“Tàu chiến Mỹ tuần tra tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa” plus 14 more |
- Tàu chiến Mỹ tuần tra tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa
- Tiểu thương đêm bán hải sản, ngày gấp hàng nghìn túi giấy miễn phí
- Trại Davis và ký ức vị Đại tá những ngày chiến đấu giữa lòng Sài Gòn
- Phá hồ DN Trung Quốc ở Hải Phòng xây giống đường lưỡi bò phi pháp
- Có hay không chuyện thông đồng thổi giá?
- Đại gia công nghệ lên kế hoạch sang Việt Nam
- Facebook, Google sắp phải xin giấy phép hoạt động tại Việt Nam
- Lương Xuân Trường: Phung phí đủ rồi, cháy lại đam mê thôi!
- Những lần vắng mặt gây nhiều đồn đoán của lãnh đạo Triều Tiên
- Tin Covid-19 thế giới ngày 29/4: Mỹ vượt 1 triệu ca nhiễm mới
- Nữ sinh Chuyên Ngữ từng qua 7 quốc gia, giành 4 học bổng trong kỳ nghỉ dịch
- Bác sĩ Mỹ liệt kê thêm 6 triệu chứng dễ bỏ qua khi mắc Covid-19
- Giám đốc tường trình không trung thực việc bán chuông cho đồng nát
- Đời không như mơ, khởi nghiệp khách sạn suýt mất nhà
- Du lịch 30/4-1/5: Giá giảm sâu vẫn ảm đạm
Tàu chiến Mỹ tuần tra tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa Posted: 28 Apr 2020 08:33 PM PDT Tàu khu trục Mỹ mang tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG-52) thực hiện chiến dịch tuần tra tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Một quan chức Hải quân Mỹ hôm qua xác nhận thông tin này với trang USNI News và cho biết thêm, hoạt động của tàu khu trục được tiến hành theo kế hoạch.
Cũng trong hôm qua, Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đưa tin, Hải quân nước này đã triển khai lực lượng theo dõi, giám sát một tàu chiến Mỹ đi vào vùng biển Hoàng Sa. Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc ngang ngược dùng vũ lực chiếm đóng trái phép. Hôm 18/4, Mỹ và Australia tiến hành tập trận chung trên Biển Đông với sự tham gia của tàu tuần dương USS Bunker Hill, tàu đổ bộ tấn công USS America và tàu hộ vệ HMAS Parramatta. Trong cuộc họp báo ngày 23/4, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng nêu rõ: Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế đồng thời có quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bao gồm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế để chống lại toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Trên tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng giải quyết tranh chấp với các quốc gia liên quan thông qua đàm phán cũng như các biện pháp hòa bình khác, kể cả biện pháp quy định tại UNCLOS. Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh trật tự, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán ở các quốc gia ở khu vực Biển Đông như được xác lập tại UNCLOS 1982 là mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm và nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế, hoạt động của các nước cần đóng góp vào mục tiêu chung này. Thái An Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc dùng áp lực quân sự, ép buộc láng giềng ở Biển ĐôngTrung Quốc đang sử dụng áp lực quân sự và ép buộc các nước láng giềng tại Biển Đông, thậm chí đâm chìm một tàu cá Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo lên tiếng. | ||||||||||||
Tiểu thương đêm bán hải sản, ngày gấp hàng nghìn túi giấy miễn phí Posted: 28 Apr 2020 03:00 PM PDT Hơn 180 thành viên là những người bán hàng ở chợ, các em học sinh, Việt Kiều… đã cùng nhau tạo ra 90 nghìn túi giấy kraft, phát miễn phí cho người nghèo đến nhận thực phẩm từ thiện. Người phát động chương trình này là chị Phạm Hải Hà (Long Biên, Hà Nội). Ý tưởng đến với chị vào ngày 8/4 - thời điểm có sự xuất hiện các cây ATM gạo miễn phí. Thay vì sử dụng túi nilon, chị muốn tặng cho những người dân đến nhận quà từ thiện chiếc túi giấy thân thiện với môi trường. 'So với các loại giấy khác, giấy kraft khá dai, bền và thực sự thân thiện với môi trường. Giấy cao cấp dùng để in đòi hỏi được làm từ bột gỗ tốt. Trong quá trình sản xuất, người ta phải dùng chất tẩy trắng cho loại giấy này, buộc xả thải chất hóa học gây ảnh hưởng đến môi trường.
Trong khi đó, giấy kraft làm từ bột gỗ của cây gỗ có giá trị thấp. Ngoài ra, nó còn có thể được làm từ giấy tái chế. Trong quá trình sản xuất, loại giấy này cũng không cần chất tẩy trắng, không thải ra môi trường chất độc hại. Bên cạnh đó, giấy kralt còn đảm bảo chỉ số an toàn thực phẩm với người tiêu dùng', chị Hà chia sẻ. 'Tôi muốn không chỉ hỗ trợ người dân vượt khó mà còn qua đây kêu gọi con người có ý thức nói không với rác thải nhựa, có trách nhiệm hơn với môi trường. Như vậy việc làm thiện nguyện sẽ có ý nghĩa hơn', chị nói. Ban đầu, chị Hà dự định tặng khoảng 5 nghìn bao bì sinh thái cho những người khởi xướng chương trình từ thiện. Tuy nhiên sau đó, những người chủ dự án từ thiện khác lại liên hệ để nhờ chị tiếp tục hỗ trợ túi giấy. Một mình khó thể đảm bảo số lượng trên nên chị kêu gọi mọi người cùng chung tay tạo túi giấy kraft. Có nguồn tài trợ giấy, chị lên kế hoạch kêu gọi những người gấp túi giấy. 'Việc gấp túi giấy đã được chúng tôi triển khai từ 5, 6 năm nay. Lần đầu tiên là chúng tôi tài trợ chương trình 'Hãy làm sạch biển'. Các túi giấy do các bạn nhỏ (gấp, trang trí) sau đó chuyển đến 43 tỉnh, thành phố có biển để thu gom rác thải. Vào các mùa hè hàng năm, chúng tôi cũng có chương trình hướng dẫn các bạn nhỏ gấp túi giấy để nói với các con ý thức bảo vệ môi trường'.
Cũng theo chị Hà, việc gấp túi khá đơn giản, trẻ em hoặc người khuyết tật cũng làm được. Chị hướng dẫn mọi người làm theo video (chị tạo từ trước) nên chỉ trong thời gian ngắn, đội ngũ gấp giấy đã tăng lên nhanh chóng. 'Chương trình được rất nhiều người hưởng ứng và tôi thực sự trân trọng công sức của mọi người', chị Hà nói. Người liên hệ đầu tiên với chị là chị Thanh An (Hà Nội). Chị Thanh An đã kêu gọi thầy cô giáo và các phụ huynh tại trường nơi con chị học tham gia. Tham gia cùng chị Hà còn có vợ chồng chị Nguyệt Nga ở Hội từ thiện Minh Tâm. Hàng ngày, vợ chồng chị Nga nấu cơm phục vụ mọi người đến nhà gấp túi. Họ còn trích tiền túi ra mua keo, tự vận chuyển giấy để tiết kiệm chi phí… Với 20 thành viên, mỗi ngày nhóm làm được 1 nghìn túi giấy. Ngoài ra, chị Hà cũng ấn tượng với một công ty có khoảng10 nhân viên. Người giám đốc đã trả lương 100% cho nhân viên đến công ty chỉ để gấp túi giấy. Chị muốn góp sức với cộng đồng và cũng muốn các nhân viên tự tin rằng họ được nhận đầy đủ lương trong đợt dịch Covid-19 là vì đã làm việc đều đặn.
Tham gia cùng chị Hà còn có một nhóm - trong đó, các thành viên bỏ tiền túi in thêm các thông điệp 'Nói không với rác thải nhựa' để nhắc nhở người dân. Chị Hà nhận định, điều khiến chương trình nhân rộng là do tất cả các thành viên trong mỗi gia đình, từ người già đến trẻ em, đều có thể cùng nhau làm. Chị cũng nhận được rất nhiều hình ảnh cả gia đình cùng hí hoáy gấp túi giấy. 'Nhờ công việc này họ cảm thấy vui vì có thể sử dụng khoảng thời gian nghỉ vì giãn cách xã hội một cách có ý nghĩa', chị Hà chia sẻ. Bà Nguyễn Thanh Hòa, một thành viên tham gia gấp túi, cũng cho biết: '5h chiều 23/4, chúng tôi hoàn thành chiếc túi cuối cùng để chuyển đến cây ATM gạo ở Nghĩa Tân. Lúc đầu, thành viên gấp túi là là các bà nội trợ, những nhân viên công sở và học sinh, sinh viên nghỉ học, nghỉ làm vì dịch tại khu đô thị nơi tôi sống. Kế tiếp là hơn 10 thầy cô ở một trường học tại Cầu Giấy biết chương trình đã liên hệ xin tham gia, có 2 bạn Việt Kiều về thăm gia đình cũng xin góp sức cùng.
Đặc biệt, các cô bác bán hải sản chợ Long Biên - những người đêm bán hàng, ngày cũng tranh thủ làm. Chúng tôi đã gửi gần 7 nghìn chiếc túi đến người khó khăn dịp dịch bệnh vừa qua'. Chị Lưu Tố Hoa, một thành viên khác, cũng cho biết, 4 giờ sáng, người trong nhóm chị đã dậy để quấy hồ nếp, phục vụ việc dán túi. Cả nhà lăn vào đống giấy, vậy mà cũng phải hơn nửa ngày mới ra chút thành phẩm. Thế mới biết bao nhiêu công phu để ra được một cái túi giấy. Từ nay, tôi sẽ dùng đi dùng lại, chứ không bao giờ phung phí túi giấy nữa'. Theo chị Hà, chương trình đã gắn kết nhiều gia đình, người dân và cả người nước ngoài cùng tham gia. 'Dán túi giấy không quá khó khăn nhưng làm nhiều sẽ mỏi mắt, đau lưng. Ngoài ý thức về việc không xả rác thải nhựa, khi tham gia làm một túi giấy, người dân hiểu được khó khăn khi làm ra thành phẩm. Từ đó, tôi tin, họ sẽ trân trọng và sử dụng túi giấy nhiều lần', chị nói. Thức đêm làm hàng trăm chiếc bánh thạch 3D tặng bác sĩ, bộ đội biên phòng'Hình ảnh chiến sĩ biên phòng mồ hôi nhễ nhại, ngồi bệt xuống đất ăn chiếc bánh thạch đã khiến tôi phải rơi nước mắt vì xúc động', chị Trần Phương Nga, cho biết. Ảnh: NVCC Ngọc Trang | ||||||||||||
Trại Davis và ký ức vị Đại tá những ngày chiến đấu giữa lòng Sài Gòn Posted: 28 Apr 2020 04:01 PM PDT Đại tá Đào Chí Công chia sẻ kỷ niệm trong thời kỳ hoạt động ở Trại Davis - "trận địa tiền tiêu" ngay giữa lòng Sài Gòn những ngày tháng lịch sử năm 1975. Ngày 27/1/1973, hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết giữa 4 bên: Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Mỹ và Chính phủ Việt Nam cộng hoà. Ban liên hợp quân sự 4 bên được thành lập để bảo đảm việc thực hiện hiệp định.
Trại Davis là trụ sở của Ban Liên hợp quân sự 4 bên, sau là trụ sở Ban Liên hợp quân sự 2 bên Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa từ 28/1/1973 - 30/4/1975. Đây nguyên là một trại lính của quân đội Mỹ, nằm gần sát phía tây nam sân bay Tân Sơn Nhất đặt theo tên của một quân nhân Mỹ tử trận. Trong bối cảnh Mỹ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tìm cách phá hoại tiến trình thực hiện hiệp định, tại trại Davis, 2 phái đoàn ta dựa trên các điều khoản đã được ký kết của hiệp định để đấu tranh giành thắng lợi trên lĩnh vực ngoại giao pháp lý quân sự và trận địa dư luận; đồng thời biến trại thành một "trận địa tiền tiêu" ngay giữa lòng Sài Gòn. Món quà lương khô và chai rượu lúa mới Đại tá Đào Chí Công, người lính từ mặt trận Quảng Trị được lệnh tham gia Ban liên hợp quân sự với vai trò sĩ quan liên lạc, phụ trách đối ngoại chia sẻ những kỷ niệm trong thời kỳ hoạt động ở Trại Davis. Sáng 29/4/1975, Đại sứ Mỹ Martin mấy lần bắn tin muốn gặp Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam nhưng ta không trả lời. Tới trưa, có đoàn giới thiệu là phái viên của Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền đến bàn việc quan trọng. Lãnh đạo đoàn ta cử cán bộ ra nói là đoàn không được ủy quyền bàn bạc bất cứ vấn đề gì. Đến khoảng 17h30 có luật sư Trần Ngọc Liễn cùng với ông Châu Tâm Luân và linh mục Chân Tín xin gặp lãnh đạo đoàn. Đây là những người thuộc lực lượng thứ ba lâu nay đối lập với Nguyễn Văn Thiệu, đoàn ta báo lại có thể tiếp họ với tư cách cá nhân.
Ta đón 3 người vào Trại Davis. Phó trưởng đoàn, Đại tá Võ Đông Giang tiếp họ tại hầm chỉ huy dự phòng. Lúc ấy đạn pháo bỏng rát trên đầu, ta khuyên họ ở lại cho tới khi ngớt nhưng để tránh hiểu lầm là giữ họ làm con tin, ta đồng ý cử người tháp tùng nếu họ muốn về. Cuối cùng 3 người xin ở lại. Đêm ấy, Đại tá Võ Đông Giang tiếp họ dưới hầm chỉ huy trong sân bay Tân Sơn Nhất với chuối tăng gia, chè Thanh Hương, thuốc lá Điện Biên ngoài Hà Nội gửi vào. Gần sáng, anh em cảnh vệ nấu cháo gà mời 3 ông. Sáng 30/4, khi chia tay họ, ta tặng mỗi người một chai rượu lúa mới và 2 phong lương khô, cấp giấy giới thiệu để 3 người trở về an toàn.
Cánh quân thứ 6 Khoảng 8 - 9h sáng ngày 30/4, bộ đội ta do Tiểu đoàn trưởng của Quân đoàn 3 dẫn đầu tiến vào Trại Davis gặp Tướng Hoàng Anh Tuấn (Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN) xin chỉ thị bảo vệ trại. Không thể diễn tả được những giây phút xúc động đến nghẹn ngào khi ấy. Đó là sự tự hào, niềm sung sướng vô bờ vì đất nước thống nhất xen lẫn sự cảm động, tình thương, nỗi xót xa các đồng đội vừa hy sinh đêm trước - những người chỉ được chôn cất vội vàng bằng dao, xẻng giữa mưa bom bão đạn… 9h30, lá cờ cách mạng được treo lên đỉnh tháp nước - chỗ cao nhất của Trại Davis. Khoảng 1 tiếng sau, cờ cách mạng kéo lên tại Dinh Độc Lập. Khoảng 10h, đoàn Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh tiến vào Trại Davis họp bàn về việc tiếp quản. Sau ngày 2/5, Thượng tướng Trần Văn Trà vào gặp anh em trong phái đoàn đã nói "các đồng chí là những người trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh và là mũi tiến công thứ 6, mũi tiến công ngoại giao quân sự trong chiến dịch". Đại tướng Văn Tiến Dũng sau này trong hồi ký gọi Đoàn là cánh quân thứ 6. Ông viết rằng, khi Quân đoàn 3 đánh vào Tân Sơn Nhất gặp một cánh quân của ta trụ sẵn ở đấy (tham gia Chiến dịch HCM gồm 5 quân đoàn - 5 cánh quân của trận quyết chiến chiến lược cuối cùng với đủ các binh chủng hợp thành). Đại tá Đào Chí công nhớ lại, những ngày cuối tháng 4, các thành viên trong phái đoàn không ít lần ở ranh giới sự sống và cái chết. Ngoài doanh trại tiểu đoàn huấn luyện dù bố trí ngay trước cổng chính của Trại Davis, quân đội Sài Gòn còn điều thêm xe tăng, thiết giáp đến chĩa hỏa lực vào bên trong. Đêm trước giờ khắc lịch sử 30/4, anh em trong phái đoàn ta còn nói vui với nhau sống chết bao nhiêu phần trăm, ai cũng sẵn sàng cho tình huống xấu nhất… Đã có một kế hoạch để đặc công đột nhập vào Trại Davis đưa phái đoàn của ta ra ngoài nhưng các anh em xin cấp trên không rút. Ta trụ lại bằng cách bí mật đào hầm chiến đấu từ dụng cụ thô sơ. Chỉ khoảng 10 ngày, toàn bộ hệ thống hầm có cả hầm chỉ huy chính, hầm chỉ huy dự phòng, hầm cứu thương, dự trữ lương thực, nước uống… đã hoàn tất. Sau này ta được biết, Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn Cao Văn Viên khi thoát thân còn để lại trên bàn làm việc kế hoạch chỉ thị cấp dưới huỷ diệt Trại Davis bằng pháo cối, ném bom, chất độc hoá học… Thái An Đại tướng Lê Đức Anh: Lòng nhân ái làm nên 30/4/1975Đã là người Việt Nam thì không hề có kẻ bại, ai cũng là người chiến thắng - Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Phó tư lệnh Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh nói. | ||||||||||||
Phá hồ DN Trung Quốc ở Hải Phòng xây giống đường lưỡi bò phi pháp Posted: 28 Apr 2020 07:24 PM PDT Công ty TNHH liên hợp đầu tư Thâm Việt (công ty Thâm Việt) do ông Zhang Xiao Tao, quốc tịch Trung Quốc làm chủ đầu tư cho xây dựng hồ nước hình giống "đường lưỡi bò" phi pháp của Trung Quốc. Công ty này nằm trong khu công nghiệp An Dương (Hải Phòng), hình thành từ năm 2009 với tổng vốn là 75 triệu USD trên diện tích 800ha. Trưởng Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng Phạm Văn Mợi thông tin, trong quá trình kiểm tra xây dựng tại khu công nghiệp đã phát hiện ra mô hình giống "đường lưỡi bò' phi pháp nằm trước nhà điều hành. Mô hình này là hồ nước có lối đi lát gạch bao quanh, nằm trên phần đất quy hoạch công viên cây xanh. Bí thư, Chủ tịch UBND huyện An Dương Lê Anh Quân nói thêm: Việc chủ DN người Trung Quốc xây dựng hồ nước giống mô hình "đường lưỡi bò" được phát hiện bằng thiết bị bay trên cao.
Ngay sau khi Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng có ý kiến, huyện đã phối hợp để yêu cầu doanh nghiệp phá bỏ hồ nước và yêu cầu đổ đất san lấp, trả lại hiện trạng.
Đến sáng nay, chủ doanh nghiệp đã chấp hành và cam kết xóa bỏ hình thức xây dựng này. UBND huyện An Dương giao cho cơ quan chức năng tiếp tục giám sát, nếu phát hiện sai phạm ở công ty Thẩm Việt sẽ tiếp tục chấn chỉnh, xử lý. Hoài Anh Phó trưởng Công an TP Thái Bình Cao Giang Nam nhận nhiệm vụ mớiGiám đốc Công an tỉnh Thái Bình vừa ký quyết định điều động Phó trưởng Công an TP Trung tá Cao Giang Nam. | ||||||||||||
Có hay không chuyện thông đồng thổi giá? Posted: 28 Apr 2020 04:44 PM PDT - Sau Hà Nội, đến lượt các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Quảng Nam và một vài địa phương khác có chuyện lùm xùm về giá cả mua bán hệ thống xét nghiệm Realtime PCR. "Hoa mắt" với giá máy xét nghiệm Realtime PCR Tại Quảng Ninh, theo hợp đồng ban đầu được ký ngày 1-3 giữa Sở Y tế Quảng Ninh và liên danh nhà thầu (Công ty CP đầu tư xuất nhập khẩu y tế Việt và Công ty CP thiết bị y tế Ánh Sao) thì hệ thống xét nghiệm Realtime PCR có giá 8,4 tỉ đồng. Mức giá này dựa trên kết quả thẩm định của Công ty CP thẩm định giá Quảng Ninh và Sở Tài chính Quảng Ninh. Ngày 23-3, sau khi C03 Bộ Công an làm việc với Quảng Ninh, Sở Y tế tỉnh đã ký thêm phụ lục hợp đồng với nhà thầu, giá giảm xuống còn 7 tỉ (giảm 1,4 tỉ). Ngày 19-3, Sở Y tế đã chuyển tạm ứng 4,2 tỉ đồng nhưng ngày 21-4 nhà thầu đã hoàn trả số tạm ứng này cho Sở Y tế. Sau đó giá chỉ còn 5,2 tỉ, tức đã được giảm tiếp thêm 1,8 tỉ so với phụ lục ngày 23-3. Tại Thái Bình, lãnh đạo Sở Y tế cho biết tỉnh đã mua qua hình thức chỉ định thầu hệ thống thiết bị xét nghiệm Realtime PCR hoàn chỉnh, lắp đặt hôm 31-3 và đưa vào sử dụng chính thức từ 1-4.
Tuy nhiên, sau khi lắp đặt thiết bị, đến ngày 15-4 Sở Y tế Thái Bình lại có văn bản đề nghị nhà thầu giảm giá thiết bị. Sau khi đàm phán, giá được giảm còn 5,8 tỉ đồng. Tại Quảng Nam, theo phản ánh của dư luận, giá mua sắm hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động trang bị cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam) là 7,5 tỷ đồng. Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam Nguyễn Văn Hai cho hay, UBND tỉnh đồng ý phân bổ cho Sở 7,65 tỷ đồng, tuy nhiên, qua khảo sát thị trường thì Sở Y tế đã quyết định mua máy của một công ty cung cấp vật tư y tế tại TP Đà Nẵng với giá 7,2 tỷ đồng. Theo ông Hai, Hà Nội mua máy trước khi xảy ra dịch, còn Quảng Nam mua ngay giữa mùa dịch và mua tại chỗ nên giá 7,2 tỷ đồng là việc bình thường. Tại Ninh Bình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã đấu thầu hệ thống Realtime PCR với giá dự toán gần 8 tỷ đồng từ đầu tháng 3/2020. Tại Quảng Trị, ông Đỗ Văn Hùng, Giám đốc Sở Y tế cho biết, hệ thống máy Realtime PCR do CDC Quảng Trị mua chỉ với giá 1,45 tỉ đồng. Ông Hùng cho rằng "thiết bị Realtime PCR được mua với giá 1,45 tỉ đồng là vẫn rẻ chứ không đắt". Đâu là giá thực? Câu hỏi này không dễ gì trả lời trong một sớm một chiều. Theo cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) hệ thống máy xét nghiệm Covid-19 khi nhập về Việt Nam có giá khoảng 2,3 tỉ đồng. Trong lúc đó Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội lại mua với giá 7 tỉ, Quảng Nam 7,56 tỷ, Thái Bình sau khi đàm phán xuống còn 5,8 tỷ, Quảng Ninh từ 8,4 tỉ xuống 7 tỉ cuối cùng còn 5,2 tỉ, Quảng Trị 1,45 tỷ. Nhiều địa phương khẳng định mức giá họ mua (dao động từ 6 đến 7 tỷ) là giá nhà thầu chào bán. Trong thực tế, nhất là giữa đại dịch Covid-19, giá cả thiết bị y tế chống dịch lên xuống là chuyện bình thường. Bài học từ chuyện cái khẩu trang, bình xịt sát khuẩn ngay từ khi dịch mới bùng phát đã cho ta thấy rõ điều đó. Cho nên muốn minh bạch giá cả, việc truy xuất nguồn gốc mua là hết sức cần thiết. Từ đó có thể xác định được có hay không chuyện "bắt tay" thổi giá hay lòng vòng mua bán để nâng giá nhằm trục lợi giữa các bên hữu quan. Cũng xin nhắc lại ý kiến của Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam khi ông cho rằng, cần phải làm rõ hành vi đầu cơ, đẩy giá thiết bị y tế của các doanh nghiệp, nhà cung cấp. Để làm rõ vấn đề này, cần sự vào cuộc của cơ quan điều tra Bộ Công an đối với các tỉnh thành đã mua hệ thống máy xét nghiệm Covid-19 (không cứ mức giá nào). Có hay không chuyện các bên thông đồng thổi giá? Trước hiện tượng giá máy xét nghiệm bất thường ở một số địa phương khiến báo chí và dư luận lên tiếng, Bộ Y tế liên tiếp gửi 2 công văn trong các ngày 17/4 và 24/4, yêu cầu Sở Y tế tất cả các tỉnh, các bệnh viện báo cáo việc mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động xét nghiệm Covid-19. Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tất cả các tỉnh, các bộ ngành và một số bệnh viện tư nhân tiếp tục thu thập bổ sung số liệu và tổng hợp báo cáo về kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động của hãng Quiagen (Đức) và toàn bộ các bộ phận cấu thành của hệ thống trên địa bàn về Bộ Y tế. Công văn của Bộ Y tế là cần thiết, nhưng hồ sơ, số liệu báo cáo của các địa phương liệu có đáp ứng được yêu cầu minh bạch thông tin về giá khi mà các báo cáo sẽ như lời khẳng định của Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam Nguyễn Văn Hai: "Việc mua máy xét nghiệm được thực hiện đúng quy định. Không có chuyện bắt tay, thổi giá, cũng chẳng có chuyện mua để trục lợi."? Bởi thế, như chúng tôi đã nói ở trên, chỉ có sự vào cuộc của cơ quan điều tra Bộ Công an nhằm truy xuất nguồn gốc giá máy khi nhập khẩu và đường đi của nó thì mới có câu trả lời chính xác cho một vấn đề nóng mà dư luận đang hết sức quan tâm. Sẽ hạn chế được tiêu cực xảy ra nếu như… Khi dịch bệnh bùng phát, nhu cầu trang thiết bị y tế phòng chống dịch trở nên cấp bách, khẩn thiết. Trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng đó, chuyện đầu cơ, trục lợi là không thể tránh khỏi. Dư luận đã từng cảnh báo điều này, nhất là sau những vụ một số nhà thuốc đẩy giá khẩu trang, nước sát khuẩn lên hàng chục lần nhằm móc túi người tiêu dùng. Lẽ ra bài học đó sẽ không lặp lại hoặc chí ít thì cũng hạn chế được tối đa việc "thổi giá" mua sắm các thiết bị đắt tiền phục vụ phòng chống dịch như máy tự động xét nghiệm Covid-19 Real-time PCR. Giá như các cơ quan chủ quản trực tiếp có những định chế tổ chức, hướng dẫn, giám sát ngay từ đầu việc mua máy chứ không phải chỉ là mấy công văn yêu cầu báo cáo tình hình mua bán sau khi vụ việc đã xảy ra… Đây là bài học sâu sắc cần rút kinh nghiệm ngay khi gói an sinh xã hội 62 ngàn tỷ đang được triển khai để không xảy ra tình trạng trục lợi từ ngân sách nhà nước mà thực chất là từ những đồng tiền thuế quý giá đóng góp bằng mồ hôi nước mắt của người dân. Nguyễn Duy Xuân Họ đã bán rẻ lương tâm- Dư luận vẫn không hiểu nổi, một cán bộ, đảng viên như ông Nguyễn Nhật Cảm dính đầy sai phạm, đã bị cấp dưới tố cáo, mà vẫn được bổ nhiệm để đến bây giờ "cháy nhà ra mặt chuột", lộ nguyên hình là kẻ thoái hóa biến chất. | ||||||||||||
Đại gia công nghệ lên kế hoạch sang Việt Nam Posted: 28 Apr 2020 01:00 PM PDT Việc dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc đã được tiến hành kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Và giờ, Covid-19 đang tiếp tục thúc đẩy quá trình đó. Pegatron - nhà lắp ráp iPhone - đang đa dạng hoá nơi sản xuất. CEO Liao Syh-jang cho hay công ty hy vọng sẽ sản xuất tại Việt Nam trong năm 2021 sau khi thiết lập một nhà máy ở Indonesia hồi năm 2019. Inventec, đối tác lắp ráp chính AirPod, cũng cho biết hôm thứ 3 là đang chuẩn bị xây dựng cơ sở mới ở Việt Nam. Chuỗi cung ứng của Apple tại Trung Quốc trong tháng 2 bị tê liệt do dịch Covid-19 càn quét trên diện rộng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Xu hướng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc đang được đẩy nhanh, nhất là các nhà sản xuất quy mô nhỏ. Các nhà sản xuất thiết bị cho các công ty khác ngoài Apple cũng đang tính chuyện chuyển sản xuất ra nước khác. Foxconn tiên đoán từ trước về khả năng thay đổi trong mô hình sản xuất toàn cầu, đã chi phối ngành thiết bị điện tử trong hơn 30 năm qua. Công ty cũng có cơ sở sản xuất ở Ấn Độ và Việt Nam.
Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh phụ thuộc vào một quốc gia. "Mọi thứ đang thay đổi theo từng ngày do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, vì vậy rất khó để đưa ra bất kỳ bình luận về cung và cầu lúc này", lãnh đạo một nhà cung cấp cho Apple nói. Một số công ty đa quốc gia đã rục rịch lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở Việt Nam từ năm ngoái nhằm giảm áp lực hàng rào thuế quan mới đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ và tìm kiếm thị trường thay thế phòng khi giá tăng cao. Covid-19 có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất diễn ra nhanh hơn, sau khi đã được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại hồi năm ngoái. Do đó, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ càng hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp trong lương lai. Nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh Dữ liệu từ Cục điều tra dân số Mỹ cho thấy lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam năm 2019 tăng 35,6% so với cùng kỳ, đối nghịch với mức giảm 16,2% trong lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Dữ liệu năm nay sẽ bị ảnh hưởng do tác động của Covid-19 lên chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng xu hướng sản xuất chuyển từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục. Ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam, nhận định, Việt Nam vẫn là một điếm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Dù dịch Covid-19 đang gây ra những khó khăn nhất định đối với các quyết định cũng như hoạt động di dời, chủ đầu tư vẫn tự tin tăng giá đất trong quý đầu năm 2020 do đây là xu hướng đầu tư trong dài hạn. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành sản xuất đều có thể dễ dàng chuyển sang Việt Nam. Mức lương công nhân sản xuất tại Trung Quốc hiện cao gấp ba lần Việt Nam, nhưng trình độ tay nghề của công nhân nơi này cũng cao hơn. Quy mô của Trung Quốc không thể được nhân rộng: lượng lao động công nghiệp di cư ở Trung Quốc còn cao hơn dân số Việt Nam. Hơn nữa, một khối lượng lớn ngành hàng sản xuất là để phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc. Theo báo cáo của JLL, miền Bắc thu hút phần lớn các tập đoàn lớn muốn đa dạng hóa danh mục sản xuất bên cạnh cơ sở tại Trung Quốc, với nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển khá tốt và vị trí cần kề với Trung Quốc. Giá đất trung bình đạt 99 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhà xưởng xây sẵn - lựa chọn yêu thích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - vẫn giữ ở mức giá thuê ổn định dao động từ 4,0-5,0 USD/m2/tháng, và đều đã được lấp đầy. Tại khu vực miền Nam, JLL ghi nhận số lượng yêu cầu thuê đất tăng cao và các chủ đầu tư đã trở nên tự tin hơn trong việc tăng giá thuê đất. Giá đất trung bình trong quý 1 đạt 101 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 12,2% so với cùng kỳ. Nhà xưởng xây sẵn ở miền Nam có giá thuê dao động từ 3,5-5,0 USD/m2/tháng, tăng nhẹ ở Bình Dương, TP.HCM, Long An và giữ mức ổn định ở các tỉnh còn lại. Đại diện JLL cho rằng, về lâu dài, nhiều doanh nghiệp có khả năng thay đổi kế hoạch sản xuất của họ để đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng và giảm thiểu rủi ro của những cú sốc tương tự trong tương lai. Cùng với các sáng kiến để cải thiện hiệu suất bền vững và hạn chế tác động môi trường từ các hoạt động sản xuất, các nhà bán lẻ có thể lựa chọn sản xuất và mua sản phẩm từ thị trường nội địa. Việt Nam sẽ càng hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp trong lương lai. Nam Việt | ||||||||||||
Facebook, Google sắp phải xin giấy phép hoạt động tại Việt Nam Posted: 28 Apr 2020 04:36 PM PDT Các mạng xã hội phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nếu có lượng người sử dụng từ 1 triệu người/tháng trở lên hoặc có người sử dụng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên. Chỉ mạng xã hội cấp phép mới có quyền livestream Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) đang đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP (Nghị định 72/2013) của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Đáng chú ý khi dự thảo Nghị định mới đã bổ sung, sửa đổi Điều 23 của Nghị định 72/2013 về Quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử, mạng xã hội. Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp chỉ được hoạt động mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập mạng xã hội (đối với mạng xã hội có lượng tương tác lớn) hoặc đã thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này xác nhận bằng văn bản (đối với mạng xã hội có lượng tương tác thấp).
Dự thảo Nghị định này cũng phân loại khá rõ đối với các mạng xã hội. Cụ thể, mạng xã hội có lượng tương tác lớn là những nền tảng có lượng người tương tác từ 1 triệu người/tháng trở lên, hoặc có người sử dụng đã đăng ký thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên. Mạng xã hội có lượng tương tác thấp là những nền tảng có lượng người tương tác dưới 1 triệu người/tháng. Bộ TT&TT sẽ gắn công cụ đo trên các mạng xã hội để theo dõi lượng người sử dụng tương tác thường xuyên. Bộ cũng sẽ rà soát và có văn bản thông báo yêu cầu phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép đối với các mạng xã hội có lượng người sử dụng tương tác từ 1 triệu người/tháng trở lên hoặc có người sử dụng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên (tùy theo điều kiện nào đạt trước). Bên cạnh đó, một trong những điểm mới của Nghị định này là quy định chỉ các mạng xã hội đã được cấp phép mới có quyền thu phí sử dụng dịch vụ dưới mọi hình thức và cung cấp dịch vụ livestream. Trước đó, trong bản báo cáo được Bộ TT&TT gửi tới Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội hồi tháng 8/2019, Bộ TT&TT chỉ cho phép các tài khoản định danh mới được phát sóng trực tiếp (livestream) trên Facebook. Tại bản báo cáo này, Bộ TT&TT cũng cho biết đã yêu cầu Facebook phải có chính sách tiền kiểm và gỡ ngay các quảng cáo chính trị phát tán tin giả khi có yêu cầu từ Chính phủ Việt Nam. Hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý dịch vụ xuyên biên giới Đến hết tháng 12/2019, đã có tổng cộng 614 mạng xã hội được cấp phép tại Việt Nam. Tuy nhiên các mạng xã hội có từ 1 triệu người sử dụng trở lên chiếm dưới 10%. Trong khi đó, lượng người Việt Nam sử dụng mạng Facebook là khoảng gần 60 triệu và Youtube là gần 35 triệu người. Vào năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Kể từ thời điểm Nghị định 72/2013 được ban hành đến nay, các loại hình thông tin cung cấp trên mạng ngày càng trở nên phong phú. Tuy vậy, thực tế này cũng làm bộc lộ những hạn chế bất cập và những khoảng trống pháp lý cần được hoàn thiện cụ thể. Theo Bộ TT&TT, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, lợi dụng giấy phép mạng xã hội để cung cấp đa dịch vụ chuyên ngành trên cùng một nền tảng. Các dịch vụ có thể kể đến bao gồm dịch vụ truyền hình, thương mại điện tử, giáo dục trực tuyến,... Điều này đã gây khó khăn cho công tác quản lý các dịch vụ chuyên ngành. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới điển hình là Facebook và Google đang gây tác động mạnh mẽ đối với xã hội Việt Nam nhưng gần như chưa tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. Do vậy, rất cần thiết phải xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013. Trọng Đạt | ||||||||||||
Lương Xuân Trường: Phung phí đủ rồi, cháy lại đam mê thôi! Posted: 28 Apr 2020 04:03 PM PDT - Lương Xuân Trường đánh mất dần đi niềm chơi bóng giữa lúc được khán giả yêu thương, trông đợi nhiều. Bỏ phí thời gian đủ rồi, cháy lại đam mê sân cỏ thôi chàng 'híp'... Dừng đủ rồi... Xuân Trường vừa đón sinh nhật tuổi 25 của mình một cách tương đối lặng lẽ tại trung tâm đào tạo PVF, nơi tiền vệ của tuyển Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi chấn thương gối, sau khi đi mổ từ Hàn Quốc trở về. Rất may, trong không khí chẳng mấy vui vẻ ấy, HLV Park Hang Seo bất ngờ xuất hiện để tổ chức sinh nhật chung cho Xuân Trường và Đình Trọng cũng đang phục hồi chấn thương tại đây.
Sự có mặt của ông Park trong ngày sinh nhật ít nhiều giúp Xuân Trường quên đi nỗi nhớ sân cỏ, nhưng với những ai yêu mến tiền vệ này thì việc thuyền trưởng tuyển Việt Nam đến thăm thần tượng như "xát muối" vào nỗi đau của tiền vệ người Tuyên Quang suốt 2 năm qua. Nói như thế chẳng quá, bởi 2 năm qua những gì người ta nhìn thấy ở Xuân Trường phần lớn là những nỗi thất vọng, càng lớn hơn nếu chứng kiến màn trình diễn của tiền vệ HAGL tại VCK U23 châu Á vốn không xa thời điểm bắt đầu xuống phong độ là Asiad 2018. Thất vọng, buồn phiền bởi với những gì chơi ở VCK U23 châu Á tại Thường Châu lẽ ra Xuân Trường chắc suất một tấm vé đá chính ở tuyển Việt Nam cũng như bay cao tại HAGL... nhưng rốt cuộc chấn thương, và chuyến đi tới Thái Lan làm hỏng tất cả. Vì lẽ đó, 2 năm qua dù vẫn có tên trong thành phần tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2018, Asian Cup 2019 nhưng Trường "híp" chỉ đóng vai phụ đầy mờ nhạt, bất chấp HLV Park Hang Seo luôn dành cho những ưu ái lớn... ... chạy đi thôi Xuân Trường Vào ngày 28/4 vừa qua, Xuân Trường chính thức bước vào tuổi 25. Và với nghề cầu thủ, đây là thời điểm đẹp nhất để bay cao, trưởng thành hay tạo dựng vững chắc tên tuổi trong sự nghiệp. Chính bởi như thế, người hâm mộ hay giới chuyên môn đã dành nhiều lời chúc cho Xuân Trường trong tuổi mới sẽ bay cao và trở lại đúng với sự kỳ vọng như cách đây 2, hoặc trước đó dành cho tiền vệ người Tuyên Quang.
Nhưng, kỳ vọng hay mong muốn với có thể trở lại hay không là hai chuyện thực sự khác nhau. Và người có thể giải quyết vấn đề cho Xuân Trường không ai khác vẫn là bản thân tiền vệ người Tuyên Quang. Sở dĩ phải nói hay lo như thế là vì, 2 năm qua việc phong độ đi xuống của Xuân Trường nguyên nhân lớn nhất e không phải vì chấn thương hay bị bầu Đức "đẩy" sang Buriram Utd, mà tự thân tiền vệ HAGL đánh mất mình nhiều hơn. Sự dư dả về danh vọng, tiền bạc rồi đến cả chuyện đời tư khiến Xuân Trường không tập trung chơi bóng giống như trước đây. Nói cách khác, độ "nhiệt" của Trường "híp" gần như tắt hẳn để cứ thế mà đi xuống một cách không phanh như đã thấy. Cùng lúc, tuyển Việt Nam có thêm nhiều sự lựa chọn ở hàng tiền vệ càng làm Xuân Trường "nản lòng", nhất là khi tưởng chừng chắc suất sau màn trình diễn đỉnh cao tại Thường Châu. Nhiều yếu tố cộng lại đủ khiến Trường "híp" không còn là chính mình. Nhưng giờ, khi bước sang tuổi mới xem chừng tiền vệ người Tuyên Quang cần phải xác định con đường và trở lại mạnh mẽ nhất có thể, bởi 25 tuổi không còn trẻ nữa để Xuân Trường hời hợt với chính bản thân mình, hay sự kỳ vọng từ người hâm mộ. Video tuyển Việt Nam 0-0 Thái Lan: Xuân Mơ | ||||||||||||
Những lần vắng mặt gây nhiều đồn đoán của lãnh đạo Triều Tiên Posted: 28 Apr 2020 04:32 PM PDT Việc người đứng đầu Triều Tiên không xuất hiện trước công chúng trong 2 tuần liền đã châm ngòi cho nhiều đồn đoán rằng ông đang có vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, ông Kim Jong Un không phải là nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên dính tin đồn khi vắng mặt trong một thời gian dài. Cố lãnh tụ Kim Nhật Thành, cố Chủ tịch Kim Jong Il cũng là chủ đề của hàng loạt tin đồn tương tự, theo hãng tin AP. Lãnh tụ Kim Nhật Thành Những tin đồn thất thiệt về ông Kim Nhật Thành bắt đầu được lưu truyền vào ngày 16/11/1986 khi tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đăng một mẩu tin ngắn của phóng viên ở Tokyo, Nhật Bản rằng ở đất nước Mặt trời mọc đang rộ tin đồn nhà lãnh tụ của Triều Tiên đã tạ thế.
Trong hai ngày tiếp theo, tờ Chosun Ilbo đều có bài viết về vấn đề này. Một số báo khác cũng đưa tin tương tự. Tuy nhiên, mọi đồn đoán đã kết thúc khi lãnh tụ Triều Tiên xuất hiện trong tình trạng khoẻ khoắn tại sân bay Bình Nhưỡng để đón phái đoàn Mông Cổ. Tháng trước, tờ báo Hàn Quốc đã chính thức xin lỗi về câu chuyện trên, trong dịp kỷ niệm 100 năm thành lập báo. Chosun cũng xin lỗi về bản tin năm 2013, trong đó nói ca sĩ Hyon Song Wol đã bị tử hình. Hyon tái xuất trước công chúng vào tháng 5/2014 và hiện được xem là một trong những phụ nữ quyền lực nhất ở Triều Tiên. Chủ tịch Kim Jong Il Ông Kim Jong Il, cha của đương kim lãnh đạo Triều Tiên, cũng là chủ đề của hàng loạt tin đồn.
Năm 2004, một vụ nổ lớn xảy ra tại nhà ga nằm ở biên giới Triều Tiên với Trung Quốc, làm dấy lên nhiều tin đồn ác ý, do ông Kim Jong Il đã đi qua ga đó vài giờ trước. Thực chất vụ nổ là do hai đoàn tàu chở nhiên liệu đâm vào nhau gây ra. Tin đồn về sức khỏe của ông Kim Jong Il cũng thường xuyên xuất hiện sau khi nhà lãnh đạo này bị đột quỵ vào năm 2008. Mật độ tin đồn dày buộc các nhà điều hành tài chính Hàn Quốc năm 2009 phải điều tra xem liệu có phải chúng được cố ý tung ra nhằm thao túng thị trường chứng khoán hay không. Chủ tịch Kim Jong Il qua đời vào tháng 12/2011.
Em gái của ông Kim Jong Il là bà Kim Kyong Hui cũng bị đồn đã chết. Tuy nhiên, hồi tháng 1 năm nay, bà Kim, 73 tuổi, đã xuất hiện lần đầu tiên sau 6 năm vắng bóng. Đương kim lãnh đạo Triều Tiên Trong tuần qua, có hàng loạt tin đồn rằng ông Kim Jong Un đang có vấn đề về sức khỏe.
Lần gần đây nhất ông Kim Jong Un xuất hiện trước công chúng là vào ngày 11/4. Tuy nhiên, ngày 15/4, lần đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2011, ông không có mặt tại lễ mừng sinh nhật cố lãnh tụ Kim Nhật Thành. Kể từ đó, báo chí Triều Tiên vẫn đưa tin về các hoạt động của ông, song đều là các hoạt động không xuất hiện trước công chúng. Trước đó, vào năm 2014, ông Kim vắng bóng gần 6 tuần, rồi sau đó tái xuất trong tình trạng phải chống gậy. Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho hay, nhà lãnh đạo Triều Tiên vừa phẫu thuật lấy khối u khỏi mắt cá chân. Năm 2016, truyền thông Hàn Quốc dẫn lời các quan chức tình báo nói, ông Kim Jong Un đã ra lệnh tử hình một cựu chỉ huy trưởng quân sự vì tham nhũng và các tội danh khác. Tuy nhiên, vài tháng sau, truyền thông Triều Tiên lại đưa tin Ri Yong Gil vẫn sống và đang giữ vị trí mới. Hoài Linh | ||||||||||||
Tin Covid-19 thế giới ngày 29/4: Mỹ vượt 1 triệu ca nhiễm mới Posted: 28 Apr 2020 06:02 PM PDT Thống kê của đại học Johns Hopkins cho thấy, có ít nhất 1.008.066 ca nhiễm virus corona chủng mới ở Mỹ và ít nhất 58.126 người thiệt mạng vì virus này.
Covid-19 chinh phục các mốc mới Theo CNN, đó là tổng số ca ở 50 bang của Mỹ, gồm cả Quận Columbia và các lãnh thổ khác thuộc Mỹ. Số ca nhiễm của Mỹ đã tăng gấp đôi trong 18 ngày qua và chiếm 1/3 số ca nhiễm trên toàn thế giới, thống kê của Reuters cho thấy. Số trường hợp nhiễm virus corona chủng mới được cho là còn cao hơn khi giới chức y tế công của các bang cho hay, việc thiếu hụt nhân viên được huấn luyện lẫn thiết bị đã giới hạn khả năng làm xét nghiệm. Kể từ khi ca tử vong đầu tiên vì Covid-19 được ghi nhận vào ngày 29/2, tính đến ngày 28/4, đã có 58.233 người thiệt mạng. Trên toàn cầu, số ca nhiễm Covid-19 đã lên tới 3 triệu kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc hồi cuối năm ngoái. Mỹ - nước có dân số lớn thứ ba thế giới, có số ca nhiễm virus cao gấp 5 lần so với những nước cũng bị dịch Covid-19 tấn công mạnh như Italia, Tây Ban Nha và Pháp. Dù dịch bệnh vẫn hoành hành và bất chấp cảnh báo mở cửa quá sớm có thể khiến các ca nhiễm mới tăng vọt trở lại của các chuyên gia y tế, hơn chục bang của Mỹ vẫn bắt đầu nới lỏng các hạn chế ở nhà. Nga đối mặt với giai đoạn mới và khốc liệt Trong một bài phát biểu trên truyền hình ngày 28/4 Tổng thống Putin nói, Nga sẽ đối mặt với một giai đoạn mới và khốc liệt của đại dịch Covid-19. "Mức tăng hàng ngày của các ca nhiễm virus corona khá ổn định, song chúng ta không thể không lo lắng, tình hình vẫn rất nghiêm trọng. Đỉnh dịch vẫn chưa ở sau chúng ta, chúng ta sẽ phải đối mặt với một giai đoạn mới và khốc liệt của dịch…mối đe doạ chết người của virus corona vẫn còn". Tổng thống Putin cho hay, Nga sẽ gia hạn các chỉ dẫn tự cách ly qua ngày 11/5. Sau ngày này, Nga sẽ bắt đầu nới lỏng dần các hạn chế, ông Putin nói và cho biết thêm đã yêu cầu chính phủ chuẩn bị một kế hoạch cho việc này. Pháp nới lỏng hạn chế từ 11/5 Cũng tương tự Nga, Pháp sẽ bắt đầu nới lỏng các hạn chế vào ngày 11/5, sau khi Thủ tướng nước này cho biết, Pháp đủ khẩu trang để đáp ứng nhu cầu. Thủ tướng Pháp Edouard Philippe ngày 28/4 tuyên bố sẽ dần mở cửa trở lại nhà trẻ và các trường tiểu học từ 11/5 dựa trên cơ sở tự nguyện. Bước hai, Pháp sẽ cân nhắc tái mở cửa trung học cơ sở, bắt đầu với lớp 6 và 7. Tới đầu tháng 6, Pháp sẽ cân nhắc quyết định mở cửa trở lại các trường trung học. Sau khi nới lỏng dần các biện pháp phong toả vào 11/5, giai đoạn giám sát thứ hai sẽ được tiến hành từ 11/5 tới 2/6, quan chức trên cho hay. Thủ tướng Pháp cũng vạch ra 3 chiến lược chiến đấu với khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra là: Bảo vệ, xét nghiệm và cách ly. Các diễn biến nóng: - Uỷ ban cứu hộ quốc tế (IRC) ước tính, sẽ có tới 1 tỷ ca nhiễm nhiễm và 3,2 triệu ca tử vong tại những nước bị dịch Covid-19 tấn công nếu các nước không có những hành động nhanh chóng để ngăn ngừa virus lây lan. - Một ứng dụng theo dấu tiếp xúc virus corona đã được tải về hơn 2 triệu lần kể từ khi nó được mở ở Australia hôm 26/4. Ứng dụng COVIDSafe được thiết kế nhằm giúp giới chức y tế theo dấu những người đã tiếp xúc với những người đã nhiễm Covid-19. - "Theo viễn cảnh lạc quan nhất, tới cuối năm 2021 vắc xin ngừa Covid-19 mới có", Sky News dẫn lời ông Pasi Penttinen thuộc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh châu Âu cho hay. "Phát triển vắc xin là một quá trình rất phức tạp và tốn kém". - Theo Reuters, Anh đang trên đà trở thành một trong số những nước có người chết vì Covid-19 nhiều nhất ở châu Âu. Dữ liệu công bố ngày 28/4 cho thấy, 9 ngày trước, số ca tử vong ở nước này đã lên tới 24.000. Hoài Linh | ||||||||||||
Nữ sinh Chuyên Ngữ từng qua 7 quốc gia, giành 4 học bổng trong kỳ nghỉ dịch Posted: 28 Apr 2020 09:53 PM PDT - Tự tìm kiếm cơ hội ra nước ngoài khi 14 tuổi, giành 4 học bổng ngắn hạn trong 2 tháng nghỉ dịch tại nhà, Như Huyền có lẽ là điển hình của thế hệ Z năng động, tự tin và dám làm điều mình mong muốn. Trong khi các bạn đồng trang lứa đang lo lắng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, Nguyễn Như Huyền (học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) lại dành phần lớn thời gian cho dự án kinh doanh và các khoá học online về phát triển bản thân. Với thành tích đoạt giải Nhì học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh, Như Huyền đã nắm chắc trong tay một tấm vé vào đại học. "Không đóng mình trước bất kỳ cơ hội nào" Những ngày ở nhà nghỉ dịch, nữ sinh 17 tuổi vẫn "không chịu ngồi yên". Ngoài giờ học online trên lớp, Huyền dành thời gian cho những thứ bản thân yêu. Em tự học tiếng Trung và đặt ra mục tiêu sẽ đạt HSK 4; tham gia vào một vài khóa học về Marketing. "Khi còn có thể, em vẫn muốn thử mọi thứ", Huyền nói. Vốn là một cô bé năng động, từng giữ vai trò Phó Bí thư Ban Chấp hành Liên chi Đoàn trường, bảng thành tích và các hoạt động ngoại khoá của Như Huyền khiến nhiều người phải ghen tị. Nữ sinh sở hữu IELTS 8.5; điểm GPA những năm cấp 3 luôn đạt trên 9 phẩy. Đúng như phương châm em vẫn thường hay nói: "Luôn nỗ lực để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào", suốt 2 tháng nghỉ dịch, nữ sinh Chuyên Ngữ dành phần nhiều thời gian cho việc kiếm tìm và thử sức với các học bổng ngắn hạn. Nhờ đó, trong khoảng thời gian chưa thể đến trường, Huyền đã tranh thủ "săn" được 4 suất học bổng ngắn hạn gồm: Học bổng trại hè Gakko tại Mỹ (75%/$5000), học bổng ASEAN Development Scholarship tại hội nghị Youth4SDG tại Bangkok, Thái Lan; Chương trình Asia Pacific Future Leader Conference tại Manila; Financial aid cho 5 khóa học trên Coursera. Nữ sinh Chuyên Ngữ từng qua 7 quốc gia, giành 4 học bổng trong kỳ nghỉ dịch Yêu thích các hoạt động quốc tế, Huyền cho rằng những chuyến đi sẽ giúp em "thấu hiểu bản thân và khiến mình trưởng thành hơn". Vì thế, trong hơn 4 năm, Huyền đã tự tìm kiếm các cơ hội khác nhau để được đặt chân tới 7 quốc gia trên thế giới. Trong đó, chuyến đi đầu tiên ra nước ngoài được Huyền thực hiện vào năm lớp 8, khi em tham gia vào một chương trình học về các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc). "Đây là một trong số rất ít chương trình em tìm được khi ấy dành cho độ tuổi học sinh cấp 2. May mắn, em đã không bỏ lỡ cơ hội đó", Huyền nói. Lần đầu sang nước ngoài còn nhiều bỡ ngỡ, Huyền đã bị đi lạc khi đang cùng các bạn tham quan thủ đô Seoul. Không biết tiếng Hàn, cô bé 14 tuổi khi ấy cứ "lên bừa" các tàu điện ngầm. Cuối cùng, Huyền đã lạc sang một tỉnh khác. Em phải dùng hết khả năng giao tiếp bằng... ngôn ngữ cơ thể để nói chuyện với cảnh sát địa phương. Rất may mắn, đêm hôm đó Huyền đã kịp về tới khách sạn và ngày hôm sau vẫn có thể tiếp tục tham gia chương trình. Chuyến đi này đã dạy cho Huyền rất nhiều điều và khiến em cảm thấy "thực sự trưởng thành hơn". Huyền cũng thầm biết ơn bố mẹ - những người đã dạy cho em sự tự lập ngay từ khi còn rất sớm. Vốn là những người làm trong ngành công an, một phần do đặc thù công việc khi bố thường xuyên phải đi phá án đêm, mẹ cũng phải đi trực, thời gian Huyền ở nhờ nhà hàng xóm còn nhiều hơn ở nhà. Nhưng cả hai bố mẹ đều thống nhất phương châm "không can thiệp hay ép buộc con làm điều gì". Vì thế, ngay từ bé, những trường Huyền muốn thi vào, những học bổng mà em "apply", những công việc hay mô hình kinh doanh mà em muốn thử, bố mẹ đều để Huyền tự do khám phá. "Thế nhưng, bất cứ khi nào cần sự giúp đỡ, em đều có thể tìm đến bố mẹ. Em nghĩ chính sự giáo dục tính tự lập từ sớm và sau này là việc "thả" con ra thay vì bao bọc đã giúp cho em trưởng thành hơn rất nhiều. Đến giờ, em trai của em đang học lớp 7 cũng rất tự lập", Huyền nói. Bí quyết gặp "trùm" Shark Tank Mỹ Yêu thích kinh doanh, ngay từ khi còn học tiểu học, Huyền đã bắt tay vào làm một vài dự án nhỏ như viết giấy khen thuê, nhập vòng tay để bán lại cho các bạn trong lớp,... Đến năm lớp 11, Huyền bắt đầu triển khai mô hình cung cấp tài liệu ôn thi và tư vấn phương pháp học với hơn 1.000 khách hàng đến từ 63 tỉnh thành trên cả nước. "Ngay từ bé em chưa bao giờ thích đi học thêm. Em muốn tự học ở nhà theo phương pháp, tốc độ mà mình cảm thấy phù hợp. Do đó, em mong muốn được chia sẻ những giá trị, phương pháp học hay chiến thuật làm bài thi mà em đúc rút được để truyền lại cho các em khoá dưới. Những tài liệu do em tự viết hoặc tìm kiếm được, đến nay đã cập nhật 3 lần". Huyền dự định sẽ duy trì mô hình này đến hết lớp 12, sau đó sẽ bắt đầu những kế hoạch "dài hơi hơn". Nữ sinh cho rằng, bản thân đã học được rất nhiều từ những người bạn quốc tế em được gặp trong mỗi chuyến đi. "Các bạn luôn làm chủ được chính mình ngay từ khi còn ít tuổi. Những người bạn em quen từ khi còn học cấp 2 đã thử nghiệm rất nhiều mô hình để có thể tự kiếm tiền tiêu vặt. Đến năm cấp 3, gần như các bạn đã độc lập về tài chính, dường như chỉ ở chung nhà chứ không còn phụ thuộc vào tiền bạc của bố mẹ nữa. Ngoài ra, bạn ấy cũng chủ động tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau để tìm ra định hướng chính xác nhất cho tương lai. Em nghĩ đó là điều rất đáng để mình học hỏi". 10X đã có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện với thần tượng của mình từ khi còn học lớp 7 là ông Daymond John, nhà đầu tư nổi tiếng của chương trình Shark Tank Mỹ. Sẵn sàng trải nghiệm những điều mới, tháng 10 năm ngoái, khi đang theo học một chương trình ngắn hạn về phát triển bản thân và quản lý tài chính cá nhân tại Singapore, Huyền đã có cơ hội nhận được lời mời làm MC kiêm biên dịch viên cho chương trình Master of Investment 4.0 về chủ đề đầu tư bất động sản, được tổ chức bởi tập đoàn Big Invest Group. 10X đã được gặp gỡ và trò chuyện với thần tượng của mình từ khi còn học lớp 7 là ông Daymond John, nhà đầu tư nổi tiếng của chương trình Shark Tank Mỹ. Tuy nhiên, nữ sinh cho rằng may mắn này không phải tự nhiên mà có. "May mắn là khi có một cơ hội nào đó đến và mình đã chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận cơ hội ấy". Vì thế nữ sinh cho rằng, những gì mình làm được một phần do may mắn, nhưng một phần cũng là do nỗ lực của bản thân để hoàn thiện mình và nắm bắt những cơ hội xung quanh. Huyền cho biết bản thân vẫn mong muốn trải nghiệm nhiều thứ tại môi trường Việt Nam, do đó em chưa có ý định đi du học ở bậc đại học. Thay vào đó, nữ sinh đang "apply" học bổng vào ngành Quản trị kinh doanh quốc tế của một trường đại học quốc tế tại Hà Nội. "Nếu bản thân mình đã có hồ sơ đủ tốt thì bất kỳ lúc nào cũng có thể sẵn sàng lên đường du học chứ không nhất thiết phải lập tức đi ngay. Em có một sự tò mò về rất nhiều thứ khác nhau. Do đó, em cảm thấy mình cần phải cố gắng trải nghiệm thật nhiều trước khi gắn bản thân vào một con đường cố định nào đó", Như Huyền bộc bạch. Thúy Nga Sinh viên năm 4 là tác giả chính của công bố quốc tế trên tạp chí uy tín- Cuối năm thứ 4 đại học, Nguyễn Ngọc Trung (sinh viên khoa Hóa học, ĐH Khoa học Tự nhiên) đã trở thành tác giả chính của bài báo công bố quốc tế nghiên cứu về vật liệu mới có khả năng hấp phụ kháng sinh trong nước thải y tế. | ||||||||||||
Bác sĩ Mỹ liệt kê thêm 6 triệu chứng dễ bỏ qua khi mắc Covid-19 Posted: 28 Apr 2020 09:38 PM PDT - Ngoài 3 triệu chứng đã được WHO xác nhận gồm sốt, ho và khó thở, CDC Mỹ vừa công bố thêm 6 dấu hiệu khác khi mắc Covid-19. 6 triệu chứng khi nhiễm Covid-19 mới vừa được CDC Mỹ công bố bao gồm: Ớn lạnh, rét run, đau cơ, đau đầu, đau họng và mất vị giác hoặc khướu giác. Những triệu chứng này từng được nhiều bệnh nhân chia sẻ trước đó nhưng chưa được CDC Mỹ công bố chính thức. CDC cho hay, 9 triệu chứng có thể xuất hiện sau 2-14 ngày kể từ khi phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2. Nếu một người có một trong 2 triệu chứng như ho, khó thở hoặc kết hợp cả 2 hoặc có thêm 2 trong 6 triệu chứng mới được công bố có thể đã nhiễm Covid-19. Không chỉ sốt, ho, khó thở, CDC Mỹ công bố thêm 6 triệu chứng khác của Covid-19 Việc công bố thêm các triệu chứng khi mắc Covid-19 sẽ giúp thêm nhiều người dân được xét nghiệm vì hiện nay, do thiếu các bộ sinh phẩm nên chỉ những trường hợp có dấu hiệu điển hình mới được làm xét nghiệm. CDC khuyến cáo, khi người dân thấy 3 triệu chứng khẩn cấp gồm: Khó thở, đau hoặc tức ngực liên tục, môi và mặt tái xanh cần liên hệ với các cơ sở y tế ngay lập tức. Virus SARS-CoV-2 đã được chứng minh rất dễ lây lan và tỉ lệ tử vong tương đối lớn, tuy nhiên đại đa số người nhiễm sẽ không có triệu chứng hoặc chỉ triệu chứng thoáng qua. Do đó, việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng như nhiều nước châu Á từng áp dụng, cụ thể là Trung Quốc, Hàn Quốc… đã cho thấy hiệu quả bước đầu trong việc giảm lây lan. Tuy nhiên vì khác biệt quan niệm, vào cuối tháng 2, các nước châu Âu, châu Mỹ và WHO vẫn tuyên bố khẩu trang không giúp được gì trong đại dịch Covid-19 và kêu gọi người dân tập trung vào việc rửa tay và giữ khoảng cách an toàn. Khẩu trang chỉ cần thiết cho nhân viên y tế và người bệnh. Chỉ từ đầu tháng 4 vừa qua khi dịch Covid-19 đã lây lan rất mạnh tại những khu vực này, nhiều nước mới bắt đầu thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của khẩu trang. Bắt đầu từ Cộng hòa Czech, Áo, Đức, Slovakia, kế đó từ 5/4, vùng Lambardia, Italy cũng đã ban hành quy định bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Cũng trong khoảng thời gian này, Tổng thống Mỹ khuyến cáo người dân đeo khẩu trang… Hiện tại dịch Covid-19 đã lây lan tới 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số ca mắc đã vượt hơn 3,2 triệu ca, trong đó hơn 217.000 trường hợp đã tử vong. Mỹ ghi nhận các ca nhiễm muộn hơn châu Âu nhưng hiện là quốc gia đứng đầu thế giới về số ca mắc với hơn 1 triệu ca với gần 60.000 người tử vong. CDC Mỹ dự báo, số ca sẽ tiếp tục tăng, vượt qua số tử vong vì viêm phổi và cúm hàng năm. Minh Anh (theo NPR, CDC) Việt Nam công bố kết quả nuôi cấy virus các ca tái dương tính Covid-19- Kết quả nuôi cấy mẫu virus của các bệnh nhân tái dương tính với Covid-19 cho thấy, virus không phát triển. | ||||||||||||
Giám đốc tường trình không trung thực việc bán chuông cho đồng nát Posted: 28 Apr 2020 04:02 PM PDT Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) Võ Tuấn Khanh tự ý mang chuông đi bán đồng nát. UBND huyện Tuy Phước đã báo cáo UBND tỉnh kết quả xác minh vụ việc ông Võ Tuấn Khanh mang bán quả chuông đồng trong kho của trung tâm. Tuy nhiên, quả chuông đồng có phải là chuông cổ hay không, quả chuông được ông Khanh chuộc về, mang trả lại có phải là chuông gốc trước đó hay không thì chưa thể xác định được. Hiện nay, lời khai của các đối tượng có liên quan không thống nhất với nhau. Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước Nguyễn Đình Thuận cho hay, ông Võ Tuấn Khanh là lãnh đạo cơ quan nhưng không minh bạch, rõ ràng với cán bộ viên chức, người lao động của trung tâm. Việc bán và tự ý bán các công cụ, dụng cụ, vật dụng hư hỏng trong kho để sung quỹ cơ quan là sai quy định.
Ngoài ra, kết luận của UBND huyện Tuy Phước chỉ rõ, sau khi báo chí phản ánh vụ việc, ông Khanh làm tường trình và khai báo với tổ xác minh về sự việc trên nhưng không trung thực. Quá trình xác minh phát sinh nhiều nội dung phức tạp cần làm rõ, do đó UBND huyện tạm đình chỉ công tác đối với ông Khanh và chỉ đạo cơ quan liên quan làm rõ bản chất sự việc. Bán đồng nát vì kho chật Trước đó, ông Phạm Văn Long, từng là bảo vệ Trung tâm có đơn "tố" ông Võ Tuấn Khanh, Giám đốc trung tâm đem 1 quả chuông để lâu ở trung tâm đi bán mà không được cấp thẩm quyền cho phép. Chuông đồng cao 0,6m, đường kính 0,3m, nặng 17,8kg. Ông Khanh thừa nhận đã bán chiếc chuông nằm trong kho cho một cơ sở đúc đồng ở Đập Đá (thị xã An Nhơn) với giá gần 2 triệu đồng, vì kho bị chật. Giám đốc tiền nhiệm của trung tâm này là Huỳnh Văn Hạnh cho hay, thời điểm bàn giao công việc cho ông Khanh vào tháng 12/2016, chiếc chuông vẫn còn trong kho. Chiếc chuông nói trên là của 1 nhà chùa trên địa bàn, được đưa về kho của Trung tâm từ những năm đầu thống nhất đất nước. "Dù chưa được cơ quan chức năng thẩm định về niên đại nhưng khi tài sản đã nhập kho là thuộc sở hữu của Nhà nước, hàng năm đều được ngành chức năng kiểm kê. Nếu ông Khanh bán chiếc chuông mà không xin phép cấp thẩm quyền là sai", ông Hạnh nói. Hà Vân Giám đốc Trung tâm văn hóa ở Bình Định lấy chuông đồng bán đồng nátGiám đốc Trung tâm văn hoá huyện đã tự ý lấy chuông đồng được lưu giữ trong kho bán đồng nát, khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. | ||||||||||||
Đời không như mơ, khởi nghiệp khách sạn suýt mất nhà Posted: 28 Apr 2020 06:02 PM PDT Dịch Covid-19 đã và đang khiến không ít chủ khách sạn đau đầu trước gánh nặng với nhân viên, gia đình và đặc biệt là các khoản nợ ngân hàng. Tuy tương lai chưa biết thế nào nhưng hy vọng rằng họ có thể vượt qua, như cách một chủ đầu tư khách sạn nhỏ tại Hà Nội đã trải qua 2 cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 và 2012 trước đây. Khởi nghiệp khách sạn năm 2008 và suýt mất nhà Cuối năm 2007, khi đang làm quản lý tại một resort thì bạn tôi chạy đến tận văn phòng, "bắt" ký hồ sơ thành lập doanh nghiệp. "Xã hội đang hừng hực, Vn-index lên gần 1.200 rồi, ông còn cứ đi làm thuê đến bao giờ nữa". Vốn cả nể, tôi ký, và thế là công ty cổ phần với 3 cổ đông ra đời. Dằn vặt mãi rồi tôi cũng xin nghỉ việc để toàn tâm toàn ý cho công ty non trẻ. Với thế mạnh là kinh nghiệm quản lý khách sạn, chúng tôi bắt tay tìm kiếm nhà thuê để làm. Đây rồi, một khách sạn cũ ở Triệu Việt Vương cho thuê, 23 phòng, không lớn lắm, nhưng cũng chấp nhận được. Khu này nhiều khách Nhật Bản, đúng tiêu chí cần tìm. Tiền thuê nhà là 6.000 USD/ tháng, đồng nghĩa số tiền góp ban đầu của các cổ đông đủ để đặt cọc 1 tháng tiền nhà. Chốt, ký hợp đồng thuê luôn và ngay. Tiền đầu tư, cải tạo và 6 tháng thuê nhà trả trước hết khoảng 3 tỷ (3 tỷ ở thời điểm 2007 to lắm nhé), tất nhiên chỉ trông vào ngân hàng. Đúng lúc đó, khủng hoảng tài chính 2008 xảy ra và lan đến Việt Nam. Hợp đồng thuê nhà đã ký, cọc đã đặt, không nhẽ bỏ cuộc? Không, chắc chắn không. Tôi nhờ gia đình cho mượn sổ đỏ và ký bão lãnh thế chấp để vay vốn với lãi suất 22%/năm. Chỉ có 1 tháng được miễn tiền thuê nhà để cải tạo nên tất cả vắt chân lên cổ mà chạy. Chúng tôi cũng không kịp thuê thiết kế, cứ với tờ giấy A4, cái bút chì và cục tẩy, theo tỷ lệ 1cm trên giấy là 1m thực tế, vẽ ra cho thợ làm.
4 tuần liền tôi gần như ăn, ở luôn tại công trường, lo chẳng ngủ được, ngót mất gần yến thịt. Vừa sửa chữa, đặt đồ nội thất, mua sắm trang thiết bị, vừa tuyển dụng, đào tạo, lên sales kit và tìm kiếm khách hàng... gói gọn trong 30 ngày. Ơn trời, mọi cái vẫn kiểm soát được. 9 giờ sáng ngày cuối cùng, xe tải chở nốt đồ nội thất đến, kê xong vào các phòng thì 11h30, 2 xe 45 chỗ to đùng đỗ trước cửa khách sạn. Một đoàn khách vào ở, một đoàn vào dùng bữa trưa rồi mới về khách sạn khác check-in. Rất may, ai cũng hài lòng, không hề có sự cố nào xảy ra cho dù phải chạy hơn 100% công suất ngay từ ngày đầu tiên. Sau lượt khách này, chúng tôi đón khách Nhật Bản. Tháng đầu tiên được gần 70% công suất phòng còn những tháng sau thì gần như kín chỗ. Mặc dù đang khủng hoảng, nhưng chuyên gia Nhật vẫn sang ở đều và dài hạn. Nhưng... đời không như mơ. Đến tháng thứ 4 thì nhà bên cạnh bắt đầu đào móng xây tòa văn phòng cao 9 tầng. Đang trong cơn khủng hoảng kinh tế, khách đã hiếm, lại thêm cú đập này, nhiều đêm tôi lo tới thức trắng: Sợ khách trả phòng đi hết, trong khi áp lực nợ ngân hàng đè nặng, riêng tiền lãi đã là 55 triệu/tháng. Ồn và bụi là điều khách Nhật rất sợ. Nhất là những hôm đổ bê tông đêm, máy nén uỳnh uỳnh đến 3h sáng. Những hôm đó, khách sạn đều phải gửi thư thông báo trước, đề xuất giải pháp là chuyển tạm khách sang một khách sạn ở gần, đồng thời gửi kèm... đôi bông nút tai. Lần khác thì ngay giữa đêm, cốp pha bị vỡ, bê tông nhão đạp toang cửa kính, tràn sang ngập hành lang. May mắn là tất cả khách đều thông cảm, họ thấy ở chúng tôi tinh thần trách nhiệm, cầu thị nên vui vẻ ở tiếp. Cứ vậy nửa năm trời với hơn chục đêm trực chiến thì công trình bên cạnh cũng xong. Nguồn thu của khách sạn vẫn đủ để trả gốc và lãi cho ngân hàng, tiền thuê nhà, tiền trả lương cho nhân viên đều đặn. Mỗi tháng dư ra được chút thì chúng tôi thống nhất tích lại để trả nợ ngân hàng trước hạn. Vậy là hợp đồng vay 3 năm thì chúng tôi chỉ vay 2 năm rưỡi, sổ đỏ đã được lấy về. Khủng hoảng cũng qua đi lúc nào chẳng rõ nữa. (Theo Tổ quốc) | ||||||||||||
Du lịch 30/4-1/5: Giá giảm sâu vẫn ảm đạm Posted: 28 Apr 2020 03:00 PM PDT Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tới, hầu hết các công ty du lịch còn nghe ngóng chứ chưa bán tour trọn gói trở lại. Giá vé máy bay, khách sạn giảm sâu nhưng khách vẫn chưa đông, nếu không nói là ảm đạm. Kỳ nghỉ lễ khác biệt 30/4-1/5 là một trong những kỳ nghĩ lớn và thường kéo dài nhất trong năm. Thông thường, dịp này người dân sẽ đổ xô đi du lịch, cả trong và ngoài nước, dẫn tới tình trạng quá tải, "cháy" tour và phòng khách sạn, chưa kể còn "chặt chém" khách tại các khu du lịch, các điểm đến. Nhưng kỳ nghỉ lễ này năm nay hoàn toàn khác biệt. Hơn 20 năm hành nghề lữ hành, ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng giám đốc công ty du lịch AZA, nhận xét chưa bao giờ chứng kiến một kỳ du lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 ảm đạm như vậy. "Nhu cầu đi du lịch của người dân vào dịp lễ vẫn có nhưng ít và nhưng chủ yếu là đi tour ngắn ngày, đi du lịch nghỉ dưỡng cùng gia đình, nhóm nhỏ. Lý do có thể các gia đình vẫn ngại dịch Covid-19, hoặc tranh thủ dịp lễ về quê (do cách ly không về được) hoặc hết tiền du lịch", ông Đạt nói.
Trao đổi với PV. VietNamNet, bà Đoàn Thanh Trà, Giám đốc Tiếp thị truyền thông Saigontourist, cho hay, công ty chủ yếu bán dịch vụ lẻ cho khách cá nhân, gia đình hay nhóm nhỏ theo dạng free&easy,... còn phải sau dịp nghỉ lễ, tức đầu tháng 5, Saigontourist mới triển khai bán tour trọn gói. Bà Trà lý giải, nhu cầu đi du lịch của người dân thực tế là có, song để thực sự quyết định có đi du lịch hay không thì nhiều người chưa chắc chắn. Trong khi, đây mới là thời gian giãn cách xã hội, chưa công bố hết dịch. Vì thế, hoạt động du lịch còn phải nghe ngóng vì có thể có những điều chỉnh trong bối cảnh mới. Chẳng hạn, quy định về số khách mỗi tour hay số khách trên xe, chưa kể là các biện pháp y tế khác để đảm bảo an toàn cho khách. Bà Trà hy vọng, khi chính thức vào hè thì lượng khách đi du lịch sẽ ổn hơn. Mở cửa các chi nhánh đón khách đến tìm hiểm thông tin tour tuyến từ 27/4, công ty Vietravel Hà Nội chủ yếu tư vấn cho du khách, hoặc là đi tự do sẽ hỗ trợ khách đặt vé máy bay, phòng khách sạn, thông tin điểm đến; hoặc là khách đi trọn gói. Đại diện Vietravel Hà Nội cho hay công ty bán luôn tour dịp 30/4 này, song chủ yếu là để thăm dò khách. Giá tour không đắt, chỉ ở mức như ngày thường trước đây. Tuy nhiên, phía lữ hành vẫn rất bị động khi phải liên tục cập nhật thông tin về phòng khách sạn, chuyến bay hay thông tin về điểm đến. Công ty du lịch HanoiRedtours cũng mới khởi động bán thăm dò trở lại kỳ nghỉ 2 ngày 1 đêm tại resort của tập đoàn ở Vĩnh Phúc. Đại diện truyền thông của công ty cho biết khá đông khách hỏi và số lượng bán tốt do khu vực này gần Hà Nội nên quãng đường di chuyển ngắn, lại là các biệt thự biệt lập phù hợp cho các gia đình. Sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 công ty mới bán tour trọn gói trở lại, trước tiên tập trung vào các tour ngắn 2-4 ngày với chi phí hợp lý.
Giá giảm sâu khách vẫn e ngại Ông Nguyễn Tiến Đạt cho rằng, nếu đi du lịch dịp này, khách sẽ thích loại hình du lịch nghỉ dưỡng tại các khách sạn, resort thay vì đi thăm quan,... Khách vẫn ngại đi máy bay vì tâm lý sợ dịch Covid-19 ở sân bay và trên máy bay nên chủ yếu là đi các khu du lịch, resort gần các trung tâm thành phố lớn như Hà Nội (Tam Đảo, Hòa Bình, Ba Vì, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Sa Pa,... ) và TP.HCM (Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Lạt…). Đáng chú ý là các homestay tuy nhỏ nhưng chất được các gia đình ưa chuộng do tính riêng tư, tạo cảm giác an toàn. Theo bà Đinh Linh, điều hành tour Công ty CP dịch vụ du lịch và thương mại Thiên Phúc, các hãng hàng không dịp này giảm mạnh giá vé máy bay để kích cầu du lịch nội địa, như 3,5 triệu vé giá 99.000 đồng (chưa gồm thuế, phí) của Vietjet, hay giá vé khứ hồi chỉ từ 1,29 triệu/khách (đã có thuế phí) đối với các đường bay nội địa của Vietnam Airlines,... Nhiều khách sạn cũng giảm giá sâu, lên tới 50-70%, trong số đó rất nhiều khách sạn 4-5 sao. Chẳng hạn, tại Phú Quốc, khách sạn Radisson giá chỉ từ 1,55 triệu đồng/phòng/đêm. VinpearI resort khuyến mãi ở 2 đêm tính tiền 1 đêm, giá combo cả vé máy bay chỉ từ 3,7 triệu đồng/người (đi cuối tuần giá cao hơn). FLC có gói combo gồm vé máy bay và đêm nghỉ dưỡng giảm tới 50%. Còn tại Nha Trang, Six senses Ninh Vân Bay cũng giảm giá phòng tới 70%. Intercontinental Nha Trang ở 3 ngày 2 đêm giá chỉ từ 2,45 triệu đồng thay vì 4,5 triệu đồng/đêm như trước. Rosa Alba Resort & Villas Tuy Hoa - Phú Yên - giá kích cầu chỉ 1,26 triệu đồng/đêm/2 khách. Sunspa resort Quảng Bình chỉ từ 899.000 đồng/khách...
Bà Linh chia sẻ, rất nhiều khách hàng quan tâm đến việc đi du lịch nhưng lượng khách đặt phòng không đông, tuy vẫn có. Khách chủ yếu đặt để đi dịp hè hoặc tháng 9 trở ra, chứ đợt 30/4-1/5 này chưa nhiều. Đến nay, nhiều điểm đến du lịch như Đà Lạt, Phú Quốc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế,... đã rộng cửa đón khách du lịch trở lại, nhưng một số địa phương như Hạ Long (Quảng Ninh) vẫn "tiếp tục cách ly" đến 3/5, Ninh Thuận vẫn dừng các hoạt động tham quan tại các điểm di tích lịch sử, văn hóa,... Một số địa phương khác vẫn trận trọng chưa mở cửa các điểm thăm quan du lịch. Nhiều khách sạn, resort khu vui chơi giải trí vẫn tiếp tục đóng cửa vì mở cửa cũng không có khách, thu không đủ bù chi. Chưa kể, ông Đạt lưu ý, mặc dù giá vé máy bay khá rẻ, song cộng thuế phí vào khiến tổng giá vé lên cao. Trong giai đoạn này, lịch bay của các hãng lại chưa ổn định tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh và sự cho phép của Cục Hàng không. Do vậy, nếu đặt vé và đã trả tiền mà lịch bay thay đổi, không đi được nữa thì việc lấy lại tiền của hàng không cũng mệt mỏi. Trong khi đó, việc đi du lịch nước ngoài hay đón khách quốc tế vào Việt Nam chắc chắn sẽ hồi phục muộn hơn nhiều bởi tình hình dịch Covid-19 trên thế giới vẫn rất căng thẳng. Ông Đạt dự báo có thể đến quý 4 mới bắt đầu đi lại nếu thế giới khống chế dịch thành công trong quý 2 năm nay. Ngọc Hà |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét