“Xắn quần lội ngập giữa đêm ở Sài Gòn, hàng quán ê ẩm...bị nước 'tấn công'” plus 14 more |
- Xắn quần lội ngập giữa đêm ở Sài Gòn, hàng quán ê ẩm...bị nước 'tấn công'
- Tìm thấy thi thể bé trai trong nhà hoang sau 2 ngày mất tích
- Cần lượng sức mình khi được đề nghị tham gia Quốc hội
- Manh mối lần theo dấu vết trốn chạy của phạm nhân vượt ngục Triệu Quân Sự
- Thời tiết nắng nóng ở Hà Nội kéo dài đến bao giờ
- Đang lưu thông trên đường, 2 thanh niên ở Phú Yên bị điện giật tử vong
- Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
- Điều động, bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh Thanh Hóa
- 2 điểm cháy rừng bất thường nơi Triệu Quân Sự lẩn trốn trên đèo Hải Vân
- Chống ngập Sài Gòn rất hiệu quả, không còn điểm ngập trên 30 cm
- Bí thư Hà Nội: Cân nhắc xoá điều kiện nhập hộ khẩu vào thành phố lớn
- Hà Nội giải thích việc phá dỡ một phần con đường gốm sứ
- Cô gái tử vong, thanh niên nguy kịch trong phòng trọ ở Vĩnh Long
- Nhận tiền hỗ trợ Covid-19, gần 70 hộ dân ở Nghệ An thoát nghèo
- Quảng Trị có Chủ tịch UBND tỉnh sau 4 tháng để trống
Xắn quần lội ngập giữa đêm ở Sài Gòn, hàng quán ê ẩm...bị nước 'tấn công' Posted: 09 Jun 2020 08:53 AM PDT Sau trận mưa như trút, đường Sài Gòn ngập nặng khiến người dân phải xắn quần lội nước, xe chết máy hàng loạt phải bì bõm dắt bộ. Đầu giờ tối 9/6, khu vực trung tâm như quận 1, Bình Thạnh,... tiếp tục có mưa lớn. Cơn mưa như trút nước kéo dài gần 1h đã khiến các tuyến đường ngập nặng.
Tại quận Bình Thạnh các tuyến đường như Ung Văn Khiêm, Nguyễn Hữu Cảnh thời điểm mưa lớn, nước thoát không kịp đã ngập lênh láng, giao thông qua lại khó khăn. Đặc biệt đường Ung Văn Khiêm ngập khoảng nửa mét với đoạn ngập kéo dài khoảng 1km. Hàng loạt xe máy di chuyển qua đây bị chết máy, người dân bì bõm dẫn bộ phương tiện. Đến gần 21h, tuyến đường Ung Văn Khiêm vẫn chưa rút hết nước. Nhiều con hẻm trên đường này cũng bị ngập khá nặng gây đảo lộn cuộc sống, kinh doanh ế ấm.
Sở Xây dựng TP.HCM khẳng định: Không còn điểm ngập trên 30 cmSở Xây dựng cho biết, đến nay TP.HCM chỉ còn 22 điểm trong tổng số 126 điểm ngập và đánh giá chống ngập rất hiệu quả, không còn điểm ngập trên 30 cm. Thảo Nguyên | ||||||||||||||||||||||||
Tìm thấy thi thể bé trai trong nhà hoang sau 2 ngày mất tích Posted: 09 Jun 2020 06:50 AM PDT Người dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tìm thấy thi thể bé Đ. trong căn nhà hoang sau 2 ngày mất tích. Lãnh đạo UBND xã Quỳnh Tam (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) cho biết, công an đang khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi bé trai 5 tuổi chết trong căn nhà hoang. Nạn nhân là cháu Hồ Văn Đ. (SN 2015, trú tại xóm 9, xã Quỳnh Tam). Thi thể bé được tìm thấy trong căn nhà hoàng trong xã, cách nhà cháu khoảng 10km.
Nhận tin báo, Công an huyện Quỳnh Lưu cùng các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Nghệ An đến khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ việc. Trước đó, anh Hồ Văn Tụ (bố cháu Đ.) đến cơ quan công an trình báo, khoảng 15h chiều 7/6, cháu Đ. xin phép bố sang nhà hàng xóm chơi. Đến tối cùng ngày, khi không thấy con về, gia đình tỏa ra khắp nơi tìm kiếm nhưng vẫn không có tin tức gì.
Anh Tụ cũng đăng hình ảnh và đặc điểm nhận dạng của con mình lên mạng xã hội để nhờ mọi người nhờ giúp đỡ tìm kiếm. Được biết, cháu Đ. là con út trong gia đình có 3 chị em. Người đàn ông bị giết trong căn biệt thự ven Sài Gòn sau cuộc cự cãiCông an xác định hung thủ có mâu thuẫn cự cãi rồi ra tay sát hại nạn nhân trong căn biệt thự. Phạm Tâm | ||||||||||||||||||||||||
Cần lượng sức mình khi được đề nghị tham gia Quốc hội Posted: 09 Jun 2020 04:13 AM PDT Quốc hội chiều nay (9/6) thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, bàn về tiêu chuẩn ĐBQH. ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho biết Quốc hội họp việc nước, bởi vậy cần có những người ưu tú, hiểu biết, tận tâm, tận lực và có đủ thời gian để thực thi cho được quyền lực đó. Sẽ rất khó cho một ĐBQH, dù giỏi đến mấy nhưng ngồi họp phân tâm nghĩ đến những công việc quan trọng khác mà cá nhân họ đang là người phải gánh vác... "Qua gần một khóa được làm ĐBQH, tôi thấy để làm tròn vai một ĐBQH không hề dễ, đặc biệt là cần phải có quỹ thời gian đủ để nghiên cứu tài liệu, tham gia hội họp, tham gia các hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri" ông Trí nói. Để có được ĐB như vậy ngay khi hiệp thương phải đề xuất người có đủ trình độ, năng lực, điều kiện và đặc biệt có đủ thời gian để làm ĐBQH. Khi ai đó được đề nghị tham gia Quốc hội thì cần lượng sức mình, lượng quỹ thời gian của mình, nếu thấy không đáp ứng được thì cũng nên mạnh dạn từ chối sự đề cử đó. Phát biểu cùng quan điểm, ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng Quốc hội với chức năng là cơ quan lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thì ĐBQH phải am hiểu tình hình thực tiễn và có trình độ chuyên môn. Bà Khánh đề nghị giảm hơn nữa số lượng ĐBQH kiêm nhiệm hoạt động trong các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp và các cơ quan tư pháp tham gia tố tụng TƯ, tăng thêm tỷ lệ đại biểu nữ, đại biểu là các luật gia, luật sư, các chuyên gia, các nhà khoa học. Một vấn đề nữa bà Khánh băn khoăn là việc ĐBQH bị kỷ luật. Theo nữ ĐB, đây là vấn đề rất khó khăn, phức tạp. "UB Kiểm tra Trung ương khi có yêu cầu phải kỷ luật một đại biểu nào đó là cả một vấn đề đau xót. Nhưng đến khi đưa sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì lại xử lý cho thôi làm đại biểu vì lý do sức khỏe", bà Khánh nhận xét. Cho rằng, dự thảo quy định chưa hợp lý, từ đó, bà Khánh đề nghị, sửa quy định tại Điều 54 về trách nhiệm của UB Thường vụ Quốc hội để bảo đảm đúng tính chất "kỷ luật thì phải bãi nhiệm". Đại biểu Quốc hội bây giờ xếp vào hàng gì ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình) đặt câu hỏi: "ĐBQH bây giờ xếp vào hàng gì trong hệ thống cán bộ của hệ thống chính trị?". Theo ông, hiện nay ĐBQH chúng ta chưa xếp vào hàng nào ở trong hệ thống cán bộ. Mỗi một dạng cán bộ, ngoài tiêu chuẩn chung phải có tiêu chuẩn cụ thể, tiêu chuẩn cụ thể chính là yêu cầu rất quan trọng để lựa chọn những người đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn bố trí vào vị trí cán bộ. Ông cũng nói thẳng, nếu chỉ có quy định tiêu chuẩn chung như hiện hành thì soi vào đâu chúng ta cũng tìm thấy ĐBQH.
ĐB cho rằng, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, điều đó đòi hỏi các ĐBQH cũng phải có am hiểu tương đối toàn diện các lĩnh vực của đất nước, về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. "ĐBQH không thể nói là việc này không học, không làm nên em không biết, không tham gia được, không thể như vậy được, mà phải biết để tham gia", ông Phương nói. Theo ĐB, hiện nay TƯ Đảng đã có quy định tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh cán bộ thì ĐBQH cũng phải cần được quy định cụ thể, ngoài 5 tiêu chuẩn chung đã quy định. Các tiêu chuẩn cụ thể ngoài 5 tiêu chuẩn chung được ông Phương nhắc tới: phải có am hiểu tương đối toàn diện các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, có khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy phản biện, có kỹ năng diễn đạt và biểu đạt ý kiến. Để nâng cao chất lượng ĐB, ĐB Lê Công Nhường (Bình Định) đề nghị nên tăng tỷ lệ ứng cử trên trúng cử và tăng tính tranh luận về chương trình hành động của ứng viên để cử tri lựa chọn. Đồng thời mở rộng thành phần tham gia ứng cử từ các nhà quản lý, tri thức có uy tín, tâm huyết để giới thiệu nhiều nhân tài cho nhân dân chọn lựa. Hương Quỳnh - Trần Thường Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Hiện nay không ai dám làm saiTheo Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, ngành đã có nhiều cán bộ bị xử lý, kỷ luật là 'bài học hết sức đắt giá', hiện không cơ quan nào dám làm sai quy định. | ||||||||||||||||||||||||
Manh mối lần theo dấu vết trốn chạy của phạm nhân vượt ngục Triệu Quân Sự Posted: 08 Jun 2020 03:33 PM PDT Chiều 8/6, một lãnh đạo Công an huyện Bình Sơn cho hay, xe máy Triệu Quân Sự trộm để di chuyển đang được phục vụ công tác điều tra và chưa trả về cho chủ nhân. Thông tin từ chính quyền xã Bình Chánh (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, sáng 4/6 ông Nguyễn Văn Tới (48 tuổi) ở thôn Bình An Nội xã Bình Chánh huyện này đến cơ quan công an trình báo bị mất 1 chiếc xe máy Sirius biển số 76X6 – 2978 trong thời gian 11h30 đêm trước đó. Khoảng 10h đêm ngày 3/6 ông Tới điều khiển xe máy này đến trại vịt của mình gần cổng chào xã Bình Chánh ngủ. Khi đi ngủ, chủ phương tiện còn cắm nguyên chìa khóa trên xe đã tạo điều kiện cho Triệu Quân Sự dễ dàng trộm cắp làm phương tiện tẩu thoát ra hướng Bắc.
Người dân địa phương cho biết, ông Tới thường hay đến trại vịt của mình để ngủ vào ban đêm để giữ vịt. Một lãnh đạo Công an huyện Bình Sơn cho hay, hiện chiếc xe máy đang được phục vụ công tác điều tra và chưa bàn giao về công an huyện cũng như trả về cho chủ nhân. Trước đó, khoảng 16h chiều 3/6, phạm nhân Triệu Quân Sự (29 tuổi, trú tỉnh Thái Nguyên) trèo qua tường rào kẽm gai tại khu giam của Trại giam T10 trốn thoát. Ra khỏi khu vực trại giam, Sự chạy trốn xuống hướng QL 1A thuộc địa phận xã Bình Nguyên (huyện Bình Sơn) Đến 19h cùng ngày, Sự ra tay trộm 1 điện thoại thông minh của chị Nguyễn Thị H. (36 tuổi, nhân viên trực, chốt gác đường sắt Núi Khởi ở thôn Nam Bình 2, xã Bình Nguyên,). Một cán bộ công an cho biết: Ngay sau đó, công an tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành các biện pháp rà soát, tìm kiếm, xác định vị trí thì phát hiện vào khoảng 11h đêm, chiếc điện thoại này ở khu nghĩa trang xã Bình Chánh. Lực lượng chức năng gồm: Công an các xã Bình Chánh, Bình Nguyên, Đồn công an Dung Quất đã phối hợp truy lùng ráo riết phạm nhân Sự. Đến 11h30 thì ông Nguyễn Văn Tới bị mất trộm chiếc xe máy. Sau đó, điện thoại di động bị tắt nguồn và phạm nhân Triệu Quân Sự di chuyển ra phía Bắc, vị này cho biết thêm. Đến đèo Hải Vân, đoạn qua phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) bị lực lượng CSGT ra hiệu dừng xe. Lúc này, Sự không chấp hành mà tăng ga bỏ chạy. Đến Km912+200, người này vứt xe máy bên đường rồi leo lên triền đồi, chạy trốn vào rừng. Mở rộng địa bàn truy bắt Trao đổi với VietNamNet chiều 8/6, đại tá Trần Mưu – Phó GĐ Công an TP Đà Nẵng cho biết, đến thời điểm hiện tại cơ quan điều tra vẫn chưa thu nhận được dấu vết mới về Triệu Quân Sự phạm nhân bỏ trốn khỏi Trại giam T10 (Quân khu 5, đóng tại Quảng Ngãi). "Tại các chòi rẫy trên đèo Hải Vân chúng tôi chưa nhận được tin báo của người dân có điều gì bất thường xảy ra.
Hiện nay trinh sát của Cục điều tra Bộ Quốc phòng đang có mặt vào cuộc truy bắt phạm nhân", đại tá Trần Mưu nói và cho biết Công an TP Đà Nẵng là đơn vị hỗ trợ. Trong khi đó, thông tin từ Phòng Điều tra Hình sự (Quân khu 5) cho biết, hiện tại lực lượng chức năng đã mở rộng hướng điều tra, truy bắt Triệu Quân Sự ra hướng Bắc đèo Hải Vân. Theo đơn vị này, các cơ quan điều tra nhận định, những ngày qua buổi tối có trăng sáng, địa hình hiểm trở, Sự là người quen sống ở rừng nên có thể phạm nhân này đã đi khỏi khu vực phía Nam đèo Hải Vân. Chiều cùng ngày, một cán bộ biên phòng đang chỉ huy công tác truy tìm Triệu Quân Sự cho biết, hiện tại chó nghiệp vụ hỗ trợ tìm kiếm đã được rút về, còn lực lượng vẫn đang tích cực triển khai, tập trung vây ráp tại đèo Hải Vân, mở rộng tìm kiếm theo ra địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế. "Đến chiều 8/6, chúng tôi vẫn chưa phát hiện gì về dấu vết Triệu Quân Sự", vị cán bộ này cho biết thêm. Triệu Quân Sự là phạm nhân trốn Trại giam T10 (Quân khu 5, ở Quảng Ngãi) vào ngày 3/6 bằng cách trèo qua tường rào khu giam. Người này bị Tòa án Quân sự quân khu 1 (Thái Nguyên) tuyên án tù chung thân về tội giết người, cướp tài sản, đào ngũ và trốn khỏi nơi giam giữ. Đây là lần thứ 2 phạm nhân trốn khỏi nơi giam giữ. Đến nay, sau 5 ngày ráo riết tìm kiếm, ngoài chiếc xe máy Sự bỏ lại trên đường, cơ quan chức năng vẫn chưa tìm thấy dấu vết của phạm nhân này. Triệu Quân Sự vượt tù có kinh nghiệm sống đồi núi, công an chuyển sang mật phụcLực lượng chức năng nhận định Triệu Quân Sự có tiền án giết người, từng là quân nhân và có kinh nghiệm thực địa đồi núi nên đặc biệt nguy hiểm, việc truy bắt gặp nhiều khó khăn. Hồ Giáp - Thanh Vạn | ||||||||||||||||||||||||
Thời tiết nắng nóng ở Hà Nội kéo dài đến bao giờ Posted: 09 Jun 2020 02:34 AM PDT Bắc Bộ cũng như Thủ đô Hà Nội dự báo trải qua 14 ngày nắng nóng diện rộng liên tục. Đây là đợt nắng nóng dài kỉ lục kể từ năm 1993 tới giờ. Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cho biết, tính đến hết ngày hôm nay (9/6) miền Bắc đã xảy ra 10 ngày nắng nóng diện rộng liên tục. Hà Nội là một trong những tâm điểm của đợt nóng này nền nhiệt thường xuyên ở mức cao trên 37 độ. Ngày 7/6 nền nhiệt ở Hà Nội trên 38 độ, ngày 8/6 tất cả các điểm đo của Hà Nội đều có nhiệt độ cao nhất trên 39 độ (Ba Vì 39,2 độ, Sơn Tây 39,3 độ, Láng, Hoài Đức 39,8 độ, Hà Đông) 39,6 độ). Dự báo đợt nắng nóng diện rộng này ở Bắc Bộ sẽ còn kéo dài liên tục ít nhất đến ngày 13/6 và nếu vậy thì Bắc Bộ cũng như Thủ đô Hà Nội sẽ trải qua 14 ngày nắng nóng diện rộng liên tục. Đây là đợt nắng nóng dài kỉ lục kể từ năm 1993 tới giờ.
Tại miền Trung nắng nóng đã duy trì được 12 ngày và dự báo sẽ còn kéo dài thêm khoảng 6-7 ngày (đến 15-16/6). Như vậy đợt nắng nóng ở miền Trung có thể kéo dài khoảng 17-18 ngày. Đây là đợt nắng dài trung bình ở Trung Bộ. Vào năm 2015 ở miền Trung xảy ra nắng nóng dài kỷ lục với 32 ngày ở khu vực Nam Trung Bộ, 36 ngày ở các tỉnh Trung Trung Bộ, 39 ngày ở khu vực Bắc Trung Bộ. Còn theo ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia thì nguyên nhân chính của đợt nắng nóng lần này là do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây mở rộng về phía nước ta kết hợp với hiệu ứng phơn của gió tây đến tây nam. Trong đợt nắng nóng này, trọng tâm nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt xảy ra ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là ở Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Nội, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên,... Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia nhận định, trong ngày hôm nay (9/6), nắng nóng và nắng nóng gay gắt tiếp tục xảy ra ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Hà Nội có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất 38-40 độ độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến 40-55%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-18 giờ. Trong đêm nay và sáng sớm ngày mai (10/6), có thể xuất hiện vùng hội tụ trên mực 1500m ở Bắc Bộ nên ở các tỉnh vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác. Mưa dông sẽ giúp giải nhiệt phần nào, tuy nhiên cần đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Ngày mai (10/6), nắng nóng sẽ tạm thời giảm ở vùng núi Bắc Bộ, trong khi đó ở vùng đồng bằng và trung du nhiệt độ có xu hướng giảm khoảng 2-4 độ so với hôm nay nhưng vẫn đạt ngưỡng nắng nóng 34-37 độ. Từ ngày 11/6, nhiệt độ lại tăng nhanh trở lại, nắng nóng lại mở rộng ra toàn bộ Bắc Bộ và kéo dài đến khoảng ngày 13/6. Từ ngày 14/6 nắng nóng chấm dứt hoàn toàn ở Bắc Bộ. Trong khi đó, ở các tỉnh Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, kéo dài đến khoảng ngày 14/6 sau đó dịu dần. Hương Quỳnh Người Hà Nội chống chọi nắng nóng kéo dàiNhiệt độ ngoài trời hơn 40 độ C, nhiều người hạn chế ra đường hoặc tham gia giao thông thì "nguỵ trang" bằng mọi cách. | ||||||||||||||||||||||||
Đang lưu thông trên đường, 2 thanh niên ở Phú Yên bị điện giật tử vong Posted: 09 Jun 2020 06:20 AM PDT Ông Lê Ngọc Tính, Chủ tịch UBND huyện Phú Hòa (tỉnh Phú Yên) chiều nay xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn do điện giật khiến 2 thanh niên tử vong. Theo ông Tính, khoảng 15h chiều 9/6, anh Đỗ Văn Th. (SN 1988) và anh Lê Ngọc B. (SN 1992) cùng ở TP Tuy Hòa, chở nhau trên xe máy chạy trên QL 25 từ huyện Sơn Hòa về TP Tuy Hòa.
Xe chạy đến km 23+900 quốc lộ 25 qua thôn Phú Sen (xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa) gặp trời mưa rất to, kèm theo gió lớn. Lúc này, một trụ điện do người dân tự trồng, kéo dây điện bắc ngang qua đường bị gió quật đổ, dây điện vướng vào người anh Th. và anh B. khiến hai người tử vong tại chỗ. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, các cơ quan chức năng của huyện Phú Hòa đã có mặt tại hiện trường làm rõ nguyên nhân. Manh mối lần theo dấu vết trốn chạy của phạm nhân vượt ngục Triệu Quân SựChiều 8/6, một lãnh đạo Công an huyện Bình Sơn cho hay, xe máy Triệu Quân Sự trộm để di chuyển đang được phục vụ công tác điều tra và chưa trả về cho chủ nhân. Thục Kha | ||||||||||||||||||||||||
Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam Posted: 09 Jun 2020 08:50 AM PDT Bộ Chính trị vừa kết luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33 của BCH TƯ Đảng khóa 11 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Sau khi nghe Ban Tuyên giáo TƯ báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa 11 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận như sau: 1. Năm năm qua, cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết và đã đạt kết quả bước đầu. Nhận thức, ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam có chuyển biến tích cực. Trong kế hoạch, chiến lược phát triển của TƯ, địa phương đều đặt nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện ở vị trí trung tâm. Phát triển văn hóa ngày càng gắn bó hơn với xây dựng con người Việt Nam, từng bước trở thành một trong những nguồn lực quan trọng của sự nghiệp phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Vai trò của văn học, nghệ thuật trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người được coi trọng phát huy hơn. Tầm vóc, thể lực con người Việt Nam có bước cải thiện. Chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa từng bước được nâng cao; xây dựng môi trường văn hóa đã được chú trọng, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của từng vùng, miền được kế thừa. Nhiều di sản văn hóa được bảo tồn, phát huy. Đời sống văn hóa của nhân dân không ngừng được cải thiện. Một số chính sách, pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người được ban hành. Hệ thống thiết chế văn hóa được đầu tư và từng bước chuyển đổi cơ chế, đổi mới về phương thức hoạt động. Thị trường văn hóa bước đầu được hình thành. Hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ngày càng chủ động hơn. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại. Môi trường văn hóa có những mặt chưa thực sự lành mạnh. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đạt hiệu quả chưa cao. Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, văn hóa đặc trưng của một số dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một dần. Còn ít những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chưa thực hiện tốt chức năng hướng dẫn, điều chỉnh và đồng hành với thực tiễn sáng tác. Một số chủ trương, quan điểm nêu trong Nghị quyết chậm được thể chế; chưa có những chiến lược, giải pháp đồng bộ để phát triển và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế về văn hóa. Chưa giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển trong quản lý văn hóa. Hệ thống thiết chế văn hóa chậm chuyển đổi sang phương thức tự chủ, xã hội hóa. Việc chỉ đạo phát triển công nghiệp văn hóa còn chậm. Các đặc trưng cơ bản của nền văn hóa là "dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học" cùng quan điểm xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp chưa được quán triệt thường xuyên; có dấu hiệu bị buông lỏng trong cả ba môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội. Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội và một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người đối với phát triển bền vững đất nước. Vị trí, vai trò của văn hóa chưa thực sự được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý chưa thực sự đổi mới, nhất là trong việc xây dựng, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa. Việc thực hiện nêu gương của cán bộ, đảng viên ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn hình thức, chưa tạo được sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa có mặt còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Chưa phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp, sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ của các chủ thể văn hóa, khích lệ, động viên tính tích cực xã hội của nhân dân, nhất là đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức trong tổ chức thực hiện Nghị quyết. Công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để hình thành cơ sở lý luận, đúc kết hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam còn chậm, lúng túng, bị động. 2. Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 33-NQ/TW, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp quyết tâm thực hiện có hiệu quả, tạo chuyển biến sâu sắc, toàn diện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết. Đồng thời, quan tâm những nội dung sau: 2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xác định rõ xây dựng và phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chú trọng tính đặc thù của văn hóa, vừa bảo đảm để văn hóa, văn học, nghệ thuật phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm tự do sáng tạo của cá nhân trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn. Khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc mất dân chủ, hạn chế tự do sáng tạo. Định kỳ kiểm tra, giám sát việc thể chế hóa chủ trương của Đảng đối với cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa. 2.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đẩy nhanh việc cụ thể hóa chủ trương, quan điểm của Đảng thành chương trình, đề án cụ thể, sát thực tiễn. Rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp luật, quản lý hiện hành có liên quan; sửa đổi, bổ sung những nội dung không còn phù hợp. Tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo và quản lý đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, xác định rõ những chiến lược và giải pháp lãnh đạo, quản lý phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực và địa bàn cụ thể. Tăng cường các nguồn lực cho phát triển văn hóa, tương xứng với tăng trưởng kinh tế. Ưu tiên đầu tư một số cơ sở đào tạo trọng điểm, chất lượng cao và một số ngành công nghiệp văn hóa chủ đạo, có khả năng dẫn dắt các hoạt động văn hóa. Coi trọng hơn nữa công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người làm công tác văn hóa, nghệ thuật. 2.3. Tập trung xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người Việt Nam có thế giới quan khoa học, có nhân cách, lối sống đẹp với các đặc tính cơ bản "yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo". Tăng cường giáo dục thẩm mỹ, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng xã hội cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên. Xây dựng lối sống tuân thủ pháp luật, tôn trọng đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa", "tương thân tương ái". Khẳng định, tôn vinh, nhân rộng các giá trị tốt đẹp, nhân văn. Chấn chỉnh kịp thời việc lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để truyền bá tư tưởng duy tâm thần bí, thực hành mê tín dị đoan, gây mất an ninh trật tự. Đấu tranh loại trừ các sản phẩm văn hóa độc hại, các hành vi tiêu cực, cơ hội, vi phạm pháp luật, truyền bá tư tưởng sai trái, lối sống thực dụng, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng xấu đến xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. 2.4. Đẩy mạnh xây dựng môi trường và đời sống văn hóa lành mạnh, gắn với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Có cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đề cao vai trò, trách nhiệm và các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ thanh thiếu nhi, cùng với nhà trường giáo dục, hình thành nhân cách, đạo đức trong sáng và kỹ năng ứng xử xã hội văn minh. Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, gìn giữ, ứng xử đúng đắn với môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh. Huy động nguồn lực của mọi tầng lớp xã hội đầu tư và tổ chức đời sống văn hóa, góp phần thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền, các tầng lớp trong xã hội. 2.5. Tăng cường xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế. Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Coi trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước. Đẩy mạnh việc "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; thực hiện nghiêm các quy định về nêu gương đối với cán bộ, đảng viên, nhất là với cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ những người làm công tác giáo dục, văn nghệ sĩ và cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, lãnh đạo doanh nghiệp và những người có tầm ảnh hưởng quan trọng trong cộng đồng và xã hội. Chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các biểu hiện suy thóai về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hệ thống chính trị và xã hội. Chú trọng yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. Đẩy mạnh việc triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tinh thần khởi nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nhân giỏi, kinh doanh đúng pháp luật, đóng góp có trách nhiệm cho cộng đồng và xã hội. 2.6. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa. Xử lý hài hoà giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững ở các địa phương, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Chú trọng thực hiện các chương trình phục hồi, bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một; giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, các giá trị văn hóa trong tôn giáo, tín ngưỡng. Tạo điều kiện, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Đổi mới phương thức hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật, nâng cao tính chuyên nghiệp; đồng thời phát triển sâu rộng văn học, nghệ thuật quần chúng. Đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, từng bước hoàn thiện hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam. Tập trung thực hiện quy hoạch và quản lý báo chí toàn quốc. Phát huy vai trò của báo chí, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên môi trường mạng Internet. 2.7. Tăng cường bảo hộ quyền tác giả, phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa. Tạo nhận thức sâu sắc của toàn xã hội về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa. Phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường; tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư để phát triển công nghiệp văn hóa. Có giải pháp đồng bộ, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách khuyến khích hoạt động sáng tạo, thu hút đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tạo thuận lợi để xây dựng, phát triển thị trường văn hóa và các ngành công nghiệp văn hóa. Nâng cao hiệu quả việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. 2.8. Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và truyền bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Mở rộng giao lưu, hợp tác văn hóa với các nước; đa dạng hóa các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu. Tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế đầu tư trí tuệ, nguồn lực, tham gia phát triển văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Tăng cường các chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam. Chọn lọc, tiếp thu kinh nghiệm tốt, phù hợp của các nước trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa. 3. Tổ chức thực hiện Các tỉnh ủy, thành ủy và các đảng ủy trực thuộc TƯ tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 33-NQ/TW và Kết luận này. - Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc thể chế hóa nội dung của Nghị quyết số 33-NQ/TW; rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật về việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; tăng cường hoạt động giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam. - Ban Cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW và Kết luận này. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quản lý về hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Đầu tư nguồn lực thoả đáng cho sự nghiệp xây dựng văn hóa, giáo dục và con người trong thời kỳ mới. Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật có phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp. - Đảng đoàn MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên Mặt trận tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ, giám sát các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW và việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, thẩm mỹ cho thế hệ trẻ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", các phong trào thi đua yêu nước. - Ban Tuyên giáo TƯ chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị đổi mới phương thức tuyên truyền, vận động, tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Kết luận này, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Theo VGP Bộ Chính trị yêu cầu đẩy mạnh phát triển kinh tế sốThường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vừa ký kết luận số 77 của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước. | ||||||||||||||||||||||||
Điều động, bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh Thanh Hóa Posted: 09 Jun 2020 12:37 AM PDT Công an tỉnh Thanh Hóa, Bộ Công an vừa tổ chức công bố và trao quyết định của Bộ trưởng Công an về công tác nhân sự. Đại diện lãnh đạo Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an đã công bố quyết định về việc điều động Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đến nhận công tác tại UB kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương. Điều động và bổ nhiệm Đại tá Trần Phú Hà, Phó cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa. Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam đã trao quyết định cho Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung và Đại tá Trần Phú Hà. Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định: Trong thời gian được lãnh đạo Bộ Công an giao nhiệm vụ làm Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung đã nỗ lực cùng tập thể Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh và toàn thể cán bộ chiến sỹ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, được lãnh đạo Bộ Công an, các cấp, các ngành và nhân dân biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao. Thứ trưởng Bùi Văn Nam cũng khẳng định, Đại tá Trần Phú Hà là cán bộ được đào tạo cơ bản về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; là cán bộ trưởng thành từ cơ sở, trực tiếp chiến đấu, đã kinh qua nhiều lĩnh vực công tác, đảm nhiệm các chức vụ khác nhau. Đại tá Trần Phú Hà cũng thể hiện được phẩm chất năng lực, kinh nghiệm thực tiễn, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; có nhiều đóng góp trong thực hiện, chỉ đạo các mặt công tác nghiệp vụ và xây dựng lực lượng, được lãnh đạo các cấp, các ngành ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao. Thứ trưởng Bùi Văn Nam yêu cầu trên cương vị công tác mới, Đại tá Trần Phú Hà khắc phục những khó khăn trong công tác, sinh hoạt, phát huy tinh thần trách nhiệm cùng tập thể Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa phát huy dân chủ, đoàn kết nội bộ và trí tuệ tập thể, tham mưu tốt cho cấp ủy, chính quyền địa phương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ... Thành Nam 6 tháng, Bộ Công an điều động, bổ nhiệm 15 giám đốc công an tỉnhTừ đầu năm đến nay, Bộ Công an đã điều động, bổ nhiệm, luân chuyển 15 Giám đốc công an các tỉnh, mới nhất là Giám đốc công an hai tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái. | ||||||||||||||||||||||||
2 điểm cháy rừng bất thường nơi Triệu Quân Sự lẩn trốn trên đèo Hải Vân Posted: 09 Jun 2020 06:00 AM PDT Xuất hiện 2 điểm cháy 'bất thường' tại khu vực phía Nam đèo Hải Vân, nơi Triệu Quân Sự vứt xe bỏ trốn vào rừng. Theo thông tin ban đầu, khoảng 16h chiều 9/6, người dân làm rẫy tại khu phía Nam đèo Hải Vân (phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) bất ngờ phát hiện 2 ngọn lửa bùng phát bất thường tại khu vực rừng thông. Ngay sau đó, người dân đã gọi điện báo lực lượng chức năng. Điều đáng nói, khu vực xảy ra 2 điểm cháy rừng là nơi các lực lượng chức năng đang tổ chức truy lùng phạm nhân Triệu Quân Sự.
Nhận được tin báo, lực lượng kiểm lâm cùng các trinh sát Biên phòng và công an đang làm nhiệm vụ truy bắt phạm nhân Triệu Quân Sự tại đèo Hải Vân đã có mặt Ông Trần Viết Phương, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Đà Nẵng cho biết, đám cháy bùng phát tại gần đường sắt đi qua rừng Hải Vân. Sau một tiếng đồng hồ, lực lượng phản ứng nhanh kết hợp với công an khu vực đã khống chế được được đám cháy. Hiện, nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra làm rõ. Manh mối lần theo dấu vết trốn chạy của phạm nhân vượt ngục Triệu Quân SựChiều 8/6, một lãnh đạo Công an huyện Bình Sơn cho hay, xe máy Triệu Quân Sự trộm để di chuyển đang được phục vụ công tác điều tra và chưa trả về cho chủ nhân. Hồ Giáp | ||||||||||||||||||||||||
Chống ngập Sài Gòn rất hiệu quả, không còn điểm ngập trên 30 cm Posted: 08 Jun 2020 11:43 PM PDT Sở Xây dựng cho biết, đến nay TP.HCM chỉ còn 22 điểm trong tổng số 126 điểm ngập và đánh giá chống ngập rất hiệu quả, không còn điểm ngập trên 30 cm. Tại buổi họp báo thông tin về tình hình chống ngập trên địa TP.HCM sáng 9/6, ông Vũ Văn Điệp- Giám đốc Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (thuộc Sở Xây dựng) cho biết từ đầu nay, TP có 3 trận mưa lớn gây ngập. Trong đó có trận mưa ngày 27/5 có vũ lượng 112,3mm, ngày 3/6 mưa có vũ lượng 77,2mm, ngày 4/6 mưa có vũ lượng 70,6mm. Đánh giá về nguyên nhân ngập, ông Điệp cho biết mưa có vũ lượng lớn trong thời gian chưa đầy 2 giờ nên gây quá tải hệ thông thoát nước (vượt tần suất thiết kế).
Ông Điệp báo cáo so với những năm trước, với cường độ mưa 112,3mm, thành phố sẽ bị ngập nhiều tuyến đường như năm 2008 có 126 tuyến đường, thời gian rút nước chậm. Trong mùa mưa năm nay, dù đã xuất hiện những cơn mưa cực đoan, cường độ lớn trong thời gian ngắn nhưng chỉ còn ngập 22 tuyến đường với chiều sâu tương ứng từ 0,1- 0,3m và thời gian rút nước khi hết mưa từ 10 phút đến 40 phút. Ông dẫn chứng, đường Nguyễn Hữu Cảnh, chiều sâu ngập trong mưa là 0,3m, nước rút hết sau khi hết mưa là 15 phút. Trong khi đó, đường Nguyễn Văn Quá chỉ ngập 0,15m, nước rút sau khi hết mưa là 15 phút. "Các dự án chống ngập trong thời gian qua rất hiệu quả. Số lượng điểm, thời gian, chiều sâu ngập giảm rất nhiều. Như trước đây, ngập đến 4-6 tiếng nhưng hiện nay chỉ còn 15-40 phút sau khi hết mưa"- ông Điệp khẳng định.
Danh sách 22 tuyến đường ngập: Nguyễn Văn Khối, Quốc lộ 50, Đào Sư Tích, Lê Văn Lương, Hồ Học Lãm, Song Hành Quốc Lộ 22, Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Hữu Cảnh, Điện Biện Phủ, Phan Huy Ích, Ung Văn Khiêm, Quốc Hương, Phạm Văn Chiều, Bình Lợi, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Tô Ngọc Vân, Kha Vạn Cân, Dương Văn Cam, Đặng Thị Rành, Nguyễn Văn Quá. Chống ngập manh mún, Sài Gòn nâng đường, Tokyo làm hầm chứa khổng lồViệc chống ngập manh mún như nông dân đắp bờ hiện nay vừa tốn kém tiền bạc, gây phiền phức cho dân mà hiệu quả thì quá thấp. Chúng ta hoàn toàn có thể làm những hồ nhỏ ở trên mặt và dưới lòng đất. Tuấn Kiệt | ||||||||||||||||||||||||
Bí thư Hà Nội: Cân nhắc xoá điều kiện nhập hộ khẩu vào thành phố lớn Posted: 09 Jun 2020 05:04 AM PDT Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ lo lắng áp lực dân số rất lớn với Hà Nội nếu xoá điều kiện đăng ký thường trú và nhiều bài toán bế tắc sẽ xảy ra. Thảo luận tại tổ về dự thảo luật Cư trú sửa đổi chiều nay (9/6), Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, theo thống kê dân số Hà Nội hiện hơn 8 triệu dân, nếu không điều chỉnh điều kiện nhập cư thì có thêm khoảng 1 triệu dân sẵn sàng chuyển từ tạm trú sang thường trú. Nói về việc điều chỉnh các điều kiện nhập cư vào các thành phố trực thuộc TƯ, ông Huệ cho rằng, tiêu chí dân số là căn cứ để phân bổ ngân sách, chi thường xuyên thì khi cộng thêm dân phải điều chỉnh lại. "Có người trước đây thường trú một nơi, được tính dân số địa phương đó, tạm trú không được tính nhưng áp lực tại nơi tạm trú thì phân bổ ngân sách hàng năm như thế nào?", ông Huệ đặt vấn đề. Bí thư Hà Nội cũng băn khoăn về việc chốt cứng trong luật cơ sở dữ liệu dân cư tháng 6/2021 là xong đến khi luật có hiệu lực, bất khả kháng chưa bỏ được hộ khẩu giấy, chưa làm mã số định danh thì tính thế nào? "Thay đổi luật thì phải có số định danh, phải có giai đoạn chuyển đổi, điều khoản chuyển tiếp để đảm bảo tính khả thi. Bất khả kháng mà mã số định danh chưa hoàn thành khi luật có hiệu lực thì bao nhiêu quyền công dân như thế nào, đăng ký kết hôn, nhập khẩu, nhập tịch, thủ tục vay vốn ngân hàng, thế chấp...", ông Huệ phân tích. Dẫn chứng Mỹ khi đổi tiền vẫn lưu hành cả tiền cũ và tiền mới, Bí thư Hà Nội lưu ý, nên tính đến các luật khác như giao dịch bất động sản, thuế trước bạ, phải rà soát kỹ, thiết kế đảm bảo thông suốt cho hệ thống hành chính và quyền công dân. Ông Huệ cũng lưu ý, việc xoá đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc TƯ phải cân nhắc. "Quận Hoàng Mai người dân vãng lai 150.000, tổng gần bằng với tỉnh Hà Nam. Nếu xoá bỏ điều kiện thì dân số lên rất nhanh", Bí thư Hà Nội dẫn chứng. Bí thư Vương Đình Huệ lo lắng: "Hiện Hà Nội áp lực dân số rất lớn, nhiều bài toán bế tắc, giờ lại xoá điều kiện đăng ký thường trú nữa thì ra sao. Về lý thuyết quy định đúng rồi nhưng phải nghĩ ra cách điều tiết di cư tự do". Hiện 4 quận nội đô hạ tầng đang rất áp lực nhất là y tế, văn hoá, giáo dục. Vì vậy, các luật khác cần điều khoản điều tiết, luật pháp cho phép nhưng nhà nước phải điều tiết bằng giải pháp kinh tế. Tránh gây xáo trộn rất lớn đời sống người dân Liên quan tới bỏ điều kiện riêng vào thành phố trực thuộc TƯ, theo Chính phủ, để đảm bảo quyền tự do cư trú của người dân, Chủ nhiệm UB Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho hay đa số ý kiến UB Pháp luật đồng tình. Ông dẫn lại khảo sát năm 2018 về công tác quản lý cư trú tại Hà Nội giai đoạn 2013-2017 cho thấy, trong 5 năm có 755 ngàn người được nhập cư tự do vào các quận nội thành của Thủ đô. Tuy nhiên, số được đăng ký thường trú chỉ có 120.000 người, chưa đến 16%. "Nếu duy trì điều kiện riêng này thì chỉ hạn chế được việc nhập hộ khẩu chứ không hạn chế được việc người ta vào thành phố trực thuộc TƯ và cư trú ở đó", ông Tùng phân tích và đồng tình với quy định này. Ông Tùng cho rằng, khi luật có hiệu lực, không chỉ hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà phải đảm bảo kết nối các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác như cơ sở dữ liệu về hộ tịch, về quản lý xuất nhập cảnh… Việc kết nối cũng không chỉ trong hệ thống cơ quan quản lý cư trú của ngành công an mà còn phải kết nối với cơ quan tổ chức khác thực hiện thủ tục hành chính. Như thế thì bỏ sổ hộ khẩu mới khả thi. Theo ông Tùng, hiện nay rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật đang quy định sổ hộ khẩu là một trong những yếu tố cần thiết để thực hiện thủ tục hành chính. Vì vậy, bây giờ bỏ sổ hộ khẩu thì phải sửa đổi tất cả văn bản quy phạm pháp luật đó và khối lượng văn bản dưới luật tương đối lớn, đòi hỏi phải rà soát tương đối đồng bộ, đảm bảo sửa đổi kịp thời cùng thời điểm có hiệu lực của luật. "Quan trọng hơn là xác định phương thức thay thế sổ hộ khẩu. Tránh tình trạng luật có hiệu lực rồi, công dân đi làm thủ tục hành chính thì lại vướng mắc, gây xáo trộn rất lớn trong đời sống người dân", Chủ nhiệm UB Pháp luật lưu ý. Ngoài ra, ông Tùng cho rằng, khi thay đổi phương thức quản lý từ sổ hộ khẩu giấy sang phương thức điện tử, các dữ liệu được đồng bộ thì thủ tục hành chính đơn giản đi rất nhiều. Người dân không cần phải có sổ hộ khẩu, không phải xuất trình nhưng gắn với đó là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, không bắt người dân phải đến cơ quan công an xin một giấy chứng nhận về nơi cư trú, nếu không chẳng khác gì vẫn giữ sổ hộ khẩu. "Đây là vấn đề đặt ra. Chúng tôi cũng hoan nghênh việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, bỏ sổ hộ khẩu để tạo thuận lợi cho người dân", ông Tùng nói. ĐB Phan Thị Bình Thuận (TP HCM) cho rằng quy định hướng tới sử dụng số định danh trên cơ sở bỏ quản lý sổ hộ khẩu và sổ đăng kí tạm trú, là thay đổi mạnh mẽ trong công tác quản lý cư trú, dân cư, giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, chi phí, tiết kiệm thời gian cho người dân. Tuy nhiên, qua báo cáo Bộ công an và ý kiến thẩm tra của UB Pháp luật cơ sở dữ liệu về đăng kí cư trú cấp số định danh cho công dân chưa tới 20 triệu, đến khi luật thông qua có hiệu lực thì Chính phủ, bộ Công an phải rốt ráo cấp được số định danh cho gần 90 triệu người. Hiện nay, quy định pháp luật liên quan đến sổ hộ khẩu, theo thống kê của Bộ Công an, có tới 10 luật có liên quan. Nữ ĐB băn khoăn khi triển khai bỏ sổ hộ khẩu và sổ đăng kí tạm trú thì các giao dịch liên quan thủ tục hành chính, giao dịch dân sự liên quan hộ gia đình, quan hệ nhân thân, thừa kế, mua bán, bảo hiểm,...thì phải rà soát sửa đổi, bổ sung, đảm bảo tính khả thi, tương thích, tránh ảnh hưởng đến quyền của người dân. Thu Hằng - Trần Thường Cần lượng sức mình trước khi tham gia Quốc hộiQuốc hội chiều nay (9/6) thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, bàn về tiêu chuẩn ĐBQH. | ||||||||||||||||||||||||
Hà Nội giải thích việc phá dỡ một phần con đường gốm sứ Posted: 09 Jun 2020 03:49 AM PDT Giải thích việc phá dỡ một phần con đường gốm sứ, Hà Nội cho biết mặc dù nghiên cứu nhiều phương án nhưng vẫn phải phá thay thế một đoạn, vấn đề này là bất khả kháng. BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội vừa có báo cáo về việc triển khai thi công dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương – đường Thanh Niên để hạn chế ùn tắc giao thông, trong đó có việc phá bỏ một phần con đường gốm sứ.
Báo cáo cho biết, dự án nhằm đầu tư đồng bộ tuyến đường Nghi Tàm và đường Âu Cơ đoạn từ nút giao đường Thanh Niên đến nút giao cầu Nhật Tân nhằm kịp thời xử lý tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao thông, tạo hướng kết nối nhanh giữa trung tâm chính trị Ba Đình và trung tâm thành phố với cửa ngõ hàng không quốc tế Nội Bài thông qua cầu Nhật Tân và đường nối từ cầu Nhật Tân tới sân bay Nội Bài. Dự án sẽ hạ cao độ đường Âu Cơ hiện trạng để thay thế một phần kết cấu đê đất bằng tường bê tông cốt thép (phía ngoài đê), kết hợp với mở rộng mặt đường đê, cải tạo và chỉnh trang hệ thống đường gom dân sinh, xây dựng tường chắn tại vị trí dải phân cách giữa mặt đường chính để xử lý chênh cao độ giữa hai làn đường. Xây dựng hệ thống chiếu sáng, cây xanh, thoát nước, vỉa hè… Theo BQL dự án, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng giai đoạn 1 đoạn từ nút giao Yên Phụ đến nút giao Khách sạn Thắng Lợi, hiện thành phố tiếp tục đầu tư cải tạo, mở rộng đê giai đoạn 2 từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân với mục tiêu hoàn chỉnh một trục giao thông quan trọng kết nối sân bay Nội Bài về trung tâm chính trị Ba Đình, trung tâm thành phố, kết nối giao thông phía hữu sông Hồng, giữa cầu Nhật Tân, cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì để phục vụ nhu cầu giao thông đi lại. Để triển khai theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt, phải thực hiện phá dỡ một đoạn tường gốm sứ, chiều dài khoảng gần 300m từ nút khách sạn Thắng Lợi đến ngã ba Xuân Diệu nhằm mở rộng đường đê hiện tại. Vấn đề này, BQL dự án đã họp và lấy ý kiến của các sở ngành liên quan xem xét kỹ lưỡng, trong quá trình thẩm định, phê duyệt phương án. Mặc dù nghiên cứu nhiều phương án nhưng vẫn phải phá thay thế một đoạn đê gốm sứ. Vấn đề này là bất khả kháng. "BQL dự án đã báo cáo và UBND TP đã có chủ trương sau khi hoàn thành xây dựng xong tường chắn đê bê tông cốt thép sẽ tiếp tục có kế hoạch gắn tranh gốm sứ lên mặt tường mới. Chiều dài tường bê tông cốt thép là rất lớn và vẫn sẽ tiếp tục duy trì, phát triển con đường gốm sứ ngày càng đẹp hơn, xứng đáng là một biểu tượng và là nét đẹp văn hóa độc đáo của Thủ đô Hà Nội", báo cáo nêu. Từ đầu tháng 6, hàng chục công nhân dựng rào tôn quây quanh khu vực ngã ba Nghi Tàm - Xuân Diệu. Máy xúc phá dỡ bức tường bê tông, nơi gắn các bức tranh, sau đó đào sâu xuống 5 m để đổ móng đường. Các đoạn tranh gốm có chủ đề "mùa xuân", "phố cổ Bùi Xuân Phái", "Hà Nội xưa và nay"... bị đập bỏ toàn bộ.
Tu bổ kỳ dị 'con đường gốm sứ': Vũ nữ mất chânSau hơn 5 năm đưa vào sử dụng, 'Con đường gốm sứ ven sông Hồng' xuống cấp trầm trọng. Qua nhiều lần tu bổ, sữa chữa, một số chỗ được trát vá cẩu thả đến kỳ dị. Hương Quỳnh | ||||||||||||||||||||||||
Cô gái tử vong, thanh niên nguy kịch trong phòng trọ ở Vĩnh Long Posted: 08 Jun 2020 11:38 PM PDT Người dân trình báo với cơ quan công an vụ cô gái tử vong, thanh niên nguy kịch trong phòng trọ ở miền Tây. Ngày 9/6, lãnh đạo Công an tỉnh Vĩnh Long xác nhận, Cơ quan CSĐT đang làm rõ vụ cô gái tử vong, thanh niên nguy kịch xảy ra tại 1 phòng trọ ở ấp Phước Hòa, xã Hòa Phú, huyện Long Hồ.
Sáng cùng ngày, người dân trình báo vụ việc nói trên với công an. Nạn nhân tử vong là Ngô Thị Cẩm Tú (27 tuổi, quê xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm), thanh niên nguy kịch là Huỳnh Nguyễn Thiện Khiêm (28 tuổi, quê xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình). Tại hiện trường, Khiêm có vết thương ở cổ tay và được đưa đi cấp cứu.
Người thân của nạn nhân cho biết, Khiêm làm nghề xây dựng, còn Tú làm nghề dạy trẻ ở TP Cần Thơ. Tú sáng đi làm chiều về, còn Khiêm thì cuối tuần mới về. Trước đây, Khiêm và Tú dự định sẽ kết hôn nhưng do không hợp tuổi nên đình lại đến nay thì xảy ra vụ việc nói trên. Tử hình gã chồng ở Cần Thơ đâm chết vợ vì ghen tuôngTrong thời gian chờ tòa ly hôn, gã chồng ở Cần Thơ xảy ra cự cãi với vợ, sau đó lấy dao đâm nạn nhân tử vong. T.Chí | ||||||||||||||||||||||||
Nhận tiền hỗ trợ Covid-19, gần 70 hộ dân ở Nghệ An thoát nghèo Posted: 09 Jun 2020 02:09 AM PDT Có hộ dân nhặt được đá đỏ, giá trị hơn tỉ đồng, có nhà khang trang, vẫn được nhận tiền hỗ trợ ảnh vì hưởng vì Covid -19 . Không ít hộ dân nhận xong tiền hỗ trợ thì bỗng dưng... thoát nghèo. Tháng 5/2020, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) trả tiền hỗ trợ Covid–19 cho các hộ nghèo và cận nghèo tại xã Châu Bình. Xóm Quỳnh 2 của xã có 268 hộ dân, trong đó 40 hộ nghèo, 57 hộ cận nghèo. Mặc dù thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo nhưng nhiều gia đình nhà cửa khang trang; có gia đình kinh doanh cửa hàng ăn uống, cửa hàng tạp hóa. Trong danh sách nhận tiền hỗ trợ có 3 hộ cận nghèo là con của ông Tô Duy Tòng, xóm trưởng xóm Quỳnh 2. Ngôi nhà của 3 người con ông Tòng được xây dựng khang trang.
Chẳng hạn, anh Nguyễn Văn Lai có nhà gỗ rộng gần 200m2 bám đường quốc lộ 48, phía trước dùng kinh doanh hàng ăn và tạp hóa. Ngoài ra, nhiều gia đình khác trong xóm Quỳnh 2 có hoàn cảnh khá giả như anh Hồ Mạnh Truyền, bà Hồ Thị Lan, ông Chu Văn Hiền, Nguyễn Văn Thanh… vẫn có tên trong danh sách hộ nghèo được nhận tiền hỗ trợ Covid-19. Điều khiến nhiều người bức xúc là tại xóm Quỳnh 2 có nhiều hộ hoàn cảnh khó khăn hơn nhưng không được xếp vào diện hộ nghèo và hộ cận nghèo. Đơn cử như gia đình anh Hồ Bá Trung hoàn cảnh kinh tế khó khăn, sống trong căn nhà ẩm thấp nhưng lại vừa được cho "thoát" nghèo.
Ngôi nhà nhỏ vợ chồng anh làm từ năm 2008 đến nay đã mục nát, vừa qua bị sập do lốc xoáy, phải đi vay mượn để lợp lại có chỗ chui ra chui vào. Năm ngoái, gia đình anh Trung vẫn được hưởng chế độ hộ nghèo nhưng đến đầu năm 2020 thì bị cắt hoàn toàn chế độ này. Ngoài gia đình anh Trung, còn có gia đình anh Hồ Bá Hậu, gia đình ông Biện Tiến Đức, gia đình anh Hồ Nam Thảo… dù hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn "được thoát nghèo". Trúng đá đỏ hơn 1 tỷ đồng Ông Tô Duy Tòng, xóm trưởng xóm Quỳnh 2 cho biết, sau khi người dân nhận tiền hỗ trợ Covid -19, xuất hiện thông tin nhiều hộ khá giả vẫn nằm trong diện hộ nghèo và cận nghèo nên xóm đã họp rà soát lại. Qua kiểm tra, ban cán sự xóm đã cho 67 hộ được "thoát nghèo", còn lại 31 hộ nghèo và cận nghèo. Ông Tòng giải thích do nhiều hộ nhận tiền bồi thường từ dự án hồ thủy điện bản Mồng, thu hoạch gỗ keo nhiên liệu và bán đất… Về việc 3 người con của mình nằm trong diện hộ nghèo và cận nghèo trong khi nhà cửa khang trang, ông Tòng nói: "Con tôi vừa nhặt được một cục đá đỏ bán được hơn 1 tỷ thế là xây nhà cửa thoát nghèo. Các hộ khác vừa xây nhà xong nên cũng thoát nghèo luôn". Trao đổi với VietNamNet, ông Lang Thanh Hoài - Trưởng Công an xã Châu Bình (huyện Quỳ Châu) cho biết, việc con rể của ông Tòng nhặt được viên đá đỏ bán 1,1 tỷ đồng đã xảy ra từ năm 2018. Con rể ông Tòng thuộc gia đình khá giả vì làm nghề mộc. Ông Ngô Đức Thuận - Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu yêu cầu phóng viên liên hệ với phó chủ tịch phụ trách để phỏng vấn vì đang bận họp. Tuy nhiên, nhiều lần gọi điện và nhắn tin cho ông Lê Thanh Hà - Phó Chủ tịch huyện Quỳ Châu, phóng viên vẫn không thể liên lạc được trước sự việc nêu trên. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long cho biết, ông đang đi học tại Hà Nội nên chưa nắm được sự việc và sẽ cho kiểm tra lại. Xử trách nhiệm cán bộ để 'lọt' người bán hàng rong cho bệnh nhân Covid-19Phải kiểm điểm, xử lý nghiêm túc trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan vụ việc người bán hàng rong tiếp xúc bệnh nhân Covid-19 trong khu cách ly của BV đa khoa tỉnh Bạc Liêu. Quốc Huy - Phạm Tâm | ||||||||||||||||||||||||
Quảng Trị có Chủ tịch UBND tỉnh sau 4 tháng để trống Posted: 08 Jun 2020 08:22 PM PDT Ông Võ Văn Hưng, Bí thư Thành uỷ Đông Hà được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị. Sáng nay (9/6), HĐND tỉnh Quảng Trị họp kỳ họp thứ 15 để bầu Chủ tịch UBND tỉnh. Ông Võ Văn Hưng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Đông Hà đã được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2016-2021 với 43/48 phiếu bầu, đạt tỷ lệ 89%.
Ông Võ Văn Hưng sinh năm 1972, quê quán xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ông là tiến sỹ lâm nghiệp, cao cấp lý luận chính trị. Trước đó, ông từng đảm nhiệm các chức vụ như Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ; Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị; Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị; Bí thư Thành ủy Đông Hà. Ông vừa được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2015 - 2020. Chức danh chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã trống từ tháng 2/2020 khi ông Nguyễn Đức Chính nghỉ hưu. Cũng trong sáng nay, HĐND tỉnh cũng đã bầu bổ sung một phó chủ tịch UBND tỉnh. Ông Lê Đức Tiến, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Trị đã được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh với 47/48 phiếu đồng ý.
Ông Lê Đức Tiến, sinh năm 1974, quê quán xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Ông là tiến sĩ kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Trước khi được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, ông Lê Đức Tiến từng đảm trách các chức vụ Phó Giám đốc rồi Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Trị. Hương Lài Bổ nhiệm nữ Thiếu tướng giữ chức Cục trưởng, Bộ Công anBộ Công an vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Cục trưởng, Cục Hồ sơ nghiệp vụ, Bộ Công an. |
You are subscribed to email updates from Thời sự - Tin tức trong ngày, tin xã hội mới nhất hôm nay. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét