấn đề thanh toán cũng được hỗ trợ rất nhiều. Với đặc thù làm việc trực tiếp cùng nông dân, xuất khẩu chiếm tới 99% sản lượng, tập đoàn đã có nhiều cải tiến như xây dựng nhà máy ở các tỉnh, thành để đảm bảo nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ xuất khẩu. Các bộ phận bị ảnh hưởng do dịch, tập đoàn ngưng hoạt động, chuyển người lao động về trang trại. "Chuẩn bị cho cả hệ thống tốt nên khi dịch xảy ra, nông sản của bà con vẫn được doanh nghiệp thu mua đều đặn, có đến đâu thu mua tới đó, không bị tồn đọng. Tại các nhà máy, 3 tháng đầu năm, chúng tôi còn phải làm tăng ca để đảm bảo đơn hàng xuất khẩu. Mức xuất khẩu nhờ đó tăng trưởng 120% trong giai đoạn dịch Covid-19", ông chia sẻ. Cũng theo ông Thông, nhiều doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng vì dịch bệnh lần này. Tuy nhiên, đây cũng là cú hích để tái cơ cấu, minh bạch thông tin, đa dạng hoá thị trường. Khi làm được 2 việc này, dù gặp khủng hoảng thì khách hàng vẫn sẽ tin tưởng đặt hàng, ngân hàng cũng dễ dàng cho vay vốn hơn. Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Nafoods Nguyễn Mạnh Hùng cũng thừa nhận, dù cả đầu vào và đầu ra đều bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song trong quý I/2020, sản lượng của Nafoods vẫn tăng trưởng 40% so với cùng kỳ năm trước. Theo ông, đó là nhờ hàng loạt giải pháp như thổi sự tự tin, tinh thần vượt qua "virus sợ hãi", động viên sự sáng tạo của từng thành viên trong hệ thống; gửi thư cho khách hàng chia sẻ, thấu hiểu, yên tâm với doanh nghiệp, sát sao với bà con nông dân, nhà cung cấp nguyên liệu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn sắp xếp lại toàn tập đoàn, cho nghỉ bớt lao động không được việc, đồng thời có chính sách lương, thưởng tốt cho người còn lại để họ yên tâm công tác, làm việc một cách hiệu quả nhất. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về vốn, theo ông Hùng cần phải gỡ khó về vấn đề tiếp cận vốn vay để DN cùng nhau vượt qua khủng hoảng. Tâm An | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nữ phượt thủ Việt Nam và hành trình 'vật vã' về nhà từ Nam Mỹ giữa 'cơn lũ' Covid-19 Posted: 07 Apr 2020 08:16 PM PDT "Não đi từ cơn mê này sang cơn mê khác, đổ ập từ cơn sóng này sang cái sụp đổ của bức tường thành khác", chị Ngân chia sẻ về câu chuyện căng mình tìm kiếm vé máy bay trở về Việt Nam trong cơn lũ đại dịch. Chị Trần Thị Kim Ngân, Giám đốc Trung tâm SaigonDance, mới đây chia sẻ về hành trình gian nan tìm đường trở về Việt Nam, sau khi cơn đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội khắp thế giới. Chị Ngân rời Việt Nam ngày 19/1, trước thời điểm Việt Nam công bố ca nhiễm Covid-19 đầu tiên. Chuyến đi của chị kéo dài từ Canada qua một loạt quốc gia ở Nam Mỹ như Argentina, Brazil, Peru, Bolivia. Đến ngày 15/3, vừa đặt chân đến biên giới Bolivia sau 3 ngày không có sóng Internet, thấy các bạn cùng tour náo loạn, chị mới biết Peru sắp đóng biên giới trong vài giờ nữa. Chị Ngân lập tức tìm mua vé trở về Việt Nam, nhưng hoàn cảnh liên tục thay đổi khiến mọi dự định của chị bị đảo lộn. Dưới đây là những ngày vật vã giành tấm vé "vàng" trở về Việt Nam qua lời kể của chị Ngân: 16 giờ căng não tìm đường bay Ngày 16/3, đang mơ màng trong giấc ngủ nửa tỉnh nửa mê ngắn ngủi sau chuyến đi dài thăm sa mạc muối Uyuni, mình dồn dập nhận tin nhắn từ bạn mình - Tiến và Mập, hối mua vé về. Tiến tìm được 1 tấm vé tốt, mình liền nhờ Tiến mua ngay kẻo nhỡ. Sau khi nhận vé, mình mới té ngửa Tiến mua nhầm ngày 18/10. Vì đặt qua trang Tripair nên vé chưa xuất. Hai chị em chia nhau liên lạc gấp, hi vọng chưa xuất vé thì sẽ không bị đền tiền nhiều, nhưng chạy hết các cửa vẫn không được. Mình lúc đó đang ở Sucre, không có sân bay quốc tế. Mình buộc phải bay ra một sân bay quốc tế ở Bolivia, sau đó trung chuyển đến một cảng bay quốc tế lớn ở Nam Mỹ và một điểm nối lớn hơn nữa, thường là ở Mỹ, châu Âu hoặc Doha, Dubai trước khi về thẳng về Việt Nam. Tóm lại, mình sẽ phải bay ít nhất 4 - 6 chặng mới về được Việt Nam.
Sơ sơ, để mua được 1 vé máy bay về lúc đó, mình sẽ phải trả lời được một số câu hỏi, bao gồm: Liệu các điểm mình đi qua có cần visa quá cảnh hay không? Quốc gia đó đóng cửa sân bay chưa? Thời gian quá cảnh có đủ để làm thủ tục không?... Ngoài ra, trong trường hợp của mình lúc đó, vé lẻ thì dễ bị lỡ chuyến bay, vé nối chuyến qua hãng thì hiếm có khó tìm, còn vé nối chuyến qua đại lý thì không kịp kiểm tra chính sách vé và độ tin cậy. Mình khi đó rất cần chuyến bay cất cánh sớm nhất, ít lần quá cảnh và về nước nhanh nhất có thể. Nói vậy để biết công đoạn kiếm vé máy bay lúc đó của mình căng thẳng dường nào. Sau một hồi đào bới, mình thống nhất với Mập sẽ mua vé rời của Qatar Airways đi từ Sao Paulo - Qatar - TP. HCM ngày 19/3. Mua xong, cả hai lao chia nhau tìm vé đi Sao Paulo. Mình nhập thông tin chuyến từ Sucre lên Santa Cruz (Bolivia), còn Mập nhập vé từ Santa Cruz qua Sao Paulo (Brazil). Sau khi nhập xong thì cùng hẹn bấm nút mua. Đen đủi thay! Mình mua được vé lên Santa Cruz, nhưng vé đi Sao Paulo thì không kịp. Tìm mãi cũng không còn vé nào kịp bay ngày 19 nữa. Hai đứa tẽn tò... Trong lúc đó, mình lại phát hiện ra visa Brazil hết hạn vào ngày 17/3. Vì chủ quan, nên mình đã không kiểm tra Brazil yêu cầu visa quá cảnh hay không trước khi mua vé. Hốt hoảng, mình đăng trường hợp của mình lên diễn đàn du lịch nhờ tư vấn. Người thì nói không cần visa quá cảnh, người khẳng định không có visa quá cảnh thì không đi được, người thì bảo nếu vé nối chuyến thì không cần visa quá cảnh… Sau vài chặng bắt chụp không kịp vé vì hệ thống hết vé liên tục nên mình không mua được vé từ Santa Cruz sang Sao Paulo và vì mình không thể xác định được cần hay không cần visa quá cảnh Brazil, mình quyết định mua 1 vé nối chuyến từ đại lý. Mình lên ứng dụng tìm, vậy mà chọn tất cả các ngày 17 - 19 đều không có chuyến, hoặc cứ có chuyến thì nhập thông tin xong lại hiện ra thông báo: "Xin lỗi quý khách...:. Cuối cùng, mình mừng húm vì tìm được chiếc vé nối chuyến sớm nhất từ Santa Cruz qua Sao Paulo, Qatar và về TP.HCM, của hai hãng hàng không Latam và Qatar. Thời gian quá cảnh ở Sao Paulo là 21 tiếng. Niềm vui chưa tày gang khi mình phát hiện trên Facebook có trang về Gotogate với rất nhiều bất bình la ó. Gotogate là đại lý mình vừa mua vé. Nhưng mình không thể lại tiếp tục mua vé mới và hủy vé cũ. Vì mình không chắc Gotogate có hoàn tiền lại cho mình không, nên nếu mua tiếp vé khác, lỡ không bay được thì tiền bạc mình sẽ cạn kiệt. Mình phải tính đến phương án kẹt lại không bay được thì mình cũng còn tiền để sống, chứ không thể nào đi ăn xin ở nước người ta được. Bolivia không có sứ quán Việt Nam để mà bám víu đâu. Thôi! Bay được thì bay, không thì ở lại với Bolivia vậy!!!! Quá trình mua vé của mình kéo dài 16 tiếng. Điện thoại nóng rực. Quần nát các trang Skyscanner, Wego, Google Flights và các web Qatar, American Airlines.... xem hàng trăm chuyến bay, mua hụt hàng chục chuyến. Ba con người hùng hục mắt không rời khỏi màn hình nửa giây... Rã rời, mắt khô khốc như có các tia máu rỉ ra... Dồn dập thông báo bất ngờ Thêm một đêm hãi hùng mất ngủ, sáng ngày 17/3 mình lảo đảo kéo hành lý ra sân bay. Đang toan mở cửa thì chị L - bạn trên diễn đàn du lịch gọi đến. Chị khẳng định chuyến bay 19/3 mình mua trực tiếp từ Qatar Airways sẽ không thể bay được. Mình cần hủy ngay vé đó, vì không có visa Brazil thì không thể đi tiếp. Chị bảo lên Santa Cruz rồi kiếm cho mình vé khác đi tiếp.
Mình nghĩ, không hủy thì cũng chỉ mất tiền là cùng nếu xui. Còn hủy rồi thì nếu mất cơ hội đi sẽ không bao giờ có được. Cứ để đó, tới sân bay đầu kia hỏi trực tiếp hãng bay xem có thể sang Sao Paulo bằng vé rời không. Nếu họ đồng ý thì mình kiếm vé đi luôn, bằng không hủy cũng chưa muộn. Vậy là mình bắt xe đi sân bay với 2 cái vé trong tay. Trên đường đi, mình tìm cách liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil phòng khi hữu sự. Khác với tin đồn, sân bay vắng tanh. Ngồi chờ suốt 3 tiếng, mình không dám ngủ. Lên máy bay một mình rộng thênh thang cũng không dám ngủ luôn. Cuối cùng, mình cũng tới Santa Cruz. Mặc dù là sân bay quốc tế, nhưng Santa Cruz rất nhỏ. Kiếm không ra đại diện hãng bay nào để hỏi vé đi Sao Paulo và có cần visa quá cảnh hay không, mình quyết định hủy chiếc vé ngày 19/3 và ra ngoài kiếm chỗ nghỉ. Về tới nơi nghỉ, mình lại choáng váng khi biết Bolivia sẽ phong tỏa sau 72 giờ nữa nhưng không nói rõ tính từ lúc nào. Sau một hồi bấn loạn gọi khắp Gotogate, Latam nhưng không ai phản hồi, mình trấn tĩnh và suy đoán lệnh phong tỏa có thể có hiệu lực từ 16h ngày 20/3, còn chuyến bay của mình là vào 2h25 sáng cùng ngày, nên trong lòng cũng thấy đỡ lo hơn. Ngày 18/3, sau một giấc ngủ dài, mình nhận được tin nhắn Facebook từ chị L gửi cho mình hình chụp tin của một bạn nói rằng Qatar Airways ngừng vận chuyển hành khách mọi quốc tịch vào Việt Nam kể từ 0h ngày 20/3. Mình lục tung Facebook, tất cả các diễn đàn, website Qatar Airways, gọi cho đường dây nóng... nhưng không tìm được một chút thông tin liên quan việc hủy chuyến. Mình vô cùng hoang mang, không biết tin vào đâu. Vé rời mua trực tiếp từ Qatar Airways về Việt Nam trong ngày 19/3 thì vừa hủy mất tiêu.... Cũng không thể làm gì tốt hơn lúc này, vì mọi đường bay gần như đã ngưng nhận khách. Các quốc gia Bolivia, Peru, Columbia, Ecuador, Chile... đều đã có kế hoach đóng biên. Mọi cửa ngõ dường như đang đóng sầm trước mặt mình. Với hi vọng cuối cùng, mình lao đến lãnh sự quán Brazil vì còn 2- 3 tiếng nữa họ đóng cửa. Mình khẳng định chỉ quá cảnh ở đó 21 tiếng và không vào nội địa nhưng người ở văn phòng vẫn khẳng định phải có visa. Chạy đua với thời gian Theo hướng dẫn của anh nhân viên lãnh sự quán Brazil, mình ba chân bốn cẳng chạy tới ngân hàng để nộp phí, photo visa Bolivia, in sao kê giao dịch ngân hàng trong 3 tháng gần nhất. Tất cả mình chỉ được làm vỏn vẹn trong 1 tiếng. Đến được ngân hàng thì chị Hạnh (Đại sứ quán Việt Nam ở Brazil) gọi cho biết Bộ Ngoại giao Brazil trả lời không cần visa. Không lâu sau, mình nhận thêm được thư phản hồi của sứ quán Brazil tại Việt Nam, khẳng định không cần visa nếu quá cảnh dưới 24h. Hội ý nhanh với chị Hạnh, mình quyết định không nộp phí nữa. Mình cũng từ bỏ luôn ý định sẽ tìm kiếm các chuyến bay khác, bởi vì mình nghĩ nếu như Qatar Airways đóng đường bay về Việt Nam mà không rõ nguyên nhân thì việc bất ngờ đóng các đường bay khác hoàn toàn có khả năng xảy ra, nên mình không cố công mua vé khác nữa. Hết tìm mua vé, mình và Mập quay sang dán chặt mắt vào màn hình xem tình trạng đặt chỗ của mình trên web Qatar Airway hủy chưa. Mập thì vẫn kiên trì gọi Gotogate và Qatar Airways để hỏi các phương án có thể xảy ra. Tính cả đến trường hợp xem nếu mình không bay được mà tắc lại ở Bolivia thì mình sẽ làm gì để sống? Nếu mình bị bỏ rơi ở Sao Paulo thì trách nhiệm thuộc hãng bay hay Gotogate?... Dường như rớt lại Bolivia là lựa chọn an toàn nhất, vì thời điểm đó Bolivia chỉ mới có 6 trường hợp bị nhiễm. Dù vậy, chính phủ nước này đã có những hành động quyết liệt như đóng cửa biên giới, cách ly, phong tỏa, nên khả năng nhiễm bệnh sẽ ít hơn Sao Paulo hay Mỹ. Ngoài ra, giá cả ở Santa Cruz không cao, mình có thể yên tâm sống cả tháng trong lúc chờ đợi. Nỗi lo là Santa Cruz hoang tàn, cũ kĩ, nên mình nghĩ trình độ y tế ở nơi đây không cao. Vì lẽ đó, mình vẫn quyết tâm trở về. Dù chỉ còn 1% hi vọng, mình cũng phải trở về. Kể từ ngày 19/3, chính phủ sẽ siết chặt lệnh phong tỏa, ai ra đường sau 17h sẽ bị phạt nặng. Bởi vậy, dù chuyến bay cất cánh lúc 2h25 sáng 20/3, nhưng mình phải rời khỏi nhà từ 15h30 ngày 19/3. Rất nhiều người ra sân bay sớm như mình. Mình kiếm được góc trống ở một quầy bán hàng đóng cửa, cách xa mọi người. Mình nằm dài ra nền nhà và chờ đến khi lên máy bay trong lo lắng. Lúc này IATA vẫn cập nhật chuyến bay của mình qua Sao Paulo và Qatar về Việt Nam chưa thuộc diện cách ly bắt buộc.
Bị bỏ rơi ở Sao Paulo Qatar Airways từ chối vận chuyển mình với lý do không hề thuyết phục. Mình bị Qatar Airways bỏ rơi tại sân bay GRU Sao Paulo suốt hơn 40 tiếng đồng hồ, cộng thêm hơn 20 giờ nối chuyến trước đó cũng tại GRU là 60 tiếng, trong điều kiện không được tắm rửa, không có quần áo ấm khi nhiệt độ sân bay hơn 10 độ C, không có chỗ nằm ngủ và mình không thể ăn được thức ăn ở đây. Trên hết là nỗi sợ tột cùng khi rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: Mình không thể quay về nơi xuất phát vì Bolivia đóng biên giới ngay khi mình rời đi. Mình không thể vào Brazil và việc xin visa khẩn cấp gần như là không thể do Chính phủ Brazil siết chặt nhập cảnh của người nước ngoài, và mình khó có thể trở về nhà trong bối cảnh rất nhiều rủi ro bị tắc lại đâu đó trên đường đi. Qatar Airways quyết định dừng đường bay Qatar – Việt Nam trước ngày 18/3, trong khi chuyến bay đầu tiên của mình bắt đầu lúc 2h25 sáng 20/3. Họ hoàn toàn có đủ thời gian để thông báo cho mình, nhưng họ không làm. Mình liên lạc qua điện thoại, Qatar Airways không bắt máy. Hãng cũng không gửi thư báo hủy chuyến. Mình kiểm tra trên trang web của hãng thấy lịch đặt chỗ vẫn xác nhận, trên Flightdata.... thấy chuyến bay của mình không bị hủy. 23h30 ngày 19/3, tại quầy check-in chặng đầu tiên do Latam tổ chức, mình yêu cầu kiểm tra một lần nữa về tin đồn hủy chuyến này, nhân viên không nhận được thông tin nào của Qatar Airways nên vẫn cho mình lên máy bay bình thường. Tại sân bay Sao Paulo, Qatar Airways từ chối vận chuyển mình. Họ khẳng định lỗi thuộc về phía Việt Nam khi đưa ra quyết định cắt đường bay quá gấp, khiến họ không đủ thời gian để thông báo cho mình, lúc sau nhân viên Qatar lại nói rằng Việt Nam không cho mình nhập cảnh. Tuy nhiên, trên thực tế, tại thời điểm bay, Việt Nam chỉ dừng tiếp nhận khách nước ngoài, vẫn tiếp nhận người Việt. Trên trang web của sân bay Tân Sơn Nhất ngày 22/3 (là ngày lẽ ra mình về đến Việt Nam), rất nhiều chuyến bay vẫn cập cảng. Ngày 21/3, mình được hứa chờ ở cửa 331, lúc 22h30 để nhận thẻ lên máy bay từ quản lý của Qatar Airways và mình đã có mặt suốt từ 21h - 23h30 nhưng không ai đến. Sát giờ bay mình, lại tiếp tục bị từ chối bay, với lý do là bộ phận nhập cảnh đã nhận thông tin về trường hợp của mình và từ chối tiếp nhận hộ chiếu Việt Nam. Mình yêu cầu bằng chứng về việc từ chối tiếp nhận thì họ không đưa ra được. Mình đưa công hàm của Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil cho phép mình được bay, họ vẫn từ chối. Sau khi mình giải thích về ý nghĩa và tính pháp lý của công hàm, yêu cầu Qatar Aiways thực hiện, thì nhân viên Qatar Airways mới bắt đầu hội ý với Latam. Cùng với những bằng chứng từ Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam, Tổng cục Hàng không dân dụng, website sân bay Tân sơn Nhất, Flightdata, IATA... mà mình đưa ra, cuối cùng, 5h sáng 22/3, Qatar Airways đã đưa cho mình một chiếc vé mới nhưng không kèm bất kì lời xin lỗi về nguyên nhân hủy bay không đúng hay bồi thường nào cho suốt thời gian họ bỏ rơi mình ở sân bay Sao Paulo dưới điều kiện sống tồi tệ. Cầm vé mới từ Sao Paulo về Frankfurt (Đức) bởi Lufthansa, nối chuyến bởi chuyến VN-30 của Vietnam Airlines, dù sao thì mình cũng quá mừng vì có đường để trở về. Vé này do Latam truy cập hệ thống nội bộ giữa các hãng tìm cho, mà lại là chuyến bay cuối của Vietnam Airlines về Việt Nam nên mình tin chắc là sẽ về được. Sau 6 ngày vật lộn, lần đầu tiên mình mới có được cảm giác yên tâm đến thế... Mình chìm vào giấc ngủ, chỉ 3 tiếng thôi mà như tái tạo được tất cả mạch thần kinh bị đứt mấy hôm nay. Mình kiếm đồ ăn, vệ sinh mặt mũi và tám chuyện với lũ bạn, rồi lết ra cửa Lufthansa hay khởi hành và... ngủ tiếp.
Kịch tính tới phút cuối cùng Chuyến bay của mình khởi hành lúc 18h45 ngày 22/3. Khoảng 15h, mình giật mình thức giấc thấy điện thoại có hàng chục cuộc gọi nhỡ và tin nhắn của Mập, giục mình check-in. Mình còn đang lơ ngơ thì Mập gọi đến báo, tên trên trang web của Lufthansa là của một người khác, bảo mình phải gặp nhân viên check-in để sửa. Trời ơi! Làm sao mà ra được cơ chứ? Mình đang ở khu chờ lên máy bay, muốn tìm nhân viên Lufthansa thì phải ra ngoài nhưng mình không được phép vì mình không có visa. Nếu chờ đến khi nhân viên Lufthansa có mặt thì mọi thứ đã trễ. Mình chạy ra cửa an ninh với hi vọng mong manh ai đó tốt bụng sẽ cứu nguy mình. Trước đó, trong suốt 40 tiếng mắc kẹt ở đây mình đã chạy ra chạy vào khu vực này, thậm chí có lúc khóc um lên khi thấy cô đơn và bất lực, nên không ai không biết. Sau khi trình bày, mình được một chị nhân viên khoảng 50 tuổi hỗ trợ nhiệt tình, vì chị đã thấy mình quanh quẩn ở đây 3 ngày nay. Chị chạy đi chạy lại, hết gặp người này đến gọi điện thoại cho người kia để tìm cách giúp mình. Thời gian cứ chầm chậm trôi qua và mình không thể làm gì hơn, chỉ đứng như trời trồng dõi theo từng việc làm của chị, mong ngóng điều tồi tệ nhất sẽ không xảy ra. Rồi chị trở lại và dẫn mình ra một góc ở khu an ninh và bảo ngồi đó chờ 30 phút, người của Lufthansa sẽ đến. Khoảng 20 phút sau, một người đàn ông trên 40 tuổi cầm theo bộ đàm đi tới. Anh lấy hộ chiếu, vé, tag hành lý và hình chụp check-in của mình để gọi ra cho người của Lufthansa. Trong lúc điện đàm, lâu lâu anh lại quay sang hỏi mình mấy câu kiểu như nguy cơ mình không bay được, như: "Vé này chị lấy đâu ra?", "Ai xuất cho chị", "Hãng báo không thấy tên chị"... làm mình vô cùng lo lắng. Sau khoảng 15 phút điện đàm căng thẳng bằng tiếng Bồ Đào Nha, anh báo mình được lên máy bay và anh sẽ đưa mình ra cửa bay. Anh dẫn mình lại cửa 308 và dặn dò mình mấy việc trước khi đi bằng ánh nhìn trìu mến. Mình hồi hộp chờ cho đến khi thấy nhân viên Lufthansa mở cổng và đưa cho mình thẻ lên tàu. Đang ngồi chờ lên máy bay, mình rụng rời khi loa phát thanh nhắc rõ tên mình mồn một. Mình hớt hải chạy lại quầy, không biết lại chuyện gì nữa đây, thì ra là mình phải kí vào giấy vận chuyển cái hành lý kí gửi. Mình thở phào: "Anh làm tôi hết hồn. Giờ mạng sống của tôi là quan trọng nhất. Anh cứ đưa tôi về được Việt Nam là ok. Hành lý anh bỏ luôn cũng được". Anh cười hiền: "Lufthansa sẽ đưa chị về an toàn". Nghe sao mà ấm lòng! Trên chuyến bay từ Sao Paulo về Frankfurt, hàng ghế dưới có cặp người Đức không mang khẩu trang thi thoảng húng hắng ho. Nguyên cả khoang có khoảng 8 - 10 người ho khan và đến 60% không mang khẩu trang. Cả ê-kíp tiếp viên không có bất kì biện pháp phòng hộ nào. Mình ngồi im re một chỗ không hó hé, quyết không đi toilet suốt 12 giờ bay. May quá, vì đằng đẵng suốt hai tuần ngủ cực ít, gần như mất ngủ nên mình ngồi xuống là ngủ như chết mãi đến khi tiếp viên lại nhắc chuẩn bị hạ cánh mình mới giật mình tỉnh giấc.... Mình là người đến sớm nhất ở cửa lên máy bay, sân bay Frankfurt. Lần lần từng người một xuất hiện. Đồng bào mình đây cả rồi. Mình đã nghe thấy tiếng Việt thân thương đây rồi. Cho đến khi mình bước lên chuyến bay, nhìn thấy tiếp viên Vietnam Airlines kín bưng từ đầu xuống chân, mình mới thấy được an tâm bảo vệ. Ai ai cũng khẩu trang, mắt kính, bao tay và cả đồ bảo hộ. Suốt chuyến bay mình cứ thao thức và mơn man nghĩ về những kinh hoàng đã trải qua. Chỉ còn ít tiếng nữa thôi... mình sẽ về đến đất mẹ.
Đất mẹ dấu yêu Vừa bước chân đến sân bay Cần Thơ, toàn bộ khách được khử trùng từng người một. Sau khi khai báo y tế, mình lại một lần nữa ngạc nhiên thấy toàn bộ nhân viên ở đây, từ cán bộ y tế, nhân viên hải quan, người kinh doanh quầy, đến anh bốc vác hành lý đều 100% đồ bảo hộ, bọc giày, mắt kính, khẩu trang, chùm đầu khác xa những gì mình thấy ở tất cả các sân bay mình đã đi qua... Hành lý của đoàn được khử trùng ngay khi đưa ra khỏi bụng sân bay... Cả đoàn được hộ tống lên xe quân đội, khử trùng một lần nữa trước khi lăn bánh. Lúc này thực sự mình đã được an toàn rồi. Đất mẹ đã giang tay đón mình trở về. Trước đây, dù có cơ hội định cư ở nước ngoài, mình vẫn chần chừ không muốn đi vì yêu mến cảnh vật trù phú, món ăn đa dạng và cuộc sống sôi động của quê hương. Qua chuyến đi này, mình càng khẳng định mình sẽ không bao giờ bỏ quốc tịch Việt Nam. Vì nơi đó, Tổ quốc vẫn luôn tràn ngập tình người, ưu tiên bảo vệ sức khỏe cộng đồng dù phải hi sinh lợi ích kinh tế. Cảm ơn Nhà nước, cảm ơn đồng bào đã giang tay đón mình trở về, cho mình một nơi chốn bình yên sau chuỗi ngày đầy sóng gió. Trần Ngân | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Người đi xe tay ga đến nhận quà, chúng tôi cương quyết từ chối Posted: 07 Apr 2020 02:40 PM PDT Chỉ không đến một giờ, nhóm của ông Trung đã phát xong hơn 500 hộp cơm cho người nghèo. 9 giờ 30 ngày 5/4, nhóm của ông Minh Trung gồm 9 người mang hơn 500 hộp cơm, kèm những chai sữa đậu nành ra đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP.HCM kê bàn đứng phát cho người qua đường. Lần lượt các anh xe ôm, các cô chú bán vé số, nhặt ve chai, người lao động đang thất nghiệp trong thời gian cách ly toàn xã hội đến nhận cơm trong niềm vui và những cái gật đầu cảm ơn. Chỉ không đến một giờ, nhóm ông Trung đã phát hết những hộp cơm mang ra. Nhiều người chạy xe đến lấy cơm ăn nhưng không còn nữa. Ông Trung phải thay mặt nhóm động viên: 'Bà con thông cảm nhé, hôm nay, cơm hết rồi. Sáng mai, bà con đến sớm hơn nha'.
'Mai anh để tôi một phần nha', người phụ nữ đi chiếc xe đạp cũ kỹ dặn. Ông Trung xin số điện thoại người phụ nữ để hôm sau gọi cho chị đến lấy kẻo không may cơm hết lại đi về. Nhóm ông Trung là những phật tử tại chùa Giác Huệ. Ngày 1/4 việc cách ly toàn xã hội 14 ngày bắt đầu được thực thi. Từng làm thiện nguyện tại chùa, nhóm ông Trung đặt câu hỏi, cách ly toàn xã hội thì người bán vé số, người lao động nghèo, rồi những người bị thất nghiệp mùa dịch sẽ trang trải cuộc sống như thế nào. Sau khi đưa ra các cách để có thể giúp người nghèo, họ thống nhất, cả nhóm chung tiền, kết hợp với quỹ từ thiện của nhà chùa nấu cơm mang ra đường phát cho người nghèo. Ngày 2/4, việc thiện nguyện của cả nhóm bắt đầu. Họ chia nhau, người đi chợ, người làm rau, người đứng bếp nấu, người vào hộp… Buổi sáng, họ nấu 1.200 phần, buổi chiều là 300 phần cơm.
Đúng 9 giờ sáng, cả nhóm mang 1.200 phần cơm đi phát ở hai điểm. 500 phần cơm sẽ được phát ở đường Huỳnh Tấn Phát, Quận 7. 700 hộp còn lại sẽ đưa đến đường Trần Minh Quyền, Quận 10 phát. Những người mà nhóm hướng đến là bác xe ôm, người bán vé số, những người thất nghiệp trong mùa dịch. Hoặc ai qua đường, có cuộc sống khó khăn cứ ghé lấy. Ông Trung cho biết, các món ăn sẽ được nhóm thay đổi liên tục để người ăn đỡ ngán. Như hôm 5/4 là món gà kho xả, thịt kho trứng. Hôm sau sẽ là cá chiên, canh chua, hoặc trứng chiên…
Những phần cơm nhóm ông Trung nấu được tăng lên mỗi ngày, nhưng vẫn không đủ để phát. 'Chúng tôi nấu phát cho người nghèo, mà người khá giả đến lấy nhiều lắm. Họ lấy ăn, còn xin được mang về cho gia đình ăn nữa. Họ đến, năn nỉ cho một hộp, mình không đưa sao đành', giọng ông Trung rầu rĩ. Người đàn ông quê gốc Sài Gòn cho biết, cả nhóm dự định sẽ phát đến ngày 15/4. Tuy nhiên, nếu còn cách ly, cả nhóm vẫn cứ tiếp tục góp tiền làm việc thiện. 'Giữa lúc dịch bệnh, kinh tế ai cũng khó khăn, nhưng chúng tôi còn có nhà mà ở. Nhiều người nghèo phải đi thuê trọ, bị thất nghiệp, không có thu nhập nên khó khăn lắm. Anh em chúng tôi muốn giúp họ cải thiện được bữa ăn', ông Minh Trung thay mặt cả nhóm nói.
Cùng với việc làm thiện nguyện của nhóm ông Trung, những ngày qua, nhiều cá nhân, mạnh thường quân ở Sài Gòn cũng chung tay giúp người lao động nghèo vượt qua khó khăn giai đoạn dịch bệnh. Họ phát gạo, cơm, khẩu trang, nước rửa tay, mì tôm, sữa và cả tiền mặt để gửi gắm tình yêu thương. Ai cũng có dự định sẽ làm việc thiện đến ngày 15/4 hoặc hơn nếu lệnh cách ly toàn xã hội vẫn chưa xóa bỏ. Ngày 4/4, chị Huyền Trân, ở Quận 10 viết trên trang cá nhân: 'Hôm nay đã phát xong 100 phần quà tặng cho người nghèo. Mỗi một phần quà gồm: 1 thùng mì, 5 kg gạo, 1 gói bún gạo khô, 1 chai dung dịch sát khuẩn, 1 khẩu trang và 30 viên vitamin C. Mình vui dễ sợ luôn. Công đầu tiên nhờ nhỏ bạn thân cho 100 thùng mì'. Chị Huyền Trân cùng với một nhóm bạn mở quán cơm chay 0 đồng bán cho người nghèo mỗi ngày. Khi lệnh cách ly toàn xã hội ban hành, nhóm của chị ngoài làm việc thiện như cũ còn mang quà đi phát cho những người lao động nghèo ở xa, không đến quán lấy cơm ăn được.
10 giờ trưa, các ngày trong tuần, ở 503 Hoàng Sa, Phường 8, Quận 3, gia đình chị Trinh Phạm cũng chuẩn bị các phần quà gồm: bánh mì, hoặc bánh bao, nước suối, cơm, mì tôm phát cho người làm nghề bán vé số, chạy xe ôm… Để tránh tụ tập đông người, không gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch của Nhà nước, gia đình chị gói sẵn các phần quà, ai đến là mang ra phát. Chị Trinh cho biết, các phần quà này chỉ được phát cho người nghèo và những người thật sự cần nó. Còn những người có điều kiện, gia đình chị từ chối. 'Nhiều người đi xe tay ga, đeo vàng, đi từng nhóm qua xin, nhà tôi từ chối, hoặc gọi lực lượng chức năng đến. Trinh muốn chắc chắn rằng, các phần quà này phải được trao tận tay người nghèo và họ thực sự cần nó', chị Trinh nói. Quán cơm Sài Gòn mỗi ngày phát 600 phần ăn miễn phíHàng trăm người vô gia cư, khuyết tật, nuôi bệnh, bán vé số... xếp hàng dài trên đường Nguyễn Văn Lượng (quận Bình Thạnh, TP.HCM) để được nhận một phần cơm do quán Nụ Cười 6 phát miễn phí. Tú Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mở 2 chuyến bay đưa 600 công dân châu Âu hồi hương Posted: 07 Apr 2020 07:30 PM PDT Trước tình hình nhiều công dân châu Âu mắc kẹt tại Việt Nam do ảnh hưởng dịch Covid-19, Chính phủ đồng ý mở 2 chuyến bay đưa gần 600 công dân châu Âu hồi hương. Đáp ứng mong muốn hồi hương của công dân Đức và Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, được sự chấp thuận của Chính phủ và Bộ Ngoại giao Việt Nam, Vietnam Airlines đã thực hiện 2 chuyến bay đặc biệt hành trình từ Việt Nam đi Đức ngày 6 và 8/4.
Chưa dám nói trước có dừng hay kéo dài cách ly xã hội qua ngày 15/4Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nói: "Tùy tình hình, Chính phủ sẽ quyết định việc dừng cách ly xã hội hay không vào ngày 15/4, ta chưa dám nói trước điều gì". Vũ Điệp | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tin chứng khoán ngày 8/4: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lấy lại 3,7 tỷ USD Posted: 07 Apr 2020 07:30 PM PDT Hàng loạt tỷ phú Việt chứng kiến túi tiền tăng vọt vài phiên gần đây khi dịch Covid-19 có dấu hiệu được kiểm soát tốt cả trong và ngoài nước. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lấy lại 3,7 tỷ USD, trong khi Masan vượt trội. Trong phiên giao dịch 7/4, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan của ông Nguyễn Đăng Quang tiếp tục tăng thêm 1.600 đồng lên 57.500 đồng/cp. Đây là phiên tăng thứ 4 của cổ phiếu này, trong đó có hai phiên tăng mạnh 6,3-6,9%. Tính từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, Masan là cổ phiếu hiếm hoi tăng giá, trái ngược với tình trạng giảm chung 25-30% trên thị trường chứng khoán. Cụ thể, so với mức giá 53.400 đồng/cp vào ngày 22/1 khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng nổ tại Trung Quốc, giá cổ phiếu Masan đã tăng 4.100 đồng/cp (tương đương mức tăng 7,7%). Đây là một diễn biến rất tích cực nếu so với mức giảm 25% của chỉ số VN-Index trong cùng khoảng thời gian. Cổ phiếu Vingroup (VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận mức tăng 36% trong 10 phiên gần đây, từ mức đáy 71.500 đồng ghi nhận hôm 24/3 lên mức 97.300 đồng/cp hôm 7/4. Tuy nhiên, cổ phiếu này vẫn giảm so với mức 114.900 đồng/cp ghi nhận hôm trước khi nghỉ Tết Nguyên đán (22/1 dương lịch). Dù vậy, trong một khoảng thời gian ngắn vừa qua, vốn hóa của Tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng cũng đã tăng thêm 87 ngàn tỷ đồng (tương đương 3,7 tỷ USD) lên 329 ngàn tỷ đồng.
Cổ phiếu VietJet (VJC) của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo không hồi phục nhiều trong những phiên gần đây và vẫn ở mức quanh 100 ngàn đồng/cp. Túi tiền của bà Nguyễn Thị Phương Thảo tăng thêm 100 triệu USD so với ngày 23/3 lên mức 2,1 tỷ USD. Dù vậy, bà Thảo vẫn là nữ tỷ phú USD duy nhất tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Với sự bứt phá từ đáy 14.900 đồng lên gần 17.000 đồng/cp của cổ phiếu Techcombank (TCB), ông Hồ Hùng Anh chứng kiến tài sản tăng mạnh và trở lại danh sách tỷ phú USD của Forbes với tài sản tròn 1 tỷ USD. Trước đó, bắt đầu từ hôm 23/3 ông Hồ Hùng Anh bị rớt ra khỏi danh sách tỷ phú USD của Forbes.
Tính tới 7/4, ông Trần Bá Dương và gia đình ghi nhận tài sản 1,4 tỷ USD. Như vậy, tính tới 7/4 Việt Nam lại có tổng cộng 4 tỷ phú USD trong danh sách Forbes. Trên thị trường chứng khoán (TTCK), nhiều cổ phiếu chịu áp lực chốt lời sau hơn một tuần tăng mạnh từ đáy. Giới đầu tư lo ngại về triển vọng kinh doanh 2020 của các doanh nghiệp. Nhiều công ty chứng khoán có các dự thận trọng. Theo BVSC, VN-Index dự báo sẽ chịu áp lực chốt lời và có thể bị rung lắc mạnh tại vùng hỗ trợ 750-755 điểm trong phiên kế tiếp. Xu hướng hồi phục của thị trường vẫn đang được duy trì với đích đến 780-820 điểm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, BVSC cũng lưu ý rằng, chỉ số có thể sẽ lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 700-720 điểm trước khi tiếp tục quá trình hồi phục.
Tình hình kiểm soát dịch Covid-19 đang phát đi những tín hiệu tích cực, cùng với đó là diễn biến khởi sắc của thị trường chứng khoán toàn cầu. Đây là các yếu tố sẽ tiếp tục hỗ trợ cho đà hồi phục của thị trường. Tuy nhiên, điểm tiêu cực vẫn đến từ hoạt động bán ròng mạnh và kéo dài của khối ngoại. Ngoài ra, rủi ro đối với diễn biến thị trường trong thời gian tới còn đến từ các thông tin về kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp và các số liệu vĩ mô sẽ dần được công bố trong tháng 4. Ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19 có thể khiến cho lợi nhuận quý I của các doanh nghiệp niêm yết không đạt như kỳ vọng. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/4, VN-Index tăng 9,94 điểm lên 746,69 điểm; HNX-Index tăng 0,17 điểm lên 103,43 điểm. Upcom-Index tăng 0,1 điểm lên 50,43 điểm. Thanh khoản đạt 5,5 ngàn tỷ đồng. V. Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tin sao Việt 8/4: Phùng Ngọc Huy yêu Mai Phương và mãi mãi không cưới ai Posted: 07 Apr 2020 06:01 PM PDT - Trên trang cá nhân, bạn gái tin đồn của Phùng Ngọc Huy - Đan Kim đã có những chia sẻ về nam ca sĩ sau khi Mai Phương qua đời.
Nhi Hoàng Nguyên Vũ xin lỗi vì tố Phùng Ngọc Huy vô trách nhiệm với con gái- Từng chỉ trích Phùng Ngọc Huy vô trách nhiệm với con gái. Mới đây, Nguyên Vũ vừa công khai xin lỗi trước động thái dành được quyền nuôi con của ba bé Lavie. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tin tức Covid-19 ngày 8/4/2020: Pháp vượt 10.000 ca tử vong Posted: 07 Apr 2020 08:30 PM PDT Theo số liệu của đại học Johns Hopkins, tính đến sáng 8/4, toàn thế giới có 1.426.096 ca nhiễm Covid-19, trong đó bao gồm 81.865 trường hợp tử vong. Dịch tiếp tục chuyển biến xấu tại Mỹ và châu Âu. Hơn 10.000 người chết tại Pháp Tổng số người chết do virus corona chủng mới tại Pháp đã vượt quá 10.000 người, sau khi nước này trải qua ngày tang tóc nhất kể từ đầu đại dịch với 1.417 ca tử vong mới – số liệu của Bộ Y tế Pháp công bố hôm 7/4 cho biết. Hiện tổng số người chết ở Pháp là 10.343.
Ông Jerome Salomon, lãnh đạo cơ quan y tế công của nước này cho biết Pháp vẫn chưa chạm tới đỉnh dịch. "Chúng ta vẫn chưa ở đỉnh điểm của đại dịch, vì mỗi đêm lại có thêm một ít bệnh nhân phải nhập viện và thêm một ít bệnh nhân phải vào phòng chăm sóc đặc biệt. Chúng ta đã đạt đến một mức độ chưa từng có trong lịch sử tại Pháp. Chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn đi lên của đại dịch, kể cả khi nó có chậm lại một chút", ông Salomon cho biết. Anh có thêm 786 người chết Tổng số người chết do Covid-19 ở Anh đã tăng thêm 786 người trong 24 giờ qua, theo số liệu mới nhất từ Bộ Y tế nước này. Tính đến 9h sáng 7/4 (giờ địa phương), 55.242 người đã cho kết quả dương tính với virus trong số hơn 200.000 người được xét nghiệm ở Anh, trong đó có 6.159 người không qua khỏi.
Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab cho hay, tình trạng sức khỏe của Thủ tướng Boris Johnson đang ổn định và gọi ông là một "chiến binh". Ông Raab cho biết thêm, ông Johnson "không chỉ là Thủ tướng, với tất cả chúng tôi trong nội các, ông ấy còn là một đồng nghiệp và là một người bạn". Ông Johnson đã được chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt tối 6/4. Nữ hoàng Elizabeth hôm 7/4 đã gửi lời động viên đến Thủ tướng Anh. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 7/4 cho biết, các quan chức Anh đã liên hệ với Nhà Trắng để đề nghị viện trợ 200 máy thở. Ông nói, các quan chức Mỹ đang làm việc với các nhà sản xuất để cung cấp lượng máy thở trên cho nước đồng minh. "Chúng ta sẽ giải quyết đề nghị này cho họ", ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng. Bang New York thêm nhiều người thiệt mạng Hôm 7/4, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho biết đã có ít nhất 5.489 người chết do Covid-19 trong bang này, tăng 731 người so với con số 4.758 của ngày trước đó. "Đây là mức tăng lớn nhất trong một ngày", ông nói. Số người tử vong tăng trở lại sau 2 ngày có dấu hiệu giảm nhẹ đã làm tiêu tan hi vọng mà Tổng thống Donald Trump gọi là "ánh sáng cuối đường hầm".
Tương tự, Thống đốc bang lân cận New Jersey, ông Phil Murphy trong ngày 7/4 thông báo bang này đã ghi nhận số ca tử vong mới cao nhất trong một ngày kể từ đầu đại dịch, với thêm 232 người chết. Thống đốc bang California Gavin Newsom hôm 7/4 thông báo sẽ bắt đầu gửi 500 máy thở đến New York, New Jersey và Illinois, các bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Ông Newsom cho biết, California sẽ cho mượn 500 máy thở này.
Ngoài ra, sau New York, Illinois là bang tiếp theo đã thả tự do cho hơn 1.100 tù nhân thuộc diện rủi ro thấp, do lo ngại về sự bùng phát của đại dịch trong các nhà tù. Đến sáng 8/4 (giờ Việt Nam), Mỹ có ít nhất 396.223 ca nhiễm Covid-19, với 12.722 trường hợp tử vong. Trong ngày 7/4 (giờ Mỹ), ít nhất 19.351 ca nhiễm mới và 1.305 ca tử vong mới được ghi nhận.
Số ca nhiễm và tử vong mới tại Tây Ban Nha tăng trở lại Tỉ lệ ca nhiễm và tử vong do Covid-19 tại Tây Ban Nha đã tăng trở lại sau xu hướng tụt giảm trong vòng một tuần liên tiếp. Theo số liệu do Bộ Y tế nước này công bố hôm 7/4, đã có thêm 743 người chết do virus trong vòng 24 giờ từ ngày 6-7/4, tăng nhẹ so với số liệu trước đó.
Số ca nhiễm hiện đang được điều trị đã từ 81.540 tăng lên thành 83.504. Tây Ban Nha cũng ghi nhận mức tăng số bệnh nhân phải vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU), với 130 ca mới. Trong ngày trước đó, chỉ có 70 trường hợp phải vào ICU. Tổng cộng, đến nay Tây Ban Nha đã có 141.942 ca nhiễm Covid-19, cao thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Nước này đã ghi nhận 14.045 trường hợp tử vong. Hàng trăm bác sĩ đã tử vong tại Italia 94 bác sĩ và 26 y tá đã thiệt mạng do virus Sars-CoV-2 tại Italia, Hiệp hội bác sĩ Italia và Liên đoàn y tá Italia cho biết hôm 7/4. Ngoài ra, có tới 6.549 y tá bị nhiễm virus tại nước này. Đến hôm 6/4, tổng số nhân viên y tế bị nhiễm bệnh trên cả nước là 12.681, theo Viện Y tế Italia.
Italia hiện ghi nhận 135.586 ca nhiễm virus corona chủng mới, trong đó có 17.127 ca tử vong và 24.392 người khỏi bệnh. Italia vẫn là nước có số người chết do Covid-19 cao nhất thế giới. Anh Thư | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vi phạm giờ giới nghiêm Covid-19, hai người bị trưởng làng Thái Lan bắn chết Posted: 07 Apr 2020 07:24 PM PDT Một trưởng làng ở Thái Lan đã bị bắt sau khi ông này bắn chết hai người vi phạm lệnh giới nghiêm ban đêm Covid-19. Bangkok Post cho biết, vụ việc trên xảy ra tại lối vào tu viện Khao Phela ở huyện Tha Chana thuộc tỉnh Surat Thani miền nam Thái Lan. Chủ tịch huyện Tha Chana Wisut Intharakamnoen cho biết, ông đã nhận được thông báo về vụ nổ súng vào lúc 2h sáng 7/4 (giờ địa phương) nên đã cùng Cảnh sát trưởng Thitiwat Suthitivanich tới hiện trường. Họ tìm thấy một chiếc xe bán tải chứa đầy đuốc, xăng và xơ dừa đậu ven đường. Đằng sau xe là thi thể của ông Churat Khongkhlai, còn cách đó khoảng 10m là thi thể nhà sư Thavaro Kanchanabut, 49 tuổi, trụ trì tu viện Khao Phela, cùng một khẩu súng lục. Hung thủ là trưởng làng Manop Kopin đang đứng tại hiện trường chờ đầu thú.
Trợ lý chủ tịch huyện Panyaporn Wattanapramote trả lời Bangkok Post, ông được thông báo việc ông Khongkhlai và nhà sư Kanchanabut vi phạm giờ giới nghiêm ban đêm do ra khỏi nhà trong khung giờ từ 22h tối tới 4h sáng. Ông này dẫn lực lượng chức năng tới hiện trường và thấy hai người trên đã bị nhóm của trưởng làng Manop bắt giữ. Trong lúc ông Panyaporn báo cáo hai trường hợp vi phạm lệnh giới nghiêm với chủ tịch huyện thì chợt có tiếng súng nổ. Ông chạy lại kiểm tra thì phát hiện trưởng làng Manop đã bắn chết ông Khongkhlai và nhà sư Kanchanabut. Khi được cảnh sát thẩm vấn, ông Manop nói rằng ông thấy nhà sư Kanchanabut đã rút ra một súng lục còn ông Khongkhlai lấy ra một con dao. Lo bị tấn công, nên ông Manop đã bắn chết hai nạn nhân. Hiện phía cảnh sát đã bắt giữ trưởng làng để thẩm vấn thêm, trong khi pháp y thu thập các bằng chứng từ hiện trường vụ án. Tuấn Trần | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
CEO du lịch bán bia, nấu ăn và... thi chống đẩy Posted: 07 Apr 2020 03:00 PM PDT Tưởng rảnh rỗi hơn trong mùa dịch Covid-19, song nhiều giám đốc công ty du lịch, lữ hành còn bận rộn hơn ngày thường. Ngoài lo tái cơ cấu công ty, họ còn tranh thủ làm những việc mình yêu thích mà trước đây chưa thể thực hiện. Đau đáu nỗi lo lương tiền Thiệt hại nặng nề nhất do dịch Covid-19 gây ra phải kể đến ngành du lịch. Hầu hết các công ty trong ngành đều ngừng hoạt động, tạm "ngủ đông" hay chuyển hướng hoạt động. Bi đát hơn thì thua lỗ, phá sản. Trong bối cảnh ấy, CEO du lịch là những người đau đáu nhất. Họ vừa phải lo làm sao có tiền trả cho người lao động, ít nhất là lương cơ bản, để nhân viên không phải nghỉ việc; vừa phải lên kế hoạch chuẩn bị các kịch bản để khôi phục hoạt động khi hết dịch; vừa tranh thủ cơ hội tái cơ cấu lại hoạt động của công ty. Chia sẻ với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Công Hoan, Tổng giám đốc Công ty HanoiRedtours, cho hay, từ ngày 16/3, toàn bộ công ty đã chuyển sang làm việc từ xa, làm online. "Chúng tôi trả lương tương đối đủ cho lao động đến hết tháng 3, còn từ tháng 4 trở đi cố gắng trả đủ lương cơ bản. Đến nay, công ty chưa có nhân viên phải nghỉ việc, trừ những lao động hết hợp đồng", ông Hoan nói. Tranh thủ thời gian rảnh, ông Hoan thi chống đẩy với các thành viên trong nhóm du lịch Chuyển sang làm online, ông Hoan nhận xét mọi việc vẫn vận hành trơn tru. Đây có thể coi là giai đoạn tập dượt để đến khi hết dịch cũng áp dụng mô hình làm việc theo công nghệ 4.0 này. Hiện, lãnh đạo DN vẫn lu bu họp bàn, trao đổi với đối tác xây dựng các kịch bản để kích cầu du lịch, kể cả kịch bản dịch Covid-19 hết vào tuần tới cũng có. Đồng thời, công ty cũng thiết lập lại hoạt động của các chi nhánh cũng như trụ sở để tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất. Khu nghỉ dưỡng của tập đoàn ở Cát Bà (Hải Phòng) được đẩy nhanh hoàn thiện để hết dịch có thể vận hành ngay,... Còn nhân viên cong ty tập trung chăm sóc, động viên khách hàng cùng nhau qua vượt qua dịch bệnh. "Sợ nhất là không có việc làm. Mọi người trong công ty không kỳ vọng có thu nhập cao, nhưng sẵn sàng làm việc. Chúng tôi khuyến khích nhân viên 7h sáng theo lịch làm việc cũ vẫn báo cáo công việc để tránh ngủ nướng, trì trệ, dành thời gian làm việc khác. Quan trọng là mọi người cần lên kế hoạch cụ thể cho mình", ông Hoan tâm sự. Tuy nhiên, đối với nhiều DN du lịch khác, khi phải tạm ngừng hoạt động, các sếp cũng đau đầu tìm mọi cách xoay sở lo việc làm, thu nhập cho nhân viên còn trụ lại.
Chẳng hạn, tại Du lịch Việt, Tổng Giám đốc Trần Văn Long tâm sự 80-90% lao động tại công ty đã nghỉ việc. Giờ công ty đứng ra phân phối dung dịch diệt khuẩn vi sinh học, không độc hại, giá hợp lý chỉ mấy ngàn đồng một lít. Ông Long cho hay vốn là DN làm dịch vụ, nay chuyển sang công việc mới là sản xuất, mặc dù chỉ nhận khâu phân phối, ai nấy đều vất vả nhưng vẫn cố gắng làm việc, động viên nhau vượt qua khó khăn. Còn với Du lịch Transviet, ngoài những người phải tạm nghỉ việc, ban lãnh đạo công ty đã động viên và cùng một số anh chị em tham gia sản xuất, phân phối sản phẩm thực phẩm sạch tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Từ những nhân viên vốn chỉ ngồi bàn giấy với máy lạnh văn phòng, chưa quen với nghề nông, nhưng họ vẫn xung phong lên mảnh đất cao nguyên, chấp nhận mệt mỏi, hoa mắt vì nắng nóng,... để cùng làm ra những sản phẩm sạch, chất lượng và quan trọng là có thêm thu nhập.
Công ty du lịch AZA Travel của ông Nguyễn Tiến Đạt mới thành lập được vài ba tháng đã đối mặt ngay với thảm họa Covid-19. Trong thời gian này, vị CEO tranh thủ áp dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động của công ty, như xây dựng hệ thống quản lý bán hàng, marketing, làm SEO,... Ngoài ra, ông còn cùng nhóm bạn phân phối bia tươi organic cao cấp của châu Âu, bán online và ship đến tận nhà khách hàng. Có thời gian nấu ăn, đọc sách, thi chống đẩy Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Tiến Đạt cho rằng không nên để thời gian rảnh rỗi vô ích. Thay vì cả ngày xem tivi, lướt FB, mọi người có thể làm những công việc yêu thích mà trước đây mình chưa có cơ hội thực hiện. Có nhiều thời gian riêng cho mình nên ông Đạt lên mạng online nhiều hơn, tương tác trò chuyện với mọi người, viết bài, lập fanpage sưu tầm các bài viết, hình ảnh hài hước về virus SARS-nCovy để lan tỏa nụ cười đến mọi người. Rảnh thì ông đọc sách kinh doanh, sách tâm linh nhẹ nhàng,… những cuốn sách chất đầy trên giá mà lâu rồi ông ngó tới. Ông còn tự tay vào bếp chế biến những món tủ của mình để đãi cả nhà, như patê, thịt kho tộ, bò sốt vang,...
Ông Nguyễn Quang Thắng, Giám đốc công ty du lịch Tictours Nha Trang, thì cuối tháng 3 trở về mảnh vườn cách thành phố 20km của mình "ở ẩn". Dậy từ 5h sáng, sau khi tập thể dục, ăn sáng với khoai lang luộc và uống càfe chồn tự chế, ông bắt tay vào chăm sóc vườn cây với đủ loại mít, cà phê, xoài, sầu riêng, chăm sóc đàn gà, dê, lợn, ngỗng, hươu, chồn... Như một nông dân miệt vườn thực thụ, ông ăn uống bằng thực phẩm tự cung tự cấp, ngủ cùng dế, muỗi, ếch nhái,... Đặc biệt, cuối tuần qua nhân dịp sinh nhật, không hoa, không bánh kem, không tiệc tùng, ông tự tay vào bếp làm bánh xèo,... bữa tiệc ấm áp và vui vẻ bên gia đình. Mới đây ông quyết định xây tường rào quây mảnh vườn của mình lại, trồng thêm cây, đào ao thả cá. "Dịch bệnh tôi cho nhân viên nghỉ hai tháng, từ tháng 4-5. Công ty cố gắng trả lương anh em 2 triệu/tháng, thêm phần Chính phủ hỗ trợ đảm bảo mọi người nhận được lương cơ bản", ông Thắng nói. Còn ông Nguyễn Công Hoan tâm sự, đợt cách ly này cũng là dịp để ông nghiên cứu, tính toán lại những kế hoạch cho cá nhân trong tương lai, lịch công việc cũng chủ động hơn, không bị động vì bận rộn như trước. Thời gian rảnh, ông xem phim, đọc sách, tham gia các group cộng đồng anh em lữ hành, vì thế tuy làm ở nhà nhưng ông không thấy bí bách. Không chỉ trao đổi chuyện nghề, nhóm của ông còn rủ nhau thi tập chống đẩy 30 cái, plank trong 3 phút, chị em tập yoga. "Có khi hết dịch chúng tôi còn khỏe hơn, body gọn hơn so với trước khi có dịch ấy", ông Hoan khoe. Ngọc Hà |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét