“Bộ Nội vụ vào cuộc làm rõ vụ Phó chủ tịch Thái Bình thăng chức thiếu chuẩn” plus 14 more |
- Bộ Nội vụ vào cuộc làm rõ vụ Phó chủ tịch Thái Bình thăng chức thiếu chuẩn
- Chọn đúng người để lãnh đạo Đà Nẵng nhiệm kỳ tới
- Thi tuyển công chức tỉnh Đắk Lắc, phát hiện nhiều bài bị sửa điểm
- Hành trình bí ẩn của chuyên cơ chở Kim Jong Un
- Tin chứng khoán ngày 18/6: Tính 640 triệu USD từ nước ngoài, đại gia Việt vượt bão Covid
- Doanh nghiệp đua nhau tăng giá thịt lợn
- Cháy lớn ở phòng trọ tphcm, 2 cha con tử vong
- Công Phượng, Tiến Linh đừng để thầy Park đau đầu tuyển Việt Nam
- Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai giải trình việc can thiệp vào hoạt động tòa án
- Cần bảo mật thông tin cá nhân người dùng dịch vụ thu phí điện tử không dừng
- Ngân hàng thương mại cần cố gắng cầm cự, không vội phản công
- Trung Quốc từ bỏ thói quen dùng đũa trên bàn ăn
- Bộ Xây dựng đề xuất cho người nước ngoài mua bất động sản du lịch
- Công an khởi tố 3 cán bộ do Thành uỷ TP.HCM quản lý, làm việc với ông Tất Thành Cang
- Dự báo thời tiết 18/6, Bắc và Trung Bộ gia tăng nắng nóng
Bộ Nội vụ vào cuộc làm rõ vụ Phó chủ tịch Thái Bình thăng chức thiếu chuẩn Posted: 17 Jun 2020 09:51 PM PDT Liên quan thông tin Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận thăng tiến "thần tốc", thiếu tiêu chuẩn, Bộ Nội vụ sẽ yêu cầu tỉnh báo cáo để làm rõ đúng sai. Trả lời VietNamNet bên lề Quốc hội sáng nay (18/6) về thông tin Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình thăng tiến thiếu tiêu chuẩn, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho hay: Nhân sự Phó Chủ tịch tỉnh là do Bộ Nội vụ thẩm định để Thủ tướng phê chuẩn sau khi HĐND tỉnh bầu. Vì vậy Bộ sẽ kiểm tra lại các thông tin báo chí nêu.
Theo phân tích của Bộ trưởng Nội vụ, những chức danh như bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch UBND là cán bộ qua bầu cử, không tính ngạch công chức và có thể luân chuyển từ đơn vị này qua đơn vị khác vào một chức vụ tương đương với ngạch công chức được bổ nhiệm. Tức là khi được bầu thì đồng thời họ được bổ nhiệm vào ngạch công chức đó. "Qua thông tin báo chí nêu, Bộ Nội vụ sẽ nắm thông tin và yêu cầu Thái Bình báo cáo để xem lại hồ sơ nhân sự từ trước đến nay, từ đó, làm rõ, báo cáo cấp có thẩm quyền. Nếu không đúng thì đề nghị chỉnh sửa, xử lý", Bộ trưởng Nội vụ nói. Ông Tân cũng cho biết, việc xem xét nhân sự Phó Chủ UBND tỉnh thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Vì vậy để làm rõ đúng sai, Bộ Nội vụ phải chờ báo cáo của tỉnh Thái Bình để nắm rõ đầy đủ hồ sơ từ trước đến nay của ông Thận. Theo thông tin báo chí mấy hôm nay, dư luận phản ảnh về việc ông Nguyễn Khắc Thận được điều chuyển, bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng khi chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Bình đang kiểm tra quá trình bổ nhiệm ông Thận, sau khi nhận được phản ánh của công dân. Ông Nguyễn Khắc Thận sinh năm 1974, ở huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình, từng là cán bộ Viện KSND huyện Quỳnh Phụ. Từ năm 2010 đến nay, ông Nguyễn Khắc Thận được điều chuyển, bổ nhiệm nhiều vị trí quan trọng như: Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường, Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch UBND, Bí thư huyện ủy Quỳnh Phụ. Trước khi được HĐND tỉnh bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh vào tháng 7/2019, ông Thận giữ chức Giám đốc Sở Nội vụ từ tháng 3/2016. Thu Hằng - Thái Bình Phó Chủ tịch Thái Bình lên tiếng về việc được bổ nhiệm thần tốcTrước những thông tin cho rằng Phó Chủ tịch tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận được "bổ nhiệm thần tốc", người trong cuộc đã lên tiếng và khẳng định bản thân ông không phải con ông, cháu cha... | ||||||||||||
Chọn đúng người để lãnh đạo Đà Nẵng nhiệm kỳ tới Posted: 17 Jun 2020 03:00 PM PDT Vấn đề được quan tâm trước mỗi đại hội Đảng là nhân sự ngồi "ghế nóng". Ở địa phương sẽ chọn người đứng đầu thế nào? Tuần Việt Nam trao đổi với ông Nguyễn Quang Nga, đại biểu HĐND TP Đà Nẵng khóa 5,6,7; nguyên Chủ tịch Hội Nông dân TP. "Chọn người phải chọn đúng" Ông Nguyễn Quang Nga chia sẻ: 45 năm làm công tác xã hội ở nhiều cơ quan, điều tôi vẫn trăn trở là công tác bầu cử. Tất nhiên vẫn theo quy trình Đảng cử dân bầu, nhưng vấn đề là chọn nhân sự để bầu phải thật sự công tâm, khách quan vì nước vì dân. Chứ nếu chúng ta làm thủ tục bầu cử bài bản, nhưng chọn người không đúng, thậm có lúc biết dân không đồng tình nhưng chúng ta tổ chức các cuộc họp từ Bí thư chi bộ trở lên để quán triệt trước khi bầu - đó là điều chưa thể hiện được tính dân chủ thực sự.
Nếu Đảng cử người dân tín nhiệm thì mới tâm phục khẩu phục và bầu mới trúng người được. Và trong công tác chọn cán bộ không được nể nang, xuê xoa... Cá nhân tôi thấy công tác bầu cử Đảng, Nhà nước cần phải nghiên cứu để công tác bầu cử đảm bảo dân chủ thực sự. Theo ông, nên thay đổi như thế nào để vừa đáp ứng quy định bầu cử mà chọn được người xứng đáng? Thứ nhất, trong chọn người phải chọn cho đúng. Thứ hai, đã nói đến bầu chức danh nào đó kể cả chủ tịch hay bí thư phải có số dôi ra, ít nhất là 1 người. Còn 1 bầu 1 thì vẫn đúng nhưng sẽ có băn khoăn là có trong sáng không, có cảm tính không, có bị chi phối dẫn đến thiếu khách quan không. Đó là điều không chỉ cá nhân tôi mà nhiều cán bộ cũng trăn trở nhiều. Chọn lãnh đạo không thể dựa vào lý lịch để không lọt lưới... Việc chọn lãnh đạo TP Đà Nẵng cho nhiệm kỳ mới sắp tới, theo ông cần phải lưu ý khâu nào không vì thời gian vừa qua TP cũng gặp không ít sóng gió? Đối với TP thì thực sự sự cố vừa rồi - hàng loạt lãnh đạo TP dính án là bài học nhớ đời rồi. Từ bài học này, Đảng bộ TP cần lưu ý là chúng ta không phát huy được trách nhiệm của mình trong việc chọn cử cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, kể cả từ Thành ủy trở xuống. Do đó công tác chọn cử cán bộ phải đúng, phải thực sự công tâm khách quan, vì nước vì dân chứ đừng vì động cơ cá nhân nào chi phối. Mặt khác, phát huy được công tác tập trung dân chủ trong các tập thể lãnh đạo để bầu bình chọn chứ không thể dựa vào ý kiến của người lãnh đạo cao nhất rồi đưa lên thể hiện sự bằng mặt không bằng lòng nhưng vẫn thông qua. Việc chọn lãnh đạo TP cũng còn phụ thuộc vào Ban Tổ chức TƯ và Bộ Chính trị phải xem xét kỹ lưỡng đề xuất của cấp tỉnh, TP, phải biết được cụ thể con người đó. Đồng thời, nghe thêm ý kiến của cán bộ nhân dân. Từ kinh nghiệm bản thân, đi bỏ phiếu chọn cán bộ thì ông sẽ đặt tiêu chí gì làm đầu? Tiêu chí chung của Đảng là cán bộ phải có phẩm chất, năng lực và được nhân dân tín nhiệm. Trong tình hình hiện nay tôi cho phẩm chất là tiêu chí số 1. Sau đó là năng lực, để đủ tầm thực hiện nhiệm vụ được phân công, chứ không có xuê xoa nể nang, không có châm chước. Tiêu chí thứ ba tôi quan tâm người đó phải có bản lĩnh chính trị, có trách nhiệm với Đảng, với dân với nước, chứ không đưa những người không đủ phẩm chất, đủ tầm và không có bản lĩnh, nghĩa là khả năng quyết đoán của người lãnh đạo kém thì sẽ bị tập thể chi phối. Người thiếu bản lĩnh chính trị thì những việc anh đưa ra đúng nhưng không có khả năng để bảo vệ, dẫn đến nhiều ý kiến khác nhau nên làm sai lệch ý đồ. Cho nên làm thủ lĩnh phải có cái tầm nhất định và cái đầu phải cao hơn những người khác - từ cấp phó trở xuống thì mới quyết định được. Vấn đề tiếp là phẩm chất. Đà Nẵng đã nhìn thấy sai lầm khi đưa một người "con nít" lên lãnh đạo TP trực thuộc TƯ, dẫn đến nhiều chuyện, đó là điều đau nhất của Đà Nẵng Bây giờ nhiệm kỳ 13 này, TƯ có chỉ đạo rất cụ thể rồi, có nhiều quy định về công tác cán bộ rồi. Vấn đề nhân sự chuẩn bị cho Đại hội 13 và Đại hội Đảng bộ các cấp tôi thấy Tổng bí thư cũng bộc bạch hết mình rồi. Quan trọng là chúng ta phải làm cho tốt. Cá nhân tôi cho rằng, ở những nơi cán bộ chủ chốt đang có vấn đề mà để cho chủ trì vấn đề nhân sự, chủ trì đại hội thì không bao giờ đạt kết quả như mong muốn. Nhân sự bầu phải dư ra Mới đây, QH có thảo luận về dự thảo thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng, trong đó có đề xuất người dân được trực tiếp bầu Chủ tịch TP. Ý kiến của ông thế nào nếu mô hình này được thông qua? Hiện nay vấn đề đang thảo luận nên chưa biết cách làm như thế nào. Dân bầu trực tiếp Chủ tịch TP thì được vì dân cũng muốn làm sao phát huy được quyền của họ trong việc quyết định người lãnh đạo của mình. Đó cũng là nguyện vọng của người dân lâu rồi.
Nhưng có vấn đề, chọn người đưa ra bầu phải là người có đức, có tài, có tín nhiệm và có bản lĩnh đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Vì có đức thì không có tham nhũng, bệnh hoạn Mặt khác, nhân sự bầu phải có số dư. Người dân ở tỉnh nào, TP nào cũng có cái danh dự của họ, cũng bảo vệ danh dự của TP mình chứ, chưa nói sự chi phối gì hết thì nó là cả 1 TP đưa lên bầu ông Chủ tịch không được thì họ cũng áy náy. Cho nên có thực tế, chưa tín nhiệm lắm hoặc đáng lẽ được 50, 60% cũng bầu thì cũng chưa thực sự tâm phục khẩu phục. Do đó quan trọng số 1 là chọn nhân sự. Thứ 2 là cách tổ chức bầu và số người dôi ra ít nhất phải có 1 người để dân chọn. Chứ 1 bầu 1 thì họ cũng đi bầu, có thể cũng trúng, dù thấp phiếu cũng trúng nhưng sẽ không tâm phục khẩu phục. Còn dân có biết nhân sự họ bầu không? Họ biết chứ. Nếu người nơi khác đến thì Đảng giới thiệu, còn nhân sự tại chỗ người nào có phẩm chất, năng lực họ biết rất rõ. Vì trong dân có cán bộ, kể cả cán bộ đương chức và về hưu thì họ thông tin cho nhau. Mà dân mình bây giờ họ am hiểu chính trị lắm, và với cán bộ họ quan tâm lắm, chứ không phải như cách đây 10 năm. Giờ kiến thức của người dân trong lĩnh vực chính trị - xã hội không phải như trước đâu. Điều tôi luôn suy tư là phải chống được gian lận trong bầu cử, chống gò ép, mà để cho người dân tự quyết định lá phiếu của họ, như thế là dân chủ. Đà Nẵng 'xoay xở' thế nào nếu người dân được trực tiếp bầu Chủ tịch TP?Trước những ý kiến băn khoăn về tính hiệu quả thực thi việc thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng, Tuần Việt Nam có trao đổi với ông Bùi Văn Tiếng, nguyên trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng. Kiều Oanh | ||||||||||||
Thi tuyển công chức tỉnh Đắk Lắc, phát hiện nhiều bài bị sửa điểm Posted: 17 Jun 2020 03:37 PM PDT Kỳ thi tuyển công chức tại Đắk Lắk xảy ra tình trạng sửa điểm nhưng không có chữ ký của hai giám khảo; việc chấm điểm, cộng điểm một số bài thi có sai sót. Thanh tra Bộ Nội vụ vừa ban hành thông báo kết luận thanh tra công tác cán bộ trong cơ quan hành chính nhà nước của UBND tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2017 đến 30/9/2019. Theo đó, UBND tỉnh này tổ chức một kỳ tuyển dụng công chức năm 2017 (tổ chức năm 2018) bằng hình thức thi tuyển và tuyển dụng được 91 công chức ngạch chuyên viên và tương đương, 11 công chức ngạch cán sự.
Trong quá trình thi xảy ra tình trạng điểm ghi trong một số bài thi, phiếu điểm có sửa chữa nhưng không có chữ ký của hai giám khảo. Việc chấm điểm, cộng điểm, vào điểm một số bài thi môn kiến thức chung và môn viết chuyên ngành còn có sai sót... 15 lãnh đạo, quản lý thiếu một số điều kiện, tiêu chuẩn Đến thời điểm thanh tra, còn 17 trường hợp được bổ nhiệm ngạch công chức nhưng chưa có chứng chỉ quản lý nhà nước tương ứng với ngạch công chức. Qua kiểm tra 50 hồ sơ, Thanh tra Bộ phát hiện một trường hợp được tuyển dụng trong trường hợp đặc biệt nhưng chưa có quyết định tuyển dụng viên chức (trường hợp này đã nghỉ việc từ tháng 9/2017); 7 công chức tuyển dụng trong trường hợp đặc biệt chưa có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên. Thanh tra Bộ cũng cho hay, đối với các trường hợp bổ nhiệm thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh có 15 công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thiếu một hoặc một số điều kiện, tiêu chuẩn chức danh. Cụ thể, 4 công chức chưa có chứng chỉ quản lý nhà nước tương ứng với ngạch công chức hiện giữ; 4 công chức chưa có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương; 2 công chức chưa có chứng chỉ tin học; 10 công chức chưa có chứng chỉ quản lý nhà nước dành cho lãnh đạo hoặc nghiệp vụ chuyên ngành. Ngoài ra còn có một công chức có bằng chuyên môn, nghiệp vụ không phù hợp với vị trí việc làm và một trường hợp được tiếp nhận, bổ nhiệm nhưng không thực hiện đầy đủ quy trình tuyển dụng trong trường hợp đặc biệt. Thời điểm làm quy trình và ban hành quyết định bổ nhiệm lại đối với bảy công chức còn chậm so với quy định. Một số hồ sơ bổ nhiệm có sơ yếu lý lịch, bản kê khai tài sản, giấy chứng nhận sức khỏe không đúng quy định hoặc không phù hợp tại thời điểm bổ nhiệm. Đối với các trường hợp bổ nhiệm thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan, tổ chức: có 85 công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thiếu một hoặc một số điều kiện, tiêu chuẩn chức danh. Đáng chú ý là có 2 trường hợp đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nhưng trước đó không thực hiện đầy đủ quy trình tuyển dụng trong trường hợp đặc biệt; một trường hợp được xét chuyển công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên khi chưa đủ 60 tháng; hai cơ quan, tổ chức chưa cung cấp hồ sơ bổ nhiệm đối với hai công chức. Ngoài ra còn có 123 quyết định bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu còn chậm so với quy định, trong đó có 14 quyết định bổ nhiệm lại không đảm bảo tính liên tục. Thu hồi quyết định bổ nhiệm nếu không đủ tiêu chuẩn Thanh tra Bộ Nội vụ kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk xử lý và chỉ đạo xử lý theo thẩm quyền 3 trường hợp được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chưa thực hiện đầy đủ quy trình tuyển dụng trong trường hợp đặc biệt; 1 công chức cấp xã chuyển thành công chức cấp huyện khi chưa đủ thời gian công tác; 62 trường hợp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại sau ngày 28/12/2017 không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, vi phạm về trình tự, thủ tục; 1 công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp sở có bằng chuyên môn, nghiệp vụ chưa phù hợp với vị trí việc làm. Đồng thời, kiểm tra hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại của hai trường hợp chưa cung cấp được hồ sơ bổ nhiệm, thu hồi quyết định bổ nhiệm nếu không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn chức danh và trình tự, thủ tục bổ nhiệm. Thanh tra Bộ cũng đề nghị rà soát điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục đối với các trường hợp tuyển dụng, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý từ tháng 6/2012 đến nay. Các trường hợp bổ nhiệm trước ngày 28/12/2017 chưa đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn phải đi đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung, hoàn thiện trong năm 2020. Cùng với đó, miễn nhiệm, không bổ nhiệm lại, thu hồi quyết định bổ nhiệm đối với các trường hợp từ ngày 28/12/2017 không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, vi phạm về trình tự, thủ tục. Ngoài ra, Thanh tra Bộ cũng kiến nghị Chủ tịch tỉnh tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để có hình thức xử lý theo quy định. Chính phủ tính toán tăng lương sau 1/1/2021Chia sẻ với báo chí bên lề QH vào cuối tuần qua, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nhìn nhận ngân sách năm nay rất khó khăn do cú sốc Covid-19. Thu Hằng | ||||||||||||
Hành trình bí ẩn của chuyên cơ chở Kim Jong Un Posted: 17 Jun 2020 08:17 PM PDT Hôm 17/6, một chiếc máy bay mà Chủ tịch Kim Jong Un sử dụng đã cất cánh từ Bình Nhưỡng bay về phía đông Triều Tiên. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap dẫn thông tin từ trang chuyên theo dõi hàng không Aircraft Spot cho biết, chiếc máy bay hai động cơ An-148 được phát hiện bay về hướng đông bắc lúc khoảng 10h sáng. Phương tiện này sau đó mất tín hiệu gần tỉnh Bắc Hamkyon.
Giới quan sát cho biết, chiếc máy bay Air Koryo này trước kia từng được ông Kim Jong Un sử dụng như chuyên cơ riêng. Hành trình bí ẩn ngày 17/6 của nó làm dấy lên đồn đoán rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể sắp tái xuất cho một sự kiện quân sự nào đó giữa bối cảnh căng thẳng với Hàn Quốc đang leo thang nhanh. "An-148 tốt cho hành trình ngắn", một nhân viên chuyên theo dõi các hành trình máy bay mô tả với Yonhap và cho biết thêm, ông Kim Jong Un còn có một máy bay khác là IL-62, được thiết kế cho các chuyến đi xa. "Khó có thể nói rõ ai đang có mặt trên máy bay. Nhưng tôi thấy chiếc An-148 bay theo hướng đông bắc từ khu vực có tư dinh của ông ấy", nhân viên này cho biết thêm. Chuyên cơ của ông Kim Jong Un có chuyến bay hiếm hoi sau khi Triều Tiên cảnh báo hành động quân sự nhằm vào Hàn Quốc để phản đối Seoul để cho các nhà hoạt động chống Bình Nhưỡng thả truyền đơn qua biên giới. Trong khi Kim Yo Jong, người em gái quyền lực của ông Kim Jong Un, liên tiếp tuyên bố cứng rắn với Hàn Quốc, thì nhà lãnh đạo Triều Tiên vẫn vắng bóng hơn một tuần qua. Với hướng bay của chiếc An-148, một số người cho rằng đích đến có thể là Sinpo ở bờ biển phía đông, nơi Triều Tiên được tin là đang đóng một tàu ngầm mới và hiện đã ở giai đoạn cuối. Tàu ngầm mới này là loại 3.000 tấn và có thể mang 3 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Thanh Hảo Quyết định 'gây chấn động' của Kim Jong UnBan lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố sẽ coi Hàn Quốc như "kẻ thù" - tín hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ hai nước lại trở nên băng giá. Lộ ảnh Triều Tiên chế tạo tàu ngầm mớiẢnh vệ tinh chụp một căn cứ hải quân bí mật của Triều Tiên cho thấy một vật thể dường như là một loại tàu ngầm mới được nước này chế tạo. | ||||||||||||
Tin chứng khoán ngày 18/6: Tính 640 triệu USD từ nước ngoài, đại gia Việt vượt bão Covid Posted: 17 Jun 2020 08:15 PM PDT Ông 'vua' ngành tôm Lê Văn Quang tính xuất khẩu gần 640 triệu USD thủy sản trong năm nay. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gặp nhiều thuận lợi. Thủy sản Minh Phú (MPC) của vợ chồng ông Lê Văn Quang bà Chu Thị Bình vừa công bố kế hoạch xuất khẩu 56,7 ngàn tấn thủy sản, thu về 638 triệu USD trong năm nay. Mục tiêu doanh thu của doanh nghiệp là hơn 15,2 ngàn tỷ đồng (tương đương khoảng 655 triệu USD). Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp kỳ vọng tăng gấp đôi so với năm trước lên 915 tỷ đồng, với phần lớn đến từ chế biến xuất khẩu tôm và nuôi tôm. Trong năm 2019, Thủy sản Minh Phú ghi nhận giá trị xuất khẩu đạt 644 triệu USD và lợi nhuận của doanh nghiệp là 445 tỷ đồng. Như vậy, so với năm trước, mục tiêu xuất khẩu của Minh Phú không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, trên thực tế, lợi nhuận của MPC được đặt ra giảm khá nhiều so với kế hoạch đưa ra hồi đầu năm. Theo kế hoạch ban đầu, MPC đặt mục tiêu lãi gần 1,4 ngàn tỷ đồng, cao gấp gần 3 lần thực hiện 2019. Hiện tại, Thủy sản Minh Phú chịu áp lực cạnh tranh từ doanh nghiệp nhiều nước khác, nhất là từ Ấn Độ và Indonesia và các rào cản thương mại ngày càng lớn.
Hồi đầu năm, MPC cũng đối mặt với một vụ kiện đến từ Mỹ, tố cáo MPC và công ty nhập khẩu tại Mỹ của tập đoàn là Mseafood Corporation đã lách thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh từ Ấn Độ, gây tổn hại tới các nhà sản xuất tôm của Mỹ và "tạo ra mối nguy cho người tiêu dùng tôm tại Mỹ". Thủy sản Minh Phú bị cáo buộc mua một lượng lớn tôm đông lạnh từ Ấn Độ, rồi sau đó "chế biến ở mức tối thiểu" tại Việt Nam và bán qua Mỹ thông qua Mseafood với tư cách là sản phẩm của Việt Nam. Dù vậy, những khó khăn cũng đã qua đi. Thị trường thủy sản Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi trong xuất khẩu. Theo VASEP, xuất khẩu tôm của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm sang Canada tăng gần 32% lên 49,4 triệu USD mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada tăng trưởng liên tục từ từ năm 2016 đến 2018, giảm nhẹ trong năm 2019 và tiếp tục phục hồi tăng trưởng dương những tháng đầu năm nay. Canada được coi là thị trường tiềm năng của tôm Việt Nam. Hiện Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ecuador lần lượt là các nguồn cung tôm lớn nhất cho Canada. Về giá xuất khẩu trung bình, giá trung tôm Việt Nam cao nhất trong số các nguồn cung đối thủ trên thị trường Canada. Về tỷ trọng tôm xuất khẩu vào Canada, trong những năm gần đây, tỷ trọng tôm Ấn Độ và Việt Nam tăng trong khi tỷ trọng tôm Thái Lan và Trung Quốc ngày càng giảm. Cũng theo VASEP, ngành tôm Ấn Độ đang hồi phục dần sau dịch Covid-19. Công nhân các nhà máy chế biến đã quay trở lại làm việc nhưng dịch Covid vẫn ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất và xuất khẩu tôm của nước này. Các nhà máy mới có khoảng 40% lượng công công nhân so với giai đoạn trước khi bùng phát. Gần đây, nhiều cổ phiếu nhiều thời điểm tăng mạnh sau khi quốc hội thông qua Hiệp định EVFTA với Liên minh châu Âu. EVFTA được kỳ vọng góp phần làm GDP Việt Nam tăng thêm bình quân từ 2,18 - 3,25% (giai đoạn 2019-2023) và sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may, thủy sản... nhiều cơ hội. Khi EVFTA có hiệu lực (dự kiến tháng 7), 50% số sản phẩm thủy sản sẽ được lập tức giảm thuế nhập khẩu về 0%, 50% còn lại sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình từ 3 - 7 năm. EU hiện đang là thị trường xuất khẩu thủy sản đứng thứ hai của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 17 - 18% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Đối với sản phẩm tôm, EU chủ yếu nhập khẩu tôm nguyên liệu đông lạnh và tôm chế biến từ Việt Nam. Theo cam kết, ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế nhập khẩu của nhiều loại tôm nguyên liệu sẽ ngay lập tức giảm về 0% và chỉ có một số loại sẽ giảm về 0% trong vòng 5 năm. Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 18/6, chỉ số VN-Index biến động nhẹ sau một đợt biến động mạnh, tăng cao giảm sâu. Các cổ phếu blue-chips phân hóa mạnh. Cổ phiếu Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục tăng sau thông tin quỹ ngoại chi 650 triệu USD mua cổ phần. Theo Rồng Việt, thị trường chuyển qua trạng thái khá trầm lắng sau những phiên biến động mạnh. Sau giai đoạn tăng kéo dài, rủi ro trong ngắn hạn vẫn ở mức cao khi áp lực chốt lời vẫn đang hiện hữu. Nhà đầu tư tiếp tục ưu tiên nắm giữ tiền mặt trong giai đoạn này. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/6, VN-Index giảm 1,69 điểm xuống 854,44 điểm; HNX-Index giảm 2,22 điểm xuống 113,27 điểm. Upcom-Index giảm 0,19 điểm xuống 55,88 điểm. Thanh khoản đạt khoảng 5,0 ngàn tỷ đồng. V. Hà | ||||||||||||
Doanh nghiệp đua nhau tăng giá thịt lợn Posted: 17 Jun 2020 03:30 PM PDT Giữa lúc người dân đang hy vọng giá thịt lợn sẽ hạ nhiệt vì giá lợn hơi xuất chuồng giảm mạnh, thì các hệ thống siêu thị có bán thịt lợn bình ổn tại TP.HCM lại bất ngờ điều chỉnh giá tăng mạnh. Từ đầu tháng 6 tới nay, thị trường lợn hơi đang đảo chiều, giá có xu hướng giảm mạnh khoảng 20.000-25.000 đồng/kg so với hồi cuối tháng 5. Theo đó, giá lợn hơi xuất chuồng tại hầu khắp các địa phương trên cả nước đều giảm xuống dưới mốc 90.000 đồng/kg. Cụ thể, tại một số tỉnh thành ở miền Bắc như Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,... giá lợn hơi giảm còn 82.000-88.000 đồng/kg, loại lợn đẹp nhất giá cũng chỉ 90.000 đồng/kg. Tương tự, giá lợn hơi tại khu vực miền Trung, miền Nam phổ biến ở mức 84.000-88.000 đồng/kg. Chia sẻ về vấn đề giá thịt lợn, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, thời gian qua, giá lợn hơi đã giảm xuống 82.000-90.000 đồng/kg và dự báo sẽ tiếp tục giảm. Bởi, việc tái đàn, tăng đàn ở các tỉnh thành nước ta đang diễn ra thuận lợi, nhập khẩu thịt lợn và lợn sống về giết thịt cũng được đẩy mạnh. Điều này góp phần tăng nguồn cung thịt lợn ra thị trường.
Hay tin giá lợn hơi đang giảm mạnh, người tiêu dùng kỳ vọng giá mặt hàng này tại chợ, siêu thị cũng sẽ hạ nhiệt theo. Hơn nửa năm trở lại đây, giá thịt lợn với giá quá đắt đỏ trong khi thu nhập không tăng, thậm chí còn giảm nhiều khi có dịch Covid-19. Để tránh thâm hụt chi tiêu, không ít hộ gia đình còn cắt bớt khẩu phần thịt lợn trong bữa ăn, chuyển sang ăn các loại thịt gà, vịt, cá, trứng,... thay thế. Song, trên thị trường giá thịt lợn không hề hạ nhiệt. Tại các khu chợ ở Hà Nội, giá thịt ba chỉ dao động từ 170.000-180.000 đồng/kg, thịt mông sấn 150.000 đồng/kg; nạc vai 170.000-180.000 đồng/kg, nạc thăn 150.000-160.000 đồng/kg, thịt chân giò 160.000 đồng/kg, sườn nguyên cục 180.000 đồng/kg, sườn non giá 250.000 đồng/kg. Trong khi, một hệ thống siêu thị lớn tại Hà Nội đang niêm yết thịt nạc thăn với giá 170.000 đồng/kg, thịt ba chỉ 260.000 đồng/kg, thịt chân giò 160.000 đồng/kg, thịt vai 150.000 đồng/kg, sườn non 285.000 đồng/kg... Một doanh nghiệp chăn nuôi nắm thị phần lớn nhất ngành hàng thịt lợn cũng thông báo điều chỉnh giá theo hướng tăng nhiều mặt hàng pha lóc cho các đại lý. Việc tăng giá bán này được áp dụng từ ngày 17/6. Mới đây, Sở Tài chính TP.HCM công bố điều chỉnh giá bán các mặt hàng thịt gia súc của những doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn TP.HCM năm 2020 và Tết Tân Sửu 2021.
Theo đó, từ ngày 16/6, bốn doanh nghiệp tham gia bình ổn thịt lợn sẽ được điều chỉnh giá bán lẻ tăng 0,9% đến gần 29% so với trước. Trong đó, hệ thống siêu thị Big C được tăng giá thịt đùi lợn, thịt vai và cốt lết; Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM (SaigonCo.op) và Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) được tăng giá thịt vai, cốt lết, chân giò, thịt nách, nạc đùi/vai, xương đùi lợn, xương bộ lợn; Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) được tăng giá thịt vai, cốt lết, chân giò, thịt nách, nạc đùi/vai, xương đùi lợn. Cụ thể, thịt nạc vai, đùi có giá bán cao nhất lên 190.000 đồng/kg, tăng 29.000 đồng/kg; thịt xương bộ được điều chỉnh lên mốc 90.000 đồng/kg, tăng 28,6%. Các mặt hàng còn lại cũng tăng hơn 10% như: thịt đùi từ 140.000 đồng lên 160.000 đồng/ kg, thịt vai từ 139.000 đồng tăng lên 160.000 đồng/kg, thịt cốt lết 138.000 đồng lên 152.000 đồng/kg,... thịt nách và xương đuôi lợn tăng thêm 1.000-3.000 đồng/kg. Theo lãnh đạo sở Tài Chính TP.HCM, việc điều chỉnh này dựa trên các kiến nghị của các đơn vị tham gia bình ổn và xem xét thực tế biến động giá lợn. Mức giá trên vẫn thấp hơn so với thị trường. Trong khi đó, một doanh nghiệp tăng giá thịt lợn lần này giải thích giá đầu vào liên tục tăng, họ đã cố gắng kiềm chế giữ giá đầu ra kể từ đầu năm, song không chịu nổi vì lỗ. Vị đại diện này cũng khẳng định, nếu giá lợn hơi giảm một cách ổn định, doanh nghiệp sẽ lập tức xin điều chỉnh giá các mặt hàng bình ổn. Còn những ngày gần đây, giá lợn hơi giảm là do tâm lý đang cho nhập lợn sống từ Thái Lan về giết thịt thương phẩm. Thế nên, việc giảm giá lợn hơi sẽ không duy trì được lâu. T.An | ||||||||||||
Cháy lớn ở phòng trọ tphcm, 2 cha con tử vong Posted: 17 Jun 2020 07:23 PM PDT Thi thể người bố và con gái nằm trên gác lửng của căn phòng trọ bị cháy. Người mẹ bị bỏng nặng được đưa đi bệnh viện cấp cứu. Lúc 1h10 sáng nay (18/6), người dân phát hiện lửa bùng lên đỏ rực ở phòng trọ trong hẻm đường Kênh 19/5 (phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP.HCM) .
Mọi người vội tri hô dập lửa và báo cho cơ quan chức năng. Lực lượng PCCC quận Tân Phú đã xuất 4 xe cùng 26 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường. Sau khoảng 30 phút, đám cháy được không chế. Cảnh sát khám nghiệm căn nhà trọ, phát hiện 2 người đã chết trên gác lửng. Một người phụ nữ bị bỏng nặng được đưa đến Bệnh viện 115 cấp cứu. Danh tính 2 người tử vong là: Ông Quách Văn H. (45 tuổi, thường trú tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) và con gái là Quách Triệu V. (9 tuổi). Người bị phỏng nặng là Nguyễn Thị L. (44 tuổi, vợ ông H.). Công an quận Tân Phú đang phối hợp với các đơn vị liên quan khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy. Hiện trường vụ cháy:
Như Sỹ Cháy nhà trọ ở Sài Gòn, 3 người mắc kẹt tử vongĐám cháy lớn từ nhà trọ nhưng có cửa khóa bên trong khiến người dân không thể tiếp cận. 3 người mắc kẹt do bị ngạt khói và phỏng hô hấp đã tử vong. | ||||||||||||
Công Phượng, Tiến Linh đừng để thầy Park đau đầu tuyển Việt Nam Posted: 17 Jun 2020 04:03 PM PDT Công Phượng, Tiến Linh đã lên tiếng ở V-League, hi vọng HLV Park Hang Seo không phải sử dụng phương án bất đắc dĩ cho tuyển Việt Nam. Thầy Park chờ mòn mỏi... Trong các tuyến thi đấu của tuyển Việt Nam thì hàng công là nơi mà chiến lược gia người Hàn Quốc phải vất vả nhất kể từ khi bén duyên cùng bóng đá Việt Nam vào 2017.
Gần như giải đấu nào cũng vậy, HLV Park Hang Seo luôn phải giải bài toán ai sẽ ghi bàn cho đội nhà, tới mức thuyền trưởng tuyển Việt Nam liên tục "than vãn" những khó khăn đó với truyền thông suốt thời gian qua. Tuy nhiên, khó khăn của ông thầy người Hàn Quốc vẫn chưa có lời giải vì như từng đề cập, quyền lợi của CLB với tuyển Việt Nam là tương đối vênh nhau nên các đồng nghiệp ở V-League không thể hi sinh thành tích cho ông Park bằng việc dùng nhiều chân sút nội. Không chỉ có thế, sự sút giảm phong độ của nhiều chân sút ở tuyển Việt Nam càng khiến ông Park phải lo lắng, bất chấp có sự trấn an sẽ tốt hơn trong thời gian tới và V-League mới chỉ bắt đầu. Hà Đức Chinh mờ nhạt và liên tục được "đi tắm sớm", trong khi Công Phượng cũng chỉ mới vừa có bàn thắng đầu tiên tại V-League 2020 kể từ khi trở về từ Bỉ, sau vài trận đấu không ấn tượng. Niềm hi vọng còn lại là Tiến Linh cũng mới nóng máy, sau khá nhiều chỉ trích hồi đầu mùa. Những bàn thắng ở vòng 5 V-League mà Tiến Linh, Công Phượng có được dù giảm tải cho ông Park, nhưng mọi thứ cũng chỉ mới bắt đầu thay vì chắc ăn như thời mà Anh Đức chưa giải nghệ... Thế mới nói ông Park chưa hết bế tắc là vì thế. ... sẽ phải dí "chốt"? Về lý thuyết, HLV Park Hang Seo vẫn còn đủ thời gian chờ đợi nhóm các tiền đạo chủ lực của mình trở lại bởi từ nay đến vòng loại World Cup 2022 hay AFF Cup 2020 còn cả hơn 3 tháng nữa mới diễn ra (tính thời điểm tuyển Việt Nam tập trung trở lại). Và sẽ không vấn đề gì quá lớn cho HLV Park Hang Seo nếu tuyển Việt Nam chỉ dồn toàn lực cho AFF Cup 2020. Bởi dù có sút giảm phong độ, hay thiếu tiền đạo thì sức mạnh của tuyển Việt Nam vẫn nằm top đầu Đông Nam Á.
Nhưng cái khó ở chỗ cùng lúc với việc phải bảo vệ thành công chức vô địch AFF Cup 2020, thầy trò ông Park còn hướng đến tấm vé đi tiếp tại vòng loại World Cup 2022. Nếu như thế, với sự "tậm tịt" trong hoàn cảnh các chân sút ở tuyển Việt Nam không khởi sắc trong thời gian tới quả thực rất khó cho HLV Park Hang Seo hoàn thành được mục tiêu đề ra. Ngặt nghèo ở chỗ, 2 giải đấu này là rất sát nhau nên không dễ giải bài toán trên hàng công với chỉ một nhóm chân sút phong độ không cao. Vì vậy ông Park phải tính đường khác cho tuyển Việt Nam thay vì hồi hộp với những Công Phượng, Tiến Linh hay Đức Chinh.
HLV Park Hang Seo sẽ tính đường nào cho hàng công của tuyển Việt Nam trong bối cảnh mà 3 tiền đạo được coi tốt nhất không thể tìm thấy phong độ đỉnh cao? Câu hỏi không dễ trả lời, nhưng nếu được nhiều khả năng chiến lược gia người Hàn Quốc tính toán sử dụng đến nguồn lực ngoại binh nhập tịch cho đội nhà. Đây rõ ràng là một phương án nằm trong đầu ông Park, bởi ai cũng biết VFF không có ý định gọi các cầu thủ nhập tịch lên tuyển Việt Nam, kể từ thời HLV Calisto từng làm hơn 10 năm về trước. Tuy nhiên, nếu trong tình thế bất khả kháng mọi chuyện vẫn có thể thay đổi vì thực ra Đỗ Merlo hay Hoàng Vũ Samson đủ điều kiện để khoác áo tuyển Việt Nam cả về chuyên môn lẫn tư cách pháp lý. Nhưng như đã nói, đó chỉ là một phương án hoặc trong tình thế quá ngặt nghèo, còn bằng không ông Park dù muốn cũng khó mà vượt ngưỡng với VFF được. Chưa nói, dù sao Công Phượng, Tiến Linh đã bắt đầu lên tiếng ở V-League 2020... Xem bàn 'khai hỏa' của Công Phượng cho CLB TPHCM tại V-League 2020: Xuân Mơ | ||||||||||||
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai giải trình việc can thiệp vào hoạt động tòa án Posted: 17 Jun 2020 03:05 PM PDT Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai Đặng Phan Chung cho biết đã giải trình sau khi UBKT Trung ương công bố quyết định kiểm tra theo đơn thư tố giác ông có văn bản can thiệp hoạt động của tòa án. Ngày 10/6, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã vào Gia Lai công bố quyết định kiểm tra theo đơn tố cáo với ông Đặng Phan Chung - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai. Ông Chung bị kiểm tra vì can thiệp trái pháp luật vào hoạt động tư pháp, lạm quyền vào hoạt động xét xử đối với một doanh nghiệp trên địa bàn có tranh chấp hợp đồng kinh tế với Ngân hàng BIDV chi nhánh Nam Gia Lai.
Trước đó, Tỉnh ủy Gia Lai đã ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Đặng Phan Chung. Tuy nhiên, không được xử lý dứt điểm nên chủ doanh nghiệp nói trên đã khiếu nại lên Ban Nội chính Trung ương và UBKT Trung ương. Xác nhận với VietNamNet, ông Chung cho biết "đã giải trình" và đang chờ cơ quan chức năng kết luận. Can thiệp hoạt động của tòa án Ngày 18/5/2018, ông Đặng Phan Chung, Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Gia Lai ký văn bản số 537 gửi TAND tỉnh Gia Lai với nội dung yêu cầu cung cấp hồ sơ liên quan đến vụ án tranh chấp giữa Ngân hàng TMCP đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Gia Lai (Ngân hàng BIDV Nam Gia Lai) và một DN trên địa bàn. Tại văn bản, ông Chung yêu cầu TAND tỉnh Gia Lai cung cấp toàn bộ bản sao hồ sơ liên quan đến quá trình giải quyết bản án dân sự sơ thẩm số 12/2018 do thẩm phán Ngô Thanh Quảng làm chủ tọa phiên tòa; đề nghị Ủy ban thẩm phán TAND tỉnh Gia Lai và lãnh đạo TAND thành phố Pleiku báo cáo về quan điểm giải quyết vụ việc; yêu cầu thẩm phán Ngô Thanh Quảng viết bản giải trình.
Trước khi công văn 537 do ông Đặng Phan Chung ký, Ban Pháp chế HĐND tỉnh cũng có công văn 107 ngày 16/5/2018 yêu cầu TAND tỉnh Gia Lai cung cấp hồ sơ liên quan đến quá trình giải quyết bản án sơ thẩm. Sau công văn của ông Đặng Phan Chung ký, ngày 29/8/2018, TAND tỉnh Gia Lai đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, đã thay đổi toàn bộ bản án sơ thẩm; ra quyết định tuyên hủy bản án sơ thẩm số 12 của TAND TP.Pleiku, chuyển hồ sơ vụ án cho TAND TP.Pleiku giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm. Theo nguyên tắc, Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật. Mọi cá nhân, tổ chức không được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xét xử của tòa. Nghiêm cấm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán dưới bất kỳ hình thức nào. Trước khi UBKT Trung ương công bố quyết định kiểm tra việc giải quyết tố cáo và xem xét việc thi hành kỷ luật của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với ông Đặng Phan Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập một đoàn kiểm tra theo đơn tố cáo đối với ông này. Thông tin trên báo chí, ông Chung giải thích: "Tôi được quyền yêu cầu TAND tỉnh Gia Lai cung cấp hồ sơ, thông tin để đối chiếu và được quyền ký văn bản thay mặt thường trực HĐND tỉnh Gia Lai. Nghị quyết số 77/NQ-HĐND (ngày 7/2/2017) của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai về việc ban hành Quy chế hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai khóa XI, nhiệm kỳ 2016 -2020 trong đó, điều 6 của Quy chế về nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh được "Chỉ đạo, theo dõi các công việc theo thẩm quyền trong lĩnh vực kinh tế và ngân sách, lĩnh vực pháp chế… Trực tiếp chỉ đạo công tác xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân gửi đến Thường trực HĐND tỉnh. Tôi làm theo quy chế". Ông cũng lý giải, văn bản do ông ký gửi TAND tỉnh Gia Lai là theo quy chế, được quyền ký. "Bên này HĐND tỉnh Gia Lai, tôi là chính, vì anh Dương Văn Trang (nguyên Bí thư Tỉnh ủy) chỉ là kiêm nhiệm. Công việc tôi làm hết, từ đề xuất, mà muốn đề xuất gì thì mình phải chủ động trong công việc". Phó Chủ tịch Thái Bình lên tiếng về việc được bổ nhiệm thần tốcTrước những thông tin cho rằng Phó Chủ tịch tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận được "bổ nhiệm thần tốc", người trong cuộc đã lên tiếng và khẳng định bản thân ông không phải con ông, cháu cha... Kiên Trung – Trùng Dương | ||||||||||||
Cần bảo mật thông tin cá nhân người dùng dịch vụ thu phí điện tử không dừng Posted: 17 Jun 2020 07:40 PM PDT Một trong những nguyên tắc triển khai dịch vụ thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng là phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng.
Ngày 17/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 19 quy định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng. Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2020, Quyết định 19 thay thế cho Quyết định 07 ngày 27/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng. Thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (gọi tắt là thu phí điện tử không dừng) là hình thức thu phí tự động, phương tiện giao thông không cần dừng lại để trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi tới trạm thu phí. Quá trình tính toán phí dịch vụ được thực hiện tự động bởi hệ thống thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (gọi tắt là hệ thống thu phí điện tử không dừng). Quyết định 19 của Thủ tướng Chính phủ quy định rõ các nguyên tắc thu phí điện tử không dừng như: tăng cường hiệu quả, minh bạch và hiện đại hóa công tác thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ; bảo đảm yêu cầu về kết nối liên thông giữa các hệ thống thu phí điện tử không dừng, giữa hệ thống phu phí một dừng với hệ thống thu phí điện tử không dừng tại từng trạm và toàn bộ hệ thống; mỗi phương tiện chỉ dán 1 thẻ đầu cuối để sử dụng tại tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc; việc quản lý, vận hành và công tác thu phí tại trạm, bao gồm cả làn thu phí hỗn hợp, sau khi áp dụng thu phí điện tử không dừng do một đơn vị thực hiện. Cùng với đó, bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng, trừ trường hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo đảm việc tích hợp, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời để phục vụ các mục tiêu quản lý nhà nước theo quy định… Tại Quyết định 19, Thủ tướng Chính phủ cũng đưa ra tiến độ thực hiện thu phí điện tử không dừng. Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đã lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng phải vận hành ngay. Với các trạm thu phí dịch vụ đang hoạt động chưa lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng, chậm nhất đến ngày 31/12/2020 phải chuyển sang thu phí điện tử không dừng. Còn với các trạm thu phí do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam quản lý, tiến độ hoàn thành sẽ do Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, quyết định phù hợp với điều kiện nguồn vốn của dự án. Đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ thuộc các dự án đầu tư xây dựng mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chỉ triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi thực hiện thu phí điện tử không dừng theo quy định của Quyết định này. Căn cứ điều kiện cụ thể với từng trạm thu phí, cơ quan chức năng có trách nhiệm xem xét, quyết định: Việc duy trì mỗi trạm thu phí có 1 làn thu phí hỗn hợp (làn thu phí áp dụng cả hình thức điện tử không dừng và hình thức một dừng) trên mỗi chiều lưu thông; Thời điểm chuyển làn hỗn hợp nêu trên sang thu phí toàn bộ theo hình thức điện tử không dừng; Tạm dừng và thời gian tạm dừng việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ với các trạm thu phí chưa thực hiện thu phí điện tử không dừng do lỗi của nhà đầu tư; Việc thực hiện thu phí điện tử không dừng đối với các trạm thu phí có thời gian hoàn vốn còn lại dưới 3 năm đảm bảo hiệu quả và minh bạch. Cùng với việc quy định cụ thể các bộ phận cấu thành hệ thống thu phí điện tử không dừng, trong Quyết định mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ còn yêu cầu hệ thống phải được thiết kế, lắp đặt, xây dựng đồng bộ trên toàn quốc, bảo đảm vận hành liên tục, chính xác, hiệu quả và an toàn. Về thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện giao thông đường bộ, Quyết định 19 quy định, phương tiện giao thông đường bộ và các phương tiện được miễn phí sử dụng dịch vụ đường bộ (xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe chuyên dùng phục vụ an ninh, xe sử dụng vé "Phí đường bộ toàn quốc") phải được gắn thẻ đầu cuối. Việc gắn thẻ đầu cuối được thực hiện tại các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới, các đại lý do nhà cung cấp dịch vụ thu phí ủy quyền. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và nhà cung cấp dịch vụ thu phí thực hiện gắn thẻ đầu cuối cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng tham gia giao thông. Chủ phương tiện không phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho lần lắp đặt đầu tiên trước ngày 31/12/2021. Từ ngày 31/12/2021 trở đi, chủ phương tiện phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng. M.T | ||||||||||||
Ngân hàng thương mại cần cố gắng cầm cự, không vội phản công Posted: 17 Jun 2020 06:02 PM PDT Phải bảo vệ bằng được các ngân hàng thương mại, không để một ngân hàng nào gặp rủi ro, làm ảnh hưởng đến hệ thống. Trong tình hình hiện nay vẫn phải cố gắng cầm cự, không được phản công vội. Chừng nào có cơ hội, thị trường trong nước phục hồi trở lại và các yếu tố bên ngoài giúp cho phục hồi mạnh hơn, thì lúc bấy giờ mới phản công, chuyên gia tài chính ngân hàng Lê Xuân Nghĩa cảnh báo. - Hiện nay các ngân hàng thương mại được yêu cầu giảm lãi suất để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Ông nhìn nhận điều này như thế nào? Điều đó thể hiện sự chia sẻ trong khó khăn thôi chứ rất khó. Muốn giảm lãi suất đầu ra cần giảm lãi suất đầu vào. Mà lãi suất đầu vào lại phụ thuộc vào bẫy thanh khoản, một thuật ngữ trong ngành tài chính. Tức anh hạ lãi suất đến mức độ nào đó là dân không muốn gửi tiết kiệm nữa; họ đi mua vàng, đô la, cho vay chợ đen,… Đến ngưỡng đó thì huy động giảm hẳn. Mà bẫy này làm giảm lòng tin, mà muốn tăng lại là rất khó. Cho nên cần cân đong đo đếm như thế nào để tránh được cái bẫy đó. Tôi tính toán trong cuộc khủng hoảng cách đây hơn 10 năm, bẫy thanh khoản của Việt Nam khoảng 3,6%, nhưng đấy là lý thuyết thôi, chứ kể cả lãi suất ở mức 4% họ cũng chạy rồi. Cho nên hạ lãi suất là con dao hai lưỡi. Hiện nay, các nước muốn hạ lãi suất thì chính phủ bù lỗ, tài trợ thẳng cho các ngân hàng. Như Mỹ, họ tài trợ 878 tỷ USD tập trung cho 4 ngân hàng chính và 4 tập đoàn lớn. Tự nhiên, 4 ngân hàng đó có một lượng tiền lớn, họ tự hạ lãi suất được cho đầu ra, chứ không hạ lãi suất cho đầu vào. - Nhưng doanh nghiệp cũng đang rất khó khăn tiếp cận vốn? Liệu có nên hạ tiêu chuẩn cho vay không? Nguyên tắc là không nên hạ tiêu chuẩn cho vay vì làm thế là làm hỏng nền tài chính. Tôi cho là, cần có nguồn tài chính bổ sung. Chúng ta vẫn có một lượng dự trữ ngoại hối lớn, có thể bỏ ra, nhưng bỏ ra lúc nào, bao nhiêu còn là nghệ thuật. Vấn đề là vẫn phải bảo vệ bằng được các ngân hàng thương mại, không để một ngân hàng nào rủi ro, làm ảnh hưởng đến hệ thống.
- Nên tài trợ như thế nào xét từ kinh nghiệm xương máu của gói hỗ trợ lãi suất trị giá 1 tỷ đô cách đây một thập kỷ, mà ông từng nói, gói đó đã gây ra rủi ro đạo đức và hệ lụy lớn? Tôi cho là nên chọn ra hơn chục ngân hàng lớn để tài trợ cho họ, hoặc thông qua thị trường liên ngân hàng để rải đều tiền ra. Ông to thì có nhiều, ông nhỏ có ít hơn. Các nước trên thế giới đều đang dùng các gói kích thích rất lớn, họ dùng từ mĩ miều để nói thôi chứ thực chất là in tiền, in số lượng lớn chưa từng có trong lịch sử. Mỹ dùng từ "gói nới lỏng tiền tệ", Châu Âu thì dùng cụm từ "mở rộng gói cân đối tài sản của ngân hàng trung ương", Nhật Bản thì dùng "mua sắm tài sản",… mà thực chất là in tiền. Các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga nói họ cũng phải bơm vì lo ngại tỷ giá bị tác động bởi các quốc gia trên, gây thiệt trong xuất khẩu. Vậy là nước nào cũng bơm tiền, phá giá tiền tệ của mình. Muốn cạnh tranh nhau về xuất khẩu thì phải giữ tỷ giá cạnh tranh. Vậy là chu kỳ sau lạm phát sẽ ác liệt. - Khi nào thì đến lúc can thiệp gói đó? Trong tình hình hiện nay vẫn phải cố gắng cầm cự, không được phản công vội. Chừng nào có cơ hội, thị trường trong nước phục hồi trở lại và các yếu tố bên ngoài giúp cho phục hồi mạnh hơn, thì lúc bấy giờ mới phản công. Mà khi đã phản công thì phản công mạnh mẽ, dùng đến vài tỷ đô từ dự trữ ngoại hối mới tạo ra được sức bật cho các ngân hàng thương mại, cho thị trường bất động sản phục hồi. Tuy nhiên, xong là phải rút tiền về. Chứ còn bơm ở thời điểm này, khi doanh nghiệp đang đình trệ, thì hỏng, bơm đồng nào mất đồng ấy. - Con số 900.000 tỷ đồng được cơ cấu lại nói lên điều gì? Nợ xấu đúng bằng con số đó. Hiện nay đâu đó nợ xấu để lại cỡ 300-400 ngàn tỷ đồng. Cộng thêm số đó nữa. Bao nhiêu nỗ lực, bao nhiêu công sức đã bỏ ra… Sau nhiều nỗ lực, hệ thống ngân hàng như người bệnh được đưa từ phòng cấp cứu lên phòng điều trị, rồi từ phòng điều trị đưa ra đến cổng. Nay gặp dịch Covid-19, không khéo lại quay trở lại phòng cấp cứu. Mất hơn 10 năm trời, từ 2007 đến 2018 mới ngoi lên khỏi mặt nước. ROE toàn hệ thống khoảng 8-9% năm 2007 cùng tạm tạm, tụt xuống rồi mãi đến năm 2019 mới lên được 18-19%, gần như là bình thường. Nay như thế này thì cả ROE và cả ROA lại tụt xuống. - Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm mới đạt 1,96%, bằng 1/3 so với mức tăng 5,7% cùng kỳ năm ngoái. Ông dự báo tăng trưởng tín dụng khoảng bao nhiêu năm nay? Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm cùng lắm được 3%, sáu tháng cuối năm thường gấp đôi sáu tháng đầu năm là 6%, vậy tổng cộng là 9%. Như vậy cũng là tốt lắm rồi. - Theo ông, có những ngành nào cần được quan tâm nhất để thúc đẩy cho vay, đảm bảo tăng trưởng và an toàn hệ thống. Lĩnh vực bất động sản là đầu tiên. Tuy nhiên, còn rất nhiều rào cản cần dỡ bỏ ngay để thị trường này phát triển. Ví dụ, một dự án sau khi san lấp, xây dựng cơ ở hạ tầng thì có giá thành 6 triệu/m2, chịu thuế nữa thì giá thành 12 triệu/m2, rồi được bán có 50% diện tích thôi nên giá nở ra là 24 triệu đồng/m2. Như thế thì lấy đâu ra nhà giá rẻ, dân chúng lấy đâu tiền ra mua. Chưa kể là tiền lobby dự án rất kinh khủng. Đó là trở ngại về chi phí. Thứ hai, gần đây có rất nhiều quy định gây trở ngại, ví dụ đấu thầu đất công. Nghe thì có vẻ hợp lý nhưng thực tế lại khác. Có miếng đất công doanh nghiệp đã thuê cách đây 20 năm, giờ chuyển đổi thành đất tư thì Nhà nước phải gọi ông khác vào đấu thầu, hoặc có dự án được doanh nghiệp hình thành từ đầu, nay Nhà nước mang ra đấu thầu, và rồi doanh nghiệp khác thắng. Vậy là doanh nghiệp mất tiền, mất của,… Những thứ đó làm cho các nhà phát triển bất động sản e ngại. Đó là chưa kể nhiều thủ tục nhiêu khê, mất 3-5 năm mới xong cho một dự án bất động sản; rồi chi phí này khác cũng rất nhiều. Nếu không có các chi phí đó, giá nhà rẻ xuống thì dân chúng vẫn cứ mua được vì nhu cầu rất lớn. Cộng với hỗ trợ tính dụng, ví dụ, cho vay 60% giá trị căn nhà còn lại tự trả thì tạo ra nhu cầu ngay. Người trẻ có nhu cầu ở nhà chung cư rất lớn. Tôi cho thị trường bất động sản vẫn rất quan trọng. - Liệu ngoài bất động sản thì còn ngành nào có thể cho vay? Theo nghiên cứu của tôi, nông sản, dệt may vẫn giữ được nhịp tăng trưởng như không có bệnh dịch. Bất động sản thì trung tính. Còn lại các ngành khác sụt giảm hết, nhất là dịch vụ. Vậy, từ góc độ chứng khoán, thử tư duy ngành nào sụt giảm thì ném tiền vào cho nó. Ví dụ cổ phiếu một doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần chi phối trước đây có giá 40.000 đồng, giờ còn 20.000 đồng, thì ném tiền vào đó sẽ lên 30.000 đồng. Nhưng điều đó lại mâu thuẫn với hợp đồng tín dụng, quy định về tín dụng. Anh em làm tín dụng nói, nếu tiền của chúng em thì chúng em sẵn sàng đầu tư, nhưng ko phải, sau này làm sao thì trả giá đắt. Đợt rồi có nhiều người thắng chứng khoán kinh khủng. Tôi biết có người có ngày thắng cả trăm ngàn đô, có người thắng hàng cả triệu đô trong vòng 1 tuần ngay tại thị trường này. Như vậy ngân hàng vẫn có cơ sở cho vay. Không như ở các nước, doanh nghiệp phá sản là cho phá sản, Việt Nam ta thì tìm mọi cách cho doanh nghiệp phục hồi. Khi phục hồi thì giá cổ phiếu sẽ tăng lên. Tư Giang thực hiện | ||||||||||||
Trung Quốc từ bỏ thói quen dùng đũa trên bàn ăn Posted: 17 Jun 2020 10:01 PM PDT Thói quen ăn uống từng tồn tại hàng nghìn năm trong nhiều gia đình Trung Quốc đã bắt đầu thay đổi sau dịch Covid-19. 40 năm qua, Linda He và gia đình đang sống ở Thượng Hải, Trung Quốc vẫn dùng đũa của mình gắp vào bát thức ăn chung giống như hàng triệu gia đình khác ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Họ coi việc gắp thức ăn chung là một truyền thống ăn uống vì nó đã tồn tại hàng nghìn năm. Nhưng từ tháng trước, nếp ăn uống nhà chị Linda đã thay đổi. Trong mỗi bữa, Linda đặt thêm một đôi đũa sạch để mọi người dùng nó gắp đồ vào bát riêng của mình. "Gắp chung thức ăn là truyền thống mang ý nghĩa san sẻ nhưng tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi để tránh lây nhiễm nhiều bệnh", Linda chia sẻ. Đại dịch Covid-19 tại Trung Quốc đã khiến hơn 83.000 người mắc bệnh, hơn 4.600 người tử vong. Đây quả thực là bài học đau thương khiến nhiều gia đình tại Trung Quốc xem xét lại thói quen ăn uống cũng giống như nhiều người châu Âu xem xét lại văn hóa bắt tay hoặc ôm hôn khi gặp nhau. Nhiều gia đình Trung Quốc đang bắt đầu thay đổi thói quen dùng đũa trong bữa ăn Học hỏi Linda, rất nhiều bạn bè của cô cũng đã bắt đầu sử dụng đôi đũa riêng trong mỗi bữa ăn. Trong đợt cao điểm dịch Covid-19 hồi tháng 3, nhật báo Hạ Môn từng thực hiện một cuộc khảo sát với khoảng 30.000 công dân của thành phố. Kết quả, gần 85% người được hỏi cho rằng các gia đình cần sử dụng thìa, đũa riêng để lấy thức ăn nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Giới chức Trung Quốc tin rằng, gắp thức thức ăn chung là nguyên nhân chính khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh giữa các thành viên trong gia đình, chiếm 83% trong các trường hợp mắc. Nỗi sợ lây nhiễm dịch bệnh cũng đã khiến hàng triệu nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống phải thay đổi cung cách phục vụ. Deng Yanping, chủ một nhà hàng ở thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, cho biết, cô sử dụng các dụng cụ ăn uống riêng biệt và đặt các bàn cách xa nhau, đảm bảo khoảng cách để khách hàng yên tâm. "Trước đây, chỉ một số nhà hàng cao cấp mới phục vụ như vậy vì với các nhà hàng nhỏ như chúng tôi, thêm thìa dĩa là thêm chi phí, thêm người rửa. Nhưng giờ chúng tôi phải thay đổi", cô Deng chia sẻ. Từ đại dịch SARS năm 2003, Trung Quốc đã khuyến khích các nhà hàng sử dụng chén đũa riêng cho từng người, không gắp đồ ăn chung. Song khi đó chỉ có Hong Kong hưởng ứng, những nơi khác dần trở về nếp ăn uống cũ khi dịch qua đi. Nhưng đợt dịch Covid-19 lần này, chính quyền nhiều địa phương rất quyết liệt. Vào tháng 5, một nhà hàng tại Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang đã bị phạt 50 Nhân dân tệ (160.000 đồng) vì không có thêm thìa, đũa riêng trên bàn ăn. Đây có lẽ là lần đầu tiên một nhà hàng bị phạt lỗi này. Tại tỉnh Thiểm Tây, chính quyền đang phát động chiến dịch đảm bảo tất cả các thực khách sẽ có thêm dụng cụ riêng gắp đồ ăn khi đến nhà hàng từ cuối tháng 10 tới. Song có lẽ, sự thay đổi nào cũng cần có thời gian. Cô Deng Yanping cho biết, chỉ một nhóm nhỏ thực khách tại nhà hàng chấp nhận cách ăn mới. Khi anh Li Liang, 34 tuổi, sống tại Bắc Kinh, đề xuất với các thành viên trong gia đình, từ nay sẽ chia nhỏ bữa ăn thành từng phần cho mỗi người như phương Tây để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo, bố của anh đã kiên quyết phản đối. "Bố tôi không đồng ý, ông nói như vậy khác gì coi nhau như người xa lạ", anh Li kể. Theo quan niệm truyền thống Trung Quốc, ông bà, cha mẹ lấy đũa của mình gắp thức ăn cho con cháu là thể hiện tình yêu thương. Trẻ nhỏ cũng làm như vậy với người lớn để bày tỏ sự kính trọng. Chính quyền Trung Quốc đang cố gắng thay đổi suy nghĩ này. Một video tuyên truyền mới đây của Thượng Hải nhấn mạnh: "Sử dụng đũa, thìa riêng không phải là sự ghẻ lạnh. Chia nhỏ khẩu phần riêng không có nghĩa là hết yêu thương". Theo các chuyên gia y tế, không gắp chung thức ăn, không chấm chung nước chấm ngoài giảm lây nhiễm Covid-19, còn giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm các virus, vi khuẩn gây bệnh khác như HP, viêm gan B, cúm... Minh Anh (theo SCMP) Triệu gia đình Việt cần bỏ 3 thói quen trong bữa ăn để giảm lây nhiễm Covid-19- Những thói quen như dùng chung bát nước mắm, gắp thức ăn chung… đều có thể làm tăng nguy cơ mắc Covid-19 và nhiều bệnh truyền nhiễm khác. | ||||||||||||
Bộ Xây dựng đề xuất cho người nước ngoài mua bất động sản du lịch Posted: 17 Jun 2020 04:05 PM PDT Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản (BĐS) 2014 theo hướng cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua BĐS du lịch. Đây là một trong những giải pháp về lâu dài được Bộ Xây dựng đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản tại cuộc họp báo 6 tháng đầu năm 2020. Đánh giá về thị trường bất động sản hiện nay, theo Bộ này, thị trường đang gặp khó khăn khiến nguồn cung khan hiếm tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm đạt thấp, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực sụt giảm... Để tháo gỡ các nút thắt cho thị trường bất động sản (BĐS), đại diện Bộ Xây dựng đã đề cập tới hàng loạt giải pháp nhằm tháo gỡ, thúc đẩy thị trường này phát triển. Trong đó, về giải pháp dài hạn, Bộ Xây dựng cho biết cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản để đảm bào sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Cũng theo Bộ, trước mắt, khi chưa sửa Luật đất đai thì theo Bộ Xây dựng cần sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định thi hành Luật đất đai năm 2013 để xử lý các diện tích đất công xen kẹt trong dự án đầu tư bất động sản, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án BĐS, cho phép các dự án đang thực hiện thủ tục nhận bàn giao đất mà doanh nghiệp diện được giãn, chậm nộp tiền sử dụng đất để có thể triển khai dự án. Đáng chú ý, Bộ Xây dựng cũng đưa ra giải pháp về việc sửa đổi, bổ sung Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 theo hướng tăng số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu trong mỗi một toà nhà chung cư; cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các bất động sản du lịch tại Việt Nam. Nhận định về nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng, nêu tại báo cáo gửi Quốc hội mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian qua, có nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng, dự án đa năng kết hợp lưu trú và nghỉ dưỡng được cấp phép, nguồn cung loại hình bất động sản này tương đối lớn và đa dạng. Trong khi đó, hệ thống pháp luật liên quan đến các loại hình BĐS (condotel, officetel,..) chưa đầy đủ, các điều kiện của hợp đồng không chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch dẫn đến tiềm ẩn rủi ro cho cả nhà đầu tư và người mua. Từ thực tế trên Bộ cho biết thời gian tới sẽ kiểm tra, giám sát các địa phương trọng điểm trong việc triển khai các dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị, dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng có quy mô lớn, sử dụng nhiều diện tích đất để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm quy định của pháp luật. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án BĐS, đặc biệt là các dự án BĐS cao cấp, các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu tránh để tình trạng dư thừa tồn kho, gây bất ổn cho thị trường BĐS, bảo đảm tuân thủ pháp luật, hiệu quả đầu tư, ngăn chặn các hành vi trục lợi, tham nhũng, làm thất thoát tài sản nhà nước, nhất là trong sử dụng đất đai. Tháng 5 vừa qua, trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp Quốc hội, Bộ Quốc phòng cho biết, từ năm 2011 - 2015, trên địa bàn khu vực biên giới biển TP Đà Nẵng có 134 lô, 1 thửa đất liên quan đến cá nhân, DN người Trung Quốc đang sở hữu, "núp bóng" sở hữu và thuê của UBND TP tại các vị trí: dọc các khu đô thị ven biển; ven tường rào sân bay Nước Mặn, đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn; khu đô thị các phường Phước Mỹ, Thọ Quang, quận Sơn Trà. Bộ Quốc phòng nhận định, để sở hữu các lô đất ở Đà Nẵng, người Trung Quốc chủ yếu dựa theo 2 hình thức. Thứ nhất, thành lập DN liên doanh với Việt Nam. Ban đầu, người Trung Quốc góp vốn thấp hơn người Việt Nam (người Việt Nam góp vốn chủ yếu bằng đất), DN sẽ do người Việt Nam điều hành. Sau một thời gian, bằng nhiều cách, DN Trung Quốc tăng vốn giành quyền điều hành DN; do tài sản góp vốn là đất nên quyền sở hữu các lô đất rơi vào tay người Trung Quốc. Thứ hai, họ đầu tư tiền cho cá nhân người Việt Nam (chủ yếu người Việt gốc Hoa) để mua đất, đã phát hiện một số trường hợp kinh tế khó khăn nhưng đứng tên sở hữu nhiều lô đất như ông Lý Phước Cang 12 lô, ông Trác Ngọc Phúc 10 lô...
Thuận Phong Sụt hố gánh nợ, nhà đầu tư bạc mặt ôm căn hộ 'view biển triệu đô'Sau cú sốc "vỡ trận" tại dự án Cocobay Đà Nẵng thông báo dừng trả thu nhập cam kết, khách hàng tại dự án đã gửi đơn khắp nơi kêu cứu bởi ngoài việc không được trả lãi cam kết, nhiều người còn gánh thêm khoản lãi vay ngân hàng… | ||||||||||||
Công an khởi tố 3 cán bộ do Thành uỷ TP.HCM quản lý, làm việc với ông Tất Thành Cang Posted: 17 Jun 2020 03:41 AM PDT Mở rộng điều tra về các sai phạm kinh tế trong các doanh nghiệp Nhà nước tại TP.HCM, Công an TP.HCM vừa khởi tố 3 người và làm việc với ông Tất Thành Cang. Thông tin mới nhất từ cơ quan CSĐT Công an TP.HCM, trong ngày 17/6 đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can đối với 3 người gồm: Trần Công Thiện - nguyên Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận; Huỳnh Phước Long – nguyên thành viên HĐQT công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (SADECO), nguyên Trưởng phòng Quản lý đầu tư kinh doanh vốn thuộc Văn phòng Thành uỷ TP.HCM và Đỗ Công Hiệp - nguyên Kế toán trưởng SADECO. 3 người này bị khởi tố để điều tra hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Liên quan đến vụ án này, giữa tháng 5/2019, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt giam đối với ông Tề Trí Dũng - Tổng giám đốc công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (gọi tắt là IPC) và bà Hồ Thị Thanh Phúc - Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco) cùng về về tội "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Trước đó, đầu tháng 1/2020 ông Trần Công Thiện cũng bị khởi tố cùng Nguyễn Văn Minh, nguyên Chủ tịch HĐTV công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận về hành vi "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí". Những sai phạm của ông Thiện được xác định trong vụ án công ty Tân Thuận bán rẻ 30ha đất công ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè cho công ty Quốc Cường Gia Lai mà Thành uỷ kịp thời ngăn chặn. Trở lại việc 3 người bị khởi tố hôm nay, được biết có liên quan đến sai phạm của công ty Tân Thuận đã để doanh nghiệp tư nhân thôn tính Sadeco. một doanh nghiệp tiềm năng của Nhà nước. Đựợc biết, năm 1994, UBND TP.HCM thành lập công ty Sadeco để triển khai dự án khu đô thị mới Nam Sài Gòn, từ đó đến nay doanh nghiệp này phát triển lớn mạnh. Trước giai đoạn cổ phần hoá Sadeco (trước năm 2015) công ty Tân Thuận chiếm đến 74% vốn góp Nhà nước. Khi duyệt đề án tái cơ cấu Sadeco, UBND TP.HCM đã yêu cầu không được giảm vốn góp Nhà nước tại Sadeco. Tuy nhiên, những người đại diện vốn Nhà nước tại Sadeco sau đó đã biểu quyết tăng vốn điều lệ tại công ty theo hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim, dẫn đến hệ luỵ là công ty Nguyễn Kim chiếm tới 54% vốn điều lệ, nắm quyền chi phối Sadeco. Trước đó, vào năm 2015 nhóm cổ đông Nhà nước cũng đã bán hơn 5,2 triệu cổ phần tại Sadeco cho một công ty, để rồi công ty này lại bán lại cho công ty Nguyễn Kim. Đáng nói việc bán cổ phần không đúng quy định, không được thẩm định giá mà chỉ định giá bán. Việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là công ty Nguyễn Kim trong giai đoạn mà Sadeco không thực sự cần vốn, cụ thể số tiền 360 tỷ đồng mà công ty Nguyễn Kim chi mua cổ phiếu hiện gửi trong một ngân hàng, đến nay chưa sử dụng đến. Những diễn biến trên cho thấy, Sadeco đã bị công ty tư nhân thâu tóm tinh vi, có một kế hoạch chi tiết. Sự việc này có sự tiếp tay, lợi ích nhóm của nhóm đại diện vốn Nhà nước tại công ty Tân Thuận, công ty Sadeco như ông Tề Trí Dũng, bà Hồ Thị Thanh Phúc… Đáng nói, vụ việc có sự đồng ý về mặt chủ trương của ông Tất Thành Cang, khi đó giữ cương vị Phó bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM. Cụ thể ngày 18/5/2017, Văn phòng Thành uỷ TP.HCM có thông báo 495 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của ông Tất Thành Cang, Phó bí thư thường trực Thành uỷ chấp thuận chủ trương, phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Sadeco. Từ việc này nguồn vốn Nhà nước giảm, dẫn đến mất quyền kiểm soát tại Sadeco - vốn được coi là "gà đẻ trứng vàng" trong số các doanh nghiệp Nhà nước do chính quyền TP.HCM quản lý. Công ty Tân Thuận giải trình đã được sự chấp thuận chủ trương của Thường trực Thành ủy. Tuy nhiên, Thanh tra TP cho rằng, nội dung này không chính xác, bởi thông báo số 495 chỉ truyền đạt ý kiến cá nhân của ông Tất Thành Cang. Nguồn tin cho hay, trong giai đoạn này Công an cũng đã làm việc với ông Tất Thành Cang - nguyên Phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM để làm rõ các thông tin liên quan. Chủ tịch TP.HCM nói về ông Tất Thành CangChủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong giải thích vì sao ông Cang vẫn còn là Thành ủy viên, đại biểu HĐND TP trong khi đã bị Trung ương kỷ luật. Phước An | ||||||||||||
Dự báo thời tiết 18/6, Bắc và Trung Bộ gia tăng nắng nóng Posted: 17 Jun 2020 04:02 PM PDT Ngày 18/6, các tỉnh Bắc và Trung Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơi nắng gắt; Tây Nguyên và Nam Bộ dịu mát, riêng chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ trưa 17/6, nắng nóng đã xảy ra ở khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ với nền nhiệt độ lúc 13h phổ biến 34-35 độ. Từ 18- 19/6, do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây kết hợp với hiệu ứng phơn nên các khu vực trên tiếp tục có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ; có nơi trên 37 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến 50-60%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 11-16 giờ.
Riêng khu vực Hà Nội, từ 18/6, trời nắng nóng với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ. Trung tâm dự báo, từ 20/6, nắng nóng tiếp tục gia tăng ở Bắc Bộ và Trung Bộ; riêng khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió tây nam gây hiệu ứng phơn thổi mạnh nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao. Ngày 18/6, chỉ số tia UV ở Hà Nội và Đà Nẵng có giá trị từ 6-7 với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của mưa lớn, tại tỉnh Bắc Kạn ngày 16/6 đã có một người chết do lũ cuốn trôi. Trong khi đó, một trận động đất xảy ra tại tỉnh Lai Châu làm 2 cháu nhỏ bị thương. Những ngày tới, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên và Lào Cai. Dự báo thời tiết các vùng trên cả nước ngày 18/6: Phía Tây Bắc Bộ: Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ, có nơi dưới 24 độ; nhiệt độ cao nhất 31-34 độ, riêng Nam Sơn La - Hòa Bình 35-37 độ. Có mây, chiều tối mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to; ngày nắng, riêng Nam Sơn La và Hòa Bình có nắng nóng. Gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Phía Đông Bắc Bộ: Nhiệt độ thấp nhất 26-29 độ, vùng núi có nơi dưới 25 độ; nhiệt độ cao nhất 32-35 độ, riêng trung du và đồng bằng 34-37 độ. Có mây, chiều tối mưa rào và dông vài nơi, riêng vùng núi có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to; ngày nắng, riêng trung du và đồng bằng có nắng nóng; . Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Từ Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế: Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ; nhiệt độ cao nhất 34-37 độ, có nơi trên 37 độ. Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Gió tây nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đà Nẵng đến Bình Thuận: Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ; nhiệt độ cao nhất 33-36 độ, phía Bắc có nơi trên 36 độ. Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; chiều nắng, phía Bắc có nắng nóng. Gió tây nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Có mây, có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Gió tây nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Có mây, có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Gió tây nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Hà Nội: Nhiệt độ thấp nhất 27-29 độ; nhiệt độ cao nhất 35-37 độ. Có mây, chiều tối có lúc có mưa rào và dông, ngày nắng nóng. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Sài Gòn mưa lớn hơn hai giờ, người dân chật vật lội nước về nhàTrận mưa kéo dài hơn hai giờ, đúng giờ tan tầm khiến nhiều tuyến đường TP.HCM ngập nặng. Giao thông tê liệt, ô tô xếp hàng dài nhích từng mét. Người dân vất vả lội nước về nhà... Đức Bảo |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét