“Kỳ diệu Hà Nội sáng mùng 1 Tết, đường phố bỗng thênh thang” plus 14 more |
- Kỳ diệu Hà Nội sáng mùng 1 Tết, đường phố bỗng thênh thang
- Tướng biên phòng trải lòng về những chiến sỹ quân hàm xanh
- Mưa gió đùng đùng sáng mùng 1 Tết, cây cối đổ rạp, không ai ra đường
- Tôi và mọi người hãy biến giấc mơ Việt Nam hùng cường thành hiện thực
- Doanh nghiệp Việt Nam với khát vọng quốc gia hưng thịnh
- Những khoảnh khắc đáng nhớ của bóng đá Việt Nam năm 2019
- Quốc Trường: Mẹ rơi nước mắt, mất Tết vì trò nghịch dại của tôi
- Ký ức không thể quên nơi đất bạn của người bác sĩ mũ nồi xanh
- Gửi con 20 tháng cho láng giềng, nữ đại uý về làm trưởng công an xã
- Cứu 5 người trong biển lửa thiêu rụi 2 căn nhà sáng mùng 1 Tết
- Chuột khổng lồ ở Hà Nội, nặng gần 50kg ăn rau và thích bơi lội
- Thế hệ Z thờ ơ với vàng
- Chuyện lạ ven hồ Gươm Tết này, vườn hoa vẹn nguyên sau đêm giao thừa
- Háo hức lần đầu tiên ăn Tết ở chung cư
- Tết ở xứ người mới thấy quý chiếc lá dong, miếng kẹo quê
Kỳ diệu Hà Nội sáng mùng 1 Tết, đường phố bỗng thênh thang Posted: 24 Jan 2020 06:16 PM PST Sáng mùng 1 Tết Canh Tý 2020, các con phố Hà Nội thưa thớt người đi lại, không còn cảnh ô tô xe máy chen chúc nhau vào giờ cao điểm. XEM CLIP: Các tuyến phố thường xuyên rơi vào cảnh tắc nghẽn như Tây Sơn, Chùa Bộc, Hồ Đắc Di, Láng... sáng mùng 1 bình yên, xe cộ thưa thớt trong tiết trời mưa phùn đầu năm mới.
Đoàn Bổng - Trần Minh - Clip: Xuân Quý | ||||||||||||||||||||||
Tướng biên phòng trải lòng về những chiến sỹ quân hàm xanh Posted: 24 Jan 2020 03:00 PM PST Đón Xuân Canh Tý 2020, Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chia sẻ với VietNamNet về những hoạt động của BĐBP trong năm qua vì cuộc sống bình yên miền biên viễn. XEM CLIP: Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh nói: Dưới sự lãnh đạo của Thường vụ Quân ủy TƯ, Bộ Quốc phòng, năm qua, BĐBP đã chủ động làm tốt công tác quản lý, bảo vệ hệ thống đường biên cột mốc, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm trên biên giới. Chúng tôi tham mưu cho Quân ủy TƯ, Bộ Quốc phòng phối hợp với các địa phương làm tốt công tác tổng kết 10 năm phân giới các mốc trên tuyến biên giới Việt - Trung; Tích cực chủ động làm tốt công tác phân giới các mốc trên tuyến biên giới Việt Nam Campuchia. Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ ngành, chúng tôi đã làm tham mưu Chính phủ, hoàn thành 2 văn kiện rất quan trọng về phân giới cơ mốc đã ký kết cho Chính phủ Việt Nam và Campuchia để ghi nhận thành quả 84% kết quả phân giới cơ mốc trên biên giới Việt Nam - Campuchia. BĐBP đã làm tốt công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên các tuyến biên giới, đặc biệt là tội phạm buôn bán ma túy ở biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, biên giới Việt - Trung. Trong năm qua, chúng tôi đấu tranh thành công khoảng 800 các chuyên án, vụ án và phối hợp với các lực lượng cũng như chủ trì thu giữ trên 3 tấn ma túy các loại. Chúng tôi đã phá 32 chuyên án tội phạm buôn bán người, giải cứu 37 nạn nhân; truy cứu, khởi tố trước pháp luật nhiều đối tượng buôn bán người qua biên giới. Trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, BĐBP đã chủ động phối hợp với các lực lượng, phá hàng ngàn chuyên án, vụ án về buôn lậu và nộp ngân sách nhà nước gần 200 tỷ đồng. Chúng tôi đã củng cố cơ sở chính trị ở địa phương, phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương không ngừng nâng cao vai trò của quần chúng nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ biên giới. BĐBP là lực lượng nòng cốt tham gia cứu hộ cứu nạn, đảm bảo tính mạng và tài sản cho người dân khi có thiên tai. Kết quả thực hiện công tác này trong năm qua ra sao, thưa Thiếu tướng? BĐBP công tác ở địa bàn phức tạp, biên giới vùng núi, vùng biển và hải đảo thường xảy ra thiên tai khắc nghiệt như lũ ống, lũ quét rồi bão biển. Năm qua, BĐBP phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tham gia phòng chống lụt bão, ứng phó cứu hộ, cứu nạn. Chúng tôi đã huy động khoảng 15 ngàn lượt cán bộ chiến sĩ với khoảng 500 phương tiện trực tiếp cứu hộ cứu nạn ở các địa bàn biên giới, vùng biển, giải cứu được khoảng 1.000 phương tiện với khoảng 1.500 người. Khi sự cố xảy ra trên các tuyến biên giới như Thanh Hóa, Quảng Bình, chúng tôi đã huy động hàng ngàn cán bộ chiến sĩ, cùng với nhân dân và cấp ủy chính quyền địa phương sớm khắc phục hậu quả; hỗ trợ cho đồng bào từ tấm áo, cân gạo… để đồng bào bớt khó khăn và giúp các em nhỏ sớm được đến trường. Phó Tư lệnh có thể chia sẻ chi tiết hơn về những thành tựu đã đạt được trong công tác đối ngoại biên phòng trong năm 2019? Hiện nay chúng tôi có mối quan hệ phối hợp với lực lượng quản lý biên giới các nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc. Chúng tôi cũng phối hợp từ cấp bộ đến biên phòng các tỉnh, đồn trạm. Hàng năm các bên trao đổi, phối hợp, hội đàm với lực lượng quản lý biên giới của các nước ở cấp bộ tư lệnh. Biên phòng cấp tỉnh thì 6 tháng có trao đổi việc trong công tác quản lý bảo vệ biên giới một lần. Hàng tháng các đồn biên phòng, các trạm biên phòng trao đổi công việc với lực lượng quản lý biên giới của nước bạn. Các trạm cửa khẩu qua các đường dây nóng nối cho 2 bên để xử lý công việc xảy ra hàng ngày trên biên giới… Ngoài ra, chúng tôi kết nghĩa các đồn trạm biên phòng 2 bên biên giới (hơn 200 đồn trạm biên phòng), tổ chức cho nhân dân biên giới giao lưu kết nghĩa. Trên 300 cụm bản 2 bên biên giới kết nghĩa, thường xuyên qua lại thăm nhau, trao đổi gây dựng tình cảm để giải quyết các vụ việc xảy ra trên biên giới một cách êm thấm, tốt đẹp. BĐBP có nhiều mô hình, hoạt động, chương trình mang tính nhân văn sâu sắc, có hiệu ứng lan tỏa sâu rộng trong xã hội về công tác chăm lo và giúp đỡ đồng bào dân tộc vùng biên. Những mô hình, chương trình nào nổi bật và mang lại hiệu quả thiết thực? Đồng bào là chỗ dựa vững chắc của BĐBP. Việc củng cố cơ sở chính trị, chăm lo đời sống vật chất đồng bào ở các vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt ở miền núi là trách nhiệm của chúng tôi. Trong năm qua, chúng tôi đã làm tốt công tác củng cố cơ sở chính trị ở các địa bàn biên phòng. Chúng tôi đã tăng cường 332 cán bộ biên phòng trực thuộc tham gia cấp ủy chính quyền các xã biên giới và đặc biệt là xã khó khăn đảm nhiệm cương vị bí thư, chủ tịch, phó bí thư, phó chủ tịch các xã biên giới. Nhiều người phát huy vai trò rất tốt, có người nhiệm kỳ này làm bí thư của xã này thì nhiệm kỳ sau lại sang làm bí thư của xã khác, được nhân dân địa phương đánh giá rất cao. Thứ hai, chúng tôi triển khai mô hình chiến sĩ quân hàm xanh tham gia công tác giáo dục và y tế gọi là thầy giáo quân hàm xanh, thầy thuốc quân hàm xanh. Mô hình "Nâng bước em đến trường" giúp mỗi cháu 500 nghìn/tháng bằng tiền lương của cán bộ chiến sĩ tiết kiệm ủng hộ. Hiện nay chúng tôi đã ủng hộ được 2.375 cháu, trong đó có cả các cháu ở nước bạn như Lào, Campuchia. Nhiều cháu ở gia đình đặc biệt khó khăn được đưa về đồn biên phòng để nuôi dưỡng, giúp các cháu học hành. Mô hình "Con nuôi đồn biên phòng" phát huy rất hiệu quả. 350 cháu trở thành "chiến sĩ biên phòng con" gắn bó với các chú, hàng ngày được các chú đưa đến trường. Công tác trọng tâm trong năm 2020 của BĐBP là gì, thưa Thiếu tướng? Nhiệm vụ trọng tâm của công tác biên phòng năm 2020 như sau: Thứ nhất, tích cực chủ động nắm bắt tình hình từ sớm, từ xa để tham mưu cho Quân ủy TƯ, Bộ Quốc phòng làm tốt công tác quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia; Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng đứng trên biên giới trong công tác đấu tranh các loại tội phạm, đặc biệt là loại tội phạm buôn bán người, buôn bán ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại trên khu vực biên giới. Thứ hai, triển khai tốt Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, trong đó có triển khai xây dựng luật Biên phòng Việt Nam, dự kiến sẽ trình Quốc hội trong năm nay. Nội dung thứ ba, chúng tôi sẽ làm tham mưu cho Quân ủy TƯ, Bộ Quốc phòng và phối hợp với các bộ ngành, tham mưu cho Chính phủ để triển khai thực hiện 2 văn kiện hết sức quan trọng đã ký kết giữa ta và Campuchia trong việc luật hóa 84% kết quả phân giới cắm mốc; Tiếp tục triển khai thực hiện phân giới cắm mốc trong 16% còn lại để sớm hoàn thành phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia. Thứ tư, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, đặc biệt là lực lượng công an, hải quan trong công tác quản lý bảo vệ biên giới để kiểm soát xuất nhập cảnh và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên các tuyến biên giới, trong đó có tội phạm ma túy, buôn người, buôn bán vũ khí và tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại. Thứ năm, chúng tôi sẽ làm tốt công tác quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cán bộ, chiến sĩ, rèn kỷ luật quản lý bộ đội sẵn sàng chiến đấu, luôn luôn sẵn sàng thực hiện tốt mọi nhiệm vụ mà Quân ủy, Bộ Quốc phòng giao cho. Nhiệm vụ cuối cùng chúng tôi tiếp tục củng cố cơ sở chính trị ở địa phương để đưa cán bộ chiến sĩ tiếp tục đồng hành cùng với cấp ủy chính trị địa phương, xây dựng địa phương thành địa bàn vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng an ninh và làm tốt mọi công tác chuẩn bị cho đại hội các chi đảng bộ tiến tới đại hội BĐBP năm 2020.
Một số hình ảnh về hoạt động của Bội đội Biên phòng: Thái An - Trần Thường Video: Xuân Quý - Thiết kế: Thu Hằng Kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu 'phi chính trị hóa' Quân độiNhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam và 30 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, Tổng bí thư, Chủ tịch nước có bài viết: "75 năm QĐND Việt Nam anh hùng vững bước dưới lá cờ vinh quang của Đảng". | ||||||||||||||||||||||
Mưa gió đùng đùng sáng mùng 1 Tết, cây cối đổ rạp, không ai ra đường Posted: 24 Jan 2020 08:28 PM PST Nhiều tỉnh miền Bắc như Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng... sáng mùng 1 Tết có mưa lớn, gió giật mạnh khiến nhiều cây cối đổ rạp. XEM CLIP: Mưa lớn ở Thái Bình sáng mùng 1 Tết Năm nay, nhiều tỉnh ở phía Bắc hứng chịu đợt mưa lớn dịp Tết Canh Tý 2020. Tại Hà Nội và các tỉnh như Thái Bình, Phú Thọ, Nam Định, Hải Phòng... từ đêm qua có mưa lớn khiến việc vui chơi của người dân bị ảnh hưởng. Tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình sáng nay tiếp tục mưa lớn, kèm theo gió giật mạnh khiến nhiều cây cối bị đổ rạp. Một người dân ở xã Quang Lịch cho biết, do ảnh hưởng mưa lớn nên hệ thống điện bị cắt để đảm bảo an toàn. Hầu hết người dân không ai ra đường vì mưa quá to.
Sáng nay Hải Phòng mưa to, huyện Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Tiên Lãng... có mưa đá.
Đoàn Bổng - Hoài Anh Quất cảnh tan tác, phố ngập thành sông sau cơn mưa đá chiều 30 TếtHàng chục chậu quất cảnh của tiểu thương chợ hoa TP Việt Trì (Phú Thọ) đổ rạp, rụng nhan nhản sau cơn mưa lớn kèm theo gió và mưa đá kéo dài chừng 20 phút xảy ra trưa nay. | ||||||||||||||||||||||
Tôi và mọi người hãy biến giấc mơ Việt Nam hùng cường thành hiện thực Posted: 24 Jan 2020 02:01 PM PST Chia sẻ với VietNamNet nhân dịp Xuân Canh Tý, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ say sưa với giấc mơ Việt Nam hùng cường và khẳng định điều này là có cơ sở khoa học và thực tiễn. Khơi dậy được tinh thần tự lực, tự cường Năm 2019 là năm thứ 3 liên tiếp chúng ta đạt 12/12 chỉ tiêu phát triển nền kinh tế xã hội, trong đó có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Phó Thủ tướng có thể chia sẻ Chính phủ đã có những "bí quyết" gì để gặt hái được kết quả này? Hai vấn đề lớn nhất trong các nghị quyết kết luận của TƯ, Nghị quyết của QH, trong điều hành của Chính phủ, Thủ tướng luôn luôn nhấn mạnh: "Chúng ta phải coi ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô là số một, là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu; thứ hai là phải khơi thông mọi động lực cho tăng trưởng".
Hai vấn đề này cũng có mối quan hệ với nhau, tăng trưởng cao cũng là một trong những điều kiện để ổn định kinh tế vĩ mô nhưng ổn định vĩ mô cũng là một vấn đề rất quan trọng để tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh theo hướng bền vững. Điều đó thể hiện rõ phương châm: "Chính phủ liêm chính, hành động, kiến tạo và phát triển". Năm 2019 chúng ta còn nhấn mạnh thêm "trách nhiệm", "bứt phá" và mục tiêu cuối cùng là phải hiệu quả. Bên cạnh những vấn đề về kinh tế chúng ta phải hết sức chăm lo vấn đề xã hội. Như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: "Chúng ta sẽ không thu hút đầu tư FDI bằng mọi giá"; mở rộng thông điệp "không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế", thành "không đánh đổi môi trường, văn hoá và văn minh xã hội lấy kinh tế". Vậy theo Phó Thủ tướng, đâu là dấu ấn trong điều hành của Chính phủ? Tôi cho rằng bên cạnh những vấn đề về cải cách bộ máy cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là chúng ta đã khơi dậy được tinh thần tự lực, tự cường, khát vọng của người dân Việt Nam vươn lên để thoát nghèo, để có một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Điều đó tạo sức mạnh rất lớn. Nếu đo lường chỉ số cảm xúc thì chúng ta thấy như Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói trong hội nghị toàn quốc triển khai kế hoạch kinh tế xã hội: "Chưa bao giờ mà chúng ta có một cơ đồ như ngày nay và có cảm nhận rằng vận nước đang lên". Một hình ảnh về một kỳ Sea Games thành công nhất trong lịch sử với 98 tấm huy chương vàng, chỉ đứng thứ 2 sau nước chủ nhà và lần đầu tiên là 2 đội tuyển bóng đá nam nữ đạt huy chương vàng. Trong đó, giấc mơ mấy chục năm về huy chương vàng của bóng đá nam Việt Nam đã thành sự thật. 5 yếu tố làm nên chuyện Tổng bí thư, Chủ tịch nước luôn căn dặn: "Tuyệt nhiên không được ngủ quên trên vòng nguyệt quế". Những gì kết quả của năm 2019 đã là "của ngày hôm qua", vậy còn ngày mai, năm 2020 và những năm tiếp, diện mạo về một đất nước Việt Nam sẽ như thế nào? Chúng ta hoạch định chiến lược cho 10 năm tới với mốc kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng thì Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại có thu nhập ở nhóm nước trung bình cao trên thế giới với GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt 8.000 - 9.000 USD/người. Đến năm 2045, dấu mốc 100 năm thành lập nước, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp, phát triển hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa và có mức thu nhập cao trên thế giới. Đấy chính là ước mơ của Việt Nam, giấc mơ Việt Nam trong 10 năm tới cũng như trong một vài thế kỷ tới. Đó là giấc mơ Việt Nam thịnh vượng, giấc mơ Việt Nam hùng cường, sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới như mong muốn của Bác Hồ. Đồng thời, chúng ta phải nhấn mạnh 2 yếu tố mà chúng ta phải coi như những mũi đột phá trong thời gian tới. Đó là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát huy giá trị văn hóa, tinh thần Việt Nam, phát huy khơi dậy được ý chí khát vọng tự hào của con người Việt Nam. 3 đột phá chiến lược và 2 yếu tố nói trên là 5 yếu tố giúp chúng ta sẽ làm nên chuyện. Một vấn đề mà tôi luôn luôn chiêm nghiệm là, nếu chúng ta không huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân; nếu sự nghiệp đổi mới này mà không có sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo nhân dân và nếu thành tựu của đổi mới mà người dân không được hưởng thì chúng ta sẽ không thành công. Chúng ta thành công được như ngày nay chính là sự nghiệp đổi mới của chúng ta, công việc của chúng ta được nhân dân đồng tình và thành tựu của đổi mới người dân của chúng ta được thụ hưởng, kể cả về vật chất và tinh thần. Hơn lúc nào hết, trong bối cảnh bộn bề những sự kiện sẽ rất sôi động trong và ngoài nước của năm nay đòi hỏi "năm 2020 phải tốt hơn năm 2019" như Thủ tướng đã hứa với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Tôi tin rằng dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của bác Hồ; với những thành tựu chúng ta đã đạt được, biết phát huy những tiềm năng, lợi thế, chúng ta tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế; với sự đồng lòng đoàn kết của toàn đảng, toàn quân, toàn dân trong và ngoài nước thì giấc mơ Việt Nam hùng cường và thịnh vượng hoàn toàn có thể đạt được. Giấc mơ Việt Nam hùng cường và thịnh vượng là có cơ sở khoa học và thực tiễn. Tôi cũng như mọi người đều phải có trách nhiệm để biến giấc mơ thành hiện thực.
Thu Hằng Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đi chợ tết, trả tiền mua thực phẩmSáng 30 Tết, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đi khảo sát, nắm tình hình thị trường, chợ Tết Nguyên đán Canh Tý cuối năm tại chợ Vinh và siêu thị Nghệ An. | ||||||||||||||||||||||
Doanh nghiệp Việt Nam với khát vọng quốc gia hưng thịnh Posted: 24 Jan 2020 02:00 PM PST Nếu không có những doanh nhân tiên phong, dám dương đầu thì không thể hình thành những con đường cho những thế hệ doanh nhân Việt theo sau. "Giấc mơ" tỷ đô Ở góc nhỏ tĩnh lặng của một quán café, Lâm (27 tuổi) dán mắt vào màn hình laptop với những hình đồ họa phác thảo một dự án công nghệ liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Lâm và những người bạn đang tập trung làm dự án này. 27 tuổi, vốn liếng gần như 0 đồng, hành trang là kiến thức ở trường học lẫn trường đời, Lâm lao vào cuộc thử sức mới với một công ty khởi nghiệp non trẻ. Lâm chưa biết dự án có thành công không và mức độ đón nhận thế nào, nhưng Lâm bảo: "Nếu chúng em không bắt đầu bây giờ, thì sẽ không bao giờ có kết quả nào cả. Chúng em muốn làm gì đó có ích cho bản thân, và hơn hết muốn đóng góp cho xã hội".
Hàng nghìn, hàng chục nghìn người trẻ chọn con đường như Lâm đang đi. Họ khát khao được thể hiện mình, dù có thể thành công, trở thành một Nguyễn Hà Đông thứ hai (chàng trai tạo ra trò chơi Flappy Bird nổi danh toàn cầu), nhưng cũng có thể đối mặt thất bại ê chề giống như nhiều bậc đàn anh khác. Lâm đang bước vào một cuộc "thử lửa" thực sự với mức độ đào thải vô cùng khốc liệt. Trước khi làm ông chủ của một doanh nghiệp công nghệ quảng cáo trực tuyến có mặt ở nhiều nước Đông Nam Á, ông Nguyễn Minh Quý, CEO Tập đoàn Internet Novaon cũng phải thành thật là "đã bay mất mấy cái sổ đỏ" trong những năm đầu khởi nghiệp, bị thương trường làm cho "bầm dập" không ít lần. Nếu dừng lại từ ngày đó, ông Nguyễn Minh Quý giờ chắc cũng khác nhiều. Đứng lên sau nhiều lần "vấp ngã", ông Nguyễn Minh Quý vẫn đang hừng hực niềm tin hướng đến mục tiêu doanh thu tỷ đô. Dù rằng, điều đó rõ ràng không phải là dễ dàng. Với quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, ông Quý cũng đang dẫn dắt doanh nghiệp mình tham gia vào cuộc chơi, mong muốn đóng góp vào tiến trình "không thể cưỡng lại" ở Việt Nam. Cơ hội hiện thực hóa khát vọng chưa bao giờ "sáng" như lúc này. Một start-up trẻ như Lâm và cộng sự, hay một doanh nghiệp Internet có tuổi đời gần 15 năm như Novaon sẽ phải trải qua nhiều chặng đường gian khó trên hành trình khẳng định tên tuổi của mình. Nhưng cũng như biết bao doanh nhân, bao doanh nghiệp trên hành tinh này, sự khởi đầu luôn luôn gắn liền với từ "gian khó". Họ cũng đi lên từ hai bàn tay trắng, nhưng bằng khối óc, sự sáng tạo và nhiều yếu tố khác, họ đã trở thành những "người khổng lồ" trong lĩnh vực của mình. "Một thanh niên trẻ có thể xuất thân rất bần hàn nhưng ngày mai có thể trở thành doanh nhân thành đạt, nổi tiếng, thậm chí là những con người nhiệt huyết, gánh trên vai sứ mệnh xã hội, đem lại nhiều giá trị cho cộng đồng, cho người dân. Có rất nhiều những câu chuyện về kinh tế tư nhân, những tấm gương khởi nghiệp thành đạt như vậy trên khắp thế giới và tôi tin là tất cả chúng ta đều biết", phát biểu đầy cảm xúc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn kinh tế tư nhân tổ chức hồi tháng 5/2019. Rồi tại Lễ kỷ niệm 15 năm Ngày doanh nhân Việt Nam (13/10), Thủ tướng cũng nhắn nhủ: "Ở Thung lũng Silicon người ta nói 'bạn sẽ không thành công nếu chưa bao giờ thất bại. Bạn sẽ học được nhiều điều từ thất bại' và ông bà ta đã nói 'thất bại là mẹ của thành công". Nhìn những tỷ phú thế giới bây giờ, không ít người đi lên từ hai bàn tay trắng để rồi dựng lên những đế chế hùng mạnh trên thương trường. Chuyện của vị tỷ phú Elon Musk (sinh ngày 28/61971) là dẫn chứng mới mẻ, sinh động. Ông là một nhà phát minh, doanh nhân, tỉ phú người Nam Phi, lập nghiệp và thành danh ở Thung lũng Silicon của Mỹ với tài sản của ông ước tính là 22,8 tỷ USD. Nhưng trước khi "nổi đình nổi đám" như bây giờ, ông cũng bị thương trường hành cho "lên bờ xuống ruộng" không biết bao lần.
Khát vọng đóng góp cho đời Trong một lần hiếm hoi xuất hiện trên truyền thông, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, đã có câu nói: "Quan tâm của tôi là làm được cái gì cho đời, mang lại cái gì cho xã hội, cho khách hàng hoặc nói rộng ra là cho dân mình". Nói thì đơn giản, nhưng muốn làm được là cả một hành trình dài, phấn đấu không mệt mỏi, và có khi phải đánh đổi nhiều thứ mới đạt được. Vingroup là một trong số ít các doanh nghiệp đã phát triển "thần tốc" trong 10 năm qua. Viettel cũng vậy. Từ mục tiêu ban đầu là quân đội tham gia vào làm kinh tế, đóng góp cho sự phát triển của đất nước, Viettel đã trở thành nhân tố chính thay đổi căn bản hình thái thị trường viễn thông, phổ cập hóa dịch vụ viễn thông, đưa Việt Nam ra thế giới. Từ chỗ làm thuê, vươn lên làm chủ, đến nay Viettel là tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước, là thương hiệu có giá trị lớn nhất Việt Nam và là một trong 500 thương hiệu lớn nhất thế giới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói: "Chúng ta cần có hàng trăm, hàng ngàn và cả một thế hệ các doanh nhân và các nhà công nghiệp dân tộc hùng mạnh, những con sếu đầu đàn và chúng ta cần có cả "đàn chim Việt" bay cao, bay xa trong nền kinh tế toàn cầu". Ước mong của Thủ tướng cũng là khát vọng của hàng triệu trái tim Việt Nam, của hàng trăm nghìn doanh nhân trên khắp dải đất hình chữ S này. Hơn 30 năm sau Đổi mới 1986, chúng ta đã xây dựng được tầng lớp doanh nhân với hơn 700 nghìn doanh nghiệp. Đó là sự tiến bộ đáng kể. Nhưng số lượng như vậy vẫn là ít ỏi nếu tính trên 100 triệu dân, chất lượng cũng là cả vấn đề. Việt Nam vẫn thiếu đi những doanh nghiệp lớn, đủ sức cạnh tranh trên toàn cầu. Chúng ta cũng thiếu doanh nghiệp mang quy mô toàn cầu đúng nghĩa như cách mà Huyndai, Samsung của Hàn Quốc đã làm được. Đó là chưa kể, chúng ta còn phải đối mặt với sự "rơi rụng" của biết bao doanh nhân qua từng năm tháng. Con đường để một doanh nghiệp Việt vươn lên rõ ràng là nhiều gập ghềnh, chông gai, nhưng khi doanh nhân mang trong mình khát vọng "làm lớn", "làm thật" thì chẳng có gì là không thể. Hành trình ấy có người đi được đến đích cuối cùng, có người phải bỏ dở giữa chừng, người thành công, kẻ thất bại nhưng nếu không có những doanh nhân tiên phong, dám dương đầu, thì không thể làm nên những con đường cho những thế hệ doanh nhân Việt theo sau. "Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi".
Lương Bằng | ||||||||||||||||||||||
Những khoảnh khắc đáng nhớ của bóng đá Việt Nam năm 2019 Posted: 24 Jan 2020 05:12 PM PST - Bóng đá Việt Nam đã trải qua năm 2019 với những thành tích vang dội, khép lại bằng tấm HCV SEA Games lịch sử của U22 Việt Nam. Cùng điểm lại những khoảnh khắc ấn tượng nhất trong năm qua. Vĩnh Tường (Clip: On Sports) | ||||||||||||||||||||||
Quốc Trường: Mẹ rơi nước mắt, mất Tết vì trò nghịch dại của tôi Posted: 24 Jan 2020 04:31 PM PST Năm 2019 nhờ cơn sốt mang tên ''Về nhà đi con'', tên tuổi Quốc Trường phủ sóng rộng rãi. Với nam diễn viên sinh năm 1988, đây là một năm nhiều dấu ấn đẹp bởi vậy anh sẽ đón một cái Tết 2020 đặc biệt . - Tết 2020 của bạn sẽ thế nào? Tôi nghĩ sẽ không thay đổi nhiều vì vẫn về quê, gặp dòng họ, đặc biệt tình cảm của gia đình bạn bè dù nổi tiếng hay không cũng không thay đổi, có thể người ta sẽ vui vẻ với tôi nhiều hơn hoặc tôi là tâm điểm nhiều hơn. Có lẽ Tết này đặc biệt khi tôi sẽ làm từ thiện nhiều hơn vì hơn bao giờ tôi hiểu rằng khi mình được nhận nhiều quá phải tìm cách cho đi. Nhiều năm nay cứ Tết đến tôi lại tặng gạo, đường muối, bột ngọt cho các hộ nghèo ở Cần Thơ, năm nay dự tính tăng lên gấp 3 lần. Tôi nghĩ việc làm của mình sẽ ý nghĩa không những cho bản thân mà còn cho xã hội. - Bạn làm từ thiện gấp ba vậy có mừng tuổi cho người thân tương tự? Tôi thấy đây là thủ tục duy nhất còn sót lại của ngày Tết. Giờ pháo không còn, nấu bánh chưng bánh tét hạn chế, toàn mua sẵn... Việc lì xì nhiều hay không tôi không biết, vì tiền giờ mẹ giữ hết rồi (cười). Nói vậy thôi nhưng tự bản thân tôi sẽ lì xì nhiều hơn vì năm nay không chỉ kinh doanh không mà còn thành công với nghệ thuật cũng kiếm được một khoản kha khá nên sẽ biếu ba mẹ và cho cháu nhiều hơn. Tặng ba mẹ là điều tôi hạnh phúc vì biết ba mẹ cầm số tiền nhiều hơn sẽ vui, tuổi già cũng đâu xài gì nhưng tâm lý cứ được cầm nhiều tiền là an tâm chi tiêu. - Ký ức Tết nào ở lại trong bạn sâu đậm nhất? Trong ký ức của tôi, ngày xưa Tết vui lắm, tôi nhớ có đốt pháo, có nấu bánh tét, cảm giác đường vắng chứ không như bây giờ. Ngày xưa đi ra đường cảm được mùi Tết lạ lắm, hoa mai nhiều, tiếng pháo nổ, những đứa trẻ như tụi tôi đi nhặt xác pháo, được lì xì, rồi đánh bài vui ngày Tết chứ không phải sát phạt gì đâu, lâu lâu có người lớn đi qua vỗ tay lì xì, nguyên đám con nít ùa ra, cảm giác vui lắm... - Tuổi thơ Tết với tôi cũng nhiều niềm vui giống bạn, nhưng cũng có một năm giao thừa tôi suýt bị bố đánh vì chạy sang hàng xóm nhặt pháo mà không xin phép bố mẹ… Chị là nhẹ đó chứ tôi bị ba đánh và mẹ khóc. Tôi nhớ mùng 1 Tết khi ấy đang học lớp 7, ngủ dậy chuẩn bị được lì xì thấy trong nhà có hai cái cây bóng đèn dài nghịch cầm khua khua nào ngờ nó bể. Mẹ trông thấy buồn lắm vì mùng 1 vỡ bóng đèn nên mẹ phạt tôi bằng việc cho một trận đòn, không lì xì và mẹ cũng khóc quá trời. Cha tôi nói mẹ: "Sao em mê tín như vậy? Chính những điều em làm vô tình làm lớn chuyện lên. Nếu em coi chuyện bóng đèn vỡ bình thường thì gia đình vẫn bình thường. Giờ em khóc chửi con quá trời chẳng biết chừng sau này buôn bán không lời lại đổ tại nó''. Bị cha nói, mẹ tôi càng buồn, mấy ngày Tết khi ấy nhà tôi không vui, đi ra đi vô là không một tiếng nói, đó quả là cái Tết đáng nhớ trong đời tôi. - Nhiều người bây giờ quan niệm, Tết đến là đi du lịch, đi chơi, không còn mặn mà sum vầy, thăm hỏi họ hàng như Tết truyền thống, bạn thì sao? Tết này tôi dành 2 ngày đi Phú Quốc chơi với gia đình. Sau đó bố mẹ đi Nhật, tôi đã đặt tour rồi. Bố mẹ có tuổi sinh hoạt múi giờ không khớp với tôi, 20-21h ba mẹ ngủ đến 5-6h thức còn tôi lại khác nên không theo nổi nếu đi du lịch xa tới mấy ngày. Thứ hai đi với bố mẹ nhiều khi buồn, ba mẹ lớn tuổi đi với bạn bè cùng lứa tuổi nói chuyện với nhau sẽ rất hợp. Tôi hoạch định một năm cho bố mẹ đi 2 đợt, nếu nước lớn đi một nước còn nước nhỏ đi vài nước. Trong năm 2020 dự tính đầu năm bố mẹ đi Nhật, tầm giữa năm sẽ đi Trung Quốc, Hong Kong, Ma Cao, tùy ba mẹ thích như thế nào thì tiến hành, tôi chỉ gợi ý. - Bạn gợi ý rồi có chi tiền nữa chứ? Cái đó bắt buộc rồi, mục tiêu của tôi trong vòng 3 năm tới ba mẹ phải đi nhiều quốc gia trên thế giới vì tuổi càng già sức khỏe càng yếu. Hy vọng ba mẹ không bao giờ yếu nhưng mình cứ tính theo độ tuổi của khoa học đàn ông trên 75 là không đi nổi nữa rồi, phụ nữ trên 65 cũng vậy, khỏe thì vẫn khỏe nhưng bắt đi bộ nhiều là không nổi. Mẹ tôi năm nay 60, ba 66, điều kiện để ba mẹ đi du lịch các nước nằm trong tầm tay của tôi vì vậy chỉ hy vọng ba mẹ khỏe mạnh hoài để đi hoài. - Món Tết nào mẹ từng nấu khiến bạn ấn tượng nhớ đến bây giờ? Món mẹ nấu ngày Tết tôi nhớ là thịt kho hột vịt và canh khổ qua hầm nhồi thịt. Ngày Tết thường sẽ không ăn theo tiêu chuẩn buổi trưa buổi chiều buổi tối, đôi khi vui quá người ta không để ý chuyện ăn nên nhà nào cũng có sẵn nồi thịt kho hột vịt thật to và nồi khổ qua hầm lớn cứ lúc nào rảnh không có khách là hâm nóng múc ra ăn thôi. Đó là những món tôi nhớ nhất và hương vị của nó sẽ không bao giờ phai. Khi tôi làm kênh giới thiệu nấu ăn có người thắc mắc sao đàn ông mà cứ lo nấu hướng hoài thế, họ đâu hiểu người đàn ông trong gia đình cần phải biết nấu ăn chứ không phải chỉ người vợ mới làm điều đó. Hạnh phúc trong gia đình là sự chia sẻ không phải về vật chất mà là tinh thần, không dùng lời nói phải hành động, đi chợ nấu bữa cơm, đó là hạnh phúc. Người con cho cha mẹ bạc tỷ cũng vui nhưng đi chợ về nấu cho cha mẹ bữa ăn có thể khiến họ xúc động rơi nước mắt. Đó là giọt nước mắt hạnh phúc không giá trị vật chất nào đem lại được. Chỉ những gì về tinh thần người ta mới khóc mà khóc khi vui, khi hạnh phúc thì giọt nước mắt ấy ý nghĩa vô cùng. Trên đời ai cũng kiếm được tiền chỉ là ít hay nhiều thôi nhưng để cho nhau được hạnh phúc không phải ai cũng làm được. Tôi muốn giữ được hạnh phúc gia đình không chỉ cho riêng bản thân mà cho xã hội, vì bữa cơm để mình chia sẻ với nhau trong cuộc sống. Nhiều khi hai vợ chồng ngủ với nhau chưa chắc đã nói chuyện nhiều nhưng ăn bữa cơm cùng lại nói nhiều lắm mà ăn cơm bởi người chồng nấu cô vợ sẽ rất thích hoặc cha mẹ đang bực con tự nhiên con về nấu cho ba mẹ ăn có khi hết la luôn. - Cách đây vài tháng khi trò chuyện với tôi bạn nói mong muốn 32 tuổi sẽ lập gia đình vậy 2020 là 32 tuổi rồi đấy! Tôi cứ thả lỏng thôi, ai đến với mình hợp cưới luôn nhưng tất cả là cái duyên chị ạ. Cảm xúc nó lạ lắm, đôi lúc một ánh mắt nhìn nhau thôi là thao thức cả đêm nhưng có những người đi chơi cả mấy ngày trời cũng không ấn tượng gì. Tôi chưa gặp đúng người để có thể đặt niềm tin và trái tim mình vào, vì lấy vợ tôi xác định lâu dài chứ không phải 1-2 ngày. Tôi muốn giống cha mẹ sống trọn đời bên nhau dù có thể đôi lúc trong cuộc sống, yêu nhau hiểu nhau hy sinh vì nhau và có sự chịu đựng, nếu không thế chẳng giữ được hạnh phúc dài lâu đâu. Thời đại tiến bộ, người ta hay quan niệm nam nữ bình đẳng và động đến chữ hy sinh là có khi phải nói lời… chia tay. Bạn cho đi bạn không nhận lại có nghĩa là hy sinh, nhưng đôi lúc bạn cho đi không nhận lại vô tình làm cho người khác cảm động và thay đổi. Bây giờ cái gì cũng phải có qua có lại, không hy sinh cho ai, như vậy tôi thấy mọi thứ bị máy móc, bị công nghiệp, không phải cảm xúc. - Có thể hiểu trong tình yêu Quốc Trường vẫn phải chờ đợi và cần một người đủ xứng đáng để hy sinh mới lấy làm vợ? Tôi không muốn phụ nữ hy sinh cho mình vì họ là những người cần được yêu, bao bọc và chiều chuộng. Họ không đáng phải hy sinh, đàn ông nên hy sinh vì phụ nữ đã 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau rồi. Tôi rất yêu phụ nữ dù thực tế từng trải các mối tình không vui. Những trải nghiệm từ yêu nhau đến chỗ không hợp chia tay đã khiến tôi đôi khi dè chừng. Bởi vậy trước ngưỡng cửa hôn nhân để lựa chọn ai đó làm bạn đời tôi càng phải thận trọng để những vết sẹo tình si không còn tái diễn nữa. Chờ đợi một người xứng đáng đôi khi cũng là một cảm giác thú vị... Sơn Hà Quốc Trường: 'Tôi phải trả ơn Bảo Thanh'- ''Mỹ nam hot nhất màn ảnh Việt 2019'' đã có một năm hoạt động nghệ thuật đáng nhớ. Tết này anh và Bảo Thanh sẽ tái ngộ trong phim kinh dị chiếu Tết. | ||||||||||||||||||||||
Ký ức không thể quên nơi đất bạn của người bác sĩ mũ nồi xanh Posted: 24 Jan 2020 01:07 PM PST - 2 tháng kể từ khi Bệnh viện dã chiến 2.1 hoàn thành nhiệm vụ tại phái bộ UNMISS Bentiu, Nam Sudan trở về Việt Nam, Thiếu tá Sơn cùng các đồng đội đã dần bắt nhịp trở lại với cuộc sống tại quê nhà. Với Thiếu tá, bác sĩ Lê Hải Sơn, khoảng thời gian được sống, làm việc cùng các đồng đội tại Nam Sudan là những ngày tháng để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong cuộc đời binh nghiệp của anh. Dù bề bộn với guồng quay của công việc, cuộc sống, anh Sơn vẫn luôn dành một góc thật đặc biệt trong tim để lưu giữ những kỷ niệm về mảnh đất nội chiến vùng Đông Phi. Ký ức về những ca bệnh đáng nhớ Thiếu tá, bác sĩ Lê Hải Sơn sinh năm 1983, công tác tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Trung ương quân đội 108. Tháng 1 năm 2018, anh được giao nhiệm vụ bổ sung vào lực lượng Bệnh viện dã chiến 2.1 khi ấy đã thành lập được 4 năm, tập trung huấn luyện tại Bệnh viện 175 (TP. Hồ Chí Minh).
Sau thời gian dài huấn luyện tiền triển khai cùng các đồng đội, chiều ngày 2/10/2018 (giờ địa phương), chiếc máy bay C17 của Australia chở bác sĩ Sơn cùng các cán bộ nhân viên Bệnh viện dã chiến 2.1 đáp xuống sân bay quốc tế thủ đô Juba, Nam Sudan. Quốc gia non trẻ nhất thế giới nằm ở Đông Phi đã trải qua cuộc nội chiến kéo dài suốt từ năm 2013. Tính tới năm 2018, số người thiệt mạng lên tới 50.000 người, hơn 4 triệu người phải tha hương, hơn 250.000 trẻ em suy dinh dưỡng trầm trọng. "Điều lọt vào tầm mắt tôi đầu tiên là những con đường đất bạt ngàn. Sân bay quốc tế chỉ có một chút đường nhựa, còn lại hoàn toàn là đường đất. Từ sân bay, chúng tôi đi bộ khoảng 1km để tới nhà ga quốc tế, nơi chỉ có vỏn vẹn những căn nhà ghép rất thô sơ. Giữa thủ đô được xem là nơi phát triển nhất tại Nam Sudan, tôi vẫn có thể cảm nhận sự tàn phá khủng khiếp của nội chiến kéo dài", bác sĩ Sơn kể.
Sau khoảng 3 đến 4 giờ bay, đoàn Bệnh viện dã chiến Việt Nam đến Bentiu. Nhiệm vụ chính của bệnh viện là chăm sóc, khám và điều trị cho khoảng 3000 nhân viên và binh lính Liên Hợp Quốc, các nước gửi quân. Ngoài ra, bệnh viện cũng tiếp nhận khám, điều trị cho người dân thường nơi đơn vị đóng quân. Trong Bệnh viện dã chiến 2.1, Thiếu tá, bác sĩ Lê Hải Sơn phụ trách bộ phận chẩn đoán hình ảnh cùng 1 kỹ thuật viên. Bộ phận này gồm có 2 máy siêu âm và 2 máy chụp X quang di động. Ca bệnh Thiếu tá Sơn nhớ nhất là một sĩ quan chỉ huy người Mông Cổ. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội nhưng chưa có dấu hiệu ngoại khoa rõ ràng. Từ kết quả siêu âm, bác sĩ Sơn nhận thấy một đám ruột non của bệnh nhân có thành dày, biểu hiện của tình trạng thiếu máu ruột. Sau khi bàn bạc, anh cùng với bác sĩ phẫu thuật quyết định lấy một ít dịch ổ bụng bệnh nhân dưới hướng dẫn của siêu âm đi làm xét nghiệm. Phát hiện thấy dịch máu đỏ tươi, các bác sĩ nghĩ tới đây là ca xoắn, hoại tử ruột non nghiêm trọng. "Ngay cả với những bệnh viện lớn, đây cũng là ca nặng. Nếu không được phẫu thuật kịp thời, bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong", bác sĩ Sơn nhớ lại. Kíp bác sĩ ngay lập tức tiến hành phẫu thuật, lấy đi khoảng gần 1m ruột non thiếu máu, hoại tử cho sĩ quan chỉ huy Mông Cổ. Bệnh nhân đã được cứu sống và ổn định trở lại sau đó. "Ca bệnh này đặc biệt bởi chúng tôi phải đưa ra một quyết định nhanh, chính xác trong điều kiện không đầy đủ các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ. Ngay sau khi biết tin, ngài trưởng y tế phái bộ UMISS tại Bentiu đã biểu dương về năng lực chuyên môn, khả năng cấp cứu và điều trị kịp thời của Bệnh viện dã chiến 2.1 Việt Nam", bác sĩ Sơn cho biết.
Ca bệnh thứ hai để lại ấn tượng sâu sắc cho các bác sĩ là một người dân địa phương. Bệnh nhân nữ mang thai hơn 30 tuần, vợ của thống đốc bang tại Bentiu nhập viện trong tình trạng sốt, thai suy, thiểu ối mức độ nặng. Bệnh nhân lại đang bị sốt rét nên sốt rất cao. Bác sĩ Sơn cùng các đồng đội đã nhanh chóng đưa ra hội chẩn, quyết định đây là ca bệnh phải mổ cấp cứu lấy thai. "Bệnh viện dã chiến 2.1 cũng có bác sĩ sản khoa có thể mổ lấy thai. Tuy nhiên, do thiếu nhiều trang thiết bị hồi sức sau sinh đối với thai nhi sinh non, chúng tôi đã tư vấn người nhà ngay lập tức chuyển bệnh nhân lên bệnh viện tuyến sau để phẫu thuật. Sau mổ, sức khỏe của cả em bé và mẹ đều ổn định", bác sĩ Sơn chia sẻ. Sự chẩn đoán chính xác, kịp thời của Bệnh viện dã chiến 2.1 đã khiến vị thống đốc bang rất biết ơn. Ông có nhã ý tặng các y bác sĩ một con bò, món quà được xem là rất quý giá với người dân Nam Sudan. Trong hơn 1 năm triển khai Bệnh viện dã chiến tại Bentiu, các bác sĩ đã khám và điều trị cho hơn 2000 lượt bệnh nhân, phẫu thuật hơn 50 ca, từ tiểu phẫu cho đến đại phẫu. Đây là con số đáng ghi nhận đối với một bệnh viện dã chiến còn nhiều thiếu thốn về trang thiết bị y tế.
Thích nghi để cống hiến Đoàn công tác Bệnh viện dã chiến 2.1 Việt Nam đến Nam Sudan đúng thời điểm quốc gia châu Phi này đang bước vào mùa khô. Nhiệt độ ngoài trời Bentiu lên tới 40 đến 45 độ, độ ẩm thấp, đất đai khô khốc. Một ngày nơi đây như có đến bốn mùa khi nhiệt độ ngày và đêm có thể chênh nhau đến 30 độ. Trong những ngày đầu tiên, do chưa kịp hoàn thiện việc xây dựng, Bệnh viện dã chiến 2.1 phải triển khai trong lều bạt, dưới cái nắng nóng gay gắt. Mùa khô, nước sinh hoạt rất thiếu thốn. Lượng nước được hỗ trợ trung bình từ 15 - 20 lít/ người/ ngày dùng cho cả việc ăn uống, vệ sinh, tắm giặt không đủ, các bác sĩ phải thay phiên nhau đi lấy nước ở những giếng khoan xung quanh đơn vị bạn."Có những khi phải đợi 4, 5 tiếng, từ chập tối tới tận đêm mới lấy được mấy mét khối nước đem về", bác sĩ Sơn kể.
Khu nhà ở của các bác sĩ là những dãy nhà ghép được các bạn công binh của phái bộ giúp đỡ xây dựng. Mỗi phòng như vậy rộng khoảng 15 mét vuông, có từ 3 đến 4 người ở. Những ngày đầu điều kiện còn thiếu thốn, các bác sĩ phải ngủ trên những chiếc cáng, giường gấp hoặc tự đi cắt những tấm ván về làm phản nằm. Sau 3 đến 4 tháng, những chiếc giường đơn được chuyển đến giúp giấc ngủ đảm bảo hơn. Chúng cũng là đồ vật giá trị nhất các bác sĩ có trong căn phòng nhỏ của mình. Bentiu vào mùa mưa, số lượng người mắc sốt rét rất lớn, trong đó có cả bệnh nhân là cán bộ của bệnh viện. "Anh em cứ ai sốt là nghĩ ngay đến sốt rét. Có khi phải xét nghiệm đến 3,4 lần mới tìm ra được ký sinh trùng gây bệnh. Thế rồi người khỏe điều trị cho người ốm, cũng có khi các bác sĩ tự điều trị cho chính mình", bác sĩ Sơn bảo. Khó khăn về môi trường sống, điều kiện sống đã đành, nỗi nhớ người thân thường trực trong những ngày xa xứ có lẽ là khó khăn lớn nhất người bác sĩ mũ nồi xanh Việt Nam phải vượt qua. Những ngày đầu tới Nam Sudan, các bác sĩ rất khó để liên lạc về với gia đình bởi hệ thống viễn thông, mạng internet gần như không có. Sau khi hoạt động ổn định, bệnh viện được hỗ trợ 2GB mạng internet/người/tháng. Các bác sĩ thường chia đều cuộc gọi ra các ngày để tiết kiệm số dung lượng ít ỏi. "Cứ rảnh rỗi một chút lại thấy nhớ nhà, nhớ con. Đôi khi nhìn người thân qua màn hình điện thoại, chỉ ước có thể ở bên cạnh con, ôm con một chút…", bác sĩ Sơn chia sẻ.
Tháng 6 năm 2019, con trai thiếu tá Lê Hải Sơn khi ấy tròn 3 tuổi, cũng là khi anh sang Nam Sudan làm nhiệm vụ hơn 8 tháng. Cháu bé bị mắc một loại virus lạ, rơi vào trạng thái nguy kịch, phải điều trị hồi sức tích cực tại Bệnh viện Nhi trung ương khiến tâm trí người cha nơi phương xa như có lửa đốt. Vợ của anh, chị Nguyễn Thị Chung cũng là một người lính quân y tại bệnh viện TWQĐ 108 vừa đứng ra cáng đáng việc nhà, vừa một mình chăm sóc con. "Thời điểm ấy, chỉ huy y tế phái bộ, thủ trưởng Bộ Quốc Phòng, thủ trưởng Bệnh viện TƯQĐ 108, thủ trưởng Cục gìn giữ hòa bình Việt Nam và các đồng đội ở Bệnh viện dã chiến 2.1 đã tạo điều kiện giúp tôi về nước để chăm sóc con. Tôi thực sự rất cảm kích và biết ơn", thiếu tá Sơn cho biết. Rất may mắn, nhờ có sự hỗ trợ kịp thời của thủ trưởng Bộ Quốc phòng, thủ trưởng, đồng nghiệp tại Bệnh viện TWQĐ 108 và đặc biệt là sự đồng hành của người cha, cháu bé đã qua cơn nguy kịch. "Tôi trở lại Nam Sudan tiếp tục nhiệm vụ khi con còn chưa bình phục hẳn. Nhưng có lẽ được trở về và cùng con đi qua giai đoạn khó khăn đã là điều quá đỗi may mắn và hạnh phúc với tôi", bác sĩ Sơn xúc động nói.
Ở nơi xa xứ, các bác sĩ luôn tự tìm cho mình niềm vui riêng để vượt qua những phút chạnh lòng. Có người đọc sách, người chơi cờ, người nhâm nhi ly nước chè, người thủ thỉ tâm sự cùng đồng đội. Ngoài công việc khám chữa bệnh, các bác sĩ tăng gia sản xuất, biến khoảng đất khô cằn vùng Bentiu xanh rờn những luống rau, khóm hoa. "Chúng tôi luôn tự nhủ đây là nhiệm vụ Tổ quốc giao phó, vì mục tiêu cao cả, vậy nên có vất vả cũng phải thích nghi và nỗ lực hết sức để vượt qua", thiếu tá Lê Hải Sơn tâm sự.
Ngày 27/11/2019, tốp cuối của Bệnh viện dã chiến 2.1 rời Nam Sudan về nước, kết thúc một năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bệnh viện dã chiến 2.2 lên đường sang mảnh đất nội chiến vùng Đông Phi, tiếp nối thành tích đáng tự hào của những người đồng đội đi trước. Những khóm hoa, luống rau xanh mướt một khoảng đất cằn Bentiu, sẽ tiếp tục được các đồng đội chăm bón. Và những mầm xanh hy vọng vẫn sẽ tiếp tục được gieo xuống, trên mảnh đất chưa hòa bình… Nguyễn Liên Chuyện chồng U80 chăm vợ chạy thận 9 năm- Ông cười nheo mắt, bảo tôi :"Tuổi này ai còn gọi là yêu nữa. Người ta gọi là thương, cháu ạ!" | ||||||||||||||||||||||
Gửi con 20 tháng cho láng giềng, nữ đại uý về làm trưởng công an xã Posted: 24 Jan 2020 10:00 PM PST Đang làm quản lý theo giờ hành chính, gần nhà, nữ Đại úy Lục Thị Như Trang nhận về xã, gửi lại con mới 20 tháng cho hàng xóm trông giúp. XEM CLIP: Đại úy Lục Thị Như Trang phát biểu tại lễ ra quân đưa công an chính quy về xã Để kịp xuống xã Minh Hòa (thị xã Kinh Môn, Hải Dương) làm việc, một ngày mới của đại úy Lục Thị Như Trang (33 tuổi) thường bắt đầu từ 5h sáng. Chị chuẩn bị để đứa lớn 9 tuổi đến lớp, cho đứa nhỏ mới 20 tháng ăn, uống sữa rồi sang nhờ bác hàng xóm trông giúp. Hành động bất ngờ Đại úy Trang tốt nghiệp Học viện Cảnh sát, chuyên ngành CSGT. Tháng 11/2019, khi đang là Đội phó Đội tham mưu tổng hợp, Công an thị xã Kinh Môn, chị làm đơn xin chuyển công tác về xã, cách nhà hơn 10km. Nhiều hôm chị về tới nhà thì con đã thiêm thiếp ngủ nhưng tiếng nấc vẫn còn vì khóc đòi mẹ. Những hôm trực đêm, ca trực kết thúc lúc 7h30 sáng hôm sau, chị phải gửi con nhờ hàng xóm trông giúp.
Phó trưởng Công an thị xã Kinh Môn Nguyễn Đức Ngọc cho hay, tổ chức đã phổ biến chính sách của Bộ Công an về việc đưa công an chính quy về xã. Đại úy Trang chưa thuộc diện vận động vì đang nuôi con nhỏ nhưng đã xung phong về xã khiến tổ chức rất bất ngờ. Đại úy Lục Thị Như Trang tâm sự: "Người mẹ nào cũng muốn được ôm con, được chăm sóc cho gia đình nhỏ. Việc đấu tranh giữa trách nhiệm của người cán bộ chiến sỹ công an nhân dân và bổn phận người mẹ khiến tôi thức trắng nhiều đêm. May mắn là chồng tôi cùng ngành nên anh rất chia sẻ. Anh nói để bố mẹ 2 bên nội ngoại hiểu lựa chọn của tôi. Anh hỗ trợ sắp xếp, tìm người trông con giúp để tôi an tâm về xã công tác". "Nửa đêm, dân gọi công an xuống giải quyết chuyện vợ chồng đánh lộn" XEM CLIP: Trong 356 công an chính quy được điều động về nhận công tác tại xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh Hải Dương ngày 16/11, Đại úy Trang là nữ Trưởng công an xã đầu tiên. "Về xã, tôi được tiếp xúc trực tiếp nhiều với nhân dân. Ban ngày, người dân lên trụ sở thắc mắc từ thẻ chứng minh thư đến quyển hộ khẩu. Nửa đêm, họ gọi công an xuống giải quyết việc hàng xóm mở nhạc to hay vợ chồng đánh lộn, cãi vã...".
Trước tính chất công việc mới, chị phân công 1 phó công an xã và 3 cán bộ công an chính quy khác luân phiên nhau xuống tận nhà dân để nắm bắt tình hình. Sau 22h, chị Trang và ca trực liên tục tuần tra để đảm bảo an ninh trật tự trong khu dân cư. "Những bất hòa hay vi phạm đời sống văn hóa trong dân, tôi nhắc cấp dưới phải khéo léo vận dụng biện pháp nghiệp vụ để giải quyết. Với các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chúng tôi kịp thời tham mưu cho chính quyền để ngăn ngừa hoặc có phương án xử lý dứt điểm", Đại úy Trang chia sẻ.
Vì là vùng thuần nông nên khi có công việc, người dân Minh Hòa lên xã tìm công an rất sớm để họ còn ra đồng làm cho khỏi nắng. Nhiều khi chẳng kịp ăn bữa sáng, chị Trang cùng đồng nghiệp đã phải ngồi ngay vào bàn để tiếp công dân. Người dân hài lòng Nói về công việc mới, chị Trang kể: Có bữa cơm trưa chúng tôi phải bỏ dở, xuống ngay làng vì có đám đánh nhau. Khi xong việc trở về thì ai cũng mệt, qua cả cơn đói. Sự có mặt của chị Trang và các cán bộ chính quy về địa phương công tác đã đem lại cái nhìn tích cực trong từng người dân xã Minh Hòa về hình ảnh người công an mới. "Cô Trang và các chú công an mới về làm việc nhiệt tình, hướng dẫn quy định rất dễ hiểu và nhanh gọn. Sự thay đổi này đem lại nhiều bất ngờ và khiến người dân rất hài lòng", bà Nguyễn Thị Giả, 60 tuổi, trú tại thôn Ngoại chia sẻ.
Cùng chung đánh giá như bà Giả, ông Trần Phúc An (65 tuổi trú tại xóm 7) nhìn nhận: "Ngày trước, tôi lên hỏi mấy việc, công an xã còn phải điện lên huyện để chờ ý kiến, 3 ngày sau mới trả lời được dân. Nay có việc, tôi lên gặp chị Trang và các chú ở đây chỉ mấy phút là xong. Khi biết chuyện cô Trang còn chấp nhận xa con nhỏ, không quản vất vả về đây, chúng tôi thực sự rất cảm kích". Hoài Anh Trong 1 ngày, 356 công an chính quy tỉnh Hải Dương được điều động về xãCông an tỉnh Hải Dương hôm nay tổ chức sơ kết giai đoạn 1 và triển khai giai đoạn 2 đưa lực lượng công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. | ||||||||||||||||||||||
Cứu 5 người trong biển lửa thiêu rụi 2 căn nhà sáng mùng 1 Tết Posted: 24 Jan 2020 08:19 PM PST Sáng Mùng 1 Tết, hỏa hoạn liên tiếp thiêu rụi 2 căn nhà ở Sài Gòn, may mắn 5 người bên trong được cảnh sát PCCC cứu kịp ra ngoài 5h20 sáng mùng 1 Tết, nhiều người dân trong hẻm C2/16V2, tổ 177, ấp 4, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh phát hiện lửa khói bùng phát mạnh tại căn nhà nhỏ, bên trong có nhiều người đang mắc kẹt.
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an huyện Bình Chánh phối hợp với Đội Cảnh sát PCCC và CNCH-Công an quận 8 điều 6 xe chữa cháy chuyên dụng và 44 cảnh sát có mặt tại hiện trường triển khai dập lửa cứu người. May mắn, cảnh sát có mặt kịp thời và giải cứu 3 người bị kẹt trong đám cháy ra ngoài an toàn gồm bà Phụng, Phan Lê Kim Anh, và Phan Quốc Chinh. Sau hơn 20 phút đám cháy được khống chế hoàn toàn. Tại hiện trường căn nhà có tích 96m2 bị cháy và hư hỏng nặng, 3 xe gắn máy, 3 máy may và tài sản cũng biến thành tro.
Cảnh sát PCCC cũng có mặt kịp thời để giải cứu ông Lê văn Lượng (SN 1937) và Nguyễn Hữu Thịnh (SN 2003) bị mắc kẹt ra ngoài an toàn. Vụ cháy khiến một nửa căn nhà rộng 50m2 bị cháy và hư hỏng nhiều tài sản, trong đó có 4 xe gắn máy. Hiện nguyên nhân hỏa hoạn đang được làm rõ. Thủ đoạn ma mãnh của kẻ phóng hỏa giết 5 người ở TP.HCMLiên quan đến vụ cháy 5 người chết ở Sài Gòn, đến nay nghi can Nguyễn Hữu Phước (tự Hiền, SN 1982, ngụ quận 9) đã khai báo chi tiết về quá trình gây án. Như Sỹ | ||||||||||||||||||||||
Chuột khổng lồ ở Hà Nội, nặng gần 50kg ăn rau và thích bơi lội Posted: 24 Jan 2020 06:28 PM PST Những con chuột nặng tới 50kg, ăn rau củ quả và hiền lành như lợn đang được nuôi tại một vườn thú ở Hà Nội. Một vườn thú ở Hà Nội đang nuôi 3 con chuột lang Nam Mỹ, hay còn gọi là chuột nước. Dù mới hơn 2 năm tuổi nhưng chuột đã nặng khoảng 50kg. Loài gặm nhấm lớn nhất thế giới này đã được đưa về nuôi thử nghiệm tại Hà Nội vài tháng qua. Ông chủ của 3 con chuột cho biết, đây là loại chuột ăn rau củ quả chứ không phải chuột ăn thịt nên rất hiền lành và dễ nuôi.
Kỳ diệu Hà Nội sáng mùng 1 Tết, đường phố bỗng thênh thangSáng mùng 1 Tết Canh Tý 2020, các con phố Hà Nội thưa thớt người đi lại, không còn cảnh ô tô xe máy chen chúc nhau vào giờ cao điểm. Phạm Trần | ||||||||||||||||||||||
Posted: 24 Jan 2020 02:00 PM PST Thế hệ trẻ sinh từ năm 1996 đến 2010 chỉ coi vàng như một món đồ trang sức, họ hờ hững trước sự lấp lánh của kim loại quý này. Hờ hững với vàng Thế hệ Z là những cá nhân sinh từ năm 1996 đến 2010, họ là những tiêu dùng trẻ nhất trên thị trường vàng thế giới. Theo một báo cáo của Hội đồng vàng thế giới (WGC), thế hệ Z không có nhiều cảm xúc với vàng như cá thế hệ trước. Trong mắt họ, vàng chỉ như một trang sức. Họ cũng không coi vàng như một tài sản để cất đi như cha mẹ, ông bà đã từng vậy. Cuộc khảo sát của WGC cho thấy, nhiều người thế hệ Z chưa mua vàng để đầu tư trước đây nhưng đang có ý định này trong tương lai nói rằng họ lo ngại về vàng giả, độ tinh khiết của vàng hoặc không tin tưởng doanh nghiệp bán vàng cho họ. Tại Trung Quốc, đất nước luôn quan tâm tới vàng, chỉ 12% người thế hệ Z có ý định mua trang sức vàng, ít hơn nhiều so với thế hệ Thiên niên kỷ (23 đến 38 tuổi) và những người từ 39 tuổi trở lên.
Giới trẻ có thể sẵn sàng chi nhiều hơn cho hàng xa xỉ nhưng không thích vàng như thế hệ lớn tuổi. Đặc biệt, sự quan tâm của họ đối với trang sức bằng vàng cũng rất ít ỏi nếu so với các nước khác. Ấn Độ và Trung Quốc có điểm chung là các thế hệ càng lớn tuổi thì càng có ý định mua vàng. Tại Ấn Độ, có 24% đối tượng khảo sát thuộc thế hệ Z nói sẽ mua vàng nữ trang trong 12 tháng tới, thấp hơn tỷ lệ 33% và 36% ở thế hệ thiên niên kỷ và nhóm người khảo sát từ 39 tuổi trở lên. Tại Mỹ, cũng chỉ có 10% những người thuộc thế hệ Z có ý định mua vàng nữ trang trong 12 tháng tới. Thị hiếu thay đổi của người trẻ có thể là một cảnh báo cho ngành công nghiệp vàng vốn coi Trung Quốc là thị trường mua lớn nhất. Có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu vàng toàn cầu gần đây được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư quỹ giao dịch nhiều hơn là mua làm trang sức. Hội đồng vàng cho rằng vàng vẫn được coi như công cụ giữ giá trị quan trọng. Dù rằng người trẻ có thể muốn lợi suất cao và muốn chấp nhận rủi ro thông qua nhiều hoạt động đầu tư, thế nhưng họ vẫn tin vàng trong vai trò công cụ giữ tài sản trong dài hạn. Vàng vẫn sáng trong năm 2020 Trong khi giới trẻ thờ ơ với giá vàng thì kim loại quý vẫn luôn sáng. Vàng hiện vẫn là công cụ đầu tư phổ biến thứ ba trên thế giới, chỉ sau gửi tiền ngân hàng và bảo hiểm nhân thọ. Cuộc khảo sát về tương lai giá vàng, các nhà đầu tư tham gia khảo sát Main Street của Kitco News có chung nhận định giá vàng sẽ tăng tiếp trong suốt cả năm nay. Trong tổng số 1.749 ý kiến tham gia khảo sát, có tới 80% số người được hỏi cho rằng giá vàng sẽ tăng tiếp, ít nhất là đạt trên 1.600 USD/ounce khi kết thúc năm 2020. Có 25% số người được hỏi, tương đương 439 ý kiến, thậm chí cực kỳ lạc quan với tương lai giá vàng và họ tin rằng kim loại quý này sẽ vượt đỉnh lịch sử của năm 2011 khi đạt trên 2.000 USD/ounce vào cuối năm. Đây là mức kỷ lục có thể đẩy gía vàng trong nước lên tương đương 50 triệu/lượng. Ở nhóm dự báo giá giảm, chỉ có chưa đến 9% số người được hỏi cho rằng giá vàng sẽ giảm và kết thúc năm 2020 ở mức thấp hơn hiện tại. Chỉ có chưa đến 1% dự báo giá vàng sẽ lui xuống dưới 1.000 USD/ounce.
Trước đó trong năm 2019, cuộc khảo sát của Kitco News cho thấy có khoảng 1/3 số người được hỏi dự báo giá vàng sẽ kết thúc năm ở mức 1.500 USD/ounce. Và thực tế rằng giá vàng năm vừa rồi đã tăng 19% và kết thúc năm ở mức 1.523 USD/ounce bởi chính sách nới lỏng tiền tệ toàn cầu kết hợp nỗi lo suy thoái kinh tế khiến cho nhu cầu đầu tư trong các tài sản an toàn, bao gồm vàng, gia tăng. Nhà phân tích kì cựu của Phố Wall, Byron Wien, khẳng định: "Hãy theo dõi vàng vào năm 2020 đi! Đây là cơ hội để chúng ta có một khoản đầu tư thú vị". Theo FactSet, tính cả năm 2019 giá vàng tăng khoảng 17,3%. Trong báo cáo "Triển vọng thị trường hàng hóa năm 2020", Ngân hàng ING Bank (Hà Lan) nhận định giá vàng sẽ vẫn được hỗ trợ trong suốt năm 2020 vì vẫn tồn tại những bất ổn xung quanh các tranh chấp thương mại và tăng trưởng toàn cầu. Theo báo cáo của ING Bank, trong quý I/2020, giá vàng dự kiến ở quanh mức 1.500 USD/ounce. Sau đó, giá kim loại quý này sẽ giảm xuống còn 1.470 USD/ounce trong quý II và quý III trước khi tăng lên 1.480 USD/ounce trong quý IV. Tính chung cả năm 2020, ING Bank dự báo giá vàng sẽ ở mức trung bình là 1.475 USD/ounce. Bảo Anh | ||||||||||||||||||||||
Chuyện lạ ven hồ Gươm Tết này, vườn hoa vẹn nguyên sau đêm giao thừa Posted: 24 Jan 2020 05:50 PM PST Sau giây phút ngắm pháo hoa, vườn hoa ven hồ Gươm vẫn rực rỡ khoe sắc, không hề bị tan tác, giẫm đạp không thương tiếc như các năm trước. XEM CLIP: Mặc dù thời tiết Hà Nội mưa lớn, gây ngập nhiều tuyến phố, tối qua vẫn có rất đông người đổ về hồ Hoàn Kiếm để chứng kiến màn pháo hoa chào đón năm mới. Tuy nhiên, so với những năm trước, năm nay lượng người giảm đi đáng kể. Không còn cảnh chen chúc giữa phố đi bộ, cảnh tượng giẫm đạp lên vườn hoa, cây cảnh. Kết thúc màn pháo, các vườn hoa ven hồ đều không bị hư hại, nhiều loại hoa bung nở chào năm mới.
Hà Nội mưa ngập sầm sập, hồ Gươm vắng lặng trước giao thừaCơn mưa chiều tối 30 Tết khiến một số tuyến phố Hà Nội bị ngập, phố phường vắng người qua lại, các hoạt động chào đón năm mới kém sôi động hơn. Đoàn Bổng | ||||||||||||||||||||||
Háo hức lần đầu tiên ăn Tết ở chung cư Posted: 24 Jan 2020 02:08 PM PST - Tết là dịp những người thân trong gia đình quây quần bên nhau. Với những người xa quê, Tết nơi "đất khách quê người" mang lại nhiều trải nghiệm đáng nhớ, nhất là lần đầu tiên đón Tết ở chung cư như tôi. Rời quê vào TP. Hồ Chí Minh học tập và làm việc được hơn chục năm nay, thế nhưng tôi chưa một lần ăn Tết ở nơi đất khách quê người. Đây là năm đầu tiên tôi đón Tết ở thành phố, càng đặc biệt hơn nữa khi đây là lần đầu tiên gia đình nhỏ của tôi ăn Tết ở chung cư mới.
Những ngày giáp Tết, nhìn dòng người hối hả mua sắm ngoài phố rồi sau đó lũ lượt về quê càng khiến tôi cảm thấy nôn nao. Các hành lang chung cư nơi gia đình tôi sinh sống ngày thường rộn rã tiếng nói cười thì giờ đây vắng lặng hẳn, một số gia đình cũng "tay xách nách mang", đưa con cái về quê nội – quê ngoại ăn Tết.
Sau những buổi tiệc tất niên ấy, các gia đình cùng nhau bắt tay vào chuẩn bị Tết. Bác trưởng ban quản trị chung cư nơi tôi sống là người đứng ra thống kê các khoản đóng góp của các hộ dân để mua lá dong, nếp, thịt heo, đậu xanh, lạt… để chuẩn bị gói bánh chưng. TP.HCM khẩn cấp di dời các hộ dân sống ở hai chung cư chờ sập- Để đảm bảo an toàn, những hộ dân đang sinh sống tại 2 chung cư cũ thuộc cấp nguy hiểm ở quận 6, TP.HCM sẽ được di dời khẩn cấp.
| ||||||||||||||||||||||
Tết ở xứ người mới thấy quý chiếc lá dong, miếng kẹo quê Posted: 24 Jan 2020 05:42 PM PST 'Lần đầu tiên thấy quý cái lá dong đến vậy. Cái lá bé tí mà tính ra khoảng 10 nghìn đồng/lá. Đã vậy, chúng em phải đặt trước 2 tuần mới có'.
23 tuổi và đã sang Nhật làm việc được gần 2 năm, Vũ Thị Linh cho biết, công việc của cô thuộc bộ phận sản xuất linh kiện điện tử. 'Vì người Nhật không làm đêm nên người Việt sang diện thực tập sinh phải làm đêm. Ca làm việc bắt đầu từ 16 giờ đến 1 giờ sáng hoặc từ 0 giờ đến 9 giờ sáng hôm sau'. Linh nói, làm đêm lương cao hơn nhưng không tốt cho sức khỏe. Tuy vậy ai cũng cố gắng chịu đựng vì mục đích kiếm tiền. Cô kể, ở đây, nếu may mắn thì được làm việc cho những công ty quý người Việt. 'Họ thường xuyên hỏi thăm về cuộc sống hằng ngày của công nhân, tổ chức các hoạt động giúp thực tập sinh hòa nhập được với người Nhật, hay cuối năm có tiệc tất niên, thậm chí một số công ty còn có thưởng Tết…'. 'Công ty mình không được như thế. Ngày mới sang, họ có quan tâm một chút nhưng càng ngày số lượng thực tập sinh càng tăng nên việc đó không còn nữa'- Linh chia sẻ. Khi cô sang Nhật được 3 tháng thì đến Tết dương lịch. Năm đó, cô và các bạn được nghỉ Tết 6 ngày. Vì người Nhật không nghỉ Tết âm lịch nên cả nhóm coi như Tết dương lịch là dịp nghỉ Tết âm luôn.
'Em nhớ bố mẹ, người thân, bạn bè, nhớ mùi vị của những món ăn ở nhà, và thèm cái không khí Tết ở Việt Nam'. Mới sang, chưa quen đi lại nên cả nhóm Linh ở nhà nấu ăn, gọi về cho gia đình chúc Tết mọi người. 'Trong lúc nói chuyện, mắt ai cũng rưng rưng vì nhớ nhà, nhưng sau đó lại tự trấn an bản thân vì ngày hôm sau còn phải đi làm nữa'. Năm nay, khi Linh đi lễ chùa vào ngày mồng 1 Tết dương lịch, gặp nhiều người không quen biết nhưng cô đều nhận được lời chúc mừng năm mới. 'Em khá bất ngờ và xúc động. Em cũng đáp lại họ bằng câu chúc đó, rồi họ mỉm cười. Chỉ vậy thôi mà em cảm nhận được sự ấm áp của tình người. Từ đó, thấy bớt cô đơn khi đón Tết ở nơi xứ người'. Linh cũng háo hức kể, 'Tết âm lịch năm nay chắc sẽ vui hơn một chút. Bởi sau hơn 1 năm ở Nhật, chúng em đã quen và hiểu thêm về văn hóa Nhật. Nghỉ Tết, mấy chị em rủ nhau đi chơi trong ngày rồi về nhà cùng nhau nấu vài món ăn Việt. Mấy chị em còn định mua lá dong về gói bánh chưng, làm tất niên đúng như ở nhà'.
Không được đông vui như cộng đồng người Việt ở Nhật Bản, Lê Trang (du học sinh ở Thụy Điển) cho biết, Tết Nguyên đán của Việt Nam là ngày đi học, đi làm bình thường ở Thụy Điển nên cô không tổ chức gì. Cộng đồng người Việt ở đây thưa thớt, nên ngày Tết với Trang vẫn như ngày thường. '2 năm gần đây, ngày Tết đều rơi vào những ngày em đi hội thảo nên em không làm gì đặc biệt. Cuối tuần, nếu có thì em đi ăn với các bạn châu Á khác'. Hồng – một du học sinh ở Pháp kể về lần đầu tiên đón Tết xa nhà: 'Lần đầu tiên thấy quý cái lá dong đến vậy. Cái lá bé tí bằng lá bánh tẻ mà tính ra khoảng 10 nghìn đồng/lá. Đã vậy, chúng em phải đặt trước 2 tuần mới có. Đây cũng là lần đầu chúng em gói bánh không có lạt. Và là lần đầu tiên em trở thành nhân vật chính gói bánh còn các đồng đội cắt dây buộc bánh'. 'Mọi năm ở nhà, việc này là mẹ làm, năm nay không có mẹ, em phải tự làm mọi thứ, thấy vất vả làm sao. May là có bạn bè hỗ trợ, nếu không thì em làm không xuể mất', Hồng nói.
Thái Hà - cũng là một du học sinh ở Pháp cho biết, ở khu vực cô sống, mùa đông rất lạnh, thường xuyên ở mức 0 độ và có tuyết rơi. Nơi đây, cộng đồng người Việt cũng chỉ có khoảng vài trăm người. Dịp Tết Nguyên đán, trường cô cũng tổ chức một buổi tiệc có tên là 'Asia New Year' (Năm mới của người châu Á). Tham gia buổi tiệc này, các thành viên tới từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… cùng nhau làm một số món ăn đặc trưng mời mọi người như: há cảo, chè đỗ, cơm rang thập cẩm và nhiều món ăn vặt lạ miệng như me ngọt, ô mai... 'Buổi hôm đó rất đông. Trong buổi tiệc đó, em mang tới món kẹo cu-đơ Hà Tĩnh- một món em rất thích. Ngạc nhiên hơn là người nước ngoài cũng rất thích thú với nó và hỏi rất nhiều về nguyên liệu và cách làm', Thái Hà hào hứng kể. Tự nhiên... lại Tết!Tết đến kéo theo hàng tá những mối bận tâm: tốn nhiều tiền, guồng quay công việc bị phá vỡ, câu chuyện quanh năm nhưng Tết vẫn bị nhắc nhở "bao giờ lấy vợ/chồng", chuyện chè chén, nhậu nhẹt... Nguyễn Thảo |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất trong ngày - Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét