“Hội nghị Trung ương 8 là cơ hội để VN chuyển đổi?” plus 24 more |
- Hội nghị Trung ương 8 là cơ hội để VN chuyển đổi?
- KHÔNG THEO ĐƯỢC CỤ Ạ
- NHỮNG "KỶ NIỆM" VỚI ÔNG ĐỖ MƯỜI
- Hai chiều ý kiến về cựu TBT Đỗ Mười
- Giới quan sát nói ông Đỗ Mười vừa bảo thủ vừa đổi mới
- Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười qua đời
- Slovakia khởi tố vụ án dùng chuyên cơ chính phủ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
- NHỚ BẠN TÙ NGUYỄN CHÍ THIỆN
- 7 giá trị Mỹ, không thể mua bằng tiền
- ‘Bố già’ Lê Thanh Hải và câu chuyện Thủ Thiêm bỏ ngỏ
- TƯ LIỆU QUÝ VỀ VIỆC XÓA SỔ ĐẢNG XÃ HỘI VIỆT NAM NĂM 1988
- S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Theo Một Thây Ma Đến Thôn Mường Sại
- Đừng để người gây ra sai phạm vụ Thủ Thiêm hạ cánh an toàn
- Nói một đường làm một nẽo
- LIÊN HIỆP QUỐC THI NÓI DỐI
- ĐẤT THỦ THIÊM Kỳ VII: TAO BẮN . . . !
- Thơ Đoàn Thuận : Vận nước sẽ ra sao?.
- Mỹ điều tàu khu trục áp sát quần đảo Trường Sa giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc
- NÓ NÓI "CÓ" THÌ TẤT MÌNH PHẢI NÓI "KHÔNG"
- Bắc Hàn chào đón Nam Hàn
- Không thỏa thuận tại “họng súng”, Trung Quốc khiến Mỹ thất vọng
- Ông Quý Phó chủ tịch nhân văn quá, nhân văn không chịu nổi!
- CÚNG CỤ TỔ
- Đôi mắt hình “viên đạn”
- CÔNG ĐOÀN TAY SAI - LÃNG PHÍ TIỀN DÂN
Hội nghị Trung ương 8 là cơ hội để VN chuyển đổi? Posted: 02 Oct 2018 04:33 PM PDT Vấn đề không chỉ là sáp nhập ở cấp độ cá nhân, mà phải đi tới sáp nhập cả ở cấp độ các thiết chế. Lãnh đạo hay quản trị là trên cơ sở thượng tôn pháp luật, cá nhân hay thiết chế có phân công phân nhiệm rõ ràng, thông qua hệ thống "kiểm soát và cân bằng". Khai hội Trung ương 8 từ 2/10/2018, thoạt kỳ thuỷ, là một sự kiện mang tính thông lệ (routine) của đảng cầm quyền, giữa hai kỳ đại hội. Tuy nhiên, dịp này, do những hoàn cảnh đặc biệt ở cả quốc nội lẫn quốc tế, hội nghị có thể sẽ được ghi nhận như một cột mốc đáng nhớ trong toàn bộ lộ trình định trước và không định trước của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Nếu sáp nhập xẩy ra… "Lộ trình không định trước" bao gồm việc lấy biểu quyết của các ủy viên Trung ương Đảng về việc liệu có "nhất thể hoá" chức danh Tổng Bí thư với chức danh Chủ tịch nước hay không? Việc nhất thể hóa này sẽ được các ủy viên Trung ương Đảng khóa 12 quyết định. Đây là cả một câu chuyện đại sự mà kết quả cuộc bỏ phiếu được giới chuyên gia dự đoán từ nhiều góc độ khác nhau. Khi bàn thảo đề tài này, kể cả tại các bàn tròn của BBC tiếng Việt, mọi người nhấn chưa "đủ độ" tính chất đặc thù của Việt Nam. Đó là, vị thế của ĐCSVN như một định chế toàn trị trong hệ thống quyền lực, từ trung ương đến các địa phương. Vì vậy, sáp nhập hay không thì bản chất "toàn trị" vẫn là đặc điểm nổi trội của cái "lồng quyền lực" dài dài. Nói như thế không có nghĩa là một sự sáp nhập diễn ra nay mai không hề có tác động gì tới cấu trúc quyền lực nói chung. Từ "bộ tứ" xuống "bộ tam" trên trung ương, chắc chắn ở các địa phương, cấu trúc "lưỡng đầu chế" (bí thư và chủ tịch ở cấp tỉnh thành) cũng đứng trước thay đổi. Đấy là chưa kể, hiện nay, tại một số cơ sở, tuy chỉ ở cấp xã, phường, thi thoảng có cả cấp huyện, người ta đã "rón rén" sáp nhập bí thư và chủ tịch làm một. Sự thay đổi từ trên thượng đỉnh (top-down change) nếu gặp sự chuyển động cải cách từ dưới lên (bottom-up) biết đâu sẽ làm nên một trùng phùng lịch sử chưa có tiền lệ. Nhưng trước khi hy vọng vào điều này, với cái thể chế nhất nguyên ở ta, phải hoá giải cho được nổi lo lạm quyền và lộng quyền! Phải có thể chế chuẩn rồi mới bàn đến còn người. Làm ngược lại chỉ là cầu may! Để đạt được hy vọng nói trên, vấn đề không chỉ là sáp nhập ở cấp độ cá nhân, mà phải đi tới sáp nhập cả ở cấp độ các thiết chế. Lãnh đạo hay quản trị là trên cơ sở thượng tôn pháp luật, cá nhân hay thiết chế có phân công phân nhiệm rõ ràng, thông qua hệ thống "kiểm soát và cân bằng", chứ không thể quản trị đất nước bằng các nghị quyết để rồi trách nhiệm cuối cùng không quy được về ai. Cho đến phút này, chưa ai dám đoan chắc, nếu sáp nhập hai chức danh ở cấp trung ương thì Việt Nam có đi tiếp để thay đổi hay chuyển dịch cái mô hình phát triển hiện nay hay không?Bởi vì thời chiến thì các tướng lĩnh quân đội thường ở vào vị trí chủ chốt, khi tới giai đoạn chuyển đổi thì thế lực "hình sự" (công an) nắm quyền. Còn giờ đây, đất nước đã/đang vận động sang "status" thời bình thì liệu xã hội dân sự có được lên ngôi? Chính Karl Marx chứ không ai khác từng khẳng định, nhà nước chính trị không thể tồn tại nếu không dựa vào yếu tố xã hội dân sự. Marx còn chua thêm, "đây là điều kiện tất yếu cần có" (conditio sine qua non). Một sự chuyển động rốt ráo từ cả trên lẫn dưới, đạt được đồng thuận sau tranh luận, có thể sẽ thúc đẩy công cuộc cải cách thể chế nói chung. Từ những năm 2012 - 2013, vấn đề sáp nhập nói trên đã được xới ra để bàn trong nội bộ đảng cầm quyền. Song đề nghị ấy bị bác bỏ, với lý do, khó có thể kiểm soát một người giữ quá nhiều quyền lực như thế và điều này có thể dẫn tới tai hoạ. Nhưng ngay thuở ấy cũng đã thấp thỏm, tại sao ĐCSVN lại bác cái mô hình mà cả Trung Quốc, Lào lẫn Cu Ba đều đang áp dụng? Còn lần này, chúng ta vẫn thấy có nhiều khuynh hướng đối nghịch nhau, tựu chung lại là ủng hộ và phản bác việc hợp nhất hai chức danh. Phía phản bác, thì ngoài lý do lo ngại độc tài, còn thể hiện khuynh hướng phổ biến là dị ứng với tất cả cái gì giống với Trung Quốc, hay làm theo Trung Quốc. Thậm chí còn lo, ấy là do Trung Quốc đạo diễn (?) Phía ủng hộ thì cổ võ đừng sợ tập trung quyền lực vào một người, nếu chúng ta tôn trọng các nhánh quyền lực nhà nước theo thẩm quyền được ghi trong Hiến pháp thì không ai có thể lạm dụng quyền lực, dù đó là nguyên thủ. Vấn đề ở chỗ là làm thế nào để xoá được chữ "nếu" to tướng nói trên, khi chưa có cơ chế kiểm soát quyền lực của đảng, chưa thay đổi hiến pháp? Văn hoá chính trị Việt Nam cho đến nay vẫn chưa chấp nhận các phạm trù gốc là "nhà nước pháp quyền" và "xã hội dân sự", mặc dầu khi đi ra thế giới, đến đâu lãnh đạo ta cũng yêu cầu các nước sở tại công nhận Việt Nam có "kinh tế thị trường"; khi mà ở trong nước, đối với người dân thì đó là "kinh tế thị trường định hướng XHCN". Mà cái này thì dường như không tồn tại trên trái đất. Trong khi đó, "kinh tế thị trường", "xã hội dân sự" và "nhà nước pháp quyền" là "tam vị nhất thể" (ba trong một) của cái mô thức phổ quát đối với các quốc gia dân chủ và tiến bộ. Hãy nhìn tấm gương tày liếp của người hàng xóm vĩ đại để thấy không phải cứ ghi được vào hiến pháp để làm vua suốt đời thì sau đó muốn làm gì cũng được cả. Thời đại đã sang trang! Như một vĩ thanhKhi trao đổi với một số đồng nghiệp, nhiều người vẫn chưa thấy cơ hội nào cho dân chủ từ Hội nghị Trung ương 8 cả.Tuy nhiên, một cách tiềm năng, đất nước quả là đang đứng trước cơ hội lớn lao và hiếm có, giống như Hồ Chí Minh khi xưa phát hiện "Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Nay là lúc Mỹ-Trung đại chiến và cơ hội của chúng ta. Cuộc chiến của Trump đâu chỉ là chiến tranh thương mại mà là cuộc chiến trên rất nhiều lĩnh vực. Trump tuyên chiến cả với bạn bè, nhưng căng đấy mà chùng đấy. Mỹ-Hàn, Mỹ-Nhật rồi Mỹ-Mexico-Canada vẫn đạt được thỏa thuận như thường. Sao thấy ít bàn về chuyện tận dụng thời cơ, mà chỉ xăm xăm lo tập trung quyền lực. Liệu trăm con đường ấy rồi sẽ đổ về đâu (về Đông Hải chắc?) Làm thế nào sớm hoà hợp và hoà giải dân tộc để đưa đất nước vượt qua "nút thắt" Biển Đông một cách gọn ghẽ và an toàn. Đừng lao vào cuộc chiến quyền lực bằng mọi giá, dễ phát sinh rạn nứt trên thượng tầng. Ghế thì có ít, mà người ham muốn thì nhiều. Tại sao cứ phải kích hoạt sự ham hố mà không tập trung kích hoạt các nhánh quyền lực thật sự của dân, do dân và vì dân? Tại khóa họp 72 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc năm ngoái, ông Trump đã tuyên bố: "Những ai tuyên truyền giáo lý cho loại ý thức hệ đã lỗi thời thì chỉ đóng góp vào việc kéo dài nỗi thống khổ của người dân mà thôi". Tại khoá họp 73 năm nay, sự phê phán về ý thức hệ của Trump có vẻ quyết liệt hơn. Quyết liệt hơn, vì trong nội tình nước Mỹ hiện nay, Trump cần phải thoát khỏi "hiệu ứng bóng đè" của cuộc cách mạng "bottom-up" (từ dưới lên). Và khi chúng ta nhìn vào hội trường của ĐHĐ/LHQ kín đặc dự khán của các phái đoàn trên thế giới ngồi lại để nghe Trump đọc diễn văn, trái ngược với hình ảnh độc thoại với khán phòng gần như trống rỗng của một vài trưởng đoàn khác, thì có thể nhận ra nước Mỹ không hề "đơn độc" như một số người nghĩ. Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng là nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, Trưởng Nhóm Tư vấn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, hiện là Giám đốc Đối ngoại của Viện các vấn đề phát triển, VIDS thuộc VUSTA. | ||||||||
Posted: 02 Oct 2018 04:28 PM PDT Trương Tuần - Cụ ơi, cụ còn nhớ hồi mình trẻ có câu khẩu hiệu : "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau " không ? - Nhớ lắm, hồi ý thế thật cụ ạ, đảng viên rất tuyệt vời... - Bây giờ cụ thấy khẩu hiệu ấy thế nào ? - Nóí thật ai có mất lòng cũng chịu vậy, có một số đảng viên dân không thể theo được. - Cụ nói cụ thể xem sao? - Thí dụ "một số không nhiều" ấy THAM NHŨNG, THOÁI HÓA BIẾN CHẤT, LỪA CẢ NHÀ NƯỚC CÓ TỔ CHỨC LẤY TIỀN...dân ta theo sao được. - Còn gì nữa ? - Như BIỆT PHỦ, như LĂNG MỘ, TANG LỄ NHIÊU KHÊ, MÊ TÍN thì dân ta cũng không thể theo. Mà lại có cái một số đảng viên không theo được dân. - Cái gì cụ nói ngay, ú ớ là tôi gô cổ cụ lại đó. - Cụ lại đẩy tôi sang phía bên kia chứ gì. Tôi nói thật không sợ gì . Cái việc HỎA TÁNG là các quan to không theo Dân. - Ô cụ phát hiện hay quá. - Thì VƯỠN... | ||||||||
NHỮNG "KỶ NIỆM" VỚI ÔNG ĐỖ MƯỜI Posted: 02 Oct 2018 04:26 PM PDT Lê Phú Khải Về cuộc đời và "sự nghiệp" chính trị của Tổng bí thư Đỗ Mười thì ai cũng đã biết, và cũng đã viết về ông, tôi không nhắc lại nữa. Tôi chỉ muốn kể những "kỷ niệm" đầy chất humour về ông mà thôi... Đó là vào đầu năm 1995, trước Đại hội Đảng lần thứ 8, cũng là dịp kỉ niệm 20 năm ngày đất nước thống nhất, với tư cách là phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam thường trú nhiều năm tại Đồng bằng Sông Cửu Long, tôi có viết một bài nhan đề "Hai mươi năm Đồng bằng Sông Cửu Long". Bài này sau đó đăng trên Báo Sài Gòn Giải Phóng liền hai số báo ra vào các ngày 18-4 và 19-4-1995. Trước khi đăng báo, tôi có gửi bản thảo viết tay ra Hà Nội cho ông Sáu Phan ( Nguyễn Hà Phan) đương kim Trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương Đảng, vốn là người sinh ra và lớn lên ở Miền Tây Nam Bộ, để ông tham khảo. Sau khi nhận được thư, ông Sáu Phan viết thư tay trả lời tôi. Trong thư có đoạn viết "...tôi xem thấy hay, chụp gửi các anh lãnh đạo và Tiểu ban chuẩn bị văn kiện Đại hội 8." Vì lẽ đó, khi Tổng bí thư Đỗ Mười vô TP.Hồ Chí Minh sau đó, ông Sáu Phan có gọi điện cho tôi bảo …lên T78, tức nhà khách của Trung Ương, để gặp TBT Đỗ Mười báo cáo thêm...Tôi lên T78 và mang theo cuốn sách mới in có tên "Viết từ Đồng bằng Sông Cửu Long" ( NXB TP.HCM) để tặng Tổng bí thư. Gặp ông Đỗ Mười, tôi chủ yếu nghe ông nói là chính. Trong khi nói, luôn đưa tay "chém gió" và thú thật tôi chẳng hiểu ông nói gì, vì chuyện nọ xọ chuyện kia, không ra đầu ra đuôi gì cả... Lúc tôi xin phép ra về, ông còn tiễn tôi ra cửa. Ông nắm lấy cánh tay trên của tôi, nắm rất mạnh còn lắc lắc...và nói: Sao cậu gầy thế ( Miền Nam kêu là ...ốm thế!) . Tôi trả lời: Có phải đảng viên đâu mà béo được! ( Miền Nam kêu là ...mập được!) Ông liền bảo tôi: Thế là tốt!!! Trên đường về, tôi rẽ qua Cơ quan đại diện Báo Quân đội nhân dân ở TP.HCM, kể lại câu chuyện béo, gầy này với đại tá nhà báo kiêm nhà thơ Trần Thế Tuyển...Anh Tuyển "mắng" tôi: Ông ngu bỏ mẹ! Người ta nói "tốt"... là tốt cho Đảng, người như ông mà vào Đảng là chỉ có phá Đảng mà thôi! Người ta làm chính trị nên chỉ nói đến thế ...ông phải tự suy ra mà hiểu, còn đi khoe cái nỗi gì, ông ngu quá!!! Chúng tôi đã ôm nhau cười...!!! Về cái điệp ngữ " Thế là tốt!" của ông Đỗ Mười, sau này tôi còn được nghe nhiều giai thoại. Chẳng hạn, có lần ông Đỗ Mười hỏi cậu bảo vệ: Ông già cậu ở quê dạo này thế nào? Cậu bảo vệ thưa: Dạ, bố con mới mất! Ông liền bảo: Thế là tốt!!! Có lần ông hỏi cậu lái xe: Tên cậu là gì? Thưa: -Tên con là Kim. Chiều ông lại hỏi: Tên cậu là gì? Thưa: - Từ sáng đến giờ tên con vẫn là ...Kim! Tôi còn được gặp ông Đỗ Mười nhiều lần trong các cuộc ông đi kinh lý Nam Bộ. Có lần ông nói chuyện với các trí thức TP.HCM ở Mặt trận Tổ quốc TP.HCM, trong đó có các trí thức tên tuổi như Tiến sỹ Nguyễn Xuân Oánh, từng là Phó thủ tướng chế độ Sài Gòn cũ...Khi giải lao, tiến sỹ Oánh và nhiều người khác đến hỏi tôi về những điều ông Đỗ Mười vừa nói, các vị đó không hiểu ông đã nói gì?! Có lẽ vì ông nói giọng Bắc, dùng nhiều từ bình dân của dân Bắc và lại nói chuyện nọ dọ chuyện kia nên các vị ấy không hiểu ông định nói gì! Tôi đành trả lời các vị trí thức Miền Nam rằng: Qủa thật tôi cũng không biết ông nói gì!!! Một lần, vào khoảng đầu năm 1997, tôi ra Hà Nội, một vị lãnh đạo ở Bộ Nông Nghiệp bảo tôi: Ông Trần Đức nguyên Phó ban Nông nghiệp Trung ương rất muốn gặp tác giả hay viết về Đồng bằng Sông Cửu Long là tôi. Ông Trần Đức là tác giả cuốn sách rất nổi tiếng mang tên: "Kinh tế trang trại- sức mạnh của nền nông nghiệp Pháp" mà tôi rất muốn có, vì thế, tôi đi liền. Nhà ông Trần Đức ở đầu đường Phạm Đình Hồ, sát vách nhà ông Đỗ Mười. Khi đến, tôi rất bất ngờ về vẻ đẹp của bà Mai, vợ ông Trần Đức. Tuy đã lớn tuổi nhưng bà Mai có một vẻ đẹp vô cùng quý phái và ăn nói rất lịch thiệp. Nghe đâu, sau hòa bình 1954, tỉnh Thanh Hóa "điều" bà tỉnh ủy viên Tây học này ra Hà Nội để làm mai cho Bác Hồ, nhưng việc không thành!!! Trong lúc chờ cơm, ông Đức dẫn tôi lên sân thượng hóng mát. Ông Đức chỉ tay vào cái sân thượng liền kề và bảo tôi: Chúng ta bước qua cái thành lan can này sang sân thượng nhà ông Đỗ Mười rồi đi "từ trên đầu" xuống, thăm ông Mười!!! Tôi nghe theo...Ông Đỗ Mười đã tiếp tôi và ông Đức, và ông vẫn"chém gió" như thường ngày...Sau đó chúng tôi lại đi ngược lên sân thượng nhà ông Mười để về..."nhà mình"...ăn cơm trưa... Suy nghĩ về TBT Đỗ Mười, tôi có nhận xét riêng của mình, xin cứ mạo muội trình bầy: Ông là tấn bi hài kịch của một người lãnh đạo Đảng cộng sản xuất thân từ tầng lớp bình dân trong xã hội Việt Nam nông nghiệp lạc hậu phong kiến nửa thực dân trước 1945. Vì yêu nước, ông đi làm cách mạng, từng bị thực dân tù đầy, tra tấn. Nhưng vì đi lạc vào quỹ đạo Cộng sản nên bị "ma dẫn lối, quỷ đưa đường...!" Đó là bi kịch ( tragédie) cho chính ông và cho cả nhân dân của ông, trong đó có người viết những dòng này!!! | ||||||||
Hai chiều ý kiến về cựu TBT Đỗ Mười Posted: 02 Oct 2018 04:25 PM PDT Ông Đỗ Mười, sinh ngày 2/2/1917, tên thật là Nguyễn Duy Cống. Ông làm Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 6/1991 đến tháng 12/1997. Sau đó ông làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trong lúc mạng xã hội nhôn nhao thắc mắc về sức khỏe của ông Đỗ Mười, thì hôm 21/9, báo Dân Việt đưa tin: "Một thành viên của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết, cựu Tổng bí thư Đỗ Mười đang được điều trị tại Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108." Đánh tư sản mại bảnVề di sản của cựu Tổng bí thư Đỗ Mười, hôm 24/9, trả lời BBC văn phòng Bangkok, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng, hiện sống ở Hà Nội nói:"Một trong hai sự kiện nổi trội liên quan đến ông Đỗ Mười (cùng với việc dự Hội nghị Thành Đô) là chủ trương đánh tư sản hay còn gọi là "cải tạo công thương nghiệp". "Theo như tôi hiểu, ông làm điều này rất hung hăng vì học vấn ít, và cuồng tín cao." "Hệ lụy của việc cải tạo công thương nghiệp rất bi thảm, khốc liệt, để lại tai họa rất lớn cho dân tộc." "Nhưng có vẻ là trong nhiều năm ông Đỗ Mười tự hào về mình đã làm được việc kinh thiên động địa." "Đến lúc cuối đời, ông không có vẻ gì ăn năn, hối cải về sai lầm của mình cả." Về việc đánh tư sản của Tổng bí thư Đỗ Mười, nhà báo Huy Đức viết trong cuốn Bên Thắng Cuộc: "Công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh" ở miền Nam, tiến hành từ sau 1975, đã cải tạo 3.560 cơ sở tư bản tư doanh công nghiệp, trong đó có 1.354 cơ sở của tư sản mại bản bị công hữu hóa, tịch thu, 498 cơ sở bị chuyển thành công tư hợp doanh; chuyển 5.000 tư sản thương nghiệp sang sản xuất; chuyển chín vạn tiểu thương sang sản xuất; sử dụng 15.000 người vào mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa." "Sau Cải tạo, dưới dạng kinh tế quốc doanh và công tư hợp doanh, Nhà nước nắm: 100% ngành năng lượng; 45% ngành cơ khí; 45% ngành xay xát lương thực; 100% ngành bia, nước ngọt, bột ngọt, thuốc lá; 45% trong các ngành chế biến đường, dầu thực vật; 60% ngành dệt; 100% ngành sản xuất giấy; 80% ngành sản xuất bột giặt, xà phòng. Thương nghiệp quốc doanh nắm 80% nguồn hàng công nghiệp; 92% số xã trên toàn miền Nam có hợp tác xã mua bán." "Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận: "Lúc đầu, tôi cũng cứ tưởng cải tạo tư sản sẽ khác với cải cách ruộng đất, một sai lầm mà những người ở miền Nam chúng tôi nhắc nhau phải tránh. Nhưng, tiến hành rồi mới thấy, cách cải tạo tư sản thương nghiệp mà anh Đỗ Mười làm, cũng không khác gì đánh tư sản mại bản nhưng tràn lan hơn," nhà báo Huy Đức viết trong cuốn sách nêu trên. Đối ngược với Võ Văn KiệtCũng trong hôm 24/9, Luật sư Vũ Đức Khanh, nhà hoạt động và quan sát chính trị, xã hội Việt Nam từ Ottawa, Canada, nói với BBC:"Đối với nhiều người dân thành thị miền Nam, ông Đỗ Mười được nhắc đến như một "hung thần" của tiềm lực kinh tế của xã hội miền Nam trong những năm hậu chiến 1975-1985." "Từ gốc trung nông, không có trình độ và kiến thức chuyên môn về kinh tế nhưng nhờ tinh thần "đấu tranh giai cấp" cao độ và triệt để, ông đã được cất nhắc vào chức vụ Thứ trưởng và sau đó là Bộ trưởng Bộ Nội thương những năm 1956, 1958." "Trong suốt trên 20 năm công tác trong lãnh vực kinh tế tài chính, thành tích lớn nhất cũng như có thể tạm gọi là "di sản" của ông là một nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn bị kiệt quệ, lụn bại dẫn đến việc "Đổi mới" năm 1986." "Đặc biệt, năm 1977, với tư cách phó thủ tướng kiêm nhiệm trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội Chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương nghiệp tại miền Nam, ông đã giáng một đòn chí tử lên những thành phần tư sản, tiểu tư sản và tiểu thương miền Nam, triệt tiêu mọi tiềm lực kinh tế quốc gia mà phải đợi đến đầu thế kỷ 21 mới lấy lại được phong độ." "Vụ cải tạo Công thương nghiệp năm 1977 dù là vô tình hay hữu ý nhưng phần nào do, nó đã đưa "Hòn ngọc Viễn Đông" trở về thời kỳ đồ đá, đẩy hàng triệu người dân miền Nam ra biển tìm đường vượt biên để cứu mạng." "Cũng may là Gorbachev đã quyết định thay đổi làm "perestroika" nên Việt Nam mới "đổi mới" được như hôm nay." "Đỗ Mười là một trong những khuôn mặt đại diện tiêu biểu nhất của cách mạng Việt Nam "đấu tranh giai cấp" ở cuối thế kỷ trước. Ông cũng có thể được coi như là một nhân vật đối ngược lại với cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, một kiến trúc sư của đổi mới." 'Cầu thị'Hôm 25/9, chuyên gia Lê Đăng Doanh, người từng làm thư ký kinh tế cho văn phòng của cựu Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, bình luận với BBC:"Theo như tôi hiểu, ông Đỗ Mười là Đảng viên thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Đảng." "Chủ trương "cải tạo công thương" là của tập thể lãnh đạo, còn những người khác có chức vụ cao hơn ông ấy trong Đảng." "Nếu những người này không đồng tình thì mình ông ấy không thể làm gì được." "Ông cũng là lãnh đạo đầu tiên đi Nam Hàn mời gọi đầu tư vào Việt Nam." "Nói như vậy để thấy không nên quy trách nhiệm cá nhân cho ông Đỗ Mười vì đó là sai lầm của một thời kỳ." 'Giai thoại'Hồi tháng 4/2018, báo VietnamNet viết: "Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười là cán bộ lão thành cách mạng, đã từng trải qua nhiều cương vị công tác, nhất là được tôi luyện, trưởng thành qua các cuộc kháng chiến cứu nước và các giai đoạn xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tổ quốc.""Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú của mình, dù trong lao tù của thực dân đế quốc hay ngoài chiến trận, dù trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc gian khổ hay giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc, ở cương vị công tác nào, đồng chí Đỗ Mười luôn hoàn thành xuất sắc trọng trách trước đảng, Nhà nước và nhân dân, luôn giữ vững khí tiết, phẩm chất của người cộng sản, luôn tận tâm, tận lực vì nước, vì dân, vì bạn bè quốc tế. Đồng chí đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân." Một bài của nhà báo Huy Đức hồi năm 2013 đăng trên BBC viết: "Dưới thời Tổng bí thư Đỗ Mười, có những câu chuyện làm nhân sự nghe cứ như giai thoại: Trước Đại hội VIII (1996), ông Đỗ Mười cho gọi một vị phó thủ tướng tới bảo: "Kỳ này tôi nghỉ anh thấy sao?". Vị phó thủ tướng, vốn là một trí thức lịch lãm, chân thành hỏi lại: "Ai sẽ thay anh?". Kết quả, ông bị loại ra khỏi danh sách tái cử. Ông Đỗ Mười lại cho mời một nhà lý luận bảo thủ tới và khi ông vừa dứt lời thì nhà lý luận này liền đập tay xuống bàn: "Trời ơi, đất nước đang như thế này anh nghỉ làm sao được". Kết quả, nhà lý luận giữ được ghế ủy viên Bộ chính trị. Ngày 19-6-1996, tại Hội nghị Trung ương 12 (Hội nghị trước khi Đại hội VIII bắt đầu), Tổng bí thư Đỗ Mười đã yêu cầu Trung ương đưa vào danh sách đề cử ủy viên Bộ chính trị hai nhân vật bị Hội nghị Trung ương 11 đưa ra và yêu cầu tái cử thêm hai ủy viên Bộ chính trị quá tuổi, Đoàn Khuê và Nguyễn Đức Bình. Tuy bị ba uỷ viên trung ương phản ứng, khi ông yêu cầu "giơ tay biểu quyết", đa số Trung ương phải "chấp hành" ý kiến của ông. Sau Đỗ Mười, không có tổng bí thư nào có khả năng thô bạo với Trung ương như thế." thô bạo với Trung ương như thế." | ||||||||
Giới quan sát nói ông Đỗ Mười vừa bảo thủ vừa đổi mới Posted: 02 Oct 2018 04:24 PM PDT Trong cương vị Tổng Bí thư của Đảng (6/1991-12/1997), ông Đỗ Mười giữ vai trò quan trọng trong việc tiếp tục cải cách kinh tế, hội nhập quốc tế và duy trì vai trò lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Murray Hiebert, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Washington DCNhiều nhà quan sát tưởng rằng ông Đỗ Mười, người vốn luôn xây dựng đồng thuận trong Đảng, sẽ làm chậm lại cải cách kinh tế khi ông lên làm thủ tướng và sau đó làm tổng bí thư.Nhiều người nhớ ông từng dẫn dắt việc thi hành một số chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa cứng rắn ở miền Nam đầu thập niên 1980. Họ nghĩ rằng ông sẽ làm chậm lại cải cách kinh tế. Nhưng ông làm họ ngạc nhiên, và tiếp tục di sản cải tổ kinh tế của ông Nguyễn Văn Linh. Khi trở thành tổng bí thư, ông Đỗ Mười nhận ra cải tổ kinh tế, nhất là sau khi Liên Xô sụp đổ, là cần thiết để kinh tế tăng trưởng, thúc đẩy đầu tư, và bảo vệ sự tồn tại trong tương lai của Đảng Cộng sản. David W.P. Elliott, tác giả cuốn Changing Worlds: Vietnam's Transition from Cold War to Globalization (2012)Cuốn sách của tôi có viết về ông Đỗ Mười, thường được xem là phản đối cải cách trong giai đoạn lãnh đạo thập niên 1990 và trực tiếp dẫn dắt "chuyển hóa chủ nghĩa xã hội" cuối thập niên 1970.Ông cũng là nhà lãnh đạo có chuyến đi Trung Quốc năm 1991 để xin lỗi và phục hồi quan hệ (nguyên văn: to apologize for past transgressions and restore relations). Thời kỳ ông lãnh đạo mang dấu ấn thận trọng và bảo thủ, trì hoãn việc giao quyền cho một thế hệ trẻ hơn. Ông lãnh đạo Việt Nam từ Đại hội Đảng 7 năm 1991 đến cuối 1997, đặt dấu ấn lên các chính sách trong phần lớn thập niên 1990. Việc lựa chọn lãnh đạo Đảng mới theo nguyên tắc lẽ ra được làm ở Đại hội Đảng lần thứ 8 năm 1996. Tuy nhiên, Đại hội bế tắc về chính sách và nhân sự, và một tân tổng bí thư chỉ được chọn ra vào cuối năm 1997, là ông Lê Khả Phiêu. Không ngạc nhiên khi cả ông Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu rất nhạy cảm trước nhu cầu cần phải cân bằng các lợi ích đối kháng, và họ không thể có hành động táo bạo dù để thúc đẩy hay phá bỏ cải cách. Sự chủ quan do thành công tương đối của cải cách hạn chế giai đoạn từ 1991 đến 1996, bị cú sốc vì "bốn trận bão": giảm tăng trưởng kinh tế; bất ổn nông thôn ở tỉnh Thái Bình cuối 1997; một trận bão số 5 năm 1997; và khủng hoảng tài chính châu Á 1997-98. Trong bối cảnh đó, việc chuyển giao thế hệ được thi hành một phần nào. Hội nghị Trung ương lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 12/1997 bầu ông Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư thay ông Đỗ Mười, thông qua việc từ nhiệm khỏi Bộ Chính trị của các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt để làm "cố vấn". Mặc dù có những sai lầm, ông Đỗ Mười là nhân vật chuyển giao quan trọng trong việc dịch chuyển tranh luận chính sách, từ cách áp đặt của lãnh đạo cao cấp chuyển sang thuyết phục các nhóm lợi ích và dư luận chính. Sự cứng nhắc mà ông bị phê phán cũng chứng tỏ ông không chịu hay không thể tiến hành các chính sách bảo thủ mà không có sự ủng hộ đồng thuận. Ngoài ra, sự bế tắc chính sách xuất phát từ sự đa nguyên chính sách: có sự kết hợp của cả phương thức cải tổ và bảo thủ, thành ra cải tổ vẫn tồn tại, tuy không nở rộ. Phe bảo thủ có thể làm chậm nhưng không thể ngừng động lực cải cách. Anton Tsvetov, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược, MoscowÔng Đỗ Mười là một trong những chính khách phủ bóng lên lịch sử Việt Nam.Cuộc đời ông, kéo dài hơn một thế kỷ, cũng nhắc nhở về thay đổi mà Việt Nam trải qua suốt một đời người. Ông sinh ra trong những tháng khi nước Nga chứng kiến cách mạng chống vương triều để mở đường cho cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sự kiện đó truyền cảm hứng cho các lực lượng cộng sản toàn thế giới, như Việt Nam. Ông Đỗ Mười ở trong trung tâm của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Pháp, sự can thiệp của Mỹ và rồi trở thành một trong các lãnh đạo Việt Nam trong những năm khó khăn của "chủ nghĩa xã hội thuần túy". Quan trọng hơn cả, ông lên đến đỉnh cao tại một thời điểm quyết định trong lịch sử Việt Nam, trở thành một trong những kiến trúc sư của Đổi Mới. Đầu thập niên 1990, khi ông trở thành Tổng Bí thư, là lúc Việt Nam có biến đổi nhanh chóng hướng tới kinh tế mang màu sắc thị trường. Quan trọng không kém, lúc đó là thời mở cửa của đất nước, thiết lập quan hệ quốc tế rộng rãi, gia nhập cộng đồng quốc tế, khôi phục quan hệ với Hoa Kỳ, gia nhập Asean. Một điểm mang tính cá nhân, tôi sống ở Việt Nam những năm tháng đó. Tôi còn nhớ nhịp độ thay đổi và phát triển của đất nước thật đáng kinh ngạc. Cảm giác như con người khi đó tìm thấy lập trường hoàn toàn mới mẻ về cuộc sống, đất nước rốt cuộc bắt đầu thoải mái với lời hứa hẹn về cuộc sống phồn vinh, an bình. Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á Thái Bình Dương Daniel K. Inouye, Honolulu, HawaiiÔng Đỗ Mười là nhà lãnh đạo "bản lề" của Việt Nam trong thời kỳ Đổi Mới.Ông là Thủ tướng cuối cùng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, và Tổng Bí thư đầu tiên của thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Trên những cương vị này, ông đã để lại dấu ấn to lớn lên quá trình Đổi Mới cũng như con đường đi của Việt Nam trong những thập niên vừa qua. Không như các lãnh tụ cộng sản trước ông như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, nhưng lại giống các lãnh tụ sau này như Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, sự lãnh đạo của ông Đỗ Mười không có chiều sâu triết lý. Ông có lúc uyển chuyển, thực tế nhưng nhiều lúc giáo điều, cứng nhắc mà không theo một quy luật nào. Một quyết định đầy tính uyển chuyển và thực tế của ông là cho đình chỉ in tiền, nâng lãi suất ngân hàng, phá giá đồng tiền Việt Nam, cho kinh doanh vàng bạc tự do. Đây là một quyết định có ý nghĩa cách mạng lúc đó (1989) vì vấp phải cản trở giáo điều của đa số các quan chức chính phủ và không nhận được sự đồng thuận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Nhưng nó đã giúp Việt Nam chống lại thành công lạm phát phi mã trong cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội cuối những năm 1980. Tuy nhiên, ông Đỗ Mười cũng góp công làm chậm quá trình cải cách trong nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Ông là một lực cản quá trình gia nhập Asean và là một tiếng nói mạnh mẽ chống lại việc gia nhập WTO của Việt Nam. Với cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản và sau này là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương, ông để lại nhiều dấu ấn không chỉ trong các chính sách của Đảng mà đặc biệt là công tác cán bộ, tức là việc bổ nhiệm các lãnh đạo của đất nước. Việc bổ nhiệm cũng như miễn nhiệm Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có dấu ấn lớn của ông Đỗ Mười. Có thể nói ông Đỗ Mười cùng với Nguyễn Văn Linh là hai người để lại dấu ấn lớn nhất và là hai người "đặt đường ray" cho thời kỳ "Đổi Mới" của Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ 1986-2006. Regina Abrami, Trưởng khoa nghiên cứu quốc tế, Viện Lauder, Hoa KỳÔng Đỗ Mười trước hết là một tín đồ xã hội chủ nghĩa kiên định.Trong thập niên 1990, khi sức ép đòi hỏi tự do kinh tế và chính trị tăng lên, ông Đỗ Mười khẳng định phải từ từ. Để làm điều đó, ông xây dựng liên minh với các thành tố chính trị, xã hội, kinh tế mà có thể bị ảnh hưởng vì sức ép. Do đó, ông thường được mô tả là nhà bảo thủ, nhưng nhãn hiệu này gây hiểu nhầm. Nếu ông có bảo thủ về một chuyện, thì đó là bảo vệ quyền uy tối cao của Đảng Cộng sản. Nhưng đồng thời, nó cũng có thể có nghĩa là thúc đẩy "dân chủ trong nội bộ Đảng" và ủng hộ quan hệ chính trị gần hơn với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Brantly Womack, Đại học Virginia, Hoa KỳGiống như Hồ Chí Minh, ông Đỗ Mười tin vào sự lãnh đạo tập thể và xây dựng đồng thuận.Mặc dù ông hành động chậm hơn một số người mong muốn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã duy trì cả đoàn kết và chấp nhận quan điểm khác của nhau trong những lúc khó khăn. Giai đoạn ông làm tổng bí thư cũng chứng kiến tiến bộ to lớn trong các quan hệ quốc tế của Việt Nam như bình thường hóa với Trung Quốc (1991), gia nhập Asean (1995), và bình thường hóa với Hoa Kỳ (1995). | ||||||||
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười qua đời Posted: 02 Oct 2018 04:24 PM PDT RFA
Thông tấn xã Việt Nam loan tin này vào rạng sáng ngày 2 tháng 10, theo giờ Việt Nam, dẫn nguồn từ Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương. Thông tin về tang lễ cho ông nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười sẽ được thông báo sau. Hôm 28/9, ông Phan Trọng Kính - Trợ lý của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười - khẳng định với báo VietNamNet rằng ông này được nhập viện 108 để điều trị bệnh phổi và thận đã gần 6 tháng qua. Người trợ lý này được VietNamNet dẫn lời cho biết ông Đỗ Mười bị khó thở nên bệnh viện phải mở khí quản. Dù ông Đỗ Mười không nói được nhưng vẫn nghe được. Ông Đỗ Mười tên thật là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 2/2/1917 tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là nguyên Tổng bí thư, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương. Ông nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng vào ngày 12/4/2018. Lý lịch của ông nêu rõ ông tham gia Phong Trào Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương năm 1936 và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939. Ông là quan chức cộng sản chủ trương xóa bỏ chủ nghĩa tư bản tại miền bắc sau năm 1945 và ở miền nam sau năm 1975 qua chương trình được gọi là 'cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Ông Đỗ Mười cũng là một trong những người tham gia Hội nghị Thành Đô ở Trung Quốc vào tháng 9 năm 1990. Vào thời điểm đó ông Đỗ Mười giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Nhiều người quan tâm đến chính trị Việt Nam đã yêu cầu lãnh đạo Việt Nam cần phải công khai nội dung của Hội Nghị Thành Đô vì họ nghi ngờ có những ký kết khuất tất khiến Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Quốc. | ||||||||
Slovakia khởi tố vụ án dùng chuyên cơ chính phủ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh Posted: 02 Oct 2018 04:23 PM PDT
Công tố viện Slovakia hôm 2 tháng 10 đã quyết định khởi tố vụ án dùng chuyên cơ chính phủ Slovakia đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen. Truyền thông Slovakia loan tin vừa nêu hôm 1/10. Tin nêu rõ, với tư cách là những nhân chứng, hai cảnh sát Slovakia hộ tống phái đoàn công an cấp cao Việt Nam do ông Bộ trưởng Tô Lâm dẫn đầu, đã khai rằng họ đã nhìn thấy một người đàn ông Việt Nam, có lẽ là Trịnh Xuân Thanh, bị kéo lết lên chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Bộ Nội vụ Slovakia đã cho 44 nhân viên được miễn trách nhiệm bảo mật thông tin để phục vụ cuộc điều tra, nghĩa là họ được phép khai tất cả cho cơ quan điều tra. 44 nhân viên này thuộc các bộ, ngành và cảnh sát hộ tống cùng những người phục vụ cho chuyến đến thăm và làm việc của Bộ trưởng Tô Lâm với Bộ trưởng Nội vụ Robert Kalinak hôm 26/07/2017. Trả lời báo chí, Ông Michal Surek, người phát ngôn của Công tố viện tại thủ đô Bratislava xác nhận rằng, từ lời khai của các nhân viên cảnh sát, thủ tục truy tố hình sự được bắt đầu tiến hành. Theo lời khai của các cảnh sát hộ tống, ông Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ của chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn Việt Nam, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn và hai mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu ông đi.
Tại cuộc họp, Ngoại Trưởng Lajcak đã cảnh báo Việt Nam về những hậu quả ảnh hưởng quan hệ song phương giữa hai nước có thể xảy ra do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ông yêu cầu Việt nam phải giải trình rõ ràng hành trình Trịnh Xuân Thanh từ Đức về Việt Nam đã thực sự diễn ra như thế nào? Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hứa sẽ chuyển tải những yêu cầu này của Slovakia đến các nhà lãnh đạo Việt Nam. Ông Trịnh Xuân Thanh từng là một quan chức dầu khí của Việt Nam, bị cáo buộc tham nhũng và chạy sang Đức xin quy chế tị nạn, nhưng được nói đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ngay tại Berlin vào tháng 7 năm ngoái. Sau đó ông Thanh bị đưa về thành phố Brno của Séc, rồi tiếp tục được đưa đến Bratislava, thủ đô của Slovakia trên một chiếc xe do mật vụ Việt Nam thuê. Sau đó các nguồn tin nói rằng Việt Nam tiếp tục mượn máy bay của Slovakia để chở ông Thanh sang Moscow, trước khi đưa về Hà Nội. Chính phủ Việt Nam vẫn khẳng định ông Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú. Ông Thanh bị đưa ra tòa xét xử với hai án chung thân với cáo buộc tham nhũng. Trong khi đó, Đức cho rằng Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Berlin tuyên bố ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam cũng như ngưng cấp thị thực cho những giới chức Việt Nam mang hộ chiếu công vụ sang Đức làm việc. | ||||||||
Posted: 02 Oct 2018 04:22 PM PDT Vũ Thư Hiên
Nguyễn Chí Thiện ở tù cùng với tôi tại trại Phong Quang, Lào Cai. Phong Quang là một trại trung ương, trại lớn. Theo sự đánh giá của những tù nhân có thâm niên cao, từng ở qua nhiều trại, thì nó chỉ đứng sau trại Quyết Tiến, hoặc còn gọi là Cổng Trời, ở Hà Giang, tính về mức độ dữ dằn. Tôi ra tù trước Nguyễn Chí Thiện vài tháng, hoặc nửa năm chi đó. Người ta thả tôi với điều kiện ngặt nghèo - phải được một cơ quan, xí nghiệp nhận. Gia đình, bè bạn chạy xất bất xang bang, cuối cùng cũng gặp được một ông giám đốc dám làm cái việc không ai muốn làm. Tôi được ký hợp đồng tạm tuyển, tạm tuyển thôi, làm công nhân bốc vác ở Công ty cung ứng vật liệu xây dựng Hà Sơn Bình. Nó là cái tỉnh mới, gồm Hà Đông, Sơn Tây và Hoà Bình, theo sáng kiến của ông tổng bí thư anh minh được ca ngợi là ngọn đèn 200 bougies soi đường cách mạng (Lê Duẫn bbt). Ông giám đốc tốt bụng không bắt tôi phải ở nhà tập thể của công ty, hết ngày làm việc thì về nhà mình ở Hà Nội. Tôi không phải bốc vác ngày nào. Ông giám đốc tên Vinh bảo: - Chúng tôi biết đồng chí là ai mà. Đồng chí có nhiều kinh nghiệm công tác, cứ ở lại văn phòng giúp công ty. Người ta có hỏi chúng tôi khắc biết cách nói.. Nguyễn Chí Thiện được thả về nguyên quán Hải Phòng, ở đấy anh còn bà chị. Ra tù cùng chuyến với Thiện còn có hai người bạn. Về đến Hà Nội là họ kéo nhau đến thẳng nhà tôi. Vợ tôi đã tăng gấp đôi lượng gạo cho bữa cơm, vậy mà một loáng đã hết veo. Vợ chồng tôi ăn cầm chừng, coi như không ăn. Trước khi đi tù lần thứ nhất, Nguyễn Chí Thiện làm nghề dạy học. Thiện kể: anh rơi vào tù là do khi giảng cho học trò về thế chiến thứ hai, anh quên vinh danh Hồng quân Liên Xô, mà ca ngợi công lao của Mỹ và đồng minh. Anh đi tù lần thứ hai vì những bài thơ bị coi là phản động do những tên chỉ điểm tố giác. Chỉ điểm là một nghề phụ của những công dân tốt. Lần này được thả, anh cầm bằng thất nghiệp trăm phần trăm. Trở về nghề gõ đầu trẻ chắc chắn không được rồi. Làm thầy giáo trong nhà trường xã hội chủ nghĩa nếu lý lịch không sáng như gương thì cũng phải là người không một lần vướng vòng lao lý. Các cơ quan, xí nghiệp nhà nước chỉ cần lướt qua lý lịch hai lần tù của anh là xua anh như xua tà. Anh sống vắt mũi bỏ miệng, lúc đói lúc no. Thỉnh thoảng, chẳng có việc gì để làm, anh lên Hà Nội thăm tôi và bạn tù cũ: Trình Hàng Vải, Vĩnh Đại Uý, Văn Thợ Mộc, Dũng Con..., hi vọng anh em mách giúp bảo giùm cách nào đó để sống qua ngày. Trình Hàng Vải hiến kế cất đũa xe đạp về bán ở Hải Phòng, anh em góp vốn. Thiện đi được vài chuyến trót lọt, cũng kiếm được chút đỉnh. Cái may không dài - vào một ngày đông, anh đụng thuế vụ. Thấy Thiện mặt gày quắt, áo bông lại to xù, người nhà nước liền đè ra khám. Những bó đũa xe đạp quấn quanh người bị tịch thu. Thế là mất cả chì lẫn chài. Tôi may mắn. Đang loay hoay không biết cách nào kiếm sống thì bất ngờ gặp lại ông bạn cũ, trước kia là giảng viên thông tin khóa 6 trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Lê Sĩ Thiện là con dao pha, việc gì đến tay anh cũng làm được. Trước khi về hưu, anh là giám đốc nhà máy điện Lào Cai. Mặt hàng đầu tiên chúng tôi sản xuất là bột nở thực phẩm. Chúng tôi gặp thời – trước kia bột nở phải nhập của Tàu, nay hai nước lủng củng, không có hàng về, cái quẩy giờ chỉ to bằng ngón tay. Các bà bán cháo quẩy ào ào mua bột nở của chúng tôi. Nhờ nó cái quẩy lại phồng to như cán búa. Thấy bột nở chạy, Nguyễn Chí Thiện muốn lấy một ít về Phòng bán thử. Nhưng ngay cả tiền trả hàng mẫu anh cũng không có. Với bạn tù, tôi không tiếc. Nhưng việc này phải được Lê Sĩ Thiện bằng lòng. Chúng tôi khởi đầu làm bột nở bằng hai bàn tay trắng. Gõ đủ mọi cửa có thể gõ mới vay được năm chục bạc, bằng lương kỹ sư một tháng. Được cái việc sản xuất không cần nhiều thiết bị lôi thôi, làm ra nhanh, chẳng mấy chốc chúng tôi đã có những đồng lãi đầu tiên. Tuy vậy, mới bắt tay vào sản xuất, tiền thu chưa được bao nhiêu. Bán chịu trong những ngày ấy là khó với người ít vốn, đã thế nó mang lại sự xúi quẩy, như người ta tin. Lê Sĩ Thiện không quen Nguyễn Chí Thiện, hai người mới chỉ gặp nhau vài lần ở nhà tôi. Tôi e anh không bằng lòng. Nhưng tôi lầm. Lê Sĩ Thiện biết chúng tôi thân nhau, mà cũng có thể trong thâm tâm anh có cảm tình với những người bị bỏ tù vì tội chống chế độ. Anh gãi đầu, rồi quyết: - Mình lấy vốn thôi, Để cậu ấy bán xong trả sau. Vào thời gian ấy chẳng ai trong chúng tôi, những bạn tù của Nguyễn Chí Thiện coi anh là nhà thơ, mặc dầu không ít thì nhiều chúng tôi đều được anh thì thầm đọc cho nghe thơ anh trong những buổi chiều tù đằng đẵng. Anh cũng thật thà thú nhận: Thơ của tôi không phải là thơ. Mà là tiếng cuộc đời nức nở. Tiếng cửa nhà giam ngòm đen khép mở. Tiếng khò khè hai lá phổi hang sơ. Tiếng đất vùi đổ xuống lấp niềm mơ. Tiếng khai quật cuốc đào lên nỗi nhớ. Nhưng cũng có những vần thơ của anh tôi nghe một lần mà nhớ mãi: Người xưa ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Rồi cúi đầu thương nhớ cố hương. Còn tôi – ngẩng đầu nhìn nhện chăng tơ vướng, Rồi cúi đầu nhặt hạt cơm vương. Từ hai câu: "Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương" của thi hào Lý Bạch mà bật ra sự liên tưởng so sánh vừa hồn nhiên vừa đau đớn ấy, hồn thơ trong Nguyễn Chí Thiện thức giấc. Nó đặc biệt gợi nhớ cái xà lim cấm cố ai từng qua thì không thể nào quên. Nhưng khi Lê Sĩ Thiện nghe những vần thơ khác thì anh giật thót: Đảng như hòn đá tảng Đè lên vận mạng quê hương. Muốn sống trong hòa hợp yêu thương, Việc trước nhất phải tìm phương hất xuống. Thơ của Thiện thẳng quá, bộc tuệch quá, làm anh sợ. Là con người sống trong xã hội chủ nghĩa mang trong mình cái sợ được chương trình hoá, được định hình trong vô thức, anh ngẩn người, không thốt nên lời. - Một tâm hồn quá trong sáng – anh nghĩ ngợi hồi lâu - Rất thật thà. Người như thế rồi còn gặp nhiều nguy hiểm. Nhờ buôn bột nở, Nguyễn Chí Thiện nhanh chóng trang trải được nợ nần, thậm chí còn dư chút đỉnh giúp họ hàng ở quê, giúp các bạn tù còn loay hoay tìm kế sinh nhai. Ấy là sau này Thiện tâm sự tôi mới biết. Thiện rất sòng phẳng. Bán được nhiều rồi, tích được lãi làm vốn rồi, anh lấy hàng lần nào trả lần ấy, không dây dưa. Một lần, anh dồn tất cả tiền có được để mua một lượng hàng lớn theo yêu cầu của người đặt hàng. Hoá ra ở miền Nam bấy giờ rất thiếu bột nở cho cao su để làm dép Thái Lan. Ông lái buôn từ Sài Gòn ra nghe nói Hải Phòng có thứ đó, liền mua thử. Thấy thứ bột tuy chất còn kém nhưng tạm dùng được, mới đặt hàng, có bao nhiêu mua bấy nhiêu. Thiện mừng ra mặt, tính chuyến này sẽ lãi to. Ai ngờ lại thất bại nặng. Tất cả số bột nở anh mang về đều bị thuế vụ tịch thu. Vụ ấy tôi hoàn toàn không biết. Chỉ thấy Thiện vắng mặt lâu, không lên lấy hàng. Đùng một cái, Trình Hàng Vải hớt hơ hớt hải đến báo: "Thiện bị bắt lại rồi!" Anh bàn với tôi và các bạn góp tiền đưa cho bà chị Thiện đi tiếp tế. Chúng tôi, tất nhiên, không được thò mặt ra trong việc này. Thì ra thời gian Thiện vắng bóng là lúc anh âm thầm chép lại toàn bộ thơ anh làm trong tù rồi đột nhập đại sứ quán Anh, nhờ họ chuyển ra nước ngoài. Tập thơ đầu tiên của Thiện được in ở Mỹ với tựa đề "Hoa Địa Ngục" tên tác giả là Vô Danh. Chi tiết vụ này thế nào mọi người nay đã biết. Mãi sau tôi mới được nghe kể chuyện gì đã xảy ra trong chuyến lấy hàng lần chót của Thiện mang về Hải Phòng. Một người bạn của Thiện, đại uý Bảo chính đoàn cũ, giờ đạp xích-lô, một buổi tối vắng khách mới rẽ vào thăm Thiện. Đẩy cánh cửa không bao giờ khoá vào nhà bạn, anh thấy trong nhà tối om. Bật lửa lên soi thì thấy Thiện nằm co trên giường. - Điện đóm sao thế này? Đèn đâu? - anh hỏi. Thiện ngỏng đầu lên: - Bán rồi! - Bán rồi là thế nào? - Bán rồi là bán rồi, chứ còn thế nào. Thì ra sau vụ bị tịch thu tất cả số bột nở trên tàu, Thiện chẳng còn đồng nào trong túi. Về được đến nhà, bụng đói cật rét, trong nhà chẳng còn gì đáng giá ngoài cái bóng điện 15 watts. Bèn tháo ra mang đi đổi được một bơ gạo (bơ, tức là cái vỏ hộp sữa đặc, một thời được dân chúng coi là đơn vị đo lường) về nấu cháo. Ăn cháo xong, đắp chăn ngủ. Anh cựu đại uý bảo Thiện: - Cậu có khai với chúng nó là bột nở không đấy? - Không. - Cậu khai sao? - Bảo: tôi không biết, người ta thuê tôi mang thì tôi mang. Anh bạn thở phào: - Thế thì có cơ cứu vãn. Chúng nó mà biết là bột nở thì xong phim. Nghe đây, tớ có quen bọn ấy. - Quen thế nào? - Chuyện làm ăn ấy mà. Thiện chồm dậy: - Liệu lấy lại được không? - Còn tùy tình hình. Mình sẽ hỏi. - Nhất rồi – Thiện reo lên – Nhưng có phải đấm mõm chúng nó không? Tớ không còn xu nào dính túi đâu đấy nhá. Anh bạn gãi đầu: - Không. Nhưng thế nào thì cũng phải đãi chúng nó một chầu. Thiện lầu bầu: - Tớ nói rồi – tớ không còn xu nào đâu. - Để tớ lo. Sau, cậu trả lại tớ. Anh cựu đại uý điều đình thế nào không biết. Một bữa thịt chó được anh tổ chức, không linh đình, nhưng ê hề. Đến lúc ấy Thiện mới biết bọn thuế vụ chẳng biết cái chúng thu là cái quái gì. Cứ thứ gì mà người mang không trình ra được hoá đơn là coi như hàng lậu, thu tất. Thiện được trả lại tất cả số hàng bị thu. Bữa ấy Thiện say khướt. Say đến nỗi không biết làm sao mình về được tới nhà. Anh không bao giờ uống rượu. Phần lớn thời gian đời anh trôi qua trong tù, nơi không thể có rượu, trừ những người trong toán tự giác. Những người này thỉnh thoảng cũng được một lần say sưa nhờ đổi chác với dân bản lân cận những vật dụng mà tù được mang theo người khi vào trại. Tôi hỏi Thiện chuyện này khi chúng tôi được sống cùng nhau trong một căn hộ tại Strasbourg, thành phố miền Bắc nước Pháp. - Đó là lần đầu tiên tôi uống rượu, ông ạ - Thiện nói - Trước đó cũng có lần nhấp một tí, trong một đám giỗ, chẳng thấy ngon lành gì. Cay xè. - Say thế làm sao về? – tôi hỏi. - Ông này buồn cười, anh đại uý bạn tôi chở tôi về chứ. Anh ta có cả một cái xích lô cơ mà. | ||||||||
7 giá trị Mỹ, không thể mua bằng tiền Posted: 02 Oct 2018 04:21 PM PDT Vũ Dương biên dịch 1. Một ca sĩ nổi tiếng từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán quyết cô phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ (khoảng 113 tỷ VNĐ) cho bà lão. Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như cô ca sĩ nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa. . 2. Ở Mỹ, không có một hãng truyền thông nào thuộc về chính phủ. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, không thể lấy tiền của dân chúng để dát vàng cho mình mà lừa mị, mê hoặc dân chúng. Kênh truyền thông duy nhất mà chính phủ Mỹ bỏ vốn làm chủ là đài phát thanh VOA của Mỹ, nhưng nó không được phép phát sóng trên đất Mỹ. Trong con mắt của người Mỹ, dư luận nên phải là tự do, nhiều nguồn, muôn hình muôn vẻ, thậm chí là mâu thuẫn lẫn nhau. . 3. Ở nước Mỹ, người dân có bệnh thì bệnh viện cần phải điều trị trước, sau đó mới gửi hóa đơn viện phí đến nhà bệnh nhân. Nếu bạn không gánh nổi khoản tiền trị liệu thì các tổ chức từ thiện hoặc chính phủ sẽ 'ra mặt' giải quyết. Trong trường hợp người nghèo khó chỉ vì không có tiền chi trả viện phí mà bệnh viện ngưng điều trị thì những người có liên quan sẽ bị chất vấn và nhận chế tài của pháp luật. . 4. Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia, trẻ em được pháp luật che chở cẩn thận. Nếu bạn không có tiền gửi con ở nhà trẻ, chính phủ sẽ chi trả, hoặc không có tiền mua sữa bột, chính phủ cũng sẽ chu cấp. Ngoài ra còn có nhiều chính sách đặc biệt trợ cấp cho phụ nữ mang thai, sản phụ thu nhập thấp và trẻ em chưa đến 5 tuổi. . Các gia đình thu nhập thấp có thể nhận được bữa cơm dinh dưỡng sáng và trưa miễn phí. Nếu bạn không có tiền thuê nhà, chính phủ sẽ chi trả, hơn nữa quy định trẻ nhỏ cần phải có phòng ngủ riêng. Ở nước Mỹ, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh trẻ em đi xin ăn. . Có một bà mẹ mải mê bận rộn việc nhà, nhất thời không để ý trông con. Đứa con chẳng may ngã xuống bể bơi chết đuối. Trong lúc người mẹ đang đau khổ không thôi thì bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án. . Lý do mà tòa án đưa ra vô cùng đơn giản, bà đã không làm hết trách nhiệm của một người giám hộ nên sẽ phải đối mặt với việc bị tuyên án. Điều đó cũng giúp cảnh tỉnh ý thức chăm sóc con trẻ cho hàng triệu người mẹ khác. . Người Mỹ quan niệm, một đứa trẻ trước hết thuộc về bản thân nó. Đứa trẻ đó mang theo vô số quyền lợi sống vốn có trong xã hội này. Không kể là bản thân nó có ý thức được hay không, không kể là nó có thể lớn lên thành người hay không, xã hội này có tầng tầng pháp luật để bảo vệ nó. . 5. Nhiều người cho rằng nước Mỹ bị giới quyền quý thao túng. Thật ra, 20% người có thu nhập cao nhất nước Mỹ đã đóng trả 67% tiền thuế. Những người có thu nhập vừa và thấp chiếm 49% căn bản không phải đóng thuế, hơn nữa còn được hưởng các đãi ngộ miễn phí về mặt giáo dục, vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, y tế… Điều quan trọng hơn cả là một nửa những người không đóng thuế này lại có quyền bỏ phiếu giống như những nhân vật thượng lưu như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg, Clinton… . Sự khác biệt giữa các triệu phú Trung Quốc và Mỹ là rất lớn. Các triệu phú nước Mỹ phần lớn đều là tự gây dựng sự nghiệp làm giàu, còn triệu phú Trung Quốc phần nhiều đều là dựa vào mối quan hệ mà ăn nên làm ra. Triệu phú nước Mỹ trốn thuế là chuyện cực hiếm, còn đa số triệu phú Trung Quốc đều có hành vi này trong đời ít nhất một lần.
6. Năm 1988, trong thảm họa rơi máy bay Lockerbie, phần lớn hành khách là người Mỹ. Chính phủ Mỹ đã sử dụng hàng nghìn chuyên gia kỹ thuật, từ trong mấy triệu mảnh vụn của máy bay mà tìm ra thủ phạm là những phần tử khủng bố Libya. Cuối cùng, nước Mỹ cứng rắn ép buộc chính quyền Tổng thống Gaddafi khi ấy giao nộp phần tử khủng bố. Chính phủ Mỹ đồng thời chi ra 2,7 tỷ đô-la tiền bồi thường cho nạn nhân vụ tai nạn này, gia đình mỗi nạn nhân nhận được 10 triệu đô-la (hơn 227 tỷ VNĐ). Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai (nổ ra vào tháng 3/2003), quân Mỹ huy động lực lượng quân sự lớn mạnh tấn công tầm xa trong sa mạc. Quân đội của nhà độc tài Saddam Hussein binh bại như núi đổ, nhếch nhác bỏ chạy. Lúc này, trong cát bụi mịt trời, một chiếc xe vận tải của quân Mỹ mất phương hướng, lạc vào trận địa của quân địch. . Người lái xe là một nữ quân nhân tên Lynch, bị thương và bị địch bắt giữ làm con tin để uy hiếp quân Mỹ. Cô bị nhốt ở một nơi hẻo lánh bí mật và bị canh giữ sát sao. Vì để cứu Lynch, quân Mỹ đã huy động đội đột kích Task Force 121 tấn công mãnh liệt khiến quân địch mất phương hướng, hoảng loạn tan vỡ. . Chỉ trong thời gian mấy phút, quân Mỹ đã giải cứu thành công Lynch. Cô nhanh chóng được đưa về hậu phương điều trị. Chiến tranh kết thúc, Lynch cùng với hai binh sĩ Mỹ từng bị bắt giữ khác trở về quê nhà và được chào đón như những người anh hùng. . 7. Điều được giảng trong "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ không phải là quần thể, quốc gia, thậm chí không hề giảng đến dân chủ. Điều được giảng là 3 quyền lợi lớn: quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền lợi này đều là quyền lợi của cá nhân, không phải là quyền lợi của quần thể hay quốc gia. . Những quyền lợi này có được ngay từ khi công dân Mỹ vừa mới sinh ra, chứ không phải do ai ban tặng. Mặt khác, những quyền lợi này có thể bảo vệ cá nhân, khiến họ không phải chịu đựng sự xâm hại của bất cứ ai. Chỉ có kiến lập trên cơ sở quyền lợi cá nhân, mọi người mới có thể có được một xã hội tự do chính nghĩa, tôn nghiêm và bình đẳng:
(Nguồn từ Secret China) | ||||||||
‘Bố già’ Lê Thanh Hải và câu chuyện Thủ Thiêm bỏ ngỏ Posted: 02 Oct 2018 01:55 AM PDT Trần Thành (VNTB) Cựu bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải có mặt tại lễ Quốc tang ở Hà Nội và cả Ninh Bình trong buổi chiều hạ huyệt vần vũ mưa. Nếu sắp tới đây ông Nguyễn Thiện Nhân lại ra Bắc, liệu 'bố già' Hai Nhựt (tên thường gọi của ông Lê Thanh Hải) có phải cam chịu làm củi đốt lò đang dần nguội lạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng? Giới luật sư có thân chủ là những dân oan bị 'bố già' Hai Nhựt cướp đất ở bán đảo Thủ Thiêm, đang lo lắng rằng liệu với xáo trộn nhân sự đàng sau hậu trường chính trị vào tháng 10 cận kề, liệu vụ Thủ Thiêm lại bị xếp xó như suốt hơn hai mươi năm qua? Sếp của ông 'anh Năm Tín' là ai? Cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín đang đối mặt pháp lý trong vụ án Vũ 'nhôm'. Nói luôn, ông sếp ở thời quyền uy hét ra lửa đó của ông Nguyễn Hữu Tín chính là ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Từ tháng 5 năm 2004 đến tháng 12 năm 2008, ông Nguyễn Hữu Tín là Thành ủy viên, phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Trước đó, từ tháng 10 năm 2001 đến tháng 4 năm 2004, ông Tín là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM. Tháng 5-2004, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Hải đã 'rút' ông Tín lên làm phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Trong giới làm ăn, người ta hay gọi ông Nguyễn Hữu Tín là 'anh Năm'. Trung tuần tháng 11-2013, 'anh Năm' đã đặt bút ký quyết định giao 375.757m2 'đất sạch' [đất đã giải tỏa xong] không thu tiền sử dụng đất, thuộc quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm cho Công ty cổ phần Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh để đầu tư xây dựng bốn tuyến đường chính trong Khu đô thị này theo hình thức hợp đồng BT: Đại lộ vòng cung (tuyến R1) có diện tích đất là 175.721,6m2; đường ven hồ trung tâm (tuyến R2) có diện tích 79.218m2; đường ven sông Sài Gòn (tuyến R3) có diện tích 81.956,5m2; đường vùng châu thổ, đường châu thổ, đường ven sông - khu dân cư (R4) có diện tích 38.860,9m2. Chiều dài 4 tuyến đường là 11,9km, tổng đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng. Như vậy, trung bình 1 km làm đường tiêu tốn 1.000 tỷ đồng, mức đầu tư 'kỷ lục' chưa từng có tại Việt Nam. Bánh ít đi, bánh quy lại. Ông Nguyễn Hữu Tín đồng ý sẽ cấp cho công ty Đại Quang Minh phần đất có diện tích gần 79 ha đóng trên địa bàn phường Thủ Thiêm và phường An Lợi Đông. Khi đó, hiện trạng phần đất được cấp này đang sử dụng để xây dựng dự án trọng điểm, là xương sống nằm trong tổng thể dự án Khu đô thị Sala, nơi có giá nhà đất đắt đỏ nhất hiện nay... Giới làm ăn chắt lưỡi nói rằng, 4 tuyến đường được định giá xây dựng như vậy tưởng chừng là siêu đắt; tuy nhiên, bản thân hiện trạng các tuyến đường ấy - có thể thấy chủ yếu phục vụ cho khu đô thị Sala. Cũng chính nhờ các tuyến đường đó, mỗi mét vuông đất tại khu đô thị trên được "đội giá" lên theo thời gian. Trong thương vụ này, xem ra Đại Quang Minh được ông Nguyễn Hữu Tín ưu ái. Dĩ nhiên sự ưu ái ấy trước tiên cần phải nhận được sự gật đầu của 'bố già' Hai Nhựt, đương kiêm Bí thư Thành ủy TP.HCM (ông Lê Thanh Hải làm Bí thư Thành ủy suốt hai nhiệm kỳ liền kề). Những con rối trong tay 'bố già' Hai Nhựt? Công bằng mà nói, với thế lực danh gia bên vợ của ông Lê Thanh Hải, gần như toàn bộ cấp phó (tính luôn cả chủ tịch Lê Hoàng Quân) thời mà 'bố già' Hai Nhựt làm vua một cõi ở Sài Gòn, đều dính tới những tố cáo về sai phạm trong quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dĩ nhiên những tình tiết này không hề được Thanh tra Chính phủ nhắc đến trong "kết luận kiểm tra" công bố hồi đầu tháng 9/2018. Trong vụ quy hoạch Thủ Thiêm, đầu tháng 6 năm 2007, ông Nguyễn Hữu Tín, phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã tách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư thành dự án riêng bằng Quyết định số 2466/QĐ-UBND ký ngày 5/6/2007. Quyết định này xác định, tổng diện tích đất thu hồi là 772,3 ha với tổng số 10.406 hộ gia đình và 47 cơ quan đơn vị, trụ sở hành chính, 14 trường học, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Trong khi đó, đối với khu đất nằm ngoài ranh dự án khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm, ngày 17/1/2008, phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín ký ban hành Quyết định 222/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 để làm Khu đô thị chỉnh trang kế cận Khu đô thị mới Thủ Thiêm với diện tích gần 336 ha, bao gồm 80 ha chỉnh trang đô thị. Đến đây, 80 ha vốn không thuộc ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã "hợp thức hóa" vào Khu đô thị chỉnh trang kế cận.
Nói thêm, 28 dự án phân lô, bán nền nằm trong khu vực 80 ha chỉnh trang, chính là một phần trong số 160 ha đất tái định cư của dân đã bị xẻ thịt, chia phần cho các công ty tư nhân. Thật ra những diễn biến về chuyện ban hành các văn bản pháp lý nói trên của ông Nguyễn Hữu Tín, hay Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Thành Tài vẫn là nhằm để thực hiện theo kịch bản của 'bố già' Lê Thanh Hải – một người rất khôn ngoan, khi hiếm hoi đặt bút ký những quyết định liên quan trực tiếp tới quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm. Hồ sơ vụ việc cho thấy ngày 22/3/2002, Văn phòng UBND TP.HCM phát hành Công văn đánh số 78/TB-VP, đóng dấu 'hoả tốc', truyền đạt ý kiến kết luận của ông Lê Thanh Hải như sau: "Xác định diện tích đất dành cho tái định cư phục vụ đền bù giải toả cho khu đô thị mới Thủ Thiêm phải đảm bảo đủ 160 ha theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, không nhất thiết tập trung ở một địa điểm, có thể bố trí từ 3 đến 4 địa điểm trên địa bàn quận 2". Công văn hỏa tốc về 'lệnh miệng' này là cái cớ để hợp thức hóa về mặt 'đánh lận con đen' trong pháp lý cho việc băm nát, thay đổi hoàn toàn so với quy hoạch chi tiết mà trước đó UBND TP.HCM đã thuê công ty SASAKI thiết kế và được Bộ Xây dựng thẩm định. Với 'lệnh miệng' nói trên, khu tái định cư của người dân đã bị "đánh bật" ra khỏi quy mô 930 ha đã được chính phủ phê duyệt. Điều đó đồng nghĩa với việc ông Lê Thanh Hải tự quyền điều chỉnh cả về quy mô và phạm vi quy hoạch, trái với quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 367/TTg. Và nói như lời than oán của mấy trăm gia đình là nạn nhân trong chuyện quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm, chính ông Lê Thanh Hải và phe nhóm chống lưng ông ta ở cấp Trung ương, đã phá vỡ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm ngay từ trong trứng nước. Dư luận đồn đoán ông Trần Đại Quang có liên can trong vụ Vũ 'nhôm' mà 'anh Năm' Nguyễn Hữu Tín đang đối mặt tố tụng hình sự. Trong những gương mặt đến dự lễ Quốc tang vừa rồi, trên khuôn hình trực tiếp VTV, liệu có sự hiện diện của ai đó đã giúp 'bố già' Lê Thanh Hải một tay che trời: ông Ba Dũng, bà Bảy Thư…? | ||||||||
TƯ LIỆU QUÝ VỀ VIỆC XÓA SỔ ĐẢNG XÃ HỘI VIỆT NAM NĂM 1988 Posted: 02 Oct 2018 02:03 AM PDT MỘT TƯ LIỆU CỰC QUÍ NAY MỚI XUẤT HIỆN TRÊN MẠNG:ĐẢNG XÃ HỘI VIỆT NAM BỊ XÓA SỔ NHƯ THẾ NÀO TRONG NĂM 1988
Tư liệu cực quý, do gia đình cụ Nguyễn Xiển đưa ra. Có cắt cho ngắn bớt nhưng ko làm thay đổi nội dung. Giáo sư Nguyễn Xiển là Phó tổng thư ký Đảng Xã hội từ năm 1946, Tổng thư ký liên tục từ 1956 đến năm 1988 đó (và thời điểm này còn đương kiêm Phó chủ tịch Quốc hội). Ông Lê Quang Đạo là Chủ tịch Quốc hội kiêm Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước – không chỉ một lần đến tận nhà vận động ông Xiển giải thể Đảng Xã hội với lý do đảng này đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Ông Xiển chần chừ thoái thác, bởi là người rất nguyên tắc ông đòi hỏi "phải họp toàn thể đại biểu Đảng Xã hội để thông qua, vì vấn đề này quá quan trọng…". Thông tin nhanh chóng lọt ra ngoài, rất xôn xao trong số các đảng viên Xã hội đa số lúc đó đều đứng tuổi rồi. Ông Nguyễn Khắc Viện tuy đảng viên Đảng cộng sản Pháp và Đảng cộng sản Việt Nam nhưng tìm bằng được người đàn em bên Paris năm xưa là Lê Tâm – con rể cụ Xiển – để nhắn cụ nên cân nhắc thật kỹ đấy, đừng nên đi ngược lại trào lưu quốc tế… Ông Xiển còn đang trao đổi với các đồng chí khác của mình thì nghe tin sửng sốt: ông Nguyễn Lân đã ký quyết định đồng ý giải thể Đảng Xã hội Việt Nam và "gửi lên trên"?! Đảng Xã hội Việt Nam được coi là giải thể vào đúng ngày kỷ niệm 40 năm thành lập, tức 22/7/1988. Các chất vấn của ông Xiển đối với ông Lân không có lời giải đáp thỏa đáng, rằng trên cơ sở gì và ai cho ông Lân quyền tự ký một văn bản quan trọng như vậy. Tại sao không phải ông Xiển, hay ông Giáo sư Hoàng Minh Giám (Phó tổng thư ký) hay Luật sư Phan Anh… mà là ông giáo Lân? Và thế là hai cụ già Nguyễn Xiển và Hoàng Minh Giám cùng nhau viết một lá thư, cho con trai mang đi gửi bảo đảm, đến địa chỉ Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam, đề nghị không công nhận nội dung của quyết định giải thể mà ông Nguyễn Lân đã ký kia. Một thời gian sau ông Xiển nhận được bức thư trả lời từ ông Phạm Thế Duyệt, lúc này là Thường trực Ban bí thư TW Đảng CS và Bí thư Hà Nội. Nội dung cũng về việc "hoàn thành sứ mệnh lịch sử". Sự đã rồi… Sự việc này cũng còn được nhắc lại vài lần những khi ông Đỗ Mười – tổng bí thư ĐCSVN khóa sau – tới thăm chúc Tết các cụ lão thành như ông Xiển, hay khi con cháu ông Xiển có dịp trao đổi với ông Phạm Thế Duyệt sau này. _________________________________ THƯ GỬI ĐỒNG CHÍ ĐỖ MƯỜI Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 1994 Kính gửi: Đồng chí Đỗ Mười Vậy tôi xin trình bày với anh một số thắc mắc, băn khoăn của anh em để anh xem xét. Họ nói với tôi nhiều vấn đề nhưng chủ yếu là hai điều chính sau đây: Một là mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng. Hai là quan hệ giữa Đảng với trí thức. Họ nói: "Đảng luôn tuyên bố là Đảng hoàn toàn vì dân, thậm chí là đầy tớ trung thành của dân. Nhưng trong thực tế, từ trung ương đến địa phương, người dân ngoài Đảng hoàn toàn bị lép vế, thậm chí như là thứ dân". Họ cho rằng số đảng viên so với toàn dân chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, nhưng từ ban lãnh đạo xã đến chính phủ trung ương, rất hiếm có người ngoài Đảng tham gia. Trong hội đồng nhân dân các cấp cũng như trong Quốc hội, có mấy ai là người ngoài Đảng. Nhớ lại khi Bác Hồ mới về lãnh đạo đất nước, họ thấy trong Chính phủ của Bác cũng như ở các cơ sở, đa số là những người ngoài Đảng tin Bác và tin Đảng, tận tụy công tác đến cuối đời. Nhìn lại thấy rất ít người mắc khuyết điểm. Đến nay thì từ chủ tịch xã, phường đến chánh, phó chủ nhiệm các khoa, trưởng phó phòng hành chính, tuyệt đại bộ phận đều phải là đảng viên. Mà buồn thay trong cái quốc nạn tham nhũng hiện nay thì có thể nói thủ phạm phần nhiều là những đảng viên, vì chỉ họ mới có quyền để mà tham nhũng! Hôm trước, tôi có báo cáo với anh Phạm Văn Đồng là nhiều người rất thắc mắc về có ý định đưa ảnh bà Nguyễn Thị Định vào thờ trong đền Hai Bà Trưng. Anh Đồng đã cho đi điều tra. Tôi mong sẽ ngăn ngừa được những việc làm thiếu thận trọng như vậy cũng như việc xâm phạm Tháp Rùa trên Hồ Gươm. Về vấn đề trí thức, anh chị em có nhiều thắc mắc. Họ hỏi tôi: Có phải trí thức ngày nay kém các bác ngày xưa mà trong chính phủ, các cơ quan, kể cả các viện khoa học, hầu như không có một người lãnh đạo nào là người ngoài Đảng. ……. Họ nói: Gần đây, Đảng tuyên bố trí thức là một trong ba thành phần cơ bản của nhân dân, nhưng sao trí thức ngoài Đảng lại không được Đảng tin tưởng? Trái lại, họ còn bị rẻ rúng nữa. Một nhà trí thức lớn như Trần Đức Thảo đã từng tranh đấu thắng lợi với một nhà tư tưởng trứ danh như Jean-Paul-Sartre mà chỉ vì nói thẳng trong vụ Nhân văn – Giai phẩm mà bị bỏ rơi trong bao nhiêu năm. Đến khi ông ta chết ở Pháp, dược Pháp trọng thị, thì ta mới đề cao trong báo chí. Anh em cho đó là một việc đáng buồn! Một trí thức khác như Nguyễn Mạnh Tường, 22 tuổi đỗ hai bằng tiến sĩ ở Pháp, khi về nước tham gia kháng chiến được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng và hoàn thành xuất sắc, nhưng chỉ vì phát biểu không đúng theo chủ trương của Đảng mà bị bắt ngồi xó trong bao nhiêu năm, đến nỗi trở thành một người bất mãn, khiến gần đây cho xuất bản quyển "Un excomunié" rất tệ hại. Gần đây, một trí thức lớn là Nguyễn Khắc Viện đã có công to trong kháng chiến chống Pháp và trong phổ biến văn hoá Việt Nam, thế mà tuy đã là đảng viên, nhưng chỉ vì nói thẳng mà bị coi như một kẻ phản động. Một trí thức lỗi lạc khác là Phan Đình Diệu, một nhà khoa học được nhiều trường Đại học trên thế giới ca tụng nhưng chỉ vì trình bày thẳng thắn những ý kiến của mình mà bị hắt hủi, đến nỗi các báo chí không được đăng những bài đáp lại những lời phê phán của người khác. Chắc anh còn nhớ lại nội dung câu chuyện giữa chúng ta trong buổi trao tặng huân chương sao vàng cho Đảng Xã hội Việt Nam trước khi kết thúc 40 năm hoạt động. Tôi có nói với Anh tại sao tôi không gia nhập Đảng Cộng sản: "Hồ Chủ tịch đã giao cho tôi làm Phó tổng thư ký rồi Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam. Bây giờ đã già rồi, tôi vào Đảng Cộng sản làm gì!". Sau khi tuyến bố thôi hoạt động thì chúng tôi an phận thủ thường. Tuy không nhắc lại chuyện cũ, nhưng cũng thật khó hiểu vì sao khi đăng tin cáo phó hoặc mừng thọ một số đảng viên Xã hội hay Dân chủ, kể cả các nguyên ủy viên Ban chấp hành Trung ương, thì báo chí ta không dám nói đến khía cạnh hoạt động này của họ. Trường hợp đưa tin mừng đại thọ 90 tuổi của anh Hoàng Minh Giám trên báo Nhân dân (có đăng ảnh anh đến thăm gia đình) là một ví dụ điển hình. Vì sao lại không dám nhắc đến việc làm Phó Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam của anh ấy trong mấy chục năm qua, nhưng lại nêu đã từng làm Phó chủ tịch Quốc hội (một chức vụ anh Giám chưa bao giờ làm). Tôi đã đích thân yêu cầu Báo Nhân Dân đính chính nhưng đã không được đáp ứng đúng mức. Việc viết lịch sử cách mạng Việt Nam gần đây, trong đó có lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, thường quá chú trọng đến thành tích quy công cho Đảng, nhưng lại chưa nêu đúng mức hoặc bỏ qua những sai lầm, khuyết điểm (thậm chí có lúc nghiêm trọng) cũng như vai trò, đóng góp của quần chúng, những người ngoài đảng. Bản sơ thảo lịch Quốc hội khoá I là một ví dụ. Những bài viết về đăng trên một số báo gần đây không dám đề cập đến 40 năm của tôi trong Đảng Xã hội Việt Nam. Tôi xin nêu thí dụ gần đây nhất: Nhà báo Hoàng Phong có viết một bài về sự nghiệp của tôi đăng trên báo Đoàn kết của Hội Việt kiều tại Pháp. Mặc dù rất thân, song cũng không dám đả động gì đến 40 năm làm Phó rồi Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam của tôi. Một số bạn thân có đề nghị tôi nhắc lại trong dịp này, những ý kiến mà tôi đã phát biểu ở Mặt trận và Quốc hội mà không được chấp nhận. Tôi không muốn nhắc lại chuyện cũ, chỉ đề nghị những việc gì Đảng nhận thấy sai thì phải sửa. Nếu Đảng tiếp tục đối xử với Anh Nguyễn Khắc Viện, Anh Phan Đình Diệu như hiện nay thì sẽ không được lòng tin ở trong nước cũng như trí thức Việt kiều ở ngoài nước. Trí thức Việt Nam khao khát độc lập, tự do, dân chủ, không thể bằng lòng với chế độ chưa có tự do báo chí – ngôn luận như hiện nay. Xin Đảng phải sáng suốt hơn các Đảng khác, phải thay chế độ "đảng trị" bằng chế độ "đức trị". Xin chân thành cảm ơn. Kính chúc anh dồi dào sức khoẻ, hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình. Kính thư Đồng kính gửi: – Các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị. – Đồng chí Cố vấn Phạm Văn Đồng." By facebooker Nam Nguyen Nguồn: Nguyễn Xuân Diện – TỂU BLOG | ||||||||
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Theo Một Thây Ma Đến Thôn Mường Sại Posted: 02 Oct 2018 01:32 AM PDT Liêu Thái: Nhưng cho dù có cố gắng đến mấy thì điệp khúc rau rừng, cơm độn sắn, cơm độn ngô và những ngày hết gạo thì ăn sắn, ăn ngô vẫn cứ là điệp khúc bền bỉ của người đồng bào thiểu số vùng biên cương! Sau khi tấm ảnh người đàn ông đi xe máy chở người chết cuốn chiếu, chạy qua đường phố của tỉnh Sơn La (vào hôm 12 tháng 9 năm 2016) được lưu truyền trên mạng, Thời Báo – Canada đã kêu gọi độc giả góp tay ủng hộ gia đình của nạn nhân. Số tiền nhận được là 1,800.00 Gia Kim, và đã được những thân hữu của toà soạn – ở VN – mang đến tận tay gia đình của người xấu số, ở Sơn La.
Xe xuất bến Mỹ Đình từ 20g đêm thứ Sáu, tới 5g30 sáng thứ Bảy thì tới thị trấn Sơn La. Từ đây, chúng tôi bắt chuyến xe khác đi huyện Quỳnh Nhai, bản Mường Sại, hỏi dò để tìm tung tích nhằm trao tiền từ thiện của bà con kiều bào từ tâm… Có lẽ, khi làm việc thiện thì thường được gặp may. Cái may mắn chúng tôi gặp không chỉ bởi thời tiết râm mát rất thuận lợi cho việc leo sườn núi, mà vừa bước chân từ đò lên bờ, chưa biết phải theo đường mòn nào về bản, thì một người đàn ông tự giới thiệu là cháu ông Pe. Chúng tôi nhận ra ngay vì ảnh chụp anh đăng trên báo. Anh tên Lò Văn May, cháu gọi ông Pe bằng bác ruột (có nơi gọi là cậu). Anh tình nguyện dẫn chúng tôi lên nhà, và cõng giúp balô hành lý của chị Hà. Chỉ khoảng 3 km đường dốc, cũng đủ để nhóm người thành thị lười vận động phải thở bằng tai, cứ một đoạn dốc ngắn là phải dừng hẳn lại, để bắt kịp hơi thở. Có đoạn đường mòn, bề ngang chỉ vừa lọt một người, bước không khéo, trượt chân sẽ rơi xuống suối cạn. Người ta bảo phúc bất trùng lai, nhưng chúng tôi lại gặp may nữa. Anh Lò Văn Muôn, con nuôi của ông Pe, người bó xác chị Lò Thị Phanh chở sau xe máy từ bệnh viện về nhà, sống cách đó những 20 km, cũng có mặt, dù chúng tôi không hề có manh mối gì để báo trước. Khi chúng tôi vào nhà, ông Pe vẫn nguyên vẻ lúng túng thô sơ chất phác của người miền núi, chào chúng tôi bằng mấy câu tiếng Kinh bập bõm. Nói với con cháu, ông vẫn dùng tiếng dân tộc Thái trắng. Bên trong căn nhà tối om, đập vào mắt chúng tôi trước tiên là người đàn ông nằm ườn trên giường, phanh cả áo xống; trước đám người lạ vẫn giữ nguyên tư thế, cứ chòng chọc nhìn khách. Anh Muôn giải thích, người đang nằm tên Lò Văn Sương là em chị Phanh, sinh năm 1981, bị câm và ngớ ngẩn từ bé. Anh Sương lập gia đình với một cô gái quá lứa không lấy gì làm khôn ngoan, và mấy năm nay vẫn chưa có con ... quần áo trên người anh ta cũng đồ từ thiện. Chúng tôi ra phía cầu thang sau nhà, nhìn xuống vườn. Một mùi xú uế tanh lợm bốc lên. Túp lều lợp cỏ gianh, vây quanh vách qua loa bằng tấm cật nứa. Đây là nơi nhốt Lò Văn Hom, người anh sinh đôi với Sương.
Anh này sinh ra khôi ngô khoẻ mạnh, đi học đến lớp 5 thì phát bệnh. Gia đình không tiền chạy chữa, bệnh cứ thế ngày một nặng thêm. Một mình ông cụ tuổi bát tuần vừa nuôi con hai con trai điên khùng ngớ ngẩn, nhất là từ khi bà Pe chết cách đây ba năm, thì không còn đủ sức canh chừng người điên. Sau một lần anh Hom bỏ nhà lang thang vào tận rừng sâu, tìm mãi mới thấy, cả nhà sợ anh chết thú dữ ăn mất xác, nên đã xích lại. Con người phải trần trụi xích xiềng như vậy, mất tự do hơn cả con bò, con chó trong nhà. Thật sống không bằng chết. Nhìn ông Pe ngoài 80, vợ chết, con gái chết, ngồi lau nước mắt bên 2 đứa con điên, ngẫm thấy, đời người thật nhiều nỗi thống khổ, không ai giống ai. Nhưng chắc chắn nỗi đau về con cái là nỗi đau lớn nhất… Ngay rìa miếng đất của ông Pe có một sườn nhà sàn theo qui cách dân tộc Thái nhưng không mái, không thưng vách, chơ vơ cái cốt nhà, trên sàn tre đặt mấy nông cụ đi nương. Trước sự tò mò của chúng tôi, anh Muôn bảo đây là nơi ở của bà Bạc Thị Ún, người cháu gọi ông Pe bằng cậu, nay cũng đã già, mồ côi cha mẹ, không chồng không con, được ông bà Pe mang về nuôi từ nhỏ. Hôm nay, bà này đang đi làm ở nương ngô và ở lại trong chòi canh rẫy. Trong khi chờ gặp cháu Pó theo mợ từ rẫy về, anh Muôn dẫn chúng tôi đến thăm mồ chị Phanh, theo lời dặn dò của người chuyển tiền về từ bên Toronto. Cách nhà 2 cây số, nhưng vốn nơi đây là Rừng Ma, hoang vắng, lại là nơi tái định cư, nên âm u hoang dại, nếu ai yếu bóng vía và không quen nơi thâm sơn cùng cốc dễ bị giật mình. Đứng trước nhà mồ chị, tôi đã khấn vái:"Chúng tôi ở xa tới, mang giùm những đồng tiền hảo tâm của kiều bào quyên góp giúp gia đình chị và cháu bé. Chị sống khôn chết thiêng thì chứng giám chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Xin phù hộ cho cha chị đủ sức khoẻ, cháu Pó được khôn lớn, được chăm lo học hành từ ân nghĩa này. Cũng xin xin bao bọc cho chúng tôi chuyến về bình yên." Trên đường quay về nhà khi được hỏi về nguồn sống của gia đình ông Pe, anh Muôn thú nhận, bản thân anh cũng không nuôi được bố, vì hoàn cảnh khó khăn. Mỗi năm, ông cụ thiếu cái ăn khoảng 2 tháng, vì trong gia đình người ăn thì đông mà người làm lại không. Cứ lần hồi, làm con tắc kè, tự ăn đuôi mà sống cho qua ngày. Chúng tôi trở lại nhà họ sau khi leo leo xuống 2 km đường đồi núi cũ, đúng lúc cháu Pó từ nương về theo người mợ. Cô con dâu ông Pe, 31 tuổi, có thân hình của đứa trẻ suy dinh dưỡng 14 tuổi với gương mặt bà già 60 với những nếp nhăn hằn sâu. Cô lúng búng chào mọi người rồi ra đứng lơ ngơ phía đầu hồi. Cả gia đình, ai cũng có cặp mắt mờ đục, u uẩn, buồn bã, bằng chứng của tuyệt vọng, như bất cứ đôi mắt của người nghèo miền sơn cước nào mà chúng tôi đã gặp. Ánh nhìn mông lung, mắt mở nhưng không thấy ngày mai... Chúng tôi chào cháu bé. Nó chào lại bằng đôi mắt to mòng mọng nước, ngơ ngác, luôn mở to như kiếm tìm. Con bé 7 tuổi mà nhấc lên, nhẹ sọp, toàn xương. Hỏi gì cũng không nói. Đưa cho túi bánh hộp sữa thì cầm, rồi khép nép ra ôm cánh tay ông ngoại. Đúng là gà con lạc mẹ. Móng tay cáu bẩn. Cái mũ và bộ quần áo ai đó mới mua cho ở chợ núi, nhìn tươm tất, nhưng vẫn không làm con bé bớt phần ai oán. Vào độ tuổi phải được cha mẹ ôm ấp nâng niu, thì nó đã mồ côi bố từ khi mới lên 2. Sơn La vốn là một điểm đen ma tuý, mà huyện Quỳnh Nhai cũ là nơi khai thác vàng với những chủ bưởng khét tiếng vùng Tây Bắc. Cơn lốc vàng đã mang theo ma tuý, điếm đĩ và vô vàn tệ nạn khác, khuấy đảo vùng núi bình yên. Bố bé Pó đi làm thuê, có đồng nào nướng hết đồng đó vào ma tuý, để rồi mắc nghiện và chết vì SIDA.
Nay mất nốt mẹ, hàng ngày sống giữa hai người cậu điên, một người mợ chậm chạp về trí tuệ và ông ngoại già nua, nên hầu như cả ngày nó không có cơ hội học và sử dụng ngôn ngữ của loài người. Tương lai con bé ra sao? Hoàn toàn mờ mịt. Rồi lại chôn chân ở xó rừng này. Tường trình của Thuận, Hà và Phú (Miền bắc Việt Nam 21/10/2016). Có lẽ ngay ở Bắc Hàn cũng không dễ tìm được một nơi mà điều kiện sinh sống của người dân khốn cùng và tồi tệ như tại thôn Mường Sại. Có bao nhiêu "xó rừng" tương tự ở khắp nước Việt Nam nhưng không ai hay biết vì chưa ai từng đi theo một thây ma đến tận những nơi đây? Tưởng Năng Tiến Nguồn : Theo Dân Luận | ||||||||
Đừng để người gây ra sai phạm vụ Thủ Thiêm hạ cánh an toàn Posted: 02 Oct 2018 01:10 AM PDT (GDVN) - Đó là mong mỏi và nhấn mạnh của ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức họp báo công khai về vụ Thủ Thiêm. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã gửi lời xin lỗi đến người dân Thủ Thiêm, nhất là các hộ dân bị ảnh hưởng tại khu vực 4,3ha ngoài ranh quy hoạch. Ai là cấp trên trực tiếp khi ông Tín làm Phó Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh? Nhưng việc giải quyết tiếp theo ra sao để đảm bảo quyền lợi của người dân khu vực Thủ Thiêm và xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm là điều dư luận đặc biệt quan tâm. "Tuy nhiên, tôi đọc nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm cho rằng, Ủy ban Nhân dân Thành phố hiện nay không sai. Sai ở đây là những cá nhân, lãnh đạo thành phố, là Bí thư, Chủ tịch thời đó sai. Tôi đồng tình với các ý kiến đó", ông Túc nói. Ông nêu quan điểm: "Ai có khuyết điểm thì người đó chịu trách nhiệm. Thành ủy, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay không phải là người gây ra sai phạm đó.
Lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban Nhân dân Thành phố hiện nay đang là người phải giải quyết hậu quả của những sai phạm từ thời trước. Người gây ra sai phạm trong vụ Thủ Thiêm cần trực tiếp xin lỗi dân", ông Túc nói. Đồng thời ông Túc nhấn mạnh, những vị đó dù đã nghỉ vẫn phải kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đến cùng. "Đừng để làm sai rồi vẫn hạ cánh an toàn", ông Túc nhấn mạnh. Ở góc độ là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Túc phân tích, người dân hoàn toàn có lý khi đấu tranh và theo đuổi vụ việc hơn 20 năm có dư. Thực tế, bà con phải chịu ấm ức, thiệt thòi quá lâu rồi. Thanh tra Chính phủ đã xử lý đúng chức năng, thẩm quyền, các đơn vị cá nhân nào làm sai thì phải có hình thức xử lý phù hợp, tương xứng. Nhưng một điều mà ông Túc trăn trở qua vụ việc Thủ Thiêm là tại sao người dân phải đeo bám tới 22 năm mới lấy lại được công bằng cho bản thân và rất nhiều người khác. "Vụ Thủ Thiêm mất 22 năm mới có kết luận, cho thấy rằng nhiều lớp cán bộ của Thành phố Hồ Chí Minh đã xa rời nhân dân. Chính vì xa dân thành ra những yêu cầu bức xúc của người dân đã không được những người lãnh đạo cao nhất của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn trước quan tâm giải quyết", ông Túc đánh giá. Chỉ khi bức xúc của người dân đến tột đỉnh và đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, người từng là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vụ việc mới được giải quyết. "Chính Bí thư Thành ủy đã trực tiếp lắng nghe bà con, đối thoại. Ông Lê Thanh Hải đã cho thu hồi đất Thủ Thiêm như thế nào? Lòng dân là quan trọng, là gốc của mọi vấn đề. Xét cho cùng, nhiều kiến nghị của người dân là hợp tình, hợp lý. Với thái độ quyết liệt của Bí thư Nguyễn Thiện Nhân khẳng định rằng, khi nào những người đứng đầu thực sự vì lợi ích của dân thì khó mấy cũng giải quyết được. Đó là bài học rút ra từ vụ Thủ Thiêm", ông Túc nêu quan điểm. Trước đó, ngày 21/9/2018, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi họp báo, thông tin về kế hoạch thực hiện thông báo 1483/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ ký ngày 4/9, về các khiếu nại của người dân ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại cuộc họp báo, thay mặt chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, Chánh văn phòng Võ Văn Hoan xin nhận trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng vì đã thực hiện không đúng quy hoạch 367 được Thủ tướng phê duyệt năm 1996. "Thành phố chân thành xin lỗi nhân dân thành phố, nhất là các hộ dân bị ảnh hưởng tại khu vực 4,3 ha ngoài ranh quy hoạch không thuộc Khu phố 1, phường Bình An, quận 2 đã chịu nhiều thiệt thòi, tổn thất, vất vả trong cuộc sống nhiều năm qua", ông Hoan nói. Cũng theo thông tin tại cuộc họp báo, việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các cá nhân, tổ chức đã có vi phạm theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, sẽ thực hiện xong trước ngày 30/11/2018. Nhật Minh Nguồn: Theo GDVN | ||||||||
Posted: 30 Sep 2018 01:23 PM PDT Thiện Tùng Nhựt ngán Mỹ nói rồi mới làm, Mỹ ngán Nhựt làm rồi mới nói, Nhựt ngán Trung không nói mà làm và tất cả đều ngán Việt Nam nói một đường làm một nẽo. Lúc sinh thời, Hồ Chí Minh chỉ bảo đồ đệ nhiều điều nhân văn lắm: "Cần, kiệm, liêm, chính", chí công vô tư"; "Cán bộ là đày tớ của dân"; "Cán bộ cười sau khóc trước dân"; "Chính quyền của dân, vì dân, do dân"; "Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra"; "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng"; "Lực lượng vũ trang (Quân đội+Công an) phải trung với nước, hiếu với dân".v.v…Trước khi qua đời, về đời tư, Người còn viết trong di chúc những điều rất cụ thể, sâu sắc, đại loại: Khi tôi qua đời hãy thiêu xác tôi; Tổ chức lễ tang theo nghi thức thông thường, không phúng điếu linh đình hao tốn tiền của của nhân dân; Điều tôi mong muốn tột bực là: đất nước được độc lập, người dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành…" Mặc dầu sức đã yếu, trước giờ nổ súng tổng tiến công, nổi dậy Tết Mậu thân 1968, Cụ Hồ còn đích thân tuyên đọc lời kêu gọi (theo thể thơ 7 chữ) rất xúc tích để khích quân và dân lao vào trận chiến:"Xuân nầy hơn hẳn mấy xuân qua / Thắng trận tin vui khắc nước nhà / Nam Bắc thi đua diệt giặc Mỹ / Tiến lên toàn thắng ắt về ta". Trận chiến Tết Mậu thân kết quả không theo mong muốn. Có lẽ buồn về sự bất thành ấy, Cụ Hồ yếu dần rồi qua đời vào ngày 2/9/1969 – trùng với ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9. Như đã nói ở đoạn mở đề, Lãnh đạo Việt Nam có thuộc tính "Nói một đàng làm một nẻo" khiến cho chẳng những trong nước mà cả thế giới sợ luôn. Họ nhơn danh gì có thể nhơn danh, lợi dụng gì có thể lợi dụng: Họ ngợi ca Cụ Hồ mút mây xanh; hết đợt nầy đến đợt khác, họ hò hét phải học tập đạo đức và làm theo những gì lãnh tụ Hồ Chí minh chỉ dạy. Thực tế thì sao? – "biết rồi, nói mãi, khổ quá!". Người viết chỉ nhắc lại 2 việc mà, nhứt là lớp trẻ, chưa biết hoặc biết chưa đầy đủ: 1/ Cụ Hồ mất ngày 2/9/1969, có lẽ sợ ngày Quốc tang trùng với ngày Quốc khánh không "hên", giới lãnh đạo Đảng cãi tử hoàn sinh cho Cụ Hồ thêm 1 ngày – lúc bấy giờ giới lãnh đạo Bắc Việt Nam thông báo Cụ Hồ mất lúc 9 giờ ngày 3/9/1969. Mãi đến sau 1975, trước áp lực nội bộ và công chúng cả 2 miền, lãnh đạo Đảng rỉ rén nói thật về ngày chết của Cụ Hồ. Kẹt nỗi: Không lẽ cùng một ngày vừa kỷ niệm Quốc khánh vừa kỷ niệm ngày mất của lãnh tụ Hồ Chí Minh - người được mệnh danh khai sinh nước Việt Nam. Có lẽ vì vậy, từ sau 1975 đến nay đành phải để việc kỷ niệm ngày mất của Cụ Hồ chìm trong quên lãng. 2/ Trong Di chúc Cụ Hồ dặn thiêu xác sau khi ông chết. Thế mà người ta cho ướp xác Ông, tốn biết bao tiền của của nhân dân trong việc xây lăng, canh gác bảo vệ xác … trong suốt 47 năm qua (1969-2018). Có lẽ không hài lòng trước việc không tôn trọng ý nguyện sau cùng của Cụ Hồ và việc ướp xác, giữ xác tốn quá lớn cũng trái với ý Cụ Hồ, Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu bạo mồm bóng gió đại ý: "Khi người ta qua đời, nếu có thương tiếc, thì cầu mong cho họ sớm siếu thoát, chớ đừng bắt họ "sống mãi trong sự nghiệp chúng ta" – thế là chạm "nọc", ông Châu bị ném đá túi bụi, nhứt là bài "Ngô Bảo Trâu – kẻ ăn cháo đá bát" . Nhìn hai ảnh dưới khác nhau một trời môt vực – Chủ vậy đó! Tớ vậy đó! (1) Chủ
Tớ
Cầm quyền mà "nói một đàng làm một nẽo" cứ lặp lờ đánh lận con đen. Cũng phải thôi vì hễ làm gian thì phải lấy nói dối để tự vệ - dối với nhau, dối với dân, dối vượt biên giới. Nói dối đã trở thành thói quen, nói dối không chớp mắt, không còn biết xấu hổ là gì, riết rồi không còn biết đâu là thật, đâu là giả, không biết dựa vào đâu, tin ở ai nữa!. Những cựu quan chức có phẩm hạnh tốt lần lượt qua đời hoặc đang ngất ngư, khiến tôi càng ngày càng thiếu bạn tâm giao, đang nghĩ về cái chết. Nhân đây, xin giới thiệu lời dặn đối với gia đình (theo thể thơ) của 2 người bạn tâm giao của tôi: 1/ Ông Phạm văn Kim (Bảy Kim), cựu trưởng Giáo Dục Khu Trung Nam bộ trong thời chiến, cựu Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Tiền Giang thời bình (sau 1975). Trước khi chết, ông viết bài thơ được gia đình treo cạnh tờ cáo phó: Ý nguyện sau cùng Cuối đời đến lúc phải đi xa, Tang lễ giản đơn chớ rườm rà, Bà con chòm xóm đốt nhang viếng, Miễn điếu, miễn quà, miễn tặng hoa. Bè bạn tâm giao sầu tiễn biệt, Cháu con mặc niệm, khóc tang gia. Thiêu xác phong trần về cát bụi, Hồn thiêng nương tựa chốn trăm hoa. (PVK) * 2/ Ông Phạm văn Đúng (Ba Đúng), cựu trưởng Văn phòng Ban Tuyên Huấn Mỹ Tho trong thời chiến, Phó Văn phòng Tỉnh Ủy Tiền Giang thời bình, hiện ông đang sống dở chết dở. Cách đây hơn năm, sợ khi chết Ban lễ tang bày vẻ, dài dòng, "tô son trét phấn" cho ông quá sự thật, ông tự viết điếu văn để sẵn, và cậy tôi làm bài thơ na ná như bài thơ của ông Kim ( viết theo nội dung được ông gợi ý trước). Tôi chấp bút, viết và ông đã duyệt): Trăn trối Trước lúc lìa đời xin ĩ ôi: (2) Vùi sâu đáy mộ xác thân tôi, Nhạc lễ chẳng cần, không tụng lạy… Phúng điếu xin đừng – phiền phức thôi. Chế độ từ trần vui chấp nhận. Quà người Cao tuổi ấm hồn tôi. Mấy lời trăn trối khi lìa thế. Ước nguyện sau cùng bấy nhiêu thôi... (PVĐ) 30/9/2018 T.T ------- Chú thích: (1) Cụ Hồ nói: "Cán bộ là đày tớ của nhân dân" (2)" Ĩ ôi" với nghĩa: yêu cầu, nan nỉ, van xin…. Vì chết là hết, ai muốn làm gì thì làm, như trường hợp Hồ Chí Minh chẳng hạn – Lúc trình duyệt, anh Đúng hơi phân vân về 2 chữ "ĩ ôi". Khi nghe tôi lý giải, Anh ưng ý giữ chúng. | ||||||||
Posted: 30 Sep 2018 01:22 PM PDT Liên hợp quốc thấy cả năm hoạt động mệt mỏi nên bàn thi nói dối cho vui. Khá nhiều nước tham gia vòng loại nhưng lọt vào vòng trong chỉ có ba nước là Trung Quốc, Việt Nam và Apganistan. Giám khảo gọi tên thí sinh Trung Quốc: Chàng AQ áo khuy nút tiến ra kể: Ở Trung Quốc chúng tôi các vùng như Tây Tạng, Tân Cương đã bỏ phiếu 100% ủng hộ nhà nước trung ương. Nhân dân các vùng này luôn được ấm no hạnh phúc, lúc nào cũng hô woan xê woawn xê. Giám khảo hỏi: Năm ngoái họ biểu tình, nhà nước bắt cả hơn 1000 người là sao ? - Không phải bắt bớ gì đâu, nhà nước mời họ đi an dưỡng cho khỏe đấy ạ. - Vị giám khảo đuổi thí sinh Trung Quốc ra: nói láo. Thí sinh Apganistan được gọi vào: - Thưa BGK ở nước chúng tôi chỉ có tiếng hát hòa bình và hữu nghị. Bao nhiêu sắc tộc cùng nhau chung sống vui tươi. Ban giám khảo hỏi: - Thế Taliban liên tục tấn công đến nỗi quân Mỹ phải chiếm đóng nước các người thì lấy đâu vui tươi hạnh phúc ? - Dạ người Mỹ thấy nước chúng tôi núi biếc rừng xanh đẹp quá nên sang du lịch đấy ạ. BGK cáu tiết: bậy bạ hết sức. Cuối cùng đến thí sinh Việt Nam. Anh Chí tay cầm chai rượu bước vào: - Nước chúng tôi luôn luôn phát triển khoa " bốc phét học" ngay từ tấm bé tuổi đến trường. Chính vì thế mà phải chống bệnh thành tích. Dạ muốn có thành tích thì phải dối lừa nói sai thực tế mới được khen thưởng, cất nhắc, mới là xuất sắc, tiên tiến…. BGK hỏi vặn: - Ở nước anh tỷ lệ người nói dối bao nhiêu phần trăm ? - Dạ chúng tôi chưa thống kê được nhưng ra ngõ là gặp lừa lọc. Nói dối có bài có bản, có môn bài đấy ạ. Nói dối đến nỗi khi nghe nói thật thì cho là nói dối. BGK hỏi: - Có lúc nào người nước ngươi nói thật không? - Dạ có. - Lúc nào ? - Lúc sắp lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân ạ. - Lúc ấy mới nói thật thì có ích gì ? - Vì lúc ấy không còn sợ gì nữa, nói thật rồi đi vào cõi hư vô… Ban giám khảo hội ý và nhất trí 100% cho Việt Nam giải nhất vì toàn dân có truyền thống nói…dối… | ||||||||
ĐẤT THỦ THIÊM Kỳ VII: TAO BẮN . . . ! Posted: 30 Sep 2018 01:20 PM PDT Bút ký VÕ ĐẮC DANH
Khi chúng tôi tới thăm ông, ông hỏi các anh chị là nhà báo nhưng thuộc phe nào ? Thấy chúng tôi ngạc nhiên, ông nói báo chí bây giờ nhiều phe quá, chẳng biết tin ai. Khi cuộc tiếp xúc đến hồi thân thiện, ông Hải kể rằng, năm 1968, sau khi đậu Tú tài, ông được tuyển vào khoa không quân trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, lúc bấy giờ ông đang là biệt động thành Sài Gòn. Cấp trên yêu cầu ông nên đi học sĩ quan để tiếp tục "hoạt động trong lòng địch" khi ra trường, nhưng ông từ chối, bỏ học vào chiến khu rồi theo đơn vị trinh sát đặc công. Chúng tôi ngồi nghe ông kể những câu chuyện "xuất quỷ nhập thần" của lính đặc công như huyền thoại, bất kỳ những đồn bót, những căn cứ quân sự của đối phương, lính đặc công vào ra như có phép tàng hình. Sau chiến tranh Campuchia, ông được phong hàm Thiếu tướng, Tư lệnh phó binh chủng đặc công miền Nam. Khi xảy ra câu chuyện Thủ Thiêm, bí thư kiêm chủ tịch quận Tất Thành Cang tới nhà ông thương lượng rất chân tình, rằng sẽ đổi căn nhà 160 mét vuông của ông bằng hai nền nhà gần siêu thị điện máy Chợ Lớn trên đường Lương Định Của, nghĩa là ông sẽ được đền bù thỏa đáng. Ông nhẩm tính, hai nền nhà kia trị giá tương đương chín tỷ đồng, ông sẽ lên quận 9 mua được hơn hai ngàn mét vuông đất vườn chỉ hơn năm tỷ, còn lại xây nhà, hai vợ chồng cùng hai đứa con ông sẽ có cuộc sống thanh nhàn, vui thú điền viên. Nghĩ thế, ông bằng lòng trao đổi. Nhưng một hôm, ông Cang gọi ông lên cáo lỗi rằng quỹ đất không còn, chỉ đổi với ông một nền. Sau một hồi tranh cải, ông đứng lên nói thẳng: " Người lớn với nhau không thể nói hai lời. Vậy thì tôi không đi đâu cả, các anh cứ tới cưỡng chế, nhưng nên nhớ phải mặc áo giáp và đội nón sắt đàng hoàng, đứa nào bước vô tôi bắn . . ! Máu tôi đã đổ ngoài chiến trường nhiều rồi, giờ nầy tôi không còn tiếc gì nữa, nhưng trước khi chết tôi sẽ bắn nát đầu bọn cướp" Ông trở về, hàng ngày nhìn cảnh xe ủi, xe cuốc cùng với nhân viên công lực đi cướp bóc, đập phá nhà cửa xung quanh mà trào dâng căm phẩn, thương xót cảnh tan nhà nát cửa của bà con. Nhiều lúc không kềm chế được, ông muốn ra tay. . . Nhưng ông kịp nghĩ, nếu bắn thì phải bắn mấy thằng "đầu sỏ", chớ cái đám nầy chỉ là tay sai . . . Ông Hải đã bỏ ra nhiều ngày để nghiên cứu địa hình gia cư của những tay "đầu sỏ", vào lối nào, ra lối nào, nhà có chó dữ hay không . . . ông đã lên "phương án tác chiến", đặt ra những tình huống bất trắc, và, ông viết sẵn mấy bản cáo trạng kể tội từng người. Xử xong người nào, đặt bản cáo trang lên ngực người đó rồi rút lui. Ông nói, khẩu súng của ông sẽ chừa sẵn hai viên đạn cho mình nếu gắp tình huống bất trắc. Tôi hỏi vì sao ông không cùng với bà con đi kiện mà nghĩ tới chuyện mạo hiểm như vậy ? Ông nói tôi là lính, không thích dây dưa, khi đã xem chúng nó là kẻ thù của nhân dân thì tôi ứng xử theo cách của người lính, hoặc là tấn công, hoặc là rút lui, hoặc là phòng thủ và tử thủ. Ngắn gọn như thế, không cần phải dài dòng. Thế là hết Thủ Thiêm ơi ! Từ chị Phượng chủ tịch phường xin lỗi nhân dân đến anh Thiếu tá công an Trần Vĩnh Phúc treo cổ tự tử, giờ tới lượt Thiếu Tướng Hồng Minh Hải luôn sẵn sàng trong tư thế tấn công, huống chi đến hàng trăm, hàng ngàn con người thấp cố bé miệng từng ngày ứa gan kêu cứu, gần hai mươi năm khổ đau chờ công lý đến mỏi mòn. Hôm qua có một cô gái nhắn tin: " Chú ơi, con đã đọc nhiều câu chuyện đau lòng của chú viết về Thủ Thiêm, con mong chú kể tiếp câu chuyện của con, khổ lắm, nhà con bị cưỡng chế đập nát hết, con che tấm bạt dưới gốc cây lót tạm cái giường để hai mẹ con tá túc nhưng cũng bị họ cưỡng chế thêm lần nữa . . ." Tôi đành phải nhắn tin xin lỗi cô gái, cháu ơi, làm sao chú đủ sức đủ tài để kể hàng trăm, hàng ngàn tấn thảm kịch Thủ Thiêm, bởi tội ác cứ nối dài tội ác và đau thương cứ chồng chất đau thương. Chú xin lỗi cháu ! Mỗi con người, mỗi gia đình trên ĐẤT THỦ THIÊM giờ đây giống như những trang tiểu thuyết mà bản thân chú không đủ sức đủ tài. ĐÔI ĐIỀU VỚI CÁC ANH Các anh là ai ? Tôi biết các anh một cách mập mờ, loáng thoáng mà Thiếu Tướng Hồng Minh Hải đã viết sẵn cáo trạng định xử các anh. Hầu hết các anh đều ít nhứt cũng có tấm bằng đại học, dù nó thật hay giả, dù các anh đã học phổ thông hay bổ túc văn hóa thì điều chắc chắn rằng các anh đã học qua dòng văn học hiện thực phê phán mà trong đó có những tác giả lừng danh một thời như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan . . . với những tác phẩm tố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến. Những tác giả ấy cũng đã bị phê phán rằng họ chỉ nhìn thấy hiện thực tối tăm, chỉ nhìn thấy cái tiền đồ tối đen như mực của chị Dậu mà không nhìn thấy cái tiền đồ rạng rỡ của dân tộc bởi chỉ vài năm sau, Đảng Cộng sản ra đời ! Nhưng, nếu giờ đây Ngô Tất Tố có đội mồ sống dậy, ông sẽ nói rằng nhân vật chị Dậu mà ông hư cấu làm gì so sánh được với những con người có thật như chị Vinh, chị Phượng, bà Giáp, cô Mỹ . . . ở Thủ Thiêm ? Giờ đây nếu Nguyễn Công Hoan có đội mồ sống dậy ông sẽ nói rằng câu chuyện Nghị Lại bày mưu cướp đất của anh Pha mà ông hư cấu làm gì so sánh được với câu chuyện có thật của ông Hùng, anh Truyền bán gas, ông Nguyễn Hồng Quang . . . ở Thủ Thiêm ? Giờ đây nếu Nam Cao có đội mồ sống dậy, ông sẽ nói rằng Chí Phèo trước khi chết còn giết được Bá Kiến, huống chi anh Thiếu tá Công an Trần Vĩnh Phúc treo cố chết âm thầm. Những nhà văn tài hoa ấy không thể hư cấu nổi một nhân vật như Thiếu Tướng đặc công Hồng Minh Hải, không thể hư cấu nổi chuyện phá đình, quật mộ tiền nhân, đập chùa, cướp bóc cả một cơ sở tâm linh và từ thiện của Mục sư Nguyễn Hồng Quang . . . Nói chung, không thể có một nhà văn nào trên trái đất nầy có đủ sức tưởng tượng để hư cấu ra những câu chuyện mà chính các anh đã tạo ra ở Thủ Thiêm, một hiện thực đầy bi thương và tội ác, thậm chí rất man rợ xảy ra ngay trên đất nước nầy, bên cạnh một thành phố được nhân danh là VĂN MINH, HIỆN ĐẠI, NGHĨA TÌNH, những khẩu hiệu mà chính các anh đã đẻ ra, treo đầy trên phố xá. Cùng các anh ( không quý mến ) ! Tôi có đứa con gái út, cách đây gần mười năm, lúc đó cháu học lớp mười trường Quốc tế Mỹ tại Sài Gòn, có lần cháu dịch một bài luận văn của cháu làm từ tiếng Anh sang tiếng Việt để nhờ tôi góp ý ( Tôi còn nhớ rõ đó là thời điểm các anh đang cướp Eden bằng khói cay để giao cho Vincom ), đại khái thầy giáo người Mỹ ra một đề văn nghị luận chính trị xã hội như thế nầy: " Bạn hãy chọn một vấn đề mà dư luận xã hội đang quan tâm đề bày tỏ hai thái độ: Một là đồng tình, hai là phản biện". Cháu đã viết: Hiện nay, dư luận xã hội ở Việt Nam đang quan tâm nhất là vấn đề đất đai, những mâu thuẩn xảy ra giữa nông dân với chính quyền và các nhà đầu tư ở các dự án xây dựng khu công nghiệp và khu đô thị. Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận rằng, Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, muốn phát triển, ngoài mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao thì mục tiêu công nghiệp hóa và đô thị hóa là hai mục tiêu lớn và chính đáng. Nhưng vấn đề đặt ra là đất ở đâu để phát triển các khu công nghiệp và đô thị ? Chỉ có một câu trả lời duy nhất là sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy, việc sử dụng đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp và đô thị là một vấn đề tất yếu, không có sự lựa chọn nào khác. Đó là thái độ đồng tình. Tuy nhiên, đất nông nghiệp là quyền lợi, là sự sống của người nông dân mà mục tiêu phát triển công nghiệp và đô thị là để phát triển kinh tế xã hội, vì vậy, trước khi sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các dự án khu công nghiệp và khu đô thị thì chúng ta phải làm cho người nông dân, những chủ sở hữu đất nông nghiệp đó có dời sống tốt hơn trước, họ phải là người hưởng lợi đầu tiên trong các khu công nghiệp và đô thị đó. Nhưng với cách làm của Chính quyền Việt Nam hiện nay, họ dùng biện pháp gọi là " Thu hồi, giải tỏa, đền bù", họ đẩy người dân ra khỏi quyền lợi ngay trên mảnh đất vốn là sự sống của họ, nghĩa là trả cho họ một số tiền tượng trưng rồi lấy đất của họ giao cho doanh nghiệp kinh doanh, người đã giàu thì giàu thêm, người dân vốn đã nghèo còn bị tước đoạt quyền lợi, thậm chí lâm vào cảnh khốn cùng. Đó là những nghịch lý đã trở thành bức xúc trong dư luận xã hội. Cùng các anh ( không quý mến ) ! Đó là góc nhìn, là suy nghĩ của một đứa bé mười lăm tuổi, cháu chưa biết làm chính trị và cũng chưa có khái niệm về chính trị. Còn tôi, cha của cháu bé ấy, chỉ nhân danh là người kể chuyện, có thể kể hay và cũng có thể kể rất dở. Chỉ được cái là kể rất chân tình và chân thành, chân thật, kể một cách không né tránh dù có những câu chuyện cay đắng, phủ phàng. Tôi kể về bài tập làm văn ngây thơ và hồn nhiên của con tôi như một câu chuyện để tham khảo cho các nhà chức trách. Tôi kể chuyện bà con Thủ Thiêm để chúng ta cùng chia sẻ nỗi đau,( cũng chẳng hy vọng gì sự chia sẻ từ những trái tim lạnh và "bàn tay sắt" ). Tôi kể câu chuyện về những dự định của Thiếu Tướng Đặc Công Hồng Minh Hải để các anh, ai là người trong cuộc biết được mà tự vệ, đề phòng. Mười lăm ngàn hộ dân với hơn sáu vạn con người ở Thủ Thiêm đã xem các anh là kẻ thù không đội trời chung, các anh đã tự dựng cho mình tấm bia ở Thủ Thiêm, sẽ vĩnh cửu ngàn năm vì nó là bia miệng. Cuối cùng, xin chào các anh ( Không thân mến ) !
Người nông dân cầm bút: VÕ ĐẮC DANH | ||||||||
Thơ Đoàn Thuận : Vận nước sẽ ra sao?. Posted: 30 Sep 2018 01:18 PM PDT 1. Trung Quốc chiếm Biển Đông gồm biển Tổ Lạc Long, dùng quyền lực Mao tệ Hán hóa cả non sông. 2. Một vành đai mở ra, Vân Đồn-Malacca, trên xác bao chiến sỹ vì Hoàng Sa Gạc Ma. Nhiều đơn vị Nam Sa đặt hỏa tiển tầm xa, những đường băng phản lực chế ngư vùng bao la. Từ Vân Đồn Quảng Ninh đến Cà Mau U Minh, Đảng nhượng địa đủ kiểu. Dân mất quyền nhân sinh. Tàu phù phủ Vân Đồn, bành trướng qua xóm thôn khắp miền biên giới Bắc, qua núi rừng Trường Sơn. Tứ trụ ngày rã rời. Văn hóa thêm suy đồi. Tham nhũng thành quốc nạn. "Giặc nội xâm" mọi nơi. 3. Vận nước Việt ra sao ? cùng thân phận đồng bào ? dưới búa liềm cộng sản, khi lệ thuộc Hán Mao ? Đoàn Thuận | ||||||||
Mỹ điều tàu khu trục áp sát quần đảo Trường Sa giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc Posted: 30 Sep 2018 01:17 PM PDT
Một tàu chiến của hải quân Mỹ đã áp sát các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, động thái được cho là gửi thông điệp phản đối tới tham vọng của Trung Quốc nhằm bành trướng Biển Đông.CNN trích 2 nguồn tin từ quan chức Mỹ cho biết, hải quân nước này ngày 30/9 đã điều tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Decatur di chuyển trong phạm vi 12 hải lý quanh Đá Gaven và Đá Gạc Ma, hiện do Trung Quốc chiếm đóng trái phép, trong khuôn khổ nhiệm vụ "tuần tra tự do hàng hải". Mỹ muốn đảm bảo quyền di chuyển của tàu bè trên khu vực biển quốc tế thông qua nhiệm vụ này. "Lực lượng Mỹ hoạt động trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương mỗi ngày, bao gồm khu vực Biển Đông. Tất cả các nhiệm vụ được Mỹ vạch ra đều phù hợp với luật pháp quốc tế và cho thấy rõ quan điểm của Washington rằng máy bay và tàu thuyền Mỹ sẽ tự do di chuyển và hoạt động ở bất cứ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép", CNN trích lời một quan chức quốc phòng, cho hay. Theo quan chức này, nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền sai trái, không tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông, đồng thời thể hiện cam kết của Washington về việc duy trì các quyền sử dụng vùng biển và không phận quốc tế theo đúng quy định. Trong khi hải quân Mỹ thực hiện các nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải trên khắp mọi nơi trên thế giới, Trung Quốc dường như đặc biệt tỏ ra "nhạy cảm" với các nhiệm vụ tại khu vực Biển Đông, do các tàu và máy bay của Mỹ thường tiến tới hoặc bay lại gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa phi pháp, đi ngược lại mọi luật lệ quốc tế. Nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải gần nhất do Mỹ thực hiện diễn ra vào tháng 5 khi hải quân Mỹ điều 2 tàu chiến di chuyển trong khoảng cách 12 hải lý xung quanh các đảo đá thuộc quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố cái gọi là chủ quyền với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dù cộng đồng và tòa án quốc tế không công nhận điều này. Mỹ từ lâu đã lên án các hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông khi Bắc Kinh mang tên lửa và các khí tài quân sự, cũng như xây sân bay, tháp quan sát tại các đảo nhân tạo. Tuần trước, Mỹ đã điều các máy bay ném bom B-52 bay qua Biển Đông, động thái khiến Trung Quốc "nóng mặt". Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis nói rằng việc Mỹ điều tàu và máy bay đi qua khu vực biển và không phận quốc tế là điều hoàn toàn bình thường. Động thái của Mỹ được thực hiện trong bối cảnh quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đang trong giai đoạn căng thẳng. Ngoài cuộc chiến thương mại kéo dài trong nhiều tháng, Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần qua đã cáo buộc Trung Quốc có âm mưu can thiệp bầu cử giữa kỳ Mỹ dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới. Đức Hoàng Tổng hợp https://dantri.com.vn/su-kien/my-dieu-tau-khu-truc-ap-sat-quan-dao-truong-sa-giua-luc-cang-thang-voi-trung-quoc-20180930153040757.htm | ||||||||
NÓ NÓI "CÓ" THÌ TẤT MÌNH PHẢI NÓI "KHÔNG" Posted: 30 Sep 2018 01:01 AM PDT Dao Tien Thi (Một câu chuyện đi họp Liên Hợp Quốc của đại biểu Belarussia)
Ngày hôm nay trên mạng XH rộ lên cảnh tham tán VN Nguyễn Nam Dương tại Liên hợp Quốc đã ngủ say khi Hội đồng đang thảo luận. Một số báo "lề phải" cũng lên tiếng, không dám bác bỏ hoàn toàn mà chỉ dè dặt phỏng đoán rằng bức ảnh bị cắt cúp, đồng thời thanh minh chuyện ngủ gật đi họp là chuyện rất thường tình! Chuyện thực hư thế nào chưa biết. Nhưng chuyện này khiến tôi nhớ lại câu chuyện mà báo Văn nghệ hồi 1987 – 1988 (đang trào lưu Đổi mới) đã đăng. Câu chuyện trích trong hồi ký "Đặc biệt tin cậy" của của cựu Đại sứ Liên Xô tại Mỹ Anatoli Dobrunin – vị đại sứ trải 6 đời tổng thống Mỹ. Truyện kể một vị cán bộ ngoại giao của Cộng hoà Belarusia (một nước trong Liên bang Xô Viết, nay gọi là Belarus) đi họp Liên Hợp Quốc. Khi điểm danh, ban tổ chức xướng tên "Belarussia" thì thay vì đáp "có", ông ta lại nói "không". Ban tổ chức xướng tên "Belarussia" lại một lần nữa, vị ấy vẫn đáp "không". Cuối cùng họ bảo thư ký ghi vào biên bản : "Đoàn đại biểu Belarussia có dự nhưng báo là "không". Về nhà người ta hỏi tại sao có đi họp mà nói không đi, vị tham tán của Belarussia trả lời: "Lần đầu tiên đi dự họp Liên Hợp Quốc, không biết chuyện gì vào chuyện gì. Chỉ thấy trước đó người ta xướng tên "Australia", đại biểu Australia nói "có" thì mình tất mình phải nói "không. Bởi Australia là nước tư bản, còn mình là XHCN". Câu chuyện này về sau đã bị cắt bỏ khi in thành sách (NXB Sự thật, 2001). | ||||||||
Posted: 30 Sep 2018 12:49 AM PDT Nhân dân Bắc Hàn rất quen thói vỗ tay trăm người như một. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo Kim Young Un cho phép vỗ tay Tổng thống Nam Hàn trong một cuộc tiếp đón vô cùng long trọng. | ||||||||
Không thỏa thuận tại “họng súng”, Trung Quốc khiến Mỹ thất vọng Posted: 30 Sep 2018 12:41 AM PDT
Dưới sự chỉ đạo của "ông chủ mới", Cơ quan Quản lý không gian mạng Trung Quốc đang và sẽ thực hiện một loạt biện pháp mạnh tay trong quản lý internet. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh đang kêu gọi lượng người dùng internet đông đảo ở Trung Quốc cùng tham gia vào một cuộc chiến phục hồi hệ sinh thái mạng. Đề cao tư tưởng Tập Cận Bình trên internet Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, ông Zhuang Rongwen, người vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc Cơ quan Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC), đã chính thức đưa ra một kế hoạch toàn diện về cách quản lý mạng ở quốc gia lớn nhất châu Á. Tuyên bố sau khi được bổ nhiệm, tân Giám đốc Zhuang Rongwen thề sẽ "kiên định" trên con đường sự nghiệp, hứa hẹn tăng cường sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với cộng đồng mạng lớn nhất thế giới, hiện có tới 800 triệu người dùng (gấp đôi dân số của Hoa Kỳ). Trong ấn bản mới nhất của tờ Qiushi (Tìm kiếm sự thật) - tạp chí uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc về học thuyết chính trị, ông Zhuang nhấn mạnh sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc đối với kiểm soát và quản lý internet cũng như cam kết duy trì vai trò lãnh đạo "cốt lõi" tư tưởng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên không gian mạng. Kể từ năm ngoái, các nhà quản lý Trung Quốc đã tăng gấp đôi các hình phạt đối với các nội dung không phù hợp được đăng tải, phát tán trên mạng xã hội, xử lý các nhà sản xuất nội dung, nhà phân phối và cả nhà cung cấp nền tảng internet vi phạm các quy định mà mà chức trách đã đặt ra. Chỉ riêng quý II năm nay, CAC và các cơ quan địa phương đã đóng cửa 1.888 trang web và 720.000 tài khoản có chứa nội dung bị cáo buộc là bất hợp pháp. Chính sách cứng rắn này hiện vẫn đang được tiếp tục duy trì khi ông Zhuang thay thế vị trí ông Xu Lin, một phụ tá thân cận của ông Tập Cận Bình - người vừa được bổ nhiệm làm giám đốc mới tại Ban Tuyên truyền quốc tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong đó, hồi đầu tháng này, CAC và các phòng ban liên quan đã đề xuất một bản dự thảo quy chế, cấm tất cả người nước ngoài sử dụng internet để quảng bá và rao giảng tôn giáo ở Trung Quốc, cũng như cấm phát sóng trực tiếp và trực tuyến các hoạt động liên quan đến tôn giáo. Kêu gọi người dùng internet phục hồi hệ sinh thái mạng Cũng trong bài viết trên tạp chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Zhuang thề sẽ nỗ lực trong việc thúc đẩy "năng lượng tích cực" - mà Đảng Cộng sản đang nâng cao tuyên truyền để đẩy lui "các yếu tố tiêu cực". Tân giám đốc CAC phân loại các xu hướng tư tưởng sai lầm bao gồm: Bóp méo tư tưởng của Đảng, Nhà nước hoặc xuyên tạc lịch sử, bôi xấu hình ảnh các đơn vị quân đội, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc hoặc hệ thống Xã hội Chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc, tấn công các nguyên tắc và chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm phá hoại hệ tư tưởng hoặc hình ảnh của các lãnh đạo, tung tin đồn, video/audio liên quan đến khủng bố. Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, ông Zhuang cam kết sẽ buộc các công ty công nghệ mạng internet chịu trách nhiệm quản lý nội dung và tăng tốc việc thiết lập một nền tảng quốc gia bao quát tất cả các công ty internet trọng điểm, cũng như nền tảng cho việc quản lý khẩn cấp ý kiến công chúng trên internet. Nhà lãnh đạo CAC cũng kêu gọi tất cả cộng đồng sử dụng internet Trung Quốc tham gia tuyên truyền chống lại các tư tưởng tiêu cực nhằm phục hồi hệ sinh thái mạng riêng biệt của Trung Quốc. "Internet đã trở thành chiến trường thực sự và báo chí phải đi đầu trong công tác tuyên truyền và định hướng dư luận", ông Zhuang kêu gọi các phóng viên trong các cơ quan truyền thông chính thống hãy trở thành những tiếng nói có ảnh hưởng trên internet. Bên cạnh đó, cư dân mạng được huy động để tạo ra năng lượng tích cực, ảnh hưởng và giáo dục lẫn nhau để điều chỉnh hành vi trực tuyến của chính họ và làm sạch môi trường internet. Bài báo cũng liên tiếp nhắc lại những câu khẩu hiệu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình như "tạo ra không gian mạng sạch và công bằng", khái niệm "chủ quyền không gian mạng". Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã từng cảnh báo rằng Internet đã trở thành "chiến trường chính cho các cuộc tranh cãi, mở rộng ảnh hưởng nhằm kiểm soát dư luận", khi ông cáo buộc "lực lượng phương Tây chống Trung Quốc" sử dụng Internet để đánh bại Bắc Kinh. "Giữ vững nền tảng và chiến thắng các cuộc chiến tranh trên mạng internet chính là phương thức trực tiếp để bảo vệ sự ổn định chính trị và an ninh quốc gia", ông Tập nói trong một bài phát biểu năm 2013. Nguồn: http://www.baogiaothong.vn/khong-thoa-thuan-tai-hong-sung-trung-quoc-khien-my-that-vong-d272100.html | ||||||||
Ông Quý Phó chủ tịch nhân văn quá, nhân văn không chịu nổi! Posted: 30 Sep 2018 12:31 AM PDT Vậy việc Phó Chủ tịch thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý và lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội thăm hỏi tặng phong bì cho ngưới sốc ma túy nói lên điều gì? Không chỉ người Kẻ Chợ, người dân cả nước không hề quên chuyện có ông lãnh đạo Hà Nội dùng dằng mãi không chịu trả nhà công vụ, chuyện chặt hạ hơn 6.000 cây xanh đường phố hay chuyện "Quy hoạch băm nát thủ đô". Báo điện tử Vov.vn viết: "Hành động này ngay lập tức bị đưa ra so sánh với vụ cháy trên đường Đê La Thành, gần bệnh viện Nhi Trung ương, khiến hàng chục gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, và đặc biệt, đa phần trong số họ đều có hoàn cảnh éo le, con cái bệnh tật. Thế nhưng tuyệt nhiên, gần 3 giờ "giặc lửa" hoành hành mà không thấy bóng dáng vị lãnh đạo thành phố nào xuất hiện để trấn an người dân, động viên tinh thần các chiến sĩ PCCC
(GDVN) - Làm lãnh đạo, từ cổ chí kim luôn phải ghi nhớ đạo lý "Lấy dân làm gốc", còn nếu ai đó muốn "Lấy gốc làm thớt" thì liệu có nên biến họ thành "củi"? Thăm người bị bệnh phải điều trị tại bệnh viện vốn là đạo nghĩa của người Việt. Trong chiến tranh, tù binh bị thương vẫn được các y, bác sĩ cứu chữa tại các cơ sở y tế dù đó là kẻ đã ném bom, rải chất độc màu da cam phá hoại trường học, bệnh viện, giết hại đồng đội và đồng bào mình. Vậy vì sao việc ông Phó Chủ tịch thành phố Hà Nội thăm bệnh nhân sau vụ việc tại Lễ hội âm nhạc được tổ chức tại Công viên nước Hồ Tây khiến 7 người chết và một số phải cấp cứu tại bệnh viện lại khiến dư luận có nhiều ý kiến không đồng tình? Còn nhớ vụ Uỷ ban Nhân dân huyện Thanh Oai, Hà Nội quyết định từ 1/9/2018 chấm dứt hợp đồng lao động với hơn 400 giáo viên trên địa bàn huyện. Báo chí có hàng loạt bài phản ánh, đài truyền hình quốc gia trong mục chuyen-dong-24h đã phát clip về chuyện này nhưng người dân không thấy các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin lãnh đạo thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo đến thăm hỏi, động viên, tặng quà cho những người mất việc.
Giữa những cô giáo đã có trên dưới 20 năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người bỗng mất cả nguồn thu ít ỏi từ lương và niềm vui nghề nghiệp với mấy kẻ xài ma túy bị sốc, ai đáng được thăm hỏi động viên hơn? Nghe nói tại Hà Nội có "Làng Thủ Thiêm", ở đó những người dân mất đất, mất nhà tại dự án khu đô thị Thủ Thiêm - Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội khiếu nại hàng chục năm trời, sống lay lắt trong những căn hộ được chủ nhân cho thuê với giá rẻ. Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân và Sở Lao động - Thương binh- Xã hội Hà Nội có biết chuyện này, phải chăng đó là người ngoại tỉnh nên chính quyền thủ đô không có trách nhiệm dù Hà Nội được mệnh danh là "Trái tim cả nước"? Tại Hà Nội có một nơi được gọi là "Xóm chạy thận", báo Giadinhvietnam.vn viết: "Giữa một Hà Nội huyên náo và bộn bề với những lo toan của cuộc sống thường nhật, vẫn còn đâu đó những mảnh đời bất hạnh. Ở một góc nhỏ ở Ngõ 121 đường Lê Thanh Nghị (Hà Nội) những mảnh đời bất hạnh tập trung nhau lại 100 con người". [1] Gõ cụm từ "Lãnh đạo Hà Nội thăm bệnh nhân nghèo chạy thận" thấy có bài viết từ năm 2016: "Bệnh nhân "Xóm chạy thận" được nhận quà của Bí thư Thành ủy trong đêm Giao thừa". Bài báo cho biết: "Được sự ủy quyền của Bí thư Thành ủy, đoàn công tác của lãnh đạo quận Hai Bà Trưng và Uỷ ban Nhân dân phường Đông Tâm đã tới thăm những bệnh nhân chạy thận trên địa bàn phường để trao các phần quà của Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải. Mỗi phần quà trị giá 300.000 đồng tiền mặt". Ngoài thông tin nêu trên còn thông tin "Sáng ngày 05/3/2018, Hội LHPN (Liên hiệp Phụ nữ) quận (Hoàng Mai) phối hợp với LĐLĐ (Liên đoàn Lao động) quận tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho các bệnh nhân nghèo tại xóm chạy thận 121 Lê Thanh Nghị - Đồng Tâm – Hai Bà Trưng – Hà Nội". [2] Tìm mãi mà vẫn chưa thấy thông tin lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố và các sở, ban, ngành liên quan thăm hỏi, tặng quà cho những "mảnh đời bất hạnh này"! Vậy việc Phó Chủ tịch thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý và lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội thăm hỏi tặng phong bì cho ngưới sốc ma túy nói lên điều gì? Không chỉ người Kẻ Chợ, người dân cả nước không hề quên chuyện có ông lãnh đạo Hà Nội dùng dằng mãi không chịu trả nhà công vụ, chuyện chặt hạ hơn 6.000 cây xanh đường phố hay chuyện "Quy hoạch băm nát thủ đô". Báo điện tử Vov.vn viết: "Hành động này ngay lập tức bị đưa ra so sánh với vụ cháy trên đường Đê La Thành, gần bệnh viện Nhi Trung ương, khiến hàng chục gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, và đặc biệt, đa phần trong số họ đều có hoàn cảnh éo le, con cái bệnh tật. Thế nhưng tuyệt nhiên, gần 3 giờ "giặc lửa" hoành hành mà không thấy bóng dáng vị lãnh đạo thành phố nào xuất hiện để trấn an người dân, động viên tinh thần các chiến sĩ PCCC (Phòng cháy chữa cháy)". [3] Phải chăng điều này cho thấy "tâm và tầm" của mấy vị lãnh đạo Hà Nội đã thực hiện một việc làm mà người ta nói là "Nhân văn quá, nhân văn không chịu nổi"? Chống lại bọn buôn bán, tiêu thụ ma túy là cuộc chiến đổ máu chứ không chỉ hao tốn tiền bạc. Trong 20 năm qua (1997 - 2017), 22 cán bộ, chiến sỹ công an đã hy sinh trong cuộc chiến với tội phạm ma tuý. [4] Ông Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý và lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội có biết sự thật đau lòng này? Không biết trong chiếc phong bì các vị trao cho kẻ sốc ma túy chứa đựng cái gì, nếu đó là tiền thì tiền ấy từ đâu mà ra? Chẳng lẽ các vị móc tiền túi đi làm việc "hàng tổng"? Nếu đó là lấy từ ngân sách thì cần phải hỏi các vị Bí thư, Chủ tịch thành phố ai đã phê duyệt lấy tiền thuế của dân tặng cho kẻ nghiện hút? Trong khi "Chỉ số cải cách hành chính năm 2017" Hà Nội xếp thứ 2 sau Quảng Ninh thì "Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2017" Hà Nội xếp thứ 24. [5] Người dân Kẻ Chợ chắc chắn không ai muốn mình bị lãnh đạo bởi các loại "củi khô, củi vừa vừa, củi tươi". Làm dân mất niềm tin, không hài lòng về "sự phục vụ hành chính" của cán bộ đâu chỉ là tham nhũng, chạy chức chạy quyền, con ông cháu cha mà còn là khả năng xử lý tình huống của người lãnh đạo. Làm lãnh đạo, từ cổ chí kim luôn phải ghi nhớ đạo lý "Lấy dân làm gốc", còn nếu ai đó muốn "Lấy gốc làm thớt" thì liệu có nên biến họ thành "củi"? Không biết lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố có cùng suy nghĩ với dân hay làm lãnh đạo là phải nghĩ khác dân? Tài liệu tham khảo: Xuân Dương | ||||||||
Posted: 28 Sep 2018 01:48 PM PDT Trương Tuần - Cụ ơi, tối hôm Rằm tôi sang ngõ nhà cụ định vào chơi, thấy cụ bày cố giữa sân cúng bái lia lịa. Chẳng hay nhà cụ có giỗ ? - Vâng giỗ cụ cố nội nhà tôi. - Đúng Rằm trung thu hả cụ ? - Thì cố nội nhà tôi băng hà rồi vù lên với chị Hằng. - Thì VƯỠN.. bà con toàn gọi Chú Cuội chứ họ chúng tôi không dãm hỗn, toàn gọi Cụ Cuội..Này nhờ cụ tôi dạy nói dối, đưa ra chủ thuyết nói dối mà cả họ khá giả cụ ạ, kiếm ăn lên đời hết. Ô Thôi bỏ mẹ, lâu nay tôi kết bạn với hậu duệ chú Cuội ! - Thì VƯỠN... http://trannhuong.net/tin-tuc-53706/cung-cu-to.vhtm | ||||||||
Posted: 28 Sep 2018 02:24 PM PDT Thiện Tùng Đám tang đừng bảo người ta cười, đám cưới đừng bảo người ta khóc – đó là đạo lý ở đời. Trong 2 ngày quốc tang cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang có những lạ thường khiến xã hội đặc biệt quan tâm: Về quy mô lễ tang, về đôi mắt hình "viên đạn" và về sự tham gia nhiệt thành của Phật giáo – đó là 3 điều người ta muốn mà chưa biết, đang bàn tán lung tung theo cảm hứng. Quy mô lễ tang Theo báo trong nước thống kê và đưa tin: Có đến 1.500 đoàn khách trong ngoài nước đến viếng lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang, quy mô lớn khủng nầy chưa từng có từ sau 1975. Nếu so với những cựu đại thần đã qua đời trong diện cử quốc tang thì sự cống hiến của ông Quang cho quốc gia, dân tộc còn khiêm tốn hơn nhiều. Tổ chức tang lễ cho ông Quang linh đình, hao tốn như thế với dụng ý gì? – đó là điều công chúng muốn biết. Những đôi mắt hình "viên đạn" Gia quyến của ông Quang buồn, thậm chí khóc vì người thân qua đời là lẽ tất nhiên, không ai có quyền cấm cản. Cái lạ là đám tang của ông Quang, những khổ chủ thể hiện trên gương mặt nỗi buồn ẩn chứa sự tức giận, nhất là cô gái, có lẽ là con ông Quang, với cái liếc mắt mang dáng hình "viên đạn" đối với người ngồi vào bàn ghi sổ tang (xem ảnh). Bản tin ngày 27/9/2018 của báo Tiếng Dân, có lẽ là người tham dự lễ tang, ông Thảo nhận xét: "Dù không biết rõ quan hệ giữa cô gái thế nào với ông Quang, nhưng tôi cảm thấy rợn tóc gáy khi có cảm giác ánh mắt ấy có thể cô đọng thành viên đạn hận thù". Theo ông Nguyễn Quốc Triệu, trưởng Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ TW kết luận: "Ông Trần Đại Quang mắc bịnh hiểm nghèo, bởi "Virus hiếm và độc hại", trên thế giới chưa có thuốc trị"– hiếm là đã có xuất hiện, còn lạ là mới xuất hiện. Ai biết mình hơn mình, thấy cái chết cận kề, làm theo ông Thủ tướng Dũng, hồi tháng 3/2018, ông Quang cùng vợ sang chùa Mohabodhi ở về phía Đông Ấn Độ (Đông Độ), không phải để thỉnh kinh như Tam Tạng mà để cầu trời khấn Phật cho tai qua nạn khỏi. Khi về nước, ông thường viếng/cúng chùa cũng mong cho sinh mạng mình được tồn sinh. Do căn bịnh hiểm nghèo, Trời Phật cũng không cứu nổi, phải qua đời hồi 10 giờ 5 phút ngày 21/9/2018 – sinh, bịnh, lão, tử là quy luật muôn đời đối với bất cứ ai chớ đâu riêng gì ông Quang?. Vậy hà cớ gì mà thân quyến ông Quang buồn bực đối với những người đến dự lễ tang, chia buồn với mình? – đó là điều lạ thường công chúng muốn biết. Có việc gì không hài lòng cũng phải đợi qua đám tang bàn bạc giải quyết, ai đời trong lúc tang gia bối rối mà tỏ ra giận hờn, nhìn xéo xắc với khách như thế là thiếu bình tĩnh, không lịch sự. Xem trên VTV1, cuối lễ truy điệu không thấy người thay mặt gia đình đáp từ với khách, nếu quả vậy, cũng là một thiếu sót đáng phê phán. Sự tham gia nhiệt thành của Phật giáo Không đợi đến những ngày tang lễ mới có mặt, khi có tin ông Quang qua đời, giới Phật giáo hội tụ mỗi điểm hàng trăm sư sải cầu siêu cho Chủ tịch Trần đại Quang. Vì sao có hiện tượng lạ thường như thế? – Về việc nầy có lắm người lý giải nghe qua có vẻ thuyết phục được phần nào: - Theo tiểu sử, ông Quang vô đạo – tức là không theo đạo giáo nào, nhưng những năm tháng cuối đời, Ông có "thiện cảm" với đạo Phật, biểu hiện như đã nói ở phần trên. - Ngoài niềm tin, ông Quang còn đóng góp vật chất đáng kể đối với Phật giáo: Trên báo Tiếng Dân ra ngày 06/9/2017, tác giả Ngọc Thu có bài: "Ông Trần Đại Quang cúng chùa 19 tỷ?". Trong bài, ngoài hiện vật chứng minh, còn có đoạn ghi rõ: "Ông M.T, một cựu quan chức, cho biết: ông Trần Đại Quang vừa cúng chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn) một cặp đèn trị giá 19 tỷ. Cặp đèn có ghi dòng chữ: "Gia đình Đại tướng Trần Đại Quang tiến cúng".
Hình ảnh cặp đèn và đỉnh trầm mà ông Trần Đại Quang tặng chùa Vĩnh Nghiêm:
Cặp đèn, quà tặng của ông Trần Đại Quang được đặt trước cổng chùa Vĩnh Nghiêm. Cặp đèn hai bên, giữa là đỉnh trầm, có khả năng đỉnh trầm cũng là món quà của ông Quang tặng nhà chùa. Ảnh: Tiếng Dân Cuối bài có lời bình: Cúng chùa là để thể hiện cái tâm của mình. Nếu là người thật sự có lòng, người ta âm thầm làm, không cần ai biết, không cần phải khoe khoang bằng cách khắc tên mình vào vật tặng như ông Trần Đại Quang và gia đình ông làm. Ngoài ra, nếu có tâm muốn làm công đức cho nhà chùa, không nhất thiết phải bỏ ra 19 tỷ để mua đồ tặng, mà hãy dùng đồng tiền đó giúp đỡ những người khốn cùng, những người bệnh không có tiền chữa trị, những đứa trẻ nghèo khổ đói ăn, thiếu mặc… Nếu ông Quang giúp mỗi người nghèo 1 triệu đồng, số tiền đó có thể giúp được tới 19.000 người. Người viết bài nầy là thương binh, tuổi cao sức yếu, ở tận Đông bằng Sông Cửu Long, xa xôi quá, dầu có muốn cũng không thể đến viếng cố Chủ tịch Trần Đại Quang được, mong có sự thông cảm, xin chia buồn với gia quyến người quá cố. 28/9/2018 T.T | ||||||||
CÔNG ĐOÀN TAY SAI - LÃNG PHÍ TIỀN DÂN Posted: 28 Sep 2018 01:24 PM PDT Phạm Trần "Hiện nay xã hội vẫn băn khoăn trước tình trạng một bộ phận công nhân, người lao động có biểu hiện phai nhạt về chính trị, chỉ lo nhiều đến những vấn đề lợi ích kinh tế, đời sống cụ thể trước mắt, ít quan tâm đến những vấn đề cơ bản, lâu dài, có tính chiến lược như ý thức giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, vai trò, sứ mệnh lịch sử, trách nhiệm của giai cấp công nhân...; một số bị các thế lực xấu, thù địch tác động, lôi kéo, kích động, đã có những việc làm sai trái, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội." Đó là lời hờn dỗi và trách móc nhưng lo âu không nhỏ của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu ngày 25/09/2018 tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 12, nhiệm kỳ 2018- 2023, tổ chức tại Hà Nội ngày 25/09/2018. Nhưng tại sao ông Trọng lại bất bình ngớ ngẩn như thế ? Làm gì có chuyện "xã hội băn khoăn". Chỉ có đảng lo lắng mất ăn mất ngủ khi thấy đội ngũ nồng cốt trong dân không còn muốn gắn bó xương máu gì với đảng nữa. Ai cũng biết, và tất nhiên hơn cả ông Trọng , người lao động Việt Nam không thể cứ bảo trì cái gọi là "bản lĩnh chính trị" trơ rỗng theo đảng để húp nước lã mà sống hay sao ? Nhu cầu trước mắt sống còn mỗi ngày của người công nhân, trong mọi thời đại là lo làm sao có cơm ăn áo mặc chứ không phải chuyện viển vông chính trị giả dối kiểu Cộng sản. NGUYÊN NHÂN KHÁC Công nhân cũng cần được pháp luật và cán bộ của Công đoàn bảo vệ khi bị chủ nhân hành sử bất công hay đàn áp khi đình công đòi tăng lương hay cải thiện giờ làm, bữa ăn nhưng nhiều trường hợp đã chứng minh cán bộ Công đoàn đã "đi đêm" với chủ nhân, nhất là với chủ nhân người nước ngoài để hưởng lợi thay vì phải bênh vực và bảo vệ công nhân. Công đoàn Việt Nam cũng đã bất lực không ngăn chặn được việc các Công ty Trung Cộng thu nhận hàng nghìn lao động Tầu Bắc Kinh, giả dạng du khách rồi ở lại chiếm mất việc làm của công nhân Việt Nam ở khắp nơi. Theo Luật lao động và hợp đồng giữa Việt Nam và Trung Cộng thì giấy phép làm việc chỉ được cấp cho chuyên viên và những việc công nhân Việt Nam không làm được. Tuy nhiên, nhiều ngàn công nhân Tầu làm việc tay chân như khuân vác, phu hồ, đào xới đã hoặc đang làm việc ở 3 dự án quan trọng gồm: Bauxite Tây nguyên, Formosa Hà Tĩnh, và Cụm khí điện đạm Cà Mau ở xã Khánh An (U Minh, Cà Mau) Ngoài ra, Công đoàn cũng cố tình đứng ngoài việc nhiều tập thể công nhân Trung Cộng đã tự động lập làng, dựng phố, như Đông đô Đại phố ở Bình Dương; du khách Tầu mở nhà hàng , hãng du lịch để ở lại Việt Nam qua dạng thuê người Việt làm chủ hay hùn hạp. Đáng chú ý là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội không biết có bao nhiêu công nhân Tầu bất hợp pháp đang làm việc tại Việt Nam. Cũng không ai biết Việt Nam đã trục xuất về Trung Cộng được bao nhiêu công nhân tay chân bất hợp pháp. Tất cả những nguyên do nêu trên, công với dự Luật thành lập 3 Đặc khu kinh tế tại Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (Tỉnh Kiên Giang) mà người dân lo sẽ lọt vào tay Trung Cộng, là nguyên nhân của những cuộc biểu tình chống Đảng trong 2 ngày 10 và 11/06/2018 của hàng trăm ngàn người, thuộc mọi thành phần, trong đó có công nhân ở Bình Dương, Biên Hòa, Sài Gòn. Cuộc biểu tình này đã làm ông Nguyễn Phú Trọng và đàng CSVN choáng váng, bất ngờ khiến dự kiến đem Dự luật 3 Đặc khu trở lại thảo luận tại Quốc hội bị đình hoãn, chưa biết đến bao giờ hay chết luôn. Vì vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng đã tức tối lên án người Lao động trong phát biểu ngày 25/09/2018 rằng:"Một số bị các thế lực xấu, thù địch tác động, lôi kéo, kích động, đã có những việc làm sai trái, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội." Trước đó, ông Trọng cũng sống sượng vu khống người biểu tình rằng: "Những phần tử kích động đó là ai, thì toàn là thành phần bất hảo, nghiện hút ma túy, trộm cắp, đủ các kiểu. Cho nên phải có luật để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi của chúng ta." "Xem những thành phần bị công an bắt là ai? Toàn là bất hảo cả", (theo VTCNews và Zing.vn, ngày 17/06/2018) NGHE MÃI NGỨA LỖ TAI Nhưng khi ông Trọng trách móc người lao động đã thờ ơ với đảng hay chống đảng thì ông có biết rằng, đảng do ông lãnh đạo, đã để cho một số không nhỏ cán bộ đảng viên lãnh đạo tự do tham nhũng, bóc lột dân cho đầy túi cá nhân và phe nhómtrên sức lao động và mồ hôi, đôi khi cả nước mắt, của các tầng lớp lao động trong nhiều năm qua? Công nhân lao động Việt Nam thời nay cũng đã quay lưng với thứ chính trị tuyên truyền lòe bịp của đảng vì mọi người đã chán ngấy đến tận mang tai khi phải nghe mãi những mỹ từ "của dân, do dân và vì dân" hay " dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" , nhưng chưa bao giờ thấy đảng thực hiện. Những chiếc bánh vẽ trơ trẽn này cũng đã đánh lừa tầng tầng lớp lớp nhân dân lao động trong suốt 30 chiến tranh huynh đệ tương tàn do đảng CSVN chủ động kéo dài từ 1945 đến 1975. Đó là lý do tại sao, khi người công nhân thấy đảng nói như trăm voi mà không được bát nước xáo nên đã tìm đường "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" xa đảng bao nhiêu tốt bấy nhiêu. CÀNG CỨU CÀNG NGUY Đó là lý do tại sao ông Trọng đã than phiền:"Chất lượng đội ngũ công nhân nước ta đang có những dấu hiệu hụt hẫng và bất cập. Xu hướng phân hoá trong đội ngũ công nhân làm cho nhiệm vụ tập hợp lực lượng và nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với toàn thể xã hội trở nên khó khăn." Trước tình trạng rã đám này,Tổng Bí thư đảng CSVN đã chỉ thị Công đoàn phải: 1.-"Chú trọng nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho công nhân, viên chức, người lao động. Tập trung tuyên truyền, giáo dục, giúp công nhân, viên chức, người lao động nhận thức sâu sắc hơn nữa về giai cấp, về Đảng, về tổ chức công đoàn…" 2.-"Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn công tác. Nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp tổ chức cho cán bộ, đoàn viên học tập, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị. 3.-"Đặc biệt, phải kiên trì, sáng tạo và thực chất trong việc tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đề cao trách nhiệm nêu gương, tự giác học trước, làm trước của cán bộ công đoàn các cấp, đồng thời coi trọng việc xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến…" 4.-"Chú trọng giáo dục giữ vững bản lĩnh, có ý thức nhạy bén chính trị, tăng sức đề kháng trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động để kích động, lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh, trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc." 5.-"Các cấp công đoàn phải tích cực đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; góp ý với đảng viên, phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ với hình thức phù hợp, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng Đảng." Nhưng nội dung công tác không mới, không thay đổi từ 7 năm qua. Có mới chăng là ông Trọng phải nhắc lại để xác nhận đảng đã thất bại trong công tác xây dựng đảng. Quan trọng nhất là tình trạng nhiều cán bộ đảng viên, nhất là những lãnh đạo hàng đầu gọi là "cấp chiến lược", vẫn tiếp tục lửng lơ với chỉ thị phải tuyệt đối trung thành với đảng và phải kiên định Chủ nghĩa phá sản Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh. TỔ CHỨC TAY SAI Riêng với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức lao động bao trùm của Công đoàn thì sự có mặt của tổ chức này trong hệ thống cầm quyền, chẳng qua chỉ là một bộ phận của đàng, do đảng và vì đảng mà hoạt động. Ngân sách năm 2014 của tổ chức tay chân của đảng đã ăn mất 270 tỷ đồng tiến thuế của dân (báo Dân Trí, ngày 10/06/2016), nhưng hiệu năng lao động của công nhân Việt vẫn đứng thấp hơn nhiều nước trong khối ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á), may ra chỉ hơn Cao Miên và Ai Lao trong một số lĩnh vực. Khả năng tay nghề của người Việt Nam cũng rất thấp, trong khi đồng lương bình quân của người Việt chỉ tới 2,200 dollars mỗi năm, đa phần làm thuê cho các công ty nước ngoài. Như vậy thì các Tổ chức lao động của Việt Nam, đứng bao trùm là Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã làm gì để nâng cao đời sống và trình độ lao động cho công nhân Việt Nam ? Hay Việt Nam chỉ biết xuất khẩu lao động để kiếm tiền. Điển hình như năm 2017, đã có 134.751 lao động (trong đó, có 53.340 lao động nữ) ra nước ngoài làm việc, phần lớn đi Nam Hàn, Đài Loan, Nhật Bản và Mã Lai Á. (theo Bộ Lao động, Xã hội và Thương Binh). Số tiền công nhân gửi về hàng năm ước tính 3 Tỷ dollars, theo báo Lao Động ngày 18/06/2018. Một lý do quan trọng nhiều thanh niên, thiếu nữ phải ra nước ngoài làm thuê vì con nhà nghèo, không có khả năng học lên cao và không phải là con ông cháu cha nên khó kiếm việc làm nuôi thân , chứ đừng nói đến chuyện phụ giúp gia đình. Và với nghịch lý kinh tế phải lệ thuộc vào Trung Cộng để sống còn thì tương lai của đại đa số người lao động Việt sẽ chỉ mãi mãi là kẻ làm thuê, dù ở trong nước hay ra nước ngoài. Vậy cho nên câu tuyên truyền "đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng" có nghĩa lý gì chăng, hay nó vẫn tối đen như mực ? -/- Phạm Trần (09/018) |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét