“Người Sài Gòn ùn ùn đến góp cho ATM gạo miễn phí của người nghèo” plus 14 more |
- Người Sài Gòn ùn ùn đến góp cho ATM gạo miễn phí của người nghèo
- Bộ đội nấu cơm, đun nước cho bà con, bà con tặng lại con đường
- Người Bắc Giang không được đi Hà Nội, Sài Gòn do cách ly xã hội
- Tiệm gội đầu không khoảng cách của bệnh nhân ung thư ngày cách ly Bạch Mai
- 24 giờ Việt Nam không có ca Covid-19 mới, 126 người khỏi bệnh
- Người sống sót kể lại 2 giờ kinh hoàng của bệnh nhân Covid-19 cùng phòng
- Người mẹ Đắk Lắk đóng giả con gái nhắn tin với người đàn ông lạ
- Hỗ trợ 20 triệu đối tượng khó khăn vì Covid-19, cần tiêu chí rõ ràng
- Tổng thống Mỹ cảm ơn Việt Nam phối hợp cung cấp quần áo bảo hộ
- Cảnh báo thủ đoạn nghe 3 giây chép hết thông tin của tội phạm lừa đảo qua điện thoại
- Bị giật tiền đau lòng lo đứt bữa, chị bán cá nghẹn ngào ôm 5kg gạo về nhà
- Tin tức Covid-19 ngày 9/4: Thế giới vượt 1,5 triệu ca nhiễm Covid-19
- Quán karaoke vẫn mở dù Corona, Chủ tịch thị trấn ở Thanh Hóa bị đình chỉ
- Biên phòng ăn rau rừng bám chốt kiểm soát Covid-19 biên giới Việt - Lào
- Vinhomes ra mắt sàn giao dịch bất động sản trực tuyến
Người Sài Gòn ùn ùn đến góp cho ATM gạo miễn phí của người nghèo Posted: 08 Apr 2020 08:52 PM PDT Người chạy xe máy, người lái ô tô chở vài chục đến cả tấn gạo đến chiếc máy "ATM gạo" góp sức phát miễn phí, hỗ trợ người nghèo ở Sài Gòn. XEM CLIP: Những ngày qua, nhiều người hay tin anh Hoàng Tuấn Anh - chủ một doanh nghiệp ở quận Tân Phú (TP.HCM) phát minh ra chiếc máy 'ATM gạo' để phát cho người nghèo nên nhiều người đã tìm đến góp sức. Người vài chục ký, người vài tạ và thậm chí có người đánh xe tải, ô tô du lịch chở cả tấn đến góp. Nhờ đó, kho gạo để giúp đỡ cho người khó khăn bỗng chốc đầy ắp hẳn lên.
'ATM gạo' miễn phí dành cho người nghèo thời cách ly toàn xã hộiChủ doanh nghiệp ở Sài Gòn phát minh ra máy 'ATM' phát gạo miễn phí cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch Covid-19. Thảo Nguyên | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Bộ đội nấu cơm, đun nước cho bà con, bà con tặng lại con đường Posted: 08 Apr 2020 03:00 PM PDT 'Các chú phải nhường chỗ, nhường giường, nhường chăn cho mình. Hằng ngày, cũng chính các chú đun nước uống, nước tắm cho bà con bằng bếp củi. Khổ lắm!'. Trước khi dịch bệnh bùng lên ở Đức, chị Nguyễn Thị Lan (51 tuổi), sống ở một thành phố cách thủ đô Munich khoảng 100km cảm thấy đau nhức trong người. Chị đến bệnh viện xét nghiệm xem mình có mắc Covid-19 không thì nhận kết quả âm tính. Đi khắp các bệnh viện ở Đức, bác sĩ không tìm ra bệnh của chị. Chị quyết định về Việt Nam khám bệnh dù biết là ngay khi đặt chân xuống sân bay, 2 mẹ con chị sẽ được đưa đi cách ly tập trung 14 ngày. 14 ngày trong khu cách ly ở doanh trại quân đội Trung đoàn Pháo binh 58 (xã Hoà Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội), không đêm nào chị ngủ được vì đau. 'Nhưng cứ nhìn thấy các chú bộ đội chăm sóc bà con là mình thương lắm' - chị Lan kể. 'Các chú phải nhường chỗ, nhường giường, nhường chăn cho mình. Hằng ngày, cũng chính các chú đun nước uống, nước tắm cho bà con bằng bếp củi. Khổ lắm!'.
Bây giờ, dù đã được về nhà nhưng cứ khi nào nhớ về 14 ngày cách ly trong doanh trại là chị Lan lại thấy xúc động và biết ơn. Chỉ kể, ngày đầu tiên vào doanh trại, mỗi người được phát một túi đồ dùng cá nhân gồm: Xà phòng, khăn mặt, bàn chải đánh răng, giấy vệ sinh… 'Bà con được phục vụ không thiếu thứ gì mặc dù điều kiện trong đơn vị còn nhiều hạn chế'. 'Cứ sáng sáng, 6 giờ 30 phút là bộ đội lại gọi bà con dậy ăn sáng. Các suất ăn được mang vào tận phòng. Ngày 3 lần như thế, lần nào các chú cũng hỏi han bà con có thiếu gì không, có ăn được không, ngủ được không. Khi bà con cần gì, đơn vị lại cử một người đi mua về phục vụ tận tình cho mọi người'. Cùng đợt cách ly với chị là 298 người Việt bay về từ 23 nước châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc. Có nhiều người mang cả trẻ con theo, thậm chí là vài tháng tuổi cũng có. 'Quy định trong doanh trại rất nghiêm nhưng bộ đội thì rất tình cảm và gần gũi. Cứ bước chân vào đây là mình cảm thấy rất an toàn'.
Chị Lan chia sẻ, ngay từ khi bước chân xuống sân bay, chị đã nghĩ đến việc sẽ xin phép đơn vị cho mình được trả các chi phí trong 14 ngày sinh hoạt. 'Nhưng các chú không đồng ý. Các chú nói, các chú không được phép nhận tiền của bà con'. Từ đó, chị Lan nảy ra ý tưởng vận động bà con trong khu cách ly cùng đóng góp để làm một con đường bê tông đi lại trong khu vực khuôn viên doanh trại. 'Ngay từ lúc vào, mình đã thấy doanh trại có khuôn viên trồng nhiều cây rất đẹp và thoáng đãng nhưng lại trải nền đất, nhiều hôm đi lại rất lầy lội'. Đoạn đường bê tông dài 150 mét, rộng 80cm được hoàn thành trong vòng 3-4 ngày với sức lao động của chính các anh bộ đội và sự góp sức của những người trẻ đang cách ly. Ở khu vực giữa khuôn viên, chị Lan và mọi người cũng nhất trí mua thêm vài bộ ghế giả gỗ để có chỗ ngồi ngắm cảnh.
Tổng số tiền hơn 80 triệu đồng được bà con tự nguyện đóng góp cũng được dùng để sắm sửa thêm một số trang thiết bị, trước hết là để cho bà con sử dụng, sau đó là tặng lại cho đơn vị. 'Mọi người nhất trí mua thêm 3 bộ thiết bị tập thể dục ngoài trời, mấy chiếc ghế đá, 15 chiếc quạt, mua thêm củi để bộ đội nấu nước cho bà con. Các cháu du học sinh không có tiền thì nhiệt tình đóng góp công sức'. Chị Lan chia sẻ rằng 'nói mãi đơn vị mới chịu nhận món quà này'. 'Chúng tôi muốn làm một cái gì đó để làm kỷ niệm cho đơn vị, như một lời cảm ơn của bà con kiều bào gửi tới đơn vị vì đã chăm sóc tận tình tất cả chúng tôi 14 ngày qua'. Chị cũng hào hứng khoe rằng, trước khi về, đồng chí chỉ huy doanh trại - một người có đam mê chăm sóc hoa lan - đã tặng cho chị một bầu lan rất đẹp. Đồng chí chỉ huy ấy là anh Bùi Quang Hiệp, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Pháo binh 58 - đơn vị đã nhận nhiệm vụ chăm sóc 2 đoàn cách ly từ khi dịch bệnh bắt đầu. Trao đổi với PV, anh Hiệp cho biết, 298 bà con cách ly trong đợt thứ 2 ở doanh trại đã ra về từ hôm 30/3. Trước đó, đơn vị của anh đã tiếp nhận đợt cách ly đầu tiên với 355 người trở về từ Hàn Quốc. Để có chỗ cho bà con ăn ở trong doanh trại 14 ngày, 150 chiến sĩ đã được chuyển sang một đơn vị khác cách đó 7km. Còn lại khoảng 150 người là lực lượng ở lại phục vụ các nhu cầu hằng ngày cho bà con, trong đó chia thành nhiều bộ phận đảm nhiệm các công việc khác nhau như: nấu ăn, y tế, an ninh, khử khuẩn… 'Các chiến sĩ ở lại sẽ sinh hoạt trong những khu nhà sắp được phá bỏ. Dù điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng tất cả chúng tôi đều quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hiện tại, anh em đang tiếp tục chuẩn bị cơ sở vật chất, sẵn sàng để đón những đợt cách ly mới nếu có'.
Kỳ tích 32 ngày cách ly của em bé 10 tháng tuổiLần thứ nhất, New New cách ly cùng mẹ ở Campuchia 15 ngày. Trở về Sài Gòn, em cùng mẹ đến KTX Đại học Quốc gia TP.HCM cách ly 17 ngày nữa. Nguyễn Thảo | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Người Bắc Giang không được đi Hà Nội, Sài Gòn do cách ly xã hội Posted: 08 Apr 2020 04:01 PM PDT UBND tỉnh Bắc Giang ban hành văn hỏa tốc nhằm tăng cường các biện pháp quản lý nguồn lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Bắc Giang nhận định tình hình diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng, nhất là từ Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh lân cận. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh yêu cầu đối với những người từ BV Bạch Mai (đi khám bệnh, chữa bệnh, đi thăm thân, giao dịch, học tập, công tác lái xe chở bệnh nhân đi khám, chở người đi thăm bệnh nhân,...) trở về kéo dài thời gian cách ly từ 14 ngày lên 28 ngày kể từ ngày trở về địa phương.
BCĐ cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm cử cán bộ y tế giám sát y tế, kiểm tra thân nhiệt 2 lần/ngày (có hồ sơ quản lý từng người). Từ ngày 9/4, yêu cầu tất cả công dân Bắc Giang không được đến các tỉnh, thành phố có dịch (Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh có ca nhiễm Covid-19). Trường hợp đặc biệt phải báo cáo BCĐ cấp huyện, TP trước khi đi, khi về phải cách ly tập trung 14 ngày, sau đó tiếp tục cách ly tại nhà 14 ngày. Những người từ các địa phương có dịch về Bắc Giang ở sẽ phải cách ly tại nhà 28 ngày (nếu có hộ khẩu thường trú ở Bắc Giang), cách ly tập trung 14 ngày (nếu không có hộ khẩu thường trú). Những người từ Hà Nội đến công tác tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp của tỉnh phải thực hiện khai báo y tế, lịch sử di chuyển 14 ngày trước khi về Bắc Giang với BQL các khu công nghiệp tỉnh và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Nếu âm tính sẽ được BQL các khu công nghiệp cấp giấy xác nhận cho phép di chuyển từ nơi tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại (chỉ được di chuyển ở 2 địa điểm đó). Sau đó từ 7-10 ngày tiếp theo phải làm xét nghiệm Covid -19 lần 2 (kinh phí xét nghiệm do cá nhân hoặc doanh nghiệp tự chi trả). Những người từ Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh khác có ca nhiễm Covid-19 đến tỉnh Bắc Giang thực hiện các nhiệm vụ công vụ hoặc công việc cần thiết phải liên hệ, thông báo trước cho BCĐ phòng, chống dịch của tỉnh (số máy đường dây nóng của Sở Y tế: 0967 721 919) để được sự chấp thuận và hướng dẫn các biện pháp phòng dịch theo quy định để bảo đảm không lây nhiễm dịch Covid-19 trên địa bàn. Nhóm các đối tượng nêu trên gồm: Phóng viên báo, đài; lái xe chở hàng hóa thiết yếu, chở công nhân; chuyên gia, lắp đặt trang thiết bị y tế, chuyển giao kỹ thuật thuộc lĩnh vực y tế… Tỉnh Bắc Giang cho biết việc áp dụng các biện pháp trên chắc chắn sẽ gây ra một số khó khăn, bất tiện cho người dân và doanh nghiệp nhưng là việc rất cần thiết để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong thời điểm có tính chất quyết định hiện nay. Vì vậy, BCĐ phòng, chống dịch các cấp, các ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân, doanh nghiệp đồng thuận thực hiện nghiêm túc. Đồng thời cần tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm, đảm bảo những biện pháp trên được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Thành Nam - Ảnh: Cổng TTĐT Bắc Giang Chủ tịch Hà Nội: Có thể 'thở phào' từ thông tin mới ở ổ dịch Bạch MaiChủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, qua báo cáo của lãnh đạo BV Bạch Mai ông tạm thở phào nhẹ nhõm về thông tin nguy cơ lây nhiễm từ các nhân viên phục vụ trong BV. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Tiệm gội đầu không khoảng cách của bệnh nhân ung thư ngày cách ly Bạch Mai Posted: 08 Apr 2020 07:41 PM PDT 3h chiều, điều dưỡng trưởng Phan Thị Thu Huệ xách nước, gõ cửa phòng bệnh nhân Lê Văn Luyện (70 tuổi) ần cần hỏi "Bác ơi, để cháu gội đầu cho bác nhé". XEM CLIP: Trong những ngày cách ly, cán bộ, nhân viên y tế của Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai không chỉ điều trị, thăm khám mà còn kiêm cả việc gội đầu, cắt móng tay cho người bệnh. Ở đây hiện còn 30 bệnh nhân ung thư đang điều trị. TS.BS Phạm Văn Thái (Phó giám đốc Trung tâm) cho biết, các bệnh nhân ung thư thường có đặc điểm riêng về bệnh học và tâm lý. Bệnh nhân ung thư thường có tâm lý lo lắng, không lạc quan như các bệnh nhân lành tính khác, nhất là trong thời gian cách ly vì dịch bệnh mà không có người thân ở bên cạnh.
"Chúng tôi tuân thủ tuyệt đối phác đồ tốt nhất cho người bệnh, đồng thời có chế độ chăm sóc toàn diện từ chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng chống bệnh tật, đến các phương pháp tâm lý giúp người bệnh lạc quan hơn", ông Thái nói.
Không còn khoảng cách 3h chiều, điều dưỡng trưởng Phan Thị Thu Huệ xách nước, gõ cửa phòng bệnh nhân Lê Văn Luyện (70 tuổi) ần cần hỏi "Bác ơi, để cháu gội đầu cho bác nhé". Bọc tấm nilon vào chiếc gối, giúp bệnh nhân nằm đúng tư thế, chị Huệ và đồng nghiệp nhẹ nhàng múc từng ca nước ấm rồi xoa dầu gội đầu cho ông Luyện. Sau khi gội xong, các chị lại dùng máy sấy để sấy khô tóc cho bệnh nhân.
"Bác đã ra ngoài cửa hàng gội đầu bao giờ chưa, có ai gội cho bác nhẹ nhàng như vậy không?", điều dưỡng Thu Huệ hỏi. "Dễ chịu lắm, chưa bao giờ tôi thấy thoải mái như thế này cả", ông Luyện cười đáp. Ở phòng bên cạnh, đồng nghiệp của chị Huệ cũng đang gội đầu cho cô Nguyễn Thị Khuyên (71 tuổi, quê Thanh Hóa). Vừa nằm gội, cô Khuyên vừa cười chuyện trò với điều dưỡng. "Thật sự rất dễ chịu và thoải mái, cuộc sống cách ly khác xa với những gì tôi tưởng tượng ban đầu. Không tẻ nhạt, buồn chán, chúng tôi hàng ngày sống, điều trị trong môi trường trẻ trung, ngập tràn tiếng cười nói", bà Khuyên nói.
Cứ như vậy, hàng ngày nhân viên y tế thay người nhà để ý từng bữa cơm, giấc ngủ, giúp vệ sinh cá nhân cho các bệnh nhân nặng. Song, tất cả đều thật nhẹ nhõm. Ngót 2 thập kỷ gắn bó với BV Bạch Mai, điều dưỡng trưởng Phan Thị Thu Huệ cho biết, những ngày cách ly vừa qua mang đến nhiều cảm xúc đặc biệt, khiến chị thêm tin tưởng và trân quý con đường đang đi. "Chưa bao giờ chúng tôi ở gần người bệnh trong không gian chung như thế. Tôi nhớ tên, biết tâm tư, thói quen, sở thích của từng người. Giữa chúng tôi dường như không còn khoảng cách nhỏ nào. Tôi hạnh phúc vì nghề của mình có thể mang lại niềm vui, sự lạc quan cho người bệnh", chị Huệ chia sẻ.
Chị Huệ cũng cho rằng, khoảng thời gian cách ly này là liều thuốc thử với bản thân mình. Dù nhớ gia đình, song đây cũng là dịp để chị sống chậm lại và hiểu sâu sắc hơn về nghề nghiệp mình đã chọn. Vững lòng giữa "tâm dịch" Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hồng Thanh (51 tuổi, quê Thái Bình). Bà Thanh nhập viện đã gần 3 tháng nay để điều trị ung thư phổi di căn màng phổi. Đang phải chống chọi với căn bệnh quái ác, thường xuyên phải hút dịch, lại nhập viện đúng thời điểm phải cách ly vì dịch Covid-19, bà Thanh không nghĩ bệnh tình của mình lại thuyên giảm rõ rệt. Các bác sỹ, điều dưỡng ở bên thường xuyên động viên tinh thần, quan tâm đến bà từ những việc nhỏ nhất. Bà kể: "Các bác sỹ tại đây rất ân cần, giỏi, trẻ, chăm sóc từng li từng tí, từ bữa ăn, giấc ngủ, sinh hoạt cần thiết. Thậm chí khi tôi nằm nghỉ, các y bác sỹ còn vào kiểm tra thành giường để dựng lên vì sợ tôi nằm ngủ rồi ngã".
Nếu trước đây, bà Thanh chỉ nằm quay được sang bên phải, thì sau thời gian điều trị, bà đã có thể nằm ở các tư thế khác. Một tháng nay không phải hút dịch màng phổi, bà khỏe hơn và có thể tự lo một số sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
Một ngày làm việc tại Trung tâm tạm khép lại khi các thành viên gọi nhau đến giờ thể dục. Khoảng sân nhỏ trước trung tâm rộn ràng sắc trắng và những tiếng cười giòn giã, như tiếp thêm sức cho tất cả vượt qua những ngày cách ly lịch sử này. Đoàn Bổng - Phạm Công Điều đặc biệt trong ca mổ bệnh nhân ung thư khi Bạch Mai bị cách ly9h sáng nay, Trưởng khoa Phụ sản, BV Bạch Mai, PGS.TS Phạm Bá Nha cùng ekip mổ cắt tử cung, hai phần phụ và mạc nối lớn cho nữ bệnh nhân 63 tuổi. Ca mổ thành công sau 1 tiếng căng não. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
24 giờ Việt Nam không có ca Covid-19 mới, 126 người khỏi bệnh Posted: 08 Apr 2020 04:35 PM PDT - Trong 24 giờ qua, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới, trong 251 ca mắc đã có 126 ca được công bố khỏi bệnh. Đây là lần đầu tiên trong suốt hơn 1 tháng qua, trong 24 giờ Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới Covid-19. Trong tổng số 251 ca đang điều trị, 126 ca đã được công bố khỏi bệnh. 125 ca còn lại đang điều trị có 84 trường hợp từ nước ngoài về. Hện tại, 25 bệnh nhân đã có kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2, 17 người trong số này đã có kết quả âm tính lần 2. Cả nước còn 5 bệnh nhân mắc Covid-19 đang phải thở oxy, tuy nhiên chỉ có 3 ca nặng là bệnh nhân 19, bệnh nhân 91 và bệnh nhân 161. Số ca mắc Covid-19 5 ngày qua tại Việt Nam giảm mạnh Dự kiến trong hôm nay sẽ có thêm 2 bệnh nhân đang điều trị tại BV Covid-19 Cần Giờ được ra viện. Đáng mừng hơn, trong những ngày qua, số ca nghi ngờ nhiễm Covid-19 cũng giảm xuống còn hơn 2.500 người, số người bị cách ly tại bệnh viện cũng giảm một nửa còn 642 người, số người cách ly tập trung tại các cơ sở giảm hơn 3.000 người xuống còn gần 28.000 người, ngoài ra hơn 48.000 người khác đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Như vậy đây là ngày thứ 6 liên tiếp, Việt Nam ghi nhận số ca mắc Covid-19 giảm mạnh, trung bình từ 1-4 ca/ngày. Hôm nay là ngày thứ 8 Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội. Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 tiếp tục khuyến cáo người dân không nên ra đường nếu không có việc thực sự cần thiết. Chính phủ đã giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, cơ quan liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tập trung chỉ đạo cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi không khai báo y tế hoặc khai báo không trung thực, kịp thời; từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly; không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân cũng như các biện pháp khác về phòng, chống bệnh dịch truyền nhiễm. Bộ Công an, Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo cơ quan, người có thẩm quyền tập trung phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi đưa tin không đúng sự thật về dịch bệnh, người nhiễm dịch bệnh, gây hoang mang dư luận, mất ổn định xã hội. Trong quá trình xem xét, xử lý các hành vi vi phạm, nếu phát hiện có dấu hiệu của tội phạm hình sự, các cơ quan nêu tại các mục 1,2,3 trên đây phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền khẩn trương xác minh, điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19 có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, nhất là các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi (như đầu cơ, buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thiết bị, vật tư y tế cần thiết cho việc phòng, chống dịch bệnh…); trao đổi, phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc áp dụng quy định của Bộ luật hình sự trong quá trình xử lý các hành vi phạm tội. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Y tế và các Bộ, cơ quan liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường; sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu như trang thiết bị vật tư y tế và nhu yếu phẩm cần thiết cho phòng, chống dịch bệnh. Bộ Tư pháp tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi quy định của pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch Covid-19 và các hành vi khác có liên quan; đồng thời chủ động phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao xây dựng, ban hành kịp thời văn bản hướng dẫn việc áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về một số tội phạm có liên quan, tạo cơ sở cho việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Thúy Hạnh Người sống sót kể lại 2 giờ kinh hoàng của bệnh nhân Covid-19 cùng phòngCraig Farley-Jones kể lại câu chuyện không phải để mọi người hoảng sợ. Điều ông muốn là tất cả hãy tuân thủ nghiêm túc yêu cầu giãn cách xã hội, trước khi mọi chuyện tồi tệ hơn. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Người sống sót kể lại 2 giờ kinh hoàng của bệnh nhân Covid-19 cùng phòng Posted: 08 Apr 2020 04:05 PM PDT Craig Farley-Jones kể lại câu chuyện không phải để mọi người hoảng sợ. Điều ông muốn là tất cả hãy tuân thủ nghiêm túc yêu cầu giãn cách xã hội, trước khi mọi chuyện tồi tệ hơn. Ông Farley-Jones, 43 tuổi, Giám đốc Công ty Phần mềm tiếp thị Hyde (Anh) đã may mắn sống sót sau 6 ngày chiến đấu với Covid-19 tại phòng cấp cứu. Thế nhưng, ông cho biết, những gì bản thân tận mắt chứng kiến sẽ ám ảnh ông suốt cuộc đời. Ông Farley-Jones, 43 tuổi, Giám đốc Công ty Phần mềm tiếp thị Hyde "Bạn biết đấy, đây là phòng cấp cứu. Các bệnh nhân nằm im lìm như sắp chết vậy. Thế nhưng, người đàn ông đối diện giường tôi lại rất tỉnh táo. Ông ấy khoảng 65-70 tuổi, thậm chí vẫn có thể nói chuyện nếu được hỗ trợ oxy tối đa. Ngay ngày hôm sau, mọi chuyện xấu đi rất nhiều. Ông ấy bắt đầu khó thở và hoảng loạn. Bệnh nhân vật vã một cách khổ sở. Các y bác sĩ cũng không thể giúp người bệnh bình tĩnh lại. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra nhưng chắc chắn thời khắc cuối cùng của ông ấy đã đến. Nhân viên y tế cũng nhận thấy điều này và tìm cách liên lạc với gia đình của ông. Con của ông ấy cuối cùng cũng tới, trong bộ áo phòng dịch cùng khẩu trang để nói lời tạm biệt với cha mình. Nhưng những gì xảy ra 2 giờ sau khi người con về mới thực sự kinh khủng. Bệnh nhân này không ngừng la hét, gọi tên từng người trong nhà, trong khi vẫn phải gắng sức lắm mới có thể thở được. Tôi đã khóc. Tôi gọi các y tá, nhưng họ nói rằng không thể làm gì thêm nữa. Lúc này, tôi chỉ biết nằm yên tại chỗ lắng nghe từng tiếng thở khó nhọc của ông biến thành những tiếng rên chết chóc. Ông ấy tiếp tục kêu tên mọi người cho đến khi yếu dần đi rồi yên lặng hẳn. Ông ấy đã ra đi. Tôi biết lúc đó ông ấy có thể không còn cảm thấy đau đớn về thể xác nữa, nhưng ra đi trong cô độc là một sự tra tấn về mặt tinh thần. Tôi không trách các bác sĩ. Họ đã làm tất cả những gì trong khả năng rồi. Mọi người nên hiểu rằng, khi phải nhập viện vì virus nCoV, đó sẽ là một cuộc chiến đơn độc. Người thân sẽ không được phép ở bên bạn để tránh nguy cơ phơi nhiễm. Thậm chí cũng không có thuốc đặc trị cho loại bệnh này. Các bác sĩ sẽ cố hết sức để loại trừ nhiễm trùng thứ phát, đồng thời hỗ trợ chức năng sống cho bệnh nhân. Thắng hay thua, quyết định duy nhất ở bản thân bạn. Bạn sẽ sống sót hoặc ra đi mãi mãi. Tôi đã may mắn vượt qua được, nhưng tôi nghĩ không phải ai cũng may mắn như vậy. Vì thế, xin các bạn hãy ở yên trong nhà để giữ an toàn cho mình và người thân", ông Farley-Jones chia sẻ. Craig Farley-Jones vốn là một người hoàn toàn khỏe mạnh. Ông không hề mắc một bệnh lý nền nào trước đó. Vậy mà có lúc ông còn tưởng như mình sắp chết. Trong lúc tuyệt vọng, ông đã nhắn tin cho người vợ sắp cưới Laura Wilson, 41 tuổi để bàn về việc viết di chúc. Trước khi vào viện 2 tuần, ông xuất hiện triệu chứng ho nhiều kèm theo mất khứu giác. Chỉ đến khi không tự thở được nữa, Farley-Jones mới chịu để người thân đưa tới viện. "Khi tới viện, tôi tưởng mình đã an toàn nhưng thực sự tôi đã lầm. Dù được hỗ trợ oxy tối đa, cảm giác ngột ngạt vì khó thở vẫn bóp nghẹt cơ thể. Tôi chưa bao giờ hoảng loạn đến thế. Thậm chí sau khi đã được xuất viện, tôi vẫn nghĩ mình sẽ không qua khỏi", Farley-Jones nói. Hiện Covid-19 đã lây lan đến mọi ngóc ngách trên thế giới. Nếu bạn không tự tin có một nền tảng sức khỏe tốt và sự may mắn như của Craig Farley-Jones, hãy cố gắng ở trong nhà và chỉ ra đường khi thật sự cần thiết. Trường Giang (Theo Telegraph) Đàn ông có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao hơn phụ nữSự khác biệt về gen dẫn tới miễn dịch kém, lười rửa tay và hút thuốc lá khiến cho nam giới dễ nguy kịch hơn nữ giới khi mắc căn bệnh đang lan tràn này. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Người mẹ Đắk Lắk đóng giả con gái nhắn tin với người đàn ông lạ Posted: 08 Apr 2020 08:32 PM PDT Học giọng văn, cách nhắn tin, sử dụng ngôn ngữ của con gái, chị Mai lấy nick con nhắn tin với kẻ dụ dỗ con gái bỏ nhà ra Hà Nội 'làm việc nhẹ lương cao'. Học giọng văn, cách nhắn tin, sử dụng ngôn ngữ của con gái, chị Mai lấy nick con nhắn tin với kẻ dụ dỗ con gái bỏ nhà ra Hà Nội làm việc. 7 giờ tối 30/9/2019, Trạm CSGT Krông Búk, Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk quyết định cho dừng chiếc xe khách, tuyến Gia Lai - Hà Nội để kiểm tra, vì trên xe có bốn nữ sinh cùng sinh năm 2007, học lớp 7 Trường THCS xã Ea Kly, huyện Krông Pắk. Bốn em lên xe ra Hà Nội làm việc theo lời giới thiệu của một người đàn ông quen trên mạng: làm việc nhẹ, lương cao còn được đi học. Phía nhà xe nhanh chóng hợp tác. Nhìn các chú công an đến gần, bốn nữ sinh, nằm ở số ghế gần nhau, nước mắt ngắn dài vì sợ. Sáng hôm sau, chị Luynh Hương Mai, 44 tuổi nhận được cuộc gọi của Công an huyện Krông Pắk mời đến trụ sở đón con về. 'Về nhà, con sợ mẹ đánh, la mắng vì tự ý bỏ nhà đi, nhưng tôi không làm vậy. Tôi xin nghỉ làm một ngày để ở nhà nấu cho con ăn, nhỏ nhẹ nói chuyện với con', chị Mai nhớ lại chuyện buồn của gia đình xảy ra hơn 6 tháng trước. Căn nhà cấp bốn của mẹ con chị Mai nằm sâu trong con đường nhỏ của xã Ea Kly. 12 giờ trưa, mẹ đi làm ở một xưởng mộc cách nhà gần 20 km, bé Hoa - con gái chị Mai ở nhà với anh trai. Từ sau tết Nguyên đán, nhà trường liên tục có thông báo nghỉ học, Hoa phụ mẹ đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, lau dọn nhà cửa, tưới nước cho vườn cây trước nhà.
Buổi trưa, mẹ không về, cô bé cùng anh trai ăn cơm xong thì lấy sách vở ra tự học bài. Có người lạ đến, con trai thứ hai chị Gấm gọi ngay cho mẹ. Từ chỗ làm, chị chạy về nhà trong lo lắng. 'Thằng bé nói, có người lạ đến nhà mình, còn nói chuyện với em. Tôi chạy về ngay', giọng người mẹ sinh năm 1976 nghi ngờ. Cuộc trò chuyện thân mật hơn, chị giải thích: 'Các cháu đang tuổi ăn, tuổi lớn, tôi thì bận đi làm nên để một chiếc điện thoại ở nhà, dặn, có chuyện gì phải báo cho mẹ ngay'. Chị Mai là mẹ đơn thân nuôi ba con, gồm hai trai một gái. Vợ chồng chị ly hôn khi chị mang thai bé Hoa mới ba tháng. Hiện, con trai lớn của chị 19 tuổi, đi làm đầu bếp cho một nhà hàng. Con trai kế học lớp 10, còn con gái út học lớp 7. Ba năm trước, chị mua một chiếc điện thoại thông minh để có thể gọi điện cho con trai lớn đang ở TP.HCM bằng video và liên hệ công việc trên group chát. Chiếc điện thoại này, chị cho bé Hoa dùng chung. Được mẹ cho dùng điện thoại, bé Hoa lên mạng tìm tài liệu học, xem phim, lập một tài khoản Facebook kết nối với các bạn. Nhóm bạn chơi chung bốn người của cô bé cùng học khối 7 tạo một group chát riêng với nhau. Trong nhóm có bé Linh kết bạn với một người đàn ông có tài khoản Facebook tên Dương Nguyễn. Người này giới thiệu ở Hà Nội, đang cần tìm người đi làm công việc nhẹ nhàng, thu nhập 10-15 triệu đồng/tháng, với những bé gái còn nhỏ có thể vừa đi học vừa đi làm. 'Linh giới thiệu, Dương Nguyễn là bạn trai của bạn ấy. Anh ấy cũng có kết bạn với con. Nghĩ là người yêu của bạn nên con đồng ý. Anh ấy liên tục rủ bọn con ra Hà Nội làm việc. Linh rủ con với hai bạn nữa bỏ nhà đi một lần nhưng bị gia đình phát hiện', cô nữ sinh lớp 7 nhớ lại. Nghĩ rằng, con đã nghe lời bạn bỏ đi một lần thì sẽ có lần hai, chị Mai liên hệ với ba mẹ 3 bé còn lại bàn cách làm sao để các con tập trung vào việc học. Ở nhà, chị nhẹ nhàng khuyên con, mang những chuyện tích cực kể cho con nghe, mục đích để bé Hoa không còn ý định bỏ đi nữa. Chị cũng lên kế hoạch kết nối với Dương để tìm hiểu câu chuyện.
Hai mẹ con dùng chung điện thoại, nên chị biết được cách con gái nhắn tin, dùng các ký tự khi nhắn tin, viết hoa, viết thường... 'Con còn nhỏ nên nhắn tin theo ký tự rất lạ. Tôi phải học hai ngày mới nhắn giống được. Lúc đầu, Dương nhắn hời hợt, chắc đang nghi ngờ. Tôi phải cố gắng sao cho giống con nhất để nói chuyện. Được vài hôm, cậu ta nghĩ tôi là con bé nên nhắn thoải mái hơn. Nói chuyện thân mật, cậu ta muốn chát video, muốn tôi chụp ảnh khỏa thân gửi qua để xem ngực, số đo ba vòng trước. Lúc đó, tôi vừa sợ vừa run. Tôi không làm theo những gì Dương bảo, mà khéo léo từ chối và tìm cách phơi bày sự thật', người mẹ sinh năm 1976 kể. Tất cả các đoạn hội thoại giữa mình và Dương, chị Mai đều âm thầm chụp lại làm bằng chứng khi cần. 'Có thể tên Dương Nguyễn là giả. Tôi phải lưu lại tất cả để lỡ cậu ta xóa tài khoản còn có bằng chứng. Cậu ta nhắn đến đâu, tôi chụp lại đến đó', chị Mai kể. Sau đó, vì bận việc, chị không còn nhiều thời gian để ý con gái và nói chuyện với Dương. 'Tôi mới lơ là được 5 ngày thì có chuyện xảy ra', chị Mai nói bằng giọng hối hận. Sáng ngày 30/9/2019 là thứ Hai, các em học sinh sẽ đến trường dự lễ chào cờ đầu tuần. Buổi sáng, Linh và hai nữ sinh lớp 7 khác mang theo một con heo đất, hai chiếc xe đạp điện đến nhà bé Hoa bàn cách giấu gia đình ra Hà Nội. Cả bốn đập con heo đất mang theo, bán hai chiếc xe đạp điện làm lộ phí.
Đến chiều, không thấy con về nhà, chị Mai lo lắng, hết gọi cho thầy chủ nhiệm của con rồi người thân, bạn bè của con, nhưng không ai biết bé Hoa đi đâu. Chị gọi cho ba gia đình còn lại thì biết, cả ba bé không ở nhà. Lục đồ dùng của con, chị thấy một lá thư để lại, nội dung chào các ba mẹ để đi. Ba gia đình còn lại cũng dáo dác đến các quán cà phê, quán nét, bờ sông, suối… tìm con. 'Tôi cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn đi tìm con. Lúc đó, linh tính mách bảo, con không còn ở địa phương nữa', chị Mai nói. Sau đó, chị quyết định mang những đoạn chát của mình với Dương lên báo công an xã. Chị cũng vào trang cá nhân của con gái lục tìm thông tin. 'Tất cả các đoạn chát đều xóa hết. May mắn còn một tin nhắn của bé Linh nhắn cho Dương: 'Sáng mai, anh đón bọn em ở Hà Nội. Bọn em đang trên đường đi, đến Gia Lai rồi', chị Mai thông tin. Đoạn tin nhắn nhanh chóng gửi đến công an. Đến tối cùng ngày, chiếc xe khách chở 4 nữ sinh được tìm thấy. Chuyện Hoa nghe lời rủ rê bỏ nhà đi, các bạn học sinh ở trường em học ai cũng biết. Có bạn thông cảm, nhưng cũng có bạn ghét bỏ, hắt hủi rồi đòi chụp hình em đưa lên mạng xã hội. Đưa tay chỉ vào những vết thâm sau lưng, bé Hoa cho biết, đó là kết quả của những lần bị bạn bí mật đánh trong lớp. 'Các bạn đánh liên tục. Có mấy em lớp 6 cũng đánh. Con hỏi sao các bạn đánh mình. Các bạn ấy bảo, ghét nên đánh'. Chị Mai kể, mấy ngày đầu, Hoa cương quyết đòi bỏ học, nên chị phải xin nghỉ việc ở nhà động viên. Thầy chủ nhiệm và thầy hiệu trưởng cũng gọi nói chị cứ đưa con đến trường. 'Chở con đến cổng, con vào lớp, nhưng tôi đứng ở ngoài nghe ngóng. Có lần, con vừa đến lớp thì khóc mếu, bỏ chạy về. Mẹ hỏi, con nói bị bạn trong lớp nói là đồ con gái hư hỏng, chưa lớn mà đã đi làm gái', mắt chị Mai đỏ hoe nhớ lại. Người mẹ ba con cho biết, bé Hoa cũng đã thích đi học, có ước mơ sau này sẽ mở một trung tâm làm đẹp. Chị cũng đã giúp con cai được việc dùng mạng xã hội. 'Con bé dại nên mới nghe lời rủ rê, chứ cháu không tự ý bỏ đi', chị Mai nói. Ông Lê Văn Tư, Phó trưởng Công an xã Eakly cho biết, hiện bé Hoa và ba bé còn lại đang được chính quyền địa phương, gia đình theo dõi, động viên. Ông cũng mong người dân trong xã hãy xem các em là nạn nhân của câu chuyện, không nên có những lời không hay.
Tại lễ ký kết kế hoạch phối hợp về bảo vệ quyền trẻ em trên môi trường mạng ở Hà Nội, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, cho biết: 'Trong bối cảnh thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bước vào thời đại chuyển đổi số rộng khắp, trẻ em đã trở thành công dân số từ rất sớm, sống trên môi trường mạng nhiều giờ mỗi ngày. Điều này thay đổi hoàn toàn cách các em học tập, kết bạn, giao tiếp so với thế hệ trước'. Ông cho rằng, cần tạo một môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em trên không gian mạng. Còn ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì nhấn mạnh, bảo vệ, đào tạo các 'công dân số' mới có nhân lực trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước ở tương lai. Theo ông Nam, có rất nhiều nguy cơ xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động, trí tuệ… trên không gian mạng đối với trẻ em. Các em phải tiếp cận với nhiều thông tin độc, trong khi các em lại có quyền được tham gia mạng để có thêm thông tin, bày tỏ chính kiến. 'Khi các em đối diện, sở hữu một chiếc smart phone, chúng ta phải từng bước tạo cho con em một thứ 'vắc-xin' để các em tự miễn dịch, phòng vệ. 'Vắc-xin' này không giống vắc xin thường tạo ngay trong phòng thí nghiệm mà đó là sự tham gia rất kiên trì của cha mẹ, các tổ chức xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước… hướng dẫn trẻ em bản lĩnh tồn tại, tránh các nguy cơ khi tham gia vào không gian mạng'. (Tên các nhân vật đã thay đổi) Tú Anh Thiết kế: Tú Uyên | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Hỗ trợ 20 triệu đối tượng khó khăn vì Covid-19, cần tiêu chí rõ ràng Posted: 08 Apr 2020 01:00 PM PDT Không chỉ dừng lại ở hỗ trợ các doanh nghiệp, Chính phủ đang có những chính sách hỗ trợ người yếu thế, dễ bị tổn thương trước đại dịch Covid-19. Cần thiết và bảo đảm công bằng, hợp lý Những ngày qua, thông tin Chính phủ dự kiến gói hỗ trợ khoảng 62 nghìn tỷ đồng cho khoảng 20 triệu đối tượng bị tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19 khiến nhiều người trông ngóng. 20 triệu đối tượng bị ảnh hưởng ấy thì có 5 triệu người lao động tự do, hơn 2 triệu hộ nghèo; hơn 4,3 triệu là một bộ phận đối tượng bảo trợ xã hội và người có công,... Có nhóm được hỗ trợ phát triển trực tiếp, có nhóm được hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác nhau (xem thêm tại đây) Trong số hàng triệu người này, có những người hàng ngày lo ăn ba bữa cơm còn khó, thì trong lúc dịch bệnh hoành hành, cả nước thực hiện giãn cách xã hội, họ là người chịu khổ cực hơn cả. Điều gì khiến một chị hàng hoa phải đi bán hoa trong ngày giãn cách xã hội để rồi bị phạt 200 nghìn đồng nếu không phải vì cơm áo?
Như ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, nhấn mạnh: Lúc dịch bệnh lây lan và bùng phát thì những người nghèo, người yếu thế trong xã hội rất dễ bị tổn thương, rất cần những hỗ trợ của Nhà nước. Người xưa có câu "Chén cơm cho người nghèo lúc khốn khó quý hơn ngàn lần những luận bàn cao siêu", "một miếng khi đói bằng một gói khi no" do vậy, ông Nguyễn Chí Dũng cho rằng việc sớm ban hành các chính sách để hỗ trợ người nghèo, người yếu thế, người lao động... có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc bảo đảm an sinh, góp phần giữ vững ổn định xã hội, đồng thời thể hiện cam kết một "Chính phủ hành động" như phương châm nêu tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ. Dẫn chỉ đạo "chống dịch như chống giặc" mà Thủ tướng Chính phủ không ít lần nhấn mạnh, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng "đã là thời chiến thì cần phải tuân thủ kỷ luật thời chiến". Khi dịch bệnh lây lan thì tình người cũng lan tỏa, đó là giải pháp không có trong mọi kế hoạch nhưng luôn phải được thực thi một cách nhanh chóng. Vậy nên, chỉ 2 ngày sau khi Chính phủ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên bất thường vào ngày 8/4 để bàn thảo, cho ý kiến trước khi Chính phủ bắt tay thực hiện. Khi thẩm tra về các biện pháp hỗ trợ này của Chính phủ, Ủy ban Tài chính ngân sách đánh giá đây là việc làm "hết sức quan trọng và cấp bách", phù hợp với bối cảnh khó khăn chung của toàn xã hội hiện nay. Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng tỏ ra đồng ý với phương án này và nhấn mạnh đây thực chất là chính sách, biện pháp hỗ trợ bằng tài chính, tiền mặt trên diện rộng, bao phủ nhiều nhóm dân cư và người lao động trong xã hội. Sau cùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với việc cần ban hành một số chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 như Chính phủ đề xuất.
Đúng đối tượng, không để bị trục lợi Ít ngày trước, TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, đã có cuộc hội thảo trực tuyến về chủ đề: Dịch bệnh Covid-19: Tác động và chính sách ứng phó của Chính phủ. Trong số rất nhiều kiến nghị chính sách, ông Vũ Thành Tự Anh cũng không quên nhắc đến nhóm người yếu thế trong xã hội.
Không đề cập trực tiếp đến gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ của Chính phủ, song ông Vũ Thành Tự Anh cũng nêu quan điểm: "Cần tăng chi tiêu cho các chính sách an sinh, trợ cấp xã hội và các dịch vụ xã hội cơ bản. Nếu Chính phủ không hỗ trợ cho lực lượng lớn những người nghèo, cận nghèo thì họ sẽ trở nên bần cùng hóa, dẫn đến những rủi ro bất ổn về mặt xã hội". Tất nhiên, việc "phát tiền" như đề xuất cũng có nhiều điểm phải lưu ý. Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, việc hỗ trợ trực tiếp đối với những đối tượng cụ thể đòi hỏi phải cân nhắc kỹ để bảo đảm công bằng, hợp lý và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, nhất là trong bối cảnh thu ngân sách đứng trước rất nhiều khó khăn như hiện nay (giá dầu thô giảm mạnh; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu giảm; thu từ các doanh nghiệp trong nước giảm do tình hình sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn... ). Đồng thời, Ủy ban đề nghị Chính phủ quy định tiêu chí cụ thể, rõ ràng để xác định đối tượng thụ hưởng (như đối với người có công và lao động tự do... ) để không gây cách hiểu khác nhau, lúng túng trong triển khai thực hiện. Về mức hỗ trợ, cần rà soát, quy định cụ thể để người dân gặp khó khăn duy trì cuộc sống tối thiểu, bảo đảm công bằng, hợp lý giữa các nhóm đối tượng và tạo sự đồng thuận cao của nhân dân. Ủy ban Tài chính ngân sách lưu ý phải rà soát chặt chẽ quy định về các đối tượng thụ hưởng, tránh những kẽ hở gây phát sinh trục lợi chính sách; bảo đảm công bằng, tránh khiếu kiện của người dân; Chính phủ quy định cụ thể về thời hạn thực hiện, quy trình thủ tục thực hiện thuận tiện cho người dân, quy định chặt chẽ về kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách này. Lương Bằng 2 triệu lao động khó khăn, Chính phủ muốn hỗ trợ khẩn 62 ngàn tỷNgày 6/4, Chính phủ đã có báo cáo 121/BC-CP gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Dự kiến dành khoảng 62 nghìn tỷ đồng cho các gói hỗ trợ. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổng thống Mỹ cảm ơn Việt Nam phối hợp cung cấp quần áo bảo hộ Posted: 08 Apr 2020 08:43 PM PDT Tổng thống Donald Trump cảm ơn 2 doanh nghiệp Mỹ và những người bạn ở Việt Nam đã vận chuyển nhanh chóng 450.000 bộ quần áo bảo hộ y tế, hỗ trợ Mỹ chống Covid-19. Viết trên Twitter sáng nay (giờ Việt Nam), ông Trump cho biết, chuyến bay chở 450.000 bộ trang phục bảo hộ giúp phòng chống Covid-19 từ Việt Nam vừa hạ cánh xuống Dallas (bang Texas). " Điều này đã trở thành hiện thực nhờ sự hợp tác tuyệt vời giữa 2 doanh nghiệp - DuPont và FedEx - cùng những người bạn ở Việt Nam của chúng ta. Xin cảm ơn!".
Theo thông tin từ Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, hai bên đã làm việc cùng nhau tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giao nhận và phê duyệt cần thiết để đẩy nhanh việc chuyển giao trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho Mỹ. Chuyến hàng thứ nhất trong số hai lô hàng đầu tiên với hơn 450.000 bộ quần áo bảo hộ DuPont được sản xuất tại Việt Nam rời Hà Nội vào ngày 7/4. Bộ Y tế và Dịch vụ dân sinh Mỹ đã ký hợp đồng với FedEx để nhanh chóng chuyển giao các bộ đồ cho Kho dự trữ chiến lược quốc gia Mỹ nhằm giải quyết nhu cầu khẩn cấp đối với trang thiết bị bảo hộ cho các nhân viên tuyến đầu ứng phó với đại dịch Covid-19. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink đánh giá: "Chuyến hàng này sẽ giúp bảo vệ các chuyên gia y tế làm việc trên tuyến đầu chống lại Covid-19 tại Mỹ và chứng minh cho sức mạnh của quan hệ đối tác Mỹ-Việt Nam". Chính phủ Mỹ và Việt Nam đã hợp tác rộng rãi trong cuộc chiến chống đại dịch. Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng này, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã hợp tác với các quan chức Việt Nam để theo dõi và ứng phó với tình hình diễn tiến của dịch bệnh. Theo Đại sứ quán Mỹ, khoản hỗ trợ y tế bổ sung 2,9 triệu USD được công bố gần đây từ USAID sẽ giúp Việt Nam tăng tốc các hệ thống phòng thí nghiệm; tăng cường phát hiện trường hợp mắc bệnh và việc giám sát dựa trên sự kiện; và hỗ trợ các chuyên gia kỹ thuật để ứng phó nhanh chóng, truyền thông rủi ro và phòng ngừa và kiểm soát nhiễm bệnh. Chủ tịch Hà Nội: Có thể 'thở phào' từ thông tin mới ở ổ dịch Bạch MaiChủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, qua báo cáo của lãnh đạo BV Bạch Mai ông tạm thở phào nhẹ nhõm về thông tin nguy cơ lây nhiễm từ các nhân viên phục vụ trong BV. Thái An | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Cảnh báo thủ đoạn nghe 3 giây chép hết thông tin của tội phạm lừa đảo qua điện thoại Posted: 08 Apr 2020 10:04 PM PDT Tội phạm lừa đảo qua mạng có thể sao chép thông tin danh bạ, thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng của bạn chỉ trong vòng 3 giây. XEM CLIP: Theo đó, gần đây phòng Cảnh sát hình sự cùng Công an 1 số quận, huyện trên địa bàn TP.HCM liên tiếp nhận được trình báo của nạn nhân bị lừa đảo qua điện thoại. Thực tế có nhiều người 'sập bẫy' mất số tiền từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng sau khi nghe những cuộc điện thoại có đầu số lạ, giả danh cơ quan Công an, Viện KSND, Toà án, nhân viên bưu điện, Hải quan. Theo Thượng tá Nguyễn Đăng Nam, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự CA.TPHCM nhóm tội phạm này đánh vào tâm lý của người dân kém hiểu biết, doạ là họ có liên quan đến đường dây tội phạm như: ma tuý, rửa tiền… hoặc các vụ án hình sự khác. Thậm chí chúng còn làm giả lệnh bắt giam, khởi tố gửi đến nạn nhân thông qua mạng xã hội, làm tăng mức độ nghiêm trọng. Chúng yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng và tiếp tục yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản do chúng cung cấp để kiểm tra. Khi các nạn nhân cố chứng minh không liên quan đến hoạt động tội phạm, sẽ thực hiện theo hướng dẫn. Tiền vừa chuyển nhanh chóng bị rút, hoặc chuyển tới các ngân hàng trong và ngoài nước.
Trưởng phòng Cảnh sát hình sự chỉ ra hàng loạt đầu số lừa đảo mà nạn nhân nhận được từ các đối tượng giả danh. Phổ biến là đầu số được mã hoá +84069… giống với đầu số Bộ Công an. Ngoài ra, tội phạm lừa qua điện thoại còn mã hoá hàng loạt đầu số khác như: +375, +371, +381, +563, +370, +255… Ông Nam khuyến cáo, nếu người nào gọi lại các số điện thoại có các đầu số lạ như trên thì lập tức các đối tượng tội phạm có thể sao chép danh sách liên lạc của bạn trong vòng 3 giây. Nếu người nào có thông tin tài khoản ngân hàng, thể tín dụng trên điện thoại thì cũng bị sao chép ngay lập tức. "Người nhận điện thoại lạ tốt nhất là không trả lời, không gọi lại. Nếu bạn thực hiện các thao tác #90, #09… theo hướng dẫn thì các đối tượng tội phạm truy cập vào thẻ sim của bạn. Chúng dễ dàng thực hiện các cuộc gọi chi phối bạn và khủng bố bạn như một tội phạm", ông Nam cảnh báo. Công an TP.HCM đã phối hợp với các ngân hàng nhằm đối phó với loại hình tội phạm tinh vi trên. Những giao dịch chóng vánh có dấu hiệu không bình thường, phía ngân hàng lập tức tạm chặn lại để báo cho chủ tài khoản biết và phối hợp với cơ quan Công an nhằm xác minh, xử lý. Trưởng phòng Cảnh sát hình sự khuyến cáo, những trường hợp đầu số lạ gọi đến người dân thông báo có hộp quà hay nợ cước điện thoại, nợ tiền ngân hàng thì không nên tin theo. Bên cạnh đó, trường hợp người xưng là cán bộ các cơ quan công quyền như: Công an, Viện KSND hay toà án gọi đến để làm việc điều tra, xác minh thì càng không tin. Bởi lẽ, những hoạt động trên được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, cụ thể cơ quan chức năng sẽ gửi giấy mời, giấy triệu tập đến địa chỉ của người liên quan, chứ không mới làm việc, thông báo qua điện thoại. Trường hợp người dân nhận được những cuộc gọi điện thoại lạ, xưng là người của cơ quan công quyền hay yêu cầu chuyển tiền thì lập tức báo với cơ quan Công an gần nhất để phối hợp điều tra, xử lý. Điều tra dấu hiệu bất thường về cái chết của tiến sĩ Bùi Quang TínLiên quan tới cái chết của tiến sĩ Bùi Quang Tín, vụ việc được chuyển lên Công an TP.HCM để điều tra, làm rõ. Phước An | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Bị giật tiền đau lòng lo đứt bữa, chị bán cá nghẹn ngào ôm 5kg gạo về nhà Posted: 08 Apr 2020 06:24 PM PDT Đi chợ lấy cá về bán giữa đêm, chị Huệ bị cướp giật tiền, suýt bị gãy chân. Nhận được phần quà của đoàn từ thiện trao, chị ôm vào lòng trân trọng. Bà xe ôm khóc khi nhận được bao gạo 5kg 12 giờ trưa 7/4, bà Đặng Thị Kim Huệ, 61 tuổi tranh thủ mua hoa, trái cây về thắp hương ngày rằm để nấu bữa trưa cho hai cháu nội và con dâu ăn. Được bà Lê Thị Thu Mì, Chi hội trưởng chi phụ nữ khu phố 8, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM đại diện cho một mạnh thường quân mang bao gạo 5kg đến trao, bà đưa hai tay nhận, nước mắt rưng rưng. 'Sao chị không để phần này cho người nghèo hơn em. Con trai em vừa được người ta nhận đi làm bảo vệ rồi. Tới đây, cuộc sống của mấy mẹ con bà cháu sẽ đỡ hơn', bà Kim Huệ nói với người trao quà.
'Đây là quà của một mạnh thường quân gửi chị trao giúp, em cứ nhận cho người ta vui. Mấy hôm nay cách ly toàn xã hội, chắc em bán hàng khó lắm', bà Chi hội trưởng chi hội phụ nữ khu phố 8 nói. Đặt gói quà xuống, bà Kim Huệ lấy nước mời khách và nói: 'Em cảm ơn chị và người trao nhé. Đang dịch bệnh, ai cũng khó khăn mà họ tốt quá'. Bà Kim Huệ là mẹ đơn thân nuôi bốn con. Căn nhà bà đang ở là của ba mẹ bà để lại. Dù căn nhà rộng hơn 40 m2, nhưng có đến 20 người ở. 'Vợ chồng con trai tôi và vợ chồng em tôi thì được ngủ trong hai phòng. Còn lại thì cứ trải chiếu dưới nền nhà nằm chung', bà Huệ nói. Trước đây, bà Huệ chạy xe ôm kiếm thu nhập. Ngày 1/4, việc cách ly toàn xã hội được thực thi. Lúc đó, chân bà vừa lành sau lần té xe. Con trai cũng thất nghiệp, con dâu bán cá ở trước nhà cũng ế vì dịch bệnh, bà lấy thêm hoa, trái cây về bán cùng con dâu.
'Dịch bệnh nên làm ăn khó quá. Không biết khi nào con virus corona này hết đi nữa', bà Huệ thở dài. Đưa tay chỉ mấy bịch quần áo cũ, bà Kim Huệ cho biết, trước đây bà thường nhận quà ủng hộ của các mạnh thường quân, khi quần áo cũ, khi gạo, khi đồ ăn và có cả tiền mặt. Bất kể món quà nào, bà cũng trân trọng. 'Mấy chục năm rồi, tôi không phải mua quần áo mới, nhưng lúc nào cũng có đồ tốt mặc. Mấy bịch quần áo này tôi được người bạn cho, toàn là đồ tốt. Vì mặc không hết, tôi gói lại, ít hôm nữa cho mấy đứa em ở các tỉnh miền Tây', người phụ nữ quê gốc Sài Gòn nói. Chị bán cá bị cướp giữa đêm Cách đó mấy trăm mét, mẹ con chị Bùi Thị Huệ, 47 tuổi, làm nghề bán cá cũng chật vật vì dịch bệnh. Chị cho biết, 8 tháng trước, chồng chị qua đời vì ung thư sau gần hai năm chữa trị. Toàn bộ tiền tiết kiệm, tài sản đã bán hết chữa trị cho chồng, vì thế, hai mẹ con chị phải chuyển về căn nhà của bố mẹ ở tạm. Căn nhà này hai tầng, diện tích sàn rộng chưa đến 40 m2, nhưng có đến 15 người là 7 anh em chị và các cháu ở. 'Bảy anh em tôi ai cũng khó khăn nên sống ở đây cho đỡ tiền thuê trọ. Nhà đông người nên không có phòng riêng, mỗi người chia nhau một tý nằm ngủ', người phụ nữ sinh năm 1973 nói hoàn cảnh của mình.
3 giờ sáng ngày 1/4, như thường lệ, chị một mình chạy xe đến chợ đầu mối Bình Điền (huyện Bình Chánh) lấy cá về bán. Chạy xe đến gần trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh thì bị một thanh niên đi xe phân phối lớn áp sát giật mất hơn 2 triệu đồng. 'Chắc anh ta theo dõi tôi nên mới biết, tiền tôi đang để trong túi áo', chị Huệ nhớ lại. May mắn, chị giữ tay lái vững nên chỉ bị trầy xước chân một chút. Tuy nhiên, số tiền vốn đã mất, chị phải mua cá chịu về bán, hẹn hôm sau mang đến trả. 'Mấy mối tôi lấy cá đều là người quen nên họ cũng tạo điều kiện', chị Huệ nói, giọng vẫn chưa hết hoảng sợ khi nhớ lại vụ cướp mình gặp trong đêm. Chị cho biết, con gái chị là giáo viên mới ra trường, chưa xin được chỗ làm ổn định nên đi dạy gia sư. Từ khi virus corona xuất hiện, mấy phụ huynh họ gọi đến xin cho con tạm nghỉ học, cô bé phải ra phụ bán cá với mẹ. Bà Thu Mì cho biết, chị Huệ là một trong những gia đình khó khăn của khu phố, nhưng rất có ý chí vươn lên. 'Chồng bị bệnh, một mình cô ấy vừa chăm chồng, vừa lo cho con ăn học. Con bé vừa ra trường thì dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Số nợ cô ấy vay để chữa bệnh cho chồng chưa trả xong nên làm hai mẹ con khó khăn hơn. Đây là phần quà chúng tôi gửi tặng cho người vươn lên trong khó khăn', bà Thu Mì nói. Ôm bao gạo và gói quà bà Thu Mì trao, chị Huệ nói bằng giọng biết ơn: 'Mẹ con tôi sẽ ăn hết số gạo này. Con gái tôi chắc cũng vui lắm'. Chị cũng nhắn với người trao, lần sau hãy nhường suất quà cho người khác, vì mẹ chị dù sao cũng đỡ hơn, vì còn có nhà, có công việc để làm. Tình người trong xóm trọ nghèo nhất Sài Gòn mùa dịch Covid-19Công ty cho nghỉ dịch từ tháng 2, Thanh phải nấu đồ ăn bán tại nhà để kiếm hơn 3 triệu/tháng mua tã, sữa cho con. Tú Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Tin tức Covid-19 ngày 9/4: Thế giới vượt 1,5 triệu ca nhiễm Covid-19 Posted: 08 Apr 2020 09:20 PM PDT Đại dịch Covid-19 tiếp tục càn quét khắp thế giới với tổng số ca nhiễm toàn cầu đã vượt mốc 1,5 triệu người và buộc hơn một nửa dân số thế giới phải ở nhà nhằm hạn chế sự lây lan của mầm bệnh nguy hiểm. Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng sớm ngày 9/4 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 1.509.355 ca dương tính với virus corona chủng mới và 88.331 trường hợp đã tử vong. Song, hơn 1/5 số bệnh nhân Covid-19 ( gần 329.674 người) đã hồi phục sau điều trị.
Mỹ và châu Âu hiện vẫn là các tâm chấn của đại dịch toàn cầu với tổng số ca nhiễm mới và tử vong vì Covid-19 không ngừng gia tăng mỗi ngày. Mỹ ghi nhận kỷ lục mới Mỹ đã nhanh chóng trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì đại dịch Covid-19 khi chứng kiến tốc độ gia tăng chóng mặt các ca nhiễm mới virus trong tuần này. Tính đến hết ngày 8/4, tổng số ca dương tính với virus corona chủng mới ở nước này đã lên tới 427.101 người, tăng hơn 26.766 người một ngày trước đó và chiếm gần 1/3 tổng số ca nhiễm toàn cầu. Việc có thêm gần 2.000 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua cũng đánh dấu kỷ lục mới trong ngày của Mỹ, nâng tổng số trường hợp thiệt mạng toàn quốc vì dịch lên 14.668 người. Bang New York là tâm chấn của dịch Covid-19 tại Mỹ với 779 ca mới tử vong trong ngày 8/4, nâng tổng số trường hợp thiệt mạng vì dịch tại bang lên 6.298 người. Thống đốc Andrew Cuomo đã yêu cầu toàn bang để cờ rủ để tưởng nhớ các nạn nhân. Mặc dù tỉ lệ tử vong tiếp tục tăng chóng mặt nhưng ông Cuomo khẳng định bang New York đã làm phẳng được đường cong dịch bệnh vì số trường hợp phải nhập viện đang giảm xuống, một phần nhờ lệnh ở nhà để ngăn ngừa virus lây lan. Ông Cuomo lưu ý, nếu xu hướng giảm tiếp tục, hệ thống y tế của bang sẽ hoạt động ổn định trong 2 tuần tới và đủ sức ứng phó với dịch. Anh trải qua ngày chết chóc chưa từng thấy Anh vừa trải qua ngày chết chóc nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát nước này. Số liệu thống kế chính thức cho thấy, nước này có thêm 938 bệnh nhân Covid-19 tử vong tại các bệnh viện trong 24 giờ qua, nâng tổng số trường hợp thiệt mạng vì virus trên toàn quốc lên 7.097 trường hợp. Song, báo The Guardian dẫn lời các chuyên gia nhận định, số ca tử vong trong thực tế nhiều khả năng cao hơn số liệu thống kê chính thức. Phát ngôn viên của Chính phủ Anh thông báo, Thủ tướng Boris Johnson vẫn phải nằm ở phòng điều trị tích cực trong bệnh viện vì nhiễm Covid-19, nhưng tình trạng bệnh của ông đang được cải thiện. Ông hiện đã ngồi dậy được và tích cực tham gia vào quá trình điều trị của đội ngũ y bác sĩ. EU yêu cầu các nước kéo dài lệnh hạn chế đi lại Ủy ban châu Âu (EC) ngày 8/4 đã yêu cầu các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) gia hạn lệnh hạn chế đi lại trong khu vực Schengen ít nhất đến ngày 15/5, đồng thời tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội để làm chậm lại tốc độ lây lan của virus corona chủng mới. Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cũng kêu gọi các nước EU dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dược phẩm để tránh gây thiếu hụt mặt hàng thiết yếu phục vụ công tác chống dịch Covid-19 trong khu vực. Theo CNN, Italia vẫn là nước có tổng số ca tử vong vì dịch Covid-19 cao nhất thế giới với 17.669 trường hợp, tăng thêm 542 ca trong ngày 8/4. Tổng số ca nhiễm Covid-19 của nước này hiện gần 140.000 người. Thủ tướng Giuseppe Conte ngày 8/4 đã bác bỏ lời kêu gọi cho phép các doanh nghiệp mở cửa trở lại, đồng thời yêu cầu người dân tiếp tục tuân thủ nghiêm lệnh phong tỏa toàn quốc để chống dịch. Mặc dù tại những "điểm nóng" khác về dịch tại châu Âu như Tây Ban Nha và Pháp, số ca nhiễm mới Covid-19 có xu hướng giảm nhưng người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại khu vực châu Âu Hans Kluge nhấn mạnh, tình hình dịch trong khu vực "rất đáng quan ngại". Quan chức này hối thúc các chính phủ "cần cân nhắc rất thận trọng" trước khi nới lỏng các biện pháp nhằm khống chế sự lây lan của virus. Các tin nóng khác về đại dịch Covid-19: - Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) dự đoán, thương mại toàn cầu sẽ giảm tới 1/3 do sự bùng phát của dịch Covid-19 và đây là "kết cục không thể tránh khỏi". - Mauro Ferrari, Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu khoa học của Liên minh châu Âu (ERC) vừa xin từ chức sau 3 tháng nắm quyền lãnh đạo cơ quan, với lí do đã mất niềm tin vào hệ thống sau khi ông không thể thiết lập một chương trình đặc biệt để phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, ERC phản bác rằng, ông Ferrari buộc phải ra đi sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của cơ quan do không làm tốt các trọng trách được giao. - Thị trưởng thành phố Dnipro ở Ukraina đã cho đào sẵn hơn 600 ngôi mộ và đặt thêm 2.000 túi đựng xác vừa để phòng ngừa kịch bản xấu, vừa nhằm cảnh báo người dân về mức độ nguy hiểm của dịch Covid-19. Tính đến hết ngày 8/4, Ukraina ghi nhận 1.668 ca dương tính với virus corona chủng mới với 52 trường hợp đã tử vong. - Tổng thống Peru Martín Vizcarra tuyên bố sẽ kéo dài thời gian áp đặt sắc lệnh khẩn cấp quốc gia, kể cả phong tỏa toàn đất nước vì dịch Covid-19 thêm 2 tuần nữa, cho tới ngày 26/4. Quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận ca dương tính với virus corona chung mới đầu tiên vào ngày 6/3 và hiện đã có tới 2.954 trường hợp mắc bệnh với 107 người đã tử vong. - Theo Bộ trưởng Y tế Phần Lan Aino-Kaisa Pekonen, nhà chức trách nước này phát hiện lô hàng đầu tiên gồm 2 triệu khẩu trang đặt mua từ Trung Quốc không đáp ứng các tiêu chuẩn phòng chống virus corona chủng mới trong môi trường y tế. Thủ tướng Sanna Marin mới đây đã lên tiếng chỉ trích chính quyền một số địa phương đã không tích trữ trang thiết bị và đồ bảo hộ y tế đủ dùng trong 3 - 6 tháng như kế hoạch sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19 của Chính phủ. - Nhiều bang và thủ đô New Delhi của Ấn Độ vừa ra quy định bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, kể cả khi ngồi trên xe hơi và ở nơi làm việc. Mọi hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Tuấn Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Quán karaoke vẫn mở dù Corona, Chủ tịch thị trấn ở Thanh Hóa bị đình chỉ Posted: 08 Apr 2020 10:10 PM PDT Ông Ngô Văn Hùng, Chủ tịch UBND thị trấn Thọ Xuân (Thanh Hóa) vừa bị đình chỉ công tác vì để quán karaoke hoạt động trong thời điểm dịch Covid-19. Thông tin từ UBND huyện Thọ Xuân, hôm nay ông Hùng đã bị đình chỉ công tác để làm rõ trách nhiệm và sai phạm của UBND thị trấn Thọ Xuân trong việc để quán karaoke Bảo Bảo hoạt động trong thời gian thực hiện cách ly toàn xã hội. Thời gian đình chỉ công tác đối với ông Hùng là 7 ngày kể từ hôm nay. Ông Hùng có trách nhiệm bàn giao các nhiệm vụ đang đảm nhiệm cho ông Trương Minh Hải, Phó chủ tịch UBND thị trấn để kiểm điểm, báo cáo giải trình và làm rõ trách nhiệm.
Trước đó, khoảng 23h, ngày 6/4, Công an huyện Thọ Xuân đã bắt quả tang một nhóm đối tượng gồm 5 nam và 4 nữ là nhân viên của quán Bảo Bảo đang tập trung hát karaoke. Tại chỗ, lực lượng chức năng đã thu giữ nhiều tang vật có liên quan đến việc sử dụng chất ma túy của nhóm này. Qua test nhanh, nhóm thanh niên trên có kết quả dương tính với ma túy. Cũng tại thời điểm này, một nhóm thanh niên khác gồm 9 người đang chuẩn bị vào phòng hát cũng bị lực lượng công an lập biên bản. Công an đã có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND huyện xử lý vi phạm hành chính đối với chủ quán hát và 2 nhóm thanh niên trên với tổng số tiền là 190 triệu đồng. Lê Anh Để dân cưới 4 ngày rình rang giữa dịch, chủ tịch xã ở Thanh Hóa bị đình chỉChủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) Trịnh Văn Súy sáng nay cho biết, đã đình chỉ công tác 1 chủ tịch xã vì để người dân tổ chức đám cưới giữa cao điểm dịch Covid-19. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Biên phòng ăn rau rừng bám chốt kiểm soát Covid-19 biên giới Việt - Lào Posted: 08 Apr 2020 03:59 PM PDT Hái lá rừng làm rau, không có điện, nước sinh hoạt, không sóng điện thoại... là cuộc sống thường nhật của các chiến sĩ bám chốt kiểm soát dịch Covid-19 của đồn Biên phòng Bát Mọt (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa). Với địa bàn 17km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn (Lào), chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 của đồn Biên phòng Bát Mọt được coi là lá chắn hiệu quả để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập. 12 tổ công tác, mỗi tổ 6 người đã được thành lập để thay nhau tuần tra, kiểm soát trên địa bàn.
Theo Thượng úy Bùi Như Lực, đội trưởng đội kiểm soát hành chính, với tinh thần chống dịch như chống giặc, phương châm 4 tại chỗ "Hậu cần tại chỗ, phương tiện tại chỗ, lực lượng tại chỗ, cơ động tại chỗ" đã được vận dụng vào "cuộc chiến" này.
Nằm cách đồn hơn 20km, cứ vài ngày các chiến sĩ mới quay về đơn vị để nhận thực phẩm một lần. Đồ ăn không để được lâu nên những ngày sau, họ phải đi lấy củi và hái rau rừng để nấu nướng. Bữa cơm đạm bạc thường chỉ có lá tàu bay hoặc hoa chuối, thêm một chút cá khô.
"Biên giới những ngày này đang là mùa khô nên nước từ các khe suối cũng khan hiếm. Để có được nước sinh hoạt, chúng tôi phải dùng máng tre dẫn nước rồi dùng bạt làm mó trữ. Nhiều hôm, anh em phải đi cả cây số lấy nước dự trữ. Có những buổi chiều, đàn trâu ngang qua đẫm lên mó nước của anh em, nhiều sinh hoạt phải chững lại đến đêm khuya", anh Lực chia sẻ. Và chuyện không có điện, không sóng điện thoại, không có nước sinh hoạt, bị muỗi và vắt cắn cũng là... thường tình. Theo Trung tá Thịnh Văn Kiên, Chính trị viên đồn Biên phòng Bát Mọt, không chỉ vất vả về sinh hoạt, các chiến sĩ còn khó khăn về công tác kiểm tra, kiểm soát do địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều sương mù và mưa phùn ẩm ướt..
"Khi có dịch, hai bên đã đóng cửa biên giới nên người lao động bên Lào về chủ yếu di chuyển theo đường rừng, lợi dụng những hôm sương mù, mưa lớn để vượt biên nên rất khó kiểm soát, nếu sơ suất có trường hợp nhiễm bệnh về địa phương sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng", anh Kiên nói.
Kể từ chốt kiểm soát được lập, các chiến sĩ đã phát hiện và bắt giữ 10 trường hợp băng rừng vượt biên trái phép. Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính, đơn vị đã bàn giao những người này cho cơ quan chức năng để đưa đi cách ly tập trung. Lê Anh - Lâm Nguyên Phòng thu âm giữa vách núi của bộ đội Biên phòng ở Thanh HóaVách núi đá dựng đứng có những yếu tố đặc biệt để chính trị viên đồn biên phòng Bát Mọt (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa), Trung tá Thịnh Văn Kiên biến thành phòng thu âm. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Vinhomes ra mắt sàn giao dịch bất động sản trực tuyến Posted: 08 Apr 2020 10:00 PM PDT Với phương châm "Stay home - Buy home", Vinhomes Online không chỉ mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua nhà hoàn toàn mới, mà còn tiên phong xây dựng văn hóa kinh doanh minh bạch, hiện đại và văn minh cho thị trường bất động sản. Ngày 09/04/2020 Công ty Cổ phần Vinhomes chính thức ra mắt sàn thương mại điện tử https://online.vinhomes.vn. Vinhomes Online là mô hình kinh doanh bất động sản trực tuyến, ứng dụng công nghệ cao, kết nối trực tiếp giữa chủ đầu tư và khách hàng thông qua màn hình máy tính hoặc điện thoại. Trên nền tảng tích hợp đa phương tiện, lần đầu tiên khách hàng có thể thực hiện toàn bộ quá trình mua nhà từ xa với lợi ích "3 nhất": tiện nhất, nhanh nhất và chi phí thấp nhất. Để đảm bảo tính ưu việt, sàn thương mại điện tử Bất động sản Vinhomes Online được thiết kế thông minh và khoa học. Tất cả thông tin về vị trí, quy hoạch cũng như tài liệu bán hàng của các dự án mở bán trên Vinhomes Online đều được công bố đầy đủ và chi tiết. Cũng trên Vinhomes Online - tất cả các chính sách bán hàng, chương trình ưu đãi đặc quyền và giá bán sẽ được công bố chính xác, công khai và minh bạch. Khách hàng sẽ được mua nhà giá gốc với chi phí thấp nhất, trong thời gian ngắn nhất và tiện lợi nhất, chỉ qua 4 thao tác: Đăng ký/đăng nhập - tìm kiếm sản phẩm - lựa chọn sản phẩm phù hợp - tiến hành đặt cọc/đặt mua là hoàn tất giao dịch. Tư vấn, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng trong suốt quá trình mua nhà trực tuyến là đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp của Vinhomes. Các tư vấn viên luôn đảm bảo túc trực 24/7, sẵn sàng hỗ trợ khách hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục nhanh gọn và đúng pháp luật. Với lợi thế ưu việt, Vinhomes Online không chỉ mang đến cho khách hàng lựa chọn mới, bên cạnh kênh bán hàng truyền thống, mà còn nâng cao trải nghiệm và mở rộng cơ hội tiếp cận cho các khách hàng ở xa, người trẻ yêu công nghệ và những nhà đầu tư bận rộn. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, Vinhomes Online đã tiên phong mở ra phương thức giao dịch sáng tạo, vừa đảm bảo kinh doanh thông suốt, vừa mang lại sự an toàn cho khách hàng và cộng đồng. Bên cạnh sự năng động, nhạy bén, đúng thời điểm, Vinhomes Online còn khẳng định tầm nhìn của Tập đoàn Vingroup trong việc chung tay xây dựng văn hóa kinh doanh minh bạch, hiện đại và văn minh, đón đầu xu thế tiêu dùng tương lai cho thị trường bất động sản Việt Nam.
Minh Tuấn |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét