“Đón năm mới đến” plus 24 more |
- Đón năm mới đến
- Thương tiếc LÊ ĐÌNH KÌNH
- NHỮNG LƯỠI RẮN BÒ RA TỪ ĐỒNG TÂM
- Ngày 2/5/2017, Người dân Đồng Tâm xếp hàng dài đón cụ Lê Đình Kình xuất viện
- NHỤC LẮM CHÚ Ạ !
- CUỐI CHẠP về núi MÂY TÀO
- Cộng sản ác ghê!
- Bà Dương Quỳnh Hoa: nguyên Bộ trưởng Y Tế Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam
- ĂN TRỘM MÀ DÁM THUYẾT ĐẠO ĐỨC SAO?
- Thư gửi Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội Thủ tướng Chính Phủ
- Nhân vụ Đồng Tâm, đọc lại lịch sử
- Cụ Lê Đình Kình – Nhập Cuộc và Ra Đi
- ĐÂU LÀ MỤC ĐÍCH và MỤC TIÊU TRẬN TẬP KÍCH vào ĐỒNG TÂM rạng sáng 9/1/2020?
- ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM
- TỰ ĐI TÌM SỰ THẬT
- Huỳnh Ngọc Chênh: VÌ SAO AN NINH ĐIỀU TRA BỘ CÔNG AN BẮT CÓC NGUYỄN THÚY HẠNH?
- Ai khủng bố ai?
- Mến Phục Lê Đình Kình
- Máu thấm trên đất Đồng Tâm
- Lời đe doạ từ trụ sở cơ quan an ninh điều tra, Bộ công an số 3, phố Nguyễn Gia Thiều.
- BÀ NGUYỄN THÚY HẠNH CÓ THỂ SẼ KHỞI KIỆN BỘ CÔNG AN VỀ HÀNH VI VU KHỐNG CÔNG DÂN
- SAU 2 NGÀY, ĐÃ CÓ THÊM 30 NGÀN USD GIÚP BÀ CON ĐỒNG TÂM
- TẠI SAO CỤ KÌNH BỊ BẮN CHẾT?
- CẢNH SÁT VỀ LÀNG
- Không thể đặt việc răn đe công dân làm trọng tâm
Posted: 24 Jan 2020 11:39 AM PST | ||||||||||||||||
Posted: 24 Jan 2020 11:38 AM PST * **Nhang thơm tay chấp cuối năm, nguyện cầu Dương Nội Đồng Tâm yên bình. Trầm hương dâng Lê Đình Kình, hãy luôn an nghỉ trong tình quê hương. Ông, thân Sậy Đất, phong sương, trước mùa gió chướng Bắc phương bão bùng. Từng bầy lang sói tàn hung, đêm khuya tru tréo, săn lùng sủa dân, bấu xương, hút máu, cắn chân, nhe răng cạp đất, cấu thân Sậy già. Ba con sói tuột hố ga, tiếng tru chó chết, giọng ma hời tàn. *** Lê Đình Kình với tâm an. Nông dân Đất Việt bàng hoàng tiếc thương. Thủ Thiêm, 2020 Đoàn Thuận. | ||||||||||||||||
NHỮNG LƯỠI RẮN BÒ RA TỪ ĐỒNG TÂM Posted: 23 Jan 2020 02:04 PM PST Phạm Trần Cuộc hành quân của lối 3,000 Công an và Quân đội vào Thôn Hoành, Xã Đồng Tâm, gần Thủ đô Hà Nội lúc 4 giờ sáng ngày 09/01/2020 đã để lại vết nhơ rõ nét của một nhà nước ngụy ngôn và không ngại dùng bạo lực, dù dã man, tàn bạo để giữ quyền lợi bất chính. Nạn nhân của những kẻ ăn gian nói dối, không còn xứng đáng là lãnh đạo của cả hệ thống Chính trị cường quyền trong vụ Đồng Tâm, gồm có Cụ Lê Đình Kình, người đứng đầu "nhóm đồng thuận" bảo vệ 59 mẫu đất nông nghiệp, và 3 Công an tấn công vào nhà cụ Kình. Trong khi cụ Kình, 84 tuổi, có 58 tuổi đảng, nguyên Huyện ủy viên và nguyên Bí thư đảng bộ Xã Đồng Tâm, chưa hề trong đời bị kỷ luật Đảng, đã bị Công an vu khống "cấu kết với thế lực lưu vong bên ngoài" để chống đảng và tư lợi, thì nhà nước lại vội vã vinh danh 3 Công an tham gia tập kích cụ Kình. LƯỠI RẮN Nhưng 3 Công an gồm Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh, Phó Trung đoàn trưởng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an và Trung úy Phạm Công Huy, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP.Hà Nội thiệt mạng ở đâu ? Ban đầu, Công an đưa tin ám chỉ như cả Cụ Kình và 3 Công an đều chết ở khu vực đang có thi công xây dựng tường rào ở khu đồng Sênh, cách nhà Cụ Kình ít nhất 3 cây số. Thông báo đầu tiên của Công an viết:"Từ ngày 31-12-2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn theo kế hoạch. Trong quá trình xây dựng, sáng 9-1-2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh; 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương. Các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, các đơn vị liên quan đang tiến hành xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn theo kế hoạch." Tiếp tay cho tin bịa đặt của Công an, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) phụ họa:"Dư luận bàng hoàng, căm phẫn và mong muốn các cơ quan chức năng sớm xử lý nghiêm minh các đối tượng mạo danh "nhân dân" đã sát hại một cách dã man 3 chiến sĩ công an làm nhiệm vụ bảo vệ công trình xây dựng tường rào khu vực sân bay quân sự Miếu Môn và đảm an ninh trật tự xã hội, giữ gìn sự bình yên cho nhân dân tại Đồng Tâm hôm 9/1 vừa qua." (VOV, 13-01-020) Nhưng khi bị chất vấn tại sao lại xây tường vào ban đềm và có thật là dân đã tập trung chống "người thi hành công vụ" lúc 4 giờ sáng, khi thực tế dân đang ngủ trong nhà thì Công an lại đổi giọng để "di chuyển" vụ gây ra án mạng 4 người, từ đồng Sềnh về khu nhà cụ Kình ở Thôn Hoành. Thứ trường Bộ Công an, Trung tướng Lương Tam Quang nói với Báo chí sáng ngày 14/01/2020:" Theo kế hoạch, sáng 9/1 sẽ xây tới khu vực xã Đồng Tâm nên Công an Hà Nội phối hợp với các lực lượng của Bộ tiến hành triển khai các chốt nhằm đảm bảo an toàn cho trụ sở xã, cán bộ xã, cán bộ thôn. Xác định 20 đối tượng trọng điểm để ngăn ngừa. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác bị các đối tượng trong "tổ đồng thuận" tấn công bằng lựu đạn và bom xăng cùng nhiều vũ khí khác… Trong quá trình truy đuổi đối tượng trực tiếp cầm lựu đạn chạy về nhà Lê Đình Chức và sang nhà ông Hợi, đã có một tổ công tác gồm 3 chiến sỹ bị rơi xuống hố kỹ thuật với chiều cao 4m. Ngay lập tức, các đối tượng đã đổ xăng và đốt các chiến sỹ dưới sự chỉ đạo của Lê Đình Kình." Rõ như ban ngày : cả 3 Công an đều rơi xuống hố một lượt khi họ truy đuổi các đối tượng, nhưng không có tin họ đã bị "tổ đồng thuận" tấn công. Thế nhưng, đến chiều cùng ngày 14/01 (2020), tại lễ phát động phong trào gọi là "học tập tấm gương dũng cảm hi sinh" của 3 công an trong quá trình làm nhiệm vụ tại thôn Hoành, ông Tướng Lương Tam Quang lại nói khác. Ông kể:"Tổ công tác đã truy đuổi, triển khai bắt giữ, các đối tượng tiếp tục sử dụng bom xăng, gạch đá, tuýp sắt dài 2m có gắn lưỡi dao đâm vào tổ công tác khiến 3 cán bộ công an bị thương, rơi xuống hố giữa nhà Lê Đình Hợi và Lê Đình Chức. Các đối tượng đã ném bom xăng, đổ xăng xuống hố, phóng hỏa, khiến 3 cán bộ, chiến sĩ công an hi sinh." Đáng chú ý: tên người chỉ đạo tấn công Lê Đình Kình không còn trong lần cáo cuộc này. HÌNH "LIỆT SỸ" ĐÂU ? Nghe thì "thê thảm" và "dã man" tầy trời đấy, nhưng Nhà văn, Đại tá Phạm Đình Trọng đã nghi vấn:"Nhưng các tướng công an ở sở chỉ huy trận đánh đưa thông tin về ba cái chết mà không có nổi một tấm hình đủ sức thuyết phục, đủ sức chứng minh xác thực về cái chết của công an ở Đồng Tâm rạng sáng 9.1.2020. Có cái chết thực thì nơi ba công an ngã xuống không thể tùy tiện di chuyển hết nơi này đến nơi khác. Cái chết đau lòng có thực đó cũng đã được ghi lại bằng nhiều tấm ảnh xúc động và đầy sức thuyết phục, không mơ hồ và giả tạo như hai, ba tấm ảnh nghèo nàn do dư luận viên tung lên mạng." Ông Trọng còn thắc mắc:"Kéo đại quân bất ngờ đánh vào một làng quê nhỏ bé, quyền chủ động hoàn toàn thuộc về công an khai chiến. Trong trận đánh, người dân bị khống chế, giam trong nhà, người dân chỉ tự vệ cũng bất lực. Công an hoàn toàn làm chủ tình thế, làm chủ diễn biến trận đánh mà có tới ba sĩ quan công an cấp tá, cấp úy nối nhau lao xuống "hố kĩ thuật" chết thảm thì kĩ năng, nghiệp vụ của những sĩ quan công an đó quá tồi dẫn đến cái chết quá lãng nhách, không đáng. Cơm ăn, áo mặc từ tiền thuế của dân, nhận đồng lương ưu đãi từ tiền thuế của dân mà nỡ cầm khẩu súng có được cũng từ tiền thuế của dân bắn vào dân rồi nhận cái chết do tự té xuống "hố kĩ thuật". Dù đau lòng, thương tâm nhưng đó là những cái chết tầm thường của những con người công cụ phản bội nhân dân, chống lại nhân dân." BẢO VỆ TỔ QUỐC NÀO ? Nhưng trước mắt đảng và chính phủ thì "những cái chết tầm thường" vẫn xứng đáng được vinh danh "liệt sỹ" vì đã "góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Rất tiếc 3 "liệt sỹ" Công an không hy sinh ở biên cương lãnh thổ hay ngoài Biển Đông chống quân Tầu xâm lược mà lại ở "mặt trận đàn áp dân, chiếm đất" ở Thôn Hoành ! Phải chăng "sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" đã bị đặt sai chỗ, hay Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã hết còn biết Thôn Hoành không phải là Tổ quốc ? Vì vậy việc tâng công có chủ ý cấp tốc và trái thông lệ phải qua nhiều qúa trình cứu xét đã được tuyên truyền như sau: " Ngày 10-1, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho 3 cán bộ Công an, đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Tờ trình nêu rõ: Thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung ngày 16-7-2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9-4-2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xác nhận liệt sỹ và cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với 3 cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ Công an. Cũng trong ngày 10-1, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã ký Quyết định truy tặng Huân chương chiến công Hạng nhất cho ba cán bộ, chiến sỹ công an đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc." (báo Công an Nhân dân(CAND), ngày 12/01/2020) BẤT NHÂN-BẤT NGHĨA Bên cạnh những vu cáo, mạ lỵ Cụ Lê Đình Kình và dân Đồng Tâm chống Chính quyền Hà Nội cưỡng chế 59 mẫu đất nông nghiệp được "tổ chức lưu vong nước ngoài hướng dẫn cách bạo động", Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang còn nói :"Qua tài liệu thu thập được tại nhà Lê Đình Kình cho thấy, một số tổ chức lưu vong, phần tử chống đối đã hướng dẫn "tổ đồng thuận" cách làm bom xăng, tạo quả nổ, hướng dẫn mua sắm vật tư làm vũ khí… Nhiều đối tượng tự gắn mác đại diện nhân dân Đồng Tâm, hỗ trợ nhóm đồng thuận gây thanh thế, quyên góp tiền bạc. Về tiền quyên góp được, gần một nửa chia cho bố con, anh em ông Kình." Toàn là ngôn ngữ tố cáo riêng của Công an, không ai biết thực hư ra sao vì Công an không đưa ra bằng chứng. Báo chí nước ngoài ở Việt Nam và cả "làng báo, đài" của đảng cũng không dám xông mình điều tra lời cáo buộc của Lương Tam Quang. Nhưng sau khi cụ Kình bị Công an hành quyết bằng 4 phát đạn vào đầu (2), tim (1) và vào chân (1), nhiều người dân trong và ngoài nước đã gửi tiền Phúng Điếu đến Gia đình cụ Kình như một nghĩa cử "nghĩa tử là nghĩa tận", theo phong tục của người Việt Nam. Tuy nhiên Bộ Công an đã yêu cầu Vietcombank phong tỏa, không cho người đứng tên tài khoản Nguyễn Thúy Hạnh lấy ra trao lại cho Gia đình Cụ Kình. Ngày 17/01 (2020), Bộ Công an loan báo:"Để phục vụ yêu cầu điều tra, mở rộng vụ án, trong đó có hành vi tài trợ khủng bố, Cơ quan điều tra đã đề nghị các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước phối hợp rà soát, phong tỏa một số tài khoản có liên quan. Bộ Công an thông báo và đề nghị các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước nâng cao cảnh giác, không gửi tiền vào tài khoản của những người có hành vi kêu gọi tài trợ và thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng xác minh, xử lý. Hiện cơ quan chức năng đã phong tỏa tài khoản số 0611001987139 mở tại ngân hàng VCB mang tên NGUYEN THUY HANH. Danh sách các tài khoản nghi vấn liên quan, Bộ Công an sẽ thường xuyên cập nhật khi có thông tin. Trong bản tin phát trên VTV, Nguyễn Văn Tuyển, đối tượng được giao nhiệm vụ thường xuyên phát trực tiếp trên Facebook các thông tin sai lệch về nguồn gốc đất sân bay Miếu Môn, đã khai nhận được những đối tượng ở nước ngoài liên lạc tài trợ tiền để thực hiện các hoạt động gây rối an ninh trật tự như: Việt Tân, chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, Triều Đại Việt. Số tiền nhận từ các tổ chức khủng bố, nhóm đối tượng sử dụng một phần để mua lựu đạn, hung khí, chế tạo bom xăng để sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng, phần lớn số tiền còn lại sử dụng vào các hoạt động chi tiêu cá nhân. Các tổ chức khủng bố còn chỉ đạo nhóm đối tượng tìm mua vũ khí, nghiên cứu các tài liệu trên mạng Internet để chế tạo bom xăng nhằm chống lại các lực lượng chức năng khi bảo vệ việc xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn. Trong số các đối tượng tấn công lực lượng chức năng thời gian qua, có những trường hợp vì thiếu hiểu biết mà bị nhóm đối tượng cầm đầu kích động, lôi kéo." Tin của Công an viết thêm:" 528 triệu đồng là số tiền mà Nguyễn Thúy Hạnh đã kêu gọi được sau 3 ngày phát động từ các cá nhân trong và ngoài nước. Ngoài một số tài khoản ghi nội dung phúng điếu, có nhiều tài khoản có lời lẽ kích động, ca ngợi số chống đối tại Đồng Tâm... Nguyễn Thúy Hạnh là đối tượng chống đối chính trị, tháng 12/2019 Nguyễn Thúy Hạnh được tổ chức Việt Tân trao giải thưởng Lê Đình Lượng, đã 3 lần bị lực lượng chức năng của Việt Nam xử phạt hành chính về hành vi tụ tập trái phép và biểu tình trái phép." "Đại tá Phan Nguyên Hùng, Phó cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an cho biết: "Qua theo dõi thấy rằng, có rất nhiều đối tượng trong và ngoài nước trong đó có một số đối tượng tổ chức khủng bố Việt Tân đã chuyển tiền vào tài khoản của Nguyễn Thúy Hạnh. Để kịp thời ngăn chặn, ý đồ của các đối tượng, Bộ Công an đã tiến hành phong tỏa tài khoản của Nguyễn Thúy Hạnh để tiếp tục điều tra, làm rõ mục đích sử dụng số tiền thu được". Kể cũng lạ, trước cuộc tấn công, giết cụ Lê Đình Kình sáng ngày 09/01 (2020), không thấy Bộ Công an tố cáo Cụ Kình hay Tổ Đồng Thuận đã nhận tài trợ từ các Tổ chức lưu vong, trong đó có Việt Tân. TƯỚNG THƯỚC - ĐẠI TÁ QUANG Nhưng trước những tin hỏa mù một chiều và độc quyền về Đồng Tâm của Bộ Công an, dư luận trong và ngoài nước vẫn hoang mang không biết tin ai thì lác đác đó đây đã có những phát biểu "tát nước theo mưa", ủng hộ nhà nước của một số cò mồi dư luận. Trong số này, nổi bật hơn cả có Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên đại biểu Quốc hội, nguyên Tư lệnh Quân khu 4. Ông nói :"Đây không phải là vụ án hình sự thông thường mà là có dấu hiệu chống phá Nhà nước. Theo dõi diễn biến sự việc ở xã Đồng Tâm suốt thời gian qua, tôi thấy rằng, hơn hai năm vừa qua, chính quyền đã thể hiện sự kiên nhẫn, nhân nhượng rất nhiều lần. Ai sai thì phải giáo dục để sửa, nhưng nếu khi đối tượng vẫn ngoan cố thì phải xử lý theo pháp luật. Vì chính quyền càng nhân nhượng thì kẻ địch đứng đằng sau càng giật dây để nhóm đối tượng càng lấn tới. Nên không thể nhân nhượng nữa mà phải hành động quyết liệt. Đây không chỉ là tội giết người trong vụ án hình sự đơn thuần mà theo tôi còn là tội chống phá chế độ, chống phá Nhà nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia và nhân dân. Nhóm đối tượng đã giết hại những cán bộ, chiến sĩ công an đang vì nhân dân phục vụ. Vụ việc tại xã Đồng Tâm có dấu hiệu cho thấy thế lực thù địch bên ngoài đứng đằng sau để bày mưu kế, bơm tiền, đưa vũ khí cho nhóm chống đối. Đã là mâu thuẫn đối kháng có bàn tay của địch ở đằng sau thì phải kiên quyết trấn áp bằng sức mạnh và mưu lược, chứ không thể theo cách tuyên truyền, thuyết phục thông thường." "Mục đích của thế lực thù địch, của tổ chức khủng bố ở bên ngoài là muốn tạo ra ở xã Đồng Tâm một nhóm phản loạn nhằm chống lại Nhà nước của chúng ta." (báo Quân đội Nhân dân (QĐND), ngày 21/01/2020) Lời nói của Tướng Thước giống hệt như tố cáo không bằng chứng của Công an. Ông Thước đã đóng vai quan tòa để buộc tội "nhóm chống đối", trong đó có cụ Lê Đình Kình, người đã qua đời và không thể phản bác vạch ra sai trái và chủ quan, một chiều của Tướng Thước. Như vậy, nói xấu và đổ tội cho người đã chết thì người sống có vinh dự gì, nhất là đối với một Tướng lĩnh như Nguyên Tư lệnh Quân khu 4, Nguyễn Quốc Thước ? Trái với quan điểm một chiều và chủ quan của Tướng Thước, Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang, người đã về Đồng Tâm nhiều lần thảo luận vụ tranh chấp 59 mẫu đất với Cụ Lê Đình Kình, đã lên tiếng trong bài viết của ông phổ biến trên Internet ngày 22/01/2020. Ông Quang qủa quyết :"Tôi khẳng định ĐCSVN đã phạm sai lầm cực kỳ nghiêm trọng khi quyết định sử dụng bạo lực thay cho đối thoại ôn hòa hoặc tranh tụng pháp lý trước tòa, dẫn đến một kết cục đẫm máu cho cả 2 phía, gây chia rẽ trong xã hội và làm ly tán lòng dân. Thử hỏi, 93 triệu người dân Việt Nam, nhất là 4,5 triệu kiều bào ta ở nước ngoài, từ nay có ai tin vào "chính sách đại đoàn kết và hòa hợp, hòa giải dân tộc" của Đảng nữa hay không, khi Đảng đã ra tay sử dụng vũ lực để giết hại người dân ngay trong thời bình? Qua vụ thảm sát Đồng Tâm này, có thể thấy rõ câu trả lời là: KHÔNG! Theo Đại tá Quang thì:"Họ có thể đã đạt được điều họ muốn: Đã tiêu diệt được kẻ chủ mưu, rắn đã bị đánh dập đầu, từ nay sẽ vĩnh viễn không còn những buổi họp thường kỳ của "nhóm Đồng thuận" được tổ chức trong ngôi nhà này nữa! Cũng với chính mục đích và mục tiêu như vậy nên họ mới ra tay hủy hoại tan hoang nhà riêng cụ Kình lẫn tư gia của 2 người con trai, cướp và mang đi mọi tài sản có giá trị trong 3 căn nhà này, như: TV, tủ lạnh, máy vi tính .v.v… cho đến chiếc ô tô mới mua của cháu Lê Đình Uy (đăng ký xe mang tên vợ là Nguyễn Thị Duyên), đặc biệt là chiếc tủ gỗ mà bên trong "cất giữ một lượng lớn tiền mặt mà gia đình dành dụm được trong những năm qua cùng mọi hồ sơ, tài liệu, văn bản, chứng cứ của cụ Kình lưu giữ hàng chục năm nay"! Sự tàn ác, dã man đã đạt đến đỉnh điểm mà ngay chính các thành viên trong 3 ngôi nhà này, khi được thả về để lo hậu sự cho cụ Kình, không còn có thể nhận ra đây là 3 căn nhà mà chỉ vài hôm trước họ đã từng sinh sống! Sao các người có thể tàn ác như vậy với đồng chí của mình, một đảng viên chưa hề bị kỷ luật đảng, một công dân chưa có tiền án, tiền sự, và chưa bị kết án là tội phạm trước bất cứ tòa án nào? Đây chính là sự tàn độc, dã man, thú tính, không còn tính người!" (01/020) Liệu những lới ta thán và lên án gay gắt Đảng và Nhà nước của Đại tá Quang có đánh thức lương tâm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không, hay cũng chỉ là nước đổ đầu vịt như đã từng xẩy ra với những Lãnh đạo Cộng sản đã cạn máu Việt Nam ? -/- Phạm Trần | ||||||||||||||||
Ngày 2/5/2017, Người dân Đồng Tâm xếp hàng dài đón cụ Lê Đình Kình xuất viện Posted: 23 Jan 2020 02:04 PM PST Tôi đăng lại bài viết này để xem có phải Cụ Kình chỉ được một dúm người ủng hộ hay không? Ngày 2/5/2017, Cụ Lê Đình Kình ra khỏi bệnh viện và trở về. Nhân dân Đồng Tâm nô nức đi đón Cụ. Nhiều tờ báo nhà nước đã tường thuật sự kiện này. Bài viết này của báo Tuổi trẻ và được nhiều báo khác đăng lại. TTO - Sau 10 ngày điều trị tại Bệnh viện Việt Đức do bị gãy xương đùi, chiều 2-5, cụ Lê Đình Kình đã được đưa về với gia đình tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội. Từ chiều 2-5, rất đông người dân Đồng Tâm đã xếp hàng dài từ ngoài đường làng đến trước cổng nhà cụ Lê Đình Kình để chào đón cụ Kình trở về - Ảnh: Nguyễn Khánh
Trước đó, cụ Kình cùng 3 người khác bị tạm giữ hôm 15-4. Sau đó Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã hủy bỏ quyết định tạm giữ đối với 4 người. Trong cuộc đối thoại với người dân xã Đồng Tâm hôm 22-4, chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định: "Đúng sai trong việc bắt giữ mọi người và cụ Kình thì sẽ đợi Bộ Công an thanh tra. Với trách nhiệm của tôi, tôi đảm bảo sẽ công tâm, khách quan và xử lý nghiêm túc". Ông Lê Đình Kình, nguyên Bí thư Đảng uỷ, chủ tịch UBND xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội giai đoạn những năm 1980. Ông Kình được người dân trong xã kính nể vì sự hiểu biết, minh mẫn và kiên quyết trong đấu tranh chống tham nhũng tại địa phương. Ông Kình và một số cụ cao niên trong làng đại diện cho nhiều người dân đứng ra tố cáo các vấn đề sai phạm trong quản lý đất đai và vi pháp pháp luật của các cá nhân lãnh đạo, cán bộ xã Đồng Tâm. Nhiều nội dung ông Kình tố cáo đã được cơ quan chức năng kết luận là có cơ sở và xử lý kỷ luật các cá nhân vi phạm. Theo những người dân ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm cho biết ngày 15-4, ông Lê Đình Kình cùng một số người dân trong thôn được cơ quan chức năng huyện Mỹ Đức yêu cầu đưa đi chỉ mốc lộ giới tại khu vực đất Đồng Sênh. Tuy nhiên, ông bị bắt và đẩy lên xe và đưa đi. Sau đó, ông Kình đã phải nhập viện điều trị vì bị gãy xương. Đến ngày 16-4, TP Hà Nội mới phát đi thông tin cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi "gây rối trật tự công cộng" và đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ ông Kình cùng 3 công dân khác về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra. Việc bắt giữ ông Kình như vậy khiến người dân thôn Hoành bức xúc, nhiều người đã phản ánh trong buổi đối thoại với chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, cho rằng tổ chức bắt người như vậy là "thô bạo". Tại buổi đối thoại, ông Chung chia sẻ với bức xúc của người dân và khẳng định: "Việc cơ quan chức năng bắt giữ người, các cụ nêu ra là lừa chỉ mốc giới rồi bắt, lãnh đạo TP đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Công an thanh tra việc bắt giữ của Công an thành phố là ai sai đến đâu sẽ xử lý đến đó, vì pháp luật là thượng tôn". Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, sau khi bắt giữ ông Kình được một ngày, ngày 16-4 Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã có công văn đề nghị huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với ông Kình, vì ông đã khai báo về hành vi phạm tội, nhân thân chưa có tiền án tiền sự, không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giữ. Trên cơ sở này, Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ của cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đối với ông Kình. L.ANH - T.HOÀNG - N.KHÁNH - D.LIỄU - H.THANH Nguồn Tuổi trẻ | ||||||||||||||||
Posted: 23 Jan 2020 02:03 PM PST Hôm qua tôi về quê làng Vũ La, thực hiện tình cảm nghĩa vụ TẾT với Tổ tiên, họ hàng như mọi năm. Nhưng năm nay thấy cả làng yên ắng, chả thấy cờ hoa, Cổng chào, khẩu hiệu "Mừng Đảng, Mừng Xuân" tưng bừng như mọi năm. Nhìn cánh đồng làng từ chân tre ra tít bờ đê vừa bị cưỡng chế cách đây 1 tháng, họ đổ đất cát, ủi trắng hết rồi. Đây là cánh đồng "bờ xôi ruộng mật", hai vụ lúa, một vụ màu ngàn đời của dân làng, mà bây giờ mất sạch! Khi xưa có khẩu hiệu "Lúa cấy chưa xong, chưa yên lòng ăn Tết"! Nay thì trắng tay hết rồi. Thế này còn gì mà Tết nhất, với "Mừng Đảng, mừng Xuân"!? Hỏi ra thì, trong làng bây giờ chia rẽ ra 3 phe: Mấy cán bộ Trưởng thôn, chi ủy thì tay sai của "trên", dân kêu gì, thì bảo "chúng cháu phải làm theo lệnh trên" (!); phe thứ 2 là những người dân đành "bán ruộng 97 triệu đồng 1 sào", giờ im lặng, né tránh, "đỉa cắn chân ai, người ấy giẫy"; phe thứ ba, còn lại hơn 80 gia đình, phần lớn là đảng viên, cựu chiến binh, thành phần cốt cán của Đảng CS, lại kiên quyết đấu tranh đòi minh bạch, công khai vẫn chưa nhận tiền mà ruộng thì bị cướp, san ủi hết rồi… Từ CCRĐ đến giờ mới lại thấy dân làng chia rẽ và u buồn đến thế. (Sau bài viết này, chắc "trên" lại về thúc ép "toàn hệ thống chính trị đồng loạt ra quân", cờ, đèn, kèn, trống lòe loẹt, inh ỏi khắp hang cùng, ngõ hẻm làng Vũ La để thấy khí thế "cách mạng tiến công và thắng lợi to lớn"(!) Tôi vào thăm ông anh họ, 2 vợ chồng đều là đảng viên kỳ cựu. Bà 52 năm tuổi đảng, ông thì tuổi đời tuổi đảng xấp xỉ Cụ Kình. Bà gẫy chân, ngồi xe lăn, ông bị xuất huyết não nhẹ, mới ở bệnh viện về… Tôi vừa chào, bắt tay, hỏi: Sức khỏe anh thế nào? Ông lại trả lời: - NHỤC LẮM CHÚ Ạ! Đấy, đấu tranh nên bây giờ thế này đây … Cả đời hai vợ chồng hết lòng phấn đấu cho Đảng, chưa bao giờ bị phê bình, kiểm điểm, thế mà bậy giờ bọn nó cướp đất, bà ấy đấu tranh, nó kỷ luật cảnh cáo; còn tôi không trực tiếp ra đấu tranh, nó cũng cảnh cáo vì không bảo được vợ (?). Mấy đứa ranh con lên làm cán bộ, nó không cần biết mình là ai, cứ lệnh trên về nó thi hành. Mình mà đấu tranh hăng tí nữa, khéo nó cũng diệt mình như Cụ Kình thôi. Chú bảo, Dân biết, Dân bàn, Dân kiểm tra, Dân hưởng thụ cái mả mẹ chúng nó. Nó lấy đất của Dân làm gì? Lúc nó nói cho công ty này, lúc lại bảo cho doanh nghiệp kia. Dân bảo, trưng quyết định có dấu đỏ ra, trưng bản vẽ quy hoạch ra cho Dân xem; mời chủ doanh nghiệp về họp bàn thương thảo với Dân… Nó lờ đi hết. Rồi nó lại bảo, "làm khu công nghiệp", nhưng công nghiệp gì, quy hoạch thế nào? Nó không trả lời. Cứ cho cán bộ về vận động, họp hành đủ kiểu, giở mọi mánh khóe, thủ đoạn, cô lập, chia rẽ từng hộ dân ra, mua chuộc, dọa dẫm, rồi cho cả xã hội đen về đe dọa… Chúng nó biết, lên phường về thành phố thì giá đất cao lên, rồi nghe đâu sang năm 2020, giá đất sẽ được điều chỉnh cao lên nhiều, thế là nó quyết cướp trắng sát nút cuối năm 2019. Sáng sớm, nó cho hàng ngàn công an về chốt chặt các cổng làng, bao vây dọc đường làng, bên ngoài cánh đồng nó cho hàng đàn xe chở đất cát đổ khắp nơi, hàng đàn xe ủi tràn lên tất cả. Vài chục người lọt được ra đấu tranh thì nó xúm vào bắt vứt lên xe như con vật; đây, con gái nhà này bị nó kéo lê hàng trăm mét; mấy đứa chụp ảnh, ghi hình, bị chúng nó cướp mất điện thoại… Đấy chú xem, cánh đồng màu mỡ ông cha để lại mấy mươi đời làm ăn sinh sống của cả xóm làng, nó từ đâu đem quân về căng dây thép gai, ngăn rào, chiếm hết đất cả cánh đồng vào giáp tận chân tre làng mình. Có đời thuở nào có quân cướp như vậy không? Đúng là CƯỚP. Chả còn pháp lý, đạo lý gì nữa! Mình ngần này tuổi đời, tuổi đảng, trải qua bao nhiêu đấu tranh vì Dân, vì Nước mà bây giờ bất lực, nhìn chúng nó hoành hành như vậy, có NHỤC không hả chú! Tôi còn biết nói gì nữa! Chỉ an ủi anh chị giữ sức khỏe và biếu chút quà Tết động viên hai đồng chí đảng viên kỳ cựu của làng quê mình. Bây giờ đã biết cái Đảng mình tôn thờ bấy lâu, nó là gì rồi! 22/1/2020 Mạc Văn Trang | ||||||||||||||||
Posted: 23 Jan 2020 02:02 PM PST * Đạp rừng tìm một nhành mai Giữa Mây Tào ngỡ như ngoài nhân gian. Dưới cây bao lớp lá vàng Lẫn trong khe đá muôn ngàn sắc xuân. Hoang vu thêm nỗi xa gần Trăm năm cũng chỉ một lần một thôi Đem thanh xuân hiến cho đời Mê say sông nước một trời thơ trăng. Lên đây quên nhớ đôi đằng Trán ưu tư để vết hằn ngày mai Núi mây nhìn xuống sông dài Tưởng đâu cây cỏ hình hài phân thân. ** Với đời mơ ước xanh dần Với ta năm tháng lần khân trong mùa Cuối rừng thoáng bóng hoa mua trên non mai nở vàng đưa xuân về. Bao mùa gõ guốc đêm mê Bao mùa bụi phủ bốn bề non yên Lộc xanh trẩy hội mọi miền Và bầy én nhỏ về nghiêng cánh gần. *** Tàn đông cây cỏ thanh tân Cuối năm ngồi nghỉ dưới chân một ngày Dốc dài cát bụi còn bay Một đời ta ngỡ như đầy chiêm bao. Cõi kia, trước đã ai vào Chỗ này, sau nữa ai chào đón ai? Hoa ngàn tự nở rồi phai Hương trời thầm ủ hạt mai sang mầm. Tóc tơ đời chỉ trăm năm Đĩa mùa gõ nhịp giữa âm dương này Chưa đêm đã đợi ánh ngày Ngó sen biếc giữa bùn lầy cõi ta. Khói sương đầy tóc mẹ già Giọt mồ hôi thấm vườn cà nương rau Đất quê cắt rốn chôn nhau Tình muôn năm cũ gửi vào hồn quê. Yêu nhau xin vẹn lời thề Nụ hồng, người tặng người, về tương lai. ĐOÀN THUẬN | ||||||||||||||||
Posted: 22 Jan 2020 12:50 PM PST Trần Ngọc Sơn 23/01/2020 Ngày 16/1/2020, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức trọng thể Lễ tang 3 "liệt sỹ" " hy sinh" tại xã Đồng Tâm, được Nguyễn Phú Trọng truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất; Nguyễn Xuân Phúc cấp Bằng "Tổ quốc ghi công"; Khi đã gọi là "liệt sỹ", " hy sinh" có bằng bối, huân chương thì có thể xem sự cố Đồng Tâm là một trận đánh "công đồn đả viện đẹp". Lực lượng công đồn có xe bọc thép tùng thiết với hơn 1000 chiến sỹ, được trang bị súng ống tận răng. Đả viện là phương tiện phá sóng tối tân, lực lượng bao quanh không cho ai bén mảng đến Đồng tâm, không một luật sư, ký giả, báo chí nào được phép hiện diện chứ đừng nói tiếp viện. Phe địch gồm 6 người là con cháu cụ Lê Đình Kình và một số nông dân bị chiếm đất, dân làng bị bao vây không cho ra khỏi nhà. Cụ Kình, một nông dân 84 tuổi đời và gần 60 tuổi đảng, đã từng tuyên bố "Phải giữ đất dù phải hy sinh xương máu", "nhân dân tin tưởng vào Đảng và Chính phủ". Theo Bộ công an, "địch" được trang bị bằng vài bao tải gạch đá, hai lít xăng, dăm ba quả lựu đạn và một số dụng cụ nông nghiệp như dao phóng lợn, vài tuýp sắt to bằng đầu ngón tay cái..."Phải giữ đất dù phải hy sinh xương máu" Cuộc công đồn đả viện xảy ra khuya ngày 09/01/20 vào 2 hoặc 4 giờ sáng qua đó phía địch 1, phía Đảng 166. Với lực lượng áp đảo "địch/ta", đó gần như là chiến thuật biển người. Ấy thế mà lực lượng cảnh sát cơ động thiệt ba sỹ quan do vớ vẩn tự ngã xuống ''giếng trời'' giữa đêm khuya, (Bộ công an không đưa bằng chứng nào về sự cố chết của ba sĩ quan này), phía địch chỉ có cụ Kình bị bắn chết trên giường ngủ, ít nhất là một phát phá nát đầu gối, một phát ân huệ ngay giữa tim bắn thẳng, tiếp cận, 22 người bị bắt. Bộ công an cho biết không có chiến sỹ nào chết hoặc bị thương do lựu đạn, dao phóng lợn, gạch đá. Dù trước đó lực lượng sảnh sát cơ động đã diễn tập ở Saigon, (tôi muốn dùng lại chữ Thành phố mang tên Bác, nhưng xấu hổ quá không dùng được), diễn tập ngay tại cánh đồng Sênh, sát bên Đồng Tâm. Ấy vậy nhưng không tránh khỏi ba sỹ quan chết vớ vẩn khi rơi xuống hố trong đêm khuya như trộm cắp. Không một ký giả nào dù tất cả đều của nhà nước được có mặt ở Đồng Tâm. Công đồn hùng hậu như thế và đả viện thì cấm tất ! Phá sóng, cắt điện thoại, không ai được ai bén mảng tới Đồng tâm. Miệng, mắt nhân dân đã bị bịt kín !. Các báo nhà nước chỉ đăng lại nguyên văn thông cáo của Bộ công an, không hơn không kém. Cấp cao nào quyết định hạ sát cụ Kình để trừ hậu hoạn? Việc Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vội vã ký quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cấp bằng "Tổ quốc ghi công" vì "xả thân bảo vệ đất nước, bảo vệ an ninh Quốc gia" cho ba chiến sỹ thiệt mạng chứng tỏ rằng quyết định giết cụ Kình xuất phát từ những người nói trên. Lại nữa, chính Nguyễn Xuân Phúc thú nhận: "Đồng Tâm là đám lửa nhỏ, nếu không sớm dập tắt, nó sẽ cháy lan ra diện rộng". Tham nhũng cháy lan ra hay chống tham nhũng cháy lan ra?
Tuy nhiên, nếu nhìn lại từ lúc tiếng súng của nông dân Đoàn Văn Vươn nổ ra tại Tiên Lãng, ông Đăng Văn Hiến bắn chết ba kẻ đến cướp đất, cho đến Vụ Đồng Tâm, người ta có thể thấy nhân dân chống đối ngày càng tăng cường độ mặc dù chính quyền đàn áp cật lực. Đó là quy luật tất nhiên: càng bất công càng chống đối, con giun xéo mãi cũng quằn. Nhà tù chỉ tạo thêm căm thù chế độ; Cô Thùy Dương, vụ Thủ Thiêm, ném chiếc giày vào mặt chính quyền qua bản mặt của Chủ tịch Hội đồng nhân dân Nguyễn thị Quyết Tâm. Cách đây mấy hôm thôi, bà Nguyễn Thúy Hạnh, người nhận tiền đóng góp giúp đỡ gia đình tù nhân lương tâm trong đó có gia đình Đồng Tâm, tuyên bố: "Nếu bị bắt tôi sẽ ra tòa với nụ cười này, bởi tôi không làm điều gì hổ thẹn với lương tâm". Đến nước đường cùng nhân dân sẽ liều chết. Thế thôi. Qua vụ hạ sát ông Kình và đàn áp bạo lực ở Đồng Tâm, chính phủ gọi là "kiến tạo" của Nguyễn Xuân Phúc đã rơi mặt nạ. Nguyễn Phú Trọng đốt lò trong đảng, nhưng rõ ràng ông ta xem nhân dân chống tham nhũng, nhân dân chống Trung Quốc là kẻ thù của đất nước: đất nước của đảng và đất nước của Trung Quốc. Hai mà một! "Giữa thời bình, chiến sỹ của ta phải hy sinh trước nhân dân của mình" Một cựu chiến binh tuyên bố: "Đồng đội tôi đã phải hy sinh trước kẻ thù, đó là một sự mất mát to lớn. Nhưng giữa thời bình, chiến sỹ của ta phải hy sinh trước nhân dân của mình, đó là một điều đau xót vô cùng". Dù chính quyền có mồm năm miệng mười bịa đủ chứng cớ để đơn phương kết tội gia đình cụ Kinh, một gia đình có hai câu tuyên bố "Phải giữ đất dù phải hy sinh xương máu", "nhân dân tin tưởng vào Đảng và Chính phủ" cũng không che đậy được tội giết dân, giết đảng viên của mình. Trầm trọng hơn nữa là huy động cả một tiểu đoàn trang bị tận răng để đán áp, thủ tiêu một người, một gia đình nhất định chống tham nhũng, bảo vệ đất đai của dân Đồng Tâm đến cùng dù rằng gia đình cụ Kình không có quyền lợi gì trực tiếp ở đó. Lực lượng hùng hậu đó thay vì đàn áp dân, nên đưa ra biển chống xâm lược của các đồng chí Trung Quốc, bảo vệ biển đảo thì dù có chết cũng còn để lại sự thương tiếc trong nhân dân, đó mới đáng gọi là hy sinh vì Tổ quốc. Không thể nói bừa "hy sinh vì Tổ quốc" trong việc đàn áp dân này. Nhất là khi sự chết của ba sỹ quan Công an vì rơi xuống "giếng trời" thật vớ vẩn. Tết này tôi không còn lòng dạ nào đón Tết nữa. Trong đầu tôi không lúc nào quên "Cộng sản ác ghê", giống như cụ Hồ đã từng viết "Địa chủ ác ghê" để khởi đầu chiến dịch giết dân trong cải cách ruộng đất. Có điều "Cộng sản ác ghê" là thật, còn "Địa chủ ác ghê" là bịa vì sau đó cụ Hồ phải rơi nước mắt cá sấu để xin lỗi dân năm nào. Trần Ngọc Sơn, viết từ Paris 23/01/2020 | ||||||||||||||||
Bà Dương Quỳnh Hoa: nguyên Bộ trưởng Y Tế Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam Posted: 22 Jan 2020 12:50 PM PST | ||||||||||||||||
ĂN TRỘM MÀ DÁM THUYẾT ĐẠO ĐỨC SAO? Posted: 22 Jan 2020 12:49 PM PST Vũ Hữu Sự Thứ tư ngày 22 tháng 1 năm 2020 3:53 PM Người xưa dạy phải lập đức, lập công rồi hãy lập ngôn. Trước hết phải hoàn thiện nhân cách, tạo lập công trạng rồi nói viết thuyết giảng người ta mới tin thế nhưng y bảo chỉ cần lập chức là tha hồ lập ngôn. Tôi nghe nhiều cha chú lão thành, trí thức đã huỵch toẹt cơ chế khi biến thành vũ khí cho nhiều kẻ cơ hội, bất tài, tham lam lợi dụng cho mục đích thăng tiến của mình với quá nhiều những thói xấu kèn cựa, tị hiềm, tham lam hơn thua bằng mọi giá, tồn dư của một thời phong kiến mà do không được giáo dục nên nhân cách ngày càng thối nát khi kéo bè kéo cánh tranh giành quyền lực, bổng lộc, đánh hội đồng những người trung trực cô thế, không quen với thủ đoạn, họ đã tồn tại và hạ cánh an toàn hết lớp này đến lớp khác mà còn được tưởng thưởng huân huy chương bằng những tờ khai, xác nhận dối gian đã làm ảnh hưởng và biến dạng đến nhân cách giới trẻ, xã hội, dân tộc như 2 tội phạm Son, Tuấn.. Khi có quyền lực, chính chúng là những kẻ xem ai kêu dạ, bảo vâng bất chấp đúng sai thì đánh giá tốt, sử dụng, đãi ngộ thậm chí cho hưởng thụ.. Kéo dài như vậy đã tạo nên bất công, tạo nên một lớp người a dua, giả dối, phỉnh nịnh rồi thủ đoạn, tráo trở, hèn ác, tham lam nhưng lại được khoác mẫu mực của thứ đạo đức giả sẵn sàng chửi bới, trù dập người ngay thẳng, trung trực bất kể là lão thành cách mạng, bậc hiền tài hay trí thức, kể cả tiểu nhân với cả một người phụ nữ hàng xóm là giáo viên hiền lành như vụ ông cựu chủ tịch An Giang hay khai man, thao túng, lộng hành ngay với các anh em cựu chiến binh trung trực như Hồ Xuân Mãn cựu bí thư tỉnh Thừa Thiên - Huế, buông thả lối sống suy đồi mua dâm học sinh như cựu chủ tịch tỉnh Hà Giang.. Chỉ là bị thần kinh hay khốn nạn lắm mới lạc quan không đau đáu thậm chí quặn thắt từng khúc ruột. Không khóc sao được khi đất nước bị bao vây bởi đủ loại " xiềng xích " của các nhóm lợi ích lớn, nhỏ dưới đủ thứ mỹ từ sáo rỗng, trá hình, bởi sự làm ăn chụp giựt, bết bát từ trung ương đến địa phương, bởi sự băng hoại đạo lý, văn hoá sống của xã hội ở mọi lĩnh vực.. Tệ hơn là bị bao vây bởi tư duy xơ cứng, giáo điều, trì trệ, ích kỷ.. giam hãm nước Việt. Sẽ có bao nhiêu cán bộ được quy hoạch và sau một chuyến qua bên ấy đào tạo cán bộ cao cấp chúng sẽ cõng thêm bao nhiêu boxit Tây Nguyên, Formosa, thép Cà Ná.. cho dân tộc Việt phải diệt vong.. Bình đẳng, công bằng, dân chủ, văn minh kiểu gì mà chỉ mỗi việc là " con quan lớn", chỉ chừng ba mươi tuổi, chẳng một chút cống hiến mà được ngồi chễm chệ trên ghế cán bộ cấp cao.. so với nhiều cựu chiến binh mất mát thân thể bảo vệ Tổ quốc, còn phải lê lết đói nghèo, biết bao hài cốt liệt sĩ hơn 30 năm mà gia quyến ước nguyện được đưa về quê nhà hương khói không sao thực hiện được, cả trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng tốn biết bao tiền của, nợ nần để rồi thất nghiệp (nói thẳng ra là xí nghiệp, công ty không chịu nhận khi trong lý lịch khai trình độ đại học) muốn có việc làm thì bắt buộc phải quay lại học trung cấp.. Minh chứng xã hội đang quay lại thời phong kiến thối nát là từ lỗ hổng rành rành chạy chức chạy quyền là do cứ hô hào ra vẻ đổi mới để mị dân nhưng vẫn công khai bám víu cách làm cũ nhất là đổi mới chính trị và công khai quy chụp những người trung trực là suy thoái, là phản động như quy chụp..bởi số quá đông xôi thịt 30 % ăn trên ngồi trốc, sáng xách ô đi chiều xách về trong 11 triệu người ăn lương nhà nước chuyên sống bám cản phá thậm chí câu kết với nhau tiêu diệt hết nhân tài - Nguyên khí quốc gia . Phải có "mắt xanh lòng thành ", biết lắng nghe những " trung ngôn nghịch nhĩ " thì may ra mới phát hiện, sử dụng được người hiền tài nếu không thì chỉ trải thảm đón lũ cơ hội mà thôi, chúng đạo đức giả, chuyên cướp công và tàn ác với nhân dân bất chấp là ai, cống hiến ra sao, vong ơn bội nghĩa .... Chúng nghiện quyền lực là bởi vì chúng thích tham nhũng và sẽ quá thoải mái như " mỡ treo miệng mèo " mà lại an toàn và nếu có gì thì chúng cũng tin rằng sẽ " chạy " được.. Ai, vì cái gì mà dung dưỡng tạo ra môi trường tăm tối, khép kín cho những " con chuột" dơ bẩn ẩn náu, luồn lách, sinh sôi và thăng tiến ngông nghênh giữa chốn quan trường dưới cái mác lý lịch cha truyền con nối, với truyền thống cách mạng giả dối câm hơn hến trước mọi hiện tình đất nước lâm nguy và tích cực kinh doanh lòng trung thành và buôn bán lập trường giai cấp ( miệng hô vô sản mà ăn không từ một thứ gì?). Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống mà cũng không phải là độc quyền của con ông cháu cha chuyên bòn rút dĩ vãng, ăn mày quá khứ của ai ai chứ không phải của mình, thậm chí tạo lập giả dối với vô số liệt sỹ giả, thương binh giả, chất độc màu da cam giả, hài cốt giả.. Chọn cán bộ phải theo phương châm " quý hồ tinh bất quý hồ đa ", phải buộc tất cả họ phải có chương trình hành động chứ không phải chỉ là con vẹt, câm nín, không có bất cứ một chính kiến rạch ròi nào về các vấn đề xã hội, cứ trung ngu hoặc ba phải, gió chiều nào theo chiều đó như con vẹt theo ý chủ. Đổi mới phải là đổi mới tư duy, nhận thức thì mới có đổi mới hành động. Mỗi người cán bộ phải là cả một quá trình tự trau dồi nhận thức, tư tưởng, quan điểm phù hợp với tình hình đổi mới, phải có ý thức cao, phải biết tự chiến thắng bản thân mình với hàng đêm trằn trọc, trăn trở, bức xúc vì dân, vì nước để vượt lên những mưu cầu ích kỷ thấp hèn mà không sợ hãi đám đông để dấn thân lãnh đạo chống lại cái xấu, cái ác để hấp dẫn được dân, để khôi phục được lòng tin nhân dân, dám chỉ mặt, vạch tên và loại trừ tất cả những thuộc cấp cơ hội, biến chất, tham nhũng, tàn ác với dân.. dù là con ai, cháu ai cũng mặc, quân pháp bất vị thân, dám lắng nghe, biết ơn những ý kiến phản biện tâm huyết bởi họ không có mưu cầu lợi ích riêng tư ngoài bổn phận cống hiến xã hội, cuối cùng là biết đặt lợi ích Tổ quốc và dân tộc lên trên tất cả. http://trannhuong.net/tin-tuc-54611/-an-trom-ma-dam-thuyet-dao-duc-sao.vhtm | ||||||||||||||||
Thư gửi Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội Thủ tướng Chính Phủ Posted: 22 Jan 2020 12:47 PM PST Của các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu, Lê Công Giàu, Tương Lai Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập. Tự do. Hạnh phúc Kính gửi Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội Thủ tướng Chính Phủ Năm hết Tết đến, theo truyền thống đạo lý cổ truyền của dân tộc chỉ nói chuyện vui, chúc điều tốt lành . Nhưng chúng tôi không thể làm vậy vì giáp Tết cổ truyền, máu của cụ lão nông Lê Đình Kình, 84 tuổi đời, 58 tuổi Đảng đã chảy dưới họng súng oan nghiệt bắn vỡ đầu gối , vỡ tim, vỡ óc, rồi bị đem đi rạch bụng để trả xác về cho vợ con khâm liệm và đem đi chôn như những gì đã bày ra rõ ràng trước mắt mọi người! Dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm đã chít khăn tang, đưa cụ lão nông từng được họ kính trọng và tôn quý về nơi an nghỉ cuối cùng. Những hình ảnh ấy đang được phơi ra trước mắt nhân dân trong nước và công luận trên thế giới qua rất nhiều các hãng truyền thông lớn của nước ngoài, đã làm chấn động nhân tâm. Một hành động dã man ngoài sức tưởng tưởng diễn ra lúc 4 giờ sáng khi cụ lão nông ấy đang nằm trên giường, để rồi ông Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng lập tức ký sắc lệnh trao huân chương chiến công hạng nhất cho những người cầm súng bắn vào dân. Đạo lý nào dẫn dắt cho một hành động trời không dung, đất không tha như vậy thưa ông Chủ tịch Nước, bà Chủ tịch Quốc Hội, ông Thủ tướng Chính phủ ? Liệu có một chính quyền nào tự xưng là của dân do dân và vì dân trên thế giới văn minh này đã hành động dã man như thế với dân không? Chúng tôi, những người từng trải qua ba cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc và bọn bành trướng, có người từng bị giam cầm đánh đập trong nhà tù Chí Hoà, nhà tù Côn Đảo trước 1975, nay vẫn còn thương tật trong người, chúng tôi hiểu rõ nỗi đau của thân nhân của người bị đối xử dã man như đã thấy. Vì vậy, chúng tôi gửi Thư này đến đến các vị, yêu cầu các vị - những người gánh trọng trách được dân trao - hãy trả lời minh bạch trước công luận trong và ngoài nước: 1. Ai đã hạ lệnh tiến hành tập kích vào nhà dân vào 4 giờ sáng ngày 9.1.2020, dùng súng bắn vào dân, hạ sát lão nông Lê Đình Kình ngay trên giường? 2. Tại sao không đưa ra xét xử trước Toà án một cụ già 84 tuổi 58 tuổi Đảng theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật mà lại dùng bạo lực tập kích vào đêm khuya, bắn chết lão nông Lê Đình Kình (trước đây đã bị chính quyền và công an lừa ra cánh đồng Sênh rồi bắt cóc, làm gãy chân, phải đưa đi điều trị, để tiếp đó có một bản cam kết của Chủ tịch UBNDTP Hà Nội có điểm chỉ và chữ ký xác nhận của hai đại biểu Quốc hội được cử về Đồng Tâm làm nhiệm vụ giám sát). 3. Huân chương chiến công hạng nhất là để tặng thưởng cho những cán bộ và chiến sĩ có công trạng đặc biệt, có ảnh hưởng mạnh mẽ thúc đẩy hành động giết giặc cứu nước trên chiến trường hoặc dũng cảm lập công trong thời bình có tác dụng to lớn trong lực lượng vũ trang và trong nhân dân, vậy thì cần công bố thật minh bạch và công khai cho nhân dân cả nước biết họ đã "lập chiến công" như thế nào, ở đâu, hành động "dũng cảm" ra sao để dân tôn vinh và "noi theo gương dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh của họ". 4. Khi chưa có một Toà án xét xử "tội phạm đã bị bắn chết" thì cần ngừng ngay những lời vu khống, thoá mạ người vừa bị hạ sát một cách dã man và hết sức bất minh đang được tiến hành rộng khắp trên các phương tiện truyền thông và báo chí nhà nước. Sự thật rồi sẽ vẫn là sự thật cho dù có thể tạm thời bị che lấp bởi nhiều lý do phức tạp, những mưu toan mờ ám nhưng sớm muộn thì thì rồi sự thật vẫn được phơi trần. Đó sẽ là một đòn chí mạng vào cái thể chế chính trị mà các vị đang cố chứng minh là tốt đẹp. Càng nhiều lấp liếm, càng lắm quanh co, càng tăng thêm nghi ngờ và phẫn nộ của công luận trong nước và thế giới. Trong xã hội hiện đang râm ran câu chuyện "quả báo" và dẫn lời người xưa "lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt" và người dân kháo nhau "oan khí tương triền", "Cụ Kình thiêng lắm đấy". Đó là những chỉ báo không thể lẩn tránh hay dùng bạo lực mà xoá bỏ được. Vả chăng, lịch sử rất sòng phẳng và công minh, ai công ai tội, ai là người thúc đẩy lịch sử đi tới, ai là tội đồ của lịch sử rồi sẽ được phán xét, chỉ sớm hay muộn mà thôi. Nhưng như những gì đang diễn ra thì sự phán xét ấy không phải chờ lâu nữa đâu. Chính vì vậy, chúng tôi thẳng thắn nói lên tiếng nói của lương tri và lương năng mà tất cả những ai tôn trọng đạo lý của dân tộc đều phẫn nộ cất lên để kính gửi đến các vị lá thư tâm huyết này, mong sớm nhận được hồi âm trước khi chúng tôi sẽ có thư đến vị đại diện của Việt Nam đang giữ trọng trách Uỷ viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc chuyển cho ngài Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc. Xin gửi các vị lời chào trân trọng nhân Tết cổ truyền của dân tộc. Đồng ký tên : - Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, Đại biểu Quốc Hội Khóa VI, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Tp Hồ Chí Minh, nguyên Tổng Biên tập Báo Thanh Niên - Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước Tp Hồ Chí Minh - Lê Công Giàu, Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn 1975, nguyên Phó Tổng Giám đốc Saigon Tourist, Chủ tịch HĐQT Hãng Hàng không Pacific Airline, Giám đốc Công ty SAVIMEX -Tương Lai, hưu trí, hiện sống tại Tp Hồ Chí Minh, nguyên Viện trưởng Viện Xã Hội học Việt Nam | ||||||||||||||||
Nhân vụ Đồng Tâm, đọc lại lịch sử Posted: 22 Jan 2020 12:46 PM PST Nếu Không Có Đảng Cộng Sản Ngay Từ Năm 1945 Dân Tộc Việt Nam Đã Có Dân Chủ, Tự Do và Nhân Quyền Phạm Cao Dương (*) Do sự xuất hiện của Việt Minh, đúng hơn, Đảng Cộng Sản Việt Nam, do đảng này cướp chính quyền ngày 19/8/1945, do sự phức tạp của thời thế và sự nóng nảy muốn giành độc lập nhất thời của một số người Việt, lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đã không những không biến chuyển như mọi người mong muốn mà còn đầy rẫy những ngộ nhận, từ đó những oan khuất cần phải được giải toả và làm sáng tỏ. Đây là một việc làm vô cùng khó khăn mà một vài cá nhân khó có thể làm nổi. Tuy nhiên, tuy gọi là khó nhưng những người quan tâm và hiểu biết ít nhiều vẫn phải làm để sau này sẽ có người tiếp tục và điều chỉnh. Vì là một khoa học, sử học luôn luôn tiến bộ. Những gì gọi là đúng ngày hôm nay có thể sẽ cần phải được ít ra là điều chỉnh và bổ khuyết ngày mai, để phơi bầy sự thực lịch sử, không có gì gọi là chân lý vĩnh cửu trong môn học này. Người học sử không thể chủ quan nhất định cho rằng điều mình nói, viết ra hay được học mãi mãi là đúng, là chân lý bất di bất dịch. Trong bài này cũng như một số bài trước, người viết xin gửi tới các bạn đọc, đặc biệt là các nhà tranh đấu cho một nước Việt Nam Tự Do và Dân Chủ, một vài nhận định về những gì Hoàng Đế Bảo Đại và vị Thủ Tướng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập là Nhà Giáo kiêm Học Giả Trần Trọng Kim cùng với các bộ trưởng của ông, đã làm, trong một thời gian ngắn ngủi hơn ba tháng của năm 1945, từ ngày 8 tháng 5 đến ngày 6 tháng 8 năm 1945, để xây dựng một chính thể dân chủ lâu dài cho đất nước và ban hành các quyền tự do cho người dân từ cách nay trên 70 năm bằng những đạo luật phải nói là rất tiến bộ. Đây là một việc làm mà ba phần tư thế kỷ sau, với ít nhất ba thế hệ đã qua đi một cách uổng phí, với hàng triệu sinh mạng đã bị hy sinh cùng với máu và nước mắt của người dân lành vô tội, người ta vẫn chưa muốn làm hay chưa làm được. BỐN BƯỚC TIẾN NGOẠN MỤC Bốn bước tiến đã được Vua Bảo Đại thực hiện trong thời gian này gồm có: Thứ nhất: Ban hành dụ "Dân vi Quý" Thứ hai: Đích thân tham khảo ý kiến của các quan lại, các thân hào, nhân sĩ có uy tín để thành lập một chính phủ mới Thứ ba: Thành lập các hội đồng chuyên môn để mọi người có thể tham gia việc soạn thảo hiến pháp và các sinh hoạt quan trọng của quốc gia Thứ tư: Ban hành các đạo dụ liên quan đến các quyền tự do cơ bản của người dân Sau đây là những chi tiết liên hệ tới bốn bước tiến kể trên: Khẩu hiệu "Dân Vi Quý" của Hoàng Đế Bảo Đại Đây là khẩu hiệu của vị vua cuối cùng của Nhà Nguyễn mà ai đã từng học sử Việt Nam đều biết và cũng là bước tiến đầu tiên của vị hoàng đế này trên đường thực hiện chế độ dân chủ của ông. Khẩu hiệu này được trích dẫn từ sách Mạnh Tử, một trong Tứ Thư của các Nhà Nho ta thời xưa , nguyên văn là "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" có nghĩa là "Dân là quý, sau đó là xã tắc, vua là nhẹ", được nhà vua chính thức đưa ra trong Dụ Số 1, mở đầu cho một giai đoạn mới trong triều đại của ông. Dụ này được ban hành ngày 17 tháng 3 dương lịch năm 1945, nguyên văn như sau: Dương Lịch ngày 17 tháng 3 năm 1945 Nước Nhật muốn hoàn toàn thực hiện chương trình xây nền thịnh vượng chung ở Đại-Đông-Á đã giải phóng cho nước Nam ta, và Trẫm tuyên bố Việt Nam độc lập rồi. Nay Trẫm có trách nhiệm đối với lịch sử và thần dân, nên tự cầm lấy quyền để bảo vệ lấy quyền lợi cho Tổ-quốc và giáng dụ rằng 1. Chế độ chính trị từ nay căn cứ vào khẩu hiệu "DÂN VI QUÍ' 2. Trong chính giới sẽ chiêu tập các nhân tài đích đáng để chỉnh đốn lại nền tảng Quốc gia cho xứng đáng là một nước độc lập chân chính có thể hợp tác với Đại-Nhật-Bản trong công cuộc kiến thiết Đại-Đông-Á. 3. Trẫm sẽ tài định và tuyên bố các cơ quan chính trị để ban hành những phương pháp hợp với nguyện vọng của Quốc dân. Nhận định về đạo dụ này, Nguyễn Tường Phượng trong bài "Một Đạo Dụ, Một Chế Độ" đăng trên Tri Tân Tạp Chí số ra ngày 20 tháng 4 năm 1945, trên trang đầu, đã viết như sau: "Ba điều ban bố trên đáng ghi vào lịch sử xứ này, thật là trên thuận lòng giời, dưới đẹp lòng dân, quốc dân rất trông mong ở sự thi hành triệt để khác nào như đói mong ăn và khát mong uống vậy. "Nếu một khi nhà nước dùng được người tài, đức vẹn hai ra gánh vác, đảm đương những trọng trách, lại thêm vào đấy cái chính sách thân dân, thể tất đến dân nguyện thời nền tảng quốc gia xứ này có thể phục hưng. "Được như vậy, đạo dụ ngày 17 tháng ba đáng ghi vào trang đầu lịch sử của nước Việt-Nam độc lập." Còn Luật Sư Bùi Tường Chiểu, trong bài "Đạo Dụ Số 1 Của Đức Bảo Đại Hoàng Đế" đăng trên Thanh Nghị, số 107, "Số Đặc-San Chính Trị", ra ngày 5 tháng Năm 1945, cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của đạo dụ này. Ngay những dòng mở đầu ông viết: "Đạo dụ trên đối với chế độ chính trị nước ta sau này có một tính cách quan trọng đặc biệt mà ta có thể nói rằng đạo dụ này đã nêu lên một cách tóm tắt những quả quyết rõ ràng những nguyên tắc kiến thiết chính thể nước Việt-Nam sau này." rồi nhấn mạnh hơn đến ba chữ Dân Vi Quý, ông phân tích: "Nay đạo Dụ số 1 đã nêu lên khẩu hiệu Dân vi quí có nghĩa là đức Bảo-Đại đã hủy bỏ cái lý thuyết cũ mà đến nay hầu hết các nước văn minh đã cho là không hợp thời. Đã lấy dân làm trọng, đã lấy quyền lợi dân để trên tất cả thì vua tất chỉ là một cơ quan tối cao trong nước điều khiển những cơ quan chính trị khác để phụng vụ quốc gia, tìm những phương pháp hợp với nguyện vọng của cả quốc dân mà thi hành. Như thế là trong nền chính trị đức Bảo-Đại Hoàng-Đế đã định đặt quốc dân ta đi vào một con đường mới." Cuối cùng đi xa hơn nữa, vị luật gia này còn nói tới hiến pháp. Ông viết: "Xong chúng ta có thể căn cứ vào điều thứ 3 của bản Dụ mà nói rằng đức Bảo-Đại sẽ tuyên bố các cơ quan chính trị mới mà trong câu cơ quan ấy sẽ có một cơ quan có quyền lập pháp. Muốn tổ chức một cách phân minh các cơ quan hành chính, lập pháp và tư pháp, tất nhiên phải có một đạo hiến-luật để ấn định rõ ràng những quyền hành của các cơ quan chính trị." Đúng như vậy, Hoàng Đế Bảo Đại sau đó đã từng bước tiến hành những biện pháp mang tính cách dân chủ để xây dựng một thể chế mới với sự đóng góp của nhiều người thay vì của một thiểu số quan lại trong triều. Sau đây là những nét chính của những nỗ lực này. Đích thân tham khảo ý kiến của các quan lại, các thân hào, nhân sĩ có uy tín để thành lập một chính phủ mới CHÍNH PHỦ MỚI Nhằm thành lập một chính phủ mới, ngay từ chiều ngày 19 tức mười ngày sau khi Nhật đảo chánh Pháp và tám ngày sau khi tuyên bố Việt Nam độc lập, Bảo Đại đã họp với Phạm Khắc Hoè, lúc này là người thân cận duy nhất bên cạnh nhà vua, để "bàn việc chiêu tập nhân tài một cách cụ thể." Phạm Khắc Hoè, sau khi đã trao đổi ý kiến với Tôn Quang Phiệt, Tạ Quang Bửu, Bùi Bằng Đoàn và Ưng Úy, đã đề nghị lên nhà vua một danh sách 14 nhân vật sau đây: • Nhà cách mạng lão thành Huỳnh Thúc Kháng (Huế) • Giáo Sư Tôn Quang Phiệt (Huế) • Bác Sĩ Trần Đình Nam (Đà Nẵng) • Giáo Sư Lê Ấm (Qui Nhơn) • Bác Sĩ Hồ Tá Khanh (Phan Thiết) • Kỹ Sư Cầu Cống Lưu Văn Lang (Saigon) • Luật Sư Vương Quang Nhường (Saigon) • Ô. Ngô Đình Diệm, nguyên Thượng Thư Bộ Lại (Saigon) • Giáo Sư Thạc sĩ Toán Học Hoàng Xuân Hãn (Hà Nội) • Luật Sư Vũ Văn Hiền (Hà Nội) • Luật Sư Phan Anh (Hà Nội) • Ô. Trịnh Văn Bính, tốt nghiệp Cao Học Thương Mại Pháp (Hà Nội) • Ô. Hoàng Trọng Phu, nguyên Tổng Đốc Hà Đông • Ô. Trần Văn Thông, nguyên Tổng đốc Nam Định Sau gần một giờ bàn thảo, 8 người đã được Bảo Đại lựa chọn. Tám người này gồm có: • Trần Đình Nam (bác sĩ) • Hồ Tá Khanh (bác sĩ) • Lưu Văn Lang (kỹ sư) • Hoàng Trọng Phu (nguyên tổng đốc Hà Đông) • Trần Văn Thông (nguyên tổng đốc Nam Định) • Hoàng Xuân Hãn (giáo sư thạc sĩ toán Học) • Phan Anh (luật sư) • Vũ Văn Hiền (luật sư) hay Trịnh Văn Bính (tốt nghiệp Cao Học Thương Mại Pháp) tùy theo Hoàng Xuân Hãn lựa chọn vì Bảo Đại chỉ quen Hoàng Xuân Hãn trong số những người ở Pháp về. Điều cần để ý ở đâylà tất cả các vị này đều là những cựu quan lại hay những trí thức hay chuyên viên nổi tiếng đương thời và có gốc từ cả ba miền Nam, Trung, Bắc, thay vì chỉ có hai miền Trung và Bắc theo đúng như thẩm quyền của nhà vua ở thời điểm này vì xứ Nam Kỳ chưa được người Nhật trao trả. Các nhà hoạt động chính trị, kể cả những người được coi là thân Nhật đều không có tên trong danh sách này. Sự kiện này cho phép người ta nghĩ rằng quyết định và sự lựa chọn các nhân vật để tham khảo ý kiến kể trên của Vua Bảo Đại và phía người Việt là hoàn toàn do nhà vua quyết định, không có sự can thiệp của người Nhật vì chỉ có hai người hiện diện là chính nhà vua và Phạm Khắc Hoè. Không những thế, tinh thần và ý chí thống nhất ba miền đã luôn luôn được nhà vua tôn trọng. Ngoài ra ta cũng nên để ý tới nhận xét của Luật Sư Bùi Tường Chiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc tham khảo ý kiến này khi ông viết trong bài tham luận kể trên. Cũng nên để ý thêm là những cuộc tiếp xúc kể trên chỉ là những cuộc tiếp xúc với những nhân vật tên tuổi, có chức vị đương thời. Ngoài những người này, Bảo Đại, cũng qua Phạm Khắc Hoè, còn mời gặp thêm nhiều nhân vật khác nữa trong đó có Tôn Quang Phiệt, Tạ Quang Bửu, Đào Duy Anh, Hoàng Sử, Nguyễn Lân…Tất cả, theo hồi ký của Trần Thị Như Mân (Bà Đào Duy Anh), đều đã "có vào"và Tôn Quang Phiệt có được cử "nói lên lời chúc mừng nước nhà độc lập và hứa nếu cần gì thì chúng tôi sẽ giúp không công cho nhà vua". Phạm Khắc Hoè không nói tới chuyện có vào này. Nói là giúp không công cho nhà vua như vậy nhưng sau này trong hồi ký của mình, Tôn Quang Phiệt lại ghi thêm là "Cũng nói thế thôi, chứ trong bụng thì đã có kế hoạch." Tuy nhiên dù thế nào đi chăng nữa đây cũng là một bằng chứng cụ thể của thiện chí dân chủ hoá đất nước của Hoàng Đế Bảo Đại. Cuối cùng thì Học Giả Trần Trọng Kim đã được lựa chọn để lập chính phủ mới và ngày 8 tháng 5 năm 1945, chính phủ này đã được chính thức trình diện. BƯỚC TIẾN THỨ BA Đặt nền tảng cho việc xây dựng chế độ mới và sửa soạn cho những công trình tái dựng đất nước lâu dài (sửa lại chính thể và toàn bộ guồng máy chính quyền) Đây là bước tiến quan trọng thứ ba trong tiến trình xây dựng chế độ dân chủ bằng cách tạo dịp cho người dân mà đại diện là các nhân sĩ, trí thức và chuyên viên các ngành được tham gia việc nước, đồng thời thực hiện khẩu hiệu Dân Vi Quý của Hoàng Đế Bảo Đại. Với bước tiến thứ ba này, vào khoảng từ trung tuần tháng sáu đến thượng tuần tháng bảy, vừa nhằm chiêu dụ nhân tài, vừa nhằm tạo cơ hội cho người dân được góp phần vào việc đặt nền tảng và thiết lập các cơ chế căn bản cho mọi phạm vi sinh hoạt lâu dài của đất nước, bốn hội đồng đã được thành lập qua ba đạo dụ và một đạo sắc với đầy đủ nhân sự để ngay lập tức có thể thực thi. Bốn hội đồng này gồm có: Hội Đồng Dự Thảo Hiến Pháp, do Phan Anh, Luật Sư, Bộ Trưởng Bộ Thanh Niên, người từ lâu đã nghiên cứu về hiến pháp và các thể chế đương thời làm Thuyết Trình Viên gồm có các ông Phan Anh, Hoàng Đạo tức Nguyễn Tường Long, Vũ Đình Hoè, Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Tá Khanh, Nguyễn Huy Lai, Đặng Thái Mai, Vương Quang Nhường, Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Văn Sâm, Nhượng Tống, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Văn Thinh và Nguyễn Trác (Dụ số 60 ngày 7 tháng 7 năm 1945. Dụ này được đăng trong Việt Nam Tân Báo số ra ngày 7 tháng 7 năm 1945). Hội Đồng Cải Cách Cai Trị, Tư Pháp và Hành Chính, do Vũ Văn Hiền, Luật Sư, Bộ Trưởng Bộ Tài Chánh, tác giả của nhiều bài nghiên cứu liên hệ, làm Thuyết Trình Viên, gồm có các ông Vũ Văn Hiền, Trần Văn Ân, Trần Văn Chương, Phạm Khắc Hoè, Lê Quang Hộ, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Khoát, Trần Văn Lý, Trần Đình Nam, Nguyễn Khắc Niêm, Đặng Như Nhơn, Dương Tấn Tài, Nguyễn Hữu Tảo, Trịnh Đình Thảo và Phan Kế Toại (Dụ số 70 ngày 30 tháng 6 năm 1945. Dụ này được đăng trong Việt Nam Tân Báo số ra ngày 9 tháng 7 năm 1945). Hội Đồng Cải Cách Giáo Dục, do Hoàng Xuân Hãn, Giáo Sư, Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Mỹ Nghệ làm Thuyết Trình Viên, gồm có Bà Hoàng Thị Nga, các ông Hoàng Xuân Hãn, Tạ Quang Bửu, Kha Vạng Cân, Nguyễn Văn Chi, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Thành Giung, Ngụy Như Kontum, Bùi Kỷ, Hồ Văn Ngà, Nguyễn Quang Oánh, Ưng Quả, Nguyễn Mạnh Tường, Hồ Đắc Thắng, Nguyễn Văn Thích, Hoàng Đạo Thúy và Nguyễn Xiển (Dụ số 71 ngày 30 tháng 6 năm 1945. Dụ này được đăng trong Việt Nam Tân Báo số ra ngày 10 tháng 7 năm 1945). Hội Đồng Thanh Niên. Hội Đồng này gồm có Chủ Tịch: Hoàng Đạo Thúy, Huynh Trưởng Hướng Đạo Phó Chủ Tịch: Trần Duy Hưng, Bắc Chi Bộ Phó Chủ Tịch: Tạ Quang Bửu, Nam Chi Bộ Cố Vấn Bắc Chi Bộ: Bà Nguyễn Thị Thục Viên, các ông Nguyễn Xiển, Phạm Thành Vinh, Vũ Văn Cẩn, Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Mạnh Hà, Vũ Xuân Phương, Trần Văn Quý, Phan Huy Quát, Ngụy Như Kon-tum, Phạm Ngọc Khuê, Nguyễn Tường Bách. Cố Vấn Nam Chi Bộ: Bà Nguyễn Đình Chi, các ông Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Thủ, Tôn Quang Phiệt, Kha Vạng Cân, Nguyễn Tư Vinh, Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Văn Thích, Nguyễn Kinh Chi và Thái Can (Sắc số 65 ngày 15 tháng 6 năm 1945) Khi đọc danh sách các hội viên được đề nghị tham gia các hội đồng kể trên để trình lên Hoàng Đế Bảo Đại phê duyệt, Phạm Khắc Hoè tỏ ý thắc mắc là có tên những người ông "chưa từng thấy bao giờ" nên đã hỏi Trần Trọng Kim và được Trần Trọng Kim cho biết là các danh sách này "đã được toàn thể Nội các và nhất là các ông bộ trưởng thuyết trình viên đồng ý cả rồi, tuy chưa hỏi được ý kiến của tất cả những người hữu quan, song chắc họ vui lòng nhận cả, vì lúc này ai mà chẳng sẵn sàng ra thờ vua giúp nước" và nói thêm "Vậy ông chịu khó xin Hoàng Đế phê chuẩn đi cho kịp thời, đừng nên hỏi đi hỏi lại nữa." Kết quả, theo lời Phạm Khắc Hoè, là "chỉ mấy phút sau, bốn dự thảo của nội các trở thành ba đạo dụ và một đạo sắc chính thức." Những lời đối thoại này cho ta thấy khả năng, tính cách hữu hiệu và làm việc chạy theo thời gian của Trần Trọng Kim và nội các của ông dù đó mới chỉ là ban hành được những đạo dụ hay đạo sắc, những văn kiện có giá trị như những đạo luật được quốc hội thông qua trong một nước dân chủ hiện đại, để làm nền tảng pháp lý cho những bước kế tiếp trong tương lai. Nó cũng nói lên tính cách hữu hìệu của chế độ quân chủ chuyên chế và sự tin tưởng của Hoàng Đế Bảo Đại vào vị thủ tướng và nội các đương thời, vì bình thường những quyết định liên hệ đến thể chế và những cơ chế tương lai trong một quốc gia dân chủ không thể nào có thể thực hiện được trong vòng trên dưới hai tháng tính từ ngày Nội Các Trần Trọng Kim họp phiên họp đầu tiên, ngày 8 tháng 5, đến ngày 10 tháng 7, ngày đạo dụ cuối cùng trong bốn đạo sắc dụ này được đệ trình, rồi được vị nguyên thủ quốc gia phê chuẩn trong có "mấy phút sau". Một thời gian kỷ lục mà một quốc gia dân chủ hiện đại khó có thể làm nổi. Cũng nên để ý là các vị bộ trưởng được Trần Trọng Kim nói đến ở đây là Bộ Trưởng Thanh Niên Phan Anh, Bộ Trưởng Tài Chánh Vũ Văn Hiền và Bộ Trưởng Giáo Dục và Mỹ Thuật Hoàng Xuân Hãn. Cả ba, ngoài bằng cấp chuyên môn, đều là những chuyên viên hàng đầu của Việt Nam về các vấn đề liên hệ thời đó. Họ là những người từ lâu đã tìm hiểu, nghiên cứu và viết những những bài tham khảo bàn về những lãnh vực riêng của mình và là những cây bút nòng cốt của tờ Thanh Nghị, một thứ "think tank" của chính phủ đương thời. Đây cũng là dịp để các vị này thi thố tài năng và thực thi hoài bão mà từ lâu họ đã từng thai nghén và mọi người mong đợi. Cũng nên nhớ là thành ngữ "thờ vua giúp nước" cho đến thời điểm này vẫn chưa trở thành lạc hậu. Điều nên để ý là trái với nhận định của một vài tác giả, tất cả những nỗ lực kể trên, người viết xin được nhấn mạnh, đều là những thành tích cụ thể của Hoàng Đế Bảo Đại và Nội Các Trần Trọng Kim nhằm thiết lập những cơ chế mới với nhân sự để chỉ còn thực thi là đầy đủ. BƯỚC TIẾN THỨ BỐN "Tuần lễ của các Tự Do" Bước tiến thứ tư là ban hành một số những đạo dụ ấn định những nguyên tắc liên hệ đến các quyền tự do căn bản của người dân. Ba đạo dụ sau đây đã được báo Thanh Nghị số 117, ra ngày 21 tháng Bảy năm 1945 ghi nhận theo thứ tự thời gian gồm có: 1. Dụ số 73, ngày 26 tháng 5 năm Bảo Đại thứ 20 tức ngày 5 tháng 7 dương lịch năm 1945 về tự do lập nghiệp đoàn. 2. Dụ số 78, ngày 1 tháng 6 năm Bảo Đại thứ 20 tức ngày 9 tháng 7 năm 1945 về tự do lập hội. 3. Dụ số 79, ngày 1 tháng 6 năm Bảo Đại thứ 20 tức ngày 9 tháng 7 năm 1945 về tự do hội họp. Cả ba đạo dụ với nội dung phải nói là rất tiến bộ này đã được ban hành trong một thời gian ngắn là thượng tuần tháng bảy năm 1945 và báo Thanh Nghị đã gọi tuần lễ này là "Tuần của các Tự Do." Về chi tiết, báo Thanh Nghị tóm tắt như sau: Tự do lập hội: Từ nay phàm người công dân Việt Nam ai nấy đều có quyền lập những hội có mục đích chính trị, văn hóa, tôn giáo hay xã hội, ngoài những hội có mục đích kiếm lợi. Chỉ cần mục đích của hội không trái với pháp luật, luân lý hoặc là có hại đến nền duy nhất và sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia. Nhưng cần phải báo trước với nhà chức trách ít nhất là 30 ngày trước khi hoạt động Muốn phân biệt các hội do đạo Dụ số 78 với các hội có mục đích kiếm lợi phải xét xem các hội viên có chia lãi cho nhau hay không? Nếu chia lãi thì tất phải theo những luật lệ hiện hành về các hội buôn. Nhiều người hội họp với nhau nhiều lần cũng lại không họp thành một hội vì không có điều lệ để hội viên theo. Cho nên trong tờ khai phải đính theo cả bản điều lệ của hội mình định sáng lập. Hội có thể tự giải tán (theo điều lệ hay theo ý muốn toàn thể hội viên) hay bị toà án giải tán, nếu mục đích trái với pháp luật, luân lý, hại tới quốc gia, nếu không khai báo cho đúng thể lệ (chưa kể những sự trừng phạt về tội hình những người có trách nhiệm). Tài sản của hội khi đó sẽ phân phát theo điều lệ của hội, theo quyết định của đại hội đồng của hội hay theo lệnh của toà. Có hai thứ hội: hội thường và hội được Hội Đồng Nội Các công nhận là một hội có ích lợi chung. Hội thường có quyền tố tụng, thu nhập tiền đóng góp của hội viên, có quyền mua, quyền sở hữu và quản lý nhà hội quán, quản trị những bất động sản mà bộ Nội Vụ và Tài Chính cho phép mua. Còn hội được chính quyền công nhận là có ích lợi chung thì ngoài những quyền này còn có quyền được nhận những tặng dữ. Tự do hội họp: Người dân được quyền tự do hội họp nhưng Dụ số 72 phân biệt hai thứ hội họp là hội họp trong tư gia có tính cách gia đình hay lễ nghi và các hội họp ở những nơi công cộng. Đối với các hội họp trong gia đình hay lễ nghi hay những hội họp của các hội tư nhóm họp trong tư gia với số người tham dự không quá 30 người, người triệu tập không cần phải khai báo. Các cuộc hội họp khác cũng được tự do nhưng phải khai báo với nhà chức trách. Tất cả các cuộc hội họp ở các nơi công cộng như họp ở ngoài đượng phố, trong các công viên hay các thị xã đều phải xin phép trước. Giờ họp không được quá 12 giờ đêm trừ khi có phép riêng. Ngoài ra một nhân viên hành chánh hay tư pháp cũng có quyền tới dự. Nghiệp đoàn: Việc lập nghiệp đoàn cũng được coi như quyền tự do của nguời dân với những quy luật được ấn định trong Dụ số 73, theo đó, để tránh không cho những hội kiếm lợi giả danh làm nghiệp đoàn với mục tiêu trốn thuế, các nghiệp đoàn bị cấm không được chia lời cho các đoàn viên và khi giải tán thì của cải không được đem chia cho các đoàn viên. Đồng thời để bảo vệ những người trong nghề, dụ này cấm không cho nghiệp đoàn cưỡng ép những người này phải gia nhập hay bắt đoàn viên phải ở lại trong nghiệp đoàn vĩnh viễn nhưng ngược lại cho phép nghiệp đoàn được từ chối không nhận một người làm đoàn viên theo điều lệ của mình. Mặt khác, nghiệp đoàn có tư cách pháp nhân trong việc bảo vệ các quyền lợi của mình, có quyền sở hữu các động sản hay bất động sản nếu xin phép, có quyền liên kết với nhau để thành lập các liên đoàn và về phía chính quyền, chính quyền có quyền cử nguời kiểm soát việc quản lý tài chánh của nghiệp đoàn hay liên đoàn. Cuối cùng vì nghiệp đoàn là một tổ chức có thể dùng để tranh đấu nên người sáng lập bắt buộc phải có quốc tịch Việt Nam và phải ở trong nghề ít nhất một năm. Vì ba đạo luật kể trên đã được ban hành trong thượng tuần tháng 7 năm 1945 nên tác giả của bài báo gợi ý gọi tuần lễ này là "Tuần Lễ Của Các Tự Do". Mặt khác nếu người ta theo dõi những cuộc hội họp của người dân ở cả hai miền Trung và Bắc đã diễn ra liên tiếp từ ngày 10 tháng 3, sau ngày Nhật đảo chánh Pháp, đặc biệt là ở Huế và Hà Nội với hàng vạn người tham dự một cách tự do, thoải mái, thì sự ban hành các đạo dụ này "đã làm hợp pháp một tình trạng riêng của các tỉnh ở Bắc Bộ Việt Nam vì từ sau ngày 9 tháng 3 các hội, các đoàn mọc lên như nấm, các cuộc hội họp công khai tự do vô cùng". Kết Luận Tất cả các công trình lớn lao kể trên đã được đã được Hoàng Đế Bảo Đại, Thủ Tướng Trần Trọng Kim và các vị bộ trưởng trong chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn và trong một thời gian kỷ lục chưa tới ba tháng ngắn ngủi kể từ ngày 8 tháng 5 khi chính phủ này được trình diện đến ngày 6 tháng 8 năm 1945 khi chính phủ này từ chức và được Hoàng Đế Bảo Đại cho phép, ngắn hơn nữa nếu tính đến ngày 9 tháng 7, ngày các Dụ số 78 về Tự Do Lập Hội và số 79 về Tự Do Hội Họp được nhà vua chấp nhận. Đây là một phần của một cuộc cải cách rộng lớn hơn bao trùm mọi phạm vi sinh hoạt đương thời, gọi theo Sử Gia Na Uy Stein Tonnesson là "từ trên xuống", còn gọi theo Vũ Ngự Chiêu thì đó là một cuộc cách mạng nhưng cũng từ trên xuống: "cách mạng từ trên xuống". Cả hai sử gia này đều có lý vì tính cách nhanh chóng ít ai có thể ngờ của nó. Câu hỏi được đặt ra ở đây là làm sao nó có thể xảy ra được trong một chế độ quân chủ chuyên chế đã từng tồn tại cả ngàn năm như vậy? Có ba sự kiện người ta có thể nghĩ tới để trả lời câu hỏi này. Đó là ý muốn và sự hiểu biết của người cầm đầu hay đúng hơn vị nguyên thủ quốc gia, ước vọng và khả năng của những người lãnh nhiệm vụ thực hiện cuộc cải cách theo ý muốn của vị nguyên thủ quốc gia ấy và cuối cùng là sự đón nhận của dư luận đương thời. Cả ba sự kiện này, Đế QuốcViệt Nam ở thời điểm đương thời đều có đủ. Từ Vua Bảo Đại đến Thủ Tướng Trần Trọng Kim và các vị bộ trưởng đều là những người được huấn luyện đầy đủ, có kiến thức và nhất là có thực tâm, tha thiết với nền độc lập và sự tiến bộ của nước nhà. Điều đáng tiếc là biến cố 19 tháng 8 đã xảy ra, Việt Minh Cộng Sản cướp chính quyền và tất cả đều đã bị dẹp bỏ, điển hình là ngày 22 tháng 9 năm 1945, chỉ 20 ngày sau khi tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh "bãi bỏ các nghiệp đoàn trong toàn cõi Việt Nam" và Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Võ Nguyên Giáp ký Nghị Định ngày 14 tháng 9 giải tán Hội Khai Trí Tiến Đức trong khi cùng ngày lại ký một nghị định khác "cấp năng lực pháp luật" cho hội "Văn Hoá Cứu Quốc Việt Nam" (Việt Minh) . Điều này cho ta thấy chế độ mới rất sợ các nghiệp đoàn, các hiệp hội và đặc biệt các cuộc biểu tình hay tụ tập đông người, đồng thời muốn độc quyền hoạt động trong mọi sinh hoạt quốc gia. Cuối cùng thì sau 75 năm, cho đến tận ngày hôm nay khi bài này được viết, bất chấp hai cuộc chiến kéo dài cả ba mươi năm, bất chấp mọi sự hy sinh, gian khổ, máu và nước mắt của hàng triệu người dân, Nhân Quyền, Tự Do và Dân Chủ, từ đó thống nhất dân tộc, vẫn nguyên vẹn chỉ là niềm mơ ước hầu như còn lâu mới đạt được của Quốc Dân Việt Nam. Trong khi đó hình ảnh của một xã hội Việt Nam theo xã hội chủ nghĩa vẫn tuyệt mù tăm tích hay có thì cũng chẳng có gì đáng lạc qua như các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng Sản vẫn từng hứa hẹn, nếu không nói chỉ là bánh vẽ. Phạm Cao Dương Ngày Ông Táo lên chầu Trời, 17 tháng Giêng Dương Lịch 2020 (*) Tác giả là cựu Giáo sư Đại học, Tiến sỹ Sử học | ||||||||||||||||
Cụ Lê Đình Kình – Nhập Cuộc và Ra Đi Posted: 22 Jan 2020 12:45 PM PST Nguyệt Quỳnh Tiếng khóc ai oán của chị Nhung con cụ Lê Đình Kình - người bị lực lượng cưỡng chế giết chết ở Đồng Tâm - như một nhát dao xuyên suốt tất cả trái tim những ai lắng nghe nó. Cho dù họ là người của chính quyền hay các nhà hoạt động, những người khác hẳn nhau về chính kiến. Ở giữa những nức nở ấy là hình ảnh hãi hùng của cụ Kình: bị bắn gãy rời chân trái, đầu be bét máu, bị trúng một viên đạn ngay tim, máu me đầy giường cụ nằm. Cụ ra đi đúng 3 giờ sáng hôm 9 Tháng Giêng, ngay tại nhà của mình. Trong cái cảm giác thương xót tận cùng, câu hỏi trong đầu mọi người vẫn là: Tại Sao? tại sao lại vào lúc này, ngay những ngày cận Tết? Ai có thể biện minh cho hành động huy động công an, quân đội xông vào nhà riêng của dân, đánh giết họ như đánh úp kẻ thù vào lúc 3 giờ sáng? Câu hỏi dẫn đến những biến cố thương đau như một diễn trình của lịch sử. Từ Văn Giang, Dương Nội cho đến Hưng Yên, ... cũng ào ạt quân đội, công an, cũng mịt mù khói súng và tiếng gào khóc. Những vụ cưỡng chế tiếp nối cưỡng chế, những quy hoạch và đền bù rẻ mạt, … Đó là số phận thảm thương của dân nghèo VN. Nhưng cách hành xử của chính quyền, những gì tiếp nối sau đó mới là bi kịch của đất nước này. Bi kịch của những người tiếp tục phải sống với cái giả dối, tàn nhẫn đến trần trụi của chúng: - Thông Báo : Sau khi xông vào nhà dân vào nửa đêm, giết chết cụ Kình và bắt đi một số người, Bộ Công an ra thông báo trên giấy trắng mực đen rằng "những người dân này đã tấn công lực lượng chức năng, trong quá trình họ đang tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn vào sáng ngày 9/1" - Xử Lý : Với vẻ mặt thất thần, cụ bà Dư Thị Thành vợ cụ Lê Đình Kình kể lại với người phóng viên cung cách lấy cung của công an: "Người ta bắt khai là ở nhà cầm lựu đạn, tôi bảo là tôi không biết quả lựu đạn thế nào, tôi không biết bom xăng là thế nào, thì tôi không khai được. Thế là nó tát, cứ thế nó tát, nó đá, tát suốt, hết bên nọ sang bên kia, xong rồi nó đá vào hai bên ống chân …" - Và Tuyên Dương : Giữa những đau thương, tang tóc của gia đình nông dân Lê Đình Kình, Nguyên thủ quốc gia truy tặng ngay huân chương chiến công hạng nhất cho ba chiến sĩ công an bất hạnh. Chẳng có tên giặc xâm lược biển đảo nào bị giết vì họ. Cái chết phí hoài, vô nghĩa và những huân chương trên xác của người dân chỉ mang đến một sự sỉ nhục lớn đối với lực lượng công an và đối với linh hồn người đã khuất! Để bôi xoá danh dự của một người đã khó, nói chi đến một làng. Dân Đồng Tâm đã một thời hy sinh bảo vệ đất nước bằng máu của chính họ, đâu thể nào chỉ qua một đêm lại trở thành những kẻ gây rối, một bọn xì ke ma tuý. Sự thật luôn luôn là một vũ khí mạnh mẽ nhất, và chính nó đang xoá sạch thanh danh, nhân cách của những kẻ đã xuống lệnh bôi nhọ họ. Tôi không khóc cụ Kình, tôi nghĩ nhiều người cũng thế, nỗi đau làm cho nước mắt con người khô cạn. Tôi cúi đầu trước một công dân đáng kính, một thủ lĩnh tinh thần của Đồng Tâm. Không thể nào tìm kiếm công lý và công bằng trên một đất nước dẫy đầy oan sai dành cho số phận người dân thấp cổ bé miệng. Cụ Kình đã chọn cuộc chiến cuối với thái độ rất rõ ràng và quyết liệt. Những video trên mạng còn ghi lại những tâm huyết của cụ qua một số các chia sẻ: "… vì chúng ta là người dân sống có trình độ và có văn hóa nên chúng ta vẫn tôn trọng cái đó (số hecta đất quốc phòng). Nếu họ cứ xây trên 47,36 hecta thì chúng ta đồng tình ủng hộ và giúp đỡ họ. Còn nếu họ nhích ra bên ngoài cái 47,36 hecta đó, mặc dù chỉ 1 mét vuông, thì chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất của chúng ta. "59 hecta của chúng ta to thật nhưng danh dự danh sự phẩm chất con người của xã Đồng Tâm là quê hương anh hùng thì cái danh dự đó còn lớn hơn. Và chúng ta phải bảo vệ đến cùng," Và cụ đã bị giết chết, một người mà cho đến tận cuối đời vẫn trung kiên với dân tộc và đất nước, một người chọn sống với phẩm giá và sẵn sàng chết cho điều mình lựa chọn. Cụ Kình đã ra đi, công dân Lê Đình Kình đã nhập cuộc và ra đi như thế giữa cuộc đời này. Tôi không tin rằng bất cứ một thế lực nào có thể làm vấy bẩn một con người như vậy. Sáng ngày 13 tháng giêng, tất cả người dân thôn Hoành đã chít trắng khăn tang tiễn đưa cụ. Người ta bảo rằng không chỉ riêng toàn bộ người làng Đồng Tâm mà người dân ở các làng lân cận cũng đeo tang trắng. Số phận của dân làng Đồng Tâm coi như đã được định đoạt. Nhưng tôi lại có cái cảm giác rằng Đồng Tâm bỗng dưng trở thành cuộc chiến riêng của mỗi người - Những cái tát trên mặt cụ bà Dư Thị Thành; gương mặt méo mó, thâm tím vì bị tra tấn cùng những lời thú tội của con cháu cụ Kình; Những thông tin bất nhất từ Bộ Công an;... – Tất cả đã phơi bày một chế độ cực quyền cùng phẩm chất của nó đối với người dân. Và cái kết thúc của của nó khiến người ta rùng mình ghê sợ! vô hình chung nó đánh thức phần lương tâm sâu thẳm nhất trong mỗi con người. Thực ra cụ Kình đã không chết, nếu coi cái chết là một sự chấm dứt. Một cụ già ở tuổi 84 vẫn tuyên chiến với cái ác và bạo lực đã như một tiếng chuông cảnh tỉnh. Chính viên đạn xuyên suốt vào trái tim hào hiệp của cụ đã khiến người ta trăn trở về xã hội VN, về phẩm chất cuộc sống của riêng mình. Số phận 22 người dân đang chờ bị khởi tố đang nằm trong bàn tay của chính quyền. Cái sống và cái chết của họ tuỳ thuộc vào nhóm lãnh đạo CS, nhưng nó cũng tuỳ thuộc vào thái độ hành xử của tất cả mọi người, từ các cán bộ quan chức trong bộ máy chính quyền, các nhân sĩ trí thức, các tổ hợp luật sư, các tổ chức chính trị, các nhà hoạt động, … cho đến người dân bình thường. Sự "im lặng" kéo dài quá lâu đã là đồng phạm trên biết bao thảm cảnh của người dân, liệu nó có còn tiếp tục trên thảm kịch của Đồng Tâm? Câu hỏi này xin dành cho tất cả chúng ta, những người có thể vô can nhưng không hẳn đã là vô tội. | ||||||||||||||||
ĐÂU LÀ MỤC ĐÍCH và MỤC TIÊU TRẬN TẬP KÍCH vào ĐỒNG TÂM rạng sáng 9/1/2020? Posted: 21 Jan 2020 02:14 PM PST -Nguyễn Đăng Quang- Nguyên Đại tá Bộ Công an Như mọi người đều biết, một chiến dịch quy mô lớn với một lực lượng hùng hậu được chuẩn bị chu đáo đến từng chi tiết nhằm tập kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm đã xảy ra vào rạng sáng 09/01/2020 gây sự bất ngờ đến ngỡ ngàng của tất cả mọi người. Kết quả đau lòng đã để lại cho cả hai bên: Cụ Lê Đình Kình bị sát hại bằng nhiều phát đạn ngay tại nhà riêng của mình, và 3 chiến sỹ CSCĐ hy sinh do "trượt chân ngã xuống giếng trời sâu 4 mét...". Vậy đâu là lý do và nguyên nhân chủ yếu cho cuộc tập kích bất ngờ của chính quyền vào xã Đồng Tâm, hay nói một cách khác là, cuộc tập kích trên nhằm mục đích gì và để đạt mục tiêu gì là chính? "Phải tiêu diệt bằng được Lê Đình Kình, tịch thu bằng hết hồ sơ, tài liệu, chứng cứ mà đương sự đang cất giữ, bắt bằng hết "nhóm Đồng thuận Đồng Tâm", đồng thời phá hủy tan tành 3 ngôi nhà liền kề của đại gia đình Lê Đình Kình, để làm gương cho những kẻ khác!".Đây có phải là mệnh lệnh của thượng cấp, đồng thời cũng là mục đích và mục tiêu chủ yếu của cuộc tập kích vào thôn Hoành xã Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 09/01/2020 không? "Nhóm Đồng thuận" hình thành vào năm 2014, ban đầu chỉ gồm khoảng 10 thành viên, chủ yếu là đảng viên, trong đó có 3 đảng viên lão thành làm nòng cốt, do cụ Lê Đình Kình đứng đầu! Từ khi ra đời cho đến nay, nhất là sau biến cố Đồng Tâm (15-22/4/2017), nhóm này chủ trương đấu tranh ôn hòa thông qua các kiến nghị và các kêu cứu gửi đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp, từ địa phương đến Trung ương. Sách lược đấu tranh của họ là tuyên bố ủng hộ công cuộc đấu tranh chống tham nhũng do TBT Nguyễn Phú Trọng phát động, đồng thời họ cũng giương cao các khẩu hiệu chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt coi tham nhũng là giặc nội xâm, để tập hợp và đoàn kết người dân. Nhóm này luôn khẳng định họ không chống Đảng và Nhà nước, họ chỉ chống bọn tham nhũng và các nhóm lợi ích trong ĐCSVN, mà họ gọi là giặc nội xâm trong Đảng! Tôi đã nhiều lần về Đồng Tâm tiếp xúc với cụ Kình. Trao đổi và tâm sự với tôi về cách hóa giải mâu thuẫn trong xã hội, cụ thể là cuộc khủng hoảng Đồng Tâm, cụ xác quyết 3 nguyên tắc sau: – Một là: Dứt khoát phải loại bỏ sử dụng vũ lực. Cụ nói: "Vũ lực chỉ nên sử dụng với kẻ thù khi không còn con đường nào khác. Tuyệt đối không bao giờ dùng vũ lực để chống lại nhân dân. Bạo lực sẽ đẻ ra bạo lực, đó là quy luật và hậu quả tất yếu"! – Hai là: Con đường pháp lý (kiện ra Tòa án) bao giờ cũng tốt hơn bạo lực. Song chỉ nên dùng đến nó một khi phương thức đối thoại, hòa giải thất bại! – Ba là: Phải đối thoại, hòa giải. Mọi mâu thuẫn và bất ổn trong xã hội đều có thể được hóa giải thông qua đối thoại, hòa giải. Nhưng đối thoại phải thực tâm, và phải nghiêm túc thực thi những điều đã thỏa thuận. Đây là nguyên tắc tối thượng. Ba nguyên tắc xuyên suốt này được thể hiện rất rõ trong TÂM THƯ của người dân Đồng Tâm gửi Hội nghị 7 Trung ương ĐCSVN ngày 15/4/2018 và gửi Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội ngày 28/5/2018. Dẫn lại ý kiến trên, tôi muốn nhấn mạnh cụ Lê Đình Kình luôn chủ trương con đường ôn hòa, phi bạo lực, đồng thời phủ định quan điểm và cách đưa tin một chiều của báo chí lề phải, vu oan cho nạn nhân là người cầm đầu nhóm chống đối, chủ trương bạo lực, bị bắn chết nhưng "trên tay Lê Đình Kình vẫn còn cầm một quả lựu đạn"(?!) Cụ Lê Đình Kình đã nhiều lần tuyên bố trước báo giới: "Cho dù có bị chặt đầu, tôi vẫn khẳng định 59ha đất ở cánh đồng Sênh là đất nông nghiệp!". Cụ nói trong tay cụ có đầy đủ hồ sơ, tài liệu, giấy tờ chứng minh cho lời khẳng định trên. Việc tranh chấp 59ha đất ở cánh đồng Sênh bắt đầu từ cuối 2016, nhưng cho đến nay BQP và Viettel chưa hề lên tiếng, chỉ có UBND Tp.Hà Nội tuyên bố đấy là "đất quốc phòng"! Đây là một uẩn khúc mà chỉ có Viettel và UBND Tp.Hà Nội biết rõ. Việc tranh chấp này chắc hẳn phải liên quan đến "Văn bản hợp tác đầu tư" được ký kết giữa Tập đoàn Viettel và UBND Tp.Hà Nội ngày 4/6/2016, theo đó UBND Hà Nội "có trách nhiệm tháo gỡ khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng tại huyện Mỹ Đức để xây dựng nhà máy sản xuất".Theo tôi, nếu Tp. Hà Nội thực tâm, thì sao họ không ra quyết định thu hồi diện tích 59ha đất nông nghiệp nói trên, rồi giao cho Viettel sau khi đã thỏa thuận đền bù thỏa đáng cho người dân? Tôi nghĩ, người dân sẽ vui lòng chấp nhận trên cơ sở quyền lợi của họ được đảm bảo! "Nhóm Đồng thuận" lấy tư gia cụ Kình làm địa điểm tổ chức những cuộc họp thường kỳ hàng tháng, có livestream (phát trực tiếp tại chỗ) với chủ đề chống tham nhũng. Các buổi sinh hoạt livestream này được lưu qua ứng dụng YouTube, do đó không chỉ người dân ở trong nước có thể xem trực tiếp mà đông đảo bà con Việt kiều trên thế giới ai không có điều kiện theo dõi trực tiếp thì có thể theo dõi qua YouTube! Các buổi sinh hoạt thường kỳ này luôn được đông đảo bà con trong xã hưởng ứng, tìm đến tham dự. Buổi ít nhất cũng đến cả trăm, nhiều thì lên đến cả ngàn người có mặt. Và luôn có hàng chục ngàn người xem trực tiếp qua livestreams mỗi buổi, và hàng trăm ngàn lượt người xem qua ứng dụng của YouTube sau đó. Dư luận cho rằng Đảng cầm quyền vô cùng căm tức và run sợ. Họ không thể chấp nhận sự tồn tại của nhóm này cũng như để cho nhóm tiếp tục tự do hội họp, tự do bày tỏ chính kiến. Họ nhận định đích thị đây là một tiền lệ rất nguy hiểm, là manh nha dẫn đến đa nguyên, đa đảng! Do vậy, phải bằng mọi cách tiêu diệt bằng được cụ Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần và bộ óc của "nhóm Đồng thuận Đồng Tâm", và bắt sống bằng hết các thành viên khác. Vậy cho nên mới có cuộc đánh úp, giết hại dã man một đảng viên là cụ Lê Đình Kình, và bắt đi trái pháp luật gần 30 công dân khác vào rạng sáng ngày 09/01/2020. Còn nhớ, cách đây hơn 2 năm, sáng 15/4/2017, họ lừa cụ Kình ra cánh đồng Sênh, bảo cụ chỉ mốc giới. Trên đường ra về, bất ngờ một nhóm người từ trong xe phục sẵn, nhẩy xuống đạp cụ gẫy xương đùi, quẳng cụ lên xe như quẳng một con vật, khóa quặt 2 cánh tay cụ bằng còng số 8 rồi nhét giẻ vào mồm và cứ thế cho xe chạy thẳng 50km về số 7 Thiền Quang (HN), mặc cho cụ kêu la vì đau đớn, mãi 3 ngày sau họ mới đưa cụ lên bàn mổ cấp cứu! Một tháng sau, khi xuất viện về nhà, cụ đã công khai tố cáo đích danh 4 sỹ quan LLVT (có danh tính, cấp bậc đầy đủ) cố tình tìm cách thủ tiêu cụ nhằm diệt khẩu, bịt đầu mối, nhưng bất thành. Kể từ đó, tên tuổi cụ cùng cuộc đấu tranh giữ đất của bà con Đồng Tâm trở nên nổi tiếng, được dư luận rộng rãi trong nước và cộng đồng quốc tế biết đến và kính phục. Cụ được coi là lãnh đạo tinh thần của bà con Đồng Tâm với câu nói bất hủ "Phải giữ đất, cho dù có hy sinh, đổ máu!" Kể từ đó, "nhóm Đồng thuận" do cụ Kình lãnh đạo, đứng ra tổ chức các cuộc họp thường kỳ, tố cáo hiện trạng tham nhũng đất đai ở địa phương cùng đích danh các quan chức trùm xò và các nhóm lợi ích trong Đảng, hỏi làm sao đảng cầm quyền không căm tức và lo sợ? Thế là lệnh trên truyền xuống, bằng mọi giá phải tiêu diệt kẻ đứng đầu và bắt cho bằng hết các thành viên khác của cái gọi là "nhóm Đồng thuận" này, không để chúng tiếp tục tổ chức thêm một buổi họp nào nữa. Buổi họp hôm 23/12/2019 phải là buổi họp cuối cùng! Ngoài hình thức "tụ tập đông người không phép" đã là vi phạm luật pháp, chưa nói đến chuyện xúc phạm uy tín của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nên phải coi đây là điều cực kỳ nghiêm trọng. Đó chính là mầm họa hết sức nguy hiểm, phải diệt ngay từ trong trứng, nếu không, sẽ dẫn đến tiền lệ rất nguy hại, tiềm ẩn một nguy cơ hiện hữu là xã hội sẽ bùng phát "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" để nhanh chóng trở thành một xã hội đa nguyên đa đảng, khởi sự từ làng quê có tên là Đồng Tâm này! (Kính mời độc giả vào xem Video điển hình của Tổ Đồng Thuận Chống Tham Nhũng Đồng Tâm. <iframe width="740" height="416" src="https://www.youtube.com/embed/haM320uObNw" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe> (họp hôm 23/12/2019). Đây có thể là một trong các căn nguyên của cuộc tấn công đẫm máu vào rạng sáng 09/01/2020) Vậy nên, sự việc tang thương và đẫm máu phải xảy ra ở đây (thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp. Hà Nội) vào 04 giờ sáng ngày 09/01/2020 khi mọi người đang còn chìm sâu trong giấc ngủ, và chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý! Bạo lực đã đến, máu đã đổ, đưa đến một kết cục khiến toàn xã hội phải ghê sợ. Tôi khẳng định ĐCSVN đã phạm sai lầm cực kỳ nghiêm trọng khi quyết định sử dụng bạo lực thay cho đối thoại ôn hòa hoặc tranh tụng pháp lý trước tòa, dẫn đến một kết cục đẫm máu cho cả 2 phía, gây chia rẽ trong xã hội và làm ly tán lòng dân! Thử hỏi, 93 triệu người dân Việt Nam, nhất là 4,5 triệu kiều bào ta ở nước ngoài, từ nay có ai tin vào "chính sách đại đoàn kết và hòa hợp, hòa giải dân tộc" của Đảng nữa hay không, khi Đảng đã ra tay sử dụng vũ lực để giết hại người dân ngay trong thời bình? Qua vụ thảm sát Đồng Tâm này, có thể thấy rõ câu trả lời là: KHÔNG! Họ có thể đã đạt được điều họ muốn: Đã tiêu diệt được kẻ chủ mưu, rắn đã bị đánh dập đầu, từ nay sẽ vĩnh viễn không còn những buổi họp thường kỳ của "nhóm Đồng thuận" được tổ chức trong ngôi nhà này nữa! Cũng với chính mục đích và mục tiêu như vậy nên họ mới ra tay hủy hoại tan hoang nhà riêng cụ Kình lẫn tư gia của 2 người con trai, cướp và mang đi mọi tài sản có giá trị trong 3 căn nhà này: như TV, tủ lạnh, máy vi tính .v.v... cho đến chiếc ô tô mới mua của cháu Lê Đình Uy (đăng ký xe mang tên vợ là Nguyễn Thị Duyên), đặc biệt là chiếc tủ gỗ mà bên trong "cất giữ một lượng lớn tiền mặt mà gia đình dành dụm được trong những năm qua cùng mọi hồ sơ, tài liệu, văn bản, chứng cứ của cụ Kình lưu giữ hàng chục năm nay"! Sự tàn ác, dã man đã đạt đến đỉnh điểm mà ngay chính các thành viên trong 3 ngôi nhà này, khi được thả về để lo hậu sự cho cụ Kình, không còn có thể nhận ra đây là 3 căn nhà mà chỉ vài hôm trước họ đã từng sinh sống! Sao các người có thể tàn ác như vậy với đồng chí của mình, một đảng viên chưa hề bị kỷ luật đảng, một công dân chưa có tiền án, tiền sự, và chưa bị kết án là tội phạm trước bất cứ tòa án nào? Đây chính là sự tàn độc, dã man, thú tính, không còn tính người! Hà Nội, ngày 21/01/2020. N.Đ.Q | ||||||||||||||||
Posted: 21 Jan 2020 02:13 PM PST Yêu cầu khởi tố vụ án, xử lý tội "Giết người" đối với kẻ giết cụ Lê Đình Kình tại thôn Hoành, xã Đông Tâm, vào rạng sáng ngày 9/1/2020. Sáng nay (21/01/2020), tiến sĩ Nguyễn Quang A cùng một số anh chị em ở Hà Nội đã đến viện kiểm sát Hà Nội nộp đơn tố cáo hành vi giết người trong vụ tấn công tại Thôn Hoành, Đồng Tâm, yêu cầu truy tố những người chỉ đạo và những người đã giết cụ Lê Đình Kình: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM KÍNH GỬI: - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, - CƠ QUAN ĐIỀU TRA CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Theo Điểm 1. Điều 144 Bộ Luật Tố Tụng Hình sự, Luật số 101/2015/QH13 ngày 27/11/2015, chúng tôi, các công dân Việt Nam ký tên sau, tố giác hành vi vi phạm pháp luật hình sự dưới đây. Qua thông tin của Bộ Công An và các video clip trên mạng, các sự thật sau đây đã được phát hiện: 1) Ông Lê Đình Kình, thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã bị giết sáng sớm ngày 9/1/2020. 2) Ông Kình đã bị bắn từ cự ly gần vào tim, vào đầu, bị đánh trật khớp đầu gối và chết; 3) Xác ông Kình đã bị mổ và được trao lại cho gia đình để mai táng. Từ các sự thực trên, chúng tôi cho rằng đã xảy ra sự phạm tội giết ông Lê Đình Kình. Chúng tôi đề nghị các Quý cơ quan nhận đơn tố giác này (theo Điều 145) và tiến hành theo đúng quy trình của Luật (từ Điều 145 đến 150) và khởi tối vụ án hình sự. Mọi thông tin trả lời liên quan đế vụ việc này xin gửi về địa chỉ: Nguyễn Nguyên Bình – CT14 A2, đường Võ Chí Công, Quận Tây Hồ, Hà Nội. Kính đơn, Hà Nội, Ngày 20 tháng 1 năm 2020 Họ Và Tên Địa Chỉ Chữ Ký | ||||||||||||||||
Posted: 21 Jan 2020 02:12 PM PST Nguyễn Viết Bình Quanh "cái chết" của "3 cảnh sát" ở Đồng Tâm, khác hẳn xưa nay sự hy sinh của những người lính luôn được kể lại chi tiết thì ở sự kiện này lại không hề được tường thuật chi tiết trên báo chí. Giờ giấc, hoàn cảnh khá mù mờ vì thế các bạn có thể đọc được rất nhiều giả thuyết trên facebook. Bản thân cũng tò mò nên tôi bỏ chút thời gian tìm kiếm và thấy có những điểm rất lạ. Nếu các bạn muốn thì có thể bỏ ra 10 phút là cũng có thể tự mình làm được. Việc tự mình làm sẽ giúp tư duy độc lập hơn không bị ai tác động.
Việc đầu tiên là tìm kiếm cáo phó của 3 cảnh sát được cho là đã chết. Tôi chỉ tìm thấy cáo phó của cảnh sát tên Quân. Tại sao tôi tìm cáo phó là vì nội dung cáo phó bắt buộc phải có địa chỉ và giờ mất. Chỉ có duy nhất thông tin về Quân trên mạng còn 2 người kia tôi không thể tìm thấy. Trên cáo phó của Quân ghi giờ chết là 5 giờ sáng 9/1/2020 . Tiếp đến tôi tìm đến dòng trạng thái dậy sóng của Như Quỳnh được cho là vợ của Quân thông báo về cái chết của cậu ấy. Ngày 15/1/2020 tôi vào lại trang của Như Quỳnh thì thấy thời gian tạo tin là 11:17pm ngày 8/1/2020 (ảnh 2 11:17 PM tức là 23:17giờ ). Nếu căn cứ theo giờ thì ta thấy cái chết của Quân được báo trước gần 6 tiếng đồng hồ. Trước tôi một số người đã chỉ ra lỗi này và họ chụp lại màn hình thì giờ là 21:17 ngày 8/1/2020 lệch so với khi tôi vào kiểm tra là 2 tiếng và cách hiển thị giờ cũng thay đổi (ảnh 3).
Dư luận viên cũng đã tìm cách giải thích là do Như Quỳnh đặt múi giờ bị sai nên thành ra như vậy. Cách giải thích đó với tôi là không thuyết phục vì cô ấy đã dùng Facebook từ lâu, đặc biệt lại dùng tài khoản này để bán hàng online thì không thể để thời gian sai được vì còn giao dịch khách hàng. Để phối kiểm tôi lại vào trang Cảnh sát cơ động (có lẽ là trang chính thức của lực lượng) và đọc được 1 tin khá bất ngờ. Tin được tạo vào lúc 11:35 pm ngày 8/1/2020 và nội dung ghi " 3 cảnh sát hy sinh... ngày 9/1 bộ công an thông báo về việc..." tức là lại tiên đoán trước về cái chết của cả 3 người cũng gần 6h và cũng tiên đoán luôn thông báo của bộ công an ngày 9/1 (ảnh 4). Cũng trên trang này vào lúc 3:09 am 9/1/2020 đăng có 4 người chết và kịch bản phi đao sau đã bị bác bỏ tức là vẫn tiên đoán sớm khoảng 2 giờ và sai cả số lượng lẫn hoàn cảnh (ảnh 5).
Tiếp tục tìm kiếm với từ khoá cảnh sát cơ động tôi tìm thêm được 1 trang "Cảnh sát cơ động niềm tin trong tôi" lại có 1 tin được tạo vào lúc 11:20pm ngày 8/1/2020 cũng lại tiên đoán luôn tin của ngày 9/1/2020 (ảnh 6). Cả 3 tin đều được tạo trong khoảng thời gian từ 11:17pm đến 11:35 pm ngày 8/1/2020 và đều biết trước về cái chết sẽ xảy ra vào lúc 5 giờ sáng. 3 người không biết nhau, sử dụng 3 thiết bị khác nhau, ở 3 địa điểm khác nhau cùng tiên đoán chính xác về 1 sự việc và lại cùng mắc lỗi về múi giờ giống nhau. Bạn có tin vào sự trùng hợp này không? Giờ tạo tin là bạn không can thiệp vào được. Giải thích nào khả dĩ có thể nghe được? Đó là 3 tin này được tạo từ trước và để chế độ "cá nhân" đợi đến lúc thích hợp thì chuyển sang chế độ "cộng đồng". Những người có kinh nghiệm đều biết một lỗi rất hay mắc phải của những hồ sơ thầu quân xanh, quân đỏ là yếu tố thời gian trên văn bản, thời gian tạo file của các file word và excel. Lý do là bộ não của chúng ta đã được lập trình về thời gian nên dù đọc soát, thậm chí 2 người đọc soát thì vẫn bị mắc những lỗi ấy. | ||||||||||||||||
Huỳnh Ngọc Chênh: VÌ SAO AN NINH ĐIỀU TRA BỘ CÔNG AN BẮT CÓC NGUYỄN THÚY HẠNH? Posted: 21 Jan 2020 02:11 PM PST Huỳnh Ngọc Chênh Xin trả lời ngay là do lãnh đạo VCB, cụ thể là phó giám đốc chi nhánh VCB Ba Đình Lê Thu Hiền, chỉ điểm. 2g 30 chiều ngày 20/1, tôi đưa Nguyễn Thúy Hạnh đến phòng giao dịch Tây Hồ thuộc chi nhánh VCB Ba Đình là nơi Nguyễn Thúy Hạnh mở tài khoản để hỏi văn bản chính thức về việc ngân hàng này đã phong tỏa tài khoản của Hạnh. Tiếp chúng tôi tại phòng riêng là bà trưởng phòng giao dịch. Tuy nhiên bà bào chúng tôi ngồi đợi, lãnh đạo VCB sẽ đến làm việc chứ bà không có thẩm quyền. Khi Nguyễn Thúy Hạnh tranh thủ chất vấn bà ta về trách nhiệm của VCB khi không nhanh chóng thông báo cho khách hàng biết tài khoản bị phong tỏa và mời chủ tài khoản đến lập biên bản về chuyện phong tỏa để khách hàng kịp thời thông báo cho đối tác không gởi tiền vào tài khoản đó nữa, thì bà ta cho biết đã thấy có thông báo đó ở cấp trên từ ngày 13/1 nhưng không biết đã gởi đi hay chưa. Bà cũng không trả lời câu hỏi của Nguyễn Thúy Hạnh là cấp trên nào sẽ đến làm việc với chúng tôi, vì bà cũng không biết. Chúng tôi phải ngồi chờ đến hơn 1 giờ, thì "cấp trên" mới xuất hiện. Đó là bà Lê Thu Hiền, phó giám đốc chi nhánh VCB Ba Đình có trụ sở cách xa phòng giao dịch không quá vài km. Bà này bước vào phòng là yêu cầu tôi phải ra khỏi phòng với lý do chỉ làm việc riêng với chủ tài khoản, bà cũng không cho phép Nguyễn Thúy Hạnh ghi hình và ghi âm lại buổi làm việc. Tui bước ra khỏi phòng VIP, đã thấy ngay một nhân viên công an mặc sắc phục đứng cạnh nhân viên bảo vệ tại phòng khách chờ mà trước đó ra vào nhiều lần tôi không hề thấy. Tôi cũng phát hiện ngay ra nhiêu nhân viên an ninh mặc thường phục, trong đó có người tôi quen mặt, trà trộn trong khách hàng chờ. Bà Hiền chỉ làm việc với Nguyễn Thúy Hạnh đúng 5 phút. Bà chính thức thông báo tài khoản Nguyễn Thúy Hạnh bị phong tỏa từ ngày 13/1 theo lệnh cơ quan chức năng, và từ chối trả lời câu hỏi cơ quan chức năng cụ thể là cơ quan nào. Bà cũng cho biết đã gởi thông báo đến địa chỉ chủ tài khoản từ ngày 13/1. Nguyễn Thúy Hạnh cho bà biết cho đến ngày 20/1 vẫn chưa thấy thông báo đó gởi về địa chỉ đăng ký của tài khoản. Tôi đưa Nguyễn Thúy Hạnh ra khỏi ngân hàng một đoạn và báo cho nàng biết có an ninh lảng vảng trong phòng giao dịch. Hạnh bảo quay lại giả vờ quên tên bà phó giám đốc để hỏi lại tên bà ta. Sau đó Hạnh quay ra xác nhận với tôi là đúng có an ninh theo dõi. Chúng tôi đèo nhau ra về và chuẩn bị tinh thần sẽ bị an ninh bắt cóc dọc đường. Quả đúng như vậy, chúng tôi đi chưa xa phòng giao dịch VCB một km, thì thấy một xe gắn máy đèo hai nhân viên an ninh vượt qua và chặn xe chúng tôi lại. Sau đó vài xe gắn máy với nhiều nhân viên an ninh nữa ập đến ép chúng tôi vào lề đường và vây chặt chung quanh. Rồi một chiếc xe bảy chỗ đen xì từng bắt cóc Hạnh trong lần chúng tôi đi thắp hương liệt sĩ chiến tranh biên giới chống Tàu cộng xâm lược vào ngày 19/1 năm trước, tấp đến thắng kịt lại. Tôi và Hạnh cùng lúc phóng ra khỏi yên xe và bay đến phóng ra hàng loạt cú đá trời giáng vào mặt 10 nhân viên an ninh. Chúng ngã sấp xuống đường bất tỉnh. Chúng tôi lên xe phóng đi, nếu… nếu chúng tôi là ông bà Smith. Nhưng thực tế không diễn ra như vậy, vì chúng tôi không phải là Mr & Mrs Smith. Chúng tôi yên lặng dừng xe bước lên lề. Nhân viên an ninh tên Văn mà tôi và Hạnh quá thân thiết bước đến cười nói ngọt ngào như bao lần anh ta làm việc với tôi và Hạnh: Em xin đưa ra một đề nghị hơi vô lý và khiếm nhã, mà dù rất vô cùng khiếm nhã nhưng không thể không đưa ra, đó là mời hai anh chị lên xe về cơ quan làm việc. Tui làm bộ sừng sộ phản ứng: Tại sao lại làm việc? Về cơ quan nào? Tại sao bắt cóc người vô lý? Một nhân viên an ninh lạ mặt nói vào: Vì thấy hai anh chị mới vào làm việc với ngân hàng. Tôi và Hạnh đưa mắt nhìn nhau rồi Hạnh bước lên xe ô tô ngồi kẹp giữa hai nữ an ninh, trong đó có một cô xinh xinh hay ngồi canh trước căn hộ chúng tôi suốt 9 ngày qua. Văn lên ngồi sau xe tôi và nói, về số 3 Nguyễn Gia Thiều anh nhé. Tôi biết đó là cơ quan an ninh điều tra của bộ công an, nơi mà tôi với Nguyễn Thúy Hạnh ra vô khá nhiều lần. Nơi mà anh em XHDS Hà Nội thường hay bị bắt cóc về đây, nơi nhà báo Phạm Đoan Trang (Pham Doan Trang) bị bắt về hành hạ thừa sống thiếu chết để lại di chứng đến tận bây giờ, nơi mà tráng sĩ Dũng Trương khi cùng tôi đến đòi Nguyễn Thúy Hạnh đã bị bắt vào phòng hỏi cung đánh cho gần chết rồi mới lén cho taxi chở về vất đầu hẻm vào lúc 1 giờ khuya, nơi mà mới đây anh em đài Chấn Hưng Nước Việt của Le Dung Vova bị bắt về hành hạ rồi tịch thu hết các phương tiện trị giá hàng chục triệu đồng đến nay vẫn chưa trả lại..... Tôi đi xe gắn máy nên đến trước ngồi chờ bên ngoài. 10 phút sau xe chở Nguyễn Thúy Hạnh mới về đến nơi. Nàng bị mời ngay vào phòng hỏi cung số 2 mà nay đã lịch sự đổi lại phòng làm việc để làm việc ngay. Trước khi vào, nàng cũng kịp quay ra đưa túi xách cho tui cầm và nói: Họ chỉ làm việc với em thôi, anh cứ về trước, khỏi chờ em. Làm sao ông già Smith lại bỏ Madame Smith lại một mình được, nhưng có muốn bỏ cũng không xong. Tay Văn luôn kèm sát bên tui nói: Em mời anh vào trong uống cà phê với em cho khỏi lạnh. Chúng tôi vào phòng hỏi cung số 2, nay là phòng làm việc, bên cạnh phòng của Thúy Hạnh. Cà phê được mang vào thật. Tôi tấn công ngay: Mấy em cần gì anh nói nhanh, anh thành thật khai báo hết. Văn nói: Cà phê nói chuyện cho vui chứ chẳng có gì hết. Đúng vậy, sợ tui buồn chán, thỉnh thoảng Văn lại gọi vài người khác vào nói chuyện với tui cho vui, và hay nhất là cuối buổi, Văn còn gọi cô an ninh xinh xinh hay canh nhà tôi vào rồi bỏ hết ra ngoài, để lại cô một mình với tôi trong căn phòng kín nhỏ chưa đến 2 mét vuông. Tiếc quá, tui lại không mang theo vài tờ 200 nghìn. Trong khi đó, phòng bên cạnh, bốn đến năm nhân viên ra vào làm việc với đối tượng Nguyễn Thúy Hạnh có vẻ như căng thẳng lắm. Tui lo thầm trong bụng, chuyến này mỗi khi đi chụp chim về không còn ai lo cơm nước cho mình rồi. Thế nhưng, sau ba giờ bị làm việc căng thẳng, bà Nguyễn Thúy Hạnh bước ra khỏi phòng bà rồi mở cửa phòng tôi, đang lúc chỉ mình tôi và cô an ninh xinh đang làm việc với nhau, tươi cười nói: Về thôi anh. Trên đường về Hạnh nói an ninh chủ yếu làm việc về tài khoản phúng điếu cụ Kình. Hạnh bảo, nàng khai tuốt tuồn tuột chẳng giấu điều gì. An ninh bảo Hạnh là người tốt bị Trịnh Bá Phương lợi dụng, lợi dụng uy tín của Hạnh, không nhờ uy tín của Hạnh thì cũng không nhận được số tiền lớn như vậy chỉ sau hai ngày. Hạnh nói đó là do hoàn cảnh quá thương tâm và bi đát của cụ Kình mà mọi người đóng góp nhiều. Hạnh xác nhận mình tự nguyện đưa tài khoản ra chứ không đổ thừa do cháu Phương nhờ vả. An ninh hỏi nếu bỏ phong tỏa thì Hạnh lấy số tiền ấy chuyển cho Phương phải không, Hạnh bảo sẽ đưa trực tiếp cho cụ bà Kình, sau khi gia đình bà cụ và Đồng Tâm trở lại cuộc sống bình thường, hết bị bao vây cô lập, chứ không chuyển qua Phương vì Phương đang trong hoàn cảnh nguy hiểm "đứng đầu sóng gió" như các anh đe dọa. An ninh hỏi lấy xe chở tiền lên Đồng Tâm hay sao, Hạnh bảo tui chờ bà cụ Kình mở tài khoản rồi chuyển trực tiếp vào tài khoản cụ, đúng theo nguyện vọng của những người gởi phúng điếu. Hạnh cho biết không khí làm việc thân thiện, nhẹ nhàng. Có lập biên bản nhưng an ninh cũng biết trước là Hạnh sẽ không ký nên cũng không nài nỉ. Tuy nhiên toàn bộ buổi làm việc đều có ghi hình lại. Hạnh suy đoán, qua buổi làm việc, có nhiều dấu hiệu cho thấy bộ công an sẽ sớm bỏ lệnh phong tỏa. Điều đó hợp đạo lý và đúng với pháp luật, thiết tưởng bộ công an nên làm nhanh. Để có buổi làm việc như vậy, thường an ninh thân thiện mời Nguyễn Thúy Hạnh đi cà phê. Hạnh vài lần đi cà phê như vậy về quỹ 50k. Nhưng lần này an ninh đoán biết khó mời được Hạnh vì đã gây hấn với chúng tôi sau 9 ngày giam cầm trong nhà, hơn nữa sắp tết, nhà bao việc, không có thời giờ làm chuyện đó. Đúng vậy, tôi với Hạnh rất bận rộn, sau ngày 19/1. Hết bị giam, sáng ngày 20 tôi đưa Hạnh đi chợ sắm sửa tết và cúng rước ông bà. Rồi ngay sau đó, tôi đưa Hạnh giúp mang quà tết của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy lên Hà Đông biếu dân oan. Ăn trưa qua loa xong chúng tôi vừa kịp chạy đến phòng giao dịch Tây Hồ của VCB làm việc rồi bị an ninh chặn đường bắt khi vừa ra khỏi ngân hàng như đã nói. Nếu VCB không chỉ điểm báo cho an ninh biết rồi câu giờ bằng cách bắt chúng tôi chờ hơn một tiếng đồng hồ để an ninh kịp bố trí lực lượng thì chiều hôm qua chúng tôi không bị cưỡng chế đi làm việc. Chuyện an ninh muốn làm việc với Hạnh thì trước sau gì cũng làm, nhưng không phải vào lúc chiều hôm qua, do chúng tôi không muốn thế. An ninh rất khó theo dõi việc đi lại của vợ chồng và kịp thời bố trí lực lượng đông đảo như ngày hôm qua để bắt giữ. Sau khi bỏ chặn trước cửa căn hộ chúng tôi, an ninh vẫn bố trí người bí mật theo dõi, nhưng họ ngồi dưới sảnh hoặc hầm để xe. Tuy nhiên, nếu không bị chặn ngay cửa thì vợ chồng chúng tôi có hàng trăm cách đi ra khỏi nhà mà an ninh không hề hay biết. Bằng chứng là hôm qua chúng tôi đi chợ về, rồi lên thăm dân oan ở Hà Đông là địa chỉ rất nhạy cảm nhưng vẫn không bị an ninh phát hiện và chặn bắt. Mãi đến khi chúng tôi ra khỏi ngân hàng thì mới bị bắt thì có phải là do lãnh đạo VCB đưa ra quyết định chỉ điềm chúng tôi khi chúng tôi đến làm việc với ngân hàng hay không? Qua sự việc này chúng tôi cực lực phản đối cách làm tay sai chỉ điểm của VCB đối với khách hàng của mình và tố cáo hành vi sai trái nghiêm trọng này của VCB ra trước công luận và đến toàn thể khách hàng của VCB. | ||||||||||||||||
Posted: 21 Jan 2020 02:11 PM PST
Ngày 2 tháng 5 năm 2011, lúc 1 sáng giờ địa phương Pakistan, Osama bin Laden, người sáng lập tổ chức al-Qaeda và chủ mưu các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 tại Hoa Kỳ, đã bị lực lượng biệt kích của Hoa Kỳ giết chết bằng các phát súng bắn vào đầu và ngực. Lực lượng Navy Seal của Mỹ đã ghi hình toàn bộ cuộc đột kích này trong khi Tổng thống Barack Obama được chứng kiến trực tiếp toàn bộ chiến dịch cùng các quan chức hàng đầu như Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates truyền từ Pakistan về Nhà Trắng. Giám đốc sắp mãn nhiệm của Cục Tình báo Trung ương khi đó là Leon Panetta thuyết minh chiến dịch thông qua một màn hình video từ một nơi khác ở Washington. Vào lúc gần nửa đêm 1/5, Tổng thống Obama tuyên bố với toàn thể người dân Mỹ rằng trùm khủng bố Osama bin Laden đã bị các lực lượng Mỹ tiêu diệt và "công lý đã được thực thi". Tám năm sau, rạng sáng ngày 3 tháng 1 năm 2019, tướng Qasem Soleimani - chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã bị tên lửa Hellfire từ Drone của Mỹ hạ sát khi đang đi trên đoàn xe tại sân bay Baghdad. Đích thân Tổng thống Donald Trump phê chuẩn vụ tấn công với lý do "nhằm ngăn chặn một mối nguy tức thời đối với nước Mỹ". Theo CNN, ông Donald Trump đã kể lại sự việc tại một sự kiện gây quỹ của phe Cộng hòa cuối tuần qua, và cho biết ông theo dõi vụ tấn công từ Phòng Tình huống ở Nhà Trắng. Cái chết của Qasem Soleimani được quay phim và xác chết của ông ta được xác định qua việc thử DNA. Osama bin Laden và Qasem Soleimani đều là những tay tổ khủng bố của thế giới. Tiêu diệt hai tay tổ này là bổn phận và trách nhiệm của những người đứng đầu Nhà Trắng, tuy nhiên cả hai cuộc tấn công đều được quay phim để lấy chứng cứ và không có bất cứ báo cáo láo nào có thể để cho dư luận phanh phui và đặt câu hỏi. Chỉ một chiếc máy quay phim đơn giản người Mỹ đã cho thế giới biết thế nào là sự công chính trong khi thực thi công lý. Trong khi đó tại Việt Nam, ông Lê Đình Kình trước khi chết chưa bao giờ bị nhà nước hay tòa án nào của Việt Nam khẳng định là khủng bố. Cũng không ai trong chính quyền Hà Nôi tuyên bố ông và gia đình có tên trong danh sách phản động và cần phải truy quét. Trước khi xảy ra biến cố Đồng Tâm cả gia đình họ vẫn tiếp xúc với người bên ngoài và nhiều người đấu tranh vẫn thường xuyên về nhà của ông để quay phim, trò chuyện với ông khi muốn tìm hiểu thêm về tình hình đất đai tại Đồng Tâm. Trước khi ông chết không ai tin ông là người chủ trương khủng bố, sau khi ông chết người ta lại càng không tin vào những gì mà nhà nước chụp mũ ông và gia đình bởi cách hành xử mà lực lượng công an trực tiếp tấn công vào Đồng Tâm không giống như Mỹ giết Osama bin Laden và Qasem Soleimani. Nếu công an tấn công vào Đồng Tâm có trang bị những thiết bị quay phim thì sẽ không lúng túng khi có tới ba lần tường trình vụ Đồng Tâm nhưng không lần nào giống lần nào. Sự bất nhất ấy chứng tỏ Bộ Công an đã xem thường nhân dân lẫn cấp trên của họ khi báo cáo vụ việc mà họ đã lãnh lệnh thi hành. Không ai nghĩ rằng Công an tự ý bắn chết ông Kình vì phía sau những viên đạn đó là chỉ thị nghiêm khắc của một nhân vật nào đó có đủ thẩm quyền ra lệnh. Nhưng người ta cũng không tin người ra lệnh chỉ yêu cầu tiêu diệt ông Kình bất kể ông có chống cự hay không. Thiếu bằng chứng của những thước phim quay lại hình ảnh thật tại hiện trường công an trở thành kẻ sát nhân máu lạnh trước một thi hài gầy gò với thương tích đầy mình. Nếu có bằng chứng ông Kình chống lại bằng những hung khí thì những vũ khí thô sơ được công an trưng ra sau khi vụ việc chấm dứt sẽ biện minh được gia đình ông Kình là những kẻ chống người thi hành công vụ, giống như vụ án anh em nhà Đoàn Văn Vươn tại Tiên Lãng, tuy nhiên cũng không thể chứng minh ông và gia đình là những kẻ khủng bố. Bởi vì ông Kình và gia đình chưa có hành vi nào gây hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng, xã hội hay chính phủ Việt Nam khi bị một tòa án nào đó của Việt Nam hay quốc tế ra lệnh truy nã hay vào danh sách khủng bố. Khi công an tấn công vào gia đình ông Kình cùng những người khác trong làng Hoành xã Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 1 tháng 9 nếu những người này chống lại sự trấn áp "bất hợp pháp" ấy không thể gọi họ là khủng bố mà chỉ có thể áp đặt họ vào tội "chống người thi hành công vụ". Vì không thề chứng minh rằng ông Kình đã có hành vi chống lại người thi hành công vụ khi đưa ra câu chuyện 3 công an rơi xuống giếng trời trong nhà ông và bị phóng hỏa giết chết, Bộ công an không thể thuyết phục dư luận trước những lý do hớ hênh và ấu trĩ chỉ có thể lừa được người nhẹ dạ cả tin huống chi là cả một hệ thống luật pháp đầy những chuyên gia về tội phạm học. Sự ấu trĩ của công an đã khiến cả guống máy bị lên án. Khi ông Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ quyết định tặng huân chương cho ba người công an tử thương thì người dân cảm thấy hai ông này đang bị Bộ Công an lừa. Có lẽ bị lừa nên Thủ tướng "biểu dương sự hy sinh của 3 chiến sĩ công an, là tấm gương về xả thân bảo vệ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia và nêu rõ, cần xử lý nghiêm các đối tượng chống đối, vi phạm pháp luật." Chả có ai làm hại đất nước, an ninh quốc gia trong vụ Đồng Tâm cả. Nếu có một video quay lại toàn cảnh tấn công gia đình ông Kình chắc là Thủ tướng không nói như thế. Và chắc rằng Vietcombank sẽ không bị nguyền rủa, tẩy chay khi ngăn cản không cho người dân gửi tiền phúng điếu cho đám tang của ông Kình sau khi ông mất. Mặc dù lệnh là do Bộ công an đưa ra nhưng tác hại thì Vietcombank lãnh đủ khi tuân theo cái lệnh mù quáng này. Mù quáng và áp đặt vì ông Lê Đình Kình chưa bao giờ là một kẻ khủng bố nhưng bị lệnh phong tỏa tài khoản vì chủ tài khoản cung cấp tiền cho gia đình ông tức là cung cấp cho khủng bố. Mỹ là đất nước ngăn chận dòng tiền nuôi dưỡng khủng bố mạnh nhất hành tinh nhưng chưa bao giờ một tài khoản nào bị cảnh sát phong tỏa mà không có lệnh của của án. Mọi định danh khủng bố chỉ có từ tòa án và vì vậy không ai bị chụp mũ, vu khoát hay tạo chứng cứ giả đề áp đặt người khác vào tội khủng bố. Ngay cả cơ quan quyền lực nhất như FBI hay CIA đều không qua mặt được tòa án để gán ghép công dân vào tội danh này. Việt Nam không muốn học theo Mỹ vì chính quyền rất thông minh. Họ biết nếu mọi việc minh bạch và công khai thì chế độ có nguy cơ sụp đổ bởi những kẻ "khủng bố" chỉ vì bảo vệ đất đai như gia đình cụ Lê Đình Kình. Vì vậy một cái máy quay video tuy rẻ như bèo nhưng cơ quan công an không bao giờ mang theo trong mọi cuộc cưỡng chế. | ||||||||||||||||
Posted: 21 Jan 2020 02:10 PM PST Mến phục Lê Đình Kình Đã anh dũng hy sinh Khi cùng dân giữ đất Giờ cả nước tôn vinh Tám mươi tư tuổi đời Gần sáu mươi tuổi đảng Nhưng cuộc đời trong sáng Khác hẳn đảng bất nhân Đảng cướp đất làng mình Quyết cùng dân giữ đất Uy tín vốn cao ngất Dân đoàn kết bước theo Bạo quyền đến đàn áp Dân chẳng sợ hãi chi Bắt công an đem nhốt Đòi công bằng thực thi Bạo quyền bèn giả vờ Hứa giải quyết thỏa đáng Ký mực đen giấy trắng Dân tin, thả công an Nhưng đảng trở mặt ngay Quyết đàn áp thẳng tay Quyết trả thù mối nhục Quyết giết cụ phen này Đang đêm bạo quyền tới Quân số đến hàng ngàn Xông thẳng vào giết cụ Và bắt cả gia đình Người Việt khắp mọi nơi Thương tiếc người trung dũng Thương gia đình cùng túng Gửi tiền giúp đỡ ngay Bạo quyền càng điên cuồng Ra lệnh khóa trương mục Gia đình càng khốn cực Trong tay đảng bất nhân Mấu chốt của việc này Chẳng là chuyện đất đai Mà là chuyện quyền lực Đảng thấy mình lung lay Dân không còn sợ đảng Bắt nhốt cả công an Cả làng cùng kết đoàn Khiến đảng nhục và sợ Đảng đàn áp thẳng tay Dìm dân trong lửa máu Giết cụ, bắt con cháu Mong dập lửa đấu tranh Nhưng đảng đã lầm rồi Giết được xác cụ thôi Tinh thần cụ: gương sáng Để toàn dân cùng soi Máu của Lê Đình Kình Máu anh dũng hy sinh Sẽ nảy mầm dân chủ Để Việt Nam hồi sinh Sarasota, ngày 20 tháng 1 năm 2020 Vũ Linh Huy | ||||||||||||||||
Posted: 20 Jan 2020 02:36 PM PST Thiện Tùng 20/1/2020 Nhứt Hậu hôn nhì Điền thổ, một câu nói như một khẳng định, nó chào đời từ xa xưa, nhưng dường như nó đã, đang và sẽ đeo đuổi ta theo cùng năm tháng. Tuy Hậu hôn được tiền nhân xếp vào hàng thứ nhứt, nhưng từ khi "đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý" chào đời cho đến nay, Điền thổ vượt lên hàng thứ nhứt, việc tranh chấp, kiện cáo… về đất đai đã trở thành chuyện không chỉ hàng ngày ở huyện. Chuyện đổ máu về tranh chấp đất ở Đồng Tâm mới đây khiến cho người ta nhớ lại chuyện "Máu thấm Đồng Nọc Nạn" thời Pháp thuộc cách đây hàng trăm năm ở Tây Nam bộ. Nó được viết thành sách, thanh kịch, dựng thành phim lưu truyền muôn thuở. Sự kiện tranh chấp đất đổ máu ở Đồng Tâm hôm nay chắc cũng sẽ lưu truyền cho nhiều đời sau. 1/ Máu thấm Đồng Nọc Nạn Vi sự kiện nầy xảy ra cách nay cả thế kỷ, theo sách sử và người cao tuổi kể lại, người viết moi từ bộ nhớ ghi lại những gì còn tồn đọng trong ký ức, tóm tắt như sau: <<Do lúa phơi chưa khô, tá điền Chín Chức chưa kịp đóng lúa ruộng (nộp tô), đám thuộc hạ (Cọp rằng) của gã địa chủ, được lính Pháp hộ tống, đi ghe đến hành hung và cướp sạch lúa của Ông Chức, còn hăm lấy đất lại. Những đứa con trai ông Chức chống trả tự vệ. Kết cuộc, phía gia đình ông Chức chết 2 con trai; phía cướp chết 3, trong đó có 1 lính Pháp . Sau vụ nầy, Tòa án Pháp đưa vụ án ra xét xử ở Cần Thơ. Tòa tuyên án phía cướp thua kiện vì đi cướp lúa của người ta; phía ông Chức phản ứng tự vệ thắng kiện, được thả bỗng…>>. 2/ Máu thấm trên đất Đồng Tâm Cựu Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm Lê Đình Kình cho BBC tiếng Việt biết:"Đầu thập niên 1980, toàn bộ khu đất nông nghiệp Đồng Sênh thuộc xã Đồng Tâm được đưa vào quy hoạch dự án quốc phòng. Ngày 10/11/1981, theo Quyết định 386 QĐ/UB, UBND tỉnh Hà Sơn Bình (tên cũ) tiến hành giao đất giai đoạn I, thu hồi khu đất 47,36ha thuộc phía đông Đồng Sênh. Đổi lại, Hợp tác xã Đồng Tâm được đền bù 150.312.000 đồng. Sau Đại hội Đảng CSVN lần thứ 10 năm 2006, dự án Sân bay Miếu Môn "không khả thi" và là một "dự án treo". Tuy nhiên khu đất 47,36ha HTX đã được đền bù năm 1981 nên được xem là đất Quốc phòng, do Bộ Tư lệnh Công binh quản lý, và sau này thuộc Lữ Đoàn 28, Quân chủng Phòng không Không quân quản lý. Chỉ có 14 hộ dân có hợp đồng canh tác trên khu 47,36ha đất này và nộp tô hàng năm cho Lữ đoàn, không dính dáng gì tới 59ha phần còn lại của cánh Đồng Sênh". Vậy là Cánh Đồng Sênh của xã Đồng Tâm được chia làm 2 khu vực : Ông Kình lý giải: "Phía Đông 47.36ha là đất Quốc phòng nhân dân Đồng tâm không hề tranh cãi, còn khu đất phía Tây (đang tranh chấp) tuy nằm trong diện quy hoạch nhưng từ năm 1981 đến nay vẫn chưa có quyết định thu hồi, đền bù nên người dân vẫn tiếp tục canh tác, nuôi trồng, và coi đây vẫn là đất Nông nghiệp "nằm trong quy hoạch treo của Quốc phòng". Ông Kình dẫn lời ông Nguyễn văm Liêm, lữ phó Lữ đoàn 28 hồi 30/7/2007. Ông Liêm chia sẻ: "Ngoài phần 47,36ha đã giải tỏa đền bù giai đoạn I mà chúng tôi đang quản lý, phần đất thuộc dự án còn lại người dân tiếp tục canh tác cho đến khi có quyết định thu hồi giai đoạn II. Khi đó người dân sẽ có giấy tờ tường trình, giải phóng mặt bằng, đền bù theo chính sách luật đất đai năm 2003". * Tranh chấp gây xung đột lần thư nhứt Tháng Tư 2017, Công an phối hợp với Quân đội vào xã Đồng Tâm cưỡng chế 59 ha đất nông nghiệp còn lại ở cánh Đồng Sênh. Hay tin, dân làng ùa ra bao vây phản đối. Lực lượng cưỡng chế dụ ông Kình tách đoàn đi chỉ cột móc. Ông Kình đi có vài người đi theo. Khi tách được ông Kình ra khỏi đám đông, lực lượng cưỡng chế đá ông Kình té nhào gãy xương đùi. Họ trói, nhét giẻ vào miệng rồi quăng ông Kình lên xe và bắt trói tất nhưng người cùng đi với ông Kình chở về Hà Nội. Bực tức trước hành động ngang ngược, dân làng bao bây bắt 38 cảnh sát cơ động và vài cán bộ theo đoàn cưỡng chế về giam ở nhà Văn hóa xã Đồng Tâm. Người ta lấy làm lạ, dân tay không sao mà bắt dễ dàng gần 1 trung đội có vũ trang? Tội phạm mà cho ăn uống phủ phê? Tự do tới lui trong khu vực nhà Văn hóa mà chẳng người nào trốn?. Có lắm người đoán rằng: Có lẽ do số người nầy bất bình với hành động sai trái của Nhà cầm quyền nên "phản chiến", bằng cách xuôi tay cho dân bắt. Và có lẽ, vì không chống trả lại dân nên dân thương, chỉ giam lỏng và cung cấp cơm nước đầy đủ. Để trao đổi con tin, Chính quyền Hà nội chủ động thả ông Kình và những người bị bắt. Thế rồi, một tuần sau, ông Chủ tịch Hà nội Nguyễn Đức Chung cùng với 3 đại biểu Quốc hội: Đỗ văn Đương, Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng đến xã Đồng Tâm thương thuyết. Cuộc thương thuyết êm đẹp, ông Chung ký giấy cam kết với 3 nội dung: chuyện cũ bỏ qua, sẽ cho Thanh tra về 59ha đất tranh chấp ở Đồng Sênh, xét xử lý theo pháp luật / Không truy cứu trách nhiệm về dân Đồng Tâm bắt 38 người "thi hành công vụ"/ Cho điều tra về việc bắt và gây thương tích đối với ông Kình theo quy định của pháp luật. "Khỏi lỗ vỗ vế", ông Chung quy tội dân Đồng Tâm chống chủ trương cưỡng chế đất và bắt người thi hành công vụ / Không truy cứu trách nhiệm những người bắt và đánh gây thương tích đối với ông Kình /Chỉ cho Thanh tra đất Đồng Sênh rồi đưa ra kết luận đại khái: "59ha đất ở Đồng Sênh là đất Quốc phòng, nhân dân Đồng Tâm đang chiếm dụng". Không vừa lòng với kết luận của Thanh tra, Đại diện dân Đồng tâm mời Chính quyền và Thanh tra Hà nội đến xã Đồng Tâm để tranh luận, đối chứng, nhưng họ không đến. Không còn cách nào khác, đại diện nhân dân Đồng Tâm vừa cho viết pa-nô cấm trước cỗng làng(xem nội dung pa-nô), vừa gởi đơn, thỉnh nguyện thư… khiếu nại ở các cấp. Nhưng tất cả có đi mà không có lại, khiến cho dân Đồng Tâm "ăn không ngon ngủ không yên".
* Tranh chấp gây xung đột lần thư hai đầy máu và nước mắt Cuộc "Cưỡng chế" thu hồi 59ha đất Đồng Tâm lần thứ hai nầy quyết liệt hơn nhiều so với với lần thứ nhứt, với 2 đặc điểm: Phía cưởng chế huy động hàng ngàn quân "tinh nhuệ", được trang bị đủ mạnh cho tác chiến và trợ chiến / Không đến hiện trường (nơi đất cưỡng chế) mà ban đêm bất ngờ tấn công vào thôn Hoành thuộc xã Đồng Tâm, cách hiện trường đất giải tỏa cả hơn 2km, tha hồ "làm mưa làm gió". Kết cuộc, về phía dân Đồng Tâm tự vệ: có ông Lê Đình Kình 84 tuổi đời, 58 tuổi Đảng, ngồi xe lăn tử thương tại nhà và 22 người bị bắt, trong đó có 6 người thuộc con cháu ông Kình là Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Quang, Lê Đình Quân, Lê Đình Uy, Lê Đình Doanh; về phía chủ công: có 3 sĩ quan Cảnh sát Cơ động "hy sinh" là đại tá Nguyễn Huy Thịnh, thượng úy Phạm Công Huy, trung úy Dương Đức Hoàng Quân – Thế là "gà" ai nấy ôm xác, tự do đau buồn?!. Diễn biến "trận chiến" Đồng tâm đêm 8 rạng 9/1/2020, đến giờ nầy, chắc mọi người đã đã biết – tôi không kể chi cho thêm dài dòng, nó không chỉ gây chấn động trong nước mà còn vượt biên. Hình ảnh lúc tử thương của 3 sĩ quan Cảnh sát (phía chủ công) chưa thấy công bố, còn hình ảnh tử thương thảm hại của cụ Kình, (phía phản ứng tự vệ) được gia đình ông Kình và dân Đồng Tâm công bố, không chỉ trong nước mà thế giới đều thấy (xem ảnh cả 2 phía dưới đây): Ảnh 3 sĩ quan CA trong lễ tang
Hình ảnh cảnh nhà và thi thể ông Lê Đình Kình trước khi cử hành lễ tang
Mong rằng Thanh tra tìm và nói ra sự thật vụ án. Và cũng mong rằng Tòa án CHXHCN VN xét xử vụ án Đồng Tâm công minh, ít ra cũng được như Tòa án Pháp xử vụ án "Máu thấm Đồng Nộc Nạn". -/- | ||||||||||||||||
Lời đe doạ từ trụ sở cơ quan an ninh điều tra, Bộ công an số 3, phố Nguyễn Gia Thiều. Posted: 20 Jan 2020 02:36 PM PST Hôm nay cô Nguyễn Thúy Hạnh đã bị bắt cóc về cơ quan an ninh điều tra bộ công an, sau khi rời khỏi ngân hành VCB. Tại đây người làm việc với cô Thuý Hạnh đã có lời đe doạ tôi, họ nói rằng: thằng Trịnh Bá Phương tiếp theo sẽ là đầu sóng ngọn gió đấy. Ở trong đồn, cô Thuý Hạnh chấp nhận hết mọi rủi ro để cố gắng bảo vệ tôi. Qua hành vi đe doạ này của bộ công an tôi có ý kiến như sau: - Đến nay tôi đã làm tất cả những gì có thể trong việc đưa tội ác của nhà nước cộng sản qua vụ đàn áp, giết người ở Đồng Tâm hôm 9/1. - Bây giờ tôi tin là cộng đồng và quốc tế sẽ dần đưa tội ác tại Đồng Tâm ra ánh sáng. Các bản báo cáo từ nhà xuất bản tự do là cơ sở để các nhà phân tích, điều tra tìm ra sự thật ở Đồng Tâm. - Tôi khẳng định nếu tôi gặp vấn đề gì thì chỉ có lý do duy nhất là nhà nước cộng sản đang muốn che dấu tội ác mà họ đã gây ra ở Đồng Tâm. - Nếu có bị bắt thì tôi sẽ giữ quyền im lặng cho đến khi có mặt Ls của tôi là Ls Manh Dang. - Nếu có bất kỳ lời khai nào xuất hiện trên VTV hay khi chưa có mặt Ls là do tôi đã bị tra tấn, nhục hình, ép cung, hoặc là do tôi bị tiêm thuốc gây mất kiểm soát lý trí. - Điều cuối cùng, một lần nữa xin được nhắc lại, nếu tôi bị bắt thì càng chứng tỏ vụ Đồng Tâm có nhiều khuất tất và tôi cũng mong cộng đồng tiếp tục hướng về Đồng Tâm. Không để việc bắt tôi làm lệch trọng tâm của việc đưa ra ánh sáng tội ác đã và đang diễn ra ở Đồng Tâm. Xin cảm ơn mọi người. | ||||||||||||||||
BÀ NGUYỄN THÚY HẠNH CÓ THỂ SẼ KHỞI KIỆN BỘ CÔNG AN VỀ HÀNH VI VU KHỐNG CÔNG DÂN Posted: 20 Jan 2020 02:35 PM PST Huỳnh Ngọc Chênh
Trước làn sóng dấy lên ào ạt phản đối và kêu gọi tẩy chay Vietcombank vì đã phong tỏa tài khoản nhận tiền phúng điếu đám tang cụ Kình của Nguyễn Thúy Hạnh mà không nêu rõ lý do, bộ công an nhanh chóng lên tiếng xác nhận ra lệnh phong tỏa tài khoản nầy vì lý do nhận tiền tài trợ cho khủng bố. Động thái của bộ công an nhằm vào hai mục đích: Cứu vãn khủng hoảng cho VCB và đe dọa trấn áp dư luận lên tiếng phản đối việc phong tỏa tài khoản sai trái. Cụ Kình đã bị bắn chết tại giường ngủ có phải là khủng bố hay không, tưởng cũng không cần nêu ra ở đây vì đã có hàng ngàn bài viết phân tích chí tình chí lý của những người am hiểu pháp luật trong và ngoài nước bênh vực cho cụ rồi. Ngay cả các cơ quan chức năng cũng chưa có kết luận rằng cụ Kình là khủng bố. Mà dù cụ Kình có những tội như bị vu khống và áp đặt thì cụ cũng đã bị công an bắn chết một cách sai pháp luật rồi. Đám tang cụ Kình diễn ra trong ngày 13/1/2020 trong hoàn cảnh bị cô lập hoàn toàn, những người yêu mến cụ Kình, những đồng chí trong đảng cộng sản của cụ, những thân bằng quyến thuộc và bạn bè khắp nơi của cụ đã không đến được để dự lễ tang, đã không thể gởi tiền phúng điếu, là một tập tục theo đạo lý ngàn đời của dân tộc. Không phải tự ý cháu Trịnh Bá Phương người con trong gia đình nông dân là nạn nhân của bọn cướp đất ở Dương Nội, có mẹ đã hai lần đi tù vì dũng cảm đứng lên giữ đất, đứng ra nhận và giúp mọi người chuyển tiền phúng điếu đến đám tang, mà do thúc bách của hàng ngàn người dân có lòng thương tiếc cụ Kình nhưng không được đi viếng và không biết gởi tiền phúng điếu về đâu. Tài khoản VCB của Nguyễn Thúy Hạnh được mượn để đưa lên nhận tiền phúng điếu trong hai ngày 13 và 14/1. Chiều ngày 14/1, Nguyễn Thúy Hạnh đã thông báo ngưng nhận tiền phúng điếu cho đến 12 giờ đêm ngày 14/1. Nhấn mạnh lại điều này để khẳng định tài khoản của bà Nguyễn Thúy Hạnh chỉ nhằm mục đích nhận tiền phúng điếu cho tang lễ. Một bất ngờ vô cùng lớn về sự biểu đạt lòng yêu mến của người dân đối với cụ Kình, chỉ trong hai ngày, tài khoản VCB của Nguyễn Thúy Hạnh nhận được số tiền phúng điếu lên đến trên 500 triệu đồng, kèm theo những lời nhắn gởi kính mến tôn vinh cụ Kình như một bậc anh hùng. Cụ Lê Đình Kình, theo cá nhân tôi, xứng đáng đón nhận điều đó. Tuy nhiên khi bà Nguyễn Thúy Hạnh, ra ngân hàng VCB rút số tiền này để giao lại cho cháu Trịnh Bá Phương để cháu chuyển đến người thụ hưởng là bà quả phụ Lê Đình Kình trang trải chi phí tang ma và những khó khăn do chồng bị bắn chết, hầu hết con cháu bị bắt giam, tài sản bị cướp sạch... thì ngân hàng thông báo tài khoản bị phong tỏa, mà không nêu lý do cũng như quyết định phong tỏa. Khi biết việc làm sai trái đó của VCB đối với khách hàng, dư luận đã bùng lên sự phản đối chưa từng có đối với ngân hàng này. Nhiều lời kêu gọi tẩy chay, nhiều khách hàng tự động tẩy chay và rút tiền khỏi tài khoản. Hoảng sợ trước làn sóng tẩy chay lan rộng với tốc độ quy mô lớn, kẻ giấu mặt đứng sau VCB đành phải lộ diện. Bộ công an, thông qua thứ trưởng Quang vào chiều tối ngày 17/1 phải đứng ra thừa nhận chính bộ công an đã ra lệnh phong tỏa tài khoản VCB của bà Nguyễn Thúy Hạnh với lý do tài khoản này nhận tiền nước ngoài tài trợ cho tổ chức khủng bố. Đồng thời website bộ công an cũng đăng tải thông báo phong tỏa tài khoản với lý do như trên. Đây là hành vi vu khống trắng trợn của bộ công an đối với hai công dân Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thúy Hạnh. Đồng thời cũng là hành vi vu khống đối với gần 700 công dân khác, trong đó có tôi, Huynh Ngoc Chenh, đã gởi tiền phúng điếu đến đám tang cụ Kình thông qua tài khoản VCB của Nguyễn Thúy Hạnh. Bộ công an đã xử lý, truy tố, bắt giam hàng ngàn cá nhân bị cho là có hành vi vu khống, kể cả vài cá nhân lên mạng xã hội nói vu vơ vài câu. Trong khi ngược lại, bô công an tự cho mình có quyền vu khống bất cứ cá nhân hay pháp nhân nào mà họ muốn, điều này đang thể hiện rất rõ qua lệnh phong tỏa tài khoản của công dân Nguyễn Thúy Hạnh. Pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam có phạm vi điều chỉnh với mọi cá nhân và pháp nhân trong toàn cõi Việt Nam. Bộ công an cũng chỉ là một pháp nhân không thể đứng trên pháp luật, muốn làm gì cũng được, muốn vu khống, bắt bớ hay bắn chết ai cũng được. Vì nhà nước CHXHCN Việt Nam như tuyên bố là nhà nước pháp quyền chứ không phải là nhà nước công an trị. Bởi những lý do đó, bà Nguyễn Thúy Hạnh có thể sẽ tiến hành làm các thủ tục pháp lý để đệ đơn kiện bộ công an về hành vi vu khống công dân và hành vi ra quyết định lạm quyền phong tỏa tài khoản VCB của bà. Tôi, công dân Huỳnh Ngọc Chênh, người gởi tiền phúng điếu cho cụ Kình, là người tôi mến mộ và thương xót, vào tài khoản VCB của bà Nguyễn Thúy Hạnh. 18-1-2020 | ||||||||||||||||
SAU 2 NGÀY, ĐÃ CÓ THÊM 30 NGÀN USD GIÚP BÀ CON ĐỒNG TÂM Posted: 20 Jan 2020 02:34 PM PST RFA Chỉ sau khoảng 2 ngày kêu gọi, "LỜI KÊU GỌI CHUNG TAY GIÚP ĐỠ ĐỒNG TÂM" trên trang web Go Fund Me đến 2 giờ chiều ngày 20-1-2020 đã nhận được 30 ngàn USD tiền đóng góp từ những người dân trong và ngoài nước. Lời kêu gọi trên trang web gây quỹ cộng đồng Go Fund Me được đưa ra sau khi tài khoản Vietcombank của nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh với hơn 500 triệu đồng phúng viếng ông Lê Đình Kình bất ngờ bị phong tỏa với lý do Bộ Công an Việt Nam nêu ra là ngăn chặn hành vi "tài trợ khủng bố". Ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, là người bị thiệt mạng trong vụ công an tấn công vào xã Đồng Tâm hôm 9/1 vừa qua. Vụ đụng độ đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng bao gồm 3 công an, 1 người dân bị thương. 22 người dân Đồng Tâm khác đang bị bắt giữ và truy tố với các tội giết người, chống người thi hành công vụ, sở hữu và sử dụng vũ khí trái phép. Theo nhóm Đoàn kết vì Đồng Tâmgồm 5 nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Quỳnh Vi và Phạm Thanh Nghiên thì số tiền ủng hộ sẽ được "dùng cho mục đích giúp đỡ, hỗ trợ gia đình cụ Lê Đình Kình và bà con dân oan mất đất ở Đồng Tâm, cũng như bảo vệ nhân chứng và góp phần vào các nỗ lực thực thi công lý cho bà con, đặc biệt cho hương hồn người đã khuất." Ba lý do nhóm này nêu ra để kêu gọi giúp đỡ gia đình ông Lê Đình Kình và người dân Đồng Tâm gồm: - Ít nhất để những người sống sót còn có thể tiếp tục cuộc đấu tranh đòi quyền của mình, để thuê luật sư bảo vệ tính mạng những người đang bị giam cầm với các tội danh do công an dựng lên. - Để chính quyền công an trị hiểu rằng họ không thể mãi dối trời lừa dân, ngậm máu phun người. Công lý phải được thực thi và nhân quyền phải được bảo vệ trên mảnh đất Việt Nam này. - Như một cách thể hiện lòng dân và thể hiện chính lương tri của mình: Chúng ta phải đứng về phía công lý, về phía những đồng bào chịu áp bức, bất công. Hôm 20-1-2020, báo Quân đội nhân dân online có bài viết trong mục Chống diễn biến hòa bình kêu gọi "người dân cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác với những lời kêu gọi tẩy chay ngân hàng, tuyệt đối không tham gia các hoạt động quyên góp, ủng hộ, có thể vô hình trung vi phạm pháp luật, tiếp tay cho tổ chức khủng bố", mặc dù Bộ Công an đã khởi tố vụ án và 20 bị can với các tội danh khác nhau nhưng không có tội danh khủng bố. 20.01.2020 | ||||||||||||||||
Posted: 20 Jan 2020 02:33 PM PST BS Võ Xuân Sơn Mấy ngày đầu sau vụ tập kích vào Đồng Tâm, khi thông tin từ phía chính quyền còn kín như bưng, thì đã có nhiều thông tin úp úp mở mở. Kẻ thì cho rằng mình chính là người tham gia vào cuộc tập kích, người lại bảo là có người nhà. Nhưng ai cũng khẳng định chắc chắn, rằng có một đám nghiện tấn công các chiến sĩ đang xây hàng rào, làm chết 3 chiến sĩ. Rồi nào là hầm chông, rồi tưới xăng thiêu cháy thành than… Có người còn thống kê, tăng con số chiến sĩ tử nạn lên tới 7 người. Những thông tin đó làm cho một bộ phận lớn người dân hiền lành, chân chất, chưa bị dính vào các vụ việc cụ thể (giống như gia đình Cụ Kình cách đây mấy năm), nghĩ rằng Cụ Kình, gia đình Cụ, và người dân Đồng Tâm thật là độc ác. Họ tin rằng Cụ Kình, gia đình Cụ Kình đã chủ mưu, thuê một đám nghiện tấn công các chiến sĩ đang xây hàng rào, nên công an phải tấn công họ. Ngay cả bản tin chính thức đầu tiên của Bộ Công an cũng cho người ta thấy cái ý như vậy, dẫn đến một số bản tin nước ngoài thông tin, rằng sáng ngày 9/1, những người dân Đồng Tâm đã tấn công những người đang xây hàng rào, và công an đã giết một đối tượng, cùng 3 chiến sĩ công an chết. Dần dần, thông tin cho thấy, Cụ Kình bị bắn chết tại nhà, cũng chẳng có kẻ nghiện nào, hầm chông, mảnh chai cũng không có. Cách chiến sĩ từ chỗ đang xây hàng rào bị tấn công chết, chuyển thành té xuống hầm, bị tưới xăng chết, rồi đơn giản hơn, té xuống giếng trời giữa hai nhà chết. Tôi sẽ không ngạc nhiên khi tới đây đây, lại có một thông tin chính thức, rằng Cụ Kình khi chết trong tay chẳng có trái lựu đạn nào cả. Vấn đề là những thông tin trước đó đã tạo ra một Cụ Kình độc ác, một gia đình Cụ Kình hung hãn. Và điều đó đã in sâu đến mức, dù đã có thông tin mới, họ vẫn cứ mặc định như vậy. Họ quên rằng ngoài chuyện Cụ Kình là một đảng viên với 58 tuổi đảng, Cụ còn là một công dân, chưa bao giờ bị kết án, dù là án gì đi chăng nữa. Có một vấn đề mà cho đến bây giờ, chưa ai đưa ra thắc mắc về lí do phải bắn chết Cụ Kình. Trước đây, theo các DLV, thì Cụ Kình chỉ huy việc giết các chiến sĩ. Nhưng nay, các chiến sĩ của chúng ta vì té giếng mà chết, chứ không phải bị giết. Vậy thì lí do gì lại bắn chết Cụ Kình? Nếu thực sự Cụ Kình độc ác, và đang cố ý giết các chiến sĩ cảnh sát, để ngăn ngừa thì có thể bắn chết. Nhưng Cụ Kình không giết chiến sĩ nào. Vậy thì cần phải có một phiên tòa, với sự tham gia của các luật sư. Và ngoài việc tuyên án đối với Cụ Kình, thì cũng phải tuyên án những kẻ đã đẩy một người đảng viên 58 tuổi đảng, một gia đình đã từng đóng góp, hi sinh cho đảng, cho dân tộc, một gia đình đã từng tin tưởng tuyệt đối vào đảng, vào chính quyền, đến con đường chống lại đảng, chống lại chính quyền (nếu có thật như vậy). Vậy mà, Cụ đã bị xử tử hình mà chẳng cần tòa án nào. | ||||||||||||||||
Posted: 20 Jan 2020 02:33 PM PST | ||||||||||||||||
Không thể đặt việc răn đe công dân làm trọng tâm Posted: 20 Jan 2020 02:32 PM PST Nguyên bộ trưởng Bộ Tư pháp NGUYỄN ĐÌNH LỘC
Thời quân chủ, chỉ cần nhân danh nhà vua thì bất cứ ai cũng không được chống lại, không ai được hỏi lệnh vua đúng hay sai. Thuở ban đầu của nhà nước quân chủ lập hiến, thực thi công vụ được hiểu là mọi hoạt động nhân danh nhà nước. Quá trình phát triển nhà nước pháp quyền chỉ ra rằng bản chất của hoạt động công vụ là sử dụng quyền lực nhà nước. Trong nhà nước pháp quyền, bất kỳ hình thức sử dụng quyền lực nhà nước nào cũng phải được luật pháp cho phép. Nói một cách khác, một hành vi, một hoạt động công vụ nào cũng phải căn cứ vào ít nhất một điều luật. Hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước mà không có cơ sở pháp lý (không căn cứ trên một điều luật cụ thể nào) không những không phải là hoạt động công vụ, mà còn là hành vi lợi dụng quyền lực nhà nước. Có thể nói trường phái theo chủ nghĩa răn đe trong luật hình sự vẫn thuyết phục được nhiều người khi lập luận rằng khi chống lại người thi hành công vụ, "thủ phạm" đã hiểu rằng đó là công vụ và vì vậy rõ ràng là có chủ đích chống lại người thi hành công vụ. Luật hình sự phải trừng phạt chủ đích này để răn đe. Tuy nhiên, ngày nay lập luận "Nhà nước pháp quyền hiện đại với trọng tâm là bảo vệ, bảo đảm phẩm giá con người, không thể đặt việc răn đe công dân lên trên nghĩa vụ và trách nhiệm tự ràng buộc mình vào luật pháp" đã trở thành lập luận được đa số ủng hộ. Vì vậy nhiều nước, trong đó có CHLB Đức, đã bổ sung vào luật hình sự điều khoản không trừng phạt người chống lại "người thi hành công vụ" nếu công vụ đó không có cơ sở pháp lý, ngay cả khi "thủ phạm" ngộ nhận đó là công vụ thật sự. Như vậy, nếu một vụ cưỡng chế thu hồi đất sai pháp luật bị chống trả xảy ra tại một nhà nước pháp quyền như CHLB Đức chẳng hạn, thì các bị cáo trong vụ án không bị truy tố tội "chống người thi hành công vụ", mà cao nhất chỉ có thể truy tố tội "tự vệ vượt quá giới hạn". Ngược lại, các quan chức ra quyết định cưỡng chế sai sẽ bị truy tố về tội lợi dụng quyền lực nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng với bản án vài năm tù và bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị cưỡng chế cũng như cho những người trong lực lượng cưỡng chế bị thương tật. Các nhà lập pháp đang nợ nhân dân việc sửa đổi điều 257 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết rằng: "Công vụ là một hoạt động do công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội". Nội dung này cũng phù hợp với cách giải nghĩa trong Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam. Rõ ràng, công vụ phải là việc công, do công chức nhân danh Nhà nước thực hiện. Nếu lợi dụng chức quyền để triển khai những việc nhằm trục lợi cho bản thân, không nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội, thì không thể ngụy biện là công vụ. Khi công vụ được thi hành một cách đúng đắn thì người chống lại cần bị trừng phạt. Nhưng khi công vụ được thực hiện không đúng với quy định của pháp luật thì không thể đòi hỏi người dân phải im lặng chấp thuận, và không thể đơn giản kết tội chống đối nếu người dân có phản ứng tự vệ. Bộ luật hình sự của nước Đức được ban hành vào năm 1871, với tội chống người thi hành công vụ được quy định ở điều 113, trong đó viết rõ điều kiện áp dụng là công vụ được thực hiện đúng pháp luật (rechtmäßige Ausübung). Tức là không thể mặc nhiên kết tội này cho người chống lại nếu công vụ được thực hiện sai pháp luật. Điều kiện "thực hiện đúng pháp luật" được duy trì trong điều 113 suốt 98 năm, "sống sót" qua bốn lần chỉnh sửa bộ luật hình sự, kể cả lần chỉnh sửa vào năm 1943 dưới thời phát xít. Đó là một yếu tố pháp lý quan trọng để bảo vệ người dân trước khả năng lạm dụng quyền lực của bộ máy công quyền. Chưa yên tâm với điều kiện đó, năm 1970 các nhà lập pháp Cộng hòa Liên bang Đức đã thay nó bằng một điều khoản rõ ràng hơn, có tác dụng bảo vệ người dân triệt để hơn, đó là: "Hành động (chống người thi hành công vụ) không thể bị xử phạt theo quy định này (tức là quy định trong điều 113) nếu việc thực hiện công vụ không đúng pháp luật". Dù xã hội văn minh đến đâu thì cũng vẫn xảy ra việc người thi hành công vụ vô tình hay cố ý vi phạm pháp luật, khiến người dân phải tự vệ một cách chính đáng. Cho nên, những quy định pháp lý như trong bộ luật hình sự của Đức để bảo vệ người dân trước khả năng công quyền bị lạm dụng là thật sự cần thiết. Ở Việt Nam, khi mà có tình trạng sự tha hóa và tham nhũng làm ô nhiễm bộ máy công quyền thì những quy định để bảo vệ dân oan lại càng bức thiết. Rõ ràng, các nhà lập pháp đang nợ nhân dân việc sửa đổi điều 257 (về tội chống người thi hành công vụ) của Bộ luật hình sự hiện hành, để đáp ứng đòi hỏi cấp bách của cuộc sống. https://tuoitre.vn/chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu-sai-co-pham-toi-khong-478036.htm?fbclid=IwAR2Tt8iipOUCgLqtbTazPnuPm-MxqmZTD9t9SwOeBceWdpRb0rzwO3utUYU |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét