“Giám đốc Công an Thái Bình: Điều tra Đường Nhuệ không có vùng cấm” plus 11 more |
- Giám đốc Công an Thái Bình: Điều tra Đường Nhuệ không có vùng cấm
- Hướng dẫn thực hiện cách ly xã hội sau 15/4
- Táo tợn dùng súng khống chế cả nhà ở Đồng Nai cướp tài sản
- Bầu Hiển mong Hà Nội tháo gỡ ách tắc ở dự án sân Hàng Đẫy
- Hà Giang họp khẩn, cách ly hàng loạt địa điểm liên quan ca bệnh 268
- Thủ đoạn cũ, phụ nữ ở Bình Dương bị lừa gần 2 tỷ sau cú điện thoại
- ATM gạo thông minh ở Hà Nội nhận diện hàng trăm mặt người thời Covid-19
- Vợ chồng Đường Nhuệ làm luật cả người chết, thu nhiều tỷ đồng
- Hà Giang vào nhóm có nguy cơ, 28 tỉnh thành tiếp tục cách ly xã hội
- Hà Tĩnh xử phạt 7 linh mục tổ chức hành lễ đông người giữa mùa dịch
- Bộ GTVT làm chủ đầu tư dự án cải tạo đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất
- Tham nhũng trong Covid-19 là có tội với dân, mang tiếng với quốc tế
Giám đốc Công an Thái Bình: Điều tra Đường Nhuệ không có vùng cấm Posted: 16 Apr 2020 07:04 AM PDT Thượng tá Nguyễn Thanh Trường, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình khẳng định sẽ khẩn trương điều tra và mở rộng vụ việc một cách khách quan, công tâm, đúng pháp luật. Những ngày qua, việc Công an tỉnh Thái Bình điều tra vụ án "Cố ý gây thương tích" xảy ra ngày 30/3 tại Công ty TNHH Đường Dương đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Bởi, hai bị can trong vụ án này là vợ chồng Nguyễn Xuân Đường, tức Đường Nhuệ và Nguyễn Thị Dương khá "nổi tiếng" không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở Thái Bình mà còn ở những trò ngang ngược trong cuộc sống cũng như trên mạng xã hội. Thượng tá Nguyễn Thanh Trường, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình có những trao đổi về vụ việc này. Đến thời điểm này, ông có thể cho biết về những kết quả ban đầu trong quá trình điều tra vụ án "Cố ý gây thương tích" xảy ra tại Công ty TNHH Đường Dương? Ngày 2/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm của anh Trịnh Ngọc Anh, SN 1996, trú tại xã Vũ Ninh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình về việc: Ngày 30/3, anh bị một số đối tượng đánh gây thương tích tại Công ty TNHH Đường Dương, địa chỉ số 366, đường Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình. Sau khi tiếp nhận giải quyết tố giác tội phạm, Công an tỉnh đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Thái Bình điều tra xác minh. Bước đầu, cơ quan Công an xác định nội dung vụ việc như sau: Khoảng 10h40 ngày 30/3, anh Trịnh Ngọc Anh và một nhân viên của Công ty TNHH dịch vụ vận tải Phúc Cường có nhận vận chuyển 1 gói tài liệu của Công ty TNHH Đường Dương từ Thái Bình đi Hà Nội. Do người vận chuyển và người nhận không thống nhất được địa điểm giao hàng nên xảy ra mâu thuẫn và giao nhận hàng muộn. Sau đó Nguyễn Xuân Đường đã gọi điện đe dọa, yêu cầu anh Trịnh Ngọc Anh về Thái Bình gặp Đường.
Khoảng 18h20 cùng ngày, anh Trịnh Ngọc Anh cùng với anh Phạm Văn Quang, SN 1978, trú tại phường Trần Lãm, Thành phố Thái Bình, là người điều hành Công ty Phúc Cường đến nhà Nguyễn Xuân Đường, cũng là trụ sở Công ty TNHH Đường Dương. Tại đây, Nguyễn Xuân Đường, Nguyễn Thị Dương, vợ Đường, đã tra hỏi, đe dọa anh Ngọc Anh. Sau đó, Nguyễn Thị Dương, Nguyễn Đức Mạnh, SN 1992, trú tại phường Bồ Xuyên, Thành phố Thái Bình, là lái xe của Dương; Phạm Ngọc Quý, SN 2003, trú tại xã Minh Quang, huyện Vũ Thư đã đánh gây thương tích đối với anh Ngọc Anh. Căn cứ kết quả giám định thương tích của bị hại là 14% và các tài liệu đã thu thập được, ngày 7/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 3 bị can về tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự, ra Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở để điều tra. Ngày 10/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định truy nã đối với Nguyễn Xuân Đường, SN 1971, cũng với tội danh trên. Ngay trong tối 10/4, Công an tỉnh Thái Bình đã bắt được Nguyễn Xuân Đường khi đang lẩn trốn tại xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Tiếp tục mở rộng vụ án, ngày 12/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình tiếp tục ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với 2 đối tượng là Đào Văn Bằng, trú tại huyện Vũ Thư và Phạm Xuân Hoà, trú tại phường Tiền Phong, TP Thái Bình, đây cũng là 2 đối tượng tham gia đánh anh nhân Trịnh Ngọc Anh trong ngày 30/3 tại trụ sở Công ty TNHH Đường Dương. Sau khi vụ án xảy ra, dư luận báo chí có nhắc đến một số vụ việc phức tạp liên quan đến ANTT và cho rằng do Nguyễn Xuân Đường và đồng bọn gây ra nhưng chưa bị xử lý. Từ vụ án này, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình sẽ tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án như thế nào? Quan điểm của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình, trước hết, chúng tôi sẽ tập trung củng cố chặt chẽ các tài liệu, chứng cứ để xử lý các đối tượng theo đúng quy định của pháp luật trong vụ án "Cố ý gây thương tích" xảy ra ngày 30/3 tại trụ sở Công ty TNHH Đường Dương.
Bên cạnh đó, Ban Giám đốc Công an tỉnh sẽ chỉ đạo, phân công các đơn vị nghiệp vụ nắm tình hình, thu thập chứng cứ, củng cố tài liệu về các hành vi phạm tội nghi vấn liên quan đến vợ chồng Nguyễn Xuân Đường, Nguyễn Thị Dương. Đồng thời, phát động phong trào quần chúng nhân dân tố giác tội phạm. Chẳng hạn, chúng tôi đang mở rộng điều tra, làm việc với các chủ doanh nghiệp hoạt động trong dịch vụ mai táng để làm rõ tố giác của người dân về hành vi cưỡng đoạt tài sản của Nguyễn Xuân Đường và đồng bọn trong lĩnh vực này… Quan điểm của chúng tôi là điều tra, mở rộng triệt để vụ án, theo đúng quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, nhưng không làm oan cho người dân. Quan điểm, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, chính quyền địa phương trong việc xử lý tội phạm, nhất là vụ việc phức tạp như vụ Đường Nhuệ như thế nào? Tôi về đảm nhiệm chức danh Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình được hơn 5 tháng, trong các hoạt động của Công an tỉnh Thái Bình, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tình hình ANTT, chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh. Tôi được biết, trước đây, khi xảy ra một số vụ việc mà dư luận nêu về vợ chồng Đường- Dương, phía Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngay các cơ quan tố tụng của tỉnh xác minh, làm rõ. Còn việc xác minh tội phạm, xử lý tội phạm phải căn cứ vào kết quả thu thập tài liệu, chứng cứ và quy trình xử lý của các cơ quan tố tụng. Quan điểm của cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là quan điểm của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy rất rõ ràng, theo đó yêu cầu lực lượng Công an tỉnh phải đấu tranh xử lý nghiêm minh, khách quan, đúng pháp luật và phải làm rõ từng hành vi phạm tội của các bị can, kiên quyết không để sót tội phạm, cũng không để người vô tội bị oan; tiếp tục khẩn trương điều tra, làm rõ những dấu hiệu phạm tội của các đối tượng trong một số lĩnh vực khác. Trong quá trình điều tra yêu cầu phải thận trọng, nhưng kiên quyết "không có vùng cấm". Công an tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng tập trung rà soát các chứng cứ để bảo đảm xử lý vụ việc khách quan, công tâm, đúng người, đúng tội. Quán triệt sự chỉ đạo của lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, lãnh đạo Bộ Công an, thời gian tới, Công an tỉnh Thái Bình sẽ khẩn trương điều tra mở rộng vụ án, để xử lý vụ việc một cách khách quan, triệt để, đúng pháp luật. Dư luận vừa qua cũng đặt câu hỏi về việc, liệu có ai "chống lưng" để vợ chồng Nguyễn Xuân Đường- Nguyễn Thị Dương "tác quái" trong một thời gian dài như vậy. Ông có thể chia sẻ gì về vấn đề này? Chúng tôi sẽ khẩn trương điều tra và mở rộng vụ việc một cách khách quan, công tâm, đúng pháp luật. Từ kết quả điều tra, sẽ giải toả được dư luận về việc có hay không ai đứng đằng sau, bao che cho các đối tượng gây án. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành điều tra vụ án, là người đứng đầu lực lượng Công an tỉnh Thái Bình, tôi cũng đề nghị mạng xã hội, cũng như một số cơ quan báo chí không nên tự nhận định, suy diễn, dẫn dắt dư luận khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Có những việc các bạn mới chỉ biết thông tin chưa đầy đủ, còn việc điều tra, xác định tội phạm phải dựa trên các chứng cứ cụ thể, khách quan, đúng quy định pháp luật và các quy trình tố tụng… Theo quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Tỉnh uỷ, trong quá trình điều tra, khi có kết quả rõ ràng, chúng tôi sẽ thông tin kịp thời đến các cơ quan báo chí và quần chúng nhân dân. Theo Công an nhân dân Điều chưa biết về Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình2 vụ trọng án được Công an tỉnh Thái Bình điều tra, khởi tố chỉ trong 3 tháng đầu năm 2020, trong đó phải kể đến vai trò của tân Giám đốc Công an tỉnh - Thượng tá Nguyễn Thanh Trường. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hướng dẫn thực hiện cách ly xã hội sau 15/4 Posted: 15 Apr 2020 03:01 PM PDT Thủ tướng đồng ý chia các địa phương làm 3 nhóm: 12 tỉnh thành nguy cơ cao, 15 tỉnh thành có nguy cơ và 36 tỉnh thành nguy cơ thấp để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả. Nhóm nguy cơ cao gồm 12 tỉnh thành tiếp tục thực hiện chỉ thị 16, cách ly xã hội đến ngày 22/4 hoặc 30/4 tùy tình hình thực tế. Đối với 15 tỉnh thành thuộc nhóm có nguy cơ: Có lộ trình thực hiện chỉ thị 16 và thực hiện nghiêm chỉ thị 15 đến ngày 22/4. 36 địa phương còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp thực hiện nghiêm chỉ thị 15. Ban Thời sự 12 tỉnh, thành kéo dài cách ly xã hội đến 22/4 hoặc 30/4Thủ tướng đồng ý nhóm nguy cơ cao gồm 12 địa phương, trong đó có Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng... tiếp tục cách ly xã hội đến 22/4 hoặc 30/4. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Táo tợn dùng súng khống chế cả nhà ở Đồng Nai cướp tài sản Posted: 16 Apr 2020 01:47 AM PDT 2 đối tượng mang súng đột nhập vào nhà người dân ở Đồng Nai, khống chế từng người trong nhà rồi cướp tài sản tẩu thoát. Công an tỉnh Đồng Nai chiều nay đang tạm giữ hình sự đối tượng Đào Huy Hoàng (SN 1992, ngụ TP.HCM) và Phạm Minh Hoàng (SN 1992, ngụ Bình Thuận) để điều tra về hành vi cướp tài sản.
Theo cơ quan công an, khoảng 3h ngày 11/4, 2 đối tượng trên bịt mặt, cầm theo một khẩu súng ngắn, dao đột nhập vào nhà ông T.T.H (SN 1976) tại xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Tại đây, các đối tượng dùng súng, dao khống chế trói tay 3 người con và vợ chồng ông H, cướp đi nhiều dây chuyền vàng, nhẫn, điện thoại di động,… trị giá hơn 200 triệu đồng. Trong lúc khống chế, một người trong nhà tri hô cướp nên các đối tượng cầm theo tài sản thoát ra khỏi nhà, lên xe máy tẩu thoát. Qua điều tra, công an xác định Đào Huy Hoàng và Phạm Minh Hoàng là đối tượng gây án nên tiến hành truy bắt để điều tra. Tại cơ quan công an, cả hai đã thừa nhận hành vi cướp tài sản của mình. Vụ việc đang được lực lượng chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ. Truy bắt kẻ nổ súng tại quán cà phê ở Bình DươngSau khi nổ nhiều phát súng vào nhóm người trong quán cà phê ở Bình Dương, đối tượng lên xe máy, mặc áo grab tẩu thoát. Xuân An | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bầu Hiển mong Hà Nội tháo gỡ ách tắc ở dự án sân Hàng Đẫy Posted: 16 Apr 2020 07:00 AM PDT Chủ tịch tập đoàn T&T Đỗ Quang Hiển phản ánh thực trạng hiện nay các DN đang gặp ách tắc rất nhiều ở thủ tục hành chính mà "kể cụ thể cả tuần không hết". Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chiều nay chủ trì hội nghị "Đối thoại với doanh nghiệp" để tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Ông Vương Đình Huệ cho hay, TP sẵn sàng lắng nghe để tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch, tháo gỡ các thủ tục để cho các chính sách, dự án của doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn TP được kích hoạt, thông suốt. Bí thư Hà Nội mong muốn các doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ có hiến kế cho TP để duy trì được đà tăng trưởng. Ông nhấn mạnh kinh tế Hà Nội sẽ cố gắng đi theo hình chữ V lệch, với góc xuống không quá đột ngột, nhưng chiều lên thì dốc cao. "Không để kinh tế đi theo hình chữ U hay chữ L. Nếu chữ L là đi xuống và không tăng trưởng lại được", ông Huệ nói. Cho rằng "cái khó phải ló cái khôn", Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ yêu cầu UBND TP phải thực hiện việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như mệnh lệnh trong thời chiến. Đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch tập đoàn BRG cho biết, BRG kinh doanh đa ngành chịu ảnh hưởng nặng nề sơ bộ 1.000 tỷ đồng; 3.700 tấn gạo chưa được xuất khẩu. Để đảm bảo cung ứng hàng hóa cho nhân dân, Chủ tịch BRG đề nghị TP cử công an các phường đến hỗ trợ bảo vệ tại các điểm bán hàng vì hiện nay người dân đến rất đông... ; nhanh chóng cho phép mở cửa lại các khách sạn, sân gôn nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch (giữ khoảng cách, sát khuẩn, đeo khẩu trang…). Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) TP Hà Nội, Chủ tịch tập đoàn T&T Đỗ Quang Hiển cho biết DNNVV "mỏng manh, dễ vỡ" nên đang gặp khó khăn ở đầu vào và đầu ra của thị trường.
Cho hay Hà Nội đã có quỹ xúc tiến thương mại và đầu tư, ông Hiển đề nghị TP nên tập trung sử dụng khai thác, hỗ trợ DNNVV. Ông cũng mong TP xem xét kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ giảm các loại thuế không chỉ trong đợt dịch mà từ nay về sau cho các DNNVV. Chủ tịch tập đoàn T&TT phản ánh thực trạng hiện nay cả doanh nghiệp lớn và DNNVV đang gặp ách tắc rất nhiều ở thủ tục hành chính ở các quy trình trong nhiều lĩnh vực. "Kể cụ thể cũng phải cả tuần không hết. Việc này dẫn đến nhiều dự án sản xuất kinh doanh đầu tư trong các lĩnh vực tồn tại ách tắc, có dự án tồn tại đến hơn 10 năm. Có dự án thủ tục pháp lý đi được 2/3 chặng, có cấp vốn, còn 1/3 cuối có ách tắc, rất khổ", ông Hiển bày tỏ. Theo ông, không phải cơ quan quản lý không nhiệt tình với DN nhưng cũng có tắc về cơ chế chính sách. Ông mong muốn Quốc hội, Chính phủ và TP Hà Nội quan tâm tháo gỡ những vướng mắc này. Ông Hiển dẫn ví dụ hiện Hà Nội có 2 dự án quan trọng và cấp bách nhưng đang còn ách tắc là dự án tổ hợp sân vận động Hàng Đẫy và trung tâm quần vợt quốc tế ở Mỹ Đình. Cả 2 dự án này đều nằm trong diện dự án cấp bách phục vụ SEA Games 21. Ông hy vọng 2 dự án này sớm tháo gỡ được thủ tục pháp lý để phục vụ SEA Games 21, quảng bá thu hút du lịch, tăng thu dịch vụ... Đại diện tập đoàn Vingroup thì phản ánh về văn bản lấy ý kiến liên ngành vẫn còn chưa rõ. Ví dụ Sở KH&ĐT ra văn bản hỏi các sở khác thì sở khác trả lời rất chung chiêng, không trả lời đúng lĩnh vực của mình. "Làm sao có cải cách hành chính để trả lời cho nét, không để các sở ngành đẩy quả bóng lên TP, mỗi sở có trách nhiệm trả lời, tóm lại phải nhanh", vị đại diện này nói. Dịch vụ công bị ảnh hưởng do vụ Nhật Cường Trước ý kiến của 1 số DN về cải cách thủ tục hành chính, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong mấy năm vừa qua TP đã cải cách thủ tục rất nhiều.
Đến nay toàn TP có 1.818 thủ tục dịch vụ công từ ở phường đến các quận huyện, sở ngành; 82% các thủ tục đã được triển khai ở cấp độ 3, 4; còn lại 237 dịch vụ TP phấn đấu trong tháng 4 sẽ hoàn thành xong cấp độ 4. Cho biết việc triển khai dịch vụ công trực tuyến có bị chậm do ảnh hưởng liên quan đến vụ án ở công ty Nhật Cường, Chủ tịch Hà Nội cho biết đã kiến nghị Bộ Công an và các đơn vị làm án để làm sao các dịch vụ công của TP thông suốt. Ông Chung ghi nhận các phát biểu xung quanh vấn đề quá trình thẩm định của các sở ngành thời gian qua chưa được thông suốt và còn chậm, TP xin tiếp thu và tiếp tục đôn đốc việc này. Hà Nội đã triển khai trở lại hoạt động của tổ công tác với giám đốc các sở, ngành, tiếp nhận các kiến nghị của doanh nghiệp và họp hàng tuần để tháo gỡ kịp thời.
Hương Quỳnh Ngồi nhà bấm nút làm thủ tục, doanh nghiệp khỏi cần gặp ai đóBộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng chia sẻ với VietNamNet nhiều tin vui trong năm mới về cải cách thủ tục hành chính qua Cổng dịch vụ công quốc gia. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hà Giang họp khẩn, cách ly hàng loạt địa điểm liên quan ca bệnh 268 Posted: 16 Apr 2020 01:54 AM PDT Tỉnh Hà Giang điều tra được 56 người tiếp xúc gần với bệnh nhân 268, 20 nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp, tỉnh đã yêu cầu cách ly 1 loạt các địa điểm và phong tỏa 1 thôn. Sáng sớm nay, Bộ Y tế công bố bệnh nhân thứ 268 nhiễm Covid-19, sinh năm 2004 là người thôn Pín Tủng (xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang). Ngay sau khi nhận được kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, UBND tỉnh Hà Giang họp khẩn để triển khai các biện pháp chống dịch. Theo báo cáo của Sở Y tế, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khó thở tăng từ 2 ngày nay. Bệnh nhân đã vào khám và điều trị tại phòng khám đa khoa Phố Bảng, sau đó được chuyển thẳng tới khu cách ly điều trị của BV đa khoa huyện Đồng Văn. Trước đó, bệnh nhân có tiền sử bệnh tật thường xuyên có những triệu chứng như trên. Về yếu tố dịch tễ, bệnh nhân tiếp xúc với đối tượng đi làm thuê tại Trung Quốc về, đã hoàn thành cách ly tại Việt Nam trong khoảng thời gian giữa tháng 3, còn lại hầu như ít giao lưu, đi lại. Tối qua, Sở Y tế đã tổ chức họp triển khai các biện pháp, cử một bộ phận lên Đồng Văn, chuyển bệnh nhân đến khu cách ly để điều trị. Điều tra ban đầu, những người tiếp xúc là 56 người F1, 20 nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp, 29 người F2. Tình trạng bệnh nhân hiện ổn định, trước mắt sẽ lấy mẫu toàn bộ người dân trong thôn và cán bộ y tế từng tiếp xúc với bệnh nhân để gửi đi xét nghiệm. Cách ly 4 địa điểm, phong tỏa 1 thôn Huyện Đồng Văn thông báo dừng hoạt động của phòng khám đa khoa Phố Bảng và BV đa khoa huyện đối với những bệnh nhân đến khám bệnh thông thường, chỉ tiếp nhận những ca cấp cứu đặc biệt cần thiết. Đồng thời tuyên truyền cho người dân không tích trữ lương thực, chuẩn bị nhu yếu phẩm cung cấp cho 29 hộ dân trong thôn được cách ly, có phương án đưa người thân trong gia đình của bệnh nhân đến khu cách ly tập trung. Lực lượng biên phòng và công an tỉnh đã triển khai lực lượng đến các chốt, trạm để khoanh vùng và rà soát. Các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh đề nghị mở rộng đối tượng tiếp xúc gần để xét nghiệm, các BV nên chia ca làm việc do lượng bệnh nhân đến khám trong thời gian gần đây đã giảm nhằm đảm bảo sức khoẻ cho đội ngũ y bác sỹ, chú trọng việc phân luồng bệnh nhân sang các BV đa khoa lân cận. Sở Y tế cũng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo một số biện pháp cấp bách trước mắt như phong toả thôn Pín Tủng, thành lập các chốt chặn, cử cán bộ y tế thường trực tại thôn, phun khử khuẩn tẩy uế môi trường… Thôn Pín Tủng có 29 hộ, 192 nhân khẩu, trong đó có 22 người đi lao động tại Trung Quốc, hiện 17 người chưa về địa phương. Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn yêu cầu cơ quan y tế tiếp tục sàng lọc để tìm nguồn lây bệnh. Yêu cầu huyện Đồng Văn thực hiện cách ly ngay xã Phố Là, thị trấn Phó Bảng, phòng khám đa khoa Phố Bảng và BV đa khoa huyện Đồng Văn, phong toả thôn Pín Tủng. Riêng thị trấn Đồng Văn thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16 và các văn bản hướng dẫn của tỉnh. Thực hiện cách ly tập trung toàn bộ những người tiếp xúc gần, tiếp tục khẩn trương điều tra những người có tiếp xúc với những người tiếp xúc gần. Có giải pháp cụ thể hỗ trợ những hộ gia đình trong thôn phong toả. Tiếp tục duy trì nghiêm 49 chốt biên giới và nội địa, thành lập thêm 8 chốt tại Phó Bảng, Phố Là và Thượng Phùng (Mèo Vạc). Kiên quyết xử lý những trường hợp như không đeo khẩu trang, tụ tập đông người, tung tin sai sự thật trên mạng gây hoang mang. Thực hiện xét nghiệm và cách ly tập trung đối với tất cả các đối tượng đi từ Trung Quốc trở về. Trước mắt, cung cấp thiết bị vật tư y tế, khẩu trang cho huyện Đồng Văn, cử bác sỹ của BV đa khoa tỉnh lên hỗ trợ điều trị bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa Đồng Văn. Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo nguyên tắc "ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng và điều trị; không chủ quan lơ là". Thành Nam Nhiều tỉnh thành điều chỉnh chính sách cách ly 'giai đoạn 2'Sau chỉ đạo của Chính phủ chiều qua, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hoá và hàng loạt tỉnh thành ra văn bản hỏa tốc thay đổi việc thực hiện giãn cách xã hội, phòng chống dịch Covid-19. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thủ đoạn cũ, phụ nữ ở Bình Dương bị lừa gần 2 tỷ sau cú điện thoại Posted: 15 Apr 2020 10:06 PM PDT Nhóm người giả danh công an gọi điện thoại cho nạn nhân đe dọa bắt giữ do liên quan đến ma túy, sau đó yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hòng lừa đảo. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương sáng nay cho biết, đang xác minh làm rõ vụ án lừa đảo thông qua hình thức gọi điện thoại, mạo danh cơ quan công an. Theo cơ quan công an, vào ngày 30/3, một số đối tượng gọi điện thoại cho chị N.T.T (ngụ TP Thuận An, Bình Dương) tự xưng là cán bộ công an, Viện kiểm sát, Toà án thông báo chị T có liên quan đến một đường dây mua bán trái phép chất ma tuý. Các đối tượng yêu cầu chị T truy cập vào địa chỉ website: "congan.113hanoi.com" (địa chỉ giả mạo trang thông tin điện tử Công an TP Hà Nội) để xem "Lệnh bắt tạm giam", "Quyết định ban hành tài khoản tạm giữ phục vụ điều tra". Biết chị T lo sợ nên nhóm này yêu cầu nạn nhân chuyển hơn 1,8 tỷ đồng vào tài khoản do các đối tượng chỉ định với lí do để "phục vụ điều tra" hòng chiếm đoạt. Sau khi chuyển tiền, biết mình bị lừa nên chị T đã đến cơ quan công an trình báo vụ việc. Theo cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Dương, đây là thủ đoạn không mới của các đối tượng phạm tội, tuy vậy vì lo sợ mà nhiều nạn nhân bị lừa tiền. Công an cũng đề nghị người dân cảnh giác để bảo vệ tài sản của mình. Cú điện thoại dọa tinh vi, lừa tiền tỷ cán bộ nhà nước, người nổi tiếngCác đối tượng lừa đảo qua mạng cực kỳ tinh vi nhắm vào nạn nhân là cán bộ nhà nước hoặc người thân của họ cũng như những người nổi tiếng. Xuân An | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
ATM gạo thông minh ở Hà Nội nhận diện hàng trăm mặt người thời Covid-19 Posted: 15 Apr 2020 09:21 PM PDT Đảm bảo nguyên tắc ai cũng được hỗ trợ, 1 người không nhận gạo quá 1 lần/tuần, cây ATM gạo thông minh nhận điện khuôn mặt đầu tiên được lắp đặt tại Hà Nội. XEM CLIP: Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cùng Trường ĐH Kinh tế quốc dân sáng nay phối hợp tổ chức phát gạo miễn phí trước cổng trường trên đường Giải Phóng. Ngay từ 8h sáng đã có hàng chục người dân xếp hàng để chờ nhận gạo. Các lực lượng quân đội, dân quân, công an, CSGT, y bác sĩ quận Hai Bà Trưng được huy động cùng cán bộ giảng viên ĐH Kinh tế Quốc dân triển khai ở điểm phát gạo. Tất cả người đến nhận gạo được đo thân nhiệt. Bất cứ trường hợp nào sốt sẽ được lực lượng y tế lấy thông tin gửi về nơi tạm trú để tiếp tục theo dõi. Chủ tịch Công đoàn ĐH Kinh tế quốc dân Nguyễn Hữu Đồng cho biết, với sự hỗ trợ của quận Hai Bà Trưng, phường Đồng Tâm, hơn 30 cán bộ thuộc các đơn vị được huy động để đảm bảo giãn cách xã hội, phòng tránh lây nhiễm trong quá trình phát gạo cho bà con.
"Chúng tôi đi khảo sát các cây gạo đã thực hiện ở bàn Hà Nội để tìm ra phương án tốt nhất. Trường chuẩn bị phần mềm nhận diện, không tiếp xúc trực tiếp với bà con. Bà con đứng trước hệ thống máy quét, chỉ cần nói tên, địa chỉ, hệ thống sẽ ghi lại gương mặt, giọng nói. Đây cũng là phần mềm do cán bộ công nghệ thông tin của trường tự thiết kế, đảm bảo nguyên tắc trong 1 tuần, 1 người chỉ được nhận 1 lần", ông Đồng thông tin. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho hay, trong quá trình tổ chức nếu có phát sinh vấn đề, đơn vị sẽ rút kinh nghiệm, xử lý tình huống ngay. Phát biểu tại Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội chiều qua, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Vũ Đại Phong cho biết, trong ngày 15/4 quận mở điểm phát gạo tại Nhà văn hoá quận, phát 675 xuất gạo, mỗi suất 2kg. Đến hôm nay, quận Hai Bà Trưng phối hợp với trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức phát theo hình thức cây ATM gạo. Mỗi lần người dân được nhận 3kg. Dự kiến, điểm này sẽ phát hơn 15 tấn gạo.
Có mặt từ rất sớm, xếp hàng nhận gạo bà Nguyễn Thị Tỵ vui mừng chia sẻ quá trình bà lấy gạo rất thuận lợi, cán bộ phường hướng dẫn đầy đủ, trước khi nhận còn được sát trùng, đo thân nhiệt, hướng dẫn đeo khẩu trang. "Chúng tôi cảm nhận tình người trong lúc khó khăn, tôi rất cảm ơn. Tôi đứng trước máy, chỉ cần nói họ tên, địa chỉ, chứng minh thư. Hai mẹ con tôi nhận được 3kg gạo, mỗi ngày nửa cân, những lúc này khó khăn thì của ít, lòng nhiều, như vậy đã tốt quá rồi", bà Tỵ nói.
Trần Thường - Đình Hiếu Hàng trăm người đội nắng đi siêu thị 0 đồng đầu tiên ở Hà NộiVới thông điệp "Chia sẻ hạnh phúc, lan toả yêu thương" trong đại dịch Covid-19, siêu thị 0 đồng mang tên Hạnh Phúc đầu tiên được mở tại Hà Nội, thu hút hàng trăm lượt người đến mua. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vợ chồng Đường Nhuệ làm luật cả người chết, thu nhiều tỷ đồng Posted: 14 Apr 2020 04:01 PM PDT Mỗi trường hợp hỏa táng, Nguyễn Xuân Đường cho đàn em thu phí 500 ngàn đồng. Nếu các văn phòng làm dịch vụ mai táng không hợp tác, nhóm này sẽ hành hung, đe dọa không cho tồn tại. Vụ việc vợ chồng đại gia Nguyễn Xuân Đường (Đường "Nhuệ") - Nguyễn Thị Dương cùng đàn em núp dưới danh nghĩa công ty bất động sản Đường Dương hoạt động như băng đảng xã hội đen đang được cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, mở rộng điều tra. Trước đó, những hành vi coi thường pháp luật của nhóm đối tượng này ngang nhiên tồn tại trong một thời gian dài, khiến người dân Thái Bình bức xúc. Thu phí 500.000 đồng/ca mai táng Ông Trần Ngọc Giao là chủ tịch HĐQT công ty CP dịch vụ tang lễ Hoàng Long, chuyên về dịch vụ hỏa táng tại tỉnh Nam Định. Do tại Thái Bình chưa có dịch vụ này, ông đã liên kết với công ty Thành Phát mở văn phòng tại Thái Bình. Mức phí áp dụng đối với mỗi trường hợp hỏa táng là 4,3 triệu đồng.
Cuối năm 2017, anh Nguyễn Thế Việt (phụ trách văn phòng tại Thái Bình) được một nhân viên của công ty Đường Dương yêu cầu đến "họp" với Nguyễn Xuân Đường. Không riêng anh Việt, đại diện của 23 văn phòng khác cùng làm về dịch vụ mai táng cũng được gọi đến. Tại cuộc họp này, Đường yêu cầu các văn phòng phải ký vào một văn bản "liên doanh". Theo đó, mỗi ca mai táng phải nộp về cho công ty Đường Dương 500 nghìn đồng. "Tất cả chúng tôi đều không đồng tình vì các đài hóa thân đã có hợp đồng ký kết với các văn phòng làm dịch vụ, không liên quan gì tới công ty Đường Dương. Tuy nhiên, ai có biểu hiện không hợp tác đều có đàn em của Đường dằn mặt ngay tại chỗ. Dưới sức ép đó, tất cả đều phải chấp hành vì nếu không sẽ không được phép hoạt động" - anh Việt kể.
Để "dằn mặt", đầu năm 2018, Đường cho tay chân chặn tất cả các xe tang lễ, không cho chở người đi hỏa táng tại Nam Định, bắt phải đưa sang hỏa táng tại Hải Phòng. Do chi phí hỏa táng tại Hải Phòng cao hơn, thân nhân của người mất đã phản ứng với các văn phòng làm dịch vụ. Hiện nay, mỗi tháng ở Thái Bình có khoảng 300 - 400 ca hỏa táng. Không muốn mất dịch vụ, các công ty buộc phải chấp thuận, trích 500 nghìn đồng mỗi ca để nộp cho Nguyễn Xuân Đường. Anh Q.V.C (công ty Vĩnh Hằng, văn phòng Thái Bình) cho biết, công ty anh nhiều lần bị o ép, khống chế, anh phải trực tiếp "báo ca" và nộp tiền theo tháng cho Đường. "Cuối năm 2017, ở Thái Bình có 23 văn phòng dịch vụ. Cách đây 2 năm, Đường mời hết các văn phòng lên, đưa ra một văn bản là các dịch vụ phải ký kết thông qua 'Hiệp hội tang lễ Thái Bình' do công ty Đường Dương lập ra. Các dịch vụ phải báo qua Đường Dương, sau đó mới được về Đài (đài hỏa táng). Nếu không báo mà vẫn làm thì 'bỏ kèn đi' tức là không thể làm nữa". Cũng theo anh C, Đường đưa cho các văn phòng dịch vụ "máy báo ca" để nhập thông tin và tổng hợp các ca theo tháng, sau đó lấy tổng số nhân với 500 ngàn đồng/ca để giao nộp cho Đường.
"2 lần mình nộp hơn 100 triệu. Mỗi ca dịch vụ đi sang Đài mất 500 nghìn đồng và cứ tổng kết lại trên máy báo ca xem bao nhiêu, ông 10 ca nộp 5 triệu, 100 ca nộp 50 triệu, cứ như vậy diễn ra 2 năm nay" - anh C nói. Công an yêu cầu rà soát Thủ đoạn "ăn chặn" này của công ty Đường Dương khiến nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ hỏa táng uất ức. Bản thân công ty Vĩnh Hằng đã từng gửi đơn tố cáo tới các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình, tuy nhiên, khi đi lấy chữ ký của 23 văn phòng làm dịch vụ này, không ai dám ký vào đơn vì sợ bị trả thù. Anh C, anh Việt cho biết, khoản tiền 500 ngàn đồng nộp về công ty Đường Dương, cuối cùng gia đình có tang phải chịu, vì số tiền nộp về Đài hỏa táng là 4,3 triệu đồng/lượt là bất di bất dịch.
Với những trường hợp không hợp tác, ngoài việc xe tang không được chở về Đài hỏa táng ở Nam Định, phải đưa sang hỏa táng tại Hải Phòng, còn có nhiều "sự cố" khác từng xảy ra như: bị đập vỡ của kính xe, đập phá văn phòng… CQĐT Công an tỉnh Thái Bình đang yêu cầu rà soát, thống kê các trường hợp ở tỉnh từ năm 2017 đến nay, ban đầu đã có hơn 5.000 trường hợp phải nộp "phế" cho Đường "Nhuệ". Với số tiền 500 ngàn đồng/ca hỏa táng, vợ chồng Đường Dương "thu phế" hàng tỷ đồng… Chiều qua, anh Q.V.C, Nguyễn Thế Việt đã được CQĐT Công an tỉnh Thái Bình mời tới trụ sở Công an tỉnh để xác minh thông tin liên quan hành vi "làm luật" với dịch vụ hỏa táng của vợ chồng Đường "Nhuệ". Điều chưa biết về Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình2 vụ trọng án được Công an tỉnh Thái Bình điều tra, khởi tố chỉ trong 3 tháng đầu năm 2020, trong đó phải kể đến vai trò của tân Giám đốc Công an tỉnh - Thượng tá Nguyễn Thanh Trường. Nhóm PV | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hà Giang vào nhóm có nguy cơ, 28 tỉnh thành tiếp tục cách ly xã hội Posted: 16 Apr 2020 05:28 AM PDT 12 tỉnh thành thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm dịch cao và 16 tỉnh thành nhóm có nguy cơ tiếp tục thực hiện các biện pháp chống dịch theo chỉ thị 16 của Thủ tướng. Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm qua về phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Ban chỉ đạo về việc phân loại nguy cơ dịch bệnh ở các địa phương để áp dụng biện pháp phòng, chống dịch phù hợp. Thêm Hà Giang vào nhóm có nguy cơ nhiễm dịch Cụ thể, nhóm địa phương có nguy cơ cao gồm 12 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh. Các địa phương này tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng đến ngày 22 hoặc 30/4 và có thể xem xét kéo dài tùy thuộc vào diễn biến dịch bệnh trên địa bàn. Đồng thời quan tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, xây dựng hạ tầng, bảo đảm lưu thông hàng hóa.
Nhóm địa phương có nguy cơ gồm 16 tỉnh, thành: Hải Phòng, Cần Thơ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Hà Giang (thêm Hà Giang so với kết luận tại cuộc họp hôm qua). Các địa phương này cần thực hiện nghiêm các biện pháp theo Chỉ thị số 16 đến hết ngày 22/4 và sẽ có điều chỉnh vào ngày 22/4 tùy diễn biến dịch bệnh. Nhóm có nguy cơ thấp gồm 35 tỉnh còn lại. Yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện theo chỉ thị 15 của Thủ tướng. Thủ tướng lưu ý, trên thế giới dịch bệnh vẫn tiếp tục lây lan, số người mắc bệnh và tử vong vẫn tăng cao hàng ngày. Trong nước vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây lan trong cộng đồng và bùng phát dịch bệnh trên diện rộng. Dập dịch triệt để và điều trị hiệu quả Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Thủ tướng về phòng, chống dịch phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của bộ, ngành, địa phương mình; huy động cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đề cao trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền; phát huy hiệu quả 4 tại chỗ bảo đảm hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
Tiếp tục quán triệt tinh thần "chống dịch như chống giặc", không chủ quan, mất cảnh giác, bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân; kiên định các chiến lược đã đề ra. Cụ thể là ngăn chặn, phát hiện nhanh; cách ly, khoanh vùng, dập dịch triệt để và điều trị hiệu quả. Có biện pháp thận trọng phù hợp để từng bước đưa nhịp sống trở lại bình thường, vừa bảo đảm các yêu cầu phòng chống dịch, vừa duy trì được sự liên tục của hoạt động kinh tế ở mức độ nhất định, chuẩn bị khởi động lại nền kinh tế trên cơ sở phòng, chống dịch thành công, bảo đảm sự ổn định căn bản, lâu dài về việc làm và an sinh xã hội. Cùng với đó là phòng, chống dịch với mục tiêu bao trùm: kiềm chế, kiểm soát tốc độ lây nhiễm ở mức thấp nhất, hạn chế các trường hợp tử vong, giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch với kinh tế - xã hội phù hợp với hoàn cảnh cụ thể để từng địa phương có thể linh hoạt thực hiện mục tiêu kép phòng chống dịch và phát triển kinh tế- xã hội; xây dựng các phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh trong tình hình dịch có thể kéo dài. Thủ tướng giao Chủ tịch UBND tỉnh, thành quyết định cụ thể việc thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp áp dụng trên địa bàn của mình một cách phù hợp theo các cấp độ: yêu cầu, hạn chế, khuyến cáo đối với các hoạt động của 3 nhóm tỉnh, thành là: ra khỏi nhà theo các mức độ yêu cầu, mở các cửa hàng không thiết yếu theo mức độ, việc vận chuyển hành khách bằng các phương tiện công cộng, việc tập trung đông người. Bên cạnh đó, quyết định cụ thể cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần đóng cửa; chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ tại các dự án, công trường, cơ sở sản xuất kinh doanh và yêu cầu ngừng sản xuất, kinh doanh nếu cơ sở không đảm bảo việc phòng chống dịch; tập trung xử lý triệt để các ổ dịch đã phát hiện. Người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương căn cứ tình hình thực tiễn của các địa phương chịu trách nhiệm: quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện biện pháp cách ly xã hội theo chỉ thị 16, có thể áp dụng biện pháp cách ly xã hội theo quy mô cấp xã hoặc cấp huyện tuỳ thuộc nguy cơ lây nhiễm trên địa bàn; quyết định việc tổ chức Đại hội Đảng các cấp và các sự kiện chính trị quan trọng trên địa bàn trên cơ sở bảo đảm đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch... Nhiều tỉnh thành điều chỉnh chính sách cách ly 'giai đoạn 2'Sau chỉ đạo của Chính phủ chiều qua, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hoá và hàng loạt tỉnh thành ra văn bản hỏa tốc thay đổi việc thực hiện giãn cách xã hội, phòng chống dịch Covid-19. Thu Hằng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hà Tĩnh xử phạt 7 linh mục tổ chức hành lễ đông người giữa mùa dịch Posted: 16 Apr 2020 12:07 AM PDT Hà Tĩnh vừa quyết định xử phạt hành chính đối với 7 linh mục, nhắc nhở 1 linh mục vì tổ chức hành lễ đông người trong thời gian thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ. Sau khi xác minh về các buổi hành lễ với sự tham gia của hàng trăm giáo dân trên địa bàn, các lực lượng chức năng Hà Tĩnh đã lập hồ sơ đề nghị chủ tịch UBND các huyện Đức Thọ, Hương Khê, Can Lộc, Thạch Hà xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
Đến nay, chính quyền các huyện đã xử phạt hành chính đối với 7 linh mục, 1 linh mục bị nhắc nhở do mức độ vi phạm chưa đến mức phải xử phạt hành chính. 7 linh mục bị xử phạt gồm Trần Phúc Trì, Nguyễn Xuân Hồng, Trần Đình Lai, Trần Phúc Cai, Trần Văn Phúc, Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Xuân Hóa. Mức phạt hành chính từ 5 đến 7,5 triệu đồng/linh mục. Đồng thời, 8 ban hành giáo cũng đã nghiêm túc nhận rõ vi phạm, công khai xin lỗi chính quyền và cam kết không tái phạm. UBND các xã liên quan đã có thông báo phê bình nhắc nhở. Các chức sắc, chức việc cam kết không tái phạm và phối hợp chặt chẽ với lực lượng y tế, chính quyền trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và thực hiện nghiêm công tác khai báo y tế trong bà con giáo dân. Qua xử lý, các chức sắc, chức việc đã nhận ra những hành vi vi phạm của mình, xem đây là bài học đối với giáo hội và người dân, nhất là người đứng đầu quản lý giáo hội trên địa bàn Hà Tĩnh trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Hà Tĩnh là một trong 12 tỉnh, thành thuộc nhóm nguy cơ cao, cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện cách ly xã hội đến ngày 22/4 hoặc 30/4 tuỳ tình hình cụ thể. Trước đó, tối 4/4 và sáng 5/4, các giáo xứ Yên Nghĩa, giáo xứ Thọ Ninh (huyện Đức Thọ); giáo xứ Thượng Bình, giáo xứ Làng Truông (huyện Hương Khê); giáo xứ Tràng Đình (huyện Can Lộc) và giáo xứ Kẻ Đông (huyện Thạch Hà) đã tổ chức cầu nguyện với sự tham gia của hàng trăm giáo dân. Buổi hành lễ của giáo xứ Tràng Đình sáng 5/4 có đến gần 400 giáo dân tham gia. P.V Xử lý nghiêm vụ tổ chức hành lễ đông người giữa dịch tại Hà TĩnhChủ tịch UBND Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng hôm qua ký văn bản gửi các cơ quan, đoàn thể đề nghị thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch Covid-19. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bộ GTVT làm chủ đầu tư dự án cải tạo đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất Posted: 16 Apr 2020 02:16 AM PDT Bộ GTVT là chủ đầu tư dự án cải tạo đường cất hạ cánh và đường lăn sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Thông báo kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp trực tuyến về công tác chuẩn bị đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn Cảng hàng không Nội Bài và Tân Sơn Nhất nêu rõ: Để giúp đẩy nhanh thủ tục, Bộ GTVT sẽ là chủ đầu tư của dự án cải tạo đường cất hạ cánh và đường lăn cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án Thăng Long tổ chức quản lý dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn cảng hàng không Nội Bài; Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM Cửu Long) tổ chức quản lý dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn cảng HKQT Tân Sơn Nhất. Giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long, Tổng giám đốc CIPM Cửu Long được giao trực tiếp chỉ đạo thực hiện dự án và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về chất lượng, tiến độ hoàn thành các dự án. Bộ trưởng GTVT cũng yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo triển khai dự án do Thứ trưởng Lê Anh Tuấn đứng đầu. Cục Hàng không VN nhiều lần có văn bản báo cáo về tính cấp bách 2 dự án cải tạo đường băng, đường lăn tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Tại sân bay Nội Bài, trên bề mặt đường cất/ hạ cánh 11L/29R có hiện tượng hằn vệt bánh tàu bay. Với tình trạng hư hỏng này, trong điều kiện ngày nắng nóng và nhiệt độ cao (mùa hè sắp tới) sẽ xuất hiện thêm hiện tượng rạn bề mặt bê tông nhựa. Khi trời mưa, tại các vị trí hằn lún vệt bánh có nước mưa đọng lại không thoát hết gây ảnh hưởng đến kết cấu đường cất/ hạ cánh. Đường cất/ hạ cánh 11R/29L tại đây cũng có nhiều tấm bê tông bị nứt vỡ, sắc cạnh; có một số khu vực bị phun bùn. Hiện tượng nứt vỡ bong bật các tấm bê tông lên tục xảy ra tại các vị trí đã trám vá cũ. Trong khi đó tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đường cất/ hạ cánh 25L/07R xuất hiện các vết nứt vỡ, sụt, lún. Mặt đường xuất hiện thêm một số miếng vỡ góc cạnh tấm. Đặc biệt đã xuất hiện một số vị trí vết nứt tập trung tại 4 tấm liên kết với nhau gây tình trạng lún bề mặt đường cất/ hạ cánh. Xuất hiện các vết nứt, vỡ cạnh tấm tại các khe co giãn. Đường cất/ hạ cánh 25R/07L bê tông bị rạn nứt, lún, hằn vết bánh, lồi lõm gây đọng nước khi trời mưa, hiện tượng bong bật và dồn, lún nhựa ngày càng tăng, bê tông nhựa bị rạn nứt, giảm cường độ. Trước đó, từ năm 2018, Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) đã đề xuất Bộ GTVT cho phép ACV sửa đường băng, đường lăn sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất với chi phí 4.152 tỉ đồng. Đường băng Tân Sơn Nhất lại lún nứt, đề nghị tạm dừng khai thácCảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đề nghị tạm ngừng khai thác 1 đường băng vào ban đêm để sửa chữa do lún, nứt, đọng nước. Vũ Điệp | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tham nhũng trong Covid-19 là có tội với dân, mang tiếng với quốc tế Posted: 15 Apr 2020 04:01 PM PDT Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu phân bổ kinh phí phòng chống dịch phải đúng quy trình, không được xảy ra tiêu cực, nếu tham nhũng thì có tội, mang tiếng với nhân dân, với cả cộng đồng quốc tế. XEM CLIP: Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP chiều qua,Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhắc lại thông tin Thủ tướng đã quyết định Hà Nội và 11 địa phương khác nằm trong nhóm nguy cơ lây nhiễm cao, tiếp tục thực hiện chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4. TP đã "làm phẳng đường lên cao" của các ca nhiễm. Sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống chính trị và người dân đã khiến Thủ đô làm chủ được diễn biến tình hình dịch bệnh. Mang tiếng nếu tham nhũng thiết bị y tế Để thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng, ông Chung đề nghị thực hiện tốt việc tuyên truyền, công khai minh bạch cho người dân về diễn biến dịch bệnh, để nhân dân nhận thức việc vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan, từ đó tự giác thực hiện tốt chỉ thị 16.
"Khi nào người dân thực hiện tốt, đồng lòng, đồng thuận với chỉ đạo của TƯ, Chính phủ và TP thì mới có khả năng dập dịch tốt trong thời gian tới", ông nói. Chủ tịch TP lưu ý người dân khi đau họng, ho, sốt thì khẩn trương liên hệ cơ quan y tế để được lấy mẫu và xét nghiệm. Phải nhận thức việc thường xuyên đeo khẩu trang, khử khuẩn bằng xà phòng, nước rửa tay để trở thành thói quen, kể cả sau ngày 22/4 hay 30/4 khi hết thời gian cách ly. Theo ông Nguyễn Đức Chung, công tác xét nghiệm hiện nay là tối quan trọng. Tất cả trường hợp ở thôn Hạ Lôi hay ở huyện Thường Tín dương tính đều từ việc xét nghiệm mới phát hiện. Chủ tịch Hà Nội đề nghị CDC Hà Nội cần khẩn trương lấy mẫu và xét nghiệm nhanh, trả lời nhanh, có biện pháp kịp thời. Phải kiểm tra tra rà soát luôn F1, F2, F3. Với F1 thì không để trường hợp nào ở bệnh viện mà phải chuyển lên khu cách ly tập trung. Ông Nguyễn Đức Chung giao cho Sở Y tế và Quản lý thị trường, Công an TP tăng cường kiểm tra với các đơn vị, cá nhân, cửa hàng bán trang thiết bị y tế như khẩu trang, nước khử khuẩn, máy thở, rà soát làm sao không để các đơn vị này bán tăng giá. Sở Y tế và các quận, huyện được phân bổ ngân sách thì chủ động rà soát lại toàn bộ kết quả việc mua sắm, đảm bảo đúng quy trình, đúng giá, không để thất thoát, không để tiêu cực xảy ra.
"Nếu chúng ta để xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực này thì rất mang tiếng, không chỉ mang tiếng với người dân, mà còn có tội. Người dân, DN, bản thân cán bộ, công chức, viên chức còn góp 1 ngày lương để ủng hộ cho mặt trận này, chúng ta được giao nhiện vụ này mà có biểu hiện, việc làm móc ngoặc, nâng khống giá lên để tham ô, tham nhũng thì không chỉ mang tiếng với địa bàn TP, cả nước mà cả cộng đồng quốc tế", ông Chung nhấn mạnh. Tuần quyết định thắng lợi, dịch Covid-19 có bùng phát hay không Ông yêu cầu việc mời Ban Kinh tế ngân sách của HĐNĐ TP vào giám sát toàn bộ quá trình này, cần thiết mời cả MTTQ giám sát một cách công khai, minh bạch. Lãnh đạo TP đề nghị Phó chủ tịch TP Nguyễn Doãn Toản phụ trách tài chính, Phó chủ tịch Ngô Văn Quý phụ trách văn xã và Giám đốc Sở Y tế chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác chỉ đạo liên quan việc lập kế hoạch, quản lý tài chính mua sắm vật tư trang thiết bị y tế. Không được mua sắm riêng mà phải mua sắm chung. "Mua đúng, mua đủ, không để lãng phí, đảm bảo hiệu quả. Nếu để lãng phí khâu này thì sẽ rất phản cảm", Chủ tịch Hà Nội nói.
Ông giao Công an TP cùng phòng y tế các quận huyện, các đơn vị tiếp tục triển khai 30 chốt kiểm tra ra vào TP, phun khử khuẩn các phương tiện, đo thân nhiệt để kịp thời phát hiện các trường hợp bất thường. Tăng cường xử phạt tất cả người không đeo khẩu trang. "Tuần này là tuần quyết định đến thắng lợi, quyết định xem chúng ta có để bùng phát dịch bệnh hay không. Tất cả các đơn vị phải đảm bảo trực 24/24/7 để tiếp nhận thông tin của người dân, các tổ chức phản ánh trường hợp bất thường, kịp thời lấy mẫu để xét nghiệm", ông Chung yêu cầu. Ông phân tích: "Theo dữ liệu về số ca nhiễm những ngày gần đây, nếu để biểu đồ này đi theo đường thẳng thì hy vọng tuần tới dịch bệnh nếu có sẽ chỉ lác đác trên địa bàn thành phố, không phát sinh ổ dịch phức tạp". Theo Chủ tịch TP, với tinh thần quyết liệt, hoàn toàn có thể tin tưởng tuần tới Hà Nội sẽ kiểm soát tốt hơn tình hình dịch, nếu làm được thì sẽ khoanh được dịch bệnh trong thời gian tới. Hương Quỳnh - Trần Thường 12 tỉnh, thành kéo dài cách ly xã hội đến 22/4 hoặc 30/4Thủ tướng đồng ý nhóm nguy cơ cao gồm 12 địa phương, trong đó có Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng... tiếp tục cách ly xã hội đến 22/4 hoặc 30/4. |
You are subscribed to email updates from Thời sự - Tin tức trong ngày, tin xã hội mới nhất hôm nay. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét