“Kinh tế toàn cầu sẽ biến đổi thế nào sau tấn thảm kịch Covid-19?” plus 14 more |
- Kinh tế toàn cầu sẽ biến đổi thế nào sau tấn thảm kịch Covid-19?
- Học sinh Lào Cai chế tạo “máy ATM phát gạo” miễn phí cho người nghèo đợt dịch Covid-19
- Sáng nay không ghi nhận ca Covid-19 mới, 198 người khỏi bệnh
- Người phụ nữ nghèo cúi đầu cảm ơn chủ 'ATM gạo' thời giãn cách xã hội lần 2
- Bài học từ chuyện loạn nhịp xuất khẩu gạo
- Tuyển Việt Nam: Không Lâm “tây”, thầy Park nhắm đến ai?
- Tin tức Covid-19 ngày 18/4: Covid-19 tiếp tục gieo rắc chết chóc toàn cầu, Mỹ hứng đau thương nhất
- Đà Nẵng cách ly 60 người về từ Italia lúc rạng sáng do dịch corona
- Nạn nhân của Đường Nhuệ tố người ký tạm đình chỉ điều tra
- Chuyện tình đẹp từ phòng chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19
- Bệnh nhân 22 âm tính Covid-19 tại nước Anh
- Nghị định 20: Trả lại gần 5.000 tỷ cho doanh nghiệp
- Quầy bánh đặc biệt của người phụ nữ thiếu tứ chi ở Đồng Nai
- Cá hồi rẻ chưa từng có, ế ẩm dân không biết bán đi đâu
- Chủ tịch Phú Thọ chỉ đạo kiểm tra dự án Vườn Vua nghìn tỷ
Kinh tế toàn cầu sẽ biến đổi thế nào sau tấn thảm kịch Covid-19? Posted: 17 Apr 2020 04:12 PM PDT Khi các sự kiện gây biến động lớn xảy ra, phải mất nhiều năm các hệ lụy của chúng mới bộc lộ hết và diễn biến theo những xu hướng rất khó lường. Báo NY Times đăng bài viết của Neil Irwin, nhà báo kinh tế cấp cao của chuyên trang The Upshot, về những thay đổi mà đại dịch Covid-19 gây ra đối với kinh tế toàn cầu. Ông Irwin là tác giả của cuốn sách "How to Win in a Winner - Take - All - World", hướng dẫn cách phát triển sự nghiệp trong nền kinh tế hiện đại.
Ai nghĩ cuộc khủng hoảng do vỡ nợ thế chấp ở các vùng ngoại ô Mỹ hồi năm 2007 lại dẫn tới khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp năm 2010? Hoặc sự sụp đổ thị trường chứng khoán New York năm 1929 lại góp phần khiến chủ nghĩa phát xít trỗi dậy ở châu Âu hồi thập niên 1930? Nền kinh tế thế giới là một mạng lưới cực kỳ phức tạp. Mỗi chúng ta đều có một chuỗi các mối quan hệ kinh tế trực tiếp mà ai cũng biết rõ: Các cửa hàng nơi chúng ta mua sắm, chủ lao động trả lương cho chúng ta, ngân hàng cho chúng ta vay tiền mua nhà. Nhưng khi nâng lên 2 hoặc 3 cấp độ nữa thì không ai dám chắc các kết nối đó hoạt động thế nào. Và đó chính là điều đáng lo khi đánh giá hậu quả kinh tế phát sinh từ sự lây lan của virus corona chủng mới. Những năm tới đây, chúng ta sẽ biết được điều gì xảy ra khi mạng lưới đó bị xé toạc, khi hàng triệu kết nối bị phá hủy cùng lúc. Và nó mở ra viễn cảnh kinh tế toàn cầu khác hoàn toàn so với những gì đã tồn tại nhiều chục năm qua. "Tôi hy vọng chúng ta có thể sớm đưa hoạt động kinh tế bình thường trở lại, nhưng thực sự là vấn đề của chúng ta mới chỉ bắt đầu", Adam Tooze, một nhà sử học tại Đại học Columbia và tác giả một nghiên cứu mang tên "Crashed" về những tác động toàn cầu của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - bình luận. "Đây là thời kỳ của bất trắc cực độ, một sự bất trắc lớn hơn so với bất kỳ thứ gì chúng ta từng trải qua". Sẽ là ngớ ngẩn khi giữa lúc bất trắc như vậy lại đưa ra những dự đoán quá tự tin về khung cảnh trật tự kinh tế thế giới trong 5 năm tới, thậm chí là 5 tháng tới. Nhưng một bài học của các giai đoạn hỗn loạn kinh tế này là, những tác động gợn sóng đáng ngạc nhiên lại có xu hướng bắt nguồn từ những nhược điểm từ lâu chưa được xử lý. Một yếu tố rất rõ là toàn cầu hóa. Trong đó, các công ty có thể di chuyển sản xuất tới bất cứ nơi nào đạt hiệu quả nhất, người ta có thể lên máy bay đi bất cứ đâu, và dòng tiền có thể chảy tới những khu vực được sử dụng hiệu quả nhất. Ý tưởng nền kinh tế thế giới với Mỹ ở trung tâm giờ đã sụp đổ, giữa một bên là sự trỗi dậy của Trung Quốc và một bên là Mỹ hướng đến chủ nghĩa dân tộc. Có những dấu hiệu chứng tỏ cuộc khủng hoảng Covid-19 đang khuếch đại và củng cố những thay đổi đó. "Người ta sẽ phải suy nghĩ lại mức độ một nước muốn phụ thuộc vào nước khác", Elizabeth Economy, một thành viên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nói. "Tôi không nghĩ về cơ bản đây lại là sự kết thúc của toàn cầu hóa. Nhưng nó càng thúc đẩy cách nghĩ đang diễn ra trong chính quyền Trump, rằng có những công nghệ quan trọng, những nguồn lực chủ đạo và năng lực sản xuất dự phòng mà chúng ta muốn có ở Mỹ trong trường hợp khủng hoảng". Hãy cùng xem một số bằng chứng về nền tảng đang suy yếu của toàn cầu hóa. Bộ trưởng Tài chính Pháp đã chỉ đạo các công ty nước này đánh giá lại chuỗi cung ứng của mình để bớt phụ thuộc vào Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ thông báo sẽ tịch thu một số vật tư y tế xuất khẩu nhất định. Thượng nghị sĩ Lindsey Graham thậm chí đề xuất Mỹ trừng phạt Trung Quốc, bằng cách hủy các khoản trái phiếu kho bạc Mỹ mà Bắc Kinh đang sở hữu. Kể cả trước khi virus corona bùng phát, các hạn chế của toàn cầu hóa cũng đã phơi bày rất rõ. Tỷ trọng thương mại trong GDP toàn cầu lên đến đỉnh điểm vào năm 2008 và kể từ đó dần thấp đi. Việc Tổng thống Trump đắc cử và khởi đầu của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến nhiều công ty đa quốc gia phải nghĩ lại về hoạt động của mình. "Tôi nghĩ các công ty đang tích cực bàn về sự phục hồi", Susan Lund - một thành viên tại McKinsey chuyên nghiên cứu các kết nối toàn cầu - bày tỏ. "Các công ty có sẵn sàng hy sinh lợi nhuận theo quý để phục hồi dài hạn, dù đó là thảm họa tự nhiên, khủng hoảng khí hậu, dịch bệnh hay những cú sốc khác hay không?". Bà cho rằng không có quá nhiều sự rút lui hoàn toàn khỏi thương mại toàn cầu như một sự chuyển hướng sang các khối thương mại khu vực và các công ty sẽ chú trọng hơn vào xây dựng nguồn dự phòng trong mạng lưới cung ứng của mình. Các chính phủ có thể sẽ yêu cầu các mặt hàng nhất định, chẳng hạn như dược phẩm và thiết bị y tế, phải dựa nhiều hơn vào sản xuất trong nước giữa lúc toàn thế giới đang tranh nhau để có được. Trung Quốc đã định hướng lại chiến lược kinh tế, không muốn là trung tâm sản xuất giá rẻ cho thế giới nữa mà là nước sản xuất các sản phẩm tân tiến về công nghệ như máy bay và thiết bị viễn thông. Điều đó khiến cho Mỹ, châu Âu và Nhật Bản càng không muốn có các hoạt động lớn ở Trung Quốc vì lo ngại nạn đánh cắp sở hữu trí tuệ. Dưới thời chính quyền Trump, Mỹ đã nếm trải căng thẳng kể cả với các đồng minh truyền thống ở Tây Âu. Những điều đó cộng với tâm lý vị kỷ gia tăng đã bén rễ sâu trước Covid-19 và càng sâu hơn vì đại dịch này. "Những gì thường xảy ra sau khi bạn gặp một cuộc khủng hoảng thế này là mọi người bắt đầu nói về thời đại mới và những khác biệt của thế giới thời hậu đại dịch", Ruchir Sharma - chiến lược gia trưởng toàn cầu của quỹ Quản lý Đầu tư Morgan Stanley - đánh giá. "Lần này tôi nghĩ xu thế có sẵn từ trước đại dịch sẽ càng tăng tốc". Trong giai đoạn mà toàn cầu hóa suy giảm trước đây - sự tụt giảm thương mại toàn cầu diễn ra trong Thế chiến 1 và đại dịch cúm năm 1918 - cũng đã có một sự tái cấu trúc hệ thống tài chính toàn cầu, với việc đồng Bảng Anh đánh mất ưu thế. Tình trạng tương tự cũng có thể xảy ra ngày nay nhưng các dấu hiệu ban đầu chỉ theo cách khác: hướng tới việc đồng đôla càng thêm vững chắc ở trung tâm của hệ thống tài chính toàn cầu. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã mở ra các quy tắc hoán đổi với 14 ngân hàng trung ương nước ngoài - cho phép họ bơm đôla vào các hệ thống ngân hàng nội địa - và bắt đầu một chương trình mới cho phép các nước vay được đồng tiền Mỹ bằng cách ký quỹ trái phiếu kho bạc Mỹ. Những quyết sách này đang giúp đảm bảo tình trạng thiếu hụt đôla sẽ không làm tê liệt nền kinh tế thế giới. Giới chức châu Âu đã tỏ ra miễn cưỡng thực hiện các bước đi nhằm làm cho đồng Euro đóng vai trò trung tâm hơn trong hệ thống tiền tệ toàn cầu, chẳng hạn như phát hành trái phiếu được đảm bảo chung bởi tất cả các thành viên khối đồng tiền chung châu Âu. Và Trung Quốc cũng không muốn cải cách hệ thống tài chính theo những cách có thể cho phép đồng Nhân dân tệ trở nên quan trọng hơn đối với thương mại thế giới. Mark Carney - cựu Thống đốc Ngân hàng Anh - đã có một bài phát biểu ấn tượng trước các thống đốc ngân hàng trung ương khác hồi tháng 8 năm ngoái, với lập luận rằng hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế hiện nay là không bền vững. Nhưng đại dịch có thể càng củng cố hệ thống khiếm khuyết đó. "Hệ thống đồng đôla vốn không ổn định, tựa như chiếc xe đạp. Nó không ổn định nhưng nếu bạn là một tay lái lão luyện thì nó lại rất tuyệt. Và Fed đã thể hiện cơ quan này là một tay đua lão luyện trên chiếc xe đạp bá quyền đôla Mỹ", sử gia Tooze bình luận. Nhiều lần trong 12 năm qua, chúng ta có cảm giác như thể thế giới đang sống lại thời 1918-1939, nhưng được kể lại bởi một sinh viên quên bài, sắp xếp lung tung các sự kiện. Thời kỳ đó cũng có sự sụp đổ của tài chính toàn cầu; sự xuất hiện của một siêu cường kinh tế mới; và một đại dịch - dù không theo đúng trình tự. Chúng ta có thể không biết chính xác cuộc khủng hoảng hiện thời dẫn tới đâu, đối với kinh tế thế giới hay bất cứ điều gì. Nhưng một điều dường như rõ ràng: Lịch sử chắc chắn rất đáng sợ khi bạn không biết nó sẽ kết thúc thế nào.
| ||||||||||||||||||||
Học sinh Lào Cai chế tạo “máy ATM phát gạo” miễn phí cho người nghèo đợt dịch Covid-19 Posted: 17 Apr 2020 03:10 PM PDT - Với mong muốn giúp đỡ những người dân có hoàn cảnh khó khăn trong đợt dịch Covid-19, các học sinh Trường THPT số 1 - TP Lào Cai đã sáng chế ra mô hình "máy ATM phát gạo" miễn phí. Sáng ngày 17/4, cô giáo Phạm Thị Tuyết Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT số 1 TP Lào Cai đang hối hả cùng giáo viên, học sinh nhà trường hướng dẫn người dân thực hiện giãn cách khi xếp hàng nhận gạo. Cô Thanh cho biết, từ ngày 16/4, cây ATM phát gạo miễn phí cho người có hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh Covid-19 do các học sinh của trường sáng chế đã chính thức đi vào hoạt động. Ngày hôm qua, máy "ATM gạo" đã phát cho những người khó khăn tổng cộng 1,7 tấn gạo. Sáng nay, do trời mưa nên việc nhận gạo bị ngắt quãng và cuối buổi tổng kết phát được 7,5 tạ. Cây ATM phát gạo miễn phí đầu tiên tại tỉnh Lào Cai xuất phát từ ý tưởng của của nhóm học sinh trong Câu lạc bộ Nghiên cứu khoa học của Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai.
Em Lê Hoàng Quốc, học sinh lớp 12D1, trưởng nhóm chế tạo "Máy ATM gạo" chia sẻ: "Dịch Covid-19 kéo dài khiến rất nhiều người chịu cảnh mất việc hoặc không thể tìm được việc làm. Chính vì vậy, chúng em nghĩ đến việc làm một chiếc máy ATM phát gạo miễn phí, để giúp người nghèo vượt qua được giai đoạn khó khăn, mà trước mắt đơn giản có thể giúp họ duy trì sự sống". Nghĩ là làm, Quốc và nhóm nghiên cứu đề xuất với cô Phạm Thị Tuyết Thanh. Ngay lập tức ý tưởng của cả nhóm được Ban giám hiệu nhà trường và tập thể giáo viên đồng ý. Nhà trường còn động viên các em bằng việc cùng huy động sự chung tay, góp gạo của các thầy cô, phụ huynh và nhà hảo tâm. Theo yêu cầu của trường, mô hình phát gạo văn minh, tiện lợi, nhưng phải đảm bảo an toàn dịch tễ, hạn chế tiếp xúc đông người, tránh lây lan dịch bệnh. Theo đó, các học sinh đã lập trình tính toán thời gian đóng mở van gạo tự động sao cho mỗi lần máy xuất ra được đúng 3kg gạo - tương ứng với lượt nhận của một người. Quốc cho biết, nhóm nghiên cứu phải tính toán từ khâu chọn ống nước đủ rộng để lưu lượng gạo chảy với tốc độ vừa phải, thiết kế chế tạo thử nghiệm và gia công van điện đóng mở để không bị rơi gạo. Bên cạnh đó, việc gia công đóng hộp, đi dây các thiết bị đảm bảo an toàn điện và vệ sinh cũng là một khâu được nhóm tính kỹ. May mắn hơn, các em nhận được sự cố vấn và chung tay hỗ trợ của em Vũ Hoàng Long (từng là học sinh duy nhất của đoàn Việt Nam đạt giải 3 trong Hội thi Khoa học kỹ thuật tại Mỹ năm 2019, cựu học sinh của trường và hiện là sinh viên Trường ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội) trong khâu lập trình.
Sau nhiều ngày nghiên cứu và thử nghiệm, ngày 14/4, nhóm học sinh của Trường THPT số 1 TP Lào Cai đã chế tạo thành công "Máy ATM gạo" với động cơ servo Mg996r, điện áp hoạt động 4.8 -7.2v, có nút bấm lấy gạo tự động và còi cũng như đèn led báo hiệu. "Máy gồm bồn đựng gạo, gạo chạy theo đường ống xuống, giữa có một bộ điều khiển bằng van tự động và nút bấm mini. Mỗi lần nhấn nút, gạo sẽ nhả đúng số lượng 3kg/lần mà mình lập trình sẵn", em Hoàng Quốc chia sẻ về nguyên lý hoạt động. Cô Phạm Thị Tuyết Thanh đánh giá đây là ý tưởng hay, có ý nghĩa nhân văn và tính giáo dục cao, nhà trường quyết tâm thực hiện và hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm chung tay cùng các học sinh của trường. Hiện, "Máy ATM gạo" đã được lắp đặt tại số 250, đường Hoàng Liên TP Lào Cai. Người dân có thể đến nhận gạo đến 30/4, trong thời gian từ 8h đến 11h (buổi sáng) và 14h đến 17h (buổi chiều). Trước khi nhận gạo, người dân được hướng dẫn rửa tay sát khuẩn, lấy thông tin cá nhân. Dự án đã và đang nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các nhà hảo tâm, cùng giáo viên, phụ huynh, học sinh, các tổ chức trong và ngoài nhà trường. "Thậm chí, khi vừa có thông tin, có phụ huynh đã chở ngay đến hàng tạ gạo để ủng hộ cho hoạt động của nhà trường", cô Hà Thùy Linh, Bí thư Đoàn trường nói. Với khẩu hiệu "Nếu bạn cần, hãy đến lấy, nếu bạn ổn, hãy nhường người khác, nếu bạn có, hãy đóng góp thêm", sau hơn 2 ngày phát động, "cây ATM gạo" đã nhận được sự ủng hộ trên 45,6 triệu đồng và hơn 4,3 tấn gạo...
Cô Phạm Thị Tuyết Thanh cho biết nhà trường sẽ quản lý hoạt động của máy đến hết tháng 4 và sau đó sẽ chuyển giao cho các đơn vị phù hợp hơn vận hành. Tuy nhiên, nhà trường vẫn sẽ kêu gọi là huy động ủng hộ nguồn gạo.
Điều cô Thanh mừng nhất là qua đây có thể khơi dạy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, giúp học sinh mang được kiến thức lý thuyết chế tạo ra các máy hữu ích phục vụ cộng đồng. Cùng đó là bài học về sự sẻ chia, biết cho đi trước khi nhận lại. "Đây cũng là bài học về tinh thần hỗ trợ, đoàn kết, biết sẻ chia với những người khó khăn, yếu thế hơn trong xã hội ngay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông", cô Thanh nói. Trước đó, để chung tay phòng chống Covid-19, thầy trò nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động như tự pha chế nước rửa tay khô, may khẩu trang vải tặng miễn phí các đơn vị phòng chống dịch; tổ chức thăm và tặng quà các chốt biên phòng chống dịch... Thanh Hùng - Ảnh: NVCC Giảng viên xắn tay giúp sinh viên, người nghèo vượt Covid-19Trong những ngày giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19, tại nhiều trường đại học vẫn có những sinh viên vì các lý do khác nhau mà ở lại KTX, không về quê. | ||||||||||||||||||||
Sáng nay không ghi nhận ca Covid-19 mới, 198 người khỏi bệnh Posted: 17 Apr 2020 04:22 PM PDT - Sáng 18/4, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận thêm ca Covid-19 mới. Tổng số người mắc bệnh hiện vẫn là 268 trường hợp, trong đó 198 người đã khỏi bệnh. Tính đến 6h sáng 18/4, số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam là 268 trường hợp, trong đó có 160 người có nguồn lây từ nước ngoài, 108 ca lây nhiễm thứ phát trong cộng đồng. Cả nước hiện có 198 ca đã được công bố khỏi bệnh. 70 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế có 32 trường hợp xác định có nguồn nhiễm từ nước ngoài. Như vậy, trong 48h qua, nước ta không ghi nhận thêm ca mắc mới. Đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy những hiệu quả bước đầu của việc áp dụng giãn cách xã hội. Với 268 ca mắc, Việt Nam đang xếp vị trí 114 trên tổng số hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc Covid-19. Nước ta cũng là 1 trong 2 quốc gia có trên 200 ca mắc, có bệnh nhân nặng nhưng chưa có trường hợp nào tử vong. Trong số những bệnh nhân đang điều trị, 4 ca đã có 2 lần liên tiếp âm tính SARS-CoV-2 và 13 ca cũng đã âm tính nCoV lần đầu. Cũng theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện còn cách ly 69.045 người tiếp xúc gần ca xác định hoặc nhập cảnh từ vùng dịch, trong đó 324 trường hợp cách ly tại bệnh viện, 11.549 người cách ly tại các cơ sở tập trung khác, số còn lại đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Nguyễn Liên Thêm 16 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh, tỉ lệ chữa khỏi của Việt Nam trên 72%- Trong ngày hôm nay sẽ có thêm 16 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca khỏi bệnh lên 193. | ||||||||||||||||||||
Người phụ nữ nghèo cúi đầu cảm ơn chủ 'ATM gạo' thời giãn cách xã hội lần 2 Posted: 17 Apr 2020 03:00 PM PDT Cầm bịch gạo 1,5 kg vừa nhận được, người nghèo ở Sài Gòn mừng rỡ, cúi đầu cảm ơn ông chủ ATM gạo và Mạnh Thường Quân đã giúp đỡ thời cách ly xã hội nhiều khó khăn. 2 ngày qua, điểm phát gạo tại quán cà phê 48, đường 48 phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM thu hút rất nhiều người nghèo đến nhận gạo miễn phí. "ATM gạo" này do anh Trương Hoàng Quân, chủ quán cà phê 48 và bạn anh là Trần Vũ An (ảo thuật gia) phát minh, với thiết kế nút bấm tự động, bàn đạp chân và thêm nút điều khiển từ xa. Người dân đến lấy gạo xếp hàng trật tự, đúng khoảng cách 2m và mỗi người chỉ nhận được 1,5 kg gạo/ngày. Anh Trần Vũ An cho biết, dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng tới miếng cơm manh áo của nhiều người. Nhưng khi hay tin các cây "ATM gạo" do anh Hoàng Tuấn Anh xuất hiện, lòng nhân ái lan tỏa khắp nơi, anh rất xúc động và muốn làm một việc gì đó cho người khó khăn hơn mình. Anh đã cùng với chủ quán cà phê hùn tiền gần 40 triệu để mua thiết bị chế tạo hệ thống máy phát gạo tự động này. Anh cho biết, "ATM gạo" được trang bị hệ thống nhận diện vân tay thay cho hệ thống nhận diện khuôn mặt. Người dân đến lấy gạo sẽ được lấy dấu vân tay và tự động cập nhật trong vòng 24h giúp kiểm soát những trường hợp gian đối đến lấy gạo nhiều lần. "Mình xác định làm từ thiện nên không lắp đặt công nghệ nhận diện khuôn mặt. Ai đến mình cũng đều phát với phương châm nếu cảm thấy khó khăn thì đến lấy một phần"- anh An chia sẻ. Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, rất ủng hộ và mong muốn mô hình này được chia sẻ rộng rãi, để có thêm nhiều điểm phát gạo cho người có hoàn cảnh khó khăn. "Một miếng khi đói bằng một gói khi no. 1-2kg gạo ở thời điểm này với bà con gặp khó khăn thì hết sức quý" - ông Tuấn nói.
Món quà nhỏ mỗi sáng gửi tặng người nghèo, 'ấm bụng' mùa dịch ở Hà NộiHà Nội những sáng sớm mưa nắng thất thường, hàng chục lượt người có hoàn cảnh khó khăn vẫn hẹn nhau đến điểm phát bánh cố định gần BV Thanh Nhàn. Như Sỹ | ||||||||||||||||||||
Bài học từ chuyện loạn nhịp xuất khẩu gạo Posted: 17 Apr 2020 01:00 PM PDT Dòng chảy xuất khẩu gạo bỗng trở nên loạn nhịp. Những lùm xùm sau đó liên quan đến cấp gạo dự trữ, thủ tục xuất khẩu đều xuất phát từ việc chưa chuẩn bị kỹ cho tình huống bất thường này. Kể từ sau khi Bộ Công Thương đề xuất tạm dừng xuất khẩu gạo, thị trường gạo bắt đầu bước vào "ma trận" thông tin về xuất khẩu. Đó là thời điểm 0h ngày 24/3. Từ đó về sau, mốc 0h này trở thành nỗi ám ảnh của không ít doanh nghiệp, thương nhân. Trong văn bản yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì lập đoàn kiểm tra liên ngành tình hình sản xuất, cung ứng, xuất khẩu, dự trữ gạo, Thủ tướng đã lưu ý: "Bộ Công Thương và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu vừa qua". Sở dĩ, Thủ tướng phải chú ý các Bộ điều này bởi những tham mưu đề xuất vội vã, thiếu cơ sở dữ liệu đã khiến những quyết định đưa ra chưa phản ánh hết được dòng chảy của thị trường cung - cầu, dự trữ gạo. Mà như lãnh đạo Bộ Công thương cho biết là có sự 'vênh số liệu' Tuy nhiên, sau những điều lưu ý ấy, việc phối hợp giữa các bộ trong công tác điều hành mặt hàng nhạy cảm như gạo cũng vẫn chưa được thông suốt. Sau khi lập đoàn kiểm tra liên ngành, ngày 6/4, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng đề nghị cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng theo từng tháng, trong đó lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 là 400.000 tấn. Kiến nghị này được Thủ tướng đồng ý vào ngày 10/4.
Trong ngày hôm đó, Bộ Công Thương ngay lập tức ban hành quyết định hạn ngạch xuất khẩu gạo là 400 nghìn tấn từ 0h ngày 11/4. Quyết định "xuất khẩu có kiểm soát được đưa ra". Nhưng không rõ đoàn kiểm tra liên ngành đã phối hợp thế nào, để rồi ngay trong ngày Bộ Công Thương ra quyết định về hạn ngạch xuất khẩu gạo (ngày 10/4), Bộ Tài chính lại phát đi một văn bản hỏa tốc gửi Bộ Công Thương đề nghị chỉ cho xuất gạo nếp, không cho xuất khẩu gạo tẻ đến hết 15/6. Một lý do quan trọng được Bộ Tài chính đưa ra là chưa mua đủ lượng gạo dự trữ quốc gia năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao là 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn lúa thường. Lý do, các doanh nghiệp đã trúng thầu cung cấp gạo cho dự trữ quốc gia (đến ngày 4/3 đã trúng thầu 178.000/190.000 tấn kế hoạch) không chịu ký hợp đồng cung cấp gạo. Văn bản ấy cũng không quên phản ánh về hoạt động của đoàn kiểm tra liên ngành được Bộ Công Thương thành lập, trong đó có cả thành viên là Bộ Tài chính. Bộ Tài chính cho rằng Bộ Công Thương chỉ thực hiện một cuộc họp nửa ngày, theo đánh giá, "thực chất chưa phải thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ". Và thực hiện văn bản của Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan đã cho mở tờ khai đăng ký từ 0h ngày 12/4, chậm 1 ngày do phải "thiết lập các chỉ tiêu thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan". Chỉ vài tiếng sau, hạn ngạch 400 nghìn tấn gạo gần như hết vèo. Nhiều doanh nghiệp "chậm chân" không kịp đăng ký đã khiến hải quan chịu nhiều chỉ trích vì việc mở tờ khai lúc nửa đêm không thông báo, bất chấp những giải thích rằng hệ thống thông quan tự động do Chính phủ Nhật tài trợ là "tự động", "không có sự can thiệp của công chức hải quan". Những câu chuyện rắc rối liên quan xuất khẩu gạo kể trên đang để lại nhiều bài học trong công tác điều hành xuất khẩu gạo, giữa sự phối hợp của các bộ ngành, địa phương với nhau. Nếu như các cơ quan tham mưu làm tốt hơn nhiệm vụ của mình, thì sẽ không khó có được số liệu đầy đủ về cung - cầu gạo để ra một quyết định hợp lý hơn, tránh tình trạng gần 20 ngày "đóng băng" xuất khẩu gạo, khiến nhiều doanh nghiệp đã đưa hàng ra cảng đành ngậm ngùi chờ xem được xuất hay không. Nếu như quyết định về hạn ngạch xuất khẩu gạo được Bộ Công Thương và Bộ Tài chính bàn bạc thêm, thì không có chuyện ngành tài chính phải "đau đầu" vì chưa kịp mua đủ lượng gạo dự trữ quốc gia. Trong khi đó, 4 doanh nghiệp "xù" kết quả đấu thầu cấp gạo dự trữ quốc gia như Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Công ty TNHH Phát Tài, Công ty cổ phần Vĩnh Tường và Công ty CP XNK Thuận Ninh lại nghiễm nhiên đăng ký được tờ khai xuất khẩu gạo Đến nay, Bộ Công Thương vẫn đang trong quá trình lên phương án xuất khẩu gạo cho tháng 5 và các tháng tiếp theo. Những bài học vừa qua hy vọng sẽ được nhìn nhận thấu đáo để từ đó có chính sách nhất quán, ổn định hơn, đỡ gây "sốc" cho hàng trăm doanh nghiệp và hàng triệu nông dân "một nắng hai sương" làm ra hạt gạo. Lương Bằng 'Xù' bán gạo cho dự trữ nhà nước, tranh nhau xuất đi nước ngoàiCó hiện tượng doanh nghiệp đã trúng thầu dự trữ gạo quốc gia nhưng không đến ký hợp đồng, khi cơ quan Hải quan rà soát thì lại xuất hiện trong danh sách đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo. | ||||||||||||||||||||
Tuyển Việt Nam: Không Lâm “tây”, thầy Park nhắm đến ai? Posted: 17 Apr 2020 04:03 PM PDT - Đặng Văn Lâm nhiều khả năng không thể dự AFF Cup 2020, buộc HLV Park Hang Seo phải băn khoăn chọn người thay thế vị trí số 1 trong khung gỗ tuyển Việt Nam. 1. Việc Thai-League, nơi mà Đặng Văn Lâm đang thi đấu trong màu áo Muangthong United, dời lại đến tháng 9 khiến cơ hội trở về tuyển Việt Nam tham dự AFF Cup của thủ môn mang 2 dòng máu này rất nhỏ. Bởi nếu đúng theo kế hoạch, AFF Cup 2020 lăn bóng vào giữa tháng 11 cùng lúc Thai-League cũng diễn ra, cho nên không dễ để Muangthong United "nhả" Đặng Văn Lâm về với tuyển Việt Nam, khi giải đấu khu vực không nằm trong hệ thống FIFA. Benjamin Tan, CEO Thai-League, mới đây cũng đề cập đến chuyện VFF phải đàm phán cực khéo với cựu vô địch Thai-League để Văn Lâm được về bắt cho tuyển Việt Nam trong thời gian này.
Chẳng những khó về, ngay cả phong độ của thủ môn mang 2 dòng máu Việt Nga cũng là dấu hỏi lớn, khi nghỉ khá dài rất dễ dẫn tới mất cảm giác thi đấu, kéo theo chuyên môn đi xuống. Chính vì thế HLV Park Hang Seo nên tính sớm cho tuyển Việt Nam nếu không muốn bị động. 2. Trên lý thuyết, hiện tại V-League đang có khá nhiều thủ thành giỏi để nhiều người khẳng định HLV Park Hang Seo không phải lo nếu vắng Đặng Văn Lâm ở AFF Cup 2020. Nhưng thực tế lại rất khác, bởi vị trí của Đặng Văn Lâm trong lòng HLV Park Hang Seo là rất quan trọng. Chiến lược gia người Hàn Quốc hiếm khi để thủ thành đang chơi bóng ở Thái Lan ngồi dự bị, bất chấp giải đấu là giao hữu hay chính thức. Vì "nặng lòng" với thủ thành mang 2 dòng máu Việt Nga đến thế, nên không dễ cho ông Park đưa ra quyết định với những người gác đền khác trong bối cảnh mà chuyên môn của phần còn lại ít khác biệt, đủ tạo ra sự an tâm tối đa từ chiến lược gia người Hàn Quốc. 3. Quay trở lại với danh sách các thủ môn mà HLV Park Hang Seo nhắm đến thay thế cho Đặng Văn Lâm, cơ hội cho một thủ thành Việt kiều khác là Fillip Nguyễn thực ra có vị trí không quá lớn.
Bởi lẽ, nếu chiến lược gia người Hàn Quốc thèm khát thủ môn đang chơi bóng ở Czech này, ông hoàn toàn có thể tác động nhiều hơn đến VFF trong việc xúc tiến cho Fillip Nguyễn nhập quốc tịch sớm, thay vì đến lúc này hồ sơ vẫn chưa hoàn tất. Lý do để HLV Park Hang Seo lo ngại với Fillip Nguyễn không gì khác vẫn là ở chuyện ngôn ngữ giao tiếp. Cần biết rằng, các vị trí trên sân có thể nhìn nhau mà chơi, nhưng thủ môn với phần còn lại thì khác, chuyện giao tiếp, trao đổi thông tin trong trận đấu là vô cùng quan trọng. Cửa dành Fillip Nguyễn tưởng rộng mà hẹp, nên cơ hội đang dành cho những Tuấn Mạnh, Nguyên Mạnh, Văn Công, Văn Cường, Văn Toản chạy đua cho vị trí gác đền ở AFF Cup 2020. Cuộc đua này chắc chắn vô cùng khốc liệt khi V-League phải đá dồn toa trong vài tháng, chưa nói cơ hội cũng chỉ đến 1 lần khi Văn Lâm đối mặt với khả năng bị giữ chân lại Thai-League. Ai nổi lên là ứng viên số 1 thay Văn Lâm còn chờ thời gian trả lời. Nhưng sòng phẳng mà nói, đây là một mối âu lo không hề nhỏ của thầy Park. Bởi chỉ cần chọn sai sẽ đi vào vết xe đổ thất bại từ những người tiền nhiệm, vốn luôn bị những người gác đền "trở mặt" vào phút chót. Và chính thầy Park, việc chọn sai người gác đền đã làm ông chịu đắng cay ở VCK U23 châu Á 2020! Video Văn Lâm cản phá 2 quả phạt đền trong 1 trận đấu: Xuân Mơ | ||||||||||||||||||||
Tin tức Covid-19 ngày 18/4: Covid-19 tiếp tục gieo rắc chết chóc toàn cầu, Mỹ hứng đau thương nhất Posted: 17 Apr 2020 05:35 PM PDT Thế giới tiếp tục oằn mình trước đại dịch Covid-19 với tổng cộng gần 2,25 triệu người nhiễm bệnh và hơn 154.000 trường hợp tử vong. Mỹ tiếp tục bị tấn công dữ dội nhất. Số liệu trên vừa được trang thống kê toàn cầu Worldometers đưa ra tính đến 7h30 sáng ngày 18/4. Theo đó, virus corona chủng mới tiếp tục càn quét 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số ca hồi phục đạt gần 571.000 người.
Mỹ dẫn đầu thế giới khi ghi nhận hơn 709.000 ca dương tính với Covid-19 và hơn 37.100 người thiệt mạng. Trong vòng 24 giờ qua, số bệnh nhân chết vì Covid-10 ở nước này tăng thêm gần 2.500. Tiếp sau Mỹ, Covid-19 gieo rắc chết chóc ở Italia khi cướp mạng sống của hơn 22.700 người và lây nhiễm cho gần 172.500 người. Tây Ban Nha ghi nhận gần 191.000 người nhiễm bệnh và hơn 20.000 người tử vong. Mỹ chi nhiều tỷ đôla mua thực phẩm phát cho dân Tổng thống Donald Trump thông báo, Bộ Mông nghiệp Mỹ sẽ tiến hành chương trình hỗ trợ mới trị giá 19 tỷ USD giúp nông dân Mỹ giảm thiểu thiệt hại vì dịch bệnh. Mục tiêu chính của chương trình là hỗ trợ trực tiếp cho nông dân và thu mua thịt, sữa cùng nhiều mặt hàng nông sản để phân phối tới các ngân hàng thực phẩm, các tổ chức cộng đồng nhằm phục vụ những người khó khăn. Tại New York, bang chịu ảnh hưởng nặng nhất, Thống đốc Andrew Cuomo tuyên bố kéo dài lệnh phong tỏa đến ngày 15/5. Có tới 6 bang khác ở vùng đông bắc Mỹ cũng hành động tương tự. Theo ông Cuomo, New York cần được chính quyền liên bang trợ giúp tổ chức xét nghiệm virus corona chủng mới trên diện rộng và tái mở cửa kinh tế. Vị thống đốc này chỉ trích chính quyền Trump đã không hỗ trợ đủ kinh phí chống dịch cho New York. Dịch Covid-19 giảm dần ở châu Âu Tình hình dịch bệnh ở châu Âu có chiều hướng giảm khi các quốc gia ghi nhận số ca tử vong dưới mốc 1.000. Cả Tây Ban Nha và Italia dù tiếp tục bị Covid-19 hoành hành nhưng diễn biến dịch đang chậm lại sau thời gian lên đỉnh. Tại Đức, quốc gia ghi nhận gần 141.400 ca nhiễm, số bệnh nhân tử vong tăng thêm trong 24 giờ qua ở mức 300, nâng tổng số lên hơn 4.350 người. Bộ trưởng Y tế Liên bang Đức ngày 17/4 khẳng định nước này đã thành công trong việc kiểm soát sự lây lan của dịch sau 4 tuần áp dụng các biện pháp ứng phó. Dịch bệnh cũng thuyên giảm ở Pháp và chính phủ của Tổng thống Macron tuyên bố sẽ thưởng cho các nhân viên y tế tham gia điều trị cho các bệnh nhân. Theo đó, các nhân viên làm việc tại bệnh viện sẽ nhận được 500 Euro còn những người làm việc trực tiếp ở những vùng bị ảnh hưởng của Covid-19 sẽ nhận được 1.500 Euro. Tại Bỉ, các nhà chức trách Bỉ ghi nhận hơn 36.000 ca Covid-19 và hơn 5.100 người tử vong. Trong 24 giờ qua, danh sách bệnh nhân xấu số ở quốc gia 11,5 triệu dân này tăng 306 người. Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, chính phủ Bỉ kéo dài các biện pháp các li xã hội đến ngày 3/5. Cho đến mốc thời gian này, các trường học tiếp tục đóng cửa. Trong khi đó, các hoạt động tập trung đông người bị cấm đến hết 31/8. Hà Lan: 3% dân số có thể kháng thể chống Covid-19 Theo kết quả một nghiên cứu mới, trong máu của nhiều người dân Hà Lan có chứa kháng thể chống virus gây Covid-19, có nghĩa là hàng trăm nghìn người nước này có thể đã mắc bệnh. Trong một cuộc tranh luận tại quốc hội, Giám đốc Viện Y tế quốc gia Hà Lan (RIVM) Jaap van Dissel tiết lộ kết quả nghiên cứu "cho thấy khoảng 3% người dân Hà Lan đã phát triển kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2". Giới chức Hà Lan xác nhận trong 24 giờ qua, số người dương tính với virus corona chủng mới ở nước này tăng 1.235 người lên thành 30.449 người. Trong báo cáo cập nhật hằng ngày, Viện Y tế quốc gia Hà Lan (RIVM) cũng cho biết số ca tử vong do COVID-19 tăng 144 người lên con số 3.459 người. WHO nói về việc Vũ Hán điều chỉnh tăng số ca tử vong Ngày 17/4, các quan chức thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, thông báo điều chỉnh tăng thêm 325 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số lên 50.333 người, và thêm 1.290 tử vong lên 3.869 nạn nhân. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng điều này đã chứng tỏ nỗ lực thống kê tình hình dịch bệnh của Trung Quốc. Maria van Kerkhove, một trong những nhân viên của WHO từng tham gia phái bộ quốc tế tới Trung Quốc hồi tháng 2 vừa qua, nói tại cuộc họp báo ngày 17/4: "Đó là một nỗ lực cho thấy Trung Quốc muốn không có trường hợp nào không được thống kê". Bà Kerkhove cho biết, Trung Quốc đã rà soát lại số liệu từ các dịch vụ tang lễ, các viện dưỡng lão, phòng khám, bệnh viện, những trung tâm dã chiến hay số người thiệt mạng tại nhà ở Vũ Hán khi dịch bùng phát tại đây từ cuối năm ngoái. "Việc họ điều chỉnh con số có nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Vũ Hán bị quá tải khi dịch bệnh bùng phát, lúc đó, có những ca thiệt mạng tại nhà. Thứ hai, các nhân viên y tế gặp khó khăn trong quá trình ghi nhận các ca nhiễm vì vào thời điểm đó, họ phải tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân", bà này lý giải. Thanh Hảo | ||||||||||||||||||||
Đà Nẵng cách ly 60 người về từ Italia lúc rạng sáng do dịch corona Posted: 17 Apr 2020 09:25 PM PDT Rạng sáng nay, lực lượng chức năng đã đón và thực hiện quy trình cách ly về phòng chống dịch Covid-19 đối với 60 hành khách từ Italia tới Đà Nẵng trên chuyến bay VN9054 của Vietnam Airlines. Chuyến bay VN9054 xuất phát từ Milan (Italia) lúc 6h40 ngày 17/4, chở 57 công dân Việt Nam và 3 người Italia hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng lúc 0h5 hôm nay.
Khi hành khách xuống máy bay, lực lượng kiểm dịch y tế quốc tế và các cơ quan chức năng đã có mặt đo thân nhiệt, khử trùng hành lý, kiểm tra y tế theo quy định phòng chống dịch. Ngay sau đó, các xe chuyên biệt đến tận chân cầu thang máy bay đưa 57 công dân Việt Nam đi cách ly tập trung theo quy định tại Trung tâm Huấn luyện dự bị động viên Đồng Nghệ (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang). Đây là những học sinh, sinh viên và công dân Việt Nam ở Italia gặp khó khăn về điều kiện sinh hoạt và y tế được đưa về nước. Riêng 3 công dân người Italia được cách ly ở một khách sạn tại Đà Nẵng. Trước đó, máy bay của Vietnam Airlines đã đưa các công dân Italia đang bị "mắc kẹt" tại Việt Nam do ảnh hưởng của dịch Covid-19 về nước, đồng thời vận chuyển số khẩu trang Việt Nam gửi tặng Chính phủ và nhân dân Italia. Dịch bệnh còn kéo dài, tiến tới chung sống an toàn với Covid-19Vì dịch còn dài nên chúng ta phải xác định chung sống nhưng nhất thiết phải an toàn - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. Hồ Giáp | ||||||||||||||||||||
Nạn nhân của Đường Nhuệ tố người ký tạm đình chỉ điều tra Posted: 17 Apr 2020 06:09 PM PDT Anh Nguyễn Văn Hà (TP Thái Bình) tố cáo Nguyễn Xuân Đường cùng đàn em hủy hoại, đập phá tài sản gia đình mình 3 năm về trước. Năm 2006, ông Nguyễn Văn Lẫm, bà Phạm Thị Quyết thành lập công ty sản xuất, kinh doanh đồ gỗ Lâm Quyết với 27 công nhân. Do ký được nhiều hợp đồng với các công trình xây dựng, cần vốn để mua nguyên liệu, ông bà nhiều lần vay Nguyễn Xuân Đường tổng cộng 1,7 tỷ đồng, lãi suất 2.000 đồng/triệu/ngày, không có thời hạn trả. Vào lúc 18h ngày 3/10/2017, trong lúc vợ chồng ông Lẫm không có nhà, Nguyễn Xuân Đường đưa đàn em mang theo hung khí đến công ty Lâm Quyết đòi nợ. Khi anh Nguyễn Văn Hà (con ông Lẫm) về trụ sở công ty thì Đường nói: "Mày bảo với mọi người là công ty này, bố mẹ mày đã ủy quyền cho chú để chú xử lý". Sau đó, Đường cho đàn em ăn ngủ luôn tại văn phòng công ty; đuổi công nhân ra ngoài, không cho hoạt động sản xuất, cho người đập phá máy móc, nhà xưởng… nhằm gây sức ép bắt ông Lẫm phải nhượng lại công ty cho mình.
Ông Lẫm gửi đơn tố cáo tới Công an TP Thái Bình, Công an tỉnh Thái Bình để kêu cứu. Anh Hà cho hay, khi làm việc với Đội Cảnh sát kinh tế Công an TP Thái Bình, bố mẹ anh khẳng định việc tố cáo Đường "Nhuệ" là vấn đề hình sự, yêu cầu chuyển hồ sơ cho Đội Cảnh sát hình sự Công an TP thụ lý. "Tuy nhiên, ông Cao Giang Nam, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình và ông Nguyễn Hữu Vinh, Đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế (hiện là Trưởng Công an phường Trần Lãm, TP Thái Bình) không chuyển hồ sơ cho Đội Cảnh sát hình sự, ép bố mẹ tôi về công ty khi đã bị Đường "Nhuệ" đập phá, hủy hoại và cướp đoạt tài sản" - anh Hà nói. Bố mẹ anh Hà tiếp tục gửi đơn lên Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh) nhưng sau đó, hồ sơ vụ việc lại được chuyển về Đội Cảnh sát kinh tế Công an TP. Ngày 29/11/2017, hồ sơ vụ việc được chuyển sang cho Đội Điều tra tổng hợp, Công an TP Thái Bình nhưng bị thiếu 2 biên bản đã lập.
"Bố mẹ tôi đã nhiều lần đề nghị Công an TP khám nghiệm hiện trường, điều tra xác minh vụ hủy hoại tài sản nhưng ngày 29/01/2018, ông Nam mới ký thông báo thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm và cũng không khám nghiệm hiện trường, không xác minh hậu quả thiệt hại". Ngày 29/3/2018, ông Cao Giang Nam ký thông báo số 12 về việc "không khởi tố vụ án hình sự" liên quan đến tố cáo của công ty Lâm Quyết. Đơn tố cáo Nguyễn Xuân Đường phá hoại tài sản chưa được giải quyết thì ngày 16/4/2018, ông Lẫm, bà Quyết bị Công an TP Thái Bình bắt giữ về hành vi "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" sau khi một chủ nợ là ông Đỗ Văn Tới làm đơn tố cáo. Tháng 6/2019, vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết bị tuyên phạt lần lượt 14 và 13 năm tù. Hiện vợ chồng ông Lẫm đang thụ án theo bản án của tòa sơ thẩm, tuy nhiên vẫn tiếp tục kháng án lên TAND cấp cao, đồng thời tố cáo hành vi "hủy hoại tài sản" của Đường gây ra đối với vợ chồng ông. Vì sao đình chỉ điều tra vụ đánh người trong trụ sở công an? Như VietNamNet đã đưa tin, ngày 16/4, Công an TP Thái Bình ra quyết định phục hồi điều tra vụ án Đường "Nhuệ" bị tố đánh người tại trụ sở Công an phường Trần Lãm vào năm 2014. Nạn nhân là mẹ con bà Đinh Thị Lý, trú tại TP Thái Bình.
Bà Đinh Thị Lý (SN 1964) tố cáo nhóm người do Nguyễn Xuân Đường chỉ đạo đánh đập mẹ con bà vào sáng 18/11/2014 ngay tại phòng tiếp dân ở trụ sở Công an phường Trần Lãm. Anh Mai Thế Duy (con trai bà Lý) bị thương tật 15%. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Bình đã tiến hành xác minh đơn tố giác tội phạm. Đến ngày 5/1/2015, ông Cao Giang Nam ký quyết định khởi tố vụ án hình sự cố ý gây thương tích. 6 tháng sau đó, ngày 5/7/2015, vẫn là ông Cao Giang Nam ký quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự vụ cố ý gây thương tích kể trên. Lý do: chưa xác định được bị can trong vụ án và đã hết thời hạn điều tra. Trưởng Công an phường Trần Lãm thời điểm xảy ra vụ việc sau đó đã bị điều chuyển công tác. Như vậy, có ít nhất 2 vụ án liên quan tới băng nhóm của Nguyễn Xuân Đường chưa được làm rõ. Người ký các văn bản tạm đình chỉ điều tra các vụ án này là ông Cao Giang Nam - Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình. Trong đơn tố cáo mới nhất, anh Nguyễn Văn Hà (con trai ông Lẫm, bà Quyết) tố cáo đích danh những cán bộ công tác tại Công an TP Thái Bình đã bao che cho Nguyễn Xuân Đường tại thời điểm xảy ra vụ việc. Ngày 15/4, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đã chỉ đạo mở rộng điều tra đối với các hành vi có dấu hiệu phạm tội hoạt động có tổ chức, mang tính chất "xã hội đen" của băng đảng "Đường Nhuệ". Trước đó, ngày 13/4, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Đặng Trọng Thăng cũng nhấn mạnh "không có vùng cấm" khi xử lý vụ án này.
Công an Thái Bình làm việc với một loạt cơ quan liên quan vụ Đường NhuệCông an tỉnh Thái Bình đang làm việc với hàng loạt đơn vị để làm rõ hoạt động đấu giá đất có liên quan đến băng nhóm Đường "Nhuệ". Thái Bình | ||||||||||||||||||||
Chuyện tình đẹp từ phòng chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19 Posted: 17 Apr 2020 03:31 PM PDT Sau 68 ngày cùng nhau chăm sóc các bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại phòng chăm sóc tích cực, hai y tá tại một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc đã nên duyên và chuẩn bị về chung một nhà.
Theo Daily Mail, Hu Zhimin, 22 tuổi, tay ôm hoa, quỳ gối để cầu hôn nữ đồng nghiệp Zeng Yingying tại một bệnh viện tạm ở Vũ Hán, Trung Quốc. Màn cầu hôn diễn ra hôm 15/4, trước sự chứng kiến của nhiều nhân viên y tế khác. Quỳ trên sân khấu, Hu nói với Zeng: "Anh không chỉ thích em mà còn yêu em. Hãy làm vợ anh nhé". Vẫn còn chút ngạc nhiên song Zeng vẫn nói đồng ý. Hu và Zeng cùng làm việc tại bệnh viện Zhongnan thuộc Đại học Vũ Hán. Sau khi dịch Covid-19 leo thang ở Vũ Hán hồi tháng 2, họ được điều tới một cơ sở y tế mới xây là Bệnh viện Lôi Thần Sơn để chăm sóc các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Hu nói, anh đã yêu Zeng sau khi hai người làm việc bên nhau cả ngày lẫn đêm để chống virus corona chủng mới. Hu kể với các phóng viên: "Chúng tôi đã cùng trải qua sự lạnh giá trong các ca trực đêm ở bệnh viện, cũng như cùng đón những ánh nắng mặt trời ấm áp sau ca trực đêm. Đó là những thử nghiệm với cuộc sống của chúng tôi. Nhân cơ hội này, tôi thể hiện tình yêu của mình với hy vọng nó sẽ làm tình yêu của chúng tôi mạnh mẽ hơn". Hoài Linh | ||||||||||||||||||||
Bệnh nhân 22 âm tính Covid-19 tại nước Anh Posted: 17 Apr 2020 03:00 PM PDT Bệnh nhân 22, người Anh được xuất viện và cách ly đủ ngày nhưng có kết quả dương tính nCoV khi lên máy bay về nước. Mới đây, người bệnh đã có kết quả âm tính khi xét nghiệm ở Bệnh viện Royal Surrey (Anh). Tối 17/4, bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, cho biết, vừa nhận được kết quả xét nghiệm của bệnh nhân số 22. Theo bác sĩ Thạnh, Bệnh viện Royal Surrey của Anh đã lấy mẫu bệnh phẩm (dịch ngoáy họng) của bệnh nhân này để xét nghiệm và có kết quả âm tính nCoV. Bệnh nhân số 22 ra viện ngày 27/3 sau quá trình điều trị ở Đà Nẵng Trước đó, ngày 2/3, bệnh nhân số 22 (người Anh, 60 tuổi) đến Đà Nẵng du lịch. Đến ngày 8/3, ông được đưa đến BV Đà Nẵng điều trị sau khi xác định bị nhiễm Covid-19. Sau quá trình điều trị và 3 lần có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV, bệnh nhân ra viện vào ngày 27/3. Sau đó, ông tiếp tục được cách ly tập trung tại khách sạn Sam Grand ở Đà Nẵng thêm 14 ngày, trước khi đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) để bay về Anh ngày 11/4. Tại đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm và bệnh nhân 22 dương tính nCoV, tuy nhiên bệnh nhân đã trở về Anh. Sau khi có thông tin trên, Sở Y tế Đà Nẵng có công văn khẩn gửi Bộ Y tế khẳng định địa phương đã điều trị, cách ly sau điều trị theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng, chống Covid-19. Đồng thời, CDC Đà Nẵng đã xác định và lấy mẫu xét nghiệm 58 người có tiếp xúc gần với bệnh nhân. Tất cả những trường hợp này đều có kết quả âm tính với nCoV. Hồ Giáp Chuyên gia lý giải bệnh nhân 22 dương tính sau xuất viện 14 ngày- Bệnh nhân 22 đã có 21 ngày điều trị, được ra viện và có thêm 14 ngày cách ly tại nhà nhưng kết quả xét nghiệm vẫn dương tính với SARS-CoV-2. | ||||||||||||||||||||
Nghị định 20: Trả lại gần 5.000 tỷ cho doanh nghiệp Posted: 17 Apr 2020 07:27 PM PDT Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính hồi tố khoản tiền thuế đã thu được của doanh nghiệp từ 2017-2018. Ngày 17/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với Bộ Tài chính liên quan đến việc hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi khoản 3 điều 8 Nghị định số 20/2017 của Chính phủ về áp trần tỷ lệ lãi vay các doanh nghiệp có hoạt động liên kết.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị định đối với nội dung xử lý hồi tố cho năm 2017, 2018 theo phương án như ý kiến của đa số thành viên Chính phủ theo đúng quy chế làm việc của Chính phủ, bù trừ nghĩa vụ thuế của các kỳ tính thuế tiếp theo nhưng tối đa không quá 5 năm. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính ký tắt nghị định, trình Thủ tướng ký, ban hành ngay trong ngày 20/4. Thủ tướng đồng thời yêu cầu Bộ Tài chính có giải pháp quản lý chặt chẽ, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm khi xử lý hồi tố theo quy định của nghị định. Từ 2017 đến nay, cộng đồng DN, giới chuyên gia và báo chí đã cùng phản ánh và phân tích những điểm chưa hợp lý của quy định khống chế chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo khoản 3 điều 8 Nghị định 20 về giao dịch liên kết. Sau những ý kiến phản biện, Bộ Tài chính đã tiếp thu sửa đổi Nghị định 20, nâng trần chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ 20% lên 30%, tuy nhiên không đồng ý hồi tố các khoản đã thu từ 2017-2018. Doanh nghiệp lại miệt mài kiến nghị, phản ánh đề nghị hồi tố lại quy định tại Nghị định 20 này. Khoản tiền được hồi tố, hoàn trả lại cho các DN lên đến gần 5.000 tỷ đồng như một nguồn hỗ trợ quý giá cho DN trong giai đoạn khó khăn này. Với quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ, những tiếng kêu của doanh nghiệp đã được người đứng đầu Chính phủ lắng nghe và giải quyết thấu đáo. H.Duy Khống chế chi phí lãi vay được trừ không quá 20%: Doanh nghiệp bị 'trói tay'Một số quy định tại NĐ 20 đang khiến cho nhiều DN lo lắng, bởi nếu không được hướng dẫn cẩn thận ở thông tư quy định chi tiết thì sẽ gây ra những khó khăn, bất lợi cho DN trong nước. Khống chế chi phí lãi vay được trừ thuế: Cần quy định mở hơnKhi bị khống chế tổng chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế không vượt quá 20%, DN có thể lâm cảnh "đói vốn", dự án đình trệ. Doanh nghiệp 'thấm' khổ, Tổng cục Thuế cũng lúng túngNhiều tập đoàn, DN lớn trong nước bắt đầu "thấm" những điểm hạn chế của Nghị định 20, nhất là quy định về "khống chế chi phí lãi vay được trừ". Đánh chuyển giá nhầm đối tượng: Chính phủ đã nhắc 3 lần rồiPhó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhắc cơ quan soạn thảo Nghị định 20 chậm sửa đổi những bất cập của quy định khống chế chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Sửa Nghị định chống chuyển giá: Hoàn tiền, 'trợ lực' DN lúc khó khănTrong bối cảnh doanh nghiệp cả nước đang khó khăn vì Covid-19, những chính sách hợp lý như sửa Nghị định 20, thực hiện hồi tồ hoàn tiền được xem là nguồn trợ lực cho doanh nghiệp đang khó khăn. | ||||||||||||||||||||
Quầy bánh đặc biệt của người phụ nữ thiếu tứ chi ở Đồng Nai Posted: 17 Apr 2020 03:00 PM PDT Một quầy bán bánh mới xuất hiện trong mùa đại dịch. Người mua thoải mái lựa chọn, tự mình phục vụ và khi trả tiền cũng phải tự tay bỏ vào túi xách người bán.
Quầy bánh đặc biệt Quầy bánh ngay ngã tư Lạc Cường, trên đường Phan Trung (P. Tân Phong, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) chỉ mới xuất hiện từ ngày 1/4 - ngày các công ty xổ số trên toàn quốc ngưng phát hành vé số. Tại quầy, nhiều loại bánh đặc trưng vùng miền như bánh ú, bánh dừa, bánh gai kèm với nhiều chủng loại khác được bày biện ngay tầm nhìn của người đi đường. Một chị đi xe máy chở theo đứa con nhỏ ghé vào. Chị tự chọn những chiếc bánh mình thích. Rồi cũng tự chị, thò tay vào bên trong quầy lấy ra chiếc bao để đựng những món hàng đã chọn. Chị móc vào xe rồi lấy chiếc ví. Chị hỏi người bán, 'Bao nhiêu vậy chị?' - '35 ngàn'. Chị lấy tờ 100 ngàn đồng bỏ vào chiếc túi trước ngực người bán, rồi cũng tự chị lấy ra 50 ngàn tiền thừa. Chị nói, 'Em chỉ lấy bấy nhiêu thôi, còn lại gởi chị uống nước nhé'. Qua lớp khẩu trang, chúng tôi không nhìn rõ, chỉ thấy đuôi mắt người phụ nữ ấy nheo lại. Dường như chị vừa nở một nụ cười. 'Chị có thường mua hàng ở đây không?', chúng tôi hỏi chị. Chị vui vẻ cho biết, quầy bánh này tuy mới xuất hiện nhưng người phụ nữ bán hàng có mặt tại khu vực này đã gần 10 năm nay rồi. 'Trước kia, chị ấy bán vé số. Từ ngày dịch bệnh bùng nổ, vé số ngưng phát hành, chị chuyển đổi mặt hàng mua bán. Người dân Biên Hòa ai cũng biết chị. Chị là phụ nữ khuyết tật, không tay không chân nhưng luôn miệt mài mưu sinh... Việc chị chuyển sang bán bánh làm nhiều người khâm phục chị hơn'. Sau lệnh cách ly toàn xã hội do dịch Covid-19, cuộc sống của người lao động bị xáo trộn không ít, nhất là những người bán vé số dạo. Nhưng thay vì ngồi đó than vãn kêu khổ như nhiều người, người phụ nữ khuyết tật đã tìm cho mình một công việc khác để cải thiện đời sống trong hoàn cảnh khó khăn này. 'Tôi ủng hộ chị - người phụ nữ quả cảm không đầu hàng số phận - nên ngày nào cũng ra mua giúp chị', người mua hàng nói.
Một thanh niên ghé vào. Anh cũng xuống xe, tự chọn hàng và cũng tự mình phục vụ. Chị bán hàng chỉ đưa mắt theo dõi. Anh móc túi bánh vào xe rồi bỏ vào túi chị tờ 50.000 đồng mà không cần lấy tiền thối. 'Sao anh không lấy tiền thối?'. 'Có đáng bao nhiêu đâu', người thanh niên nói và cho biết, ở Biên Hòa này, kiếm một người như chị hơi khó. Khiếm khuyết bản thân nhưng chị không nhờ vả vào ai, tự mình đổ mồ hôi kiếm sống. 'Trước khi bán bánh, chị từng lăn lộn khắp thành phố này, có khi đến tận 11 giờ khuya để bán từng tờ vé số. Tôi không lấy lại tiền thừa mà muốn biếu chị để chị có thêm nghị lực sống. Thử hỏi, lòng tự trọng của chị có đáng để chúng ta khâm phục và noi gương không?'. Người phụ nữ khuyết tật đầy lòng tự trọng Bao nhiêu người ghé lại rồi ra đi. Những chiếc bánh trên quầy vơi dần. Chị vẫn ngồi yên một chỗ. Chúng tôi đến gần chị. Hai tay, hai chân chị không có. Chị ngồi trên chiếc ghế nhỏ, trước ngực chị là túi xách để ai mua thì tự bỏ tiền vào.
Chị là Huỳnh Thị Thuận, 43 tuổi quê ở xã Ninh Phụng (TX Ninh Hòa, Khánh Hòa). Chị bị khuyết tật bẩm sinh, chào đời đã không có tay và chân. Gia đình thuộc diện nghèo nên tuổi thơ của chị gặp nhiều vất vả. Chị không được đến trường như bao đứa trẻ khác. Lớn dần lên chị cảm nhận không thể là gánh nặng cho cha mẹ, chị tìm cách đỡ đần. Nhưng không thể tìm được việc làm phù hợp, chị đành lê la với xấp vé số trên tay. Cuộc sống cứ thế trôi dần đến năm chị 20 tuổi, gặp được anh - một thanh niên khỏe mạnh trong vùng. Cả hai yêu nhau và sống với nhau bằng tình yêu tưởng chừng như không thể có trên đời này. Vậy mà, khi chị sinh cháu trai khỏe mạnh bình thường được 1 tháng rưỡi, anh bỏ nhà đi biền biệt. Chị đành phải bế cháu về nhà nhờ mẹ chăm sóc rồi tiếp tục lao vào cuộc mưu sinh. Vất vả nhiều vẫn không đủ lo cho con, phụ cho mẹ, chị nghe theo lời một người bạn vào tận Long An tìm kế sinh nhai nhưng cũng chẳng xong. Chị tìm đến đất Biên Hòa này và đã được bà con nơi đây bao bọc. Gần 10 năm ở đất Đồng Nai, ban ngày chị ngồi ở ngã tư Lạc Cường để bán vé số. Những anh xe ôm, ba gác xung quanh là những người giúp chị ngăn được kẻ xấu giật tiền và vé số. Tối đến chị lân la khắp các hàng quán bán đến 10 - 11 giờ khuya. Cả ngày tần tảo như thế chị bán được vài trăm vé, đủ cho sinh hoạt hàng ngày và gửi tiền về cho mẹ nuôi con.
Rồi dịch bệnh tràn đến. Vé số ngưng phát hành. Chúng tôi hỏi chị cảm giác lúc ấy ra sao. Chị bật cười rồi nói, 'Khóc chứ sao anh. Biết làm gì ăn bây giờ? Không lẽ đi xin? Nhưng cũng may có người giúp cho quầy bánh này để qua ngày. Sau này em cũng bán vé số lại thôi bởi bán bánh phải nhờ vả nhiều người quá. Dọn hàng, lấy hàng rồi phải bám trụ suốt ngày mới mong có được chút tiền lời'. Chúng tôi không dám cho tiền chị bởi chị nói, chị không đi xin. Đành phải mua giúp chị ít bánh và cũng như bao người khác, chúng tôi không lấy lại tiền thừa. Chỉ mong sao, chị sớm trở lại với nghề vé số để có thể kiếm tiền lo cho con, cho mẹ... Chị phụ hồ nhận hỗ trợ gạo, tiền nhà trọ, còn được giới thiệu việc làm'Ngoài được hỗ trợ tiền phòng, nhận quà của mạnh thường quân, tôi còn được giới thiệu việc làm. Vậy là, mẹ con tôi sẽ đỡ hơn trong những ngày thất nghiệp vì dịch. Ơn này, tôi sẽ ghi mãi'. Trần Chánh Nghĩa | ||||||||||||||||||||
Cá hồi rẻ chưa từng có, ế ẩm dân không biết bán đi đâu Posted: 17 Apr 2020 03:00 PM PDT Cá hồi Sapa được ví là loại cá "nhà giàu" vì có giá đắt đỏ, song những ngày gần đây lại rơi cảnh ế ẩm, giá rẻ chưa từng có. Người nuôi cá như ngồi trên đống lửa vì tồn khoảng 250 tấn cá mà không biết bán đi đâu. Không chỉ tôm hùm, những ngày này, cá hồi Sapa xuất hiện tràn ngập trên "chợ mạng" với giá tương đối rẻ. Đơn cử, cá hồi Sapa nguyên con trọng lượng từ 1,5-2,7kg giá dao động từ 200.000-220.000 đồng/kg, cá hồi cắt khúc (không đầu, đuôi) giá 280.000 đồng/kg, cá hồi phi lê giá 350.000 đồng/kg,... Theo người bán cá hồi Sapa online, dịch Covid-19 đã khiến hàng loạt nhà hàng, khách sạn tạm ngừng hoạt động, đặc biệt hoạt động du lịch trên Sapa "đóng băng" khiến đặc sản cá này rớt giá thê thảm, rẻ chưa từng có. Chia sẻ trên báo Lào Cai, ông Chảo Duần Mình ở thôn Can Hồ B (Ngũ Chỉ Sơn, Sapa, Lào Cai) cho hay, gia đình ông có 10 bể nuôi cá nước lạnh, nhưng hiện chỉ còn 4 bể có cá với trọng lượng khoảng 1 tấn cá hồi.
Trước đây, cá lớn đến đâu bán hết đến đó, nhưng năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường gần như "đóng băng", lượng cá tiêu thụ chỉ bằng 1/3 mọi năm. Ông Mình than thở, sức tiêu thụ chậm, số cá còn lại vẫn phải chi phí tiền cám ăn hàng ngày, trong khi giá cá hồi thương phẩm đã giảm hơn 100.000 đồng/kg so với những năm trước. "Hiện giá cá hồi chỉ còn 140.000-150.000đồng/kg. Đây là mức giá mà người dân không có lãi, thậm chí là lỗ vốn", ông nói. Không chỉ ở xã Ngũ Chỉ Sơn, người nuôi cá hồi ở các địa phương khác trong tỉnh cũng gặp rất nhiều khó khăn do không bán được cá. Trong khi đó, giá cám thì vẫn cứ đắt, cho ăn ít thì cá lại gầy, thậm chí cá chết. Tương tự, chị Hoa - một hộ nuôi cá hồi ở Sapa - than thở, gia đình chị có 10 tấn cá hồi đến kỳ thu hoạch nhưng không có người mua. Nếu chi dè sẻn, mỗi tháng gia đình mất khoảng 220 triệu đồng tiền thức ăn nuôi cá, giờ cá đến lứa bán không biết bán cho ai. Còn nếu để lại, chi phí đội lên cao, có thể mất trắng cả tỷ đồng. Như giá cá hiện nay, nếu có bán được thì cũng lỗ khoảng 30.000-40.000 đồng/kg. Song, cá hồi giờ còn không có người mua, chị Hoa ngán ngẩm nói. Theo Hiệp hội cá nước lạnh Lào Cai, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các hoạt động du lịch, dịch vụ ăn uống bị tạm dừng, việc đi lại giữa các địa phương bị hạn chế khiến những thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá hồi là khu du lịch Sa Pa, TP. Lào Cai và thủ đô Hà Nội bất ngờ "đóng băng". Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá cá hồi giảm mạnh nhưng vẫn khó tiêu thụ.
Thống kê của Hiệp hội cá nước lạnh Lào Cai cho thấy, toàn tỉnh hiện còn khoảng 250 tấn cá hồi đã đến kỳ thu hoạch nhưng không xuất bán được nên phải tiếp tục nuôi duy trì, dẫn đến phát sinh chi phí, thiếu vốn sản xuất. Đáng lo ngại là đặc tính của cá hồi đến kỳ sinh sản xong sẽ chết. Vì vậy việc nuôi duy trì lâu ngày, không bán được, nguy cơ trắng tay là nỗi lo lớn đối với người nuôi, đẩy họ vào tình cảnh khó khăn chồng chất khó khan. Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai Nguyễn Xuân Nhiễm cho biết trên VOV, hiện toàn tỉnh có khoảng 150 trại cá hồi, tập trung chủ yếu ở khu vực vùng cao thuộc các huyện Sapa, Bát Xát, Văn Bàn và TP. Lào Cai. Trong điều kiện khó khăn, hầu hết các trại đều phải xoay sang nuôi cầm chừng để tiết giảm chi phí. Theo ông Nhiễm, giải pháp cấp bách hiện nay chỉ có thể là tháo tiết, cấp đông nhanh và vận chuyển thẳng tới nơi tiêu thụ, nhưng Lào Cai lại đang thiếu các cơ sở này. Ngành nông nghiệp tỉnh cũng đề nghị các bên liên quan tạo điều kiện cho cơ sở nuôi cá nước lạnh được giãn nợ, hoặc hỗ trợ lãi xuất. Về lâu dài, vẫn phải khuyến khích thu hút đầu tư nhà máy bảo quản, nhằm hạn chế ảnh hưởng về giá khi có tác động ngoài ý muốn. Trong lúc bế tắc đầu ra, nhiều trại cá hồi Sapa tự thu hoạch cá để chế biến thành ruốc, sấy khô, hun khói. Tuy nhiên, thời gian bảo quản tối đa các sản phẩm này cũng chỉ khoảng 1 tháng và sau chế biến chi phí lại đội lên. Hải Băng (Tổng hợp) | ||||||||||||||||||||
Chủ tịch Phú Thọ chỉ đạo kiểm tra dự án Vườn Vua nghìn tỷ Posted: 17 Apr 2020 07:09 PM PDT - Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ có công văn giao Thanh tra tỉnh kiểm tra các nội dung liên quan đến một số sai phạm báo chí phản ánh tại dự án Khu du lịch, biệt thự sinh thái - nghỉ dưỡng Vườn Vua (Thanh Thuỷ, Phú Thọ). UBND tỉnh UBND tỉnh Phú Thọ vừa có Công văn số 1396/UBND-KTL về việc kiểm tra một số nội dung liên quan đến phản ánh của các cơ quan báo chí về một số sai phạm tại dự án Khu du lịch, biệt thự sinh thái, nghỉ dưỡng Vườn Vua (dự án Vườn Vua) của Công ty CP Đầu tư Thăng Long Phú Thọ tại huyện Thanh Thủy. Theo đó, UBND tỉnh Phú Thọ giao cho Thanh tra tỉnh này chủ trì thực hiện kiểm tra các nội dung các cơ quan báo chí phản ánh tại dự án trên, trong đó yêu cầu cơ quan này báo cáo UBND tỉnh biện pháp xử lý trước ngày 15/04/2020.
Liên quan đến dự án Vườn Vua, UBND huyện Thanh Thủy cũng vừa có Báo cáo số 66/BC-UBND trong đó chỉ ra các sai phạm của chủ đầu tư. Cụ thể, chủ đầu tư đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Theo đó, chủ đầu tư đã tiến hành đổ đất, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất với diện tích khoảng 108.000m2 (gồm đất mặt nước chuyên dùng, đất nuôi trồng thủy sản là những diện tích đã được UBND tỉnh giao công ty quản lý) sang đất phi nông nghiệp mà chưa được cấp phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. "Hành vi này của chủ dự án là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 3, Điều 12, Luật Đất đai năm 2003" – báo cáo nêu Ngoài ra, chủ đầu tư chưa điều chỉnh báo cáo ĐTM theo yêu cầu; chưa hoàn thành công trình xử lý nước thải tập trung, chưa thực hiện thủ tục cấp giấy phép xả nước thải và nguồn nước theo quy định; sử dụng nguồn nước dưới đất khai thác từ giếng khoan để phục vụ cho dự án mà chưa được cấp phép…
"Những tồn tại nêu trên của chủ đầu tư đã được Thanh tra Sở TN-MT nêu tại Kết luận thanh tra số 295/KT-TNMT ngày 19/2/2020. Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực tài nguyên nước đối với chủ đầu tư", báo cáo của huyện Thanh Thủy nêu. Tại báo cáo của UBND huyện Thanh Thủy cho thấy, dự án Vườn Vua còn liên tục được điều chỉnh quy hoạch xây dựng. Theo đó, từ năm 2013 cho đến nay, dự án trên đã được UBND huyện Thanh Thủy thay đổi quy hoạch 3 lần theo hướng giảm mạnh diện tích cây xanh và mặt nước, đồng thời tăng gấp đôi diện tích công trình xây dựng.
Việt Anh Sau nợ thuế tại Ninh Bình, Xuân Trường bị truy 'ăn chênh' dự án ở Phú Thọ- Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ rõ các sai phạm bị phát hiện với tổng số tiền sai phạm hơn 42,8 tỷ đồng trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, điều chỉnh giá không đúng quy định... tại các dự án tại tỉnh Phú Thọ. |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét