Vài nhà báo quen biết. |
Posted: 02 Oct 2018 01:37 AM PDT Hồ Thu Hồng - Chị Beo. Tôi chưa gặp Hồ Thu Hồng, tức Beo Hồng bao giờ. Ở bài viết này tôi gọi Hồ Thu Hồng bằng chị vì hơn tuổi và vì một điều hơn nữa là chị ấy cũng có lúc từng ưu ái tôi. Ngày ấy tôi mới tập toẹ viết blog, lối viết còn chả đâu vào đâu. Chị Beo đang là một tổng biên tập một tờ báo, tên tuổi của chị khá đình đám trong làng báo bây giờ. Thời ấy Beo miệt thị, xúc phạm nhiều người như Huy Đức, Bọ Lập thường xuyên..nhưng lạ một điều là các vị này đều im bặt. Lý do có thể họ không đôi co với phụ nữ, nhưng có thể lý do khác chẳng hạn như chị Beo nắm được những điều gì đó về họ. Lâu rồi, dễ phải đến khoảng hơn 10 năm trước thì phải. Một lần chị Beo thống kê những sự kiện về làng viết lề trái trên blog của mình, chị đưa tên tôi vào cho là một việc đáng chú ý, chị nói rằng nếu tôi được đào tạo thành phóng viên, có lẽ tôi sẽ ăn đứt nhiều nhà báo nổi tiếng lúc bấy giờ. Không phải chỉ nói suông khi nhận xét vậy, chị Beo thẳng thắn ngỏ lời nhận tôi về tờ báo của chị. Lúc đó tôi rất khó khăn, ước mơ trở thành một nhà báo ai mà chẳng muốn đối với một người viết lăng nhăng như tôi. Từ một người chả học hành gì, bỗng dưng thành một nhà báo, có toà báo làm việc, có thẻ phóng viên, thích lắm chứ. Tôi sướng lâng lâng vì lời đề nghị ấy. Nhưng rồi tôi gọi chị cảm ơn và nói không làm. Lý do chị hay chế giễu những người bị chế độ cộng sản bắt tù như bọn anh Thức, Định hay Cù Huy Hà Vũ, Ba Sàm sau này. Tính tôi lại thích bênh những người bị ngã ngựa, vì thế tôi bảo với chị rằng, chị em mình trái quan điểm trên lề trái, em về làm cho chị ở báo chị, rồi trên bolog lại phản bác chị thì còn ra gì. Chị Beo nói thẳng thắn. - Thì làm cứ làm, còn ngoài chửi nhau cứ chửi, mày cứ chửi tao cũng không sao. Việc nào ra việc ấy. Tôi đuối lý, nhưng cũng không xin làm. Thực ra nếu làm như chị Beo nói, nó cũng thế nào ấy, làm sao ở trên mạng chỉ trích lại quan điểm của sếp mình, rồi đến chỗ làm lại răm rắp nghe lệnh theo công việc. Dù chị và tôi có sòng phẳng hay rạch ròi đến mấy cũng khó mà duy trì kiểu ấy. Sau này đôi lần tôi chỉ trích chị Beo trên Facebook của mình, nhất là lần có ai gửi tôi ảnh chị Beo bê tô mỳ ở tiệm nhà chị ấy mở. Chị Beo lồng lộn bảo tôi đến rình mò chụp. Rồi ý chị nói có cần chụp cái L ..của chị thì chị cho chụp, đừng có rình mò. Tôi không chụp, tôi đang ở Đức, làm sao có mặt lúc đó mà chụp ảnh về chị. Hơn nữa nếu tôi ở đó, tôi sẽ chào chị một cách tôn trọng, trong lòng tôi dù trái quan điểm với chị, đó là bất đồng quan điểm, chứ về con người tôi vẫn tôn trọng chị, trong cái lúc tôi chẳng là gì trên mạng xã hội, chị đã là người nhắc đến tôi. Ít nhiều sự nhắc nhở ấy như lời động viên tôi tin vào khả năng viết lách của mình, giúp tôi vững lòng hơn , không bị mặc cảm mình chả có khả năng viết lách. Tôi quen với nhà văn Nhật Tuấn, chồng cũ của chị, bố của hai đứa con chị Beo đang nuôi. Chị Beo chửi vợ Cù Huy Hà Vũ về đời tư, tôi tức mình lôi chuyện đời tư của chị ra đập lại. Chị Beo nói tôi thử nhìn xem, chị ấy nuôi hai đứa con ra sao. Tôi cũng đuối lý, đúng là chia tay với nhà văn Nhật Tuấn, về góc độ người mẹ , chị ấy chăm lo chu toàn cho 2 đứa con mình. Gạt mọi thứ sang bên, trên góc độ người mẹ thì chị ấy là người mẹ tuyệt vời hết lòng chăm lo cho con cái mình. Chị Beo Hồng và Nguyễn Như Phong là một cặp ngày ấy chuyên đi vạch vòi những người đấu tranh dân chủ, vì thế tôi nhiều lúc viết bài đả kích lại họ. Đó là việc của hai chiến tuyền. Tuy nhiên đến giờ tôi vẫn có cái nể họ ở chỗ, họ theo phe nào thì theo chứ không trở cờ, phe của họ thất thế, người thì bỏ đi, người thì bỏ cuộc. Không ai trong số họ dùng sở trưởng viết lách của mình để bưng bô thế lực khác. Đấy là chút nhân cách con người còn lại trong họ. Tôi chưa gặp chị Beo bao giờ, hy vọng lần nào đó sẽ đến Mỹ để xin lỗi chị về việc đưa tấm hình chị bưng mỳ cho khách , xin lỗi vì để chị hiểu nhầm rằng tôi miệt thị chị. Thực ra ở nước ngoài, gây dựng được một tiệm ăn là điều không dễ, đó là một công việc chân chính, rất đáng tự hào, nó không hạ thấp nhân cách con người. Cũng như tôi bây giờ là chủ một quầy Suhsi, có thể còn là chủ một vài tiệm gì khác nữa, cái đó đáng tự hào chứ, tôi vẫn đưa hình ảnh mình bê hàng, khuân vác, nằm ngủ trong kho hàng lên Facebook có ngại ngần gì đâu. Chuyện về chị Beo chỉ có thế, bây giờ là chuyện của một nhà báo đang nổi có tên là Mai Quốc Ấn. Mai Quốc Ấn. Vẫn phải ngược dòng về mười mấy năm về trước, có lẽ là 15 năm, khi đó diễn đàn Trái Tin Việt Nam đang thịnh. Thế hệ 7x là thế hệ tham gia vào TTVN nhiều nhất, gần như là chủ lực trong mọi diễn đàn. Nhiều người khi đó mới ra trường hoặc còn là sinh viên, sau này nhiều người trở thành phóng viên làm việc ở nhiều tờ báo lớn. Mai Quốc Ấn là một trong số đó. Mai Quốc Ấn hồi thanh niên trẻ trâu ấy, luôn thể hiện mình như một lãng tử phong trần, túi thơ, bầu rượu ngao du giang hồ bầu bạn tứ phương. Chúng tôi quen nhau ở diễn đàn Thi Ca, ở đó còn có Trịnh Tuấn. Trịnh Tuấn là thư pháp gia, ngày trước báo chí nhắc đến ầm ĩ với bản thư pháp Kiều khổng lồ ở hồ Hoàn Kiếm. Thời ấy thư pháp đang thịnh, ngoài thư pháp ra, Trịnh Tuấn còn là cây bút rất ấn tượng khi viết về nhân tình, thế thái. Cũng như Mai Quốc Ấn, Trịnh Tuấn cũng mang phong cách lãng tử, bầu rượu, túi thơ ngao du toạ đàm với văn nhân, chí sĩ khắp nơi. Một ngày tôi thấy trên báo có bài viết của Mai Quốc Ấn, bài viết có hàm ý chê cái phong trào thư pháp Việt Nam. Tôi ngạc nhiên lắm, nhưng nghĩ thôi đường nào đi đường ấy, bạn là bạn, nhưng quan điểm nhìn nhận thì tuỳ mỗi người. Nhưng về tình cảm, tôi quý Trịnh Tuấn hơn, Tuấn là người mà tính cách có chút sĩ phu, anh ta có thể vì công việc nhún nhường đôi chút, chứ không chịu quỵ luỵ nịnh hót, hay không vì công việc mà đạp lên đầu bạn bè hay kể cả những người khác. Đến thời điểm tôi đưa những bài viết về Trịnh Xuân Thanh, lúc cao trào bỗng nhiên Mai Quốc Ấn liên hệ với tôi qua Facebook hỏi tôi Thanh ở đâu. Tôi trả lời không biết, tôi hơi chột dạ, lẽ ra đó là một câu hỏi tế nhị. Không nên mượn cớ là chỗ bạn bè mà hỏi câu như thế cho người quen mình khó trả lời. Mai Quốc Ấn hỏi thêm rằng nếu có tấm hình TXT mới nhất thì cho anh ta xin. Tôi lại chột dạ lần nữa, làm sao anh ta có thể yêu cầu như vậy. Nhưng rồi nghĩ anh ta là nhà báo, tôi là chỗ quen biết, anh ta muốn có tin nóng hay gì đó thì muốn vậy. Tôi nói không có hình. Mai Quốc Ấn nói rất tự nhiên. Anh ta nói tôi nhắn TXT muốn ra đầu thú, anh ta sẽ có bảo đảm được đối xử tốt, được điều tra công bằng. Lúc này thì tôi không chột dạ nữa, mà là giật mình hoảng sợ. Mai Quốc Ấn là gì mà anh ta khuyên tôi nói Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú và bảo đảm được đối xử tốt. !!! Nhưng tôi có nhiều việc phải làm, tôi không cần phải suy nghĩ rằng Mai Quốc Ấn làm vậy là ý gì, do đâu. Tôi chặn Facebook của Mai Quốc Ấn lại cho hết phải nghĩ ngợi. Sau này đọc báo, tôi biết Mai Quốc Ấn đã sang tận Lào để vận động anh Đặng Văn Hiển về đầu thú. Ô hay ! Hoá ra sứ mệnh của nhà báo còn là đi vận động những đối tượng mà công an truy nã bắt không được, đã trốn ra nước ngoài. Ngạc nhiên chưa, nhà báo Việt Nam bây giờ còn kiêm cả dân vận, thuyết phục những đối tượng truy nã giúp công an cơ đấy. Đành rằng việc này không phải sai trái gì , ai cũng có thể thuyết phục đối tượng truy nã ra đầu thú. Nhưng một nhà báo Việt Nam mà đi làm chuyện này, nó có vẻ khiến anh ta kham nhiều việc nặng nề quá. Đã viết báo mệt rồi lại còn làm việc thu phục nhân tâm đối tượng truy nã nữa. Với nhiều người đã lạ, nhưng với tôi một người từng biết Mai Quốc Ấn từ xưa còn lạ hơn. Bởi trước đó anh ta trên danh nghĩa bạn bè, đã muốn tôi chuyển lời nhắn Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú. Mai Quốc Ấn nếu là là lãng tử, anh ta bây giờ làm tôi cảm giác như những lãng tử đội mũ phớt, cưỡi ngựa đi khắp vùng sa mạc phía Nam nước Mỹ để săn những tên tội phạm lấy tiền thưởng. Dù Đặng Văn Hiển có thoát án tử hình rồi nhận án chung thân, hay vẫn y án tử hình đó là việc của Hiển. Còn khi Hiển nghe theo lời Ấn trở về từ trong rừng của Lào, chắc chắn cơ quan công an đã thở phào nhẹ nhõm khi đối tượng gây án đã nằm trong rọ của họ. Thông điệp rằng những kẻ dùng bạo lực để chống lại bạo lực cướp đất sẽ không bao giờ thoát. Những dân đen bị cướp đất chớ nhìn Đặng Văn Hiển mà làm theo. Chắc chắn cơ quan công an phải ghi nhận công lao của Mai Quốc Ấn. Còn nhân dân họ sẽ cũng ghi nhận công lao Mai Quốc Ấn đã góp công lớn để pháp luật được thực thi ư.? Tôi nghĩ đó là đám dân có tiền của, kiếm được nhờ chế độ này, chúng không muốn những manh động nhỏ xảy ra rồi lớn dần khiến bất ổn xã hội và chúng là người bị thiệt đầu tiên. Nên chúng giở giọng pháp luật phải cần được tôn trọng, đấu tranh kiểu gì thì cũng phải tôn trọng pháp luật mới văn minh, mới tiến bộ được... Cho nên nếu nói chỉ nói một phần trong nhân dân ghi nhận công lao của Mai Quốc Ấn đã dỗ được Đặng Văn Hiển về đầu thú, góp phần răn đe những kẻ khác muốn manh động rằng, dù thế nào cũng khó mà thoát được sự trừng trị nếu như chống lại việc cướp đất bằng hành động giống như Hiển. Nhà báo thứ ba được phóng viên Mai Quốc Ấn tôn thờ, đó là Trương Huy San, tức Osin, tức Huy Đức. ..còn tiếp... |
You are subscribed to email updates from Yêu quê hương Việt Nam, thích uống trà mạn. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét