“Hàng nghìn phần tử thánh chiến được đào tạo bài bản ồ ạt trở về Trung Quốc” plus 13 more |
- Hàng nghìn phần tử thánh chiến được đào tạo bài bản ồ ạt trở về Trung Quốc
- ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC RỐT CUỘC MUỐN LÀM GÌ ?
- THỦ TƯỚNG NGA VÀ TBT ĐẢNG CS VIỆT NAM SẼ THẢO LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI VÀ NĂNG LƯỢNG
- Sợ Mỹ làm thật, Trung Quốc ‘xin’ Mỹ không áp thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa
- Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa và ngày độc lập 2/9/1945 qua góc nhìn công pháp quốc tế
- Chủ quyền và quyền
- Nối vòng tay lớn, kiến tạo các mối quan hệ chiến lược dài hạn…
- Biển Đông: Mỹ, Nhật "động thủ" khiến Trung Quốc "toát mồ hôi hột"
- ĐÁNH GIÁ VÀ TRẢ LỜI CHÍNH THỨC CỦA GIỚI CHUYÊN MÔN (VIỆN NGÔN NGỮ HỌC) VỀ ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH CHỮ VIỆT CỦA ÔNG BÙI HIỀN
- Kết cục bi thảm của những kẻ bán nước nhà Trần
- Nga mời TQ dự tập trận lớn nhất từ 1981
- Nhiệt điện than và bài toán thâm hiểm của Tàu Cộng
- Đức Quốc xã làm thế nào để kiểm soát dư luận xã hội?
- BỘ TƯ PHÁP PHẢI ĐÌNH CHỈ THÔNG TƯ SỐ: 19/2018/TT-NHNN CHO PHÉP LƯU THÔNG ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ TẠI 7 TỈNH BIÊN GIỚI VÌ: VI HIẾN, VI PHẠM LUẬT NGÂN HÀNG VÀ NGHỊ ĐỊNH Số: 89/2016/NĐ-CP
Hàng nghìn phần tử thánh chiến được đào tạo bài bản ồ ạt trở về Trung Quốc Posted: 02 Sep 2018 01:25 PM PDT Thứ Tư, 10/01/2018 07:54 AM GMT+7(VTC News) - Hàng loạt phần tử thánh chiến từng rời Trung Quốc tới Trung Đông đang ồ ạt trở về, đặt ra những thách thức an ninh cho nước này. Theo các thông kế, sô lượng phần tử Hồi giáo cực đoan bị chặn lại khi cố gắng nhập cảnh vào Trung Quốc có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng vào cuối năm 2017. Các con số chính xác không được đưa ra nhưng cảnh báo này phần nào cho thấy mối đe dọa mà Trung Quốc đang phải đối mặt. "Số phần tử thánh chiến bị bắt tại biên giới Trung Quốc vào năm 2017 tăng 100 lần so với năm ngoái", ông Ji Zhiye, người đứng đầu Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc cho hay. Theo ước tính của chuyên gia này, có khoảng 30.000 chiến binh từng chiến đấu ở Syria rời khỏi đất nước bị chiến tranh tàn phá để trở về quê hương, trong số đó có các chiến binh Trung Quốc. Bắc Kinh kể từ năm 2015 bắt đầu đưa ra cảnh báo về khả năng xảy ra khủng bố sau khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS mở rộng địa bàn sang Trung Á và Đông Nam Á, bao gồm cả việc thiết lập các căn cứ ở Philippines và Indonesia. Tháng 11/2017, Đại sứ Syria tại Trung Quốc Imad Moustapha cho biết khoảng 5.000 chiến binh Trung Quốc, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ đến từ Tân Cương, được đào tạo bài bản và tham gia chiến đấu cùng các nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan tại Syria. Video: Chiến binh IS gào thét trước khi trúng tên lửa Raffaello Pantucci, chuyên gia phân tích chính trị người Anh đến từ Học viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc nhận định, khó có thể đánh giá được mức độ đe dọa mà Trung Quốc đang phải đối mặt, nhưng có một thực tế là Bắc Kinh đang phải chứng kiến làn sóng trở về quê ồ ạt của các phần tử thánh chiến. Trong khi đó, ông Fu Xiaoqiang cũng đến từ Học viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc cho rằng, các tổ chức khủng bố sẽ chuyến dần trọng tâm từ Trung Đông sang châu Á Thái Bình Dương và khu vực gần với Trung Quốc, đặc biệt là Afghanistan. >>> Đọc thêm: Bị tuyên bố thất bại hoàn toàn, IS vẫn xuất hiện ở Syria (Nguồn: SCMP | ||
ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC RỐT CUỘC MUỐN LÀM GÌ ? Posted: 02 Sep 2018 01:21 PM PDT LỜI TỰA BAN BIÊN TẬPLịch sử cho thấy rằng Trung Quốc là một nước lớn có có nền văn minh truyền thừa liên tục suốt 5000 năm. Văn hóa Trung Hoa đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều dân tộc nói chung mà Việt Nam là một trong số những nước tiếp thụ và chịu ảnh hưởng sâu sắc vì đặc thù vị trí địa lý. Vì vậy, con đường lịch sử mà dân tộc Trung Hoa trải qua, cùng định hướng tương lai của đất nước này là có quan hệ chặt chẽ đến vận mệnh và tương lai của dân tộc Việt. Vùng đất Hoa Hạ trong khoảng gần 70 năm dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã để lại 3 dấu ấn rất đặc trưng: 1. Nền văn hóa truyền thống với các tín ngưỡng Phật, Đạo, Thần và tinh thần quân tử Nho gia theo nhân, lễ, nghĩa, trí, tín bị diệt vong. Người Trung Quốc ngày nay được "gắn mác" bởi những thói hư tật xấu và ý thức văn minh thấp kém. 2. Con đường ĐCSTQ đi qua là con đường rải đầy xác chết bởi các cuộc vận động không mệt mỏi kéo dài từ khi mới thành lập chính quyền đến nay như: Cải cách Ruộng đất, Chống khuynh hữu, Đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa, thảm sát Thiên An Môn và đàn áp Pháp Luân Công… 3. Sự phát triển quá nhanh về mặt kinh tế trên nền tảng đạo đức bại hoại, mục ruỗng đưa Trung Quốc nhanh chóng bước lên vũ đài cường quốc thứ 2 trên thế giới, nhưng cũng kéo theo những hệ lụy khôn lường về sự phát triển không đồng đều giữa nông thôn và thành thị, sự lệch lạc trong suy nghĩ muốn làm giàu nhanh chỉ qua một đêm bất chấp luân thường đạo lý và đạo đức kinh doanh, môi trường bị ô nhiễm, tự nhiên và hoàn cảnh sống của con người bị hủy hoại một cách tan hoang, trầm trọng… Vậy, rốt cuộc ĐCSTQ sẽ dẫn dắt dân tộc Trung Hoa đến đâu? Điều đó có ảnh hưởng thế nào đến người dân Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung trong đó có Việt Nam? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời qua loạt bài viết chuyên đề "ĐCSTQ rốt cuộc muốn làm gì?" KỲ 1: HỦY DIỆT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNGNếu nhìn lại con đường hủy hoại văn hóa truyền thống mà ĐCSTQ đi qua, sẽ dễ dàng nhận thấy nó không phải là một xu hướng tất yếu diễn ra một cách tự nhiên tại một giai đoạn lịch sử, mà trái lại có tồn tại một sự sắp đặt vô cùng tinh vi và hệ thống. Văn hóa truyền thống Trung Hoa với sự đề cao những đức tính tốt đẹp được truyền thừa qua bao triều đại giúp giữ nhân tâm hướng thiện, xã hội ổn định, chuẩn mực đạo đức thăng hoa. Đó là 'cái gai' trong bước đường phát triển và nhồi nhét các thứ lý luận du nhập từ Tây phương với quan niệm con người tiến hóa từ động vật và cần đấu tranh với nhau để có thể sinh tồn… Do đó, để có thể thay đổi lý niệm sống vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc Trung Hoa, điều ĐCSTQ cần làm là phá hoại và tiêu diệt tất cả những gì thuộc về xã hội truyền thống, sau đó dùng bạo lực cưỡng chế nhồi nhét một bộ lý luận mới của Đảng vào và tạo ra một lớp người Trung Quốc hoàn toàn mới, với tư tưởng biến dị như ngày nay… VĂN HÓA TRUNG HOA TRUYỀN THỐNG Văn hóa là linh hồn của dân tộc. Sự phát triển văn hóa định ra lịch sử nền văn minh của một đất nước. Trên thế giới hiện nay, Trung Quốc là đất nước duy nhất có nền văn minh cổ đại được kế thừa liên tục trên 5.000 năm. Những nền văn minh lâu đời khác như Maya, Ai Cập, La Mã, v.v. đã bị đứt quãng hoặc tuyệt diệt. Nền văn hóa Trung Hoa, được tin là do Thần truyền xuống, đã bắt đầu với những thần thoại như Bàn Cổ khai thiên địa, Nữ Oa tạo ra con người, đến Thần Nông nếm thử trăm loại thảo dược… Thần phù trợ nhân loại đi qua bao năm tháng từ thời mông muội khai thiên lập địa. Văn hóa truyền thống Trung Hoa hướng đến sự hài hòa giữa con người và vũ trụ, chú trọng vào đạo đức và luân lý của từng cá nhân. Nó dựa trên tín ngưỡng tu luyện của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, để giáo dưỡng nên lòng khoan dung, sự tiến bộ xã hội, sự bảo vệ đạo đức con người, và tín ngưỡng chân chính. Trung, hiếu, tiết, nghĩa là tiêu chuẩn làm người trong xã hội Trung Hoa xưa. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đã đặt nền tảng đạo đức cho từng cá nhân và toàn xã hội. Với những nguyên tắc này, văn hóa Trung Hoa thể hiện ra sự chính tín, lương thiện, hòa ái và bao dung. Các triều đại khác nhau tại Trung Hoa có lãnh thổ khác nhau. Mỗi triều thiên tử, là một triều dân chúng, một triều văn hóa, một triều phục sức, một triều phong thổ nhân tình, một triều đặc điểm nội hàm, hết sức đa dạng. Văn minh Trung Hoa đã đặt nền móng cho rất nhiều giá trị phổ quát cần có của toàn thế giới và thúc đẩy sự phát triển của nhiều nền văn minh khác. Văn hóa truyền thống Trung Hoa đạt tới đỉnh cao từ triều đại nhà Đường thịnh vượng, cùng lúc với đỉnh cao về sức mạnh của đất nước, khoa học cũng phát triển và nổi danh trên toàn thế giới. Các học giả từ châu Âu, Trung Đông, và Nhật Bản đã đến học tập tại Trường An, kinh đô của triều đại nhà Đường. Ngay cả các dân tộc thiểu số cũng đều bị đồng hóa theo văn hóa Trung Hoa. Điều này cho thấy sức mạnh hợp nhất to lớn của nền văn hóa này. Mặc dù Trung Quốc đã trải qua nhiều lần bị xâm lược và tấn công trong lịch sử, nền văn hóa Trung Hoa cho thấy một sức sống mãnh liệt, và tinh hoa của nó đã liên tục được truyền lại cho đời sau. Thế nhưng, từ khi giành được quyền lực từ năm 1949, ĐCSTQ đã tập trung các nguồn lực của đất nước vào việc phá hủy nền văn hóa truyền thống Trung Hoa. Ác ý này nhìn bề mặt thì thấy như xuất phát từ sự đối nghịch cố hữu về ý thức hệ của ĐCSTQ đối với văn hóa truyền thống của dân tộc, nhưng kỳ thực, sâu xa hơn nữa, nó nhằm mục đích hủy hoại đạo đức, tư tưởng và đẩy người Trung Quốc đến con đường tiêu vong. Việc phá hoại văn hóa truyền thống này của ĐCSTQ đã được lên kế hoạch, tính toán kỹ càng, có hệ thống, thậm chí còn huy động cả một cỗ máy bạo lực để vận hành. Điều này đã mang lại những hậu quả khôn lường cho Trung Quốc. Người dân không chỉ mất đi các chuẩn mực đạo đức của con người, mà còn bị bắt buộc phải nhồi nhét vào đầu các tà thuyết của Đảng. Phá hủy hoàn toàn văn hóa của một dân tộc sẽ dẫn tới sự tiêu vong của dân tộc đó. Điều này ngẫm ra mới thấy vô cùng đáng sợ! ÂM MƯU HỦY DIỆT DÂN TỘC Adolf Hitler từng nói: "Muốn hủy diệt một dân tộc, trước tiên phải hủy diệt văn hóa của nó", "Muốn hủy diệt một dân tộc trước tiên phải làm tan rã văn hóa của nó; Muốn làm tan rã văn hóa của nó, trước tiên phải tiêu hủy ngôn ngữ kế thừa của nó." Một triết gia cũng từng phát biểu: "Khiến một dân tộc bị hủy diệt rất dễ dàng, chỉ cần hai đời không đọc sách truyền thống của dân tộc này nữa là được"hay "Muốn tiêu diệt một nước nào đó, trước tiên hãy tiêu diệt lịch sử của nó." Sau khi ĐCSTQ lên nắm chính quyền, nó cho rằng, thuyết hữu Thần truyền thống đã thách thức sự nắm quyền hợp pháp của mình. Văn hóa truyền thống Trung Hoa là một nền văn hóa bao dung, Nho – Phật – Đạo, tam giáo cùng tồn tại. Tư tưởng bao dung và những giá trị đạo đức chuẩn tắc làm người này tuyệt nhiên đối lập với tư tưởng đấu tranh của Đảng, thành thử, tất yếu trở thành đối tượng cần bị tiêu diệt. Không chỉ tấn công tôn giáo, ĐCSTQ còn dựng lên phong trào "Phá tứ cựu" và thay đổi phong tục tập quán hòng ép buộc con người không dám đọc những tác phẩm kinh điển, văn tự, sử thi, truyền thuyết… Không đọc những tác phẩm kinh điển của Trung Hoa thì họ sẽ không thể hiểu được chúng. Điều này chính là một đao chặt đứt mạch truyền thừa của văn hóa truyền thống. Đồng thời, nhân lúc tư tưởng của con người đang trống rỗng, ĐCSTQ đã kịp thời nhồi nhét văn hóa Đảng và một bộ thể hệ tư tưởng của nó, cuối cùng đã đạt được mục đích triệt để hủy diệt nền văn hóa Trung Hoa và người dân Trung Hoa. Đáng sợ hơn, trên bề mặt ĐCSTQ rêu rao bảo hộ, kế thừa truyền thống, nhưng kỳ thực là đang ngấm ngầm thay đổi nội hàm của văn hóa truyền thống, dùng chính văn hóa Đảng để thay thế văn hóa truyền thống. ĐCSTQ đã cố ý làm nổi bật những phần đồi bại trong lịch sử của Trung Quốc, những thứ đã xảy ra khi con người xa rời các giá trị truyền thống, nhấn mạnh vào việc tranh giành quyền lực trong nội bộ gia đình hoàng tộc, việc sử dụng các thủ đoạn và âm mưu, hay việc thực hiện chế độ độc tài và chuyên quyền. Việc này khiến người đời sau lầm tưởng rằng xã hội xưa chỉ có những thứ xấu, cần phải xóa bỏ. Trong khi đó, văn hóa ĐCSTQ lại hoàn toàn phù hợp với phần phiến diện nêu trên, khiến cho ĐCSTQ có thể sử dụng các ví dụ lịch sử phiến diện này để tạo nên ảo tưởng về một bộ chuẩn mực đạo đức, phương cách tư duy, và hệ thống lý luận. Bằng cách đó, ĐCSTQ đã gây ra một ấn tượng sai lầm rằng bộ "văn hóa ĐCSTQ" của nó là một sự kế thừa của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Sau nhiều năm liên tiếp tiến hành các cuộc vận động chính trị và 10 năm kiếp nạn Đại Cách mạng Văn hóa, đủ mọi loại đàn áp bằng bạo lực, làm bại hoại tôn giáo, thủ tiêu tín ngưỡng, thêm vào văn hóa Đảng, giáo dục tuyên truyền thuyết vô Thần, thế hệ trẻ sớm đã không còn tin vào Phật Đạo Thần nữa, một thế hệ già chìm trong nỗi sợ hãi áp bức mà không ai dám lên tiếng trước những điều sai trái mắt thấy tai nghe. Kiến trúc truyền thống, di tích cổ, chùa chiền miếu mạo, đồ vật, văn vật… đều bị hủy hoại, mối quan hệ Thiên – nhân, Thần – nhân từng bước bị cắt đứt. Con người xa rời đạo đức, lừa dối và đấu đá với nhau đến chết. Người Trung Quốc nào còn một chút minh bạch luôn tự hỏi rằng: "Đất nước này rồi sẽ đi về đâu?" NHỮNG PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG Hết thảy những gì ĐCSTQ nổ lực làm cho bằng được là nhằm tạo dựng chỗ đứng và dần dần từng bước đẩy dân tộc Trung Quốc rơi vào nguy cơ hủy diệt. Để chiếm, duy trì và củng cố chế độ bạo chính của nó, ĐCSTQ cần phải thay thế nhân tính bằng Đảng tính tà ác của nó, và thay thế văn hóa truyền thống Trung Quốc bằng văn hóa ĐCSTQ của nó là "giả, ác, đấu". Việc phá hoại và thay thế này bao gồm cả với những thứ hữu hình như các di tích văn hóa, các di tích lịch sử và các cuốn sách cổ; hay với những thứ phi vật thể như quan niệm truyền thống về đạo đức, cuộc sống và thế giới. Nó liên quan đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống con người bao gồm cách hành xử, suy nghĩ và lối sống. Trong phần này, chúng tôi sẽ chỉ rõ những phương diện phá hoại văn hóa truyền thống của ĐCSTQ cụ thể ở một số điểm sau: 1. Phá hoại đồng thời ba tôn giáo Nho gia Trung Quốc ca ngợi nhân – nghĩa – lễ – trí – tín, tư tưởng Trung Dung cũng như nhấn mạnh vào sự hợp nhất của Thiên – Địa – Nhân. Chính tư tưởng này của Nho gia đã duy trì đạo đức và trật tự xã hội. Phật gia giảng thiện, giảng từ bi, giảng nhẫn nhục, coi trọng sinh mệnh, thiện đãi chúng sinh. Quan niệm "thiện ác hữu báo" của Phật gia có tác dụng rất lớn trong việc ổn định xã hội, duy trì đạo đức con người. Đạo gia nhấn mạnh "Chân", nhấn mạnh thanh tĩnh vô vi, nhấn mạnh sự thống nhất hài hòa giữa con người và tự nhiên, đạt được mục đích phản bổn quy chân, chính là: Người thuận theo đất, đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên. Đối với ĐCSTQ mà nói, "thiên mệnh" của Nho gia, nhân quả báo ứng của Phật gia, vô dục vô cầu, không tranh với đời của Đạo gia là chướng ngại ngăn cản ĐCSTQ phát động "cuộc đấu tranh giai cấp". Quan niệm đạo đức mà kinh điển Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo xác lập là chướng ngại cho việc gây dựng quyền uy của ĐCSTQ, cũng là trở ngại cho những hoạt động chính trị của ĐCSTQ như tạo phản, làm cách mạng, chuyên chế, và là chướng ngại lớn nhất để tuyên truyền thuyết vô Thần Luận. Do đó, sau khi ĐCSTQ cướp đoạt chính quyền liền dùng danh nghĩa đàn áp "Bè phái bí mật phản cách mạng" để giơ lên con dao đồ tể nhằm vào Phật giáo, Đạo giáo, Cơ Đốc giáo… và cử đặc vụ xâm nhập vào trong nội bộ tôn giáo mà thành lập hiệp hội, một mặt cả gan bóp méo kinh điển tôn giáo nhằm mê hoặc tín đồ, mặt khác tuyên bố trung thành với sự lãnh đạo của ĐCSTQ, đặt ĐCSTQ vào vị trí cao hơn cả Thần trong tôn giáo, tín ngưỡng. Thần Phật là cái gốc của tôn giáo. Vô luận là Phật giáo, Đạo giáo hay những chính giáo khác, các tín đồ đều nỗ lực đề cao cảnh giới của mình, cuối cùng cũng là vì để tới được thế giới thiên quốc của Thần Phật, như Tịnh Độ Tông của Phật giáo, hy vọng sau khi vãng sinh được tới thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà. Nếu phủ nhận sự tồn tại của Thần Phật, phủ định thế giới Thiên quốc, đối với tín đồ tôn giáo mà nói tu luyện hoàn toàn không còn chút ý nghĩa, đoàn thể tu luyện của tôn giáo này cũng sẽ tan rã; chùa chiền đạo quán mất đi sự linh thiêng, sẽ trở thành một xã hội đấu đá thu nhỏ. Giáo hội Phật giáo Trung quốc được thành lập năm 1952 và Giáo hội Đạo giáo Trung quốc được thành lập vào năm 1957, cả hai đều đã tuyên bố rõ ràng trong bản tuyên bố thành lập của mình rằng họ sẽ "theo sự lãnh đạo của chính quyền nhân dân". Trên thực tế, họ phải theo sự lãnh đạo của ĐCSTQ vô thần. Cả hai giáo hội đều ngụ ý rằng họ sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động sản xuất và xây dựng, và thực thi các chính sách của chính quyền. Họ đã bị biến thành các tổ chức hoàn toàn trần tục. Còn những Phật tử và Đạo sĩ hết lòng tuân theo các giới cấm thì bị dán nhãn là phản cách mạng hay thành viên của các giáo phái mê tín và hội kín. Dưới khẩu hiệu cách mạng là "làm trong sạch các Phật tử và Đạo sĩ", họ đã bị bỏ tù, bị bắt phải đi "cải tạo lao động" hoặc thậm chí bị tử hình. Ngay cả các tôn giáo được truyền đến từ phương Tây, như Cơ Đốc giáo cũng không thoát khỏi bị phá hoại. Có thể thấy, nhiều tôn giáo ở Trung Quốc đã bị tan rã dưới sự đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ. Những người là tinh hoa chân chính của các tôn giáo này đã bị đàn áp. Trong số những người còn lại, nhiều người đã quay trở lại cuộc sống trần tục, và nhiều người khác là những Đảng viên ĐCSTQ hoạt động bí mật, họ có cấp bậc hành chính, lĩnh lương, tham gia hội nghị chính trị và hợp tác hiệp thương, thậm chí còn được cấp xe cộ, máy tính, mỗi tuần đều tham gia học chính trị. Điểm khác biệt là họ chuyên mặc áo cà sa, áo choàng đạo sĩ hay áo dài linh mục nhằm bóp méo Kinh Phật, Đạo Giáo và Kinh Thánh và để tìm cách biện hộ cho các hành động của ĐCSTQ trong những học thuyết này. 2. Phá hoại văn vật Việc phá hủy văn vật là một phần quan trọng trong việc phá hoại văn hóa truyền thống của ĐCSTQ. Sau khi bắt đầu Cách mạng Văn hóa, ngọn lửa tà ác "Phá tứ cựu" (phá bỏ các quan niệm cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ và thói quen cũ) cháy khắp Trung Hoa. Tự viện, đạo quán, tượng Phật, danh lam thắng cảnh tích cổ, tự họa, đồ cổ… bị phá hoại gần như không còn. Trước thời Cách mạng Văn hóa, Bắc Kinh có hơn 500 miếu cổ, điện đường, tự viện; sau phong trào "Phá tứ cựu" trong Cách mạng văn hóa, hầu như đã bị hủy hoại toàn bộ. Tất cả những thứ này, không chỉ là hủy hoại mất nơi cầu nguyện và tu luyện của các tín đồ, mà hủy đi cả nền tảng Thiên nhân hợp nhất thời cổ đại. Điều đó lại càng khiến chính tín và chính niệm truyền thống trong tâm con người bị hủy hoại theo. Thông qua việc phá môi trường và nơi tu luyện của chính giáo, có thể nói ĐCSTQ đã cắt đứt văn hóa đạo đức, tín ngưỡng của Trung Hoa được truyền thừa liên tục mấy nghìn năm. Cổ miếu, thành cổ, tự viện, di tích cổ, v.v.. đã trải qua hàng trăm nghìn năm và được hàng triệu người tín ngưỡng, mang nhân tố tinh thần to lớn phía sau. Đặc biệt là điện đường của chính giáo, sau khi khai quang, theo tín ngưỡng là luôn có Thần Phật gia trì, bảo vệ sinh linh và dân chúng. Do đó, huỷ hoại không chỉ là những kiến trúc, mà từ hình thức ở bề mặt cho đến trường năng lượng phía sau đều bị hủy. Điều này khiến cho con người mất đi sự bảo vệ tâm linh. Cùng đạo lý đó, dù có xây lại những di tích cổ, kiến trúc cũng không thể nào trong thời gian ngắn mà có thể kiến lập được trường năng lượng lớn mạnh ấy, chưa nói đến sự thuần chính từ bi của nó. Những năm gần đây ĐCSTQ lại rầm rộ xây dựng kiến tạo lại tự miếu, tu sửa di tích cổ, nhưng vì để lừa dối, kiếm tiền, tạo giả, hoặc là phô trương bề ngoài, không thể có được năng lượng chính diện, ngược lại còn mang năng lượng phụ diện, theo tín ngưỡng là sẽ đưa ma quỷ tới, mang đến hậu họa khôn lường cho nhân loại. Không dừng lại ở đó, những tải thể vật chất của văn hóa truyền thống như phong tục truyền thống, hình thức văn học nghệ thuật, thư pháp, danh họa, thư tịch, truyền thống dân cư, v.v.. cũng bị ĐCSTQ phá hoại triệt để. Lão Tử để lại Đạo Đức Kinh, là kinh điển của tu luyện Đạo gia, Lão Tử được coi là người sáng lập ra Đạo gia. Nhưng trong Cách mạng Văn hóa, Lão Tử bị phê bình là đạo đức giả, còn Đạo Đức Kinh của ông bị cho là mê tín phong kiến. Khổng Tử giảng giải về "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín", đạo Trung dung cũng như chuẩn tắc nhập thế làm người. Nhưng trong Cách mạng Văn hóa, Khổng Tử bị phê bình, bị gọi là Khổng lão nhị, còn "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín", Trung dung bị bạo lực, đấu tranh, tạo phản thay thế. Năm 1966, Hồng vệ binh kéo đến làng Khúc Phụ "tạo phản Khổng gia điếm", phá hoại trên diện rộng, đốt cổ thư, đập phá gần 1.000 bia đá các đời, trong đó có cả bia mộ của Khổng Tử, hủy hoại Khổng miếu, Khổng phủ, Khổng lâm. Điều khiến người ta phẫn nộ hơn nữa chính là, họ san phẳng mộ của Khổng Tử, mộ của những người đời sau của Khổng Tử cũng bị đào, phơi thây chỉ trích nhiều ngày rồi thiêu hủy. Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề hủy hoại sách cổ và văn vật, bởi trong những sách cổ này truyền thừa văn hóa Trung Hoa và giá trị truyền thống rất sâu và có bề dày. Nếu như có chút kính nể văn hóa truyền thống, thì sẽ không có chuyện phá hoại như thế này. Sự phá hoại mạnh mẽ, triệt để như thế này, là do ĐCSTQ đã gieo rắc sự thù hận văn hóa truyền thống vào sâu trong lòng của Hồng vệ binh. Trong "Phá tứ cựu", nhiều quyển sách quý độc nhất vô nhị, các bức thư pháp, và những bức họa do các nhà trí thức sưu tập đã bị quẳng vào lửa hoặc nghiền vụn thành bột giấy. Tinh hoa của văn hóa Trung Quốc được kế thừa và tích lũy qua hàng nghìn năm ấy một khi đã bị phá hủy thì không thể khôi phục lại được nữa. 3. Phá hoại chữ viết Ngôn ngữ và văn tự là bộ phận tổ thành quan trọng của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Nó không giống với bất kỳ loại ngôn ngữ và văn tự nào trên thế giới. Thời đại Hoàng Đế, Thương Hiệt tham chiếu theo Bát Quái của Phục Hy mà sáng tạo ra chữ Hán. Như vậy có thể thấy, chữ Hán và bát quái có cùng nguồn gốc, lý niệm đằng sau nó cũng đều là thông thiên. Bởi vì chữ Hán có nội hàm thông thiên, chữ Hán chính thể truyền tải văn hóa truyền thống 5.000 năm. Muốn cắt đứt mối liên hệ giữa người Trung Quốc với Thần và truyền thống, ĐCSTQ đã dùng trăm phương nghìn kế muốn hủy diệt chữ Hán. Bắt đầu từ thời kỳ Diên An, ĐCSTQ thiết lập cơ quan chuyên môn cải cách chữ Hán, sau khi cướp được chính quyền lại thành lập "Ủy ban cải cách văn tự Trung Quốc". Một số kẻ tự xưng là học giả nghe lệnh khống chế của ĐCSTQ, không ngừng đơn giản hóa chữ Hán, cuối cùng đã dùng cách sắp xếp chữ cái La-tinh thay thế, gọi là "La-tinh hóa chữ Hán". Mặc dù kế hoạch "La-tinh hóa chữ Hán" sau đó đã không thực hiện được, nhưng việc cải tạo chữ Trung Quốc từ phồn thể thành giản thể vẫn được tiến hành dưới danh nghĩa "giáo dục". Mãi cho đến gần đây, người Trung Quốc mới bắt đầu hiểu được sự phá hoại cực kỳ lớn về mặt văn hóa của chữ giản thể. Họ ví nó như một điềm báo đối với xã hội Trung Quốc hiện đại, khi mà chữ "Ái" (yêu) mất đi "Tâm" (con tim), khi mà "Thân" (người trong gia đình) không còn "Kiến" (nhìn mặt nhau), khi mà "Ứng" (lời hứa) chẳng hề có "Tâm" (con tim), v.v. Trong khi đó, ở Đài Loan và Hồng Kông, nơi chữ Hán chính thể (phồn thể) được sử dụng, thì tỷ lệ người biết chữ và có học thức vẫn cao hơn hẳn Trung Quốc. Kỳ thực, trong mấy nghìn năm qua, hàng tỷ người đã dành cho chữ Hán rất nhiều tình cảm: Nhiều thế hệ sử dụng, chữ Hán đã khắc sâu, gắn kết, cô đọng thông tin phong phú, ẩn chứa năng lượng cường đại, làm cho nó trở thành một dạng trường tồn tại. Mỗi một chữ Hán đều thấm đẫm đủ loại cảm giác, ý niệm, cảm xúc, lực cảm thụ và lực tưởng tượng, còn có nhân tính, Thần tính và thi tính đặc biệt của dân tộc Trung Hoa. Loại trường và năng lượng này sản sinh ra một loại ảnh hưởng ngầm đối với tâm lý. ĐCSTQ lấy danh nghĩa đơn giản hóa chữ Hán, loại bỏ đi linh hồn và sự ước thúc ngầm của văn hóa Thần truyền thể hiện ở trong văn tự, năng lượng chính diện quy phạm thế nhân, khiến con người trong "bất tri bất giác" mà ngày càng rời xa Thần. 4. Phá hoại lễ nhạc Trong văn hóa truyền thống, âm nhạc được coi là một cách để kiềm chế dục vọng của con người. Bản tính của con người là hòa nhã; cảm giác đối với những thứ bên ngoài gây ảnh hưởng đến cảm xúc của con người và khuấy động lên tình cảm yêu và ghét dựa trên tính cách và trí tuệ của người đó. Vì vậy âm nhạc nên "vui nhưng không tục, buồn nhưng không quá bi thương". Thời Trung Quốc cổ đại, người quân tử học nhạc để tu tâm dưỡng tính. Kê Khang có nói trong "Cầm Phú" rằng: 'kẻ sĩ không vô cớ vứt bỏ đàn', 'quân tử đánh đàn đều cẩn thận thân tâm, không để sa vào hình thức', có thể thấy đàn không phải chỉ là nhạc cụ, mà còn phản ánh tâm cảnh của người quân tử. Lý giải sâu sắc đối với nội hàm đạo đức của nghệ thuật âm nhạc, các đế vương thời cổ đại đều rất coi trọng lễ nhạc, họ coi đây là phương pháp trị quốc an bang. Một thứ tốt đẹp như âm nhạc đã bị ĐCSTQ sử dụng như một phương pháp để tẩy não nhân dân. Âm nhạc mà nó tuyên truyền là thứ gọi là "tình cảm cách mạng" tràn đầy bạo lực, tàn bạo, làm cho lý trí của người ta bị khống chế giống như con rối. Tại Đại Lục, mỗi lần trao giải thưởng đều phát nhạc nền bản nhạc "Hành khúc giải phóng quân" hoặc những âm nhạc điển hình giống như vậy. Thời kỳ tất cả nghệ thuật âm nhạc truyền thống của Trung Quốc bị hủy hoại, người ta truyền tai nhau toàn là những bài sôi sục kích động, nội dung của những "ca khúc cách mạng" và vài bộ kinh kịch mẫu đều là ca tụng cái gọi là "công đức" của Đảng cộng sản. Những bài hát như "Sẽ không có Trung Quốc mới nếu không có Đảng Cộng sản", và nhiều bài khác nữa, đã được hát từ lớp mẫu giáo cho đến đại học. Khi hát lên những bài này, nhân dân đã chấp nhận một cách vô thức những ý nghĩa của ca từ. Hơn nữa, ĐCSTQ đã ăn trộm giai điệu của những bài hát dân gian hay nhất và thay thế những lời nguyên gốc bằng những lời ca ngợi ĐCSTQ. Việc này đã đồng thời phá hoại văn hóa truyền thống và tự đề cao ĐCSTQ. 5. Phá hoại những người lưu truyền văn hóa Các tăng nhân, đạo sĩ trong tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá các kinh sách về tu luyện, đại biểu cho sự lưu truyền của văn hóa tín Thần. Cách ĐCSTQ phá hoại họ đã được đề cập đến ở trên. Còn những giá trị văn hóa trong xã hội thì được những nhân sĩ tinh anh thuộc tầng lớp trí thức nắm giữ. Nếu họ bị hủy diệt thì văn hóa sẽ bị gián đoạn. Văn hóa truyền thống Trung Quốc đã cung cấp cho phần tử trí thức một mảnh đất "địa linh nhân kiệt". Những địa chủ ở nông thôn, các tầng lớp thân sĩ và thương nhân ở thành thị, những học giả và thầy cô giáo, là tinh anh văn hóa của xã hội, họ là những người truyền thừa nền văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Hoa. Tiêu diệt những người này là một bước quan trọng nhằm hủy diệt văn hóa truyền thống. Do vậy, ĐCSTQ đã tạo ra những kẻ thù và bắt đầu tiêu diệt các "địa chủ", thân hào ở nông thôn, và giết các "nhà tư bản" ở thành thị, xúi giục học sinh giết giáo viên. Trong khi tạo ra bầu không khí khủng bố, nó cũng đồng thời cướp sạch của cải của xã hội. Ngày 5 tháng 8 năm 1966, Biện Trọng Vân, một cô giáo của Trường Trung học Nữ thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh, bị các nữ sinh của mình bắt diễu đi trên phố, đội một chiếc mũ lừa cao làm bằng giấy, mặc quần áo vấy đầy mực đen, quàng một chiếc bảng đen sỉ nhục qua cổ, đi giữa đám học sinh mang những thùng rác làm trống để vỗ. Cô bị bắt phải quỳ trên mặt đất và bị đánh bằng một cái gậy gỗ có đóng đinh lởm chởm và bị đổ nước sôi lên người. Đại cách mạng văn hóa đã bắt đầu bằng sự thù hận điên cuồng đối với những thầy cô giáo chịu trách nhiệm lưu truyền văn hóa thông qua giáo dục như vậy. Cải cách ruộng đất vốn đã có thể thực hiện một cách hòa bình không đổ máu giống như ở Đài Loan. Còn cái gọi là "Cải cách ruộng đất" hay "đuổi cường hào, chia ruộng đất" của ĐCSTQ sau khi nắm chính quyền kỳ thực chính là dùng bạo lực để giết hại những người truyền thừa văn hóa ở nông thôn. Bởi vì ngay sau khi chia ruộng đất cho dân cày xong, ĐCSTQ lại lật lọng lấy hết ruộng đất để trở thành tài sản công của hợp tác xã. Những người có tài sản ở thành thị cũng trở thành đối tượng bị ĐCSTQ giết hại, không chỉ bởi vì ĐCSTQ muốn cướp đoạt tài sản của họ mà còn bởi họ là những người sáng tạo, truyền thừa văn hóa, giúp xã hội phồn vinh, ổn định, thậm chí họ còn tiếp thu tư tưởng tự do nhân quyền của phương Tây. Trước năm 1949, Trung Quốc có khoảng 2 triệu phần tử trí thức, mặc dù một số người đi du học nước ngoài nhưng họ vẫn kế tục một phần tư tưởng truyền thống, đó là quan niệm về tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tất nhiên ĐCSTQ sẽ không bỏ qua họ, bởi vì là tầng lớp sỹ phu, tư tưởng của họ có ảnh hưởng không nhỏ đến hình thái ý thức của người dân. Năm 1957, ĐCSTQ đưa ra khẩu hiệu "trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng", hiệu triệu các phần tử trí thức và quần chúng ở Trung Quốc giúp ĐCSTQ "sửa sai", mục đích thực chất là muốn dụ dỗ những trí thức có suy nghĩ độc lập, khác biệt với hệ tư tưởng của ĐCSTQ lộ diện. Cuộc đấu tranh chống cánh hữu này đã tìm ra 550.000 "phần tử cánh hữu", 270.000 người đã ra khỏi công chức, 230.000 người bị coi là "phần tử trung hữu" và "phần tử phản đảng, chống lại chủ nghĩa xã hội". Họ bị cướp đoạt về kinh tế, rất khó khăn để duy trì cuộc sống, đành phải dè dặt, nhẫn nhục mà sống. Có thể nói, cuộc vận động phản cánh hữu là một bước đi quan trọng của ĐCSTQ để phá hủy triệt để đạo đức và văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Qua các cuộc vận động chống cánh hữu, ĐCSTQ bắt toàn bộ những phần tử trí thức không chịu nghe lời phải đi cải tạo lao động, đẩy họ vào tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, giết họ bằng "bát cơm" và "dư luận", khiến những nhân sĩ trước đây có tiếng nói trong xã hội giờ trở thành đối tượng bị khinh bỉ, nhạo báng. ĐCSTQ cũng đồng thời tiến hành vận động "cải tạo tư tưởng" các phần tử trí thức. Thông qua việc giáo dục nhồi nhét cái gọi là chủ nghĩa duy vật, vô Thần luận và tiến hóa luận, nó đã tẩy não một cách có hệ thống đối với học sinh, nhồi nhét vào học sinh sự thù hận đối với văn hóa truyền thống. "Phần tử tri thức" đã từng là từ đồng nghĩa với "đạo đức", đại diện cho hình tượng xã hội thanh bần, chính nghĩa, trí thức, hàm dưỡng, không chạy theo thói đời. Nhưng sau các cuộc vận động, những người được gọi là "trí thức" còn lại quá khác biệt so với văn nhân chính thống. Trong đó tuyệt đại đa số đều bị tẩy não bằng Thuyết vô Thần, triết học đấu tranh và lịch sử phát triển xã hội của ĐCSTQ, họ mang theo tư tưởng, hành vi bạo lực bắt đầu tiến vào vũ đài, tiến hành bước tiếp theo hủy hoại nền văn hóa truyền thống một cách tự giác, đẩy tương lai của mình và dân tộc vào vực sâu muôn trượng. Đón xem kỳ 2: Thay thế văn hóa truyền thống bằng văn hóa ĐCSTQ | ||
THỦ TƯỚNG NGA VÀ TBT ĐẢNG CS VIỆT NAM SẼ THẢO LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI VÀ NĂNG LƯỢNG Posted: 02 Sep 2018 01:16 PM PDT | ||
Sợ Mỹ làm thật, Trung Quốc ‘xin’ Mỹ không áp thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Posted: 02 Sep 2018 01:12 PM PDT 08:54, 02/09/2018Lo ngại chính quyền Tổng thống Donald Trump "nói là làm", Trung Quốc kêu gọi Mỹ không triển khai kế hoạch đánh thuế lên 200 tỷ hàng hóa của nước này. Ngay sau khi ông Donald Trump ngày 31/8 phát tín hiệu có thể thực hiện kế hoạch áp thuế nhập khẩu bổ sung lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã ngay lập tức đưa ra lời kêu gọi chính quyền Mỹ không triển khai kế hoạch này. Mỹ nên "lưu ý đến lời kêu gọi của doanh nghiệp và người tiêu dùng ở cả hai nước, cũng như sự thật rằng cả hai quốc gia đều có mối liên hệ mật thiết với chuỗi cung ứng và lợi ích căn bản của người dân" để đưa ra một quyết định đúng đắn, hãng tin Bloomberg dẫn lời phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng nói tại một cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh. Ông Gao Feng nói rằng hơn 90% doanh nghiệp được khảo sát ý kiến về kế hoạch đánh thuế 200 tỷ USD hàng Trung Quốc của Mỹ phản đối kế hoạch này. Chính quyền ông Trump đã áp đặt mức thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc và cũng xác định sẽ áp thuế bổ sung 25% lên 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc. Danh sách các mặt hàng bị đánh thuế bao gồm từ hóa chất, hải sản cho đến xe đạp. Thời hạn chính phủ Mỹ tham khảo ý kiến các tổ chức, doanh nghiệp và người dân về kế hoạch đánh thuế 200 tỷ USD hàng hóa sẽ kết thúc vào ngày 6/9. Giới phân tích dự báo rằng kế hoạch này nếu được triển khai có thể khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thiệt hại 0,3 điểm phần trăm trong năm 2018. Tổng Hợp Có thể bạn quan tâm: | ||
Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa và ngày độc lập 2/9/1945 qua góc nhìn công pháp quốc tế Posted: 02 Sep 2018 12:59 PM PDT 1-9-2018 Ngày 2 tháng chín năm 1945 được mọi người VN biết đến như là ngày ông Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập trước quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Tuy nhiên thế giới biết đến ngày 2 tháng chín 1945 là ngày quân đội Nhật ký văn kiện đầu hàng trên chiến hạm Missouri của Hoa Kỳ đang bỏ neo ở vịnh Tokyo. Đệ nhị Thế chiến chính thức chấm dứt, trên danh nghĩa cũng như trên trận địa. Lề lối cai trị khắc nghiệt và tàn ác của quân Nhật trên các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng cũng đồng thời chấm dứt. Niềm vui quá lớn, thế giới người ta không quan tâm nhiều đến tuyên ngôn độc lập của ông Hồ, cũng như sự ra đời của nước VNDCCH. Nhưng vấn đề «giành lại chủ quyền» và sự «độc lập» của một quốc gia không đơn thuần xác định qua Tuyên ngôn độc lập của ông Hồ (hay tuyên bố của ông Bảo Đại ngày 12 tháng ba 1945). Cái nào cũng có luật lệ của cái đó. Việt Nam rơi vào ách cai trị của thực dân Pháp, chính thức từ năm 1884 (hòa ước giáp Thân, còn gọi là hiệp ước Patenôtre), khẳng định qua Hiệp ước Thiên Tân 1885 Pháp ký với Thanh triều theo đó nhà Thanh nhìn nhận An Nam không còn là «thuộc quốc – Suzeraineté» của Thanh triều nữa. Trên phương diện hành chánh Nam kỳ là nhượng địa của Pháp. Bắc kỳ là thuộc địa, Trung kỳ là đất bảo hộ. Sự hiện hữu của triều đình nhà Nguyễn tại Huế, trên danh nghĩa « cai trị » đất Trung kỳ, nhưng thực tế chỉ là tấm bình phong trước quốc tế. Mọi quyền lực đều thuộc về tay Pháp. Tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao… đều nằm trong tay người Pháp. Trước pháp luật quốc tế, «chủ quyền» các xứ Đông Dương thuộc Pháp. (Theo định nghĩa, «chủ quyền» là quyền lực chủ tể, có tính cách duy nhất và bất khả phân hiện hữu trong một quốc gia). Nền cai trị của Pháp liên tục cho đến ngày 10 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh, hất Pháp ra khỏi Đông Dương. Trên phương diện «luật pháp quốc tế», chủ quyền VN từ tay Pháp chuyển sang tay Nhật. Người Nhật tiếp xúc với Bảo Đại đề nghị trả lại độc lập cho VN. Dĩ nhiên ông này đồng ý. Ngày 12 tháng 3 năm 1945 Bảo Đại tuyên bố VN độc lập, lấy quốc hiệu là «Đế Quốc Việt Nam», bãi bỏ các hiệp ước bảo hộ đã ký trước đây với Pháp. Ngày 17-4-1945 chính phủ Trần Trọng Kim thành lập. Chính phủ Trần Trọng Kim hiện hữu đúng 5 tháng. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh. Văn kiện đầu hàng được ký ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã nói ở trên. Trên phương diện «công pháp quốc tế», tuyên bố VN độc lập của Bảo Đại không có giá trị. Đơn giản vì phe chiến thắng Đồng Minh không nhìn nhận tính chính thống của các nhà nước do Nhật đặt ra tại các vùng lãnh thổ mà họ chiếm được trong thời gian trước 1945. Thí dụ, Mãn Châu quốc của hoàng đế Phổ Nghi. Sau khi Nhật đầu hàng, các vùng lãnh thổ do Nhật chiếm trước đó sẽ do phe Đồng minh quyết định số phận. VN không ngoại lệ. Tức là, lập luận theo tinh thần công pháp quốc tế, «chủ quyền» của VN do Nhật nắm giữ. Quyền này được trao lại cho đại diện của phe Đồng Minh, ngay từ lúc Nhật buông súng đầu hàng. Từ ngày quân đội Nhật buông súng 16 tháng tám 1945 cho tới ngày quân Đồng minh vào Việt Nam để «giải giới», quân đội Nhật có nghĩa vụ giữ trật tự tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng. Nhưng trên thực tế, quân Nhật đã không tuân thủ qui ước này. Trên quan điểm luật học, hiện hữu tại Việt Nam một «khoảng trống quyền lực», còn gọi là «khoảng trống hiến ước – vide constitutionnelle». « Khoảng trống hiến ước » chỉ kéo dài khoảng 3 tuần lễ. Ngày 9 tháng chín 1945, quân đội của Trung Hoa được sự ủy nhiệm của phe Đồng Minh đã có mặt tại Hà Nội. Lợi dụng «khoảng trống hiến ước», ngày 19 tháng 8 năm 1945 Mặt trận Việt Minh làm «cách mạng», tuyên bố trước quốc dân đánh Pháp đuổi Nhật, tiêu diệt phong kiến, «giành lại nền độc lập và chủ quyền cho đất nước». Một chính phủ «lâm thời» được Hồ Chí Minh thành lập tại Hà Nội. Ngày 25 tháng 8 Bảo Đại giao ấn, kiếm, biểu hiện quyền lực triều Nguyễn cho đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu. Từ ngày đó «Đế Quốc Việt Nam» kết thúc và quốc gia «Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa» ra đời. Nhiều điều cần bàn trong giai đoạn này. Nguyên tắc của «cách mạng» là đánh đổ cái (chính quyền) cũ để lập nên cái mới. Thời điểm này, vì Việt Nam là một vùng lãnh thổ bị Nhật chiếm từ tay Pháp. Nhật đầu hàng, giao quyền cho Đồng Minh. Việt Minh đánh đổ Đồng minh khi nào mà «giành lại chính quyền»? Trên quan điểm sử học cũng không hề có việc «Việt Minh đánh Pháp đuổi Nhật». Pháp đã bị Nhật hất chân năm 1943, trong khi Nhật đã bị đồng minh đánh bại. Cũng không hề có việc «tiêu diệt phong kiến». Bảo Đại tự nguyện giao ấn kiếm «thoái vị» làm «công dân một nước tự do». Trên quan điểm quốc tế công pháp, không hề có việc Việt Minh «giành lại chính quyền từ tay Nhật». «Chính quyền» là gì? đó là «quyền lực chính đáng» đại diện «chủ quyền» của quốc gia. Đó là «chính phủ» trong một quốc gia bình thường. Trong một xứ «thuộc địa» nó là «phủ Toàn quyền». Nhật đã giao «chủ quyền» VN cho quân lực Đồng minh. Việt Minh không thể «giành» hay «cướp» cái mà Nhật không có (hoặc không còn). Vấn đề là các học giả Việt Nam vẫn khẳng định tính chính thống của Tuyên ngôn Độc lập của Bảo Đại ngày 12 tháng ba 1945 và chính phủ Trần Trọng Kim. Điều này đưa tới hai việc: 1/ không nhìn nhận tính chính đáng mọi quyết định của Đồng Minh liên quan đến Việt Nam. 2/ Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của ông Hồ Chí Minh thành lập ngày 2 tháng chín 1945 có tính chính thống, kế thừa Đế Quốc Việt Nam, thể hiện hành vi thoái vị và trao ấn kiếm của Bảo Đại. Hệ quả điều này có thể tác hại lên sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhật trả lại «độc lập» VN cho ông Bảo Đại không bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa (cũng như Nam Kỳ). Nhật tuyên bố sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Nhật năm 1937. Năm 1938 quân Nhật cùng quân bản xứ Đài loan ra chiếm Hoàng Sa và Trường Sa. Từ đó HS và TS là lãnh thổ của Nhật, thuộc về «Tân Nam quần đảo» trực thuộc Đài loan. Theo Hòa ước San Francisco Nhật ký với các bên có tuyên chiến với Nhật năm 1951, thì Nhật phải trả lại tất cả các vùng lãnh thổ mà nước này chiếm trước chiến tranh, dĩ nhiên bao gồm HS và TS. Nếu đứng trên quan điểm của các học giả VN thì Hòa ước này dĩ nhiên vô hiệu lực. Vậy các học giả VN sẽ vịn vào lý do nào để phản biện lý lẽ của TQ đồng thời khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa? Lại thêm công hàm 1958 của chính phủ VNDCCH ký năm 1958 nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS. Mặt khác, Nam Kỳ là «nhượng địa vĩnh viễn» của VN cho Pháp. Không thể đơn thuần suy nghĩ Nhật lấy «đất» của Pháp «trả» lại cho VN. Tuyên bố của Bảo Đại về việc hủy bỏ tất cả các hiệp ước đã ký với Pháp, chỉ có hiệu lực ở các điều không liên quan đến lãnh thổ. Tập quán quốc tế xưa nay không nhìn nhận bất kỳ việc hủy bỏ đơn phương các kết ước liên quan đến lãnh thổ và đường biên giới. Nhưng nếu ta suy nghĩ đơn thuần theo logic lịch sử và lý lẽ «quốc tế công pháp», việc Nhật trả «độc lập» cho Bảo Đại thực thể «Đế Quốc Việt Nam» là không được nước nào nhìn nhận. Thực thể VNDCCH, kế thừa Đế Quốc VN, vì vậy cũng không có tính «chính thống». Nhưng từ khi Pháp ký kết hiệp ước Elysée 1948 để trả «độc lập» cho VN, bao gồm Nam Kỳ, «Quốc Gia Việt Nam» được thành hình, đúng với trình tự pháp lý. Nếu đứng trên danh nghĩa «Quốc gia Việt Nam», thành hình do Hiệp ước Elysée, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc VN. Năm 1946, Pháp đã thương lượng với Tưởng Giới Thạch qua hiệp ước Trùng Khánh «đổi lãnh thổ đất đai ở VN lấy quyền lợi của Pháp ở TQ». Trên tinh thần hiệp ước này quân TH rút khỏi Bắc kỳ đồng thời mặc nhiên nhìn nhận HS và TS thuộc về VN, qua đại diện là chính quyền bảo hộ Pháp. Ngày 8 tháng chín năm 1951, Nhật ký hiệp định hòa bình (tập thể) với 48 quốc gia (hay lãnh thổ mới trả độc lập) có tuyên bố chiến tranh với Nhật tại San Francisco. Thủ tướng Trần Văm Hữu đại diện VN tham dự Hội nghị này với tư cách "quốc gia có tuyên bố chiến tranh với Nhật". Điều 2 của Hòa ước San Francisco 8-9-1951 qui định: Nhật phải từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa (chủ quyền) và mọi yêu sách tại: (a) Triều Tiên, và công nhận nền độc lập của xứ này, (b) đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ, (c) quần đảo Kouriles và phần đảo Sakhaline cũng như các đảo khác đã nhượng cho Nhật qua Hiệp ước Portsmouth năm 1905, (d) tại các đảo đã được giao cho Hội Quốc Liên quản lý và theo quyết định của Hội đồng Bảo an ngày 2 tháng 4 năm 1947, e/ vùng Bắc cực, (f) các quần đảo Spratly (Trường Sa) và quần đảo Paracels (Hoàng Sa). Nhân dịp này thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố sáp nhập HS và TS vào lãnh thổ VN. Tức là, nếu khẳng định tính chính đáng của « Đế Quốc việt Nam » do Nhật đỡ đầu, Việt Nam vô phương tranh biện với học giả quốc tế về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Trong khi đứng trên quan điểm Hiệp ước Elysée và Quốc Gia Việt Nam, kế thừa sau này là hai nền Cộng hòa đệ nhất và Đệ nhị, VN vẫn giữ được "danh nghĩa chủ quyền" ở HS và TS. | ||
Posted: 02 Sep 2018 12:55 PM PDT 2-9-2018 Người Việt sắp được chính thức xài nhân dân tệ rồi, kể từ 12/10/2018? Theo hiến pháp thì chỉ có một thứ đồng tiền của quốc gia được lưu hành, bây giờ sao lại thế? Đó là câu hỏi mình gặp mấy hôm nay… Sáng qua, mới 5 giờ tôi có một cuộc "chat" ngắn với một doanh nghiệp. "Thế là thế nào, chị Hạnh ơi? Áp dụng thông tư 19 thì hàng Việt càng khổ, càng chết, đúng không? Với qui định này, họ nắm đồng tiền mình công khai, hợp pháp, nếu họ lấy đó mà khống chế luôn tiền tệ, sau khi "dứt gọn" biển đảo, thì làm sao cục cựa? Nhớ không, xưa giờ, bắt được tiền giả thì toàn ở bển đưa qua?". Mình lý giải chầm chậm, thì Bộ trưởng Công Thương của mình đã ký về chuyện cho lưu hành này từ 2 năm trước, giờ chỉ chính thức hóa thôi; các ngân hàng của mình đều chính thức chuyển đồng TỆ qua lại với họ lâu rồi, nên qui định này trên thực tế, tác động với việc kinh doanh biên mậu chắc đâu có gì. Bạn chắc lưỡi: "Thì đúng vậy. Nhưng vậy mới đáng thắc mắc nè. Không mới, và lâu nay họ cứ đề nghị hoài, mình lảng tránh hay từ chối. Giờ sao lại cho? Cái điểm rơi này nguy hiểm và kinh khủng đáng sợ, biết không?" Biết. Có 3 điều mình biết, và lập tức liên tưởng. Tuần qua, một tàu cá Quảng Ngãi của mình tiếp tục bị bắn, đập phá tàu, cướp cá (tình hữu nghị kiểu gì thế?). Du khách Trung Quốc khắp các tỉnh (Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang…) vẫn dùng post trả tiền họ xài dịch vụ và mua hàng ở VN về thẳng bên Tàu, chuyện phạm pháp này vẫn đang tì tì diễn ra, mãi không thấy ngăn chận (mất thuế đáng kể nhưng mất mặt, tức mất chủ quyền tiền tệ lớn hơn hơn nhiều?). Và điều thứ ba, qua báo chí nhiều nước, cuộc thương chiến của Mỹ Trung đang căng, thêm nhiều nước khác có biện pháp trừng trị chuyện ăn cắp công nghệ, lũng đoạn thương mại. Thông tư 19 có thể có lợi trước mắt cho một nhóm đối tượng nhưng lâu dài (tình hình diễn biến nhanh chớp mắt hàng ngày), khi thương chiến càng căng, đồng TỆ ngày một mất giá thêm thì đồng tiền Việt Nam sẽ ra sao, kinh tế VN sẽ ra sao? Sau một hồi "rà" khắp thị trường thế giới, hiện có hơn 60 nước hứa là đưa đồng TỆ vào dự trữ QG nhưng tuyệt đối chỉ có anh Zimbabue là cho lưu hành đồng TỆ như mình? Đúng vậy không, bạn nào thấy khác cho mình biết với? Và xem cả 14 nước có chung biên giới với TQ, cũng chỉ có một mình nước mình. Ba câu chuyện liên tưởng tức thì này, hình như chỉ khiến câu hỏi mình nhận được thành nặng thêm: vì sao, chọn điểm rơi này, để mà làm một điều thế giới không mấy ai làm, và làm vậy thì rồi sẽ ra sao? Càng nghĩ, càng thấy khó hiểu. Nói là họ chỉ muốn đẩy hàng qua, xây khu SX xuyên biên giới là để giả mạo nhãn VN để xuất là… đơn giản quá. Không bao giờ được đánh giá các nhà lãnh đạo và chiến lược của xứ sở Càn Long và Tôn Sĩ Nghị hời hợt, dễ dãi thế. Họ tính xa hơn mình ngàn dặm. Cây gậy và củ cà rốt họ cứ múa liên hồi, David Copperfield phải gọi bằng cụ tổ. Cũng sáng nay mình nghe một câu chuyện gần. Một người hàng xóm, một chính khách nổi tiếng đang có một bài thuốc đáng tham khảo, bác sĩ Mahathir. Ông trực tiếp đương đầu với cái dây thòng lọng bọc nhung của TQ và đang gỡ dần dần nhưng quyết liệt. Cách đây chỉ vài tháng, tại Malaysia, hàng loạt công trình do TQ đầu tư mà chính phủ cũ chấp nhận, đang tiến hành. Một tập đoàn năng lượngTrung Quốc đã đầu tư vào một cảng nước sâu lớn, có khả năng đón một hàng không mẫu hạm, tại khu yết hầu của tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất TG, nơi trung chuyển phân lớn thương mại châu Á. Một tập đoàn nhà nước khác cũng của TQ đang tân trang một hải cảng ngay bên bờ Biển Đông. Gần đó, một mạng lưới đường sắt, TQ tài trợ phần lớn đang xây nhanh nhằm vận chuyển hàng Trung Quốc dọc theo một "Con Đường Tơ Lụa Mới". Và 4 hòn đảo nhân tạo đang xây dựng dự định đón 750.000 người TQ sang. Phát biểu hôm 20/08 tại Bắc Kinh sau khi đã ngưng được 2 dự án trị giá 22 tỷ USD, ông nói với người đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường: «Chúng tôi không muốn để xuất hiện một hình thức thực dân mới, vì các nước nghèo không thể cạnh tranh với nước giàu». Ông Mahathir đang bị món nợ công 250 tỷ USD đè nặng (trong đó phần lớn là nợ TQ) và đang tìm mọi cách thoát khỏi bẫy nợ khủng khiếp của TQ. Chủ quyền và quyền. Theo ông Mahathir, chính phủ nhiệm kỳ cũ vay nhiều tiền vậy là nhằm chi trả cho tham nhũng và củng cố quyền hành. Hi sinh chủ quyền để giữ quyền lực cho mình, điều chúng ta thấy là người dân Malaysia đã chọn chủ quyền, dù sẽ gặp muôn vàn đối sách hiểm ác và trùng điệp khó khăn khi tháo bẫy. | ||
Nối vòng tay lớn, kiến tạo các mối quan hệ chiến lược dài hạn… Posted: 02 Sep 2018 12:54 PM PDT Đinh Hoàng Thắng 29-8-2018 "Rừng núi giang tay nối lại biển xa…" Ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ "phiêu" cùng người dân Đà Nẵng dưới chân cầu Rồng. Một đêm nhạc không thể nào xúc động hơn… được tổ chức trong không gian mở là khu vực hoạt động văn hóa đã thu hút hàng trăm người dân cỗ võ cho một tương lai mới mẻ đang hé chào. Những giọt nước mắt tràn đầy hạnh phúc nhưng cũng thật cay đắng… Không biết khi sáng tác ca từ này, "người hát rong" họ Trịnh thuở ấy có nghĩ rằng, rồi một ngày… "Nối vòng tay lớn" sẽ được những người bạn từ bên kia Thái Bình Dương, trình diễn ngay tại thành phố Đà Nẵng "có cứng mới đứng đầu gió" này — một biểu tượng cho cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền, vì sự hội nhập toàn diện của Việt Nam bung ra với thế giới? Những ngày "Tết Độc lập" năm nay, cả nước tuy được tưới tắm các giá trị của hòa bình thật đấy, nhưng dấu ấn của bất định và bất toàn vẫn còn đeo đẳng khôn nguôi. Từ Hội nghị Ngoại giao lần trước (tháng 8/2016), Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã khái quát các điều kiện quốc tế của ta: "Ở bên ngoài, môi trường chiến lược của nước ta đã và đang nổi lên nhiều thách thức chưa từng có, tác động trực tiếp đến các lợi ích an ninh và phát triển"[i]. Tại Hội nghị Ngoại giao lần này (tháng 8/2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục đánh giá, trước đây ta nhận định tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường, cho đến nay nhận định ấy vẫn giữ nguyên giá trị; môi trường đối ngoại trong những năm tới sẽ còn phức tạp, sẽ còn khó lường. Tổng Bí thư chỉ thị cho đội ngũ làm công tác đối ngoại "cần thường xuyên theo dõi sát các diễn biến và dự báo đúng chiều hướng phát triển của tình hình bên ngoài và nhất là đánh giá thật kỹ các tác động đến Việt Nam, để không bị động, bất ngờ và có đối sách đúng"[ii]. Vòng tròn định mệnh… Mãi mãi về sau, các thế hệ người Việt sẽ còn nhắc lại cái thời khốn khó, cái thế đứng chông chênh của những ngày tháng Tám năm ấy… "Ôn cố tri tân" cũng là cách để góp phần giải bài toán hiện tại. Lịch sử ngoại giao Việt Nam ghi nhận tầm nhìn xuyên không—thời gian của "những năm tháng không thể quên" ấy khi chúng ta khẳng định chính sách ngoại giao của nước Việt Nam mới là thân thiện với tất cả các nước. Riêng đối với Trung Hoa và Mỹ, chúng ta có mối cảm tình đặc biệt. Trung Hoa là nước gần gũi ta nhất về địa thế, về sinh hoạt, kinh tế cũng như về văn hoá. Còn Mỹ là nước dân chủ, không có tham vọng về đất đai mà lại có công nhất trong việc đánh bại kẻ thù của ta nên ta coi Mỹ như một người bạn tốt[3]. Lịch sử cũng đã ghi nhận "Tạm ước 14/9/1946" vào thời điểm bấy giờ là một giải pháp chính trị linh hoạt, tài tình nhằm cứu vãn Hội nghị Phôngtennơblô và kéo dài thêm khoảng thời gian hòa bình quý giá, để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Giai đoạn tiếp sau đó, Hồ Chí Minh còn viết tới 8 lá thư gửi Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ mà nội dung chủ yếu là yêu cầu Mỹ ủng hộ tinh thần cho nền độc lập mới thu hồi của Việt Nam, nhưng rồi tất cả đều rơi vào im lặng. Hồ Chí Minh buộc phải tìm một chọn lựa khác… 73 năm trôi qua, lịch sử lởn vởn cái nguy cơ lặp lại "vòng xoáy định mệnh" tháng 8/1945. Đọc kỹ "Địa-chính trị trong chiến tranh Việt Nam" của James Burnham, chuyên gia phân tích từ Cơ quan Tình báo Chiến lược (OSS), tiền thân của CIA ngày nay, có thể chiêm nghiệm thêm cái "điềm báo" bất ổn năm nào. Hồi bấy giờ, Burnham từng coi chiến tranh Việt Nam là một phần của cuộc tranh hùng để giành quyền kiểm soát Đông Nam Á và chiếm thế thượng phong tại Tây Thái Bình Dương. Trong một báo cáo đề ngày 20/11/1964, ông nhận xét: "Cuộc chiến tại Việt Nam không phải là vấn đề địa phương, không phải là vấn đề cục bộ. Đó là một trận chiến quan trọng trong cuộc tranh giành châu Á, Tây Thái Bình Dương và Biển Đông"[4]. Hơn nửa thế kỷ sau, Biển Đông lại dậy sóng dữ. Nhưng lần này, "các vai diễn" đã được thay thế. Trung Quốc từ chỗ "chống lưng" cho Việt Nam (trong kháng chiến) mà mục đích tối hậu cũng là mượn đường xuống Đông Nam Á, thì nay vẫn kiên định mục tiêu bá quyền ấy, nhưng đã bước lên vũ đài trong một tâm địa khác xưa. Với "giấc mộng Trung Hoa", Trung Quốc quyết vượt đại dương để "ăn thua" với Hoa Kỳ, về lâu dài nhằm thay đổi "Trật tự quốc tế" hiện nay. Điều trớ trêu là Việt Nam luôn nằm trên con đường hành tiến của người Trung Quốc. Nói bang giao Việt—Mỹ là quan trọng, nhưng nó luôn quan trọng vì nhân tố thứ ba là nhìn nhận từ cái lăng kính địa—chính trị khắc nghiệt ấy. Và giờ đây, kịch bản cũ hoàn toàn có thể xẩy ra, nếu Việt Nam không nhanh chóng hoá giải được điều mà Tổng bí thư cũng nhấn mạnh tại Hội nghị Ngoại giao năm nay: "Trong quan hệ với các đối tác quan trọng, nhất là các nước lớn, có những 'điểm nghẽn' nào cần tháo gỡ hoặc khâu 'đột phá' nào cần mở ra?"[5] Tổng bí thư nêu vấn đề một cách khá sát sườn: "Các khuôn khổ quan hệ đã ký kết có tạo được hiệu quả tương xứng với tên gọi hay còn mang nặng tính hình thức? Có giúp xử lý một cách hiệu quả các vấn đề phát sinh không?"[6] Đặt ra câu hỏi cũng là một cách trả lời. Thực tế vừa qua, khi Trung Quốc ép Việt Nam không được khai thác các giếng dầu ngay trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, ấy vậy mà không một đối tác chiến lược (ĐTCL) nào trong hơn hai chục ĐTCL đứng ra "chống lưng" góp phần giúp Việt Nam "xử lý một cách hiệu quả" các vấn đề phát sinh ấy. Rõ ràng, tình hình thật đáng đáng phải báo động. Thời đại cuốn màn sương… Lịch sử sẽ còn nhắc lại tuyên bố nổi tiếng của Donald Trump tại Đà Nẵng (tháng 11/2017): "Tôi đến đây, giữa trung tâm của khu vực Ấn Thái Dương tự do và rộng mở" (FOIP). Từ cột mốc đáng nhớ ấy, các hành động và phản-hành động đã liên tục diễn ra giữa hai nước lớn Trung Mỹ, tình hình ngày một cẳng thẳng và chưa có điểm dừng. Liệu xung đột thương mại Mỹ—Trung tới đây có lan ra Biển Đông hay không? Theo một nghiên cứu của Deutsche Bank, nếu Mỹ thực hiện đến cùng việc đánh thuế 10% nhằm vào hàng xuất khẩu trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc, thì tăng trưởng GDP hàng năm của đại lục sẽ giảm từ 0,2— 0,3%. Tình trạng bất ổn của xã hội Trung Quốc sẽ gia tăng. Chủ tịch Tập Cận Bình cho đến nay vẫn giữ im lặng, thay vào đó, đẩy Lý Khắc Cường ra "đứng mũi chịu sào". Ông Tập, theo giới phân tích, đang "ủ mưu" cho cuộc chiến cùng lúc trên cả hai mặt trận: đối phó với các vấn nạn thương mại—công nghiệp—tài chính với Mỹ, đồng thời đối phó với làn sóng chỉ trích, thậm chí chống lại tệ sùng bái cá nhân ông trong xã hội. Nếu cùng đường, khó loại trừ khả năng Tập sẽ mở rộng xung đột với các nước trên Biển Đông như một hướng "giải toả", nhằm "chữa trị" các bấn loạn trong nước. Mà các xung đột về ngoại thương—công nghiệp—tài chính nói trên giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng có thể lan ra Biển Đông theo một vec-tơ ngược lại. Theo những tin tức mới nhất, các cuộc đàm phán thương mại Mỹ—Trung vừa qua nặng về chi tiết nhưng không đạt được mấy tiến bộ. Khi các nhà đàm phán Mỹ nêu ra những trường hợp nhiều công ty Mỹ bị tổn hại bởi các tập tục của Trung Quốc thì Trung Quốc lập luận rằng họ đã tuân thủ các nghĩa vụ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hai ngày đàm phán ở Washington do các quan chức cấp thứ trưởng dẫn đầu chẳng làm được gì mấy để giải quyết tranh chấp thương mại—công nghiệp—tài chính ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các cuộc thương thuyết kết thúc vào ngày 23/8 mà không ra được thông cáo chung. Cuộc đàm phán lần thứ tư này được nối lại vào lúc hai bên tiếp tục thực hiện lời đe dọa áp đặt thuế quan lên hàng hóa của nhau. Bắc Kinh đã đệ đơn khiếu nại lên WTO về thuế quan của Mỹ. Trong đàm phán, các nhà thương thuyết Trung Quốc nhiều lần viện dẫn điều mà họ nói là Bắc Kinh tuân thủ các qui định của WTO, một lập luận chẳng mấy gây ấn tượng đối với phía Mỹ. Một trong các nguồn tin mô tả phản ứng của Mỹ: "Chúng tôi không quan tâm đến WTO chừng nào quí vị còn cho phép tình trạng dư thừa sản lượng, phá hoại các ngành công nghiệp và đánh cắp tài sản trí tuệ. Chúng tôi sẽ không chịu bó tay đâu". Tất nhiên, thương mại không phải là nguồn gốc duy nhất dẫn đến sự căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh. Trung Quốc gần đây đã tự thừa nhận các hoạt động quân sự hoá của mình trên Biển Đông và Hoa Kỳ vẫn chưa có một chiến lược ngăn chặn hiệu quả. Đạo luật về chi tiêu quốc phòng năm 2019 (mang tên TNS John Sidney McCain III vừa qua đời sáng 26/8/2018), đã được Tổng thống Trump phê duyệt, là một trong những nỗ lực mới nhất của Mỹ ngăn chặn các hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Liệu chính quyền Trump có kết nối các vấn đề thương mại với các biện pháp hữu hiệu hơn nhằm góp phần chống lại sự bành trướng trên các vùng biển đảo mà Bắc Kinh cưỡng chiếm của Việt Nam hay không? Bởi vì, theo đạo luật mới, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ công bố nhiều hơn các hành vi bức hiếp của Bắc Kinh ở Biển Đông. Các hoạt động quân sự và bồi đắp đảo của Trung Quốc trong khu vực cũng phải được thông báo ngay lập tức cho Quốc hội Mỹ và công bố rộng rãi để nắm rõ hơn về hoạt động của Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề then chốt hơn, nghiêm trọng hơn trong thời gian tới, chính là sư va chạm giữa hai quyết tâm chiến lược: "Sáng kiến Vành đai, Con đường" của Bắc Kinh (BRI), mà danh xưng lúc đầu là "Nhất đới nhất lộ" (OBOR) và "Chiến lược Ấn Thái Dương tự do và rộng mở" của "Bộ tứ Kim cương" (OFIP từ Nhật—Mỹ—Ấn—Úc). Phân tích về của cuộc đối đầu giữa BRI (hay OBOR) với OFIP này, Ngoại trưởng Đức Gabriel tuyên bố tại Hội nghị An ninh toàn cầu ở Munich ngày 17/2/2018: "Trung Quốc đang dùng OBOR để gây ra cuộc chiến giữa chế độ dân chủ và độc tài". Còn Tư lệnh Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris thì khẳng định: "Khu vực OFIP đang ở vào bước ngoặt lớn khi chứng kiến cuộc cạnh tranh địa-chính trị giữa tự do và áp bức"[7]. Trong một hàm ý gửi tới các quốc gia hay các tổ chức muốn hưởng ứng, như một "thành viên sau hậu trường" (shadow member) đối với OFIP, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis mới đây tuyên bố: "Hoa Kỳ không gợi ý bất kỳ nước nào phải chọn giữa Mỹ hay Trung Quốc… Hoa Kỳ đề nghị mối quan hệ "đối tác chiến lược", chứ không phải lệ thuộc về chiến lược"; và ông Bộ trưởng tiếp tục: "Chỉ khi các quốc gia trở nên độc lập, không bị chi phối và trở nên vững mạnh thì mới giúp đỡ được nước khác, mới hỗ trợ được các quốc gia khác". Giúp bạn cũng là tự giúp mình! Nguyên tắc này chẳng mấy xa lạ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, đang đặt ra cho Việt Nam những nghĩa vụ và trách nhiệm mới trong tương lai không thể thoái thác. "Ba đặc khu" là OBOR trá hình Trong khi Mỹ ngày càng tỏ ra không ngán đối đầu với sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông và nhiều nước, điển hình mới đây nhất là Malaysia của Dr. Mahathir không còn muốn tham gia vào OBOR của Trung Quốc thì ở nước ta, mùa hè qua, rộ lên câu chuyện "Ba đặc khu". Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước, sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 chẳng những sẽ mang lại các công nghệ mới trong sản xuất, liên kết và kinh doanh, xây dựng nên những mạng dịch vụ chưa từng có, mà còn tạo ra những kết nối, tái cấu trúc các chuỗi cung ứng, dịch vụ, các công cụ và phương thức trong huyđộng – phân bổ các nguồn lực; bởi vậy mà vòng đời của sản phẩm thời CMCN 4.0 sẽ ngày càng ngắn lại và càng sớm bị thay thế. Nói cách khác, CMCN 4.0 đang loại bỏ gần như hoàn toàn mô hình các đặc khu như đang dự định hình thành. Đòi hỏi hàng đầu của Việt Nam hôm nay không phải là kéo thêm lực từ bên ngoài vào bằng mọi giá! Nhất là khi tình hình của ta và của khu vực đang tiềm ẩn nhiều mối nguy khó lường, vượt ra ngoài khả năng kiểm soát rất yếu kém hiện nay của đội ngũ quản trị quốc gia. Cho nên đi vào mô hình đặc khu là mắc bẫy OBOR, hay BRI trá hình, rất nguy hiểm và đầy thảm hoạ. Để bắt đầu một tuần lao động mới, chúng ta nên xem lại các kinh nghiệm về xây dựng đặc khu của quốc đảo Singapore nổi tiếng. Đừng quên một chi tiết nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Nguyên Bộ trưởng Bộ tài chính Singapore là người đã từng làm cố vấn cho Trung Quốc về việc xây dựng các đặc khu kinh tế. Là nước phát triển kinh tế thị trường chậm hàng nửa thế kỷ so với thế giới, tất cả các chính sách kinh tế-tài chính mà Việt Nam áp dụng đều đã được hàng trăm quốc gia trên thế giới thực hiện rồi, tại sao còn phải lo thực nghiệm? Và hãy cùng nhau đọc lại phiên bản tiếng Việt cuốn "Hồi ký Lý Quang Diệu". Bởi vì, thật hiếm nguyên thủ quốc gia nào có thể cho bạn thấy nhiều góc khuất đến thế của thế giới, thấy cả một giai đoạn rục rịch chuyển giao của các nhà nước, qua giọng văn không kiêng nể. Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Đình Quý cho rằng, ông Lý Quang Diệu là nhà lãnh đạo huyền thoại của châu Á, là nhân vật lập quốc của Singapore hiện đại. Rất nhiều lãnh đạo Việt Nam, từ Tổng bí thư Đỗ Mười, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và các nhà lãnh đạo khác sau này đều coi Lý Quang Diệu là người bạn chân thành, sâu sắc của bản thân các lãnh đạo và của Việt Nam nói chung. Theo các nhà quan sát ở ta, trong tất cả các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Việt Nam từ những lần đầu tiên vào những năm 1992 đến đầu những năm 2000, ông Lý Quang Diệu đều đưa ra những nhận xét rất thẳng thắn, mà đến giờ đọc lại những lời góp ý đó vẫn còn thấy giật mình. Ông Lý Quang Diệu từng nói: "Lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam". Theo ông, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành "con hổ ở châu Á"; càng vì có vấn đề Trung Quốc, Việt Nam càng phải trưởng thành lên như thế… Nhưng đáng tiếc ngày nay, năng suất lao động của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore, 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thái. Theo ông Lý, sự thành công của một quốc gia ngày nay bao gồm ba yếu tố chính là: (i) điều kiện tự nhiên, như vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên, (ii) con người và (iii) thời cơ; nhưng căn bản nhất vẫn là yếu tố con người… Cũng do vậy, Lý Quang Diệu đã rất lấy làm hối tiếc, vì Việt Nam không biết trọng dụng nhân tài, và cho rằng nhân tài của Việt Nam phần lớn đã định cư ở nước ngoài hết rồi. *** Cục diện khu vực và thế giới ngày nay đang đi vào một bước ngoặt lớn; một dạng trật tự mới đang hình thành giống như cái bước ngoặt đã từng xẩy ra sau chiến tranh thế giới thứ hai. Bước ngoặt sau năm 1945 là mâu thuẫn "bất cộng đới thiên" giữa một bên là chủ nghĩa tư bản và một bên là chủ nghĩa cộng sản. Bước ngoặt 2018 hôm nay là xung đột quyền lực "một mất một còn" chi phối thế giới thế kỷ 21 giữa Trung Quốc và Mỹ. Sự giống nhau của hai "bước ngoặt" này là nguy cơ đẻ ra từ tình huống "trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết". Sự khác nhau giữa thời 2018 so với thời sau năm 1945 là các nước "bên thứ ba" hôm nay có nhiều khả năng làm chủ tình hình hơn, nếu ý thức được đầy đủ về quốc gia-dân tộc mình, về vai trò của đất nước mình trong cái trật tự đang hình thành ngày càng rõ nét. Liên quan đến Việt Nam, đất nước đã có quá nhiều trải nghiệm xương máu của cái thời bước ngoặt sau 1945 cho đến tận hôm nay, chúng ta càng phải thấm thía bài học khắc cốt ghi xương: "Ta càng nhân nhượng, kẻ muốn ăn thịt ta càng lấn tới" (lấy ý từ lời kêu gọi của Hồ Chí Minh). Sau cách mạng Tháng Tám là như vậy, từ sau Hội nghị Thành Đô đến nay lại càng như vậy! Điều hoàn toàn khác với thời 1945 là: Việt Nam hôm nay không phải là một nước nhược tiểu! Điều Việt Nam hôm nay cần làm và làm ngay: Phải ý thức được chính mình, sức mạnh của mình, của cộng đồng mà mình là thành viên, ý chí quyết sống, ý thức về vai trò và trách nhiệm của mình đối với khu vực, đối với thời đại! _____ [i] http://baovannghe.com.vn/tu-hoi-nghi-ngoai-giao-lan-thu-29-suy-nghi-ve-van-nuoc-hom-nay-851.html [ii] http://baoquocte.vn/toan-van-phat-bieu-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tai-hoi-nghi-ngoai-giao-30-7.html [3] http://hovuvovietnam.com/Dien-van-cua-Bo-truong-Bo-Noi-vu-Vo-Nguyen-Giap-tai-Le-doc-lap-2-9-1945.html [4] http://thediplomat.com/2015/02/the-geopolitics-of-the-vietnam-war/ "The Geopolitics of the Vietnam War" [5] & [6] http://baoquocte.vn/toan-van-phat-bieu-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tai-hoi-nghi-ngoai-giao-30-7.html | ||
Biển Đông: Mỹ, Nhật "động thủ" khiến Trung Quốc "toát mồ hôi hột" Posted: 02 Sep 2018 12:41 PM PDT - Chiến hạm lớn nhất của Nhật Bản – Kaga vừa có màn phô trương sức mạnh với nhóm tàu sân bay tấn công đầy uy lực USS Ronald Reagan của Mỹ ở khu vực Biển Đông sóng gió. Lực lượng hải quân của hai nước Mỹ và Nhật Bản đã tiến hành các bài tập huấn luyện khả năng triển khai theo đội hình và phối hợp hành động chung. Cuộc tập trận diễn ra vào ngày 31/8. Chiến hạm của hai nước Mỹ và Nhật Bản còn diễn tập các thủ tục tiếp viện cho nhau. Cuộc tập trận đã cho thấy hạm đội của hai bên có thể phối hợp hành động "nhuần nhuyễn" như thế nào, Chuẩn Đô đốc của Mỹ - ông Karl Thomas cho biết. Ông Thomas – người chỉ huy Đội 70 đóng tại Nhật Bản của Mỹ, nhấn mạnh rằng, cuộc tập trận chung giữa họ đã giúp "tăng cường hơn nữa khả năng tương tác, phối hợp" mà lực lượng hai bên "đã xây dựng trong những năm qua." Đội tàu chiến của Nhật Bản dưới sự dẫn dắt của chiến hạm lớn nhất Kaga đã đến Vịnh Subic của Philippines ngày hôm qua (1/9) cùng với hai tàu khu trục. Philippines là chặng dừng chân đầu tiên trong hành trình kéo dài hai tháng của đội tàu chiến Nhật Bản ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chiến lược. Các chiến hạm của Nhật Bản dự kiến sẽ đến thăm một loạt cảng ở Indonesia, Singapore, Ấn Độ và Sri Lanka. Hoạt động triển khai này được cho là nhằm để tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Hải quân Nhật Bản với Hải quân của các nước đối tác đồng thời "đóng góp cho hòa bình và sự ổn định" trong khu vực, chỉ huy của đội tàu Nhật Bản – Chuẩn Đô đốc Tatsuya Fukuda phát biểu. Cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Nhật Bản diễn ra ở Biển Đông - nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường hàng hải sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông. Kể từ năm 2013, Trung Quốc bắt đầu tiến hành đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo và các công trình trái phép trên quy mô lớn ở Biển Đông. Hoạt động bồi đắp làm thay đổi thế nguyên trạng ở Biển Đông của Trung Quốc hiện nay đang gây ra sự lo ngại, bất bình rất lớn trong khu vực nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối, đối phó và đáp trả một cách quyết liệt và mạnh mẽ chưa từng có của các nước láng giềng cũng như của các cường quốc lớn trên thế giới. Cả Nhật Bản và Mỹ đều không có tranh chấp ở Biển Đông nhưng cả hai nước này đều đang là những lực lượng đi đầu trong việc chống lại tham vọng độc chiếm Biển Đông chiến lược của Trung Quốc. Tokyo cũng có tranh chấp với Bắc Kinh ở biển Hoa Đông và nước này không tránh khỏi cảm giác lo ngại trước những tham vọng của nước láng giềng. Việc Nhật Bản bắt tay với Mỹ trong các hành động ở Biển Đông luôn khiến Bắc Kinh tức giận. Chiến hạm Kaga đã gia nhập vào hàng ngũ chính thức của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản hồi năm ngoái. Chiến hạm JS Kaga được thiết kế chuyên để chống tàu ngầm. Trong tương lai, chiếc tàu sân bay trực thăng này có thể sẽ được trang bị chiến đấu cơ tối tân F-35. Dù không được gọi tên chính thức là tàu sân bay nhưng chiến hạm Kaga của Nhật Bản được thiết kế không khác gì những chiếc tàu sân bay trực thăng – thứ vũ khí được ví là "bá chủ đại dương". Tàu Kaga dài 250m, có trọng lượng nước rẽ là 27.000 tấn và có thể mang tới 14 chiếc trực thăng. Trong khi đó, USS Ronald Reagan là thế hệ tàu sân bay hạt nhân đầu tiên có khả năng chiến đấu hiệu quả nhất của Hải quân Mỹ. Siêu hàng không mẫu hạm thuộc lớp Nimitz này là thế hệ tàu sân bay hạt nhân thứ hai của Mỹ. Tàu sân bay lớp Nimitz được đánh giá là tàu chiến lớn nhất thế giới hiện nay, và cũng là tàu sân bay tiên tiến nhất thế giới. Tàu dài hơn 330m, tốc độ trên 30 hải lý/giờ. Là tàu thứ 9 thuộc lớp Nimitz, USS Ronald Reagan được đưa vào sử dụng từ năm 2003. Tàu có lượng choán nước toàn tải 113.600 tấn, mang theo 90 máy bay các loại. Máy bay chiến đấu chủ lực trên các tàu lớp Nimitz là tiêm kích trên hạm F/A-18. Hàng không mẫu hạm này tham gia nhiều chiến dịch quân sự của Mỹ ở trên khắp thế giới. Tàu sân bay USS Ronald Reagan được trang bị vũ khí gồm 2 hệ thống tên lửa Mk 29 Sea Sparrow, 2 hệ thống tên lửa dẫn đường RIM-116 Rolling. Tàu Reagan cũng được trang bị những hệ thống phòng thủ, radar, hệ thống tích hợp vũ khí, hệ thống chỉ huy và công nghệ thông tin tối tân nhất. USS Ronald Reagan là bản nâng cấp hiện đại hơn rất nhiều so với phiên bản mà nó thay thế - USS George Washington. Kiệt Linh (tổng hợp) | ||
Posted: 02 Sep 2018 12:42 PM PDT ·Xin đăng lại bài viết của GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Bài viết của GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp là ý kiến chính thức của Hội đồng Khoa học Viện Ngôn ngữ học trả lời lãnh đạo cấp trên về bản đề xuất cải cách chữ Việt của PGS.TS. Bùi Hiền. Hội đồng Khoa học của Viện Ngôn ngữ đã lên tiếng từ tháng 1/2018, rất tiếc chẳng có nhà báo nào biết để khai thác thông tin này, vì đây là thông tin chính thức từ một cơ quan khoa học có thẩm quyền. CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ, CHUYỆN LẼ RA KHÔNG NÊN BÀN NỮA Tưởng chuyện này đã êm rồi (xã hội còn nhiều chuyện cần bàn hơn) nhưng hôm nay đọc những dòng giận dữ của GS Trần Đình Sử trên Tin Nhanh 24h, tôi thấy cần lên tiếng để ủng hộ GS Trần Đình Sử, góp thêm tiếng nói bác bỏ đề nghị cải cách chữ Quốc ngữ của PGS Bùi Hiền (thông qua Bản đề xuất của tác giả). Những điều tôi viết ra đây cũng là ý kiến của Viện Ngôn ngữ học gửi lãnh đạo cấp trên (tháng 1/2018), nhân có chỉ đạo đề nghị Viện Ngôn ngữ học cho ý kiến về Bản đề xuất cải cách chữ viết của PGS Bùi Hiền (một người mà trong quan hệ bình thường hàng ngày tôi rất kính trọng). Hội đồng khoa học của Viện Ngôn ngữ học đã họp (mở rộng) thảo luận về đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiển, sau đó đã tổng hợp các ý kiến để báo cáo lên lãnh đạo cấp trên. Ý kiến của Hội đồng khoa học Viện Ngôn ngữ gồm có 3 phần: -Vài nét về lịch sử phát triển của chữ Quốc ngữ (bao gồm những điểm bất cập và những đề nghị cải tiến, sửa đổi trước đây) -Những bất hợp lí trong đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền -Kết luận của Viện Ngôn ngữ học Với tư cách là Viện trưởng, tôi là người tổng hợp các ý kiến của Hội đồng khoa học mở rộng, tôi cũng trao đổi ý kiến với một số chuyên gia về ngữ âm, chữ viết có uy tín như GS Nguyễn Văn Lợi, PGS Hoàng Dũng ...Vì đây là nội dung được gửi lên lãnh đạo cấp trên (chắc không có ai là nhà ngôn ngữ học) nên cách viết phải giản dị, tuy nhiên vẫn không tránh được một số thuật ngữ chuyên môn. Sau đây là những nôi dung được tổng hợp: 1.Vài nét về lịch sử phát triển của chữ Quốc ngữ Chữ Quốc ngữ được hình thành trong khuynh hướng chung của các giáo sĩ Tây Phương muốn Latin hóa các chữ Á Đông nằm trong địa bàn truyền giáo của họ. Quá trình xây dựng chữ Quốc ngữ là một quá trình lâu dài, với sự góp sức của nhiều người, trong đó có người Việt Nam. Các tài liệu cho thấy vào thế kỉ 17, chữ Quốc ngữ đã có một diện mạo khá ổn định, gắn với việc xuất bản cuốn Từ điển Việt - Bồ Đào Nha – Latin (Dictionarium Annamaticum Lusitinum et Latinum) của linh mục Alexandre de Rhodes tại Roma, năm 1651. Có thể nói, thế kỷ 17 với sự ra đời của Từ điển Việt - Bồ Đào Nha – Latin (Dictionarium Annamaticum Lusitinum et Latinum) của Alexandre de Rhodes đã đánh dấu diện mạo hiện đại của chữ Quốc ngữ. Thế kỷ 18, 19, chữ Quốc ngữ tiếp tục hoàn thiện và có hình thức như ngày nay. Chữ Quốc ngữ là loại chữ ghi âm tương đối khoa học. Tuy nhiên nó vẫn có nhiều điểm không hoàn hảo như tất cả bộ chữ ghi âm khác. Ở diện mạo hiện nay, chữ Quốc ngữ vẫn tồn tại một số nhược điểm sau đây: - Cùng một âm nhưng được ghi bằng những con chữ khác nhau. Ví dụ, 3 chữ cái "c", "k" và "q" đều được dùng để ghi âm /k/, chữ "y" và "i" đều được dùng để ghi âm /i/; - Âm đệm có lúc ghi là "u", có lúc ghi là "o"; - Các nguyên âm đôi có cách ghi lưỡng khả, phụ thuộc vào vị trí của nguyên âm đôi trong âm tiết, ví dụ: iê/yê/ia/ya, ươ/ưa, uô/ua; - Vị trí đánh dấu thanh không theo nguyên tắc nhất quán: lúc thì đánh vào âm chính, lúc thì đánh ở giữa âm tiết cho cân đối. Đây chính là lí do trong một thời gian dài, liên tục có những ý kiến cho rằng cần phải cải tiến chữ Quốc ngữ trên nhiều phương diện khác nhau. Năm 1902, một Uỷ ban cải cách chữ Quốc ngữ đã được thành lập (do Jean Nicholas Cheon đứng đầu). Năm 1956, ở Miền Nam, Uỷ ban Ngôn ngữ cũng đưa ra đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ; năm 1973 Uỷ ban Điển chế Văn tự cũng ra đời. Ở Miền Bắc, Hội thảo Cải tiến Chữ Quốc ngữ được tổ chức năm 1960. Từ đó đến nay đã có nhiều hội thảo khoa học tiếp tục đề cập đến chuyện cải tiến chữ Quốc ngữ. Gần đây nhất, trong ba cuộc hội thảo lớn về chữ Quốc ngữ (năm 2015 tại Phú Yên, năm 2016 tại Bình Định và tại Quảng Nam) đều có những tham luận nói đến những nhược điểm và ý tưởng cải tiến chữ Quốc ngữ. Như vậy, có thể khẳng định rằng, vấn đề cải cách chữ quốc ngữ đã từng được bàn đến nhiều lần, trên nhiều phương diện và đề xuất của PGS. TS Bùi Hiền không phải là một ý kiến mới trong giới ngôn ngữ học. Tuy nhiên, ngôn ngữ nói chung và chữ viết nói riêng là một sản phẩm của cộng đồng và mang tính quy ước. Chính cộng đồng sẽ quyết định sự phát triển của chữ viết, chứ nó khó lòng bị chi phối bởi ý chí, nguyện vọng hay đề xuất của một cá nhân hoặc bị cưỡng bách thực thi bởi một mệnh lệnh hành chính.Chính vì thế, cho dù đã có những Hội nghị về cải tiến chữ Quốc ngữ với hàng loạt các đề xuất của các nhà ngôn ngữ học nhưng tất cả đều không được áp dụng vào thực tế. Cho đến nay, đại đa số các ý kiến đều cho rằng, mặc dù có những nhược điểm như trên, chữ Quốc ngữ vẫn là một loại chữ ghi âm rất tốt, và hiện nay vẫn đang thực hiện tốt chức năng là chữ viết thống nhất của nước Việt Nam, dùng để ghi lại tiếng Việt vì những lí do sau đây: Thứ nhất, chữ Quốc ngữ có đủ khả năng để ghi lại toàn bộ các âm có thể có trong tiếng Việt hiện đại. Không có một âm nào trong tiếng Việt lại không thể dùng chữ Quốc ngữ ghi lại. Thứ hai, chữ Quốc ngữ đã phát triển đến giai đoạn ổn định, được cả cộng đồng chấp nhận và sử dụng một cách tự nhiên, mang tính quy ước và phổ cập. Thứ ba, chữ viết của một ngôn ngữ không đồng nhất với ký hiệu ngữ âm quốc tế, nó còn ẩn chứa cả văn hoá nữa. Cho nên, không nhất thiết phải áp dụng nguyên tắc "một âm vị ghi bằng một kí tự và ngược lại". Về nguyên tắc, ngôn ngữ (âm thanh) luôn biến đổi theo thời gian, trong khi chữ viết lại cố định, cho nên qua thời gian bao giờ cũng có sự vênh nhau giữa âm vị cần ghi và ký tự dùng để ghi. Dĩ nhiên, nhằm giúp chữ Quốc ngữ thực hiện tốt chức năng của mình, giới ngôn ngữ học hiện đang rất quan tâm đến vấn đề chuẩn hóa chính tả (quy chuẩn cách viết), cách viết tên riêng gốc tiếng nước ngoài (đề nguyên dạng, phiên âm hay chuyển tự), tên riêng gốc ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đây là những vấn đề mà việc giải quyết một cách triệt để đòi hỏi cần phải ban hành Luật Ngôn ngữ ở Việt Nam. 2.Những bất hợp lí trong đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền: 2.1.Về mặt pháp lí PGS.TS Bùi Hiền coi tiếng Việt là tiếng Kinh: "Tạm thống nhất lấy tiếng Hà Nội làm cơ sở ngữ âm cho việc xác định bảng chữ cái tiếng Việt (tiếng Kinh)...(tr.3 của Bản đề xuất)". Điều này vi phạm nguyên tắc bình đẳng dân tộc bởi Hiến pháp của Nhà nước CHXHCN Việt Nam coi tiếng Việt là Ngôn ngữ Quốc gia có nghĩa là của chung toàn dân tộc (Nation) Việt Nam chứ không chỉ của một tộc người. Ngoài ra, về mặt pháp lí, hiện nay chưa có văn bản chính thức nào của Nhà nước quy định tiếng Hà Nội là tiếng chuẩn. 2.2.Về mặt khoa học Phương án đề xuất Cải tiến chữ quốc ngữ mà PGS.TS Bùi hiền nêu ra rất lộn xộn, chắp vá và hoàn toàn không mang tính khoa học. Điều này thể hiện ở các điểm dưới đây: - Thứ nhất, đã là nghiên cứu khoa học không thể có cách diễn đạt mơ hồ như " Tạm thống nhất ..". Việc xác định tiếng nói vùng nào của Việt Nam làm chuẩn chính âm hiện chưa đươc khẳng định. - Thứ hai, PGS.TS Bùi Hiền đã có những nhầm lẫn cơ bản về mặt ngôn ngữ học. Trong tiếng Việt, tiếng Hà Nội không phải là tiếng có thể đại diện cho một diện mạo ngữ âm trung thực và khách quan của tiếng Việt. Trên thực tế, tiếng Việt có nhiều vùng phương ngữ, thổ ngữ khác nhau với các biến thể đặc điểm ngữ âm, từ vựng khác nhau. Như vậy, nếu chỉ dựa vào hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nội để làm cơ sở cải tiến chữ viết thì không phản ánh trung thực và đầy đủ ngữ âm tiếng Việt. Đề nghị của PGS.TS Bùi Hiền sẽ làm tăng vọt số lượng các từ đồng âm, đồng tự, gây khó khăn cho việc đọc hiểu văn bản. - Thứ ba, PGS.TS Bùi Hiền không phân biệt được các khái niệm ngữ âm - âm vị học, không phân biệt được âm và chữ. Các con chữ mà ông đưa ra không liên quan gì tới đặc điểm ngữ âm của nó. Ông chưa nhận diện đầy đủ về hệ thống ngữ âm – âm vị học tiếng Việt. Bảng 16 nguyên âm được đề cập trong phần 2 của Bản đề xuất là không có cơ sở khoa học khi cho rằng có các âm vị /e, ɔ, o/ dài trong đối lập với /e, ɔ, o/ ngắn. Nhiều ví dụ dẫn ra khiến người đọc băn khoăn về sự tồn tại của nó trong tiếng Việt hay tính phổ biến của nó. Tác giả liệt kê âm vị /y/ trong đối lập với /i/ cũng hoàn toàn không có cơ sở khi không đưa được các cặp đối lập tối thiểu âm vị học mà lại dẫn ra các biến thể chữ viết "ti"~ "ty". Điều này còn được thể hiện khi tác giả xử lí trường hợp nguyên âm đôi /uo/ và tổ hợp bán nguyên âm /w/ + âm chính /o/ giống nhau (trường hợp "cuốc" và "quốc" được thống nhất ghi thành "kuok", hay "cua" và "qua" được thống nhất ghi thành "kuô" theo phương án của tác giả). Ví dụ này cho thấy ông đã đi ngược lại với nguyên tắc "một chữ ghi một âm và ngược lại" của chính mình. Bên cạnh đó, cách trình bày của ông trong Bản đề xuất cũng thể hiện sự thiếu hiểu biết về cách kí hiệu phiên âm quốc tế: phiên âm âm vị học được quy định chung của thế giới là trong gạch chéo /.../, và phiên âm ngữ âm học được quy định chung của thế giới là trong móc vuông [...]. Nếu đã không hiểu được các khái niệm căn bản nhất (âm tố, âm vị, ngữ âm học, âm vị học,...) thì sao có thể bàn tới việc xây dựng (hay cải tiến, cũng như sử dụng) chữ viết cho ngôn ngữ của một cộng đồng dân tộc? - Thứ tư, PGS.TS Bùi Hiền không có sự hiểu biết về từ nguyên học và ngữ âm lịch sử tiếng Việt. Các chữ cái c-k-q tuy dùng để ghi cùng một âm vị /k/, chữ cái d, gi, r để ghi cùng một âm vị /z/, ch-tr để ghi cùng một âm vị /c/ trên bình diện đồng đại (nếu theo hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nội) song về lịch sử chúng ghi các phụ âm khác nhau trong tiếng Việt ở thời kì xuất hiện chữ Quốc ngữ (Thế kỉ 17). Sở dĩ các linh mục dùng chữ d để ghi cái âm /z/ thời đó vì khi đó đối với các từ ghi "da", "dì" trong tiếng Việt thì cái con chữ "d "này được dùng ghi một âm có đặc điểm về phát âm gần với phụ âm được ghi "d" trong nhiều ngôn ngữ ở châu Âu. Việc nhập ch- tr và ghi bằng con chữ "c" cũng vậy - Thứ năm, đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền đi ngược lại hoàn toàn xu hướng chung của các nước sử dụng tự dạng Latin. Không có bất kì bộ chữ có tự dạng Latin nào sử dụng chữ cái "w" để ghi âm vị /ŋ/. Đề nghị dùng "w" thay cho "ng" sẽ phá vỡ tính hệ thống trong quan hệ giữa âm và chữ, khiến người học khó học, khó nhớ. Cách làm này khiến người nước ngoài vốn quen với các hệ chữ viết tự dạng Latin khó tiếp nhận chữ Quốc ngữ, vì thế gây khó khăn cho việc phổ biến tiếng Việt, chữ Việt (chữ Quốc ngữ) ra quốc tế. Tương tự, không có bộ chữ có tự dạng Latin nào sử dụng con chữ "q" để ghi âm vị /tʰ/. Bên cạnh đó, việc tạo nên một con chữ mới để thể hiện phụ âm /ɲ/, không thể gõ trên bàn phím máy tính gây khó khăn lớn trong việc sử dụng trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Điều này vi phạm nguyên tắc tiện dụng trong xây dựng chữ viết. - Thứ sáu, tác giả còn đề xuất thêm tới 04 con chữ cái mới trong phương án cải tiến của mình. Điều này cho thấy hệ chữ viết của ông không tiết kiệm, gọn nhẹ hơn so với phương án cũ. - Thứ bảy, học tiếng Việt, chữ Việt là quyền lợi và trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau. Đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền làm cho chữ Quốc ngữ trở nên khác xa chữ viết của một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số (phần lớn dựa trên tự dạng Latin), vì thế gây cho khăn cho người dân tộc thiểu số tiếp thu chữ Quốc ngữ. 2.3.Về mặt thực tiễn Nếu cải tiến chữ Quốc ngữ theo đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền sẽ làm vô hiệu hóa một kho văn liệu khổng lồ với các ấn phẩm được viết bằng chữ Quốc ngữ, làm đứt gẫy sự liên tục văn hóa của cả một dân tộc. Nếu muốn lưu giữ và truyền tải khối tri thức, văn hóa của dân tộc cho các thế hệ sau, chúng ta sẽ phải tổ chức in ấn, chế bản lại. Đây là một việc làm cực kì tốn kém. Không chỉ có thế, sự thay đổi này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh… do thay đổi toàn bộ hệ thống văn bản, giấy tờ, dữ liệu hiện hành đang được công nhận trên toàn thế giới. Với tư cách là một loại chữ viết ghi lại ngôn ngữ dân tộc, trải qua những phát triển lịch sử, chữ Quốc ngữ ngày nay đã trở thành một tài sản văn hóa vô cùng quý giá của người Việt. Bản kiến nghị của PGS.TS Bùi Hiền chỉ là mong muốn của một cá nhân, hoàn toàn không xuất phát từ nhu cầu của xã hội. Chúng ta chưa có những điều tra về nguyện vọng của xã hội về vấn đề này nhưng những phản ứng của cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua đã cho thấy điều đó. Chữ viết, sau khi được xã hội thừa nhận là tài sản chung của mọi người. Xã hội chưa có nhu cầu thay đổi thì cá nhân không thể tùy tiện đề xuất thay đổi, đặc biệt là những đề xuất đó lại rất thiếu cơ sở khoa học như đã phân tích ở trên. Mặt khác, bản thân hệ thống chữ Quốc ngữ hiện hành vẫn đang thực hiện rất tốt vai trò của mình trong đời sống của xã hội nước ta. Mặc dù có một số bất hợp lí nhưng những bất hợp lí này là có thể chấp nhận được và không cản trở đến quá trình giao tiếp bằng tiếng Việt. Vì vậy, bất cứ một sự cải tiến nào cũng sẽ làm đảo lộn mọi lĩnh vực trong xã hội. 3. Kết luận Đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền như đã phân tích là ý kiến của một cá nhân có thể có xuất phát từ mục đích tốt nhưng lại thiếu kiến thức chuyên môn; hiểu biết chưa toàn diện về ngữ âm học, ký tự học nên thiếu tính khoa học và thực tiễn, không có tính khả thi. Trong tình hình chữ Quốc ngữ đang vận hành hiệu quả như hiện nay, Viện Ngôn ngữ học cho rằng hoàn toàn không nên và không cần thiết có bất kì cải tiến nào đối với chữ Quốc ngữ.
| ||
Kết cục bi thảm của những kẻ bán nước nhà Trần Posted: 02 Sep 2018 12:29 PM PDT 02/09/2018 05:39 GMT+7 - Dù theo những cách khác nhau, nhưng cuối cùng, những kẻ bán nước luôn phải đón nhận kết cục bi thảm. Nhà Trần (1225-1400) là triều đại nức tiếng trong lịch sử, với chiến công 3 lần đánh bại Mông – Nguyên (đội quân xâm lược hung hãn và tàn bạo nhất thế giới thời bấy giờ). Chiến tích đó của quân – dân nhà Trần gắn liền với tên tuổi của những vị vua yêu nước và những chiến tướng lừng danh như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, … Nhưng, đi cùng chiến công hiển hách đó, lịch sử cũng từng "phải" chứng kiến những người vì tư lợi của cá nhân, đã đang tâm phản bội lại người thân, tổ quốc. Trần Di Ái Với âm mưu xâm lược nước ta, năm 1281, Hốt Tất Liệt đòi vua Trần Nhân Tông phải sang chầu nhà Nguyên. Tất nhiên, vì thể diện quốc gia, vua Trần không thể nghe theo ý giặc, nhưng để giữ gìn hòa hiếu, nhà Trần đã cử Trần Di Ái (chú vua Trần Thái Tông) sang chầu. Lợi dụng cơ hội đó, Hốt Tất Liệt đã phong cho Trần Di Ái làm An Nam quốc vương, với lời nhắn nhủ tới Trần Nhân Tông "ngươi cáo bệnh không vào chầu, nay cho người được nghỉ để thuốc thang điều dưỡng. Ta lập chú ngươi là Di Ái thay ngươi làm quốc vương An Nam cai quản dân chúng". Để cụ thể hóa âm mưu của mình, vua Nguyên liền sai Bột Nham Thiết Mộc Nhĩ đem 1.000 quân tháp tùng Trần Di Ái về làm vua nước Nam. Nhưng khi về đến biên giới thì bị quân Trần đánh cho tan tác, bỏ chạy bán sống bán chết. Trần Di Ái và bọn tay chân bị bắt về. Thương tình cốt nhục, nhà vua tha tội cho, nhưng bắt làm lính hầu ở phủ Thiên Trường. Trần Kiện Trần Kiện là con Tĩnh Quốc Vương Trần Quốc Khang, được phong tước Chương Hiến Hầu. Vồn là người có tài, giỏi thơ văn, thông thạo cưỡi ngựa bắn cung, được triều đình tin tưởng, cho thay cha làm Tĩnh Hải quân Tiết Độ sứ và được Thượng tướng Trần Quang Khải gả con gái cho. Được trọng vọng là thế, nhưng Trần Kiện lại lầm đường lạc lối. Năm 1284, nhà Nguyên sai Toa Đô đánh Chiêm Thành. Trần Kiện được cử cầm quân chặn giặc ở Thanh Hóa. Nhưng sợ hãi trước thế giặc mạnh, Trần Kiện cùng bọn tay chân là Lê Trắc đã đem cả một vạn quân hàng giặc, làm cho mặt trận phía Nam có nguy cơ bị vỡ. Vua Trần phải cử Thượng tướng Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật đem quân vào cứu ứng. Trần Kiện theo Toa Đô về gặp Thoát Hoan, nhưng khi đến ải Chi Lăng, bị quân ta chặn đánh. Trần Kiện bị bắn chết tại trận. Lê Trắc ôm xác chủ chạy, sau đó lại phải vùi xác Trần Kiện để chạy tháo thân. Trần Văn Lộng Theo sách An Nam chí lược, Trần Văn Lộng là con của Nhân Thành hầu Trần Duyệt và là cháu nội của Thái sư Trần Thủ Độ. Nhưng khác với cha ông mình, Trần Văn Lộng đã tự biến mình thành kẻ phản quốc. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, Trần Văn Lộng được nhận tước Văn Chiêu hầu, lại được vua Trần tin dùng, phong làm đại tướng cầm quân trấn thủ vùng sông Tam Đái. Nhưng khi Thoát Hoan đem quân vào xâm lược, Trần Văn Lộng đem gia quyến, nội phụ đầu hàng nhà Nguyên, theo giặc tấn công Đại Việt. Cuối cùng, khi quân Nguyên thua chạy, Trần Lộng buộc phải theo địch, lưu vong nơi đất khách quê người, chết ở đất khách. Trần Ích Tắc Trong số những kẻ bán nước bị nguyền rủa thời Trần, Trần Ích Tắc có lẽ là trường hợp đáng tiếc nhất. Đường đường là hoàng tử của nhà Trần, tài văn chương thao lược nức tiếng đương thời, được vua cha và đại thần hết sức khâm phục, quý mến, nhưng rồi, chỉ vùi ham hố danh lợi, Ích Tắc đã biến mình thành kẻ bán nước nổi tiếng trong lịch sử, bị nguyền rủa, suốt đời không còn đường về quê. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc nổi tiếng là người tài hoa, hào hoa phong nhã bậc nhất kinh kỳ, một người sành sỏi và tinh tế trong cả văn chương và các ngón chơi, kết giao với những bậc văn nhân học rộng tài cao nhất thời ấy. Phía bên phải phủ đệ của mình, ông mở học đường để chiêu tập văn sĩ khắp nơi về ăn học miễn phí. Trong số người từng qua lại phủ Chiêu Quốc có cả những người nổi tiếng như Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu. Tài năng là thế, nhưng Ích Tắc lại là người có tham vọng lớn. Tự cho tài nghệ của mình chẳng kém ai, trong lòng bất phục khi ngôi vua được truyền cho hoàng huynh Trần Hoảng (Trần Thánh Tông). Khi tham vọng không được thỏa mãn, Ích Tắc đã bán rẻ đất nước và dòng tộc để đi theo giặc. Lợi dụng quân Nguyên sang xâm nước ta (1285), Ích Tắc đem cả gia đình đi hàng giặc, được đưa về Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt phong làm An Nam quốc vương, chờ ngày đưa trở về nước. Sau khi quân Nguyên bị đánh bại, Trần Ích Tắc phải phiêu bạt theo giặc sang phương Bắc, cuối cùng chết ở xứ người, bị nhà Trần gạch tên ra khỏi dòng họ, gọi là "Ả Trần" – giống như một người đàn bà. Tiếc lắm thay! Tiểu Uyên | ||
Nga mời TQ dự tập trận lớn nhất từ 1981 Posted: 02 Sep 2018 12:26 PM PDT Nga sẽ tổ chức cuộc tập trận lớn vào tháng tới, với sự tham dự của 300 ngàn quân. Điện Kremlin nói cuộc tập trận Vostok-2018 'lớn nhất từ Chiến tranh Lạnh' sẽ có quân đội Trung Quốc tham gia vì hai nước "hợp tác trong mọi lĩnh vực".
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu nói các đơn vị từ Trung Quốc và Mông Cổ sẽ tham dự cuộc tập trận tại các hoạt động quân sự diễn ra tại miền Trung và Viễn Đông Nga. Ông so sánh cuộc diễn tập giả định có chiến tranh "Vostok-2018" với các hoạt động của Liên Xô hồi 1981, là khi Nga giả tiến hành cuộc tấn công vào Nato. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói việc tổ chức tập trận là cần thiết, trong bối cảnh "tình hình quốc tế hiện nay, vốn thường hung hăng và không thân thiện gì với đất nước chúng ta". Ông nói sự tham dự của các đơn vị Trung Quốc cho thấy Moscow và Bắc Kinh đang hợp tác trong mọi lĩnh vực. Cuộc tập trận diễn ra vào lúc căng thẳng dâng cao giữa Nato và Nga. Nato đã phản ứng trước việc Nga sáp nhập vùng Crimea từ Ukraine vào Nga hồi 2014 và việc Nga hậu thuẫn cho các chiến binh thân Nga ở vùng đông Ukraine bằng cách tăng cường triển khai lực lượng ở Đông Âu. Nga nói hành động của Nato là không thỏa đáng và mang tính khiêu khích. Lính dù và lực lượng hải quân Hạm đội Biển Bắc cũng sẽ tham gia. Các lực lượng có vũ trang của Nga được cho là có tổng số chừng một triệu quân. Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu nói 36 ngàn xe tăng, xe bọc thép chở quân và xe bọc thép yểm trợ bộ binh các loại sẽ tham gia cuộc tập trận kéo dài từ 11 đến 15/09, cùng hơn 1.000 máy bay. Quy mô cuộc tập trận Vostok-2018 tương đương với các lực lượng được triển khai ở một trong những chiến trường lớn nhất thời Đệ nhị Thế chiến. Năm ngoái, Nga và Belarus đã tổ chức tập trận Vostok-2017 ở tầm vóc nhỏ hơn, ở phía Tây Liên bang Nga. Tổng thống Vladimir Putin đã đặt mục tiêu hiện đại hóa quân sự, gồm cả việc có các tên lửa hạt nhân mới, là một ưu tiên cần đạt được. Nato lên tiếng Phát ngôn viên Dylan White nói Nato đã được báo cáo về Vostok-2018 trong tháng Năm và sẽ theo dõi sự kiện này. Ông nói Nato đang cân nhắc lời đề nghị của Nga trong việc để Nato gửi tùy viên quân sự hiện đóng tại Moscow tới quan sát cuộc tập trận. Ông nói trong một tuyên bố: "Mọi quốc gia đều có quyền tập trận nhưng điều quan trọng là việc tập trận phải được thực hiện một cách minh bạch và có thể đoán trước được chuyện gì sẽ xảy ra." Nếu gửi quân tham gia Vostok-2018 thì đây sẽ là cuộc tập trận chung quốc tế lớn đầu tiên của Trung Quốc kể từ sau khi bị Hoa Kỳ rút lại lời mời dự cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RMPAC) do Mỹ chủ trì, hồi cuối tháng Năm. RIMPAC năm nay diễn ra tại Hawaii từ 27/6 đến 2/8, với sự tham dự của 26 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hồi cuối tháng Năm, Ngũ Giác Đài rút lại lời mời tham dự cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương - RIMPAC - được cho là cuộc diễn tập hải quân lớn nhất thế giới do Mỹ chủ trì, với sự tham dự của khoảng 20 quốc gia trên thế giới. (BBC) | ||
Nhiệt điện than và bài toán thâm hiểm của Tàu Cộng Posted: 02 Sep 2018 02:18 AM PDT Trong những năm gần đây, Tàu Cộng đang đẩy mạnh chuyển giao công nghệ nhiệt điện than lạc hậu ra thế giới bằng hình thức cho vay vốn. Và dĩ nhiên Việt Nam là nước được ưu tiên nhất. Bởi vì Trung Quốc luôn muốn chiếm đất nước ta, biến dân Việt Nam thành dân tộc yếu hèn, bệnh tật triền miên, tinh thần chống Tàu, bảo vệ Biển Đông cũng vì thế mà mất đi. Như vậy để thấy, Trung Quốc hoàn toàn được lợi ích trong âm mưu này, còn dân tộc Việt Nam, ai sẽ được lợi, ai bị hại? Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đóng cửa và giải tán khá nhiều nhà máy nhiệt điện vì tình trạng ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, sức khỏe người dân ở mức cực kỳ báo động và tiến tới điện hạt nhân thay thế. Để gỡ gạc được tiền từ những đống sắt vụn khổng lồ này, đi kèm âm mưu bẫy nợ kinh tế, tiêu diệt nòi giống Việt Nam thì bài toán thanh lý đầy nham hiểm đã được đưa ra. Thứ nhất, đẩy cho các nước lạc hậu, phần lớn là đẩy cho Việt Nam, những đống sắt vụn thông qua chiêu bài đầu tư phát triển nhiệt điện. Chắc chắn, đi kèm với đó sẽ là những khoản lại quả khổng lồ, mà theo tiết lộ của một chuyên gia kinh tế, có khi con số lên đến 35% giá trị của các thương vụ man rợ này. Cộng với đó là được nhận những khoản vốn vay béo bở để tha hồ đục khoét, tham nhũng. Vậy thì dại gì mà bên Việt Nam không hồ hởi khiêng đống rác thải này về và cho báo chí ca tụng mức độ quan trọng của nó. Thế nên mới có chuyện Việt Nam thời gian qua nở rộ các dự án nhiệt điện than tỷ đô, nhiều đại gia như Tiền Còi (Geleximco) nhiều lần khẩn thiết xin được làm dự án nhiệt điện với Trung Quốc, rồi thì tư vấn của Bộ Công thương một mực yêu cầu Long An xây nhà máy nhiệt điện than, bất chấp chính quyền tỉnh thành mong muốn làm nhà máy nhiệt điện sử dụng công nghệ chạy dầu hoặc khí hóa lỏng chỉ vì giá thành rẻ hơn. Hay như chuyện lãnh đạo các tỉnh rất "tạo điều kiện" cho dự án nhiệt điện than của Tàu xả thải, chôn chất thải xuống biển cho nhanh – gọn – lẹ bất chấp những nguy cơ về môi trường là cực kỳ khủng khiếp… Thứ hai, về nhiên liệu. Những năm gần đây Tàu tăng cường rất mạnh nhập khẩu than của Việt Nam với giá rất rẻ, thậm chí rẻ hơn giá thị trường gấp 7 lần (mà lạ là Việt Nam rất vui lòng được mua của Tàu giá rất cao, và bán giá rẻ như rác). Đáng nói hơn, Trung Quốc đang dự trữ than nhập khẩu từ Việt Nam ở các thung lũng. Sau đó bán lại cho Việt Nam với cao gấp ba lần giá Việt Nam bán cho Tàu. Đúng là lợi nhuận khổng lồ mà. Vấn đề là tại sao Việt Nam không dùng chính tài nguyên của mình mà phải bán đi rồi nhập lại của chính mình với giá đắt gấp ba, bốn lần? Câu trả lời là tiền tươi, ngoại tệ tươi thì ai chẳng thích. Và trong việc xuất nhập này có nhiều tham nhũng qua việc chênh lệch giá cả. Trung Quốc quả nhiên là khôn hết phần thiên hạ, tao cho mày mang rác nhiệt điện của tao về, và tất nhiên mày phải cần than để đốt, tao lại bán chính than của mày cho mày với giá cao gấp ba. Cho ít hoa hồng là chúng mày thích ngay và thế là phải mua. Thứ ba, âm mưu hủy diệt đất nước nhờ tác hại của công nghệ nhiệt điện chất lượng kém từ Trung Quốc. Cái này thì ai cũng biết. Các bệnh về phổi như viêm phổi, ung thư phổi và tuyến hô hấp là không thể tránh khỏi. Đây là cái chết từ từ và đau đớn. Nó hành hạ từ già đến trẻ. Khói bụi từ những nhà máy nhiệt điện này gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây hiệu ứng nhà kính làm nóng thêm nhiệt độ toàn cầu, hủy diệt môi trường sống ở các khu vực lân cận. Với công nghệ lạc hậu thì việc tiêu tốn nguyên liệu sẽ nhiều hơn dẫn đến hiệu suất vận hành kém hơn công nghệ nhiều điện của các nước tiên tiến. Điều này gây lãng phí tài nguyên nghiêm trọng và đẩy giá thành điện năng lên cao hơn và ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất trong nước. Thứ tư, bẫy vốn ưu đãi và lợi nhuận. Nguyên nhân do từ việc xây dựng thì chắc chắn sẽ có tham nhũng. Điều này khiến cho tổng vốn đầu tư sẽ bị đội lên có thể là gấp rưỡi, có thể lên đến gấp đôi tổng vốn đầu tư. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải ngân dẫn đến chậm tiến độ hoàn thành dự án. Và dĩ nhiên, chậm ngày nào là phải trả nợ lãi ngày đó. Giống cái đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông ấy. Đội vốn, chậm tiến độ, chất lượng kém, chưa khai thác mà mỗi tháng đã phải trả một đống tiền gốc lãi hơn 60 tỷ. Vậy khai thác có đủ trả nợ không? Quay lại cái nhiệt điện. Các yếu tố như đội vốn, chậm tiến độ, tham nhũng trong quá trình vận hành khai thác, giá nhiên liệu cao, hiệu suất thấp dẫn đến giá thành cao thì sức cạnh tranh thị trường kém. Và nguy báo lỗ có thể cầm chắc trong tay là hơn 90%. Rồi lại đắp chiếu, lại giải cứu. Và dĩ nhiên vẫn phải trả nợ, lãi cho Tàu. Tiền đâu ra mà trả chứ? Đi vay chỗ khác đập vào thì giờ ai cho vay nữa, hết thời hạn các nước cho Việt Nam vay ưu đãi rồi. Vậy không có tiền trả nợ cho Tàu thì thế nào nhỉ? Thôi rồi, Tàu nó không phải là cần tiền mà là lãnh thổ kia kìa, cứ nhìn Sri Lanka rồi sẽ rõ. Thế là "biên kia bên giới là nhà, bên này biên giới cùng là bên kia". Đất nước dần rơi vào tầm kiểm soát của Trung Cộng. Đây mới chính là mục đích lớn nhất của Trung Quốc. Nói sơ sơ vậy thôi đã đủ thấy được âm mưu thâm độc này của Tàu rồi. Đây là giết dân hại nước chứ không phải chuyện có thể hời hợt được. Nguồn: FB Nguyễn Việt Nam | ||
Đức Quốc xã làm thế nào để kiểm soát dư luận xã hội? Posted: 02 Sep 2018 02:14 AM PDT "Thấm nhuần học thuyết của Đảng quốc xã quan trọng hơn công tác sản xuất" Thời kỳ đầu Quốc xã Đức lên nắm quyền, tỷ lệ thâm nhập của đài phát thanh ở Đức không cao, trong một thời gian ngắn thì không có cách nào khiến nhà nhà người người đều có thể nhanh chóng sở hữu đài radio riêng. Xuất phát từ thực tế này, chính quyền quốc xã đã ra chính sách nghe đài phát thanh tập thể mọi lúc mọi nơi. Nếu một người nào không có đài radio, thì làm sao họ có thể nghe được những chỉ thị mới nhất của lãnh đạo, từ đó lĩnh hội và hiểu được phương châm chính sách mới của chính phủ và đảng quốc xã cho được? Vậy thì nếu cả tập thể cùng nghe đài phát thanh, sẽ không có ai bị bỏ sót. Nói một cách phũ phàng, thì chính là đến cái tai của người dân trong nước cũng không còn được tự do nữa. Chính sách của Bộ Tuyên truyền không bỏ sót một ai. Những người lớn tuổi phải đi làm để nuôi gia đình, chính quyền đặc biệt sắp xếp rất nhiều tiết mục tuyên truyền trong thời gian làm việc. Trong lúc phát sóng radio tuyên truyền này, tất cả mọi người đều phải tạm ngừng công việc để lắng nghe. Điều này khiến cho toàn bộ người dân Đức khi đi làm không thể không nghe phát thanh tuyên truyền. Ngay cả khi đến quán cà phê hay nhà hàng, thì cũng không thể nào không "lọt lưới", bởi vì những nơi như quán cà phê, quán ăn nhà hàng hay nhiều địa điểm công cộng khác đều được trang bị radio. Ngay cả với người đi bộ trên đường mà nói, cũng có hệ thống loa phát thanh trên các đường phố, và những âm thanh tuyên truyền của đảng quốc xã sẽ vẫn lọt vào tai. Chính quyền quốc xã đã đẩy mạnh như vậy, bất chấp thực tế là sẽ mất nhiều thời gian làm việc. Loại tuyên truyền này sẽ không nhanh chóng kết thúc trong vòng 2-3 phút, bởi vì các bài phát biểu của Hitler thường phải kéo dài đến 2-3 giờ đồng hồ. Nếu như đem toàn bộ khoảng thời gian dành cho việc nghe tuyên truyền của mỗi người trên toàn quốc cộng lại, thì thời gian lãng phí không làm việc không tính đếm được là bao nhiêu! Nhưng Goebbels (Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng và Tuyên truyền, một trong số những trợ lý gần gũi và thuộc hạ tận tâm nhất của Adolf Hitler) không vì vậy mà thay đổi quan điểm của mình, rõ ràng là "thấm nhuần học thuyết của Đảng quốc xã còn quan trọng hơn cả công tác sản xuất". Để kiểm soát đài phát thanh và báo chí cũng cần có những chính sách khác nhau. Chẳng hạn như có một tạp chí hay tờ báo nước ngoài bị cấm phát hành tại Đức, thì không một người dân nào có thể xem được, nhưng đài phát thanh radio thì không như vậy. Nếu như không bị can thiệp về mặt kỹ thuật, thì người dân Berlin thậm chí còn thể bắt được sóng của đài phát thanh Anh quốc. Nếu không giải quyết triệt để vấn đề này thì những nỗ lực của Goebbels và Ban Tuyên truyền sẽ kém phần hiệu quả. Do đó, những ai nghe thông tin từ Đài phát thanh nước ngoài bị coi là một loại phạm tội hình sự nghiêm trọng. Một phóng viên nổi tiếng của Mỹ là Shayle trong nhật ký tháng 2/1940 đã đề cập đến sự kiện này: Một ngày nọ, bà mẹ của một phi công người Đức nhận được thông báo rằng con trai bà đã mất tích và sau đó họ phát hiện anh này đã tử vong. Thế nhưng vài ngày sau, hãng thông tấn BBC của Anh khi công bố danh sách các tù nhân chiến tranh người Đức đã có tên con trai của bà xuất hiện trong đó. Ngày hôm sau, có 8 người thân và bạn bè đến nói với bà tin tức này. Thế nhưng đúng là lòng tốt đặt nhầm chỗ, bà mẹ đã đến đồn cảnh sát tố cáo những người này đã nghe đài phát thanh của kẻ địch. Kết quả là toàn bộ họ đều bị bắt. Trong hoàn cảnh chính trị như vậy, liệu có ai dám tiếp nhận và truyền đạt lại những thông tin mà Goebbels không thích? Lo lắng bản thân sẽ bị bắt dường như đã trở thành một điều tự nhiên trong cuộc sống thường nhật. Bằng cách này, Goebbels đã có thể chuyên quyền khống chế dư luận. Hitler gọi Thủ tướng Anh Chamberlain một cách khinh miệt là "đồ sâu bọ". Ngày 10/5/1940, ông Churchill đã nhậm chức Thủ tướng Anh. Khi đó Goebbels nói với cấp dưới: "Cho dù trên lời nói hay hình ảnh, Churchill là điển hình cho người dân thành thị nước Anh: một gã phẩm hạnh không đoan chính, luôn nhăn nhó, trán dài như vượn, luôn nói những lời dối trá, tựu chung lại là một kẻ lắm tiền, Do Thái, Bolshevik (Bôn-sê-vích), sẵn sàng chà đạp lên những người công nhân… " Những lời nói kích động đầy chủ ý có thể gây ra sự thù hằn của người dân đối với "kẻ thù" chưa từng gặp mặt lần nào. Còn nước ngoài thực tế như thế nào, chẳng hạn bên ngoài nghĩ gì về nước Đức và Hitler, những loại tin tức này có thể đưa tin thế nào, đưa dưới hình thức nào, đều là do chính quyền phát xít quyết định. Ngày 11/11/1940, bài diễn thuyết của Roosevelt trong ngày đình chiến đã không được phát sóng tại Đức. Shayle đã ghi chép lại trong nhật ký ngày hôm đó như sau: "Mỗi lời nói của Hitler chúng tôi tại Mỹ đều có thể nghe thấy được, nhưng những lời Roosevelt nói thì người Đức một từ cũng không nghe thấy." Đại sứ Anh ở Berlin, ông Sir Richard Neville Anderson đã nhận xét về Goebbels như sau: "Với ông ta, không có loại mật nào quá đắng, cũng không có lời dối trá nào là quá trắng trợn." Những lời này không hề sai. Khoảng thời giang tháng 11/1938 là một cơn ác mộng với người Do Thái, thế nhưng sau này, Goebbels lại thề thốt tuyên bố: "Tất cả những gì là giết chóc và hủy hoại người Do Thái mà nói, đều là những lời dối trá ghê tởm, chúng tôi thậm chí còn không động đến một ngón tay của người Do Thái." Nếu như ở Anh hay Mỹ, một bài phát biểu của ông Roosevelt có thể bị hàng ngàn người phản đối một khi họ không đồng tình, nhưng đối với Goebbels và đảng quốc xã mà nói, thì không một tờ báo hay đài phát thanh nào có thể "xướng lên một giai điệu lạc nhịp". Ngay cả khi biết rằng đế quốc Đức sắp đi đến hồi kết, Goebbels vẫn không hề nới lỏng khống chế người dân. Trong cuốn nhật ký ngày 27/3/1945, Goebbels đã viết: "Tin tức hàng tuần buổi tối. Tình hình biến chuyển ở phương Tây thật đáng kinh ngạc. Chúng tôi căn bản là không cho công chúng được biết." Vài ngày sau, khi biết rằng nhiều người đã chuẩn bị thay thế cờ phát xít bằng cờ trắng, Goebbels vẫn viết trong nhật ký ngày 1/4/1945 rằng ông ta "sẽ tăng cường hơn nữa chính sách thông tấn tuyên truyền". Có lẽ Goebbels cũng hiểu rõ rằng, lời nói dối cho dù lặp đi lặp lại hàng ngàn lần, thì nó cũng không thể trở thành sự thật, nhưng nếu cứ lặp lại hàng ngàn lần mà không cho phép người khác nói lời phản biện thì nhiều người có thể tin nó là thật. Những lời dối trá đầy rẫy khắp mọi nơi, cho nên người dân, dù không rơi vào cái bẫy này, thì cũng khó thoát khỏi cái bẫy khác. Có điều, Bộ Tuyên truyền của Đức bịa đặt ra biết bao nhiêu lời dối trá, nhưng rốt cuộc thì có bao nhiêu người dân Đức thật sự tin theo, điều này chỉ có Chúa mới biết được. Bởi vì chính phủ lừa dối người dân, người dân cũng quay trở lại lừa dối chính phủ để tự bảo vệ bản thân. Ngày 8/2/1943, Goebbels trong một bài phát biểu tại Sân vận động Berlin đã nhận được một tràng vỗ tay như sấm. Khi Goebbels nói với khán giả: "Các vị có sẵn sàng ra chiến trường đánh một trận cuối cùng hay không?" đông đảo người nghe đã hưởng ứng "Sẵn sàng!" Trong trường hợp này, Goebbels tất nhiên là muốn nghe một câu trả lời "tiêu chuẩn". Cho dù không muốn tiến quân ra chiến trường cũng không thể trả lời là "không đồng ý". Sau đó khi rời khỏi bục diễn thuyết, Goebbels còn đắc ý nói với tâm phúc dưới trường rằng những người này thật sự ngu ngốc, "Nếu tôi nói với họ có sẵn lòng nhảy từ nóc tòa nhà Columbus xuống hay không, chắc chắn họ cũng sẽ hô lớn lên hai chữ 'sẵn sàng'." Đây quả thực là một trong những bí mật của Đức quốc xã lúc bấy giờ. Cho dù là Goebbels nói những điều gì, có phải là sự thật hay không, thì cũng không quan trọng. Những người vỗ tay, họ có cảm thấy thỏa đáng hay không, điều này cũng không quan trọng. Quan trọng là ở chỗ tất cả mọi người phải vỗ tay hoan hô. Goebbels đối xử với họ như những kẻ ngốc, kỳ thực, đối với bài phát biểu của Goebbels, có không ít người bề ngoài thì vỗ tay nhiệt huyết nhưng trong tâm lại cười nhạo ông ta là thật quá ngốc, cứ tưởng họ vỗ tay thì đã là ủng hộ nghe theo ông ta hay sao. Để có thể lừa người hiệu quả hơn, phát xít Đức còn tạo ra một bộ xảo biện có vẻ rất hợp lý, chẳng hạn họ muốn che giấu một bí mật nào đó, sẽ nói rằng nếu công khai chuyện này, tiết lộ trung thực thì sẽ hủy hoại uy tín quốc gia, tạo ra một cái cớ cho các nước phương Tây như Anh hay Pháp công kích nước Đức. Những tờ báo nào công khai mặt tối của Đức quốc xã, sẽ bị quy kết là cung cấp tài liệu tuyên truyền cho kẻ địch của Đức. Tương tự như vậy, khi đối mặt với những lời chỉ trích bên ngoài, thuật ngữ được Đức quốc xã thường xuyên sử dụng chính là những "tuyên truyền độc hại". Do đó, ở Đức khi đó xuất hiện một hiện tượng này: Có một nhóm người không nhân danh phát xít, nhưng trong lời nói và hành động thì hết sức bảo vệ những phát ngôn và hành động của Đức quốc xã, phản đối những lời phê bình của người khác. Họ tin rằng, công kích phát xít cũng chính là công kích nước Đức. Là một người dân Đức, họ cảm thấy không thể tiếp thụ được điều đó, vach trần hay phê phán nước Đức chính là làm tổn hại đến "cảm tình" của họ. Người dân Đức khi đó đều suy nghĩ như vậy. Năm 1935, Craig, một sinh viên đại học người Mỹ khi đến đường phố Munich đã thấy một băng-rôn treo trước một cửa hàng viết rằng "Ai mà vào mua đồ ở cửa hàng của người Do Thái, ắt hẳn là kẻ phản bội nhân dân". Trong quán rượu hay quán ăn, đôi khi Craig trò chuyện với mọi người và ra hiệu rằng mình không đồng tính với chính sách chống người Do Thái, thì những người này quay lại biện bạch rằng Hitler có thể giải quyết vấn đề thất nghiệp, hay chính sách đối ngoại của Hitler có thể khôi phục tự tôn cho nước Đức, thậm chí nếu như có chính sách nào đó không đúng đắn, thì cũng là do cấp dưới của Hitler đưa ra và ông ta không hề biết chuyện này… Nếu như một người Đức mới tới nước Mỹ mà có ai đó phản bác lại những lập luận này, thì câu chuyện sẽ chuyển sang hướng khác, chẳng hạn như tại Mỹ cũng có vấn nạn hành hình của những người phân biệt chủng tộc, hay là ở bờ bên kia Đại Tây Dương không hề có văn minh thực sự… Hồng Ngọc Xem thêm: | ||
Posted: 02 Sep 2018 06:05 AM PDT Phạm Viết Đào. Hiến pháp 2013 quy định: "Điều 55 3. Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam. Nhà nước bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số: 46/2010/QH12 quy định: "Điều 17. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại 1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế. 4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước. Điều 33. Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Điều 34. Mua, bán ngoại tệ giữa Dự trữ ngoại hối nhà nước với ngân sách nhà nước Thủ tướng Chính phủ quy định mức ngoại tệ Bộ Tài chính được giữ lại từ nguồn thu ngân sách để chi các khoản chi ngoại tệ thường xuyên của ngân sách nhà nước. Số ngoại tệ còn lại Bộ Tài chính bán cho Dự trữ ngoại hối nhà nước tập trung tại Ngân hàng Nhà nước…" "Điều 4. Điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ Tổ chức kinh tế chỉ được thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ. Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ: 1. Được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Có địa điểm đặt đại lý đổi ngoại tệ tại một hoặc nhiều địa điểm theo quy định sau: a) Cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch xếp hạng từ 3 sao trở lên; b) Cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường không, đường thủy); c) Khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài được cấp phép theo quy định pháp luật; d) Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải, du lịch của nước ngoài và văn phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam; đ) Khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có khách nước ngoài tham quan, mua sắm. 3. Có cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu hoạt động của đại lý đổi ngoại tệ sau đây: a) Có nơi giao dịch riêng biệt (phòng hoặc quầy giao dịch không gắn liền với các hoạt động kinh doanh khác, chỉ chuyên làm dịch vụ đổi ngoại tệ); b) Nơi giao dịch phải trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc tối thiểu bao gồm điện thoại, máy fax, két sắt, bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi ngoại tệ. 4. Nhân viên trực tiếp làm ở đại lý đổi ngoại tệ phải có Giấy xác nhận do tổ chức tín dụng ủy quyền cấp, xác nhận đã được đào tạo, tập huấn kỹ năng nhận biết ngoại tệ thật, giả. 5. Có quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ, có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ. 6. Được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền làm đại lý đổi ngoại tệ. 7. Một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi ngoại tệ cho một tổ chức tín dụng được phép và tổ chức kinh tế có thể thỏa thuận đặt đại lý đổi ngoại tệ ở một hoặc nhiều địa điểm trên địa bàn nơi tổ chức kinh tế có trụ sở chính hoặc chi nhánh…" Căn cứ vào các quy định trên, không có điều khoản nào trong Hiến pháp 2013 và Luật Ngân hàng Nhà nướcsố: 46/2010/QH12 và Nghị định số: 89/2016/NĐ-CP cho phép sử dụng và lưu thông đồng nhân dân tệ trên lãnh thổ Việt Nam… Những đồng tiền này khi vào Việt Nam muốn được lưu thông phải được chuyển đổi sang đồng tiền Việt Nam, thông qua các cơ sở đổi tiền do Ngân hàng nhà nước cấp phép… Do vậy, việc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư Số: 19/2018/TT-NHNN ngày 28/8/2018, cho phép lưu thông tự do đồng nhân dân tệ trên thị trường là vi hiến, trái Luật Ngân hàng nhà nước và trái Nghị định 89/2016/NĐ-CP. Theo Điều 24 của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật số Số: 80/2015/QH13 quy định: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư để quy định: 1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 2. Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.." 1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. 2. Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 3. Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật…" Do việc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư Số: 19/2018/TT-NHNN có các vi phạm nghiêm trọng kể trên, yêu cầu Bộ Tư pháp đình chỉ và hủy bỏ Thông tư Số: 19/2018/TT-NHNN, báo cáo Thủ tướng để có hình thức kiểm điểm và xử lý ký luật các cá nhân liên quan đến việc ban hành Thông tư nói trên… P.V.Đ. |
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét