“Xét xử Phan Văn Anh Vũ và Trần Văn Minh. Phần 1.” plus 1 more |
Xét xử Phan Văn Anh Vũ và Trần Văn Minh. Phần 1. Posted: 29 Apr 2020 01:33 PM PDT Trong tù Phan Văn Anh Vũ có gửi nhiều đơn thư kêu oan đến các lãnh đạo đảng, chánh án tối cao, viện kiểm sát tối cao, bộ trưởng công an và đặc biệt là bà Trần Thị Nga chủ nhiệm uỷ ban tư pháp quốc hội... Nhưng những lá thư của Phan Văn Anh Vũ đều bị tướng Trần Văn Vệ chặn lại. Vệ trước là giám đốc công an tỉnh Thái Bình, sau làm phó tổng cục cảnh sát, sau được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao quyền tổng cục trưởng tổng cục cảnh sát vào năm 2017. Trần Văn Vệlà tay chân tin cậy của Phúc, con gái của Vệ mở trường quốc tế Gateway có phần góp vốn của con gái thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tại trường này đã xảy ra cái chết thương tâm của một cháu bé do lỗi của nhà trường, nhưng nhờ thế lực của Vệ và Phúc, vụ án được đổ cho người lái xe và bà giúp việc. Không liên quan gì đến trường. Sau vụ việc cháu bé bị chết oan ức, Vệ về hưu hạ cánh an toàn mới đây vào cuối năm 2019. Nhưng có lẽ oan hồn của cháu bé linh thiêng, sau khi cháu mất đi, ảnh hưởng quyền lực của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng giảm hẳn. Phần tướng Vệ đang bị nghi vấn bao che cho băng nhóm xã hội đen Đường Nhuệ ở Thái Bình, hiện nay Đường Nhuệ đã bị bắt giam để khai thác mở rộng vụ án ai đã bảo kê cho y. Những lần nói chuyện gần đây nhất về nhân sự cấp cao, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhắc nhiều đến loại cán bộ lãnh đạo màu mè mã bên ngoài che đậy cái sơ sài bên trong, nịnh trên, nạt dưới khiến người ta liên tưởng đến Nguyễn Xuân Phúc nổi tiếng ở Quảng Nam với hiệu '' thượng đội hạ đạp''. Uy tín của Phúc suy giảm trầm trọng qua vụ xuất khẩu khẩu trang và gạo gần đây, Phúc quá cương quyết khi ra lệnh cấm xuất khẩu gạo và khẩu trang, nhưng khi khẩu trang và gạo tràn ngập Việt Nam, Phúc loay hoay mãi không dám quyết, phải chờ cấp dưới đề nghị, rà soát mới dám quyết. Gây tổn thất cho kinh tế Việt Nam khá trầm trọng trong khi vốn dĩ nó đã bị suy thoái vì dịch bệnh. Đến khi Phúc quyết định cho xuất khẩu gạovà khẩu trang, người ta thở dài chán nản, không còn những bài báo nào ca ngợi Phúc quyết đoán, sáng suốt như vài năm trước nữa. Nguyễn Xuân Phúc đang nỗ lực hết mình để mong kiếm được chân chủ tịch nước và để Trương Hoà Bình kế nhiệm chức thủ tướng, khi cả hai đều đến tuổi về ở nhiệm kỳ tới đây. Cảnh cửa duy nhất để cặp này hy vọng là so bì với Trần Quốc Vượng. Ám chỉ Vượng cũng quá tuổi và không có kinh nghiệm gì. Nhưng Nguyễn Phú Trọng đã đáp trả rất phũ phàng, Trọng nói nhìn người phải nhìn thật tinh, nhìn được họ sau này làm được việc gì, chữ tâm bằng ba chữ tài. Ý nói Vượng không có khuyết khiếm gì, về tài năng thì sau này làm sẽ thấy. Còn các ông chỉ là loại mã ngoài nhưng bên trong sơ sài mà thôi. Một điều không hay mà Nguyễn Xuân Phúc làm, khi nắm chức thủ tướng đã thể hiện thái quá, đó là muốn hạ bệ hình ảnh Nguyễn Bá Thanh, ông trùm của miền Trung để mình là lãnh tụ miền Trung uy tín nhất. Những bài báo hào quang , cồn cát hình này nọ xuất hiện ở Quảng Nam như ứng vào Phúc dạo nọ là mình chứng cho sự háo danh của Phúc quá thể. Như Nguyễn Phú Trọng nói ' tham vọng quyền lực, xu nịnh, trù dập, thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly, miếng ăn là miếng nhục... tất cả điều đó đều nhắm vào Nguyễn Xuân Phúc. Phúc là kẻ khi cần nhẫn nhịn, nịnh nọt để khi có quyền lực trong tay, sẵn sàng hạ bệ tất những kẻ trước đó đã vênh váo với mình. Nguyễn Bá Thanh là một ví dụ để Nguyễn Phú Trọng thấy rõ, khiến Trọng chọn Trần Quốc Vượng trung thành với mình hơn. Chức chủ tịch nước và thủ tướng để ngỏ cho Phúc và Trương Hoà Binh tranh đấu đầy bất lợi vì quá tuổi với đám trẻ hơn, đủ điều kiện hơn như Phạm Bình Minh, Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Bình, Tô Lâm.... Cựu chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh là đệ tử của Nguyễn Bá Thanh, nằm trong danh sách trả thù của Nguyễn Xuân Phúc đã gửi một bản giải trình trước toà án về bản cáo trạng do tướng Trần Văn Vệ ( đệ tử của Nguyễn Xuân Phúc) điều tra áp đặt, dùng báo chí lu loa áp tội để che đậy những sai trái trong kết luận điều tra. Bản giải trình này dài hơn 100 trang. Ông Minh khẳng định mình bán đất đúng pháp luật, không phải chỉ riêng cho Phan Văn Anh Vũ mà rất nhiều người khác nữa, tất cả số tiền bán được đều vào ngân sách thành phố, ông chỉ rõ tại sao tất cả nhóm lãnh đạo cũ của Đà Nẵng ra toà, nhưng bị can Nguyễn Văn Cán , chánh thanh tra uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng lại thoát tội, đó có phải vì Cán không phải thuộc ekip của Nguyễn Bá Thanh. Phần này giới thiệu 20 trang đầu tiên trong bản giải trình của cựu chủ tịch ĐN Trần Văn Minh, phần sau sẽ đi vào bình luận từng tình tiết buộc tội của công an và lời gỡ tội của ông Trần Văn Minh. |
Cán bộ nguồn khoá 13 Nguyễn Thị Tuyến. Posted: 28 Apr 2020 11:23 PM PDT Cán bộ nguồn Nguyễn Thị Tuyến được bầu làm uỷ viên trung ương dự khuyết từ năm 2011, đại biểu quốc hội khoá 12. Tháng 11 năm 2019 Tuyến được quy hoạch cán bộ chiến lược và cử đi học tại học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trước đó vài tháng, Tuyến được giữ chức trưởng ban dân vận thành uỷ Hà Nội thay cho Nguyễn Lan Hương. Nguyễn Lan Hương được cử sang làm chủ tịch uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam. Nguyễn Thị Tuyến năm 2011 đến 2015 là bí thư huyện uỷ Chương Mỹ. Thời kỳ Tuyến làm bí thư Chương Mỹ, đã chỉ đạo dùng vũ lực để đánh đập linh mục Nguyễn Văn Bình, giáo xứ Yên Kiện. Linh Mục Bình có mua một ngôi nhà cấp 4 tại xã Thuỷ Xuân Tiên làm nhà từ thiện nuôi trẻ mồ côi. Huyện Chương Mỹ không đồng ý, dùng nhiều biện pháp ngăn chặn việc làm của linh mục Bình. Tháng 4 năm 2012 huyện Chương Mỹ dùng công an huyện ngăn đường, cô lập đường vào nhà từ thiện cấp 4, dùng hung khí đánh linh mục Bình ngất xỉu. Sau đó bỏ mặc bên vệ đường, giáo dân đưa linh mục Bình đi viện. Linh mục Nguyễn Văn Bình trẻ tuổi, nhiệt huyết và năng động sau trận đòn đó đã phải nghỉ vĩnh viễn, không biết bây giờ ông về ở đâu. Năm đó tôi thường hay vào chỗ linh mục Bình vì ông thường gọi tôi vào nói chuyện, gặp lúc có người ở ban dân vận Hà Nội đang nói chuyện với linh mục Bình về việc chính quyền Chương Mỹ không đồng ý cho linh mục làm nhà từ thiện, hiểu ngầm, nếu để làm nhà ở như người dân trước đó bán lại thì không vấn đề gì. Lúc nghỉ trưa tôi có ý kiến với cha Bình, ngôi nhà đó ở cách quá xa nhà thờ, khu vực vắng người, không có giáo dân gần đấy. Rất tiện cho chính quyền sử dụng những biện pháp bẩn thỉu vào đêm tối, thực sự thì đã có những đêm gạch đá ném trên mái nhà, khiến các cháu nhỏ rất sợ hãi. Tốt nhất nên tìm điểm khác gần nhà thờ và ở chung quanh có nhiều giáo dân ở thì ổn hơn. Đến chiều thì hai bên đều tạm thống nhất ý kiến, phía chính quyền bỏ tiền ra mua lại ngôi nhà. Cha Bình đưa các cháu về giáo dân ở tạm tìm điểm mới, vì khi ấy phía chính quyền Chương Mỹ lấy lý do là đất gần doanh trại quân đội, khu vực an ninh quốc phòng. Đó là lý do, chứ quanh đó nhà dân vẫn ở bình thường. Nửa tháng sau tôi vào chỗ linh mục Bình, ông bảo bọn nó nói rồi chả thấy làm gì. Anh ra ngoài đấy hỏi họ xem thế nào. Tôi lấy số điện thoại mà ông đưa, ra ngoài Hà Nội gọi người đã thống nhất tạm ý kiến hôm đó hỏi. Người kia bảo gặp riêng ở quán cà phê được không, việc vẫn xin giải quyết. Ra đến quán cà phê, vừa ngồi xuống bàn chưa kịp gọi gì, người kia vò đầu chửi. - Đm cái loại đàn bà đi lên bằng háng, có mấy trăm triệu đề nghị nó mua cho xong, cho ai đứng mua hoặc huyện mua làm nhà gì chẳng được. Bên anh đề nghị dĩ hoà vi quý, tinh thần là sao cho hài hoà đôi bên, nhưng con Tuyến nó không chịu bỏ tiền, nó muốn làm mạnh lấy điểm để nó còn lên nữa. Bọn anh nhục không dám vào gặp ông Bình nữa. Tôi về gọi điện báo lại cho linh mục Bình về thái độ sắt máu của Nguyễn Thị Tuyến, bí thư huyện uỷ Chương Mỹ, uỷ viên dự khuyết trung ương đảng khoá 11, đại biểu quốc hội khoá 12. Hơn tháng sau hàng chục công an huyện Chương Mỹ bao vây linh mục Bình trước cửa nhà từ thiện, trước mặt các em nhỏ, họ đánh ông tàn nhẫn, khiến ông trở thành phế nhân, không còn làm mục vụ được nữa. Lúc đó tổng giám mục giáo phận Hà Nội Nguyễn Văn Nhơn và linh mục chánh văn phòng toà giám mục, tên là Hùng thì phải, cả hai chủ trương nhịn bỏ qua không đòi hỏi gay gắt việc đánh đập linh mục Bình. Lẽ ra một ả đàn bà máu lạnh, thích dùng bạo lực để giải quyết với dân như Nguyễn Thị Tuyến thì không nên để giữ những chức vụ có ảnh hưởng đến xung đột với dân. Nhưng một chế độ gồm những kẻ sắt máu và chuyên chính hơn đã được thiết lập trở lại sau đại hội 12. Nguyễn Thị Tuyến được sắt máu đã thay thế Nguyễn Lan Hương, một phụ nữ tính cách khá ôn hoà. Thời Tuyến làm bí thư Chương Mỹ, công nhân nhà máy Giai Đức đình công vì bữa ăn trưa. Bảo vệ của công ty này đã dùng xe tải tông thẳng vào nhóm nữ nhân công đình công, khiến chị Nguyễn Thị Liễu bị tử vong, để lại hai đứa con thơ và một người chồng bị tâm thần nhẹ. Nguyễn Thị Luyến đã chỉ đạo có lợi cho công ty này, để công ty Giai Đức không phải chịu trách nhiệm gì, trút tội lên đầu gã bảo vệ việc bồi thường. Gã bảo vệ sau đó lĩnh án tù dài, với gia cảnh như nhà gã tiền đâu để bồi thường. Năm đó tôi thường vào thăm hai cháu, chạy vạy xin tiền các nơi để giúp đỡ các cháu học hành. Chăm lo hai cháu chỉ có người ông trẻ tên là Tám, anh Tám cũng mấy lần đưa hai cháu ra Hà Nội đến nhà tôi chơi. Sau tôi đi học nước ngoài, việc đòi quyền lợi cho hai cháu đành bỏ dở. Không ngờ nhiều năm sau thảm án Đồng Tâm diễn ra, kẻ tham mưu dùng vũ lực để giải quyết vụ việc Đồng Tâm lại chính là Nguyễn Thị Tuyến, bí thư Chương Mỹ, phó ban tuyên giáo thành uỷ Hà Nội năm xưa, giờ là trưởng ban dân vận thành uỷ Hà Nội. Tại sao một con người sắt máu, luôn muốn đè bẹp dân chúng bằng bạo lực, thay cho đối thoại lại được chọn vào chức vụ nhạy cảm ấy, để làm bàn đạp tiến xa hơn. Phải chăng đây là cái gọi cán bộ nguồn trung kiên lý tưởng cách mạng, tiêu chuẩn để chọn lựa người vào trung ương đảng của nhiệm kỳ tới đây. Phải chăng chủ trương dùng bạo lực đàn áp ý kiến bất đồng trong dân và tính chuyên chế vũ trang vẫn là chủ đạo trong thời đại bây giờ ? Trong những stt đăng ngắn trên Facebook, tôi vẫn thường hay chỉ trích Vương Đình Huệ. Nhưng ở bài viết này, tôi ghi nhận việc làm ông trên cương vị tân bí thư Hà Nội, đó là xem xét trách nhiệm của trưởng ban dân vận trung ương, kẻ đã đưa những báo cáo, tham mưu không đúng sự thật, cường điệu hoá người dân thành kẻ thù, kẻ mà còn được ai đó sắp xếp để lên cao hơn nữa. Từ khi xảy ra vụ Đồng Tâm đến giờ, mới có lãnh đạo đứng ra nhìn nhận sai sót từ phía chính quyền. Tuy biết rằng sẽ chẳng là gì so với những đau thương xảy ra ở Đồng Tâm, nhưng có một chút cũng để dư luận thấy rằng sự việc không phải cái gì cũng y như tuyên giáo thành uỷ Hà Nội tuyên truyền. Không biết ai chủ trương đưa Nguyễn Thị Tuyến vào cán bộ chiến lược, quy hoạch cho khoá 13 ? Nhưng nếu Nguyễn Thị Tuyến còn đi tiếp, còn được vào trung ương thì đấy là vết nhơ bẩn của đại hội đảng kỳ tới này của đảng CSVN. |
You are subscribed to email updates from Yêu quê hương Việt Nam, thích uống trà mạn. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét