“ LO XA” plus 6 more |
- LO XA
- Một việc nên làm
- Đại biểu tình tại Hồ Bắc, Giang Tây, cảnh sát và người dân xung đột, hàng vạn người xuống đường
- Hồng y Miến Điện: Trung Quốc phải xin lỗi và bồi thường vì đại dịch corona
- Covid-19: Đơn kiến nghị tổng giám đốc WHO từ chức được hơn 500.000 chữ ký
- TIỂU NHÂN ĐÊ TIỆN
- Người phát ngôn BNG Trung Quốc trắng trợn bịa đặt: Tàu cá VN đâm tàu hải cảnh TQ
Posted: 05 Apr 2020 03:11 PM PDT Thiện Tùng 5/4/2020 Khi đi ngang chợ "chòm hỏm", thấy người ta bày khẩu trang vải trên xề, tôi tấp vào mua 2 chiếc. Khi về đến nhà, thấy tôi cầm khẩu trang vải, bà xã tôi trề môi nói: - Ở nhà có cả hộp khẩu trang giấy đạt chuẩn mà ông mua chi thứ đó?!. - Phòng khi thiếu để "Có hơn không, có chồng hơn ở góa" – tôi nói vui. - Cái lũ CoVi, Đảng và Nhà nước ta đang quyết tâm "đeo cùng diệt tận" chúng chớ bộ nó sống mãi được trong sự nghiệp chúng ta sao? – bà nói với vẻ tự tin. - Việt nam mình chắc chưa sản xuất được, còn thế giới thì nói khoảng 1 năm nữa mới có Vác-xin áp dụng trên cơ thể người. Thôi thì "Có thân hãy giữ lấy thân, thân ơi có biết mấy lần gian nan" – tôi nói cho qua. - Ông khéo lo xa! . Để Bà chú tâm hơn trong phòng dịch CoVi, tôi nói tỉ mỉ hơn: - Việt Nam ta có khoảng 100 triệu dân, chỉ tính một phần ba (1/3) dân số đeo khẩu trang thôi thì con số cũng đến 30 triệu người chớ bộ ít sao?. Theo quy định của ngành Y, khẩu trang phải bỏ sau 1 lần đeo. Mỗi người trong một ngày ít nhứt 2 lần phải lột khẩu trang ra để ăn - tốn 2 khẩu trang người/ngày. Vậy 30 triệu người cần phải có 60 triệu khẩu trang ngày? (30 triệu x 2 = 60 triệu). Nếu dịch kéo dài 1 năm thì phải có 21,9 tỷ khẩu trang năm (60 x 365= 21,9 tỷ). Với số lượng khổng lồ nầy liệu có sản xuất nổi/kịp không?!. Ngay cả Mỹ, một nước giàu có, công nghiệp hiện đại còn thiếu phương tiện kể cả khẩu trang để đối phó lũ CoVi nầy hà huống…?! – "không tính làm lính suốt đời". - Ông phân giải gẫm cũng có lý. Thôi được rồi, ông ra sau làm vệ sinh đi, không khéo cả nhà, thậm chí cả khu phố nầy bị khoanh cách ly. Ông đeo khẩu trang vải ra đường coi chừng Công an "thổi" – Bà cảnh báo. - Chắc không sao đâu, thấy các quan chức nhà ta trong phòng họp đông người cũng đeo khẩu trang vải, còn vẽ cờ búa liềm ngay "mặt tiền" mà có sao đâu. – tôi trấn an. - Vẽ cờ búa liềm lên đó chi cho thêm mất vệ sinh? Chẳng biết các ông làm như thế có dụng ý gì? - Bà vặn hỏi tôi. - Thôi đi đừng xúi dại! Bà bày biểu, tôi bình bậy bạ bị bắt bỏ bố ?!. Khoảng 10 ngày sau, bà xã tôi mua về hàng chục khẩu trang vải. Thấy tôi chúm chiếm cười, bà nói: "Tìm khắp mà không có khẩu trang giấy, mua số khẩu trang vải nầy phát cho mỗi người 2 cái để giặt thay đổi trước khi đeo". Đến nước nầy bà mới "chịu vô lưới ôm bóng ra". Trông thật tội nghiệp!. -/- | ||||
Posted: 05 Apr 2020 03:01 PM PDT Nguyễn Đình Cống Mỗi người cần giỏi một thứ, nên biết rộng nhiều thứ khác. Để giỏi, để biết cần học, thực hành, chiêm nghiệm trong cuộc đời và đọc sách. Càng ngày sách càng nhiều, lớp sau chồng lên lớp trước, trong đó có nhiều sách hay. Trừ trường hợp cần đọc kỹ, có tính nghiên cứu, còn lại, để đọc được nhiều, chỉ nên đọc đến mức nắm được nội dung, hiểu được điều cơ bản. Muốn vậy cần có khả năng đọc nhanh, nhưng khả năng này không phải ai cũng luyện được. Cách thứ hai là cứ kiếm sách về để đó, đọc lướt vài đoạn, thích thì đọc thêm, không thì thôi. Cách thứ ba là đọc những bản tóm lược. Cách này hay, nhưng bị động vì cần có ai đó tóm tắt hộ. Trong thời gian ở Pháp năm 1980 tôi đã đọc khá nhiều sách tóm tắt như vậy. Để góp phần nâng cao trình độ tri thức cho dân tộc, đặc biệt là cho tầng lớp có học vấn cao, nhiều Nhà xuất bản, (đặc biệt là NXB Tri Thức) đã dịch, phát hành những tác phẩm nổi tiếng của thế giới. Đó là những sách với nội dung khó, khá dày, nhiều tập. Những sách này rất kén độc giả. Mỗi cuốn in ra từ một đến vài ngàn bản (sách Sapiens- lược sử loài người – của Yuval Noah Harari- in 5000 bản), may ra chỉ có vài chục đến vài trăm người đoc, số bản sách còn lại nằm yên một chỗ. Điều này tạo ra lãng phí và mục tiêu phổ biến kiến thức trình độ cao cũng không thực hiện được. Nên chăng những sách như vậy chỉ cần in vài trăm bản để trong các thư viện và phát hành đến những người thực sự cần đọc. Ngoài ra, để phổ biến rộng rãi nên phát hành nhiều ngàn, nhiều vạn bản tóm tắt. Hồi anh Phạm Khiêm Ích (NXB Tri thức) còn sống, tôi bàn với anh việc tổ chức tóm tắt và xuất bản sách như vậy. Anh Ích rất hoan nghênh, nhưng chưa kịp làm đã vội qua đời. Tháng 10 năm 2018, Giám đốc NXB Tri Thức, GS Chu Hảo suýt bị kỷ luật đảng vì in sách có quan điểm không phù hợp với Mác Lê ( suýt bị vì ông đã rời bỏ đảng khi đảng chưa kịp tuyên bố kỷ luật). Nhân dịp này tôi tự ý tóm tắt quyển sách Đường về nô lệ của Hayek và phổ biến trên mạng xã hội. Quyển này là đầu số trong số sách bị lên án. Sau đó tôi cũng đã tóm tắt sách "Tại sao các quốc gia thất bại". Việc này tôi hơi liều vì tự làm mà không xin phép người giữ bản quyền. Bản tóm tắt công bố trên mạng được nhiều người đánh giá tốt. Hiện nay tôi vẫn đang âm thầm làm tóm tắt một số cuốn mà tôi đoán là nhiều người mong đợi. Tôi đề nghị các nhà sách, nhà xuất bản tham khảo việc làm trên đây, tổ chức việc tóm tắt sách và xuất bản chúng một cách bài bản. Qua việc tóm tắt 6 quyển sách tôi rút ra được vài kinh nghiệm, tôi sẵn sàng chia sẻ với những ai quan tâm. | ||||
Đại biểu tình tại Hồ Bắc, Giang Tây, cảnh sát và người dân xung đột, hàng vạn người xuống đường Posted: 05 Apr 2020 02:54 PM PDT | ||||
Hồng y Miến Điện: Trung Quốc phải xin lỗi và bồi thường vì đại dịch corona Posted: 05 Apr 2020 02:52 PM PDT Thụy My
Trong bài viết trên mục Ý kiến của UCA News, Hồng y Muang Bo, tổng giám mục Rangoon nhấn mạnh: « Chính chế độ toàn trị Trung Quốc do Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo, chứ không phải là nhân dân nước này, nợ tất cả chúng ta một lời xin lỗi và phải bồi thường về những thiệt hại đã gây ra ». Hồng y Muang Bo, người đứng đầu Hội đồng Giám mục châu Á tố cáo chế độ Bắc Kinh đã giấu diếm thông tin về nạn dịch xuất phát từ Vũ Hán, trừng phạt các bác sĩ và nhà báo muốn cảnh báo thế giới về sự lan tràn của con virus nguy hiểm. Dẫn ra vụ bắt bớ bác sĩ Lý Văn Lượng và các nhà báo công dân ở Hoa lục, vị Hồng y tuyên bố: « Trung Quốc là quốc gia có nền văn minh lớn và lâu đời, đã đóng góp nhiều vào lịch sử nhân loại ». Nhưng chế độ cộng sản Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm vì đã để cho đại dịch lan tràn trên toàn thế giới. Ông nhấn mạnh, người dân Trung Quốc cũng là nạn nhân và xứng đáng được cảm thông, nhưng đảng Cộng Sản Trung Quốc không thể phủi trách nhiệm. Hồng y Bo nêu ra các hậu quả tai hại đối với người nghèo, nhất là tại các quốc gia Đông Nam Á láng giềng. Chẳng hạn đối với Miến Điện giáp giới với Trung Quốc, một nước nghèo có nền y tế kém phát triển và hàng trăm ngàn người phải di tản vì xung đột đang sống trong các lều trại, không thể áp dụng giãn cách xã hội như các nước khác. Đại dịch Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán tháng 12/2019 đã lan tràn đến 203 quốc gia trên toàn thế giới. Tính đến ngày 02/04/2020, hơn 1 triệu người trên hành tinh đã bị nhiễm virus corona, hơn phân nửa dân số thế giới sống trong cảnh phong tỏa, 52.000 người thiệt mạng. Riêng tại các nước đang phát triển như Philippines, Malaysia, Pakistan…đã có hơn 2.000 ca. Tổng giám mục Rangoon kêu gọi Trung Quốc xóa nợ cho các nước đang phải chống dịch Covid-19. Ghi nhận rằng chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đang bị chỉ trích vì thiếu chuẩn bị trước nạn dịch từ Vũ Hán, Hồng y Bo nhắc nhở, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm chính vì đã gian dối trong việc công bố số liệu nhiễm bệnh và tử vong khiến nhiều chính phủ chủ quan, lại còn tuyên truyền để đổ tội cho các nước khác đã gây ra đại dịch. Theo ông, « dối trá và tuyên truyền đã khiến sinh mạng của hàng triệu con người ở khắp nơi trên thế giới bị rơi vào vòng nguy hiểm ». Nêu ra tình trạng nhân quyền tồi tệ với các vụ đàn áp tự do ngôn luận, tự do tôn giáo ngày càng dữ dội trong những năm gần đây tại Trung Quốc, vị Hồng y người Miến Điện nhắc lại lời của Thánh Phaolô tông đồ về « sự thật và tự do », nhấn mạnh đây là hai cột trụ để tất cả các quốc gia xây dựng được nền tảng vững chắc. Đăng ngày: 03/04/2020 - 17:17 Nguồn : RFI | ||||
Covid-19: Đơn kiến nghị tổng giám đốc WHO từ chức được hơn 500.000 chữ ký Posted: 05 Apr 2020 02:37 PM PDT (NLĐO) – Một đơn kiến nghị trực tuyến kêu gọi Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức liên quan đến cách xử lý khủng hoảng Covid-19 đã nhận được hơn 560.000 chữ ký trên toàn thế giới. "Nhiều người cực kỳ thất vọng. Chúng ta tin WHO trung lập chính trị" – đơn kiến nghị nói, đồng thời khẳng định ông Ghebreyesus tin số liệu của Trung Quốc "mà không tiến hành bất cứ cuộc điều tra nào". Đơn kiến nghị nêu trên, được đăng tải trên nền tảng Change.org (trụ sở Mỹ), khẳng định ông Ghebreyesus không phù hợp với vai trò nêu trên và sự lây lan của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra đại dịch Covid-19 một phần đến từ sự đánh giá thấp tình hình của ông. Trước đó, vào ngày 2-4, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Taro Aso cho biết đơn kiến nghị nêu trên xuất hiện giữa lúc nhiều người lo ngại WHO đã đổi tên thành "Tổ chức Y tế Trung Quốc". "Trừ khi chúng ta nghĩ Covid-19 không còn kiểm soát được, tại sao…chúng ta lại gọi nó là đại dịch…Sử dụng từ đại dịch không phù hợp với thực tế có thể gây ra cảm giác lo sợ. Bây giờ không phải lúc chúng ta tập trung vào từ ngữ. Nó sẽ không ngăn chặn được ca nhiễm hoặc cứu được mạng sống nào hôm nay. Đây là lúc để tất cả các quốc gia, cộng đồng, gia đình và từng cá nhân tập trung vào công tác chuẩn bị ứng phó dịch bệnh" - ông Ghebreyesus khẳng định vào đầu tháng 3, một tuần trước khi ông tuyên bố Covid-19 là đại dịch. Kể từ khi bùng phát tại Trung Quốc hồi tháng 12-2019, Covid-19 đã lây lan sang 206 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 1,2 triệu người bị nhiễm và hơn 64.700 người thiệt mạng, tính đến thời điểm 8 giờ 30 phút (giờ Việt Nam) ngày 5-4, theo trang thống kê Worldometers. Mỹ, Tây Ban Nha, Ý và Pháp là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất với số ca nhiễm-tử vong lần lượt là 311.357-8.452, 126.168-11.947, 124.632-15.362 và 89.953-7.5630. Cao Lực (Theo NHK) 05-04-2020 | ||||
Posted: 05 Apr 2020 02:27 PM PDT Hoàng Hải Vân Giữa lúc cả thế giới oằn mình phòng chống đại dịch Covid-19 phát tán từ Trung Quốc, giữa lúc Việt Nam không những tập trung bảo vệ người dân của mình thoát khỏi đại dịch mà còn chia sẻ với người dân Trung Quốc gặp hoạn nạn bằng tình cảm chân thành, bằng tiền bạc theo khả năng và bằng việc chữa khỏi bệnh miễn phí cho các công dân Trung Quốc nhiễm dịch đến Việt Nam, thì nhà cầm quyền Bắc Kinh lại xua tàu hiện đại đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá hợp pháp trên vùng biển của Việt Nam, bắt giữ bất hợp pháp 8 ngư dân và các tàu cá của Việt Nam đến cứu nạn, rồi lu loa cho rằng tàu cá Việt Nam đâm tàu hải cảnh của họ. Lợi dụng đại dịch để tiếp tục xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, đe dọa tính mạng ngư dân Việt Nam trong tay không tấc sắt, phá hủy tài sản, cướp bóc miếng ăn của bà con chúng ta, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã bộc lộ hết bản chất tiểu nhân đê tiện. Hành vi đê tiện này nằm trong kế hoạch có chủ đích, vì trước đó, cũng trong đại dịch, nhà cầm quyền Bắc Kinh còn dựng tín hiệu giả để lu loa vu cáo ngư dân Việt Nam xâm phạm chủ quyền vùng biển đảo Hải Nam và "do thám" gần căn cứ quân sự nơi có các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Người Việt chúng ta phần lớn lương thiện khoan hòa, cũng có một số tiểu nhân, cũng có một số đê tiện, nhưng mức độ tiểu nhân đê tiện của một số người Việt còn lâu mới đạt đến cái đỉnh tiểu nhân đê tiện của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bởi vậy trong kho tàng ngôn ngữ Việt Nam ta không đủ lời để chửi. Chửi chúng là tiểu nhân đê tiện thì nhẹ hều, ai tìm được lời đích đáng hơn mỗi người chửi một phát đi ! 😬(HHV) | ||||
Người phát ngôn BNG Trung Quốc trắng trợn bịa đặt: Tàu cá VN đâm tàu hải cảnh TQ Posted: 05 Apr 2020 02:23 PM PDT "Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 3/4 đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc nêu trên." Đâm tàu cá VN hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa là âm mưu của Tập Cận Bình và chính quyền Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền sau khi cướp Hoàng Sa. Điều này ai cũng biết trừ tập đoàn Nguyễn Phú Trọng. Sự việc rõ như ban ngày là Tập Cận Bình chẳng xem "nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước" là cái chi chi trước tham vọng độc chiếm biển Đông của họ. Lẽ ra Bộ ngoại giao VN phải phản đối âm mưu của Tập, đằng này chỉ dám "giao thiệp" để yêu cầu xữ lý nhân viên công vụ và tàu hải cảnh mà thôi. Xin hỏi đất nước bốn ngàn năm văn hiến Có bao giờ hèn thế này chăng ? Dân Quyền Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trắng trợn đổi trắng thay đen sự vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam trong tuyên bố mới đây. Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 3/4, khi phóng viên đặt câu hỏi liên quan tới việc tàu cá Việt Nam bị chìm sau va chạm với tàu hải cảnh Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết: "Vào sáng 2/4, một tàu hải cảnh Trung Quốc trong cuộc tuần tra định kỳ phát hiện tàu cá Việt Nam đánh bắt cá bất hợp pháp ở ngoài khơi quần đảo Tây Sa (thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - PV) và ngay lập tức kêu gọi con tàu rời đi. Tàu cá Việt Nam từ chối rời đi và bất ngờ chuyển hướng về phía tàu Trung Quốc. Mặc dù tàu hải cảnh của Trung Quốc đã cố hết sức để tránh, nhưng vẫn bị tàu cá Việt Nam đâm vào mũi tàu. Tàu cá Việt Nam sau đó bị ngập nước và chìm. Tàu hải cảnh Trung Quốc đã ngay lập tức thực hiện chiến dịch giải cứu và cả 8 ngư dân Việt Nam đã được giải cứu mà không có bất cứ thương tích nào. Tàu hải cảnh Trung Quốc sau đó đã để ngư dân Việt Nam rời đi sau khi hoàn thành thủ tục điều tra và thu thập bằng chứng cần thiết". Phát ngôn của bà Hoa là sự bịa đặt trắng trợn, vốn song hành các tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc về Biển Đông trước đây. Trên thực tế, vào khoảng 3h ngày 2/4, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90617 TS đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Trên tàu khi đó có 8 thuyền viên. Sau khi đâm chìm tàu cá Việt Nam, tàu Trung Quốc vớt 8 ngư dân của tàu QNg 90617 TS đưa về đảo Phú Lâm.
Sáng cùng ngày, nhận được tin báo, các tàu cá QNg 90929 TS của ông Nguyễn Thanh Linh, QNg 90045 TS của ông Đăng Tâm và tàu QNg 90399 TS của ông Đặng Dũng cùng chạy đến cứu nạn, cứu hộ. Lúc này, các tàu cá tiếp tục bị tàu Trung Quốc truy đuổi, 2 tàu cá QNg 90929 TS và QNg 90045 TS sau đó cũng bị bắt, lai dắt vào đảo Phú Lâm. Đến khoảng 18h ngày 2/4, Trung Quốc giao 8 ngư dân của tàu QNg 90617 TS cho 2 tàu cá QNg 90929 TS, QNg 90045 TS và thả 2 tàu cá này cùng 8 ngư dân của tàu chìm về. Đây thực chất mới là diễn biến của vụ việc chứ không phải "sự thật", mà do bà Hoa thêu dệt trong phát ngôn của mình. Không chỉ dừng lại ở đó, trong tuyên bố sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn lớn tiếng cáo buộc "tàu đánh cá Việt Nam có thời điểm thường xuyên xâm phạm vùng lãnh hải và nội thủy của 'quần đảo Tây Sa' của Trung Quốc để đánh bắt cá". Cái mà Trung Quốc gọi là "quần đảo Tây Sa" thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc nhiều lần tuyên bố chủ quyền với quần đảo này để biện minh cho các hành động phi pháp của mình tại đây nhưng chưa từng đưa ra bất cứ bằng chứng thuyết phục nào cho các tuyên bố đó. Bà Hoa còn ngang nhiên khẳng định "tàu cá Việt Nam phớt lờ và thậm chí có hành động nguy hiểm để chống lại việc thực thi pháp luật của Trung Quốc". "Phía Trung Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc với Việt Nam về vấn đề này, yêu cầu Việt Nam thông báo với ngư dân của mình và điều chỉnh hoạt động đánh cá của họ để đảm bảo không tái phạm việc xâm phạm vùng biển liên quan tới quần đảo Tây Sa của Trung Quốc hoặc thực hiện các hành động nguy hiểm chống lại lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc", bà Hoa nói. Đây là sự dối trá không thể chấp nhận bởi các ngư dân Việt Nam hoàn toàn đánh bắt cá hợp pháp tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, và cũng không hề có hành động nguy hiểm đối đầu với Trung Quốc như bà Hoa vu cáo. Đáp trả hành động vô lối của Trung Quốc, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 3/4 đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 3/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Hành động trên của tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe dọa an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông". https://baomoi.com/nguoi-phat-ngon-bng-trung-quoc-trang-tron-bia-dat-tau-ca-vn-dam-tau-hai-canh-tq/c/34578916.epi?fbclid=IwAR1JD4U4iH7f1EvtOLVfLwECu3oO41vnfIBa1ZQiTO45wSkBN0NAiChYI6Q |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét