“Phạm Chí Dũng - Khởi tố 'đệ ruột anh Hai', ông Trọng mang lò vào Sài Gòn” plus 16 more |
- Phạm Chí Dũng - Khởi tố 'đệ ruột anh Hai', ông Trọng mang lò vào Sài Gòn
- Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời, Đại sứ Mỹ chia buồn
- VNTB - Ô sin Việt Nam ở Ả rập... máu và nước mắt! Reply
- Hội thảo Quốc tế Biển Đông lần thứ 10 được tổ chức ở Đà Nẵng
- Trung Quốc nổi cơn thịnh nộ, nói Mỹ gây ra rắc rối trên Biển Đông
- Việt Nam xua đuổi hơn 2.100 lượt tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải
- Cuộc chiến mậu dịch: Mỹ-Trung sẽ đấu đến mức nào?
- 11/5/2017: Trung Quốc bắn 21 phát đại bác chào đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Ông Tập Cận Bình sẽ đến Việt Nam viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang
- Phóng xạ Polonium: Thần chết vô hình trong tay sát thủ; Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang qua đời vì mắc ‘virus hiếm và độc hại’
- ÔNG HOÀNG TRUNG HẢI TỪ KHI VỀ LÀM BT HÀ NỘI PHÁT CÂU NÀY NGHE ĐƯỢC: KHÔNG THỂ PHỚT LỜ THÔNG TIN MẠNG XÃ HỘI
- Ông Tập Cận Bình sẽ đến Việt Nam viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang
- ÔNG LÊ THANH HẢI SẼ BỊ TRUY CỨU VÌ LÀ CẤP TRÊN CỦA ÔNG NGUYỄN HỮU TÍN
- Thặng dư thương mại của Việt Nam tăng đột biến giữa lúc cuộc chiến thuế quan leo thang
- Tả Ao, bậc thầy địa lý nổi danh nhất nước Nam: Vì sao phong thuỷ không thay đổi được mệnh Trời?
- Tết Trung Thu có nguồn gốc như thế nào?
- Mỹ trừng phạt cả cơ quan Quân ủy Trung Quốc vì…mua S-400, Su-35 Nga!
- Công bố kết luận thanh tra cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam
Phạm Chí Dũng - Khởi tố 'đệ ruột anh Hai', ông Trọng mang lò vào Sài Gòn Posted: 21 Sep 2018 03:38 PM PDT Đăng bởi: Thùy Trâm on Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018 | 22.9.18Sau 4 tháng 'nhóm củi', 'lò' của Tổng bí thư Trọng dường như đã hoàn tất quá trình khởi động để bắt đầu cháy và thiêu đốt giới một danh sách đen những quan chức TP.HCM 'nhúng chàm nhưng không chịu gột rửa'. Sau vụ Đinh La Thăng, Nguyễn Hữu Tín là cái tên quan chức cao cấp đầu tiên của chính quyền TP.HCM, dù đã nghỉ hưu, chính thức bị đưa vào vòng tố tụng hình sự với hai động tác đầu tiên là khởi tố và khám xét nhà - do Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành vào ngày 18/9/2018 - vì liên quan vụ Vũ 'Nhôm'. 'Điểm sáng' rõ nhất của Nguyễn Hữu Tín có lẽ là giai đoạn 'trưởng thành cách mạng' suốt từ những năm 2000 đến năm 2015 trùng với thời kỳ ngự trị của 'Anh Hai' Lê Thanh Hải ở Sài Gòn. Nếu trước khi trở thành chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, Lê Thanh Hải từng là bí thư quận 5 - một quận giàu có với nhiều người Hoa sinh sống và làm ăn, thì Nguyễn Hữu Tín cũng có thời được đưa về làm bí thư quận 5. Song phần lớn thời gian của Nguyễn Hữu Tín là trên cương vị phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố,trong đó có phụ trách về mảng nhà đất - địa chỉ mà đã sinh sôi nảy nở những mối quan hệ đen tối với Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ và công ty bình phong của Vũ mà đã góp công giải tán luôn cả Tổng cục tình báo của Bộ Công an vào năm 2018. Từ khi Lê Thanh Hải còn tại vị như một 'bố già' ở Sài Gòn và kể cả sau khi 'Anh Hai' mất chức bí thư thành ủy TP.HCM vào cuối năm 2015, Nguyễn Hữu Tín được rất nhiều dư luận xem là 'đệ ruột' của ông Hải, và tuy không được đánh giá có tài sản cá nhân 'mập' như Lê Thanh Hải, nhưng Nguyễn Hữu Tín cũng được xem là một trong những quan chức giàu có đến độ có thể chẳng nhớ nổi nhà đất và kim ngân của mình tích góp hay vơ vét được từ những phi vụ nào. Lò 'tiến về Sài Gòn' Vào quý 2 năm 2018 khi nổ ra vụ bắt hai cựu chủ tịch Đà Nẵng là Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến vì dính đến vũ 'Nhôm', đã râm ran tin ngoài lề là sắp bắt cả một số quan chức TP.HCM bị liên đới, trong đó có Nguyễn Hữu Tín. Tuy nhiên sau ít tháng và sau khi Vũ 'Nhôm' bị đưa ra tòa xét xử với tội danh đầu tiên là 'cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước' cùng mức án 9 năm tù giam, những dấu hiệu 'đốt lò' ở Sài Gòn tạm lắng xuống, dành chỗ cho chiến dịch xóa toàn bộ các tổng cục của Bộ Công an và 'thay máu' cơ quan được xem là 'siêu bộ' này. Cũng vào thời gian trên, một động thái khởi động khác của 'lò' Nguyễn Phú Trọng, hay chính xác hơn là ai đó đã 'mượn lò' ông Trọng để mưu tính 'đốt' một số quan chức đương chức trong khối chính quyền và thành ủy TP.HCM, trong đó có những cái tên Tất Thành Cang - Phó bí thư thường trực thành ủy, Trần Vĩnh Tuyến - Phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, kể cả Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố… Hai 'chuyên án' từ vừa tới lớn được tung ra là vụ Thành ủy TP.HCM bán trái pháp luật 32 ha đất Nhà Bè với giá bèo cho tư nhân, và vụ khiếu nại tố cáo kéo dài ròng rã hai chục năm trời ở Thủ Thiêm - một cứ điểm sinh tử trong cuộc tranh chấp giữa các nhóm quyền lực - lợi ích mới với nhóm quyền lực - lợi ích cũ. Tuy nhiên, phải đến đầu tháng Chín năm 2018, một bản kết luận kiểm tra về vụ Thủ Thiêm mới được Thanh chính chính phủ công bố theo 'đồng ý của thủ tướng' (Nguyễn Xuân Phúc). Cũng là lúc mà có dư luận cho rằng mưu đồ 'đi đêm' giữa hai nhóm lợi ích mới và cũ đã không mấy thành công vì một số nguyên do nào đó mà đã dẫn đến quan điểm 'xử thẳng tay' trở nên minh bạch hơn trước công luận. Quan điểm 'xử thẳng tay' bước đầu đã thể hiện bởi việc khởi tố Nguyễn Hữu Tín và ba quan chức khác là Đào Anh Kiệt - cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, Lê Văn Thanh - Phó chánh văn phòng UBND TP.HCM và Nguyễn Thanh Chương - Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP.HCM. Sáu tháng sau khi khai hỏa 'mặt trận Đà Nẵng', điểm nổ tiếp theo rõ ràng đã 'tiến về Sài Gòn'. Vụ án Vũ 'Nhôm' đã bước sang giai đoạn 2 về 'vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí', kéo theo vòng lao lý của nhiều quan chức dân sự chứ không chỉ là quan chức Bộ Công an như trước đây. So với Đà Nẵng, 'mặt trận Sài Gòn' tập trung nhiều hỏa lực hơn hẳn và rất có thể sẽ xảy ra ác liệt hơn nhiều. Đã từ nhiều năm qua và đặc biệt dưới thời Lê Thanh Hải, TP.HCM được xem là nơi 'bất khả xâm phạm'. Vào năm 2016, ngay cả vụ Bộ Công an bắt Trần Phương Bình - Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á là nơi mà Thành ủy TP.HCM là cổ đông lớn nhất - cũng chẳng một quan chức TP.HCM nào bị hề hấn gì. Hai thanh 'bảo kiếm' Khác khá nhiều so với bối cảnh thời gian trước, chiến dịch 'đốt lò' của Nguyễn Phú Trọng vào thời gian này được hỗ trợ đắc lực bởi hai cơ quan Cảnh sát điều tra và An ninh điều tra thuộc Bộ Công an - hai cứ điểm mà ông Trọng đã chiếm gọn vào đầu tháng Tám năm 2018. Ngày 10/8/2018, Bộ trưởng công an Tô Lâm đặt bút ký hai quyết định liên tiếp bổ nhiệm chức danh Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đối với Thượng tướng Bùi Văn Nam - Thứ trưởng Bộ Công an, và bổ nhiệm chức danh Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đối với Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an. Hai cơ quan Cảnh sát điều tra và An ninh điều tra được xem là là hai cục đặc biệt quan trọng trong Bộ Công an, mang quyền 'sinh sát' đối với các bộ ngành khác và khối các tỉnh thành ở Việt Nam. Quyết định trên là đặc biệt quan trọng trên bàn cờ nhân sự nội bộ của Nguyễn Phú Trọng: cả hai thứ trưởng Bùi Văn Nam và Lê Quý Vương - được giới quan sát chính trị đánh giá là 'cận thần' của Tổng bí thư Trọng. Chẳng bao lâu sau sự kiện đảo lộn bàn cờ nhân sự trên, chuyến công du Nga của Tổng bí thư Trọng vào đầu tháng Chín năm 2018 đã được tháp tùng không phải bởi Bộ trưởng công an Tô Lâm mà là Thứ trưởng Bùi Văn Nam - như một tín hiệu về khả năng 'thay ngựa giữa dòng' có thể xảy ra trong thời gian tới. Khỏi phải nói, với việc chiếm lĩnh được hai cứ điểm lợi hại trên, ông Trọng đã nắm gọn trong tay hai thanh kiếm sắc bén và cả sắc máu. Việc chiếm lĩnh hai cứ điểm trên cùng hỏa lực tiềm tàng còn ẩn giấu trong hai cứ điểm này sẽ tác động đến phần lớn mặt trận chính trị Việt Nam. Một lần nữa sau một cơn suy trầm, Tổng bí thư Trọng lại vươn lên thế thượng phong trước các đồng chí của ông. Có được hai cục công an 'bắt, bắt nữa, bắt mãi', ông Trọng sẽ tha hồ đánh đông dẹp bắc trong nội bộ đảng. Đánh từ ngoài vào trong Nước cờ mà Nguyễn Phú Trọng đang đi trên bàn cờ 'mặt trận TP.HCM' có vẻ không khác mấy so với cách chơi cờ của ông Trọng vào cuối năm 2017 tại 'mặt trận Đà Nẵng' - đánh từ vòng ngoài vào trong và khiến đối phương, đặc biệt những kẻ chưa biết khi nào mình bị bắt, rơi vào tâm trạng khủng hoảng tâm lý. Trước tết nguyên đán năm 2018, đã râm ran tin đồn 'sẽ bắt hai nguyên chủ tịch Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến'. Sau tết là bắt thật. Vụ khởi tố đối với Nguyễn Hữu Tín, cựu chức chứ không phải đương chức, có thể xem là 'đánh vòng ngoài' ở TP.HCM. Từ trước ngày quốc khánh 2/9 năm 2018, đã râm ran tin đồn về 'Bộ Công an đang điều tra Tất Thanh Cang' và 'có thể bắt Cang', bất chấp khi đó có một luồng dư luận ngược lại - có thể do nhóm của ông Cang chủ động tung ra - về việc 'Tất Thành Cang đã thoát'. Còn sau 2/9, tin tức ngoài lề còn tản rộng hơn nữa với không chỉ Tất Thành Cang mà còn thêm vài ba quan chức cao cấp và đương chức nữa ở TP.HCM sẽ phải 'xộ khám'. Phạm Chí Dũng Blog VOA | ||||||||
Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời, Đại sứ Mỹ chia buồn Posted: 21 Sep 2018 03:35 PM PDT RFASau khi tin tức ông Chủ tịch nước Việt Nam qua đời được loan đi, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink gửi thư chia buồn đến chính phủ Việt Nam về việc ông Trần Đại Quang từ trần. Thư chia buồn của Ông Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink nêu rõ ông Trần Đại Quang là một người bạn của mối quan hệ Mỹ- Việt, nhắc lại việc ông Trần Đại Quang đón tiếp Tổng thống Donald Trump vào tháng 11 năm 2017, ngay sau Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh Tế các quốc gia Châu Á- Thái Bình Dương, tại Đà Nẵng. | ||||||||
VNTB - Ô sin Việt Nam ở Ả rập... máu và nước mắt! Reply Posted: 21 Sep 2018 03:29 PM PDT Phương Thảo (VNTB) Trong phóng sự về các lao động nữ giúp việc nhà ở Ả Rập Saudi, dường như tất cả các nô lệ hiện đại đều phải làm việc quá sức, bị lạm dụng và bị bỏ đói. Chưa hết họ còn lâm vào tình trạng bị "đem con bỏ chợ" của văn phòng môi giới lao động tại Việt nam và dường như không còn có cách để quay về nhà. Đời Ô sin Ả rập Một người phụ nữ ở Hoà Bình may mắn được quay trở về lại nhà sau bảy tháng làm nô lệ ở Yanbu cho biết bà phải làm việc suốt từ 5 giờ sáng cho đến 1 giờ sáng, tức là 20 tiếng làm việc và chỉ được ngủ 4 tiếng một ngày. Bà Đàp, 46 tuổi, cho biết chỉ được ăn một bữa vào lúc 1 giờ chiều với một dĩa cơm trắng và một lát thịt cừu. Ngày nào cũng như ngày nấy. Bà cho biết " Sau gần hai tháng, tôi giống như điên." Một phụ nữ 30 tuổi khác quê ở Hà Nam giúp việc cho một gia đình ở Riyadh không có được may mắn như bà Đào. Linh bị người chủ thứ nhất thu hộ chiếu và hợp đồng lao động. Không chịu nổi với cường độ làm việc 18 tiếng và một bữa ăn một ngày, cô đã yêu cầu được đổi chủ. Văn phòng môi giới ở Việt nam đã không giúp gì cho cô lại còn lớn tiếng la mắng cô qua điện thoại. Sau khi tuyệt thực ba ngày, chủ của cô đồng ý mang cô trả về cho văn phòng của công ty môi giới phía Ả rập Saudi.
Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa khi người chủ mới lại tiếp tục ngược đãi cô hơn nữa sau khi bị tước mất hộ chiếu và đồ tuỳ thân. Cô kể lại: "Bà ấy bỏ tất cả vali của tôi vào một phòng chứa đồ, không cho tôi sử dụng điện thoại và không cho tôi tự nấu thức ăn của mình. Thậm chí tôi không có băng vệ sinh và bị buộc phải rửa chân và massage cho họ. Có lúc, bà ấy thà vứt thức ăn thừa hơn là để cho tôi ăn. Sau ba tháng, tôi từ 74kg sụt còn 53kg. Tôi thất vọng, hoảng sợ, thường xuyên bị mất ngủ, và điều duy nhất tôi có thể làm là khóc." Với những người phụ nữ làm lũ, chấp nhận hi sinh bỏ lại chồng con ở quê nhà để bôn ba xứ người là nô lệ để kiếm chút tiền thu nhập còm cõi, họ không có đòi hỏi gì nhiều. Với họ chỉ cần có ăn ba bữa, không bị ngược đãi, đánh đập là họ đã hài lòng với công việc chỉ đáng giá có 65 cent cho một giờ công lao động. Công ty môi giới Việt Nam phủi tay Người giúp việc của Việt Nam thường được một công ty môi giới Việt Nam tuyển dụng và đào tạo ngôn ngữ và nghiệp vụ chóng vánh trước khi chuyển họ cho các cơ quan tuyển dụng Saudi. Các công ty môi giới Việt nam hứa hẹn mức lương 388 đô la một tháng, mà người lao động không phải trả bất kỳ khoản phí nào cho quá trình tuyển dụng. Trong hợp đồng lao động tiêu chuẩn của Bộ Lao động và TBXH Việt Nam, những người lao động giúp việc nhà có quyền được nghỉ ngơi 9 tiếng. Thế nhưng những gì những người may mắn trốn thoát được kể lại họ chỉ được nghỉ ngơi 4-6 tiếng một ngày. Khi được yêu cầu giúp đỡ, văn phòng môi giới chỉ biết la hét và đe doạ người lao động bất lực. Và họ cho biết rằng hợp đồng lao động chỉ có hiệu lực ở Việt Nam mà không có hiệu lực ở Ả Rập Saudi. Nếu không thể chứng minh được bị chủ nhà ngược đãi khi mong muốn huỷ hợp đồng, người lao động phải chịu một khoản phạt lớn từ 2.500 cho đến 3.500 đô la và phải tự trả tiền vé để đi về Việt Nam. Sự ràng buộc hợp đồng này đã làm cho đường về của những người phụ nữ nông thôn ngày càng xa. Người giúp việc đến Ả Rập Saudi dưới sự bảo trợ, cơ quan này cấm họ thay đổi công việc hoặc rời khỏi Ả Rập Saudi mà không có sự chấp thuận của nhà tài trợ. Những người lao động nào tìm cách trốn thoát đã bị trừng phạt vì "bỏ trốn", bị phạt tù, phạt tiền và trục xuất. Một người đàn ông ở Tây Ninh đã đi ra tận Hà Nội để van xin văn phòng môi giới giúp mang vợ ông trở về nhà vì bà thường xuyên bị bỏ đói và đánh đập. Ông nói. "Tôi chỉ muốn vợ tôi về lại. Tôi không bao giờ ngờ là khó khăn tới vậy - để vợ ra đi bỏ nhà cửa, con cái và họ hàng ở lại. Nếu tính mức lương - 388 đô la trả cho 18 đến 20 tiếng làm việc, thì còn ít hơn nhiều so với khi đi giúp việc nhà ở Việt Nam. " Nhưng văn phòng môi giới yêu cầu miệng rằng ông phải trả khoản tiền 2.115 đô la. Tới lúc ông chạy vạy được 2.155 đô la, thì công ty môi giới Việt Nam yêu cầu thanh toán gấp đôi. Một món tiền quá lớn với người nghèo như ông Sang. Sống chết mặc bay! Nhà nước Việt Nam năm 2014 đã ký một hợp đồng xuất khẩu lao động giúp việc nhà sang Ả Rập Saudi với mức lương từ 1.200-1.300 SR/tháng (khoảng 6,6 triệu đến 7,1 triệu đồng), chủ sử dụng chu cấp vé máy bay, và người lao động không phải đóng phí môi giới, phí dịch vụ. Từ đó đến nay, con số người giúp việc nhà từ 3.000 người đã tăng lên đến gần 7.000 người trong tổng số 20.000 người lao động Việt Nam ở đây. Ngay từ lúc đó đã có cảnh báo rằng "đừng ham sang Ả rập làm ô sin" vì lao động các nước Indonesia, Sri Lanka, Philippines đang tạm dừng đưa lao động giúp việc nhà sang Ả Rập Saudi vì thu nhập thấp, quyền lợi của người lao động không được bảo đảm, điều kiện làm việc hà khắc, bị phân biệt đối xử, không được pháp luật bảo vệ.
Nhưng Việt Nam đã trở thành ưu tiên số 1 của Ả Rập Saudi, xuất khẩu lao động giúp việc nhà là ưu tiên 1 của Việt Nam bởi chi phí đào tạo thấp, người nông thôn vốn dễ bảo, lại không đòi hỏi yêu cầu gì, môi giới bảo sao nghe vậy. Hiện không có tổ chức độc lập nào ở Ả Rập Xê Út hay Việt Nam đảm bảo sự an toàn của người lao động giúp việc nhà và chính quyền Ả Rập Saudi cũng đang bị thúc giục sửa đổi các quy đinh lao động hiện tại dù chưa tới đâu. Cô Linh cho biết: "Nhiều phụ nữ tôi biết ở đây chỉ muốn đi về nhà. Nhưng họ sợ, bị đe dọa, và thậm chí không dám nói ra."
Người Việt Nam từ trong nước đã bị dập tắt ý thức phản kháng khi gặp bất công hoặc thông qua các hội đoàn độc lập, các tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động để yêu cầu được bảo vệ về pháp lý. Nên một khi xảy ra chuyện bất hoà, tiếng tăm không rành họ chỉ biết bám víu vào một cái neo duy nhất là văn phòng môi giới phía Việt nam để van xin, cầu cứu mà cái văn phòng môi giới đó khi cần lại trở nên vô tích sự.
Còn phía chính quyền Việt Nam vẫn bình chân như vại. Càng nhiều người đi xuất khẩu lao động thì kiều hối càng tăng! Sống chết kệ bay ... | ||||||||
Hội thảo Quốc tế Biển Đông lần thứ 10 được tổ chức ở Đà Nẵng Posted: 21 Sep 2018 03:28 PM PDT RFAHội thảo Khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 10 với chủ đề "Hợp tác vì An ninh và Phát triển Khu vực" sẽ được tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam trong hai ngày 8-9 tháng 11 sắp tới. Tin cho biết hội thảo do Học viện Ngoại giao Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam chủ trì, nhằm phân tích, đánh giá sâu những diễn biến mới, nhận diện các động lực đằng sau những căng thẳng hay hoà dịu, đồng thời góp phần tìm kiếm các giải pháp giúp quản lý và giải quyết xung đột hiệu quả trên Biển Đông. Tham gia hội thảo có hơn 30 chuyên gia, học giả uy tín quốc tế sẽ trình bày các bài tham luận, bao gồm những chuyên gia như ông Kriangsak Kittichairasee – Thẩm phán Tòa án Luật Biển Quốc tế; bà Amy Searight - Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ; ông Bonji Ohara - Nghiên cứu viên Cao cấp, Ban An ninh và Quốc tế, Quỹ hòa bình Sasakawa, Nhật Bản; Cảnh sát biển Việt Nam… Ngoài ra, có khoảng 200 - 250 đại biểu là quan chức cấp cao, nhà quản lý kinh doanh, chuyên gia, học giả và nhà ngoại giao sẽ tham dự và tham gia thảo luận. Hội thảo lần này đánh dấu mốc 10 năm sáng kiến được khởi động. Theo đó, các cuộc thảo luận sẽ tập trung điểm lại những chuyển biến ở Biển Đông trong suốt một thập kỷ qua trên nhiều khía cạnh khác nhau từ địa chính trị, an ninh, quốc phòng, cho đến chính trị, ngoại giao, công nghệ và luật pháp quốc tế. | ||||||||
Trung Quốc nổi cơn thịnh nộ, nói Mỹ gây ra rắc rối trên Biển Đông Posted: 21 Sep 2018 03:26 PM PDT Đại sứ Trung Quốc ở Anh phê phán Mỹ gây "rắc rối" lớn ở khu vực Biển Đông bằng cách đưa tàu chiến và máy bay quân sự tới vùng biển có tranh chấp. Ông gọi đó là một cái cớ mà Washington dùng để trưng ra các khả năng quân sự của mình, theo Daily Express. Đại sứ Lưu Hiểu Minh hôm 19/9 nói tại một chương trình giới thiệu các nhà ngoại giao mới của khối Thịnh vượng chung thường niên được tổ chức ở London, Anh, rằng "một số nước lớn bên ngoài khu vực này" đã đi ngang qua các hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền; hành động đó "gây nguy hại tới nền hòa bình và sự ổ định của khu vực." Tờ báo của Anh trích lời ông Minh nói: "Tuy nhiên, đối với sự nhầm lẫn của mọi người, một số nước lớn ngoài khu vực dường như không đánh giá cao hòa bình và sự yên ổn ở Biển Đông. "Họ đưa tàu chiến và máy bay tới thẳng biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông) để gây rắc rối. Dưới cái cớ gọi là 'tự do hàng hải', họ bỏ qua hải lộ rộng lớn và chọn đi vào khu vực biển gần với các đảo và rạn san hô của Trung Quốc để thể hiện sức mạnh quân sự của họ. "Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc. Nó đe dọa an ninh của Trung Quốc và gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định trong khu vực." Trung Quốc đã và đang tranh chấp với Mỹ trong việc kiểm soát Biển Đông. Vào năm 2015, Hoa Kỳ đã bắt đầu đưa tàu chiến và máy bay quân sự tới khu vực nhằm bác bỏ các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Số lượng các cuộc diễn tập đã tăng lên kể từ khi tổng thống Donald Trump lên nhậm chức trong khi Washington tiếp tục thách thức việc mở rộng quân sự của Trung Quốc. Tuy nhiên, đại sứ Trung Quốc khăng khăng rằng quyền tự do hàng hải không hề bị xâm phạm, và tất cả các tàu thuyền nước ngoài đều được phép đi qua các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền trong giới hạn lãnh thổ, theo Daily Express. Ông Minh nói thêm: "Sự thật là quyền tự do hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa chưa bao giờ là một vấn đề. "Hàng năm, hàng trăm ngàn tàu buôn đi qua Biển Nam Trung Hoa một cách an toàn và không bị cản trở. Chưa bao giờ có một trường hợp nào bị ảnh hưởng về tự do hàng hải. "Với hơn 60% khối lượng hàng hóa thương mại và dầu hỏa của thế giới được vận chuyển ngang qua Biển Nam Trung Hoa, Trung Quốc tôn trọng tự do hàng hải và hàng không trên Biển Nam Trung Hoa hơn bất cứ quốc gia nào." Hoa Kỳ đã kêu gọi các nước đồng minh khác, như Úc, Anh và Nhật Bản thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Hai tuần trước, Nhật Bản đã triển khai tàu ngầm Kuroshio cùng với ba tàu chiến tham gia một cuộc tập trận chung. Vương quốc Anh cũng đã thách thức sự bành trướng quân sự của Trung Quốc hồi tháng Tám khi Hải quân Hoàng gia đưa tàu chiến HMS Albion đi ngang qua quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Đáp lại, Trung Quốc đã triển khai hai máy bay trực thăng và một tàu khu trục để thách thức tàu HMS Albion trong một thế giằng co về quân sự và gọi động thái của Anh là "khiêu khích". Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Các hành động liên quan của tàu chiến Anh vi phạm luật pháp Trung Quốc và luật pháp quốc tế, và vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. "Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và an ninh của mình". | ||||||||
Việt Nam xua đuổi hơn 2.100 lượt tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Posted: 21 Sep 2018 03:25 PM PDT Việt Nam đã phát hiện và xua đuổi hơn 2.100 lượt tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam từ năm 2009 cho đến nay. Truyền thông Việt Nam cho biết hơn 2.100 lượt tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam trong 10 năm qua và bị lực lượng chức năng tại thành phố Đà Nẵng phát hiện, xua đuổi. Báo Pháp Luật trích lời bà Lê Thị Thái Dương, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc thành phố Đà Nẵng cho biết hôm 19/9 rằng từ năm 2009 đến nay, ngư dân cung cấp hơn 11.500 tin nhắn cho Bộ Đội Biên Phòng Thành Phố Đà Nẵng và các lực lượng chức năng. Trong số này có gần 9.200 tin được cho là có giá trị. VOA đã liên lạc với bà Lê Thị Thái Dương hôm 20/9 nhưng bà cho biết bà không có chức năng trả lời báo chí. Bà Lê Thị Thái Dương được báo chí trong nước trích lời cho biết trong những năm qua tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp, trong đó, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông diễn ra ngày càng gay gắt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn, khó lường. Quần đảo Hoàng Sa nằm trong phạm vi hành chính của phố Đà Nẵng nhưng đang bị phía Trung Quốc chiếm giữ. Phát biểu tại hội nghị sơ kết 10 năm ngày Biên phòng toàn dân hôm 19/9, Chủ tịch thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ khẳng định rằng biên giới quốc gia là phên dậu, cửa ngõ của đất nước và là điều thiêng liêng, bất khả xâm phạm và Đà Nẵng "sẽ mãi là địa bàn chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực và cả nước trong thế trận tác chiến khu vực phòng thủ." Trong khi đó nhiều năm qua, Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc đã ra thông báo cấm đánh cá từ đầu tháng 5 đến đến giữa tháng 8 hàng năm trên khu vực Biển Đông. Phía Việt Nam thường xuyên phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Vào ngày 18/6/2018, có đến 20 tàu cá với 100 ngư dân của tỉnh Quảng Ngãi khi tránh trú sóng to, gió lớn do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đã bị tàu Trung Quốc xua đuổi ở Hoàng Sa của Việt Nam. Tờ Minh Báo của Hồng Kông dẫn lời người đứng đầu đội tàu tuần tra Trung Quốc cho biết: "Các thuyền nước ngoài đã vi phạm quyền đánh cá của ngư dân chúng tôi, và đang tham gia vào các hoạt động đánh bắt cá. Hải quân của chúng tôi đã lập tức đáp trả theo đúng luật." | ||||||||
Cuộc chiến mậu dịch: Mỹ-Trung sẽ đấu đến mức nào? Posted: 21 Sep 2018 03:24 PM PDT Trung Quốc đang có những dấu hiệu hòa hoãn hơn trong khi Hoa Kỳ cũng khó lòng leo thang tối đa lời đe dọa áp thuế của Tổng thống Donald Trump trong bối cảnh những đợt đánh thuế sắp tới sẽ tác động trực tiếp đến túi tiền của người dân Mỹ, một chuyên gia kinh tế ở Hoa Kỳ nói với VOA. Washington và Bắc Kinh đang mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại leo thang và hiện vẫn chưa thấy lối ra sau các đợt áp thuế qua lại liên tiếp vào hàng hóa của nhau. Đợt áp thuế mới nhất nhắm vào 200 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và 60 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Mỹ vốn đều có hiệu lực kể từ ngày 24/9. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa sẽ áp thuế lên toàn bộ hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc với tổng giá trị trên 500 tỷ đô la với lý do ông cho là 'Trung Quốc giao thương bất công với Mỹ'. Các đợt đánh thuế của ông Trump có mục tiêu là buộc Trung Quốc phải thay đổi các chính sách thương mại của mình, trong đó có mở cửa hơn nữa cho hàng hóa Mỹ, chấm dứt việc đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ, chấm dứt việc trợ giá cho các công ty xuất cảng vào Mỹ và hủy bỏ điều luật buộc các công ty Mỹ hợp tác với Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ. Bắc Kinh nao núng? Hiện giờ, mặc dù Bắc Kinh chính thức tuyên bố sẽ theo đuổi đến cùng cuộc chiến mậu dịch với Mỹ, nhưng 'đã có dấu hiệu' cho thấy Bắc Kinh sẽ nhượng bộ. Trao đổi với VOA, Giáo sư-Tiến sỹ Khương Hữu Lộc, hiện đang giảng dạy chương trình thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Trường sau đại học Keller về Quản lý thuộc Đại học DeVry, cho biết ông quan sát thấy Bắc Kinh đã 'có các biện pháp dịu dàng và ve vuốt với Hoa Kỳ' trong tuần qua. "Những chiếc tàu buôn Hoa Kỳ đang neo đậu ngoài biển không cho nhập cảng hiện hải quan Trung Quốc đã cho vào," ông dẫn chứng. "Họ (Bắc Kinh) cũng đang triệu tập một phái đoàn trung cấp để gặp phái đoàn Hoa Kỳ sắp đến." Theo ông Lộc phân tích thì mặc dù mạnh miệng như thế nhưng Bắc Kinh không thể đi đến cùng trong chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ vì họ 'đang cạn dần lá bài để trả đũa' và họ sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn Hoa Kỳ. "Dù họ có trả đũa 60 tỷ đô la hàng hóa Mỹ nữa thì chẳng bao lâu nữa họ sẽ dùng đến viên đạn cuối cùng là toàn bộ 150 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Mỹ," ông nói. Trong khi đó, với trên 500 tỷ đô la hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ thì Mỹ vẫn còn nhiều dư địa để đánh thuế hàng Trung Quốc. Ông Lộc cũng cho biết là phạm vi ảnh hưởng của thuế Trung Quốc hẹp hơn rất nhiều so với phạm vi ảnh hưởng của thuế Mỹ vì 'thuế Trung Quốc chỉ nhắm vào một vài sản phẩm của Mỹ như là ngũ cốc, sản phẩm nông nghiệp, thép, nhôm, xe cộ trong khi thuế Mỹ có bình diện rất rộng từ hàng tiêu dùng cho đến hàng điện tử của Trung Quốc'. Có bài nhưng khó xài? Tuy nhiên, theo ông Lộc, ngoài hàng nhập khẩu từ Mỹ, Bắc Kinh hiện giờ đang có trong tay những lá bài quan trọng để đối phó Mỹ, nhưng khả năng họ sử dụng những con bài này là không cao vì bản thân họ cũng bị thiệt hại nặng nề. Về số trái phiếu của Chính phủ Mỹ mà Trung Quốc hiện đang nắm giữ (1.300 tỷ đô la), Bắc Kinh có thể gây khó dễ cho Mỹ nếu bán toàn bộ số trái phiếu đó. Khi đó, Mỹ sẽ phải tìm người mua lại số nợ này và lãi suất do vậy sẽ tăng lên tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ. Nhưng Giáo sư Lộc cho rằng với tình hình kinh tế Mỹ hiện đang khả quan thì dù số nợ của Mỹ có bị tăng lãi suất, 'vẫn trong mức chịu đựng được của Mỹ'. "Khi anh bán ra (trái phiếu Mỹ) thì chẳng những dân Mỹ mua mà thế giới cũng mua," ông nói. Về phần Trung Quốc, việc họ bán trái phiếu Mỹ sẽ đẩy giá trị đồng nhân dân tệ lên cao, và khi đồng tiền của Trung Quốc tăng giá thì hàng hóa của họ sẽ trở nên đắt đỏ khiến họ mất ưu thế cạnh tranh trên hầu hết các thị trường trên thế giới, cũng theo Tiến sỹ Lộc. Trước câu hỏi về việc Bắc Kinh có thể gây khó dễ cho các công ty Mỹ đang làm ăn ở Trung Quốc hay không, Giáo sư Lộc nói rằng Bắc Kinh 'đã và đang làm' nhưng 'họ không thấy hiệu quả nên đã bắt đầu xoa dịu lại'. "Nếu Trung Quốc siết chặt (hoạt động của doanh nghiệp Mỹ) thì Mỹ cũng sẽ siết chặt lại," ông giải thích và cho biết điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc vốn dĩ dựa vào các sản phẩm kỹ thuật cao của Mỹ và các đồng minh. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh của Mỹ đã cải thiện với gói cắt giảm thuế của Đảng Cộng hòa hồi năm rồi, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21%, cộng với việc áp thuế quan làm gia tăng chi phí nên một số công ty Mỹ đã rút về nước. Tuy nhiên những ngành nghề nào cần nhiều lao động thì vẫn phải bám trụ ở Trung Quốc và sẽ bị ảnh hưởng khi môi trường kinh doanh trở nên khắt khe hơn, theo phân tích của Giáo sư Lộc. Thâm thủng hầu bao dân Mỹ? Trả lời câu hỏi của VOA rằng có phải thuế quan của Mỹ đánh vào hàng hóa Trung Quốc cuối cùng thì người tiêu dùng Mỹ phải chịu do có những mặt hàng mà Trung Quốc chi phối thị trường Mỹ khiến họ khó lòng hoặc không thể tìm hàng hóa thay thế, nên cuối cùng cũng phải mua hàng Trung Quốc bị áp thuế, ông Lộc thừa nhận rằng người dân Mỹ sẽ bị thâm thủng hầu bao nhưng 'việc này chỉ diễn ra trong ngắn hạn'. "Ảnh hưởng sẽ nhiều. Điều không tránh khỏi là dịch vụ và hàng hóa sẽ tăng giá," ông nói. Ông Lộc dự đoán rằng nếu thuế quan áp lên hàng Trung Quốc tăng 5 đến 10% thì người dân Mỹ sẽ cắt giảm đi khoảng 5 đến 10% chi tiêu. "Tuy nhiên trong 6 tháng nay, tiền lương của người Mỹ đã tăng lên khoảng 2,5% cộng với công ăn việc làm có thì vật giá có cao hơn mặc dù có ảnh hưởng đến túi tiền của người dân Mỹ nhưng sự phản kháng sẽ không nhiều," ông nói. "Nhưng đó chỉ là trong ngắn hạn. Còn nếu kéo dài (cuộc chiến thương mại) năm này sang tháng nọ thì sẽ có thay đổi trong phản ứng của người dân Mỹ." Tiến sỹ Lộc cho biết gần đây Hoa Kỳ đã đa dạng hóa thị trường nhập khẩu và nhập cảng rất nhiều những mặt hàng tương tự từ Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia để giảm bớt sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp từ Trung Quốc. "Người tiêu dùng Mỹ luân chuyển rất nhanh. Nếu giá hàng hóa Trung Quốc lên cao quá do thuế quan thì họ sẽ chuyển sang các mặt hàng thay thế. Miễn làm sao là Hoa Kỳ mở rộng đường cho hàng hóa các nước khác vào thay thế hàng Trung Quốc," ông nói. Khi được hỏi liệu người dân Mỹ cắt giảm chi tiêu thì có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Mỹ hay không vì GDP của Mỹ phụ thuộc đến 70% vào tiêu dùng nội địa, ông Lộc nói rằng sẽ có ảnh hưởng nhưng không nhiều vì người Mỹ cũng sẽ cắt giảm 5-10% chi tiêu trong ngắn hạn và sẽ chi tiêu trở lại khi có sản phẩm thay thế. Trump có đánh đến cùng? Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump hiện đang được hỗ trợ bởi điều kiện thuận lợi của kinh tế Mỹ với tăng trưởng kinh tế quý cao nhất trong bốn năm, tỷ lệ thất nghiệp dưới 3,3%, tiền lãi công trái vẫn tròm trèm mức 3,5%, lạm phát ở ngưỡng 2%, Giáo sư-Tiến Sỹ Khương Hữu Lộc cho biết. Tuy nhiên, ông dự đoán cuộc chiến thương mại 'cao lắm sẽ dừng ở mức 200 tỷ đô la chứ không bao giờ đi đến mức toàn bộ 500 tỷ đô la như ông Trump đe dọa' vì không chỉ ảnh hưởng kinh tế Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới, chưa kể còn tác động đến các vấn đề địa chính trị. "Sẽ có giải pháp nào đó," ông nói và cho biết Mỹ cũng cần sự hợp tác của Trung Quốc đối với vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên và không muốn chiến tranh quan thuế sẽ đẩy liên minh giữa Nga và Trung Quốc ngày càng chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, ông Trump không chỉ có chiến tranh thương mại với Trung Quốc mà còn có tranh chấp thương mại với một loạt các nước đồng minh như Liên minh châu Âu, Canada, Mexico và Nhật Bản. Do đó, Hoa Kỳ cũng lo ngại rằng các nước có tranh chấp với Mỹ sẽ hợp sức lại đối phó với Mỹ. "Cho nên khi cần đánh thuế Trung Quốc thì Mỹ cũng phải tính thế nào để hòa hoãn với khối Âu châu," ông nói và cho biết lúc đầu khi Mỹ tuyên bố đánh thuế cả EU, Canada, Mexico và Nhật Bản thì 'phản ứng mạnh lắm'. Lúc đó, Trung Quốc đã gửi phái đoàn sang EU để đàm phán mở rộng thị trường của hai bên nhưng nỗ lực của Bắc Kinh 'không đi đến đâu', theo lời ông Lộc, vì 'dân châu Âu rất bảo thủ, họ xài đồ Âu châu chứ không chịu xài đồ Trung Quốc nhiều. Hơn nữa, họ hiểu rất rõ mối nguy khi những công nghệ quốc phòng lọt vào tay Trung Quốc và còn vấn đề ăn cắp sở hữu trí tuệ và yêu cầu bắt buộc chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc nữa'. Ngay sau cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và EU, lập tức Mỹ đã bắt tay với EU và tạm thời hòa hoãn khi gia hạn việc áp thuế lên hàng hóa nhập từ EU. Hiện tại Mỹ cũng đang cố gắng thu hẹp bất đồng trong khối NAFTA với Mexico và chỉ còn mắc mứu từ phía Canada, ông Lộc cho biết. Trung Quốc sẽ nhượng bộ? Liệu Trung Quốc sẽ lùi bước và chấp nhận những yêu sách của Mỹ? Tiến sỹ Lộc nói 'khó mà đoán trước'. "Dân tộc tính của Hoa Kỳ thay đổi rất nhanh. Họ có thể chịu đựng một thời gian ngắn rồi sẽ thay đổi," ông phân tích. "Còn dân Trung Quốc có thể chịu đường dài." Tuy nhiên, trong trường hợp ông Trump leo thang đến tối đa (500 tỷ) thì ông Lộc đoán rằng 'Bắc Kinh sẽ phải nhượng bộ trong thời gian ngắn' vì Trung Quốc đang ở thế bất lợi: dân số sẽ tăng sau khi hạn chế tỷ lệ sinh bị bãi bỏ, trong khi GDP bị ảnh hưởng vì không thể xuất khẩu ồ ạt vào Mỹ như trước – đó là chưa tính đến nợ công của Trung Quốc hiện theo con số chính thức là gấp đôi GDP. "Cho nên hiện tại Trung Quốc không dại gì để kịch bản đó diễn ra. Cho nên họ vẫn đang vừa đánh vừa đàm," ông nói thêm. Những vấn đề mà Trung Quốc có thể nhượng bộ, theo Giáo sư Lộc, là sẽ bãi bỏ việc yêu cầu các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ và 'sẽ bớt trợ cấp không chính đáng những mặt hàng xuất cảng vào Mỹ để đẩy giá xuống thấp một cách nhân tạo để nhập cảng ồ ạt điển hình như giá thép'. Tuy nhiên ông Lộc cũng nghi ngờ việc Bắc Kinh sẽ thật lòng nhượng bộ trên vấn đề trợ cấp này. "Về mặt chính thức thì họ có thể nói sẽ bãi bỏ, nhưng trong cách làm việc bên trong và đằng sau như thế nào thì không biết chắc." Còn việc ăn cắp sở hữu trí tuệ, ông Lộc cho rằng vẫn sẽ tiếp diễn chứ không thể dừng ngay được. Giải pháp hiện thời của Bắc Kinh, theo ông Lộc, là cố gắng hòa hoãn với Mỹ để tránh thêm thiệt hại, tìm các thị trường khác thay thế (như EU và các nước đang phát triển) và kích thích tiêu dùng nội địa. Giáo sư Lộc cũng lưu ý rằng mặc dù Trung Quốc có tầng lớp trung lưu đông đảo và những năm qua họ đã bỏ tiền xây nhà cửa, mua đồ xa xỉ phẩm và gia tăng tiêu dùng, nhưng 'việc chuyển sang tiêu dùng nội địa còn rất chậm vì tầng lớp trung lưu Trung Quốc có lớn mạnh hay không còn tùy thuộc vào xuất cảng sang Hoa Kỳ'. | ||||||||
Posted: 21 Sep 2018 08:41 AM PDT Trung Quốc bắn 21 phát đại bác chào đón Chủ tịch nước Trần Đại QuangLễ đón chính thức Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân được tổ chức ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, theo nghi thức dành cho nguyên thủ quốc gia.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân hôm nay đến thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc và dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường" theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 11 - 15/5, theoTTXVN. Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân được tổ chức chiều 11/5 tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh theo nghi thức dành cho nguyên thủ quốc gia. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì sự kiện. 17h, đoàn xe chở Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân tiến vào cổng Đông của Đại lễ đường Nhân dân. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mời Chủ tịch Trần Đại Quang lên bục danh dự. Quân nhạc cử Quốc thiều Việt Nam và Quốc thiều Trung Quốc trong tiếng 21 loạt đại bác chào mừng. Thiếu nhi Trung Quốc vẫy cờ, hoa chào đón Chủ tịch Trần Đại Quang và phu nhân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Sau đó, hai nhà lãnh đạo tham dự hội đàm cấp cao tại phòng Đông của Đại lễ đường Nhân dân. Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhằm duy trì đà phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đầu tư. Năm 2016, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc đạt gần 72 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm 2015. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Khoảng 2,7 triệu lượt du khách Trung Quốc đã thăm Việt Nam trong năm ngoái, tăng 51% so với cùng kỳ, dẫn đầu về lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam. Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân xuống sân bay ở Bắc Kinh Văn Việt Ông Tập Cận Bình sẽ đến Việt Nam viếng Chủ tịch nước Trần Đại QuangĐây là thông tin vừa được tờ Tân Hoa Xã, trích dẫn từ thông cáo chính thức của Chính phủ Trung Quốc cho hay. Theo đó, chiều ngày 21/09, sau khi nhận được thông tin Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang qua đời, Chính phủ Trung Quốc đã ngay lập tức có công điện chia buồn chính thức gửi tới Chính phủ Việt Nam. Công điện chia buồn cho biết, sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là sự mất mát vô cùng to lớn, là sự tổn thất nghiêm trọng đối với Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Công điện do Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ký cũng cho biết, người đứng đầu Trung Quốc sẽ đến Việt Nam để dự Quốc tang và viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Hiện vẫn chưa rõ lịch trình cụ thể đến Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ diễn ra khi nào. Trước đó, theo nguồn tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Trần Đại Quang, sinh năm 1956, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, do mắc bệnh hiểm nghèo, mặc dù được các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện, nhưng đã không qua khỏi. Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần lúc 10 giờ 5 phút ngày 21.9.2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Thanh Hiền | ||||||||
Posted: 21 Sep 2018 08:33 AM PDT Ông Nguyễn Quốc Triệu: 'Chủ tịch nước từng 6 lần điều trị ở Nhật'Chủ tịch nước Trần Đại Quang được chẩn đoán mắc bệnh virus hiếm gặp, thế giới chưa có thuốc chữa.Ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương chia sẻ với VnExpress, Chủ tịch nước Trần Đại Quang được phát hiện bị bệnh từ tháng 7 năm 2017 và đi Nhật chữa trị. Từ đó đến khi qua đời, ông đã trải qua 6 lần điều trị tại Nhật Bản. Các bác sĩ chẩn đoán, ông mắc loại bệnh virus hiếm và độc hại. "Các giáo sư, bác sĩ Nhật đã chữa trị và củng cố sức khoẻ cho Chủ tịch nước khoảng một năm nay. Tuy nhiên, bệnh này trên thế giới chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian", ông Triệu nói.
Theo ông Triệu, thời gian gần đây, bệnh của Chủ tịch nước nặng hơn. Đến chiều 20/9, ông phải nhập viện Trung ương Quân đội 108. Các bác sĩ Việt Nam cùng chuyên gia người Nhật đã cùng hội chẩn để đưa ra phác đồ điều trị. Đến khoảng 15h cùng ngày, ông bán hôn mê. Hai tiếng sau, Chủ tịch nước hôn mê hoàn toàn đến lúc qua đời vào 10h05 sáng nay. Ít ngày trước khi qua đời, Chủ tịch nước vẫn có nhiều hoạt động đối nội, đối ngoại như gửi thư chúc Tết Trung thuthiếu nhi cả nước, tham gia một cuộc họp của Bộ Chính trị hôm 19/9, chủ trì Phiên họp Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương ngày 15/9, tiếp Tổng thống Indonesia thăm Việt Nam ngày 11/9, đánh trống khai giảng năm học mới 2018-2019... Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định, trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới. Phó chủ tịch nước hiện nay là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh. Chủ tịch nước Trần Đại Quang, 62 tuổi, quê ở Ninh Bình. Ông là giáo sư, tiến sĩ Luật học; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII. Sau nhiều năm làm cán bộ Cục Bảo vệ chính trị, rồi Cục trưởng Tham mưu An ninh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, ông được bầu làm Thứ trưởng Công an rồi Bộ trưởng Công an. Tháng 4/2016, ông được bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên; Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương; đại biểu Quốc hội khóa XIV. Chủ tịch nước Trần Đại Quang, một trong ba lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam, vừa qua đời ở tuổi 62 vì mắc "virus hiếm và độc hại", truyền thông nhà nước dẫn lời người chuyên trách về sức khỏe của cán bộ Trung ương cho biết hôm 21/9. "Các giáo sư, bác sĩ Nhật đã chữa trị và củng cố sức khoẻ cho Chủ tịch nước khoảng một năm nay. Tuy nhiên, bệnh này trên thế giới chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian", VnExpress dẫn lời ông Nguyễn Quốc Thiệu, Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết. Vẫn theo nguồn tin trên, ông Trần Đại Quang đã được phát hiện "mắc loại bệnh virus hiếm và độc hại" từ tháng 7 năm ngoái và đã đi Nhật 6 lần để chữa trị. Ông Trần Đại Quang nhập viện Trung ương Quân đội 108 vào chiều 20/9 và qua đời khoảng 10:05 sáng 21/9 sau khi rơi vào tình trạng hôn mê hoàn toàn, theo VnExpress. Ông Trần Đại Quang tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước vào năm 2016. Kể từ đó, ông thường xuyên có mặt trong tất cả các sự kiện quan trọng bên cạnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy, khoảng thời gian ông đột nhiên vắng mặt trên các bản tin ngay vào thời điểm diễn ra Hội nghị Trung ương 7 hồi tháng 5 đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông có liên quan đến cuộc chiến giành quyền lực trong nội bộ đảng Cộng sản. Một số nguồn tin nói ông đã bị thay thế "vì lý do sức khỏe". "Các chuyên gia tin rằng ông nắm giữ phần lớn quyền lực trong cuộc chiến lãnh đạo đất nước", theo NPR. Ông Trần Đại Quang đã không xuất hiện trước công chúng vài tuần trước khi cái chết của ông được công bố. Ông Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956, quê ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Trước khi lên làm chủ tịch nước, ông Quang từng có nhiều năm là cán bộ Cục bảo vệ chính trị, Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, sau đó làm Thứ trưởng Công an là trở thành người đứng đầu Bộ Công an, cơ quan thường xuyên bị các nhà phê bình quốc tế chỉ trích về hồ sơ nhân quyền tại Việt Nam (theo NPR) vào tháng 8/2011. Nhiều đại diện ngoại giao của các nước đã gửi lời chia buồn với Việt Nam. "Thay mặt Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi xin gửi lời chia buồn chân thành về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm thông tới gia đình ông và nhân dân Việt Nam vào thời khắc đau buồn này", Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink viết trên trang Facebook. "Chủ tịch nước Trần Đại Quang là một người bạn của mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam. Sự tiếp đón của ông trong chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Donald J. Trump tới Hà Nội vào tháng 11 năm 2017 đã giúp đưa mối Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam lên tầm cao mới trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, có lợi ích chung và mong muốn chung nhằm thúc đẩy hòa bình, hợp tác, thịnh vượng và an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", người đại diện chính phủ Mỹ nói về Chủ tịch Trần Đại Quang trong thư chia buồn. Đại sứ quán Nga cũng bày tỏ chia buồn với Việt Nam. "Chúng tôi xin bày tỏ những lời chia buồn sâu sắc nhất về việc Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, đồng chí Trần Đại Quang từ trần", theo thông cáo đăng trên trang Twitter của cơ quan đại diện ngoại giao Nga. Theo luật Việt Nam, sau khi ông Quang qua đời, Phó Chủ tịch nước là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ lên nắm giữ quyền Chủ tịch nước cho tới khi Quốc hội bầu ra chủ tịch mới. Phóng xạ Polonium: Thần chết vô hình trong tay sát thủ Do con người không thể phát hiện chất phóng xạ Polonium bằng thiết bị kiểm tra phóng xạ chuyên dụng nên các sát thủ mang theo nó có thể lọt qua các rào chắn an ninh nghiêm ngặt nhất để ám sát những nhân vật cấp cao. Các chuyên gia Thụy Sỹ điều tra nguyên nhân dẫn tới cái chết của Tổng thống Palestine Yasser Arafat tìm thấy một lượng lớn chất độc phóng xạ Polonium-210 trên quần, áo của nhà lãnh đạo quá cố. Thậm chí họ còn thấy chất phóng xạ này trên bàn chải đánh răng và khăn trùm đầu mà ông Arafat thường sử dụng.
Trên thực tế, Polonium-210 không phải chất phóng xạ phát ra các hạt gamma, loại hạt có thể xuyên qua những bức tường cực dày. Khi phân rã, chất này giải phóng các tia alpha, loại tia hoàn toàn không thể xuyên qua bất kỳ thứ gì, kể cả một tờ giấy mỏng. Tuy nhiên, hạt alpha rất nguy hiểm bởi nó di chuyển ở khoảng cách ngắn nhưng lại có năng lượng lớn. Nếu Polonium-210 thâm nhập vào cơ thể và phân rã, các hạt alpha sẽ liên tục bắn phá các tế bào, gây tổn thương nghiêm trọng các cơ quan nội tạng và mô của cơ thể, khiến người bị nhiễm độc gần như vô phương cứu chữa. Chất phóng xạ này nguy hiểm tới mức chỉ 1 gram cũng đủ cướp đi mạng sống của 1 con người. Dù là chất kịch độc nhưng Polonium-210 hoàn toàn không thể xuyên qua da người. Nó chỉ có thể xâm nhập vào cơ thể qua những vết thương hở miệng. Ngoài ra, bầu không khí nhiễm Polonium-210 cũng là một trong những cách giúp chất phóng xạ là thâm nhập vào sâu trong cơ thể. Giáo sư Cham Dallas - chuyên gia chất độc tại Viện chăm sóc sức khỏe Đại học Georgia, Mỹ - cho biết: "Polonium-210 gây hại tùy vào liều lượng, giống các loại chất độc hóa học thông thường khác. Nếu nạn nhân nhiễm lượng Polonium-210 lớn, cái chết sẽ ập đến nhanh hơn. Triệu chứng của nạn nhân nhiễm độc phóng xạ Polonium-210 giống với nạn nhân ung thư giai đoạn cuối". Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne của Mỹ, nếu nạn nhân nuốt phải Polonium-210, cơ thể sẽ đào thải khoảng 50 đến 90% độc tố theo đương tiêu hóa. Phần còn lại sẽ thẩm thấu vào trong máu và lan đi khắp cơ thể. Khoảng 45% sẽ đọng ở lá lách, thận và gan trong khi 10 % đọng lại ở tủy xương. Khi các hạt alpha bắn phá gan, thận và tủy sống, nạn nhân sẽ cảm thấy buồn nôn và đau đầu khủng khiếp. Nạn nhân sẽ nôn, tiêu chảy và rụng tóc. Vài tuần hay thậm chí vài ngày sau khi Polonium-210 phát huy tác dụng, nạn nhân sẽ tử vong. Theo giáo sư Dallas, chúng ta hoàn toàn không có cách chữa trị đối với người nhiễm độc phóng xạ Polonium-210 ở mức độ nặng. Các nhà khoa học thử nghiệm đang thử nghiệm một số biện pháp điều trị, nhưng Cục quản lý dược phẩm Mỹ vẫn chưa phê chuẩn các biện pháp ấy. Do người ta không thể phát hiện Polonium-210 bằng các phương pháp dò tìm thông thường, sát thủ dễ dàng sử dụng nó để đầu độc nạn nhân. Khi nhiễm độc, các bác sĩ sẽ mất rất nhiều thời gian để chuẩn đoán bệnh. Quá trình chuẩn đoán có thể kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần. Khi chúng ta phát hiện ra Polonium-210 là nguyên nhân gây bệnh thì mọi phương pháp điều trị đều không phát huy tác dụng. Dù Polonium-210 là một trong những chất nguy hiểm nhất song rất ít người có thể tiếp cận nó. Là chất phóng xạ hiếm tồn tại bên ngoài tự nhiên, Phần lớn Polonium-210 ra đời trong các lò phản ứng hạt nhân. Ở thời điểm hiện tại, chỉ các cường quốc hạt nhân như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Israel có đủ khả năng sở hữu loại chất độc này. | ||||||||
Posted: 21 Sep 2018 04:04 AM PDT Bí thư Hà Nội khẳng định không thể phớt lờ thông tin mạng xã hộiÔng Hoàng Trung Hải cho rằng cơ quan của thành phố cần kịp thời phản hồi trước những sự việc được dư luận, mạng xã hội quan tâm.Ngày 20/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có buổi làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông. Nhiều ý kiến liên quan đến sự phát triển của báo chí, mạng xã hội được đề cập.
Một số lãnh đạo chưa thấy được sự quan trọng của mạng xã hội Theo bà Nguyễn Thị Mai Hương, Trưởng phòng Thông tin điện tử, nếu trước đây tâm trạng xã hội được đo lường qua báo chí thì nay mạng xã hội đang dần chiếm lĩnh vai trò đó. "Thực tế cho thấy mạng xã hội trong nhiều trường hợp định hướng tư tưởng, dẫn dắt dư luận và trong một số vụ việc mất an ninh trật tự, mạng xã hội đóng vai trò rất lớn", bà Hương nói. Dù có tác động ngày càng lớn, bà Hương cho hay với quy định hiện hành, các đơn vị cung cấp dịch vụ mạng xã hội chỉ chịu trách nhiệm một phần, còn lại là của các thành viên tham gia. Việc quản lý đối với mạng xã hội của các đơn vị cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như của Google, Facebook còn khó khăn. Khi các trang mạng này có nội dung vi phạm, Sở phải chuyển lên Bộ Thông tin để trực tiếp làm việc với họ. Trưởng phòng Thông tin điện tử cho rằng, nhiều công chức thành phố vẫn coi thông tin trên mạng xã hội là không chính thống nên khi tiếp nhận thì "bỏ qua hoặc không để ý". Nhận thức của lãnh đạo một số đơn vị về tầm quan trọng của mạng xã hội cũng còn ở mức độ nhất định. "Vụ làm thủ tục khai tử ở phường Văn Miếu, quận Đống Đa là một ví dụ, khi thông tin xuất hiện trên mạng xã hội, chúng ta xử lý chưa tốt, làm ảnh hưởng đến hình ảnh công chức thủ đô", bà Hương nói. Cùng quan điểm, bà Trần Thị Mai Dung, Trưởng phòng Báo chí xuất bản truyền thông cho rằng, việc dự báo, chủ động trong cung cấp thông tin trước những sự việc nóng còn chưa tốt. Nhiều vụ các sở, ngành chỉ vào cuộc cung cấp thông tin khi sự việc đã được báo chí, dư luận phản ánh. "Báo chí thành phố đang đi rất chậm" TP Hà Nội hiện có 21 cơ quan báo chí, trong đó có 12 báo in, một đài phát thanh truyền hình và tám tạp chí. Thực hiện chỉ đạo của trung ương, thành phố đang hoàn thiện đề án quy hoạch báo chí.
Phó chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý cho biết, trước sự phát triển mạnh mẽ của báo điện tử, mạng xã hội, đội ngũ người làm báo thủ đô phải nâng cao tính sắc sảo, nhanh nhạy kịp thời. "So với nhiều cơ quan báo chí khác trên địa bàn, chúng ta đi rất chậm. Phải cạnh với các báo khác, không thể người ta đi hàng km rồi mình mới chạy", ông Quý nói. Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, thành phố đã có quy chế phát ngôn nhưng việc phát ngôn của nhiều cơ quan, kể cả cấp thành phố vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Ông đề nghị Sở Thông tin sớm tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho đội làm công tác phát ngôn, nhất là kinh nghiệm xử lý khủng hoảng truyền thông. "Từ những vấn đề bé thành lớn, từ vấn đề kinh tế xã hội, qua lăng kinh của báo chí thành câu chuyện nóng về mặt chính trị", Trưởng ban tuyên giáo cảnh báo. Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng trong một xã hội ngày càng phát triển, hội nhập sâu rộng và tự do dân chủ thì việc giải thích làm rõ, qua đó định hướng được thông tin rất quan trọng. "Ý kiến thì rất đa chiều nhưng nếu chúng ta không có thông tin phản hồi chính xác, để người dân tiếp tục bình luận là lỗi của chúng ta. Trước thông tin trên mạng xã hội, nếu chúng ta lờ đi không giải quyết là làm chưa hết trách nhiệm của mình", Bí thư Hà Nội nói. Gần 300 video trên Youtube bị gỡ Theo Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội, 8 tháng đầu năm 2018, Sở đã xử lý 17 tài khoản Facebook, gỡ bỏ 292 video trên Youtube có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trên địa bàn có trên 400 trang thông tin điện tử tổng hợp của 263 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; 315 giấy phép thiết lập mạng xã hội đã được cấp. | ||||||||
Ông Tập Cận Bình sẽ đến Việt Nam viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang Posted: 21 Sep 2018 02:37 AM PDT Đây là thông tin vừa được tờ Tân Hoa Xã, trích dẫn từ thông cáo chính thức của Chính phủ Trung Quốc cho hay. Theo đó, chiều ngày 21/09, sau khi nhận được thông tin Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang qua đời, Chính phủ Trung Quốc đã ngay lập tức có công điện chia buồn chính thức gửi tới Chính phủ Việt Nam. Công điện chia buồn cho biết, sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là sự mất mát vô cùng to lớn, là sự tổn thất nghiêm trọng đối với Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Công điện do Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ký cũng cho biết, người đứng đầu Trung Quốc sẽ đến Việt Nam để dự Quốc tang và viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Hiện vẫn chưa rõ lịch trình cụ thể đến Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ diễn ra khi nào. Trước đó, theo nguồn tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Trần Đại Quang, sinh năm 1956, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, do mắc bệnh hiểm nghèo, mặc dù được các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện, nhưng đã không qua khỏi. Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần lúc 10 giờ 5 phút ngày 21.9.2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Thanh Hiền | ||||||||
ÔNG LÊ THANH HẢI SẼ BỊ TRUY CỨU VÌ LÀ CẤP TRÊN CỦA ÔNG NGUYỄN HỮU TÍN Posted: 21 Sep 2018 12:39 AM PDT Ai là cấp trên trực tiếp khi ông Tín làm Phó Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh?(GDVN) - Ông Nguyễn Hữu Tín làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tương ứng với thời điểm ông Lê Thanh Hải làm Bí thư Thành ủy. Những doanh nghiệp nào được hưởng lợi từ đất thu hồi của dân Thủ Thiêm?Ông Lê Thanh Hải đã cho thu hồi đất Thủ Thiêm như thế nào?Ai đã chống lệnh Thủ tướng trong vụ Thủ Thiêm?Ông Lê Thanh Hải ở đâu khi Khu đô thị Thủ Thiêm… dậy sóng? Ngày 18/9, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an thông tin, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành điều tra, bắt giữ ông Nguyễn Hữu Tín – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Tín được xác định có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành các biện pháp tố tụng khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và khởi tố bị can với ông Tín. Cùng ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có các quyết định phê chuẩn các quyết định tố tụng nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.
Trong 2 giai đoạn, từ tháng 5/2004 đến 12/2008 và từ tháng 7/2011 đến tháng 12/2015, ông Tín là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Giai đoạn ông Tín làm Phó Chủ tịch, ông Lê Thanh Hải làm Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006. Sau đó, ông Lê Hoàng Quân kế nhiệm ông Hải nắm giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trong 2 nhiệm kỳ đến năm 2016. Trong thời gian ông Lê Hoàng Quân làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân 2 nhiệm kỳ, tương ứng với thời kỳ, thời gian ông Lê Thanh Hải làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Hưng Long | ||||||||
Thặng dư thương mại của Việt Nam tăng đột biến giữa lúc cuộc chiến thuế quan leo thang Posted: 21 Sep 2018 12:25 AM PDT 12:23, 21/09/2018Tính đến giữa tháng 9/2018, Việt Nam đã xuất siêu 5,57 tỷ USD. Trong đó, riêng tháng 8, cán cân thương mại hàng hóa đã thặng dư 2,2 tỷ USD, tháng xuất siêu cao nhất từ trước tới nay. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ đầu năm đến ngày 15/9 đạt 331,57 tỷ USD, tăng 40,64 tỷ USD, tương ứng tăng 14%, so với cùng kỳ năm 2017. Số liệu cho thấy cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam tính đến giữa tháng 9 tiếp tục thặng dư với mức 5,57 tỷ USD. Thành tích ấn tượng này có được phần lớn nhờ kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục trong tháng 8/2018. Cụ thể, trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8 đạt 23,48 tỷ USD, tăng 15,6% so với tháng trước, còn trị giá nhập khẩu đạt 21,28 tỷ USD, tăng 1,6%. Với việc xuất khẩu tăng trưởng nhanh hơn nhập khẩu, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 8/2018 thặng dư 2,2 tỷ USD. Đây là tháng có mức xuất siêu cao nhất từ trước tới nay. Cũng theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tính từ đầu năm đến hết ngày 15/9 đạt 216,43 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa của khối FDI thặng dư 21,18 tỷ USD. Về xuất khẩu, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam lũy kế đến giữa tháng 9 đạt hơn 168,57 tỷ USD, tăng 23,63 tỷ USD, tương ứng mức tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 118,81 tỷ USD, tăng 16,78 tỷ USD, tương ứng mức tăng 16% và chiếm tới hơn 70% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Trong 10 nhóm hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam kể từ đầu năm, điện thoại các loại và linh kiện tiếp tục giữ vị trí số 1 với kim ngạch đạt 34,26 tỷ USD, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm 2017. Đứng thứ hai là mặt hàng dệt may với trị giá xuất khẩu đến ngày 15/9 đạt 21,08 tỷ USD, tăng 16,8%. Về nhập khẩu, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tính đến giữa tháng 9 đạt 163 tỷ USD, tăng 17,02 tỷ USD, tương ứng tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng trị giá nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 97,63 tỷ USD, tăng 10,31 tỷ USD, tương ứng tăng 11,8%, chiếm 59,9% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vẫn là nhóm đứng đầu bảng về kim ngạch nhập khẩu với mức 29,03 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Đứng vị trí thứ 2 là máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác đứng ở vị trí thứ 2 với kim ngạch nhập khẩu 23,14 tỷ USD, giảm 4,4%. Nguyễn Trang (Tổng hợp) Có thể bạn quan tâm: | ||||||||
Tả Ao, bậc thầy địa lý nổi danh nhất nước Nam: Vì sao phong thuỷ không thay đổi được mệnh Trời? Posted: 21 Sep 2018 12:21 AM PDT 08:44, 21/09/2018Xưa nay, các bậc thầy phong thuỷ như "Thánh địa lý" Tả Ao hay "Phù thuỷ" Cao Biền đều là những cao nhân hiếm thấy, trên có thể hô mưa gọi gió, dưới có thể yểm mạch tầm long, lợi dụng thuật pháp mà làm hưng vượng hay suy bại một quốc gia — Nhưng vì sao lại không thể làm chủ vận mệnh của chính mình? Huyền thoại Thánh Tả Ao Nhắc đến phong thuỷ thì không thể không nhắc đến ngài Tả Ao, bậc thầy địa lý của nước ta, về tài năng không hề thua kém huyền thoại Cao Biền của phương Bắc. Theo cuốn "Nam Hải dị nhân" của tác giả Phan Kế Bính, Tả Ao tên thật là Nguyễn Đức Huyền (cũng có tài liệu viết là Vũ Đức Huyền), là người làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An, tức huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thuở nhỏ mồ côi cha, vì mẹ mắc bệnh loà mắt, nhà lại nghèo, cậu bé Đức Huyền phải theo khách buôn sang Tàu lấy thuốc chữa mắt cho mẹ. Thầy thuốc thấy cậu bé nghèo hiếu thảo nên hết lòng dạy nghề lang dược. Về sau, nhờ chữa khỏi mắt cho một ông thầy địa lý phương Bắc, nên Đức Huyền lại được thầy địa lý truyền thuật phong thuỷ cho. Một ngày, ông thầy muốn thử thách Đức Huyền bèn đổ cát thành hình núi sông rồi vùi 100 đồng tiền xuống các huyệt đạo, bảo cậu học trò hễ tìm thấy huyệt thì xuyên kim xuống. Đức Huyền đã cắm đúng lỗ (chính huyệt) 99 đồng tiền, chỉ duy có huyệt thứ 100 là cây kim cắm chệch ra ngoài. Thấy vậy thầy địa lý than rằng: "Thế là tinh hoa địa lý đã về phương Nam mất rồi!". Và quả đúng là danh bất hư truyền, Đức Huyền sau này đã trở thành bậc thầy phong thuỷ, được mọi người kính cẩn gọi là Thánh Tả Ao. Ông vân du khắp nơi, từ miền xuôi đến miền ngược, từ vùng núi đến nơi đồng bằng đất đai màu mỡ, một là chữa bệnh cho người, hai là xem xét thế đất, tầm cứu long mạch, cuối cùng cũng là để giúp đời. Từ mỗi vùng đất ông đi qua đều viết nên huyền thoại, mà đến nay dân gian vẫn lưu truyền. Một trong những câu chuyện ấy là huyền thoại giếng mắt cá làng Hành Thiện ở Xuân Trường, Nam Định. Người dân làng Hành Thiện kể rằng, một lần đi qua phủ Xuân Trường, Tả Ao phải đi đò sang sông, đến gần bến thì phải lội xuống bùn mới lên được bờ. Lúc ấy người khách đi cùng chuyến đò đã hào hiệp cõng ông qua quãng lầy lội, sau ông lại được người dân Hành Thiện khoản đãi nồng hậu. Cảm mến dân làng hào phóng, trượng nghĩa, lại mến khách, Tả Ao liền ngỏ ý xem xét thế đất cho. Tả Ao nói: "Kìa, các ngài xem, kiểu đất làng này rất đẹp, chẳng khác gì hình con cá đang quẫy đuôi tung mình ra biển. Cụm dân cư chỗ kia là đầu và mình cá, còn cánh đồng kia là khúc đuôi. Sau này kết phát, khúc đuôi đó sẽ nở to dần, do đất phù sa ở con sông kìa bồi vào. Lại nữa, những con lạch bao bọc quanh làng là mạch nước nuôi sống con cá, quanh năm chẳng bao giờ bị cạn, nhờ đó dân trong làng được thịnh vượng, làm ăn phát đạt, ít bệnh tật, ốm yếu. Chỉ hiềm một nỗi là con cá không có mắt, nên đến giờ làng vẫn không thể phát khoa danh". Dân làng nghe vậy, bèn hậu đãi trà rượu và khẩn khoản xin ngài Tả Ao đặt lại hướng cho làng. Tả Ao đứng ngắm hướng, rồi tới chỗ mỏm đất trước cửa đền Thần Hoàng, nói rằng vì con cá còn thiếu mắt, nên cần đào giếng làm mắt cá. Giếng nước này rất thiêng, cần phải giữ sạch sẽ, được vậy thì trong làng ắt có người làm thầy, làm quan, giàu có nhất vùng. Quả nhiên từ ngày đào giếng, Hành Thiện ngày càng thịnh phát, nổi tiếng là ngôi làng Nho gia, nam thì học hành thi cử đỗ đạt, nữ thì dệt lụa ươm tơ. Người dân quanh vùng vẫn dùng câu "Trai học hành, gái canh cửi", hay "Đậu phụ Thuỷ Nhai, tú tài Hành Thiện" để nói rằng ở Hành Thiện có nhiều khoa bảng, gia đình nào cũng có người đỗ tú tài. Phong thuỷ không thoát khỏi mệnh Trời Mặc dù trong suốt cuộc đời mình, ngài Tả Ao đã giúp nhiều vùng đất được hưng thịnh, nhiều gia đình phát lộc, nhiều hiền nhân phát tài, nhưng đối với cá nhân ông dẫu có dày công tầm cứu long mạch đến đâu thì cuối cùng, cũng không thể cải biến được mệnh Trời. Cuốn "Nam Hải dị nhân" kể rằng, khi ngài Tả Ao học địa lý thành tài, trước khi chia tay thầy để trở về cố hương, ông đã được thầy căn dặn: Về đến nước Nam, nhớ đừng lên núi Hồng Lĩnh. Nhưng một lần qua Hồng Lĩnh, ông tò mò bèn trèo lên xem thử, thì ra đó là huyệt "Cửu long tranh châu" (chín rồng tranh ngọc), chính là huyệt đế vương vô cùng quý hiếm. Ông bèn đưa mộ cha về an táng trên núi. Ít lâu sau, vợ ông sinh được một con trai. Cùng lúc ấy các thầy thiên văn phương Bắc phát hiện thấy có nhiều vì tinh tú cùng chầu về nước Nam. Nhà Minh thấy vậy, vội truyền lệnh cho các thầy địa lý phải sang tìm mà phá đi, nếu không sẽ tru di tam tộc. Thầy dạy của Tả Ao biết rằng chỉ có học trò mình mới làm được điều này, bèn sai con trai sang "đoái công chuộc tội". Con trai ông thầy sau khi điều tra kỹ lưỡng đã yểm phá huyệt đạo, rồi bắt con trai cả của Tả Ao mang về Bắc quốc, khi ông nhận ra thì đã quá muộn màng. Đến lúc thân mẫu qua đời, Tả Ao đã lặn lội tìm thế đất Hàm Rồng ở mãi ngoài hải đảo để an táng mẹ. Đến ngày giờ đã định thì bỗng nhiên sóng to gió lớn nổi lên, đến khi trời yên bể lặng ở đó nổi lên một bãi bồi. Tả Ao biết ý Trời không thuận, bèn than rằng: "500 năm rồng mới há miệng trong một lần một khắc, Trời đã không cho thì đúng là số rồi". Lại có giai thoại kể rằng, một lần đi qua làng Thiên Mỗ, ngài Tả Ao thấy có ngôi đất to, biết là huyệt quý, nên định táng hộ cho nhà họ Trần. Nhưng không hiểu sao tróc long của ông không đặt được xuống đất, hễ đặt là đổ, ông bèn gọi Thổ thần lên hỏi. Thổ thần trả lời rằng: "Đất này phát ba đời quốc sư đại vương, con cháu công hầu không bao giờ hết. Thiên thượng đã để dành cho nhà họ Nguyễn, còn nhà họ Trần kia ít phúc, không xứng để được đất này, nếu ông cưỡng mệnh Trời thì tất có tai vạ. Vả lại ông đi khắp thiên hạ, làm phúc cho người ta đã nhiều, mà không được ngôi nào để táng cho cha mẹ, ông nên nghĩ thế thì biết". Tả Ao lĩnh chỉ ý Thần, hiểu rằng phúc là từ đức mà ra, tài lộc nhiều hay ít cũng là do đức dày hay mỏng. Vậy mới nói 'phong thuỷ chỉ dưỡng người tích thiện', thầy địa lý dẫu cao tay đến đâu cũng không thể dựa vào phong thuỷ để thay đổi mệnh Trời. Trước là tích đức, sau là tìm long Những năm cuối đời Tả Ao chu du khắp thiên hạ, không màng danh lợi, không ham phú quý công danh, mà mượn phong thuỷ để giúp người thiện đức. Người đời vẫn thắc mắc vì sao Tả Ao tài thuật như vậy mà không truyền nghề cho con cháu, để con cháu phất tài phất lộc, nở mặt nở mày với bàn dân thiên hạ? Có người giải thích rằng là do ông thầy phương Bắc yểm bùa, nên gia đình của Tả Ao mới gặp nhiều biến cố như vậy. Nhưng trong lòng ông hiểu rằng gia cảnh mình bần hàn, con cháu của mình cơ cực ấy đều có nguyên do. Cũng giống như "thầy phù thuỷ" Cao Biền từng cưỡi mây lướt gió, tản đậu thành binh, lừng lẫy là ngài tiết độ sứ vang vọng một thời, vì sao cuối cùng vẫn không tránh khỏi kết cục đau buồn? Ấy là bởi, muốn cải biến vận mệnh duy chỉ có hành thiện tích đức, tu tâm dưỡng tính mới là phong thủy tốt nhất của đời người. Cho nên, ngay trong phần mở đầu của cuốn sách bí truyền "Dã Đàm Tả Ao", điều ngài Tả Ao nhắn nhủ hậu nhân không phải là tìm long mạch ra sao, trấn yểm thế nào, mà là tích đức, tu thân: "Đạo cao, đức trọng, chưng thân. Hổ long liên phục, quỷ thần liên kinh. Đức, nhân vốn ở cả mình. Tiên là tích đức, hậu là tầm long". Tâm Minh Có thể bạn quan tâm: | ||||||||
Tết Trung Thu có nguồn gốc như thế nào? Posted: 21 Sep 2018 12:16 AM PDT 11:20, 21/09/2018Về nguồn gốc Tết Trung Thu, có người dẫn các thư tịch cổ và cho rằng Trung Thu bắt nguồn từ Trung Hoa. Tuy nhiên lại có người cho là từ người Việt cổ, họ dẫn chứng hình ảnh Trung Thu trên trống đồng Ngọc Lũ. Một số nhà nghiên cứu gần đây cho rằng, vua Phục Hy là vua của các bộ tộc Bách Việt, tức là cả vùng lãnh thổ lưu vực sông Trường Giang đến miền Bắc Việt Nam là vùng văn minh lúa nước. Còn người Hán là tộc người sống ở phía Bắc, tức là lưu vực sông Hoàng Hà và các đồng cỏ phía Bắc, là nền văn minh du mục. Sau thời vua Phục Hy là đến Thần Nông, thì cái tên cũng cho thấy là của người Việt cổ, vì nếu người Hán thì phải gọi là Nông Thần. Ngoài ra các thư tịch cổ cũng nói Thần Nông là tổ tiên của Xi Vưu, thủ lĩnh bộ lạc Cửu Lê. Mà Xi Vưu lại chính là con của Đế Nghi. Đế Nghi là anh trai của Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương là vua nước Xích Quỷ, tức vùng đất rộng lớn của các tộc người Bách Việt, từ miền Nam Trung Quốc đến núi Ngũ Lĩnh, cho tới miền Bắc Việt Nam. Sau này người Hán chiếm dần về phía Nam, các bộ tộc Bách Việt bị sát nhập vào Trung Quốc, bị Hán hóa, và người Hán coi những tinh hoa văn hóa cổ của các bộ tộc Bách Việt là của họ. Theo truyền thuyết, Thần Nông sống cách đây khoảng 5.000 năm và là người đã dạy dân nghề làm ruộng, chế ra cày bừa, cũng như phát triển nghề làm thuốc trị bệnh. Cho nên trong dân gian có câu Thần Nông nếm trăm cây thuốc, dạy dân trồng ngũ cốc, lại là người đầu tiên làm lễ Tịch Điền. Mà Thần Nông là thủy tổ của các tộc người Bách Việt, trong đó có người Lạc Việt, tức chúng ta hiện nay. Theo Đại Việt sử ký toàn thư: "Vua Đế Minh là cháu ba đời của Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua." Để tạ ơn Trời Đất và ông tổ Thần Nông và tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, người dân làm lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi gặt hái, thu hoạch mùa màng, vào mùa thu, và lễ Hạ Điền, tổ chức trước khi gieo trồng, vào mùa xuân, để cúng tế Thần Nông. Tục lễ cúng Thần Nông vào lễ Hạ Điền, Thượng Điền hiện vẫn lưu truyền rộng rãi khắp các địa phương nước ta. Tết Trung Thu có nguồn gốc từ nền văn minh nông nghiệp, văn minh lúa nước. Chữ thu, chữ Hán viết 秋, gồm chữ Hòa 禾 nghĩa là cây lúa, và chữ Hỏa 火 nghĩa là lửa, biểu thị mùa lúa chín là mùa thu. Trong "Thuyết văn giải tự" viết: "Thu, hòa cốc thục dã", nghĩa là: "Mùa thu là lúc mà lúa và ngũ cốc chín". Tháng 8 âm lịch là giữa mùa thu, các giống ngũ cốc lần lượt chín, thu hoạch. Người nông dân vui mừng mùa màng bội thu, làm lễ tạ ơn Trời Đất, tạ ơn Thần Nông, lễ tạ ơn ông bà tổ tiên, cho nên dùng các loại ngũ cốc chế biến ra các loại thực phẩm như bánh, các loại hoa quả để lễ cúng tế. Tháng 8 âm lịch là giữa thu nên gọi là Trung Thu, ngày rằm lại là ngày giữa tháng, do đó dần dà, người ta định ra ngày rằm tháng 8 là Tết Trung Thu, với khởi nguồn là tạ ơn Trời Đất, Thần Nông, ông bà tổ tiên sau vụ mùa bội thu. Đến khi có văn tự ghi chép thì Trung Thu được ghi chép sớm nhất vào thời nhà Chu. Trong "Lễ ký" có chép: "Thiên tử mùa xuân tế lễ Thần Mặt trời, mùa thu tế lễ Thần Mặt trăng". Tương truyền thời cổ đại, nước Tề có người con gái xấu xí là Vô Diêm. Cô từ nhỏ thường thành kính bái mặt trăng. Khi trưởng thành, cô được vua tuyển vào cung vì có đức hạnh xuất chúng, nhưng do xấu xí nên chưa bao giờ được vua sủng ái. Một năm vào đêm rằm tháng 8, vua nhìn thấy cô dưới ánh trăng, thấy cô xinh đẹp xuất chúng. Sau đó lập cô làm hoàng hậu. Từ đó mọi người học theo thành tục đêm rằm Trung Thu bái mặt trăng. Và Tết Trung Thu ra đời từ đó. Tuy nhiên, hiện nay có 3 truyền thuyết về Tết Trung Thu. Truyền thuyết 1: Hằng Nga bôn nguyệt Theo truyền thuyết, Ngọc Hoàng có mười người con trai. Một ngày kia, họ đều biến thành mười mặt trời, làm cho mặt đất trở nên nóng bỏng và khô cằn. Ngọc Hoàng lệnh cho các con quay về, nhưng họ không nghe, bèn cho vời Hậu Nghệ đến. Hậu Nghệ, có tài bắn cung, đã bắn hạ chín mặt trời, chỉ để lại một người con trai của Ngọc Hoàng làm mặt trời. Ngọc Hoàng bực mình với giải pháp của Hậu Nghệ, nên đã trừng phạt bằng cách đày Hậu Nghệ và Hằng Nga xuống hạ giới để sống cuộc sống của con người. Hằng Nga rất đau khổ vì bị mất khả năng bất tử, Hậu Nghệ quyết định lên đường đi tìm thuốc trường sinh trong một cuộc hành trình dài và đầy gian khổ, nguy hiểm để hai người có thể trở lại cuộc sống bất tử. Sau đó Hậu Nghệ đã gặp được Tây Vương Mẫu, được Tây Vương Mẫu cho một viên thuốc, nhưng dặn rằng mỗi người chỉ cần nửa viên để trở thành bất tử. Hậu Nghệ mang viên thuốc về nhà và cất nó trong một cái hộp. Hậu Nghệ dặn Hằng Nga không được mở chiếc hộp và sau đó rời khỏi nhà trong một khoảng thời gian. Hằng Nga tò mò mở chiếc hộp và nhìn thấy viên thuốc, đúng lúc Hậu Nghệ trở về. Sợ rằng Hậu Nghệ có thể nhìn thấy mình đang lục lọi chiếc hộp, nên vô tình Hằng Nga đã nuốt chửng viên thuốc. Ngay lập tức Hằng Nga bay lên trời. Hằng Nga cứ bay lên mãi cho đến khi hạ xuống được Mặt Trăng. Đây được gọi là truyền thuyết Hằng Nga bôn nguyệt. Trên cung trăng, Hằng Nga kết bạn với một con thỏ ngọc đang chế thuốc trường sinh, cũng đang sống trên cung trăng. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, Hậu Nghệ và Hằng Nga mới được đoàn tụ trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì vậy, mặt trăng luôn thật tròn và sáng vào ngày này để nói về niềm vui sum họp, đoàn viên của con người. Truyền thuyết 2: Hằng Nga và chú Cuội Chuyện kể rằng, xưa kia có nàng tiên nữ vô cùng xinh đẹp và yêu quý trẻ nhỏ tên là Hằng Nga. Nàng mong muốn được xuống trần gian chơi cùng trẻ em nhưng tiên giới không cho phép. Một hôm, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi "Làm bánh ngày rằm". Ai làm ra chiếc bánh ngon, đẹp và lạ mắt sẽ được trọng thưởng. Hằng Nga được phép xuống trần gian hỏi thăm cách làm bánh và gặp Cuội – cậu bé chuyên gia nói dóc. Cuội bày cho Hằng Nga cách bỏ tất cả nguyên liệu hòa lại rồi đem nướng lên. Kỳ lạ thay, những chiếc bánh ra lò có mùi thơm phức, các em nhỏ đều tấm tắc khen ngon. Làm xong những chiếc bánh thơm ngon, Hằng Nga vui vẻ trở về cung đình để dự thi. Nhưng Cuội vì lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga nên đã nắm lấy tay nàng, muốn giữ nàng ở lại. Một sức mạnh kỳ lạ nào đó đã kéo cả Cuội và cây đa đầu làng lên tận cung trăng. Lên đến cung trăng, Cuội có thể nhìn thấy bọn trẻ đang chơi đùa. Cuội nhớ trần gian, nhớ nhà, nhớ lũ trẻ nên đôi khi lại ngồi khóc buồn bã. Những chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và lấy tên là "Bánh Trung Thu". Nàng xin mỗi năm, cứ đến rằm tháng tám, nàng được cùng chú Cuội xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho rằm tháng tám là "Tết Trung Thu" – tết của trẻ em. Truyền thuyết 3: Đường Huyền Tông tiên du cung Trăng Chuyện kể rằng vua Đường Huyền Tông, còn gọi là Đường Minh Hoàng (713–741) trong lúc đi dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch, ngắm nhìn vầng trăng tròn và sáng trong, ông thầm ước được lên thăm cung trăng một lần cho biết. Khi đang thưởng thức cảnh đẹp vào giữa lúc tiết trời mát mẻ thì nhà vua gặp đạo sỹ La Công Viễn. La Công Viễn được mọi người mệnh danh là pháp sư Diệu Pháp Thiên, là người có phép tiên. Ông đã tâu xin làm phép đưa vua lên cung trăng. Lên đến cung trăng, vua Minh Hoàng được chúa tiên tiếp rước, bày tiệc đãi cùng hàng trăm tiên nữ xinh đẹp vừa múa vừa hát, khúc nhạc có tên là Nghê Thường Vũ Y. Vua Đường nhờ có khiếu thẩm âm nên vừa trầm trồ khen ngợi vừa lẩm nhẩm học thuộc lòng bài hát và điệu múa, mong đem về hoàng cung bày cho các cung nữ trình diễn. Nhà vua say sưa thưởng thức cảnh tiên mà quên trời đã sáng. Pháp sư Diệu Pháp Thiên phải nhắc nhở, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn còn luyến tiếc. Về hoàng cung, vì còn vấn vương nên nhà vua đã cho soạn ra khúc Nghê Thường Vũ Y và ra lệnh cứ đến rằm tháng tám lại tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng. Tục ngắm trăng, xem ca múa sau biến thành thú vui chơi đêm rằm Trung Thu. Về nguồn gốc của Tết Trung Thu, dù xuất phát từ tục lễ tạ ơn Trời Đất, Thần Nông sau một năm vất vả cấy cày, hay từ các truyền thuyết dân gian, dù có nguồn gốc từ Việt Nam hay Trung Quốc, hay cả hai, thì có điểm chung là bày tỏ lòng kính ngưỡng, biết ơn với Trời Đất, Thần Phật, tổ tiên, vì những gì chúng ta được hưởng ngày hôm nay. Tết Trung Thu cũng là Tết đoàn viên, các thành viên gia đình đoàn tụ, vui chơi Trung Thu, và là Tết thiếu nhi, dịp mà người lớn dành sự quan tâm yêu thương cho thế hệ mai sau. Tết Trung Thu cũng là khoảng thời gian đẹp để mọi người ngắm trăng thưởng nguyệt, vui chơi với các màn múa lân, sư tử, múa rồng, rước đèn lồng, đèn ông sao, và thưởng thức các loại bánh trung thu ngon lành được làm từ ngũ cốc, với các loại trái cây – tinh hoa từ đất trời. Trung Thu cũng là nguồn cảm hứng cho các thi sỹ, thưởng nguyệt, thưởng trà, uống rượu, ngâm thơ cùng bằng hữu. Nhà thơ đời Đường Đỗ Phủ ngắm trăng sáng tác bài thơ Trung Thu: Thu cảnh kim tiêu bánThiên cao nguyệt bội minhNam lâu thùy yến hưởngTy trúc tấu thanh thanh Bản dịch của Thái Giang: Cảnh thu nay đúng nửa rồiTrăng thu thêm sáng, khung trời thêm caoLầu nam ai rót rượu đàoTiếng tơ, tiếng trúc thanh tao nhịp nhàng. Nhà thơ Tản Đà cũng nhắc đến ngày Trung Thu với các câu thơ: Có bầu có bạn can chi tủiCùng gió cùng mây thế mới vuiRồi cứ mỗi năm rằm tháng TámTựa nhau trông xuống thế gian cười. Triêu Lộ Có thể bạn quan tâm: | ||||||||
Mỹ trừng phạt cả cơ quan Quân ủy Trung Quốc vì…mua S-400, Su-35 Nga! Posted: 21 Sep 2018 12:01 AM PDT VietTimes -- Một chuyện hy hữu khó tin nhưng đã xảy ra: ngày 20/9 chính phủ Mỹ đã quyết định trừng phạt một cơ quan trực thuộc Quân ủy Trung Quốc và người đứng đầu cơ quan này vì đã mua vũ khí của Nga, vi phạm một đạo luật trừng phạt toàn diện đối với Nga được Mỹ ban hành năm 2017... Theo AP ngày 20/9, một quan chức chính phủ Mỹ cho biết, cơ quan bị trừng phạt là Bộ Phát triển thiết bị Quân ủy (Tổng bộ Trang bị Giải phóng quân trước đây), có tên tiếng Anh là Equipment Development Department - EED và người đứng đầu cơ quan này là Trung tướng quân đội Trung Quốc (PLA) Lý Thượng Phúc (Li Shangfu). EED là một cơ quan của PLA, được tái cơ cấu đầu năm 2016 sau khi ông Tập Cận Bình quyết định cải cách cơ cấu quân đội, xóa bỏ các Tổng bộ (Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Trang bị) trực thuộc Bộ Quốc phòng, chuyển thành các Bộ công tác trực thuộc Quân ủy. EED chủ quản về khoa học công nghệ quốc phòng, phụ trách mua sắm, quản lý các loại vũ khí, trang bị dùng cho PLA. Chính phủ Mỹ cho biết, họ sẽ lập tức áp dụng các biện pháp trừng phạt đối vớiEED và tướng Lý Thượng Phúc do "đã tiến hành những vụ giao dịch rất lớn" với Tổng công ty xuất nhập khẩu trang thiết bị quân sự Nga (Rosoboronexport).
Ngoài ra, chính phủ của Tổng thống Donald Trump cũng quyết định đưa vào "Danh sách đen" 33 nhân viên và thực thể quân sự và tình báo Nga để tiến hành trừng phạt họ theo "Luật trừng phạt chống đối thủ nước Mỹ" (Countering America's Adversaries Through Sanctions Act,CAATSA) được ban hành năm 2017. Tính đến nay đã có tổng cộng 72 người Nga bị Mỹ trừng phạt vì vi phạm Luật CAATSA. Tuyên bố của chính phủ Mỹ nêu rõ, EED của Quân ủy Trung Quốc tháng 12/2017 đã mua 10 máy bay chiến đấu đa năng Su-35 của Nga, năm nay lại tiếp tục mua các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400. Hai vụ giao dịch này đều diễn ra sau khi Mỹ ban hành Luật CAATSA ngày 2/8/2017. Quan chức chính phủ Mỹ giải thích, sở dĩ EED bị trừng phạt do Luật CAATSA quy định trừng phạt việc Nga can thiệp Ukraine, sáp nhập Crimea, tấn công mạng và can thiệp ác ý vào cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2016... và cũng quy định trừng phạt bên thứ 3 tiến hành "giao dịch lớn với Nga", hành động của EED thuộc loại "giao dịch rất lớn". Người này nói, sự trừng phạt này "chủ yếu nhằm vào Nga chứ không phải Trung Quốc". Được biết đây là lần đầu tiên Mỹ áp dụng luật CAATSA để trừng phạt một đối tác nước ngoài mua trang thiết bị quân sự của Nga. Sự trừng phạt được đưa ra đối với cơ quan EED bao gồm: Từ chối cấp bất cứ giấy phép xuất khẩu nào cho EED, cấm họ tiến hành mọi giao dịch ngoại hối trong phạm vi quản hạt của nước Mỹ hoặc sử dụng hệ thống ngân hàng của Mỹ và sẽ phong tỏa mọi tài sản và lợi ích của họ trong phạm vi kiểm soát của nước Mỹ. Sự trừng phạt đối với tướng Lý Thượng Phúc, Chủ nhiệm Bộ Phát triển trang bị Quân ủy bao gồm: cấm ông này sử dụng hệ thống ngân hàng của Mỹ và tiến hành giao dịch ngoại hối, niêm phong tỏa mọi tài sản và lợi ích của ông trong phạm vi khống chế của Mỹ, cấm ông Lý sử dụng visa của Mỹ. Tuyên bố của chính phủ Mỹ nêu rõ: "Hành động hôm nay cho thấy chính phủ Mỹ kiên định nỗ lực thực hiện Điều 231 của Luật CAATSA; điều khoản này đã thành công trong việc ngăn chặn Nga xuất khẩu nhiều tỷ USD vũ khí". Tuyên bố còn nói, quyết định trừng phạt này được đưa ra sau cuộc trao đổi bàn bạc giữa Ngoại trưởng Pompeo với Bộ trưởng Bộ Tài chính Mnuchin và thực hiện theo yêu cầu của Tổng thống Donald Trump.
Tướng Lý Thượng Phúc sinh năm 1958 hiện là Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19. Ông từng 31 năm công tác tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương (10 năm làm Giám đốc ) rồi được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Lực lượng Chi viện chiến lược, Phó rồi Chủ nhiệm Tổng bộ Trang bị; từ tháng 9/2017 là Chủ nhiệm Bộ Phát triển trang bị Quân ủy. Ông được phong hàm Thiếu tướng năm 2006 và thăng Trung tướng năm 2016. | ||||||||
Công bố kết luận thanh tra cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam Posted: 20 Sep 2018 10:19 PM PDT Thanh tra Chính phủ chỉ ra sai phạm về sử dụng đất, việc lựa chọn và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược; việc lập danh sách xây dựng phương án sử dụng lao động,…
Chiều tối ngày 20/9, Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố kết luận thanh tra "công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam". Theo kết luận, công tác cổ phần hóa có sai phạm. Cụ thể, việc xây dựng, ban hành Kế hoạch và tiến độ thực hiện cổ phần hóa công ty sau 1 năm và lựa chọn đơn vị tư vấn sau 6 tháng kể từ khi có Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo là chưa đảm bảo tiến độ theo Kế hoạch như Quyết định số 926 ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL. Ban Chỉ đạo cổ phần hóa không thực hiện việc lựa chọn đơn vị tư vấn định giá doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa, để công ty lựa chọn là chưa thực hiện đúng thủ tục, chưa thực hiện đầy đủ thủ tục theo Luật Đấu thầu 2013 về chỉ định thầu. Công ty thực hiện việc ký kết hợp đồng với 2 đơn vị tư vấn: Định giá doanh nghiệp và cổ phần hóa chưa tuân thủ theo mẫu hợp đồng được quy định. Sai phạm về quản lý sử dụng và thực hiện quy định của pháp luật về đất đai Cũng theo kết luận Thanh tra, việc Hãng phim truyện Việt Nam ký các hợp đồng cho thuê nhà, đất tại số 4 Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội); góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất và đồng ý cho đối tác (Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Du lịch Sài Gòn) quản lý điều hành hoạt động cho thuê văn phòng hoặc thuê các công ty, tổ chức chuyên nghiệp quản lý điều hành tại số 6 Thái Văn Lung (phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM) là sai mục đích sử dụng, trái thẩm quyền. Trong quá trình quản lý sử dụng 4 cơ sở nhà, đất, Hãng phim truyện Việt Nam chưa thực hiện các thủ tục pháp lý về đất đai. Đến thời điểm kiểm tra (30/10/2017), Hãng phim truyện Việt Nam chưa thực hiện các thủ tục để ký tiếp hợp đồng thuê đất đối với 2 cơ sở nhà, đất tại số 4 Thụy Khuê và số 6 Thái Văn Lung (riêng phần diện tích nhà Thủy phi cơ đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý). Đơn vị còn chậm nộp tiền thuê đất đến thời điểm 30/9/2017 số tiền là 21.770.793.508 đồng. Đến ngày 10/10/2017, Hãng phim truyện Việt Nam đã nộp số tiền thuê đất tại 3 cơ sở nhà, đất với số tiền 14.682.028.575 đồng. Ngoài ra, Hãng phim truyện Việt Nam còn sai phạm trong việc lựa chọn và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược; việc lập danh sách xây dựng phương án sử dụng lao động,… Từ sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ VH-TT&DL chủ trì làm việc với nhà đầu tư mới đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định và các đơn vị có liên quan thực hiện các quy trình, thủ tục tiếp nhận và chuyển giao Hãng phim truyện Việt Nam theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan có liên quan, xử lý những vướng mắc về đất đai, hoàn thiện phương án sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở phương án sử dụng đất được duyệt, xác định lại giá trị doanh nghiệp có tính đến yếu tố về lợi thế vị trí địa lý của các cơ sở nhà, đất theo luật định. Yêu cầu Bộ VH-TT&DL tổ chức kiểm điểm, chỉ đạo các đơn vị tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý đối với các đơn vị, cá nhân trước những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm như đã nêu. Về cơ chế chính sách, Thanh tra Chính phủ yêu cầu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP. Hà Nội, rà soát lại quy hoạch, kế hoạch về đất đai của thành phố, đối chiếu với phương án sử dụng đất của Công ty TNHH một thành viên Hãng phim truyện Việt Nam để phê duyệt cho phù hợp; theo dõi, xử lý những vi phạm và căn cứ vào tính chất pháp lý của các hợp đồng thuê đất, lập hồ sơ xử lý thu hồi cơ sở nhà, đất tại số 4 Thụy Khuê. Đối với UBND TP. HCM, đối chiếu với quy hoạch, kế hoạch về đất đai của thành phố, căn cứ vào tính chất pháp lý của các hợp đồng thuê đất, theo dõi, xử lý những vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai và lập hồ sơ xử lý thu hồi cơ sở nhà, đất tại số 6 Thái Văn Lung theo luật định. Hoàng Minh (Tri thức VN) |
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
Diễn đàn Facebook