“Người Việt uống bia quá đà, Tổ chức Y tế Thế giới lo ngại” plus 6 more |
- Người Việt uống bia quá đà, Tổ chức Y tế Thế giới lo ngại
- Những dấu hiệu phản ánh uy quyền đầy bất ổn của Tập Cận Bình
- Nhất đới Nhất lộ hay Thoát Trung
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bức hình lịch sử
- Tướng công an nói về vụ ông Vĩnh, ông Hóa rơi vòng lao lý
- ĐƯA TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ VÀO ĐIỀU LỆ ĐẢNG XIX-TẬP CẬN BÌNH “QUÂN PHIỆT HÓA” ĐẢNG CS TRUNG QUỐC
- Sau 2 tháng chiến tranh thương mại, các công ty nước ngoài ở Trung Quốc đua nhau tháo chạy
Người Việt uống bia quá đà, Tổ chức Y tế Thế giới lo ngại Posted: 05 Sep 2018 01:18 PM PDT Đăng bởi: Thùy Trâm on Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018 | 6.9.18
Tổ chức này cũng cho rằng việc tiêu thụ đồ uống có cồn ở mức có hại "là yếu tố chính, góp phần vào gánh nặng các bệnh không lây nhiễm", cũng như "gây tai nạn giao thông đường bộ, bạo lực và thương tích". Ông Nguyễn Phương Nam, chuyên gia của WHO tại Hà Nội, cho VOA tiếng Việt biết rằng "mức tiêu thụ rượu, bia của người Việt khá cao so với các quốc gia khác trong khu vực" và "97% tổng lượng tiêu thụ đồ uống có cồn ở Việt Nam là bia". Ông Nam cho hay, "lượng tiêu thụ trung bình của mỗi người Việt Nam trên 15 tuổi là 8,3 lít đồ uống có cồn trong năm 2016". Ông nói thêm rằng, theo một cuộc điều tra về nguy cơ đối với các bệnh không lây nhiễm năm 2015 ở Việt Nam, hơn 44% nam giới tiêu thụ rượu bia ở mức nguy hiểm, tức gần tăng gấp đôi so với con số hơn 25% năm 2010. "Các quốc gia khác trong khu vực có mức tiêu thụ trung bình thấp hơn nhiều như Mông Cổ (7,4 lít), Trung Quốc (7,2 lít), Campuchia (6,7 lít), Philippines (6,6 lít) và Singapore (2 lít)", chuyên gia người Việt nói. Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia, rượu, nước giải khát, từng được báo chí trong nước trích lời nói rằng số lượng bia tiêu thụ ở Việt Nam năm 2017 là trên 4 tỷ lít. Ông Shin Young-soo, Giám đốc phụ trách khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, mới đây đã gửi thư tới Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Ông Martin Vandendyck, chuyên gia về vấn đề lạm dụng chất gây nghiện của WHO, cho VOA tiếng Việt biết rằng lá thư của ông Young-soo kêu gọi Việt Nam "nhanh chóng đánh giá và thông qua dự luật về phòng chống tác hại của bia rượu". "Chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng các cuộc tham vấn và thảo luận về dự luật của chính phủ và các ủy ban liên quan của Quốc hội. Đây có thể là một chỉ dấu cho thấy chính phủ Việt Nam đã xem xét các đề xuất trong lá thư [của ông Young-soo]", ông Vandendyck nói. Tổ chức Y tế Thế giới đã kiến nghị Việt Nam "thực hiện các biện pháp hiệu quả" như có chính sách giá đối với đồ uống có cồn vì "các bằng chứng cho thấy việc tăng giá rượu, bia có tác dụng giảm việc sử dụng rượu, bia ở mức nguy hại của những người uống rượu nói chung và thanh thiếu niên nói riêng". Ngoài ra, WHO cũng khuyến nghị Hà Nội đưa ra các "quy định về mật độ các điểm bán rượu, bia qua cơ chế cấp phép nghiêm ngặt; hạn chế số ngày và giờ được phép bán rượu, bia; và quy định độ tuổi tối thiểu được mua hoặc sử dụng đồ uống có cồn" cũng như "có các chính sách về tiếp thị, quảng cáo sản phẩm rượu, bia". Bộ Y tế Việt Nam hồi tháng Tư năm nay đã đề xuất 3 phương án giờ cấm bán rượu, bia, có thể từ 22 giờ đêm hôm trước tới 6 giờ sáng hôm sau, trừ một số khu vực nhất định. Theo báo chí Việt Nam, dự luật đã gây ra các tranh luận "nảy lửa" cũng như "vấp phải sự phản đối của các doanh nghiệp kinh doanh rượu, bia".
WHO cho biết "sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các đối tác, cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách để ngăn chặn và phòng ngừa sử dụng rượu, bia ở mức nguy hại ở Việt Nam". Trong một cuộc họp mới đây với WHO, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng "việc sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dân và cộng đồng". Theo Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam, "tổng thiệt hại về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia ở Việt Nam tương đương khoảng 1,3 – 3,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP)". Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, GDP của Việt Nam năm 2017 đạt 220 tỷ đôla, và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được báo chí trong nước dẫn lời hy vọng sẽ nâng con số đó lên 300 tỷ đôla vào năm 2020. Viễn Đông VOA | ||||||||
Những dấu hiệu phản ánh uy quyền đầy bất ổn của Tập Cận Bình Posted: 05 Sep 2018 01:15 PM PDT Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018 | 5.9.18Cách đây chưa lâu đã bùng nổ làn sóng tin đồn quyền lực của Tổng Bí thư Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình, đang đối mặt với những thách thức lớn từ nội bộ. Bắt đầu từ tháng Bảy, hoạt động tuyên truyền sùng bái Tập Cận Bình trên các báo giấy của nhà nước Trung Quốc đã tạm lắng xuống.
Tuy nhiên, sau cuộc họp Bắc Đới Hà thì ông Tập Cận Bình lại trở lại mạnh mẽ, giọng điệu oai phong. Dù vẫn được truyền thông nhà nước liên tục tung hô như trước đây, nhưng uy thế của Tập Cận Bình có thực sự đã trở lại mạnh mẽ như xưa? Nhiều nhà phân tích chỉ ra có ít nhất năm dấu hiệu cho thấy vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ. Những dấu hiệu uy quyền đầy bất ổn của Tập Cận Bình Vào ngày 02/9, Vương Đan (Wang Dan), một trong những lãnh đạo của phong trào dân chủ Thiên An Môn Trung Quốc 1989, đã chia sẻ quan điểm trên Đài Á châu Tự do (RFA) rằng, cho dù ông Tập Cận Bình xuất hiện trở lại với uy thế như trước và nhìn bề ngoài cục diện chính trị của ĐCSTQ có vẻ bình ổn, nhưng những biểu hiện này có sát với thực tế hay không, từ một số manh mối vẫn có thể nhận ra nhiều điểm đáng nghi vấn. Thứ nhất, trong một hội nghị chuyên đề về sáng kiến "Vành đai và Con đường" diễn ra vào tuần trước, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng "Một vành đai, Một con đường" không phải để xây dựng liên minh địa chính trị hay liên minh quân sự, không phải là một "câu lạc bộ của Trung Quốc". Vương Đan cho rằng giọng điệu trở nên khiêm tốn của ông Tập Cận Bình rất khác trước đó, có vẻ như chính sách lấy tiền đè người và thủ đoạn kiểu chủ nghĩa thực dân đã làm cho cộng đồng quốc tế cảnh giác, vì thế nội bộ ĐCSTQ đã xuất hiện luồng quan điểm khác và ông Tập Cận Bình đã tiếp thu. Thứ hai, "Quy chế Kỷ luật Đảng" đề ra một số hành vi bị khai trừ Đảng, trong đó có bất đồng với trung ương đối với vấn đề mang tính nguyên tắc đặc biệt quan trọng, thông qua mạng internet bôi nhọ hình ảnh của Đảng và nhà lãnh đạo, tổ chức các nhóm bí mật trong Đảng hoặc tổ chức hoạt động gây chia rẽ trong Đảng. Điều này là bằng chứng cho thấy không chỉ những biểu hiện này đang tồn tại trong Đảng, là vấn đề mà ông Tập Cận Bình đang lo ngại. Thứ ba, ông Tập Cận Bình nói về "lòng trung thành tuyệt đối với Đảng" tại "Hội nghị xây dựng Đảng" của Quân ủy Trung ương. Vương Đan chỉ ra rằng điều này cho thấy quân đội không hoàn toàn trung thành với chính quyền trung ương. Ngày 25/8, trên truyền thông Hồng Kông bùng nổ thông tin Tham mưu trưởng kiêm Phó Tư lệnh Chiến khu Đông Bộ Dương Huy (Yang Hui) bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quân đội điều tra vì nghi ngờ vi phạm kỷ luật. Nhưng điều đáng chú ý là trên thực tế vấn đề của Dương Huy đã có từ lâu nhưng quan tham này vẫn bình an, tại sao đến bây giờ mới bị xử lý? Trong chuyện này cũng có vấn đề không bình thường. Thứ tư, Uỷ viên Ban thường vụ Vương Hộ Ninh không được cùng Tập Cận Bình hội kiến Thủ tướng Malaysia Mahathir, chỉ được đón nhân vật cấp thấp hơn nhiều của Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam là ông Trần Quốc Vượng, cho thấy tin đồn vị trí của ông Vương Hộ Ninh trong Đảng bị lung lay là có cơ sở. Cuối cùng, dấu hiệu thứ năm là "ngọn cờ chống tham nhũng" trong quân đội của ông Tập Cận Bình là Lưu Nguyên (Liu Yuan) vào 18/8 khi tham dự Hội chợ sách Thượng Hải đã lên tiếng cho rằng Trung Quốc phải cảnh giác không để Cách mạng Văn hóa tái diễn. Đây cũng là một trong những biểu hiện cho thấy xu thế không hài lòng với ông Tập Cận Bình trong ĐCSTQ. Tiếp tục nâng cấp Kỷ luật Đảng vì xu thế chống đối mạnh mẽ Sau khi khai màn cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, đặc biệt là trong tháng Bảy tràn ngập tin đồn khác thường về bộ máy chính trị ĐCSTQ, trong đó chủ yếu là việc ông Tập Cận Bình bị truy cứu trách nhiệm trong nội bộ Đảng, bị các nguyên lão Bắc Đới Hà "ép cung", quyền lực của ông Tập gặp những thách thức lớn. Những thông tin chỉ ra Hội nghị Bắc Đới Hà bàn về "lãnh đạo tập thể", đi ngược lại xu thế tập quyền của ông Tập Cận Bình. Những biểu hiện khác thường cũng thể hiện ngay trên truyền thông nhà nước mà xưa nay nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của ĐCSTQ, theo đó trong một giai đoạn xu thế tuyên truyền ca tụng sùng bái ông Tập Cận Bình bị chìm xuống, hình ảnh ông Tập Cận Bình bất ngờ vắng vẻ trên các trang đầu của truyền thông nhà nước. Hòa trong xu thế này, thân tín của ông Tập Cận Bình là Ủy viên trưởng Nhân đại Lật Chiến Thư lên tiếng yêu cầu phải giữ vững vị thế Trung ương Đảng với ông Tập Cận Bình làm "hạt nhân". Các quan to thân tín khác như Bộ trưởng Công an Triệu Khắc Chí, Thư ký trưởng Ban Chính pháp Trung ương Trần Nhất Tân cũng lần lượt lên tiếng hưởng ứng, tuy nhiên giới quan to các địa phương lại im lặng. Biểu hiện đã khiến nhiều nhà quan sát cho rằng, đối với ĐCSTQ thì đây là hiện tượng chính trị không bình thường. Trong bối cảnh này, sau khi ông Tập Cận Bình trở về Bắc Kinh từ Bắc Đới Hà, động thái đầu tiên trong cuộc họp ngày 19/8 của Quân ủy Trung ương là nhấn mạnh toàn quân đội "kiên quyết tuân theo lệnh của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương" và phải "trung thành tuyệt đối". Đây là xuất hiện lần đầu của Tập Cận Bình trên Đài Truyền hình Trung ương sau giai đoạn "mất tích" 19 ngày. Chương trình Thời sự tối (Xinwen Lianbo) dành 11 phút tiếp sóng đoạn phát biểu này của ông Tập Cận Bình.
Nhật báo Apple Hồng Kông ngày 03/9 chia sẻ ý kiến của tác giả Lý Bát Phương (Li Bafang) chỉ ra, vì trên trang nhất tờ Nhân dân Nhật báo vào tháng trước đó (tháng Tám), trong các ngày 9, 12, 15 đều không có bất kỳ tin tức nào về ông Tập Cận Bình nên có những suy luận cho rằng địa vị của ông Tập Cận Bình đã bị lung lay, thậm chí có thể có cuộc đảo chính âm thầm. Nhưng ngày 16/8 sau khi kết thúc Hội nghị Bắc Đới Hà thì Tập Cận Bình đã ngay lập tức xuất hiện trở lại trên trang quan trọng nhất của Nhân dân Nhật báo, cho thấy vị thế vẫn vững vàng. Thậm chí vào ngày 03/9 tờ Nhân dân Nhật báo còn tạo "dấu ấn lịch sử" với tên của Tập Cận Bình xuất hiện 45 lần trên trang nhất, còn trong toàn bộ Nhân dân Nhật báo thì ba chữ "Tập Cận Bình" xuất hiện 103 lần. tập cận bình Ngoài xuất hiện trên Đài Truyền hình Trung ương trong chương trình phát sóng trực tiếp Hội nghị Công tác Xây dựng Đảng của Quân ủy Trung ương, ông Tập Cận Bình còn xuất hiện trong Hội nghị Công tác tuyên truyền toàn quốc và Hội nghị lần thứ nhất "Ủy ban Trị nước theo pháp luật". Ngày 26/8 ĐCSTQ cũng ban hành mới bản sửa đổi "Điều lệ Kỷ luật Đảng", bổ sung thêm quy định đối với quyền lực của "Tập hạt nhân", làm nổi bật hơn địa vị của "Tập hạt nhân", đưa "tư tưởng Tập" và "Tập hạt nhân" tăng lên mức độ kỷ luật Đảng. "Kỷ luật Đảng" của ĐCSTQ xưa nay luôn được ví von là "quy tắc bang phái" (hàm nghĩa xấu), là vũ khí để ĐCSTQ sử dụng nhằm nắm quyền sinh sát đối với các thành viên. Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) có nhận định rằng, Điều lệ Kỷ luật Đảng sửa đổi nhấn mạnh vấn đề "Tập hạt nhân" cho thấy những lo ngại nhất định của ông Tập Cận Bình. Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) của Đức có chia sẻ bình luận của một "thái tử Đảng" dùng bút danh "Vương tiên sinh" đã 70 tuổi, được cho là thân thuộc với gia đình ông Tập Cận Bình, ông nói rằng ĐCSTQ đang trải qua một cuộc khủng hoảng. Một số người từng đặt kỳ vọng cao đối với ông Tập Cận Bình đã "trở mặt" phản đối, trong đó có nhiều "thái tử Đảng". Ban đầu những người này rất ủng hộ phong trào chống tham nhũng, nhưng theo thời gian họ phát hiện có rất nhiều quan tham nhũng nổi bật vẫn bình an vô sự. Họ cũng bất bình đối với sáng kiến "Vành đai và Con đường", vì ĐCSTQ đầu tư khoản tiền khổng lồ vào nhiều nước thuộc "thế giới thứ ba" (thuật ngữ đại khái ám chỉ các nước đói nghèo), trong khi có rất nhiều "vấn đề đói nghèo" trong nước vẫn chưa được giải quyết. Ngoài ra, tình trạng xu thế tệ nạn sùng bái cá nhân bùng phát trong ĐCSTQ như thời đại Mao Trạch Đông hiện nay cũng là vấn đề khiến ông Vương thấy phản cảm. Lý Văn Long (Tri thức VN) | ||||||||
Nhất đới Nhất lộ hay Thoát Trung Posted: 05 Sep 2018 01:06 PM PDT Nguyễn Quang Dy "Trí khôn của con người rất mạnh, nhưng chúng ta không nên coi thường sự ngu xuẩn của con người" ("Human wisdom is very powerful, but we should never underestimate human stupidity" - Yuval Noah Harari, "It takes just one fool to start a war"). Ba cơn địa chấn Ngày 9/5/2018 đi vào lịch sử đương đại Malaysia, như một "cơn địa chấn chính trị" (New York Times, May 17, 2018). Sự kiện ông Mahathir Mohamad (93 tuổi) thắng cử còn là một "bước ngoặt chiến lược" trong quan hệ giữa Malaysia với Trung Quốc và sáng kiến "Nhất đới Nhất lộ", với những hệ quả "không định trước" (unintended consequences). Trước đây, sáng kiến "Nhất đới Nhất Lộ" của Trung Quốc được triển khai thuận lợi tại Malaysia dưới thời ông Najib Razak, nay bỗng nhiên bị đảo lộn bởi ông Mahathir Mohamad. Hãy hình dung cái cầu khổng lồ "Nhất đới Nhất Nhất lộ" bắc ngang qua vùng Đông Nam Á, thì nay "nhịp cầu Malaysia" đang bị cơn địa chấn làm rung chuyển (tuy chưa sụp đổ). Ông Mahathir trở lại chính trường ở tuổi "xưa nay hiếm", liên minh với Anwar Brahim (là đối thủ chính trị) đánh bại Najib Razak để lên làm thủ tướng. Nhưng ông không chỉ điều tra để luận tội tham nhũng của Najib Razak, mà còn đang xoay trục để "thoát Trung", đảo ngược nhiều chính sách của chính phủ cũ, trong đó có các dự án "Nhất đới Nhất lộ". Bước ngoặt này đang làm Bắc Kinh giật mình, đối phó lúng túng (vì bị bất ngờ). Tuy Bắc Kinh buộc phải xem xét lại để điều chỉnh chính sách, nhưng điều chỉnh như thế nào, và có kịp hay không lại là chuyện khác vì "thiệt hại đã xảy ra rồi" (damage is done). Làn sóng "thoát Trung" trước đây còn âm ỷ thì nay đang lan rộng nhanh sau cơn địa chấn Mahathir. Thực ra, trong năm 2018, Bắc Kinh đã giật mình và bị động đối phó với ba cơn địa chấn. Thứ nhất, Kim Jung-un tìm cách xoay trục để "thoát Trung", thông qua hòa hoãn Liên Triều và Mỹ-Triều nhằm "phi hạt nhân hóa" bán đảo Triều Tiên. Cuộc gặp cấp cao đầy kịch tính Moon-Kim (Panmunjion, 27/4) và Trump-Kim (Singapore, 12/6/2018) làm Bắc Kinh đau đầu vì để mất vai trò chủ đạo khi bị Mỹ và hai bên Triều Tiên gạt ra khỏi cuộc chơi mới. Cơn địa chấn thứ hai là Mahathir lên cầm quyền tại Kuala Lumpur (9/5/2018), đang xoay trục để "thoát Trung", và từng bước rút khỏi cuộc chơi "Nhất đới Nhất lộ". Cơn địa chấn thứ ba là Trump bất ngờ quyết định (6/7/2018) đánh thuế 25% hàng hóa Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD, mở màn cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, sau khi phó thủ tướng Lưu Hạc sang Mỹ đàm phán nhưng thất bại. Đó là ba bước ngoặt lớn có ý nghĩa chiến lược. Có thể nói, ba cơn địa chấn nói trên không chỉ làm Bắc Kinh đau đầu đối phó, mà còn làm nhiều nước khác (trong đó có Việt Nam) cũng giật mình, phải suy nghĩ lại để điều chỉnh chiến lược, (trước khi quá muộn). Tuy Malaysia và Bắc Triều Tiên khác nhau, nhưng ý định "thoát Trung" không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, mà là một xu hướng tất yếu. Trong một bài gần đây tôi có viết: "nếu một số nước ngả theo Trung Quốc là nhất thời do hoàn cảnh hay vì thực dụng nên có thể đảo ngược, thì xu hướng thoát Trung không thể đảo ngược". Xu hướng thoát Trung Sau nhiều năm ngả theo Trung Quốc, nên bị mắc kẹt vào cái "bẫy nợ" (debt trap) của kế hoạch "Nhất đới Nhất lộ", ông Najib Razak đã đưa Malaysia đến bờ vực phá sản. Nay ông Mahathir Mohamad lên cầm quyền, phải dọn dẹp cái đống tham nhũng và nợ công (250 tỷ USD) do chính phủ cũ để lại. Malaysia là một nước ASEAN có quá trình phát triển đầy ấn tượng (trong thập niên 1980 và 1990), nhưng Malaysia nay đang suy thoái và có nguy cơ trở thành nạn nhân của "chủ nghĩa thực dân mới" (neo-colonialism) mang bản sắc Trung Quốc. Trong chuyến thăm Trung Quốc (17-21/8/2018), Mahathir đã tuyên bố hủy bỏ hai dự án lớn "bất công" mà chính phủ cũ đã ký với Trung Quốc (trị giá hơn 22 tỷ USD), trong đó dự án đường sắt cao tốc phía Đông ECRL (trị giá 20 tỷ USD) và dự án đường dẫn khí đốt (trị giá 2,3 tỷ USD). Ngoài ra, Mahathir còn đang cân nhắc một số dự án lớn khác như khu đô thị Forest City (trị giá 100 tỷ USD) và dự án cảng Melaka (trị giá 10,5 tỷ USD). Forest City là một khu đô thị mới được xây trên 4 hòn đảo nhân tạo, có đủ diện tích cho 700,000 người (chủ yếu nhắm vào người Trung Quốc di cư) làm người ta lo ngại về sự đảo lộn cân bằng sắc tộc. Tại cuộc họp báo cùng Thủ tướng Lý Khắc Cường tại Băc Kinh (20/8/2018), Mahathir đã phát biểu thẳng thừng: "Chúng ta phải luôn nhớ rằng trình độ phát triển của các nước không giống nhau. Chúng tôi không muốn rơi vào tình huống có một loại chủ nghĩa thực dân kiểu mới diễn ra vì các nước nghèo không thể cạnh tranh với các nước giàu, do đó chúng ta cần thương mại công bằng". Tuy đã 93 tuổi, nhưng ông Mahathir làm người ta phải kính nể. Thật là trớ trêu khi Mahathir chỉ trích Trung Quốc là chủ nghĩa thực dân mới, vì trước đây khi còn đang cầm quyền (trong thập niên 1980 và 1990) ông thường chỉ trích phương Tây đúng như vậy. Lúc đó, chính Trung Quốc cũng hay dùng lá bài "chống chủ nghĩa thực dân mới" để chỉ trích phương Tây, nhưng nay chính họ lại trở thành "thực dân mới". "Nhất đới Nhất lộ" chẳng khác gì các hiệp ước bất bình đẳng mà trước đây các nước phương Tây áp đặt cho Trung Quốc. Nó còn nhằm răn đe không cho ai chống đối hay chỉ trích Trung Quốc. Tuy Mahathir không sợ Trung Quốc, nhưng ông vẫn đủ khôn ngoan để không làm mất mặt Bắc Kinh, bằng cách đổ mọi chuyện tồi tệ tại Malaysia cho Najib Razack. Chắc Bắc Kinh không hài lòng với Mahathir, nhưng lúc này phải nhịn để cứu vãn tình thế, và điều chỉnh lại chính sách "Nhất đới Nhất lộ" cho phù hợp hơn với các đối tượng khác nhau. Sau hội nghị Bắc Đới Hà, Tập Cận Bình đã dự môt cuộc họp tại Bắc Kinh (cuối 8/2018) để xem lại chính sách. Tập nói, "Nhất đới Nhất lộ" là sáng kiến hợp tác kinh tế, chứ không phải một liên minh quân sự hay địa chính trị. Đó là một quá trình cởi mở và quy nạp, chứ không phải lập hội kín hay câu lạc bộ…". Việc đầu tư sẽ dựa trên "tham khảo rộng rãi, cùng nhau đóng góp, và chia sẻ lợi ích" (extensive consultation, joint contributions, and shared benefits). (Mahathir, China and neo-colonialism, Richard McGregor, Nikkei, August 30, 2018). Tuy nhiên, có nhiều khả năng Mahathir sẽ chơi lá bài Nhật để tránh dựa quá nhiều vào Trung Quốc. Mahathir tin rằng trong khu vực chỉ có Nhật là thực sự có khả năng đối trọng với Trung Quốc về đầu tư và xây dựng hạ tầng. Trước đây, Mahathir đã nổi tiếng bài ngoại và chống phương Tây, trong khi ngưỡng mộ và muốn hợp tác với Nhật. Nay chắc Mahathir sẽ trở lại chính sách "Hướng Đông" (Look East) như trước, và có thể tăng cương quan hệ với nhóm "tứ Cường" (Quad) gồm Mỹ-Nhật-Ấn-Úc (theo tầm nhìn Indo-Pacific). Nhất đới nhất lộ và bẫy nợ Theo các nhà quan sát, sáng kiến "Nhất đới Nhất lộ" của Trung Quốc đang bị thụt lùi (setbacks), vì các nước Đông Nam Á bắt đầu chống lại kế hoạch đó (do Trung Quốc dẫn dắt) nhằm thay đổi trật tự khu vực. Bài học Sri Lanka làm nhiều nước tỉnh ngộ khi nước này nợ Trung Quốc quá nhiều, nên buộc phải cho thuê cảng Hambantota tới 99 năm. (Backlash builds against China as Belt and Road ties fray, Hiroyuki Akita, Nikkei, September 2, 2008). Ngoài trường hợp Malaysia, các nước khác trong khu vực ngả theo Trung Quốc nay đều đứng trước vấn đề tương tự về "bẫy nợ", chủ quyền quốc gia, và phản ứng của người dân, nên sớm muộn cũng sẽ đảo chiều. Philippines là một ví dụ. Gần đây Tổng thống Duterte đã thay đổi thái độ đối với Trung Quốc. Trong vòng 10 ngày tháng 8/2018, Duterte đã ba lần phát biểu khác trước về Biển Đông, chứng tỏ có sự rạn nứt giữa Manila và Bắc Kinh. Người Philippine ngày càng thất vọng vì Manila đã thỏa hiệp nhiều với Trung quốc về Biển Đông, nhưng không được đáp lại tương ứng. Vì bầu cử giữa kỳ sắp tới (5/2018) nên Duterte không thể bỏ qua dư luận. Điều chỉnh của Manila phản ánh hai thực tế: Một là Bắc Kinh dùng lợi ích kinh tế của các dự án "Nhất đới Nhất lộ" để lôi kéo các nước khu vực theo họ không hề dễ dàng. Hai là Trung Quốc tuy không có vấn đề lớn về huy động vốn để hỗ trợ các dự án này, nhưng triển khai kém, thiếu minh bạch, và làm nước chủ nhà bất bình. Điều này làm cho các nước vay tiền Trung Quốc sẽ phản ứng lại mỗi khi bị lôi cuốn vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong khu vực có một số nước láng giềng có vẻ thân Trung Quốc như Thailand, Myanmar, Lào và Campuchea. Lúc đầu, Bắc Kinh muốn dự án "đường sắt cao tốc" Thái-Trung (trị giá 5,5 tỷ USD) chia cho các nhà đầu tư, nhưng sau đó Bangkok quyết định làm chủ tất, vì không muốn Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát. Chính phủ quân sự Thái còn đề nghị lập "ngân hàng phát triển khu vực Đông Nam Á" (Southeast Asian regional development bank) làm đối trọng với sáng kiến "Nhất đới Nhất lộ" của Bắc Kinh. Myanmar cũng đòi Trung Quốc giảm quy mô dự án cảng nước sâu Kyauk Pyu (trị giá 7,3 tỷ USD) vì giá quá cao và sợ sa vào bẫy nợ Trung Quốc, và chưa nhất trí triển khai dự án đường sắt cao tốc nối liền hai nước, vì lo ngại Bắc Kinh có thể sử dụng nó vào mục đích quân sự. Tại Lào, đặc khu kinh tế Boten và tuyến đường sắt Boten-Vientiane (trị giá 6 tỷ USD), và tại Campuchia, cảng Shihanoukville và Koh Kong, cũng đang gây tranh cãi. Theo ông Gareth Evans (cựu ngoại trưởng Úc) "Lào và campuchia, mỗi nước đã vay hơn 5 tỷ USD, nên hiện nay là "chi nhánh của Trung Quốc" (wholely owned subsidiaries of China). Theo Joshua Kurlantzick (Council on Foreign Relations) kế hoạch "Nhất đới Nhất lộ" của Trung Quốc tuy làm các quan chức Mỹ ngạc nhiên và lo ngại, nhưng nó chứa đựng những mầm mống bất ổn, có thể làm cho các nước trong cuộc sẽ đảo chiều chống lại Bắc Kinh chứ không giúp họ có ảnh hưởng và uy tín như người ta vẫn tưởng. (Chinas Risky Play for Global Power, Joshua Kurlantzick, Washington Monthly, September/October 2018). Theo New York Times, kế hoạch "Nhất đới Nhất lộ" của Trung Quốc còn lớn hơn cả Kế hoạch Marshall. Nhưng Kế hoạch Marshall viện trợ chủ yếu là không hoàn lại (grants) trong khi Trung Quốc chủ yếu cho vay làm hạ tầng với lãi suất cao hơn các nhà tài trợ chính (như Nhật). Theo ADB, các nền kinh tế mới nổi tại châu Á cần khoảng 1.700 tỷ USD/năm để duy trì tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo và đối phó với biến đổi khí hậu, nhưng Mỹ không thể đáp ứng nhu cầu của các nước đó như Trung Quốc với kế hoạch "Nhất đới Nhất lộ".. Cuộc chiến thương mại giai đoạn hai Theo các chuyên gia, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có ba vấn đề chính: Thứ nhất là công nghệ, vì Trung Quốc vẫn lệ thuộc vào công nghệ Mỹ (ví dụ ZTE); Thứ hai là tài chính (ví dụ Broadcom muốn mua Qualcomm); Thứ ba là chiến lược, vì Bắc Kinh có thể dùng "bẫy nợ" để kiểm soát các cơ sở hạ tầng quan trọng, thậm chí kiểm soát cả một nước. Trong khi chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang, thì kế hoạch "Nhất đới Nhất lộ" đang làm cho một số nước phải nghĩ lại (second thought) và dẫn tới một làn sóng đảo ngược (backlash). Về lâu dài, "bẫy nợ" có thể xô đẩy các nước khu vực chống lại làm Bắc Kinh khó đạt được các mục tiêu kinh tế và chiến lược tại Châu Á như muốn đẩy Mỹ ra khỏi khu vực này. Tuy Mỹ không có khả năng đáp ứng nhu cầu của các nước như Trung Quốc với "Nhất đới Nhất lộ", nhưng sáng kiến này ẩn chứa nhiều bất ổn lâu dài đối với Trung Quốc cũng như các nước vay vốn. Malaysia là một ví dụ về tâm lý dân chúng có thể gây bất ngờ, vì thái độ nghi ngại Trung Quốc có thể biến thành tâm lý bài ngoại và phân biệt sắc tộc nguy hiểm. Theo Bloomberg (30/8/2018), Trump đã nói với các trợ lý rằng ông sẵn sàng áp thuế 25% lên thêm 200 tỷ USD hàng Trung Quốc từ ngày 6/9 (sau khi lấy ý kiến dân chúng). Như vậy, giai đoạn hai sẽ chính thức bắt đầu vào tuần tới, và chắc sẽ không dừng lại cho đến bầu cử giữa kỳ (tháng 11/2018). Vừa qua, đàm phán (cấp thứ trưởng) không có kết quả. Tuần trước, khi trả lời Reuters , Ông Trump đã nói rằng việc giải quyết chiến tranh thương mại với Trung Quốc sẽ "mất thời gian" và "chưa có khung thời gian" để kết thúc cuộc chiến này. Tuy dự trữ ngoại hối của Bắc Kinh lên đến 3.200 tỉ USD, nhưng nợ công đã vượt 250% GDP. Nay cuộc chiến thương mại đã làm thị trường chứng khoán Shanghai sụt 20%, làm vốn đầu tư đang chạy ra khỏi Trung Quốc, tăng trưởng không thể vượt mức 6%. Mới đấu hiệp một (trị giá 50 tỷ USD), Trung Quốc đã mất hơn 2.000 tỉ USD dự trữ ngoại hối. Nếu đấu hiệp hai (trị giá 200 tỉ USD) thì Trung Quốc sẽ mất bao nhiêu? Sẽ đến lúc Bắc Kinh không còn tiền để đầu tư vào các dự án "Nhất đới Nhất lộ" tại khu vực (trong đó có "ba đặc khu"). Trong khi chờ các chuyên gia kinh tế và chuyên gia luật pháp phân tích mổ xẻ kỹ hơn về hai quả bom "Đặc khu Kinh tế" và "Nhân dân Tệ", tôi xin chia sẻ vài suy nghĩ trong bối cảnh quốc tế hiện nay để cùng tham khảo. Thực ra, quyết định cho đồng NDT được chính thức lưu thông trên toàn tuyến biên giới, hay dự luật "ba đặc khu kinh tế", hay ý tưởng lập các "khu hợp tác kinh tế qua biên giới" theo mô hình "hai nước một khu" là một chuỗi sự kiện có chung nguyên nhân và hệ quả như phương trình của một bài toán đã được cài đặt từ trước. Đặc khu kinh tế và nhân dân tệ Gần hai tháng qua, dự luật ba đặc khu kinh tế bị dư luận phản đối dữ dội nên đã hoãn lại (đến hết năm nay), như một quả bom nổ chậm được hẹn giờ lùi lại, nhưng chưa tháo ngòi nên vẫn còn nguy hiểm, trong tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Đúng lúc đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại đổ thêm dầu vào lửa bằng thông tư 19/2018/TT-NHNN (28/8/2018) hướng dẫn thực hiện điều 8 của Hiệp định Thương mại Biên giới do Bộ trưởng Công thương ký (12/9/2016). Thông tư 19 cho phép đồng Nhân dân Tệ (Yuan) được lưu thông và thanh toán tại 7 tỉnh biên giới từ ngày 12/10/2018. Một tháng nữa quả bom này sẽ phát nổ. Thứ nhất, theo hiến pháp Việt Nam, trên toàn quốc chỉ được lưu hành một đồng tiền duy nhất (là VND). Chủ quyền tiền tệ là chủ quyền quốc gia, được hiến pháp quy định. Thông tư 19 của NHNN cho phép đồng NDT được lưu hành (cùng với VNĐ) là vi hiến và lạm quyền, cần phải thu hồi. Trên thế giới không có nước nào làm như vậy (trừ Zimbabwe). Thứ hai, trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra (và sẽ kéo theo chiến tranh tiền tệ), việc NHNN cho phép đồng NDT được lưu hành hợp pháp, trong khi vẫn cấm đồng USD không được lưu hành, thì rõ ràng đó là một hành động ủng hộ bên này (Trung Quốc) chống lại bên kia (Mỹ), vi phạm nguyên tắc "ba không" của Đảng và Nhà nước. Thứ ba, trong khi Mỹ đang leo thang trừng phạt Trung Quốc (giai đoạn hai), thì NHNN lại công khai hậu thuẫn Trung Quốc bằng cách mở toang cửa ngõ cho đồng NDT được lưu thông hợp pháp như để "quốc tế hóa" NDT, và thay thế đồng USD. Hành động này chẳng khác gì cung cấp cho Mỹ lý do chính đáng để trừng phạt Việt Nam và không hợp tác với Việt Nam nữa. Đó chính là điều mà Trung Quốc mong muốn, để Việt Nam mãi phu thuộc vào họ. Thứ tư, khi NNHN cho đồng NDT được chính thức lưu hành và thanh toán (song song với VNĐ) trên 7 tỉnh biên giới thì cũng đồng nghĩa cho đồng NDT được tự do lưu hành trên khắp lãnh thổ Việt Nam, vì tiền tệ hầu như không có biên giới. Trong khi đồng NDT mạnh hơn thì đương nhiên VND sẽ bị NDT bóp chết ngay trên sân nhà, không còn an ninh tiền tệ. Đây là quá trình "Nhân dân Tệ hóa" kinh tế Việt Nam, mà NHNN lẽ ra phải chống. Thứ năm, Sau khi Việt Nam đã mở toang cửa biên giới cho người Trung Quốc tự do ra vào Việt Nam mà không cần thủ tục XNC, nay NHNN lại mở toang cửa biên giới cho tiền và hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam như sân sau của họ. Để tránh thuế của Mỹ (đợt hai), chắc hàng hóa Trung Quốc sẽ được tuồn sang Việt Nam nhiều hơn, và chủ trương cho phép thanh toán bằng đồng NDT tại Việt Nam sẽ giúp Trung Quốc thúc đẩy quá trình này. Thứ sáu, đáng chú ý là thông tư 19 được NHNN ban hành một tuần sau khi ông Trần Quốc Vượng (Thường trực Ban Bí thư) sang thăm Bắc Kinh và gặp Tập Cận Bình (20/8/2018), và ngay trước khi chính quyền Trump công bố sẽ đánh thuế 25% lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD, bắt đầu từ 6/9/2018 (giai đoạn hai). Đây là thời điểm rất nhạy cảm vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang, bước vào giai đoạn quyết liệt. Lời cuối Trong khi các nước khác trong khu vực (như Malaysia) đang tỉnh ngộ để tìm cách thoát Trung và tránh cái bẫy nợ của "Nhất đới Nhất lộ", thì Việt Nam vẫn đang làm ngược lại bằng dự luật "Ba Đặc khu Kinh tế" và "Thông tư 19" cho phép đồng NDT được lưu hành hợp pháp tại Việt Nam. Đây là hai quả bom nổ chậm đang đe dọa an ninh kinh tế, an ninh tiền tệ, và an ninh quốc gia mà hệ quả trước mắt cũng như lâu dài chưa thể lường hết được. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang đặt ra những vấn đề mới, với những thách thức và cơ hội mới về đối nội và đối ngoại chưa từng có. Đây là một bước ngoặt Việt Nam phải lựa chọn lợi ích dân tộc trên hết (Việt Nam First), bằng tái cân bằng quan hệ quốc tế và điều chỉnh chiến lược, nhằm thoát khỏi cái vòng kim cô về ý thức hệ đã kìm hãm Việt Nam quá lâu. Nếu không cải cách thể chế toàn diện (cả kinh tế và chính trị) thì sẽ quá muộn. Tham khảo 1. China's debt traps around the world are a trademark of its imperialist ambitions, John Pomfret, Washington Post, August 27, 2018 2. Xi Jinping's aggressive pursuit of global power triggers a praiseworthy backlash, Editorial Board, Washington Post, August 30, 2018 3. Mahathir, China and neo-colonialism, Richard McGregor, Nikkei Asian Review, August 30, 2018 4. Backlash builds against China as Belt and Road ties fray, Hiroyuki Akita, Nikkei Asian Review, September 2, 2008 5. Chinas Risky Play for Global Power, Joshua Kurlantzick, Washington Monthly,September/October 2018 NQD. 4/9/2018 | ||||||||
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bức hình lịch sử Posted: 05 Sep 2018 12:54 PM PDT Hồi năm 2010, BBC Tiếng Việt đã đăng bài của nhà phê bình Đặng Tiến từ Pháp về một bức hình lịch sử về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013) và Tướng Philippe Leclerc (1902-1947) nhưng không có đúng ảnh đó để minh họa. Nay chúng tôi đã mua được tấm hình từ kho tư liệu Keystone-France\Gamma-Rapho qua công ty Getty Images nên xin đăng lại toàn bài như sau: "Hình ảnh tướng Giáp xuất hiện lần đầu trên sách báo phương Tây có lẽ là tấm ảnh chụp chung với tướng Leclerc, khi hai vị lãnh đạo quân đội cùng đi duyệt binh tại Hà Nội ngày 22 tháng 3-1946, trước những đơn vị Pháp vừa mới trở lại, và Việt Nam vừa mới thành lập. Võ Nguyên Giáp thời ấy chưa có quân hàm, mặc thường phục, đội mũ phớt cố hữu, và Leclerc chào quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lá cờ cũng mới được chính thức công bố trước đó. Jean Sainteny, Đặc ủy Cộng Hòa Pháp tại Bắc Bộ, có mặt hàng đầu bức hình, kể lại: "Cuộc duyệt binh có sự tham dự của tiểu đoàn Việt Nam đầu tiên, gồm hầu hết là cựu binh sĩ khố đỏ, hàng ngũ chỉnh tề. Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng, đi cạnh Leclerc (…) ; quốc thiều Việt - Pháp đã trổi lên và quan khách đứng nghiêm trước đài tử sĩ Việt - Pháp. Giáp nghiêm nghị và tươi cười, mũ phớt chụp xuống tận tai, chào với nắm tay." Cuốn Lịch sử một hòa đàm dang dở của tác giả Jean Sainteny, xuất bản năm 1953, tóm tắt một bi kịch lịch sử kéo dài 30 năm. Cuối sách có phụ lục tiểu sử tướng Giáp (đến năm 1948) "người nhỏ thó nhưng rắn rỏi, Võ Nguyên Giáp kết hợp óc thông minh xuất chúng với ý chí sắt đá và cá tính can trường". Sainteny là chính khách uy tín, đã trở lại Hà Nội làm Tổng đại diện cho Pháp, 1954-1958, và sau đó tới năm 1966 là Đặc phái viên của Tổng thống De Gaulle tại Miền Bắc. Trong hình, bên cạnh Sainteny là tướng Salan, thời ấy là thiếu tướng Tư lệnh quân lực Pháp tại Bắc Bộ, có nói thêm: "Tiểu đoàn Việt Minh có lúc ngừng bước, dập nhịp để hát vang một đoạn ca giải phóng, rất gây ấn tượng", như theo cuốn Mémoire (Hồi ức) của tướng Raoul Salan, xuất bản năm 1971. Tướng Salan lăn lộn trên chiến trường Đông Dương từ 1924, cấp bậc trung úy; trong Hồi Ức I (viết đến thời kỳ năm 1946), ông nói nhiều đến những cố gắng thương thảo giữa hai bên Việt Pháp vào năm 1946 với nhiều cảm tình và kỷ niệm tốt đẹp với tướng Giáp. Một ví dụ là chuyện đang hội họp căng thẳng thì cận vệ vào báo tin vợ ông sinh con gái; tướng Giáp chúc mừng và mấy hôm sau gửi tặng vợ ông một bức bình phong sơn mài rất đẹp tả cảnh nông thôn miền Bắc. Chuyện nhỏ thôi, nhưng ngày nay đọc lại vẫn cảm động. Hồi Ức II (1946-1954) kể lại chi li cuộc chiến tranh Việt Pháp, khách đối tác trở thành địch thủ, khi thắng khi thua, nhưng lời lẽ lúc nào cũng tao nhã. Khi Salan qua đời, 1985, tướng Giáp có gửi người viếng tang và phân ưu. Khách mã thượng một thờiGần đây hơn, tướng Marcel Bigeard đã tham dự mặt trận Điện Biên Phủ ở cấp tá, trong hồi ký 'Một mảnh vinh quang', viết 1973, nhắc lại trận Trung Lào đầu 1954, một tướng lãnh Pháp đã reo mừng: "cho Việt Minh đo ván". "Giáp từ ấy đã tồn tại hai mươi lăm năm, đã thua điểm đôi khi, thậm chí đo ván, nhưng ông luôn luôn rút ra bài học, giành lại ưu thế để đến chung cuộc trở thành một tướng lãnh không ai bì kịp, sau khi đã canh tân, đã chỉ huy trong một phần tư thế kỷ cuộc chiến với người Pháp, người Mỹ. Xin ngả mũ chào ông, ông Giáp," theo tác giả Marcel Bigeard trong cuốn Pour une parcelle de gloire, xuất bản tại Paris năm 1975. Giáp, từ lâu người Pháp vẫn có thói quen gọi tên ông như vậy, lý do chính là dễ phát âm, dễ nhớ, dễ viết, hơn nữa, họ dùng tên này khi vị đại tướng chưa có quân hàm, như trong sách Sainteny, Salan. Cũng có người gọi xách mé, về sau, khi quân Việt Nam, đêm 19/12 năm 1946, tổng công kích vào người Pháp. Dần dần tên Giáp thành cách gọi thông dụng của sách báo phương Tây, kể cả dưới ngòi bút những tướng lãnh, hay sử gia kinh viện. Có khi tên Giáp đồng nghĩa với Việt Minh; thậm chí với Việt Nam. Sử gia người Pháp, Georges Boudarel, có nhiều kiến thức về Việt Nam, đã từng tham dự chiến cuộc Việt Pháp về phía Việt Minh, có một tác phẩm, tựa đề vỏn vẹn một chữ: Giáp, chiếm trọn bìa sách, trên nền hình vị tướng, xuất bản năm 1977 tại Paris. Người đánh giá tướng Giáp dè dặt nhất có lẽ là Bernard Fall, sử gia Pháp lai Mỹ, giáo sư Đại Học Howard, tử thương năm 1967 tại Mặt trận Quảng Trị, chuyên gia hàng đầu về chiến tranh Việt Nam từ 1953 với cuốn 'Đại lộ buồn thiu'(1961) và nhiều tác phẩm khác. Theo Bernard Fall, tướng Giáp không phải là người sáng tạo ra thuyết chiến tranh nhân dân như nhiều người thường nói; tác giả của nó là Trường Chinh, với cuốn sách mỏng 'Kháng chiến nhất định thắng lợi' (1947), lấy lại ý của Mao Trạch Đông từ Trường kỳ kháng chiến, với ba giai đoạn đưa đến tổng tấn công. Sách của tướng Võ Nguyên Giáp (1951 và 1952), chỉ phát triển những tư tưởng sẵn có. Theo Fall, "sự đóng góp sáng giá nhất của Giáp trong chiến tranh cách mạng có lẽ là đã nhận định được thế yếu của những chế độ dân chủ khi phải đương đầu với một chiến cuộc vô hạn định. Trong chế độ dân chủ, dân chúng sẽ đòi hỏi chính quyền phải chấm dứt 'cuộc đổ máu vô ích', quốc hội sẽ chất vấn (…) Điều này đúng với 1967 cũng như đã đúng với 1951" (trích dẫn từ Les deux Vietnam, Bernard Fall, xuất bản năm 1967 tại Paris. "Giáp đã phạm sai lầm lớn lao khi ngỡ là người Pháp đã chín muồi cho giai đoạn thứ ba (tổng tấn công) từ mùa xuân 1951, và đã tổn phí một phần lớn của ba sư đoàn mới thành lập", chống lại quân chính quy của tướng De Lattre, trong hai chiến dịch Hoàng Hoa Thám, vẫn theo Bernard Fall. Những dè dặt của Bernard Fall nhắc nhở chúng ta chừng mực trong việc xưng tụng tài ba của vị "tướng quân huyền thoại" được tác giả người Anh, Ducan Towon, xếp vào số 21 danh tướng thế giới qua 25 thế kỷ. Bách khoa Toàn thư Anh, 1985, tập 10, ghi tên hai danh tướng Việt Nam: Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp. Người Việt Nam kính trọng Đại Tướng, không những vì tài thao lược và những chiến công mà còn vì nhiều lý do khác, tâm cảm hướng về một lãnh tụ bình dị, ngay thẳng, tiến bộ, luôn luôn tận tụy với đất nước, suốt cuộc đời sẽ còn dài hơn thế kỷ." Bài đã đăng lần đầu hôm 28/08/2010 trên BBC Tiếng Việt, thể hiện quan điểm riêng của ông Đặng Tiến từ Orleans, Pháp. Xem thêm về Cách mạng Tháng 8/1945 và giai đoạn 1945-46: | ||||||||
Tướng công an nói về vụ ông Vĩnh, ông Hóa rơi vòng lao lý Posted: 04 Sep 2018 10:03 PM PDT TPO - Sáng 5/9, tại phiên họp toàn thể Uỷ ban Tư pháp, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an đã đề cập đến vụ đánh bạc nghìn tỷ qua mạng internet, liên quan đến cán bộ ngành công an. | ||||||||
ĐƯA TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ VÀO ĐIỀU LỆ ĐẢNG XIX-TẬP CẬN BÌNH “QUÂN PHIỆT HÓA” ĐẢNG CS TRUNG QUỐC Posted: 04 Sep 2018 10:06 PM PDT Phạm Viết Đào.Rút từ trong phần Tiểu luận của tập Bút ký-Tiểu luận-Điều tra: "VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG" Bài liên quan:
Cho đến thời điểm hiện tại, các quốc gia theo đường lối cộng sản vẫn thường được luật hóa hoạt động của đảng lãnh đạo bằng 1 điều trong hiến pháp. Trong bản hiến pháp đó đã mặc định vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng đối với hoạt động quản lý nhà nước. Điều luật về sự lãnh đạo này được thể chế bằng việc: Đảng đưa ra các chủ trương, chính sách, quyết sách; cử người của đảng vào các cương vị chủ chốt trong bộ máy nhà nước; Đảng kiểm tra giám sát các hoạt động của cán bộ của đảng… Chưa thấy có Đảng CS nào khi đã nắm quyền lãnh đạo nhà nước, lại tuyên bố luôn cái quyền độc tôn sở hữu quyền cầm súng như Điều lệ Đảng CS Trung Quốc lần thứ 19 vừa bổ sung, sửa đổi… Theo dõi Đại hội Đảng CS Trung Quốc kỳ thứ 19, họp khai mạc ngày 18 và bế mạc ngày 24/10/2017, dư luận thế giới không thể không sửng sốt trước một thông tin có thế nói là kinh hoàng; Ngay cả Mao Trạch Đông và Tập Cận Bình cũng chưa dám ngang nhiên làm điều đó: "Theo Tân Hoa Xã, nghị quyết của Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 cho 89 triệu đảng viên đã đưa tư tưởng quân sự của Tổng Bí thư Tập Cận Bình và quyền lãnh đạo "tuyệt đối" của Đảng đối với lực lượng vũ trang vào Điều lệ Đảng. Nghị quyết nhấn mạnh, đảng Cộng sản Trung Quốc cần duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối với quân đội và các lực lượng vũ trang nhân dân khác, cũng như thực hiện tư tưởng quân sự của Tổng Bí thư Tập Cận Bình về tăng cường sức mạnh quân đội. Ngoài ra, Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc sửa đổi chỉ rõ Chủ tịch Quân ủy Trung ương sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm đối với hoạt động của cơ quan này. Bên cạnh đó, Quân ủy Trung ương sẽ phụ trách công tác Đảng và công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang…" (Bế mạc ĐH Đảng Trung Quốc: Đưa tư tưởng quân sự của ông Tập vào Điều lệ Đảnghttp://infonet.vn/be-mac-dh-dang-trung-quoc-dua-tu-tuong-quan-su-cua-ong-tap-vao-dieu-le-dang-post241580.info )Đại hội Đảng CS Trung Quốc lần thứ 19 không chỉ đưa và mặc định tư tưởng quân sự Tập Cận Bình vào điều lệ của Đảng CS Trung Quốc một cách chung chung; Điều lệ còn quy định rõ "tư tưởng quân sự của Tổng Bí thư Tập Cận Bình và quyền lãnh đạo "tuyệt đối" của Đảng đối với lực lượng vũ trang; Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc sửa đổi chỉ rõ Chủ tịch Quân ủy Trung ương sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm đối với hoạt động của cơ quan này. Bên cạnh đó, Quân ủy Trung ương sẽ phụ trách công tác Đảng và công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang…" Với quy định này của Điều lệ Đảng CS Trung Quốc khóa 19, Đảng CS Trung Quốc không còn là một tổ chức chính trị, các nhà hoạt động chính trị theo chủ thuyết Marx-Lenin. Đảng CS Trung Quốc nghiễm nhiên là một "Đảng quân phiệt", một đám quân phiệt thống lĩnh quyền chỉ huy điều hành, sử dụng vũ khí hạt nhân, tàu ngầm nguyên tử, tên lửa vượt đại châu và các chiến hạm viễn dương…Đội quân lên tới hàng triệu binh sĩ ở quốc gia 1,3 tỷ dân ? Với Điều lệ sửa đổi của Đại hội lần thứ 19, Đảng CS Trung Quốc chính thức tuyên bố: Toàn quyền dùng súng, lực lượng vũ trang để điều hành đất nước; Xây dựng XHCN mang màu sắc Trung Quốc; Thực hiện giấc mơ phục hưng đất nước Trung Hoa ! Nếu đã thay đổi, bổ sung cái điều cốt tử đó vào điều lệ thì Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nên đổi tên thành "ĐẢNG CẦM SÚNG TRUNG QUỐC" để khỏi phải giải thích dài dòng... Các đảng viên của đảng ngoài kiên định chủ thuyết Marx-Lenin, không tự chuyển hóa, tự diễn biến, không tham ô, tham nhũng còn phải thêm tiêu chuẩn giỏi bắn súng... Với điều lệ sửa đối vừa mới được thông qua cho thấy, thế giới đang đứng trước một sự thách thức, uy hiếp mới: Một tập đoàn quân phiệt Trung Hoa mang danh đảng CS, nhân danh nhà nước thể chế cộng hòa ? Với điều lệ sửa đổi này của Đại hội lần thứ 19, không chỉ thách thức với trật tự thế giới xưa nay thường bị phân tranh bởi các tập đoàn cá mập, bây giờ thêm một đám quân phiệt mới ra lò nhân danh Đảng CS Trung Quốc? Với quy định này của điều lệ còn là một sự thách thức đối với quyền dân chủ của người dân Trung Hoa 1,3 tỷ người… Theo dõi cách tổ chức, sắp đặt, lựa chọn bộ máy nhân sự của Đảng CS Trung Quốc qua hình thức bầu chọn Ban lãnh đạo cao nhất của Đảng, Ban chấp hành TW qua thông tin báo chí cho thấy: Một tiểu ban do ông Tập Cận Bình đích thân làm Trưởng tiểu ban rà soát, xét duyệt, phê chuẩn đến từng nhân sự để đưa ra để Đại hội bầu chọn. Hãy đọc thông tin báo chí đưa về cách bầu cử của Đại hội Đảng CS Trung Quốc: "Trong hai phiên họp chiều 22/10 và sáng 23/10, các đoàn dự Đại hội 19 đã chọn ra 222 ứng viên danh sách bầu Ban chấp hành trung ương. Hôm nay Đại hội 19 sẽ chọn ra 205 người từ danh sách này…" (Trung Quốc bế mạc Đại hội 19, ngày mai ban lãnh đạo mới sẽ ra mắt http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Trung-Quoc-be-mac-Dai-hoi-19-ngay-mai-ban-lanh-dao-moi-se-ra-mat-post180649.gd )Như vậy, số dư cho cuộc bầu này là 204/222, tức 18 người bị loại, chiếm 0,03 %. Điều này có nghĩa: Ban chấp hành TW Đảng CS Trung Quốc khóa 19 thực chất là 1 ban chấp hành được chỉ định, áp đặt chứ không được bầu chọn dân chủ, công khai ngay trong nội bộ đảng. Người phê duyệt tối cao, cuối cùng là ông Tập Cận Bình ?Với 1 đại hội có tới 2.280 đại biểu mà cũng chỉ được làm cái nhiệm vụ bỏ phiếu thông qua, chỉ được quyền loại 18 ứng viên trong số 222 ứng viên do ông Tập Cận Bình phê chuẩn cho thấy sự tập quyền của người nắm súng cao độ tới mức nào ?Trong khi cả thế giới đang lo âu trước một đảng cs Trung Quốc được quân phiệt hóa ngạo mạn, tuyết đối. Một đảng được quyền dùng súng điều hành nhà nước, xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc, giải quyết các quan hệ, tranh chấp đối ngoại…thì tại Việt Nam lại nghe thấy tiếng reo vui của một số kẻ hình như " điếc không sợ súng": ca ngợi thành công Đại hội 19 và ca ngợi Tập Cận Bình…Khó tin một đất nước với 1,3 tỷ dân với ngàn năm văn hiến như đất nước Trung Hoa, từng chịu bao thảm cảnh " nồi da xáo thịt", đầy rẫy những bữa tiệc thịt người; Khó tin một thế giới ngày càng trở nên phụ thuộc với nhau nhiều chiều kích lại có thể cho phép một tập đoàn quân phiệt nào đó, có được đại quyền làm mưa làm gió bất kỳ đâu trên hành tinh này !P.V.Đ. | ||||||||
Sau 2 tháng chiến tranh thương mại, các công ty nước ngoài ở Trung Quốc đua nhau tháo chạy Posted: 04 Sep 2018 04:43 PM PDT Thu Thủy |Bùng nổ từ đầu tháng 7, sau gần 2 tháng liên tiếp leo thang với các hành động Mỹ tăng thuế - Trung Quốc trả đũa. Đến nay dưới áp lực của cuộc chiến này, môi trường kinh doanh ngày càng xấu đi khiến hàng loạt công ty vốn của Đài Loan, Nhật, Hàn…đã đua nhau tháo chạy khỏi Trung Quốc…Làn sóng "chạy tháo mạng" của các công ty Đài Loan Theo Epoch Times, làn sóng triệt thoái của các công ty vốn Đài Loan thuộc ngành chế tạo đang nổi lên. Global Views Monthly đưa tin, việc các ông chủ Đài Loan hè nhau rút vốn đã khiến giới đầu tư Đài Loan đánh mất vị thế. Một nhà đầu tư Đài Loan thẳng thắn, tình hình rút vốn nghiêm trọng nhất ở ở khu vực Đông Hoàn, Thâm Quyến, hình thành "làn sóng tháo mạng"; kế đó là Thượng Hải, Côn Sơn. Ông này than thở, công ty của ông thời kỳ cao điểm có tới 200 cốt cán người Đài Loan, nay chỉ còn lại 50". Bài báo dẫn một bản điều tra trong số các nhà đầu tư Đài Loan cho thấy, chỉ có 9% tự nhận "vẫn còn ưu thế", 70% tỏ ra bi quan cho rằng "không còn được như trước". Hãng tin Bloomberg đưa tin, ông Quách Đài Minh , chủ Tập đoàn Hồng Hải trở thành tỷ phú nhờ sản xuất linh kiện cho hãng Apple đã đầu tư 10 tỷ USD xây dựng một nhà máy ở bang Wisconsin, được coi là có tầm nhìn xa sáng suốt. Sau khi cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ tăng nhiệt, các công ty công nghệ Đài Loan như Nhân Bảo, Anh Đạt Nghiệp chuyên gia công cho các hãng điện tử lớn nhất thế giới hiện đều chuẩn bị di chuyển nhà xưởng ra khỏi Trung Quốc Đại Lục sang Đông Âu, Mexico và khu vực Đông Nam Á. Tờ Business Week đưa tin, ngày 24/8, Mỹ bắt đầu đợt trừng phạt thứ 2, từ xe mô tô đến sản phẩm chất bán dẫn đều bị áp mức thuế tăng 25%. Ưu thế về giá thành ở Trung Quốc không còn nữa, lập tức thổi bùng làn sóng quay về Đài Loan. Hãng Gia Liên Ích chuyên sản xuất mạch in cho điện thoại Iphone từ cuối năm ngoái đã quay về Đài Loan săn lùng thuê đất; một nhà máy dệt lớn nghiến răng bỏ ra 7 tỷ Tân Đài tệ, tương đương 10 lần lợi nhuận năm ngoái để mua đất. Đỗ Tú Trân, Chủ tịch Tập đoàn Cự Đại đầu ngành sản xuất xe đạp vốn định sản xuất xe ở Trung Quốc Đại Lục rồi tiêu thụ khắp thế giới, nay đã phân tán sản xuất, sẽ chuyển dây chuyền sản xuất 200 ngàn xe, tương đương 5% năng lực sản xuất về lại Đài Loan. Một quan chức chính quyền Đài Loan tiết lộ, trong 5 công ty điện tử lớn nhất Đài Loan đang làm ăn ở Đại Lục, đã có công ty tích cực tìm nhà xưởng, thuê công nhân ở Đài Loan. Các công ty Nhân Bảo, Hòa Thạc, Anh Nghiệp Đạt, Quảng Đạt…đều đã cân nhắc chuyển một bộ phận năng lực sản xuất về Đài Loan. Tập đoàn máy biến thế Đài Đạt hàng đầu thế giới là công ty công nghệ lớn tới Trung Quốc đầu tư mở nhà máy đợt đầu, đã phải điều chỉnh nơi sản xuất cho ảnh hưởng của Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. Đài Đạt quyết định bỏ ra 2,7 tỷ để xây dựng nhà máy rộng 30 ngàn m2 ở Nam Khoa và dự tính bỏ ra 1,5 tỷ để mua đất xây dựng trung tâm nghiên cứu bên cạnh trụ sở công ty ở Đài Bắc. Các công ty Nhật cũng nhanh chân bỏ chạy Ngoài các công ty Đài Loan, các hãng Nhật trong chuỗi cung ứng cũng bắt đầu chạy khỏi Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc làm, ngoại thương, thu thuế, ngoại hối và thị trường chứng khoán của Trung Quốc. Theo Nihon Keizai Shimbun, Công ty chế tạo lớn Ashahi Kasei đã quyết định di dời nhà máy sản xuất linh, phụ kiện xe hơi về Nhật. Đồng thời, công ty chế tạo sản phẩm công nghiệp lớn thứ 2 thế giới Komatsu cũng sẽ chuyển việc sử dụng linh phụ kiện của máy ủi thủy lực từ sản phẩm nhà máy ở Trung Quốc sang các sản phẩm sản xuất ở Mỹ, Nhật và Mexico. Hãng Iris Ohyama thì có kế hoạch di chuyển các dây chuyền sản xuất máy lọc không khí và quạt chuyên tiêu thụ ở thị trường Mỹ từ Trung Quốc sang nhà máy mới xây dựng ở Hàn Quốc.
Hãng điện cơ Mitsubishi cũng đang di dời các dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Nhà máy đặt ở Đại Liên cung cấp tới 70% sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ, nhưng sắp tới nhà máy này sẽ bị đưa về Kyoto. Từ đầu năm tới nay đã có nhiều công ty lớn của Nhật như Nikon, Nitto, Olympus, Omron tới tấp tuyên bố đóng cửa các nhà máy ở Trung Quốc. 15.000 công ty chạy khỏi Thâm Quyến Theo trang tin Đông Phương ngày 2/9, căn cứ "Báo cáo đi sâu cải cách tính kết cấu của chuỗi cung ứng" do ủy ban thành phố Thâm Quyến công bố, việc ngành chế tạo Thâm Quyến di dời quy mô lớn đã thành trào lưu. Hiện đã có 15.000 công ty rút khỏi Thâm Quyến. Về nguyên nhân, báo cáo cho rằng do các tình hình tỷ lệ lợi nhuận nhân công giảm, giá nhân công và giá đất gia tăng, thuế cũng ngày một tăng. Được biết, thu nhập lương tháng bình quân của công nhân trong các khu công nghiệp chế tạo Thâm Quyến khoảng hơn 5.000 NDT, nếu tính đủ các khoản chi phí thì tiền nuôi mỗi công nhân cần 12.000 NDT/tháng, so với mức chi phí cho mỗi công nhân ở Việt Nam (chỉ hơn 1.000 NDT) thì cao gấp 11 lần. Cho nên các ngành chế tạo truyền thống cần nhiều nhân lực ở Thâm Quyến, trừ việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để gia tăng tỷ lệ lợi nhuận ra, không còn cách nào khác ngoài việc rời khỏi Thâm Quyến. Gần 50% xuất khẩu Trung Quốc nhờ vào công ty nước ngoài Ông Cao Vi Bang, một chủ doanh nghiệp Đài Loan cho phóng viên Epoch Times biết: "Nếu các thương gia nước ngoài rời đi, nhà máy sẽ đóng cửa, vấn đề đầu tiên sẽ là công nhân thất nghiệp, tiếp đến là một chuỗi ảnh hưởng đến tiền tệ, chứng khoán, thị trường nhà đất và có thể gây nên sự bất ổn". Có ý kiến cho rằng, công ty nước ngoài rút đi, Trung Quốc có công ty của mình thế chỗ, Trung Quốc có thể tự lực cánh sinh. Tuy nhiên, ông Cao Vi Bang nói, nếu Trung Quốc vẫn tự lực cánh sinh được thì việc các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn sẽ không gây nên ảnh hưởng lớn, nhưng những năm qua kinh tế Trung Quốc dựa rất lớn vào các công ty nước ngoài. Phần lớn các sản phẩm Trung Quốc tiêu thụ sang Mỹ đều do các công ty nước ngoài sản xuất. Tuy xí nghiệp nước ngoài chỉ chiếm 3% trong tổng số các xí nghiệp ở Trung Quốc nhưng chúng đã sản xuất ra gần một nửa số lượng hàng xuất khẩu; năm 2017 các công ty nước ngoài ở Trung Quốc chiếm 43% ngoại thương xuất siêu. Ngoài ra, các công ty nước ngoài cũng tạo ra 20% thu nhập thuế. Tại Quảng Châu, các công ty nước ngoài chiếm hơn 62% tổng giá trị sản lượng công nghiệp; tại Thượng Hải con số này là 2/3, còn ở Thâm Quyến là 70%...Việc các công ty nước ngoài bỏ đi sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến công ăn việc làm của hàng trăm triệu người dân. Theo số liệu tính toán chính thức của Trung Quốc, các công ty do nước ngoài đầu tư giải quyết việc làm cho hơn 45 triệu người; ngoài ra còn rất nhiều hãng cung ứng Trung Quốc sống nhờ các công ty nước ngoài…tính sơ sơ cũng ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người.
Việc các công ty nước ngoài tập trung rời khỏi Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Một bộ phận ngoại hối dự trữ đến từ xuất khẩu của các công ty nước ngoài, nay họ rút đi thì khoản tiền này không còn nữa. Ngoài ra,dự trữ ngoại hối còn bao gồm tiền vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu công bố mới đây của Cục quản lý ngoại hối Trung Quốc, tính đến tháng 6/2018, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc là 3.110 tỷ USD; tính đến tháng 3/2018 nợ nước ngoài là 1.840 tỷ USD, nếu trừ đi số nợ thì còn dư 1.270 tỷ USD, một phần là của các công ty nước ngoài. Tính đến tháng 6/2018, số vốn đầu tư nước ngoài chiếm 596 tỷ USD trong tổng số ngoại tệ dự trữ, chiếm 19,07%; cộng thêm số lợi nhuận mà các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng thì số tiền thuộc về các công ty nước ngoài vào khoảng 1.000 tỷ USD. Chính vì vậy, nếu các công ty nước ngoài ồ ạt chạy khỏi Trung Quốc quy mô lớn thì sẽ không chỉ kéo theo mấy nhà máy, mấy khu đất, mà ảnh hưởng đến cả dự trữ ngoại hối của Trung Quốc. Một ảnh hưởng nữa là thị trường chứng khoán sẽ giảm sút mức độ lớn. Theo Bloomberg, tính đến ngày 2/8/2018, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã co lại còn 6.090 tỷ USD tụt xuống hàng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nhật (6.170 tỷ USD). theo Viettimes |
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét