“Người Sài Gòn nghỉ kinh doanh, nấu cơm, phát ngàn bao gạo cho người nghèo” plus 14 more |
- Người Sài Gòn nghỉ kinh doanh, nấu cơm, phát ngàn bao gạo cho người nghèo
- Người mẹ ở bệnh viện Bạch Mai: Xin mãi mới chăm con dâu và 3 sản phụ
- Người Hà Nội phát thực phẩm miễn phí trên vỉa hè
- Những tuyệt chiêu giúp Đức ít người tử vong vì Covid-19
- Chậm thực hiện cách ly, Chủ tịch phường ở Hà Nội bị xem xét trách nhiệm
- Nữ nhân viên đo nhiệt độ liên tục ở cửa ngõ Sài Gòn thời cách ly xã hội
- Để dân cưới 4 ngày giữa dịch covid-19, chủ tịch xã ở Thanh Hóa bị đình chỉ
- Giám đốc công ty Trường Sinh lên tiếng về 26 nhân viên dương tính Covid-19
- 7 thói quen cần thay đổi ngay trong đại dịch Covid-19
- Tin tức dịch CoVid-19 ngày 6/4: Thế giới hơn 69.000 chết vì Covid-19
- Thế giới giữa bão Covid-19, Putin đảo chiều sau cú gọi của Donald Trump
- Tự mua thuốc khử khuẩn về phun, BQL chung cư cao cấp bị cư dân phản đối
- Vợ tiến sĩ Bùi Quang Tín: Cái chết của chồng tôi có nhiều uẩn khúc
- Thủ tướng Anh nhập viện sau 10 ngày tự cách ly vì nhiễm Covid-19
- Tin chứng khoán ngày 6/4: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng chuyển hướng, đại gia may mặc sản xuất quần áo bảo hộ
Người Sài Gòn nghỉ kinh doanh, nấu cơm, phát ngàn bao gạo cho người nghèo Posted: 05 Apr 2020 03:00 PM PDT Mỗi ngày thu nhập 6-7 triệu đồng từ kinh doanh quán ăn, nhưng vợ chồng chị Trang treo biển nghỉ để nấu cơm, mang gạo đi phát cho người nghèo trong thời gian thực hiện cách ly xã hội. Trưa ngày 5/4, từng đợt người đến trước quán cơm chay Bình An, đường Ngô Quyền, Phường 6, Quận 10, TP.HCM xếp hàng chờ đến lượt nhận cơm, sữa, khẩu trang, nước rửa tay, kèm chai nước lọc. Họ là những người làm nghề bán vé số, xe ôm, nhặt ve chai… Lượng người đến quán quá đông, vì thế, các anh công an, lực lượng dân quân tự vệ của phường phải đến nhắc bà con đeo khẩu trang, đứng cách xa để tránh nguy cơ lây nhiễm virus corona. Các anh còn phụ quán phát đồ ăn cho người dân.
Bên trong quán, các cô chú sống trong con hẻm 49 đường Ngô Quyền, nhân viên của quán phụ giúp vợ chồng chị Trang, 35 tuổi - chủ quán cơm chay Bình An làm rau, nấu đồ ăn, cho vào bịch và phát cơm cho mọi người. Những hộp cơm ra đến đâu thì phát hết đến đó. Thấy mọi người đứng giữa trời nắng đợi, chị Trang nhắc: 'Trời nắng quá, bà con chịu khó một chút nhé'. Chị Trang quê Vĩnh Long. Trước đây, chị làm việc trong một bệnh viện ở Cần Thơ. 5 năm trước, chị và anh Nhựt, quê Đồng Tháp kết hôn. Sau đó, chị nghỉ việc ở bệnh viện, cùng chồng đến TP.HCM mở quán ăn chay.
Chị cho biết, mỗi ngày, hai vợ chồng thu nhập 6-7 triệu đồng từ việc kinh doanh quán ăn. Khi có lệnh cách ly toàn xã hội, vợ chồng chị cùng hai nhân viên trong quán vừa nấu bán, vừa phát từ thiện mỗi ngày từ 50-100 phần ăn cho người lao động nghèo. 'Tôi làm kinh doanh cũng có thu nhập, nhưng nghỉ 1-2 ngày là đã thấy mệt vì tiền nhà, tiền lo cho con, ăn uống…Trong khi đó, vì dịch, những người bán vé số phải nghỉ bán 14 ngày thì sống làm sao. Họ là những người lao động có thu nhập thấp, làm không đủ ăn, giờ không đi làm thì nghèo lại hoàn nghèo. Tôi hỗ trợ cho bà con một phần để trang trải trong những ngày khó khăn thôi', chị Trang nói về lý do làm từ thiện của mình. Ban đầu, vợ chồng chị chỉ muốn giúp đỡ người nghèo theo kiểu, mình có bao nhiêu làm bấy nhiêu. Sau đó, thấy vợ chồng chị làm hiệu quả, nhiều mạnh thường quân khác cũng đến chung tay. Người góp gạo, người góp sữa, người góp đồ ăn, ai không có vật chất thì góp công sức. Vì thế, mấy hôm nay, tại điểm từ thiện này, số người lao động nghèo đến nhận đồ ăn ngày càng đông.
Mỗi ngày, vợ chồng chị Trang cùng các tình nguyện viên nấu cơm phát hai lần, trưa và chiều. 'Lúc đầu, tôi phát hơn 1000 suất. Hôm nay, tôi đã phát gần 3000 suất rồi. Ngay mai chắc sẽ đông hơn', chị Trang thông tin. Ngoài phát cơm vào ban ngày, tối đến, vợ chồng chị Trang cùng các tình nguyện viên mang những bao gạo 5 kg/bao, mì tôm, nước rửa tay, khẩu trang, sữa đi phát cho người vô gia cư, xóm lao động nghèo, các cô chú, anh chị không còn sức lao động. Bà Đỗ Thị Bích Ngọc, Chủ tịch UBND Phường 6, Quận 10 cho biết, quán ăn của vợ chồng chị Trang là một trong những điểm phát đồ ăn từ thiện cho người nghèo của phường trong thời gian dịch bệnh. Do lượng người đến nhận đồ ăn đông, chính quyền địa phương đã cử công an, dân quân và cán bộ phường đến hỗ trợ. Bà Ngọc cũng cho biết, chính quyền địa phương đến quán đã dùng sơn vẽ vạch, mỗi vạch cách nhau 2m để người đến nhận không chen lấn và giúp hạn chế lây lan virus trong cộng đồng. Đến nay, mọi người đến nhận cơm ở quán đều chấp hành đúng việc này.
Chị Trang cho biết, theo dự tính, hai vợ chồng chị sẽ phát đồ ăn miễn phí đến ngày 15/4, nhưng nếu việc cách ly xã hội còn tiếp tục, họ sẽ vẫn mang tình yêu thương gửi tặng đến người nghèo. Để đảm bảo an toàn cho người dân, vợ chồng chị cũng trang bị nước rửa tay, khẩu trang phát cho mọi người và luôn nhắc, mọi người nên giữ trật tự khi nhận phần ăn.
Quán cơm Sài Gòn mỗi ngày phát 600 phần ăn miễn phíHàng trăm người vô gia cư, khuyết tật, nuôi bệnh, bán vé số... xếp hàng dài trên đường Nguyễn Văn Lượng (quận Bình Thạnh, TP.HCM) để được nhận một phần cơm do quán Nụ Cười 6 phát miễn phí. Tú Anh - Trương Thanh Tùng | ||||||||||||||||||||||||||||||
Người mẹ ở bệnh viện Bạch Mai: Xin mãi mới chăm con dâu và 3 sản phụ Posted: 05 Apr 2020 04:00 PM PDT Giữa lúc BV Bạch Mai bị cách ly để chống dịch Covid-19, bà Vũ Thị Huệ mất nhiều giờ đồng hồ thuyết phục cơ quan chức năng để được vào chăm con dâu và 3 sản phụ cùng phòng. Đều đặn 6h sáng mỗi ngày, trong không gian tĩnh lặng của khoa Phụ sản, BV Bạch Mai những ngày cách ly, bà Vũ Thị Huệ (51 tuổi, ở huyện Mê Linh, Hà Nội) lại cầm phích rời phòng đi lấy nước sôi để pha sữa cho 4 sản phụ. Hơn 1 tuần từ hôm xin được vào khu cách ly chăm con dâu và 3 "cô con nuôi", bà Huệ chưa có một giấc ngủ trọn vẹn.
Dù vất vả, nhưng khi được hỏi về hành trình vào chăm con khi bệnh viện bị phong tỏa, bà Huệ thở phào, cho rằng bản thân may mắn khi thuyết phục được lãnh đạo BV cho phép vào nơi được cho là "tâm dịch" của Hà Nội. Con dâu bà Huệ khi đó mới sinh, sức khỏe yếu. "Sáng 28/3, tôi gom quần áo chạy vội đến BV để xin được vào chăm con và cháu nội, nhưng bị từ chối vì lúc này Bạch Mai đã bị cách ly. Tôi gọi điện cho lãnh đạo khoa trình bày nguyện vọng được vào đỡ đần các con. Xét hoàn cảnh của tôi, và thực tế phòng có 4 sản phụ mới sinh nhưng không có người thân bên cạnh nên BV đồng ý để tôi vào", bà Huệ kể.
Xuất thân từ vùng quê xã Tiền Phong, vợ chồng bà Huệ làm nông nghiệp nuôi các con trưởng thành. Bà có 2 con đều đã lập gia đình, bà lên chức bà nội, bà ngoại từ cách đây 3 năm. "Từng làm mẹ, lại sinh con trong thời kì còn thiếu thốn, tôi luôn muốn dành những gì tốt nhất cho các con, nhất là thời điểm này", bà kể. Bà Huệ giúp con dâu và 3 sản phụ cùng phòng những việc cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày, đỡ đần thêm lúc đêm hôm. Những việc không tên như: lấy nước sôi, lấy giúp móc áo, tã lót, rửa bình sữa, hoặc trông nom trẻ khi sản phụ đi vệ sinh… nhưng cũng khiến bà tất bật cả ngày lẫn đêm.
Ôm con vừa tròn 10 ngày tuổi trong tay, chị Nguyễn Thị Huệ (SN 1992, con dâu bà Huệ) kể, vì sức khỏe chị yếu nên dù BV đang cách ly, mẹ vẫn vào chăm sóc. "Mọi việc từ nhỏ nhất trong phòng đều tự tay mẹ lo. Có những hôm thấy mẹ ngồi cạnh rồi ngủ gật vì mệt, tôi thương mẹ nhưng không giúp được nhiều, chỉ động viên mẹ cố gắng để sớm về nhà". Chị Vũ Thị Hồng Hạnh (quận Thanh Xuân, Hà Nội), một trong 4 sản phụ được bà Huệ chăm sóc tâm sự: Lúc mới sinh, chưa tháo chỉ, đi lại còn khó khăn, một người không họ hàng lại giúp mình thế này, tôi rất xúc động và trân trọng.
Vất vả là thế, nhưng bà Huệ vẫn cảm thấy may mắn khi được vào đây. "Tôi không muốn kể lể công lao gì cả, những việc tôi làm chỉ mong giúp các cháu thêm lạc quan, yên tâm hơn khi có người ở bên cạnh". Trực tiếp điều trị và phụ trách phòng của 4 sản phụ nói trên, bác sỹ Trần Đức Hùng chia sẻ, ở khoa Phụ sản mỗi người đều có một câu chuyện riêng, nhưng hình ảnh bà Huệ - người mẹ tất tả chăm lo cho 4 sản phụ khiến anh và các nhân viên ở đây ấn tượng. "Công việc dù không quá nặng nhọc, việc làm dù rất khó đặt tên nhưng phải sống trong thời điểm này mới thấy trân quý, thấu hiểu công lao thầm lặng của người mẹ", bác sỹ Hùng nói. Cùng là những người mẹ có con nhỏ, nhưng 2 nữ điều dưỡng khoa Phụ sản là Nguyễn Xuân Quỳnh (SN 1991) và Vũ Thị Lệ Mỹ (SN 1988, đều trú huyện Thanh Trì, Hà Nội) phải xa các con gần 10 ngày nay vì lệnh cách ly. Chị Lệ Mỹ tâm sự: "Tôi có 2 cháu, cháu lớn năm nay 7 tuổi, đứa bé mới 15 tháng tuổi, chưa kịp cai sữa mẹ. Nhìn con qua màn hình điện thoại, tôi cảm nhận được con cũng hờn dỗi vì phải xa mẹ. Có lúc con tránh mặt rồi nép vào lòng ông bà, tôi thật sự rất nhớ con và tủi thân".
Với nữ điều dưỡng Xuân Quỳnh, buổi tối đến là thời điểm chị nhớ con nhiều nhất. Cháu bé mới 13 tháng tuổi, cũng chưa kịp cai sữa. "Nhìn con qua điện thoại mà không thể chạy đến ôm chặt, chỉ biết gọi con ơi, nước mắt tự chảy vì rất, rất nhớ", Quỳnh nghẹn ngào. Nhớ con nhưng trong thời điểm đặc biệt này, 2 nữ điều dưỡng đều động viên nhau mạnh mẽ, vượt qua khó khăn, phục vụ người bệnh.
"Dù nhớ nhà nhưng nghĩ đến các sản phụ, các bé sơ sinh đang cần mình, chúng tôi không cho phép bản thân rơi vào trạng thái bi quan. Chúng tôi sẽ trở về nhà, ôm các con trong tâm thế của một người vợ, người mẹ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tôi tin các con khi lớn lên cũng sẽ tự hào vì điều đó", Xuân Quỳnh chia sẻ. 2 nữ điều dưỡng dự định việc đầu tiên sẽ làm khi được về nhà là "chạy thật nhanh đến ôm con, rồi làm lành, xoa dịu hờn dỗi của các con những ngày xa cách".
Trưởng khoa Phụ sản Phạm Bá Nha cho biết, trong 9 ngày qua, khoa đón 4 công dân mới chào đời, tất cả đều mẹ tròn, con vuông. Khoa có 48 bệnh nhân, trong đó có 39 bé sơ sinh, 4 phụ nữ đang mang thai những tuần cuối với bệnh lý khá phức tạp như suy thận, tiền sản giật và có trường hợp bị nhồi máu não.
"Mọi việc đến nay khá trôi chảy. Trong thời điểm này sẽ không tránh khỏi những khó khăn nhất định, tuy nhiên đó là khó khăn chung của toàn xã hội. Với chúng tôi, khi nghe các bệnh nhân báo về kết quả thụ thai thành công hay nghe tiếng khóc của các bé mới chào đời, vậy thôi là đủ để cuộc sống thêm lạc quan", ông Nha tâm sự. Đoàn Bổng - Phạm Công - Thiết kế: Tú Uyên Điều dưỡng Bạch Mai mang thai 9 tháng trong khu cách ly, đổi tên con vì Covid-19Nữ điều dưỡng trẻ tâm sự, con 38 tuần tuổi trong bụng đang cùng mẹ trải qua những giây phút đặc biệt, chị không ở cạnh chồng và gia đình, các dự định sinh nở đều thay đổi... | ||||||||||||||||||||||||||||||
Người Hà Nội phát thực phẩm miễn phí trên vỉa hè Posted: 05 Apr 2020 03:56 AM PDT 'Tặng cho họ món quà, không chỉ giúp họ bớt đi nỗi lo về một bữa ăn, còn khiến họ còn có lòng tin vào những điều tốt đẹp và để biết rằng, họ sẽ không bị bỏ rơi…', người làm từ thiện trên phố Hà Nội chia sẻ. Sáng 5/4, một cụ bà đội chiếc nón cũ, đạp xe đạp trên đường Lê Văn Lương. Bà dừng lại khi nhìn thấy tấm băng rôn to được treo trên vỉa hè. Người phụ nữ cao tuổi, tần ngần đọc dòng chữ: 'Điểm tặng thực phẩm hàng ngày. Ai cần cứ đến lấy. Nếu khó khăn, hãy lấy 1 gói mỗi ngày. Nếu bạn ổn, xin nhường cho người khác' và ghé vào.
Trên chiếc bàn được kê ở vỉa hè là những phần quà cho người nghèo. Một phần quà đựng 2 gói mì tôm, 2 quả trứng; một phần quà khác đựng 1 túi gạo (800g-1kg) và 1 túi muối, đường… Bà chọn một phần quà, vui vẻ cho biết: 'Hôm nay, tôi không phải lo bữa trưa rồi'. Đó là hình ảnh tại ngõ 54 đường Lê Văn Lương (Thanh Xuân) - một trong nhiều điểm phát thực phẩm miễn phí ở Hà Nội trong mùa dịch Covid-19. Phía sau điểm phát quà đó là một quán cà phê, rất nhiều những thành viên của nhóm tình nguyện đang tất tả nhận và vận chuyển hàng từ thiện vào kho. Bà Trương An Xinh - Chủ tịch một công ty cổ phần ở Hà Nội, người đứng ra tổ chức phát thực phẩm từ thiện, cho biết, ngoài điểm tại Lê Văn Lương và 420 Lạc Long Quân, họ đang tiến hành triển khai phát miễn phí tại 3 điểm khác ở Hà Nội. 'Ban đầu, chúng tôi chỉ mượn địa điểm để phát nhưng do khối lượng công việc lớn, thiếu nhân sự để đóng gói, phát quà… nên chúng tôi phải ưu tiên các địa điểm có thêm người giúp đỡ, hỗ trợ.
Ngoài ra, các điểm được chọn đều là khu đông dân, nhiều người lao động nghèo. Ví dụ khu Lạc Long Quân (Tây Hồ) có nhiều công nhân, khu Hà Đông có nhiều lao động nghèo từ các tỉnh đổ về. Nay có dịch Covid-19 họ không thể đi làm, không có thu nhập… buộc phải có người hỗ trợ thực phẩm'. Tại các địa điểm, các thành viên của đoàn từ thiện sẽ hướng dẫn người dân không tụ tập đông, đứng giãn cách nhau 2m, đeo khẩu trang, rửa tay… trước khi nhận quà.
'Từ ngày 4/4, cứ 9h sáng chúng tôi tổ chức phát đến chiều, tối. Nếu còn người đến lấy, chúng tôi còn phát, không giới hạn về số lượng và thời gian. Chúng tôi cam kết, còn dịch còn phát và còn người nghèo cần, chúng tôi còn cung cấp'. Hiện tại nhóm làm từ thiện của bà Xinh đã chuẩn bị được hơn 5 tấn gạo, 5 nghìn thùng mì tôm, 50 nghìn quả trứng gà… Các ngày tới, họ tiếp tục mua thêm các loại rau, củ, quả… để phát. Trong sáng 5/4, họ đã tặng được gần 1 nghìn túi quà. 'Chúng tôi may mắn có bạn bè là các nhà sản xuất, nhà buôn… nên được lấy hàng với giá buôn. Ngoài ra, có khoảng 20-30 người là thành viên của nhóm làm việc rất nhiệt tình để phân chia quà, phát đến tận tay người nhận', bà nói thêm.
'Chương trình vạch ra dù chi tiết thế nào cũng không tránh được những thiếu sót. Ví dụ chúng tôi chia sẻ là sẽ phát gạo, muối và lạc nhưng sáng nay lạc chưa kịp chuyển đến thì người dân chỉ nhận được gạo và muối. Tuy nhiên 'một miếng khi đói bằng một gói khi no', chúng tôi mong mọi người cùng nhau vượt đói và thông cảm cho nhóm từ thiện', bà Xinh chia sẻ. Đại diện nhóm từ thiện lý giải, họ chọn việc phát thực phẩm dù biết sẽ vất vả nhưng với lý do đây là những đồ ăn thiết thực và nhanh chóng đến được tận tay người nghèo. 'Giữa thành phố nhộn nhịp, nhìn những người già đội nón cũ dừng lại đọc kỹ xem có phải được phát miễn phí không mới dám vào nhận khiến tôi xúc động. Tặng cho họ món quà, không chỉ giúp họ bớt đi nỗi lo về một bữa ăn, còn khiến họ còn có lòng tin vào những điều tốt đẹp trong xã hội và để biết rằng, họ sẽ không bị bỏ rơi…', bà Xinh nhấn mạnh. Người phụ nữ này cũng chia sẻ, cả đêm, nhóm từ thiện lọ mọ xếp hàng, liên tục nhận điện thoại để sắp xếp thực phẩm.
'Xong việc ngày hôm nay, tối cả nhóm lại bàn ngày mai như thế nào? Chuyển hàng ra sao? Tất cả phải dồn hết sức bởi như sáng nay, chậm một chút, người dân đã phải xếp hàng dài để chờ', bà nói. Ngoài ra, những ngày này, trên địa bàn thành phố, cũng rất nhiều điểm phát thực phẩm miễn phí. Tại điểm KTX Mễ Trì (182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân), trong sáng 5/4, hàng trăm túi quà (trứng, xúc xích…) đã được phát đi. 'Mấy hôm nay, tôi không có việc phải ở nhà trong khi tiền thuê phòng vẫn phải trả. Sáng nay, nhận được một phần quà này, tôi cảm thấy rất vui', ông Hải - một người dân ở Bắc Ninh xuống Hà Nội làm nghề xe ôm, cầm trên tay túi thực phẩm vừa nhận, cho biết. Chủ trọ Bình Dương đi từng phòng tặng quà, giảm tiền thuê cho công nhânKhông chỉ giảm 50% tiền thuê, chủ trọ còn tặng quà là các thực phẩm khô thiết yếu, động viên người thuê nhà vượt qua khó khăn mùa dịch. 600 lời cảm ơn cùng suất ăn đặc biệt gửi bác sĩ tuyến đầu chống dịchHơn 600 suất ăn cùng những lời nhắn nhủ, cảm ơn, động viên hàng ngày được gửi tới đội ngũ y, bác sĩ BV Bệnh nhiệt đới TƯ. Ngọc Trang | ||||||||||||||||||||||||||||||
Những tuyệt chiêu giúp Đức ít người tử vong vì Covid-19 Posted: 05 Apr 2020 09:13 PM PDT Đại dịch Covid-19 đã ập đến nước Đức, lây nhiễm cho hơn 100.000 người. Nhưng so với các nước láng giềng, quốc gia này có tỷ lệ tử vong rất thấp. Tại Đức, các bác sĩ được trang bị đồ bảo hộ, lái xe khắp những con phố vắng tanh ở Heidelberg để kiểm tra các bệnh nhân đang ở nhà đã đổ bệnh 5 hoặc 6 ngày. Người Đức gọi họ là taxi corona. Họ làm xét nghiệm máu, kiểm tra các dấu hiệu khiến sức khỏe bệnh nhân suy giảm nhanh. Họ có thể gợi ý người bệnh nhập viện, dù người đó chỉ có triệu chứng nhẹ. Kết quả là cơ hội sống sót cao, tình hình bệnh nhân được cải thiện rất nhiều khi được điều trị trong bệnh viện.
Giáo sư Hans-Georg Kräusslich, người đứng đầu ngành virus học tại Bệnh viện Đại học ở Heidelberg, một trong những bệnh viện nghiên cứu hàng đầu của Đức, nói: "Điểm bùng phát rơi vào cuối tuần đầu tiên. Nếu phổi của bạn yếu dần thì bạn sẽ bắt đầu suy yếu". Taxi corona chỉ là một trong những sáng kiến đang được áp dụng ở Heidelberg. Nó cho thấy mức độ tham gia và cam kết về các nguồn lực trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, giúp giải thích một trong những thành công của Đức: tỷ lệ tử vong thấp. Virus corona chủng mới và dịch bệnh nó gây ra (Covid-19) đã lây nhiễm cho hơn 100.000 người Đức tính đến sáng 6/4, chỉ sau Mỹ, Tây Ban Nha và Italia. Nhưng với 1.584 bệnh nhân xấu số, tỷ lệ tử vong ở Đức vào khoảng 1,4%, thấp hơn nhiều so với 12% ở Italia, khoảng 10% ở Tây Ban Nha, Pháp và Anh, 4% ở Trung Quốc và 2,5% ở Mỹ. Kể cả ở Hàn Quốc, tỷ lệ này cũng cao hơn (1,7%). Giáo sư Hendrik Streeck - Giám đốc Viện Virus học Bệnh viện Đại học Bonn - cho biết ông đã nhận được nhiều cuộc gọi từ các đồng nghiệp ở Mỹ và nhiều nơi khác nói về thực tế ở Đức. "Tại sao các ông làm được điều khác biệt như vậy? - họ hỏi tôi. Tại sao tỷ lệ tử vong ở nước ông lại thấp đến thế?". Theo các chuyên gia, có nhiều hơn một câu trả lời cho điều này, nhưng có những khác biệt thực sự trong cách thức nước Đức đối phó với đại dịch. Tuổi trung bình của những người nhiễm bệnh ở Đức thấp hơn so với nhiều quốc gia khác. Nhiều bệnh nhân đợt đầu nhiễm virus từ các khu trượt tuyết ở Áo và Italia, và họ tương đối trẻ khỏe, theo giáo sư Kräusslich. "Nó bắt đầu như một dịch bệnh của những người trượt tuyết", ông nói. Khi lây nhiễm lan rộng, nhiều người già hơn mắc bệnh và tỷ lệ tử vong tăng cao. Nhưng tuổi trung bình nhiễm bệnh vẫn tương đối thấp (49). Ở Pháp, tuổi trung bình của người bệnh Covid-19 là 62,5 và ở Italia là 62, theo các báo cáo quốc gia mới nhất.
Một giải thích khác là Đức tiến hành xét nghiệm cho nhiều người hơn so với hầu hết các nước. Điều này có nghĩa là họ phát hiện nhiều bệnh nhân ít hoặc không có triệu trứng, khiến danh sách nhiễm tăng cao. Theo giáo sư Kräusslich, điều này "tự động làm cho tỷ lệ tử vong trên giấy tờ thấp đi". Nhưng cũng có nhiều yếu tố y khoa góp phần vào thực tế này, theo các chuyên gia dịch tễ học và virus học, đó là xét nghiệm và điều trị, nhiều giường bệnh chăm sóc tăng cường và một chính phủ tin cậy với các hướng dẫn giãn cách xã hội được tuân thủ rộng rãi. Xét nghiệm Hồi giữa tháng 1, khi nhiều người Đức còn chưa bận tâm đến Covid-19, bệnh viện Charité ở Berlin đã xây dựng một bài kiểm tra và đăng công thức lên mạng. Khi Đức ghi nhận ca bệnh đầu tiên hồi tháng 2, các phòng thí nghiệm trên cả nước đã nhanh chóng tạo ra một loạt bộ xét nghiệm. "Lý do Đức có ít người chết vào lúc này so với số ca nhiễm bệnh, có thể được giải thích chủ yếu bởi thực tế là chúng tôi tiến hành một số lượng lớn các chẩn đoán trong phòng thí nghiệm", NY Times dẫn lời Tiến sĩ Christian Drosten, nhà virus học ở Charite và là thành viên nhóm sáng chế bộ thử nghiệm đầu tiên. Các nhân viên y tế - đói tượng có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 thường trực - được làm xét nghiệm định kỳ. Cuối tháng 4, các quan chức y tế Đức dự kiến sẽ triển khai một nghiên cứu kháng thể quy mô lớn, xét nghiệm ngẫu nhiên 100.000 người trên toàn quốc mỗi tuần để đánh giá khả năng miễn dịch. Một chìa khóa đảm bảo xét nghiệm diện rộng là bệnh nhân không phải trả tiền, theo Giáo sư Streeck. Điều này là khác biệt nổi trội so với Mỹ ở những tuần đầu tiên của đại dịch, nhờ dự luật hỗ trợ chống Covid-19 được Quốc hội thông qua hồi tháng 3. "Một người trẻ tuổi bị ho khan sẽ không muốn đi bác sĩ vì không có bảo hiểm y tế, vì vậy nguy cơ lây nhiễm cho người khác sẽ càng cao", ông Streeck lý giải.
Truy dấu hành trình Vào một ngày cuối tháng 2, Giáo sư Streeck nhận thông tin lần đầu tiên một bệnh nhân ở bệnh viện của ông tại Bonn dương tính với virus corona chủng mới: Một nam thanh niên 22 tuổi không có triệu chứng nhưng trường học nơi anh này làm việc đã yêu cầu anh ta đi xét nghiệm, sau khi biết đối tượng đã tham gia một lễ hội có người dương tính với virus. Ở hầu hết các nước khác trong đó có Mỹ, xét nghiệm chủ yếu hạn chế ở các bệnh nhân yếu nhất, vì vậy một người có thể bị từ chối làm xét nghiệm. "Xét nghiệm và lần theo dấu bệnh nhân là chiến lược thành công ở Hàn Quốc và chúng tôi đã cố học hỏi", Giáo sư Streeck nói thêm. Hệ thống chăm sóc khỏe cộng đồng tốt Trước khi đại dịch Covid-19 càn quét Đức, Bệnh viện Đại học ở Giessen có 173 giường chăm sóc tăng cường được trang bị máy thở. Trong những tuần gần đây, bệnh viện đã trang bị thêm 40 giường như vậy và tăng số nhân viên túc trực. "Chúng tôi có nhiều năng lực nên có thể tiếp nhận bệnh nhân cả từ Italia, Tây Ban Nha và Pháp", Giáo sư Susanne Herold, giám đốc khoa truyền nhiễm và một chuyên gia về phổi tại bệnh viện cho biết. Trên toàn nước Đức, các bệnh viện đều mở rộng năng lực chăm sóc tăng cường. Hồi tháng 1, Đức đã có khoảng 28.000 giường chăm sóc tăng cường được trang bị máy thở, đạt tỷ lệ 34 giường trên 100.000 người. Trong khi đó, con số này ở Italia là 12 và ở Hà Lan là 7. Đến nay, Đức có tổng cộng 40.000 giường bệnh thuộc loại này.
Tin vào Chính phủ Ngoài xét nghiệm diện rộng và chuẩn bị sẵn sàng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, nhiều người tin rằng tài năng lãnh đạo của Thủ tướng Angela Merkel cũng là một nguyên nhân khiến số bệnh nhân Covid-19 tử vong ở Đức thấp. Bà Merkel đã hành động rất rõ ràng, bình tĩnh và thường xuyên suốt cuộc khủng hoảng, khi bà triển khai các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt chưa từng có trên toàn quốc. Các giới hạn này - vốn đóng vai trò then chốt trong ngăn chặn sự lây lan của virus - đã gặp phải rất ít sự phản đối chính trị và được đông đảo người Đức tuân thủ. Tỷ lệ tín nhiệm dành cho Thủ tướng Merkel tăng cao. "Có thể sức mạnh lớn nhất của chúng tôi ở Đức là việc ra quyết định phù hợp ở cấp độ cao nhất trong chính phủ kết hợp với niềm tin vào chính phủ trong dân chúng", Giáo sư Kräusslich nhận định. Thanh Hảo | ||||||||||||||||||||||||||||||
Chậm thực hiện cách ly, Chủ tịch phường ở Hà Nội bị xem xét trách nhiệm Posted: 05 Apr 2020 10:15 PM PDT Chủ tịch UBND phường Nam Đồng (Đống Đa) chưa kịp thời thực hiện các biện pháp cách ly, theo dõi sức khỏe để phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung sáng nay chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến công tác quý 1/2020. Giám đốc Sở Nội vụ Vũ Thu Hà báo cáo, các đoàn kiểm tra công vụ kiểm tra đột xuất 34 lượt cơ quan, đơn vị; kiểm tra xác minh 2 vụ việc theo chỉ đạo của TP và khảo sát tại 12 địa điểm tổ chức lễ hội... Hầu hết cơ quan, đơn vị có bố trí công chức trực tiếp nhận hồ sơ hành chính, sổ ghi chép của bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thể hiện có hồ sơ hành chính giao dịch ngay trong các ngày làm việc sau kỳ nghỉ Tết. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ quan, đơn vị có tồn tại, thiếu sót... Đến nay, 10 đơn vị có báo cáo kết quả khắc phục, chấn chỉnh thiếu sót, tồn tại sau kết quả kiểm tra công vụ. Người đứng đầu các đơn vị xác định cụ thể trách nhiệm của các cá nhân có liên quan, kiểm điểm nghiêm túc. Có 6 trường hợp bị kiểm điểm trách nhiệm, có trường hợp phải xử lý kỷ luật. Trong quý 1, đoàn kiểm tra công vụ của Sở đã thực hiện 2 cuộc kiểm tra. Thứ nhất, kiểm tra vụ việc tại UBND xã Vạn Thắng (huyện Ba Vì) theo văn bản của Bộ Nội vụ về ý kiến phản ánh của công dân về việc chơi bài, chơi cờ diễn ra trong giờ hành chính. Chủ tịch UBND xã thừa nhận có chơi tú lơ khơ vui khi hết giờ làm việc, xin rút kinh nghiệm và chấm dứt chơi. Liên quan đến việc kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường Nam Đồng (Đống Đa) trong công tác quản lý, cách ly người có nguy cơ lây bệnh Covid-19, bà Hà cho biết: "Chủ tịch phường chưa kịp thời thực hiện các biện pháp cách ly, theo dõi sức khỏe phòng, chống dịch dẫn đến việc không kịp thời đưa 1 trường hợp đến cơ sở y tế cách ly". 15.000 doanh nghiệp dừng hoạt động Giám đốc Sở KH&ĐT Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, quý 1, tăng trưởng kinh tế của TP được duy trì, song hầu hết các chỉ tiêu đạt thấp hơn so với cùng kỳ. Theo Cục thuế Hà Nội, đến hết tháng 3, có 15.000 DN dừng hoạt động, hơn 150.000 hộ kinh doanh gặp khó khăn đặc biệt, do dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng toàn diện đến các hoạt động, tác động tiêu cực đến các chỉ tiêu và cân đối lớn của TP. Căn cứ kịch bản tăng trưởng của cả nước, tình hình và kết quả của các ngành, lĩnh vực trong quý 1, Hà Nội đã xác định 3 kịch bản điều hành để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh Covid -19. Kịch bản 1, dịch bệnh sớm được kiểm soát, quý 2 lấy lại đà tăng trưởng và quý 4 có sự bứt tốc, tăng trưởng cả năm đạt 7,5%, hoàn thành kế hoạch đề ra. Kịch bản 2, dịch bệnh được kiểm soát vào quý 3 nhưng tăng trưởng tiếp tục bị ảnh hưởng, không thể bứt tốc, cả năm đạt 6,42%, không đạt kế hoạch đề ra. Kịch bản 3, dịch bệnh kéo dài đến hết năm, tăng trưởng cả năm 2020 đạt 5,34%, không đạt kế hoạch đề ra (cả nước dự báo tăng trưởng 4-5%). UBND TP sẽ ban hành kế hoạch hành động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh. Hương Quỳnh - Thành Nam Giám đốc Trường Sinh: 26 nhân viên nhiễm Covid-19 không phải là tội đồGiám đốc công ty cung cấp suất ăn, nước sôi có 26 nhân viên dương tính Covid- 19 nói, nhân viên của mình "không thể là tội đồ được". | ||||||||||||||||||||||||||||||
Nữ nhân viên đo nhiệt độ liên tục ở cửa ngõ Sài Gòn thời cách ly xã hội Posted: 05 Apr 2020 08:59 PM PDT Khi có xe máy, ô tô di chuyển vào TP.HCM, những người làm nhiệm vụ 'gác cửa' kiểm soát dịch Covid-19 ra hiệu dừng phương tiện, đọc biển số xe, đo thân nhiệt. XEM CLIP: Trạm cầu vượt Sóng Thần vào khuya 5/4, hàng trăm phương tiện hướng vào TP.HCM đều bị chặn lại để tổ liên ngành thực hiện việc kiểm soát y tế.
Một cán bộ trong tổ cho biết, trạm được lập từ 17h chiều, đây là một trong những cửa ngõ lớn kết nối Bình Dương vào TP.HCM. Đặc biệt, khu vực này có nhiều khu công nghiệp nơi có nhiều chuyên gia nước ngoài, công nhân đang làm việc, nên việc kiểm soát luôn 'nóng' hơn các điểm chốt khác.
"Nếu phát hiện người nào có dấu hiệu như sốt, ho…các cán bộ tổ liên ngành sẽ giữ lại trạm y tế dã chiến để khám sâu. Họ ngồi cách nhau khoảng 2m. Cứ 10 phút CSGT lại phun khử khuẩn. Sau 30 phút, bác sĩ đo lại thân nhiệt đồng thời lấy thông tin, địa chỉ, số điện thoại gửi cơ quan y tế địa phương giám sát"- vị cán bộ y tế cho hay. Ngoài ra, vị này cho biết những trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh sẽ đưa về bệnh viện điều tra dịch tễ. Nếu họ tiếp tục sốt, hay từng đi vào vùng dịch sẽ được lấy mẫu xét nghiệm, cho nhập viện.
Tương tự, chốt kiểm tra dịch Covid-19 trên quốc lộ 1K, các phương tiện lưu thông trên tuyến đường huyết mạch kết nối Đồng Nai, Bình Dương với TP.HCM cũng được kiểm tra kỹ càng. Tại chốt này, quy trình kiểm soát được lực lượng liên ngành thực hiện khá thuần thục. Lực lượng Thanh tra giao thông đứng trước rào chắn liên tục rọi đèn pin yêu cầu phương tiện di chuyển chậm vào khu vực chốt.
Tại đây, CSGT chặn phía trước, công an quận Thủ Đức thực hiện việc đọc biển số xe. 2 nhân viên y tế của bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức trong trang phục bảo hộ kín mít nhanh chóng thực hiện quy trình y tế. Một người dùng công cụ hỗ trợ chuyên ngành tiến lại gần để đo thân nhiệt và đồng thời yêu cầu tài xế đọc thông tin cá nhân. Nhân viên còn lại ngồi ghi chép mọi thông tin liên quan đến phương tiện và người ngồi trên xe. "Nếu quá trình phát hiện có trường hợp nào nghi vấn, biểu hiện của dịch bệnh Covid-19, lực lượng liên ngành kiểm soát lập tức gọi báo xin y kiến cấp trên để có hướng xử lý y tế kịp thời"- nữ nhân viên y tế tại chốt quốc lộ 1K cho hay.
Tuấn Kiệt Ngày đầu kiểm soát dịch ở cửa ngõ Sài Gòn, 3 tài xế bị kiểm tra y tếĐồng loạt 62 chốt, trong đó 16 chốt chính ở cửa ngõ vào TP.HCM để kiểm soát dịch Covid-19 chiều nay được lập. Có 3 tài xế được đưa đi kiểm tra y tế. | ||||||||||||||||||||||||||||||
Để dân cưới 4 ngày giữa dịch covid-19, chủ tịch xã ở Thanh Hóa bị đình chỉ Posted: 05 Apr 2020 07:02 PM PDT Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) Trịnh Văn Súy sáng nay cho biết, đã đình chỉ công tác 1 chủ tịch xã vì để người dân tổ chức đám cưới giữa cao điểm dịch Covid-19. Người bị đình chỉ công tác 7 ngày là Chủ tịch UBND xã Tân Châu Đỗ Doãn Cường, Trưởng ban phòng chống dịch Covid-19 của xã. Trong thời gian này, cơ quan chức năng thẩm tra, xác minh một số vi phạm, trong đó có việc ông Cường để 2 hộ dân tổ chức đám cưới, tụ tập đông người khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Trước đó, ngày 26/3, gia đình bà B. (nhà gái) tổ chức lễ nạp tài, có khoảng 10 người tham gia nhưng không ăn uống; ba ngày sau liên hoan, có hơn 80 người tham gia. Đến ngày 1/4, khi cả nước thực hiện cách ly xã hội, gia đình nhà trai tổ chức buổi tiệc liên hoan có khoảng 60 người tham gia. Tiếp đó, sáng 2/4, nhà trai tổ chức lễ cưới có khoảng 30 người tham gia, không tổ chức ăn uống. Theo báo cáo của UBND xã Tân Châu gửi UBND huyện, gia đình cô dâu và chú rể ở cùng thôn 2. Đám cưới nói trên diễn ra không có khách đến từ vùng dịch và không có lãnh đạo chủ chốt của xã tham dự. truo Giám đốc Trường Sinh: 26 nhân viên nhiễm Covid-19 không phải là tội đồGiám đốc công ty cung cấp suất ăn, nước sôi có 26 nhân viên dương tính Covid- 19 nói, nhân viên của mình "không thể là tội đồ được". Lê Anh - Lâm Nguyên | ||||||||||||||||||||||||||||||
Giám đốc công ty Trường Sinh lên tiếng về 26 nhân viên dương tính Covid-19 Posted: 05 Apr 2020 04:03 PM PDT Giám đốc công ty cung cấp suất ăn, nước sôi có 26 nhân viên dương tính Covid- 19 nói, nhân viên của mình "không thể là tội đồ được". Công ty Trường Sinh - đơn vị cung cấp suất ăn cho BV Bạch Mai được coi là "ổ dịch" khi có tới 26 nhân viên dương tính với Covid-19. Ông Trần Doãn Sinh, Giám đốc công ty, lần đầu lên tiếng. Qua điện thoại, ông Sinh "mong được chia sẻ", mong mọi người nhìn rõ vấn đề rằng nhân viên của mình không bao giờ bỏ bệnh nhân, "không đào ngũ trong cuộc chống dịch của xã hội". Cho dù đó là khoa cách ly (khoa Nhiệt đới, C4, Thần kinh), họ vẫn phục vụ đến phút cuối cùng. Vì phục vụ bệnh nhân mà họ mắc bệnh, họ không thể là tội đồ được. Ông Sinh lý giải: Trong thời gian dịch bệnh, từ 10/3, nhân viên công ty hầu như ở trong viện, nên có thể nguồn lây nhiễm do bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và những người đến khám lây cho nhân viên trong quá trình phục vụ. "Mình tự hào rằng trong suốt 33 năm, mình không gây ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm nào và đảm bảo các suất ăn bệnh lý theo yêu cầu. Còn việc những người bị bệnh (nhân viên bị dương tính Covid-19) là do tai nạn trong quá trình phục vụ bệnh nhân mà họ phải gánh chịu" - ông Sinh nói thêm. Cũng theo ông Sinh, đến nay, tất cả người nhà nhân viên nhiễm virus không ai bị mắc bệnh.
Sau khi phát hiện các ca bệnh Covid-19 có liên quan đến Trường Sinh, Bộ Y tế đã yêu cầu các Sở Y tế, bệnh viện trực thuộc rà soát những đơn vị có hợp đồng cung cấp dịch vụ với công ty. Đồng thời, yêu cầu tạm dừng hợp đồng và tiến hành các biện pháp kiểm soát dịch. Đến ngày 1/4, đã xác định công ty TNHH Trường Sinh cung cấp dịch vụ cho 5 đơn vị ngành y tế là BV Bạch Mai (cả 2 cơ sở Hà Nội và Hà Nam), BV Hữu Nghị, BV Nội tiết TƯ cơ sở 2 (Hà Nội) và BV A Thái Nguyên. Tại Bạch Mai, sau khi phong tỏa khu vực dịch vụ ăn uống của công ty TNHH Trường Sinh, BV đã giám sát 91 người làm việc tại địa điểm này và hàng trăm người có liên quan. Tại BV Hữu Nghị, 15 nhân viên của công ty Trường Sinh được thực hiện các biện pháp cách ly khẩn cấp; 15/15 mẫu đều âm tính với virus SARS-CoV-2. BV này cũng đóng cửa, phong tỏa tạm thời toàn bộ khu vực căng-tin, phun khử khuẩn toàn bộ khu vực nhà ăn, căng-tin để đảm bảo an toàn. Trong khi đó, BV Nội tiết TƯ cơ sở 2 đã cho xét nghiệm Covid-19 đối với tất cả 19 nhân viên của công ty TNHH Trường Sinh tham gia cung cấp suất ăn cho bệnh viện. Còn tại BV A Thái Nguyên, công ty Trường Sinh có một siêu thị nhỏ ở trong BV. Công ty này không cung cấp suất ăn hay nước uống, chỉ bán hàng ở siêu thị với tổng số 4 nhân viên. Công ty Trường Sinh tên đầy đủ là công ty TNHH MTV Thương mại và dịch vụ Trường Sinh, thành lập tháng 9/2002. Chỉ đạo khẩn về các bệnh nhân Covid-19 liên quan BV Bạch Mai và xét nghiệm nhanhChủ tịch Hà Nội yêu cầu khẩn trương liên hệ với toàn bộ ca bệnh liên quan đến BV Bạch Mai để làm rõ lộ trình; tại trạm di động Hà Nội sẽ vừa test nhanh vừa xét nghiệm RT-PCR. Kiên Trung | ||||||||||||||||||||||||||||||
7 thói quen cần thay đổi ngay trong đại dịch Covid-19 Posted: 05 Apr 2020 05:11 PM PDT - Trong mùa dịch Covid-19, mọi người cần thay đổi ngay những thói quen: gặp nhau tay bắt mặt mừng, sà vào người thân ngay khi về nhà, mời khách đến nhà... Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 khuyến cáo người dân cần thay đổi ngay 7 thói quen sau: 1. Trước gặp nhau tay bắt mặt mừng, nay gặp nhau không vồ vập, không bắt tay. 2. Trước hay vô thức đưa tay lên mặt, nay không đưa tay lên mắt, mũi, miệng. 3. Trước về tới nhà là sà vào người thân, nay cần thay ngay quần áo, tắm rửa. 4. Trước ăn xong đánh răng là đủ, nay thêm súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn. 5. Trước hay giao lưu gặp gỡ, nay không mời khách tới nhà và cũng không tới nhà người khác. 6. Trước ốm đau đến ngay bệnh viện, nay gọi điện thoại trước cho nhân viên y tế để được tư vấn. 7. Cuối cùng, tự giác và nhắc nhau thực hiện các quy định và khuyến cáo phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo cũng đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm: 1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết. 2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m. 3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. 4. Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh. 5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế. Tính tới sáng 6/4, Việt Nam đã ghi nhận 241 người mắc Covid-19. Trong đó, 91 bệnh nhân đã được chữa khỏi, trở lại cuộc sống bình thường hoặc chuyển sang giai đoạn theo dõi sức khỏe. Việt Nam hiện đang cách ly tập trung 67.237 người, trong đó 1277 người tại bệnh viện, 42.004 tại các cơ sở tập trung và 23.992 người cách ly tại nhà. Nguyễn Liên Không ghi nhận ca Covid-19 mới, cả nước có 241 người mắc, 91 ca khỏi bệnh- Sáng 6/4 là sáng thứ hai liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca Covid-19 mới. Cả nước hiện có 241 trường hợp mắc, trong đó có 91 ca khỏi bệnh. | ||||||||||||||||||||||||||||||
Tin tức dịch CoVid-19 ngày 6/4: Thế giới hơn 69.000 chết vì Covid-19 Posted: 05 Apr 2020 07:23 PM PDT Dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát dữ dội, khiến tổng số trường hợp thiệt mạng vì nhiễm virus corona chủng mới trên toàn thế giới tăng không ngừng và hiện đã vượt mốc 69.000 người. Trang Worldometers thống kế, tính đến sáng sớm ngày 6/4 (theo giờ Việt Nam), dịch Covid-19 đã tấn công 208 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, lây nhiễm cho ít nhất 1.269.299 người và cướp đi sinh mạng của 69.346 trường hợp. Song, thế giới cũng chứng kiến 261.200 bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục sau điều trị.
Mỹ chuẩn bị cho "tuần cam go nhất" Mỹ hiện vẫn là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch Covid-19 với tổng số ca dương tính với virus corona chủng mới cao nhất toàn cầu, lên tới 334.745 người tính đến hết ngày 5/4, tăng gần 23.400 trường hợp so với một ngày trước đó. Trong 24 giờ qua, nước này cũng có thêm 1.121 người thiệt mạng vì nhiễm virus, nâng tổng số ca tử vong lên 9.572 người. Theo CNN, cứ trung bình hơn một phút lại có một người ở Mỹ tử vong vì dịch Covid-19. Tình trạng kéo dài nhiều ngày qua khi chính quyền một số bang của Mỹ thông báo thiếu máy thở dành cho các bệnh nhân chuyển biến nặng cũng như trang thiết bị y tế dành cho tuyến đầu chống dịch. Bang New York hiện là ổ dịch Covid-19 lớn nhất Mỹ, nhưng nhà chức trách địa phương cho biết các bang New Jersey, Michigan, Pennsylvania, Colorado và thậm chí cả thủ đô Washington cũng đang trở thành các "điểm nóng" khác về dịch. Tổng thống Donald Trump cảnh báo nước Mỹ đang bước vào "tuần cam go nhất" với số ca tử vong vì Covid-19 dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Song, ông tái nhắc mong muốn mở cửa đất nước trở lại sau lễ Phục sinh. Bất chấp việc nhiều bang khuyến cáo người dân ở nhà và thực thi giãn cách xã hội để dập dịch, nhiều người vẫn tập trung tại các nhà thờ Công giáo khắp nước Mỹ để tham gia các nghi lễ của ngày Chủ nhật lễ lá (ngày chủ nhật trước lễ Phục sinh). Một quan chức trong chính quyền ông Trump tiết lộ, Bộ An ninh nội địa và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Mỹ (CDC) sắp công bố các biện pháp giới hạn mới nhằm ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh chết người, kể cả cấm các hành khách và thành viên thủy thủ đoàn từ các du thuyền đến Mỹ đi các chuyến bay nội địa. Quy định sẽ áp dụng với cả những người không có triệu chứng bệnh và buộc tất cả mọi người phải cách ly kiểm dịch 14 ngày. Tín hiệu tích cực từ "tâm dịch" châu Âu Cho đến thời điểm hiện tại, châu Âu vẫn là tâm chấn của đại dịch Covid-19 toàn cầu. Song, số ca nhiễm mới và thiệt mạng vì dịch tại nhiều "điểm nóng" trong khu vực đang có xu hướng giảm xuống. Trong 24 giờ qua, Tây Ban Nha chỉ ghi nhận thêm 5.478 ca nhiễm và 694 trường hợp tử vong vì Covid-19, mức tăng hàng ngày thấp nhất của nước này kể từ hồi đầu tháng Ba. Tính đến hết ngày 5/4 đã có 131.646 người dương tính với virus corona chủng mới với 12.641 trường hợp đã tử vong ở Tây Ban Nha. Để ứng phó, Madrid dự kiến sẽ phân phát 1 triệu bộ kit xét nghiệm nhanh Covid-19 cho các vùng tự trị nhằm phát hiện sớm những trường hợp đã nhiễm mầm bệnh để tiến hành điều trị và cách ly kịp thời. Tại Italia, trong 24 giờ qua có thêm 525 trường hợp tử vong vì Covid-19, mức tăng thấp nhất trong ngày của nước này kể từ hôm 19/3, nâng tổng số ca tử vong lên 15.887 người. Italia vẫn là nước có số người thiệt mạng vì dịch cao nhất thế giới với gần 129.000 trường hợp nhiễm bệnh. Cùng thời điểm, Pháp ghi nhận thêm 357 người tử vong vì virus corona chủng mới tại các bệnh viện, thấp hơn mức 441 ca tử vong một ngày trước đó. Tính đến hết ngày 5/4, Pháp cũng là một ổ dịch lớn của châu Âu với ít nhất 92.839 người mắc Covid-19 với 8.078 trường hợp đã tử vong. Trong khi Mỹ, Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác đã tung ra các kế hoạch tài chính khổng lồ để ứng phó với khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh, châu Âu vẫn loay hoay với nỗ lực này do sự bất đồng quan điểm trong nội bộ. Thực tế khiến 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối phó dịch bệnh bằng các kế hoạch chi tiêu riêng. Các tin nóng khác về đại dịch Covid-19: - Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phải nhập viện điều trị tối 5/4 sau 10 ngày tự cách ly tại nhà vì nhiễm Covid-19. Tính tới thời điểm hiện tại, quốc gia này ghi nhận hơn 47.800 ca nhiễm Covid-19 với 4.934 người đã tử vong. Trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành, Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã có bài diễn văn hiếm hoi được phát trực tiếp trên truyền hình, bày tỏ tin tưởng rằng nước này sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại nếu người dân cùng đồng lòng, quyết tâm thực hiện phong tỏa và tự cách ly. Bà cũng cảm ơn các nhân viên y tế, lực lượng y bác sĩ đã nỗ lực quên mình trong cuộc chiến chống Covid-19. - Tờ Irish Times đưa tin, Thủ tướng Cộng hòa Ireland Leo Varadkar đã đăng ký tham gia chống dịch Covid-19 cùng đội ngũ y, bác sĩ của nước này với một ca làm việc mỗi tuần. Trước khi tham gia chính trường, ông Varadkar từng có 7 năm hành nghề y. Cả vợ và nhiều thành viên khác trong gia đình ông hiện đang phục vụ trong hệ thống y tế quốc gia. Tính đến sáng 6/4, Ireland có 4.273 ca dương tính với virus corona chủng mới và 120 trường hợp tử vong. - Tổng thống và các bộ trưởng của Malawi tuyên bố sẽ tự nguyện cắt giảm 10% lương trong 3 tháng để gây quỹ chống lại dịch Covid-19. Sau khi ghi nhận ca nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên hôm 2/4, quốc gia châu Phi này đã ban bố sắc lệnh khẩn cấp quốc gia, đóng cửa các trường học, cấm tổ chức các sự kiện có hơn 100 người tham dự cũng như kêu gọi người dân làm việc tại nhà và tuân thủ các chỉ dẫn vệ sinh, giãn cách xã hội để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Tính đến sáng 6/4, Malawi mới có 4 trường hợp dương tính với Covid-19. - Hy Lạp hôm 5/4 đã tiến hành cách ly trại tị nạn thứ hai trên đất liền sau khi một người đàn ông Afghanistan đang cư trú tại đây cùng hàng trăm người xin tị nạn khác có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới. Động thái diễn ra chỉ 3 ngày sau khi chính phủ nước này quyết định cách ly trại tị nạn Ritsona ở miền trung khi có tới 20 người sống tại đây nhiễm mầm bệnh nguy hiểm. Tính đến hết ngày 5/4, Hy Lạp ghi nhận 1.735 ca nhiễm Covid-19 với 73 trường hợp đã tử vong và 78 người đã hồi phục sau điều trị. Để ngăn chặn nguy cơ phát tán virus, nhà chức trách địa phương đã áp lệnh giới nghiêm buổi tối (từ 20h - 8h sáng hàng ngày) trong 2 tuần tại hai hòn đảo đông dân nhất cả nước là Mykonos và Santorini. - Hàng triệu người trên khắp Ấn Độ đã tắt hết đèn điện, chỉ thắp nến và đèn dầu vào lúc 21h theo giờ địa phương (22h30 theo giờ Việt Nam) ngày 5/4 để tỏ rõ sự đoàn kết trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Hoạt động chỉ kéo dài 9 phút này được thực hiện theo lời kêu gọi của Thủ tướng Narendra Modi. Đến sáng 6/4, ít nhất 83 người đã thiệt mạng trong tổng số hơn 3.500 ca nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ. Từ ngày 25/3, chính phủ của ông Modi đã cho thực thi lệnh phong tỏa toàn quốc trong 21 ngày để dập dịch. - Cựu Thủ tướng Libya Mahmoud Jibril vừa qua đời tại một bệnh viện ở Ai Cập trong khi đang điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Truyền thông địa phương cho hay, ông Jibril, 68 tuổi được chẩn đoán nhiễm Covid-19 hôm 26/3. Cái chết của chính trị gia này đã góp phần nâng tổng số trường hợp tử vong vì virus corona chủng mới tại Ai Cập lên 78 người trong tổng số 1.173 ca dương tính với Covid-19. Tuấn Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||
Thế giới giữa bão Covid-19, Putin đảo chiều sau cú gọi của Donald Trump Posted: 05 Apr 2020 01:00 PM PDT Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có một quyết định đảo chiều, quay lại hợp tác với OPEC sau những thỏa luận qua điện thoại với tổng thống Mỹ Donald Trump. Giá dầu theo đó có thể tăng nhanh. Tín hiệu từ nước Nga Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố nước Nga sẵn sàng tham gia các thỏa thuận trong khuôn khổ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh ngoài OPEC (OPEC+) cũng như sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong việc cắt giảm sản lượng khai thác dầu. Theo đó, tại một cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak, ông Vladimir Putin cho biết Nga đã chuẩn bị cho việc thảo luận khả năng cắt giảm sản lượng khoảng 10 triệu thùng/ngày. OPEC dự kiến sẽ họp trực tuyến vào 6/4 để thảo luận về việc cắt giảm sản lượng nhằm ổn định thị trường dầu. Đây là một tín hiệu tích cực sau khi hôm 6/3 Nga đã từ chối lời kêu gọi của OPEC về cắt giảm sản lượng khai thác dầu khí (cắt 1,5 triệu thùng/ngày) khi thỏa thuận cắt giảm nguồn cung giữa OPEC và Nga kéo dài 3 năm kết thúc vào cuối tháng 3/2020 và nhu cầu dầu thế giới tụt giảm giữa đại dịch Covid-19. Những nỗ lực của tổng thống Mỹ Donald Trump với những cú điện đàm riêng rẽ với Tổng thống Nga Putin và Thái tử Saudi Arabia Mohammed Bin Salman trong tuần vừa qua dường như đã có kết quả.
Trên Twitter, ông Trump kỳ vọng vào "sự cắt giảm khoảng 10 triệu thùng, và có thể hơn thế nữa". Thậm chí, trong một tweet sau đó, ông Trump còn đặt cược các nước sẽ cắt giảm tới 15 triệu thùng/ngày. Giá dầu WTI đã tăng vọt 25% trong ngày thứ Năm (ghi nhận phiên tăng mạnh chưa từng có) lên 25,32 USD/thùng và rồi tăng tiếp 12% trong ngày thứ Sáu để kết thúc tuần với mức tăng tổng cộng 32%, chấm dứt 5 tuần giá dầu giảm liên tiếp. Con số cắt giảm 10 triệu thùng/ngày đến từ cả phía ông Donald Trump và chính quyền Kremlin mở ra cơ hội để giá dầu tăng trở lại từ đáy 18 năm. Một cuộc chiến giá dầu khí sẽ chất dứt, cả ông Donald Trump và ông Putin có lẽ sẽ hài lòng với mức giá dầu cao hơn hiện tại khoảng 10-15 USD/thùng. Giá dầu trước đó đã tụt giảm liên tục và có lúc xuống tới 19,9 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ năm 2002.
Trước đó, sau khi Nga từ chối hợp tác với OPEC, Saudi Arabia ngay lập tức đã trả đũa bằng việc hạ mạnh giá dầu và tăng sản lượng lên mức kỷ lục 12 triệu thùng/ngày sau khi thỏa thuận 3 năm kết thúc. Thay đổi vào giờ chót, căng thẳng vẫn còn Theo CNBC, cuộc họp giữa OPEC và các đồng minh dự kiến vào thứ Hai ngày 6/4 đã bất ngờ bị hoãn lại trong bối cảnh căng thẳng giữa Saudi Arabia và Nga lên cao. Dự kiến cuộc họp "có thể" sẽ được dời sang ngày thứ Năm (9/4). Cuộc họp vào thứ Hai ngày 6/4 đã được lên kế hoạch sau khi Tổng thống Donald Trump hôm 3/4 cho biết ông kỳ vọng Tổng thống Nga Vladimar Putin và Thái tử Saudi Mohammed bin Salman sẽ công bố một thỏa thuận với mức cắt giảm lên tới 15 triệu thùng/ngày.
Theo đánh giá của giới quan sát, thị trường dường như đã quá lạc quan, giá dầu trong phiên thứ Năm và thứ Sáu vừa qua đã tăng thêm 37%). Với diễn biến mới nhất với cú ăn miếng trả miếng giữa Nga và Saudi, dường như các ông lớn chưa thống nhất được điều gì. Giá dầu có thể giảm trở lại. Bất chấp cú tăng vọt cuối tuần, giá dầu WTI hiện vẫn thấp hơn so với các đáy ghi nhận hồi năm 2016, năm 2009 và gần cả năm 2002 và 2003. Hơn thế, nhu cầu đối với dầu ở mức rất thấp do đại dịch Covid-19 khiến gần như toàn bộ nền kinh tế các nước trên thế giới ngưng trệ. Thông tin Nga và OPEC chưa thể ngồi vào bàn họp có thể sẽ khiến chính quyền ông Donald Trump đứng ngồi không yên. Theo CNBC, nước Mỹ hiện đang chứng kiến các nhà khai thác dầu bơm lên một lượng dầu thấp kỷ lục khi mà thế giới đang tiến tới giới hạn, hết khả năng lưu trữ dầu. Trong ngày thứ Sáu cuối tuần, các CEO dầu khí đã có cuộc gặp với tổng thống Trump tại Nhà Trắng và có thông tin cho rằng ông Trump đã yêu cầu các nhà lãnh đạo này hợp tác cắt giảm sản lượng khai thác.
Còn đối với ông Putin, việc giá dầu giảm có lẽ cũng là một điều tồi tệ. Nó gợi nhớ tới những ám ảnh lịch sử khi mà giá dầu tụt xuống mức thấp trong năm 2015-2016 khiến Nga rơi vào tình trạng khủng hoảng và đồng rubble sụt giảm. Giá dầu thô đã có một đợt giảm sâu hơn hồi cuối 2015 và đầu 2016 khi xuống dưới 27 USD/thùng. Nước Nga đã tưởng chừng không vượt qua nổi khó khăn tài chính trong cuộc đại chiến dầu mỏ khi đó. Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia Faisal bin Farhan sau đó đã cho rằng lời nói của ông Putin là "không có thật". Bộ trưởng năng lượng Saudi hoàng tử Abdulaziz bin Salman cũng đưa ra tuyên bố hôm thứ Bảy cho rằng, lời bình luận của Bộ trưởng năng lượng Nga Alexander Novak là "hoàn toàn sai và trái với sự thật". Trên thực tế, nước Nga của ông Putin cũng như các nước OPEC khác, trong đó có Saudi Arabia, luôn mong muốn giá dầu cao và cao hơn nữa. OPEC và Nga đã từng phớt lờ lời thỉnh cầu của thế giới khi dầu lên mức 130-140 USD/thùng hồi 2008. Việc tiếp tục cắt giảm sâu thêm nữa sản lượng khi nguồn thu ngân sách tụt giảm là điều mà Nga cũng không hề mong muốn. Trong khi đó, Saudi Arabia có thế mạnh chi phí sản xuất dầu rất thấp và có thể mạnh trong các cuộc đàm phán. Bên cạnh đó, cả Nga và Saudi có lẽ cũng không thích thú với sự vươn lên mạnh mẽ của Mỹ trên thị trường dầu mỏ thế giới. Dù vậy, thế giới đang ở một tình huống rất khó khăn. Các nước đều chật vật, thiếu tiền chống lại đại dịch Covid-19. Đây là thời điểm để các ông lớn dầu khí ngồi lại với nhau, ít nhất là trong ngắn hạn. M. Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||
Tự mua thuốc khử khuẩn về phun, BQL chung cư cao cấp bị cư dân phản đối Posted: 05 Apr 2020 09:31 PM PDT - Ban quản lý chung cư cao cấp Sunrise City Central tự ý mua thuốc khử khuẩn ngừa Covid-19 về rồi tự phun, việc làm này khiến nhiều cư dân không đồng tình. Mới đây, đông đảo cư dân chung cư Sunrise City Central (số 25 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM) phản ánh rất bất bình trước việc ban quản lý chung cư tự mua thuốc khử khuẩn về phun làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cư dân.
"Ban quản lý phun thuốc khử khuẩn nhưng không có thông báo gì cho cư dân biết, tự ý phun ở các tầng bất chấp nhiều trẻ con ở trong nhà. Không những vậy, sau khi phun, thuốc khử khuẩn ướt đẫm sàn hành lang, bay vào các căn hộ. Mấy hôm nay nhiều người bị đau đầu, trẻ con bị nôn ói mà không biết nguyên nhân gì?", cư dân này nói.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp – Trưởng Ban quản trị chung cư Sunrise City Central, tại chung cư mới đây phát hiện có trường hợp liên quan đến người dương tính Covid-19 nên cư dân đồng ý thuê một đơn vị có chuyên môn về phun thuốc khử khuẩn cho chung cư. Tuy nhiên, khi kiểm tra thì phát hiện ban quản lý tự ý mua thuốc khử khuẩn về phun.
Theo ông Đông, bộ phận nhân viên hồ bơi đảm nhiệm việc pha và xịt khi chưa có hướng dẫn từ các ban ngành chuyên môn. Giá thuốc khử khuẩn cho 1 block là 107.000 đồng, chưa bao gồm 100.000 đồng tiền phụ cấp cho nhân viên phun thuốc. Việc phun thuốc này ban quản trị có nắm thông tin và đồng ý. Bất động sản giữa đại dịch, lộ doanh nghiệp yếu kém loay hoay bán dự án- Trong bối cảnh tín dụng siết chặt cộng với không bán được sản phẩm do dịch bệnh, đã xuất hiện dấu hiệu nhiều chủ đầu tư yếu năng lực tài chính đã tìm kiếm nhà đầu tư để chào mời, chuyển nhượng dự án… Phương Anh Linh | ||||||||||||||||||||||||||||||
Vợ tiến sĩ Bùi Quang Tín: Cái chết của chồng tôi có nhiều uẩn khúc Posted: 05 Apr 2020 09:31 PM PDT Người vợ của tiến sĩ Bùi Quang Tín khi tường trình với Công an đưa ra nghi ngờ cho rằng, cái chết của chồng mình có uẩn khúc, không loại trừ là 1 vụ án mạng. Được biết, ngay sau khi xảy ra vụ tiến sĩ Bùi Quang Tín rơi lầu tại 1 chung cư ở huyện Nhà Bè và tử vong vào tối 5/4, bà Nguyễn Thanh Bích (45 tuổi, vợ của ông Tín, hiện cư ngụ tại đường Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh) được Công an mời làm việc, lấy lời khai. Theo bà Bích, bà làm việc với Công an huyện Nhà Bè và 1 số cán bộ thuộc các phòng nghiệp vụ Công an TP.HCM.
Trong bản tường trình với Công an, bà Bích khai báo chi tiết về những thông tin liên quan, trình bày những nghi ngờ và cho rằng cái chết của chồng mình không loại trừ là do án mạng. Theo tường trình của bà Bích, 11h trưa 5/4 ông Tín rời khỏi nhà và có nói qua nhà 1 người tên D để bàn công việc với thầy T - lãnh đạo của 1 trường đại học. Tầm 18h, bà Bích nhận được điện thoại của Công an báo tin chồng bà gặp nạn. Khi làm việc với Công an, bà Bích trình bày, đầu năm 2019 tiến sĩ Bùi Quang Tín được bổ nhiệm phụ trách phòng truyền thông của 1 trường đại học và từ đó trong quá trình làm việc đã phải chịu rất nhiều sức ép từ nhiều phía. Bà Bích cho hay, theo lời của chồng bà, là do lợi ích nhóm. Giai đoạn trước Tết 2020, ông Tín có nói với vợ là xin từ chức. Bà Bích còn cung cấp thông tin, trước đó ông Tín đã 3 lần xin từ chức nhưng lãnh đạo quản lý không đồng ý. Đặc biệt, nội dung tường trình của bà Bích có nhấn mạnh, chồng bà có kể cho bà nghe về việc hay nhận những tin nhắn đe doạ. Trong đó có lời đe doạ rằng, nếu không từ chức sẽ ép cho rơi lầu… Sau đó, ông Tín cũng đã từ chức, tiếp tục làm công việc giảng viên và phụ trách trường đào tạo bên ngoài. Cũng theo tường trình từ người vợ tiến sĩ Tín, trưa 5/4 ông có nói qua nhà người tên D để bàn việc với thầy T. Ông Tín nói với vợ là không muốn đi. Một thông tin khác được cấp cho công an, theo bà Bích là rất quan trọng: cách đây hơn 1 tháng, giai đoạn sau khi ông Tín từ chức, thầy T có mời làm việc. Tiến sĩ Tín lo sợ đến mức, trong cuộc gặp đó không dám uống ly nước mời vì sợ… có độc mà phải tự tay pha nước. Theo bà Bích, trong những ngày cả nước đang phòng, chống dịch Covid 19, vợ chồng bà ở suốt trong nhà. Bà khẳng định, trong những ngày gần đây, ông Tín sống vui vẻ, không có biểu hiện bất thường. Trả lời qua điện thoại với P.V VietNamNet, bà Bích xác nhận các nội dung đã trình báo Công an nêu trên và khẳng định: "Cái chết của chồng tôi có nhiều uẩn khúc, cần được điều tra làm rõ". Như VietNamNet đã thông tin, tối 5/4 người dân phát hiện tiến sĩ Bùi Quang Tín rơi từ tầng 14 của 1 chung cư ở Nhà Bè xuống đất và tử vong. Hiện Công an đang điều tra làm rõ về cái chết của vị tiến sĩ này. Được biết, ông Bùi Quang Tín là một nhân vật khá nổi tiếng. Ông là giảng viên của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM; Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Trường Doanh nhân BizLight; thành viên sáng lập Công ty luật Globalink… Vị tiến sĩ này đồng thời là diễn giả nổi tiếng về vấn đề kinh tế và pháp lý chuyên sâu trên các kênh truyền hình trong nước và quốc tế. Ngoài ra, ông còn là 1 luật sư thuộc Đoàn luật sư TP.HCM. Điều tra vụ tiến sĩ Bùi Quang Tín rơi lầu tử vongTiến sĩ Bùi Quang Tín rơi từ lầu 14 của một chung cư xuống đất, tử vong. Phước An | ||||||||||||||||||||||||||||||
Thủ tướng Anh nhập viện sau 10 ngày tự cách ly vì nhiễm Covid-19 Posted: 05 Apr 2020 03:34 PM PDT Truyền thông Anh đồng loạt đưa tin, Thủ tướng Boris Johnson vừa phải nhập viện điều trị sau hơn một tuần tự cách ly tại nhà vì nhiễm Covid-19. Theo báo Guardian, động thái diễn ra tối 5/4 sau nhiều ngày trong dư luận Anh râm ran các đồn đoán về việc tình hình sức khỏe của ông Johnson đang xấu đi. Một số nguồn tin thậm chí nói các bác sĩ đặc biệt quan ngại về việc lãnh đạo chính phủ Anh bị khó thở.
Tuy nhiên, Văn phòng Thủ tướng Anh đã bác bỏ các lời đồn đoán. Một phát ngôn viên của Phố Downing nhấn mạnh: "Theo lời khuyên của bác sĩ riêng, Thủ tướng đã nhập viện để kiểm tra thêm. Đây là một biện pháp phòng ngừa khi Thủ tướng tiếp tục có các triệu chứng nhiễm virus corona chủng mới kéo dài 10 ngày sau khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính". Thông báo của Văn phòng Thủ tướng Anh cho hay, ông Johnson được đưa vào một bệnh viện thuộc hệ thống Dịch vụ y tế quốc gia ở thủ đô London và sẽ lưu lại đây "chừng nào còn cần thiết". Kể từ khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 hôm 27/3, Thủ tướng Anh đã tự cách ly tại nhà và tiếp tục điều hành các hoạt động của chính phủ thông qua họp trực tuyến. Song, trong trường hợp ông Johnson không thể tiếp tục làm việc, Ngoại trưởng Dominic Raab sẽ tạm thay ông đảm đương các trọng trách lãnh đạo chính phủ. Trả lời phóng viên về tình trạng sức khỏe của thủ tướng hôm 5/4, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock từng khẳng định, ông Johnson "vẫn ổn, trạng thái tinh thần tốt dù vẫn bị sốt". Trước đó, hôm 4/4, Carrie Symonds, bạn gái đang mang bầu của Thủ tướng Johnson tiết lộ bà cũng bị nhiễm virus corona chủng mới nhưng hiện đang hồi phục. Tuấn Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||
Posted: 05 Apr 2020 08:30 PM PDT Các đại gia Việt dồn dập chuyển hướng, sản xuất những trang thiết bị cần thiết cho công tác phòng chống dịch Covid-19. Công ty Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2020 với doanh thu đạt hơn 770 tỷ đồng, gần bằng so với cùng kỳ năm ngoái cho dù đại dịch viêm đường hô hấp cấp ảnh hưởng tới hầu hết các doanh nghiệp trên cả nước, bao gồm cả các doanh nghiệp dệt may. Một điểm nổi bật trong quý 1/2020 là TNG chuyển hướng sản xuất khẩu trang kháng khuẩn phục vụ chống dịch. Hướng đi mới này đã giúp TNG có kết quả đột biến, với doanh thu nội địa tháng 2 tăng đến 240% so với cùng kỳ. DN cũng đã sản xuất thành công bộ quần áo bảo hộ y tế phòng dịch trong cuộc chiến phòng chống Covid-19 với năng lực 100.000 bộ/ngày. Vingroup (VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa công bố bắt tay sản xuất máy thở, máy đo thân nhiệt với năng lực lên tới 55 ngàn máy thở mỗi tháng dựa trên cơ sở vật chất của 2 doanh nghiệp sản xuất ô tô và điện thoại di động là VinFast và VinSmart. Điều đáng nói là máy có giá thành rất rẻ. Máy đo thận nhiệt với chi phí linh kiện chỉ 16 triệu đồng, thấp hơn hàng chục lần so với các máy đo thân nhiệt trên thị trường hiện nay. Giá linh kiện dự kiến của các Máy thở Không Xâm nhập khoảng 22 triệu đồng, với máy Xâm nhập là 160 triệu đồng. Vingroup đã ký kết hợp đồng license với hãng Medtronic của Mỹ để được sử dụng thiết kế của họ cho Máy thở Xâm nhập PB 560, đồng thời bắt tay vào nghiên cứu Máy thở Không Xâm nhập dựa theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng. Nhiều doanh nghiệp chuyển đổi để phục vụ cộng đồng, còn lại rất nhiều doanh nghiệp có những sự thay đổi, chuyển hướng để tìm cách vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Hệ thống siêu thị Vinmart cũng đã giới thiệu dịch vụ mua hàng trực tuyến phục vụ khách hàng mùa dịch trên website của mình. Theo đó, Chỉ với 2-3 lần thao tác trên trang web của siêu thị, khách hàng có thể dễ dàng chọn mua hơn 300 mặt hàng tươi sống, nổi bật như rau sạch, thịt mát… cùng tất cả nhu yếu phẩm cần thiết hàng ngày. Hàng tươi sống được bảo quản lạnh trong suốt quá trình vận chuyển và giao đến tay khách hàng trong vòng 180 phút. Mảng bất động sản của Vingroup - Vinhomes gần đây tăng cường tương tác với khách hàng qua các kênh tương tác trực tuyến và ra mắt kênh Youtube chính thức để quảng bá sản phẩm.
Chuỗi bán lẻ vàng bạc trang sức PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung gần đây cũng đã củng cố kênh bán hàng online để phục vụ khách hàng, đặt lợi ích khách hàng, lợi ích xã hội vào lợi ích doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện dịch vụ giao hàng tận nơi, livestream sản phẩm tại cửa hàng. Trên thị trường chứng khoán (TTCK), chỉ số VN-Index tăng mạnh thêm khoảng 25 điểm nhờ các cổ phiếu blue-chips, trong đó có nhóm ngân hàng, tài chính, chứng khoán tăng mạnh với kỳ vọng các gói hỗ trợ của chính phủ sẽ giúp các doanh nghiệp hồi phục mạnh mẽ. Nhiều công ty chứng khoán có các dự báo lạc quan hơn. Theo VDS, tâm lý bi quan của nhà đầu tư đang dần được gỡ bỏ, thay vào đó là tâm lý lạc quan khi đa phần các cổ phiếu đã giảm quá sâu vào tạo ra sức hấp dẫn nhất định. Dòng tiền trên thị trường khá dồi dào và sẵn sàng mua giá cao nhất trong phiên hôm thứ Sáu. Xu hướng tích cực khả năng cao sẽ còn kéo dài và cơ hội đầu tư vẫn đang rộng mở trong thời gian tới. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/4, VN-Index tăng 21,57 điểm lên 701,8 điểm; HNX-Index tăng 2,23 điểm lên 97,84 điểm. Upcom-Index tăng 0,51 điểm lên 49,1 điểm. Thanh khoản đạt 4,0 ngàn tỷ đồng. V. Hà |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét