“Bác tôi, Đoàn Phú Tứ” plus 13 more |
- Bác tôi, Đoàn Phú Tứ
- Dân biểu Ted Yoho ( Mỹ) nói về Trung Quốc và Biển Đông
- ĐẤT THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐANG NẰM TRONG TAY AI?
- BÍ MẬT QUỐC GIA
- Tướng Lê Văn Cương: Gian lận thi cử còn khủng khiếp hơn cướp của, giết người
- Đại biểu Quốc hội gửi thư phản ánh tiêu cực trong đào tạo phi công tại Vietnam Airlines
- "50 năm nữa, TQ sẽ đánh Nhật, chiếm Mông Cổ, chinh phạt Nga"
- Donald Trump ra đòn biến ảo khó lường: Trung Quốc bối rối “chiến tranh đáp chiến tranh” hay “đầu hàng“?
- Hai phi công hy sinh trong vụ rơi máy bay Su22 đều có hơn 1.000 giờ bay tích lũy
- BÍ QUYẾT THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN: LUYỆN ĐƯỢC THÉP VŨ MÔN ĐỂ CHẾ RA SÚNG NÒNG DÀI
- Trung Quốc: ngoài bị cô lập, trong bị rối loạn
- Vai trò của Việt Nam trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp
- Mikhail Borodin: Người sếp cũ của Hồ Chí Minh
- LƯU Ý Ô. NGUYỄN ĐỨC CHUNG: RÙA HỒ GƯƠM BỆNH TỪ KỶ NIỆM 1000 NĂM THĂNG LONG, THĂNG 19/1/2016 TRƯỚC ĐH ĐẢNG XII HAI NGÀY
Posted: 29 Jul 2018 04:26 PM PDT Đoàn Phú Hòa 29-7-2018 Đã từ lâu rồi tôi luôn có một nguyện vọng viết về người bác kính yêu của mình, bác Đoàn Phú Tứ, người bác gần gũi nhất với tôi trong số tất cả họ hàng bên nội của mình. Không hiểu duyên cơ gì mà tôi lại được bác quý và được gần gũi với bác đến thế. Trong đời mình rất ít khi tôi mê nhưng nếu có thì tôi thường mê thấy bố mẹ tôi và bác. Cách đây mấy hôm, cậu bạn già thân thiết Phan Trí Đỉnh có một bài viết về bác nên càng giúp tôi quyết tâm viết về người bác kính yêu của mình. Viết về những gì tôi biết và được nghe bác hay bố tôi kể về bác. Bác tôi là người con thứ hai trong gia đình có 9 anh em, nhưng hai bác gái tôi đã qua đời rất sớm, để lại 7 anh em trai gắn bó nhau suốt cả cuộc đời. Tất cả anh chị em đều sinh ra trong một ngôi nhà trên phố Sinh Từ (nay là Nguyễn Khuyến) ở Hà Nội. Cụ nội tôi là tri huyện nhưng sớm từ quan để sống với niềm đam mê của mình là văn thơ cùng săn bắn. Theo như các bác kể thì hồi cụ nội còn sống có cả một đàn chó săn nổi tiếng ở Hà Nội lúc bấy giờ. Làng Xã Đàn (cách Ô Chợ Dừa một đoạn không xa) chính là điền trang của họ nội, là nơi cứ đến chủ nhật cuối tuần thì cả đại gia đình đưa nhau về đó thưởng thức không khí đồng quê. Ông bà nội tôi mất sớm nên bác cả tôi cùng bác gái đã thay bố mẹ chăm sóc các em cho đến khi trưởng thành, mỗi người đi một ngã. Gia đình bác Cả (Đoàn Phú Quán) về Lò Đúc, gia đình bác Tứ về Châu Long, gia đình bác Ba (Đoàn Phú Chiêm) về phố Huế, gia đình bác Tư (Đoàn Phú Tư) về Cầu Gỗ, gia đình bác Năm (Đoàn Phú Canh) ở tít tận Mộc Hóa – Long An, gia đình bác Sáu (Đoàn Phú Tặng) về Bà Triệu và gia đình bố mẹ tôi, em út trong nhà ở cùng nhà với ông bà ngoại và cũng là cùng nhà với gia đình bác Cả ở Lò Đúc. Đây là một biệt thự hai tầng với nhiều phòng. Nhà bác Cả ở tầng dưới còn nhà ông bà ngoại tôi ở tầng trên. Hàng năm, cả đại gia đình họ nội chúng tôi lại tập trung ở nhà bác Cả trong những ngày giỗ ông bà nội và tối giao thừa. Tuy những năm giữa thập kỷ 50 thì tôi còn bé lắm, mới 3 – 4 tuổi nhưng không hiểu sao tôi vẫn còn nhớ rất rõ hình ảnh của những ngày đó. Bác Cả gái, tên thật là bác Quế, trước năm 1954 là giáo viên tiếng Pháp của trường trung học Albert Saraut trên phố Hai Bà Trưng nhưng sau năm 1954 thì tiếng Pháp bị loại bỏ khỏi các môn học nên bác gái tôi trở thành gia sư cho một số gia đình ở Hà Nội. Ngày nào bác tôi cũng đi dạy với những bộ quần áo dài trắng rất đẹp, bộ tóc dài được quấn vành khăn trên đầu. Thời kỳ đó mấy anh em của bố tôi toàn xưng hô với nhau bằng "Toi" – "Moi" chứ không xưng hô như trong các gia đình khác. Đến cuối năm 1956 thì bỗng nhiên tôi không còn thấy bác gái tôi đi dạy học trong bộ áo dài trắng nữa. Thay vào đó là áo trắng hoặc mỡ gà lụa dài tay xẻ ngang hông cùng với hai cái túi áo nhỏ phía trước bụng. Bố tôi và các bác cũng không xưng hô với nhau bằng "Toi" – "Moi" như trước mà xưng hô "Anh" – "Tôi". Các em chồng gọi chị dâu của mình là "Chị" xưng "Tôi" còn các anh rể gọi em dâu của mình là "Cô" xưng "Tôi". Lúc đầu tôi cũng lạ với cách xưng hô đó nhưng rồi quen dần và thấy bình thường. Sau này, khi đã lớn thì tôi có hỏi bố tôi về cách xưng hô đó và được trả lời là để bình đẳng trong quan hệ. Trong những lần gặp gỡ đại gia đình như vậy thì sau bữa ăn, các bác và bố tôi đều ngồi tụ nhau trong phòng khách để trò chuyện và lúc đó mọi người thường nói với nhau bằng tiếng Pháp. Các bác gái và mẹ tôi lại tụ tập ở phòng bên cạnh tâm sự về chuyện gia đình, củi nước. Là cháu út trong họ nên tôi thường ở lại với các bác, lúc thì ngồi vào lòng bố tôi, lúc lại sà vào lòng bác Tứ. Tôi rất khoái chòm râu và bộ ria cong vút của bác. Không hiểu bác Tứ để ria từ bao giờ nhưng từ khi tôi bắt đầu biết nhớ thì tôi đã nhìn thấy bộ râu và chòm ria cũng mái tóc xoăn xoăn tự nhiên của bác. Trong mấy anh em thì có lẽ bác Tứ và bố tôi gần gũi với nhau nhất và có lẽ nhờ vậy nên trong cả mấy chục người cháu trong họ thì tôi cũng là người tiếp xúc với bác Tứ nhiều nhất. Bác Tứ thường đến nhà tôi trên "con ngựa sắt", là chiếc xe đạp điện đen tuyền từ thời Pháp với bộ phanh cũng bằng những thanh sắt nhỏ nối với nhau chứ không phải là loại phanh thông dụng như bây giờ. Đã có lần tôi suýt dập mặt vì cái xe đó vì không bóp nổi hai tay phang cứng nhắc đó. Bố tôi và bác Tứ thường tâm sự với nhau rất lâu và thường cả hai đều có bộ mặt trầm ngâm như đang nghĩ về vấn đề gì hệ trọng lắm. Gần như lúc nào bác Tứ cũng có cái tẩu trên môi cùng làn khói trắng uốn quanh bộ ria của bác. Những khi rảnh rỗi, nhất là sau khi đã tốt nghiệp đại học rồi ra làm việc thì tôi thường đến thăm bác. Ngôi nhà 12 Châu Long lúc nào cũng đen bụi than do nhà máy điện Yên Phụ phả vào. Sau năm năm 1954 một thời gian thì tầng trệt của gia đình bác bị chính quyền trưng thu làm lớp mẫu giáo nên cả gia đình đông người phải dồn lên ở tầng lầu. Nơi làm việc của bác là mọt góc nhỏ ngay sát cầu thang với ngổn ngang giấy tờ, là những bản dịch nháp các cuốn tiểu thuyết, kịch từ tiếng Pháp. Phần lớn những cuốn sách mà bác Tứ dịch là tôi được đọc từ những bản nháp đó như "Hồn ma bóng quỉ", "Trưởng giả học làm sang", "Hài kịch Shakespeare", … và nhất là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Đỏ và Đen" của nhà văn Stendhal, tên thật là Henri Mari Beyle. Tôi đã đọc ngấu nghiến một cách say mê mặc dù đó chỉ là những bản thảo. Bằng cả sự say mê bác Tứ dịch và viết nhiều lắm nhưng cho đến cuối đời nhà xuất bản Văn Học chỉ chấp nhận in một số lượng nhỏ với những điều kiện vô cùng khắt khe. Bác Khiêm, bác gái vốn là nữ sinh viên, kém thầy giáo mình 21 tuổi nhưng đã mang lòng yêu bác Tứ để rồi hai bác trở nên vợ chồng. Sau này, dù là một giáo viên giỏi tiếng Anh nhưng vì là vợ bác Tứ nên không một trường học, một cơ quan nào dám nhận bác vào làm việc. Hai bác đã phải làm tất cả mọi việc có thể để nuôi sống gia đình mình. Những năm đầu của thời kỳ tem phiếu, ngoài tiêu chuẩn gạo ít ỏi (13 kg/người/tháng) thì cả gia đình bác Tứ hoàn toàn không được hưởng bất kỳ tiêu chuẩn nào khác như thịt, cá,… Thật ra đó cũng chỉ là tiêu chuẩn vô cùng "khiêm tốn" với mức 350gr. thịt/người/tháng, là tiêu chuẩn cho người dân, không nằm trong biên chế nhà nước. Hàng tháng bố tôi vẫn lẳng lặng trích một phần tiêu chuẩn của mình như thịt, thuốc lá, … cho gia đình anh trai mặc dù bản thân tiêu chuẩn của cụ cũng chẳng nhiều nhặn gì. Tôi còn nhớ lần mẹ tôi bị kẻ gian móc túi lấy hết tem phiếu của tháng đó ngay hôm đầu tháng, trong đó có cả phiếu mua thuốc lá. Bố tôi buồn vì không phải không có thuốc hút mà buồn là không có thuốc cho anh trai mình. Cụ đã nhờ người mua thuốc lá sợi từ Bắc Giang, Bắc Ninh về để anh mình có thuốc hút. Mỗi lần có điều kiện mua thuốc lá ngoài tiêu chuẩn là tôi cũng dành cho người bác kính yêu của mình. Vì thời gian đó giấy trắng rất khan hiếm nên tôi thường xin lũ bạn làm việc bên phân viện máy tính những tập giấy máy tính, loại đục lỗ hai lề đã sử dụng để bác Tứ có thể dùng làm nháp cho các tác phẩm của mình. Thời gian tôi gần gũi bác Tứ nhiều nhất là vào năm 1983 – 1985, khi tôi đang chờ giấy phép được quay trở lại Tiệp Khắc để đoàn tụ với vợ con ở bên này. Hai bác cháu thường ra mấy quán cafe quen thuộc của những cây đa, cây đề trong nền văn học, nghệ thuật Miền Bắc ở Hà Nội để uống trà, uống cafe và tôi cũng không ít lần chứng kiến cảnh ông chủ quán Lâm đã nhận những bức tranh vẽ phác thảo tại chỗ của Bùi Xuân Phái thay cho thanh toán tiền mặt. Thời gian đó tôi được nghe bác Tứ tâm sự về mình nhiều nhất, kể cả những điều mà rất ít người biết. Là một người đào hoa từ khi còn trẻ đến tận lúc về già nhưng chưa bao giờ bác Tứ có một cuộc tình trăng hoa, kể từ khi còn thanh niên đến sau khi đã có gia đình. Có lẽ gia đình bác Tứ tôi là một trong những gia đình đầu tiên ở Hà Nội nuôi lợn trong sân nhà để có nguồn cải thiện từ những năm đầu của thập kỷ 60. Mỗi buổi chiều, bác tôi phải ra chợ Hàng Da để lượm rau quả hỏng mà các bà hàng vứt đi để có thức ăn cho lợn. Cũng vì thế mà một lần ông Phạm Văn Đồng đi qua, khi nhìn thấy bác tôi đang bới đống rác lượm rau quả, đã bảo lái xe dừng lại để hỏi tình hình, làm như ông ấy không biết rằng chính cái chính quyền của ông ấy đã đầy đọa bác tôi như thế nào. Sau khi nghe chuyện về những cuốn truyện, vở kịch được bác Tứ dịch nhưng không được phát hành, thì ông Đồng đã yêu cầu nhà xuất bản "Văn Học" cho in những cuốn đó nhưng cũng phải mấy năm sau thì yêu cầu đó mới được thực hiện. Bộ Văn Hóa không đồng ý bác tôi để tên thật của mình trên những cuốn sách đó mà phải chọn một bí danh. Để có khoản thu nhập thì cuối cùng bác tôi đã phải chấp thuận và chọn cho mình cái bí danh "Tuấn Đô". Bộ Văn Hóa uất lắm nhưng không còn cách nào hơn là phải thừa nhận cái bí danh đó bởi vì TUẤN ĐÔ đọc ngược là ĐỐ TUÂN. Cộng sản quả là ác độc và nhỏ mọn. Chính vì vụ án "Trần Dụ Châu" mà có những kẻ trong số đó muốn triệt hại bác Đoàn Phú Tứ đến tận cuối đời. Sách báo thường kể rằng bác Tứ đã có câu nói khẳng khái trong lễ tiệc cưới của Trần Dụ Châu để rồi dẫn đến việc Trần Dụ Châu bị chính tay ông Hồ ký lệnh xử bắn. Thật ra đó không phải làm đám cưới của Trần Dụ Châu là mà đám cưới một thuộc hạ thân tín của Trần Dụ Châu do tay này đứng ra làm chủ hôn. Mãi đến sau này bác Tứ cũng không hiểu tại sao Trần Dụ Châu đích thân mời bác đến dự. Trong bữa tiệc cưới hôm đó có gần đầy đủ mặt của các quan chức quân đội, cấp bậc còn cao hơn nhiều so với Trần Dụ Châu và tất cả đều hỉ hả giữa những dòng rượu đắt tiền, thuốc lá sang trọng của Pháp, Mỹ cùng đủ sơn hào hải vị dưới những cây nến trắng to bằng cổ tay, cổ chân được thắp sáng rực. Bác tôi ngạc nhiên vì trong hoàn cảnh chiến trường vô cùng khó khăn, gian khổ như vậy, người lính phải ăn cơm nắm, muối vừng nhưng các quan chức cao cấp có thể vui vẻ như vậy. Các sĩ quan cao cấp của quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ có nằm mơ cũng không thể có được một bữa tiệc thịnh soạn như vậy. Để có được những món cao cấp như thế đưa ra từ vùng Pháp kiểm soát là một điều gần như không tưởng, chưa kể dến những chặng đường vượt dốc khó khăn mà đoàn xe thồ phải đi qua cả tuần lễ nhưng tại tiệc cưới thì bác tôi được các quan chức cho biết rằng cả một trung đội dân công đã phải thực hiện bằng được công việc đó. Sau khi nói lên suy nghĩ của mình thì bác tôi đã bị một số quan chức cao cấp dè bỉu và có kẻ còn cho rằng "dở hơi vì của ngon đến miệng mà không biết hưởng". Sau khi Trần Dụ Châu nhận án tử hình thì bác tôi đã phải nhận không ít lời dèm pha, coi bác tôi như "kẻ mách lẻo" và thậm chí còn có những lời đe dọa. Chính vì những kẻ như vậy mà bác tôi, đại biểu quốc hội khóa 1 hồi năm 1946, nhận ra bộ mặt thật của họ để rồi dẫn đến quyết định trở về Hà Nội với sự nghiệp văn chương hồi hè 1951. Tưởng vậy là yên nhưng bác tôi không ngờ rằng sau năm 1954, khi chính quyền nằm trong tay đảng Cộng sản, thì một số kẻ có mặt trong buổi tiệc cưới hôm đó đã ngay lập tức thực hiện lời đe dọa của mình bằng cách vu cho bác Tứ, nguyên là một thành viên sáng lập nhóm "Tự Lực Văn Đoàn" có liên quan với nhóm "Nhân Văn Giai Phẩm" cùng nhiều nhóm khác mà chúng qui cho cái tội "chống đảng" cùng cái tội "dinh tê" về Hà Nội. Thực chất, theo như bác Tứ nói đó chính là hình thức trả thù cho Trần Dụ Châu vì những kẻ có mặt trong bữa tiệc cưới đó, sau này nhắn tin de dọa bác, đã trở thành những lãnh đạo của Bộ Văn Hóa sau năm 1954. Cuộc đời của bác tôi cùng gia đình bắt đầu bị vùi dập từ đó. Thời gian ấy, như bác và bố tôi kể, đã có một số bạn bè khuyên bác nên viết thư xin lãnh đạo Bộ Văn Hóa "lượng thứ và xem xét lại" nhưng không bao giờ bác tôi chấp nhận. Trong một chiều hè 1984, tại quán cafe trên phố Phan Bội Châu, sau khi được nghe bác tâm sự, tôi có hỏi lý do tại sao không bao giờ bác làm theo lời khuyên của bạn bè thì bác chỉ nói một câu ngắn gọn "Không bao giờ bác quì gối van xin lũ khốn nạn đó". Tôi viết những dòng này như để tưởng nhớ đến người bác kính yêu của mình, bác Đoàn Phú Tứ. Một người không bao giờ khuất phục trước cường quyền. Bác Đoàn Phú Tứ của tôi là như vậy đấy. Czech Republic, 29.7.2018 Đoàn Phú Hòa ____ P.S: Hồi còn nhỏ, khi nghe tôi hỏi tại sao thỉnh thoảng các bác lại nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp thì tôi được giải thích là để các bác không quên ngôn ngữ đó. Sau này, khi đã lớn thì tôi mới hiểu rằng các bác cùng bố tôi nói với nhau bằng tiếng Pháp về những vấn đề mà không phải ai cũng nên nghe. | ||||||
Dân biểu Ted Yoho ( Mỹ) nói về Trung Quốc và Biển Đông Posted: 29 Jul 2018 04:24 PM PDT Dịch giả: Nguyễn Quốc Khải 26-7-2018 Dân Biểu Ted S. Yoho, Chủ tịch Tiểu ban Á châu và Thái Bình Dương, thuộc Ủy Ban Ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ, nói về Trung Quốc và Biển Hoa Nam (Biển Đông) tại Hội Nghị Quốc Tế về Biển Hoa Nam, Washington-DC, ngày 26-7-2018. (CSIS South China Sea Conference). "Chúng ta đang chuyển qua một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, từ cạnh tranh sang đối lập… Chính quyền Trump nên chính thức chống lại đòi hỏi chủ quyền quá đáng ở Biển Hoa Nam của Trung Quốc". Ted. S. Yoho, Dân Biểu. "Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất, thử thách nhất, trọng đại nhất mà chúng ta là một quốc gia phải đối phó". Christopher Wray, Giám Đốc FBI. "Tập Cận Bình đang phát động 'một chiến tranh lạnh theo định nghĩa' chống lại Hoa Kỳ. Chiến tranh lạnh của Tập Cận Bình khai thác tất cả mọi quyền lực, hợp pháp và bất hợp pháp, công cộng và tư nhân, kinh tế và quân sự, để phá hoại thế đứng của đối thủ so với thế đứng của chính đối thủ mà không tạo ra xung đột". Michael Collins, Trợ Lý Phụ Tá Giám Đốc, Trung Tâm Công Tác Đông Á, Trung Tâm Tình Báo Hoa Kỳ. Nhận xét về chiều hướng bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc Tại Diễn Đàn An Ninh Aspen tuần vừa qua, Giám Đốc An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ Dan Coats hỏi, nếu Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là "kè thù thật sự hay là một đối thủ cạnh tranh chính đáng." Đây là một cách thông minh và cô đọng để diễn đạt một câu hỏi lớn có tính cách cực kỳ quan trọng đối với Hoa Kỳ trong thế kỷ 21. Giám Đốc Coats đúng – Hoa Kỳ phải quyết định cấu trúc lại bang giao của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Trong khoa ngoại giao hiện đại, bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc được xác định bởi phương pháp quản lý (management). Kể từ khi Đặng Tiểu Bình công bố "cải tổ và mở rộng," chinh sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc nhắm vào giao kết (engagement). Những nhà ngoại giao Tây phương tìm cách quản lý sự vươn lên của Trung Quốc và hướng Trung Quốc vào một vị trí phát triển trong trật tự thế giới mà chúng ta xây dựng. Vào 2005, Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Robert Zoellick nói, "đây là lúc nới rộng chính sách của chúng ta xa hơn việc mở cửa đón nhận Trung Quốc trở thành một thành viên trong hệ thống quốc tế: chúng ta cần thúc đảy Trung Quốc trở thành một người có ảnh hưởng và trách nhiệm trong hệ thống này." Hơn một thập niên đã qua, quan điểm của đa số ngày càng lớn là chính sách này đã thất bại. Khi chúng ta tiến xa hơn việc tìm cách quản lý sự vươn lên của Trung Quốc, sự giao kết dần dần nhường cho sự cạnh tranh. Nhưng khuôn khổ cạnh tranh nhiều hơn này vẫn còn được xác định bởi phương pháp quản lý. Trong quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc ngày nay, chúng ta tìm cách hợp tác nơi có thể được, và cạnh tranh nơi quyền lơi của chúng ta không trùng hợp. Giới hạn của khuôn khổ này cũng đang trở nên rõ ràng. Tập Cận Bình đang đưa Trung Quốc vào một tiến trình ra ngoài những quy tắc quốc tế và đối chọi với quyền lợi của Hoa Kỳ. Điều này gây ra sự đôi co không thể chống đỡ giữa những cố gắng hợp tác của chúng ta và những hành động Hoa Kỳ cần để bảo vệ quyền lơi của chúng ta. Chúng ta đang chuyển qua một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, từ cạnh tranh sang đối lập. Một vài nhà lãnh đạo an ninh quốc gia thông thạo vấn đề cho rằng tình trạng này đã bắt đầu rồi. Tại Diễn Đàn Aspen, Michael Collins, Trợ Lý Phụ Tá Giám Đốc của Trung Tâm Công Tác Đông Á thuộc Trung Tâm Tình Báo Hoa Kỳ, nói rằng Tập Cận Bình đang phát động "một chiến tranh lạnh theo định nghĩa" chống lại Hoa Kỳ. Collins nói chiến tranh lạnh của Tập Cận Bình "khai thác tất cả mọi quyền lực, hợp pháp và bất hợp pháp, công cộng và tư nhân, kinh tế và quân sự, để phá hoại thế đứng của đối thủ so với thế đứng của chính đối thủ mà không tạo ra xung đột." Ngày hôm trước, Giám Đốc FBI Christopher Wray gọi Trung Quốc là "mối đe dọa lớn nhất, thử thách nhất, trọng đại nhất mà chúng ta là một quốc gia phải đối phó." Hoa Kỳ đang tiến tới một thời điểm quan trọng, khi chúng ta phải quyết định nếu ưu tiên của chúng ta còn là quản lý quan hệ, hay nếu những đe dọa và những hành động thù địch của Trung Quốc trọng đại đủ để chúng ta phải mạnh mẽ chống lại, ngay cả nếu sự chống đối này tạo rủi ro làm thiệt hại những phần tích cực của mối quan hệ. Biển Hoa Nam là một trường hợp học hỏi hay một câu hỏi lý tưởng. Tôi tin rằng hành xử của Trung Quốc ở Biển Hoa Nam cho thấy tại sao quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc của Tập Cận Bình bây giờ cần phải được quy định bằng chống đối, và tại sao chúng ta đã trễ nải trong việc chuyển qua lập trường đương đầu. Nếu chúng ta muốn thúc đẩy quyền lợi quốc gia đối với Biển Hoa Nam, và muốn bảo vệ quyền lợi của những quốc gia khác có chủ quyền lãnh hải, những đối tác vùng, và trật tự thế giới dựa trên luật lệ nói chung, Hoa Kỳ phải bắt đầu mạnh mẽ chống lại những hành động của Trung Quốc nhắm củng cố địa vị của họ tại Biển Hoa Nam. Quyền lợi của Hoa Kỳ tại Biển Hoa Nam Trong khi Biển Hoa Nam và Biển Hoa Đông xem ra ở xa, những đường tầu bè qua lại ở vùng này liên hệ đối với vị thế của Hoa Kỳ trên thế giới. Những vùng tranh chấp là những mạch máu kinh tế và thương mại toàn cầu trọng yếu. Gần 30% thương mại hàng hải của thế giới đi qua vùng này. Thống trị những con đường này có thể cho phép một cường quốc trong vùng tạo gián đoạn để gây tác dụng. Những đường hàng hải cũng cần thiết cho an ninh năng lượng của những đồng minh quốc phòng và đối tác của Hoa Kỳ. Phần lớn tiếp liệu năng lượng cho Nam Hàn, Nhật và Đài Loan đều đi qua Biển Hoa Nam. Sự bất ổn về năng lượng giữa những đối tác trong vùng có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đối với khả năng đối phó của chúng ta đối với những bất ngờ xẩy ra từ phía Bắc Hàn và những nơi khác. Vùng này cũng là một trường hợp thử thách quan trọng đối với những lo ngại của những quốc gia đồng minh và đối tác của chúng ta rằng Hoa Kỳ thiếu cam kết đối với vùng. Người ta ngày càng ý thức rằng Trung Quốc bây giờ có thể tranh giành sức mạnh của Hoa Kỳ ở biển khơi. Hiệu lực của sức mạnh quân sự và ngoại giao của chúng ta đang gặp rất nhiều rủi ro. Biển Hoa Nam và Hoa Đông là cửa ngõ chiến lược của vùng Đông Á, và chấp nhận sự giới hạn tự do hoạt động của quân lực Hoa Kỳ tại đây sẽ làm hao mòn sự bảo đảm an ninh cho Hoa Kỳ, và sự ổn định vùng và thế giới. Sau cùng, Biển Hoa Nam là chiến trường của quy tắc. Trong thời kỳ sau Thế Chiến II, Hoa Kỳ là một cường quốc hàng hải thật sự duy nhất trên thế giới. Chúng ta đã vận dụng sức mạnh này của chúng ta một cách có trách nhiệm và duy trì luật biển như một luật quốc tế thông thường, ngay cả chúng ta chưa phê chuẩn Quy Ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc (UN Convention on the Law of the Sea – UNCLOS). Trong thời kỳ hiện đại, Trung Quốc là một quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ những luật lệ có mục tiêu phát triển an ninh toàn cầu và cởi mở kinh tế. Nhưng Trung Quốc dùng sự lớn mạnh đang phát triển của mình để loại bỏ hay thay đổi những luật này tùy ý, áp dụng phương thức "lẽ phải của kẻ mạnh" vào biển. Từ xấu đến xấu hơn Chính quyền Trump đã bắt đầu những cố gắng đã quá chậm để đẩy lui. Những công tác bảo vệ tự do lưu thông hàng hải trở nên thông lệ, bình thường, và yên lặng. Những đại biểu Quốc Hội, và hầu hết cộng đồng làm chánh sách của Hoa Kỳ đã từng mong đợi điều này kể từ khi Trung Quốc xây những đảo nhân tạo vào 2013, và bất cứ sự gia tăng hiện diện của Hoa Kỳ trong vùng tranh chấp đều được đón nhận. Hoa Kỳ cũng tiếp tục những cố gắng khiêm nhường để xây dựng khả năng hàng hải ỏ các nước lân cận. Tuy nhiên, bất cứ một cuộc định giá chân thật nào về những cố gắng của Hoa Kỳ tại Biển Hoa Nam cũng sẽ thấy rằng gần như không đủ. Cho tới ngày nay, không có điều gì mà Hoa Kỳ làm có thể làm cho hành động đối nghịch của Trung Quốc chậm đi, ngưng hay đảo nghịch lại một cách có ý nghĩa. Đã đến lúc thay đổi cách tiếp cận Không ai trông đợi một chương trình tuần tra FONOP mạnh mẽ hơn sẽ làm giảm bớt việc xây đảo nhân tạo của Trung Quốc, nhưng nhiều người hi vọng rằng sự hiện diện thường xuyên của Hoa Kỳ ít nhất sẽ ngăn bớt việc quân sự hóa. Trường hợp này đã sai. Quyền lợi của chúng ta tiếp tục giảm sút, ngay cả khi sự hiện diện thực chất của chúng ta trong vùng bắt đầu được cải thiện. Lý do là chính sách tiếp cận của Hoa Kỳ đối với tranh chấp ở Biển Hoa Nam có một giới hạn cơ bản. Hoa Kỳ luôn luôn chú trọng đến tiến trình để giải quyết những đòi hỏi chủ quyền chồng chéo nhau, hỗ trợ sự hòa giải tranh chấp theo luật pháp bởi những biện pháp không cưỡng ép. Chánh sách của chính quyền luôn luôn trung lập với kết quả, ngay cả nếu sự trung lập này hoàn toàn nông cạn. Việc tập trung vào tiến trình có nghĩa là Hoa Kỳ không bao giờ trực tiếp thử thách sự đòi hỏi chủ quyền quá mức của Trung Quốc. FONOP duy trì luật biển như đã viết trong Qui Ước Luật Biển. Bởi vì Qui Ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc chỉ hỗ trợ việc sử dụng biển mà không nói tới chủ quyền đối với những bộ phận của biển, không một công tác bảo vệ tự do hàng hải nào có thể trực tiếp thử thách những đòi hỏi chủ quyền ma mãnh, giả mạo. Chúng ta sẽ không có thể thăng tiến một cách có ý nghĩa quyền lợi của Hoa Kỳ và các đối tác của chúng ta tại Biển Hoa Nam cho đến khi bắt đầu làm như vậy. Chính quyền Trump nên chính thức chống lại đòi hỏi chủ quyền quá đáng ở Biển Hoa Nam của Trung Quốc và xem xét có những lựa chọn nào để thử thách những đòi hỏi chủ quyền bất chính, không chỉ vấn đề giới hạn tự do ở biển. Một vài người tin rằng chọn phe theo cách này sẽ không bền vững, bởi vì nó sẽ buộc Hoa Kỳ theo phe này chống phe kia. Nhưng tôi không đề nghị chúng ta chọn lập trường đối với mỗi phe – mà chúng ta chỉ bác bỏ đòi hỏi bất chính của Trung Quốc. Hoa Kỳ vẫn còn là một lực lượng chiến lược hùng mạnh nhất trong vùng. Sự yên lặng của chúng ta về giá trị của đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc làm giảm sự tự do bầy tỏ chủ quyền của những quốc gia khác. Mặt khác, chọn lựa một quan điểm mạnh mẽ và chân thật hơn sẽ giúp những quốc gia này có tư thế bảo vệ quyền lợi của chính họ. Tăng phí tổn Hoa Kỳ cũng phải bắt đầu áp đặt phí tổn vào việc củng cố quyền lực của Trung Quốc ở Biển Hoa Nam. Chính sách Biển Hoa Nam của Hoa Kỳ cho tới nay đã thất bại bởi vì chúng ta đã không áp đặt bất cứ một hệ quả nào đối với việc xây đảo nhân tạo hay quân sự hóa của Trung Quốc. Chưa bao giờ có một lý do nào để cho Tập Cận Bình thay đổi cách tính toán của ông ta, bởi vì lợi ích chiến lược ông kiếm được chỉ phải trả một phí tổn cực kỳ thấp – không bao giờ hơn là một vài đợt báo chí tiêu cực và kết án quốc tế. Chúng ta cần phải thay đổi biến số trong bài toán phân tách lợi hại của Tập Cận Bình. nếu chúng ta muốn chấp nhận thử thách này một cách nghiêm minh, Hoa Kỳ cần phải chuẩn bị gia tăng đáng kể sự hiện diện quân sự tại vùng sát cạnh đi đôi với những biện pháp gia tăng quân sự hóa của Trung Quốc. Một chọn lựa khác đã được đề nghị với Quốc Hội trong những năm gần đây là hình phạt kinh tế đối với những công ty liên quan đến việc xây dựng các đảo nhân tạo. Tiến trình làm luật tương đối giản dị, và ít nhất một dự luật đã được trình lên để tạo ra chương trình này. Nhưng dùng công cụ này một cách có hiệu quả đòi hỏi sự thực hiện chặt chẽ, điều này lâu nay là một điểm yếu khi đối phó với những công ty thương mại Trung Quốc. Ngay cả khi áp dụng tối đa áp lực đối với Bắc Hàn, theo báo cáo, Bộ Ngân Khố xem một số ngân hàng Trung Quốc quá lớn để trừng phạt. Dùng những trừng phạt để ảnh hưởng vấn đề Biển Nam Hoa một cách hiệu quả đòi hỏi sự quyết chí cao để gây thiệt hại thương mại cho Trung Quốc, và không rõ là ý chí có hay không khi những công ty như ZTE được hoãn thi hành luật. Chúng ta cũng nên gia tăng phí tổn ngoại giao đối với Bắc Kinh. Hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham dự cuộc diễn tập hải quân Thái Bình Dương (Rim of the Pacific – RIMPAC) năm nay là một tiến triển đã quá hạn được hoan nghênh, mà một vài đại biểu Quốc Hội lâu nay đòi hỏi. Chúng ta nên bồi thêm một hành động nữa bằng cách mời Đài Loan tham dự RIMPAC. Là một diễn viên quốc tế có trách nhiệm, Đài Loan xứng đáng được mời với công lao của chính Đài Loan, nhưng việc mời có thêm một lợi điểm phụ là gia tăng phí tổn ngoại giao đối với Bắc Kinh và nhấn mạnh cho thế giới rằng Trung Quốc không phù hơp với quy tắc quân sự. Sau cùng, chúng ta cần suy nghĩ khác đi, theo một góc độ mới và xem làm sao có thể sử dụng những biện pháp bất đối xứng. Đây có lẽ là lúc lấy ra một trang trong cuốn sách trò chơi của Trung Quốc – nếu ngoại giao thất bại và không có một giải pháp đối phó quân sự khả dĩ được chấp nhận, vì vậy có lẽ chúng ta nên tính đến những biện pháp kinh tế. Thí dụ, để chống lại sự triển khai hệ thống phòng vệ tên lửa ở vùng cao độ (Terminal High Altitude Area Defense – THAAD) tại Nam Hàn, Trung Quốc đã giảm du lịch qua nước này và sử dụng áp lực chính trị và luật lệ để tấn công những công ty Hàn Quốc. Những quyền lợi thương mại của Trung Quốc bị chi phối đáng kể bởi những luật lệ ở Hoa Kỳ, và những phương pháp tương tự có thể được thực hiện. Bẫy leo thang Hoa Kỳ cần phải làm Biển Hoa Nam đúng, bởi vì đây không phải một thử thách lúc có lúc không. Tại Biển Hoa Nam và Crimea, một thứ binh pháp mới đã được tiên phong thử nghiệm bởi những cường quyền độc tài và xét lại. Những chế độ này chủ tâm làm hại tự do và dân chủ. Họ muốn làm giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ, và mong mỏi làm đổ vỡ trật tự toàn cầu để biến thế giới thành môt nơi kẻ yếu làm mồi cho kẻ mạnh. Được gọi là binh pháp vùng xám (gray zone welfare) hay thái mỏng xúc xích (salami slicing) tại Biển Hoa Nam, lối binh pháp này tránh xung đột toàn bộ with một cường quốc ưu thế, chủ trương hành động tiệm tiến. Những bước đi riêng rẽ như vậy đưa kẻ tham chiến tiến dần đến mục tiêu, trong khi đó buộc đối thủ vào một cái bẫy leo thang – phản ứng khó vì làm như vậy có thể khơi động ra chiến tranh. Những chiến thuật này dạy cho chúng ta một bài học đau thương về nhu cầu phản ứng mạnh mẽ và tức thì. Nếu kẻ tham chiến theo binh pháp vùng xám tìm cách thay đổi hiện trạng thì đã quá trễ để ngăn chặn, và những công cụ ngăn chặn thông thường của chúng ta như là tự do lưu thông trên biển FONOP sẽ không còn hiệu quả nữa. Chúng ta buộc phải leo thang, hoặc không làm gì cả. Nếu Hoa Kỳ muốn kiểm hạn chế sự xâm lược của Trung Quốc tại Biển Hoa Nam mà không bị rơi vào cái bẫy này, chúng ta cần phải thẩm định lại chuỗi leo thang truyền thống. Chúng ta cần phá vỡ khuôn mẫu có sẵn, bởi vì chúng ta chỉ đang thấy sự bắt đầu của những chiến thuật này. Nguồn: FB Vũ Thư Hiên | ||||||
ĐẤT THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐANG NẰM TRONG TAY AI? Posted: 29 Jul 2018 04:22 PM PDT THỦ ĐÔ HÀ NỘI NẰM TRONG TAY AI? Nghe Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Hà Nội sẽ như Hong Kong, Singapore thì giật mình tưởng đang ngủ mơ. Nhưng kiểm tra lại thì rõ ràng: "Hà Nội đặt ra một số tiêu chí trong môi trường kinh doanh đuổi sát Singapore, Hong Kong trong 4 năm tới, việc này có làm được không? Chủ tịch Hà Nội khẳng định làm được, tôi nghĩ Hà Nội hoàn toàn làm được", Thủ tướng nhấn mạnh"(Tuổi trẻ 17/6/2018, Thủ tướng: Hà Nội sẽ đuổi kịp Hong Kong, Singapore). Chưa hết, hôm nay (17/6/2018) lại thấy báo Dân Trí đưa tin, rằng "Chính phủ hoàn toàn đồng ý giao hoàn toàn hơn 2.000 hécta đất" khu vực trục Nhật Tân – Nội Bài cho chủ một công ty bất động sản, nhưng "chỉ nhận làm một phần thôi" để xây "thành phố thông minh" 4 tỷ USD, "phấn đấu đẹp hơn Singapore". Đến đây thì không chỉ choáng váng, mà tự hiểu mình đích thực đang bị ngộ độc. ĐỪNG VẼ RA NHIỀU TỶ Chẳng ai lạ gì về kế sách vẽ ra dự án ở Việt Nam. Có thể nêu tóm tắt mấy điểm chính sau đây. 1. Điều đầu tiên là vẽ ra nguồn đầu tư tài chính nhiều trăm triệu, thậm chí cả nhiều tỷ đô la cho dự án. 2. Theo sau là bản đồ quy hoạch tổng thể đẹp hơn mơ. 3. Tiếp đến là tấm bùa hộ mệnh "Liên doanh nước ngoài". 4. Với đích ngắm là hàng chục, hàng trăm và cả hàng ngàn hecta đất, cùng tầm nhìn giữ đất 20, 30 năm. 5. Bốn mục nêu trên sẽ trở nên vô nghĩa, nếu không thực thi tốt mục thứ 5 - điều quan trọng - trước cả đầu tiên, sau cả cuối cùng: Đó là hoạt động hậu trường ở tất cả các điểm chìa khoá, trong đó chìa khoá ở thượng tầng là quyết định. ĐỪNG ẢO TƯỞNG ĐẸP HƠN SINGAPORE Xây đựng một thành phố không chỉ là bản vẽ. Mà phụ thuộc vào ai là chủ đầu tư, ai thi công và ai quản lý. Ở cả ba khâu vừa nêu, "thành phố thông minh" còn lâu mới theo kịp Singapore. Để khỏi phản biện "bằng Singapore" hãy lấy nhà ga quốc tế Nội Bài vừa xây xong làm thí dụ. Thua cả nhà ga T2 của Singapore xây dựng năm 1990, đừng nói đến T3 năm 2008 và T4 năm 2017. Đó là chưa nói đến, một thành phố chỉ phồn hoa bằng nhà cửa mà không sở hữu công nghệ, không có sức sản xuất, thì phồn hoa đó cũng chỉ là giả tạo. "Thành phố thông minh" cũng là vay mượn mà thôi. Một thành phố mà lấy bất động sản làm tiêu chí đua tranh quốc tế thì đó là con đường xuống vực. Lại nghe nói "thành phố thông minh" sẽ có một Hồ Gươm không tháp rùa, thì đo ngay được tầm suy nghĩ và mục đích của chủ đầu tư. Chủ ý phía sau, muốn mượn hình bóng Hồ Gươm để nói rằng "thành phố thông minh là thủ đô mới" vì cũng có Hồ Gươm. Nhưng sao chép Hồ Gươm về vật lý, không có tháp rùa, không cầu thê húc và không toàn bộ cảnh quan xung quanh Hồ Gươm, thì đó chỉ là một cái ao lớn. Chưa nói đến, không ai nhân bản vật lý tháp Eiffel thứ hai tại Paris. Không ai xây điện Kremlin thứ hai ở Matxcova. Càng không ai đào Ngũ Hồ thứ hai ở Bắc Mỹ. Kiến trúc tiệt đường sáng tạo rồi hay sao mà phải nhân bản? Một Hồ Gươm giả ở tả ngạn sông Hồng, một Hồ gươm thật ở hữu ngạn sông Hồng có làm cho Hà Nội loạn Hồ Gươm và làm giảm ý nghĩa của Hồ Gươm? Và liệu Thần Linh của Hồ Gươm có nổi giận khị bị làm nhái? QUY HOẠCH HÀ NỘI ĐANG NẰM TRONG TAY AI? Hà nội không có quy hoạch. Quy hoạch Hà Nội không cần học. Cứ xẻo Hà Nội ra thành nhiều mảng giao cho các nhà đầu tư bất động sản để đấu thầu quy hoạch. Họ không cần học về quy hoạch thành phối. Họ có tiền và thuê thiết kế. Họ duyệt thiết kế. Các nhà thiết kế phải cắt xén theo ý của chủ đầu tư. Kết quả, Hà Nội là bức tranh tổng hợp bao gồm các tư tưởng thiết kế của các trùm bất động sản. Những người có tiền đứng trên mọi kiến trúc, cao hơn mọi kiến thức. Hãy nhìn các tiểu khu đô thị, các ngôi nhà nhiều tầng của các ông trùm bất động sản ở Hà Nội trong toàn cảnh thành phố nhìn từ trên cao, chúng ta sẽ nhận thấy một sự hổ lốn bao trùm. Quy hoạch thành phố không đơn giản là một ngôi nhà đẹp, một tiểu khu đẹp, mà phải hài hoà trong tổng thể kiến trúc toàn cảnh. Một ngôi nhà đẹp riêng rẽ có thể không phù hợp trong một tổ hợp kiến trúc. Hơn thế nữa, nếu đặt vào có thể phá hỏng kiến trúc tổng thể. Kiến trúc Hà Nội là những mảnh vá, hàng vạn mảnh vá. Buồn thay, hổ thẹn thay bao kẻ học hành, giữ quyền cao chức trọng, ăn bổng lộc của dân, khoác trên mình bao học hàm học vị, dự hết hội thảo khoa học này đến hội thảo khoa học khác, đến phần việc chủ quyền và trách nhiệm của mình, lại không đủ bản lĩnh trí tuệ để thực hành, mà phải a dua đồng thuận, nhường những ông trùm bất động sản không có kiến thức chuyên ngành mà chốc lát trở thành những tổng công trình sư kiến trúc. Với đà này, mỗi trùm bất động sản thiết kế một Hồ Gươm thì Hà Nội sẽ có cả chục Hồ Gươm! HÀ NỘI ĐANG BỊ XÉ NÁT Thủ đô Hà Nội đang bị xé nát trong tay các nhà đầu tư bất động sản. Hãy nhìn đến các khu đô thị đã xây dựng, như Trung Yên, Linh Đàm, hay bất cứ khu đô thị mới nào, đều vô cùng nhức mắt. Đã thế, những khoảng đất mới trong nội đô, vừa được giải phóng, chẳng hạn như khu triển lãm Giảng Võ, thì đều bị các nhà đầu tư bất động sản thâu tóm ngay. Thậm chí cả nhà ga Hàng Cỏ cùng khu vực bao quanh cũng bị đề xuất phá bỏ để các trùm bất động sản xây nhà 70 tầng kiếm lời. Kiến trúc Pháp đang bị đập phá dần, nhường chỗ cho kiến trúc chắp vá của các chúa đất. Hà Nội đang hối hả giao đất. Toàn bộ phía Bắc sông Hồng đang được giao cho các trùm bất động sản. Họ quyết định giao 2000 hécta đất (20 km2) cho một người, đơn giản là trao tờ giấy đầu tư, không mảy may dày vò trăn trở. Và rồi hàng ngàn hécta đất khác sẽ tiếp tục được giao chỉ bằng những chữ ký trên những tờ giấy mong manh, mà sau đó là hàng chục vạn số phận nhân quần chân lấm tay bùn không nơi cày cấy. Các nhà đầu tư bất động sản đang vội vã. Chưa bao giờ họ có cơ hội trở thành đại chúa đất như bây giờ. Những người có quyền đang triển khai chính sách đổi đất lấy hạ tầng một cách gấp rút, bởi phần nóng lòng muốn phát triển đột phá thì ít, mà sốt ruột do hạn chế nhiệm kỳ thì nhiều. Giá đất qua tay nhà đầu tư bất động sản tăng từ 20 đến cả trăm lần, là động cơ không khoan nhượng quyết vượt qua mọi trở lực để sở hữu đất. Cả hai phía, kẻ giao đất và kẻ nhận đất, đều đang rất vội vã trên đường đua. NẾU TIỀN NHÂN SỐNG LẠI Những bậc lão thành tham gia cách mạng 1945 vì mục đích người cày có ruộng sẽ nghĩ gì trước đại cuồng phòng thâu tóm đất đai hiện nay? Sau họ là thế hệ đã xông pha ở Điện Biên, sau nữa là thế hệ ở Khe Sanh Quảng Trị, tất cả họ đã hiến dâng trọn tuổi trẻ và cả máu xương cho mục đích công bằng, cuối cùng họ vỡ lẽ ngỡ ngàng bởi mục tiêu cao đẹp ban đầu mà họ hiến dâng đang đổ vỡ. Trước đây họ lấy ruộng của địa chủ để chia cho người cày thì bây giờ ngược lại, người ta lấy đất của người cày để đưa cho các đại chúa đất. Thay vì công bằng là sự ngự trị của bất công. Giai cấp chúa đất mới hình thành nhờ chế độ sở hữu toàn dân. Nếu tiền nhân sống lại thì họ sẽ nghĩ gì về sở hữu toàn dân? Sở hữu toàn dân đang biến đất đai của người dân thành những chiếc lá đa để chuyển qua tay những kẻ buôn đất, giúp họ trở thành những nhà tư bản cộng sản kếch sù sau một thương vụ cầm trong tay những tấm vàng lá. Nguy hại hơn, sở hữu toàn dân đang tạo ra cơ hội để ngoại bang có thể sở hữu đất đai Việt Nam trong một "tiểu quốc gia" qua nhiều thế hệ. Sống chỉ một đời mà dám cả gan cho thuê đất của không chỉ đời con, đời cháu mà đến đời chắt chút chít chịt. Chừng nào còn sở hữu toàn dân về đất đai, thì chừng đó người ta còn xem đất đai như sở hữu riêng để ban phát phung phí, chừng đó càng sinh sôi giai cấp chúa đất mới trên một phông nền bất công, không sòng phẳng. Chỉ lớn lên bằng lúa gạo, mới thấm thía nỗi đau của người nông dân không có đất. Chỉ lớn lên bằng mắm ruốc, mới xót xa khốn cảnh của ngư dân không nơi quăng lưới. Chỉ lớn lên bên sương khói Hồ Gươm, mới buốt xé những nhát cắt nát tan một kinh thành ngàn năm văn hiến. (nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu) | ||||||
Posted: 29 Jul 2018 04:14 PM PDT Sáng 28/7 BCT đã quyết định cách tất cả các chức vụ trong Đảng và giao BCS Đảng Chính phủ cách chức, giáng cấp bậc hàm đối với anh Bùi Văn Thành. Trước khi bị lột lon, anh Thành là Trung tướng, Thứ trưởng CA. Năm 2012, anh Thành mới được đeo lon Thiếu tướng, giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần- Kỹ thuật Bộ CA ( TC4) là nơi lo hậu cần, tiền bạc cho lực lượng bí ẩn này, đồng nghĩa với việc nắm việc chi tiêu một lượng tiền khổng lồ hàng năm của ngân sách. Lượng tiền này là bao nhiêu? Bí mật quốc gia. Việc chia chác tiền bạc cho các đơn vị cơ sở thế nào? Bí mật quốc gia! Cũng nhờ "bí mật quốc gia" đó nên, đeo Thiếu tướng được hơn 2 năm, tháng 8/2014, anh Thành được bổ nhiệm chức Thứ trưởng Công an. Cùng ngày đó, anh Thành được thăng hàm lên Trung tướng. Anh Thành bị lột lon vì các lý do: - Vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế làm việc của Bộ Công an; - Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật - Ký văn bản của Bộ Công an đề xuất bán chỉ định một số cơ sở nhà, đất an ninh không đúng quy định pháp luật; ký một số văn bản không thuộc trách nhiệm được phân công Nhân chuyện này, xin được bàn thêm một chút về "bí mật quốc gia" - Tài sản của các tướng lĩnh ở xứ ta thế nào? Bí mật quốc gia! - Hàng năm lực lượng vũ trang tiêu bao nhiêu tiền? Vào những việc gì? Bí mật quốc gia! - Lực lượng các TC có bao nhiêu người? Mỗi năm làm được những việc gì? Bí mật quốc gia. - Lực lượng vũ trang hiện đang chiếm bao nhiêu héc ta đất vàng, đất kim cương ở những đô thị lớn? Những thửa đất này đã được mua đi bán lại thế nào? Bí mật quốc gia... Chưa có một quốc gia nào mà có nhiều " bí mật quốc gia" như xứ ta! Chưa có một quốc gia nào dân rất nghèo nhưng lực lượng có súng lại giàu như nước ta. Cũng chính vì nhiều bí mật quốc gia như vậy nên anh Thành mới có thể thoải mái ký quyết định cho Vũ Nhôm tham gia đoàn đi nước ngoài. Cũng chính vì "bí mật quốc gia" nên Vũ Nhôm từ một tay maphia ở Đà Nẵng mới có thể đeo Thượng tá CA. Cũng chính vì "bí mật quốc gia" nên Vũ Nhôm mới được anh Thành đồng ý cấp Hộ chiếu ngoại giao. Vân vân và mây mây.... Nguồn fb Phan Thế Hải | ||||||
Tướng Lê Văn Cương: Gian lận thi cử còn khủng khiếp hơn cướp của, giết người Posted: 29 Jul 2018 04:10 PM PDT
Bê bối gian lận thi cử tại Hà Giang và mới đây nhất là Sơn La đang khiến dư luận dậy sóng. Niềm tin của xã hội vào một sự công bằng trong ngành giáo dục, nơi con người hơn nhau về trình độ, kiến thức cần phải được thừa nhận thì nay đang bị lung lay dữ dội. Người học kém cũng như người học tài, học kém nhưng được phù phép đỗ thủ khoa còn học giỏi thì ra trường về nhà nuôi lợn… tất cả đang làm niềm tin xã hội dần vơi cạn. Đáng chú ý, trong những sai phạm tại Hà Giang hay Sơn La vừa qua, những gian dối lại xuất phát từ chính những con người làm quản lý trong ngành giáo dục. Ở Hà Giang là Trưởng, Phó phòng Khảo thí và quản lý chất lượng Sở GD&ĐT tỉnh. Ở Sơn La dấu hiệu tiêu cực, tẩy xóa bài thi được xác định xuất phát từ ông Trần Xuân Yến, Phó Giám đốc Sở GD&ÐT tỉnh và 4 cán bộ trong ngành… Có thể nói sai phạm liên tiếp xảy ra với các mức độ khác nhau đã giết chết niềm tin của hàng triệu thí sinh và dư luận vào một kỳ thi cấp quốc gia công bằng. Chia sẻ với chúng tôi quanh câu chuyện này, Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công an) cho rằng: Vụ việc tiêu cực thi cử ở Hà Giang hay Sơn La nếu không được phát hiện thì hệ quả còn khủng khiếp hơn tội cướp của, giết người. "Nếu vụ lừa dối tày đình này trót lọt thì sao? Câu chuyện tiêu cực sẽ giống như một con tàu bon bon trên đường ray không thể nào dừng lại. Phụ huynh bỏ tiền chạy cho con qua kỳ THPT quốc gia sẽ tiếp tục chạy tiền để những đứa trẻ có thể trụ được ở giảng đường, bởi không kiến thức làm sao có thể theo học. Sau 4 năm, những sinh viên bước chân vào giảng đường đại học bằng tiền sẽ ra trường với tấm bằng cũng vấy mùi tiền. Họ tiếp tục được gia đình giúp sức để trà trộn vào cơ quan công quyền. Trong số đó, có thể có hạt nhân lãnh đạo trong tương lai. Và những cán bộ không chuyên môn, kỹ năng mang "tâm đen" sẽ phá vỡ toàn bộ cấu trúc quyền lực lành mạnh của quốc gia. Thế hệ này chạy điểm cho thế hệ sau, thế hệ sau chạy điểm cho thế hệ tiếp. Viễn cảnh lúc đó thật đau lòng…", tướng Cương bày tỏ. Từ những phân tích nói trên, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công an) đề nghị cơ quan chức năng cần xử lý vụ việc đến cùng và công khai cho dư luận được biết. Cùng trao đổi với PV, PGS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT bày tỏ sự đau xót cho ngành. Bên cạnh việc đề nghị xử lý nghiêm với những cá nhân sai phạm đã được xác định, PGS Trần Xuân Nhĩ còn cho rằng đây là thời cơ tốt mà Bộ GD&ĐT cần tận dụng để bắt mẻ cá lớn, loại bỏ những cán bộ biến chất ra khỏi ngành. "Sẽ ra sao nếu những con người không có năng lực trở thành những bác sĩ, dược sĩ sau này chữa bệnh cho người dân? Đó là còn chưa kể những ngành nghề khác đòi hỏi trình độ và kiến thức rất cao… Do đó tôi cho rằng đây là sự việc rất nghiêm trọng và cần xử lý đến nơi đến chốn để đem lại công bằng cho các em học sinh khác", ông Nhĩ kết luận. | ||||||
Đại biểu Quốc hội gửi thư phản ánh tiêu cực trong đào tạo phi công tại Vietnam Airlines Posted: 29 Jul 2018 04:05 PM PDT Trí Anh - 14:38 29/07/2018(VNF) - Theo nguồn tin riêng của VietnamFinance, ông Nguyễn Sỹ Cương, Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội vừa có ý kiến gửi tới Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể yêu cầu làm rõ những tiêu cực trong đào tạo bay của Tổng Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).Ông Nguyễn Sỹ Cương cho biết đã tiếp xúc với một số phi công (trong đó có cả người nhà) đang làm việc trong đoàn bay của Vietnam Airlines vì thế nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Bất cập "xã hội hoá" phi côngTheo ông Nguyễn Sỹ Cương, việc xã hội hóa đào tạo phi công đã dẫn đến nhiều bất cập, kéo theo nhiều ràng buộc trong chính sách khi phi công muốn nghỉ việc. Ngoài ra, trước đây, trong thời kỳ bao cấp, phi công học ở Pháp, Úc thì việc tuyển chọn "đầu vào" rất khắt khe, từ sức khoẻ, kiến thức đến kỹ năng bay. Nhưng kể từ khi xã hội hoá việc tuyển chọn chỉ mang tính hình thức, gần như bất kỳ đối tượng nào đủ tiền đóng học (của 1 danh sách các trường do Vietnam Airlines chọn, Cục hàng không Việt Nam phê chuẩn) là có thể đi học. Đối với các trường được chọn, ông Cương phản ánh, đa số các trường dạy bay là các trường nhỏ lẻ, ít tên tuổi tại Mỹ, với chi phí học thấp nên chất lượng giảng dạy cũng thấp theo. Có một số trường học viên phi công rất kém, chỉ cần đóng tiền là có thể thi qua môn học, thậm chí đóng tiền để được ghi là đã đủ giờ bay. Ví dụ, vụ lùm xùm lớn nhất vào khoảng cuối năm 2015, trường AHART bị phá sản và học viên phải về nước nửa chừng, mất tiền, mất thời gian. Việc phá sản của trường này có yếu tố lừa đảo. Sau khi học các trường này về, học viên được phỏng vấn, kiểm tra kiến thức và chuyển loại máy bay Airbus A321 – bay Simulator (buồng lái mô phỏng). Đây là loại máy bay rất khó để theo học vì đòi hỏi thời gian cũng như trình độ khá trở lên. Ở các nước phương tây, để được học loại máy bay này họ đòi hỏi rất cao. Ví dụ phải có tối thiểu khoảng 1.000 giờ bay (tuỳ hãng). Vì vậy, thường xuyên các học viên bị kéo dài thời gian huấn luyện, hoặc trượt các kỳ kiểm tra. Tiếp theo là quá trình huấn luyện thực tiễn, kết hợp chuyên chở hành khách. Quá trình huấn luyện này liên tục bộc lộ những điểm yếu của quá trình học tập, kỹ năng, khả năng quản lý chuyến bay cũng như kỹ năng hạ cánh máy bay. Thang điểm đánh giá các quá trình huấn luyện từ 1 đến 5 điểm. Nhưng đa số học viên tốt nghiệp chỉ đạt 3 điểm. "Gần đây nhất, tháng 4/2018 có đơn tố cáo của 1 học viên phi công về một số tiêu cực xảy ra trong quá trình huấn luyện", thư của ông Nguyễn Sỹ Cương nêu rõ. Muốn chuyển loại máy bay phải "bôi trơn"?Cũng theo ông Nguyễn Sỹ Cương, hiện có nhiều bất cập trong quá trình huấn luyện, kiểm tra, phỏng vấn, chuyển loại phi công. Thậm chí, hiện tượng ra giá 20.000-25.000 USD cho 1 lần phỏng vấn ngày càng trắng trợn (phỏng vấn học viên từ Mỹ về để chuyển loại máy bay A321; phỏng vấn để chuyển loại từ lái phụ A321 sang lái phụ loại máy bay khác như A350, hoặc B787, phỏng vấn để nâng cấp lái phụ trở thành Cơ trưởng....). Đa số các phi công thuộc diện phỏng vấn này sẽ nhận được điện thoại trực tiếp, đề cập tới việc nộp tiền. Sự việc trên không thể do 1 cá nhân mà phải có tổ chức. Vietnam Airlines lên danh sách học viên dự phỏng vấn, đoàn bay 919 thực hiện phỏng vấn. Những tồn tại trên khiến cho chất lượng phi công giảm sút rất nhiều. Trong khi đó, người giỏi muốn "nhảy việc" cũng không dễ vì "vướng" phải thông tư từ Bộ Giao thông vận tải. Theo ông Nguyễn Sỹ Cương, nếu theo quy định của Bộ luật lao động, thì người lao động có quyền nghỉ việc và báo trước 45 ngày. Tuy nhiên, tại Thông tư 41/2015/TT-BGTVT ngày 12/8/2015 về việc chấp dứt lao động có ghi: "Nhân viên hàng không trình độ cao có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người khai thác tàu bay, tổ chức bảo dưỡng tàu bay 120 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hợp đồng...". Tuy nhiên, quy định nói trên đã bãi bỏ theo Thông tư số 21/2017/TT-BGTVT ngày 30/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (điều 2). Như vậy, việc giữ lại 120 ngày của Vietnam Airlines và Cục hàng không Việt Nam không cấp bằng cho phi công vì chưa chấm dứt hợp đồng là chưa hợp lý. Ngoài ra, Vietnam Airlines còn yêu cầu thực hiện bồi hoàn 2 nội dung: Chi phí đào tạo và chi phí phá vỡ hợp đồng. Mức bồi hoàn tuỳ thuộc vào các trường hợp cụ thể. Như vậy, phi công phải chịu 120 ngày báo trước và chi phí phá vỡ hợp đồng là chưa hợp lý. "Thiết nghĩ, nghề phi công là một nghề đặc biệt nên cần có quy định sao cho phù hợp là cần thiết. Tuy nhiên, việc đặt ra các quy định trái với Bộ luật Lao động cần được xem xét lại. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho ý kiến giải quyết", ông Cương kiến nghị. Ngày 29/7, trao đổi với VietnamFinance, ông Nguyễn Trí Đức, Chánh văn phòng Bộ Giao thông vận tải cho biết: Nội dung bức thư của Đại biểu quốc hội Nguyễn Sỹ Cương gửi tới Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể là có thực. Văn phòng Bộ Giao thông vận tải đã tiếp nhận ý kiến trên và yêu cầu Vietnam Airlines thẩm tra, xác minh lại nội dung trên. | ||||||
"50 năm nữa, TQ sẽ đánh Nhật, chiếm Mông Cổ, chinh phạt Nga" Posted: 29 Jul 2018 04:03 PM PDT Trung Phạm |(Soha.vn) - Theo "kịch bản", đến 2045, Hoa Đông sẽ trở thành "ao nhà" của Trung Quốc và đến 2060 Nga sẽ phải trả lại những phần lãnh thổ "xâm chiếm của Trung Quốc".Trong phần 1 bài viết với tựa đề gốc "6 cuộc chiến tranh Trung Quốc chắc chắn sẽ phát động trong vòng 50 năm tới", báo Wenweipo (Trung Quốc) "vẽ" ra viễn cảnh từ năm 2020 đến 2040, Trung Quốc sẽ tiến hành 3 cuộc chiến nhằm "thống nhất Đài Loan", "đánh chiếm Trường Sa", "thu hồi Nam Tây Tạng". Trong phần 2 của bài báo này, những kẻ có đầu óc bá quyền, theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan mù quáng tiếp tục bày mưu tính kế cho 3 cuộc chiến khác với thời điểm kết thúc là năm 2060. 4. Cuộc chiến tranh thứ tư: Thu hồi Điếu Ngư và Ryukyu (2040 - 2045) Theo đánh giá của bài báo, vào giữa thế kỷ 21, Trung Quốc sẽ nổi lên là một cường quốc thực sự của thế giới, kèm theo đó là sự suy yếu của Nhật Bản và Nga, sự trì trệ của Mỹ và Ấn Độ và sự nổi lên của Trung Âu. Đó sẽ là thời điểm tốt nhất để Trung Quốc lấy lại Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và Ryukyu. Bài báo cho rằng, xét về mặt lịch sử, hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Trung Quốc nhưng đã bị Nhật Bản chiếm giữ. Nhật Bản đã "lấy đi của cải và tài nguyên ở Hoa Đông của Trung Quốc và chiếm đóng bất hợp pháp Điếu Ngư/Senkaku và Ryukyu suốt nhiều năm". Do vậy, đã đến lúc Nhật Bản phải trả lại cho Trung Quốc. Đến thời điểm đó, Trung Quốc hy vọng, nếu Mỹ có can thiệp thì cũng đã suy yếu, châu Âu sẽ giữ im lặng còn Nga sẽ chỉ ngồi yên và theo dõi cuộc chiến. Cuộc chiến tranh có thể kết thúc trong nửa năm với chiến thắng áp đảo thuộc về phía Trung Quốc. Nhật Bản sẽ không có sự lựa chọn nào khác mà phải trả Senkaku/Điếu Ngư và Ryukyu về tay Trung Quốc. Bài báo còn huênh hoang nói rằng: "Hoa Đông giờ đây đã trở thành ao nhà của Trung Quốc, ai dám đụng tay vào đó?". 5. Cuộc chiến tranh thứ năm: Thống nhất Ngoại Mông (2045 - 2050) Bài báo thừa nhận, mặc dù ở thời điểm hiện tại có không ít người Trung Quốc ủng hộ thống nhất Ngoại Mông nhưng cho đây là ý tưởng chưa thực tế. (Ngoại Mông từng là một tỉnh của nhà Thanh. Lãnh thổ của tỉnh này gần tương ứng với nước Mông Cổ hiện nay. Khái niệm "Ngoại Mông" hiện vẫn còn được một số kẻ mang tư tưởng Đại Hán ở Trung Quốc dùng để chỉ Mông Cổ). Tuy nhiên, sau khi "thu hồi" Nam Tây Tạng vào khoảng năm 2040, lúc đó Trung Quốc sẽ đặt ra vấn đề thống nhất Ngoại Mông, phát động các chiến dịch tuyên truyền bên trong Ngoại Mông. Bài bào còn khuyên Trung Quốc nên chọn ra các nhóm hậu thuẫn cho việc thống nhất đất nước, giúp họ nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong chính phủ và tuyên bố Ngoại Mông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Nếu Ngoại Mông có thể quay trở lại Trung Quốc một cách hòa bình, đó là kết quả tốt nhất. Nhưng nếu Trung Quốc vấp phải sự can thiệp hoặc chống đối từ bên ngoài, Trung Quốc sẽ sẵn sàng áp dụng hành động quân sự. Trong trường hợp này, mô hình Đài Loan có thể hữu ích: đưa ra một tối hậu thư cho Ngoại Mông với thời hạn là năm 2045. Hãy để Ngoại Mông cân nhắc trong vài năm. Nếu họ từ chối đề nghị này, Trung Quốc sẽ ra tay hành động quân sự. Lúc đó, 4 cuộc chiến tranh trước đây đã được giải quyết xong. Trung Quốc hoàn toàn có đủ quyền lực chính trị, quân sự và ngoại giao để thống nhất Ngoại Mông. Mỹ suy yếu và Nga thì không dám tham, cùng lắm cũng chỉ phản đối ngoại giao. Châu Âu sẽ giữ một vai trò không rõ ràng, còn Ấn Độ, châu Phi và các nước Trung Á sẽ chỉ lặng yên đứng nhìn. Trung Quốc có thể thôn tính Ngoại Mông trong thời gian 3 năm và sau khi thống nhất, sẽ bố trí dày đặc quân đội nặng dọc biên giới để kiểm soát Nga. Trung Quốc sẽ mất khoảng 10 năm để xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự cần thiết chuẩn bị lấy lại phần lãnh thổ đã mất từ tay Nga. 6. Cuộc chiến tranh thứ sáu: Thu hồi lãnh thổ bị Nga xâm chiếm (từ 2050 đến 2060) Hiện tại, Trung Quốc và Nga dường như đang có mối quan hệ tốt đẹp nhưng trên thực tế, hai nước lại theo dõi nhau rất chặt chẽ. Nga lo ngại sự nổi lên của Trung Quốc đe dọa quyền lực của mình trong khi Trung Quốc không bao giờ quên các vùng đất bị mất vào tay Nga. Khi cơ hội đến, Trung Quốc sẽ lấy lại phần lãnh thổ này. Sau khi giành chiến thắng trong 5 cuộc chiến tranh trước đó, vào năm 2050, Trung Quốc sẽ tuyên bố chủ quyền với Nga dựa trên chứng cứ lịch sử từ đời nhà Thanh và tiến hành các chiến dịch tuyên truyền ủng hộ tuyên bố này. Như với Ấn Độ, cách tốt nhất là tăng cường nỗ lực làm cho Nga tan rã. Bài báo lập luận, ở thời kỳ "Trung Quốc cũ", Nga đã chiếm khoảng 1,6 triệu km2 đất, tương đương với 1/6 tổng diện tích hiện nay của Trung Quốc. Do đó, Nga là kẻ thù cay đắng nhất của Trung Quốc. Sau 5 chiến thắng trước, giờ là thời điểm người Nga phải trả giá. Đến thời điểm đó, mặc dù Trung Quốc đã trở thành một nước hùng cường về hải quân, lục quân, không quân và vũ trụ nhưng lại sẽ là cuộc chiến đầu tiên chống lại một cường quốc hạt nhân. Vì vậy, Trung Quốc cần chuẩn bị tốt về vũ khí hạt nhân, đủ sức mạnh tấn công Nga từ giai đoạn đầu đến giai đoạn kết thúc. Khi bị tước đi khả năng chống trả, Nga sẽ phải nhận ra rằng họ không còn cách nào sánh được với Trung Quốc trên chiến trường. Nga có thể làm gì khác ngoài việc "bàn giao đất đã chiếm của mình cho Trung Quốc và phải trả một giá đắt cho cuộc xâm lược của họ". theo Trí Thức Tr | ||||||
Posted: 29 Jul 2018 04:02 PM PDT Phong Vân |Tầng lớp trí thức Trung Quốc đã có nhiều biểu hiện được cho là hoang mang, lúng túng, đã không đưa ra được phương án ứng phó khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc.Tờ Zaobao Singapore ngày 27/7 đăng bài viết của tác giả Khổng Bảo La, một học giả Trung Quốc tại Australia, người từng làm việc cho Viện Khoa học xã hội Thượng Hải, Trung Quốc bàn về sự yếu kém của tầng lớp trí thức Trung Quốc trong nghiên cứu về quan hệ thương mại Trung - Mỹ. Bài viết cho rằng chiến tranh thương mại Trung - Mỹ là một trong những vấn đề quan trọng nhất của kinh tế và chính trị Trung Quốc hiện nay. Nhưng trong vấn đề này, tầng lớp trí thức Trung Quốc (chủ yếu là chỉ những chuyên gia, học giả và các phần tử trí thức nhà nước) lại gặp một sai lầm nghiêm trọng. Trước hết, không thể đưa ra dự báo, phán đoán về sự bùng nổ của chiến tranh thương mại Trung - Mỹ. Sự bùng nổ của chiến tranh thương mại Trung - Mỹ không phải không có triệu chứng, mà là đã bắt đầu lộ ra manh mối khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ. Thời điểm đó đã có thể cơ bản được xác định khi ông thăm Trung Quốc, hoàn toàn có thể xác định khi ông Donald Trump lần đầu tiên công khai cho biết muốn tăng thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD. Tuy nhiên, tạm thời không nói đến các chuyên gia, học giả bình thường. Tuyệt đại đa số tầng lớp tinh hoa trí thức Trung Quốc rất nổi tiếng đều không đưa ra được những đánh giá, dự báo chính xác đối với cuộc chiến tranh thương mại này. Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tăng thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD, trừ rất ít những chuyên gia, học giả tỉnh táo, hầu hết tầng lớp trí thức Trung Quốc cơ bản vẫn cho rằng chỉ cần gửi một món quà lớn cho ông Donald Trump thì chiến tranh thương mại Trung - Mỹ sẽ không thể tiến hành. Một số chuyên gia, học giả rất nổi tiếng và có địa vị ở Trung Quốc thậm chí cho rằng ông Donald Trump gây ra chiến tranh thương mại Trung - Mỹ là để chống lại chiến lược "Chế tạo Trung Quốc 2025". Nhưng thử hỏi: Ông Donald Trump cũng tăng thuế quan lên hàng hóa của Liên minh châu Âu (EU), Canada, Mexico và các nước khác thì lẽ nào những nước này cũng có kế hoạch phát triển tương tự Trung Quốc? Thứ hai, đến nay trí thức Trung Quốc chưa thể đưa ra đối sách có hiệu quả. Nhận định sai lầm về chiến tranh thương mại Trung - Mỹ có một phần nguyên nhân là tính chất "khó dự đoán" ở ông Donald Trump là quá lớn. Nhưng, sau khi nổ ra cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ, những biểu hiện của không ít trí thức nổi tiếng Trung Quốc là điều khó có thể khen được. Trong vấn đề chiến tranh thương mại Trung - Mỹ, tầng lớp tinh hoa trí thức Trung Quốc về cơ bản được chia làm hai phái: Một phái kiên quyết "chủ hòa" - không ít trí thức nhà nước tương đối nổi tiếng và học giả nổi tiếng có ảnh hưởng đáng kể thậm chí là học giả lâu năm trong lĩnh vực kinh tế đều cực kỳ bi quan cho rằng Trung Quốc tuyệt đối không thể tiến hành chiến tranh thương mại với Mỹ, nếu không sẽ thất bại rất thảm hại. Phái còn lại từ cực đoan nói trên đi sang một cực đoan khác, hùng hồn cho rằng nhất định không thể thỏa hiệp với Mỹ, phải "lấy chiến tranh để chấm dứt chiến tranh". Tuy nhiên, rốt cuộc cần áp dụng phương án nào để tránh tiến hành chiến tranh thương mại với Mỹ? Phe chủ hòa đến nay chưa đưa ra bất cứ phương hướng cụ thể nào. Đối mặt với yêu cầu cực đoan của Mỹ, chủ trương tránh chiến tranh và không đưa ra được phương án ứng phó thì chẳng khác nào "đầu hàng". Tương tự, ngoài việc chủ trương sử dụng thủ đoạn báo thù truyền thống "ăn miếng trả miếng", phe chủ chiến cũng không đưa ra được phương án cụ thể thiết thực, khả thi. Một số chuyên gia, học giả Trung Quốc lại cho rằng ông Donald Trump gây ra chiến tranh thương mại là vì cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ, mà "kho phiếu bầu" của ông Donald Trump chính là nông dân. Vì vậy, đáp trả ông Donald Trump thì phải tấn công vào kho phiếu bầu của ông ta, tức là nên tăng thuế quan đối với hàng nông sản của Mỹ, chẳng hạn đậu tương. Ông Donald Trump phát động chiến tranh thương mại thực ra không phải là vì cuộc bầu cử giữa kỳ, bởi vì theo các cuộc thăm dò của báo chí Mỹ, tỷ lệ ủng hộ ông Donald Trump rất cao. Vì vậy, ông căn bản không cần thiết phải làm những chuyện "vô ích". Giả thiết ông Donald Trump làm như vậy là vì cuộc bầu cử giữa kỳ, có thể căn cứ vào số liệu thống kê của chính phủ Mỹ, hiện nay dân số tiến hành sản xuất nông nghiệp của Mỹ chỉ chiếm 1% dân số có việc làm. Vậy lẽ nào 1% này thực sự là "kho phiếu bầu" của ông Donald Trump? Tấn công vào thành phần này thì ông Donald Trump sẽ đại bại trong cuộc bầu cử giữa kỳ, từ đó sẽ chấm dứt tăng thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc? Liệu còn có "kiến giải chuyên gia" ấu trĩ và hoang đường hơn thế này không? Thứ ba, đến nay trí thức Trung Quốc còn chưa thể đưa ra dự báo về xu hướng tương lai của cuộc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tầng lớp trí thức Trung Quốc hiện nay chính là căn cứ vào số liệu cụ thể, xác thực để đưa ra đánh giá, dự báo cơ bản về xu hướng của cuộc chiến tranh thương mại này, từ đó giúp cho tầng lớp quyết sách chính phủ đưa ra chính sách thích hợp, chứ tuyệt đối không thể tiếp tục nói suông, càng không thể tiếp tục "nói lung tung", tiếp tục dẫn dắt sai lầm người dân và chính phủ theo hướng "vô trách nhiệm". Cho đến nay còn chưa có bất cứ trí thức Trung Quốc nào sử dụng số liệu cụ thể, xác thực để đưa ra đánh giá, dự báo về xu hướng tương lai của chiến tranh thương mại Trung - Mỹ. Mặc dù chiến tranh thương mại Trung - Mỹ đã nổ ra, nhưng trong "dòng sông lịch sử" của quan hệ kinh tế Trung - Mỹ, cuộc "chiến tranh" này chỉ có thể là tạm thời. Vì vậy, nhìn ở góc độ lâu dài, cho dù chiến tranh thương mại Trung - Mỹ nổ ra toàn diện thì cũng hoàn toàn không có nghĩa là "bầu trời và mặt đất đều sụp đổ". Hơn nữa, trong phúc có họa, trong họa có phúc. Nếu chiến tranh thương mại Trung - Mỹ thực sự là một cuộc khủng hoảng mang tính lịch sử của Trung Quốc thì nó tất yếu cũng là một cơ hội phát triển lịch sử hiếm có của Trung Quốc. Cho nên, bậc trí thức Trung Quốc tự an ủi rằng không nên oán thán, tầng lớp tinh hoa trí thức Trung Quốc hiện nay không có lý do để tiếp tục oán trời trách đất, mà nên nghiên cứu xu hướng chiến tranh thương mại Trung - Mỹ một cách hết sức lý tính và khách quan, hơn nữa tìm ra biện pháp ứng phó thiết thực, khả thi, chuyển hóa vấn đề này thành cơ hội phát triển của Trung Quốc. Nhưng không ít trí thức Trung Quốc hoàn toàn không cho là như vậy. Đối với họ, chiến tranh thương mại Trung - Mỹ chính là cuộc khủng hoảng mang tính lịch sử của dân tộc Trung Hoa, hơn nữa căn bản không phải là cơ hội. Trung Quốc căn bản khó có thể ứng phó với cuộc chiến tranh này. Sự hoang mang, lúng túng này không chỉ cho thấy họ thiếu tố chất chuyên nghiệp căn bản nhất và là "ngoại đạo" của chiến tranh thương mại Trung - Mỹ, hơn nữa không phù hợp với tinh thần cần có của trí thức đó là "không quan tâm hơn thua", "làm việc đáng làm". Ba nguyên nhân trên cho thấy, trong vấn đề chiến tranh thương mại Trung - Mỹ, mặc dù có số ít chuyên gia, học giả thực sự có lý giải, đánh giá, dự báo và đưa ra đối sách đúng đắn, nhưng với tư cách là một tầng lớp, trí thức Trung Quốc lại thể hiện ra là họ đã vấp phải một sai lầm nghiêm trọng. Họ không những không đáp ứng được yêu cầu cơ bản của tầng lớp quyết sách chính phủ, trái lại đã dẫn dắt sai lầm nghiêm trọng đối với người dân và tầng lớp quyết sách chính phủ. Sai lầm nghiêm trọng này ít nhất cho thấy trí thức Trung Quốc thiếu nghiên cứu sâu sắc đối với phương Tây đặc biệt là Mỹ. Nói một cách thẳng thắn hơn là, hiện nay nghiên cứu của tầng lớp trí thức Trung Quốc đối với Mỹ ít nhất là không toàn diện, không thấu triệt, căn bản không thể đáp ứng nhu cầu cơ bản của tầng lớp quyết sách chính phủ để đưa ra chính sách thích hợp đối với Mỹ. Đồng thời cho thấy một số trí thức Trung Quốc không chỉ rất thiếu tố chất học thuật cơ bản, mà còn rất nông nổi, thường chỉ dựa vào kiến thức nửa vời của mình trên một số lĩnh vực để "ăn nói lung tung" một cách thiếu trách nhiệm về rất nhiều vấn đề xã hội quan trọng, thậm chí những vấn đề quan trọng ngoài lĩnh vực nghiên cứu của mình, từ đó dẫn dắt sai lầm đối với người dân và chính phủ. Trong đó, một số trí thức nhà nước nổi tiếng Trung Quốc chưa từng tiến hành nghiên cứu toàn diện, sâu sắc đối với thương mại nhất là thương mại Trung - Mỹ, là "ngoại đạo" chính cống, căn bản không có tiếng nói, nhưng lại khẳng định chiến tranh thương mại Trung - Mỹ sẽ không nổ ra. Sau khi cuộc chiến này nổ ra thì họ lại sợ sệt cho rằng sẽ không thể tiến hành được cuộc chiến này. Hoặc trái lại, họ cực kỳ khinh suất khi cho rằng "lấy chiến tranh để chấm dứt chiến tranh". Hiện nay, sự nông nổi và "tự cho mình là đúng" này của trí thức Trung Quốc có lẽ là một cuộc khủng hoảng lớn hơn, sâu sắc hơn của Trung Quốc. Tác giả bài viết cuối cùng bày tỏ lo ngại, nếu tầng lớp trí thức Trung Quốc tiếp tục không dám đổi mới thì sẽ không thể ứng phó được những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn, cuối cùng sẽ hủy hoại "lợi ích cốt lõi" của dân tộc Trung Hoa. theo Viettimes | ||||||
Hai phi công hy sinh trong vụ rơi máy bay Su22 đều có hơn 1.000 giờ bay tích lũy Posted: 29 Jul 2018 03:51 PM PDT Hoàng Đan |Theo lãnh đạo Bộ Quốc phòng, hiện thi hài 2 phi công hy sinh trong vụ rơi máy bay Su22 đã được đưa về Nhà tang lễ Quân khu 4 (TP.Vinh, Nghệ An) để chuẩn bị làm lễ truy điệu.Tối 26/7, lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Bộ Quốc phòng và các đơn vị đã tìm thấy thi thể 2 phi công hy sinh trong vụ máy bay Su-22U gặp sự cố và rơi tại Nghệ An. Trao đổi với PV vào sáng 27/7, Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết, Bộ Quốc phòng đã giao cho các cơ quan chức năng và Quân chủng Phòng không - Không quân tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Cụ thể, cơ quan chức năng sẽ tiến hành giải mã hộp đen máy bay để làm rõ nguyên nhân. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng nêu rõ, theo quy định, quân đội sẽ tạm thời đình chỉ toàn bộ các hoạt động bay huấn luyện, chờ làm rõ nguyên nhân sự cố máy bay rơi. Lãnh đạo Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định, sự việc xảy ra rất đáng tiếc nhất là trong dịp ngày thương binh - liệt sỹ 27/7. Do đó, hiện nay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã giao cho các cơ quan của Bộ, Quân chủng đang phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phương làm tốt công tác chính sách, chủ động thăm hỏi, động viên gia đình hai phi công hy sinh. "Hiện nay, các cơ quan chức năng của Bộ đang hoàn thiện các hồ sơ để công nhận liệt sỹ đối với hai phi công hy sinh. Ngoài ra, các chế độ, chính sách sẽ được thực hiện đảm bảo xứng đáng với sự cống hiến, hy sinh của các phi công đối với quân đội, đất nước, nhân dân", vị này nêu rõ. Hiện thi hài 2 phi công đã được đưa về Nhà tang lễ Quân khu 4 (TP.Vinh, Nghệ An) để chuẩn bị làm lễ truy điệu theo nghi thức quân đội. Hai phi công bay huấn luyện hy sinh, theo Bộ Quốc phòng, gồm Trung tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng Tham mưu trưởng, sinh năm 1978. Quê thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Trung tá Trí nhập ngũ ngày 20/9/1995. Giờ bay tích lũy của Trung tá Trí là 1.130h37 và giờ bay trong năm là 111h08 Cố phi công quân sự này đã bay qua các loại máy bay: L- 39. MiG-21, Su-22. Phi công thứ 2 hy sinh là Thượng tá Phạm Giang Nam, Chủ nhiệm an toàn bay Trung đoàn 921, sinh 1972. Quê Thái Thụy, Thái Bình. Thượng tá Nam nhập ngũ ngày 12/9/1991 Giờ bay tích lũy của Thượng tá Nam là 1178h32 và giờ bay trong năm:106h58. Cố phi công này đã bay qua các loại máy bay: L-39. MiG-21Bis, Su-22M. Hai phi công hy sinh cũng được công nhận phi công cấp 2 và là các giáo viên bay của đơn vị. Trước đó, theo thông tin từ Bộ Quốc phòng, trong ngày 26/7, quân đội đã huy động 200 người, gồm 50 bộ đội, 70 dân quân và 100 người thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn đối với vụ rơi máy bay Su-22U tại Nghệ An. theo Trí Thức Tr | ||||||
BÍ QUYẾT THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN: LUYỆN ĐƯỢC THÉP VŨ MÔN ĐỂ CHẾ RA SÚNG NÒNG DÀI Posted: 29 Jul 2018 03:43 PM PDT Nhân đọc 'Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn': Tổ tiên ta giỏi quá!Tác giả: Nguyễn Hải Hoành Thị trường sách gần đây xuất hiện khá nhiều tác phẩm văn thơ của các tác giả không phải là nhà văn chuyên nghiệp và đã ở tuổi xưa nay hiếm. Tuy thế một số tác phẩm của họ thực sự rất đáng đọc. Cuốn Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn (viết tắt Huyền thoại KTVM) của Thâm Giang Trần Gia Ninh do NXB Văn học xuất bản năm 2015 là một tác phẩm như vậy. Sách dầy 432 trang khổ 14,5×20,5 cm. Bìa một nổi bật với hình vẽ một phụ nữ khỏa thân ở tư thế quỳ chụm chân, dáng e lệ. Tên sách ngoài dòng chữ Việt còn in hai hàng dọc chữ vuông kiểu chữ Hán, khiến người đọc dễ đoán ra đây là sách chuyện lịch sử thời xa xưa. Thế nhưng chữ vuông thứ nhất với bộ Kim bên trái, bộ Thiếp (vợ lẽ) bên phải đã lập tức gây chú ý ở những người biết chữ Hán, bởi lẽ chữ này không thấy có trong bất cứ từ điển Hán tự nào, chỉ biết tạm đọc nó là Kim Thiếp. Vậy Kim Thiếp là gì? Điều băn khoăn ấy bám theo độc giả cho tới khi đọc gần hết cuốn sách. Tiếp đó, bốn chữ Mấy lời cẩn bạch ở trang đầu, với ghi chú từ cẩn bạch chữ Nho nghĩa là Kính trọng bày tỏ, đã cho thấy Trần Gia Ninh thạo chữ Nho — điều kiện tiên quyết của người nghiên cứu sử Việt cổ. Chúng tôi xin nói ngay rằng sách này nhắc cho hậu thế về những thân phận con người, về số phận bi hùng của những anh tài trí tuệ đất Việt xưa trong thăng trầm của lịch sử — tác giả bộc trực viết và sau đó tóm tắt giới thiệu ngay cốt truyện của cuốn sách. Thông thường các tác giả sách văn học không làm như vậy, họ để cho người đọc tự hiểu ra cốt truyện sau khi đọc xong trang cuối cùng. Trần Gia Ninh làm thế Vì sách này là một tiểu thuyết khảo luận, học thuật, bởi vậy sẽ không dễ đọc những trang viết ở đây, nếu đọc nó như đọc một tiểu thuyết chương hồi bình thường… Chúng tôi khâm phục sự kiên nhẫn của quý độc giả khi phải tìm hiểu những điều khó khăn và kém thú vị ẩn chứa trong mỗi câu chữ, mỗi chương, mỗi hồi ở sách này — tác giả giải thích. Đúng là tiểu thuyết lịch sử không dễ đọc, vì đòi hỏi phải nhớ nhiều sự kiện, nhân vật, thời gian, không gian cùng mối quan hệ chằng chịt giữa các yếu tố ấy. Có lẽ vì thế mà môn sử không được học sinh phổ thông ưa thích. Huyền thoại KTVM là tiểu thuyết lịch sử kiểu khảo luận-học thuật càng đòi hỏi sự kiên nhẫn của bạn đọc, hơn nữa lại có số trang tương đương một truyện dài hoặc vừa. Dĩ nhiên, nếu đọc đã khó thì viết còn khó hơn nhiều. Đối với các nhà văn không chuyên, viết tiểu thuyết chẳng nhẹ nhàng chút nào, nếu không nói là cực hình, nhất là khi viết truyện dài. Rất ít người thành công trong thể loại văn học này. Viết tiểu thuyết lịch sử càng khó, vì lịch sử là chuyện ai cũng biết, vấn đề chỉ là viết như thế nào. Tiểu thuyết lịch sử là lời bình phẩm lịch sử, ngoài mục tiêu về văn học, nó thường nhằm một mục tiêu xác định nào đấy, và do đó mà một số tiểu thuyết lịch sử thành công đã có ảnh hưởng lớn tới lịch sử. Ai đó từng nói viết tiểu thuyết lịch sử như đi trên dây, không thể nghiêng về bên nào, sử cũng như văn. Nếu Huyền thoại KTVM là tác phẩm đầu tay của Trần Gia Ninh thì anh quả là quá tự tin và dũng cảm khi dám thử sức ở thể loại văn chương dễ bị săm soi này. Trong thể loại ấy, lịch sử là nguồn cảm hứng cho sáng tác văn học. Nhưng giá trị thẩm mỹ của tác phẩm không hoàn toàn quyết định bởi yếu tố lịch sử mà còn bởi yếu tố nghệ thuật. Tuy nhiên, nghệ thuật lại chịu sự ràng buộc của sự thật lịch sử! Các sử gia chân chính coi lịch sử là tài sản chung của mọi người, nói lịch sử là nói sự thật. Tuy nhiên tiểu thuyết lại đòi hỏi phải hư cấu. Người Anh có lý khi gọi tiểu thuyết là fiction. Có điều hư cấu thế nào thì vừa? Nên hư cấu sao cho độc giả đã bắt đầu đọc là muốn đọc tới cùng; khi ấy họ không còn câu nệ lắm với sự thật lịch sử. Truyện phim Công phá Berlin có cảnh hoành tráng Stalin đến thủ đô nước Đức ngay sau khi bị Hồng quân chiếm, hư cấu đến như thế nhưng vẫn được dư luận chấp nhận. Nhiều người cho rằng "ba phần sự thực, bảy phần hư cấu" là vừa phải. Tác giả "Ba chàng ngự lâm pháo thủ (Les Trois Mousquetaires) Alexandre Dumas nói "sự thật lịch sử" chỉ là cái đinh để nhà văn móc chiếc áo (ý nói câu chuyện) của mình lên. Vậy Trần Gia Ninh có "móc chiếc áo của mình" lên sự thật lịch sử hay không ? Đọc Huyền thoại KTVM ta có cảm giác tác giả coi lịch sử như một cơ thể sống để nhà văn khoác lên đó một bộ cánh huyền ảo hấp dẫn. Tác giả hoàn toàn tôn trọng các sự thật có ghi chép trong chính sử, ngoài ra còn bổ sung thêm những sự kiện chính sử Việt chưa từng chép. Đây là một điểm sáng làm nên giá trị về nội dung của Huyền thoại KTVM. Có thể sử sách đã từng ghi chép những sự kiện ấy, nhưng bọn xâm lược phương Bắc thời nhà Minh thi hành chính sách tiêu diệt văn hóa bản địa đã tiêu hủy hết mọi thư tịch do người Việt viết. Vì thế trong khu vườn lịch sử nước ta còn có vô số báu vật bị vùi sâu dưới lớp đất thời gian, đang chờ những người có tâm huyết với quê hương, tổ quốc dày công dò tìm, đào bới lấy lên để mọi người cùng chiêm ngưỡng. Trần Gia Ninh là một trong những người hiếm hoi ấy. Từ tấm bìa có ba chữ vuông Kim-Thiếp Vũ Môn di bút của ông nội còn giữ được, anh phỏng đoán đây là bìa một cuốn sách viết những sự việc có liên quan tới thác Vũ Môn ở quê mình. Vì thế mấy chục năm qua anh cất công tìm kiếm khắp nơi các thư tịch của ông mình cũng như của cả vùng văn hiến Hoan Châu (Nghệ An-Hà Tĩnh). Do có may mắn đi hầu khắp các nước, anh đã sưu tầm được nhiều tư liệu, cuối cùng giải mã được mấy chữ Kim-Thiếp Vũ Môn. Và bây giờ khi được cử giữ ghế trưởng lão của họ Trần Gia Phố nổi tiếng đất Hoan Châu, anh tráp lại các tư liệu đã sưu tầm và viết nên Huyền thoại KTVM, coi đó là tấm lòng của kẻ hậu sinh tưởng nhớ ông cha tổ tiên mình. Huyền thoại KTVM dường như muốn chứng minh một sự thật: Tổ tiên ta giỏi lắm! Đây không phải là lời "mẹ hát con khen". Năm 971 khi sang thăm nước ta, sứ thần nhà Tống là Lý Giác đã làm bài thơ Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu, nghĩa là Ngoài trời này còn có trời khác, nên soi cho thấu — tác giả kể, và cho rằng Lý Giác muốn khuyên người Trung Hoa chớ nên coi thường người Việt: ngoài bầu trời Trung Hoa ra còn có bầu trời Việt Nam sáng rực rỡ chẳng kém ai. Quả thật sở dĩ nước ta nhỏ yếu mà lại chống được giặc xâm lược quân đông gấp bội là nhờ tổ tiên ta đã phát huy được trí tuệ. Kim-Thiếp Vũ Môn là một kết quả sáng tạo của trí tuệ Việt. Tác giả tỏ ra rất nghiêm chỉnh khi trình bày các sử liệu mới sưu tầm được. Có thể nhận thấy điều đó từ những ghi chú cuối trang: nhiều về số lượng, nghiêm túc về chất lượng, tới mức độc giả ngạc nhiên như đang đọc một báo cáo khoa học. Chẳng hạn 42 trang của Chương VI có tới 37 ghi chú. Tác giả chú giải bằng nhiều ngôn ngữ Hán, Nôm, Phạn, Anh, Pháp. Nội dung chú giải gồm đủ thứ, từ niên đại sự kiện, công thức hóa học của sắt thép, quặng khoáng, cho tới các nghi thức tôn giáo của đạo Bà La Môn. Lời hoặc thơ ca của các danh nhân cũng được ghi rõ xuất xứ. Có ghi chú là cả chục dòng thơ chữ Hán kèm bản dịch công phu. Tác giả còn sưu tầm được một số chữ Việt cổ hiện còn ở Nghệ Tĩnh, như rào (sông), nác (nước), mấn (váy), cân gấy (con gái) … Đáng chú ý là các ghi chú về lịch sử, địa lý, nhân vật, thư tịch cổ. Tác giả đã trích dẫn nhiều sách sử của Việt Nam và Trung Hoa, như Minh Thực Lục, Lam Sơn Thực Lục (nhà Lê viết năm 1435), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, .. thậm chí cả Nghệ An Ký ít người biết, như để cho thấy nội dung cốt lõi của sự việc nêu trong sách là có căn cứ, vì đây là một tiểu thuyết khảo luận-học thuật mà! Hầu như tất cả các địa danh cổ đều có chú thích rõ địa điểm cụ thể ngày nay khiến người đọc khó có thể nghi ngờ. Các đoạn tả cảnh vùng Hương Khê, núi Giăng Màn, sông Ngàn Sâu, thác Vũ Môn… sống động tới mức ta có cảm giác tác giả là thổ công vùng này. Đọc Huyền thoại KTVM, bạn như được xem cuốn phim nói về một giai đoạn lịch sử bi hùng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống xâm lược đầu thế kỷ XV. Năm 1404, vua Minh Thành Tổ mượn cớ "Phù Trần diệt Hồ" (Giúp nhà Trần diệt nhà Hồ, vì Hồ Quý Ly bị nhà Trần coi là phản nghịch) cho quân hộ tống Trần Thiêm Bình1 tiến vào nước Việt. Khi chúng mới sang tới đất Bắc Giang, Hồ Quý Ly bày mưu dùng súng thần cơ tự tạo đánh cho địch đại bại phải cút về nước. Năm 1407 giặc Minh kéo đại quân sang, bắt được Hồ Quý Ly và con là Hồ Nguyên Trừng tại Hà Tĩnh. Nhà Minh thi hành chính sách cai trị hà khắc khiến dân ta điêu đứng suốt hai chục năm trời. Chúng đốt hết mọi thư tịch người Việt sáng tác, mang về Trung Quốc tất cả các loại hỏa khí cùng nhiều nhân tài, thợ giỏi, gái đẹp người Việt. Năm 1418, Lê Lợi ở Lam Sơn (Thanh Hóa) dấy binh nổi dậy, tự xưng Bình Định Vương, tập hợp được nhiều nhân tài văn võ như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn…. Mới đầu Lê Lợi thua nhiều thắng ít, sáu năm sau phải tiến về Hoan Châu, xây dựng căn cứ địa trên vùng núi. Xứ này địa linh nhân kiệt lại có địa thế hiểm yếu. Một số cựu tướng sĩ nhà Trần ở đây đã tổ chức đội quân Cốc Sơn chống lại giặc Minh. Nhờ có tài chế thuốc nổ và luyện sắt đúc súng, quân Cốc Sơn rất mạnh. Lê Lợi xin kết nghĩa huynh đệ với họ. Được các anh tài Hoan Châu góp sức, lực lượng Lê Lợi ngày càng mạnh. Cuối cùng quân ta bao vây quân địch ở Đông Quan (Hà Nội), giết Liễu Thăng chỉ huy quân Minh sang tiếp viện ở Chi Lăng. Chủ tướng giặc Vương Thông phải giảng hòa xin rút quân về nước. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua. Đáng tiếc là, như mọi chính quyền chuyên chế xưa nay, sau đại thắng, khi chuyển sang thời bình, triều nhà Lê suy thoái dần. Lê Sát lộng quyền, hãm hại nhiều công thần tài giỏi, kể từ đại công thần Nguyễn Trãi. Tên tuổi các anh tài Hoan Châu cùng di sản sáng tạo của họ bị lãng quên dần. Trần Gia Ninh chuyển tải giai đoạn lịch sử bi hùng kể trên dưới hình thức tiểu thuyết võ hiệp chương hồi, tựa như tiểu thuyết Trung Hoa cổ đại. Thể loại này không dễ viết nhưng hợp với việc ca ngợi những nhân vật nghĩa hiệp. Xem ra tác giả đã thành công khi dẫn bạn đọc vào những trường đoạn hấp dẫn với lối hành văn khoa trương, ngôn từ cổ xưa, đồng thời sử dụng các hình thức hiện thực, trữ tình lãng mạn, các yếu tố đời thường pha trộn với truyền thuyết, huyền thoại, cổ tích. Cấu trúc tiểu thuyết khá linh hoạt về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện. Như đang kể chuyện Hồ Nguyên Trừng năm 1445 được vua nhà Minh thăng chức lại nhảy sang chuyện sinh viên Việt Nam tại Đại học Bắc Kinh năm 2007 đi tìm mộ Trừng nhưng chỉ tìm thấy tấm bia do Trừng soạn. Cuối cùng, khi đọc tới đoạn Vĩ Thanh, độc giả mới hết băn khoăn: thì ra Kim-Thiếp Vũ Mônchính là Thép Vũ Môn, thứ kim loại do những người thợ Việt tài giỏi ở vùng thác Vũ Môn luyện được và thích hợp dùng để đúc Thần Cơ Thương — một loại súng nòng dài (nòng dài đạn mới bắn đi xa được) cầm tay từng giúp Trần Khát Chân đánh tan cuộc xâm lăng của Chế Bồng Nga năm 1390, rồi lại giúp cuộc kháng chiến do Lê Lợi lãnh đạo (1418-1427) đuổi được giặc Minh ra khỏi nước ta. Sẽ có người hỏi: Trung Quốc phát minh ra thuốc súng và làm được súng trước ta cơ mà ? Đúng thế, nhưng họ làm súng thần công chứ không làm súng vác vai như tổ tiên ta sau khi học mót được công nghệ chế thuốc súng. Vả lại phải có thứ thép như thế nào mới làm ra được loại súng ấy chứ! Tra Từ điển chữ Nôm bạn sẽ thấy Kim-Thiếp tiếng Việt đọc là thép. Ông tổ công nghệ luyện thép Trần Hằng lấy chữ ấy làm gia huy khắc trên các sản phẩm của mình. Người Hán không đọc nổi chữ này, vì chữ Nôm là chữ viết do người Việt sáng tạo. Như vậy Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về thép Vũ Môn. Tóm lại, những người thợ xứ Hoan Châu (Nghệ-Tĩnh) đã sáng tạo ra hai công nghệ hàng đầu thế giới hồi thế kỷ XIV-XV: công nghệ luyện thép Vũ Môn và công nghệ dùng thép này để đúc súng nòng dài. Đáng tiếc là chuyện ấy sách sử nước ta không chép. Nhưng lạ thay sử sách Trung Hoa và nước ngoài lại có chép! Như Minh Sử viết: Minh Thành Tổ đánh Giao Chỉ lấy được phép Thần Cơ Thương Pháo, lập riêng Thần Cơ Doanh luyện tập. (Doanh là doanh trại quân đội, còn có nghĩa là một cấp đơn vị quân đội TQ ngày nay, tương đương tiểu đoàn). Đúng thế, năm 1407, Hồ Quý Ly và con là Nguyên Trừng bị quân Minh xâm lược bắt sống đưa về Bắc Kinh; để cứu mạng cha mình, Trừng đã dâng phép chế súng cho nhà Minh. Người Trung Hoa giữ tuyệt mật kỹ thuật này và năm 1410 đã dùng nó để đánh cho quân Mông Cổ tan tác. Trừng được vua Minh hậu đãi, sau làm tới chức Thượng thư Bộ Công (tương đương Cục trưởng Cục Quân giới ngày nay), quân đội nhà Minh khi tế súng đều phải tế Trừng! Nhà kỹ sư quân giới tài hoa biệt danh Nam Ông (Ông già nước Nam) ấy luôn nhớ về cố quốc. Ông đã viết một tập ký sự lấy tên là Nam Ông Mộng Lục (Ghi chép giấc mơ của Nam Ông). Năm 2011 người Trung Quốc đã xuất bản sách này. Huyền thoại thế mà có thật! Mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) với trữ lượng 550 triệu tấn hiện đã bắt đầu được khai thác. Trần Gia Ninh[2] là hậu duệ của họ Trần Gia Phố có chính tổ Trần Hằng, người đầu tiên luyện được Thép Vũ Môn. Gia tộc này có truyền thống trọng trí tuệ, khinh danh vọng; hậu duệ của họ hiện nay đa phần là nhà trí thức hoạt động khoa học kỹ thuật, văn học, y học ở khắp đất Việt và các nước khác. Sau nhiều năm dày công đi tìm lời giải cho mấy chữ Kim-Thiếp Vũ Môn, cuối cùng Trần Gia Ninh đã phát hiện được hai sáng tạo tuyệt vời của tổ tiên ta bị sử sách lãng quên. Tiếp đó, anh lại dầy công viết cuốn tiểu thuyết Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn để công bố phát hiện đó dưới hình thức văn học. Những cố gắng đầy tâm huyết ấy của anh xứng đáng để chúng ta tìm hiểu và ngưỡng mộ. —————– 1 Một kẻ tự nhận con cháu vua Trần nước ta, chạy sang cầu cứu nhà Minh đưa hắn về làm vua nước Việt. [2] Trần Gia Ninh là bút danh của một tiến sĩ khoa học đã và đang hoạt động năng nổ trong ngành vật lý nước ta. 3 0 1 3 | ||||||
Trung Quốc: ngoài bị cô lập, trong bị rối loạn Posted: 28 Jul 2018 09:04 PM PDT Cục diện chính trị thế giới đang thay đổi quá nhanh và ngày càng có thêm những tình huống bất ngờ! Trục Mỹ, Liên Âu, Nhật, Ấn Độ, Úc…và Nga đã được hình thành. Trong khi đó thì Trung Quốc ngày càng rơi vào thế bị cô lập từ bên ngoài và bị rối loạn từ bên trong. Mỹ và Liên Minh Châu Âu vừa ký một thoản thuận bằng cách Mỹ sẽ không đánh thuế thép và nhuôm của Liên Minh Châu Âu, nhưng đổi lại Liên Minh Châu Âu sẽ phải mua dầu và nông sản của Mỹ. Đây là những thỏa thuận quan trọng sau một thời gian dài đám phán giữa Mỹ và Liên Minh Châu Âu. Diễn biến giữa Mỹ và Nga cũng có những thay đổi nhanh chóng sau hội nghị Thượng đỉnh giữa Tổng Thống Trump và Tổng Thống Putin. Sau khi kết thúc hội nghị Thượng đỉnh tại Phần Lan và Tổng Thống Putin trở về Nước Nga thì ngay lập tức báo chí Nga đã công kích, bêu xấu Trung Quốc một cách thậm tệ. Trung Quốc đi nước cờ bằng cách chạy sang Liên Minh Châu Âu để vận động chống lại chính sách đánh thuế của Mỹ, nhưng đã bị Liên Minh Châu Âu từ chối và đưa ra lời khuyến cáo là Trung Quốc cần phải xem lại trong vấn đề gian lận thương mại. Trung Quốc đã bị thất bại nhục nhã trong chuyến đi vận động Liên Minh Châu Âu. Có lẽ Tổng Thống Trump đã biết được Trung Quốc đi vận động Liên Minh Châu Âu để chơi Mỹ nên Tổng Thống Trump đã lên án Trung Quốc là vô cùng độc ác khi đánh thuế vào hàng nông sản và tầng lớp nông dân mà ông rất yêu mến họ. Tổng Thống Trump đã ngay lập tức đưa ra đề xuất chi 12 tỷ đô la hỗ trợ cho nông dân do bị ảnh hưởng đánh thuế của Trung Quốc. Theo thông tin thì nội bộ lãnh đạo của Trung Quốc cũng đang bị rối loạn và có nguy cơ tan rã. Phái của Giang Trạch Dân thì ra mặt chỉ trích Tập Cận Bình là không biết cách đối phó với chính sách thương mại của Mỹ. Cùng lúc thì những cuộc biểu tình của các cựu chiến binh đã nổ ra và ngày càng thêm phức tạp trong nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc. Có một chi tiết cũng khá quan trọng mà các nhà quan sát chính trị cũng nên theo dõi, đó là vừa xảy ra một vụ nổ lớn ngay bên ngoài đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Đây có thể là một vụ nổ có tính toán từ các phe phái chính trị trong nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc để làm thêm rối loạn cho Tập Cận Bình và trong quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc./. | ||||||
Vai trò của Việt Nam trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp Posted: 28 Jul 2018 08:54 PM PDT Thu Hằng | ||||||
Mikhail Borodin: Người sếp cũ của Hồ Chí Minh Posted: 28 Jul 2018 08:51 PM PDT bbcvietnamese.com Sử sách ở Việt Nam khi viết về giai đoạn Hồ Chí Minh hoạt động tại Trung Quốc đều nhắc đến nhân vật Mikhail Borodin nhưng không nhiều. Người ta thường chỉ nói ông Hồ từng làm phiên dịch cho người đại diện của Quốc tế Cộng sản ở Trung Quốc. Nhưng Mikhail Borodin không phải là một đại diện bình thường mà đã đóng vai trò chính trị hàng đầu ở Trung Quốc trong thập niên 1920. Ông là một trong số rất ít người từ châu Âu sang để chỉ huy cả hai lực lượng cộng sản và Quốc Dân Đảng nhằm thống nhất Trung Quốc. Nhưng sau khi về nước, ông đã bị chế độ Stalin bỏ tù và giết chết. Khi tìm tài liệu tiếng Ba Lan về các nhân vật cộng sản Đông Âu hoạt động tại châu Á, tôi đọc được một đoạn tin ngắn trên báo Dziennik Bydgoski từ năm 1927. Bản tin đánh đi từ Moscow ngày 26/07 viết: "Theo tin từ Vladivostok, cựu tổng tham mưu trưởng Quân đội Quảng Châu, đặc sứ Borodin đã về đến thành phố. Borodin trước đó đã chuyển giao quyền tư lệnh các lực lượng cộng sản ở Viễn Đông cho phe cộng sản trong ban lãnh đạo của Quốc Dân Đảng (TQ). Hoạt động của họ sẽ không chỉ giới hạn lại ở Trung Quốc mà sẽ lan rộng ra Đông Dương, Malakka, Polynesia và Indonesia." Mấy dòng tin ngắn nhưng cũng nói đủ về quyền lực của Borodin, và nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc được giao chỉ đạo phong trào trên toàn khu vực. Nó cũng đánh dấu thời điểm Mikhail Borodin bị Tưởng Giới Thạch đuổi khỏi Trung Hoa sau đổ vỡ Trung - Xô. Borodin làm gì ở Trung Quốc?Sang Trung Quốc năm 1923, Mikhail Borodin trở thành cố vấn tối cao của Tôn Trung Sơn để xây dựng liên minh Trung - Xô. Ông đã làm ba việc:
Ông chuyển cho Trung Quốc khoản viện trợ khổng lồ của Liên Xô - 120 nghìn khẩu súng và 2 triệu đô la Mexico một năm - và cho lập ra Trường Võ bị Hoàng Phố. Khi đó, giá một chiếc máy bay ném bom ở châu Âu chỉ có 20 nghìn đồng bạc Mexico, cho thấy khoản viện trợ của Liên Xô cho Trung Quốc lớn chừng nào. Nhờ Liên Xô, quân đội Quảng Châu vươn lên thành thế lực đủ sức dẹp các sứ quân (warlord) trên toàn Trung Quốc. Đổi lại, Tôn Trung Sơn đồng ý để những người cộng sản Trung Quốc "gia nhập Quốc Dân Đảng" với tư cách cá nhân. Mao Trạch Đông thành chính ủy phụ trách tuyên truyền cho Quốc Dân Đảng, và Chu Ân Lai thành phó chính ủy Trường Võ bị Hoàng phố. Nhưng Borodin đến Trung Quốc không phải là vì tình hữu nghị hai nước. Chính sách của Liên Xô khi đó là thổi lên ngọn lửa cách mạng vô sản ở châu Á để hỗ trợ cho Moscow. Là đại diện cao nhất của Lenin và Stalin ở Phương Đông, Mikhail Borodin thực hiện chính sách của Quốc tế Cộng sản, mà theo lời Leon Trotsky để "mở ra con đường đến Paris, London" qua Afghanistan, Punjab, Bengal và Trung Hoa. Sau khi Ba Lan đánh bại cuộc tiến công của Nga năm 1921, một 'Vành đai Y tế' (cordon sanitaire) được lập ra ở châu Âu để chặn chủ nghĩa cộng sản lan sang. Lenin đã quay về phía Đông, chọn cách Bolshevik hóa Trung Quốc và các nước châu Á để chống lại Phương Tây. Theo Dan Jacobs trong một cuốn sách về Mikhail Borodin thì ông đã chiêu mộ M.N. Roy, nhà hoạt động Ấn Độ, và tuyển Hồ Chí Minh. Ông cũng chọn Tưởng Giới Thạch làm Hiệu trưởng trường Võ bị Hoàng Phố và sau làm tư lệnh quân đội Quốc Dân. Borodin và Hồ Chí MinhSinh năm 1884 ở vùng nay là Belarus, Mikhail Borodin theo phe Bolshevik từ năm 1903, là đồng sự của Lenin, và [được cử] sang Anh và Hoa Kỳ khi còn trẻ. Ông ghi danh học ở Valparaiso University, Indiana và sau lập ra một trường cho người di dân ở Chicago. Về Nga sau Cách mạng 1917, Borodin được cử sang Bắc Âu, Mexico, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Scotland để hoạt động. Mikhail Borodin đã đồng sáng lập ra Đảng Cộng sản Anh, và biến Đảng Xã hội Mỹ thành Đảng Cộng sản, theo kế hoạch của Liên Xô. Tương tự như vậy, trước khi sang Trung Quốc, Hồ Chí Minh từng sống nhiều năm ở Pháp, có sang Anh, Mỹ và đi một số nước khác. Ông cũng là người đồng sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Theo A.J. Langguth trong cuốn "Our Vietnam, The War, 1954-1975", vào năm 1923, "Hồ Chí Minh đã dùng một hộ chiếu do Đại sứ quán Trung Hoa ở Paris cấp để vào Nga". "Ông sang Nga sau khi thấy phái cộng sản Xô Viết đã củng cố quyền lực tại Nga, khiến Hồ thấy những gì họ hứa cho đất nước của ông nhiều hơn hẳn những gì đảng Xã hội Pháp có thể cho. Cũng vì thế ông đã chính thức gia nhập đảng Cộng sản Pháp", A.J. Langguth viết. Một điểm giống nhau nữa là cả hai người đều làm nghề báo cho hoạt động cộng sản của họ. Các tài liệu tiếng Anh nói khác nhau về vai trò của Hồ Chí Minh ở Trung Quốc. Có sách nói ông làm phiên dịch cho Mikhail Borodin, nhưng cũng có tài liệu nói Hồ Chí Minh là người cộng tác (co-worker) với Borodin, hàm ý ông có vai trò riêng. Nhưng có thật là Hồ Chí Minh làm phiên dịch cho Borodin và hai người trao đổi với nhau bằng tiếng gì? Theo Arthur Ransome, người gặp Borodin năm 1924 và viết về ông trong cuốn 'The Chinese Puzzle' (1927), thì khi sang Trung Quốc, Borodin dùng tiếng Anh. Borodin khi ở Moscow từng có nhiệm vụ theo dõi báo chí Mỹ để soạn briefing cho Lenin. Trong số 40 cố vấn Liên Xô cạnh chính phủ Dân quốc, Borodin là người duy nhất giao tiếp với phía Trung Quốc bằng tiếng Anh. Hồ Chí Minh sang Nga năm 1923, đến Trung Quốc năm 1925 nên khi gặp Borodin thì chưa thể đủ vốn tiếng Nga và Hoa để phiên dịch việc quan trọng. Theo Sophie Quinn-Judge trong cuốn 'Ho Chi Minh: The Missing Years, 1919‑1941' thì ông Hồ chỉ dùng chức danh phiên dịch cho ROSTA News Ageny của Nga (tiền thân của TASS) để có thể làm việc tại Quảng Châu. Bà Sophie Quinn-Judge nói khi sang Trung Quốc lần đầu rằng ông Hồ gửi các thư bằng tiếng Pháp và Anh về Moscow và nói ông cần thời gian để học tiếng Hoa. Một bức hình chụp Borodin ở Thượng Hải trước khi ông rời Trung Quốc giới thiệu người phiên dịch tiếng Trung của ông là Red Kwong, chứ không phải Hồ Chí Minh. Tài liệu về Hồ Chí Minh ở ĐH Columbia viết ông "sang Trung Quốc để cộng tác chặt chẽ với Mikhail Borodin, một đồng sự Comintern, nhằm thổi lên cách mạng XHCN ở Trung Quốc". Các hoạt động của ông chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ cho các thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc và đưa tài liệu cộng sản về Đông Dương. Vì thế, ta có thể tin rằng chức danh 'phiên dịch cho Borodin' của Hồ Chí Minh chỉ là vỏ bọc cho hoạt động của ông chứ không phải là thật. Và hai người nếu trao đổi công việc chắc chắn đã dùng tiếng Anh. Tất nhiên, dù làm gì thì Hồ Chí Minh cũng chịu sự lãnh đạo của Borodin, đại diện cao nhất của Liên Xô và Quốc tế Cộng sản ở Trung Quốc, nhất là trong việc đưa thanh niên Việt Nam vào học Trường Võ bị Hoàng Phố. Vì là Do Thái hay nạn nhân của đổ vỡ Trung - Xô? Sinh ra trong gia đình Do Thái (họ Grunzenberg), thân với Leon Trotsky và Karl Radek, nhưng Borodin thoát hiểm trong đợi thanh trừng người Do Thái lần đầu của Stalin ngay sau khi Lenin qua đời năm 1924. Nhưng đến năm 1949, trong đợt 'bài Do Thái' lần hai ở Liên Xô, ông đã bị bỏ ngục. Tuy thế, cũng có lời giải thích rằng Borodin trở thành 'dê tế thần' cho sự đổ vỡ Trung - Xô lần một. Tôn Trung Sơn qua đời năm 1925 và Tưởng Giới Thạch, người trở về sau khóa học chủ nghĩa Lenin tại Moscow, đã đổi chính sách. Thời gian ở Nga khiến Tưởng Giới Thạch chỉ thêm ghét chế độ Xô Viết. Mâu thuẫn giữa Liên Xô và chính phủ Quốc Dân Đảng gia tăng tới mức vào tháng 4/1927, Stalin gửi thư cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, kêu gọi nổi dậy vũ trang. Ngày 6/4/1927, Stalin tuyên bố Quân đội Quốc Dân Đảng là kẻ thù và Tưởng phải bị tiêu diệt. Một tuần sau, quân Tưởng Giới Thạch tàn sát phe cộng sản ở Thượng Hải, Quảng Châu, Quý Châu, Hạ Môn. Mùa hè năm 1927, Mikhail Borodin phải trao lại quyền cho Đảng Cộng sản Trung Quốc và về Liên Xô. Hồ Chí Minh cũng trở lại Liên Xô lánh nạn. Trên chuyến tàu về Moscow năm 1927, đi cùng Borodin còn có một vị thượng khách của chính phủ Liên Xô: bà Tống Khánh Linh. Là vợ góa của Tổng thống Tôn Trung Sơn, bà cũng là chị gái của Tống Mỹ Linh, phu nhân của Thống chế Tưởng Giới Thạch. Thiên tả và thân cộng sản, Tống Khánh Linh trốn thoát khỏi Thượng Hải khi các vụ 'diệt Cộng' xảy ra. Trong ba người 'tỵ nạn' này, Hồ Chí Minh lên chức vụ cao nhất, làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1949, bà Tống Khánh Linh về Bắc Kinh làm một trong sáu phó chủ tịch Chính phủ Trung ương đầu tiên, rồi làm Phó Chủ tịch nước Trung Quốc thời Mao. Mikhail Borodin có kết thúc đen tối nhất. Về Moscow, ông làm Bộ trưởng Lao động, rồi phụ trách hãng thông tấn TASS. Từ 1932 ông làm chủ biên tờ Moscow Daily News bằng tiếng Anh. Năm 1949, ông bị công an bắt cùng người thư ký, Anna Louise Strong. Bà Anna, đảng viên cộng sản Mỹ, chỉ vì xử tù tội 'gián điệp' và trục xuất khỏi Liên Xô nhưng Borodin thì bỏ mạng trong tù. Có nguồn nói ông bị tra tấn chết trong nhà ngục Lefortovo ở Moscow ngày 29/05/1951. Nhưng theo Dan Jacobs thì Borodin chết ở Siberia, trong trại lao cải Yakutsk, bên sông Lena. Đây cũng là con sông Vladimir Ilyich Ulyanov đã lấy làm họ, Lenin, để kỷ niệm thời gian tù đày dưới chế độ Sa hoàng. Mikhail Borodin dù sao cũng 'sống lâu' hơn các nhân vật hàng đầu của cách mạng Boshevik Nga thời Lenin. Ngay từ những năm 1936-39, Grigory Zinoviev, Lev Kamenev, Karl Radek, Yuri Piatakov, Grigory Sokolnikov, Mikhail Tukhachevsky, Genrikh Yagoda và nhiều lãnh đạo, tướng tá đã bị Stalin xử bắn. Vasily Blyukher cũng bị đánh chết trong tù vào giai đoạn đó và khi người Trung Quốc hỏi thì Stalin nói dối là vị nguyên soái Liên Xô 'đã bị Nhật bắt và tử hình'. Tờ New York Times, khi giới thiệu cuốn 'Borodin, Stalin's Man in China' (1981) của Dan Jacobs, đã gọi Borodin là 'Anh hùng kiểu Liên Xô': A Hero, Soviet-Style. Phải đợi đến dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh ông, vào năm 1964, tờ Moskovkaya Pravda mới đăng bài phục hồi danh dự cho Borodin, người từng nắm chức vụ cao nhất tại Trung Quốc trong thời tao loạn nửa đầu thế kỷ 20. Cuộc đời ông cũng là một bài học cho người Nga trong nhiều nỗ lực bất thành khi họ muốn nắm lấy nước Trung Quốc to lớn và phức tạp. Xem thêm về Liên Xô và nước Nga: | ||||||
Posted: 28 Jul 2018 04:31 PM PDT Phạm Viết Đào. Vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn lệnh cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội hợp tác với 1 viện nghiên cứu của Trung Quốc làm cái việc lai tạo, nhân giống, nhân bản để bảo tồn rùa Hồ Gươm với Rùa Trung Quốc… "Mới đây, Bộ NN-PTNT vừa mới có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội về việc hợp tác bảo tồn rùa mai mềm Rafetus swinhoei với phía Trung Quốc. Theo Bộ NN-PTNT, tháng 5/2018, Tổng giám đốc cơ quan CITES Trung Quốc có thư gửi Bộ NN-PTNT đề xuất hợp tác bảo tồn rùa mai mềm Rafetus swinhoei (thường gọi là rùa Hoàn Kiếm). Đây là loại rùa có phân bố tự nhiên tại Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, Bộ NN-PTNT đã giao Tổng cục Lâm nghiệp lấy ý kiến các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học, chuyên gia và tổ chức phi chính phủ hoạt động bảo tồn rùa mai mềm. Bộ này cho rằng, rùa Hồ Gươm thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), thuộc Danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Đồng thời đây cũng là loài thuộc Danh mục loài động vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính Phủ. Bộ NN-PTNT cho rằng việc hợp tác với phía Trung Quốc là cơ hội tốt và có tính khả thi trong việc nhân giống rùa Rafetus swinhoei (còn gọi là rùa Hoàn Kiếm hay rùa Hồ Gươm) khi trên thế giới chỉ còn duy nhất 4 cá thể…" Nội dung công văn này làm cho người đọc liên tưởng tới hoạt động môi giới kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với đàn ông Trung Quốc; Sở dĩ có hoạt động này vì do chính sách mỗi cặp vợ chồng Trung Quốc chỉ được quyền đẻ một con nên một đất nước có truyền thống trọng nam khinh nữ rơi vào khủng hoảng thiếu đàn bà…mất cân bằng sinh thái về giới… Do hoạt động này đã gây ra nhiều tai họa cho phụ nữ Việt Nam nên nhà nước không khuyến khích các hoạt động môi giới kết hôn phụ nữ Việt với đàn ông Trung Quốc. Bởi hoạt động này dễ xô đấy chị em Việt Nam vào hoàn cảnh bị đát. Tóm lại, hoạt động môi giới kết hôn phụ nữ Việt với đàn ông Trung Quốc bị nhà nước coi là bất hợp pháp… Thế mà, BT Bộ Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường lại gửi công văn, dấu quốc huy, xé rào thúc dục Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung hợp tác với Trung Quốc để phối giống Rùa Hồ Gươm với Rùa Trung Quốc; Rùa Hồ Gươm lại là biểu tượng linh thiêng chứ không như chị em Việt Nam chỉ có mỗi chức năng sinh đẻ, duy trì nòi giống… Nhân chuyện này, bloc-fb Phạm Viết Đào xin đưa lại một bài viết trước Đại hội XI về các thiên tượng, địa tượng của Hà Nội trong đó có chuện Cụ Rùa Hồ Gươm bị nhiễm bệnh…
|
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét