“Tướng Sùng A Hồng: Không có bức cung, nhục hình trong vụ nữ sinh giao gà” plus 12 more |
- Tướng Sùng A Hồng: Không có bức cung, nhục hình trong vụ nữ sinh giao gà
- Vợ sắp cưới đi tìm, thấy chồng nằm chết giữa đường
- Ngã từ xe thang máy bay xuống đất, nữ hành khách tử vong
- Động đất liên tiếp ở Lai Châu,Thủ tướng yêu cầu ứng phó, theo dõi sát
- Một tháng tổng kiểm soát, CSGT phạt 20 nghìn lái xe vi phạm nồng độ cồn
- Chính thức bổ sung cháy rừng do tự nhiên là một loại hình thiên tai
- Chính thức 'cấm cửa' dịch vụ đòi nợ thuê
- Hàng triệu hộ kinh doanh chưa phải vào luật Doanh nghiệp
- Có hay không việc từ bỏ xử lý nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật
- Vi phạm bầu cử đại hội Đảng, 4 cán bộ bị kỷ luật
- Công an khởi tố 3 cán bộ do Thành uỷ TP.HCM quản lý, làm việc với ông Tất Thành Cang
- Phó chủ tịch tỉnh Thái Bình lên tiếng thông tin được bổ nhiệm thần tốc
- Dấu ấn nhà tình báo huyền thoại Mười Hương qua lời kể luật sư Trần Văn Tạo
Tướng Sùng A Hồng: Không có bức cung, nhục hình trong vụ nữ sinh giao gà Posted: 16 Jun 2020 08:48 PM PDT Thiếu tướng Sùng A Hồng, Giám đốc công an tỉnh Điện Biên khẳng định không có chuyện ép cung, nhục hình trong quá trình điều tra, lấy lời khai các bị cáo vụ án nữ sinh giao gà. XEM VIDEO:
Nhưng một số bị cáo khai bị bức cung nhục hình? Phải khẳng định không có. Trong quá trình điều tra, ngay từ ban đầu đã có sự tham gia giám sát chặt chẽ của VKS, đặc biệt đối với những vụ án đặc biệt nghiêm trọng như thế này. Như tôi đã nói, việc khai là quyền của bị can, bị cáo trước tòa. Đây là vụ án có rất nhiều bị cáo chứ không như các vụ án khác chỉ có một bị cáo. Do đó, việc khai báo như thế nào là quyền được quy định trong pháp luật. Một số bị cáo, gia đình bị hại cho rằng, còn hung thủ liên quan đến vụ án còn nhởn nhơ ở ngoài? Việc này, công tác điều tra phải toàn diện, trên cơ sở chứng cứ. Tôi chưa nghe trực tiếp nhưng có đọc trên báo thì thấy anh Hường (bố của nạn nhân Cao Mỹ Duyên) có nêu về việc còn hung thủ nhưng khi báo chí hỏi lại thì ông này lại nói là suy luận của mình. Nhưng như tôi nói, cơ quan điều tra phải điều tra toàn diện, khách quan, trên cơ sở tài liệu chứng cứ và kết luận theo những tài liệu chứng cứ để làm rõ bản chất vụ án chứ không có chuyện suy luận. Tôi cũng thấy, nhiều người nói về vấn đề chứng cứ chứng minh các hành vi vi phạm của bị cáo nhưng chúng ta phải hiểu là chứng cứ có nhiều loại như trực tiếp, gián tiếp, thật, giả...
Do đó, trong quá trình điều tra đã xem xét rất kỹ, thậm chí họp liên ngành để thẩm định, đánh giá chứng cứ. Trên cơ sở tài liệu chứng cứ đó, đưa ra kết luận để mà xử lý các đối tượng. Căn cứ vào nhân thân, bản thân các bị cáo có rất nhiều tiền án, tiền sự, do đó, cơ bản không có tình tiết xem xét giảm nhẹ. Ông nói khi lấy cung có sự giám sát của VKS nhưng bị cáo ra tòa khai bị đánh trước khi hỏi cung? Ở đây phải hiểu, trong quá trình điều tra, kể cả giai đoạn trinh sát, tố tụng khi có vu án xảy ra, cơ quan điều tra khởi tố vụ án thì VKS đã giám sát rồi và để áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị can đều có sự tham gia giám sát của VKS. Việc ra tòa khai là quyền của bị can, bị cáo. Nhưng tôi ví dụ, Bùi Văn Công là một trong những đối tượng chủ mưu nhưng ra tòa lại khai không có tham gia gì, không biết gì. Tôi đã theo dõi, thấy nhân dân rất bức xúc, có thái độ, biểu lộ khác nhau nhưng tựu chung là không đồng tình. Đối với những đối tượng cứng đầu như vậy, cơ quan điều tra có giải pháp gì để các đối tượng khai nhận? Trong số đối tượng này thì đối tượng Lường Văn Lả khai báo sớm nhất nhưng sớm nhất không phải 1 - 2 ngày mà sớm cũng phải 1 - 2 tuần; còn đối tượng lâu nhất là 2 - 3 tháng trên cơ sở những chứng cứ không chối cãi được. Do đó, không có chuyện ép cung, nhục hình ở đây.
Thu Hằng - Trần Thường Tòa tuyên tử hình sáu bị cáo trong vụ nữ sinh giao gà ở Điện BiênSáng nay (17/6), HĐXX TAND Cấp cao tại Hà Nội quyết định tuyên án các bị cáo trong vụ án bắt cóc, hiếp dâm, sát hại dã man nữ sinh giao gà Cao Mỹ Duyên ở Điện Biên. | ||||
Vợ sắp cưới đi tìm, thấy chồng nằm chết giữa đường Posted: 16 Jun 2020 08:22 PM PDT Công an TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương sáng nay (17/6) đang điều tra vụ tai nạn khiến một thanh niên tử vong trong khu vực Đại học Quốc gia TP.HCM (phường Đông Hòa). Khoảng 21h30 tối 16/6, anh Nguyễn Hiếu Thuận (21 tuổi, quê Bến Tre) đi xe máy trên đường Hải Thượng Lãn Ông trong khu vực Đại học quốc gia TP.HCM.
Lúc này, người vợ sắp cưới cũng đi vào khu vực này để tìm. Khi đang chạy xe máy trên đường Hải Thượng Lãn Ông, người này thì thấy anh Thuận đang chạy bên kia đường nên cất tiếng gọi. Khi người này tìm chỗ để quay đầu xe lại thì đã thấy anh Thuận nằm chết giữa đường, cạnh đó là xe máy của nạn nhân. Tại hiện trường, xe máy trượt dài gần 50 mét, dải phân cách bằng bê tông có nhiều vết va chạm. Khu vực xảy ra tai nạn có đèn chiếu sáng nhưng không bật. Hiện vụ việc đang được lực lượng chức năng tiếp tục điều tra làm rõ. Hai phụ nữ tông xe máy vào nhau, 1 người ngã xuống bị xe tải cán tử vongHai xe máy do 2 người phụ nữ đối đầu khiến cả 2 văng xuống đường, 1 người bị xe tải chạy tới cán chết tại chỗ. Xuân An | ||||
Ngã từ xe thang máy bay xuống đất, nữ hành khách tử vong Posted: 16 Jun 2020 08:35 PM PDT Sau khi trượt ngã trên xe thang máy bay tại Tân Sơn Nhất, một nữ hành khách bị chảy máu đầu và tử vong. Sự cố xảy ra trên chuyến bay VN1379 tối 15/6 từ Huế đi TP.HCM. Nữ hành khách H.T.A.T (50 tuổi) bị ngã lộn từ bậc thang thứ 5 - 7 xuống nền xi măng khi xuống máy bay từ cầu thang bộ. Đi cùng chuyến bay với nữ hành khách có chồng và con gái. Xe thang đón khách là loại có mui che, mặt bậc thang khô ráo. Trung tâm điều hành sân bay Tân Sơn Nhất xác nhận, nữ hành khách tự ngã và chảy máu ở đầu.
Ngay khi sự cố xảy ra, tiếp viên chuyến bay, nhân viên mặt đất cùng người nhà lập tức hỗ trợ khách tại chân cầu thang. Trực ban trưởng sân bay Tân Sơn Nhất đã báo bộ phận y tế cho bác sỹ, xe cứu thương ra máy bay, kiểm tra tình trạng khách, nẹp cổ cố định, đưa khách lên xe cứu thương cấp cứu tại Bệnh viện 175. Tuy nhiên, người phụ nữ bị chảy máu đầu, không qua khỏi. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị phạt nguội chợ họp trên vỉa hè, đậu đỗ xe sai chỗBộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị tăng cường phạt nguội những hành vi lấn chiếm hành lang lộ giới, nhóm chợ trên vỉa hè hoặc là đậu đỗ không đúng quy định. Vũ Điệp | ||||
Động đất liên tiếp ở Lai Châu,Thủ tướng yêu cầu ứng phó, theo dõi sát Posted: 17 Jun 2020 06:35 AM PDT Chỉ trong 3 ngày, Viện Vật lý Địa cầu đã ghi nhận 4 trận động đất tại huyện Mường Tè với độ lớn khác nhau, Thủ tướng đã có công điện yêu cầu hỗ trợ nhân dân, theo dõi sát. Thủ tướng vừa có công điện gửi UBND tỉnh Lai Châu, Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống thiên tai; các Bộ: NN&PTNT, Công thương chỉ đạo hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả động đất. Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xảy ra các trận động đất làm một số cháu nhỏ bị thương, ảnh hưởng đến hoa màu, công trình hạ tầng, nhà cửa, đời sống của nhân dân. Thủ tướng gửi lời thăm hỏi đến chính quyền địa phương và các hộ dân bị ảnh hưởng, nhất là các gia đình các cháu nhỏ bị thương.
Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Lai Châu chỉ đạo, tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, ảnh hưởng do động đất, nhất là các hộ gia đình có người bị thương, hộ nghèo, hộ gia đình chính sách. Thông tin kịp thời, hướng dẫn kỹ năng ứng phó, ổn định tâm lý cho nhân dân, tránh hoang mang, nhất là đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số; chỉ đạo kiểm tra các công trình cơ sở hạ tầng khu vực bị ảnh hưởng của động đất, nhất là các hồ đập thủy lợi, thủy điện, công trình giao thông, kịp thời phát hiện, khắc phục các sự cố, hư hỏng để bảo đảm an toàn cho công trình. Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn công trình hồ đập, nhất là các hồ đập lớn tại khu vực bị ảnh hưởng của động đất. Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống thiên tai, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tiếp tục theo dõi diễn biến động đất thiên tai, kịp thời chỉ đạo công tác ứng phó theo nhiệm vụ được giao.
Theo Viện Vật lý địa cầu, chỉ trong vòng 48 giờ, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần đã ghi nhận 4 trận động đất tại địa bàn huyện Mường Tè với độ lớn khác nhau. Cụ thể, vào 23h43 ngày 15/6, trận động đất có độ lớn 3.3 độ, độ sâu chấn tiêu khoảng 8 km. Chưa đầy 24 tiếng sau, lúc 13h12 ngày 16/6 xảy ra một trận động đất mạnh 4,9 độ, độ sâu chấn tiêu khoảng 12 km; cùng ngày đến 22h3 lại xảy ra trận động đất có độ lớn 2.2 độ, độ sâu chấn tiêu khoảng 12,8 km. Và rạng sáng nay, lúc 3h47, một trận động đất có độ lớn 2.5 độ, có độ sâu chấn tiêu khoảng 12.8 km. Theo TS Lê Xuân Anh, GĐ trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, khu vực Tây Bắc là nơi có nhiều đứt gãy hoạt động mạnh như đứt gãy Điện Biên - Mường Lay, đứt gãy Sông Mã - Tuần Giáo - Lai Châu. Tại đây từng ghi nhận nhiều trận động đất mạnh, như trận năm 1935 ở lòng chảo Điện Biên mạnh 6,9 độ richter; năm 1983 trận 6,7 độ richter tại thị trấn Tuần Giáo và năm 2001 trận 5,3 độ richter tại thành phố Điện Biên Phủ. Thành Nam Động đất 4,9 độ richter ở Lai Châu, kiểm tra rà soát hồ thủy điệnTrung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý địa cầu vừa có thông báo về trận động đất xảy ra ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. | ||||
Một tháng tổng kiểm soát, CSGT phạt 20 nghìn lái xe vi phạm nồng độ cồn Posted: 17 Jun 2020 01:16 AM PDT Trong một tháng tổng kiểm soát các phương tiện giao thông đường bộ, lực lượng CSGT toàn quốc xử lý 20 nghìn lái xe vi phạm nồng độ cồn, 276 lái xe dương tính với ma túy. Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông tin, sau một tháng thực hiện kế hoạch tổng kiểm soát các phương tiện giao thông đường bộ lực lượng CSGT toàn quốc phát hiện, xử lý hơn 400.000 trường hợp vi phạm, tước hơn 27.000 bằng lái, tạm giữ hơn 61.563 phương tiện.
Đặc biệt, có hơn 20.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 276 lái xe dương tính với ma túy. Qua đợt tổng kiểm soát, lực lượng CSGT toàn quốc đã phối hợp bắt giữ nhiều vụ việc vi phạm pháp luật, buôn lậu, gian lận thương mại bàn giao cơ quan chức năng xử lý. Cục trưởng Cục CSGT, Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng đánh giá, việc thực hiện tổng kiểm soát phương tiện có thể coi là một cú hích đối với việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân khi tham gia giao thông. Bởi sau thời gian giãn cách xã hội, mọi người có xu hướng "thả lỏng". Thời gian tới, lãnh đạo Cục CSGT cho biết sẽ căn cứ vào tình hình thực tiễn của từng địa phương, từng thời điểm để chỉ đạo mở các đợt cao điểm hoặc xử lý theo chuyên đề phù hợp. Đình Hiếu Vi phạm nồng độ cồn, nhiều tài xế bỏ xe không nộp phạtKho tạm giữ phương tiện của phòng CSGT, Công an tỉnh Bắc Giang đang tồn đọng hàng trăm chiếc xe máy đã hết thời hạn xử lý. Phần lớn trong số này là các xe bị tạm giữ vì vi phạm nồng độ cồn. | ||||
Chính thức bổ sung cháy rừng do tự nhiên là một loại hình thiên tai Posted: 16 Jun 2020 09:35 PM PDT Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều bổ sung cháy rừng do tự nhiên là một loại hình thiên tai. Sau khi nghe báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, Quốc hội đã chính thức thông qua dự thảo luật với 92,34% ĐBQH biểu quyết tán thành. Đa số ý kiến các vị ĐBQH tán thành với bổ sung cháy rừng là loại hình thiên tai đặc thù vào luật.
Báo cáo giải trình tiếp thu, Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, cháy rừng có cả nguyên nhân do thiên tai và nhân tai. Việc phòng, chống cháy rừng đã được quy định trong pháp luật lâm nghiệp, pháp luật PCCC. Tuy nhiên, do tác động bất lợi của thời tiết như nắng nóng, hạn hán kéo dài... nguy cơ cháy rừng lớn, ở mức độ cao, xảy ra trên diện rộng và đồng thời ở nhiều tỉnh/thành phố. Do vậy, cháy rừng ở mức độ nghiêm trọng do nắng nóng, khô hạn kéo dài và các sự cố khác cần được xác định là một dạng thiên tai đặc thù. Việc quy định như vậy không chồng chéo với Luật Lâm nghiệp, Luật PCCC, đồng thời khắc phục được hạn chế của quy định hiện hành khi nguy cơ cháy rừng trên diện rộng, ở mức độ nghiêm trọng... Ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Úc, Brazin...đều coi cháy rừng là một dạng thảm họa thiên nhiên. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021. Thành Nam Hàng triệu hộ kinh doanh chưa phải vào luật Doanh nghiệpVới 90,68% đại biểu tán thành tương đương 438/457 đại biểu, Quốc hội sáng nay (17/6) đã biểu quyết thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). | ||||
Chính thức 'cấm cửa' dịch vụ đòi nợ thuê Posted: 17 Jun 2020 01:00 AM PDT Dịch vụ đòi nợ thuê chính thức bị nghiêm cấm sau khi Quốc hội bấm nút thông qua dự thảo luật Đầu tư (sửa đổi) vào chiều nay (17/6). 92,34% ĐBQH tương đương 446/458 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ Quốc hội chính thức thông qua dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi). Trong dự thảo luật, nhiều ý kiến đề nghị không nên cấm "kinh doanh dịch vụ đòi nợ", một số ý kiến tán thành cấm hình thức này. Do còn nhiều ý kiến khác nhau, UB Thường vụ QH trình 2 phương án để QH xem xét, quyết định. Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh cho biết, UB Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến ĐBQH và đa số ý kiến ĐBQH tán thành quy định cấm "kinh doanh dịch vụ đòi nợ".
Trước đó, tại phiên thảo luận trực tuyến về nội dung này, các đại biểu có hai luồng ý kiến: quy định cấm hoặc không quy định cấm dịch vụ đòi nợ. ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) lập luận nếu như người dân đi đòi nợ theo một con đường hợp pháp thì lại không lấy được nợ. Vì vậy, họ tìm đến dịch vụ đòi nợ thuê. Ủy viên Thường trực UB Quốc phòng và An ninh Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân bày tỏ quan ngại về dịch vụ đòi nợ thuê vì thực tế thời gian vừa qua, đa số các công ty đòi nợ thuê đều câu kết với băng nhóm xã hội đen. Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, đóng góp của loại ngành nghề này vào ngân sách và sự phát triển kinh tế - xã hội không đáng bao nhiêu.
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ (An Giang) nói không thể không cấm đòi nợ thuê. Bởi, nhân viên toàn là xăm trổ, công cụ lao động là dao kiếm, phương thức hoạt động là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực. Nếu tiếp tục để dịch vụ này thì gây hoang mang xã hội, dẫn tới mất niềm tin của nhân dân với lực lượng quản lý xã hội. ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) góp ý nên tham khảo một số nước như Thái Lan, Mỹ. Ví dụ, quy định điều kiện thành lập cũng như quy trình thu hồi nợ hết sức chuẩn mực, thậm chí quy định thời gian được gọi điện thoại cho khách nợ. Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng khi giải trình nội dung này cho biết đây là vấn đề Chính phủ đã nghiên cứu, thảo luận hết sức công phu, xem xét thận trọng. Cuối cùng đi đến quyết định chọn phương án cấm loại kinh doanh dịch vụ này. Luật Đầu tư (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Trần Thường Dịch vụ đòi nợ 'chưa quản đã cấm', nên giao Bộ Công an quản lýTheo ĐB Hà Sỹ Đồng, chưa có nước nào cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ, quan trọng là tìm được điểm nào quản lý phù hợp, hài hòa và cân bằng. | ||||
Hàng triệu hộ kinh doanh chưa phải vào luật Doanh nghiệp Posted: 16 Jun 2020 07:44 PM PDT Với 90,68% đại biểu tán thành tương đương 438/457 đại biểu, Quốc hội sáng nay (17/6) đã biểu quyết thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Một số ý kiến đồng ý với việc quy định một chương về hộ kinh doanh trong dự thảo Luật, một số ý kiến khác đồng ý xem xét, ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh. Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, UB Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các ĐBQH. Có tới 59,58% ý kiến phản đối và đề nghị ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh thay vì quy định thành một chương trong Luật Doanh nghiệp. Trên cơ sở đa số ý kiến ĐBQH, UB Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu theo hướng bỏ quy định về hộ kinh doanh; bỏ quy định về chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Đồng thời, để bảo đảm tính liên tục cho đến khi ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh, cần thiết giao Chính phủ hướng dẫn đăng ký và hoạt động đối với hộ kinh doanh.
Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cũng quy định rõ những tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc QĐND Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc CAND Việt Nam,... Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan đăng ký kinh doanh; Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. Thành Nam 'Dọn tổ đón đại bàng thì cũng nên rắc thóc cho chào mào, chim sẻ'Đại biểu Quốc hội Bùi Thanh Tùng khuyến nghị không vì quá tập trung vào đón các nhà đầu tư ngoại, mà chúng ta "bỏ rơi" những doanh nghiệp nội địa. | ||||
Có hay không việc từ bỏ xử lý nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Posted: 16 Jun 2020 09:54 PM PDT Lãnh đạo sở Xây dựng Hà Nội cho rằng đơn vị thí điểm đã từ bỏ việc xử lý nước sông Tô Lịch nhưng JVE lại đưa ra phản hồi khác. Tại hội nghị giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 16/6, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng báo cáo về việc xử lý nước thải trên địa bàn TP. Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, từ tháng 11/2019, TP đã họp và yêu cầu công ty CP Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) - đơn vị thí điểm xử lý một đoạn sông Tô Lịch bị ô nhiễm, báo cáo rõ kết quả thí nghiệm, cũng như các văn bản pháp lý liên quan đến công ty xử lý nước thải. Tuy nhiên, đến nay TP vẫn chưa nhận được tài liệu nào, phía công ty cũng không liên hệ lại. Hà Nội đề nghị JVE xử lý thí điểm tiếp một ao tù để đánh giá toàn diện công nghệ, nhưng đơn vị này không thực hiện. Ông Thắng cho rằng: "Sau khi chúng tôi có văn bản yêu cầu công ty cung cấp các tài liệu này thì cho đến giờ vẫn chưa nhận được tài liệu nào và công ty cũng không hề liên hệ lại. Vậy chúng tôi hiểu việc này là công ty đã từ bỏ việc xử lý trên sông Tô Lịch". Liên quan đến nội dung trên, sáng nay, Công ty JVE phủ nhận từ bỏ thí điểm xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản và cho biết ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến việc cung cấp các tài liệu cho Hà Nội gặp khó khăn. Đại diện JVE cho biết: "Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các chuyên gia Nhật Bản chưa thể nhập cảnh vào Việt Nam và tiến hành các nội dung như đã đề cập. JVE không có thẩm quyền thay thế phía đơn vị Nhật Bản để hoàn thành các yêu cầu mà các cơ quan của Hà Nội đưa ra". JVE bày tỏ mong muốn tiếp tục được thực hiện dự án làm sạch sông Tô Lịch tại Hà Nội, nhưng có sự kết hợp của hệ thống cống ngầm thu gom nước thải mà thành phố đang triển khai. Hiện nay, sông Tô Lịch có hai nguồn gây ô nhiễm. Nguồn ô nhiễm do nước thải ở bên ngoài đã có dự án xây dựng cống ngầm thu gom nước thải đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nguồn ô nhiễm ở bên trong, theo đánh giá của chuyên gia Nhật Bản ngay cả việc khoan cống ngầm thu gom nước thải dọc sông Tô Lịch cũng mới giải quyết được ô nhiễm ở bên ngoài, còn phần bên trong đã và đang bị ô nhiễm (giống như tế bào ung thư đã và đang hình thành ở bên trong) thì chưa xử lý được. Nếu việc xây cống bao thu gom nước thải đó làm trước khi sông Tô Lịch bị ô nhiễm (tức trước khi cơ thể sống bị ung thư) thì có thể chỉ cần thu gom nước thải ở bên ngoài là đã xử lý được ô nhiễm. Tuy nhiên việc xây cống bao thu gom nước thải được thực hiện sau khi sông Tô Lịch bị ô nhiễm thì chỉ thu gom thôi là chưa đủ. Bởi, không tác động xử lý ở bên trong thì không thể hết được ô nhiễm nếu như không có giải pháp để phân hủy toàn bộ chất hữu cơ ô nhiễm nổi váng trên bề mặt, phân hủy tầng bùn hữu cơ ở đáy và phân hủy tận gốc các yếu tố gây ra mùi hôi thối bốc lên là các khí độc như H2S, NH3, CH4;... Thành Nam Hà Nội xây gần 13km cống ngầm dưới sông Tô LịchHệ thống cống thu gom nước thải của sông Tô Lịch có chiều dài trên 21km, trong đó gần 13km đi ngầm, hơn 8km đào mở; dự kiến khởi công xây dựng vào cuối quý 1 này. | ||||
Vi phạm bầu cử đại hội Đảng, 4 cán bộ bị kỷ luật Posted: 16 Jun 2020 07:40 PM PDT Quá trình chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng, Chủ tịch UBND phường Thủy Biều (TP Huế) Hoàng Thăng Long có hành vi xúi giục, lôi kéo, vi phạm khi vận động tranh cử... Ban Thường vụ (BTV) Thành ủy Huế (tỉnh TT-Huế) vừa ban hành các quyết định thi hành kỷ luật 4 cán bộ lãnh đạo liên quan đến việc tổ chức Đại hội Đảng bộ phường Thủy Biều khóa XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Ông Hoàng Thăng Long - Đảng ủy viên, Chủ tịch UBND phường Thủy Biều, Bí thư Chi bộ HTX Thủy Biều bị kỷ luật bằng hình thức cách chức hết các chức vụ trong Đảng. Ông Long bị kỷ luật do trong quá trình tham gia chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng bộ phường, vị này đã vận động bầu cử trái quy định, xúi giục, lôi kéo một số Đảng ủy viên khóa XII và một số đảng viên vừa được bầu vào Đảng ủy khóa XIII không chấp hành chủ trương của Đảng về công tác nhân sự; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ khi bầu BTV Đảng ủy phường khóa XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Cụ thể, ông Long đã vận động các Đảng ủy viên vừa được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ phường Thủy Biều gạch tên một Đảng ủy viên đã nằm trong cơ cấu nhân sự BTV Đảng ủy được Đảng ủy cấp trên phê duyệt trong quy trình Đại hội. BTV Thành ủy Huế cũng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Quang Huy - Đảng ủy viên, Phó chủ tịch UBND phường Thủy Biều. Trong quá trình tham gia chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng bộ phường, ông Huy không chấp hành chủ trương của Đảng về công tác nhân sự, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ khi bầu BTV Đảng ủy phường khóa XIII. BTV Thành ủy Huế cũng quyết định thi hành kỷ luật cách chức Đảng ủy viên đối với ông Mai Bá Hoàng - Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Trưởng Công an phường Thủy Biều; kỉ luật cảnh cáo đối với ông Dương Hồng Thắng - Đảng ủy viên, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thủy Biều. Ông Hoàng được xác định vi phạm khi thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác nắm bắt tình hình, xử lý thông tin và chưa kịp thời báo cáo với cấp ủy có thẩm quyền và lãnh đạo Công an TP Huế; không hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm trong công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, để tình hình diễn biến phức tạp, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, ông Hoàng còn không chấp hành chủ trương về công tác nhân sự của Đảng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ khi bầu BTV Đảng ủy phường khóa XIII. Theo BTV Thành ủy Huế, những vi phạm của 4 cán bộ trên gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm giảm uy tín của bản thân, tổ chức Đảng và đơn vị nơi công tác. Sau khi công bố quyết định thi hành kỷ luật cách hết các chức vụ trong đảng đối với ông Hoàng Thăng Long và 3 cán bộ chủ chốt trên, BTV Thành ủy Huế đã điều động ông Trần Mão - Phó trưởng Ban Tổ chức Thành ủy về giữ chức Bí thư Đảng ủy phường Thủy Biều, khóa XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Quang Thành Chống tham nhũng không chùng xuống dù lo chống dịch, chuẩn bị Đại hộiPhát biểu tại phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội chiều nay, Phó ban Nội chính TƯ Nguyễn Thái Học khẳng định: "Công tác phòng, chống tham nhũng vẫn luôn được quan tâm chú trọng đấy mạnh và không bị chùng xuống". | ||||
Công an khởi tố 3 cán bộ do Thành uỷ TP.HCM quản lý, làm việc với ông Tất Thành Cang Posted: 17 Jun 2020 03:41 AM PDT Mở rộng điều tra về các sai phạm kinh tế trong các doanh nghiệp Nhà nước tại TP.HCM, Công an TP.HCM vừa khởi tố 3 người và làm việc với ông Tất Thành Cang. Thông tin mới nhất từ cơ quan CSĐT Công an TP.HCM, trong ngày 17/6 đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can đối với 3 người gồm: Trần Công Thiện - nguyên Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận; Huỳnh Phước Long – nguyên thành viên HĐQT công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (SADECO), nguyên Trưởng phòng Quản lý đầu tư kinh doanh vốn thuộc Văn phòng Thành uỷ TP.HCM và Đỗ Công Hiệp - nguyên Kế toán trưởng SADECO. 3 người này bị khởi tố để điều tra hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Liên quan đến vụ án này, giữa tháng 5/2019, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt giam đối với ông Tề Trí Dũng - Tổng giám đốc công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (gọi tắt là IPC) và bà Hồ Thị Thanh Phúc - Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco) cùng về về tội "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Trước đó, đầu tháng 1/2020 ông Trần Công Thiện cũng bị khởi tố cùng Nguyễn Văn Minh, nguyên Chủ tịch HĐTV công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận về hành vi "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí". Những sai phạm của ông Thiện được xác định trong vụ án công ty Tân Thuận bán rẻ 30ha đất công ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè cho công ty Quốc Cường Gia Lai mà Thành uỷ kịp thời ngăn chặn. Trở lại việc 3 người bị khởi tố hôm nay, được biết có liên quan đến sai phạm của công ty Tân Thuận đã để doanh nghiệp tư nhân thôn tính Sadeco. một doanh nghiệp tiềm năng của Nhà nước. Đựợc biết, năm 1994, UBND TP.HCM thành lập công ty Sadeco để triển khai dự án khu đô thị mới Nam Sài Gòn, từ đó đến nay doanh nghiệp này phát triển lớn mạnh. Trước giai đoạn cổ phần hoá Sadeco (trước năm 2015) công ty Tân Thuận chiếm đến 74% vốn góp Nhà nước. Khi duyệt đề án tái cơ cấu Sadeco, UBND TP.HCM đã yêu cầu không được giảm vốn góp Nhà nước tại Sadeco. Tuy nhiên, những người đại diện vốn Nhà nước tại Sadeco sau đó đã biểu quyết tăng vốn điều lệ tại công ty theo hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim, dẫn đến hệ luỵ là công ty Nguyễn Kim chiếm tới 54% vốn điều lệ, nắm quyền chi phối Sadeco. Trước đó, vào năm 2015 nhóm cổ đông Nhà nước cũng đã bán hơn 5,2 triệu cổ phần tại Sadeco cho một công ty, để rồi công ty này lại bán lại cho công ty Nguyễn Kim. Đáng nói việc bán cổ phần không đúng quy định, không được thẩm định giá mà chỉ định giá bán. Việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là công ty Nguyễn Kim trong giai đoạn mà Sadeco không thực sự cần vốn, cụ thể số tiền 360 tỷ đồng mà công ty Nguyễn Kim chi mua cổ phiếu hiện gửi trong một ngân hàng, đến nay chưa sử dụng đến. Những diễn biến trên cho thấy, Sadeco đã bị công ty tư nhân thâu tóm tinh vi, có một kế hoạch chi tiết. Sự việc này có sự tiếp tay, lợi ích nhóm của nhóm đại diện vốn Nhà nước tại công ty Tân Thuận, công ty Sadeco như ông Tề Trí Dũng, bà Hồ Thị Thanh Phúc… Đáng nói, vụ việc có sự đồng ý về mặt chủ trương của ông Tất Thành Cang, khi đó giữ cương vị Phó bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM. Cụ thể ngày 18/5/2017, Văn phòng Thành uỷ TP.HCM có thông báo 495 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của ông Tất Thành Cang, Phó bí thư thường trực Thành uỷ chấp thuận chủ trương, phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Sadeco. Từ việc này nguồn vốn Nhà nước giảm, dẫn đến mất quyền kiểm soát tại Sadeco - vốn được coi là "gà đẻ trứng vàng" trong số các doanh nghiệp Nhà nước do chính quyền TP.HCM quản lý. Công ty Tân Thuận giải trình đã được sự chấp thuận chủ trương của Thường trực Thành ủy. Tuy nhiên, Thanh tra TP cho rằng, nội dung này không chính xác, bởi thông báo số 495 chỉ truyền đạt ý kiến cá nhân của ông Tất Thành Cang. Nguồn tin cho hay, trong giai đoạn này Công an cũng đã làm việc với ông Tất Thành Cang - nguyên Phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM để làm rõ các thông tin liên quan. Chủ tịch TP.HCM nói về ông Tất Thành CangChủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong giải thích vì sao ông Cang vẫn còn là Thành ủy viên, đại biểu HĐND TP trong khi đã bị Trung ương kỷ luật. Phước An | ||||
Phó chủ tịch tỉnh Thái Bình lên tiếng thông tin được bổ nhiệm thần tốc Posted: 17 Jun 2020 12:09 AM PDT Trước những thông tin cho rằng Phó Chủ tịch tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận được "bổ nhiệm thần tốc", người trong cuộc đã lên tiếng và khẳng định bản thân ông không phải con ông, cháu cha... Phó Chủ tịch tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận được một số cơ quan báo chí phản ánh, con đường thăng tiến của ông có nhiều bất thường và khá "thần tốc". Về vấn đề này, Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy Thái Bình Vũ Đức Hằng cho VietNamNet biết, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã có báo cáo lên Thường trực tỉnh ủy về sự việc. Ông Hằng cho hay chưa nhận được chỉ đạo của Tỉnh ủy về việc xem xét, tìm hiểu sự việc trên. "Mới chỉ là thông tin trên một số cơ quan báo chí", ông Hằng cho biết.
Ông Nguyễn Khắc Thận sinh năm 1974 từng đảm nhiệm các vị trí: Viện phó VKSND huyện, Trưởng phòng TN&MT, Trưởng ban tổ chức huyện ủy Quỳnh Phụ. Tháng 6/2014, ông được bổ nhiệm Chủ tịch UBND huyện, sau đó là Bí thư Huyện ủy Quỳnh Phụ. Tháng 3/2016, ông Thận làm Giám đốc Sở Nội vụ, sau đó là Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình vào tháng 7/2019. Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Khắc Thận cho biết: "Tôi mong báo chí đưa thông tin cần khách quan, chân thực. Tôi là người trong cuộc nên không giải thích để đảm bảo tình khách quan. Các cơ quan báo chí nên thông tin, trao đổi với các cơ quan chức năng của tỉnh để sự việc được khách quan, hoặc về xác minh tại các cơ quan, đảng bộ của huyện Quỳnh Phụ (nơi ông Thận công tác nhiều năm trước khi lên làm lãnh đạo tỉnh - PV). Tôi trưởng thành từ địa phương, gia đình làm nông chứ không phải con ông cháu cha", ông Thận nói. Trả lời câu hỏi, ông có chủ động báo cáo, giải trình với Tỉnh ủy, UBND tỉnh trước sự việc này hay không, ông Thận cho biết: "Nếu tổ chức yêu cầu báo cáo tôi sẽ thực hiện". Trước đó, truyền thông đưa tin về viêc ông Thận được bổ nhiệm khi thiếu điều kiện, tiêu chuẩn. Ban Tổ chức tỉnh ủy Thái Bình đã báo cáo việc này lên Thường vụ tỉnh ủy. Việc kiểm tra đang được tiến hành theo đúng quy định. Cụ thể, lãnh đạo Ban Tổ chức tỉnh ủy Thái Bình thông tin, khi được bổ nhiệm làm phó chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ, ông Thận "có vướng về bằng cấp", chưa đáp ứng được tiêu chuẩn "tốt nghiệp đại học chính quy"..; Hai tháng hai vụ án, Thái Bình mất 5 cán bộTrong vòng hai tháng, hai vụ án xảy ra khiến Thái Bình mất 5 cán bộ, đảng viên; 4 cán bộ liên quan đến vụ việc Nguyễn Xuân Đường; một cán bộ cấp cao bị khởi tố bị can... Thái Bình | ||||
Dấu ấn nhà tình báo huyền thoại Mười Hương qua lời kể luật sư Trần Văn Tạo Posted: 16 Jun 2020 03:00 PM PDT Nhớ về nhà tình báo huyền thoại Trần Quốc Hương, luật sư Trần Văn Tạo (nguyên Phó giám đốc Công an TP.HCM) cho biết, dù là bậc thầy về tình báo nhưng ông Mười Hương luôn sống giản dị, chân thành... Giản dị mà sâu sắc Đến viếng lễ tang nhà tình báo huyền thoại Trần Quốc Hương (bí danh Mười Hương), người học trò Trần Văn Tạo xúc động nhớ về những lời dăn dạy khi sống và làm việc một thời gian với ông Mười Hương.
Theo ông Tạo, khi ra khỏi nhà tù Côn Đảo năm 1974 ông về làm việc với ông Mười Hương trong một thời gian dài. "Tôi nhớ có lần chú Mười Hương gọi tôi vào phòng hỏi, mày sống với chú có tiến bộ không? Rồi trả lời luôn là chưa tiến bộ. Ổng đưa ra một bức thư do tôi viết, chỉ từng lỗi chính tả, cú pháp…và bảo thế này thì chưa được", luật sư Tạo nhớ lại. Theo ông Tạo, dù là bậc thầy về tình báo nhưng cách sống của chú Mười Hương vừa đạo đức, vừa cách mạng. Chú Mười sống và dạy dỗ anh em, những người dưới quyền của mình bằng thực tế cuộc sống, không chỉ bảo bằng sách vở, lý thuyết suông. Với luật sư Trần Văn Tạo, hình ảnh in đậm nhất về người thầy của mình là cách sống giản dị, chân thành nhưng cực kỳ sâu sắc trong công việc. "Có một thời tôi phụ trách tình báo Sài Gòn, chú Mười đã dạy tôi về cách đối nhân, xử thế vời từng người, từng thành phần trong xã hội. Lời dạy mà theo tôi là đúng với phẩm chất của một nhà tình báo tài ba", lời ông Tạo. Luật sư Tạo kể tiếp, chú Mười dạy tôi khi làm việc với trí thức thì phải thế nào? Làm việc với Tôn giáo phải chú ý cái gì, làm việc với người Hoa chú ý cái gì…. Theo chú Mười, với người trí thức đừng bao giờ phân công họ theo dõi nội bộ nhau, bởi vì như thế là xúc phạm lòng tự trọng của họ. Làm việc với Tôn giáo thì đừng yêu cầu người ta bỏ đạo, vì đó là niềm tin họ tôn thờ. Làm với người Hoa thì phải nhớ rằng rằng, với họ tính dân tộc nó cao hơn quê hương. Vì người Hoa ở đâu thì người ta cũng nói mình là dân tộc Hoa, chứ không nói là người Hoa Bắc Kinh, hay người Hoa Sài Gòn, hay người Hoa Singapore, Maylaysia… Người thầy của những nhà tình báo huyền thoại Ông Tạo cũng nhớ về cách sống thắm tình đồng đội của nhà tình báo huyền thoại Mười Hương. Đó là trường hợp Đại tá tình báo Phạm Ngọc Thảo, khi hy sinh không ai biết phần mộ nằm ở đâu còn người nhà thì dấu. Chú Mười Hương kêu tôi và đồng đội phải đi tìm bằng được, sau đó cũng chính chú Mười đề nghị Nhà nước phong tặng Anh hùng cho Đại tá Thảo.
"Ngay chị Tôn Nữ Thị Ninh cũng được chú Mười đưa từ ngoài vào rồi đưa đi Pháp học. Sau đó trở thành nhà ngoại giao rất giỏi. Những huyền thoại tình báo như Phạm Xuân Ẩn, Phạm Ngọc Thảo, Vũ Ngọc Nhạ đều là cơ sở của chú Mười Hương. Với tôi và nhiều anh em, đồng đội khác chú Mười Hương là Tứ đại kỳ lão của Sài Gòn, bao gồm: chú Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh), chú Mai Chí Thọ và chú Võ Văn Kiệt ", ông Tạo cho hay. Đối với Đại tá Tư Cang (nguyên là Cụm trưởng Cụm tình báo H.63), dù không gắn bó lâu dài với tướng tình báo huyền thoại Mười Hương, nhưng mỗi dịp gặp nhau đều là những giây phút quý giá, trân trọng. "Dịp gặp nhau giữa tôi và ông Mười Hương cũng chỉ đủ đếm trên đầu ngón tay, tuy nhiên lần nào cũng cho tôi mội cái nhìn mới mẻ, nể phục ông ấy", lời ông Tư Cang. Theo ông Tư Cang, năm 1960, Mười Hương bị khai báo, bị bắt và đưa đi giam giữ, tra tấn tại nhà giam Chín Hầm (Huế) do Ngô Đình Cẩn cai quản. Tại đây, ông bị Ngô Đình Nhu "5 lần 7 lượt" đòi thu phục nhưng đều thất bại. Tháng 11/1963, nhân thời điểm đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm nhiều hỗn loạn, cụm tình báo lên kế hoạch giải cứu Mười Hương. Nhận biết được điệp viên Phạm Xuân Ẩn thông minh, giỏi ngoại giao, Cụm trưởng Cụm tình báo Tư Cang giao Phạm Xuân Ẩn giữ vị trí quan trọng trong cuộc giải cứu Mười Hương. Sau khi thăm dò tình hình, điệp viên Phạm Xuân Ẩn báo với tổ chức phải chuẩn bị đủ 100.000 đồng (giá vàng thời điểm này là 3.000 đồng/lượng, tương đương hơn 3kg vàng) để mua chuộc cai ngục và đã giải cứu thành công Mười Hương ra ngoài. Đối với Đại tá Tư Cang, điều làm ông nhớ và khâm phục nhất về tướng Mười Hương đó là con người hiền hậu, giản dị, chân chất, có lòng yêu nước đặc biệt. Theo ông, một người hội đủ tất cả yếu tố trên thì mới có thể xây dựng được một lực lượng tình báo hùng mạnh như Mười Hương đã làm. Dù đảm nhận vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền, ông ấy vẫn rất gần gũi, vẫn là người thầy đơn sơ như ở chiến trường năm xưa. Dù hôm nay ông ấy có mất đi, thì thế hệ mai sau vẫn kính nể Mười Hương-nhà tình báo huyền thoại", Đại tá Tư Cang xúc động nói. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nhà tình báo huyền thoại Trần Quốc HươngChiều 15/6, tại nhà tang lễ Quốc gia phía Nam đã diễn ra lễ tang nhà huyền thoại tình báo Trần Quốc Hương (bí danh Mười Hương). Hồ Văn |
You are subscribed to email updates from Thời sự - Tin tức trong ngày, tin xã hội mới nhất hôm nay. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét