“Chuyện mua, bán dưới huyện” plus 8 more |
- Chuyện mua, bán dưới huyện
- KHÍ THẢI FORMOSA: KHI NÀO CÔNG KHAI KẾT QUẢ QUAN TRẮC?
- Chiến tranh kinh tế: VN cần cải cách sâu thể chế để đi tắt đón đầu?
- TỰ DO KHÔNG HỀ MIẾN PHÍ
- Râu ông Trần Cẩm xin đừng cắm vào cằm ông Nguyễn Văn Đống!
- Dương Danh Dy: 'Chứng nhân những thăng trầm Việt-Trung'
- Thư ngỏ về việc trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức - Đợt 1, 2, 3, 4, 5
- Một chính quyền quái gở
- Phân ưu
Posted: 20 Sep 2018 02:31 PM PDT Từ Thức "Tôi ký giấy bán, bán cho ai, làm gì thì tôi không biết". Đọc, tưởng người ta nói chuyện bán một bó rau, con gà, một cái chổi cùn. Không, đó là chuyện bán một phần lãnh thổ, đẫm máu bao nhiêu thế hệ. Đó là lời tuyên bố của ông Nguyễn Văn Thiện, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, về chuyện bán cảng Qui Nhơn. Chuyện bán cảng, mới đây vỡ lở. Theo phong tục XHCN - tất cả có quyền, có phần, nhưng không ai có trách nhiệm - , Chính phủ sẽ rất "quan ngại", sẽ đưa ông Thiện ra "xử lý" (dịch ra Việt ngữ: đem ra tế thần). Ông này đổ tội cho Chính phủ: Nhà nước đã quyết định, tôi ký, vậy thôi. Mớí đầu, bán 51% cổ phần, là chuyện không ai làm, nghĩa là trao toàn quyền quyết định khai thác, sử dụng cho người mua; sau đó, buồn buồn, hay cần tiền chia nhau, bán luôn 49% còn lại. Cả Chính phủ, các ông bí thư, chủ tịch, tới người viết báo, không ai nói bán cho ai. Nhắc tới người Tàu là một tội phạm húy, ai cũng sợ bỏng lưỡi, ai cũng có lý do để né. Ông Tô Tử Thanh, Bí thư Tỉnh ủy trước ông Thiện, người phát giác ra vụ mua bán, đề nghị Nhà nước nên thâu lại cảng bị bán bất hợp pháp - ở VN cũng có chuyện hợp pháp? -, rồi bán một phần, nhưng khi bán, cũng nên nghiên cứu xem giá trị thực tế hiện nay của cảng Qui Nhơn là bao nhiêu. Nói chuyện lấy lại cho dân sướng, nhưng ngay cả khi còn đôi chút lương tâm, muốn hủy bỏ giao kèo, sẽ tốn kém ngập đầu, hơn cả tiền đã thâu được. Bóp cổ dân, dễ; nhưng đụng tới thế lực ngoại bang, hơi khó hơn một chút. Chắc chắn các đầy tớ dân, muôn người như một, sẽ thi nhau tình nguyện bán lều lấy tiền trang trải. Nhắm mắt bán, nhưng cũng không cần biết nó đáng giá bao nhiêu. Ẩu hơn bán một bó rau, vài trái hột vịt lộn. Chỉ cần biết chia nhau được bao nhiêu. Người dân không có được cái hãnh diện, có cơ hội "tự sướng", thấy đất nước của ông cha để lại đã bán được giá. Qui Nhơn chỉ là một thí dụ, sau biết bao nhiêu hải cảng, thị trấn, đặc khu... Ngày nay, ai là người có khả năng biết diện tích thực sự của nước ta bao nhiêu cây số vuông, mảnh đất nào thực sự còn thuộc chủ quyền của Việt Nam? PS: bài báo trên đây, mới đầu có cái tựa "Cảng Quy Nhơn: bán cho ai thì Bộ GTVT làm, thời điểm đó tỉnh không hay biết". Vài phút sau, đọc lại, cái tựa trở thành: "Tỉnh Bình Định gặp lúng túng khi bán cảng Qui Nhơn". Chỉ có tỉnh gặp "lúng túng", Nhà nước không liên hệ. Hy vọng bài báo sẽ không cánh mà bay mất. Dù sao, đã copy bài báo, để đọc trong trường hợp bài bị xoá, hay sửa đổi nội dung. T.T. Tác giả gửi BVN. | ||||
KHÍ THẢI FORMOSA: KHI NÀO CÔNG KHAI KẾT QUẢ QUAN TRẮC? Posted: 20 Sep 2018 02:30 PM PDT Nguyễn Anh Tuấn [Kỳ Anh 19.09.18] Đầu năm nay, Formosa Hà Tĩnh tuyên bố sẽ tăng gấp đôi công suất[1], hàng quán phục vụ khách Trung Quốc ở phố thị Kỳ Anh theo ghi nhận đã nhộn nhịp trở lại. Cùng lúc đó, một số hộ dân sống xung quanh nhà máy bắt đầu lo lắng cho sức khoẻ của gia đình nên đã dần chuyển đi. Chính Báo cáo Tác động Môi trường (DTM) của Formosa cũng thừa nhận ngay từ giai đoạn 1 lượng bụi phát sinh sẽ cực lớn và "nếu không có hệ thống xử lý, bụi sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân làm việc trong nhà máy và khu dân cư lân cận. Các hạt bụi nhỏ có kích thước nhỏ thâm nhập vào người qua đường hô hấp, gây VIÊM PHẾ QUẢN MÃN TÍNH, UNG THƯ PHỔI, VIÊM GIÁC MẠC"[2]. Khí thải có thể không gây ra kết quả nhãn tiền (cá chết chẳng hạn) như nước thải, song hậu quả đối với sức khoẻ con người thì không hề kém cạnh, nếu không muốn nói là còn nghiêm trọng hơn. Thực tế là số ca mắc ung thư ở các làng vùng Chương Hoá, Vân Lâm nơi Formosa đặt nhà máy bên Đài Loan đã tăng đột biến nhiều lần chỉ vài năm sau khi nhà máy đi vào vận hành và cư dân được tái định cư bên ngoài vòng bán kính 10 km từ các nhà máy này. [Trong khi ở Kỳ Anh vẫn còn quá nhiều hộ dân sống sát tường rào nhà máy, các khu tái định cư Kỳ Phương, Kỳ Liên lẽ ra phải được chuyển ra xa thì lại đặt sát vách Formosa]. Dĩ nhiên Formosa Hà Tĩnh có hệ thống xử lý khí thải của họ, song hiệu quả đến đâu thì cần được kiểm chứng bằng các máy quan trắc chất lượng không khí. Việc giám sát này đòi hỏi phải độc lập; và trong trường hợp một tập đoàn tai tiếng như Formosa thì ai cũng hiểu là nhu cầu này càng bức thiết. Vậy mà hiện nay chính quyền lại cho phép chính Formosa lắp đặt thiết bị quan trắc này ở khu vực phát khí thải và truyền số liệu về Sở TN-MT Hà Tĩnh. Nghĩa là chỉ Formosa và chính quyền Hà Tĩnh biết với nhau kết quả quan trắc, trong vòng bí mật[3]. Tháng 11/2017 lần đầu tiên Sở TN-MT Hà Tĩnh, trong một công văn báo cáo lên Bộ TN-MT, đã tiết lộ Formosa xả khí thải vượt ngưỡng nhiều lần để rồi từ đó báo chí vào cuộc phát hiện ra Bộ TN-MT từ năm 2014 đã ra văn bản 'cá biệt' đặc cách cho Formosa xả thải vượt chuẩn[4]. Câu hỏi là nếu có lúc nào đó Formosa vẫn xả vượt chuẩn mà Sở TN-MT Hà Tĩnh không thông báo thì thế nào? Có khó gì đâu việc công khai kết quả đo quan trắc lên Internet để dân vào giám sát như chính Đài Loan đang làm[5]? Thêm nữa, thiết bị quan trắc đâu có đắt đỏ đến mức chính quyền cần Formosa lắp đặt, sao không tự lắp đặt để đảm bảo tính cách độc lập của việc giám sát Nhà nước? Ngoài ra, hiện chỉ mới có thiết bị quan trắc ngay trong khu vực nhà máy, trong khi theo các chuyên gia còn cần phải đo chất lượng không khí ở khu vực dân cư xung quanh vì điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người dân. Ở Đài Loan các tổ chức dân sự đã lắp đặt không ít các máy quan trắc độc lập trong vùng dân cư xung quanh nhà máy Formosa, công bố kết quả để đối chứng với hệ thống quan trắc của chính quyền. Với sự thù nghịch nhắm tới xã hội dân sự hiện nay, rất khó để chính quyền chấp nhận những sáng kiến dân sự như vậy. Không tin vào giám sát cộng đồng lại để chính đối tượng - Formosa - nắm đằng chuôi của quá trình giám sát, chính quyền đang tự cho thấy tuyên bố 'không đổi môi trường lấy tăng trưởng' của họ chỉ là lời đầu môi chót lưỡi. Tóm lại, ba việc cần làm hiện nay là (1) kiểm soát toàn bộ quá trình quan trắc khí thải trong nhà máy chứ không giao cho Formosa, (2) công khai kết quả quan trắc bên trong và xung quanh nhà máy 24/7 online (thời gian thực/in real time) cho công chúng và báo chí tiếp cận, và (3) khuyến khích các tổ chức dân sự lắp đặt thêm máy quan trắc độc lập để đối chiếu kết quả, có sai khác là các bên liên quan vào cuộc ngay. Chẳng việc nào khó cả nếu thực tâm. Chính quyền đã phạm nhiều sai lầm dẫn đến thảm hoạ Formosa hai năm trước đây. Nếu không hành động ngay họ có thể sẽ đứng trước một thảm cảnh mới trong một ngày không xa. Link Facebook video:Các hộ dân vẫn sống quá gần ống khói nhà máy, ngay trên đầu là đám mây khói từ nhà máy. Khói và mây bất khả phân. Khói nhà máy tạo mây. Ban đêm xả nhiều hơn. Rực đỏ một góc trời Kỳ Anh. __________ Chú thích:[1] https://nguoidothi.net.vn/formosa-ha-tinh-se-tang-gap-doi-c… [2] https://m.vov.vn/…/formosa-sap-van-hanh-thu-6-ong-khoi-phat… [3] https://amp.vnexpress.net/…/ha-tinh-yeu-cau-formosa-lap-thi… [4] https://www.tienphong.vn/…/bo-tnmt-dac-cach-cho-formosa-xa-… [5] https://taqm.epa.gov.tw/taqm/en/ Nguồn: FB Nguyen Anh Tuan | ||||
Chiến tranh kinh tế: VN cần cải cách sâu thể chế để đi tắt đón đầu? Posted: 20 Sep 2018 02:28 PM PDT Ánh Liên tổng hợp Khi Mỹ công bố áp thuế nhập khẩu với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc, sàn chứng khoán của Bắc Kinh đã chuyển sang màu đỏ, nhưng ngay sau đó lại chuyển sang xanh nhờ Chính phủ bơm nguồn tiền vào. Bắc Kinh cũng cho biết họ buộc phải trả đũa để bảo vệ quyền lợi sau lệnh áp thuế mới của Mỹ, bằng cách áp thuế lên 60 tỷ USD hàng hóa. Với cuộc chiến thương mại lần này, ông Donald Trump chỉ mang tính đại diện, bởi thực chất nó là cuộc chiến giữa một bên là liên minh Mỹ - EU, bên còn lại là Trung Quốc. Trước đó, vào ngày 25.07, EU - Mỹ đã đồng ý với nhau về việc trì hoãn các mức thuế quan, hướng đến giảm thuế đối với thép và nhôm, tìm kiếm thỏa thuận để loại bỏ thuế quan, trợ cấp hàng công nghiệp. Những thỏa thuận này được chính TNS Đảng Cộng hòa John Hoeven tóm tắt trong cụm từ 'đạt được tiến bộ với EU', còn Tổng thống Mỹ Donald Trump coi đó là 'giai đoạn mới trong mối quan hệ giữa Mỹ - EU', chuyển từ 'kẻ thù' thương mại trước đó sang 'đồng minh'. Nhìn chung, thỏa thuận này cung cấp một mối quan hệ đủ tốt để tiến hành một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, hay đúng hơn là như Fred Bergsten, Giám đốc danh dự của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho biết, một thỏa thuận với châu Âu sẽ cho phép Tổng thống Mỹ tập trung hơn vào Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ có thể giúp Việt Nam trỗi dậy về mặt kinh tế nếu như chịu cải cách. Ảnh: SCMP. Bản thân Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại khi ngay lập tức, sàn chứng khoán chuyển sang màu đỏ. Câu hỏi đặt ra là, cuộc chiến này tác động tích cực hay tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam - một quốc gia có thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, và làm thế nào để Việt Nam khai thác lợi thế trong cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc này. Thực chất, cuộc chiến thương mại tạo ra những cơ hội rất lớn cho Việt Nam trong tiếp nhận luồng đầu tư tháo chạy từ các doanh nghiệp nước ngoài đóng tại Trung Quốc. Trong một bài viết ngày 14.09 của trang SCMP cho hay, trong cuộc chiến thương mại giữa Trump và Tập thì người hưởng lợi sẽ là các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN). Nhận định này hợp lý vì nó cấu thành từ ba yếu tố: vị trí địa lý gần gũi Trung Quốc; nguồn nhân lực trẻ và giá rẻ (thị trường 500 triệu dân); có xu hướng trải thảm đỏ đầu tư FDI bằng thuế. Việt Nam cũng không thoát ly khỏi nhưng ưu thế này. Vấn đề là, Việt Nam phải thực sự mở rộng cánh cửa đầu tư - kinh doanh trước khi cơ hội này bị hạ nhiệt, và trong số những công việc cần làm đầu tiên là phải giải quyết những lỗ hổng về ưu thế đã và đang diễn ra. Đầu tiên, Việt Nam có nguồn nhân công rẻ và trẻ (hay đúng hơn là từ năm 2007, Việt Nam bước vào thời kỳ có cơ cấu dân số vàng), tuy nhiên cơ cấu này chỉ xuất hiện 1 lần với chu kỳ 30 năm. Vấn đề hiện nay là, nguồn nhân lực này lại đang bị xé dần bởi hệ thống xuất khẩu lao động ở các tỉnh thành. Tính riêng năm 2017, công bố từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Việt Nam đã đưa gần 150.000 lao động đi nước ngoài, và nhu cầu này tiếp tục được Nhà nước Việt Nam mở rộng trong năm 2018. Thứ hai, nguồn nhân lực lành nghề vẫn chưa đáp ứng được đủ số lượng mà xã hội đang cần, lấy ví dụ, trang tuyển dụng nhân lực Vietnamnetwork thông báo, vẫn còn thiếu 500.000 kỹ sư CNTT vào năm 2020. Tại đầu cầu kinh tế phía Nam (Tp. Hồ Chí Minh), trong một thông cáo với báo chí của Trung tâm Dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động của thành phố cho biết, thị trường lao động ở Việt Nam đang cso sự chênh lệch giữa yếu tố cung cầu lao động về số lượng, và chất lượng chưa đáp ứng (phù hợp) với quá trình phát triển kinh tế và hội nhập (thừa lao động phổ thông, thiếu lao động trình độ cao), trong một khảo sát có liên quan vào đầu năm 2018 cho thấy, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao (21%). Thứ ba, chủ nghĩa bảo hộ liên quan đến độc quyền một số ngành nghề sẽ khiến nguồn vốn đầu tư FDI đi vào cửa hẹp, tại Việt Nam với Nghị định 94/2017/ND-CP, có hẳn 20 ngành nghề mà nhà nước độc quyền khai thác - tức tư nhân không được tham gia. Điều này gây ra phản ứng gay gắt từ các chuyên gia, trong một bình luận có liên quan, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, sự ra đời Nghị định này là phản thị trường, phản logic, lỗi thời trong bối cảnh cần cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Thứ tư, dân chủ cũng là một yếu tố gây khó dễ cho nhà đầu tư, bản thân các tập đoàn Đa quốc gia có xu hướng mở rộng sản xuất ở những nơi mà hệ thống pháp lý tương đối hợp lý (tạo điều kiện kinh doanh). Đối với các quốc gia mà thủ tục hành chính, chính sách về thuế, hải quan còn nhiều rối rắm và quan liêu thì sẽ tạo tâm lý ngại đầu tư sâu ở khối FDI, và Việt Nam cũng đang đối diện vấn đề này. Trong một tờ trình gửi lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổ tư vấn kinh tế của ông đã chỉ ra 9 luật và văn bản dưới luật gây ra '37 vướng mắc phổ biến đối với doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị và triển khai các dự án đầu tư', trong đó có sự mâu thuẫn giữa Thông tư và Nghị định, giữa Nghị định và Luật. Bên cạnh đó, nỗ lực loại bỏ quan liêu - tham nhũng ở Việt Nam vẫn chưa tạo ra quá nhiều sự đột phá lớn, chi phí không chính thức (bôi trơn) trong doanh nghiệp vẫn đang tồn tại một cách ngang nhiên. Ông Naoki Takeuchi - Tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) trong chia sẻ với báo Đại Đoàn Kết cho hay, có 70% DN Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam, tuy nhiên, chỉ riêng chính sách thuế đã khiến nhiều doanh nghiệp nản lòng bởi để hoàn thành thuế VAT thì phải qua các công đoạn 'bôi trơn'. Thứ năm, Việt Nam cần có một sự tiếp nhận làn sóng đầu tư theo hướng chuyên sâu về quản lý và công nghệ hơn là tiếp nhận một làn sóng gia công mới - vốn không giúp nâng cao nội lực của nền kinh tế. Trong một công bố từ Tổng cục Thống kê vừa qua cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nhóm FDI (với 78,9% tổng giá trị hàng hóa sau gia công), với chủ yếu là gia công lắp ráp (chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu), tức 'doanh nghiệp trong nước không được thụ hưởng nhiều' từ chính hoạt động xuất khẩu mang tính gia công từ nguồn FDI này. Việt Nam có thể rút ra những bài học lớn từ việc hình thành 4 nhà máy Samsung tại Việt Nam (Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM), với tổng vốn đầu tư lên mức 17 tỷ USD (chiếm ¼ GDP Việt Nam) trong 'trải thảm đỏ' doanh nghiệp khối FDI. Nếu khắc phục được 5 yếu tố vướng mắc nêu trên, Việt Nam cũng có thể mơ về một thành phố Iphone tương tự như ở Trịnh Châu (Trung Quốc). Chỉ với gia công, lắp ráp, Apple đã biến vùng đất nông thôn với đồng ngô và lúa mì bạt ngàn trở thành một nơi giàu có, đưa tập đoàn nhận gia công - lắp ráp Foxconn trở thành tập đoàn tư nhân lớn nhất Đại lục (tạo ra 4,8 triệu việc làm), góp phần vào kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc lên đến 35 tỷ USD vào năm 2016. Tất cả có thể diễn ra nếu Việt Nam tận dụng tốt cơ hội mà cuộc chiến thương mại mang lại để cải cách kinh tế, trước mắt là để chào đón sự di chuyển doanh nghiệp gia công, sản xuất từ Trung Quốc sang. Nếu không cải cách lần này, thì bối cảnh nồng ấm tại đất nước Triều Tiên và sự mở rộng thị trường kinh doanh của Myanmar cũng sẽ tạo một tác động tiêu cực trong thu hút nguồn đầu tư từ khối FDI trong 5-10 năm sắp tới. A.L. VNTB gửi BVN | ||||
Posted: 20 Sep 2018 02:27 PM PDT Đỗ Ngà Các bạn có biết, Việt Nam có bao nhiêu cơ quan báo chí không? Hiện này cả nước có 858 cơ quan báo in, 105 báo điện tử. Toàn bộ 64 tỉnh và thành phố của Việt Nam, mỗi tỉnh đều có ít nhất 1 đài phát thanh và 1 đài truyền hình. Vậy tính ra thêm 128 cơ quan phát thành và truyền hình địa phương. Trung ương còn có VTV. Như vậy tổng số cơ quan báo chí các loại là 1092 với cả hàng vạn nhân viên. Nhưng tất cả những tờ báo này đều quy về một tổng biên tập duy nhất, đó là Võ Văn Thưởng. Hơn ngàn tờ báo nhà nuớc nhưng không một tờ báo tư nhân nào tồn tại. Như vậy tiếng nói người dân ở đâu? Hoàn toàn không có, thế nhưng trong điều 25 Hiến pháp cho phép tự do báo chí. Các bạn có biết, Việt Nam có Quốc hội với 487 người, thì hết 468 người là đảng viên ĐCS, và 19 người là không đảng phái. Tỷ lệ đảng viên là 96%, trong 19 người không là đảng viên ấy cũng là loại làm cảnh cho có vẻ "dân chủ" chứ thực chất những kẻ đó nhiệm vụ cũng gật mà thôi, ông Dương Trung Quốc là ví dụ. Vậy trong Quốc hội CS gần như 100% là người CS. Còn chỗ nào cho tiếng nói của dân? Hoàn toàn không có. Vậy tiếng nói của dân ở đâu? Ở facebook - một công cụ do người Mỹ sáng tạo ra, nơi đó là duy nhất người dân cất lên tiếng nói của mình. Ban đầu, các tờ báo nhà nước đều có fan page bên facebook, vì nơi đó giúp bạn đọc dễ tìm đến bài đọc bằng một cái chạm thay vì phải tốn nhiều thao tác hơn để vào website của báo. Chính vì thế, các tờ báo nước ngoài đều có trang fan page để tiếp cận bạn đọc dễ dàng và cũng để quảng bá tờ báo rộng rãi. Điều rất đỗi bình thường thế, nhưng với báo chí CS thì hoàn toàn khác. Vào năm 2016, Cục Báo chí Việt Nam ra công văn 779/CBC-TTPC nhằm kiểm duyệt các trang fan page vì trên đó, khi đọc comment người ta thấy hiện lên sự sai trái của chính sách nhà nuớc và lòng dân không thuận những gì Đảng làm. Thế là hàng loạt trang fan page đóng cửa. Trong đó có trang fan page của Ban Tuyên giáo vì bị dân chửi dữ quá. Đặc biệt, Báo Nhân Dân không bao giờ mở fan page. Nhớ mấy năm trước đây, cổng Thông tin Chính phủ mở để tương tác với nhân dân, bị nhiều comment chất vấn ad không thể đối đáp được nên đã block hết những người đó. Fan page trên Facebook là nơi duy nhất dân tương tác với chính quyền. Thế nhưng họ đã cuốn gói tháo chạy né tránh. Điều đó chứng tỏ chính quyền không có thiện chí đối thoại với nhân dân. Mặc dù có đến 1092 cơ quan báo chí nhưng chỉ làm mục đích tuyên truyền một chiều. Báo chí nhà nước né dân, và cả lãnh đạọ nhà nước cũng né. Không một quan chức nào công khai nick trên Facebook. Họ không đối thoại với dân, né tránh tương tác, thay vào đó là chính quyền dùng đến công an chìm nổi để truy lùng bắt bớ những ai dám nói lên những điều khó nghe đối với chính quyền. Đó là cách chính quyền "lắng nghe" dân. Tiếng nói người dân bị bóp nghẹt như thế. Tiếng nói trên truyền thông không, tiếng nói trong nghị trường cũng không. Vậy làm gì để tiếng nói của sự thật lan toả? Chỉ còn mỗi người trong chúng ta nỗ lực truyền tải. Sự thật bị chặn đủ đường nên khai dân trí phải chấp nhận sự chuyển biến chậm chạp. Tự do không hề miễn phí, nó đòi một cái giá rất đắt. Dân tộc nào không đủ khả năng trả cho tự do một giá đắt đỏ, thì dân tộc đó chỉ đáng là nô lệ. Muốn sang, không thể mặc mãi áo của kẻ hèn được. Đ.N. Nguồn: FB Đỗ Ngà | ||||
Râu ông Trần Cẩm xin đừng cắm vào cằm ông Nguyễn Văn Đống! Posted: 20 Sep 2018 02:25 PM PDT Ngô Thị Hồng Lâm Hiện nay tình trạng hồ sơ "thương binh giả" đang là một vấn nạn nghiêm trọng đối với xã hội và nhất là đối với quỹ BHXH của Việt Nam. Việc phát hiện những hồ sơ giả mạo và đưa ra pháp luật là một việc làm được dư luận hoan nghênh và đồng tình với các cơ quan chức năng. Cơ quan công an điều tra của thị xã Long Khánh năm 2015 đã tiến hành điều tra vụ việc "làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức" của các cựu chiến binh cư ngụ tại tỉnh Đồng Nai. Vụ án đã xét xử đến cấp phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai. Nhưng phán quyết của hai cấp tòa đã không được ông Nguyễn Văn Đống "bị cáo" của vụ án tâm phục - khẩu phục. Trên tinh thần DÂN BIẾT - DÂN LÀM - DÂN BÀN - DÂN KIỂM TRA. tôi đã trực tiếp gặp gỡ ông Nguyễn Văn Đống là "bị cáo" của vụ án và nghiên cứu hồ sơ do cơ quan công an điều tra thị xã Long Khánh - tỉnh Đồng Nai tiến hành điều tra, VKS cùng cấp lập cáo trạng và phán quyết của 2 cấp Tòa án nhân tỉnh Đồng Nai. Trình tự vụ việc: Vụ án: "tội danh" làm giả con dấu và tài liệu của cơ quan tổ chức đã được cơ quan Công an thị xã Long Khánh tiến hành điều tra với 18 bị can và khởi tố theo trình tự sơ thẩm của pháp luật tại Tòa án nhân dân thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai như sau: Nhân thân Ông Nguyễn Văn Đống: Ông Nguyễn Văn Đống nhập ngũ ngày 10/5/1978, đóng quân ở Hoàng Liên Sơn. Tham gia trận đánh chống quân Trung Quốc xâm lược bảo vệ biên giới phía Bắc ngày 17/2/1079 tại Cam Đường, Bảo Thắng, Phố Lu, tỉnh Lào Cai (mới). Năm 1983 được điều đi học ở Trường Sĩ quan chỉ huy Sơn Tây. Năm 1986 ra trường, được điều về Sân bay Bạch Mai. Năm 1988 điều động ra Trường Sa tỉnh Phú Khánh, phối hợp với Bộ tư lệnh Pháo binh tham gia trận đánh bảo vệ Trường Sa-Gạc Ma-Châu Viên-Vành Khăn-Xu Bi, cho đến năm 1994 ra quân chuyển về quê Hà Nam Ninh. Năm 1997 ông Đống chuyển vào sinh sống ở tại địa chỉ: số 78 đường Hàm Nghi, tổ 16, ấp Ruộng Hời, xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Nội dung sự việc:
Ngày 9/11/ 2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định và 62 xét đề nghị hưởng chế độ chính sách cho các đối tượng đã tham gia quân đội ở chiến trường K + C + Biên giới + Hải đảo, nhưng chưa được hưởng trợ cấp lần nào cùng BHHYT hàng năm. Quyết định này được triển khai đến cơ sở. Do thời gian xuất ngũ về địa phương đã lâu, phần lớn anh em cựu chiến binh ở địa phương đều không còn giữ được quyết định phục viên xuất ngũ, để làm thủ tục khai hưởng chế độ đãi ngộ của Nghị định 142/2008 và 62/2011. Nay người thì đau yếu, người thì là lao động chính trong gia đình, họ không tự đi xin cấp lại giấy tờ. Nên họ đã ủy quyền dân sự và đưa thông tin cá nhân cho ông Trần Cẩm đến đơn vị cũ của họ để xin cấp lại "quyết định xuất ngũ". Ông Trần Cẩm là chỗ anh em đồng hương với ông Đống, đem đến nhờ ông Đống chữ viết đẹp hơn chữ ông Trần Cẩm điền hộ thông tin của 18 người vào mẫu in sẵn (chưa có dấu) để mang đến từng đơn vị cũ của anh em trong toàn quốc xin cấp lại. Biết ông Trần Cẩm có khả năng đi xin cấp lại quyết định xuất ngũ cho anh em cựu chiến binh, bản thân vợ chồng ông Đống cũng đã bị thất lạc 3 giấy tờ, nên cũng đã ủy quyền dân sự để nhờ ông Trần Cẩm đến đơn vị cũ xin cấp lại dùm cho ông Đống gồm:
Ngày 20/1/2015 ông Nguyễn Văn Đống nhận được một cuộc điện thoại từ Trung tá Tạ Dư - CSĐT của cơ quan CSĐT thị xã Long Khánh gọi lên cơ quan CSĐT. Ông Nguyễn Văn Đống đi xe máy đến nơi, thì ông Trung tá Tạ Dư yêu cầu ông Đống đưa chìa khóa xe máy và phiếu gửi xe cho Thiếu úy Vũ Văn Cảnh. Ông Đống làm theo yêu cầu của họ và họ dẫn độ ông Đống ra xe cảnh sát đang đậu tại sân. Bốn viên cảnh sát đã áp giải ông Đống lên xe đi vào UBND xã Bảo Vinh (Thiếu úy Vũ Văn Cảnh điều khiển xe máy của ông Đống chạy theo xe cảnh sát). Đến UBND xã Bảo Vinh ông Tạ Dư đưa trên tay cầm 6 tờ quyết định có chữ viết của ông Nguyễn Văn Đống (đã đóng dấu đỏ cùng chữ kí thủ trưởng của các đơn vị quân đội trên toàn quốc) và nói: "ông là người làm giả ra những giấy tờ này, chúng tôi thu được từ ông Trần Cẩm. Ông Cẩm khai với cơ quan cảnh sát điều tra: 'chính ông là người làm ra những giấy tờ này'. Nên chúng tôi được lệnh của thủ trưởng bắt ông". Những giấy đó gồm có:
Lệnh bắt được ông Tạ Dư đọc (do Thượng tá Lê Hồng Hải, Phó Thủ trưởng cơ quan CSĐT thị xã Long Khánh kí) đối với ông Đống để điều tra vụ việc và còng tay lên xe đưa về xét nhà. Về nhà đọc lệnh xét nhà do ông Võ Tuấn Vũ Phó Viện trưởng VKS thị xã Long Khánh kí. (Ông Vũ văn Cảnh điều khiển chiếc xe máy của ông Đống theo xe cảnh sát trả lại tại nhà cho ông Đống). Trong khi thực hiện xét nhà có CSĐT thị xã Long Khánh và 2 người dân trong tổ 16A ấp Ruộng Hời và 2 công an viên xã Bảo Vinh vào sau chứng kiến. Các con ông Đống đều đi làm vắng. Cuộc khám xét nhà thu những giấy tờ mà ông Đống đã ủy quyền dân sự nhờ ông Trần Cẩm đi thay đến đơn vị cũ của ông Đống xin cấp lại gồm có:
và những giấy tờ là bản gốc của ông Đống từ lúc ra quân cũng bị CSĐT thu giữ trái phép gồm:
Cuộc xét nhà ông Đống, cơ quan CSĐT không phát hiện có bất cứ chứng cứ nào khác là những vật chứng về công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội "làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức" như: dao gọt, con dấu, hay những phôi giấy, máy in, máy ảnh, đã kết thúc lúc 11:00 ngày 20/1/2015. Phải chờ đến 11:30 con dâu của ông Đống đi làm về cùng hàng xóm chứng kiến kí vào biên bản khám nhà. CSĐT đưa ông Đống đến thẳng trại giam của công an TX Long Khánh, giam tại phòng 2 (phòng đại bàng của trại tạm giam). Quá trình điều tra của CSĐT thị xã Long Khánh: Theo "Kết luận điều tra" của cơ quan CSĐT thị xã Long Khánh và "Cáo trạng của VKS Long Khánh" đều cho rằng: "ông Đống là người chủ mưu cầm đầu, là người làm ra các quyết định phục viên giả". Lời khai của ông Nguyễn Văn Đống:
Cơ quan CSĐT đã xác minh lời khai của ông Đống qua giám định khoa học hình sự. Kết quả cũng chỉ giám định được chữ viết trong các quyết định phục viên là chữ viết của ông Đống.
Phải chăng ông Trần Cẩm đã nhận 5 quyết định từ người có tên Trần Huy Du? Thì đây chính là đầu mối của tổ chức làm giả giấy tờ? mà Cơ quan CSĐT đã bỏ sót chứng cứ? Đây là một nghi vấn đã bỏ lọt chứng cứ. Xin hỏi ông Trần Huy Du là ai? Tại sao cơ quan CSĐT lại không xác minh không mời ông Trần Huy Du đến đối chất khi có dấu hiệu là người có liên quan? Thời gian ông Đống bị giam giữ là 23 tháng 21 ngày. Trong thời gian này đã 3 lần Tòa án thị xã Long Khánh mở phiên tòa xét xử vụ án. Nhưng đều không đủ chứng cứ để cấu thành tội phạm đối với ông Đống nên tòa đã phải hoãn, trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung và thay đổi biện pháp ngăn chặn từ giam giữ sang "tạm tha cấm đi khỏi nơi cư trú" chờ ra tòa. Tại "kết luận điều tra" và bản "cáo trạng" của VKS thị xã Long Khánh lập và phán quyết của 2 cấp tòa tỉnh Đồng Nai: tôi xin dẫn ra đây những điều không có căn cứ bền vững, để xác định ông Đống là người "làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức" thiếu thuyết phục công luận, dẫn đến ông Nguyễn Văn Đống không tâm, khẩu phục:
Qua những phân tích của tôi nói trên cho thấy: Trong khi trách nhiệm của cơ quan CSĐT thị xã Long Khánh phải chứng minh được bằng kết luận khoa học giám định hình sự: ông Đống chính là người đã kí vào quyết định với dấu vân tay của ông Đống để lại, phôi giấy đen mua ở đâu? mới là bằng chứng hình sự để kết tội đối với ông Đống với tội danh: "chủ mưu, cầm đầu là người làm ra các quyết định phục viên giả"? Vậy xin hỏi: căn cứ pháp lý nào để tòa án 2 cấp tỉnh Đồng Nai kết luận và tuyên ông Nguyễn Văn Đống can tội "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức"??? Hơn nữa buộc tội ông Đống can tội "làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức" như cáo trạng đã nại ra là không có cơ sở và càng không thể căn cứ lời khai một chiều của người trong vụ án đã chết để buộc tội với ông nguyễn Văn Đống? Câu hỏi tiếp theo mà chúng tôi đặt lên bàn của cơ quan CSĐT và Tòa án 2 cấp tỉnh Đồng Nai: Có sự trả thù, hay trù dập ngầm đối với những người lính đã tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và Trường Sa & Gạc Ma là ông Nguyễn Văn Đống hay không? Bởi từ khi có Quyết định 62/2011-TTG, ông Nguyễn Văn Đống mới bắt đầu kê khai hồ sơ đề nghị giải quyết chính sách theo QĐ-62/2011 - TTG, gửi đến các cơ quan chức năng, Hội đồng chính sách, thì ngẫu nhiên danh tính của cựu chiến binh Trường Sa & Gạc Ma Nguyễn Văn Đống mới bị lộ? Trên tinh thần xét xử đúng người, đúng tội không bỏ lọt tội phạm, không làm oan sai người vô tội, công luận thiết tha đề nghị các cơ quan chức năng sau đây sớm vào cuộc là:
Bởi lẽ một vụ án không chứng minh được bằng giám định khoa học hình sự về: mẫu con dấu của các đơn vị quân đội trong toàn quốc? Thời gian đóng dấu lên quyết định là ngày nào, tháng nào? Vân tay để lại trên giấy của người đóng dấu? cùng vật chứng để thực hiện hành vi "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức" thì không đủ chứng cứ pháp lý vững chắc để buộc tội ông Nguyễn Văn Đống như trên. Không có người "đối chất" để xác minh trách nhiệm hình sự thuộc về ai kể từ khi điều tra, đến truy tố và xét xử tại Tòa án? Nhằm trả lại sự thật khách quan, minh oan cho ông Nguyễn Văn Đống là một quân nhân, đã từng tham gia hai trận chiến đánh trả quân Trung Quốc xâm lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; vạch mặt những thằng "bán tơ" lợi dụng chức vụ và quyền hạn để lập công, lên chức bằng những "án oan" đẩy người vô tội vào vòng lao lý, và lấy lại niềm tin vào công lý của quần chúng nhân dân./. Ông Nguyễn Văn Đống Bản án của ông Nguyễn Văn Đống Huân chương Chiến sĩ vẻ vang của ông Nguyễn Văn Đống. Vũng Tàu ngày 10/9/2018 N.T.H.L. Tác giả gửi BVN | ||||
Dương Danh Dy: 'Chứng nhân những thăng trầm Việt-Trung' Posted: 20 Sep 2018 11:47 AM PDT TS. Đinh Hoàng ThắngẢnh: KY MAI - Nhà báo Huy Đức mô tả ông Dương Danh Dy "là một trong những người hiểu Trung Quốc nhất" Con người chứng kiến mọi sự thăng trầm trong bang giao Việt-Trung đã vĩnh biệt chúng ta. Hy vọng hậu duệ của nhà Trung Quốc học này sẽ có dịp sưu tầm đầy đủ các bài viết "gan ruột" của ông để đóng góp vào di sản quý báu của nền ngoại giao nước nhà. Từ anh lính trơn, xăng xái cắt chiếc áo len dệt mẹ gửi từ vùng địch hậu ra, chỉ để bọc chiếc bi đông nhôm (đựng nước uống) do Trung Quốc viện trợ, cho đến khi trở thành một nhà ngoại giao kỳ cựu, một trưởng ban nghiên cứu thành danh về Trung Quốc tại Học viện Ngoại giao, Dương Danh Dy đã gắn bó cả cuộc đời mình với nghiên cứu Trung Quốc. Được Bộ trưởng dành "đặc ân" Vẫn còn đâu đây tiếng thét phẫn uất của ông: "Kết tội kẻ người có trách nhiệm trong thi công các dự án của TKV do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu, để các dự án đội mức đầu tư cao lên như thế… là tham ô hủ bại là chưa đúng với tội danh của chúng. Phải nói rõ: đó là những hành vi, hành động phạm tội, làm tay sai bán nước cho ngoại bang." Vẫn còn vang vang lời nhắn nhủ của ông gửi hậu thế: "Ban lãnh đạo Trung Quốc đã thấy Việt Nam là một 'món hàng có giá' hời có thể dùng để trao đổi, mua bán với mấy nước lớn khác nhằm phục vụ lợi ích chủ yếu của họ". Ảnh: ĐINH HOÀNG THẮNG - Tác giả (trái) cùng nhà báo Huy Đức (giữa) gặp gỡ nhà ngoại giao Dương Danh Di tại Hà Nội, khoảng năm 2000 Phải chăng đấy là chắt lọc một phần "bản thu hoạch" của ông sau cả nhiệm kỳ công tác tại Đại sứ quán ta ở Bắc Kinh? Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch từng dành cho Dương Danh Dy một "đặc ân": "Nếu trong quá trình nghiên cứu, cậu phát hiện ra vấn đề gì mới về Trung Quốc, cậu cứ vào thẳng phòng tớ báo cáo, khỏi mất thời gian qua Tổ thư ký…". Ông cùng với "lão tướng" Lưu Đoàn Huynh, là hai "cây đa cây đề" duy nhất ở Học viện không ít lần "bác" cả ý kiến của lãnh đạo Bộ. Những cuộc giao ban như thế tại Học viện, sau này lên tận Bộ, có những khoảnh khắc "hầm hập" hơn cả cái nóng mùa hè ở bên ngoài, dù tất cả đều ngồi trong phòng điều hoà. Cuối cùng thì "công bằng" cũng đã mỉm cười với ông, khi ở tuổi 60 (tuổi về hưu) ông đã được Bộ cử đi làm Tổng Lãnh sự (đầu tiên) ở Quảng Châu. Tổng lãnh sự mà đâu có nhàn hơn Đại sứ. Cái tuổi Quý Dậu của ông thật vất vả. Từ Vụ Chính sách Đối ngoại, giới chuyên gia thừa nhận, các điện (trả lời theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ) từ Tổng lãnh sự Quảng Châu phần lớn được xếp loại A. Đóng góp vào di sản quý báu Chia tay thế giới này đến với một thế giới khác ở tuổi 84, Dương Danh Dy đã để lại một khối lượng bài viết đáng kính nể trên cả các báo "lề đảng" lẫn "lề dân". Hy vọng hậu duệ của nhà Trung Quốc học này sẽ có dịp sưu tầm đầy đủ các bài viết "gan ruột" của ông để đóng góp vào di sản quý báu của của nền ngoại giao nước nhà. Dương Danh Dy từng kể, đến Khorutsov cũng có lần phải cay đắng: "Chỉ có những kẻ ngu mới tin Trung Quốc" sau khi Liên Xô bị Trung Quốc lừa cho một số vố! Ngay cả không ít người Mỹ cũng từng ăn phải quả đắng của Trung Quốc đấy! Cho nên nếu nói rằng, ngay từ đầu ta đã hiểu ngay, hiểu sâu, hiểu hết Trung Quốc thì chỉ là biểu hiện sự không hiểu biết về Trung Quốc mà thôi". Trên giường bệnh, khi tiếp bạn bè đến thăm, ông luôn trăn trở, thời xưa đi sứ Tàu toàn là các bậc đại khoa… hiện nay, đội ngũ nghiên cứu về Trung Quốc vừa mỏng, vừa chưa gắn kết với nhau. Ông thường động viên thế hệ trẻ nên học tiếng Trung để hiểu biết sâu sắc về một đất nước ngày càng có vị trí quan trọng trong trật tự thế giới đang ló dạng. Nếu không có loạt bài của Dương Danh Dy và cuốn Hồi ký của Trần Quang Cơ thì bức tranh "vân cẩu" về bang giao Việt-Trung cũng như tính xác thực về hai cuộc chiến tranh biên giới khó đầy đủ như ngày nay. Điếu văn của Giám đốc Học viện Ngoại giao Nguyễn Vũ Tùng đánh giá nhà nghiên cứu Dương Danh Dy "là một cán bộ trung kiên, một tấm gương tận tuỵ, hết mình cho sự nghiệp chung và luôn có khí phách vững vàng trước những vấn đề liên quan đến lợi ích của quốc gia, của dân tộc". Vậy là thêm một người "muốn thoát Trung" nữa đã ra đi! Một người tử tế nữa đã vĩnh biệt chúng ta! Đ.H.T. | ||||
Thư ngỏ về việc trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức - Đợt 1, 2, 3, 4, 5 Posted: 19 Sep 2018 09:11 PM PDT
Các tổ chức và cá nhân ký tên xin gửi về email:tudochotranhuynhduythuc@gmail.comTHƯ NGỎKính gửi: - Chủ tịch Quốc hội và quý vị Đại biểu Quốc hội Việt Nam - Chủ tịch nước Việt Nam - Thủ tướng Chính phủ Việt Nam - Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam - Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam - Các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam - Các tổ chức nhân quyền quốc tế Trích yếu: V/v Trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy ThứcKính thưa quý vị, Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt giam ngày 24/05/2009 và hiện đang thụ án 16 năm tù căn cứ Bản án sơ thẩm ngày 20/01/2010 của Tòa án Nhân dân TPHCM và Bản án phúc thẩm ngày 11/05/2010 của Tòa án Nhân dân Tối cao với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" liên quan đến vụ án chính trị của nhóm Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung. Sau thời gian thụ hình, ba người trong vụ án đã lần lượt ra tù, duy chỉ ông Thức còn bị giam từ hơn 9 năm nay. Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, cùng lập và trình Thư ngỏ này hầu mong quý vị cho xem xét lại vụ án của ông Trần Huỳnh Duy Thức dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành, để quyết định trả tự do cho ông Thức ngay lập tức, vì trường hợp của ông đáp ứng các điều kiện luật định được hưởng mức hình phạt thấp hơn mức án 16 năm tù mà ông đã bị tuyên phạt. 1. Cơ sở pháp lýa) Theo luật cũCơ sở pháp lý để truy tố và xét xử ông Trần Huỳnh Duy Thức là Khoản 1, Điều 79 của Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999 (được sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự số 37/2009/QH12 ngày 19/06/2009) (gọi tắt là BLHS 1999). Toàn văn Điều 79 quy định như sau: "Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau: 1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; 2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm". Cả hai Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm về vụ án của ông Trần Huỳnh Duy Thức đều đề cập đến Nhóm nghiên cứu Chấn như một nhóm bạn bè cùng nghiên cứu về Sấm Trạng Trình và phân tích tình hình kinh tế, chính trị và pháp lý của Việt Nam, nhưng Hội đồng xét xử ở cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều không thể chứng minh về phương diện pháp lý nhóm này là "tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" như Điều 79 quy định. Thật vậy, trong BLHS 1999 không có bất cứ điều khoản nào quy định, dù cụ thể hay tổng quát, các yếu tố định danh và định tính về một "tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Nói cách khác, hai bản án chỉ quy chụp mà không nêu cơ sở pháp lý để xác định Nhóm nghiên cứu Chấn của ông Trần Huỳnh Duy Thức và bạn bè là một "tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Hơn nữa, hành vi của các bị cáo trong vụ án nêu trên chưa gây ra bất kỳ hậu quả nghiêm trọng nào để có thể áp dụng Khoản 1, hay thậm chí Khoản 2 của Điều 79. Như vậy, lẽ ra căn cứ tinh thần và quy định của BLHS 1999, các tòa án phải nhận định và tuyên xử theo hướng có lợi cho các bị cáo, thay vì cố tình suy đoán theo hướng kết tội họ. Đáng tiếc, Hội đồng xét xử ở cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã không hành xử theo đúng tinh thần và quy định pháp lý như thế. b) Theo luật mớiBộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 (được sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 20/06/2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018) (gọi tắt là BLHS 2015) đã mang đến một cơ hội sửa sai cho hai bản án đã tuyên, đặc biệt đối với ông Trần Huỳnh Duy Thức. Điều 79 của BLHS 1999 đã bị thay thế bởi Điều 109 của BLHS 2015, toàn văn như sau: "Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau: 1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; 2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm; 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm". Có thể thấy Điều 109 mới hầu như lập lại nguyên văn từng từ một của Điều 79 cũ. Tuy nhiên, điểm mới của Điều 109 chính là Khoản 3 về hành vi "chuẩn bị phạm tội" với khung hình phạt tù từ 1 đến 5 năm, mà Điều 79 không có. Như đã phân tích ở trên, hành vi và hoạt động của ông Trần Huỳnh Duy Thức hiển nhiên không phạm vào Điều 79 của BLHS 1999. Dẫu vậy, hai bản án đã được tuyên và đã có hiệu lực thi hành trên phương diện pháp lý, nên giờ đây chính là lúc phải đặt bản án và hình phạt đã tuyên dưới góc độ pháp lý thuần túy để nhìn nhận lại sự việc. Khoản 1, Điều 14 của BLHS 2015 quy định về hành động "chuẩn bị phạm tội", như sau: "Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, Điểm a Khoản 2 Điều 113 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này". Như vậy đối với Điều 109, "chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm". Hành vi và hoạt động của ông Trần Huỳnh Duy Thức và các bị cáo khác, theo mô tả trong hai Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm, lẽ ra chỉ có thể là "chuẩn bị phạm tội" kể cả xét từ góc nhìn nghiêm khắc của các cơ quan tố tụng hiện nay. Điều 79 cũ không quy định về chuẩn bị phạm tội, nên Điều 109 mới khắc phục thiếu sót đó và mang đến một lợi điểm cho các bị can, bị cáo và bị án bị quy tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Thêm vào đó, Khoản 3, Điều 7 của BLHS 2015 quy định về hiệu lực của Bộ luật Hình sự về thời gian như sau: "Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành". Điểm b, Khoản 1, Điều 2 của Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/06/2017 của Quốc hội về việc thi hành BLHS 2015, cũng nhắc lại và nêu rõ hơn việc áp dụng các điều khoản luật có lợi cho các bị can, bị cáo và bị án nêu trên như sau: "Các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích". Ông Trần Huỳnh Duy Thức đã thụ án hơn 9 năm tính cho đến nay trong tổng mức án 16 năm tù đã tuyên. Do đó, theo luật định, anh hoàn toàn hội đủ điều kiện để được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt phù hợp với quy định của luật mới. 2. Yêu cầu của chúng tôiThực ra ông Trần Huỳnh Duy Thức không có tội, nhưng căn cứ các quy định pháp luật đã dẫn ở trên, thiết nghĩ cần phải áp dụng Khoản 3, Điều 109 của BLHS 2015 với khung hình phạt tối đa 5 năm để xem xét và ấn định lại mức hình phạt dành cho ông Trần Huỳnh Duy Thức, từ đó trả tự do cho ông Thức theo tinh thần của luật mới, vì ông đã thụ án vượt quá hơn mức 5 năm tù kể từ năm 2009 cho đến nay. Ông Trần Huỳnh Duy Thức đã viết nhiều kiến nghị gửi đến các nhà lãnh đạo nhà nước, trong đó phân tích thực trạng kinh tế và đề xuất các giải pháp thay đổi chính sách điều hành nền kinh tế quốc gia, một công việc mà ông vẫn kiên trì thực hiện kể cả trong thời gian dài thụ án bất công. Những kiến nghị xác đáng của Trần Huỳnh Duy Thức có thể cho thấy ông là một nhân tài của Dân Tộc trong thời đại này. Trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức là một biểu hiện của tinh thần thượng tôn pháp luật và chính sách nhân đạo của nhà nước, đồng thời là biểu hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc về việc tôn trọng và biệt đãi bậc hiền tài. Do vậy, chúng tôi tha thiết thỉnh cầu quý vị xem xét lại bản án đã tuyên đối với ông Trần Huỳnh Duy Thức để trả tự do ngay cho ông trên cơ sở pháp luật hiện hành. Chúng tôi xin chân thành cám ơn và trông đợi sự lắng nghe trên tinh thần cầu thị của quý vị và xin chúc quý vị dồi dào sức khoẻ. Trân trọng kính chào. Cùng lập và ký tên dưới đây vào ngày 12 tháng 9 năm 2018 Các tổ chức và cá nhân ký tên xin gửi về email: tudochotranhuynhduythuc@gmail.com DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC KÝ TÊN 1. Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng - Do ông Lê Thân, chủ nhiệm CLB làm đại diện 2. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự - Do TS Nguyễn Quang A làm đại diện 3. Diễn Đàn Bauxite Việt Nam - Do GS Phạm Xuân Yêm làm đại diện 4. Hội Thánh Tin Lành Mennonnite Cộng Đồng - Do mục sư Nguyễn Mạnh Hùng làm đại diện DANH SÁCH CÁ NHÂN KÝ TÊN ĐỢT 11. Lê Phú Khải - Nhà báo, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn 2. Huỳnh Kim Báu - Nguyên CT Hội Trí thức Yêu nướcTP.HCM - TP.HCM 3. Lê Công Giàu - Nguyên Tổng thư ký Tổng hội sinh viên SG 1966, nguyên phó BT thường trực thành đoàn, nguyên GĐ công ty Savimex - TP.HCM 4. Huỳnh Tấn Mẫm - Bác sĩ, nguyên CT Tổng hội Sinh viên SG trước năm 1975, nguyên ĐBQH khóa 6, nguyên Ủy viên UBMTTQ TP.HCM - TP.HCM 5. Tương Lai - Nguyên thành viên tổ tư vấn Võ Văn Kiệt, cựu Viện trưởng viện XH học VN - TP.HCM 6. Hồ Ngọc Nhuận - Nguyên phó UB MTTQ TP.HCM - TP.HCM 7. Đào Công Tiến - Nguyên hiệu trưởng trường Đại học Kinh Tế TP.HCM - TP.HCM 8. Kha Lương Ngãi - Nguyên phó TBT báo SGGP, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn 9. Vũ Trọng Khải - TS Nông Nghiệp, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn 10. Hoàng Hưng - Nhà thơ - Sài Gòn 11. Nguyên Ngọc - Nhà văn - Hội An 12. Hà Sĩ Phu - TS Sinh học, cựu TNLT, CLB Phan tây Hồ - Đà Lạt 13. Phan Đắc Lữ - Nhà thơ, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn 14. Phạm Xuân Yêm - GS Vật lý - Paris, Pháp 15. Nguyễn Huệ Chi - GS Ngữ văn - Hà Nội 16. Đặng Thị Hảo - TS Văn học - Hà Nội 17. Nguyễn Đình Nguyên - TS Y khoa - Austalia 18. Trần Đức Quế - Chuyên viên hưu trí - Hà Nội 19. Lê Công Định - Cựu tù nhân chính trị, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn 20. Tô Lê Sơn - Kỹ sư, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn 21. Tôn Quang Trí - Nguyên phó GĐ Sở Công Thương TP.HCM - Sài Gòn 22. Nguyễn Xuân Diện - TS Hán Nôm - Hà Nội 23. Nguyễn Thị Kim Chi - Nghệ sĩ Ưu tú, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn 24. Lại Thị Ánh Hồng - Nghệ Sĩ, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn 25. Trần Minh Thảo - Viết văn, CLB Phan Tây Hồ - Bảo Lộc, Lâm Đồng 26. Phạm Duy Hiển (Phạm Nguyên Trường) - Dịch giả - Vũng Tàu 27. Trần Minh quốc - Cựu giáo chức, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn 28. Bùi Tiến An - Cựu tù nhân Côn Đảo trước năm 1975, nguyên cán bộ Ban Dân Vận Thành Ủy TP.HCM - TP.HCM 29. Nguyễn Khắc Mai - Hưu trí - Hà Nội 30. Nguyễn Thị Từ Huy - Sài Gòn 31. Tiêu Dao Bảo Cự - Nhà văn tự do - Đà Lạt 32. Nguyễn Quang Nam - Kỹ sư phần mềm - Austalia 33. Nguyễn Đức Phổ - Nông dân - Sài Gòn 34. Bùi Minh Quốc - Nhà báo - Đà Lạt 35. Huỳnh Sơn Phước - Nguyên phó TBT báo Tuổi Trẻ - Hội An 36. Nguyễn Viện - Nhà văn - Sài Gòn 37. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết) - CB Hưu trí - TP.HCM 38. Nguyễn Sĩ Kiệt - CB hưu trí, TS KHKT - TP.HCM 39. Phạm Đình Thiên Thư - Adelaide, Austalia 40. Phí Thị Hương Giang - Truyền thông - Hà Nội 41. Nguyễn Văn Thuận - Kiến trúc sư - Sài Gòn 42. Phạm Ngọc Anh Tú - Vũng Tàu 43. Uông Đinh Đức - TP.HCM 44. Vũ Phong - Cam Ranh, Khánh Hòa 45. Lê Trung Thông - Doanh Nhân - Sài Gòn 46. Trương Ngọc Hưng - Phiên dịch Tiếng Anh - Hoài Nhơn, Bình Định. 47. Lee Oatlands - Sydney, Austalia 48. Lý Minh Trang - Công dân Việt Nam 49. Dung Do - Austalia 50. Thái Văn Dung - Cựu TNLT, đảng viên đảng Việt Tân. 51. Trần Tiến Đức- Nhà báo độc lập, đạo diễn phim truyền hình và tài liệu - Hà Nội 52. Lê Bích Ngọc - Mỹ 53. Nguyễn Thượng Thành - Lao động tự do - Hà Nội 54. Hiệp tăng - Toronto, Canada 55. Phan Thị Hoàng Oanh - TS - Sài Gòn 56. Nguyễn Văn Anh - Canada 57. Trương Thị Sâm - Nội trợ - Đồng Nai 58. Linh Nguyễn - Kế toán - Mỹ 59. Đặng Thị Ngọc Lệ - Sài Gòn 60. Hung Nguyen - KD tự do - Sài Gòn 61. Hà Trọng Tấn - Thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn 62. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh) - Nhà báo tự do, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn ĐỢT 263. Nguyễn Giải - Linh Mục - Tổng Giáo phận - Huế 64. Phan Văn Lợi - Linh mục, Tu hội Thánh Tâm Chúa Jesu 65. Nguyễn Đăng Quang - Đại tá, nguyên cán bộ Bộ CA - Hà Nội 66. Nguyễn Đăng Hưng - GS danh dự đại học Liège Vương quốc Bỉ - Sài Gòn 67. Đinh Đức Long - TS, bác sĩ - Sài Gòn 68. Phạm Đình Trọng - Nhà văn - Sài Gòn 69. Nguyễn Đặng Cao Đại - Thạc sĩ MPM - Sài Gòn 70. Nguyễn Lê Tuấn - Kiến trúc sư - Lausanne, Thụy Sĩ 71. Song Lộc Hồ - Giáo viên - TP.HCM 72. Lê Văn tài - GV nghỉ hưu - Bà Rịa, Vũng Tàu 73. Lê Vĩnh Trương - Vận tải - Sài Gòn 74. Huỳnh Thu Nguyên - Kỹ sư, nghỉ hưu - Austalia 75. Thanh Đức - Nghề tự do - Hà Nội 76. Trần Văn Bang - Kỹ sư, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn 77. Đồng Quang Vinh - Hưu trí - Khánh Hòa 78. Nguyễn Hòai Sơn - Kỹ sư điện tử - Sài Gòn 79. Phạm Hoàng Phiệt - GS Y học - TP.HCM 80. Nguyễn Trung Dân - Nhà báo, nguyên trưởng đại diện NXH Hội Nhà văn phía Nam 81. Nguyễn Duy - Nhà thơ - Sài Gòn 82. Cao Hoàng Trâm Anh - Thiết kế - Cam Ranh, Khánh Hòa 83. Phạm Thị Mai Hương - Hưu trí - Sài Gòn 84. Quỳnh Dao - Hội viên Ân xá Quốc Tế - Austalia 85. Vũ Hoàng - Mỹ 86. Nguyễn Thu Huyền - Montreal, Canada 87. Huỳnh Quốc Khánh - Công dân Yêu Nước 88. Võ Chí Cường - Vũng Tàu 89. Đàm Việt Hùng - Kỹ sư cầu đường - Sài Gòn 90. Phạm Quốc Định - Công chức - Mỹ Tho, Tiền Giang 91. Nguyễn Minh Khánh - Tài xế - Bình Dương 92. Đoàn Huy Chương - Cựu TNLT, Phó CT phong trào Lao Động Việt 93. Trần Hưng Thịnh - Hưu trí - Hà Nội 94. Trần Đình Đại - Kinh doanh - TP.HCM 95. Nguyễn Văn Lịch- Kỹ sư cơ khí - Hà Nội 96. Võ Quang Nghĩa - Trưởng phòng kinh doanh - Sài Gòn 97. Nguyễn Văn Đức - Lao động tự do - Sài Gòn 98. Nguyễn Thị Dung - Hà Nội 99. Vũ Thế Minh - Kỹ sư cơ khí chế tạo - Hải Phòng 100. Trần văn Hoàng - Hưu trí - Canada 101. Đào Minh Châu - Tư vấn hành chính công và chính sách công - Hà Nội 102. Nguyễn Thị Hòa - Công dân Việt Nam 103. Phạm Xuân Vinh - Hưu trí - TP.HCM 104. Hoàng Thị Hoa Thơm - Luật sư - TP.HCM 105. Đặng Quý - Washington, Hoa Kỳ 106. Nguyễn Đức - Giảng viên ĐH Tây Nguyên - Buôn Ma Thuột 107. Nguyễn Hồng - Giáo viên CĐ sư phạm Đắc Lắc 108. Nguyễn Thị Kim Ngân - Giáo viên Đắc Lắc - Bưôn Ma Thuột 109. Nguyễn Trí - Nhà văn, cựu chiến binh - Buôn Ma Thuột 110. Trần Hằng - Nhà báo tự do Đắc Lắc - Buôn Ma Thuột 111. Bùi Thúy Ngọc - Nội trợ - Hà Nội 112. Nguyễn Đình Thục - Linh mục Giáo phận Vinh - Nghệ An 113. Hoàng Ngọc Cầm - TSKH - Hà Nội 114. Đoàn Ngọc Hoàng Anh - Melbourne, Austalia 115. Nguyễn Hữu Phú - Hưu trí - Canada 116. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Công dân VN - Q1, Sài Gòn 117. Ái Phương - Công dân - Sài Gòn 118. Havan Fumaga - PhD Biomedical Science - USA 119. Phan Quốc Tuyên - Kỹ sư - Thụy Sĩ 120. Phan Tấn Hải - Nhà văn - Hoa Kỳ 121. Vũ Tiến Thành - Kỹ sư sinh học - Đồng Nai 122. Đoàn Khánh Duy - Lập trình viên - Hà Nội 123. Huỳnh Hoa - Viết báo, dịch sách - Sài Gòn 124. Nguyễn Kim Huân - Kỹ sư xây dựng - Hà Nội 125. Ngô Văn Phượng - Bác sĩ - TP.HCM 126. Nguyễn Mộng Như Quỳnh - Kinh doanh tự do - Sài Gòn 127. Trần Thị Bích Liên - Nội trợ - Sài Gòn 128. Vũ Hiền Phương Thúy - Nghề tự do - Hà Nội 129. Vũ Giang - California, USA 130. Nu Dinh - Kỹ sư - USA 131. Võ Văn Tạo - Nhà báo - Nha Trang 132. Hà Dương Tường - Nhà giáo về hưu - Pháp 133. Trần Viết Tuyên - Kiến Trúc sư - CHLB Đức 134. Đỗ Thành Nhân - Tư vấn - Quảng Ngãi 135. Trần Anh Chương - Technology Manager - USA 136. Nguyễn Quốc An - Công dân - TP.Vinh 137. Quyen Di Sabino - Hoa Kỳ 138. Trần Hạnh - Mỹ 139. Đỗ Thịnh - Hưu trí - Hà Nội 140. Mai Thái Lĩnh - Nhà nghiên cứu - Đà Lạt 141. Tô Oanh - Giáo Viên nghỉ hưu - Bắc Giang 142. Vĩnh hảo - Nhà văn - Hoa Kỳ 143. Jade Nguyen - Lending Officer - USA 144. Trần Chí Hòa - Kỹ sư - Austalia 145. Hanh Tran - Librarian - Melbourne, Austalia 146. Minh Tran - Plumber - Melbourne, Austalia 147. Vinny Tran (Tuan Tran) - Homeland - USA 148. Nguyễn Quang Nhàn - CB hưu trí - Đà Lạt 149. Nguyễn Thị Trầm Ny - Công dân VN - Canada 150. Cao Trọng Lưu - Nông dân - Việt nam 151. Phạm Duy Hiển - Hưu trí - Pleiku, Gia Lai 152. Nguyễn Thượng Long - Dạy học, viết báo - Hà Nội 153. Trần Đình Huấn - Công dân VN - Bắc Ninh 154. Đỗ Nguyễn Kim Trúc - Mỹ 155. Đào Tấn Phần - lao công Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Phú Yên 156. Cao Lập - Cựu tù chính trị Côn Đảo trước năm 75, hưu trí 157. Hạnh Nguyễn - Canada 158. Don Pham - Canada 159. Trương Thụy Du - Sinh viên - Sài Gòn 160. Nguyễn Phong - Kỹ sư - USA 161. Nguyễn Đình Cống - GS, Hưu trí - Hà Nội 162. Đinh Văn hải - Đức Trọng - Lâm Đồng 163. Lê Thị Hoàng Mai - Porto, Bồ Đào Nha 164. Lê Bá Định - Bình Phước 165. Lê Trần Ngọc Sơn - Long Thành, Đồng Nai 166. Huỳnh Thanh Thương - TP.HCM 167. Vũ Minh Hùng - TP.HCM 168. Huỳnh Nhật Hải - Hưu trí - Đà Lạt 169. Huỳnh Nhật Tấn - Hưu trí - Đà Lạt 170. Đỗ Quang Tuyến - Kỹ sư - USA 171. Dương Bình Long - Nghề tự do - Sài Gòn 172. Nguyễn Thị Bích Thủy - Cam Ranh, Khánh Hòa 173. Trần Ngọc Sơn- Kỹ Sư - Pháp 174. Nguyễn Thanh Hằng - Dược sĩ - Pháp 175. Nguyễn Văn Hiệp- Kỹ sư xây dựng - Hà Nội 176. Nguyễn Đan Quế - Bác sĩ - Sài Gòn 177. Nguyễn Văn Nghi - Tiến sĩ sinh học - Hà Nội 178. Phạm Văn Lễ - kỹ sư - Quảng Ngãi 179. Hoàng Mười - CB hưu trí - Hà Nội 180. Trần Chí Dũng - Kỹ sư - USA 181. Kiều Việt Hùng - Kiến trúc sư - Ninh Bình 182. Trương Mỹ Kim - Canada 183. Chu Anh Tuấn - Vũng Tàu 184. Nguyễn Thiết Thạch - Nghề tự do - Sài Gòn 185. Trần Chánh Tín - Kỹ sư xây dựng - Sài Gòn 186. Trần Thị Thảo - Giáo viên về hưu - Hà Nội 187. Hà Văn Thùy - Nhà văn - Sài Gòn 188. Hoàng Thị Hà - Hưu trí - Hà Nội 189. Trần Quang Quý - Kỹ sư hóa - Quảng Ngãi 190. Thân Hoàng Đức - Nông dân - Bắc Giang 191. Hà Thúc Huy - TS Hóa học - Sài Gòn 192. Trần Công Thắng - Bác sĩ y khoa - Na Uy 193. Trần Nam - Nông dân - Cần Thơ 194. Lý Thị Lan - Nông dân - Cần Thơ 195. Loan To Tran - Oslo Norway 196. Đặng Xuân Thanh - Kỹ sư cơ khí - Hà Nội 197. Nguyễn Trần Thanh Anh - Bác sĩ thú y - Sài Gòn 198. Huỳnh Anh Đào - Công dân VN - Sài Gòn 199. Thien Nguyen - Canada 200. Hinh Nguyen - Canada 201. Phan Thanh Minh - Lái xe - Quảng Nam 202. Lê Văn Tâm - Nguyên chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản 203. Phạm Minh Đức - Kỹ sư cơ khí - Hà Nội 204. Võ Thanh tân - Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật - Hà Nội 205. Nguyễn Tâm - Kỹ sư điện cơ - TP.HCM 206. Trần Thế Việt - Nguyên bí thư thành ủy TP.Đà Lạt 207. Nguyễn Trọng Nhân - Hà Nội 208. Cao Bá Cảnh - Chuyên gia tư vấn doanh nghiệp Quốc tế 209. Ngô Chí Bình - Marketing - Sài Gòn 210. Lưu Thiên Nga - Sài Gòn 211. Hoàng Dũng - PGS TS - TP.HCM 212. Nguyễn Sĩ Phương - Tổng BT báo Tuvannet.de - CHLB Đức 213. Lê cát Tường - Cựu GVĐH, TS Kỹ thuật - Huế 214. Cẩn Thị Thêu - Dân oan Dương Nội. 215. Trân Bình Duy - Viện Khoa học Hàn lâm Quốc gia 216. Nguyễn Hữu Tưởng - Nguyên chuyên viên nghiên cứu viện Hán Nôm 217. Phạm Cương - Hamburg, CHLB Đức 218. Chu Mai - Nghề tự do - Hà Nội 219. Lê Thị Minh Hà - Hà Nội 220. Phan Đình Hùng - CB hưu trí cục Đăng kiểm VN 221. Trần Đại Việt - Praha, CH Séc 222. Trương Minh Hưởng - Dân Oan - Hà Nam 223. Phạm Lan Hương - Hà Nội 224. Lại Nguyên Ân - Nghiên cứu Văn học - Hà Nội 225. Vũ Thị Mai- Kinh doanh - Hà Nội 226. Tạ Hoàng Lân - kinh doanh - CH Séc 227. Phạm Thị Lâm - Hưu trí - Hà Nội 228. Bùi Hiền - Công dân Canada 229. Phạm Hồng Thắm - Nhà báo nghỉ hưu - Hà Nội 230. Hoàng Thị Như Hoa - Bộ đội xuất ngũ - Hà Nội 231. Đào văn Tùng - CB nghỉ hưu - Mỹ Tho, Tiền Giang 232. Phan Trọng Khang - Thương binh - Hà Nội 233. Harry Hữu Nuyễn - Song tịch Việt - Mỹ - Hoa Kỳ 234. Hồ Sĩ Hải - Cán bộ nghỉ hưu - Hà Nội 235. Chu Sơn - Nhà báo tự do - Sài Gòn 236. Nguyễn Khắc Bình - Kỹ sư - TP.HCM 237. Vũ Ngọc Linh - Kỹ sư luyện kim - Hà Nội 238. Phạm Hồng Hà - Hưu trí - Nghệ An 239. Đào Đình Bình - Kỹ sư hưu trí - Hà Nội 240. Vinh Anh - CCB - Hà Nội ĐỢT 3241. Nguyễn Thị Khánh Trâm - Hưu trí - Sài Gòn 242. Bùi Nghệ - Hưu trí - Sài Gòn 243. Ngô Lê Trung - Xây dựng - TP.HCM 244. Nguyễn Trọng Hoàng - Bác sĩ - Pháp 245. Nguyễn Vân Thi - Hưu trí - Thái Nguyên 246. Thùy Linh - Nhà văn - Hà Nội 247. Phạm Thị Ánh Nga - Nha Trang, Khánh Hòa 248. Hồng Nhung - Hoa Kỳ 249. Nguyễn Thị Thư - Giáo viên - Thanh Hóa 250. Lê Văn Ngọ - Hưu trí - Hà Nội 251. Lê Hoàng Ninh - Giáo viên đào tạo - Thủ Dâu Một, TP.HCM 252. Lâm Quang Thiệp - Giáo sư ĐH - Hà Nội 253. Nguyễn Đức Quỳ - Cựu giáo chức - Hà Nội 254. Trinh Huynh - Canada 255. Trần Văn Mết - Hoa Kỳ 256. Nguyễn Thị Bạch Nguyệt - Hoa Kỳ 257. Đỗ Thị Ngọc Anh - Nghề tự do - TP.HCM 258. Võ Quang Tu - Hưu trí - Canada 259. Trần Xuân Hiền - Scotland 260. Nguyễn Thị Quỳnh Trâm - Sinh viên - TP.HCM 261. Trần Hải Hạc - Thầy giáo nghỉ hưu - Pháp 262. Nguyễn Thị Kim Thanh - Bến tre 263. Quynh Nguyễn - Phong trào CĐVN - Anh 264. Chu Văn Keng - Hưu trí - CHLB Đức 265. Phạm Quốc Sử - Austalia 266. Nguyễn Thị Thanh Thủy - Giáo viên - Đà Nẵng 267. Lê Khánh Hùng - TS Công nghệ Thông tin - Hà Nội 268. Nguyễn Hồng Vân - CH Séc 269. Hứa Ngọc Hà - Kế toán - Sóc Trăng 270. Nguyễn Đào Trường - Hưu trí - Hải Dương 271. Vũ Thị Kim Oanh - Kế toán - Hà Lan 272. Mạc văn Trang - Nhà giáo - Hà Nội 273. Nguyễn Văn Sơn Trung - Lao động tự do - Bình Thuận 274. Nguyễn Như Đồng - Sài Gòn 275. David Ho - Hưu trí - Hoa Kỳ 276. Vũ Anh Tuấn - Kỹ sư điện tử - TP.HCM 277. Vũ Tiến Dũng - Hà Nội 278. Phùng Quế Phương - Làm vườn - Austalia 279. Nguyễn Thị Ánh Đường - Trần Quốc Túy - Kỹ sư hóa - Hà Nội 280. Võ Ngọc Long - TP.HCM 281. Cù Huy Hà Vũ - Tiến sĩ luật - Hoa Kỳ 282. Nguyễn Thị Dương Hà - Luật sư - Hoa Kỳ 283. Nguyen Phuc Thanh - Sài Gòn 284. Nguyễn Tấn Phùng - CB hưu trí - TP.HCM 285. Nguyễn Hữu Viện - Hưu trí - Pháp 286. Nguyễn Thu Cúc - Hoa Kỳ 287. Đỗ Văn Tâm - Kiến trúc sư - Sài Gòn 288. Nguyễn Văn Lý - Linh mục - Nhà hưu dưỡng Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế 289. Nguyễn Hoàng Hưng - Kỹ sư xây dựng - Hà Nội 290. Quan Nguyen - Kỹ sư xây dựng - Hoa Kỳ 291. Matthieu Nguyen - Hoa Kỳ 292. Hà Quang Vinh - Hưu trí - Sài Gòn 293. Trần Văn Vũ - Kỹ sư xây dựng - Hải Phòng 294. Trịnh Hoàng Thanh Giang - TP.HCM 295. Nguyễn Quang Đạo - Cựu chiến binh - Hà Nội 296. Trịnh Thị Diệu Trinh - Hoa Kỳ 297. Võ Xuân Tòng - Nhà văn, Nhà thơ, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội 298. Phan Thị Lệ Dung - Kế toán - Quy Nhơn 299. Thái Quang Sa - Kỹ sư, hưu trí - Hà Nội 300. Nguyễn Lan Chi - Nhân viên Ngân hàng - Thụy Sĩ 301. Nguyễn Hoàng Ngân - Kinh doanh - Sài Gòn 302. Quang Vinh - Chuyên viên tin học - Italia 303. Nguyễn Đắc Thắng - Kỹ sư hóa học - Thụy Sĩ 304. Hồ Quang Huy - Kỹ sư đường sắt - Nha Trang 305. Nguyễn Thu Giang - Nguyên phó GĐ Sở Tư Pháp TP.HCM 306. Phạm Văn Nam - Cựu chiến binh - Hà Nội 307. Trần Kim Thanh - Hưu trí - Hà Nội 308. Nguyễn Mạnh Hùng - Mục sư - Sài Gòn 309. Ngô Kim Dung - Bác sĩ nghỉ hưu - Pháp 310. Lê Đức Quang - TS, giảng viên - Huế 311. Nguyễn Cao Sơn - Hải Phòng 312. Dương Trọng Chiến - Hà Nội ĐỢT 4313. Lê Quang Huy - Cựu Giáo Chức - Sài Gòn 314. Đỗ Như Ly - Kỹ sư, hưu trí - TP.HCM 315. Vũ Phương Chiến - Lao động - CHLB Đức 316. Bong Ngo - Austalia 317. Ý Nhi - Nhà thơ - TP.HCM 318. Nguyễn Thanh Quảng- Kinh doanh dược phẩm - Hà Nội 319. Hồ Hoàng Hữu - TP.HCM 320. Trần Tuấn Tú - Khoa Môi trường ĐHKHTN - TP.HCM 321. Hồ Thị Hà Vy- Xuân Lộc, Đồng Nai 322. Nguyễn Trường Hải - Biên Hòa 323. Trần Hoàng Diệu - Kinh doanh - TP.HCM 324. Lê Xuân Nhu - Canada 325. Phạm Văn Hào - CN - Bà Rịa, Vũng Tàu 326. Trần Thiên Hương - CHLB Đức 327. Nguyễn Ngọc Thạch - Hưu trí - Sài Gòn 328. David Nghi Le - Kỹ sư điện tử - Hoa Kỳ 329. Đinh Quang Hinh - Hoa Kỳ 330. Nguyễn Hải Sơn - Công nhân - CHLB Đức 331. Phu Pham - Kỹ sư - Hoa Kỳ 332. Kiều Tuyết Anh - Austalia 333. Nguyễn Hồng Khoái - Hà Nội 334. Đào Đình Đô - Công nhân - Hải Dương 335. Trần Thị Tính - Nhân viên VP - Bà Rịa, Vũng Tàu 336. Bùi Viết Dũng - Kỹ sư - Sài Gòn 337. Đoàn Nhật Hồng - CB hưu trí - Đà Lạt, Lâm Đồng 338. Trần Văn Quang- hưu trí - Quảng Ngãi 339. Phan Văn Sê - Cựu giáo viên - Bến Tre 340. Bùi Thị Mai - Bác sĩ về hưu - Sài Gòn 341. Trần Thiện Kế - Dược sĩ - Hà Nội 342. Triệu sang - Thương phế binh VNCH - Sóc Trăng 343. Nguyễn Bá Lợi - Hưu trí - TP.HCM 344. Trần Văn Thanh - Công nhân - Pháp 345. Trần Nghĩa Nhân - Kỹ sư - Pháp 346. Ngô Thị Thứ - Giáo viên nghỉ hưu - Sài Gòn. ĐỢT 5347- Hà Thị Tố Uyên – London, Anh 348- Trần Thị Huyền Trang – London, Anh 349- Lê Văn Kiên – Cardiff – Anh 350- Lê Thị Kim – London, Anh 351- Phạm Văn Chính – London, Anh 352- Bùi Văn Thắng – London, Anh 353- Trần Thị Thảo Lan – London, Anh 354- Đnh Hoàng Thắng – TS, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan – Hà Nội 355- Trần Thị Thu Hoa- Bà Rịa, Vũng Tàu 356- Hiền Phương – Nhà văn – TP.HCM 357- Gina Nguyen – USA 358- Lê Ngọc Diệp – USA 359- Đinh Ngọc Hưng – Hưu trí – Hà Nội 360- Nguyễn Thị Hoa – Thường dân – Sài Gòn 361- Lê Xuân Trang – Kinh doanh 362- Lê Thanh Trưởng – Linh mục giáo phận Xuân Lộc 363- Phạm Toàn – Nhà nghiên cứu giáo dục – Hà Nội 364- Thuan Ba Duong – Canada 365- Nguyễn Hoàng Phiệt – Kinh doanh – TP.HCM 366- Nguyễn Chi Lan – Du học sinh tại Úc 367- Phạm Tấn Chung – Kỹ sư cơ khí 368- Lê Thăng Long – Kỹ sư doanh nhân, cựu TNLT. Đồng khởi xướng phong trào Chấn Hưng Nước Việt và phong trào Con Đường Việt Nam – Sài Gòn 369- Phan bá Hoài – Phú Yên 370- Ngô Thái văn – Kỹ sư – Hoa Kỳ 371- Lê hải – Nhà báo – Đà Nẵng 372- Tu sĩ Thích Ngộ Chánh ( thế danh Nguyễn Đức Lão) – Bảo Lộc, Lâm Đồng 373- Phạm Thanh Tuyền – Biên dịc tự do – Ninh Bình 374- Vũ Lan Vy – Phụ tá nha khoa- Sài Gòn 375- Trần Ngọc Lời – Thành viên của phong trào Con Đường Việt Nam – London, 376- Minh Xuân – Làm báo – Sài Gòn 377- Ngô Nguyễn Ngọc Ngân – Graphic Designer – Sài Gòn 378- Nguyễn văn Trợ - Công dân VN – TP.HCM 379- Trần Duy Bình – Nhân viên bán hàng- Đà Nẵng 380- Bùi Thị Quyên – Kế toán – Bình Phước 381- Đàm Ngọc Tuyên – Chạy xe ôm – Quảng Ngãi 382- Hồ Chí Hiếu – Mộ Đức , Quảng Ngãi 383- Hoàng Nhơn – Kinh doanh – Sài Gòn 384- Phạm Thị Hoàng Nhung – Giáo viên – Hà Nội 385- Vũ Thị Vân Mơ- Kinh doanh – Bảo Lộc, Lâm Đồng 386- Uông- Nguyễn Thị Xuân Hương – Genève, Thụy Sĩ 387- Nguyễn Thanh Hà – Kỹ sư công nghệ môi trường- Hà Nội 388- Dương Quốc Huy – Cựu chiến Binh – Hà Nội 389- Ngọc Anh Peter – Melbourne, Australia 390- Marry Thanh Vũ – Melbourne, Australia 391- Hồ Nam Việt – bà Rịa, Vũng Tàu 392- Trịnh Thị Thùy Mai – Doanh Nhân – Thụy Điển 393- Nguyễn Mạnh Khoa – Doanh nhân – Thụy Điển 394- Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Hưu trí – Nha Trang 395- Bùi Văn Nhạc – Dĩ An, Bình Dương 396- Lưu Hà Thanh – Hoài Đức, Hà Nội 397- Ngụy Hữu Tâm – Dịch giả - Hà Nộ 398- Nguyễn Huy Đĩnh – Hưu trí – Tiền Giang 399- Lê Văn Kính – Chợ Gạo, Tiền Giang 400- Nguyễn Mai Chung – TP.HCM | ||||
Posted: 19 Sep 2018 06:35 PM PDT Phạm Đình Trọng Người dân lương thiện nặng lòng với vận nước hưng vong, chỉ đơn độc, lặng thầm và ôn hòa bộc lộ chính kiến trên Facebook và tham gia biểu tình đòi giữ gìn môi trường trong lành của đất nước thế mà bị tòa án nhà nước cộng sản kết tội lật đổ chính quyền nhân dân và bị kết án 14 năm tù dù không có bất cứ bằng chứng nào về tội lật đổ. Cả một đám thanh niên hư hỏng xài ma túy bị ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện cấp cứu thì lập tức Phó chủ tịch Hà Nội kéo cả bộ sậu một đám Giám đốc sở, Giám đốc Y tế, Giám đốc Lao động Thương binh Xã hội vội vã đến bệnh viện, vồ vập, ân cần, trìu mến thăm hỏi. Đứng trước tuổi trẻ bệnh hoạn ma túy, đám quan chức cộng sản khép nép cung kính như đứng trước những anh hùng thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ rồi tay nâng phong bì, thân thiết kính tặng tiền, khuyến khích lớp trẻ cứ ném tuổi trẻ huy hoàng vào ma túy. Cứ ma túy đi, đừng đòi dân chủ, nhân quyền. Cứ ma túy đi, đừng quan tâm đến biển Đông của tổ tiên ta đang bị giặc Tàu chiếm đoạt, đang hàng ngày bắn giết dân ta đánh cá trên biển của ta. Cứ ma túy đi, đừng bận tậm đến tâm hồn Tàu, tư tưởng nô lệ Tàu đang sai khiến quan chức nhà nước cộng sản. Cứ ma túy đi, đừng lo ngại hàng hóa Tàu đang giết chết nền kinh tế Việt Nam, đang đầu độc con người Việt Nam. Cứ ma túy đi, đừng băn khoăn gì về lũ giặc Tàu đang ồ ạt đổ vào nước ta, đang làm chủ nhiểu vùng lãnh thổ đất nước ta, đang nghênh ngang mặc áo in hình lưỡi bò đi trên đường phố ta. Cứ ma túy đi hỡi tuổi trẻ anh hùng của thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ. Tuổi trẻ cứ say ma túy đi để nhà nước cộng sản rảnh tay đưa cả giống nòi Việt Nam vào nô lệ Tàu Cộng. Một chính quyền quái gở của lịch sử Việt Nam. P.Đ.T. Tác giả gửi BVN | ||||
Posted: 19 Sep 2018 06:07 PM PDT VĨNH BIỆT MỘT NGƯỜI ANH
Dương Danh Dy ôi! Sáng sớm, trên xe đến trường, thì chị Dy gọi điện. "… báo chú tin buồn, anh Dy mất rồi, chú ạ". "Vâng, anh yếu lắm. Mới gặp nhau tháng 4 chị nhỉ?" "Ngày mai, ba giờ chiều, ở Ba Năm Tư chú nhé". Và chị cúp máy. Nhanh quá, mới gặp nhau tháng 4, chị Dy pha trà, nhưng Dy đã bỏ rượu bỏ trà không uống gì cả. Mải gọi cho con dâu bảo cháu chuẩn bị đi viếng cùng, vì mấy chị em nhà này cũng già lão hết rồi, chắc không ai đi truy điệu được… Mải chuyện, bỗng quên mất giờ truy điệu anh Dy ngày mai. Hỏi mấy người ngồi quanh trên xe, xem có ai nghe lỏm và nhớ hộ không. Chẳng ai nhớ cả, và thêm một tình tiết để họ buồn cười trước cái chứng cứ rành rành cái trí nhớ ngắn hạn của một ông già. Đi đưa đám Dương Danh Dy về. Thấy buồn buồn. Thế hệ này đã và đang chết dần cả. Nhà văn Nguyến Xuân Khánh cùng tuổi Dậu và cùng đơn vị bộ đội một thời với Dy đang mệt nặng, lại ngã, nay lết bết chống gậy. Nhà báo Sử học Đào Hùng, người hơn hai bạn này 1 tuổi, và cũng cùng đơn vị, thì đã ra đi sớm hơn nữa rồi. Và còn nhiều "dẫn chứng buồn" khác nữa. Viết gì bây giờ khi anh Dy ra đi? Viết về mối quan hệ họ hàng, về những anh em chị em cùng họ hàng hai ba bề với nhau nhưng chẳng dám công khai mấy chục năm? Cụ nội của anh Dy tức cụ ngoại của tôi có nhiều con. Ông nội anh Dy có (ít nhất) hai em gái, một người là mẹ của nhà tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật, và một người là bà ngoại của tôi. Nhưng mãi năm 2000 con dân cả họ này mới có dịp gặp nhau ở làng Ném Thượng, cái làng bị ném đá hoặc được hoan nghênh vì tục chém lợn ấy. Và cũng chỉ rất lâu sau nữa, con trai Nguyễn Triệu Luật mới gặp tôi để cùng nhau biên tập tái bản toàn bộ tác phẩm của người quá cố năm 1946 mà cho đến tận hôm nay và chẳng biết bao giờ thì biết chắc ngày nhà văn vĩ đại đó qua đời!?! Anh Dương Danh Dy đến tuổi ba mươi có gặp may mắn đôi chút nên đã thành nhà ngoại giao kỳ cựu, mặc dù anh không học Ngoại giao (anh giải ngũ và học rồi tốt nghiệp Đại học Bách Khoa). Nhưng đọc bài Dương Danh Dy viết trên "Thời đại mới" ai ai cũng thấy đó là một bản Di chúc về cách sống gần gụi với Trung Quốc. Hôm nay, ở nhà tang lễ, nhìn tấm bảng "Vô cùng thương tiếc Cụ Dương Danh Dy", bỗng giật mình: hôm nào rồi ta cũng được trịnh trọng gọi là Cụ như Dương Danh Dy lúc này sao? May thay, trong đám tang, gặp được hai người cháu, một cháu nội và một cháu ngoại của thầy Nguyến Hữu Tảo, cũng là họ hai bề với nhà Dương Danh Dy. Trong đám tang mà hai cháu nói chuyện mê mải về Giáo dục, những chuyện lủng củng về Giáo dục đang diễn ra mấy tuần nay. Bỗng thấy mừng. Hóa ra, trong ngày tiễn đưa một Cụ đi xa, bỗng còn thấy bóng dáng tương lai những cháu con phía trước. Dù là một tương lai trong mây mờ. Tiễn đưa Tất cả để chờ đón Nhiều nhiều. Hy vọng. Vậy thôi. Vĩnh biệt một người anh họ, cũng là một người bạn, thấy lo cho mấy việc chưa xong của một cuộc đời ngắn ngủn. Dẫu sao thì, cứ phấn đấu cái đã! Phạm Toàn |
You are subscribed to email updates from Bauxite Việt Nam. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét