“Trường chuyên chỉ để đào tạo 'gà nòi'?” plus 14 more |
- Trường chuyên chỉ để đào tạo 'gà nòi'?
- Lại chuyện xin thôi chức sau án kỷ luật
- Công tơ điện và chuyện trảm tướng của EVN
- Hành động của báo chí Triều Tiên sau lệnh của Kim Jong Un
- Chẳng ai bắt đảng viên phải nghèo nhưng giàu nhanh là bất thường
- Hà Nội chi trăm tỷ rửa đường nhưng nắng nóng cực điểm, chỉ có 3 quận thực hiện?
- Tin chứng khoán ngày 25/6: Đại gia sân bay kiếm bộn tiền
- Hàng trăm học viên U70 nhận bằng tốt nghiệp trung cấp
- Khởi tố vụ án đàn em của Nguyễn Xuân Đường truy sát người sau 8 năm “chìm xuồng”
- Cựu sếp Công an Sơn La kêu oan, không nhận đưa hối lộ tiền tỷ
- Giá bất động sản công nghiệp leo thang
- Bắt Trịnh Bá Phương và 3 đối tượng vì tội chống phá Nhà nước
- Doanh nhân vụ cướp 35 tỷ bị nhiều người tố là trùm lừa đảo tiền ảo
- Giữa trưa nóng hầm hập 55 độ, vẫn ngủ say sưa trên đường Hà Nội
- Nhập ô tô nhầm cửa khẩu, 3 năm không được thông quan
Trường chuyên chỉ để đào tạo 'gà nòi'? Posted: 24 Jun 2020 03:06 PM PDT Theo Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), đầu tư vào trường chuyên cũng như câu chuyện về đầu tư kinh tế, phải có những "đầu tàu" mới tạo ra sự đột phá. "Trường chuyên" có ở nhiều nước Hệ thống trường chuyên của Việt Nam đã có từ lâu. Năm 1965, Khối Chuyên Toán – Tin (A0) được thành lập. Nhưng phải nói, chính sách này không của riêng Việt Nam mà được học tập từ nước ngoài. Hiện nay, các nước tiên tiến trên thế giới vẫn giữ mô hình đào tạo những nhân tố xuất sắc. Họ không để những nhân tố này hòa chung vào mô hình đào tạo bình thường, dễ khiến tài năng bị thui chột. Có thể kể tới như trong ĐH Tổng hợp Lomonoxop (Nga) vẫn tồn tại trường phổ thông chuyên thành lập từ 1964, tức là trước Việt Nam 1 năm. Trường này tập trung vào các lĩnh vực chuyên về khoa học tự nhiên. 5 năm trở lại đây, ngôi trường này còn "rẽ nhánh", định hướng cho những học sinh có thiên hướng về kinh tế hoặc y dược ngay từ lớp 12. Không chỉ ở Nga, nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến khác cũng có hệ thống trường chuyên mạnh như Đức, Pháp, Anh, Mỹ, Úc… Còn trong khu vực, gần chúng ta có Singapore với ngôi trường chuyên nổi tiếng là Trường THPT Chuyên Toán và Khoa học (NUS) nằm trong ĐH Quốc gia Singapore. Hay như tại Thái Lan, trong các trường nổi tiếng như ĐH Mahidol hay ĐH Chulalongkorn cũng có hệ thống trường chuyên. Mặc dù đi sau nhưng hiện tại, những trường này đều phát triển rất mạnh. Kể từ năm 2002, Nhật Bản bắt đầu có chiến lược xây dựng những trường THPT trọng điểm (Super Science High Schools) về khoa học tự nhiên. Đến nay, hệ thống đó đã lên tới khoảng 200 trường.
Nói trường chuyên chỉ "sản xuất gà nòi" là sai lầm Có giai đoạn kinh tế chưa phát triển, mọi người thường đặt câu hỏi: "Tại sao phải đầu tư vào đỉnh cao của Olympic thể thao?", "Đầu tư vào thể thao làm gì cho tốn kém?", "Sao không đầu tư vào những cái khác hữu ích hơn?"... Thực tế, tất cả các nước phát triển đều đầu tư cho thể thao, bởi điều đó sẽ tạo ra cú huých và là một thước đo nhằm chứng minh khả năng không giới hạn của con người. Câu chuyện đầu tư của thể thao và trường chuyên tuy không hoàn toàn tương đồng nhưng cũng có điểm giống nhau về bài toán xã hội. Những đối tượng tinh hoa của trường chuyên giống như GS Ngô Bảo Châu hay GS Đàm Thanh Sơn – vốn là những nhà khoa học đầu đàn - hiện đang đóng góp rất nhiều cho giáo dục nước nhà. Phải có những nhân tố như thế mới có thể khơi gợi nỗ lực, quyết tâm của giới trẻ và chứng minh được rằng người Việt Nam không thua kém bất cứ ai. Còn nói trường chuyên chỉ để đào tạo "gà nòi" là sai lầm. Trước đây, mô hình trường chuyên có những lớp rất nhỏ, chủ yếu hướng tới giáo dục cá biệt nhiều hơn. Nói cách khác, mục tiêu khi đó là phát hiện và bồi dưỡng những nhân tố xuất sắc trong một lĩnh vực hẹp. Còn giờ đây, đối tượng học sinh của trường chuyên đã mở rộng hơn rất nhiều. Trong số đó cũng có những nhân tố xuất sắc, nhưng tỉ lệ không nhiều. Các trường chuyên hiện tại đã hướng tới việc đào tạo toàn diện. Ví dụ, bây giờ học sinh chuyên Toán không chỉ giỏi mỗi Toán. Các bạn cũng giỏi Tiếng Anh, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, cũng có những trải nghiệm sáng tạo. Những bạn giành huy chương quốc tế có thể chơi tennis rất giỏi, hát và chơi đàn rất hay. Mặt khác, nói học sinh chuyên học lệch cũng không phải là nhận định chuẩn xác. Bởi lẽ, học sinh chuyên vẫn phải tham gia các kỳ thi đánh giá bình thường của địa phương và của toàn quốc. Thế nhưng, có một điều dễ dàng nhận thấy, thành tích học tập của học sinh chuyên vẫn luôn cao hơn so với mặt bằng chung. Cần phát triển thành "đầu tàu" thay vì cào bằng Một trong những vai trò của trường chuyên là khuyến khích, đào tạo những học sinh tinh hoa nhất, có năng lực xuất sắc để phát huy hết khả năng. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những mục tiêu chứ không phải là duy nhất. Trường chuyên không chỉ là nơi đào tạo "gà chọi" đi thi giải quốc gia, quốc tế. Hệ thống trường chuyên giờ đây phải là "đầu tàu", là một hình mẫu để lan tỏa những chính sách mới của giáo dục và thực thi những thay đổi giáo dục cơ bản, toàn diện. Chúng ta càng phải coi đây là hình mẫu để các trường khác nâng chất lượng giáo dục chứ không phải cào bằng hay xóa bỏ. Cũng có giai đoạn, nhiều người cho rằng cần phải chia đều thầy giỏi cho các trường để đảm bảo công bằng trong giáo dục. Nhưng như đã nói, chúng ta không thể quên rằng trường chuyên vẫn có mục tiêu phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài cho đất nước. Một người có tài năng rất cần được học và tạo điều kiện để phát triển. Họ không thể vào môi trường kém cạnh tranh, thiếu đi động lực. Như vậy, sẽ không thể có những người thực sự giỏi để phát triển đất nước. Điều này cũng giống như câu chuyện về đầu tư kinh tế. Tại sao đất nước vẫn cần phải có những vùng kinh tế trọng điểm để đầu tư thay vì cào bằng? Tất nhiên, chúng ta cần tới mặt bằng chung, nhưng để đột phá thì phải có những đầu tàu. Nếu đầu tư dàn trải, không có lộ trình từng bước, mọi thứ sẽ không thể phát triển. TS. Lê Công Lợi (Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên) Thúy Nga (ghi) Ồn ào chuyện trường chuyên: Môi trường tinh hoa chỉ dành cho nhà giàu?Những cuốn học bạ toàn điểm 10 của học sinh dự tuyển vào lớp 6 trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam năm ngoái lại một lần nữa gây xôn xao cộng đồng mạng. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lại chuyện xin thôi chức sau án kỷ luật Posted: 24 Jun 2020 03:00 PM PDT Việc gửi đơn xin thôi chức của Bí thư Tỉnh ủy, Trường đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ cũng na ná trường hợp ông Võ Kim Cự, bà Phan Thị Mỹ Thanh, ông Hồ Văn Năm. Bí thư Tỉnh ủy, Trường đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ vừa gửi đơn Bộ Chính trị, Ban Bí thư xin thôi chức. Vậy là lại có thêm một trường hợp "tự giác" nộp đơn xin thôi chức theo nguyện vọng cá nhân sau khi bị Đảng kỷ luật.
Còn nhớ hồi tháng 4/2017, ông Võ Kim Cự cũng gửi đơn đến các cơ quan chức năng tự xin thôi làm đại biểu QH vì lí do sức khỏe. Đây cũng là thời điểm ông Cự bị Ban Bí thư kỷ luật cách chức ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2005 - 2010 và 2010 - 2015, bao gồm cách chức cả các chức vụ Bí thư Ban cán sự đảng UBND tỉnh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh. Lý do ông bị kỷ luật liên quan đến sự cố môi trường Formosa. Đến giữa tháng 5/2017, UB Thường vụ QH đã thông qua nghị quyết cho ông Võ Kim Cự thôi nhiệm vụ đại biểu QH khóa 14. Một năm sau, đầu tháng 5/2018, bà Phan Thị Mỹ Thanh khi đang làm Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh Đồng Nai) cũng có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu khi vừa bị UB Kiểm tra TƯ kết luận có sai phạm và bị Ban Bí thư kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng và đề nghị Đảng đoàn QH chỉ đạo thực hiện các quy trình, thủ tục xem xét bãi nhiệm đại biểu theo quy định của pháp luật. Sau đó, UB Thường vụ QH đã có nghị quyết cho bà Phan Thị Mỹ Thanh thôi làm nhiệm vụ đại biểu QH kể từ ngày 14/5/2018. Cuối tháng 8/2019, đến lượt ông Hồ Văn Năm, khi đó là Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh Đồng Nai thay bà Thanh cũng gửi đơn đến UB Thường vụ QH xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu QH cũng vì lý do sức khỏe không ổn định. Thời điểm này, Ban Bí thư quyết định kỷ luật ông Hồ Văn Năm bằng hình thức cách chức ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đồng Nai nhiệm kỳ 2015-2020. Ban Bí thư cũng đề nghị UB Thường vụ QH xem xét để ông Năm thôi làm đại biểu QH khoá 14. UB Thường vụ QH sau đó đã đồng ý cho ông Năm thôi làm nhiệm vụ đại biểu khóa 14, Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh Đồng Nai kể từ ngày 18/9/2019. Cử tri sẽ vui biết bao khi những người đại diện cho mình thật sự biết "lượng sức mình", tự giác xin "từ quan" chỉ đơn thuần vì lý do sức khỏe hay là xuất phát từ nguyện vọng cá nhân một cách chính đáng, đàng hoàng.
Nhưng oái oăm thay lại có một sự trùng hợp ngẫu nhiên, cả ông Cự, bà Thanh, ông Năm và bây giờ đến ông Chữ đều làm đơn xin "thôi chức", "thôi làm đại biểu QH" sau khi bị UB Kiểm tra TƯ phanh phui các sai phạm và bị Đảng kỷ luật. Câu chuyện đại biểu QH bị kỷ luật nhưng xin thôi nhiệm vụ vì lý do sức khỏe đã được đặt ra trước nghị trường không ít lần. Ngày 25/10/2019, trong phiên thảo luận ở hội trường về luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương, đại biểu tỉnh Hậu Giang Nguyễn Thanh Thuỷ đã bày tỏ băn khoăn khi dự thảo quy định đại biểu có thể đề nghị thôi làm đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác. Bà Thủy cho rằng, khi có đơn xin nghỉ của đại biểu HĐND hoặc QH thì cơ quan chức năng phải kiểm tra, xác minh xem có đúng người đó nghỉ vì lý do sức khỏe hay không. "Tôi thấy thực tế nhiều đại biểu vi phạm pháp luật, bị kỷ luật, khi làm đơn xin nghỉ lại nói vì lý do sức khỏe". Bà đề nghị những ai xin nghỉ trong trường hợp này thì nên trình bày thẳng thắn là vì "bị kỷ luật, không xứng đáng làm đại biểu nữa". Bà cũng chỉ thẳng, những người bị kỷ luật mà xin thôi làm đại biểu QH vì lý do sức khỏe là không trung thực với nhân dân. Tiếc rằng những trường hợp xin thôi làm đại biểu QH, thôi chức vừa qua không ai được thẳng thắn như bà Thủy mong đợi. Câu chuyện này tiếp tục được đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) nhắc lại tại phiên thảo luận ở hội trường dự luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức Quốc hội hôm 9/6 vừa qua. "UB Kiểm tra TƯ khi có yêu cầu phải kỷ luật một đại biểu nào đó là cả một vấn đề đau xót. Nhưng đến khi đưa sang UB Thường vụ QH thì lại xử lý cho thôi làm đại biểu vì lý do sức khỏe", bà Khánh nêu thực tế và cho rằng như vậy là chưa hợp lý. Theo khoản 2 điều 38 của luật Tổ chức Quốc hội 2014, đại biểu QH có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác. Đành rằng, luật định đại biểu QH có quyền xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏa hoặc lý do khác nhưng không thể dùng lý do sức khỏe hay lý do nào khác thay thế cho án kỷ luật đã có. Điều 40 của luật cũng quy định, đại biểu QH không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì bị QH hoặc cử tri bãi nhiệm. Vậy một đại biểu QH bị UB Kiểm tra TƯ kết luận có những sai phạm đến mức phải thi hành kỷ luật và bị Ban Bí thư, Bộ Chính trị kỷ luật, dù là hình thức cảnh cáo hay cách các chức vụ trong Đảng thì liệu họ có còn xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri nữa không? Cũng giống như đại biểu Nguyễn Thanh Thuỷ, cử tri mong nhận được một câu trả lời thẳng thắn chứ không phải "đánh bùn sang ao". Gia Nguyên Mờ mờ ảo ảo trong lý do 'xin thôi chức' của lãnh đạo Quảng NgãiVới sự gia tăng các vụ kỷ luật cán bộ lãnh đạo, dư luận rộ lên câu chuyện từ chức, thậm chí có ý kiến nêu cần xây dựng và đưa vào áp dụng cái gọị là văn hóa từ chức ở nước ta. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Công tơ điện và chuyện trảm tướng của EVN Posted: 24 Jun 2020 08:58 PM PDT Hôm qua, nhiều cá nhân trong ngành điện ở địa phương đã bị xử lý, kỷ luật khi tính toán sai tiền điện cho các hộ dân trong bối cảnh bức xúc tăng cao vì hóa đơn tiền điện tăng nhiều lần. Ở Quảng Bình, người ta đình chỉ công tác đối với Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh công ty Điện lực Quảng Bình và Giám đốc Điện lực Đồng Hới; đồng thời đang xem xét xử lý kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân liên quan trong vụ ghi nhầm chỉ số công tơ. Ở Quảng Ninh, công ty Điện lực quyết định tạm đình chỉ công tác trưởng phòng kinh doanh Điện lực Vân Đồn do liên quan đến hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng cao đột biến của một hộ dân trên địa bàn. Trên đây chỉ là vài ví dụ về trảm tướng trong bối cảnh EVN khẳng định, một số sai sót về việc ghi chỉ số tiêu thụ điện trong thời gian qua là "những sai sót cá nhân", và hệ thống phần mềm quản lý chỉ số điện năng của EVN hoạt động bình thường, hiệu quả, góp phần giảm thiểu sự sai sót và can thiệp của con người. Vấn đề là EVN sẽ giải thích như thế nào nếu tới đây các hộ gia đình và báo chí sẽ tiếp tục phát hiện ra những khoản thu "hố" trong các hóa đơn tiền điện? Phải nói rằng, nhiều năm qua, ngành điện có nhiều cố gắng để cải thiện chất lượng dịch vụ, đặc biệt là triển khai hệ thống công tơ điện tử, giúp thu thập chỉ số tiêu thụ điện một cách tự động và thực hiện từ xa để tránh can thiệp, tiếp xúc của con người. Vấn đề là đến nay có bao nhiêu công tơ điện tử đã được lắp đặt ở Việt Nam?
Theo thông tin ghi nhận được, đến nay mới chỉ có 53,8% số khách hàng của EVN đã được lắp đặt công tơ điện tử. Dự kiến theo lộ trình hiện đại hóa hệ thống đo đếm thì đến năm 2025, 3 tổng công ty điện lực TP Hà Nội, miền Trung, TP.HCM là 100% công tơ điện tử, các tổng công ty Điện lực còn lại sẽ có khoảng 70% công tơ điện tử. EVN cam kết từng bước hiện đại hóa, đầu tư hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo việc thu thập và theo dõi dữ liệu chỉ số tiêu thụ điện của khách hàng được thuận tiện. Đó là một lộ trình cần đẩy nhanh nếu muốn hạn chế các sai sót cũng như tránh được tiêu cực, thất thoát do cán bộ ghi điện và hộ gia đình thông đồng khi hiện nay có tới 26 triệu khách hàng sử dụng điện của EVN. Trong khi đó, đối với công tơ cơ khí, mà nói một cách hình ảnh, đang được treo lủng lẳng ở các cột điện, hay đâu đó ngoài nhà dân, thì làm sao giám sát được để đảm bảo cho dân không bị thiệt? EVN khẳng định, các loại công tơ cơ khí này có các tính năng cảnh báo vượt sản lượng, hỗ trợ phát hiện các số liệu bất thường để nhân viên ghi chỉ số thực hiện kiểm tra đảm bảo hạn chế tối đa việc xảy ra sai sót trong công tác ghi chỉ số và lập hóa đơn tiền điện. Tuy nhiên, nhân viên đó có khách quan không, có công bằng không, có thông đồng không khi ghi công tơ? Khi tỷ lệ công tơ cơ khí còn chiếm gần một nửa số công tơ thì khó mà tránh được sai sót với khách hàng, tránh được sự thông đồng giữa nhân viên ghi điện và các hộ dân. Một vấn đề khác là về độ chính xác của công tơ. Các công tơ đều được khẳng định là đã kiểm định đạt tiêu chuẩn theo quy định và khi đến hạn kiểm định sẽ được các đơn vị của ngành điện thay thế định kỳ bằng công tơ đã được kiểm định cho khách hàng. Vấn đề ở chỗ, khi khách hàng muốn khiếu nại thì đơn vị nào sẽ đứng ra giải quyết? Doanh nghiệp là các công ty con của các tổng công ty vùng hay là các đơn vị ngoài ngành để đảm báo tính "độc lập và khách quan"? Một khi các công ty con thuộc hệ thống điện lực kiểm nghiệm độ chính xác của công tơ thì không một hộ gia đình nào cảm thấy yên tâm và tin tưởng khiếu nại. Cơ chế mang tính độc quyền này cần được gỡ bỏ để các doanh nghiệp ngoài ngành vào kiểm định. Một nghiên cứu của Giáo sư David Dapice, một chuyên gia có nhiều năm theo dõi Việt Nam, cho biết, Việt Nam đã tăng mạnh sản lượng điện từ năm 2000 và điện đã được cung cấp đến hầu hết các thôn bản. Mức tiêu thụ hiện của Việt Nam vượt quá 2.000 kwh trên đầu người, cao hơn Ấn Độ và Indonesia và gần bằng Thái Lan - tất cả đều giàu có hơn Việt Nam. Hiện tại, tốc độ tăng trưởng hàng năm của nhu cầu điện là 12%, nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế châu Á tương đương nào khác và được dự đoán là 8-9% hàng năm đến năm 2030 - nhanh hơn nhiều so với khả năng tăng trưởng GDP. Việt Nam cần tăng gấp đôi lượng điện để sản xuất cùng một lượng GDP, mà nói tóm lại, Việt Nam sử dụng điện "quá kém hiệu quả" do giá điện thấp. Trong khi đó, theo báo cáo Doing Business 2020 của Ngân hàng Thế giới, chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam tiếp tục đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN - nằm trong nhóm ASEAN-4, đồng thời duy trì vị trí xếp hạng 27 trên tổng số 190 quốc gia và nền kinh tế. Nói như vậy để thấy, ngành điện đã có cải cách rất mạnh mẽ và vượt trội trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, còn rất nhiều điểm cần tiếp tục cải thiện nếu không muốn suốt ngày dân kiện và phản đối vì cái công tơ điện, nhất là khi EVN hiện vẫn độc quyền về truyền tải và phân phối điện. Một khi chưa giải quyết được những bất cập đó, thì chuyện "trảm" cán bộ có lẽ sẽ còn tiếp tục diễn ra mà vẫn không tránh được bức xúc của người dân. Tư Giang Mã số mã vạch và thái độ cầu thị của ngành Hải quanSau khi Tuần Việt Nam đăng bài Mã số mã vạch và hòn đá tảng đè nặng lên vai doanh nghiệp, các cơ quan liên quan đã có các động thái bỏ đi hòn đá đó. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hành động của báo chí Triều Tiên sau lệnh của Kim Jong Un Posted: 24 Jun 2020 08:21 PM PDT Một loạt bài viết trên báo chí Triều Tiên lên án chiến dịch thả truyền đơn chống Bình Nhưỡng ở biên giới Hàn Quốc đã được gỡ bỏ sau lệnh của Kim Jong Un dừng hành động quân sự chống Seoul. Yonhap News đưa tin, tổng cộng 13 bài báo chỉ trích các nhà hoạt động, những người đào tẩu và Chính phủ Hàn Quốc trên các trang web của hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) và Meari đã biến mất.
Trong số này có một bài sử dụng ngôn ngữ vô cùng gay gắt để tấn công chính quyền Tổng thống Moon Jae In. Meari, cơ quan tuyên truyền thúc đẩy thống nhất theo các điều kiện của Triều Tiên, cũng xóa nhiều bài lên án Hàn Quốc vì tình trạng xấu đi của quan hệ liên Triều. Hôm 24/6, Bộ Thống nhất ở Seoul xác nhận các bài báo đã bị dỡ bỏ. Trên tờ Rodong Sinmun của Đảng Lao động Triều Tiên và báo nhà nước Minju Choson cũng không còn bài viết hay bình luận nào chống Hàn Quốc nữa. Những ngày trước khi ông Kim Jong Un ra lệnh dừng hành động quân sự, Triều Tiên thông báo chuẩn bị thả 12 triệu tờ rơi trong hơn 3.000 bóng bay sang miền Nam, để trả đũa chiến dịch chống Bình Nhưỡng của các nhà hoạt động ở nước láng giềng phía nam. Hồi năm 2018, hai miền Triều Tiên đã nhất trí chấm dứt tình trạng thả rải truyền đơn qua biên giới. Thanh Hảo Kim Jong Un bất ngờ ra lệnh dừng chống phá Hàn QuốcNhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã cho ngừng mọi kế hoạch quân sự chống Hàn Quốc. Quyết định được đưa ra trong một cuộc họp của quân uỷ trung ương. Nhân vật quyền lực số 2 ít người biết của Triều TiênKim Yo Jong được truyền thông liên tục nhắc tên thời gian gần đây, khi bà đưa ra những lời cảnh báo sắc lạnh nhằm vào Hàn Quốc. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chẳng ai bắt đảng viên phải nghèo nhưng giàu nhanh là bất thường Posted: 24 Jun 2020 03:05 PM PDT Chẳng ai bắt cán bộ, đảng viên phải nghèo nhưng với mức lương nhà nước hiện nay mà "giàu nhanh" là bất thường, cần phải loại ra khỏi quy hoạch nhân sự khóa mới như Tổng bí thư lưu ý. Vụ trưởng Pháp chế, Thanh tra Chính phủ TS. Đinh Văn Minh chia sẻ với VietNamNet về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên phục vụ công tác chuẩn bị nhân sự đại hội Đảng 13. Giàu nhanh là rất đáng lưu ý Quy trình thực hiện kê khai tài sản đối với các nhân sự được quy hoạch, giới thiệu vào cấp ủy khóa mới được thực hiện như thế nào, thưa ông? Việc kê khai tài sản đối với nhân sự đại hội Đảng không có gì mới và đang thực hiện theo các quy định lâu nay, theo mẫu cũ. Hiện, các cấp đang thực hiện theo và không có gì vướng mắc. Ngay bản thân tôi khi được quy hoạch làm bí thư cũng đã làm lại bản kê khai tài sản. Trong hồ sơ nhân sự được quy hoạch vào cấp ủy khóa tới có đến 11 nội dung, trong đó có bản kê khai tài sản.
Chúng ta đã có quy định kiểm soát tài sản thu nhập nói chung và Quyết định 85 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thể hiện tinh thần chung là cán bộ, đảng viên phải gương mẫu theo nguyên tắc "trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau". Tài sản của cán bộ, đảng viên luôn gắn với công tác cán bộ. Vì vậy, việc kê khai tài sản đối với nhân sự đại hội Đảng sẽ do Uỷ ban Kiểm tra, các cơ quan về tổ chức cán bộ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc. Khi xảy ra vấn đề vướng mắc hay có thông tin tố cáo thì các cơ quan này sẽ xử lý. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có lưu ý: "Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành TƯ khóa 13 những người kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc". Cụ thể hóa việc này để tiến hành các bước cho công tác nhân sự được tiến hành thế nào, thưa ông? Trong quá trình triển khai Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội 13 để bầu ra những cơ quan, những vị trí lãnh đạo cao nhất của đất nước, đòi hỏi những người được đề cử vừa có tâm, vừa có tầm; vừa có trí tuệ, vừa có đạo đức, đủ uy tín để lãnh đạo đất nước. Trong đó, vấn đề về tài sản cũng có ảnh hưởng rất lớn để có thể đánh giá đạo đức, phẩm chất của một cán bộ, đảng viên. Rõ ràng trong điều kiện lương bổng nhà nước như hiện nay mà người nào đó có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất mà không giải thích được thì cũng cần xem xét thận trọng. Tổng Bí thư dùng khái niệm "giàu nhanh" là rất đáng lưu ý. Tức là khi anh giữ vị trí lãnh đạo, tài sản của anh tăng rất nhanh, nhà đất rất nhiều, thực chất cụm từ đó đã nói lên biểu hiện không bình thường, đó cũng là căn cứ để các cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra, xác minh. Tiêu chuẩn đầu tiên của cán bộ, đảng viên là phải trung thực nên khi có thông tin dư luận, việc trước tiên anh phải giải thích sao cho "nghe lọt lỗ tai" đã. Nếu anh tìm cách giấu diếm, giải thích không hợp lý về cái sự "giàu nhanh" ấy như một số người đã từng giải thích tài sản có được là nhờ "buổi tối tôi đi xe ôm" thì cái đấy không nghe được. Nhưng cũng có thể người có tài sản đưa ra giải thích hợp lý, có cơ sở thì Đảng, nhà nước và nhân dân cũng chấp nhận. Người ta bảo "nói phải củ cải cũng nghe" cơ mà. Xã hội tinh lắm. Giải trình loanh quanh đôi khi anh có thể trốn tránh luật pháp nhưng không thể trốn tránh công luận. Nội cái chuyện ai đó bị xì xào bàn tán về chuyện như vậy đã cho thấy cán bộ đó khó có thể đủ uy tín để giới thiệu. Để vợ con toàn đi xe sang, dùng đồ đắt tiền là thiếu gương mẫu Tổng bí thư cũng có lưu ý cả những người mà bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính? Người nào làm cán bộ nhà nước mà vợ con toàn đi xe sang, dùng đồ đắt tiền thì vi phạm những điều mà đảng viên phải gương mẫu. Nghị quyết TƯ đã nói bản thân cán bộ đảng viên phải gương mẫu và cũng không được để vợ con sống xa hoa, lãng phí. Tất cả những câu chuyện ấy là người đảng viên phải thấm nhuần và nghiêm túc chấp hành, nhất là ở vị trí lãnh đạo lại càng phải gương mẫu đi đầu. Chẳng ai bắt đảng viên phải nghèo nhưng để gương mẫu là thì cán bộ, đảng viên phải biết "vui sau cái vui của dân", cái gì khó thì "đảng viên đi trước, làng nước theo sau". Thậm chí, không chỉ "tròn vai" thực hiện đúng pháp luật mà còn phải là tấm gương cho xã hội. Chẳng hạn như có tiêu chuẩn đi xe công mà không đi, được hưởng tiêu chuẩn, lợi ích gì mà từ chối, hoặc ngược lại những gì khó khăn, thiệt thòi thì sẵn sàng nhận về phía mình thì đấy mới là thực sự là gương mẫu. Trong các yêu cầu của Đảng về cán bộ, đặc biệt là tiến tới đại hội Đảng sắp tới, qua rất nhiều bài phát biểu, Tổng bí thư nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải tự mình tu dưỡng, tự mình kiểm soát để tránh các biểu hiện xa hoa, lãng phí. Bởi vì làm lãnh đạo trước hết phải có uy tín mà lại có biểu hiện này, khác thì cũng cần xem xét lại, chưa nói đến việc đúng, sai. Đặc biệt Tổng bí thư nói đến các biểu hiện, những ý kiến phản ánh, tố cáo trước đại hội, trước khi bầu bán thì cần phải được làm rõ. Muốn biết cán bộ như thế nào thì cứ hỏi dân là biết hết. Tất nhiên cũng phải kịp thời loại trừ những thông tin độc hại, bịa đặt và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước là phải có một thái độ rõ ràng. Cái gì đúng phải xác nhận đúng, cái không đúng phải chủ động thông tin, tránh những ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, của cán bộ. Vậy còn chuyện công khai, giám sát việc kê khai tài sản trong những trường hợp này thực hiện như thế nào? Hiện nay về mặt pháp luật thì công khai bằng hai hình thức. Một là công bố tại cuộc họp, hai là niêm yết trong các cơ quan nhà nước, công khai nơi ứng cử. Việc công khai này cũng chịu sự giám sát mang tính nội bộ. Trong hồ sơ nhân sự có cả ý kiến của khu phố. Chúng ta đã thực hiện "đảng viên hai chiều" nên thông tin liên quan đến nhà đất, ăn ở, sinh hoạt, thái độ sống, ý thức trách nhiệm đảng viên đều được lấy ý kiến của khu phố cả. Để việc kê khai tài sản của các nhân sự được giới thiệu vào khóa tới đảm bảo trung thực, thực chất tránh kiểu giải trình "xây biệt phủ nhờ buôn chổi đót", "tài sản nhiều nhờ chạy thêm xe ôm"…, theo ông người thực hiện kê khai và các cấp ủy, các cơ quan có thẩm quyền cần phải thực hiện ra sao? Về mặt nhận thức, các cơ quan có thẩm quyền, trong đó có các cấp ủy đảng, cơ quan thanh tra, kiểm tra phải coi đấy là một việc rất hệ trọng để phục vụ cho đại hội sắp tới, đặc biệt là vấn đề về nhân sự và cần phải dành đủ thời gian và nguồn lực để làm tốt công việc này. Khi xảy ra một thông tin phản ảnh hay nhận được một tố cáo về một người nào đó, trước hết phải lắng nghe và trân trọng tất cả các nguồn thông tin. Có thể giá trị của thông tin mức độ khác nhau, có thể đơn giản người ta chỉ thấy một hiện tượng, cao hơn nữa người ta đưa ra bằng chứng. Tất cả những cái đó, các cơ quan cần căn cứ vào quy định của pháp luật để làm sao đánh giá đầy đủ, chính xác. Muốn vậy thì phải kết hợp với các cơ quan quản lý trong từng lĩnh vực. Ví dụ như chuyện nhà đất thì có cơ quan cấp giấy chứng nhận sở hữu, chuyện xe cộ thì có cơ quan đăng ký xe, tiền bạc thì ở ngân hàng… Khi tiếp cận những thông tin này đòi hỏi đối tượng được xác minh phải giải trình một cách rất trung thực và đương nhiên khi họ bị xác định là không trung thực thì không còn cơ hội nào để thăng tiến nữa. Nguyên tắc của mình là đảng viên trước hết phải tự giác, sau đấy bằng các công cụ, phương tiện, các cơ quan sẽ thu thập, xác minh để đưa ra đánh giá chính xác. Tất nhiên khi đánh giá những vụ việc này đòi hỏi phải có thái độ khách quan chứ không nên cứng nhắc, ngay cả khi có những thông tin về việc kê khai chưa chính xác. Bởi thực tế cũng có những cái người ta cố tình che dấu, nhưng cũng có những cái do hiểu sai quy định mà kê khai không đúng, hoặc cũng có trường hợp "ngay tình" như họ có cái nhà bố mẹ để lại chưa kịp chuyển đổi thì người ta lại nghĩ là không kê khai… Xét cho cùng thì điều quan trọng nhất là người đó phải trung thực. Cho nên chúng ta cũng đừng ám ảnh với việc nhiều tài sải hay ít tài sản mà cái chính là yếu tố trung thực trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thu Hằng Biểu hiện xu nịnh và công tác nhân sựChỉ thị mới đây của Bộ Chính trị có nêu không giới thiệu người xu nịnh để bầu Quốc hội, HĐND các cấp. Thực tế, rất khó để phát hiện xu nịnh nhưng không phải là không thể... | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hà Nội chi trăm tỷ rửa đường nhưng nắng nóng cực điểm, chỉ có 3 quận thực hiện? Posted: 24 Jun 2020 08:33 PM PDT Dự chi trăm tỷ phun nước hạ nhiệt đường phố nhưng những ngày qua nắng như đổ lửa, Hà Nội mới chỉ có 3 quận phun nước hạ nhiệt. Nhiều quận vẫn chưa triển khai hạ nhiệt đường phố giữa cao điểm nắng nóng
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tin chứng khoán ngày 25/6: Đại gia sân bay kiếm bộn tiền Posted: 24 Jun 2020 08:29 PM PDT Đại gia quản lý kinh doanh cảng hàng không, sân bay tại Việt Nam vẫn kiếm bộn tiền, bất chấp ngành vận tải hàng không gặp khó chưa từng có do đại dịch Covid-19. Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa công bố thêm tài liệu bổ sung cho Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) sẽ được tổ chức vào ngày 26/6 tại TP.HCM. "Ông lớn" đang quản lý 21 cảng hàng không trên phạm vi toàn quốc này đặt kế hoạch lãi hơn 2.000 tỷ đông trong năm 2020. Tổng doanh thu hơn 11,3 ngàn tỷ đồng, đều giảm mạnh so với năm 2019. Riêng lợi nhuận chỉ bằng khoảng 1/5 so với 2019. Tuy nhiên, đây chỉ là kế hoạch. Kết quả thực tế có thể khác nhiều. Theo báo cáo tài chính, trong quý 1, ACV ghi nhận lợi nhuận trước thuế lên tới gần 1.927 tỷ đồng, đạt 96% kế hoạch lợi nhuận đặt ra cho cả năm. Nếu trong quý 3 và 4, thị trường hàng không Việt sôi động trở lại, nhiều khả năng ACV sẽ có kết quả bứt phá gấp nhiều lần so với kế hoạch đặt ra cho cả năm 2020. Trong vài năm gần đây, Tổng công ty Cảng hàng không ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh. Trong 2019, doanh thu thuần của doanh nghiệp này đạt hơn 18,3 ngàn tỷ đồng, tăng 13,7% so với 2018; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 8,2 ngàn tỷ đồng, tăng 32,8% so với năm trước.
Các hãng hàng không gần đây gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 khiến số chuyến bay tụt giảm. Khách nội địa đang hồi phục do dịch bệnh trong nước được kiểm soát. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế tới Việt Nam được đự báo sẽ còn mất nhiều thời gian, có thể 1-2 năm mới trở lại được như trước đây, giống như những gì đã xảy ra khi dịch SARS cách đây một thập kỷ. Lần này, tình hình có thể bi đát hơn. Nhiều khả năng, Việt Nam sẽ chưa mở cửa đón khách quốc tế trong nhiều tháng tới. Các hãng hàng không hiện chịu nhiều loại thuế và phí. Trong 2019, ba hãng Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo đã nộp tổng các loại phí trực tiếp và gián tiếp lên tới hơn chục ngàn tỷ đồng. Thuế cũng ở mức tương tự. Gần đây, ACV cũng đã có quyết định giảm giá một số dịch vụ cho tất cả các hãng hàng không như dịch vụ dẫn tàu bay, dịch vụ thang ống, bằng chuyền, thuê quầy, phục vụ mặt đất,... Tuy nhiên, nhiều mức phí vẫn cao như phí cất hạ cánh, điều hành bay, bãi đỗ,... Trước đó, Hãng hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HVN) đã đưa ra ước tính lỗ có thể lên đến 20 ngàn tỷ nếu dịch kéo dài. Dòng tiền của Vietnam Airlines dự kiến sẽ thiếu hụt lũy kế gần 15 ngàn tỷ đồng.
Trong quý 1, VietJet của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lỗ 989 tỷ đồng, lượng khách giảm 22%. Trong khi đó, Vietnam Airlines báo lỗ gần 2.600 tỷ đồng trong quý đầu năm, một mức lỗ chưa từng có kể từ năm 2008. Doanh thu thuần giảm 26% xuống còn 18,8 ngàn tỷ đồng. Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 25/6, chỉ số VN-Index tiếp tục giảm khá mạnh. Vn-Index tụt xuống ngưỡng 850 điểm. Đa số các cổ phếu blue-chips giảm. Chứng khoán Việt Nam giảm theo thế giới sau khi có nhiều dấu hiệu cho thấy thế giới đối mặt với làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2. Nhiều công ty chứng khoán có các dự báo thận trọng. Theo BVSC, VN-Index dự báo có thể lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 840-845 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Tại đây, chỉ số được kỳ vọng sẽ cho phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại. Tuy nhiên, BVSC cũng lưu ý rằng, nếu vùng hỗ trợ trên bị xuyên thủng thì thị trường sẽ đối mặt với nguy cơ giảm về vùng hỗ trợ mạnh hơn nằm tại 780-820 điểm. Hoạt động chốt NAV bán niên của các quỹ có thể sẽ tạo ra ảnh hưởng nhất định đến một số phiên giao dịch trong tuần tới. Ngoài ra, điểm tiêu cực trong ngắn hạn vẫn là kỳ công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết. Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 có thể khiến cho lợi nhuận của các doanh nghiệp kém tích cực. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/6, VN-Index giảm 8,49 điểm xuống 859,71 điểm; HNX-Index giảm 0,93 điểm xuống 113,7 điểm. Upcom-Index tăng 0,1 điểm lên 56,74 điểm. Thanh khoản đạt khoảng 5,8 ngàn tỷ đồng. V. Hà | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hàng trăm học viên U70 nhận bằng tốt nghiệp trung cấp Posted: 24 Jun 2020 08:23 PM PDT ông Bùi Văn Mưa, 76 tuổi là học viên cao tuổi nhất được trao bằng tốt nghiệp ngành Y sĩ Y học cổ truyền của Trường Trung cấp Tây Sài Gòn.
Ông Nguyễn Khắc Thương, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết đợt tốt nghiệp này có 40% học sinh trên 60 tuổi và gần 10% học sinh từ 65–76 tuổi. Học viên cao tuổi nhất trong đợt tốt nghiệp này là ông Bùi Văn Mưa, 76 tuổi. Ông Bùi Văn Mưa cho biết vượt qua nhiều thử thách về tuổi tác, ông đã hoàn thành tâm nguyện của mình. "Tấm bằng là phương tiện, nhưng những kiến thức được học từ sách vở, thầy cô sẽ giúp tôi rất nhiều trong công việc" - ông Mưa nói.
"Đây là những nỗ lực rất quý báu của các học viên lớn tuổi. Tôi mong muốn những học viên tốt nghiệp hôm nay sẽ đem tinh thần hiếu học tốt đẹp này cho các thế hệ sau, và đem những kiến thức bổ ích đã học được giúp ích cho cộng đồng, xã hội" - ông Thương nói.
Trường Trung cấp Tây Sài Gòn là ngôi trường khá đặc biệt. Tính đến nay, nhà trường đã trao bằng tốt nghiệp ngành Y sĩ Y học cổ truyền cho khoảng 700 học sinh có tuổi đời từ 60 trở lên. Đã có cả những bác sĩ nổi tiếng, tiến sĩ, thạc sĩ và cử nhân chuyên ngành khác theo học ngành này tại trường. Nhà trường cũng vừa chính thức được cấp phép đào tạo thêm một ngành học mới liên quan đến Y học cổ truyền, đó là ngành Kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Ngân Anh Học phí 70 triệu/năm, ĐH Y Dược TP.HCM giải trình gì với các Bộ?Tăng học phí lên cao nhất 70 triệu đồng/năm và sẽ tăng thêm 10% mỗi năm, Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã có báo cáo với Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Khởi tố vụ án đàn em của Nguyễn Xuân Đường truy sát người sau 8 năm “chìm xuồng” Posted: 24 Jun 2020 09:19 PM PDT Vụ án 8 năm trước, tưởng như chìm xuồng thì nay nhóm đàn em của Nguyễn Xuân Đường, tức Đường "Nhuệ" bị điều tra. Cơ quan điều tra của Viện KSND tối cao vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tội "cố ý gây thương tích" liên quan đến nhóm đàn em của Nguyên Xuân Đường (tức Đường "Nhuệ").
Mới đây, cơ quan điều tra của Viện KSND tối cao nhận đơn của anh Nguyễn Cơ Thạch (SN 1987, trú tại huyện Vũ Thư, Thái Bình) tố cáo nhóm người, được biết đến là đàn em của Đường "Nhuệ" đã gây thương tích cho anh. Vụ việc đã xảy ra 8 năm trước. Cụ thể, theo đơn của anh Thạch, tối 9/10/2012 vì mâu thuẫn mà nhóm Vũ Đình Kiên, Bùi Tiến Hiệp (ngụ tại xã Tam Quang, huyện Vũ Thư) và một số người khác dùng kiếm tự chế chém anh Thạch nhiều nhát. Cụ thể, anh Thạch khi đó bị 6 nhát chém vào lưng, bị gãy xương tay phải, đứt gân tay trái, bị dập mắt cá chân phải.
Dù vụ việc xảy ra đã lâu nhưng xác định có tính chất nghiêm trọng nên cơ quan điều tra của Viện kSND tối cao đã lật lại hồ sơ vụ việc. Qua điều tra xác định, anh Thạch bị nhóm người trên chém gây thương tích đến 47%. Do đó, cơ quan điều tra của Viện KSND tối cao ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "cố ý gây thương tích". Thời điểm sau khi xảy ra vụ việc, anh Thạch có đơn tố cáo gửi cơ quan CSĐT Công an huyện Vũ Thư. Hơn 10 ngày khi anh Thạch bị chém, công an địa phương ra quyết định trưng cầu giám định thương tích với anh nhưng anh lại từ chối giám định để hai bên hoà giải. Hai người tham gia tấn công gây thương tích anh Thạch là Kiên và Hiệp chỉ bị xử phạt hành chính. 8 năm sau, anh Thạch lại có đơn tố cáo. Sau khi khởi tố vụ án, cơ quan điều tra của Viện KSND tối cao đã chuyển hồ sơ cho Công an tỉnh Thái Bình để làm rõ, xử lý theo thẩm quyền. Bộ Tư pháp đề nghị kiểm tra các vụ đấu giá có Nguyễn Xuân Đường tham giaBộ Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình kiểm tra, rà soát, báo cáo Bộ Tư pháp các vụ việc đấu giá tài sản có sự tham gia của Nguyễn Xuân Đường, xử lý theo thẩm quyền. Hoài Anh | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cựu sếp Công an Sơn La kêu oan, không nhận đưa hối lộ tiền tỷ Posted: 24 Jun 2020 09:36 PM PDT Cựu Trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Sơn La Lò Văn Huynh vừa kháng cáo kêu oan, không nhận đưa hối lộ 1 tỷ đồng như bản án sơ thẩm quy kết. Các bị cáo trong vụ gian lận điểm thi ở Sơn La vừa làm đơn kháng cáo. Theo đó, bị cáo Trần Xuân Yến (cựu Phó GĐ Sở GD&ĐT Sơn La) kháng cáo vì cho rằng, mình không phạm tội như bản án sơ thẩm quy kết. Trước đó ông Yến bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 9 năm tù vì tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.
Bị truyên phạt 21 năm tù, Lò Văn Huynh (cựu Trưởng Phòng khảo thí) kháng cáo cho rằng không nhận hối lộ 1 tỷ đồng từ bị cáo Nguyễn Minh Khoa (thượng tá, cựu Phó Phòng an ninh chính trị). Bị cáo đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt. Trong khi đó, ông Khoa cũng kháng cáo vì cho rằng mình không thực hiện hành vi đưa hối lộ 1 tỷ đồng cho ông Huynh. Bị cáo cho rằng, không có chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của mình.
Trước đó ông Khoa bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 8 năm tù. Các bị cáo Nguyễn Thanh Nhàn (cựu Phó Phòng khảo thí), Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu chuyên viên Phòng khảo thí và quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT) cũng kháng cáo xin giảm nhẹ tội. Hai bị cáo này bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên lần lượt mức án 30 tháng tù và 19 năm, 6 tháng tù. Theo bản án sơ thẩm, vì động cơ vụ lợi hoặc cả nể, các bị cáo trên đã cấu kết, nâng điểm cho 44 thí sinh trong kỳ THPT Quốc gia năm 2018. Cựu Phó giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Sơn La nhận 9 năm tùNgày 29/5, TAND tỉnh Sơn La tuyên phạt cựu Phó giám đốc Sở GD-ĐT Trần Xuân Yến 9 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ. T.Nhung | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Giá bất động sản công nghiệp leo thang Posted: 24 Jun 2020 03:03 PM PDT "Trước khoảng 100 USD thấy cao rồi, hôm vừa rồi có người nói 150-200 USD/m2", ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận xét giá thuê đất khu công nghiệp đang tăng quá cao. Đua nhau tăng giá Theo Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối tháng 5, cả nước có 561 khu công nghiệp, bao gồm cả các khu công nghiệp trong quy hoạch chung xây dựng các khu kinh tế đã được phê duyệt với tổng diện tích khoảng 201.000 ha (chiếm 0,6% tổng diện tích đất cả nước). Trong đó bao gồm 374 khu đã thành lập, với diện tích khoảng 114.400 ha (chiếm 56,9% tổng diện tích quy hoạch) và 259 khu chưa thành lập, với diện tích khoảng 86.600 ha (bao gồm 55.800 ha của 187 khu công nghiệp có trong quy hoạch nhưng toàn bộ diện tích chưa thành lập và 30.800 ha của 72 khu mới thành lập một phần). Sau đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản công nghiệp có những chuyển biến mới, vẫn ghi nhận sự tăng trưởng. Trong đó, đất công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, BĐS công nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều rào cản.
Dẫn thực tế thị trường, ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc Bộ phận Tư vấn & Giao dịch - Dịch vụ Văn phòng CBRE Việt Nam, thị trường BĐS công nghiệp thời gian qua tăng 20-30%, 6 tháng còn lại của năm 2020 giá sẽ không tăng. Chi phí BĐS là chi phí lớn trong yếu tố đầu vào, nếu cứ để tăng như hiện tại sẽ làm giảm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), ông Đỗ Nhất Hoàng, cũng cho rằng, giá đất khu công nghiệp đang tăng quá cao. "Trước khoảng 100 USD thấy cao rồi, hôm vừa rồi có người nói 150-200 USD/m2" - ông Hoàng cho rằng điều này ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của các khu công nghiệp. Theo ông Hoàng, muốn mời "đại bàng" đến thì phải có sẵn nguồn lực đất đai. Tuy nhiên, quỹ đất đang thu hẹp lại, giá lại càng cao. Các chuyên gia cũng chỉ ra những điểm tồn tại cần khắc phục, như phát triển mạnh các khu công nghiệp nhưng cơ sở hạ tầng lại không tương ứng với mức tăng giá đất. Việc phát triển cơ sở hạ tầng vẫn diễn ra chậm chap. Do đó, các nhà đầu tư tiềm năng phải bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế khác. Theo bà Phạm Ngọc Thiên Thanh - Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và tư vấn, CBRE Việt Nam, dự kiến hết năm 2020, tổng nguồn cung nhà xưởng và kho xây sẵn tại các khu vực miền Bắc sẽ đạt gần 2 triệu m2 sàn cho thuê (tăng 25,3% so với năm trước). Tại miền Nam, tổng diện tích nhà xưởng xây sẵn sẽ đạt gần 2,7 triệu m2 (tăng 28,2%). Sau khi đại dịch được kiềm chế, giá chào thuê trung bình của nhà kho xây sẵn dự kiến sẽ tăng từ 4-11% so với cùng kỳ. Không dành cho nhà đầu tư nhỏ Đánh giá tiềm năng nhưng phân khúc này không phải là sân chơi dễ sống. Ông Lê Trọng Hiếu đánh giá, đầu tư bất động sản khu công nghiệp đòi hỏi vốn rất lớn cho việc đền bù đất, xây dựng hạ tầng. Đây không phải là cuộc chơi cho tất cả các doanh nghiệp mà chỉ dành cho các chủ đầu tư lớn. Các chủ đầu tư cá nhân có thể hưởng lợi gián tiếp từ xu hướng này ở phân khúc nhà cho chuyên gia bên cạnh các khu công nghiệp. Để có thể phát triển nhanh và bền vững, nhất là đón đầu việc thu hút dòng vốn FDI "sạch" và chất lượng trong bối cảnh mới, ông Nguyễn Mạnh Hà, Hiệp hội BĐS Việt Nam, nhấn mạnh, việc đẩy mạnh tái cấu trúc các khu công nghiệp hiện hữu và phát triển các khu công nghiệp mới gắn với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động; rà soát quy hoạch, ưu tiên phát triển bất động sản công nghiệp ở các vùng kinh tế trọng điểm có đủ điều kiện.
Từ góc độ của chủ đầu tư của 12 khu công nghiệp, ông Nguyễn Thế Chinh - Giám đốc Ban Bất động sản của Viglacera - chia sẻ: "Với chu trình thủ tục 3 vòng trình Thủ tướng, 4 lần qua các bộ nhanh nhất cũng là 2 năm. Từ khi nhìn thấy cơ hội đến khi được phê duyệt đã mất 2 năm. Trong 2 năm đó, biết bao cơ hội có thể vuột mất?". Theo ông Chinh, cần có giải pháp để sẵn sàng đón "đại bàng", để dòng đầu tư chảy tới và đọng lại; hơn nữa làm sao tích hợp các thủ tục để giảm bớt chu trình "xin" các bộ, trình Thủ tướng. Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư, phải chọn được các doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính, giải quyết được vấn đề giải phóng mặt bằng, từ đó mới có thể tận dụng được triệt để những cơ hội đang tới. Về định hướng phát triển khu công nghiệp, cần phát triển về số lượng và quy mô đảm bảo bền vững, tuân thủ nguyên tắc phát huy thế mạnh của địa phương, tạo điều kiện liên kết phát triển kinh tế vùng, cụm liên kết ngành; không dàn đều theo địa giới hành chính. Bên cạnh đó, phải hình thành hệ thống khu công nghiệp nòng cốt với vai trò dẫn dắt sự phát triển các ngành công nghiệp quốc gia, phát triển hệ thống khu công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tạo điều kiện phát triển công nghiệp tại khu vực nông thôn, miền núi. Đa dạng hóa các phương thức hợp tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; khuyến khích huy động nguồn lực tư nhân trong xây dựng và phát triển khu công nghiệp. CBRE cho rằng xu hướng nhà xưởng 4.0 sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Hiện nay, một số doanh nghiệp đang triển khai nhà xưởng 4.0. Theo đó, khách hàng chỉ cần ngồi từ xa sử dụng công nghệ tham quan và thuê nhà xưởng. Sử dụng công nghệ sẽ giúp kết nối ngày càng tốt hơn giữa khách thuê và chủ đầu tư. Duy Anh | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bắt Trịnh Bá Phương và 3 đối tượng vì tội chống phá Nhà nước Posted: 24 Jun 2020 09:01 PM PDT Quá trình điều tra, khám xét nơi ở của các đối tượng, lực lượng chức năng thu giữ một số tài liệu có nội dung liên quan đến hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước. Theo Cổng TTĐT Bộ Công an, ngày 23/6, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét 4 đối tượng về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét đối với 2 đối tượng gồm: Trịnh Bá Phương, sinh ngày 26/1/1985, quê quán Kim Quan, Thạch Thất, Hà Nội; hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay là phường Dương Nội, quận Hà Đông; nghề nghiệp lao động tự do; trình độ văn hóa 12/12. Nguyễn Thị Tâm, sinh ngày 28/9/1972, quê quán Dương Nội, Hà Đông; hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay: phường Dương Nội, quận Hà Đông; nghề nghiệp lao động tự do; trình độ văn hóa 5/10. Nguyễn Thị Tâm có 1 tiền án về tội "Chống người thi hành công vụ".
Cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hòa Bình cũng đã khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với 2 đối tượng gồm: Cấn Thị Thêu, sinh ngày 15/12/1962, quê quán Kim Quan, Thạch Thất; hộ khẩu thường trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông; chỗ ở hiện nay xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình; nghề nghiệp lao động tự do; trình độ văn hóa: 7/10. Cấn Thị Thêu có 2 tiền án về tội "Chống người thi hành công vụ" và "Gây rối trật tự công cộng". Trịnh Bá Tư, sinh ngày 24/4/1989; quê quán: Kim Quan, Thạch Thất; hộ khẩu thường trú phường Dương Nội, quận Hà Đông; chỗ ở hiện nay xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình; nghề nghiệp lao động tự do; trình độ văn hóa 12/12. Kết quả điều tra ban đầu xác định 4 bị can có hoạt động soạn thảo, đăng tải, phát tán các video clip, bài viết có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân nhằm mục đích chống Nhà nước. Hành vi của các bị can đã phạm vào tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Quá trình tống đạt các quyết định, thi hành lệnh bắt, khám xét với các đối tượng trên đảm bảo đúng quy định của luật Tố tụng hình sự. Các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét của Cơ quan điều tra đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn. Hiện vụ án đang được điều tra, xử lý. PV Trung tướng Lương Tam Quang: Âm mưu chống phá của thế lực thù địch ngày càng thâm độcTheo Thứ trưởng Bộ Công an, âm mưu hoạt động chống phá, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động ngày càng thâm độc, nguy hiểm hơn. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Doanh nhân vụ cướp 35 tỷ bị nhiều người tố là trùm lừa đảo tiền ảo Posted: 24 Jun 2020 09:02 PM PDT Nhiều người nghi vấn, ông Lê Đức Nguyên đã tự lập sàn tiền ảo rồi tự đánh sập sau một thời gian nhằm chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư khắp Việt Nam. Trùm tiền ảo Lê Đức Nguyên là ai? Kết quả điều tra sơ bộ vụ việc bắt cóc cả gia đình doanh nhân, cướp 35 tỷ đồng cho thấy, nhóm nhà đầu tư tiền ảo làm việc này với mục đích gây áp lực đòi tiền từ ông Lê Đức Nguyên (tự Lucas, SN 1988, quê Bình Định, ngụ tại Q.2). Còn nhân vụ cướp - ông Lê Đức Nguyên cũng đang đối diện với những tố cáo về hành vi "lừa đảo".
Hiện nhiều nhà đầu tư ở TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng và các địa phương khác đang tố cáo ông Nguyên về hành vi "lừa đảo" thông qua các giao dịch tiền ảo Pincoin. Ông Lê Đức Nguyên thường được biết đến với cái tên Lucas, là người nổi danh trên thị trường tài chính Việt Nam trong vòng 4 - 5 năm trở lại đây. Còn trẻ nhưng ông này được coi là đại gia giàu có. Từ năm 2016, ông Nguyên nổi lên trong giới tài chính với vai trò là diễn giả, kêu gọi đầu tư vào sàn tiền ảo Bitkingdom. Bấy giờ, tiền ảo Bitkingdom được giới thiệu là ngân hàng tiền ảo lớn nhất thế giới, được công nhận trên toàn cầu. Ông Nguyên có kỹ năng ăn nói lưu loát, kêu gọi nhiều người đầu tư để đổi đời. Những lời quảng bá "nổ" về đồng Bitkingdom như từ 10 triệu đồng, sau 3 năm có thể tạo ra khối tài sản lên đến 100 tỷ...
Dù không xuất hiện tên trong nhóm thủ lĩnh của Bitkingdom nhưng ai cũng thấy rõ vai trò cực kỳ quan trọng của ông Nguyên khi là diễn giả, kêu gọi đầu tư. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, chỉ một thời gian ngắn sau, những thủ lĩnh chính của Bitkingdom đã chuyển hóa đồng Bitkingdom thành đồng Ifan. Không bao lâu lại xảy ra vụ sập sàn Ifan với 32 ngàn nạn nhân bị chiếm đoạt 15 ngàn tỷ đồng. Khi ấy Bộ Công an và Công an TP.HCM vào cuộc điều tra nhưng không có kết quả. Nhiều nhà đầu tư tài chính tiết lộ, ông Lê Đức Nguyên còn biết đến là nhà đầu tư nổi tiếng, cũng là người dạy đầu tư đồng Bitcoin, một loại tiền ảo phổ biến trên thế giới. Vì sao có vụ cướp 35 tỷ đồng? Vụ cướp tiền ảo trị giá 35 tỷ đồng đến nay đã dần hé lộ bản chất sự thật. Nhiều người đã lên tiếng tố cáo ông này là trùm lừa đảo tiền ảo đa cấp, bằng đồng tiền ảo có tên Pincoin. Các nạn nhân cho hay, giai đoạn đầu năm 2018, ông Nguyên nói với nhiều người rằng, đã thương lượng thành công với nhiều chuyên gia tài chính nước ngoài để đưa loại tiền ảo mới, có tên Pincoin về Việt Nam. Ông Nguyên kêu gọi nhiều người cùng tham gia xây dựng thương hiệu cho đồng Pincoin, kêu gọi nhiều người đầu tư và những người đi tiên phong sẽ thu được lợi nhuận khủng. Đa số những người tham gia giai đoạn đầu của đồng Pincoin đều biết ông Nguyên khi cùng đầu tư Bitcoin trước đây.
Theo tìm hiểu, nhiều người phải nộp tiền ảo Bitcoin vào tài khoản do ông Nguyên quản lý để mua tiền Pincoin. Những người không có sẵn đồng Bitcoin, phải dùng tiền USD để mua Bitcoin rồi chuyển đổi qua Pincoin. Và kinh doanh Pincoin cũng vận hành theo hình thức đa cấp. Ông Nguyên khi đó được cho là mời nhiều "chuyên gia" từ nước ngoài về Việt Nam để tổ chức các sự kiện quảng bá cho đồng Pincoin. Từ đó, kêu gọi nhà đầu tư bỏ tiền vào. Ban đầu đã có một số người được hưởng lợi nhuận từ đồng Pincoin nhưng đến nay họ nhìn nhận, thực chất là chiêu trò lấy tiền của người vào sau để trả cho người trước, nhằm tạo ra hiệu ứng lòng tin để nhiều người khác bỏ tiền vào. Vài tháng vận hành, sàn tiền ảo Pincoin bất ngờ bị sập… với nhiều thông tin lan truyền ra là do hacker đánh sập sàn. Tuy nhiên, nhiều nạn nhân cho rằng, ông Nguyên và một số thủ lĩnh tự… đánh sập sàn, nhằm chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư, đến nay thống kê cho thấy rõ con số nạn nhân mất tiền. Sau đó, ông Nguyên cũng biến mất, không liên lạc được. Rất nhiều người đã đem cả gia sản, cầm cố nhà cửa… bỏ vào đồng Pincoin, thậm chí còn huy động người thân tham gia vào, nên khi sập sàn thì điêu đứng, mất trắng.
Các nạn nhân đã tổ chức truy tìm ông Nguyên trong thời gian dài nhưng không có kết quả. Họ khẳng định, đã bị ông Nguyên lừa đảo. Trở lại vụ cướp tiền ảo có giá trị quy đổi 35 tỷ đồng gây xôn xao, những người bị bắt để điều tra hành vi "cướp tài sản", đều đầu tư lớn vào đồng Pincoin theo lời chiêu dụ của ông Nguyên. Như trường hợp Hồ Ngọc Tài (SN 1989, quê Đà Nẵng) bỏ 10 tỷ đồng vào Pincoin. Hay như Trần Ngọc Hoàng (SN 1983, cùng quê Đà Nẵng) cũng dùng 2 tỷ đồng mua Pincoin. Cuối tháng 4/2020, hay tin ông Nguyên có mặt ở Sài Gòn thì nhóm này quyết gặp mặt để gây áp lực, đòi lại số tiền bị lừa. Và kế hoạch đòi lại số tiền bị lừa đã biến họ thành những… kẻ cướp. Sự thật vụ bắt cóc cả gia đình doanh nhân, cướp 35 tỷ ở Sài GònNạn nhân trong vụ cướp được xác định là ông Lê Đức Nguyên, nổi tiếng trong lĩnh vực tiền ảo với biệt danh Lucas và cũng thuộc top người giàu trên sàn chứng khoán. Phước An | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Giữa trưa nóng hầm hập 55 độ, vẫn ngủ say sưa trên đường Hà Nội Posted: 24 Jun 2020 03:07 PM PDT 12h trưa 24/6, tại Hà Nội nhiệt kế chạm ngưỡng 55 độ C. Nhiệt độ tăng cao khiến cuộc sống của người dân đảo lộn, nhất là người lao động chân tay ngoài trời... XEM Clip công nhân lát gạch ở hồ Hoàn Kiếm: Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trong đợt nắng nóng đỉnh điểm, mức nhiệt cao có thể lên tới 40 độ C, thực tế nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 50-55 độ C. Bất cứ ai ra ngoài cũng tìm mọi cách che chắn, di chuyển thật nhanh, tìm đến những nơi mát để tránh nóng. Những người đi xe máy, đi bộ, ngồi chờ ở điểm xe buýt... đều trùm áo chống nắng, đeo kính, khẩu trang để chống chọi với nóng Hiệu ứng đô thị làm vỉa hè, lề đường lại càng nóng hơn vì khói bụi xe cộ và khí nóng bốc lên. Vì tính chất công việc cũng như điều kiện kinh tế khó khăn mà nhiều người vẫn phải vất vả mưu sinh giữa nắng nóng. Mát mẻ, hút gió, thảm cỏ xanh mướt đến trưa gầm đường vành đai 3 chạy dọc quận Thanh Xuân, Hoàng Mai trở thành nơi nghỉ ngơi lý tưởng cho những người lao động.
Nắng nóng quá mức khiến những người làm việc ngoài trời gặp nhiều khó khăn. Quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, để đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch, những ngày này, các công nhân phải tập trung cả ngày đêm để thi công. Tuy nhiên, do công việc được thực hiện dưới những tán cây và hơi nước dưới hồ tỏa lên cũng giảm phần nào nóng bức cho công nhân.
Tuy nhiên, tại công trường này đặc biệt hơn bởi có tán cây xanh che chắn và hơi nước bốc lên từ hồ để giảm nhiệt. Những bóng mát này cũng là chỗ để cho công nhân tạm nghỉ ăn uống buổi trưa. Ngoài ra, đơn vị thi công cũng chuẩn bị sẵn những thùng đá lạnh và nước là 'cứu cánh' để giảm nhiệt tạm thời cho công nhân. Bên cạnh kè hồ, các hạng mục như lát đá, bổ sung thay thế hệ thống chiếu sáng quanh hồ cũng đang được gấp rút triển khai. Dự kiến đến ngày 30/8 dự án sẽ hoàn thành để kịp chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội.
Mộc Miên - Đình Hiếu Hà Nội nắng cao điểm, vệt bóng đổ của xe buýt, xe máy chen nhau nép vàoHà Nội hôm nay (23/6) tiếp tục nắng nóng rất gay gắt, có nơi trên 40 độ khiến việc đi lại của người dân trở nên khó khăn, phải tìm những bóng râm để nép vào khi chờ đèn đỏ. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhập ô tô nhầm cửa khẩu, 3 năm không được thông quan Posted: 24 Jun 2020 03:08 PM PDT Một doanh nghiệp nhập khẩu 41 ô tô Trung Quốc loại 15 chỗ "nhầm" cửa khẩu nên không được thông quan. Câu chuyện này xảy ra từ năm 2017 đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô. Theo Bộ Công Thương, năm 2017, Công ty Cổ phần Xây dựng giao thông và Vận tải Cần Thơ làm thủ tục nhập khẩu 41 xe ô tô. Khi đó, cửa khẩu nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi thực hiện theo Thông tư liên tịch số 25 ngày 14/6/2010 của liên bộ Công Thương - Giao thông vận tải - Tài chính quy định việc nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi, loại mới. Thông tư này quy định ô tô chở người dưới 16 chỗ phải nhập qua 5 cảng biển quốc tế là Cái Lân (Quảng Ninh), Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bộ Công Thương cho biết: Do không nắm được quy định pháp luật về cửa khẩu nhập khẩu ô tô nên Công ty Cần Thơ đã đưa hàng về cửa khẩu không đúng quy định. Xét mặt hàng công ty nhập khẩu không thuộc diện cấm nhập khẩu, cấm kinh doanh, không gây tác động bất lợi tới môi trường, công ty đã thanh toán với phía nước ngoài, đã mở tờ khai hải quan, nộp thuế và làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu. Trên tinh thần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn do Covid-19, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xử lý đặc cách để giải quyết cho công ty này được thông quan lô hàng 41 xe ô tô qua cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). "Các vấn đề khác liên quan tới xử lý trách nhiệm của các bên liên quan đề nghị Bộ Tài chính xem xét thực hiện theo quy định hiện hành", Bộ Công Thương nêu ý kiến. Trước đó, trong văn bản gửi Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ ngày 5/6/2020, Bộ Tài chính cho rằng: Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, ngày 22/1/2019 Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Hải quan chủ trì họp với các bộ Giao thông vận tải, Công Thương, Tư pháp, đại diện Văn phòng Chính phủ. Tại cuộc họp, đại diện Bộ Tư pháp và Bộ Giao thông vận tải cho rằng: Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu 41 xe ô tô, Thông tư liên tịch số 25 đã hết hiệu lực. Tuy nhiên, Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền quy định về cửa khẩu nhập tiếp tục bảo lưu ý kiến, yêu cầu Công ty Cổ phần xây dựng giao thông vận tải Cần Thơ phải nhập khẩu và làm thủ tục hải quan tại 5 cửa khẩu theo quy định ở Thông tư 25 vì "vẫn còn hiệu lực". Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân kiến nghị của doanh nghiệp đến nay chưa được tháo gỡ là do Bộ Công Thương - cơ quan có thẩm quyền quy định về cửa khẩu nhập ô tô chở người dưới 16 chỗ - không đồng ý việc cho doanh nghiệp nhập khẩu 41 xe ô tô nêu trên qua cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn. Từ tháng 11/2018, Bộ Tài chính đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo về vụ việc này "do ý kiến của các bộ chưa có sự thông nhất". Tại cuộc họp sáng ngày 17/6/2020 của Tổ công tác của Thủ tướng, các bộ ngành cũng đã trao đổi và thống nhất phương án giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Lương Bằng Thái Lan, Indonesia đẩy hàng tồn, ô tô giá rẻ tràn sang Việt NamNhiều doanh nghiệp ô tô tại Thái Lan và Indonesia đã đề xuất với Chính phủ các nước này những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu ô tô. Sắp tới ô tô giá rẻ có tràn vào Việt Nam? |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét