“Tàu tuần dương mang tên lửa của Mỹ áp sát Trường Sa” plus 14 more |
- Tàu tuần dương mang tên lửa của Mỹ áp sát Trường Sa
- Kinh tế trở lại guồng quay, chứng khoán hút dòng vốn ngoại
- Du khách được ra vịnh Hạ Long từ trưa nay, hàng quán mở cửa trở lại
- Hàng trăm nghìn người Hà Nội vui mừng nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng
- Chiêm ngưỡng hai bảo vật quốc gia húc đổ cổng Dinh Độc lập ngày 30/4
- Cảm xúc khác lạ của nữ biệt động Sài Gòn ngày non sông thống nhất
- Ông Trump dọa áp thêm thuế trả đũa TQ vì Covid-19
- Bộ Xây dựng cảnh báo cò đất thổi giá ăn chênh đút túi tiền tỷ
- Tìm thấy 2 bé trai sinh đôi mất tích ở Bình Phước trong vườn điều
- Cuộc sống trong phòng cách ly bệnh nhân Covid-19 sau khỏi bệnh
- Cấm người Việt ra nước ngoài làm nghề massage từ 20/5
- Nơi có 15 người chết vì Covid-19 vẫn cho y tá nhiễm bệnh làm việc
- V-League về lại... số 0, HLV Park Hang Seo sốt vó tuyển Việt Nam
- Hàng tấn vũ khí cất giấu trong hầm bí mật của biệt động Sài Gòn
- NSƯT Thành Lộc thẳng thắn chê Nhã Phương tắc trách trong nghề
Tàu tuần dương mang tên lửa của Mỹ áp sát Trường Sa Posted: 30 Apr 2020 11:36 PM PDT Tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill (CG-52) của Mỹ mới đây tiến hành hoạt động tự do hàng hải ở gần quần đảo Trường Sa. Trang tin USNI dẫn lời Reann Mommsen - phát ngôn viên Hạm đội 7 của Mỹ cho biết: "Ngày 29/4, tàu USS Bunker Hill đã thực thi quyền tự do hàng hải ở quần đảo Trường Sa, phù hợp luật pháp quốc tế".
Theo một quan chức Hải quân Mỹ, tàu đã đi qua Đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đá Ga Ven là một trong 7 thực thể ở quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và xây dựng thành đảo nhân tạo, sau đó thiết lập cơ sở quân sự trên đảo này. Vị quan chức Hải quân Mỹ nhấn mạnh: "Những yêu sách hàng hải phi pháp ở Biển Đông là mối đe dọa nghiêm trọng đến tự do trên các vùng biển, trong đó có tự do hàng hải và hàng không". Hoạt động của tàu Bunker Hill diễn ra sau khi tàu khu trục USS Barry (DDG-52) cũng thực hiện chiến dịch tuần tra tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa. Thái An Tàu chiến Mỹ tuần tra tự do hàng hải gần Hoàng SaTàu khu trục Mỹ mang tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG-52) thực hiện chiến dịch tuần tra tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Kinh tế trở lại guồng quay, chứng khoán hút dòng vốn ngoại Posted: 30 Apr 2020 01:00 PM PDT Dòng vốn ngoại chuyển biến nhanh theo hướng tích cực. Sự trở lại của dòng tiền lớn, nhất là dòng tiền đến từ Hàn Quốc, Thái Lan... chính là chỉ báo Việt Nam luôn là 1 địa chỉ hấp dẫn. Dấu hiệu tích cực Sau nhiều tuần bán ròng mạnh liên tiếp do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đầu quý 2/2020, áp lực bán đến từ khối ngoại đã có dấu hiệu suy giảm. Dòng vốn ngoại có xu hướng trở lại thị trường với một số lĩnh vực như bất động sản, xây dựng, tài chính... Một số mã đã được khối ngoại mua vào. Trong phiên giao dịch 27/4, cổ phiếu Vingroup (VIC) và Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được khối ngoại mua vào cho dù giá trị còn thấp. Một số mã khác cũng được mua ròng như như Sabeco (SAB), Coteccons (CTD), Hòa Phát (HPG), Chứng khoán TP.HCM (HCM), POW, NT2,... Trên sàn Upcom, khối ngoại mua ròng với 2 mã chủ yếu là VEAM (VEA) và LienVietPostBank (LPB). Trên thị trường OTC, dòng vốn ngoại vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam bất chấp dịch bệnh ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới. Hồi cuối tháng 3/2020, một ông chủ người Thái đã bỏ 5 ngàn tỷ đồng để mua công ty Cáp điện Thịnh Phát (ThiPha Cable) và CTCP Kim loại màu và nhựa Đồng Việt (Dovina). Trong tháng 2/2020, theo Nikkei, Tập đoàn Central Retail của Thái Lan đã công bố thông tin về việc tăng tỷ lệ sở hữu tại chuỗi điện máy Nguyễn Kim lên trên 81% sau khi đã thâu tóm các siêu thị BigC và Lan Chi.
Cũng theo Nikkei, trong khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, ông lớn Thái Lan Siam Cement (SCG) tuyên bố sẽ mua lại CTCP Bao bì Biên Hòa (SVI). SCG liên doanh với nhà sản xuất bìa cứng hàng đầu Nhật Bản - Rengo để mua vào khoảng 15% tổng tài sản Bao bì Biên Hoà, tương đương con số chi ra gần 635 tỷ baht (khoảng 500 tỷ đồng). Tại Việt Nam, "ông lớn" SCG không xa lạ với nhiều thương vụ M&A lớn nhỏ trong thập kỷ qua, như mua lại công ty gạch Prime Group, Bao bì Tín Thành, Nhựa Bình Minh hay Tổ hợp hóa dầu Long Sơn... Gần đây, Super Energy cũng công bố về thương vụ mua lại cụm nhà máy điện mặt trời tại Bình Thuận. Nhóm quỹ thuộc VinaCapital thì mua lượng lớn cổ phiếu PHR của Công ty CP Cao su Phước Hòa, nâng tỉ lệ sở hữu lên gần 5%. JPMorgan Vietnam Opportunities Fund thông báo đã chuyển nhượng 2 triệu cổ phiếu Ngân hàng Quân đội (MBB) cho Vietnam Growth Stock Income Mother Fund, trị giá khoảng 34 tỷ đồng. Asian Smaller Companies Fund, Vietnam và Vietnam Growth Stock Income Mother Fund và Arisaig Asia Consumer Fund cũng vừa nhận chuyển nhượng 1,7 cổ phiếu MWG của Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động,... Chứng khoán hấp dẫn vốn ngoại sau đại dịch Không chỉ bất động sản, bán lẻ, thực phẩm,... vài năm gần đây, mảng ngân hàng tài chính cũng có sức hút đặc biệt đối với các NĐT nước ngoài, nhất là Hàn Quốc, Nhật Bản. Ngay đầu 2020, NHNN đã chấp thuận cho OCB tăng vốn điều lệ và cổ đông thông qua chào bán 11% cho Ngân hàng Aozora của Nhật Bản. Một loạt ngân hàng như SHB, MBBank (MBB), VPBank, NamABank,... cũng có kế hoạch bán vốn cho nước ngoài.
Đầu tháng 3/2020, MBBank đã nâng room ngoại lên gần 23% sau khi tiết lộ với Reuters về kế hoạch bán 7,5% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. Trong một bản báo cáo vừa công bố, Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam (VFCA) cho rằng, trong dài hạn, dòng vốn ngoại sẽ trở thành động lực quan trọng góp phần giúp TTCK Việt Nam hồi phục mạnh mẽ, nhất là khi nền kinh tế trở lại với chu kỳ tăng trưởng. Theo VFCA, trong suốt chặng đường phát triển của TTCK Việt Nam, dòng tiền của khối ngoại được coi là một chỉ dấu quan trọng cho xu hướng thị trường. Tùy từng thời điểm, dòng tiền này tạo ra lực cung - lực cầu rất lớn, là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng của giá cổ phiếu nói riêng, chỉ số chứng khoán cũng như mặt bằng định giá toàn thị trường nói chung. Cú sốc Covid-19 đã đảo chiều xu hướng mua ròng mạnh, vốn đã diễn ra nhiều năm qua. Nó kích hoạt một đợt bán ròng liên tục hàng chục phiên của khối ngoại trong vài tuần qua. Tuy nhiên, đây là tình trạng chung trên thế giới và là điều thường thấy vào thời điểm khủng hoảng. Hơn thế, nguồn tiền rút ra đang có dấu hiệu trở lại và được xem là động lực quan trọng góp phần giúp VN-Index có những nhịp hồi phục mạnh mẽ khi nền kinh tế trở lại với chu kỳ tăng trưởng. Vài năm gần đây, chỉ tính trên thị trường niêm yết, khối ngoại liên tục mua ròng mạnh cổ phiếu trên TTCK. Trong năm 2017, khối ngoại mua ròng hơn 29 ngàn tỷ đồng (gần 1,3 tỷ USD), giúp chỉ số VN-Index tăng tới 46,46%. Trong năm 2018, các NĐT nước ngoài mua ròng hơn 44 ngàn tỷ đồng (khoảng 1,9 tỷ USD), giúp VN-Index lên trên 1.200 điểm.
Đầu năm 2020, khối ngoại mua ròng tích cực trên TTCK và chỉ số VN-Index cũng đã tiến sát vùng 1.000 điểm trước khi quay đầu giảm mạnh khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới, gây ra tình trạng bán tháo trên tất cả các TTCK. Theo VFCA, áp lực từ khối ngoại là hiển hiện. Tuy vậy, nhìn rộng ra trong dài hạn, khi nhóm NĐT ngoại trở lại với thị trường lúc dịch bệnh và nền kinh tế ổn định trở lại thì đây lại là nguồn lực cực kỳ quan trọng để đưa VN-Index hồi phục về vùng điểm cân bằng. Việt Nam luôn được xem là nơi hấp dẫn bậc nhất trong nhóm thị trường cận biên và mới nổi, là một trong số các "điểm đến" của dòng tiền sau đại dịch, VFCA nhận định. Thực tế cho thấy, các quỹ đầu tư tài chính luôn chịu áp lực giải ngân thay vì giữ tiền mặt quá lâu. Do đó, sức bật sẽ mạnh khi nền kinh tế trở lại với chu kỳ tăng trưởng. Còn theo Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính Việt Nam (VCFO), Việt Nam coi như đã chiến thắng virus SARS-CoV-2 vì đã tận dụng được "thời điểm vàng" để ngăn chặn đại dịch. Thắng lợi này giúp Việt Nam có lợi thế lớn trong cuộc chiến tiếp theo để thu hút vốn FDI cũng như FII. Làn sóng rút khỏi Trung Quốc có thể sẽ mang tới những lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế Việt. VCFO khuyến nghị, Việt Nam cần tạo ra các cơ chế, chính sách thuận lợi để thu hút FDI. Với FII, nên nới room đầu tư nước ngoài từ hạn mức 30% hiện nay lên 49%, còn hạn mức 49% thì bỏ không giới hạn nữa. Trước đó, Báo cáo của Baker McKenzie cho rằng, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư cho dù giá trị các thương vụ M&A sẽ giảm trong 2020 nhưng tăng mạnh trong năm 2021 và 2022. Việt Nam đang hấp dẫn về chỉ số độ mở cửa nền kinh tế. M. Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Du khách được ra vịnh Hạ Long từ trưa nay, hàng quán mở cửa trở lại Posted: 30 Apr 2020 08:59 PM PDT Từ 12h trưa nay, Quảng Ninh cho phép tham quan vịnh Hạ Long, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được đón khách. UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo, kể từ 12h hôm nay, các chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch bệnh Covid-19 duy trì việc kiểm tra thân nhiệt toàn bộ khách đến tỉnh. Tạm thời không thực hiện khai báo y tế đối với các trường hợp không có nghi vấn để tránh ùn tắc, thực hiện các biện pháp y tế đối với các trường hợp có biểu hiện dịch tễ nghi vấn. Tỉnh cho phép tham quan trên vịnh Hạ Long, khu di tích, danh thắng Yên Tử, khu du lịch quốc gia Trà Cổ - Móng Cái... Các hoạt động khác như cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ bán buôn, bán lẻ, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, sân gôn, hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa được hoạt động trở lại. Các bãi tắm chỉ được phép hoạt động khi duy trì mật độ giãn cách và các biện pháp phòng dịch. Khu vực biên giới như TP Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu tiếp tục kiểm soát các đường mòn lối mở. Các phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh, các phương tiện vận tải khách công cộng liên tỉnh đến và đi từ Quảng Ninh tới các địa phương trong nhóm có nguy cơ và nhóm có nguy cơ thấp được hoạt động 100% số chuyến xe. Các phương tiện vận chuyển hành khách công cộng chỉ được chở dưới 50% số ghế/chuyến. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nếu lượng khách tăng đột biến tại các bến xe, Sở GTVT chỉ đạo, bố trí phương tiện tăng cường để giải tỏa hành khách. Các loại phương tiện khác đến và đi từ Quảng Ninh tới các địa phương có nguy cơ và nguy cơ thấp hoạt động bình thường. Dừng ngay các hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa đến và đi qua các địa phương trong trường hợp phát sinh được xác định là địa bàn có nguy cơ cao hoặc có phát sinh người nhiễm dịch. Nghỉ lễ, hàng trăm nghìn người Hà Nội nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồngNgay trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hơn 400.000 người ở Hà Nội được nhận tiền hỗ trợ từ gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng. Phạm Công | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hàng trăm nghìn người Hà Nội vui mừng nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng Posted: 30 Apr 2020 04:00 PM PDT Ngay trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hơn 400.000 người ở Hà Nội được nhận tiền hỗ trợ từ gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng. TP Hà Nội bắt đầu triển khai gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng theo tinh thần nghị quyết số 42 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đến tay người dân. Với tinh thần "Không để ai bị bỏ lại phía sau", gói hỗ trợ được các quận trao trả kịp thời, góp phần giải quyết những khó khăn vất vả của nhân dân. Trong đợt 1, có 4 đối tượng được hỗ trợ. Người có công, bảo trợ xã hội được hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng, thời gian hưởng là 3 tháng. Nhân khẩu thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ 250.000 đồng/người/tháng, thời gian hưởng là 3 tháng. Người thuộc nhiều đối tượng thụ hưởng có quyền lựa chọn mức hỗ trợ cao nhất.
Theo số liệu của UBND TP Hà Nội, tổng cộng có 414.992 người được hưởng trợ cấp trong đợt này với tổng kinh phí là 505,607 tỷ đồng. Đa số các xã, phường, thị trấn chi trả số tiền hỗ trợ bắt đầu từ ngày 30/4 và diễn ra liên tục trong những ngày kế tiếp, bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần. Việc chi trả diễn ra theo hình thức trực tiếp tại nhà văn hóa, nhà hội họp ở các khu dân cư, tổ dân phố. Để bảo đảm an toàn trong bối cảnh có dịch Covid-19, các địa phương yêu cầu người dân đến nhận tiền theo giờ hẹn trước, không tập trung đông người cùng một thời điểm, bắt buộc phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn… Hôm qua, tại UBND phường Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm), người thương binh Đỗ Duy Long sau khi nhận 1,5 triệu đồng liên tục nói cảm ơn, cho biết 22h đêm 29/4, ông nhận được thông báo của phường. "Thủ tục rất đơn giản, chỉ cần mang theo chứng minh thư. Tôi được nhận tiền trợ cấp 3 tháng. Số tiền tuy không lớn lắm, nhưng nếu cộng dồn tất cả lại thì rất lớn. Đây là 'một miếng khi đói bằng một gói khi no', thể hiện tình cảm của con người Việt Nam", ông Long xúc động nói Bà Nguyễn Thị Thành, 90 tuổi (đang sống cùng chồng 97 tuổi tại phố Nguyễn Gia Thiều, phường Trần Hưng Đạo) cảm động trước sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền. Bà rưng rưng chia sẻ: " Tôi không biết nói gì hơn, rất xúc động. Đảng, Nhà nước thật là tuyệt vời, thật là vất vả. Cảm ơn cán bộ phường đã làm việc cả ngày lễ vì chúng tôi".
Chủ tịch UBND phường Trần Hưng Đạo Phùng Phương Thảo cho biết, ngay sau khi có chỉ đạo của TP và quận, phường đã lên danh sách những người được nhận hỗ trợ. Chiều 29/4, sau khi có chỉ đạo, quận đã triển khai về phường, đảm bảo nguồn tiền để hỗ trợ. Phường đã khẩn trương làm việc trong đêm 29/4 để sáng 30/4 có thể chi trả. Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Đinh Hồng Phong cho biết, ngay sau khi TP có quyết định hỗ trợ cho gia đình chính sách, người khó khăn vì dịch... chiều 29/4, UBND quận thực hiện ngay các thủ tục về mặt bố trí kinh phí, lên danh sách và thông báo đến bà con thuộc diện hỗ trợ. Sáng 30/4, toàn bộ các phường, quận Hoàn Kiếm chi trả cho hơn 4.000 người với số kinh phí trên 6 tỷ đồng. Dù là ngày nghỉ nhưng tất cả các lực lượng làm việc bình thường, triển khai hỗ trợcho người dân. Tại nhiều quận, huyện khác, việc chi trả chế độ hỗ trợ cho nhóm đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo cũng diễn ra đồng loạt từ sáng qua.
Trần Thường Chỉ thị mới: Hàng ăn, quán cà phê Hà Nội phải có tấm chắn, giãn cách 2mTP Hà Nội yêu cầu hoạt động kinh doanh ăn uống, cà phê giải khát chỗ ngồi phải giãn cách tối thiểu 2m, các trung tâm thương mại 9h sáng mới mở cửa. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chiêm ngưỡng hai bảo vật quốc gia húc đổ cổng Dinh Độc lập ngày 30/4 Posted: 30 Apr 2020 08:43 PM PDT Trải qua 45 năm, hai chiếc xe tăng 390 và 843 từng húc đổ cổng dinh Độc Lập giờ đây đã nhuốm màu thời gian với những "vế thương", cả hai đều là bảo vật quốc gia. XEM VIDEO: Hành trình húc đổ cổng dinh Độc lập của 2 xe tăng Trưa 30/4/1975, hai chiếc xe tăng mang số hiệu 390 và 843 của quân giải phóng cùng tiến vào húc đổ cổng phụ, cổng chính và cắm cờ trên nóc dinh Độc lập - cơ quan đầu não cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. 2 xe tăng này được Thủ tướng ký quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đợt 1, ngày 1/10/2012. Xe tăng T-54B số hiệu 843 đang được lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (28B Điện Biên Phủ, Hà Nội). Xe thuộc đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữ đoàn Tăng thiết giáp 203, quân đoàn 2 do đại đội trưởng Bùi Quang Thận làm trưởng xe, kíp xe gồm Thái Bá Minh - pháo thủ số 1, Nguyễn Văn Kỷ - pháo thủ số 2, Lữ Văn Hỏa - lái xe. Xe tăng 843 đã tiến vào Huế, Đà Nẵng, sau đó tiếp tục hành quân dọc các tỉnh ven biển miền Trung và thẳng tiến về Sài Gòn với tinh thần "thần tốc và quyết thắng". Từ ngày 26 đến 29/4/1975, xe tăng 843 đã tham gia chiến đấu đập tan tuyến phòng thủ của địch ở căn cứ Nước Trong. Sau ngày thống nhất, xe tăng 843 được lệnh ra tiếp quản cảng Nhà Bè (nay là cảng Nhà Rồng) rồi hành quân về Tổng kho Long Bình. Sau đó, xe được đưa ra Hà Nội dự triển lãm mừng ngày thống nhất. Kết thúc triển lãm, xe tăng 843 trở về làm nhiệm vụ huấn luyện tại lữ đoàn 203 cho đến năm 1979 thì được đưa về trưng bày tại bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Xe tăng T-59 số hiệu 390 cũng cùng đơn vị với chiếc 843, đang được trưng bày ở bảo tàng Tăng thiết giáp (108 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội). Xe do chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy, kíp xe gồm Ngô Sĩ Nguyên - pháo thủ số 1, Lê Văn Phượng - đại đội phó kỹ thuật (thay thế pháo thủ số 2 Đỗ Cao Trường bị thương phải ở lại tuyến sau), Nguyễn Văn Tập - lái xe. Dù là xe đầu tiên tiến vào khu vực cổng chính của dinh Độc Lập nhưng xe tăng 843 lại bị kẹt ở cổng phụ, ngay lập tức chiếc xe tăng 390 đã nhanh chóng tiến vào húc tung cổng chính. Điều này dẫn đến việc khó xác minh được xe tăng nào đã húc đổ cổng dinh Độc Lập đầu tiên, mãi đến khi nhờ bức ảnh tư liệu của nữ nhà báo Françoise Demulder (Pháp) công bố vào năm 1995, thì mới được xác nhận được. Xe tăng 390 sau năm 1975 tiếp tục hành trình, rong ruổi khắp chiến trường Campuchia, đến năm 1999 được đưa về bảo tàng Tăng thiết giáp.
Bản sao của 2 xe tăng cũng được trưng bày tại dinh Độc Lập. Theo hồ sơ di sản, tư liệu Cục Di sản văn hóa: Xe tăng T59 số hiệu 390, xe tăng T54 số hiệu 843 đóng vai trò quan trọng trong thời khắc lịch sử quyết định của chiến dịch Hồ Chí Minh. T.Nam - Video: Bảo tàng Tăng thiết giáp Trại Davis và ký ức vị đại tá những ngày chiến đấu giữa lòng Sài GònĐại tá Đào Chí Công chia sẻ kỷ niệm trong thời kỳ hoạt động ở Trại Davis - "trận địa tiền tiêu" ngay giữa lòng Sài Gòn những ngày tháng lịch sử năm 1975. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cảm xúc khác lạ của nữ biệt động Sài Gòn ngày non sông thống nhất Posted: 30 Apr 2020 03:32 PM PDT Nữ biệt động Sài Gòn nay đã bước qua tuổi thất thập, hồi tưởng lại thước phim kí ức ngày 30/4 của 45 năm về trước, bà ngậm ngùi cho biết: "Lúc đó tôi mừng lắm, cảm xúc cũng khác lạ, chắc không như nhiều người lúc đó". Nhớ về ngày đất nước thống nhất của 45 năm trước, bà Đặng Thị Thiệp (Đặng Thị Tuyết Mai, 77 tuổi) - người vợ thứ hai của ông Trần Văn Lai (biệt danh Năm Lai, Mai Hồng Quế, Năm U.Som)- một chiến sỹ Biệt động Sài Gòn (BĐSG) - có những chia sẻ đầy xúc động về một thời khói lửa tàn khốc, nhưng cũng đầy vinh quang. Mối duyên với người chồng gấp đôi tuổi Căn nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM, nơi có căn hầm bí mật từng là nơi cất giấu 2 tấn vũ khí của BĐSG trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, giờ là một điểm tham quan, tìm hiểu về lịch sử có giá trị được nhiều đoàn du khách lui tới. Đây là căn nhà được bà Thiệp và các con phục dựng với mục đích để các thế hệ sau biết được một thời kỳ các chiến sỹ biệt động đã sống, chiến đấu và hy sinh.
Nhớ lại những năm tháng đó, bà Thiệp trầm ngâm kể, bà quê Quảng Ngãi, được gia đình cho vào Đà Lạt học. Năm 1965, khi chuẩn bị được đưa ra Bắc học tiếp, bà bị kẹt lại Sài Gòn và được tổ chức đưa vào vùng chiến khu Củ Chi. Tại đây, bà gặp ông Trần Văn Lai (Năm Lai), người có vỏ bọc nhà thầu khoán tại dinh Độc Lập và đóng vai "vợ bé" của ông. Lúc đó, ông Năm Lai đã có vợ là bà Phạm Thị Chính (thường gọi là Phạm Thị Chinh), nhưng đến năm 1964 bà Chinh đã hy sinh. Cuối năm 1965, khi bà Thiệp lấy chồng mới chớm qua tuổi 20, còn ông Năm Lai gấp đôi tuổi bà.
Xác định theo ông là theo cách mạng, là sống chết không màng nên việc của ông cũng là việc của bà. Bà Thiệp kể, ông lúc đó làm ở dinh Độc Lập với tên gọi Mai Hồng Quế, rất giàu có, mua liền lúc 3 căn nhà 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 để đào hầm chứa vũ khí cho cách mạng. Vợ chồng bà tự tay đào và xây dựng suốt hơn 1 năm. Đây được xem là căn hầm lớn nhất, có thiết kế chắc chắn và chứa nhiều vũ khí nhất tại nội thành Sài Gòn lúc bấy giờ.
Khi đó, ông Năm Lai dưới vỏ bọc của mình có thể đi lại mà không bị khám xét. Để vận chuyển gần 2 tấn vũ khí, vợ chồng ông Năm tìm cách ngụy trang trên xe chở các chậu cảnh, sọt hoa quả. Bà Thiệp cũng nói thêm, ông bà phải mua 3 căn nhà liền kề để khi đào hầm và tập kết vũ khí, các nhà hàng xóm khó lòng phát hiện. Cũng trong thời gian đó, bà sinh liền 2 con nhỏ, nhưng vẫn giúp ông khuân vũ khí xuống hầm.
8 chuyến vũ khí được chở đến để ở hầm nhà; chuyến cuối cùng là ngày 28 Tết. Sau Mậu Thân bà không về căn nhà này nữa cho đến sau năm 1975. Cố tình gắn mác "vợ bé" giúp chồng hoạt động cách mạng Bà Thiệp kể, sau chiến dịch Mậu Thân, gia đình bà gần như sống trong tình trạng cảnh giác, đến ngủ cũng "mắt nhắm mắt mở". Đó là 7 năm trời bà sống dưới mác "vợ bé" để giấu giếm nuôi chồng bị truy nã. Nhắc đến thời gian này, nếp nhăn trên mặt bà như càng xô lại, giọng run run, bà Thiệp kể tiếp, Tết Mậu Thân, 15 anh em Đội 5 BĐSG đánh vào dinh Độc Lập thì 7 người hy sinh, chỉ còn 8 người cầm cự được hơn 6 tiếng và sau bị bắt đày ra Côn Đảo.
Căn nhà ở Nguyễn Đình Chiểu rơi vào tay địch, nhưng bí mật về hầm vũ khí vẫn được giữ cho đến sau ngày giải phóng. Do có đề phòng, ông Năm Lai đã mua thêm nhà ở Võ Di Nguy (nay là đường Nguyễn Kiệm - Gò Vấp) và khi bị truy nã, ông lui về lẩn trốn. Chiến tranh khi đó ngày càng ác liệt, địch truy lùng gắt gao, khám xét liên tục. Bà Thiệp cho biết, đang đêm ngủ nghe tiếng chó sủa văng vẳng đã phải vùng dậy để nghe ngóng. "Có hôm, một toán lính tay lăm lăm súng xộc vào nhà đúng lúc ông Năm Lai, khuôn mặt khắc khổ, xanh xao sau hơn 1 năm lẩn trốn bước ra. Toán lính truy rất gắt, chĩa nòng súng về phía ông quát tháo. Trong lòng rất sợ, nhưng bà vội trấn an, đi lấy tấm thẻ căn cước được làm giả trước đó trình ra", bà Thiệp nhớ lại.
Bà Thiệp cũng bày tỏ: "Lúc đó sống trong lòng địch, gần nhiều nhà có con em cũng đi lính nên tôi lân la hỏi han và nhớ tên đơn vị để khi bị hỏi thì nói ra. Rồi đi đâu tôi cũng "rêu rao" tôi đi làm "bé". Theo bà Thiệp, dưới con mắt hàng xóm, bà là "vợ bé" của người đàn ông giàu có, sống một mình nuôi con, chồng lâu lâu mới ghé qua. Khi chồng bị địch tịch thu hết tài sản thì về trốn trong nhà "vợ bé". "Có bà vợ sỹ quan cảnh sát ghê gớm lắm, nói tôi giật chồng người khác, mắng chửi, khinh khi. Nhưng thực ra, tôi cũng trông cho bà ý chửi để đánh lạc hướng mà yên tâm làm ăn nuôi chồng con, để giữ an toàn cho chồng", bà Thiệp cười nói. Giai đoạn năm 1970 - 1974, ông Lai hai lần bị địch bắt và tra tấn dã man, nhưng trước thái độ kiên trung của ông, chúng không khai thác được gì nên phải thả ông về.
Ngày 30/4/1975, khi nghe tin giải phóng, người người đổ ra đường chào quân giải phóng, bà Thiệp chọn cách ở nhà, ngồi lặng lẽ và suy ngẫm. Bà chia sẻ: "Lúc đó tôi mừng lắm, cảm xúc cũng khác lạ, chắc không như nhiều người lúc đó". Khác lạ là chiến tranh đã chấm dứt, bà không phải sống những đêm dài lo lắng cho sự an toàn của chồng nữa. Là những đau khổ, mất mát hy sinh chỉ người trong cuộc mới thấm thía giờ đã chấm dứt. Sau giải phóng, chồng bà tiếp tục làm công tác cách mạng, bà buôn bán nhỏ nuôi 6 người con. Năm 1979, khi hợp thức hóa hôn thú, ông Năm Lai đi làm giấy khai sinh cho các con và cho cả 6 đứa con cùng 1 ngày sinh 7/5. Vợ chồng bà dần chuộc lại nhiều căn nhà trước đây làm hầm chứa vũ khí và xây dựng thành hệ thống bảo tàng di tích lịch sử văn hóa của biệt động Sài Gòn. Ngày 16/11/1988, căn hầm ở Nguyễn Đình Chiểu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Tuy ông Năm Lai đã đi xa gần 20 năm (ông mất năm 2002), bà Đặng Thị Thiệp và con trai thứ 3, anh Trần Vũ Bình vẫn tiếp tục tìm kiếm, lưu giữ, sưu tầm và tìm hiểu chi tiết về cuộc đời hoạt động cách mạng của chồng, cha mình. Vinh danh tinh thần bất khuất, quả cảm, cống hiến nhiều tài sản, vật chất cho cách mạng, năm 2015, Đảng và Nhà nước đã truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho ông Trần Văn Lai. Cuộc đời ông Năm Lai sau này được nhiều người biết đến qua bộ phim "Biệt động Sài Gòn", tái hiện gần nguyên mẫu nhân vật Hoàng Sơn, chủ Hãng sơn Đông Á. Chuyện ngày 30/4 qua lời kể thư kí cố Thủ tướng Võ Văn KiệtTổ chi bộ 3 người của ông Tư Cang vào nội đô Sài Gòn trước ngày 30/4 khoảng tháng rưỡi, được lệnh giúp đồng bào khởi nghĩa, đón quân giải phóng. Nhiều câu chuyện được người cán bộ lão thành cách mạng ngoài 90 tuổi xúc động kể lại. Bảo Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ông Trump dọa áp thêm thuế trả đũa TQ vì Covid-19 Posted: 30 Apr 2020 08:10 PM PDT Tổng thống Trump hôm 30/4 dọa áp thêm thuế mới lên Trung Quốc, đồng thời khẳng định ưu tiên chính quyền Mỹ hiện nay là về vấn đề dịch Covid-19. Hai quan chức Mỹ giấu tên cho biết chính quyền Trump đang bàn luận về các biện pháp trả đũa nhằm vào Bắc Kinh, tuy nhiên hiện quá trình bàn bạc đang ở bước đầu nên các biện pháp trên vẫn chưa được trình lên tổng thống hay nhóm cố vẫn an ninh của ông Trump. "Đã có thảo luận về những khó khăn khi đánh đòn trả đũa vào Trung Quốc, hay cần hiệu chỉnh những biện pháp này như thế nào cho phù hợp", Reuters trích lời một quan chức giấu tên nói.
Trong khi đó, Tổng thống Trump nói rằng mối lo ngại hiện nay của ông là vai trò của Trung Quốc về nguồn gốc cũng như sự bùng phát của virus Sars-CoV-2, chứ không phải là những nỗ lực nhằm xây dựng thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh. "Chúng tôi đã ký thỏa thuận thương mại mà họ sẽ mua hàng hóa, và trên thực tế họ đã mua rất nhiều. Tuy nhiên hiện điều này chỉ là thứ yếu so với những gì dịch Covid-19 gây ra. Tình hình dịch bệnh hiện nay tại Mỹ là không thể chấp nhận được", Reuters trích lời ông Trump nói. Đồng thời ông cũng để ngỏ khả năng Mỹ sẽ ngừng thanh toán nợ của nước này cho Trung Quốc như một biện pháp trừng phạt. "Tôi có thể làm vậy hoặc hơn thế, chẳng hạn như tăng thêm nhiều mức áp thuế", ông Trump nói thêm. Reuters nhận định những lời nói cứng rắn nhằm vào Trung Quốc của Tổng thống Trump gần đây phản ánh sự thất vọng của bản thân ông với Bắc Kinh về dịch Covid-19, khi dịch bệnh này đã cướp đi đi sinh mạng hàng chục nghìn người dân và khiến nền kinh tế Mỹ đi xuống, đồng thời đe dọa tới chiến dịch tái tranh cử của ông vào tháng 11 tới. Tuấn Trần | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bộ Xây dựng cảnh báo cò đất thổi giá ăn chênh đút túi tiền tỷ Posted: 30 Apr 2020 07:32 PM PDT - Theo Bộ Xây dựng, giới đầu cơ bất động sản vẫn hoạt động công khai, lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, xây dựng hạ tầng, mở rộng đô thị... đẩy giá lên cao thu lợi bất chính làm bất ổn thị trường. Đây là đánh giá được Bộ Xây dựng đưa ra trong báo cáo gửi Quốc hội và các đại biểu Quốc hội chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trên thị trường bất động sản hiện nay trong đó có tình trạng đầu cơ thổi giá gây nên tình trạng sốt ảo thu lợi bất chính làm bất ổn thị trường. Giá đất "đu" theo dự án còn trên giấy Trên thực tế, việc "cò đất" thổi giá tạo sốt ảo đã diễn ra trong nhiều năm qua. Ngay trong báo cáo của Bộ Xây dựng cũng chỉ ra rằng, năm 2018, tình trạng sốt ảo, làm giá, đẩy giá đất lên cao thu lợi bất chính xảy ra tại một số địa phương dự kiến thành lập đặc khu (Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang). Thời điểm đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương có giải pháp chấn chỉnh kịp thời nhằm ổn định thị trường bất động sản trong đó chỉ rõ Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu để tiếp diễn tình trạng cò đất, xã hội đen mua bán đất lộng hành đẩy giá lên cao trên địa bàn.
Năm 2019, theo Bộ Xây dựng có xuất hiện tình trạng giá đất nền tăng cao trong thời gian ngắn tại một số địa phương, tình trạng xuất hiện một số dự án không đủ cơ sở pháp lý được thực hiện giao dịch, mua bán. Tình trạng này tuy chưa ảnh hưởng lớn nhưng là nguy cơ gây bất ổn đối với thị trường bất động sản và ảnh hưởng đến an ninh kinh tế và trật tự an toàn xã hội. Sang đầu năm 2020, thị trường tiếp tục tái hiện một số nhóm đầu cơ lợi dụng thông tin về việc đầu tư phát triển dự án của các tập đoàn để đẩy giá, tạo sự hỗn loạn trong thị trường nhằm mục đích trục lợi. Cụ thể, vào giữa tháng 2, sau khi xuất hiện thông tin UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận cho một tập đoàn lớn nghiên cứu làm dự án bất động sản hơn 800 ha tại xã Ba Bình thì khu vực này bắt đầu náo loạn khi hàng ngàn người kéo xuống đây mua bán đất suốt ngày đêm, bất kể đất trồng cây lâu năm hay đất ao cá cũng được mua. Người dân khu vực xã Ba Bình (huyện Châu Đức) cho biết, giá đất khi chưa có thông tin đầu tư làm dự án thì cao nhất là 100 triệu đồng/m ngang. Tuy nhiên, khi xuất hiện thông tin nói trên, nhiều "cò đất" đã thổi lên thành 200 – 300 triệu đồng/m ngang. Nhiều khu đất còn được định giá lên đến 500 triệu/m ngang. Lợi dụng thông tin này, môi giới cùng nhau đẩy giá khiến giá đất tại Châu Đức tăng theo giờ khiến người mua không có thời gian để trả giá. Những giao dịch này chỉ thực hiện trên giấy tờ tay với nhau và có tính chất đầu cơ. Khi chính quyền có những biện pháp mạnh tay, dựng bảng cảnh cáo tại các khu vực sốt đất, cò đất cũng tháo chạy sau khoảng 15 ngày" làm dậy sóng "sốt đất" ở xã Bình Ba. Hay tại Hà Nội, vào cuối tháng 3 vừa qua, cũng từ thông tin thông tin một tập đoàn bất động sản lớn sắp triển khai dự án, nhiều môi giới nhà đầu tư ùn ùn kéo nhau về khu vực thôn Trúc Động, xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất (gần Khu công nghệ cao Hòa Lạc). Dù mới chỉ là thông tin đề xuất của doanh nghiệp, dự án còn chưa nằm trên giấy, "cò đất" đua nhau thổi giá lên gấp 2, thậm chí là 3 lần. Được biết, khu đất này được giao cho dân từ hơn chục năm trước, giá 1m2 đất ở đây chỉ 4 - 8 triệu/m2 nhưng không ai mua nhưng sau vài ngày đã được đẩy lên đến 12 - 15 triệu, thậm chí 18 - 21 triệu/m2.
Đây là cơn "sốt" đất gây bất ngờ nhất trong mùa dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, khi thị trường bất động sản đang một màu ảm đạm tại tất cả các phân khúc, bao gồm cả đất nền. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đó, khi chính quyền công an vào cuộc hàng loạt các cảnh báo được dán khắp nơi, UBND xã Đồng Trúc cũng thông báo hiện nay chưa có quy hoạch khu đô thị nào được duyệt tại xã Đồng Trúc giá đất lập tức lao dốc. Cần đưa vào chế tài hình sự? Nhận định về thị trường, Bộ Xây dựng cho rằng, giới đầu cơ bất động sản vẫn hoạt động công khai, lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị... để đẩy giá lên cao thu lợi bất chính làm bất ổn thị trường. Từ thực tế trên, Bộ này cho biết, thời gian tới sẽ thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường và có các biện pháp kịp thời để ổn định thị trường, phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật làm tăng giá bất động sản bất hợp lý trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng sốt nóng giá bất động sản và bong bóng bất động sản. Trong khi đó, đánh giá từ góc độ pháp luật, luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch Công ty TAT Law firm, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, tất cả những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tới lợi ích công cộng đều là những hành vi có thể đưa vào chế tài hình sự để xử lý, do vậy, cần phải xây dựng những tội danh mới trong Bộ luật Hình sự. Theo vị luật sư này, những hành vi thổi giá lên cao thu lợi hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng rõ ràng là hành vi xâm phạm nghiêm trọng tới quá trình quản lý thị trường bất động sản, xâm phạm tới lợi ích của người dân. "Đây là hành vi phạm tội, phải đưa vào chế tài hình sự, tức là hình sự hóa hành vi này. Việc chỉ ra, nhận biết được hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cần phải đưa vào Bộ luật Hình sự ngay để đảm bảo tính kịp thời, điều chỉnh các mối quan hệ bất bình thường trong xã hội. Đây là điều chúng ta nên làm ngay, làm sớm chỉ có như vậy mới đảm bảo được đời sống và quyền lợi của người dân", luật sư Tú nhấn mạnh. Thuận Phong Không gánh nổi lãi vay ngân hàng, nhiều khách mua nhà xin thanh lý hợp đồng- Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, tỷ lệ người mua nhà gặp khó khăn tài chính, do bị giảm thu nhập, không trả được lãi vay ngân hàng nên phải xin thanh lý hợp đồng mua nhà chiếm trên dưới 10%. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tìm thấy 2 bé trai sinh đôi mất tích ở Bình Phước trong vườn điều Posted: 30 Apr 2020 09:51 PM PDT 2 bé trai sinh đôi 7 tuổi mất tích bất thường ở Bình Phước được tìm thấy trong chòi lá, nằm sâu trong vườn điều của người dân sau hơn một đêm. Liên quan đến vụ 2 bé trai sinh đôi ở Bình Phước mất tích bí ẩn, sáng nay, ông Trần Văn Thôi - Chủ tịch UBND xã Long Giang, thị xã Phước Long (Bình Phước) cho biết đã thấy cả hai bé sau hơn một đêm tìm kiếm.
Trước đó, vào chiều 30/4, 2 bé trai sinh đôi là Nguyễn Võ Anh Kỳ và Nguyễn Võ Anh Kiệt (7 tuổi, ngụ xã Long Giang, thị xã Phước Long) đi xe đạp chơi trước nhà thì mất tích, cạnh đó có 2 chiếc xe đạp. Ngay sau khi phát hiện sự việc, gia đình tổ chức tìm kiếm và trình báo chính quyền địa phương để hỗ trợ. Theo lãnh đạo xã Long Giang, 2 bé trai trên được lực lượng chức năng và người dân tìm thấy tại một chòi lá, nằm trong vườn điều của người dân cách nhà gần 2km. Hiện 2 bé đã được đưa về cho gia đình trong tình trạng sức khỏe bình thường, nhưng có dấu hiệu tâm lý lo sợ. Cũng theo lãnh đạo xã Long Giang, một số người dân cho biết có một người đàn ông có dấu hiệu bị bệnh tâm thần dẫn 2 bé vào đây từ chiều 30/4, sau đó để 2 bé lại rồi bỏ đi. Hiện cơ quan chức năng đang kiểm tra sức khỏe cho các bé, đồng thời lấy lời khai các nhân chứng để làm rõ vụ việc này. Tìm thấy 2 chị em mất tích trong rừng khi hái măng ở Quảng TrịĐồn Biên phòng Hướng Lập (Biên phòng tỉnh Quảng Trị) đã tìm thấy hai chị em gái bị mất tích khi vào rừng hái măng. Xuân An | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cuộc sống trong phòng cách ly bệnh nhân Covid-19 sau khỏi bệnh Posted: 30 Apr 2020 03:00 PM PDT - Những bệnh nhân ở đây đều đã khỏi bệnh, sức khỏe ổn định, tuy nhiên vẫn phải tiếp tục cách ly, theo dõi sức khỏe đủ số ngày quy định. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh hiện còn khoảng trên 60 bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh đang tiếp tục được cách ly, theo dõi sức khỏe. Những bệnh nhân này chủ yếu được theo dõi ở các khoa Nội tổng hợp và Virus – Ký sinh trùng. Theo quy định của Bộ Y tế, sau ngày công bố khỏi bệnh, những bệnh nhân này sẽ phải cách ly thêm ít nhất 14 ngày mới được chính thức ra viện, trở về nhà.
Nguyễn Liên; Ảnh: Lê Anh Dũng, Đặng Thanh Bên trong phòng cách ly đặc biệt điều trị bệnh nhân Covid-19- Khu cách ly đặc biệt của Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 là nơi điều trị những bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng lâm sàng như sốt, ho, khó thở, đau mỏi cơ. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cấm người Việt ra nước ngoài làm nghề massage từ 20/5 Posted: 30 Apr 2020 10:51 PM PDT Từ ngày 20/5, lao động Việt Nam ra nước ngoài không làm công việc massage tại các nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm giải trí. Nghị định 38/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ có hiệu lực từ ngày 20/5.
Nghị định này quy định 7 công việc người lao động Việt Nam không được làm việc ở nước ngoài bao gồm: Massage tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí. Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm), tiếp xúc thường xuyên với mangan, thủy ngân… Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại. Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất acid nitơric, natri sunfat, disunfua cacbon, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh. Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập. Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương). Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả. Có tiền bảo lãnh sẽ không bị giữ phương tiện vi phạm Nghị định 31 có hiệu lực từ hôm nay quy định, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể được giữ phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan, người có thẩm quyền (trừ trường hợp xe là tang vật vụ án hình sự, xe đua trái phép, giấy tờ xe bị làm giả...) nếu đủ các điều kiện sau: Người vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn, hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức (có địa chỉ rõ ràng) nơi cá nhân vi phạm đang công tác. Tổ chức, cá nhân phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện. Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh. Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện, tổ chức, cá nhân vi phạm không được phép sử dụng phương tiện tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền. Cũng theo nghị định 31, trong 3 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc không xác định được người vi phạm, cảnh sát phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở. Việc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng được rút ngắn còn 1 lần, thay vì ít nhất 2 lần như quy định hiện hành. Trường hợp hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối mà người vi phạm không đến nhận tang vật, phương tiện, cảnh sát sẽ tịch thu phương tiện vi phạm để bán đấu giá, nộp ngân sách nhà nước. Công dân có quyền khai thác hình ảnh, âm thanh của tổ chức, cá nhân Nghị định 47/2020 về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, có hiệu lực từ ngày 25/5 quy định công dân có quyền khai thác, chia sẻ hình ảnh, âm thanh của tổ chức hoặc cá nhân, nhưng không được xâm phạm quyền riêng tư, bí mật cá nhân. Các dữ liệu số mà người dân có thể được khai thác, chia sẻ là loại dữ liệu dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được thể hiện bằng tín hiệu số. Nghị định cũng ràng buộc trách nhiệm của người dân khi khai thác, chia sẻ dữ liệu không được vi phạm các hành vi như: Cản trở hoạt động kết nối, quyền khai thác và sử dụng dữ liệu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật... Thêm đối tượng có trách nhiệm chỉ đạo việc yêu cầu thi hành án Tại nghị định 33/2020, Chính phủ đã sửa đổi quy định trách nhiệm của UBND và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thi hành án dân sự. Cụ thể, nghị định này quy định cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp; cơ quan đại diện chủ sở hữu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó có trách nhiệm chỉ đạo việc yêu cầu thi hành án (trước đây chỉ cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó có trách nhiệm chỉ đạo việc yêu cầu thi hành án). Du khách được ra vịnh Hạ Long từ trưa nay, hàng quán mở cửa trở lạiTừ 12h trưa nay, Quảng Ninh cho phép tham quan vịnh Hạ Long, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được đón khách. Bảo Ngọc | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nơi có 15 người chết vì Covid-19 vẫn cho y tá nhiễm bệnh làm việc Posted: 30 Apr 2020 10:01 PM PDT Các quan chức y tế New York vẫn cho phép các y tá nhiễm virus nCoV tiếp tục làm tại một viện dưỡng lão đã có 15 người chết vì Covid-19. Mới đây, tờ New York Post phanh phui ra sự việc các nhân viên đang nhiễm Covid-19 của viện dưỡng lão Hornell Gardens (quận Steuben, New York) trở lại làm việc bình thường vào ngày 10/4. Trước đó, 3 người trong viện đã chết và khoảng một phần ba số cụ già cùng các nhân viên ở đây bị nhiễm virus nCoV. Nhà dưỡng lão Hornell Gardens (quận Steuben, New York) Quyết định trên là vụ bê bối mới nhất của chính quyền bang New York trong cách phản ứng với tình trạng dịch bệnh lan tràn ở nhà dưỡng lão. Trước đó, các quan chức từ chối đề nghị di chuyển bệnh nhân tới một khu khác để cách ly. Chính quyền quận Steuben đã lên án Sở Y tế bang không quan tâm tới những phản đối của quan chức địa phương. Người đứng đầu quận Steuben, Jack Wheeler, cho hay: "Chúng tôi biết họ cho phép những nhân viên dương tính tới chăm sóc bệnh nhân Covid-19. Chúng tôi bày tỏ sự lo ngại và phản đối việc này". Các xét nghiệm vào ngày 8-9/4 cho thấy 46 trong tổng số 140 nhân viên và người sống trong nhà dưỡng lão trên bị nhiễm virus. Ngày 11/4, quận Steuben nhận được nhiều cuộc gọi, email và tin nhắn mạng xã hội về sự việc này. Mối lo ngại gia tăng nên tới ngày 13/4, viện dưỡng lão bắt đầu cho những người khỏe mạnh rời khỏi đây. Đã có 15 người chết kể từ khi đại dịch bùng nổ làm dấy lên câu hỏi liệu có thể tránh được một số sự mất mát không. Sở Y tế New York khẳng định đã tuân theo chỉ dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC). "Ngày 16/3, CDC thông báo các nhân viên y tế bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 có thể quay trở lại làm việc 3 ngày sau khi bình phục và ít nhất 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên", một thông báo viết. "Sở Y tế New York đã mở rộng chính sách và áp dụng với cả những người không có triệu chứng bệnh. Sở sẽ chỉ cho phép các nhân viên nhiễm Covid-19 trở lại làm việc sau 14 ngày". An Yên (Theo Daily Mail, New York Post) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
V-League về lại... số 0, HLV Park Hang Seo sốt vó tuyển Việt Nam Posted: 30 Apr 2020 04:03 PM PDT - V-League chưa chốt ngày trở lại sau khi hoãn vì Covid-19. Các đội bóng xem như về lại... số 0 do cầu thủ chỉ tập chay. HLV Park Hang Seo ôm đầu, thấp thỏm tuyển Việt Nam. V-League chưa chốt ngày trở lại Thông tin mới nhất phát đi từ VPF, thời gian khởi tranh V-League 2020 có thể được dời lại tới cuối tháng 5, và trước đó cúp Quốc gia thi đấu sớm hơn vào ngày 20/5. Sở dĩ VPF quyết định lùi thời điểm tái khởi tranh giải đấu cao nhất Việt Nam sau dịch cúm Covid -19 là muốn các đội bóng có thêm sự chuẩn bị khi đã nghỉ khá dài vì lý do bất khả kháng.
Tuy nhiên, dù tạm chốt được lịch nhưng phương án tổ chức cũng chưa phải là cuối cùng cho VPF vì còn phải tùy thuộc vào 'cô Vy' với mức độ an toàn đến đâu. Dù thế, vào lúc này các đội bóng ở V-League cũng đã tập trung trở lại sau khi Chính phủ quyết định giảm giãn cách xã hội do dịch cúm Covid-19 cơ bản được khống chế tại Việt Nam. Và những ngày qua, các đội bóng bắt đầu hội quân và trở lại tập luyện nhằm chuẩn bị tốt nhất khi VPF "nổi còi" khởi tranh V-League sau thời gian gián đoạn khá dài. ... nhưng cuộc đua đã rất nóng V-League đã phải ngưng giữa chừng 40 ngày, đồng nghĩa thời gian này đội bóng hay cầu thủ cũng chỉ tập duy trì là chủ yếu. Điều này đã tạo nên cuộc đua khốc liệt không kém ngôi vương, cho HLV ở giải đấu cao nhất Việt Nam . Nói rõ hơn, với 1 quãng nghỉ rất dài vừa qua gần như chắc chắn những kế hoạch, tính toán về điểm rơi chuyên môn, thể lực... hồi đầu mùa của các chiến lược gia ở 14 đội bóng coi như vô nghĩa.
Theo tính toán cũng như thông lệ thường công việc chuẩn bị cho một chặng đường dài của V-League đã được các HLV lên kế hoạch, chuẩn bị rất kỹ để khi vào giải chỉ việc vận hành. Tổng thể về lối chơi, điểm rơi... gần như được hoạch định sẵn, và công việc trong quãng nghỉ giữa các trận, vòng đấu chỉ là chỉnh sửa, thay đổi một chút về con người, chiến thuật nhằm phù hợp với từng đối thủ mà thôi. Và như đã nói, việc nghỉ quá dài buộc các HLV phải tính lại cho đội bóng của mình về chuyên môn, điểm rơi phong độ trước khi V-League tái đấu, để đến khi đó sẽ biết ai tài năng hơn ai trong việc chữa cháy cũng như chuẩn bị ở điều kiện gấp gáp như đã thấy. Chính sự tranh tài giữa các chiến lược gia đang cầm quân ở giải đấu cao nhất Việt Nam này sẽ là nền móng cho cuộc đua tới ngôi vương V-League 2020 tới đây, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến tuyển Việt Nam cho những giải đấu vào cuối năm. Bởi ai cũng biết chỉ cần tính sai điểm rơi cho đội bóng hay từng cầu thủ hậu quả là rất khó lường từ phong độ đến chấn thương và lúc này người chịu khổ không ai khác ngoài HLV Park Hang Seo lẫn tuyển Việt Nam. Vậy nên mới nói, V-League đang được ông Park dõi theo rất kỹ cũng như hồi hộp với sự chuẩn bị trực tiếp từ những người đang nắm chuyên môn tại các CLB là vì thế. Xuân Mơ | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hàng tấn vũ khí cất giấu trong hầm bí mật của biệt động Sài Gòn Posted: 30 Apr 2020 04:28 PM PDT Ngôi nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM có một căn hầm bí mật, từng cất giấu hơn 2 tấn vũ khí của biệt động Sài Gòn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Phong Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
NSƯT Thành Lộc thẳng thắn chê Nhã Phương tắc trách trong nghề Posted: 30 Apr 2020 08:57 PM PDT - Khi xem một phân cảnh trong bộ phim Trạng Quỳnh do Nhã Phương đóng, NSƯT Thành Lộc đã thẳng thắn nêu quan điểm, cho rằng đàn em tắc trách với nghề. Mới đây, trên trang cá nhân, NSƯT Thành Lộc đã khiến nhiều người bất ngờ khi thẳng thừng chỉ trích Nhã Phương tắc trách với nghề. Cụ thể, trong những ngày nghỉ ở nhà, anh đã xem bộ phim Trạng Quỳnh, một trong những bom tấn phòng vé thu về doanh thu trăm tỷ trong dịp Tết 2019. Khi xem đến phân cảnh đánh đàn tranh do Nhã Phương đóng, nam nghệ sĩ cho rằng cô đặt đàn ngược và bức xúc phê bình: "Không nghĩ là ngày xưa người ta có thể thiết kế đàn tranh dành cho người thuận tay trái". Chia sẻ của anh nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Dưới phần bình luận, nhiều khán giả cũng đồng tình với điểm sai sót mà Thành Lộc đã chỉ ra. Nghệ sĩ gạo cội còn không ngại góp ý, theo anh, đây là một bộ phim điện ảnh, việc để xảy ra những sai sót này là lỗi của cả ê-kíp sản xuất lẫn diễn viên. NSƯT Thành Lộc thẳng thắn: "Cả đoàn phim không có ai phát hiện là cây đàn tranh bị ngược hết! Xem mà giật mình luôn, phim điện ảnh đó! Đã là phim ảnh thì lỗi nặng hơn thuộc về đạo diễn và chính người diễn viên đã quá tắc trách với kỹ năng của mình! ". Ngoài ra, anh còn nói thêm: "Đã làm diễn viên phải đi học phong cách liền, làm nghề chuyên nghiệp là phải như vậy, không cần phải hay như thầy đàn thiệt, chỉ cần biết làm cho đúng, đó là nghề diễn mà! Phim thương mại là vậy, diễn viên đâu có thời gian để nghiên cứu thêm kỹ năng! Coi tới đó thôi đó là bực quá tắt luôn!".
Trước nay, Thành Lộc nổi tiếng là người nghệ sĩ bộc trực, luôn sẵn sàng chỉ dạy, nêu lên những thiếu sót của đàn em. Anh luôn được khán giả yêu mến vì tận tâm với nghiệp diễn. Trong nghề, nam nghệ sĩ cũng được lòng đồng nghiệp vì tính tình ngay thẳng, không ngại thị phi. Trước lời chỉ trích của đàn anh, bà xã Trường Giang chưa có động thái đáp trả. Về phía đoàn phim Trạng Quỳnh, đạo diễn Đức Thịnh và bà xã anh – nhà sản xuất Thanh Thúy - cũng chưa lên tiếng. Trạng Quỳnh là bộ phim điện ảnh của đạo diễn Đức Thịnh, được công chiếu vào dịp Tết 2019. Tuy bị chê nhiều về nội dung, tình tiết câu chuyện lẫn diễn xuất của dàn diễn viên chính, song bộ phim vẫn đạt doanh thu trăm tỷ nhờ sức nóng của các diễn viên chính: Trấn Thành, Nhã Phương, Quốc Anh. Minh Tuyền Trường Giang - Nhã Phương khoe ảnh cưới lãng mạn sau 2 năm kết hôn- Hàng loạt ảnh cưới lãng mạn của Trường Giang - Nhã Phương tiếp tục được công bố sau 2 năm kết hôn. |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét