“Việt Nam giấu đầu lòi đuôi: “cách ly toàn xã hội” vì có nguy cơ cao và con số ca nhiễm rất ít ” plus 7 more |
- Việt Nam giấu đầu lòi đuôi: “cách ly toàn xã hội” vì có nguy cơ cao và con số ca nhiễm rất ít
- Trung Quốc bị tố gửi khẩu trang làm từ "vải đồ lót" cho Pakistan
- TRUNG QUỐC XÂY TƯỜNG KIÊN CỐ DỌC BIÊN GIỚI VỚI VIỆT NAM
- Đồng Tâm : Công an bắt thêm 1 người dân
- Mỹ quan ngại Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam
- Nhà sinh học phân tử: “coronavirus hành xử rất lạ”
- VIỆT NAM, KÍP NỔ ĐANG ĐỢI MỒI LỬA
- Việt Nam đã vướng vào “bẫy nợ” của Trung Quốc như thế nào?
Việt Nam giấu đầu lòi đuôi: “cách ly toàn xã hội” vì có nguy cơ cao và con số ca nhiễm rất ít Posted: 06 Apr 2020 03:23 PM PDT 5 ngày "cách ly toàn xã hội" đã trôi qua mà chưa có ca nhiễm cộng đồng nào "hiện hình". Điều đó nói lên cái gì? Nguy cơ không có mà cứ làm quá lên hay các con số công bố không đúng? Mình là người cân bằng giữa Duy vật và Duy tâm, nên cho rằng mọi sự việc trên đời này đều có một mối quan hệ logic và nhân quả với nhau. Vì vậy, mình luôn đặt các sự việc vào trong các logic-nhân quả để nhận định. Với dịch bệnh cũng thế. Câu hỏi ở đầu bài là một cách đăt vấn đề theo logic như vậy: vì có nguy cơ cao nên mới phải cách ly? Vậy con số ca nhiễm không đúng hay sao? Đầu tiên, lấy ví dụ, Mỹ đã thống kê được 460,000 dân gốc Tàu nhập cảnh kể từ đầu dịch. Và cho tới giờ, họ có hơn 300,000 người nhiễm. Việt Nam, theo thống kê có 3,5 triệu khách du lịch trong 3 tháng đầu năm, trong đó 80% là Tàu và Hàn. Bỏ rẻ là có 2 triệu khách Tàu đi, chưa cần tính bọn nhập "tiểu ngạch". Vậy mà chỉ có 16 người nhiễm có nguồn gốc Tàu? Logic ở đâu? Một là con số công bố người nhiễm ở VN hoàn toàn không đúng thực tế. Hai là điều kiện khí hậu, xã hội của Mỹ (nhiệt độ, tàu điện ngầm, dân không chịu đeo khẩu trang…) cực kỳ thuận lợi cho lây lan, còn của VN thì không hề. Vậy thì chúng ta nên mừng hay nên lo? Nếu theo logic 1 thì quá lo. Còn nếu theo logic 2 thì lại phát sinh ra câu hỏi: Vậy sao lại phải cho 10tr học sinh nghỉ học khi nó chẳng lây lan gì ở VN cả? Lại quay về logic 1 hay Chính phủ đã áp dụng biện pháp thái quá? Tiếp theo, tính từ đầu dịch, VN đã cách ly khoảng 80,000 người, trong đó có khoảng 8,000 người là nghi nhiễm, tức là nguy cơ đã cực kỳ cao. Ấy vậy mà chỉ có chỉ khoảng 80 trong 241 ca nhiễm là do lây lan cộng đồng. Một tỷ lệ cực cực kỳ nhỏ so với nguồn nhiễm và so với dân số. Nếu đúng như vậy và kết hợp với con số ở ví dụ 1 cũng đúng thì liệu có cần cách ly tập trung nữa không? Hay nên để dân tự cách ly đã là an toàn rồi? Lại nữa, ổ dịch Bạch Mai là nguy cơ cực kỳ cao? Nhưng đã test 5,000 người nguy cơ cao nhất (bác sỹ, bệnh nhân, dân xung quanh bệnh viện) mà số người bị nhiễm chỉ đếm trên đầu ngón tay thì có phải nguy cơ cao không? Anh bệnh nhân Thụy điển đi khắp nơi suốt 2 tháng ở VN, tiếp xúc với bao nhiêu F1, nhưng tất cả, bao gồm gần trăm bác sỹ đều đã âm tính. Anh 21 tiếp xúc cả trăm người mà cũng không ai bị lây? Nguy cơ có cao không? Tóm lại, từ đầu dịch tới giờ, các con số công bố đều cho thấy các ca nhiễm chủ yếu là do "nhập khẩu", nguy cơ lây nhiễm cộng đồng ở VN là cực kỳ thấp. Không làm gì (như để 2tr khách Tàu lang thang suốt) mà cũng chẳng ai bị lây cả. Bạch Mai toang cũng chả sao cả, vài người thân của F0 bị thôi. Anh Thụy điển, anh Tàu 01, anh T21 và hàng loạt anh khác, vô tư nguy hiểm thế mà cũng chả lây cho ai. Và cũng chả ai chết cả. Vậy tại sao giờ lại phải "cách ly toàn xã hội"? Và 5 ngày "cách ly" đã trôi qua, nếu tính từ khi Bạch Mai toang thì đã 12 ngày rồi, chưa ca nhiễm cộng đồng nào "hiện hình". Điều đó, cùng với toàn bộ logic ở trên nói lên cái gì? NGUY CƠ KHÔNG CÓ HAY CÁC CON SỐ ĐÃ CÔNG BỐ LÀ KHÔNG ĐÚNG? Chỉ có thể là 1 trong 2: Hoặc là các con số công bố là "láo toét": số nhiễm, số "hiện hình" và nguy cơ thực tế cao hơn rất rất nhiều. Hoặc là các biện pháp mà Chính phủ đã và đang làm, từ nghỉ học, cách ly tập trung đến cách ly toàn xã hội là thái quá, gây thiệt hại nặng nề cho cả dân lẫn nền kinh tế (nếu con số là đúng). Dù câu trả lời là 1 hay 2 thì cũng đều là Trách nhiệm của Chính phủ và Thiệt hại rơi vào hết Người dân. Nhưng đáng ngạc nhiên là có NHIỀU NGƯỜI DÂN lại không nhìn thấy điều đó mà chỉ thấy không công bố ai chết là may rồi, hết dịch rồi, chiến thắng rồi. Xuống đường ăn mừng, cảm ơn đảng và chính phủ thôi. Chán... | ||||
Trung Quốc bị tố gửi khẩu trang làm từ "vải đồ lót" cho Pakistan Posted: 06 Apr 2020 03:22 PM PDT (NLĐO) - Trung Quốc được cho là đã gửi khẩu trang làm từ vải đồ lót đến Pakistan thay vì khẩu trang N95 như đã hứa để giúp quốc gia Nam Á này đối phó dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19).
Trong đoạn video phát trên kênh truyền hình News Break TV có trụ sở tại Lahore - thủ phủ của tỉnh Punjab, người ta nghe được giọng của một phóng viên: "Trung Quốc đã liên lạc với chúng tôi. Họ nói sẽ gửi khẩu trang N95 đến chính quyền tỉnh Sindh nhưng cuối cùng lại gửi khẩu trang làm bằng vải đồ lót. Lãnh đạo tỉnh Sindh chưa kiểm tra đã vội vã gửi khẩu trang đến các bệnh viện. Các bác sĩ và y tá tuyên bố khẩu trang này là một trò đùa". Cuối tháng trước, Trung Quốc đã đề nghị Pakistan mở cửa biên giới giữa hai nước trong một ngày để cung cấp thiết bị y tế giúp Pakistan chống lại đại dịch Covid-19. Đại sứ quán Trung Quốc trong một lá thư gửi Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết chính quyền khu tự trị Tân Cương muốn tặng một lô vật liệu y tế cho vùng Gilgit-Baltistan - lãnh thổ cực Bắc của Pakistan. Theo bức thư, chính quyền Tân Cương tặng 200.000 khẩu trang thông thường, 2.000 khẩu trang N95, 5 máy thở, 2.000 bộ dụng cụ xét nghiệm và 2.000 quần áo bảo hộ y tế cho các bác sĩ và nhân viên y tế. Đây không phải là trường hợp đầu tiên xuất hiện thông tin chỉ trích Trung Quốc gửi thiết bị y tế chất lượng thấp đến một số quốc gia. Chính phủ Nepal gần đây hủy bỏ một thỏa thuận ký với một công ty tư nhân Trung Quốc sau khi nhận thấy các thiết bị y tế của họ có chất lượng dưới tiêu chuẩn, theo một quan chức cấp cao Nepal. Trong một sự cố khác, Tây Ban Nha cũng gửi trả lại cho Trung Quốc hàng triệu bộ dụng cụ đã mua vào tuần trước. Chưa hết, có đến 80% trong số 150.000 bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh, di động mà Trung Quốc giao cho Cộng hòa Czech hồi đầu tháng này bị lỗi, theo tạp chí National Review. 06-04-2020 https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/trung-quoc-bi-to-gui-khau-trang-lam-tu-vai-do-lot-cho-pakistan-20200406084446865.htm | ||||
TRUNG QUỐC XÂY TƯỜNG KIÊN CỐ DỌC BIÊN GIỚI VỚI VIỆT NAM Posted: 06 Apr 2020 03:21 PM PDT Xuất khẩu sang Trung Quốc càng khó bởi không những siết chặt kiểm dịch mà phía bạn còn xây dựng tường rào kiên cố chắn dọc biên giới... Trước sự việc phía Trung Quốc siết chặt kiểm dịch biên giới, cấm lái xe một số tỉnh không được tham gia giao nhận hàng khiến việc xuất nhập khẩu (XNK) có thể bị ùn ứ kéo dài trong thời gian tới, Báo Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Công Trưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn xung quanh vấn đề này. Ông Nguyễn Công Trưởng cho biết, hiện tại, Lạng Sơn đang căng mình chống dịch và tăng cường xúc tiến làm sao để lượng hàng hóa được XK đi nhiều nhất có thể bởi phía Trung Quốc kiểm soát rất chặt chẽ từ khi dịch Covid-19 tại Việt Nam có con số tăng lên hàng ngày. "Lạng Sơn ý thức được nhiệm vụ trọng điểm XNK của cả nước cùng với những cửa khẩu như Lào Cai, Quảng Ninh..., sau khi các của khẩu tại biên giới với các nước Lào và Campuchia bị đóng cửa. Ngoài ra, để làm tốt nhiệm vụ này, tỉnh Lạng Sơn đã lập 7 chốt ngăn chặn để kiểm soát người từ các tỉnh khác sang Lạng Sơn nhằm tránh dịch bùng phát trên địa bàn tỉnh gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động XNK. Đồng thời lập các chốt dã chiến tại biên giới và tại các điểm XNK...", ông Trưởng nói. Cũng theo ông Trưởng, để giảm tải ùn tắc kéo dài trong thời gian tới, hai bên biên giới Việt - Trung đã thống nhất phương án thành lập đội lái xe chuyên trách mỗi bên gồm 200 người thực hiện nhiệm vụ cấp bách hiện giờ. Đặc biệt, đội lái xe này chỉ chọn những người sinh sống tại tỉnh Lạng Sơn và Bằng Tường (Trung Quốc) thực hiện giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên, ông Trưởng cũng nhận định: Tình thế trước mắt hết sức khó khăn bởi không những siết chặt mà phía Trung Quốc còn cho xây dựng tường rào kiên cố chắn dọc biên giới không cho người, hàng hoá qua lại tại khu vực lối mở Co Sa thuộc cửa khẩu Chi Ma. Vì vậy, để đảm bảo công tác giám sát, quản lý hàng hoá XK, tái xuất được chặt chẽ tránh việc các DN đưa hàng hoá lên nhưng không XK được gây ùn ứ hàng hoá tại cửa khẩu dẫn đến nguy cơ thẩm lậu hàng hoá tái xuất vào nội địa, tỉnh Lạng Sơn đã phải tạm dừng đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá XK, tái xuất qua lối mở này và sẽ thực hiện trở lại khi phía Trung Quốc thống nhất mở tường rào cho hàng hoá XNK qua lại. Hồng Hạnh 03/04/2020 14:16 | ||||
Đồng Tâm : Công an bắt thêm 1 người dân Posted: 06 Apr 2020 03:20 PM PDT Trịnh Bá Phương
Hôm nay ngày 6/4/2020 viên chức ĐSQ Mỹ đã liên lạc với tôi. Một số nội dung tôi nêu ra: - Bà Lê Thị Loan sinh năm 1966 một người đấu tranh mạnh mẽ giữ đất đã bị bắt, trước đây bà luôn sát cánh cùng với cụ Kình. Bà Loan hôm 9/1/2020 không có ở nhà, cũng không có mặt tại nhà cụ Kình nhưng loa truyền thanh xã Đồng Tâm liên tục phát đi nội dung yêu cầu bà Loan ra đầu thú, đến ngày 30/3/2020 bà đã bị công an đến nhà bắt đưa đi mà không đọc lệnh bắt. - Tình trạng sức khoẻ anh Lê Đình Chức rất nghiêm trọng, gia đình anh Chức cho biết anh bị liệt nửa người, phần xương hộp sọ anh Chức bị khuyết một phần. - Sau khi đưa tin về vụ việc tại Đồng Tâm thì vừa qua công an liên tục sách nhiễu gia đình tôi, công an xã Ngọc Lương, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình huy động nhiều người đến sách nhiễu gia đình tôi về vấn đề liên quan đến hộ khẩu, mặc dù bộ công an đã đề xuất bỏ sổ hổ khẩu quản lý dân cư thay bằng mã số dịnh danh ( CCCD),đã được chính phủ đồng ý, Nghị quyết 112/NQ-CP của Chính phủ bãi bỏ sổ hộ khẩu có hiệu lực ngay từ ngày ký ban hành 30-10-2017. Nhưng công an Hoà Bình vẫn cho người đến khiêu khích, sách nhiễu, đưa kẻ lạ mặt đến lăng mạ gia đình tôi. Ngoài ra tại Dương Nội ngày 28/2/2020 bà phó chủ tịch Nguyễn Thị Thu phường Dương Nội đã ký giấy mời tôi lên phường làm việc liên quan đến tài khoản Facebook cá nhân của tôi. Đây là hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận của tôi. Trên đây là một số nội dung chính tôi đã nêu với ĐSQ Mỹ. *** Tội ác cộng sản tại Đồng Tâm đã được nhiều người đưa ra ánh sáng, dư luận trong nước và quốc tế đã lên án hành vi giết người cướp của này, lẽ ra nhà cầm quyền cộng sản phải thấy đó mà khởi tố vụ án giết người đối với những kẻ đã giết cụ Kình, khởi tố vụ án cố ý giết người đối với những kẻ đã cố ý giết anh Lê Đình Chức và trả tự do cho 27 người bị bắt thì nay giữa tình hình giặc Trung Quốc liên tục cho quân đánh chìm tàu cá của ngư dân và dịch bệnh đang bùng phát nhà cầm quyền cộng sản lại bắt thêm người dân vô tội. Sự việc này đã thể hiện rõ đảng cộng sản là chế độ độc tài hèn với giặc tàn bạo với dân. Trong khi dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát, nhiều quốc gia đã lựa chọn phương án giãn cách bằng việc phóng thích tù nhân để ngăn virut lây lan. Ngày 25/3 vừa qua, khi con số ca nhiễm thế giới tăng nhanh, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Michelle Bachelet, đã công bố rằng: "Các quốc gia thành viên phải bảo vệ người dân bị giam giữ khỏi đại dịch bằng cách thả các tù nhân dễ bị tổn thương." Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc, Đức, Ý, Poland, Ireland và nhiều quốc gia khác đã đáp ứng lời kêu gọi để thả một số đông tù nhân trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của vi-rút Corona Vũ Hán. Ngay cả Iran là một nước độc tài chuyên chế cũng tạm trả tự do cho 85.000 tù nhân và ân xá 10.000 người. Dẫn tin RFA: Vào ngày 11/3 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo Nhân quyền Quốc gia năm 2019. Trong phần Việt Nam, Washington chỉ trích thực trạng nhân quyền của Hà Nội trong năm 2019 trên một loạt các lĩnh vực. "Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước độc tài được cai trị bởi một đảng duy nhất, Đảng Cộng Sản Việt Nam dẫn đầu bởi Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất vào năm 2016 không tự do và công bằng, dù có sự cạnh tranh một cách hạn chế của các ứng viên được Đảng chọn", phần mở đầu về Việt Nam của báo cáo viết. Báo cáo mới của Hoa Kỳ xác định các vi phạm của chính quyền Việt Nam trong các vấn đề bao gồm: bắt cóc, bắt giam người tùy tiện, tra tấn người bị bắt tạm giam, tình trạng đối xử bất công đối với các tù chính trị. Hạn chế nghiêm trọng nhất ở Việt Nam theo báo cáo chính là hạn chế các quyền tự do bao gồm tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do internet, và tự do tôn giáo. Hoa Kỳ cáo buộc chính quyền Việt Nam đã bắt giữ tùy tiện những người dám lên tiếng chỉ trích chính phủ. | ||||
Mỹ quan ngại Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam Posted: 06 Apr 2020 03:20 PM PDT Mỹ bày tỏ "vô cùng quan ngại" việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, kêu gọi Bắc Kinh tập trung vào nỗ lực toàn cầu chống Covid-19. "Chúng tôi vô cùng quan ngại trước các báo cáo tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Sự việc là diễn biến mới nhất trong chuỗi hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định các yêu sách hàng hải bất hợp pháp và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông", thông cáo hôm nay của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay. Tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân Việt Nam đang hoạt động tại khu vực đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hôm 2/4 thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm. 8 ngư dân sau đó được đưa về đảo Phú Lâm. Ba tàu cá khác của Việt Nam đến ứng cứu nhưng cũng bị phía Trung Quốc truy đuổi, bắt và lai dắt vào đảo Phú Lâm rồi thả ra cùng ngày. Hôm 3/4, các ngư dân trên tàu QNg 90617 TS đã được Việt Nam tiếp nhận an toàn.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, kể từ khi đại dịch toàn cầu Covid-19 bùng phát, Trung Quốc đã công bố "các trạm nghiên cứu" tại những căn cứ quân sự được xây dựng phi pháp trên Đá Chữ Thập và Đá Subi, cho máy bay quân sự hạ cánh ở Đá Chữ Thập. Trung Quốc cũng tiếp tục triển khai dân quân quanh quần đảo Trường Sa. "Đường chín đoạn của Trung Quốc đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế coi là yêu sách hàng hải bất hợp pháp theo Công ước Luật Biển 1982 vào tháng 7/2016 và chính phủ Mỹ có cùng quan điểm này", thông cáo nêu thêm. "Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc tiếp tục tập trung hỗ trợ các nỗ lực quốc tế chống đại dịch toàn cầu và ngừng lợi dụng sự mất tập trung hoặc dễ bị tổn thương của các quốc gia khác để mở rộng yêu sách phi pháp ở Biển Đông". Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 3/4 đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối về sự việc. "Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam", người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói. Huyền Lê | ||||
Nhà sinh học phân tử: “coronavirus hành xử rất lạ” Posted: 06 Apr 2020 03:19 PM PDT Phan Phuong Dat
Sonya Pekova là một nhà di truyền học phân tử và virus học người Séc, lãnh đạo phòng thí nghiệm tư nhân Tilia Laboratory, đã chẩn đoán một trong những trường hợp coronavirus đầu tiên ở Séc. Hơn thế, cô đã phát hiện ra bệnh ở những người không về từ những "quốc gia có nguy cơ" và không tiếp xúc với người trở về từ đó. Phát hiện này đã buộc chính phủ Séc thay đổi chính sách xét nghiệm và bắt đầu xét nghiệm tại các lab của nhà nước không chỉ những người đến từ các quốc gia có lượng lớn bệnh nhân và những người tiếp xúc gần. Có lẽ vì thế, dịch bệnh ở Cộng hòa Séc hiện đang phát triển chậm hơn so với hầu hết các quốc gia khác. Vào giữa tháng 3, Sonya Pekova đã phát triển một phương pháp (protocol) xét nghiệm mới, theo cô là chính xác hơn và rẻ hơn, cho SARS-CoV-2 và cung cấp miễn phí cho tất cả các tổ chức y tế quan tâm. Nó đã được Viện Hàn lâm Khoa học Séc và nhiều lab trên thế giới sử dụng. Chủ nhật vừa rồi (29/3), phóng viên Radio Svoboda đã phỏng vấn Sonya Pekova. Hôm thứ Hai, trong khi văn bản cuộc trò chuyện vẫn còn ở tòa soạn, trên một số trang web liên quan bộ máy tuyên truyền của Nga đã xuất hiện thông tin rằng Pekova, trong cuộc trò chuyện với kênh truyền hình Slovak TA3, đã tuyên bố SARS-CoV-2 được phát minh trong phòng thí nghiệm ở Hoa Kỳ và chính phủ Hoa Kỳ đang cố gắng che giấu điều này bằng cách buộc các nhà khoa học Mỹ nói dối về virus. Trong video cuộc trò chuyện mà các trang web này trỏ đến, Pekova không hề nói gì như vậy. Chúng tôi đã phải hoãn việc đăng bài và liên lạc lại với Pekova để làm rõ tình hình. Đây là câu trả lời của cô: "Tôi không bao giờ, trong mọi trường hợp và vì bất kỳ lý do gì, đã nói hay viết rằng nguồn gốc và sự lây lan của virus có liên hệ gì đó, dù là nhỏ nhất, đến Hoa Kỳ. Tôi cũng chưa hề nói ở bất cứ đâu rằng Hoa Kỳ đã cố gắng che giấu, kiểm duyệt hoặc thông tin sai lệch dữ liệu về loại virus này, bằng bất kỳ cách nào. Tôi không hề đề cập đến mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và virus SARS-CoV-2." Tuy nhiên, theo Pekova, không thể loại trừ virus này có nguồn gốc nhân tạo. Về lý do tại sao virus này không giống như các loại coronavirus khác, kỹ thuật xét nghiệm của nó khác với các loại khác như thế nào, chúng ta có thể sống như thế nào trong đại dịch, hãy đọc trong bài phỏng vấn của cô với phóng viên Radio Svoboda. – Có những loại xét nghiệm coronavirus nào, và chúng khác nhau thế nào? – Có hai loại xét nghiệm, khác nhau về bản chất. Thứ nhất là PCR (polymerase chain reaction), dựa trên sự phát hiện trực tiếp RNA của virus, và đây chính là loại cần được sử dụng trong việc xét nghiệm toàn dân để tìm ra người mang virus và ngăn chặn dịch. Loại xét nghiệm thứ hai dựa trên việc tìm kiếm kháng thể với virus, nó được sử dụng khi một người đã hồi phục hoặc ít nhất khi bệnh đã bắt đầu. – Bây giờ thường xuyên có tin tức về các xét nghiệm mới cho thấy kết quả trong 5 phút, 20 phút, nửa giờ. Đó là những xét nghiệm kháng thể? – Đấy là những xét nghiệm được gọi là express test, và chúng dựa trên việc tìm kiếm kháng thể. Thật không may, chúng không phù hợp để chẩn đoán bệnh nhân không có triệu chứng và những người mới nhiễm gần đây vì cơ thể chưa phát triển kháng thể đối với virus. Express test có thể âm tính giả cho đến khi kháng thể xuất hiện trong cơ thể. Hiệu quả của nó cũng phụ thuộc vào trạng thái của hệ thống miễn dịch của con người và cách nó đối phó với việc sản xuất kháng thể. Nếu bệnh nhân đã trải qua một số hình thức trị liệu miễn dịch hoặc đơn giản là suy yếu khả năng miễn dịch, thì xét nghiệm có thể không hiệu quả. Xét nghiệm nhanh có thể là một cách rẻ và tốt để phát hiện nhiễm bệnh, nhưng chúng đo lường phản ứng của cơ thể khi đã phát bệnh, nên không phù hợp cho chẩn đoán sớm và chẩn đoán những người không phát bệnh nhưng lại mang mầm bệnh. – Có thể sử dụng xét nghiệm nhanh khoảng bao lâu từ lúc nhiễm? – Cửa sổ huyết thanh học (thời gian từ khi nhiễm virus đến khi xuất hiện kháng thể) có thể kéo dài khác nhau, và đối với loại virus này ta vẫn chưa biết chắc chắn. Hơn nữa, nó phụ thuộc vào trạng thái miễn dịch của một người cụ thể. Vì vậy, khoảng thời gian mà các xét nghiệm nhanh không cho thấy bất cứ điều gì có thể kéo dài 2 hoặc thậm chí 3 tuần. Cũng có khi một tuần. Nhưng trong mọi trường hợp, đây không phải là giờ, mà là ngày hay tuần. – Lab của chị sử dụng xét nghiệm kháng thể hay PCR? – Chúng tôi sử dụng PCR, xét nghiệm dựa trên bằng chứng về sự hiện diện của RNA virus trong vật liệu sinh học. – Chị cần bao lâu để cho ra kết quả? – Khoảng 4-5 giờ cho một bệnh nhân. Bài xét nghiệm được chia thành vài giai đoạn. Nhưng khi phải xử lý 100 xét nghiệm cùng lúc thì sẽ mất nhiều thời gian hơn, và chúng tôi trả kết quả vào hôm sau. – Phương pháp mà chị phát minh ra cho kết quả nhanh hơn so với PCR tiêu chuẩn? – Không, vì nó dựa trên phương pháp chuẩn nên không khác biệt về thời gian. Nhưng nó chính xác hơn và đòi hỏi ít thuốc thử hơn cũng như tải ít thiết bị hơn. Theo phương pháp của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ), để xác định virus, bạn cần tìm ba đoạn mã khác nhau. Chúng tôi đã thiết kế lại phương pháp, bây giờ nó nhắm vào một phần khác của mã virus, và chỉ cần tìm một phân đoạn để nhận dạng. Vì vậy, thay vì ba ống giờ chỉ cần một, thay vì ba vị trí trong máy phân tích, một là đủ và thay vì ba liều thuốc thử, chỉ cần một. Tôi tiết kiệm thuốc thử, các chỗ trong máy phân tích và do đó tôi có thể xử lý nhiều xét nghiệm hơn cùng một lúc. Tức là, tôi có thể nhét vào máy phân tích mẫu xét nghiệm của số bệnh nhân nhiều gấp ba lần so với trước đây. – Chị nghĩ gì về pooling (gộp chung phân tích các xét nghiệm từ nhiều người cùng lúc), ví dụ cái được khuyến nghị bởi các bác sĩ Israel? – Pooling là một phương pháp tuyệt vời được sử dụng rộng rãi trong y học. Nó được sử dụng, ví dụ, trong truyền máu, nơi máu dùng để truyền được xét nghiệm cho các loại virus khác nhau, vì vậy đây hoàn toàn không phải là một phương pháp mới. Chúng tôi sử dụng nó, chúng tôi đồng thời kiểm tra mẫu cho tối đa 10 bệnh nhân. Khi bắt đầu dịch, khi nhiều xét nghiệm âm tính, nó sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và thuốc thử. Vì vậy, tôi nhiệt liệt khuyên tất cả các phòng thí nghiệm thực hiện pooling, bởi vì một phần của các nhóm này sẽ âm tính và có thể loại trừ ngay lập tức tất cả các bệnh nhân trong các pool này, và chỉ xét lại bệnh nhân của những pool có kết quả dương tính. – Tại sao chị chọn xét nghiệm một đoạn mã gen khác với CDC? Đoạn mã này có gì lạ và tại sao nó quan trọng? – Rõ ràng, virus SARS-CoV-2 có khả năng đột biến rất lớn. Điều này được thể hiện qua các trường hợp được xác nhận tái nhiễm của những người đã bị bệnh. Với một đột biến, các phần của bộ gen có thể thay đổi, chính ở đoạn mã mà xét nghiệm ban đầu nhằm vào. Xét nghiệm của chúng tôi là nhằm vào một phần không bị đột biến của bộ gen. Ít nhất, từ kinh nghiệm lâu năm mà chúng tôi có với các loại vi-rút khác, chúng tôi chưa từng thấy phần virus này có thể thay đổi nhiều. Do đó, xác suất kết quả âm tính giả do thay đổi mã di truyền là ít hơn nhiều. Hy vọng rằng xét nghiệm của chúng tôi sẽ ổn định cho dù virus biến đổi như thế nào. – Việc virus này đột biến thường xuyên làm cho việc tạo ra một loại vắc-xin hiệu quả phức tạp hơn? – Thật không may, liên quan đến vắc-xin, đây thực sự là một tin xấu. Nó phụ thuộc vào việc những người phát triển vắc xin chọn epitope nào, nghĩa là protein nào của loại virus này, làm mục tiêu. Nhưng do cách thức virus thay đổi, nên có thể nói, áo choàng, vỏ ngoài, protein này có thể thay đổi, và vắc-xin sẽ hết hiệu lực. Cũng như điều xảy ra với bệnh cúm, khi chủng xuất hiện năm nay hơi khác so với chủng năm ngoái. Có vẻ như coronavirus mới đột biến khá nhanh. Những gì hiện đang được phát triển có thể trở nên không hiệu quả sau một thời gian. – Vậy thì sẽ không có "miễn dịch đàn"? Tôi có thể bị bệnh, hồi phục và bị bệnh trở lại? – Vâng, đúng vậy. Virus biến đổi và thay đổi "áo choàng" của nó. Có thể nói, nếu tôi bị nhiễm vi-rút có áo khoác màu xanh và phục hồi vì tôi phát triển khả năng miễn dịch với nó, sau đó vi-rút này đến với tôi trong một chiếc áo khoác màu đỏ, thì cơ thể tôi sẽ coi đó là loại vi-rút khác và lại phải phát triển miễn dịch với nó. Rõ ràng, đây là một trong những đặc tính khó chịu nhất của virus này. – Khả năng biến đổi của virus này như thế nào – giống như bệnh cúm, cao hơn hay thấp hơn? – Chúng ta biết về nó còn quá ít, vì vậy tôi chưa thể trả lời câu hỏi này. – Virus này khác với các coronavirus "thông thường" chỉ gây cảm lạnh như thế nào? – Tôi nghĩ, trước hết, bởi vùng điều hòa (vùng điều hòa: nằm ở đầu gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã – ND) chưa được dịch mã. Nó chứa các chuỗi gen rất khác với các chuỗi trong vùng điều hòa của coronavirus sống trên dơi, trong khi "thân" của virus – các gen cấu trúc của nó – thì giống như ở virus của dơi. Trong loại virus mới này ở người, vùng điều hòa dường như bị thay đổi một chút, điều này có thể liên quan khả năng sinh sản rất cao của nó mà chúng ta quan sát được. Vì sinh sản rất nhanh, nó rất dễ lây lan. Điều này cũng có thể liên quan với khả năng đột biến cao của nó – những chủng mà chúng ta chưa từng thấy trước đây xuất hiện rất nhanh. Để phân chia và tạo ra virion (hạt virus), virus RNA cần một loại enzyme gọi là RNA polymerase phụ thuộc RNA, không có cơ chế kiểm tra lỗi: nó không chú ý đến việc tạo ra các bản sao không chính xác. Và virus nhân càng nhanh thì khả năng xảy ra lỗi trong các bản sao càng lớn. Vì thế, chúng ta thấy đột biến trong các gen cấu trúc. Tôi nghĩ rằng vùng điều hòa của coronavirus này làm cho nó nhân lên rất nhanh, điều mà chúng ta không thấy với các coronavirus thông thường. Có lẽ vì thế, virus này, không giống như các coronavirus thông thường, không chỉ gây ra sự bất tiện cho chúng ta mà còn gây ra tác hại nghiêm trọng. – Vài tuần trước chị đã nói: không loại trừ khả năng virus này có nguồn gốc nhân tạo. Các nhà khoa học Ấn Độ ngay từ đầu dịch bệnh đã nói điều tương tự. Nhưng vài ngày trước, các nhà khoa học Mỹ công bố một bài báo, trong đó tuyên bố loại trừ hoàn toàn nguồn gốc nhân tạo của virus này. Chị đã đọc bài viết này? Chị có thay đổi quan điểm? – Bài viết này đã được công bố trên tạp chí Nature Medicine rất uy tín. Chắc chắn là bài rất tốt và được viết cẩn thận. Tuy nhiên, nó chỉ nói về các gen cấu trúc của virus này và không đề cập một từ nào đến vùng điều hòa của nó. Nhân tiện, các nhà khoa học Ấn Độ đã tìm thấy các cấu trúc tương tự như cấu trúc của HIV, chính ở vùng cấu trúc của virus – thực tế có đúng vậy hay không thì tôi không dám nói. Nhưng, nói gì thì nói, bài báo trong Nature Medicine hoàn toàn không đề cập vùng điều hòa của coronavirus này. Mà theo tôi cảm nhận, sự thay đổi trong mã gen của virus này nằm ở vùng điều hòa. – Vậy chị vẫn cho rằng virus này có thể có nguồn gốc nhân tạo? – Tôi cho rằng không thể loại trừ điều này. Nó cư xử rất khác thường. Có một số lượng virus hữu hạn lây nhiễm cho con người trên thế giới. Chúng ta thường có thể đoán theo các triệu chứng của bệnh mà virus gây ra. Tất nhiên, không phải 100%, nhưng chúng ta có thể nói: nếu các triệu chứng trông như thế này, thì đây rất có thể là một loại vi-rút cúm, khi tiêu chảy là một loại vi-rút khác, khi phát ban là chúng ta đang tìm vi-rút herpes. Do đó, khi chúng ta biết rằng căn bệnh này do coronavirus gây ra, nó sẽ có một liệu trình nhất định. Nhưng coronavirus này có một hình ảnh hoàn toàn khác, nó giống như một loại bệnh mới. Khi hình ảnh lâm sàng của một virus rất khác với các virus khác cùng loại, thì ít nhất là lạ. Về mã gen của nó – tôi đã dành nhiều năm cho sinh học phân tử và di truyền học, đã tham gia vào việc nhân bản và sử dụng các phần khác nhau của virus cho kỹ thuật di truyền – đây là một kỹ thuật rất phổ biến. Khi tôi nhìn thấy chuỗi này (trong vùng điều hòa), ngay lập tức tôi cảm thấy nó không giống với tự nhiên. Nếu chỉ nói về các gen cấu trúc, tôi sẽ không nghĩ rằng có điều gì đó không ổn với virus này. Nhưng bạn cần xem xét toàn bộ bộ gen, không loại trừ các phần khác khỏi nghiên cứu, và có lẽ ở đó ta sẽ tìm thấy câu trả lời. Nhưng đây chỉ là ý kiến của tôi, điều cần thiết là càng nhiều người phân tích virus này càng tốt. Xét nghiệm mà chúng tôi đề xuất chính là nhắm vào vùng điều hòa này. Hãy để những người tham gia xét nghiệm virus quan sát nó và nói với những gì họ nghĩ về nó. – Virus này hoạt động không giống như coronavirus thông thường, và không như SARS? – Tất nhiên, nó giống SARS hơn là giống các coronavirus thông thường, bởi vì các coronavirus thông thường sẽ khiến bạn bị sổ mũi hoặc đau họng, và sau vài ngày bạn hồi phục. Virus này, SARS-CoV-2, hoàn toàn khác. SARS đã ở với chúng ta trong một năm và biến mất. Virus này, do tính đột biến lớn của nó, tôi sợ nó sẽ ở lại với chúng ta trong một thời gian dài. – Chúng ta sẽ làm gì? Những cách tốt nhất để đối phó với nó là gì? – Những người hiện đang phát triển vắc-xin có thể sẽ cố gắng làm cho vắc xin chống lại càng nhiều càng tốt những biến thể đã biết của virus này. Nếu chúng ta có thể tiêm chủng rộng rãi cho dân chúng và diệt hầu hết các biến thể của nó, có lẽ chúng ta sẽ thắng. Nhưng nếu, như tôi nghĩ, vấn đề nằm ở vùng điều hòa, thì virus có thể bị đánh bại bằng cách phá hủy vùng này. Nếu ta vô hiệu hóa nó, virus sẽ chết. Vì vậy, có lẽ cuối cùng chúng ta sẽ phải dùng đến liệu pháp gen, một số loại vắc-xin DNA, hoặc một cái gì đó tương tự – ở mức phân tử, không phải miễn dịch. – Đã có loại vắc-xin đó? – Cho đến nay, mới là thử nghiệm. Đây là một thứ hoàn toàn mới, nhưng có lẽ virus này sẽ thúc đẩy phát triển nhanh chóng của lĩnh vực y học này. – Chị nghĩ gì về giả thuyết rằng theo thời gian, do hậu quả của đột biến, virus này sẽ trở nên ít nguy hiểm hơn và cuối cùng, thậm chí có thể biến thành loại virus vô hại giống như những loại coronavirus gây cảm lạnh và sổ mũi thông thường của chúng ta? – Nếu vậy thì tuyệt, nhưng vì nó có tiềm năng đột biến cao, một số đột biến có thể ít nguy hiểm hơn, nhưng ngược lại, số khác lại mạnh hơn. Có thể phát triển theo bất kỳ hướng nào. Tất nhiên, điều tôi muốn nhất là nó chết và biến mất. – Tôi thấy có giả thuyết rằng, vì chúng ta cách ly các trường hợp bệnh nặng, nên các virus gây ra chúng không thể lây lan thêm, chỉ còn những virus gây bệnh có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, là có thể lây lan. – Đúng, với các đột biến ít nguy hiểm hơn, cơ thể có thể cùng tồn tại, chúng sẽ vào nhóm các coronavirus cúm thông thường và một số chủng sẽ ở lại với chúng ta mãi mãi. Nhưng thật tuyệt nếu chúng ta thậm chí có thể đánh bại các chủng đó và virus này hoàn toàn biến mất. – Tại sao virus này hầu như không gây hại cho trẻ em? – Tôi có một giả thuyết về điều này. Không biết đúng hay không, nhưng có vẻ hợp lý với tôi. Có một hiện tượng trong virus học được gọi là loại trừ bội nhiễm. Khi một tế bào bị nhiễm vi-rút của một nhóm nhất định và vi-rút này tương đối vô hại đối với cơ thể, thì các vi-rút nguy hiểm hơn từ cùng một nhóm không còn có thể xâm nhập vào tế bào này nữa. Virus đầu tiên đã xâm nhập vào đó "đóng cửa" tế bào và nói với những virus khác: "đã chiếm rồi, không được vào". Do đó, nếu tế bào đã có bất kỳ loại coronavirus gây cảm lạnh vô hại nào xâm nhập, mà trẻ em luôn có đầy chúng trong đường thở – chính vì thế mà trẻ em luôn sổ mũi – SARS-CoV-2 thậm chí sẽ không làm trầy xước tế bào đó, vì đã bị chiếm. Tôi nghĩ điều này có thể đúng, bởi vì không có trường hợp bệnh nặng nào ở trẻ nhỏ và không có trường hợp tử vong nào được mô tả. Mà trẻ em thì liên tục bị ốm, vì vậy khó mà bảo là do khả năng miễn dịch đặc biệt nào đó của bọn nhỏ. Hiện tượng loại trừ bội nhiễm này được mô tả, ví dụ, trong các arenavirus gây bệnh thấp. Điều này rất hiếm, nhưng có lẽ chính là trong trường hợp này. – Có tin về em bé đầu tiên, chưa đầy 1 tuổi, đã chết mà có nhiễm coronavirus. Ở Mỹ. Thật ra, vẫn chưa rõ liệu coronavirus có liên quan gì đến cái chết của đứa trẻ này hay không, hay vì một lý do hoàn toàn khác. – Cần phải xem, nhưng ngay cả khi là do coronavirus, thì đó sẽ là trường hợp đầu tiên, mặc dù thực tế là có một số lượng lớn trẻ em trên thế giới. Rõ ràng là trẻ em có cơ chế bảo vệ siêu hiệu quả, và đây chắc chắn không phải là khả năng miễn dịch, bởi vì khả năng miễn dịch của bọn nhỏ chỉ đang hình thành và chúng liên tục ốm. – Nhà dịch tễ học người Mỹ Ralph Beyrick đề xuất: có thể tất cả các coronavirus, bao gồm cả cảm lạnh thông thường, có thể gây tử vong cho người lớn nếu lần đầu tiên họ bị nhiễm bệnh. Nhưng vì tất cả chúng ta đều mắc phải chúng từ thời thơ ấu, chúng ta phát triển khả năng miễn dịch và ở tuổi trưởng thành, căn bệnh này đã rất nhẹ. Chị nghĩ gì về điều này? – Có thể. Nhưng chúng ta biết rằng các virus sống trên màng nhầy và không xâm nhập vào máu, bao gồm các coronavirus thông thường, làm viêm đường hô hấp trên hoặc ruột, cả ở người và động vật. Kháng thể đối với các virus này được tạo ra trong máu: số lượng tế bào lympho B tạo ra kháng thể tăng lên. Khi chúng ta đối phó với một loại virus sống trên màng nhầy, đây là những kháng thể IgA và khả năng miễn dịch niêm mạc này rất yếu. Theo tôi, ít có khả năng rằng tế bào lympho B sẽ ghi nhớ cuộc gặp với coronavirus của màng nhầy trong nhiều năm. Các coronavirus thông thường không gây ra phản ứng miễn dịch thực sự mạnh mẽ, bởi vì, thứ nhất, chúng có khả năng miễn dịch kém, và thứ hai, chúng sống trên màng nhầy. Khi virus lây lan trong máu, các tế bào lympho B va chạm trực tiếp với nó. Còn trên màng nhầy, virus ở rất xa chúng. Do đó, chống lại các bệnh như vậy, chúng ta luôn cần tiêm phòng nhiều lần. – Chính phủ nên làm gì trong tình hình hiện tại? – Vì đây là một căn bệnh hoàn toàn mới mà thực tế chúng ta không biết gì, nên trước tiên chúng ta phải xét nghiệm để hiểu virus này xuất hiện ở đâu và lây lan như thế nào. Cần hiểu nó hoạt động thế nào. Tôi thấy có một tỷ lệ đáng kể những người có nồng độ virus rất cao ở đường hô hấp trên và không có bất kỳ triệu chứng nào. Đây là một tin tuyệt vời. Đối với nhiều người bây giờ, vì quá nhiều tin tiêu cực, coronavirus dường như là một căn bệnh chết người. Đừng nghĩ như vậy, cần cho mọi người biết rằng nhiều người xét nghiệm dương tính dễ dàng chịu được sự nhiễm virus, và họ chỉ có các triệu chứng nhẹ của bệnh, hoặc thậm chí không có gì cả. Cần phải thu thập càng nhiều dữ liệu càng tốt, mọi thứ thay đổi rất nhanh ngay trước mắt chúng ta. Ví dụ, lúc đầu chúng tôi không cho rằng virus này có thể biến đổi, nhưng bây giờ chúng tôi thấy rằng nó có thể. Chúng tôi luôn học được điều gì đó mới mẻ về nó. Đối với tôi, điều quan trọng là chính phủ Séc đã cho phép tối đa các lab xét nghiệm coronavirus. Lúc đầu, có rất ít phòng lab, và nếu cứ vậy, thì sẽ là một sai lầm lớn. Cảm ơn chính phủ đã cho phép chúng tôi kiểm tra và thu thập dữ liệu, bởi vì dữ liệu này cực kỳ quan trọng. – Kiểm dịch (quarantine) là đúng hay thừa, như một số người nói? – Kiểm dịch, tất nhiên, không phải là thừa. Nó giúp hạn chế sự lây lan của virus trong dân chúng. Nhưng nó cần song hành với khả năng xét nghiệm hiệu quả để chúng ta không bỏ sót những người không có triệu chứng, nhưng lại lan truyền virus. Lúc đầu, kiểm dịch chỉ bao gồm cách ly bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng: khó thở, đau ngực, sốt và những người mà họ giao tiếp. Nhưng hóa ra một số người không có triệu chứng nhiễm virut, vì vậy bạn phải cách ly cho tất cả. Kiểm dịch là một trong những biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả nhất hiện có. Cô lập ổ lây lan virus là cơ hội tốt nhất để đánh bại nó. Thật tuyệt vời khi các biện pháp kiểm dịch được đưa ra, nhưng dần dần chúng cần được thay đổi và làm nhẹ bớt. Ví dụ, việc cách ly những người không bị nhiễm là vô nghĩa, nhưng họ chỉ có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm. Như người đứng đầu WHO nói, xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm. Không có cách nào khác. Để có thể cho phép những người khỏe mạnh đi làm, bởi vì nhà nước không thể tồn tại lâu nếu mọi người ngồi nhà và không làm việc. – Người bình thường nên cư xử thế nào? Họ có cần đeo khẩu trang? Đeo găng tay? – Tất nhiên cần đeo khẩu trang, ít ra là ra vì quan tâm đến người khác. Khi ta nói, những giọt nhỏ bay ra khỏi miệng, và nếu ta bị nhiễm, thì mỗi giọt như vậy chứa nhiều virus. Khẩu trang giúp chặn ít nhất là những giọt lớn. Khi tiếp xúc cá nhân, một chiếc khẩu trang là hoàn toàn cần thiết để một người không vô tình lây nhiễm cho những người mà mình giao tiếp. Còn khẩu trang phòng độc (respirator) thì nên được trang bị cho những người rủi ro cao: bác sĩ, lính cứu hỏa, cảnh sát, những người làm việc trong siêu thị, quầy thanh toán – những người mà xã hội không thể hoạt động nếu thiếu họ. Họ nên có phương tiện bảo vệ tốt hơn. Nhưng người bình thường không nên ra ngoài mà không đeo khẩu trang, để không khiến người khác gặp nguy hiểm. – Khăn tay, khăn quàng các loại có phù hợp thay cho khẩu trang? – Cũng hơn so với không có gì. Bất cứ thứ gì giúp chặn ngay cả những giọt lớn nhất bay ra khỏi miệng chúng ta khi nói chuyện đều tốt. – Nên làm gì khi ta cần chạm vào một cái gì đó ở nơi công cộng? Nút thang máy, tay nắm cửa, gì đó trong cửa hàng? – Như bình thường thôi. Chỉ có điều đừng sờ tay vào những thứ như, ví dụ, bánh mì trần. Và khi về nhà, rửa tay kỹ bằng xà phòng hoặc chất khử trùng – và sẽ ổn. Không cần phải hoảng sợ và quá lo. – Người ta bảo mọi người liên tục chạm vào mặt: mũi, môi … Có nguy hiểm không, nếu một người chạm vào gì đó trên đường, và sau đó xoa mũi bằng cùng một bàn tay? – Chạm vào mặt là một thói quen xấu phổ biến. Bạn cần phải dùng ý chí để giữ tay gần thân thể và không chạm vào mặt, bởi vì miệng, mũi và mắt là cổng cho virus. Một số người, ví dụ, liên tục chạm tay vào mặt khi đọc. Đừng chạm! – Có lời khuyên nên dùng một tay để chạm vào đồ vật trên đường phố hoặc cửa hàng, và tay kia để gãi nơi ngứa. Có nên không, hay quá đáng? – (Cười.) Đừng chạm vào mặt. Nếu bạn thực sự muốn gãi, hãy gãi bằng tay áo. Bạn cần phải có ý thức và giảm thiểu việc sờ tay vào bản thân và người khác. Ít nhất là cho đến khi bạn rửa tay. – Chị có ý kiến gì về cuộc tranh luận có nên uống các loại thuốc chống viêm không steroid kiểu ibuprofen hay aspirin mà dường như ức chế miễn dịch? Và ngược lại, về việc dùng thuốc kích thích miễn dịch? – Tôi là "chuột trong phòng lab", không phải bác sĩ lâm sàng, vì vậy tôi không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này. Nhưng ta biết rằng những người chết vì căn bệnh này được phát hiện xơ phổi. Đây là hậu quả của phản ứng miễn dịch quá mức đối với mầm bệnh, khi cơ thể cố gắng sửa chữa phổi và kết quả là mô mỏng phục vụ trao đổi oxy với máu trở nên dày đặc và không thấm nước, sau đó phổi không thể làm việc nữa và do đó, tim bắt đầu có vấn đề. Do đó, một số điều hòa miễn dịch nhỏ, thận trọng có thể phù hợp. Nhưng chúng ta có rất ít kinh nghiệm với căn bệnh này. Chúng ta cần liên tục thu thập thông tin, ta vẫn chưa biết cái gì giúp chữa bệnh và cái gì không. Nhưng trong mọi trường hợp, tôi không phải là một chuyên gia trong chuyện này và không thể đưa ra khuyến nghị. Chuyên môn của tôi là phân tử, còn đây là một câu hỏi cho các nhà miễn dịch học. – Và chị nghĩ gì về giả thuyết rằng quy mô và tốc độ của dịch bệnh ở các quốc gia khác nhau phụ thuộc vào việc có tiêm đại trà vắc-xin BCG chống lại bệnh lao? – Trực khuẩn Koch là một mầm bệnh nội bào, và do đó, miễn dịch tế bào là cần thiết để đánh bại nó. Vì vậy, điều này không nhất thiết là nói phét. Nhưng bây giờ có nhiều giả thuyết tương tự, tôi chưa nghiên cứu tất cả chúng, và tôi không có ý kiến hợp lý nào về chủ đề này. – Theo chị, hiện nay số người bị nhiễm ở Cộng hòa Séc cao hơn mấy lần so với số liệu thống kê chính thức? – Lab của chúng tôi chủ yếu tham gia xét nghiệm những người không có chỉ định trực tiếp để xét nghiệm: sốt cao, ho, v.v., mặc dù chúng tôi cũng giúp bệnh viện xét nghiệm bệnh nhân có triệu chứng. Theo dữ liệu của chúng tôi, trong số những người tiếp xúc với chúng tôi mà không có bất kỳ triệu chứng nào, 5% bị nhiễm. Dữ liệu chính thức được công bố trước khi bắt đầu xét nghiệm hàng loạt có lẽ là thấp, vì chỉ những người có triệu chứng mới được xét nghiệm. Vì vậy, số thực sẽ cao hơn. Tôi sẽ thêm khoảng 5% vào con số chính thức. – Nghĩa là, chỉ nhiều hơn một số phần trăm, chứ không phải 10 lần? – Không, tôi không nghĩ 10 lần. – Mức độ nghiêm trọng của bệnh có phụ thuộc vào cách người ta bị nhiễm không: do các giọt trong không khí, qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc? – Virus này được truyền chủ yếu bởi các giọt trong không khí, vì vậy nó phụ thuộc chủ yếu vào mức độ lây nhiễm của người bị bệnh. Nếu đã có rất nhiều virus trong cơ thể anh ta, thì anh ta sẽ truyền nhiều hơn cho bạn thông qua các giọt. Nhưng nếu có người bệnh xỉ mũi vào khăn tay, họ vẫn có giọt bắn trên tay, anh ta cầm tay nắm cửa, sau đó bạn nắm lấy nó và gãi mũi bằng tay này – đây cũng là một cách rất hiệu quả để bị nhiễm. – Có thể mong đợi dịch bệnh sẽ suy thoái vào mùa hè khi trời ấm hơn? – Tôi không biết. Dịch đã ảnh hưởng đến các quốc gia có khí hậu nóng, bạn cần xem nó sẽ phát triển như thế nào ở đó. Về nguyên tắc, nhiễm trùng đường hô hấp thực sự chịu sự biến động theo mùa và sẽ rất tuyệt nếu dịch bệnh giảm vào mùa hè, nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta gặp phải loại virus này và chúng ta chưa biết nó sẽ hành xử như thế nào. – Theo chị, dịch có thể kéo dài bao lâu? Chúng ta nên chuẩn bị gì? – Dịch của bệnh hô hấp không kéo dài nhiều tuần, mà là nhiều tháng. Thông thường là 2-3 tháng. Nếu virus này đột biến mạnh, nó sẽ tồn tại lâu hơn. Chúng ta sẽ thấy. – Vậy là, đến tháng 5 này chắc chắn chưa kết thúc? – Nếu tôi là một thầy bói với một quả cầu pha lê, tôi sẽ trả lời bạn chính xác. Có thể vào tháng Năm nó sẽ tiếp tục và kết thúc vào mùa hè. Hoặc có thể virus này sẽ luôn ở bên ta từ giờ. – Chị có muốn nói điều gì với độc giả? – Chắc chắn là muốn. Mặc dù virus biến đổi và đây không phải là tin tốt nhất cho chúng ta, tôi muốn nói với tất cả độc giả rằng coronavirus hoàn toàn không phải là bản án tử hình. Hầu hết những người bị nhiễm vi rút này chịu đựng khá bình thường. Nhiều người thậm chí sẽ không biết rằng họ có nó, nếu không xét nghiệm. Dường như với tôi, quan trọng hơn cả là mọi người bình tĩnh nhất có thể, không lo lắng và không tất bật. Làm theo các quy tắc kiểm dịch, đeo khẩu trang để không vô tình lây nhiễm cho người khác và cố gắng sống một cuộc sống bình thường nhất có thể bây giờ. Chúng ta cần phải chờ đợi, không có lựa chọn khác. Duy trì sự lạc quan, óc hài hước, và, tôi hy vọng, vào mùa hè, chúng ta sẽ thoát khỏi dịch này, và nó sẽ chỉ còn lại trong ký ức và sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Tôi ước điều này cho tất cả mọi người – nhà virus học người Séc Sonya Pekova nói trong cuộc phỏng vấn với Radio Svoboda. Dịch từ nguồn (bài đăng hôm qua 3/4) trên Radio Svoboda (tiếng Nga) | ||||
VIỆT NAM, KÍP NỔ ĐANG ĐỢI MỒI LỬA Posted: 06 Apr 2020 03:17 PM PDT Đỗ Ngà Bệnh dịch SARS bùng phát ở Trung Quốc vào đầu tháng 11 năm 2002, đến ngày 18 tháng 5 năm 2005 WHO mới công bố hết dịch sau khi 3 tuần liên tục không có bệnh nhân mới nào xuất hiện trên toàn thế giới. Như vậy là bệnh dịch này đã kéo dài đến 2 năm rưỡi. Kết quả được thống kê là có 8.096 người bị nhiễm, trong đó có 774 người chết. Tổng cộng 29 quốc gia có người nhiễm trong đó Việt Nam với 63 trường hợp nhiễm và 5 trường hợp tử vong. Điều đáng nói là bệnh SARS chỉ bùng phát mạnh ở Trung Cộng, rồi Hồng Kông, đến Đài Loan cách biển thì bệnh dịch cũng giảm và gần như quốc gia càng xa Trung Quốc thì càng ít nhiễm. Ở xa Trung Quốc chỉ có Canada là bị nặng nhất nhưng cũng chỉ 251 ca nhiễm và 43 ca tử vong mà thôi. Nếu ghép hình ảnh lại thì có thể nói, Trung Quốc là tâm dịch còn những quốc gia khác chỉ bị "văng miểng" họa lây mà thôi. Quốc gia càng gần Trung Quốc bị càng nặng và sự thiệt hại thì không thể nào vượt qua được ổ dịch Trung Quốc. Với dịch SARS, rõ ràng không hề có một ổ dịch nào khác bùng lên và soán đi ngôi vị số 1 của Trung Quốc, nhưng với COVID-19 thì khác. Khác với với SARS, thì COVID-19 bùng phát nhanh hơn nhiều, đến nay chỉ mới khoảng 5 tháng mà bệnh dịch này đã lây lan ra toàn thế giới với hơn 1,2 triệu người nhiễm và gần 66 ngàn người chết. Và cho đến hôm nay, chỉ mới 5 tháng kể từ khi phát hiện ổ dịch mà tất cả mọi nước trên thế giới đều đã có người nhiễm. Như ta biết, 5 tháng chỉ bằng 1/6 thời gian bệnh SARS phát tác thôi, vậy mà số người nhiễm của của dịch cúm này đã gấp 150 lần dịch bệnh SARS và số người chết gấp đến 85 lần. Điều đáng nói là SARS chỉ có 1 ổ dịch lớn nhất chính là nơi nó xuất phát -Trung Quốc, nhưng COVID-19 hiện nay đã có đến 5 ổ dịch lớn vượt qua ổ dịch Trung Quốc. Vậy thì qua đây chúng ta thấy thấy gì? Chúng ta thấy rất rõ ràng, COVID-19 nó đã đang và sẽ tạo ra rất nhiều điểm bùng nổ khắp thế giới chứ không phải chỉ 1 điểm nổ duy nhất như SARS trước đây. Vậy nếu nói SARS là 1 quả bom thì rõ ràng, COVID-19 là cả một kho bom. Nếu so sánh đồ thị phát triển dịch bệnh thì rõ ràng chúng ta thấy, vào cuối tháng 5 năm 2003, tức khoảng 7 tháng sau khi dịch bùng phát thì đồ thị bắt đầu ngã sang phải, nghĩa là lúc đó bệnh dịch có dấu hiệu chững lại. Vậy mà mãi đến 2 năm sau, WHO mới công bố hết dịch. Còn với COVID-19, sau 5 tháng nhưng đồ thị vẫn cứ thẳng đứng. Nhìn hình dáng đồ thị COVID-19 trong 5 tháng thì rõ ràng ta thấy nó vẫn còn đang phát triển, nó phát triển rất mạnh và chưa có dấu hiệu chững lại. Vậy câu hỏi đặt ra là, liệu sau khoảng 7 tháng bùng phát thì COVID-19 có thể phát triển chậm lại như SARS không? Đây quả là câu hỏi khó, nhưng theo ý kiến chủ quan của tôi thì sau 7 tháng phát tác (tức còn 2 tháng nữa) thì dịch COVID-19 chưa thể chững lại được? Vì sao? Vì tôi nghĩ đơn giản là SARS chỉ là 1 quả bom, còn COVID-19 có cả một kho bom và trong đó có rất nhiều quả chưa nổ , trong đó có quả bom Việt Nam. Vậy nên, nếu nói COVID-19 có thời gian phát tác ngắn hơn SARS thì đó mới là chuyện lạ chứ còn nếu nó kéo dài lâu hơn SARS thì đó cũng là điều bình thường thôi. Dịch kéo dài quá lâu là bất khả kháng, tất nhiên chính quyền nào cũng làm hết sức để ghìm cương con ngựa bất kham COVID-19 này. Thế nhưng xét về tính hiệu quả thì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, một trong các yếu tố phải kể ra đó là: thứ nhất nguồn bệnh rót vào Việt Nam nhỏ giọt hay thác lũ?; thứ nhì nhân dân có chủ quan hay không?; thứ 3, nhân dân có đủ hiểu biết hay không? Vv.. và nhiều yếu tố khác nữa. Bỏ qua chuyện chính quyền CS Việt Nam có bưng bít thông tin hay không, thì với thời gian vừa qua, chúng ta thấy dường như nguồn lây nhiễm đến với Việt Nam chỉ là nhỏ giọt chứ không phải là như thác lũ. Đây quả là một sự may mắn cho Việt Nam. Chính vì lẽ đó mà bệnh dịch ở Việt Nam vẫn còn đang nằm trong tầm kiểm soát. Còn nói về việc dân Việt có chủ quan hay không, thì theo quan sát của tôi là đa phần người dân không hề chủ quan. Đây cũng là một cái lợi. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là, liệu dân ta có đủ hiểu biết để phòng dịch hay không? Thì không ngần ngại trả lời từ "không". Vì đơn cử như chuyện người dân đổ xô đi mua xăng tích trữ mà quên đi nguy hiểm do trữ xăng, quên đi nguy hiểm bị lây bệnh thì rõ ràng có phần không nhỏ dân Việt rất kém hiểu biết. Đây là một mối nguy tiềm ẩn, nếu Việt Nam có nguồn lây thoát ra ngoài mà chính quyền không thể kiểm soát được thì không biết điều gì sẽ xảy ra. Ngày 2 tháng 4 trên báo Tuổi trẻ có bài "Ổ dịch lớn nhất Việt Nam mất dấu các ca bệnh F0". Đây rõ ràng là những trường hợp virus "xổng chuồng" đi gieo rắc bệnh tật mà người ta không thể tìm thấy dấu vết. Như vậy thì có thể nói, quả bom COVID-19 tại Việt Nam vẫn đang chờ mồi lửa để kích nổ chứ không phải là Việt Nam "an toàn" như mọi người tưởng. Nếu những con virus xổng chuồng kiểu này mà vẫn không làm cho Việt Nam bùng phát thành ổ dịch thì có thể nói, đấy lại là một lần nữa "trời cứu" dân Việt. Trời đã đẩy mồi lửa ra khỏi tầm kíp nổ chứ chẳng có sự tài giỏi nào của chính quyền mà có thể kiểm soát được những trường hợp như thế này cả. Có thể nói, hiện nay dân Việt Nam vẫn còn đang ngồi trên quả bom chứ chưa thể an toàn, chỉ mong rằng mọi người ý thức hơn nữa để tránh cho Việt Nam nguy cơ trở thành ổ dịch trên thế giới kiểu như Ý hay Tây Ban Nha. Đỗ Ngà Tham khảo: https://vi.wikipedia.org/…/D%E1%BB%8Bch_SARS_2002%E2%80%932… https://coronavirus.jhu.edu/map.html https://tuoitre.vn/o-dich-lon-nhat-viet-nam-mat-dau-cac-ca-… | ||||
Việt Nam đã vướng vào “bẫy nợ” của Trung Quốc như thế nào? Posted: 06 Apr 2020 03:17 PM PDT "Chính sách ngoại giao bẫy nợ" được một số nhà nghiên cứu của Trường đại học Harvard giải thích "là một kỹ nghệ đang được Trung Quốc gia tăng áp dụng để tận dụng các khoản nợ cộng dồn lại, từ đó đạt được các mục tiêu chiến lược mà Trung Quốc đã đặt ra". Theo đó, có 3 mục tiêu chiến lược quan trọng mà các "bẫy nợ" của Trung Quốc giăng ra để đạt được, đó là: 1) Thiết lập trên thực tế chiến lược "chuỗi ngọc trai" để có thể chi phối được khu vực châu Á; 2) Làm suy yếu mạng lưới đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ, để Trung Quốc có thể nắm ưu thế tại biển Đông; 3) Hỗ trợ Hải quân Trung Quốc vượt qua Chuỗi đảo thứ nhất để có thể vươn ảnh hưởng ra khu vực Thái Bình Dương. Cách thức thực hiện chính sách "ngoại giao bẫy nợ" này được Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Rex Tillerson tóm tắt: "Khuyến khích sử dụng các hợp đồng không rõ ràng, thực hiện các khoản vay mang tính chất cưỡng đoạt, đi đến các thoả thuận bằng các phương cách tham nhũng, từ đó đẩy các quốc gia vay mượn lún sâu vào nợ nần, từ đó họ phải bán rẻ chủ quyền của chính họ…" Báo chí gần đây nhắc đến trường hợp nhiều quốc gia vướng phải bẫy nợ phải bán rẻ chủ quyền cho Trung Quốc như trường hợp Srilanka đối với việc phải bắt buộc cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota với thời hạn 99 năm, sau khi không trả nổi món nợ khổng lồ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, câu chuyện Việt Nam lại gần như không được nhắc tới như các "nạn nhân" của chính sách "kinh tế cưỡng đoạt" này của Trung Quốc. Vậy chẳng lẽ Việt Nam nằm ngoài chính sách của TQ? Hay dân VN thông minh nên không bị mắc bẫy? Chắc chắn là không rồi, cùng điểm qua một số dự án có đầu tư Trung Quốc mà VN thất bại hoàn toàn, đã không sử dụng được lại còn mang về một đống nợ cho con cháu để sáng mắt ra: 1. Dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Tuyến đường sắt này thực hiện từ khoản vay 250 triệu USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, do Công ty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc làm tổng thầu thi công. Sau đó, số vay nợ tăng lên 550 triệu USD (gần 8.800 tỷ đồng) và điều chỉnh tăng lên 868 triệu USD (18.000 tỷ đồng). Đến nay qua 4 đời Bộ trưởng GTVT và tính đến ngày 31/12/2019 là 9 lần lỗi hẹn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, nhưng đã đến hạn phải trả tiền lãi cho Ngân hàng Trung Quốc khoảng 650 tỉ đồng/ năm. 2. Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải phòng Cuối tháng 11/2019, dư luận Việt Nam rộ lên việc Bộ giao thông vận tải Việt Nam đang triển khai lập kế hoạch chi tiết cho tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Thông tin từ báo chí cũng cho biết là Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng tài trợ số tiền 10 triệu nhân dân tệ, tương đương 33,4 tỉ đồng để khảo sát lập quy hoạch cho dự án này. Các nhà nghiên cứu cho rằng, tuyến đường sắt này thực sự không đáp ứng nhu cầu đi lại cùa người dân mà chiếm vốn đầu tư ban đầu lên tới khoảng 100.000 tỉ đồng là quá phung phí. Chưa kể như người phương Tây hay nói "không có bữa trưa nào là miễn phí" để giải thích việc không phải bỗng dưng mà phía Trung Quốc "cho không" hơn 33 tỉ đó. 3. Nhà máy đạm Ninh Bình Theo phân tích của các chuyên gia thì nhà máy Đạm Ninh Bình đang phải gồng mình trả khoản nợ 5.000 tỷ đồng với lãi suất 4%/năm cho Ngân hàng Eximbank Trung Quốc. Và nguồn vốn mà Chính phủ Trung Quốc cho phía Việt Nam vay đầu tư nhà máy Đạm Ninh Bình thông qua Eximbank không phải là vốn ODA. Theo thông lệ quốc tế, ODA là hình thức cho vay đặc biệt bởi tính lợi nhuận không cao, nó là các quan hệ hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển. Các nước đi tiên phong thường viện trợ hoặc cho các nước chậm phát triển vay ưu đãi, hỗ trợ họ nhanh chóng ngang bằng với các nước khác ở nhiều phương diện nhằm tạo ra một hệ thống phát triển tương đồng hơn. Nhưng khi vay tiền của Exim bank Trung Quốc, một trong những điều kiện của họ là Việt Nam phải sử dụng nhà thầu của họ. Tờ báo Đất Việt cho biết: "Ban đầu phía Việt Nam tưởng có lợi khi được vay với lãi suất 4%, dù không thấp nhưng vẫn rẻ hơn so với vay thương mại, tuy nhiên nó lại đi kèm với điều kiện phải sử dụng nhà thầu Trung Quốc, dùng máy móc, thiết bị thay thế của Trung Quốc… Đó là những ràng buộc khiến bên đi vay "sập bẫy" và khi ấy công cụ tài chính của Trung Quốc đã vượt khỏi mục tiêu kinh tế đơn thuần. Đằng sau đó là vấn đề chính trị, nền móng của sự phát triển. Quan hệ giữa hai bên cũng không phải là hai đối tác bình thường, sòng phẳng và bình đẳng trong nền kinh tế thị trường, giữa người cho vay và bên đi vay nữa mà nó đã mang tính chất giữa hai chính phủ, hai quốc gia." 4 Dự án mở rộng nhà máy Gang thép Thài Nguyên giai đoạn 2 Thông tin về dự án này trên báo Pháp luật TPHCM như sau: "dự án này được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2005; giao VNS tổ chức thẩm định, xem xét phê duyệt; Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) là chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư (TMĐT) được HĐQT VNS phê duyệt là 3.843 tỉ đồng, gồm hai gói thầu chính: (1) Gói thầu mỏ sắt Tiến Bộ đã hoàn thành đưa vào sử dụng với giá trị thanh toán là 224 tỉ đồng; (2) Gói thầu EPC dây chuyền công nghệ luyện kim (143 triệu USD, sau là 160,9 triệu USD) đấu thầu rộng rãi, Tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) trúng thầu với giá 160,9 triệu USD. Sau ký hợp đồng, MCC đã được tạm ứng 35,6 triệu USD; tiếp đó TISCO và MCC ký 10 phụ lục điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng của hợp đồng EPC đã ký. Ngày 15-5-2013, chủ tịch HĐQT TISCO ký quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án là hơn 8.100 tỉ đồng (tăng 4.200 tỉ đồng), thời gian thực hiện đến hết năm 2014 đi vào hoạt động. Thực tế, gói thầu EPC đã tạm dừng thi công từ năm 2013 đến nay, các hạng mục đều chưa hoàn thành. TISCO đã thanh toán thay MCC tiền thuế là 11,6 triệu USD, thanh toán chi phí xếp dỡ, bảo quản thiết bị là 4,737 tỉ đồng, vượt giá trị hợp đồng, trong khi MCC chưa chuyển đủ thiết bị, cung cấp nhiều máy móc thiết bị sai khác về xuất xứ, thông số kỹ thuật, không phù hợp với quy chuẩn Việt Nam với giá trị xác định bước đầu là 38,8 triệu USD (42 xe ô tô là 1,033 triệu USD, năm đầu máy toa xe là 5,4 triệu USD…)." Sai phạm tại dự án này cũng liên quan tới nhà thầu Trung Quốc, đã khiến ông Hoàng Trung Hải – đương kim Bí thư thành uỷ Hà Nội, Cựu phó thủ tướng đã bị chịu án kỷ luật. Một báo cáo của Bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam năm 2018 cho biết: "trong số 12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ của Bộ Công thương, có đến 4 dự án là sử dụng vốn vay từ Trung Quốc. Trong đó, nhà máy Đạm Ninh Bình có tổng vốn đầu tư 6.000 tỷ, bị đội vốn lên tới 10.000 tỷ đồng; nhà máy Đạm Hà Bắc đội vốn lên hơn 10.000 tỷ đồng; dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên bị đội vốn từ hơn 3.800 tỷ đồng ban đầu lên hơn 8.100 tỷ đồng; dự án khai thác mỏ sắt Quý Xa và Nhà máy Gang thép Lào Cai bị đội vốn gấp đôi từ 175 triệu USD lên hơn 335 triệu USD." Các khoản vay từ Trung Quốc "lãi suất cao hơn gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần so với các thị trường khác; điều kiện vay kém ưu đãi; yêu cầu chỉ định thầu cho các công ty Trung Quốc; các dự án cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện thường xuyên bị chậm tiến độ, đội vốn…" Chỉ qua 4 trường hợp mà báo chí Việt Nam nêu gần đây đã cho thấy, các cảnh báo từ phía các nhà nghiên cứu và chính khách Hoa Kỳ về "chính sách ngoại giao bẫy nợ" của Trung Quốc là hoàn toàn có cơ sở thực tế. Tất cả các dự án sai phạm lớn của Việt Nam mà bài này đã nêu đều có bóng dáng của Trung Quốc với những vấn đề như hợp đồng không rõ ràng, lãi suất cao, các điều kiện kèm theo như sử dụng nguyên liệu và bên thi công từ Trung Quốc… Tất cả những yếu tố này được Trung Quốc triển khai trong bối cảnh chính quyền thiếu minh bạch, công khai và không loại trừ việc các bên ký kết các hợp đồng như vậy có bóng dáng của tham nhũng. Những lo ngại về việc chính quyền Việt Nam nhượng bộ hoặc "vướng vào" tham nhũng với phía Trung Quốc, từ đó sẽ dẫn đến những nhượng bộ về chủ quyền như trường hợp Srilanka, Pakistant là hoàn toàn có lý do. Chính vì vậy, nếu chính quyền Việt Nam thực tâm muốn vượt qua "bẫy nợ" này thì chỉ có công khai, minh bạch các thông tin, tôn trọng sự phản biện từ các chuyên gia mới có thể thực hiện được. 03/04/2020 T.H |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét