“Hàng chục nghìn tỷ đồng 'đắp chiếu' bên trong Nhiệt điện Thái Bình 2” plus 6 more |
- Hàng chục nghìn tỷ đồng 'đắp chiếu' bên trong Nhiệt điện Thái Bình 2
- Nhật Bản và Triều Tiên giấu Mỹ, bí mật gặp gỡ tại Việt Nam hồi tháng 7
- Thủ tướng: Bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; Không được tụ tập đông người trái phép
- CÁC MŨI GIÁP CÔNG MÀ MỸ TUNG RA ĐỂ HẠ GỤC TRUNG QUỐC THẬT ẢO DIỆU.
- HLV Park Hang Seo đập bàn cực gắt: U23 VN sẽ thắng Hàn ở bán kết, chúng tôi nói được làm được; Tờ báo hàng đầu Thái Lan bất ngờ chỉ ra 6 lý do để U23 Việt Nam hạ gục Hàn Quốc; Hàn Quốc sẽ phải ôm hận vì chính "căn bệnh cũ" của bóng đá Việt Nam?
- Được sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán ở biên giới
- Tập Cận Bình không nhượng bộ vì cuộc chiến thương mại liên quan “Trung Quốc mộng”
Hàng chục nghìn tỷ đồng 'đắp chiếu' bên trong Nhiệt điện Thái Bình 2 Posted: 29 Aug 2018 01:37 AM PDT TPO - Dù đã đội vốn thêm 6.000 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu, đến nay dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN), vốn đầu tư gần 42.000 tỷ đồng vẫn chưa biết đến bao giờ mới đưa vào vận hành. Công trường nhà máy đã dừng hoạt động từ lâu trong khi các thiết bị đang sắp hết hạn bảo hành và dự án cần thêm 9.600 tỷ đồng để hoàn tất. | |||
Nhật Bản và Triều Tiên giấu Mỹ, bí mật gặp gỡ tại Việt Nam hồi tháng 7 Posted: 29 Aug 2018 01:25 AM PDT 11:40, 29/08/2018Nhật Bản và Triều Tiên đã tổ chức một cuộc họp "bí mật" tại Việt Nam vào tháng 7 mà không thông báo cho Hoa Kỳ, tờ Washington Post đưa tin hôm thứ Ba (28/8). Các cuộc đàm phán diễn ra giữa Shigeru Kitamura, người đứng đầu Cơ quan Nghiên cứu và Tình báo Nội các Nhật Bản, và Kim Song Hye, một quan chức cấp cao của Triều Tiên, bài báo viết. Các quan chức cấp cao của Mỹ bày tỏ thái độ không hài lòng khi Nhật Bản không thẳng thắn về cuộc họp, khi mà Washington liên tục cập nhật tình hình về các giao dịch với Triều Tiên cho Tokyo. Các quan chức ở Tokyo đã thừa nhận rằng để thương lượng với những kẻ bắt cóc Nhật Bản ở Triều Tiên, họ không thể chỉ dựa vào Hoa Kỳ để vận động hành lang thay mặt Nhật Bản. Tokyo đã yêu cầu Tổng thống Trump nói chuyện với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về vấn đề công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc trong những năm 1970 và 1980. Bình Nhưỡng tuyên bố vấn đề đã được giải quyết. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sau một hội nghị thượng đỉnh lịch sử với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 6 rằng ông đã đặt vấn đề các công dân Nhật Bản bị bắt cóc với phía Triều Tiên. Tuy nhiên, tuyên bố chung do các nhà lãnh đạo ban hành sau cuộc đàm phán không đề cập đến vấn đề nhân quyền ở Triều Tiên, kể cả vấn đề bắt cóc. Đây là vấn đề đã kéo dài hàng thập niên và là một trở ngại cho Nhật Bản và Triều trong việc tiến đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Minh Hạnh Có thể bạn quan tâm: | |||
Posted: 29 Aug 2018 12:31 AM PDT Thủ tướng chỉ đạo Ban quản lý Lăng chủ động thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác Hồ. Ngày 28/8, Văn phòng Chính phủ phát đi thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo kết luận, nhiệm vụ bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, giữ gìn lâu dài và tuyệt đối an toàn thi hài của Người là nhiệm vụ chính trị vinh dự, thiêng liêng cao quý mà Đảng, Chính phủ và nhân dân giao cho Ban quản lý Lăng . Những tháng đầu năm 2018 và sau 2 tháng khẩn trương thực hiện tu bổ, Ban Quản lý Lăng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm chất lượng, tiến độ đề ra. Hệ thống thiết bị kỹ thuật công trình Lăng hoạt động an toàn, tin cậy. Các công trình kiến trúc được duy tu, bảo dưỡng bảo đảm chất lượng, phù hợp với cảnh quan kiến trúc của khu vực; xanh, sạch, thoáng, trật tự an toàn khu vực được bảo đảm tốt hơn. Thực hiện đúng quy trình, nhiệm vụ y tế trong việc giữ gìn thi hài Bác an toàn tuyệt đối.
Công tác an ninh, nghi lễ, sẵn sàng chiến đấu được bảo đảm. Tổ chức đón tiếp, phục vụ tận tình, an toàn các đoàn khách đến viếng và tưởng niệm Bác, không xảy ra sơ suất. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; kế hoạch, tài chính, tổ chức cán bộ, pháp chế được quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ Quốc phòng. Thủ tướng biểu dương những cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ Ban quản lý Lăng đã hoàn thành toàn diện, đúng kế hoạch công tác tu bổ định kỳ năm 2018. "Thời gian tới, Ban quản lý Lăng và các cơ quan liên quan cần tích cực thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ được giao, đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nhiệm vụ y tế để ngày càng chủ động hơn trong việc thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh", Thủ tướng chỉ đạo. Ban quản lý Lăng tiếp tục làm tốt công tác đón tiếp, tuyên truyền nhằm phát huy tốt ý nghĩa chính trị, văn hóa, giáo dục của công trình Lăng trong giai đoạn mới. Đồng thời chủ động và tăng cường phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với Bộ Công an, UBND Hà Nội và các cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thiện các phương án chủ động, linh hoạt, đa dạng để bảo vệ an toàn tuyệt đối khu vực trung tâm chính trị, hành chính Ba Đình. "Ban quản lý đề cao cảnh giác; không để xảy ra tình trạng cháy, nổ, mất an ninh trật tự, tụ tập đông người trái phép ở khu vực quan trọng này", kết luận nêu rõ. | |||
CÁC MŨI GIÁP CÔNG MÀ MỸ TUNG RA ĐỂ HẠ GỤC TRUNG QUỐC THẬT ẢO DIỆU. Posted: 29 Aug 2018 12:22 AM PDT Nếu trước đây dưới thời ông Reagan, Nhật Bản đã bị knock - out trong cuộc chiến "thuần túy" thương mại do Mỹ phát động thì giờ đây, cuộc chiến thương mại do Trump phát động không như thời ông Reagan mà nó đa dạng hơn vì lần này mục tiêu của Trump không chỉ đơn thuần là "chiến tranh thương mại" mà đây là cuộc chiến "bảo vệ nước Mỹ và nhân loại tránh khỏi họa diệt vong bởi cuồng vọng bá chủ của Tập Cận Bình trong "giấc mộng Trung Hoa". Trước đây, người Nhật chỉ mong muốn "vượt mặt Mỹ" trên lĩnh vực kinh tế bằng đúng bản sắc của dân tộc xứ mặt trời mọc là "cần cù - sáng tạo - trung thực - uy tín - nguyên tắc - sòng phẳng", thế nhưng trong tư tưởng của người Mỹ, ám ảnh của Đệ nhị Thế chiến còn đó, người Mỹ luôn tự hỏi "khi Nhật là cường quốc số 1 về kinh tế, điều gì sẽ xảy ra cho nhân loại khi dòng máu phát xít vẫn là gen lặn tiềm tàng trong huyết quản của người Nhật ?", câu hỏi này đã buộc Mỹ phải kìm hãm Nhật lại dù quan hệ Mỹ - Nhật là quan hệ đồng minh bền chặt, kết cục Nhật đã bị Mỹ tuýt còi, nền kinh tế Nhật phải sựng lại và tụt xuống hàng thứ 3. Với Trung Quốc thì hoàn toàn ngược lại, sau khi có của ăn của để, yên ghế hoàng đế vĩnh cửu, Tập Cận Bình đã cuồng vọng tuyên bố trước hội nghị trung ương "Trung Quốc sẽ là cường quốc số 1 về kinh tế, quân sự vào năm 2050", những hành động bá quyền của Trung Quốc đã bộc lộ rõ với việc tăng cường chi tiêu quốc phòng, phát triển quân cụ, khí tài và giở giọng thách thức Mỹ và thế giới bằng những tuyên bố đậm chất chiến tranh cướp đoạt. Để hiện thực hóa giấc mơ bá chủ thế giới, Trung Quốc đã "cấy nhộng trong lòng nước Mỹ" bằng việc xây dựng đội ngũ gián điệp lên đến 25.000 tên với nhiệm vụ "sẵng sàng phá hủy Washington". Nhiệm vụ của bọn gián điệp Hoa Nam trên nước Mỹ là "ăn cắp thông tin phục vụ cho doanh nghiệp quốc doanh và hoạt động tấn công mạng" với Quân đoàn tác chiến mạng có quân số hơn 100.000 tên tin tặc có mặt khắp 5 châu. Những vụ tấn công mạng của tin tặc Trung Quốc đã bị Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) tóm gọn phải kể đến đó là vụ Tàu cộng đã ăn cắp một loạt công nghệ quân sự của Mỹ gồm thiết kế radar, thông tin chi tiết về các động cơ phản lực, một số công nghệ của máy bay tàng hình". Vì vậy, để giữ vững nước Mỹ tránh hậu quả "chết dưới tay Trung Quốc" buộc chính quyền của Donald Trump phải mạnh tay "tiên hạ thủ vi cường", phải phát động cuộc chiến thương mại phiên bản mới nhằm làm tan rã, sụp đổ Trung Quốc trước khi quá muộn. Cuộc chiến thương mại lần này không thuần túy, đơn thuần về mặt kinh tế mà còn phải làm cho chế độ độc tài cộng sản của Bắc Kinh sụp đổ. Vì vậy, song song với việc áp đặt thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc để "san bằng thâm hụt thương mại", chính quyền của tổng thống Trump đã tung ra những lối đánh tổng hợp đầy ảo diệu đã quét sạch mầm họa Trung Hoa, đó là: 1. Đập tan quân đoàn tin tặc của Bắc Kinh; 2. Càn quét, tiêu diệt lực lượng gián điệp của Trung Quốc trên đất Mỹ và các nước đồng minh; 3. Gia cường cho các đồng minh yếm thế như Đài Loan, Úc, Ấn và các quốc gia trong khối Asean bằng cách "trang bị khí tài, quân cụ" để vừa giúp họ đứng vững trên đôi chân của mình, vừa dẫn dụ con cọp giấy Trung Quốc vào trò chơi "chạy đua vũ trang" để sớm làm bốc hơi túi tiền của Bắc Kinh; 4. Kích thích lòng hận thù vì "mất nước" của các tiểu quốc đã bị Trung Quốc xóa sổ như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông... Chỉ cần 4 đòn kết hợp trên cùng với sắc thuế chống bán phá giá và khởi tố hành vi ăn cắp, phá hoại của gián điệp Hoa Nam thì con cọp giấy Trung Quốc sẽ bị rụng răng, tuột móng và sẽ bị xẻ thịt nấu cao trong vòng 3 nốt nhạc. Kỳ này cọp giấy Trung Quốc không thoát khỏi các mũi giáp công của thợ săn diều hâu do Donald Trump điều khiển. Cộng sản Trung Quốc tiêu tùng dưới tay Mỹ, gấu Nga bị NATO ép vô chuồng thì con chồn hôi cộng sản Việt Nam cũng không còn chốn dung thân./. Tran Hung. | |||
Posted: 29 Aug 2018 12:56 AM PDT
'Tôi hạnh phúc khi làm việc cùng bóng đá Việt Nam! Tôi luôn cố hết sức để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho đội bóng. Đây không phải là chiến thắng của tôi. Đây là chiến thắng của chúng ta, của Việt Nam', HLV Park Hang Seo chia sẻ trong xúc động.Xuất hiện trong buổi họp báo sau trận với nụ cười tươi và nhận được những tràng pháo tay của giới truyền thông, HLV Park Hang Seo chia sẻ: "Hôm nay chúng tôi đã tiến thêm 1 bước nữa ở giải đấu. Tôi tự hào về các cầu thủ. Đây là vinh quang của tôi khi được dẫn dắt U23 Việt Nam. Tôi xin nhấn mạnh đó là một vinh dự lớn". HLV Park Hang Seo rất tự hào khi dẫn dắt U23 Việt Nam. Ảnh S.N Trước câu hỏi của một phóng viên Hàn Quốc rằng ông yêu đội bóng quê hương hay U23 Việt Nam, bởi trận đấu tới hai đội bóng sẽ gặp nhau ở bán kết, HLV Park Hang Seo trả lời: "Tôi yêu tổ quốc tôi nhưng bây giờ tôi là HLV trưởng của đội tuyển Việt Nam. Tôi sẽ làm hết sức để giúp U23 Việt Nam thắng ở bán kết". HLV Park Hang Seo xúc động nói về người đồng nghiệp ở U23 Hàn Quốc: "Kim Hak Bum và tôi đang đều nỗ lực làm tốt công việc của mình. Kim đã cống hiến nhiều năm cho bóng đá Hàn Quốc với triết lý bóng đá thông minh. Chúng tôi đối đầu nhiều ở K-League và tôi tin tưởng trận bán kết sẽ là màn đối đầu hết sức thú vị". U23 Việt Nam quyết làm nên kỳ tích trước Hàn Quốc ở bán kết. Ảnh S.N Tôi hạnh phúc khi làm việc cùng bóng đá Việt Nam! Tôi luôn cố hết sức để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho đội bóng. Đây không phải là chiến thắng của tôi. Đây là chiến thắng của chúng ta, của Việt Nam", HLV Park Hang Seo xúc động nói "Tôi chọn những cầu thủ thể hiện tốt nhất và thể trạng tốt nhất cho đội hình chính thức. Đức Huy chơi tốt ở các vị trí khác nhau theo ý đồ của BHL", HLV Park Hang Seo lý giải vì sao dùng Đức Huy thay vì Xuân Trường. HLV Park Hang Seo khẳng định chiến thắng không của riêng Văn Toàn hay bất cứ ai. Ảnh S.N "Các cầu thủ luôn nỗ lực theo đúng đấu pháp và tôi biết ơn họ về điều đó. Hồi năm 2002 tôi chỉ là trợ lý, còn giờ tôi là HLV. Hồi 2002 tôi dừng ở bán kết cùng tuyển Hàn Quốc, nhưng giờ thì không", HLV Park Hang Seo nhấn mạnh. Trong khi đó, tiền vệ Quang Hải phát biểu: "Hôm nay em và toàn đội hạnh phúc với chiến thắng. Đây là trận đấu tất cả đã cố gắng hết sức mình để mang lại niềm vui cho người hâm mộ. Nhưng tất cả vẫn còn ở phía trước. Chúng em sẽ nỗ lực và tập trung cho trận tiếp theo". "Em và toàn đội thi đấu từng trận một và tuân thủ đấu pháp của BHL.Cả đội sẽ thi đấu với tinh thần tốt nhất và hướng đến những gì tốt đẹp nhất", Quang Hải chia sẻ. Nguồn: HLV Park Hang Seo: 'U23 Việt Nam có thể thắng Hàn Quốc ở bán kết' Theo Vietnamnet Tờ báo hàng đầu Thái Lan bất ngờ chỉ ra 6 lý do để U23 Việt Nam hạ gục Hàn QuốcTiểu Mã | Siamsport đã có bài nhận định khá sâu về màn đại chiến vòng bán kết giữa U23 Việt Nam gặp Hàn Quốc và tờ báo Thái Lan cho rằng thầy trò HLV Park Hang-seo sẽ đi tiếp.Tờ báo thể thao uy tín của Thái Lan – Siamsport sáng 29/8 đã có bài nhận định với nhan đề: "6 lý do tại sao U23 Việt Nam sẽ đánh bại Hàn Quốc để tiến vào trận chung kết Asiad". Chúng tôi xin tóm lược lại nội dung chính của bài viết này. "Việt Nam đang trở thành ngọn cờ đầu của bóng đá Đông Nam Á tại Asiad 2018. Thành tích của họ là rất đáng tự hào. Đối thủ của họ sẽ là nhà ĐKVĐ Hàn Quốc. Đây là quốc gia từng 4 lần lên ngôi ở Asiad. Bốn năm trước ở Asiad 2014, Thái Lan từng là nạn nhân của Hàn Quốc ở vòng bán kết. Nhưng bây giờ, chúng tôi sẽ phân tích lý do vì sao Việt Nam có thể hạ gục đội bóng xứ Nhân sâm để tiến tới trận đấu cuối cùng. 1. Việt Nam có sự tiến bộ vượt bậc Trong quá khứ, Việt Nam thường thất bại trong các đấu trường lớn nhưng với đội hình U23 hiện tại, họ có sự thay đổi rất lớn về phong cách chơi bóng. Hiệu suất trong khả năng tấn công lẫn phòng ngự của U23 Việt Nam đều đang rất ấn tượng. Việt Nam đã xây dựng nền tảng để phát triển từ lứa U16 và U19. Những trận đấu của họ ở cuộc phiêu lưu tại Indonesia cho thấy họ có đủ khả năng để đánh bại bất kỳ đối thủ nào. 2. Việt Nam vừa đánh bại Nhật Bản Dù Nhật Bản chỉ chơi bằng các cầu thủ U21 song đó là những tài năng trẻ thi đấu ở K.League. Thế nhưng, trong cuộc đối đầu ở vòng bảng, Việt Nam lại có thể hạ gục đội bóng xứ Phù Tang nhờ bàn thắng của Quang Hải. Đây là một chiến tích rất đáng tự hào của U23 Việt Nam. Và khi vừa đánh bại Nhật Bản, sẽ chẳng có lý do gì để Việt Nam phải e sợ Hàn Quốc. 3. Hiệu ứng từ giải U23 châu Á Những hiệu ứng từ giải U23 châu Á với U23 Việt Nam là điều mà ai cũng có thể nhận ra. Chiến tích Á quân châu lục giúp U23 Việt Nam tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm và quan trọng hơn, đó là niềm tin của các cầu thủ. Những trận đấu vừa qua đã chứng minh cho điều đó khi U23 Việt Nam lần lượt đánh bại một loạt đối thủ sừng sỏ. 4. Hàn Quốc đã phải nếm mùi thất bại Ở vòng bảng, U23 Hàn Quốc đã để thua trước một đội bóng ở Đông Nam Á, đó là Malaysia. Nếu để đặt lên bàn cân so sánh giữa Malaysia và Việt Nam, tất nhiên Việt Nam có trình độ cao hơn. Vì thế, việc Việt Nam đánh bại Hàn Quốc là điều hoàn toàn có cơ sở. 5. Hàn Quốc gặp nhiều áp lực tâm lý Hàn Quốc đang là ĐKVĐ ở Asiad. Họ còn có ngôi sao sáng giá nhất là tiền vệ đang chơi cho Tottenham, Son Heung-min. Tất nhiên, với đội hình chất lượng như vậy, mục tiêu bảo vệ ngôi vô địch là nhiệm vụ bắt buộc với U23 Hàn Quốc. Nhưng sự kỳ vọng luôn đi kèm với những áp lực. Son Heung-min là niềm hy vọng lớn nhất của Hàn Quốc nhưng nếu anh ấy không thể tỏa sáng, rất có thể điều này sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của các cầu thủ còn lại, đặc biệt là những tài năng trẻ. 6. Sự ủng hộ của cả Đông Nam Á Không chỉ riêng người hâm mộ Việt Nam, tất cả CĐV ở 10 quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á đều cổ vũ thầy trò HLV Park Hang-seo chống lại Hàn Quốc. Chắc chắn, sẽ có rất nhiều người hâm mộ Thái Lan theo dõi trận đấu này qua TV và chờ đợi kịch bản U23 Việt Nam hạ gục Hàn Quốc. 00:04:13 Tứ kết Asiad 2018: U23 Việt Nam 1-0 U23 Syria. Tư liệu: Đài truyền hình kỹ thuật số VTC. theo Trí Thức Trẻ Hàn Quốc sẽ phải ôm hận vì chính "căn bệnh cũ" của bóng đá Việt Nam?Tiểu Mã | Biết đâu đấy, Hàn Quốc sẽ lại phải trả giá đắt trước U23 Việt Nam bởi câu chuyện "dao sắc không gọt được chuôi".Tại Asiad năm nay, U23 Hàn Quốc sở hữu hàng công đầy sức mạnh. Họ có siêu sao Son Heung-minvốn thường xuyên tỏa sáng trong mào áo Tottenham tại Premier League. Họ còn sở hữu tiền đạo đang đạt phong độ rất cao Hwang Ui-jo – người dẫn đầu danh sách ghi bàn ở Á vận hội với 8 pha lập công. Việc ghi tới 14 bàn sau 5 trận, gần gấp 2 so với U23 Việt Nam (8 bàn) cho thấy hàng tấn công của Hàn Quốc có thể đe dọa bất kỳ đối thủ nào ở đấu trường châu lục. Thế nhưng, trái ngược với hàng công thì hệ thống phòng ngự lại đang là một điểm yếu có thể coi như "tử huyệt" của U23 Hàn Quốc. Đầu tiên phải nhắc tới yếu tố lực lượng trên hàng phòng ngự của U23 Hàn Quốc. Theo thông tin từ báo chí xứ Kim chi, sau trận tứ kết gặp Uzbekistan, thủ môn 26 tuổi Jo Hyeon-woo gặp chấn thương đầu gối và khả năng cao không thể góp mặt ở trận bán kết gặp Việt Nam. Nếu điều này đúng, HLV Kim Hak-bum chỉ còn duy nhất sự lựa chọn trong khung gỗ là thủ môn trẻ 20 tuổi Song Bum-keun. Ngoài vị trí thủ môn thì Hàn Quốc gần như chắc chắn vắng tiền vệ phòng ngự Jang Yun-ho vì lý do chấn thương. Theo truyền thông Hàn Quốc, Lee Seung-mo nhiều khả năng đá chính trong trận gặp Việt Nam nhưng đây lại là cầu thủ để lại nhiều sự lo lắng. Anh đã liên tục mắc sai lầm, điển hình là ở trận gặp Uzbekistan khi mất tập trung trong 2 tình huống mà Hàn Quốc phải nhận bàn thua. Thực tế xét từ đầu Asiad tới nay, Hàn Quốc vẫn không được đánh giá cao ở khả năng phòng ngự. Trong trận gặp Malaysia, Hàn Quốc khởi đầu như thể muốn "ăn tươi nuốt sống" đối thủ nhưng rốt cục đội bóng của ông Kim Hak-bum lại để thua sốc 1-2 sau những tình huống mà hệ thống phòng ngự mắc sai lầm tai hại. Hay như trận tứ kết với Uzbekistan, U23 Hàn Quốc cũng tỏ ra rất lỏng lẻo ở hệ thống phòng ngự với việc phải nhận tới 3 bàn thua. Điển hình là ở pha thủng lưới đầu tiên (phút 17), cặp tiền đạo của Uzbekistan thoải mái phối hợp trước khi một cầu thủ đệm bóng vào lưới trong sự bất lực của các cầu thủ áo đỏ. Hay như bàn thua thứ 2 (phút 54), hàng phòng ngự Hàn Quốc tỏ ra cực kỳ sơ hở khi để một tiền đạo đối phương dứt điểm góc hẹp thành bàn. Và sau bàn thua đó đúng 2 phút, Hàn Quốc tiếp tục nhận thêm 1 bàn thua nữa sau một tình huống phản công của Uzbekistan. Cũng may là ở hiệp 2 và quãng thời gian hiệp phụ, hàng công của Hàn Quốc đã tỏa sáng để giúp đội bóng xứ Kim chi giành chiến thắng chung cuộc 4-3. Trái ngược với Hàn Quốc thì U23 Việt Nam lại sở hữu hàng phòng ngự tốt nhất ở Asiad (tính tới thời điểm hiện tại) khi là đội duy nhất chưa để thủng lưới. Trước kia, dưới thời Hữu Thắng, ĐT Việt Nam và cả U23 đã từng phải trả giá bởi "dao sắc không gọt được chuôi". Đó là những lần mà hàng phòng ngự mắc sai lầm và đó cũng là nguyên nhân chính khiến chúng ta phải trả giá ở AFF Cup 2016 hay SEA Games 2017. Khi HLV Park Hang-seo lên nắm quyền, ông đã hoàn toàn khắc phục được những vấn đề nơi hàng phòng ngự và chính điều này lại đang là "vấn nạn" mà U23 Hàn Quốc gặp phải. theo Trí Thức Trẻ | |||
Được sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán ở biên giới Posted: 28 Aug 2018 07:45 PM PDT Ngày 28.8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Thông tư 19/2018 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới VN - Trung Quốc. Theo đó, các thương nhân, cư dân biên giới VN, Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới dùng ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND hoặc nhân dân tệ (CNY) trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Phương thức thanh toán bao gồm thanh toán qua ngân hàng, bằng VND hoặc CNY tiền mặt. TIN LIÊN QUANThông tư quy định cụ thể hoạt động sử dụng tài khoản CNY, VND, đồng thời quy định một số hoạt động ngoại hối khác như ủy thác thanh toán bằng CNY, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt; cũng như quy định cụ thể trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới, ngân hàng được phép cũng như của cá nhân, thương nhân và tổ chức khác. Thông tư có hiệu lực từ ngày 12.10. | |||
Tập Cận Bình không nhượng bộ vì cuộc chiến thương mại liên quan “Trung Quốc mộng” Posted: 28 Aug 2018 07:40 PM PDT Vòng đàm phán thương mại mới đây giữa Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc trong thất bại. Tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) của Anh đưa tin, khi đàm phán phía Trung Quốc hứa tiếp tục mở cửa thị trường và tăng cường mua các sản phẩm của Mỹ, đảm bảo ổn định tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ, nhưng Mỹ chú trọng hơn về vấn đề mang tính tổ chức như chuyện bảo hộ của chính phủ Trung Quốc và quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, phía Trung Quốc cho rằng mong muốn của Mỹ không thực tế, không khác gì bắt chẹt dọa nạt. Liên Vân Cảng tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc (Ảnh: Getty Images) Đến nay, trọng tâm của sự khác biệt giữa hai bên dần lộ rõ: Washington muốn Bắc Kinh thay đổi mô hình phát triển, nhưng đối với Bắc Kinh thì đây lại là chìa khóa của "Giấc mơ Trung Quốc" nên không thể nhượng bộ. Tại sao? Vì điều này liên quan đến tính hợp pháp và tồn vong của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Liệu nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ đánh đến cùng với Mỹ bất chấp tương lai đất nước? Hai chuyên gia Hồ Bình (Hu Ping) – Chủ biên của Tạp chí Mùa xuân Bắc Kinh, nhà sử học và bình luận viên độc lập Trương Lập Phàm (Zhang Lifan) đã có những chia sẻ về vấn đề này. Đàm phán mới kết thúc trong vô vọng, Trung Quốc khó bỏ cuộcChủ biên danh dự Hồ Bình của Tạp chí Mùa xuân Bắc Kinh cho biết, trong đàm phán thương mại Mỹ – Trung lần này, Trung Quốc đồng ý mua thêm nhiều sản phẩm của Mỹ và mở cửa hơn nữa thị trường Trung Quốc, nhưng đối với đề xuất cải cách cơ cấu và thay đổi chính sách công nghiệp của phía Mỹ thì Trung Quốc đã kiên quyết từ chối. Trong thực tế, Mỹ quan tâm nhất là vấn này chứ không chỉ là vấn đề thâm hụt thương mại; mong muốn lớn hơn của Mỹ là ngăn chặn Trung Quốc dùng thủ đoạt bất chính trong tìm kiếm công nghệ cao để thách thức Mỹ. Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc có dân số gấp bốn lần Mỹ, chỉ cần GDP đầu người đạt một phần tư của Mỹ là có thể ngang bằng với Mỹ. Nhưng ngay cả như vậy, Mỹ vẫn có sức mạnh công nghệ cao mạnh nhất và sức mạnh quân sự vô địch. Còn Trung Quốc đang xây dựng kế hoạch "Made in China 2025", trong kế hoạch này nếu bằng thủ đoạn bất chính Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ về công nghệ cao. Trong một thời gian dài trước đây Trung Quốc chú trọng tuyên truyền về sức mạnh quốc gia, loại tuyên truyền này cho dù có phóng đại nhưng tốc độ tăng trưởng cao của Trung Quốc cũng là một thực tế khách quan, nếu được kết hợp với thủ đoạn bất chính nữa thì chắc chắn Trung Quốc sẽ có ngày vượt qua Mỹ, gây ảnh hưởng đến vị trí của Mỹ và làm thay đổi bức tranh địa chính trị thế giới. Do đó, Mỹ đặc biệt lo lắng về điều này. Mỹ cảnh giác nuôi hổ gây họa, không thể thỏa hiệp với độc tàiChuyên gia Hồ Bình cho biết, cần lưu ý rằng cái gọi là phương Tây kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, trên thực tế là để kiềm chế sự trỗi dậy của độc tài, chống lại thủ đoạn bất chính trong tìm kiếm công nghệ cao và phát triển công nghiệp công nghệ cao. Nếu không, Mỹ không có lý do để kiềm chế, và cũng không thể kiềm chế Trung Quốc. Sự phát triển của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua là nhờ hợp tác và hỗ trợ kinh tế và thương mại của Mỹ. Sau khi ông Tập Cận Bình nhậm chức, Mỹ phát hiện ra rằng đã vỡ mộng trong hy vọng kinh tế Trung Quốc phát triển sẽ thúc đẩy nước này đi vào con đường chính trị dân chủ; Mỹ thức tỉnh, phát hiện ra rằng hệ quả của thái độ thân thiện trong quá khứ có thể dẫn đến thực tế giống như nuôi hổ rước họa. Bên cạnh đó, kế hoạch "Made in China 2025" được đưa ra vào năm 2015 khi đưa ra còn chưa gây phản cảm đối với phương Tây, nhưng sau những ngôn từ tuyên truyền ca ngợi lòng tự hào dân tộc và sức mạnh Trung Quốc thống trị thế giới đã thành tiếng chuông cảnh tỉnh phương Tây; đã làm cho ông Trump được ủng hộ của hai đảng trong phát động cuộc chiến thương mại. Mô hình Trung Quốc bị khắp nơi chỉ trích vì thủ đoạn bất chínhÔng Hồ Bình chỉ ra, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc hiện đang lập luận rằng bởi vì Trung Quốc trở nên mạnh mẽ đã làm cho Mỹ sợ mà tìm cách ngăn chặn kìm chế, vì vậy cuộc chiến thương mại giữa hai nước là không thể tránh khỏi. Tuyên truyền như vậy nhằm nhấn mạnh tính hợp pháp của nhà cầm quyền Trung Quốc, và thực tế có ảnh hưởng đáng kể, nhưng điều đó là sai trái. ĐCSTQ không bao giờ thẳng thắn về mô hình Trung Quốc được xây dựng trên thủ đoạn bạo lực đàn áp nhân quyền, thậm chí cái gọi là kế hoạch "Made in China 2025" cũng là dùng thủ đoạn bất chính, chỉ có các nước độc tài mới có thể thông qua thủ đoạn như vậy. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu dựa trên lợi thế nhân quyền thấp. Điều này dường như là một hiện tượng tự nhiên, suy cho cùng sức lao động ở các nước nghèo thì thường có giá rẻ mạt. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế, chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục đè nén giá trị lao động. Vốn dĩ, người dân Trung Quốc có thể cải thiện mức sống của họ lên nhiều lần hơn nữa nhờ sự phát triển của đất nước, nhưng ĐCSTQ không nêu cao điều này. Đài Loan năm 1970 có chính sách mở cửa tương tự, trong khi nền kinh tế cất cánh thì khoảng cách giàu nghèo khá nhỏ, nhưng Trung Quốc ngày nay thì ngược lại, nguyên nhân là do nhà nước cố ý gây ra. Chính phủ phải giữ cho lớp người dưới đáy xã hội chìm trong nghèo khó kéo dài, giữ cho lực lượng lao động giá rẻ để duy trì lợi thế phát triển của đất nước. Những quốc gia phát triển sau muốn phát triển công nghệ cao là chính đáng, nhưng sử dụng quyền lực của chính phủ để ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ và buộc chuyển giao công nghệ là thủ đoạn bất chính. Ngoài ra, giống như cách làm trợ cấp lớn của chính phủ đối với các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyện này ở các nước dân chủ không thể làm được. Tóm lại, Trung Quốc dựa vào chế độ độc tài để có được những lợi thế phát triển, đây mới là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế. Hồ Bình cho biết việc sử dụng thủ đoạn không công bằng là cách duy nhất để Trung Quốc phát triển công nghệ cao: đi con đường "tà đạo" chính là đặc điểm phát triển của Trung Quốc. Thái độ hiện tại của chính phủ Mỹ đối với Trung Quốc rất nhất quán, bởi vì ĐCSTQ hiện đang quay trở lại làm trầm trọng thêm những hạn chế của hệ thống chính trị; giờ đây thủ đoạn độc tài của ĐCSTQ không chỉ không suy yếu mà còn được củng cố mạnh hơn, tất nhiên điều này đã dẫn đến sự phản đối từ mọi tầng lớp xã hội ở Mỹ. Trước đây, khi Trung Quốc lên kế hoạch "Made in China 2025" đã tự mãn sẽ bắt kịp Mỹ trong thời gian ngắn, cao giọng tuyên bố chính phủ có thể dùng tiền để đạt được những gì họ muốn, điều này khẳng định những lời chỉ trích của chính phủ Mỹ là không có gì quá đáng. Vì tồn vong của thể chế, ĐCSTQ buộc phải chống MỹNhà nghiên cứu lịch sử và bình luận viên độc lập Trương Lập Phàm chỉ ra, vấn đề cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ sóng sau xô sóng trước chính là cái bẫy Thucydides mà trước đây nhiều bình luận đã chỉ ra. Chiến lược của Trung Quốc chắc chắn là muốn thành ông chủ của thế giới, vì vậy sẽ có những giới hạn nhượng bộ trong cuộc chiến thương mại, trong đó điểm mấu chốt là sẽ không chấp nhận bất kỳ yêu cầu nào làm hỏng "giấc mơ Trung Quốc". Họ nhấn mạnh quyền được phát triển của họ. Khi có một cường quốc mới nổi lên, chắc chắn sẽ thách thức vị trí nước lớn hiện hữu, tuy nhiên cuộc chiến thương mại là để ngăn chặn sự trỗi dậy của đất nước Trung Quốc với nền chính trị độc tài, bởi vì điều này đe dọa hòa bình thế giới và an ninh con người. Từ logic này, cho dù đặt trong lợi ích của Mỹ hay trong tình hình toàn cầu, Mỹ sẽ phải ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, còn Trung Quốc chắc chắn đã ở trong trạng thái chuẩn bị. Ông Trương Lập Phàm đã chỉ ra rằng ĐCSTQ sẽ không thay đổi, bởi vì chống lại Mỹ là cách để đảm bảo sự tồn tại của chế độ Cộng sản Trung Quốc. Nếu ĐCSTQ chấm dứt cuộc chiến thương mại theo yêu cầu của Mỹ, như vậy sẽ phải thay đổi kết cấu mô hình tổ chức của ĐCSTQ. Trong khi hệ thống quốc gia hiện tại của ĐCSTQ là có lợi nhất cho việc duy trì quyền lực của nhà cầm quyền này. Cuộc chiến Trung – Mỹ là không thể tránh khỏi. "Vì nghèo, phải ăn cắp", thế giới văn minh không thể chấp nhậnÔng Trương Lập Phàm cho rằng ĐCSTQ nhấn mạnh quyền được phát triển. Trong cuộc đàm phán này, phía Mỹ đưa ra yêu cầu với 140 khoản, và ĐCSTQ đã không chấp nhận một phần ba trong số đó, nhấn mạnh rằng không được phép có điều khoản nào gây cản trở sự phát triển của Trung Quốc. Các vấn đề như sở hữu trí tuệ và trợ cấp của chính phủ Trung Quốc chính là mục tiêu mà Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải thay đổi, nhưng đây lại là vấn đề lợi ích cốt lõi của ĐCSTQ. Trong thời đại ông Giang Trạch Dân, Trung Quốc đã đưa ra cái gọi là kế hoạch 948, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về khoa học công nghệ của nước ngoài. Kế hoạch này đã đưa vào hoạt động trong nhiều năm, trong đó được sự tài trợ lớn từ chính phủ. Thủ đoạn này là chính sách quốc gia kéo dài của ĐCSTQ, vì nhà cầm quyền ĐCSTQ muốn lợi dụng công nghệ nước ngoài để vượt qua Mỹ. Đến nay ĐCSTQ không từ bỏ ý định này. Hiện nay, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đang kích động tình cảm dân tộc chủ nghĩa. Đây là trò dàn cảnh quen thuộc. Không chỉ để cho người trong nước xem, mà còn để cho thế giới xem, tuyên bố "Trung Quốc là một nước đang phát triển", Trung Quốc ủng hộ thương mại tự do, nhưng có nước lớn cản trở ức hiếp, Trung Quốc có quyền phát triển. Tuy nhiên, e rằng ĐCSTQ khó nhận được sự đồng cảm của quốc tế. Bất kể ra sao, hành vi trộm cắp không thể biện minh được. Logic "vì nghèo nên phải ăn cắp" không thể được các nước văn minh tán đồng. Ngay cả Malaysia cũng đã thẳng thắn lên tiếng rằng thương mại phải công bằng, chống lại ĐCSTQ "lấy của đè người". Hiện chỉ còn một số nước châu Phi bị rơi vào bẫy của ĐCSTQ. Xung đột Mỹ – Trung không giống Mỹ – NhậtÔng Trương Lập Phàm cho rằng, hoàn toàn ngược lại quan điểm của truyền thông nhà nước Trung Quốc, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung tất nhiên liên quan đến ý thức hệ, mặc dù nhìn từ lợi ích riêng thì Mỹ không muốn bất kỳ quốc gia nào qua mặt. Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản cũng bị Mỹ kiểm soát, nhưng trường hợp Trung Quốc hiện nay không thể giống như trường hợp Nhật Bản trước đây. Trong thực tế, sự trỗi dậy của Nhật Bản là kết quả tất yếu sau khi được Mỹ chuyển đổi hệ thống chính trị, từ góc nhìn này thì chính Mỹ đã tạo ra sự thịnh vượng của Nhật Bản; hai nước chia sẻ những giá trị chung và hệ thống chính trị. Nhưng hiện nay Mỹ buộc ĐCSTQ phải thay đổi cấu trúc kinh tế sẽ gây nguy hiểm cho sự sống còn của ĐCSTQ. Nhật Bản không cần bên ngoài can thiệp thay đổi hệ thống chính trị của họ, chính chính phủ Nhật Bản thường xuyên tự thay đổi. Cách làm của Mỹ đối với Nhật Bản trong quá khứ không làm tổn thương hệ thống kinh tế của Nhật Bản. Vì thế mối quan hệ Mỹ – Trung không thể so sánh được với mối quan hệ Mỹ – Nhật. Mỹ cạnh tranh với Nhật Bản chỉ vì lợi ích kinh tế, còn Mỹ với Trung Quốc vượt ngoài phạm vi kinh tế, đó là vấn đề chính trị và ý thức hệ. Tư duy truyền thống của ĐCSTQ bị cô lậpÔng Trương Lập Phàm cho rằng tư duy chính trị của ĐCSTQ liên quan đến truyền thống chính trị của Trung Quốc. Lịch sử của Trung Quốc nhấn mạnh vấn đề chính phủ thống nhất, chính quyền toàn năng, chính phủ kiểm soát mạnh mẽ để huy động nhân lực và vật lực khổng lồ nhằm xây dựng các công trình công cộng, thứ mà bây giờ gọi là "tập quyền độc tài". Từ việc lôi kéo nhu cầu trong nước vào "Một vành đai Một con đường" hay "Made in China 2025" đều không thể tách rời kiểu tư duy này. Trên đấu trường quốc tế cũng vậy, ĐCSTQ muốn thực hiện cái gọi là "thống nhất toàn thế giới". Vấn đề là ĐCSTQ đã để lộ quá sớm tham vọng thành ông chủ thế giới. Nếu không có quá nhiều sự nhấn mạnh về cái gọi là "Quản trị toàn cầu", "Phương án cống hiến trí tuệ Trung Quốc", "Cộng đồng nhân loại chung số phận", "Một vành đai Một con đường"… có lẽ quốc tế cũng không cảnh giác. ĐCSTQ bây giờ giống như Mao Trạch Đông của năm xưa, muốn mở rộng hệ giá trị của mình cho toàn thế giới, suy nghĩ này khiến cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận. Vấn đề nữa là, triết lý chính trị của Trung Quốc tôn sùng thuyết âm mưu, cả binh pháp Tôn Tử cho đến thậm chí triết học Lão Từ đều dung túng việc dùng mọi phương tiện nào cần thiết để gặt hái thành công, cho rằng như vậy là thành công. Vô số kiểu thành công của Trung Quốc dựa vào hành động không từ thủ đoạn. Tư duy này hoàn toàn khác với tính thành tín, siêng năng, nguyên tắc và sự công bằng của nền văn minh Kitô giáo phương Tây. Như vậy, các giá trị cốt lõi mà Trung Quốc theo đuổi hoàn toàn trái ngược với các giá trị chính thống của thế giới. Đây là một lý do quan trọng giải thích nguyên nhân ngày nay Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế cô lập, nhưng ĐCSTQ lại từ chối thức tỉnh. Blog Hứa Ba (Theo VOA) Xem thêm:
|
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét