“Mỗi tâm hồn Việt sẽ mãi cháy ngọn lửa Danco trong tim, và đi về phía trước…” plus 8 more |
- Mỗi tâm hồn Việt sẽ mãi cháy ngọn lửa Danco trong tim, và đi về phía trước…
- Vì sao Luật Đặc khu phải lùi vô thời hạn?
- Chuyện gì đang xảy ra với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?
- ĐƠN TỐ CÁO VÀ ĐỀ NGHỊ XỬ LÝ VIỆC ĐĂNG TIN VU KHỐNG, SAI SỰ THẬT ĐỐI VỚI TÁC PHẨM “GẠC MA – VÒNG TRÒN BẤT TỬ” CỦA TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN VÀ THIẾU TƯỚNG HOÀNG KIỀN TRÊN TUẦN BÁO VĂN NGHỆ TP. HCM
- Nhân sự cấp chiến lược - bài toán khó đang cần lời giải
- Khi trộm cắp cũng bận tâm về chủ quyền thì đừng đùa
- Phía trước Nguyễn Phú Trọng là cả một đại dương gầm thét
- Âm thanh Liên Xô sụp đổ đang vang trong vành đai và con đường của Trung Quốc
- Đối diện với công an: từ sợ hãi đến lo ngại!
Mỗi tâm hồn Việt sẽ mãi cháy ngọn lửa Danco trong tim, và đi về phía trước… Posted: 29 Aug 2018 01:26 PM PDT Nguyễn Hoàng Quang
Nghỉ hưu rồi mới có thời gian nhìn lại chính mình, nhìn lại con đường mình đã đi qua, đứng tựa gốc thông già tiếp tục sống nhìn cuộc đời, xã hội, đất nước! 1. Phải chăng dân tộc Việt Nam đã "mắc bẫy" của lịch sử và đã bị "tai nạn lịch sử"!? "Độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc" như là "miếng mồi" mà kẻ giăng bẫy đã đánh vào lòng yêu nước của nhân dân và dân tộc. Đã từng bị sống trong ách nô lệ, mất tự do với những nỗi nhục mất nước, không có quyền sống làm người nên người Việt Nam sống trong nguồn sống của lịch sử dân tộc không ai không yêu nước, không ai không yêu quý độc lập tự do của Tổ quốc. "Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm Vua đất Bắc!" (Trần Bình Trọng); "Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần trước đã" (Trần Quốc Tuấn)! Hạnh phúc của nhân dân, dân tộc chỉ có khi đất nước có tự do, độc lập. Lịch sử đã "mắc bẫy"; nhân dân đã "mắc bẫy"; "lịch sử" đã bị "tai nạn"! "Độc lập, tự do đã về tay ta" nhưng không phải về tay nhân dân! Đất nước có "độc lập, tự do" nhưng nhân dân nào có quyền tự do, độc lập, nào có quyền dân chủ, "mưu cầu hạnh phúc"! Quyền dân chủ, độc lập, tự do của nhân dân đã bị đánh tráo, bị tước đoạt nên nhân dân qua nô lệ này lại bị sụp bẫy nô lệ khác; mất tự do trong tạy giặc ngoại xâm, đấu tranh giành lại để rồi lại bị mất trong tay giặc nội xâm. Có "nội xâm" vì có "ngoại xâm", vì có kẻ "nối giáo cho giặc"; đặt quyền lợi tập đoàn, phe phái riêng của mình lên trên lợi ích toàn dân tộc, đất nước. Có thế lực của ngoại xâm nên kẻ nắm quyền lực xã hội đen mới nhởn nhơ trên đầu trên cổ nhân dân chẵng khác nào những bọn quan lại đô hộ thời thuộc Pháp, của bọn Thái thú phương Bắc xưa… Kẻ giăng bẫy đã "thành công", đã "thắng lợi" vì rất biết sức mạnh yêu nước, yêu độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc trong mỗi con người Việt Nam (!). Nhân dân, đất nước đã bị mắc trong một cái bẫy vĩ đại, dù vẫn sống, vẫn tồn tại nhưng thua cả loài chim muông kia chúng còn có tự do bay trong bầu trời cao rộng… Xã hội hình thành bởi con người kết hợp nhau lại, tổ chức nên để cùng nương tựa nhau mà sống, bảo vệ mình, xây dựng "ngôi nhà to" của mình; tự do làm chủ trên cánh đồng, cày cấy, gieo trồng, trú nắng, che mưa; đoàn kết để chống bầy quỹ dữ, bảo tồn nòi giống như Tổ tiên dòng Lạc Việt xưa đã dựng xây, giữ gìn cho cháu chắt muôn đời ngày nay. Đã mang kiếp Người, sống để làm Người, xây dựng một xã hội NGƯỜI, Tâm bản thiện, yêu nước, yêu nòi, yêu người; mơ dân tộc, đất nước Việt Nam "rồng bay" như giấc mơ của Lý Thái Tổ ngàn năm trước…! 2. Nghĩ về chế độ xã hội tiên tiến nhất loài người tôi lại nghĩ đến thuyết "phản xạ có điều kiện" của Paplov! Sự độc quyền, nhất là độc quyền chính trị, bằng quyền lực, xây dựng những "điều kiện" cho nhân dân "phản xạ"; buộc mọi người phải sống, suy nghĩ, hành đông… trong "điều kiện" cho phép, phải chăng cũng như "điều kiện" để cho nhân dân "phản xạ", để có một sự "thuần hóa" trong tay những anh nài Voi, nài Ngựa hay như những anh lính Khuyển, làm cho con người như vô cảm trong cuộc sống xã hội, đất nước…! "Đầy tớ" và "ông chủ" đang chơi trò "biện chứng". "Điều kiện" xưa "đầy tớ" bắt "ông chủ" "phản xạ có điều kiện", nay những "điều kiện" và thực tế xã hội cũng có nhiều thay đổi. Âm mưu nào không biết nhưng thực tế xã hội, đất nước trong sự phát triển cùng với dã tâm của bọn "cõng rắn cắn gà nhà" đang là "âm mưu" cho xã hội ngày càng phải "tự diễn biến" trên con đường dân chủ, tự do! Trí thức là quyền lực, là cơ sở của quyền dân làm chủ. "Cha nó lú, chú nó khôn"! Cả bể nhân dân này chẳng lẽ không có tri thức để cho con hổ báo kia cứ mãi làm chủ như ở chốn rừng xanh! Kẻ dị tâm, sống khác lòng, không có tâm hồn đất nước, không còn là con Lạc cháu Hồng tất sẽ thay lòng, đồng tâm với kẻ "dị tộc" –"Tổ quốc trên hết"! Kẻ nắm quyền lực tha hóa, vong bản kia rồi sẽ quay đầu. Một con voi phản trắc xưa Vua Hùng đã chém đầu cho hôm nay trường tồn nòi giống dân tộc Việt. Kẻ phản trắc nay không quay đầu thì kết quả của chúng cũng không thể khác… Xã hội luôn là xã hội Người. Con người từ nhân tâm của mình "thuần hóa" loài vật để chúng quen sống với Người, thân thiện với Người chứ không phải ngược lại. Con người sống có ý thức làm người, tâm bản thiện, sống có Đạo Nhân, luôn tự tin Người vẫn là chủ tể xã hội muôn loài chứ không bao giờ loài thú hoang là chủ tể. 3. Tin vào con Người, xã hội Người nên tôi đã tự chọn cho mình đường đi. Có thể do tuổi trẻ viễn mơ, dại khờ, đã bị lừa bịp, sụp bẫy! Sự sai lạc đã trả giá cho cả cuộc đời mình, lại tai họa cho cả xã hội dù mình chỉ là một giọt nước nhỏ nhoi… Một cuộc hành trình gian nan trong lòng dân tộc, đất nước, nhân dân; một nạn nhân trong bầy thú nên phải tự giữ mình để sống làm người, dù thân thể cuộc sống phải chịu nhiều rách nát, khổ đau. Cuộc đời là vô thường! Thân xác con người là hữu hạn nhưng nhân dân là mãi mãi, thường hằng. Triều đại nào rồi cũng sẽ qua đi, chói sáng trong lịch hay thành vũng bùn đen lịch sử tanh hôi, "bia miệng" ngàn đời không phai. Tự do, dân chủ, nhân quyền, công bằng, bác ái, hạnh phúc, văn minh là con đường sáng, nhân bản nhân loại đang đi về phía trước. Dân tộc Việt Nam không thể tách khỏi con đường sáng trong dòng sống nhân loại.… Hôm nay kẻ thù núp bóng đứng sau lưng kẻ có quyền thế, nhân dân mắt sáng, nhìn thấu suốt cả chiều dài lịch sử ngàn năm, thấu suốt cả mọi tâm địa nhưng phải cam chịu đôi mắt mù lòa…! Lịch sử đã "sụp bẫy"; "Tai nạn lịch sử" rồi sẽ qua, nhanh hay chậm, lành lặn hay nguy khốn tùy nhân duyên, tâm hồn nhân dân, thân thể đất nước, hồn thiêng sông núi. Những gì của lịch sử hôm nay cháu con ta phải trả giá không kém đêm trường nô lệ của cả ngàn năm trước đó nếu dân tộc Việt Nam - Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền… không đứng dậy, vượt lên… Với truyền thống bất khuất của dân tộc Việt, nhân dân rồi sẽ tự chữa vết thương cho chính mình và xã hội; cả gánh nợ và trả nợ cho một bộ phận con người hôm nay chỉ vì lợi ích nhỏ nhen ích kỷ, ngu xuẩn của bản thân, gia đình, phe phái đã "ăn mặn " cho cả dân tộc đời sau "khát nước"! Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. "Nhân dân là người làm nên lịch sử"! "Dân là gốc"! Bài học xưa khi chưa nắm chính quyền trong tay người ta sao leo lẻo nhưng khi đã nắm quyền lực rồi sao lại chóng quên!? Con đường tôi đã đi qua, một thời vàng, đỏ, nay đứng tựa gốc thông già nhìn lại để thấu, nhìn về tương lai để thấy. Tôi tin mỗi tâm hồn Việt sẽ mãi cháy ngọn lửa Danco trong tim và luôn đi về phía trước… N.H.Q. Tác giả gửi BVN | |
Vì sao Luật Đặc khu phải lùi vô thời hạn? Posted: 29 Aug 2018 01:23 PM PDT
Biểu tình chống Luật Đặc Khu. Sự kiện bản dự luật Đặc khu - đối tượng đã tạo địa chấn biểu tình khổng lồ và gây sóng gió trong chính trường Việt Nam - vừa bị Ủy ban Thường vụ quốc hội 'quyết' không mang ra bàn tại kỳ họp Quốc hội tháng Mười năm 2018 mà để 'lùi lại' nhưng không xác định thời hạn, khiến người ta nhớ lại mẩu chuyện dưới đây. 'Nó lừa mình!'Vào đầu tháng Bảy năm 2018, tức khoảng một tháng sau khi nổ ra cuộc biểu tình phản đối 'Luật bán nước' (một tục danh mà nhân dân đặt cho dự luật Đặc khu) ở Sài Gòn với nhân số lên đến hàng trăm ngàn người và lan rộng trên 50% tỉnh hành trong cả nước, Tổng bí thư Trọng có gặp một ai đó và thốt lên 'Nó lừa mình!'. Tuy thật khó hoặc không thể kiểm chứng về tính xác thực của mẩu chuyện dân gian truyền miệng trên, nhưng việc một số người dân và cựu quan chức ở Hà Nội xì xào về nó lại có vẻ phần nào logic với cách đánh giá của một bộ phận trong giới quan sát chính trị về quan điểm Nguyễn Phú Trọng - luật Đặc khu: không phải là tác giả nguyên thủy của dự luật này như những Phạm Minh Chính thời còn là bí thư Quảng Ninh và Nguyễn Thị Kim Ngân đã từng nhiệt tình ủng hộ dự thảo của Phạm Minh Chính vào thời đó, cũng không bị dư luận nổi lên nhiều đồn đoán về việc 'đã gom đất đặc khu giá thấp' như một số quan chức cao cấp để chờ khi thông qua luật Đặc khu thì sẽ 'xả hàng' với giá cao ngất, là nhân vật tỏ ra có thái độ nước đôi đối với luật Đặc khu chứ không hẳn cắm đầu lao vào nó - với một biểu hiện là cách nói hàng hai về dự luật này trong một cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội vào cuối tháng Sáu năm 2018, ông Trọng có vẻ chưa dứt khoát trong quyết định về việc luật Đặc khu có được thông qua hay không, hoặc ít nhất dự luật này có được đưa ra Quốc hội để thảo luật thêm một lần nữa hay không. Trong khi đó, nếu mẩu chuyện dân gian trên là có cơ sở, người dân sẽ rất tò mò và cũng rất hào hứng để biết được 'nó' là ai, và đã 'lừa mình' là lừa cái gì và lừa theo thủ đoạn nào và ngoạn mục như thế nào. 'Nó' là ai? Nếu ngay sau cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu năm 2018, Quốc hội đã phải bàn lùi luật Đặc khu nhưng có thời hạn lùi đến kỳ họp tháng Mười cùng năm, thì giờ đây, vụ Ủy ban Thường vụ quốc hội - cơ quan đã từng được Tổng bí thư Trọng quán triệt 'cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến pháp' vào năm 2013 - phải bàn lùi luật Đặc khu mà chưa thể 'chốt' thời hạn đưa ra bàn hay thông qua là năm 2019 hay năm nào sau đó, đã cho thấy ít nhất một kết luận: bất chấp phong trào người dân, trí thức và cả nội bộ trong đảng phản ứng dữ dội về nhiều điều khoản rất bất lợi trong dự thảo luật này, cho tới nay dự thảo luật Đặc khu có thể vẫn chưa được chỉnh sửa một cách cầu thị thật sự, mà thậm chí chỉ được gia cố hết sức sơ sài và mang tính đối phó và vẫn giữ nguyên quan điểm và quy định chi tiết về 'cho thuê đất đến 99 năm' hoặc gần như thế; 'kiến tạo' những điều kiện cực kỳ dễ dãi để người Trung Quốc có thể ồ ạt di cư vào các đặc khu, đặc biệt là đặc khu kinh tế Vân Đồn ở Quảng Ninh, một khi luật Đặc khu được chính thức thông qua; vẫn giữ nguyên quyền tài phán nếu có tranh chấp và xử lý người di cư hoặc doanh nghiệp của Trung Quốc không thuộc về Việt Nam mà thuộc về 'quốc tế'; vẫn không có những điều kiện chặt chẽ để loại trừ tương lai các đặc khu, nhất là đặc khu Vân Đồn, sẽ trở thành bãi thải công nghiệp khổng lồ của rác từ Trung Quốc đổ vào; và vẫn không có quy định chặt chẽ để loại trừ tương lai một số doanh nghiệp cá mập Việt Nam (chẳng hạn như Tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết - nhân vật không biết là tỷ phú đô la thực hay giả) trở thành con nợ khổng lồ khi sẵn sàng đi vay của các ngân hàng Trung Quốc để đầu tư vào đặc khu nhưng lại không thể bảo đảm năng lực thanh toán, để cũng như nhiều phi vụ vay ODA nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam đẩy toàn bộ hậu quả mất khả năng thanh toán cho Chính phủ… Kể từ sau cuộc biểu tình khổng lồ phản đối luật Đặc khu vào ngày Mười tháng Sáu, ông Nguyễn Phú Trọng đã phải chịu tư thế một đầu lĩnh đảng không còn thể chỉ đạo đường lối chung chung như trước đây, mà chắc chắn ông ta sẽ ít nhất phải ghé mắt xem Trưởng ban tổ chức trung ương Phạm Minh Chính thâm trầm, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân diêm dúa và cả những cơ quan liên quan trong Chính phủ 'kiến tạo, hành động' của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã 'chỉnh sửa' dự luật Đặc khu ra sao. Và dường như ông Trọng không hài lòng với bản sửa trên. 'Sửa' như thế thì chỉ có nước lại kích động biểu tình, kích động phản ứng nội bộ và càng khiến không chỉ nhóm tác giả của 'luật bán nước' mà cả ông Trọng cũng bị dân coi là 'tội đồ dân tộc'… Trong thực tế, Nguyễn Phú Trọng đang không chỉ điên đầu với công cuộc 'đốt lò' đụng tới ai cũng dính chàm, mà còn phải căng mình để đối phó với không ít âm mưu 'lật đổ' có thể tồn tại ngay trong nội bộ đảng. Cựu thần và Tổng Trọng Sau cuộc biểu tình ngày Mười tháng Sáu, một quan chức quốc hội là Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đã viện dẫn nguồn cơn dẫn đến việc Quốc hội phải bỏ phiếu lùi luật Đặc khu: "đây là dự án luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ; nhiều quy định về cơ chế, chính sách trong dự thảo luật mang tính đột phá cả về tổ chức bộ máy và quan điểm, định hướng phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; ý kiến của đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và cử tri về một số nội dung của dự án luật còn khác nhau". Trong thực tế, hầu như không có bằng chứng nào cho thấy Quốc hội và Chính phủ đã quan tâm hoặc hỏi ý kiến cử tri trong khoảng thời gian từ năm 2014 khi Bí thư Quảng Ninh Phạm Minh Chính tiếp cố vấn Đào Nhất Đào của Tập Cận Bình về kinh tế và bàn rất chi tiết về tương lai của đặc khu Vân Đồn nằm sát biên giới Trung Quốc, thậm chí ông Chính còn chủ động đưa vào dự thảo luật Đặc khu quy định cho nước ngoài thuê đất đến 120 năm…, đến tháng Năm năm 2018 là thời điểm hiện hình 'Bộ Chính trị đã kết luận rồi…' - một phát ngôn đầy tính áp đặt và cũng là một tiểu xảo chính trị như một cách nói để không cho ai nói khác với đảng, của Nguyễn Thị Kim Ngân - mang danh là người đứng đầu cơ quan dân cử cao nhất quốc gia... Cũng trong khoảng thời gian trên, đã không có bất kỳ chủ trương nào về 'sẽ lấy ý kiến cử tri và nhân dân về luật Đặc khu' như cách nói của Thủ tướng Phúc - chỉ lộ ra sau khi dự luật này bị người dân gọi đích danh là 'luật bán nước' và phát sinh biểu tình khổng lồ từ Bắc chí Nam. Vậy còn vai trò của giới 'cán bộ lão thành' mà Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đề cập thì sao? Từ trước khi dự luật Đặc khu được đưa ra trung ương nghị bàn, một số cựu thần và một bộ phận trong giới cách mạng lão thành đã có những phản ứng nhất định. Còn sau khi nổ ra cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu của dân chúng và khi người ta chứng kiến một Nguyễn Phú Trọng cũng nói nước đôi chứ không thể ủng hộ tuyệt đối 'luật bán nước' theo cách mà những Phạm Minh Chính, Nguyễn Thị Kim Ngân có lẽ rất mong muốn, đã có những cựu thần công khai lên tiếng phản đối dự luật Đặc khu trước ông Trọng và trong các cơ quan đảng. Hẳn sự phản ứng này, được tích tụ từ trước tháng Sáu và phát ra mạnh hơn sau tháng Sáu, đã tạo nên một sức ép đủ lớn khiến bộ phận quan thức yêu mến 'luật bán nước' phải chùn tay mà chưa dám đặt dự luật này lên bàn nghị luận như một hành vi khiêu khích toàn dân. Đã quá rõ rằng hiệu ứng của cuộc tổng biểu tình Mười tháng Sáu và phong trào văn thư kiến nghị, phản bác trước đó của giới trí thức đã tác động không nhỏ đến giới cách mạng lão thành và cựu thần, tạo nên những phản ứng nội bộ với mức độ đủ lớn để đảng cầm quyền, Chính phủ và một Quốc hội 'đầu sai của đảng' phải lùi thông qua dự luật Đặc khu để 'nghiên cứu tiếp', và cho đến nay phải tìm cách hoãn bàn về 'luật bán nước' vì lo sợ sẽ bùng nổ một phong trào biểu tình khổng lồ mới của dân chúng, dù trước đó đã muốn đặt dự luật này vào sự đã rồi mà không thèm quan tâm đến quan điểm, chính kiến và ý kiến của các tầng lớp nhân dân. 'Xin ý kiến nhân dân' như thế nào? Một nguy cơ rất hiển hiện đối với chế độ cầm quyền là nếu các nhóm lợi ích trong nội bộ đảng - với tư chất cố đấm ăn xôi - vẫn bằng mọi cách 'đi đêm' để thông qua luật Đặc khu, sẽ khiến làn sóng biểu tình chống 'luật bán nước' này trong dân chúng tiếp tục diễn ra sôi sục hơn, có thể biến thành một phong trào rất lớn trên mạng xã hội và cả trên đường phố trong nửa cuối năm 2018 và cả những năm sau. Phong trào biểu tình phản đối luật Đặc khu lại diễn ra trong khung cảnh bức tranh xung đột của các phe phái chính trị trong nội bộ đảng ngày càng quyết liệt và đậm gam màu sắc máu. Những thuyết âm mưu về 'lợi dụng dân chúng để biểu tình' và 'dùng quân đội chống biểu tình' có thể tiếp tục được hiện thực hóa và kéo dài, tiếp thêm một ngòi nổ cho trái bom khủng hoảng chực chờ ngay trong lòng đảng. Vậy sau thái độ lấp ló của Thủ tướng Phúc về 'sẽ xin ý kiến nhân dân về luật Đặc khu', thực tế triển khai sẽ ra sao? 'Luật bán nước' chính là một minh chứng hùng hồn về quan điểm quên dân và gạt dân. Dù đã được âm thầm chuẩn bị trong nội bộ đảng cầm quyền từ vài năm trước, nhưng chỉ đến sát kỳ họp Quốc hội tháng 5 - 6 năm 2018, 'luật bán nước' mới được công bố một cách chính thức như đặt sự đã rồi. Còn trước đó, đã không có bất kỳ một động tác nào, dù là nhỏ nhất hoặc chỉ mang tính mị dân, nhắm đến việc thông báo cho dân hoặc lấy ý kiến của dân về dự luật đặc khu. Và càng tuyệt đối không có bất kỳ ý tưởng nào của chính quyền về 'trưng cần dân ý' đối với dự luật gắn liền với cơ thể chủ quyền lãnh thổ này. Còn nhân dân thì làm sao quên được một sự thật quá sức trần trụi: một trong những quyền dân đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1992 là 'trưng cầu dân ý' vẫn chưa hề được luật hóa cho đến tận giờ đây. P.C.D. Tác giả gửi BVN | |
Chuyện gì đang xảy ra với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh? Posted: 29 Aug 2018 01:20 PM PDT Kiều Phong Trong tiểu thuyết Tây du ký của nhà văn Ngô Thừa Ân và trong bộ phim đi liền kinh điển bản 1986, người xem thấy rằng trước khi chết, một con yêu quái thường hiện nguyên hình động vật của nó. Có con hiện nguyên hình là chồn, có con hiện nguyên hình là hồ ly, có con là rết, là cá... Lúc chưa chết hẳn, thường những con yêu quái này nửa trên là hình người, nửa dưới là hình thú trông rất đáng thương. Những dấu hiệu tương tự cũng đang được hiển hiện nơi Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, khi gần đây liên tiếp lộ ra những trò chơi kích dục của tổ chức thanh niên do Đảng Cộng sản điều khiển. Đặc biệt là khi Đoàn thanh niên huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa công khai đăng tấm hình ủng hộ cho Đặc khu. Cho dù tấm biển không nói rằng người thuê đặc khu là Trung Quốc, cũng không nói là cho thuê ở đâu, thì hành động đó của Đoàn thanh niên huyện Vạn Ninh làm cho dân tộc thức tỉnh rằng, đoàn thanh niên ở quận huyện nào thì cũng một loại như vậy cả. Bạn Võ Nguyên Sơn trong cơn tức giận đã nhắn rằng: "Chúng chỉ là một lũ VẸT thôi ...! Chúng được đào tạo thành những KBB... theo quy trình đào tạo của... ! " Độc giả Nguyễn Minh Tâm, một người dùng Facebook trông thấy đã thốt lên rằng: "Nếu các em đoàn viên thanh niên này cứ u mê như thế thì trước sau gì các em cũng thành nô lệ cho Tàu thôi: trai thì bị mổ lấy nội tạng, gái thì làm đĩ điếm". Tấm hình được Huyện đoàn huyện Vạn Ninh đăng ngày 16.08.2018, ngay sau đó họ cố xóa tấm hình đó đi, nhưng đã không thể gỡ lại được. Không chỉ riêng huyện Vạn Ninh mà tại mọi nơi trên nước Việt Nam, đến ngay cả những thầy cô giáo tâm huyết làm công tác đoàn nhiều năm cũng phải lấy làm nhục nhã do đã tham gia tổ chức ấy. Bao nhiêu vụ mùa hè xanh, bao nhiêu nhà tình nghĩa xây nên để đánh bóng tên tuổi của Đoàn đã đổ sông đổ bể chỉ vì những hành động khiêu dâm và phản quốc.
Người ta không khỏi bức xúc. Những trò chơi kiểu như bắt các nữ đoàn viên ăn hết một trái dưa leo (dưa chuột) treo lủng lẳng trên quần áo chỗ gần hạ bộ của các nam đoàn viên, có hình thù giống dương vật xúc phạm văn hóa dân tộc. Đặc biệt, có nhiều người cho rằng đây là biểu hiện của văn hóa "cộng thê" - một cụm từ rất gần gũi với cụm từ "cộng sản" là đặc trưng của tổ chức mẹ sinh ra chi bộ cộng sản đầu tiên trên thế giới. Kỹ sư xây dựng Nguyễn Lân Thắng đã viết trên trang blog cá nhân của anh rằng: "Nhưng tôi muốn có một lời chân thành với các bạn thế này, hãy biết đặt câu hỏi, đừng dễ dàng tin vào những điều người ta mang tới. Miếng phô mai chỉ có ở trong những cái bẫy chuột. Các bạn còn rất trẻ, còn rất nhiều thời gian, nhưng nếu các bạn không có nhận thức đúng điều phải trái trong cuộc đời này, thì rồi sẽ bị kẻ khác lợi dụng, và phí hoài tuổi trẻ vào những điều ngu ngốc, thậm chí những điều có hại cho dân tộc, cho đất nước này". Khi đi học, Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng từng được bầu làm Bí thư chi đoàn, đau lòng trước một thế hệ thanh niên được lãnh đạo bởi những con người như vậy. Kết thư, anh vẫn nói một câu tự tình cảm rằng: "Yêu thương tất cả các bạn". Xâu chuỗi những biểu hiện bất thường đồng loạt xảy ra và lan truyền nhanh chóng gần đây của Đoàn thanh niên Cộng sản, thì thấy đoàn thanh niên này đã hiện ra nguyên hình và có thể những cô bé cậu bé được sai đi quảng cáo cho đặc khu là lứa thanh niên kế cận cuối cùng. Giống như những con yêu quái hiện nguyên hình lúc sắp chết trong tiểu thuyết Tây du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân, vẻ bề ngoài vừa đẹp vừa sexy, khi chết thì cũng rất đáng thương. K.P. * Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. VNTB gửi BVN | |
Posted: 28 Aug 2018 08:44 PM PDT
- Quân Uỷ Trung Ương - Ban Tuyên Giáo Trung Ương - Tổng Cục Chính Trị Quân Đội Nhân Dân Việt Nam - Bộ Thông Tin Truyền Thông - Thanh Tra Bộ Thông Tin và Truyền thông - Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam - Ban Tuyên Giáo Thành ủy TP. HCM - Sở Thông Tin Truyền Thông TP. HCM - Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông TP. HCM - Liên hiệp các Hội Văn Học Nghệ Thuật TP. HCM - Cục An Ninh Truyền Thông – Bộ Công An
Chúng tôi đứng tên dưới đây là Thiếu Tướng Lê Mã Lương – Anh hùng LLVT, Uỷ viên đoàn chủ tịch MTTQ Việt Nam – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp của Thương binh và người Khuyết tật Việt Nam, chủ biên cuốn sách "Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử", Chuẩn Đô Đốc Lê Kế Lâm, Đào Văn Lừng, nguyên Vụ trưởng, Trưởng cơ quan Thường trực Ban Tuyên Giáo Trung Ương tại TP. Hồ Chí Minh, nhà sử học Dương Trung Quốc, Ban Biên Tập Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News, Cựu chiến binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo - trưởng ban liên lạc Cựu binh Gạc Ma cùng đại diện tập thể tác giả, nhà báo và First News – Trí Việt (đơn vị tổ chức thực hiện xuất bản - phát hành cuốn sách "Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử" liên kết với NXB Văn Học) trân trọng chính thứcgửi đơn này đến quý Cơ quan để trình bày việc nghiêm trọng sau đây: Hơn bốn năm, hàng chục lần chỉnh lý - bổ sung bản thảo, hàng chục chuyến đi khắp đất nước để tìm kiếm, gặp gỡ các nhân chứng, sưu tầm tư liệu… tất nhiên vẫn chưa đủ. Khi quyết định xuất bản sách vì không thể chờ đợi lâu hơn, chúng tôi ghi ở lời nói đầu và ở trang đầu: "First News - Trí Việt rất mong nhận được sự góp ý của quý bạn đọc để chúng tôi tiếp tục bổ sung, chỉnh lý trong những lần tái bản sau…".Sách ra mắt, phản hồi của người đọc đổ về lập tức theo nhiều chiều. Có cảm kích, mong chờ, khen ngợi, xúc động, mừng vui... Có chê trách, phản bác... Chúng tôi trân trọng và tiếp thu tất cả. Một số sai sót mang tính kỹ thuật đã được khắc phục ngay bằng in bản đính chính, kèm xin lỗi bạn đọc. Bản thảo cũng đang được chỉnh lý kỹ và bổ sung thêm trước khi in ấn bản mới. Tuy nhiên, ngày 16-8-2018, Tuần báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 511 đã đăng bài viết "Hãy thu hồi và tiêu huỷ cuốn sách" của tác giả Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn (đính kèm). Chúng tôi hết sức ngỡ ngàng, bất bình và bức xúc trước những lời lẽ vu khống, cáo buộc nặng nề thiếu căn cứ, trái sự thật và những yêu cầu cực kỳ vô lý, trái pháp luật của tác giả và Ban biên tập báo Văn Nghệ TP.HCM Sáng ngày 20-8-2018, chúng tôi đã chính thức gửi công văn số 17/CV-TV cho Tổng biên tập báo Văn Nghệ, yêu cầu cải chính và đăng lại văn bản của chúng tôi. Tuy nhiên, trong số báo kế tiếp 512, đề ngày 23-8-2018, tuần báo Văn Nghệ lại tiếp tục đăng 2 bài của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Thiếu tướng Hoàng Kiền, từ trang 12 đến trang 14 với lời lẽ xuyên tạc, vu khống nặng nề. Rất nhiều bạn đọc đã bất bình về 2 bài báo này và phản ánh với chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi chính thức đề nghị quý cơ quan xử lý việc đăng tải thông tin vi phạm các quy định pháp luật của Tuần báo Văn nghệ TP. HCM như sau: 1. Hành vi thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng 1.1. Chi tiết sai sự thật nghiêm trọng tại chapeau của bài viết: "Kể từ khi ra mắt, Cuốn sách này đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều mà đa số bạn đọc đều phản đối mạnh mẽ do nhiều chi tiết không đúng với sự thật". So với những phản hồi của bạn đọc mà chúng tôi và BBT Trí Việt - First News tiếp nhận - trực tiếp và qua thư, mạng xã hội - hầu hết các nhận xét đều đánh giá cao tính chân thực của tác phẩm (chỉ một số ít chưa thật hài lòng về một vài chi tiết chưa chính xác; Nhà xuất bản và nhóm tác giả cùng BBT Trí Việt - First News đã có đính chính). Vậy, Tuần báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh dựa vào căn cứ nào để khẳng định "đa số bạn đọc đều phản đối mạnh mẽ". Thông tin này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn, xuất bản cuốn sách. 1.2. Chi tiết sai sự thật nghiêm trọng trong bài báo: "Với tư cách là người theo dõi, chỉ đạo cơ quan thẩm định bản thảo cuốn sách này khi còn trên cương vị Cục trưởng Cục Tuyên huấn/ Tổng cục Chính trị/ QĐND VN, tôi đã yêu cầu NXB Quân đội nhân dân buộc tác giả phải biên tập lại, sửa đổi và cắt bỏ những nội dung chưa đủ cơ sở và sai sự thật mà nếu để nó thì hậu quả hết sức to lớn, ảnh hưởng xấu đến Quân đội, Đảng và Nhà nước ta, là cơ sở để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội. Thế nhưng, tác giả đã không biên tập lại, không sửa chữa những tư liệu không có cơ sở kết luận, đặc biệt không cắt bỏ những nội dung sai sự thật…".
Chúng tôi khẳng định: Sau khi gửi bản thảo ban đầu đến một số NXB mà không nhận được phản hồi cũng như góp ý, chúng tôi đã gửi bản thảo đến NXB QĐND vào tháng 8-2015. Đích thân Thiếu tướng Lê Mã Lương đã mang bản thảo đến NXB QĐND. Hơn nửa năm chờ đợi, chúng tôi không nhận được bất cứ một phản hồi nào về chất lượng bản thảo hay nội dung như bài báo viết. Thiếu tướng Lê Mã Lương tiếp tục đưa bản thảo đến văn phòng làm việc của Đại tướng Phùng Quang Thanh về cuốn sách, nhưng sau đó vẫn là im lặng. Sau hơn nửa năm, NXB QĐND trả lại bản thảo mà không có bất cứ nhận xét, bút tích, văn bản gì về nội dung hay lý do không xuất bản được. Chúng tôi khẳng định rằng, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn khi viết bài viết này không có trong tay bản thảo chúng tôi gửi nhà xuất bản QĐND và bản thảo gửi trực tiếp cho Đại tướng Phùng Quang Thanh nên không thể đối chiếu được nội dung của bản thảo với nội dung của cuốn sách. Thực tế, so với bản thảo gửi Nhà xuất bản QĐND, ban biên soạn đã chỉnh sửa, bổ sung rất nhiều lần sau các cuộc hội thảo, thẩm định của Hội đồng thẩm định cấp Trung ương. Vì vậy, lời khẳng định "tác giả đã không biên tập lại, không sửa chữa những tư liệu không có cơ sở kết luận, đặc biệt không cắt bỏ những nội dung sai sự thật…" là hoàn toàn sai sự thật, không có căn cứ. 1.3. Chi tiết sai sự thật trong bài báo: "… Vậy vì sao tôi lại đề nghị những vấn đề trên: Trước hết vì đây là tâm tư, tình cảm của tất cả những người yêu nước, yêu chế độ XHCN, kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ cuộc sống hòa bình của nhân dân, bảo vệ sự thật lịch sử và bảo vệ sự thiêng liêng cao quý của những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng CNXH trên đất nước ta". Sau những đề nghị hết sức vô lý, thiếu căn cứ về việc đình chỉ phát hành, thu hồi, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến cuốn sách, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn viết rằng "đây là tâm tư, tình cảm của tất cả những người yêu nước, yêu chế độ XHCN". Chúng tôi cho rằng, tâm tư, tình cảm, nhận thức của một cá nhân (ông Nguyễn Thanh Tuấn) không thể nào lại là "tâm tư, tình cảm của tất cả những người yêu nước, yêu chế độ XHCN" được. Đây là thông tin sai sự thật nghiêm trọng do những sai sót nghiêm trọng không chỉ trong công tác biên tập mà còn là sự cố tình tiếp tay sự vu khống đối với một tác phẩm được xuất bản chính thức của BBT Tuần báo Văn nghệ TP. HCM gây ra. Ở cuối bài báo còn có thông tin sai sự thật nghiêm trọng trong đoạn viết: "Những đề nghị của tôi cũng là mong muốn của tuyệt đại CCB VN, của tuyệt đại cán bộ chiến sĩ và đồng bào yêu nước". Chúng tôi, những người biên soạn cuốn sách cũng như bao độc giả cũng đều là những người yêu nước; nhiều người là cựu chiến binh vào sinh ra tử, cầm súng trực tiếp chiến đấu chống quân thù hàng chục năm trời trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh vệ quốc. Thân nhân, gia đình các cựu binh và liệt sỹ Gạc Ma cùng hàng chục nghìn người tham gia lễ cầu siêu cho liệt sỹ và biết bao độc giả đều ủng hộ cuốn sách, không hề có đề nghị giống đề nghị của ông Nguyễn Thanh Tuấn. Vậy, Tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh căn cứ vào đâu để cho phép ông Nguyễn Thanh Tuấn đứng ra làm đại diện để nói lên nguyện vọng của "tuyệt đại CCB VN, của tuyệt đại cán bộ chiến sĩ và đồng bào yêu nước" ? 2. Thông tin vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, cá nhân 2.1. Nội dung vu khống trong các đề nghị của ông Nguyễn Thanh Tuấn Ông Nguyễn Thanh Tuấn đề nghị "đình chỉ phát hành, thu hồi các sách đã bán", "đề nghị Ban Bí thư chỉ đạo Ban Cán sự Đảng – Hội Nhà văn tổ chức kiểm điểm nghiêm túc tổ chức Đảng NXB Văn học và những người liên quan, đã phạm sai lầm không thể chấp nhận này", "kiểm điểm Hội đồng thẩm định bản thảo cuốn sách này vì đã để những sai sót nghiêm trọng"… Nếu đây là những đề nghị mang tính cá nhân, đăng tải trên trang thông tin của cá nhân thì chúng tôi sẽ chỉ coi đó là ý kiến cá nhân, nhưng những đề nghị này đã được một cơ quan báo chí là Tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh đăng tải thì bản chất sự việc hoàn toàn khác,tính chất hoàn toàn khác. Chúng tôi khẳng định: Cuốn sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử được xuất bản một cách hợp pháp, Ban Tuyên Giáo Trung Ương đã trực tiếp tổ chức Hội đồng Thẩm định cấp Nhà nước. Cuốn sách đã được nộp lưu chiểu để đọc kiểm tra tại cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Đến nay, chưa có bất cứ cơ quan nào khẳng định cuốn sách có "những sai sót nghiêm trọng" để yêu cầu đình chỉ phát hành hay thu hồi. Tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh đã không nắm rõ thực tế xuất bản, phát hành cuốn sách và không tham khảo ý kiến của Ban Tuyên Giáo TƯ cũng như Bộ Thông Tin và Truyền Thông, đơn phương khẳng định cuốn sách có những sai sót nghiêm trọng và đồng quan điểm với ông Nguyễn Thanh Tuấn về việc đề nghị thu hồi cuốn sách. Việc đăng tải thông tin như vậy đã khiến cho chúng tôi rất bất bình bởi bị xúc phạm nặng nề khi mà đã đổ bao công sức, tâm huyết nhằm mang lại cho độc giả một cuốn sách đáng đọc, đáng lưu giữ. 2.2. Thông tin quy chụp, vu khống trong bài báo: "Sai sót này là cực kỳ nghiêm trọng, lại có hệ thống, nằm trong âm mưu xét lại lịch sử nhằm làm suy yếu chế độ, làm phân hóa nội bộ Đảng, tiếp tay cho âm mưu "bài Trung, phò Mỹ, lật sử, dựng cờ vàng, thay chế độ" của các thế lực thù địch, tiến hành "DBHB" chống phá chế độ ta". Chúng tôi (những người tham gia biên soạn, xuất bản cuốn sách), trước hết là những người Việt Nam yêu quê hương đất nước, đã tham gia chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc (riêng Thiếu tướng Lê Mã Lương có 17 năm cầm súng chiến đấu và chỉ huy chiến đấu ở những chiến trường cực kỳ ác liệt), những trí thức, nhà báo quan tâm đến lịch sử dân tộc, đau đáu số phận những người lính hy sinh vì biển đảo quê hương, là những người làm sách tận sức tìm kiếm bản thảo ở First News – Trí Việt, đơn vị đã xuất bản trên 2.800 cuốn sách có giá trị nhân văn trong suốt 24 năm, mang những tri thức của nhân loại, sự thật và cảm hứng yêu nước - yêu đời – yêu đồng bào, cho người đọc Việt Nam. "Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử" là một cuốn sách mang ý nghĩa thiêng liêng, hoàn toàn bất vụ lợi, đã được đầu tư nhiều nhất về thời gian - tâm lực – nhân lực - vật lực của chúng tôi và First News - Trí Việt, với mong muốn đưa đến bạn đọc một sự thật lịch sử đã nhiều năm ít được nhắc đến một cách đầy đủ, qua đó khơi dậy lòng yêu nước và quyết tâm giữ nước. Hơn bốn năm gian nan tìm các nhà xuất bản có cùng quan điểm, hàng chục lần chỉnh lý - bổ sung bản thảo, hàng chục chuyến đi khắp đất nước để tìm kiếm, gặp gỡ các nhân chứng, sưu tầm tư liệu… là biết bao công sức của tập thể tác giả. Chúng tôi cảm thấy thực sự bị tổn thương và xúc phạm nghiêm trọng bởi những lời lẽ vu khốngthô thiển là "thế lực thù địch, tiến hành "DBHB" chống phá chế độ ta", bị qui kết nặng nề, vô căn cứ trong bài báo: "... những kẻ đang thực hiện âm mưu xét lại lịch sử, hạ bệ thần tượng, bôi nhọ quân đội và xúc phạm vai trò lãnh đạo của Đảng…" 2.3. Thông tin vu khống: "Chỉ có một sự thật như anh Nguyễn Văn Lanh nói họ đến gặp thăm hỏi, động viên giúp đỡ gia đình và họ đặt vấn đề trong đó họ mớm cho tôi trả lời theo ý họ. Vậy vì sao lại mớm cho anh Lanh, một anh hùng nay đã không còn minh mẫn nói như vậy. Mục đích rõ ràng là để xuyên tạc sự thật lịch sử, vu cáo người chỉ huy cao nhất của Quân đội, hạ thấp vai trò, uy tín và lòng tin của nhân dân với Quân đội". Về nội dung này, khi làm sách, chúng tôi ghi chép và phản ánh trung thực lời nhân chứng, có ghi âm, ghi hình đầy đủ. Chúng tôi khẳng định không hề "mớm lời" cũng như không hề "xuyên tạc sự thật lịch sử, vu cáo người chỉ huy cao nhất của Quân đội, hạ thấp vai trò, uy tín và lòng tin của nhân dân với Quân đội". Đây là những lời quy chụp, bịa đặt của ông Nguyễn Thanh Tuấn và Tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh. Không thể hình dung nổi một Cục trưởng Cục tuyên huấn Quân đội mà ăn nói hồ đồ như vậy. Sau đó, Thiếu tướng Hoàng Kiền tiếp tục xuyên tạc sự thật khi viết rằng: "Sự chỉ đạo của Đại tướng Lê Đức Anh: Về việc cuốn sách bôi nhọ Đại tướng là người ra lệnh "không được nổ súng". Đây là điều hoàn toàn bịa đặt, vì những chi tiết này không hề có trong cuốn sách Gạc Ma – Vòng tròn bất tử. 2.4. Thông tin vu khống: Về tên chương 4: "Sự thật không thể lãng quên" mà bài báo suy diễn rằng: "tên chương đã gợi lên một điều là từ trước đến nay những gì chúng ta tuyên truyền là chưa đúng sự thật, còn bây giờ cuốn sách này cho mình quyền bịa đặt để rồi nói rằng: lần đầu tiên chúng tôi nói ra sự thật…". Chúng tôi xin khẳng định rằng dù rất tự hào về tâm huyết của cả tập thể làm sách, chúng tôi không hề tuyên bố là người đầu tiên nói về Gạc Ma. Chúng tôi đã được đọc về Gạc Ma rải rác trên báo chí qua những bài viết mỗi dịp kỷ niệm trong vài năm gần đây. Và nỗi bức xúc thôi thúc lớn nhất để nảy ra ý tưởng làm sách là đoạn clip quay cảnh quân Trung Quốc xả súng vào vòng tròn bộ đội Việt Nam dầm mình giữa biển bảo vệ Gạc Ma do phía Trung Quốc công bố trước đó, và rầm rộ nhất vào năm 2014 khi kéo dàn khoan HD981 qua hải phận Việt Nam. Tuy nhiên cuốn sách này đúng là cuốn sách đầu tiên trình bày sự kiện Gạc Ma tập trung nhất. Ngoài Gạc Ma bi tráng, sách còn phản ánh chiến công quả cảm của Hải quân VN trong việc giữ vững đảo Cô Lin, Len Đao. Dẫu thế thì việc sự kiện Gạc Ma đã ít được nhắc đến một cách công khai, thấu hiểu sâu sắc và minh chứng điều này một cách thuyết phục bằng thân nhân các liệt sĩ Gạc Ma. Chúng tôi có các nhân chứng, câu chuyện, sự kiện minh chứng điều này. Nhiều năm sau đó và kể cả bây giờ, gần đến 14-3, đăng gì, viết gì về Gạc Ma vẫn là chuyện phải cân nhắc rất kỹ trong truyền thông, báo chí. Sự kiện lịch sử bi hùng tại Gạc Ma vẫn chưa được đưa vào SGK để các thế hệ sau biết cha anh đã phải đổ máu giữ đảo, và một phần của Tổ quốc đã bị cưỡng chiếm giữa thời bình như thế nào… Chúng tôi làm sách với lòng tri ân các anh hùng liệt sĩ và hy vọng góp phần minh định lịch sử, giúp bạn đọc biết rõ hơn, hiểu rõ hơn đất nước, dân tộc mình, để lịch sử không bị lãng quên. 3. Thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí Tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh có tôn chỉ mục đích là đăng tải các sáng tác của thành viên thuộc Liên hiệp Hội văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh. Việc Tuần báo Văn nghệ TP HCM đăng bài viết về ý kiến của ông Nguyễn Thanh Tuấn, nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, ông Hoàng Kiền, nguyên Tư lệnh công binh về sự kiện "Gạc Ma" hoàn toàn không thuộc tôn chỉ mục đích củatờ báo văn nghệ này. Chúng tôi đã gửi thư yêu cầu báo Văn Nghệ TP.HCM xin lỗi, cải chính và đăng bài phản biện đúng vị trí, diện tích, thời lượng, cỡ chữ theo qui định của Luật báo chí, nhưng đến nay thay vì tỏ rõ thiện chí, Ban biên tập tiếp tục cho đăng hai bài báo nữa, kéo dài trên các trang 12, 13, 14 với các thông tin sai sự thật. Với các lý do trên đây, chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm Tuần báo Văn Nghệ TP.HCM theo "Nghị định 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản" với các vi phạm sau: + điểm d khoản 3 Điều 5: Thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí + điểm b khoản 4 Điều 8: Đăng, phát thông tin xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân + điểm a khoản 5 Điều 8: Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Chúng tôi chờ đợi cách xử lý công bằng, đúng pháp luật, đứng về phía lẽ phải của quí cơ quan. Trân trọng cảm ơn. TM Tập thể tác giả và đơn vị xuất bản đồng ký tên Chủ Biên Tác Phẩm "Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử" Thiếu Tướng Lê Mã Lương - Anh hùng LLVT | |
Nhân sự cấp chiến lược - bài toán khó đang cần lời giải Posted: 28 Aug 2018 08:27 PM PDT
Tô Văn Trường Tiền nhân cũng như các bậc tinh hoa của nhân loại đã có những ngôn từ thật sâu sắc "Hiền tài là nguyên khí Quốc gia"; "Cán bộ quyết định hết thảy!"; "Con ngưòi là vốn quý nhất!". Rõ ràng việc chọn hiền tài, chọn cán bộ, chọn con người mà lại là hiền tài, cán bộ và con người cấp chiến lược, cấp cao nhất là việc vô cùng hệ trọng, có thể nói là quan trọng nhất liên quan đến sự hưng thịnh hoặc suy vong của Quốc gia.
Băn khoăn lớn nhất
Trong lịch sử Giáo hội Thánh Anthony (1195-1231) là người nổi tiếng về nhân đức, phép lạ và những tư tưởng tiến bộ có câu trả lời một người mù: "Trí tuệ mẫn tiệp như ngài có phải chịu khổ điều gì không?". Ngài chỉ thọ 36 tuổi, nhưng xem ra, câu trả lời của vị Thánh nổi tiếng của Thiên chúa giáo vẫn còn linh nghiệm đến muôn đời "Khổ nhất là khi ta định hướng sai".
Có thể thấy rằng ngay cả một vị Thánh dù có phép màu nhiệm đến mấy cũng sợ nhất chuyện định hướng sai, huống hồ người trần mắt thịt. Với những người ở vị trí lãnh đạo, vận mệnh của cả đất nước, của gần trăm triệu con người, của hàng mấy thế hệ tương lai chung quy cũng chỉ phụ thuộc vào vỏn vẹn hai chữ "định hướng" vậy thôi. Ở thời đại ngày nay, xã hội không thể còn chờ và tin vào phép lạ mà quan trọng nhất cho sự phát triển của một cộng đồng hay một nhà nước cho sự phát triển là có được nhận thức đầy đủ về định hướng phát triển, có các giải pháp đúng đắn phù hợp với quy luật khách quan của nhân loại tiến bộ. Nhân có chuyện Trung ương Đảng cuối năm nay sẽ có hội nghị bàn về quy hoạch cán bộ cấp chiến lược mà nhiều người cảm thấy băn khoăn: liệu đây có phải vấn đề cần thiết và nghiêm túc? Nếu thực sự là nghiêm túc thì Đảng cần làm gì và có thể làm được gì cụ thể tránh tình trạng chủ trương và lời nói không đi đôi với hành động thực sự khiến nhân dân thất vọng như nhiều đề xuất trước đây? Trước hết, mọi người đều nhất trí là nội dung này rất cần và thiết thực bởi hàng loạt vấn đề thực tế bức xúc mà cơ chế hiện nay đang có nguy cơ bất lực, mà nguyên nhân chủ yếu không phải do các nguyên nhân chủ quan, khách quan của xã hội, quốc tế, dân trí v.v… như chúng ta vẫn quen nói và quen nghe. Có lẽ Đảng và Nhà nước cũng đã nhận thức được rằng cái "gốc" của chế độ là cán bộ, và trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo của chúng ta hiện đang bộc lộ quá nhiều vấn đề: 1) Thực tế cán bộ ở nhiều cấp, nhiều nơi không đủ trình độ và phẩm chất – nhân cách cho thực hiện nhiệm vụ quản lý; 2) Nhận thức lạc hậu và cơ sở pháp lý kém hiệu lực trong quản lý giám sát cán bộ; 3) Bộ máy chính quyền không có khả năng thậm chí không có nhu cầu tuyển dụng, sử dụng và giữ chân người có năng lực thực sự; 4) Đội ngũ lãnh đạo tại nhiều cấp, nhất là cấp hoạch định chiến lược chính sách còn khá yếu do tư duy chậm đổi mới, thiếu tầm nhìn, thiếu lửa và ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng bởi lợi ích nhóm. Vậy để tập hợp được đội ngũ lãnh đạo chiến lược đủ khả năng phát triển đất nước Việt Nam cường thịnh, xứng với tiềm năng, và mong đợi của nhân dân, Đảng cần phải sớm xây dựng và kiên quyết thực hiện có hệ thống một lộ trình đổi mới quy hoạch nhân sự: (i) Đánh giá một cách khách quan chủ thuyết hiện trạng cán bộ và quản lý xã hội ở thể chế nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo; (ii) Nghiên cứu cơ sở khoa học, nhận thức mới và hoàn thiện pháp lý về tổ chức, quản lý cán bộ trong nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường; (iii) Quán triệt trong hệ thống của Đảng và Nhà nước về các yêu cầu, tiêu chuẩn của bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ trong tình hình mới; (iv) Đề xuất phương hướng và giải pháp tổ chức triển khai thực hiện trong điều kiện hiện nay ở VN. 1. Thực trạng cán bộ và bất cập trong quản lý kinh tế - xã hội
Chỉ tính từ trước Đại hội XII của Đảng CSVN đến nay tình hình hệ thống chính trị bộc lộ công khai nhiều vấn đề rất nghiêm trọng: từ vụ án gây sốc với nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng đứng trước vành móng ngựa, việc buộc phải cách chức hàng loạt đại biểu Quốc hội, đến luận tội hàng loạt tướng công an và quân đội, vấn đề Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của nước ta trên Biển Đông,… là những biểu hiện bất cập rõ và lớn nhất về thực trạng yếu kém, suy thoái nghiêm trọng khó chối cãi của bộ máy lãnh đạo các cấp hiện nay. Nếu như chỉ có 1 vài cán bộ hư hỏng thì có thể vấn đề chính nằm ở cá nhân con người đó, nhưng việc hàng loạt cán bộ cấp cao có khuyết điểm từ "nghiêm trọng" đến rất nghiêm trọng lại chỉ ra một vấn đề lớn hơn nhiều là lý luận nào, hệ thống nhân sự nào, môi trường công tác nào… đã tuyển chọn, dung dưỡng, cất nhắc những cán bộ hư hỏng này đến mức độ ấy. Còn biết bao nhiêu cán bộ khác đang trên "đường các anh đang đi, sao lại hướng nhà tù" hay thành củi đưa vào lò? Liệu có còn cơ hội nào cho những người thanh liêm, chính trực thực sự có thể tồn tại và phát triển trong hệ thống công chức hiện nay? Tham nhũng, bất công khủng khiếp Tham nhũng bất công khủng khiếp dẫn đến tiêu cực từ "tham nhũng vặt như ngứa ghẻ" đến những "đại án tham nhũng" ngàn tỷ nở như nấm sau mưa, không chỉ làm rỗng ngân sách quốc gia mà còn như một đại dịch phá hoại hệ miễn dịch hệ thống chính trị cũng như của nền tảng đạo đức của toàn xã hội. Quan to ăn to, quan bé ăn bé – dân thấp cổ bé họng không chỉ chịu thiệt thòi phận mình mà còn ôm một mối hận ngày càng sâu sắc về sự bất công và băng hoại của xã hội. Cha đẻ của tham nhũng là ai? Là gì? – cần được chỉ mặt, đặt tên cho rõ thì mới chữa trị được. Làm thế nào để tăng tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực đặc biệt trong đầu tư công và quản lý đất đai, môi trường? Dân cứ nghe vụ án trăm tỷ, nghìn tỷ, trăm nghìn tỷ thì tài sản quốc gia còn gì nữa. Tham nhũng ăn rỗng ruột rồi. Sự giả dối lên ngôi
Thực tế, chưa bao giờ người Việt mất niềm tin vào nhau nhiều như thời nay. Đặc biệt là giả dối trong xây dựng con người: bằng cấp giả, thi cử giả, thành tích giả tràn lan. Ta sẽ có nhiều thế hệ sinh ra và sống trong giả dối. Đồng tiền ngự trị công tác cán bộ như trong thời kỳ tư bản hoang dã nhất. Nhiều thế hệ cán bộ được tuyển dụng, sử dụng, cất nhắc bằng sự mua bán, đổi chác. Các thứ giả khác như hàng giả, chất lượng giả, hàng gây ngộ độc, đến cả "bao cao su" cũng giả nốt… làm sao có thể kiểm soát được để người dân còn dám ăn, dám uống, yên tâm cho con đến trường, dám tin vào những điều tử tế… Quan hệ với Trung Quốc thiếu bình đẳng đến bạc nhược
Trong quan hệ với Trung Quốc phải học các cụ ngày xưa về bản lĩnh và sự mềm dẻo. Nước ta tuy nhỏ, phải chịu chung sống với anh láng giềng khổng lồ, gian tham, xaỏ quyệt, quan trọng nhất là giữ được chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất và biển (ít nhất không để mất thêm nữa), tuy cần mềm dẻo, khéo léo song phải có bản lĩnh mạnh mẽ, phải giữ được thể diện quốc gia và thấu hiểu lòng dân. Ai lại để họ vào thuyết giáo giữa phiên họp của Quốc hội nghênh ngang chẳng khác gì Sài Thung khi xưa. Ai lại ở cấp nào cũng cứ phải liên kết chặt chẽ với Trung Quốc, trong khi họ chèn ép ta đủ điều đặc biệt là ở biển Đông. Ai lại cứ phải gửi các đoàn cán bộ chủ chốt đi Trung Quốc để "học tập" (?) Ai lại để cho chuyên gia Trung Quốc cố vấn để ra luật về các đặc khu kinh tế, thật chẳng khác nào nối giáo cho giặc, gây bất an và sự chia rẽ khủng khiếp trong lòng dân tộc. Muốn tập hợp lòng dân như "Hội nghị Diên Hồng" khi xưa phải biết thực lòng dựa vào dân, phải biết đại đoàn kết toàn dân, cả trong nước và hải ngoại. Muốn đại đoàn kết phải nêu cao được đại nghĩa và phải thật lòng. Phải có lằn ranh đỏ ở tất cả các tuyến quan hệ với ngoại bang, đặc biệt là Trung Quốc. Đến đâu thì phải dừng lại vì anh không thể chà đạp lòng dân tôi thêm nữa. Mình yếu cũng phải biết tận dụng các quan hệ quốc tế khác để làm đối trọng. Không có bạn bè vĩnh viễn cũng như kẻ thù vĩnh viễn. Lợi ích dân tộc là thước đo tối hậu để xác định ai là bạn, ai là thù dù trong bất kỳ một giai đoạn lịch sử nào. Việt Nam bấn loạn về đại vấn đề nợ công, nợ xấu
Nợ công nợ xấu trở thành vấn đề lớn, một phần do không biết tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tức là thấy thiên hạ có gì thì Việt Nam cũng phải có nấy, mà không tính đến quy luật của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã, sự phục vụ. Đã có những cảnh báo về "bẫy nợ" của Trung Quốc, không chỉ lãi suất cao, thời gian trả ngắn mà lại phải dùng thầu và hàng nhập từ Trung Quốc. Lãi suất vay từ Trung Quốc rất cao 3% so với lãi suất 0% của Đan Mạch, 0,2% của Tây Ban Nha, 2% của Nhật; 1,04% của Pháp, 0,75% của Đức, 1,75% của Ấn Độ v.v… Cho nên, muốn phát triển bền vững không nên phụ thuộc quá nhiều về kinh tế và là con nợ lớn của Trung Quốc. Doanh nghiệp nhà nước phần lớn làm ăn thua lỗ.
Hầu hết các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hoặc dùng vốn nhà nước (như các công trình giao thông...) đều lỗ nặng hoặc suất đầu tư cao vọt (như 1 km đường đắt gấp mấy lần công trình cùng loại ở các nước khác). Bóng dáng của tham nhũng và vô trách nhiệm có mặt ở hầu hết các dự án đầu tư công. Kiểu làm ăn này đâu chỉ ở ngành năng lượng và giao thông mà ở hầu hết các ngành mà doanh nghiệp nhà nước mưu chiếm lĩnh đỉnh cao, nhưng thua lỗ kéo dài. Doanh nghiệp nhà nước sử dụng phần lớn tài sản của kinh tế nội địa và cả tài nguyên quan trọng nhất của quốc gia, nhất là hầm mỏ, không dành cho dân – dù dân là chủ (cho dù là trên danh nghĩa). Cứ tưởng kinh tế công hữu sẽ có CNXH... nên cố làm bằng mọi giá. Cuối cùng, lại ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Ngay Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân cũng cố nèo hợp tác xã và kinh tế nhà nước cùng là... nền tảng, cuối cùng hóa ra toàn là nền tảng bằng đất sét. Toàn say sưa với câu chữ cho tròn, "sáo rỗng" mà không đi vào thực chất cuộc sống. Nguồn gốc là ở chỗ kinh doanh mà nếu lỗ, đều do nhà nước chịu (tức là tiền thuế của dân) thì tránh sao khỏi tính toán sai, làm ẩu, thậm chí như vậy mới dễ kiếm lợi riêng. Môi trường sống suy thoái nghiêm trọng
"Rừng đã hết và biển thì đang chết" (lời bài thơ của cô giáo Lam), sông ngòi, ao hồ phần lớn đều đang ngắc ngoải. Quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống còn yếu kém. Xuất phát từ tư duy "ăn xổi ở thì", tăng trưởng nóng nên ngày nay, đói nghèo vẫn còn tuy không còn là một vấn đề quá lớn nhưng môi trường sống bị đe dọa hủy diệt, là tác hại không gì bù đắp được cho đến hàng trăm năm sau. Sự cơ cực của đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai, vùng khó khăn, thiếu các giải pháp căn cơ. Đặc biệt là nạn phá rừng, khai thác tài nguyên vô tội vạ đã hủy diệt môi trường sống và văn hóa của đồng bào thiểu số v.v… Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa thì việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ là chuyện tất nhiên, nhất là đối với những quốc gia có điểm xuất phát thấp như Việt Nam. Nhưng trong cái khí thế hừng hực của làn sóng đầu tư nước ngoài ấy không ít lần, chúng ta đã bị dội những thùng nước lạnh, những phản đòn đau đớn với những thiệt hại không chỉ tính bằng sức khoẻ hàng trăm ngàn người lao động, hàng chục ngàn tỷ đồng tài sản mà còn là sự suy giảm niềm tin vào những chủ trương chính sách thu hút vốn đầu tư. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là sự yếu kém (cả liều lĩnh nữa) trong quản lý điều hành của nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương và cá nhân có trách nhiệm khi nhắm mắt ký kết nhập những công nghệ lạc hậu từ nước ngoài, mà điển hình là từ ông bạn láng giềng phương Bắc. Có bao nhiêu quyết định được đưa ra theo kiểu "đốt cả cánh rừng chỉ để châm một điếu thuốc"? Đó là cái chết được báo trước cho đồng bào mình, vậy tại sao những ông quan ấy không biết sợ? Có phải vì "quan trí" kém không, hay còn vì những lý do khác? 2. Nghiên cứu và hoàn thiện pháp lý về tổ chức, quản lý cán bộ trong nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường
Vấn đề chủ yếu hiện nay phải có được chủ thuyết phát triển đúng đắn, phải xây dựng các chuẩn mực xã hội của VN hiện đại, có chiến lược phát triển con người phù hợp với chủ thuyết phát triển và cần có quyết tâm chính trị cao nhất để ưu tiên thực hiện được các chiến lược đó. Hình như đến nay ở các nước XHCN và Việt Nam chưa có sự quan tâm thích đáng tới vấn đề/mối quan hệ giữa chủ thuyết (vĩ mô) và thực tiễn luận (vi mô, cụ thể). Lãnh đạo Đảng CSVN luôn quyết tâm duy trì chủ nghĩa Marx-Lenin trong khi hệ thống nghiên cứu thực hiện chương trình kinh tế xã hội khó giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn không tìm thấy giải pháp từ học thuyết này nhưng chưa có gì phát triển hay khắc phục những hạn chế của nó. Ví dụ giai đoạn trước đây nếu không chấp nhận áp dụng lý thuyết kinh tế thị trường thì không thể thoát khỏi khủng hoảng dẫn đến sụp đổ mọi nhà nước XHCN. Như vậy, trong nhiều lĩnh vực quản lý xã hội hiện đại ở thể chế nhà nước Việt Nam nói riêng cần nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp quản lý kinh tế xã hội trong đó có vấn đề con người và cán bộ phải kết hợp được những yêu cầu thực tế sâu rộng hơn học thuyết Marx - Lenin. Từ sự đổi mới sáng tạo tư duy đó sẽ là cơ sở xây dựng các công cụ pháp lý hiện đại đủ sức cho quản lý có hiệu lực cán bộ (công chức, viên chức) trong nhà nước pháp quyền có nền kinh tế thị trường. Đó là điều trước hết cần làm và Đảng CSVN hoàn toàn có thể làm được! Kinh nghiệm Singapore là định hướng (tầm nhìn), xác định mình đứng ở đâu (thực trạng) và con đường (giải pháp). Nếu định hướng sai, ví dụ mục tiêu là Hải vương tinh thì đi cách gì cũng không tới được trong điều kiện hiện nay. Xác định thực trạng đúng, giải pháp phù hợp, trong đó luật pháp và giáo dục rất quan trọng. Hai lĩnh vực này đều có vấn đề (chất lượng dỏm) nên làm cái gì cũng méo mó. Qui hoạch mà định hướng mù mờ thì cũng như dân (Thơ Bút Tre) đã nói: "hàng đầu không biết đi đâu/đi đâu không biết hàng đầu cứ đi". Làm hao tiền tốn của, tốn thời gian trong khi cuộc đua (cạnh tranh) ngày càng gay gắt. Lịch sử cho thấy nước nào chia rẽ, lạc hậu kéo dài thì rốt cuộc mất tên trên bản đồ thế giới. Điều cốt yếu trong kinh tế hiện nay của đất nước là phụ thuộc quá lớn vào FDI và xuất khẩu để tăng trưởng dưới hình thức gia công là chủ yếu, công nghệ đa phần của nền kinh tế ở mức thứ hạng 4 và 3, và do đó hầu như rất chậm phát triển – cả trên phương diện văn hóa, giáo dục, xã hội, chính trị và quản lý quốc gia. Thực trạng, khả năng tự vệ và chống đỡ mọi chấn động từ bên ngoài rất hạn chế. Kéo dài mãi tình trạng phát triển theo chiều rộng như thế này, mọi nguồn lực của đất nước ngày càng cạn kiệt. Càng phát triển nặng về tăng trưởng như hiện nay khiến cho quốc gia ngày càng lệ thuộc và phụ thuộc ngày càng nguy hiểm. 32 năm công nghiệp hóa - hiện đại hóa với một nguồn lực huy động được vô cùng lớn không một quốc gia khởi nghiệp nào trong thế giới hôm nay dám mơ tới, nhưng cuối cùng đất nước chỉ có một nền kinh tế gia công là chủ yếu, bán sức lao động, đất đai, môi trường là chính! Càng phát triển như vậy càng nợ nần, và hiện nay khoảng cách tụt hậu đang ngày càng lớn, chỉ có lợi cho gia tăng quan liêu, tham nhũng và bất công. Hệ quả chung cuộc là đất nước tuy hôm nay đạt mức quốc gia có thu nhập trung bình thấp, nhưng chất lượng sống và văn hóa xã hội xuống cấp nghiêm trọng, chế độ chính trị tích tụ ngày càng nhiều vấn đề nóng, nhân dân ngày càng mất lòng tin vào đảng, tính tiền phong chiến đấu của đảng phục vụ đất nước cũng ngày càng sa sút nghiêm trọng – đảng có trên 4 triệu đảng viên nhưng chưa bao giờ đảng yếu kém, tha hóa và bất cập như bây giờ. Tất cả những thảm họa này, cần phải được nhận thức rõ nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ "nhân tai". Lịch sử đất nước hàng nghìn năm qua đã chứng minh rằng không kẻ thù nào có thể ngăn cản sự phát triển của đất nước Việt Nam, mà chỉ có chính chúng ta mới có thể là lực cản, là nguyên nhân kìm hãm lớn nhất. Phải chăng "diễn biến hòa bình" chính là đang hiển hiện ngay trong bộ máy nhân sự của thể chế hiện nay? 3. Giải pháp thực hiện
Để một xã hội phát triển lành mạnh về phía tiến bộ cần có (1) Một học thuyết phát triển đủ tốt và đủ tiên tiến; (2) Một hệ thống luật pháp & thể chế & bộ máy nhà nước & thị trường tổ chức tốt; (3) Những cá nhân, con người tốt, quả cảm, tài năng và đạo đức tức là đủ phẩm chất lắp vào các vị trí của hệ thống số (2) và (3) thường đồng thời là sản phẩm của (1) và (2). Hệ thống luật pháp và thể chế này (2) vừa sử dụng lại cũng vừa phát triển và giám sát các cá nhân (3) đó, khiến cho họ "không muốn, không dám, và không thể" tham nhũng, rộng hơn là phải đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc. Hệ thống cũng rất sớm phát hiện và đào thải những cá nhân không phù hợp – cả về đạo đức công vụ lẫn năng lực hoàn thành nhiệm vụ. Một hệ thống yếu kém không thể làm được việc ấy dẫn đến người xấu thì lợi dụng leo được lên cao và trục lợi, người tốt bị loại từ "vòng gửi xe", không có không gian để tồn tại hoặc bị tha hóa thành người xấu. Điểm mấu chốt là quyền lực độc lập và kiểm soát lẫn nhau. Ngay cả Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện nay bị nhiều người dân cho là thất thường, nói dối như cuội, may là Mỹ còn có hệ thống luật pháp độc lập, dù Quốc hội đã bị phe của ông Trump lấn áp. Chủ thuyết phát triển và thể chế vận hành đất nước ở ta đã lạc hậu từ lâu, chậm điều chỉnh, ngày càng tỏ ra bất cập so với yêu cầu quản lý và phát triển đất nước. Đây là nguyên nhân sâu xa, có tính gốc rễ của mọi nguyên nhân mà khắc phục nó cần có 1 lãnh tụ đúng nghĩa và bản lĩnh. Thể chế nào thì cán bộ đó. Do nhận thức lệch lạc nên không đủ năng lực để làm chức trách của mình trong công tác quản lý điều hành đất nước, dẫn tới khủng hoảng niềm tin trong dân. Đó là cái mất lớn nhất và cũng là nỗi lo lớn nhất của bất kỳ một thể chế nào. Vì đúng là từ trước tới nay chỉ hô miệng thì rất nhiều rồi. Cụ Hồ cũng đã nói rất rõ: "việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh" nhưng trên thực tế hầu hết lại hoàn toàn ngược lại. Các văn bản chính sách chỉ toàn để có lợi cho cơ quan nhà nước và đẩy cái khó cho dân. Đến khi thực hiện thì cả một đội ngũ công chức cũng lại mang cái tư duy như vậy. Vậy nên có lẽ đầu tiên là phải xây dựng Luật công vụ thật nghiêm khắc, chặt chẽ. Sau đó, phải tổ chức các đợt giáo dục công chức, rồi tổ chức đánh giá thường xuyên để kiểm soát và nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức nhà nước. Dân chủ cũng vậy, sẽ khó thực hiện dân chủ theo đúng nghĩa của nó nếu không có ý chí cao và có lộ trình cụ thể để nhanh chóng xây dựng nền dân chủ thực sự được ngay. Vì ta có mặt bằng nhận thức, văn hóa, hiểu biết khá phức tạp và ở trình độ phát triển thấp, nên xây dựng nền dân chủ của nước nhà nhưng phải là cái đích lâu dài để hướng đến và mỗi năm phải có 1 vài bước tiến về hướng đó chứ không thể viện cớ "dân trí thấp" để trì hoãn mãi mà không làm gì. Sai lầm trong công tác cán bộ giai đoạn 2005 - 2011 là rất nghiêm trọng, sinh ra một loạt hậu quả để bây giờ phải xử lý cả về vụ việc và về đường lối ( bỏ tù, cách chức, ra nghị quyết mới v.v…). Về biện pháp thì cần xử lý rốt ráo theo tinh thần "đại phẫu", cắt bỏ ung nhọt toàn phần để tránh "di căn". Về định hướng phát triển thì vẫn phải kết hợp chiều rộng và chiều sâu, theo đó lựa chọn mũi nhọn chính xác, phù hợp đặc điểm tình hình trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phải lấy triết lý đạo đức làm "bà đỡ" cho nền kinh tế xã hội, làm trong sạch hoạt động tư pháp vì sự công bằng, công lý. Cần có thông điệp rõ ràng và những hành động mạnh mẽ, đột phá, hiệu quả để toàn dân nhận thấy mà tin tưởng được là Nhà nước luôn đặt lợi ích dân tộc, đất nước là tối thượng, lợi ích của người dân làm gốc. Từ nay, không phải hô các khẩu hiệu, phải đi đôi với thực hiện, chứ không "đánh trống bỏ dùi" hoặc "đầu voi đuôi chuột" như lâu nay nữa mà là 1 thông điệp sâu sắc và chân thành. Đảng phải nhìn thẳng vào sự thực, nhận rõ sai lầm và sửa sai một số chính sách pháp luật bảo đảm quyền tự do dân chủ của dân, chấm dứt việc quan tham cấu kết đại gia cướp đất của dân. Việc quan trọng và cấp thiết hơn, nhất thiết phải làm trước, đó là cần thảo luận dân chủ, công khai rộng rãi trong đảng và trong cả nước, để đi tới đánh giá thống nhất: - Có phải thực trạng đất nước đúng như đã trình bày trên hay không? - Nguyên nhân cốt yếu của tình trạng đất nước nói trên là 32 năm công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Đảng lãnh đạo đã không xây dựng được một thể chế chính trị và bộ máy vận hành quốc gia mà sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đòi hỏi với mục tiêu chiến lược phải giành lấy là: Giải phóng vốn quý nhất của quốc gia là con người nói riêng và nguồn nhân lực nói chung, trên cơ sở đó và thông qua hội nhập quốc tế tạo ra sự phát triển bền vững chủ yếu dựa trên giải phóng và phát huy nội lực! Có phải như vậy không? Đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền lãnh đạo đất nước, do đó có trách nhiệm hàng đầu nêu ra 2 câu hỏi trên, và toàn đảng phải cùng với nhân dân cả nước tìm ra câu trả lời chuẩn xác để quyết định đường đi, nước bước cho đất nước trong thế giới khắc nghiệt hôm nay. Thống nhất được với nhau như vậy về nhận thức, ý chí, và quyết định, chúng ta sẽ có cơ sở vững chắc tin tưởng ở các giải pháp để đưa đất nước ta vượt qua giai đoạn khủng hoảng và tụt hậu hiện nay. Trên cơ sở đổi mới tư duy chung rồi mới bàn đến công tác cán bộ là đúng, nhưng đó là đúng về nguyên lý, còn thực tế thì nhiều lúc không đợi bàn xong việc đổi mới tư duy rồi mới bàn đến công tác cán bộ. Hết nhiệm kỳ rồi thì phải giải quyết vấn đề cán bộ. Chưa đổi mới được tư duy chung thì vẫn phải bàn về cán bộ. Mà cán bộ như cũ thì lại không đổi mới được tư duy. Lâu nay, nó cứ bị "luẩn quẩn" như vậy. Bây giờ phải đột phá cách nào để thoát ra? Phải chăng cán bộ chiến lược hay cán bộ nguồn của đất nước phải là những người đầu tiên kiến nghị với Đảng và cả nước ý kiến của mình và những câu trả lời cho 2 câu hỏi nêu trên, đưa ra thảo luận ý kiến trong đảng và trong cả nước, nếu được chấp nhận thì cơ cấu họ vào danh sách để lựa chọn. Ngoài ra, cần có thể chế thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình để kiểm soát và giúp đỡ cán bộ. Có dân chủ ắt sẽ có nhiều nhận tài cho đổi mới và phát triển đất nước. Lời kết
Thực tế cho thấy công tác quản lý cán bộ nhà nước ở nước ta ở mọi cấp đang có rất nhiều bất cập là nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong mọi hoạt động xã hội và gây thiệt hại về kinh tế nên Đảng và Nhà nước cần có một chương trình nghiên cứu toàn diện bao gồm các nghiên cứu cơ sở khoa học về chủ thuyết và thực tiễn luận nhằm xây dựng khung pháp lý đủ hiệu quả về công tác cán bộ trong thể chế nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Điều đó, Đảng với đội ngũ trí thức hiện nay hoàn toàn có khả năng làm được và là sự mong đợi của các tầng lớp nhân dân. Nếu chỉ chủ trương quy hoạch cán bộ cấp cao với những chủ thuyết thiếu hoàn thiện cơ sở khoa học hiện nay sẽ khó khắc phục được những yếu kém cho quản lý kinh tế xã hội, khó đạt được những mong muốn của nhân dân. Đối với một đất nước, một dân tộc thì đường lối, chính sách là bậc vĩ mô, "sai một ly sẽ đi cả dặm". Do đó, các cấp lãnh đạo, giới chức sắc cần nghiêm túc và thật lòng khi thăm dò ý dân, hòa nhã nghiêm túc phải có thái độ cầu thị khi nghe người dân phản biện. Có lẽ chỉ có những người vô tâm mới có thể yên tâm trước thực trạng đất nước ta hiện nay. Mất lòng tin là mất dân. Mất dân là mất nước. Và khi đó học thuyết, thể chế này nọ còn nghĩa lý gì? Đừng quên dân đẻ ra chính quyền, và cả hệ thống chính trị này đều được nhân dân bảo vệ, chở che qua bao cuộc chiến tranh, ngày nay sống được là nhờ tiền thuế của dân. Những vấn đề nêu trên đòi hỏi những người lãnh đạo hiện nay và sắp tới (quy hoạch) phải đối mặt, nếu không muốn chính họ trở thành những kẻ có tội với dân tộc, đẩy đất nước vào vòng trầm luân. Vấn đề là phải có cách tiếp cận mới, nhận thức và đường lối chính trị mới để xây dựng đất nước văn minh với con người có tri thức và thể chất tốt cũng giống như một gia đình có truyền thống, có nền nếp, có giáo dục tất sẽ trường tồn và phát triển. Như đã mở đầu bài viết này, nhà hiền triết xưa (Thánh Anthony) đã nói lên nỗi lo lắng lớn nhất của mình "Khổ nhất là khi ta định hướng sai". Thiết nghĩ đấy cũng là điều quan trọng nhất của tất cả mọi điều quan trọng đối với người cán bộ cấp chiến lược, là suy nghĩ đầy trách nhiệm với dân, với nước và với đảng cầm quyền mà mỗi cán bộ chiến lược của đảng hôm nay nhất nhất phải mở rộng tầm nhìn ra toàn thế giới, ngày đêm đem hết tâm trí thường xuyên rà soát con đường phát triển đất nước đang đi, lấy kết quả việc thực hiện những quyền của dân và thành tựu phát triển bền vững của quốc gia làm thước đo duy nhất sự đúng, sai, để từ đó quyết định lẽ sống và hành động của chính mình, đúng với trách nhiệm đặt lên vai người cán bộ cấp chiến lược! T.V.T. Tác giả gửi BVN | |
Khi trộm cắp cũng bận tâm về chủ quyền thì đừng đùa Posted: 28 Aug 2018 08:08 PM PDT
Diên Hy Công lược trên iQiyi. (Screenshot of iQiyi.com) Tin rất ngắn mà James Pearson viết cho Reuters và được hãng này chọn đăng hôm 24 tháng 8 hẳn đã làm hàng triệu người bật cười. Theo đó, Bom Tấn (website chuyên giới thiệu phim mới để thỏa mãn nhu cầu của giới ghiền phim người Việt) đã buộc những người muốn xem "Diên Hy Công lược" (bộ phim truyền hình 70 tập kể về hành trình Ngụy Anh Lạc – một tỳ nữ của Phú Sát Hoàng hậu - vươn lên nắm lấy quyền bính trong Cấm cung thời Càn Long) phải trả lời ba câu hỏi gọi là "xác minh quốc gia" (Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của nước nào? Thủ đô Việt Nam là…? Quốc ca Việt Nam là...?). Chuyện sẽ chẳng thành tin nếu như Bom Tấn không giới thiệu trước iQiyi (hệ thống trực tuyến độc quyền khai thác "Diên Hy Công lược" tại Trung Quốc) hàng chục tập của bộ phim truyền hình này. Bởi sốt ruột muốn xem "Diên Hy Công lược" trước khi các tập tuần tự được phát chính thức trên iQiyi, giới ghiền phim Trung Quốc tìm vào – thậm chí chỉ nhau vào Bom Tấn và để có thể thỏa mãn nhu cầu của mình, tất cả cùng phải thừa nhận "Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam". Số công dân Trung Quốc tham gia công nhận "Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" hẳn là đông nên Bom Tấn trở thành nguồn gốc khiến Weibo – mạng xã hội của Trung Quốc – nổi sóng (1)... Xét về bản chất, hành vi "sưu tầm và giới thiệu" bộ phim truyền hình "Diên Hy Công lược" của Bom Tấn là một kiểu chôm chỉa, vi phạm các qui định nghiêm ngặt về tác quyền của quốc gia và quốc tế. Còn nếu xét về khía cạnh chính trị, hiệu quả từ việc Bom Tấn buộc khán giả phải trả lời ba câu hỏi "xác minh quốc gia" dường như vượt xa, hơn hẳn các tuyên bố của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Nhận thức – yêu cầu mà Bom Tấn đặt định để được… xem trộm "Diên Hy Công lược" không chỉ khuấy động dư luận Trung Quốc mà còn gây ấn tượng rất mạnh đối với báo giới quốc tế và thiên hạ - ắt là người ta không chỉ cười mà còn nhớ lâu về chuyện Hoàng Sa, Trường Sa chẳng phải của Trung Quốc như Trung Quốc vẫn tuyên bố! *** Tuần vừa qua, ngoài Bom Tấn với ba câu hỏi "xác minh quốc gia", còn một sự kiện khác cũng liên quan tới chủ quyền lãnh thổ: Mạng xã hội sôi sùng sục khi có người phát giác, trên những trái cầu có bản đồ thế giới đang được bày bán tại Ukraina, lãnh thổ Việt Nam mất hẳn khu vực Đông Bắc (2). Tuy không làm ra nhưng vì kinh doanh sản phẩm này nên Globus Plus – doanh nghiệp chuyên kinh doanh học cụ ở Ukraina đã xin lỗi người Việt và ngưng bán chúng (3). Khoan bàn đến những nghi ngại về dã tâm của Trung Quốc cũng như những liên tưởng về hậu quả của nỗ lực thành lập ba đặc khu và dự tính luật hóa nỗ lực này,… câu chuyện lãnh thổ Việt Nam vốn hình chữ S, bị họa thành chữ J – cho thấy, lãnh thổ - lãnh hải - chủ quyền quốc gia đã trở thành yếu tố hết sức nhạy cảm đối với mọi người Việt, bất kể họ ở đâu, thuộc giới nào, già hay trẻ. Đây không phải là lần đầu tiên chủ quyền quốc gia khiến người Việt "bừng bừng phẫn nộ". Năm 2010, sự phẫn nộ ấy của hàng triệu người Việt, bất kể quốc tịch, nơi cư trú, từng khiến Google phải điều chỉnh lại biên giới Việt - Trung cho đúng thực tế (trước đó, biên giới Việt - Trung trên bản đồ thế giới do Google thực hiện khiến lãnh thổ Việt Nam mất hàng ngàn cây số vuông) (4). Rồi tháng 7 năm nay, cũng sự phẫn nộ ấy buộc Facebook phải đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ra khỏi "thành phố Tam Sa" của Trung Quốc (5). Sự phẫn nộ ấy còn là nguồn gốc các đợt biểu tình - bạo động hồi tháng 5 năm 2014 (thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào thăm dò, khai thác dầu khí tại quần đảo Hoàng Sa), tháng 6 năm 2018 (thời điểm Quốc hội Việt Nam toan thông qua Dự luật về các Đặc khu bởi đó là "chủ trương lớn" của Bộ Chính trị Đảng CSVN). Lúc nào, theo sau các phản ứng, đôi lúc là cuồng nộ của người Việt về những tác động có thể gây nguy hại cho chủ quyền quốc gia cũng là những chỉ trích hoặc chính thức trên hệ thống truyền thông quốc gia, hoặc phi chính thức trên mạng xã hội, rằng các phản ứng ấy bắt nguồn từ "nhẹ dạ, cả tin", bị "các thế lực thù địch, phản động kích động, giựt dây". Thế nhưng dẫu muốn hay không, hệ thống công quyền Việt Nam cũng buộc phải hành động như đã từng phản đối Google, Facebook, tạm ngưng biểu quyết Dự Luật về Đặc khu… Có một điểm đáng ngạc nhiên là thay vì minh bạch hóa những vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia để hóa giải sự nghi ngại càng lúc càng tăng, kể cả trong đồng chí, đồng đội đối với các thỏa thuận mà mình từng ký kết với Trung Quốc (6), hệ thống công quyền Việt Nam chỉ trấn an suông, kèm cáo buộc đối tượng phản kháng chỉ toàn là con nghiện và những kẻ hám tiền. Đã có rất nhiều ví dụ cho thấy, dù cam chịu tới mức khó hiểu nhưng với đa số người Việt, kể cả những người "bán mặt cho đất, bán lưng cho Trời", chủ quyền quốc gia không phải chuyện đùa. Lập lờ, lẽo lự không phải là cách có thể giữ được sự "ổn định chính trị". V.T. Chú thích (2) https://www.voatiengviet.com/a/bien-dong-hiep-uoc-thanh-do-ban-trai-cau-ukraina/4542606.html (6) https://www.facebook.com/quangvinh.ha.3572/posts/845762185617131?__tn__=K-R Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/dien-hy-cong-luoc-bomtan-bien-dong/4545823.html Đọc thêm:Diên Hy Công Lược: Dân Việt nắn gân sức mạnh TQBBC tiếng Việt
Ảnh: VCG - Nhiếp Viễn và Xa Thi Mạn trong một buổi tiệc mừng phim Diên Hy Công Lược hôm 26/08 tại Bắc Kinh Báo chí quốc tế nói phim Diên Hy Công lược (The Story of Yanxi Palace) đã được 5,6 tỷ lượt xem kể từ khi ra mắt tháng 7/2018. Bộ phim cổ trang dựng lại chuyện từ thời Thanh ở Trung Quốc đạt con số khổng lồ 130 triệu lượt xem cho mỗi tập. Trang Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post) so sánh phim này với phim 'House of Cards', bộ phim chỉ có 4,6 triệu lượt xem trung bình một tháng trên mạng Netflix. Tuy nhiên, phim Diên Hy Công lược (Chiếm điện Diên Hy) cũng được cho là sức mạnh mềm của Trung Quốc lan tỏa ra châu Á. Và sức mạnh này đã chỉ bị thách thức ở Việt Nam, nhờ một nhóm tin tặc nào đó. Tại Việt Nam, khán giả Việt Nam hiện chỉ có thể tiếp tục theo dõi chính thức bộ phim này trên sóng truyền hình, nhưng sẽ chậm hơn Trung Quốc ba tuần. Phim sẽ có mặt trên 70 thị trường toàn cầu và ở châu Á được chiếu rộng rãi tại Hong Kong, Macau, Singapore và Malaysia. Phim cũng đã hoặc sắp ra mắt ở Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Thái Lan. Cùng lúc, báo Đài Loan, tờ Taipei Times cho rằng bộ phim là "cánh tay nối dài" của sức mạnh mềm Trung Quốc, xoay chuyển dư luận nhằm khiến họ suy nghĩ tích cực hơn về Bắc Kinh. Nhưng theo nữ phóng viên chuyên về châu Á của tờ Telegraph, Nicola Smith, thì riêng tại Việt Nam, các tay 'tin tặc' đã bắt người Trung Quốc muốn xem một số tập của phim này trước khi được chiếu chính thức phải trả lời câu hỏi về biển đảo. Người xem Trung Quốc "chỉ được xem nếu họ nói Việt Nam làm chủ các đảo đang có tranh chấp". Và trong danh sách các nước có chủ quyền ở những quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khán giả Trung Quốc phải chọn tên Việt Nam, nhà báo Nicola Smith viết. James Pearson thì viết trên Reuters rằng người Việt Nam đã "nhạo Trung Quốc" qua vụ bắt họ làm phép thử trên mạng về biển đảo thì mới được xem phim. Không phải với ai cũng hợp
Ảnh: VCG - Ngô Cẩn Ngôn (Wu Jiyan) đóng vai Nguỵ Anh Lạc trong phim Diên Hy Công lược Cũng bài báo của Telegraph hôm 25/08 trích TS Jonathan Sullivan, Giám đốc Chương trình Trung Quốc tại ĐH Nottingham, Anh Quốc nói sản phẩm văn hóa Hàn, Nhật và Đài Loan từng khiến Trung Quốc "bức xúc". Từ 2006, Trung Quốc đặt ra chiến lược coi sức mạnh mềm về văn hóa là một phần của "sức mạnh quốc gia". Trong khi nhiều sản phẩm văn hóa Trung Quốc khó hấp dẫn người nước ngoài, phim cổ trang có thể tạo ảnh hưởng với người Đông Á, ông Sullivan cho hay. Diên Hi Công lược của Vu Chính quy tụ dàn diễn viên đình đám Xa Thi Mạn, Nhiếp Viễn, Tần Lam, Tống Xuân Lệ...Với đề tài cung đấu và lấy bối cảnh thời Càn Long, phim xoay quanh chuyện đấu đá giữa các thế lực trong cung cấm - Bài giới thiệu trên Ngoisao.net Còn với khán giả Phương Tây, phim dài nhiều tập, lại xem qua dạng phụ đề có thể là cản trở cho phim Trung Quốc, theo chính tờ Global Times trích bà Rena Liu từ Warner Bros Digital Labs. Các phim bộ Trung Quốc thường dài quá 50 tập trong khi khán giả Phương Tây thường muốn có câu chuyện được kể ngắn gọn hơn, bà Liu nói. Dư luận Trung Quốc nghĩ gì?Sau khi bài 'Phim TQ nhưng người Việt xem trước 10 tập' có mặt trên BBC Tiếng Việt, ban tiếng Trung của BBC cũng làm tin tương tự và nhận được nhiều ý kiến. Sau đây là một số bình luận từ trang Weibo của Trung Quốc:
Nhiều fan người TQ phải vào các website phim "lậu" tại VN để theo dõi "Diên Hy công lược" 林间吟诗infinity viết: Về mặt nguyên tác, chủ quyền quốc gia là điều quan trọng. Người ngoại quốc không được động vào. Một khi động vào chủ quyền [của TQ], chúng ta, một quốc gia đông dân, sẽ không bị bắt nạt. Trong trường hợp đó, chúng ta sẽ vững vàng chống lại họ. Ngoài ra, về vấn đề Nam Hải, các vị cho rằng các vị có thể đòi chủ quyền đơn giản bằng cách đặt một câu hỏi? Thật là kỳ quặc. Thứ nhất, tại sao (các trang mạng Việt Nam) lại có thể ăn cắp (bộ phim) mà không mua bản quyền TV? Liệu nhà sản xuất có kiểm tra lỗ hổng này không? Thứ hai, câu hỏi về lãnh thổ quốc gia (mà người xem phải trả lời) trước khi xem một tập phim rõ ràng là vi phạm chủ quyền Biển Đông của nước ta. Điều này thật kinh tởm. Chúng ta phải đứng vững.
Ảnh: WEIBO - Ý kiến trên mạng xã hội TQ nói 'Nam Hải là của Trung Quốc' Ý kiến của 福禄福禄哇 viết: "Nam Hải là của Trung Quốc. Tôi thà bảo vệ Tổ quốc và chủ quyền hơn là xem các tập trước khi công chiếu chính thức. Trang web kia thật là đáng khó chịu, những ai vào trang đó cần thận trọng". Còn BackTooBedlam lại có ý kiến khác:
Ảnh: WEIBO - Ý kiến của Tiểu Miêu "Người Mỹ coi việc bảo vệ tác quyền và sở hữu trí tuệ là cách để lấy cớ tung ra chiến tranh thương mại. Trung Quốc đã đánh cắp quá nhiều phim, và các tư liệu TV. Chúng ta có thể lên án các trang web Việt Nam, nhưng công bằng mà nói thì người TQ cũng cần nâng cao nhận thức của họ về tác quyền". Một người có ních là Tiểu Miêu (喵小萌爱撒娇) đặt câu hỏi: "Vì sao các trang web Việt Nam lại có toàn bộ các tập của phim mà không cần tác quyền? Ai đem cho họ? Hoặc họ đánh cắp bằng cách nào?"
Các câu hỏi mà nhiều fan tiếng Trung của bộ phim phải trả lời khi xem "lậu" trên mạng Việt Nam Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-45331350 | |
Phía trước Nguyễn Phú Trọng là cả một đại dương gầm thét Posted: 28 Aug 2018 08:02 PM PDT Phạm Chí Dũng/ Người Việt
Vụ người dân Thủ Thiêm, Sài Gòn, bị cướp đất, cướp nhà, có dấu hiện Nguyễn Phú Trọng để cho chìm xuồng. (Hình: Pháp Luật TP.HCM) Dù chiến dịch "đốt lò" của Nguyễn Phú Trọng đã xử được một số quan chức tham nhũng, dù cũng giống như Tập Cận Bình đánh vào khu vực công an và cả khu vực quân đội, nhưng vẫn đang tồn tại một sự bất xứng và thiên vị giữa các khu vực. Và giữa "củi nhà" với "củi rừng." Một cuộc chiến thiên vị Dư luận đang cho rằng trong cuộc chiến "chống tham nhũng", Nguyễn Phú Trọng thiên về đốt "củi rừng" nhiều hơn hẳn đốt "củi nhà." Trong vụ Đà Nẵng vào cuối năm 2017, trong khi Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh bị cách chức Ủy viên Trung ương Đảng, thì Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Huỳnh Đức Thơ – bị cho là có rất nhiều sai phạm về mặt đất đai – vẫn bình chân như vại và chỉ nhận một cảnh cáo nhẹ nhàng từ phía Chính phủ. Còn ở Sài Gòn, một quan chức cao cấp của Thành ủy thành phố này là Phó Bí thư Thường trực Tất Thành Cang đã cố ý làm trái trong việc ký thông qua chủ trương bán đất công giá bèo cho Quốc Cường Gia Lai, bán 32 hécta đất ở Nhà Bè, nhưng cho tới giờ Tất Thành Cang vẫn chưa hề bị kỉ luật, và vụ việc này đang có nhiều dấu hiệu chìm xuồng. Nhưng ở Sài Gòn còn một vụ lớn hơn nhiều – một Thủ Thiêm đẫm máu, đẫm nước mắt cùng những cái chết tự treo cổ phẫn uất của dân oan đất đai khi bị cưỡng chế. Sau nhiều hứa hẹn của cơ quan chức năng, vẫn không có bất kỳ kết luận thanh tra nào của Thanh tra Chính phủ công bố về vụ Thủ Thiêm. Rất nhiều người dân đang cho rằng khi lần mò vào vụ Thủ Thiêm, Nguyễn Phú Trọng thấy đụng phải quá nhiều quan chức nên ông ta muốn làm ém nhẹm hoặc cho chìm xuồng vụ này. Vậy cuộc chiến được xem là "chống tham nhũng" của Nguyễn Phú Trọng có công bằng hay không? Một trường hợp cực kỳ bất xứng trong xử lý quan chức là hai vụ Đinh La Thăng và Trương Minh Tuấn. Cả hai quan chức Đinh La Thăng và Trương Minh Tuấn đều bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đánh giá có sai phạm "rất nghiêm trọng", nhưng trong khi Đinh La Thăng lãnh hai án 31 năm tù giam, thì Trương Minh Tuấn lại nghiễm nhiên trở thành Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng để tiếp tục răn dạy báo giới và giới văn nghệ sĩ về "đạo đức cách mạng sáng ngời". Chưa kể những quan chức khác – bị người dân xem là tội đồ dân tộc: Võ Kim Cự – cựu Bí thư Hà Tĩnh đã tiếp tay cho Formosa gây ra thảm họa xả thải gây ô nhiễm 4 tỉnh miền Trung và khiến nửa triệu người dân phải treo thuyền treo niêu và mất kế mưu sinh, Nguyễn Thị Kim Tiến – đương kim Bộ trưởng Y tế – quan chức phải chịu trách nhiệm về vụ một công ty của ngành này nhập khẩu thuốc ung thư giả và khiến hàng ngàn bệnh nhân ung thư phải chịu hai lần cái chết. Nhưng tội trạng của hai quan chức này đều không một lần được Nguyễn Phú Trọng hé môi, dù chỉ là hé theo cách đầu môi chót lưỡi. Với bản thành tích sơ bộ trên của Nguyễn Phú Trọng, làm thế nào để so sánh ông Trọng với Tập Cận Bình? Một thất bại rõ rệt Chỉ có bản lĩnh mới làm nên hình ảnh và quyền lực. Trong khi Tập Cận Bình không chỉ tống những viên tướng lĩnh cao cấp dát vàng trong nhà của công an và quân đội Trung Quốc vào sau chấn song nhà tù mà còn trực tiếp chỉ huy các đại chiến khu với một quyền uy tuyệt đối, Nguyễn Phú Trọng có vẻ vẫn quá trầy trật khi đến giờ chỉ mới "tiếp quản" Bộ Quốc phòng và bước đầu "làm nhân sư"' Bộ Công an, dù Đại hội 12 "bất cứ ai, trừ Dũng" đã trôi qua từ lâu. Vai trò, vị thế và tương lai chính trị của Nguyễn Phú Trọng cũng bởi thế đang và sẽ khá chông chênh. Ông ta chỉ còn khoảng hơn hai năm cho một núi việc cùng ưu tư "làm sao để lại dấu ấn sử xanh". Nhưng còn lâu mới được như một Tập Cận Bình, gần như mất sạch đối thủ chính trị, xung quanh Nguyễn Phú Trọng vẫn thoắt ẩn thoắt hiện hàng lô hàng lốc những cái bóng không ưa ông ta, những cái bóng mà luôn có thể làm cho Trọng không còn giữ được cái bóng của mình nữa. Trong khi đó, lại đang có những biểu hiện cho thấy ông Trọng thỏa mãn quá sớm với bản thành tích chống tham nhũng còn quá ít ỏi của ông ta. Không ít lần ông Trọng đã khiến cho một bộ phận không nhỏ cán bộ lão thành, công chức và người dân vốn còn nặng tâm lý "theo đảng, tin đảng" suýt vỡ tim vì thất vọng. Đến giờ, hơn một năm sau khi chủ trương về kiểm tra tài sản của 1,000 cán bộ cao cấp thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý được chính thức phát ra, chủ trương này cũng gần như chính thức thất bại. Hiển nhiên là trong giấc mơ kéo dài được hơn một năm qua, chiến dịch kiểm tra tài sản 1,000 quan chức của ông Trọng đã bị "đụng tường" – một bức tường lớn, rất cao và còn "khó nhằn" hơn cả sự chống đối quyết liệt đang diễn ra trong nội bộ đảng Trung Quốc. Cũng hiển nhiên là mặc dù không thiếu tham vọng để làm một cuộc cách mạng long trời lở đất như Tập Cận Bình ở Trung Quốc, Nguyễn Phú Trọng lại quá thiếu chân đứng cho chiến dịch tìm ra núi tài sản bất minh của giới quan chức Việt Nam. Trớ trêu thay, sự hụt hẫng chân đứng đầu tiên lại thuộc về Nguyễn Phú Trọng: Từ giữa năm 2018 đến nay, ông ta đã không chịu hồi âm cho một bản kiến nghị của nhiều trí thức bất đồng đòi hỏi Trọng phải công khai tài sản thì mới biết được ông ta có xứng đáng "thu phục nhân tâm" hay là không. Phía trước ông Trọng là gì? Chỉ còn hơn hai năm nữa sẽ đến Đại hội 13 của đảng cầm quyền vào năm 2021, nếu còn có đại hội đó. Nguyễn Phú Trọng liệu có in đậm giấc mơ như "ngồi, ngồi nữa, ngồi mãi" như Tập Cận Bình? Chỉ biết rằng vào giữa nhiệm kỳ của Đại hội 12, đã chẳng thấy ông Trọng nào thoái lui khỏi cương vị Tổng Bí thư như điều được cho là cam kết của chính ông ta ngay trước khi Đại hội 12 mở màn. Nếu quả đúng là đã có một cam kết bị nuốt lời như thế, còn giờ đây lại là bối cảnh mà Tổng Bí thư Trọng được một số văn nhân cận thần vây quanh ca tụng ngút trời và thậm chí gợi ý về việc "thêm một nhiệm kỳ nữa", chẳng có gì bảo đảm là ông Trọng sẽ tự nguyện nhường lại ngôi vị Tổng Bí thư cho những Trần Đại Quang, Phạm Minh Chính, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc… hay các quan chức thuộc hàng cháu chắt của ông ta tại Đại hội 13. Nhưng tương lai là thứ không thể đoán biết. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong tương lai không xa, Tổng Bí thư Trọng mệt mỏi cùng tuổi già không thể cưỡng trong cuộc chiến được xem là "chống tham nhũng" nhưng chẳng đi tới đâu của ông ta mà do đó bắt đầu tìm cách thoái lui khỏi cái ghế quyền lực, hoặc "im cho nó lành" trong cơn bể dâu chính trị nội bộ và những đối ngoại xáo xào chẳng biết đâu mà lường – như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, hoặc chính quyền lực của ông Trọng sẽ bị lấn át một cách nguy hiểm bởi những thế lực mới nổi lên trong nội bộ đảng? Trong khi tương lai trở thành "bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo" và "lưu danh sử xanh" của Nguyễn Phú Trọng vẫn còn quá mờ mịt, ông ta có thể bị hất đổ vào bất kỳ thời điểm nào ông bị đổ bệnh hoặc phải tạm thời rời bỏ quyền lực tối cao, để sau đó bị "hồi tố" – không chỉ bởi những đối thủ chính trị và các thế lực tham nhũng, mà còn có thể do chính những "người tâm phúc" và cận thần mà ông Trọng đã từng tin cậy như loại "cộng sản tốt tương đối" hoặc "có nhùng chàm nhưng đã gột rửa". Hãy nhắc lại một bài học kinh điển: sau vụ chỉ đạo bắt cựu Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng vào Tháng Mười Hai, 2017 và giáng hai bản án tổng cộng 31 năm tù giam đối với nhân vật này, Nguyễn Phú Trọng đã chính thức "leo lên lưng cọp", chính thức xóa bỏ tiền lệ Ủy viên Bộ chính trị không bị bắt giam và xử tù, và cũng chính thức vượt qua lằn ranh lo sợ "mình mà xử thằng này thì thằng khác sẽ xử mình". Hiện tại và tương lai, ông Trọng dù có muốn cũng không còn nhảy khỏi lưng cọp được nữa. Phía trước ông ta là cả một đại dương gầm thét. P.C.D. Tác giả gửi BVN | |
Âm thanh Liên Xô sụp đổ đang vang trong vành đai và con đường của Trung Quốc Posted: 28 Aug 2018 07:58 PM PDT David Fickling Lê Văn dịch
Dồn sức phát triển Siberia giúp châm ngòi cho Liên Xô.sụp đổ. Photographer: Oleg Nikishin/Getty Images Điều gì khiến cho đế quốc sụp đổ? Theo một quan điểm có ảnh hưởng, câu hỏi cuối cùng vẫn là về đầu tư. Các cường quốc lớn là các quốc gia khai thác tốt nhất tiềm năng kinh tế của họ để xây dựng sức mạnh quân sự. Khi nó trở nên quá mức thì việc chia nhỏ các chi tiêu để duy trì lợi thế chiến lược sẽ khiến nguồn vốn cho các lãnh vực sản xuất năng động của nền kinh tế bị cắt giảm nó sẽ dẫn đến sự suy vong không thể tránh khỏi. Đó sẽ là một viễn cảnh đáng lo ngại đối với Trung Quốc, một sức mạnh vĩ đại đang trong giai đoạn tăng trưởng gắn liền với tư thế quân sự ngày càng hung hăng và sự chi tiền chóng mặt cho các láng giềng chiến lược. Nền cộng hòa của nhân dân Lực lượng lao động của Trung Quốc được dự đoán sẽ giảm trong năm 2018 – lần đầu tiên sau 5 thập kỷ.
Nguồn: Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, Bloomberg. Giống như Liên bang Xô viết trong thập niên 1970, Trung Quốc sắp kết thúc một sự bùng nổ lực lượng lao động lâu dài, và hy vọng rằng sự đầu tư ào ạt sẽ vẫn duy trì sự hấp dẫn trong khi cố gắng ổn định các bất ổn ở biên thùỵ. Sự thành công hay thất bại của dự án Vành đai và Con đường – Belt and Road Initiative BRI – trong khi vẫn có nguồn chi tiêu lớn hơn trong nước – sẽ xác định liệu Trung Quốc có đạt được ước mơ thịnh vượng hay không hay có đủ sức để chống lại các lực lượng như đã làm sụp đổ Liên bang xô viết. Sự lo lắng thông thường về sáng kiến Vành đai và Con đường – một khung nợ mở cho khoảng 1,5 nghìn tỷ đô la cho các dự án cơ sở hạ tầng trong thập kỷ tới trên khắp Đông Nam Á, Nam Á và Trung Á đó có phải là bản án dành cho các con nợ của ông chủ nợ hào phóng Bắc kinh? Một tỷ đây, một tỷ đó Phần lớn các dự án Vành đai và Con đường chính là ở Malaysia, Nam Á và Đông Dương.
(Nguồn: Chứng khoán Nomura, AIIB, Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan, các báo cáo tin tức, các tính toán của Bloomberg). Lưu ý: Đông Dương bao gồm Myanmar, Thái Lan, Lào và Cambodia. Chúng tôi đã tách Malaysia ra một cách riêng biệt và không có dự án nào ở Việt Nam đủ lớn để hiển thị trên biểu đồ nàỵ Các dự án thất bại như cảng Hambantota của Sri Lanka thực sự có thể là một cách để Trung Quốc lặng lẽ mở rộng quyền lực chiến lược trên khắp thế giớị. Nhưng sự phá sản về đầu tư gây ra vấn đề cho các chủ nợ cũng như các con nợ. Nguy cơ đối với Chủ tịch Tập Cận Bình là hệ quả của tất cả những chi tiêu sai lầm đó dần dần làm suy yếu tăng trưởng năng suất hiện có mà Trung Quốc đang xây dựng. Hãy xem xét một số dự án vẫn còn trên bản vẽ. Hãy nghĩ rằng trị giá 1,6 tỷ USD mà Nomura Holdings Inc. đã đưa vào Hambantota có vẻ quá mức? Sau đó kiểm tra dự án Kyaukpyu tại Myanmar, nơi Tập đoàn Citic – Citic Group Corp. đang dẫn đầu xây dựng một cảng biển sâu 9,6 tỷ đô la và khu công nghiệp để nối với các đường ống dẫn dầu và khí đốt được xây dựng bởi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc – China National Petroleum Corp. Chắc chắn có một logic chiến lược ở đây. Trung Quốc thâm nhập vào các thị trường phương Tây nơi tiêu thụ hàng hóa của mình và giao tiếp với các nước Trung Đông nơi mà TQ phụ thuộc vào nguồn năng lượng đều phải đi qua một điểm hẹp ở eo biển Singapore và Malacca là một mối lo âu cho các nhà hoạch định quân sự của TQ. Xây dựng đường sắt và đường ống dẫn đến Ấn Độ Dương sẽ cung cấp một tuyến đường thay thế phòng bị ở phía tây. Đặt nó vào lăng kính của bạn Đường ống dẫn khí thường cần phải sử dụng ít nhất một nửa công suất của chúng để được hòa vốn. Đường ống Trung Quốc- Myanmar hầu như chưa đạt được 1/3 một phần ba từ khi mở cửa vào năm 2013.
Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Bloomberg, ước tính riêng của Bloomberg. Lưu ý: Dữ liệu hoàn thành sau 12 tháng bắt đầu vào năm 2014, một năm sau khi mở đường ống. Tuy nhiên, về kinh tế học, ý tưởng đó đã sai lạc. Đường ống dẫn khí đến Kyaukpyu hầu như chưa đạt được 1/3 công suất kể từ khi nó được khánh thành vào năm 2013, và ống dầu song song đó cũng không hoạt động trong nhiều năm cho tới hồi năm ngoái khi lô hàng đầu tiên được bốc dỡ – đó có phải là lợi nhuận khi phải bỏ ra hơn 2.5 tỉ đô vốn đầu tư? Một nhà máy chế biến 260.000 thùng/ngày nằm ở cuối đường ống này ở Côn Minh có kích thước bằng nhà máy lọc dầu lớn nhất của Vương quốc Anh sẽ chỉ được chạy dưới công suất trừ khi nhiều dầu thô hơn được chuyển giao đến Kyaukpyụ. Hoặc lấy mạng lưới các dự án đường sắt xuyên qua Trung Á, tạo thành một bản đồ trung tâm của hầu hết các dự án Vành đai và Con đường. Như chúng tôi đã lập luận trước đây, các kế hoạch như vậy đã hiểu sai về cả lịch sử lâu dài lẫn về kinh tế cơ bản của thương mại Đông-Tây, vốn phụ thuộc nhiều vào vận tải biển qua Đông Nam Á, Ấn Độ và Bán đảo Ả Rập cùng vùng thảo nguyên Eurasian. Đi về phía Tây – Những người trẻ Các dự án vành đai và Con đường ngoài khơi châu Á ở Indonesia, Philippines và Sri Lanka chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số.
Nguồn: Chứng khoán Nomura; AIIB; Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan. Cách tính toán của Bloomberg. Lưu ý: Không có kế toán dứt khoát của các dự án Vành đai và Đường bộ, hoặc các dự án được xác định thuộc về vành đai phát triển. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các dự án ở cấp quốc gia mặc dù cảng Kyaukpyu của Myanmar có thể được coi là một phần của Maritime Silkroad chứ không phải là vành đai Trung Quốc – Đông Dương. Những bất lợi của giao thông đường bộ ngày càng tăng bởi sự có mặt của các tàu container khổng lồ có khả năng mang gần 1 tỷ USD hàng hóa cùng một lúc và nhiều qui định và tiêu chuẩn vận hành đường sắt khác nhau trên khắp châu Á đòi hỏi chi phí cao và tốn thời gian. Giá trị vận chuyển hàng hóa giữa châu Âu và Yiwu, một trung tâm đường sắt cao tốc lớn gần Thượng Hải, đạt 2,27 tỷ nhân dân tệ (330 triệu USD) trong bốn tháng đầu năm nay, theo China Railway Express Co. Nó chỉ bằng một phần ba (⅓) tổng số của một chiếc tàu tải khổng lồ cùng hàng trăm các tàu nhỏ hơn đang chạy dồn dập trên tuyến đông tâỵ. Bốn cảng hàng đầu của Trung Quốc một mình có thể bốc dỡ cho cùng một giá trị lô hàng cứ mỗi ba giờ. Tôi phải đi biển Phần lớn giao dịch của Trung Quốc với châu Âu là bằng đường biển và hàng không. Các tuyến đường bộ không thắng nổi nó.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế. Lưu ý: Dữ liệu năm 2016. Tất cả những chi tiêu sai lầm này đáng được xem xét trong bối cảnh của sự suy sụp của Liên Xô trước đâỵ. Vào khoảng thập kỷ giữa thế kỷ 20 (1950) Moscow đã cố đạt được một phép lạ kinh tế theo phong cách Trung Quốc hiện nay khiến nhiều người ở phương Tây sợ rằng họ sẽ bị vượt qua. Trong những năm 1950, nền kinh tế Liên Xô tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia lớn nào khác trừ ra Nhật Bản. Có nhiều lý do khiến con đường phát triển này bắt đầu khựng lại vào những năm 1970, bao gồm cả sự cứng nhắc của một nền kinh tế kế hoạch, một khối lượng lớn trong lao động công nghiệp, và số tiền khổng lồ dành cho chi tiêu quân sự trong chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, thật khó để hiểu tại sao năng suất của Liên Xô bị suy giảm mà không chú ý đến sáng kiến Vành đai và Con đường của chính nó lúc đó, đó là kế hoạch phát triển Siberia. Từ những năm 1960, Siberia hút khoảng một phần ba thiết bị xây dựng hạng nặng của Liên Xô mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ dân số của đất nước, khi Moscow bơm vốn để phát triển các mỏ khí, mỏ than, nhà máy nhôm và một bản sao của Đường sắt xuyên Siberia, Trans-Siberia railway, vài trăm cây số về phía bắc. Thời điểm khó khăn Sản lượng tụt giảm trong dầu, than và thép trong những năm 1970 và 1980 đã làm giảm hiệu năng sản xuất của toàn bộ nền kinh tế Liên Xô.
Nguồn: Allen, Robert C., "Sự trỗi dậy và suy giảm của nền kinh tế Liên Xô", 2001. "Kế hoạch phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên Siberia đã ăn mất đi một khoản tiền lớn của các khoản đầu tư đồng Rúp", nhà kinh tế Robert C. Allen viết trong một bài báo năm 2001, nó làm đổi hướng chi tiêu từ các dự án hấp dẫn hơn ở phía tây của rặng Urals và cuối cùng làm xói mòn năng suất của toàn nền kinh tế "Các nguồn tài nguyên thiên nhiên "phong phú"của Liên Xô đã trở thành một tai họa", ông viết. "Phát triển tài nguyên đã nuốt chửng phần lớn ngân sách đầu tư nhưng chỉ tăng được ít GDP". Có thể một cái gì đó tương tự đang xảy ra ở Trung Quốc? Giống như các mối quan tâm chiến lược của Liên xô nhằm chống đỡ rìa đông (Ðông Âu), thì nay Bắc Kinh đang lo ngại về chủ nghĩa ly khai ở phía tây đã khiến các dự án về vốn tăng vọt trong những năm gần đây, bên cạnh đó các dự án Vành đai và Con đường trông giống như chóp đỉnh của tảng băng. Tinh giản lại Tỷ lệ hình thành vốn cố định của Trung Quốc đến các khu vực miền đông sản xuất cao nhất của nó đã giảm trong một thập kỷ.
Nguồn: Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, Bloomberg. Cách tính toán của Bloomberg. Tây Trung Quốc chiếm khoảng 19.5 phần trăm của sự hình thành vốn cố định của đất nước trong năm 2016, so với 15.4 phần trăm ở các thành phố năng động Cấp 1 và tỉnh Quảng Đông. Các vùng kém phát triển ở miền Trung, Bắc và miền Tây Trung Quốc đã nuốt chửng phần lớn vốn cố định từ năm 2007, theo số liệu chính thức. Điều đó cũng phù hợp với sự kết thúc của phép màu năng suất của Trung Quốc. Chi phí lao động đơn vị đã tăng nhanh hơn mức tăng trưởng của năng suất kể từ năm 2008, có nghĩa là nền kinh tế đang phát triển ít hơn và ít cạnh tranh hơn theo thời gian, và theo một báo cáo vào tháng trước bởi Hội đồng quản trị, một nhóm nghiên cứụ cho biết Khoảng 90% lợi thế về chi phí lao động đơn vị của Trung Quốc so với Hoa Kỳ trong năm 2016 được giải thích là bắt nguồn từ các hiệu ứng tiền tệ (ghi thêm, chủ động giảm giá trị đồng Nguyên để nhằm giảm giá thành sản phẩm), nhà kinh tế Siqi Zhou đã viết. Nỗi lo của Trung Quốc về các vùng phía tây đang có nhiều tác động đáng lo ngại. So với hàng trăm ngàn người Uighur đã bị bắt đưa vào các trại tập trung cải tạo và hàng triệu người đang bị giám sát liên tục ở tỉnh Tân Cương, làm lãng phí vốn vào các dự án có hiệu năng lớn có vẻ như là một vấn đề nhỏ. Nó không phải vậy. Ở một đất nước mà dữ liệu kinh tế đáng tin cậy là rất ít và số lượng người trong lực lượng sản xuất thực, hiện đang ở mức tuyệt đối suy giảm, cùng với số lượng các khoản đầu tư lãng phí kém hiệu quả đang hình thành nguy cơ xói mòn nền tảng tăng trưởng. Sự phát triển của Trung Quốc trong thế kỷ này được thúc đẩy bởi sự bám chặt vào thương mại thế giới và các tỉnh ven biển miền đông được coi như là các tác nhân chính. Cuộc chuyển binh vào lục địa rìa tây, nó đang gieo giống cho sự suy tàn. L.V. Bản gốc: Bloomberg Nguồn: https://baotiengdan.com/2018/08/27/am-thanh-lien-xo-sup-do-dang-vang-trong-vanh-dai-va-con-duong-cua-trung-quoc/ | |
Đối diện với công an: từ sợ hãi đến lo ngại! Posted: 28 Aug 2018 07:52 PM PDT Ánh Liên Anh Lê Văn Thương, từng là sĩ quan pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam (cấp bậc thượng úy), và anh cũng là đảng viên Đảng CSVN. Vài năm trước, anh Thương đã tự nguyện xin rời bỏ quân ngũ quân đội, cũng như bỏ đảng bằng cách từ bỏ sinh hoạt đảng, để dấn thân tham gia đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Nhà hoạt động Trịnh Kim Tiến cũng có người cha là nạn nhân của nạn 'chết bất kỳ tử trong đồn công an' vào năm 2011. Ảnh: OnTheNet Gần đây, anh nhận được giấy mời 'làm việc' của Công an Tp. Quảng Ngãi. Lo ngại cho sự an toàn của mình, anh Thương viết trên Facebook: 'Nếu ngày mai mình không về, không có tương tác trên hoạt động Facebook, kính nhờ các anh chị em chia sẻ giúp thông điệp này để mọi người được biết. Địa chỉ của mình: thôn An Tân, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi'. Lo ngại sự an toàn Từng là một sĩ quan quân đội, được huấn luyện trong môi trường kỷ luật thép, nhưng chính bản thân anh Thương cũng nhận thức sự 'thiếu an oàn' khi làm việc với bên công an, trong bối cảnh, nhiều cái chết bất ngờ đã và đang tiếp tục xảy ra ở nhiều đồn công an trên khắp tỉnh thành Việt nam. Công an và giấy mời với vỏn vẹn hai chữ 'làm việc', dĩ nhiên, cách đưa giấy mời này thể hiện thái độ trịch trượng, vừa thể hiện tính chất không tôn trọng luật pháp (mà ở đây là Bộ luật tố tụng hình sự). Nhưng thái độ và cung cách làm việc kiểu 'quan liêu' này vẫn duy trì trong rất nhiều thập niên qua, bởi công an trong thể chế XHCN luôn mang trong mình sự kiêu ngạo cộng sản.
Nạn nhân Ngô Thanh Kiều bị bức tử bởi 5 công an thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) vào năm 2014 đã gây phẫn nộ dư luận đến mức đích thân ông Chủ tịch nước Trường Tấn Sang đã yêu cầu xử lý nghiêm vụ sử dụng nhục hình này. Ảnh: PLO Nạn nhân khi ra khỏi đồn với đầy vết thương tích trên người vô tình tạo nên hình ảnh công an là hung thần, tương đương với hung thần xa lộ, nơi những cái chết không hề được báo trước. Nhưng tính hung thần này được xem là đặc quyền bất khả xâm phạm, nên bấy lâu nay, nếu ai đụng chạm hay chạm vạch vào những sai phạm về mặt quyền lực của giới công an, không sớm thì muộn sẽ phải 'trả giá bất ngờ'. Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) với số tù nặng tay trong phiên tòa từ sơ thẩm đến phúc thẩm có một phần từ hoạt động ghi nhận những cái chết bất tử trong đồn công an, sau đó bà đã gửi đến các Đại sứ nước ngoài nhằm lên án nó. Những hoạt động này của Mẹ Nấm được xem như là hành vi 'bôi nhọ' giới công an, và lệ thường được hiểu là một 'hành vi tăng nặng' khi phán xét tội. Chạm tới công an và những lợi ích của họ được xem như một hành vi vượt barrie đỏ, và trạng thái này chỉ được thấy trong một hệ xã hội 'công an trị'. Chính yếu tố sợ hãi, kềm kẹp và vùng cấm, đã tạo nên một hệ thống giúp đảm bảo giữ vững an ninh chính trị của nhà nước Việt nam hiện tại. Chỉ cần gữ được hệ thống công an với sức chiến đấu tối đa cho giới cầm quyền, thì chế độ sẽ còn tiếp tục được trường tồn cùng dân tộc. Sự kế thừa hoàn hảo? Ở một góc nhìn nào đó, Công an Việt nam thừa kế tốt nhất đặc tính hiếu chiến của người Việt và thói kiêu ngạo của chủ nghĩa cộng sản. Một hình hài rất tốt và đảm bảo một sự quyết liệt cần thiết để tiến hành các hoạt động 'trấn áp và trấn áp'. Nếu được lựa chọn, thì có lẽ công an Việt Nam xứng đáng là học trò xuất sắc của ngành công an Liên Xô, những người được V.Lenin khai sinh để củng cố quyền lực Bolshevik, điều tra những người 'phản kháng', dập tắt sự chống đối trong chế độ. Những người mà dưới tài năng của 'lãnh tụ Stalin', tập hợp trong cái gọi là 'Cơ quan Nội vụ nhân dân', tiến hành hoạt động khủng bố từ những năm 1930 với khẩu hiệu rất gắt gao: 'kẻ thù xảo quyệt... hãy cảnh giác'. Nhóm công an, trong đó có đội ngũ mật vụ Liên Xô đã tìm cách lật tung lý lịch cá nhân và gia định những nghi phạm trong mắt họ bao gồm: trẻ em thuộc tầng lớp thượng lưu cũ; người được giáo dục trước cách mạng vĩ đại (1917); người bất đồng chính kiến; người nước ngoài; người có người thân nước ngoài; và tín đồ tôn giáo.
Đỗ Đăng Dư (SN 1998 ở thôn Đông Cựu, xã Đông Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) tử vong sau 2 tháng tạm giam vì bị phù nề não, sưng gáy, tím 2 bên vùng thái dương do bị đánh. Ảnh: Facebook Họ bắt đầu như thế nào? Đó là bắt đầu với các nghi phạm thông thường, nếu như 'kẻ thù' che giấu ý định của họ, thì công an Liên Xô sẽ bắt đầu bằng thứ mà không ai có thể che giấu: lịch sử cá nhân và gia đình. Con số 5% hay được dùng trong một cuộc cách mạng chuyển đổi chế độ hiện nay có thể xuất phát từ mục tiêu 5% mà Stalin đặt ra để đánh giá 'đạt được' nếu đó là số lượng người bị giết/bắt giữ là 'kẻ thù'. Và khi Stalin qua đời, các nghi phạm thông thường không còn bị giết hoặc bị cầm tù, nhưng họ vẫn bị giám sát – tình trạng này ở Việt Nam gọi là 'giám sát từ xa' hay như cách gọi của các nhà hoạt động Việt Nam là 'bánh canh'. Lenin hay Stalin luôn khuyến khích sử dụng khủng bố và bạo lực để giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế. Vào năm 1938, hơn 12 triệu người đã bị bắt, vì bị coi là 'Kẻ thù của nhân dân' hay 'kẻ thù của nhà nước'. Thực tế, Công an Việt Nam cũng vậy, nhưng tính chất giai cấp giảm đi, trong khi tính bảo vệ đặc quyền thân hữu lại gia tăng lên, tất nhiên – núp bóng dưới cái gọi là 'bảo vệ chế độ, nhà nước'. Và khi tình trạng kinh tế - xã hội càng bất ổn, thì nạn bắt bớ càng gia tăng với mức chóng mặt. Sự xuất hiện của mạng xã hội Facebook (công cụ gián tiếp phát tiếng nói người dân) chỉ làm 'khựng' lại tạm thời các hoạt động bạo lực, chứ không làm dừng hẳn hoạt động bạo lực. Triệt tiêu trong bạo lực? Công an và nhiệm vụ công an dựa trên sự thu thập tin tức, đặc biệt là trong dân. Nhưng khi tình trạng 'cái chết bất đắc dĩ' trong đồn công an liên tiếp xảy ra, nó đồng thời tạo nên hai thái cực: vừa phẫn nộ, lại vừa sợ hãi. Trong một hệ thống thể chế mà người dân không liên hệ được với nhau, sự sợ hãi gia tăng mạnh hơn sự phẫn nộ. Nhưng khi những chủ thể đơn lẻ được kết nối qua mạng xã hội thì điều này lại hoàn toàn khác, sự phẫn nộ gia tăng trước trạng thái bạo lực. Vấn đề đi xa hơn, tình trạng bạo lực của công an gây ra sự chán ghét và quay lưng của người dân. Một trạng thái bất hợp tác vô hình được xác lập trong họ, và chính từ đây, bản thân phía công an mất dần đi cái gọi là 'nguồn tin trong nhân dân'. Phía công an có thể tìm cách gia tăng số lượng người để kiểm soát hoạt động trong xã hội, ví dụ 5 dân bị kiểm soát bởi 1 công an. Nhưng chỉ số dân tiếp tục tăng lên, hoạt động bạo lực gia tăng, tính thông tin trong dân giảm, và công an buộc gia tăng số lượng đến mức không kiểm soát số lượng. Cho đến một lúc, lợi quyền của phía công an do ngân sách quốc gia buộc phải chi ra không còn đủ, thì mối quan hệ giữa nội bộ công an và chính quyền sẽ xuất hiện vết nứt (đây là hai thực thể, không phải là một – bản thân ngành Công an là siêu bộ).
Hiện trường nam thanh niên chết trong nhà giam Công an huyện Đại Lộc. Ảnh: VTCnews Không phải ngẫu nhiên mà công an xã, hay thậm chí là hệ thống công an viên ở cấp xã không phải là một vị trí 'đẹp đẽ' mà nhiều người muốn ngồi vào. Lý do: lương thấp, phúc lợi so với công an chính quy kém, trong khi hình ảnh trong người dân có phần xấu đi. Và khi đồng tiền không đủ nuôi, thì nhiều công an viên cũng buộc phải xin thôi việc để ra ngoài kiếm sống. Nếu nhìn rộng hơn, bộ máy công an không dừng lại ở số lượng giới hạn, buộc phải gia tăng, buộc phải phát triển một nguồn lực lớn để giữ vững an ninh chính trị, nhất là hệ thống an ninh nhằm kiểm soát số lượng người bất đồng chính kiến đang gia tăng nhanh trong xã hội. Và bằng cách này, bản chất bạo lực bạo lực càng gia tăng, khiến phía công an càng đưa mình vào chỗ chết, chết vì đánh mất niềm tin trong dân, chết vì ngân khố quốc gia đang ngày càng cạn kiệt. Khi dân còn e ngại sự an toàn khi lên làm việc với công an với số lượng ngày càng gia tăng, thì công an có thể sẽ dần chuyển biến sang trạng thái bạo lực mới, mà trong mắt người dân là – 'khủng bố'. Và điều này như đã đề cập trên, nó thực sự không tốt. Ít nhất bạo lực sẽ chôn vùi bạo lực, kiêu ngạo sẽ chôn vùi sự kiêu ngạo. A.L. VNTB gửi BVN |
You are subscribed to email updates from Bauxite Việt Nam. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét