“Thanh Hóa: Huyện hủy chỉ đạo không nhận hỗ trợ, trưởng thôn nhận sai” plus 14 more |
- Thanh Hóa: Huyện hủy chỉ đạo không nhận hỗ trợ, trưởng thôn nhận sai
- Nhận thức mới về quản trị quốc gia trong thời kỳ mới
- Covid-19 thế giới ngày 17/5: Thế giới hơn 312.000 người chết, WHO cảnh báo nguy cơ tái bùng phát dịch
- Người đàn ông mím chặt môi quay thước phim cuối cùng về Bác Hồ
- Vì sao mua bảo hiểm xe máy 20.000 đồng/năm vẫn bị phạt?
- Chớp thời cơ lịch sử, ngành gỗ dư sức thu về 12 tỷ USD
- HAGL: Công Phượng số 1 nhưng Tuấn Anh mới là 'báu vật' của bầu Đức
- Ông Trump sa thải Tổng thanh tra Bộ Ngoại giao, Phe Dân chủ lập tức điều tra
- 49 dự án BOT đến kỳ tăng giá theo hợp đồng
- Nắng nóng, xe máy đông như kiến, bật đèn ban ngày để làm gì?
- 230 người ngộ độc ở Đà Nẵng: Món ăn chay bị nhiễm vi sinh vật vượt ngưỡng
- Sao Việt 17/5: Trương Ngọc Ánh đọ sắc cùng Hoa hậu Hà Kiều Anh
- Thêm 4 ca Covid-19, đều là trường hợp từ nước ngoài về
- Trịnh Thanh Huy đại gia Đông Âu kín tiếng
- Nữ điều dưỡng cùng bảo vệ bị người nhà bệnh nhân đấm túi bụi
Thanh Hóa: Huyện hủy chỉ đạo không nhận hỗ trợ, trưởng thôn nhận sai Posted: 16 May 2020 04:02 PM PDT UBND huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) hủy bỏ phần nội dung trong công văn "yêu cầu rà soát lại các hộ có trong danh sách nhưng không đủ điều kiện hưởng thì đề nghị làm đơn không nhận hỗ trợ của Nhà nước". Trước đó, ngày 16/4, UBND huyện Tĩnh Gia có công văn số 1113/UBND-LĐTBXH do Phó chủ tịch Hồ Đình Tùng ký gửi Chủ tịch các xã, thị trấn. Nội dung công văn nêu rõ, thực hiện nghị quyết của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, các xã, thị trấn khẩn trương rà soát, tổng hợp danh sách đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ gồm người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo.
Đáng chú ý, mục 2 của công văn có đoạn: "Đối với hộ có tên trong danh sách nhưng không đủ điều kiện hưởng thì đề nghị gia đình làm đơn không nhận chính sách hỗ trợ của Nhà nước có xác nhận của ủy ban xã". 'Do trình độ hạn chế tôi mới làm như vậy' Sau khi báo VietNamNet phản ánh, chiều tối 15/5, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia Nguyễn Tiến Dũng đã ký, ban hành công văn (khẩn) số 1457/UBND-PV gửi Chủ tịch các xã, thị trấn yêu cầu hủy toàn bộ nội dung tại mục 2 công văn số 1113. Trưởng thôn Hạnh Phúc (xã Hải Ninh) Lê Công Ngân là người đã vận động được hơn 20 hộ cận nghèo ký vào đơn không nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ. Ông Ngân thừa nhận đã tự thông báo trên loa truyền thanh và đến từng nhà vận động ký vào đơn, việc làm này không phải chỉ đạo của xã.
"Vì muốn chung tay chia sẻ khó khăn với Chính phủ, tôi đã vận động từng hộ ký đơn do tôi soạn sẵn", ông Ngân nói. "Do trình độ hạn chế nên tôi mới làm như vậy. Tôi biết việc làm của mình là sai nên đã hủy những lá đơn đó, đồng thời xin lỗi tới bà con", ông Ngân phân trần. Chủ tịch UBND xã Hải Ninh Lê Đình Phương cho biết, ngoài thôn Hạnh Phúc, địa phương còn có thôn Đồng Minh và Hồng Phong cũng xảy ra việc cán bộ thôn soạn sẵn đơn cho người dân ký.
"Xã không chủ trương chỉ đạo cơ sở vận động hay ép buộc người dân không nhận tiền hỗ trợ. Chúng tôi đã yêu cầu các trưởng thôn viết báo cáo, kiểm điểm", ông Phương nói. Theo Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Tĩnh Gia Hoàng Khắc Đạo, trên địa bàn có tới 1.500 khẩu đồng ý kí vào đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ, ngoài xã Hải Ninh còn có xã Mai Lâm và một số xã khác.
Người dân cho rằng UBND tỉnh Thanh Hóa cần rà soát lại tổng thể các đối tượng trên địa bàn toàn tỉnh để tránh tình trạng "không sợ thiệt, chỉ sợ không công bằng". Được biết, cùng với huyện Tĩnh Gia còn có Thọ Xuân với hơn 2.400 người tự nguyện ký đơn không nhận tiền hỗ trợ với tổng số tiền hơn 1,5 tỷ đồng; huyện Quảng Xương hơn 300 hộ, tương đương hơn 1.000 khẩu… Phó bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng cũng đã có văn bản yêu cầu cán bộ tuyệt đối không được vận động người dân từ chối nhận hỗ trợ, cương quyết xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ vi phạm. Lê Dương Bật mí văn bản chỉ đạo việc làm đơn không nhận hỗ trợ ở Thanh HóaUBND huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) từng phát đi văn bản yêu cầu rà soát lại các hộ có trong danh sách nhưng không đủ điều kiện hưởng thì đề nghị làm đơn không nhận hỗ trợ. | ||||||||
Nhận thức mới về quản trị quốc gia trong thời kỳ mới Posted: 16 May 2020 03:00 PM PDT Tại phiên họp UB Thường vụ QH thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội hôm qua, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy chia sẻ nhiều trăn trở liên quan đến việc phát triển nền kinh tế số trong tình hình mới. Nhắc đến kết quả ứng phó với dịch Covid-19 của Việt Nam vừa qua, ông Túy bày tỏ rất tự hào. Tuy nhiên, Trưởng Ban Công tác đại biểu lưu ý, trong thắng lợi đó, chúng ta cũng cần nhìn thấy khó khăn để thấy "trong cơ có nguy, trong nguy có cơ".
Thời điểm chuyển giai đoạn Theo ông Túy, chúng ta đã nhận diện được thách thức ở phía trước và những trạng thái xu thế phát triển kinh tế của KHCN trong nước cũng như cả thế giới đã được tính toán đến. "Đã nhận diện thì phải quyết tâm thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế trong thời kỳ mới", ông nhấn mạnh. Ônng cho rằng, đây là thời điểm chuyển giai đoạn, nếu nhận thức đúng, có chiến lược đúng thì thúc đẩy đất nước phát triển; nếu nhận thức sai thì làm cho đất nước không phát triển. Từ đó, ông nhấn mạnh đến việc cần tạo nhận thức mới về thời kỳ mới, về quản trị quốc gia trong thời kỳ mới. "Việc này chúng ta nói chưa nhiều. Đã rất nhiều lần chúng ta nói đến cách mạng 4.0 nhưng mảng kinh tế qua đợt dịch bộc lộ làm chưa được nhiều", ông Túy lưu ý. Ông dẫn chứng việc triển khai trạm thu phí không dừng đề cập cách đây 2 năm vẫn chưa thực hiện hay như câu chuyện không dùng tiền mặt, tại sao chúng ta không làm? Dịch vụ bán hàng online hiện đang là xu thế rất hay, sao không thúc đẩy lên? Hay như việc khám chữa bệnh, hoàn toàn có thể thành lập những trung tâm chẩn đoán tập trung. "Công nghệ bây giờ đến từng gia đình một, hoàn toàn có thể thực hiện được việc này, bán thuốc đến tận nhà. Như vậy không phải đến bệnh viện nữa. Chúng ta không phải xây dựng nhiều bệnh viện nữa… Tôi thấy cần tập trung vào làm việc này, ứng dụng phần mềm để thực hiện. Hay dạy học cũng thế, dạy online vẫn đảm bảo, dạy nghề cũng vậy", ông Túy phân tích. Theo ông, vấn đề là tạo ra nhận thức mới, trong điều kiện mới và trong quản lý, điều hành, quản trị quốc gia cần nhấn mạnh việc này. "Thậm chí ngay đơn vị hành chính cũng thế thôi, cả thế giới họ đã xóa nhòa khoảng cách, chúng ta cứ chia tách ra rồi đơn vị hành chính này nọ, to bé, tạo rào cản thì phải gỡ", ông Túy nói. Ông đề nghị phải xây dựng một kịch bản cho chiến lược mới, trong định hướng giải pháp cần thành lập một bộ phận nghiên cứu việc này. QH phải dành thời gian bàn kỹ để tìm ra một chiến lược mới. Kinh tế số sẽ tạo ra luật chơi mới, đòi hỏi thích ứng nhanh Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, tình hình 4 tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát, lây lan nhanh tới các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng toàn cầu, tác động đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế, xã hội và hành vi, thói quen sinh hoạt của người dân trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, kết quả phát triển kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm bị ảnh hưởng hết sức nặng nề. Bên cạnh đó, nền kinh tế có một số điểm sáng như kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm giữ ổn định.
"Phương thức tiêu dùng, quản lý, điều hành trong các hoạt động kinh tế, xã hội trong nước có sự đổi mới theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp và làm việc từ xa; tăng mạnh nhu cầu của thị trường công nghệ thông tin và công nghệ số…", Bộ trưởng KH-ĐT nhấn mạnh. Cụ thể, thương mại điện tử được đẩy mạnh. Các lĩnh vực an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân được đặc biệt quan tâm, đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống dịch bệnh, triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương thức dạy và học, tinh giản nội dung, chương trình học. Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời, hiệu quả về phòng, chống dịch. An ninh, quốc phòng, đối ngoại được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết, xu hướng tiêu dùng, thương mại và xu thế phát triển mới trên nguyên tắc từ xa, hạn chế tiếp xúc; xuất hiện các ngành nghề kinh doanh trực tuyến mới dựa trên kinh tế số. Sự thay đổi về trật tự, vai trò, vị trí của các quốc gia trong quan hệ đối ngoại và thay đổi khoảng cách phát triển giữa các nước, từ đó ảnh hưởng tới dòng đầu tư, thương mại giữa các quốc gia; thay đổi khoảng cách phát triển giữa các quốc gia. Đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc đến các quan điểm giữa toàn cầu hóa, liên kết, hội nhập với chủ nghĩa dân tộc, dân túy, bảo hộ, biệt lập; vấn đề biên giới và chủ quyền sẽ được chú trọng hơn trong quan hệ kinh tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các quốc gia sẽ tìm cách giảm thiểu sự phụ thuộc vào một thị trường, làm thay đổi thương mại toàn cầu. Các chuyên gia quốc tế nhận định Covid-19 sẽ không làm giảm sự phụ thuộc của toàn cầu vào Trung Quốc do nước này vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh đáng kể trong nhiều lĩnh vực như sản xuất điện tử, máy móc và thiết bị. Tư lệnh ngành KH-ĐT cũng đề cập đến xu hướng phát triển trong thời gian tới, trong đó có quá trình chuyển đổi số sẽ được ưu tiên phát triển trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam, giúp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đi vào đời sống nhanh, mạnh và có hiệu quả nhất. "Tuy vậy, kinh tế số sẽ tạo ra luật chơi mới và yêu cầu các DN phải có sáng tạo, thích ứng nhanh nếu không muốn bị bỏ lại phía sau", ông Dũng nhấn mạnh. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, mô hình kinh tế của Việt Nam trong tương lai phải là nền kinh tế có năng lực phản ứng nhanh, chống chọi được với các cú sốc và linh hoạt thích ứng. Nhưng muốn đảm bảo các yêu cầu trên, tăng trưởng toàn diện, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh môi trường, an ninh xã hội sẽ là những yếu tố quan trọng, cần xem xét khi xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó là gia tăng nhu cầu mới về lao động, việc làm phù hợp với phương thức sản xuất kinh doanh và tình hình mới. Thị trường lao động trong thời gian tới sẽ có nhiều thay đổi, nhu cầu về các công việc liên quan đến công nghệ sẽ tăng cao. Xu thế làm việc từ xa sẽ được tiếp tục và tăng cường với lực đẩy chuyển đổi số… Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng đánh giá, hoạt động khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông đã hỗ trợ tích cực đối với công tác phòng, chống dịch. Thu Hằng Kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19, Chính phủ đưa ra 2 kịch bảnBộ trưởng KH-ĐT cảnh báo, căng thẳng Biển Đông sẽ gia tăng còn Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến đề nghị đánh giá các giải pháp bảo vệ chủ quyền. | ||||||||
Posted: 16 May 2020 06:33 PM PDT Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia, với số ca nhiễm mới và tử vong vì virus không ngừng tăng buộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phải ra cảnh báo khẩn về nguy cơ tái bùng phát dịch lần hai. Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng sớm ngày 17/5 (theo giờ Việt Nam), virus corona chủng mới đã tấn công 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, lây nhiễm cho hơn 4,7 triệu người và khiến ít nhất 312.221 trường hợp trong số đó thiệt mạng. Tuy nhiên, thế giới cũng chứng kiến hơn 1,8 triệu bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục sau điều trị.
Cho đến thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới đã chấm dứt hoặc nới lỏng các biện pháp phong tỏa khi tình hình dịch trong nước có dấu hiệu ổn định. Tại châu Âu, một trong các tâm chấn của đại dịch Covid-19 toàn cầu, các bãi biển đã bắt đầu tái mở cửa đúng vào đợt nắng nóng đầu tiên. Châu lục này cũng đang chuẩn bị cho các trận đấu đầu tiên thuộc giải Vô địch bóng đá quốc gia Đức (Bundesliga) quay trở lại sau hơn một tháng phải tạm dừng. Tuy nhiên, WHO cảnh báo những quốc gia nói trên nên thận trọng, coi đây là "thời điểm để chuẩn bị, chứ không phải để ăn mừng" nhằm tránh nguy cơ tái bùng phát làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới vào mùa đông tới đây. Trung Quốc đối mặt thách thức lớn vì nguy cơ bùng phát dịch hai Tiến sĩ Chung Nam Sơn, nhà dịch tễ học nổi tiếng đang giữ vai trò cố vấn y tế cấp cao cho Chính phủ Trung Quốc trong cuộc chiến chống Covid-19 cho biết, nước này vẫn đang đối mặt với thách thức lớn từ nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm virus corona chủng mới lần thứ hai vì thiếu miễn dịch. Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN, ông Chung thừa nhận, nhà chức trách đại lục không nên tự mãn trước những thành công bước đầu trong công tác dập dịch. Sau khi tuyên bố không chế được dịch thành công, Bắc Kinh đã cho nới lỏng các biện pháp phong tỏa toàn quốc hồi tháng trước. Một số trường học và doanh nghiệp trên khắp cả nước đã được phép mở cửa trở lại. Song, trước sự gia tăng trở lại các ca nhiễm mới Covid-19 trong cộng đồng ở một số địa phương, nhà chức trách Trung Quốc đã phải cho phong tỏa thành phố gần 11 triệu dân Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang hồi cuối tháng 4 và đang áp dụng biện pháp tương tự với thành phố Thư Lan, thuộc tỉnh Cát Lâm, giáp biên giới Triều Tiên. Tính đến sáng ngày 17/5, Trung Quốc đã bị Ấn Độ soán ngôi vùng dịch lớn nhất châu Á, với tổng số ca mắc Covid-19 là 82.941 người, tăng 8 người so với một ngày trước đó và tổng số ca tử vong giữ nguyên trong nhiều ngày qua là 4.633 người. Italia thận trọng nới lỏng phong tỏa Thủ tướng Italia Giuseppe Conte tuyên bố, nước này cần phải thận trọng tái mở nền kinh tế đất nước, có tính toán đến rủi ro của việc trỗi dậy đường cong dịch bệnh một lần nữa. Phát biểu của ông Conte được đưa ra khi các quan chức y tế Italia thông báo, nước này có thêm 153 ca tử vong vì Covid-19 trong ngày 16/5, mức thấp nhất kể từ khi chính phủ bắt đầu áp lệnh phong tỏa trên toàn quốc nhằm dập dịch hồi tháng 3. Nhà chức trách địa phương đã bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế và dự kiến sẽ tiếp tục làm điều này vào đầu tuần tới. Các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và khách sạn được khuyến nghị phải kiểm tra thân nhiệt khách hàng, yêu cầu họ đeo khẩu trang và duy trì giãn cách xã hội nhằm phòng chống sự lây lan của virus corona chủng mới. Ông Conte thông báo, Italia cũng sẽ dỡ bỏ lệnh giới hạn đi lại đối với những du khách xuất phát từ các nước châu Âu vào ngày 3/6. Italia hiện là một trong những "điểm nóng" về dịch Covid-19 với gần 225.000 ca dương tính với virus corona chủng mới và ít nhất 31.763 bệnh nhân trong số đó đã thiệt mạng. Barack Obama chỉ trích các quan chức Mỹ về cách ứng phó dịch Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 16/5 bất ngờ lên tiếng chỉ trích một số quan chức có nhiệm vụ giám sát cuộc chiến chống Covid-19 của nước này. Theo AP, phát biểu trước các sinh viên mới tốt nghiệp trong một sự kiện phát sóng trực tiếp 2 giờ đồng hồ trên cả YouTube, Facebook và Twitter, ông Obama nhấn mạnh, dịch Covid-19 cho thấy nhiều quan chức Mỹ "thậm chí còn không cố tỏ ra chịu trách nhiệm" về cách ứng phó với cuộc khủng hoảng do virus corona chủng mới gây ra. Ông Obama không đề cập đến tên của Tổng thống Donald Trump hay bất kỳ quan chức liên bang hoặc tiểu bang nào của Mỹ. Song, các phát biểu mới của cựu tổng thống dường như đã cho thấy sự không hài lòng của ông đối với những gì Washington đang làm để phòng chống dịch bệnh. Mỹ hiện vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch Covid-19, với tổng số ca nhiễm (hơn 1,5 triệu người) và tổng số ca tử vong (89.451 người) đều cao nhất thế giới, tính đến hết ngày 16/5. Các tin đáng chú ý khác về dịch Covid-19: - Nepal ghi nhận ca tử vong vì virus corona chủng mới đầu tiên của nước này cuối ngày 16/5. Nạn nhân là một phụ nữ 29 tuổi, mới sinh con gần đây. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số trường hợp mắc Covid-19 tại quốc gia này là 281 người. - Bộ trưởng Giáo dục Anh Gavin Williamson cho biết, các học sinh và thành viên gia đình các em sẽ được xét nghiệm Covid-19 nếu có triệu chứng bệnh. Tuyên bố này nhằm trấn an các bậc phụ huynh cũng như các tổ chức hoạt động xã hội vì trẻ em khi một số trường học ở đảo quốc sương mù sẽ mở cửa trở lại từ ngày 1/6 tới. - Chính phủ Tây Ban Nha dự kiến sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp quốc gia vì Covid-19 lần cuối cùng tới cuối tháng 6, khi số ca tử vong hàng ngày vì dịch của nước này đạt mức thấp nhất trong gần 8 tuần qua. Tây Ban Nha hiện là vùng dịch lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ, với hơn 276.000 người nhiễm virus và 27.563 bệnh nhân đã tử vong. - Thủ tướng Hungary Viktor Orban hôm 16/5 thông báo, nước này sẽ dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới ở thủ đô Budapest từ ngày 18/5 do tình hình dịch bệnh tại đây đã được kiểm soát. Động thái diễn ra 2 tuần sau khi nhà chức trách chấm dứt lệnh phong tỏa nhằm dập dịch ở các khu vực còn lại của nước này. - Ấn Độ ngày 16/5 lần đầu tiên thông báo có tổng số ca mắc Covid-19 vượt Trung Quốc và trở thành "ổ dịch" lớn nhất châu Á. Tính đến sáng sớm 17/5, nước này ghi nhận 90.398 người dương tính với virus corona chủng mới và 2.862 bệnh nhân Covid-19 đã tử vong. thông báo tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại quốc gia này hiện ở mức 85.940 ca, lần đầu tiên vượt số ca mắc bệnh Trung Quốc (82.941 ca), nơi dịch bệnh khởi phát. - Theo báo Guardian, do không đặt bàn trước, vợ chồng Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ban đầu đã bị một quán cà phê nổi tiếng ở thủ đô đô Wellington từ chối phục vụ vì hết chỗ theo quy định giãn cách ngăn Covid-19. Song, quản lý quán sau đó chạy theo để thông báo cho cặp đôi biết họ có thể quay lại vì quán vừa có bàn trống. New Zealand đã nới lỏng các biện pháp phong tỏa từ ngày 27/4, nhưng nhiều cửa hàng, doanh nghiệp vẫn chưa tái mở cửa. Quốc gia này hiện ghi nhận 21 ca tử vong trong tổng số 1.498 trường hợp nhiễm Covid-19. - Nga ngày 16/5 có thêm 119 ca tử vong vì Covid-19, mức tăng cao nhất kể từ dịch bùng phát tại nước này, nâng tổng số trường hợp thiệt mạng lên 2.537 người. Quốc gia này hiện là vùng dịch lớn thứ 3 trên thế giới với ít nhất 272.043 người dương tính với virus corona chủng mới, tăng 9.200 trường hợp trong vòng 24 giờ qua. Cho đến nay, Nga đã thực hiện hơn 6,6 triệu lượt xét nghiệm Covid-19 và đang theo dõi y tế khoảng 259.000 người. Tuấn Anh | ||||||||
Người đàn ông mím chặt môi quay thước phim cuối cùng về Bác Hồ Posted: 16 May 2020 04:01 PM PDT Ông Nguyễn Thanh Xuân là 1 trong 2 nhà quay phim được nhận nhiệm vụ ghi lại những thước phim xúc động sau khi Bác Hồ trút hơi thở cuối cùng vào mùa thu năm 1969. XEM CLIP: Nhà quay phim quân đội, Trung tá Nguyễn Thanh Xuân (SN 1931, trú tại xóm Liên Sơn, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An) từng nhiều lần vinh dự được gặp Bác Hồ. Ông Xuân là 1 trong 2 nhà quay phim được giao trọng trách ghi lại những hình ảnh thiêng liêng cuối cùng về Bác. Mỗi lần nhắc lại những thước phim về Bác, ký ức trong ông lại ùa về. Trung tá Xuân kể, tối 29/8/1969, tổ quay phim của ông nhận lệnh từ Xưởng phim Quân đội (thuộc Tổng cục Chính trị) yêu cầu vào Phủ Chủ tịch quay phim.
Ông Xuân cẩn thận lau chùi 2 chiếc máy quay, chuẩn bị phim nhựa rồi lên xe. Đi cùng ông còn có nhà quay phim Trần Anh Trà và lái xe Hoàng Hè. "Khi đến Phủ Chủ tịch, ông Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ thông báo tình hình sức khỏe của Bác rất yếu. Bộ Chính trị yêu cầu chúng tôi ghi lại những giây phút có lẽ là cuối cùng của Người. Tuy nhiên, ông Vũ Kỳ không nói quay phim ngay mà yêu cầu nghỉ ngơi, lúc nào cần sẽ thông báo", ông Xuân nhớ lại. Khi biết Bác ốm nặng, ông Xuân không giấu được sự buồn rầu, hụt hẫng. Tuy vậy, đến chiều 1/9, niềm hi vọng của ông lại được nhen nhóm bởi có thể Bác Hồ sẽ xuất hiện trước toàn dân trong buổi lễ mít tinh mừng Quốc khánh 2/9. Cũng đúng lúc này, tổ quay phim của ông Xuân được vào quay phim Bác nhưng yêu cầu phải giữ khoảng cách, chỉ đứng từ xa quay. "Khoảng 9h47 trưa 2/9, thư ký Vũ Kỳ thông báo Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, chúng tôi được lệnh mang máy vào phòng bệnh quay phim. Lúc này, các bác sĩ, lãnh đạo Bộ Chính trị, Ban Bí thư… đứng gần Bác, không ai nén được nước mắt. Bản thân tôi cũng khóc, nhìn qua ống ngắm nước mắt cứ chảy giàn giụa", ông Xuân bùi ngùi. Xác định nhiệm vụ quan trọng, ông Xuân kìm nén đau thương, sử dụng 2 máy quay liên tục, cố ghi lại thật nhiều hình ảnh quan trọng, thiêng liêng nhất về Bác. Đến trưa, khi xe cứu thương chở thi hài Người về Viện Quân y 108, tổ quay phim lại được phân công ghi lại hình ảnh các chuyên gia Liên Xô tìm cách bảo vệ thi hài.
Do thời điểm Bác Hồ ra đi trùng vào ngày Quốc khánh 2/9, thông tin và những thước phim về ngày mất của Bác được giữ bí mật trong suốt một thời gian dài. Mãi 20 năm sau, đến năm 1989 sau khi bộ phim "Những giây phút cuối đời Bác Hồ" ra mắt do đạo diễn Phạm Quốc Vinh (Xưởng phim Quân đội) thực hiện thì ông Xuân mới được xem nhiều thước phim do mình quay lại. XEM CLIP: Những giây phút cuối cùng của Bác Hồ Điếu thuốc thơm nơi trận địa pháo Trung tá Xuân còn là người quay nhiều bộ phim tài liệu nổi tiếng như: Chiến thắng Hàm Rồng, Nhằm thẳng quân thù mà bắn, Dưới cờ quyết thắng... Trong thời gian công tác tại Xưởng phim Quân đội, Trung tá Xuân từng nhiều lần được gặp Bác Hồ. Ấn tượng sâu đậm nhất với ông là lần Bác đến thăm trận địa pháo cao xạ tại đầu cầu Long Biên năm 1967.
Ông Xuân nhớ lại, khi Bác Hồ đến thăm trận địa, các chiến sĩ bộ đội ai cũng vui mừng. Bác vẫy tay chào mọi người rồi bước lên mâm pháo, lấy chiếc mũ sắt đội lên đầu. Đây là mũ sắt của Nga sản xuất nên rất nặng. Bác hỏi: "Các cháu đội mũ này suốt ngày có đau đầu không"? Bộ đội xúc động trả lời: "Chúng cháu không thấy nặng, lúc chiến đấu phải luôn luôn có mũ sắt ạ". "Lúc bấy giờ cũng chẳng có gì, để biểu dương tinh thần các chiến sĩ, Bác rút hộp thuốc trong túi áo ra, phát cho mỗi người một điếu. Bác căn dặn, hút thuốc nhưng phải sẵn sàng chiến đấu, cố gắng bắn rơi thật nhiều máy bay. Điều đặc biệt, hộp đựng thuốc này được làm từ xác máy bay, bộ đội làm tặng cho Bác", Trung tá Xuân kể lại.
Vì hôm đó trời nắng to, lại đang trong thời kỳ chiến tranh ác liệt nên để bảo vệ sức khỏe cho Bác, các lãnh đạo không dám để Bác ở lại lâu. Trước khi rời trận địa, Bác vẫy tay chào và không quên gửi lời chúc sức khỏe đến các chiến sĩ. "Nhiều phóng viên từng hỏi có phải vì tôi là đồng hương của Bác nên được ưu ái. Tôi cười, Bác Hồ cũng không biết tôi ở Kim Liên. Quay những thước phim về Bác là công việc đầy vinh dự của cuộc đời tôi", ông Xuân tự hào chia sẻ. Nguyên Phó Thủ tướng và kỷ niệm được Bác nhắc khẽ khi dự tiệc ở Liên XôNguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan kể lại chuyện được Bác Hồ nhắc nhở khi ăn các món ngon trong chuyến công tác Liên Xô năm 1960. Quốc Huy - Phạm Tâm | ||||||||
Vì sao mua bảo hiểm xe máy 20.000 đồng/năm vẫn bị phạt? Posted: 16 May 2020 06:21 PM PDT Bảo hiểm xe máy 20.000 đồng/2 người/năm là bảo hiểm tự nguyện. Bảo hiểm này để đề phòng khi người điều khiển xe xảy ra tai nạn chứ không phải xuất trình khi CSGT kiểm tra giấy tờ. Theo Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm xe máy có 2 loại là bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, chủ phương tiện có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện. Phí tối thiểu đối với bảo hiểm tự nguyện là 10.000 đồng/người/năm, xe máy được chở tối đa 2 người nên có giá 20.000 đồng/2 người/năm. Loại bảo hiểm này là tự nguyện nên người dân có quyền sử dụng hoặc không sử dụng. Bảo hiểm nhằm mục đích đề phòng trường hợp người điều khiển xe xảy ra tai nạn, rủi ro. Theo quy định, ngoài phần bồi thường từ bảo hiểm bắt buộc, người tham gia giao thông sẽ được nhận thêm một khoản bồi thường từ bảo hiểm tự nguyện.
Chủ phương tiện không phải xuất trình bảo hiểm tự nguyện khi CSGT kiểm tra giấy tờ. Trường hợp người tham gia giao thông không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực, trong khi có bảo hiểm tự nguyện vẫn bị phạt tiền 80.000-120.000 đồng, theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Bảo hiểm tự nguyện được bày bán nhiều trên các vỉa hè tại Hà Nội, TP.HCM. Tuy nhiên, chuyên gia bảo hiểm cho rằng loại bảo hiểm này không đảm bảo bởi không được cơ quan chức năng kiểm định nên có thể là hàng giả, hàng sai quy định. Người dân nên đến các đại lý phân phối, ủy quyền hoặc các công ty bảo hiểm mô tô, xe máy để mua, tránh trường hợp khi xảy ra tai nạn sẽ không được bồi thường. Trong khi đó, bảo hiểm xe máy bắt buộc hướng đến việc giúp cho người mua bảo hiểm bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba. Trong các trường hợp xảy ra rủi ro, tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, người điều khiển xe mô tô, xe máy có bằng lái hợp pháp sẽ không phải đền bù cho người bị va chạm và cho người ngồi trực tiếp trên xe. Thay vào đó, đơn vị bảo hiểm sẽ thay cho chủ xe tiến hành việc chi trả phần trách nhiệm dân sự này. Cụ thể, mức trách nhiệm bảo hiểm của đơn vị bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn. Bên cạnh việc bồi thường cho chủ xe, một phần của số tiền bảo hiểm sẽ được sử dụng để hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông. Trong trường hợp không xác định được xe gây tai nạn hoặc tai nạn không thuộc phạm vi bảo hiểm cũng sẽ được hỗ trợ bồi thường nhân đạo cho nạn nhân số tiền lên đến 20 triệu đồng/người. (Theo Zing) | ||||||||
Chớp thời cơ lịch sử, ngành gỗ dư sức thu về 12 tỷ USD Posted: 16 May 2020 01:00 PM PDT Nhờ nhanh nhạy chuyển đổi sang làm những sản phẩm cốt lõi, đa dạng hóa thị trường… mà hiện nay nhiều doanh nghiệp làm không hết đơn hàng. Sản xuất rầm rộ, làm không hết đơn hàng Tại Hội nghị bàn giải pháp khôi phục chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản sau dịch Covid-19 vào sáng 15/4, ông Nguyễn Quốc Trị - Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), dù tác động của dịch Covid-19 ra rất lớn nhưng nhìn một cách tổng thể, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ phần nào vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng. Trong 4 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản vẫn đạt 3,5 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2019. Song, ông Trị cũng thừa nhận, những tác động của dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp ngành gỗ là khó có thể đong đếm. Tổng hợp từ một số doanh nghiệp, ước tính khoảng 80% các đơn hàng đã ký bị thông báo hủy hoặc chậm giao; hàng ngàn container hàng bị tồn tại các cảng biển ở châu Âu, Hoa Kỳ, Hàn Quốc; chỉ có 7% doanh nghiệp trong số 200 doanh nghiệp khảo sát hoạt động bình thường, 86% doanh nghiệp bị ngừng sản xuất một phần và khoảng 7% đã ngừng hoạt động toàn bộ do thiếu đơn hàng hoặc thiếu nguyên vật liệu và vốn đầu tư sản xuất. Để duy trì hoạt động sản xuất, ông Đỗ Đình Lập - Chủ tịch Hiệp hội gỗ Việt Nam, cho hay các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ đã phối hợp chặt chẽ, tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng để đề xuất các kiến nghị với Chính phủ, bộ ngành sát với thực tế, đồng thời đưa ra các kịch bản, và giải pháp để duy trì sản xuất bằng việc quảng bá sản phẩm qua không gian ảo, bán hàng online, tiến hành khóa đào tạo kỹ năng bán hàng online qua trên các trang Amazon, Alibaba,...
Ngoài ra, hiệp hội còn phối hợp với nhau xây dựng lên các liên kết, chuỗi cung ứng mới và khai thác nguồn nguyên liệu, phụ kiện tại chỗ (khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy) để thay thể nhằm duy trì sản xuất. Theo ông Lập, dịch Covid-19 nước ta đã khống chế cơ bản tốt. Đây là sức hút của đầu tư mà nhu cầu mua hàng của các đối tác lớn trên thế giới. "Các doanh nghiệp đang tích cực chuyển đổi vào những sản phẩm cốt lõi, những mặt hàng có số lượng lớn. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đang sản xuất rầm rộ, làm không hết đơn hàng", ông chia sẻ. Đại diện Công ty CP Lâm sản Nam Định cho rằng, đại dịch là cơ hội để cho doanh nghiệp thanh đổi nhận thức cũng như cách làm. Bản thân công ty cách đây 4 năm từng rất khó khăn về nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện sơn, vật tư,... Nhưng từ năm 2017, DN đẩy mạnh phát triển 100% gỗ rừng trồng, đầu tư hơn 10 tỷ cho các hộ nông dân ở Hòa Bình, Yên Bái,... Kết quả, trong đợt dịch này, nguồn nguyên liệu được đảm bảo, sơn bao bì 100% phát triển trong nước. Hay trước đây, 100% sản phẩm outdoor, giờ DN chuyển sang sản xuất hàng indoor. "Đến nay DN đã nhận được 30% đơn hàng so với năm 2019. Tháng vừa rồi chúng tôi còn nhận đơn hàng mới trị giá 5 triệu USD", vị này chia sẻ. Đem về 12 tỷ USD, chiếm lại thị trường nội địa Theo Thứ trường Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn, dự báo 5 thị trường xuất khẩu gỗ chính như: Hoa Kỳ (51-52% thị phần) vẫn đang cao điểm dịch Covid-19; thứ hai là Trung Quốc (hơn 14%) có nguy cơ tái dịch; thứ ba là Nhật Bản (12%), EU (9%) cũng trong tình trạng rất căng; Hàn Quốc (khoảng 8%). "Theo kịch bản, sau quý II chúng ta phải hành động quyết liệt, đồng bộ sáng tạo, phấn đấu tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2019 trong quý III năm nay. Quý 4 phải đạt tốc độ tăng trưởng 15%. Năng lực sản xuất của chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng được điều này và có thể đạt được mục tiêu xuất khẩu 12 tỷ USD", ông Tuấn nhấn mạnh. Ngoài ra, ông Tuấn cũng cho rằng, thị trường trong nước quy mô khoảng 3,5 tỷ USD cũng rất quan trọng. Trong đó, 700-800 triệu USD đang nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài về tiêu dùng. Cần xâu kết các giải pháp hỗ trợ DN để chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Đồng quan điểm, ông Đỗ Đình Lập nhận định, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ năm nay vẫn có cơ hội để tăng trưởng hai con số bởi những sản phẩm cốt lõi, doanh số nhiều tỷ USD, đang có sự chuyển dịch về Việt Nam. Đặc biệt, có thể phát triển sản phẩm chiếm lĩnh thị trường nội địa. Các nhà máy cần liên kết với chuỗi cung ứng thay đổi văn hóa tiêu dùng trong nước, từ thích dùng gỗ rừng tự nhiên chuyển sang gỗ công nghiệp với kiểu dáng đa dạng và phong cách mới. Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh đến bốn nhóm giải pháp lớn để thúc đẩy phát triển và tháo gỡ khó khăn cho ngành gỗ. Thứ nhất, có chính sách đồng bộ tháo gỡ ngay khó khăn cho 4.600 doanh nghiệp cùng các cơ sở sản xuất, gồm tín dụng, an sinh, tài chính.Thứ hai, khai thác tập trung khe hở các thị trường. Thị trường nào, quốc gia nào khống chế được dịch thì chú trọng khai thác ngay. Thứ ba, tất cả hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp rà soát lại chiến lược kinh doanh để có nguồn lực tốt nhất, sẵn sàng bùng nổ vào quý 3, 4. Ngoài ra,, cần tiếp tục tái cơ cấu ngành hàng theo hướng hiện đại bền vững bằng cả ba trụ cột: tổ chức lại vùng nguyên liệu theo hướng phát triển bền vững, đa dạng hóa ngành và đưa ra những giá trị cho từng phân khúc; củng cố phát triển phương thức thương mại hiện đại, gồm các thiết chế cứng như hội chợ, triển lãm, chợ đầu mối... và thiết chế mềm như giao dịch, bán hàng online cùng xây dựng thương hiệu. Bộ trưởng Cường nhắc nhở các DN phải chú ý đến thị trường 100 triệu dân trong nước - một thị trường khổng lồ, tiềm năng và có tương lai tốt. "Năm qua Việt Nam xuất khẩu tới 11,38 tỷ USD gỗ và sản phẩm đồ gỗ, đứng thứ 4 thế giới. Với những lợi thế sẵn có, chúng ta phấn đấu trở thành trung tâm đồ gỗ của thế giới", ông kỳ vọng. Đặc biệt, cần hình thành những cụm, trung tâm sản xuất chế biến gỗ lớn gắn liền với phát triển logistics, mà Nghệ An đi đầu khi xây dựng một trung tâm hiện đại về sản phẩm gỗ, đồ gỗ. Tâm An | ||||||||
HAGL: Công Phượng số 1 nhưng Tuấn Anh mới là 'báu vật' của bầu Đức Posted: 16 May 2020 04:03 PM PDT - Công Phượng là "con gà đẻ trứng vàng" cho bầu Đức, nhưng với ông chủ HAGL thì "báu vật" của đội bóng phố Núi chắc chắn không ai khác ngoài tên: Nguyễn Tuấn Anh Công Phượng là hy vọng... Tính đến lúc này, với lứa cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo của bầu Đức nhóm "5 chàng ngự lâm quân" gồm Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Toàn và Đông Triều, thì dường như còn mỗi chân sút người xứ Nghệ vẫn được coi là niềm hy vọng lớn nhất cho ông chủ đội bóng phố Núi. Nói thế chẳng có nghĩa 4 cái tên còn lại không gánh trách nhiệm làm rạng danh cho bầu Đức, nhưng Công Phượng mới thực sự là người mà ông chủ HAGL đặt nhiều iy vọng nhất cho cả việc làm thương mại, lẫn thành công trên sân cỏ.
Công Phượng không thành công ở trời Âu, nhưng chắc chắn bầu Đức chưa thôi khát khao đưa chân sút này xuất ngoại một lần nữa. Việc cho CLB TPHCM mượn hẳn 1 mùa giải để làm bước đệm trước khi tính đến tương lai là lời khẳng định cho điều vừa nói. Không chỉ có thế, trong một số thương vụ của bầu Đức, tiền đạo đang tạm khoác áo CLB TPHCM cũng luôn được sát cánh cùng chủ tịch tập đoàn HAGL tham dự sự kiện. Như mới đây nhất, Công Phượng đã thay mặt bầu Đức đến khai trương chuỗi cafe do ông chủ CLB HAGL kết hợp cùng bầu Thắng, bầu Hải mở tại Bình Dương là ví dụ điển hình. ... nhưng Tuấn Anh mới là báu vật của bầu Đức Dựa trên yếu tố thương hiệu, rõ ràng Công Phượng đang là "con gà đẻ trứng vàng" cho bầu Đức. Nhưng trên thực tế cái tên mà ông chủ đội bóng phố Núi yêu thương không kém con đẻ chắc chắn không ai khác ngoài Tuấn Anh. Nghe có vẻ như thiếu hợp lý, khi Tuấn Anh kể từ khi "ra trường" gần như chỉ mang đến cho bầu Đức lo âu, và hiếm khi nào giúp được quá nhiều trong việc quảng bá hình ảnh của HAGL lẫn tập đoàn.
Nhưng sự thật là vậy, bầu Đức có thể nói rằng yêu thương "thằng Nhô" một cách vô điều kiện. Từ những ngày đầu vào học viện, biết cầu thủ nhỏ bé đến từ Thái Bình thiếu tự tin vì dị tật bẩm sinh, bầu Đức quyết định đưa đi Pháp để phẫu thuật. Khi những cầu thủ khác trưởng thành, bay cao trên con đường sự nghiệp... Tuấn Anh thì vẫn vật vã với những chấn thương dai dẳng để bầu Đức một lần nữa dang tay khi liên tục hối thúc cấp dưới tìm mọi cách chữa trị cho tiền vệ người Thái Bình bất kể chi phí, thời gian. Đến giờ, đôi chân của Tuấn Anh đã coi như ổn khi chơi xuất sắc trong màu áo tuyển Việt Nam, hay chặng đường về sau ở V-League 2019 nhưng bầu Đức vẫn chưa an tâm để nhiều lần khẳng định muốn BHL HAGL cẩn trọng với tiền vệ này.
Những gì mà bầu Đức dành cho Tuấn Anh chắc chắn không thể đong đếm, và đổi lại tiền vệ người Thái Bình cũng đã khẳng định sẽ gắn bó trọn đời với HAGL như một cách đền đáp ân tình mà ông chủ đội bóng phố Núi dành cho mình. Nhưng chỉ như thế thôi sẽ là không đủ, khi ai cũng hiểu bầu Đức cần Tuấn Anh toả sáng hơn nữa trên sân cỏ, bởi chỉ có thế mới làm ông chủ đội bóng phố Núi toại nguyện sau rất nhiều kỳ vọng cho tới yêu thương dành cho "thằng Nhô". Và điều này với Tuấn Anh chẳng khó, vì chỉ cần thêm may mắn không chấn thương nữa sẽ thừa sức làm được. Thế thì nhân dịp bước sang tuổi mới, mong may mắn sẽ đến với "tiểu Mozart" – Nguyễn Tuấn Anh, bởi chẳng riêng gì bầu Đức mà rất nhiều người hâm mộ Việt Nam chờ anh toả sáng... Siêu phẩm của Công Phượng vào lưới Hà Nội FC: Xuân Mơ | ||||||||
Ông Trump sa thải Tổng thanh tra Bộ Ngoại giao, Phe Dân chủ lập tức điều tra Posted: 16 May 2020 08:33 PM PDT Hai ủy ban do phe Dân chủ lãnh đạo ở Đồi Capitol vừa mở một cuộc điều tra mới nhằm vào Tổng thống Donald Trump, tập trung vào cáo buộc ông sa thải một nhân sự Bộ Ngoại giao vì động cơ chính trị. Tổng thống Trump, hôm 15/5, thông báo với Quốc hội rằng ông sẽ sa thải Tổng thanh tra Bộ Ngoại giao Steve Linick. Reuters đưa tin, người đứng đầu Nhà Trắng cho biết ông không còn tin tưởng vào khả năng phục vụ của vị này nhưng không nêu lý do.
"Tôi đang thực thi quyền lực với tư cách tổng thống để cách chức Tổng thanh tra Bộ Ngoại giao, có hiệu lực sau 30 ngày kể từ hôm nay", ông Trump tuyên bố. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ, người lên thay ông Linick là Stephen Akard - cựu cố vấn của Phó Tổng thống Mike Pence. Ngày 16/5, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Eliot Engel (đảng Dân chủ - New York) và thành viên cấp cao Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Bob Menendez (đảng Dân chủ - New Jersey) đã gửi một lá thư tới Nhà Trắng, cáo buộc quyết định của ông Trump "mang động cơ chính trị" và thông báo mở một cuộc điều tra. Theo hãng tin RT, Engel và Menendez viết rằng ông Linick đang trong quá trình điều tra Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo "làm sai" việc gì đó. Hai ông cho rằng người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ đã đề nghị Tổng thống sa thải ông Linick. CNN dẫn lời một trợ lý của đảng Dân chủ cho hay, Tổng thanh tra Linick đang điều tra các khiếu nại Ngoại trưởng Pompeo lạm quyền khi yêu cầu một nhân sự của Bộ Ngoại giao thực hiện các công việc cá nhân của ông Pompeo và vợ ông. "Việc ông Linick bị cách chức khi đang mở một cuộc điều tra như vậy cho thấy đây là một hành động trả đũa bất hợp pháp", ông Engel lên tiếng. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho rằng Linick "bị trừng phạt vì thực hiện nghĩa vụ của mình để bảo vệ Hiến pháp và an ninh quốc gia". Steve Linick là một công tố viên nhiều kinh nghiệm, đã được cựu Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm vào chức Tổng thanh tra chuyên trách giám sát các hoạt động của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2013. Thanh Hảo | ||||||||
49 dự án BOT đến kỳ tăng giá theo hợp đồng Posted: 16 May 2020 03:00 PM PDT Theo tính toán sẽ có khoảng 9 dự án bị phá vỡ phương án tài chính nếu phải lùi thời điểm tăng giá đến năm 2022. Chính phủ vừa có báo cáo chất vấn gửi Quốc hội, trong đó vấn đề giải quyết các bất cập của những dự án giao thông BOT được đề cập rõ nét. Theo báo cáo của Chính phủ, đến nay, 100% các dự án BOT do Bộ Giao thông vận tải quản lý đã được rà soát, đề xuất phương án miễn, giảm giá.
Đối với chủ trương giảm giá chung, chưa tăng giá, đến nay, có 49 dự án BOT đã đến kỳ tăng giá theo hợp đồng, tuy nhiên do Chính phủ chỉ đạo chưa tăng giá, do đó theo tính toán sẽ có khoảng 09 dự án bị phá vỡ phương án tài chính nếu phải lùi thời điểm tăng giá đến năm 2022. "Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án, không đảm bảo kế hoạch trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu...", báo cáo nêu rõ. Bộ Giao thông vận tải đã rà soát, tính toán cụ thể để đề xuất các phương án và hiện nay đang lấy ý kiến các Bộ, ngành để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất tăng phí BOT. Vấn đề này đang gây nhiều tranh cãi trong bối cảnh người dân, doanh nghiệp gặp khó vì Covid - 19. Về việc rà soát vị trí đặt trạm thu phí, thời gian vừa qua Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức đánh giá, đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục bất cập tại các trạm BOT trên các tuyến quốc lộ. Đến nay, 15/19 trạm đã được khắc phục, tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông đến nay đã ổn định. Song, vẫn còn 4/19 trạm bất cập. Đó là Trạm Bỉm Sơn (thu phí hoàn vốn cho tuyến tránh phía Tây thành phố Thanh Hóa đoạn Km0 - Km6; Trạm thu phí trên Quốc lộ 3 (thu phí hoàn vốn cho Dự án BOT xây dựng đường Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Km75 - Km100); Trạm thu phí T2 (hoàn vốn cho Dự án BOT cải tạo, nâng cấp uốc lộ 91 và uốc lộ 91B); Trạm thu phí La Sơn - Túy Loan). "Do tính chất đặc thù nên việc triển khai các giải pháp xử lý gặp nhiều vướng mắc và sẽ được xem xét, xử lý một cách thận trọng trong thời gian tới", báo cáo nêu. Báo cáo của Chính phủ cho biết: Một số địa phương chưa thực sự thực hiện một cách quyết liệt khi phát sinh những hiện tượng mất an ninh trật tự tại trạm thu phí. Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu các doanh nghiệp dự án phối hợp với Trạm Cảnh sát giao thông phụ trách để ký Quy chế bảo đảm an ninh trật tư; Ủy ban nhân dân các xã khu vực đặt Trạm, lập phương án chống ùn tắc giao thông; Cục Quản lý đường bộ thường xuyên tổ chức, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, bảo trì của doanh nghiệp dự án và nhà đầu tư. Bộ Giao thông vận tải đã nghiêm túc thực hiện chủ trương không đầu tư dự án BOT trên đường hiện hữu, chỉ đầu tư dự án áp dụng hình thức BOT đối với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân. Đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã chuyển hình thức đầu tư của 10 dự án đã phê duyệt đề xuất dự án hoặc đang lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi sang hình thức đầu tư công; đã đàm phán với các nhà đầu tư để dừng 04 dự án đã ký Hợp đồng, mới triển khai. Đối với dự án mới, Bộ GTVT chỉ thực hiện theo hình thức BOT đối với các dự án xây dựng mới và tập trung chủ yếu đường bộ cao tốc. Báo cáo của Chính phủ cho hay đến nay toàn bộ 100% các dự án đã được kiểm toán, đồng thời chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các kết luận của Thanh tra, Kiểm toán đối với các dự án về xử lý chi phí, xử lý trách nhiệm và quyết toán chi phí đầu tư. Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan có thẩm quyền đã chấp thuận quyết toán cơ bản được 63/67 dự án, còn 04 Dự án đang xây dựng (La Sơn - Túy Loan; cầu Bình Lợi; Dự án thu phí không dừng BOO1 và BOO2). Lương Bằng Tăng phí BOT để 'cứu' nhà đầu tư sẽ rất bất lợiTrong bối cảnh dịch Covid-19 đang tác động xấu đến nền kinh tế, nhiều ý kiến cho rằng việc Bộ GTVT đề xuất tăng phí BOT là không phù hợp. | ||||||||
Nắng nóng, xe máy đông như kiến, bật đèn ban ngày để làm gì? Posted: 16 May 2020 03:00 PM PDT Sau bài viết "Tranh cãi gay gắt về quy định xe máy phải bật đèn 24/24h", có hàng trăm độc giả phản hồi với phần lớn ý kiến bày tỏ, Việt Nam nắng nóng, xe máy đông như kiến, san sát nhau, bật đèn ban ngày để làm gì?
Lưu ý đặc thù Việt Nam: Nắng nóng, xe máy đi san sát Ghi nhận từ phản hồi bạn đọc của VietNamNet cho thấy, đại đa số đều lo ngại quy định bật đèn xe máy 24/24h không phù hợp ở Việt Nam. Nhiều ý kiến đề nghị cơ quan chức năng cần xem xét kỹ vấn đề này trước khi ra quyết định. Độc giả Hữu Nhân cho biết, việc lấy dẫn chứng nước ngoài đã áp dụng quy định này là không hợp lý. Bởi theo độc giả này, ở nước ngoài ô tô nhiều hơn mô tô, đường cao tốc rộng rãi, khoảng cách các phương tiện giao thông không dày đặc nên cần phải quy định bật đèn để nhận diện từ xa nhằm tránh rủi ro tai nạn xảy ra.
"Trong khi đó, ở Việt Nam xe máy đông như kiến vỡ tổ, khỏi cần bật đèn cả ngày cũng nhận diện được vì lúc nào cũng san sát gần nhau từng "centimet". Hơn nữa do ý thức chấp hành luật giao thông của người Việt Nam chưa cao nên nếu bật đèn nhận diện toàn bộ thì càng gây mất trật tự, càng xảy ra TNGT nhiều hơn vì có khi, xảy ra va chạm cãi nhau trong lúc tham gia giao thông...", độc giả Hữu Nhân bày tỏ. Cùng quan điểm với độc giả Hữu Nhân, độc giả Trịnh Văn Hoàn chia sẻ: "Châu Âu và các nước Đông Nam Á đã thực hiện quy định này vì số lượng xe máy tham gia giao thông của họ rất ít chủ yếu là ô tô. Ở Việt Nam ngược lại xe máy là chủ yếu nên quy định này là không phù hợp". Còn độc giả Lựu Đạn Sét cho rằng, việc áp dụng bật đèn xe máy 24/24h là không hợp lý với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Độc giả này cho rằng: "Các nước trên thế yêu cầu bật đèn xe ban ngày vì thời tiết sương mù tầm nhìn hạn chế nên phải bắt buộc. Còn ở Việt Nam, mùa hè, ra đường nắng nóng đỏ lửa, bật đèn càng bức bí, làm tăng thêm nền nhiệt... Tôi cho rằng quy định này nếu được áp dụng sẽ bất hợp lý". Độc giả Đoàn Hoàng Anh cũng lo lắng, với thời tiết và mật độ giao thông như Việt Nam, ai đi xe cũng đèn sáng giữa ban ngày thì sẽ chói mắt dẫn đến căng thẳng, mất tập trung khi tham gia giao thông. "Đèn chiếu sáng bật ban ngày ở những quốc gia gần đường xích đạo như Việt Nam và một số nước khác có điều kiện như Việt Nam chỉ làm cho trái đất thêm nóng", độc giả Lê Hữu Minh bày tỏ quan điểm. Cùng quan điểm trên, độc giả Nguyễn Hồng Thanh cũng cho rằng: "Vào năm 1977, Thụy Điển trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới bắt buộc các phương tiện tham gia giao thông bật đèn xe vào ban ngày. Tiếp đến những nước như Phần Lan, Đan Mạch, Iceland, và Na Uy cũng đưa ra quy định tương tự. Nhưng đây là những nước Bắc Âu quanh năm rất ít ngày có ánh mặt trời, chỉ có mây và sương mù. Còn nước ta là một nước khí hậu nhiệt đới nên học theo kinh nghiệm của các nước sẽ không hợp lý". Ngoài ra, nhiều ý kiến bạn đọc gửi về bày tỏ băn khoăn, nếu bật đèn cốt xe máy suốt ngày, chắn chắn sẽ dẫn đến tiêu hao pin và có khả năng tỏa nhiệt, ảnh hưởng tuổi thọ bóng đèn. Vì đèn cốt là đèn có mục đích để chiếu sáng cho người lái thay vì để "nhận diện" theo đúng tên gọi của đèn nhận diện hay đèn xi-nhan. Nên trưng cầu ý kiến nhân dân Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến các độc giả gửi về ủng hộ đề xuất bật đèn xe máy 24h/2h của Bộ Giao thông vận tải nhưng đề nghị, chỉ nên áp dụng theo điều kiện đặc thù.Luật có thể áp dụng nhưng cần linh hoạt, không quá khắt khe để mọi người dần thích nghi và thực hiện. Độc giả Nguyễn Duy Hy Chỉ bày tỏ, chúng ta chỉ nên quy định xe phải bật đèn cả ngày trong một vài điều kiện như sương mù, mưa, bình minh và hoàng hôn mà ánh sáng tự nhiên của mặt trời không có khả năng đảm bảo tầm quan sát các vật thể ở một khoảng cách nào đó. "Tôi cho rằng quy định cụ thể vào những lúc mưa giông, khói bụi hoặc khu vực cụ thể,... Chứ như nắng hè chói chang của tháng mùa hè thì bật đèn cả ngày không nên", độc giả Tâm nói. Độc giả Trần Hùng kể: "Bản thân tôi khi sang Thái Lan, thấy họ bắt buộc bật đèn xe máy ban ngày để xe ô tô dễ nhận biết là một việc làm hay và tôi luôn bật đèn khi lưu thông ở Việt Nam. Nhưng không nên máy móc áp dụng bắt buộc ở Việt Nam vì số lượng xe máy ở Việt Nam quá nhiều, xe ô tô bắt buộc phải quan sát cẩn thận khi lưu thông. Dto đó chỉ nên khuyến khích người dân bật đèn ban ngày chứ chưa nên bắt buộc ( áp dụng máy móc )".
Nêu dẫn chứng về trường hợp của mình, độc giả Phan Dương Tuấn cho biết: "Xe tôi đang đi là nhập khẩu có chế độ đèn tự động bật 24/24h. Lúc mua về, cũng tính độ công tắc mà mấy lần đi Đà Lạt sương mù hơi nhiều lúc đó mới thấy ưu điểm của việc bật 24/24h. Thực hiện quy định này chỉ nên bắt buộc ở các nơi điều kiện thời tiết đặc biệt như Đà Lạt. Ngoài ra, cơ quan chức năng lên mạnh tay phạt thật nặng hành vi bật đèn pha, đèn trợ sáng ban đêm trong thành phố, nội ô chói mắt người đi đường dễ gây tai nạn". Đánh giá về đề xuất quy định bật đèn xe máy 24h/24h, độc giả Nguyễn Quang cho rằng, mọi quy định trong điều luật đều có những những điểm lợi và có những điểm bất lợi. Tuy nhiên luật được làm ra để có lợi cho dân, có lợi cho cộng đồng nên phải được đông đảo người dân đồng tình, chứ không phải sao chép cho có để rồi "ta cũng phải như các nước trên thế giới". "Nên chăng hãy làm một cuộc trưng cầu dân ý là hợp tình hợp lý nhất. Quan điểm của riêng tôi, nếu bắt buộc phải bật đèn cốt 24/24h mà thật sự giảm thiểu được tai nạn giao thông thì tôi ủng hộ, độc giả này nhấn mạnh. Trước đó, theo lý giải của Vụ An toàn giao thông, Bộ Giao thông vận tải, đề xuất bật đèn xe máy chiếu sáng suốt cả ngày mới chỉ nếu lý do "thực hiện theo Công ước quốc tế về biển báo và tín hiệu đường bộ năm 1968 (Công ước Viên 1968)". Nếu Việt Nam không thực hiện, sẽ phải có văn bản giải trình.
Chi Bảo - Nguyễn Hoàng Trân trọng mời bạn đọc gửi tin bài, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy, email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn! Tranh cãi gay gắt về quy định xe máy phải bật đèn 24/24hĐề xuất xe máy phải bật đèn nhận diện 24/24h khi tham gia giao thông đang nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. | ||||||||
230 người ngộ độc ở Đà Nẵng: Món ăn chay bị nhiễm vi sinh vật vượt ngưỡng Posted: 16 May 2020 08:33 PM PDT Ban quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng xác định 230 người ngộ độc ở huyện Hòa Vang do ăn phải các món chay bị nhiễm vi sinh vật vượt mức cho phép. Sáng nay (17/5), Ban quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng thông tin về vụ ngộ độc xảy ra ở huyện Hòa Vang sau khi người dân mua đồ chay ở chợ Túy Loan về ăn. Theo đó, tổng số người bị ngộ độc thực phẩm nhập viện điều trị là 230 người, với các triệu chứng: sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy. Đến ngày 15/5, đã có 225 bệnh nhân xuất viện. Người dân điều trị tại Trung tâm y tế huyện Hòa Vang trước đó Đơn vị này đã lấy 29 mẫu thực phẩm tại các gia đình và nơi cung cấp nguyên liệu để xét nghiệm tìm nguyên nhân (23 mẫu tại các hộ kinh doanh ở chợ Túy Loan, 5 mẫu tại gia đình, 1 mẫu đậu khuôn tại nơi sản xuất) để làm các xét nghiệm, tìm nguyên nhân ngộ độc. Kết quả cho thấy, người dân đã ăn phải các món chay bị nhiễm vi sinh vật vượt mức cho phép gồm: nem chay, mì căn, đậu khuôn chiên, cá kho chay, sườn xá xíu, chả chay kho, mì căn xào thịt bò, chả phù chúc, nui xào. Các vi sinh vật có trong thức ăn vượt mức cho phép và gây ngộ độc là: Bacillus cereus, Escherichia coli, Staphylococus aureus. Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP đang phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm chay cung cấp cho các hộ kinh doanh tại chợ Túy Loan. Đơn vị cũng tiến hành xác định vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý theo quy định. Tối 7/5, hàng trăm người dân bị ngộ độc được đưa đến Trung tâm y tế huyện Hòa Vang, BV Đà Nẵng, BV Phụ sản Nhi và Trung tâm y tế quận Cẩm Lệ điều trị. Những người này đến từ các xã Hòa Phong, Hòa Khương và Hòa Nhơn thuộc huyện Hòa Vang. Trước đó, họ đến chợ Túy Loan mua đồ chay về ăn, sau đó bị ngộ độc. Hồ Giáp Vụ ngộ độc đồ chay mua ngoài chợ ở Đà Nẵng: Thêm 89 người nhập việnSau khi ăn đồ chay mua ở chợ, 222 người ở Đà Nẵng xuất hiện triệu chứng đau bụng, đau đầu, tiêu chảy phải nhập viện cấp cứu. Hiện nay, đã có 82 trường hợp được xuất viện. | ||||||||
Sao Việt 17/5: Trương Ngọc Ánh đọ sắc cùng Hoa hậu Hà Kiều Anh Posted: 16 May 2020 06:43 PM PDT Chia sẻ loạt ảnh thân thiết bên nhau, cả ba đều nhận được nhiều lời khen ngợi vì nhan sắc ngày càng trẻ trung, quyến rũ. Sao Việt ngày 17/5: Trên trang cá nhân, Trương Ngọc Ánh đăng ảnh cùng Hoa hậu Hà Kiều Anh và bà xã Bình Minh. Nữ nghệ sĩ viết: "Chúc mừng sinh nhật bạn Kiều tuổi mới thật thành công với nhiều dự án mới và mãi hạnh phúc bên gia đình yêu thương của mình". Loạt ảnh thu hút sự chú ý với nhan sắc trẻ trung, quyến rũ của cả ba. "Cuối tuần ở nhà ngắm cá", Nhật Kim Anh tận hưởng những phút giây an yên sau nhiều biến cố. Hiền Hồ gây bất ngờ với vòng eo nhỏ xíu. Lý Quý Khánh chia sẻ loạt ảnh mới của Hồ Ngọc Hà vô cùng xinh đẹp, sang trọng. Trúc Nhân đăng ảnh kèm chia sẻ "Tôi đã trở lại", úp mở về việc chuẩn bị ra sản phẩm mới. "Trên phim thế thôi chứ ngoài vẫn dịu dàng lắm", diễn viên Mạnh Trường hài hước. Nam ca sĩ Quang Vinh tiếp tục khoe tài vẽ tranh đẹp như hoạ sĩ. "Người viết nên thanh xuân của em là Anh", diễn viên Thanh Hương rạng rỡ với hình ảnh mới. Lê Dương Bảo Lâm đăng ảnh khi được vợ và con gái tiễn ra sân bay đi diễn. Hình ảnh nhận được nhiều bình luận từ khán giả. Lý Nhã Kỳ nhí nhảnh, trẻ trung với kiểu tết tóc hai bên. "Bé bé bồng bông 2 má hồng hồng", người đẹp đăng kèm loạt ảnh. T.N Trương Ngọc Ánh tổ chức tiệc tặng vợ chồng Bình Minh- Vợ chồng Bình Minh – Anh Thơ được người bạn thân Trương Ngọc Ánh tổ chức buổi tiệc đơn giản, ấm cúng để kỷ niệm 12 năm ngày cưới.. | ||||||||
Thêm 4 ca Covid-19, đều là trường hợp từ nước ngoài về Posted: 16 May 2020 04:25 AM PDT - Chiều 16/5, Việt Nam ghi nhận thêm 4 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số ca mắc cả nước lên 318 trường hợp. Trong số 318 ca mắc Covid-19 được ghi nhận tới nay tại Việt Nam, có tới 210 ca từ nước ngoài về, 178 trường hợp cách ly ngay khi nhập cảnh. 4 ca bệnh được ghi nhận chiều nay tiếp tục là trường hợp cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Thông tin cụ thể như sau: Bệnh nhân 315 là nam, 39 tuổi, từ Campuchia về nước và nhập cảnh trái phép qua đường mòn vào lúc 15h30' ngày 2/5, sau đó đến nhà người dì ruột tại ấp Tân Đông, xã Tân Thành, huyện Tân Châu (Tây Ninh). Theo yêu cầu của người dì, người đàn ông này đã tới ngay công an xã trình báo, được giữ cách ly tại xã tới sáng 3/5, sau đó được đưa đi cách ly tập trung tại K71. Ngày 5/5, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với SARS-CoV-2. Tối 15/5, mẫu xét nghiệm lần 2 của bệnh nhân tại Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân được chuyển điều trị cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh. 17 người tiếp xúc gần với bệnh nhân này hiện đã được cách ly theo dõi tại Trung tâm Y tế huyện Tân Châu và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh. Bệnh nhân 316 là nam, 19 tuổi, có địa chỉ tại TP Đà Nẵng. Ngày 14/5, người này từ Philippines về nước trên chuyến bay số hiệu QH9352. Ngay sau khi nhập cảnh tại Sân bay Quốc tế Cần Thơ, bệnh nhân được đưa đi cách ly tập trung ngay tại Trường Quân sự tỉnh Đồng Tháp và có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 ngày 15/5. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, Đồng Tháp. Bệnh nhân 317 là nam, 29 tuổi, có địa chỉ tại Diên Khánh, Khánh Hoà. Ngày 13/5, người này từ Nga về nước trên chuyến bay VN0062. Sau khi nhập cảnh tại Sân bay Vân Đồn, bệnh nhân được đưa đi cách ly tập trung ngay tại Trường Quân sự tỉnh Thái Bình cơ sở 1 và lấy mẫu xét nghiệm. Đến ngày 16/5, bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Bệnh nhân 318 là nữ, 41 tuổi, có địa chỉ tại TP Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Ngày 13/5, bệnh nhân từ Nga về nước trên chuyến bay VN0062, cách ly tập trung ngay tại Trường Quân sự tỉnh Thái Bình cơ sở 1 ngay sau nhập cảnh. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm nCoV ngày 13/5, đến ngày 16/5 có kết quả dương tính SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Như vậy tới nay, chuyến bay VN0062 từ Liên bang Nga về Việt Nam ngày 13/5 đã có tới 27 hành khách dương tính với SARS-CoV-2, tuy nhiên tất cả đều được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng. Nguyễn Liên Báo chí Anh: Quá muộn để các nước học cách chống dịch Covid-19 của Việt NamTrang tin BBC của Anh nhận định đã quá muộn để các nước khác học theo thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. | ||||||||
Trịnh Thanh Huy đại gia Đông Âu kín tiếng Posted: 16 May 2020 03:00 PM PDT Cùng ông Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh gây dựng tập đoàn Masan tại Nga cũng như khi trở về Việt Nam, ông Trịnh Thanh Huy lại không gặp may trong con đường kinh doanh của mình. Loạt công ty thu lỗ Sau khi về nước, ông Trịnh Thanh Huy đã tham gia thâu tóm một số công ty trên sàn như Bê tông 620 Châu Thới (BT6), Xây dựng Công nghiệp Descon (DCC). Ngoài ra, ông Huy cùng với nhóm Kusto đã tham gia thành lập công ty Bình Thiên An - chủ đầu tư dự án Đảo Kim Cương tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian dài im ắng kể từ sau khi xuất hiện với vai trò là lãnh đạo của HB Group với dự án tỷ đô New Hội An City, ông Huy bất ngờ lại được nhắc đến nhiều trước việc Tòa án nhân dân Tp.HCM đã có quyết định mở thủ tục phá sản đối với CTCP Xây dựng Công Nghiệp (Descon) theo đơn kiện của một nhà cung cấp là Siam City Cement Ltd. Giống như Descon, một công ty khác được ông Trịnh Thanh Huy và bên liên quan mua lại cũng đang ở trong tình cảnh rất bết bát là là Beton 6, trước đây là CTCP Bê tông 620 Châu Thới. Ông Trịnh Thanh Huy tham gia bắt đầu tham gia vào Hội đồng quản trị của Beton 6 từ năm 2009 và là lãnh đạo cao cấp duy nhất của công ty vẫn còn tại nhiệm từ đó đến nay. Giai đoạn 2009-2010 cũng là thời kỳ rực rỡ nhất của Beton 6 với lợi nhuận đạt trên 100 tỷ đồng và sau đó bắt đầu giảm mạnh. Beton 6 được ra đời vào năm 1958 là doanh nghiệp Nhà nước lâu đời nhất tại Bình Dương đang đứng trước nguy cơ phá sản. Trong báo cáo tài chính vừa được công bố, Beton 6 (BT6) khép lại năm 2018 với khoản lỗ đột biến gần 323 tỷ đồng sau khi đã lỗ 139 tỷ đồng trong năm trước. Doanh thu sụt giảm 3/4 so với năm 2017, xuống còn 134 tỷ đồng. Từ năm 2017 đến nay, do tình hình công ty rơi vào nợ nần khiến người lao động lần lượt xin nghỉ việc. Cú đột phá của ông Nguyễn Đăng Quang Trong khi đó, ông Nguyễn Đăng Quang lại đang khá thành công. Theo Forbes, tính tới cuối phiên giao dịch 14/5, tổng tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Tập đoàn Masan (MSN) đạt 1,1 tỷ USD nhờ cổ phiếu MSN tăng mạnh mẽ lên mức cao nhất trong vòng khoảng 5 tháng qua. Trong phiên giao dịch 14/5, cổ phiếu MSN tăng 3,2% lên 63.900 đồng/cp. Kể từ đầu tháng 4 tới nay, cổ phiếu MSN đã tăng khoảng 60% từ mức 40 ngàn đồng/cp lên mức hiện tại.
Cổ phiếu MSN tăng mạnh trong bối cảnh mảng thực phẩm tiêu dùng nhanh của doanh nghiệp này ghi nhận những kết quả tốt bất chấp đại dịch, trong khi đó mảng bán lẻ (vừa nhận chuyển nhượng từ Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt những kết quả ban đầu khá tốt. Theo báo cáo vừa công bố, trong quý 1, doanh thu bán lẻ của VinCommerce (doanh nghiệp sở hữu VinMart, VinMart+) tăng 40% so với cùng kỳ lên hơn 8,7 ngàn tỷ đồng. Đây là quý đầu tiên Masan của ông Nguyễn Đăng Quang tiếp quản hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam, vốn được tỷ phú Phạm Nhật Vượng gầy dựng trong 5 năm trước đó. Masan cũng vừa công bố thông tin bán thành công 30 triệu trái phiếu kỳ hạn 3 năm, lãi suất 10% cho năm đầu thu về 3 ngàn tỷ đồng. Với mức giá cổ phiếu hiện tại, Masan có vốn hóa thị trường đạt gần 74,7 ngàn tỷ đồng (tương đương 3,2 tỷ USD). Lên núi ở ẩn vẫn đút túi tiền tỷ CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa công bố ước KQKD tháng 4/2020 với doanh thu 2.233 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 90 tỷ. Lũy kế 7 tháng đầu niên độ 2019-2020, doanh thu HSG đạt 14.597 tỷ, thực hiện được 52% kế hoạch cả niên độ (28.000 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế đạt 472 tỷ đồng, vượt 18% chỉ tiêu cả niên độ. Trên sàn, tình hình kinh doanh cải thiện đang mang lại tín hiệu giao dịch tích cực cho HSG. Tính từ tháng 4/2020, mã HSG đã tăng gấp đôi thị giá lên 8.440 tỷ đồng/cp. Phiên 15/3, HSG đang kịch trần với lượng giao dịch đột biến, ~14 triệu cổ phiếu/phiên. Dường như kết quả hoạt động của Hoa Sen vẫn tăng trưởng ổn định bất chấp việc ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn từng cho biết, bên cạnh những khó khăn của nền kinh tế và của ngành thì trên thực tế, ông Vũ không thường xuyên đến văn phòng trong suốt hơn 3 năm vừa qua. Ông từng tuyên bố lên núi sống tĩnh tâm. Đại gia kín tiếng gom khoản lớn ngàn tỷ HĐQT Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam - Gelex (GEX) vừa công bố nghị quyết về việc thoái vốn khỏi mảng logistics thông qua hình thức bán toàn bộ phần vốn góp của Gelex tại Công ty TNHH MTV Gelex Logistics. Dự kiến, việc thoái vốn sẽ được thực hiện trong khoảng quý 2-3/2020. Theo báo cáo tài chính, Gelex nắm 100% cổ phần tại Gelex Logistics, giá trị khoản đầu tư gốc lên đến 1,2 ngàn tỷ đồng. Trong năm 2019, mảng vận tải và kinh doanh kho bãi của Gelex ghi nhận doanh thu trên 1,6 ngàn tỷ đồng.
Khoảng 5 năm gần đây, Gelex liên tục tấn công vào các lĩnh vực tiềm năng, như thâu tóm các doanh nghiệp cáp điện hàng đầu (Cadivi, Thibidi, HEM), các khách sạn danh tiếng (Melia Hà Nội), mua doanh nghiệp nước sạch (Nước Sông Đà Viwasupco), logistics (Sotrans 100%, Vietransimex 84%), và gần đây là bất động sản công nghiệp (mua Viglacera) để đón đầu làn sóng FDI khi Mỹ - Trung căng thẳng. Chỉ trong thời gian ngắn, đại gia "Tuấn mượt" đã có nhiều thương vụ ngàn tỷ chấn động. Đây đều là các thương mua các "máy in tiền", mua dòng tiền chứ không phải chỉ là mua tài sản.. Các nhóm này cần nhiều đầu tư ban đầu lớn nhưng sau sẽ sinh lời đều đặn. Từ đó Gelex sẽ tích lũy để đầu tư vào các lĩnh vực khác có triển vọng và khả năng sinh lời dài hạn. Mảng thiết bị điện có dòng tiền dồi dào, mang về cho Gelex khoảng 1.000 tỷ đồng/năm. Thaco muốn tăng sở hữu tại HAGL Agrico Ô tô Trường Hải (Thaco) vừa đăng ký mua gần 26 triệu cổ phiếu Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HNG). Nếu giao dịch thành công, Thaco sẽ nâng sở hữu từ mức 26,29% lên 28,62% vốn, tương ứng nắm giữ hơn 317 triệu cổ phiếu. Thời gian giao dịch dự kiến từ 19/5 - 17/6/2020 qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận, mục đích đầu tư tài chính. Trên thị trường, cổ phiếu HNG đang tăng tương đối tốt hiện đang ở mức giá gần 14.000 đồng/cp. Mới đây, tại kỳ cơ cấu lại danh mục quý 2/2020, với rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Smallcap Indexes, cổ phiếu HNG là 1 trong 2 mã tại thị trường Việt Nam được thêm mới. Trở lại với giao dịch từ Thaco, nếu tạm tính theo thị giá 14.000 đồng, Thaco sẽ phải chi 360 tỷ đồng cho thương vụ trên. Tại thời điểm 31/3, HNG đang vay gần 5.000 tỷ đồng từ các ngân hàng, chủ yếu là các khoản vay dài hạn. Bên cạnh đó HNG cũng vay hơn 4.300 tỷ đồng từ HAGL và THACO – 2 cổ đông chính của công ty. Bảo Anh | ||||||||
Nữ điều dưỡng cùng bảo vệ bị người nhà bệnh nhân đấm túi bụi Posted: 16 May 2020 08:13 PM PDT Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng vừa có văn bản gửi cơ quan CSĐT Công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đề nghị làm rõ vụ việc bảo vệ và nữ điều dưỡng bị hành hung. Trước đó, vào khuya 15/5, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng tiếp nhận bệnh nhân L.T.M.H (22 tuổi, ngụ TP Đà Lạt) trong tình trạng không ăn uống được, đau tức ngực, tê chân tay.
Trong lúc cấp cứu, bố của bệnh nhân H. liên tục gọi điện to tiếng nên được bảo vệ của bệnh viện là anh N.V.H.P tới nhắc nhở, yêu cầu ra ngoài. Sau khi ra ngoài, bố và anh trai của bệnh nhân này chửi mắng bác sĩ ca trực. Khi thấy anh P. đi ra, bố của bệnh nhân H. liền lao vào tấn công gây náo loạn phòng cấp cứu, anh trai của bệnh nhân cũng lao vào đấm, đá... khiến nạn nhân gục xuống đất. Một nữ điều dưỡng của bệnh viện tới can ngăn cũng bị giật bảng tên, đánh túi bụi. Nhận được tin báo, Công an phường 6, TP Đà Lạt đã đến ngăn chặn sự việc. Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm nhóm hành hung bác sĩ ở Hải DươngPhó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị các lực lượng chức năng điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng hành hung bác sĩ ở Hải Dương để răn đe. Trùng Dương |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét