“Đề nghị Bộ Nông nghiệp trả lời việc lên ti vi mua thịt lợn giá rẻ” plus 14 more |
- Đề nghị Bộ Nông nghiệp trả lời việc lên ti vi mua thịt lợn giá rẻ
- Gia hạn điều tra về cái chết của tiến sĩ Bùi Quang Tín
- Hai bố con ở Thanh Hóa chết dưới giếng sau tiếng hét thất thanh
- Cục điều tra Bộ Quốc phòng vào cuộc truy bắt Triệu Quân Sự
- Vụ Lương Hữu Phước tự tử sau tuyên án, nếu sai phải xử lý nghiêm
- Cao tốc Bắc - Nam giảm 2.000 tỷ nếu chuyển thêm 3 dự án sang đầu tư công
- Xe máy phải bật đèn nhận diện, không phải bật đèn chiếu sáng
- Bí thư Hà Nội mong đường sắt Cát Linh - Hà Đông khai thác trước tháng 10
- Từ 1/6, cấp bằng lái xe mới, CSGT có thể kiểm tra thông tin trong nháy mắt
- Thủ tướng: Gần 100 cán bộ cao cấp bị xử lý là 'cái giá phải trả không ít'
- Thủ tướng tâm huyết nhưng các bộ, ngành chưa quyết liệt
- Cho học sinh nghỉ học khi chất lượng không khí nguy hại
- Chính phủ đề nghị bổ sung vốn điều lệ cho Agribank 3.500 tỷ đồng
- Bỏ thuốc độc vào nguồn nước để đầu độc cả gia đình
- Không nên chỉ định thầu DN làm ăn thua lỗ làm cao tốc Bắc – Nam
Đề nghị Bộ Nông nghiệp trả lời việc lên ti vi mua thịt lợn giá rẻ Posted: 08 Jun 2020 05:49 AM PDT Nhiều đại biểu nhắc lại câu chuyện "lên ti vi mua thịt lợn giá rẻ" và đề nghị Bộ NN&PTNT trả lời rõ lỗi của tình trạng này từ đâu, từ cơ quan điều hành hay từ người tiêu dùng. Tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội chiều nay (8/6), câu chuyện giá thịt lợn đắt đỏ mãi không giảm được nhiều đại biểu đặt ra. Phải xem xét lỗi từ đâu Đại biểu tỉnh Phú Thọ Cao Đình Thưởng cho rằng nền kinh tế hiện vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nghĩa là chịu sự chi phối bởi cả bàn tay hữu hình và vô hình. Vấn đề phải giải quyết là giá thịt cứ tăng vù vù nhưng giá gia cầm, giá các loại thịt khác không tăng, thậm chí còn giảm.
"Vậy từ chuyện người dân nghe đài, đọc báo, xem truyền hình rồi hi vọng giá thịt sớm giảm nhưng ai dè giá thực tế ngày càng tăng. Việc người dân thất vọng nói "muốn mua thịt giá rẻ lên tivi mà mua" cần phải được xem xét lỗi từ đâu, từ cơ quan điều hành hay từ người tiêu dùng?", ĐB Thưởng đề nghị Bộ NN&PTNT trả lời cho câu hỏi này. Nhắc lại chuyện "lên ti vi mua thịt lợn giá rẻ", Phó Chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong cho rằng, cần xử lý chuyện giá thịt lợn mỗi lúc một tăng bắt chấp mọi biện pháp điều hành, tuyên bố để kéo giá thịt về mức 70.000 đồng/kg. "Giống như chuyện dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, chuyện giá thịt, chuyện cao ốc 8B Lê Trực đang thách thức sự kiên nhẫn, gây mất niềm tin với người dân", ông Phong nói và nhấn mạnh giá thịt thực tế vẫn chưa thể kéo giảm. Theo ông Phong, một số lãnh đạo doanh nghiệp thực phẩm là nguồn phân phối thịt lớn cũng phải chịu sự điều hành của nhà nước, phải bán giá thấp. "Nhưng như vậy là họ chịu thiệt, chịu lỗ nhiều nhưng lúc lợn chết có ai hỗ trợ người ta đâu. Như vậy có phải là thị trường không", đại biểu Phong đặt câu hỏi. Nghe Bộ trưởng nói, cuối cùng vẫn không làm chủ được thị trường Ở đoàn TP.HCM, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng bày tỏ băn khoăn, dịch lợn châu Phi bùng phát và đã có giải pháp khống chế, nhưng "qua bao nhiêu tháng rồi, bây giờ xem ti vi, nghe Thủ tướng chỉ đạo, nghe đồng chí Bộ trưởng nói, rồi cuối cùng vẫn không làm chủ được thị trường, vẫn là không đủ con giống". Bà Tâm cũng nhắc lại nhiều hứa hẹn "đây là cơ hội để cơ cấu lại mô hình sản xuất, làm sao giảm sản xuất nhỏ lẻ, quy mô công nghiệp tăng lên để chống chọi dịch bệnh" và tiếp tục băn khoăn: "Nhưng bao nhiêu tháng qua rồi, tình hình này chúng ta đã giải quyết được như thế nào?".
Nữ đại biểu đoàn TP.HCM cho rằng nói chung chung không được mà cần tính toán cụ thể. Ví dụ, nói sau dịch thì tái đàn thế nào, con giống ở đâu, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào, ở đâu lo việc đó. "Bây giờ vẫn loay hoay nói không đủ nguồn cung, con giống, rồi vẫn là vấn đề không tiếp cận được tín dụng, vẫn là sản xuất nhỏ chứ chưa có quy mô, mô hình nào tác động bằng cơ chế, chính sách để nó có thể đáp ứng được nhu cầu thịt heo trên thị trường", bà Tâm nhấn mạnh. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, ngành đã đảm bảo 2 cân đối lớn về lương thực, thực phẩm trong tình hình dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, Thứ trưởng NN&PTNT khẳng định, đến tháng 1 năm nay cả nước mới có thể tổ chức tái đàn lợn, suôn sẻ thì trong tháng 6 này mới có thịt lợn đưa ra thị trường. Thu Hằng Thủ tướng: Gần 100 cán bộ cao cấp bị xử lý là 'cái giá phải trả không ít'Thủ tướng cho rằng gần 100 cán bộ cao cấp bị xử lý thời gian qua là "cái giá phải trả không ít" để cho thấy Đảng nghiêm túc, Chính phủ nhìn thẳng sự thật... | ||||||
Gia hạn điều tra về cái chết của tiến sĩ Bùi Quang Tín Posted: 08 Jun 2020 02:19 AM PDT Công an cho rằng, cái chết của tiến sĩ Bùi Quang Tín có những tình tiết phức tạp nên cần thêm thời gian cho công tác điều tra. Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa ra thông báo gia hạn thêm thời gian điều tra liên quan đến cái chết của tiến sĩ Bùi Quang Tín. Như vậy sau 2 tháng, cơ quan CSĐT thụ lý điều tra làm rõ cái chết của tiến sĩ Bùi Quang Tín thì vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, nhiều luồng thông tin ý kiến nên Công an tiếp tục gia hạn để điều tra, trước khi đi đến kết luận cuối cùng.
Được biết, nghi ngờ về cái chết của tiến sĩ Bùi Quang Tín có nhiều tình tiết bất thường nên gia đình ông có gửi đơn kiến nghị đến nhiều cơ quan tố tụng và các cơ quan liên quan. Mới đây nhất, Văn phòng Chính phủ đã chuyển đơn của gia đình ông Tín đến Bộ Công an để chỉ đạo, giải quyết theo đúng quy định pháp luật. Hiện tại vụ việc tiến sĩ Bùi Quang Tín rơi lầu tử vong tại 1 chung cư ở Nhà Bè hôm 5/4 vẫn đang được Văn phòng cơ quan CSĐT (PC01) Công an TP.HCM thụ lý điều tra. Vài ngày sau cái chết của ông Tín, bà Nguyễn Thanh Bích (là vợ ông Tín) có đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự nhưng đến nay phía Công an vẫn cẩn trọng, kỹ càng trong việc xác minh những tình tiết liên quan. Như VietNamNet đã thông tin, chiều 5/4 tiến sĩ Bùi Quang Tín đến căn hộ tại chung cư N.S ở huyện Nhà Bè của ông Trần Việt Dũng (Viện trường viện Đào tạo quốc tế trường Đại học Ngân hàng TP.HCM) để nhậu cùng 8 người khác đều là những lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của trường ĐH Ngân hàng. Sau đó, trong căn hộ chỉ còn ông Tín và ông Nguyễn Đức Trung (PGS.TS, Hiệu phó trường ĐH Ngân hàng). Còn ông Dũng (chủ nhà) có việc phải ra ngoài. Theo tường trình của ông Trung, ông Tín chào ra về nhưng liền sau đó ông nghe tiếng động mạnh ở bên ngoài. Khi ông chạy ra kiểm tra, nhìn xuống dưới không thấy rõ nhưng linh tính có chuyện chẳng lành, ông gọi điện cho ông Dũng quay về. Lúc này, TS Bùi Quang Tín đã rơi lầu tử vong. Về cái chết của tiến sĩ Bùi Quang Tín đến nay người nhà và dư luận đặt ra những hoài nghi. Công an đã lấy lời khai của tất cả những người có mặt tại căn hộ trong buổi nhậu đó, của những người liên quan, người nhà của ông Tín cũng như 2 lần kiểm tra hiện trường, căn hộ chung cư và việc điều tra được đánh giá là rất thận trọng, kỹ lưỡng. Điều tra dấu hiệu bất thường về cái chết của tiến sĩ Bùi Quang TínLiên quan tới cái chết của tiến sĩ Bùi Quang Tín, vụ việc được chuyển lên Công an TP.HCM để điều tra, làm rõ. Linh An | ||||||
Hai bố con ở Thanh Hóa chết dưới giếng sau tiếng hét thất thanh Posted: 08 Jun 2020 03:07 AM PDT Nghe tiếng hét thất thanh, người dân kiểm tra thì thấy 2 bố con ông Lê Văn Nghiên (SN 1970), trú thôn Châu Tử, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa chết dưới giếng hoang sau nhà của gia đình. Khoảng 13h30 hôm nay (8/6), hàng xóm của gia đình ông Nghiên nghe thấy tiếng hét thất thanh, vội chạy sang thì phát hiện ông Nghiên và con trai Lê Văn Quý (17 tuổi) đã chết dưới giếng nước của gia đình. Theo công an xã Triệu Lộc, chiếc giếng nơi bố con ông Nghiên chết sâu khoảng 6m, trước đây là giếng lấy nước sinh hoạt của gia đình, nhưng đã bỏ hoang lâu nay do không sử dụng. Gia đình ông Nghiên có 5 người. Thời điểm xảy ra vụ việc, vợ và con gái vắng nhà, chỉ có mẹ ông Nghiên, song bà không biết chuyện. Hiện trường vụ việc đang được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Đến khoảng 16h cùng ngày, thi thể các nạn nhân được lực lượng chức năng đưa lên bờ để khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. "Chưa rõ thương tích và chưa thể khẳng định vụ việc do án mạng hay tự tử hoặc tai nạn", Thiếu tá Nguyễn Văn Đính, Trưởng công xã Triệu Lộc thông tin. Hiện nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. Lê Dương Cục Điều tra Bộ Quốc phòng vào cuộc truy bắt Triệu Quân SựLực lượng của Cục Điều tra Bộ Quốc phòng đã có mặt tại Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức truy bắt phạm nhân Triệu Quân Sự. | ||||||
Cục điều tra Bộ Quốc phòng vào cuộc truy bắt Triệu Quân Sự Posted: 08 Jun 2020 12:42 AM PDT Lực lượng của Cục Điều tra Bộ Quốc phòng đã có mặt tại Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức truy bắt phạm nhân Triệu Quân Sự. Thông tin từ Cơ quan điều tra hình sự Quân khu 5 trưa nay cho biết, Cục Điều tra của Bộ Quốc phòng đã có mặt tại Đà Nẵng để triển khai các phương án truy bắt Triệu Quân Sự - phạm nhân bỏ trốn khỏi Trại giam T10 (Quân khu 5, đóng tại Quảng Ngãi).
Theo đó, chiều tối 7/6, lực lượng của Cục Điều tra đã vào đến Đà Nẵng và hôm nay phối hợp với Quân khu 5, Bộ đội Biên phòng, Công an TP Đà Nẵng truy tìm phạm nhân trốn trại. Ghi nhận của PV, trên đường đèo Hải Vân được bố trí lực lượng chốt chặn; một số trinh sát liên tục tuần tra lưu động trên đường. Đến nay, sau 5 ngày tìm kiếm, ngoài chiếc xe máy Sự bỏ lại trên đường, cơ quan chức năng vẫn chưa tìm thấy dấu vết của phạm nhân này. Đại tá Võ Tín - Phó chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng cho biết, hiện các lực lượng truy tìm vẫn đang kiểm soát chặt 3 tuyến mà Sự có thể tẩu thoát là đường bộ, đường sắt và đường biển. Đồng thời, các các cơ quan chức năng cũng bố trí các mũi trinh sát thâm nhập sâu vào các địa điểm có khả năng phạm nhân ẩn nấp, tìm nguồn nước.
Triệu Quân Sự là phạm nhân trốn Trại giam T10 (Quân khu 5, ở Quảng Ngãi) vào ngày 3/6 bằng cách trèo qua tường rào khu giam. Người này bị Tòa án Quân sự, Quân khu 1 (Thái Nguyên) tuyên án tù chung thân về tội giết người, cướp tài sản, đào ngũ và trốn khỏi nơi giam giữ. Đây là lần thứ 2 phạm nhân trốn khỏi nơi giam giữ. Khoảng 16h chiều 4/6, lực lượng chức năng chốt dưới chân đèo Hải Vân phát hiện Sự chạy xe máy đi lên đèo. Sự tăng tốc chạy lên đèo khoảng 2 km thì vứt xe ngay lề đường, leo lên triền đồi, chạy trốn vào rừng. Hồ Giáp Dừng bay flycam, tập trung trinh sát băng rừng truy lùng Triệu Quân SựLực lượng chức năng chiều nay (7/6) đã dừng sử dụng flycam hỗ trợ truy bắt Triệu Quân Sự, tập trung trinh sát băng rừng truy tìm phạm nhân. | ||||||
Vụ Lương Hữu Phước tự tử sau tuyên án, nếu sai phải xử lý nghiêm Posted: 08 Jun 2020 03:19 AM PDT Vụ việc bị cáo Lương Hữu Phước tự tử sau khi tòa tuyên án, Bí thư tỉnh ủy Bình Phước cho biết, tỉnh đang chờ các kết luận của các cơ quan tư pháp TƯ và nếu kết luận xử sai thì phải xử lý nghiêm. Chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM đã có quyết định kháng nghị vụ án "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" liên quan đến vụ việc bị cáo Lương Hữu Phước tự tử sau khi bị TAND tỉnh Bình Phước tuyên án. Sáng nay (8/6), bên hành lang Quốc hội, lãnh đạo TANDTC cho biết, hiện TAND cấp cao tại TP.HCM đã kháng nghị vụ án này và đang tiến hành các thủ tục theo quy định. Chiều cùng ngày, bên lề phiên thảo luận tổ Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Văn Lợi cho rằng "đây là việc rất đáng tiếc", đồng thời, ông cũng xin được gửi lời chia sẻ với gia đình ông Phước.
"Nếu nhân dân, mỗi người am hiểu pháp luật tốt hơn thì chúng ta sẽ kháng cáo theo quy định của pháp luật. Tỉnh đang chỉ đạo phải thực hiện nghiêm theo các quy trình của pháp luật. Hiện nay, TAND cấp cao tại TP.HCM đã có quyết định kháng nghị theo hướng hủy án nên sẽ tiến hành các quy trình xem xét lại sao cho trúng, đúng quy định của pháp luật. Đây là điều hết sức quan trọng", ông Lợi nói. Về câu hỏi Tỉnh ủy có chỉ đạo Ban cán sự Đảng TAND tỉnh xem xét trách nhiệm của các cán bộ tòa án có liên quan đến vụ này chưa, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước cho biết, hiện tỉnh đang chờ các kết luận của các cơ quan tư pháp Trung ương và "nếu kết luận xử sai thì phải xử lý nghiêm". Người đứng đầu Tỉnh ủy Bình Phước cũng nêu rõ, tỉnh đã chỉ đạo ngành nội chính, đối với các vụ việc mà đương sự, bị cáo kêu oan cần phải xem xét rất thận trọng, khách quan, thông qua nhiều kênh để có những chứng cứ thuyết phục. "Việc quan trọng nhất là làm sao khi xử người dân phải đồng tình", ông Lợi nêu thêm.
Trần Thường Gia hạn điều tra về cái chết của tiến sĩ Bùi Quang TínCông an cho rằng, cái chết của tiến sĩ Bùi Quang Tín có những tình tiết phức tạp nên cần thêm thời gian cho công tác điều tra. | ||||||
Cao tốc Bắc - Nam giảm 2.000 tỷ nếu chuyển thêm 3 dự án sang đầu tư công Posted: 08 Jun 2020 05:31 AM PDT Chính phủ đề xuất chuyển 3 dự án cao tốc Bắc - Nam từ hình thức đầu tư PPP sang đầu tư công, rút tổng mức đầu tư xuống 100.816 tỉ đồng. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể vừa có Tờ trình Quốc hội (QH) về điều chỉnh chủ trương đầu tư 3 đoạn cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ đầu tư BOT sang đầu tư công. Theo đó, Chính phủ trình QH xin chuyển từ kêu gọi đầu tư BOT sang đầu tư công 3 đoạn cao tốc Bắc - Nam gồm: đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Mai Sơn - quốc lộ 45 (dài 63km) và Phan Thiết - Dầu Giây (dài 99km).
Trong đó, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết không có nhà đầu tư nào qua sơ tuyển kêu gọi đầu tư BOT. 2 dự án còn lại được xếp theo diện quan trọng, cấp bách, kết nối với cửa ngõ các trung tâm chính trị - kinh tế lớn của đất nước. Việc chuyển thêm 3 đoạn trên đầu tư công, bên cạnh số vốn ngân sách 55.000 tỷ đồng đã bố trí theo kế hoạch trước đây, ngân sách nhà nước cần bố trí thêm khoảng 23.461 tỷ đồng, nâng tổng số vốn ngân sách nhà nước phải bố trí cho toàn bộ 11 đoạn cao tốc Bắc - Nam khoảng 78.461 tỷ đồng. Đến nay công tác giải phóng mặt bằng đã đạt 74%, dự kiến sẽ xong cơ bản trong tháng 6 này, một số phần mặt bằng còn lại sẽ xong trong cuối năm. Nếu được QH thông qua, 3 dự án chuyển sang đầu tư công có thể khởi công ngay trong tháng 9 tới. Cơ bản hoàn thành và thông xe vào cuối năm 2021. Trong 11 đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, hiện có 3 đoạn đầu tư công gồm: 3 đoạn đã khởi công: Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2. Nếu được QH thông qua thêm 3 dự án (Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Mai Sơn - QL45 và Phan Thiết - Dầu Giây) sẽ nâng số dự án cao tốc Bắc - Nam đầu tư công lên thành 6 dự án. 5 đoạn cao tốc còn lại: QL 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư BOT. Theo Nghị quyết 52 của QH, 11 đoạn cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài 654km, trong đó có 3 đoạn đầu tư công, 8 đoạn kêu gọi đầu tư BOT. Tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước bố trí 55.000 tỷ đồng, khoảng 63.716 tỷ đồng còn lại huy động vốn ngoài ngân sách. Tháng 10/2018, Bộ GTVT phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi toàn bộ 11 dự án, tổng mức đầu tư còn 102.513 tỷ đồng (giảm 16.203 tỷ đồng so với nghị quyết của QH). Khi thêm 3 đoạn đầu tư công, tổng vốn đầu tư 11 đoạn dự án trên giảm còn khoảng 100.816 tỷ đồng, do giảm chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng. Trong đó gồm các chi phí xây dựng, thiết bị: 67.923 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: 15.435 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác: 7.781 tỷ đồng; chi phí dự phòng: 8.354 tỷ đồng; lãi vay trong giai đoạn xây dựng: 1.323 tỷ đồng. Bộ GTVT nói về mức đầu tư 5 triệu USD/km đường cao tốc Bắc - NamTheo Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), mỗi km đường cao tốc Bắc - Nam 4 làn xe là 115,8 tỷ đồng (khoảng 5 triệu USD) mới chỉ là ước tính. Vũ Điệp | ||||||
Xe máy phải bật đèn nhận diện, không phải bật đèn chiếu sáng Posted: 08 Jun 2020 05:19 AM PDT Tất cả các phương tiện ô tô hay xe máy sản xuất mới sẽ phải có đèn nhận diện, xe máy cũ không phải bật. Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) quy định xe máy phải bật đèn chiếu sáng gây tranh cãi suốt thời gian qua. Chiều 8/6, Tổng cục Đường bộ VN đã thông tin xung quanh đề xuất này trong dự thảo. Bà Hoàng Hồng Hạnh, Vụ phó Vụ Pháp chế thanh tra (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, dự thảo sửa đổi Luật giao thông đường bộ đưa ra quy định đèn nhận diện phương tiện xe máy để luật hoá quy định điều 32 của công ước viên Viena. Sau khi nghiên cứu, tiếp thu để phù hợp với thực tiễn Việt Nam; đặc biệt là đáp ứng yêu cầu công ước viên, hiện nay dự thảo không quy định cứng tất cả các xe phải bật đèn mà sử dụng đèn nhận diện theo quy định của nhà sản xuất. "Trong quy định đối với phương tiện khi luật có hiệu lực tất cả các phương tiện ô tô hay xe máy sản xuất mới sẽ phải có đèn nhận diện", bà Hạnh nói.
Ông Phạm Minh Tâm, Vụ phó An toàn giao thông cho rằng, tổ chức giao thông nước ta chủ yếu là giao thông hỗn hợp, xe máy là phương tiện yếu thế nên việc quy định phải có đèn nhận diện góp phần giảm tai nạn là cần thiết. Ông cũng nói rõ, hiện nay các loại xe đa dạng kích thước, cũng như loại hình đèn chiếu sáng. Cục Đăng kiểm đang xây dựng tiêu chuẩn của đèn nhận diện khi sản xuất mới phải đáp ứng tiêu chí dễ nhận biết, chiếu sáng không gây chói mắt. Ông Tâm cũng nói rõ, việc quy định đèn nhận diện chỉ quy định với những xe sản xuất mới và xe cũ sẽ loại dần. Ngoài quy định bật đèn nhận diện, Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) cũng đưa ra quy định trẻ em phải ngồi ghế chuyên dụng trên ô tô đang nhận được nhiều ý kiến băn khoăn khi chưa biết ghế chuyên dụng được quy định cụ thể như thế nào. Về vấn đề này đại diện Tổng cục Đường bộ VN cho biết, dự thảo yêu cầu trẻ em đáp ứng một trong 3 tiêu chí: dưới 13 tuổi, dưới 1,3 m, dưới 30 kg phải ngồi ghế trẻ em. Tuy nhiên, quy định này chỉ được áp dụng đối với xe cá nhân, không áp dụng với xe vận tải công cộng, xe khách. Nếu quy định này được thông qua, khi luật có hiệu lực, cơ quan chức năng sẽ ban hành các tiêu chuẩn ghế ngồi trẻ em. Hiện quy định này vẫn đang được ban soạn thảo nghiên cứu, lấy ý kiến. Dự kiến cuối năm nay Dự thảo Luật giao thông Đường bộ (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội. Bộ Giao thông đề xuất xe máy phải bật đèn vào ban ngàyDự thảo luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) được Bộ GTVT bổ sung nhiều quy định mới, trong đó có quy định xe máy phải bật đèn cả ngày khi tham gia giao thông. Vũ Điệp | ||||||
Bí thư Hà Nội mong đường sắt Cát Linh - Hà Đông khai thác trước tháng 10 Posted: 08 Jun 2020 03:32 AM PDT Chia sẻ với báo chí bên lề Quốc hội (QH) chiều 8/6, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ mong muốn "dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông hoàn thành, khai thác càng sớm càng tốt và trước tháng 10 càng tốt". Vừa qua Tổng thầu Trung Quốc đề nghị phía Việt Nam chi thêm 50 triệu USD (khoảng 1.000 tỷ đồng) để chạy thử đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Bí thư suy nghĩ về việc này như thế nào?
Bí thư có thể cho biết, hiện nay tiến độ đánh giá an toàn của dự án ra sao?
Thu Hằng - Hồng Nhì Bộ trưởng Tô Lâm: Cảnh sát cơ động kỵ binh có thể sử dụng trong lễ tân nhà nướcĐại tướng Tô Lâm cho biết, Cảnh sát cơ động kỵ binh sẽ phục vụ bất kể công việc gì, thậm chí là sử dụng trong lễ tân nhà nước, nghi thức quốc gia. | ||||||
Từ 1/6, cấp bằng lái xe mới, CSGT có thể kiểm tra thông tin trong nháy mắt Posted: 08 Jun 2020 02:41 AM PDT Bằng lái xe (hay còn gọi là giấy phép lái xe) cấp mới từ 1/6 có mã QR hai mặt có thể cấp giữ liệu nhanh. Lực lượng CSGT trên đường có thể dụng điện thoại Smarphone để kiểm tra. Chiều 8/6, Tổng Cục trưởng Đường bộ VN Nguyễn Văn Huyện cho hay, từ 1/6 bằng lái xe cấp mới, đổi cấp mới có 2 mặt bảo mật mã QR theo công nghệ của Nhật Bản.
Mã QR cũng giúp lực lượng thực thi công vụ phạt hiện người điều khiển phương tiện có sử dụng bằng lái xe giả hay không. Đại diện Tổng cục Đường bộ VN cũng thông tin thêm, đối với bằng lái đã cấp trước 1/6 vẫn sử dụng bình thường, khi nào đổi mới mới bắt buộc phải có mã QR phía sau. Những người có nhu cầu muốn đổi thì làm thủ tục cấp đổi như bình thường. Mức phí cấp đổi vẫn giữ nguyên. Tài xế bị tước GPLX 23 tháng, nộp phạt 35 triệu do uống rượu biaLái ô tô khi đã sử dụng rượu bia, nam tài xế ở Đà Nẵng bị xử phạt 35 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng. Vũ Điệp | ||||||
Thủ tướng: Gần 100 cán bộ cao cấp bị xử lý là 'cái giá phải trả không ít' Posted: 08 Jun 2020 04:42 AM PDT Thủ tướng cho rằng gần 100 cán bộ cao cấp bị xử lý thời gian qua là "cái giá phải trả không ít" để cho thấy Đảng nghiêm túc, Chính phủ nhìn thẳng sự thật... Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội, chiều nay (8/6) tại Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá mô hình quản trị của đất nước gần 100 triệu dân, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề rất mới, rất khó. "Điều quan trọng là phải giữ chế độ, giữ Đảng, trong bối cảnh thế lực thù địch, phản động luôn sẵn sàng đối đầu", Thủ tướng lưu ý. Sau 45 năm giải phóng và 35 năm đổi mới, đất nước ta thế nào, Thủ tướng đặt vấn đề, từ một đất nước đói ăn, thiếu ăn, nợ nần chồng chất, đã vượt qua nhiều thác ghềnh để tiến bước. Dẫn chứng điều này, Thủ tướng cho biết có hàng vạn người từ nước ngoài đăng ký về Việt Nam. "Trước đây, sau năm 1975 một thời gian dài, người ta nói: 'Nếu cái cột điện biết đi thì chạy sang Mỹ hết'. Còn bây giờ, thực tại nước Mỹ những tháng qua và nhiều nước khác thì 'Nếu cột điện ở Mỹ biết đi thì sẽ về Việt Nam''. Đánh giá về kinh tế xã hội 2019, Thủ tướng cho rằng đây là năm thứ 3 liên tiếp hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, Việt Nam từ vài chục triệu đô la xuất nhập khẩu, năm vừa rồi đã có kim ngạch trên 500 tỉ USD. Từ sau năm 1945, năm nay lần đầu tiên Nhà nước hỗ trợ tiền cho người dân. Tuy nhiên, một đất nước trong quá trình đổi mới, phát triển theo Thủ tướng vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Thủ tướng dẫn chứng về 12 dự án thua lỗ không dễ dàng giải quyết, khuyết điểm là do "chúng ta chưa có kinh nghiệm về kinh tế thị trường". "Mình cùng phải chịu trách nhiệm chuyện này. Chúng ta có nhiều khuyết điểm, nhất là các dự án thua lỗ. Bao nhiêu ethanol, dầu khí cũ để lại không khắc phục nổi? Rồi thép Thái Nguyên, một đống sắt gỉ bây giờ thì làm sao có thể khắc phục được? Khó khắc phục. Rồi thậm chí là chậm khắc phục. Cần có thời gian tiếp tục thúc đẩy giải quyết" Thủ tướng nói. Cố gắng đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy trước Đại hội Đảng Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Thủ tướng cho biết, giải quyết cũng rất khó khăn, mất thời gian. "Các đồng chí biết an toàn quan trọng nhất thì họ chẳng bàn giao hồ sơ an toàn cho mình. Nói qua, nói lại, thảo luận đi, thảo luận lại. Một số phái đoàn ở Bắc Kinh cũng tới thảo luận. Sắp tới đây cũng có thể bàn dứt điểm được. Cố gắng trước Đại hội (Đại hội Đảng lần thứ 13) có thể chạy được tuyến này thì may mắn. Khó khăn lắm, mất thời gian về chuyện này rất lớn" Thủ tướng nói. Đảng, Nhà nước đang có chương trình để khắc phục, đảm bảo tính chặt chẽ, đúng pháp luật, tránh tình trạng mất cán bộ rồi giờ lại tiếp tục mất cán bộ nữa do sơ suất trong vận dụng pháp luật. Thủ tướng nhấn mạnh: "Dù là chuyện cũ hay mới, Chính phủ khóa này hay khóa trước thì đều phải là cùng chịu trách nhiệm, đưa đất nước tiến lên với tinh thần anh em bảo nhau làm việc cho tốt". Theo Thủ tướng, gần 100 cán bộ cao cấp đã bị xử lý thời gian qua là "cái giá phải trả không ít" để cho thấy Đảng nghiêm túc, Chính phủ nhìn thẳng sự thật, Quốc hội thấy vấn đề để xử lý tốt hơn, nhanh hơn, đảm bảo hệ thống an toàn. Về kế hoạch phát triển năm 2020, Thủ tướng cho biết Chính phủ đã chuẩn bị Dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 làm cho khó khăn của đất nước và thế giới chưa bao giờ lớn như thế, sẽ không đặt chỉ tiêu tăng trường 6,8%, mà phấn đấu cao nhất, từ 4-,45%, có thể cao hơn. Vấn đề đầu tư công rất lớn, vừa rồi Thủ tướng đã có thư gửi đến Chủ tịch, Bí thư các tỉnh và các Bộ trưởng, yêu cầu tập trung chỉ đạo xử lý vấn đề đầu tư công tại địa phương mình. Bộ Chính trị, Chính phủ đã trình Quốc hội 1 cơ chế, nếu như năm nay bộ nào không giải ngân vốn đầu tư công thì chúng tôi điều chuyển vốn đi chỗ khác, địa phương mà không giải ngân vốn đầu tư công tốt sẽ điều chuyển sang địa phương khác. Năm nay, mất khoảng 20 triệu khách du lịch quốc tế, nhưng không phải vì tiếc 20 triệu khách đó mà mở cửa ào ạt để lây nhiễm đến cộng đồng, phá vỡ thành quả chúng ta đã làm nên, đừng có tiếc những chuyện kinh tế mà hy sinh tính mạng người dân, đó là quan điểm nhất quán Người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng trong bối cảnh hiện nay cần giải quyết tốt những bất đồng trong nhân dân để không có những điểm nóng phức tạp xảy ra. "Các địa phương phải đón bắt đầu tư mới, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thúc đẩy địa phương, ngành phát triển, không để chậm trễ, trì trệ, sợ trách nhiệm trước ĐH Đảng toàn quốc", Thủ tướng nêu. Trần Thường Bí thư Hà Nội mong muốn đường sắt Cát Linh - Hà Đông khai thác trước tháng 10Chia sẻ với báo chí bên lề Quốc hội (QH) chiều 8/6, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ mong muốn "dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông hoàn thành, khai thác càng sớm càng tốt và trước tháng 10 càng tốt". | ||||||
Thủ tướng tâm huyết nhưng các bộ, ngành chưa quyết liệt Posted: 08 Jun 2020 04:53 AM PDT Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đau xót khi các dự án nghìn tỷ như Gang thép Thái Nguyên, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông,... ''đắp chiếu'', làm người dân rất bức xúc Thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế xã hội, chiều nay (8/6), ĐBQH Thuận Hữu (Hải Phòng) cho rằng năm 2019, các chỉ tiêu KTXH đạt kết quả quan trọng, tạo đà, giảm thiểu khó khăn cho 2020 khi Việt Nam và toàn thế giới chống chọi với Covid-19. Tăng trưởng những tháng đầu năm đạt khoảng 3,8%, thấp nhất trong vài năm gần đây, nhưng so với thế giới và khu vực thì vẫn cao. Để khôi phục kinh tế, Chủ tịch Hội Nhà báo cho rằng, cần phải có các giải pháp chuẩn bị trước làn sóng đầu tư mới, nếu không sẽ mất đi cơ hội, phải có các giải pháp giải quyết những tồn đọng lớn đang gây bức xúc như các dự án yếu kém hàng nghìn tỷ đồng "đắp chiếu, trùm mềm". "Không nhanh chóng tháo gỡ thì tiền càng đắp chiếu nằm đấy càng mất, càng thất bại, mất lao động, mất cả cán bộ và mất rất nhiều thứ… ", ĐB Thuận Hữu nói và nhận định, Thủ tướng rất tâm tuyết, Chính phủ rất quyết liệt, nhưng hình như các bộ, ngành chưa quyết liệt cùng một hướng, cứ đưa việc này ra lại ách tắc việc kia, không dám quyết.
ĐB TP Hải Phòng dẫn chứng dự án nhiệt điện Thái Bình đầu tư gần đến nơi rồi, còn một đoạn nữa mà vẫn "đắp chiếu", không xử lý được. "Tính thiệt hại thì mỗi ngày mở mắt ra mất 1 con Toyota, Camry. Dự án Gang thép Thái nguyên cũng thế. Chúng tôi rất đau khổ", ông Hữu chia sẻ. Hay dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được xem là "nhức nhối nhất" khi đầu tư rất nhiều tiền, mất rất nhiều thời gian mà đến giờ không biết bao giờ sử dụng. Theo ông Thuận Hữu, dự án này cũng gần xong, nhưng giờ tổng thầu "đòi" 50 triệu USD để vận hành là "nhát dao chém vào lòng tin của người dân". "Đường sắt đó nếu không xử lý nhanh sẽ biến thành bảo tàng đường sắt. Dân bức xúc ghê gớm lắm, tiền nhiều như thế, mà cứ đội vốn liên tục", ông Thuận Hữu nhấn mạnh và đề nghị Chính phủ, nhất là các bộ ngành vào cuộc nhịp nhàng, đồng bộ, xử lý dứt điểm, không để kéo dài vì càng kéo dài càng thiệt hại. ''Quá đau lòng khi chúng ta mất cán bộ nhiều quá'' Còn theo Chủ nhiệm UB Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt đánh giá tình hình, điều lớn nhất đã tạo được môi trường chính trị, môi trường đầu tư, lòng tin chính trị rất tốt. "Qua công tác phòng, chống dịch, tôi thấy rất đúng vai, rất thuộc bài", ông Việt nói và cho rằng, điều này đã "lan toả" đến các tỉnh, thành. "Đúng vai, thuộc bài đưa lại hiệu quả kinh tế rất lớn, thậm chí đưa lại lòng tin chính trị, không có tiếng vào, tiếng ra". Vì vậy, cần có chuyển hoá cơ chế để từ Trung ương đến địa phương luôn luôn "đúng vai, thuộc bài". Điểm sáng nữa là Đảng, Quốc hội, Chính phủ rất năng động, sáng tạo trong giải quyết điểm nghẽn và ách tắc. Bộ máy của chúng ta đã chuyển động. "Ngày xưa nói chuyển động thì thấy khó chịu, nhưng giờ ai không chuyển động thì thấy lạc lõng. Địa phương, Trung ương hoạt động rất tích cực. Tôi để ý nhiều địa phương rất năng động, sáng tạo", ông Việt phát biểu. Theo ông Việt, những kết quả đạt được khiến nhiều nước trên thế giới "thèm muốn", "Họ thèm thật, thèm cơ chế chính sách, thèm điều hành, thèm lòng nhiệt huyết và trí thông minh của ta". Nêu quan điểm về xử lý các dự án "đắp chiếu" là vấn đề rất khó. ĐB cho rằng Quốc hội khoá 15, 16 có khi vẫn nhắc đến chuyện này. Chủ nhiệm UB QPAN cũng băn khoăn khi sức ì, tính dám làm, dám chịu trách nhiệm trong bộ máy các cấp chưa được nhiều. Cạnh đó, còn có "lỗ hổng" quá lớn về cơ chế chính sách và chấp hành pháp luật. "Quá đau lòng khi chúng ta mất cán bộ nhiều quá", ông Việt bày tỏ. ĐBQH đề nghị, những gì đúng, vì lợi ích phát triển đất nước thì cương quyết bảo vệ, làm đến cùng để không mất đi cơ hội. "Quá trình vận hành, điều hành đất nước giữa cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ chúng ta phải thống nhất". Trần Thường Bí thư Hà Nội mong muốn đường sắt Cát Linh - Hà Đông khai thác trước tháng 10Chia sẻ với báo chí bên lề Quốc hội (QH) chiều 8/6, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ mong muốn "dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông hoàn thành, khai thác càng sớm càng tốt và trước tháng 10 càng tốt". | ||||||
Cho học sinh nghỉ học khi chất lượng không khí nguy hại Posted: 08 Jun 2020 04:18 AM PDT Theo dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (Luật BVMT), khi không khí cực đoan có thể cấm phương tiện giao thông lưu thông ở nội đô, điều chỉnh thời gian đi học hoặc cho học sinh nghỉ học. Chiều nay (8/6), Bộ TN-MT tổ chức buổi toạ đàm về các điểm mới trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (Luật BVMT). Trong dự luật này, 50% các nội dung được điều chỉnh, thay đổi để phù hợp với tình hình hiện tại. Với việc quản lý chất lượng không khí, Bộ TN-MT cho biết đã đưa vào dự thảo luật việc công bố tình trạng khẩn cấp khi chất lượng không khí ở ngưỡng nguy hại. Thủ tướng sẽ ban hành kế hoạch hành động quốc gia; chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng. Chủ tịch UBND các tỉnh phải có biện pháp khẩn cấp trên địa bàn mình quản lý. Bộ TN-MT chủ trì thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí.
Vụ trưởng Vụ Quản lý chất lượng môi trường Lê Hoài Nam lý giải, việc ban bố tình trạng biện pháp khẩn cấp căn cứ theo các chỉ số quan trắc về chất lượng không khí tại một thời điểm có tính đến thời gian kéo dài của tình trạng này; các sự cố môi trường hoặc các hình thái cực đoan về môi trường… Ông Nam cho hay, tại dự thảo Luật BVMT sửa đổi chưa ghi cụ thể các biện pháp, phương án xử lý khi chất lượng không khí ở ngưỡng xấu. Tuy nhiên, dự thảo đã đưa ra những giải pháp có thể thực hiện khi chất lượng không khí cực đoan như: Tạm dừng hoạt động các cơ sở sản xuất; cấm phương tiện giao thông lưu thông khu vực nội đô; điều chỉnh thời gian đi học hoặc cho học sinh nghỉ học trong thời điểm chất lượng không khí nguy hại… PGS.TS Nghiêm Trung Dũng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ môi trường, ĐH Bách Khoa HN nêu ý kiến, trong trường hợp chất lượng không khí xấu có thể xem xét việc di dời người dân trong trường hợp khẩn cấp, nhẹ hơn thì sẽ cảnh báo người dân không nên ra đường… Truy nguồn thải từ phương tiện giao thông Theo Bộ TN-MT, chất lượng không khí tại các đô thị lớn thời gian qua suy giảm nghiêm trọng, có nguyên nhân từ khí thải từ các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy. Thời gian cách ly xã hội do dịch Covid-19, lưu lượng giao thông giảm, chất lượng không khí được cải thiện so với thời điểm cùng kỳ năm 2019.
Bộ TN-MT đề xuất, để giảm ô nhiễm không khí, phải cải thiện hoạt động giao thông, bắt đầu từ việc kiểm soát số lượng các phương tiện và sự khí thải của các phương tiện đó.
Bộ đề xuất phân cấp, phân quyền trong kiểm soát vấn đề giao thông. Cụ thể: UBND cấp tỉnh có đô thị đặc biệt, đô thị loại 1 phải phân luồng giao thông trên cơ sở phân loại các phương tiện giao thông theo loại nhiên liệu sử dụng, tiêu chuẩn khí thải, năm sử dụng để hạn chế ô nhiễm không khí. Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích phương tiện giao thông công cộng, phương tiện giao thông cá nhân sử dụng năng lượng điện, nhiên liệu tái tạo. Có lộ trình loại bỏ các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường; ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động về bảo vệ môi trường. Bộ TN-MT ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với khí thải của phương tiện giao thông vận tải, việc kiểm định do Bộ GTVT tích hợp quản lý thông qua hoạt động các cơ quan đăng kiểm. Nguyên Phó tổng cục trưởng Môi trường TS. Hoàng Dương Tùng cho rằng, đã đến lúc phải thống nhất quản lý về mặt môi trường. Bộ TN&MT phải quản lý các nguồn thải, trong đó có nguồn thải di động như trong hoạt động giao thông mà nhiều nước đã thực hiện và phát huy hiệu quả. Đây là điều kiện để đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân. Hình ảnh đo chất lượng không khí xung quanh nhà máy Rạng ĐôngCác kỹ sư của Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở TN&MT Hà Nội sáng nay đến phố Hạ Đình (quận Thanh Xuân) đo chất lượng không khí sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông. Thái Bình | ||||||
Chính phủ đề nghị bổ sung vốn điều lệ cho Agribank 3.500 tỷ đồng Posted: 07 Jun 2020 09:32 PM PDT Sáng nay (8/6), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng thừa ủy quyền của Thủ tướng trình QH về việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Ông Hưng cho biết, Agribank là ngân hàng thương mại do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nhưng trong nhiều năm qua chưa được nhà nước đầu tư bổ sung vốn điều lệ, tốc độ tăng vốn điều lệ luôn thấp hơn tốc độ tăng tổng tài sản, khiến tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng bị suy giảm. Vốn điều lệ của Agribank hiện đạt 30.591 tỷ đồng. Nếu tính theo Thông tư 41/2016, thời điểm 31/3/2020, tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng này chỉ đạt 6,9% (không đảm bảo yêu cầu vốn tối thiểu 8% theo quy định). Còn theo Thông tư 22/2019, tỷ lệ an toàn vốn của Agribank chỉ đạt 9,2%, đã sát ngưỡng tối thiểu theo quy định (9%).
Vì vậy, Agribank cần được Nhà nước cấp bổ sung 3.500 tỷ đồng ngay trong năm 2020. "Nếu không tăng vốn điều lệ cho Agribank ngay trong năm 2020 sẽ không thể đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Các chỉ tiêu tăng trưởng của Agribank bị ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng đến an toàn trong hoạt động ngân hàng, giảm vị thế, vai trò trong hệ thống các tổ chức tín dụng và nguy cơ hạ mức xếp hạng tín nhiệm từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế là hiện hữu", Thống đốc NHNN nói. Theo ông Hưng, khi đó Agribank sẽ không đảm bảo được vai trò chủ lực trong việc thực thi chính sách của Chính phủ về phát triển nông nghiệp nông thôn. "Việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giúp tăng quy mô vốn điều lệ, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định; đồng thời tạo điều kiện cho Agribank nâng cao năng lực tài chính, gia tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn", Thống đốc nhấn mạnh. Ngoài ra, việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giúp gia tăng giá trị DN, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình cổ phần hóa và gia tăng giá trị thặng dư cổ phần hóa… Vì vậy, Chính phủ trình Quốc hội đưa vào Nghị quyết chung của kỳ họp thứ 9 đồng ý bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2020 để bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách TƯ năm 2019 tương ứng với số lợi nhuận sau thuế thực nộp ngân sách nhà nước năm 2020 của Agribank, tối đa không quá 3.500 tỷ đồng Tạo cơ sở pháp lý cho Thủ tướng quyết định Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm UB Kinh tế của Vũ Hồng Thanh cho biết, UB này tán thành với sự cần thiết tăng vốn điều lệ cho Agribank. UB Kinh tế cho rằng, Agribank là đối tượng được đầu tư bổ sung vốn điều lệ, thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN (Luật số 69).
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với DN do mình quyết định thành lập. Vì vậy, thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank là của Thủ tướng. Thủ tướng không thể quyết định ngay việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn vốn ngân sách nhà nước vì không phù hợp với quy định "không sử dụng ngân sách nhà nước để cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng thương mại" tại Nghị quyết số 25/2016 của QH về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020. Do vậy, UB Kinh tế cho rằng, việc QH xem xét, chấp thuận bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ tạo cơ sở pháp lý cho Thủ tướng quyết định việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank. Sau khi được QH thông qua, Thủ tướng sẽ thực hiện thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật. Thu Hằng Bộ trưởng TN&MT: Không loại trừ tình trạng người nước ngoài 'núp bóng' thu mua đấtBộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định: Cho đến giờ, tôi vẫn bảo lưu ý kiến "chưa thấy một cá nhân nước ngoài nào được cấp giấy phép quyền sử dụng đất cả". | ||||||
Bỏ thuốc độc vào nguồn nước để đầu độc cả gia đình Posted: 08 Jun 2020 12:24 AM PDT Sáng nay (8/6), cán bộ điều tra Công an huyện Phù Mỹ (Bình Định) lấy lời khai của đối tượng có hành động bỏ thuốc độc vào nguồn nước để đầu độc gia đình người tình. Lãnh đạo Công an huyện Phù Mỹ cho biết, vào sáng 7/6, chị P.T.G. (43 tuổi, ở xã Mỹ Đức) lấy nước từ bình lọc của gia đình để uống thì thấy đầu lưỡi bị tê. Thấy nước có mùi khó chịu, chị G. liền kiểm tra bình lọc, bình thủy đựng nước, nước dùng cho vật nuôi thì đều thấy có màu xanh giống nhau nên thông báo mọi người trong gia đình không được sử dụng.
Khoảng 10h cùng ngày, chị G. thấy người mệt, khó thở nên được người thân đưa vào Trung tâm Y tế huyện Phù Mỹ, rồi tiếp tục được chuyển lên BV Đa khoa tỉnh Bình Định cấp cứu. Sự việc được gia đình báo lên Công an huyện Phù Mỹ. Công an xác định nguồn nước ở nhà chị G. có chất lạ nên tiến hành điều tra để truy tìm thủ phạm. Từ thông tin gia đình cung cấp, Công an huyện xác định đối tượng có liên quan là L.T.C. (39 tuổi, ở xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn). Tại cơ quan công an, C. bước đầu thừa nhận hành vi. Nguyên nhân ban đầu được xác định giữa C. và chị G. có mâu thuẫn trong chuyện tình cảm. Hiện chị G. đã ly hôn và đang sống với cha. Vụ việc đang được điều tra làm rõ. Hà Vân Tài xế có hơi men xưng sĩ quan quân đội 'chống' hiệu lệnh CSGTCông an tỉnh Hải Dương phải mất 2 giờ mới đưa được phương tiện của người xưng là Thiếu tá quân đội về trụ sở. | ||||||
Không nên chỉ định thầu DN làm ăn thua lỗ làm cao tốc Bắc – Nam Posted: 07 Jun 2020 11:23 PM PDT "Doanh nghiệp (DN) làm ăn thua lỗ thì không nên có giải pháp đầu tư, giúp đỡ và tạo điều kiện. Đây có thể là biểu hiện chạy chọt và cá nhân lợi ích nhóm", ĐB Nguyễn Ngọc Phương lưu ý. Trao đổi với báo chí bên lề QH sáng nay (8/6) về việc Bộ Xây dựng đề xuất chỉ định thầu Tổng công ty Sông Đà làm cao tốc Bắc – Nam, ĐB Nguyễn Ngọc Phương, Phó đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH Quảng Bình cho biết, kế hoạch đầu tiên, dự án này sẽ đưa ra đấu thầu ở quốc tế nhưng sau đó đấu thầu ở Việt Nam. Vì các đại biểu cho rằng nên mở rộng cho DN Việt Nam tổ chức đấu thầu chứ không nên cho DN nước ngoài vào. Thực tế nhiều DN nước ngoài vào một số dự án làm cản trở và quá trình thực hiện không đúng tiến độ làm chi phí tăng lên gấp hai lần. Bước 1, Bộ GTVT có định hướng rà soát để DN Việt Nam tham gia vào đấu thầu, Bộ xây dựng có ý kiến chỉ định thầu.
"Tôi không đồng tình chỉ định thầu vì theo quy định luật pháp phải đấu thầu. Trong việc chỉ định thầu luôn có biểu hiện không lường được là lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích DN và đồng thời không dễ rà soát được đối tượng chỉ định thầu đó có đúng hay không" ông Phương nói. Nhất là khi chỉ định DN thua lỗ, nợ vốn, năng lực cạnh tranh hạn chế nên tôi hoàn toàn không đồng tình. Luật pháp có quy định công khai minh bạch rõ ràng, khuyến khích cạnh tranh. Phải xem xét lại quá trình cạnh tranh, DN nào quản lý chỉ đạo mà sức cạnh tranh yếu thì phải xem xét lại lãnh đạo DN ấy. "DN làm ăn thua lỗ thì không nên có giải pháp đầu tư giúp đỡ và tạo điều kiện. Đây có thể là biểu hiện chạy chọt và cá nhân lợi ích nhóm", ĐB Nguyễn Ngọc Phương lưu ý. "Người đầy đủ khoẻ mạnh bao giờ cũng tốt hơn người bị khiếm khuyết" ĐB Đỗ Văn Sinh, ủy viên Thường trực UB Kinh tế cho rằng, đó là việc của Chính phủ vì trên thực tế, khi triển khai thì phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Có hai hình thức, một là đấu thầu, hai là chỉ định thầu. Về mặt nguyên tắc thì ưu tiên đấu thầu vì sẽ chọn được những nhà thầu đủ năng lực, trình độ để triển khai tốt nhất theo yêu cầu của gói thầu. Ngoài ra, cũng có thể chỉ định thầu theo quy định của pháp luật.
"Còn chỉ định ai thì phải đủ năng lực, đáp ứng được yêu cầu. Chỉ định một ông mà sau này làm dự án chậm trễ thì là trách nhiệm của người chỉ định thầu", ĐB Sinh nhấn mạnh. Nói về việc Tổng Công ty Sông Đà đã có khoản nợ rất lớn 11 nghìn tỷ nhưng lại được chỉ định thầu, ông Sinh lưu ý, khi muốn chỉ định thầu thì phải xác định được tiêu chí để chỉ định. Đấu thầu cũng như vậy, phải xác định được tiêu chí, thứ nhất phải có năng lực thi công, thứ đến là phải có năng lực tài chính. "Nếu không có năng lực tài chính thì lấy đâu để thi công? Rõ ràng đây là câu chuyện hồ sơ mời thầu đặt ra và người quyết định hồ sơ phải chịu trách nhiệm về điều đó", ĐB Đỗ Văn Sinh nói. ĐB ví von: "Nếu người ta khoẻ về mọi mặt thì người ta sẽ làm tốt hơn, một người đầy đủ khoẻ mạnh thì bao giờ cũng tốt hơn người bị khiếm khuyết". Vì vậy ông cho rằng để minh bạch thì phải thực hiện tốt từ hồ sơ mời thầu, kế đến là tổ chức đánh giá năng lực có đúng hay không đúng. Mỗi người phải chịu trách nhiệm mỗi vai nhất định.
Bộ GTVT nói về mức đầu tư 5 triệu USD/km đường cao tốc Bắc - NamTheo Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), mỗi km đường cao tốc Bắc - Nam 4 làn xe là 115,8 tỷ đồng (khoảng 5 triệu USD) mới chỉ là ước tính. |
You are subscribed to email updates from Thời sự - Tin tức trong ngày, tin xã hội mới nhất hôm nay. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét