“TUYÊN BỐ VỀ QUY ĐỊNH CHO PHÉP SỬ DỤNG NHÂN DÂN TỆ” plus 9 more |
- TUYÊN BỐ VỀ QUY ĐỊNH CHO PHÉP SỬ DỤNG NHÂN DÂN TỆ
- NGÀY 2 THÁNG CHÍN
- Chủ nhật buồn, trò chuyện với anh Trương
- Hệ quả của một nền giáo dục
- 1945-1975: Tính chính thống và chủ quyền quốc gia
- Xin hỏi 2 ông Tư Sang và Ba Dũng
- Tử hình vì giết người biểu tình: Từ Libya đến Việt Nam
- Từ ‘vi phạm trực tiếp’ đến số phận EVFTA
- Mâu thuẫn của 1 bài hát
- LƯU QUANG VŨ “GÃ LÀM THƠ DA VÀNG”
TUYÊN BỐ VỀ QUY ĐỊNH CHO PHÉP SỬ DỤNG NHÂN DÂN TỆ Posted: 02 Sep 2018 04:57 PM PDT Ngày 12-9-2016 tại Bắc Kinh, Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủ VN và Chính phủ Trung Quốc, do các Bộ trưởng bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương Mại Cao Hồ Thành ký, trong đó Điều 8 quy định thanh toán bằng đồng Việt Nam (VND) hay Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) hay ngoại tệ chuyển đổi cho thương mại biên giới Việt-Trung. Nền kinh tế VN một thời đã bị đô-la hoá, vàng hoá và chúng ta đã mất rất nhiều công sức và tiền bạc để xoá bỏ. Với Thông tư 19, Ngân hàng Nhà Nước đã mở đường cho việc Nhân dân tệ hoá nền kinh tế Việt Nam, một việc mà lẽ ra Ngân Hàng Nhà Nước phải CHỐNG như đã chống đô-la hoá và vàng hoá. Đấy là một hệ quả dễ thấy của Thông tư này. Nói cách khác sẽ đến ngày dân Việt ở các tỉnh biên giới, thí dụ Quảng Ninh, hoặc thậm chí khách du lịch từ mọi miền đất nước tới Quảng Ninh hay Điện Biên sẽ mua hàng và dịch vụ và thanh toán bằng Nhân dân tệ nếu không cấm nghiêm ngặt việc sử dụng ngoại tệ (CNY hay ngoại tệ khác) trong thanh toán bằng tiền mặt (và kể cả qua ngân hàng) cho các hàng hoá và dịch vụ được trao đổi trên lãnh thổ Việt Nam. Việc sử dụng Nhân dân tệ trong giao thương, dù giới hạn ở khu vực biên giới Việt-Trung, không chỉ vi phạm nguyên tắc chủ quyền tiền tệ (các giao dịch thương mại trên một lãnh thổ có chủ quyền chỉ được thanh toán bằng đồng tiền quốc gia, còn các giao dịch xuất nhập khẩu qua biên giới có thể được thanh toán bằng đồng tiền thoả thuận qua hệ thống ngân hàng), mà còn tạo tiền lệ nguy hiểm về sự tồn tại mặc nhiên hai đơn vị tiền tệ song hành trên lãnh thổ quốc gia. Đó còn là hành động xâm lấn và xâm phạm chủ quyền tiền tệ của Việt Nam do ngoại bang và những kẻ rắp tâm theo ngoại bang thực hiện từng bước, có thể dẫn đến sự Nhân dân tệ hoá cả nền kinh tế Việt Nam và vô cùng nguy hại cho an ninh quốc gia. Trước tình hình nghiêm trọng nêu trên, chúng tôi - các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự - đồng lòng tuyên bố như sau: Thứ nhất, kịch liệt phản đối Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 28/8/2018, nhất là việc cho phép dùng đồng Nhân dân tệ trong mua bán hàng hoá và dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam dù chỉ ở các tỉnh dọc biên giới Việt-Trung. Thứ hai, yêu cầu Bộ Tư pháp, Chính phủ ngay lập tức hủy bỏ Thông tư 19 vì quyền lợi của đất nước và dân tộc. Thứ ba, truy xét trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng và mọi quan chức có liên quan đến việc soạn thảo và ban hành Thông tư 19, một văn bản vi phạm chủ quyền tiền tệ quốc gia của Việt Nam và có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Lập ngày 31 tháng 8 năm 2018 CLB Lê Hiếu Đằng và nhóm Lão Mà Chưa An. Xin mời các tổ chức và cá nhân tham gia ký tên, gửi về địa chỉ: tuyenboviecsudungndt@gmail.com DANH SÁCH CÁC HỘI TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN KÝ TUYÊN BỐI – DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC :1- Diễn đàn XHDS – TS khoa học Nguyễn Quang A đại diện 3- Ban vận động Văn đoàn độc lập- Nhà văn Nguyên Ngọc ký đại diện. 4- Diễn Đàn Bauxite Việt Nam- do GS Phạm Xuân Yêm đại diện 5- Hội Bầu Bí Tương Thân – Do ông Nguyễn Lê Hùng làm đại diện II – DANH SÁCH CÁ NHÂNĐợt 11- Lê Thân – Cựu tù nhân Côn Đáo, Chủ nhiệm CLB LHĐ – Nha Trang 24- Nguyễn Huệ Chi – GS Ngữ văn – Hà Nội 25- Đặng Thị Hảo – TS Văn học – Hà Nội 26- Nguyễn Đình Nguyên – TS Y khoa – Austalia 27- Hoàng Dũng – GSTS – Sài Gòn Đợt 2 :28- Nguyễn Đăng Hưng – Giáo sư đại học Liège vương quốc Bỉ - Sài Gòn 29- Nguyễn Thị Khánh Trâm – Hưu Trí – sài Gòn 30- Giáng Vân – Nhà thơ – Hà Nội 31- Như Quỳnh de Prelle – Vương Quốc Bỉ 32- Trịnh Đình Hòa – Hưu trí – Đống Đa, Hà Nội. 33- Nguyễn Thị Từ Huy- Ts Văn học Pháp và triết học chính trị - Sài Gòn 34- Phan Quốc Tuyên – Kỹ sư – Thụy Sĩ 35- Nguyễn Ngọc Sơn- Bác sĩ nghỉ việc - Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu. 36- Nguyễn Thị Bích Hoa- Nội trợ - Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu. 37- Võ Xuân Tòng – Nhà văn, hội viên HNV – Hà Nội 38- Phạm Toàn – Nhà nghiên cứu giáo dục – Hà Nội 39- Trần Bang – Kỹ sư, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn 40- Đỗ Như Ly – Kỹ sư, hưu trí – Sài Gòn 41- Dương Thị Tân – Công dân – Sài Gòn 42- Ngô Thanh Ngân – Kinh doanh – Hà Nội 43- Nguyễn Lân Thắng – Nhà hoạt động XH – Hà Nội 44- Lại Nguyên Ân – Nghiên cứu văn học – Hà Nội 45- Trần Tiến Đức – Nhà báo đọc lập, đạo diễn phim truyền hình và tài liệu – Hà Nội 46- Tuấn Khanh – Nhạc sĩ – Sài Gòn 47- Hà Quang Vinh – Hưu trí – TP.HCM 48- Hoàng Thị Hà – Hưu Trí – Hà Nội 49- Trần Hữu Quang – PGS-TS xã hội học – Sài Gòn 50- Trần Thế Việt – Nguyên bí thư thành ủy TP. Đà Lạt 51- Nguyễn Xuân Thọ- Kỹ sư truyền thông – CHLB Đức 52- Nguyễn Tường Thụy – Nhà báo độc lập – Hà Nội 53- Hoàng Cường – Kỹ sư giao thông – Hà Nội 54- Phan Thị Hồng – Giáo viên hưu trí- Đà Nẵng 55- Đoàn Khắc Xuyên- Nhà báo – Sài Gòn 56- Đỗ Thành Nhân – MBA, tư vấn đầu tư – Quảng Ngãi 57- Nguyễn Trung Dân – Nhà báo, nguyên trưởng chi nhánh xuất bản Hội Nhà Văn Phía Nam. 58- Đỗ Thái Bình – Kỹ sư đóng tàu – 59- Nguyễn Thành Nga – Bác sĩ – Bà Rịa, Vũng Tàu 60- Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng- Nhà văn, nguyên GSTS Kinh Tế, ĐH Laval - Quebec, Canada. 61- Phan Thị Hoàng Oanh- TS Hóa Học – Sài Gòn. 62- Thùy Linh – Nhà Văn – Hà Nội. 63- Vũ Ngọc Tiến – Nhà văn – Hà Nội 64- Mai Văn Tuất - Định cư tại California, Mỹ 65-Lê Thị Thanh Bình- Doanh nhân – CHLB Đức 66- Lâm Quang Mỹ - TS, nhà thơ, dịch giả 67- Nguyễn Thế Hùng - Phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam 68- Trần Thanh Vân – Kiến trúc sư – Hà Nội 69- Lê Văn Tâm, - Nguyên chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản 70- Nguyễn Xuân Diện – Tiến sĩ – Hà Nội 71-Vũ Hồng Ánh – Nghệ sĩ Violoncelle – Sài Gòn 72- Hà Dương Tường – Nhà giáo về hưu – Pháp 73- Phạm Duy Hiển ( Phạm Nguyên Trường) – Dịch giả - Vũng Tàu 74- Cao Lập - Hưu Trí – Hoa Kỳ 75- Nguyễn Văn Đức – Lao động tự do – Sài Gòn 76- Nguyễn Đào Trường – Hưu trí – Hải Dương 77- Huỳnh Sơn Phước – Nhà báo, nguyên PTBT báo Tuổi Trẻ - Hội An 78- Hà Trọng Tấn – Thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn 79- Đặng Quốc Tuấn – Kỹ thuật viên – Hà Nội 80- Phạm Văn Hiền- Chuyên viên trường CT Tô Hiệu HP đã nghỉ hưu - Hải Phòng 81- Mai vệ - Nguyên GĐ quản lý đường bộ Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột. 82- Nguyễn Đức – Giảng viên ĐH Tây Nguyên – Buôn Ma Thuột. 83- Nguyễn Hồng – Giáo viên cao đẳng sư phạm Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột. 84- Nguyễn Thị Kim Ngân – Giáo viên trung học Sư Phạm Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột 85- Nguyễn Trí – Nhà văn, cựu chiến binh – Đăk lăk, Buôn Ma Thuột. 86- Trần Hằng – Nhà báo Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột 87- Uông Đinh Đức – Hưu trí – TP. HCM 88- Bùi Minh Quốc – Nhà báo – Đà Lạt. 89- Vũ Ngọc Lân – Kỹ sư luyện kim – Hà Nội 90- Vũ Thư Hiên – Nhà văn – Pháp 91- Hoàng Lê Thanh – Hưu Trí – Đà Nẵng 92- Hà Sĩ Phu – Tiến sĩ sinh học, CLB Phan tây Hồ - Đà Lạt 93- Trần Thị Kim Phụng – Nội trợ - Sài Gòn 94- Lê Văn Oanh – Kỹ sư xây dựng – Hà Nội 95- Mã Lam – Nhà Thơ – Sài Gòn 96- Lê khánh Luận- Tiến sĩ, nguyên GV ĐH Kinh Tế TP.HCM – Sài Gòn 97- Võ Văn Tạo – Nhà báo – Nha Trang 98- Nguyễn Văn Kết – Cán bộ hưu trí, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn 99- Nguyễn Sĩ Kiệt – TS KH KT, hưu trí – TP.HCM 100- Nguyễn Nguyên Bình – Nhà Văn – Hà Nội 101 – Trần Đức Quế - Chuyên viên hưu trí – Hà Nội. 102 – Trần Đình Sử - GS Ngữ văn – Hà Nội 103- Đào Văn Tùng – Cán bộ nghỉ hưu – Tiền Giang, Mỹ Tho 104- Nguyễn Văn Nghi – Tiến sĩ – Hà Nội 105- Tiêu Dao bảo Cự - Nhà văn tự do – Đà Lạt 106- Võ Thị Hảo – Nhà văn tự do – CHLB Đức 107- Phùng Thị Ly – Thạnh Hóa, Long An 108- Lư Văn Bảy – Cựu TNLT – Kiên Giang 109 – Trần Thị Ngọc Anh – Cựu TNLT – Bà Rịa, Vũng Tàu 110- Ca Dao – Nhà báo – Pháp 111- Vũ Phương Chiến – Lao động – CHLB Đức 112- Hà Dương Tuấn – Việt kiều – Pháp 113- Phạm Hồng Hà – Cán bộ nghỉ hưu – Nghệ An 114- Chu Anh Tuấn – Công dân VN – Vũng Tàu 115- Đinh Nguyện Yến – Công dân VN 116- Dương Quang Trung – Công dân VN – Phan Thiết 117- Tôn Quang Trí - Nguyên phó giám đốc sở Công Nghiệp tp. Hồ Chí Minh 118-Đào Tiến Thi- Nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ. Nguyên Uỷ viên Ban chấp hành Hôi ngôn ngữ học Việt Nam - Hà Nội 119- Vũ Công Minh – Cử nhân tài chính – Hải Dương 120- Nguyễn Khắc Mai – Hưu trí - Hà Nội 121- Trần Hoàng Minh – Công dân VN – Thanh Xuân, Hà Nội 122- Vũ Thái Ngọc Đinh – Tư vấn tài chính – Thanh Xuân, Hà Nội. 123-Thiều Thị Tân Daniele - Cựu tù Côn Đảo , thành viên CLB Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn 124- Tống Văn Công – Nguyên TBT báo Lao Đông – Hoa Kỳ. Đợt 3:125- Nguyễn Đăng Quang – Đại tá, nguyên cán bộ công an – Hà Nội 126- JB Nguyễn Hữu Vinh – Nhà báo tự do – Hà Nội 127- Lê Mai Đậu – Hưu trí – Hà Nội 128- Ngô Văn Hiền – Kỹ sư XD – Sài Gòn 129- Nguyễn Ngọc Thạch – Hưu trí – Sài Gòn 130- André Menras Hồ Cương Quyết – Nhà giáo Pháp - Việt 131- Triệu Sang – Thương phế binh VNCH – Sóc Trăng 132- Đỗ Thái Bình – Kỹ sư đóng tàu – TP.HCM 133- Nguyễn Quý Thắng – Bác sĩ – Hà Nội 134- Đáo Minh Châu – Tư vấn độc lập – Hà Nội 135- Ngô Thị Kim Cúc – Nhà văn, nhà báo – Sài Gòn 136- Nguyễn Thị Hạnh – Hưu trí – TP.HCM 137- Nguyễn Ngọc Sơn – Kỹ sư – Pháp 138- Nguyễn Thanh Hằng – Dược sĩ Pháp 139- Chu Văn Keng – Berlin, CHLB Đức 140- Vũ Thế Cường – TS cơ khí – CHLB Đức 141- Nguyễn Thị Hiền – CHLB Đức 142- Linh Hoàng – Hưu trí – Canada 143- Huỳnh Nhật Hải – Hưu trí – Đà Lạt 144- Huỳnh Nhật Tấn – Hưu trí – Đà Lạt 145- Vũ Thành Sơn – Nhà văn – Sài Gòn 146- Đoàn Công Nghị - Công dân VN – Nha Trang 147-Thiếu Khanh – Nhà thơ, dịch giả - Sài Gòn 148- Phạm Đình Trọng – Nhà văn, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn 149- Trần Xuân Hoài – Công dân VN – Hà Nội 150- Trương Minh Sâm – Nội trợ - Đồng Nai 151- Nguyễn Đình Cống – Giáo sư – Hà Nội 152- Trần Kế Dũng – Austalia 153- Hà Văn Thùy – Nhà văn – Sài Gòn 154-Nguyễn Hồng Khoái – GĐ công ty TNHH Tư vấn phát triển doanh nghiệp KN – Hà Nội 155- Khổng Hy Thêm – Kỹ sư điện – Khánh Hòa 156- Nguyễn Thiết Thạch – Lao động tự do – Sài Gòn 157- Ngô Thị Thứ - Nhà giáo về hưu – Sài Gòn 158- Nguyễn Minh Toàn – Giáo viên – Hà Nội 159- Chu Sơn – Nhà thơ tự do – Thủ Đức , TP.HCM 160- Nguyễn Thị Kim Thoa – Thủ Đức, TP.HCM 161-Lê Phước Dạ Đăng – Làm thơ – Sài Gòn 162- Uông- Nguyễn Thị Xuân Hương – Thụy Sĩ. 163- Phạm Hải – Biên kịch , đạo diễn, nhà sản xuất phim – TP.HCM 164-Nguyễn Việt – Công dân VN – TP.HCM 165- Phan Loan – Công dân VN – TP.HCM 166- Nguyễn Vinh – Công dân VN- TP.HC<M 167- Nguyễn Ly – Công dân VN –TP.HCM 168- Nguyễn Tấn Lộc – Làm tự do- Khánh Hòa 169- Nguyễn Tâm- Kỹ sư cơ điện –TP.HCM 170- Hoàng Minh Tường – Nhà văn – Hà Nôi 171- Huỳnh Thu Nguyên – Kỹ sư, hưu trí – Austalia 172- Hồ Quang Huy – Kỹ sư đường sắt – Nha Trang 173- Nguyễn Trọng Hoàng – Bác sĩ – Paris, Pháp 174- Nguyễn Văn Tạc- Giáo học hưu trí – Hà Nội 175- Cao Thị Vũ Hương- Nguyên giáo viên trường đại học Tài Chính, nguyên cán bộ NH – Hà Nội 176- Phan Hồng Hiên- Chưa chấp nhận huy hiệu 50 tuổi đảng – Sài Gòn 177- Tô Oanh – Giáo viên THPT nghỉ hưu – Bắc Giang 178- Nguyễn Đắc Thắng – Kỹ sư hóa học – Gienève, Thụy Sĩ 179- Chí Thảo – Nhà báo – Sài Gòn 180- Trương Minh Nghiêm – Hưu trí – Sài Gòn 181- Đoàn Huy Chương – Cựu TNLT 182- Nguyễn Quang Minh – Kinh doanh – Sài Gòn 183- Trần Văn Tòa – Công nhân 184- Nguyễn Hữu Đổng – TS Kinh tế, PGS chính trị học, giáo viên – Hà Nội 185- Võ Văn Quyết – làm tại NH Vietinbank – Nghệ An | |
Posted: 02 Sep 2018 04:54 PM PDT Phạm Đình Trọng Ngày 2 tháng Chín, 2018, công an bủa vây bịt bùng trước nhà nhiều người dân trên khắp mọi miền đất nước. Hai trung tâm chính trị văn hóa, xã hội, hai không gian tiêu biểu cho đời sống dân sự đất nước, tiêu biểu cho bộ mặt xã hội Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn không những là hai nơi số người dân bị công an nhà nước cộng sản bủa vây, ngăn chặn không cho ra khỏi nhà nhiều nhất mà trên khắp đường phố Hà Nội, Sài Gòn còn rải đầy sắc áo công an, dân phòng trang bị roi điện, dùi cui, trang bị cả bộ mặt thú săn hầm hầm sát khí. Khắp các ngả đường trung tâm hai thành phố lớn nhất nước giăng trùng trùng lớp lớp rào sắt, kẽm gai. Ngày 2 tháng Chín, 2018, Hà Nội, Sài Gòn như hai thành phố bị chiếm đóng, hai thành phố bị bạo lực nhà nước cộng sản phong tỏa. Vậy mà dịp này bộ máy tuyên truyền nhà nước cộng sản Sài Gòn đã lấy hàng tỉ tiền thuế của dân in hàng triệu tài liệu tô vẽ về ngày Quốc khánh 2.9 mang đến phát cho từng nhà dân: "Đã trở thành truyền thống, ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9 là dịp cả đất nước, cả dân tộc hân hoan, náo nức mừng Tết Độc lập, cũng là dịp nghỉ lễ dài ngày để người dân nghỉ ngơi, đoàn tụ, vui chơi, giải trí cùng gia đình và bạn bè". Đúng là lươn lẹo tuyên huấn, nắm đấm công an. Hai đặc trưng nổi bật nhất của nhà nước cộng sản. Hai công cụ, hai sức mạnh bảo đảm lớn nhất cho sự tồn tại của nhà nước cộng sản. Tồn tại bằng lừa bịp tuyên truyền và bạo lực chuyên chính và dịp 2.9 hàng năm là dịp nhà nước cộng sản Việt Nam phô trương, thi thố hai sức mạnh này rầm rộ nhất, hợm hĩnh nhất. Nhưng ngày 2 tháng Chín có đúng là ngày Quốc khánh, ngày Độc lập không? Trước ngày 2.9.1945 sáu tháng, ngày 11.3.1945, tại kinh kì Huế, vua Bảo Đại tuyên bố trước quốc dân Việt Nam và thế giới rằng: Chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này điều ước bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Việt Nam khôi phục quyền độc lập. Tuyên bố một nước độc lập là điều hệ trọng, lớn lao của một giống nòi, một đất nước trước lịch sử. Không phải ai cũng có thể tuyên bố. Người đứng đầu một triều đình, một nhà nước đã được lịch sử công nhận mới được quyền tuyên bố và tuyên bố đó mới hợp pháp và có giá trị lịch sử. Triều nhà Nguyễn có công thống nhất đất nước từ mỏm cực Bắc Lũng Cú, Hà Giang đến đảo Thổ Chu, Kiên Giang chót cùng cực Nam, từ Trường Sơn đến Trường Sa. Triều nhà Nguyễn cũng có công kế tục triều nhà Lê đưa đội binh ra trấn giữ quần đảo Hoàng Sa. Triều nhà Nguyễn có công rất lớn mở mang bờ cõi về phía Nam và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ ở biên cương phía Bắc, giữ nguyên vẹn toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Bảo Đại là vị vua hợp pháp của một triều đình đã trị vì Việt Nam gần 200 năm, triều đình nhà Nguyễn, là người có đầy đủ tư cách với người dân Việt Nam, với thế giới và với lịch sử tuyên bố Việt Nam độc lập và ngày Độc lập thực sự của Việt Nam là ngày 11.3.1945. Sự cai trị, đô hộ của thực dân Pháp xâm lược đã cướp mất nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Có đầy đủ tư cách tuyên bố độc lập cho Việt Nam, người đứng đầu triều đình chính danh nhà Nguyễn chỉ tuyên bố ngắn gọn hai điều: Bác bỏ sự bảo hộ của nước Pháp và khôi phục nền độc lập cho Việt Nam. Đó là tuyên bố của giống nòi Việt Nam, tuyên bố của lịch sử Việt Nam. Chính những người cộng sản Việt Nam đã ghi vào lịch sử nhà nước cộng sản Việt Nam rằng cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng cướp chính quyền. Chính quyền có được bằng ăn cướp, không được người dân chấp thuận bằng lá phiếu, không được bất kì nước nào trên thế giới công nhận. Hồ Chí Minh, người đứng đầu chính quyền ăn cướp bất hợp pháp không có bất kì tư cách nào để tuyên bố Việt Nam độc lập. Ngày 2.9.1945 chỉ là ngày những người cộng sản Việt Nam kết thúc việc cướp chính quyền trên toàn cõi Việt Nam mà thôi. Chính quyền cướp được mà có nên 73 năm đã qua, vẫn một không khí bạo lực, cướp bóc rình rập bao trùm xã hội. Công cụ bạo lực rình rập trước cửa từng nhà người dân. Sức mạnh bạo lực rầm rộ triển khai giữa bình minh thành phố, giữa cuộc sống người dân. Độc lập chi mà khốn khổ vậy! P.Đ.T. Tác giả gửi cho BVN | |
Chủ nhật buồn, trò chuyện với anh Trương Posted: 02 Sep 2018 04:52 PM PDT Nguyễn Khắc Mai Anh Trương ở đây, không phải chàng Trương ở quê của chị Doan, nổi tiếng trong bài thơ của Lê Thánh Tông, mà là Trương Tấn Sang. Anh Sang này thì ai cũng biết, tôi khỏi giới thiệu. Nguyên do là hôm nay Chủ nhật 2-9, trời thì mưa lất phất, u ám, đường làng ngõ xóm vắng vẻ. Nguyễn Du bảo "Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ". Quả có thế thật, lòng mình đang sầu muộn, thành ra trời đất cũng buồn theo. Đang ngồi gặm nhấm nỗi buồn mênh mang mà không hề vô lối của minh, chợt người đưa báo quen, đem đến cho một tập, có Hà Nội mới do Thành uỷ lấy ngân sách mua tặng, co Tuổi trẻ… Giở ra xem thấy có bài của anh Trương, bèn chăm chú đọc. Bài báo có cái tít do Toà soạn đặt : "Thời gian và cơ hội không chờ chúng ta". Bài báo chủ yếu nêu vấn đề: quyền lực trách nhiệm người lãnh đạo và niềm tin của nhân dân. Trước hết, anh đưa ra bốn người lãnh đạo ở bốn quốc gia Đông Nam Á: Lý Quang Diệu - Singapore; Suharto - Indonesia; Park Chung Hee - Hàn quốc và Ferdinand Marcos - Philippines. Hai Ông Quang Diệu và Chung Hee là hai anh hùng của đất nước họ. Còn Suharto và Marcos là hai kẻ gian hùng, chung quanh mình lúc nhúc một bầy sâu. Có điều anh Sang không nói, khi nhân dân Phi và In đã mất niềm tin vào những tên lãnh đạo, thể chế đã cho phép họ đứng lên lật đổ "triều đình" của hai tên phản dân hại nước ấy! (Bây giờ, mấy người bạn của tôi vừa đi Indo về, ca ngợi hết lời đất nước của ba nghìn đảo). Tôi hiểu ý anh Sang là muốn nói dến hai nhân tố quan trọng của giới cầm quyền: Có được niềm tin của nhân dân và nhân cách trong sạch quyết chống tham nhũng. Bởi bàn về sự thành công của những quốc gia này, phải tính đến những nhân tố tổng hợp: đường lối chính xác, triết lý cầm quyền đúng đắn phù hợp thời đại, thể chế và thiết chế dân chủ đủ để cho phép ngăn ngừa tham nhũng và độc quyền, mở rộng tài trí của xã hội, đội ngũ quản trị quốc gia và xã hội tài năng, trong sáng được giám sát bởi luật pháp và xã hội. Về niềm tin của nhân dân, anh Sang dẫn lời Lý Quang Diệu: "Tài sản lớn nhất của chúng tôi là sự tín nhiệm và lòng tin của nhân dân. Chúng tôi cẩn thận không để lãng phí niềm tin vừa mới giành được này do cai trị tồi và tham nhũng". Về nhân cách người lãnh đạo, anh Sang hạ một câu về Chung Hee, mà cũng là nói về Quang Diệu, sau khi họ chết: "người ta không tìm thấy một tài sản có gíá trị nào được cất giấu, ngoại trừ một Hàn quốc đứng trong hàng ngũ những quốc gia phát triển. Về hai điều này, anh Sang nói đúng, niềm tin và tín nhiệm của nhân dân với người cầm quyền chỉ có được khi người cầm quyền có chính sách đúng và nhân cách trong sáng. Chứ như bộ máy lãnh đạo và cầm quyền ở nước ta là "một bầy sâu", "cái gì cũng ăn", "hèn với giặc, ác với dân", "hành dân là chính", phe nhóm, cánh hẩu, đồng loã chứ không đồng chí, lãnh đạo kêu gọi mà không dám làm gương, có gương nào bể gương ấy… thử hỏi làm sao xây dựng được niềm tin và tín nhiệm của nhân dân. Ngay cả anh Tư kêu gọi thế viết bài hay thế mà có dám nêu gương minh bạch tài sản của mình không. Nói chung chung thì được mà có dám lên tiếng tố cáo công an tàn ác với dân, chính quyền hùa với phe nhóm lợi ích cướp đất cuớp tài sản của dân? Tôi cho đó là "nhân cách vị" tựa như kim bản vị làm nền cho giá trị đồng tiền vậy. Tuy nhiên tôi nhắc lại, chỉ với một thể chế đúng, tốt và lành mạnh, văn minh may ra mới phát huy được nhân tố con người, nhất là con người gắn với quyền lực. Thể chế xấu chọn con người xấu để thi hành. Con người xấu càng làm thể chế ngày càng sa đoạ, xấu thêm. Anh định đưa những gương sáng của mấy nước cận kề để kêu gọi đạo đức. Tôi cho là không nhằm. Những kẻ trí tuệ thì lú lẫn, nhân cách thì tham lam, quyền lực thì độc ác, họ làm sao có cơ sở tâm thế để nghe anh được. Tôi thấy khi đề cập dến chúng ta, anh đã nêu lên được ba điều cay đắng và bi kịch. Một là, "cũng phải nhìn nhận rằng có những lúc chúng ta đã phung phí thời gian và cơ hội, tai hại hơn là đã phung phí niềm tin". Hai là, "Việt Nam sẽ bứt phá đi lên, đứng vào hàng ngũ các quốc gia phát triển, hay an bài, tự thoả mãn để rốt cuộc chỉ thấy nợ nần và lệ thuộc". Ba là, "phải đặt sang một bên những do dự và ngại ngần, quyết liệt và không chậm trễ trong việc loại trừ những nhân tố gây phương hại đến niềm tin của nhân dân, cản trở sự phát triển của đất nước". Không chỉ phung phí, mà sự thật là đảng mà anh Tư từng lãnh đạo, đã vò xé, chà đạp niềm của nhân dân. Cay đắng và bi kịch! Điều thứ ba mà anh nêu ra, thì cần huỵch toẹt rằng đám lãnh đạo già nua lú lẫn, bạc nhược, tham lam, độc đoán chính là nhân tố phương hại đến niềm tin của nhân dân, cản trở sự phát triển của đất nước. Ai sẽ loại trừ những nhân tố tai hại ấy đây. Anh Tư không làm được, đám già như tôi cũng không làm được. Chỉ phải trông cậy vào nhân dân trong đó có giới trẻ có tâm huyết, có tầm nhìn xa rộng, có khí phách, có ý chí và một nhân cách dân chủ mới làm được. Cũng không loại trừ nhân tố của những người trẻ trung, có tâm, có tầm trong nội bộ đảng, trong nhà nước, cả trong quân đội. Cả anh cả tôi nữa chúng ta sẽ thúc đẩy cho sự hình thành và xuất hiện cái xung lực mới phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Mong thay. Tôi hoan nghênh anh nhân 2-9 nói lên vài khía cạnh đắng lòng và bi kịch của cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền Tháng Tám nhưng đã không tạo ra được một chính quyền tử tế thực sự vì dân vì nước như mấy người ở mấy nước mà anh nhắc đến. Càng biết họ càng thấy mình xấu hổ, nhục nhã. Tự nhiên tôi nhớ lại ông Mác nói về xấu hổ khi nghĩ đến sự lạc hậu của nước Đức hồi thế kỹ XIX: "Xấu hổ là một tình cảm cách mạng. Một dân tộc biết xấu hổ sẽ như con sư tử đang co mình lại để chồm lên". Hãy co mình lại để chồm lên! N.K.M. Tác giả gửi BVN | |
Posted: 02 Sep 2018 04:50 PM PDT Đỗ Thành Nhân Dư luận nhiều chiều về những bạn trẻ thể hiện cảm xúc sau những trận bóng đá; tuy nhiên họ cũng chỉ là nạn nhân. A. So sánh Hàn Quốc - Việt Nam 1. GDP GDP Hàn Quốc gấp 4,3 lần GDP của Việt Nam; còn thu nhập bình quân đầu người là hơn 8 lần (hình 1, nguồn: countrymeters.info/en) 2. Passport Passport của Hàn Quốc được miễn thị thực 187 nước, xếp thứ 3 thế giới; Còn Passport của Việt Nam thì ngược lại được miễn thị thực 51 nước, xếp hạng 86 (hình 2, nguồn: henleypassportindex.com). 3. FDI Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam với 6.760 dự án, trị giá hơn 59 tỷ USD (tháng 3/2018). Người Hàn Quốc vào Việt Nam để làm chủ; Còn Việt Nam đầu tư vào Hàn Quốc bao nhiêu (không biết) ? và người Việt Nam qua Hàn Quốc chỉ mong được làm thuê, thậm chí là … làm nô lệ. 4. Quyền người dân Người dân Hàn Quốc bầu trực tiếp tổng thống và họ có quyền phế truất tổng thống, thậm chí cho vào tù nếu tổng thống tham nhũng. Lịch sử Hàn Quốc đã có ít nhất 5 tổng thống vào tù, tự tử vì tham nhũng (Chun Doo-hwan, Roh Tae-woo, Kim Young-sam, Kim Dae-jung, Roh Moo-hyun, Lee Myung-bak, Park Geun Hye). Người dân Việt Nam có được bầu trực tiếp chủ tịch xã là cấp chính quyền thấp nhất không; có được quyền yêu cầu người lãnh đạo cao nhất nước công khai và giải trình tài sản không ? .v.v… B. Hệ quả của giáo dục Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 "Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục 1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng." Dựa trên nền tảng pháp lý là Hiến pháp 1992, Điều 4. "Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. …" Với "chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng", Đảng Cộng sản Việt Nam đã trang bị cho thế hệ trẻ kiến thức để làm chủ nhà nước và xã hội trong tương lai. Cảm xúc của các bạn trẻ đã phản ảnh đầy đủ nhất về nhận thức của xã hội, quan điểm của chính quyền, sản phẩm giáo dục của một chế độ. Các bạn trẻ được tuyên truyền, giáo dục "tự hào dân tộc" qua trò chơi đá bóng; được chính quyền ủng hộ xuống đường thể hiện cảm xúc; nhưng không được giáo dục "xấu hổ dân tộc" khi thua kém nước khác. Thắng một trận bóng đá như men kích thích làm xã hội bùng "tự hào" thành cơn lên đồng tập thể; chơi thua thì buồn hơn cả quốc tang ông Fidel Castro ! (Hình cổ động viên buồn, khóc khi đội Olympic Việt Nam thua Olympic Hàn Quốc; copy từ https://vnexpress.net/tuong-thuat/thoi-su/buon-vui-cua-co-dong-vien-trong-tran-dau-viet-nam-han-quoc-3800041.html) Trong khi sự thắng, thua mang đẳng cấp quốc gia như so sánh ở phần A trên thì không nhiều bạn trẻ quan tâm; phải nói là chủ trương lấy "chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng" giáo dục đã thành công. Nếu như một nền giáo dục không áp đặt bất kỳ chủ nghĩa, tư tưởng nào; mà giáo dục với quan điểm khai phóng, nhân bản thì những cảm xúc dành cho bóng đá các bạn sẽ thực hiện cho những mục đích khác, thiết thực hơn: - Yêu cầu ông Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam công khai và giải trình tài sản; - Góp ý Luật Phòng chống tham nhũng, yêu cầu tịch thu tài sản không rõ nguồn gốc của quan chức thay vì để Quốc hội đang tìm cách hợp thức hóa; … *** Dư luận xã hội không nên chỉ trích nhiều các bạn trẻ, họ cũng chỉ là nạn nhân, hệ quả của một nền giáo dục tuyên truyền định hướng theo "chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh" - Gốc rễ bản chất là hệ thống giáo dục. P/S. Miền Nam giai đoạn Việt Nam cộng hòa bóng đá nam đạt giải 4 Châu Á, nhưng thanh niên, sinh viên không xuống đường tập thể để ăn mừng. Những cuộc xuống đường, tuần hành dành cho các vấn đề chính trị xã hội lúc bấy giờ; chẳng hạn xuống đường chống lại chế độ gia đình trị của ông Ngô Đình Diệm. Đ.T.N.Tác gỉả gửi BVN | |
1945-1975: Tính chính thống và chủ quyền quốc gia Posted: 02 Sep 2018 11:36 AM PDT
Quốc Phương/BBC Tiếng Việt Ảnh: AFP/GETTY IMAGES - Năm nay, nhà nước Việt Nam đánh dấu 73 năm Cách mạng Tháng Tám và 2/9. Nhân đánh dấu 73 năm cuộc Cách mạng Tháng Tám và ngày 2/9 ở Việt Nam năm nay, BBC Tiếng Việt giới thiệu thêm các ý kiến về một số mốc lịch sử và vấn đề tính chính thống của nhà nước đang cầm quyền, cũng như vấn đề chủ quyền ở Việt Nam.
Trước hết, trước câu hỏi liệu tính chính thống, hay tính chính danh của nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay còn có vấn đề gì đáng lưu ý để bàn luận nữa hay không còn cần bàn lại hoặc bàn thêm sau 73 năm tính từ mốc Cách mạng Tháng Tám, từ Bordeaux, ông Trương Nhân Tuấn, tác giả của cuốn biên khảo 'Biên giới Việt-trung 1885-2000' đáp: "Nếu không có vấn đề chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì không có gì bàn lại. Việt Nam Dân chủ cộng hòa là một quốc gia "mới", chính quyền có được do "chinh phục bằng vũ lực". Ngay cả ngày 30/4/1975 cũng vậy, "thống nhất" bằng vũ lực, một lãnh thổ này đơn thuần sáp nhập vào một lãnh thổ khác, không có kế thừa. "Đứng trên quan điểm này thì [nếu xử lý không cẩn thận] Hoàng Sa và Trường sẽ được coi là thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc chiếm Hoàng Sa trên tay của Việt Nam Cộng hòa, không dính dáng gì đến Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đồng thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa được cho là đã nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa qua công hàm 1958. "Nhưng nếu vẫn khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam thì có nhiều điều cần bàn. Đó là tính chính danh trong việc "kế thừa" di sản thực dân Pháp, di sản Việt Nam Cộng hòa". Ảnh: AFP/GETTY IMAGES - Việt Minh cướp chính quyền năm 1945 Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A hôm 01/9/2018 nêu quan điểm với BBC: "Nếu hiểu tính chính danh hay tính chính đáng (legitimacy) theo nghĩa mà Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn muốn có là của dân, do dân, vì dân, thì chế độ này của Đảng Cộng sản Việt Nam không có tính chính danh", ông nhấn mạnh và giải thích. "bởi vì người dân không có quyền chính trị cơ bản nhất là bầu chọn ra những người cai trị mình: dân Việt Nam đã chưa bao giờ có quyền đó và nhiều quyền chính trị và dân sự khác dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. "Tuy nhiên nếu hiểu theo nghĩa rộng là việc đảm bảo an ninh, việc làm,... thì có thể nói nó có tính chính đáng nhất định, nhưng tính chính đáng mang tính công cụ như vậy sẽ nhanh chóng tan biến khi kinh tế gặp khó khăn hay có biến động xã hội. "Đảng Cộng sản muốn có tính chính danh thì đầu tiên nó phải 'đăng ký' với nhà nước, chấp nhận đa đảng và thúc đẩy dân chủ hoá, còn ngược lại thì tính chính danh thật đã không có và tính chính danh công cụ sẽ mau chóng tan biến với tham nhũng tràn lan, với khó khăn kinh tế... đang lù lù trước mặt". Chính danh và các mốc lịch sử Trước câu hỏi có thể bình luận chi tiết như thế nào về tính chính thống của chính quyền do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trải qua các mốc sự kiện như 2/9/1945, Hiệp định Geneva, Hòa đàm Paris và 30/4/1975, nhà biên khảo Trương Nhân Tuấn đáp: "Việt Nam Dân chủ cộng hòa không nhìn nhận Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam, xem đây là "ngụy". Đến khi họ chịu ngồi vào bàn đàm phán bốn bên để ký kết Hiệp định Paris thì họ lại nhìn nhận "quyền tự quyết của dân tộc miền Nam". "Tức là mặc nhiên nhìn nhận Việt Nam Cộng hòa là một "quốc gia độc lập có chủ quyền". Bởi vì yếu tố "dân tộc tự quyết" chỉ áp dụng cho "quốc gia". Cuối cùng họ phủ nhận nốt hiệp định Paris 1973, dùng vũ lực "thống nhất đất nước". "Về hiệp định Genève 1954. Khi ông Hồ Chí Minh ký hiệp định sơ bộ với Pháp 1948 [9-3-1946] thì mặc nhiên ông Hồ phủ nhận Việt Nam Dân chủ cộng hòa là "một quốc gia mới, phủ nhận di sản của phong kiến và thực dân". Tức là Việt Nam Dân chủ cộng hòa chỉ là "một bên" của Việt Nam, bên kia là Việt Nam Cộng hòa, lúc đó là Quốc gia Việt Nam. Ảnh: GETTY IMAGES - Việc thống nhất quốc gia 'bằng bạo lực và biện pháp chiến tranh' cũng đặt ra nhiều vấn đề về tính chính danh của chế độ và nhà nước CHXHCN Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, theo giới phân tích và quan sát "Vì vậy lập luận về "sự liên tục quốc gia" của Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau này là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo tôi rất là phức tạp, khó thuyết phục được dư luận quốc tế. Vấn đề là Đảng CSVN đặt nền tảng trên "sức mạnh vũ lực". Họ dùng vũ lực để giải quyết tất cả và không cần biện hộ cái gì. Bây giờ, gặp lúc Trung Quốc đòi chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, nếu không dựa vào quốc tế, hoặc bên ngoài, chẳng hạn có người cho là dựa vào Mỹ (?), thì Việt Nam không hay khó có tư cách hay thực lực gì gì để bảo vệ chủ quyền". Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A đưa ra quan điểm của mình: "Theo tôi, năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có tính chính danh của nó vì đấu tranh giành độc lập, bầu cử 1946 cũng tương đối dân chủ trong bối cảnh lúc đó; đến hiệp dịnh Geneva vẫn thế họ vẫn giữ được tính chính danh (dù chưa phải hoàn toàn) đó; đến 1973 cũng thế, tuy tiến hành cuộc chiến uỷ nhiệm nhưng với sự tuyên truyền khéo léo của họ về chống ngoại xâm,... họ vẫn có tính chính đáng, nếu không thì họ đã chẳng được sự ủng hộ quốc tế và sự ủng hộ của dân trong nước như họ đã được. "Lẽ ra sau 1975, họ phải tiến hành cải cách chính trị để có được tính 'chính đáng thật'. Tôi tin lúc đó nếu có bầu cử dân chủ thật họ đã vẫn thắng, rất tiếc họ đã không làm vậy và kể từ đó trở đi tính chính đáng của nó sụt liên tục cho đến đầu các năm 1990, thực sự lúc đó họ mới trả lại cho dân một số quyền kinh tế mà họ gọi là "đổi mới"; trong thời kỳ "đổi mới" với sự phát triển kinh tế, tính chính đáng của họ được cải thiện và rồi lại giảm trong mấy năm qua khi tham nhũng tràn lan, và đối mặt với nhiều vấn đề xã hội trầm trọng". Tại sao còn đặt ra câu hỏi? Cộng đồng quốc tế, trong đó có Liên Hợp Quốc và nhiều định chế quốc tế về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật, đã công nhận Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Trước câu hỏi tại sao dường như vẫn còn có những ý kiến tới tận ngày hôm nay đặt câu hỏi về tính chính thống hay tính chính danh của nhà nước CHXHCN Việt Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản tại nước này, ông Trương Nhân Tuấn đáp: "Việt Nam Dân chủ cộng hòa và sau này Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp nối, đã nói là "một quốc gia mới", quyền lực "chinh phục được" bằng vũ lực, với sự giúp đỡ tận lực của Trung Quốc và Liên Xô. Quốc gia này được sự nhìn nhận hiển nhiên của khối cộng sản. "Cũng tương tự như Trung Quốc, đến một lúc nào đó người ta nhìn nhận "sự đã rồi", là nhìn nhận Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ở Liên Hợp Quốc, thủ tục "kế thừa" Việt Nam Cộng hòa rất đơn giản, chỉ là việc thay thế tên Việt Nam Cộng hòa bằng Cộng hòa Miền nam Việt Nam. Ảnh: GETTY IMAGES - Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông liên quan tới các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang đặt ra vấn đề chính quyền và nhà nước CHXHCN Việt Nam sẽ xử lý ra sao và có công nhận hay không nhà nước và chế độ Việc Nam Cộng hòa trước 30/4/1975 "Nhưng tôi cũng đã nói là việc xét lại tính "chính danh" của VNDCCH và CHXHCNVN là cần thiết, trước hết vì "lịch sử", thứ hai vì "hồ sơ pháp lý" ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước CHXHCNVN luôn nói là có chủ quyền bất khả tranh biện ở Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng bằng chứng đưa ra thì không thuyết phục. "Đơn giản vì Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đơn thuần là "quốc gia mới", không kế thừa Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng với tư cách người Việt Nam có hiểu biết, tôi nghĩ mình cần phải đặt lại vấn đề, thuyết phục nhà nước Cộng sản Việt Nam kế thừa danh nghĩa Việt Nam Cộng hòa để thiết lập tính "liên tục quốc gia" bổ túc cho hồ sơ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam". Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A về phần mình nêu quan điểm: "Các tổ chức quốc tế và các định chế quốc tế như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, UNESCO v.v... có nhiều thành viên còn tồi tệ hơn Việt Nam nhiều, về mọi mặt; chuyện tính chính danh và sự công nhận quốc tế cũng như tham gia vào các định chế quốc tế có liên quan đến nhau nhưng không có nghĩa là 'không có tính chính danh thật' hay chỉ có tính chính danh công cụ thì không được công nhận. "Tính chính danh chúng ta đang bàn ở đây là tính chính danh của kẻ cai trị đối với những người bị trị, tức là của ĐCSVN và nhân dân Việt Nam, chứ không phải trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia với nhau. Tất nhiên trong quan hệ quốc tế như vậy Nhà nước CHXHCN Việt Nam có tính chính danh "đối ngoại" của nó đối với các nước khác và các định chế quốc tế". Quốc tế có quan tâm? Trước câu hỏi các giới nghiên cứu, quan sát và phân tích khu vực, quốc tế có sự quan tâm ra sao về vấn đề tính chính thống, tính chính danh của chế độ và nhà nước CSVN hiện đã và đang cầm quyền nhiều thập niên qua và nếu có thì khía cạnh nào được quan tâm, cùng lý do ra sao, nhà biên khảo Trương Nhân Tuấn đáp: Ảnh: BBC NEWS TIẾNG VIỆT - Luật sư Trần Thanh Hiệp (trái) nêu quan điểm về tính chính thống hay tính chính danh của chính quyền do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo kể từ Cách mạng tháng Tám đến nay. "Hiện nay không ai quan tâm đến tính "chính thống, chính danh" của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ có chúng ta đặt ra vì quyền lợi của đất nước, vì sự toàn vẹn lãnh thổ. "Theo tôi, nếu Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không chứng minh được sự "liên tục quốc gia", tức có kế thừa các nhà nước tiền nhiệm như nhà Nguyễn, thực dân Pháp, và ngay cả Việt Nam Cộng hòa... thì Việt Nam sẽ mất vĩnh viễn danh nghĩa chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa. "Việt Nam chỉ có thể [buộc phải] giải quyết bằng sức mạnh hay thuơng thuyết với Trung Quốc. Nhưng không thể giải quyết bằng pháp lý. "Mà không giải quyết bằng pháp lý, Việt Nam là một nước nhỏ, yếu so với Trung Quốc, chắc chắc Việt Nam sẽ bị nhiều thiệt hại". Còn Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A bình luận: "Theo tôi biết thì họ có quan tâm đến tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò lãnh đạo của ĐCSVN tương tự như những ý kiến mà tôi đã nói vì tính chính danh có thể phụ thuộc vào sự chính danh do bầu cử và tính chính danh "công cụ" do thành tích, chẳng hạn an ninh, phát triển kinh tế, thành công ngoại giao, v.v... mang lại. "Họ quan tâm đến cả hai hay nhiều khía cạnh của tính chính danh". Trong một trao đổi gần đây với BBC Tiếng Việt từ Paris hôm 29/8/2018, cựu Luật sư Tòa Thượng thẩm Sài Gòn và Tòa Thượng thẩm Paris, ông Trần Thanh Hiệp đưa ra một số bình luận về tính chính thống, hay tính chính danh liên quan tới chế độ và nhà nước cộng sản Việt Nam đang cầm quyền lâu nay ở Việt Nam, ông nhận xét: "Ý nghĩa về mặt quốc tế không thể là ý nghĩa của quốc nội được. Nếu mà trong quốc nội, dân chúng bị gạt ra ngoài, thì cái đó không có tính chính đáng quốc gia. Mà không có tính chính đáng quốc gia, thì dù rằng quốc tế có nhìn nhận, thì quốc tế cũng chỉ ở mặt quốc tế của quốc gia mà thôi, chứ quốc tế không thay mặt dân chúng quốc gia để mà công nhận có tính chính đáng của quốc nội, nếu dân chúng không được tham gia vào việc quản trị đất nước". Nhìn lại cả một giai đoạn với các dấu mốc lịch sử giữa 1945-1975 với Việt Nam, ông nói tiếp: "Đảng Cộng sản Việt Nam khi cướp chính quyền (1945) thì giữ luôn chính quyền cho riêng mình và giành lấy độc quyền, rồi từ đó đến nay mở ra đường lối toàn trị. Thành ra Đảng Cộng sản tự cho mình quyền thay dân chúng để sử dụng chủ quyền quốc gia. "Vì thế cho nên không thể nào coi là có tính chính đáng hay là theo từ ngữ cũ gọi là tính chính thống (legitimacy). Tôi cho rằng Đảng Cộng sản tự phong cho mình quyền thay dân chúng, chứ không trả lại cho dân chúng để bình thường hóa việc cướp chính quyền". "Cho đến năm 1975 cũng vẫn không trả lại cho dân chúng để bình thường hóa việc cho dân chúng tham gia vào việc quản trị đất nước, thì đó chỉ là mở rộng phạm vi chính quyền đã cướp được để cho chính quyền đó có tính chất cả nước, chứ không thể gọi là thống nhất, mà cũng không thể gọi là giải phóng được", Luật sư Trần Thanh Hiệp nêu quan điểm với BBC. Q.P. Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45387576 | |
Xin hỏi 2 ông Tư Sang và Ba Dũng Posted: 01 Sep 2018 07:59 PM PDT Nguyễn Đăng Quang
Cách đây 4 năm, trước việc các LLVT (gồm quân đội và công an) bị huy động tùy tiện và trái pháp luật vào các cuộc cưỡng chế, giải tỏa đất đai bất hợp pháp, và nhất là vào việc ngăn chặn, cản trở các cuộc biểu tình yêu nước của toàn dân phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo Tổ quốc, ngày 2/9/2014, hai mươi (20) cựu sĩ quan Quân đội và Công an chúng tôi đã cùng nhau ký kiến nghị gửi tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (sau đây gọi tắt là "Kiến nghị 20"). Kiến nghị nêu 4 yêu cầu rất cụ thể. Tôi xin đề cập 2 trong 4 đòi hỏi của "Kiến nghị 20" này như sau:
Kiến nghị trên được gửi ông Tư Sang và Ba Dũng đã tròn 4 năm. Đến nay cả 2 ông đều đã nghỉ hưu để "ráng làm người tử tế"! Song rất buồn và đáng trách, giống hệt như các Lãnh đạo cao cấp khác, 2 ông Tư và Ba này đã không trả lời "Kiến nghị 20" một câu! Phải chăng trong đầu và trái tim họ đã mất hết suy nghĩ về nghĩa vụ và trách nhiệm của người lãnh đạo đối với công dân, mà trong trường hợp này lại là đồng đội, đồng chí của mình? Đây quả là cách ứng xử lạ lùng và kỳ cục nếu không nói là thiếu chuẩn mực đạo đức và luật pháp, mà chỉ duy nhất thấy ở lãnh đạo các quốc gia theo thể chế độc tài, toàn trị! Trong số 20 cựu sỹ quan LLVT ký tên, người trẻ nhất nay cũng đã 77 tuổi, còn người cao tuổi nhất đã bước sang tuổi đại thượng thọ: 103 tuổi! Đó là lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền VN tại TQ. Tướng Vĩnh vào Đảng năm 1939, được phong hàm Thiếu tướng năm 1959! Trong tất cả sỹ quan cấp tướng do đích thân Chủ tịch HCM tấn phong, cụ là người duy nhất còn sống cho đến nay! Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh kể lại cho tôi chuyện sau: Lúc đương chức, cả 2 ông Tư Sang và Ba Dũng đều cử phái viên đến thăm cụ. Một lần ông Ba Dũng cử 1 vị tướng đến thăm với mục đích thẳng băng là yêu cầu cụ bớt phê phán và lên án ông ta! Ông tướng này (chỉ bằng tuổi con cụ) nói: "Bác nguyên là Trung ương Ủy viên, tôi cũng là nguyên Ủy viên Trung ương. Bác là sỹ quan cấp tướng, tôi cũng cấp tướng!" Nghe đến đây, cụ bèn ngắt lời khách: "Không dám! Tôi vào Đảng khi anh còn chưa sinh. Còn khi tôi được phong hàm tướng và tham gia BCHTW, có lẽ lúc đó anh mới chỉ học cấp 1. Anh so sánh như vậy là khập khiễng! Vả lại khi tôi được phong tướng và được bầu vào Trung ương, thời kỳ ấy Đảng ta còn rất trong sạch, chứ đâu như bây giờ! Nay tất cả là do đồng tiền chi phối và quyết định, khác hẳn trước đây"! Biết là thất thố và không thể đối đáp tiếp, ông tướng nọ vội vàng cáo lui, lẳng lặng ra về! Đến nay có 1/5 số ký "Kiến nghị 20" đã rời cõi tạm về nơi vĩnh hằng! Đó là Thiếu tướng Lê Duy Mật và 4 đại tá: Bùi Văn Bồng, Phạm Hiện, Nguyễn Thế Trường và Lê Hồng Hà! Xin mạn phép hỏi ông Tư Sang và Ba Dũng: Vì lý do gì mà các ông không phúc đáp và trả lời 4 vấn đề nêu trong "Kiến nghị 20" gửi các ông 4 năm trước? Thực sự là do đâu? Chắc ở dưới suối vàng, 5 sỹ quan quá cố và khả kính kia sẽ không tha thứ cho 2 ông về tội đã phớt lờ bổn phận và đạo lý của mình! Bốn yêu cầu trong "Kiến nghị 20" đâu phải là những đòi hỏi vô lý, ngược lại đấy là những vấn đề rất thiết thực, nằm trong khuôn khổ và phù hợp với Hiến pháp! Trong số ký "Kiến nghị 20" có nhiều người đáng tuổi cha chú hai ông, họ góp phần xương máu trong 3 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để các ông được cơ cấu "làm đày tớ của dân" (lời Chủ tịch HCM)! Đảng bố trí các ông ngồi vào 2 trong 4 ghế tứ trụ triều đình để phục vụ ai? Các ông đã coi khinh, không lên tiếng trả lời, vậy lương tâm các ông còn không? Các ông hành xử bất tín, bất nghĩa, vô chính trị như vậy là ý muốn cá nhân hay theo chỉ đạo của ai đó, thưa 2 ông? Mong rằng cách ứng xử thiếu văn hóa, khiếm nhã và vô đạo lý nói trên sẽ không bao giờ lặp lại trong sinh hoạt chính trị, nhất là trong tư duy của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta! Hà Nội, ngày 2/9/2018. (P/s: Xin mời quý độc giả đọc toàn văn bản "Kiến nghị 20" dưới đây:) KIẾN NGHỊ của 20 cựu sĩ quan LLVT gửi Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ CHXHCN Việt Nam Ngày 2 tháng 9 năm 2014 KÍNH GỬI: - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thống lĩnh các Lực lượng Vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Chúng tôi là những người lính trọn đời "Trung với Nước, Hiếu với Dân", luôn trăn trở với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân. Đứng trước tình hình nghiêm trọng, đe dọa an ninh, chủ quyền và sự phát triển của Quốc gia, chúng tôi vô cùng lo lắng và thấy cần phải kiến nghị với Lãnh đạo Nhà nước một số điểm như sau. 1. Lực lượng vũ trang mang tên Nhân dân phải luôn luôn vì Nhân dân, nên không được huy động Quân đội và Công an vào bất cứ việc gì có hại cho Nhân dân. Sức mạnh của Lực lượng vũ trang chỉ có được khi dựa vào Nhân dân, nên không được đánh mất tín nhiệm đối với Nhân dân. Vì vậy, để bảo vệ uy tín của Quân đội là lực lượng có nhiệm vụ hiến định "quốc phòng", tức là bảo vệ Tổ quốc trước ngoại xâm, cần chấm dứt ngay việc huy động Quân đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với Nhân dân, như giải tỏa đất đai, ngăn chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa… Để khôi phục uy tín của Công an, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ hiến định "bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm", tuyệt đối không lạm dụng lực lượng Công an vào việc đàn áp những người dân vô tội, chỉ yêu cầu giải quyết quyền lợi hợp pháp của mình. 2. Các chiến sĩ Lực lượng vũ trang chỉ có thể yên tâm rèn luyện và sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc khi tin tưởng rằng cống hiến của họ luôn được Nhà nước ghi nhận thỏa đáng và gia đình của họ sẽ được Nhà nước chăm sóc chu đáo. Việc cố tình phớt lờ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 và mấy trận chiến bảo vệ biển đảo không chỉ phủ nhận lịch sử, xúc phạm đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần và quyết tâm chiến đấu của Lực lượng vũ trang. Đó là sai lầm không được phép tái phạm. Để khắc phục hậu quả, phải nhanh chóng giải quyết những cách cư xử không đúng đối với với thương binh và gia đình liệt sĩ. Đặc biệt, phải sớm khôi phục danh dự và quyền lợi đã bị lãng quên của các liệt sĩ và thương binh đã hy sinh xương máu trong chiến tranh biên giới phía bắc và ngoài biển đảo, gấp rút tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ dọc biên giới phía Bắc đã bị bỏ bê hơn hai chục năm qua. 3. Lực lượng vũ trang cần được xác định rõ ràng và chính xác đối thủ, không thể mơ hồ biến thù thành bạn hoặc coi bạn là thù. Đối tượng tác chiến của Quân đội phải là những thế lực có thể đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong hiện tại và tương lai, chứ không thể là những đối thủ đã thuộc về quá khứ. Đối tượng khống chế của Công an phải là những kẻ tội phạm và các hành vi vi phạm hiến pháp, pháp luật, dù ở trong hay ngoài bộ máy cầm quyền, chứ không thể là những người dân vô tội. Lịch sử đã chỉ ra rằng Nhân dân ta phải thường xuyên đề cao cảnh giác trước nguy cơ ngoại xâm từ nước láng giềng phương Bắc. Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trên vùng đặc quyền kinh tế của của chúng ta, tuy nay đã tạm rút đi, nhưng vẫn cho thấy họ không hề từ bỏ quyết tâm bá chiếm Biển Đông. Lịch sử cũng cho thấy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước cựu thù đã hợp tác với nhau rất hiệu quả và bền vững, ví dụ như mối quan hệ giữa CHLB Đức và ba nước Mỹ, Anh, Pháp, giữa Nhật Bản và Mỹ, giữa Việt Nam và hai nước Pháp, Nhật Bản. Do đó, không thể vì những quan niệm bảo thủ, giáo điều mà đánh mất các cơ hội hợp tác với các cường quốc tiên tiến văn minh, nhằm phát triển kinh tế, công nghệ, nâng cao sức mạnh quốc phòng và tăng cường sự ủng hộ quốc tế trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. 4. Là người chủ và người bảo vệ đất nước, Nhân dân và lực lượng vũ trang phải được biết chính xác hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với Nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh và chủ quyền của Quốc gia. Về Hội nghị Thành Đô, có tin nói rằng Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đã công bố nội dung thỏa thuận giữa hai bên, trong đó trích dẫn: "Việt Nam mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây... Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc". Chúng tôi không biết thật giả thế nào, yêu cầu Chủ tịch và Thủ tướng cho chúng tôi và nhân dân biết rõ thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô năm 1990. Chuyến đi thăm Trung Quốc gần đây của đặc phái viên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã thỏa thuận với phía Trung Quốc về ba nguyên tắc chỉ đạo phát triển quan hệ Việt-Trung mà nội dung chỉ nhắc lại những câu sáo ngữ, không nói gì tới thực trạng và các biện pháp chấm dứt các hành động ngang ngược của thế lực bành trướng Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta trong mưu đồ bá chiếm Biển Đông. Chưa biết bên trong còn có những thỏa thuận cụ thể gì, nhưng toàn dân và toàn quân yêu cầu lãnh đạo Đảng và Nhà nước có đối sách đúng đắn trước mưu đồ và hành vi xâm lược của thế lực bành trướng Trong Quốc, không thể chấp nhận thái độ thể hiện sự thần phục họ, và càng đòi hỏi phải công khai, minh bạch thực trạng quan hệ giữa hai bên. Trên đây là mấy đòi hỏi cấp bách, nhằm khôi phục uy tín của Quân đội và Công an trong Nhân dân, đồng thời tăng cường sức chiến đấu của Lực lượng vũ trang, để có thể đáp ứng được những thách thức to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. DANH SÁCH KÝ TÊN: 1. Lê Hữu Đức, Trung tướng, nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu. 2. Trần Minh Đức, Thiếu tướng, nguyên Phó Tư lệnh hậu cần Mặt trận Trị Thiên - Huế. 3. Huỳnh Đắc Hương, Thiếu tướng, nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào. 4. Lê Duy Mật, Thiếu tướng, nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 2, cựu Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) 1979-1984. 5. Bùi Văn Quỳ, Thiếu tướng, nguyên Phó Tư lệnh chính trị Binh chủng Tăng-Thiết giáp. 6. Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, nguyên Chính ủy Quân khu 4. 7. Bùi Văn Bồng, Đại tá, nguyên Trưởng Đại diện báo Quân đội Nhân dân tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 8. Phạm Quế Dương, Đại tá, nguyên TBT tạp chí Lịch sử Quân sự. 9. Nguyễn Gia Định, Nghệ sĩ ưu tú Điện ảnh quân đội. 10. Lê Hồng Hà, nguyên Chánh Văn phòng Bộ Công an, Ủy viên Đảng đoàn Bộ Công an. 11. Phạm Hiện, Đại tá, nguyên Chánh Văn phòng B.68 Đoàn chuyên gia giúp Campuchia. 12. Phạm Xuân Phương, Đại tá, nguyên chuyên viên Cục Nghiên cứu Tổng cục Chính trị. 13. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an. 14. Đào Xuân Sâm, Cựu chiến binh Hà Nội, nguyên Chủ nhiệm khoa Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 15. Tạ Cao Sơn, Đại tá, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2. 16. Đoàn Sự, Đại tá, nguyên Phó Cục trưởng Cục Xuất bản Tổng cục Chính trị. 17. Lê Văn Trọng, Đại tá, nguyên Trưởng Ban lịch sử Cục Nghiên cứu Bộ Tổng Tham mưu. 18. Nguyễn Thế Trường, Đại tá, nguyên TBT báo Quân giải phóng Trung Trung bộ. 19. Nguyễn Văn Tuyến, Đại tá, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên cán bộ Viện Lịch sử Quân sự. 20. Nguyễn Huy Văn (tức Kim Sơn), Đại tá, cán bộ lão thành cách mạng, nguyên Phó Trưởng phòng Sở chỉ huy Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu ./. Tác giả gửi BVN | |
Tử hình vì giết người biểu tình: Từ Libya đến Việt Nam Posted: 01 Sep 2018 07:49 PM PDT Những người biểu tình hô khẩu hiệu chống lãnh đạo Libya, Muammar Gaddafi. Hình tư liệu. Giới công an trị Việt Nam chỉ biết lấy thịt đè người và lấy đông hiếp yếu tuyệt đối không nên bỏ qua thông tin chấn động này: ngày 15/8/2018, Tòa án Phúc thẩm Tripoli ở Libya đã tuyên án tử hình 45 cựu quân nhân và 54 cựu quân nhân khác bị phạt 5 năm tù giam vì bị kết án giết hại người biểu tình tại thủ đô Tripoli trong cuộc nổi dậy chống chế độ độc tài Muammar Gaddafi năm 2011. Bịt mặt cũng không thoát Vụ án này xảy ra trước đó đúng bảy năm - 21/8/2011, ngày mà nhóm quân đội ủng hộ Gaddafi đã nổ súng và giết hàng chục người biểu tình gần khu vực Abu Slim. Chẳng bao lâu sau, cuộc cách mạng 'Mùa xuân Ả rập' đã giải thoát dân tộc Libya khỏi ách độc tài của chế độ Gaddafi. Muammar Gaddafi đã bị phe nổi dậy bắt và giết vào tháng 10/2011. Thân phận của kẻ độc tài tắm máu này chỉ được người ta nhìn thấy dưới một cái cống bẩn thỉu. Libya dân chủ là quốc gia đầu tiên sau Cách mạng 'Mùa xuân Ả rập' hồi tố và truy cứu trách nhiệm một cách nghiêm khắc và hợp đạo đối với những kẻ giết người biểu tình trong quá khứ. Nhưng vì sao hầu hết quân nhân chống biểu tình thời Gaddafi đều đội mũ hoặc che mặt nhưng vẫn bị phát hiện và bị truy cứu hình sự? Sau khi Gaddafi bị lật đổ, các cơ quan tư pháp của Libya dân chủ đã bắt đầu tiến hành những cuộc điều tra về thủ phạm ra lệnh và thủ phạm thi hành vụ bắn giết người biểu tình. Một số sĩ quan quân đội phụ trách chống biểu tình và trực tiếp ra lệnh bắn vào đoàn người biểu tình đã bị bắt giữ. Và chính những kẻ này, hòng cứu vãn mạng sống của chúng, đã mau mắn khai ra những quân nhân cấp dưới nào của chúng đã trực tiếp nổ súng. Không mấy khó khăn, cơ quan tư pháp đã xác định được danh sách những tội phạm giết người. Còn Việt Nam thì sao? Đánh đập, tra tấn và 'tự chết trong đồn công an' Ở Việt Nam chưa đến giới hạn xảy ra những vụ bắn giết người biểu tình, cũng bởi phong trào phản kháng dân sự ở Việt Nam chưa đạt đến độ rung lắc mà khiến chế độ cầm quyền phải run sợ và phải ra lệnh cho cảnh sát cùng quân đội bắn thẳng vào đám đông biểu tình. Nhưng đánh đập, đánh dã man người biểu tình cùng cảnh 'tự chết' của người dân trong đồn công an thì đã trở thành số nhiều. Trong bảng vàng thành tích của Công an TP. HCM, trận đàn áp cuộc biểu tình vì môi trường vào ngày 8/5/2016 được gạch dưới như một đỉnh cao chói lọi: lực lượng ăn thuế của dân đã bắt đến 500 công dân biểu tình nhốt tại sân vận động Hoa Lư. Xịt hơi cay, đánh đập đến đổ máu rất nhiều người, đấm đá đến ngất xỉu hai mẹ con tuần hành như một cách kỷ niệm "Ngày của Mẹ"… Chẳng có gì là chứng cứ của "thế lực thù địch". Chỉ toàn dân ra biểu tình. Rất nhiều gương mặt mới xuất hiện: kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, có cả giám đốc ngân hàng. Ngày hè đỏ nắng và đỏ máu ở Sài Gòn. Khắp trung tâm thành phố này là cảnh "các lực lượng bảo vệ trật tự" nhe nanh lao vào hành hung không thương tiếc người biểu tình. Một số hình ảnh đã được xác minh: chính những nhân viên công an đã hóa trang làm thanh niên xung phong để tấn công dã man người biểu tình. Hai năm sau đó, cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu năm 2018 ở Sài Gòn phản đối luật Đặc khu và luật An ninh mạng đã khiến nỗi sợ hãi của giới quan chức chính quyền tăng tiến vượt bậc, đến nỗi nghị trường quốc hội đang ồn ào yêu cầu 'cần sớm ban hành luật Biểu tình'. Cuộc tổng biểu tình này đã có nhân số gấp 10 lần cuộc biểu tình chống giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vào năm 2014, khi lên đến hàng trăm ngàn người và bùng nổ tại trên 50% tỉnh thành trong quốc gia. Một lần nữa trong nhiều lần kể từ cuối năm 2011 khi thủ tướng thời đó là Nguyễn Tấn Dũng giao cho cơ quan chuyên đàn áp biểu tình là Bộ Công an soạn thảo luật Biểu tình, Tổng thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc hùa theo 'Chính phủ đang tích cực chuẩn bị luật Biểu tình'. Khó mà nhớ được đây là lần thứ mấy quan chức Nguyễn Hạnh Phúc hứa hẹn 'đang tích cực chuẩn bị', trong vô số phát ngôn đậm đà đầu môi chót lưỡi của giới quan chức Việt Nam. Nhưng với người dân Việt, cái bánh vẽ luật Biểu tình đã công nhiên trở thành một thứ phế thải. Từ năm 2011 và đặc biệt từ năm 2014 đến nay, người dân Việt Nam đã tự động xuống đường mà bất cần một khung luật nào cho phép. Trong cơn phẫn nộ và bế tắc tận cùng, trong nỗi thất vọng vượt quá giới hạn trước một chế độ đặc trưng quá tham nhũng, độc đoán và khiến phát sinh đủ thứ hậu quả xã hội trầm kha, ngày càng có thêm nhiều người dân vượt qua nỗi sợ của mình để bước ra đường, mở miệng và thét to những gì họ muốn. Song cuộc biểu tình thứ hai cùng tháng Sáu năm 2018 - diễn ra vào ngày Mười Bảy - đã bị Công an TP.HCM tái hiện cảnh đánh đập tra tấn người biểu tình như đã từng hành xử đối với cuộc biểu tình môi trường tháng Năm năm 2016, dã man đến mức nhiều người biểu tình bị hành hung đã lần đầu tiên phải thốt lên 'Ác ôn cộng sản!'. Vào cái ngày ác ôn trên, cả công viên Tao Đàn ở Sài Gòn đã bị biến thành một trại tập trung khổng lồ để giam giữ và tra tấn vài trăm người dân biểu tình. Tiếng kêu thét vì bị tra tấn dậy lên khắp nơi. Nhiều người dân Sài Gòn đã lần đầu tiên phải chứng kiến bản thân họ và đồng bào của họ bị giới 'công an nhân dân' tra tấn vào vùng kín của cơ thể. Rất nhiều công an đã bị mặt trong khi thi hành nhiệm vụ 'thanh bảo kiếm bảo vệ chế độ'. Hệt như những cảnh sát Ai Cập đã bịt mặt, cưỡi lạc đà lao vào đám đông biểu tình của người dân và vung roi quất lên đầu họ khi 'Mùa xuân Ả rập' bắt đầu. Nhưng rốt cuộc, các chế độ độc tài đều sụp đổ và chẳng mấy kẻ bị mặt thoát nạn 'quả báo'. Nhiều kẻ trong số đó đã bị chính quyền dân chủ trừng trị. Vậy số phận của những công an bịt mặt ở Sài Gòn và ở nhiều tỉnh thành Việt Nam khi đàn áp, đánh đập nhân quyền, dân oan đất đai và tấn công người biểu tình liệu có thoát nạn quả báo trong tương lai không còn xa nữa? Hãy nhìn vào sếp của những kẻ này. Truy từ sếp công an Vào cái đêm tối trời của con tàu sắp đắm và khiến hàng đàn chuột lúc nhúc bò khỏi chổ ẩn náu để thoát thân, hàng đàn hàng bầy quan chức Việt cũng âm thầm rồng rắn kéo nhau 'ra đi tìm đường cứu nước' ở Mỹ, Canada, Úc, Anh, Pháp và những nước Tây Âu, nhất là tìm đến những quốc gia không có hiệp định dẫn độ tội phạm hình sự với Việt Nam. Những bầy quan chức trên lo sợ điều gì? Chế độ vẫn còn nằm trong tay họ kia mà? Không, họ lo sợ về một sự thay máu chế độ như đã từng diễn ra ở ba nước Bắc Phi trong Cách mạng 'Mùa xuân Ả Rập'. Họ lo sợ về một cơn cuồng bão nổi dậy của người dân Việt Nam sẽ nhấn chìm 'con tàu cách mạng' đầy ô nhục tham nhũng và sa đọa của họ xuống tận đáy đại dương. Đây cũng đang là thời buổi của 'thân ai người đó lo, hồn ai người đó giữ'. Không kẻ nào cứu kẻ nào nếu không bị ràng buộc quyền lực và lợi ích với nhau. Trong mọi thứ ích kỷ trên đời, ích kỷ về sinh mạng chính trị có lẽ là trội nhất. Sẽ chẳng có gì bảo đảm là những sỹ quan cảnh sát đã từng ra lệnh đánh đập tra tấn người biểu tình ở Việt Nam, khi đã nằm gọn trong vòng tay pháp luật hoặc bị lôi ngược về quê hương dù có tìm cách trốn biệt ra nước ngoài, sẽ không mau mắn khai báo cái danh sách những kẻ thừa hành mệnh lệnh ấy, bất chấp lũ thừa hành đã cố che mặt càng kín càng tốt để khỏi bị người dân và nạn nhân nhận dạng chúng. Các cấp 'trưởng phòng nghiệp vụ' của công an tỉnh thành, cùng cấp trưởng phó công an quận, phường là những quan chức công an nắm rõ nhất danh sách những nhân viên công an bịt mặt đánh người và tra tấn đến chết người. Người dân chỉ cần lập hồ sơ sơ bộ về những vụ đánh đập, tra tấn và giết người trong đồn công an xảy ra vào thời điểm nào, tại đâu và kèm theo bằng chứng (nếu có), để dùng cho việc truy cứu trách nhiệm trong tương lai. Sẽ là Libya ở Việt Nam? Đánh đập và tra tấn dã man lại rất thường là biểu hiện của giai đoạn cuối cầm quyền của một chế độ độc tài. Sự phẫn nộ của dân chúng sẽ đẩy đến những cuộc biểu tình tự phát, không chỉ với những đám đông bình thường như trước đây mà sẽ biến thành một phong trào biểu tình khổng lồ. Nhưng thói quen sợ hãi xen độc trị của chế độ có thể sẽ biến thành những mệnh lệnh sát nhân. Quân đội và công an có thể sẽ phải nhận lệnh bắn thẳng vào đoàn người biểu tình. Khi đó, kịch bản Libya năm 2011 sẽ tái hiện ở Việt Nam. Và những năm sau đó khi một chế độ dân chủ chắc chắn sẽ được hình thành ở Việt Nam, kịch bản Libya 'xử tử hình 45 cựu quân nhân vì giết người biểu tình' cũng sẽ là một tấm gương phản tỉnh không thể cưỡng chống trên mảnh đất 'lệ rơi hình chữ S' này. P.C.D. Tác giả gửi BVN | |
Từ ‘vi phạm trực tiếp’ đến số phận EVFTA Posted: 01 Sep 2018 07:41 PM PDT Ông Lê Đình Lượng tại phiên tòa hôm 16 tháng Tám, tại Nghệ An (AFP PHOTO / Vietnam News Agency / Vietnam News Agency) Lần thứ hai trong vòng 4 tháng, Liên minh châu Âu – nơi đang nắm trong tay quyền sinh sát đối với số phận như mành treo trước gió của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA), đã 'kết án' nhà cầm quyền Việt Nam bằng cụm từ 'vi phạm trực tiếp đối với các nghĩa vụ quốc tế'. Hai lần 'vi phạm trực tiếp' Ngay sau vụ nhà hoạt động nhân quyền Lê Đình Lượng bị Tòa án Nghệ An kết án 20 năm tù và 5 năm quản chế, EU lập tức tuyên bố bản án này "đã tiếp nối xu hướng tiêu cực trong việc đàn áp các nhà hoạt động ôn hòa tại Việt Nam", và "Ông Lê Đình Lượng đã ủng hộ một cách ôn hòa cho sự thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền như đã được đảm bảo trong Hiến pháp Việt Nam, Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế và các công ước quốc tế khác mà Việt Nam đã ký kết tham gia, trong đó có Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Vì việc kết án trên là một sự vi phạm trực tiếp đối với các nghĩa vụ quốc tế này, Liên minh châu Âu mong muốn rằng các cơ quan thẩm quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức đối với ông Lê Đình Lượng cũng như tất cả các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền khác hiện đang bị phạt tù vì đã biểu đạt quan điểm của mình một cách ôn hòa". Tuyên bố trên được nêu ra bởi Phái đoàn Liên minh châu Âu với sự đồng thuận của các Đại sứ các Quốc gia thành viên Liên minh châu Âu tại Việt Nam. Vào đầu tháng Tư năm 2018, sau khi Hội đồng xét xử của một tòa án ở Việt Nam – dù không đủ chứng cứ nên phải suy diễn theo hướng quy chụp có tội – vẫn giáng một bản án đến 66 năm đối với 6 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, trong đó riêng Luật sư Nguyễn Văn Đài bị giáng án đến 15 năm tù, EU đã phản ứng cứng rắn chưa từng có. "Những bản án mà Tòa Hà Nội tuyên cho 6 nhà hoạt động dân chủ Việt Nam vào ngày 5 tháng tư là sự vi phạm trực tiếp những nghĩa vụ quốc tế mà chính Hà Nội cam kết; cũng như Liên Minh Châu Âu mong muốn được tôn trọng đầy đủ. Liên minh Châu Âu mạnh mẽ cam kết bảo vệ những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát và làm việc với các cơ quan chức năng và những đối tác liên quan nhằm cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam" – tuyên bố của Phát ngôn nhân Maja Kocijancic của EU phát đi từ Bruxelles. Bruxelles lại là thủ phủ của EU – nơi mà các quan chức cao cấp của Việt Nam như Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh liên tục đến để "vận động EU linh hoạt sớm phê chuẩn EVFTA" trong năm 2017 và đầu năm 2018. Hoàn toàn trái ngược với lối quy chụp "tuyên truyền chống nhà nước" và "âm mưu lật đổ chính quyền" của chính thể Việt Nam đối với Hội Anh Em Dân Chủ, tổ chức xã hội dân sự này đã làm được nhiều hơn bất cứ tổ chức xã hội dân sự nào khác, và hơn hẳn toàn bộ khối tổ chức hội đoàn nhà nước như Mặt trận Tổ quốc, Tổng liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên cộng sản… trong mục tiêu hỗ trợ ngư dân và Giáo dân 4 tỉnh miền Trung đòi lại công lý và tiền đền bù sau thảm họa xả thải ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra vào hai năm 2016 và 2017. Nếu Formosa đã trở thành một chủ đề quốc tế và được nhiều tổ chức môi trường lẫn Chính phủ một số nước và báo chí quốc tế đặc biệt quan tâm, số phận những lãnh đạo Hội Anh Em Dân Chủ bị công an Việt Nam tống giam cũng bởi thế được quốc tế quan tâm không kém – theo tiêu chí các giá trị dân chủ và nhân quyền trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. 'Cáo trạng nhân quyền' Chi tiết ngoại giao đáng chú ý là trong tuyên bố của EU vào tháng Tư năm 2018 và tháng Tám năm 2018 đã không còn những từ ngữ "lo ngại" hay "quan ngại" như một cách biểu lộ phản ứng nhẹ nhàng hoặc vừa phải, mà là lời lẽ cứng rắn – thậm chí còn cứng rắn hơn cả mức độ cứng rắn trong bản Nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam – mang số hiệu 2016/2755 (RSP) mà Nghị viện châu Âu tung ra vào tháng 6/2016, vào lúc chính quyền Việt Nam bắt đầu một chiến dịch đàn áp khốc liệt kéo dài 17 tháng liên tiếp đối với giới đấu tranh nhân quyền ở quốc gia "lệ rơi hình chữ S" này. Sau nhiều năm giữ ôn hòa với chính quyền Việt Nam và thậm chí còn bị cho là khá mềm yếu trước quá nhiều vi phạm nhân quyền, từ giữa năm 2016 đến nay EU ngày càng quan tâm đặc biệt đến chủ đề nhân quyền cho Việt Nam và nói thẳng đây là một trong những điều kiện bắt buộc, để nếu Việt Nam không chịu cải thiện nhân quyền thì sẽ không có cơ hội nào có được EVFTA. Từ nửa cuối năm 2016 đến nay, vai trò đối thoại nhân quyền đã chuyển dần từ Hoa Kỳ sang EU. Một số nghị sĩ của EU đến Hà Nội làm việc về EVFTA và luôn kèm dẫn những điều kiện về nhân quyền – vấn đề trước đây chỉ là yếu tố phụ thì nay đã trở thành một trọng tâm của EVFTA. Đặc biệt là vai trò của Nhà nước Đức khi đàm phán với Việt Nam không chỉ về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà cả về tù nhân lương tâm và quyền tự do xuất cảnh của những người bất đổng chính kiến đang nằm trong 'nhà tù lớn'. Nhưng trong nguyên năm 2017, chủ đề nhân quyền đã hoàn toàn không được Việt Nam quan tâm và phản hồi. Thậm chí ngược lại, nhà cầm quyền Việt Nam còn bắt giam đến gần ba chục người bất đồng chính kiến vào năm đó – một "thành tích" tương đương với thời kỳ "khủng bố trắng" từ năm 2008 đến năm 2012. Kết quả hầu như là con số 0 của Đối thoại nhân quyền EU - Việt Nam vào tháng 12/2017 cùng bản nghị quyết nhân quyền đầy sắc thái cứng rắn của Quốc hội EU trong cùng tháng đó đã cho thấy châu Âu không còn chấp nhận tư thế dễ bị "ăn hiếp" bởi giới chóp bu Việt Nam quá quen mặc cả nhân quyền đổi lấy lợi ích thương mại, đồng thời dựng lên một bức tường đủ cao trước Hà Nội nếu muốn đạt được EVFTA. Với tuyên bố về việc chính thể Việt Nam đã 'vi phạm trực tiếp' đối với những công ước quốc tế mà Việt Nam đã 'cái gì cũng ký, miễn được lợi và được tiếng', trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị với những cam kết rất cụ thể về quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận và tự do báo chí, có thể thấy EU đang dần hình thành một hồ sơ 'cáo trạng' đối với giới chóp bu Hà Nội để có thể đưa ra 'truy tố' trong không bao lâu nữa, đặc biệt trong bối cảnh vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa nhận được bất kỳ một lời xin lỗi hay cam kết 'sẽ không tái phạm' nào từ Hà Nội. Sẽ điều trần 'ba bên' về nhân quyền? Dự kiến trong hai tháng Mười và Mười Một năm 2018, bản dự thảo Hiệp định EVFTA, sau khi đã kết thúc quá trình rà soát pháp lý mất đến hai năm rưỡi thay vì chỉ 6 tháng như thông thường, sẽ được Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu đưa ra để xem xét có ký kết với Việt Nam hay không, hoặc nếu ký thì sẽ cần xem xét một cách đặc biệt đến những điều kiện nhân quyền lồng trong bản hiệp định này như thế nào. Một cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam cũng rất có thể sẽ được Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu tổ chức với sự có mặt của ba bên: EU, Bộ Công thương Việt Nam và một vài nhà hoạt động nhân quyền từ Việt Nam. Chính vào lúc này, quá nhiều khó khăn kinh tế đã tích tụ và chồng chất để trở thành nỗi bế tắc được định dạng ngay trên gương mặt thất thần của đảng Cộng sản. Nếu không khẩn cấp tìm ra lối thoát kinh tế và tài chính bằng EVFTA, chẳng mấy năm nữa đảng sẽ sạch tiền, sẽ không còn tiền nuôi đội ngũ công chức viên chức 'còn đảng còn mình' lên đến gần 3 triệu người, cùng một lực lượng vũ trang và bán vũ trang hoặc chỉ biết đàn áp quyền làm người của dân chúng, hoặc chỉ lo làm 'kinh tế quốc phòng' mà chẳng hề bảo vệ ngư dân Việt trong lúc tàu Trung Quốc hùng hổ tấn công, hành hung và bắn giết. P.C.D. Tác giả gửi BVN | |
Posted: 01 Sep 2018 07:35 PM PDT Nguyễn Đình Cống Đó là bài hát Lời Bác dặn trước lúc đi xa của nhạc sĩ Trần Hoàn. Theo tường thuật thì ông Vũ Kỳ đã kể cho ông Trần Hoàn nghe câu chuyện. Quá cảm động, nhạc sĩ đã sáng tác bài hát. Nhiều người thuộc bài này, tôi chỉ xin chép ra một số câu: Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi, Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế. Nhưng không gian vẫn bốn bề lặng lẽ. Bác đành nằm im… Bác muốn nghe một câu ví… mà xung quanh vẫn lặng ngắt như tờ… Lần thứ ba bác vẫy gọi… Ôi may sao, bỗng có em gái nhỏ, Bước vào gần Bác. Rồi căn phòng xao động trong nước mắt, Những lời ca nức nở tái tê. Rằng "người ơi người ở đừng về". Bác nhìn em rơm rớm hàng mi… Chuyện kể rằng trước lúc Người đi xa. Để chăm sóc bệnh nhân Hồ Chí Minh, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai cử một đội gồm các Bác sĩ và Y tá giỏi từ Bắc Kinh sang Hà Nội vào ngày 25 tháng 8/1969 Từ đó BS và Y tá Trung Quốc thay người Việt chăm sóc bệnh nhân. Về việc hát cho Bác nghe, trước đây đã có khá nhiều người dựa vào ngôn từ bài hát của Trần Hoàn để viết ra những bài báo, dựng nên những tiểu phẩm với khá nhiều tình tiết được thêm vào, làm xúc động lòng người. Tuy vậy có vài câu hỏi mà từ lâu không ai đụng đến. Đó là ai hát, hát vào lúc nào, có những ai đã chứng kiến. Hát vào trước lúc Người đi xa, nhưng vào lúc mấy giờ, ngày nào. Trước vài phút, vài giờ, vài ngày đều là trước. Riêng tên bài hát đã có nói tới là Người ơi người ở đừng về, nhưng có thông tin thêm các bài khác nữa. Mãi gần đây, từ 2010 mới có người đưa ra các câu trả lời. Theo dõi các tường thuật trên báo, thấy có hai nguồn thông tin khác nhau. Nguồn A- Xuất hiện trước. Người hát là Vương Tinh Minh Y tá Trung Quốc, hát chiều 31/8, bài hát tiếng Hoa. Tường thuật của Vương Tinh Minh như sau: "Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn" (nguồn: Báo QĐND ngày 25/1/2010. Báo Chính luận ngày 22/9/2013. Đường dẫn: http://www.tiengnoicuadan.org/2013/09/ba-lan-bac-cuoi-truoc-luc-di-xa.html). Nguồn B- Xuất hiện sau. Người hát là y tá Ngô Thị Oanh, hát vào sáng ngày 2 tháng 9, có ông Vũ Kỳ chứng kiến. Xin chép lại đoạn tường thuật : Y tá Ngô Thị Oanh là người túc trực chăm sóc sức khỏe cho Bác kể lại: "Buổi sáng (ngày 2/9) tôi vào mời Bác uống thuốc, cắt móng tay cho Người, cắt xong Bác hài lòng hỏi tôi: - Cháu tên gì? - Dạ thưa Bác, cháu tên Ngô Thị Oanh ạ! - Quê cháu ở đâu? - Thưa Bác! Quê cháu ở Liên Châu, huyện An Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc ạ! - Cháu có biết hát không? Tôi đang lúng túng chưa biết thưa Bác thế nào thì đồng chí Vũ Kỳ đứng cạnh đó trả lời giúp tôi. - Thưa Bác! Để cháu Oanh hát Bác nghe. Bất ngờ và hồi hộp, tôi trấn tĩnh và hát bài: "Chiến sĩ quân y làm theo lời Bác" và bài dân ca quan họ Bắc Ninh "Người ở đừng về". (Nguồn: Mai Lê Huyền - Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, công bố ngày 20/6/2017). Phải chăng có 2 lần Bác Hồ nghe hát khác nhau. Vậy Trần Hoàn dựa vào lần nào để sáng tác. Dựa vào lần nào cũng mắc đầy mâu thuẫn giữa các tường thuật và nội dung bài hát. Hay là nhạc sĩ chỉ nghe qua cốt chuyện rồi bịa ra các chi tiết cho thêm phần hấp dẫn. Nhưng tác giả Đức Thọ, báo Dân sinh ngày 30/6/2016 viện dẫn cuốn hồi ký của Vũ Kỳ để chứng tỏ mọi chi tiết Trần Hoàn đưa ra đều đúng với sự thật đã xảy ra. Đức Thọ viết: "Lần thứ ba thức dậy, Người ngỏ ý muốn nghe một câu dân ca quan họ Bắc Ninh. Lần này, thật may mắn, cô y tá Viện Quân y 108, Ngô Thị Oanh tiến lại gần Bác thưa: "Thưa Bác, cháu xin hát cho Bác nghe ạ". Trong nỗi xúc động nghẹn ngào, cô cất lên lời hát: "Người ơi, người ở đừng về…". Các đoạn kể về Ngô Thị Oanh khá khác nhau, vậy không thể cùng đúng. Có khả năng cùng được sáng tác dựa trên cái tên Ngô Thị Oanh. Tôi chỉ mới tìm thấy người ta viết về cô chứ chưa thấy tường thuật của bản thân cô. Nếu quả thật đã từng có cô Oanh thì hiện nay cô ấy đã thành Bà cụ Oanh. Không biết cụ Oanh làm gì, ở đâu. Một nghi vấn là "Em gái nhỏ" của Trần Hoàn xuất hiện khá đột ngột, khác xa với Y tá Ngô Thị Oanh. Không biết ai là người đầu tiên tìm ra cái tên Ngô Thị Oanh để gán cho em gái nhỏ và tìm thấy vào lúc nào, phải chăng là sau khi ông Vũ Kỳ chết (2005) và sau khi có bài tường thuật của y tá Vươg Tinh Minh. Nếu chỉ có 1 lần Bác muốn nghe hát thì đó là lần nào. Sự thật chỉ có một. Nhưng tại sao lại có các dị bản. Mà chuyện mới gần đây chứ đã lâu gì. Theo tôi có 2 nguyên nhân. Thứ nhất là không có người nào theo dõi, ghi chép và công bố công khai, người ta xem đó là bí mật quốc gia. Thứ hai là sự sùng bái cá nhân quá lố. Nếu xem rằng một cụ già sắp chết muốn nghe một bài hát là chuyện bình thường thì người ta dễ thuật lại một cách ngắn gọn và tương đối chính xác. Nhưng vì muốn thần thánh hóa câu chuyện, muốn gán cho nó những ý nghĩa cao đẹp nên buộc phải tô vẽ thêm bằng những suy luận. Mà mỗi người suy luận mỗi kiểu nên tạo ra mâu thuẫn. Ô hô, ai tai, âu đó cũng là mánh khóe tuyên truyền mà mọi người đã quen. Một mâu thuẫn đáng nói nữa là đầu đề và nội dung bài hát. Đề là lời Bác dặn, nhưng nội dung chẳng thấy dặn gì, đó chỉ là nguyện vọng muốn nghe hát. Nên chăng đặt tên bài là: Bác muốn nghe hát trước lúc đi xa. N.Đ.C. Tác giả gửi BVN | |
LƯU QUANG VŨ “GÃ LÀM THƠ DA VÀNG” Posted: 01 Sep 2018 07:28 PM PDT Phạm Xuân Nguyên
Tôi chán cả bạn bè Mấy năm nay họ không nói được một câu gì mới Tôi bỏ ra đi, họ ngồi ở lại (Có những lúc, 1972) Lưu Quang Vũ đã viết những dòng này trong một lúc khủng hoảng nhất của lòng mình, khi tâm hồn rách nát, khi tưởng như mọi ngả đường đều bị bịt kín. Một bài thơ rất thực lòng, phơi bày trần trụi cơn tuyệt vọng nội tâm của một con người, một chàng trai mới ngoài hai mươi tuổi, một nhà thơ trẻ. Do đó, mấy câu thơ dẫn ra ở trên có sự bực bội, phẫn uất của Vũ với chính mình, nhưng cũng có một thái độ dứt khoát, kiên quyết của Vũ muốn đoạn tuyệt với một cái mình cũ, cắt đứt với cả những người bạn không giúp mình thoát được mình. Tôi coi đó là một tuyên ngôn sống và tuyên ngôn thơ của Lưu Quang Vũ. Để hiểu được tuyên ngôn này người đọc phải lần theo một hành trình chân lý của Vũ được ghi dấu qua các bài thơ anh để lại cho đời. Một hành trình đau đớn đầy hoài nghi, dằn vặt đã diễn ra ở Vũ khi tuổi đời anh còn rất trẻ. Nhưng về thời gian thực tế hành trình này chỉ diễn ra trong mấy năm cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970. Tôi gọi đó là hành trình chân lý trải qua các chặng từ "chung đàn" đến "tách đàn" và cuối cùng là "bỏ đàn" để Vũ một mình bước đi theo hướng tư tưởng, cảm xúc của riêng mình. Những bài thơ đầu tiên Vũ viết về cuộc chiến tranh chống Mỹ là hòa chung trong âm hưởng của dàn đồng ca thế hệ và thời đại. Mô típ chung là "đường ra trận mùa này đẹp lắm", giọng điệu chung là lạc quan, ca ngợi, cấu tứ chung là so sánh đối lập cái hôm qua và hôm nay, chiến tranh ác liệt và tương lai tươi đẹp. Lấy thí dụ bài "Qua sông Thương" Vũ viết tháng 6/1966. Cấu tứ là sự đối lập con sông Thương xưa và nay. Xưa "nỗi đau cũ thật không cùng / sông cũng thành nước mắt". Sông Thương nước mắt là con sông buồn: "Người xưa bảo đây đôi dòng lệ nhỏ / Những suối buồn gửi tới mênh mang". Vũ chỉ dành 10 câu thơ đầu bài nói về cái xưa ấy. Còn lại 36 câu là nói về cái nay với cảm hứng ""Đời đẹp vô cùng dòng lệ hóa dòng vui". Trong khung cảnh cảm xúc ấy người lính xuất hiện: "Mùa đánh Mỹ qua sông xưa nước mắt / Mà vạt áo người nay chẳng ướt / Chỉ nghe lồng lộng tiếng ca vang". Một bài thơ được viết đúng cảm hứng ca ngợi, theo mạch viết của thời nó được viết ra. Cũng nói đến nước mắt, ở một bài khác Vũ viết: "Tôi chẳng có thời giờ cho nước mắt / Viên đạn nằm trong súng đợi bay lên" (Mùa xoài chín) cũng là khuôn mẫu. Hay như bài "Phố huyện" viết sau bài "Qua sông Thương" hai tháng cũng là sự so sánh phố huyện đánh Pháp ngày xưa và phố huyện đánh Mỹ bây giờ. "Người vượt pháo quân ta rầm rập bước / Vẫn ánh trăng soi áo người vệ quốc / Phố huyện ơi, ta lại hành quân". Cả hình ảnh đăng đối này cũng là khuôn mẫu thơ một thời: "Ô cửa phòng ta mở thành ụ súng / Đường phố của ta dàn thành thế trận" (Chưa bao giờ, 4/1967). Những bài thơ như thế có sự thành thật. Thậm chí là chân thật. Sự thành thật của một thời tin là thế, yêu là thế, và cảm xúc là thế. Lãng mạn và hào hùng là mạch thơ chung của một thời xuất phát từ một lòng tin trong sáng và hồn nhiên. Thơ Vũ viết về Hà Nội tháng 4/1967 "mắt ai soi vào cũng sâu thẳm niềm tin", viết về "Phủ Lý tháng Hai" (1970) tưởng nhớ một bạn thơ hy sinh, nhưng "tin tương lai như chùm quả ngọt ngào". Nhưng rồi Vũ đã "đánh mất lòng tin". Bốn chữ này Vũ viết trong bài "Không đề III" vào tháng 11/1972: "Anh đi lủi thủi trên đường / đánh mất lòng tin". Từ đó "Tâm hồn anh cô quạnh dưới lòng sâu". Vũ nhiều lần nói đến sự mất mát cay đắng và đau đớn này: - "Điều em tin là nhảm nhí mà thôi" (Gửi một người bạn gái) - "Em đã tin trời xanh ngoài cửa sổ Trời đen sầm cửa sập nát vai em" (Gửi một người bạn gái) - "Mất lòng tin vào chiếc thuyền buồm trắng" (Anh đã mất chi anh đã được gì) - "Điều anh tin không có ở trên đời" (Quán cà phê ngoại ô, 1972) - "Điều tôi tin cõi đời này chẳng có" (Khúc hát, 1972) - "Người ta không thể sống bằng niềm tin đẹp" (Viết lại một bài thơ Hà Nội) Từ đâu có sự thay đổi "tách đàn" như vậy của Vũ? Từ cái nhìn của Vũ vào hiện thực chiến tranh. "Giữa chiến tranh hiểu đời thực hơn nhiều / Rách tan cả những làn sương đẹp phủ" (Gửi một người bạn gái). Bài thơ "Gửi một người bạn gái" tưởng như thơ tình nhưng thực chất đây là bài thơ bộc lộ toàn bộ tâm trạng của Vũ trước hiện thực cuộc sống mà anh đang trải qua những ngày tháng chiến tranh. Toàn bài là cả một chuỗi đối lập chát chúa: - "Nghe tiếng chim không thấy mùa nắng nữa" - "Mưa không mơ hồ mà tàn nhẫn từng cơn" - "Trang sách tình yêu có ngôi sao lên Không giống với cuộc đời thô bạo" - "Tin bình minh nhưng chỉ gặp sương chiều" Tâm trạng này Vũ sẽ còn nhiều lần bộc lộ trong các bài thơ tình nói với những người con gái anh yêu. Giọng thơ luôn da diết đến day dứt, nồng nàn đến cay đắng, yêu thương đến đau đớn. "Có ai nói cho lòng ta hiểu nổi / Về cuộc đời ghê gớm ta yêu" (Viết cho em từ cửa biển, 10/1970). Và Vũ thấy mình đối diện "Những câu hỏi ban đầu đơn giản nhất / Ngỡ giải đáp rồi nay vẫn xé lòng em". Từ đó Vũ bắt mình đi tìm lời giải khác. Anh làm một cuộc hành trình chân lý của mình. Trên hành trình đó anh độc hành. Một câu hỏi lớn, rất lớn, đã được Vũ đặt ra ngay trong bài thơ này: "Vì ta LẦM ĐƯỜNG hay vì trời nổi bão?" Chiến tranh giờ đây trong mắt Vũ là sự đổ vỡ cả trên mặt đất và trong lòng người. Cái chết do chiến tranh mang lại không chỉ là xác người mà còn là tính người. Thành phố đang thời hỗn loạn Nghèo túng lọc lừa bội phản Giết người trộm cắp khắp nơi Con người nói với con người Những lời hằn thù sỉ nhục (Vẫn thơ tình về một người đàn bà không có tên II) Vũ nhìn thẳng vào hiện thực và thấy ra sự thật. "Em gái mười lăm đã không còn thiếu nữ" (Những tuổi thơ, 1971). Các câu hỏi anh đặt ra là để phá đi sự yên ổn giả tạo trong cuộc sống và trong lòng mình. Và như thế anh phải đương đầu với một trật tự đã được lồng khung và xếp đặt: "thật ra chẳng nên đặt quá nhiều câu hỏi chúng ta đang sống trong tổ quốc của mình mọi người đều anh dũng đều thông minh mọi ý định đều có ghi trong sách nếu bữa cơm hôm nay còn cực đã sẵn cho anh ngôi nhà đẹp ngày mai" (Một bài thơ, 2/1974) Đó là cái "phải tồn tại" và thời ấy mọi người sống theo cái đó. Nhưng Vũ lại muốn sống cái bây giờ, ở đây, "cái đang tồn tại", dù có vì thế mà bị coi là lạc lõng và tiêu cực, thậm chí là nguy hiểm, phản động. chúng ta những kẻ thiển cận và yếu đuối không biết chờ đến ngày mai chúng ta muốn hôm nay ngay ở nơi này cuộc đời chân thực Đơn giản vậy thôi: "cuộc đời chân thực" ở thì hiện tại. "Ít ra, đó cũng là điều anh tin tưởng" Vũ đã viết thế, "trong khi cuộc đời cay nghiệt / cho ta uống toàn một thứ NƯỚC SUÔNG / trong khi anh chẳng phải thánh thần / có thể khổ suốt đời mà vẫn chưa tới đích". Vũ một mình bước tới. Trong nhiều bài thơ Vũ đã nói lên sự cô đơn của mình khi dấn thân vào hành trình chân lý, tự nguyện "tách đàn". "Anh chẳng mang cho đời những tiệc vui ảo ảnh / Nỗi buồn chân thành đời chẳng nhận hay sao?" (Anh đã mất chi anh đã được gì). Tên bài thơ như một sự tính sổ nhận thức để lên đường. Vũ cũng đã từng cố ép mình theo thói đời vứt bỏ "bao kỳ diệu chân thực thuộc về anh", suy nghĩ cảm xúc theo khuôn phép. Nhưng rồi anh không thể. Sau tất cả, "anh vẫn còn nguyên cái tinh chất của đời". Đó là cái được lớn nhất của Vũ. Từ đó "dẫu anh mất nhà ga êm đẹp đó / vẫn còn con tàu chuyển bánh đi xa". Nhà ga êm đẹp là ảo ảnh dối lừa, con tàu đi xa là hành trình chân lý. Vũ đi xa về phía nhân dân. Điều đó có nghĩa Vũ "bỏ đàn", ra khỏi dàn đồng ca hợp xướng, hát lên bằng giọng điệu riêng mình. Anh có hai bài thơ mang tính tuyên ngôn, thông cáo cho sự lựa chọn dứt khoát, quyết liệt này. Bài thứ nhất "Nói với mình và các bạn" (1970). Anh thanh niên 22 tuổi Lưu Quang Vũ mở đầu bài thơ đã vạch trần căn bệnh của những người làm thơ thế hệ mình: "Chúng ta tụm năm tụm ba Họp hành, giễu nhau, uống trà, đọc thơ, đi thực tế Ta viết những suy tư ngây ngô vờ là trí tuệ Những câu nhạt phèo chiếu lệ Những lời nhàm tai ai cũng quen rồi Mọi người quanh ta mang nỗi khổ oằn vai Ngực đất nước tai ương xé rách Ta viết mãi những điều vô ích Vô duyên sao ta cứ nhoẻn miệng cười Như phường bát âm thánh thót Mong cuộc đời xuôi tai" Một thế hệ tự lừa mình, "cần cù ngồi viết nhảm", để rồi lừa dối nhân dân mà không biết rằng "nhân dân có cần thơ của ta đâu". Vũ lên án không thương tiếc thái độ hèn nhát này của mình và các bạn. Và anh dõng dạc tuyên bố: "Tôi không muốn viết những lời như thế / Tôi không thể viết những lời như thế". Từ đó anh đòi hỏi mình và các bạn phải quyết liệt thay đổi: "Giữa tàn bạo hư vô giữa đấu tranh khốc liệt Thơ phải dạy ta nhìn bằng con mắt thật Đập vào mặt ta không cho ta cúi mặt Không cho ta lảng tránh Đập cửa mọi nhà Đứng ở ngã ba Không hát ta say mà lay ta thức". Anh kêu gọi các bạn hãy dũng cảm tỉnh thức và hành động. Hãy phá bỏ những cái giả dối, màu mè. Thơ không còn là những lời ru ngủ, vỗ về, mà là "bó đuốc đốt thiêu bàn tay thắp lửa", là "sinh sự với cuộc đời không cho ai dừng bước cả". Vũ quyết liệt đến tận cùng khi anh thiết tha gọi kêu các bạn đi cùng đường với mình, nhưng cũng sẵn sàng đoạn tuyệt: "Ta đã hẹn cùng nhau đi tới đích / Nay rất buồn nếu phải chia xa". Từ đây đến "tôi bỏ ra đi họ ngồi ở lại" chỉ càng cho thấy sự quyết tâm và quyết liệt của Vũ muốn đổi khác mình triệt để. Từ buồn đến chán, từ xót thương đến bỏ đi, Vũ đã đoạn tuyệt với bạn bè thế hệ về mặt tư tưởng, nhận thức và cảm xúc. Anh đã nói rất thật: "Các bạn tôi hiền lành trong sạch / Là bạn nhau thôi chắc là bạn tốt / Nhưng bạn ơi ta là những nhà thơ / Lòng tốt ở đây chẳng đáng một xu / Càng có tài lộc lọc lừa càng nặng". Bài thơ mang tính tuyên ngôn này vẫn mãi còn tính thời sự. Nó cho thấy tầm vóc tư tưởng của kẻ dám bỏ đàn Lưu Quang Vũ. Khi đã quyết định chọn một con đường thơ khác, Vũ đã có một tuyên ngôn mỹ học khác. Một mỹ học ngôn từ mới đã được Vũ nêu lên trong bài thơ "Những chữ" (1972). Cái nhìn mới về hiện thực, cảm xúc mới về cuộc sống, tư tưởng mới về nhân sinh đòi hỏi phải có những từ ngữ mới, những cách biểu đạt mới. Vũ kiên quyết đuổi đi những chữ đẹp xưa từng dùng đến "nhẵn mòn sờn rách". Anh không tiếc chúng vì chúng không giúp anh tả được hiện thực và nói được sự thật. Cái thật trong đời và trong thơ là điều Vũ khát khao và hướng đến: "Không giấu che sự thật của lòng mình" (Người con giai đến phòng em chiều thu) mặc cho "Có ai nghe lời nói thật của ta đâu" (Mặt trời trong nước lạnh, 6/1972). Anh cần nói thật nên giờ đây anh cần "những chữ lấm lem đứng dậy từ đời thật". Anh gọi đó là "những chữ TRẦN TRUỒNG". Không đắp điếm, che đậy. Không tô vẽ, giả trang. "Những chữ như đinh nhìn tôi sắc nhọn Chữ gầy guộc, chữ bùn lầy, cống rãnh Từ ho lao, giận dữ, than tro Tên những bông hoa thường mọc trên mồ Tên những con chó hoang, những quả bom, những đứa giết người, những thằng lừa dối Tên những dãy phố nghèo u tối Những bàn tay đang mọc dậy âm thầm". Những chữ như thế mới đáp ứng được một quan niệm thơ khác, một tư thế làm thơ khác mà hành trình chân lý đã đưa Vũ đến. Đó là những chữ mới đang ầm ầm đập cửa đòi được vào thơ để chắp cho thơ đôi cánh lớn vươn đến tầm cao phản ánh và suy tư về cuộc sống và con người trong một thời loạn lạc, binh đao, đổ nát và đổ vỡ. Như trong một bài thơ khác Vũ viết về những người bốc vác ở cảng biển đã dạy anh cách nhìn cách nghĩ không thể nào dối trá và anh muốn nghĩ ra một bài hát khác "thật và đẹp hơn mọi điều trong sách" vì trong những cuốn sách cũ "có những điều ngày ấy say mê / nay trên cảng bỗng thành nhợt nhạt". Vũ nói, Vũ kêu gọi và tuyên ngôn, và Vũ đã chứng quả bằng thơ mình. Những bài thơ càng về cuối cuộc chiến của Lưu Quang Vũ càng sắc nhọn, đau đớn hiện thực và càng day dứt, trăn trở những nghĩ suy số kiếp nhân dân, thân phận đất nước. Cảm hứng bi thương về đất nước, nhân dân đã cho Vũ có được những bài thơ hay lay động sâu sắc để lại giá trị lâu dài (Đất nước đàn bầu, Việt Nam ơi, Người cùng tôi, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Sông Hồng, Năm 1954, Khâm Thiên, Hồ sơ mùa hạ 1972…). Mảng thơ này của Vũ biệt ra một cõi, không ai sánh được. Đó là một đỉnh cao của thơ Việt Nam thời chiến và đỉnh đó mang tên Lưu Quang Vũ lẻ loi và chất ngất. "Da vàng nhược tiểu" là cụm từ hay được nói đến ở miền Nam thời chiến tranh. Nó cám cảnh cho hoàn cảnh đất nước, số phận dân tộc trong một cuộc chiến có sự dính líu của các siêu cường với những mục đích và tham vọng khác nhau. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có hẳn một album mang tên "Ca khúc da vàng" được thể hiện bằng giọng hát Khánh Ly gây ám ảnh không nguôi cho người nghe về phận số dân tộc, đồng bào khổ nạn đau thương. Ở miền Bắc cụm từ này ít nghe thấy, hầu như là không được nói. Chế Lan Viên có bài thơ "Trận tuyến này cao hơn cả các màu da" thì là nói chuyện chính trị. Lưu Quang Vũ có lẽ là nhà thơ duy nhất thời chiến ở miền Bắc đã dùng hai chữ "da vàng" theo nghĩa cảm thương giống nòi, chủng tộc. Trong bài thơ có cái tên dài như kiểu thơ tự thuật thời xưa "Đêm đông chí uống rượu với bác Lâm và bác Khánh nói về những cuộc chia tay thời loạn" – bài thơ này thực sự là một tuyệt tác – Vũ viết: "Tối đen thành phố đêm lưu lạc Máy bay giặc rít ở trên đầu Ba đứa da vàng ngồi uống rượu Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu" Hai câu thơ cuối có thể tạc khắc thành hình nói lên được tâm thế một thời của một thế hệ, một đất nước. Hai tiếng "da vàng" ở đây tưởng không thể hợp hơn, đúng hơn, và đau hơn. Một lần khác nhìn cánh hoa vàng Vũ liên tưởng: "Sắc hoa vàng như da mặt chúng ta / Một chủng tộc đói nghèo bên biển cả" (Những đêm hoa vàng). Giữa những ngôn từ trịnh trọng, lớn lao, nhiều khi rủng rẻng, nói về đất nước hồi ấy, câu thơ của Vũ sắc như một mũi kim châm. Và Vũ đã tự nhận về mình phận sự: "Có một gã làm thơ da vàng Không đêm nào ngủ được" (Liên tưởng tháng Hai, 1973-1974) Gã đó thao thức, trăn trở để viết "Những câu thơ âm thầm / Muốn nói hết sự thực / Về đất nước của mình". Những câu thơ đó với ba từ LẦM ĐƯỜNG – NƯỚC SUÔNG – TRẦN TRUỒNG đã in lại dấu chỉ cho đất nước và nhân dân nhìn thấy và nhìn rõ hành trình chân lý của "gã làm thơ da vàng" Lưu Quang Vũ để biết ơn và ghi công. Hà Nội VIII.2018. (Bài viết tham gia hội thảo về Lưu Quang Vũ do Viện Văn Học và Đại học Duy Tân tổ chức tại Đà Nẵng ngày 29/8/2018, đúng ngày mất của LQV - XQ 30 năm trước.)
P.X.N. |
You are subscribed to email updates from Bauxite Việt Nam. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét