“Trải nghiệm khó quên trên chuyến bay cuối cùng về nước của 2 cô gá trẻ mắc Covid-19” plus 14 more |
- Trải nghiệm khó quên trên chuyến bay cuối cùng về nước của 2 cô gá trẻ mắc Covid-19
- Nữ sinh mồ côi cha lăn lộn kiếm tiền từ năm 11 tuổi, rơi nước mắt khi trường giảm học phí
- Ông Trump đối mặt quyết định lớn nhất cuộc đời vì Covid-19
- Ấm lòng "cây ATM gạo" thứ 2 tại Hà Nội
- Hạn ngạch 400 ngàn tấn gạo hết vèo, hụt hẫng chờ quyết định mới
- Thầy Park 'thay máu' tuyển Việt Nam: Đòn gió hay là thật?
- Tăng trưởng suy giảm, hồi sức cho kinh tế
- Bác sĩ Việt Nam đầu tiên mắc Covid-19: Lo lắng nhất không phải cho bản thân mình
- WHO xác nhận Covid-19 chết chóc gấp chục lần so với H1N1
- Điều chưa biết về Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình
- Con gái chị bán hoa quả giỏi tiếng Anh nhờ học trên mạng từ 4 tuổi
- Điểm nóng đất nền giữa đại dịch Covid-19: tan hoang sau cơn sốt
- Truy tìm thanh niên Đức trốn cách ly từ Thanh Hóa ra Hà Nội
- Tin tức Covid sáng 14/4: Mỹ cận kề đỉnh dịch, Tây Ban Nha bắt đầu nới lỏng nhờ tín hiệu tốt
- Tin chứng khoán ngày 14/4: Ngược chiều đại dịch, thiếu gia số 1 Việt Nam lọt top giàu nhất
Trải nghiệm khó quên trên chuyến bay cuối cùng về nước của 2 cô gá trẻ mắc Covid-19 Posted: 13 Apr 2020 09:01 PM PDT Sau chuyến đi chơi, 5 nữ du học sinh đều có triệu chứng nhiễm bệnh Covid-19. 3 người được trở về Việt Nam để chữa trị đã chia sẻ thông tin cho 2 người bạn còn ở Anh. 'Chuyến đi bão táp' Đó là nhận xét của T. (25 tuổi, Hà Nội), du học sinh Anh, về chuyến đi của cô và 4 người bạn vào tháng 3 tại Anh. Theo dự kiến, tháng 5, họ kết thúc việc học và trở về Việt Nam nên cả nhóm đã có một buổi đi chơi chung. Sau chuyến đi, T. có triệu chứng sốt. Trước thông tin về dịch Covid-19 bùng phát, cô lo lắng có thể mình đã nhiễm bệnh. 2 trong số 4 người bạn của T. đã trở về Việt Nam. Họ được xét nghiệm và đang chờ kết quả. "Tại Anh, thời điểm đó, người dân khá chủ quan với dịch bệnh. Nhiều người ra đường không đeo khẩu trang và cũng không có nhiều thông tin tuyên truyền về dịch bệnh. Khi bị sốt, tôi gọi cho y tế. Người ta chỉ hướng dẫn tôi tự cách ly tại nhà", T. kể lại.
Lần khác, T. gọi điện thì không ai trả lời. Sau đó, cô nhận được tin nhắn với nội dung khuyên cô ở nhà tự cách ly, theo dõi. "Hệ thống y tế bên này cũng khác ở Việt Nam. Ví dụ bệnh nhân đau bụng phải đặt lịch khám. Nếu lâu thì 1-2 tháng, nhanh cũng phải 1 tuần, bạn mới được thăm khám. Có trường hợp khi đặt được lịch khám, người bệnh cũng đã hết đau. Nếu muốn mua thuốc, bạn cũng phải có đơn của bác sĩ. Vì vậy, khi có một số triệu chứng như sốt, mỏi mệt, tôi rất lo lắng", T. chia sẻ. Dù 2 người bạn ở Việt Nam chưa có kết quả nhưng quá sốt ruột nên sau 1 tuần tự cách ly tại Anh, T. đã trở về Việt Nam vào ngày 17/3. 'Đến khu cách ly tập trung ở Sơn Tây (Hà Nội), tôi nhận được thông tin 2 người bạn của mình dương tính với SARS-CoV-2. Đang chờ kết quả xét nghiệm nhưng tôi đoán, có thể mình cũng đã nhiễm bệnh", T. nói. Nhận kết quả dương tính vào ngày 18/3, T. được chuyển sang điều trị tại BV Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. "Thời điểm đó, 2 người bạn còn lại của tôi ở Anh cũng có triệu chứng tương tự nhưng họ không về được. Sau khi 3 chúng tôi về Việt Nam có kết quả dương tính, chúng tôi lập tức báo cho các bạn bên Anh. Các bạn không được xét nghiệm nên họ không biết mình có nhiễm bệnh hay không. Chúng tôi lập một nhóm tên là Antivirus chia sẻ các triệu chứng, hướng dẫn cách chăm sóc bản thân cho họ. Chúng tôi cập nhật thường xuyên những điều bác sĩ Việt Nam tư vấn. Khi các bạn ở Anh có thắc mắc gì, tôi hỏi bác sĩ điều trị cho mình rồi giải đáp cho họ. Các bác sĩ đều rất nhiệt tình hướng dẫn, chia sẻ thông tin cho chúng tôi", T. cho hay. Đến ngày 6/4, T. đã 3 lần có kết quả âm tính. 2 người bạn của T. ở Anh đã tự cách ly, chăm sóc sức khỏe tại nhà, hiện tại, sức khỏe của họ đã ổn định. "Một chuyến du lịch quá dài, dự kiến đi 5 ngày mà nay hơn 1 tháng, tôi chưa thể về nhà", T. nói về chặng đường đã qua. Nhưng bệnh nhân này vẫn cảm thấy mình có nhiều may mắn. "Gia đình tôi hoảng loạn khi sợ con không thể về kịp. Khi tôi về đến sân bay, bố mẹ mới thở phào: 'Về được Việt Nam là yên tâm rồi'". Chuyến bay cuối cùng về Việt Nam H. (30 tuổi, du học sinh Pháp) cũng có những ngày đáng nhớ khi cô là một trong những hành khách đáp chuyến bay cuối cùng từ Pháp về Việt Nam vào ngày 18/3. Trước đó, khi đang du học tại Pháp, H. cảm thấy hơi đau đầu, mệt nhưng không nghĩ mình mắc Covid-19. Mặc dù vậy thông tin dịch bệnh bùng phát trên thế giới vẫn khiến nữ du học sinh lo lắng. Theo H., tại Pháp, việc đi khám bệnh rất khó vì phải đặt lịch bác sĩ và chờ đợi. Nếu triệu chứng không quá nặng, người dân sẽ được khuyên nên tự cách ly tại nhà. H. cũng có anh trai đang sinh sống tại đây. "Anh ở tỉnh khác và thời điểm đó, khu vực này không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Gia đình khuyên tôi sang chỗ anh để 'lánh nạn'. Tuy nhiên, anh tôi có con nhỏ và tôi từng đi làm thêm, tiếp xúc nhiều khách hàng, nếu tôi bị bệnh sẽ lây nhiễm cho cháu nhỏ. Vì vậy tôi đã từ chối", H. tâm sự. Do H. sống một mình, không có người thân bên cạnh nên bố mẹ khuyên cô về Việt Nam.
Cô gái Hà Nội đặt chuyến bay vào ngày 19/3. Nhưng 20h tối 16/3, Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố sẽ phong tỏa toàn nước Pháp trong 15 ngày, H. vội vàng đổi chuyến bay, về sớm hơn dự kiến. Chỉ có 1 ngày để chuẩn bị, H. mang các đồ thiết yếu để dùng trong những ngày cách ly tại Việt Nam. Cô cũng gọi điện cho chủ nhà thông báo trả nhà, xin nghỉ ở chỗ làm thêm, nghỉ học ở trường… trong sự vội vã. "Tôi đã bay chuyến cuối cùng từ Pháp về Việt Nam (ngày 18/3), trên máy bay có rất nhiều du học sinh. Một số bạn của tôi nằm trong số khoảng 40 người Việt bị mắc kẹt tại sân bay do chuyến sau đó bị hủy", du học sinh chia sẻ thêm. 5 ngày sau, chiều 22/3, khi đang ở trong phòng cách ly ở Sơn Tây cùng 8 người khác, H. nhận được một cuộc điện thoại thông báo cô dương tính với SARS-CoV-2. Việc đầu tiên nữ du học sinh làm là báo cho tất cả những người mình từng tiếp xúc để theo dõi sức khỏe và tiến hành cách ly. Chiều cùng ngày, H. được chuyển đến BV Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Mỗi buổi sáng, cô cùng các bệnh nhân khác được bác sĩ, y tá thăm khám (đo nhiệt độ cơ thể, đo huyết áp, tim mạch). Họ cũng được phát 2 viên thuốc để uống vào sáng và chiều. 'Khi nhận tin nhiễm Covid-19, dù khá bất ngờ những tôi không quá lo lắng. Bởi tôi biết, về đến Việt Nam rồi, dù có bị nhiễm tôi cũng sẽ được chữa trị. Đặt được vé máy bay, tôi an tâm phần nào và khi đặt chân xuống Việt Nam, tôi thở phào nhẹ nhõm. Dù có vấn đề gì, khi về quê hương, mình cũng yên tâm hơn', cô gái Hà Nội nói thêm. Bệnh nhân 109: 'Những cơn đau nửa đầu dồn dập, tôi ngửi đâu cũng thấy mùi ẩm mốc'- Khi có cảm giác mệt và đau nhức khắp người, anh H. đã nghĩ có lẽ do chuyến bay về nước kéo dài. Sau này, anh mới nhận ra đó dấu hiệu virus gây bệnh Covid-19 bắt đầu xâm nhập vào cơ thể. Ngọc Trang - Nguyễn Liên | ||||||||
Nữ sinh mồ côi cha lăn lộn kiếm tiền từ năm 11 tuổi, rơi nước mắt khi trường giảm học phí Posted: 13 Apr 2020 03:05 PM PDT - Mới 11 tuổi, Nguyễn Thị Mai đã phải vật lộn kiếm tiền sinh sống. Khi Mai đang học năm thứ nhất đại học thì ba mất. Nguyễn Thị Mai hiện đang là sinh viên năm thứ hai, chuyên ngành Kế toán, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM. Sinh ra tại Tiền Giang, ở tuổi 11, lúc các bạn đồng trang lứa vẫn được cha mẹ bao bọc thì Mai đã phải vật lộn để kiếm sống cùng gia đình.
Trong ký ức, Mai nhớ đó là những ngày vừa học vừa chạy việc ở chợ. Từ cấp 2, Mai đã quen thuộc với việc bưng bê rồi phụ bán hàng khô, hàng cá. Bất kể ngày hè hay Tết nhất, Mai đều làm việc khiến đôi tay chai sần. Đồng tiền gop góp được, cô bé để dành đi học. Cuộc sống dù khó khăn nhưng Mai vẫn nuôi ước mơ bước chân vào giảng đường đại học. Niềm mong mỏi của Mai là học để sau này làm việc và sinh sống. Ngày mơ ước thành hiện thực, Mai mang trong lòng bao nhiêu lo lắng. "Ở cấp 2 và cấp 3, học phí và sinh hoạt phí không cao lắm, gia đình em vẫn cáng đáng được. Nhưng cuộc sống ở TP.HCM không đơn giản và chắc chắn sẽ cần phải có nhiều tiền" - nữ sinh tâm sự. Dù vậy, Mai quyết tâm đến trường một phần vì đam mê lĩnh vực kinh doanh, phần vì cố gắng để thay đổi tương lai bản thân. Cô nhớ lại năm đầu tiên của đời sinh viên trôi qua không quá khó khăn. Vốn được tôi luyện từ nhỏ, Mai nhận thấy mình có khả năng kinh doanh nên có thể trang trải học phí và phí sinh hoạt. Nhưng một bi kịch ập đến vào những ngày cuối kỳ thi học kỳ. "Hôm ấy, em đến trường sớm hơn bình thường 30 phút để dò bài. Bỗng điện thoại rung lên, ngay khi đó em đã dự cảm có điều không lành, nhấc máy thì một giọng đầy hoảng hốt báo "ba con mất rồi"" - nữ sinh không kìm được nước mắt và nói, bốn chữ này cô sẽ không bao giờ quên. Ba mất, Mai suy sụp hoàn toàn. Cuộc sống trước đó vốn đã vất vả, nay ba vừa là điểm tựa lớn và là trụ cột kinh tế của gia đình không còn, nên khó khăn càng nhân lên gấp bội. Cả nhà bám víu vào mảnh đất nho nhỏ do tổ tiên để lại để trồng ổi, trồng chanh và xoài. Nhưng năm được mùa thì mất giá, năm được giá thì mất mùa khiến đời sống không khấm khá nổi. Đặc biệt tới năm nay, khi dịch Covid-19 ập đến, giá trái cây càng rớt thê thảm. Nữ sinh gắn bó với nghề nông không khỏi xót xa nhầm tính, "giá ổi chỉ 1.000 đồng/kg, giá xoài cũng chẳng hơn 2.000 đồng/kg, giá chanh cũng vậy. Có ngày vác cả tấn chanh cộng đi cộng lại trả tiền phân bón và thuốc vẫn không đủ". "Dự định là thu nhập từ mùa trái cây này mẹ sẽ cho em để đóng học phí. Những ngày này, em cũng miệt mài bên mảnh vườn nuôi hy vọng dịch qua nhanh, nhưng rồi cũng chỉ có "giải cứu", thu vẫn không bù đù nợ nần đã đầu tư". Mai lo lắng vì năm nay, học phí sẽ cao hơn do đã học sâu vào chuyên môn, chi phí các tín chỉ gần như gấp đôi năm thứ nhất. Nghĩ tới cảnh này, cô thật sự chùn bước. Nhưng rồi mấy hôm trước, Mai nhận được tin nhà trường sẽ giảm 25% học phí online. Tính tới thời điểm này, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM là trường duy nhất giảm tới 25% học phí cho sinh viên. Nhiều trường ĐH khác cũng có chính sách này nhưng chỉ từ 7-20%. "Em cảm thấy nhẹ nhõm phần nào và vui vì nhà trường đã cảm thông cho sinh viên trong tình trạng dịch bệnh. Không chỉ em mà có rất nhiều bạn khác cũng gặp khó khăn trong kinh tế. "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", chúng em đỡ được phần nào chi phí hay phần đấy" - Mai nói. Gia cảnh của Huỳnh Bá Trọng, sinh viên năm thứ nhất ngành Kinh doanh Quốc tế Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng không khá hơn là mấy.
Gia đình Trọng là điển hình ảnh hưởng của dịch bệnh khi ba mẹ làm công nhân nên bị cắt giảm ca, mọi chi phí sinh hoạt đều phải tằn tiện. Bản thân Trọng vừa trải qua đợt phẫu thuật khối u ở răng hàm. Những ngày nghỉ học, Trọng vẫn chịu áp lực kinh tế khi chưa thể đi làm thêm phụ giúp gia đình bởi nhà hàng, quán ăn, tiệm cà phê đều cắt giảm nhân viên, thậm chí đóng cửa. Các khoản sinh hoạt phí, từ tiền điện nước cho đến thuê trọ lại đè lên vai của ba mẹ em. Nam sinh lo lắng khi tới đây sẽ quay lại trường mà gia đình chưa biết lo kinh phí cho Trọng ra sao. Trước sự chung tay của nhà trường, Trọng bảo "đó một khoản tiền không nhỏ trong lúc này để cứu vãn những lo lắng trong lòng". Nam sinh hy vọng hết dịch, cuộc sống sẽ ổn định trở lại... Lê Huyền Cô giáo làm 6.000 mũ chắn giọt bắn tặng mọi người- Để chung tay chống dịch Covid-19, các cô giáo Trường Mầm non Thanh Bình (TP Hải Dương) đã cùng nhau làm hàng nghìn mũ chống giọt bắn để tặng các cơ sở y tế và các chốt kiểm dịch. | ||||||||
Ông Trump đối mặt quyết định lớn nhất cuộc đời vì Covid-19 Posted: 13 Apr 2020 04:34 PM PDT Bối cảnh hiện tại được tin khiến Tổng thống Donald Trump gần như chắc chắn không thể thực hiện quyết định "gây chấn động" nhằm tái mở cửa nền kinh tế Mỹ đang bị đóng băng vì dịch Covid-19. Giới phân tích nhận định, hy vọng của Tổng thống Trump về sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế hàng đầu thế giới vào mùa hè năm nay, năm tái tranh cử của ông, có khả năng tan thành mây khói. Bởi thực tế rằng, virus corona chủng mới rất dễ lây lan trong khi thế giới hiện chưa có vắc-xin hay phương pháp điều trị nào hiệu quả.
Nhiều thống đốc bang và thị trưởng các thành phố lớn của Mỹ, những người cho đến nay giành được nhiều sự tin tưởng của công chúng trong việc xử lý cơn khủng hoảng hơn ông Trump, cũng cảm thấy lo lắng về việc thúc đẩy sớm việc gỡ bỏ các sắc lệnh yêu cầu người dân ở nhà để dập dịch. Hơn thế nữa, do hệ thống liên bang của Mỹ, lãnh đạo Nhà Trắng không thể đơn giản ra lệnh cho mọi người trở lại làm việc. Theo luật pháp nước này, chính các thống đốc và thị trưởng đã ra lệnh đóng cửa khu vực tài phán của họ sẽ có quyền đưa ra lựa chọn đó. Ngoài ra, theo CNN, chính quyền ông Trump dường như thiếu sự sẵn sàng để tái mở đất nước một cách an toàn. Các nghiên cứu mới nhất hé lộ, khả năng xét nghiệm Covid-19 hàng loạt, cần thiết để chuẩn bị cho các vùng quay trở lại nhịp sống bình thường trước khi dịch được kiểm soát, hiện vẫn chưa tiệm cận mức yêu cầu. Hiện cũng không có dấu hiệu về một kế hoạch của Chính phủ Mỹ dành cho việc khôi phục an toàn các chức năng thiết yếu như vận tải trên không và trên bộ mà không gây ra một làn sóng lây nhiễm virus mới. Tuy nhiên, ông Trump tỏ ra ngày càng sốt ruột, muốn đưa mọi người quay trở lại làm việc. Bất chấp các chỉ trích, ông vừa một lần nữa đề xuất các bang, chứ không phải thủ đô Washington nên đi đầu. "Các thống đốc, hãy hoàn thiện các chương trình xét nghiệm và bộ máy kiểm tra thuộc bang của các bạn. Hãy sẵn sàng, những điều lớn lao sắp diễn ra. Không có lí do nào hết! Chính phủ liên bang sẵn sàng giúp đỡ. Chúng ta đang xét nghiệm nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Bên cạnh đó hãy trang bị khẩu trang!", người đứng đầu Chính phủ Mỹ chia sẻ trên Twitter tối 12/3. Không ai nói quyết định của ông Trump là dễ dàng. Các cuộc tranh luận nảy lửa về vấn đề đã và đang xảy ra bên trong chính quyền của ông. Tất cả các quan chức phải xem xét cân bằng giữa những hậu quả tàn khốc của việc đóng cửa chính phủ, vốn đe dọa kích hoạt sự suy thoái kinh tế với nhu cầu ngăn chặn sự trỗi dậy của virus khi các khu vực "điểm nóng" đã vượt qua đỉnh dịch. Tuy nhiên, việc thiếu một kế hoạch cụ thể cho đến thời điểm hiện tại, ngay cả khi thời gian mục tiêu của ông Trump là ngày 1/5 sẽ làm dấy lên các quan ngại về việc liệu một tổng thống sơ suất trong việc nhận ra mối đe dọa ban đầu từ virus có chủ trì giai đoạn quan trọng tiếp theo trong cuộc chiến chống Covid-19 hay không. Tranh cãi về việc tái mở nền kinh tế nóng lên sau khi số ca tử vong vì dịch ở Mỹ đã vượt quá mốc 22.000 người trong tổng số ít nhất nửa triệu trường hợp nhiễm. Căn cứ vào các số liệu thống kê công khai, Mỹ hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới vì dịch. Song, ngày càng có thêm sự lạc quan rằng, tốc độ gia tăng các bệnh nhiễm Covid-19 sẽ chững lại và Mỹ sẽ giảm được số trường hợp tử vong vì dịch xuống dưới mức 100.000 - 240.000 ca như các mô hình phỏng đoán trước đây của Nhà Trắng. Ngay cả khi số người thiệt mạng về virus có thể được giữ ở mức thấp hơn là 60.000 trường hợp, thì điều này vẫn dựa trên giả định rằng các biện pháp hạn chế đi lại và giãn cách xã hội tiếp tục có hiệu lực đến tháng Năm. Trong những ngày sắp tới, Tổng thống Trump có thể bị giằng co giữa một bên là lời khuyên của các cố vấn y tế hàng đầu với bên ngược lại là những trợ lý kinh tế ý thức rằng, thời gian phong tỏa càng kéo dài, số người mất việc lâu dài nhiều khả năng sẽ càng tăng vọt. Hiện cũng có nhiều nhà bình luận bảo thủ, có ảnh hưởng với ông Trump đang gióng lên những lời kêu gọi mạnh mẽ về việc khôi phục các hoạt động bình thường của đất nước. Bản thân ông Trump thú nhận trong một chương trình phỏng vấn trên kênh truyền hình Fox hồi cuối tuần trước rằng, đây sẽ là quyết định khó khăn nhất cuộc đời ông. "Sẽ thật tuyệt nếu có thể thực hiện quyết định tái mở cửa gây chấn động đối với toàn bộ hoặc một phần đất nước. Có rất nhiều thứ phải cân nhắc cho một quyết định như vậy. Nó sẽ tùy thuộc vào nhiều điều kiện thực tế và cả rất nhiều bản năng nữa", lãnh đạo Nhà Trắng chia sẻ. Dư luận Mỹ vẫn đang nín thở chờ xem quyết định cuối cùng của Tổng thống Trump, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa ngưng hoành hành ở nước này. Tuấn Anh | ||||||||
Ấm lòng "cây ATM gạo" thứ 2 tại Hà Nội Posted: 13 Apr 2020 04:35 PM PDT Người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn lại có thêm một địa điểm nhận gạo miễn phí tại số 8 Quang Trung, Hà Đông trong thời gian dịch bệnh Covid-19. Xuân Minh | ||||||||
Hạn ngạch 400 ngàn tấn gạo hết vèo, hụt hẫng chờ quyết định mới Posted: 13 Apr 2020 06:00 PM PDT Lượng gạo doanh nghiệp chờ được xuất khẩu là rất lớn, trong khi hạn ngạch trong tháng 4/2020 chỉ là 400 nghìn tấn đã "cạn" sau vài tiếng mở cửa. Do đó, hàng triệu tấn gạo vẫn đang hồi hộp chờ quyết định mới. Hạn ngạch 400 nghìn tấn gạo cạn nhanh Sau gần 20 ngày bị tạm dừng xuất khẩu (từ 0h ngày 24/3), những lô hàng xuất khẩu gạo đầu tiên đã được đăng ký tờ khai hải quan vào 24h ngày 11/4. Hạn ngạch gạo được phép xuất khẩu theo quyết định của Bộ Công Thương chỉ là 400 nghìn tấn. Số liệu Tổng cục Hải quan ghi nhận, trong thời gian từ 24h ngày 11/4 đến 19h34 ngày 12/4, đã có 40 doanh nghiệp đăng ký tờ khai xuất khẩu tại 13 Chi cục Hải quan với lượng gạo đã đăng ký tờ khai xuất khẩu là 399.999,73 tấn. Có nghĩa, hạn ngạch xuất khẩu gạo của tháng 4/2020 gần như đã "cạn" rất nhanh.
Nhiều doanh nghiệp bày tỏ "ấm ức" khi Tổng cục Hải quan mở tờ khai lúc nửa đêm không thông báo trước, nhưng Tổng cục Hải quan đã khẳng định "không có sự can thiệp của công chức hải quan" vào hệ thống. Hệ thống này lâu nay vẫn hoạt động 24/7. Kể từ 24h ngày 11/4/2020, hệ thống đã được thiết lập để hoạt động tự động theo nguyên tắc tự động tiếp nhận, tự động trừ lùi số lượng gạo xuất khẩu trong hạn ngạch được phép xuất khẩu theo nguyên tắc tờ khai đăng ký trước sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu trước, ngay sau khi người khai hải quan gửi thông tin tờ khai hải quan đến hệ thống. Đó là lý do khiến nhiều doanh nghiệp "chậm chân" không thể kịp đăng ký. Điều ấy cho thấy, chính sách tạm dừng xuất khẩu gạo đột ngột để chuyển sang chính sách cấp hạn ngạch xuất khẩu gạo đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó. Chuyện "đường thông hè thoáng" khi xuất khẩu gạo đã bị thay thế bằng những chính sách xuất khẩu gạo dấy lên nhiều hoài nghi. Chia sẻ với việc nhiều doanh nghiệp của tỉnh không đăng ký được tờ khai xuất khẩu gạo, ngày 13/4, Sở Công Thương Long An đã phải gửi văn bản "động viên" các doanh nghiệp. Sở này cho biết đã phản ánh khó khăn này về Bộ Công Thương để kịp thời nắm bắt, trao đổi với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) nhằm đề xuất giải pháp tốt hơn trong triển khai xuất khẩu gạo, nhất là trong tháng 5/2020 khi được Thủ tướng Chính phủ thông qua. Theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ, trước ngày 25/4, Bộ Công Thương sẽ phải báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ về phương án điều hành xuất khẩu gạo trong tháng 5. Đồng thời xây dựng kịch bản điều hành thị trường gạo trong nước và xuất khẩu gạo trong trường hợp dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài, kể cả đến hết năm 2020. Do đó, Bộ Công Thương cần phải có tính toán kỹ lưỡng hơn để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa không khiến doanh nghiệp bị dồn vào thế khó. Bởi, trong văn bản gửi Bộ Công Thương ngày 10/4, Bộ Tài chính đã có ý kiến về việc điều hành xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương. Bộ Tài chính phản ánh rằng: Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo, trong đó có thành viên là Bộ Tài chính. Nhưng thực tế Bộ Công Thương chủ trì chỉ thực hiện một cuộc họp ½ ngày. Điều đó, theo đánh giá của Bộ Tài chính, là "thực chất chưa phải thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ".
Nên tiếp tục xuất khẩu gạo Chia sẻ tại cuộc tọa đàm trực tuyến về kinh tế Việt Nam ngày 13/4, TS Nguyễn Đức Thành, Liên minh Chính sách Nông nghiệp Việt Nam Việt Nam bình luận: Hiện nay nhu cầu thị trường thế giới với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam suy giảm, kể cả nông sản. Nhưng riêng gạo là nhu cầu trên thế giới tăng lên. Đó là cửa, đường ra rất tốt cho xuất khẩu nông sản Việt Nam nói riêng cũng như xuất khẩu của Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, chúng ta lo ngại ảnh hưởng an ninh lương thực trong nước nên đã lặp lại câu chuyện của năm 2008. Khi đó, cả thế giới nhu cầu gạo tăng, giá tăng, còn trong nước lo thiếu gạo nên vội vã đóng cửa để giữ gạo trong nước, làm mất cơ hội xuất khẩu gạo. Theo TS Nguyễn Đức Thành, lo nghĩ cho an ninh lương thực, lo không đủ gạo, giá cả tăng, ảnh hưởng đến người dân luôn là đúng. Nhưng việc thực hiện chính sách nào đó phải dựa trên các con số cụ thể. Nếu con số không phản ánh đúng thì nguyên tắc đó không đúng nữa. Khẳng định lượng gạo trong nước không thiếu, ngay cả khi người dân tích trữ thêm thì vẫn dư thừa nhiều, TS Nguyễn Đức Thành cho rằng việc tạm ngừng xuất khẩu gạo, rồi cho xuất khẩu trở lại 400 nghìn tấn trong tháng 4/2020, khiến nhiều doanh nghiệp trở tay không kịp là "chính sách rất bất nhất, đẩy ta vào khó khăn, tự tạo khó khăn cho doanh nghiệp". Thừa nhận rằng trong bối cảnh này, gạo là một vấn đề kinh tế và xã hội nên ông Thành khuyến nghị sử dụng thuế xuất khẩu gạo, thay cho việc cấp hạn ngạch (quota) như hiện nay. "Không nên cấm xuất khẩu gạo", ông Thành nhấn mạnh. "Nếu thực hiện thuế xuất khẩu gạo thì Nhà nước có sự can thiệp vào hoạt động này. Nếu thuế xuất khẩu là 20%, hay 15% tùy tình hình, ít nhất chúng ta tạo ra một đệm để làm giá trong nước thấp hơn giá thế giới, giải quyết vấn đề Chính phủ lo lắng là giá gạo trong nước tăng lên cao. Chẳng hạn, thế giới mua gạo với giá 1.000 USD/tấn thì người dân Việt Nam sẽ chỉ phải trả phần giá gạo bằng giá gạo thế giới trừ đi thuế xuất khẩu. Chính phủ có thể thu được tiền thuế để sử dụng cho mục đích ứng phó với diễn biến bất thường hiện nay", TS Nguyễn Đức Thành chia sẻ. Theo ông Thành, việc áp dụng thuế xuất khẩu đó cũng sẽ khiến doanh nghiệp có quyền được lựa chọn xuất hay không. Họ phải tính toán kỹ để có lợi nhuận, không xuất khẩu bằng mọi giá. Lương Bằng Hạn ngạch xuất khẩu gạo: Hải quan cam kết không có sự can thiệpTổng cục Hải quan cho biết tờ khai đăng ký xuất khẩu gạo trước sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu trước ngay sau khi người khai hải quan gửi thông tin tờ khai hải quan đến hệ thống, "không có sự can thiệp của công chức hải quan". | ||||||||
Thầy Park 'thay máu' tuyển Việt Nam: Đòn gió hay là thật? Posted: 13 Apr 2020 04:03 PM PDT - HLV Park Hang Seo có vẻ sẽ làm một cuộc cách mạng nho nhỏ ở tuyển Việt Nam khi để lộ vài cái tên trong một buổi trao đổi chuyên môn với các trợ lý. 1. Ít ngày trước, để cho người hâm mộ thấy bản thân vẫn bận rộn dù V-League hay tuyển Việt Nam đang tạm nghỉ vì dịch cúm Covid-19, thầy Park làm lộ tấm bảng phân tích chiến thuật vào ống kính của các phóng viên. Dù được viết bằng chữ Hàn Quốc, nhưng ngay sau đó danh tính những cầu thủ mà HLV Park Hang Seo điền trên tấm bảng để thuận tiện trao đổi cùng các trợ lý cũng được truyền thông... mò ra. Những cái tên được nêu trong "đề tài" trao đổi giữa chiến lược gia người Hàn Quốc và các trợ lý gồm Hải Huy (Than.QN), Huy Toàn (CLB TPHCM), Khắc Ngọc, Văn Hào (Viettel) khiến nhiều người tin rằng họ sẽ có tên trong đợt tập trung của tuyển Việt Nam tới đây.
2. Về cơ bản, đến lúc này ông Park vẫn chưa nói gì đến các cầu thủ nói trên, cũng như danh sách tuyển Việt Nam vì đơn giản từ đây đến khi hội quân còn cả vài tháng nữa. Tuy nhiên, chắc chắn rằng chiến lược gia người Hàn Quốc đang có những tính toán sớm cho đội bóng của mình. Thậm chí sẽ có cuộc cách mạng lớn về nhân sự khi ông Park đã khẳng định muốn xây dựng cho tuyển Việt Nam cách chơi mới trong thời gian tới. Càng có cơ sở hơn, khi vào giai đoạn cuối năm tuyển Việt Nam tất bật với vòng loại World Cup 2022, AFF Cup 2020 nên buộc thuyền trưởng người Hàn Quốc phải tìm ra một số lượng "thủy thủ đoàn" dày, chất lượng nhằm hướng đến chiến thắng. Và những cầu thủ nói trên, rõ ràng đều đã, đang khẳng định được khả năng chuyên môn của mình nhiều năm qua, hay ở giai đoạn đầu tiên của V-League 2020. 3. Tuyển Việt Nam đương nhiên cần những thay đổi hay bổ sung về lực lượng khi sẽ phải chơi khá nhiều giải đấu vào giai đoạn cuối năm, cùng lúc nhiều trụ cột vẫn chưa lành hẳn chấn thương.
Nhưng, để nói về danh sách tuyển Việt Nam vào lúc này xem ra là hơi sớm, kể cả khi HLV Park Hang Seo có trong đầu ít nhất từ 4-50 cầu thủ mới lẫn cũ, đồng thời tính toán xong lối chơi cho đội nhà ở thời điểm sắp tới. Đây là điều chắc chắn, khi mùa giải 2020 vẫn tạm dừng và không ai đảm bảo 4 cái tên (hay nhiều hơn) trong tính toán của HLV Park Hang Seo vừa kể đảm bảo được phong độ như trước đây, chưa nói chấn thương hay vì lý do nào khác. Càng khó hơn, bởi những tính toán của ông thầy người Hàn Quốc là ở thời điểm hiện tại, và mọi thứ hoàn toàn thay đổi khi HLV Park Hang Seo tìm ra phương án, con người mới phù hợp với lối chơi của mình xây dựng cho tuyển Việt Nam.
Nói rõ hơn nữa, vì HLV Park Hang Seo không làm việc trực tiếp, cũng như không thể quan sát nhóm cầu thủ mới nằm trong dự định của mình thi đâu thường xuyên nên tính toán chắc chắn có sai số để vì thế chưa thể khẳng định bất cứ điều gì. Ông Park có thể làm cách mạng ở tuyển Việt Nam và nhóm cầu thủ nói trên được coi phù hợp, nhưng vài tháng nữa danh sách mới công bố thì lúc này Hải Huy, Huy Toàn, Khắc Ngọc hay Thanh Hào cứ... bình tĩnh và phấn đấu đi đã. Video tuyển Việt Nam 1-0 UAE: Mai Anh | ||||||||
Tăng trưởng suy giảm, hồi sức cho kinh tế Posted: 13 Apr 2020 01:00 PM PDT Tăng trưởng GDP thấp là điều khó tránh khỏi trong năm 2020 khi dịch bệnh Covid-19 đang rất nghiêm trọng. Các gói hỗ trợ của Chính phủ lúc này là điều cần thiết song phải đúng đối tượng. Chuyển biến kinh tế phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh Tại cuộc tọa đàm trực tuyến Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 1/2020 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) ngày 12/4, PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR đưa ra 3 kịch bản cho tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 theo diễn biến của dịch bệnh Covid-19. Cả 3 phương án đều cho thấy GDP của Việt Nam không đạt được tăng trưởng 6,8% như mục tiêu đặt ra. Điều này cũng đã được nhiều tổ chức trong và ngoài nước dự báo. Ngay cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong báo cáo tại Hội nghị của Thủ tướng với địa phương ngày 10/4 cũng khảng định tăng trưởng GDP năm 2020 sẽ thấp hơn mục tiêu 6,8% đặt ra. Theo tính toán của các chuyên gia VEPR, ở kịch bản lạc quan nhất (dịch bệnh được khống chế hoàn toàn vào giữa tháng 5) GDP năm 2020 chỉ tăng 4,2%. Còn kịch bản kém lạc quan hơn (dịch bệnh chỉ được khống chế trong quý 3/2020) thì GDP chỉ tăng 1,5%. Trong khi đó, kịch bản xấu nhất, tức dịch bệnh chỉ được khống chế vào nửa sau quý 4/2020, GDP thậm chí không những không tăng trưởng mà còn âm 1%.
Theo ông Phạm Thế Anh, trong bất kỳ kịch bản nào, thời kỳ hậu Covid-19 ở Việt Nam, sự phục hồi hoàn toàn của nhiều ngành như hàng không, du lịch hay thời trang xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn và kéo dài cho tới khi thế giới hoàn toàn kiểm soát được bệnh dịch. Dù vậy, theo chuyên gia VEPR, con số tăng trưởng GDP vẫn không phản ánh được hết những khó khăn thật của nền kinh tế do không phản ánh được đầy đủ khu vực phi chính thức vốn bị ảnh hưởng nặng nề hơn hẳn so với những đợt suy thoái trước đây. Bình luận về kinh tế Việt Nam, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Nếu quý 2/2020, Việt Nam kiểm soát được bệnh dịch và thế giới cũng vậy, có nghĩa số người lây nhiễm và người chết không tăng, thì sau quý 2, bệnh dịch được chặn đứng. Khi đó kinh tế thế giới đi vào hồi phục. Còn cuối tháng 6, Việt Nam cũng như thế giới vẫn chưa kiểm soát thì nền kinh tế chúng ta sẽ còn đối mặt nhiều khó khăn hơn? Trả lời câu hỏi này, ông Hiếu nhận định: Bối cảnh lạc quan, Việt Nam và thế giới kiểm soát bệnh dịch được vào cuối tháng 6, nền kinh tế bắt đầu tiến trình đi vào hồi phục từ đầu quý III. Tuy nhiên giai đoạn hồi phục rất lâu, ít nhất 6 tháng cho đến 1 năm. Có thể nền kinh tế Việt Nam chỉ trở lại bình thường, ổn định vào trong hai quý sau của 2021. Nhưng ở kịch bản đến cuối tháng 6, dịch bệnh vẫn chưa kiểm soát được thì theo ông Nguyễn Trí Hiếu, kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ đi vào một cuộc khủng hoảng. "Kinh tế thế giới có nhiều dự báo bị tác động rất mạnh trong năm nay. Nhiều dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng âm", ông Hiếu nói. Còn với Việt Nam, nếu kiểm soát được dịch bệnh vào cuối tháng 6 thì 2020 năm 2020 của Việt Nam ở tình trạng tốt nhất có thể tăng trưởng 5%. Nếu không kiểm soát được dịch bệnh vào cuối tháng 6, dịch bệnh vẫn nghiêm trọng hơn thì nền kinh tế Việt Nam sẽ đi vào một trường hợp rất xấu. "Nền kinh tế Việt Nam không những không đạt tăng trưởng dương mà còn tăng trưởng âm. Năm ngoái GDP Việt Nam đạt 300 tỷ USD, thì trong kịch bản xấu GDP Việt Nam năm 2020 có thể dưới con số này", ông Nguyễn Trí Hiếu đánh giá và hy vọng chúng ta có thể kiểm soát dịch bệnh cuối tháng 6. Khi đó nền nền kinh tế Việt Nam vẫn cần ít nhất 6 tháng đến 1 năm để trở lại bình thường.
Các gói hỗ trợ là cần thiết nhưng phải đúng đối tượng Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng những gói hỗ trợ được Chính phủ đưa ra là cần thiết để người dân, doanh nghiệp tạm thời vượt qua dịch bệnh. Đó là gói hỗ trợ tín dụng 300 nghìn tỷ đồng, gói giãn hoãn thuế và tiền thuê đất 180 nghìn tỷ đồng, gói hỗ trợ giảm giá điện 11.000 tỷ đồng, gói an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng. Ông Nguyễn Trí Hiếu đánh giá: "Các gói hỗ trợ đó sẽ giúp rất nhiều cho nền kinh tế Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn này". Các gói hỗ trợ này cũng rất khác với gói kích thích kinh tế sau khủng hoảng kinh tế năm 2009 từng khiến Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát cao vọt, lãi suất tăng cao, doanh nghiệp khốn đốn năm 2011-2012. Theo TS Nguyễn Đức Thành, gói hỗ trợ lần này của Chính phủ không phải là bơm tiền trực tiếp để kích thích kinh tế, cho nên có thể kiểm soát được lạm phát. Tuy nhiên, cần đưa những gói hỗ trợ đến đúng đối tượng, không nên dàn trải gây lãng phí nguồn tiền; đồng thời không để tình trạng cứu trợ cực đoan khiến tiền chảy vào các thị trường như bất động sản, chứng khoán,... để gây ra nhiều hệ lụy. Cùng quan điểm, PGS.TS Phạm Thế Anh lưu ý các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phải có trọng tâm, tránh dàn trải. Nhiều chính sách như giảm giá điện, tiền thuê đất, giãn thuế… cho các đối tượng mà chưa có phân loại rõ ràng, thì sẽ kém hiệu quả và tốn nguồn lực hơn. Nếu xác định đúng đối tượng hỗ trợ thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Ngoài ra, chuyên gia này cũng cảnh báo tránh tình trạng "ngăn sông cấm chợ cực đoan", gây tổn hại kinh tế, hoạt động kinh doanh rất nhiều. "Phòng chống dịch bệnh phải được đặt ngang hàng với phát triển kinh tế. Bởi không có phát triển kinh tế cũng gây hậu quả nặng nề, hậu quả xã hội rất lớn. Hai nhiệm vụ này phải song hành với nhau. Việt Nam nên có biện pháp thích ứng trong mọi bối cảnh bệnh dịch, không nên cấm đoán cực đoan quá ở những ngành không có bệnh dịch. Những ngành nghề doanh nghiệp có biện pháp phòng bị an toàn thì cần đảm bảo cho họ sản xuất", ông Phạm Thế Anh nói. "Số lượng doanh nghiệp đang còn hoạt động hiện nay là rất quý, nếu có những biện pháp quá cứng nhắc thì nền kinh tế gặp khó khăn". Lương Bằng Sẵn 30 tỷ USD: Tình thế này, không thể 'có tiền mà không tiêu được'Dòng vốn 30 tỷ USD được "bơm" đều đặn hàng năm để phục vụ đầu tư các dự án đầu tư công, nhưng nhiều năm nay trong tình trạng "có tiền mà không tiêu được". Việc này giờ đây phải thay đổi. | ||||||||
Bác sĩ Việt Nam đầu tiên mắc Covid-19: Lo lắng nhất không phải cho bản thân mình Posted: 13 Apr 2020 03:00 PM PDT - Nhận kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, nam bác sĩ 29 đứng ngồi không yên, không biết ngoài kia các đồng nghiệp của mình ra sao. Bệnh nhân đặc biệt Đã quá quen với mùi của bệnh phòng, với lịch thăm khám bệnh nhân mắc Covid-19 liên tục, 3 tuần nay, BS N.X.T, khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương đứng ngồi không yên khi thấy đồng đội vẫn "chiến đấu" ngoài kia, còn bản thân anh mắc kẹt trong 4 bức tường. Từ ngày 23/3 đến nay, từ thầy thuốc điều trị cho bệnh nhân, BS T. bất đắc dĩ trở thành bệnh nhân Covid-19. "Những ngày này len lỏi khắp cơ thể là cảm giác bứt rứt, bí bách vô cùng khi thấy mình có vũ khí để chiến đấu mà phải ngồi bất động trong căn phòng cách ly", BS T. chia sẻ. BS T. cho biết, ngay từ đầu mùa dịch Covid-19, toàn bộ y bác sĩ của khoa đã nhận được lệnh, chia làm nhiều đội để sẵn sàng tiếp ứng. Khi 16 bệnh nhân giai đoạn 1 của dịch lần lượt ra viện, anh em toàn viện tạm thở phào nhưng thư thả chưa lâu, bắt đầu từ ngày 5/3, cả nước bước vào giai đoạn mới của chiến dịch chống Covid-19. Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn hỏi thăm sức khoẻ bác sĩ T. tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: TB Cũng từ đầu tháng 3, BS T. cùng gần 30 đồng nghiệp kéo vali sang cắm chốt ở cơ sở 2 của bệnh viện. Ban đầu chỉ có 1-2 bệnh nhân nhập viện mỗi ngày nhưng sau đó tăng rất nhanh, cao điểm như ngày 22/3 có tới 8 bệnh nhân chuyển vào BV Bệnh nhiệt đới Trung ương. Sự vất vả của các y bác sĩ cũng theo đó tăng thêm gấp bội. Cả ngày quay cuồng khám, theo dõi các chỉ số cho bệnh nhân, bản thân BS T. không nhớ nổi đã có bữa cơm nào đúng giờ và có bao đêm được ngủ tròn giấc. Công việc cứ thế cuốn đi trong suốt gần 3 tuần, đến ngày 22/3, BS T. đột nhiên thấy họng đau rát. Đã thuộc lòng những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh nên anh lập tức báo đồng đội, thực hiện tự cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. Ngày hôm sau, anh nhận được kết quả khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2, trở thành bệnh nhân thứ 116. Dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng thời khắc biết mình là nhân viên y tế đầu tiên tại Việt Nam mắc Covid-19 vẫn khiến anh khựng lại giây lát. Nhưng rồi rất nhanh, anh bình thản bước nhanh về khu vực có tấm biển cách ly. "Khi làm việc, anh em chúng tôi vẫn nói vui với nhau, đen thì chịu thôi. Bước chân qua cánh cửa phòng bệnh nhân, chúng tôi hiểu sẽ đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh bất cứ lúc nào. Mình biết điều đó để xác định tâm lý cho bản thân. Đây là nghề nghiệp, là công việc mình đã chọn, đã chấp nhận nguy cơ, sẵn sàng đối mặt nên khi biết mình mắc Covid-19, tôi không nghĩ quá nhiều", BS T. tâm sự. Tuy nhiên có một điều khiến anh thật sự lo lắng, trăn trở là sợ lây nhiễm cho đồng nghiệp. Những bữa cơm ngon mắt tại bệnh viện BS T. cho biết, một ngày làm quá nhiều nên không thể nhớ nổi mình sơ suất ở đâu nên thực sự rất lo cho mọi người cùng khoa. "Do nghỉ ngơi cùng khu nên tôi lo virus bám trên các bề mặt như tay nắm cửa, mặt bàn, vật dụng… nhưng chưa được khử khuẩn thì có nguy cơ lây cho những y bác sĩ khác. Hôm đầu tiên, tôi không thể ngủ và cứ thấp thỏm suốt những ngày sau đó", BS T. nhớ lại. Anh cũng không dám báo tin dữ với bố mẹ vì sợ mọi người lo lắng. Mãi sau này, khi đọc tin trên báo, bố mẹ mới hay tin. Chỉ khi con trai trấn an: "Con vẫn ổn, sức khoẻ không có gì đáng lo, bố mẹ cứ yên tâm", ông bà mới tạm thở phào. Chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng Ngày đầu ở phòng cách ly, tình trạng đau họng của BS T. tiếp tục tăng kèm sốt nhưng không quá 38 độ. 4-5 ngày kế tiếp, toàn thân anh mỏi nhừ, không buồn nhúc nhích. Virus cũng tấn công vào phổi khiến anh bị viêm phổi nhẹ. Dù mỏi, dù mệt nhưng bữa nào anh cũng cố ăn hết suất cơm để lấy sức chiến đấu với virus, hy vọng mau khoẻ để được ra ngoài sát cánh cùng đồng nghiệp. "Đây là lần đầu mình trở thành bệnh nhân nhưng lần này, có lẽ mình là bệnh nhân đặc biệt hơn những người khác một chút nên nhận được rất nhiều yêu thương, động viên từ các anh chị em trong viện", BS T. xúc động nói. Nhân viên y tế tại khoa Cấp cứu bón cơm cho bệnh nhân Covid-19 nặng. Ảnh: BS Nguyễn Trung Cấp Chia sẻ về quá trình làm việc tại khoa, BS T. cho biết, ban đầu ít bệnh nhân, mỗi ngày 1 bác sĩ phụ trách nhưng từ khi có bệnh nhân 17, phải chia 3 ca/ngày, mỗi ca 1 bác sĩ, 3 điều dưỡng. Khi cần kíp sẽ có thêm 1 bác sĩ vào hỗ trợ, số còn lại hỗ trợ ở bên ngoài. "Chúng tôi phải chia như vậy để tiết kiệm đồ bảo hộ nhất có thể, đề phòng tình huống dịch căng thẳng hơn ở giai đoạn sau và phòng tình huống nhiều bác sĩ nhiễm vẫn còn người làm. Thời điểm đầu tháng 3, lúc đó nguy cơ thiếu khẩu trang vẫn rất cao do thiếu nguyên liệu", BS T. kể. Để tiết kiệm đồ bảo hộ, nhân viên y tế trong khoa tranh thủ uống nước rồi đi vệ sinh luôn, tránh phải thay bộ mới hoặc cố nín tiểu đợi hết ca. "Cứ thế, chúng tôi chia nhau ra làm, vừa làm vừa mò mẫm, vừa rút kinh nghiệm vì đây là bệnh mới, chưa có thuốc đặc trị", BS T. nói. BS T. kể, do mỗi ngày rửa tay bằng cồn sát khuẩn đến vài chục lần nên tay ai cũng tróc hết da. Sau ca trực, bản thân anh chưa có vợ con đỡ hơn, nhưng rất nhiều anh chị có con nhỏ đã nhiều tuần chưa được về nhà, nhớ con chỉ dám gọi điện chốc lát để nhìn, hỏi han con vài câu rồi lại quay vào với bệnh nhân, vừa đi vừa rơm rớm nước mắt, rất thương. Trong những trường hợp khẩn cấp, sẽ có thêm nhiều y, bác sĩ vào hỗ trợ cấp cứu cho bệnh nhân "Dù vất vả là thế, nguy cơ là thế nhưng tất cả anh em trong khoa chưa ai rời vị trí. Chúng tôi xác định đây công việc của mình, mình phải chiến đấu đến cùng", BS T. chia sẻ. BS T. mới đây đã được công bố khỏi bệnh, đang cách ly thêm trước khi trở về khoa làm việc. Khi hay tin này, BS Đỗ Thị Phương Mai, Phó trưởng Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp đã bật khóc vì vui mừng. "Suốt 2 tuần điều trị, tôi chưa thấy bạn ấy than thở hay lo bệnh mình sẽ nặng lên. Trái lại, lúc nào bạn ấy cũng áy náy vì đã không tự bảo vệ được bản thân nên thường xuyên hỏi han đồng nghiệp có ai bị lây không", BS Mai chia sẻ. Thúy Hạnh | ||||||||
WHO xác nhận Covid-19 chết chóc gấp chục lần so với H1N1 Posted: 13 Apr 2020 08:00 PM PDT Virus corona chủng mới đã chứng tỏ khả năng gieo rắc sự chết chóc gấp 10 lần so với cúm lợn, còn gọi là H1N1 vốn gây ra đại dịch toàn cầu vào năm 2009.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 13/4 đã xác nhận như vậy. Đại dịch cúm lợn, xảy ra trong khoảng thời gian từ đầu năm 2009 tới tháng 8/2010, đã gây ra hơn 1,6 triệu trường hợp nhiễm bệnh, làm 18.449 người thiệt mạng. Theo Independent, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 13/4 tuyên bố tại một cuộc họp báo qua mạng từ Geneva, Thuỵ Sĩ rằng đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới gây ra số ca tử vong gấp 10 lần so với những gì đại dịch H1N1 gây ra. "Chúng tôi biết Covid-19 lan nhanh, và chúng tôi cũng biết nó chết chóc gấp 10 lần đại dịch cúm lợn hồi 2009", quan chức trên cho hay. Số ca nhiễm virus corona chủng mới trên toàn cầu hiện là 1.924.679, số tử vong là 119.692, theo worldometers. H1N1 được phát hiện lần đầu tiên ở Mỹ và Mexico vào tháng 3/2009. H1N1 được tuyên bố là đại dịch vào tháng 6/2009 và được cho là kết thúc vào tháng 8/2010. Thông tin trên được công bố trong bối cảnh WHO kêu gọi các chính phủ nới lỏng hạn chế dần dần khi Đan Mạch, Mỹ và Tây Ban Nha đang dần tiến tới tái mở cửa xã hội. "Chúng tôi chỉ có thể nói những gì mình biết và chỉ hành động dựa trên những gì mình biết. Bằng chứng từ một số quốc gia đã cho chúng tôi thấy một bức tranh rõ ràng hơn về virus corona chủng mới, về cách nó hoạt động, cách ngăn chặn nó như thế nào cũng như cách chữa trị ra sao", ông Tedros nói. Quan chức WHO này cũng cho biết, Covid-19 lây lan rất nhanh nhưng lúc nó rút đi thì rất chậm. Vì thế, các biện pháp kiểm soát phải được dỡ bỏ từ từ, có kiểm soát và không thể thực hiện ngay lập tức. Hoài Linh | ||||||||
Điều chưa biết về Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình Posted: 13 Apr 2020 04:01 PM PDT 2 vụ trọng án được Công an tỉnh Thái Bình điều tra, khởi tố chỉ trong 3 tháng đầu năm 2020, trong đó phải kể đến vai trò của tân Giám đốc Công an tỉnh - Thượng tá Nguyễn Thanh Trường. Một trong số vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm hiện nay là vụ án vợ chồng đại gia "Đường Nhuệ" Nguyễn Thị Dương và Nguyễn Xuân Đường. Từ vụ cố ý gây thương tích Ngày 7/4, cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Thái Bình phong tỏa, khám khẩn cấp căn nhà 7 tầng tại địa chỉ số 366 đường Lê Quý Đôn - căn nhà hai mặt tiền trông ra khu đô thị mới Kỳ Bá, cách trụ sở Công an tỉnh khoảng 500m, cách trụ sở UBND phường Kỳ Bá, công an phường Kỳ Bá vài bước chân.
Từ lâu, dư luận Thái Bình không còn xa lạ những câu chuyện bất hảo, chơi trội gắn với chủ nhân của căn nhà này. Chiều cùng ngày, Nguyễn Thị Dương (thường được đàn em gọi với tên "chị Dương") đã bị bắt tạm giam. 2 ngày sau, chồng của Dương - Nguyễn Xuân Đường (biệt danh Đường Nhuệ) tiếp tục bị khởi tố, bị truy nã vào ngày 11/4 và bị bắt khi đang trốn nã vào đêm cùng ngày. Vụ án "Cố ý gây thương tích" do hành hung, đánh đập một phụ xe của vợ chồng Dương - Đường chỉ là một trong những "chiến tích" của nhóm côn đồ đất Thái Bình nhiều năm qua do vợ chồng này cầm đầu. Dưới "trướng" của vợ chồng Dương - Đường là hàng chục đàn em, thường được vợ chồng này huy động đi cùng để phô trương thanh thế trong các cuộc làm ăn, đấu giá đất tại các xã, dằn mặt các nạn nhân, đòi nợ thuê… Sự tồn tại của nhóm Dương Đường gần chục năm qua tại quê lúa khiến dư luận phẫn nộ. Những đơn thư tố cáo của các nạn nhân gửi tới các cơ quan chức năng, thế nhưng sau đó cứ rơi vào sự im lặng… khiến không ít người dân mất niềm tin. Ngược lại, vợ chồng Nguyễn Thị Dương - Nguyễn Xuân Đường mỗi ngày càng thêm ngông cuồng, coi thường pháp luật. Ngày 12/4, tiếp tục 2 đàn em của Đường - Dương bị cơ quan CSĐT khởi tố liên quan đến vụ án. Hiện vụ việc đang tiếp tục được mở rộng điều tra. Cùng ngày 7/4 khi Nguyễn Thị Dương bị bắt tạm giam, Công an tỉnh Thái Bình cũng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Vũ Bá Hùng (26 tuổi, hộ khẩu thường trú tại thôn Quang Lang Đông, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy) - là nhân viên nhà xe Phiệt Học trong vụ án "Cố ý gây thương tích" xảy ra ngày 22/2. Nạn nhân của Vũ Bá Hùng là tài xế của nhà xe Đức Trưởng (huyện Thái Thụy). Ngày 22/2, khi xe khách chạy tuyến Thái Thụy - Hà Nội của nhà xe này đang di chuyển Thái Thụy theo hướng đi Hà Nội, đến ngã tư chợ Gú thì Vũ Bá Hùng đi xe máy Honda SH giật cửa xe và lao lên ca-bin đánh tài xế. Hậu quả, tài xế của công ty Đức Trưởng bị chấn thương nặng, phải nhập viện điều trị. Mâu thuẫn được cho là tranh giành khách của hãng xe Phiệt Học đối với các nhà xe khác trên địa bàn. Những mâu thuẫn giữa các nhà xe về việc tranh giành khách, tranh giành địa bàn hoạt động… đã tồn tại từ lâu. Trước đó, Sở GTVT Thái Bình đã ký quyết định xử lý vi phạm với công ty Phiệt Học, thu hồi phù hiệu của phương tiện vi phạm quy định hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô do nhiều lần vi phạm tốc độ cho phép do tranh giành, cướp khách… Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình là ai? Thượng tá Nguyễn Thanh Trường được Bộ trưởng Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình vào tháng 11/2019. Sau đó, ông được Ban Bí thư chỉ định tham gia ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Phát biểu nhậm chức, Thượng tá Nguyễn Thanh Trường cảm ơn sự tin tưởng, ghi nhận của Đảng ủy Công an TƯ, lãnh đạo Bộ Công an; của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Thái Bình. Ông hứa sẽ bám sát sự chỉ đạo cùng tập thể Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các mặt công tác Công an; kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân, nắm chắc tình hình, triển khai nhiệm vụ công tác có trọng tâm, trọng điểm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trước khi được điều động và bổ nhiệm làm Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, Thượng tá Nguyễn Thanh Trường là Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng. Thượng tá Nguyễn Thanh Trường sinh năm 1974, quê Hải Dương. Nguyên Phương - Thái Bình Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam làm GĐ Công an Thái BìnhThượng tá Nguyễn Thanh Trường, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng được điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an Thái Bình. | ||||||||
Con gái chị bán hoa quả giỏi tiếng Anh nhờ học trên mạng từ 4 tuổi Posted: 13 Apr 2020 02:40 PM PDT Kinh tế gia đình không khá giả, để con được học tiếng Anh, vợ chồng anh Hoàng đã cho con tiếp cận internet từ rất sớm. Cô bé Võ Thị Khánh Ly (SN 2008, Tân Kỳ, Nghệ An) từng gây sốt trên mạng khi video em trò chuyện bằng tiếng Anh và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được chia sẻ rộng rãi. Tại phố đi bộ Hà Nội, vào các tối cuối tuần, Ly từng khiến nhiều người chú ý khi hướng dẫn người nước ngoài nói tiếng Việt. Người xem rất ấn tượng trước khả năng nói tiếng Anh, sự tự tin của cô bé xinh xắn này. Khánh Ly là con gái của anh Võ Tá Hoàng (giáo viên môn Tin học ở Tân Kỳ, Nghệ An) và chị Nguyễn Thị Hiền. Nhà xa trường, anh Hoàng phải ở lại ký túc xá suốt nhiều năm nay. Chị Hiền từng tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Đà Nẵng. Sau khi kết hôn, chị chuyển về quê dạy hợp đồng với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng. Nhiều năm trước, thấy không thể bám trụ với nghề, chị nghỉ dạy. Cuộc sống nhiều khó khăn nhưng họ quyết tâm đầu tư cho con được học tập đầy đủ với mong ước thay đổi tương lai. Anh Hoàng chia sẻ, từ lúc còn nhỏ, Khánh Ly đã được bố mẹ cho tiếp xúc với tiếng Anh. 'Khi con khoảng 4 tuổi, vợ chồng tôi đã cho con xem các video chọn lọc bằng tiếng Anh trên YouTube. Đó là các đoạn hội thoại ngắn, bài hát phù hợp lứa tuổi và dễ hiểu', anh nói. Sau đó, vợ chồng anh cho con xuống TP Vinh theo học tại trung tâm tiếng Anh. Thời gian này, em vẫn được bố mẹ hướng dẫn xem các video ngắn tại nhà.
Dành nhiều thời gian xem các clip dạy học của người bản ngữ nên khả năng nghe và phát âm của Ly rất tốt. Nhận thấy con gái yêu thích và có năng khiếu về ngôn ngữ nhưng môi trường ở quê không được tiếp xúc, thực hành tiếng Anh với người nước ngoài, anh chị quyết định đưa con ra Hà Nội theo học. 'Quê mình là vùng miền núi, kinh tế khó khăn lại không có môi trường để con giao tiếp tiếng Anh. Vợ chồng mình nghĩ, nếu không tiếp tục rèn giũa, sớm muộn vốn tiếng Anh của con sẽ dần mai một', anh Hoàng chia sẻ. Sau đó, anh Hoàng tiếp tục theo đuổi việc dạy học ở quê, còn vợ anh - chị Hiền, gác lại tất cả mọi việc, theo con lên Hà Nội trọ học. Ở đây, chị làm nghề buôn bán hoa quả. Mỗi sáng, chị phải dậy từ 3h sáng để nhập hàng hóa trên chợ đầu mối Long Biên và làm việc mải miết đến tối mới nghỉ. Thời gian đầu lên Hà Nội, chị còn cho con đi học tiếng Anh ở một trung tâm lớn nhưng sau thấy mất nhiều thời gian đi lại, cộng với việc bé Ly có khả năng tự học rất tốt nên chị cho cháu nghỉ. Ngoài giờ học trên lớp và thực hành giao tiếp ở Bờ Hồ, Ly thường xuyên vào các trang dạy tiếng Anh, YouTube để tự học. Cô bé còn tự quay hoặc nhờ mẹ quay clip em hướng dẫn các bạn nhỏ ở xóm trọ học môn tiếng Anh để up lên YouTube. Anh Hoàng cho rằng, mạng internet rất quan trọng với việc học tập của con. 'Gia đình không có điều kiện, khi ở Nghệ An, chúng tôi có thể cho con theo học tại các trung tâm tiếng Anh vì chi phí không quá cao. Tuy nhiên khi ra Hà Nội, chúng tôi không thể cho con theo học ở trung tâm được. Vì vậy con phải dùng mạng internet để học'. Không chỉ môn tiếng Anh, Khánh Ly còn học tốt các môn học khác. Hiện, em đang theo học chương trình song bằng Cambride tại trường THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Học kỳ 1 vừa qua, em đạt kết quả giỏi. Anh Hoàng cũng chia sẻ, khi Khánh Ly học tiểu học, em có nhiều thời gian hơn để vào mạng internet học tập. 'Quan trọng là con có đam mê ngoại ngữ, đam mê việc học nên sử dụng mạng internet sẽ có hiệu quả. Nếu con không đam mê học, sẽ dễ sa đà vào các nguy cơ khác', anh Hoàng nói. Bố của Khánh Ly cũng chia sẻ thêm, anh chị có nguyên tắc và các quy định dành cho con khi sử dụng mạng. 'Chúng tôi giám sát con bằng việc xem lại lịch sử trình duyệt web để biết con đã sử dụng mạng internet cho việc học hay không. Ngoài ra, chúng tôi cũng lắp camera để có thể giám sát con qua điện thoại nhằm đảm bảo an toàn cho con khi tham gia mạng. Chúng tôi cũng thường xuyên theo sát các kết quả học của con', anh chia sẻ thêm. Để đầu tư cho con gái, đến nay, gia đình anh chị vẫn phải sống ly tán người ra Hà Nội, người ở Nghệ An. Vài tháng, gia đình mới có cơ hội đoàn tụ một lần. 'Trong tương lai, chúng tôi muốn hướng Ly theo con đường lập trình. Tuy nhiên tất cả đều phụ thuộc vào đam mê và sở thích của con', người bố quê ở Nghệ An chia sẻ thêm. Học trực tuyến từ lớp 4, cô gái Quảng Ninh nhận bằng cử nhân năm 17 tuổiHọc trực tuyến từ khi còn là học sinh cấp 1, Nguyễn Vũ Khánh Linh (Quảng Ninh) đã xuất sắc phá kỷ lục về tốc độ học trực tuyến, chỉ 2 tháng nữa sẽ nhận bằng cử nhân vào năm 17 tuổi. Ngọc Trang - Nguyễn Thảo | ||||||||
Điểm nóng đất nền giữa đại dịch Covid-19: tan hoang sau cơn sốt Posted: 13 Apr 2020 06:32 PM PDT Đỉnh điểm của sóng Hòa Lạc rơi vào cuối tháng 3 năm nay, nhưng đợt sóng này cũng chỉ chóng vánh trào lên phút chốc rồi để lại một thị trường tan hoang. Đầu năm 2019, sau hơn 1 thập kỷ ngủ đông, thị trường Hòa Lạc bỗng cựa mình thức dậy bởi những thông tin tích cực về hạ tầng, quy hoạch. Đơn cử như tuyến cao tốc đi Hòa Bình nối thông với đường Láng – Hòa Lạc chính thức được vận hành, UBND TP. Hà Nội đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc (Hà Nội) đến năm 2030, hàng loạt nhà máy lớn đã được khởi công hoặc xây dựng xong, Đại học Quốc gia cũng được tái khởi động… Thị trường nơi đây khởi sắc với sự đổ bộ không nhỏ nguồn cung đất nền dự án, đất trong dân. Khi đó, giá rao bán tăng mạnh so với thời điểm cuối năm 2018. Nhiều mảnh đất tại thôn Phú Cát, từng được chào giá 6-8 triệu đồng/m2, đến đầu 2019 giá đã là 9-11 triệu đồng/m2. Nhiều mảnh thổ cư tại Phú Mãn (Quốc Oai) giá cũng tăng từ 6-7 triệu đồng/m2 lên mức 8-9 triệu đồng/m2. Đất tại Tiến Xuân (Thạch Thất), giá cũng thiết lập mức 10-12 triệu đồng/m2 thay vì mức 8-10 triệu đồng/m2 thời điểm cuối năm 2018. Theo khảo sát của PV, ở thời điểm đầu năm 2019, giao dịch tương đối khởi sắc, tuy nhiên mức giá của giao dịch thực luôn thấp hơn từ 10-15% so với giá rao bán của môi giới, cò đất. Và các giao dịch là cuộc chiếm lĩnh của giới đầu cơ, đầu tư. Đầu năm 2020, sau Tết, thị trường khu vực này tiếp tục có sóng nhỏ. Thị trường không sôi động hàng dự án mà chủ yếu là đất nền phân lô nhỏ lẻ. Biên độ tăng giá dao động từ 15-20% so với mặt bằng chung và cùng kì năm ngoái. Tuy nhiên mức tăng này chỉ ghi nhận ở những khu dân cư, những lô đất lớn được chào bán mới. Trong khi đó, đất dự án, đất trong dân chào bán từ năm ngoái lại khá yên ắng. Thị trường vẫn là cuộc độc chiếm của cò đất, giới đầu cơ. Khi đó, nhận định về thị trường Hòa Lạc, nhiều chuyên gia cùng chung quan điểm Hòa Lạc dù có tiềm năng nhưng là tiềm năng trong dài hạn. Thị trường này phù hợp với các nhà đầu tư trường vốn, có xu hướng đầu tư lâu dài.
Đến cuối tháng 3/2020, thị trường Hòa Lạc thực sự sốt nóng bỏng tay khi có thông tin một tập đoàn lớn đề xuất đầu tư 2 khu đô thị trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội). Được biết, hai khu đô thị mà tập đoàn lớn này đề xuất xây dựng có tổng diện tích 500ha, nằm gần khu công nghệ cao Hòa Lạc và đại lộ Thăng Long. Phía bắc và đông của khu đô thị số 1 giáp xã Đồng Trúc (Thạch Thất, Hà Nội). Chính bởi vậy, Đồng Trúc trở thành điểm nóng của đất nền Hòa Lạc thời điểm cuối tháng 3. Giá đất tại đây tăng chóng mặt, đất ở Quan Giai, Đồng Táng (Đồng Trúc) tăng từ mức 3-4 triệu đồng/m2 trong ngõ sâu lên mức 9-10 triệu đồng/m2, từ mức 4-5 triệu đồng/m2 mặt ngõ to lên mức 12-16 triệu đồng/m2. Những lô đất có thể kinh doanh được, mức tăng có lên tới 300% chỉ trong vòng 1 ngày, từ 7 triệu đồng/m2, giá rao bán là 19-20 triệu đồng/m2. Thời điểm cuối tháng 3, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, xã Đồng Trúc vẫn ken đặc hàng dài ô tô về xem và mua đất. Hoạt động mua bán diễn ra sôi nổi, nhộn nhịp. Giá đất tăng theo giờ, theo ngày, được trao tay liên tục khi vừa mới xuống cọc. Thị trường tiếp tục là sự góp mặt đông đảo của giới đầu cơ, đầu tư. Trước những diễn biến phức tạp của hoạt động mua bán đất đai tại đây, chính quyền đã vào cuộc. UBND xã Đồng Trúc phải ra thông báo nêu rõ: "Hiện nay chưa có quy hoạch khu đô thị nào được phê duyệt ở xã Đồng Trúc. Đề nghị nhân dân cảnh giác, tìm hiểu kĩ thông tin trước khi mua bán, giao dịch nhà đất, tránh việc bị các đối tượng cò mồi, môi giới đất đưa thông tin sai sự thật, lợi dụng trục lợi". Động thái vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền khiến cơn sốt Đồng Trúc chỉ nóng bỏng, tăng nhiệt trong khoảng 1 tuần rồi xẹp lép. Khảo sát của PV cho thấy, trên những con đường ở xã Đồng Trúc dẫn về Quan Giai, Đồng Táng những ngày đầu tháng 4 vô cùng yên ắng. Cò đất, đầu nậu đã rút lui, trả lại cho vùng quê sự yên bình và vắng lặng. Những lô đất trước đó chục ngày được rao bán hơn chục triệu mỗi m2 nay rớt giá thê thảm, trở lại mức ban đầu dao động 3-5 triệu đồng/m2 và không có ai hỏi mua. Một môi giới đã theo đuổi thị trường Hòa Lạc hơn 1 năm nay cho biết hiện nay một số nhà đầu tư đã lao vào cơn sốt chóng vánh ở Đồng Trúc đang đứng ngồi không yên khi kịch bản lướt sóng không thành. Họ là những người "ôm bom" cuối cùng và giờ dù có cắt lỗ sâu bằng với giá lúc chưa sốt thì cũng không có người hỏi mua. Theo Bất động sản "Sốt ảo" và chiêu trò của các cò đất trong mùa dịchBằng thông tin sắp có dự án "khủng", những lô đất chỉ 5-7 triệu đồng/m2 đã được các cò đất "thổi" lên đến hơn 20 triệu đồng/m2 tạo ra cơn sốt đất. | ||||||||
Truy tìm thanh niên Đức trốn cách ly từ Thanh Hóa ra Hà Nội Posted: 13 Apr 2020 07:04 PM PDT Theo Công an TP Hà Nội, chiều tối qua, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hoá đã có thông báo tìm kiếm 1 người Đức tên là Gecken Stefan (SN 1990) bỏ trốn khỏi khu cách ly Covid-19 vào đêm 12/4. Trước khi được cách ly tại Thanh Hoá, từ ngày 8-9/3, trường hợp này di chuyển từ Hà Nội đến Đà Nẵng và ở lại đến ngày 5/4. Từ ngày 5-6/4, người này đến Thanh Hoá và được cách ly tại Trung tâm hội nghị Hàm Rồng, theo quy định phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Trong quá trình cách ly, Gecken Stefan được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần và cả 2 lần (ngày 6/4 và ngày 11/4) đều cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Theo quy định, Gecken Stefan vẫn phải tiếp tục cách ly đến hết ngày 20/4. Tuy nhiên, tới tối 12/4, Gecken Stefan đã bỏ trốn khỏi khu cách ly. Qua rà soát, cơ quan chức năng xác định Gecken Stefan đã mua vé tàu qua mạng Internet và đi chuyến tàu SE4 từ ga Thanh Hóa (lúc 2h41 ngày 13/4) đến ga Hà Nội (lúc 5h50 cùng ngày). Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP Thanh Hoá đã yêu cầu Ban chỉ huy quản lý điều hành khu cách ly kiểm điểm, giải trình và chấn chỉnh công tác quản lý, đảm bảo an ninh trật tự tại khu cách ly. TP Thanh Hoá cũng đã có văn bản báo cáo và đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh thông báo cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội để phối hợp tiến hành cách ly theo quy định. Đêm qua, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hoàn Kiếm, Công an phường Hàng Gai đã rà soát, phát hiện thanh niên người Đức. Hiện thanh niên này đã được bàn giao cho cơ quan y tế để giải quyết theo quy định. Mộc Miên Bệnh nhân 262 làm ở Samsung, Bắc Ninh ra văn bản hỏa tốcSau khi ca bệnh mới được công bố, UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu phân công, sắp xếp giờ làm hợp lý cho công nhân, lao động, không để xảy ra tình trạng tập trung đông người. | ||||||||
Tin tức Covid sáng 14/4: Mỹ cận kề đỉnh dịch, Tây Ban Nha bắt đầu nới lỏng nhờ tín hiệu tốt Posted: 13 Apr 2020 05:38 PM PDT Tính đến sáng 14/4 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 1.912.923 ca nhiễm Covid-19 và 119.483 ca tử vong - theo thống kê của Đại học Johns Hopkins. Số người chết tại New York vượt mốc 10.000 Số người chết do virus corona chủng mới tại bang New York đã vượt quá 10.000 người – Thống đốc bang Andrew Cuomo cho biết. Ông nói, 671 người đã tử vong trong vòng 24 giờ qua. Ông tin rằng "thời điểm tồi tệ nhất đã qua" khi số người nhập viện có dấu hiệu ổn định.
Toàn nước Mỹ hiện đã có 23.232 ca tử vong được ghi nhận, trong tổng số 577.307 ca nhiễm. Như vậy, so với ngày 12/4, hiện Mỹ đã ghi nhận thêm hơn 20.000 ca nhiễm và 1.140 trường hợp tử vong. Bang Wyoming cũng ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên, đồng nghĩa với việc cả 50 bang của Mỹ đều đã có người chết do Covid-19. Tín hiệu tốt từ Tây Ban Nha Thêm 517 người đã tử vong ở Tây Ban Nha trong ngày 12-13/4, mức tăng thấp thứ 2 trong 3 tuần – Bộ Y tế nước này công bố hôm 13/4. Trong ba tuần qua chỉ có 2 lần, số người chết hàng ngày dưới mức 600 người. Hiện Tây Ban Nha ghi nhận 17.628 ca tử vong và 87.280 ca nhiễm vẫn đang được điều trị, trên tổng số 169.628 ca nhiễm.
Khoảng 300.000 công nhân thuộc dạng không thiết yếu sẽ quay trở lại làm việc từ ngày 13/4 ở khu vực Madrid. Mặc dù vẫn ghi nhận hàng trăm ca tử vong mới mỗi ngày, song Tây Ban Nha thông báo sẽ bắt đầu dỡ bỏ một số giới hạn trong lệnh phong tỏa tại nước này, bắt đầu từ sau kỳ nghỉ lễ Phục sinh. Những người lao động không thể làm việc tại nhà sẽ được phép trở lại làm việc. Tuy nhiên, các cửa hàng, quán bar và các địa điểm kinh doanh thuộc diện không thiết yếu khác vẫn đóng cửa. Italia vượt mốc 20.000 người chết Tổng số người chết do Covid-19 tại Italia đã tăng lên mức 20.465 người, tăng 566 người – Cơ quan Bảo vệ dân sự Italia cho biết hôm 13/4. Số ca nhiễm hiện vẫn đang được điều trị là 103.616, tăng 1.363 người kể từ ngày 12/4, một trong những mức tăng thấp nhất trong tuần qua. Tổng số ca nhiễm tại Italia cho đến thời điểm hiện tại là 159.516 người. Pháp gia hạn các biện pháp chống dịch đến 11/5 Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gia hạn các biện pháp khẩn cấp chống Covid-19. Trong bài phát biểu được phát sóng trực tiếp đến người dân, ông cho biết các biện pháp nghiêm ngặt sẽ tiếp tục được áp dụng và biên giới sẽ đóng cửa cho đến ngày 11/5.
"Chúng ta vẫn chưa vượt qua đại dịch, và chúng ta phải tiếp tục nỗ lực và áp dụng các quy định. Các quy định này càng được tuân thủ, chúng ta càng có thể cứu được nhiều người", ông nói. Từ nay đến ngày 11/5, Pháp sẽ có thể xét nghiệm tất cả các công dân có triệu chứng của Covid-19. Tổng số ca tử vong ở Pháp đã lên đến 14.986, tăng 574 so với một ngày trước đó – Bộ Y tế Pháp công bố. Bộ này cho biết có thêm 6.821 người đang ở trong phòng chăm sóc đặc biệt, giảm nhẹ từ con số 6.845 hôm 12/4. Số người chết tại Anh sẽ còn tăng Số người chết tại Anh hiện ở mức 11.347 người, tăng 717 người so với ngày trước đó. Tổng số ca nhiễm hiện ở mức 89.569. Phát ngôn viên của Thủ tướng Boris Johnson cho biết, 18.000 xét nghiệm đã được thực hiện tại Anh trong 24 giờ qua. Trưởng cố vấn khoa học của chính phủ Anh Patrick Vallance cho biết số ca tử vong hàng ngày tại Anh sẽ còn tiếp tục tăng trong vài tuần tới, và sẽ bắt đầu bình ổn sau 2-3 tuần nữa.
Ngoài ra, phát ngôn viên của Thủ tướng Johnson cũng cho biết ông đã có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 trước khi được xuất viện. Một số tin tức khác liên quan đến đại dịch Covid-19 trên thế giới: - Bộ trưởng y tế các quốc gia G20 dự kiến sẽ có cuộc họp qua mạng vào ngày 19/4, để thảo luận về tác động của đại dịch Covid-19 lên ngành y tế và xã hội trên thế giới. - Nigeria sẽ giới hạn lệnh phong tỏa thêm 14 ngày để ngăn chặn virus. Lệnh phong tỏa hiện tại bắt đầu có hiệu lực từ ngày 30/3. Nước này hiện có 343 ca nhiễm và 10 trường hợp tử vong. - Số ca nhiễm tại Thổ Nhĩ Kỳ tăng 4.093 trong 24 giờ qua, bên cạnh 98 trường hợp mới tử vong. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho biết nước này sẽ áp dụng lệnh phong tỏa mới vào cuối tuần tới. - Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky hứa trao thưởng 1 triệu USD cho các nhà khoa học nước này phát triển được vắc-xin phòng Covid-19. Ukraina hiện có 3.102 ca nhiễm với 93 trường hợp tử vong. - Singapore xác nhận thêm 386 ca nhiễm mới trong ngày 13/4, mức tăng trong ngày cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu tại quốc gia này, đưa tổng số ca nhiễm lên 2.918 với 9 trường hợp tử vong. Phần lớn các ca nhiễm mới liên quan đến các ổ dịch trong ký túc xá của người lao động nhập cư. - Số ca tử vong do Covid-19 tại Canada đã tăng gần 9% chỉ trong vòng một ngày – số liệu chính thức của cơ quan y tế công cộng nước này cho biết. Canada hiện có 25.551 ca nhiễm và 767 người tử vong. - Tổng thống Vladimir Putin nói tình hình dịch bệnh tại Nga đang có chuyển biến xấu, và nước này phải thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết "cho mọi tình huống có thể xảy ra, bao gồm tình huống khó khăn và tồi tệ nhất". Nga hiện có 18.328 ca nhiễm với 148 trường hợp tử vong. - Lãnh đạo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo, tốc độ giảm số ca nhiễm sẽ chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng. Theo ông, các quốc gia cần thận trọng khi dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội. Anh Thư | ||||||||
Tin chứng khoán ngày 14/4: Ngược chiều đại dịch, thiếu gia số 1 Việt Nam lọt top giàu nhất Posted: 13 Apr 2020 08:16 PM PDT Sự bứt tốc của cổ phiếu giữa đại dịch Covid-19 đã giúp nhiều cổ đông chứng kiến túi tiền nở ra bất chấp sự đi xuống chung trên TTCK. Thương vụ mua bán cách đây 2 tháng đã đưa con của chủ tịch Ngân hàng SHB vào top giàu nhất. Liên tục tăng giá trong vài tháng gần đây, cổ phiếu SHB của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội đã vượt xa mức mệnh giá. Tính tới cuối phiên 13/4, cổ phiếu SHB của nhà ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) đã đạt mức 17.800 đồng, so với mức khoảng 5.000 đồng/cp cách đây khoảng 4 tháng. Như vậy, trong một khoảng thời gian ngắn, cổ phiếu này đã tăng khoảng 3,5 lần, một tốc độ hiếm có trên thị trường chứng khoán. Cú tăng giá thần tốc này giúp con trai của Bầu Hiển, thiếu gia Đỗ Quang Vinh, lọt top khoảng 80 người giàu nhất trên sàn chứng khoán. Với thương vụ mua vào 35,9 triệu cổ phiếu cách đây 2 tháng, con trai Bầu Hiện ước lãi khoảng 500 tỷ đồng. Trước đó, con trai chủ tịch Ngân hàng SHB Đỗ Quang Hiển đã mua thành công 35,9 triệu cổ phiếu SHB theo phương thức khớp lệnh trên sàn trong khoảng thời gian từ 15/1 đến 3/2. Ông Đỗ Quang Vinh đã chi ra khoảng 270 tỷ đồng cho thương vụ nói trên và tới nay đã lãi khoảng 500 tỷ dồng, bao gồm cả cổ tức, nhưng chưa tính số cổ phiếu mua ưu đãi trước đó.
Không chỉ SHB tăng mạnh, nhiều cổ phiếu cũng tăng dữ dội, bất chấp tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Cổ phiếu GVT của CTCP Giấy Việt Trì cũng đã tăng khoảng 2,5 lần trong vòng 2 tháng qua. Cú tăng giá cũng giúp ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ tịch HĐQT ghi nhận túi tiền tăng vọt. Cổ phiếu GAB của CTCP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC cũng là một trường hợp đặc biệt. Trong 4 tháng qua, cổ phiếu này đã tăng khoảng 7 lần, từ mức 20.000 đồng/cp lên trên ngưỡng 140.000 đồng/cp như hiện tại. GAB gần đây có nghị quyết sáp nhập FLC Faros (ROS) của ông Trịnh Văn Quyết. Đây là một thương vụ hiếm hoi và thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nhiều cổ phiếu lớn như Vingroup, Bảo Việt, Masan,... hồi phục mạnh, tăng 30-40% so với đáy ghi nhận hôm 23/3. Cổ phiếu Masan Group thậm chí đã tăng so với thời điểm trước Tết. Mỗi cổ phiếu có lý do tăng giá khác nhau. Với SHB, ngân hàng này có sự bứt phá khá ấn tượng trong thời gian gần đây. Trong năm 2019, SHB đã đạt kết quả tăng trưởng tích cực với lợi nhuận đạt 3.077 tỷ đồng, ROE đạt 17,56%, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 11,7%. Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ với tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh về mức 1,8%. Việc SHB đã mua lại nợ xấu đã bán cho VAMC trước thời hạn và từ đó SHB đã hội đủ điều kiện để chia cổ tức theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong quý 1/2020, SHB đã thực hiện hoàn thành việc chia cổ tức tỷ lệ 20,9% của hai năm 2017 và 2018 theo chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước và Đại hội đồng cổ đông. Cổ tức SHB năm 2019 chưa chia được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông với tỷ lệ 11% sẽ được chia muộn nhất vào Quý 3/2020 theo đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 14/4, chỉ số VN-Index chùng lại sau nhiều phiên tăng điểm và nâng. Chỉ số này hiện đang ở gần mức 770 điểm. Một số cổ phiếu blue-chips tiếp tục tăng giá. Bộ 3 cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Vingroup (VIC), Vinhomes (VHM) và Vincom Retail (VRE) đều tăng nhẹ. Cổ phiếu Vinamilk, Sabeco, HPG tăng điểm. Một số cổ phiếu tài chính chùng lại. Nhiều công ty chứng khoán có các dự thận trọng. Theo BVSC, VN-Index dự báo sẽ gặp áp lực rung lắc mạnh và có thể điều chỉnh giảm khi tiếp cận vùng kháng cự 780 ± 5 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Điểm tiêu cực hiện tại vẫn đến từ hoạt động bán ròng mạnh và kéo dài của khối ngoại. Ngoài ra, rủi ro đối với diễn biến thị trường trong thời gian tới còn đến từ các thông tin về kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp và các số liệu vĩ mô sẽ bắt đầu được công bố trong tháng 04. Ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19 có thể khiến cho lợi nhuận quý I và đặc biệt là quý 2 của các doanh nghiệp niêm yết không đạt như kỳ vọng. Nhà đầu tư có thể giảm tỷ trọng danh mục ở mức 15-20% cổ phiếu, ưu tiên nắm giữ các vị thế trung - dài hạn. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/4, VN-Index tăng 7,85 điểm lên 765,79 điểm; HNX-Index tăng 0,98 điểm lên 107,16 điểm. Upcom-Index tăng 0,23 điểm lên 50,86 điểm. Thanh khoản đạt 4,8 ngàn tỷ đồng. V. Hà |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét